Tài liệu Đề tài Những giá trị và những hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII của Pháp: 1. Tính cấp thiết của đề tài :
CNXH không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, chưa đầy đủ, phản ánh dưới dạng chưa chín muồi những ước mơ, nguyện vọng chủ quan của quần chúng nhân dân về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công, mong muốn có được một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc song không thực hiện bằng con đường cách mạng mà bằng con đường giáo dục, thuyết phục và khuyên nhủ. Đó là một ước mơ chính đáng của nhân loại cần lao và những ước mơ đó có chiều dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính từ những ước mơ, khát vọng, những tư tưởng CNXH ấy đã thôi thúc bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ những dự án sơ khai của Aghit, Cleomen thế kỷ thứ III tr.CN đến những mô hình, hệ thống, quan điểm ngày càng tiến bộ hơn của T.Mơrơ, T.Campemela, G.Uyxtenly,G.Meliê, Ph.Morenly, G.Mab...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những giá trị và những hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII của Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tính cấp thiết của đề tài :
CNXH không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, chưa đầy đủ, phản ánh dưới dạng chưa chín muồi những ước mơ, nguyện vọng chủ quan của quần chúng nhân dân về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công, mong muốn có được một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc song không thực hiện bằng con đường cách mạng mà bằng con đường giáo dục, thuyết phục và khuyên nhủ. Đó là một ước mơ chính đáng của nhân loại cần lao và những ước mơ đó có chiều dài lịch sử cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính từ những ước mơ, khát vọng, những tư tưởng CNXH ấy đã thôi thúc bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến, hy sinh cho lý tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ những dự án sơ khai của Aghit, Cleomen thế kỷ thứ III tr.CN đến những mô hình, hệ thống, quan điểm ngày càng tiến bộ hơn của T.Mơrơ, T.Campemela, G.Uyxtenly,G.Meliê, Ph.Morenly, G.Mably, G.Babơp và đến đầu thế kỷ XIX các nhà tư tưởng của CNXH không tưởng đã phát triển đến mức độ đến cùng của chúng.
Những ước nguyện, những nỗ lực cống hiến và hy sinh của các thế hệ nói trên không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan thuần tuý lý tưởng mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, mở ra con đường đi tới sự giải phóng nhân loại. Chính những tư tưởng không tưởng của XanhXimông, S.Phuriê, R.Ôoen đã trở thành một trong ba tiền đề lý luận cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học do CácMác và Ănghen sáng lập và Lênin đã đưa vào hiện thực cuộc sống. Ngày nay các Đảng Cộng sản của các nước đi theo con đường CNXH trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục vận dụng, phát triển và bảo vệ CHXH khoa học để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình. Vì vậy ở phạm vi bài tiểu luận này tôi sẽ đi sâu phân tích “Những giá trị và những hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII của pháp”
2. Tình hình nghiên cứu :
Cho đến nay những giá trị và hạn chế của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, các tác giả nghiên cứu tổng thể đánh giá chung chưa có công trình cụ thể đi sâu nghiên cứu, những giá trị và hạn chế của tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII
V.P. Vônghin, Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN (từ thời cổ đại đến cuối thể kỷ XVIII), Nxb Sự thật Hà Nội, 1979
GS Đỗ Tư, PTS Trịnh Quốc Tuấn, PTS Nguyễn Đức Bách đồng chủ biên, Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CNCS tập I, thời kỳ trước C.Mác, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1996
Viện chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử tư tưởng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002
3. Mục dích và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích của tiểu luận: Trên cơ sở phân tích giá trị và hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII, từ đó làm rỏ ý nghĩa thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ của tiểu luận:
Để đạt dược mục đích trên, tiểu luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ giá trị và hạn chế trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII
Thứ hai, làm rõ ý nghĩa thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở tiểu luận, tác giả dựa trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam để nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic,quy nạp-diễn dịch, diễn dịch-quy nạp…
5. Ý nghĩa của tiểu luận.
Tiểu luận góp phần làm tài liệu tham khảo phục vụ trong việc nghiên cứu, học tập.
