Tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cơ khí 120: Lời mở đầu
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế của nước ta có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt, đổi mới với việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Cơ chế kinh tế mới cùng xu hướng hội nhập nền kinh tế hiện nay đã đặt các doanh nghiệp nước ta và một thách thức lớn để tồn tại và phát triển đứng vững trong nền kinh tế thị trườngđòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Thực tế trong thời gian qua chỉ ra những doanh nghiệp làm ăn có hhiệu quả, thích ứng được tốt với cơ chế thị trường sẽ tồn tại và phát triển. Ngược lại những doanh nghiệp không thích ứng sẽ bị phá sản hoặc giải thể. Hiện nay nước ta có sự mở rộng nền kinh tế, các nghành các cấp, các thành phần kinh tế khác nhằm dần dần xây dựng lại cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý của các công ty, xí nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số trông nền kinh tế trong đó doanh nghiệp ch...
71 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cơ khí 120, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế của nước ta có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt, đổi mới với việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Cơ chế kinh tế mới cùng xu hướng hội nhập nền kinh tế hiện nay đã đặt các doanh nghiệp nước ta và một thách thức lớn để tồn tại và phát triển đứng vững trong nền kinh tế thị trườngđòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Thực tế trong thời gian qua chỉ ra những doanh nghiệp làm ăn có hhiệu quả, thích ứng được tốt với cơ chế thị trường sẽ tồn tại và phát triển. Ngược lại những doanh nghiệp không thích ứng sẽ bị phá sản hoặc giải thể. Hiện nay nước ta có sự mở rộng nền kinh tế, các nghành các cấp, các thành phần kinh tế khác nhằm dần dần xây dựng lại cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý của các công ty, xí nghiệp. Hiện tại các doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số trông nền kinh tế trong đó doanh nghiệp chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế được nhà nước đầu tư phát triển. Điều đó không tránh khỏi sự độc quyền mặc dù doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả để đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển, dần dần tiến tới phát triển mạnh về nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, sánh vai cùng các nước phát triển khác trong khu vực Đông Nam á, đưa nền kinh tế lên ngang tầm và hoà cùng nền kinh tế thế giới.
Song hoạt động sản suất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, lại là một vấn đề rất phức tạp và nan giải. Có rất nhiều điều phải bàn đến tìm ra giải pháp cho phù hợp với sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Do đó các doanh nghiệp phải tự tìm và tạo ra con đường đi, môi trường kinh doanh của riêng mình.
Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thường coi đó là một môi trường cạnh tranh gay gắt, là điểm sống còn của các doanh nghiệp.
Vì thế việc nâng cao hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Nó có thể giúp công ty đứng vững trên thị trường và để tạo ra một môi trường kinh doanh phù hợp với nền kinh tế của mỗi công ty.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất trước hết các công ty, doanh nghiệp phải duy trì đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng hoá và phải làm thế nào để giảm được chi phí cho mỗi sản phẩm càng ít càng tốt. Nhưng vẫn đạt mức sản lượng tối đa lợi nhuận lớn. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường.
Đồng thời dưới sự phát triển và tác động của nền kinh tế các công ty, doanh nghiệp mới có thể dựa vào tiềm năng của mình để từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Công ty cơ khí 120 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty cơ khí giao thông vận tải chuyên sản xuất những mặt hàng thuộc phạm vi kết cấu thép mạ kẽm, sửa chữa xe máy công trình và sản xuất phụ tùng lắp giáp xe gắn máy. Trong điều kiện hiện nay, để đứng vững trên thị trường công ty luôn phấn đấu với khẩu hiệu:
“+ Tất cả vì quyền lợi của khách hàng vì sự phát triển lâu dài của công ty.
+ Đảm bảo quản lý chặt chẽ các quy trình hoạt động đã cam kết với khách hàng.
+ Không ngừng cải tiến nâng cao hơn nữa sự thoả mãn của khách hàng. “
Với thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120 dựa trên cơ sở lý luận chung dưới sự hướng dẫn của thầy Đồng Xuân Ninh chuyên đề
“Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cơ khí 120”
Mục đích bài viết Tìm ra điều mạnh yếu của công việc sản xuất kinh doanh. Phân tích các điều kiện chủ quan, khách quan. điều kiện bên trong , bên ngoài cộng với kết quả thực tế của đối tượng nghiên cứu. Để từ đó tìm ra con đường đi cho doanh nghiệp trên thị trường hiện nay
Đối tượng của chuyên đề này là : Công ty cơ khí 120.Bằng những kết quả cụ thể mà công ty đã đạt được trong những năm từ 1999 đến năm 2001. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí trong khi tình hình chung của ngành còn gặp nhiều khó khăn mà công ty vẫn đứng vững trên thị trường trong những năm qua và hiện nay đang khẳng định mình
Bằng phương pháp phân tích so sánh các kết quả đã đạt được kinh doanh của công ty. Dùng cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu hoạt động để từ đó có giả pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh của công ty.
Chuyên đề được chia làm ba chương
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120.
Qua bài viết này tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đồng Xuân Ninh và Công ty cơ khí 120 đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Phạm Vũ Lợi
Chương i
lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
1. Khái niệm.
Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, song vẫn có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi Công ty, doanh nghiệp kinh doanh đều nhằm mục đích là lợi nhuận. Nếu duy trì được lợi thế kinh doanh thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải tự xác định hướng kinh doanh, chiến lược kinh doanh cho mình. Trong mọi thời kỳ phát triển đều phải kinh doanh sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh đó là phân bổ tốt các nguồn lực sẵn có.
Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trước tiên ta phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như từng bộ phận kinh doanh.
Có thể nói rằng, sự thống nhất về quan điểm cho rằng phạm trù về hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoật động kinh doanh song lại rất khó có thể tìm thấy được sự thống nhất trong quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo nhà kinh tế học ManfredKulin thì hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là một phạm trù kinh tế nó phản ánh trình độ lợi dụng và cung cấp các nguồn lực như thiết bị máy móc nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Chuyên đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nếu doanh nghiệp biết tận dụng mọi khả năng về lao động và về vốn thì sẽ có mức chi phí cho sản xuất kinh doanh là thấp nhất.
2. Bản chất.
Qua khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh ta thấy được rõ hơn hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu, tiền vốn trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu ta xét ở hai khía cạnh: - Hiệu quả
- Kết quả.
-Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình sản xuất kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó.
Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp, kết quả có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tuỳ thuộc vào đặc trưng của sản phảm mà quá trình ản xuất kinh doanh tạo ra nó có thể là tấn, tạ,…m2 , m3 ,lít. Các đơn vị giá trị như triệu đồng, ngoại tệ….
Kết quả còn có thể phản ánh mặt chất lượng của sản phẩm sản xuất kinh doanh như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp.
-Hiệu quả là phạm trù phản ánh mức độ, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất mà trình độ lợi dụng ở đây không thể đo bằng đơn vị hiện vật hay giá trị mà nó lại là một phạm trù tương đối.
Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
Nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ta lại nghĩ ngay đến hai chỉ tiêu đó là chi phí và kết quả đó là mối quan hệ giữa tỷ số và kết quả hao phí nguồn lực.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh, nó hoàn toàn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả với sự tăng lên của các yếu tố đầu vaò.
II. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Chỉ tiêu về năng suất lao động.
Thường đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo năm, ngày, giờ….Năng suất lao động không chỉ phản ánh kết quả công tác mà còn trực tiếp phản ánh khái quát nhất kết quả công tác trong kỳ và thường đạt chỉ tiêu về sử dụng đánh giá kết quả cuối cùng của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân phản ánh chỉ tiêu lao động hằng năm nó phụ thuộc vào nhân tố máy móc thiết bị.
Thông thường nói đến năng suất lao động ta thường nghĩ ngay đến dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại và có sự sáng tạo của người lao động để điều khiển được các thiết bị hiện đại mới nhằm đưa năng suất lao động tăng lên.
Chúng ta đã biết rằng, dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu đều do bàn tay khối óc con người tạo ra. Vì vậy, cái quan trọng ở đây là ta phải biết phối hợp nhịp nhàng giữa người vận hành các máy móc thiết bị hiện đại, mà năng suất lao động lại chủ yếu dựa vào hai vấn đề trên đó là người vận hành máy móc thiết bị.
Công thức:
ồ giá trị tổng sản lượng
=
NSLĐ bình quân
ồ Số người lao động
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân ngày của công nhân sản xuất ngoài nhân tố thuộc về bản thân người sử dụng mà năng suất lao động còn phụ thuộc vào thời gian lao động.
Nếu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngày mà nhỏ hơn năng suất lao động giờ thì nó phản ánh việc sử dụng thời gian số giờ làm việc bình quân của công nhân là kém so với kế koạch và ngược lại nếu như năng suất lao động bình quân năm của một công nhân mà lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày của một công nhân thì nó phản ánh doanh nghiệp sẽ tăng số ngày làm việc trong năm.
2. Chỉ tiêu về giá thành sản phẩm.
Trong mỗi doanh nghiệp việc ổn định giá thành cho một loại sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, giá thành phải thế nào để cho phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo mẫu mã, bao bì phù hợp.
Nhưng thực tế lại cho thấy rằng tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm và chi phí cho sản xuất một sản phẩm lớn hay nhỏ để từ đó có thể tính được giá thành mỗi sản phẩm mà vẫn đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Mỗi một sản phẩm phải đạt được chất lượng cao như độ an toàn lớn, mẫu mã hình thức bao bì phù hợp, tránh loè loẹt, tiết kiệm được thời gian sản xuất ra một sản phẩm. Có được như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp đạt được tốt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, giúp doanh nghiệp ấn định được giá thành sản phẩm,mức độ tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
Giá thành sản phẩm = Chi phí trực tiếp 1 sản phẩm + Chi phí chung 1 sản phẩm
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm thường dùng.
- Phương pháp giản đơn:
Z sản phẩm= ồ CFKD
Số lượng sản phẩm sản xuất ra
Phương pháp này chỉ áp dụng với doanh nghiệp chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất.
-Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hai hay nhiều bước.
Z = Z1 + Z2.
Z1 là giá thành sản phẩm sản xuất ra.
Z2 là giá thành về giá trị tiêu thụ của những sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
ồchi phí kinh doanh trực tiếp
Z1 =
Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ
Chi phí kinh doanh quản trị + Chi phí kinh doanh tiêu thụ
Z2 =
Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
ở đây áp dụng được trong trường hợp có kết quả chi phí kinh doanh của từng bước công việc.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số tương đương.
