Tài liệu Đề tài Những bước đầu nghiên cứu về thực trạng phát triển của loại hình incentive tour tại Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa du lịch học
------
Niên luận
Đề tài: Những bước đầu nghiên cứu về thực trạng phát triển của loại hình Incentive tour tại Hà Nội
Lời mở đầu
Nhân loại đang đi những bước đầu tiên của thế kỷ mới - thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại và phát triển. Do đó, sức lao động của con người được giải phóng với số thời gian lao động giảm dần và thời gian nhàn rỗi tăng lên nhiều lần so với trước. Hơn nữa, điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được nâng lên. Cùng với nó là trình độ dân trí, lòng ham hiểu biết, khám phá thế giới của con người ngày càng cao hơn. Có thể nói rằng, các yếu tố đó chính là những điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch.
Trước những thách thức to lớn về nhu cầu du lịch ngày một gia tăng với yêu cầu đa dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh du lịch luôn phải cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời mở rộn...
33 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Những bước đầu nghiên cứu về thực trạng phát triển của loại hình incentive tour tại Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa du lịch học
------
Niên luận
Đề tài: Những bước đầu nghiên cứu về thực trạng phát triển của loại hình Incentive tour tại Hà Nội
Lời mở đầu
Nhân loại đang đi những bước đầu tiên của thế kỷ mới - thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại và phát triển. Do đó, sức lao động của con người được giải phóng với số thời gian lao động giảm dần và thời gian nhàn rỗi tăng lên nhiều lần so với trước. Hơn nữa, điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được nâng lên. Cùng với nó là trình độ dân trí, lòng ham hiểu biết, khám phá thế giới của con người ngày càng cao hơn. Có thể nói rằng, các yếu tố đó chính là những điều kiện tự thân làm nảy sinh nhu cầu du lịch.
Trước những thách thức to lớn về nhu cầu du lịch ngày một gia tăng với yêu cầu đa dạng và phức tạp, các nhà kinh doanh du lịch luôn phải cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đồng thời mở rộng và phát triển thêm các loại hình du lịch mới, hấp dẫn. Một trong số các loại hình mới ấy đó là loại hình Incentive Tour.
Incentive Tour là một loại hình du lịch thực sự mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới. Vì vậy, không phải ai, người làm du lịch nào cũng có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về loại hình du lịch này. Ngay cả những người làm về Incentive Tour cũng nhận thấy tính mới mẻ của nó nên trong quá trình thực hiện, họ vừa làm vừa học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm.
Hơn nữa, cũng chưa có một cuốn giáo trình hay sách tham khảo nào bàn kỹ lưỡng về loại hình này. Chính tính mới mẻ ấy đã thực sự hấp dẫn tác giả, do đó tác giả quyết định chọn đề tài "Những bước đầu nghiên cứu về thực trạng phát triển của loại hình Incentive Tour tại Hà Nội".
Tìm hiểu để có thể nhận biết, bổ sung kiến thức khoa học du lịch và áp dụng thực tiễn trong việc khai thác kinh doanh mở rộng thị trường khách của các loại hình du lịch mới mẻ là mục đích của những người nghiên cứu và kinh doanh du lịch. Đó cũng chính là mục đích khiến tác giả chọn đề tài này và quyết tâm cao để đạt được mục đích ấy.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều của thầy cô, gia đình và bè bạn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia Nguyễn Thế Sinh, Bùi Ngọc Hoàng, Trương Nam Thắng. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tác giả có thể hoàn thành bài niên luận này.
Trong quá trình nghên cứu tác giả đã vận dụng phương pháp tra cứu, tổng hợp tài liệu, chuyên gia... trước một để tài mới mẻ đầy thách thức, tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thành bàn niên luận nhưng do thời gian hạn hẹp, trình độ có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cac chuyên gia và bạn bè.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài niên luận được kết cấu ba chương:
Chương I : Khái quát về loại hình Incentive Tour.
Chương II : Thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour tại Hà Nội.
Chương III : Một số ý kiến đề xuất.
Chương I: Khái quát về loại hình Incentive Tour.
I. Sự hình thành và phát triển loại hình Incentive Tour trên thế giới.
1. Sự hình thành.
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Nếu như trước đây, du lịch chỉ dành cho những đối tượng khách thuộc tầng lớp thượng lưu, thì nay, du lịch đã trở nên phổ biến và đại chúng hơn. Du lịch không dành cho riêng ai mà cho tất cả mọi người có nhu cầu và có điều kiện để thực hiện mục đích du lịch của mình. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (WTO, năm 1999) cho biết, năm 1950 thế giới có 25,28 triệu người đi du lịch, đến năm 2000 có 650 triệu người đi du lịch, trong vòng 50 năm, số người đi du lịch trên thế giới tăng gấp hơn 20 lần, điều này cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng khách đi du lịch.
Trước nguồn nhu cầu du lịch khổng lồ như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bắt tay vào cuộc, họ cạnh tranh nhau bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như triển khai kinh doanh các sản phẩm, loại hình du lịch mới, hấp dẫn, khiến cho thị trường du lịch trở nên phong phú, đa dạng hơn về các loại hình.
Hoạt động du lịch là hoạt động có tính linh hoạt cao. Dù tham gia bất cứ loại hình du lịch nào, con người cũng đều hướng tới các mục đích như: thể hiện bản thân, thẩm nhận cái đẹp, nâng cao hiểu biết... nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu về tinh thần của mình. Với những đặc trưng riêng, du lịch gắn kết con người với nhau, mở rộng tầm nhìn và những kiến thức xã hội cơ bản. Có ý kiến cho rằng "Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo. Với cách hiểu như vậy, du lịch là một hoạt động để con người có thể gắn bó với nhau hơn. Với đối tượng là học sinh, sinh viên, du lịch là một hoạt động tốt để qua đó có thể hiểu nhau, cảm thông và đoàn kết hơn. Với một gia đình, các thành viên có thể gắn bó với nhau, hiểu nhau và tăng thêm tình yêu thương, niềm tự hoà đối với gia đình. Với những người yêu nhau, hoặc thực sự là hoạt động hấp dẫn để chia sẻ, hưởng thụ và có thời gian bên nhau nhiều hơn. Du lịch, có thể nói, là sợi dây thắt chặt tình cảm giữa người với người. Chính yếu tố tinh thần đó là một trong những lý do khiến người ta chọn du lịch là hình thức giải trí yêu thích và đem lại nhiều điều bổ ích nhất ngoài những kiến thức xã hội thông thường. Xuất phát từ đặc điểm đó, các nhà kinh doanh đã chọn du lịch như một phương tiện để làm tăng tinh thần đoàn kết, niềm tự hào của các nhân viên đối với hãng mình làm việc. Bởi đó chính là một cách gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của công ty. Đây là một trong những cơ sở cho sự ra đời của loại hình mới: Incentive Tour.
