Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư

Tài liệu Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư: A - LỜI MỞ ĐẦU ****** Giá trị thăng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của tư bản. Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phải tái sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản phẩm thặng dư. Bởi mức độ giàu có của xã hội tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư. Xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều. Song trong mọi xã hội, sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Từ đó có thể khẳng định sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Cho nên để nghiên cứu giá trị thặng dư, ta chỉ nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy vấn đề cần đặt ra là giá trị thặng dư là gì ? Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư ? Các hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư ? ... Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Việc ...

docx25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - LỜI MỞ ĐẦU ****** Giá trị thăng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của tư bản. Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phải tái sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản phẩm thặng dư. Bởi mức độ giàu có của xã hội tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư. Xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều. Song trong mọi xã hội, sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Từ đó có thể khẳng định sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Cho nên để nghiên cứu giá trị thặng dư, ta chỉ nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy vấn đề cần đặt ra là giá trị thặng dư là gì ? Nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư ? Các hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư ? ... Đây là một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Việc nghiên cứu nó phải được xuất phát từ các quan điểm đúng đắn của học thuyết Mác và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp giải đáp được các câu hỏi luôn tự đặt ra trong lý luận cũng như trong thực tế của kinh tế học TBCN. Với những hiểu biết đang còn nhiều hạn chế và trong phạm vi đề tài cho phép, em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ dẫn của thầy cô giáo về những sai sót trong bài làm để bài viết sau của em được tốt hơn. B - NỘI DUNG PHẦN I GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ ? 1 - KHÁI NIỆM Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị được kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới. 02 - VÍ DỤ KÉO BÔNG THÀNH SỢI Bây giờ chúng ta nghiên cứu một cách ngắn gọn quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trong sự thống nhất của nó như là quá trình lao động và quá trình tăng thêm giá trị qua ví dụ về sản xuất sợi. Giả định sản xuất 10 kg sợi cần 10 kg bông, giá 10 kg bông là 10 đôla. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 đôla; giá trị sức lao động trong một ngày của người công nhân là 3 đôla; trong một giờ lao động người công nhân đã tạo ra một giá trị là 0.5 đôla; cuối cùng, ta giả định rằng trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Với giả định như vậy, nếu như quá trình lao động kéo dài đến cái điểm mà ở đó bù đắp được giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động cần thiết thì chưa có sản xuất giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản. Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến điều đó trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong ngày. Vậy việc sử dụng sức lao động trong ngày đó thuộc về nhà tư bản. Chẳng hạn, nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 1 giờ một ngày thì : Chi phí sản xuất Giá trị của sản phẩm mới (20 kg sợi) Tiền mua bông là 20 đôla. Hao mòn máy móc là 4 đôla. Tiền mua sức lao động trong một ngày là 3 đôla. Giá trị của bông được chuyển vào sợi là 20 đôla. Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi 4 đôla. Giá trị do lao động của công nhân tạo ra 12h lao động là 6 đôla. Cộng : 27 đôla. Cộng : 30 đôla. Như vậy toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27 đôla. Trong 12h lao động, công nhân tạo ra một sản phẩm mới (20 kg sợi) có giá trị bằng 30 đôla, lớn hơn giá trị ứng trước là 3 đô la. Vậy 27 đôla ứng trước thành 30 đôla, đã đem lai một giá trị thặng dư là 3 đôla. Do đó tiền biến thành tư bản. Phần giá trị mới dôi ra so với giá trị sức lao động gọi là giá trị thặng dư. Phần II NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I - QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TRƯỚC MÁC QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG THƯƠNG Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá độ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời suy thoái và nền kinh tế TBCN bắt đầu hình thành. Nó ra đời phản ánh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản và nó được phát triển rộng rãi ở các nước Tây Âu. Mặc dù thời kỳ này chưa biết đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính quy luật nhưng hệ thống quan điểm học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra nhiều tiền đề về kinh tế xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát triển. Điều này được thể hiện ở chỗ họ đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền Học thuyết kinh tế trọng thương coi lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển cuả công trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khă năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện. Các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên, họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thị trường. Tiêu biểu là các quan điểm của Kene, A.Đ Smith, Ricacdo. a)Quan điểm của Kene : Kene được CacMac đánh giá là cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ điển và ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Kene đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu sản phẩm, tức là nền móng cho việc nghiên cứu quan hệ thặng dư sau này. Ông đã đưa ra những quan điểm kinh tế để tiến hành phê phán chủ nghĩa trọng thương. Kene cho rằng trao đổi thương mại chỉ đơn thuần là việc đổi giá trị này lấy giá trị sử dụng khác theo nguyên tắc ngang giá cả. Hai bên không có gì để mất hoặc được cả. Bởi vậy thương nghiệp không thể đẻ ra tiền được. Theo ông, sản phẩm thặng dư chỉ được tạo ra từ sản xuất- nông nghiệp kinh doanh theo kiểu TBCN bởi vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã tạo ra được chất mới nhờ có sự giúp đỡ của tự nhiên. Đây là một quan điểm sai lầm. Nhưng ông cũng manh nha bước đầu tìm ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Ông cho chi phí sản xuất là tiền lương, sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa thu hoạch và tiền lương, đó chính là phần do lao động thặng dư tạo ra. b)Quan điểm của A.Đ Smith Theo ông địa tô là khoản khấu trừ đầu tiên vào sản phẩm lao động, lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động, chúng đều có chung nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân.Về mặt chất, nó phản ánh quan hệ bóc lột. Xuất phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra A.Đ Smith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của tư bản. Ông cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong lĩnh vực sản xuất và trong lĩnh vực lưu thông. Ông thấy địa tô chênh lệch I do màu mỡ đất đai và vị trí gần xa quyết định nhưng không nghiên cứu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. Những tư tưởng kinh tế của A.Đ Smith tuy còn hạn chế và mâu thuẫn, song cũng gây tiếng vang lớn trong giới học giả kinh tế cổ điển. Ông được nhiều tác giả hậu bối coi là "cha đẻ của kinh tế học". c)Quan điểm của Ricacdo Nếu như A.Đ Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh mẽ thì David Ricacdo sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp. Đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.Đ Smith dừng lại. Ông là người kế tục xuất sắc của A.Đ Smith. Theo C.Mac, A.Đ Smith là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn Ricacdo là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp. Ông sử dụng phương pháp khoa học tự nhiên, sử dụng công cụ trừu tượng hoá, đồng thời áp dụng các phương pháp khoa học chính xác, đặc biệt là phương pháp suy diễn để nghiên cứu kinh tế chính trị học. Về lợi nhuận, Ricacdo cho rằng "Lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân". Ông đã thấy xu hướng giảm sút tỷ xuất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. Về địa tô, Ricacdo dựa vào quy luật giá trị để giải thích địa tô, rằng địa tô hình thành không trái với quy luật giá trị. Ông bác bỏ quan niệm cho rằng địa tô là sản phẩm của những lực lượng tự nhiên hoặc năng xuất đặc biệt trong nông nghiệp. Ông đã nhận thức rằng giá trị nông phẩm được hình thành trong điều kiện ruộng đất xấu nhất, nếu kinh doanh trên ruộng đất trung bình sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch và lợi nhuận này rơi vào tay địa chủ dưới hình thức địa tô ( địa tô chênh lệch I). nhưng ông không biết địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối. II - QUAN ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT MÁC Mác viết :"Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá. Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị lao động vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Theo Mác, lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng. Kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá. Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng có nhiều loại. Tất cả các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công xã hội ngày càng chi tiết. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, là điều kiện không thể thiếu được trong mọi điều kiện của xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là hao phí sức lực của con người nói chung, không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào gọi là lao động trừu tượng. Lao động bao giờ cũng là hao phí sức óc, sức thần kinh và bắp thịt của con người. Nhưng bản thân sự lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng. Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể so sánh với nhau được tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng. Vì vây lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Trong nền sản xuất hàng hoá đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hoá. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá đơn giản. Mâu thuẫn này còn biểu hiên ở lao động cụ thể với lao động trừu tượng ở giá trị sử dụng với giá trị hàng hoá. "Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là điểm mấu chốt để hiểu biết kinh tế chính trị học". Nó là sự phát triển vượt bậc so với các học thuyết kinh tế cổ đại. 1. CÔNG THỨC CHUNG CỦA TƯ BẢN VÀ MÂU THUẪN CHUNG CỦA CÔNG THỨC TƯ BẢN Mác và Ănghen cũng là người đầu tiên xây dựng nên lý luận về giá trị thặng dư một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, lý luận về giá trị thặng dư được xem là hòn đá tảng to nhất trong toàn bộ học thuyết của Mác. Qua thực tế xã hội tư bản lúc bấy giờ Mác thấy rằng giai cấp tư bản ngày càng giàu thêm còn giai cấp vô sản thì ngày càng nghèo khổ và ông đã đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng này. Cuối cùng ông phát hiện rằng nếu tư bản đưa ra một lượng tiền T đưa vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thì số tiền thu về lớn hơn số tiền ứng ra. Ta gọi là : T' (T' > T) hay T' = T + ΔT. C.Mác gọi ΔT là giá trị thặng dư. Ông cũng thấy rằng mục đích của lưu thông tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sư dụng mà là giá trị. Mục đích của lưu thông T-H-T' là sự lớn lên của giá tri thặng dư nên sư vận động T-H-T' là không có giới hạn. Công thức này được Mác gọi là công thức chung của tư bản. Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiện ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông ". Đây chính là mâu thuẫn chung của công thức tư bản. Để giải quyết mâu thuẫn này Mac đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hoá- sức lao động . Quá trình sản xuất ra hàng hoá và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Vậy quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C.Mác viết : ''Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình sáng tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất ra hàng hoávới tư cách là tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất TBCN, là hình thái TBCN của nền sản xuất hàng hoá. Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, nó được tính bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Vậy giá trị thặng dư (m) là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt. Qua đó chúng ta thấy tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. BẢN CHẤT QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Để nghiên cứu yếu tố cốt lõi để tạo nên giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất của các nhà tư bản thì C.Mác đã chia tư bản ra hai bộ phận : Tư bản bất biến và tư bản khả biến. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất được C.Mác gọi là tư bản bất biến và gọi là kí hiệu là c. Còn bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng gọi là tư bản khả biến và kí hiệu là v. Như vậy, ta thấy muốn cho tư bản khả biến hoạt động được thì phải có một tư bản bất biến đã được ứng trước với tỉ lệ tương đương. Và qua sự phân chia ta rút ra tư bản khả biến tạo ra giá trị thặng dư vì nó dùng để mua sức lao động. Còn tư bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Từ đây ta có kết luận: "Giá trị của một hàng hoá của một hàng hoá bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến (Tức là giá trị thặng dư đã được sản xuất ra). Nó được biểu diễn bằng công thức : Giá trị = c + v + m. Sự phân chia tư bản thành tư