6.Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu 2 chương , 5 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG XHCN THẾ KỶ XVIII
Đến giai đoạn thế kỷ XVIII, các trào lưu tư tưởng XHCN dần dần được đúc kết thành lý luận, thể hiện trong các tác phẩm lý luận như tác phẩm “Những di chúc của tôi” của Giăng Mêliê, "Bộ luật của tự nhiên" của Morenly, "Quyền và nghĩa vụ công dân" của Gabrien Bonnơ Đờ Mabơly, "Tuyên ngôn của những người bình dân" của Grăccơ Babớp.
1.1 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giăng Mêliê (1664-1792) :
Mêliê phê phán xã hội phân chia đẳng cấp đương thời trong đó một bên là bọn quý tộc, bọn ăn bám sống sung sướng còn một bên là đại đa số nhân dân phải lao động cực khổ . Ông tố cáo tội ác của bọn vua chúa nhất là Lui XIV đã gây ra những áp bức, bất công trong xã hội. Vì thế, theo ông giải phóng nông dân là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng pháp.
Ông chỉ ra rằng, giải phóng nông dân không chỉ là giải phóng về mặt chính trị mà còn là giải phóng về mặt kinh tế. Muốn vậy phải xóa bỏ chế độ tư hữu, nguồn gốc của mọi sự đau khổ, bất hạnh, chiến tranh, trộm cắp, dối trá…Ông kêu gọi nhân dân hãy vùng lên đấu tranh.
Ông nêu lên một tư tưởng tiến bộ: giải phóng nhân dân là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân. Đây là một tư tưởng chính trị đặc sắc điều hiếm thấy ở các nhà xã hội chủ nghĩa trước đây và ở các nhà xã hội chủ nghĩa đương thời.
Mêliê chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về của cải là hạt nhân trong tư tưởng về xã hội tương lai của ông.
Trên cở sở chế độ công hữu của của cải chủ yếu là chế độ công hữu ruộng đất của nông dân, xã hội tương lai sẽ được xây dựng như một gia đình thống nhất, mọi người sống hòa bình, coi nhau như anh em, đoàn kết hữu nghị giúp đở nhau
Phân phối theo nguyên tắc mọi người được đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhà ở, may mặc, chổ ở như nhau và cùng làm việc dưới sự quản lý của những người tài giỏi.
1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Phrăngxoa Morenli :
Môrenly đưa ra lý thuyết về ba giai đoạn phát triển của xã hội loài người
Giai đoạn đầu: khi con người vừa mói xuất hiện con người sống trong trạng thái tự nhiên, đó là một trạng thái cộng đồng tài sản, một trạng thái nguyên thủy.
Giai đoạn thứ hai: Do thiếu lý trí, con người không ý thức được cuộc sống trong xã hội, cộng đồng cũng không biết cách tổ chức xã hội như thế nào cho tất hơn nên cộng đồng nguyên thủy dần dần đánh mất sự vô tư của mình. Chế độ tư hữu ra đời làm tiêu tan mọi sự tốt đẹp của xã hội, tiêu tan con đường nguyên thủy vô tội của mình, thay vào đó là tình trạng tội ác, bất công, đau khổ của loài người.
Giai đoạn thứ ba: Từ trong sự đau khổ, đắng cay con người tỉnh ngộ, họ nhân thức được tính ưu việt của công đồng nguyên thủy và mong mỏi trở về với chế độ ấy. Cộng đồng mà loài người quay lại là cộng đồng có ý thức, tự giác, cộng đồng văn minh chứ không phải cộng đồng bản năng tự nhiên, nguyên thủy như thuở ban đầu.
Ông nêu bất tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu, thực hiện xóa bỏ chế độ công hữu trong tương lai. Theo ông, chế độ công hữu là nguyên nhân của mọi bất công và tội lỗi, chỉ trên chế độ công hữu mọi người mới được đảm nhiệm một công việc xã hội thích hợp với khả năng và sức lực của mình, được xã hội quan tâm, chăm sóc. Đó là xã hội sống bình đẵng và có pháp luật. Ông cũng đề cập đến luật phân phối, luật ruộng đất, luật trật tự chung, luật hôn nhân và gia đình.
