Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giá trị vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Tài liệu Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giá trị vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay: Lời mở đầu Trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Với cơ chế như vậy, tài chính doanh nghiệp không đồng nghĩa với cấp phát và giao nộp mà tự khẳng định những vai trò vốn có của mình, liên quan trực tiếp tới vấn đề có tính chất chiến lược, tới sự tồn tại và phát triển của chính bản thân từng doanh nghiệp. Mặt khác, trong xu hướng hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tính chất cạnh tranh và biến động của mô trường ngày càng mạnh mẽ, do đó việc vạch hướng đi đúng trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp và chiến lược phát triển của doanh nghiệp sau quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Trapha...

doc110 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giá trị vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Với cơ chế như vậy, tài chính doanh nghiệp không đồng nghĩa với cấp phát và giao nộp mà tự khẳng định những vai trò vốn có của mình, liên quan trực tiếp tới vấn đề có tính chất chiến lược, tới sự tồn tại và phát triển của chính bản thân từng doanh nghiệp. Mặt khác, trong xu hướng hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tính chất cạnh tranh và biến động của mô trường ngày càng mạnh mẽ, do đó việc vạch hướng đi đúng trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp và chiến lược phát triển của doanh nghiệp sau quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco cũng như vận dụng những kiến thức đã học tôi xin chọn đề tài: "Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" Kết cấu luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương với nội dung: Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong chương này tôi xin đề cập đến những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, tăng trưởng, phát triển, dấu hiệu cơ bản của sự phát triển và các giải pháp tài chính đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco. Chương này tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đang hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế và đưa ra những nhận xét. Chương III: Một số giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Traphaco Chương này nêu lên những thuận lợi, khó khăn, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tài chính cần thiết. Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I. Sự cần thiết khách quan của sự phát triển đối với doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 6/12/ 1999 và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2000: " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ". Trong đó kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt để có thể đứng vững và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhất định, khi tiến hành sản xuất - kinh doanh. Đó là 3 câu hỏi mà các nhà quản lý doanh nghiệp phải trả lời: - Nên đầu tư sản xuất cái gì ? - Sản xuất phục vụ ai ? - Sản xuất như thế nào ? Đây là 3 câu hỏi buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải trả lời một cách sâu sắc triệt để và độc đáo để doanh nghiệp có thể thực hiện được chiến lược phát triển của mình. Thực chất 3 câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra chi phí tối thiểu. Muốn đạt được mục đích đó thì doanh nghiệp phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình vì cơ chế quản lý không phù hợp, không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành nhưng đều có một điểm chung lớn là đều diễn ra hoạt động tài chính. Một quyết định tài chính đúng đắn, độc đáo có thể chuyển doanh nghiệp từ tình trạng khủng hoảng, sang phát triển và ngược lại. 2. Khái niệm phát triển Để đánh giá sự tiến bộ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn một cách khách quan và triệt để, ta đánh giá trên hai mặt: Sự gia tăng về tiềm lực kinh tế và sự tiến hoá về xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế, tăng trưởng và phát triển là hai thuật ngữ dùng để phản ánh hai mặt của sự tiến bộ đó. 2.1. Tăng trưởng của doanh nghiệp Tăng trưởng của doanh nghiệp được hiểu là sự tăng lên không ngừng cả về quy mô và hoạt động kinh doanh, là sự ổn định về tình hình tài chính, về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà trong quá trình tồn tại của mình, thị trường không ngừng được mở rộng vị thế chỗ đứng ngày càng ổn định, tình hình tài chính lành mạnh... chứng tỏ doanh nghiệp đó đang có một sự ổn định tăng trưởng. Tăng trưởng vừa là mục tiêu, là động lực đồng thời là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại của chính bản thân doanh nghiệp. Mức tăng trưởng được tính bằng số tuyệt đối và số tương đối. Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm còn số tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng. Ngược lại với sự tăng trưởng là sự suy thoái. 2.2. Khái niệm phát triển của doanh nghiệp Là quá trình tăng tiến về mọi mặt của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của doanh nghiệp nhất định sẽ dẫn đến phải khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên (tự nhiên và con người) gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của thế hệ cán bộ công nhân viên hiện tại và tương lai. Vậy chiến lược (đường lối chung và lâu dài) phát triển của doanh nghiệp là phát triển bền vững tức là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, không để lại hậu quả xã hội. Muốn vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải từng bước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển bởi vì, khi kinh tế doanh nghiệp có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng đầu tư cho các mặt xã hội của doanh nghiệp: tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Ngược lại sự tiến bộ mọi mặt của doanh nghiệp là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Việc nghiên cứu mối quan hệ này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cục không vì lợi ích trước mắt mà bỏ lơị ích to lớn lâu dài và muốn có lợi lớn thì phải bỏ chi phí. Tóm lại phát triển bao gồm cả tăng trưởng song tăng trưởng kinh tế cũng có thể dẫn đến phát triển kinh tế nhưng không có sự tăng trưởng thì nhất định không có phát triển. 2.4. ý nghĩa của sự phát triển Đối với doanh nghiệp: Thương trường là chiến trường mà trên chiến trường xét về tổng lực ai mạnh hơn sẽ là người chiến thắng kẻ yếu thế sẽ bị tiêu diệt. Do đó, doanh nghiệp phải luôn tự hoàn thiện mình với tốc độ nhanh và vững chắc hơn đối thủ cả về tiềm lực kinh tế và tiềm lực xã hội nhằm tạo nên sức mạnh tổng lực để luôn giành thế chủ động trước đối thủ của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển. Đối với xã hội: Nhờ sự phát triển mà các nguồn lực của xã hội được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân loại vì doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác sẽ dần bị loại bỏ và quá trình này diễn ra liên tục. II. Những dấu hiệu cơ bản đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1. Tình hình doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ, cung ứng trong kỳ. Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị trường, vị thế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu dùng để xác định thị phần của doanh nghiệp. Nếu doanh thu của doanh nghiệp (giả thiết kết cấu mặt hàng kinh doanh không thay đổi, giá cả thị trường ổn định) có xu hướng tăng lên không ngừng - đó là dấu hiệu của sự phát triển. Ngược lại, nếu doanh thu của doanh nghiệp không ổn định hoặc suy giảm, chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị trường yếu kém, sa sút - đó là dấu hiệu của sự suy thoái. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình doanh thu - Tốc độ tăng doanh thu hàng năm = Doanh thu thực hiện Doanh thu thực hiện năm phân tích năm báo cáo Doanh thu thực hiện năm báo cáo Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh bình quân trong kỳ = Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Cả hai chỉ tiêu trên nếu càng tăng càng tốt. Riêng hệ số phục vụ của vốn kinh doanh bình quân trong kỳ phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu 2. Tình hình chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm Chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tài chính vừa phản ánh quy mô kinh doanh, vừa phản ánh chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí có quan hệ nghịch chiều với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Nếu quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, trong khi đó chi phí, giá thành thực hiện qua các năm có chiều hướng giảm (cả số tuyệt đối và số tương đối về chi phí, giá thành như: tổng mức chi phí, tổng giá thành; tỷ suất chi phí, giá thành đơn vị sản phẩm ..) chứng tỏ chất lượng hiệu quả kinh doanh ngày càng được cải thiện, điều đó cũng đồng nghĩa với sự phát triển ít nhiều của doanh nghiệp. Ngược lại là sự suy thoái. Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp đều cố gắng và mong muốn giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Song điều đó cũng có những giới hạn nhất định do tính chất xã hội hoá sản xuất đã và đang từng bước hoàn thiện và phát triển trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản: - Tổng mức chi phí (F) là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. - Tỷ suất chi phí (F') là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí trên doanh thu bán hàng. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Công thức xác định: F F' = M Trong đó: F tổng chi phí kinh doanh M: Tổng doanh thu bán hàng thuần F': Tỷ suất chi phí - ý nghĩa chỉ tiêu: công thức trên phản ánh trong một đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ bao nhiêu đồng chi phí. Tỷ suất này càng thấp càng tốt. Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí (DF') phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ DF' = F'1 - F'o Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí (TDF') phản ánh tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí về số tương đối. Công thức: DF' TDF' = F'o 3. Tình hình lợi nhuận doanh nghiệp Lợi nhuận luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư. Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực đồng thời còn là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân doanh nghiệp. Lợi nhuận là lợi ích kinh tế cuối cùng của doanh nghiệp, là phần còn lại từ doanh nghiệp sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí kinh doanh thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Lợi nhuận doanh nghiệp = Doanh thu - chi phí kinh doanh - Thuế Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển không thể là một doanh nghiệp mà lợi nhuận ngày càng sa sút, thậm chí thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên, không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác như: vốn, chi phí, giá thành... vì lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ( thị trường, ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.... Để đánh giá hiện trạng doanh nghiệp trên phương diện lợi nhuận, cần xem xét các chỉ tiêu cơ bản sau: Chỉ tiêu 1: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Tổng mức doanh thu thực hiện ý nghĩa chỉ tiêu: chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thực hiện thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao càng tốt. Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Vốn kinh doanh bình quân ý nghĩa chỉ tiêu:Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân bỏ ra thì doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi nhuận chi phí kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Tổng mức chi phí (giá thành) thực hiện Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả. Chỉ tiêu 4: - Tốc độ tăng lợi nhuận hàng năm = Tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận năm phân tích năm báo cáo Tổng mức lợi nhuận năm báo cáo Chỉ tiêu này phản ánh trong năm tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là cao hay thấp. 4. Về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính giữ một vai trò quan trọng trong việc khảo sát tình hình tài chính doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh là một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, ngược lại khi khả năng thanh toán càng ngày càng sa sút, yếu kém. