Tài liệu Đề tài Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay: PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh v.v...
Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân. Kết quả thăm dò của tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21 Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn so với 44% ở đàn ông. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam nữ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ ràng qua bảng số liệu rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của ...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh v.v...
Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân. Kết quả thăm dò của tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21 Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn so với 44% ở đàn ông. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam nữ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ ràng qua bảng số liệu rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của nam đã tăng lên 4 tuổi (từ 23 đến 27 tuổi) và của nữ là 5 tuổi (từ 20 đến 25 tuổi).
Hệ quả là hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất - chiếm 58.1% dân số. Ở Mỹ, có 43% người trưởng thành (tương đương với 87 triệu người) tự cho mình là độc thân trong đó chỉ riêng thành phố New Jork, đã có đến 70% dân số sống độc thân Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Sống độc thân hiện nay trên thế giới nhất là châu Âu đang trở thành trào lưu thời thượng. Ỏ Tây Âu, theo Eurostar, số người sống độc thân là 158 triệu, chiếm 55% dân số Irlandia, 50% dân số Phần Lan, 50% dân số Thuỵ Điển, 46% dân số Pháp.
Tại Pháp, số người sống độc thân đã tăng từ 5 triệu người (năm 1999) lên 14 triệu người (2004) Dịch vụ dành cho người độc thân lên ngôi. Tạp chí khoa học công nghệ số tháng 8-9/2005, trang 67
. Ở Tây Ban Nha có 6 triệu người độc thân, trong đó có 26% nam và 18% nữ trong độ tuổi 35 – 39, 13% đàn ông và 10.26% phụ nữ ở tuổi 45-50 sống một mình. Tại một nước có tới 90% số dân theo đạo Thiên chúa như Ba Lan, vẫn có 60% số dân vẫn chấp nhận việc phụ nữ không có chồng mà có con. Số những bà mẹ “một mình” nuôi con đang trở thành lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm tới 15% số gia đình của nước này. Sống độc thân đã trở thành một nhu cầu của con người ở các nước tư bản phát triển Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Các nước Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong hơn một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Nhật là quốc gia có số thanh niên độc thân ở độ tuổi 20-40 tăng vọt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật thì có 25% nam và 16% nữ thanh niên ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Ở Hàn Quốc, tình hình cũng không có gì khả quan hơn. 50% thanh niên Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân Mốt độc thân của giới trẻ châu Á. http:// www.vnn.vn/nhipsongtre/2005/9/79028.vip
. Xã hội Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không kết hôn lần thứ ba trong lịch sử khi hầu hết giới trẻ ở nước này không muốn lập gia đình sớm “Khủng hoảng độc thân” tại Trung Quốc. http:// www.vnn.vn/thegioi/2006/04/556865/
. Theo thống kê, năm 1991, độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi kết hôn lần đầu tiên là 22.2; năm 1996 là 24.2 (riêng Thượng Hải là 25.3 và Bắc Kinh là 25.2) Gái Trung Quốc ngày càng kén chọn. ngày 12/04/2006
.
Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông, hôn nhân và gia đình từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Tuổi quy định của nhà nước Việt Nam hiện nay (ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình) nam đủ 20 tuổi, nữ đến 18 tuổi được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của Cục thống kê Việt Nam lại cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ ở nước ta trong 15 năm gần đây có xu hướng tăng. Nếu như năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội 2004, trang 23
của nam là 24.3 và nữ là 23.2 thì đến năm 2004, tuổi kết hôn trung bình lần đầu đã tăng lên đáng kể, của nam là 27.3 (ở nông thôn là 26.0 tuổi còn ở thành thị là 28.6 tuổi) và ở nữ là 23.4 (trong đó, ở thành thị là 24 tuổi và nông thôn là 22.9 tuổi).
Bên cạnh đó, xét tỉ trọng đã từng kết hôn của nhóm tuổi 20-24 tuổi cho thấy nếu như năm 1989 có 36.6% nam và 57.5% nữ đã kết hôn thì đến năm 2004, tỉ trọng này đã giảm xuống, chỉ còn 20.1% nam và 42.7% nữ.
Việc độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt trong vòng 15 năm phản ánh xu hướng kết hôn muộn nhìn chung đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị. Kết quả điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 2004 đã đi đến kết luận: “ở đâu có mức độ đô thị hoá cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn, ở đó người ta kết hôn muộn hơn; và ở đâu nghèo hơn, thì ở đó người ta lại kết hôn sớm hơn” Cục thống kê Việt Nam. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2004: Những kết quả chủ yếu. trang 36.
.
Giáo sư Lê Thi trong một nghiên cứu về Phụ nữ độc thân đã khẳng định: “Một điều đáng lưu ý là ở Việt Nam những người chủ trương sống độc thân không lập gia đình từ lúc trưởng thành đến khi về già rất hiếm hoi và thường có những lý do đặc biệt” Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, Hà Nội 2004, trang 28.
. Tuy nhiên, liệu xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ Việt Nam hiện nay có phải là một dấu hiệu mở đầu cho một xu hướng mới – xu hướng sống độc thân suốt đời như các nước phát triển hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1 Về lý luận
Làm sáng tỏ lý thuyết nhu cầu trong tâm lý học nói chung và trong tâm lý học xã hội nói riêng
Tìm hiểu sâu hơn đặc điểm, cách phân loại nhu cầu trên bình diện tâm lý học.
Xây dựng khung cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các mức độ nhu cầu sống độc thân của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
2.2 Về thực tiễn
Xác định thực trạng nhu cầu sống độc thân tạm thời trong giới trẻ hiện nay, các mức độ nhu cầu sống độc thân của họ;
Xác định những yếu tố tâm lý – xã hội tạo nên nhu cầu sống độc thân tạm thời (kết hôn muộn) của giới trẻ hiện nay;
Đưa ra những định hướng nhằm giải toả những rào cản tâm lý đang cản trở giới trẻ đến với hôn nhân.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu sống độc thân tạm thời
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay nhằm mục đích xác định những yếu tố tâm lý – xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay.
5. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 220 khách thể trong độ tuổi từ 22 đến 40. Trong đó có 170 khách thể được điều tra bằng cách trực tiếp phát phiếu trưng cầu ý kiến và 50 khách thể được điều tra bằng cách gửi phiếu trưng cầu ý kiến qua thư điện tử.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do tính chất của đề tài, chúng tôi giới hạn khách thể nghiên cứu là giới trẻ trí thức tại các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Chúng tôi đã tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn, căn cứ vào các tài liệu tâm lý học, các tài liệu của các ngành xã hội có liên quan như xã hội học, tôn giáo học v.v... để tìm hiểu, đánh giá nhu cầu sống độc thân của giới trẻ. Cụ thể, chúng tôi tiến hành đọc, nghiên cứu phân tích và khái quát hoá các quan điểm, lý thuyết về nhu cầu, các quan điểm, lý thuyết độc thân, các công trình nghiên cứu về nhu cầu và độc thân trước đó, đưa ra giả thuyết khoa học, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, tìm ra các phương án thích hợp cho bảng hỏi và kiểm tra các kết quả thu được từ các phương pháp khác.
7.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
Phương pháp này được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu. Những câu hỏi được xây dựng cho phép đánh giá và xác định được mối quan hệ, liên hệ của các mặt biểu hiện của nhu cầu, các mức độ nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ.
Trong các câu hỏi của phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã sử dụng đan xen các câu hỏi đóng và các câu hỏi mở. Trong một số câu hỏi đóng cũng có phương án trả lời mở để người trả lời được tự nhiên bày tỏ những ý kiến, quan điểm riêng và bộc lộ những tình cảm, nhu cầu chân thực của bản thân.
7.3. Phương pháp khai thác thông tin trên mạng Internet
Qua truy cập các trang web như http:// www.docthan.com, chúng tôi đã thu thập được các tài liệu liên quan đến vấn đề độc thân, lịch sử ra đời của lối sống độc thân trong và ngoài nước; các bài viết, các diễn đàn bàn về lối sống độc thân hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
7.4. Phương pháp điều tra qua thư điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng thông tin toàn cầu đã khiến cho con nguời ở khắp mọi nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Thông qua những hộp thư điện tử (email), người ta có thể nhận được các thông tin, thư tín của bạn bè, người thân v.v… trong thời gian ngắn nhất dù họ đang ở bất cứ đâu. Đồng thời, cùng một lúc, họ cũng có thể gửi một thông tin đến cho rất nhiều người với tốc độ cao và chi phí thấp.
Từ những ưu điểm nổi bật nói trên của thư điện tử, chúng tôi đã khai thác nó như một phương pháp mới để triển khai đề tài nghiên cứu của mình. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là giới trẻ - những người có điều kiện sử dụng mạng Internet nhiều nhất - nên việc tiến hành bằng phương pháp này càng thuận lợi. Thông qua các diễn đàn về người sống độc thân, chúng tôi đã lấy địa chỉ email của các thành viên trong đó và tiến hành gửi phiếu trưng cầu ý kiến. Vì đây là một phương pháp nghiên cứu mới được ứng dụng lần đầu nên chúng tôi chỉ hạn chế khách thể nghiên cứu là 50 người.
So sánh phiếu điều tra được phát trực tiếp với những phiếu điều tra qua thư điện tử, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt nhau khá rõ. Những phiếu điều tra qua thư điện tử được trả lời một cách cẩn thận và đầy đủ hơn, đặc biệt là các câu hỏi mở và câu trả lời “vì sao?”. Đây là điều dễ giải thích vì những người trả lời qua email là những người khuyết danh, do đó họ có thể tự do bày tỏ các quan điểm, ý kiến của mình một cách chân thực nhất mà không sợ bị đánh giá. Mặt khác, phiếu trưng cầu ý kiến được lưu giữ trong hòm thư của khách thể nên họ có thể trả lời vào những lúc họ rảnh rỗi, có thời gian suy nghĩ kỹ các vấn đề.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, đây là một phương pháp nghiên cứu mới đem lại hiệu quả rất cao, vừa tiết kiệm thời gian, công sức cũng như các chi phí khác khi đi phát phiếu điều tra trực tiếp, vừa đảm bảo được tính khuyết danh cho người trả lời.
7.5 Phương pháp lập diễn đàn trên trang web
Chúng tôi mở 3 chủ đề bàn về vấn đề độc thân qua các diễn đàn trên mạng Internet, chủ yếu là trang web Trái tim Việt Nam ( trong thời gian ba tháng (từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006) để thu thập ý kiến của các trí thức trẻ qua các diễn đàn dành cho người độc thân. Cụ thể đó là các chủ đề: Sống độc thân, là người trẻ, bạn nghĩ sao về quan niệm này?; Bạn đánh giá như thế nào về lối sống độc thân của trí thức trẻ hiện nay?Theo bạn, người độc thân có tính cách như thế nào?... Các chủ đề này đã thu hút rất nhiều người tham gia bàn luận, với nhiều luồng ý kiến phong phú, hữu ích cho đề tài.
7.6 Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để thực hiện các bước trong việc phân tích thống kê như: liệt kê dữ liệu, lập bảng số liệu, biểu đồ và các thống kê suy luận nhằm chứng minh các giả thuyết bằng các số liệu định lượng và trên cơ sở đó rút ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu của mình.
8. Giả thuyết nghiên cứu:
1. Lối sống độc thân tạm thời đang trở thành một nhu cầu ngày càng gia tăng trong giới trẻ.
2. Lối sống độc thân tạm thời của giới trẻ được biểu hiện ở các cấp độ phát triển nhu cầu từ thấp đến cao - từ việc thoả mãn các nhu cầu vật chất tối thiểu đến việc thoả mãn nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách con người.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các cách tiếp cận về nhu cầu
1.1. Tiếp cận hành vi về nhu cầu
Ngay từ thế kỷ XIX, các tác giả như W.Koler, E.Thorndike, N.E.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu ở động vật đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích - phản ứng và đi đến kết luận nhu cầu có thể quyết định hành vi, khẳng định các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi các nhu cầu. Quan điểm của trường phái tâm lý học hành vi mới đã bổ sung cho công thức S – R (kích thích - phản ứng) một biến số 0 - biến số trung gian về trạng thái nhu cầu, trạng thái chờ đợi, kinh nghiệm sống … Các tác giả này giải thích rằng 0 là biến số trung gian có tác dụng điều chỉnh đáp ứng phù hợp với kích thích vào cơ thể.
E. Tolman đã xem xét nhu cầu của con người thiên về quan điểm sinh vật học. Ông coi ham thích, những nhu cầu của con người, tiếp nhận và đôi khi tương đương với nhu cầu của động vật. Tolman đã tìm ra những nguyên tắc chung của hành vi vốn có ở động vật và ở con người, bỏ qua các khía cạnh bản chất xã hội của con người – cái đặc trưng cho quá trình phát triển của mỗi người như là một nhân cách. Những khái niệm mà E.Tolman sử dụng để nghiên cứu nhu cầu, động cơ hành vi như ham thích thứ nhất, thứ hai, những kích thích cơ thể ... không giúp gì cho việc phát hiện ra cấu trúc nhu cầu của con người, không chỉ ra được hệ thống nhu cầu phức tạp có thứ bậc của chúng.
C.Hunt cho rằng “hành vi” là bản năng trực tiếp xác định nhu cầu cơ thể và bằng tổng số những động cơ được xác định.
Xét về mặt quan điểm, các nhà hành vi không coi nhu cầu thuộc về tâm lý, tuy nhiên trên thực tế, các thực nghiệm của họ lại tập trung khá rõ và kỹ về nhu cầu, đặc biệt là những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các nhà tâm lý học hành vi là đồng nhất nhu cầu của con người với nhu cầu ở động vật.
Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ là một nhu cầu tâm lý, chỉ tồn tại ở con người, đặc biệt là những người có sự phát triển cao trong nhận thức - những trí thức. Chính vì vậy, không thể đồng nhất nhu cầu của con người với nhu cầu động vật, càng không thể coi rằng nhu cầu không thuộc về tâm lý như quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi.
1.2. Tiếp cận sinh học về nhu cầu
Clack Hull đại diện cho cách tiếp cận sinh học về nhu cầu với thuyết xung năng cho rằng các nhu cầu sinh lý chi phối đời sống con người. Ông không phủ nhận sự có mặt của những nhu cầu, động cơ khác, nhưng theo ông chúng kết hợp và bị chi phối bởi nhu cầu thể chất thúc đẩy hoạt động của con người.