Ông nêu lên con đường xóa bỏ chế độ hiện tồn và thiết lập chế độ xã hội mới tốt đẹp. Ông chủ trương chỉ cần làm cho mọi người trước hết là những nhà cầm quyền biết điều, có đạo đức, có học thức, hoặc thay đổi các luật lệ sao cho ngày càng phù hợp với bản chất tự nhiên của con người.
1.3 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Gabrien bonnô đờ Mably(1709-1785)
Qua tác phẩm của mình Mably nêu lên tư tưởng phê phán chế độ phong kiến Pháp và chế độ tư sản Mỹ. Ông phê phán nền quân chủ chuyên chế Pháp là xấu xa, đang ở thời kỳ thối rữa và mục nát, ca ngợi các nhà nước dân chủ kể cả nhà nước cộng hòa cổ đại. Từ đó ông luận chứng sự cần thiết của “Nội chiến” coi đó là “lấy chính trị để chống lại chính trị” nhằm bảo vệ tự do và con đường cải cách xã hội.
Ông dự báo rằng ở Mỹ sự thống trị của tư bản tái chính sẽ đưa đến chế độ tàn bạo và gây chiến tranh. Ông dự báo nước Anh sẽ mất hết thuộc địa. Cả hai dự báo của ông đến nay đều được thực tiển chứng minh là đúng.
Mably nêu lên tư tưởng về một xã hội tương lai. Trên lĩnh vực kinh tế ông chủ trương xã hội tương lai sẽ được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về ruộng đất và tài sản khác, đó là nền tảng kinh tế tự nhiên của xã hội, trong đó mọi tính ưu việt của xã hội sẽ được phát triển rộng rãi nhằm phục vụ hạnh phúc chung cho mọi người. Ông phản đối quan điểm cho rằng chỉ có chế độ tư hữu mới kích thích con người làm việc và cho rằng chế độ tư hữu là sự phá hoại đối với sự phát triển lành mạnh của xã hội. Ngược lại chế độ công hữu sẽ không làm cho mọi người thờ ơ với công việc của xã hội, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng vừa là nghĩa vụ vinh quang của mọi thành viên trong xã hội, mọi người làm theo khả năng phân phối theo nhu cầu.
Trên lĩnh vực chính trị-xã hội, ông chỉ ra nguyên tắc bầu cử những đại biểu đại diện cho nhân dân một cách thật sự dân chủ, ông cũng nêu ra những chức năng của nhà nước là tổ chức, quản lý lao động và phân phối sản phẩm cho nhân dân, chăm lo giữ gìn cho xã hội lành mạnh. Xã hội không có bạo lực, không có chiến tranh, không có bất kỳ lực lượng vũ trang nào, xã hội không còn phân chia giàu-nghèo, sang-hèn, giáo dục và đào tạo nhưng công dân phát triển toàn diện vì lợi ích chung của toàn xã hội.
1.4 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Grắccơ Babớp(1760-1792)
Quan niệm về xã hội cộng sản của Babớp là mọi người có cuộc sống hạnh phúc, tất cả mọi người đều sung túc, được học hành, bình đẳng, tự do, hạnh phúc và chỉ khi nào mọi người có hạnh phúc thì mỗi người mới có hạnh phúc.
Babớp nêu lên tư tưởng về xã hội tương lai. Về kinh tế, xã hội cộng sản là một công xã lớn gồm những người công dân muốn cùng làm việc theo nguyên tắc cộng sản và cùng nhau hưởng thụ thành quả chung. Quá trình hình thành công xã vừa là quá trình tước đoạt của kẻ giàu vừa là quá trình tự nguyện hiến của cải của mọi người công dân. Xã hội cộng sản nguyên thủy sẽ thủ tiêu quyền thừa kế tài sản, tất cả các tài sản tư nhân sẽ trở thành tài sản công xã khi người sở hữu tài sản ấy qua đời. Đồng thời nền kinh tế được tổ chức một cách tập trung, thống nhất, trên cơ sở bình đẳng cùng với việc nhà nước tính toán nhu cầu xã hội để xác định xem sản xuất và tiêu thụ như thế nào là hợp lí. Babớp cũng đề cập đến việc đưa máy móc và áp dụng các phương pháp giảm nhẹ những công việc nặng nhọc cho người lao động. Về phân phối, phân phối theo số lượng và chất lượng, đồng thời chú ý thỏa mãn nhu cầu của mỗi thành viên theo phương châm phân phối theo sự phải chăng chân thật.