bản khả biến và tư bản bất biến đã vạch rõ thực chất bóc lột TBCN, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Nó được biểu diễn một cách ngắn gọn qua quá trình Giá trị = c + v + m. Giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩm: c Giá trị sức lao động của người công nhân (mà nhà tư bản trả cho người công nhân) : v. M = m'.V = (m.V) : v Giá trị mới do người công nhân tạo ra : v + m. Như thế tư bản bỏ ra một lượng tư bản để tạo ra giá trị là c + v. Nhưng giá trị mà nhà tư bản thu vào là c + v + m. Phần M dôi ra là phần mà tư bản bóc lột của công nhân. Trên đây chúng ta đã nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư. Các phạm trù tỉ xuất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư mà ta nghiên cứu sau đây sẽ biểu hiện về mặt lượng của sự bóc lột. Tỉ xuất giá trị thặng dư là tỉ số giữa hai giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Kí hiệu của tỉ xuất giá trị thặng dư là m ta có : m' = (m.100%):v Tỉ suất giá trị thặng dư vạch ra một cách chính xác trình độ bóc lột công nhân. Thực chất đây là tỉ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Nhưng nó không biểu hiện lượng tuyệt đối của sự bóc lột tức là khối lượng giá trị thặng dư. Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến(v). Nó nói lên quy mô bóc lột của tư bản. 3. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Nhà tư bản luôn tìm cách tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất bằng nhiều cách, bằng nhiều thủ đoạn. Trong đó Mác chỉ ra hai phuơng pháp mà chủ nghĩa tư bản thường dùng đó là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Ngoài ra còn phương pháp sản suất giá trị thặng dư siêu ngạch. Mác đã chỉ ra trong giai đoạn phát triển đầu của chủ nghĩa tư bản khi kỹ thuật còn thấp thì việc tăng giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động cần thiết không thay đổi. nhưng phương pháp này còn hạn chế về mặt thời gian, về thể chất và tinh thần người công nhân. sự bóc lột này đã dẫn đến nhiều cuộc bãi công, đấu tranh của các nghiệp đoàn. Nhà tư bản sản xuất ngày càng nhiều giá trị thăng dư bằng các rút ngắn thời gian lao động cần thiết do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. phương pháp này không có giới hạn. Bên cạnh đó các nhà tư bản ngày nay đang tìm cách cải tạo kỹ thuật, đưa kỹ thuật mới vào, nâng cao tay nghề công nhân, tạo điều kiện về tinh thần tốt để tạo ra năng suất lao động cá biệt lớn hơn năng xuất lao động xã hội. Phần giá trị thăng dư dôi ra ngoài giá trị thặng dư thông thường do thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết gọi là giá trị thặng dư siêu bền. Phương pháp này là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch. 4.CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 4.1 TIỀN LƯƠNG Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng thời gian nào đó thì nhận được một số tiền công nhất định. Tiền trả công đó được gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả lao động. Vì lao động không phải hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì: Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một số trường hợp cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động có thể "vật hoá" là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất, chứ không bán "lao động". Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của qui luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị. Nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy giá trị của lao động lại được đo bằng lao động là một điều luẩn quẩn, vô nghĩa. Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy, bản chất của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài giá trị hay giá cả của sức lao động. Hình thức chuyển hoá gây ra sự nhầm lẫn đó do những tình hình sau đây: Đặc điểm của hàng hoá - sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho sức lao động. Đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động. Lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta tưởng lầm rằng tiền công là giá cả công lao động. Tiền công che đậy mọi giấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm. Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân ( giờ, ngày, tuần, tháng ). Vậy cần phân biệt tiền công giờ, công ngày, công tháng. Tiền công ngày và công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó thấp hay cao, vì còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá đúng mức tiền công không chỉ căn cứ vào lượng tiền mà còn căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công theo thời gian. thức hiện chế độ tiền công theo thời gian, nhà tư bản có thể không thay đổi công ngày, công tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao động do kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. Trả công theo thời gian còn có lợi cho các nhà tư bản khi tình hình thị trường thuận lợi, hàng hoá tiêu thụ dễ dàng, thực hiện lối làm việc thêm giờ, tức là làm việc ngoài số giờ quy định của ngày lao động. Còn khi thị trường không thuận lợi buộc phải thu hẹp sản xuất, nhà tư bản sẽ rút ngắn ngày lao động và thực hiện lối trả công theo giờ, do đó hạ thấp tiền công xuống rất nhiều. Như vấy, công nhân không những bị thiệt thòi khi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt hại khi phải làm việc bớt giờ. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra, hoặc tuỳ theo lượng của công việc đã hoàn thành. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá là giá trả công cho mỗi đơn vị sản phẩm đã sản xuất ra, theo giá biểu nhất định. Khi quy định đơn giá, nhà tư bản tính đến hai yếu tố: tiền công trung bình của công nhân trong ngày, và số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra trong ngày. Ví dụ, tiền công tính theo thời gian trong ngày trung bình là 5USD, và số lượng sản phẩm do công nhân làm ra trong ngày là 50 sản phẩm, thì đơn giá của mỗi sản phẩm là: 5USD : 50 = 0,1USD. Do đó, về thực chất đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất một sản phẩm. Vì thế, tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian. Hình thức tiền công tính theo sản phẩm che dấu và xuyên tạc bản chất của tiền công hơn cả so với hình thức tiền công tính theo thời gian. Nó làm cho người ta lầm tưởng cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là lao động thể hiện trong sản phẩm và toàn bộ lao động đã được trả công. Chế độ tiền công theo sản phẩm của chủ nghĩa tư bản làm cho cường độ lao động tăng lên không ngừng. Công nhân buộc phải lao động khẩn trương hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn để nhận được số tiền để mua tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nhưng, khi đa số đông công nhân đã đạt được mức cường độ lao động mới cao hơn, thì nhà tư bản lại hạ thấp đơn giá của mỗi sản phẩm xuống. Đồng thời, chế dộ tiền công tính theo sản phẩm làm cho nhà tư bản dễ dàng kiểm soát công nhân, đẻ ra sự cạnh tranh giữa công nhân, buộc công nhân phải nâng cao cường độ lao động, và như vậy làm tăng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Một trong những chế độ quan trọng nhất của tiền công dưới chủ nghĩa tư bản là lao động khẩn trương quá mức. Khi cường độ lao động vượt quá mức lao động nào đó, thì bất cứ một sự bù đắp nào cũng không ngăn cản được sự phá hoại sức khoẻ của người lao động. Cái gọi là "tổ chức lao động" chẳng hạn như chế độ Tay lo (Taylor), và chế độ Pho (Ford) xét về mặt phương pháp tiến hành là khoa học, song xét về thực chất là chế độ tiền công làm kiệt sức người lao động. Về mặt lịch sử, tiền công tính theo thời gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, còn ở giai đoạn sau tiền công tính theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, hình thức tiền công tính theo thời gian ngày càng được mở rộng. 4.2 LỢI NHUẬN Quá trình sản ra giá trị thặng dư chỉ là sự tiêu biểu qua sản phẩm còn thực tế để thu được tiền thì sự chuyển hoá giá trị thặng dư như thế nào. Vì công thức chung của tư bản là T-H-T' nên mục đích cuối cùng của nhà tư bản là thu được T' còn m là nền tảng để thu được T' (T' > T). Mác đã giúp chúng ta giải quyết vấn đề này vì ông đã tìm ra một đại lượng biểu hiện giá trị thặng dư đó là lợi nhuận (P). Vậy: "Giá trị thặng dư khi được đem so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang giá trị hình thức biến tướng thành lợi nhuận" từ đó ta có thể thấy P chính là con đẻ của tổng tư bản ứng trước c + v. Để hiểu rõ hơn về P chúng ta có thể đi sâu và phân tích chi phí thực tế xã hội và chi phí sản xuất TBCN xuất phát từ giá trị hàng hoá c + v + m. Muốn sản xuất hàng hoá phải chi phí lao động nhất định bao gồm chi phí cho mua tư liệu sản xuất c gọi là lao động quá khứ và lao động tạo ra giá trị mới (c + m). Đứng trên quan điểm xã hội, quan điểm của người lao động thì chi phí đó là chi phí thực tế để tạo ra giá trị hàng hoá (c + v + m). Nhưng đối với các nhà tư bản thì họ không hao phí thực tế để sản xuất ra hàng hoá nên nhà tư bản chỉ xem hết bao nhiêu tư bản chứ không tính xem chi phí hết bao nhiêu lao động cần thiết. Thực tế, họ chỉ ứng ra số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó được C.Mác gọi là chi phí tư bản chủ nghĩa có sự chênh lệch nhau một lượng đúng bằng m. Do đó nhà tư bản hàng hoá sẽ thu về