Tài liệu Đề tài Nhà máy sản xuất dây hàn công suất 6.000 tấn/năm: CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
BOD5 Nhu cầu oxy hóa sinh học (5 ngày)
DO Hàm lượng oxy hòa tan
TSS Tổng hàm lượng chất rắn
SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng
HC Hàm lượng hydrocacbon
V/v Về việc
VSV Vi sinh vật
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BKHNCN Bộ Khoa học công nghệ
MT Môi trường
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
BTCT Bê tông cốt thép
KS Kỹ sư
CN Cử nhân
UBND Uỷ ban Nhân dân
UBMT Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
PCCC Phòng cháy chữa cháy
PCCN Phòng chống cháy nổ
MỞ ĐẦU
I. Xuất xứ của Dự án
1. Hoàn cảnh ra đời của Dự án
Theo thống kê của Bộ Công Thương, nhu cầu về que hàn dùng cho ngành công
nghiệp Việt Nam là 60.000 tấn, lượng dây hàn là 9.000 tấn, sản lượng này sẽ tăng từ 15-
20% trong những năm tới nhằm mục đích phục vụ cho các ngành đóng tàu, chế tạo ô tô,
xe máy, ngành gia công kết cấu kim loại... Trong đó Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt
...
80 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nhà máy sản xuất dây hàn công suất 6.000 tấn/năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
COD Nhu cầu oxy hóa hóa học
BOD5 Nhu cầu oxy hóa sinh học (5 ngày)
DO Hàm lượng oxy hòa tan
TSS Tổng hàm lượng chất rắn
SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng
HC Hàm lượng hydrocacbon
V/v Về việc
VSV Vi sinh vật
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BKHNCN Bộ Khoa học công nghệ
MT Môi trường
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
BTCT Bê tông cốt thép
KS Kỹ sư
CN Cử nhân
UBND Uỷ ban Nhân dân
UBMT Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
PCCC Phòng cháy chữa cháy
PCCN Phòng chống cháy nổ
MỞ ĐẦU
I. Xuất xứ của Dự án
1. Hoàn cảnh ra đời của Dự án
Theo thống kê của Bộ Công Thương, nhu cầu về que hàn dùng cho ngành công
nghiệp Việt Nam là 60.000 tấn, lượng dây hàn là 9.000 tấn, sản lượng này sẽ tăng từ 15-
20% trong những năm tới nhằm mục đích phục vụ cho các ngành đóng tàu, chế tạo ô tô,
xe máy, ngành gia công kết cấu kim loại... Trong đó Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt
Đức đạt xấp xỉ 13.000 tấn que hàn và 2.500 tấn dây hàn năm 2008, vượt công suất thiết kế
của nhà máy. Với diện tích hiện nay của Công ty là 2,4ha ở Thường Tín – Hà Nội thì
không đáp ứng đủ yêu cầu về bố trí mặt bằng sản xuất và nâng cao sản lượng sản xuất sản
phẩm vật liệu hàn các loại của Công ty cho thị trường hiện nay và những năm tới.
Nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn về các vật liệu hàn, đặc biệt là các sản phẩm dây
hàn sẽ dần thay thế que hàn, Công ty Cổ phần que hàn điện Việt Đức đã đầu tư xây dựng
dự án "Nhà máy sản xuất dây hàn công suất 6.000 tấn/năm" tại xã Tân Trường, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, lao
động dồi dào, có trình độ, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, đáp ứng được nhu cầu sản
xuất, kinh doanh của Công ty, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
thị trường về các sản phẩm trên, nhất là sẽ tận dụng được lực lượng lao động vốn có.
Thực hiện nghiêm chỉnh điều 18/Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam,
Công ty đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tiến hành lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhằm đảm bảo phát triển kinh tế kết hợp với
việc thực hiện tốt các công tác bảo vệ môi trường.
2. Cơ quan cấp giấy chấp thuận đầu tư
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương
3. Mối quan hệ của Dự án
Dự án nằm ở phía Bắc Quốc lộ 5A, đoạn từ Km 40 + 200 đến Km 40 + 700 thuộc
xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
II. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Các văn bản pháp luật
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản
xuất dây hàn 6.000tấn/năm” của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt - Đức được lập theo
các căn cứ pháp luật hiện hành sau đây:
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua tháng 5 năm 1998.
- Luật Hoá chất do Bộ Công nghiệp chủ trì soạn thảo đã được thông qua tại Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban
hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam ban hành
ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
- Luật Phòng cháy chữa cháy số 07/2001/QH10 do Quốc hội Nước CHXHCN Việt
Nam ban hành ngày 29 tháng 06 năm 2001.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ V/v quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ V/v xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ.
- Nghị định số 67/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Chính phủ
ban hành ngày 13/6/2003.
- Nghị định số 16/2005 NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý Dự án đầu tư và xây
dựng công trình.
- Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của BKHCN&MT về việc
công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường V/v bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư hướng dẫn số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường V/v Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn
a. Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc
áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động
+ Tiêu chuẩn vệ sinh phúc lợi
+ Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh
+ Tiêu chuẩn chiếu sáng
+ Tiêu chuẩn vi khí hậu
- TCVN 5937:2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
- TCVN 5938:2005 - Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
trong không khí xung quanh..
- TCVN 5939:2005 - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí
thải công nghiệp
- TCVN 6438:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ. Giới hạn lớn nhất cho
phép của khí thải.
b. Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung
- TCVN 5949:1998 - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 6962:2001 – Tiêu chuẩn rung động và chấn động do hoạt động xây dựng
tối đa cho phép đối với môi trường khu vực công cộng và khu dân cư.
- Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT (Tiêu chuẩn 12): Mức tiếng ồn cho phép tại khu
vực lao động.
c. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước
- TCVN 5945:2005 - Tiêu chuẩn thải đối với nước thải công nghiệp.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải
sinh hoạt.
- TCVN 7629:2007: Tiêu chuẩn ngưỡng chất thải nguy hại (bùn thải)
3. Các nguồn tài liệu
a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
1. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Trịnh Xuân Lai (2002), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005.
4. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 1995, 1998, 2005 về môi trường, QCVN về
môi trường, TC BYT và các tiêu chuẩn bổ sung hiện hành.
5. Đặng Kim Chi (2000), Hoá học môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
6. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 1, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 2, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Trần Ngọc Chấn (2000), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
9. WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập
I, II Generva, 1993.
10. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm”
- Kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương.
- Các bản vẽ quy hoạch tổng thể của Dự án.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án.
III. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo, đánh giá các tác động đến
môi trường của dự án để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Báo cáo ĐTM được thực hiện theo những phương pháp sau:
1. Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu
Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực
thực hiện dự án được nêu trong phần II của chương 2 báo cáo.
2. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm các thông số về chất lượng môi trường
Để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Các phương pháp này
được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN, QCVN tương ứng.
Các số liệu lấy mẫu, đo đạc, phân tích được nêu chi tiết trong phần hiện trạng môi
trường của dự án tại chương 2 trang 31-32
3. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm
Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt
động của dự án. Phương pháp này được thể hiện rõ tại phần tính toán ô nhiễm từ các hoạt
động trong giao thông và tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt trong chương 3 của Báo
cáo này.
4. Phương pháp kế thừa
Là phương pháp tra cứu những số liệu đã được nghiên cứu và được công nhận để phục
vụ cho mục đích lập báo cáo đánh giá tác động của Dự án.
5. Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội
Được sử dụng trong thời gian điều tra ý kiến dân cư, chính quyền địa phương, các
nhà quản lý liên quan đến dự án, điều tra tình hình kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.
Phương pháp này được sử dụng trong chương 2 phần II, chương 6 để lấy ý kiến cộng
đồng.
6. Phương pháp dự báo
Nhằm dự báo trước những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực do các hoạt động
của dự án tác động lên môi trường trong khu vực. Phương pháp này được sử dụng trong
chương 3
IV. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất dây hàn 6000
tấn/năm” tại Hải Dương do Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức chủ trì thực hiện với
sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hải Dương.
Giám đốc Trung tâm: Ông Tạ Hồng Minh
Địa chỉ: Số 209, Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương.
Điện thoại: 0320.2210558, Fax: 0320.3892428
Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm:
Bảng 1: Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Thành viên tham gia Học vị, chuyên ngành đào tạo
I Cơ quan tư vấn
1 Tạ Hồng Minh - Giám đốc TT CN khoa học môi trường
2 Phan Thị Uyên - Phó GĐTT CN Hóa phân tích
3 Nguyễn Thị Bích Ngọc KS Môi trường
4 Nguyễn Văn Tuyến KS Công nghệ môi trường
5 Trần Xuân Toàn KS Công nghệ môi trường
6 Lê Phú Đồng CN Hóa phân tích
7 Vũ Minh Hiệp Chuyên ngành Hóa dầu
II Chủ dự án
1
2
Trong quá trình thực hiện báo cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ của:
- Chi cục bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương.
- Phòng Quản lý tài nguyên và môi trường huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- UBND xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
Nội dung của báo cáo được sắp xếp như sau:
Mở đầu
- Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án
- Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội
- Chương 3: Đánh giá các tác động môi trường
- Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường
- Chương 5: Chương trình quản lý và giám sát môi trường
- Chương 6: Tham vấn ý kiến cộng đồng
- Kết luận, kiến nghị và cam kết
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I. Tên Dự án
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm.
II. Chủ dự án
+ Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt - Đức
+ Đại điện theo pháp luật: ông Ngô Bá Việt
+ Chức danh: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty
+ Điện thoại: 034.853360 Fax: 034.853653
+ Địa chỉ: xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
III. Vị trí địa lý của dự án
Vị trí khu đất xin thuê nằm ở phía Bắc Quốc lộ 5A, đoạn từ km 40+200 đến Km
40+700 thuộc thôn Tràng Kỹ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, có tọa
độ là N: 20056’23” vĩ độ Bắc, 106013’13” kinh độ Đông với tổng diện tích là 24.218,3 m2.
Khu đất có ranh giới tiếp giáp các mặt như sau:
- Phía Bắc giáp ruộng canh tác, cách xa khu dân cư
- Phía Đông giáp Nhà máy thép tiền chế SEICO
- Phía Nam giáp Quốc lộ 5A
- Phía Tây giáp với dự án của Công ty TNHH Văn Nhân, cách chợ Ghẽ 500m
Vị trí địa lý của Dự án có nhiều mặt thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất và
kinh doanh của Công ty như:
- Về phía Bắc dự án có mương thoát nước của khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiêu thoát nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải.
- Vị trí nằm giáp Quốc lộ 5 đi Hà Nội - Hải Phòng, cách trung tâm thành phố Hải
Dương 5km, nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển, giao dịch, giảm được giá thành sản
phẩm.
- Khu vực dự án thuộc xã Tân Trường gần KCN Tân Trường và nhiều nhà máy xí
nghiệp sản xuất cơ khí có nhu cầu lớn về dây hàn và đây cũng là khu vực có nguồn lao
động dồi dào.
- Môi trường chính sách đầu tư: được UBND tỉnh Hải Dương tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư.
Sơ đồ vị trí Dự án được thể hiện ở sau trang 8
IV. Nội dung chủ yếu của Dự án
1. Tiến độ thực hiện Dự án
Tiến độ thực hiện Dự án của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt - Đức như sau:
- Tiến hành đền bù đất nông nghiệp từ tháng
- Tiến hành công việc san lấp mặt bằng trong thời gian 1 tháng kể từ ngày thực
hiện xong các thủ tục đền bù và nhận bàn giao khu đất.
- Công ty sẽ bắt đầu khởi công xây dựng đồng loạt các công trình xây dựng ngay
sau khi hoàn thành công tác san lấp mặt bằng và dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian 7 tháng.
- Thời gian lắp đặt thiết bị và sản xuất thử ½ tháng.
- Thời gian chính thức vận hành vào tháng 12/2009
Tại thời điểm đánh giá tác động môi trường dự án vẫn đang là bãi đất trống đã san
lấp mặt bằng, đơn vị chưa triển khai việc thi công xây dựng.
2. Quy mô đầu tư xây dựng
a. Các hạng mục công trình
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường,
trên mặt bằng khu đất của Dự án các công trình được bố trí như sau:
Bảng 2. Danh mục các công trình xây dựng
TT Các hạng mục công trình Diện tích (m2)
1 Nhà điều hành, văn phòng 378
2 Nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm 885
3 Nhà xưởng sản xuất dây hàn 3024
4 Kho nguyên liệu 3024
5 Kho thành phẩm 1155
6 Nhà ăn và nghỉ giữa ca 1155
7 Nhà để xe cho khách 102
8 Nhà để xe cho cán bộ công nhân viên 435
9 Trạm cân ô tô 80 tấn 198
10 Trạm cấp nước sạch 90
11 Khu chứa chất thải rắn 90
12 Trạm cấp nước và nước tuần hoàn 180
13 Trạm biến áp 180
14 Nhà bảo vệ 20
15 Nhà vệ sinh chung 300
16 Cây xanh, bồn hoa 2360
17 Sân đường nội bộ 8993
18 Cổng chính -
19 Đất lưu không 2162,1
Bảng 3. Tỷ lệ diện tích xây dựng
TT Phương án sử dụng Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
1 Diện tích xây dựng công trình 11.216 50,8
2 Diện tích sân đường nội bộ 8993 40,8
3 Diện tích cây xanh 2.360 10,7
4 Diện tích đất được xây dựng 22.056,2 100%
5 Diện tích lưu không 2.162,1 -
Tổng diện tích khu đất 24.218,3 -
Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư xây dựng
Sơ đồ mặt bằng tổng thể các hạng mục công trình thể hiện ở sau trang 9
b. Giải pháp quy hoạch và kiến trúc:
Để đảm bảo các điều kiện môi trường trong khu vực sản xuất và xung quanh nhà
máy, các hạng mục công trình được quy hoạch hợp lý, có kiến trúc đơn giản. Tuy nhiên
các công trình này được thiết kế đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn, ánh sáng, độ thông gió
thuận lợi cho sản xuất và làm việc của công nhân.