Ta tiến hành chia sản phẩm theo nhóm hoặc một tập hợp chi phí kinh doanh theo nhóm và tính giá thành sản phẩm như ở phần sản phẩm giản đơn.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Phân nhóm sản phẩm là các nhóm có các đặc điểm giống nhau.
Bước 2: Lựa chọn, liệt kê các sản phẩm điển hình.
Bước 3: Xác định các hệ số tương quan trên cơ sở định mức sản phẩm.
Bước 4: Quy đổi mọi sản phẩm trong nhóm thành sản phẩm điển hình thông qua hệ số tương đương.
Bước 5: Tính giá thành cho sản phẩm điển hình.
Bước 6: Sử dụng các hệ số tương quan để xác định giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm cụ thể trong nhóm.
- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp bổ xung.
ồ CFKD trực tiếp
Tỷ lệ bổ sung chung = x100 = (%)
ồ CFKD gián tiếp
ồ CFKD trực tiếp về vật tư
Điểm vật tư = x100 = (%)
ồ CFKD gián tiếp ở đoạn sản xuất
ồCFKD trực tiếp ở điểm sản xuất
Tỷ lệ bổ sung điểm sản xuất = x100 = (%)
ồCFKD gián tiếp ở đoạn sản xuất
ở đây điều kiện để áp dụng với Doanh nghiệp sản xuất với nhiều loại sản phẩm, doanh nghiệp đã thiết lập và thực hiện tính chi phí kinh doanh theo loại, điểm.
3. Chỉ tiêu về doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau: số lượng, chất lượng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Nếu chất lượng sản phẩm tốt giá thành ổn định thì doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, lúc này doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên kéo teo cả đời sống của công nhân sẽ có thu nhập cao.
Doanh thu sản phẩm = Số lượng sản phẩm x giá thành 1 đơn vị sản phẩm.
4. Chỉ tiêu về lợi nhuận.
Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Tất cả mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận, đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, điều đó sẽ được phản ánh qua hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa mỗi doanh nghiệp.
LNDN = ồCFSXKD - ồDoanh thu của doanh nghiệp
PDN
5. Chỉ tiêu về mức thu nhập .
Mức thu nhập của người lao động phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trình độ quản lý của cán bộ điều hành. Nếu trình độ của người điều hành tốt vừa có thể lãnh đạo và tìm tòi phương pháp làm giảm thời gian lao động nhưng sản phẩm vẫn tăng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thu được nhiều lợi nhuận cao thì mức thu nhập của công nhân sẽ ổn định, tăng lên thúc đẩy người công nhân có trách nhiệm với công việc, hăng hái lao động. Nên áp dụng hình thức trả lương có thưởng để khuyến khích lao động, ngoài ra còn có nhiều hình thức trả lương để khuyến khích lao động tăng lợi nhuận đó là khoán sản phẩm, lương thời gian….
ồChi phí tiền lương
Thu nhập bình quân 1 lao động =
ồSố người lao động
6. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn kinh doanh được thể hiện bằng toàn bộ tiền lương, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm:
+ Tài sản cố định: Nhà cửa, kho tàng, đất đai,…
+ Tài sản lưu động như: Tiền , bản quyền, ngân phiếu,…
Xét trên góc độ chu chuyển vốn thì lại chia làm hai loại:
+ Vốn lưu động đó là số vốn dùng để mua sắm các máy móc thiết bị, sản phẩm…
Tài sản lưu động là giá trị của nó bị dịch chuyển một lần hoàn toàn trong một chu kỳ kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào biết sử dụng vốn quay vòng càng nhiều thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận lớn.
+ Vốn cố định là số vốn dùng để mua sắm tài sản cố định vốn này sẽ được dịch chuyển dần qua từng phần và qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh.
7. Chỉ tiêu về doanh lợi.
Quan tâm xem xét, đây là nhóm chỉ tiêu và là thước đo quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về doanh lợi bao gồm các chỉ tiêu như:
- Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh.
DVKD = PR + PVV x 100 (%)
VKD
Trong đó: D: Hiệu quả mức doanh lợi.
DVKD là doanh lợi vốn kinh doanh.
PR là lãi ròng.
PVV là lãi vốn vay.
VKD là vốn kinh doanh.
DVKD cho biết một đồng vốn kinh doanh cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận.
DVKD = PR = lợi nhuận trước thuế x 100 (%)
VKD VKD
- Doanh lợi vốn tự có:
Có nhiều nhà quản trị học cho rằng phải xem xét xem chi tiêu doanh lợi vốn tự có có phải là mô hình lựa chọn về kinh tế hay không.
Thực chất doanh thu bán hàng của một kỳ tính toán chính là việc sử dụng vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp, hơn nữa chỉ tiêu này còn có hạn chế là nếu đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu này thì doanh nghiệp đi vay vốn càng nhiều thì dẫn tới hiệu quả kinh doanh sẽ rất cao.
DVTC = PR x 100 (%)
VTC
Trong đó: DVTC là doanh lợi vốn tự có của một thời kỳ tính toán.
VTC là tổng vốn tự có của một thời kỳ.
- Doanh lợi của doanh thu bán hàng.
DTR(%) = PR x 100
VKD
Với DTR doanh lợi của doanh thu bán hàng của một thời kỳ.
TR doanh thu bán hàng của thời kỳ tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí.
+ Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh của một thời kỳ:
HCPKD(%) = TR x 100
TCKD
Trong đó:
HCPKD: Hiệu quả kinh doanh tính theo tiềm năng.
TR: Doanh thu bán hàng của thời kỳ tính toán.
TCKD: Tính chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Chú ý: Nếu không xác định được doanh thu bán hàng có thể sử dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của thời kỳ thay thế cho chi phí kinh doanh của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
+ Hiệu quả kinh doanh theo tiềm năng của một thời kỳ.
HTN(%) = TCKDTt x 100
TCKDPD
Trong đó:
HTN: Là hiệu quả kinh doanh tính theo tiềm năng
TCKDTt: Chi phí kinh doanh thực tế phát sinh của kỳ
TCKDPD: Chi phí kinh doanh phải đạt.
8. Một số chỉ tiêu kinh doanh bộ phận.
* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Để đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như:
+ Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh.
SV = TR
VKD
Trong đó: SVVKD là số vòng quay của vốn kinh doanh.
Nếu số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng nhiều.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bởi chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản vốn cố định.
HTSCD = PR
TSCĐG
Trong đó: HTSCD là hiệu suất sử dụng tài sản cố định
TSCĐG là tổng giá trị tài sản bình quân trong kỳ.
Tổng giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ là tổng giá trị còn lại của tài sản cố định, được tính theo nguyên giá của tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tích luỹ đến thời kỳ tính toán.
TSCĐG = Nguyên giá tài sản cố định- Giá trị đã hao mòn.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị TSCĐ trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ở đây đã thể hiện được trình độ và khả năng sử dụng tài sản cố định và sinh lời trong sản xuất kinh doanh.
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định để từ đó xác định tính hiệu quả và nguyên nhân của việc sử dụng không có hiệu quả ài sản cố định, thông thường là do đầu tư vào tài sản cố định không dùng đến, sử dụng tài sản cố định không hết công suất.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
HVLĐ = PR
VLĐ
Trong đó: HVLĐ là hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
VLĐ là vốn lưu động bình quân kỳ tính toán.
Vốn lưu động bình quân kỳ tính toán chính là giá trị bình quân của vốn lưu động có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ngoài ra hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được phản ánh thông qua chỉ tiêu số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm.
SVVLĐ = TR
VLĐ
Với SVVLĐ là số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm. Nghịch đảo của chỉ tiêu trên là chỉ tiêu số ngày bình quân của một kỳ luân chuyển vốn lưu động.
SVLC = 365 = 365VLĐ
SVVLĐ TR
SVLC là số ngày bình quân của một vòng luân chuyển vốn lưu động.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tính theo lợi nhuận: Chỉ tiêu này được xác định bằng tích của tỷ suất lợi nhuận trong tổng giá trị kinh doanh với số vòng luân chuyển vốn lưu động.
HVLĐ = PR x TR
TR VLĐ
+ Hiệu quả góp vốn trong công ty cổ phần được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ phần.
DVCP(%) = PR
VCP
DVCP là tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần.
VCP là vốn cổ phần trong kỳ tính toán.
Vốn cổ phần bình quân được xác định theo công thức: VCP = SCP * CP
CP là giá trị mỗi cổ phiếu.
SCP là số lượng bình quân cổ phiếu đang lưu hành. Số lượng cổ phiếu bình quân cổ phiếu đang lưu thông được tính bằng:
SCP = SCPDN + S
SCPDK là số cổ phiếu đầu năm.
S số cổ phiếu tăng (giảm) bình quân trong năm.
Số cổ phiếu thay đổi trong năm được xác định theo công thức:
S = ồSiNi
365
Si là số lưọng cổ phiếu phát sinh lần thứ i( Si<0 nếu thu hồi).
Ni là số ngày thu hồi cổ phiếu trong năm.
S <0 là lượng cổ phiếu kỳ tính toán giảm.
+ Hiệu quả sử dụng lao động: Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở các chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời và hiệu suất tiền lương.
+ Năng suất lao động: Năng suất lao động bình quân của một thời kỳ tính toán được xác định:
APN = K
AL
APN là năng suất lao động bình quân của kỳ tính toán.
K là kết quả tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
AL là số lao động bình quân.
Thời gian của kỳ tính toán thường là một năm, năng suất lao động năm chịu ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thời gian lao động trong năm, đến số ngày làm việc trong năm, số giờ làm việc trong ngày và ảnh hưởng đến năng suất lao động bình quân của mỗi giờ. Chính vì vậy nên năng suất lao động bình quân năm được tính theo thời hạn ngắn hơn đó là:
Năng suất lao động bình quân giờ:
APG = APN
N.C.G
Trong đó: APG là năng suất lao động bình quân giờ.
N số ngày làm việc bình quân năm.
C là số ca làm việc trong ngày.
G là số giờ làm việc bình quân/ca làm việc.
+ Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động:
Bên cạnh chỉ tiêu năng suất lao động còn có chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của một lao động cũng thường được sử dụng, mức sinh lời cho ta biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ tính toán.
PBQ = PR
L
Trong đó: PBQ là lợi nhuận bình quân do lao động tạo nên trong kỳ tính toán.
L là số lao động làm việc bình quân trong kỳ.
+ Chỉ tiêu về hiệu suất tiền lương.
Hiệu suất tiền lương phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt tới kết quả cụ thể như thế nào. Kết quả có thể là doanh thu hay lợi nhuận, nếu lấy kết quả để tính toán là doanh thu sẽ có:
PW = PR
ồTLĐT
Với PW là hiệu suất tiền luơng của một kỳ tính toán.