một phần lời đúng bằng giá trị thặng dư m, số tiền này gọi là lợi nhuận. Giá trị hàng hoá lúc này bằng chi phí sản xuất TBCN cộng với lợi nhuận: Giá trị = k + P. Về mặt lượng, P có nguồn gốc là kết quả của lao động không công của công nhân làm thuê. Về mặt chất, P có nguồn gốc như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra. Do đó P che giấu quan hệ bóc lột TBCN. che giấu quan hệ nguồn gốc thực sự của nó. Do chi phí sản xuất TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế cho nên nhà tư bản có thể bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Nếu như nhà tư bản bán hàng hoá với giá trị của nó thì P=m. Nếu bán với giá trị cao hơn giá trị của nó thì P > m , nếu bán với giá trị nhỏ hơn giá trị của nó thì P< m. Chính điều này đã làm cho họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này dẫn đến sự che dấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 4.3 TỈ XUẤT LỢI NHUẬN Về tỉ xuất lợi nhuận (P) là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. P' = m' . 100% : (c + v). Tỉ xuất lợi nhuận không phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản mà nó nói lên mức lãi của việc đầu tư. Nó cho nhà tư bản biết họ đầu tư vào đâu thì có lợi . Do đó việc thu P và theo đuổi P là động lực thúc đẩy nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản. Do mục tiêu là đạt được lợi nhuận cao nhất nên giữa các nhà tư bản luôn luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Các quá trình cạnh tranh của các nhà tư bản được Mác phân chia thành 2 loại : cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch. Do bản chất của cạnh tranh chính là một hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất của sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy cho nên cạnh tranh trong nội bộ ngành buộc các xí nghiệp giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Kết quả là do điều kiện sản xuất bình quân trong một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các nhà tư bản ở các ngành sản xuất khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Ở các ngành sản xuất khác nhau có những điều kiện khác nhau, do đó tỉ suất lợi nhuận cũng khác nhau. Các nhà tư bản chọn ngành có lợi nhuận cao để đầu tư. C.Mác viết :"Do ảnh hưởng của cạnh tranh những tỉ xuất lợi nhuận khác nhau đó san bằng đi thành một tỉ suất lợi nhuận chung, đó là con số bình quân của tất cả những tỉ xuất lợi nhuận khác nhau. Lợi nhuận của một tư bản có một lượng nhất định thu được, theo tỉ xuất lợi nhuận chung đó, không kể cấu tạo hiện có như thế nào gọi là lợi nhuận bình quân". Quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận là sự hoạt động của quy luật tỉ suất lợi nhuận bình quân trong xã hội tư bản. Sự hoạt động của quy luất tỉ suất lợi nhuận bình quân là biểu hiện cụ thể của sự hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong thời kì tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành tỉ xuất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành P' và P không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn. 4.4 LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP Tổng doanh thu của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp đó kiếm được nhờ bán hàng hoá, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. và quá trình bán này cũng được tư bản công nghiệp chia cho một phần lợi nhuận. Lợi nhuận đó sau này được gọi là lợi nhuận thương nghiệp. Khác với tư bản thương nghiệp trước TBCN, tư bản thương nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Tư bản thương nghiệp chỉ hạn chế ở chức năng mua và bán, nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nó chỉ làm nhiệm vụ giá trị và giá trị thặng dư. Nhìn bề ngoài lợi nhuận thương nghiệp là do mua rẻ, bán đắt do lưu thông tạo ra. Nhưng thực chất " lợi nhuận thương nghiệp là một phần nhường cho nhà tư bản thương nghiệp ". Nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp một phần bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn tiếp tục được. Và dĩ nhiên nhà tư bản thương nghiệp cũng không phải là hoạt động không công được mà họ cũng đòi hỏi phải có lợi nhuận. Điều này bắt buộc nhà tư bản công nghiệp phải nhường một phần lợi nhuận của mình cho tư bản thương nghiệp. Vậy "lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá ". Nhưng điều đó không có nghĩa là tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó. Vì nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào việc phân chia m nên đời sống của xã hội tư bản hình thành hai loại giá cả sản xuất : giá cả sản xuất thương nghiệp và giá cả sản xuất thực tế. Sự hình thành P thương nghiệp