Đề tài Nhà ở căn hộ 15 tầng A5-Linh Đàm-Hoàng Mai –Hà Nội

Tài liệu Đề tài Nhà ở căn hộ 15 tầng A5-Linh Đàm-Hoàng Mai –Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên trước khi ra trường. Đây là một bài tập tổng hợp kiến thức tất cả các môn học chuyên ngành mà sinh viên được học tập trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là giai đoạn tập dượt, học hỏi cũng như là cơ hội thể hiện những gì sinh viên đã thu nhận được trong thời gian vừa qua. Đối với đất nước ta hiện nay, trong quá trình đổi mới hội nhập với thế giới, đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng tốt hơn, đặc biệt là vấn đề nhà ở đối với thủ Đô Hà Nội một trung tâm chính trị kinh tế của đất nước vấn đề đó càng trở nên bức thiết (trong tương lai, thị xã Hà Đông sẽ được nhập về Hà Nội). Do đó các khu đô thị luôn luôn là một vấn đề khá bức xúc, nóng bỏng và đang được các chủ đầu tư đầu tư mạnh. Nhà chung cư cao tầng là một hướng phát triển phù hợp trong điều kiên dân cư đô thị ngày càng đông và diên tích đất ngày càng bị thu hẹp. Hơn thế nữa các công trình ...

docx259 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nhà ở căn hộ 15 tầng A5-Linh Đàm-Hoàng Mai –Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên trước khi ra trường. Đây là một bài tập tổng hợp kiến thức tất cả các môn học chuyên ngành mà sinh viên được học tập trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là giai đoạn tập dượt, học hỏi cũng như là cơ hội thể hiện những gì sinh viên đã thu nhận được trong thời gian vừa qua. Đối với đất nước ta hiện nay, trong quá trình đổi mới hội nhập với thế giới, đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng đòi hỏi phải được đáp ứng tốt hơn, đặc biệt là vấn đề nhà ở đối với thủ Đô Hà Nội một trung tâm chính trị kinh tế của đất nước vấn đề đó càng trở nên bức thiết (trong tương lai, thị xã Hà Đông sẽ được nhập về Hà Nội). Do đó các khu đô thị luôn luôn là một vấn đề khá bức xúc, nóng bỏng và đang được các chủ đầu tư đầu tư mạnh. Nhà chung cư cao tầng là một hướng phát triển phù hợp trong điều kiên dân cư đô thị ngày càng đông và diên tích đất ngày càng bị thu hẹp. Hơn thế nữa các công trình cao tầng mọc lên sẽ tạo nên những điểm nhấn cho tổng quan kiến trúc các khu đô thị. Nên đang được khuyến khích phát triển có nhiều tiềm năng mang lai hiệu quả kinh tế cao. Việc thiết kế tổ chức thi công một công trình cao tầng tập trung nhiều kiến thức cơ bản, thiết thực đối với một kỹ sư xây dựng. Chính vì vậy đồ án tốt nghiệp mà em lựa chọn là một công trình cao tầng có tên "Nhà ở căn hộ 15 tầng A5-Linh Đàm-Hoàng Mai –Hà Nội". Xây dựng tại khu đô thị Linh Đàm- Hoàng Mai- Hà Nội. Đồ án tốt nghiệp được thực hiện trong 15 tuần với nhiệm vụ tìm hiểu kiến trúc, kết cấu; Lập biện pháp kỹ thuật tổ chức thi công và tính toán nhu cầu hạ tầng phục vụ thi công công trình. Kết hợp những kiến thức được các thầy, cô trang bị trong 5 năm học cùng sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt là được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy cô hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện có hạn và kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên đồ án này khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo : TS TRẦN VĂN ẤT đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin được cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Kinh tế nói riêng và trong toàn trường nói chung và các bạn sinh viên cùng trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập để trở thành một người kỹ sư kinh tế xây dựng. Sinh viên:Bùi Cẩm Sơn MỞ ĐẦU VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN, Ý NGHĨA CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN 1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài sản cố định, thông qua các hình thức xây dựng cơ bản: Xây mới, cải tạo sửa chữa lớn, mở rộng và hiện đại hoá hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn. Các công trình được xây dựng luôn được xem là những sản phẩm tổng hợp phản ánh đầy đủ các ý nghĩa về kinh tế, chính trị, quốc phòng, nghệ thuật... Một công trình được xây dựng thường là kết tinh của các thành quả khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật của nhiều ngành ở thời điểm đang xét và nó lại có tác dụng góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới tiếp theo cho đất nước. Chính vì vậy, các công trình xây dựng có tác dụng rất quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển khoa học và kỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển văn hoá và nghệ thuật kiến trúc, có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái. Ngành xây dựng chi phí một nguồn vốn khá lớn của quốc gia và xã hội. Xây dựng cơ bản sẽ trực tiếp sử dụng nguồn vốn, sử dụng lực lượng lao động và máy móc thi công lớn. Do vậy, hoạt động này có hiệu quả hay không có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân. 2. Ý NGHĨA CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG. 2.1. Ý nghĩa của việc thiết kế tổ chức thi công - Thiết kế TCTC là phần quan trọng trong thi công xây dựng công trình do đơn vị thi công đảm nhận. Thiết kế thi công hợp lý nhằm xây dựng biện pháp thi công hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thiết kế TCTC hợp lý sẽ dẫn đến kế hoạch thi công toàn diện, khắc phục được những lãng phí về thời gian và tài nguyên. - Trên cơ sở thiết kế TCTC ta có thể xác định được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: giá thành dự toán, giá trị dự toán xây lắp, thời hạn xây dựng công trình. Dựa trên cơ sở đó đơn vị lập ra kế hoạch cung ứng và phân phối vốn cho từng giai đoạn thi công. - TCTC là một khâu quan trọng, khâu cuối cùng để đưa một dự án, một công trình từ trên giấy ra ngoài thực tế. Tổ chức sản xuất hợp lý sẽ biến những kết quả nghiên cứu về công nghệ xây dựng thành hiện hiện thực. Hơn nữa ngày nay trong công cuộc công nghiệp hoá đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, kỹ thuật, phải tôn trọng các tiêu chuẩn, định mức, quy trình quy phạm và đảm bảo chất lượng cao trong thi công xây lắp nên việc nghiên cứu ‘’ thiết kế TCTC’’ là cần thiết và quan trọng. - Thiết kế TCTC sẽ giúp tìm được một phương án thi công hợp lý hơn để thực hiện một dự án, một công trình. - Thông qua việc thiết kế TCTC ta xác định được tiến độ thi công cho toàn bộ công trình hay từng hạng mục công trình, từ đó xác định được thời gian đưa công trình hay hạng mục công trình vào sử dụng. - Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài nên việc thiết kế thi công sẽ giúp cho chủ đầu tư và nhà thi công có một kế hoạch vốn hợp lý tránh bị ứ đọng lâu dài gây thiệt hại cho các bên tham gia thi công. Ngoài ra việc thiết kế TCTC còn giúp cho việc tổ chức và lập kế hoạch cung ứng về vật tư, xe máy và nhân công phù hợp tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình thi công làm tăng lợi nhuận, tiết kiệm được những chi phí của nhà thầu góp phần làm tăng đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thiết kế TCTC sẽ đưa ra được một TMB thi công hợp lý làm cho quá trình thi công thuận lợi và phù hợp với công nghệ sản xuất. Nó thể hiện một khả năng về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ sản xuất của DNXD. 2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công 2.2.1. Mục tiêu nhằm tìm kiếm một giải pháp từ tổng thể đến chi tiết trong quá trình làm chuyển biến sản phẩm xây dựng từ hồ sơ trên giấy (bản vẽ, thuyết minh) trở thành công trình đưa vào sử dụng với thời gian nhanh nhất, chất lượng đảm bảo và chi phí hợp lý. 2.2.2. Nhiệm vụ của thiết kế tổ chức thi công: về công nghệ, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, phục vụ kiểm tra đôn đốc. 2.2.2.1. Về công nghệ: phải đưa ra các giải pháp công nghệ để thực hiện công tác xây lắp phù hợp với đặc điểm công trình, khối lượng công việc và điều kiện thi công. 2.2.2.2. Về kỹ thuật: phải thể hiện phù hợp với qui trình, qui phạm, qua việc lựa chọn máy móc thiết bị thi công với các thông số kỹ thuật hợp lý phù hợp với biện pháp công nghệ đảm bảo các yêu cầu về chất lượng của công trình, phù hợp với điều kiện tổ chức, điều kiện tự nhiên và mặt bằng công trình, đảm bảo quá trình thi công liên tục, đảm bảo nguồn cung ứng về nguồn lực kịp thời và đồng bộ,… 2.2.2.3. Về tổ chức: phải thể hiện được sự nỗ lực chủ quan của đơn vị thi công hướng tới hiệu quả cao hơn trong việc phân chia và phối hợp các quá trình sản xuất trên công trường, tổ chức cung ứng và phục vụ thi công,…phù hợp với năng lực của đơn vị thi công, điều kiện tự nhiên và mặt bằng xây dựng, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. 2.2.2.4. Về kinh tế: phương án phải được thiết kế sao cho giá thành thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ công trình là thấp nhất trên cơ sở đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, thời gian và an toàn. Về lĩnh vực phục vụ kiểm tra đôn đốc: Thiết kế tổ chức thi công phải là văn bản định hướng chung cho quá trình thi công, làm căn cứ để đánh giá kết quả công việc qua từng công đoạn và giai đoạn thi công, tạo điều kiện để điều chỉnh các quyết định, làm cơ sở để phòng ngừa rủi ro. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp là thiết kế tổ chức thi công Nhà ở căn hộ 15 tầng A5 (Tại Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội), bao gồm các công việc chủ yếu sau: - Thiết kế tổ chức thi công công tác thi công phần ngầm bao gồm: công tác thi công cọc, công công tác đào đất hố móng công trình và công công tác đổ bê tông cốt thép móng. - Thiết kế tổ chức thi công công tác thi công bê tông cốt thép khung chịu lực phần thân mái công trình. - Thiết kế tổ chức thi công công tác xây tường bao che cho công trình. - Thiết kế tổ chức thi công các công tác còn lại gồm: + Công tác hoàn thiện công trình. + Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ sản xuất cho công trình. Sau khi thiết kế tổ chức thi công cho các công tác thì tiến hành lập tổng tiến độ thi công công trình Dựa trên tổng tiến độ thi công tính toán nhu cầu vật tư kỹ thuật phục vụ thi công công trình theo tổng tiến độ đã lập, và tính toán kho bãi dự trữ vật liệu,lán trại tạm, điện nước phục vụ thi công. Từ số liệu tính toán được sẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công công trình Từ nhu cầu vật tư kỹ thuật và nhân lực phục vụ thi công công trình ta đi tiến hành tính giá thành thi công công trình. 4. SỐ LIỆU CƠ SỞ CỦA ĐỒ ÁN VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN 4.1. Số liệu cơ sở của đồ án - Tài liệu về địa hình địa chất, khí tượng thuỷ văn do đơn vị khảo sát cung cấp. - Tài liệu thiết kế kỹ thuật do đơn vị thiết kế cung cấp: Thiết kế kiến trúc và kết cấu do viện kiến trúc nhiệt đới Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội thiết kế. - Định mức , đơn giá của nhà nước và của nhà thầu - Tiêu chuẩn, qui phạm Việt Nam về thi công xây lắp. - Năng lực của đơn vị thi công: TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ; Các số liệu khảo sát về các nguồn lực có sẵn ở địa phương v.v... 4.2. Nội dung của đồ án Gồm phần mở đầu, kết luận. và các nội dung khác của đồ án được trình bày trong các chương mục như sau: * Phần I: Giới thiệu công trình và điều kiện thi công * Phần II: Lập và lựa chọn phương án thi công các tổ hợp công tác chủ yếu - Chương 1: Khối lượng công tác và phương hướng thi công tổng quát. - Chương 2: Tổ chức thi công các công tác chủ yếu * Phần III: Thiết kế tổng tiến độ thi công - Chương 3: Thiết kế tổng tiến độ - Chương 4: Lập kế hoạch cung ứng các nguồn lực thi công theo tổng tiến độ * Phần IV: Tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công và thiết kế tổng mặt bằng thi công - Chương 5: Tính toán và thiết kế hạ tầng kỹ thuật - Chương 6: Thiết kế tổng mặt bằng thi công - Chương 7: Tính dự toán thi công - Chương 8: Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật PHẦN 1 GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG GIỚI THIỆU CHUNG Nhiệm vụ: 1. Giới thiệu tên công trình ,địa điểm xây dựng và nhiệm vụ đồ án đợc giao 2. Giới thiệu giải pháp kiến trúc,kết cấu và công năng sử dụng trên giác độ củaTCTC công trình. 3. Giới thiệu về mặt bằng qui hoạch (định vị )xây dựng công trình. 4. Giải pháp mặt bằng kiến trúc các tầng nhà của công trình. 5. Giải pháp mặt đứng công trình 6. Giải pháp kết cấu chịu lực của công trình 7. Những số liệu và dữ liệu có liên quan - Địa chất, thuỷ văn, - Đơn vị thi công và năng lực của họ. - Ýnghĩa của việc xây dựng công trình này Các bản vẽ kèm theo : 1. 