Tài liệu Đề tài Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn: LờI NóI ĐầU
Trong những năm qua, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật mà đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do đó các nhu cầu đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hoá ngày càng phát triển.
ở VN, với xu thế mở cửa và hội nhập du lịch VN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới(WTO) của hiệp hội Châu á Thái Bình Dương(1989) của hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASIANTA) vào năm 1995. Đó cũng là một phần do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá làm cho nhân dân thế giới biết tới Việt Nam với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nguồn tài nguyên du lịch phong phú: động Phong Nha, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
Hàng năm, ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp hàng triệu khách du lịch quốc tế, hàng triệu khách du lịch nội địa đến thăm quan, du lịch và nó đã đem lại ch...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI NóI ĐầU
Trong những năm qua, nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế và phát triển khoa học kỹ thuật mà đời sống con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Do đó các nhu cầu đi du lịch với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hoá ngày càng phát triển.
ở VN, với xu thế mở cửa và hội nhập du lịch VN đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới(WTO) của hiệp hội Châu á Thái Bình Dương(1989) của hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASIANTA) vào năm 1995. Đó cũng là một phần do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá làm cho nhân dân thế giới biết tới Việt Nam với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và nguồn tài nguyên du lịch phong phú: động Phong Nha, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
Hàng năm, ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp hàng triệu khách du lịch quốc tế, hàng triệu khách du lịch nội địa đến thăm quan, du lịch và nó đã đem lại cho ngân sách nhà nước hơn 1000 tỷ đồng/ năm.
Trên thế giới, ngành du lịch được hình thành từ rất sớm, hình thái nguyên sơ của các khách sạn lớn hiện nay là các nhà trọ nhỏ bé và lạc hậu, được sản sinh ra do nhu cầu ngủ lại qua đêm của các thương gia và các nhà thám hiểm ngày đó. Nhưng số lượng khách còn rất hạn chế vì KHXH chưa phát triển nên phương tiện đi lại của họ là ngưạ và lạc đà. Sau đó do KHKT phát triển số lượng khách dần được tăng lên với sự hoàn thiện của các phương tiện và mạng lưới giao thông nên các chuyến du lịch của họ kéo dài hơn và xa hơn.
Ngành du lịch thực sự phát triển khi chuyển sang chế độ CNTB. ở thời kì này đã hình thành nên các khách sạn đầu tiên phục vụ lưu trú và một số dịch vụ bổ sung khác.
ở vn, du lịch phát triển kéo theo một loạt hệ thống khách sạn nhà hàng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, đây là loại hình không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Doanh thu từ dịch vụ này rất lớn, chiếm từ 50% đến 80% tổng doanh thu của khách sạn.
Phần1: Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Ông cha ta có câu: “Nhà sạch thì mát”, đây là tiêu chí có thể nói là cao nhất trong khách sạn vì khách đến khách sạn là để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc hoặc vui chơi mệt mỏi. Họ luôn mong muốn mình ở trong những căn phòng sạch sẽ, thoáng mát. Khi khách cảm thấy hài lòng thì đó là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phục vụ và khả năng thu hút khách của khách sạn.
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh đi thực tập để tạo cơ hội cho học sinh học hỏi kiến thực chuyên môn(học phải đi đôi với hành). Vì vậy, khi được thực tập ở nhà khách Tổng liên đoàn ( 95 Trần Quốc Toản) em đã quyết định thực tập ở bộ phận buồng. Vì trong quá trình học tập em chỉ biết các qui trình làm buồng trên lí thuyết mà chưa có điều kiện cọ sát với thực tế (đôi khi lí thuyết với thực tế có khác nhau) và các công việc ở bộ phận buồng đã giúp em nâng cao ý thức trách nhiệm và tính cần cù ở mỗi học sinh.
Trong thời gian thực tập, em đã được làm việc như một nhân viên chính thức tại bộ phận buồng với sự giúp đỡ của các cô, các chú. Sau khi thực tập, em đã có những nhận biết nhất định về công việc và có những đức tính cần có của một nhân viên phục vụ buồng. Do vậy, em đã quyết định viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ Nghiệp vụ phục vụ buồng trong khách sạn”.
II.Giới thiệu chung về Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
1. Vị trí, đặc điểm hình thành của Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
ở VN hiện nay, ngành du lịch là một ngành đang rất phát triển, vì vậy các khách sạn và nhà hàng mọc lên rất nhiều để phục vụ khách du lịch nhưng cũng có khá nhiều nhà khách được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, ở của các ngành khi đi họp và làm việc ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nhà khách Tổng liên đoàn được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Trước nhu cầu ăn, nghỉ của các cán bộ trong hệ thống công đoàn từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước về làm việc và hội họp tại cơ quan Tổng Liên Đoàn đã đặt ra đòi hỏi phải có một nhà khách chuyên phục vụ đối tượng này. Vì vậy, theo quyết định 187QD TLĐ ngày21/1/1997 đã thành lập ra Nhà khách Tổng Liên Đoàn với mục đích phục vụ ăn, nghỉ cho cán bộ nhân viên trong hệ thống công đoàn và khách của ngành về HN làm việc.
Nhà khách được xây dựng ban đầu là một toà nhà 6 tầng đặt tại Trần Quốc Toản. Đây là vị trí thuận tiện cho việc đi lại của khách vì nó nằm ở trung tâm thành phố và có đường giao thông thuận tiện giúp Nhà khách có khả năng lớn trong việc đưa đón các đối tượng khách. Nhà khách được đặt ở nơi yên tĩnh, thoáng, rất phù hợp với việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Ngày đầu mới xây dựng, Nhà khách chỉ phục vụ khách lưu trú và chưa có thêm dịch vụ khác bổ sung. Nhưng 6 tháng sau (7/1997) Nhà khách đã xây thêm nhà bếp và đã bắt đầu hoạt động phục vụ khách lưu trú thêm cả ăn uống.
Nhà khách Tổng Liên Đoàn được xây dựng với kiến trúc khá hợp lí, tất cả đều được bố trí thích hợp, hài hoà, đẹp mắt, cách bố trí được chia làm 3 khu vực:
Khu vực1: gồm tiền sảnh, đại sảnh và quầy lễ tân được đặt ở tầng1, đây là nơi đầu tiên và cuối cùng tiếp xúc với khách, đây cũng là nơi đặt phòng làm việc của cán bộ nhân viên hành chính và phòng nhà ăn của nhà khách. Ngoài ra còn có quầy hàng bán các mặt hàng lưu niệm và đồ uống cùng với một phòng massage để phục vụ.
Nhà bếp
WC
thang máy
thang bộ
quầy đón tiếp
phòng hành chính
phòng tài vụ
video
phòng nhà ăn
phòng massage
bàn chờ
quầy lưu niệm
khu vực sân bãi
Cửa chính
Sơ đồ tầng1 của Nhà khách
Khu vực2: gồm hệ thống phòng khách được đặt ở các tầng2,3,4 và 5 với 60 phòng khách dành cho việc kinh doanh lưu trú.
Khu vực3: gồm hội trường có thể chứa khoảng 200 khách và phòng hội thao chứa được từ 50-80 khách được đặt ở tầng6.
Nhằm thu hút ngày càng đông số lượng du khách tới nghỉ tại nhà khách, nâng doanh thu, Nhà khách Tổng Liên Đoàn đã tích cực đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cấp các trang thiết bị tiện nghi. Hiện nay Nhà khách đang có kế hoạch mở rộng qui mô và số lượng phòng cùng với các dịch vụ khác.
III. Tình hình kinh doanh của Nhà khách
1.Tình hình
Như đã nêu ở trên, Nhà khách Tổng Liên Đoàn xây dựng chủ yếu là phục vụ cán bộ trong ngành là chính. Nguồn khách này thường đến ở đây trong các kì hội họp cán bộ rất đông. Ngoài ra, Nhà khách còn phục vụ các khách Trung Quốc trong các ngày lễ Tết (là những ngày mà nhà khách vắng khách) và phục vụ khá đông khách vãng lai vì giá phòng ở đây tương đối rẻ và trang thiết bị tốt.
Với trang thiết bị hiện đại, đủ tiện nghi như ti vi, tủ lạnh, buồng tắm, điều hoà hai chiều, điện thoại.
2.Những thuận lợi và khó khăn
Đã qua rồi những khó khăn ban đầu với những thiếu thốn về mặt cơ sở vật chất và dịch vụ qua 6 năm hoạt động với sự lãnh đạo của ban giám đốc có kinh nghiệm và tận tình với công việc đã đưa Nhà khách với cơ sở kỹ thuật ở mức độ trung bình và nghèo nàn về dịch vụ đã phát triển và mở rộng không ngừng. Đến nay, sau 6 năm kinh doanh Nhà khách đã và đang xây dựng thêm một cơ sở nữa cạnh Nhà khách với số tiền vốn là do Nhà khách kinh doanh có lãi trong 6 năm liền xây lên.
*Thuận lợi
Nhà khách Tổng Liên Đoàn 95 Trần Quốc Toản nằm ở gần trung tâm thủ đô HN, nơi có khá nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp... thu hút rất nhiều khách. Đặc biệt việc đi lại của khách thuận tiện và rất dễ dàng vì có rất nhiều tuyến xe buýt qua lại. Xung quanh Nhà khách có khá nhiều điểm vui chơi với các nhà hàng, cửa hàng, siêu thị... tạo điều kiện cho khách tham quan thành phố cũng như mua sắm, quang cảnh xung quanh yên tĩnh, trong lành là nơi lí tưởng cho khách nghỉ ngơi.
Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động VN ở thời điểm này dù không có nhiều khách du lịch vãng lai như trước nhưng công suất buồng của Nhà khách vẫn đạt khoảng 60%. Đó là nhờ nguồn khách về dự hội nghị, công tác tại Tổng Liên Đoàn. Ngoài ra nhà khách cũng kinh doanh nhiều loại dịch vụ cho thuê hội trường, nhận làm tiệc cưới, tiệc hội họp, massage...
Công tác quản lí kinh doanh của Nhà khách dần đi vào ổn định và phát triển khá nhanh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Giám đốc luôn đi sâu nắm bắt tình hình hoạt động của khách sạn qua việc kiểm tra hàng ngày, khéo léo động viên nhân viên, tạo cơ hội để họ bày tỏ ý kiến nguyện vọng của mình.
Đội ngũ nhân viên trẻ đẹp, nhiệt tình trong công việc, luôn cố gắng trao đổi nghiệp vụ chuyên môn (trình độ thấp nhất của nhân viên cũng qua lớp đào tạo sơ cấp và 5,6 năm kinh nghiệm). Cùng với cơ sở vật chất khá đầy đủ, hệ thống liên lạc đồng bộ nhanh chóng, trang thiết bị trong khu vực lưu trú ngày càng được hoàn thiện và được bố trí sắp xếp khoa học, hợp lí hơn.
Giá cả dịch vụ ở Nhà khách Tổng Liên Đoàn rẻ hơn so với một số khách sạn quanh vùng, cùng với chất lượng phục vụ tốt cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút khách.
*Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu Nhà khách Tổng Liên Đoàn vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Qui mô nhà khách nhỏ, chủ yếu phục vụ khách lưu trú ăn, ở nên điều kiện về sân bãi chưa được chú trọng. Sân bãi để xe của Nhà khách hẹp gây bất lợi khi khách gửi xe vào trong Nhà khách. Hàng năm, Nhà khách phải mất một khoản tiền không nhỏ để đi thuê bãi để xe cho cán bộ công nhân viên trong Nhà khách và cho khách lưu trú.
Việc kinh doanh ăn uống của Nhà khách còn hạn hẹp trong phạm vi phục vụ khách lưu trú và nhận đặt tiệc trong khi nguồn khách vãng lai cũng có nhu cầu ăn uống mà Nhà khách không phục vụ, chỉ phục vụ khách lưu trú trong Nhà khách. Trong đó, khung cảnh của nhà ăn không có gì đặc biệt, mà theo em khung cảnh của nhà ăn phải có một chút gì đặc trưng một là thơ mộng, hai là sống động. Mà nguyên nhân của việc này có thể là do phòng ăn của Nhà khách nhỏ lại bố trí ở nơi khuất, không thu hút được khách. Quầy bar của Nhà khách chủ yếu bán đồ uống có sẵn như bia, nước ngọt…không có quầy pha chế, vì vậy chưa mang tính chất bar chuyên nghiệp.
Các dịch vụ thư giãn, giải trí trong Nhà khách ngoài gội đầu, massage hầu như không có dịch vụ nào khác. Mà hiện nay khách du lịch rất nhiều nhưng họ không chỉ đến với mục đích ăn mà còn muốn được giải trí…vì vậy mà dịch vụ bổ sung ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với kinh doanh khách sạn, nó có thể đem lại nguồn thu đáng kể cho khách sạn.