- Nhà điều hành và văn phòng (2 tầng): Kết cấu khung, dầm, mái đổ bê tông, có
mái tôn chống nóng. Tường và vách ngăn xây gạch; trát vữa xi măng, lăn sơn, nền bằng
bê tông gạch vỡ, lát gạch Ceramic.
- Xưởng sản xuất dây hàn, kho nguyên liệu, kho thành phẩm: Kết cấu BTCT, mái
lợp tôn sóng công nghiệp, có cửa trời; vách tường ngăn xây gạch 220, trát vữa xi măng,
cao 4,5m, phần trên bịt tôn; móng BTCT mác 250 có hệ giằng bao quanh, nền lát gạch.
- Nhà nghỉ ăn ca (1 tầng): Kết cấu khung, dầm, mái đổ bê tông, mái tôn chống
nóng. Tường và vách xây gạch, trát vữa xi măng, lăn sơn, nền đổ bê tông gạch vỡ, lát
gạch Ceramic
- Khu chứa chất thải rắn (90m2): Hệ thống tường gạch chịu lực, quét vôi ve; cửa đi
gỗ nhóm 3, cửa sổ hoa sắt; nền lát gạch xi măng hoa; trần BTCT, mái tôn chống nóng
màu đỏ.
- Nhà để xe (2 nhà): Liên kết cột thép tròn 110 xà gồ thép, mái lợp tôn liên doanh
dày 0,42ly, nền láng vữa xi măng.
- Trạm cân ô tô 80 tấn, khu vực chứa chất thải, nhà bảo vệ, trạm biến áp: Hệ thống
dầm cột BTCT chịu lực, tường xây gạch đặc, quét vôi ve, nền lát gạch xi măng, trần đổ
BT, mái tôn chống nóng màu đỏ.
- Cổng và hàng rào bảo vệ: Xây gạch, lắp khung thép, cao 1,8m; cổng được chế tạo
bằng khung sắt.
c. Giải pháp kỹ thuật
- Giải pháp san lấp mặt bằng: Độ cao san lấp dự kiến bằng cốt đường Quốc lộ
5A; nền được san lấp bằng cát đen đầm chặt với hệ số K = 0,98, độ dốc san nền I = 0,3%.
Khối lượng cát dùng cho san lấp là 12.109m3
- Sân đường nội bộ: Hệ thống đường nội bộ trong nhà máy có chiều rộng 12m,
thiết kế đảm bảo cho xe 40 tấn, phần đường cho xe chạy quanh nhà máy có chiều rộng
6m. Thiết kế hệ thống cây xanh và đèn chiếu sáng ở hai bên đường.
+ Kết cấu đường và vỉa hè:
Tải trọng trục: 12 tấn, áp lực tính toán lên mặt đường là 6 kg/cm
Lớp 1: Bê tông nhựa mịn dày 5 cm
Lớp 2: Bê tông hạt trung bình dày 7 cm
Lớp 3: Móng cấp phối đá dăm loại I, dày 15 cm
Lớp 4: Cấp phối đá dăm loại II, dày 25cm
Lớp 5: Cát tôn nền đầm kỹ, K = 0,98 dày 1m
Lớp 6: Cát tôn nền đầm kỹ, K = 0,95
+ Kết cấu vỉa hè: Cát vàng đầm kỹ dày 50, cát san nền đầm chặt K = 0,98, độ dốc
san nền I = 0,3%, nát gạch xi măng 300x300x30.
- Hệ thống cấp điện:
Công ty hợp đồng với Chi nhánh điện huyện Cẩm Giàng lắp đặt trạm biến thế. Hệ
thống dẫn điện từ trạm biến thế đến các nhà xưởng và các công trình phụ dùng loại cáp 1
lõi và nhiều lõi có lớp bọc nhựa cách điện XLPE và vỏ bọc PVC, đường kính cáp từ 20 – 40mm.
Hệ thống dẫn điện trong các nhà xưởng và các công trình phụ dùng loại dây dẫn
đơn vỏ bọc nhựa cách điện PVC, đường kính dây từ 2,4 – 5,0mm. Hệ thống dây dẫn được
chạy luồn trong ống gen nhựa chống cháy.
Các thiết bị điện như cầu giao, ổ cắm, công tắc, rơle, cầu trì... được mua từ các
hãng liên doanh để đảm bảo việc cung cấp điện cho sản xuất.
Các nhà xưởng được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng đủ để đảm bảo điều kiện làm
việc cho công nhân.
- Hệ thống chống sét:
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên tục và tránh thiệt hại về tài
sản, con người do sét gây ra, tất cả các nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà nghỉ ăn
ca đều có thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 –
Chống sét cho công trình xây dựng. Hệ thống chống sét bao gồm: bộ phận thu sét, bộ
phận dẫn xuống, các loại mối nối, điểm kiểm tra đo đạc, bộ phận dây dẫn nối đất, bộ phận
cực nối đất.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Gồm có: trung tâm điện thoại, fax, e-mail + máy đếm giờ đặt ở phòng tổng đài. Khu
vực văn phòng và các hộ có số điện thoại, fax riêng và được cung cấp cáp truyền hình.
- Hệ thống cấp nước và phân phối nước
+ Nhà máy sẽ lấy nước ngầm qua hệ thống xử lý để phục vụ cho sản xuất và
sinh hoạt
+ Hệ thống phân phối nước: Nhà máy thiết kế hệ thống phân phối nước theo kiểu
mạng vòng. Vật liệu ống cấp nước dùng ống gang dẻo cho các tuyến ống có đường kính
D100, D125, D150, D200 và dùng ống thép tráng kẽm cho các tuyến ống có đường kính ≤
D100. Ống chôn sâu từ 0,7 – 1,0 m.
3. Công nghệ thi công và công nghệ sản xuất
a. Công nghệ thi công
Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng các hạng mục công trình
Máy móc thi công,
cọc bê tông
Nguyên vật liệu xây
dựng, máy móc và thiết
bị thi công
Tiếng ồn, bụi, khí thải, chất
thải rắn, giẻ lau dầu mỡ,
nước mưa chảy tràn
Xử lý nền móng
Xây dựng các hạng
mục công trình
Tiếng ồn, bụi, khí thải, chất
thải rắn (chất thải xây dựng,
chất thải sinh hoạt…), bụi
sơn, khói hàn…nước thải xây
dựng, nước thải sinh hoạt,
Máy móc thiết bị,
phương tiện giao thông
Lắp đặt máy móc Tiếng ồn, bụi, khí
thải, chất thải rắn
* Thuyết minh quy trình xây dựng các hạng mục công trình:
- Dự án đã được san lấp mặt bằng trước khi chủ dự án thuê lại đất, tuy nhiên để tạo
mặt bằng cho dự án, dự kiến vẫn phải san lấp bằng cát đen và đầm chặt với khối lượng cát
cần san lấp là 12.109m3
- Tiếp theo là xử lý và tạo nền móng: Các cọc bê tông đúc sẵn được ép sâu xuống
lòng đất để tạo thành các điểm bám vững chắc cho công trình. Trong quá trình xử lý và
tạo nền móng có sử dụng các loại máy móc như máy xúc, máy đào, máy ép cọc để thực
hiện công việc. Các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn này bao gồm: bụi, khí thải,
tiếng ồn, rẻ lau dầu mỡ.
- Sau khi xử lý nền móng hoàn thành, công tác xây dựng các công trình bắt đầu
được tiến hành. Các nguyên vật liệu như sắt thép, tấm lợp, cát, xi măng, sỏi đá, gạch được
sử dụng. Các loại máy móc phục vụ cho quá trình xây dựng như máy trộn bê tông, cần
cẩu, các xe vận chuyển nguyên vật liệu. Chất thải phát sinh trong giai đoạn này bao gồm:
bụi, tiếng ồn, khí thải, chất thải rắn xây dựng.
Công tác cuối cùng của quá trình thi công xây dựng là lắp đặt máy móc thiết bị.
Chất thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ quá trình vận chuyển máy móc thiết bị
từ bên ngoài vào bên trong nhà máy và từ quá trình khoan nền móng để lắp đặt máy móc
thiết bị.
b. Công nghệ sản xuất
- +
+
Xử lý
+
-
Làm sạch
Dây thép
Kéo khô
Kéo ướt
Tẩy rửa
Mạ đồng
Chuốt bóng
Thu dây
+
Hủy
Xếp lớp chính xác
Thu dây
Bao gói
Nhập kho
-
+
Xử lý
Hủy
-
Xử lý
Hủy
-
- +
+
Trung hòa
* Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Làm sạch: Dây thép: loại dây dùng để sản xuất dây hàn có đường kính Φ5,5 được
làm sạch cơ học bằng các hệ thống bàn chải và khí nén.
Kéo khô: Dây đã được làm sạch qua các nấc khuôn kéo từ đường kính Φ5,5 xuống
các cỡ đường kính Φ2,45; Φ2,1; Φ1,9 …
- Nếu dây đạt yêu cầu, tiếp tục các công đoạn sau
- Nếu dây không đạt yêu cầu, xủ lý lại; đạt yêu cầu, tiếp tục công đoạn sau, không
đạt yêu cầu, hủy.
Thu dây: Dây sau khi kéo khô đạt yêu cầu được thu vào lô quấn Φ800.
Kéo ướt: Dây kéo khô được thu vào lô quấn Φ800, sẽ chuyển tới hệ máy kéo ướt
mạ, quá trình kéo ướt từ Φ2,45; Φ2,1; Φ1,9 … qua các nấc khuôn để được các chủng loại
đường kính lớn hơn Φ1,6; Φ1,2; Φ1,0; Φ0,9; Φ0,8 một nấc khuôn.
Tẩy rửa: Dây sau khi kéo ướt được tẩy rửa bằng dung dịch tẩy rửa H2SO4 nồng độ
8 ÷ 12%.
Mạ Đồng: Dây đã được tẩy rửa bằng dung dịch tẩy rửa, được kéo qua dung dịch
mạ Đồng để mạ đồng.
Trung hòa: Dây sau khi được mạ Đồng, đi qua dung dịch trung hòa để trung hòa
lượng hóa chất còn dư trên dây.
Chuốt bóng: Dây đã trung hòa, được kéo qua khuôn chuốt bóng để đạt các kích
thước Φ1,6; Φ1,2; Φ1,0; Φ0,9; Φ0,8…
- Nếu dây đạt yêu cầu, tiếp tục các công đoạn sau.
- Nếu dây không đạt yêu cầu, xử lý lại; đạt yêu cầu, tiếp tục công đoạn
Thu dây: Dây sau khi chuốt bóng đạt yêu cầu được thu vào lô quấn Φ800.
Xếp lớp chính xác: Dây đã được thu hồi vào lô quấn Φ800, được chuyển đến công
đoạn xếp lớp chính xác, tại đây dây được xếp vào các lô nhựa nhỏ thành các lớp chính xác
(chia dây theo khối lượng), mỗi lô nhỏ có khối lượng 15 kg hoặc 20kg...
- Nếu dây đạt yêu cầu, tiếp tục các công đoạn sau.
- Nếu dây không đạt yêu cầu, có thể xử lý lại tùy thuộc vào chất lượng dây; đạt yêu
cầu, tiếp tục công đoạn
Bao gói: Dây đã được xếp lớp chính xác, được bao gói trong túi màng PE có túi
hút ẩm và túi chân không, bên ngoài là hộp các tông 3 lớp để cách ly với môi trường bên
ngoài.
Nhập kho: Cuối cùng là công đoạn nhập kho, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn
được xếp trên kệ gỗ… bảo quản tránh mưa ẩm.
4. Danh mục máy móc, thiết bị
Thiết bị đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại, đảm bảo về chất lượng sản
phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ, cũng như có tác động ít nhất tới môi trường.
Bảng 4. Danh mục máy móc thiết bị cho sản xuất
TT Loại thiết bị
Đơn
vị
Số
lượng
Xuất xứ
TT
thiết bị
A Giai đoạn 1
I
Dây chuyền kéo khô 8 cục (MARIO
FRIGERIO-S500/8) Bộ 1 Italia Mới
1 Thiết bị ra dây kiểu đứng SN30
2 Thiết bị làm sạch dây cơ khí
3 Máy kéo khô S500/8
4 Thiết bị thu dây kiểu nằm ngang BE80
II Dây chuyền kéo ướt + mạ (hãng VMS) Bộ 1 Italia
1 Thiết bị ra dây kiểu đứng SB - 1
2 Thiết bị kéo ướt TB1
3
Thiết bị mạ đồng và chuốt bóng VR-40, bể
bằng inox
4 Thiết bị bù kiểu đứng có 2 puly bằng nhựa
5 Thiết bị thu dây kiểu nằm ngang
6
Các thiết bị phụ trợ: Máy rà khuôn, máy
hàn nối đầu dây, phụ tùng dự phòng.
