Đề tài Nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân tại cộng đồng Quận 12, TP Hồ Chí Minh, năm 2004 - Trương Phi Hùng

Tài liệu Đề tài Nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân tại cộng đồng Quận 12, TP Hồ Chí Minh, năm 2004 - Trương Phi Hùng: NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH VÀ SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CỘNG ĐỒNG QUẬN 12, TP.HCM, NĂM 2004 Trương Phi Hùng ∗, Bùi Đức Khánh∗∗ Và Cộng Sự Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được tiến hành trên 576 hộ và 10 TYT tại Quận 12, Tp Hồ Chí Minh năm 2004 nhằm xác định nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế tại đây. Kết quả cho thấy:có 90,8% người dân đến TYT, để KCB (74,4%), chương trình YT (17,5%)....số lượt bệnh nhân đến KCB mỗi ngày từ 10-12. Yếu tố quyết định để chọn TYT là trình độ CM, thái độ phục vụ. TYT nên có tủ thuốc để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và tăng thu nhập cho nhân viên. SUMMARY HEALTH NEEDS AND CHOICE OF HEALTH SERVICES OF PEOPLE IN 12 DISTRICT, HÔ CHI MINH CITY Truong Phi Hung, Bui Duc Khanh et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 88 - 92 This cross-sectional study was carried out with 5...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân tại cộng đồng Quận 12, TP Hồ Chí Minh, năm 2004 - Trương Phi Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH VÀ SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CỘNG ĐỒNG QUẬN 12, TP.HCM, NĂM 2004 Trương Phi Hùng ∗, Bùi Đức Khánh∗∗ Và Cộng Sự Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được tiến hành trên 576 hộ và 10 TYT tại Quận 12, Tp Hồ Chí Minh năm 2004 nhằm xác định nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế tại đây. Kết quả cho thấy:có 90,8% người dân đến TYT, để KCB (74,4%), chương trình YT (17,5%)....số lượt bệnh nhân đến KCB mỗi ngày từ 10-12. Yếu tố quyết định để chọn TYT là trình độ CM, thái độ phục vụ. TYT nên có tủ thuốc để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và tăng thu nhập cho nhân viên. SUMMARY HEALTH NEEDS AND CHOICE OF HEALTH SERVICES OF PEOPLE IN 12 DISTRICT, HÔ CHI MINH CITY Truong Phi Hung, Bui Duc Khanh et al. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 88 - 92 This cross-sectional study was carried out with 567 households and 10 health stations in 12 District, Hô Chi Minh city, 2004 to identify their health needs and choice of health services. The result shows that 90,8% come to health stations to be treated (74,4%), to be looked after by the national health programs (17,5%)..... 10-12 patients come here to treat per day. The main determinants which make people come to health stations are professional skills and attitudes of health workers. The health stations should have medicine chest to satisfy the needs of community, to rise income of health workers. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, việc ban hành Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân và Nghị định chính phủ hướng dẫn thực thiện, Nghị định chính phủ về củng cố tuyến y tế cơ sở, Nghị định chính phủ về xã hội hoá công tác y tế, chính sách bảo hiểm y tế, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh... đã góp phần phát huy hiệu quả chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho nhân dân tại các trạm y tế (TYT) phường xã, đặc biệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở nước ta. Một vấn đề được đặt ra là phải tìm được sự thống nhất hài hoà giữa nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn của người dân đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua hoạt động của hệ thống y tế công lập và tư nhân để góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong việc CSSK nhân dân. Từ năm 1998, Thành phố Hồ Chí Minh đã phải trực tiếp đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm, nhất là tình trạng quá tải tại các bệnh viện chuyên khoa Thành phố. Do vậy, các TYT phường / xã cần có thêm những khả năng để thu hút người dân đến khám chữa bệnh nhằm góp phần giải quyết quá tải tại các bệnh viện chuyên khoa thành phố, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ y tế cơ sở. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) và sự lựa chọn của người dân đối với DV. CSSK tại TYT và các loại hình DVYT tư nhân. Nhằm góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, đề tài này đã tiến hành xác định các nhu cầu khám chữa bệnh, sự lựa chọn DVYT của người dân và những đáp ứng của y tế đối với người dân trên địa bàn Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, từ đó có thể đề xuất những biện pháp can thiệp tích cực cho cộng đồng. * Bộ môn Tổ Chức-Quản lý Y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. ** TTYT Q. 12,Tp Hồ Chí Minh. 88 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Loại nghiên cứu: cắt ngang, mô tả. Thời gian nghiên cứu: 1/12/2003 đến 30/6/2004 Địa điểm nghiên cứu: Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: Dân số mục tiêu: Người dân sống tại Quận 12, TP.Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu: Người dân sống tại Quận 12, TP.Hồ Chí Minh Dân số nghiên cứu: Người dân sống tại Quận 12, TP.Hồ Chí Minh Phương pháp lấy mẫu: PPS (xác suất tỷ lệ với cỡ mẫu của cộng đồng) Cỡ mẫu theo công thức: Z2 (1 – α /2) p (1 – p) n = -------------------------- = 384 d2 Kỹ thuật lấy mẫu: thiết kế cụm nên ta nhân cỡ mẫu với hệ số thiết kế: Do đó ta có cỡ mẫu là 384 x 1, 5 = 576 Phương pháp thu thập thông tin: Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi bán cấu trúc được soạn sẵn theo mục tiêu để đối tượng được phỏng vấn tự điền. Kiểm soát sai lệch thông tin: Điều tra thử (khảng 30 hộ) để kiểm nghiệm bộ câu hỏi, từ đó có cơ sở để dự đoán những trở ngại có thể và điều chỉnh cho phù hợp. Tập huấn cẩn thận cho nhóm khảo sát về cách chọn xác suất tỷ lệ cộng đồng và hiểu rõ ràng các tiêu chí chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn vào: Những người có độ tuổi trên 18, là chủ hộ hoặc đại diện cho hộ gia đình được chọn vào mẫu nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra: những người đang trong tình trạng sức khoẻ không cho phép trả lời những câu hỏi của người khảo sát. Xử lý số liệu Phần mềm EPI- INFO 2002. Dùng phương pháp thống kê mô tả để ghi nhận các tần suất, tỉ lệ %. Phép kiểm thống kê χ2 được dùng để tìm sự liên quan giữa học vấn với sự chọn lựa DVYT và sự liên quan giữa kinh tế với sự chọn lựa DVYT. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trị số p value < 0, 05. Khía cạnh y đức của nghiên cứu Không vi phạm y đức. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN NC tiến hành trên 576 hộ với 560 phiếu hợp lệ (97,2%), kết quả như sau: Một số đặc điểm của mẫu: Bảng 1: Một số đặc điểm về gia đình, xã hội, kinh tế, văn hoá: N = 560 Tần suất Tỷ lệ % Nhóm tuổi từ 18-59 541 96,6 Trình độ học vấn cấp II, III 420 75,0 Số hộ có 3-6 người 406 72,5 Phương tiện đi lại bằng xe gắn máy 429 76,6 Tình trạng kinh tế đủ ăn 500 89,3 Đối tượng được phỏng vấn tập trung chủ yếu ở độ tuổi 18 đến 59 tuổi. Trình độ học vấn ở cấp II và cấp III là chủ yếu (75,0%). Số hộ gia đình có 3 - 6 người chiếm 72,5%. Phương tiện đi lại là xe gắn máy chiếm đa số (76.6%). Đa số các hộ gia đình trong diện điều tra có tình trạng kinh tế đủ ăn (89,3%). Khảo sát về nhu cầu KCB Phân bố nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Bảng 2: Nhu cầu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Mức độ Tần suất Tỷ lệ% Cần 510 91, 2 Rất cần 43 7, 6 Không cần 7 1, 2 Tổng cộng: 560 100, 0 Nhận xét: Đa số trường hợp cần và rất cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh (98,8%) 89 Nơi đối tượng tìm hiểu nguyên nhân: Bảng 3: Phân bố nơi người dân liên hệ tìm hiểu nguyên nhân Nơi liên hệ Tần suất Tỷ lệ% Hàng xóm 19 3, 4 Thân nhân 89 16,0 TYT phường 281 50,1 BS tư 156 27,8 Khác 15 2,7 Tổng cộng: 560 100,0 Nhận xét: Đa số (77,9%) cho rằng TYT phường và BS tư là nơi dễ dàng nhận được thông tin cần thiết cho sức khoẻ Về kiến thức - thái độ – thực hành trong việc sử dụng DC. KCB Về kiến thức 100% đối tượng khảo sát có hiểu biết về cơ sở KCB trên địa bàn. Bảng 4: Yếu tố quyết định khi hộ gia đình chọn DVKCB Yếu tố quyết định Tần suất Tỷ lệ% Trình độ chuyên môn 254 45,3 Yếu tố thời gian 244 43,6 Thái độ phục vụ 232 41,4 Chi phí KCB 224 40,0 Tình hình trang thiết bị 178 31,7 Thuận tiện sẵn có 81 14,5 Ý kiến khác 6 0,7 Thái độ của đối tượng về các cơ sở KCB hiện nay Nhận định tốt về các cơ sở KCB Bảng 5: Nhận định tốt về các cơ sở KCB hiện nay (n= 513) (tỉ lệ%) Yếu tố quyết định TYT Phườn g PM Tư nhân PKĐK tư nhân PKĐK Quận Lương y BVĐK Thành phố Yếu tố thời gian 302 (58, 9%) 80 (15, 6%) 11(2,1%) 81(15, 8%) 4 (0,8%) 38 (7,4%) Trình độ CM 156 (30, 4%) 48 (9, 4%) 29 (5, 7%) 125(24, 4%) 6 (1,2%) 170 (33,1%) Thái độ phục vụ 262 (51, 1%) 84 (16, 4%) 27 (5, 3%) 79(15,4 %) 7 (1,4%) 66(12,9 %) Yếu tố quyết định TYT Phườn g PM Tư nhân PKĐK tư nhân PKĐK Quận Lương y BVĐK Thành phố Thuận tiện sẵn có 110 (21, 4%) 15 (2, 9%) 4 (0, 8%) 34 (6,6%) 3 (0,6%) 15(2,9 %) Tính quen thuộc 182 (35, 5%) 73(14,2 %) 12 (2, 3%) 39 (7, 6%) 7 (1,4%) 25(4,9 %) Chi phí KCB 271 (52, 8%) 42 (8, 2%) 6 (1, 2%) 64 (12,5%) 5 (1,0) 39 (7,6%) Hành vi KCB trong tháng của mẫu: Bảng 6: phân bố cách xử trí của 123 trường hợp Cách xử trí Tần suất Tỷ lệ% Tự trị tại nhà 26 21,1 Bác sĩ tư 18 14,6 TYT phường 55 44,0 PKĐK, BV 24 19,5 Tổng cộng 123 100,0 Số đối tượng có nhu cầu đến TYT và PKĐK, BV chiếm tỉ lệ cao (78,9%). Tuy nhiên việc tự mua thuốc điều trị tại nhà cũng có một tỉ lệ khá cao (21,1%). Tình hình sử dụng DVYT tại TYT phường Có 90,8% đối tượng đã từng đến tiếp xúc với TYT phường Bảng 7: Mục đích đến tiếp xúc với TYT phường Mục đích tiếp xúc Tần suất Tỷ lệ % Chương trình sức khoẻ 98 17, 5 Đến khám chữa bệnh 405 72, 4 Chăm sóc, điều dưỡng 27 4, 8 Cấp cứu 4 0, 7 Tham vấn, hướng dẫn 26 4, 6 Tổng cộng 506 100, 0 Nhận xét: Đến KCB (72,4%), CT SK (17,5%), CS điều dưỡng (4,8%)..... Tình hình đáp ứng nhu cầu CSSK của tuyến y tế cơ sở: So với “tóm tắt số liệu thống kê y tế năm 1998 – 2002 ” của BYT thì số BS/10.000 dân ở quận 12 là tương đương, nhưng số DS/10.000 dân thì cao hơn 5,5 lần. Điều này chứng tỏ trên địa bàn Thành phố HCM nói chung, quận 12 nói riêng có chỉ số DS / dân số cao hơn so với các nơi khác. 90 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Hoạt động dịch vụ CSSK tại 10 TYT phường trong quận 12, Tp. HCM Số lượng BN/ngày: - Từ 10 - < 20 BN - Trên 20 BN 5 (50%) 2 (20%) Trung bình lượng bệnh đến TYT mỗi ngày từ 10 – 20 Số lượng BN so với PMT Nhiều hơn