đã che giấu thêm một bước quan hệ bóc lột TBCN. Do việc phân phối P giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh 4.5. LỢI TỨC Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó. số lời đó gọi là lợi tức. Tư bản cho vay dưới thời CNTB là một bộ phận của tư bản công ngiệp tách ra . Sở dĩ như vậy là vì sự xuất hiện và tồn tại của tư bản cho vay vừa là sự cần thiết và vừa có khả năng thực hiện. điều đó được thực hiện ở chỗ : trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp , luôn có số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà tư bản nhàn rỗi không sinh lời. Nhưng đối với tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Vì vậy nhà tư bản cho vay để kiếm lời , cũng chính trong thời gian đó , có những nhà tư bản khác cần tiền. Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng TBCN. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng việc nhà tư bản cho vay thu được lợi tức đã che dấu mất thực chất bóc lột TBCN. 4.6 ĐỊA TÔ 1 - Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa Quan hệ sản xuất TBCN không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vức công nghiệp, mà nó cũng được hình thành, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất TBCN được hình thành, nếu không kể đến một số ít nông dân cá thể tự canh tác trên mảnh đất của họ, thì trong nông nghiệp TBCN có ba giai cấp chủ yếu: Giai cấp địa chủ, giai cấp các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp (các nhà tư bản thuê ruộng đất để kinh doanh) và giai cấp các công nhân nông nghiệp làm thuê. Chúng ta đều thấy rằng, cũng như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng muốn kinh doanh trong nông nghiệp thì họ phải thuê ruộng đất của các địa chủ (chủ ruộng đất). Vì vậy, ngoài lợi nhuận bình quân ra, nhà tư bản kinh doanh phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, họ phải trả nó cho chủ ruộng đất dưới hình thức địa tô TBCN. Vậy, địa tô TBCN là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Giữa địa tô TBCN và địa tô phong kiến có điểm giống nhau và khác nhau. Sự giống nhau trước hết là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế. Đồng thời, cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với những người lao động. Song hai loại địa tô khác nhau về lượng và chất. Về mặt lượng: Địa tô phong kiến gồm toàn sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lạm sang cả sản phẩm cần thiết. Còn địa tô TBCN chỉ là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Về mặt chất: Địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó giai cấp địa chủ trực tiếp bóc lột của nông dân. Còn địa tô TBCN phản ánh mối quan hệ giữa ba giai cấp: Giai cấp địa chủ, giai cấp tư bản kinh doanh ruộng đất và công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động. Vấn đề đặt ra là : tại sao nhà tư bản kinh doanh có thể thu được phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân để trả cho ruộng đất? Việc nghiên cứu địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối sẽ trả lời cho việc đó. 2 - Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa và sự hoạt động a/ Địa tô chênh lệch Trong các phần trên, chúng ta đã nghiên cứu và thấy rằng lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp chỉ là một hiện tượng tạm thời, không ổn định với nhà tư bản cá biệt nào đó do họ có những điều kiện sản xuất tốt hơn điều kiện sản xuất trung bình của xã hội. Lợi nhuận siêu ngạch này lại xuất hiện ở các nhà tư bản khác khi họ có điều kiện sản xuất tốt hơn, thuận lợi hơn. Trái lại, trong nông nghiệp thì lại khác, do ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng tốt, xấu khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do đó người ta không tạo thêm được ruộng đất, mà những ruộng tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu TBCN cho thuê hết nên buộc phải thuê ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi luôn luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, vì nó dựa trên tính chất kiên cố của ruộng đất và độ màu mỡ của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển hoá thành địa tô chênh lệch. Về giá cả trong nông nghiêp cũng có sự khác biệt với trong công nghiệp. Trong công nghiệp, giá cả sản xuất là do điều kiện trung bình quyết định. Trong nông nghiệp, nếu như vậy thì nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu không thu được lợi nhuận bình quân, và do đó họ sẽ chuyển sang kinh doanh nghề khác. Song nếu chỉ kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thì sẽ không đủ nông sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Vì những lẽ trên mà trong nông nghiệp, giá cả nông sản do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu quyết định. Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyêt định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất hạng trung bình và tốt nhất. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của nó là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN. Đó là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch. Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt), có vị trí gần với nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II là địa tô thu được nhờ thâm canh mà có. Thâm canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích để nâng cao chất lượng canh tác, nhằm tăng độ màu mỡ trên mảnh ruộng đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích. Chừng nào mà còn thời hạn hợp đồng thuê ruộng thì nhà tư bản kinh doanh bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch. Nhưng khi hết hạn hợp đồng, chủ ruộng sẽ tìm cách nâng mức địa tô để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch. Vì lẽ đó mà chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê ruộng trong thời hạn ngắn, còn nhà tư bản kinh doanh thì muốn thuê với thời gian dài hơn. Cũng vì lẽ đó mà nhà tư bản kinh doanh không muốn đầu tư vốn lớn để cải tiến kỹ thuật, cải tạo đất đai, vì làm như vậy phải mất một thời gian dài mới thu hồi được số vốn lớn đã bỏ ra, rốt cuộc chủ ruộng sẽ được hưởng những lợi ích do việc cải tiến đem lại. Vì vậy, trong thời hạn thuê ruộng, nhà tư bản kinh doanh tìm mọi cách tận dụng hết độ màu mỡ của đất để thu được lợi nhuận nhiều hơn. Đó là mục đích kinh doanh của họ. Điều này giúp chúng ta dễ dàng đi đến kêt luận là đất đai trong điều kiện canh tác theo lối TBCN thì độ màu mỡ ngày càng giảm sút. b/ Địa tô tuyệt đối Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch, ta thấy hình như những nhà kinh doanh trên ruộng đất xấu không phải nộp tô cho chủ ruộng. Nhưng thực tế trong điều kiện chế độ tư hữu TBCN về ruộng đất thì chủ ruộng có ruộng đất xấu vẫn thu được địa tô. Vấn đề đặt ra là nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất xấu lấy lợi nhuận siêu ngạch ở đâu để nộp cho chủ ruộng đất ? Chúng ta đều biết, dưới chế độ TBCN do có sự độc quyền về tư hữu ruộng đất, nên đã cản trở sự phát triển của TBCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó được thể hiện ở chỗ : nông nghiệp thường lạc hậu hơn so với công nghiệp cả về kinh tế lẫn kỹ thuật, vì thế cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn trong công nghiệp. Điều này phản ánh một điều: nếu trình độ bóc lột ngang nhau, thì với một tư bản ngang nhau, sẽ sinh ra trong nông nghiệp nhiều giá trị thặng dư hơn trong công nghiệp (bởi vì lao động sống trong nông nghiệp lớn hơn trong công nghiệp). C - KẾT LUẬN Như vậy, quy luật giá trị thặng dư có tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội tư bản. Một mặt, nó thúc đẩy kỹ thuật, phân công lao động xã hội phát triển làm cho lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng lên nhanh chóng và nền sản xuất được xã hội hoá cao. Mặt khác, quy luật giá trị thặng dư làm cho các mâu thuẫn vốn có của tư bản chủ nghĩa trước hết là mâu thuẫn cơ bản của nó, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân TBCN ngày càng gay gắt, quy định xu huớng lịch sử tất yếu của CNTB sẽ phải nhường chỗ cho xã hội mới văn minh hơn - xã hội XHCN, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật biểu hiện bản chất của phương thức sản xuất, phản ánh mục đích và phương hướng của nền sản xuất. Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất TBCN, vì mục đích này các nhà tư bản sản xuất bất kỳ hàng hoá gì để thu được nhiều giá trị thặng dư . MỤC LỤC A : LỜI MỞ ĐẦU. B : NỘI DUNG. PHẦN I - GIÁ TRỊ THẶNG DƯ LÀ GÌ ? Định nghĩa giá trị thặng dư. Ví dụ kéo bông thành sợi của chủ nghĩa tư bản. PHẦN II - NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ . Tr 4. I - Quan điểm của các nhà triết học trước Mác. 1. Quan điểm của trường phái trọng thương về giá trị thặng dư. 2. Quan điểm của trường phái cổ điển. Quan điểm của Kene. Quan điểm của A.Đ Smith. Quan điểm của Ricacdo. II - Quan điểm của học thuyết Mác. Tr 6. 1. CT chung của TB và mâu thuẫn chung của công thức tư bản. 2. Bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư. 3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. 4. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. 4.1 Tiền lương. 4.2 Lợi nhuận. 4.3 Tỉ suất lợi nhuận. 4.4 Lợi nhuận thương nghiệp. 4.5 Lợi tức 4.6 Địa tô C : kết luận. tr 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKTCT17.docx