III
Dây chuyền xếp lớp dây hàn CO2 (RZ281-
500)
Bộ 1 Trung Quốc Mới
1 Máy ra dây
2 Thiết bị bù
3 Máy xếp lớp chính xác
IV Dây chuyền dây hàn thuốc Bộ 1 Việt Nam Mới
1 Bể tầy axit + rửa nước sạch 3 trục
2 Bể mạ đồng 4 trục
3 Bể trung hòa 3 trục
4
Máy truốt bóng 1 khuôn quay, 1 tang kéo,
1 bộ bù
V
Dây chuyền xếp lớp chính xác dây hàn
thuốc
Bộ 1 Trung Quốc Mới
1 Máy ra dây RD - 800
2 Thiết bị bù D400
3 Máy xếp lớp chính xác XC - 500
VI Các thiết bị khác
1 Thiết bị thả thùng Bộ 1 Trung Quốc Mới
2 Xe nâng 3,2 tấn Bộ 1 Hàn Quốc Mới
3 Cầu trục 3 tấn Cái 3 Nhật Bản Mới
4 Pa lăng 2 tấn Cái 1 Hàn Quốc Mới
5 Cân Cái 1 Hàn Quốc Mới
6 Ô tô tải 2,5 tấn Cái 1 Hàn Quốc Mới
7 Trạm biến áp 1000KVA Cái 1 Việt Nam Mới
VII Các thiết bị văn phòng
1 Máy tính Bộ 5 Nhật Bản Mới
2 Bàn ghế Bộ 30 Việt Nam Mới
3 Điện thoại, máy Fax Cái 1 Nhật Bản Mới
4 Điện thoại Cái 2 Nhật Bản Mới
5 Máy điều hòa Cái 10 Nhật Bản Mới
6 Tủ đựng tài liệu Cái 10 Nhật Bản Mới
7 Các thiết bị văn phòng khác VNĐ Việt Nam Mới
B Thiết bị đầu tư giai đoạn 2
1 Dây chuyền kéo khô 8 cục Bộ 1 Italia Mới
2 Dây chuyền kéo ướt + mạ Bộ 1 Italia Mới
3 Dây chuyền kéo ướt + mạ Bộ 4 Italia Mới
4 Dây chuyền xếp lớp chính xác Bộ 2 Italia Mới
5 Thiết bị thả thùng Bộ 1 Trung Quốc Mới
6
Dây chuyền xếp lớp chính xác (chuyển từ
công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức)
Bộ 4
7 Dây chuyền kéo ướt + mạ D1,6 – 4mm Bộ 1 Trung Quốc Mới
8
Dây chuyền xếp lớp chính xác D1,6 –
4mm
Bộ 1 Trung Quốc Mới
9 Pa lăng 2 tấn Cái 2 Hàn Quốc Mới
10 Ô tô tải 2,5 tấn Cái 1 Hàn Quốc Mới
Nguồn: Báo cáo Dự án đầu tư
5. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho sản xuất
a. Nhu cầu về nguyên vật liệu
Nhu cầu về nguyên liệu đầu vào bao gồm: Dây thép, bột vuốt, khuôn kéo, dầu kéo,
dung dịch H2SO4, dung dịch CuSO4, lô nhựa, hộp giấy.
Bảng 5. Nhu cầu về nguyên vật liệu
TT Loại nguyên liệu Đơn vị Số lượng
1 Dây thép cán nóng Φ5,5 Tấn 6.100
2 Bột kéo khô loại FL2000 của Ấn Độ hoặc của Ý Kg 25.200
3 Khuôn kéo (Ý, Đức, Hàn Quốc) Cái 27.000
4 Dầu kéo ướt loại SINTECH FL22 của Ấn Độ hoặc của Ý Kg 13.800
5 Dung dịch H2SO4 đặc Kg 45.600
6 CuSO4.5H2O Kg 43.800
7 Lô nhựa Cái 400.000
8 Hộp giấy Các tông sóng 3 lớp Cái 400.000
9 Màng PE Cái 400.000
b. Nhu cầu sử dụng nước
Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy được lấy từ nguồn
nước giếng khoan và nguồn cấp nước sạch của Nhà máy nước Cẩm Giàng. Nước ngầm
qua hệ thống bể lọc xây dựng theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo tiêu chuẩn nước
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Bảng 6. Nhu cầu về nước
TT
Đối tượng
dùng nước
Số lượng Tiêu chuẩn cấp nước Tổng cộng
1 Cán bộ công nhân viên 60 người 80 l/ng.ngđ 4,8 m3/ngđ
2 Sản xuất 2 m3/ngđ
3 Dự phòng cho PCCC 27 m3
4 Rửa đường 8993 m2 5 l/m2 45 m3/ngđ
5 Tưới cây, thảm cỏ 2360 m2 3 l/m2 7 m3/ngđ
Tổng 85,8 m3
c. Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
Điện trong nhà máy được dùng để cung cấp cho các thiết bị máy móc, thiết bị phục
vụ sản xuất và một phần cho sinh hoạt. Theo thiết kế nhà máy sẽ sử dụng hai máy biến áp
có công suất 320KVA. Nhu cầu về điện cho các khu vực như sau:
Bảng 7. Nhu cầu về điện
TT Vị trí sử dụng Nhu cầu Tổng nhu cầu về điện
1 Điện sản xuất 300 KW/h 2400
2 Điện sinh hoạt 200 KW/h 1600
3 Khu phụ trợ và xử lý nước thải 100 KW/h 800
4 Điện chiếu sáng 12 KW/ha.h 125
Tổng nhu cầu điện KW/h 4924,8
6. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của Dự án
Bảng 8. Nhu cầu về vốn đầu tư
TT Danh mục Đơn vị Thành tiền
I Công tác chuẩn bị đầu tư VNĐ 500,000,000
II Tiền thuê đất VNĐ 5.000.000.000
III Đầu tư xây dựng VNĐ 74.987.338.491
1 Giai đoạn 1 VNĐ 39.005.007.719
Giá trị xây lắp VNĐ 21.761.507.719
Giá trị thiết bị VNĐ 17.243.500.000
2 Giai đoạn 2 VNĐ 29.165.300.000
Giá trị xây lắp VNĐ 12.025.300.000
Giá trị thiết bị VNĐ 17.140.000.000
3 Dự phòng VNĐ 6.817.030.772
IV Vốn lưu đông VNĐ 3.000.000.000
Tổng VNĐ 83.487.338.491
7. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
a. Sản phẩm
- Giai đoạn 1 (từ năm 2010 đến tháng 6/2012): 3.000 tấn dây hàn
- Giai đoạn 2 (sau tháng 6/2012): 6.000 tấn dây hàn
b. Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của Nhà máy cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước như Nhà máy
Đóng tàu Tam Bạc, Bến Kiềm, Hạ Long, Bạch Đằng, Hà Nội, Sông Hàn, Ba Son, Dung
Quất... Các liên doanh chế tạo ô tô, xe máy như Honda, Yamaha, Vinaxuky... Các nhà
máy cơ khí Gia Lâm, Kết cấu thép Đông Anh...
8. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án
Bảng 9. Cơ cấu lao động
TT Cơ cấu lao động Số lượng (người)
1 Giám đốc 1
2 Phó Giám đốc 2
3 Trưởng bộ phận KH-VT 1
4 Kế toán 2
5 Trưởng bộ phận QLCL 1
6 Trưởng bộ phận KD 1
7 Trưởng bộ phận HC 1
8 Bộ phận KCS 3
9 Công nhân 48
Tổng 60
Mô hình tổ chức và quản lý nhân sự của Nhà máy sẽ được thực hiện theo mô hình
dưới đây:
Hình 5: Sơ đồ tổ chức quản lý của nhà máy
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên và môi trường
1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a. Điều kiện địa lý
Khu vực dự án tương đối bằng phẳng, xen kẽ sông ngòi. Điểm cao nhất có cao độ là
3,9 m (tại thôn Tân Kỳ) và thấp nhất là 1,0m (ở hầu hết các cánh đồng), cao độ trung bình
tại khu vực dự án là 2,4m so với mực nước biển, phần diện tích khu vực triển khai dự án
trước đây là đất trồng lúa, sau đó Công ty Cổ phần thương mại tư vấn xây dựng Hoàng Hải
thuê đất để xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột biến tính đã đền bù giải phóng và san lấp
mặt bằng từ năm 2004 và đến năm 2008 Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức đã thuê
lại khu đất để làm dự án nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm. Khu vực này thuộc loại
đất phù sa sông Thái Bình không được bồi đắp hàng năm.
b. Điều kiện địa chất
Khu vực Dự án là nơi phát triển các trầm tích Đệ tứ, đặc trưng cho vùng đất yếu.
Địa chất khu vực đã khẳng định huyện Cẩm Giàng chỉ gặp lộ ra trên mặt các trầm tích
Holocen, với sự có mặt của hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng.
Quy luật cấu trúc theo chiều thẳng đứng, từ trên xuống có:
- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q23tb)
- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm- giữa (Q21-2hh)
Quy luật cấu trúc theo chiều ngang, trầm tích hệ tầng Thái Bình chỉ phân bố thành
những dải hẹp ven các con sông, hồ nguyên thủy. Trầm tích hệ tầng Hải hưng phân bố
rộng rãi ở nhiều nơi dưới dạng các vòm nâng cục bộ. Chính vì thế bề mặt địa hình trong
huyện có đặc điểm là một bề mặt gồ ghề, lượn sóng.
Trật tự địa tầng từ trên xuống dưới gồm 11 lớp, trong đó từ lớp thứ 2 đến lớp 11
thuộc hệ tầng Hải Hưng, gồm:
- Lớp 1:đất đắp, 0,5-2,9m
- Lớp 2: Sét màu xám vàng, xám xanh thường tồn tại dưới dạng các thấu kính nhỏ,
trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng, dày 0,6-1,2m
- Lớp 3: Sét pha màu xám ghi, xám vàng, trạng thái dẻo chảy, dày 0,5-2,5m
- Lớp 4: Bùn cát pha màu xám đen, dạng thấu kính, không ổn định theo phương,
dày 4,7-6,7m.
- Lớp 5: Bùn sét pha màu xám đen, dạng thấu kính, không ổn định theo phương,
dày 2,7-9m
- Lớp 6: Sét pha màu xám ghi, bề dày tuy không lớn nhưng rất ổn định theo
phương, trạng thái dẻo chảy, dày 2,5-2,7m.
- Lớp 7: Sét pha màu nâu đỏ, xám ghi, loang vàng, bề dày lớn, khá ổn định theo
phương, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, dày 5,5-6,4m.
- Lớp 8: Cát pha màu xám ghi, xám nâu, bề dày không ổn định theo phương, trạng
thái dẻo, dày 4,7-5,5m
- Lớp 9: Sét pha, màu xám nâu, xám đen, bề dày không ổn định theo phương, trạng
thái dẻo mềm đến dẻo chảy, dày 1,7-2,6m
- Lớp 10: Cát bụi, màu nâu vàng, bề dày khá ổn định theo phương, trạng thái chặt
vừa, dày 4,5-7,9m.
- Lớp 11: Cát hạt nhỏ, màu xám ghi, xám vàng, bề dày không ổn định theo
phương, trạng thái chặt , dày 1,2-1,4m.
Bảng 10. Đặc điểm thành phần độ hạt trung bình của hệ tầng Hải Hưng
Lớp
Hạt bụi (mm) Hạt sét(mm)
0,5-0,25 0,25-0,1 0,1-0,05 0,05-0,01 0,01-0,005 <0,005
2 8 10 31 20 31
3 12 17 30 20 21
4 37 23 20 14 6
5 10 16 31 21 23
6 13 14 21 24 28
7 9 13 31 19 28
8 32 28 22 11 7
9 7 13 26 21 33
10 19 54 27
11 29 49 22
Nguồn: Công ty TNHH Đông Phương
2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn
a. Điều kiện về khí tượng
Khí hậu của huyện Cẩm Giàng cũng như của khu vực thực hiện dự án mang đặc
trưng của khí hậu tỉnh Hải Dương, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc gồm hai
mùa chính là mùa mưa (mùa hè) và mùa khô (mùa đông), còn hai mùa chuyển tiếp là mùa
xuân và mùa thu.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện khí hậu tại khu vực dự án. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối của không khí
- Lượng mưa, nắng và bức xạ
- Chế độ gió và đặc điểm về bão lũ lụt
Các số liệu và bảng dẫn chứng về điều kiện khí tượng thủy văn (nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm, chế độ gió, bão lũ lụt) được thu thập tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn Hải
Dương.
+ Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm trong không khí gần mặt
đất. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của mặt trời ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ
trong không khí theo chiều thẳng đứng. Thông thường càng lên cao, nhiệt độ càng giảm,
nếu trạng thái nhiệt của không khí có đặc tính ngược lại gọi là sự "nghịch đảo nhiệt", hiện
tượng này làm suy yếu sự trao đổi đối lưu, làm giảm sự khuếch tán khí độc hại và làm
tăng hơi độc hại trong không khí gần mặt đất.
Nhiệt độ trung bình các tháng năm 2007 của tỉnh Hải Dương là 24,10C, nhiệt độ
trung bình tháng cao nhất là 300C vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất là
16,50C vào tháng 1.