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán chung = Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Công nợ phải thanh toán Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp có nghĩa là cứ một đồng công nợ phải thanh toán thì được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt tức là khả năng thanh toán chung cao và ngược lại. - Khả năng thanh toán nhanh = Tổng giá trị tài sản Hàng tồn kho lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn với giả thiết rằng: Nếu toàn bộ công nợ của doanh nghiệp đồng thời cùng đến hạn thanh toán trong một thời gian ngắn thì khả năng thanh toán các khoản nợ đó được thực hiện ở mức độ nào, nhanh hay chậm mà không cần quan tâm đến tài sản dự trữ. = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn trả bằng việc sử dụng vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn. 5. Tình hình nguồn vốn. Khi năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả cao thì đây thường là dấu hiệu của sự phát triển. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm: 5.1. Số vòng quay hàng tồn kho Đây là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Sốvòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư vào hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ( hoặc doanh thu thuần) Hàng tồn kho bình quân 5.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho và được xác định theo công thức: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho 5.3. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp tốc độ này càng cao thì việc quản lý các khoản phải thu được đánh giá là tốt và ngược lại. Công thức xác định: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: + Doanh thu thuần bao gồm tổng doanh thu của cả 3 loại hoạt động đó là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường + Số dư các khoản phải thu được tính bằng phương pháp bình quân khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán 5.4. Kỳ thu tiền trung bình Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu. Công thức xác định: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Số vòng quay các khoản phải thu 5.5. Vòng quay vốn lưu động Phản ánh trong kỳ vồn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Công thức này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động được bỏ ra thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và ngược lại. 5.6. Số ngày một vòng quay vốn lưu động Trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định: Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 ngày Số vòng quay vốn lưu động 5.7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức xác định. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân được đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Việc đánh giá chỉ tiêu này giống vốn lưu động bình quân, khi hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt và ngược lại. 5.8. Vòng quay vốn toàn bộ Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay vốn Kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Nói chung vòng quay vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao. 6. Các chỉ tiêu bảo toàn tăng trưởng vốn của doanh nghiệp Bảo toàn, tăng trưởng vốn kinh doanh là việc giữ gìn nguyên vẹn và nâng cao giá trị thực của tiền vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp được thu hồi, với số vốn đó doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn, hoặc ở mức độ cao hơn là tái sản xuất mở rộng các hoạt động kinh tế của mình, khi đó có thể khẳng định: Vốn của doanh nghiệp đã được bảo toàn hoặc là tái sản xuất mở rộng. Sau một khoảng thời gian nhất định, thường là sau một niên độ kế toán, trên cơ sở số liệu quyết toán của doanh nghiệp, để đánh giá công tác bảo toàn, tăng trưởng vốn trong doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng một số các chỉ tiêu sau: Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong kỳ = Vốn chủ sở hữu thực có cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu thực có đầu kỳ x Hệ số trượt giá bình quân trong kỳ (Trong đó: hệ số trượt giá bình quân trong kỳ ³1) Nếu kết quả = 0 vốn của doanh nghiệp được bảo toàn Nếu kết quả < 0 vốn của doanh nghiệp không bảo toàn được Nếu kết quả > 0 vốn của doanh nghiệp được tăng trưởng. Chỉ tiêu này được giả thiết trong kỳ phân tích vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không có sự biến động do các chủ doanh nghiệp rút vốn hoặc bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu thực có cuối kỳ được xác định tương đương với phần vốn chủ sở hữu thực có đầu kỳ cùng với phần vốn chủ sở hữu đầu kỳ được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ở các thời điểm tăng giảm giá tài sản, chênh lệch tỷ giá trong kỳ (nếu có) và vốn chủ sở hữu tăng, giảm do doanh nghiệp bổ sung từ lơị nhuận, hoặc vốn do thua lỗ trong kinh doanh. Chỉ tiêu mức bảo toàn, tăng trưởng vốn trong kỳ của doanh nghiệp phản ánh phần nào chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả là nó phản ánh chất lượng, cũng như việc quan tâm của doanh nghiệp tới công tác bảo toàn phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường - vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển của tất của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng vốn trong kỳ = Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong kỳ Vốn chủ sở hữu x Hệ số trượt giá thực có đầu kỳ bình quân trong kỳ Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh môi trường kinh doanh luôn biến động do đó việc vốn chủ sở hữu được bổ xung hay rút bớt là điều không tránh khỏi. Mặt khác vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay nếu trong trường hợp vốn chủ sở hữu được bảo toàn nhưng vốn vay lại bị giảm mạnh dẫn đến tổng vốn của doanh nghiệp bị giảm thì ta không thể khẳng định chắc chắn rằng doanh nghiệp đang tăng trưởng. Do đó ngoài cách đánh giá trên ta có thể phân tích tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn bằng cách so sánh giá trị thực của vốn doanh nghiệp có đến cuối kỳ và số vốn cần bảo toàn trong kỳ để tìm ra chênh lệch tăng giảm. Số vốn kinh doanh của doanh nghiệp được bảo toàn trong trường hợp: Tổng vốn kinh doanh thực tế cuối kỳ = Tổng vốn kinh doanh thực có đầu kỳ + Số vốn cần bảo toàn phát sinh trong kỳ Trị giá vốn cần được bảo toàn cuối kỳ gồm: - Chênh lệch tỉ giá tăng - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Dự phòng phải thu khó đòi. - Chênh lệch đánh giá giảm tài sản. Trường hợp: > + Trường hợp này vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng. 7. Tình hình cổ phiếu. Đối với Công ty cổ phần, mối quan hệ giữa sự phát triển hay suy thoái của Công ty với giá trị cổ phiếu rất nhạy cảm, khi Công ty phát triển giá trị cổ phiếu và mức lãi trên cổ phiếu tăng và ngược lại. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình cổ phiếu. Doanh lợi = thu nhập từ cổ phiếu + lãi (hoặc lỗ) về vốn. Doanh lợi tương đối = Doanh lợi cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu 8. Uy tín Uy tín là niềm tin trong mối quan hệ giữa đối tác, khi doanh nghiệp phát triển thì uy tín của doanh nghiệp ngày càng cao, quan hệ với đối tác dễ dàng hơn và ngược lại khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy thoái thì uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút (khó khăn chồng chất khó khăn). III. những giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. 1.1.Thị trường và cạnh tranh. 1.1.1Thị trường Thị trường gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, các quan hệ cung cầu về hàng hoá, tiền tệ, tâm lý của người tiêu dùng, thị trường nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, thị trường tài chính.... Những tác động của thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với sự biến động vốn có theo các chiều hướng khác nhau mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Sự biến động đó có thể là cơ hội, là tiền đề cho sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp hoặc cũng có thể là rủi ro dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải có các quyết định đúng đắn các giải pháp phù hợp, với những biến cố, thử thách của cơ chế thị trường. 1.1.2. Cạnh tranh Trong điều kiện kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế đều mong muốn tìm kiếm các lợi ích kinh tế cho mình với mức cao nhất có thể trong khi lợi ích kinh tế có hạn. Cũng chính vì vậy, họ luôn luôn tìm mọi cách, bằng mọi thủ đoạn để có được những ưu thế, đặc quyền, kể cả việc loại đối thủ của mình ra khỏi các cuộc chơi kinh tế. Thương trường như chiến trường, trong “cuộc chiến” này, ai có ưu thế người đó sẽ chiến thắng, ngược lại sẽ bị thất bại tiêu vong. Các điều kiện về tiềm lực tài chính, về công nghệ thiết bị, về uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp sẽ là điều kiện, và vũ khí đảm bảo cho sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. 1.2. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước 1.2.1. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cha ta có câu: “Một người biết lo bằng một kho người biết làm” câu nói trên cho tay thấy vai trò quan trọng của trình độ tổ chức quản lý. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường trình độ tổ chức kinh doanh, sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Các phương án kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp có mang tính khả thi hay không? Có phù hợp với thị trường hay không? Có hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp? Một phương án, kế hoạch kinh tế, kế hoạch đầu tư mà không phù hợp với thực tế của thị trường, không phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, không mang tính khả thi hoặc hiệu quả thấp kém. Có thể dẫn tới sự suy thoái, thậm chí là sự tiêu vong của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng: Không ít doanh nghiệp đã phải kết thúc cuộc đời của mình vì phương án kinh doanh, phương án đầu tư sai lầm. Và cũng không ít những doanh nghiệp khác thành đạt bởi các phương án kinh doanh , đầu tư có hiệu quả và tính khả thi cao. - Việc thực thi các phương án, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp được tổ chức một cách khoa học và thực tiễn? Thực hiện kế hoạch một cách máy móc, thụ động có thể dẫn tới hệ quả tất yếu ngoài mong muốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Định hướng phát triển và sự ổn định kinh tế - xã hội và sự ổn định chính trị xã hội quốc gia. 1.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước Đối với từng giai đoạn, Nhà nước có những định hướng phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thể hiện qua các chính sách, các công cụ. Đặc biệt đối với doanh nghiệp đó chính là thuế, thuế suất cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ các chính sách hiện tại cũngnhư định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước để có giải pháp phù hợp. 1.2.2.2 Sự ổn định chính trị xã hội . Sự ổn định chính trị xã hội: Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có thể chế chính trị xã hội ổn định. Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan. Đường lối đó còn lại được thực thi bằng hệ thống chính sách nhất quán thích hợp từ đó hấp dẫn đầu tư, tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp . 1.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ông cha ta có câu: “Lực bất tòng tâm” câu này muốn đề cập khi làm việc gì nếu không có đủ nguồn lực thì dù tâm trí có muốn nhưng dành chịu. Trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vốn là điều kiện là cơ sở vật chất cấn thiết, vốn đảm bảo cho việc thực thi các phương án, các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, sản phẩm. Hơn thế nữa, trong điều kiện cơ chế thị trường, quy mô vốn của doanh nghiệp còn ý nghĩa quyết định vị thế, đảm bảo cho sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, khả năng tài chính, quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. 