01 bản vẽ quy hoạch 2. 02 bản vẽ mặt đứng công trình. 3. 01 bản vẽ mặt cắt công trình. 4. 01 bản vẽ thể hiện mặt bằng tầng 1. 5. 01 bản vẽ thể hiện mặt bằng tầng điển hình. 6. 01 bản vẽ mái 7. 01 bản vẽ khung 8. 01 bản vẽ kết cấu sàn tầng điển hình 9. 01 bản vẽ kết cấu móng, cọc nhồi... 1. GIẢI PHÁP QUI HOẠCH TỔNG THỂ CỦA CÔNG TRÌNH. + Tên công trình: Chung cư A5- 15 tầng + Địa điểm xây dựng : Thuộc Linh Đàm – Hoàng Mai - HN Công trình có ranh giới được xác định như sau: +Phía Tây-Bắc gần với khu A4 +Phía Tây-Nam giáp khu A3 +Phía Đông-Nam giáp đường giao thông trong khu vực đô thị +Phía Đông -Bắc giáp khu F Mặt bằng vị trí khu đất ở vị trí khá đẹp. Trong tương lai đây sẽ là khu đô thị hiện đại và đẹp của thành phố Hà Nội Sơ đồ mặt bằng khu đất xây dựng 2. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC CỦA CÔNG TRÌNH 2.1. Giải pháp quy hoạch kiến trúc Công trình nằm trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Linh Đàm -Hoàng Mai. Công trình nằm khu đất rất rộng lớn của quận Hoàng Mai, khá gần trung tâm thành phố nhưng cũng khá gần đường Giải Phóng. Xung quanh có hệ thống đường giao thông vành đai, đường vào công trình rộng thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển, hạ tầng kĩ thuật quanh công trình đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.Với địa điểm thuận tiện như vậy, việc cung cấp nguyên vật liệu cũng như mọi nguồn lực phục vụ thi công công trình hết sức thuận lợi, nên có thể áp dụng nhiều biện pháp thi công và có thể bố trí các công trình tạm dễ dàng. Trên khu đất có diện tích gần 3000 m2 được bố trí hạng mục công trình chính là khối nhà 15 tầng, vườn hoa, cây xanh. 2.2. Giải pháp mặt bằng kiến trúc các tầng. Khu nhà ở căn hộ 15 tầng A5 Linh Đàm – Hoàng Mai bao gồm các khu vực chức năng sau: TT Khu chức năng 1 Khối căn hộ A1 ,A2, B2, C 2 Khối dịch vụ, văn phòng, trung tâm thơng mại, khu hành chính quản trị 3 Các công trình phụ trợ(khu vực kĩ thuật) 4 Cây xanh, vườn hoa. Công trình có 15 tầng. Mặt chính nhà hướng Tây - Nam. Tầng 1 là dịch vụ công cộng và khu vực kĩ thuật. Tầng 2- 15 là các căn hộ. Hệ thống giao thông theo trục đứng bố trí gồm 2 thang chính, 2 thang máy đặt giữa toà nhà. 1 phòng đổ rác và 3 phòng kĩ thuật. Mỗi tầng 4 căn hộ. Diện tích các căn hộ từ 63,2-157 m2 . Diện tích giao thông chiếm 19% diện tích sàn xây dựng. Bố cục này được tổ chức đảm bảo tất cả các căn hộ đều được tiếp xúc với thiên nhiên và đặc biệt cho phép tối đã các phòng của mỗi căn hộ đều được chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt nhất. - Các chỉ tiêu kiến trúc: + Diện tích khu đất: 3.656 m + Diện tích xây dựng: 615 m2 - Tổng diện tích sàn: 8683 m2 + Tầng 1: 641m2 + Tầng 2: 600m2 + Tầng điển hình 3 đến 15: 564m2 + Diện tích sử dụng tầng 1 đến tầng 15: khoảng 300m2/1tầng. - Số tầng: 15 tầng - Tổng số căn hộ: 56 căn Tầng 1 cao 3,6 m: Khu để xe, dịch vụ và sinh hoạt công cộng Tầng 2 - 15 cao 3,3m: Tầng điển hình bố trí 4 căn hộ. Cơ cấu phòng trong mỗi căn hộ bao gồm 1 phòng khách, bếp và phòng ăn, 2 phòng ngủ, 1 WC, 1-2 ban công. Tổng chiều cao toàn nhà là 54,7 m. Mặt bằng tầng điển hình: (H2-H3-H4-H5-H6) 2.3. Giải pháp mặt đứng công trình + Mặt đứng có cấu tạo kiến trúc hợp lý và đẹp, có thể tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và thông gió cho công trình, đạt hiệu quả công năng cao nhất. Trang trí kiến trúc đơn giản, ô văng BTCT sơn màu trắng, tường sơn bằng sơn KOVA màu xanh kết hợp với màu trắng. Tường ngoài nhà và tường trong nhà bả matít, lăn sơn. + Cửa mặt ngoài : Khung nhôm Trung Quốc, kính Đáp Cầu. 2.3.1. Tường nhà Tường bao che bên ngoài dày 220, vách cứng dày 220, tường ngăn bên trong dày 220 và 110. Tường được xây bằng gạch chỉ 6,5x10,5x22, vữa XM mác 50, bê tông vách từ tầng 1 đến tầng 15 mác 300. trát tường bằng vữa XM mác 50, tường được bả ventonite, sơn bằng sơn sinicat. Màu theo thiết kế. Chân tường ốp Ceramic 300x100. 2.3.2. Nền và sàn các tầng Sàn các tầng lát gạch Ceramic, kích thước 300x300, vữa XM mác 50 . 2.3.3. Cửa đi và cửa sổ Cửa vào nhà chung cư là cửa nhôm cuốn. Cửa đi vào căn hộ là cửa panô gỗ de nhóm III, cửa sắt bảo vệ căn hộ, cửa đi thông phòng là cửa panô gỗ de kính, cửa ra ban công là cửa nhôm kính, cửa khu vệ sinh là cửa nhựa Đài Loan, cửa khu dịch vụ, cửa vào nhà xe là cửa nhôm cuốn. Cửa và nẹp khuôn cửa bằng gỗ nhóm II (khuôn chò chỉ, cánh dổi), gỗ được sấy khô ngâm tẩm chống mối mọt. Sơn chống cháy, sơn tĩnh điện, sơn dầu, Vecni theo chỉ định của thiết kế. 2.3.4. Các khu vệ sinh Sàn các khu vệ sinh lát gạch chống trơn 200x200, vữa XM mác 75 dày 10, lớp BT chống thấm mác 100 dày 40 (nền WC), dày 50 (sàn WC) dốc 1% về miệng thu. Xung quanh tường ốp gạch men 200x250 cao 1,8m bằng vữa XM mác 75, Trần BTCT trát vữa XM 50# sơn silicat trắng, ống PVC d=140 thoát lên mái. Đường ống cấp nước dùng ống thép Vinapie, ống thoát nước dùng ống nhựa PVC Tiền Phong, ống thoát nước ngoài nhà dùng ống bê tông đúc sẵn + rãnh đan. 2.3.5. Quy định chống thấm cho sàn WC, sênô, bể nước Chống thấm cho bể nước tuân theo quy phạm chống thấm hiện hành, dùng biện pháp ngâm nước ximăng loãng với tỷ lệ 5kg cho 1m3 nước. Việc ngâm nước xi măng được thực hiện sau khi đổ bê tông được 8-12 giờ và được duy trì liên tục trong 7 ngày đêm. Nước xi măng được ngâm với mực nước ngâm cao >=10cm và tiến hành khuấy thường xuyên (2 giờ/1lần). Thời gian ngâm tối thiểu là 7 ngày kể cả trước đó đã hết thấm. Sau đó láng vữa XM mác 75 dày 25 làm 2 lần, đánh màu bằng xi măng nguyên chất. Chống thấm sàn WC và sênô dùng dung dịch RADCON #7 phun lên bề mặt bê tông đã được cọ rửa sạch sẽ. Riêng khu vệ sinh sau khi thi công lớp bê tông xỉ tạo dốc còn được đổ bù một lớp bê tông chống thấm mác 100 dày 40 (50). Khi thi công chống thấm cần thực hiện trên toàn bộ diện tích sàn và phần chu vi chân tường cách mặt sàn khoảng 40cm (tạo thành khay). Ngoài ra còn chống thấm cho hố cầu thang máy. 2.3.6. Quy định xây trát bể nước, bể phốt Công trình có 1 bể ngầm, 2 bể phốt, 2 bể mái. Bể phốt, bể nước sạch được đổ bê tông cốt thép. Thành bể nước mái trát vữa XM mác 75 dày 25 làm 2 lần, lần 1 dày 15 có khía bay, lần 2 dày 10 đánh nhẵn bằng xi măng nguyên chất. Khi thi công xem kết hợp với bản vẽ kết cấu, cao độ đặt đường ống cấp nước sinh hoạt và cứu hoả, ống xả cặn, ống tràn xem bản vẽ nước và bản vẽ phòng cháy chữa cháy, các cạnh và góc bể trát nguýt góc.Thi công bể nghầm có để mạch ngừng tại chỗ có mạch ngừng được đặt một lá chắn thép dày 2mm rộng 250mm .Thành bể nghập trong đất quét 3 nước bi tum trước khi lấp đất. Đảm bảo các yêu cầu công nghệ như kết cấu kín nước tại các mối tiếp giáp, bề mặt không thấm nước. Đan nắp bể bằng BTCT mác 300 đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ, dày 100. Láng mặt đan bằng lớp vữa XM mác 75 dày 20. Nắp bể bằng tôn dày 5 ly sơn chống rỉ, có móc khoá bảo vệ. Bể phốt, bể ngầm trát VXM mác 75# dày 15, láng VXM mác 75# dày 20. 2.4. Giải pháp kết cấu chịu lực của công trình. Nhà có kết cấu khung bê tông cốt thép kết hợp với vách cứng, tường ngăn bao che xây gạch. 2.4.1. Kết cấu móng Móng được thiết kế căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất công trình. Địa chất công trình gồm các lớp: - Lớp 1: Lớp đất thực vật xốp - Lớp 2: Lớp sét pha dẻo chảy - Lớp 3: Lớp cát pha dẻo mềm - Lớp 4: Lớp cát pha dẻo - Lớp 5:Lớp cát bột chặt vừa - Lớp 6: Lớp sét pha nửa cứng - Lớp 7: Lớp sét nửa cứng - Lớp 8: Sỏi chăt vừa Theo thiết kế dùng giải pháp: Là móng bê tông cốt thép đặt trên hệ thống cọc khoan nhồi bê tông cốt thép đường kính 1000mm (46cọc), đường kính 800mm (23 cọc). Độ sâu cọc (so với cốt mặt đất) -57.00(m). Bê tông cọc mác 300, sử dụng bê tông thương phẩm độ sụt 16-18 cm. Cốt thép cọc nhóm AII AI. Các cọc được liên kết với nhau bằng đài cọc BTCT dưới cột. Các đài cọc liên kết với nhau bằng giằng móng BTCT để đảm bảo khả năng chịu lực đồng đều. Cọc ngàm vào đài một đoạn 20cm, neo thép của cọc vào đài là 800mm. Bê tông đài móng và giằng móng mác 300, cốt thép có D>=10 thép AII (Ra=2800kg/cm2). cốt thép đường kính <10 dùng nhóm AI (Ra=2300kg/cm2). Chiều sâu chôn móng là -3.40m. Sức chịu tải dự kiến của cọc đường kính 1000mm: 400 tấn. Của cọc đường kính 800mm là: 300 tấn. Số lượng cọc nhồi thử tĩnh 2 cái. Toàn bộ cọc được thử bằng phương pháp sonix. Số lượng cọc được thử bằng siêu âm là 9 chiếc(cọc số 8, 65, 78, 17, 84, 94, 25, 60, 134) khoảng 13%. Kiểm tra cọc bằng phương pháp biến dạng nhỏ(kiểm tra tính nguyên dạng của cọc) số lượng cọc lớn hơn 60%. 2.4.2. Kết cấu thân nhà 2.4.2.1. Kết cấu khung Kết cấu dầm - sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ, tải trọng của hệ dầm sàn được truyền xuống móng qua hệ khung cột, vách, lõi bằng bê tông cốt thép. Cột từ tầng 1 đến tầng 15 có 7 loại cột, từ cốt 0.00 tới cốt +20.30 kích thước cột giảm 100 tới cốt +36.6 kích thước cột giảm tiếp 100 Bê tông cột từ tầng 1 đến tầng 15 mác 300#. - C-1: C-2: C-2A: C-3 từ tầng 1 đến tầng 6: 70x70, từ tầng 7 đến tầng 11: 60x60, từ tầng 12 đến tầng mái: 50x50. - C-4 từ tầng 1 đến tầng mái: 70x70. - C-1A :C-5 từ tầng 1 đến tầng 6: 70x70, từ tầng 7 đến tầng 11: 60x60, từ tầng 12 đến tầng Mái: 50x50 Dầm gồm nhiều loại với kích thước khác nhau (22x40, 40x60, 30x50, 22x45, 22x30), bê tông dầm từ tầng 1 đến tầng Mái mác 300#. Dầm đỡ tường bao che bên ngoài cao 60cm. Chủ yếu là dầm chịu lực theo phương ngang nhà. Sàn BTCT dày 18cm. Có một số khu vực bề dầy sàn là 10cm. Bê tông sàn từ tầng 1 đến tầng mái: mác 300#. Tường bao che bên ngoài dày 220, vách cứng dày 220, tường ngăn bên trong dày 220 và 110. Tường được xây bằng gạch chỉ 6.5*10.5*22, vữa XM mác 50#, bê tông vách từ tầng 1 đến tầng mái mác 300#, trát tường bằng vữa XM mác 50#, dày 15. 2.4.2.2. Vật liệu Bê tông: Bê tông từ tầng 1 đến tầng mái: mác 300 đá 1x2. Cốt thép: - Cốt thép Ф < 10 dùng nhóm AI, Ra = 2300Kg/cm2 - Cốt thép Ф >=10 dùng nhóm AII, Ra = 2800Kg/cm2 Nguồn vật tư chủ yếu: - Cốt thép: + Thép xây dựng sẽ được sử dụng vào công trình là loại thép liên doanh Việt – úc hoặc thép Thái Nguyên thoả mãn theo tiêu chuẩn BS 4449 và BS 4482. + Thép nhập về công trình được xếp gọn, kê cao và có mái che bao vệ nắng mưa. - Nguồn gạch xây : + Sử dụng chủ yếu nguồn gạch đặc, gạch rỗng, của các nhà máy gạch thuộc Tổng công ty gốm sứ thuỷ tinh xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và mua tại các Đại lý. + Gạch được thử cường độ đạt 75 Kg/cm2 theo qui định của TCVN 1451 - 86. - Nguồn cát: ( theo tiêu chuẩn BS 882 ). Sử dụng nguồn cát đen sông Hồng, cát vàng Sông lô mua tại Công ty cát đá sỏi. - Xi măng: Nguồn xi măng mua của Tổng công ty xi măng Việt Nam, chủ yếu là xi măng Hoàng Thạch, Bỉm sơn,Bút sơn. Xi măng được dùng là PC –30 có đầy đủ xác nhận của nơi sản xuất và đúng theo tiêu chuẩn BS12, có kiểm định của Nhà Nước. - Đá dăm: Nguồn đá dăm lấy ở Công ty Khai thác đá Kiện Khê thuộc tỉnh Hà Nam. Trước khi sử dụng, đá dăm được đem thí nghiệm để xác định độ ẩm, cường độ, đảm bảo không có tính kiềm và tuân theo tiêu chuẩn BS 882. - Bê tông thương phẩm: Nguồn bê tông thương phẩm được cung cấp bởi Công ty bê tông Thịnh Liệt Thanh Trì - Hà Nội. 3. NHỮNG SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU LIÊN QUAN. 3.1. Những số liệu về tự nhiên và địa lí của địa điểm xây dựng công trình: địa hình - địa mạo 3.1.1 Địa hình-địa mạo Khu vực đã được san lấp tương đối bằng phẳng. Đã được san gạt và hầu như không có độ dốc. Độ dốc san nền i=3%-4% đảm bảo yêu cầu thoát nước tự chảy Khu vực nằm gần đường Giải Phóng ,trên vùng xa trung tâm nên việc vận chuyển và bố trí các công trình tạm, cũng như đi lại ở đây tương đối thuận tiên. 3.1.2 Địa chất thuỷ văn Khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơn giản chủ yếu là bồi tích sông hồ hỗn hợp gồm Sét Pha, cát, sạn, sỏi, cuội. Quận Hoàng Mai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10 thường có giông bão, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau thường có những đợi rét,và có gió mùa đông Bắc. * Chế độ nhiệt - Nhiệt độ trung bình năm : 23,6 - Nhiệt độ cao nhất: 39,4 - Nhiệt độ thấp nhất: 4 * Chế độ ẩm - Độ ẩm trung bình năm 84% * Chế độ mưa - Lượng mưa trung bình năm 1661 mm - Số lượng mưa trung bình hàng năm 164 ngày * Chế độ gió - Hướng gió chủ yếu về mùa hè: gió Đông Nam mát và kem theo mưa - Hướng gió chủ yếu về mùa đông: gió Đông Băc khô lạnh - Tốc độ gió trung bình 1,5m/s-2.5m/s - Bão thường xuất hiện vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 10 đôi khi đến cấp 12. 