Về bản chất, thuyết xung năng đã sinh vật hoá nhu cầu của con người, xem nhu cầu như là xung năng mang tính vật, nảy sinh từ sự thiếu thức ăn, nước uống, không khí, nguy hiểm…qua đó phủ nhận tính xã hội, bản chất xã hội của nhu cầu, quy gán nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do yếu tố sinh vật tạo ra.
Xét trên một khía cạnh nhỏ, nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ cũng xuất phát từ những nhu cầu vật chất, sinh lý cơ bản, nhưng không thể nói rằng đó là nhu cầu duy nhất. Trên thực tế, nhu cầu sống độc thân tạm thời còn là sự phản ánh của các cấp bậc nhu cầu khác nhau, cao nhất là nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu hoàn thiện nhân cách cá nhân.
1.3. Tiếp cận phân tâm về nhu cầu
Thuyết phân tâm học do S. Freud (1856 - 1939) sáng lập nên. Trong quá trình nghiên cứu của mình, Freud đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, phân tâm học coi nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng. Nếu kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. Theo S.Freud: “Khát dục trong phân tâm học không có ý nói đến những việc thoả mãn thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khao khát mãnh liệt. Những mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng tâm lý sẽ lên đến tột đỉnh”Freud. Phân tâm học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, trang 47.
.
Erick Fromm, người theo trường phái phân tâm học mới quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người, đó là các nhu cầu:
Nhu cầu quan hệ người - người
Nhu cầu tồn tại cái tâm của con người
Nhu cầu đồng nhất bản chất xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo
Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà
Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu
Những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách” Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000, tr 70
Thuyết phân tâm học nhấn mạnh nhiều đến nhu cầu sinh học, đặc biệt là nhu cầu tính dục, xem đây như là một nhu cầu quan trọng, quyết định đến hành vi mất định hướng của con người. Trong khi đó, các nhu cầu xã hội chưa được các nhà phân tâm học quan tâm đến một cách đầy đủ.
Nhu cầu sống độc thân tạm thời là nhu cầu tâm lý – xã hội. Chính vì vậy, khi phân tích về nhu cầu này mà chỉ nhấn mạnh đến nhu cầu sinh học, nhu cầu tính dục như các nhà phân tâm học thì sẽ là một thiếu sót lớn, chưa bao hàm được các khía cạnh phong phú của vấn đề.
1.4. Tiếp cận Gestalt về nhu cầu
Trường phái Gestalt ra đời vào khoảng năm 1913 do V.Kohler (1887 - 1967), C.Koffka (1886 - 1941), K.Lewin (1890 - 1947) sáng lập.
Theo K.Lewin, nhu cầu là cơ sở tính tích cực của bất kỳ hình thức hoạt động nào, nhu cầu là khát vọng, là xu hướng thực thi, thực hiện một mục đích nào đó đặt ra trước chủ thể. Để phân biệt khái niệm nhu cầu của mình với các khái niệm nhu cầu mang tính sinh học mà các tác giả trước đó thường hay đề cập đến, Lewin gọi chúng là nhu cầu lượng tử. Nhu cầu này sẽ được hình thành trong nhân cách. Hệ thống căng thẳng luôn luôn có xu hướng phóng điện, lúc phóng điện cũng là lúc diễn ra sự thoả mãn nhu cầu.
Nhu cầu sống độc thân tạm thời xét ở khía cạnh tích cực là cơ sở để giới trẻ thực hiện các dự định riêng, các hoài bão khác nhau cho sự nghiệp. Nhưng nếu coi đó là cơ sở tích cực cho mọi hoạt động của giới trẻ thì hoàn toàn phiến diện vì còn nhiều yếu tố khác cả về khách quan và chủ quan quy định điều này.
1.5. Tiếp cận nhân văn về nhu cầu
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của tâm lý học nhân văn là “thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 - 1970). Theo lý thuyết của Maslow, nhu cầu của con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn.
Theo Maslow, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ dưới lên trên theo thang nhu cầu: từ mức thứ nhất là nhu cầu vật chất đến mức thứ năm là nhu cầu tự hoàn thiện mình. Bốn mức nhu cầu đầu tiên ông gọi là nhóm nhu cầu thiếu hụt. Còn ở mức thứ năm, ông chia nhỏ hơn: nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu hiểu biết… tạo thành nhóm các nhu cầu phát triển. Sự phân chia này tùy theo thang bậc, nhưng nó không phải là ổn định mà chúng linh hoạt, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể.
Thang nhu cầu của Maslow đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng các cấp bậc khác nhau nhu cầu của con người. Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ không chỉ nằm ở riêng một thang bậc nào mà nó biểu hiện đầy đủ các cấp bậc khác nhau trong thang nhu cầu đó.
1.6. Tiếp cận Mác - xit về nhu cầu
Nghiên cứu nhu cầu trong tâm lý học Mác - xit chủ yếu dựa trên nền tảng của tâm lý học hoạt động (A.N.Leonchiev) và trường phái tâm thế (D.N.Uznatze) của Liên Xô cũ.
D.N.Uznatze người sáng lập ra và đại diện cho trường phái thuyết “tâm thế” đã đề cập tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động sống của con người. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của con người. Không có nhu cầu thì không có tính tích cực. Với ý nghĩa đó thì khái niệm nhu cầu rất rộng, nó liên quan đến tất cả những gì cần thiết đối với cơ thể sống. D.N.Uznatze cho rằng, khi chủ thể hướng vào môi trường bên ngoài nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu trước mắt thì một tình trạng nhất định xuất hiện, gây ra trong chủ thể một tâm thế nhất định và thông qua tâm thế này hướng dẫn toàn bộ hành vi tiếp theo của nó.
A.G.Kovaliov xem nhu cầu chính là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của con người. Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm người khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển. Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của các cá nhân, các giai cấp, của các tập thể.
X.L.Rubinstêin trong nhiều công trình nghiên cứu của mình đã bàn đến khái niệm nhu cầu. Dựa trên quan điểm triết học Mác – Lênin, ông đã đưa ra một hệ thống tri thức phong phú trong đó có thuyết về nhu cầu.
Để tồn tại và phát triển, con người phải luôn vận động và hoạt động đáp ứng những đòi hỏi nhất định. Còn khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy của con người đến đâu thì lại phụ thuộc vào thế giới đối tượng và cũng phụ thuộc vào chính năng lực của con người. Từ đây, ta có thể nhận thấy một cách hết sức rõ ràng và cụ thể nhu cầu là những đòi hỏi cần phải được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Như vậy, khi nói đến nhu cầu là nói đến sự đòi hỏi cần thiết của con người về một cái gì đó, hay một điều gì đó nằm bên ngoài con người. Chính “cái gì đó” (đối tượng) sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người thông qua hoạt động của chính bản thân con người. Khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống mà ta dễ dàng nhận ra đó là, thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Nói cách khác, đó là mối quan hệ thống nhất giữa yếu tố khách quan (của đối tượng) và yếu tố chủ quan (của chủ thể) trong hoạt động thoả mãn nhu cầu
Từ luận điểm trên đây về nhu cầu, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu của con người vừa mang tính thụ động vừa mang tính tích cực. Điều này có thể giải thích thông qua một số điểm như sau:
- Thứ nhất, sự đòi hỏi cần phải được thoả mãn ở chính bản thân chủ thể (xuất hiện nhu cầu). Nhưng nhu cầu có được thoả mãn hay không còn phụ thuộc vào chính hệ thống đối tượng thoả mãn nhu cầu trong hoàn cảnh cụ thể. Bản thân chủ thể trải nghiệm nhu cầu sẽ chịu sự quy định bởi các đối tượng trong thế giới xung quanh. Khả năng thoả mãn nhu cầu ở chủ thể sẽ rơi vào trạng thái bị động. Xét trong bối cảnh cụ thể đó nhu cầu của con người mang tính thụ động
- Thứ hai, chính sự tồn tại của nhu cầu lại thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động. Nhu cầu phát huy được tính tích cực của mình trong quá trình tìm kiếm đối tượng, tìm kiếm phương thức, phương tiện thoả mãn nhu cầu. Ở trường hợp này, người ta nói nhu cầu mang tính tích cực. Trong công trình nghiên cứu của mình X.L.Rubinstein rất có lý khi cho rằng: con người là một thực thể và thực thể này đang trải nghiệm những thiếu thốn, kết quả là thực thể ấy có ý hướng tích cực để tìm kiếm đối tượng thoả mãn.
Như vậy, trên thực tế đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu. Các công trình nghiên cứu này dù khác nhau nhưng cũng đi đến một nhận định: nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại sinh ra tính tích cực của con người. Đó là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn
Xuyên suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của tâm lý học, có rất nhiều trường phái tâm lý học khác nhau đã xuất hiện và có những quan niệm khác nhau về nhu cầu. Mỗi hướng tiếp cận đều có những cái nhìn, những quan điểm riêng. Những quan điểm này đã ngày càng làm rõ khái niệm nhu cầu, các cấp độ nhu cầu của con người. Những điểm hạn chế của các tác giả trước lần lượt được các tác giả sau bổ sung, xem xét một cách cụ thể hơn.
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tiếp thu, sử dụng tất cả các quan điểm về nhu cầu để phân tích, làm rõ nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay.
2. Các quan điểm về vấn đề độc thân
2.1. Trên thế giới
2.1.1 Vấn đề độc thân trong tôn giáo
Từ thời xa xưa, trong thiên chúa giáo, đạo Hinđu, đạo Phật và hầu hết tất cả các đạo giáo khác trên thế giới, lối sống độc thân được xem là một nguyên tắc “bất di, bất dịch” áp dụng cho các nhà truyền đạo, các tu sĩ, ni cô. Họ là những người sùng đạo, những người biết hi sinh những lạc thú riêng của cuộc sống phàm tục để hành sự vì đạo. Trước tiên đó là hi sinh đời sống vợ chồng, tình nguyện không kết hôn, sống hết đời trong các nhà chùa, tu viện, xứ đạo… Thomas G.Lederer, M.A.Celibacy is the issue, tr 15
. Theo quan điểm của các tôn giáo thì việc lựa chọn hình thức sống độc thân là một cách tốt nhất để khẳng định sự trong sạch, tinh khiết của bản thân Sđd, tr 18
. Ngoài ra sống độc thân còn được xem như một thành quả của quá trình tu thành chính quả, là điều kiện tiên quyết để người trần đến được với các đấng siêu nhiên, các lực lượng thánh thần. Chỉ những người sống thanh đạm, độc thân, không quan hệ nam nữ thì mới có thể bước chân vào thánh địa của các thành thần được Thomas G.Lederer, M.A.Celibacy is the issue. tr 17
. Như vậy, lối sống độc thân xuất hiện từ khi có các tôn giáo ra đời và được xem là một sự hi sinh vi đạo
2.1.2. Vấn đề độc thân trong tâm lý học – xã hội học
Theo nhận xét của các nhà xã hội học, kinh tế càng phát triển thì số người chọn lựa lối sống "độc thân" càng nhiều.
Bàn về vấn đề độc thân, Bà Sashy Cagen – nhà xã hội học Mỹ, người đầu tiên đưa ra thị trường cuốn sách nói về hiện tượng sống độc thân "Quirkyalone" (QA) cho rằng người độc thân là người không phản đối cuộc sống vợ chồng, song đặt cuộc sống độc thân lên trên những trói buộc của hai người chỉ vì mục đích không bị cô đơn. Cuốn sách ra đời đã trở thành "bản tuyên ngôn" của 40% gia đình "một thành viên" tại Mỹ. Cuốn sách đã bày tỏ tư duy lối sống của những người sống độc thân. Theo bà, những người sống độc thân là những người ưa thích tổ chức những bữa cơm tại gia dành cho bạn bè, những cuộc dã ngoại mang tính cộng đồng. Có thể gặp họ ở những nơi tập Yoga, tại những lớp học vẽ trên kính hay những trung tâm tư vấn tâm lý. Họ quen dần với cuộc sống một mình và khai thác cuộc sống này một cách sáng tạo. Họ tới rạp chiếu bóng một mình hoặc đi bách bộ một mình hằng giờ hay lười biếng thả mình trong bồn tắm nghe nhạc cổ điển. Trong cuộc sống họ hướng tới những người bạn cùng giới, khác giới có cùng sở thích, “tâm đầu ý hợp”, không can thiệp vào lãnh địa riêng tư thuộc về tích cách của mỗi người Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Cũng bàn về vấn đề này, cuốn sách “Những sự lựa chọn của cuộc sống vợ chồng trong thế giới hậu hiện đại” của giáo sư xã hội học người Ba Lan Krystyna Slany đã báo động về hình thái gia đình truyền thống đang bị đe doạ bởi lối sống “gia đình một thành viên”. Bà lập luận rằng trước đây, khi sinh ra, mỗi người được “lập trình” theo một trật tự: lập gia đình và sinh con cái. Song hiện nay, con người trở thành “homo – optionis” - tức là những thực thể có quyền lựa chọn cho mình một lối sống không phụ thuộc vào bất kỳ sự ràng buộc nào của xã hội. Theo nhận xét của bà Krystyna Slany, cuộc sống vợ chồng trong các quốc gia phát triển ngày càng được nhìn nhận như một “công ty liên doanh” không đem lại nhiều “lợi nhuận” như người ta kỳ vọng. Do đó, cuộc sống độc thân đang trở thành cách lựa chọn của đa số thanh niên và trung niên Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. Vietnam.net ngày 23/10/2005
.
Vấn đề độc thân còn được xem xét dưới hình thức “né tránh hôn nhân”, “sống chung không hôn thú”, “trẻ em trong các gia đình có bố mẹ đơn thân”, “các ông bố đơn chiếc”. Đây là một phần nội dung chính trong cuốn sách “Tương lai của gia đình” (The futures of the family) của Charles L.Jones Charles L. Jones, Lorne Tepperman & Susannahah J. Wilson. Tương lai của gia đình. NXB ĐHQGHN
. Cuốn sách này đề cập đến vấn đề độc thân như một hậu quả xấu của những cuộc hôn nhân không hạnh phúc và độc thân được nhìn nhận dưới góc độ như một kết quả tất yếu của cuộc cách mạng tình dục gia tăng công khai, nhất là quan hệ tiền hôn nhân và làn sóng nữ quyền thứ hai. Hai phong trào này đều bắt đầu từ những năm 60 và đã thay đổi những quan niệm mang tính văn hóa trước kia của chúng ta về hôn nhân và đời sống gia đình Sđd, tr 160
.