Bảng 11. Nhiệt độ trung bình từ năm 2000 đến năm 2007 (0C)
Năm
Tháng
2000 2003 2004 2005 2006 2007
Tháng 1 17,8 16,4 16,7 16,1 17,8 16,5
Tháng 2 16,0 20,0 17,3 17,8 18,4 21,4
Tháng 3 19,9 20,8 19,9 18,9 19,9 20,8
Tháng 4 24,5 25,2 23,5 23,7 24,6 22,8
Tháng 5 26,7 27,9 25,9 28,5 26,9 26,6
Tháng 6 27,8 29,5 29,0 29,7 29,5 30,0
Tháng 7 29,1 29,3 28,9 29,2 29,7 30,0
Tháng 8 28,5 28,5 28,8 28,4 27,7 28,6
Tháng 9 26,4 27,0 27,6 28,2 27,4 26,7
Tháng 10 24,5 25,4 24,6 25,7 26,9 25,3
Tháng 11 20,6 22,7 22,2 22,2 24,2 20,4
Tháng 12 19,5 17,4 18,4 16,8 17,9 20,1
Cả năm 23,4 24,2 23,6 23,8 24,2 24,1
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hải Dương năm 2007
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí của khu vực Hải Dương khá cao, theo kết quả quan trắc của Trạm
khí tượng thủy văn Hải Dương cho thấy: Độ ẩm trung bình các tháng năm 2007 là 83%, các
tháng trong mùa hanh khô là tháng 1 và tháng 11 có độ ẩm trung bình 73%, độ ẩm trung
bình tháng lớn nhất vào tháng 3 là 91%.
Bảng 12. Độ ẩm không khí trung bình từ năm 2000 đến năm 2007 (%)
Năm
Tháng
2000 2003 2004 2005 2006 2007
Tháng 1 84 84 83 81 79 73
Tháng 2 88 91 87 88 87 86
Tháng 3 92 87 89 85 88 91
Tháng 4 92 90 89 88 86 85
Tháng 5 89 89 87 85 84 84
Tháng 6 88 82 80 82 82 81
Tháng 7 86 86 82 83 82 82
Tháng 8 89 90 87 87 88 87
Tháng 9 88 90 85 84 79 86
Tháng 10 89 81 78 80 81 81
Tháng 11 80 80 79 82 80 73
Tháng 12 80 75 78 76 79 81
Cả năm 87 85 84 83 83 83
Nguồn: Niên giám thông kê tỉnh Hải Dương năm 2007
Trong điều kiện độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với
nhau thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật bám
vào và phát triển nhanh chóng, phát tán đi xa và dễ gây bệnh truyền nhiễm.
+ Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng. Mùa
mưa ở khu vực Hải Dương thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm
từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tổng lượng mưa cả năm 2007 là 1.197mm, ít hơn trung bình hàng năm 73,0 mm, ít hơn
lượng mưa năm 2006 là 253 mm, mùa mưa phù hợp với quy luật chung. tháng có lượng
mưa lớn nhất trong năm là tháng 9 (229mm) nên có thể gây úng gập một số vùng ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động kinh tế của tỉnh, tháng có lượng mưa nhỏ
nhất là tháng 1 (1mm). (Theo Niên Giám thống kê tỉnh Hải Dương, năm 2007)
Bảng 13. Lượng mưa trung bình từ năm 2000 đến năm 2007 (mm)
Năm
Tháng
2000 2003 2004 2005 2006 2007
Tháng 1 16 39 17 7 4 1
Tháng 2 20 23 31 36 21 29
Tháng 3 42 23 36 21 58 40
Tháng 4 85 108 91 17 31 62
Tháng 5 192 185 208 138 137 202
Tháng 6 223 225 74 197 196 219
Tháng 7 342 302 521 322 277 147
Tháng 8 283 456 284 244 496 130
Tháng 9 168 175 146 254 79 229
Tháng 10 192 72 1 26 12 115
Tháng 11 22 5 13 125 138 11
Tháng 12 6 4 42 38 1 12
Cả năm 1591 1617 1464 1425 1450 1197
+ Nắng và bức xạ
Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 3,
tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít
nhất trong năm. Sang tháng 4, trời ấm, số giờ nắng tăng lên. Các thông số đặc trưng về
nắng của khu vực như sau:
- Tổng số giờ nắng của các tháng năm 2007 là: 1.372 giờ
- Tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất (tháng 7): 231 giờ
- Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất (tháng 3): 4 giờ
+ Bão và áp thấp nhiệt đới
Bão xuất hiện hàng năm không đều, năm nhiều, năm ít, tính trung bình trong 1
năm tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng của 1 đến 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Có năm
nhiều tới 5 cơn bão như năm 1963, 1973 và 1996. Đặc biệt liên tục từ năm 1998 đến
năm 2002 không có bão ảnh hưởng đến Hải Dương. Mùa bão năm 2006, Việt Nam
chịu ảnh hưởng của 10 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới trong đó có những cơn bão
mạnh cấp 12 trên cấp 12 và Hải Dương đã chịu ảnh hưởng gián tiếp của 01 cơn bão
(cơn bão số 3) nhưng gió không lớn và chỉ xuất hiện mưa sau khi bão suy yếu thành
vùng thấp.
b. Đặc điểm thủy văn
Nước thải của nhà máy sau khi xử lý sẽ thải ra mương thoát nước phía sau dự án,
mương này sẽ thoát ra nhánh của sông Sặt nằm về phía Tây cách dự án khoảng 1km, sau
đó nhánh sông này sẽ đổ ra sông Sặt qua đường Quốc lộ 5, cách dự án khoảng 2km về
phía Nam tại thôn Tân Hòa, xã Cẩm Phúc.
Đặc điểm chế độ thủy văn của sông Sặt:
Sông Sặt nằm là sông nội đồng nằm trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, có dòng
chảy theo hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm ở phía Nam
của hệ thống Bắc Hưng Hải, có chiều dài 19km, lòng sông tương đối hẹp từ 25 – 30m, cao
trình đáy từ 0,3 - 0,5m. Đây là một nhánh sông tương đối quan trọng trong hệ thống Bắc
Hưng Hải, có chức năng tưới tiêu kết hợp, dòng chảy của sông do con người điều tiết. Tuy
nhiên do độ dốc nhỏ, địa hình thấp, sự tiêu thoát nước chậm nên về mùa mưa bão khi có
mưa lớn kéo dài thường dễ gây úng ngập cục bộ. Điển hình là tháng 7/2004 lượng mưa từ
ngày 20 đến 24/7 làm nước các sông Bắc Hưng Hải dâng cao đã tràn đê khu vực các xã
Vĩnh Tuy, Thúc Kháng, Hùng Thắng, Long Xuyên, Tráng Liệt .v.v..
Mùa mưa, mức nước của sông Sặt đo tại Hải Dương là Hmax = + 3m; Htb = + 2,5m
÷ 2,8m
Mùa khô, mực nước đo được là: Hmax = + 2m; Htb = + 1,6 ÷ 1,7m
3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
a. Chất lượng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án, chủ Dự
án đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở
Tài nguyên và Môi trường Hải Dương tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích các chỉ tiêu
về môi trường không khí xung quanh của Dự án.
Do Dự án nằm giáp với đường Quốc lộ 5A, nên trong quá trình xây dựng cũng như
khi dự án đi vào hoạt động, hoạt động giao thông sẽ là một nguồn gây ô nhiễm sẽ ảnh hưởng
đến dự án, mặt khác hoạt động của Dự án cũng góp phần làm tăng mật độ giao thông trên
đường, do đó làm tăng nguồn ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.
Qua phân tích ở trên ta có thể xác định vị trí, số lượng và các chỉ tiêu môi trường
không khí cần quan trắc như sau:
- Vị trí quan trắc: 5 điểm trong khu đất của dự án; 1 điểm tại đường QL 5A
- Kết quả phân tích các thành phần môi trường không khí tại điểm lấy mẫu xung
quanh khu vực dự án thể hiện trong bảng 14 và bảng 15 như sau:
Bảng 14. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương
Ghi chú:
TCVN 5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Ngày quan trắc: ...................
Nhận xét:
Từ kết quả phân tích các yếu tố vi khí hậu ở trên và so sánh với TCVN 1949-1998 cho
thấy các yếu tố về vi khí hậu tại khu vực triển khai Dự án chưa bị ô nhiễm. Tất cả các chỉ tiêu
như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn đều trong tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 15. Kết quả phân tích hơi khí độc
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương
Ghi chú:
TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ.
Ngày quan trắc: .................., ngày phân tích:.....................
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích tại bảng trên cho thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường
không khí nền trong Dự án so với TCVN 5937 – 2005 chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các
chỉ tiêu về bụi và các hơi khí độc như: CO, SO2, NO2 đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
b. Chất lượng môi trường nước
Phía sau dự án (hướng Bắc) là mương dẫn nước cho cánh đồng thôn Tràng Kỹ, xã
Tân Trường, mương thoát nước này sẽ chịu ảnh hưởng từ hoạt động của Dự án nên việc
khảo sát chất lượng nước tại nhánh mương này là cần thiết.
Ngoài ra chất lượng nước ngầm cũng có thể bị ảnh hưởng từ quá trình xây dựng
cũng như quá trình hoạt động của Dự án:
Như vậy để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực thực hiện Dự án,
chúng tôi tiến hành lấy mẫu các nguồn nước sau:
+ Mẫu nước giếng khoan khu dân cư chợ Ghẽ, cách dự án 450m về phía Tây.
+ Mẫu nước mương phía sau dự án
Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng dưới đây:
Bảng 16. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
Ghi chú:
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
Ngày lấy mẫu: ............................, ngày phân tích: ............................
Ng1: Mẫu nước ngầm khoan nhà ông...................
(tọa độ 48UTM, .................................
Nhận xét:
- Kết quả phân tích mẫu nước ngầm (Ng1), tại thời điểm lấy mẫu cho thấy:
+ Chỉ tiêu pH nằm ngoài khoảng cho phép;
+ Chỉ tiêu Mn, coliform có giá trị cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
+ Các chỉ tiêu phân tích còn lại có nồng độ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm (QCVN 09:2008/BTNMT)./.
Bảng 17. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
Ghi chú:
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,
áp dụng mức.
- Ngày lấy mẫu........................, ngày phân tích: ...............................
- Nm1: Mẫu nước mương phía Đông dự án
(tọa độ 48UTM, ......................................
- Nm2: Mẫu nước mương cung tiêu khu vực
(tọa độ 48UTM, ..................................
Nhận xét:
Kết quả phân tích mẫu nước mặt (Nm1& Nm2) tại thời điểm lấy mẫu cho thấy:
Nồng độ các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn mức B1 cho phép theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT)
c. Tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái
Các loại thực vật hiện tại của khu vực triển khai dự án có thể phân chia thành nhiều
nhóm, nhiều loại gồm lúa, ngô, khoai, sắn… các loại rau màu cho thân, lá, củ hạt như cải
bắp, đỗ, lạc… các loại cây ăn quả gồm mít, đu đủ, chanh, chuối… cây hoang dại phổ biến
là cây bụi, các loài cỏ thuộc nhóm hoa thảo, gáo nước, sậy lác, các thực vật loài nổi trên
mặt nước như sen, súng, trang, dong nước, rau mác, bèo tây…
Các loài động vật trong khu vực hiện nay gồm nhóm động vật tự nhiên như chuột,
rắn, các loài thuỷ sinh trong hệ thống sông, ao, hồ… Ngoài các loài trên còn có các loài
gia súc, gia cầm do người nông dân nuôi thả như trâu, bò, lợn, gà.
II. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Trường
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Dự án đầu tư xây dựng ”Nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm” của Công ty Cổ
phần Que hàn điện Việt Đức có diện tích 24.218,3m2 được thực hiện tại thôn Tràng Kỹ,
xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng. Vị trí dự án thuộc đất thuê lại của Công ty Cổ phần
thương mại tư vấn xây dựng Hoàng Hải nằm cạnh đường Quốc lộ 5, khu đất đã hoàn tất
công tác đền bù, giải phóng và san lấp mặt bằng. Như vậy việc dự báo các tác động tới
môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn xây dựng
- Giai đoạn hoạt động của nhà máy
Các tác động tới môi trường của dự án dựa trên các xem xét, phân tích, đánh giá về
đặc điểm công nghệ, vị trí của dự án và các điều kiện về môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã
hội của khu vực thực hiện dự án.
Nội dung chi tiết của việc đánh giá các tác động môi trường cho dự án đầu tư xây
dựng Nhà máy sản xuất dây hàn 6.000 tấn/năm được trình bày dưới đây.
I. Đánh giá tác động
1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng
a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án có các nguồn phát sinh chất thải gây ra các
tác động môi trường đến khu vực dự án cũng như các khu vực lân cận, bao gồm:
Bảng 18. Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình xây dựng dự án
Nguồn phát sinh chất thải Các chất thải
Các yếu tố
bị tác động
Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên
vật liệu xây dựng và đổ bỏ phế thải
- Bụi
- Khí thải có chứa
SO2, CO, CO2,
NO2, Hydrocacbon
- Rác thải xây dựng
- Tiếng ồn, độ rung
- Môi trường
không khí
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Sức khỏe của
người lao động
Trộn bê tông
Quá trình thi công xây lắp
Các phương tiện vận tải
Các thiết bị thi công
Hoạt động sinh hoạt của công nhân
- Nước thải
- Chất thải rắn
- Môi trường nước
- Môi trường đất
Nguồn gây tác động tới môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình xây dựng chủ yếu là bụi
đất và các loại khí thải như (SO2, NOx, CO,…) do các phương tiện giao thông và máy móc
thi công xây dựng gây nên. Việc tính toán tải lượng chất gây ô nhiễm dựa trên khối lượng
nguyên liệu xây dựng cần vận chuyển, số lượng xe và lượng nhiên liệu nhằm dự báo mức
độ ô nhiễm và ảnh hưởng của nó đến chất lượng môi trường trong quá trình xây dựng.