Cũng vậy 2 (20%) 4 (40%) 6/10 TYT có số BN đến phường tương đương và nhiều hơn PMT Thu nhập bình quân /tháng < 200.000 đ 200.000 đ – 500.000 đ > 500.000 đ 2 (20%) 1 (10%) 7 (70%) 7 TYT Thu nhập > 500.000 đ 1 TYT Thu nhập 200000 – 500000đ 2 TYT thu nhập < 200.000 đ. Trạm có bán thuốc Có Không 9 (90%) 1 (10%) Khi được hỏi về tình hình có bán thuốc tại tram: có 9TYT có bán thuốc và 1 TYT không Các loại thuốc: Kháng sinh Thuốc bổ Tim mạch Tiêu hoá Hô hấp, Kháng viêm Thuốc ho An thần 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 6/10 (60%) Đa số sử dụng thuốc điều trị thông thường, Thu TB 1 lần KCB < 5000 đ 5000 đ – 10.000 đ > 10.000 đ 6/10 (60%) 1/10 (10%) 3/10 (30%) Đa số là rẻ (có 6 TYT thu < 5000) phù hợp với túi tiền của BN. Thực hiện KCB tại nhà Có Không 10 (100%) Có 10/10 TYT đều tổ chức KCB tại nhà. Thái độ đối với BSGĐ: - Ưa thích - Không thích 8 (80%) 2 (20%) Có 8 TYT nhận định là thích mô hình BS gia đình Kiến nghị: Chế độ Đào tạo Chuẩn hoá Chính sách Tăng hoạt động Giảm sức nặng các CT YT Tăng cường CĐ của tuyến trên 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) 9/10 (90%) 10/10 (100%) 10/10 (100%) Các trạm đều kiến nghị giảm bớt sức nặng của các chương trình YT,tăng cường chỉ đạo của tuyến trên. BÀN LUẬN Đây là mẫu đại diên cho cộng đồng Q12, một quận vùng ven đang trong thời kỳ đô thị hoá, so với các quận nội thành khác về kinh tế và dân trí còn có phần hạn chế, do đó cũng ảnh hưởng không ít đến nhu cầu và sự lựa chọn DV CSSK. Trình độ chuyên môn, yếu tố thời gian, thái độ, chi phí KCB chiếm tỷ lệ quyết định cao khi người dân chọn DV KCB. Trang thiết bị, tính thuận lợi cũng được người dân ở địa bàn chú ý nhiều trong lưa chọn. - Về trình độ CM thứ tự ưu tiên là: BVĐK TP, kế đến là PKĐK quận, rồi TYT....,về thái độ phục vụ ... TYT, PMT, PKĐK quận,về chi phí KCB: TYT, PKĐK quận. v. v Trong tháng có 123 hộ có trường hợp mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 22%. Phân loại các loại bệnh trong tháng theo thứ tự như sau: cảm cúm, ho hô hấp, TMH, dạ dày tiêu hoá, CHA, TCC .... Tóm lại Trình độ chuyên môn là yếu tố lựa chọn quyết định nhất vì thực tế người dân thường quan niệm việc khám chữa bệnh cần phải theo đúng bác sĩ chuyên khoa mới có kết quả. Tuy nhiên người dân chưa phân biệt được những bệnh có thể được khám chữa bệnh tổng quát với những dạng bệnh cần theo đúng chuyên khoa. Đây là một yếu tố hạn chế việc tiếp xúc DVKCB tại TYT phường vì tại TYT phường hiện nay chỉ có 1 – 2 bác sĩ (BS) đa khoa tổng quát Thông qua đó, công tác giáo dục sức khoẻ là nội dung hàng đầu để thực hiện CSSKBĐ cho nhân dân. TYT phường đã tạo được niềm tin trong cộng đồng. Đây chính là điểm thuận lợi cho việc mở rộng loại hình tham vấn – hướng dẫn phòng trị bệnh của mô 91 hình bác sĩ gia đình, đã được Bộ y tế quy định tại điều 25 của thông tư 01/TT- BYT ngày 6/1/2004. Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kinh tế và trình độ học vấn đối với sự lựa chọn TYT để được CSSK. Có 3 TYT có vị trí địa lý thuận lợi và 3 TYT có vị trí không thuận lợi. Cần sửa chữa, làm mới 2 TYT đã xuống cấp. Thái độ phục vụ bệnh nhân được nhận định là từ khá trở lên. Tuy nhiên còn một TYT cần củng cố nâng cao chất lượng phục vụ. Có 8 TYT làm đủ thời gian và 2 TYT làm thêm giờ. Trong khi PMT đa số là mở ngoài giờ hành chánh nên vẫn có ưu thế hơn vì tính chất gần gũi đa dạng hơn về giờ giấc, không mất công chờ đợi nhiều. Việc phải mất một thời gian nhất định đến TYT trong khi các PMT, các hiệu thuốc - nhà thuốc tây lại gần