1.4. Uy tín của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu của mỗi doanh nghiệp đều có những cái giá khác nhau. Như vậy” Vốn của doanh nghiệp đó là tiền cộng với niềm tin” tiền là các yếu tố phương tiện vật chất liên quan và phục vụ cho các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Niềm tin là tên tuổi, là uy tín của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có một nội dung hết sức phong phú, thể hiện trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các đối tác của doanh nghiệp trong các quan hệ thanh toán, với bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp có uy tín, vị thế của doanh nghiệp ngày càng được củng cố, các nguồn tiềm năng, điều kiện vật chất của doanh nghiệp được khai thác một cách triệt để, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Ngược lại, khi uy tín càng ngày càng bị suy giảm, doanh nghiệp khó có thể tồn tại chứ chưa nói đến sự tăng trưởng. Trong điều kiện ” Trăm người mua, vạn kẻ bán” thì chữ tín lại càng có ý nghĩa đối với sự sống còn của doanh nghiệp. 1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động nặng nhọc độc hại cho người lao động, sản xuất quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giảm chi phí do đó, tỷ trọng công nghệ cao và chất xám trong giá trị sản phẩm có xu hướng tăng. Như vậy khoa học công nghệ là một vũ khí cạnh tranh nếu doanh nghiệp nào biết sử dụng nó một cách hợp lý thì đây là một nhân tố giúp hoạt động và phát triển, ngược lại nếu doanh nghiệp không ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc sử dụng nhưng không hiệu quả thì đây là tiền đề dẫn đến sự suy thoái và diệt vong của doanh nghiệp. 1.6. Các yếu tố khác Trong một doanh nghiệp nếu điều kiện làm việc, trình độ của cán bộ công nhân viên, thu nhập không ngừng được cải thiện thì đây là các yếu tố giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngược lại, nếu các yếu tố trên không những không được cải thiện mà còn có xu hướng xấu đi thì đây chính là yếu tố dẫn đến sự diệt vong của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng hoặc suy thoái của doanh nghiệp là sản phẩm khách quan của nền kinh tế thị trường, mà bản thân mỗi doanh nghiệp, muốn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình thì việc nhận thức các yếu tố ảnh hưởng một cách nghiêm túc, khách quan được coi là những cơ sở quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với hoạt động kinh tế của mình. 2. Các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Giải pháp tài chính là những giải pháp đưa ra đối với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt hiêụ quả toàn cục lâu dài lớn nhất. 2.1. Về thị trường. Thực chất của các cuộc chiến tranh thế giới là vấn đề thị trường. Điều đó chúng ta thấy tính chất khốc liệt và sự cần thiết của thị trường. Thị trường truyền thống không ngừng được củng cố, thị trường mới không ngừng được mở rộng, việc thị trường được củng cố và mở rộng có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng quy mô nâng cao sức cạnh tranh, khống chế thị trường đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng, một trong những giải pháp tài chính quan trọng để mở rộng thị trường là dùng nguồn lực của mình để độc chiếm thị trường tạo sự độc tôn cho chính doanh nghiệp… 2.2. Về đầu tư. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, thị trường khu vực cũng như thế giới từ đó tăng cường công tác đầu tư phát triển công nghệ. Nâng cao năng lực phục vụ, tận dụng triệt để công suất của máy móc thiết bị nhất là những tài sản cố định có tốc độ đổi mới nhanh về tiến bộ kha học kỹ thuật. Tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và loại hình đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho vốn trước sự biến động không ngừng của thị trường. 2.3. Huy động, tập trung và sử dụng vốn. Vốn là đề tài muôn thủa đối với sự phát triển, là cơ sở vật chất đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sức khoẻ tốt là một doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng, đủ mạnh và luôn được củng cố. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được tăng cường từ hiệu quả các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, việc huy động và tập trung vốn cũng phải được quan tâm một cách đúng đắn, nghiêm túc. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác bao gồm: Liên doanh liên kết. Nguồn vốn trong thanh toán. Nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn từ thị trường tài chính. Nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên, người lao động của doanh nghiệp. Trong công tác nguồn vốn, cần đảm bảo chữ “Tín” phải thắt chặt quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Quan tâm đúng mức tới công tác nguồn vốn là quân tâm tới tình hình tài chính, là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định lâu dài và sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng cơ cấu vốn (tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu vốn vay trong tổng nguồn vốn...) cơ cấu đầu tư (tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản và quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn, tài sản...) tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh phù hợp với điều kiện của thị trường và doanh nghiệp. 2.4. Về chi phí kinh doanh Để thực hiện các hoạt động kinh tế doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định. Các chi phí luôn phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và phức tạp. Do đó trong hoạt động của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc quản lý chi phí phấn đấu tiết kiệm và tăng hiệu quả của các chi phí của mình. Các giải pháp chủ yếu để sử dụng chi phí có hiệu quả gồm: - Quản lý chi phí gắn chặt với kế hoạch, kế hoạch có thể lập theo dự toán ngắn hạn về chi phí trên cơ sở kế hoạch tài chính năm hoặc quí. Lập kế hoạch ngắn hạn giúp công ty có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng, giảm chi phí kinh doanh hạ chi phí chi năm kế hoạch đó. Phân tích rà soát hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Thực hiện kiểm tra giám đốc tình hình thực hiện chi phí trước, trong và sau kế hoạch. 2.5. Giải pháp về nợ phải thu và phải trả Đối với các khoản phải thu: có các giải pháp linh hoạt trong việc thu hồi tiền vốn, tài sản trong thanh toán dựa trên nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và cương quyết trên cơ sở: những khoản thu nào nếu không thu ngay thì lợi ích kinh tế từ việc cho họ nợ lớn hơn đòi ngay thì để họ nợ trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng khả năng tài chính của con nợ và các nhân tố ảnh hưởng vì đa số đối với người nợ theo thời gian lợi ích từ việc được nợ giảm dần mà thay vào đó họ lại có xu hướng coi chủ nợ như người gây phiền hà cho họ. Đối với nợ phải trả: Thanh toán chính xác, an toàn nâng cao uy tín đối với khách hàng + Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn trả. + Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. 2.6. Có phương án tổ chức lại kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường tất cả các hoạt động kinh tế đều phải xuất phát từ thị trường, lấy thị trường làm trung tâm, doanh nghiệp phải "bán cái thị trường cần" chứ không thể "bán cái doanh nghiệp có". Khi doanh nghiệp đã thoả mãn tối đa, phục vụ tận tình nhu cầu thị trường tức là phương án, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, mục tiêu kinh doanh đạt được. Khi phương án kinh doanh không được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét lại phương án, kế hoạch kinh doanh. Từ đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những tồn tại, để có những bước đi và giải pháp phù hợp, tổ chức lại kinh doanh. 2.7. Xử lý tài sản cố định và vật tư hàng hoá bị ứ đọng. 2.7.1. Đối với TSCĐ. Trong quá trình đầu tư có những tài sản cố định bị ứ đọng mà thực tế không phát huy được hiệu quả kinh tế ta phải có phương án linh hoạt trong việc xử lý chúng. Có rất nhiều phương án mà doanh nghiệp có thể áp dụng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước: - Nhượng bán, thanh lý để thu hồi vốn đầu tư. - Gửi đi tham gia liên doanh, liên kết. - Cho thuê dưới các hình thức. - Đề nghị cấp trên điều chuyển sang doanh nghiệp khác (đối với các doanh nghiệp Nhà nước) để giảm vốn ngân sách cấp. Với các giải pháp trên, doanh nghiệp có thể từng bước ổn định, tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Bên cạnh các giải pháp xử lý đối với các tài sản cố định bị ứ đọng trong quá trình đầu tư cần tăng cường công tác đầu tư nâng cấp số tài sản cố định đang sử dụng. 2.7.2. Đối với vật tư hàng hoá ứ đọng chậm lưu chuyển Doanh nghiệp cần năng động trong việc tìm kiếm các biện pháp giải quyết vật tư hàng hoá tồn kho, chậm luân chuyển như: - Hạ giá chấp nhận lỗ để thu hồi vốn. - áp dụng cơ chế giá linh hoạt trong quá trình tiêu thụ. - Bán chịu hoặc thanh toán chậm. - Tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ. - Cải tổ hệ thống phân phối hiện hữu của doanh nghiệp. - v.v… Trong quá trình tổ chức giải quyết hàng hoá, cần quan tâm đến những đòi hỏi của thị trường, người tiêu dùng để có thể đưa ra các giải pháp mới về thị trường, về sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong tương lai. 2.8. Các yếu tố khác Tạo môi trường làm việc bình đẳng, gắn chặt trách nhiệm và quyền lợi bằng cách khuyến khích vật chất, tinh thần, thưởng phạt phân minh tránh tình trạng không ai thắng không ai thua. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Không ngừng đầu tư cho việc nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ. Trên đây là những giải pháp tài chính cơ bản tạo nền móng cho sự tồn tại, ổn định và phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Trên thực tế để việc áp dụng các giải pháp tài chính có hiệu quả trước hết ta phải đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách khách quan toàn diện và triệt để từ đó áp dụng linh hoạt các giải pháp tài chính. Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty traphaco năm 2001 - 2002 I. Những nét khái quát về công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco 1. Giới thiệu chung: Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần được tổ chức và hoạt động Luật doanh nghiệp. Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và công ty ngày càng phát triển vững mạnh. - Tên giao dịch quốc tế: Traphaco pharmaceutical & medical joint stock company. - Tên viết tắt: Traphaco - Công ty có trụ sở tại: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại: 8454813 - 7333647 - Fax: 8430009 2. Quá trình hình thành phát triển Được thành lập từ năm 1972 tiền thân là một xưởng dược nhỏ bé với nhiệm vụ sản xuất thuốc cho cán bộ công nhân ngành đường sắt, theo hình thức tự sản tự tiêu. Năm 1993 xưởng đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm đường sắt với chức năng thu mua dược liệu, sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Năm 1997được đổi tên thành Công ty Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco và đến năm 2000 Công ty chuyển thành Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco theo quyết định 1986/1999 - Bộ GTVT TRAPHACO ngày 25/7/1999 của Bộ GTVT TRAPHACO với chức năng sản xuất, kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, xuất - nhập khẩu nguyên vật liệu với cơ cấu vốn 45% vốn Nhà nước, 55% vốn cổ đông. Công ty hiện có 6 phân xưởng sản xuất và 30 đại lý, hầu hết địa điểm sản xuất, kinh doanh phân tán dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn không ngừng lớn mạnh. Với 470 cán bộ công nhân, độ tuổi bình quân là 27,5 tỉ lệ cán bộ trình độ đại học 32%, đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản nên Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường dược phẩm. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Tổng số CNV (người) 405 470 2. Tiền lương bình quân tháng (trđ/người) 1,75 1,92 3. Thu nhập bình quân tháng (trđ/người) 1,9 2,14 4. Tổng doanh thu (trđ) 77.993,87 108.115,52 5. Tổng lợi nhuận sau thuế (trđ) 10.888,6 11.571,86 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý * Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: thu mua dược liệu, sản xuất thuốc, kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, xuất - nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất. Là một doanh nghiệp cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân, Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý hữu quan. Theo đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần, bộ phận quan trọng và cao nhất là Hội đồng quản trị. Đây là bộ phận thay mặt cổ đông định ra các chiến lược hoạt động của Công ty, định hướng công tác quản lý điều hành hoạt động của ban giám đốc Công ty. Ngoài ra còn có ban kiểm soát để kiểm tra các hoạt động của Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành. Về mặt tổ chức, Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chia thành 2 khối: - Khối sản xuất Với 238 CBCNV làm việc tại 8 phân xưởng chính và 1 phân xưởng phụ. Số phân xưởng sản xuất chính: + Phân xưởng thực nghiệm: lao động với chức năng ổn định chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất qui mô lớn và thực hành nghiên cứu. + Phân xưởng sản xuất viên nén: sản xuất các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, bao film theo tiêu chuẩn GMP ASEAN (thực hành sản xuất thuốc tốt, dạng của tiêu chuẩn ISO được áp dụng trong ngành dược). + Phân xưởng viên hoàn: các loại nguyên liệu có nguồn gốc dược liệu sản xuất theo công nghệ hiện đại được chế biến thành thuốc có dạng viên hoàn trà lan, trà túi lọc… + Phân xưởng thuốc mỡ: sản xuất các loại thuốc bôi dạng mỡ hay cream. + Phân xưởng thuốc bột: sản xuất các loại thuốc dạng bột + Phân xưởng thuốc ống: sản xuất các loại thuốc bổ dạng ống thuỷ tinh kiềm hay trung tính. + Phân xưởng Tây y: sản xuất các loại thuốc dạng nước. + Phân xưởng sơ chế: với nhiệm vụ bào chế các loại dược liệu từ trang thô sang dạng tinh như bột mịn, cốm để hoàn thành các sản phẩm viên hoàn. - Khối gián tiếp Với 232 cán bộ làm việc tại phòng ban và chịu sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc được chia làm các bộ phận sau: * Bộ phận phục vụ sản xuất: gồm các phòng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất + Phòng đảm bảo chất lượng: giám sát phân xưởng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và sản lượng theo đúng tiêu chuẩn GMP ASEAN. Xem xét các sai lệch về chất lượng đề xuất biện pháp xử lý, giám sát sử dụng vật tư, lao động để xây dựng định mức vật tư, định mức lao động. + Phòng kiểm nghiệm: kiểm tra việc đảm bảo chất lượng bao gồm kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm nhập kho. Đặc biệt đối với ngành dược phòng kiểm nghiệm cần phải theo dõi chất lượng thành phẩm đang lưu hành trên thị trường. Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phòng nghiên cứu và phát triển: từ những nghiên cứu cơ bản những nghiên cứu ứng dụng phòng nghiên cứu và phát triển sẽ nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hay qui trình mới, kiến nghị với ban giám đốc về việc có tiếp tục phát triển sản phẩm, qui trình đó hay không. Nếu có sẽ triển khai mẫu thử, xin đăng ký lưu hành, sản xuất thử nhằm ổn định qui trình kỹ thuật, thương mại hoá sản phẩm và chuyển giao cho các phân xưởng sản xuất. + Kho tàng: tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nguyên phụ liệu thành thành phẩm, hàng hoá + Phòng cơ điện: với nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất được liên tục. * Bộ phận các phòng ban: là các phòng tham mưu trực tiếp cho giám đốc trong việc điều hành và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự. +Phòng kế hoạch sản xuất: căn cứ vào kế hoạch được duyệt, kết hợp với tiến độ và nhu cầu thị trường, năng lực thực tế của phân xưởng để giao kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tháng, quý cho các phân xưởng. Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư sản xuất đạt tiêu chuẩn theo kế hoạch tổng thể. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất. + Phòng thị trường: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tổ chức hệ thống Marketing và các hoạt động yểm trợ cho công tác bán hàng nhằm thoả mãn yêu cầu khách hàng, khai thác thị trường đã có và thị trường mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng các mặt hàng có sẵn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. + Phòng tài vụ: thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho Giám đốc và các vấn đề về tài chính tín dụng. * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty. Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, sản xuất sản phẩm diễn ra trên dây chuyền công nghệ khép kín. Mỗi phân xưởng sản xuất sản phẩm được phòng kế hoạch kinh doanh nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh đưa xuống các phân xưởng để tiến hành sản xuất đúng kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong từng thời điểm. Do thuốc là sản phẩm đặc biệt, có giá trị kinh tế cao, qui trình công nghệ đảm bảo khép kín và vô trùng. Mỗi sản phẩm đều có quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra chất lượng tất cả dược liệu, tá dược đưa vào sản xuất đều được qua kiểm nghiệm chặt chẽ theo tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam và của Anh, Mỹ, ( đối với sản phẩm mà dược điển Việt Nam chưa có). Quy trình công nghệ có thể chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị sản xuất( giai đoạn đầu): là giai đoạn phân loại, xử lý nguyên liệu đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất. + Giai đoạn sản xuất phân chia theo từng lô mẻ sản xuất được theo hồ sơ lô và đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. + Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: sau khi thuốc sản xuất qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho. Do tính đặc thù riêng của sản xuất dược phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất về công thức chế phối nguyên liệu riêng, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, công thức pha chế nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất, có thể khái quát qui trình công nghệ chung sản xuất sản phẩm như sau: Sơ đồ tổ chức sản xuất chung của công ty Lệnh sản xuất Xuất nguyên, phụ liệu sản xuất pha chế đóng gói Nhập kho đã kiểm tra, đạt tiêu chuẩn Kiểm soát, kiểm nghiệm bán thành phẩm, giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật đạt tiêu chuẩn Kiểm nghiệm thành phẩm * Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán Tình hình tổ chức công tác kế toán ( hình thức tổ chức công tác kế toán tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán áp dụng): Phòng kế toán thực hiện theo công tác tổ chức tập trung với các chức năng thu thập và xử lý thông tin, đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, cụ thể như sau: - Phản ánh, ghi chép và xử lý, tổng hợp tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. - Thu thập, phân loại và xử lý, tổng hợp tài chính, thông tin về hoạt đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. - Thực hiện phân tích thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp… * Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty: + 1 Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ công tác kế toán tài chính toàn doanh nghiệp. + 1 kế toán tiền gửi ngân hàng: đảm nhận các công việc liên quan đến tín dụng ngân hàng. + 1 kế toán vật liệu: phụ trách các công việc kế toán về vật liệu… + 2 kế toán theo dõi công nợ: theo dõi công nợ toàn doanh nghiệp. + 1 thủ quỹ: theo dõi việc thu chi tiền trong lượng tiền của Công ty . Mặt khác phải thống kê sản phẩm hàng tháng. + 2 kế toán tổng hợp: nhiệm vụ tập hợp số liệu của các kế toán viên khác lập sổ kế toán tổng hợp báo cáo quyết toán hay bảng cân đối tài khoản vào cuối kỳ hạch toán, ngoài ra còn phụ trách về tiền lương, TSCĐ.. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật liệu Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán theo dõi công nợ Kế toán tiền mặt Sơ đồ phòng kế toán của Công ty * Phương pháp kế toán và quá trình kế toán - Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức NKCT Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Thẻ & sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Niên độ kế toán áp dụng 01/1 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng VN * Một số phương pháp kế toán cơ bản tại Công ty - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ căn cứ vào giá trị tài sản ghi trên hoá đơn. + Phương pháp khấu hao áp dụng: theo thông tư Nhà nước quy định được đăng ký mức khấu hao trong 3 năm. + Các trường hợp khấu hao đặc biệt: tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào thực tế khách quan. Nếu cần khấu hao nhanh thì Công ty đề nghị và phải được câp trên phê duyệt mới tiến hành trích khấu hao. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: bảo đảm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định và được xác nhận qua phiếu kiểm tra. + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng được áp dụng từ năm 1997 đầu năm căn cứ vào kế hoạch và xem xét đánh giá theo tình hình thực tế các năm trước, kế toán tiến hành trích lập các khoản dự phòng. Cuối năm căn cứ vào thực tế sử dụng kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng hoặc trích lập thêm để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong niên độ kế toán. II. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt động Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động và kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động… và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng chỉ ra rằng việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay không. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 - 2002 Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2002 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh năm 2002/2001 Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 77.993.878.304 108.115.522.117 30.121.643.813 38,62 2. Các khoản giảm trừ 916.182.917 1.130.916.736 214.733.819 23,44 3. Doanh thu thuần 77.077.695.387 106.984.605.381 29.906.909.994 38,8 4. Giá vốn hàng bán` 38.343.060.545 52.023.047.000 13.679.986.455 35,68 5. Lợi tức gộp (5=3-4) 38.734.634.842 54.961.558.381 16.226.923.539 41,89 6. Chi phí bán hàng 11.817.786.438 20.511.280.938 8.693.512.500 73,57 7. Chi phí qunả lý DN 10.151.477.491 16.416.339.351 6.264.861.860 61,67 8. Lợi tức từ HĐKD 16.765.388.913 18.033.938.092 1.268.549.179 7,56 9. Lợi tức thuần từ HĐTC -1.020.384.132 -1.040.690.453 -20.306.321 -1,99 10. Lợi tức từ HĐ khác 374.484.376 24.201.246 -350.283.130 -93,54 11. ồlợi nhuận trước thuế (11=8+9+10) 16.119.489.157 17.017.448.885 897.959.728 5,57 12. Thuế TNDN 5.230.882.094 5.445.583.643 214.701.549 4,10 13. Lợi nhuận sau thuế (13=11-12) 10.888.607.063 11.571.865.242 683.258.179 6,27 Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy: Tổng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 30.121.643.813 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 38,62%, trong khi các khoản giảm trừ chỉ tăng 214.733.819 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,44% làm cho doanh thu thuần tăng với tỉ lệ 38,8% (tương ứng số tiền 29.906.909.994đồng) Lợi nhuận từ HĐSXKD tăng 1.268.549.179 đồng tương ứng với tỉ lệ 7,56%. Nhưng trong năm 2002 lợi tức từ hoạt động tài chính so với năm 2001 lại bị âm thêm 20.306.321 đồng và lợi tức từ hoạt động khác giảm 93,54% tương ứng với số tiền 350.283.130 đồng nên lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với năm 2001 tăng 638.258.179 đồng tương ứng với tỉ lệ 6,27%. Vậy nguyên nhân để có kết quả này là gì? Do Công ty đã không ngừng đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dược, mở rộng thị trường tiêu thụ. Dựa trên cơ sở phân tích lợi thế của bản thân mình và xu thế phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thị trường, công ty đã tập trung vào sản xuất các loại thuốc có mức doanh số cao, tăng đều đặn qua các năm, mạnh dạn đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể trong năm 2002 thị trường trong nước là 61 tỉnh thành không ngừng được củng cố và mở rộng (công ty đã mở thêm 12 đại lý và chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh) thị trường xuất khẩu ngoài các nước Châu Âu (Bỉ, Pháp, các nước SNG ), Mỹ, Ôxtrâylia Công ty còn xuất được hàng sang thị trường mới là các nước Châu Phi. Trong năm sản phẩm mới của công ty đã nhanh chóng tự khẳng định ( doanh thu sản phẩm mới chiếm 17% tổng doanh thu), các khoản giảm trừ được quản lý tốt nên doanh thu thuần tăng khá mạnh. Mặt khác, trong năm giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể giá vốn hàng bán chỉ tăng với tốc độ 35,68% tương ứng với số tiền là 13.679.986.455 đồng. Đây là một thành tích vượt bậc của công ty trong công tác quản lý giá vốn hàng bán . Với mục đích mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, trong năm công ty đã mạnh dạn tăng cường đầu tư cho lĩnh vực bán hàng và hoạt động quản lý. Do đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh cụ thể: Chi phí bán hàng tăng vơí tỉ lệ 73,57% tương ứng số tiền 8.693.512.500 đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tỉ lệ 61,67 % tương ứng với số tiền là 6.264.861.860 đồng. Như vậy, vấn đề về thị trường của công ty rất được xem trong. Việc tăng cường đầu tư cho hoạt động củng cố mở rộng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Trong năm 2002, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tiếp tục bị âm thêm nguyên nhân chủ yếu do trong năm công ty đã tăng cường vốn bằng cách đi vay. Mặt khác lãi vay trong năm 2002 được đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây do đó chi phí lãi vay cũng tăng thêm. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động khác lại giảm đến 350.283.130 đồng tương ứng với tỉ lệ 93,54%. Do vậy, công ty cần có hướng xem xét, cân nhắc các hoạt động khác cũng như hoạt động tài chính của mình để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Như vậy, qua sự phân tích đánh giá khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển khá tốt, nhưng vẫn còn một số bất cập. Tuy nhiên,để đánh giá khách quan vấn đề ta phải đi phân tích chi tiết các yếu tố từ đó có giải pháp phù hợp. Do công ty TRAPHACO có chủng loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ đa dạng. Vì thế ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong giá vốn hàng bán, doanh thu của công ty. Đó là các loaị sản phẩm: Boganic, hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ, hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ, sáng mắt, nhân sâm tam thất. Mặt khác công ty không có hoạt động đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn và tài sản ký cược ký quỹ bên ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ, thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác không đáng kể xuất phát từ lý do đó nên doanh thu thuần của công ty được đề cập đến trong luận văn này là doanh thu bán hàng thuần. 1.1.1 Tình hình doanh thu của công ty. Qua bảng trên ta thấy: năm 2002 là năm khá thành công của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Tổng doanh thu của 5 sản phẩm chủ yếu của công ty đạt 53.179,4 triệu đồng tăng 13.699,8 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 34,7% so với năm 2001. Có thể nói kết quả này đã phản ánh sự cố gắng nỗ lực lớn của công ty. Qua bảng trên ta thấy: 5 sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2002 biến động theo các chiều hướng khác nhau. Xét về số lượng tiêu thụ năm 2002, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não cả hai loại đều tăng. Cụ thể sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ tăng 123.265 hộp tương ứng với tỉ lệ tăng 76,4% hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ tăng 933.932 hộp tương ứng tỷ lệ tăng 53,1% so với năm 2001. Có sự chênh lệch lớn như thế một phần do cố gắng rất lớn của công ty cho công tác tiêu thụ sản phẩm, trong điều kiện phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm tương đương trên thị trường như sản phẩm CM3 là sản phẩm có thị phần khá lớn trên thị trường trong nước. Với kết quả trên, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ đã đưa về cho công ty khoản doanh thu 11.988,7 triệu đồng tăng 5.277 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 78,62%), doanh thu sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ tăng 8.944,4 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 55,48% so với năm 2001. Với giá bán của cả 2 sản phẩm trên đều tăng thì đây được coi là thành tích của công ty trong công tác tiêu thụ. Có thể nói rằng, trong điều kiện vừa phải chuyển sang sản xuất sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ , vừa phải cạnh tranh với các sản phẩm tương đương trên thị trường nhưng cả số lượng và doanh thu tiêu thụ vẫn tăng đây được đánh giá là thành tích của công ty trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện quyết định đầu tư đúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong việc thay đổi hình thức sản phẩm và mở rộng thị trường. Ngoài ra, kết quả này còn nói lên sự cố gắng rất lớn của công ty công tác nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trước khi tung sản phẩm vào thị trường tiêu thụ nhờ đó sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy khi sử dụng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, cũng là sản phẩm truyền thống của công ty như Boganic trong năm qua số lượng tiêu thụ có phần giảm sút, cụ thể năm 2002, sản phẩm này tiêu thụ được 401.943 hộp giảm 34.477 hộp (ứng với tỉ lệ giảm 7,9%), từ đó làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 225,1 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 6,24% so với năm 2001. Việc giảm này phản ánh trong năm công tác tiêu thụ cho sản phẩm này là chưa tốt, mặc dù đã có được lợi thế là sản phẩm độc quyền sản xuất và phân phối trên thị trường, một phần là do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Boganic đã có xu hướng giảm xuống. Trong quá trình sản xuất kinh doanh kỳ tới công ty nên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn thị hiếu của người tiêu dùng, để từ đó đưa ra được các chính sách đúng đắn hợp lý hơn cho sản phẩm Boganic. Cùng với hướng giảm xuống còn có sản phẩm sáng mắt, năm 2001 sản phẩm này tiêu thụ được 961.733 hộp giảm 43.213 hộp tương ứng với tỉ lệ giảm 4,3%, việc giảm này đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm xuống 147,7 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 2,29% so với năm 2001. Đó là do công nghệ sản xuất sản phẩm này đã được các nước phát triển chuyển giao sang nước ta khá nhiều thậm chí là tràn lan, nên có rất nhiều sản phẩm tương đương có mặt trên thị trường tiêu thụ trong nước với sản phẩm sáng mắt của công ty TRAPHACO, ví dụ như sản phẩm sáng mắt của công ty dược Hà Nam, …Chính vì thế, năm tới công ty nên quan tâm hơn đến khách hàng của mình bằng những chính sách tài chính cụ thể hơn nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn. Và cuối cùng là sản phẩm nhân sâm tam thất vẫn không tránh khỏi thực tế bị cạnh tranh rất gay gắt của các sản phẩm tương đương trên thị trường. Cụ thể, năm 2002 sản phẩm này tiêu thụ được 2.316.559 vĩ giảm 86.511 vỉ tương ứng với tỉ lệ giảm 3,6%, kéo theo doanh thu tiêu thụ giảm 148,8 triệu đồng (ứng với tỉ lệ giảm 2,25%) so với năm 2001. Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy, sự giảm sút của sản phẩm nhân sâm tam thất là do công ty đã chuyển sang sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất loại 12 viên/vĩ đóng thành hộp nên việc đầu tư vào sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất theo đó cũng giảm xuống. Lý do của việc chuyển hướng sản xuất là từ tính cạnh tranh của sản phẩm nhân sâm tam thất trên thị trường mấy năm gần đây có xu hướng giảm xuống, nên để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải đổi mới hình thức, mẫu mã sản phẩm, từ đó công ty cho ra đời sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ đóng thành hộp. Và công ty đã thành công khi đưa sản phẩm nhân sâm tam thất mới này thâm nhập vào thị trường. Vì nó đã gây được ấn tượng , sự chú ý của người tiêu dùng, có thể nói rằng tính cạnh tranh của sản phẩm này đã ngang bằng thậm chí còn cao hơn sản phẩm cùng loại của xí nghiệp dược Hà Nội. Chứng tỏ sự ra đời của sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ đóng thành hộp là hướng đi đúng đắn của công ty. Như vậy, sự giảm xuống của sản phẩm nhân sâm tam thất là tiền đề cho việc chuyển hướng sản xuất sang sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ. Tuy nhiên , sự gia tăng doanh thu của hai sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vĩ và 1 vĩ là lớn hơn sự giảm xuống của ba sản phẩm Boganic, sáng mắt, nhân sâm tam thất. Nên khi tổng hợp lại tổng doanh thu tiêu thụ của cả 5 loại sản phẩm vẫn tăng lên so với năm 2001. 1.1.2. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh 1.1.2.1. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán các sản phẩm chủ yếu của Công ty Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng lợi nhuận của công ty ta sẽ xem xét tình hình quản lý giá vốn hàng bán, vì nó có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận nên nếu quản lý tốt yếu tố này thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc phấn đấu tăng lợi nhuận của công ty. Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy: Giá vốn hàng bán trên 100 đồng doanh thu thuần năm 2002 là 39,17 đồng giảm 2,43 đồng so với năm 2001. Như vậy, hiệu quả sử dụng giá vốn hàng bán năm 2002 tốt hơn so với năm 2001. Đi sâu tìm hiểu ta thấy: Qua số liệu biểu trên ta thấy giá vốn hàng bán đơn vị của hầu hết các sản phẩm chủ yếu đều tăng ngoại trừ sản phẩm hoạt huyết dưỡng não. Cụ thể giá vốn hàng bán của sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ giảm 514 đồng/hộp giảm 3,5%, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ giảm 130,5 đồng/hộp giảm 3,9% so với năm 2001. Nguyên nhân chính làm giá vốn của sản phẩm hoạt huyết dưỡng não giảm do trong năm 2002 Công ty quyết định tiến hành thử nghiệm đảm bảo bao tiêu hết dược liệu cho nông dân trên cơ sở hợp đồng ký kết với nông dân. Từ đó vừa đảm bảo đầu ra chắc chắn cho người trồng dược liệu vừa làm giảm giá thành nguyên vật liệu đầu vào. Đây là tiền đề giúp công ty tiến hành thực nghiệm với quy mô và đối tượng dược liệu lớn đầu vào lớn hơn. Trong khi sản lượng tiêu thụ của sản phẩm hoạt huyết dưỡng não tăng mạnh đặc biệt là loại hộp 5 vỉ. Cụ thể sản lượng tiêu thụ của sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ tăng 123.265 hộp tương ứng tỷ lệ tăng 76,4%, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ tăng 933.932 hộp tương ứng với tỷ lệ tăng 53,1% so với năm 2001. Bên cạnh đó tình hình quản lý giá vốn hàng bán của các sản phẩm Boganic, sáng mắt và nhân sâm tam thất là không được tốt. Cụ thể giá vốn hàng bán đơn vị sản phẩm Boganic tăng 58,7 đồng/hộp, sáng mắt tăng 78 đồng/hộp, nhân sâm tam thất tăng 113,2 đồng/vỉ so với năm 2001. Trong khi đó sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm này lại giảm. Cụ thể Boganic giảm 34.477 hộp ứng với tỷ lệ giảm 7,9%, sáng mắt giảm 43.213 hộp ứng với tỷ lệ giảm 4,3%, nhân sâm tam thất giảm 86.511 vỉ ứng với tỷ lệ giảm 3,6%. Như vậy, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm do kết cấu tiêu thụ và giá vốn của từng loại sản phẩm thay đổi. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn tình hình quản lý giá vốn hàng bán của công ty, ta giả định kết cấu sản lượng năm 2002 giống năm 2001. Theo phương pháp này, căn cứ vào bảng ta thấy giá vốn hàng bán năm 2002 được điều chỉnh theo sản lượng năm 2001 của hầu hết các sản phẩm đều tăng ngoại trừ sản phẩm hoạt huyết dưỡng não. Cụ thể, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ giảm 82,93 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,5%, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ giảm 229,53 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,9%, sản phẩm Boganic tăng 25,62 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1,6% sản phẩm sáng mắt tăng 78,39 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,4% sản phẩm nhân sâm tam thất tăng 272,03 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,2%. Do đó khi tổng hợp lại thì giá vốn hàng bán có điều chỉnh của cả 5 sản phẩm tăng 63,58 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,39%. Vậy nguyên nhân chính làm tăng giá vốn hàng bán do giá vốn sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ và 5 vỉ giảm nhưng chậm hơn tốc độ tăng giá vốn của các sản phẩm còn lại nên giá vốn hàng bán có điều chỉnh theo sản lượng năm 2002 tăng so với năm 2001. Vậy tình hình quản lý giá vốn hàng bán của công ty năm 2002 so với năm 2001 nhìn chung là tốt xong bên cạnh đó giá vốn một số sản phẩm của công ty lại tăng, nguyên nhân chủ yếu do: Nguồn nguyên liệu chủ yếu là các tỉnh phía Bắc, chính yếu số địa lý xa xôi là lực đẩy làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như chi phí bản quản, hao hụt, vận chuyển. Hơn nữa công ty còn nhập nguyên liệu của các công ty dược trong nước nên giá thành vẫn còn cao, nguyên liệu dạng hoá chất được nhập từ nước ngoài dẫn đến giá thành nguyên vật liệu trong trị gía vốn của một số sản phẩm còn cao. 1.1.2.2. Tình hình quản lý chi phí bán hàng Bảng 5: Biểu thống kê chi phí bán hàng của công ty năm 2001 -2002 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Chi phí nhân viên bán hàng 3.470,82 29,37 5.746,32 28,02 2.275,50 65,6 2 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 523,99 2,55 523,99 100 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 164,03 1,39 326,96 1,59 162,93 99,33 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 5.540,35 46,88 9.122,29 44,47 3581,94 64,65 5 Chi phí bằng tiền khác 2.642,58 22,36 4.791,72 23,37 2.149,14 81,32 6 Tổng chi phí bán hàng 11.817,78 100 20.511,28 100 8.693,5 73,57 7 Doanh thu thuần 77.077,69 106.984,6 29.906,91 38,88 8 Chi phí bán hàng /100 đ DTT 15,33 19,17 3,84 25,05 Qua bảng ta thấy: chi phí bán hàng của công ty năm 2002 tăng 8.693,5 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 73,57% tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên chi phí bán hàng trên 100đ doanh thu thuần tăng 3,84đ do hầu hết tất cả các khoản mục đều tăng mạnh. Do trong năm với chiến lược mở rộng thị trường, công ty đã mở thêm 12 đại lý phân phối thuốc (hiện nay công ty có 30 đại lý), mỏ thêm chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2002 và thị trường xuất khẩu mới là các nước Châu Phi. Mặt khác, đối với sản phẩm thuốc mới để được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng thì chi phí cho hoạt động bán hàng trong giai đoạn đầu rất tốn kém. Cụ thể: - Chi phí nhân viên bán hàng tăng 2.275,5 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 65,5%. - Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 162,93 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 99,33%. - Chi phí dụng cụ đồ dùng (nhằm cải thiện điều kiện bán hàng cho nhân viên) năm 2002 mới có là 523,99 triệu đồng. Khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chiếm tỉ trọng lớn tăng với tốc độ nhanh. Nguyên nhân, do trong năm 2002 Công ty thực hiện chiến lược quảng cáo rầm rộ sản phẩm của mình trên thị trường. Cụ thể chi phí quảng cáo tăng 2.508,55 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 47,98% chi phí môi giới, chi phí cho khách hàng tăng 1.934,38 triệu đồng, tăng 171,45% so với năm 2001, chi phí tiếp khách tăng 372,79 triệu đồng, tăng 11,17 lần so với năm 2001, công tác phí tăng 130,93 triệu đồng tăng 150%. Có thể nói trong năm 2002 công ty đã thực hiện khá thành công đối với chiến lược mở rộng củng cố thị trường. Mặc dù đầu tư cho hoạt động này trong giai đoạn đầu kết quả khó đạt cao ngay được, vì sản phẩm thuốc liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người sử dụng nên để người sử dụng tin tưởng và chấp nhận sử dụng không phải là đơn giản. 1.1.2.3. Tình hình quản lý chi phí quản lý của Công ty Bảng 6: Biểu thống kê chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001-2002 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Yếu tố chi phí Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Chi phí nhân viên quản lý 4.716,28 46,91 8.149,73 49,64 3.433,45 72,8 2 Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng 575,39 5,67 475,3 2,9 100,09 -17,4 3 Chi phí khấu hao TSCĐ 697,59 6,87 930,09 5,67 232,5 33,33 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 763,83 7,52 1.210,29 7,37 446,46 58,45 5 Chi phí bằng tiền khác 3.398,39 33,03 5.534,05 33,72 2.135,66 62,84 6 Tổng chi phí quản QLDN 10.151,48 100 16.416,34 100 6.264,86 61,67 7 Doanh thu thuần 77.077,69 106.984,6 29.906,91 38,8 8 Chi phí quản lý DN/100đ DTT 13,17 15,34 2,17 16,48 Qua bảng trên ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.264,86 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 67,1% tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên chi phí quản lý doanh nghiệp trên 100 đồng doanh thu thuần tăng 2,17 đồng so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu do: +Do đặc thù sản phẩm dược đòi hỏi chất xám rất cao và cung ứng sản phẩm mới kịp thời. Do đó để đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường, thường công ty phải thuê các chuyên gia (đây là những quan chức làm việc trong cơ quan của chính phủ và giảng viên Đại học). Đây là những người có trình độ chuyên môn sâu nên chi phí cho mỗi lần tư vấn về sản phẩm mới rất cao. Do đó, để có được kết quả sản phẩm mới tung ra trên thị trường chi phí nhân viên quản lý tăng rất mạnh. Cụ thể chi phí nhân viên quản lý năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.433,5 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 72,8%. Chi phí nhân viên quản lý tăng chủ yếu là chi phí cho chuyên gia còn đối với đội ngũ cán bộ của công ty thì tăng không đáng kể do việc trả lương cho bộ phận này được tính theo mức độ hoàn thành công việc. Trong năm công ty quản lý tốt chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng và khấu hao TSCĐ. Cụ thể chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng giảm 100,09 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 17,4%. Còn chi phí khấu hao TSCĐ chỉ tăng 232,5 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 33,33%. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí quản lý tăng mạnh chủ yếu do: + Chi phí đào tạo năm 2002 tăng 161,22 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 132,25%. + Chi phí nghiên cứu phát triển tăng 753,23 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 100%. + Chi phí xử lý kiểm kê tăng 862,74 triệu đồng, tăng 92,4% so với năm 2001. + Tiền thuê nhà xưởng văn phòng tăng 200 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 588,24% so với năm 2001. + Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 248,22 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 67,8%. Như vậy việc chi phí quản lý tăng do tăng chi phí nhân viên quản lý, chi phí đào tạo và chi phí nghiên cứu phát triển là một hướng đi đúng vì đầu tư cho hoạt động này mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, đây là những khoản chi lớn do đó Công ty cần chú trọng công tác quản lý các khoản chi phí này để năng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài ra trong năm 2002 chi phí hàng huỷ xử lý kiểm kê và chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng rất mạnh. Điều này thể hiện tính bất hợp lý trong việc quản lý hàng tồn kho của Công ty. Tiền thuê nhà xưởng, văn phòng tăng mạnh do hầu hết địa điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đều đi thuê. 1.2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng CĐ KT. Bảng CĐ KT là 1 báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách đánh giá lá tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo, các chỉ tiêu của BCĐKT được phản ánh dưới hình thái giá trị theo nguyên tắc cân đối là tổng tài bằng tổng nguồn vốn. Bảng 7: Tài sản và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 A. TSLĐ và ĐTNH 30.870.379.075 37.810.810.491 61.532.217.755 I. Vốn bằng tiền 3.958.820.992 7.264.874.781 5.353.481.231 1. Tiền mặt tại quỹ 34.509.522 1.096.300.113 120.785.395 2. Tiền gửi ngân hàng 3.924.311.470 6.168.574.668 5.232.695.836 II. Các khoản phải thu 12.553.417.086 12.704.281.413 26.502.825.516 1. Phải thu của KH 12.525.359.386 12.782.697.742 22.749,977.193 2. Trả trước cho NB 3.245.112.021 3. Phải thu nội bộ 28.057.700 18.057.700 6.657.700 4. Các khoản phải thu khác 61.208.644 658.761.275 5. Dự phòng phải thu khó đòi (157.682.673) (157.682.673) III. Hàng tồn kho 13.537.838.160 16.173.608.611 27.959.313.375 1. Nhiên liệu, vật liệu tồn kho 7.392.138.789 7.539.120.421 10.814.788.501 2. Chi phí kinh doanh dở dang 1.979.789.029 2.135.246.300 4.133.648.831 3. Thành phẩm 4.526.992.284 6.455.170.293 9.271.906.796 4. Hàng hoá 5.185.431 410.338.970 4.719.727.499 5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (366.267.373) (366.267.373) (980.758.252) IV. TSLĐ khác 820.302.837 1.668.045.686 1.716.597.633 1. Tạm ứng 820.302.837 709.330.662 903.770.250 2. Chi phí trả trước 147.200.000 612.066.663 3. Chi phí chờ kết chuyển 4. TS thiếu, chờ xử lý 5. Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn 811.515.024 200.760.720 B. TSCĐ và ĐTDH 8.043.533.194 10.350.623.987 22.428.001.011 I. TSCĐ 7.067.485.833 7.513.767.087 14.491.149.072 1. TSCĐHH 7.067.485.833 7.513.767.087 144.911.490 - Nguyên giá 11.375.324.518 14.076.491.949 24.004.740.221 - Giá trị HM luỹ kế (4.307.838.685) (6.562.724.862) (9.613.591.149) II. Đầu tư tài chính dài hạn 675.000.000 675.000.000 1. Góp vốn liên doanh 675.000.000 675.000.000 III. XDCB dở dang 976.047.361 2.161.856.900 7.261.851.939 Tổng cộng tài sản 38.913.912.269 48.161.434.478 83.960.218.766 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 20.156.350.933 24.012.317.292 47.736.586.636 I. Nợ ngắn hạn 19.916.350.933 24.012.317.292 39.457.937.449 1. Vay ngắn hạn 6.451.229.234 5.865.669.135 9.390.163.274 2. Phải trả cho người bán 5.732.427.394 5.948.459.270 9.633.677.160 3. Người mua trả tiền trước 2.111.754.663 37.959.193 2.622.913.983 4. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 2.299.117.723 8.477.766.546 5.595.157.270 5. Phải trả công nhân viên. 2.606.333.831 3.383.364.122 10.343.758.446 6. Phải trả nội bộ 12.871.126 12.871.126 12.871.126 7. Phải trả, phải nộp khác 702.616.962. 286.227.900 1.819.396.190 II. Nợ dài hạn 240.000.000 8.278.649.187 1. Vay, dài hạn 240.000.000 8.278.649.187 2. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn CSH 18.757.561.336 24.149.117.186 36.223.632.130 I. Nguồn vốn quĩ 16.433.629.326 23.282.523.239 35.138.696.949 1. Nguồn vốn kinh doanh 9.375.789.203 9.387.653.614 11.829.913.545 2. Quỹ đầu tư phát triển 4.485.228.169 4.485.228.169 9.849.445.263 3. Quỹ dự phòng TC 996.793.572 996.793.572 1.418.073.006 4. Lợi nhuận chưa phân phối 1575809382 8.412.847.884 12.041.265.135 III. Nguồn kinh phí - quỹ khác 2323932010 866.593.947 1.084.935181 1. Quỹ dự phòng TCMVL 618649799 618.649.799 1.039.929.233 2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1705282211 247.944.148 45.005.948 Tổng cộng nguồn vốn 38.913912269 48.161.434.478 83.960.218.766 Thông qua bảng CĐKT của công ty trong 3 năm ta thấy được sự biến động về tài sản cũng như nguồn vốn của công ty. Nhìn chung năm 2001, tài sản lưu động, tài sản cố định, nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng khá so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 thì lại tăng đột biến so với năm 2001, Để đánh giá được sâu sắc hơn ta lập bảng dưới đây Qua biểu trên ta thấy cả 2 năm 2001 và 2002 vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tuy năm 2002 vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng có xu hướng giảm so với năm 2001. Xét về số tuyệt đối TSLĐ và ĐTNH tăng rất mạnh 23.721.407.264 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 62,74% điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng lên so với năm 2001, xét về số tuyệt đối tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 12.077.377.024 tương ứng với tỉ lệ tăng 116,7% so với năm 2001. Với kết cấu tài sản như vậy là phù hợp và theo đặc điểm tính chất kinh doanh của ngành và cụ thể là công ty TRAPHACO là đơn vị kinh tế chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm do vậy tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn là điều dễ giải thích. Nguyên nhân chính của việc tăng mạnh tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chủ yếu do tăng khoản hàng tồn kho 11.785.704.764 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 72,87% tăng các khoản phải thu 13.798.544.103 tương ứng với tỉ lệ tăng 108,6%. Ngoài ra tài sản lưu động khác tăng 48.551.947 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 2,9% trong khi vốn bằng tiền giảm không đáng kể 1.911.393.550 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 26,312% Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng mạnh do TSCĐ hữu hình tăng 6.977.381.985 đồng tương ứng với tỉ lệ 92,86% do trong năm công ty đã tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ. Mặt khác XDCBDD tăng mạnh với số tiền 5.099.995.039 tương ứng với tỉ lệ tăng 235,9% do công ty đang tiến hành xây dựng 2 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược ở Hoàng Liệt Hà Nôị và Đông dược ở Văn Lâm Hưng Yên. Vậy nguồn vốn để hình thành nên tài sản là gì ? và trong 2 năm thì nguồn vốn có sự biến động như thế nào? Theo số liệu ở biểu trên ta thấy, tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu và bằng nợ. Nhưng nợ lại có xu hướng tăng thêm về tỉ trọng, năm 2001 là 49,86% năm 2002 là 56,86%. Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2001 là 12.074.514.944 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 50%, nguồn vốn vay tăng 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 98,8%. Những con số này cho ta thấy đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty vì quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, công tác nguồn vốn được xem trọng và tình hình kinh doanh của công ty trong năm là khá tốt. Qua việc phân tích trên ta có một số nhận xét Thứ nhất xét bên tài sản: Tỷ trọng của TSLĐ trong tổng số tài sản hiện có của công ty chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với TSCĐ. Điều đó cho thấy phần nào nguồn vốn lưu động đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục. Mặt khác, nguồn vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn là dấu hiệu an toàn đối với công ty vì nó giúp cho công ty có thể hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra xét riêng về tài sản lưu động thì hầu hết các khoản mục đều tăng chỉ riêng vốn bằng tiền giảm với lý do tiền mặt taị quỹ không sinh lời, tiền gửi ngân hàng thì hiệu quả thấp do vậy công ty giảm bớt 2 khoản mục này, tức là rút bớt tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô của công ty là hợp lý. Tuy nhiên, trong năm 2002 các khoản phải thu và hàng tồn kho lại tăng đột biến đây là một hạn chế của công ty. TSCĐ và ĐTDH của công ty năm 2002 tăng rất mạnh (116,7%). Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng đến việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thứ hai xét bên nguồn vốn: Tỉ trọng các khoản nợ phải trả có tỉ trọng xấp xỉ tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong năm 2002, nợ phải trả của công ty tăng mạnh 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ 98,8% điều này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt, công ty biết tận dụng uy tín của mình để huy động vốn kinh doanh. Qua biểu trên ta thấy, nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn 47% tương ứng số tiền 39.457.937.449 đồng và trong nợ ngắn hạn khoản mục phải trả công nhân viên là 10.343.758.446 đồng, khoảng mục phải trả người bán cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn hết trong nợ ngắn hạn(số tuyệt đối là 9.633.677.160 đồng ),trong năm 2002 người mua trả tiền trứơc lại tăng đột biến 2.624.954.790 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 691,52%. Điều này có lợi cho công ty vì công ty không phải trả lãi cho khoản vốn chiếm dụng này.Tuy nhiên khoản phải trả người bán tăng sẽ gây một số hạn chế trong việc thu mua, ngoài ra vay ngắn hạn và vay dài hạn của Công ty tăng mạnh đây là nguồn vốn chiếm dụng phải trả lãi do đó một phần sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, trong năm khoản mục thuế và các khoản phải trả ngân sách nhà nước lại giảm 2.882.609.276 đồng đây là một hạn chế của công ty trong việc chiếm dụng khoản mục này. Như vậy, qua sự phân tích chung về tình hình tài chính của công ty từ hai báo cáo tài chính của công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của 5 sản phẩm chủ yếu ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển tốt thể hiện năng lực quản lý của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập cần giải quyết. Mặt khác, đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các bảng trên chỉ là bước đầu chưa lột tả hết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Vì vậy, ta phải tiến hành phân tích thông qua các hệ số tài chính của công ty để làm sáng tỏ các mặt hoạt động của công ty. 2. Tình hình thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Việc các khoản phải thu và nợ phải trả tăng giảm đều dựa vào lợi ích kinh tế do đó nó phụ thuộc vào các chính sách của doanh nghiệp. Cụ thể: Khi các khoản phải thu có xu hướng giảm thì lợi ích của đối tác bị giảm xuống và họ sẽ có xu hướng đi tìm kiếm, nhà cung cấp khác. Ngoài ra, doanh nghiệp nào có khoản phải trả lớn sẽ tạo sức ép về mặt tài chính buộc doanh nghiệp phải tìm nguồn trang trải. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ có những đánh giá không tốt về tình hình tài chính của công ty. Mặt khác, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá lâu làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn đó bị giảm sút, tình trạng đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần vốn đầu tư có thể xuất hiện. Do đó để có vốn, doanh nghiệp lại phải đi vay, đồng thời phải trả lãi và các khoản nợ phải trả lại gia tăng. Do vậy, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro ta tiến hành đánh giá khả năng thanh toán theo những bước sau. 2.1.1 Đánh giá chung về khả năng thanh toán Biểu 9:Tình hình thanh toán các khoản phải thu phải trả của công ty TRAPHACO Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh năm 2001 - 2002 ST Tỉ lệ (%) A Nợ phải thu 12.704.281.413 26.502.825.516 13.798.544.103 108,6 1. Phải thu của KH 12.782.697.742 22.749.977.193 9.967.279.451 77,98 2. Trả trước cho NB 3.245.112.021 3.245.112.021 100 3. Phải thu nội bộ 18.057.700 6.657.700 -11.400.000 -63,13 4. Các khoản phải thu khác 61.208.644 658.761.275 597.552.631 976,2 5. Dự phòng phải thu khó đòi -157.682.673 -157.682.673 0 0 B. Nợ phải trả 24.012.317.292 47.736.586.636 23.724.269.344 98,8 I.Nợ ngắn hạn 24.012.317.292 39.457.937.449 15.445.620.157 135,72 1. Vay ngắn hạn 5.865.669.135 9.390.163.274 3.524.494.139 60,09 2. Phải trả trước cho người bán 5.948.459.270 9.633.677.160 3.685.217.890 61,95 3. Người mua trả tiền trước 37.959.193 2.622.913.983 2.624.954.790 691,52 4. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 8.447.766.546 5.595.157.270 -2.882.609.276 -34,0 5. Phải trả công nhân viên. 3.383.364.122 10.343.758.446 6.960.394.324 205,72 6. Phải trả nội bộ 12.871.126 12.871.126 0 7. Phải trả, phải nộp khác 286.227.900 1.819.396.190 1.533.168.290 535,65 III. Nợ dài hạn 8.278.649.187 8.278.649.187 100 1. Vay dài hạn 8.278.649.187 8.278.649.187 100 2. Nợ dài hạn So sánh phải trả - phải thu 11.308.035.879 21.233.761.120 10.074.274.759 89,09 Tỉ lệ các khoản phải trả so với phải thu 1,89 1,80 -0,09 -4,76 - Xét về các khoản phải thu: Năm 2002 giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong năm 2002 khoản này tăng 13.798.544.103 đồng tương ứng với tỷ lệ 108,6%. Trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 9.967.279.451 đồng tương ứng với tỷ lệ 77,98%. Khoản phải trả trước cho người bán mới xuất hiện trong năm 2002 với số tiền là 3.245.112.021 đồng. Đồng thời các khoản phải thu khác (không mang tính chất trao đổi mua bán) tăng mạnh 597.552.631 đồng tương ứng với tỉ lệ 976,26%. Riêng khoản mục dự phòng phải thu khó đòi không biến động, còn khoản phải thu nội bộ giảm 11.400.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 63,13%. Qua phân tích ta thấy: + Các khoản phải thu khác, các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, điều này tương ứng với việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng mạnh, hiện tượng này một mặt sẽ giúp công ty có thể dùng áp lực tài chính nhằm khống chế bạn hàng, đối tác, một mặt bộc lộ điểm yếu kém trong việc quản lý đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng và các khoản phải thu khác. +Trong năm 2002 xuất hiện thêm khoản mục trả trước cho người khác. Khoản mục này sẽ giúp cho công ty chủ động và tăng cường niềm tin với đối tác trong việc khai thác nguồn hàng. Ngoài ra khoản mục phải thu nội bộ giảm mạnh, các khoản dự phòng thu khó đòi không biến động chứng tỏ công ty quản lý rất tốt đối với các đơn vị nội bộ và khá tốt phải thu khó đòi. Xét về tổng thể, số lượng bị chiếm dụng của công ty năm 2002 tăng mạnh và nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Đây là dấu hiệu phản ánh công tác quản lý khoản mục này kém hiệu quả. - Xét các khoản nợ phải trả. Năm 2002 các khoản nợ phải trả tăng mạnh 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ 98,8%. Sự tăng lên này do phải trả công nhân viên tăng 6.960.394.324 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 205,72%; nợ dài hạn tăng 8.278.649.187 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 100% vay ngắn hạn tăng 3.524.494.139 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 60,09%, người mua trả tiền trước tăng 2.624.954.790 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 61,95% phải trả phải nộp khác tăng 1.533.168.290 đồng tương ứng với tỉ lệ 535,65%. Trong khi thuế và các khoản phải trả nhà nước giảm 2.882.609.276 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 34%. Như vậy, số tăng tuyệt đối của các khoản mục trên lớn hơn việc giảm các khoản phải trả nhà nước. Vì thế nên các khoản nợ phải trả tăng 23.724.269.344 đồng ( tỷ lệ tăng 98,8%) Qua phân tích các khoản nợ phải trả ta thấy các khoản mục thể hiện sự chiếm dụng vốn của công ty, hầu hết đều tăng và việc chiếm dụng một lượng vốn này giúp công ty có thể có một lượng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Đánh giá chung tình hình thanh toán của công ty cổ phần TRAPHACO. -Thứ nhất: tỉ lệ vốn đi chiếm dụng so với phần vốn bị chiếm dụng của Công ty cao tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2001 cứ 1,89 đồng vốn đi chiếm dụng Công ty chỉ bị chiếm dụng 1 đồng nhưng đến năm 2002 cũng 1 đồng vốn bị chiếm dụng nhưng Công ty chỉ chiếm dụng được 1,8 đồng (giảm 0,09 đồng tương ứng tỉ lệ giảm 4,76%). Nguyên nhân chủ yếu do nợ phải thu của Công ty trong năm tăng rất mạnh. Điều này phần nào phản ánh tình hình quản lý công tác thu hồi các khoản phải thu là chưa tốt. - Thứ hai: các khoản nợ trong năm tăng mạnh một mặt thể hiện khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty đây là một cố gắng , nỗ lực lớn có thể giúp công ty đáp ứng nhu cầu vốn. Mặt khác, việc chậm thanh toán các khoản phải trả và quy mô nợ phải trả tăng có thể làm giảm uy tín của công ty. Trong công tác thanh toán và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây chỉ là những đánh giá chung nhất về khả năng thanh toán của công ty. Để tìm hiểu kỹ cần phải thông qua chỉ tiêu tài chính đặc trưng vì chúng thể hiện tính động cuả khả năng thanh toán, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách về tài chính của công ty. 2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán là những chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác tài chính cũng như tình hình tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì công nợ sẽ ít, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, trả sẽ bị dây dưa kéo dài. Các chỉ tiêu phản ảnh: 2.1.2.1. Đối với nợ phải trả a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số này biểu hiện mối quan hệ thương số giữa tổng tài sản mà công ty đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Qua đây, cho ta thấy doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ như thế nào? với công ty cổ phần TRAPHACO ta có: Khả năng thanh toán tổng quát Năm 2002 = = 2,005 lần Năm 2002 = = 1,7587 lần Qua hệ số thanh toán tổng quát năm 2001 ta thấy cứ 1 đồng vốn vay được đảm bảo bằng 2,005 đồng tài sản, còn năm 2002 , cứ 1 đồng vay được đảm bảo bằng 1,7857 đồng tài sản. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 và 2002 đều lớn. Mặt khác quy mô nợ phải trả và tổng tài sản tăng. Chứng tỏ tình hình thanh toán tổng quát của công ty tương an toàn. Tuy nhiên, hệ số này lại giảm 0,2463 lần so với năm 2001 chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ của công ty giảm. Điều này sẽ là một hạn chế trong việc quan hệ với đối tác. b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này là tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của khoản nợ. Đối với công ty cổ phần dược TRAPHACO. = = 1,57 lần = = 1,56 lần Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cả 2 năm đều lớn, đây là dấu hiệu khả quan. Trong năm 2001, 1 đồng vốn vay ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,57 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, năm 2002 1 đồng vốn vay ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,56 đồng tài sản lưu động. Như vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có chiều hướng giảm. Vì trong năm 2002 mức dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng nhanh, vốn bằng tiền, tài sản lưu động khác biến động không đáng kể trong khi nợ ngắn hạn lại tăng nhanh hơn. c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. = = 0,9 lần = = 0,85 lần. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2002 giảm 0,05 lần so với năm 2001 và cả 2 năm hệ số này đều nhỏ hơn 1, đây là một điểm yếu của công ty. Nguyên nhân chủ yếu do: Mặc dù TSLĐ và ĐTNH tăng nhanh nhưng lại chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Vấn đề đặt ra đối với Công ty là phải có biện pháp đưa hệ số khả năng thanh toán nhanh lên cao hơn (tiến đến sấp xỉ 1 là tốt nhất) nhằm tạo uy tín hơn cho Công ty trong công tác thanh toán. d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( hệ số vốn bằng tiền). Tiền ở đây gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đối với công ty traphaco ta có: Nợ đến hạn trả năm 2002: Số đầu năm = 5.957.989.733 đồng Số cuối kỳ = 4.740.797.614 đồng = = 1,22 lần = = 1,13 lần Qua số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ đến hạn của 2 năm 2001 và 2002 đều lớn hơn 1. Vốn bằng tiền giảm do tiền gửi ngân hàng không hiệu quả bằng đem đầu tư, còn tiền mặt tại quỹ thì không sinh lãi. Như vậy, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là tốt. Tuy nhiên, Công ty có thể nâng cao hiệu quả vốn bằng tiền bằng cách đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao, chi phí chuyển đổi thấp. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty trong 2 năm 2001 và 2002 ta thấy tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét. 2.1.2.2. Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu Qua số liệu của BCĐKT ta thấy các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, các khoản phải thu năm 2002, các khoản phải thu chiếm tỉ trọng 43,07% trong tổng số tài sản lưu động và các khoản phải thu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 13.798.544.104 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 108,6% Số dư bình quân các khoản phải thu: Năm 2001 = = 12.628.849.249,5đ Năm 2002 = = 19.603.553.464,5đ Doanh thu thuần năm 2001 = 77.077.695.387 đồng Doanh thu thuần năm 2002 = 106.984.605.381 đồng Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2001 = = 6,103 vòng Năm 2002 = = 5,46 vòng. Qua con số trên, ta thấy vòng quay các khoản phải thu 2 năm đều cao nhưng năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,043 vòng điều này cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu là chưa được tốt. Ngoài ra, phân tích tình hình các khoản phải thu còn sử dụng chỉ số kỳ thu tiền trung bình trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày để đánh giá khả năng thu hồi trong thanh toán. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Đối với công ty cổ phần TRAPHACO ta có: Kỳ thu tiền trung bình năm 2001= x 360 = 58,98 ngày. Kỳ thu tiền trung bình năm 2002 = x 360 = 65,96 ngày Trong năm 2002 thời gian thu hồi các khoản phải thu tăng 6,98 ngày. nguyên nhân chính do Công ty cho khách hàng nợ tăng để đẩy nhanh việc tiêu thụ. Mặt khác, trong năm 2002 công ty quyết định sử dụng chính sách trả một phần tiền trước cho người bán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua vào. Tuy nhiên khoản mục các khoản phải thu khác (các khoản này không mang tính chất trao đổi mua bán) lại tăng đột biến với số tiền 597.552.631 đồng lương ứng tỉ lệ 976,26%. Như vậy công ty quản lý các khoản phải thu trong năm 2002 về tổng thể còn nhiều bất cập. 3. Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty nhằm đánh giá được khả năng từ tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh mà công ty phải đối mặt. 3.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 3.1.1. Hệ số nợ Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì họ thích hệ số nợ cao vì lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên nếu hệ số nợ quá cao thì công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán dễ bị khống chế về mặt tài chính. Hệ số nợ là thương số giữa tổng nợ và tổng nguồn vốn. Đối với công ty TRAPHACO ta có: Hệ số nợ năm 2001 = x100 = 49,86% Hệ số nợ năm 2002 = x100 = 56,86% Qua số trên ta thấy hệ số nợ năm 2002 tăng so với năm 2001 là 7%. Nguyên nhân do hầu hết các khoản nợ đều tăng làm nợ phải trả tăng 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ 98,8%. Trong đó :Nợ ngắn hạn tăng15.455.620.057 đồng tương ứng tỉ lệ 135,72%, nợ dài hạn tăng 8.278.649.187 đồng, tương ứng tỉ lệ 100% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 12.074.514.944 đồng tương ứng tỉ lệ 50% chậm hơn nợ phải trả. Với hệ số nợ như trên ta thấy khả năng huy động vốn của công ty rất tốt, hệ số tự tài trợ (1 - hệ số nợ) cũng khá cao. Đây là một yếu tố thể hiện thế mạnh của công ty. Tuy nhiên, với hệ số nợ tăng 7% thì đây là một hạn chế của công ty trong việc thu hút nguồn tài trợ vì đứng trên quan điểm người cho vay họ luôn muốn các khoản nợ của họ được đảm bảo. Tuy nhiên, trong trường hợp nợ vay ngày càng nhiều mà tình hình sản xuất kinh doanh tốt thì tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu sẽ càng cao, đây là điều mong muốn lớn nhất đối với mỗi chủ doanh nghiệp. 3.1.2. Tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư là tỷ số đánh giá trình độ sử dụng vốn của công ty, tỷ suất đầu tư cho ta thấy có bao nhiêu đồng được đầu tư vào tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty. = x100 = 15,6% = x100 = 17,26% Do đặc điểm của công ty hoạt động, trong lĩnh vực dược phẩm nên tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản . Tuy nhiên, tỷ suất này tăng đáng kể, do trong năm 2002 công ty đã tăng cường đầu tư thêm tài sản cố định. Ngoài ra, trong năm 2002 tổng tài sản của công ty tăng 35.798784288 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 74,33%. Chính điều này cũng phản ánh phần nào tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của công ty có chiếu hướng vừa theo chiều rộng vừa theo chiều sâu từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. 3.1.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định. Công ty cổ phần dược TRAPHACO đã dùng vốn chủ sở hữu để trang bị tài sản cố định với tỷ lệ như sau: Tỉ suất tự tài trợ năm 2001= x100 = 321,4% Tỉ suát tự tài trợ năm 2002 = x100 = 249,97% Do đặc thù của ngành và của Công ty nên TSCĐ chiếm tỉ trọng nhỏ do đó tỉ suất tự tài trợ TSCĐ của Công ty khá lớn, điều đó một phần giúp hạn chế được rủi ro do TSCĐ đem lại. Tuy nhiên, trong năm 2002 tỉ suất tự tài trợ TSCĐ giảm 71,43% do vốn chủ sở hữu tuy tăng 12.074.514.956 đồng tương ứng tỉ lệ tăng 50% trong khi TSCĐ lại tăng với tỉ lệ tăng nhanh hơn nhiều 92,86% tương ứng số tiền 6.977.381.985 đồng. Như vậy ta thấy, Công ty rất quan tâm đến việc đầu tư cho TSCĐ đồng thời cũng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn do TSCĐ đem lại. Tuy nhiên, qua tỉ suất tự tài trợ trên ta thấy vốn cố định của công ty vẫn ở mức an toàn. Nhận xét chung tình hình cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ta có bảng sau: Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 2002/2001 1.Hệ số nợ 49,86 56,86 +7 2. Tỷ suất tài trợ 50,14 43,14 -7 3. Tỷ suất đầu tư 15,6 17,26 + 1,66 4. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 321,4 249,97 -71,43 Hệ số nợ tuy tăng nhưng xét trong mối quan hệ với tỉ suất tự tài trợ ta thấy với cơ cầu vốn của công ty như vậy là khá an toàn. Vì với tỉ suất tự tài trợ chiếm tỉ lệ cao, mặt khác trong năm 2001 hoạt động của công ty vẫn hiệu quả nên lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn số tiền phải trả nên lợi nhuận VCSH tăng. Về TSCĐ, ta thấy trong năm 2002 công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư cho TSCĐ thể hiện tỷ suất đầu tư cho TSCĐ tăng 1,66% 3.1.4. Phân tích quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với các loại tài sản Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn. Nhưng trong từng nguồn vốn cụ thể thì không cân bằng với từng bộ phận tài sản, vì mỗi loại tài sản có thể được hình thành từ một hoặc nhiều nguồn, 1 nguồn vốn có thể bù đắp cho một hoặc nhiều loại tài sản.Đối với công ty ta có: Bảng cân đối kế toán (số liệu tổng hợp ) Đơn vị tính: triệu đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối kỳ A. Nợ phải trả 24.012,3 47.7736,6 Trong đó: A. TSLĐ và ĐTNH 37.810,8 61.532,2 Nợ dài hạn 8.278,6 B. TSCĐ và ĐTDH 10.350,6 22.428 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 24.149,1 36.223,6 Tổng tài sản 48.161,4 83.960,2 Tổng nguồn vốn 48.161,4 83.960,2 Những số liệu trong biểu ta có nhận xét như sau: Số đầu năm và số cuối kỳ nguồn vốn thường xuyên đều lớn hơn >tài sản cố định và đầu tư dài hạn 24.419,1tr.đồng > 10.350,6tr.đồng và 44.502,2 tr.đồng > 22.428 tr.đồng. Nguồn vốn tạm thời < hơn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 24.149,1 tr.đồng < 37.810,81 tr.đồng và 36.223,6 tr.đồng < 61.532,2 tr.đồng). Như vậy, tình hình huy động và sử dụng vốn là tốt doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn thường xuyên để đầu tư cho tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn. Với cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty như trên, vấn đề đặt ra là diễn biến nguồn vốn và sử dụng vào của công ty trong năm 2002 như thế nào ? 3.2. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được lập để phản ánh trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn tài trợ cho việc sử dụng vốn đó. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn phản ánh hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp có những chính sách cho tương lai. Nguyên tắc lập bảng kế diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được thể hiện ở sơ đồ sau: Bảngcân đối kế toán Nguồn vốn Tài sản Tính toán các thay đổi Sử dụng vốn -Tăng tài sản -Giảm nguồn vốn Diễn biến nguồn vốn -Tăng nguồn vốn -Giảm tài sản Qua số liệu trên ta có nhận xét: Một là: trong năm 2002 thực tế tổng giá trị tài sản tăng 35.798.784.288 đồng mặt khác quy mô sử dụng tăng lên 44.983.236.784 đồng. Điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn cao của công ty, công ty không chỉ làm nhiệm vụ giữ vốn mà còn chủ động tạo nguồn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh . Hai là: công ty cổ phần dược TRAPHACO chủ yếu tìm nguồn vốn từ khoản trích khấu hao tài sản cố định 2.950.866.287 đồng chiếm tỷ trọng 6,56%, vay ngắn hạn là 3.524.494.139 đồng chiếm tỷ trọng 7,84% tăng phải trả người bán 3.685.217.890 đồng chiếm tỷ trọng 8,19%; tăng phải trả công nhân viên 6.960.394.324 chiếm tỷ trọng 15,47% tăng vay dài hạn 8.278.649.147 chiếm tỷ trọng 18,4%, trích từ quỹ đầu tư phát triển 5.364.217.094 đồng chiếm tỷ trọng 11,92%. Ba là: tổng số vốn tăng của công ty chủ yếu được hình thành từ khoản vay dài hạn, trích quỹ đầu tư phát triển, tăng khoản phải trả người bán, vay ngắn hạn với tổng số vốn huy động được công ty, đã tăng quy mô đầu tư cho NVL tồn kho, chiếm tỷ trọng 8,19% dự trữ hàng hoá chiếm tỷ trọng 22,16%. tăng đầu tư cho XDCBDD chiếm tỉ trọng 11,34%, đầu tư cho TSCĐ là 22,07%. Với con số huy động lớn công ty đã tăng cường tín dụng bán hàng chiếm tỷ trọng 22,16% để thúc đẩy tiêu thụ, tăng tín dụng cho người bán trong việc mua hàng chiếm tỉ trọng 7,21%. Tuy nhiên vốn được hình thành từ khoản vay ngắn hạn và dài hạn thì công ty phải trả lãi từ đó có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do đó Công ty cần tăng khoản chiếm dụng từ những nguồn không phải trả lãi hoặc lãi xuất thấp nhưng vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế là tối ưu. Mặc dù qui mô sử dụng vốn tăng lên, vậy để làm rõ vấn đề hiệu suất sử dụng vốn của Công ty trong năm 2002 như thế nào ta đi phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Công ty. 3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong công ty. Để đánh giá năng lực sử dụng vốn của công ty, ta dựa vào các chỉ số hoạt động sau: 3.3.1. Tình hình quản lý hàng tồn kho. a. Vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24248.DOC
Tài liệu liên quan