Nhân viên phục vụ tuy có nhiệt tình nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phục vụ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên đôi lúc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách một cách nhanh chóng. Tuy trình độ chuyên môn cũng khá nhưng cách xử lí tình huống của họ còn rất hạn chế vì đôi khi chỉ mới học qua lớp sơ cấp là lớp đào tạo nghiệp vụ mà không học xử lí tình huống.
Thu nhập của nhân viên chưa cao, bình quân 500000đ/tháng/người, không có chế độ để khuyến khích nhân viên tạo cho họ cảm giác chỉ cần làm tốt công việc của mình thôi mà không cần phấn đấu làm tốt hơn vì họ có làm tốt hơn cũng không được hưởng lợi ích gì.
3. Biện pháp khắc phục khó khăn
Nhà khách Tổng Liên Đoàn đang cố gắng vươn lên để được công nhận là khách sạn, nên việc đầu tư nâng cấp là việc phải làm. Với bộ phận buồng cần nâng cấp thiết bị đồng bộ hơn, bộ phận nhà hàng cần mở rộng hơn, trang trí bắt mắt hơn. Cần đầu tư hệ thống vui chơi giải trí để thu hút khách ở khu vực lân cận.
Nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn của nhân viên bằng cách hàng quí mở lớp huấn luyện nghiệp vụ cho người lao động tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân viên trong việc chấp hành nội qui của Nhà khách của Liên Đoàn. Từ đó xây dựng một đội ngũ lao động có kỹ thuật, tâm huyết với nghề để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Thường xuyên đổi mới các thực đơn Âu, á, chế biến món ăn lạ, đa dạng hoá thực đơn cho đầu bếp, cùng với việc kinh doanh nhiều mặt hàng ăn uống, có thể kết hợp kinh doanh giải trí như sàn nhảy, bar… để thu hút khách, nhất là giới trẻ.
Mở rộng thêm nhà bếp để thu hút thêm khách vãng lai ở ngoài vào Nhà khách ăn.
Có nhiều chế độ khuyến khích nhân viên lao động, có chế độ khen thưởng kịp thời và phù hợp để năng suất lao động của nhân viên tăng lên để phục vụ khách hàng ngày càng tốt.
Cấp lãnh đạo phải thường xuyên mở rộng mối quan hệ với nhiều công ty lữ hành, du lịch để quảng cáo, thu hút khách du lịch. Hàng tuần hoặc hàng tháng có thể tổ chức những bữa tiệc với chủ đề nội dung hấp dẫn cho nhiều đối tượng khách tham gia để quảng bá, nâng tiếng tăm uy tín của Nhà khách.
Sơ đồ phòng của nhà khách
508
510
512
514
516
518
520
522
524
506
504
502
Phòng trực
Thang máy
Thang bộ
530
528
526
408
410
412
414
416
418
420
422
424
406
404
402
Phòng trực
Thang máy
Thang bộ
430
428
426
308
310
312
314
316
318
320
322
324
306
304
302
Phòng trực
Thang máy
Thang bộ
330
328
326
208
210
212
214
216
218
220
222
224
206
204
202
Phòng trực
Thang máy
Thang bộ
230
228
226
Bên cạnh nhu cầu lưu trú thì nhu cầu ăn uống cũng rất quan trọng. Vì vậy, để hoạt động hiệu quả, Nhà khách đã xây dựng thêm một phòng nhà ăn chứa được khoảng 100 khách với chỗ ngồi lích sự, thoáng mát. Ngoài ra còn hội trường chứa khoảng 200 khách phục vụ hội nghị, đám cưới…Nhà khách cũng nhận phục vụ các loại tiệc thông thường có đặt trước theo yêu cầu của khách. Tuy còn một số dịch vụ khác như giặt là, điện thoại, thuê xe... nhưng Nhà khách vẫn thiếu dịch vụ vui chơi giải trí, đây cũng là dịch vụ đem lại nguồn thu lớn nếu biết khai thác. Cùng với sự phát triển của đời sống nhân dân ngày càng cao, vì vậy ngoài việc ăn ở, họ cũng muốn được hưởng thụ các thành phẩm du lịch từ dịch vụ bổ sung, cho nên Nhà khách cần chú ý đến việc xây dựng khu vui chơi giải trí để thu hút khách bên ngoài đến với Nhà khách nhiều hơn. Lợi thế của Nhà khách là luôn có nguồn khách ổn định hàng năm (cán bộ, khách thuộc ngành công đoàn) cho nên Nhà khách luôn đảm bảo doanh thu nhất định.
Ngoài ra cũng có quá nhiều khách du lịch lưu trú tại Nhà khách cho các đại lí, công ty lữ hành gửi đến. Tuy nhiên, lượng khách này không nhiều và thay đổi theo mùa du lịch. Trung bình mỗi năm Nhà khách thu hút được khoảng 60% công suất.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Tuy mới thành lập còn có nhiều khó khăn song trong những năm qua, cán bộ quản lí của Nhà khách luôn tìm cách đổi mới hoạt động kinh doanh cho phù hợp với thực tế. Vì thế, hoạt động của Nhà khách đã đạt được kết quả nhất định.
Nội dung
2000
2001
Tổng lượt khách
40.320
43.200
Tổng doanh thu
-Lưu trú
-ăn uống
-Dịch vụ khác
5,8 tỷ đồng
3,23 tỷ đồng
2 tỷ đồng
0,57 tỷ đồng
Gần 62 tỷ đồng
3,4 tỷ đồng
2,2 tỷ đồng
0,6 tỷ đồng
Doanh thu của năm 2001 tăng 5% so với năm 2000, công suất sử dụng buồng đạt 755. Đây là con số khá cao đối với Nhà khách có qui mô nhỏ, giá cả hợp lí đi kèm với dịch vụ tương ứng làm hài lòng khách luôn là mục tiêu của Nhà khách.
Từ khi thành lập, Nhà khách luôn chú ý tới việc đảm bảo đời sống cho nhân viên với mức lương từ 400.000đ đến 1.000.000đ tuy chưa phải là cao đối với một số khách sạn lớn song nó cũng đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.
Nguyên nhân đạt được kết quả trên:Có nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà khách Tổng Liên Đoàn
-Nhờ sự đỡ đầu của Tổng Liên Đoàn Lao Động VN tạo cho Nhà khách nguồn khách ổn định hàng năm.
-Sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo, công nhân viên Nhà khách luôn quan tâm, giúp đỡ nhau trong công tác để xây dựng Nhà khách ngày càng phát triển.
-Đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phục vụ của khách.
-Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được cải thiện cùng với giá cả dịch vụ vừa phải, phù hợp khả năng thanh toán của khách.
Mặt hạn chế:
-Do mới thành lập nên kinh nghiệm hoạt động kinh doanh của Nhà khách chưa có nhiều.
-Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng, kinh doanh còn hạn hẹp dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ.
-Đội ngũ lao động yêu nghề, tận tuỵ nhưng trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn yếu dẫn đến hạn chế nhất định làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của khách.
-Nhà khách mới chỉ chú trọng vào kinh doanh lưu trú và ăn uống. Các loại hình kinh doanh các dịch vụ bổ sung (vui chơi, bar) chưa được chú trọng thích đáng.
Biện pháp khắc phục khó khăn:
-Để kiện toàn bộ máy tổ chức quản lí Nhà khách cần bồi dưỡng cán bộ, bổ nhiệm thêm trợ lí giám đốc để tăng cường quản lí điều hành Nhà khách.
-Để Nhà khách kinh doanh có hiệu quả hơn, Nhà khách nên đầu tư thành lập phòng marketing để nghiên cứu thị trường phân phối đối tượng khách, tiềm năng của Nhà khách.
-Tổ chức tuyển chọn và đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ ổn định. Có phương án sắp xếp lao động hợp lí đảm bảo yêu cầu kinh doanh.
-Đầu tư hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu của khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có phương án kêu gọi đầu tư thích hợp để xây dựng khu vui chơi giải trí trong Nhà khách.
-Hàng tháng, hàng quí…phải có kế hoạch báo cáo kinh doanh cụ thể để kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường nhằm mở rộng các dịch vụ để thu hút khách đem lại lợi nhuận cho Nhà khách.
IV. Tổ chức bộ máy trong Nhà khách Tổng Liên Đoàn
1. Cơ cấu bộ máy quản lí trong Nhà khách
giám đốc
ban nghiệp vụ
ban hành chính tổng hợp
dịchụ khác
tổ bàn bếp
tổ buồng
phòng lễ tân
phòng tài vụ
phòng hành chính
2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ maý quản lí Nhà khách
Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
-Giám đốc là người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lí điều hành Nhà khách, có quyền cao nhất trong Nhà khách
-Giám đốc là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi kinh doanh của khách sạn thông qua việc điều hành nhân viên.
-Giám đốc chịu sự chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, có trách nhiệm trong các mối quan hệ của Nhà khách với các đối tác kinh doanh.
-Trực tiếp giám sát hoạt động của ban hành chính tổng hợp và ban nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh.
-Có trách nhiệm quan tâm đến đời sống vật chất của nhân viên.
Ban hành chính tổng hợp
Chịu sự quản lí trực tiếp của ban giám đốc. Có nhiệm vụ hỗ trợ cho khối nghiệp vụ thực hiện tốt
nhiệm vụ, khối này không trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Theo dõi, giám sát hoạt động của phòng hành chính và phòng tài vụ.
b1: phòng hành chính
Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng, sa thải, khen thưởng, kỉ luật…nhân viên.
-GiảI quyết các công việc có liên quan đến công văn, giấy tờ, chuyển nhận công văn, làm hợp đồng mua bán…
-Lập kế hoạch kinh doanh theo định kì hàng tháng, hàng quí, cả năm theo dõi kiểm tra quản lí tình hình thực hiện của bộ phận kinh doanh phục vụ.
-Tổng hợp phân tích kế hoạch kinh doanh và đề suất với giám đốc những ý kiến về cải tiến công tác quản lí cho Nhà khách.
b2: phòng tài vụ
-Làm công tác quản lí tài vụ, hạch toán, kế toán, quản lí vật tư, quản lí thông tin kinh tế của Nhà khách và tiền lương cho nhân viên.
-Tiến hành công tác quản lí cho Nhà khách
-Kịp thời hạch toán chính xác và kiểm tra tình hình tài vụ và hoạt động kinh tế chính của Nhà khách. Thực hiện báo cáo định kì cho giám đốc về những thống kê kế toán chính xác.
-Có trách nhiệm ghi kế hoạch, lập hạch toán kinh tế, kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm chi phí, kịp thời phản ánh những khó khăn, thiếu sót do lãnh đạo có biện pháp xử lí thích hợp.
Ban nghiệp vụ
-Chịu sự quản lí trực tiếp của ban giám đốc.
-Trực tiếp tiếp xúc với khách, có trách nhiệm thực hiện tốt nghiệp vụ của bộ phận mình để hoàn
thành kế hoạch kinh doanh của Nhà khách.
c1: Tổ lễ tân
-Là bộ phận tiếp xúc với khách nên có trách nhiệm làm giá phòng và kí hợp đồng theo đúng qui định.
-Thường xuyên liên hệ với cơ quan Tổng Liên Đoàn, các ban để nắm được lịch hội nghị. Trên cơ sở đó có kế hoạch nhận khách bên ngoài, có kế hoạch biện pháp đạt hiệu quả cao 60% công suất buồng.
-Tiếp nhận và cung cấp thông tin, nhu cầu của khách cho các bộ phận khác để đảm bảo phục vụ kịp thời và hiệu quả cao, chất lượng tốt.
-Lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ sách hoá đơn chứng từ theo qui định của Nhà khách.
c2: Tổ buồng
-Làm công tác cung cấp và phục vụ yêu cầu cho việc sinh hoạt nghỉ tại phòng của khách.
-Giám sát, đánh giá cơ sở vật chất sau khi dùng để kịp thời báo cáo sửa chữa hoặc thay thế.
-Thường xuyên liên hệ với tổ lễ tân để nắm được số lượng, yêu cầu của khách.
-Có nhiệm vụ đáp ứng, phục vụ nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.
-Quản lí làm vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống buồng ngủ của Nhà khách, sẵn sàng đón và phục vụ khách.
c3: Tổ bàn bếp
-Là bộ phận cung cấp đồ ăn uống cho khách trong khách sạn, cho các hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật…
-Chế biến các món ăn hấp dẫn để thu hút khách, phục vụ với thái độ văn minh lịch sự.