Khi các hãng sản xuất và công ty lớn trên thế giới làm ăn phát đạt, họ muốn sử dụng một phần doanh thu của doanh nghiệp mình đẻ thưởng tiền, tăng lương cho nhân viên. Các hình thức thương như: mua tặng phẩm, thưởng tiền, tăng lương cho nhân viên chưa thực sự đem lại hiệu quả cao mà chi phí lại tương đối lớn. Khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, con người ngày càng cao phải tiếp xúc nhiều với máy móc, cường độ làm việc cao và con người thường xuyên phải chịu sức ép của công việc, của môi trường công nghiệp. Những tác đông xấu đến tinh thần khiến cho hiệu quả làm việc của con người cũng vì thế mà giảm sút. Khi ấy, nhu cầu được phục hồi sức khoẻ tinh thần bằng các chuyến du lịch vì thế cũng tăng lên. Các nhà quản lý nắm bắt được điều này nên đã nghĩ ra một hình thức thưởng mới thay cho các nhân viên của mình các chuyến du lịch ngắn ngay như một phần thưởng cho những đóng góp của họ đối với hãng, công ty. Thực hiện công việc này, họ thực hiện được hai mục đích: tái sản xuất sức lao động cho nhân viên và tăng sường sự gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân viên với lãnh đạo doanh nghiệp và giữa các nhân viên với nhau. Đó là một cơ sở nữa để hình thành nên loại hình Incentive Tour.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, hợp tác hoá trên thế giới đang trở lên phổ biến rộng rãi. Để thực hiện được mục đích hợp tác ấy, các bên liên quan phải lọp bàn và thống nhất với nhau, đó chính là cơ sở và ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Các cuộc hội nghị, hội thảo còn được tổ chức bởi các hãng, các công ty lớn nhằm giới thiệu, khuyếch trương sản phẩm hay gặp gỡ, trao đổi và cảm ơn các đại lý phân phối, các khách hàng lớn, quan trọng của mình trên một địa bàn nào đó. Các thành viên tham gia hội nghị hội thảo thường được dành cho những khoảng thời gian trống trong hay sau khi kết thúc hội nghị, và đó chính là khoảng thời gian thích hợp cho các chuyến du lịch. Đây cũng là một cơ sở để hình thành nên loại hình Incentive Tour.
2. Quá trình phát triển của Incentive Tour trên thế giới.
Loại hình Incentive Tour ra đời muộn hơn so với các loại hình du lịch truyền thống khác nhưng nó đã không ngừng phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận cao cho những người làm du lịch.
* Châu Âu là nơi đầu tiên diễn ra các hoạt động Incentive Tour và hiện nay, khu vực này vẫn chiếm thị phần cao nhất về kinh doanh Incentive Tour trên thế giới. Châu Âu chiếm thị phần lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh các Incentive Tour quy mô lớn. Từ năm 1999 đến năm 2000, thị phần của Châu Âu, Châu á, Bắc Mỹ, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi lần lượt là: 60%, 16%, 5% và 3%.
* Châu á - Thái Bình Dương: Theo số liệu của ICCA, Australia là quốc gia thành công nhất ở khu vực này. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan đứng thứ 5.
*Một số nước Đông Nam á: Malaysia, Singapore, Thái Lan là những quốc gia đứng đầu về thị phần Incentive Tour ở khu vực Đông Nam á. Các nước này tham gia hầu hết các buổi giới thiệu về Incentive Tour. Đặc biệt, Thái Lan nổi bật lên là nước tổ chức thành công nhiều Incentive Tour. Đất nước này có hệ thống. Khách sạn 5 sao rất có kinh nghiệm trong tổ chức các bữa tiệc có chủ đề, có điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tôt các tour Incetive. Năm 2000, Thái Lan đón 1823 nhóm khách nước ngoài với tổng số 164.224 du khách đi tour Incentive và đem lại cho Thái Lan khoảng 27,2 triệu USD, đứng thứ 23 thế giới vào năm 2000 về đón khách Incentive.
II. Khái niệm.
1. Khái niệm các loại hình du lịch liên quan đến Incentive Tour.
* MICE: là từ ghép và viết tắt theo tiếng Anh của một hình thức đi du lịch nhằm các mục đích:
+ M (Meeting) : Hội thảo, gặp gỡ, họp mặt.
+ I (Incentive) : Khen thưởng.
+ C (Conference) : Hội nghị, hội thảo, đại hội.
+ E (Exhibition): Triển lãm.
Du lịch MICE là một loại hình du lịch trong đó du khách kết hợp việc thoả mãn mục đích du lịch trong các hoạt động chính thức như: gặp gỡ, hội họp, hội thảo, hội nghị, khen thưởng, triển lãm. Nói một cách ngắn gọn, du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp với MICE.
* Meeting (gặp gỡ, hội họp, họp mặt).
Là hoạt động gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức được xắp xếp nhằm thảo luận, trao đổi những vấn đề, chủ đề chuyên biệt, chẳng hạn: thông tin mới về sản phẩm, tìm giải pháp cho vấn đề đang tồn tại. Những cuộc gặp gỡ này thường được tổ chức trong các đợt phát động sản phẩm mới hoặc cung cấp các chương trình tập huấn, đào tạo.
* Convention (Hội thảo, hội nghị, đại hội).
Là các cuộc gặp gỡ quy mô lớn giữa những người ở cùng lĩnh vực lao động nhằm trao đổi ý kiến riêng của họ với nhau. Số lượng người tham gia khoảng từ 300 - 15.000 người, thường có khoảng 800 người, thời gian chuẩn bị không dưới hai năm. Nói chung, hoạt động này thường được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc tế lớn.
* Exhibition (Triển lãm).
Là hoạt động nhằm giới thiệu hàng hoá và dịch vụ cho thị trường mục tiêu và những đối tượng có quan tâm, qua đó quảng bá rộng rãi cho công chúng.
2. Khái niệm loại hình Incentive Tour.
"Incentive Tour" theo từ điển là một danh từ, được định nghĩa là động cơ, sự thúc đẩy, sự khích lệ. Từ đó Incentive Tour có thể được hiểu nôm na là "du lịch khích lệ", "du lịch khuyến khích", "du lịch khen thưởng".
Cũng giống như khái niệm về "du lịch", khái niệm "Incentive Tour", không chỉ ở nước ta, vẫn chưa thống nhất về nội dung. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực), dưới mỗi góc độ khác nhau, mỗi người nghiên cứu có cách hiểu không hoàn toàn giống nhau, mỗi người nghiên cứu có cách hiểu không hoàn toàn giống nhau về Incentive Tour.