ồTL là tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng.
+ Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
SVNVL = NVLSD
NVLĐT
Trong đó: SVNVL là số vòng luân chuyển nguyên vật liệu trong kỳ.
NVLSD là giá vốn nguyên vật liệu đã dùng.
NVLDT là giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ của kỳ tính toán.
+ Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang:
SVSPĐ = ồHHCB
VTĐT
SVSPĐ là số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang.
ồHHCB là tổng giá thành hàng hoá đã chế biến.
VTĐT là giá trị vật tư dự trữ trong kỳ tính toán.
Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này sẽ có giá trị lớn phản ánh doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh cho dự trữ nguyên vật liệu, giảm bớt nguyên vật liệu tồn kho làm tăng vòng quay của vốn lưu động, ngoài ra để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả người ta phải đánh giá mức thiệt hại mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ.
+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Ngoài các chỉ tiêu trên ta còn có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua các hệ số chỉ tiêu tận dụng công suất máy móc thiếtbị :
HMMs = QTT
QTK
Trong đó: HMMs là hệ số tận dụng công suất máy móc thiét bị.
QTT là sản lượng thực tế đạt được.
QTK là sản lượng thiết kế.
Nhiều chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp được tính toán không chỉ riêng ở phạm vi doanh nghiệp mà còn có ở các bộ phận nhỏ bên trong doanh nghiệp, việc phân chung.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1. Các nhân tố bên trong.
1.1. Về lực lượng lao động.
Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của doanh nghiệp là lực lượng lao động của doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật hiện đại và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển cuat kinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội quân tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều đó càng chứng tỏ vai trò quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Công cụ lao động là phương tiện để con người sử dụng để tác động lên đối tượng sử dụng các công cụ đó.
Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động và quá trình tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm tăng năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp do chưa đổi mới cơ chế, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, trang thiết bị còn lạc hậu dẫn đến năng suất thấp.
Trong thực tế, qua những năm chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trường vừa qua cho thấy rằng doanh nghiệp nào đạt đựơc trang bị công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao tạo được lợi thế trên thị trường có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp.
Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan tọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển trước hết doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, tạo các lợi thế về chất lượng sản phẩm, sự khác biệt hoá sản phẩm. Người ta cũng phải khẳng định rằng ngay cả đối với việc đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố quản trị chứ không phải nhân tố kỹ thuật, quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 chính là dựa trên nền tảng tư tưởng đó.
Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm khai thác và thực hiện phân bổ các nguồn lực sản xuất, chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ.
Đội ngũ các nhà quản trị, đặc biệt là các cấp lãnh đạo phải luôn dựa vào tài năng, năng lực sẵn có của mình. Lãnh đạo phải điều khiển doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phát triển một cách mạnh mẽ về mọi mặt. Mặt khác doanh nghiệp cũng phải dựa vào trình độ của đội ngũ công nhân làm việc lâu năm có nhiều kinh nghiệm và phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận và thiết lập được mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.
1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin.
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang dần làm thay đổi nhiều về lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ tin học đóng vai trò chủ chốt. Thông tin được coi là hàng hoá để đạt được những thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp rất cần lượng thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải biết thêm về thông tin kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước hoặc quốc tế. Cần biết rõ các thông tin , các chính sách kinh tế của nhà nước để từ đó đúc kết các kinh nghiệm cho bản thân mình và cho cả doanh nghiệp. Thông tin càng nhanh, càng chính xác thì doanh nghiệp có thể tránh được thiệt hại do nền kinh tế thị trường gây ra. Nói chung, về thông tin nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được thông tin nhanh thì doanh nghiệp đó sẽ cầm chắc phần thắng lợi trong kinh doanh, nói cách khác trong kinh doanh nếu biết mình biết người mới có cơ dành thắng lợi.
1.5. Nhân tố tính toán kinh tế.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và hao phí nguồn lực, cả hai đại lượng kết quả và hao phí của mỗi thời kỳ rất khó đánh giá.
Nếu ta xét trên phương tiện giá trị và sử dụng lợi nhuận là kết quả, chi phí là cái phải bỏ ra ta sẽ có:
P = TR- TC
Trong thực tế kinh tế học đã khẳng định tốt nhất là sử dụng phạm trù lợi nhuận kinh tế mới là lợi nhuận thực. Trong khi đó muốn xác định được lợi nhuận kinh tế trước hết phải xác định được chi phí kinh tế, phạm trù chi phí kinh tế phản ánh chi phí thực. Cho đến nay khoa học vẫn chưa tính toán được chi phí kinh tế mà vẫn sử dụng phạm trù chi phí tính toán trên cơ sở đó sẽ xác định được lợi nhuận tính toán.
Hiện nay chi phí tính toán được sử dụngcó thể là chi phí tài chính và chi phí kinh doanh.
Chi phí tài chính được tính toán nhằm phục vụ cho các đối tượng bên ngoài quá trình kinh doanh nên phải dựa trên cơ sở nguyên tắc thống nhất.
Chi phí kinh doanh phục vụ cho bộ máy quản lý ra quyết định, nó tiếp cận dẫn đến chi phí thực nên sử dụng nó sẽ xác định được lợi nhuận chính xác hơn.
2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài.
2.1. Môi trường pháp lý:
Gồm luật và văn bản dưới luật. Mọi quy định về luật kinh doanh sẽ có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường pháp lý tạo ra" sân chơi" bình đẳng để các doanh nghiệp đều tham gia hoạt động kinh doanh vừa phải cạnh tranh vừa phải hợp tác với nhau tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của mình và điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng chung đó là lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Vì tạo ra"sân chơi" bình đẳng nên mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển nhân tố nội lực, vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, tận dụng cơ hội bên ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp mình, nên tránh đổ vỡ không cần thiết có hại cho xã hội.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, nếu kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước đó và tiến hành kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước sở tại
2.2. Về môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp. Trước hết phải nói đến chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… các chính sách kinh tế vĩ mô nói trên sẽ tạo ra sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của từng ngành.
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh các cơ quan quản lý phải làm tốt công tác dự báo để điều tiết các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào, doanh nghiệp nào sản xuất theo xu hướng cung vượt cầu, phải hạn chế doanh nghiệp sản xuất theo kiểu độc quyền, kiểm soát sự độc quyền để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Quản lý tốt các doanh nghiệp không để tạo ra sự đối sử khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân khác.
2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng.
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tinh liên lạc, điện, nước, sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo. Tất cả đều là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào kinh doanh ở khu vực có hệ thống đường giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cơ đông đúc, trình độ dân trí cao sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất nhanh do vậy sẽ tăng tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
IV. Một số chỉ tiêu có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí.
1. Chỉ tiêu về thiết bị kỹ thuật.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước ta. Vì nước ta là một nước có nền công nghiệp phát triển chậm hơn các nước ở Đông Nam á nói chung. Từ khi nước ta thực hiện cơ chế của nền kinh tế thị trường thì nền công nghiệp của nước ta đã có sự thay đổi rõ ràng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày một lớn mạnh đó là do quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày một lớn mạnh. Đó là do quá trình sản xuất luôn luôn gắn liền với sự phát triển của tư liệu sản xuất, do đó sự phát triển của tư liệu sản xuất lại gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, dẫn đến sản lượng tăng nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành sản phẩm hạ.
Như vậy, cơ sở vật chất để sản xuất ra các sản phẩm là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế đặc biệt là trong ngành cơ khí. Cơ khí là lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp vì vậy sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi phải có trình độ chính xác cao, độ bền cao, chất lượng tốt…. Do đó các máy móc thiết bị để thực hiện sản xuất phải là máy móc thiết bị thật tốt, máy móc phải luôn luôn hiện đại có độ chính xác tuyệt đối. Nếu máy móc đã lạc hậu, lỗi thời mà không có sự cải tiến lại thì trong quá trình sản xuất sẽ dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp doanh nghiệp bị lỗ có nguy cơ phá sản.
Hiện nay dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, sự phát triển kỹ thuật và công nghệ tiến bộ đóng vai trò chủ chốt và còn mang tính quyết định đối với việc nâng cao năng suất lao động, cũng như về chất lượng sản phẩm. Hiệu quả sản xuất đạt mức tối ưu, sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của doanh nghiệp.
2. Chỉ tiêu về giá trị sản lượng.
Giá trị sản lượng là một trong những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rõ ràng nhất, bằng cách so sánh kết quả sản xuất của năm sau so với năm trước để từ đó có cơ sở xem xét về mặt tổng giá trị sản lượng, về chi phí sản xuất, về doanh thu và lợi nhuận của kỳ thực hiện so với kế hoạch. Qua đó sẽ biết doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch sản xuất mà doanh nghiệp đã đề ra hay không. Hiệu quả của năm sau so với năm trước là tăng hay giảm, giá trị tổng sản lượng có tiết kiệm được chi phí sản xuất hay không, lợi nhuận tăng hay giảm, là bao nhiêu ?.
Các thông số sẽ cho ta biết doanh nghiệp hoạt động sản xuất là có hiệu quả hay không có hiệu quả ?.
3. Các chỉ tiêu khác.
Đối với ngành cơ khí ngoài những chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cơ khí nói riêng cũng như các ngành khác nói chung, còn có các chỉ tiêu khác cũng tương tự như nhau. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu về năng xuất lao động.
+ Chỉ tiêu về lợi nhuận.
+ Chỉ tiêu về mức thu nhập
+ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.
Chương II
Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty cơ khí 120.
I.Cơ sở hình thành và phát triển của Công ty cơ khí 120.
1. sự phát triển của công ty.
Lịch sử hình thành Công ty cơ khí 120.
Công ty cơ khí 120 tiền thân là nhà máy cơ khí 120 được thành lập từ năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc. Đây là cơ sở sản xuất phục vụ kháng chiến chống Pháp của khu giao thông công chính. Năm 1974 nhà máy tham gia xây dựng cầu Thăng Long và được bộ giao thông vận tải cho đổi tên thành nhà máy cơ khí 120 theo quyết định số 1392/QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/07/1990
Là thành viên của liên hiệp xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở tận dụng khai thác tiềm năng lao động và cơ sở vật chất ky thuật của Công ty.
Quá trình hoạt động của Công ty.
Tháng 05/1955 nhà máy chuyển từ Việt Bắc về xây dựng tại Km7 Quốc lộ 1A, thời kỳ này nhà máy trực thuộc tổng cục đường sắt, chuyên sản xuất phụ tùng, phụ kiện, đầu máy, toa xe cho ngành đường sắt với mức san lượng hàng trăm tấn/năm.