Rõ ràng là, các nhà tâm lý học, xã hội học đều xem xét độc thân gắn liền với gia đình và hôn nhân. Điều này giúp chúng tôi có một cái nhìn sâu hơn về những người sống độc thân cũng như nhu cầu của họ đối với vấn đề này. Qua đó, chúng tôi có thể phân tích sâu hơn những nhu cầu tiềm ẩn của giới trẻ trong khi họ có mong muốn được sống độc thân trong một thời gian nhất định trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
2.2. Vấn đề độc thân ở Việt Nam
Trong tâm lý học, xã hội học ở nước ta, vấn đề độc thân chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đây còn là một vấn đề mới mẻ, cần được nghiên cứu. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, chúng tôi thấy tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có một vài cuốn sách về vấn đề độc thân ở Việt Nam.
Cuốn sách “Phụ nữ độc thân ở Việt Nam” của Giáo sư Lê Thi tập trung làm rõ các vấn đề như: phụ nữ đơn thân - họ là ai?, những quan niệm, định kiến xung quanh phụ nữ đơn thân, hoàn cảnh cuộc sống của họ, những khó khăn mà những người phụ nữ đơn thân phải đương đầu. Đối tượng được giáo sư Lê Thi đề cập đến là những người phụ nữ không lấy được chồng hoặc đã ly dị, ly thân với chồng. Họ có hoàn cảnh đáng thương, phải chịu đựng các định kiến xã hội, phải một mình đương đầu với rất nhiều vấn đề trong cuộc sống khi bên cạnh họ không có người đàn ông giúp đỡ Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB KHXH, 2004
.
Cũng bàn về vấn đề sống độc thân, giáo sư Lê Thi đã nhắm đến một khía cạnh khác, đó là gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng trong cuốn sách “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng”. Qua đó, giáo sư Lê Thi tập trung chủ yếu vào đối tượng những người phụ nữ có chồng đi xa hoặc đã mất. Những người phụ nữ này không những phải chịu đựng sự thiếu thốn về mặt vật chất mà cả tinh thần lẫn thể xác. Họ phải một mình đương đầu với mọi khó khăn, cần sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội. Họ cần mái ấm gia đình, cần một người đàn ông bên cạnh để sẻ chia Lê Thi. Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng.
.
Vấn đề độc thân còn được đề cập đến như một hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh để lại mà người phụ nữ phải gánh chịu. Trong tập IV, bộ sách “Việt Nam trong thế kỷ XX” có các bài tham luận giới thiệu một số vấn đề chung. Đặc biệt có bài đề cập đến tình trạng phụ nữ đơn thân, những người phụ nữ Trường Sơn, những thanh niên xung phong, những phụ nữ có chồng hi sinh trong chiến tranh phải chịu cảnh cô đơn, sống độc thân một mình, kiến nghị những chính sách hỗ trợ thích đáng để bù đắp những thiệt thòi mà họ đang phải chịu đựng.
Thực tế cho thấy xu hướng sống độc thân đang diễn ra ở nước ta ở cả hai giới. Số liệu thống kê về độ tuổi kết hôn lần đầu của nam và nữ đều tăng lên chứng tỏ kết hôn muộn đang có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, trong các cuốn sách nói trên vấn đề độc thân ở nước ta chỉ được đề cập đến ở một khía cạnh rất nhỏ và hầu hết gắn với phụ nữ có hoàn cảnh éo le, đặc biệt, buộc phải sống độc thân/ đơn thân.
Các tài liệu nghiên cứu vấn đề độc thân ở nước ngoài khẳng định sống độc thân có cả mặt tích cực và tiêu cực. Độc thân là một nhu cầu của con người - nhu cầu được thừa nhận, được sống theo ý thích riêng, bảo vệ những cá tính của riêng mình v.v… Nói chung, xung quanh vấn đề độc thân còn rất nhiều điều cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ, cần phải xem xét nó từ nhiều khía cạnh khác nhau trên cả hai giới.
Trong các tài liệu lưu trữ tại Thư viện quốc gia, Thư viện Hà Nội, Viện Xã hội học và Viện Tâm lý học, Viện Giới và gia đình, chưa có một luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hay khoá luận tốt nghiệp của cử nhân tâm lý học, xã hội học nào nghiên cứu về vấn đề độc thân. Vấn đề độc thân chỉ được đề cập trong các bài viết trên các tạp chí, các bài báo, những trích đoạn nhỏ từ các tạp chí của nước ngoài và trong một số cuốn sách dịch. Điều này cho thấy ở nước ta, đây còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ, cần được các nhà tâm lý học, xã hội học quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn.
3. Các khái niệm cơ bản của đề tài
3.1. Khái niệm nhu cầu
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Nhu cầu là sự đòi hỏi khách quan của con người trong điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của mình” Nguyễn Khắc Viện. Từ điển tâm lý học. NXB Giáo dục, 1999. trang 17.
.
Theo từ điển tâm lý học: “Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển” Sđd, trang 25
.
Như vậy, nhu cầu là “một trong những nguồn gốc nội tại sinh ra tính tích cực của con người. Nhu cầu là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn” Sđd, trang 17.
.
Nhu cầu của con người nảy sinh từ những thiếu hụt, những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thoả mãn để tồn tại và phát triển. Đó là những mong muốn xuất phát từ bên trong cơ thể trước sự hiện diện của các yếu tố khách quan của môi trường. Nhu cầu trước hết là sự đòi hỏi khách quan của con người nhưng bản chất hoạt động của con người là có ý thức. Vì vậy mà trước khi nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, đã có sự phản ánh của con người. Nó định hướng cho suy nghĩ, ý chí, tình cảm của cá nhân, nó xác định xu hướng và kích thích con người hành động để thoả mãn đòi hỏi của nhu cầu.
Nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu của con người là động cơ thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân và cả tập thể trong xã hội nói chung. Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân, các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển... Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn các ý nghĩ, rung cảm và ý chí quần chúng. Nó quy định hoạt động xã hội của cá nhân, của giai cấp của tập thể.
Nhu cầu của con người mang tính lịch sử và nó gắn liền với sự phát triển của xã hội. Kinh tế xã hội, văn hoá phát triển ngày càng cao, sự giao lưu giữa các quốc gia càng được mở rộng thì cơ cấu nhu cầu của mỗi cá nhân càng phong phú, đa dạng và phức tạp
Thông thường, nhu cầu được phân theo hai loại, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trong đó, nhu cầu vật chất được xem là cơ sở cho hoạt động sinh sống của con người như nhu cầu ăn mặc, ở... Nhu cầu này gắn với bản năng sinh tồn của con người và nó còn được gọi là nhu cầu sinh lý hay nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu vật chất là nhu cầu cấp thiết, sơ đẳng nhất, nhung nếu nhu cầu này không được thoả mãn thì sẽ không nảy sinh các nhu cầu khác.
Nhu cầu tinh thần là nhu cầu thuộc về đời sống tinh thần của con người và nó là nhu cầu đặc biệt chỉ có ở con người. Nhu cầu tinh thần chứng tỏ sự phát triển cao của nhân cách con người. Nhu cầu này nảy sinh khi nhu cầu vật chất đã được thoả mãn. Trong các nhu cầu tinh thần như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu kết bạn, thưởng thức âm nhạc... thì nhu cầu hướng tới cái chân, thiện, mĩ là những khía cạnh độc đáo của đời sống tinh thần, đạo đức của cuộc sống con người trong cộng đồng.
Abraham Maslow (1908-1970), mét nhµ khoa häc x· héi næi tiÕng ®· x©y dùng häc thuyÕt vÒ thứ bậc nhu cÇu con ngêi vµ ph¸t triÓn thuyÕt nµy vµo nh÷ng n¨m 50 cña thÕ kû XX. Theo Maslow, nhu cÇu cña con ngêi lµ mét chuçi liªn tiÕp c¸c nhu cÇu tõ bËc thÊp ®Õn c¸c bËc cao h¬n:
nc vÒ sù ph¸t triÓn c¸ nh©n
nc vÒ tù träng
nc ®îc c«ng nhËn
nc ®îc c«ng nhËn
nc an toµn – an ninh
nc vËt chÊt
- Nhu cÇu vËt chÊt - nhu cÇu c¬ b¶n cña sù tån t¹i: BËc ®Çu tiªn trong hÖ thèng thø bËc nhu cÇu nµy rÊt c¬ b¶n, râ rµng vµ ®Æc biÖt quan träng, bao gåm: thøc ¨n ®Çy ®ñ, níc uèng, sëi Êm, nhµ ë vµ y tÕ c¬ b¶n. ThiÕu nhu cÇu nµy, con ngêi khã cã thÓ tån t¹i chø cha nãi ®Õn viÖc cã c¸c nhu cÇu cao h¬n.
- Nhu cÇu an toµn - an ninh: An ninh lµ mét m«i trêng kh«ng nguy hiÓm, cã lîi cho sù ph¸t triÓn tiÕp tôc vµ lµnh m¹nh, thÓ hiÖn b»ng an toµn nghÒ nghiÖp, viÖc tiÕp nhËn c¸c dÞch vô y tÕ vµ b¶o vÖ th©n thÓ.
- Nhu cÇu ®îc c«ng nhËn (Yªu th¬ng vµ chÊp nhËn): Con ngêi chóng ta, theo b¶n chÊt, lu«n lu«n t×m kiÕm t×nh b¹n, sù chÊp nhËn vµ t×nh yªu th¬ng tõ ngêi kh¸c. NÕu kh«ng cã c¶m gi¸c ®îc giao tiÕp vµ quan hÖ víi mäi ngêi th× chóng ta khã cã thÓ tån t¹i ®îc.
- Tù träng (Tù c¶m thÊy tèt vÒ b¶n th©n): §©y lµ bËc thø t trong thang bËc nhu cÇu cña Maslow. Tù träng lµ “sù nh×n nhËn ®óng ®¾n vÒ nh©n phÈm hay chuÈn mùc ®¹o ®øc” Unicef. Tài liệu tập huấn về tham vấn. Hà Nội 6/2000.
. Tù träng chÝnh lµ mét ngêi cã c¶m gi¸c tèt vÒ b¶n th©n, tr¶i nghiÖm nh÷ng ý nghÜ vÒ gi¸ trÞ cña b¶n th©n vµ tù hµo vÒ thµnh qu¶ m×nh ®¹t ®îc. Sù tù ®¸nh gi¸ b¶n th©n phô thuéc vµo møc ®é ngêi kh¸c ®¸nh gi¸ vÒ m×nh, cô thÓ lµ nh÷ng ®¸nh gi¸ cña gia ®×nh, b¹n bÌ, hµng xãm, hä hµng, «ng chñ… Nªn cã mét sù c©n b»ng gi÷a møc ®é chóng ta cho phÐp b¶n th©n tù ®¸nh gi¸ dùa trªn nh÷ng c«ng nhËn hay phª b×nh tõ bªn ngoµi vµ nh÷ng gi¸ trÞ ph¸t sinh tõ bªn trong mçi chóng ta.
- Sù ph¸t triÓn c¸ nh©n - c¬ héi cña sù ph¸t triÓn c¸ nh©n: BËc cuèi cïng vµ cao nhÊt trong hÖ thèng thø bËc nhu cÇu cña Maslow cã t¸c ®éng lín nhÊt tíi sù ph¸t triÓn t©m lý vµ lµ bËc phøc t¹p nhÊt. §ã lµ nhu cÇu cho sù trëng thµnh c¸ nh©n, c¬ héi cña sù ph¸t triÓn vµ häc hái c¸ nh©n - qu¸ tr×nh tù hoµn thiÖn m×nh, cã thÓ nãi lµ tÊt c¶ nh÷ng g× cã thÓ mang l¹i c¬ héi cho con ngêi nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¸ nh©n, n¨ng lùc trÝ tuÖ vµ ph¸t triÓn toµn diÖn tiÒm n¨ng.
3.2 Mối quan hệ giữa nhu cầu với một số khái niệm liên quan
Nhu cầu là khái niệm có liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau như động cơ, nhận thức, xúc cảm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng … Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung trình bày mối quan hệ giữa nhu cầu với các hiện tượng có liên quan trực tiếp với nó nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận của vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
3.2.1 Nhu cầu và động cơ
Nhu cầu được coi là yếu tố cấu thành động cơ của cá nhân.
Trong tâm lý học, vấn đề bản chất động cơ còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng theo tâm lý học Macxit, động cơ là sự phản ánh tâm lý có đối tượng nhất định, nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu. Trong tâm lý học, nhu cầu và động cơ luôn được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhiều khi đan xen, khó tách rời. Có thể nói rằng, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một yếu tố khách quan thể hiện sự đòi hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì động cơ là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó. Tuy nhiên, động cơ và nhu cầu không đồng nhất với nhau, những nhu cầu giống nhau có thể được thoả mãn bằng những động cơ khác nhau. Và ngược lại, ở đằng sau những động cơ khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau. Mối quan hệ không đồng nhất giữa động cơ và nhu cầu nhờ tính chất đa dạng, đa phương thức trong động cơ và cách thức thoả mãn nhu cầu trong hành động của con người.
Chính những nhu cầu, mong muốn được thoả mãn về vật chất, sự an toàn, nhu cầu được công nhận, nhu cầu được tôn trọng và cao nhất là nhu cầu hoàn thiện nhân cách, tự khẳng định mình của giới trẻ hiện nay cùng với những khả năng sống độc lập, tự chủ về kinh tế đã trở thành động cơ thúc đẩy họ duy trì cuộc sống độc thân trong một thời gian nhất định sau khi đã ổn định việc làm.
3.2.2. Nhu cầu và hứng thú
Hứng thú là sự xuất hiện xúc cảm trong nhu cầu, là sự chú ý đặc biệt của con người đến một hay vài đối tượng nào đó, là sự khao khát muốn tiếp cận để đi sâu tìm hiểu. Hứng thú rất phong phú và đa dạng và nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Trước tiên nó tạo ra khát vọng tìm hiểu đối tượng từ đó mà điều chỉnh hành vi cử chỉ, ý nghĩa tình cảm của con người theo một hướng xác định. Như thế thông qua hứng thú ta biết được những nhu cầu nào đang nổi lên đang cấp thiết gắn với chủ thể. Và thông qua việc tác động, những nhu cầu đó tạo nên hứng thú.
