Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam

Tài liệu Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI : Giảng viên hướng dẫn : Th.s Cao Minh Trí Nhóm thuyết trình : 5 TP.HCM-Tháng 5/2010 Danh sách nhóm : STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ đóng góp 1 Vũ Ngọc Anh 082667Q Nhóm trưởng 2 Nguyễn Diệu Hương 062722K 3 Nguyễn Ngọc Diễm 082508Q 4 Triệu Thiên Thanh 080822Q 5 Lê Thị Thanh Loan 082567Q 6 Nguyễn Thị Mỹ Trinh 080840Q 7 Lê Thanh Quang Thái 082616Q 8 Bùi Nguyễn Nguyên Thảo 073524Q 9 Nguyễn Hùng Tâm Ngọc 073456Q 10 Lê Trần Quang Trung 070764Q 11 Trần Hữu Long 070634Q MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hải quan việt nam 5 Qui định chung thủ tục hải quan xuất, nhập, chuyển cửa khẩu 6 3. Quy trình thủ tục hải quan 8 4. Swot. 14 CHƯƠNG II: HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Thủ tục hải quan điện tử 20 Swot . 24 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HẢI QUAN TẠI VIỆT...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI : Giảng viên hướng dẫn : Th.s Cao Minh Trí Nhóm thuyết trình : 5 TP.HCM-Tháng 5/2010 Danh sách nhóm : STT Họ tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ đóng góp 1 Vũ Ngọc Anh 082667Q Nhóm trưởng 2 Nguyễn Diệu Hương 062722K 3 Nguyễn Ngọc Diễm 082508Q 4 Triệu Thiên Thanh 080822Q 5 Lê Thị Thanh Loan 082567Q 6 Nguyễn Thị Mỹ Trinh 080840Q 7 Lê Thanh Quang Thái 082616Q 8 Bùi Nguyễn Nguyên Thảo 073524Q 9 Nguyễn Hùng Tâm Ngọc 073456Q 10 Lê Trần Quang Trung 070764Q 11 Trần Hữu Long 070634Q MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 1. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hải quan việt nam 5 Qui định chung thủ tục hải quan xuất, nhập, chuyển cửa khẩu 6 3. Quy trình thủ tục hải quan 8 4. Swot. 14 CHƯƠNG II: HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Thủ tục hải quan điện tử 20 Swot . 24 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM 32 C. KẾT LUẬN 34 Phụ lục 1: Tờ khai xuất khẩu và hướng dẫn ghi tờ khai XK 35 Phụ lục 2: Tờ khai nhập khẩu và hướng dẫn ghi tờ khai NK 42 Phụ lục 3: Luật hải quan 53 Phụ lục 4: Một vài thủ tục hải quan đối với từng loại hợp đồng 58 Tài liệu tham khảo 68 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương. Và hôm nay nhóm chúng tôi xin đi sâu vào một phần của nghiệp vụ ngoại thương là: nghiệp vụ hải quan và hải quan điện tử tại Việt Nam. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra: “Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác” Với thời gian tìm hiểu có hạn cùng với những kiến thức còn hạn chế, nhất là kinh nghiệm đánh giá thực tế chưa sâu sắc và đầy đủ. Vì vậy trong bài tiểu luận không tránh những sai sót, kính mong thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những chuyên đề sau. CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 1. Chức năng, nhiệm vụ của hải quan việt nam Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng: + Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam trong điều kiên hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. + Xây dựng và chỉ dạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hải quan Việt Nam + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan + Hướng đẫn, thực hiên và tuyên truyền pháp luật hải quan + Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan + Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan + Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại. + Thống kê nhà nước về hải quan + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan + Hợp tác quốc tế về hải quan Nhiệm vụ của hải quan: Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vai trò của hải quan: Cùng với sự phát triển của nhân loại, lực lượng hải quan cũng ngày càng trưởng thành, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế, đăc biệt là kinh tế đối ngoại trong điều kiện hội nhập. + Chống buôn lậu và gian lận thương mại; + Tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hải quan Việt Nam nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia; hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa, ở tất cả các nước có nhu cầu làm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu không chỉ phối hợp với lực lượng trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hải quan quốc tế và khu vực . 2. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, bao gồm: - Địa điểm thông quan nội địa (gọi tắt là ICD), - Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, - Cửa khẩu không phải là cửa khẩu xuất hàng, - Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu, đến cửa khẩu xuất. 2. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến: - Địa điểm thông quan nội địa (ICD), - Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, - Cửa khẩu không phải là cửa khẩu nhập hàng, - Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu. 3. Điều kiện để hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chuyển cửa khẩu: - Hàng hóa phải được chứa trong con-ten-nơ hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan; - Đối với lô hàng không thể niêm phong được (hàng siêu trường, siêu trọng...) thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết về tình hình hàng hóa vận chuyển không niêm phong. 4. Việc giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc bằng các phương tiện, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ. Niêm phong hải quan thực hiện như sau: 4.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong. 4.2. Đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu: a) Nếu hàng hóa làm thủ tục hải quan tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD niêm phong. b) Nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu niêm phong. c) Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng Hải quan ngoài cửa khẩu chưa kiểm tra, mà chuyển Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, thì công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa ở cửa khẩu xuất niêm phong. d) Trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế: Không niêm phong hải quan, nhưng đối với một số trường hợp xét thấy cần thiết để chống gian lận thương mại thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu quyết định niêm phong hải quan lô hàng đó. Trường hợp có cơ sở phát hiện lô hàng có sai phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế lô hàng đó và thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết. 5. Quy định về luân chuyển Biên bản bàn giao hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Khi nhận được Biên bản bàn giao do các đơn vị khác chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi nhận lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao (bao gồm các nội dung: số thứ tự; số, ngày, Biên bản bàn giao, số, ngày tờ khai hải quan, Chi cục làm thủ tục hải quan, tình trạng hàng hóa khi nhận), cứ 5 ngày làm việc phải fax cho đơn vị gửi 01 lần, (không phải gửi trả lại Biên bản bàn giao). Quá thời hạn trên không nhận được Bảng thống kê thì đơn vị gửi thông báo cho Chi cục Hải quan nơi nhận biết để phối hợp xác minh làm rõ. Đối với trường hợp lô hàng cần phải theo dõi thì Chi cục Hải quan nhận phải fax Biên bản bàn giao ngay để đơn vị gửi nắm được thông tin kịp thời. 6. Trường hợp hàng nhập khẩu được dỡ xuống cảng khác cảng đích ghi trong vận tải đơn và được vận chuyển đến cảng đích bằng phương tiện vận tải khác thì coi như là hàng chuyển cửa khẩu, thủ tục hải quan thực hiện như hàng chuyển cửa khẩu. 7. Chủ hàng, người vận chuyển hàng hóa chuyển cửa khẩu có trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ, luân chuyển bộ hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi gửi, nơi nhận. 8. Quy định này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa cửa khẩu xuất/nhập khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất/nhập. Đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu giữa hai đơn vị Hải quan thuộc cùng Cục Hải quan một tỉnh, thành phố thì trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tại Quy định này, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định thủ tục cụ thể theo hướng đơn giản, ít giấy tờ hơn, bảo đảm yêu cầu quản lý, để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc. 3. Quy trình thủ tục hải quan Đối với người khai hải quan Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan HỒ SƠ HẢI QUAN 1. Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu, chủ hàng phải nộp: - Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính - Bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại:1 bản sao - Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mà trong trường hợp cần thiết Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan quy định: 1 bản sao - Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan. 2. Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu, chủ hàng phải nộp: - Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 2 bản chính - Hóa đơn thương mại: 1 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 1 bản sao - Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản chính - Bản sao vận đơn: 1 bản loại copy - Bản kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng có nhiều chủng loại: 1 bản chính và 1 bản sao - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1 bản chính - Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám định hàng hóa hoặc giấy thông báo của nhà nước về việc miễn kiểm tra về chất lượng ở cấp nhà nước: 1 bản chính - Chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể Trường hợp được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận, người khai hải quan được nộp chậm các chứng từ sau đây: - Giấy chứng nhận xuất xứ - được nộp chậm không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan - Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (trừ tờ khai hải quan) không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan Ngoài ra, đối với các hàng hóa khác, hồ sơ hải quan cũng suy từ hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu để quy định. Đối với cơ quan hành chính nhà nước Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan lô hàng miễn kiểm tra: Công việc của bước này là công chức hải quan nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế; - Nếu không được phép đăng kí tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người hải quan biết, trong đó nêu rõ lý do. - Nếu được phép đăng kí tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính, thông tin sẽ tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra- có 3 mức độ khác nhau (mức 1, 2 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ) Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh) Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng vàng) Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Mức 3 có 3 mức độ kiểm tra thực tế: + Mức 3 (a): kiểm tra toàn bộ lô hàng + Mức 3 (b): kiểm tra thực tế 10% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm. + Mức 3 (c): kiểm tra thực tế 5% lô hàng nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm Lưu ý: ở một số trường hợp, công chức hải quan đề xuất hình thức và mức độ kiểm tra hải quan. Bước 2: nhân viên hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: Ở bước này, công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ mà doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu nộp vào cơ quan hải quan. Nội dung kiểm tra ở bước này là kiểm tra tính giá thuế, kiểm tra mã số thuế, chế độ chính sách thuế. Có các trường hợp: - Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhân viên hải quan sẽ nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” với hàng hóa hải quan theo luồng xanh thì thủ tục hải quan gần như kết thúc ở bước này. - Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan, thì nhân viên hải quan: Kí xác nhận , đóng dấu số hiệu công thức vào ô “ xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan và trả tờ khai cho người khai hải quan”. + Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện. + Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định: Quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa Tham vấn giá Trưng cầu giám định hàng hóa Lập biên bản chứng nhận hoặc biên bản vi phạm hành chính về hải quan Ở bước này, công chức hải quan thực hiện thủ tục xét miễm giảm, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm: - Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định (nếu có). - Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa: + Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa + Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC. + Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp: Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tời khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định: Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu. Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm. Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. Nhiệm vụ của bước này bao gồm: - Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của ngân hàng/ tồ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng hóa phải nộp thuế ngay. - Thu lệ phí hải quan. - Đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” - Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan cho người khai hải quan - Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phục tập theo mẫu phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải qua ban hành kèm theo (mẫu 02: PTN-BGHS/2006) Bước 5: Phúc tập hồ sơ: - Nhận hồ sơ hải quan từ bộ phận thu lệ phí hải quản - Phúc tập hồ sơ theo quy trình phúc tập hồ sơ do Tổng cục hải quan ban hành. Chèn sơ đồ quy trình HQTT 4. Swot Điểm mạnh - Ngày 11/1/2007 Việt Nam gia nhập WTO giúp đưa hải quan Việt Nam ngày càng tiến gần đến chuẩn hải quan quốc tế. - Quy trình mới đã bổ sung thêm phần quy định chung để rạch ròi trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức hải quan, lãnh đạo Chi cục trong thực hiện Quy trình; đưa ra các nguyên tắc, các yêu cầu bắt buộc khi triển khai thực hiện. Quy trình thủ tục mới cụ thể hóa đến mức cao nhất và đơn giản hóa ở mỗi bước, đồng thời ứng với mỗi bước còn quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng công chức, qua đó công chức biết rõ mình phải làm những gì và có quyền làm gì. - Nếu trước kia lãnh đạo chi cục mới được ký thông quan hàng hóa, thì nay Quy trình thủ tục hải quan mới đã cho phép công chức hải quan được quyền ký thông quan hàng hóa ở mỗi bước.Khắc phục tình trạng hồ sơ phải quay đi quay lại nhiều lần và không phải quay về xin ý kiến lãnh đạo trước kia. - Đã áp dụng khá nhiều chuẩn mực quốc tế vào hoạt động thực tiễn của mình. Hải quan Việt Nam đã chủ động tham gia Công ước về đơn giản hóa và Hài hòa hòa thủ tục Hải quan (Công ước Kyoto), Công ước về Hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (Công ước HS), Hiệp định TRIPS về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Luật mẫu của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)… và đã đưa những nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản nhất của các Công ước, Hiệp định… vào Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thuộc hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Điểm yếu - Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập cần chỉnh đốn, thay đổi - Hạ tầng vật chất kỹ thuật còn yếu Cụ thể còn thiếu: + Trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan, các thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn. + Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hoá + Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan + Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới. - Tuy đã đưa vào hệ thống văn bản pháp quy 23 chuẩn mực của Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan do Tổ chức Hải quan Thế giới – WCO- ban hành), song đến nay mới triển khai được 18 chuẩn mực, còn 5 chuẩn mực vẫn phải “nằm chờ” do chưa đủ cơ sở