Đề tài Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )

Tài liệu Đề tài Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 ): Mục lục Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. 2.Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Bố cục. Phần nội dung: Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1960). 1.1 Đôi nét về đất nước con người Nhật Bản. 1.2 Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. 2.2.1 Tính cách con người Nhật Bản. 2.2.2 Vai trò quản lí và chính sách mở cửa của Nhà Nước. 2.2.3 Cải cách kinh tế. 2.2.4 Đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật. 2.2.5 Ổn định chính trị xã hội. 2.2.6 Chi phí quốc phòng ít. 2.2.7 Các công ti, các nhà kinh doanh năng động tích cực. 2.2.8 Sự hợp tác chủ thợ và lực lượng lao động ưu tú. 2.2.9 Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 2.2.10 Cơ cấu hai tầng và t...

pdf43 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. 2.Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Bố cục. Phần nội dung: Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1960). 1.1 Đôi nét về đất nước con người Nhật Bản. 1.2 Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. 2.2.1 Tính cách con người Nhật Bản. 2.2.2 Vai trò quản lí và chính sách mở cửa của Nhà Nước. 2.2.3 Cải cách kinh tế. 2.2.4 Đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật. 2.2.5 Ổn định chính trị xã hội. 2.2.6 Chi phí quốc phòng ít. 2.2.7 Các công ti, các nhà kinh doanh năng động tích cực. 2.2.8 Sự hợp tác chủ thợ và lực lượng lao động ưu tú. 2.2.9 Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 2.2.10 Cơ cấu hai tầng và tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế. 2.2.11 Sự kết hợp giữa thị trường và kế hoạch. 2.2.12 Môi trường quốc tế hòa bình. 2.2.13 Cải cách giáo dục. Chương 3: Ý nghĩa của sự phát triển thần kì. Phần kết luận. Phụ lục ảnh. Phần mở đầu. 1.Lí do chọn đề tài. Nhật Bản, được mệnh danh là đất nước của “ xứ sở hoa Anh Đào ”. Đến với đất nước con người Nhật Bản ta học hỏi được truyền thống cần cù, chịu khó, biết vươn lên. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như theo sức mua tương đương chỉ sau Mĩ và Trung Quốc. Và Nhật còn là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Nhật Bản còn là một nước đế quốc Quân Phiệt hiếu chiến. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một trong ba lò lửa chiến tranh gồm Đức, Nhật và Italia. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước bại trận. Nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá hoàn toàn. Cả nước bị ném bom tàn phá nặng nề, đặc biệt là hai quả bom nguyên tử đã được Mĩ ném xuống hai thành phố Hirôsima và Nagoasaki đã gây ra thiệt hại vô cùng khủng khiếp cả về người và của đối với Nhật Bản. Sau chiến tranh, cuộc sống của đại đa số người Nhật không đủ ăn, không có nhà ở, máy móc thiết bị, nhà xí nghiệp bị tàn phá, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất cũng khan hiếm. Hàng hóa thiếu thốn trầm trọng, lạm phát phi mã xảy ra. Và yêu cầu cấp thiết lúc này là Nhật Bản phải tiến hành khôi phục nền kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Nói tới Nhật Bản, không ít nhà nghiên cứu Phương Tây cho rằng sự thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “ công nghệ Phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”. Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, sự lớn mạnh của nền kinh tế đã làm cho kinh tế Nhật Bản trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi ngay sau chiến tranh, và từ nửa đầu thập kỉ 60 cho đến năm 1973 đã duy trì được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc người ta gọi đó là “ sự phát triển thần kì ”. Tại sao Nhật Bản là một nước đi sau trên con đường tư bản chủ nghĩa trong khi nhiều quốc gia Phương Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, mà Nhật Bản lại có thể vươn lên và phát triển mạnh mẽ đến vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu phân tích những đặc điểm dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản từ 1952-1973. Và Nhật Bản đã phát triển thần kì như thế nào? Vì sao Nhật Bản lại làm được điều đó? Những nguyên nhân nào tác động dẫn đến sự phát triển thần kì đó? Sự thần kì đó có ảnh hưởng như thế nào? Đây là lí do chúng tôi muốn tìm hiểu đề tài “ Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )”. Từ những tài liệu thu thập và tìm hiểu được, chúng tôi đã chọn lọc, tổng kết và rút ra nhận xét đánh giá để hoàn thiện đề tài. Bài viết còn những hạn chế, thiếu xót, mong bạn đọc đóng góp ý kiến giúp đề tài hoàn thiện hơn. 2.Mục đích nghiên cứu. Để thỏa mãn niềm đam mê của mình, chúng tôi xin đóng góp một phần nhỏ vào công trình nghiên cứu về nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973) qua một vài trang viết. Nhằm cung cấp cho bạn đọc và những người yêu lịch sử muốn tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước Nhật Bản qua những thông tin khái quát nhất. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu và tìm hiểu về nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 4.Phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu sau đó xử lí sao cho phù hợp với nội dung của bài nghiên cứu nhằm đảm bảo được tính khái quát và chính xác của tư liệu, tài liệu. 5.Bố Cục. Phần mở đầu Phần nội dung: Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới hai (1945-1960). 1.1.Đôi nét về đất nước - con người Nhật Bản. 1.2. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973). 2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Chương 3: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm với Việt Nam. Phần kết luận. Tài liệu tham khảo. Phần nội dung. Chương 1: Tình hình Nhật Bản sau chiế tranh thế giới hai (1945- 1960). 1.1.Đôi nét về đất nước –con người Nhật Bản. Vị trí địa lí: Nhật Bản nằm ở phía Đông của Châu Á, là một dãy đảo nằm giữa biển Bắc Thái Bình Dương và biển Nhật Bản, phía Đông bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, là quần đảo với trên 3000 đảo lớn nhỏ, có 4 đảo chính là: Honshu, Hokkaido, Shikoku, Kyushu. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt. Vùng đảo này trải dài 2.000 km với chiều ngang khoảng 300 km.Tổng diện tích khoảng 377.835 km2 tương đương diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa như núi Phú Sĩ cao nhất ở Nhật Bản. Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa bốn mảng kiến tạo địa chất của Trái Đất. Tọa lạc ở “ vành đai lửa” Thái Bình Dương, là một vùng đất nhiều núi non, với khoảng 3/4 diện tích là đồi núi. Với địa thế núi non như vậy nên song ở đây thường ngắn và có sườn dốc. Những dòng sông này mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng có diện tích vừa phải. Với tổng diện tích của Nhật Bản, rừng chiếm 66,7%; diện tích canh tác chiếm13,9%; diện tích cư trú chiếm 4,4%. Phần diện tích canh tác giảm từng năm với tốc độ chậm. Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng, lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng có những bãi biển dài hàng chục km. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ: một dân tộc, một ngôn ngữ. Nó là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất tạo ra sức mạnh đoàn kết và tính dân tộc cao cả. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Trong đó 99% là người Nhật. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đong nhất ở vành đai Thái Bình Dương. Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu cũng khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhật Bản chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhật Bản vốn là nước rất nghèo tài nguyên trong khi đó dân số lại quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị phá hủy kiệt quệ trong chiến tranh. Nhưng với các chính sách phù hợp kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi trong giai đoạn (1945-1960) và phát triển cao độ trong giai đoạn (1960-1973) làm thế giới phải kinh ngạc, gọi đó là “ Sự phát triển thần kì ” của kinh tế Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa tự bản thân mang tính thống nhất cao. Đó là văn hóa mang sức mạnh của một dân tộc thống nhất. Chính cái đó đã tạo nên cái gọi là tinh thần dân tộc Nhật Bản. Người Nhật Bản có tính kỉ luật rất cao. Đặc điểm này có căn nguyên từ môi trường sống không lấy gì làm thuận lợi của họ. Khí hậu Nhật Bản khá khắc nghiệt: mùa đông lạnh giá, tuyết phủ đầy ở miền Bắc; mùa hè nóng nực và nhiều gió bão. Các thiên tai như: động đất, sóng thần, núi lửa,… luôn luôn rình rập. Có thể nói so với nhiều quốc gia ở Châu Á thì “Nhật Bản không được trời ban phúc về điều kiện tự nhiên”. Hoàn cảnh ấy tạo cho họ sự lạnh lùng, khắc khổ, sẵn sàng đón nhận tất cả những khó khăn à thiên nhiên mang lại. Người Nhật Bản đã từng phải sống trong ngôi nhà bằng giấy, có thể dễ dàng dựng lại sau một trận động đất hoặc hỏa hoạn, người miền Bắc phải muối rau dưa để ăn suốt cả mùa đông. Tính kỉ luật của người Nhật khác hẳn với tính tùy tiện của cư dân nhiều vùng trồng lúa nước ở Đông Nam Á. Chính tính kỉ luật cao ấy đã giúp người Nhật nhanh chóng thích nghi với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Trong cách ứng xử của mình người Nhật hầu như không khoe khoang, không tỏ ra hơn người. Trong mọi hành vi ứng xử người Nhật tỏ ra “ trung tính”, với họ cách ứng xử tốt nhất là hòa lẫn với mọi người, không được tỏ ra sắc sảo hơn, giàu có hơn, ăn diện hơn… nhưng cũng không thể hiện mình là người kém cỏi, … Cách ứng xử như vậy đã làm giảm căng thẳng không cần thiết và góp phần hạn chế sự ghen ghét, tính đố kị của con người. Người Nhật thường dè dặt khép kín. Khi tiếp xúc với người Nhật, người đối thoại khó biết đượcngười Nhật nghĩ gì, khen chê thế nào,….Chính vì đặc tính này của người Nhật mà những bí mật của tập đoàn hoặc bản thân được bảo vệ, thông tin ít bị rò rỉ ra bên ngoài. Người Nhật biết ghìm mình tránh va chạm và tranh cãi. Những đức tính đó hầu như không thay đổi cho dù xã hội Nhật Bản luôn luôn biến động. Và những phẩm chất ấy đã tạo ra một thứ gọi là “ tinh thần Nhật Bản” mà toàn thế giới phải khâm phục. 1.2.Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960). Nếu Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên giàu có “ rừng vàng biển bạc” khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho vạn vật cỏ cây phát triển thì điều kiện tự nhiên của Nhật Bản rất khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, động đất xảy ra thường xuyên, hơn 2/2 diện tích Nhật Bản là đồi núi trong đó có hơn 30 ngọn núi lửa, đất đai trồng trọt ít, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Trong suốt những thập niên đầu thế kỉ XX, Nhật Bản bành trướng ra bên ngoài. Quân đội Nhật đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn. Đến tháng 12/1941, Nhật Bản tấn công căn cứ hải quân của Mĩ ở Trân Châu cảng, Hawaii. Mĩ bắt đầu tham gia chiến tranh thế giới thứ hai, chống lại Nhật và Đức. Ban đầu ưu thế thuộc về Nhật nhưng đến năm 1945 các thành phố của Nhật đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản đã trở thành mục tiêu ném bom của quân Đồng minh, máy bay ném bom của quân Đồng minh đã tàn phá các thành phố lớn như Tôkyô, Niigata, Hiroshima và Nagasaki. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề: khoảng 3 triệu người chết, mất tích và bị thương, 9 triệu người không có nhà ở. Về cơ sở vật chất, 40% đô thị bị tàn phá, 80% tàu bè, 34% máy móc nông nghiệp bị phá hủy. Tổng giá trị thiệt hại về vật chất là 63,4 tỉ Yên. Là nước bị trận, Nhật Bản còn mất hết thuộc địa và bản thân lại bị quân Đồng minh chiếm đóng. Vấn đề kinh tế - xã hội cũng gặp không ít khó khăn: lương thực, nguyên liệu thiếu trầm trọng, giá cả đắt đỏ, lạm phát leo thang. Sản lượng công nghiệp năm 1946 chưa bằng 1/3 năm 1930 và chỉ bằng 1/7 năm 1941. Cả nước có tới 13,1 triệu người thất nghiệp. Vụ lúa năm 1945 thất bát, thảm họa đói rét bao trùm nước Nhật. Hơn 4 triệu người thất nghiệp do ngừng các loại sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh sĩ giải ngũ , 1,5 triệu người từ thuộc địa hồi hương, nâng tổng số người không có việc làm lên 13,1 triệu người, 25% công trình xây dựng bị phá hủy. Do chiến tranh, sản xuất bị gián đoạn, thất nghiệp gia tăng, tổng cầu vượt cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói xảy ra trầm trọng tuy đã được khắc phục nhưng chưa hiệu quả, thức ăn tồi và thiếu gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi. Rất nhiều hậu quả của chiến tranh dẫn đến những thách thức to lớn đối với Nhật Bản nhưng không chỉ khôi phục được hậu quả chiến tranh mà Nhật Bản còn phát triển vượt bậc. Nhật Bản khôi phục được nhân lực và được sự giúp đỡ của Mỹ nên Nhật Bản nhanh chóng khôi phục lại đất nước, phục hồi lại nhà máy từ đống tro tàn của chiến tranh và phát triển kinh tế. Một thời gian sau chiến tranh Nhật Bản đã bắt đầu tích lũy được một số vốn và lần lượt xây dựng các nhà máy có công nghệ cao. Những nhà máy cũ bị tàn phá trong chiến tranh có tác dụng buộc Nhật Bản phải trang bị lại những thiết bị tối tân nhất. Trong một thời kỳ mà cuộc cách mạng kĩ thuật diễn ra hết sức nhanh chóng, điều quan trọng là phải đào tạo được những con người thành thạo kỹ thuật mới và phải có vốn để du nhập những kỹ thuật đó. Nếu thiết bị quá cũ sẽ là trở ngại cho sự phát triển. Trong tình hình đó, người Nhật đã nhờ vào viện trợ của Mỹ cùng với nỗ lực của bản thân. Trong những năm 1945- 1950, Nhật Bản nhận viện trợ và đầu tư của Mỹ và nước ngoài gần 14 tỉ USD. Mỹ còn đề nghị giảm tiền bồi thường cho Nhật xuống còn ¼. Một loạt những cải cách xã hội được khẩn trương tiến hành: ngày 9/10/1945 quân đội đồng minh (Mỹ) chiếm đóng tại Nhật Bản, đã công bố chính sách “ phi quân sự hóa nền kinh tế”, “ khuến khích các lực lượng dân chủ”, “ thủ tiêu việc tập trung” trong sản xuất và chiếm hữu tài sản. Một loạt các đạo luật được công bố: Luật chống độc quyền(4/1947) Luật công đoàn( 1945), cải cách ruộng đất(1947), luật điều chỉnh quan hệ lao động (1946)… Những cải cách và biện pháp đó đã tạo ra cho nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn, đến những năm 1950-1951, đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh. Đến năm 1951, tổng sản phẩm quốc dân đạt mức những năm 1934-1936. Từ 1952-1960, kinh tế Nhật Bản đã có bước phát triển nhanh. Từ 1952-1958, tổng sản phẩm quốc gia (GNP) bình quân hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%. Và sự phát triển của Nhật Bản không chỉ dừng lại ở đây, kinh tế Nhật Bản bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển thần kì 1960- 1973. Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn này. Sau chiến tranh thế giới hai Nhật Bản là một nước bại trận, đất nướcchìm trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng .Nhưng với ý chí, tính cách của con người Nhật Bản cùng các yếu tố khác đã tạo nên nền kinh tế Nhật Bản với một diện mạo hoàn toàn mới. Thời kì phát triển kinh tế nhanh hiếm có trong lịch sử, là thời kì Nhật Bản đã có những biến đổi thần kì về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới. Chương 2. Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960- 1973). 2.1.Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960- 1973). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng khoảng nghiêm trọng: năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề… Dù vậy, sau đó Nhật Bản vẫn vươn lên hàng cường quốc thế giới, đứng thứ 2 sau Mỹ và đạt được nhiều thành tựu to lớn, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là giai đoạn (1960-1973) là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn (1960-1973) nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh, tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc dân thực tế thường ở mức cao nhất trong các nước tư bản so với năm 1950 giá trị tổng sản phẩm trong nước năm 1973 tăng 20 lần( từ 20 tỉ USD- 502 tỉ USD) vượt Anh, Pháp, cộng hòa liên bang Đức. Nhật Bản đã dẫn đầu các nước tư bản về tàu biển, xe máy, máy ảnh, ti vi,…và nhanh chóng xây dựng lên các ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại. Nhật Bản đã khẳng định vị trí của mình, tỏa ánh sang hào quang và duy trì hình ảnh một siêu cường kinh tế khi bước vào thế kỷ XXI. Bằng sự cố gắng nỗ lực của toàn nhân dân với chính sách và bước đi đúng đắn, Nhật Bản đã tạo nên một giai đoạn phát triển nhanh chóng với những biến đổi có tính chất liên tục và tăng nhanh về chất lượng. Về tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của Nhật Bản, năm 1950 mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/17 Mĩ ), năm 1968 đã vượt các nước Tây Âu chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD (Mĩ 830 tỉ USD, Cộng hòa Liên Bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD), năm 1973 Nhật đã đạt được 402 tỉ USD, năm 1989 là 2.828 tỉ USD và năm 2000 lên tới 4.895 tỉ USD. Và đến năm 2003, nếu như tổng trọng lượng kinh tế thế giới là 25.000 tỉ USD thì Nhật Bản chiếm 4.000 tỉ USD( tức 16%), sau Mỹ và Tây Âu( 36% mỗi khu vực). Như vậy, trong vòng 50 năm( 1950-2000), GNP của Nhật Bản tăng hơn 244 lần. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia (GNP) bình quân hàng năm, từ 1952- 1958 tăng 6,9%, năm 1959 tăng lên 10% nhưng vẫn chưa gây được sự chú ý thật sự của thế giới,từ 1960-1969 tăng 10,8% ( so với Cộng hòa Liên Bang Đức là 4,6%, Mỹ là 4,3%). Đến những năm 1970-1973 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tuy giảm xuống chỉ còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Thế giới kinh ngạc, gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản.Năm 1968, nền kinh tế của Nhật Bản đã lần lượt vượt qua các nước Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Canađa để vươn lên hàng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ. Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thời kỳ này là sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo chỉ số sản xuất công nghiệp( 1934-1936= 100) tăng từ 160 năm 1955 lên 1345 năm 1970. Sự giảm bớt sức lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp cung rất đáng chú ý. Nó giảm từ 16 triệu năm 1955 xuống 8,4 triệu năm 1970 và phần của nó trong tổng lực lượng lao động giảm 38,3% xuống 17,4% trong cùng thời kỳ. Trong các ngành công nghiệp khu vực II, sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất( máy móc, kim khí, hóa chất) là nổi bật nhất. Sự phát triển của công nghiệp cơ khí là đáng chú ý vì chỉ số của nó tăng 14,6 năm 1955 lên 291,6 năm 1970, tăng hơn 20 lần trong 15 năm. Tuy vậy chỉ số của ngành công nghiệp dệt chỉ tăng tương đối nhỏ: từ 42,2 năm 1955 lên 154,0 năm 1970. Về cơ cấu, cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao độ, từ những năm 1955 cơ cấu công nghiệp Nhật Bản tiến mạnh theo hướng công nghiệp hóa công nghiệp nặng và hóa chất với sự tăng nhanh về tỉ trọng: 48% năm 1951 lên 70% năm 1970. Cùng với đó là sự giảm mạnh của công nghiệp nhẹ từ khoảng 52% năm 1951 xuống 30% năm 1970. Chính sự công nghiệp hóa này là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ngay chính trong các ngành công nghiệp nặng và hóa chất cũng có những sự biến đổi đáng kể. Tỉ trọng của nhóm ngành thuộc hệ vật liệu trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 26-27%(1951-1970). Mặt khác, tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp cơ khí tăng đáng kể từ 11% năm 1951 lên 24% năm 1960 và 32% năm 1970. Vì vậy có thể khẳng định sự phát triển của công nghiệp nặng đạt được dựa trên cơ sở nòng cốt là phân ngành công nghiệp cơ khí. Bước vào thập kỉ 70, sự tăng trưởng cao độ đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt đồng thời công nghiệp nặng và hóa chất bắt đầu xây dựng nền tảng cho việc chuyển hướng sang cơ cấu công nghiệp theo mô hình tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. Về quy mô, đi đôi với thay đổi công nghiệp, quy mô của các công ty cũng có sự thay đổi. Từ 1955-1970 tỉ trọng các công ty vừa và nhỏ dưới 300 công nhân có xu hướng giảm đáng kể cả trong tổng số nhân viên lẫn kim ngạch bán ra. Tuy nhiên, các công ty loại này vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số các loại công ty. Kim ngạch của chúng năm 1955 là 56,1% năm 1965 là 49,9%, năm 1970 là 48,9%. Qua đó, thấy rõ được xu hướng tập trung sản xuất và lực lượng sản xuất vào các công ty lớn. Đặc biệt là công ty trên 1000 nhân viên có tỉ trọng liên tục gia tăng. Về tổng số lượng lao động năm 1955 chiếm 14,6% năm 1965 là 16,6%, năm 1970 là 17,5%. Về kim ngạch bán ra năm 1955 là 23,5%, năm 1965 là 28,4%, năm 1970 là 30%. Xét riêng năm 1970 là năm có tỉ trọng công nghiệp nặng và hóa chất đạt cao nhất, các công ty nhỏ chiếm 90% tổng số các công ty nhưng chỉ chiếm 16% kim ngạch bán ra. Ngược lại, các công ty khổng lồ chỉ chiếm 0,1% tổng số nhưng lại chiếm 17,5% tổng số nhân viên và 30% kim ngạch bán ra. Điều này cho thấy độ tập trung rất cao. Cùng với đó là sự thống trị của một số ít các công ty khổng lồ về vốn và đầu tư. Năm 1969, loại công ty có tiền vốn trên 1 tỉ Yên chỉ chiếm 0,13% tổng số công ty nhưng lại chiếm 60,5% tổng số vốn. Các công ty này kết hợp với nhau thành các tập đoàn tạo ra sức mạnh lớn chi phối nền kinh tế. Về phân bố, từ năm 1955 việc phát triển tốc độ cao đã được chú ý tới. Theo kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập sản xuất công nghiệp được bố trí dọc 2 tuyến Tokai và Sango. Các xí nghiệp nằm chủ yếu trên khu vực vành đai nhưng hạn chế các khu vực đã công nghiệp hóa cũng do kế hoạch này sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng ngày càng tăng nên Nhật Bản đã đề ra những kế hoạch phát triển trọng điểm nhằm hạn chế tình trạng trên. Ngành 1955 1960 1965 1970 Dệt 44,2 68,2 100 154,0 Giấy và bột giấy 34,1 63,9 100 175,9 Hóa chất 25,2 51,0 100 204,0 Dầu lửa và sản phẩm than 18,7 47,2 100 216,7 Sắt và thép 24,6 56,3 100 230,9 Kim loại màu 25,9 61,6 100 211,9 Máy móc 14,6 51,2 100 291,6 Tổng cộng(công nghiệp chế tạo) 26,0 59,9 100 218,5 Bảng chỉ số sản xuất công nghiệp của các ngành( 1965=100). (Nguồn: Bộ công nghiệp và mậu dịch quốc tế) Kết quả của sự phát triển trên là phần của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng sản lượng của công nghiệp chế tạo đạt tới 57% năm 1970 cao hơn phần tương ứng ở Tây Đức hoặc ở Mỹ. Qúa trình tăng trưởng này không phải là sự phát triển nhẹ nhàng, gấp khúc. Trong thời gian này, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những thăng trầm khá rõ rệt, chia ra thành những chu kỳ dài khoảng hơn 3 năm đôi khi 2 năm hoặc 5 năm. Những sự lên xuống này diễn biến có hệ thống và phần lớn theo một lề lối nhất định. Tính từ năm 1951-1973 có tất cả 7 thời kỳ phồn thịnh và 8 lần suy thoái. Những lần suy thoái chu kỳ này chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại chứ không phải là giảm sút tuyệt đối. Những nhà kinh tế phân tích theo quan điểm chu kỳ công nghiệp của Các Mác cho rằng chu kỳ tái sản xuất tư bản ngắn lại rất tiêu biểu ở Nhật Bản gắn chặt với sự rút ngắn chu kỳ đổi mới kỹ thuật nhờ tiến bộ khoa học sau chiến tranh. 