gũi và sẵn sàng phục vụ là yếu tố chúng ta cần lưu ý. Trung bình lượng bệnh nhân (BN) đến TYT phường mỗi ngày từ 10 – 20 người. Có 6/10 TYT có số bệnh nhân đến khám tương đương và nhiều hơn PMT. Đa số các TYT phường sử dụng thuốc điều trị thông thường. Số tiền thu mỗi lần khám bệnh rẻ (có 6 TYT thu dưới 5000 đồng/ lần) nên phù hợp với túi tiền của BN. Nhân sự tại các TYT phường ổn định theo biên chế và đều có biên chế BS. Toàn bộ các TYT đều tổ chức KCB tại nhà. Các trạm đều kiến nghị giảm bớt sức nặng của các chương trình y tế và tăng cường chỉ đạo của tuyến trên. KẾT LUẬN Nghiên cứu cắt ngang, mô tả về nhu cầu và sự lựa chọn DVYT của người dân tại cộng đồng Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 trên cỡ mẫu là 576 cho thấy yếu tố quyết định khi người dân chọn lựa dịch vụ CSSK là trình độ chuyên môn, kế đến là thái độ phục vụ. Người dân cần và rất cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Có sự khác biệt về trình độ học vấn và về kinh tế với lựa chọn TYT để được CSSK. Sự chọn lựa DVYT của mẫu làưu tiên TYT phường, kế đến là BV thành phố, PKĐK và PMT. Tỉ lệ chọn tự mua thuốc điều trị tại nhà là 26% và có thể còn cao hơn. Hoạt động của 10 TYT phường của Quận 12 tỏ ra khá hiệu quả, là nơi tin cậy để người dân địa phương đến CSSKBĐ KIẾN NGHỊ Kết quả khảo sát nhu cầu khám chữa bệnh và sự lựa chọn dịch vụ y tế của người dân tại cộng đồng quận 12, Tp.HCM năm 2004 cho thấy để nâng cao hơn nữa vai trò của TYT phường trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cần đầu tư về trình độ CM (mỗi TYT cần có từ 1- 2 Bs, hoạt động liên tục cả ngoài giờ hành chánh để thu hút nhu cầu CSSK của cộng đồng) Chú ý đến thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ y tế phường. TYTcần được đầu tư tốt về CSVC và trang thiết bị để thu hút người bệnh. Ngoài ra, mỗi trạm nên có tủ thuốc bán tại trạm để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và tăng thu nhập cho nhân viên. Tham mưu cho UBND quận làm tốt công tác quản lý nhà nước về y tế, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình DVYT tư nhân với các hoạt động của hệ thống y tế nhà nước trong việc CSSK nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết 5 năm (1997 – 2002). Trung tâm y tế quận 12 tháng 2/2003. 2. Bộ y tế – Sổ tay quản lý hoạt động lồng ghép chăm sóc sức khoẻ ban đầu- Quyển 1: quản lý hoạt động lồng ghép tại tuyến cơ sở. Trung tâm nhân lực y tế (nhà xuất bản y học – Hà nội năm 1994) 3. Bộ y tế – Sổ tay quản lý hoạt động lồng ghép chăm sóc sức khoẻ ban đầu- Quyển 2: Quản lý và hoạt động giám sát của Trung tâm y tế huyện Trung tâm nhân lực y tế (nhà xuất bản y học – Hà nội năm1994) 4. Hoàng Đình Cầu - Tuyên ngôn Alma Ata và tuyến y tế cơ sở - Vụ đào tạo Bộ y tế năm 1998 5. Nguyễn Quang Cừ - Cải cách hệ thống y tế trên thế giới và ở Việt nam. 6. Trương Phi Hùng – Luận án nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK tại 6 tỉnh ĐBSCL năm 1997 7. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989. 8. Lê Hoàng Ninh. Chiến lược phát triển sức khoẻ đến năm 2000 9. Đỗ Nguyên Phương. Một số vấn đề công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ ở Việt nam. Báo thư tin số 14 /1999 10. Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân năm 2003. 11. Dương Đình Thiện – Nhu cầu y tếù ở tuyến cơ sở từ 1992 đến 1995. Tạp chí vệ sinh phòng dịch số 1 /1999, tr 32 – 37. 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nhu_cau_kham_chua_benh_va_su_lua_chon_dich_vu_y_te_cu.pdf
Tài liệu liên quan