pháp lý - Thủ tục hành chính rườm rà: Theo quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 về danh mục thủ tục trong ngành hải quan với 239 thủ tục, trong đó có 15 thủ tục cấp tổng cục, 27 thủ tục cấp cục và 197 thủ tục cấp chi cục Và theo WCO một giao dịch thương mại quốc tế thường liên quan đến 27-30 cơ quan/bên khác nhau Bao gồm khoảng 40 loại chứng tư khác nhau với khoảng 400 phần tử dữ liệu Trong đó 30 loại chứng tư lặp lại va 60-70%phần tư dư liệu trùng lặp ít nhất một lần. Cụ thể như : + Trên tờ khai XNK cũ có ô ghi mức độ kiểm tra hàng hóa, song theo quy trình hiện nay lại bắt buộc phải có thêm 2 tờ lệnh hình thức cũng chỉ nhằm mục đích thể hiện tiêu chí này. + Bố cục quy trình cũng chưa hợp lý, như thay vì khâu quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phải được đưa lên đầu, thì lại đặt ở công đoạn cuối. + Tiêu chí để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định nhưng vì phần mềm chưa hoàn chỉnh nên mức độ chính xác chưa cao + Một vấn đề cơ bản vẫn chưa được sửa đổi, đó là quy định tỉ lệ kiểm tra 5%, 10%, 100%, khiến khó khăn cho cả DN và hải quan. + Không phân biệt rõ người khai hải quan là giám đốc DN hay nhân viên đi làm thủ tục - Quy trình tính thuế, thu thuế, hoàn thuế Đối với quy trình hoàn thuế: + Việc quy định “hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có Nhà nước có thầm quyền” là một quy định làm mất định tính thực thi của Luật Thuế GTGT. Hơn nữa với quy định này sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng và tuỳ tiện trong quá trình quyết định hoàn thuế. + Trong trường hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp gian lận  thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ + Việc hoàn thuế GTGT dựa trên những hóa đơn chứng từ đã có, còn tính trung thực của các hoá đơn chứng từ này (đã phát sinh từ 3 tháng trước đó) thì không được xác minh đầy đủ + Việc chấp nhận khấu trừ khống đối với các loại hàng nông, lâm, thủy hải sản mua của nông dân trên cơ sở thiết lập bảng kê là kẻ hở để các doanh nghiệp gian lận thuế giá trị gia tăng. Đối với phương pháp tính thuế: + Chỉ có những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ từ những đơn vị cũng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có lập hoá đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng được khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT đúng theo bản chất của thuế GTGT. Vì vậy, trường hợp này đi ngược lại với bản chất của thuế GTGT mà thực chất chỉ là một phiên bản của thuế doanh thu. + Tình trạng khấu trừ khống đưa đến một mâu thuẫn là trong một số trường hợp số thuế đầu vào không có thật thì được khấu trừ, một số trường hợp khác là số thuế đầu vào có thật thì không được khấu trừ hoặc chỉ được khấu trừ một phần Cơ hội - Hỗ trợ của nhà nước: Tính đến hết ngày 31/3/2010, Bộ Tài chính đã hoàn thành rà soát các thủ tục hành chính còn lại trong Bộ thủ tục hành chính đã được công bố. Qua đó, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung 480 thủ tục hành chính; kiến nghị thay thế, hủy bỏ 30 thủ tục; trong đó thuế đạt 256/330 thủ tục, hải quan đạt 179/239 thủ tục. Qua tính toán sơ bộ, nếu thực hiện các phương án đơn giản hóa thì dự kiến sẽ cắt giảm được 31% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính so với hiện tại, tương đương số tiền khoảng 3.031 tỷ/năm. Riêng trong lĩnh vực Hải quan: kiến nghị sửa đổi, bổ sung để đơn giản hoá 59/197 thủ tục (trong đó 36 mẫu đơn, mẫu tờ khai; 03 yêu cầu điều kiện đính kèm thủ tục hành chính), bãi bỏ 03 thủ tục và kiến nghị sửa đổi, bổ sung 06 thủ tục; giữ nguyên 58 thủ tục. Tính toán chi phí thì cắt giảm được 32,11%, tương đương 187 tỷ đồng. - Được sự hỗ trợ, chỉ dẫn thường xuyên của WCO, Ủy ban hải quan ASEM - Việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế vào luật hải quan Việt Nam giúp đẩy nhanh lưu thông hàng hoá, giảm thủ  tục cho doanh nghiệp doanh nghiệp có thể giảm thời gian thông quan, giảm chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Còn cơ quan Hải quan có thể nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về cải cách hiện đại hóa và xác định lại được mô hình thủ tục Hải quan điện tử cho giai đoạn mở rộng; đồng thời nâng cấp dần hạ tầng CNTT theo chuẩn mực quốc tế. Thách thức - Hoạt động buôn bán vận chuyển ma tuý, chất gây nghiện, vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy, phản động ngày càng gia tăng và phức tạp hơn - Xuất hiện những hình thức buôn lậu và gian lận mới như: vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rửa tiền, buôn lậu động thực vật quý hiếm… - Thất thu thuế do những chồng chéo trong hệ thống pháp lý, tham ô… - Cán bộ hải quan chưa có đủ năng lực, tầm nhìn chiến lược do công tác đào tạo,phát triển chưa hợp lý và không sát với thực tế - Mất đi nhiều nguồn đầu tư vào Việt Nam do thủ tục hành chính rườm rà, biểu thuế còn có điểm chưa hợp lý…. - Gia nhập WTO Một số giải pháp - Tạo nên mô hình dữ liệu WCO hiện đại hoàn chỉnh. Với mục tiêu: Tiêu chuẩn hóa , Đơn giản hóa, Hiện đại hóa, Hài hòa hóa - Để đối phó với nền kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng, HQ cần: + Tăng cường hợp tác theo hệ thống hợp tác hải quan trên toàn cầu, nhằm trao đổi thông tin và tin tức tình báo. + Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các bộ ngành ban hành chính sách thương mại để giải quyết các vấn đề đang nổi lên về thuế và đầu tư hiện nay. + Cần phối hợp tốt với các cơ quan quản lý biên giới vì mục đích đơn giản và hài hoà các thủ tục qua lại biên gới. + Xem xét, nếu có thể, áp dụng chính sách hoãn nộp thuế và kéo dài thời điểm nộp thuế đối với các thương gia có độ tin cậy cao, hoặc qui định một thời điểm cụ thể để nộp thuế nhập khẩu sau khi hàng hoá đã được giải phóng và lưu thông trên thị trường. - Tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Hải quan sẽ chặt chẽ hơn thông qua chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO). AEO là chương trình liên quan đến các doanh nghiệp được ưu tiên đặc biệt. Một doanh nghiệp được chấp thuận là AEO sẽ nhận được các lợi ích khi làm thủ tục hải quan như đơn giản hóa, tạo thuận lợi và các thủ tục đặc biệt liên quan đến kiểm soát hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam. Các thủ tục đơn giản hóa, hài hòa hóa và thủ tục đặc biệt áp dụng cho bất cứ một AEO nào cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trong đó có các thủ tục đang có hiệu lực do HQ chấp nhận, đó là các hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngược lại, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được những tiêu chí mà HQ đưa ra và được tin tưởng trong những hoạt động liên quan đến hải quan của Việt Nam, trong đó có việc đáp ứng các chuẩn mực về an ninh, an toàn. - Về việc nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp cũng như cán bộ hải quan để tạo cơ sở cho Hải quan Việt Nam vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh an toàn của mình vừa tạo thuận lợi cho thương mại. - Về quy trình thuế: + Phải thiết lập được hệ thống thông tin đến tận các doanh nghiệp đến các ban ngành – quận – huyện, để có thông tin kịp thời về các giao dịch của doanh nghiệp. Từ đó, có thể hạn chế được tối đa tình trạng gian lận thuế. + Việc quản lý hoá đơn kê khai thuế cần phải thực hiện bằng hệ thống máy tính trên toàn quốc để truy cập, xác minh hoá đơn một cách thuận lợi và nhanh gọn. Do đó, ngành thuế cần phải phát triển hệ thống mạng giữa các tỉnh, thành phố. + Nên bỏ khấu trừ khống. + Một số cán bộ trong ngành thuế, Hải quan chưa làm tròn và đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Trong một số trường hợp đã thông đồng với các đối tượng gian lận thuế, làm mất tiền của Nhà nước. Thiết nghĩ công tác cán bộ trong các ngành Thuế và Hải quan phải được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. CHƯƠNG II : NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Khái niệm: Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Đặc điểm: Khai báo Hải quan và xứ lý hồ sơ được thực hiện qua mạng . Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro. Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách, trước khi phương tiện nhập cảnh. Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao. Những điểm mới của quy trình TTHQĐT Chứng từ hải quan điện tử - Chứng từ điện tử là là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận, và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính - Là thông điệp dữ liệu - Chứng từ HQĐT có giá trị làm thủ tục như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy b. Quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro - Trên cơ sở nguyên tắc chính của Công ước Kyoto sửa đổi 1999: + Hạn chế kiểm soát hải quan ở mức cần thiết để đảm bảo tuân thủ Luật HQ. + Thủ tục hành chính đơn giản và mang tính thực tiễn. + Mang tính ít xâm phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. - Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm cung cấp quy trình xử lý vàthông quan tự động . Cán bộ HQ phải có sư tích hợp với các hệ thống TM - Hiệu quả hơn so với thủ tục hải quan truyền thống trước đây “ tiền kiểm” Đối với người khai hải quan a. Tờ khai HQĐT theo mẫu b. Bản ĐT vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp hàng được người khai HQ đề nghị cơ quan HQ xác nhận thực xuất c. Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất d. Bản ĐT giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu e. Bản ĐT hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên quan Đối với cơ quan hành chính nhà nước Bước 1: Kiểm tra sơ bộ , đăng ký tờ khai điện tử - Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hóa xuất nhập khẩu do DN khai báo - Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên TK - Xử lý thông tin khai báo Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: Chấp nhận đăng ký TK điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ đăng ký, phân luồng TK + Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4 + Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ khác: Thông báo cho người khai HQ xuất trình các chứng từ theo quy định thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang bước 2 - Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lỹ do bằng “ thông báo từ chối TKHQĐT” - Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT 2.1. Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết a.Hình thức, mức độ kiểm tra Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng từ điện tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy); b. Nội dung kiểm tra Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật Chi tiết giống phần TTHQ thông thường 2.2.Xử lý kết quả kiểm tra Phù hợp với quy định của Phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4 Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục . 2.3. Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Xem TTHQ thông thường Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu - Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, HQ lưu 01 bản, người khai HQ 01 bản, cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống. Bước 5: Quản lý hồ sơ Chèn sơ đồ quy trình HQĐT 2. Swot Điểm mạnh Sau một thời gian triển khai hải quan điện tử ( HQĐT), khai báo từ xa tại một số cục hải quan có lưu lượng hàng hóa lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM... Có thể thấy, phương thức này đã đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN) cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý xuất nhập khẩu. Ngành hải quan Việt Nam đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong quy trình thủ tục hải quan, ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia Hải quan điện tử theo Quyết định 103. Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. HQĐT được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ đơn giản, hài hòa, thống nhất, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giảm thời gian thông quan và chi phí cho DN. Trước đây DN phải đến cơ quan HQ mua mẫu hồ sơ về khai, khi tham gia HQĐT, DN chỉ cần khai, gửi thông tin qua mạng đến hải quan, hệ thống thủ tục HQĐT trực tiếp kiểm tra, đối chiếu thông tin sau đó phản hồi cho DN. Cơ quan HQ dự kiến sẽ ban hành các quy chuẩn về mẫu hồ sơ để DN tự làm và tự chịu trách nhiệm với hồ sơ của mình, không phải tải mẫu hồ sơ của Tổng cục. Ngoài ra, DN khi tham gia HQĐT được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí. Cả DN và cơ quan hải quan có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ tục hải quan của nhân viên cấp dưới. Kiểm tra hàng hoá: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục chỉ đạo cho toàn quốc. Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, dễ lưu trữ hồ sơ, chủ động khai báo, nâng cao tính minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ tục hải quan, giảm tiêu cực phát sinh, do vậy HQĐT được cộng đồng DN đánh giá cao. Mặt khác, thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía DN và hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của hải quan và DN dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và thanh khoản hợp đồng gia công. Xây dựng 3 Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50%  các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phân tích, phân loại hàng hóa XNK phải là “cánh tay nối dài” của công tác kiểm hóa . DN tham gia HQĐT trong khâu này sẽ được hưởng các quyền như: • Được ưu tiên thực hiện kiểm tra trước so với đăng ký hồ sơ HQ bằng giấy. • Được thông quan hoặc giải phóng hàng nhanh trên cơ sở tờ khai ĐT đối với những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra. Cụ thể, thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là từ 5 đến 10 phút, lô hàng phải kiểm tra hồ sơ là từ 20 đến 30 phút. • Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai HQĐT (có đóng dấu và chữ ký của đại diện DN) đối với lô hàng đã được chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng để làm chứng từ vận chuyển. Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuất hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu... Thu lệ phí hải quan: trong khâu này, DN được các hưởng các quyền như: • Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục HQ và các loại phí khác. • Được cơ quan HQ cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu ĐT HQ. • Đối với công tác quản lý thuế, hệ thống khai báo HQĐT giúp kết chuyển tự động số thuế phải thu sang chương trình kế toán, bớt được công đoạn nhập thủ công chứng từ số thuế phải thu… Dưới đây là bảng so sánh của HQĐT với hải quan truyền thống: Sự khác nhau giữa HQ truyền thống và HQĐT HQ truyền thống HQĐT Thông tin khai báo Yêu cầu khai báo trên các mẫu văn bản cố định Yêu cầu khai báo dạng mã hóa vào hệ thống máy tính Hồ sơ HQ Tập hợp các loại chứng từ Tệp dữ liệu ĐT gồm các chỉ tiêu thông tin khai báo và chứng từ hỗ trợ được ĐT hóa. Pháp luật chấp nhận hồ sơ HQĐT có giá trị như hồ sơ thông thường nếu đáp ứng các điều kiện nhất định Phương thức tiếp nhận khai báo Người khai HQ trực tiếp đến trụ sở HQ để nộp hồ sơ Người khai có thể gửi các chỉ tiêu thông tin qua mạng đến hệ thống thông tin ĐT của cơ quan HQ Cách thức xử lý thông tin Trực tiếp xử lý từng chứng từ kèm theo tờ khai HQ, so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác, thống nhất của nội dung khai báo Hệ thống thủ tục HQĐT trực tiếp kiểm tra, đối chiếu một cách tự động hoặc bán tự động đối với các chỉ tiêu thông tin Cách thức phản hồi thông tin Yêu cầu sự hiện diện của cả người khai HQ và công chứcHQ. Công chức HQ thông báo cho người khai HQ về kết quả xử lý và hướng dẫn thực hiện các bước đi tiếp theo của quy trình thủ tục HQ Xử lý thông tin ĐT, phản hồi trực tiếp vào hệ thống CNTT của người khai HQ các thông điệp ĐT Điểm yếu Bên cạnh những ưu điểm, hải quan điện tử Việt Nam bộc lộ một số hạn chế, phát sinh vướng mắc, đòi hỏi có giải pháp khắc phục kịp thời như : - Mô hình thủ tục