-Luôn liên hệ với lễ tân để biết được số lượng yêu cầu ăn uống của khách để lên kế hoạch phục vụ phù hợp, tránh lãng phí.
c4: Tổ bảo vệ, giặt là, bảo dưỡng
*Tổ bảo vệ:
-Bảo vệ an toàn người và tài sản cho khách cũng như Nhà khách.
-Xử lí các tình huống xảy ra làm mất an ninh trong Nhà khách, có phương án phòng cháy chữa cháy, bố trí ca kíp vào vị trí làm việc đảm bảo 24/24h đối với người làm nhiệm vụ.
*Tổ bảo dưỡng:
-Thực hiện toàn bộ công việc về bảo dưỡng, sửa chữa các loại tài sản, thiết bị lao động, hệ thống điện nước…lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, tài sản của Nhà khách theo định kì.
-Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, tài sản của Nhà khách, thực hiện bảo dưỡng các trang thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
*Tổ giặt là:
Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc về đồ giặt là của khách, của Nhà khách do buồng, bàn chuyển tới.
3. Tổ chức lao động trong Nhà khách Tổng Liên Đoàn
Hiện nay Nhà khách có tổng số nhân viên là 78 người được bố trí lao động như sau:
STT
Tên bộ phận phòng, ban
Số người
Giới tính
Tuổi trung bình
nam
nữ
1
2
3
4
5
6
7
Giám đốc
Lễ tân
Nhân viên buồng
Nhân viên bàn bếp
Bảo vệ
Bảo dưỡng
Kế toán
1
9
25
20
8
6
9
3
0
10
8
6
0
6
25
10
0
0
9
43
22-25
25-30
22-26
24-35
30-35
25-35
-Đội ngũ nhân viên trong Nhà khách được phân công lao động phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người. Vấn đề được Nhà khách chú trọng là việc đầu tư phát triển nhân lực ở tất cả lĩnh vực vì nếu được đầu tư đúng mức thì nó sẽ đi vào hoạt động có hiệu quả, như vậy mới có thể khai thác được nguồn khách một cách có hiệu quả và làm tốt công tác kinh doanh của Nhà khách.
-Nhà khách có đội ngũ nhân viên trẻ trung, yêu nghề với tuổi đời trung bình từ 23-26 tuổi. Với ưu thế này, Nhà khách sẽ phục vụ tốt trong mọi hoạt động kinh doanh phục vụ, tạo được niềm tin và sự tin tưởng ở phía khách hàng.
-Về trình độ văn hoá của đội ngũ lao động trong Nhà khách, số cán bộ công nhân viên có trình độ như sau:
STT
Trình độ
Số người
Chiếm (tỉ lệ)
1
Đại học
13
16,6%
2
Cao đẳng và trung cấp
38
48,7%
3
Trung học và các nghành không chuyên
27
34,7%
-Số lao động trực tiếp chiếm 87% ứng với 68 người. Với con số này, Nhà khách đã đáp ứng tốt được yêu cầu công việc, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch chi tiết đề ra.
-Thời gian làm việc theo giờ hành chính: 7h30-11h30, 12h30-16h30 đối với các bộ phận kế toán, hành chính, giám đốc, bảo dưỡng, giặt là.
Thời gian làm việc theo ca cho bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bảo vệ…
ca1: 6h-14h
ca2: 14h-22h
ca3: 22h-6h sáng hôm sau.
Thời gian làm theo ca phải đến trước 15’-30’ để nhận bàn giao của ca trước.
V. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
Vì đây là nhà khách nên qui mô của nó không được lớn lắm. Nhà khách chỉ có một dãy nhà chính gồm 6 tầng và Nhà khách đang xây thêm một dãy nhà 6 tầng nữa cạnh nhà khách của mình (nhưng vẫn chưa hoàn tất). Hiện nay, Nhà khách đang kinh doanh trong phạm vi 60 phòng ngủ tương ứng với 160 giường với trang thiết bị hiện đại, đủ tiện nghi gồm ti vi, tủ lạnh, điều hoà hai chiều, điện thoại có 100% trong các phòng.
Nhà khách được phân ra làm 3 loại phòng:
Phòng loại 1: gồm 10 phòng (gọi là phòng VIP) nằm ở tầng2, với các trang thiết bị như đã nêu ở trên nhưng trong buồng tắm nó còn có cả bồn tắm, 1 giường đôi. Trong phòng có treo các bức tranh đẹp trên đầu giường.
Phòng loại 2: gồm 41 phòng nằm rải rác ít ở tầng 2 và tầng 3,4 gồm ti vi, tủ lạnh, điều hoà, điện thoại, nhà tắm…nhưng trong nhà tắm không có bồn tắm.
Phòng loại 3: gồm 15 phòng còn lại nằm ở tầng 5 gồm các trang thiết bị như ti vi, tủ lạnh, buồng tắm…nhưng không có điều hoà và có cả điện thoại.
Khu vực nhà bếp của Nhà khách nằm ở tầng 1, xây khuất ở bên trong. Nhà ăn gần đại sảnh phục vụ khoảng 100 người, tuy không được trang bị đầy đủ như đèn chùm, đèn treo tường nhưng diện tích rộng rãi rất phù hợp tổ chức tiệc cưới, hỏi…
Khu vực hội trường ở tầng 6 với các trang thiết bị đầy đủ và bàn ghế cao cấp.
phần2: Nội dung nghiệp vụ phục vụ buồng
I. Tầm quan trọng của nghiệp vụ phục vụ buồng
ở nước ta hiện nay ngành du lịch là một ngành đang phát triển. Vì vậy, hoạt động kinh doanh du lịch khách sạn đòi hỏi phải có nhiều bộ phận để đáp ứng mọi nhu cầu về các nhu cầu ăn, uống, vui chơi giải trí… đặc biệt là bộ phận buồng ngủ chiếm khoảng 50-70% cho thấy đây là bộ phận kiếm doanh thu lớn nhất của khách sạn nhờ bán buồng.
Một buồng khách được chuẩn bị sẵn sàng có thể được bán đi, bán lại nhiều lần đảm bảo lợi nhuận tối đa là công việc của quản lí khách sạn. Công việc kinh doanh phụ thuộc lớn vào chất lượng, cách bài trí, vệ sinh buồng sạch sẽ và an toàn…
Cách trang trí bày biện đồ dùng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuận tiện cho người sử dụng và tiêu chuẩn đánh giá buồng tốt hay xấu phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân người phục vụ buồng là khác nhau, nên việc cố gắng của nhân viên buồng nhằm cung cấp cho khách buồng ngủ theo ý muốn là ấn tượng trực tiếp đối với khách, vì khách là một hình thức quảng cáo sống đem lại hiệu quả cao và không tốn kém nhất. Khi trình độ nghiệp vụ chuyên môn mà tốt, phục vụ khách hài lòng thì họ sẽ kể cho bạn bè và những người quen biết rằng cái nhà khách đó tốt đấy, giá rẻ nhưng chất lượng phục vụ thì không thể chê vào đâu được, thì những người được nghe kể sẽ thử xem có thật là nó tốt như bạn mình nói không và cứ thế…cứ thế số lượng khách đến Nhà khách sẽ đông, đem lại một khoản doanh thu lớn cho Nhà khách. Tóm lại, đây là bộ phận quan trọng nhất trong kinh doanh khách sạn.
*Vai trò, trách nhiệm của nhân viên buồng.
-Trong thực tế, vệ sinh buồng sạch sẽ có tính chất quyết định đến sự thoả mãn nhu cầu của khách, tạo nên ấn tượng tốt lúc ban đầu.
-Bộ phận phục vụ buồng có trách nhiệm vệ sinh sạch sẽ phòng trước khi nhận khách.
-Tìm hiểu nhu cầu tâm lí của khách trong thời gian khách lưu trú để rút ra phương pháp phục vụ hợp lí.
-Tuyên truyền, quảng cáo cho khách sạn bằng chính hành động, lời nói, phong cách phục vụ của nhân viên buồng.
-Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác nhằm phối hợp phục vụ khách kịp thời.
-Nhìn qua thì tưởng là công việc đơn giản nhưng thực tế thì không phải vậy. Muốn làm tốt công việc của tổ buồng giao cho thì phải hiểu và nắm được trình tự, qui trình của nghiệp vụ buồng. Đồng thời khi thực hiện phải đúng thao tác, nhanh nhẹn, chính xác để giải quyết công việc một cách nhanh chóng.
II. Những qui định của Nhà khách đối với nhân viên và khách hàng.
1. Những qui định chung đối với cán bộ nhân viên trong Nhà khách
-Đảm bảo làm việc theo ca đã được phân công, đảm bảo ngày làm 8h và 48h trong một tuần, mỗi ca trực phải có sổ lưu nhật kí theo dõi công việc làm hàng ngày. Không đi muộn về sớm, khi nghỉ phải có lí do chính đáng và chủ nhiệm cho phép.
-Mỗi bộ phận phải làm tốt công việc của mình được phân công và làm tốt công việc chung trong Nhà khách. Trong giờ làm việc không được làm việc riêng. Không được đưa bạn vào khu vực làm việc. Không làm những việc của mình gây ảnh hưởng không tốt tới Nhà khách. Tất cả cán bộ nhân viên phục vụ trong Nhà khách phải có thái độ văn minh lịch sự, hoà nhã, nhiệt tình, chu đáo.
-Đối với các trang thiết bị phải bảo quản cận thận, giữ gìn tránh bị hư hỏng, mất mát, có ý thức bảo vệ tài sản, nếu bị hư hỏng phải bị bồi thường. Sử dụng điện nước phải tiết kiệm, ra khỏi phòng phải tắt điện, khoá nước và các thiết bị sử dụng điện.
-Các tài sản cá nhân, tiền bạc phải tự bảo quản, nếu để xảy ra mất mát phải tự chịu trách nhiệm.
-Mọi nhân viên của Nhà khách phải nghiêm túc thực hiện các nội qui, riêng ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ để kiểm điểm và sử lí theo kỉ luật.
2. Những nội qui của Nhà khách đối với khách.
a.Thủ tục thuê phòng
-Khi khách thuê phòng phải có CMND hoặc giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh đóng dấu giáp lai (đối với người VN), hộ chiếu xuất nhập cảnh, giấy thông hành (đối với người nước ngoài, người định cư tại nước ngoàI).
b.Tiền và đồ vật quí
-Nhà khách chịu trách nhiệm bảo quản tiền và đồ vật quí của khách gửi ở bộ phân lễ tân. Nếu quí khách không gửi Nhà khách không chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp khách bị mất mát.
c.Chìa khoá phòng
-Ra khỏi phòng phải khoá phòng và ra khỏi Nhà khách quí khách phải trao chìa khoá lại cho phòng lễ tân.
d. Tiếp khách
-Khách lên phòng chơi hoặc làm việc với khách thuê phòng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân và không lưu lại quá 21h30.
3. Nội qui của nhân viên phục vụ buồng.
-Nhân viên buồng phải đến trước giờ làm việc 10 phút để bàn giao ca.
-Khi đến làm việc phải mặc trang phục đúng qui định, đầu tóc gọn gàng, giày dép nghiêm chỉnh, không trang điểm loè loẹt.
-Thái độ niềm nở lịch sự, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của khách và đồng nghiệp trong công tác hàng ngày.
-Không rời bỏ vị trí đến nơi khác, không nô đùa khi làm việc, khi làm việc phải có hai người.
-Không tự ý sắp xếp phòng ngủ cho khách khi chưa có đủ thủ tục, giấy tờ của bộ phận lễ tân. Không được tự ý đổi phòng cho khách nếu không được sự đồng ý.
-Khi vào phòng khách làm vệ sinh hay trả đồ giặt là phải gõ cửa, khách cho vào mới vào, khi ra khỏi phòng phải đóng cửa lại, không gây ồn, làm phiền tới khách.
-Khi vệ sinh phòng tuyệt đối không được lục lọi tài sản, tư trang, thư từ, xem trộm tranh ảnh của khách, không làm mất dấu đồ dùng hàng ngày của khách.
-Khi phát hiện tài sản khách bỏ quên, không được lấy làm tài sản riêng mà phải báo cho lễ tân tìm cách trả lại khách.
-Không được tắm gội, nằm nghỉ trong phòng khách. Không được gọi điện thoại, mở ti vi khi làm vệ sinh phòng khách.
-Không cho bất cứ ai mượn chìa khoá phòng. Nhân viên phải chịu trách nhiệm nếu chìa khoá bị mất hay bất cứ việc gì liên quan xảy ra.