* Theo Trịnh Lê Anh (Thử nhìn nhận du lịch MICE dưới góc độ loại hình Hà Nội 2003): Incentive là hoạt động nhằm trao thưởng cho các nhóm nhân viên cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch do công ty của họ đề ra, qua đó động viên các thành tích, thúc đẩy sự đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên với nhau và với công ty, các chi phí đều do công ty đài thọ.
* Theo Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Phan Huy Xu (1) (Du lịch công vụ ở Châu á - Thái Bình Dương và Việt Nam trong những năm gần đây. Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Du lịch và phát triển du lịch Việt Nam. Hà Nội - 2003).
Incentive là quy rụ lực lượng bán hàng để thảo luận về chiến lược tương lai, tạo ra những sự kiện nhằm phát hiện sự gia tăng doanh số hoặc đoạt giải, thiết lập sự liên kết hưu hiệu giữa các doanh nghiệp và khen thưởng là chìa khoá tốt nhất để cải thiện công việc.
* Theo AX(2) (Thuật ngữ tiếng Anh trong du lịch. Vietnam Tourism Review số 1/2003 - trang 27)
Incentive Tour là việc tưởng thưởng cho nhân viên bán hàng thành công hay nhân viên phòng ban nào đó một món quà dưới hình thức một chuyến du lịch được đài thọ chi phí. Các chương trình du lịch thưởng được nhiều khúc tuyến nghiệp vụ trong ngành du lịch hoạch định và cung cấp như một phương cách dành cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn kích khởi doanh số, đồng thời tưởng thưởng cho nhân viên của mình.
* Theo Nguyễn Thị Hoa(3) (Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch MICE tại Hà Nội. Báo cáo khoa học - Hà Nội 2003)
, Incentive là ghi nhận sự phát triển kinh doanh, khen thưởng, động viên những cá nhân, tổ chức đạt thành tích tốt, đồng thời tạo ra mối quan hệ thích hộp giữa kết quả công việc khen thưởng là vấn đề quan trọng nhất để tổ chức phát triển.
* Theo Phạm Vân Nga(4) (Bước đầu tìm hiểu Incentive Tour và vai trò của MC. Báo cáo khoa học. Hà Nội 2002)
. Incentive Tour thường được tổ chức cho đối tượng khách du lịch là nhân viên các hãng. Hàng năm, khi các hãng kinh doanh làm ăn phát đạt, thường tổ chức cho nhân viên của hãng mình những chuyến du lịch ngắn ngày nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên, cũng như sự gắn bó và tinh thần tự hào của họ đối với hãng với mục đích để họ phát huy tinh thần làm việc cao hơn trong năm tới phục vụ mục tiêu phát triển của hãng trong đó có sự phát triển của họ.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhân thức, các thuật ngữ có khá nhiều cách hiểu, nhiều khi trái ngược nhau bởi các cách tiếp cận, nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh, góc độ khóc nhau. Các khái niệm ở trên cũng có những điểm giống và khác nhau, đề cập đến các khía cạnh không thật trùng khít lên nhau nhưng đó cũng là điều dễ hiểu. Theo tác giả, Incentive Tour nên được hiểu là một loại hình du lịch được tổ chức cho nhân viên, đại lý hay nhà phân phối của hãng như một phần thưởng dành cho họ vì đã đã đạt được thành tích cao trong quá trình làm việc nhằm mục đích khen thưởng, thúc đẩy thành tích, nâng cao sự đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân với nhau và với hãng.
III. Những đặc trưng của loại hình Incentive Tour.
Khi nghiên cứu về một loại hình du lịch, ta không thể không xét đến nhưng đặc trưng của nó. Incentive là một yếu tố trong MICE, do vậy, Incentive Tour cũng mang những đặc trưng gần giống với đặc trưng của loại hình MICE và một số đặc trưng riêng của nó.
* Incentive Tour là loại hình du lịch mang lại lợi nhuận cao theo tính toán, lợi nhuận thu được từ việc tổ chức loại hình du lịch này gấp 3 - 8 lần so với các loại hình du lịch thuần tuý. Khách Incentive thường được đài thọ chi phí chuyển đi, đồng thời, những người tham gia tour Incentive thường là những khách cao cấp, do đó họ giành nguồn tài chính của mình cho các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là mua sắm.
* Yêu cầu cao, đòi hỏi hoạt động cung ứng phải có tính chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo trong khi thiết kế và tổ chúc tour. Giá cả không quan trọng bằng chất lượng dịch vụ cung ứng. Loại hình này đòi hỏi các dịch vụ phải cao cấp từ ăn uống, lưu trú, vận chuyển cho đến các dịch vụ kèm theo như hướng dẫn viên, đón tiếp tại cửa khẩu...
* Khách du lịch thường đa dạng, nhiều quốc tịch. Các khách này theo các tôn giao khác nhau (phật giáo, đạo giáo, hồi giáo ...); đến từ các nền văn hoá khác nhau nên có khẩu vị ăn uống khác nhau (ăn chay, ăn kiêng ...), do đó, đòi hỏi hướng dẫn viên phải chuyên nghiệp và linh hoạt, phải nắm rõ các yêu cầu đặc biệt của khách để phục vụ khách một cách tố nhất khiến cho khách hài lòng với tour.
* Số lượng đoàn khách thường đông, có khi lên đến 1000 khách nhưng phổ biến là 100 - 300 khách trong một đoàn.
* Thường được tổ chức trong hoặc sau các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc hội nghị, hội thảo lớn, kéo dài nhiều ngày thường có những khoảng thời gian trống, nghỉ làm việc nên để thay đổi không khí, các thành viên tham dự hội nghị, hội thảo tham gia Incentive Tour và sau đó sẽ quay trở lại làm việc cho đến khi kết thúc hộ nghị. Bên cạnh đó có những Incentive Tour được tổ chức sau khi bế mạc hội nghị khi đó, họ danh một số thời gian để tham gia tour trước khi trở về địa phương của mình.
* Thường có biến động về số lượng và dịch vụ phụ thuộc vào quy mô, tình chất quan trọng và cao cấp của đoàn khách do đó, thường không có khuôn mẫu cố định.
* Thời gian của một tour incentive thường không kéo dài như các tour du lịch khác, phổ biến nhất là tour kéo dài từ 4 - 5 ngày, cũng có những tour kéo dài tới 10 ngày, nhưng những tour dài ngày như vậy thường rất hiếm vì độ rủi ro cao do số lượng đoàn khách đông.