Về chính trị, chính phủ do cách mạng lập ra phải là hình thức “chuyên chính cách mạng của những người lao động” được coi là điều kiện chính trị cần thiết để tiến hành công cuộc cải tạo xã hội. Phái Babớp quy định “những người lao động không có ích cho xã hội thì không được hưởng bất kỳ quyền lợi chính trị nào. Lao động có ích là lao động trong các lĩnh vực : chăn nuôi, trồng trọt, hằng hải, cơ khí, giao thông vận tải, khoa học…Lao động chân tay là tiêu chuẩn số một để có quyền lợi chính trị. Lao động trí óc phải được chứng minh thất sự là có ích cho tổ quốc” Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, q1, tr 149
Về con đường thực hiện Chủ nghĩa cộng sản, Babớp chủ trương lật đổ bằng bạo lực chế độ hiện tồn. Điều này được thực hiện do một nhóm người có âm mưu không hề sợ sệt, trung thành với nhân dân, căm thù bọn bóc lột và giàu có.
CHƯƠNG II : GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THẾ KỶ XVIII
2.1 Những giá trị trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII
Một là, giá trị nhân đạo nhân văn. Mêliê : “ Tất cả chúng ta đều có nguồn gốc sinh ra, không có ai sinh ra đã là quý ông, quý bà. Thiên nhiên sinh ra chúng ta với tính cách là những người tương thân, tương ái, vì thiên nhiên sinh ra chúng ta từ cùng một bản chất và vì cùng mục đích” Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, q1, tr 118
Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII đều phản ánh lý tưởng giải phóng con người, những người lao động bị áp bức bóc lột, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc rộng lớn nó bênh vực, thông cảm và thương xót đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ, bị áp bức bóc lột thậm tệ với các tai họa và tệ nạn xã hội trong các chế độ tư hữu và giải phóng họ khỏi các chế độ đó.Trong các tư tưởng của Môrenly đều thể hiện tính hướng thiện, muốn thức tỉnh mọi người hãy từ kinh nghiệm sống trong bất hạnh của mình mà vươn tới xã hội mới, trong đó mọi người đều bình đẵng bằng cách tuân theo những tiêu chuẩn, tài năng, đạo đức và không ngừng hoàn thiện luật lệ xã hội, sao cho ngày càng phù hợp với quy luật của tự nhiên.
Tư tưởng mơ ước về một chế độ xã hội lý tưởng của Mably là một xã hội dựa trên sự cộng đồng về ruộng đất và tư liệu sản xuất khác, trong đó mọi tính ưu việt của xã hội sẽ phát triển rộng rãi vì hạnh phúc chung của mọi người và hạnh phúc của mỗi người chỉ được đem đến khi đảm bảo hạnh phúc của tất cả mọi người.
Tuyên ngôn những người bình dân – Babớp : “…Biện pháp thứ hai là, ngay sau khi khởi nghĩa, phải nắm giữ tất cả các nhà ở của bọn giàu có để chia cho dân nghèo. Biện pháp thứ ba là, để thỏa mãn ngay những nhu cầu cấp bách của nhân dân, phải trả lại cho họ những đồ vật mà họ đã mang đi cầm cố ở cửa hàng cầm đồ…” Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, q1, tr 145-146
Đây cũng là một trong những điểm các nhà cộng sản trước đó không ai có thể nghĩ ra được những vấn đề, những biện pháp cụ thể vì lợi ích của đông đảo nhân dân lao động.