Việc thoả mãn nhu cầu gây hứng thú cho chủ thể, làm cho chủ thể tích cực hoạt động nhiều hơn để tiếp tục thoả mãn nhu cầu. Lúc này, hứng thú tham gia vào việc thúc đẩy hoạt động thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Như vậy, hứng thú được xem như là một yếu tố tham gia vào động cơ thúc đẩy hoạt động.
Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay nếu được thoả mãn sẽ đem lại những hứng thú nhất định. Đặc biệt là hứng thú với cuộc sống độc thân hiện tại, hứng thú vì được sống tự do, làm theo sở thích cá nhân v.v… Tất cả những hứng thú này chính là một yếu tố tham gia vào động cơ thức đẩy giới trẻ kéo dài cuộc sống độc thân hiện tại của mình.
3.2.3 Nhu cầu và định hướng giá trị
Định hướng giá trị xét trong mối quan hệ với nhu cầu nó có quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau. Định hướng giá trị là sự vận hành hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị của cá nhân trong hoạt động giao tiếp nhân cách của họ. Nó là “một cách nhìn, một cách đánh giá, một điểm tựa của niềm tin, một mục đích tiến tới” Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. NXB ĐHQG Hà Nội, trang 137
. Như vậy, định hướng giá trị chứa đựng những yếu tố nhận thức, xúc cảm cũng như những khía cạnh thuộc về đạo đức, nhân cách… là cơ sở của hành vi, ảnh hưởng đến lối sống của chủ thể. Nhu cầu là cái quyết định đến sự hình thành và phát triển của định hướng giá trị và ngược lại, định hướng giá trị là cơ sở bên trong, quyết định lựa chọn đối tượng thoả mãn cũng như phương thức thoả mãn của nhu cầu.
Nhu cầu sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ bị quy định bởi định hướng giá trị riêng của thế hệ trẻ như muốn được tự do, muốn được hưởng thụ, muốn được khẳng định bản thân, muốn được người khác – xã hội thừa nhận v.v…
3.3 Khái niệm sống độc thân tạm thời
3.3.1 Định nghĩa
a. Độc thân
Theo từ điển tiếng Việt, độc thân là chỉ những người sống một mình, không lập gia đình. Hay những người chỉ sống một mình, không sống cùng gia đình Từ điển tiếng Việt thông dụng. NXB Giáo dục, 2000.
. Khái niệm độc thân ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp nhất - độc thân có nghĩa là không lấy chồng, lấy vợ.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu, khái niệm độc thân được hiểu rộng hơn, bao gồm cả những người chưa lấy vợ, lấy chồng hoặc suốt đời không lấy vợ (chồng) và cả những người goá bụa ly hôn, ly thân như một số định nghĩa sau:
Theo giáo sư Lê Thi, độc thân “là những người chưa có vợ hay có chồng, hoặc không lấy vợ, lấy chồng do nhiều lý do; có vợ, có chồng nay đã goá bụa, hay đã ly thân, ly hôn v.v… Người độc thân có thể sống một mình trong một căn nhà (hộ độc thân) hay sống cùng gia đình, bố mẹ, họ hàng, bạn bè v.v… Còn những người đã có gia đình, vì lý do công việc hay vì lý do khác không thể sống cùng vợ, cùng chồng không thể gọi là người độc thân, khi cuộc hôn nhân của họ vẫn chưa chấm dứt” Lê Thi. Phụ nữ độc thân ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2004, tr 26
.
Bà Dorian Solot, chuyên gia tư vấn đòi sự công bằng cho những cặp uyên ương không hôn thú của một tổ chức phi lợi nhuận Mỹ cho rằng từ “độc thân” thường có nghĩa như là người ta sống một mình. Nhưng thực tế họ vẫn có gia đình, con cái, bạn bè… Thật sai lầm khi nghĩ những người độc thân là tách biệt khỏi cuộc sống gia đình Độc thân - Lối sống mới.
.
Chuyên gia tâm lý người Italia Laura Racioppi lại khẳng định rằng “những người sống độc thân là những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập khá, thuộc loại trung lưu, sống không phụ thuộc về mặt tình cảm vào bất cứ ai” Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. 23/10/2005
. Với khái niệm này, độc thân được hiểu theo nghĩa rộng nhất. Laura Racioppi không gắn hôn nhân với độc thân. Bà cho rằng người độc thân có nghĩa là bất kỳ ai không phụ thuộc vào người khác về mặt tình cảm và vật chất, có khả năng tự lập thì đều được gọi là người độc thân. Theo quan niệm này, người độc thân không bị đánh đồng với những người “ế”, không có gia đình, mà là một cá nhân độc lập, tự do.
Như vậy, chúng tôi thống nhất với quan niệm về người độc thân là những người đang sống một mình, bao gồm cả những người chưa kết hôn, không kết hôn, đã kết hôn nhưng ly thân, ly hôn, những người goá vợ, goá chồng. Đó là những cá nhân độc lập về kinh tế, vật chất tình cảm, có cuộc sống tự do không phụ thuộc vào người khác.
b. Lối sống độc thân
Lối sống là một phạm trù xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hoá Lê Đức Phúc. Đề cương bài giảng Tâm lý học văn hoá. NXB Hà Nội, 2002, tr 10
.
Theo Laura Racioppi, lối sống độc thân là sản phẩm của những người lãng mạn của thế kỷ XXI, là sự "nổi loạn” chống lại những cuộc hôn nhân tính toán, những cuộc tình với những bức danh thiếp ngày "tình yêu” và những bữa ăn tối bắt buộc tại nhà hàng sang trọng. Họ không đồng tình với những cuộc hôn nhân tầm thường, nhạt nhẽo, khi hai người đến với nhau chỉ vì không biết sống một mình Độc thân - Mốt sống của giới trẻ hiện đại. ngày 23/10/05
.
Như vậy, lối sống độc thân theo một số tác giả phương Tây được hiểu là lối sống của những người lãng mạn, những người muốn phản đối các cuộc hôn thú, mà các bên phải thay đổi cách sống, để đánh mất đi một phần tính cách của bản thân. Họ không thừa nhận quan điểm cho rằng, muốn có cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, con người phải thay đổi. Quan điểm của họ về cuộc hôn nhân lý tưởng phải là cuộc hôn nhân đem lại niềm vui, có sự hậu thuẫn của "nửa bên kia" và hai bên đều cảm thấy "tốt đẹp" với bản thân mình và với người thứ hai.
Laura Racioppi cho rằng: "Cuộc hôn nhân phải là ngọn nguồn mọi cảm hứng cho cuộc sống, đem lại nguồn năng lượng vô tận, chứ không rút hết nhuệ khí của hai người. Nói một cách đơn giản, mình phải là mình, không lệ thuộc vào việc sống với ai”.
c. Sống độc thân tạm thời
Từ các khái niệm về người độc thân, lối sống độc thân, chúng tôi quan niệm sống độc thân tạm thời là sự lựa chọn cuộc sống độc thân không kết hôn trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, cá nhân có thể bảo vệ những giá trị riêng, thực hiện những mong muốn, ý định riêng không lệ thuộc vào bất kỳ ai bằng cách kéo dài tuổi thanh xuân, kết hôn muộn, tạm thời sống độc thân. Những người lựa chọn cuộc sống độc thân tạm thời là những người trưởng thành, độc lập về kinh tế, có thu nhập ổn định, không phụ thuộc tình cảm cũng như vật chất vào người khác.
3.3.2 Đặc điểm và phân loại lối sống độc thân
a. Đặc điểm
Từ khái niệm trên về lối sống độc thân chúng tôi đã rút ra một số đặc điểm như sau:
Là cuộc sống độc lập, tự lập, không phụ thuộc vào người khác
Có tính bền vững tương đối
Gắn liền với sự đơn lẻ, một mình, không có đôi có cặp
Gắn liền với người đã trưởng thành, có thu nhập khá, thuộc loại trung lưu, không phụ thuộc tình cảm vào người khác
Gắn liền với cá tính, độc lập, tự do, mạnh mẽ
b. Phân loại người sống độc thân
Dựa theo tiêu chí tình trạng hôn nhân, có thể phân loại người sống độc thân như sau
Những người chưa kết hôn
Những người đã từng kết hôn nhưng đã ly hôn, ly thân
Những người goá vợ, goá chồng
Những người đang sống đời sống vợ chồng nhưng vẫn có nhu cầu được sống độc thân, độc lập, không hoàn toàn hoà tan vào đời sống vợ chồng, muốn giữ cá tính, ý thích riêng của mình
Dựa vào hình thức sống độc thân có thể phân loại như sau
Hộ độc thân: một mình sống trong một căn hộ, không có người sống cùng/ những người độc thân sống cùng một căn hộ tập thể nhưng độc lập hoàn toàn về kinh tế, vật chất và tinh thần.
Độc thân trong tư tưởng: sống trong gia đình (có thể cùng với chồng (vợ) con cái, bố mẹ, anh chị em ruột hoặc bạn bè) nhưng người sống độc thân vẫn hoàn toàn độc lập về suy nghĩ, tình cảm, vẫn giữ những cá tính riêng và tự quyết định những vấn đề của riêng mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai.
III.4 Khái niệm giới trẻ
Theo từ điển tiếng Việt, giới là lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội, v.v… Viện ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ điển học, 2003, trang 405.
.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, giới trẻ là lớp người ở độ tuổi thanh niên (18-35 tuổi).
Giới trẻ có đặc điểm là:
Năng động, sáng tạo;
Nhanh chóng nắm bắt cơ hội ứng dụng phát triển tri thức khoa học tiến bộ;
Khả năng làm việc độc lập cao;
Luôn có ý thức trau dồi, phát triển vốn tri thức của mình về cả hình thức lẫn nội dung;
Gắn với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng giới trẻ sống độc thân tạm thời có một số đặc điểm sau:
Độc lập, tự chủ về kinh tế
Luôn có ý thức làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, không thích phụ thuộc
Luôn có ý thức nâng cao chất lượng cuộc sống về cả tinh thần lẫn vật chất của bản thân nói riêng và xã hội nói chung
CHƯƠNG II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1. Nhận diện giới trẻ sống độc thân tạm thời ở nước ta hiện nay
Giới tính
Điều tra ngẫu nhiên trên 220 khách thể cho thấy có 64.1% người được hỏi là nam và 35.9% là nữ. Như vậy, số lượng khách thể nam nhiều gần gấp 2 lần khách thể nữ. Kết quả này phù hợp với các thống kê gần đây về việc ngày càng có nhiều những chàng trai độc thân trên 30 tuổi
và thực sự tạo nên khác biệt so với các nghiên cứu tình hình độc thân từ trước đến nay ở Việt Nam (chỉ tập trung vào nữ giới) Tâm lý kết hôn của đàn ông. Vnexpress.net 25/09/2005
. Có rất nhiều khả năng nam giới sống độc thân nhiều hơn nữ giới vì nam giới thường không bị các rào cản về tuổi tác như nữ giới. Quan niệm về tuổi thanh xuân của nam nữ từng được phản ánh trong ca dao “trai ba mươi tuổi còn xoan, gái ba mươi tuổi đã toan về già”. Câu ca dao này một phần phản ánh thực tế về mặt sinh học, nữ thường nhanh già hơn nam, mặt khác nó đã tác động sâu sắc đến tâm lý nam giới, họ thoải mái hơn so với nữ về thời gian kết hôn. Trong khi ở tuổi 30, nam giới còn đang đủng đỉnh với việc lập gia đình thì nữ giới đã phải lo lắng vì các dấu hiệu của tuổi già và sức ép của xã hội về việc “ế” hoặc cao số. Chúng ta rất thường hay gặp những cách nói, như: Con trai thì lo gì - nhất là với một người có nghề nghiệp ổn định thì “lấy đâu chẳng được vợ”. Vì thế mà trong chuyện hôn nhân, phái mày râu tự cho mình cái quyền không chịu bất cứ một “sức ép” nào cả… Trong thâm tâm, tất cả đàn ông đều cho rằng chỉ có thể tha hồ bay nhảy, đàn đúm khi còn sống độc thân.
Ngoài ra, nam giới thường hay xem trọng sự nghiệp hơn nữ giới. Nam giới thường bị các gánh nặng tâm lý về “chí làm trai”, “trụ cột gia đình” v.v… chi phối nên họ thường phải kéo dài thời gian kết hôn để tạo dựng một “nền tảng” ban đầu trước khi thành gia thất.
Độ tuổi
Trong tổng số 220 khách thể chúng tôi tiến hành điều tra có 66.8% người được hỏi ở độ tuổi 26 – 30, có 29.5% người được hỏi ở trong độ tuổi từ 22 – 25. Trong các khoảng tuổi còn lại số lượng tập trung không đáng kể. Thực tế này cho ta một cái nhìn cụ thể hơn về những người trẻ đang sống độc thân. Phần lớn trong số họ có độ tuổi từ 26 – 30, độ tuổi có khoảng cách khá xa so với tuổi kết hôn được quy định trong pháp luật Việt Nam.
Trình độ học vấn
Điều tra ngẫu nhiên 220 đối tượng, kết quả thu được có 85% số người được hỏi có trình độ đại học (65.9%) và sau đại học (19.1%). Số người có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ không nhiều (15%). Điều đặc biệt là, trong 50 phiếu điều tra trên mạng dưới hình thức gửi ngẫu nhiên đến các địa chỉ email trong các diễn đàn dành cho người độc thân thì có đến 20% người có trình độ đại học và 80% người trả lời có trình độ sau đại học.
Mặt khác, khi xem xét ý kiến trả lời câu hỏi mở và câu trả lời “vì sao” ở những phiếu điều tra qua hình thức gửi email chúng tôi thấy có sự khác biệt rất rõ ràng trong cách trình bày các quan điểm, ý kiến so với các phiếu điều tra thông thường. Điều này phản ánh thực trạng rằng những người thường vào mạng, có nhu cầu sử dụng internet, tham gia diễn đàn dành cho người độc thân nói riêng và các diễn đàn nói chung chủ yếu là những người có trình độ học vấn cao.
Khả năng kinh tế
Tìm hiểu khả năng kinh tế của những người trẻ qua mức thu nhập của họ, chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ sau.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ những người được hỏi có mức thu nhập phân đều trong các khoảng từ 1.5 triệu đến trên 5 triệu. Số người có mức thu nhập từ 1.5 – 3 triệu chiếm nhiều nhất trong cơ cấu mẫu điều tra (29.1%). Những người có thu nhập từ 5 triệu trở lên cũng chiếm một con số không nhỏ 18.6%. So với mức lương tối thiểu của một cử nhân/ kỹ sư trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ở nước ta tại thời điểm điều tra – 819.000đ/ tháng (2.34 x 350.000) thì những con số trên phản ánh thực tế là mức thu nhập của giới trẻ ngày nay khá cao.