hải quan điện tử đang vận hành thí điểm tại TP.HCM và Hải Phòng mới được xây dựng và hoạt động độc lập tại 1 Chi cục Hải quan điện tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của các đơn vị khác, nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các chi cục hải quan khác không dễ dàng, khó đáp ứng yêu cầu khi số lượng doanh nghiệp và hàng hoá tăng lên trong giai đoạn thí điểm mở rộng. - Giải quyết các bước trong quy trình nghiệp vụ vẫn liên quan nhiều đơn vị hải quan, DN vẫn còn phải đi lại, chờ đợi. - Hệ thống mạng đôi lúc vẫn trục trặc, phần mềm ứng dụng triển khai vẫn còn phải hiệu chỉnh nhiều, hệ thống mạng HQĐT hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... nên nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công, gây chậm trễ. - Nhiều DN vốn quen làm thủ công, khai thủ tục hải quan trên giấy, khi chuyển sang khai báo điện tử cũng gặp khó khăn. -Thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý còn chậm. Hầu hết thông tin, số liệu do các Bộ, ngành cung cấp đều bằng công văn giấy, quyết định về HQĐT được ban hành, đã có hiệu lực áp dụng, nhưng phải đợi chương trình phần mềm hoàn thành mới thực hiện được. - Lượng hàng hóa, doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT còn hạn chế, điều kiện triển khai quản lý rủi ro còn nhiều bất cập. - Nhiều cơ quan liên quan vẫn yêu cầu xuất trình tờ khai in làm chứng từ để giải quyết công việc, nên DN vẫn phải tới chi cục HQĐT xác nhận đã thông quan tờ khai in, chưa thực hiện được chuẩn hóa, mã hóa danh mục hàng hóa trên hệ thống khai điện tử nên tính tự động xử lý của hệ thống chưa cao. Một số DN chưa thật sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin, nên thực hiện thủ tục HQĐT còn nhiều sai sót và chưa chính xác. Cơ hội - Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có mạng internet nên việc truyền tải thông tin về hải quan đến các doanh nghiệp dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí; trao đổi thông tin với hải quan các nước cũng thuận tiện hơn, xóa bỏ khoảng cách giữa hải quan Việt Nam với hải quan thế giới. - Hệ thống xử lý tự động hiện đại sẽ giúp cho cơ quan Hải quan hoạt động minh bạch, hiệu quả, đánh giá rủi ro tốt hơn và tăng cường chống tham nhũng. Quá trình này còn đem đến cho Hải quan cơ hội phối hợp tốt với các cơ quan của chính phủ và giữa các cơ quan Hải quan các nước với nhau. - Thông qua mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Hải quan nước khác, thực hiện Hải quan điện tử giúp cho thủ tục hải quan có thể đến trước khi hàng hoá và người đến biên giới. Mỗi bên liên quan trong dây chuyền thương mại có thể gửi thông tin tới Hải quan sớm hơn. Việc này cho phép cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ và ra quyết định thông quan nhanh hơn. - Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.Do đó, tiếp cận được công nghệ hiện đại nhanh chóng giúp hải quan điện tử phát triển nhanh hơn, đi từ thí điểm tới đại trà trong thời gian ngắn. Thách thức Bên cạnh việc tận dụng những cơ hội do thương mại điện tử mang lại, trong thời gian tới, Hải quan điện tử phải đối phó với nhiều thách thức : - Phải biết tận dụng được triệt để lợi ích của công nghệ thông tin mang lại cho ngành, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức. Hải quan phải khắc phục được sự phát triển có tính biệt lập về hệ thống điện tử, thông tin từ các bộ, ngành cũng phải là thông tin điện tử. - Hoạt động trong một môi trường mở và mang tính toàn cầu, đòi hỏi Hải quan phải đáp ứng các yêu cầu: Các quy trình thủ tục hải quan phải hài hoà hoá dựa trên Công ước Kyoto sửa đổi, cũng như đưa ra các quy định về giao dịch điện tử, như chữ ký điện tử và văn bản điện tử; các yêu cầu về chuẩn hoá cơ sở dữ liệu đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu, được xác định trong mô hình cơ sở dữ liệu Hải quan của WCO; Hải quan cần có một chiến lược an ninh về công nghệ thông tin một cách toàn diện để giải quyết việc chứng nhận kỹ thuật số qua biên giới. - Hải quan phải cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn diện, thúc đẩy các doanh nghiệp đều tham gia và tuân thủ. Muốn làm được điều đó, ngành hải quan phải đưa các luật lệ, quy định liên quan và chỉ dẫn trực tuyến về vấn đề hải quan cũng như những kiến thức trao đổi trên trang Web Hải quan để hỗ trợ cho doanh nghiệp. - Đòi hỏi từ phía các doanh nghiệp đối với ngành Hải quan trong việc giảm thời gian thông quan ngày càng lớn do sự tăng trưởng của vận tải hàng không và đặc biệt sự gia tăng các kiện hàng do thực hiện thương mại điện tử. - Việc gia tăng hàng hóa có giá trị nhỏ cũng ảnh hưởng tới số thu của Hải quan. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp trung gian nhập khẩu hàng hoá có số lượng lớn, thì ngày nay, thương mại điện tử cho phép người mua có thể đặt hàng trực tiếp tới nhà sản xuất, việc đó dẫn đến nguy cơ sẽ có những lô hàng có giá trị dưới mức giá trị tối thiểu theo quy định. Việc này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến việc bán các hàng hoá giống hệt trong nước vì bị thu thuế tiêu thụ, trong khi đó, hàng hoá có trị giá tối thiểu không bị thu loại thuế này - Hải quan cũng cần cảnh giác cao hơn với các loại tội phạm do thương mại điện tử mang lại và các biện pháp để đối phó với các loại tội phạm này. Việc phát triển công nghệ mới đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật để đối phó với các hành vi vi phạm ngày càng tăng, đồng thời đáp ứng các thoả thuận hỗ trợ lẫn nhau để xử lý giao dịch thương mại điện tử và cải thiện nội dung đào tạo nhằm kiểm soát các loại tội phạm liên quan đến máy tính và nhân viên thực thi pháp luật. Một số giải pháp Thương mại điện tử đặt ra thách thức to lớn đối với ngành Hải quan trên toàn thế giới, nhưng đồng thời, nó cũng đem lại các cơ hội to lớn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ đối với thương mại quốc tế. Thương mại điện tử đòi hỏi Hải quan phải xem xét lại và thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động của mình và theo đuổi cách tiếp cận toàn diện trong việc áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông nhằm đảm bảo dịch vụ công được thực hiện trực tuyến hoàn toàn. Để đáp ứng các yêu cầu của thương mại điện tử, Hải quan cần phải dự thảo chiến lựơc có tính tổng thể, toàn diện và chắc chắn. Chiến lược này phải đảm bảo các yếu tố sau: Một là, đơn giản hoá các quy trình và thủ tục hải quan, đồng thời đảm bảo mức độ tuân thủ và an ninh cao, việc này sẽ làm giảm gánh nặng đối với doanh nghiệp và giúp cho chi phí tuân thủ thấp hơn. Hai là, phát triển các giao dịch thương mại quốc tế phi biên giới, chuẩn hoá thủ tục hải quan và các luồng cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu này được sử dụng thành công đối với tất cả các nước thành viên của WCO và cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu hải quan của WCO và Công ước Kyoto sửa đổi. Ba là, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng.  