Đồng thời Babớp cũng khẳng định “quyền tự nhiên của con người không phải là sự hoài cổ; nó là kết quả của những suy tư và kinh nghiệm của loài người. Không có suy tư và kinh nghiệm cay đắng, loài người không thể rút ra kết luận gì về các quyền tự nhiên của con người” V.P. Vônghin: Lược khảo lịch sử các tư tưởng XHCN, Nxb Sự thật, Hà nội 1997, tr 395-396
Về cơ bản, những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên, chúng có một giá trị lịch sử to lớn là chổ dựa tinh thần góp phần xoa dịu sự khổ cực, sự bóc lột do chế độ đương thời mang lại.
Hai là, giá trị lên án phê phán. Hạt nhân trong tư tưởng của Mêliê là ý tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất mà ông coi là nguồn gốc chủ yếu của sự đau khổ. Vì vậy ông lên án chế độ tư hữu áp bức, bóc lột bất công, lên án các tội ác và tệ nạn xã hội, trong xã hội đương thời có quá nhiều “kẻ ăn bám”, “bọn sống trên lưng người khác”.
Ông phê án những cuộc chiến tranh “Lui XIV được mệnh danh là đại đế không phải vì những hành động cao cả nào đáng ca ngợi của y, y chưa làm được gì xứng đáng với tên gọi ấy; trái lại, chính là vì y đã gây ra những sự bất công lớn, những vụ cướp đoạt lớn, những vụ tàn sát lớn trên mặt biển cũng như trên mặt đất” Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, q1, tr 119
Trong tác phẩm Bộ luật tự nhiên của Môrenly “ Ở nơi không có quyền tư hữu nào thì ở đó không có một hệ quả nào nguy hại nào của nó…Trong bất cứ xã hội nào, mọi quyền tư hữu về những của cải được phân chia đều là…nguồn gốc của những tai họa tày trời” Sđd, tr 157
. Qua đó thể hiện tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu thiết lập chế độ công hữu, ông cho rằng chỉ có thể khắc phục được những tệ nạn xã hội đang tồn tại, trước hết với những điều kiện là không còn gì là của riêng của bất cứ ai, trừ những vật phẩm mà mỗi người cần có để thỏa mản những nhu cầu cần thiết cho đời sống hoặc cho lao động sản xuất hàng ngày của mình. Mably cũng khẳng định “dưới chế độ công hữu tài sản mùa màng sẽ tươi tốt, mọi người hứng thú trong lao động cho xã hội và cho chính mình. Luật lệ của xã hội cộng sản làm tăng thêm sự kính trọng đối với lao động, làm cho lao động được coi như một vinh dự” Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN, q1, tr 136
. Đây là tư tưởng tiến bộ sau này được nhiều nhà tư tưởng kế thừa và phát triển.
Nhìn chung các tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII đều phê phán lên án chế độ tư hữu, sự áp bức bóc lột bất công. Đặc biệt là phê phán sự phân chia giai cấp, đẳng cấp xã hội, nhất là thiểu số kẻ giàu không lao động lại có quyền lực và chiếm đoạt đại bộ phận tài sản của xã hội; còn đại đa số người lao động, làm ra của cải cho xã hội thì lại không có tài sản, không có quyền lực, nghèo khổ và bị áp bức bóc lột. Qua đó vạch trần bản chất bóc lột và tội ác xấu xa của giai cấp thống trị cũng như chế độ xã hội đương thời.
Ba là, giá trị thức tình đa số nhân dân lao động. “…các ngươi và con cháu các ngươi sẽ còn đau khổ chừng nào các ngươi chưa đoàn kết lại, hoặc chí ít là chừng nào các ngươi chưa nhất trí mưu toan, chưa góp phần hào hiệp vào công cuộc tự giải phóng khởi ách nô lệ chung, ách thống trị của bọn vua chúa…, của tôn giáo…” A.I.Vôlôđin : chủ nghĩa xã hội không tưởng, Nxb chính trị 1982, tr 136
chính là lời kêu gọi nhân dân lao động vùng dậy đấu tranh chống lại chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công…dù là đấu tranh tự phát, vô vọng, hay thất bại.