* Chương trình của các tour Incentive thường có nội dung đơn giản.Những tuyến điểm tham gia của loại hình du lịch này là những điểm du lịch phổ biến, dễ tổ chức và quản lý.Với những khách cao cấp và số lượng đông, người ta khó có thể thực hiện các tour mạo hiểm như trekking, diving......đồng thời, những khách này chỉ muốn tham quan các tuyến, điểm có thắng cảnh đẹp hay gần các trung tâm mua sắm.
* Khách tham gia Incentive Tour thường là những khách cao cấp, những nhân vạt quan trọng, do đó tổ chức thành công các tour incentive có tác động rất lớn đến du khách, họ sẽ là những người truyền bá thông tin tích cực đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Kết quả là làm tăng sự biết đến và tăng lượng khách đến với đất nước, địa phương ấy.
* Không có tính mùa vụ rõ rệt. Việc tổ chức Incentive Tour thường được người mua dịch vụ lập kế hoạch trước một thời gian dài, do đó kinh doanh Incentive Tour là một biện pháp hữu hiệu của của doanh nghiệp nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, có thể khai thác vào mùa.
CHƯƠNG II: thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour tại Hà Nội.
I. Sự suất hiện của loại hình Incentive Tour ở Việt Nam và Hà Nội.
* ở Việt Nam :
So với các loại hình du lịch khác. Loại hình Incentive Tour xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn. Loại hình này có manh mối ở thị trường Việt Nam từ năm 1944 khi Saigontourist đón một đoàn incentive đầu tiên gồm 105 khách Đức. Nhưng phải đến cuối năm 2002 loại hình Incentive Tour mới bắt đầu hoạt động chính thức ở Việt Nam. Với hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hình du lịch khác, Việt Nam thực sự có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này, nó đang mở ra một triển vọng sáng sủa cho du lịch Việt Nam.
Từ khi suất hiện ở Việt Nam, loại hình Incentive Tour không ngừng phát triển đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có những doanh nghiệp lữ hành lớn hoạt động.
Tuy chưa có chiếm lược chung cho nghành du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự khai thác kinh doanh MICE nói chung và Incentive Tour nói riêng nhưng du lịch Việt Nam có những bước đi đầu tiên , những hoạt động nhằm phát triển loại hình du lịch này.
Ngay từ khi loại hình Incentive Tour và MICE xuất hiện, đặc biệt có sự xuất hiện các câu lạc bộ khai thác MICE ở Hà Nội và TPHCM. Gần đây có một "Incentive Club" nữa được ra đời với chuyên đề du lịch MICE của Vietnam airlines và các khách sạn năm sao, các công ty du lịch lớn ở Hà Nội và TPHCM. Sự suất hiện của các câu lạc bộ này cho thấy rằng: Du lịch Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch hàng đầu đã sớm nhận thấy MICE nói chung và incentive nói riêng (vì với điều kiện như hiện nay, Việt Nam chỉ có thể làm tốt nhất mảng Incentive mà lợi nhuận từ một đoàn khách Incentive có thể cao gấp 3 - 8 lần, thậm chí gấp 10 lần một đoàn khách thông thường) đang là loại hình du lịch khá phát triển và đem lại doanh thu cao.
Đoàn du lịch Việt Nam một số các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng đầu đã tích cực, chủ động tham dự các hội chợ quốc tế lớn, hội chợ về MICE và Incentive. IT & CMA lần thứ 11 (incentive travel & convention, meeting, Asia) là hội chợ chuyên về MICE có uy tín tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Thái Lan đầu tháng 1 năm 2003 và du lịch Việt Nam đã tham dự hội chợ này để tiếp nhận thông tin, học hỏi kinh nghiệm và ký hợp tác với các đối tác. Đây không chỉ là cơ hội tốt để tạo sự biết đến về du lịch MICE và incentive của Việt Nam mà còn là cơ hội lớn để các hãng lữ hành, báo giới quốc tế biết, hiểu và mong muốn đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, Dịch lịch Việt Nam còn dành nhiều phần ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng các trung tâm du lịch, khuyến khích các địa phương huy động ngân sách và kêu gọi nguồn đầu tư cho du lịch nói chung và du lịch MICE , Incentive nói riêng.
* ở Hà Nội :
Có thể nói lúc loại hình Incentive Tour bắt đầu xuất hiện chính thức ở Việt Nam cũng là lúc nó xuất hiện ở Hà Nội vào cuối năm 2002
Hà Nội có nhiều ưu thế để phát triển loại hình này nhưng Incentive Tour thực sự đựoc đặc biệt quan tâm phát triển mạnh sau khi dịch SARS qua đi (giữa năm 2003 )
II. Những lợi thế để phát triển loại hình Incentive Tour ở Hà Nội.
Hà Nội là một thành phố cổ kính có lịch sử phát triển gần 1000 năm, nằm ở đồng bằng sông Hồng. Dưói góc độ du lịch, Hà Nội không chỉ bó hẹp trong không gian hành chính của thành phố mà mở rộng đến vùng không gian đệm ở các tỉnh lân cận. Do vậy, không gian du lịch Hà Nội sẽ là không gian du lịch mở. Đây chính là một ưu thế đặc thù của Hà Nội. Đồng thời, thành phố thủ đô này còn chứa rất nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn cũng như tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ có khả năbg phục vụ tốt cho hoạt động du lịch nói chung và loại hình du lịch Incentive Tour nói riêng.
1. Lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1 Tài nguyên địa hình.
Thành phố Hà Nội nằm tên trục của đồng bằng châu thổ hình tam giác do sông Hồng và các phụ lưu của sông tạo nên với đỉnh là Việt Trì và đáy là đường ven bờ vịnh Bắc Bộ. Có thể nói Hà Nội là khu vực chuyển tiếp nối vùng trung du gò đồi Vĩnh Yên - Hải Dương - Nam Định - Hà Nam.
Nhìn chung, địa hình của Hà Nội so với các vùng khác ở miền Bắc và miền Trung là tương đối đơn giản và khá đa dạng. Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng phụ cận là đồng bằng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo những nét độc đáo cho phong cảnh. Điều này rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển loại hình du lịch Incentive Tour tại Hà Nội. Do có địa hình bằng phẳng nên có thể xây dựng những tuyến giao thông lớn, thuận tiện cho việc đi lại của du khách. Trong khi đó, đặc điểm của khách Incentive là yêu cầu hạn chế về thời gian. Từ sân bay Nội Bài, khách du lịch chỉ mất 30 phút đi ô tô để đến trung tâm Hà Nội.
1.2. Tài nguyên khí hậu.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông lạnh. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Hà Nội 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Điều này cũng hấp dẫn đối với du khách nói chung và khách Incentive nói riêng.