Năm 1974 nhà máy chuyển nhiệm vụ tham gia xây dựng cầu Thăng Long, với nhiệm vụ sản xuất cơ khí, kết cấu thép, phục vụ thi công cầu như các trụ cầu, khung vây cột cán thép. nhận sửa chữa xe máy công trình cho các đơn vị trong liên hợp cầu Thăng Long. Sau năm 1975 nhà máy nhận sản xuất các loại dầm cầu cho tuyến đường sắt Thống Nhất. Năm 1979 nhà máy sản xuất các loại dầm cầu cho các tỉnh biên giới phía Bắc.
Năm 1983 do yêu cầu sắp xếp lại cơ sở sản xuất, Bộ giao thông vận tải có quyết định số 576QĐ-TCCB ngày 19/03/1983 hợp nhất nhà máy cơ khí 120 và nhà máy X410 thành nhà máy cơ khí 120 có mặt bằng lớn sản xuất ra hàng nghìn tấn sản phẩm kết cấu thép như dầm, phao phà, hàng trăm tấn phụ kiện đường sắt như cọc say, bulong….
Trong các năm 1989 đến năm 1991 nhà máy sắp xếp lại lực lượng lao động, tih giảm bộ máy gián tiếp, nhà máy không ngừng phát huy năng lực sản xuất các loại sản phẩm của nhà máy. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, nhà máy đã sớm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm khác để sử dụng lao động dư thừa và tận dụng nhà xưởng như làm giầy vải Liên Xô và sản xuất mặt hàng may mặc cho các nước Đông Âu.
Năm 1995 theo quyết định 90TTG của Thủ tướng Chính Phủ về việc thu gọn các doanh nghiệp Nhà nước về một mối. Bộ giao thông vận tải đã ra quyết định số 5239/QĐ/TCCB-LĐ ngày 23/12/1995, sát nhập nhà máy cơ khí 120 vào trực thuộc tổng Công ty cơ khí và đổi tên thành Công ty cơ khí 120.
Từ đó đến nay, Công ty vẫn liên tục duy trì sản xuất ra các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực của Công ty và luôn luôn không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh để bảo toàn vốn, làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Sự phát triển của Công ty cơ khí 120.
Công ty cơ khí 120 là cơ sở sản xuất, hoạt động hơn 50 năm qua trong nghành giao thông vận tải. Công ty có diện tích mặt bằng 27872 m2, diện tích nhà xưởng và cơ quan làm việc khang trang rộng rãi, có nhiều máy cắt, gọt chuyên dùng với công suất lớn.
Mặt khác, Công ty không ngừng trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như: Máy hơi ép, máy phun cát làm sạch sản phẩm, kệ mạ kim loại, máy phun sơn…. Để không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm. Mặt khác, Công ty cũng rất tích cực mở rộng mối quan hệ với các Công ty trong và ngoài nghành để tận dụng và phát huy nguồn lực sẵn có của Công ty. Tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với mọi nghành kinh tế khác trong và ngoài nước để phấn đâú đạt giá trị tổng sản lượng mỗi năm từ 5 đến 6 tỷ đồng.
Công ty đã phấn đấu về mọi mặt, tự cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế, không ngừng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, phục vụ cho nghành giao thông vận tải và nền kinh tế quốc dân. Thực hiện bảo toàn và phát huy nguồn vốn được Nhà nứoc giao, không ngừng nâng cao chỉ tiêu nộp ngân sách cho Nhà nước, từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba.
Đặc điểm chung của Công ty cơ khí 120.
Công ty cơ khí 120 là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải, Công ty có quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty.
Vốn và tài sản: Tổng số vốn 5026.4 triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định 4636.7 triệu đồng.
+ Vốn lưu động 389.7 triệu đồng.
Công ty tự chịu trách nhiệm về cam kết của mình trong phạm vi số vốn Nhà nước do Tổng Công ty giao để quản lý và sử dụng.
Tên giao dịch quốc tế: Mechanial Company 120.
Trụ sở Km7 đường Trương Định quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Công ty có trách nhiệm kinh doanh chuyên nghành cơ khí giao thông vận tải theo quy hoạch theo kế hoạch của nghành giao thông vận tải và yêu cầu của thị trường gồm:
+ Sản xuất chế tạo đóng mới các phương tiện vận tải bốc xếp trong nghành đường bộ và đường thuỷ.
+ Sản xuất chế tạo các phụ kiện cho nghành đường sắt.
+ Sản xuất chế tạo dàmm thép có khẩu độ 8.12.16.24 và 32m và các loại cầu nông thôn khác.
+ Sản xuất chế tạo các loại cột điện như 35KV, 110KV, 220KV cùng các loại phụ kiện như bulong các loại, mạ kẽm nhúng nòng hoàn chỉnh.
+ Sản xuất các loại thiết bị kết cấu thép cho nghành chế tạo và khai thác vật liệu xây dựng cũng như các dụng cụ, phương tiện cho các nghành xây dựng cơ bản.
+ Bảo dưỡng sửa chữa trung đại tu các loại ô tô tải, ô tô khách, cần cẩu bánh lốp, bánh xích và các loại xe, máy công trình.
+ Lắp ráp xe tải 0.5 tấn và các loại xe máy đa dạng CKD.
Tổ chức bộ máy của Công ty cơ khí 120.
Toàn Công ty hiện nay có 315 người đang làm việc, trong đó số công nhân lao động trực tiếp là 258 người. Lao động nữ có 40 người chiếm 13%, độ tuổi trung bình của công nhân là 32 tuổi, độ tuổi trung bình của cán bộ là 40 tuổi. Công ty có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 8 phòng ban nghiệp vụ, 2 xí nghiệp trực tiếp sản xuất.
2. cơ cấu tổ chức công tyTổ chức bộ máy của Công ty.
2.1 Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Dựa trên cơ sở đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, quy mô sản xuất, xí nghiệp đã sắp xếp một cơ cấu tổ chức quản lý cơ bản như sau:
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Công ty, dưới sự tham mưu của Phó Giám đốc và các phòng ban đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phó giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm về hành chính bảo vệ xây dung cơ bản.
Phó giám đốc thứ hai: Chịu trách nhiệm trực tiếp về chỉ đạo giám sát hướng dẫn kỹ thuật và sản xuất của phân xưởng.
Phòng tài chính kế toán là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ đơn vị nào? Nó có trách nhiệm giám sát kiểm tra và cố vấn cho giám đốc về mạt tài chính và theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời tham mưu cho lãnh đạo về tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ, về tình hình tư vấn sử dụng và luân chuyển vốn, thực hiện các chế độ về tài chính của Công ty.
Phòng kinh doanh: Chi phối chủ yếu mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, đồng thời có trách nhiệm tìm thị trường tiêu thụ, tìm bạn hàng, nắm bắt thông tin về những bạn hàng mà Công ty sản xuất kinh doanh và giá cả các mặt hàng đó.
Phòng tổ chức lao động: Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty, có trách nhiệm thực hiện và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định với cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực hiện định mức công việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền lương, lập định mức lao động trên một sản phẩm, theo dõi công tác bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
Phòng kế hoạch vật tư: Là hợp nhất của hai phòng kế hoạch và vật tư với nhiệm vụ xây dung kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng thang, hàng quý, hàng năm. Thực hiện kiển tra tiến độ kế hoạch sản xuất đảm bảo cung ứng đầy đủ những thông tin kịp thời, những thông tin cần thiết, cân đối cấp phát vật tư đúng định mức.
Phòng kỹ thuật: Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quy cách từng mặt hàng có thiết kế, khuôn mẫu, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, khoa học kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
Phòng KCS: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.
2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất việc tổ chức quản lý sản xuất khoa học là vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn đến chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc tổ chức sản xuất tại một doanh nghiệp lai phụ thuộc vào điều kiện- mặt bằng sản xuất của Công ty thấ nên vào mùa mưa hay bị ngập úng, nhà xưởng đã sử dụng từ lâu tình trạng nhà xưởng xuống cấp cần phải sửa chữa gấp, nhưng do Công ty chưa xin được kinh phí nên nhà xưởng vẫn trong tình trạng báo động. Tới năm 2001 tình trạng này đã được giải quyết bằng bê tông mặt đường và nền nhà xưởng.
Thuận lợi: Mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhưng để tổ chức sản xuất Công ty đã có những phương án mới để tự xác định chỗ đứng cho mình. Với sự phát triển mở rộng sản xuất với đa dạnh các mặt hàng, ngoài các mặt hàng chủ yếu như lắp ráp cột điện, cầu, gia công các loại bulong. Ngoài ra Công ty còn nhận mạ, đúc, tiện, đóng mới thùng xe Công ty tận dụng mặt bằng dư thừa để cho thuê như Công ty cơ khí Phú Cường, nhựa Tân Đức….
Công ty có đội ngũ cán bộ vó trình độ chuyên môn cao biết nhìn xa trông rộng, rất năng động với cơ chế thị trường, tự khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
Ngoài ra Công ty được Tổng Công Ty cơ khí giao thông vận tải và Bộ giao thông thông vận tải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư mở rộng sản xuất.
3. Đặc điểm các công nghệ sản xuất.
Công ty cơ khí 120 có quy trình công nghệ sản xuất theo kiếu chế biến liên tục, kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định và khép kín trên cùng một quy trình sản xuất trong cùng một phân xưởng. Sản phẩm sản xuất ra theo từng loại, sản phẩm đa dạng với các loại hình sản xuất nên Công ty đã có từng quy trình sản xuất riêng cho từng loại sản phẩm.
Dưới đây là quy trình công nghệ của một số sản phẩm tiêu biểu.
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất cột điện.
Lấy dấu cắt phôi theo quy cách
Lấy dấu các lỗ khoan theo bản vẽ
Khoan lỗ hoặc đục lỗ
Đưa phôi ngâm axit
Sấy khô làm sạch
Mạ kẽm
Phân loại đóng gói
Sơ đồ 2 : Quy Trình Chung
3.2. Quy trình sản xuất gia công thanh giằng:
Thép tôn
Lấy dấu cắt phôi
Lấy
dấu đục lỗ
Cắt vắt nếu có
KCS kiểm tra lắp thử
Mạ chi tiết
Gia công cơ khí Đinh bulông
Kiểm tra
Đóng gói
Xuất xưởng
Sơ đồ 3 : Quy Trình Sản Xuất Cụ Thể
Quy trình này có nhiệm vụ sản xuất các thanh giằng. Chủ yếu là cho cột điện, dầm cầu.