Trong Quyền và nghĩa vụ công dân Mably: “…Nội chiến là điều hạnh phúc lớn khi mà nếu không có ca mổ này thì xã hội sẻ chết vì bệnh hoại thư, nói toặc ra nó có nguy cơ bị tiêu vong vì chế độ chuyên chế…” Sđd, tr 148
chính vì thế mà bản thân người lao động phải đứng dậy đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế nhằm bảo vệ bản thân cũng như xã hội.
Theo Babớp, cuộc chiến tranh giữa bình dân và quý tộc, giữa người nghèo và kẻ giàu không phải chỉ bắt đầu từ lúc nó được tuyên bố công khai, nó diễn ra mãi mãi, nó bắt đầu cùng với sự xuất hiện của những thể chế tìm cách trao mọi của cải vào tay một số người này và tước đoạt tất cả của cải những người khác.
Bốn là, giá trị phác thảo “mô hình” chung về một xã hội mới mang tính XHCN và CSCN.
Về mặt xã hội, Môrenly cho rằng xã hội tương lai tôt đẹp là “thời hoàng kim” xa xưa mà chế độ công hữu là nét nổi bật nhất. Trong xã hội đó mỗi người đều đàm nhiệm công việc của xã hội tùy theo sức lực, khả năng của mình, và đều được xã hội chăm sóc.Trong phần kết luận của “Bộ luật của tự nhiên” ông viết: “Tôi không có tham vọng táo bạo muốn cải tạo loài người, nhưng tôi có đủ dũng khí để nói lên sự thật, không bối rối trước những tiếng la hét của những kẻ bối rối sợ sự thật, vì lừa dối loài người hoặc để loài người bị những điều lầm lạc chi phối là điều có lợi cho những kẻ đó” Sđd, tr 160
.
Theo Mably cho rằng trong xã hội cộng sản lý tưởng, mọi thành viên đều có trách nhiệm cao, đoàn kết trên cơ sở chế độ cộng đồng tài sản và lao động chung, gắn bó với Tổ quốc, yêu Tổ quốc, sẵn sàng đem hết sức mình bảo vệ Tổ quốc.
Nhìn chung các tư tưởng XHCN thế kỷ XVIII đều thể hiện tinh thần bình đẳng yêu thương nhau, mọi người đều được học hành, vui chơi, hôn nhân và gia đình được tự do, hạnh phúc, văn hóa, xã hội công bằng văn minh.
Về mặt chính trị, xã hội tương lai mà chính quyền nhà nước là do dân bầu ra một cách dân chủ, vì dân mà hoạt động và dân có thể bải miễn. Xã hội không còn giai cấp, đẳng cấp.Mably vạch ra nguyên tắc dân chủ bầu cử những đại biểu của nhân dân “Nhà nước có nhức năng chính là tổ chức lao động và phân phối sản phẩm cho nhân dân, chăm lo giữ gìn phong tực xã hội. Những chức năng của nhà nước được giới hạn ở lĩnh vực điều hành sản xuất và phân phối. Nếu có nạn xâm lược thì tất cả công dân đều cầm vũ khí vì ở xã hội đó không có quân đội thường trực và bất cứ một tổ chức vũ trang nào khác” Lược khảo lịch sử tư tưởng, tr136-137
Theo Babớp, chính phủ do cách mạng lập ra phỉa là một hình thức “Chuyên chính cách mạng của những người lao động” được coi là điều kiện chính để cải tạo xã hội.
Về kinh tế, là chế độ công hữu, sản xuất tập thể mọi người lao động dưới sự quản lý của nhà nước, phân phối lao động theo nhu cầu cả về số lượng và chất lượng công việc công dân lao động sẽ được hưởng từ xã hội những thứ cần thiết để thỏa mản nhu cầu cơ bản của mình.
Như vậy với những giá trị to lớn trên, có thể khẳng định CNXH không tưởng là tiền đề tư tưởng lý luận trực tiếp cho sự ra đời của CNXHKH vào giữa thế kỷ XIX, mà trước hết là sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789. Ph.Ăngghen đã nhận định rằng, ở nước pháp thế kỷ XVIII đã có những lý luận trực tiếp có tính chất cộng sản chủ nghĩa.