1.3. Tài nguyên thuỷ văn.
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc, Hà Nội là một trong những thủ đô có số lượng ao, hồ lớn nhất thế giới. Trong số đó tiêu biểu là hồ Tây với diện tích 550 ha, cùng với vùng xung quanh hồ có khả năng tổ chức thành trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế tầm cỡ khu vực.
Nói đến Hà Nội, không thể không nói tới hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết thiêng liêng về vua Lê Lợi. Nơi đây có thể trở thành một điểm du lịch văn hoá đặc sắc với thắng cảnh của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp bút và các di tích quanh hồ, giúp cho khách Incentive sau khi hoàn thành công việc có thể đến thăm quan, tìm hiểu về truyền thống văn hoá, lịch sử của thủ đô Hà Nội.
1.4. Tài nguyên sinh vật.
Thảm thực vật và giới động vật phong phú có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên và thu hút khách du lịch thăm quan trong đó có khách Incentive tham gia chuyến đi của họ.
Đến nay, Hà Nội co trên 200.000 cây xanh bao gồm 46 loài cây khác nhau như: Cừ, sấu, phượng, bằng lăng, hoa sữa ... trồng trên khắp các đường phố Hà Nội có trên 30 vườn hoa, công viên với 377 ha thảm cỏ. Vườn Bách Thảo Hà Nội xây dựng cách đây hơn 100 năm đến nay còn nhiều loài cây quý hiêm, kích thước lớn, cành lá sum suê, tán rộng, bóng dài. Các làng hoa và cây cảnh ở Hầ Nội như: Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá Lang ... vốn rất nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời. Đâu cũng chính là những điểm du lịch hấp dẫn du khách, đặc biệt là khách Incentive.
Hà Nội cũng là nơi dễ thích nghi và nuôi dưỡng nhiều loại động vật không những để cung cấp thực phẩm mà còn bảo tồn, phát triển nhiều loài động vật động vật quý hiếm trong các vườn thú.
1.5. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở các vùng phụ cận.
Tài nguyên du lịch tự nhiên du lịch tự nhiên của Hà Nội càng hoàn thiện hơn do được bổ sung nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng và đặc sắc của các vùng phụ cận. Trong vòng bán kính 100 km xung quanh Hà Nội có khá nhiều phong cảnh tự nhiên rất đẹp và đầy hấp dẫn.
ở phía bắc Hà Nội là núi Tam Đảo, một điểm nghỉ mát lý tưởng cho thủ đô. Khu du lịch này chỉ cách Hà Nội 80 km, có hệ thống giao thông thuận tiện. Khách Incentive có thể đến đây để nghỉ ngơi, thư giãn.
ở phía Tây và Tây Nam là núi và vườn quốc gia Ba Vì, hồ Đồng Mô, Suối Hai, Ao Vua, hồ Hoà Bình, thắng cảnh Hương Sơn.
Nếu đi xa hơn xuống phía Nam thì sẽ gặp cảnh quan núi đá vôi Ninh Bình, Thanh Hoá ngăn cách đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Mã với nhiều núi nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tạo nên phong cảnh "Hạ Long trên cạn" với các hang động ở Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động, đây là những hang động đẹp, được nhiều du khách ưa thích.
Về phía Đông, chỉ cách Hà Nội khoảng 120 km là bãi biển Đồ Sơn với cát mịn và bóng phi lao, các bãi biển làm phong phú thêm cho loại hình du lịch Incentive Tour và mở ra những triển vọng tốt cho ngành du lịch. Đặc biệt, Hạ Long, một trông những thắng cảnh nổi tiếng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Nơi đây có hàng ngàn đảo đá, mỗi đảo là một vẻ, một sự sáng tạo kỳ diệu của tạo hoá. Sau khi tham dự các hội nghị, khách du lịch Incentive thường tham gia vào các tour tham quan thắng cảnh vịnh Hạ Long.
2. Lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn.
Thăng Long - Hà Nội là cái nôi của nền văn minh lúa nước sông Hồng nơi hình thành nên nhà nước Việt Nam đầu tiên đất đế đô của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam, một vùng địa linh nhân kiệt. Do vậy, cũng có thể nói rằng, đây là vùng đã hình thành nên nét đặc trưng văn hoá Việt cô đọng nhất.
2.1. Các di tích lịch sử, văn hoá.
Các di tích lịch sử, văn hoá là tai nguyên dụ lịch nhân văn quan trọng của Hà Nội. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử đã để lại trên mảnh đất thủ đô nhiều di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình, có giá trị lớn đối với du lịch, nhất là loại hình Incentive Tour còn tương đối mới mẻ ở Hà Nội.
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2000 di tích với mật độ 2 di tích/km2. Điều đáng chú ý là chất lượng di tích ở Hà Nội khá cao. Đa số các di tích đều có giá trị lịch sử nghệ thuật đặc sắc. các di tích lịch sử, văn hoá quan trọng có thể kể đến là: Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên …
Hiện nay, số lượng di tích ở Hà Nội được sử dụng để đưa vào các tuyến, tour du lịch cho loại hình Incentive Tour còn quá ít, có thể nói là hoàn toàn không đáng kể so với tiềm năng to lớn của Hà Nội. Do vậy, khi tổ chức khai thác các tour ku lịch phải gắn với các điểm du lịch văn hoá, lịch sử để không những làm phong phú, hấp dẫn cho tour mà còn tạo điều kiện để du khách hiểu biết về các di tích sịch sử, văn hoá Việt Nam và có ý nghĩa đóng góp cho bảo tồn, nâng cấp các di tích đó.
2.2. Lễ hội truyền thống.
Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử - Tuy nhiên, Hà Nội cũng có những lễ hội mang tính đặc trưng riêng, của mình như lễ hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Hai Bà Trưng…
Các hội dân gian đặc sắc như: Hội làng Cầu, làng Cự, làng Ngò … Lễ hội đang có xu hướng quay trở về với những quy ước xưa, với những nội dung và nghi thức không còn phù hợp, ít có sức hẫp dẫn. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải biết khôi phục chon lọc những nét đẹp của lễ hội truyền thống, khéo léo kết hợp những nội dung hội vui, hiện đại … để có thể khai thác một cách hiệu quả lễ hội dân gian vào mục đích phúc vụ du lịch Incentive Tour, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội.
2.3. Nghề thủ công truyển thống.
Nghề thủ công truyền thống không chỉ tạo ra các sản phẩm thủ công phục vụ du khách mà còn là đối tượng quan tâm tìm hiểu của du khách, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Hà nội nổi tiếng từ xưa là nơi tập trung nhiều nghề thủ công tinh xảo và những người thợ tài hoa. Đến Hà Nội, du khách có thể tìm hiểu những nghề đặc sắc như: nghề làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ), nghề gốm sứ Bát Tràng, nghề làm giấy gió - lụa, dệt tơ tằm ở Bưởi, nghề thêu ở Yên Thái, đúc đồng Ngũ Xã, trạm khảm trang trí như chạm gỗ, chạm bạc, làm sơn mài, mây tre … Đây là một yếu tố rất thuận lợi cho việc tổ chức các tour du lịch cho khách tham quan. Đặc biệt là khách Incentive Tour có thể đến các làng nghề này để thăm quan và mua đồ lưu niệm.
