Đề tài Nhìn nhận lại vấn đề thâm hụt thương mại ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Nhìn nhận lại vấn đề thâm hụt thương mại ở Việt Nam: 1 NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM1 Vũ Quốc Huy Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà nội Mở đầu. Vấn đề thâm hụt thương mại gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và thảo luận. Sự thật là thâm hụt thương mại đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 khi thâm hụt thương mại đạt tới mức 20% GDP và mặc dù có những diễn biến khác nhau, xu hướng chung có vẻ như là thâm hụt thương mại vẫn còn duy trì ở mức cao. Những tranh luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại nguyên nhân thực sự của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài ở nước ta. Đã không ít những ngộ nhận (myths) liên quan đến nguồn gốc, nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại và do đó những giải pháp nhằm giải quyết xử lý vấn đề này cũng mang đến không ít những ý kiến khác nhau2. Bài tham luận này không đặt mục đích phân tích cụ thể nguyên nhân của tình hình THTM hiện nay, càng không kỳ vọng đưa r...

pdf9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhìn nhận lại vấn đề thâm hụt thương mại ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM1 Vũ Quốc Huy Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà nội Mở đầu. Vấn đề thâm hụt thương mại gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và thảo luận. Sự thật là thâm hụt thương mại đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 khi thâm hụt thương mại đạt tới mức 20% GDP và mặc dù có những diễn biến khác nhau, xu hướng chung có vẻ như là thâm hụt thương mại vẫn còn duy trì ở mức cao. Những tranh luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại nguyên nhân thực sự của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài ở nước ta. Đã không ít những ngộ nhận (myths) liên quan đến nguồn gốc, nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại và do đó những giải pháp nhằm giải quyết xử lý vấn đề này cũng mang đến không ít những ý kiến khác nhau2. Bài tham luận này không đặt mục đích phân tích cụ thể nguyên nhân của tình hình THTM hiện nay, càng không kỳ vọng đưa ra những giải pháp. Bài tham luận chỉ tập trung nêu ra những điều có thể coi là sự ngộ nhận về tình trạng THTM để từ đó có thể có được những cách nhìn đúng hơn về tình trạng này, từ đó mới có cơ sở chung để thảo luận các vấn đề tiếp theo. Tình hình thâm hụt thương mại của Việt nam từ 1995 đến nay Thâm hụt thương mại của nước ta không phải là vấn đề mới. Trên thực tế, thâm hụt thương mại diến ra suốt trong hơn 2 thập kỷ gần đây. Điều quan trọng là là mức độ thâm hụt thương mại gia tăng đột biến vào thời điểm năm 2007, từ mức 5 tỷ USD năm 2006 lên gần gấp 3 lần với khối lượng trên 14 tỷ USD vào năm 2007 và đạt đỉnh điểm với mức trên 18 tỷ USD năm 2008 (tương đương 20% GDP). Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô, những lo ngại về tỷ giá, lạm phát, g ia tăng thâm hụt thương mại lại càng trở nên vấn để được quan tâm sâu sắc. Thêm vào đó, cơ cấu thương mại và thâm hụt thương mại cũng là một vấn đề được chú ý, bởi lẽ có sự khác biệt lớn trong cơ cấu thương mại xét về thành phần kinh tế, cơ cấu thị trường và mặt hàng. Bảng 1 cho thấy, khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho mức độ thâm hụt thương mại trầm trọng hơn, trong khi khu vực FDI có tác dụng làm giảm nhẹ 1 Bài viết tham gia Hội thảo của Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội về các vấn đề kinh tế vĩ mô năm 2011 tổ chức tại Cần Thơ, 9-11 tháng 3 năm 2011 2 Bùi Tất Thắng đã đưa ra một số ‘ngộ nhận’ này trong bài viết ‘ Về những mối nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011” tại hội thảo khoa học quốc tế: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010: 10 năm nhìn lại và con đường phía trước” do Trường ĐH KTQD, Diễn đàn phát triển VN và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 24/1/2011 tại Hà Nội) 2 mức độ thâm hụt chung. Năm 2008, khu vực trong nước có tổng thâm hụt thương mại lên tới gần 25 tỷ USD, trong khi đó khu vực FDI có mức thặng dư là 6,6 tỷ USD. Như vậy có thể nói, trong một thời gian dài, khu vực FDI có tác dụng giảm bớt mức độ thâm hụt của cả nên kinh tế. Điều đó cho thấy trong thời gian đó, khu vực FDI hướng nhiều đến xuất khẩu hơn là khu vực trong nước. Tình hình này đang có sự thay đổi theo hướng làm trầm trọng thêm mức gia tăng thâm hụt thương mại. Bằng chứng là bắt đầu từ năm 2008, mức thăng dư thương mại của khu vực FDI có chiều hướng sụt giảm. Điều này phản ánh sự chuyến hướng của FDI ở nước ta từ việc tập trung vào các khu vực chế tác và hướng vào xuất khẩu sang khu vực phi thương mại (non-tradable) với các dự án lớn về dịch vụ, bát động sản3. Việc chuyển hướng này một mặt làm giảm mức thặng dư thương mại do không hướng vào xuất khẩu trong khi vẫn gia tăng nhu cầu nhập khẩu, mặt khác việc đầu tư vào khu vực phi thương mại sẽ làm tăng sức ép tăng giá của đông Việt Nam, điều có thể làm gia tăng thêm mức thâm hụt chung do việc kích thích nhập khẩu và suy giảm xuất khẩu. Nếu xu hướng này vấn tiếp tục trong tương lai, thì ảnh hưởng của FDI đối với cán cân thương mại và cán cân vãng lai, cả về phương diện các tác động trực tiếp, cũng như tác động gián tiếp thông qua áp lực tắng giá đồng Việt Nam là vấn đề đáng được quan tâm. Bảng 1. Thâm hụt thương mại của Việt Nam, 1995-2010, (triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt thương mại Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*) Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 5448.9 3975.8 1473.1 8155.4 6687.3 1468.1 2706.5 2711.5 -5.0 1996 7255.9 5100.9 2155.0 11143.6 9100.9 2042.7 3887.7 4000.0 -112.3 1997 9185.0 5972.0 3213.0 11592.3 8396.1 3196.2 2407.3 2424.1 -16.8 1998 9360.3 6145.3 3215.0 11499.6 8831.6 2668.0 2139.3 2686.3 -547.0 1999 11541.4 6859.4 4682.0 11742.1 8359.9 3382.2 200.7 1500.5 -1299.8 2000 14482.7 7672.4 6810.3 15636.5 11284.5 4352.0 1153.8 3612.1 -2458.3 2001 15029.2 8230.9 6798.3 16218.0 11233.0 4985.0 1188.8 3002.1 -1813.3 2002 16706.1 8834.3 7871.8 19745.6 13042.0 6703.6 3039.5 4207.7 -1168.2 2003 20149.3 9988.1 10161.2 25255.8 16440.8 8815.0 5106.5 6452.7 -1346.2 2004 26485.0 11997.3 14487.7 31968.8 20882.2 11086.6 5483.8 8884.9 -3401.1 2005 32447.1 13893.4 18553.7 36761.1 23121.0 13640.1 4314.0 9227.6 -4913.6 2006 39826.2 16764.9 23061.3 44891.1 28401.7 16489.4 5064.9 11636.8 -6571.9 2007 48561.4 20786.8 27774.6 62764.7 41052.3 21712.4 14203.3 20265.5 -6062.2 2008 62685.1 28162.3 34522.8 80713.8 52831.7 27882.1 18028.7 24669.4 -6640.7 2009 56584.0 26730.0 29854.0 68830.0 43957.0 24873.0 12246.0 17227.0 -4981.0 2010 71629 32801 38828 84004 47526 36478 12375.0 14725.0 -2350.0 3 Xem them Nhóm nghiên cứu WTO, Đại học Kinh tế 3 Nguồn: Tổng cục Thông kê Những quan niệm phổ biến về THTM và những biện pháp khắc phục. Tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách nhiệm vụ phải đề xuất các biện pháp để chủ động giải quyêt vấn đề này. Thực chất, vấn đề thâm hụt thương mại bị tác động bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước, cả những vấn đề có tính lâu dài cũng như những vấn đề mang tính ngắn hạn. Tỷ giá có vai trò quan trọng trong việc ảnh hường đến tình trạnh thương mại nói chung và thâm hụt thương mại nói riêng. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng về cơ bản, một đồng tiên nội tê yếu có thể tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và do vậy có thể có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện cán cân thương mại. Trường hợp Thái lan sau khủng hoảnng kinh tế châu Á và sự cải thiện cán cân thương mại của Mỹ trong thời gian gần đây do đồng USD mất giá là những minh chứng cho luận điểm này. Hệ thống thuế quan cũng đóng vai trò nhất địnhtrong việc kiểm soát cán cân thương mại bởi lẽ nhập khẩu phụ thuộc vào mức thuế. Tuy nhiên tùy theo cơ cấu kinh tế và tính chất liên kết của các mặt hàng xuất khẩu với các ngành hàng nhập khẩu mà tác động của hệ thồng thuế quan có thể khác nhau. Những mặt hàng ít nhạy cảm với giá cả (và do vậy với mức thuế) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi về mức thuế trong một giới hạn nào đó. Cấu trúc nền kinh tế. mối liên kết với các nên kinh tế khác thông qua chuỗi sản xuất khu vực hay toàn cầu đều có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Những tác động trực tiếp qua các kênh nói trên thường được nhận biết rõ hơn và do vậy các động thái chính sách khi giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mai thường tập trung vào các lĩnh vực này, và đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp can thiệp trực tiếp lại là một vấn đề cần được thảo luận và đây chính là vấn đề lớn cần làm rõ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Thông thường các biện pháp cạn thiện trực tiếp thường kém hiệu quả và có thể gây ra những hiệu ứng phụ không cần thiết. Điều đáng nói ở đây là thường là căn nguyên thực sự của vấn đề cán cân thương mại, chênh lệch đầu tư – tiết kiệm trong nước, lại không hoàn toàn nằm trong lính vực quản lý thương mại bình thường. Do vậy vấn đề mấu chốt đó thường ít được đặt ra trong các bàn thảo chinh sách. Vì vậy những biện pháp trực tiếp đưa ra thường hoặc là không phát huy tác dụng, hoặc mang lại nhiều chi phí bổ sung cho các bên liên quan. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng trong một số điều kiện nhất định, thâm hụt thương mại chính là sự phản ánh trung thực của sự chênh lệch đầu tư – tiết kiệm trong nước tại một thời điểm nào đó. Nói cách khác, chùng nào sự chênh lệch giữa đâu tue và tiết kiệm trong nước chưa được xử lý thì vấn đề thâm hụt thương mại chắc chắn sẽ bị tiếp tục duy trì. Ván đề mấu chốt là phải giải quyêt được sự chênh lệch đó. 4 Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, khi phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng, các biện pháp của Chính phủ thường chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời với mong muốn có thể sớm kiếm soát được tình hình. Những biện pháp này chủ yếu tập trung vào việc hạn chế tiếp cận tín dụng cho nhập khẩu. áp dụng các biện pháp thuế, phi thuế, hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng những biện pháp này tỏ ra thiếu khả năng thực thi, kém hiệu quả. Việc kiểm soát danh mục các mặt hàng hạn chế nhập khẩu áp dụng trong năm 2010 không ngăn được mức tăng 36% giá trị các mặt hàng này trong năm 2010. Những khuyến nghị sử dụng đòn bảy tỷ giá trong việc điều