-Không ngồi bàn tán chuyện về khách. Không sử dụng thang máy của khách mà phải đi lối dành riêng cho nhân viên.
-Khi làm vệ sinh không gây ồn, không ném bất cứ thứ gì vào bệ xí (trừ tàn thuốc và giấy vệ sinh).
-Khi làm việc, nếu phát hiện thấy khách có hành vi vi phạm nội qui của Nhà khách phải bình tĩnh nhắc nhở, giải thích cho khách chấp hành đúng và không tái phạm.
-Hàng ngày kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hư hỏng, sự cố của các loại tài sản để bảo dưỡng, sửa chữa.
-Khi bàn giao ca phải phản ánh đầy đủ tình hình trong ca, có kí nhận của trưởng ca.
-Trang phục quần áo sau khi dùng xong phải giặt để đúng nơi qui định.
-Đoàn kết nội bộ, chấp hành tốt nội qui Nhà khách, luôn học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ.
III. Những công việc cụ thể của tổ buồng. Mối quan hệ của tổ buồng với các bộ phận khác.
Những công việc cụ thể của tổ buồng và thời gian làm việc của tổ buồng
Thời gian
Thời gian làm việc của tổ buồng được chia làm 2 loại:
-Thời gian cho công việc cố định: được xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của những nhân viên làm ở khu vực công cộng như hành lang, đại sảnh, phòng thay quần áo, khu vệ sinh…khu vực này cần khoảng 10 người để đảm bảo vệ sinh khu vực nói trên.
-Thời gian cho công việc không cố định liên quan trực tiếp tới từng bộ phận và mức độ của từng công việc. Chỉ số công suất buồng của một khách sạn khác nhau theo mùa du lịch và theo ngày trong tuần Có nhgiã là bộ phận buồng phảI duy trì số lựơng nhân viên dựa trên con số công suất bình quân theo mùa du lịch và số lượng nhân viên cũng sẽ được sử dụng theo mùa, thời vụ, công nhật. Do vậy người phụ trách phải tính toán chính xác về công suất buồng để duy trì số lượng nhân viên phục vụ thích hợp.
-Hiện nay tổ buồng của Nhà khách Tổng Liên Đoàn bố trí lao động đảm bảo phục vụ 60 phòng từ tầng 2-5 mỗi ca gồm một ca trưởng phụ trách ca trực, cùng với 3 nhân viên ở mỗi tầng chịu trách nhiệm chung cho tổ buồng là tổ trưởng.
-Thời gian làm việc của tổ buồng như đã nêu ở trên gồm 3 ca
+Buổi sáng từ 6h-14h (ca1)
Nhân viên đến trước 15-30’ để nhận bàn giao công việc của ca đêm, đồng thời thay trang phục và cất đồ đạc tư trang. Nhân viên nhận bàn công việc để biết:
Số lượng khách đang ở
Số phòng trống và số phòng khách mới đI
Xem trên bảng theo dõi khách để biết phòng nào có khách, phòng nào không có khách và phòng nào cần sửa chữa thay thế.
Bảng theo dõi buồng khách
Tầng3 Ngày 16.4.2002
302
304
306
308
310
312
314
316
318
320
322
324
326
328
330
2
SĐ
14h
3
.
H
*
CVS
ST
12h
.
3
*
SC
2
3
Tổng phòng có khách
5
Tổng số khách
13
Tổng phòng trống
3
*Ghi chú:
2 : có 2 khách trong phòng. Phòng trống an toàn
SĐ14h : khách sẽ đi lúc 2 giờ
H : phòng hỏng
* : khách đi xa nhưng giữ phòng
CVS : phòng khách đi nhưng chưa làm vệ sinh
ST12h : khách sẽ tới lúc 12h
SC : phòng sửa chữa
Sau khi nhận bàn giao xong, nhân viên tiếp tục nhận sự phân công nhiệm vụ mới của tổ buồng. Nhân viên phải nhanh chóng, khẩn trương chuẩn bị các dụng cụ làm vệ sinh và những đồ dùng trong phòng ngủ, phòng vệ sinh và những nơi công cộng trong phạm vi tổ buồng.
+Buổi trưa
Làm nốt các công việc như dọn phòng mà khách đi vào buổi trưa mà mình chưa kịp dọn hoặc khách yêu cầu về dịch vụ giặt là.
-Phục vụ những yêu cầu và dịch vụ bổ sung khác của khách như họ gọi đồ uống hoặc ăn tại phòng.
-Tiễn và đón khách
-Đánh dấu đồ giặt là của khách
-Xem lại những vật dụng của Nhà khách như ga, gối, vỏ chăn, khăn tắm…
+Buổi chiều (từ 14h-22h) ca2
Nhân viên đến trước 15’ để nhận bàn giao ca của ca trước.
Bảng giao ca
Tầng3 Ngày 16/4/2002
Ca trực
Nội dung bàn giao
Người giao
Người nhận
Ghi chú
14h-22h
-Chìa khoá phòng khách ở: 8 chìa
-Chìa phòng trống: 6 chìa. Gồm phòng 304, 314, 318, 328
-Phòng 302 thiếu 1 gạt tàn
-Khách ở phòng 304 cần đánh thức lúc 12h
-…
Mai
Đào
làm những công việc còn tồn lại của ca sáng.
ví dụ: làm vệ sinh các phòng mà khách mới trả để đón khách mới và ghi nhận những yêu cầu của khách từ ca trước cần phục vụ trong ca tiếp theo như: đánh thức, đổi đồ dùng, trả đồ giặt là…(chú ý phải ghi rõ đầy đủ họ tên và số phòng, những yêu cầu của khách).
-Thay đồ dùng cho khách, đảm bảo vệ sinh luôn sạch sẽ.
+Buổi chiều: phục vụ tiếp những yêu cầu của khách đặt những đồ dùng, đồ uống theo đúng tiêu chuẩn, bổ sung đồ uống, làm tiếp vệ sinh ở nơi công cộng và những phòng khách mới đi, đặc biệt là phải đổ rác vào nơi qui định.
-Khi có khách đến thì phải đón khách và nếu khách đi thì phải tiễn khách.
+Buổi tối đêm (từ 22h-6h sáng) ca3
-Làm tiếp các công việc của buổi chiều bàn giao lại.
-Nếu khách có nhu cầu ăn tại phòng thì phục vụ
-Mang nước uống, chè, hoặc để khách pha chè
-Bật và tắt đèn buổi tối trong phạm vi tổ buồng
-Phục vụ nhu cầu bổ sung khác của khách
-Đón và tiễn khách
Công việc hàng ngày của tổ buồng
-Quét dọn và làm vệ sinh phòng ở của khách
-Thay ga, gối, vỏ chăn, khăn tắm
-Nhận tiêu chuẩn đặt phòng của từng đối tượng khách
-Quét dọn vệ sinh hành lang và cầu thang
-Lau tủ, bàn nước, điều hoà, cửa kính, tủ lạnh
-Nhận đồ giặt là và trả đồ giặt là
-Phục vụ những dịch vụ bổ sung mà khách yêu cầu
-Đón và tiễn khách
Mối quan hệ giữa tổ buồng với các bộ phận khác.
Mối quan hệ giữa tổ buồng và lễ tân
Đây là hai bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của Nhà khách. Bởi khi khách đến Nhà khách, lễ tân là người có nhiệm vụ đón tiếp khách, tìm hiểu nhu cầu của khách xem khách muốn ở phòng nào, thời gian là bao lâu, khách có muốn dùng các dịch vụ gì không…Sau khi nhận xong đầy đủ yêu cầu của khách, lễ tân báo cho bộ phận buồng về thời gian, ngày giờ khách đến, ngày giờ khách đi, loại phòng, số lượng và các dịch vụ khách cần trong thời gian lưu trú. Sau khi nhận thông báo của bộ phận lễ tân, bộ phận buồng phải tiến hành vệ sinh phòng, khi đã chuẩn bị xong tất cả các mặt về vệ sinh và độ an toàn của phòng. Bộ phận buồng phải kiểm tra lại lần nữa rồi gọi điện cho bộ phận lễ tân để đưa khách lên phòng. Khi khách đến phòng nhân viên buồng phải giới thiệu sơ qua các trang thiết bị đồ dùng cho khách nào được miễn phí và đồ dùng gì khách phải trả tiền. Đồng thời hướng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị trong phòng.
Trong thời gian khách lưu trú, nếu có sử dụng các dịch vụ bổ sung thì nhân viên buồng phải có nhiệm vụ thu thập toàn bộ hoá đơn (có chữ kí của khách) và mang xuống cho lễ tân để họ thanh toán với khách khi rời khách sạn.
Tóm lại, bộ phận buồng và lễ tân có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít với nhau. Mối quan hệ đó ảnh hưởng đến khả năng phục vụ và tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà khách
ví dụ: bộ phận lễ tân báo cho bộ phận buồng biết số lượng khách đến và đi, và số phòng ở để tổ buồng đón khách thông qua phiếu báo khách.
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
…
Phiếu báo khách
Kính gửi: tổ buồng tầng3
Tên khách: Võ Vũ Thuỳ Linh
Địa chỉ: B7 Ba Đình Hà Nội
Ngày giờ đến: 14h ngày 1/7/2002
Số phòng
Số khách
Ngày giờ đi
Tiền phòng
Ghi chú
nam
nữ
302
312
322
3
2
1
2
12h 30
10/7/2002
240.000đ
240.000đ
180.000đ
660.000đ
Đã trả trước 500.000đ
Ngày 1/7/2002
Tổ buồng Lễ tân
Mối quan hệ của bộ phận buồng-bar-bếp
-Trong thời gian khách lưu trú, nếu khách có nhu cầu ăn tại phòng hoặc các loại nước ngọt, bia thì
nhân viên buồng sẽ báo cho bộ phận nhà bếp và các bộ phận có liên quan phục vụ.
ví dụ: khách ở phong 318 có nhu cầu đặt một bữa tiệc nhỏ ăn tại phòng, nhân viên buồng có nhiệm vụ tìm hiểu khách muốn ăn gì? uống gì? thời gian thế nào? giá tiền khách đặt là bao nhiêu cho bữa tiệc?
-Sau khi nhận yêu cầu của khách xong, nhân viên buồng báo cho bộ phận bếp và bar để họ chuẩn bị phục vụ. Sau khi nhận được thông báo của tổ buồng, bộ phân bếp và bar phải nhanh chóng tiến hành chế biến. Chế biến xong, bộ phận bar, bếp báo cho tổ buồng để xuống lấy đồ ăn, thức uống phục vụ cho khách.
-Sau mỗi bữa tiệc và sau mỗi ngày nhân viên buồng phải kiểm tra đồ uống xem họ đã dùng hết bao nhiêu và còn lại bao nhiêu. Sau đó, nhân viên buồng phải tổng kết số lượng đồ uống mà khách đã dùng, ghi vào hoá đơn đem cho khách kí và chuyển vào quầy lễ tân để thanh toán cho khách.
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
…
Tháng7
Mẫu sổ theo dõi đồ uống
Số phòng
Ngày tháng
Số lượng khách đã dùng
Số lượng đặt
Chủng loại khách đã dùng
Chủng loại đặt
Người nhận kí
108
208
308
1/7/2002
10/7/2002
9/7/2002
8
7
3
10
10
10
3 cô ca
5 nước suối
2 bia tiger
5 cô ca
5 nước suối
5 bia tigẻ
Mai
Trúc
Đào
Mối quan hệ của tổ buồng với bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa.
-Trong quá trình làm vệ sinh phòng hoặc kiểm tra các trang thiết bị trong phòng và khu vực thuộc tổ buồng nếu phát hiện hỏng hóc thì nhân viên buồng phải báo cho tổ bảo dưỡng, sửa chữa để họ kịp thời kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. Nhận được thông báo, tổ sửa chữa phải tiến hành kiểm tra ngay để sử lí kịp thời. Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng xong thì tổ sửa chữa báo lại cho tổ buồng để họ (bộ phận buồng) kiểm tra lại lần nữa rồi báo cho tổ lễ tân để chuẩn bị đón tiếp khách mới.
Mối quan hệ của tổ buồng với bộ phận giặt là
-Hàng ngày, nhân viên buồng phải mang đồ của khách và Nhà khách xuống cho bộ phận giặt là (có kí nhận và bàn giao rõ ràng).
Khi nhận đồ giặt là của khách, nhân viên buồng cần:
-Kiểm tra đồ giặt là về số lượng và chất lượng (chủng loại, màu sắc, vết bẩn khó tẩy…)
-Kiểm tra xem khách có bỏ quên gì trong đồ giặt là không
-Đánh dấu vào đồ giặt là để tránh nhầm lẫn.