2.4. Bảo tàng và các cơ sở văn hoá nghệ thuật.
Hà Nội là nơi tập trung những bảo tàng lớn ở Việt Nam như: bảo tàng Lịch Sử, bảo tàng Cách Mạng, bảo tàng Dân Tộc Học,…Trong thực tế những bảo tàng này cũng là những di tích đặc biệt hẫp dẫn du khách. Đến nay, các bảo tàng này luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc xây dựng các tour du lịch thành phố.
2.5. Các tài nguyên văn hoá khác.
Ca múa nhạc dân tộc: Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước, và trong quá khứ đã là thủ đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Do vậy, đây cũng là nơi phát sinh, phát triển hai dòng ca múa nhạc: ca múa nhạc Cung Đình và ca múa nhạc dân gian. Hầu hết các loại dân ca phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ như: ngâm thơ, hát ru, hát ví,… đều phổ biến ở Hà Nội. Đặc sắc nhất đối với Hà Nội là các loại hình hát ả đào hay ca trù. Ca trù sau này phát triển thành lối hát thính phòng, một thú chơi tao nhã của đất kinh thành. Trong các loại trình diễn dân gian, đặc sắc nhất phải kể đến là múa rối nước. Hiện nay, múa rối nước được đông đảo du khách nước ngoài quan tâm.
ẩm thực: Người Hà Nội rất trú trọng đến cách ăn uống và coi đó như một sự thưởng thức văn hoá. Quan niệm này có lẽ ít nơi nào có được. Hà Nội nổi tiếng với rượu Mơ. Món ăn Hà Nội phong phú, hấp dẫn. Nhiều món ăn tưởng chừng dân dã nhưng lại rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như: bún các loại, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá, bánh tôm và đặc sắc khó quên như phở và cốm Vòng. Nhiều món ăn dân gian của Hà Nội cần được lựa chon để đưa vào thực đơn cho du khách trong các nhà hàng, khách sạn…
3. Lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ.
Hà Nội là thủ đo của cả nước, nơi có kinh tế xã hội phát triển , đồng thời là nơi tập trung đông dân cư và du khách, do đó còn nhiều lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ tốt không chỉ cho nhân dân, cho du lịch nói chung mà đặc biệt là cho việc phát triển loại hình du lịch mới - Incentive Tour ở Hà Nội.
Hà Nội tập trung đông các cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú. Theo số liệu của sở du lịch Hà Nội, đến hết năm 2002, trên địa bàn thành phố có 351 khách sạn lớn nhỏ, trong đó có 68 khách sạn quốc doanh, 17 khách sạn liên doanh và 266 khách sạn ngoài quốc doanh. Trong đó, có 76 khách sạn được xếp sao, bao gồm 7 khách sạn 5 sao với 2.062 phòng, 3 khách sạn 4 sao với 599 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.700 phòng, 33 khách sạn 2 sao với 1.303 phòng và 13 khách sạn 1 sao với 523 phòng. Tính đến thời điểm hiện nay, con số này còn tăng lên đáng kể. ở Hà Nội, các khách sạn có quy mô trên 100 phòng như: Sofitel Metropole, Hà Nội Daewoo, Mélia, Horison, Sofitel plaza … Hầu hết các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đã được tu bổ cho phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
Mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp ở Hà Nội khá dày đặc, từ các trung tâm mua bán nhỏ lẻ cho đến các trung tâm mua bán lớn phục vụ tốt cho nhu cầu mua sắm của khách du lịch, kể cả nhu cầu mua sắm của các đoàn khách cao cấp. Một số trung tâm mua bán ở Hà Nội được đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch như: Trung tâm thương mại Tràng Tiền, trung tâm thương mại tháp đôi Vincom…
Các cơ sở thể thao của cả nước tập trung đông ở Hà Nội. Từ các trung tâm thể thao lớn của quốc gia như khu thể thao Mỹ Đình, Quần Ngựa… được phục vụ cho các hoạt động thể thao lớn tầm cỡ quốc gia và khu vực. Hà Nội cũng có các cơ sở thể thao có thể đáp ứng nhu cầu của du khách như: Khu thể thao quân đội, trung tâm thể thao 10 - 10 …
Có thể nói, Hà Nội là nơi có hệ thống các cơ sở y tế nhiều và hiện đại nhất cả nước. Bên cạnh hệ thống các cơ sở y tế của nhà nước còn có các cơ sở y tế tư nhân với quy mô lớn nhỏ khác nhau có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu về y tế của các khách du lịch khi cần thiết.
Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi có nhiều các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá cũng như các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. những cơ sở này không chỉ có khả năng phục vụ tốt nhu cầu dân sinh hàng ngày mà còn có khả năng tham gia loại hình Incentive Tour.
III. Thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour tại Hà Nội.
Trong những năm vừa qua, thị trường du lịch Incentive tại Hà Nội còn khá khiêm tốn, song tỉ lệ này có xu hướng tăng lên trong những năm tới đây, một khi loại hình Incentive Tour được quan tâm quảng bá kết hợp với nâng cao chất lượng, mở rộng các dịch vụ, tour, tuyến du lịch. Đặc biệt, Việt Nam và Hà Nội được thế giới đánh giá là điểm đến thân thiện, an toàn nhất, do đó, thị trường khách du lịch tiếp tục được củng cố và phát triển. Theo số liệu của sở du lịch Hà Nội, tổng số khách quốc tế đến Hà Nội năm 2002 là 931.000 lượt khách, trong đó có 107.996 khách du lịch MICE và Incentive, tăng 34,08% so với năm 2001, chiếm tỉ trọng 11,6%.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phát triển của nganh du lịch vào năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đón được 7,5 triệu luợt khách du lịch, phấn đấu doanh thu xã hội đạt 9.600 tỷ đồng Việt Nam, nộp ngân sách 650 tỷ. Để thực hiện được mục tiêu đó, Hà Nội sẽ phát triển theo hướng: du lich văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, hội nghị và tập trung một phần không nhỏ vào việc phát triển loại hình Incentive Tour.
1. Các kết quả khảo sát loại hình Incentive Tour tại Hà Nội.
1.1. Tên gọi của loại hình Incentive Tour.
Như đã đề cập ở trên, hiện tại chưa có một định nghĩa hay khái niệm thống nhất nào cho Incentive Tour, do đó, mỗi người có cách gọi loại hình này theo cách hiểu riêng của mình.