tiết cán cân thương mại thường vấp phải những lo ngại (có phần chính đáng) về tác động lạm phát, nợ nước ngoài. Trong bối cảnh đó việc làm rõ những nhận thức chung về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại, xó bỏ những định kiến, ngộ nhận về thâm hụt thương mại là cực ký quan trọng nhằm tạo ra sự thống nhất trong các chính sách nhắm kiểm soát tình hình thâm hụt thương mại. Dưới đây chúng tôi đi sâu phân tích xx vấn đề chính trong việc nhận thức về những vấn đề liên quan đến thâm hụt thương mại 1. Thâm hụt thương mại là điều khó tránh khỏi đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa do chưa có nền công nghiệp phát triển và cần nhập khẩu máy móc, công nghệ phục vụ cho CNH Trước hết hiện đang tồn tại quan niệm cho rắng, thâm hụt thương mại là điều tất yếu mà mỗi quốc gia trong quá trình phát triển từ nước nghèo lên nước thu nhập trung bình trên thế giới không thể không đối mặt do trình độ sản xuất, liên kết thấp kém trong khi nhu cầu về máy móc thiết bị, thậm chí nguyên vật liệu càn thiết cho sự nghiệp công nghiêp hóa- hiện đại hóa là một thực tế khó tránh khỏi. Nhập khẩu do vậy sẽ gia tăng trong khi xuất khẩu chưa theo kịp để đáp ưng những nhu cầu liên quan. Luận điểm này thực ra không có cơ sở cả về thực tế và lý luận. Các nước đang phát triển có những chiến lược công nghiệp hóa khác nhau và điều đó có ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng của nền kinh tế, trong đó có tình hình thương mại nói chung. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả những yếu tố chính sách của các nước theo từng giai đoạn phát triển. Bảng 1 cho thấy tình hình cán cân thương mại của một số nước ở Đông Nam Á và Mỹ La tinh trong suốt thời kỳ từ năm 1975 đến 2007. Rõ ràng là không có một khuôn mẫu nào về xu thế diễn biến của thâm hụt thương mại cho tất cả các nước trong quá trình phát triển kinh tế của họ. Trong khi Argentina và Malaysia là hai nước thường xuyên có mức thặng dư thương mại thì một số nước như Phillipines hay Bolivia lại có nhiều năm thâm hụt thương mại, đặc biệt là Philipines. Thái lan là trường hợp đáng chú ý. Trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Thái lan luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên từ sau năm 1997, nước này luôn có mức thặng dư thương 5 mại cao. Có thế nói một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nay là sự thay đổi về chính sách tỷ giá. Trước đó Thái lan duy trì một chính sách tỷ giá cố định, duy trì đồng bath ở mức cao. Điều đó không khuyến khích xuất khẩu mà ngược lại tạo điều kiện tốt cho việc nhập khẩu. Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế châu Á, Thai lan đã chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt và đó có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng cải thiện cán cân thương mại của Thái Lan. Bên cạnh đó, nét đặc trưng của các nước châu Mỹ La tinh là sự biến động lien tục trong cán cân thương mại, điển hình là trường hợp Mexico với mức thăng dư thương mại cao trong những năm 80s sang mức thâm hụt thương mại đáng kể trong thập niên đầu của thế kỷ này (Bảng 1). Nguyên nhân của tình hình cán cân thương mại của các nước rất khác nhau, nhưng một điều chắc chắn là các chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó và không có một khuôn mẫu cố định nào cho các nước cả. Bảng 2. Thâm hụt thương mại của một số nước, 1976-2007 (triệu USD) Năm Argentina Bolivia Brazil Chile Malaysia Thailand Mexico Philippines 1976 -1,150 -51 2,340 -650 -1,480 190 1977 -1,850 -55 100 -40 -1,540 790 770 1978 -2,910 97 1,100 430 -1,620 850 1,300 1979 -1,780 -22 2,800 350 -3,190 1,550 2,200 1,540 1980 1,370 -368 2,900 760 -2,400 1,900 3,100 1,940 1981 -710 -84 -1,200 2,670 100 2,030 3,900 2,230 1982 -2,760 -332 -800 -70 700 740 -7,100 2,650 1983 -3,720 -259 -6,500 -980 -400 2,860 - 14,200 2,480 1984 -3,980 -313 - 13,100 -360 -2,900 1,900 - 13,200 680 1985 -4,880 -160 - 12,400 -880 -3,600 1,330 -8,400 480 1986 -2,440 51 -8,300 -1,090 -3,300 -390 -5,000 200 1987 -1,020 127 - 11,100 -1,310 -5,800 400 -8,800 1,020 1988 -4,240 48 - 19,200 -2,210 -5,400 2,100 -2,600 1,090 1989 -5,710 6 - 16,100 -1,480 -4,300 2,900 -400 2,580 1990 -8,670 -55 - 10,700 -1,280 -2,500 6,800 900 4,010 1991 -4,440 44 - 10,600 -1,480 -400 6,000 7,300 3,260 1992 1,400 432 - -710 -3,100 4,200 15,900 4,680 6 15,200 1993 2,300 394 - 14,300 1,000 -3,000 4,300 13,500 6,200 1994 4,200 35 - 10,900 -700 -1,600 3,700 18,400 7,800 1995 -2,400 180 3,200 -1,400 100 8,000 -7,000 9,000 1996 -1,700 240 5,400 1,100 -3,900 9,500 -6,500 11,400 1997 2,200 470 6,600 1,400 -3,500 -1,600 0 11,200 1998 3,100 660 6,600 2,100 -17,500 -16,300 7,000 - 1999 800 490 1,300 -2,500 -22,600 -14,000 6,000 6,000 2000 -2,400 360 700 -2,100 -20,800 -11,700 8,000 6,000 2001 -7,300 300 -2,600 -1,900 -18,400 -8,600 9,000 6,300 2002 -17,230 340 - 13,200 -2,400 -18,200 -9,100 8,000 5,500 2003 -16,800 -100 - 24,800 -3,800 -25,700 -11,200 6,000 5,900 2004 -13,300 -430 - 33,700 -9,600 -27,800 -10,800 9,000 5,700 2005 -13,100 -610 - 44,400 - 10,800 -33,000 -3,000 8,000 7,700 2006 -13,900 -1,240 - 46,700 - 22,800 -38,000 -14,000 6,000 6,800 2007 -13,500 -1,220 - 40,000 - 24,000 -37,000 -27,000 10,000 8,400 Nguồn: World Development Indicators. World Bank 2. Thâm hụt thương mại có thể giảm bớt nếu hạn chế tiêu dùng các hàng xa xỉ. Một trong những ý kiến được đưa ra trong thời gian qua ở nước ta về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại là do tiêu dùng các hàng xa xỉ. Từ đó có nhiều khuyến nghị hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này bằng cả các biện pháp hành chính hoặc thông qua việc áp dụng mức thuế cao, hạn chế cấp ngoại tệ để nhập hàng, sử dụng các hang rào kỹ thuật. Các tranh luận lại càng trở nên sôi nổi hơn khi Tổng cục thồng kế vào cuối năm 2010 đưa ra số liệu nhập khẩu các mặt hang ‘xa xỉ’, đắt tiền lên tới 10 tỷ USD trong đó 9 tỷ USD dành cho nhập rượu ngoại, thuốc lá, đồ trang sức, điện thoại4. Điều đáng nói ở đây là khái niệm ‘hàng xa xỉ’ được đưa ra khá tùy tiện thiếu những chuẩn mực cụ thể. Vì vậy số liệu nhập khẩu các mặt hàng này cũng khác nhau5. Hơn thế nữa, các biện 4 5 Một số tác giả đưa ra số liệu nhập khẩu ‘hàng xa xỉ’ chỉ là 5.7 tỷ USD (Quang Minh, Đại biểu Nhân dân, 25/01/2011. Nguyễn Đức Thành (VEPR, 17/05/2010) cho rắng giảm một nửa 7 pháp hạn chế các mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao khó có thể phát huy tác dụng với lý do đơn giản là các mặt hàng này ít nhạy cảm với giá cả: người mua sẵn sàng trả giá cao hơn nếu họ thực sự có ‘nhu cầu’ mua sắm các mặt hàng đó. Sự thật là trong năm 2010, các mặt hàng thuộc diện ‘kiểm soát nhập khẩu’ lại có mức tăng trưởng tới 38.5%. cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác6. Việc đánh thuế cao vào các mặt hàng được coi là ‘xa xỉ’ khó có thể có tác dụng giảm nhập siêu do các yếu tố phi giá cả quyết định sự lựa chọn mua sắm của các khách hàng 3. Thâm hụt thương mại hàng hóa có thể khắc phục khi có nền công nghiệp phụ trợ Ý tưởng này được