+ Cơ sở tính toán lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển
Khối lượng nguyên vật liệu đáp ứng cho xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án được
tính dựa trên tổng diện tích xây dựng các công trình như nhà xưởng, hệ thống giao thông,
hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện,...
Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng cần vận chuyển được xác định bằng công
thức thực nghiệm sau:
M vlxd = S*d (tấn)
Trong đó:
M: Khối lượng vật liệu xây dựng (tấn)
S : Diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng 11.216 m2.
d : Hệ số khối lượng vật liệu xây dựng trung bình 1,2 tấn/m2.
M vlxd = 11.216 (m2) * 1,2 (tấn/m2) = 13.460 tấn
Tổng khối lượng nguyên vật liệu dùng cho xây dựng các công trình cơ bản là
13.460 tấn. Với khối lượng như trên thì sẽ cần khoảng 673 lượt xe ô tô có tải trọng 20 tấn,
sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, như vậy trung bình một ngày sẽ có khoảng 7 xe chuyên
chở ra vào khu vực dự án.
Trong quá trình vận chuyển các phương tiện này phát sinh ra lượng bụi tương đối
lớn bao gồm bụi từ mặt đường, bụi do nguyên vật liệu rơi vãi và bụi từ quá trình đốt cháy
nhiên liệu của động cơ ô tô. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO đã đưa ra hệ số
phát sinh bụi quẩn từ mặt đường như sau:
Bảng 24. Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển
Nguồn phát sinh
Hệ số phát sinh
(bụi đường nhựa,
bê tông 1000km)
Lượng bụi phát sinh
(kg/1000km*xe)
Tải lượng phát
sinh trung bình
(kg/ngày)
Vận tải giao thông 3,7* f 952,6 0,95
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường được xác định theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó:
- v : Vận tốc trung bình của xe, v = 10 (km/h)
- M : Tải trọng trung bình của xe, M = 20 (tấn)
- n : Số bánh xe trung bình, n = 20 chiếc/xe
- S : Quãng đường trung bình, S = 1 km
Các loại bụi đất có kích thước và tỷ trọng lớn, khó phát tán đi xa nên chỉ gây ô nhiễm
cục bộ tại khu vực dự án và trên các tuyến đường vận chuyển. Tuy nhiên cần có biện pháp
thích hợp giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động tại công trường.
Nguồn phát sinh khí thải:
Các phương tiện vận tải sử dụng chủ yếu là xăng, dầu diezen. Trong quá trình hoạt
động nhiên liệu bị đốt cháy sẽ thải ra môi trường lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô
nhiễm không khí như: bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, hydrocacbon… Mức độ phát thải
các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ không khí, vận tốc xe chạy,
chiều dài quãng đường vận chuyển, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, phương pháp dự báo tải lượng các chất ô nhiễm đối với
các loại ô tô sử dụng dầu diezen như sau:
Bảng 25. Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông
Chỉ tiêu
Hệ số
(kg/1000km)
Quãng đường
(km)
Thời gian
(phút)
Số xe
(vào/ra)
Lượng phát thải
(g/phút)
Bụi 0,9 1 6 1 0,1500
SO2 4,15*S 1 6 1 0,0028
NOx 14,4 1 6 1 2,4000
CO 2,9 1 6 1 0,4833
HC 0,8 1 6 1 0,1333
Nguồn WHO: Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập1, Generva, 1993.
Ghi chú: S – Hàm lượng % lưu huỳnh có trong dầu, S = 0,4%
Bảng 26. Lượng khí phát thải và bụi tương ứng với số xe vận chuyển
Số xe
Bụi
(g/phút)
SO2
(g/phút)
NOX
(g/phút)
CO
(g/phút)
HC
(g/phút)
7 1,05 0,019 16,8 3,38 0,93
Đây là nguồn gây tác động tới môi trường không khí, đồng thời là nguyên nhân
gây tác động trực tiếp đến hệ thống thoát nước do hiện tượng lắng đọng bùn cặn và gây
ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực.
Tuy nhiên các tác động này mang tính cục bộ trong thời gian ngắn. Do mật độ thi
công không lớn, nên các tác động từ việc xây dựng tới môi trường không nhiều. Kết thúc
giai đoạn thi công, các tác động này cũng không còn nữa.
Đánh giá tác động
Tác động của bụi
Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, quá trình
thi công xây dựng nền móng, xây dựng nhà xưởng... Nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai
đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, thay đổi tùy theo cường độ hoạt
động xây dựng, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm và nhiệt độ không khí trong
ngày. Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, khó kiểm soát, khó xử lý
và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.
Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi,
hen suyễn, lao phổi. Tác động đến thực vật làm ngăn cản quá trình sinh trưởng...
Tuy nhiên phần lớn loại bụi này đều có khả năng lắng tốt, theo kinh nghiệm thực tế
tại các công trường xây dựng, khi thời tiết khô, với phạm vi 30m tính từ mép đường vận
chuyển theo hướng gió sẽ là khu vực chịu ảnh hưởng của loại bụi này. Như vậy bụi phát
sinh từ các hoạt động giao thông vận tải đã làm ảnh hưởng tới dân cư sống ven đường
theo các tuyến đường vận chuyển (đường 5A), công nhân làm việc tại công trường và các
nhà máy khác xung quanh dự án.
Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu
Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí
có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA)
đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu diezel có khả năng gây
ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho
thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ
ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện
giao thông trong thời gian dài. []
Do số lượng các loại máy móc/thiết bị và xe tải phục vụ quá trình xây dựng không
nhiều, hơn nữa khu vực thực hiện dự án tương đối thoáng gió, khí thải phát sinh nhanh
chóng được pha loãng vào môi trường xung quanh, do đó ô nhiễm khí thải trong quá trình
xây dựng sẽ không lớn, chỉ mang tính cục bộ (trên phạm vi công trường) và tạm thời (chỉ
phát sinh trong giai đoạn xây dựng).
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ
(BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật gây bệnh
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nghiên cứu và công bố cho thấy
tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường nếu không xử lý
được thể hiện như sau:
Bảng 27. Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
(Định mức cho 1 người)
Chất ô nhiễm
Khối lượng
(g/người/ngày)
BOD5 45 ÷ 54
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 170 ÷ 220
Nitrat (NO3-) 6 ÷ 12
Phosphat (PO43-) 0,6 ÷ 4,5
Dầu mỡ 0 ÷ 30
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993
Tại công trường có khoảng 50 người tham gia xây dựng, tải lượng các chất gây ô
nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán trong bảng sau:
Bảng 28. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải
(Tính cho 50 công nhân)
TT Chất ô nhiễm
Tải lượng
(kg/ngày)
1 BOD5 2,25 ÷ 2,7
2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 8,5 ÷11
3 Nitrat (NO3-) 0,3 ÷ 0,6
4 Phosphat (PO43-) 0,03 ÷ 0,225
5 Dầu mỡ 0 ÷ 1,5
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I,
Generva, 1993
Lưu lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính như sau:
Bảng 24. Lưu lượng nước dùng cho công nhân trong giai đoạn xây dựng
Loại nước
Số công
nhân
TCXDVN
33:2006
Lưu lượng
nước
Nước cấp cho công nhân 50 người 80 lít/người.ngày 4 m3/ngày
Ghi chú: TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người (bảng 3.1)
Giả sử 100% nước dùng cho sinh hoạt của công nhân đều thải ra môi trường thì
lượng nước thải phát sinh lấy trung bình sẽ là 4 m3/ngày.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định trong bảng sau:
Bảng 25. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Tổng tải lượng (kg/ngày)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN
14:2008/BTNMT
Cột B
1
BOD5 562 ÷ 675 60 9,4 ÷ 11
2 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2125 ÷ 2750 1200 1,8 ÷ 2,3
3
Nitrat (NO3-) 75 ÷ 150 60 1,25 ÷ 2,5
4
Phosphat (PO43-) 7,5 ÷ 56,25 12 0,6 ÷ 4,7
5
Dầu mỡ động thực vật 0 ÷ 375 24 0 ÷ 15,6
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Như vậy, với nồng độ cao của các chất ô nhiễm, nếu không xử lý triệt để thì nước
thải sinh hoạt có thể gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước của mương phía sau dự án (nơi
tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm cho lượng
ôxy trong nguồn nước bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh.
Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, gây ra hiện tượng
phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái của mương. Việc gây ô nhiễm mương tiếp nhận có
thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực này.
Nước mưa chảy tràn (Chưa tính)
Vào mùa mưa có nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường, lượng nước mưa
chảy tràn phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực, theo số liệu khí tượng thuỷ văn thời
gian có số trận mưa lớn chỉ tập trung vào một vài tháng, khi đó lượng nước mưa trong
khu vực khá cao.
Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống diện tích công trường được tính toán theo
công thức:
Qmưa = A.F (m3/ngđ)
Trong đó:
A: Lượng mưa trung bình các tháng xây dựng của khu vực, A= 0,313 m/tháng
F: Diện tích khu vực xây dựng (24.218,3 m2).
Kết quả tính toán như sau:
Qmưa = 0,313* 24.218,3 = 7.580 m3/tháng
Với lượng nước mưa như trên, trong quá trình chảy qua bề mặt khu đất dự án sẽ
kéo theo một lượng lớn đất, cát xuống sông, mương, tạo nên hiện tượng bồi lắng lòng
sông, cản trở dòng chảy. Lượng đất, cát trôi theo nước mưa được ước tính khoảng
0,3kg/m3 nước mưa. Vậy tải lượng đất cát có trong nước mưa chảy tràn là:
m = Q * 0,3 kg/m3 = 7.580 m3/tháng * 0,3 kg/m3 = 2274 kg/tháng
Đơn vị sẽ có biện pháp thu hồi toàn bộ lượng nước mưa chảy vào hệ thống cống,
hố ga thu cặn tạm để hạn chế đất cát chảy vào mương, sông khu vực dự án.
Nước thải từ quá trình thi công xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng nước được sử dụng trong khâu làm vữa, đúc bê
tông, ngoài ra còn có nước phun ẩm đường chống bụi. Lượng nước thải phát sinh ít.
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công xây dựng chủ yếu là đất, cát… thuộc
loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời.
Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của nước thải thi công ở mức thấp.
Đánh giá nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
+ Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công
nhân làm việc trên công trường. Theo tính toán tại bảng 18 (trang 33) cho thấy nồng độ
các chất ô nhiễm trong nước thải khá cao, nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến mương thoát nước khu vực nhà máy (nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải). Các hợp chất
hữu cơ dễ bị ôxy hoá sinh học làm cho lượng ôxy trong nguồn nước bị cạn kiệt, ảnh
hưởng đến quá trình hô hấp của các loài thủy sinh. Chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho tạo
điều kiện cho rong tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh
thái của lưu vực tiếp nhận. Việc gây ô nhiễm mương tiếp nhận có thể ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực này.
+ Tác động của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực hoạt động của dự án trong thời gian thi công xây
dựng hạ tầng cuốn theo đất, cát, ximăng và các loại rác sinh hoạt theo dòng chảy gây sụt
lở bờ tạo lên hiện tượng bồi lắng lòng sông, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và ảnh hưởng
đến các loài thủy sinh trong lưu vực.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm đất, cát, sỏi rơi vãi, xi
măng, vôi vữa, cốp pha, thép xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra còn
một lượng chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường tạo ra.
Chất thải rắn xây dựng
Như đã dự tính ở trên, tổng khối lượng vật liệu như đất, cát, sắt thép, ximăng, sỏi đá,
copha... là 13.460 tấn và chỉ khoảng 0,05% khối lượng này bị rơi vãi trên công trường, như
vậy khối lượng chất thải rắn phát sinh trong suốt quá trình xây dựng vào khoảng 6,73 tấn.
Loại chất thải này không chứa các thành phần nguy hại, không bị thối rữa, không tạo
mùi gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa chúng lại có giá trị sử dụng vào các mục đích sau:
cốp pha gỗ dùng làm chất đốt; gạch vỡ, vật liệu xây dựng rơi vãi dùng để san lấp mặt
bằng; vỏ bao xi măng thu hồi bán cho các cơ sở tái chế bao bì, giấy. Điều này sẽ hạn chế
tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chất thải tới môi trường khu vực.
Chất thải rắn sinh hoạt
Ước tính trung bình mỗi ngày một người thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt là
0,3 ÷ 0,5 kg/ngày, như vậy với lượng công nhân tham gia hoạt động trên công trường là 50
người thì khối lượng rác thải phát sinh từ các công đoạn này trong một ngày sẽ là 15 ÷ 25
kg/ngày.