Hầu hết những người làm kinh doanh du lịch vẫn gọi loại hình này bằng cách giữ nguyên tên tiếng Anh của nó là Incentive Tour. Cách gọi này dường như là đúng nhất bởi khi dịch sang tiếng Việt, đôi khi nghĩa của nó không được hiểu trọn vẹn và đầy đủ.
Bên cạnh đó, loại hình Incentive Tour còn được gọi tên là "du lịch khen thưởng", "du lịch khuyến khích", hay "du lịch tưởng thưởng". Với cách hiểu và gọi tên như vây, Incentive Tour ở Hà Nội còn được mở rộng hơn. Bởi bên cạnh những tour du lịch được tổ chức cho các hãng, công ty, cũng có cùng một đặc điểm tổ chức cho những đối tượng khách tập trung có cùng một đặc điểm thành phần nào đó nhưng không phải thuộc về hãng hay công ty nào. Nội dung của những chuyến đi này về cơ bản cũng tổ chức theo cơ cấu của tour Incentive. Có thể thấy một số tour du lịch quen thuộc có ít nhiều mang dáng dấp của một tour Incentive như các chuyến du lịch của học sinh, sinh viên, tổ chức xã hội như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên … Những chuyến du lịch này cũng nhằm mục đích khuyến khích những người tham gia phát huy được năng lực của mình và thường có các hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của các thành viên.
1.2. Các doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh Incentive ở Hà Nội.
Loại hình du lịch Incentive Tour hay du lịch tưởng thưởng không phải là loại hình đơn giản và dễ thực hiện mà đây là loại hình du lịch thường dành cho các khách cao cấp, do đó không phải doanh nghiệp lữ hành nào cũng có đủ điều kiện và khả năng để đáp ứng các nhu cầu cao cấp đó và kinh doanh được loại hình Incentive Tour.
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các doanh nghiệp lữ hành hoạt động, tuy nhiên các doanh nghiệp chuyên kinh doanh Incentive Tour thường là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn mà không phải là doanh nghiệp nhà tư nhân hoạt động khai thác kinh doanh du lịch nhỏ, lẻ.
Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh và khai thác loại hình Incentive Tour phải kể đến đó là: Saigon Tourist, Ha Nội Toserco, Vinatour, Bến Thành Tourist, Việt Nam Tourist … Ví dụ, với uy tín và khả năng thực hiện các tour Incentive, Saigontourist là đơn vị kinh doanh đón được nhiều khách Incentive nhất, tỉ lệ khách Incentive năm sau thường gấp đôi so với năm trước và mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.
1.3. Khách du lịch tham gia loại hình Incentive Tour ở HàNội.
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hầu như mới chỉ tập trung khai thác loại hình Incentive Tour ở thị trường nước ngoài hay các liên doanh lớn, xuyên quốc gia mà còn ít chú tâm khai thác công ty thị trường trong nước.
Các ngành hàng lớn của thị trường Incentive Tour ở Hà Nội thường tập trung vào các hãng dược lớn: Glaxo, Pfizer…; các công ty liên doang sản xuất hàng công nghiệp, điện tử viễn thông như: LG, Sam Sung, Nokia, IBM, Honda, Toyota,…; các công ty bảo hiểm lớn của nước noài có mặt tại Việt Nam: Prudential, AIA,…; các tổ chức nghiên cứu về khoa học kỹ thuật; hội chăm sóc và bảo vệ trẻ em….
1.4. Một số tour Incentive điển hình.
Do số lượng và thời gian của một đoàn Incentive Tour không cố định, do đó không có những mẫu tour chuẩn nào cả vì nhà tổ chức tour phải linh hoạt trong việc tổ chức các tour theo đúng yêu cầu của khách hàng. Có thể trình bày một số tour điển hình sau đây:
2. Đánh giá thực trạng.
Qua các kết quả nghiên cứu thực trạng ở trên ta có thể thấy rằng loại hình du lịch Incentive Tour ở Hà Nội đang ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn phải phấn đấu, nỗ lực không ngừng để hoàn thiện tốt hơn khả năng cung ứng, tiếp đón khách tham gia loại hình du lịch này trong thời gian sắp tới.
Từ thực trạng đó, ta có thể nhận thấy được những khó khăn và tồn tại của Hà Nội khi phát triển loại hình Incentive Tour cần phải khắc phục.
Trước hết là kinh nghiệm và năng lực tổ chức các tour Incentive của các doanh nghiệp đã bước đầu được tĩch luỹ nhưng chưa đầy đủ bề dày và chưa được kiểm nghiệm chắc chắn. Cả đội ngũ những nha tổ chức điều hành hoạt động Incentive Tour cũng như đội ngũ nhân viên làm trực tiếpđều còn lúng túng trong việc sắp xếp các chi tiết trong lịch trình tour, tham quan, chiêu đãi, thông tin … Khi có nhiều khách du lịch Incentive có địa vị xã hội cao đến cùng một lúc, trong cùng cơ sở lưu trú thì đội ngũ lao động chưa đủ năng lực nghiệp vụ tổ chức các hoạt động, phân bổ lịch trình một cách chu đáo. Nhiều chương trình tham quan du lịch chưa hợp lý, thiếu hẫp dẫn khiến du khách không hài lòng.
Thứ hai, các cơ sở dịch vụ ở Hà Nội lớn hơn hăn so với nhiều địa phương khác trong cả nước song vẫn thiếu đồng bộ. Các công viên giải trí, phố ẩm thực, phố đi bộ, các trung tâm dịch vụ bổ xung, của hàng lưu niệm và cả hệ thống giao thông công cộng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cao của du khách tham gia Incentive Tour. Mặt khác, vấn đề moi trường cảnh quan đô thị, môi trường xã hội vẫn còn nhiều khuyết điểm như: rác thải, tình tranh phóng uế bừa bãi, đeo bám khách du lịch … đang còn là vấn nạn cho xã hội, cho khách du lịch. Và với khách Incentive vấn nạn này càng gây khó khăn hơn.
Chương III: Một số ý kiến bất đề xuất.
* Nâng cao quản lý của Nhà nước về hoạt động du lịch nói chung và du lịch MICE, du lịch Incentive nói riêng.
* Có kế hoạch lâu dài, cụ thể về đào tạo cán bộ, nhân viên du lịch có kiến thức, năng lực và khả năng tích luỹ kinh nghiệm về tổ chức, phục vụ loại hình du lịch Incentive Tour. Đây là khâu yếu không chỉ của du lịch Hà Nội mà là tình trạng chung hiện nay của Việt Nam, do đó, phải được đặc biệt quan tâm để nâng cao năng lực, kinh nghiệm. Đào tạo được những nhân viên chuyên nghiệp để tránh tình trạng phải làm kiêm nhiệm, không chuyên dẫn tới không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao, chính đáng của đoàn khách Incentive Tour.