+ Nguyên liệu ở trên dùng: Thép tôn
+ Máy móc sử dụng trên cơ sở có sẵn, ngoài ra nhà máy còn trang bị thêm một số máy hàn tự động. Máy cắt tự động, máy cuốn tôn, máy dập, đều của Nhật hoặc của Pháp. Máy móc đều sử dụng động cơ điện 3 pha từ 1- 10KV.
+ Tất cả các động cơ đều trang bị sử dụng nút ấn dụng khi có sự cố.
3.3 Quy trình sản xuất gia công Bulông, Êcu:
Thép tròn
Cắt phôi
Rèn dập
Cắt Bivia
Nguội
Khoan êcu
Tarô
Bulông
Tiện
Rèn
Xém mặt làm tinh
Xuất xưởng
Đóng gói
Mạ nhúng
Kiểm tra
Sấy khô
Làm sạch bằng cách ngâm axit
Sơ đồ 4 : Quy trình sản xuất gia công Bulông, Êcu:
Nhiệm vụ sản xuất ra các loại bulông, êcu để lắp ghép các thanh của cột điện, cầu, có lúc thì sản xuất theo đơn đặt hàng.
3.4 Quy trình công nghệ đóng thùng xe:
Tạo
phôi lấy dấu
Uốn
Hàn gá
kiểm
tra
Hàn hoàn chỉnh
Kiểm tra
Làm sạch mối hàn
Xuất xưởng
Sơn màu
Sơn chống rỉ
Làm sạch mái
Gia công
Sơ đồ 5 : Quy trình công nghệ đóng thùng xe:
Nhiệm vụ : Đóng thùng xe mới, tân trang lại thùng xe ôtô, máy kéo theo đơn đặt hàng.
3.5 Quy trình công nghệ của Xí nghiệp sửa chữa:
Máy vào cấp sửa chữa
Sửa chữa
Phân xưởng
cơ
P. xưởng nhiên liệu
Máy tốt
Sơ đồ 6 : Quy trình công nghệ của Xí nghiệp sửa chữa:
Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo quy trình tuần tự. Nguyên vật liệu vào là các máy đến còn các phụ tùng chi tiết như Thùng xe, sơn do quá trình sử dụng bị mài mòn hỏng hóc được đưa vào phân xưởng cơ khí, thay thế hoặc gia công lại và được đưa trở ra thành các chi tiết hoàn chỉnh. Sản phẩm cuối cùng là các chi tiết và máy móc thiết bị hoạt động lại bình thường như mới.
4. Lợi thế của Công ty có ảnh hưởng đến HQSXKD:
Bảng 1- Cơ cấu nhân lực qua các năm
Đơn vị : Người
Năm
Tổng số
Công nhân viên
Trong đó
Đại học
Trung cấp
Công nhân
1998
200
33
16,5
35
17,5
132
66,0
1999
220
37
16,33
38
17,2
145
66,3
2000
307
44
33
45
12,4
218
66,9
2001
315
50
15,9
40
12,7
225
71,4
Nguần Phòng tổ chức hành chính
Lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến HQSXKD. Lao động là một nhân tố hết sức quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy chính sách tuyển dụng và đào tạo phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của Công ty đề ra để từ đó căn cứ vào từng loại công viêc để tuyển lượng lao động cần thiết. Khi tuyển dụng Công ty áp dụng chế độ thử việc để kiểm tra tay nghề trước khi kí kết hợp đồng vơí người lao động.
Với đội ngũ lao động trong năm 98 là 60 người, năm 99 là 68 người, năm 2000 là 75 người và đến năm 2001 lực lượng cán bộ và công nhân Công ty đã là 89 người đã chứng tỏ đội ngũ cán bộ và vông nhân Công ty lớn mạnh qua các năm.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm thì lãnh đạo Công ty luôn chú ý đến việc đào tạo và bồi dưỡng, tổ chức các phong trào thi đua nhằm khuyến khích mọi người phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc để góp phần làm tăng năng suất lao động cho Công ty. Đặc biệt là nhu cầu về lao động, Công ty tự mở lớp đào tạo công nhân nhằm mục đích tăng cường, kế cận đội ngũ cán bộ công nhân tạo nguồn lực về lâu dài cho Công ty.
Nhìn vào bảng sản lượng sản phẩm của Công ty từ 2000 so với 2001 ta thấy: Riêng về các loại sản phẩm chính của Công ty đều giảm mạnh so với năm 2000, duy chỉ có sản xuất khác là vẫn duy trì và còn tăng cao. Riêng về lắp ráp xe máy năm 2001là năm nhà máy đạt mức 14962 chiếc / năm vượt rất nhiều so với các năm trước. Vì thế năm 2001 nhà máy chủ yếu dồn lực vào lắp ráp nên cả ngành khác gồm đó điều dễ hiểu.
4.1 Phân tích chỉ tiêu Năng suất lao động:
Năng suất lao động của Công ty chủ yếu dựa vào máy móc thiết bị và sự sáng tạo của người lao động. Do sự sắp xếp và đầu tư thiết bị máy móc hiện đại nên năng suất lao động của Công ty ngày một tăng theo các năm, cụ thể như sau:
12179,255
220
= 69,5986
1999 NSLĐ bình quân =-----------
= 76,630795
15326,159
307
2000 NSLĐ bình quân = -------------
16803
315
= 96,3227
2001 NSLĐ bình quân = -------------
Nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2000 năng suất lao động tăng hơn so với năm 1999 là 7,032195. Do đó, để có sự kế thừa về lao động nên năm 1999 số lao động là 220, sang năm 2000 số lao động tăng 307 nên ta nhìn vào bảng thấy năng suất lao động năm 2001 do lực lượng lao động tăng và có sự đầu tư về máy móc công nghệ nên năng suất lao động tăng lên rất nhiều do đó năm 2001 đạt 96,3224.
Chỉ
tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
Tỷ lệ %
KH
TH
Tỷ lệ %
KH
TH
Tỷ lệ %
Giá trị
Tổng sản lượng
12100000
12179755
10,6
14983,203
15326,159
102,3
15600
16803
108,4
Doanh
Thu
12027201
13253105
110
157614,375
16975,203
107,7
15827,901
18092,015
114,3
Chi phí
SX
12003
13247
110,3
15404
16100
104,5
15063
15889
108,2
Lợi nhuận
215,7
220,2
102
240,8
261
108,4
267,602
285,561
107,6
4.2 Phân tích chỉ tiêu về sản lượng:
Bảng 2: Chỉ tiêu về sản lượng
Đơn vị : Triệu
Nguần : Phòng kinh doanh
Năm 1999 giá trị sản lượng tăng 0,6% so với kế hoạch và doanh thu tăng 10%.
Năm 2000 giá trị sản lượng tăng 2,3% so với kế hoạch và doanh thu tăng 7,7%.
Năm 2001 giá trị sản lượng tăng 8,4% so với kế hoạch và doanh thu tăng 11,3%.
Những con số trên đã thể hiện sự cố gắng của Công ty. Để đánh giá chính xác kết quả sản xuất của Công ty thì ta phải xem xét các nội dung sau:
Năm 2000 xét chỉ tiêu giá trị sản lượng liên hệ với chi phí sản xuất, ta thấy giá trị sản lượng giảm là: 15326,159 - 14983,263 = +331,4 triệu.
Công ty không vượt kế hoạch sản xuất về nặt quy mô so với dự kiến, Công ty đã không hoàn thành mức chi phí là 15404 triệu thì giá trị sản lượng đạt 14983,263 triệu. Thực tế đã chi ra là 16100 triệu thì giá trị sản lượng phải đạt được là:
16400 * 14983,263
15404
= 15660,253 triệu
--------------------
Trên thực tế Công ty chỉ đạt 15326,159 triệu vì thế Công ty chưa thực hiện được kế hoạch sản xuất về mặt quy mô. Khi Công ty đạt giá trị sản lượng là 15326,159 triệu thì chi phí sản xuất phải là:
15404 * 15326,159
14983,263
= 15756,525 triệu
---------------------
Thực tế Công ty chi ra là 16100 triệu, vậy Công ty đã vượt chi 16100 -157,524 = 343,475 triệu. Điều này cho thấy công tác quản lý vật tư chưa được đảm bảo chặt chẽ.
Năm 2001 cũng như nhận thấy ở bảng trên có giá trị sản lượng của Công ty tăng là: 16803-15500 * 1,082 = 32 triệu.
Như vậy, Công ty đã vượt kế hoạch sản xuất về mặt quy mô theo dự kiến. Theo kế hoạch thì chi phí sản xuất là 15,603 triệu nhưng thực tế lại chi 16889 triệu thì mức giá trị sản lượng phải đạt là:
16889 *15500
15500
= 16777,51 triệu
------------------
Trong thực tế, Công ty đạt 16803 về giá trị sản lượng như vậy Công ty đã thực hiện vượt kế hoạch sản lượng về mặt quy mô. Vây khi Công ty đạt giá trị sán lượng 16803 triệu thì chi phí sản xuất phải là:
15603 x16803
15500
= 16914,657 triệu
-----------------
Trong thực tế, Công ty chi là 16889 triệu, như vậy Công ty đã tiết kiệm được một khoản là: 16914,657- 16889 = 25,657 triệu.
*Nhận xét: Qua phân tích ở 2 năm trên ta thấy trong năm 2000 giá trị sản lượng của Công ty giảm 331,4 triệu, vượt chi là 343,475 triệu thì bước sang năm 20001 Công ty đã tăng giá trị sản lượng lên là 25,657 triệu. Điều này đã chứng tỏ rằng trong năm 1999 Công ty làm ăn có hiệu quả.
Phân tích về chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu thì cho ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm 2001 đã tăng 6,6% so với năm 2000. Điều này chứng tỏ rằng Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến lợi nhuận của Công ty trong năm 2000 đã tăng 9,4% so với năm 1999.