-Đưa hoá đơn giặt là cho khách kí
-Vào sổ giao nhận giặt là của khách về hàng giặt, thời gian nhận, thời gian lấy, tên khách…)
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
…
Sổ giao nhận đồ giặt là của khách
Tầng3
STT
Giờ/ngày
giao
Giờ/ngày nhận
Tên khách hàng
Loại đồ giặt
Số lượng
Tổ giặt là nhận
Tổ buồng nhận
1
8h30
28/7
14h
28/7
Nguyễn Minh Sen (330)
-Váy dài
-áo sơ mi
-quần bò
2
1
1
2
8h30
28/7
14h
28/7
Lê Anh Quân (302)
-quần ka ki
-áo sơ mi
-áo phông
1
2
2
Khi mang dồ giặt là của khách giao cho tổ giặt là nhân viên sẽ kết hợp mang đồ giặt là của Nhà khách và cũng phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ giao nhận đồ giặt là của Nhà khách .
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
…
Sổ giao nhận đồ giặt là của Nhà khách
Tầng3
Hàng giao giặt
STT
Ngày giao
Ga
Vỏ gối
Vỏ chăn
Màn
Rèm
Khăn mặt
Khăn phủ
Tổ giặt nhận
Ngày nhận lại
Tổ buồng nhận
1
1/7
7
12
0
0
5
45
6
2/7
2
2/7
5
8
2
1
0
30
3
3/7
…
-Khi giao cho tổ giặt là phải yêu cầu người nhận kí vào
-Nhận lại và kiểm đếm, nếu bộ phận giặt là làm mất hoặc hư hỏng những đồ đã mang đến giặt thì bộ phận đó phải chịu trách nhiệm. nếu không có gì thì nhân viên buồng sẽ mang đồ của khách để trả lại, để hoá đơn cho khách kí nhận.
e. Mối quan hệ của tổ buồng với bảo vệ
-Tổ buồng có nhiệm vụ theo dõi trật tự trong khu vưc khách lưu trú, nếu phát hiện sai phạm, mất mát, có nghi ngờ gì phải báo cho bộ phận bảo vệ. tổ bảo vệ phải kịp thời, khẩn trương lên kiểm tra để cs biện pháp sử lý đồng thời bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tài sản và cho khách sạn lẫn nhân viên ở nhà khách.
f. Mối quan hệ giữa bộ phận buồng và y tế
-Trong thời gian khách lưu trú nếu khách có nhu cầu mua thuốc, chữa bệnh hay ốm đột suất… thì
nhân viên buồng phải báo ngay cho tổ y tế để có hướng điều trị. nếu khách bị bệnh nhẹ thì nhân viên y tế cho thuốc và nhân viên tổ buồng phải có thái độ phục vụ chu đáo, quan tâm, thăm hỏi, động viên khách. Nếu bệnh nặng thì phải báo cho tổ trưởng tổ buồng để đưa khách đến bệnh viện.
g. Mối quan hệ của tổ buồng với kế toán
-Hàng ngày, tổ buồng có nhiệm vụ nộp mọi hoá đơn liên quan đến kinh doanh lưu trú và hoá đơn mua hàng hoá, trang thiết bị đồ dùng của bộ phận buồng cho tổ tài vụ để tổ tài vụ cân đối chi tiêu, đối chiếu chứng từ hoá đơn đối với bộ phận lễ tân.
Tóm lại, mối quan hệ của bộ phận buồng với các bộ phận khác là một công tác phức tạp vì phải phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau. Nhưng để hoạt động kinh doanh diễn ra tốt và muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì tổ buồng cần phải trau dồi kĩ năng giao tiếp và nghiệp vụ chuyên môn.
*Một số sổ sách có chứng từ liên quan
-Sổ ghi đồ khách bỏ quên:
Hàng ngày, nhân viên buồng dọn phòng cho khách, nếu nhặt được đồ của khách bỏ quên thì mang ngay cho lễ tân để họ trả lại khách. Trường hợp không trả kịp cho khách thì nhân viên buồng lập biên bản có 2 người làm chứng kí, sau đó cất đồ bỏ quên vào tủ qui định, đồng thời ghi vào sổ theo dõi đồ khách bỏ quên để khi khách hỏi ta chỉ việc dở sổ ra, nếu đúng số phòng số đồ như đã ghi ở trong sổ thì mới trả cho khách. Đặc biệt trước khi trả phải hỏi đặc điểm của vật mà khách bỏ quên để tránh trường hợp khách nhận nhằng.
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
Ngày tháng
Số phòng
Quốc tịch
Tên tài
sản
Số lượng
Người giữ tài sản
Ngày/giờ khách nhận
Ghi chú
16/10/2000
204
VN
đồng hồ đeo tay Thuỵ Sĩ
1
Sơn
27/7/2001
502
TQ
máy nghe nhạc Sony
1
Sơn
-Sổ lĩnh đồ dùng thay thế
Hàng tháng tổ buồng thấy đồ dùng hết, hỏng thì cử người đi lĩnh ở kho như ga, gối, chăn các loại
Ngày tháng
Người giao
Số lượng
Chủng loại
Người nhận
Ghi chú
1/7/2002
Mơ
10
20
15
10
10
Ga đơn
Ga đôI
Khăn mặt
Khăn tắm
Hợp chất
tẩy rửa
Hồng
-Bảng theo dõi khách đến, khách đi
Muốn quản lí được số lượng khách ở và đi của Nhà khách ta phải có một bảng theo dõi để thuận tiện trong công việc sắp xếp khách của các phòng.
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
Bảng theo dõi khách đến, khách đi
Ngày 21/7/2002
STT
Số phiếu báo
Tên khách
Phòng
Ngày/giờ đến
Ngày/giờ đi
Ghi chú
1
2
N034
N124
Nguyễn Thị An
Mai Văn Bẩy
308
324
1/7
21/7
Đã thanh toán tiền ăn là 95.000đ
-Phiếu thanh toán dịch vụ bổ sung
Nhà khách Tổng Liên Đoàn
TLĐLĐVN
Phiếu thanh toán dịch vụ bổ sung
Ngày 1/8/2002
Tên khách: Bùi Quỳnh Liên Phòng 302
STT
Dịch vụ
Số lượng
Đơn giá
Thàn tiền
Khách kí
1
Giặt là
2váy, 1áo
7.000đ
21.000đ
2
ăn tối
1suất
15.000đ
15.000đ
tổng
37.000đ
Ghi bằng chữ
ba bẩy nghìn đồng
Ngày tháng năm2002
Người nộp tiền Người thu tiền
IV. Trang thiết bị, dụng cụ của tổ buồng. Cách bài trí sắp xếp và bảo quản.
Dụng cụ, thiết bị lao động của nhân viên buồng
Để các nhân viên buồng làm việc có hiệu quả, khách sạn đã đầu tư không nhỏ để mua sắm các loại dụng cụ lao động từ thô sơ đến hiện đại để hỗ trợ cho công việc nhanh chóng và năng suất hơn. Có 3 loại thiết bị
a. Thiết bị đẩy tay
-Loại thiết bị này để chở các loại dụng cụ trải sàn, giúp nhân viên lấy và sử dụng thuận tiện các loại dụng cụ thích hợp trong khi làm việc. Đó chính là loại xe đẩy bằng tay chuyên dùng.
Dụng cụ cầm tay
Loại dụng cụ này không sử dụng điện
-Chổi quét thảm, chổi cọ sàn nhà vệ sinh, chổi lau nhà, chổi quét trần, chổi quay
-Xô đựng rác, xẻng hót rác
-Gậy lau sàn, giẻ lau nhà khô, ướt
-Bàn chải, chổi lau
-Trang phục lau nhà, găng tay cao su
Các loại máy
Loại này phải sử dụng điện
-Máy hút bụi khô
-Máy hút bụi ẩm
-Máy làm sạch thảm
-Máy khử mùi
Ngoài ra còn có các hộp đựng hoá chất tẩy rửa
2.Trang thiết bị tiện nghi trong phòng
Trang thiết bị trong phòng vệ sinh
-Vòi tắm hoa sen
-Bàn cầu bệt có nắp
-Chậu rửa mặt (Lavabô)
-Bình nóng lạnh
-Bệ đựng xà phòng
-Cốc đánh răng
-Giá treo khăn mặt, khăn tắm
-Mắc treo quần áo
-Gương soi (ở trên Lavabô)
-Hộp đựng giấy vệ sinh và cuộn giấy vệ sinh
-Thùng rác nhựa có nắp
-Xà phòng tắm, kem đánh răng, bàn chải…
-Túi đựng đồ giặt là
Trang thiết bị trong phòng ngủ
-Đồ vải
+ ga phủ đệm, ga đắp, ga giường
+ gối, vỏ gối
+ chăn len, chăn bông, màn, đệm
+ Rèm phủ TV, rèm cửa
+ khăn trải bàn, thảm
-Đồ gỗ
+ giường 1,2*2,2 và 1,6*2,2
+ tủ đựng quần áo
+ kệ đựng TV
+ tủ để đầu giường
+ bàn ghế uống nước, bàn ghế làm việc
+ hộp đựng màn
-Đồ điện
+ hệ thống đèn chiếu sáng và đèn ốp tường
+ điều hoà, quạt, điện thoại
+ tủ lạnh, ti vi
+ ổ điện, quạt thông gió
-Đồ sứ, thuỷ tinh
+ cốc, tách uống chè
+ hộp đựng chè, bình nước
+ gạt tàn, lọ hoa
Một số thiết bị khác: dép đi trong nhà, danh bạ, dụng cụ mở nút chai, bút, tem thư, giấy…
Cách bài trí, sắp xếp
-Căn cứ vào diện tích phòng mà khách đề ra những yêu cầu để bài trí tiện nghi cho phù hợp theo tiêu chuẩn hạng phòng.
-Giường: không là đối diện gương, cửa ra vào. Một đầu giường là gần sát tường (cách 10cm), 3 phía còn lại là trống. Không kê giường gần tủ lạnh, điều hoà, mặt đối diện cửa sổ.
-Bàn uống nước tuỳ vào cấu trúc diện tích phòng mà xếp cho phù hợp để khách có thể quan sát toàn bộ phòng. Trên bàn có xếp ấm chén, cốc, bình nước, lọ hoa.
-Tủ quần áo: kê ở góc hoặc sát tường, trong tủ có mắc treo. Dép đi trong nhà phải đặt cạnh chân tủ. Tủ tường có khoá chắc chắn để bên tay phải giường. Tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào diện tích phòng.
-Tủ lạnh: đặt ở góc nhà cách tường 15cm.
-Ti vi: đặt trên kệ, xếp ở chỗ khi khách nằm trên giường vẫn xem được, vừa tầm mắt không có ánh sáng chiếu vào.
-Tủ đầu giường: đặt ở bên trái hoặc bên phải giường. Trên tủ đặt báo, tập gấp, đèn ngủ. Trong ngăn kéo để bút, giấy…
-Bàn làm việc: đặt gần cửa sổ đảm bảo đủ ánh sáng.
-Quạt, hệ thống điện, ổ cắm, công tắc bật phải bố trí đảm bảo an toàn thuận tiện khi sử dụng.
Cách bảo dưỡng và sử dụng trang thiết bị
Việc bảo dưỡng trang thiết bị cần đảm bảo những nguyên tắc:
-Nhân viên sử dụng phải biết qui trình bảo dưỡng, cất giữ thiết bị
-Thiết bị phải được dùng đúng chức năng, tác dụng của nó
-Hàng ngày phải được lau chùi sạch sẽ, đặt ở nơi khô ráo
-Kiểm tra trước và sau khi sử dụng, nếu có khuyết tật phải ghi chép báo lại ngay
-Kiểm tra bảo dưỡng máy móc theo định kì, các thiết bị khi mua phải có đầy đủ các thông số như ngày mua, loại máy, seri máy, ngày sử dụng, chu kì bảo dưỡng…
-Phải lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Ngoài việc bảo dưỡng thiết bị, phải thường xuyên kiểm tra mức an toàn của trang thiết bị. Huấn luyện nhân viên cách sử dụng và vận hành an toàn
*Chú ý: Với các thiết bị của nhân viên buồng phải có:
+ Móc để treo gậy, bàn chải
+ Có giá kệ cần thiết để xếp, đặt thiết bị
+ Có chỗ để xếp các loại xô chậu
+ Có chỗ riêng để xếp các loại hoá chất
ý nghĩa: biết cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị nhằm hạn chế mức thấp nhất sự cố xảy ra gây nguy hiểm cho khách. Tăng độ bền của thiết bị, hạn chế bớt chi phí.