* Trong quá trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ có xu hướng và điều kiệu phát triển du lịch nói chung, cần chú ý đến đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho loại hình du lịch Incentive Tour. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ít có cơ sở đủ điều kiện hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, để thu hút ngày càng đông du khách tham gia Incentive Tour, Hà Nội cần phải chú ý đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để phát triển du lịch nói chung và loại hình du lịch Incentive Tour nói riêng tương xứng với các tiềm năng của Hà Nội.
* Việc cải tạo giao thông vận tải, xây dựng trật tự kỷ cương nơi công cộng nói chung, ở điểm, khu du lịch noi riêng gắn liền với việc tăng cường khả năng và điều kiện phát triển du lịch Incentive ở Việt Nam. Song, để có được kỷ cương, trật tự công cộng một cách ổn định, lâu dài thành nếp sống, lói sống như ở nhiều quốc gia tiên tiến, cần phải cụ thể hoá và hiện thực hoá các quy định, tránh tình trạng quy định chung chung, chồng chéo như hiện nay, trong lĩnh vực này. Các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng người thừa hành và của công dân cần phải cụ thể, có thưởng, có phạt rõ ràng, không lấn sân, không chồng chéo để đổ thừa trách nhiệm hay quyền hạn như hiện nay.
* Nắm được đặc điểm tâm lý của các khách tham gia tour incentive là thích dành nhiều nguồn chi tiêu cho việc mua sắm, do đó, Hà Nội nên phát triển mới và hoàn thiện thêm các dịch vụ bổ xung như các trung tâm thể thao, giải trí, mua sắm … để từ đó, vừa thoả mãn được các nhu cầu của du khách, vừa đem lại nguồn doanh thu lớn cho các nhà khai thác kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, các dịch vụ bổ sung này cũng phải ở mức độ cao cấp thì mới đáp ứng được đúng nhu cầu cao cấp của các khách tham gia Incentive Tour.
* Tích cực khai thác các lợi thế sẵn có. Như đã đề cập ở trên, Hà Nội có lợi thế về nhiều mặt để phát triển du lịch, đặc biệt là loịa hình Incentive Tour. Do đó, Hà Nội nên khai thác các tiềm năng đó để đưa vào phục vụ hoạt động du lịch nói chung và phục vụ Incentive Tour nói riêng để tránh lãng phí tài nguyên.
Kết luận
Trong một thời gian ngắn thực hiện đề tài "những bước đầu nghiên cứu thực trạng phát triển của loại hình Incentive Tour tại Hà Nội", tác giả nhận thấy đây thực sự là một để tài mới và hấp dẫn.
Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ và loại hình du lịch này nhưng trên thực tế loại hình Incentive Tour đã và đang được các doanh nghiệp lữ hành lớn ở Hà Nội khai thác một cách hiệu quả. Thị trường Incentive Tour nội địa còn đang bị bỏ ngỏ vì các doanh nghiệp này mới chỉ chú ý khai thác thị trường Incentive quốc tế. Do đó, cần phải có hướng khai thác thị trường Incentive nội địa đó.
Incentive Tour đã và đang được khai thác. Tuy nhiên, ngay cả đối với những ngwời trực tiếp tổ chức các tour này vẫn còn thấy mới mẻ, họ phải vừa làm, vưa học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm. Do đó, khi nghiên cứu đề tài, tác giả không khỏi bỡ ngỡ. Tuy đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành đề tài nhưng chắc hẳn nội dung đề tài làm được vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong sự đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến từ phía thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo và các bạn đọc.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Đức Thanh. Nhập môn khoa học du lịch. Nxb: Đại học quốc gia Hà Nội 2000.
2. Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý du lịch. Nxb: thành phố Hồ Chí Minh 1999.
3. Phạm Vân Nga. Bước đầu tiên tìm hiểu Incentive Tour và vai trò của MC. Báo cáo khoa học. Hà Nội 2002.
4. Nguyễn Thị Hoa. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch tại Hà Nội. Báo cáo khoa học. Hà Nội 2003.
5. Tuyển tập Báo cáo: Hội khoa học: Du lịch công vụ và phát triển du lịch Việt Nam. Hà Nội 2003.
6. Tổng cục du lịch Việt Nam. Non nước Việt Nam. Hà Nội 2001.
7. Tạp chí Du lịch Việt Nam các số năm 2002-2003.
8. www.vietnamavenue.com
9. www.vietnamincentives.com
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về loại hình Incentive Tour. 1
I. Sự hình thành và qhát triển loại hình Incentive Tour trên thế giới. 1
1. Sự hình thành. 1
2. Quá trình phát triển. 3
II. Khái niệm. 4
1. Khái niệm các loại hình du lịch liên quan đến Incentive Tour. 4
2. Khái niệm loại hình Incentive Tour. 5
III. Những đặc trưng của loại hình Incentive Tour. 8
Chương II: Thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour
tại Hà Nội. 11
I. Sự xuất hiện của Incentive Tour ở Việt Nam và Hà Nội. 11
II. Những lợi thế để phát triển loại hình Incentive Tour của Hà Nội. 13
1. Lợi thế về tài nguyên tự nhiên. 13
1.1. Tài nguyên địa hình. 13
1.2. Tài nguyên khí hậu. 14
1.3. Tài nguyên thuỷ văn. 14
1.4. Tài nguyên sinh vật. 14
1.5. Tài nguyên du lịch ở các vùng phụ cận. 15
2. Lợi thế về tài nguyên nhân văn. 16
2.1. Các di tích lịch sử, văn hoá. 16
2.2. Lễ hội truyền thống. 18
2.3. Nghề thủ công truyền thống. 18
2.4. Bảo tàng và các cơ sở văn hoá nghệ thuật. 19
2.5. Các tài nguyên nhân văn khác. 19
3. Lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ. 19
III. Thực trạng phát triển loại hình Incentive Tour tại Hà Nội. 21
1. Các kết quả khảo sát loại hình Incentive Tour tại Hà Nội. 22
1.1. Tên gọi của loại hình Incentive Tour. 22
1.2. Các đoanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh Incentive Tour
ở Hà Nội. 23
1.3. Khách du lịch tham gia loại hình Incentive Tour tại Hà Nội. 23
1.4. Một số Incentive Tour điển hình. 24
2. Đánh giá thực trạng. 29
Chương III: Một số ý kiến Đề xuất. 31
Kết luận. 33
Tài liệu tham khảo 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL 70.doc