Lượng chất thải này tuy không nhiều xong nếu không thu gom hàng ngày sẽ gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí và cảnh quan trong công trường và khu vực xung
quanh. Khi rác thải vất bừa bãi trên mặt đất, dưới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, các
hợp chất hữu cơ bị phân hủy tạo thành các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không
khí. Trong những ngày có mưa, nước mưa sẽ kéo theo các chất hữu cơ xuống mương,
sông trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn
Do dự án thuê lại đất của Công ty Cổ phần thương mại tư vấn xây dựng Hoảng Hải đã
được san lấp mặt bằng và xây hàng rào bao quanh, nên những tác động như làm thay đổi hệ
sinh thái hay thay đổi cơ cấu sử dụng đất đã xảy ra trong quá trình san lấp mặt bằng mà Công
ty Hoàng Hải tiến hành. Còn khi dự án này triển khai sẽ có những tác động sau không liên
quan đến chất thải:
Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
Trong quá trình thi công xây dựng của dự án, mức ồn phát sinh chủ yếu do hoạt
động của các thiết bị thi công xây dựng như máy đóng cọc, máy trộn bê tông, các phương
tiện vận chuyển… Mức độ gây ồn của các thiết bị được xác định trong bảng dưới đây.
Bảng 27. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển
và thiết bị thi công cơ giới
TT
Phương tiện vận
chuyển và thiết bị thi
công cơ giới
Mức ồn cách nguồn
1m (dBA)
Trung bình
Mức ồn cách
nguồn 50m
(dBA)
Mức ồn cách
nguồn 100m
(dBA)
1 Xe tải 88 54 48
2 Máy khoan 87 53 47
3 Máy nén diezen 80 46 40
4 Máy đóng cọc bê tông 75 41 35
5 Trạm trộn bê tông 75 41 35
Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế 85 dBA
-
- TCVN 5949 - 1998 - 75 dBA
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, tiêu
chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.
+ TCVN 5949-1998: Tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép ở khu vực công cộng và
khu dân cư.
* Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu từ các xe vận chuyển đất cát,
nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường và từ các loại máy hoạt động trong công
trường ... Theo bảng 27…… cho thấy: mức ồn ngay tại hầu hết các nguồn phát sinh đều
nằm dưới mức tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế) quy định về tiếng ồn tại
các vị trí làm việc trong môi trường lao động; khả năng lan truyền tiếng ồn của mỗi nguồn
ồn là không xa và từ khoảng cách 50m, mức ồn đã đạt tiêu chuẩn quy định (TCVN 5949 -
1998). Như vậy với từng nguồn ồn riêng lẻ thì không gây ra ô nhiễm môi trường làm việc
và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, mức ồn tại mỗi điểm là
cộng hợp của nhiều nguồn ồn khác nhau, vì vậy khả năng gây ô nhiễm tiếng ồn là khá
cao. Tiếng ồn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người như: làm giảm
khả năng nghe, gây các bệnh về thần kinh.
Rung động:
Độ rung phát sinh do quá trình đào, xúc đất đá và hoạt động của các thiết bị thi
công xây dựng. Các hoạt động tạo nên độ rung lớn trên công trường gồm có:
+ Búa máy 8 tấn với năng lượng đóng khoảng 48 KJ có thể tạo ra độ rung 12,9
mm/s ở khoảng cách 10 m.
+ Thiết bị nện nền đất có năng lượng 30 KJ có thể tạo ra độ rung 4,3 mm/s ở
khoảng cách 10 m.
+ Búa máy diezel đóng có thể tạo ra độ rung 7 mm/s ở khoảng cách 10m.
* Đánh giá tác động
Độ rung thường xuyên sẽ gây mệt mỏi đối với thần kinh của người lao động; độ
rung từ 5,0 mm/s trở lên có thể tác động xấu tới sự ổn định của các công trình xây dựng.
Tuy nhiên, trong khu vực dự án không có các công trình xây dựng kiên cố nên tác động
của độ rung đến các công trình xây dựng là không đáng kể.
Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công
trường chỉ tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân trên công trường ở
các khoảng cách 15 m từ nguồn phát sinh. Khu dân cư ngoài hàng rào khu vực dự án đều
ở khoảng cách trên 500 m nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ rung phát sinh từ các thiết bị
thi công xây dựng dự án..
Các tác động khác
- Khi dự án được triển khai, cơ cấu sử dụng đất của vùng và khu vực lân cận sẽ
thay đổi: quỹ đất dùng cho sản xuất nông nghiệp sẽ được chuyển vào sử dụng cho mục
đích công nghiệp, giao thông.
- Cơ cấu kinh tế của khu vực thay đổi do ngành nghề sản xuất của 1 bộ phận
người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang làm việc sản xuất của các ngành
kinh tế khác.
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ góp phần làm tăng mật độ hoạt động
giao thông làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân khu vực, ảnh
hưởng đến chất lượng các tuyến đường mà các xe vận chuyển vật liệu xây dựng chạy qua.
- Tập quán sinh sống của người dân khu vực bị thay đổi.
- Hệ sinh thái khu vực và điều kiện vi khí hậu của khu vực bị ảnh hưởng do địa hình
của khu vực thay đổi.
c. Đối tượng bị tác động
Bảng 31. Đối tượng bị tác động
Nguồn gây
tác động
Chất thải phát sinh Đối tượng bị tác động
Xây dựng
các công
trình
Nước thải xây dựng, nước
thải sinh hoạt, nước mưa
chảy tràn, CTR xây dựng,
CTR sinh hoạt, rẻ lau dầu
mỡ, khí thải, bụi từ máy
móc thi công và ô tô vận
chuyển, bụi đất cát
- Mương trong khu vực dự án
- Người dân xung quanh khu vực dự án
- Hoạt động và an toàn giao thông trong
khu vực dự án
- Môi trường đất và nước ngầm trong
khu vực dự án
- Các công trình xung quanh Dự án
2. Đánh giá các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất
a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Để xác định các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt
động của nhà máy, dựa trên cơ sở phân tích đặc trưng công nghệ sản xuất, các nguyên
nhiên liệu đầu vào, trên cơ sở đó các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận
dạng như sau:
Bảng 32. Nguồn phát sinh chất thải và các yếu tố bị tác động
TT Các công đoạn Chất ô nhiễm Các yếu tố bị tác động
1
Phương tiện
vận chuyển
Bụi, khí CO, CO2, SO2,
tiếng ồn
Môi trường không khí
2
Công đoạn làm
sạch
Tiếng ồn, bụi kim loại Môi trường không khí
3
Công đoạn kéo khô
và kéo ướt
Nhiệt, Tiếng ồn, Bụi, dầu
kéo, chất thải rắn
Môi trường không khí
4
Công đoạn tẩy rửa
và mạ
Hơi axit, nước thải
Môi trường không khí
Môi trường nước
5 Chuốt bóng Tiếng ồn, Bụi kim loại Môi trường không khí
6 Xếp lớp chính xác Tiếng ồn Môi trường không khí
8
Quá trình đóng gói,
xuất xưởng
Chất thải rắn, bụi, tiếng
ồn
Ô nhiễm môi trường không khí,
tiếng ồn, chất thải rắn
9
Hoạt động các
động cơ
Tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí
10 Hoạt động sinh Nước thải, chất thải rắn Ô nhiễm môi trường nước
hoạt của công nhân Môi trường đất
Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí:
Nguồn phát sinh các chất ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
Nguồn gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vận tải
Khi Nhà máy đi vào hoạt động, ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện
vận chuyển các nguyên phụ liệu và sản phẩm là 15.000 tấn, trong đó 9.000 tấn là nguyên
phụ liệu và 6.000 tấn là sản phẩm dây hàn. Toàn bộ khối lượng trên được vận chuyển
bằng ô tô có tải trọng 10 tấn với số xe vận chuyển là 5 xe/ngày. Trong quá trình vận
chuyển ra vào nhà máy sẽ gây nên ô nhiễm bụi và khí thải cho khu vực, tác động này chủ
yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu là dầu diezel gây nên. Thành phần chính của các
loại khí thải này bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầu. Mức độ ô nhiễm phụ
thuộc vào chất lượng đường, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, chất lượng phương tiện và lượng
nhiên liệu tiêu thụ.
Để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm (bụi và khí thải) dựa vào hệ số ô nhiễm do
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra như sau:
Bảng 33. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên các loại đường
Chất ô
nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn
Trong
TP
Ngoài
TP
Đường
Cao tốc
Trong
TP
Ngoài
TP
Đường Cao
tốc
Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9
SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,15*S 4,15*S
NO2 0,7 0,55 1,0 11,8 14,4 14,4
CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9
VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva
1993.
Ghi chú: S là % hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%)
VOC: Chất hữu cơ dễ bay hơi
Các điều kiện tính toán:
+ Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe
+ Số lượt xe ra Nhà máy trong một ngày: 5 lượt xe/ngày
+ Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 0,5 km
Như vậy với các điều kiện tính toán như trên thì tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO,
SO2, NOx, VOC do các phương tiện vận chuyển được xác định trong bảng sau:
Bảng 34. Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển
TT Chỉ tiêu
Hệ số
(kg/1000km)
Quãng đường
(km)
Thời gian
(phút)
Số xe
(vào/ra)
Lượng
phát thải
(g/phút)
1 Bụi 0,9 0,5 6 5 0,375
2 SO2 4,15*S 0,5 6 5 0,007
3 NOx 14,4 0,5 6 5 6,000
4 CO 2,9 0,5 6 5 1,208
5 HC 0,8 0,5 6 5 0,333
Đây là nguồn gây tác động tới môi trường không khí xung quanh do hoạt động của
các động cơ ô tô. Các nguồn thải này không liên tục và sẽ được kiểm soát khi đi nhà máy
đi vào hoạt động
Bụi phát sinh từ quá trình làm sạch và vuốt dây
Bụi phát sinh do quá trình làm sạch dây thép bằng các puly cạo rỉ và súng phun hơi
áp lực, quá trình vuốt dây từ các kích cỡ lớn Φ5÷6,5 xuống các kích cỡ nhỏ hơn. Các quá
trình này đều phát sinh bụi kim loại, với bụi có kích thước lớn đều rơi ngay trên bề mặt,
còn bụi có kích thước nhỏ phát tán vào môi trường. Theo kết quả đo kiểm chất lượng môi
trường năm 2007 và năm 2008 của Công ty Cổ phần Que hàn điện Việt Đức tại phân
xưởng vuốt dây như sau:
TT Vị trí quan trắc Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3)
Năm 2007
1 KV máy vuốt dây 4 cục 1,58 0,82
2 KV máy vuốt dây 5 cục 1,74 0,85
3 KV máy vuốt dây 8 cục 1,18 0,65
Năm 2008
1 KV máy vuốt dây 4 cục 2,18 1,25
2 KV máy vuốt dây 5 cục 2,25 1,28
3 KV máy vuốt dây 6 cục 2,28 1,32
TC 3733/2002/QĐ-BYT 4,00 2,00
Như vậy tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các khu
vực máy vuốt dây đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT.
Hơi axit phát sinh từ quá trình tẩy rửa và mạ
Nhà máy sử dụng dung dịch H2SO4 cho công đoạn tẩy rửa dầu cho quá trình kéo
ướt và quá trình mạ. Trong quá trình mạ, dung dịch axit được dùng làm môi trường cho
quá trình điện phân, đây là một axít tương đối mạnh, bản thân nó không bị điện phân,
không bị bay hơi, mà trong bể mạ chỉ xảy ra quá trình điện phân ion kim loại (Cu2+) thành
kim loại Cu bám vào bề mặt dây, còn nước bị điện phân thành oxi bay lên, trong quá trình
các bọt khí của oxi bay lên đã cuốn theo các phân tử axit, làm phát tán hơi axit trong môi
trường không khí. Dưới đây là phản ứng hóa học:
2CuSO4 + 2H2O = 2Cu↓ + 2H2SO4 + O2↑ (1)
Với lượng tiêu hao hóa chất hàng ngày như sau:
TT Loại hóa chất
Lượng hóa chất
tiêu hao (kg/ngày)
Số mol O2 theo phương
trình phản ứng (mol)
1 CuSO4 122 0,38
Lượng khí Oxi sinh ra được tính toán theo các phương trình phản ứng (1) và dựa vào
khối lượng hóa chất tiêu hao, ta tính được lượng Oxi bay lên là: 0,38(mol). Giả sử lượng ôxi
bay lên sẽ cuốn theo lượng axit tương ứng bay lên và lượng axit cuốn theo là:
nH2SO4 = nO2 = 0,38 (mol)
→ mH2SO4 = 1,145 (kg/ngày)
Như vậy tại công đoạn mạ sản phẩm, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là hơi
axit phát sinh do quá trình mạ, tuy nhiên tại mỗi bể mạ đều lắp đặt hệ thống chụp hút hơi axit,
nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.
Theo kết quả đo kiểm tra môi trường định kỳ năm 2007 và 2008 của Công ty Cổ phần
Que hàn điện Việt Đức tại phân xưởng sản xuất dây hàn như sau:
TT Điểm lấy mẫu
Hơi khí độc H2SO4 (mg/m3 KK)
Năm 2007 Năm 2008
1 Khu vực máy mạ dây 1 0,88 -
2 Khu vực máy mạ dây 2 1,75 -
3 Khu vực máy mạ dây 3 - 0,88
4 Khu vực máy mạ dây 4 - -
TC 3733/2002/QĐ-BYT 2 2
Ghi chú: TC 3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn hơi khí độc trong không khí vùng làm việc, áp
dụng một lần tối đa.
Như vậy tại thời điểm đo nồng độ hơi axit ở các vị trí đo đều nằm trong tiêu chuẩn
cho phép theo TC 3733/2002/QĐ-BYT.