đề xuất trong thời gian gần đây do những nhìn nhận cho rằng Việt Nam phải nhập quá nhiều nguyên vật liệu cho các ngành chế tác trong nước sản xuất cả các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dung trong nước. Gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc và các nước trong khu vực châu Á được coi là những minh chứng cho sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài và được coi như là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu. Giải pháp được đề xuất là tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, phục vụ nhu cầu nguyên liệu trong nước, qua đó giảm nhập siêu. Chưa nói đến tính khả thi của đề xuất này mà chỉ xem xét tính hợp lý của nó, chúng ta đã thấy một số vấn đề nảy sinh. Trước hết, xu thế mới trong phân cồng lao động quốc tế hiện nay là xu thê gắn với thương mại nội ngành (intra-industry trade) thay vì phương thức thương mại liên ngành (inter-industry trade) như trước đây7. Vì vậy trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, liên kết khu vực theo xu hướng thương mại nội ngành sẽ tạo ra liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả. Điều đó có thể làm gia tăng nhập khẩu nhưng kèm theo đó cũng gia tăng xuất khẩu và do vậy hoàn toàn có thể cải thiện được cán cân thương mại. Các ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như dệt may, giày dép đều có hàm lượng nhập khẩu cao nhưng lại có tác độn tích cực đến việc cải thiện cácn cân thương mại do phần lớn các sản phẩm đều phục vụ xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ rất có thể rơi vào bẫy ‘thay thế nhập khẩu’ và do vậy mặc dù hạn chế được nhập khẩu nhưng không cải thiện được cán cân thanh toán do suy giảm năng lực xuất khẩu. Sự đóng góp tích cực của khu vực FDI cho việc cải thiện tình hình nhập siêu trong thời gian trước năm 2008 có thể xem như một minh chứng cho luận điểm này nhập khẩu ô tô thì cũng chỉ giảm được 1% tổng kim ngạch nhập khẩu và không phải tất cả ô tô nhập khẩu là hang xa xỉ 6 Doanh nghiệp Thương mại. 7 Xem Prema-Chandra Athukorala (2010) Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization. 8 Do vậy việc phát triển công nghiệp phụ trợ cần được xem xét thận trọng nhằm tránh những tác động tiêu cực do yếu tố ’thay thế nhập khẩu’ mang lại. Nhìn nhận lại vấn đề thâm hụt thương mại Những thiên lệch trong cách nhìn nhận về nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nhập siêu nêu ra trên đây đạt ra yêu cầu nhìn nhận vấn đề nhập siêu mang tính căn bản hơn, từ những vấn đề then chốt của nền kinh tế. Sự không thành công của các biện pháp can thiệp tức thời cũng chứng tỏ cần có quan điểm toàn diện hơn về vấn đề này. Trong khi tỷ giá có thể đóng vai trò nhất định trong việc kiểm soát nhập siêu như thực thế của nhiều nước đã chỉ ra, việc áp dụng công cụ này trong điều kiện Việt Nam có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác như chính sách tiền tệ, lạm phát vì vậy phạm vi áp dụng có thể cần can nhắc. Một quan điểm bao trùm hơn trên cách tiếp cận vĩ mô về thâm hụt thương mại cần được xem xét nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề ra. 1. Cán cân thương mại và cán cán tài khoản vãng lai Trên thực tế, điều có tác động lớn đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế là cán cân tài khoản vãng lai hơn là cán cân thương mại (một bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai). Nếu một nên kinh tế có thăng dư tài khoản vãng lai mặc dù thâm hụt thương mại ( do bù đắp được bởi thăng dư dịch vụ) thì