V. Qui trình , kĩ thuật phục vụ buồng .
1. Qui trình kĩ thuật phục vụ buồng .
Gồm 4 giai đoạn khép kín : chuẩn bị đón khách đến đón khách , bàn giao phòng đến phục vụ khách đến tiễn khách , nhận giao phòng đến chuẩn bị đón khách …
Để nâng cao chất lượng và uy tín cho khách sạn ngoài các dịch vụ buồng là điều tất yếu .
Chuẩn bị đón khách : Nhận được phiếu báocủa lễ tân về số lượng , số phòng , quốc tịch , hạng phòng … của khách lưu trú . Nhân viên buồng lập tức đi kiểm tra và làm vệ sinh phòng :
Nếu phòng tốt , an toàn , sạch sẽ thì nhân viên gọi điện thông báo cho lễ tân để xếp phòng cho khách và cho khách nhận chìa khoá phòng .
Nếu phòng chưa vệ sinh xong , thiếu thiết bị phải bổ xugn kịp thời để đón khách . NHưng nếu phòng hỏng không sửa vhữa kịp thì nhân viên buồng phải báo với lễ tân để xếp phòng khác cho khách với loại hạng , giá tương đương .
Đón khách, bàn giao phòng : khi khách lên phòng , nhân viên buồng sẽ dẫn khách vào phòng , tự tay mở cửa mời khách vào : vào sổ theo dõi khách đến.
Nếu khách đi theo đoàn : lễ tân đưa khách lên , tổ trưởng buồng cung với nhân viên đưa khách vào những phòng khách đã đặt trước .
Nếu khách riêng lẻ : nhân viên buồng mở cửa mời khách vào phòng , mang hành lí vào phòng cho khách .
Sau khi vào phòng , bằng sự khéo léo , nhân viên sẽ giới thiệu các tài sản thiết bị trong phòng cho khách biét cáh sử dụng . trước khi ra khỏi phòng nhắc khách khoá cửa và gửi chìa khoá lại chỗ lễ tân . Nếu khách sử dụng dịch vụ gì đềg nghị khách kí hoá đơn để thuận tiện khi thanh toán .
Phục vụ khách : khách đến nhận phòng là bắt đầu hình thành mối quan hệ giữa người mua , người bán . Vì thế đòi hỏi người phục vụ phải thep dõi diễn biến tâm lí , thị hiếu của khách để đáp ứng nhu cầu của khách trong điều kiện cho phép . Hàng ngày nhân viên buồng sẽ vào làm vệ sinh phòng và thay thế đồ dùng cho khách …
Nhận bàn giao phòng , tiễn khách : được thông báo của lễ tân về ngày đi của khách , tổ buồng sẽ nộp toàn bộ biên lai giấy tờ cho lễ tân làm hoá đơn tổng hợp .
Đến giờ khách trả phòng , lên giúp khách bao gói hành kí , đồng thời kiểm tra lại thiết bị tài sản trong phòng . Nhắc khách chú ý không bỏ quên đồ đạc . Khách rời khỏi phòng chào tiễn khách , sau đó gọi xuống lễ tân rằng khách đã trả phòng .
Quay lại làm vệ sinh phòng chuẩn bị đón khách mới . Vào sổ sách liên quan .
2. Qui trình khĩ thuật vệ sinh buồng khách .
Qui trình kĩ thuật vệ sinh buồng khách là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng của phòng , tạo sự thoải mái cho khách trong thời gian lưu trú đồng thời kéo dài tuổi thọ của trang thiết bị . Thông qua việc vệ sinh phòng , nhân viên thể hiện sự tôn trọng khách cũng chính là biểu hiện trình độ văn minh , thẩm mĩ của nhân viên khách sạn , từ đó gây cảm ình của khách và giữ chân khách đến với khách sạn .
Khi làm vệ sinh phòng khách cần đảm bảo đúgn các tiêu chuẩn vệ sinh , không gây phiền hà cho khách . Vào phòng khách làm vệ sinhluôn phải có 2 người :
Vào phòng khi khách đi vắng : nhân viên phục vụ buồng phải :
- Kiểm tra núm khoá xem có an toàn không ?
- Gõ cửa ba tiếng để đề phòng còn có người trong phòng .
- Sử dụng chìa khoá của tổ mở cửa hé xem có người trong phòng không . - Nếu không có ai thì mở hẳn , vào phòng .
- Vào phòng khi khách còn trong phòng :
Khách treo biển “không làm phiền” thì nhân viên bỏ qua . Đợi khi khách xong việc sẽ gọi hỏi xem khách cần gì không ?
Khách treo biển “Mời vào” , nhân viên gõ cửa ba tiếng đợi khách cho vào mới được vào phòng làm vệ sinh .
Khách không treo biển nhưng có trong phòng nhân viên kiểm tra xem cửa cókhoá trong không . Gõ cửa cho đến khi khách trả lời . dùng khoá mở cửa vào , hỏi xemkhách cần gì không ?
Hai nhân viên cùng vào phòng khách , một người sẽ vệ sinh phòng vệ sinh , một người làm vệ sinh phòng ngủ .
Trước khi vào vệ sinh phải chuẩn bị đâỳu đủ dụgn cụ làm vệ sinh và đồ dùng thay thế cho khách .
2.1 Trình tự làm vệ sinh phòng ngủ .
Sau khi đã vào phòng , nhân viên làm vệ sinh buồng ngủ theo trình tự sau:
Bật đèn , kéo rèm cửa sổ , mở cửa sổ , lau cửa sổ .
Bật quạt , hặc điều hoà .
Dọn giường : vắt màn , gấpgọn chăn cho vào tủ . lột vỏ gối cho vào túi giặt là , ga .
Thu dọn cốc tách đưa vào phòng vệ sinh để cọ rửa .
Thu thảm chân giường , dép đi trong nhà .
Dọn đồ phế thảo trong ngăn kéo , trên bàn .
Tắt quát , điều hoà rồi lau chùi các thiết bị từ cao xuống thấp , từ trong ra ngoài . Khi lau kiểm tra xem có bị hỏng chỗ nào không .
Lật đệm đập bụi , quét nhà .
Làm giường theo mùa cho khách .
Đặt đồ dùng đã được vệ sinh sạch vào vị trí cũ .
Đóng cửa sổ , bật quạt , lau nhà .
Đặt nước uống , bồn đựng rác , thảm vào đúng vị trí .
Kðo rèm cửa , tắt quạt , tắt đèn.
2.2 :Quy trình kĩ thuật làm giừơng
1 : Quy trình kĩ thuật vắt thả màn (màn cánh gà hoặc màn hợp gắn liền tường
a : Quy trình kĩ thuật thả màn
- Đứng trên đầu giường dung dong dọc kaéo rèm lật nắp hộp nhấc sào màn ra ,đẩy cánh gà chố sào màn tung màn đều bố n góc giắt màn đầu giường thuộc cánh gà , chân giường cạnh cửa giường , làm mối cửa giường
Yêu cầu không trùng quá , căng quá
b : Quá trình kĩ thuật giắt màn
- Nhấc toàn bộ ,nhấc soà màn , cán gà ngắn đẩy vào trước , dìa đẩy ra sau gáp đôi màn cuốn vào sào ,để vào trong hộp ,thoá chốt ,lật nắp hộp
Yêu cầu
- Màn vắt song nằm gọn trong hộp , nắp hộp không bị lệch kênh , màn khong sô ra ngoài
2: Quá trình trải giường
a :Trải giường mùa hạ:
Cần hai ga (ga phủ đệm , ga đắp bằng vải côtton màu trắng ) một ga phủ giưòng .
- quy trình kĩ thuật làm giường :
+ lồng gối :luồn tay vào vỏ gối dùng một tay còn lại bóp chặt một đầu lõi gối cho vào vỏ gối . Sau đó nắn lại cho cân
+ Trải ga phủ đệm : Dặt ga voà giữa giữa gường – tung cho ga phủ bốn góc giường – nâng đệm – bẻ gấp gọn vuông góc với đầu giường – chỉnh ga cho phẳng- vuốt gấp nốt hai góc còn lại
+ Đặt gối : đật ở giữa nếu là giường đơn , đặt hai gối nếu là giường đôi
+ Trải ga phủ đệm mặt trái quay lên trên trùm khoảng hai phần ba gối – bên cửa giương gập hết 40-50cm lên trrên – bên kia dắt toàn bộ xuống giường – bẻ góc phần còn lại .
*Chú ý :Khi làm xong phải chỉnh góc cho vuông ga phẳng không nhăn .
b :Trải giường mùa thu
Có thêm một chăn len
+ Làm giống các bước trải giường mùa hè sau đó trải ga đắp (để nguyên không gấp cửa giường )
+ Trải chăn len : tung chăn len sao cho mép chăn thẳng mép giường – lật phần ga phía trên gối xuống – làm cử giừơng phủ lên chăn len
c: Trải giương mùa đông
Có thêm một chăn bông
+ làm giống trải giừơng mùa thu
+ Gập chăn bông theo kiểu dẻ quạt , mặt phải vào trong .
chú ý : nếu chỉ có một người làm giường làm như sau :
+ lồng gối
+ Đặt ga ở 1/2 giường , sống ga ở giữa – trải ra cả giường – gập gọn bốn góc
+ đặt gối – trải ga phủ đệm
+ Gập chăn len để sống chăn quay về phía mình đặt chăn ở nửa bên kia giường rồi trải đều .
2.3 Trình tự làm vệ sinh phòng vệ sinh .
1) Mở cửa , bật đèn , bật quạt thông gió .
2) Xả nứơc vào toa lét .
3) Thu tất cả dụng cụ sử dụng một lần : Khăn mặt , khăn tắm , xà phòng , dầu gội , thuốc đánh răng , bàn chải cùng đồ phế thải mang ra ngoài .
4) Lau bìnhnóng lạnh , đèn , giá kính , vòi hoa sen .
5)Cọ rửa dụng cụ của tổ buồgn ở phòng ngủ mang vào (cốc tách , lọ hoa , gạt tàn …) .
6) Cọ tường vòi nước , thành lavabo (phía ngoài vào trong ) , xả nước , lau khô .
7) Cọ bồn tắm ( từ trong ra ngoài ) .
8) Cọ toalét ( không được vất bất cứ vật gì vào toalét ngoài giấy vệ sinh và tàn thuốc lá) .
9) Hốt cặn , rác trên sàn nhà tắm .
10) Cọ sàn vệ sinh đến tắt đèn .
Sau khi đã vệ sinh phòng xong , nhân viên kiểm tra lại lần cuối , tăt hết đèn trước khi ra khỏi phòng . Khoá cửa lại cẩn thận , an toàn .
3: Tiêu chuẩn vệ sinh trong bộ phận buồng .
Tiêu chuẩn vệ sonh phòng ngủ .
Toàn bộ hành lang , cầu thang sàn nhà sạch không bụi bản , vết ố , mùi hôi …
Đồ vải ( ga , rem cửa , gối …) phải sạch không vết ố rách , phải phẳng không mùi hôi …
Đồ gỗ phải bóng không mốc , không sứt mẻ . ở khe kẽ không có bụi , không có côn trùng , mạng nhện …
Đồ điẹn : đảm bảo hoạt động tốt , không mạng nhện …
Đồ thuỷ tinh : phải sngs bóng , không mờ , không bụi , không sứt mẻ. Bình nước không có cặn , không mùi lạ .
Nước uống phải tiệt trùng .
Thùgn rác , dép trong nhà phải sạch .
Tổ chức vệ sinh trong phòng vệ sinh .
Không có mùi hôi tanh , chân tường phải sáng bóng không vết ố bẩn không côn trùng mạng nhện , đảm bảo khô ráo .
Tất cả thiết bị bồn tắm lavabo , cầu bệt , hệ thống cấp thoát nướcđầy đủ không sứt mẻ , dáng bóng ,thoát nước tốt , không rò rỉ , hoen ố .
Giá để treo khăn tắm , khăn mặt sạch không hoen ố đảm bảo chắc chắn .
Hộp đựng xà phòng , vệ sinh và vật thay thế phải để đúng vị trí cho khách sử dụng .
Khăn tắm , khăn mặt phải khô , không mùi hôi , ố rách .
Cửa phòng sạch không côn trùgn , mạgn nhện .
Tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân người phục vụ .
- Ăn mặc đúg trang phục , đeo phù hiệu , quần áo không nhăn nhúm , sút chỉ đứt cúc , không mùi hôi .
- Thân thể sạch sẽ , đầu tọc gọn gàng . Khi làm vệ sinh đeo khẩu trang , găng tay để đề phòng bệnh truyền nhiễm .