4.3 Phân tích về mức chi phí tiền lương:
Bảng 3: Tình hình sử dụng chi phí tiền lương 2000-2001
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
Năm 2000 so với 2001
Số tuyệt đối
Số tương đối
1.Giá trị sản lượng
Triệu
15326,159
16803
1476,841
9,64
2.Tổng chi phí tiền lương
Triệu
150
476
26
17,33
3.Số lượng lao động
Người
200
220
20
1,1
4.Tiền lương bình quân=2/3
Triệu
0,75
0,8
0,05
6,67
5. Năng suất lao động BQ =1/3
Triệu
76,6
76,4
- 0,2
- 0,026
6.Tỷ trọng tiền lương =2/1*100
%
0,98
1,04
0,06
6,12
Nguần : Lao động tiền lương
So sánh giữa năm 20001 và 2000 ta thấy giá trị sản lượng tăng là 147,841 triệu hay về số tương đối tăng là 9,64%, trong khi đó chi phí tiền lương tăng 26 triệu, số tương đối là 17,33%. Như vậy, ta thấy giá trị sản lượng tăng chậm hơn chi phí tiền lương, tức là Công ty sử dụng quỹ tiền lương chưa hợp lý. Ngoài ra tiền lương bình quân tăng 6,67% còn năng suất lao động lại bị giảm 0,26%. Điều này phản ánh Công ty sử dụng chính sách tiền lương chưa có hiệu quả. Vì vậy để sử dụng quỹ lao động và quỹ tiền lương có hiệu quả hơn ở năm 2001 thì Công ty phải có biện pháp thích hợp để nâng cao việc sử dụng quỹ lương và quỹ lao động một cách hợp lý hơn.
4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Bảng 4: Bảng hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1.Doanh thu
2.Lãi ròng
3.Tổng vốn
4.Vốn lưu động
5.Vốn cố định
6.Số vòng quay của vốn
7.Số vòng quay của vốn lưu động
8.Số vòng quay của vốn cố định
9.Hiệu quả sử dụng vốn LĐ
10.Hiệu quả sử dụng vốn CĐ
12008,740
692,15
48,02
332,127
4755
2,7
3,92
25,96
1,8
0,12
14975
743,625
5108,543
353,225
4755,293
2,93
42,4
3,15
2,1
0,16
18092
1508,7
5026,409
389,695
4636,714
3,6
46,4
3,9
3,9
0,33
Nguần : Phòng kinh doanh
Nhận xét:
*Đối với vốn cố định: Cứ bỏ một đồng vốn cố định trong năm 1999 thu được 2,96 triệu đồng, năm 2000 thu được 3,15 triệu đồng, và năm 2001 thu được 3,9 triệu đồng. Mặt khác, ta thấy lãi thu trên một đồng vốn cố định của năm 1999 là 0,12 triệu đồng, năm 2000 là 0,16 triệu đồng, và năm 2001 là 0,33 đồng.
Nếu so sánh giữa các năm thì ta nhận thấy ngay rằng năm 2001 hiệu quả sử dụng vốn cố định là cao hơn cả. Điều này chứng tỏ rằng Công ty sử dụng vốn cố định ngày càng có hiệu quả hơn.
*Đối với vốn lưu động: nếu bỏ ra một đồng vốn lưu động thì năm 1999 thu được 39,2 triệu đồng, năm 2000 thu được 42,4 triệu đồng, và năm 2001 thu được 46,4 triệu đồng. Ta thấy rằng số tiiền thu được khi sử dụng vốn lưu động ở năm 2001 tăng 1,1 lần so với năm 2000. Mặt khác, lãi thu được khi sử dụng vốn lưu động năm 2000 là 2,1 triệu đồng, năm 2001 là 3,9 triệu đồng. Kết quả này của Công ty ngày càng tiến triển tốt hơn, vòng quay của vốn nhanh hơn.
Nhìn chung có được kết quả như vậy là do Công ty luôn chú rang đến việc phát triển vốn kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tình hình sản xuất. Vốn cố định năm 2001 giảm so với năm 1999 là do Công ty đã đầu tư mua sắm thiết bị máy móc nhiều và chưa thu hồi kịp vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng cao ở năm 2001. Nhưng tất cả các chỉ tiêu trên đã chứng tỏ Công ty sử dụng vốn có hiệu quả.
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn 1999 -2001
Bảng 5 : Sản lượng sản phẩm của Công ty CK 120 từ 1999-2001
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Sản lượng chung
1999
2000
2001
1
2
3
4
5
6
Sản xuất kết cấu thép
Gia công cột điện
Sản xuất bulông mạ
Sản xuất khác
Sản xuất dầm cầu NT
Lắp ráp xe máy
Tấn
’’
’’
’’
’’
Chiếc
624,39
398,78
58,67
358,236
35,54
1250
1754,53
488,18
100,78
532
108
1301
1227,4
954,2
90,7
305
73
3320
Nguần : Phòng kế hoạch vật tư
So sánh năm 1999 với năm 2000 thì hầu hết mặt hàng nào cũng tăng so với năm 1999.
Như sản xuất kết cấu thép năm 1999 đạt 624,39 tấn thì sang năm 2000 đạt 1764,53 tấn tức là năm 2000 nhiều hơn năm 1999 là 1440,14 tấn tăng 18%. Về sản xuất bulông năm 1999 đạt 588,67 tấn, sang năm 2000 đạt 100,78 tấn nhiều hơn năm 1999 là 42,11 tăng 71,8%. Về các ngành sản xuất khác thì năm 1999 đạt năng suất là 358,236 tấn, sang năm 2000 sản lượng đã đạt 532 tấn, nhiều hơn sản lượng năm 1999 là 174 tấn, đạt 0,48%. Về sản lượng sản xuất dầm cầu nông thôn năm 1999 đạt sản lượng 35,54 tấn, thì năm 2000 đạt 108 tấn nhiều hơn năm 1999 là 72,46 tấn, đạt 203%.
Nhìn vào bảng sản lượng sản phẩm Công ty CK 120 giữa năm 2000 và 2001 thì thấy hầu hết các sản lượng sản phẩm của năm 2001 so với năm 2000 đều giảm đi. Riêng về hai mặt hàng của Công ty là gia công cột điện và lắp ráp xe máy năm 2000 tăng lên so với năm 1999. Cụ thể sản lượng gia công cột điện của Công ty trong năm 2000 nhiều hơn năm 1999 là 46,6 tấn tăng 95,5%. Số lượng xe máy được lắp ráp trong năm 2001 nhiều hơn năm 2000 là 2019 chiếc xe tăng 155,2%. Các mặt hàng khác đều giảm đi. Ơ đây không phải là do Công ty hoạt động sản xuất kém hiệu quả mà là do thiếu vốn lưu động nên các mặt hàng của Công ty không đảm bảo được tốc độ tăng sản lượng hàng năm. Lý do nữa là có thể là do Công ty đã dồn hết vốn lưu động vào năm 2000 để sản xuất nên sang năm 2001 Công ty chưa kịp thu hồi số vốn lại để sản xuất vì thế nên năm 2001 mức sản lượng các sản phẩm đều giảm đi so với năm trước. Mặt khác, một phần cũng do Nhà nước cấp vốn không đủ cho Công ty kinh doanh. Nhưng với phương châm lấy ngắn nuôi dài, có lúc lấy dài nuôi ngắn nên tình hình hoạt động của Công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ đều, các sản phẩm Công ty sản xuất ra vẫn liên tục được đưa ra thị trường trong cả nước.
So với năm 2001 các sản phẩm chính của Công ty vẫn giảm, ngoài ra Công ty tự tìm việc cho công nhân. Về các sản phẩm khác vẫn duy trì đều và có phần tăng. Riêng về lắp ráp xe máy năm 2001 đạt mức độ sản phẩm rất lớn đạt 14962 chiếc nên có thể nói Công ty đã dồn hết lực lượng lao động vào ngành lắp ráp xe máy. Cho nên các ngành khác sản phẩm có giảm đó là điều rất dễ hiểu.
Bảng 6 : kết quả hoạt động của Công ty năm 1999-2001
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
20001
Giá trị sản lượng
Doanh thu thực hiện
Nộp Ngân sách NN
Số lao động (người)
Thu nhập bình quân
12179,755
16025,017
429,854
220
0,63
15326,159
16975,203
489,556
307
0,75
16803
18092,015
553,444
315
0,82
Nguần : Phòng lao động tiền lương
Nhìn chung, nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 1999 có hiệu quả hơn năm 1998, còn so sánh giữa năm 2000 với 2001 thì năm 2001 có hiệu quả hơnnhièu vì theo phương thức năm sau sẽ phát triển hơn năm trước thì mới đảm bảo thu nhập cho người lao động. Kết quả hoạt động của Công ty tăng là do được Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động, nhưng so với nhu cầu sản xuất thì lại thiếu quá nhiều. Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là về nguồn vốn nhưng Công ty đã cố gắng khắc phục, để thu hồi lại vốn để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và cấp trên, vẫn tiến hành tốt về chỉ tiêu về tài chính, nộp Ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Hơn nữa, về lực lượng lao động của Công ty nên Công ty vẫn đảm bảo thu nhập cho người lao động, cố gắng tăng thu nhập cho người lao động, ngoài ra Công ty vẫn còn thực hiện tốt các chế độ cho công nhân viên như: mua bảo hiềm thân thể, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Bước sang năm 2000, Công ty đã mua sắm thêm các thiết bị máy móc hiện đại như: Nhật, Singapo, Tháilan. Số máy móc đã tăng đáng kể. Cụ thể tổng số là 27 chiếc với trị giá 10805 triệu. Chính nhờ vào việc đầu tư theo chiều sâu đã làm cho Doanh thu của Công ty tăng đáng kể.
So sánh giữa năm 2000 và 2001 thì trong năm 2001 do đầu mạnh nên trong năm 2001 Công ty chỉ đầu tư thêm thiết bị là chủ yếu, còn chủ yếu là để thực thi dự án nên so với năm 2000 thì năm 2001 cho mức đầu tư không đáng kể.
III. Chương III
Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương hướng phát triển Công ty trong những năm tới:
1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí 120 trong giai đoạn 2002-2005.
Là một doanh nghiệp nhà nước với quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, nhưng với khả năng truyền thống về ngành cơ khí, Công ty luôn phát huy các sản phẩm như kết cấu thép, lắp ráp, sửa chữa, đại tu xe máy công trình. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây tăng mạnh hơn mấy năm trước. Có được điều này là nhờ một phần không nhỏ của công tác nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty đã được vạch ra cho những năm tới, cụ thể như sau.
Bảng 7 : Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
1
Giá trị sản lượng
19.500
22.100
25.600
28.500
2
Doanh thu
20.100
22.500
27.200
29.400
3
Nộp ngân sách nhà nước
605
710
750,5
820
4
Thu nhập người LĐ
1,1
1,35
1,47
1,52
5
Lợi nhuận
310
360
392,5
450
Nguồn : Phòng kế hoạch
2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Như chúng ta đã biết muốn doanh thu được nâng cao thì phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm muốn vạy phải tìm phương pháp tiếp cận thị trường. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường là rất quan trọng.