3.2. Những điều kiện về hạ tầng kĩ thuật và xã hội tại địa phương,khả năng đảm bảo cung ứng các nguồn lực (nguyên vật liệu, nhân lực, xe máy) tại địa phương. 3.2.1 Điều kiện về điện nước 3 2.2. Giải pháp về cấp nước. Sử dụng hệ thống cấp nước Thành Phố để cấp nước phục vụ thi công. Khi khởi công sẽ lắp đặt các đường ống dẫn đến các vị trí xây dựng và bố trí các bể chứa nước để dự trữ nước. 3.2.3. Giải pháp về thoát nước. * Phần cấp nước: - Nguồn nước được lấy từ giếng khoan và nước tại khu đô thị tại hiện trường * Phần thoát nước - Nước dùng cho thi công ,sinh hoạt và nước mưa đều được thoát vào hệ thống thoát nước thành phố. Hệ thống thoát nước ngầm và nước mặt đã có sẵn trong khu vực, chỉ cần lắp đặt bổ sung hệ thống đường ống bê tông D=110 cùng các hố ga bổ sung đấu vào hệ thống thoát nước chung là có thể giải quyết tốt vấn đề thoát nước mặt ngay cả khi có mưa bão lớn xảy ra. 3.2.4. Giải pháp về cấp điện - Được cung cấp từ nguồn điện của thành phố tại trạm biến áp của khu vực dẫn vào công trường bằng tuyến cáp mềm bọc cao su an toàn và linh hoạt. 3.3 Giới thiệu về đơn vị thi công * Đơn vị thi công là : Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh phát triển nhà và đô thị trực thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: + Xây dựng dân dụng và công nghiệp. + Xây dựng các công trình điện đến 220 KV. + Xây dựng các công trình giao thông , thuỷ lợi . + Đầu tư phát triển hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp. + Kinh doanh vật liệu xây dựng. + Trang trí nội ngoại thất và tạo cảnh quan kiến trúc công trình. + Kinh doanh dich vụ mua bán cho thuê bảo dưỡng, sửa chữa xe máy thiết bị thi công + Sản xuất giàn giáo cốp pha. + Kinh doanh phát triển nhà + Khai thác và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng... * Năng lực sản xuất của đơn vị: - Công ty Kinh doanh phát triển nhà hoạt động rộng rãi trên cả nước Về nhân sự công ty gồm 800 công nhân viên: TT Nghề nghiệp Số người 1 Thạc sĩ xây dựng 5 2 Kỹ sư xây dựng 47 3 Kiến trúc sư 8 4 Kỹ sư thuỷ lợi 9 5 Kỹ sư máy-kỹ sư  trắc địa 14 6 Kỹ sư điện 9 7 Kỹ sư cầu đường 12 8 Kỹsư cơ khí 9 9 Cử nhân kinh tế tài chính 8 10 Trung cấp kỹ thuật 32 11 Trung cấp nghiệp vụ 16 12 Phiên dịch tiếng Anh 5 13 Công nhân kỹ thuật *Công nhân bậc 7/7 15 *Công nhân bậc 6/7 28 *Công nhân bậc 5/7 102 *Công nhân bậc 4/7 120 *Công nhân bậc 3/7 465 14 Lao động phổ thông 138 15 Công nhân thời vụ 605 - Một số loại thiết bị xây dựng công ty hiện có: STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Nước sx Mức độ I Phục vụ công tác đóng ép cọc 1 Máy đóng cọc D308 Bộ 05 Nhật 80% 2 Máy ép cọc thuỷ tĩnh Bộ 02 Nga 70% 3 Máy khoan cọc nhồi Bộ 05 Trung Quôc 85% II Phục vụ công tác đào, đáp đất nền móng 4 Máy đào đất các loại Cái 05 Nhật 5 Máy lu và máy đâm rung Cái 09 Hàn quốc 85% 6 Máy san gạt tự hành Cái 02 Nga 90% 7 Máy đầm đất chạy xăng Cái 04 Nhật 85% 8 Máy lu mini Cái 07 Nga 85% 9 Máy ủi và DT 75 Cái 09 Nhật 85% 10 Máy đầm rung TWR -550 Cái 04 Nga 90% 11 Máy bơm nước các loại Cái 80 Trung Quôc 85% III Phục vụ công tác vận chuyển 12 Cần cẩu tháp chạy trên ray Cái 03 Nga 85% 13 Cần cẩu bánh lốp Cái 01 Nga 85% 14 Cần cẩu lốp K182 Cái 03 Đức 75% 15 Xe bom trỏ bê tông Cái 18 Nhật 85% 16 Ôtô bơm bê tông Cái 23 Nhât 85% 17 Máy bơm bê tông tĩnh H max 100m Cái 02 Nhật 90% 18 PULY Bộ 15 85% 19 Thang tải trỏ vật liệu Cái 06 Hàn Quốc 85% 20 Vận thăng Cái 05 Nhật 75% 21 Ô tô vận tải các loại 35 Nhật 85% 22 Cần cẩu tháp mc115B Cái 01 Nga 85% 23 Cần cẩu tháp mc 80 Cái 02 Hàn Quốc 85% IV Các máy thi công 24 Máy phát điện các loại Cái 08 Trung Quóc 85% 25 Trạm trộn bê tông 02 Nga 85% 26 Trạm trộn bê tông 02 Nhật 90% 27 Máy cắt gạch đá 10 Trung Quốc 75% 28 Máy đâm dùi bê tông Cái 45 Trung Quôc 85% 29 Máy đàm bê tông Cái 100 Việt Nam 90% 30 Máy trộn bê tông Cái 28 Nhật 85% 31 Máy trộn bê tông các loại Cái 22 Trung Quôc 75% 32 Máy căt và uốn thép TK 32 nhật Cái 04 Việt Nam 85% 33 Máy ca cắt bào gỗ liên hợp Cái 05 Việt Nam 75% 1. Tỷ lệ chi phí chung: Theo định mức của công ty, tỷ lệ chi phí chung ở công trường là 5,8%, tỷ lệ chi phí chung ở công ty là 1,2% trực tiếp phí. 2. Chi phí tiền lương theo lương cấp bậc thợ và lương thuê khoán theo mùa vụ thoả thuận . 3.3.1. Giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng giao nhận thầu mà doanh nghiệp thắng thầu là 24.805.000.000 (đồng). Theo hợp đồng kinh tế giao nhận thầu doanh nghiệp nhận thi công gói thầu trong 1 năm 9 tháng. 3.3.2. Ý nghĩa của việc xây dựng công trình này Hiện nay cả nước có gần 800 đô thị có quy mô dân số trên 30 nghìn nhưng 50% nhà ở tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu của chương trình KC11 Bộ Xây Dựng dự báo đến năm 2010 dân số toàn quốc sẽ là 100 triệu, trong đó có 34 triệu dân cư đô thị. Đến năm 2050 con số đó sẽ phát triển đến 140 triệu Trong đó 70 triệu là dân cư đô thị. Song song với sự phát triển của dân số là nhu cầu về nhà ở. Dự kiến tới năm 2020 dân số Hà Nội phải là thành phố có qui mô 6-8 triệu dân. Khi nhu cầu về đáp ứng cơ sở vật chất đô thị sẽ rất lớn.Năm 2003 thành phố có thêm 2 quận mới Long Biên và Hoàng Mai. Với qui mô dân số như trên cùng với các chỉ tiêu diện tích đề ra trong chương trình KC11 là 8m2/ng. Tính trung bình từ nay đến 2020 mỗi năm Hà Nội phải xây dựng được 3 triệu M2 nhà ở mới đảm bảo chiến lược phát triển đô thị. Do đó việc xây dựng các khối nhà chung cư là để giải quyết vấn đề cấp bách trên.Bên cạnh đó các khối nhà cao tầng mọc lên sẽ tạo thêm vễ đẹp hiện đại cho thành phố. PHẦN 2 LẬP VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÁC TỔ HỢP CÔNG TÁC CHỦ YẾU CHƯƠNG 1 KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THI CÔNG TỔNG QUÁT 1.1 PHÂN CHIA CÁC TỔ HỢP CÔNG NGHỆ. Để tổ chức thi công ta chia công trình thành các tổ hợp công nghệ như sau: - Phần ngầm: bao gồm các công tác thi công cọc nhồi, gia cố vách hố đào, đào đất, thi công đài, giằng móng, bể nước ngầm. - Phần BTCT thân nhà: Vách, cột, dầm sàn BTCT, cầu thang bộ, cầu thang máy các tầng và sàn mái. - Phần xây tường: xây tường tất cả các tầng của công trình. - Phần mái và phần hoàn thiện: gồm công tác chống thấm mái, bể nước mái, hoàn thiện bề mặt mái, lắp mái tôn và các công tác hoàn thiện trong, ngoài nhà: lát, láng, ốp, sơn, công tác cửa, bể phốt... Dựa trên các tổ hợp công nghệ trên, đồ án tiến hành tính toán khối lượng các công tác chủ yếu của công trình. Các công việc chủ yếu trong từng tổ hợp công nghệ được trình bày tiếp sau đây. 1.1.1. Phần ngầm. Bao gồm các công tác sau: - Khoan lỗ và thi công bê tông cọc nhồi. - Đào đất đài, giằng móng. - Đập đầu cọc. - Đổ bê tông gạch vỡ lót đài móng, giằng móng. - Gia công cốt thép đài móng, giằng móng. - Vận chuyển, lắp đặt cốt thép đài, giằng. - Sản xuất và lắp dựng ván khuôn đài, giằng. - Đổ bê tông đài, giằng. - Tháo ván khuôn và bảo dưỡng bê tông đài, giằng móng. - Bể nước ngầm và các công trình kỹ thuật ngầm khác. - Lấp đất lần 1. 1.1.2. Phần thân bê tông cốt thép và xây Bao gồm các công tác sau trong mỗi tầng: - Gia công cốt thép cột và vách cứng. - Vận chuyển và lắp đặt cốt thép cột, vách cứng. - Lắp dựng ván khuôn cột, vách cứng. - Đổ bê tông cột, vách cứng. - Bảo dưỡng và tháo ván khuôn cột, vách cứng. - Lắp dựng ván khuôn dầm, sàn, cầu thang. - Gia công cốt thép dầm, sàn, cầu thang. - Vận chuyển, lắp đặt cốt thép dầm, sàn, cầu thang. - Đổ bê tông dầm, sàn cầu thang. - Bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, cầu thang. - Tháo ván khuôn dầm, sàn, cầu thang. - Xây tường ngăn và tường bao che. - Lanh tô, ô văng bê tông cốt thép. 1.1.3 Phần mái và phần hoàn thiện. Bao gồm các công việc sau: - Chống thấm mái. - Lát gạch lá nem, gạch chống nóng. - Tường mái. - Bể nước mái. - Trát tường, dầm, cột, trần. - Lát, ốp khu vệ sinh. - Lát sàn, bậc cầu thang. - Cửa đi, cửa sổ, vách kính. - Tay vịn cầu thang. - Sơn tường... 1.2. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU. 1.2.1. Phần ngầm. 1.2.1.1 Khối lượng thi công cọc khoan nhồi. - Số lượng cọc theo mặt bằng bố trí cọc. Số lượng cọc cần được tính toán theo từng đài và thể hiện trong phụ lục, bảng PL.1. tổng số lượng cọc là: 69 chiếc.trong đó cọc D=1000 là 46 chiếc, cọc D=800 là 23 chiếc. Cọc nhồi bê tông cốt thép có cao trình đáy cọc là -57, cao trình mặt đất tự nhiên là -0,7m. Như vậy chiều sâu khoan của lỗ cọc là 56.3m. - Khối lượng bê tông Trong đó: Q: khối lượng bê tông một cọc (m3) D: đường kính của cọc (m) L: chiều dài đổ bê tông cọc (m) Bảng 1.1. Khối lượng bê tông cọc khoan nhồi. TT Tên cấu kiện Số lượng Đường kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng bê tông 1 cọc(m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 28.29 28.29 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 44.20 44.20 3 Cọc CN-3(số 5-26) 22 800 56.3 28.29 622.27 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 44.20 1988.80 Khối lượng cốt thép: Bảng 1.2. Khối lượng cốt thép cọc khoan nhồi. TT Tên cấu kiện Số lượng Khối lượng cốt thép (KG) Khối lượng thép 1 cọc(KG) Tổng KL (KG) D<=18 D>18 1 Cọc thí nghiệm(cọc số1) Cọc CN-1(D800) 1 1377.75 689.38 2067.13 2067.13 2 Cọc thí nghiệm(cọc số3) Cọc CN-2(D1000) 1 591.95 2379 2970.95 2970.95 3 Cọc CN-3(D800) 22 1496 646.35 2142.35 47131.7 4 Cọc CN-5(D1000) 45 561.64 2425 2986.64 134398.8 * Khối lượng đất khoan cọc: - Khối lượng đất của hố khoan cọc nhồi. Công thức tính khối lượng đất cho một cọc là: Trong đó: Q: khối lượng đất một cọc (m3) D: đường kính của cọc (m) L: chiều dài của cọc (m) Bảng 1.3. Khối lượng đất khoan cọc. TT Tên cấu kiện Số lượng Đường kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng đất khoan 1 cọc(m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 28.29 28.29 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 44.20 44.20 3 Cọc CN-3(số 5-26,59-60) 22 800 56.3 28.29 622.27 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 44.20 1988.80 * Khối lượng Bentonite: Bảng 1.4. Khối lượng Bentonite. TT Tên cấu kiện Số lượng Đờng kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng Bentonite 1 cọc(m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 14.145 14.15 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 22.100 22.10 3 Cọc CN-3(số 5-26,59-60) 22 800 56.3 14.145 311.19 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 22.100 994.50 Tổng cộng 1341.94 1.2.1.2 Khối lượng thi công đất hố móng. Dự kiến phương pháp đào móng. Đào ao toàn bộ khu đất tới cốt đáy đài móng (-3.40m) 37,15x20,3x2,7= 2036 Trừ: -3,3x13,9x2,7= -123,8 Cộng: 2.7x4,6x(21,5+41,75)= 785,6 Vậy thể tích đất cần đào: 2697,8 m3 MẶT CẮT A - A MẶT CẮT B - B MẶT CẮT C-C 1.2.1.3 Khối lượng bê tông đài cọc, giằng móng. - Tính khối lượng bê tông gạch vỡ, đài, giằng móng, rãnh nước. Công thức tính cho một đài hoặc một giằng như sau: V = A x B x h (m3) Trong đó: A, B: chiều rộng và chiều dài đài, giằng h: độ dày lớp bê tông lót, h= 100 mm =0,1 m. Khối lượng bê tông gạch vỡ lót giằng được trình bày trong bảng. Bảng 1.5 Thống kê khối lượng bê tông lót móng (xem phụ lục 1) - Tính khối lượng cốt thép, đài, giằng móng, vách. Việc tính toán dựa vào thiết kế chi tiết cốt thép cho từng cấu kiện. Kết quả khối lượng cốt thép cho đài móng được trình bày trong bảng Bảng 1.6. Thống kê khối lượng thép móng(xem phụ lục 2) - Tính khối lượng ván khuôn đài, giằng móng.vách. * Công thức tính ván khuôn cho một đài như sau: V = C x h (m2) Trong đó: C: Chu vi đáy đài. h: chiều cao đài móng (m) * Công thức tính ván khuôn cho một giằng như sau: V = 2 x L x h (m2) Trong đó: 2: là hai thành giằng móng. L: Chiều dài giằng (m). h: chiều cao giằng móng (m). Khối lượng ván khuôn đài giằng được trình bày trong bảng : Bảng 1.7 Khống kê khối lượng ván khuôn đài móng TT Tên cấu kiện Số lượng Kích thước Khối lượng VK 1 đài (m2) Tổng KLVK (m2) a(m) b(m) h(m) Đài Đài DC1 10 3.2 1.4 2 18.4 184 Đài DC2 1 3.2 1.65 2 19.4 19.4 Đài DC3 1 5.4 1.65 2 28.2 28.2 Đài DC4 1 6.5 8.96 2 61.84 61.84 Đài DC5 3 6.4 3.9 2 41.2 123.6 Đài DC6 9 4 1.5 2 22 198 Tổng cộng 615.04 Bảng 1.8. Thống kê khối lượng ván khuôn giằng móng(xem phụ lục 3) - Tính khối lượng bê tông đài, giằng móng ,vách * Công thức tính khối lượng bê tông cho một đài, như sau: V = A x B x h (m3). Trong đó: A, B: chiều rộng và chiều dài đài (m) h: chiều cao đài (m). (Chú ý: Nếu đài không phải là hình chữ nhật thì ta tính diện tích đáy* chiều cao) Khối lượng bê tông đài được trình bày trong bảng sau Công thức tính khối lượng bê tông cho một giằng, như sau: V = A