Bốn là, cần phải đặt sự tín nhiệm vào việc sử dụng các dữ liệu thương mại nhằm hoàn thành các yêu cầu của Hải quan. Năm là, khai thác các tiềm năng trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan Hải quan và đặc biệt là xây dựng khái niệm Số tham chiếu lô hàng đơn nhất (UCR) đối với quá trình kiểm toán các giao dịch thương mại quốc tế trọn gói. Sáu là, phát triển cơ chế làm việc chung giữa Hải quan và các cơ quan khác của chính phủ tham gia vào việc quản lý thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy việc trao đổi phi tuyến cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế và trao đổi thông tin tình báo rủi ro ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Bảy là, cần đảm bảo rằng tất cả các quy định về thương mại quốc tế liên quan cần được cập nhật, văn bản và chữ ký điện tử có đầy đủ cơ sở pháp lý. Tám là, cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên Hải quan được đào tạo để trang bị các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ trong một môi trường điện tử hoàn toàn tự động. CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM Hiện tại, thời gian thông quan hàng hoá ở Việt Nam đang nhiều gấp đôi các nước tiên tiến trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…), gấp ba các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 2 năm tới, ngành Hải quan sẽ phải tích cực đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian thông quan ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Muốn vậy thì các quy định, luật lệ của Việt Nam phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ngày 2/4/2010, hệ thống máy soi container lần đầu tiên được trang bị cho lực lượng hải quan Việt Nam tại cảng Cát Lái do Hãng L3 Communication (Mỹ) thiết kế là hệ thống đơn hình (Single View), 6.0MeV soi chiếu hàng hóa bằng tia X. Các bộ phận quan trọng của hệ thống đều được sản xuất tại Mỹ, Anh và Nhật Bản. Hệ thống máy soi container là công cụ hỗ trợ việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp hải quan phát hiện nhanh và kịp thời hàng hóa không đúng với khai báo; hạn chế và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; giúp công chức hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa nhanh chóng (thời gian kiểm tra thực tế 1 container giảm từ 4 đến 6 lần so với kiểm tra thủ công); giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế phiền hà do phải tháo dỡ hàng hóa, góp phần khắc phục tình trạng quá tải, ách tắc hàng hóa tại cảng.Việc đưa hệ thống máy soi container vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực hàng hoá thông qua cảng, tăng cường thêm hiệu quả quản lý hải quan, góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội ở khu vực kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ. Ngành hải quan cam kết cắt giảm 30% trong tổng số 239 thủ tục hành chính hiện hành theo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là đề án 30) bằng việc rà soát, kiến nghị hủy bỏ các thủ tục không cần thiết và giảm thiểu các bước, các loại giấy tờ, chứng từ thuộc lĩnh vực hải quan. Khi đi vào hoạt động, nếu các doanh nghiệp và phía tiếp nhận, xử lý thông tin làm đúng quy trình, thủ tục hải quan có thể hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu trong vòng 10 phút. Trong thời gian gần đây, ngành hải quan Việt Nam đã có bước tiến mới cụ thể: Ngày 8/1/2010, Cục Hải quan Lạng Sơn khai trương thủ tục hải quan điện tử tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Cục Hải quan Lạng Sơn là một trong 10 Cục Hải quan được lựa chọn thí điểm thông quan điện tử trong cả nước. Năm 2009, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chọn 35 doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành thông quan thí điểm và đã đạt được những kết quả nhất định. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngày 1/4/2010, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Đây là bước đột phá của Cục Hải quan Bình Dương trong cải cách thủ tục hải quan và trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành triển khai TTHQĐT tại tất cả các chi cục ngay trong đầu tháng 4 này. Theo Cục Hải quan TPHCM, sau 4 năm thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đơn vị đã làm thủ tục cho hơn 100 nghìn tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch 11,15 tỉ USD cho gần 350 doanh nghiệp (DN). Ngày 2.4.2010, Cục Hải quan TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch Nước trao tặng. Liên tục trong nhiều năm, Cục Hải quan Hà Nội đã đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thu đạt và vượt chỉ tiêu thu nộp ngân sách, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. Hải quan Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, quản lý tốt khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 32%/ năm, lượng hành khách xuất nhập cảnh tăng 36%/ năm, phương tiện xuất nhập cảnh tăng 17%/năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8,4 lần. C. KẾT LUẬN: Thủ tục hải quan là một bộ phận không thể thiếu của nghiệp vụ ngoại thương – là một phần quan trọng trong chuỗi công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Vì thế, thủ tục hải quan Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện tiến dần tới phù hợp với thủ tục hải quan của các nước trên thế giới. Đây là một thách thức rất lớn song Hải quan Việt Nam vẫn bắt buộc phải “nhập cuộc chơi”, phải tìm ra giải pháp để có thể hoà nhập với hoạt động kinh tế thế giới. Để làm được điều đó, ngành hải quan phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục hải quan theo hướng khoa học nghiêm minh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành ngoại thương phát triển. Bên cạnh rất nhiều lợi ích khác nữa, những thành công bước đầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi thương mại quốc gia và quốc tế. Phụ lục 1: Tờ khai xuất khẩu và hướng dẫn Hướng dẫn cách điền tờ khai HQ/2002-XK Phần mở đầu của tờ khai : Nhân viên hải quan ghi Vị trí ô Cách ghi Ô trên góc trái Tên cơ quan hải quan, nơi làm thủ tục hải quan: Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận , đăng kí tờ khai ghi tên Cục Hải quan tỉnh, thành phố ; tên chi cục cửa khẩu, nơi tiến hành đăng kí tờ khai . Ô trên giữa Ghi ô đăng kí tờ khai, người đăng kí công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận,đăng kí tờ khai : Ghi số tờ khai heo thứ tự của số đăng kí tờ khai theo từng ngày: cách ghi tờ khai: “ Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị làm thủ tục” ví dụ tờ khai làm thủ tục tại cửa ICD hà nội được ghi như sau: 29/XK/GC/ICD. Ghi ngày đăng kí tờ khai. Ghi số lượng phụ lục tờ khai đi kèm . Ô trên góc phải Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận , đăng kí tờ khai , ghi rõ họ tên . Phần dành cho người khai hải quan kê khai 1 Người xuất khẩu mã số : Ghi tên đầy đủ địa chỉ, số điện thoại, số fax của thương nhân xuất khẩu . Ghi mã số kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân đã đăng kí với cục hải quan tỉnh, thành phố . 2 Người nhập khẩu, mã số : Ghi tên đầy đủ, địa chỉ của doanh nghiệp cá nhân nhập khẩu ở nước ngoài mua hàng của người xuất khẩu ở Việt Nam . nếu có mã số của người khai nhập khẩu thì ghi vào ô mã số. 3 Ngươi ủy thác, mã số : Ghi tên đầy đủ địa chỉ, số điện thoại, số fax, mã số kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu của thương nhân ủy thác cho người xuất khẩu . 4 Đại lý làm thủ tục hải quan , mã số : Ghi tên đầy đủ, dịa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải quan . 5 Loại hình : Đối với lô hàng xuất khẩu có đánh thuế xuất khẩu, đánh dấu (3) vào ô có thuế . hàng không thuế hoặc thuế xuất bằng 0%, đánh dấu vào ô “ không thuế “ Ký hiệu “KD” chỉ kinh doanh,”ĐT” chỉ đầu tư, ”GC” chỉ gia công, “SXXK” chỉ sản xuất hàng xuất khẩu; “XTN” chỉ tạm xuất tái nhập; “TX” chỉ tái xuất . Đánh dấu (3) vào ô thích hợp với loại hình xuất khẩu. Ví dụ: xuất khẩu hàng kinh doang có thuế thì đánh dấu (3) vào hai ô “ có thuế “ và “KD” Ô trông sử dụng khi có hướng dẫn của tổng cục hải quan. 6 Giấy phép/ngày cấp/ngày hết hạn : Ghi số văn bản hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch xuất khẩu /giấy phép của bộ thương mại , bộ , ngành chức năng (nếu có ), ngày ban hành và ngày hết hạn (nếu có ) của văn bản đó . 7 Hợp đồng : Ghi số và ngày kí hợp đồng thương mại hoặc phụ kiện hợp đồng của lô hàng xuất khẩu và ngày hết hạn ( nếu có ). 8 Nước nhập khẩu : Ghi tên nước nơi hàng hóa được xuất khẩu đến ( nơi hàng hóa sẽ được gửi đến theo thỏa thuận giữa người bán với người mua ) theo kí hiệu mã số ISO Chú ý : không ghi tên nước hàng hóa trung chuyển (transit ) qua đó . 9 Cửa khẩu xuất hàng : Tên cửa khẩu cuối cùng nơi hàng được xuất ra khỏi việt nam theo kí hiệu mã số ISO 10 Điều kiện giao hàng : Ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mai (ví dụ : FOB Hải Phòng ) 11 Đồng tiền thanh toán : Ghi mã số của loại tiền dùng để thanh toán ( nguyên tệ ) thỏa thuận trong hợp đồng thương mại . Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO (ví dụ : đồng dollar Hoa Kì là USD ) Tỷ giá tính thuế : Tỷ giá giữa đơn vị nguyên tiền tệ Việt Nam áp dụng nguyên để tính thuế ( theo quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai hải quan ) bằng đồng Việt Nam. 12 Phương thức thanh toán : Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại ( ví dụ : L/C, D/A , D/P, TTR hoặc trao đổi hàng ...) 13 Tên hàng/quy cách phẩm chất : Ghi rõ họ tên quy cách phẩm chất hàng hóa theo hơp đồng thương mại . Nếu nhiều loại hàng thì qui cách của từng loại ở mỗi loại hàng . 14 Mã số hàng hóa : Ghi mã số thuế của từng mặt hàng xuất khẩu (nếu lô hàng xuất khẩu gồm nhiều loại mặt hàng). 15 Lượng: Ghi số lượng của từng loại mặt hàng xuất khẩu . 16 Đơn vị tính : Ghi đơn vị đo khối lượng hàng xuất khẩu (tấn , lít, cái/chiếc...) 17 Đơn giá nguyên tiền tệ: Ghi giá trị của một đơn vị hàng hóa (theo đơn vị tính ở tiêu thức 16)bằng loại tiền tệ đã ghi ở tiêu thức thứ 11,căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại,hóa đơn thương mại,L/C. Hợp đồn thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua , giá bán được ghi ghê hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì giá đợn vị được xác định bằng giá mua ,giá bán trừ (-)lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. 18 Tri giá nguyên tệ: Ghị trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu , là kết quả của phép nhân (x)giữa “Lượng”(tiêu thức 15)và đơn giá nguyên tệ(tiêu thức 17) 19 Chứng từ đi kèm: Ghi số lượng từng loại trong hồ sơ hải quan tương ứng với cột bản chính hoặc bản sao. Liêt các chứng từ khác (nếu có) trong hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan haỉ quan khi đăng kí tờ khai . 20 Người khai hải quan kí tên, đóng dấu: Người khai hải quan ghi ngày tháng năm khai báo, kí xác nhận, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu trên tờ khai Đối với những mặt hàng xuất khẩu có thuế xuất khẩu doanh nghiệp phải ghi vào “Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu có thuế”và doanh nghiệp phải ghi vào PLTK/2002XK từ mục 28 đến mục 31. A- Phần dành cho người khai hải quan tính thuế. Ô số Hướng dẫn cách ghi 28 Tiền thuế xuất khẩu: Người khai hải quan căn cứ các số liệu đã kê khai tại tờ khai hải quan để tự tính thuế Trị giá tính thuế: Ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. Đối với những mặt hàng theo quy định được áp dụng mức giá trong hợp đồng hoặc trên hóa đơn thương mại để làm trị giá tính thuế hải quan và đơn giá nguyên tệ là giá FOB hoặc giá DAF (đối với hàng hóa đang xuất khẩu qua biên giới đất liền)thì trị giá tính thuế được quy đổi tính từ :”tỷ giá”(tiêu thức 11)nhân (x) với “trị giá nguyên tệ” (tiêu thức 18). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá FOB hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá nguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm , phí vận tải ... ghi trên các chứng từ hoặc theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá FOB hoặc giá DAF, từ đó tính ra “trị gía tính thuế “=”đơn giá nguyên tệ”(tiêu thức 17)nhân (x) với “Lượng”(tiêu thức 15) nhân (x) với tỷ giá (tiêu thức 11) Đối với những mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá hoặc nằm trong bảng giá tính thuế tối thiểu thì trị giá tính thuế là kết quả của phép tính : “Mức giá tối thiểu theo bảng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định” nhân (x) với (lượng)(tiêu thức 15) nhân (x) với tỷ giá (tiêu thức 11) Đối với những mặt hàng thuộc diện tính trị giá tính thuế theo hiệp định trị giá GATT/WTO thì thực hiện theo cách tính thuế của tờ khai trị giá theo quy định Thuế xuất (%):ghi mức thuế xuất tương ứng với mã số đã xác định trong tiêu thức 14 , theo biểu thuế xuất nhập khẩu . Tiên thuế: ghi số thuế xuất khẩu phải nộp là kết quả của phép tính :”trị giá tính thuế” nhân (x) với “thuế xuất (%)” đối với từng mặt hàng. 29 Thu khác Tỷ lệ (%) của các khoản thu khác theo qui định . Số tiền ghi kết quả của phép tính “giá tính thuế xuất khẩu của từng mặt hàng” nhân (x)”lượng”nhân (x) “tỷ lệ” 30 Tổng tiền thuế và thu khác : Ghi tổng số tiền xuất khẩu , thu khác bằng số và bằng chữ. 31 Người khai hải quan kí tên , đóng dấu , ghi rõ họ tên, chức danh. Lưu ý : Doanh nghiệp phải ghi 2 tờ HQ/2002-XK và tờ PLTK/2002(đối với các mặt hàng xuất khẩu có thuế ) vì một bản doanh nghiệp giữ , 1 bản lưu hải quan . Phụ lục 2: Tờ khai nhập khẩu và hướng dẫn Hướng dẫn cách điền tờ khai HQ/2002-NK Phần đầu của tờ khai Nhân viên hải quan ghi Vị trí ô Cách ghi Ô trên góc trái Tên cơ quan hải quan, nơi làm thủ tục hải quan : Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng kí tờ khai ghi tên Cục Hải quan tỉnh, thành phố; tên chi cục cửa khẩu hoặc chi cục hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài khu vực cửa khẩu, nơi tiến hành đăng kí tờ khai . Ô trên giữa Ghi ô đăng kí tờ khai, người đăng kí : công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận ,đăng kí tờ khai : Ghi số tờ khai theo thứ tự của số đăng kí tờ khai theo từng ngày: cách ghi tờ khai: “ Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị làm thủ tục” ví dụ tờ khai nhập khẩu loại hình gia công số 29 làm thủ tục tại cảng khu vực 1 TPHCM được ghi như sau: 29/NK/GC/KV1. Ghi ngày đăng kí tờ khai. Ghi số lượng phụ lục tờ khai đi kèm. Ô trên góc phải Công chức hải quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận, đăng kí tờ khai, ghi rõ họ tên . A Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế . 1 Người xuất khẩu mã số : Ghi tên đầy đủ địa chỉ, số điện thoại, số fax của thương nhân xuất khẩu. Ghi mã số kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân đã đăng kí với cục hải quan tỉnh, thành phố. 2 Người xuất khẩu, mã số : Ghi tên đầy đủ, địa chỉ của doanh nghiệp cá nhân nhập khẩu ở nước ngoài mua hàng của người xuất khẩu ở Việt Nam. Nếu có mã số của người khai nhập khẩu thì ghi vào ô mã số . 3 Ngươi ủy thác, mã số : Ghi tên đầy đủ địa chỉ , số điện thoại , số fax , mã số kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu của thương nhân ủy thác cho người nhập khẩu. 4 Đại lý làm thủ tục hải quan , mã số : Ghi tên đầy đủ, dịa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của đại lý làm thủ tục hải quan . 5 Loại hình : Ký hiệu “KD” chỉ kinh doanh ,”ĐT” chỉ đầu tư , ,”GC” chỉ gia công, “SXXK” chỉ sản xuất hàng xuất khẩu; “XTN” chỉ tạm xuất tái nhập; “TX” chỉ tái xuất . Đánh dấu (3) vào ô thích hợp với loại hình xuất khẩu. Ví dụ: xuất khẩu hàng kinh doanh thì đánh dấu (3) vào ô “KD” Ô trông sử dụng khi có hướng dẫn của tổng cục hải quan. 6 Giấy phép/ngày cấp/ngày hết hạn : Ghi số văn bản hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch nhập khẩu /giấy phép của bộ thương mại , bộ , ngành chức năng (nếu có ), ngày ban hành và ngày hết hạn (nếu có ) của văn bản đó . 7 Hợp đồng : Ghi số và ngày kí hợp đồng thương mại hoặc phụ kiện hợp đồng của lô hàng xuất khẩu và ngày hết hạn ( nếu có ). 8 Hóa đơn thương mại: Ghi số, ngày của hóa đơn thương mại. 9 Phương tiện vận tải : Ghi tên tàu biển, số chuyến bay , số chuyến tàu hỏa , số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng nhập khẩu vào từ nước ngoài vào việt nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không đường sắt. Nếu lô hàng được vận chuyển bằng đường bộ thì chỉ ghi loại hình phương tiện vận tải, không phải ghi số hiệu . 10 Vận tải đơn: Ghi số, ngày tháng năm của vận đơn B/L hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế B/L 11 Nước xuất khẩu : Ghi tên nước mà từ đó hàng hóa được chuyển đến Việt Nam ( nơi hàng hóa được xuất bán cuối cùng trước khi tới Việt Nam). Chú ý: không ghi tên nước mà hàng hóa trung chuyển ( transit )qua đó. 12 Cảng địa điểm xếp hàng : Ghi tên cảng, địa điểm (được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại) nơi từ đó hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam, áp dụng mã ISO 13 Cảng, địa điểm dỡ hàng : Ghi tên cảng địa điểm ( ví dụ : Hải Phòng ) nơi hàng hóa được gỡ ra khỏi phương tiện vận tải, áp dụng mã hóa phù hợp với ISO. Trường hợp địa điểm dỡ hàng chưa được cấp mã số theo ISOthì chỉ ghi địa danh vào mục này . 