- Chấp hành nghiêm chỉnh việc thực hiện kiểm tra định kì sức khoẻ theo định kì của khách sạn .
:Tiêu chuẩn vể sinh thức ăn , đồ uống .
Thức ăn đồ uống cần đảm bảo định lượng , định tính , đảm bảo vệ sinhtinh khiết không có mùi lạ .khi bê không chồng các đĩa thức ăn lên nhau ,khong chạm ngón tay vào thức ăn . Không cầm vào miệng chén , đầu đũa , đầu thìa … Khi cầm phảicáo khăn lót
- Đồ uống bị vẩn đục , mùi vị là phải loại bỏ
Hoa quả tươi không bị sâu dập , ủng thối song lau khô .
3.5: Tiêu chuẩn vẹ sinh dụng cụ là vệ sinh
- Thiết bị phải thuận tiện cho người sử dụng
- Các loại hoá chất tẩy rửa phải được dùng đúng liều lượng không gây độc hại .
- Các dụng cụ khăn lau , chổi phải đầy đủ không quá cũ .
- Tất cả các thiết bị làm vệ sinh nếu không đủ tiiêu chuẩn , cũ hoặc khôngđược sử dụng .
Tóm lại : Phòng khách là một sản phẩm chính mà một cơ sở kinh doanh lưu trú bán cho khách . Nhà buông đống một vai trò lớn hơn bất cứ một bộ phận nào khách trong công việc bảo đảm các sản phẩm này hoạt động tốt, nó là yếu tố để thu hút , giữchân khách . Nhân viên buồng phải tuân theo hàng loạt những quy tắc chi tiết đối với vệ sinh phòng , tiếp cận một phương pháp có thể tiết kiệm thời gian năng lực, làm giảm sự thiệt hại, bảo đảm chất lượng cho phòng khách .
VI: Những tình huống đặc biệt xảy ra trong bộ phận buồng
1 : Khách phàn nàn về chất lượng phục vụ
- Nhân viên bình tĩnh lắng nghe ý kiến cả khách .Sau đó xin lỗi vì đã không làm khách hài lòng .Tiếp theo , giải thích cho khách hiểu để khách thông cảm .
- Rút kinh nghiệm ,sửa chữa để lần sau phục vụ tốt hơn .
2 : Khách bị mất tài sản
- Nhân viên chia sẻ trấn an khách
- Hỏi xem khách đã đi đâu để xác định nơi mất của .
- Cùng khách tìm đồ của họ ở trong phòng khách
- Gọi bảo vệ khách sạn lên lập biên bản và báo cho tổ buồng biết để tìm cách giả quyết
- Xác định rõ việc mất tài sản là do ai để tránh trường hợp khách sạn phải chịu bồi thường mà không phải lỗi do mình .
3: Khách bỏ quên tài sản khi rời khách sạn
- Phát hiện tài sản của khách bỏ quên mà khách đã rời khách sạn thì nhân viên nhặt được tài sản phải báo ngay với tổ trưởng và tiến hành lập biên bản về số tài sản khách bỏ quên .
- Báo xuống cho bộ phận lễ tân để lễ tân liên lạc với khách qua địa chỉ nhằm trả lại đồ cho khách .
- Trong biên bản phải ghi rõ tên tài sản , đặc điểm ,vị trí nơi nhặt ,phòng khách …bỏ quên , khi giao lại phải niêm phong có chữ kí của cả người nhặt được với người giữ .
- Khách đến nhận tài sản phải xuất trình giấy tờ ,mô tả được đặc điểm của đồ vật . Khi nhận lại phải cho khách kí nhận
4 : Khách để quên chìa khoá phòng ( làm mất )
Khách báo làm mất chìa khoá phòng, nhân viên gọi xuống cho lễ tân khách đã gửi chìa khoá phòng cho bộ phận lễ tân chưa . Nếu không có phải gọi bảo vệ để tiến hành lập biên bản về ngày giờ mất, giờ làm mất, hiện trrạng phòng khi mở cửa …
Cùng với khách tìm lại ở nơi khách đã đi .
Cho khách kí vào biên bản để sau thanh toán khoản phải đền bù nếu phải thay chìa khoá phòng
Giao cho khách chìa khoá phòng dự trữ .
Vào sổ trực những thông tin liên quan .
5: Người lạ vào phòng khách
* Khách đưa người lạ vào phòng
- Nhắc nhở khách khéo léo để khách không tiếp khách lâu trong phòng và để lần sau khách không đưa người lạ vào phòng
- Khi nhắc nhở người khách nên chú ý quan sát xem ở người khách lạ có biểu hiện bất thưòng không . Nếu cảm thấy nghi ngờ nhân viên càn chú ý quan sát để đề phòng bất trắc xảy ra để hỗ trợ kịp thời .
* Người lạ đến tìm khách trú ngụ tại khách sạn .
- Khi thấy người lạ vào khu vực lưu trú của khách nhân viên buồng phải điện hỏi lễ tân xem họi có là khách mới của khách sạn không . Nếu không phải nhân viên mời khách ra khỏi khu vực kinh doanh lưu trú .
- Nhân viên có thể nói với khách nếu muốn gặp khách ở trong khách sạn thì phải xuống quầy lễ tân ,nhân viên lễ tân sẽ gọi điện cho khách ở trong phòng .Nếu không khách có thể tiếp bạn tại phòng chờ của khách sạn .
6: Khách say rượu , khách cảm đột ngột
- Nhân viên phát hiện khách trở vềphòng trong trạng thái say ,không có ý thức gì thì phải giúp đưa khách về phòng dùng thuốc hoặc phương pháp phù hợp làm cho khách dã rượu và để họ nghỉ ngơi . Sáng hôm sau , nhân viên phục vụ cần lên phòng để kiểm tra xem khách có bị mệt hoặc cần gì không .
- Khách bị mệt ,nhân viên gọi cho nhân viên y tế lên khám cho khách . Nếu làcảm nhẹ ,nhân viien buồng giúp khách uống thuốc theo đơn và chú ý theo dõi khách cho đén khi khỏi. Nếu cảm nặng cùng với nhân viên y tế cho khách nhập viện .
7 : Khu vực của khách lưu trú sảy ra hoả hoạn :
- Ttrước khi khách nhận phòng ,nhân viên buồng nhắc khách để chìa khoá cố định một chỗ nhầưm đề phòng nếu có hoả hoạn thì khách có thể tìm được chìa khoá ngay để mở cửa thoát ra ngoài .
Nhân viên buồng phải nắm vững sơ đồ khu vực lưu trú (cầu thang ,cửa thát hiểm ,bình cứu hoả ….)
Khi xảy ra hoả hoạn thì nhân viên phải báo động cho khách sạn kịp thời đến dập lửa chữa cháy , trấn an khách .
+ Tìm cách đưa khách thoát ra ngoài khu vực bị cháy . Cố gắng tránh nguy hiểm đến tính mạng của khách .
+ Nếu chẳng may bị kẹt trong phòng không thoát được ra ngoài thì lấy hết đồ vải trong phòng nhúng nước cài vào khe cửa để chống khói . hướng dẫn khách nằm xuống sàn để có đủ ô xi thở trong khi chờ người đến cứu .
- Sau khi đã quahoả hoạn ,nhân viên phải tìm cách động viên trấn an để khách bình tĩnhvà xếp chỗngủ cho họ .
* Hoả hoạn trong khách sạn là điều rất nguy hiểm vì ỏ đây tập trung nhiều người với những thiết bị điện dễ gây nổ . Cách tốt nhất là khách sạn phải xay dưngj hệ thống cháy chữa cháy hiệu quả . Luôn giáo dục ý thức cẩn thận an toàn cho nhân viên để tránh gây cháy nổ .
8 :Khách vi phạm pháp luật
Nhân viên buồng thấy khách lợi đụng phòng khách sạn để dấu ma tuý , để buôn lậu ..phải báo ngay cho bộ phận bảo vệ và lãnh đạo khách sạn để xin hướng giải quyết .
Quản lý khách sạn có thể báo công an địa phương đến lập biên bản , nhân viên buồng có trách nhiêm khai báo đúng sự thật đầy đủ .
9: Mang nhầm đồ dùng hành lí của khách
Khách phát hiện đồ dùng ,hành lí của khách do nhân viên mang không đúng , nhân viên buồng phải kiểm tra lại xem có chính xác không . nếu đúng là nhầm lẫn phải xin lõi khách ngay và hứa sẽ tìm lại đồ trả lại cho khách trong thời gian ngắn nhất . N nếu có mất mát gì do lỗi của nhân viên thì khách sạn phải chịu bồi thường chi phí cho khách .
10: Khách đột tử trong khách sạn
Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có . Nếu gặp phải trường hợp như thế nhân viên phụ vụ buồng cần phải bình tĩnh để :
Báo cho lãnh đạo biết để họ thông báo cho chính quyền địa phương và bác sĩ phápy đi cùng .
Cùng với công an lập biên bản ghi rõ tình trạng hiện trường nơi khách đột tử . Và biên bản về tài sản cả khách .
Các nhân viên khách phải trấn an những khách khác ở gần khu vực đó .
11: Khách yêu ccầu dịch vụ mà khách sạn không thể đáp ứng được
Trong quá trình làm việc nhân viên buồng sẽ gặp phải những yêu ccầu không thể đáp ứng từ mmột só khách như mại dâm , vận chuyển hàng cấm … Gặp phải tình hống này nhân viên phòng phải hết sức tế nhị đồng thời có thái độ khen quyết gạt bỏ yêu cầu của khách . Nói rõ qui định của khách sạn không cho phép đáp ứng nhu cầu đó của khách vì vậy đề nghị khách và bản thân mình phải chấp hành .
Ngoài nững tình huống trên trong khách sạn còn xảy ra rất nhiều tình hống khác nhau cần phải giải quyết .Khi gặp những tình huống đặc biệt nhân viên phải bình tĩnh ,linh hoạt để giải quyết êm đẹp tránh gây ầm ĩ , ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn .
Dịch vụ ăn uống lưu trú sinh ra do yêu cầu ăn ngủ của khách , nó phụ thuộc vào các yếu tố :
Khả năng thanh toán
- Thời gian lưu trú
- Chất lượng của các dịch vụ
- Thói quen tiêu dùng (đặc điểm tâm lí của khách )
- Số lượng khách
Vì thế trong kinh doanh khách sạn du lịch các nhà kinh doanh cần chú ý xác định rõ thị trường , mục tiêu để đưa ra được chính sách giá cả vơí chất lượng sản phẩm phù hợp . Ngoài việc chú ý đến phong cách kiến trúc trang trí nội thất của khách sạn còn đòi hỏi phong cách thái độ của nhân viên phục vụ phải thể hiện được tính văn minh lịch sự . Bên cạnh đó phải đảm bảo thực hịên đúng các quy trình kĩ thuật phục vụ khách .
VII. quy trình kỹ thuật phục vụ một lượt khách lưu trú
Sau khi nhận được thông tin của lễ tân về số lượng khách , quốc tịch , thời gian lưu trú, thời gian đến số lượng phòng và một số yêu cầu của khách tổ buồng phải kiểm tra vệ sinh(nếu làm rồi phải kiểm tra lại và làm sơ qua, nếu phòng chưa làm vệ sinh thì phải làm vệ sinh ngay. Phải kiểm tra tranh thiết bị đồ dùng trong phòng đã đủ chưa và đã đặt đúng vị trí chưa. Nếu trường hợp trang thiết bị không an toàn thì phải báo ngay cho tổ sửa chữa, trường hợp không sửa chữa ngay được phải báo cho lễ tân không bố trí khách vào phòng đó. Nếu trang thiết bị tiện nghi thiếu phải bổ sung ngay và sắp xếp đúng vị trí. Sau đó phải kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện có an toàn không. Khi đã kiểm tra tình trạng phòng phải báo ngay cho lễ tân để chuẩn bị việc đón khách.
Vd: 2 giờ chiều hôm nay có đoàn khách Quảng Ninh đến thuê 8 phòng , môi phòng 3 người trong đó có 5 phòng cho nam và 3 phòng cho nữ, thời gian ở là 5 ngày 4 đêm. Trong thời gian đó họ có nhu cầu ăn uống tại phòng lúc 7h30’.
Chuẩn bị đón khách và bàn giao phòng.
Đối với khách quen (thường xuyên đến nhà khách) đối với khách quốc tế nhân viên lễ tân sẽ đưa chìa khoá phòng cho khách. Sau đó nhân viên lễ tân, nhân viên trực tầng, bảo vệ mang vác hành lý cho khách. Sau đó mở khoá phòng cho khách.