1.5 Tính cách của người trẻ độc thân
Xã hội có thể có những đánh giá khác nhau về tính cách của những người sống độc thân, nhưng những người trẻ đang sống độc thân tạm thời lại có cách nhìn tích cực hơn. Những tính cách thường được gán cho người sống độc thân không được phần đông giới trẻ lựa chọn. Cụ thể, chỉ có 0.5% người được hỏi cho rằng người độc thân là người “không thực tiễn”; 6.8% người được hỏi cho rằng người độc thân là người “khó tính”; 3.2% người được hỏi cho rằng người độc thân là người có tính cách “trầm buồn”. Trong cách nhìn nhận đánh giá của giới trẻ, tính cách nổi bật của người trẻ tuổi sống độc thân là “trẻ trung, vui tươi”, có 49.5% người được hỏi lựa chọn phương án này; một số ít cho rằng sự “nhạy cảm, sâu sắc” là tính cách mà họ liên tưởng đến khi nói về người sống độc thân.
Trong diễn đàn chúng tôi đã mở ra một chủ đề nói về tính cách người độc thân. Tuy có nhiều ý kiến trái ngược nhau, thậm chí có những tranh cãi, nhưng đa số những người tham gia đều cho rằng những người sống độc thân là những người có cá tính, dám nghĩ, dám làm, dám sống hết mình, dám đấu tranh giữ gìn cái tôi cá nhân. Tóm lại, họ không phải là những người đơn giản, có tính cách hời hợt, cấu thả. Tuy nhiên người sống độc thân là còn là những người biết chơi “hết mình” trong những cuộc chơi, vui vẻ thoải mái chứ không phải là những người trầm lặng, khó tính như nhiều người vẫn nghĩ. Song đây vẫn là ý kiến chủ quan của những người trong cuộc.
- Những người đàn bà đẹp mà độc thân thường gợi cho em hình ảnh của Thị Hến. Cá tính – có thừa. Thông minh – có thừa. Sắc sảo – có thừa.(nam – 26 tuổi)
- Theo tôi, những người độc thân thật vui vẻ, dễ hoà đồng, chơi với họ tôi không sợ cảm giác mình đang chiếm dụng thời gian của chồng (vợ) của một người nào đó. (nữ–25 tuổi )
- Những người sống độc thân, đặc biệt là nữ, theo tôi họ thực sự là những người có bản lĩnh, có khả năng tự mình đối phó với các vấn đề của bản thân. (nam - 32 tuổi )
- … những người phụ nữ quá nhạy cảm, quá thông minh và “quá khắt khe” trên mức cần thiết khiến cho số phận mình chuốc lấy chén đắng cô đơn dài dằng dặc (nam – 30 tuổi)
- Phụ nữ mà chưa “chống lầy” thường hay cáu gắt, khó tính (Anh Vũ, nam, 27 tuổi)
- Phụ nữ độc thân từ kiêu kỳ đến lạnh lùng chỉ là một bước rất ngắn (nam, 25 tuổi)
Nhằm tìm hiểu vấn đề một cách khách quan hơn, chúng tôi đã tham khảo các ý kiến đưa ra trong diễn đàn bàn về vấn đề độc thân trên vietnamnet.vn ngày 21/06/2003 và diễn đàn Cuộc sống. Vì là những diễn đàn mở nên những ý kiến thu được rất phong phú và có nhiều chiều cạnh khác nhau.
Những ý kiến này cho phép ta có thể nhận diện đầy đủ hơn, sâu sắc về giới trẻ đang sống độc thân tạm thời, mở ra những cái nhìn mới hơn, thoáng hơn, đa dạng hơn về người sống độc thân.
- Những người độc thân là những người thật sự lập dị và cá biệt (thanchettc gửi 16/03/06)
- Nhìn những ông bà ngoài 40 mà vẫn chưa có gia đình, em cứ cảm thấy nó lập dị thế nào ấy, không bình thường tí nào (Liv baby gửi ngày 18/03/06)
- Mấy bà dì đỏng đảnh của mình lên hang 4 rồi mà vẫn một mình chỉ vì một câu nói kiêu ngạo (FZX gửi 18/03/06)
Tiểu kết
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn trên cho thấy, giới trẻ đang sống độc thân tạm thời phần đông là nam giới (64.1%), họ là những thanh niên trẻ có độ tuổi từ 26 tuổi đến 30 tuổi. Đa số những người trẻ đang sống độc thân tạm thời là những người có trình độ học vấn đại học và sau đại học, đồng thời họ là những người có mức thu nhập tương đối cao (dao động 1.5 triệu đến trên 5 triệu) và độc lập về mặt kinh tế. Về mặt tính cách, theo sự đánh giá của những người trong cuộc, trí thức trẻ đang sống độc thân tạm thời là những người có tính cách “trẻ trung, vui tươi” (49.5%) và rất “nhạy cảm, sâu sắc” (23.2%) và rất cá tính, rất bản lĩnh.
2. Đánh giá của giới trẻ đối với hiện tượng sống độc thân.
2.1. Đánh giá của giới trẻ về xu hướng sống độc thân tạm thời
Hiện nay, có quan niệm cho rằng: lối sống độc thân tạm thời hay còn gọi là kết hôn muộn đang trở thành “mốt sống” của thanh niên các nước phát triển. Chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của giới trẻ về sự ảnh hưởng của xu hướng này đối với họ, kết quả thu được cho thấy:
Có đến 70.5% số người được hỏi cho rằng giới trẻ Việt Nam có chịu sự ảnh hưởng của “mốt sống” độc thân của thanh niên các nước phát triển nói chung, nghĩa là giới trẻ Việt Nam thừa nhận rằng họ đang có xu hướng sống độc thân tạm thời. Như vậy, việc sống độc thân tạm thời hiện nay không phải là điều gì quá xa lạ, khó giải thích mà rõ ràng đó là một xu hướng và xu hướng đó chịu sự tác động của xu hướng chung của các nước phát triển.
- Cuộc sống phát triển kéo theo nhiều vấn đề đáng để quan tâm hơn chuyện hôn nhân. Khi cảm thấy cuộc sống độc thân sẽ đem đến nhiều lợi nhuận hơn trong việc phát triển sự nghiệp, họ sẽ kết hôn muộn. Giới trẻ Việt Nam không phải là ngoại lệ, khi điều này là xu hướng chung. Tôi thấy việc này hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên (phiếu 3)
- Kết hôn muộn không phải là "mốt sống” mà là một xu hướng tất yếu khi mà con người cá thể ngày càng độc lập với nhau hơn. Tốc độ sống nhanh hơn rất nhiều cùng hàng trăm mối quan tâm phát sinh trong một xã hội hiện đại làm giảm sự gắn kết và ước muốn gắn kết giữa các thành viên trong xã hội. Thế giới toàn cầu hoá, Việt Nam đang mở cửa, những người trẻ hiển nhiên chịu tác động rất lớn từ khuynh hướng chung này rồi (phiếu 7)
- Với sự mở cửa vào giao lưu rộng rãi trên trường quốc tế, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang tạo cho mình những cách sống riêng. Trong đó, những đối tượng được tiếp xúc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp (báo chí, truyền hình) có xu hướng kết hôn muộn. Chúng ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của "mốt sống” của thanh niên trên thế giới đến cuộc sống thanh niên Việt Nam (phiếu 24)
Để tìm hiểu vấn đề này một cách sâu sắc hơn, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi mở cho khách thể tự giải thích vì sao họ lại cho rằng “có” hay “không có” hay “không biết” có sự ảnh hưởng của “mốt sống độc thân” ở các nước phát triển đối với hiện tượng kết hôn muộn của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến khác nhau từ các phiếu điều tra gửi qua email – là những phiếu có cách trả lời đầy đủ, nghiêm túc, có những cách nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện.
Rõ ràng, trong khi đưa ra các ý kiến của mình, khách thể đã có những cái nhìn thật sự nghiêm túc, những hiểu biết nhất định về vấn đề. Có khách thể còn thể hiện hiểu biết của mình bằng việc đưa ra số liệu chính xác độ tuổi kết hôn của thanh niên Hà Lan là 28.5 tuổi (phiếu 69). Đây là điều khác biệt so với những phiếu điều tra thông thường mà chúng ta vẫn hay làm với các câu hỏi mở đều bị bỏ trống hoặc trả lời chung chung, hời hợt vì họ không có thời gian suy nghĩ.
Tuy nhiên, cũng có 18.2% khách thể cho rằng giới trẻ Việt Nam không chịu ảnh hưởng của xu hướng độc thân trên thế giới. Họ đưa ra những lập luận riêng: “Kết hôn muộn đa số là do đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho học tập, công việc hơn là mốt” (phiếu số 8), “Giới trẻ Việt Nam phát triển tự nhiên đúng theo tính cách và bản sắc con người Việt. Do vậy tôi không nghĩ đó là "mốt sống” hay là xu hướng của giới trẻ Việt Nam. Có chăng đó chỉ là lời biện minh của một số ít những người chưa có đủ điều kiện để lập gia đình thôi” (phiếu 23).
Chủ đề “Sống độc thân – là người trẻ bạn nghĩ sao về quan niệm này” mà chúng tôi lập ra trên diễn đàn ttvnol.com trong thời gian ba tháng đã tạo nên sự tranh luận vô cùng sôi nổi của các bạn trẻ. Có ba luồng ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Những người đồng ý lập luận rằng “Độc thân nhưng vẫn có một cuộc sống như mọi người, chỉ là cái tư tưởng không phụ thuộc vào ai, làm tất cả những gì mình muốn, tập trung vào công việc. Chỉ là muốn tự do, thoải mái, không bị gò bó vào bất kỳ ai, điều gì cả” (bebu10783 gửi 16/03/06); “Sống độc thân không có gì xấu cả, dù sự thật thì không phải ai cũng có thể sống độc thân và bản thân người sống độc thân không bao giờ muốn trải nghiệm phần cuối cuộc đời mình trong nỗi cô đơn” (FZX gửi ngày 18/03/06); “Tớ là người của chủ nghĩa độc thân. Độc thân là cách duy nhất để tránh khỏi mọi phiền toái” (poisonedheart gửi ngày 02/04/06). Còn những ngưòi phản đối lại cho rằng: “Người Việt Nam mình đặt nặng vấn đề gia đình, nhất là phụ nữ. Quan niệm sống độc thân còn xa lạ đối với người Việt nam mình. Những quan niệm như cần người để nối dõi, hương hoả cũng như phụ nữ phải sinh con trai, rồi gái già, ế, muộn chồng, đàn ông mà không lấy được vợ thì có vấn đề nên khiến cho thanh niên đến tuổi trưởng thành là cuống cuồng lên tìm vợ, tìm chồng. Bạn mình có gia đình rồi, không lẽ mình không có?Rồi các cụ cũng thúc giục phải mau có cháu cho các cụ bế” (nhumayphudu gửi 17/03/06); “Không có ai thích sống độc thân đâu vì đó là trái với bản năng tự nhiên của con người. Vì thế không thể nói là sống độc thân là một xu hướng được. Nó chỉ là một khía cạnh trong xã hội thôi” (pphn gửi ngày 18/03/06); “Em cực lực phản đối xu hướng này. Ông trời sinh ra nam và nữ để họ đến với nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Đấy có thể là quy luật tự nhiên rồi, những ai chống lại quy luật này em nghĩ cứ để họ ra một phe nào đó, nhưng chắc đó không phải là phe của loài người. Sống độc thân là một xu hướng quái đản nhất mà em từng biết” (Livbaby gửi ngày 18/03/06); “Tôi thấy số người thật sự thích sống độc thân ít lắm, chưa đến nỗi gọi là một xu hướng của xã hội” (cujnon gửi ngày 20/03/06). Cũng có một luồng ý kiến phản ánh quan điểm trung dung: “Nếu không tìm được cho mình một người phù hợp thì có lẽ sống độc thân tốt hơn. Tôi quan niệm việc không kết hôn không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng hay bất bình thường” (yeumaudo gửi ngày 20/05/06); “Có những người độc thân vì không gặp may cũng có, mà vì chính mình muốn thế cũng có. Phải lấy làm mừng vì điều đó thể hiện sự phát triển của xã hội, khi con người dám sống là chính mình thay vì thoả hiệp để tránh đi những định kiến xã hội” (man_bat_tu gửi ngày 28/04/06); “Sống độc thân cũng chẳng làm sao. Có thể có lúc buồn nhưng cuộc sống gia đình rắc rối lắm” (pumi_mq gửi ngày 23/05/06); “Độc thân có kỳ hạn ấy mà, đâu phải vô thời hạn đâu mà lo” (hehe gửi ngày 02/06/06).
Để làm rõ hơn nhận thức về hiện tượng sống độc thân tạm thời (kết hôn muộn), chúng tôi tìm hiểu sự đánh giá của khách thể đối với một số các xu hướng liên quan trực tiếp đến việc sống độc thân tạm thời như: ngày càng có nhiều người kết hôn muộn, ngày càng có nhiều vụ ly hôn và ngày càng có nhiều chuyện quan hệ ngoài hôn nhân. Kết quả thu được từ câu hỏi này sau khi xử lý chúng tôi đã mô tả bằng bảng số liệu 1.
Bảng 1: Đánh giá về các xu hướng liên quan đến việc sống độc thân
Stt
Các xu hướng
Đang diễn ra
Có chiều hướng tăng
Chung
1
Ngày càng có nhiều người kết hôn muộn
35.9
63.2
98.1
2
Ngày càng có nhiều vụ ly hôn
46.8
51.4
98.2
3
Ngày càng có chuyện quan hệ ngoài hôn nhân
37.3
56.8
94.1
Bảng số liệu 1 cho thấy đa số khách thể đều cho rằng cả ba xu hướng nói trên đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, có trên 98% khách thể cho rằng có xu hướng ngày càng có nhiều người kết hôn muộn và ngày càng có nhiều vụ ly hôn. Xu hướng ngày càng có chuyện quan hệ ngoài hôn nhân cũng được 94.1% khách thể lựa chọn là đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng. Chỉ có rất ít người được hỏi cho rằng không hề có các xu hướng nói trên. Sự đánh giá đó là hoàn toàn đúng với các số liệu thống kê mà chúng tôi đã thu thập được từ các nguồn khác. Điều này đã phản ánh trình độ nhận thức cũng như khả năng nắm bắt nhạy bén các vấn đề xã hội giới trẻ nước ta hiện nay.