2.2.Những hạn chế trong tư tưởng XHCN thế kỷ XVIII
Mặc dù những giá trị nêu trên là rất to lớn, nhưng do sự quy định của lịch sử, các nhà tư tưởng CNXH không tưởng đầu thế kỷ XVIII có những hạn chế sau
1. Chưa phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Các nhà tư tưởng CNXH không tưởng bênh vực những người nghèo khổ, nhưng chưa ai trong số họ nhìn thấy nhân tố cách mạng trong những người nghèo khổ, chưa ai phát hiện ra lực lượng xã hội có tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ TBCN lên CNCS. Lực lượng ấy đã được sinh ra và lớn lên phát triển cùng với nền đại công nghiệp TBCN. Đó là sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
Xét về thực chất, lý luận cộng sản chủ nghĩa của các nhà không tưởng thế kỷ XVIII chỉ mới đem lại một giải pháp dân chủ cho việc giải quyết vấn đề ruộng đất, một quan niệm mơ hồ về bình đẵng xã hội, đồng thời cơ sở kinh tế cho sự ra đòi một chế độ xã hội mới chưa xuất hiện, nên các ông không thể phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Mặc dù Babớp đã vạch ra Tuyên ngôn của những người bình dân, đưa ra một cương lĩnh hành động chưa từng có trong lịch sử trước đó của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, gồm nhũng biện pháp cụ thể ngay trong quá trình hàh sự. Các ông cũng thừa nhận vào thế kỷ của các ông chưa thể xây dựng xã hội cộng sản theo lý tưởng của mình
2. Chưa thấy được con đường để đi tới xã hội tương lai tốt đẹp.
Các nhà XHCN không tưởng mong muốn một xã hội tốt đẹp nhưng họ chủ trương đi đến xã hội công bằng bằng con đường cải cách dần dần, thuyết phục giáo hoá bằng tư tưởng chứ không phải bằng con đường đấu tranh cách mạng, cải biến cách mạng.
Môrenly mới chỉ nêu ra được một sơ đồ cứng nhắc, một cương lĩnh cứng nhắc về việc xây dựng xã hội cộng sản chứ chưa đề ra được những nhiệm vụ mang tính hiện thực để thực hiện sự quá độ trong thực tế từ xã hội mà ông đang sống đến xã hội mà ông mơ tưởng, ông không nêu ra được mối quan hệ giữa xã hội ấy với xã hội đang tồn tại.
Phong trào Babớp tuy xuất hiện theo khuynh hướng cộng sản trong thực tế là một khuynh hướng thích hợp với yêu cầu của giai cấp vô sản pháp, nhưng nó còn mang tính không tưởng, tính chất âm mưu của một nhóm nhỏ, tính chất manh động.
Cho đến giới hạn cuối cùng, trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, các nhà XHCN không tưởng đã không thể giải thoát mình khỏi vòng không tưởng. Bởi vì ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất mà họ nêu ra cũng mới chỉ là những dự đoán, chưa được luận chứng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Sự diệt vong của xã hội cũ, sự ra đời của xã hội mới vẫn còn là những giấc mơ, nhưng mong muốn chủ quan của con người chưa được bảo đảm bởi điều kiện vật chất nảy sinh và chín muồi ngay trong quá trình phát triển của xã hội.
Những hạn chế có tính chất lịch sử mà các nhà XHCN không tưởng thế kỷ XVIII không thể vượt qua. Tuy nhiên với tất cả những nỗ lực không mệt mỏi, sự cống hiến, hy sinh cho lý tưởng nhân đạo, vì sự tiến bộ của các nhà tư tưởng, các tư tưởng và học thuyết XHCN thời kỳ này đã thực sự trở thành nền tảng lý luận cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
2.3. Ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
Qua nghiên cứu tư tưởng XHCN của XanhXimông, S.Phuriê và R.ôen
cho chúng ta thấy rằng, mặc dù CNXH của các ông là không tưởng nhưng nó được Mác và Ănghen xem là “những hệ thống XHCN và CSCN chính tông” CácMác, Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tr 19, tr 278
.
Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay cũng phải nghiên cứu và tiếp tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ XHCN không tưởng thế kỷ XVIII. Các ông đã đi sâu vào nghiên cứu và đề cập một loạt tư tưởng vô cùng quan trọng: về sự tiến bộ của lịch sử, coi lao động là nhu cầu đầu tiên của con người, về giáo dục, về làm ăn có kế hoạch, về khắc phục sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, coi công nghiệp cơ khí là cơ sở kỹ thuật của chế độ mới, bình đẳng xã hội, xoá bỏ nạn người bóc lột người và tất cả mọi hình thức bất bình đẳn trong xã hội. Đây là một tư tưởng có giá trị rất to lớn mà chúng ta cần phải kế thừa để xây dựng xã hội mới. Trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta càng phải biết kế thừa giữa lý luận và thực tiễn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định “con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt đước dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tr 54
. Để xây dựng xã hội tốt đẹp, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự cho đa số nhân dân lao động, thì một đòi hỏi cấp thiết đối với Đảng ta là phải chăm lo thực sự đến hạnh phúc của nhân dân. Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, lệch lạc, tham nhũng. Thực hiện sự bình đẳng phải trên thực tế, chứ không phải chung chung bằng những lý thuyết suông
KẾT LUẬN
Tư tưởng XHCN không tưởng thế kỷ XVIII phê phán xã hội tư bản gay gắt, quyết liệt, mang tính phủ định nó, với nền tảng của nó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến tình trạng người bóc lột người, phần nào phản ánh được tiếng nói của nhân dân lao động trước tình trạng bị đối xử bất công và áp bức trong xã hội. Sự phê phán không chỉ dừng lại ở việc miêu tả chi tiết những hiện tượng tội ác phơi bày trên bề nổi của xã hội mà còn bắt đầu khám phá bí ẩn trong xã hội và đi tới phủ nhận sự tồn tại của xã hội đó.
Thông qua sự phê phán của các nhà không tưởng chế độ tư bản hiện ra với đầy đủ tính chất xấu xa của nó như bóc lột, bất bình đẳng. Sự phê phán đó thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, tuy không ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân đạo tư sản để vươn tới những giá trị nhân đạo- hướng vào mục tiêu giải phóng những người lao động và thực hiện sự bình đẳng xã hội.
Một điều đáng ghi nhận các nhà không tưởng thời kỳ này là những đóng góp trong việc dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789 và xây dựng một mô hình XHCN ở giai đoạn đầu, tuy chưa được thực hiện một cách hịên thực nhưng các ông đã phác hoạ lên một mô hình XHCN lý tưởng cho loài người. Mặc dù nó chỉ là ước mơ, nguyện vọng chủ quan nhưng nó có giá trị rất lớn là nền tảng để sau này Mác kế thừa và phát triển thành học thuyết XHCN khoa học.
Nhờ có những nhà CNXH không tưởng trước Mác đã có ý thức giải phóng đông đảo nhân dân lao động khỏi bị áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản, đem lại sự bình đẳng và mỗi người được sống trong hạnh phúc. Đây là công lao lớn nhất mà Mác đã khắc hoạ trong những tác phẩm của mình sau này. Tuy những tư tưởng XHCN ấy là không tưởng, chưa hoàn thiện nhưng đã tạo tiền đề vững chắc nhằm tiến tới xây dựng CNXH và CNCS.
Những tư tưởng XHCN không tưởng thế kỷ XVIII không những có giá trị với xã hội đương thời mà ngày nay để tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chúng ta thấy những tư tưởng ấy vẫn còn có giá trị về mô hình xây dựng xã hội mới tốt đẹp mà chúng ta cần phải kế thừa, nhằm thực hiện thắng lợi con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản một cách sớm nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CNCS, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1994
Sưu tập các nhà không tưởng XHCN trước Mác, năm 2004
Giáo trình lịch sử tư tưởng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002
Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN V.P Vônghin, Nxb Sự thật Hà Nội, 1979
CácMác, Ănghen toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006
Lịch sử tư tưởng XHCN Phương Tây trước chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_chu_nghia_xa_hoi_the_ky_xviii_1459.doc