Đối với khách nội địa đi theo đoàn. Lễ tân sẽ thông báo cho tổ buồng, nhân viên buồng cùng với bộ phận lễ tân xuống để đưa khách lên phòng. Đồng thời cùng với trưởng đoàn để bố trí sắp xếp phòng cho khách và nhân viên bảo vệ sẽ xuất hành lý cho khách.
Nếu là khách quan trọng thì cả tổ buồng cả lễ tân và nhân viên đều đưa khách lên phòng. Bật đèn bảo vệ trước cửa để cho khách biết và mở khoá phòng. Giới thiệu với khách vị trí sắp xếp và cách sử dụng. Bằng sự khéo léo của mình nhân viên sẽ giới thiệu với khách về các tài sản hiện có trong phòng, về mặt số lượng và chất lượng (tuỳ từng đối tượng mà ta giới thiệu).
Khi giới thiệu với khách thì phải giới thiệu từ ngoài vào trong, từ trái sang phải theo 1 vòng tuỳ theo kết cấu bố trí của từng phòng. Đối với khách nước ngoài phải giới thiệu với họ vị trí và cách sử dụng công tắc đèn để họ biết. Song đến phòng ngủ trước hết phải bật điều hoà và giới thiệu với khách cách sử dụng (tuỳ từng đối tượng mà giới thiệu).
Vd: Mùa hè nhiệt độ rất nóng, ta phải để điều hoà ở mức độ trung bình 23oC để khách cảm thấy thoải mái khi ở trong phòng.
Khi đến chỗ tivi, bật tivi để chứng tỏ tivi có hoạt động, để điều khiển ngay bên cạnh tivi để khách thấy là có điều khiển. Mở tủ lạnh giới thiệu với khách trong đó đã có đầy đủ nước ngọt, bia … nếu khách có cần gì thêm thì đáp ứng yêu cầu của khách. Đồng thời phải nhắc khéo họ nếu dùng thêm các dịch vụ nào xin vui lòng ghi vào hoá đơn, và nhắc thêm khách về nội quy trong nhà khách (không uống bia rượu say, không đun nấu trong phòng, không giặt là tại phòng…)
Đối với khách nội địa phải hướng dẫn họ cách sử dụng của các tài sản trong phòng để kéo dài tuổi thọ của tài sản. Trong phòng của khách bao giờ cũng để dép nhựa đi trong phòng. Nhắc nhở khách đây là dép đi trong nhà không được đi ra ngoài, đồng thời nhắc nhở khách phải giữ vệ sinh chung, không được hút thuốc khi nằm trên giường, không giặt là trong phòng mà phải để đồ vào giỏ để nhân viên chuyển xuống cho bộ phận giặt là.
vd: đây là giỏ đựng đồ giặt là. Nếu quí khách có nhu cầu giặt là thì để đồ vào giỏ và giao cho bộ phận giặt là.
Hướng dẫn khách sử dụng vòi nóng lạnh, điều hoà cho vừa phải, hướng dẫn khách bỏ màn trước khi đi ngủ. Nhắc khách khi đi ra ngoài phải tắt đèn, quạt, điều hoà …
Vd: Đây là chìa khoá phòng của ông (bà ) khi đi ra ngoài ông (bà) nhớ tắt khoá điện và khoá cửa cận thận.
Hỏi khách xem họ có cần phục vụ gì thêm không. Sau đó giao chìa khoá phòng cho khách, chúc khách những điều tốt đẹp nhất. Đi ra và đóng cửa một cách nhẹ nhàng. Sau đó quay về phòng lễ tân và vào sổ theo dõi khách. Trong quá trình phục vụ khách tại nhà khách nhân viên buồngphải nắm bắt nhanh tâm trạng, nhu cầu và sở thích của khách để tiện cho công việc phục vụ .
Trong thời gian lưu trú
Hàng ngày nhân viên bụồng phải thay đồ dùng cần thiết cho khách như bàn chải đánh răng, xà phòng và ga gối. Đồng thời chuẩn bị các dụng cụ chuyên môn để làm vệ sinh phòng cho khách.
Cung cấp nước uống hàng ngày cho khách .
Đáp ứng các nhu cầu bổ sung khi khách muốn như : phục vụ ăn tại phòng, tổ chức sinh nhật …
Trong quá trình làm vệ sinh phòng cho khách thì đồng thời phải tiến hành kiểm tra các trang thiết bị xem có hỏng không để kịp thời sửa chữa và thay thế.
Buổi tối, sau bữa ăn nhân viên buồng phải sắp xếp ga gối, thả màn, kiểm tra nước uống của khách để tiếp thêm. Đồng thời phải kiểm tra tình trạng các phòng,theo dõi thời gian đi lại của khách để đảm bảo an toàn cho khách và nhà khách.
Nhận bàn giao phòng và tiễn khách
Được thông báo của lễ tân về ngày đi của khách tổ buồng sẽ nộp toàn bộ biên lai giấy tờ, hoá đơn của khách chuyển cho bộ phận lễ tân làm hoá đơn tổng hợp
Giúp khách bao gói hành lý hoặc mua đồ
Đến giờ khách trả phòng thì nhân viên buồng kiểm tra lại một lần nữa các trang thiết bị tài sản trong phòng
Nhắc nhở khách chú ý đế những đồ đạc của mình tránh tình trạng bỏ quên
Sau khi khách đã làm xong các thủ tục thì nhân viên buồng thông báo với bộ phận mang vác hành lý xuống giúp khách
Khi khách rời khỏi nhà khách phải chào, tiễn khách và hẹn gặp lại
Vd: Chúc ông bà lên đường thượng lộ bình an. Mong gặp lại ông bà trong thời gian ngắn nhất.
Quay về làm vệ sinh phòng để đón khách mới
Phần III. kết luận
I đánh giá tình hình kinh doanh của nhà khách
Nhà khách tổng liên đoàn từ khi thành lập cho đến nay đã đạt được những thành quả hết sức to lớn. Trong những ngày đầu tiên bước vào hoạt động của nhà khách đã gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất và các dịch vụ. Nguồn đầu tư chỉ có giới hạn nhưng nhà khách tổng liên đoàn với vị trí khá thuận lợi về giao thông và một đội ngũ nhân viên có tay nghề cao luôn luôn học hỏi để tự hoàn thiện mình vì vậy nhà khách đã dần đi lên. Điều này được chứng minh với số lượng đến ở nhà khách (ngoài lượng khách cố định của công đoàn , nhà khách còn phục vụ được nhiều lượt khách vãng lai , tiệc cưới … ) Ngoài ra nhà khách còn có một số dịch vụ khác như : bán vé máy bay, bar, massage …
Tuy mới hoạt động được 6 đến 7 năm nhưng nhà khách nhờ kinh doanh đạt hiệu quả nên đã xây thêm được một khu nhà 6 tầng ở bên cạnh và mở được thêm các dịch vụ vui chơi giải trí
Tăng cường hoàn thiện và đổi mới hơn nữa sự đồng bộ của các trang thiết bị để cạnh tranh trên thị trường
Nâng cao công tác quản lý và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các công nhân viên .
Tăng cường quảng cáo nhằm thu hút khách để nâng cao doanh thu phát triển nhà khách.
II đề xuất ý kiến
Với tình trạng hiện nay, rất nhiều các khách sạn mọc lên do đó nhà khách phải đưa ra những chi tiêu, hướng đi riêng cho mình
Luôn luôn phải nắm bắt được thông tin có liên quan tới việc kinh doanh của nha khách
Chủ động tìm các biện pháp thích hợp để đón trước thuận lợi tránh việc rủi ro trong kinh doanh
Luôn nâng cao mở rộng phát triển kinh doanh . Thường xuyên quan tâm đánh giá tới chất lượng dịch vụ đặc biệt là con người và cơ sở vật chất
Không ngừng tổ chức học tập bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao chuyên môn, trình độ quản lý , ngoại ngữ, phong cách phục vụ, phẩm chất đạo đức
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , luôn tìm ra các sản phẩm và khung cảnh thật mới lạ độc đáo
Không ngừng nâng cao cơ sở vật chất cải tạo lại những khu nhà đã quá cũ
Về tình hình kinh doanh của nhà khách tướng đối ổn định về mọi mặt. Tuy còn nhiều mặt hạn chế xong có những bước thuận lợi. Chính vì vậy nhà khách đã dựa vào những thuận lợi đó mà khắc phục những khó khăn chung của toàn ngành
III Nhận thức
Từ những lý thuyết mà em đã học được ở trên lớp và qua thời gian thực tập ở bộ phận buồng và bàn đã giúp em hiểu được phần nào công việc của những người làm kinh doanh nhà khách cũng như các nhiệm vụ ở các bộ phận. Tuy mỗi bộ phận đều có chức năng, nhân viên riêng nhưng đều góp phần vào việc đem lại doanh thu cho nhà khách. Thông qua phong cách phục vụ của người nhân viên mà khách đánh giá về nhà khách cũng như bản thân người nhân viên. Vì người nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách và họ luôn tìm hiểu các nhu cầu của khách để đáp ứng kịp thời, ở ngành nào cũng vậy nó đòi hỏi người cán bộ cũng như người nhân viên phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao. Do đó, trong nhà khách bộ phận nào cũng rất cần thiết, nó giúp cho nhà khách khắc phục được tình trạng ngay để đáp ứng kịp thời cho khách.
Thời gian thực tập vừa qua đã giúp em nhận thấy làm buồng cũng phải có một nghệ thuật, làm bàn cũng vậy. Công việc tuy nhìn vào thì thấy đơn giản nhưng khi làm ta mới thấy được cái khó của nó. Phải làm thế nào đó để khách cảm thấy hài lòng. Và khi họ ra về nhưng trong lòng họ vẫn có một ấn tượng đẹp về nhà khách tổng liên đoàn.
Từ đó em thấy bộ phận buồng là 1 bộ phận hết sức quan trọng, nó góp phần không nhỏ trong quá trình đi lên của nhà khách cũng như nâng cao được doanh thu của nhà khách. Phải nói rằng nhà khách tổng liên đoàn đã cho em thấy được thực tế thông qua những gì đã học trên trường lớp. Tuy thực tế không thể giống hết sách vở nhưng cũng tuỳ hạng phòng của nhà khách và mỗi nhà khách đều có những hướng đi mới cho riêng mình để đưa nhà khách ngày càng đi lên. Qua đó em càng hiểu hơn về những hoạt động kinh doanh của một nhà khách nó đã giúp em mở mang nhiều hơn về lĩnh vực kinh doanh nhà khách nói riêng cũng như các lĩnh vực khách nói chung.
Mục lục
Phần I: phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh doanh của nhà khách
Tình hình
Những thuận lợi khó khăn
Biện pháp khắc phục khó khăn
Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổ chức bộ máy trong nhà khách
Cơ cấu quản lý trong nhà khách
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Tổ chức lao động trong nhà khách
Cơ sở kỹ thuật vật chất trong nhà khách tổng liên đoàn
Phần II: nội dung nghiệp vụ phục vụ buồng
Tầm quan trọng của nghiệp vụ phục vụ buồng
1. Vai trò trách nhiệm của nghiệp vụ buồng
Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và nhà khách
Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và nhà khách
Những quy định của nhà khách đối với nhân viên và khách
Nội quy của nhân viên phục vụ buồng
Những công việc cụ thể của tổ buồng. Mối quan hệ của tổ buồng với các bộ phận khác
Những công việc cụ thể của tổ buồng và thời gian làm việc của tổ buồng
Mối quan hệ của tổ buồng đối với các bộ phận khác
Trang thiết bị dụng cụ của tổ buồng. Cách bài trí sắp xếp và bảo quản
Dụng cụ thiết bị lao động của nhân viên buồng
Trang thiết bị trong phòng
Bảo quản
Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng
Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng
Quy trình kỹ thuật vệ sinh buồng
Tiêu chuẩn vệ sinh trong bộ phận buồng
Xử lý các tình huống đặc biệt xảy ra trong bộ phận buồng
Khách phàn nàn về chất lượng phục vụ
Khách bị mất tài sản
Khách bỏ quên tài sản khi rời khách sạn
Khách mất chìa khoá phòng
Khách lạ vào phòng khách
Khách say rượu, khách bị cảm đột xuất
Khu vực lưu trú xảy ra hoả hoạn
Khách vi phạm pháp luật
Mang nhầm đồ dùng, hành lý của khách
Khách đột tử trong nhà khách
Khách yêu cầu dịch vụ mà nhà khách không đáp ứng được
Quy trình kỹ thuật phục vụ một lượt khách lưu trú
Phần III. Kết luận
Đánh giá tình hình kinh doanh của nhà khách
Đề xuất ý kiến
Nhận thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17003.DOC