Bàn về xu hướng sống độc thân tạm thời (kết hôn muộn), trong diễn đàn hội của thế hệ 7X (những người sinh từ năm 1970 đến 1979) – Hà Nội trên trang web ttvnol.com, chúng tôi đã đưa ra chủ đề “Xin mọi người cho biết ý kiến của mình về xu hướng sống độc thân hiện nay ở nước ta” (đăng tải từ 30/3 đến 30/6). Những người tham gia diễn đàn đã có một cuộc tranh cãi thực sự vì có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Thời gian đầu, có một vài ý kiến phản đối cuộc sống độc thân và khẳng định rằng: “Không thể và không bao giờ tồn tại cái xu hướng quái dị này”; “Nếu có xu hướng này thì thế giới này cần gì phải phân biệt nam và nữ”, “nếu có xu hướng này thì tương lai không có gia đình, không có trẻ con được ra đời à?”.
- “Quả thực tôi nghĩ rằng xu hướng này đang diễn ra trong giới trẻ chúng ta, nếu không sao các bác không kết hôn đi mà còn gia nhập vào hội độc thân 7X làm gì? sao trong diễn đàn của mình nhiều người vẫn một mình một bóng”. (nam)
- “Theo tôi, xu hướng sống độc thân tạm thời cũng là một sự phản ánh chân thực hiện trạng cuộc sống của chúng ta đấy chứ. Nếu bây giờ mà cứ kết hôn vào độ tuổi các cụ ngày xưa mới gọi là hiện tượng lạ, như tôi đây, đã 26 rồi nhưng đã nghĩ đến chuyện vợ con đâu. Bây giờ mà có gia đình thì khác nào buộc chân mình một chỗ? Làm sao còn những cuộc đi chơi dài, những đêm thức trắng xem bóng đá, tha hồ hò hét không bị ai nhăn nhó, làm sao có thể về nhà vào lúc nửa đêm…Nói chung, tôi yêu cuộc sống độc thân hiện tại của mình”. (nam)
- “Dĩ nhiên, đây là một xu hướng rất hay, đang được nhiều người hưởng ứng. Tôi không nghĩ tôi sẽ kết hôn vào lúc tôi mới 25 tuổi, lấy chồng sớm khổ lắm. Tuy nhiên chỉ độc thân tạm thời thôi” (nữ).
Sau đó, chúng tôi chuyển tên chủ đề thành “Xu hướng sống độc thân tạm thời đang được giới trẻ nước ta hưởng ứng, ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?”. Lúc này, có rất nhiều người tham gia tranh luận với các ý kiến rất phong phú.
Trong cuộc trao đổi trực tuyến với đạo diễn Lê Hoàng về chủ đề “Phụ nữ độc thân sống như thế nào” trên diễn đàn của Vietnamnet, anh khẳng định : “Hiện nay ở một số nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tỷ lệ phụ nữ độc thân cũng như lấy chồng muộn ngày càng gia tăng. Và đây hoàn toàn không phải thế giới của những người bất hạnh. Theo quan điểm của chúng ta, điều đó có thể hơi kỳ cục, nhưng sự thật đúng là đang diễn ra như thế”.
Như vậy, qua sự phân tích về kết quả điều tra thực tiễn và những cuộc thảo luận về vấn đề độc thân được mở ra trên mạng Internet, ta thấy nhận thức của giới trẻ về xu hướng sống độc thân tạm thời ở nước ta hiện nay là khá rõ ràng. Có thể kết luận, giới trẻ không những nhận thức sâu sắc vấn đề này mà còn bày tỏ quan tâm của họ đối với hiện tượng sống độc thân tạm thời hiện nay ở nước ta.
2.2 Đánh giá của giới trẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống độc thân tạm thời hiện nay ở nước ta
Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã đưa ra 10 nhân tố khác nhau trong bảng hỏi cho khách thể tự lựa chọn nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn muộn hiện nay ở nước ta. Với số liệu thu được chúng tôi đã tập hợp lại và mô tả trong bảng biểu sau:
Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn muộn hiện nay
STT
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn muộn
Tỷ lệ (%)
1
Sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình
80.5
2
Muốn dành thời gian để thực hiện các dự định riêng của mình
73.2
3
Thích sống một mình
63.6
4
Không muốn lặp lại sai lầm trước đây
40.5
5
Quan niệm về “cao số”
30.0
6
Không muốn lặp lại cuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ, người thân
13.2
7
Chưa tìm được người như ý
10.9
8
Người yêu chưa sẵn sàng kết hôn
10.5
9
Ảnh hưởng của tiểu thuyết, phim ảnh
6.8
10
Ảnh hưởng của bạn bè
0
Nhìn vào bảng 2, trên chúng ta dễ dàng nhận thấy, đa phần những người được hỏi đều lựa chọn các nguyên nhân như “Sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình” (80.5%); “Muốn dành thời gian để thực hiện các dự định riêng của mình” (73.2%) và “Thích sống một mình” (63.6%). Còn những nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiểu thuyết, phim ảnh; Ảnh hưởng của bạn bè; Không muốn lặp lại những cuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ hoặc người thân đều được rất ít người lựa chọn.
Các bài viết, các diễn đàn bàn về vấn đề sống độc thân trên mạng Internet cũng đưa ra hàng loạt các nguyên nhân khác nhau của hiện tượng sống độc thân tạm thời trong giới trẻ. Theo đó, “một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng sống độc thân tạm thời hiện nay là do nhu cầu muốn được sống độc lập, muốn có thời gian tận hưởng cuộc sống khi còn trẻ. Lập gia đình sẽ đồng nghĩa với việc phải từ bỏ các thói quen sinh hoạt riêng, những buổi hẹn hò lãng mạn, những cuộc đi chơi thú vị…Vậy thì việc gì chúng ta phải lập gia đình sớm?” Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại, vietnamnet.vn ngày 23/10/2005
, do “nhu cầu muốn được tự do lựa chọn một cách sống cho riêng mình ngày càng cao. Đặc biệt là giới trẻ, họ không muốn bị lệ thuộc quá nhiều vào những quan niệm cổ xưa” (nữ- 24 tuổi).
Như vậy, giới trẻ cho rằng việc sống độc thân tạm thời (kết hôn muộn) hiện nay của họ không phải là do các yếu tố khách quan như “cao số”, “ảnh hưởng của bạn bè hay tiểu thuyết phim ảnh”, “những cuộc hôn nhân không hạnh phúc của người khác hay do sợ những sai lầm trong tình yêu trước đó” v.v…mà chính các yếu tố chủ quan, xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của chính bản thân họ. Sự đánh giá này cũng phản ánh phần nào ý thức độc lập, ý thức làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của những người trẻ cũng như khát vọng hoàn thiện bản thân, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Có thể khẳng định, giới trẻ Việt Nam thực sự có nhu cầu sống độc thân tạm thời. Tuy nhiên, nếu đẩy nhu cầu này lên tầng cao nhất, nó sẽ trở thành những quan niệm cực đoan về hôn nhân, cho rằng kết hôn hay không kết hôn chỉ khác nhau ở giấy đăng ký. Đó là một dấu hiệu báo động về khả năng duy trì quá lâu tình trạng sống độc than tạm thời hiện nay trong giới trẻ nước ta.
Trong khi tìm hiểu nhận thức của giới trẻ về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa nam và nữ. Đặc biệt, trong các diễn đàn bàn về vấn đề độc thân, sự khác nhau này khá rõ nét.
Đa số ý kiến tập trung vào nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ sống độc thân. Có thể đó đơn thuần chỉ là sở thích cá nhân: “Tôi tin rằng, ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân chỉ vì họ thích độc thân, thế thôi” (nam – 23 tuổi) hoặc là vì “họ không thích sự ràng buộc. Càng phát triển, người phụ nữ cũng như người đàn ông càng biết đến các giá trị của tự do, họ sợ phải đặt tự do của mình vào tay kẻ khác” (nam - 32 tuổi)
Ngoài ra, để chính xác hoá kết quả thu được từ các diễn đàn nói trên chúng tôi đã lấy tương quan giữa nam và nữ khi cùng trả lời về ba nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất (thích sống một mình, muốn dành nhiều thời gian để thực hiện các dự định của bản thân và sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình). Kết quả điều tra được biểu diễn qua biểu đồ 8.
Biểu đồ 6. Tương quan giữa giới tính với sự đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “thích sống một mình” đến việc kết hôn muộn (%)
So sánh lựa chọn của nam và nữ về yếu tố “thích sống một mình” ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn muộn cho thấy, có đến 72.15% nữ được hỏi cho rằng chính yếu tố “thích sống một mình” ảnh hưởng đến tình trạng kết hôn muộn hiện nay trong giới trẻ, trong khi đó chỉ có 58.87% nam lựa chọn yếu tố này. Như vậy, ngày càng nhiều phụ nữ muốn được sống một mình để được sống độc lập, được khẳng định mình và không bị phụ thuộc bởi một người đàn ông nhất định.
Nghiên cứu về sự lựa chọn của nam và nữ trong việc đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “muốn dành thời gian thực hiện các dự định trong tương lai” đối với tình trạng sống độc thân tạm thời, chúng tôi tính tương quan giữa sự lựa chọn của nam và nữ với yếu tố “muốn dành thời gian thực hiện các dự định trong tương lai”, kết quả thể hiện ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 7. Đánh giá của nam và nữ về yếu tố “muốn dành thời gian thực hiện các dự định riêng” ảnh hưởng đến việc kết hôn muộn (%).
Trong sự đánh giá về ảnh hưởng của yếu tố “muốn dành thời gian để thực hiện các dự định trong tương lai” đa phần cả hai giới đều lựa chọn yếu tố này nhưng có một điều khá thú vị là tỷ lệ nữ giới lựa chọn yếu tố này cũng vẫn cao hơn nam giới, 94.94% nữ lựa chọn so với 60.99% nam lựa chọn. Rõ ràng đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu muốn được thăng tiến, muốn được thực hiện các mong muốn dự định của bản thân ở những phụ nữ trẻ so với trước đây, mong muốn được làm việc, được khẳng định bản thân và sống vì những sở thích riêng của nữ còn cao hơn cả nam giới. Phải chăng đây là biểu hiện tiềm ẩn của nhu cầu muốn có được sự bình đẳng ở phụ nữ trẻ ngày nay?
Đối chiếu kết quả khi so sánh sự đánh giá về sự ảnh hưởng của “mốt sống” độc thân ở các nước phát triển đối với tình trạng sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam cũng cho thấy có đến 89.87% nữ chọn phương án “có”, trong khi đó chỉ có hơn nửa (59.57%) nam lựa chọn phương án này. Như vậy, theo những người trẻ là nữ thì xu thế thời đại, xu thế về một lối sống mới mà ở đó người phụ nữ có điều kiện nhiều hơn cho việc thực hiện các ý thích, mong muốn của riêng mình đang được họ ủng hộ. Điều này chứng tỏ một phần họ đang tiến dần đến sự bình đẳng giới trong cả nhận thức và nhu cầu, tuy nhiên rất có thể điều này chỉ đúng với phụ nữ trẻ trong nghiên cứu này chứ chưa hẳn đã là sự lựa chọn của phần đông phụ nữ nói chung.
Biểu đồ 8. So sánh sự đánh giá của nam và nữ về sự ảnh hưởng của yếu tố “Sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình” dẫn đến kết hôn muộn
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Sợ sự ràng buộc của cuộc sống gia đình”. Theo họ, gia đình và những trách nhiệm kèm theo sẽ là một nguyên nhân cản đường họ thực hiện các mong muốn, dự định riêng.Vì vậy, kết hôn muộn là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ ở lứa tuổi khá lý tưởng để lập gia đình nhưng vẫn không muốn lấy chồng. Trong xu hướng nâng cao vai trò của người phụ nữ nhằm tiến đến bình đẳng giới, có thể gánh nặng công việc gia đình, nuôi con là một trở ngại khiến nữ giới e ngại nếu sớm kết hôn. Có thể chính những tiêu chuẩn mới về một gia đình thời hiện đại đang manh nha hình thành khiến nữ giới đâm ra đắn đo trong việc chọn bạn đời. Trong khi đó, nam giới vẫn chưa thể dễ dàng từ bỏ quan niệm lấy vợ phải là người tề gia nội trợ Theo internet
.
Nhận thức của giới trẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn là khá rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Theo họ chính những nhu cầu, mong muốn xuất phát từ bản thân họ mới là nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn muộn. Nhận thức như vậy không phải là cảm tính mà giới trẻ đã có cái nhìn thực sự đúng đắn. Họ không đổ lỗi cho khách quan, họ biết rằng, việc kết hôn muộn là xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của chính họ.
3. Nhu cầu của giới trẻ đối với việc sống độc thân tạm thời
3.1 Thực trạng nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay
Khi điều tra ngẫu nhiên 220 khách thể (chưa lập gia đình) có đến 66.8% số người đang trong độ tuổi từ 26 – 30. Điều này một lần nữa góp phần khẳng định giả thuyết có hiện tượng sống độc thân tạm thời (kết hộn muộn) ở giới trẻ hiện nay khi so sánh với kết quả thống kê những năm 80, theo đó thanh niên ở độ tuổi 26 – 30 là đã “yên bề gia thất”. Tuy nhiên, tình trạng sống độc thân không kéo dài, đến khoảng tuổi từ 31 – 35 chỉ còn 2.7% và từ 36 tuổi trở lên chỉ còn 1%. Như vậy, việc sống độc thân của giới trẻ chỉ mang tính tạm thời, họ vẫn có ý thức lập gia đình khi đã ngoài 30 tuổi.
Trong tổng số khách thể, có đến quá nửa (54.5%) dự định kết hôn vào khoảng 26 – 30 tuổi và 38.2% dự định kết hôn vào khoảng 31 – 35 tuổi. Theo quan niệm truyền thống trước đây của chúng ta nếu thanh niên vào độ tuổi này vẫn chưa kết hôn là đã quá muộn hoặc có thể bị xem là “ế”, “lỡ thì”. Tuy nhiên, theo giới trẻ đây lại là khoảng “tuổi đẹp” để kết hôn, lứa tuổi “đủ chín chắn để nhận thức, có khả năng độc lập về kinh tế để bước vào cuộc sống gia đình và không quá muộn cho việc sinh con” (phiếu 42).