Công tác nghiên cứu thị trường là một bước cần thiết, là công tác đầu tiên đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường là một bước cần thiết, là công tác đầu tiên đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ, hay bán một sản phẩm, nhóm sản phẩm nào đó của Công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường các sản phẩm do mình sản xuất ra, Công ty nâng cao khả năng thích ứng thị trường và tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi. Qua công tác nghiên cứu thị trường, Công ty mới xác định được quy mô cơ cấu và sự vận động toàn thị trường sản phẩm cũng như khu vực đối với mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp. Công ty cần nắm vững yêu cầu thị trường sản phẩm của công ty về mặt chất lượng, số lượng, mẫu mã giá cả, phương thức thanh toán, số lượng các đối thủ cạnh tranh. Có như vậy hiệu quả kinh doanh của Công ty mới được nâng cao.
Tăng cường đầu tư, sửa chữa đổi mới máy móc thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ.
Hiện nay máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu đã sử dụng trên 20 năm (máy tiện, máy khoan, máy bào …) hầu hết các loại máy móc được nhập về từ những năm 60 do các nước xã hội chủ nghĩa cũ tài trợ nên rất lạc hậu về kĩ thuật, năng xuất thấp, độ chính xác không cao, chất lượng sản phẩm không tốt vì vậy cần được thay thế bằng các máy móc thiết bị phù hợp với khả năng tài chính của Công ty đồng thời phải đảm bảo tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời cũng phải trang bị một số máy móc chuyên dùng để chuyên môn hoá một số công việc như chuyên dập, chuyên mạ, chuyên hàn nhằm nâng cao tay nghề người lao động.
Như đã biết, do máy mốc thiết bị quá cũ, lạch hậu, năng xuất thấp chi phí cho sửa chữa cao dẫn tới hiệu quả trong sản xuất không cao do chi phí giá thành cao điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Vì vậy muốn hiệu quả sản xuất của Công ty được nâng cao thì cần phải đầu tư tài chính thay thế dây truyền công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cơ khí khác.
Tăng cường hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giữ vững thị trường hiện có mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
Như ta đã biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu thụ được hay không. Muốn sản phẩm tiêu thụ được thì khách hàng cần phải nhận được các thông tin cần thiết về sản phẩm. Trong những năm gần đây việc quảng bá sản phẩm của công ty chưa được thựch sự chú trọng. Hiện nay công tác quảng cáo sản phẩm hầu như chưa có, kinh phí dành cho quảng cáo của Công ty là rất ít. Các biện pháp để quảng bá sản phẩm của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo trí, truyền hình, ra đi ô cần chi phí lớn và không phù hợp với Công ty. Muốn sản phẩm của Công ty đến được với khách hàng thì Công ty cần áp dụng các biện pháp phù hợp để thông tin về sản phẩm của Công ty đến đúng địa chỉ cần thiết.
Thường xuyên định kì hàng năm mở các hội nghị khách hàng để giữ các khách hàng truyền thống của Công ty.
Quảng bá các sản phẩm của Công ty bằng hình thức tham gia hội trợ triển lãm hàng công nghiệp là điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước đến với Công ty từ đó nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cuả Công ty.
Quảng cáo sản phẩm của Công ty trên các tạp chí kinh tế trong và ngoài nước: Các đặc san kinh tế là chiếc cầu truyền các thông tin để các doanh nghiệp tìm hiểu.
Như vậy công tác quảng cáo sản phẩm của công ty được nâng cao một bước thì sản phẩm của Công ty đươcj tiêu thụ với số lượng cao hơn, góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty từ đó hiệu quả kinh doanh của Công ty mới được nâng cao.
Nói tóm lại việc sản xuất kinh doanh của Công ty do nhiều yếu tố quyết định. Trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố quan trọng nhất. Trong thời gian tới Công ty cơ khí 120 cần phải đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của đơn vị mình để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của Công ty, là mục tiêu quan trọng nhất mà công ty cần phải phấn đấu trong thời gian tới.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh
Thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch của Bộ giao thông vận tải phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng là 30 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001 đạt mức tăng trưởng so với năm 2001 là 1,6 lần. Công ty dthực hiện tốt đúng quy định của Nhà nước về các chế độ. Tiếp tục tìm kiếm viẹc làm cho người lao động, phấn đấu doanh thu đạt theo kế hoạch là 400 triệu, tăng mức thu nhập bình quân cho công nhân viên từ 1 triệu trở lên.
Về khai thác thị trường
Phải liên tục đổi mới các lĩnh vực về tổ chức quản lý điều hành sản xuất cho phù hợp với quy địn của Công ty. Mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh trong cả nước, không ngừng tổ chức, mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, để thực hiệncông tác có đấu thầu các dự án lớn. Phải mạnh dạn chủ động nhận và lập hồ sơ đấu thầu các công trình lớn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Liên tục tìm tòi xâm nhập trong thị trường nhằm tìm đối tác, dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên theo quy định của pháp luật Việt nam. Tiếp tục đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao năng lực của cán bộ để mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty CK 120
1.Về mặt tổ chức
Đối với lao động phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua tay nghề để nâng cao tay nghề của công nhân sau khi tổ chức thi tay nghề thì phải có sự sắp xếp lại tay nghề của công nhân trong từng tổ, đảm bảo hợp lý, đạt năng suất trong quá trình sản xuất đối với mọi công việc nhằm ổn định chất lượng cũng như trong chế độ thi công.
-Các bộ phận nghiệp vụ phải có đủ trình độ và năng lực đảm đương công việc của mình qua việc thực thi nhiệm vụ và tự nghiên cứu trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chủ động và năng động tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất.
Cần thiết phải có sự sắp xếp lại, tăng cường năng lực công tác của phòng kế hoạch, nghiệp vụ, trước yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tình hình mới.
Bố trí lại cán bộ kỹ thuật theo sát các công trình trong thi công để kịp thời chấn chỉnh về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Hiệu chỉnh kịp thời các biện pháp kỹ thuật cho từng ca sản xuất.
Đối với các bộ phận nghiệp vụ quản lý từng bước ổn định nghiệp vụ, phân công trách nhiệm cụ thể.
Nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đảm nhận từng công tác từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu giao dịch ký kết với khách hàng đến khi nghiệm thu công trình, giải quyết khẩn trương chính xác công việc hàng ngày,tránh những chậm chễ sai sót gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sắp xếp lại bộ máy văn phòng tinh gọn, nâng cao vai trò quản lý ở các bộ phận, phòng ban, phân xưởng, tổ, thực hiện tốt các định mức lao động nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giữ vững đoàn kết thống nhất giữa Đảng uỷ chính quyền công đoàn và đoàn thanh niên trong Công ty.
2.Về trình độ cán bộ công nhân viên chức
với sự phát triển của lực lượng sản xuất con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình sản xuất là chủ thể của quá trình sản xuất kinh tế xã hội. Đào tạo bồi dưỡngnâng cao trình độ người lao động là cơ sở thực hiện chiến lược “Phát huy nhân tố con người trong thời đại mới” của đảng của nhà nước
Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên là một hành động nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế, tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên có khả năng hoàn thành có hiệu quả mọi công việc được giao.
Việc đào tạo cán bộ công nhân viên phải dựa trên cơ sở xác đinh mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, trong từng thời kỳ. Trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên hiện có trong công ty. để xây dựng một kế hoạch đào tạo chi tiết cụ thể sát sao với yêu cầu của sản xuất trong tình hình mới.
Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trính sản xuất(lao động), máy móc thiết bị tác động vào đối tượng lao động là nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiển thể hiện phương pháp làm việc khoa học, sự thành thạo, khéo léo trong công việc sẽ quyết định đến việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đội ngũ cán bộ của công nhân viên mặc dù đã qua đào tạo, có năng lực trình độ. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay vẫn còn thiếu sự năng động, sáng tạo. Mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân viên còn chịu ảnh hửơng của lề lôi lam ăn cũ. Ngoài ra họ chưa rõ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức cồng kênh, chồng chéo không mang lại hiệu quả cao
Công ty hiện tại còn thiếu bộ phận marketing để thành lập bộ phận này cần mở rộng phong thương mại. Cần có kế hoạch đào tạo
Đối tượng đào tạo toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cả lao động gián tiếp và trực tiếp.
Lao động gián tiếp: Gồm tất cả các cán bộ trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp đó là các quả trị viên
Quản trị viên hàng đầu là quả trị viên cao cấp gần giám đốc phó giám đốc.
Quản trị viên trung gian: Quản đốc phân xưởng, trưởng phòng ban chức năng.
Quản trị viên cơ sở là người thực thi công việc cụ thể.
Lao động trực tiếp gồm toàn bộ công nhân sản xuất trực tiểptong toàn công ty
Cách thức đào tạo- Cử người đi học ở các trường Đại Học, Cao đẳng chuyên nghiệp . Tổ chức các khoá học nâng cao trình độ quả lý chuyên môn cho cán bộ trong công ty.- Tổ chức các lớp học nâng cao kỷ thuật cho công nhân viên. Hoàn thiện hơn nữa các qui trình đào tạo công nhân viên về mặt tay nghề- Tổ chức tham quan khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanhcó hiệu quả caoCông ty cần có kế hoạch cụ thể để đánh giá phân loại lao động trong toàn công ty. Đồng thời chuẩn bị cho nguần lực phục vụ công tác bồi dưởng, đào tạo
3. Về mặt tài chính.
Hoạt động tài chính của Công ty phải theo nguyên tắc tập chung, hoạt động tài chính sẽ có quy chế vay hoặc giao vốn để đảm bảo đồng vốn có hiệu quả nhất, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành.
Tập chung khai thác các nguồn lực về tài chính tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng nguồn vay tín dụng, các nguồn vay trong nước cũng như nguồn vay nhàn rỗi của cán bộ công nhân trong Công ty.
Tích cực chủ động đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn và các khoản nợ ứ đọng tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tăng cường quản lý vốn và các nguồn lực trong Công ty để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Về mặt đầu tư.
Đây là biện pháp phải luôn đổi mới công nghệ đầu tư theo chiều sâu. Khi sử dụng biện pháp này công ty cần chú ý:
Phải dự đoán cầu của thị trường và cầu của Công ty về loại sản phẩm Công ty có ý định đầu tư và phát triển thì mới đặt ra mục tiêu cụ thể trong việc đổi mới công nghệ.
Lựa chọn công nghệ phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, tránh việc nhập công nghệ lạc hậu lỗi thời gây ô nhiễm môi trường và những thiệt hại khác cho Công ty.
Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc.
Tiếp tục phát huy phong trào cải tiến kỹ thuật nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào quá trình quản lý thi công.