những lối lo ngại về tài khoản vốn, tỷ giá se không được đặt ra như ban đầu. Vì vậy, điều cân quan tâm là thúc đẩy các dịch vụ như là những biện pháp đối phó hữu hiệu hơn với tình trạng thâm hụt tài khoản thương mại. Trong điều kiện của nước ta việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là chiến lược phát triển còn có ý nghĩa trong thời gian tới và đó cũng là biện pháp hữu hiệu cho việc cải thiện tình hình thâm hụt thương mại. Việc quay lại với thị trường nội địa trong thời gian qua không giải quyết được vấn đề suy giảm mà còn có thể gây ra những áp lực lớn đối với vấn đề nhập siêu. Tiếp tục thúc đẩy xuât khẩu vẫn là một chiến lược có ý nghĩa trong thời gian tới. Thực tế trong thời gian qua đã chỉ ra rằng, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Một trong những lý do cho tình hình khả quan trong xuât khẩu là do xuất khẩu của nước ta vẫn nằm ở phân khúc thị trường chất lượng thấp, giá rẻ. Suy thoái kinh tế gây ra sự giảm sút về thu nhập do vậy người tiêu dung ở các nước phát triển có xu hướng chuyến sang tiêu thụ các mặt hàng rẻ hơn so với trước đây. Sự chuyển hưởng tiêu dung do tác động suy giarm thu nhập làm gia tăng nhu cầu hàng hóa giả rẻ, 9 chất lượng thấp, vốn là thị trường của hàng hóa Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới cũng là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Điều quan trọng là cần tiếp tục nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng Việt Nam trong thời gian tới 2. Nhìn nhận rộng hơn trên quan điểm saving-investment gap. Thâm hụt thương mại/cán cân vãng lai là sự phản ảnh của sự mất cân đối giữa tiêu dùng-tiết kiệm-đầu tư trong nước. Bằng chứng rõ ràng nhất là quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung quốc. Tỷ giá đóng vai trò quan trọng nhưng vấn đề cơ bản vẫn là sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Do vậy muốn giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại, cần xem xét đến cơ cấu tiết kiệm-đầu tư trong nước. Đây là lĩnh vực phi truyền thồng trong các biện pháp đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại ở nước ta. Tuy nhiên đây lại là vấn đề mấu chốy để giải quyết căn bản vấn đề nhập siêu Trong thời gian qua, mức tiết kiêm thấp và đầu tư cao , kém hiệu quả có thể coi là nguyên nhân chinh dẫn đế tình trang thâm hụt kèo dài và sâu sắc hơn. Vì vậy nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm bới chênh lệch đầu tư-tiết kiệm càn được đạt ra như là nhiệm vụ trọng tâm trong việc hạn chế thâm hụt thương mại trong thời gian tới Thay cho phần kết Thâm hụt thương mại đã và đang là vấn đề được quan tâm thảo luận trên các diễn đàn và tròn quá trình hoạch định chính sách. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi cách nhìn mang tính tổng quát, đặc biệt từ góc độ cơ cấu tiêu dùng-đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thay vì những biện pháp tác nghiệp thương mại trực tiếp Thúc đẩy xuất khẩu vẫn còn là một trong những biện pháp khả thi, hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm của tính chat thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại toàn cầu. Chính sách tỷ giả cũng cần được xem xét thận trọng nhằm khuyến khích xuất khẩu, cải thiện tình trạng nhập siêu. Điều quan trọng hơn cả là xử lý vấn để chênh lệch tiết kiệm-đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả đâu tư, giảm bớt chi tiêu kém hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiết kiệm – đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.pdf