- Tôi muốn có thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau hôn nhân, vì vậy tôi cho rằng kết hôn ở lứa tuổi 31 – 35 là phù hợp.(phiếu 56)
- Theo kế hoạch của tôi thì phải đến năm 29 – 30 tôi mới hoàn thành một phần tạm được những dự định của mình về sự nghiệp cũng như ổn định trong công việc. Và tôi nghĩ đó mới là lúc thích hợp để lập gia đình. (phiếu 35)
- Khoảng từ 29-30 tuổi vì đủ chín chắn, kinh tế cũng ổn, học xong sau đại học và còn đủ trẻ để liều lĩnh. Thầy giáo tôi bảo sau 30, con người sẽ ít liều lĩnh đi, và như thế sẽ rất sợ lấy vợ. (phiếu 5)
- 31-35 tuổi là khoảng tuổi để khẳng định mình và có cơ sở để lo cho người bạn đời sống hạnh phúc. (phiếu 4)
Như vậy đa phần khách thể đều cho rằng việc kết hôn muộn là nằm trong dự định của họ, họ muốn dành một khoảng thời gian nhất định để ổn định cuộc sống, thực hiện các dự định và chuẩn bị cơ sở vật chất tốt cho cuộc sống sau hôn nhân.
Tuy nhiên để có một cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ chúng tôi đã lấy tương quan giữa độ tuổi của những người được hỏi với dự định kết hôn vào khoảng tuổi nào của họ. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Tương quan giữa độ tuổi của trí thức trẻ với dự định tuổi kết hôn
Stt
Tuổi của TTT
Khoảng tuổi dự định kết hôn
22 – 25
26 – 30
31 – 35
36 – 40
Trên 40
1
22 – 25
12.31
81.54
4.66
1.5
0
2
26 – 30
0
45.58
53.74
0
6.8
3
31 – 35
0
0
33.3
66.3
0
4
36 – 40
0
0
0
0
100.0
5
Trên 40
0
0
0
0
100.0
Phân tích sâu kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc giới trẻ độc thân tạm thời dự định kết hôn vào độ tuổi nào phụ thuộc rất nhiều vào tuổi hiện tại của họ. Cụ thể, có đến 81.54% những người đang ở khoảng 22 – 25 tuổi chọn tuổi kết hôn của họ ở khoảng 26 – 30 tuổi, có đến 53.74% những người đang ở độ tuổi 26 – 30 chọn tuổi kết hôn của họ vào khoảng 31 – 35 và 66.6% những người đang ở độ tuổi 31 – 35 chọn tuổi kết hôn của họ vào khoảng 36 – 40. Như vậy rõ ràng ta thấy có sự phụ thuộc trong việc lựa chọn tuổi kết hôn với tuổi thực hiện tại của họ. Điều này một lần nữa khẳng định giới trẻ có nhu cầu được sống độc thân tạm thời.
Việc người độc thân trẻ tuổi cảm nhận thế nào về cuộc sống của mình là một chỉ báo về mức độ ổn định tâm lý. Kết quả ở biểu đồ 10 dưới đây cho thấy vấn đề này.
Như đã khẳng định ở trên, giới trẻ có nhu cầu sống độc thân tạm thời trong một thời gian nhất định để có điều kiện thực hiện các dự định riêng của mình, tuy nhiên khi được hỏi về mức độ cảm nhận với cuộc sống độc thân hiện tại của họ, thì đa phần khách (79.5%) đều lựa chọn phương án “bình thường”. Như vậy, xã hội có thể có những đánh giá, thái độ khác nhau về việc những người trẻ có công việc ổn định nhưng chưa muốn kết hôn. Tuy nhiên những người trong cuộc coi chuyện này là “bình thường”. Có nghĩa là họ “không ghét” cũng “không quá thích” việc sống độc thân tạm thời.
- Cuộc sống độc thân hiện tại với tôi là bình thường, tôi có công việc ổn định và có những mỗi quan hệ xã hộ tốt, hiện tại tôi không muốn nghĩ đến việc kết hôn trước tuổi 30 bởi vì tôi còn quá nhiều điều phải làm trước khi muốn kết hôn. Hiện tại công việc với tôi là quan trọng bậc nhất, mọi thứ khác tôi có thể xắp xếp ổn thoả khi tôi có 1 công việc tốt. (phiếu 24).
- Cuộc sống của tôi khá thoái mái, đôi khi có hơi buồn tẻ. Nhưng độc thân cũng không có nghĩa là không có người yêu. Đôi khi đi chơi, giải trí (ngoài công việc) hoặc đi công tác xa nhà nhiều ngày mà không phải lo nghĩ rằng có người đợi chờ mình ở nhà cũng là một lý do làm cho chúng ta tập trung hơn vào công việc hiện tại. (phiếu 19)
Như vậy, đa phần những người trẻ không muốn kết hôn sớm, tình trạng sống độc thân tạm thời hiện nay của họ là xuất phát từ nhu cầu bản thân của họ, nằm trong kế hoạch, dự định của họ và đối với họ đây là một việc bình thường chứ không phải một điều gì quá nghiêm trọng.
Mặt khác, khi tìm hiểu các thông tin trên mạng, chúng tôi thấy có rất nhiều các diễn đàn dành riêng cho những người sống độc thân. Cụ thể, trên trang web trái tim Việt Nam, có câu lạc bộ độc thân của hội gà (những người sinh năm 1981), hội khỉ (những người sinh năm 1980), hội 7X (những người sinh vào những năm 1970), hội 8X (những người sinh vào những năm 1980) với số lượng thành viên tham gia thường xuyên ở mỗi diễn đàn thường trên 100 người. Trong đó các chủ đề thường được đưa ra bàn luận sôi nổi là: “Làm thế nào để có một cuộc sống độc thân tốt nhất”; “Trao đổi kinh nghiệm duy trì cuộc sống độc thân trong một thời gian dài nhất có thể mà không cảm thấy cô đơn”. Ban quản trị các diễn đàn thường xuyên tổ chức những buổi đi chơi dã ngoại, các câu lạc bộ sinh hoạt theo sở thích cho tất cả các thành viên vào thời gian rảnh rỗi. Điều này cũng góp phần khẳng định phần nào thực trạng nhu cầu sống độc thân của giới trẻ hiện nay ở nước ta. Từ đó, chúng ta có thể tiếp tục đi sâu vào phân tích các cấp bậc khác nhau trong thang nhu cầu để làm rõ nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay.
3.2 Nhu cầu ổn định cuộc sống liên quan đến việc lựa chọn lối sống độc thân tạm thời của giới trẻ
Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, nhưng dù phân chia theo cách nào thì nhu cầu vật chất, nhu cầu ổn định cuộc sống, cảm nhận về sự an toàn vẫn được xem là nhu cầu cơ bản của sự tồn tại, là bậc đầu tiên trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu. Liệu rằng việc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ có bắt nguồn từ nhu cầu này?
Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã đưa vào cấu trúc phiếu điều tra câu hỏi với nội dung: Khi nói về người “sống độc thân tạm thời” bạn nghĩ thế nào về “khả năng kinh tế” của họ? Kết quả có đến 33.6% người được hỏi cho rằng người sống độc thân là những người có thu nhập ổn định và 31.4% cho rằng đó là những người độc lập tự chủ về kinh tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với số 65.9% người được hỏi lựa chọn phương án “có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này” như một nguyên nhân làm cho họ cảm thấy yên tâm với cuộc sống độc thân tạm thời ở phần trên. Khi “nhận diện giới trẻ sống độc thân tạm thời”, chúng tôi đã khẳng định đó là những người có thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung thu nhập trong xã hội (có đến 72.7% khách thể có thu nhập trên 1.5 triệu/tháng, trong đó có 18.6% người có thu nhập trên 5 triệu).
Ngoài những nhu cầu vật chất, nhu cầu ổn định cuộc sống không những liên quan đến vấn đề kinh tế, mà những người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay, một phần còn xuất phát từ những nhu cầu sinh lý như: muốn kéo dài tuổi thanh xuân, duy trì sự trẻ trung. Có đến 49.5% khách thể cho rằng những người sống độc thân là những người có tính cách “trẻ trung, vui tươi”. Điều này được thể hiện rất rõ trong các quan điểm, ý kiến của các thành viên tham gia trong các diễn đàn bàn về vấn đề độc thân: “Kết hôn, lập gia đình sớm sẽ làm cho người phụ nữ già đi vì phải cùng một lúc lo lắng chuyện công việc, chuyện chồng con khi còn chưa đủ chín chắn. Hình thức cũng thay đổi rất nhiều vì sinh con cái. Còn người đàn ông sẽ phải làm việc rất nhiều để lo cho cái gia đình bé nhỏ của mình, làm sao còn thời gian để vui thú, làm sao có thể giữ mãi sự vô tư, trẻ trung được nữa?”. (mai_lan_thao gửi ngày 21/06/06)
Như vậy những người trẻ cho rằng chưa kết hôn sớm sẽ đem lại cho họ sự trẻ trung vui tươi và một cơ hội để tích luỹ kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ sợ rằng kết hôn sớm sẽ làm cho họ già hơn, xấu xí hơn vì sớm phải bận rộn, lo toan chuyện gia đình, đồng thời họ sẽ phải chi trả rất nhiều khoản. Trong khi do còn trẻ họ sẽ chưa đủ điều kiện để cáng đáng tất cả những chi tiêu đó. Tóm lại nhu cầu sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ cũng bắt nguồn từ chính nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh lý cơ bản của con người.
An ninh, an toàn là môi trường không nguy hiểm. Những khía cạnh của sự an toàn thường liên quan tới vấn đề được bảo vệ như nghề nghiệp được ổn định, sức khoẻ, nhà ở được bảo vệ…. Để tìm hiểu nhu cầu an toàn liên quan đến vấn đề sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ, chúng tôi đã đưa vào cơ cấu phiếu điều tra câu hỏi “Điều gì khiến bạn cảm thấy cuộc sống độc thân tạm thời của bạn an toàn”. Kết quả thu được chúng tôi thể hiện bằng bảng số liệu sau:
Bảng 4. Các yếu tố tạo nên sự an toàn trong cuộc sống độc thân tạm thời của giới trẻ
Stt
Các phương án
Lựa chọn (%)
1
Không bị ràng buộc bởi chuyện sinh con cái khi còn trẻ
26.3
2
Không dễ mắc các sai lầm trong hôn nhân vì thiếu kinh nghiệm
30.9
3
Có nhiều cơ hội lựa chọn bạn đời, tránh những sai lầm không đáng có
65.5
4
Có nhiều cơ hội phấn đấu cho sự nghiệp
60.9
5
Có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này
65.9
Nổi bật lên 3 phương án trong bảng số liệu được khách thể đánh giá là những yếu tố làm cho họ cảm thấy an toàn với cuộc sống độc thân tạm thời hiện tại là: “Có nhiều cơ hội để họ lựa chọn bạn đời để tránh những sai lầm không đáng có” (65.5%); “Có nhiều cơ hội phấn đấu cho sự nghiệp” (60.9%) và “Có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này” (65.9%). Những yếu tố này là những điều kiện tốt nhất, đầy đủ nhất và an toàn nhất để đảm bảo cho một gia đình có thể sống hạnh phúc lâu dài. Những người trẻ chưa muốn kết hôn khi đã có công việc ổn định không phải vì họ sợ đương đầu với việc sinh con cái khi còn trẻ (26.4%), hay việc dễ mắc các sai lầm trong hôn nhân vì thiếu kinh nghiệm (30.9%). Họ là người tự tin vào bản thân. Điều mà họ sợ nhất chính kinh tế gia đình không đảm bảo và quan trọng hơn họ còn cần có cơ hội để phấn đấu cho sự nghiệp. Như vậy, những người trẻ đã có một sự nhìn nhận, đánh giá rất chính xác về hôn nhân và gia đình. Họ không muốn phiêu lưu, mạo hiểm trong hôn nhân, cho nên họ cần có thời gian để chuẩn bị một cách sẵn sàng nhất cả về tinh thần cũng như vật chất.
Trên diễn đàn chúng tôi đã mở ra một chủ đề riêng bàn về vấn đề an toàn trong cuộc sống độc thân tạm thời. Chủ đề này đã gây nên nhiều tranh cãi khác nhau. Có những quan điểm cho rằng chính cuộc sống độc thân hiện nay mới làm cho giới trẻ cảm thấy không được an toàn vì cô đơn, vì cần có người chia sẻ… Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều cho rằng sống độc thân tạm thời quả thực là rất tốt vì nó tạo ra một môi trường an toàn cho cuộc hôn nhân.
- Tôi xin bày tỏ quan niệm của mình, tôi chỉ có thể dám bước vào cuộc sống gia đình khi trong tay đã có một số vốn tương đối và một sự nghiệp vững chắc. (Nữ - hội 7X)
- Tôi không muốn vội vàng kết hôn để rồi người chịu khổ chính là những đứa con. Chỉ khi nào tôi cảm thấy có thể mang lại cho con cái mình một cuộc sống tương đối đầy đủ về mặt vật chất thì tôi mới nghĩ đến chuyện sinh ra chúng. Tuổi thơ tôi chịu khổ đã quá nhiều.(Nam - hội 7X)
- Tôi không thể lập gia đình khi mà buổi tối tôi vẫn phải đi học cao học, học tiếng anh. Tôi cũng chưa thể lập gia đình khi mà cả tôi và người ấy chưa có một cơ sở vật chất tương đối ổn định. Theo tôi, cứ sống như hiện nay, bao giờ cảm thấy đủ điều kiện thì mới bước vào hôn nhân. Cuộc sống gia đình mà cứ phải xoay sở trong nghèo khó thì chẳng mấy chốc tình yêu của chúng tôi sẽ biến mất. (Nữ 26 - hội 8X).
Kết quả thu được từ câu hỏi mở trong phiếu điều tra với nội dung: “Bạn cảm thấy cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay như thế nào?” đã góp phần khẳng định điều này.