x B x h (m3). Trong đó: A, B: chiều rộng và chiều giằng đài (m). h: chiều cao giằng (m). Khối lượng bê tông giằng được trình bày trong bảng Bảng1.9 Thống kê khối lượng bê tông đài móng Loại cấu kiện Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Thể tích 1 cấu kiện(m3) Số lượng Tổng thể tích(m3) Đài Đài DC1 3.2 1.4 2 8.96 10 89.6 Đài DC2 3.2 1.65 2 10.56 1 10.56 Đài DC3 5.4 1.65 2 17.82 1 17.82 Đài DC4 6.5 8.96 2 116.48 1 116.48 Đài DC5 6.4 3.9 2 49.92 3 149.76 Đài DC6 4 1.5 2 12 9 108 Tổng cộng 492.22 Bảng 1.10 Thống kê khối lượng bê tông dầm móng, giằng móng(xem phụ lục 4) 1.2.2 Tính khối lượng phần thân bê tông cốt thép. Công tác thi công phần thân bê tông cốt thép bao gồm những công việc sau trong một tầng nhà: - Gia công, lắp dựng cốt thép cột. - Gia công, lắp dựng và tháo ván khuôn cột. - Đổ bê tông cột. - Gia công lắp dựng cốt thép vách thang máy. - Gia công lắp dựng và tháo ván khuôn thang máy. - Đổ bê tông thang máy. - Gia công lắp dựng, tháo ván khuôn dầm. - Gia công lắp dựng, tháo ván khuôn sàn. - Gia công lắp dựng cốt thép dầm. - Gia công lắp dựng cốt thép sàn. - Đổ bê tông dầm, sàn - Đổ bê tông sàn. * Khối lượng công tác bê tông cốt thép thân nhà: - Khối lượng cốt thép. - Khối lượng ván khuôn. * Công thức tính ván khuôn cho một cột S = 2 x (A+B) x H (m2) Trong đó: A, B: kích thước tiết diện cột (m) H: chiều cao cột (m) - Khối lượng bê tông Các khối lượng của các công tác này được tổng hợp trong bảng phân đoạn của khối lượng thi công thân ở phần thân 1.2.3. Tính toán khối lượng công tác xây tường. Công tác xây tường chủ yếu bao gồm xây tường phần thân và xây một số kết cấu khác. * Tính toán khối lượng tường xây. Công thức tính thể tích khối xây: Vxây = Stường x Dtường - Scửa x Dtường Trong đó: Vxây : Khối lượng xây cần tính. Stường: Diện tích tường chưa trừ ô trống. Scửa : Diện tích ô cửa, ô trống. Dtường: Độ dày tường Khối lượng công tác xây trên các tầng được tính trong các bảng ở phần xây 1.2.4. Tính toán khối lượng công tác hoàn thiện khác Tính toán khối lượng công tác hoàn thiện khác: Trát tường , ốp bả, Lăn sơn... được thể hiện trong phần lập tổng tiến độ. CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU 2.1. PHƯƠNG HƯỚNG THI CÔNG TỔNG QUÁT. Căn cứ vào đặc điểm công trình có khối lượng công việc lớn, phức tạp và do yêu cầu về thời hạn và giá thành thi công nên các công tác chính đều được tổ chức theo phương pháp dây chuyền với phân đoạn cố định. Mặt bằng thi công tương đối rộng, giao thông phục vụ thi công thuận lợi, vì vậy trong thi công công trình tận dụng tối đa cơ giới để đẩy nhanh tiến độ và giảm giá thành công trình. Phương hướng thi công tổng quát cho các tổ hợp công nghệ được trình bày dưới đây: 2.1.1. Phần ngầm. 2.1.1.1. Công tác thi công cọc khoan nhồi. Theo thiết kế có 69 cọc.Trong đó đường kính 800mm có 23 cọc đường kính 1000mm có 46 cọc. Theo tiêu chuẩn TCVN 197-1997 và TCVN 206-1997 thì chỉ khoan tạo lỗ cọc có vị trí cách cọc mới đổ xong bê tông (ít nhất trong vòng 14 ngày) với một khoảng cách ít nhất là 5 lần đường kính cọc, tức là >=5D. Trong vòng 7 ngày xe, máy không được đi lại trong phạm vi ít nhất là 3 lần đường kính cọc vừa đổ bê tông. Bê tông cọc khoan nhồi mác 300#, đá 1x2, sử dụng nguồn vữa bê tông thương phẩm từ các trạm trộn công suất lớn. Phế thải khoan cọc nhồi sẽ gom thành đống và chở ra ngoài công trường. Dung dịch khoan sẽ lắng bằng bể chứa, nước tách ra sẽ thải ra ngoài đường thoát nước, bùn còn lại sẽ được xúc đi bằng xe chuyên dùng. 2.1.1.2. Công tác đào đất. Đào đất bằng máy với nguyên tắc tận dụng tối đa khả năng của máy, kết hợp với thủ công để làm những chỗ máy không thể thi công được. Những phần đất đào từ hố móng lên được chuyển ngay ra ngoài tạo mặt bằng thi công cho các công tác thi công tiếp. Đất đào lên sẽ được vận chuyển đi đổ cách công trường khoảng 5 km bằng ô tô tự đổ, nên máy đào sẽ xúc đất, đổ trực tiếp lên ô tô. Công tác đào đất được tiến hành sau khi thi công bê tông cọc xong. 2.1.1.3. Công tác đài cọc và giằng móng bê tông cốt thép. Cốt thép đài, giằng móng được lắp đặt trước khi lắp ghép cốp pha, cốt thép được kê bằng kê bê tông có chiều dầy bằng lớp bê tông bảo vệ. Thiết kế quy định bê tông móng là sử dụng bê tông thương phẩm. Bê tông được chuyển đến công trình bằng xe vận chuyển bê tông chuyên dụng. Tiến hành đổ bê tông móng bằng xe bơm bê tông. Giằng móng và đài cọc sẽ được thi công đồng thời trên từng phân đoạn để đảm bảo tính liền khối và thuận tiện cho thi công. 2.1.2. Phần thân nhà. Chọn phương án chia công tác bê tông mỗi tầng thành 2 đợt: thi công cột, vách và thi công dầm, sàn, cầu thang bộ. 2.1.2.1. Công tác thi công cột. Sản xuất lắp dựng cốt thép theo đúng chủng loại đường kính, vị trí và chiều dài theo thiết kế. Buộc các miếng bê tông định vị lớp bảo vệ vào các thanh thép chủ. Bê tông cột được đổ bằng phương pháp dùng cẩu tháp kết hợp với phễu đổ bằng thép chuyên dụng (miệng xả của phễu có thể điều chỉnh được tốc độ và khối lượng của hỗn hợp vữa). 2.1.2.2. Công tác thi công dầm khung – sàn. Toàn bộ sàn của khu nhà có cấu tạo là hệ dầm sàn toàn khối. Các ô sàn có cấu tạo tương đối giống nhau, do vậy dùng phương án cốp pha tấm định hình kết hợp với hệ xà gồ và giáo chống chuyên dùng. Bê tông dầm, sàn dùng vữa bê tông thương phẩm đổ bằng xe bơm bê tông, đầm bằng đầm dùi và đầm bàn. Tại các nút giao nhau giữa dầm, cột, sàn mật độ cốt thép lớn cho nên sẽ dùng loại đầm dùi có đường kính nhỏ để có thể dễ dàng lách qua các khe hở giữa các thanh cốt thép. Phương tiện di chuyển lên cao của công nhân trong công tác này chủ yếu là thăng tải lồng và dàn giáo (kết hợp với sàn công tác ở các góc để thi công đổ bê tông). 2.1.2.3. Công tác thi công vách thang máy. Thang máy là một phương tiện giao thông lên xuống theo trục đứng nhà. Nó giữ một vai trò rất quan trọng đối với công trình bởi tính tiện nghi, hiện đại và là một trong những điểm nhấn kỹ thuật. Toàn bộ coffa dùng để ghép vách thang máy được gia công phù hợp với kích thước của buồng thang để có thể luân chuyển dễ dàng. Vữa bê tông dùng cho việc đổ vách thang máy sẽ được cho tăng hàm lượng xi măng ở mức độ thích hợp để tăng độ dẻo và dùng cốt liệu nhỏ. 2.1.2.4. Công tác thi công cầu thang bộ. Điểm quan trọng nhất đối với công tác đổ bê tông cầu thang là phải khống chế được độ sụt của hỗn hợp vữa bê tông ở độ sụt thích hợp (tránh hiện tượng co ngót bê tông do chảy vữa). Vữa bê tông được vận chuyển lên sàn (đã đổ xong) bằng cẩu tháp. Sau đó dùng xẻng xúc đổ trực tiếp vào kết cấu bản thang theo trình tự từ dưới lên hoặc xả trực tiếp từ phễu đổ với tốc độ và khối lượng nhỏ. 2.1.2.5. Công tác xây. Bao gồm xây tường bao, tường ngăn cách giữa các phòng và xây bậc cầu thang... Vật liệu dùng trong công tác xây gồm gạch chỉ, xi măng, cát, nước thi công... Vận chuyển vật tư, vật liệu cho công tác xây theo phương đứng lên sàn bằng cẩu tháp kết hợp vận thăng. Vật liệu được đưa vào sàn từng tầng thông qua một sàn công tác đua ra mép ngoài công trình khoảng 2.0m. Vận chuyển vật tư, vật liệu cho công tác xây tới từng vị trí thi công bằng thủ công, vật tư được đựng trong các xe cải tiến và các gầu đựng vữa. Khi tổ chức công tác xây phải chia ra các phân đoạn, phân đợt. 2.1.3. Phần mái, hoàn thiện và các công tác khác. 2.1.3.1. Phần hoàn thiện Do đây là công trình cao tầng, nên cần sử dụng phối hợp cả hai công nghệ hoàn thiện từ trên xuống (những công tác cần thiết) và từ dưới lên để rút ngắn thời gian thi công. Phần hoàn thiện các công tác chính được tính toán để tổ chức còn lại một số công tác đồ án sẽ chỉ tính toán hao phí lao động rồi tổ chức vào tổng tiến độ chứ không tổ chức thi công chi tiết. Phương tiện di chuyển lên cao của công nhân thi công các công tác hoàn thiện chủ yếu sử dụng thang tải lồng, dàn giáo bên ngoài. 2.1.3.2. Các công tác phần mái và các công tác khác Bên cạnh các công tác chủ yếu đã nêu trên, ta còn phải thi công các công tác khác thuộc phần ngầm, phần thân, phần mái và phần hoàn thiện. Khi tổ chức thi công các công tác này ta tận dụng tối đa các đội đã bố trí ở các công tác chủ yếu để kết hợp nhân công nhàn rỗi và tăng cường nhân công khi cần thiết. Khi thi công các công tác khác phải đảm bảo mối liên hệ về công nghệ với các tổ hợp công nghệ chủ yếu. Cần đặc biệt lưu ý đến công tác chống thấm cho mái và bể nước mái, bể nước ngầm. 2.1.4. Phương tiện vận chuyển trong công trường. Do nhà có mặt bằng rộng, các kết cấu chính đều yêu cầu sử dụng bê tông thương phẩm, nên dự kiến sẽ lắp đặt hai vận thăng phục vụ thi công công tác xây và hoàn thiện. Lắp cần trục tháp ngay từ khi bắt đầu thi công tầng 1. Sau khi thi công xong phần bê tông cốt thép thì có thể tháo cần trục tháp và chỉ để lại hai vận thăng để thi công công tác hoàn thiện. Do tính chất thi công nhà cao tầng thường xuyên phải có sự luân chuyển cốp pha, đà giáo giữa các tầng mà nảy sinh vấn đề thực hiện công tác này như nào cho hợp lý, an toàn. Thiết lập một sàn công tác (được làm theo dạng conson) đua ra mép ngoài công trình một đoạn khoảng 2m. Các loại vật tư, vật liệu, cốp pha- đà giáo... sẽ được tập kết lên sàn công tác dưới dạng bó gọn hoặc được chất trong xe cải tiến. Từ đó cẩu tháp sẽ cẩu lên các tầng khác nhau. 2.2. KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN NGẦM. 2.2.1. Tổ chức thi công cọc khoan nhồi. 2.2.1.1. Đặc điểm thi công cọc khoan nhồi của công trình. Cọc khoan nhồi có đường kính 800mm, 1000mm, cao trình đáy cọc là -57.00 m. Do đó, khi khoan cọc thì bị ảnh hưởng bởi mực nước ngầm nên ta cần chọn phương pháp thi công hợp lý. Hiện nay người ta thường sử dụng một số phương pháp sau: 2.2.1.1.1.Phương pháp thi công dùng ống vách: Loại này thường được sử dụng khi thi công những cọc nằm kề sát với công trình có sẵn hoặc do những điều kiện địa chất đặc biệt. Với phương pháp này ta hạ ống vách xuống và nâng ống vách lên bằng cách vừa xoay vừa rung. Trong phương pháp này không cần dùng đến dung dịch bentonite để giữ vách hố khoan. Đất trong lòng ống vách được lấy ra bằng gầu ngoạm. - Ưu điểm: Cọc khoan nhồi có dùng ống vách rất thuận lợi cho thi công vì không phải lo việc sập thành hố khoan, công trình ít bị bẩn vì không dùng đến dung dịch betonite, chất lượng cọc rất cao. - Nhược điểm: khó làm được cọc đến 30m, máy cồng kềnh, khi làm việc gây rung và tiếng ồn lớn. 2.2.1.1.2. Phương pháp thi công không dùng ống vách: Đây là công nghệ khoan rất phổ biến, ưu điểm của phương pháp này là thi công nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh. Phương pháp này thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát thô hoặc có lẫn sỏi cỡ hạt từ 20 đến 100mm. Khi địa tầng có đá cỡ trên 100mm, đá mồ côi, đá gốc, đá phong hoá thì phương pháp này bộc lộ nhược điểm là khoan không xuống, độ chính xác theo phương thẳng đứng cũng như kích thước hình học của cọc đạt chất lượng không cao. Có 2 phương pháp thi công cọc khoan nhồi không dùng ống vách: a/ Phương pháp thi công phản tuần hoàn (thổi rửa): Phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn, máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch Bentonite được bơm xuống để giữ thành hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy lên từ đáy hố khoan đưa vào bể lắng. Lọc tách dung dịch Bentonite để tái sử dụng, mùn khoan ướt được bơm vào xe téc và vận chuyển ra khỏi công trường. - Ưu điểm: giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ. - Nhược điểm: tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao. b/ Phương pháp thi công gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách: Phương pháp này lấy đất lên bằng gầu xoay có đường kính bằng đường kính cọc và được gắn trên cần Kelly của máy khoan. Gầu có răng cắt đất và nắp để đổ đất ra ngoài. Dùng ống vách bằng thép (được hạ xuống bằng máy rung tới độ sâu 6-8m) để giữ thành, tránh sập vách khi thi công. Còn sau đó vách được giữ bằng dung dịch vữa sét Bentonite. Quá trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch Bentonite. Khi tới độ sâu thiết kế, tiến hành thổi rửa đáy hố khoan bằng phương pháp: Bơm ngược, thổi khí nén, nếu chiều dày lớp mùn đáy lớn hơn 5cm thì phải khoan lại lớp mùn đáy dùng một trong các phương pháp trên. Độ sạch của đáy hố được kiểm tra bằng hàm lượng cát trong dung dịch Bentonite. Lượng mùn còn sót lại được lấy ra nốt khi đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng. Đối với phương pháp này, Bentonite được tận dụng lại thông qua máy lọc (có thể tới 5-6 lần) - Ưu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng thuận tiện rõ ràng, đảm bảo vệ sinh môi trường, ít ảnh hưởng đến công trình xung quanh. - Nhược điểm: phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, giá đắt, giá thành cọc cao, quy trình công nghệ chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật và công nhân phải lành nghề, có ý thức tổ chức và kỷ luật cao. * Lựa chọn phương pháp thi công: Từ công nghệ thi công các phương pháp trên cùng với mức độ ứng dụng thực tế và các yêu cầu về máy móc thiết bị ta chọn phương pháp thi công tạo lỗ dùng gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách. Trong thực tế thi công cọc nhồi cho thấy rằng khó áp dụng biện pháp thi công dây chuyền, hay việc thực hiện phân đoạn để thi công không mang lại hiệu quả cao, bởi vì khối lượng thi công cọc nhồi là khá lớn so với các công tác thi công sau nên để thực hiện các công tác một cách nhịp nhàng liên tục theo yêu cầu thi công dây chuyền thì thứ nhất thời gian thi công các công tác có khả năng bị kéo dài hơn, thứ hai khó đảm bảo mặt trận công tác cho mỗi bộ phận dây chuyền (do đặc điểm riêng của thi công cọc nhồi quy định TCXD197:1997). Tuy nhiên để tận dụng ưu điểm của thi công dây chuyền thay vì thi công theo tiến độ ngày nên thực hiện thi công theo tiến độ giờ với các bộ phận dây chuyền được phân chia chi tiết từ chính công tác khoan cọc nhồi, các tổ đội chuyên nghiệp được phân chia tương ứng. Các bộ phận dây chuyền có thể phân chia thành 3 bộ phận như sau (công tác chuẩn bị và định vị tim cọc được thực hiện trước khi bắt đầu khoan cọc): + Hạ ống vách, khoan, thổi rửa lần 1. + Hạ lồng thép, thổi rửa lần 2, xử lý cặn lắng. + Hạ ống đổ bêtông, đổ bêtông, rút ống đổ bêtông. Có thể coi mỗi cọc là một mặt trận công tác, hay một phân đoạn, ta thực hiện tổ chức thi công dây chuyền trên mỗi phân đoạn đó. Vị trí cọc được thi công vẫn phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 197:1997 (ít nhất trong 14 ngày không tiến hành khoan cọc cạnh cọc vừa đổ bêtông trong khoảng cách bằng 5 lần đường kính cọc). * Lựa chọn máy khoan cọc: Căn cứ vào địa chất tầng đất và đường kính cọc nhồi ta lựa chọn máy khoan tạo lỗ KH - 125 để khoan tạo lỗ. Loại máy này có ưu điểm: - Năng suất cao nhờ bộ quay có tính năng cao (thường một ca hoàn chỉnh một cọc độ sâu 30 – 80m). - Dễ dàng chuyển đất từ gầu khoan sang xe tải - Phụ tùng và đồ lắp gá dễ tìm trên thị trường. - Chức năng sử dụng đa năng - Công suất lớn có thể xuyên qua đá cứng. * Các thông số kỹ thuật của máy khoan KH-125 của hãng HITACHI (Nhật Bản). Đặc trưng KH-125 - Chiều dài giá (m) - Đường kính lỗ khoan (mm) - Chiều sâu khoan (m) - Tốc độ quay của máy (vòng/phút) - Mômen quay (kNm) - Trọng lượng máy (T) - Áp lực lên đất (kg/cm2) 19 600-1700 65 24-12 40-51 36,8 0.077 Tính thời gian thi công cho 1 cọc: - Khoan và làm sạch hố lần 1: 4 giờ. - Đặt cốt thép và làm sạch hố khoan lần 2: 1 giờ. - Lắp ống và đổ bê tông: 2 giờ. Vậy thời gian để thi công 1 cọc: T = 4 + 1 + 2 = 7 giờ Nhận xét: Như vậy trong 1 ca một máy thi công được một cọc. Nếu sử dụng 1 máy khoan cọc khoan một ngày một cọc thì với 69 cọc sẽ mất 69 ngày. Như vậy thời gian thi công sẽ rất dài, ở đây ta chọn 2 máy khoan như vậy tổng thời gian thi công cọc sẽ được rút ngắn. Vậy ta sẽ chọn phương án dùng 2 máy khoan thi công 1 ca trong một ngày, mỗi ngày sẽ thi công được 2 cọc. 2.2.1.2. Tính toán khối lượng thi công cọc khoan nhồi. Cọc nhồi bê tông cốt thép có cao trình đáy cọc là -57m, cao trình mặt đất tự nhiên là -0,7m. Như vậy chiều sâu khoan của lỗ cọc là 56,3m. * Khối lượng bê tông: Bảng 2.1. Khối lượng bê tông cọc khoan nhồi. TT Tên cấu kiện Số lượng Đường kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng bê tông 1 cọc (m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 28.29 28.29 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 44.20 44.20 3 Cọc CN-3(số 5-26) 22 800 56.3 28.29 622.27 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 44.20 1988.80 Tổng cộng 2683.55 *Khối lượng cốt thép: Bảng 2.2. Khối lượng cốt thép cọc khoan nhồi. TT Tên cấu kiện Số lượng Khối lượng cốt thép (KG) Khối lượng thép 1 cọc(KG) Tổng KL (KG) D<=18 D>18 1 Cọc thí nghiệm(cọc số1) Cọc CN-1(D800) 1 1377.75 689.38 2067.13 2067.13 2 Cọc thí nghiệm(cọc số3) Cọc CN-2(D1000) 1 591.95 2379 2970.95 2970.95 3 Cọc CN-3(D800) 22 1496 646.35 2142.35 47131.7 4 Cọc CN-5(D1000) 45 561.64 2425 2986.64 134398.8 Tổng cộng 186568.58 * Khối lượng đất khoan cọc: Bảng 2.3. Khối lượng đất khoan cọc. TT Tên cấu kiện Số lượng Đường kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng đất khoan 1 cọc(m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 28.29 28.29 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 44.20 44.20 3 Cọc CN-3(số 5-26,59-60) 22 800 56.3 28.29 622.27 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 44.20 1988.80 Tổng cộng 2683.55 * Khối lượng Bentonite: Bảng 2.4. Khối lượng Bentonite. TT Tên cấu kiện Số lượng Đường kính (mm) Chiều sâu (m) Khối lượng Bentonite 1 cọc(m3) Tổng khối lượng(m3) 1 Cọc thí nghiệm(cọc số 1) Cọc CN-1(D800) 1 800 56.3 14.145 14.15 2 Cọc thí nghiệm(cọc số 3) Cọc CN-2(D1000) 1 1000 56.3 22.100 22.10 3 Cọc CN-3(số 5-26,59-60) 22 800 56.3 14.145 311.19 4 Cọc CN-5(số 61-96,138-146) 45 1000 56.3 22.100 994.50 Tổng cộng 1341.94 2.2.1.3. Thứ tự thi công cọc khoan nhồi. Theo tiêu chuẩn TCVN 197-1997 và TCVN 206-1997 thì chỉ khoan tạo lỗ cọc có vị trí cách cọc mới đổ xong bê tông (ít nhất trong vòng 14 ngày) một khoảng ít nhất là 5 lần đường kính cọc, tức là >=5D. Trong vòng 7 ngày xe, máy không được đi lại trong phạm vi ít nhất là 3 lần đường kính cọc vừa đổ bê tông. Từ đó ta có thứ tự thi công cọc khoan nhồi như sau: Bảng 2.5. Trình tự thi công cọc khoan nhồi. Ngày thi công Máy 1 Tên cọc Ngày thi công Máy 2 Tên cọc 1 145 1 2 141 2 3 140 3 4 75 4 5 5 10 5 62 6 8 6 11 7 68 7 14 8 69 8 16 9 13 9 84 10 78 10 21 11 79 11 23 12 81 12 25 13 90 13 95 14 91 14 94 15 6 15 20 16 61 16 18 17 63 17 146 18 1 18 142 19 15 19 72 20 17 20 9 21 86 21 7 22 88 22 67 23 22 23 70 24 24 24 12 25 26 25 77 26 96 26 80 27 93 27 82 28 19 28 92 29 3 29 71 30 138 30 73 31 64 31 83 32 66 32 85 33 33 144 34 34 139 35 35 74 36 36 76 37 37 65 38 38 87 39 39 143 40 40 72 Mặt bằng thi công cọc khoan nhồi được thể hiện ở hình vẽ trang sau. 2.2.1.4. Tính hao phí lao động công tác bê tông cọc nhồi * Hao phí lao động công tác gia công cốt thép cọc: Khối lượng (tấn) ĐMLĐ (Công/tấn) Hao phí LĐ tính toán(Công) Thiết kế tổ đội Số CN Số ca LĐ tính toán Ngày LĐ thực HPLĐ thực 186.57 3.5 652.99 25 26.120 26 650 Hao phí lao động công tác đổ bê tông cọc: Khối lượng (m3) ĐMLĐ (Công/m3) Hao phí LĐ tính toán(Công) Thiết kế tổ đội Số CN Số ca LĐ tính toán Ngày LĐ thực HPLĐ thực 2683.55 0.15 402.53 20 20.127 20 400 Hao phí tính ở trên cho công tác đổ bê tông bao gồm cả các công tác khác liên quan như lắp dựng cốt thép, lắp dựng ống đổ,... 2.2.1.5. Chọn máy phụ trợ. Với mỗi máy khoan cọc nhồi cần sử dụng thêm 1 cẩu và 1 máy đào phục vụ. Máy đào có nhiệm vụ san đất khi máy khoan đổ lên, xúc đất lên ôtô trong quá trình khoan, lấp đất khi khoan lỗ cọc xong. Cần cẩu làm nhiệm vụ cẩu lắp cốt thép, lắp và rút ống đổ bê tông. Ngoài ra còn phải chuẩn bị một số thiết bị sau: - Bể chứa vữa sét: 30m3 - Bể nước: 40m3 - 1 máy nén khí. - 1 máy trộn dung dịch Bentonite. - 1 máy bơm hút dung dịch Bentonite. - 1 máy bơm hút cặn lắng. Những thiết bị này là một bộ đi kèm với máy khoan đã được tiêu chuẩn hoá. * Chọn máy xúc đất: Chọn máy xúc 1 gàu nghịch dẫn động thuỷ lực bánh xích EO-2621A có các thông số kỹ thuật: Các Thông Số Đơn Vị EO-2621A Dung tích gàu (q) m3 0.25 Bán kính đào (R) m 4.7 Bán kính đổ (r) m 3 Chiều sâu đào (H) m 3.3 Chiều cao đổ (h) m 2.2 Trọng lượng máy (Q) T 5.1 Chu kỳ (Tck) s 15 Cơ cấu di chuyển Xích Đơn giá ca máy Đồng 393 549 Tính năng suất máy: Trong đó: kđ = 0.9 : hệ số đầy gầu kt = 1.1 : hệ số tơi của đất ktg = 0.75 : hệ số sử dụng thời gian nck : số chu kỳ xúc trong 1 giờ nck = 3600/Tck (h-1) Tck : thời gian của 1 chu kỳ (s) Tck = tck x kvt x kquay tck = 15 (s) kvt = 1.1 : hệ số phụ thuộc điều kiện đổ đất của máy xúc (kvt = 1.1 khi đổ đất lên thùng xe) kquay = 1 : hệ số phụ thuộc góc quay _ Tck = 15x1,1x1 = 16.5 (s) Năng suất ca của máy đào Nca= 8x33,47= 267,76m3 Vậy máy đào chọn đảm bảo cho việc vận chuyển đất trong 1 ca. * Chọn cần cẩu: Theo định mức để thi công 1 tấn thép cọc khoan nhồi cần 0.12 ca máy của cần trục loại 25T. Ta chọn cần trục bánh xích RDK25. Ta có một ca làm việc nhiều nhất là cọc có D1000 có tổng trọng lượng thép là 2986,64kg =2,986 tấn thép như vậy số ca máy cần là: 0,12 x 2,986 = 0,358 ca Các thông số của cần trục: Các Thông Số Đơn Vị RDK25 Chiều dài tay cần m 12,5 Chiều dài cần phụ m 10 Độ cao nâng (Hmax) m 16 Tầm với (Rmax) m 17 Sức nâng (Qmax) T 22 Cơ Cấu di chuyển Xích Đơn giá ca máy Đồng 1.120.935 Cần trục chọn đủ khả năng phục vụ công tác bê tông cốt thép cọc. * Chọn xe vận chuyển đất: Trong thời gian thi công khoan cọc ta chỉ tiến hành vận chuyển ra khỏi công trường khối lượng đất mà máy khoan đổ lên. Như vậy khối lượng đất cần vận chuyển đi trong 1 ngày bằng khối lượng đất của 2 hố khoan . Tính toán với khối lượng đất cần vận chuyển đi lớn nhất trong 1 ngày: V = 2 x 44,2 = 88,4 (m3) Đất được vận chuyển bằng ôtô tự đổ ra bãi đổ cách công trình khoảng 8km. Chọn loại ôtô tự đổ trọng tải 7 tấn. Đơn giá ca máy: 400.000 (đồng/ca) Chu kỳ của 1 lượt ôtô chạy đổ đất: Tôtô = tchờ + tđv + tđổ Trong đó: tchờ: thời gian ôtô đợi đổ đất lên xe. tchờ = ngàu x tckxúc ngàu: số gàu đổ đầy đất lên xe. q1: trọng tải xe, q1 = 7 tấn. : thể tích tự nhiên của đất, = 1.8 T/m3. q : dung tích gàu, q = 0.25 m3 kch : hệ số chứa đất tơi của gàu, kch = 0.9 ngàu = 7/(1,8x0,25x0,9) =17,3 = 18 gàu tckxúc : thời gian của 1 chu kỳ xúc đất. tckxúc = 16.5 s _ tchờ = 16.5x18 = 297 (s) tđv : thời gian ôtô chở đất đến nơi đổ và quay trở lại. tđv = 2xL/vtb L : cự ly vận chuyển, L = 8 km vtb : vận tốc trung bình, vtb = 30 km/h _ tđv = 2 x 8 x3600/30 = 1920 (s) tđổ : thời gian quay đầu xe và đổ đất, tđổ = 60 (s) Tôtô = 297 +1920 +60 = 2277 (s) Số chuyến vận chuyển được trong 1 ngày của ôtô: n = 3600 x 8 /2277 = 12,64 chuyến như vậy một ngay ôtô chở được 13 chuyến Khối lượng đất chở 1 chuyến: V1chuyến = ngàu x q = 18 x 0,25 = 4,32 (m3) Số chuyến cần vận chuyển trong 1 ngày để đảm bảo vận chuyển được hết số đất khoan: n’ = V/V1chuyến = 88,4/4,32 = 20,46 21 chuyến Như vậy, trong thời gian khoan ta dùng 2 xe ôtô trọng tải 7T để vận chuyển đất với tổng số 21 chuyến ôtô trong 1 ngày. * Tổng hợp máy móc thiết bị thi công cọc khoan nhồi: - 1 máy khoan cọc HITACHI: KH-125 cùng 1 bộ thiết bị khoan. - 1 máy xúc 1 gàu nghịch dẫn động thuỷ lực bánh xích EO-2621A - 1 cần trục bánh xích RDK25. - 2 xe ôtô 7T để vận chuyển đất 2.2.1.6. Tính chi phí thi công. Sử dụng công thức: Z quy ước = NC + M + TT + C Trong đó: NC: chi phí nhân công. M: chi phí sử dụng máy. C: chi phí chung. TT: Trực tiếp phí khác ở đây ta chưa tính đến chi phí vật liệu. * Chi phí nhân công: Bao gồm chi phí nhân công gia công cốt thép và chi phí nhân công đổ bê tông. Chi phí nhân công gia công cốt thép: NC1 = 650 x 35.000 = 22.750.000(đồng) Chi phí nhân công đổ bê tông: NC2 = 400 x 30.000 = 12.000.000 (đồng) Chi phí nhân công: NC = NC1 + NC2 = 22.750.000 +12.000.000 = 34.750.000(đồng) * Chi phí sử dụng máy: M = Mmáykhoan+ Mcẩu+ Mmáyđào+ Môtô+ CP các thiết bị khoan cọc + CP1lần Trong đó: Mmáykhoan= 1x69x1.000.000 = 69.000.000 (đồng) Mcẩu = 1x40x1.120.935 = 44.837.400 (đồng) Mmáyđào = 1x40x393.549 = 15.741.960 (đồng) Môtô = 2x40x400.000 = 32.000.000 (đồng) CP các thiết bị khoan cọc=1x69x11.251.104 = 776.326.176 (đồng) Chi phí 1 lần của máy tính bằng 2 ca máy. Cp1lần = 2x(2x1.000.000+1.120.935+393.549) = 7.028.968 (đồng) M = 69.000.000+ 44.837.400 + 15.741.960 + 32.000.000 + 776.326.176 + 7.028.968 = 944.934.504(đồng) * Trực tiếp phí khác: TT = 1,3%x(NC + M)= 1.3%x(34.750.000 + 944.934.504) =12.735.898 (đồng) * Chi phí chung: C = 5,5%(NC+M+TT) = 5,5%x(34.750.000 + 944.934.504 + 12.735.898 ) = 54.583.122 (đồng) Giá thành thi công: Z quy ước = 34.750.000 + 944.934.504 + 12.735.898 + 54.583.122 =1.047.003.524 (đồng) 2.2.1.7. Tiến độ thi công cọc khoan nhồi. Ở đây ta lập tiến độ thi công theo giờ với các bộ phận dây chuyền được phân chia chi tiết từ chính công tác khoan cọc nhồi. Như ở trên các bộ phận dây chuyền được phân chia thành 3 bộ phận như sau: - Khoan và làm sạch hố lần 1: 4 giờ. - Đặt cốt thép và làm sạch hố khoan lần 2: 1 giờ. - Lắp ống và đổ bê tông: 2 giờ. Có thể coi mỗi cọc là một mặt trận công tác, hay một phân đoạn, ta thực hiện tổ chức thi công dây chuyền trên mỗi phân đoạn đó. 2.2.1.8. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi. Quy trình công nghệ thi công khoan cọc nhồi bao gồm những công đoạn sau: TÊN CÔNG TÁC TIẾN ĐỘ THI CÔNG KHOAN VÀ LÀM SẠCH HỐ LẦN 1 (CỌC 1) ĐẶT CỐT THÉP VÀ LÀM SẠCH HỐ KHOAN LẦN 2 (CỌC 1) LẮP ỐNG VÀ ĐỔ BÊ TÔNG (CỌC 1) THỜI GIAN (GIỜ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Công tác chuẩn bị. - Công tác định vị tim cọc. - Công tác hạ ống vách khoan và bơm dung dịch bentonite. - Xác nhận độ sâu hố khoan và xử lý cặn lắng đáy hố cọc. - Công tác chuẩn bị và hạ lồng thép. - Hạ ống tramie - Lắp ống đổ bê tông. - Công tác đổ bê tông và rút ống thép. - Kiểm tra chất lượng cọc. Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi. THU HỒI DUNG DỊCH BENTONITE LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG BÊ TÔNG VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG TẬP KẾT BÊ TÔNG GIA CÔNG CỐT THÉP CỌC BUỘC DỰNG LỒNG THÉP VẬN CHUYỂN TẬP KẾT CHUẨN BỊ ĐỊNH VỊ ĐẶT ỐNG VÁCH Khoan XÁCNHẬN ĐỘ SÂU (NẠO VÉT) LẮP ĐẶT CỐT THÉP LẮP ĐẶT ỐNG ĐỔ BÊ TÔNG XỬ LÝ CẶN LẮNG ĐỔ BÊ TÔNG RÚT ỐNG VÁCH TRỘN BENTONITE CẤT CHỨA BENTONITE CẤP DUNG DỊCH BENTONITE LỌC CÁT 2.2.1.8.1. Công tác chuẩn bị. Để thực hiện việc thi công cọc khoan nhồi đạt kết quả tốt cần thực hiện tốt các công tác chuẩn bị sau: + Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, tài liệu về địa chất công trình và các yếu cầu kỹ thuật chung cho cọc khoan nhồi, yêu cầu kỹ thuật riêng của người thiết kế. + Lập phương án kỹ thuật thi công, cân đối giữa tiến độ, tổ hợp thiết kế nhân lực và giải pháp mặt bằng. + Máy khoan thuộc loại thiết bị lớn, rất nặng nên nhất thiết phải điều tra đầy đủ về phương án và lộ trình vận chuyển. Phải đảm bảo có đủ diện tích ở hiện trường để lắp dựng thiết bị, ngoài ra còn phải thực hiện việc xử lý gia cố mặt đường và nền đất trong khu vực thi công để thuận tiện cho việc lắp dựng thiết bị và xe cộ đi lại. + Nghiên cứu, thiết kế mặt bằng thi công, coi mặt bằng thi công có phần tĩnh, có phần động theo thời gian gồm thứ tự thi công cọc, đường di chuyển của máy đào, đường cấp và thu hồi dung dịch Bentonite, đường vận chuyển BT và cốt thép đến cọc, đường vận chuyển phế liệu ra khỏi công trường, đường thoát nước kể cả khi gặp mưa lớn và những yêu cầu khác của thiết kế mặt bằng như lán trại, nhà làm việc, kho bãi, khu gia công .. + Kiểm tra việc cung cấp các nhu cầu về điện nước cho công trường. + Chú ý xác nhận chủng loại và vị trí của các vật kiến trúc ngầm và xem xét khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận để có biện pháp xử lý thích hợp. + Phải có các biện pháp hạn chế tác hại của tiếng ồn và chấn động tránh các ảnh hưởng đến xung quanh. 2.2.1.8.2. Định vị tim cọc. Từ hệ thống mốc dẫn trắc đạc, xác định vị trí tim cọc "0" bằng hai máy kinh vĩ đặt ở 2 trục x, y sao cho hình chiếu của chúng vuông góc với nhau về tâm "0". Sau đó trên cơ sở tim cọc đã định vị được, dùng thước thép với sự trợ giúp của máy kinh vĩ xác định 4 điểm mốc kiểm tra (4 cọc tiêu bằng gỗ). Các cọc tiêu này cách mép cọc sẽ khoan 1.5m. Cọc tiêu này sẽ là cơ sở để xác định chính xác vị trí của cọc trong quá trình khoan. Vị trí tim cọc từng trụ sẽ được xác định trên cơ sở toạ độ của cọc và hệ mốc thiết kế được giao bằng hệ máy trắc đạc. Vị trí tim cọc sẽ được kiểm tra lại ngay sau khi hạ xong ống vách và đảm bảo sự sai số cho phép về sự lệch tim. Căn cứ vào các trục đã xác định khi khi giác vuông ta tiến hành định vị các tim cọc bằng phương pháp hình học đơn giản. Chú ý: Mốc gửi rất có thể bị thất lạc ® nên đánh dấu gửi vào các công trình lân cận nếu có thể. 2.2.1.8.3. Hạ ống vách. Sau khi định vị xong tim cọc, đưa máy khoan vào vị trí để khoan trước một số gầu. Mục đích là nhằm định vị để đưa ống vách xuống. Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách. ở đây có thể nhận thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm bảo cố định vị trí của cọc. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lòng cọc, cần khoan sẽ được đưa ra vào liên tục nên tác dụng thứ hai của ống vách là đảm bảo cho thành lỗ khoan phía trên không bị sập, do đó cọc sẽ không bị lệch khỏi vị trí. Mặt khác, quá trình thi công trên công trường có nhiều thiết bị, ống vách nhô một phần lên mặt đất sẽ có tác dụng bảo vệ hố cọc, đồng thời là sàn thao tác cho công đoạn tiếp theo. Ống vách là một ống bằng thép có đường kính lớn hơn đường kính gầu khoan khoảng 100mm, dài 6m được đặt ở phần trên miệng hố khoan, nhô lên khỏi mặt đất khoảng 0.6m. ống vách có nhiệm vụ: - Định vị và dẫn hướng cho máy khoan. - Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan đảm bảo không bị sập thành phía trên hố khoan. - Bảo vệ để đất đá và thiết bị không rơi xuống hố khoan. - Làm sàn đỡ tạm cho việc buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông … - Ống vách được thu hồi lại sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong. Ống vách được hạ xuống bằng nhiều phương pháp nhưng phương pháp thông dụng hiện nay là sử dụng chính máy khoan với gầu có lắp thêm đai sắt để mở rộng đường kính, khoan sẵn một lỗ đến hết độ sâu của ống vách, sử dụng cần cẩu hoặc máy đào đưa ống vách vào vị trí, hạ xuống đúng cao trình cần thiết. Sau khi đặt ống vách xong phải chèn ống vách bằng đất sét và nêm lại không cho ống vách dịch chuyển trong quá trình khoan. 2.2.1.8.4. Khoan tạo lỗ. Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm. * Công tác chuẩn bị: Trước khi khoan, ta cần làm trước một số công tác chuẩn bị sau: - Đặt áo bao: Đó là ống thép có đường kính 1.6m đến 1.7m, cao 0.7m đến 1m để chứa dung dịch sét bentonite, áo bao được cắm vào đất 0.3m đến 0.4m nhờ cần cẩu và thiết bị rung. - Lắp đường ống dẫn dung dịch bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc. - Trải tôn dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá trình làm việc, chống sập lở miệng lỗ khoan. Việc trải tôn phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 mép tôn lớn hơn đường kính ngoài cọc 10cm để đảm bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm. - Điều chỉnh và định vị máy khoan nằm ở vị trí thăng bằng và thẳng đứng, có thể dùng gỗ mỏng để điều chỉnh, kê dưới dải xích. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy kinh vĩ để điều chỉnh độ thăng bằng và thẳng đứng của máy và cần khoan; hai niveau phải đảm bảo về số 0. - Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển lấy đất mang đi. - Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục không gián đoạn. * Yêu cầu đối với dung dịch bentonite: Bentonite là loại đất sét có kích thước hạt nhỏ hơn đất sét kaolinite nên người ta thường dùng đất sét bentonite để chế tạo bùn khoan. Dung dịch sét bentonite có 2 tác dụng chính: - Giữ cho thành hố đào không bị sập nhờ dung dịch chui vào khe nứt quyện với cát rồi tạo thành một màng đàn hồi bọc quanh thành vách hố giữ cho cát và các vật thể vụn không bị rơi và ngăn không cho nước thẩm thấu qua vách. - Tạo môi trường nặng nâng đất đá, vụn khoan nổi lên mặt trên để trào ra hoặc hút khỏi hố khoan. Dung dịch bentonite trước khi dùng để khoan cần có các chỉ số sau: - PH>8 - Tỉ trọng: 1,02-1,15t/m3. - Độ nhớt: 29-50giây. - Hàm lượng cát: <6%. - Hàm lượng Bentonite trong dung dịch:2-6% * Công tác khoan : - Hạ mũi khoan: Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ khoảng 1,5m/s. Góc nghiêng của cần dẫn từ 78,50¸830, góc nghiêng giá đỡ ổ quay cần kelly cũng phải đạt 78,50¸830 thì cần kelly mới đảm bảo vuông góc với mặt đất. Mạch thuỷ lực điều khiển đồng hồ phải báo từ 45¸55 (kG/cm2). Mạch thuỷ lực quay mô tơ thuỷ lực để quay cần khoan, đồng hồ báo 245 (kG/cm2) thì lúc này mô men quay đã đạt đủ công suất. - Quá trình khoan: + Khi mũi khoan đã chạm tới đáy hố máy bắt đầu quay. + Tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 vòng/phút, sau đó nhanh dần 18-22 vòng/phút. + Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1-2 lần để giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu. + Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 v/p) để tăng mô men quay. Khi gặp địa chất rắn khoan không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà (auger flight) có lắp mũi dao (auger head) F1000 để tiến hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan; sau đó phải đổi lại gầu khoan để lấy hết phần phôi bị phá. + Chiều sâu hố khoan được xác định thông qua chiều dài cần khoan. - Rút cần khoan: Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan; từ từ rút cần khoan lên với tốc độ khoảng 0,3¸0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép cần khoan (kelly bar) để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài. Đất lấy lên được tháo dỡ, đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác. Yêu cầu: Trong quá trình khoan người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong máy khoan để đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không được vượt quá 1% chiều dài cọc. Khi khoan qua chiều sâu của ống vách, việc giữ thành hố được thực hiện bằng vữa bentonite. Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan, cao trình dung dịch betonite phải cao hơn cao trình mực nước ngầm từ 1-2m. Sau mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, bentonite phải được đổ đầy vào trong để chiếm chỗ. Như vậy chất lượng bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phần của đất bị lắng đọng lại. Chỉ khoan tạo lỗ cọc có vị trí cách cọc mới đổ xong bê tông (ít nhất là trong vòng 14 ngày) một khoảng ít nhất là 5 lần đường kính cọc, tức là >=5D. Trong vòng 7 ngày xe, máy không được đi lại trong phạm vi ít nhất là 3 lần đường kính cọc vừa đổ bê tông. 2.2.1.8.5. Kiểm tra hố khoan. Sau khi khoan xong, dừng khoảng 30 phút đo kiểm tra chiều sâu hố khoan, nếu lớp bùn đất ở đáy lớn hơn 1 m thì phải khoan tiếp nếu nhỏ hơn 1m thì có thể hạ lồng cốt thép. Kiểm tra độ thẳng đứng và đường kính lỗ cọc: Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi việc bảo đảm đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt để phát huy được hiệu quả của cọc, do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và đường kính thực tế của cọc. Để thực hiện công tác này ta dùng máy siêu âm để đo . Thiết bị đo như sau: Thiết bị là một dụng cụ thu phát lưỡng dụng gồm bộ phát siêu âm bộ ghi và tời cuốn. Sau khi sóng siêu âm phát ra và đập vào thành lỗ căn cứ váo thời gian tiếp nhận lai phản xạ của sóng siêu âm này để đo cự ly đến thành lỗ từ đó phán đoán độ thẳng đứng của lỗ cọc. Với thiết bị đo này ngoài việc đo đường kính của lỗ cọc còn có thể xác nhận được lỗ cọc có bị sạt lở hay không, cũng như xác định độ thẳng đứng của lỗ cọc. 2.2.1.8.6. Công tác thổi rửa đáy lỗ khoan. Để đảm bảo chất lượng của cọc và sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc và nền đất, cần tiến hành thổi rửa hố khoan trước khi đổ bê tông. Phương pháp thổi rửa lòng hố khoan: Ta dùng phương pháp thổi khí (airlift). Việc thổi rửa tiến hành theo các bước sau: - Chuẩn bị: Tập kết ống thổi rửa tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối buộc. - Lắp giá đỡ: Giá đỡ vừa dùng làm hệ đỡ của ống thổi rửa vừa dùng để đổ bê tông sau này. Giá đỡ có cấu tạo đặc biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo lắp ống thổi rửa. - Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan. ống thổi rửa có đường kính 25cm, chiều dài mỗi đoạn là 3m. Các ống được nối với nhau bằng ren vuông. Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa bên trong và bên ngoài. Phía trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn F 150 để thu hồi dung dịch bentonite và cát về má lọc, một cửa dẫn khí có F 45, chiều dài bằng 80% chiều dài cọc. - Tiến hành: Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong suốt thời gian rửa đáy hố. Khí nén sẽ đẩy vật lắng đọng và dung dịch bentonite bẩn về máy lọc. Lượng dung dịch sét bentonite trong hố khoan giảm xuống. Quá trình thổi rửa phải bổ sung dung dịch bentonite liên tục. Chiều cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước ngầm tại vị trí hố khoan là 1.5m để thành hố khoan mới tạo được màng ngăn nước, không cho nước từ ngoài hố khoan chảy vào trong hố khoan. Sau khoảng 20 đến 30 phút, kiểm tra lại độ sâu nếu phù hợp với chiều sâu khoan thì được. 2.2.1.8.7. Thi công cốt thép. Trước khi hạ lồng cốt thép, phải kiểm tra chiều sâu hố khoan. Sau khi khoan đợt cuối cùng thì dừng khoan 30 phút, dùng thước dây thả xuống để kiểm tra độ sâu hố khoan. Nếu chiều cao của lớp bùn đất ở đáy còn lại ³1m thì phải khoan tiếp. Nếu chiều sâu của lớp bùn đất £ 1m thì tiến hành hạ lồng cốt thép. * Hạ khung cốt thép: Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan. - Dùng cẩu hạ đứng lồng cốt thép xuống. Cốt thép được giữ đúng ở vị trí đài móng nhờ 4 thanh thép F 12. Các thanh này được hàn tạm vào ống vách và có mấu để treo. Mặt khác để tránh sự đẩy trồi lồng cốt thép trong quá trình đổ bê tông, ta hàn 4 thanh thép khác vào vách ống để giữ lồng cốt thép lại. - Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép, ở các cốt đai có gắn các miếng bê tông. Khoảng cách giữa chúng khoảng 1m. - Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cẩu ở đúng trục tim của khung tránh làm khung bị lăn. - Lớp bảo vệ của khung cốt thép là : 7cm. * Công tác gia công cốt thép: - Khi thi công buộc khung cốt thép, phải đặt chính xác vị trí cốt chủ, cốt đai và cốt đứng khung. Để làm cho cốt thép không bị lệch vị trí trong khi đổ bê tông, bắt buộc phải buộc cốt thép cho thật chắc. Muốn vậy, việc bố trí cốt chủ, cốt đai, cốt đứng khung, phương pháp buộc và thiết bị buộc, độ dài của khung cốt thép, biện pháp đề phòng khung cốt thép bị biến dạng, việc thi công đầu nối cốt thép, lớp bảo vệ cốt thép... đều phải được cấu tạo và chuẩn bị chu đáo. * Chế tạo khung cốt thép : Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường. Do những thanh cốt thép để buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ô tô tải trọng lớn, khi bốc xếp phải dùng cẩn cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại nhãn hiệu, đường kính độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau đó khung cốt thép được sắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Để cho những công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi không trở ngại việc vận chuyển của ô tô và cần cẩu. Đảm bảo đường vận chuyển phải chịu đủ áp lực của các phương tiện vận chuyển. Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên khi cất giữ nhiều thì phải xếp lên thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường. Nhưng nhằm tránh các sự cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta chỉ xếp lên làm 2 tầng. 2.2.1.8.8. Công tác đổ bê tông. * Chuẩn bị : - Thu hồi ống thổi khí. - Tháo ống thu hồi dung dịch bentonite, thay vào đó là phễu đổ hoặc vòi bơm bê tông. - Đổi ống cấp thành ống thu dung dịch bentonite trào ra do khối bê tông đổ vào chiếm chỗ. * Thiết bị và vật liệu sử dụng: - Hệ ống đổ bê tông: Đây là một hệ ống bằng kim loại, tạo bởi nhiều phần tử. Được lắp phía trên một phễu hoặc máng nghiêng. Các mối nối của ống rất khít nhau. Đường kính trong phải lớn hơn 4 lần đường kính cấp phối bê tông đang sử dụng. Đường kính ngoài phải nhỏ hơn 1/2 lần đường kính danh định của cọc. Chiều dài của ống có chiều dài bằng toàn bộ chiều dài của cọc. Trước khi đổ bê tông người ta rút ống lên cách đáy cọc 25cm. - Bê tông sử dụng: Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do vậy tỉ lệ cấp phối bê tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê tông ngoài việc đủ cường độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong ống dẫn và không hay bị gián đoạn, cho nên thường dùng loại bê tông có: + Độ sụt 17±2 cm . + Cường độ thiết kế: Mác 300#. * Đổ bê tông : - Lỗ khoan sau khi được vét ít hơn 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông. Nếu quá trình này quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch tại đáy hố khoan. Khi đặc tính của dung dịch không tốt thì phải thực hiện lưu chuyển dung dịch cho tới khi đạt yêu cầu. - Trước khi đổ bêtông người ta đặt một nút bấc vào ống đổ để ngăn cách giữa bêtông và dung dịch bentonite trong ống đổ, sau đó nút bấc này sẽ nổi lên mặt bentonite trên miệng cọc và được thu hồi. - Khi dung dịch bentonite được đẩy trào ra thì cần dùng bơm cát để thu hồi kịp thời về máy lọc, tránh không để bê tông rơi vào bentonite gây tác hại keo hoá làm tăng độ nhớt của bentonite. - Khi thấy đỉnh bê tông dâng lên gần tới cốt thép thì cần đổ từ từ tránh lực đẩy làm đứt mối hàn râu cốt thép vào vách. - Để tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lần, nhưng ống vẫn phải ngập trong bê tông như yêu cầu trên. - Ống đổ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay. Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước chảy vào hố khoan. Khi đổ bê tông ta phải đổ vượt cao trình tính toán 1m . Để đo bề mặt bê tông người ta dùng quả dọi nặng có dây đo. Yêu cầu: - Bê tông cung cấp tới công trường cần có độ sụt đúng qui định 17±2cm, do đó cần có người kiểm tra liên tục các mẻ bê tông. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông. - Thời gian đổ bê tông không vượt quá 4 giờ. - Ống đổ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hố. - Miệng dưới của ống đổ bê tông cách đáy hố khoan 25cm. Trong quá trình đổ miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông 2-9m. - Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc. - Bê tông đổ liên tục tới vị trí đầu cọc. * Xử lý bentonite thu hồi: Bentonite sau khi thu hồi lẫn rất nhiều tạp chất, tỉ trọng và độ nhớt lớn. Do đó bentonite lấy từ dưới hố khoan lên để đảm bảo chất lượng để dùng lại thì phải qua tái xử lý. Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đất vụn trong dung dịch bentonite sẽ được giảm tới mức cho phép. 2.2.1.8.9. Rút ống vách. - Tháo dỡ toàn bộ giá đỡ của ống phần trên. - Cắt 3 thanh thép treo lồng thép. - Dùng máy rung để rút ống lên từ từ. - Ống chống còn để lại phần cuối cắm vào đất khoảng 2m để chống hư hỏng đầu cọc. Sau 3¸5 giờ mới rút hết ống vách. 2.2.2. Tổ chức thi công công tác đào đất 2.2.2.1. Phương hướng thi công tổng quát và giải pháp công nghệ * Doanh nghiệp tiến hành công tác đào hố móng theo quy định của chủ đầu tư và sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp chuẩn bị mặt bằng cần thiết và hoàn chỉnh việc thi công cọc khoan nhồi. * Sau khi thi công xong cọc khoan nhồi, tiến hành thi công đào đất hố móng và rãnh giằng móng để đổ bê tông đài giằng. Để lập biện pháp thi công và tiến độ thi công đào đất, trước hết ta cần xác định kích thước các hố đào. Được tiến hành đào thành 2 đợt: - Đợt 1: Đào ao từ cốt -0,70 m xuống cốt cách đáy đài móng 20 cm ( cốt -3,20m) Dùng ô tô chở đất ra nơi quy định của thành phố (giữ lại một phần đất tốt để lấp móng). - Đợt 2:Phần còn lại đào sửa thủ công theo đài móng Trong qúa trình thi công đất ta sẽ kết hợp thi công xen kẽ các phần việc khác như đập đầu cọc…. * Những công việc mà công tác đào đất phải thực hiện là: - Đào đất bằng máy: Máy đứng trên cao đưa gầu xuống dưới hố móng đào đất. Khi đất đầy gầu ® quay gầu từ vị trí đào đến vị trí đổ là ô tô đứng bên cạnh. Cứ như thế, máy di chuyển theo trục - Sửa móng bằng thủ công : tiến hành đào thủ công để tránh va chạm của máy vào cọc. Dụng cụ đào : Xẻng, cuốc, mai, kéo cắt đất. Phương tiện vận chuyển: Dùng xe cải tiến, xe cút kít, đường goòng.. Sơ đồ đào đất và hướng đào giống như khi đào bằng máy. Với khối lượng đất đào bằng thủ công tương đối nhiều nên cần phải tổ chức thi công cho hợp lý tránh tập trung người vào một chỗ, phân rõ ràng các tuyến làm việc. - Đất được đào bằng máy vận chuyển đi xa 7km bằng ô tô. 2.2.2.2. Tổ chức thi công đào đất. 2.2.2.2.1. Tính toán khối lượng đất đào : Theo khảo sát, công trình được xây trên nền đất cấp 3, đất sét pha không có mực nước ngầm. Toàn bộ đất đào lên được xúc lên ô tô vận chuyển đi xa 7km. Tiến hành đào ao toàn bộ khu đất từ cốt –0,70m đến –3,40m Tính thể tích đất đào móng: Đào từ cốt -0.70 đến cốt -3.40: 37,15x20,3x2,7= 2036 Trừ: -3,3x13,9x2,7= -123,8 Cộng: 2.7x4,6x(21,5+41,75)= 785,6 Vậy thể tích đất cần đào: 2697,8 m3 Trong đó: Thể tích đất đào bằng máy :37,15x20,3x2,5= 1885 m3 Cộng : 2,5x4,26x(21,5+41,75) = 70 m3 Trừ : -3,3x13,9x2,5 = -114,68 => thể tích đất đào bằng máy là: 1840,32 m3 Thể tích đất đào bằng thủ công :2697,8 – 1840,32 = 857,48m3 2.2.2.2.2. Phân đoạnthi công công tác đào đất: Khối lượng thi công công tác đất của công trình lớn, mặt bằng rộng, do đó ta không phân đoạn để có thể bố trí sơ đồ di chuyển máy một cách hợp lý. Tiến hành đào đất bằng máy kết hợp với sửa hố móng bằng thủ công. 2.2.2.2.3. Chọn máy thi công đào đất : Chọn máy đào đất cần dựa trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa đặc điểm, tính năng kỹ thuật của máy với đặc điểm, điều kiện cụ thể của công trình, cấp đất đào, mực nước ngầm, hình dạng kích thước hố đào và thời gian thi công. Phương án I: Sử dụng máy xúc gầu nghịch dẫn động cơ khí EO-3211G. Phương án II: Sử dụng máy xúc gầu nghịch dẫn động cơ khí EO-4112 Do vật liệu 2 phương án là như nhau, nên khi so sánh 2 phương án ta chỉ cần tính chi phí so sánh đánh giá phương án, không tính chi phí vật liệu * Phương án I: Chọn máyxúc 1 gầu nghịch (dẫn động cơ khí) EO-3211G, thông số của máy: Các Thông Số Đơn Vị EO-3211G Dung tích gàu (q) m3 0,4 Bán kính đào (R) m 8,2 Bán kính đổ (r) m 2,9 Chiều sâu đào (H) m 5 Chiều cao đổ (h) m 5,6 Trọng lượng máy (Q) T 12,4 Chu kỳ (Tck) s 15 Cơ cấu di chuyển Xích Đơn giá ca máy Đồng 546.310 N = nck x Ktg x q x Tính năng suất ca máy: Trong đó: + q: Dung tích gầu q = 0,4 m3 + Kd: Hệ số đầy gầu Kd = 0,95 + Kt: Hệ số tơi của đất Kt =1,3 + nck: Số chu kì xúc trong một giờ nck= 3600/ Tck Tck: Thời gian của một chu kỳ Tck= tck x Kvt x Kquay tck: Thời gian của một chu kỳ, khi góc quay j =900, đất đổ tại chỗ. Kquay = 1,1: Hệ số phụ thuộc vào góc quay j (900<j<1100 Kquay=1,1)s Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc. Kvt = 1,1 a Tck = 15 x 1,1 x 1,1 = 19 giây anck = 3600/ 19 = 189 (chu kỳ) + Ktg: Hệ số sử dụng thời gian Ktg = 0,8 Nca= 44,3 x 8 = 354,4 m3/ca. Ntt= Nca x K1 x K2 = 354,4 x 0,85 x 1,1= 331.4m3/ca Khối lượng đất đào bằng máy: 2293,13m3 Số ca máy cần dùng: n = 1840,32 /331,4= 5,56 (ca) Vậy chọn số ca máy cần đào là 6 ca. Khối lượng đất còn lại do đào bằng thủ công được tính như sau: + Hao phí lao động bằng thủ công: Q = QCN x Đm = (2697,8-6x331,4)x 0,52 = 369 (ngày công). + Chọn tổ đội 37 người làm 1 ca/ngày trong 10 ngày. ®Tổng hao phí lao động là 370 ngày công Xác định số ô tô phục vụ vận chuyển đất: + Sử dụng xe ben BAZ 503 trọng tải 7 tấn điểm đổ đất cách 7 km. + Tính số gầu đất của máy đào đổ đầy ôtô: Trong đó: g :Trọng lượng riêng của đất (1,8 tấn/m3) Kđ : Hệ số đầy gầu (0,95) Q : Tải trọng của xe (7 tấn) Q : Dung tích gầu đào (0,4 m3) m = = 10,2 gầu Số gầu đất đổ đầy ô tô lấy bằng 10 gầu- + Thời gian đổ đầy xe Tđ = m x Tck = 10 x 19 = 190 (s) + Thời gian 1 chu kỳ vận chuyển của xe: Txe = t1 + t2 + t3 Trong đó: t1: Thời gian đổ đầy của xe 190 (s) t2: Thời gian đi trên đường 2* L/Vtb = 3600x2x7/25= 2.016 t3: Thời gian đổ và quay xe 240 Txe= 190+2016+240 =2446 Số xe phục vụ: N = = = 13,87xe Lấy 14 xe để vận chuyển đất. TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐÀO ĐẤT MÁY THỦ CÔNG 37 NGÀY 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tính chi phí so sánh phương án I: Z quy ước = NC + M + C +TT + Chi phí sử dụng máy: (Gồm cả chi phí thợ vận hành máy, nhiên liệu) - Máy xúc: 1 máy làm việc trong 6 ca M1 = n1 x ĐG = 6 x 546.310 = 3.277.860 đ - Ôtô phục vụ M2 = n2 x ĐG = 14 x 6 x 351.110 = 29.493.240 đ - Chi phí một lần (lấy bằng 1 ca máy) : 546.310 đ M =3.277.860 +29.493.240 +546.310 = 33.317.410đ + Chi phí nhân công: NC = n x ĐG = 370 x 30.000 = 11.100.000đ T= M + NC= 33.317.410 + 11.100.000 =44.417.410 đ + Trực tiếp phí khác: TT = 1,3%x(M+NC) = 1,3%x44.417.410 = 577.426 đ Cộng chi phí trực tiếp: T = NC+M+TT = 11.100.000 + 33.317.410 + 577.426 = 44.994.836đ + Chi phí chung: C = k x T = 5,5% x 44.994.836= 2.474.715đ Vậy chi phí so sánh phương án I là: Z1 = 44.994.836 + 2.474.715 = 47.469.551đ. * Phương án II: Chọn máy xúc 1 gầu nghịch (dẫn động cơ khí ) EO-4112 Các Thông Số Đơn Vị EO-4112 Dung tích gàu (q) m3 0,6 Bán kính đào (R) m 10,1 Bán kính đổ (r) m 3,1 Chiều sâu đào (H) m 5,8 Chiều cao đổ (h) m 6,1 Trọng lượng máy (Q) T 24 Chu kỳ (Tck) s 20 Cơ cấu di chuyển Xích Đơn giá ca máy Đồng 705.849 Tính năng suất ca máy: N = nck x Ktg x q x Trong đó: q: Dung tích gầu q = 0,65 m3 Kd: Hệ số đầy gầu Kd = 0,95 Kt: Hệ số tơi của đất Kt =1,3 nck:Số chu kì xúc trong một giờ(3600 giây), nck= Tck: Thời gian của một chu kỳ tck: Thời gian của một chu kỳ, khi góc quay j =900, đất đổ tại chỗ. Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc. Kvt = 1,1 Kquay: Hệ số phụ thuộc vào j quay cần với. Kquay = 1,1 Tck = 20 x 1,1 x 1,1 = 24.2 giây lấy Tck= 25 (s) nck = 3600/ 25 = 144 (chu kỳ) Ktg: Hệ số sử dụng thời gian Ktg = 0,8 Nca= 54,7 x 8 = 437,6 m3/ca. Ntt = Nca x K1 x K2 = 437,6 x 0,85 x 1,1 = 409,2 m3/ca Năng suất của máy đào: 409,2 m3/ca Khối lượng đất đào bằng máy: 1840,32m3 Số ca máy cần dùng: n =1840,32/409,2 = 4,49(ca) Vậy chọn số ca máy cần đào là 5 ca. Khối lượng đất còn lại do đào bằng thủ công được tính như sau: + Hao phí lao động bằng thủ công: Q = QCN x Đm = (2697,8-5x409,2)x 0,52 = 339 (công). + Chọn tổ đội 34 người làm 1 ca/ngày trong 10 ngày. ® Hao phí lao động là 340 ngày công Xác định số ô tô phục vụ vận chuyển đất: + Sử dụng xe ben BAZ 503 trọng tải 10 tấn dung tích thùng 6 m3 . Chỗ đổ đất cách 7 km. + Tính số gầu đất của máy đào đổ đầy ôtô: Trong đó: g :Trọng lượng riêng của đất (1,8 tấn/m3) Kđ: Hệ số đầy gầu (0,95) Q: Tải trọng của xe (10 tấn) q: Dung tích gầu đào (0,65 m3) (gầu) Số gầu đất đổ đầy ô tô lấy bằng 9 gầu + Thời gian đổ đầy xe Tđ = m x Tck = 9 x 25 = 225 (s) + Thời gian 1 chu kỳ vận chuyển của xe: Txe = t1 + t2 + t3 Trong đó: t1: Thời gian đổ đầy của xe 225(s) t2: Thời gian đi trên đường 2x L/Vtb = 3600x2x7/25= 2016 t3: Thời gian đổ và quay xe 240(s) Txe= 225+2016+240= 2481(s) Số xe phục vụ: xe => Lấy 12 xe để vận chuyển đất. Tính chi phí so sánh phương án II: Z quy ước = NC + M + C +TT + Chi phí sử dụng máy: (Gồm cả chi phí thợ vận hành máy, nhiên liệu) - Máy xúc: M1 = n1 x ĐG = 5x 705.849 = 3.529.245 đ - Ôtô phục vụ M2 = n2 x ĐG = 12 x 5 x 578.314 = 34.698.840 đ - Chi phí một lần lấy bằng 1 ca máy: 705.849 đ M= M1+M2=3.529.845 + 34.698.840 +705.849 =38.933.934đ + Chi phí nhân công: NC = n x ĐG = 340 x 30.000 = 10.200.000 đ + Trực tiếp phí khác TT = 1,3%x(M+NC)= 1,3%x( 38.933.934 + 10.200.000)= 506.141 đ Cộng chi phí trực tiếp T= M + NC + TT = 38.933.934 + 10.200.000 + 506.141 = 49.640.075đ + Chi phí chung: CPC = k x T = 5,5% x 49.640.075=2.730.204đ Vậy chi phí so sánh phương án II là: Z2 = 49.640.075 + 2.730.204 = 52.370.279 đ TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐÀO ĐẤT MÁY THỦ CÔNG 34 NGÀY 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 * So sánh lựa chọn phương án thi công So sánh 2 phương án thi công. Phương án Thời gian thi công Chi phí Phương án I 11 47.469.551đ Phương án II 11 52.370.279 đ Nhận xét: T1=T2 Z1<Z2 Vậy ta chọn phương án 1 làm phương án thi công 2.2.2.3.Trình tự thi công đào đất: Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là hệ thống tiêu nước bề mặt (nước mưa, cống rãnh v.v...) Ngăn cản không cho chảy vào hố móng công trình trong khi đang đào. Đảm bảo tiết diện và độ dốc những rãnh mương tiêu nước để đảm bảo thoát nước nhanh phục vụ cho thi công thuận lợi. Chuẩn bị sẵn máy bơm nước tại các hố thu để sẵn sàng bơm nước ngay nếu trời mưa trong khi đang đào đất. Độ dốc theo chiều nước chảy của rãnh tiêu nước không nhỏ hơn 0,03% (trường hợp đặc biệt là 0,02%). Công tác đất được thi công theo TCVN 4447: 1987 (Công tác đất qui phạm thi công và nghiệm thu). Khi đào đất hố móng ta phải đào rộng ra mép ngoài cùng của đài cọc là 0.1m. Tại vị trí cọc, đào bằng máy cách đỉnh cọc 0.2m. Tại vị trí giằng móng đào bằng máy cách đáy móng 0.2m. Phần còn lại đào bằng thủ công.. Sự cố thường gặp khi đào đất : Đang đào đất, gặp trời mưa làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng. Khi tạnh mưa nhanh chóng lấy hết chỗ đất sập xuống, lúc vét đất sập lở cần chữa lại 15cm đáy hố đào so với cốt thiết kế. Khi bóc bỏ lớp đất chữa lại này (bằng thủ công) đến đâu phải tiến hành làm lớp lót móng bằng bê tông gạch vỡ ngay đến đó. Cần có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa nước không chảy từ mặt xuống đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nước, phải có rãnh, con trạch quanh hố móng để tránh nước trên bề mặt chảy xuống hố đào. Khi đào gặp đá "mồ côi nằm chìm" hoặc khối rắn nằm không hết đáy móng thì phải phá bỏ để thay vào bằng lớp cát pha đá dăm rồi đầm kỹ lại để cho nền chịu tải đều. 2.2.3. Tổ chức thi công đài cọc, giằng móng, vách 2.2.3.1. Đặc điểm thi công và danh mục công việc. Công tác bê tông móng là một trong những công tác quan trọng của phần ngầm nói riêng cũng như của toàn bộ công trình nói chung. Công tác bê tông được thực hiện sau khi đào đất móng và đập đầu cọc xong. Do khối lượng thi công lớn cho nên để đảm bảo thi công được thuận tiện ta chia mặt bằng thi công thành các phân đoạn, trên mỗi phân đoạn gồm có các quá trình sau: - Đổ bê tông lót móng, giằng móng: dùng bê tông mác 100#, đổ bằng thủ công. - Gia công cốt thép móng, giằng móng: sử dụng máy cắt, uốn nếu cần. - Vận chuyển và lắp dựng cốt thép móng, giằng móng. - Lắp dựng ván khuôn móng, giằng móng. - Đổ bê tông móng, giằng móng: Bê tông thương phẩm mác 300#, đổ bằng máy bơm. - Tháo ván khuôn móng, giằng móng với thời gian gián đoạn là 1 ngày. Ta chỉ tổ chức dây chuyền cho công tác bê tông lót, vận chuyển và lắp dựng cốt thép, lắp dựng ván khuôn móng, giằng móng, công tác đổ bê tông móng, giằng móng, tháo ván khuôn móng. Các công tác còn lại như: gia công cốt thép, bê tông cổ cột, vách, xây cổ móng, bể ngầm, bể phốt,… sẽ được tính toán hao phí lao động và ghép vào tiến độ. Mỗi dây chuyền công tác do một tổ công nhân chuyên nghiệp thực hiện. Diện tích phân đoạn phải là mặt trận công tác tối ưu, đảm bảo cho tổ công tác hoạt động có năng suất cao nhất. Kích thước của phân đoạn phải phù hợp với tính chất làm việc của kết cấu, đặc điểm kiến trúc của công trình, công nghệ thi công, tính năng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thi công. Đồ án đưa ra 2 phương án thi công bê tông cốt thép đài cọc và giằng móng để so sánh lựa chọn. 2.2.3.2. Phương án 1. Chia mặt bằng thi công làm 3 phân đoạn như hình vẽ. Căn cứ vào mặt bằng thi công đã được phân đoạn để tính khối lượng cụ thể cho từng phân đoạn, kết quả như sau: Bảng 2.6. Khối lượng trên mỗi phân đoạn PAI (xem phụ lục 4) 2.2.3.2.1. Tính toán hao phí lao động và bố trí tổ đội thi công. Hao phí lao động cho từng phân đoạn đựoc tính theo công thức: H = Q x Đ (công) Trong đó: Q: Khối lượng công tác trên một phân đoạn của quá trình đang xét. Đ: Định mức nội bộ của đơn vị thi công cho công tác đang xét (ngày công/đvt). Dựa trên khối lượng đã tính toán ta lập được các bảng sau Bảng 2.7. Hao phí lao động công tác bê tông lót móng PAI Phân đoạn Khối lượng (m3) ĐMLĐ (công/m3) HPLĐ (công) Thiết kê tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ thực HPLĐ thực 1 11.68 0.5 5.84 7 1.20 1 7.00 2 14.56 0.5 7.28 7 0.96 1 7.00 3 12.55 0.5 6.28 7 1.12 1 7.00 Tổng 38.80 19.40 3.28 3 21.00 Bảng 2.8. Hao phí lao động công tác cốt thép móng PAI Phân đoạn Đường kính (mm) Khối lượng (Tấn) ĐMLĐ (công/T) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ Thực HPLĐ thực 1 D<=10 0.95 5.66 5.36 25 1.91 2 50 10<D<=18 5.98 4.17 24.92546755 D>18 5.46 3.18 17.37452303 Tổng 12.39 47.66 2 D<=10 1.46 5.66 8.27 25 3.12 3 75 10<D<=18 4.10 4.17 17.08105692 D>18 16.6 3.18 52.62926518 Tổng 22.11 77.98 3 D<=10 1.35 5.66 7.64 25 2.29 2 50 10<D<=18 5.39 4.17 22.46084284 D>18 8.54 3.18 27.16244728 Tổng 15.28 57.26 Tổng Cộng 175 Bảng 2.9. Hao phí lao động công tác ván khuôn móng PAI Phân đoạn Khối lượng (100m2) ĐMLĐ (công/100m2) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ thực HPLĐthực 1 2.64 10.76 28.39998518 17 1.67 2 34 2 3.16 34.02 17 2.00 2 34 3 3.30 35.51 17 2.09 2 34 Tổng 97.92 5.76 6 102 * Tính hao phí lao động cho công tác đổ bê tông móng: Bê tông đài cọc và giằng móng dùng bê tông thương phẩm chở đến từ trạm trộn trên những ôtô chuyên dụng, sau đó dùng bơm bê tông bơm trực tiếp vào khuôn. Công nhân chỉ thực hiện công việc như cầm vòi bơm, đầm, san, gạt bê tông. Bảng 2.10. Hao phí lao động công tác bê tông móng PAI Phân đoạn Khối lượng (m3) ĐMLĐ (công/m3) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ thực HPLĐthực 1 166.65 0.35 58 26 2.24 2 52 2 222.36 77.83 26 2.99 3 78 3 165.47 57.91 26 2.23 2 52 Tổng 194.07 7.46 7 182 Bảng 2.11. Hao phí lao động công tác tháo ván khuôn móng PAI Phân đoạn Khối lượng (100m2) ĐMLĐ (công/100m2) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ thực HPLĐthực 1 2.64 5.38 14 16 0.89 1 16 2 3.16 17 16 1.06 1 16 3 3.30 18 16 1.11 1 16 Tổng 48.96 3.06 3 48 Thời gian thi công các quá trình được tổng hợp vào bảng sau. Bảng 2.12. Tổng hợp thời gian thi công PA I TT Công tác Phân đoạn Tổ CN 1 2 3 1 Bê tông lót móng,giằng Tcn=1 ngày(k1) 1 1 1 7 2 Lắp dựng thép móng,giằng(K2) 2 3 2 25 3 Lắp dựng VK móng, giằng(K3) 2 2 2 17 4 Bê tông móng,giằng Tcn= 2 ngày(K4) 2 3 2 26 5 Tháo VK 1 1 1 16 Vậy thời gian thi công của phương án 1 là 17 ngày. Ta có tiến độ thi công của phương án này như sau: 2.2.3.2.2. Tính toán máy thi công cho phương án 1. Căn cứ vào khối lượng thi công lớn nhất trong 1 ca để lựa chọn máy phục vụ. * Xe bơm bê tông: Khối lượng bê tông lớn nhất trong một ca là 83,32 m3 dùng 1 xe bơm bê tông S-284A công suất 15m3/h, năng suất ca của máy là15x8=120m3/ca, đơn giá ca máy: 1 500 000 (đ) * Máy đầm dùi: dùng 9 máy đầm dùi 1.5 kw, đơn giá ca máy: 60 000 (đ) * Máy đầm bàn: dùng 1 máy đầm bàn 1 kw, đơn giá ca máy: 55 000(đ) * Máy hàn: dùng 5 máy hàn 23 kw, đơn giá ca máy: 100 000 (đ). 2.2.3.2.3. Tính chi phí so sánh phương án 1. Do chi phí vật liệu giống nhau nên không đưa chi phí vật liệu vào so sánh. Z quy ước = NC + M + C +TT Trong đó: * NC: Chi phí nhân công. - Nhân công đổ bê tông lót: 21 x 30. 000 = 630.000 đ. - Nhân công lắp dựng thép: 175x 35. 000 = 6.125.000 đ. - Nhân công lắp dựng ván khuôn: 92 x 30 000 = 2.760.000 đ. - Nhân công đổ bê tông: 182 x 30. 000 = 5.640.000 đ. - Nhân công tháo ván khuôn: 48 x 30 000 = 1.440.000 đ. Tổng cộng chi phí nhân công: NC =630.000 + 6.125.000 + 2.760.000 +5.640.000+1.440.000 = 16.595.000 đ. *M: Chi phí sử dụng máy. M = MxebơmBT+ Mmáyđầmdùi+ Mmáyđầmbàn+ Mmáyhàn + M1lần MxebơmBT: Chi phí sử dụng xe bơm bê tông. MxebơmBT = Số máy x Số ca máy x ĐG ca máy = 1x7x1.500.000 = 10.500.000 đ Mmáyđầmdùi = Số máy x Số ca máy x ĐG ca máy = 9x7x60.000 = 3.780.000 đ Mmáyđầmbàn= Số máy x Số ca máy x ĐG ca máy = 1x7x55.000= 385.000 đ Mmáyhàn= Số máy x Số ca máy x ĐG ca máy = 5x7x100.000 = 3.500.000 đ M1lần: Chi phí 1 lần cho các máy, C1lần= 0. Tổng cộng chi phí sử dụng máy: M =10.500.000 + 3.780.000 + 385.000 + 3.500.000= 18.165.000 đ * TT: Trực tiếp phí khác TT = 1,3%x(NC+M)= 1,3%x(16.595.000+18.165.000)= 451.880 đ * C: Chi phí chung, tính bằng 5,5% so với chi phí trực tiếp T. T= NC + M + TT= 16.595.000+18.165.000 + 451.880 = 35.211.880 đ C = 5,5%*T = 5,5%x35.211.880 = 1.936.653đ. Z1quy ước = NC+M+TT+C= 37.148.533 đ 2.2.3.3. Phương án 2. Chia mặt bằng thi công làm 5 phân đoạn như hình vẽ. Căn cứ vào mặt bằng thi công đã được phân đoạn để tính khối lượng cụ thể cho từng phân đoạn, kết quả như sau: Bảng 2.13. Khối lượng trên mỗi phân đoạn PAII( xemphụ lục 5) 2.2.3.3.1. Tính toán hao phí lao động và bố trí tổ đội thi công. Hao phí lao động cho từng phân đoạn đựoc tính theo công thức: H = Q x Đ (công) Trong đó: Q: Khối lượng công tác trên một phân đoạn của quá trình đang xét. Đ: Định mức nội bộ của đơn vị thi công cho công tác đang xét (ngày công/đvt). Dựa trên khối lượng đã tính toán ta lập được các bảng sau. Bảng 2.14. Hao phí lao động công tác bê tông lót móng PAII Phân đoạn Khối lượng (m3) ĐMLĐ (công/m3) HPLĐ (công) Thiết kê tổ đội Số CN Ngày LĐTT Ngày LĐ dự kiến HPLĐ dự kiến 1 7.98 0.5 3.99 4 1.00 1 4 2 7.35 3.67 4 0.92 1 4 3 7.73 3.86 4 0.97 1 4 4 6.60 3.30 4 0.83 1 4 5 7.80 3.90 4 0.97 1 4 Tổng 20 Bảng 2.15. Hao phí lao động công tác cốt thép móng PAII Phân đoạn Đường kính (mm) Khối lượng (Tấn) ĐMLĐ (Công/tấn) HPLĐ (Công) Thiết kế tổ đội Số NC Ngày LĐTT Ngày LĐ dự kiến HPLĐ dự kiến 1 D<=10 0.63 5.66 3.57 20 2.17 2 40 D<=18 4.01 4.17 16.72 D>18 4.24 5.46 23.16 Tổng 8.88 43.44 2 D<=10 0.70 5.66 3.98 20 2.05 2 40 D<=18 3.68 4.17 15.35 D>18 3.97 5.46 21.65 Tổng 8.35 40.99 3 D<=10 0.83 5.66 4.72 20 3.74 3 60 D<=18 1.52 4.17 6.34 D>18 11.66 5.46 63.66 Tổng 14.01 74.72 4 D<=10 0.49 5.66 2.76 20 1.70 2 40 D<=18 3.17 4.17 13.24 D>18 3.29 5.46 17.97 Tổng 6.95 33.97 5 D<=10 1.05 5.66 5.95 20 2.77 3 60 D<=18 3.07 4.17 12.82 D>18 6.71 5.46 36.66 Tổng 10.84 55.43 Tổng Cộng 240 Bảng 2.16. Hao phí lao động công tác ván khuôn móng PAII Phân đoạn Khối lượng (100m2) ĐMLĐ (công/100m2) HPLĐ (công) Thiết kế tổ đội S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXD14.docx
Tài liệu liên quan