Đánh giá tác động
- Bụi:
Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy bao gồm bụi vô cơ do phương
tiện giao thông và quá trình làm sạch, chuốt bóng dây kim loại. Thường bụi có kích thước
rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một
diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như
phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua
đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra
chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng
quang hợp của cây.
Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733-
2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN
5937-2005 là 300 µm/m3.
- Khí thải
+ Tác nhân SO2
SO2 là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. Phát sinh nhiều ở các khu vực sử
dụng nhiên liệu có thành phần của lưu huỳnh và các ngành công nghiệp hóa chất liên
quan đến H2SO4. Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc: tức ngực, đau đầu, nôn mửa
và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra SO2 còn tác dụng với hơi nước trong môi trường
không khí ẩm tạo thành axit H2SO4, khi mưa xuống có thể phá hủy các công trình cũng
như các vật dụng bằng kim loại và các vật liệu bằng đá vôi, đá hoa, đá phiến
Bảng 35. Tác động của SO2 đối với người và động vật
Giới hạn của độc tính 30 - 20 mg SO2/m3
Kích thích đường hô hấp, ho 50 mg SO2/m3
Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 - 60 phút) 260 - 130 mg SO2/m3
Liều gây chết nhanh (30 - 60 phút) 1300 - 1000 mg SO2/m3
- Tác nhân NOx
Trong các loại oxit của nitơ thì chỉ có ba loại N2O, NO, NO2 là được tạo thành với
số lượng không dự đoán được trong khí quyển. Thông thường, NO và NO2 được kiểm tra
và được gọi chung là NOx:
+ NO là một chất khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt cháy nhiên
liệu. Nó được oxi hóa thành NO2 bằng phản ứng quang hóa thứ cấp trong môi trường
không khí ô nhiễm.
+ NO2 là một chất khí có mùi hăng gây kích thích và có thể phát hiện được ở nồng
độ 0,12ppm. Nó hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo thành hàng loạt các phản ứng quang hóa
học. Một lượng nhỏ NO2 có thể được phát hiện ở tầng xáo trộn (dưới tầng bình lưu). NO2
được tạo ra từ sự oxi hóa NO của ozone, được thải ra từ sự đốt nhiên liệu và các nhà máy
sản xuất axit nitric
- Tác nhân CO
Là chất khí không màu, không mùi, không vị và có ái lực mạnh với hemoglobin
trong máu. Hỗn hợp hemoglobin với CO làm giảm hàm lượng ôxi lưu chuyển trong máu
và như vậy tế bào con người sẽ thiếu ôxi. Các triệu chứng xuất hiện khi con người bị ngộ
độc CO như: hô hấp khó khăn, đau đầu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong khi nồng độ
CO trong không khí vào khoảng 250 ppm. Giới hạn tối đa cho phép của nồng độ CO
trong không khí tại nơi làm việc (tiếp xúc trực tiếp) là 40 mg/m3. Khí CO còn có tác dụng
kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật nên khi tập chung ở nồng độ cao nó sẽ gây tác hại
cho cây cối.
- Tác nhân CO2
CO2 là một chất khí không màu, không mùi, không cháy, vị chát, dễ hoá lỏng do
nén, tỷ trọng d = 1,53, nhiệt độ sôi TS = -780C. Bình thường CO2 trong không khí chiếm
tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của
sinh vật, tuy nhiên nếu nồng độ CO2 trong không khí lên tới 50 - 60 mg/m3 thì sẽ làm
ngưng hố hấp sau 30 - 60 phút.
Bảng 36. Tác động của CO2 đối với con người
TT Nồng độ % Tác hại
1 0,5 Khó chịu về hô hấp
2 1,5 Không thể làm việc được
3 3 - 6 Có thể nguy hiểm đến tính mạng
4 8 - 10 Nhức đầu, rối loại thi rác, mất tri giác, ngạt thở
5 10 - 30 Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
6 35 Chết người
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi
Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn suất
gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Các hợp chất hữu cơ này bay hơi theo pha khí có
thể kể ra ở đây là xylen, toluen, benzen. Tùy thuộc vào khối lượng phân tử mà các chất này
có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với
không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của
các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt là các hydrocacbon thơm có thể gây dị ứng
da, suy hô hấp và có thể gây ung thư.
- Tác nhân hơi axit:
Thực tế axit H2SO4 không bay hơi, nhưng trong quá trình điện hóa ở các bể mạ
diễn ra quá trình điện phân muối sunfat và nước sẽ tạo ra khí oxi bay lên, các bọt khí này
sẽ cuốn theo một số phần tử axit, đây là nguyên nhân làm hơi axit phát sinh trong quá
trình sản xuất. Tác động của axit đến sức khỏe của con người là rất nguy hiểm, nếu con
người hít phải hơi axit sẽ gây tổn thương phổi, khí quản, họng, mũi; có thể gây phù nề
phổi. Nếu nuốt phải có thể gây phỏng nặng cho miệng, họng, thực quản, dạ dày và dẫn tới
tử vong, gây đau họng, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn tuần hoàn, da lạnh, mạch yếu và nhanh,
thở nông và bí tiểu. Khi đụng phải axit sẽ gây phỏng da, rối loạn tuần hoàn.... Khi tiếp xúc
với mắt: nó sẽ gây đỏ mắt, xốt, phỏng các mô mắt; có thể gây mù lòa.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Nước thải sản xuất
Quá trình sản xuất dây hàn có sử dụng đến nước ở các công đoạn sau:
- Nước làm mát khuôn ở công đoạn kéo khô với khối lượng 2 m2, lượng nước này
được tuần hoàn liên tục, nên không thải ra ngoài.
- Nước dùng để pha với dầu kéo trong công đoạn kéo ướt là 250 lít/1 bể, sau 5
ngày sẽ thải bỏ 1/3 lượng nước và cặn trong bể vào khu vực tập trung để thuê xử lý.
- Nước dùng để rửa thành phẩm sau quá trình làm sạch và mạ với khối lượng
4m3/2 bể, sau 5 ngày sẽ thay nước.
- Nước dùng trong bể mạ là 250 lít/bể, sau 10 ngày sẽ thay thế một phần nước và
cặn trong bể mạ
- Nước dùng cho bể trung hòa sau quá trình mạ: 2 m2/bể
Toàn bộ nước dùng cho quá trình sản xuất trên đều được sử dụng từ 5 đến 10 ngày
mới thay thế. Tổng lượng nước phát sinh trong một ngày khoảng 2 m3/ngày.
Thành phần nước thải loại này có pH nhỏ do sử dụng nhiều axit H2SO4, gốc SO42,
Cu2+… Toàn bộ lượng nước này được thu gom vào bể chứa và xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường TCVN 5945-2005 loại B trước khi thải ra thủy vực tiếp nhận.
Nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn dùng nước cho ăn uống sinh hoạt của 148 người trong nhà máy được
tính theo TCXDVN 33:2006 (bảng 3.1) là 80 lít/người.ngày. Lượng nước thải phát sinh
tính bằng 80% lượng nước cấp:
Qnt = 80% * 60 người * 80 lít/người.ngày = 3840 lít/ngày
Như vậy lượng nước thải phát sinh trong ngày lấy dư là 4 m3
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO tại bảng 23 trang 35 ta tính được tải
lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 32. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
BOD5 2,7 ÷3,24
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 10,2 ÷
13,2
Nitrat (NO3-) 0,36 ÷
0,72
Phosphat (PO43-) 0,036 ÷
0,27
Dầu, mỡ 0 ÷1,8
Bảng 33. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số
Nồng độ các
chất ô nhiễm
(mg/l)
QCVN
14:2008/BTNMT
Cột B
Số lần vượt
tiêu chuẩn
(lần)
BOD5 643 ÷771 60 10,7 ÷ 12,8
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2429 ÷3143 1200 2,02 ÷ 2,62
Nitrat (NO3-) 85,7 ÷ 171 60 1,42 ÷ 2,85
Phosphat (PO43-) 8,57 ÷64 12 5,3
Dầu, mỡ động thực vật 0 ÷ 429 24 0 ÷ 17
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho
mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Loại nước thải này có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu
đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các loài
động thực vật sống dưới nước (tôm, cua, cá, sinh vật phù du,…), gây hiện tượng phú
dưỡng và làm mất cân bằng sinh thái thủy vực tiếp nhận.
Mặt khác tại lưu vực tiếp nhận còn là nơi sinh sống của nhiều loài vi khuẩn gây
bệnh và các côn trùng như ruồi, muỗi, chúng là những sinh vật trung gian trong việc
truyền nhiễm và gây bùng phát dịch bệnh. Ngoài ra, mùi hôi thối bốc lên từ lưu vực sẽ
làm ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực.
Nước mưa chảy tràn
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực của Nhà máy sẽ cuốn
theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống kênh mương của khu vực, làm tăng độ đục của
nước mương xung quanh. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt sẽ gây tác động
xấu đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
Để tính lưu lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án, chúng tôi sử dụng
phương pháp tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo cách tính cường độ giới
hạn của tác giả Trần Việt Liễn
Q = q.F.ϕ (l/s)
Trong đó:
Q - Lưu lượng tính toán (l/s)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F - Diện tích lưu vực thoát nước mưa (F = 2,42183 ha)
ϕ - Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6
Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức:
(20+b)n x q20(1+c.lgP)
q = ------------------------------
(t+b)n
Với :
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).
P: Chu kỳ ngập lụt (năm), lấy P = 5
q20, b, c, n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại địa phương thuộc tỉnh
Hải Dương có các hệ số sau:
+ q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút, q20 = 275,1.
+ Và các hệ số: b = 15,52; c = 0,2587; n = 0,7794
t = t1 + t2 phút (thời gian tính toán)
+ t1 = 5 phút (thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh)
+ t2 = m, ∑l/60, v phút (thời gian trong ống đến tiết diện tính toán)
m = 2 khi địa hình của lưu vực thoát nước mưa dốc i < 0,01 và m = 1,2 đối với
địa hình có lưu vực thoát nước mưa dốc i > 0,03, (Theo điều 2,2,11 TCXD 51:1984).
Từ các số liệu trên tính được cường độ mưa là 440 l/s.ha
Lưu lượng nước mưa trên diện tích mặt bằng của Nhà máy là
Q = 440 * 2,42183 * 0,6 = 639 (l/s)
Như vậy lưu lượng nước mưa trên mặt bằng Nhà máy là tương đối lớn, việc tính
toán lượng nước mưa nhằm mục đích phục vụ việc tính toán hệ thống thoát nước
mùa mưa. Nếu các tuyến cống thoát nước có bùn cặn lắng đọng nhiều thì khi nước mưa
thoát không kịp sẽ gây úng ngập tức thời. Nước mưa và nước thải tràn lên, chảy theo bề
mặt, cuốn theo các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Tải lượng chất ô nhiễm: Lượng chất bẩn tích tụ trong nước mưa được xác định
theo công thức:
G = Mmax * [1 - exp (-kz * T)] * F (kg)
Trong đó:
Mmax : Lượng bụi tích luỹ lớn nhất trong khu vực, 50 kg/ha.
kz : Hệ số động học tích luỹ chất bẩn ở khu vực, kz = 0,3 ng-1.
T : Thời gian tích luỹ chất bẩn, T = 15 ngày.
F : Diện tích lưu vực thoát nước mưa, 2,42183 ha.
Vậy tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa là:
G = 50 * [1 - exp (-0,3*15)] * 2,42183 = 120 (kg)
Như vậy lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 15 ngày ở khu vực Nhà máy khá lớn,
thành phần chủ yếu là đất, cát. Lượng chất bẩn này sẽ được lắng tại các hố ga thu nước
mưa. Phần còn lại theo nước mưa chảy xuống các sông, mương trong khu vực và lắng
tiếp tại đó. Ảnh hưởng của nước mưa từ khu vực Nhà máy chủ yếu là góp phần gây bồi
lắng lòng sông, mương trong khu vực và cản trở dòng chảy.
Đánh giá tác động
- Tác động của nước thải
Nước thải phát sinh trong quá trình mạ kim loại chứa hàm lượng các kim loại nặng
cao và là độc chất đối với sinh vật, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với
nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống
của sinh vật về lâu về dài. Do đó, nước thải từ các quá trình mạ kim loại, nếu không được
xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp và gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng
trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô
hấp, eczima, ung thư, ...
- Tác động của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, sự ô nhiễm do
các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử
dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ
sinh trong thủy vực thiếu oxy để sinh sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra hiện tượng phì dưỡng nguồn nước.
- Tác động của nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn kéo theo bụi từ mái nhà, đất cát từ sân bãi, đường đi làm suy
giảm chất lượng nước mặt trong khu vực. Nước mưa chảy tràn khi xả vào hệ thống ao hồ,
ruộng mương, sông ngòi sẽ gây ngập úng, làm giảm và chết các loài thủy sinh trong lưu
vực nước.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu là phoi kim loại, các loại bao bì, bùn cặn…
và chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sản xuất
- Chất thải rắn là phoi kim loại do quá trình vuốt kéo từ kích thước lớn xuống các
kích thước nhỏ của dây hàn, và các dây kim loại bị lỗi sau khi kéo khô, chuốt bóng và xếp
lớp chính xác với khối lượng phát sinh là 100 tấn/năm.