2.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản. 2.2.1. Tính cách con người Nhật Bản. Một trong những chìa khóa tạo ra sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong thế kỉ XX chính là văn hóa làm việc của con người Nhật Bản. Tôn trọng truyền thống : truyền thống Nhật Bản luôn được kế thừa và phát triển trong cả nếp nghĩ, hành vi của mỗi công dân. Duy trì đạo đức Nho giáo, người Nhật đối xử với nhau theo một tôn ti trật tự khá nghiêm ngặt: trật tự trên dưới. Trật tự này được thể hiện ở mọi hệ thống: chính trị ( lãnh đạo – nhân viên,…), công ti ( chủ - thợ,…), gia đình ( ông bà- bố mẹ- con cái,…). Họ trân trọng các di sản tinh thần được gìn giữ từ ngàn xưa. Truyền thống đã hình thành , ổn định và càng được củng cố hơn trên cơ sở kế thừa và không ngừng phát triển. Trân trọng các giá trị văn hóa của quá khứ, người Nhật Bản bảo lưu những tinh hoa của mình đã bám rễ trong cuộc sống. Các truyền thống mang tính chất gia tộcvẫn được duy trì bảo lưu và có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến ngày nay. Tính cộng đồng: lòng kính trọng những bậc cao niên gần như là một biểu tượng tôn giáo. Tâm lí cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ và được biểu hiện như một triết lí của con người trong lao động và trong sinh hoạt. Để tạ ra sự hợp tác và nhất trí trong tập thể của mình người lao động sẵn sàng gạt sang một bên cái tôi để cho cái chung tồn tại và phát triển. Tinh thần cộng đồng thể hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa mọi người: những người quản lí và các nhân viên trong công ti, trong các doanh nghiệp và mọi người cùng tạo ra sự hài hòa của các mối quan hệ trong lao động. Tinh thần cộng đồng của người Nhật Bản có đặc điểm là nó tạo ra một hệ thống trật tự đó là yếu tố quan trọng, tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trong cuộc chạy đua để dành được vị trí dẫn đầu trên thế giới ngày nay. Lòng trung thành: người Nhật Bản đề cao tuyệt đối lòng trung thành, cổ vũ tinh thần dũng cảm, coi trọng lễ nghĩa, khuyến khích tiết kiệm. Lòng trung thành chi phối điều tiết hành vi con người trong các quan hệ thứ bậc rõ ràng trong xã hội và quan hệ máu thịt trong gia đình cũ như trong tuổi tác. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, dốc lòng dốc sức học tập nghiên cứu lao động để đạt được kết quả cao nhất. Dù ở trong nước hay ở nước ngoài người Nhật Bản chỉ chăm chú một ý niệm là tiếp thu được nhiều kiến thức để sau này vận dụng được tốt vào thực tiễn nước mình. Người lao động luôn gắn bó và sẵng sàng gắn bó suốt đời với công việc, với xí nghiệp. Họ làm việc cần mẫn, đầy tinh thần tự giác và trách nhiệm nhiều khi không tính cả thời gian. Chính lực lượng công nhân to lớn giỏi về tay nghề và trung thành tuyệt đối là nhân tố quan trọng đưa các công ti Nhật Bản lên tầm cỡ thế giới. Lòng trung thành là một phẩm chất truyền thống của người Nhật Bản nó phát huy tác dụng mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày, trong lĩnh vực sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản. Tính hiếu học: đặc tính này được tạo lập trên cơ sở thói quen đã hình thành vững chắc, lại được khích lệ bằng động cơ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, xã hội một cách đứng đắn và cao cả. Nhật Bản luôn luôn đầu tư cho giáo dục một cách tối đa. Đây là nước có số lượng sinh viên, các nhà khoa học được cử ra nước ngoài học tập và nghiên cứu cao nhất, nhì thế giới. Ngày nay ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực Nhật Bản đã vượt xa nhiều nước trong việc sử dụng tri thức khoa học vào trong sản xuất và đời sống. Tính sáng tạo: tính sáng tạo là một phẩm chất gắn liền với lòng ham mê lao động của người Nhật Bản cũng có thể nói rằng người Nhật Bản luôn luôn ham mê sáng tạo. Đức tính này đòi hỏi một cách tư duy tích cực, một óc tưởng tượng phong phú. Ở Nhật Bản quan niệm về sáng tạo được hiểu một cách rộng rãi và mang ý nghĩa thực tiễn. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi sáng tảoa những gì hoàn toàn mới mẻ mà bao hàm cả việc cải tiến những gì đã có cho ngày một hoàn thiện hơn.Nhận thức này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Nhật Bản nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng. Ham mê lao động: ở Nhật Bản lao động thật sự vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai có thể thoái thác. Người Nhật Bản từ xưa đã có ý thức sâu sắc rằng nhờ có lao động mà con người và xã hội với tồn tại và phát triển. Bởi vậy lao động với được đánh giá là một tính cách cơ bản của mỗi con người chân chính. Tuy nhiên để có những phẩm chất ấy lại là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. Lòng ham mê lao động đã được dựa trên những cơ sở vững chắc của ý thức kỉ luật để phát triển năng lực cá nhân phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Người Nhật có đầu óc thực tế. Điều này thể hiện ở việc người Nhật không quan tâm nhiều lắm đến vấn đề lí thuyết quá xa vời mà họ tập trung vào sản xuất những gì thiết yếu nhất của cuộc sống. Người Nhật kiên trì, nhẫn nại, không đại khái. Nếu đã làm là làm đến nơi đến chốn, đã học cái gì là học đến cùng. Gắn liền với tính kiên trì là tính kiên cường và ý thức tự chủ. Đức tính này bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh lâu dài và gian khổ của cộng đồng người Nhật với thiên nhiên khắc nghiệt: núi lửa, động đất….Nếu không có đức tính kiên cường và ý thức tự chủ nước Nhật sẽ không thể phục hồi và lớn mạnh sau cuộc chiến tranh hết sức nặng nề mà Nhật Bản là kẻ bại trận. Người Nhật Bản rất nhanh nhạy, linh hoạt. Do sớm mở cửa quan hệ với phương Tây, tiếp thu truyền thống văn hóa mang tính thành thị và thương mại, tiếp thu kho học kĩ thuật phương Tây. Dựa vào tính linh hoạt, nhanh nhạy người Nhật đã nhanh chóng tiếp thu các sang kiến hay,tìm tòi, cải tiến, nghiên cứu nó rồi đưa vào sản xuất. Trong nhiều lĩnh vực người Nhật không phải là người đầu tiên phát minh nhưng hơn cả các nhà phát minh họ biết đưa các phát minh lí thuyết trở thành hàng hóa. Dựa vào phát kiến về máy tính bỏ tíu của người Anh, người Nhật đã cải tiến nó và tung ra thị trường thế giới các loại máy tính hiện đại. Hay như người Pháp phát minh ra tàu siêu tốc nhưng chính người Nhật đã đưa vận tốc của nó từ 200km/h lên đến 300km/h. 2.2.2 Vai trò quản lí và chính sách mở cửa của Nhà nước. Sự hướng dẫn hành chính : việc chế định pháp luật được tiến hành dưới sự lãnh đạo của các quan chức cùng các thong tư và chỉ thị của bộ. Phạm vi để họ được tư do quyết định khá rộng rãi. Trên cơ sở quyền hạn nói giám sát nói chung các quan chức có thể tham giá ý kiến đến cả những vấn đề không thuộc quyền hạn về mặt pháp lệnh. Ví dụ: trong thời kì kinh tế Nhật Bảntăng trưởng với tốc độ caovào những năm 60, sự cạnh tranh trong đầu tư thiết bị có nguy cơ đi quá xa, không ít những trường hợp Chính phủ quy định cả đến kim ngạch đầu tư và thứ tự xí nghiệp nào đầu tư thiết bị trước. Lí do để có khả năng đó là sự tin tưởng vào kiến thức vào năng lực của các quan chức ở sự trong sáng và sự công bằng, tập quán các xí nghiệp tư nhân phục tùng sự lãnh đạo của các cơ quan Chính phủ. Hoạch định kế hoạch: ngoài việc họ phải lập kế hoạch tổng hợp như kế hoạch tăng thu nhập và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, các quan chức ở các bộ còn phải lập kế hoạch dài hạn trong lĩnh vực do bộ mình quản lí. Trong quá trình hoạch định này thường lập ra các cơ quan tư vấn, tập hợp các chuyên gia, các xí nghiệp tư nhân đó là cách để tập hợp kiến thức và đạt tới sự thỏa thuận. Trong hầu hết các trường hợp lãnh đạo kế hoạch là quan chức. Để khôi phục và ổn định kinh tế, chính phủ đã phải tiến hành phân phối lương thực, kiểm soát hành chính đối với giá cả, chống nạn đầu cơ, “ đông lạnh” tiền gửi ngân hàng, đổi tiền, phát hành trái phiếu chính phủ, tập trung khôi phục kinh tế và phát triển một số ngành ưu tiên như than, thép, điện lực, năng lượng, hóa chất, phân bón…. Cuối năm 1948, chính phủ Mĩ cử ông Joseph Dodge sang Nhật Bản để điều hành nền kinh tế ở đây. Ông này chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỉ giá hối đoái Yên Nhật/ Đôla Mĩ là 360:1. Nhờ đường lối này nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất năng động ở Nhật Bản được nâng lên, lạm phát được khống chế. Một phần trong sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản liên quan đến việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ và tri thức. Khía cạnh ngoại ứng và hàng hóa công cộng của tri thức đã cho ta một cơ sở khách quan về lí thuyết để giải thích cho vai trò của Chính phủ. Ngoài việc thực hiện thành công các chiến lược tăng trưởng thì Chính phủ đã theo đuổi các chính sách tích cực nhằm khuyến khích sản xuất và truyền bá kiến thức, công nghệ, chứ không chỉ dừng lại ở việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua luật về bản quyền và bằng sáng chế. Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh cụ thể như sau: + Đối nội: Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Các đảng phái được hoạt động công khai. Đảng Dân chủ Tự Do (LDP) Liên tục cầm quyền. + Đối ngoại: Kí hiệp ước An ninh Mĩ- Nhật (9/1951): Nhật lệ thuộc vào Mĩ, được che chở và bảo vệ dưới chiếc “ô hạt nhân” của Mĩ. Chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho chi phí quân sự, còn tập trung phát triển kinh tế. Nhà nước và chính phủ Nhật Bản biết nắm bắt các thời cơ và lựa chọn các chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn và thực hiện các cải cách dân chủ sau chiến tranh và quản lí kinh tế ở mức vĩ mô. 2.2.3. Cải cách kinh tế. Trong quá trình cải cách, việc chế định 3 luật: Luật cải cách ruộng đất, Luật giải tán các tài phiệt và luật lao động là quan trọng nhất. GHP( bộ tư lệnh quân Đồng minh sau chiến tranh chiếm đóng Nhật Bản) đã đưa ra rất nhiều quy định buộc chính phủ Nhật Bản phải tiến hành cải cách triệt để mà không có cách nào trốn tránh. *Cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách kinh tế được bắt đầu ngay sau khi chiến tranh kết thúc đã có tác dụng to lớn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Cải cách ruộng đất được coi là cải cách quan trọng nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong các cuộc cải cách kinh tế. Với mục tiêu là: “ xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm khắc phục và củng cố các thiên hướng dân chủ để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đầy người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỉ áp bức phong kiến”. Đạo luật cải cách ruộng đất được ban hành ngày 11/10/2946. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó, nhà nước mua tất cả ruộng đất phát canh cả các địa chủ vắng mặt và trong trường hợp các địa chủ còn sống ở nông thôn thì mua lại một số ruộng. Sau đó phát lại cho các tá điền khác, việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh tác đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân. Họ đã tiến hành cải tạo ruộng đất, kết hợp với việc áp dụng những kỹ thuật canh tác mới để nâng cao năng suất nông nghiệp, thu nhập nông dân tăng lên đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường trong nước. Cuộc cải cách này được thực hiện khá cương quyết từ năm 1946 đến năm 1950 dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lực lượng chiếm đóng. Đến năm 1948, số lượng đất chính phủ mua lên đến 163 000 ha. Diện tích phát canh tính đến tháng 8/1950 chỉ còn 10%. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ, 80 đến 90% đất của họ đã bị chuyển nhượng cho tá điền. Khoảng 70 đến 80% số ruộng đất cho thuê hoặc canh tác của địa chủ làng xã đã bị chuyển nhượng cho nông dân. Nhiều nhà chính trị và nghiên cứu Nhật Bản trong và ngoài nước đánh giá cao những thành tựu của chương trình cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách ruộng đất có tác động rất lớn đối với ý nghĩa phát triển kinh tế Nhật Bản. Vì ruộng đất ở nông thôn Nhật Bản đã bị xóa bỏ, xóa bỏ luôn tàn dư phong kiến của nền nông nghiệp và từ đó làm tan rã chế độ đẳng cấp ở nông thôn, làm thay đổi trật tự xã hội nông thôn. Điều này tạo ra sự phân phối tài sản và thu nhập bình đẳng hơn. Sauk hi quyền sở hữu ruộng đất đã được chuyển nhượng nông dân đã tiến hành cải tạo ruộng đất gieo trồng, tích cực áp dụng kĩ thuật canh tác mới, tăng năng suất lao động nông nghiệp. Những tiến bộ kĩ thuật trong việc trồng lúa và thu nhập đáng kể của nông dân cũng đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường trong nước. Cải cách ruộng đất còn gián tiếp làm thay đổi toàn bộ chiều hướng phát triển của làng xã Nhật Bản. *Giải tán các tập đoàn tài phiệt(Zaibatsu). Ở Mĩ, phần lớn người ta coi tài phiệt là thủ phạm làm cho Nhật Bản lao vào cuộc chiến tranh đế quốc theo chỉ thị của GHQ(bộ tư lệnh quân Đồng minh sau chiến tranh chiếm đóng Nhật Bản ), chính phủ Nhật Bản đã tiến hành giải tán các tập đoàn tài phiệt vào tháng 10 năm 1945. Sự tập trung công nghiệp vào một số Zaibatsu gây ra quan hệ nửa phong kiến giữa chủ, thợ và kìm hãm tiền lương, cản trở sự phát triển công đoàn. Nhằm thực hiện giải thể Zaibatsu, lực lượng Đồng minh đã lập ra ủy ban giải quyết vấn đề công ty cổ phần. Ngoài 4 tập đoàn tài phiệt lớn như Mitsu, Mitsubisi, Sunitomo, Yasuda bị giải tán, có 2500 người trong hội đồng quản trị có 1600 xí nghiệp có quan hệ với tài phiệt đã buộc phải rời khỏi chức vụ của mìn, 57 gia đình Zaibatsu phải giao nộp tài sản tổng cộng lên đến 233 triệu cổ phần và bán cổ phần này cho nhiều công ty, hiệp hội. Các cổ phần thuộc quyền sở hữu của các công ty tài phiệt và các gia đình tài phiệt đã bị xử lí dưới hình thức đem ra bán ở thị trường cổ phần. Vì thế đã loại trừ được sự chi phối của các cá nhân và của chủ cổ phần. Việc giải thể phần lớn các công ty khổng lồ trong các ngành công nghiệp chủ chốt của Nhật như thép, đóng tàu … đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ công nghiệp của Nhật Bản. Nhiều nhà kinh tế đã đánh giá việc giải thể các Zaibatsu góp phần vào việc xóa bỏ tình trạng tập trung kinh tế, thiết lập một khuôn khổ cạnh tranh và giúp cho nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Việc thanh lọc kinh tế đã loại bỏ trong thực tế 1.535 người ở 295 công ty có tư tưởng quân phiệt hiếu chiến, tạo cơ hội cho các nhà quản lý trẻ tuổi, năng động, táo bạo. Do đó, nền kinh tế Nhật có điều kiện lấy lại sức sống và phát triển. Công ty bị chia nhỏ thành những công ty nhỏ với những người lãnh đạo trẻ tuổi( được gọi là giới lãnh đạo cấp 3). Nhiều người lo ngại rằng liệu toàn người lãnh đạo cấp 3 như thế có thể gánh vác nổi nền kinh tế Nhật Bản hay không nhưng ngược lại lớp trẻ đã phát huy tốt tinh thần của các nhà kinh tế do đó nền kinh tế Nhật Bản đã lấy lại được sức sống của nó. Việc giải thể các tập đoàn tài phiệt được tiến hành theo luật thủ tiêu tình trạng tập trung cao độ kinh tế. Có thể nghĩ đó là ý đồ của Mĩ dùng pháp luật để làm yếu nền kinh tế Nhật. Nhưng mặt khác nó đã làm tăng sức cạnh tranh, giúp cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh. Giải thể các công ty lung đoạn Zaibatsu cũng là một nội dung quan trọng của cải cách kinh tế và tác động lớn đến sự phát triển thần kì Nhật Bản. Việc giải thể này nhằm giải tán các tập đoàn tài phiệt theo quan hệ gia tộc mang tính phong kiến. *Chế định ba luật về lao động. Cùng với các cải cách dân chủ khác là việc thực hiện ngay cuộc cải cách lao động sau chiến tranh. Chính sách quan trọng của Mỹ là khuyến khích hoạt động công đoàn. Đó là bảo đảm ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt và hành vi xâm lược và được coi là biện pháp đề cao tự do và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân Nhật Bản. Luật công đoàn được đề ra vào tháng 12 năm 1945 và bắt đầu được thực hiện vào đầu tháng 3 năm 1946, luật công đoàn quy định công nhân có quyền đoàn kết, quyền thương lượng tập thể, quyền bãi công. Luật điều chính quan hệ lao động được đề ra vào tháng 7 năm 1947. Luật tiêu chuẩn lao động được đề ra vào tháng 4 năm 1947. Vì vậy lực lượng công đoàn phát triển nhanh chóng. Trong những năm 1945-1951 các cuộc cải cách lao động thể hiện chủ yếu dưới hình thức đòi cải thiện quan hệ chủ, thợ trong xí nghiệp, công ty. Đề cao tự do, dân chủ, nâng cao đời sống vật chất cho công nhân, tạo nên mối quan hệ mới có lợi cho sự phục hồi và phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó phong trào công nhân phát triển nhanh chóng, số lượng đoàn viên tăng mạnh mẽ. Cải cách công đoàn và nhiều nội dung thể hiện trong cải cách tăng cường quan hệ hợp tác chủ thợ góp phần tạo ra năng suất lao động cao và khả năng cạnh tranh vào cuối thập kỉ 50 và các giai đoạn sau đó. Phong trào công đoàn thời kỳ đầu sau chiến tranh mang tính chiến đấu rất rõ rệt. Bởi vì lúc đó bối cảnh về mặt tư tưởng công nhân có nguy cơ bị tư bản tước đoạt quyền lợi của mình. Một nguyên nhân nữa là đời song công nhân trong thời kỳ đó vô cùng khổ cực nếu không đấu tranh đòi tăng lương thì không sống nổi. Vì thế mà phong trào công đoàn đã dương cao nhiều mục tiêu để tập hợp công nhân đấu tranh như: truy cứu trách nhiệm chiến tranh, phản đối cuộc giãn thợ, bảo vệ đời sống về quyền của công nhân, thì ngoài quyền bãi công ra công nhân đòi quyền tham gia dưới hình thức quản lí. Những cuộc bãi công, đấu tranh lớn của công nhân sau chiến tranh có thể kể đến như: cuộc bãi công của công nhân viên báo Yomiuri năm 1945, cuộc bãi công của nhà máy đóng tàu Tsurumi thuộc tập đoàn sắt thép Nihon Kokan. Các tổ chức công đoàn đã tiến hành các cuộc bãi công kéo dài đe dọa đến quản lí sản xuất như manh nha đòi phải có sự giám sát của dân trong kinh tế, đe dọa sự tồn tại của xí nghiệp. Sau đó qua nhiều cuộc đấu tranh khác nữa, hoạt động của công đoàn trở nên thực dụng hơn, chuyển sang các nội dung chủ yếu là về kinh tế ôn hòa hơn và trở thành một cơ sở quan trọng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Như vậy, công cuộc cải cách ruộng đất sau chiến tranh đã mang lại ruộng đất cho nông dân, và các quyền lợi cơ bản về lao động đã được công nhận. Những điều này cũng góp phần nâng cao được sự nhiệt tình lao động của người lao động. Việc giải tán các tập đoàn tài phiệt và chế định Luật cấm lũng đoạn đã khuyến khích cạnh tranh giữa các xí nghiệp. Việc giải thể “chế độ gia đình” và công nhận quyền lợi cá nhân đã trở thành cơ sở thúc đẩy mở rộng tiêu dùng. Những cải cách dân chủ hóa kinh tế này có tác dụng nâng cao vị trí của tư bản công nghiệp, khuyến khích tinh thần kinh doanh và đầu tư. 2.2.4. Đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật. Con người muốn tranh thủ được nguồn tài nguyên thiên nhiên phải dựa vào kĩ thuật. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các ngành điện tử, hóa dầu, sử dụng năng lượng nguyên tử, hóa học cao phân tử, đã phát triển với tốc độ cực kì nhanh chóng. Sự phát triển như vũ bão đó được gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật. Nguồn gốc của cuộc cách mạng kĩ thuật từ các nước Châu Âu. Các kĩ thuật tiên tiến nhanh chóng được đưa vào Nhật Bản, những mặt hàng mới lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Nhật Bản như nilon, sợi polieste, nguyên tử năng , bán dẫn, vô tuyến truyền hình, máy tính. Có những mặt hàng được sản xuất từ trước nhưng nay nhờ có kĩ thuật mới mà phương pháp , chất lượng thay đổi hẳn. Nhật Bản đã du nhập phương thức sản xuất sắt thép liên hoàn, phương pháp phân giải dầu mỏ, phương thức đóng tàu theo khối lớn, phương thức sản xuất xe hơi hàng loạt Sau chiến tranh, nước Mĩ đã đạt được những tiến bộ khoa học kĩ thuật rất lớn. Nhờ những kĩ thuật tiên tiến, những phát minh kì diệu ở nước Mĩ trước và sau chiến tranh được đưa vào Nhật Bản trong thập kỉ 50 mà tốc độ tiến bộ kĩ thuật ở Nhật Bản cũng nhanh đến mức chưa từng có. Bước vào thập niên 60 của thế kỉ XX, tiến bộ kĩ thuật diễn ra dưới hình thức kết hợp với những kĩ thuật đã có. Có nhiều quan điểm về sự kết hợp này các nhà khoa học tự nhiên thì cho rằng sự kết hợp đókhông hẳn là cách mạng kĩ thuật còn các nhà kinh tế họcthì cho rằng chính sự kết hợp khoa học kĩ thuật mới với kĩ thuật sẵn có là cách mạng kĩ thuật có ý nghĩa về mặt kinh tế. Những đổi mới về mặt kĩ thuật mang tính chất kết hợp này là phổ biến trong thập kỉ 60 và cũng chính trong thời gian này xuất hiện các liên hiệp hóa dầu, liên hiệp gang thép, phương thức bán hang tự động tại các siêu thị. Sự tiếp nhận các tri thức, thành tựu khoa học kĩ thuật phương Tây được phân tích kĩ lưỡng, thận trọng và có chọn lọc. Các tri thức này đem lại kết quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước. Những tri thức du nhập này được vận dụng sáng tạo trong điều kiện kinh tế -xã hội Nhật Bản. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và hóa chất nhờ tiến hành cách mạng kĩ thuật. Đặc biệt, trong các lĩnh vực hóa dầu, công nghiệp điện tử, sắt thép… đã du nhập được các kĩ thuật tiên tiến nhất từ các nước phương Tây, kết hợp với sự cải tiến cho phù hợp với đặc điểm của Nhật Bản, đã trang bị cho các ngành công nghiệp những kĩ thuật tiên tiến. Kĩ thuật tiên tiến đã cùng với lực lượng lao động cần cù, có tay nghề cao, làm hạ giá thành của hàng hóa và trở thành sức mạnh cho hàng hóa Nhật Bản thâm nhập vào thị trường thế giới. Một điều quan trọng nữa là Nhật Bản đã xác lập quy trình kĩ thuật quản lí chất lượng sản phẩm , chính vì vậy hàng hóa Nhật Bản được đánh giá cao. Nhật Bản biết lợi dụng sự đầu tư của Mĩ để tạo dựng cho Nhật Bản phục hồi. Sau đó Nhật Bản đã tận dụng sự phát triển của khoa học vào sự phát triển kinh tế như mua bằng sáng chế của nước ngoài, sử dụng chất xám vào phát triển khoa học kĩ thuật. Chuyển từ phát triển kinh tế chiều rộng sang phát triển kinh tế chiều sâu. Mặt khác, sự ganh đua cũng là một kênh khác mà qua đó thương mại có thể thúc đẩy tăng năng suất trong cả ngành xuất khẩu lẫn thay thế nhập khẩu. Cạnh tranh và sự cọ xát với các doanh nghiệp nước ngoài lớn cũng sẽ đẩy mạnh việc mua sắm công nghệ, và do đó dẫn đến những thay đổi công nghệ nhanh hơn. Vì việc sao chép hay tiếp thu công nghệ dễ dàng hơn việc tự phát minh, nhất là với điều kiện của Nhật Bản lúc đó thì việc mua các phát minh là lựa chọn tối ưu nhất. Nhật Bản có sức thu hút vốn từ bên ngoài và có khả năng cạnh tranh cao, khả năng len lách vào các thị trường quốc tế. Luôn áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, không ngừng nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã. 2.2.5.Ổn định chính trị-xã hội. Sau chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản bị đặt dưới sự chiếm đóng của Mĩ. Tháng 12-1945, Hội đồng thường trực về Nhật Bản được thành lập gồm đại diện 4 nước: Mĩ, Anh , Xô, Trung. Đây là cơ quan tư vấn của Bộ Tư Lệnh tối cao các lực lượng đồng minh. Các cuộc cải cách chính trị: thanh trừng phạm tội phát xít, phong trào đòi tự do hoạt động các đảng phái chính trị đã đi trước một bước tạo tiền đề cho cải cách, làm trong sạch bộ máy chính trị, chuyển toàn bộ bộ máy chính trị phục vụ chiến tranh sang phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, và đã thổi một làn gió tự do, dân chủ trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho Nhật Bản bước vào kỉ nguyên tăng trưởng kinh tế. Cải cách chính trị quan trọng nhất ở Nhật Bản sau chiến tranh là cải cách Hiến Pháp. Tình trạng hỗn độn sau chiến tranh đã được thừa nhận trong dự thảo sửa đổi Hiến Pháp được công bố vào thời kì đó. Tháng 10-1945, sau khi Bộ Tư Lệnh của Mc Aithur bày tỏ ý định cần phải sửa đổi Hiến Pháp, nhiều bản dự thảo Hiến pháp được công bố. Nội dung chính của Hiến Pháp mới do Đảng Cộng sản tuyên bố chủ trương bãi bỏ chế độ Thiên Hoàng là điều tất nhiên nếu xét về tính chất của Đảng. Sự thất bại của chiến tranh đã mang lại cho Nhật Bản một Hiến pháp hòa bình. Hiến pháp của Nhật Bản được công bố vào ngày 3/11/1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3/5/1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản thề nguyền trung thành với các lí tưởng hòa bình và trật tự dân chủ. Hiến pháp quy định chế độ 2 viện: Hạ viện gồm những đại diện được lựa chọn qua bầu cử của quần chúng để tránh quyền chính trị tập trung vào nghị viện; và viện quý tộc bao gồm các nghị sĩ đại diện cho tầng lớp quý tộc và theo chế độ bổ nhiệm. Để ngăn chặn sự lộng hành của Hạ nghị viện, Hiến pháp còn quy định thành lập Viện cơ mật bao gồm những cố vấn nắm cã vấn đề cơ mật, độc lập với nghị viện để xem xét các vấn đề tronhj yếu của đất nước. Thiên Hoàng có quyền hết sức rộng rãi; được ra những sắc dụ ngoài các luật do nnghij viện thông qua. Trong trường hợp không thông qua được ngân sách, Chính phủ có quyền thông qua ngân sách bằng mức của năm tài khóa trước. Do đó, quyền thảo luận về ngân sách của nghị viện là rất hạn chế. Ngày 15-8-1945, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận tuyên ngôn Posdam, thông báo cho quốc dân đồng bào về việc Nhật Bản đã đầu hàng đồng minh gồm có Anh, Mĩ, Xô, Trung…Tuyên ngôn Posdam yêu cầu Nhật Bản cần có Hiến pháp mới, trong đó quy định dân chủ hóa nền Chính trị đất nước, bảo đảm nhân quyền cơ bản, thành lập chính phủ mới. Khi đã chấp nhận tuyên ngôn này, Nhật Bản phải sửa đổi Hiến pháp dưới một hình thức nào đó.Ban đầu, Chính phủ Nhật có thái độ rất tiêu cực đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Nhưng Chính phủ Nhật Bản buộc phải sửa đổi Hiến pháp vì đã chấp nhậ tuyên ngôn Posdam và hứa thực hiện dân chủ hóa. Vì vậy, tháng 10 năm 1945, nội các đã lập ra “ ủy ban điều tra vấn đề Hiến pháp” và bắt tay vào việc soạn thảo nội dung Hiến pháp . Uỷ ban này đã tiến hành các cuộc thảo luận cho đến đầu năm 1946. Ngày 8-2, ủy ban đã chuyển dự thảo cho Bộ trưởng tư lệnh lien quân. Nhưng bản dự thảo này còn nhiều nội dung rất bảo thủ, chỉ sửa đổi nhỏ so với Hiến pháp Minh Trị. Khi đó các chính đảng và tổ chức tư nhân được phục hồi sau chiến tranh đã đưa ra các dự thảo về đề cương cho việc sửa đổi Hiến pháp. Sauk hi trao đổi đề cương dự thỏa Hiến pháp cho Chính phủ Nhật Bản, Bộ tổng tư lệnh liên quân tiến hành các cuộc trao đổi giữa 2 bên. Ngày 6-3, đề cương đó được công bố làm nhiều người Nhật ngạc nhiên và rất phấn khởi trước nội dung dân chủ, tiến bộ tự do. Vì vậy nó được tuyệt đại đa số nhân dân ủng hộ. Nội dung cơ bản trong Hiến pháp Nhật Bản: Hiến pháp Nhật Bản hiện hành đã thay đổi một cách căn bản Hiến pháp Minh Trị, xác lập 3 nội dung cơ bản là : nguyên tắc chủ quyền cho nhân dân, bảo đảm nhân quyền cơ bản và tinh thần hòa bình.Hiến pháp Nhật Bản đã sửa đổi đoạn nói về chủ quyền thuộc Thiên Hoàng ;đồng thời bãi bỏ tất cả các quyền chính trị của Thiên Hoàng, nêu rõ nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân theo nguyên tắc của các Hiến pháp hiện đại. Hiến pháp quy định các loại quyền tham gia hoạt động chính trị như nhân dân có quyền tham gia chính trị, quyền hạn của Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất và là vị trí tượng trưng của Thiên Hoàng. Hiến pháp Nhật Bản được xây dựng trên cơ sở phủ định khuynh hướng quân phiệt và xâm lược của Nhật Bản trong quá khứ, xét đến những bài học kinh nghiệm nhục nhã về thảm họa của chiến tranh để quán triệt nguyên tắc hòa bình. Hiến Pháp là sự thỏa thuận giữa hai loại quan điểm và nó đã được ban hành ngày 7-10-1946 dưới hình thức chế độ Thiên Hoàng là tượng trưng cho chủ quyền thuộc về nhân dân. Xã hội Nhật Bảnđảm bảo dưới sự ổn định nhờ Hiến Pháp này mang tính chất tiến bộ lẫn bảo thủ. Trong suốt hơn 40 năm sau chiến tranh, có những sự kiện đôi lúc đã gây ra sự chia rẽ trong xã hội. Nhưng nhìn chung đã nhanh chóng được giải quyết. Một xã hội mà trong đó một số đông nhân dân coi mình thuộc tầng lớp trung lưu đã được hình thành .Trên chính trường, trừ thời gian nội các Katayama của Đảng Xã Hội tồn tại được khoảng 7 tháng kể từ tháng 6-1947, còn hầu hết thời gian sau chiến tranh Chính phủ do Đảng Bảo Thủ nắm giữ. Tình hình trên đây đã có ưu điểm là mang lại sự ổn định xã hội, duy trì được tính nhất quán của cuộc sống. Chính sách của Đảng Bảo Thủ không phải cố giữ thể chế đã lỗi thời mà đã có không ít mặt tiến bộ mang lại sự thay đổi. Có thể đó là một lí do Đảng Bảo Thủ ở Nhật Bản duy trì được chisng quyền trong một thời gian dài. Kể từ sau khi thực hiện các cuộc cải cách dân chủ đến khi Nhật bước vào giai đoạn phát triển thần kì kinh tế, vào cuối những năm 1970 xã hội Nhật Bản có những sự kiện đôi lúc gây chia rẽ trong xã hội. Phong trào tổng bãi công của công nhân có thái độ đối đầu với chính phủ vào năm 1946, 1947. Năm 1960 dư luận đã bị chia rẽ mạnh mẽ khi sửa đổi kéo dài Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật.Các đảng phái, tổ chức sinh viên, công đoàn, cơ quan ngôn luận đã phản đối mạnh mẽ sự sửa đổi này … . Chính phủ Nhật đã tăng cường các biện pháp cưỡng chế và nhiều lí do khác đã làm cho các phong tào bãi công dịu đi và được giải quyết ổn thỏa. Xã hội Nhật được coi là xã hội ổn định là một trong những nguyên nhân tạo ra sự tăng trưởng thần kì của Nhật. Đó là hiệu quả tác động trực tiếp do các cuộc cải cách Nhật Bản mang lại. Hàng loạt các biện pháp giải quyết cấp bách sau chiến tranh như: khuyến khích phát triển các tổ chức dân chủ, cho phép thành lập các công đoàn, hiệp hội và thực hiện một lọat các biện pháp cứu đói, khuyến khích sản xuất để tạo nên sức mạnh và tinh thần dân tộc Nhật Bản. Những thành quả của cuộc cải cách lao động đã tạo nên một mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa chủ - thợ trong quá trình lao động. Cải cách giáo dục cũng tạo nên một thế hệ con người mới sau chiến tranh có trình độ học vấn cao, có tư tưởng hòa bình và phát triển kinh tế. Các cuộc cải góp phần vào việc xây dựng, củng cố một nền chính trị ổn định. 2.2.6. Chi phí quốc phòng ít. Theo Hiến Pháp mới của Nhật Bản được ban hành năm 1946, Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chiến tranh. Quy định từ bỏ chiến tranh được ghi trong Hiến Pháp đã hạn chế đến mức thấp nhất chi tiêu cho phòng thủ ở Nhật Bản và sử dụng quốc lực vào mục đích phát triển kinh tế. Trong chiến tranh không chỉ riêng tiền bạc, nhân tài cũng được tổng động viên vào các binh chủng lục, hải không quân. Trong thời bình được động viên và các ngành kinh tế. Điều đó cũng được coi là sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế. Tỉ lệ cho ngân sách phòng thủ trong tổng sản phẩm quốc dân từ 3,3%năm 1950 xuống còn 1% năm 1960. Sau đó, việc có nên duy trì ngân sách phòng thủ ở mức 1% tổng sản phẩm hay không luôn là vấn đề tranh cãi về chính trị. Cho đến năm 1988, chi phí cho phòng thủ trên thực tế vẫn duy trì trong khoảng 1% tổng sản phẩm quốc dân. Sau chiến tranh thế giới 2 thì Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị quân sự. Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Nhật- Mĩ được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ –Nhật. Theo đó Nhật Bản chấp nhận ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ và để cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật. Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập trung vào giảm số lượng nhưng tăng chất lượng, trang thiết bị, tăng khả năng cơ động, mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Tăng cường hợp tác với Mĩ, đồng thời đẩy nhanh các biện pháp củng cố an ninh, phòng ngừa, công khai về quốc phòng qua các hoạt động, diễn đàn chung về an ninh, giải trừ quân bị. Trao đổi quân sự với các nước trong và ngoài khu vực. Vào đầu những năm 50, Mĩ can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương nên đã dặt hàng quân sự và vũ khí chiến tranh tại Nhật. Những đơn đặt hàng ấy được coi như những ngọn gió thần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Nhật biết tận dụng những yếu tố bên ngoài nhất là các nguồn viện trợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để chi phí cho giảm quốc phòng để khôi phục và phát triển kinh tế. 2.2.7.Các công ti,các nhà kinh doanh năng động tích cực. Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh sau chiến tranh là các nhà kinh doanh xí nghiệp đã tỏ rõ năng lực kinh doanh rất năng động và tích cực của mình. Điều này được hình thành mạnh mẽ nhất trong các cuộc cải cách: thanh trừng chính trị, giải thể các Zaibatsu, thanh lọc kinh tế, qua đó đã tạo ra lực lượng nhà kinh doanh có tư tưởng năng động, sang tạo, táo bạo, tích cực trong kinh doanh là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Sauk hi lấy lại tinh thần do chiến tranh mang lại dưới tác động của các cuộc cải cách kinh tế các tổ chức kinh tế tư nhân Nhật Bản được thành lập khắp nơi với quyết tâm phát triển kinh tế, tổ chức lại các hoạt động kinh tế làm cho cỗ máy kinh tế vận hành. Tháng 4- 1946, Hội đồng hữu kinh tế được thành lập với quyết tâm của những nhà kinh doanh dưới 50 tuổi như: Kanichi Mori, Otsuka,…. Họ đã phê phán những nhà kinh doanh lỗi thời không chịu tuân thủ nguyên tắc dân chủ hóa chiến tranh. Những người kinh doanh xí nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh có thể phân thành 3 loại: -Loại 1: Những nhà kinh doanh trẻ được đề bạt với tư cách là người thay thế các nhà lãnh đạo các xí nghiệp hàng đầu đã bị buộc phải rời khỏi chức vụ theo luật giải tán các tập đoàn quân phiệt. Tiêu biểu là ông Chikara Kurata( hang chế tạo Hitachi), Kikuo Ssyama( hãng Toyo Rayon). -Loại 2: Những nhà kinh doanh lập nghiệp sau chiến tranh tức là trước chiến tranh chỉ là các xí nghiệp trung tiểu, sau chiến tranh phát triển nhảy vọt. Tiêu biểu là Konosuka Masta( công ty điện Masta Shita), Sazo Idemitsu( Idemitsu Hunsan). -Loại 3: Các nhà doanh nghiệp nổi lên sau chiến tranh. Đại diện là Ohibaka, Akio Morita( Sony) Shoi Chira Honda( hãng nghiên cứu kỹ thuật Honda). Sau chiến tranh thế giới 2 dưới sự tác động của các cuộc cải cách trên mọi lĩnh vực đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh tích cực thử sức mình. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các xí nghiệp do các tập đoàn tài phiệt bị giải thể và bầu không khí tự do sau chiến tranh là mảnh đất tốt cho sự ra đời các nhà doanh nghiệp mới. Điều đầu tiên mà các nhà doanh nghiệp đã làm là mạnh dạn chuyển đổi các ngành công nghiệp phù hợp, hòa bình và phục hồi đời sống, xây dựng kinh tế cho nhân dân. Họ có tinh thần đi tiên phong đổi mới kĩ thuật chủ yếu từ Mĩ và phương Tây, cải biến nó để tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn. Họ còn cải cách đầu tư thiết bị, đó là nguồn gốc sức mạnh chr yếu để kinh tế Nhật Bản có thể thích ứng được môi trường kinh tế sau chiến tranh. Đó là phương pháp kinh doanh cải cách mà các nhà kinh doanh trước đó rất ít thấy. Cùng với lực lượng các nhà kinh doanh tích cực, họ có nhiệm vụ hướng dẫn hành chính, hoạch định kế hoạch, hình thành mục tiêu đạt tới tương lai. Với bản tính tài ba, năng động sáng tạo và liêm khiết, bộ máy quan chức Nhật Bản cũng đã chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của cách dân chủ sau chiến tranh một trong những chìa khóa tạo sự tăng trưởng Nhật Bản sau chiến tranh. Sau chiến tranh, sự phục hồi công nghiệp của Nhật Bản cuối cùng cũng đã tìm kiếm các thị trường bên ngoài khu vực, các công ti của Nhật Bản đã tìm cách tranh thủ các chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu của hầu hết các chế độ hậu thuộc địa, nhất là trong thập kỉ 60. Sự phân bổ tiếp theo đó của các ngành chế tác Nhật Bản ra nước ngoài đã làm cho đồng Yên lên giá vào giữa thập kỉ 80. Các công ti Nhật Bản ngày càng trở thành một phần trong các chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu của các nước chính sách vùng Đông, đặc biệt là Đông Nam, Châu Á. Các công ti tư bản ở Nhật được tổ chức chặt chẽ, biết nắm bắt thị trường đầu tư vào các ngành then chốt như: điện tử, hóa chất, cơ khí, … có tầm nhìn xa, quản lí nền kinh tế tốt nên có tiềm lực tốt và sự cạnh tranh cao. 2.2.8. Sự hợp tác chủ thợ và lực lượng lao động ưu tú. Trên cơ sở những điều kiện quốc tế và trong nước sau chiến tranh, dưới tác động của hàng loạt các cuộc cải cách dân chủ: cải cách kinh tế, cảo cách Hiến pháp, cải cách lao động, cải cách giáo dục văn hóa xã hội khác, lực lượng lao động Nhật Bản đã có điều kiện, cơ hội đóng góp có hiệu quả vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao của Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản có lợi thế lớn là có một nguồn lao động dồi dào. Sau chiến tranh dân số Nhật Bản tăng them 10 triệu người: một lực lượng lớn người rút ra từ các thuộc địa của Nhật Bản về giải ngũ ra từ quân đội và sự gia tăng dân số. Nguồn cung cấp lao động lúc đó là quá thừa và họ sẵn sàng làm việc với đồng lương rẻ mạt. Nhưng dù đồng lương thấp đến mức nào mà chất lượng lao động kém, năng suất lao động thấp thì cũng không thể có giá trị thặng dư. Nhật Bản lại không ở trong trường hợp đó, mặc dù số lượng dân số bùng nổ rất đông và có hàng loạt những khó khăn vô kể sau chiến tranh nhưng phần lớn lao động ở Nhật Bản có trình độ giáo dục cao và được đào tạo về kỹ năng lao động, cần cù , chịu khó, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đã phát triển nhanh chóng nhưng chủ yếu ở trong một bộ phận tri thức và công nhân ở các thành phố còn phần lớn công nhân vẫn còn tiếp tục theo quan niệm có từ trước chiến tranh là trung thành với các xí nghiệp. Đó là những yếu tố thuận lợi cho Nhật Bản để tăng trưởng kinh tế. Dưới tác động mạnh mẽ của các cuộc cải cách đã tác động trực tiếp đến lực lượng lao động này. Cải cách Hiến pháp cho phép mọi người công dân đều có quyền tự do, dân chủ, nam nữ có quyền ngang nhau; cải cách kinh tế tạo điều kiện cho cơ chế tự do cạnh tranh cơ hội phát triển kinh tế. Sau chiến tranh, tỉ lệ thanh thiếu niên đi học ngày càng cao, trình độ học vấn đã áp dụng được yêu cầu của công cuộc cách mạng kĩ thuật. Cải cách giáo dục cũng đã loại bỏ tư tưởng quân phiệt hiếu chiến ra khỏi nhà trường, thổi vào đó tư tưởng hòa bình xây dựng kinh tế, tạo mọi cơ hội áp dụng thành tựu giáo dục phương Tây hiện đại vào Nhật Bản. Kèm theo đó là hàng loạt các chính sách văn hóa xã hội như: hạn chế gia tăng dân số, đạo luật về cải cách giáo dục đã tạo điều kiện đảm bảo có đủ lực lượng lao động ưu tú cho thời kì “cất cánh” của Nhật Bản. Có thể nói rằng công nhân trong thời kỳ này của các công ty sản xuất đều có một quyết tâm và ý chí làm việc rất cao. Các nhân viên công nhân Nhật Bản đều tích cực đề xuất sáng kiến để nâng cao năng suất lao động. Đó là sự kết hợp, nhất trí giữa người lao động và lãnh đạo xí nghiệp( chủ và thợ). Các nhà kinh doanh luôn cố gắng để duy trì những đặc điểm của công nhân nói trên. Sự hợp tác giữa chủ và thợ sẽ tạo nên năng suất lao động cao góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển. Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, ở Nhật Bản khác hẳn các nước công nghiệp tiêu biểu Tây Âu và Mĩ trong mối quan hệ chủ - thợ, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn sau chiến tranh. Ngoài những lí do về yếu tố truyền thống cơ sở xã hội, ý tưởng đạo đức phong kiến thì rõ ràng tính chất tập thể đặc thù hợp tác chủ - thợ chủ yếu được xuất hiện dưới tác động của cuộc cải cách sau chiến tranh tạo nên nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Nhật. Nếu như trước chiến tranh thế giới 2, quan hệ công nhân với giới chủ ở Nhật Bản phổ biến không phải là quan hệ hợp đồng mà là quan hệ phụ thuộc gần như quan hệ của nông dân và chủ phong kiến, hình thành chế độ làm thuê “bán mình”. Công nhân không có quyền hành, thiếu tổ chức và chịu theo mệnh lệnh của chủ. Họ thường làm ăn ở ngay trong xí nghiệp và không được ra ngoài. Chế độ này làm cho công nhân mất quyền tưj do về sinh hoạt cũng như hành động. Thì sau chiến tranh thế giới 2 nhờ phong trào lao động và các cuộc cải cách lao động mối quan hệ chủ - thợ đã thay đổi tạo hình thức lao động mới là công đoàn xí nghiệp. Trong xí nghiệp đó, họ khuyến khích công nhân hoạt động đồng thời cấp nhà ở và những điều kiện thuận lợi khác cho các hoạt động của công đoàn. Giới chủ đã thỏa thuận kí kết với công đoàn về chế độ trả lương theo thâm niên, việc làm ổn định trong xí nghiệp. Xí nghiệp như một gia đình lớn trong đó chủ có “ trách nhiệm” quan tâm đến công nhân và ngược lại công nhân cũng phải “tận tâm, trung thành” với chủ. Việc thực hiện lương trả theo thâm niên và đảm bảo ổn định việc làm buộc giới chủ phải thường xuyên thuyên chuyển hoặc đào tạo lại công nhân của xí nghiệp nếu họ muốn áp dụng khoa học kĩ thuật hiên đại nhằm tăng năng suất lao động. Việc thay đổi quan hệ giữa chủ và những người nhân viên nhằm đảm bảo việc làm ổn định đã giúp các công ti Nhật Bản tích cực phát huy sáng kiến và áp dụng nhaanh chóng các thành tựu khoa học kĩ thuật, tăng năng suất lao động và gắn bó với công nhân. Bên cạnh đó, sự đối xử công bằng với cả công nhân lẫn viên chức trong công đoàn xí nghiệp tạo điều kiện tăng cường hợp tác trong quá trình sản xuất. Công đoàn công ti và cải cách quan hệ lao động cảu giới chủ và công nhân đã góp phần tạo ra năng suất lao động cao và khả năng cạnh tranh cuẩn bị tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh vào giai đoạn 1960-1973. Việc làm ổn định, lương theo thâm niên và công đàon công ti cũng như quan hệ hợp tác chủ thợ ở N hật Bản có sự kết hợp với truyền thống lao động có tính chất gia đình. 2.2.9. Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. Tỉ lệ tiết kiệm của các hộ người lao động ở thành phố vào năm 1952 là 4,4%. Nhưng sau đó tỉ lệ này mỗi năm một tăng. Đến năm 1960 tăng lên 15% , năm 1970 là 20%. Tỉ lệ đó đạt mức cao nhất 24% năm 1974. Sau đó có giảm đi, nhưng nếu so với các nước Mĩ, Anh, Đức thì Nhật Bản cao hơn nhiều. Vì sao tỉ lệ tiết kiệm ở Nhật Bản lại cao như vậy? Có ý kiến cho rằng do tính cộng đồng, trung thực của người Nhật Bản, đạo dức Nho giáo, coi lối sống giản dị là đức tính tốt đẹp, cơ cấu lứa tuổi người Nhật Bản trẻ thì tỉ lệ tích lũy càng cao. Có ý kiến lại cho rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Nhật Bản rất cao nên thu nhập tăng nhanh hơn tiêu dùng dẫn đến kết quả là tiền gửi cũng cao. Có ý kiến khác lại cho rằng vì chế độ bảo hiểm xã hội ở Nhật Bản lạc hậu nên mọi người phải giữ tiền để phòng khi đau ốm hoặc về già. Lại có ý kiến cho rằng gửi tiền tích lũy để sau này mua nhà hoặc cho con cái học hành. Như vậy, tỉ lệ tiền gửi cao ở Nhật Bản có nhiều nguyên nhân. Còn một nguyên nhân nữa giúp cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao là quan niệm cho vay tích cực của ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng thay thế cho tích lũy vốn. Có lẽ Nhật Bản thành công được là nhờ tỉ lệ tiền gửi trong chi tiêu gia đình rất cao. Tỉ lệ tiền gửi cao gắn với hoạt động cho vay tích cực của ngân hàng đã tạo nên khả năng tích lũy vốn cần thiết cho nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao. Sự điều tiết kinh tế vĩ mô của các ngân hàng Trung ương Nhật Bản: từ năm 1949 chính sách tiền tệ được quyết định bởi Uỷ ban chính sách tiền tệ. Uỷ ban này bao gồm 7 thành viên: thống đốc của BOJ (bank of Japan), đại diện của bộ tài chính, đại diện của ủy ban kế hoạch Nhà nước và 4 thành viên khác do Quốc hội chỉ định. 2.2.10. Cơ cấu hai tầng và tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế. Nói “ cơ cấu hai tầng” là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản không có nghĩa là ở các nước tư bản phát triển khác không còn tồn tại bộ phận sản xuất nhỏ nữa.Hơn nữa, khoảng cách về cơ cấu trong một nền kinh tế chỉ vừa mới phát triển chủ nghĩa như Nhật Bản thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng nét phát triển độc đáo của Nhật Bản là sự đóng góp to lớn của khu vực sản xuất truyền thống, kinh doanh trong suốt quá trình hiện đại hóa Nhật Bản và sự tồn tại rất phổ biến của loại hình sản xuất kinh doanh nhỏ và không thích ứng của nó khi Nhật Bản đã đạt trình độ hiện đại hóa cao. Ở đây ta chỉ đi sâu vào sự đóng góp của nó và sự tăng trưởng sau chiến tranh. Không phải lúc nào khu vực sản xuất truyền thống của Nhật Bản cũng rất phát huy sức mạnh của nó trong chiến tranh thế giới thứ hai vì mục đích tập trung sức lao động vào các ngành sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các tổ chức lại kinh doanh, thanh toán các cơ sở kinh doanh nhỏ. Do vậy,vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh phần lớn cơ sở kinh doanh nhỏ không liên quan đến sản xuất vũ khí đã biến mất. Sau chiến tranh nó được phát triển mạnh trong điều kiện nền kinh tế tự do cạnh tranh. Kinh doanh nhỏ phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại phục vụ. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó không phát triển trong công nghiệp. Điều đáng chú ý là, ngay trong các ngành công nghiệp do độc quyền khống chế như ngành sản xuất kim loại đen, kim loại màu, chế tạo máy, loại xí nghiệp rất nhỏ vẫn tồn tại và phát triển. Loại xí nghiệp cực nhỏ này chiếm trên 70% tổng số xí nghiệp công nghiệp chế biến, tổng số 16% công nhân trong ngành nhưng chỉ cung cấp 6% sản phẩm. Nếu tính cả xí nghiệp nhỏ và vừa (1-100 công nhân) thì bộ phận này đến cuối những năm 60 vẫn cung cấp trên 50% tổng sản phẩm công nghiệp chế biến, gần 50% giá trị xuất khẩu và một lượng lớn ngoại tệ dung để tài trợ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ, cũng như nguyên liệu cho các xí nghiệp lớn. Trong nông nghiệp, sản xuất nhỏ cũng rất phổ biến. Đến 1967 số lượng nông hộ có dưới 2 ha chiếm 94,5% tổng số nông hộ trong đó số có dưới 1 ha chiếm 69%, dưới 0,5 ha chiếm 37%. Năng suất lao động ở khu vực sản xuất nhỏ thấp so với ở khu vực sản xuất lớn, hiện đại nhưng khu vực này là nguồn tích lũy lớn do người lao động phải làm việc trong điều kiện thiếu các phương tiện bảo hiểm dẫn đến tai nạn gấp đôi so với xí nghiệp lớn. Ở Nhật Bản sự tồn tại của khu vực sản xuất nhỏ còn tạo điều kiện cho tư bản độc quyền bóc lột lao động ở các xí nghiệp lớn. Trước hết, mức thu nhập và điều kiện làm việc quá thấp ở khu vực sản xuất nhỏ- nơi thu hút một bộ phận khá đông công nhân, trở thành một áp lực nặng nề đối với người lao động nói chung, đối với công nhân xí nghiệp lớn nói riêng. Nó ghìm mức sống chung của toàn xã hội buộc người lao động Nhật Bản phải “ tự giác” học tập và trau dồi năng lực làm việc là điều kiện có lợi cho tư bản độc quyền chon lọc công nhân, trói buộc công nhân vào khuôn pháp của xí nghiệp. Mặt khác, sự tồn tại của khu vực kinh doanh nhỏ còn là điều kiện quan trọng giúp tư bản độc quyền Nhật Bản chỉ thuê công nhân lúc sung sức nhất, sau đó thải ra với khoản trợ cấp về hưu ít ỏi hoặc không trợ cấp. Cuối cùng tư bản độc quyền Nhật Bản lợi dụng khu vực kinh doanh nhỏ như cái đệm linh hoạt trong việc điều chỉnh kinh tế có lợi cho chúng. Trong điều kiện thống trị của độc quyền, khu vực kinh doanh nhỏ không thoát khỏi sự khống chế của bọn trùm tư bản. Khi kinh doanh phát triển khu vực sản xuất nhỏ là địa bàn rộng lớn cho xí nghiệp độc quyền mở rộng nhanh chóng sản xuất bằng chế độ giai công đặt hàng. Tư bản lớn gián tiếp bóc lột lao động mà không phải bỏ vốn cố định, đồng thời khu vực này còn là nguồn bổ sung công nhân có trình độ nghề nghiệp. Đứng trên góc độ này thì lịch sử “ sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ” là lịch sử bóc lột người lao động trong những xí nghiệp nhỏ và vừa bằng mọi thủ đoạn. Sau chiến tranh, sự điều phối trong tăng trưởng kinh tế của chính phủ Nhật Bản tập trung vào 2 lĩnh vực là: hợp lí hóa ngành; và cung ứng nguyên liệu và cơ sở hạ tầng. Hợp lí hóa ngành: năm 1949 nền kinh tế Nhật Bản đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo sự chỉ đạo của chính quyền chiếm đóng Mĩ. Hầu hết sự kiểm soát và trợ cấp kinh tế đều bị bãi bỏ. Nhưng chính phủ vẫn tiếp tục đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế. Chỉ ngay sau khi chuyển đổi, nền kinh tế Nhật Bản phải chịu một thất bại nặng nề về vấn đề điều phối. Trong những ngày ấy, đã có một sự đồng thuận rộng rãi về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Nhật Bản. Điều này đã có được qua những cuộc thảo luận của Uỷ ban Kế hoạch Phục hồi Kinh tế. Ví dụ sự đồng thuận coi lực lượng dẫn dắt chính của nền kinh tế Nhật Bản là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo máy định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghiệp chế tạo máy của Nhật Bản lúc đó không có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính là giá gang thép rất cao, mà điều này một phần bắt nguồn từ chỗ giá than và quặng sắt cao, phần khác là sản xuất gang thép mới chỉ có quy mô nhỏ. Tóm lại, công nghiệp chế tạo máy, ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai không có sức cạnh tranh là vì những yếu tố tác động đến nhiều ngành nó chính là sự cản trở sự phát triển của kinh tế Nhật Bản. Chính vì vậy, năm 1949 Hội đồng Hợp lí hóa Ngành được thành lập dưới sự chỉ đạo của MITI (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế). Đây là hội đồng thương thảo lớn thứ nhì được thành lập từ sau chiến tranh. Nó ra đời nhằm khắc phục sự thất bại về điều phối trong tăng trưởng kinh tế. Và đã vạch ra một lối thoát cho sự thất bại về điều phối, chính phủ phải cam kết theo đuổi chính sách đó ở cấp nội các. Điều này đã dẫn đến một loạt các kế hoạch đầu tư ồ ạt của các công ti thép trong năm 1950 và 1951. Các kế hoạch này được MITI tổng hợp và công bố dưới dạng Kế hoạch Hợp lí hóa ngành gang thép lần thứ nhất. Điểm nổi bật là tổng đầu tư đã tăng trong năm 1950 và tỉ trọng của các ngành khai khoáng, luyện kim và chế tạo máy trong đầu tư đã tăng mạnh. Qúa trình hợp lí hóa ngành đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển. Cung cấp các nguyên liệu cơ bản và cơ sở hạ tầng công nghiệp: Kế hoạch Hợp lí hóa ngành gang thép lần thứ hai được công bố. Trọng tâm của nó là xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ ngành công nghiệp phát triển. Nhờ kế hoạch này đến cuối thập niên 50 giá thành sản xuất của ngành gang thép Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp hơn so với ngành gang thép Mĩ. Điều này cho phép ngành công nghiệp chế tạo máy của Nhật Bản bắt đầu có tính cạnh tranh quốc tế. Đã góp phần giải quyết bế tắc về nguyên liệu cơ bản và cơ sở hạ tầng, những yếu tố duy trì sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. 2.2.11. Sự kết hợp giữa thị trường và kế hoạch. Nhật Bản xây dựng kế hoạch kinh tế tổng hợp. Kế hoạch kinh tế tổng hợp đầu tiên là kế hoạch khôi phục nền kinh tế Nhật Bản được xây dựng vào năm 1949. Kế hoạch này đạt mục tiêu là sau 5 năm khôi phục mức sống ở Nhật Bản phải đạt mức cao. Kế hoạch này xây dựng nhằm tranh thủ khoản tiền viện trợ cần thiết của Mĩ. Kế hoạch đầu tiên là kế hoạch 5 năm xây dựng nền kinh tế tự lập được soạn thảo dưới thời nội các Hatoyama vào năm 1955. Từ đó cho đến nay Nhật Bản đã thực hiện một kế hoạch kinh tế trong đó kế hoạch kinh tế quan trọng nhất là kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập quốc dân được nội các Ikeda vạch ra. Kế hoạch kinh tế đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng của Nhật Bản với 3 lí do: - Trong các ngành mà Chính phủ trực tiếp thực hiện như các công trình công cộng, kế hoạch kinh tế tổng hợp sẽ trở thành tiêu chuẩn, trên cơ sở đó các bộ sẽ lập ra kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực mà bộ phận mình phụ trách - Hoạt động đầu tư của các xí nghiệp tư nhân phải dựa vào kế hoạch kinh tế tổng hợp để mỗi xí nghiệp lên kế hoạch cho mình tạo ra sự đồng bộ với toàn bộ nền kinh tế. - Chính phủ đã lập ra cơ quan tư vấn kinh tế với sự tham gia của các xí nghiệp, học giả, công đoàn, người tiêu dùng, để xây dựng kế hoạch kinh tế. Thông qua các cuộc thảo luận, Chính phủ sẽ tranh thủ sự đồng tifnhcuar nhân dân.Nhật Bản coi kinh tế tự do là hoạt động trung tâm của nền kinh tế, nhưng đã biết gắn yếu tố mang tính kế hoạch vào hoạt động kinh tế tự do.Sự kết hợp đó đã có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.2.12. Môi trường quốc tế hòa bình. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trên thế giới đã nổ ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực, cục bộ, nhưng không có những cuộc chiến tranh lớn trên quy mô toàn thế giới. Trong khuôn khổ IMF và GATT( hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) đã tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho công nghiệp hóa và mở mang thương mại, thể chế mậu dịch tự do được duy trì là điều rất may mắn đối với Nhật Bản. Nếu thương mại được tự do hoạt động thì một nước không có tài nguyên cũng không lo ngại về sự bất lợi trong phát triển kinh tế. Nhật Bản có thể mua than đá, dầu hỏa và các nguyên liệu dưới dạng quặng từ những khu vực có giá rẻ nhất trên thế giới nên có lợi thế trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên hòa bình thế giới là điều kiện cơ barncho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nhưng đôi khi sự rối loạn lại có lợi cho Nhật Bản. Ví như, sau năm 1947 cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu nổ ra: trong chiến tranh thế giới 2 Mĩ –Liên Xô bắt tay với nhau nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc quan hệ 2 nước trở nên xấu đi, trong tình hình đó Mĩ đã nhanh chóng thay đổi chính sách đối với Nhật Bản. Cụ thể: Mĩ đã cho kế hoạch ban đầu phi quân sự hóa Nhật Bản sang xây dựng một nước Nhật Bản tự lập, biến Nhật Bản thành tuyến đường phát triển của các lực lượng cộng sản ở Châu Á. Nếu không có cuộc chiến tranh lạnh lúc đó chắc Mĩ đã tìm cách kiềm chế sự phát triển của Nhật Bản. Hay như cuộc chiến tranh ở Triều Tiên. Ngày 25-6-1950 quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38 xâm nhập Nam Triều Tiên bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mĩ đã giúp Hàn Quốc, Liên Hợp Quốc cũng quyết định trừng phạt Bắc Triều Tiên. Nhật Bản đã trở thành căn cứ quân sự của quân đội Mĩ. Trong cuộc chiến tranh đó,Nhật Bản đã thu được nguồn ngoại tệ lớn do Mĩ viện trợ. Ở trong nước, kinh tế phát triển thuận lợi nhờ có những đơn đặt hàng đặc biệt hoạt động đầu tư tiêu thụ cũng sôi nổi hẳn lên. Như vậy Nhật Bản đã thoát khỏi tình trạng khó khăn khốn đốn sau chiến tranh. 2.2.13. Cải cách giáo dục. Cùng với những cải cách dân chủ trong các lĩnh vực khác, cải cách giáo dục, cải cách chính trị, văn hóa xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thực sự có tác dụng to lớn trong tiến trình phát triển lịch sử Nhật Bản. Nó đong góp đắc lực xóa bỏ những tàn tích phong kiến, loại bỏ tư tưởng quân phiệt và những hạn chế khác trong hệ thống giáo dục cũ của Nhật Bản và thổi vào xã hội Nhật Bản một xu hướng mới dân chủ tự do. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu tinh hoa của nền giáo dục truyền thống Nhật Bản trước và trong thời kì Minh Trị, kết hợp với những xu hướng mới trong cải cách giáo dục … các cải cách chính trị, xã hội Nhật Bản có công lao to lớn trong việc đào tạo thế hệ con người mới sau chiến tranh. Họ là những con người có năng lực chuyên môn phục vụ cho mục đích kinh tế, xây dựng nền dân chủ, phát triển khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa ngày càng cao của đất nước trong xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển của thế giới. Chương 3: Đánh giá. 3.1. Ý nghĩa đối với Nhật Bản. Nhật Bản kí với Mĩ hiệp ước An ninh Mĩ –Nhật có ý nghĩa rất lớn đối với Nhật. Nó đã buộc các nước Đồng minh trong đó có Mĩ rút khỏi đất nước, và Nhật nằm trong sự bảo trợ của Mĩ. Đất nước được yên bình bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1960- 1973 đã đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi tình trạng kiệt quệ do những hậu quả của chiến tranh thế giới hai. Nhật Bản đã phục hồi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mĩ. Kinh tế được phục hồi và phát triển kéo theo tình hình chính trị- xã hội cũng được ổn định. Sau chiến tranh kinh tế Nhật Bản kiệt quệ, tình hình chính trị bất ổn định, xã hội rối loạn. Nhờ có những chính sách khôi phục, phát triển kinh tế kịp thời đã đưa Nhật Bản trở lại ổn định. Sự phát triển thần kì không chỉ giúp ổn định và phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố và ổn định chính trị - xã hội Nhật Bản. Con người Nhật Bản luôn có tính kỉ luật cao, cần cù, chịu khó, năng động, tích cực, có ý chí vươn lên. Đây chính là yếu tố quan trọng làm nền móng giúp nền kinh tế Nhật Bản có thể phục hồi và phát triển sau chiến tranh. Qua sự thần kì đã khẳng định vai trò quan trọng mang tính quyết định của yếu tố con người. Chính tính cách con người đã làm nên sự phát triển thần kì lớn lao, đã làm thay đổi toàn diện đất nước Nhật Bản, đã làm nên sự thành công thần kì. Vai trò của yếu tố con người có ý nghĩa vô cùng lớn lao với những thành tựu đã đạt được. Sự phát triển thần kì đã nâng cao vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh thế giới hai, đất nước bị tàn phá nặng nề, bị các nước Đồng minh chiếm đóng, phải bồi thường chiến tranh, … đã trở thành một cường quốc lớn mạnh về mọi mặt. Nhật Bản đã có tiếng nói ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình đất nước được ổn định và phát triển, đời sống nhân dân cũng được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện. Một nhân tố lớn dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản chính là yếu tố con người. Nhân dân được ấm lo, hạnh phúc sẽ trở thành nền tảng để phát triển đất nước. Sự phát triển thần kì đã mang đến sự thay đổi lớn trong đời sống xã hôi Nhật Bản, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của nhà nước. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản đã điều hòa thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, điều hòa phúc lợi xã hội từ đó kích thích sản xuất và tạo nên sự tăng trưởng trong nền kinh tế. 3.2. Ý nghĩa đối với Thế Giới. Sau chiến tranh, Nhật Bản bước ngay vào giai đoạn khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Một loạt các đạo luật được ban hành: Luật chống độc quyền, Luật công đoàn, cải cách ruộng đất, luật điều chỉnh quan hệ lao động, … đạt được những thành quả quan trọng. Những cải cách và biện pháp đó đã tạo ra cho nước Nhật chỉ trong một thời gian ngắn đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh. Đây những chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định thành công của Nhật Bản, là bài học kinh nghiêm quý giá mà nhiều nước trên thế giới có thể tìm hiểu và học tập theo. Nhật Bản là tấm gương hội nhập thành công do biết lựa chọn phát triển những ngành có lợi thế, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, có chiến lược tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu. Từ bài học của Nhật Bản trong phát triển kinh tế có thể rút ra kinh nghiệm cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, cần thiết kế thể chế nào để tăng cường năng lực xã hội, tránh tham nhũng. Đó là năng lực với những tố chất cần thiết của các thành phần lãnh đạo chính trị, quan chức, nhà doanh nghiệp, người lao động, trí thức và toàn thể xã hội. Thể chế phải phát huy được vai trò của Nhà Nước, trí tuệ của nhân dân, vạch ra phương hướng phát triển đất nước, xây dựng bộ máy hành chính hiệu quả gồm đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm chất. Nhật Bản còn cho thấy ý nghĩa của vấn đề coi trọng giáo dục, du nhập công nghệ tiên tiến, tăng khả năng hấp thu công nghệ bằng những nỗ lực nghiên cứu khoa học trong nước, nhất là nghiên cứu ứng dụng. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản là tấm gương sáng cho các nước trên thế giới có thể học hỏi, nghiên cứu, và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ những kinh nghiệm có được đó có thể đưa vào vận dụng cho đất nước mình, khắc phục những hạn chế để có được những kinh nghiệm quý báu. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một nước bại trận. Chiến tranh đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nền kinh tế bị tàn phá gây tổn thất nghiêm trọng, tình hình chính trị- xã hội thì bất ổn định, rối loạn. Đứng trước tình hình đó Nhà Nước Nhật Bản đã có những chính sách cải cách đúng đắn, kịp thời, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, biết tận dụng nguồn lực, nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế, ổn định đất nước. Từ bài học kinh nghiệm Nhật Bản đã giúp các nhà lãnh đạo nhiều nước biết cách nhìn nhận tình hình và nắm bắt thời cơ sao cho đúng đắn và hợp lí nhất. Nhìn chung, sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1960- 1973 đã giúp Nhật Bản khôi phục và phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong giai đoạn thần kì đã giúp Nhật khôi phục được vị thế của mình trên trường quốc tế. Mở ra một thời kì mới, một thời kì phát triển hùng mạnh. Nhật Bản đã trở thành siêu cường quốc thứ hai thế giới, có vai trò và vị thế lớn mạnh trên trường quốc tế. Sự phát triển thần kì đó là nhờ Nhật Bản biết vận dụng những chính sách cải cách đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, con người Nhật Bản cần cù, sáng tạo cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần đi đến thành công. Phần 3. Kết Luận. Nhật Bản - “xứ sở hoa Anh Đào” với 3/4 diện tích là núi, các đồng bằng ven biển có diện tích không lớn. Lại là một nước bại trận, hậu quả chiến tranh để lại rất nặng nề, đất không rộng người lại đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, đất trồng trọt ít, lại thường xuyên chịu nhiều thiên tai như động đất, núi lửa…. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế thứ hai thế giới sau Mĩ. Nhật Bản đạt được những thành tựu vượt bậc như vậy do một số nhân tố chủ yếu sau: Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục phát triển, tính cần cù lao động, tiết kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng đổi mới, sáng tạo,… là những nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người Nhật Bản được xem là “công nghệ cao nhất”, là tài nguyên hàng đầu. Do đó người lao động Nhật Bản được giáo dục vững chắc, đào tạo nghề nghiệp rộng rãi, có trình độ văn hóa kĩ thuật cao, có kĩ năng đổi mới và bổ sung tri thức nhanh chóng. Nhà nước Nhật Bản với chính sách quản lí, điều tiết nền kinh tế nhà nước một cách hiệu quả, lựa chọn chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ đưa nền kinh tế đi lên. Nhật Bản biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài, chớp thời cơ, tranh thủ thuận lợi, tránh khó khăn, vượt qua thử thách để phát triển. Các công ti, nhà máy, xí nghiệp Nhật Bản năng động, tích cực, có tầm nhìn xa, biết tạo ra sức cạnh tranh, có khoa học và công nghệ, tổ chức quản lí hiệu quả. Nhật Bản luôn áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Người Nhật vừa tích cực phát minh sáng tạo thành tựu khoa học - kĩ thuật, vừa tận dụng bên ngoài như mua bằng phát minh, sáng chế. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản ít (không vượt quá 1% GDP), vì vấn đề an ninh của Nhật chủ yếu do Mĩ đảm nhận. Vì vậy, Nhật có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Nhật cũng còn những hạn chế và thách thức cơ bản: Lãnh thổ nhỏ, dân số đông, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nền kinh tế công nghiệp gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu. Mặc dù trình độ nông nghiệp cao nhưng Nhật vẫn phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Dù phát triển cao nhưng Nhật vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản nằm trong lòng bản thân nền kinh tế TBCN. Cơ cấu vùng kinh tế thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế lớn như Tôkyô, Ôsaca, các vùng khác được đầu tư ít hơn hẳn. Giưã công nghiệp và nông nghiệp cũng mất cân đối, nhìn chung cơ cấu cấu kinh tế Nhật là: công nghiệp 38%, nông nghiệp 2% và dịch vụ 60%. Nhật Bản cũng đang phải đối phó với vấn đề lực lượng lao động “ già hóa”, người già ngày càng đông. Nguy cơ thiếu nguồn lao động đang là một vấn đề buộc Nhật Bản phải tìm ra biện pháp khắc phục. Là một trung tâm kinh tế - tài chính thế giới Nhật Bản luôn phải đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nền công nghiệp mới ( NICs), Trung Quốc,… . Trong lĩnh vực chính trị, hầu hết thời gian sau chiến tranh liên tiếp do Đảng Dân chủ - Tự do Nhật Bản nắm quyền và Đảng này đã có những chính sách đúng đắn, nhất là đối với nông dân sau cải cách ruộng đất. Tình hình chính trị đã mang lại sự ổn định cho xã hội, duy trì được tính nhất quán của chính sách. Chính sách của Đảng Dân chủ - Tự do Nhật Bản đã có không ít những mặt tiến bộ mang lại sự thay đổi cho Nhật Bản. Tuy là một đất nước hiện đại bậc nhất của thế giới nhưng con người Nhật Bản vẫn giữ gìn được cốt cách truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là một nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản có hệ thống giáo dục phát triển hàng đầu thế giới, hệ thống giáo dục phát triển tạo ra con người Nhật Bản năng động và sáng tạo nắm bắt và đáp ứng được yêu cầu thời đại. Mặc dù đến nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế không còn sự thần kì đáng kinh ngạc như giai đoạn 1960- 1973, tuy nhiên Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thế giới đáng khâm phục về mọi mặt nhất là về tài chính. Do đó, mô hình Nhật Bản vẫn cần được nghiên cứu và khám phá. Bài học thành công hay chưa của mô hình kinh tế Nhật Bản vẫn là một điều cần tìm hiểu sâu kĩ để phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam vì Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng về truyền thống, lịch sử, con người, văn hóa. Sự thành công của nền kinh tế Nhật Bản đã điều hòa thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân, điều hòa phúc lợi xã hội từ đó kích thích sản xuất và tạo nên sự tăng trưởng trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kì” đã trở thành mô hình nghiên cứu đối với nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của ngân hàng Trung ương - Ts. Lê Vinh Danh. 2. Suy ngẫm lại sự thần kì Đông Á - Hoàng Thanh Dương. 3. Chính trị và kinh tế Nhật Bản - Okuhira Yasuhiro. 4. Du lịch vòng quanh thế giới Nhật Bản - Anh Côi. 5. Google.com. Đất nước Nhật Bản. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2. Sự phục hồi thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh. Kinh tế Nhật Bản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo đề tài- Kinh tế Nhật Bản.pdf
Tài liệu liên quan