5. Về mở rộng khai thác thị trường.
Công ty không ngừng việc mở rộng thị trường hoạt động của mình thông qua việc tìm hiểu các thông tin về thị trường qua catalo, tivi, báo chí và các mô hình khác. Dự án đã hoàn thành đặc biệt là qua các đối thủ cạnh tranh vì từ đây có thể lựa chọn cho Công ty tiến hành phát triển mở rộng thị trường hoạt động.
Đồng thời Công ty cũng phái có chính sách quảng cáo, tham gia các hội chợ trưng bày sản phẩm trong các ngành cơ khí, để tạo cơ hội cho bạn hàng trong và ngoài nước biết đến sản phẩm và năng lực của Công ty.
Nói chung, mỗi Công ty có cách nhìn nhận và hướng đi cho riêng mình, ngoài các giải pháp phải đạt mỗi Công ty còn có các giải pháp riêng cho từng nghành nghề, chẳng hạn Công ty cơ khí 120 có bộ máy tổ chức tốt lực lượng lao động dồi dào, cấp lãnh đạo có trình độ cao, biết cách nhìn nhận, phân công lao động hợp lý nên thu nhập của Công ty và cán bộ công nhân viên trong Công ty rất cao đem lại lợi ích về tinh thần cho người lao động, nên người công nhân rất tin tưởng về cách lãnh đạo của nhà máy. Ngoài các giải pháp trên Công ty còn tạo ra uy tín và sản phẩm mà Công ty sản xuất ra tạo lợi thế lớn cho Công ty, các Công ty khác đang có ý định hợp tác liên doanh với Công ty thì rất tin tưởng vào Công ty và cấp lãnh đạo của Công ty.
Sản phẩm của Công ty sản xuất ra phải đạt chất lượng cao nên thị trường kinh doanh lại càng cần thiết và phù hợp với sản phẩm. Cấp lãnh đạo đã sàng lọc phân loại trường, chọn thị trường kinh doanh vì sản phẩm của Công ty rất đa dạng nên cấp lãnh đạo chỉ đạo nên đầu tư vào các lĩnh vực mà lợi thế Công ty tạo ra rất lớn, còn các sản phẩm ít có lợi thế cạh tranh thì không nên đầu tư vào thị trường.
Trong thực tế Công ty đã vận dụng rất tốt các giải pháp trên, nên Công ty đã tạo ra lợi thế, uy tín lớn đối với Tổng Công ty cơ khí, bộ giao thông vận tải.
Nhìn chung đại đa số các nhà máy đều có giải pháp riêng cho Công ty của mình nhưng đều nằm trong các giải pháp chung theo quy luật của Công ty. Còn về Công ty cơ khí 120 thì dựa vào tính thực tế của công việc mới đưa ra các giải pháp, các giải pháp đó thường mang tính thực dụng luôn đi sát với công việc.
Nói chung các Công ty đều phải có phương hướng và giải pháp trong các năm tới để từ đó đề ra các mục tiêu trước mắt cần phải đạt.
Còn Công ty cơ khí 120 đề ra giải pháp nhằm giúp Công ty đứng vững và phát triển một cách toàn diện hơn. Chính các giải pháp trên đã giúp Công ty đúc kết được các thời kỳ cần gấp rút các công việc để đạt được mục tiêu cần thiết, giúp Công ty phân tích tình hình chung của Công ty. Có thâu tóm được như vậy thì Công ty mới đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra còn có thể tránh được các sai sót thường gặp phải ở các Công ty khác.
Trong thực tế, các giải pháp trên đều được Công ty vận dụng nhưng nhìn chỉ vận dụng đựơc một cách tương đối chứ chưa triệt để. Vì vậy kết quả vẫn chưa đạt được cao nhất mà chỉ đạt được mức trên trung bình mà thôi.
Khi đưa ra giải pháp trên vì khi Công ty có bộ máy tổ chức tốt, lực lượng lao động dồi dào, cán bộ lãnh đạo có trình độ cao biết cách phân công lao động cho hợp lý.
Cán bộ có trình độ học vấn cao nên về mặt tổ chức có thể làm tăng thu nhập cho công nhân và toàn Công ty . Đồng thời tạo uy tín để cho các đối tác đang có ý định hợp tác, liên doanh với Công ty tin tưởng hơn, đồng thời biết phân loại thị trường có nên đầu tư vào thị trường nào thị trường nào có lợi hơn, thị trường nào không nên đầu tư.
Trong thực tế việc ứng dụng lại là một lĩnh vực phức tạp vì thường xảy ra các sai lệch về kỹ thuật nên mức độ vận dụng vẫn không được cao hơn.
Công ty cần phải duy trì và giữ vững sự phát triển có hiệu quả này để Công ty cơ khí 120 ngày càng vững mạnh để góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới của đất nước
Kết luận
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là những năm gần đây,Công ty cơ khí 120 đã có những bước phát triển đáng kể góp phần vào việc xây dung đất nước nói chung và thủ đô Hà Nôị nói chung. Những công trình mà Công ty tham gia đã được mọi cơ sở trên cả nước chấp nhận, được đánh giá chất lượng huy chương vàng khẳng định vị trí xứng đáng, đảm bảo cho uy tín của Công ty nói riêng và tổng công ty vận tải nói chung.
Công ty được thành lập phù hợp với sự đổi mới của đất nước hiện nay. Nó phục vụ cho công cuộc” Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.
Trong những năm gần đây giá trị sản lượng của Công ty tăng một bước đáng kể, tạo ra khoản doanh thu đóng góp một phần nghĩa vụ với Nhà nước và cấp trên.
Tạo ra được một khối lưọng lớn công ăn việc làm, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trông Công ty, đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty cần chú ý đến việc mở rộng và khai thác thị trường hoạt động, tổ chức tốt bộ máy quản lý, nâng cao căng suất lao động, nâng cao việc sử dụng hiệu quả đồng vốn làm cho Công ty ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung Công ty cơ khí 120 đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết được nhiều vấn đề đặc biệt là công ăn việc làm cho người lao động.
với nội dung chuyên đề Dựa vào cơ số lý luận chung bằng những phương pháp phân tích, nghiên cứu. Trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120 bằng mô hình quản ly của công ty với các chức năng của các phòng ban, xí nghiệp, công ty đã đạt được kết quả tốt với sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Công ty ngày càng lớn mạnh thu nhập của người lao động cũng được tăng dần cùng sự phát triên của công ty.
Với nguần lợi nhuận thu được của quá trình kinh doanh tạo điều kiện cho đầu tư tái sản xuất và diện mạo của công ty ngày càng được thị trường biết đến thể hiện bằng ba huân chương lao động phần thưởng cao quý mà nhà nước tặng thưởng
Cùng chứng chỉ I SO 9000 mà tổ chức chất lượng quốc tế của Pháp đã cấp cho công ty cơ khí 120.
Với những giải pháp về tổ chức sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp. Công việc phải được giải quyết kịp thời không tồn đọng. Thông tin phải thông suốt
Trình độ của cán bộ công nhân luôn được bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng nhu cầu mới. Đầu tư đúng lúc đúng chỗ tạo điều kiện mở mang sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường
Những kiến ghị công ty cần có những kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ cho công nhân trực tiếp sản xuất, để có thể làm ra những mặt hàng có yêu cầu kỷ thuật cao cần quản lý chặt chẽ mặt chi phí sản xuất , tiết kiệm nguyên vật liệu để có chi phí tối thiểu dẫn đến lợi nhuận tối đa
Tích cực hơn nữa trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tạo môi trường làm việc tốt để người lao động phát huy hết khả năng của mình
Nếu công ty vận dụng hết khả năng của mình thì kết quả đạt được sẽ còn cao hơn nữa. thành tích của công ty không chỉ dừng lại ở ba huân chương lao động mà nhà nước chao tặng. Doanh thu của công ty còn cao hơn nữa.
Tài liệu tham khảo
Giáo quản trị, kinh doanh tổng hợpCủa Trường đại học kinh tế quốc dân
Giáo trình quản lý kinh tế Của Trường đại học kinh tế quốc dân
Giáo trình MAKETINGChủ biên : PGS.PTS Trần Minh Đạo
Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanhChủ biên : Phạm Thị Gái
Giáo trình quản trị doanh nghiệpChủ biên : Ngô Đình Giao
Báo cáo tổng kết hàng năm của công ty CK 120
Kế hoạch của công ty trong năm tiếp theo
Các bảng, biểu số liệu của các phòng ban công ty ck120
Các báo, tạp chí kinh tế
Mục lục
Tt
đề mục
TRANG
lời mở đầu
1
Chương I
cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
4
I
khái niệm bản chất hiệu quả của sản xuất kinh doanh
4
1
Khái niệm
4
2
bản chất
5
II
các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sản xuất kinh doanh
6
1
chỉ tiêu về năng suất lao động
6
2
chỉ tiêu về giá thành sản phẩm
8
3
chỉ tiêu doanh thu
11
4
chỉ tiêu về lợi nhuận
11
5
chỉ tiêu về thu nhập
12
6
chỉ tiêu sử dụng vốn
12
7
chỉ tiêu về doanh lợi
13
8
một số chỉ tiêu kinh doanh bộ phận
15
III
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh
22
1
các nhân tố bên trong
22
2
các nhân tố thuộc môi trương bên ngoài
26
IV
Những ảnh hưởng đến hiệu quả sxkd của nghành cơ khí
28
1
chỉ tiêu về thiết bị kỷ thuật
28
2
chỉ tiêu về giá trị sản lượng
29
3
các chỉ tiêu khác
29
chương II
thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cơ khi 120
31
I
cơ sở hình thành phát triển công ty cơ khí 120
31
1
sự phát triển của công ty
31
2
cơ cấu tổ chức của công ty cơ khí 120
35
3
các công nghệ sản xuất
40
4
lợi thế của công ty
43
II
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ khí 120
51
chương III
phương hướng và giả pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty cơ khí 120
54
I
phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
54
1
phương hương sxkd của công ty cơ khí 120 trong giai đoạn 2001-2005
54
2
đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
55
3
tăng cường đầu tư sữa chữa đổi mới thiết bị nhằm toạ ra sản phảm có chất lượng cao giá thành hạ
56
4
tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm giữ vững thị trường hiện có mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
57
5
về hoạt động sản xuất kinh doanh
58
II
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của công ty CK 120
59
1
về tổ chức
59
2
về trình độ cán bộ công nhân viên
60
3
về tài chính
63
4
về đầu tư
63
5
về mở rộng khai thác thị trường
64
Kết luận
68
Tài liệu tham khảo
70
Nhận xét của cơ quan sinh viên thực tập
71
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT113.doc