- Chất thải rắn là bao bì đựng hóa chất được chia thành các loại sau:
+ Bao bì đựng CuSO4.5H2O: Mỗi năm Nhà máy nhập khoảng 1752 bao
(25kg/1bao), lượng vỏ bao phát sinh là: 1752 vỏ bao/năm x 0,2 kg/vỏ bao = 350,4 kg/năm
+ Thùng phi chứa bột kéo và dầu kéo: với số lượng là 156 thùng (250kg/thùng)
+ Bình thủy tinh đựng dung dịch axit H2SO4: với số lượng là 2280 bình (20
kg/bình).
+ Chất thải rắn là hộp giấy cacton, màng PE bao gói bị rách
- Chất thải rắn là bùn cặn tại các bể tẩy rửa và mạ
- Ngoài ra còn có chất thải rắn nguy hại là
Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy thải ra,
thành phần bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa được xác
định căn cứ vào:
- Lượng cán bộ công nhân của nhà máy là 60 người.
- Lượng chất thải rắn bình quân là: 0,5 kg/người/ngày.
- Tỷ trọng rác là: 0,43 tấn/m3.
Như vậy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra trong ngày sẽ là:
Qrác thải = 60 (người) x 0,5 (kg/người/ngày) = 30 kg/ngày.
Hay Qrác thải = 30 (kg/ngày) : 0,43 tấn/m3 = 2,1 m3/ngày.
Đánh giá tác động
Chất thải rắn sản xuất
- Đối với phế thải kim loại: được nếu không thu gom để vào những khu vực có che
chắn sẽ bị tác động của các yếu tố tự nhiên tác động như nắng, mưa bị ôxy hóa làm ảnh
hưởng tới môi trường không khí, đất, nước
- Đối với chất thải rắn là loại chất thải nguy hại như vỏ thùng đựng hóa chất, bùn
thải, các loại giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải vệ sinh máy móc thiết bị theo định kỳ. Toàn bộ
loại chất thải này đều được thu gom đưa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại,
nên không có tác động lớn đến chất lượng môi trường khu vực.
- Đối với con người: khi công nhân tiếp xúc với dầu mỡ, axit mà không có các thiết
bị bảo hộ lao động trong một thời gian dài sẽ bị xâm nhập qua đường hô hấp, qua da gây
ra các bệnh về đường hô hấp và có thể gây ung thư da.
Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải sinh hoạt có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, trong
điều kiện nóng ẩm nhiệt độ cao chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu,
thu hút ruồi, chuột và các vi trùng gây hại sinh sôi nảy nở gây các bệnh cho công nhân,
mất mỹ quan khu vực nhà máy, làm ô nhiễm môi trường.
- Các chất lơ lửng tại các hố ga thu gom nước mưa, chủ yếu ở dạng bùn. Chất thải
này sẽ gây tắc hệ thống thoát nước, gây bồi lắng thủy vực và gây ra ô nhiễm nguồn nước.
b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ dây chuyền sản xuất dây hàn chủ yếu do hoạt động của bộ
phận vuốt dây, bộ phận mạ, khu vực xếp lớp... Ngoài ra tiếng ồn do các phương tiện giao
thông vận tải ra vào nhà máy cũng là một nguồn gây nên mức ồn lớn. Tuy nhiên, mức ồn
tại các vị trí xung quanh và khu dân cư không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do hoạt động sản
xuất của Nhà máy gây ra.
Có thể tham khảo mức độ gây ồn do các thiết bị cũ của Công ty Cổ phần Que hàn
điện Việt Đức tại các khu vực có công nghệ sản xuất tương tự như sau :
Bảng 38. Mức ồn gây ra ở một số công đoạn sản xuất dây hàn
TT Vị trí đo Mức ồn (dBA)
I Bộ phận vuốt dây
1 Khu vực máy vuốt 4 cục 85
2 Khu vực máy vuốt 6 cục 86
3 Khu vực máy vuốt 5 cục 87
II Bộ phận dây hàn
1 Máy vuốt dây hàn khô 84
2 Khu vực mạ số 1 85
3 Khu vực máy xếp lớp 84
TCVN 3733 – 2002/BYT – QĐ 85,0
Nguồn: Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công nghiệp , 3/2008
Từ bảng mức ồn thực tế ở trên cho thấy mức ồn tương đối cao ở hầu hết các vị trí, đặc
biệt là tại vị trí của các máy vuốt dây đều có mức ồn lớn vượt tiêu chuẩn cho phép của TC
3733-2002/QĐ-BYT (Tiêu chuẩn vi khí hậu vùng làm việc). Nhận thức được mức độ gây
ồn và hiệu quả sản xuất của các thiết bị máy móc cũ, nên Công ty Cổ phần Que hàn điện
Việt Đức sẽ đầu tư trang thiết bị máy móc tiên tiến và mới hoàn toàn nên giảm đáng kể
mức độ gây ồn ra môi trường.
* Đánh giá tác động của tiếng ồn
Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao
động cũng như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm
năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với
tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh
điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao
động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết
các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các
dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 37.
Bảng 37. Các tác hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ con người
Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim
110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp
140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn
150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
Tuy nhiêm ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công
nhân làm việc trong nhà máy là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động
của nhà máy đến khu vực xung quanh là không đáng kể.
Ô nhiễm nhiệt
Trong quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất dây hàn, nhiệt phát sinh chủ yếu ở
công đoạn máy kéo khô và nhiệt tỏa ra từ cơ thể người lao động.... kèm theo đặc điểm khí
hậu nhiệt đới tạo nên nhiệt độ không khí cao trong khu vực sản xuất.
Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người công
nhân lao động trực tiếp, làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể công nhân sản sinh ra
nhiều nhiệt sinh học hơn. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể người lao động không đủ
để trung hoà các nhiệt dư thì gây ra trạng thái mệt mỏi, làm tăng khả năng gây chấn
thương và có thể xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh do nhiệt cao. Trong điều kiện
phải làm việc thời gian dài ở nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cơ
thể và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu quá trình này kéo dài
có thể dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên.
Các tác động khác
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm sẽ góp phần làm tăng mật độ
hoạt động giao thông, làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân
khu vực, ảnh hưởng đến chất lượng các tuyến đường mà các xe vận chuyển vật liệu xây
dựng chạy qua.
- An ninh, trật tự xã hội bị ảnh hưởng do tập trung một số lượng lớn công nhân
trong khu vực
- Tập quán sinh sống của người dân khu vực bị thay đổi
c. Đối tượng bị tác động
Trong các giai đoạn này, các yếu tố tác động đến môi trường bao gồm: Bụi, khí
thải, tiếng ồn, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
rắn nguy hại
TT
Nguồn gây
tác động
Chất thải
phát sinh
Đối tượng bị tác động
1 Xe vận
chuyển
nguyên,
nhiên, vật
Khí thải, bụi, tiếng
ồn
- Người dân trên đoạn đường vận chuyển
- Công nhân của Công ty
- Các công trình: nhà dân,… trên đường vận
chuyển.
liệu và sản
phẩm
- Hoạt động và an toàn giao thông trong khu vực
dự án
- Thảm thực vật, động vật trong khu vực dự án
2 Khu vực
sản xuất
Bụi, tiếng ồn,
nước thải sinh
hoạt, chất thải rắn
sinh hoạt, chất thải
rắn sản xuất và
chất thải nguy hại.
- Công nhân viên làm việc trực tiếp tại các phân
xưởng sản xuất
- Khu vực dân cư phía Tây nhà máy
- Môi trường đất, nước ngầm tại khu vực nhà máy
- Môi trường nước mặt quanh khu vực nhà máy
3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra
a. Giai đoạn xây dựng
- Mưa lớn dài ngày gây ngập công trường và phá hủy những công trình chưa gia cố
xong (hố móng, tường, mái bê tông v.v...);
- Sự cố kĩ thuật hoặc do công nhân không tuân thủ các quy định trong thao tác, vận
hành thiết bị, v.v... gây ra các sự cố chấp điện, cháy nổ, tai nạn lao động.
- Sự cố do thời tiết nắng nóng tác động tới sức khỏe của người lao động như cảm
nắng, ngất hoặc các tai nạn do bão lụt gây ra đối với công nhân.
- Sự cố do thiên tai: bão, lụt, động đất.... gây lún, đổ vỡ công trình, hư hỏng thiết bị.
- Các hoạt động địa chất công trình động lực như cát chảy, trượt lở, xói móng công
trình... , gây lún các công trình xây dựng.
- Sự cố trong vệ sinh thực phẩm: ngộ độc thức ăn tập thể.
- Sự cố do dịch bệnh: lây lan nhanh trong tập thể người lao động.
- Sự có mặt của tập thể công nhân trên công trường với các phong cách sống khác
nhau và thu nhập cao hơn so với khu vực nông nghiệp ở địa phương có thể là nguyên
nhân làm nảy sinh một số vấn đề về trật tự trị an, văn hóa - xã hội.
b. Giai đoạn hoạt động
Dự án đã lập các phương án phòng chống rủi ro về sự cố môi trường, tuy nhiên các
sự cố vẫn có thể xảy ra mặc dù xác suất rất nhỏ. Việc dự báo các khả năng có thể xảy ra
sự cố là điều cần thiết được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 38: Các sự cố về môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn vận hành dự án
TT Hoạt động Các sự cố
1
Vận chuyển nguyên
liệu, thành phẩm
- Tai nạn lao động
- Cháy kho nguyên liệu, thành phẩm
2 Vận hành máy móc - Tai nạn lao động do máy gây ra
trong quá trình sản xuất
3 Vận hành hệ thống điện - Cháy nổ do chập điện
4
Vận hành hệ thống xử
lý bụi
Hệ thống xử lý không hoạt động hoặc hoạt động
không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường trong
khu vực làm việc
5 Hệ thống cứu hoả
Hệ thống cứu hoả không hoạt động được khi có sự
cố để xẩy ra hoả hoạn gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Tác động của các sự cố môi trường
Sự cố cháy nổ
- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra sẽ gây thiện hại về kinh tế, con người và môi trường.
Mức độ ảnh hưởng của sự cố này có thể lan rộng ra toàn khu vực.
- Khi hệ thống quạt thông gió, hệ xử lý bụi ngừng hoạt động sẽ làm nhiệt độ trong khu
vực sản xuất tăng và một phần bị ảnh hưởng của bụi gây cảm giác khó chịu cho người lao
động. Để giảm thiểu tác động khi sự cố xảy ra, Nhà máy sẽ cho ngừng hoạt động sản xuất
trong phân xưởng để khắc phục.
- Sự cố lụt bão, úng ngập: Hệ thống thoát nước của Nhà máy được thiết kế, xây
dựng có cao độ cao hơn mực nước bình thường của hệ thống sông Bắc Hưng Hải. Khi
nước sông dâng cao trong trường hợp có mưa lớn hoặc ngập úng xảy ra, nước bên ngoài
sông sẽ chảy ngược vào trong hệ thống thoát nước của, gây ngập lụt cho toàn khu vực
Nhà máy và khu dân cư gây ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế - xã hội.
II. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản
xuất dây hàn 6.000 tấn/năm được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: Phương pháp
thống kê; Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm các thông số về chất lượng môi trường; Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở
hệ số ô nhiễm; Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội.
Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến, có mức độ tin cậy cao, đánh giá
và nhận dạng chi tiết được các nguồn phát thải cũng như mức độ ảnh hưởng của các tác
động này đến môi trường trên cơ sở:
- Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo về chuyên môn được đánh giá cao như tài
liệu của Lê Thạc Cán – Hướng dẫn viết báo cáo ĐTM, tài liệu đánh giá nhanh WHO...
- Việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
đều được thực hiện bởi Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương, một
đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Các số liệu
khí tượng thủy văn trong niên giám thống kê tỉnh Hải Dương trong nhiều năm.
- Các công thức, hệ số tính được tham khảo bởi các giáo trình, nghiên cứu khoa
học đã được công nhận.
- Báo cáo được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm của Trung tâm Quan
trắc và Phân tích môi trường – Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương.
Trong quá trình đánh giá có thể còn một số tác động đến môi trường chưa nhận
dạng được và chưa chắc chắn trong đánh giá do một số nguyên nhân sau:
- Sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích
- Yếu tố chủ quan, cảm tính của người đánh giá
Nhìn chung các phương pháp này đưa ra một cách nhìn trực quan đối với các vấn
đề môi trường có liên quan đến dự án. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường,… cho nên một cách định
tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM.
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU
PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dây hàn của Công ty Cổ phần Que hàn
điện Việt Đức tất yếu sẽ có những tác động đến môi trường xung quanh Dự án. Vì vậy
việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi
trường là rất cần thiết.
Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án (chương 2) và
kết quả đánh giá tác động của Dự án môi trường (chương 3), các biện pháp nhằm bảo vệ
môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động có hại đến môi trường lao động và xung
quanh do hoạt động của Dự án được đề xuất như sau:
I. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường
1. Trong giai đoạn xây dựng các công trình
a. Môi trường không khí
- Yêu cầu các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường
theo đúng lịch trình và vận tốc đã qui định.
- Qui định tải trọng xe vận chuyển theo chất lượng đường giao thông trong khu vực.
- Qui định các loại xe vận chuyển đảm bảo đạt tiêu chuẩn thải mới được phép hoạt
động.
- Thi công các công trình theo kiểu cuốn chiếu, từng phần, từng công trình để hạn
chế sự tập trung của các phương tiện thi công trong cùng một thời điểm.
- Hạn chế các loại xe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTM nha may day han 6000 tan nam.pdf