Nhìn chung, người trẻ đang sống độc thân tạm thời khá hài lòng với cuộc sống hiện tại. Với họ, việc sống độc thân tạm thời không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Chính vì điều này, họ chưa thực sự có nhu cầu cần thiết phải lập gia đình, một việc mà theo họ, nếu làm vội vàng rất có thể sẽ phá vỡ sự an toàn trong cuộc sống hiện tại của họ. Như vậy, nhu cầu kết hôn muộn cũng xuất phát từ nhu cầu an toàn.
3.3 Nhu cầu được thương yêu liên quan đến việc sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay
Con người, theo bản chất luôn luôn muốn tìm kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu thương từ người khác, và với những người trẻ, nhu cầu này càng trở nên vô cùng quan trọng. Họ là những người luôn có nhu cầu được công nhận, được người khác thừa nhận những thành quả mà mình đạt được, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.
Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu về tình yêu thương với nhu cầu sống độc thân tạm thời ở giới trẻ hiện nay sẽ góp phần làm rõ nhu cầu sống độc thân của họ không phải là nhu cầu có tính chất lâu dài vĩnh viễn, mà chỉ mang tính tạm thời - việc họ chưa kết hôn hoặc kết hôn muộn so với chuẩn chung của xã hội trước đây không có nghĩa là họ sẽ không kết hôn. Bản thân những người này không những có nhu cầu kết hôn mà còn mong muốn có được một cuộc hôn nhân hoàn hảo hơn, hạn chế tối đa những sai lầm có thể có trong hôn nhân. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 5. Quan niệm của giới trẻ về tình yêu
Stt
Các quan niệm về tình yêu
Lựa chọn (%)
1
Tình yêu phải xuất phát từ rung cảm thực sự của 2 người
81.8
2
Tình yêu là điều thiêng liêng quý giá
60.0
3
Tình yêu là thứ phù phiếm, không thực tế
2.3
4
Tình yêu là thứ tình cảm mong manh dễ vỡ
6.4
5
Để có được tình yêu đích thực là điều rất khó, cần phải có thời gian
63.2
6
Yêu và cưới là hai chuyện hoàn toàn khác nhau
18.6
“Để tìm được người đàn ông đích thực của đời mình, tôi sẵn sàng chờ đợi lâu hơn một chút” Vietnamet.vn ngày 12/04/2006
.
Trong chuyện tình yêu những người độc thân tạm thời rất coi trọng tình cảm, có đến 81.8% người được hỏi cho rằng “Tình yêu phải xuất phát từ những rung cảm thực sự của hai người”. Rõ ràng là những người trẻ có nhu cầu sống độc thân tạm thời không có nghĩa là họ không muốn tìm kiếm bạn đời, tìm kiếm tình thương yêu, tìm kiếm sự chấp nhận từ người khác như nhiều người nhầm tưởng. Ngược lại, nhu cầu này ở những người trẻ còn được đặt ra ở một cấp độ cao hơn, sâu sắc hơn. Có đến 60% khách thể khẳng định “Tình yêu là điều thiêng liêng quý giá” và 63.2% cho rằng “Để có được tình yêu đích thực là điều rất khó, cần phải có nhiều thời gian”. Điều này chứng tỏ những người trẻ rất coi trọng tình yêu. Họ mong muốn có được một tình yêu hoàn hảo theo đúng nghĩa đích thực và họ chấp nhận mất nhiều thời gian để tìm kiếm nó.
Để làm rõ hơn nhu cầu này, khi hỏi về các mức độ cảm giác “cần có người chia sẻ” trong cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ dưới đây:
Nhu cầu được chia sẻ, được chấp nhận của người trẻ đang sống độc thân tạm thời tuy không phải là thường xuyên (chỉ có 10.5% người lựa chọn phương án này) nhưng thỉnh thoảng cũng xảy ra (83.2% người chọn phương án “thỉnh thoảng”). Đây cũng là điều dễ giải thích, như đã đề cập trong phần lý luận, những người trẻ có khả năng làm việc độc lập cao, không thường xuyên có cảm giác cần dựa vào người khác, tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc sống một mình, chính vì vậy, thỉnh thoảng họ cũng cần có người chia sẻ. Và đây là một nhu cầu mang tính bản chất của con người. Song có điều khác là không phải ai cũng có thể dễ dàng trở thành đối tượng cho họ lựa chọn để chia sẻ. Họ cần có thời gian để tìm kiếm một người phù hợp nhất theo ý họ về cả phương diện công việc lẫn tình cảm.
- Vấn đề quan trọng là tình yêu, điều mà không phải ai cũng hiểu, và những người hiểu thì hiểu không giống nhau. Sẽ không sao, nếu người ta không có chồng (vợ) do không gặp được người mình yêu. Sẽ bất hạnh, nếu người ta không có chồng (vợ) nếu mất đi người mà mình yêu. Sẽ bất hạnh hơn, nếu người ta lấy vợ (chồng) mà lại không yêu hoặc khi lấy nhau thì cảm giác yêu không còn nữa…
- Tôi quan niệm rằng: “hạnh phúc phải có sự đồng cảm và thấu hiểu của cả hai người”, tôi không muốn trong hôn nhân phải có sự chịu đựng…Nói tóm lại, tôi ủng hộ cuộc sống độc thân.
(Trích từ diễn đàn thảo luận với đạo diễn Lê Hoàng).
Vấn đề này tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trong các diễn đàn dành cho người độc thân. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến đều đồng ý xem đây như là một nhu cầu cần được coi trọng. Xã hội nói chung và những người trẻ nói riêng cần phải thay đổi những quan niệm lạc hậu trước đây về vấn đề tình yêu. Đa phần các ý kiến đều tập trung kêu gọi mọi người hãy đặt tình yêu vào đúng vị trí như nó xứng đáng được hưởng, hãy bảo vệ và tôn sùng những giá trị đích thực của tình yêu.
Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu thực tiễn và những ý kiến thu thập được qua nghiên cứu trên các diễn đàn cho thấy việc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ không hoàn toàn tách rời với nhu cầu được chấp nhận, được yêu thương mà các nhu cầu có liên quan mật thiết, sâu sắc với nhau.
3.4 Nhu cầu được tôn trọng liên quan việc sống độc thân hiện nay của giới trẻ
Nhu cầu tự trọng là bậc thứ tư trong thang nhu cầu của Maslow và nó cũng được nhắc đến như một biểu hiện của nhu cầu tinh thần được phát triển cao trong các lý luận của các nhà tâm lý học Xô Viết. Tự trọng là sự thừa nhận đúng đắn nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức Thomas G.Lederer, M.A., Celibacy is the issue,
. Tự trọng chính là một người có cảm giác tốt về bản thân, trải nghiệm những ý nghĩ về giá trị của bản thân, tự hào về những thành quả mình đạt được. Những người trẻ độc thân là những người có năng lực sáng tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội, họ lao động bằng trí tuệ, “chất xám” của mình nên đa phần trong số họ là những người có nhu cầu về tự trọng rất cao. Nhu cầu này được thể hiện một cách khá rõ ràng trong vấn đề sống độc thân tạm thời của họ.
Khi đánh giá nhu cầu tự trọng, có đến 51.8% người được hỏi cho rằng cuộc sống độc thân tạm thời đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho họ giữ được cá tính riêng của mình. Với những người trẻ, đây là một nhu cầu được trải nghiệm những ý nghĩ về giá trị của bản thân. Họ không muốn bị mất đi các cá tính riêng của mình. Họ muốn có cơ hội để khẳng định bản thân (54.1%) và thích được sống độc lập tự do, làm những gì mình muốn (64.1%)
Không thể phủ nhận rằng những người trẻ sống độc thân có thể có những rào cản khác nhau khi phải đương đầu với việc kết hôn muộn như thỉnh thoảng có cảm giác cô đơn (30%), chán nản (13.2%), khó tập trung (8.2%). Tuy nhiên, họ đã không đặt quá nặng những vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc những người độc thân trẻ tuổi nhận thấy họ có khả năng đương đầu tốt, sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Điều mà họ sợ chính là nếu kết hôn sớm rất có thể họ sẽ phải từ bỏ cá tính riêng của mình, bị mất độc lập tự do và sợ mất đi điều kiện tự khẳng định bản thân.
Ngoài ra, để làm rõ hơn vấn đề này, khi được hỏi về các cảm giác mà những người trẻ thường gặp trong thời gian sống độc thân tạm thời hiện nay 79.5% người được hỏi cho rằng họ thường xuyên có cảm giác “được sinh hoạt theo sở thích” khi sống một mình. Như vậy, việc sống một mình chẳng những không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những người trẻ mà còn là điều kiện tốt cho họ. Họ sợ rằng khi phải chia sẻ cuộc sống của mình với “một ai đó” chưa thực sự phù hợp rất có thể sẽ làm đảo lộn các thói quen sinh hoạt của họ, buộc họ phải thay đổi cá tính – điều mà những người trẻ không dễ dàng chấp nhận.
- Tôi chưa muốn kết hôn vì tôi sợ rằng cuộc sống của tôi sẽ bị đảo lộn. Không còn được đi chơi về khuya, không còn được sử dụng tiền do chính mình làm ra. Thậm chí còn không cả được xem bóng đá trong tâm trạng thoải mái nhất, nếu tôi xấu số lấy một người vợ ghét bóng đá. (nam)
- Tôi tán đồng với ý kiến của bác, tôi sợ rằng vợ tôi sẽ tước bỏ mất thu vui uống cà phê vào buổi tối khuya. Thậm chí rất có thể cô ấy sẽ bắt tôi phải cai thuốc lá, phải đi ngủ đúng giờ và ăn mặc theo cách mà cô ấy muốn. Thật là kinh hoàng. (nam)
- Còn tôi, tôi sợ cảnh phải sống chung với bà mẹ chồng, bà ấy sẽ bắt tôi phải nấu các món ăn theo cách của bà, bắt tôi dậy sớm dù đó là ngày nghỉ và nhìn tôi một cách khó chịu nếu tôi nhờ chồng mình giặt đồ hay rửa bát...(nữ)
Trích từ diễn đàn
Như vậy, những người trẻ độc thân tạm thời có nhu cầu được giữ gìn và khẳng định “cái tôi” rất cao, họ sợ bị trộn lẫn, bị đánh đồng với một người khác. Chính điều này đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến nhu cầu sống độc thân tạm thời của những người trẻ hiện nay.
3. 5 Nhu cầu về sự phát triển cá nhân ở những người trẻ sống độc thân tạm thời
Nhu cầu về sự phát triển cá nhân – cơ hội của sự phát triển cá nhân là bậc cao nhất trong các mức phát triển về nhu cầu và nó có tác động lớn nhất đến sự phát triển tâm lý người. Đó là nhu cầu cho sự trưởng thành của cá nhân và cơ hội của sự học hỏi cá nhân – quá trình tự hoàn thiện mình. Có thể nói là tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho con người nhằm nâng cao năng lực cá nhân, năng lực trí tuệ và phát triển hoàn thiện tiềm năng. Liệu nhu cầu này có liên quan đến vấn đề sống độc thân tạm thời của giới trẻ không?
Khác với quan niệm truyền thống về việc yên bề gia thất rồi mới phát triển sự nghiệp, nhu cầu về sự phát triển cá nhân, nhu cầu tự khẳng định mình là biểu hiện cao nhất của nhu cầu sống độc thân tạm thời hiện nay của những người trẻ. Nhằm tìm hiểu và khẳng định vấn đề này, chúng tôi đã đưa vào cơ cấu phiếu điều tra câu hỏi với nội dung: “Bạn hãy sắp xếp các dự định theo thứ tự tăng dần 1, 2, 3, 4, 5 (trong đó, 1 là dự định cấp thiết nhất)”. Sau khi xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy (xem bảng dưới đây).
Bảng 6. Các dự đinh trong tương lai của giới trẻ
Stt
Các dự định
Giới tính
Nam
Nữ
1
Lập gia đình ngay
3.06/3
2.41/2
2
Tiếp tục học lên cao nữa
2.25/2
2.70/3
3
Tìm một công việc có thu nhập cao hơn nữa
1.56/1
1.61/1
4
Tranh thủ tận hưởng cuộc sống
3.47/4
3.62/4
5
Các dự định riêng khác
4.66/5
4.66/5
Theo quy ước của chúng tôi khi đưa ra câu hỏi và xử lý số liệu thì dự định có giá trị trung bình càng nhỏ càng được đánh giá là quan trọng nhất. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy đối với cả nam và nữ thì dự định “Tìm một công việc có thu nhập cao hơn nữa” được đánh giá là quan trọng nhất (giá trị trung bình của dự định này ở nam là 1.56 và ở nữ là 1.61). Điều này đồng nghĩa với việc những người trẻ độc thân chưa thoả mãn với mức thu nhập hiện tại (29.1% người có thu nhập trong khoảng 1.5 – 3 triệu đồng /tháng; 25.0% người có thu nhập trong khoảng 3 -5 triệu và 18.6% người có thu nhập trên 5 triệu), họ cần có một cuộc sống đầy đủ hơn, có thu nhập cao hơn, một công việc tốt hơn. Nhu cầu này không những có ở nam mà ngay cả nữ cũng xem đây là nhu cầu cần thiết nhất đối với họ.
Như vậy, có thể kết luận, thu nhập hiện tại của những người trẻ đang sống độc thân tạm thời không phải là thấp, nhưng họ vẫn có dự định tìm một công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn nữa, điều này phản ánh nhu cầu về đời sống vật chất cũng như nhu cầu phát triển cá nhân, tự khẳng định mình của giới trẻ là rất cao.
Kết quả thu được về mức độ khẳng định nhu cầu được phát triển cá nhân cho thấy đối với nam, lựa chọn dự định quan trọng tiếp theo không phải là lập gia đình mà là “Tiếp tục học lên cao nữa” (điểm trung bình là 2.25). Đối với nữ, không có sự phân biệt lớn giữa dự định lập gia đình (điểm trung bình là 2.41) và dự định tiếp tục học lên cao nữa (điểm trung bình là 2.70). Điều này có nghĩa nữ giới cho rằng việc lập gia đình và tiếp tục học lên cao nữa là những dự định thứ hai tiếp theo mà họ cần phải làm. Như vậy, kết quả từ câu hỏi này đã cho ta thấy giới trẻ có nhu cầu được phát triển cá nhân, muốn có cơ hội phát triển cá nhân lên tầm cao hơn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người trẻ đang sống độc thân tạm thời cho rằng việc lập gia đình sẽ cản trở sự phát triển cá nhân của họ, mà ngược lại, việc họ muốn tìm một công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, học lên cao nữa chính là họ đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nd.doc