14 Điều kiện giao hàng : Ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thỏa thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ : FOB Hải Phòng ) 15 Đồng tiền thanh toán: Ghi mã số của loại tiền dùng để thanh toán ( nguyên tệ ) thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO (ví dụ: đồng dollar Hoa Kì là USD ) Tỷ giá tính thuế: Tỷ giá giữa đơn vị nguyên tiền tệ Việt Nam áp dụng nguyên để tính thuế ( theo quy định hiện hành tại thời điểm mở tờ khai hải quan ) bằng đồng Việt Nam. 16 Phương thức thanh toán: Ghi rõ phương thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại ( ví dụ : L/C , D/A ,D/P, TTR hoặc trao đổi hàng ...) 17 Tên hàng/quy cách phẩm chất : Ghi rõ họ tên quy cách phẩm chất hàng hóa theo hơp đồng thương mại . Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thi cách ghi vào tiêu thức này như sau Trên tơ khai hải quan ghi “theo phụ lục tờ khai” Trên phụ lục tờ khai ghi rõ tê , quy cách phẩm chất từng mặt hàng. Đối với lô hàng được áp một mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bảng chi tiết (không phải khai vào phụ lục). 18 Mã số hàng hóa : Ghi mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ( HS.VN) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau: Trên tờ khai hải quan không ghi gì. Trên phụ lục tờ khai ghi rõ mã số từng mặt hàng . 19 Xuất xứ : Ghi tên nước nơi hàng hóa được chế tạo (sản xuất )ra. căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ đúng qui định, thỏa thuận trong hợp đồng thương mại và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng. Áp dụng mã nước qui định trong ISO. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tiêu thức 18 20 Lương: Ghi số lượng của từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại tiêu thức 21 Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tai tiêu thức 18. 21 Đơn vị tính : Ghi tên đơn vị tính của từng loại mặt hàng ( Ví dụ : mét, kg ...) đã thỏa thuận trong hợp đồng (nhưng phải đúng với các đơn vị đo lường chuẩn mực mà nước Việt Nam đã công nhận). Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại tiêu thức 18 22 Đơn giá nguyên tiền tệ: Ghi giá trị của một đơn vị hàng hóa (theo đơn vị tính ở tiêu thức 21) bằng loại tiền tệ đã ghi ở tiêu thức thứ 14,căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng thương mại,hóa đơn thương mại,L/C. Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán được ghi ghê hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì giá đợn vị được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-)lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại. Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tiêu thức 18 23 Tri giá nguyên tệ: Ghị trị giá nguyên tệ của từng loại mặt hàng xuất khẩu, là kết quả của phép nhân (x)giữa “Lượng”(tiêu thức 20) và đơn giá nguyên tệ (tiêu thức 20) Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau : Trên tờ khai hải quan ghi tổng giá trị nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai; Trên phụ lục tở khai ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng . 24 Thuế nhập khẩu . Trị giá tính thuế: Ghi trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam. Đối với những mặt hàng theo quy định được áp dụng mức giá trong hợp đồng hoặc trên hóa đơn thương mại để làm trị giá tính thuế hải quan và đơn giá nguyên tệ là giá CIF hoặc giá DAF (đối với hàng hóa nhập khẩu qua biên giới đất liền) thì trị giá tính thuế được quy đổi tính từ : “tỷ giá”(tiêu thức 15)nhân (x) với “trị giá nguyên tệ” (tiêu thức 23). Nếu đơn giá nguyên tệ không phải là giá CIF hoặc DAF thì căn cứ vào đơn giá nguyên tệ và các yếu tố khác có liên quan như phí bảo hiểm, phí vận tải ... ghi trên các chứng từ hoặc theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tính ra giá CIF hoặc giá DAF, từ đó tính ra “trị gía tính thuế “=”đơn giá nguyên tệ” (tiêu thức 22) nhân (x) với “Lượng”(tiêu thức 20) nhân (x) với tỷ giá (tiêu thức 15) Đối với những mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá hoặc nằm trong bảng giá tính thuế tối thiểu thì trị giá tính thuế là kết quả của phép tính : “Mức giá tối thiểu theo bảng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định” nhân (x) với (lượng)(tiêu thức 20) nhân (x) với tỷ giá (tiêu thức 15) Đối với những mặt hàng thuộc diện tính trị giá tính thuế theo hiệp định trị giá GATT/WTO thì thực hiện theo cách tính thuế của tờ khai trị giá theo quy định . Đối với những mặt hàng thuộc diện tính trị giá tính thuế theo hiệp định trị giá GATT/WTO thì thực hiện theo cách tính thuế của tờ khai trị giá theo qui định. Thuế xuất (%):ghi mức thuế xuất tương ứng với mã số đã xác định trong tiêu thức 18 , theo biểu thuế xuất khẩu . Tiên thuế: ghi số thuế xuất khẩu phải nộp đối với từng mặt hàng là kết quả của phép tính :”trị giá tính thuế” nhân (x) với “thuế xuất (%)” đối với từng mặt hàng nhập khẩu . Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau : - Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế phải nộp vào ô cộng . - Trên phụ lục tờ khai ghi rõ giá trị tính thuế , thuế suất , số thuế nhập khẩu phải nộp cảu từng mặt hàng . 25 Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB): Trị giá tính thuế : trị giá tính thuế của thuế giá trị gia tăng hoặc TTĐB là tổng của trị giá tính thuế xuất nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng . Công thức tính : “ trị giá tính thuế GTGT hoặc TTĐB” = “trị giá tính thuế nhập khẩu” + “tiền thuế nhập khẩu” (tiêu thức 24) Thuế suất (%) : ghi mức thuế suất GTGT hoặc TTĐB tương ứng với mã số hàng hóa đã xác định trong tiêu thức 18 , theo biểu thuế GTGT và TTĐB . Tiền thuế : ghi số thuế GTGT và TTĐB phải nộp là kết quả của phép tính : “trị giá tính thuế GTGT hoặc TTĐB” nhân (x) với thuế suất (%) đối với từng mặt hàng . Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặ hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại tiêu thức 24. 26 Thu khác : Tỷ lệ (%) của các khoản khác theo qui định . Số tiền : ghi kết quả của phép tính : “giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng” nhân (x) “lượng” nhân(x) “tỷ lệ” Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự như tại tiêu thức 24 27 Tổng số tiền thuế và thu khác : (ô 14+25+26) Ghi tổng số tiền thuế nhập khẩu , GTGT hoặc TTĐB thu khác bằng số và bằng chữ . 28 Chứng từ đi kèm : Ghi số lượng từng loại chứng từ trong hồ sơ hải quan tương ứng với cột bản chính hoặc bản sao . Liệt kê các chứng từ khác ( nếu có ) trong hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan khi đăng kí tờ khai . 29 Người khai hải quan ký tên , đóng dấu : Người khai hải quan ghi ngày , tháng , năm khai báo , kí xác nhận , ghi rõ chức danh và đóng dấu trên tờ khai . B - Phần dành cho kiểm tra của hải quan Phần kiểm tra hàng hóa 30 Phần ghi kết quả kiểm tra hàng hóa : Hình thức kiểm tra : căn cứ trê cơ sở dữ liệu hiện có , chi cục trưởng hoặc phó chi cục trưởng chi cục hải quan cửa khẩu hoặc chi cục hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đánh vào ô tương ứng tai mục hình thức kiểm tra . ghi rõ họ tên người quyết định hình thức kiểm tra . Công chức hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa ( kiểm hóa viên ) ghi địa điểm kiểm tra , thời điểm kiểm tra ; kết quả về tên hàng mã số xuất xứ ; số lượng hoặc trọng lượng (tương ứng với đơn vị tính ) quy cách phẩm chất .. của hàng hóa ( theo qui định của tổng cục hải quan về kiểm tra hàng hóa ) sau khi đã kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu . 31 Đại diện doanh nghiệp : Người khai hải quan chứng kiến việc kiểm tra hàng hóa ghi ý kiến (nếu có ), ký và ghi rõ họ tên . 32 Cán bộ kiểm hóa : Kiểm tra viên kí và ghi rõ họ tên sau khi đã ghi kết quả kiểm hóa ở tiêu thức 30. Phần kiểm tra thuế Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa , trên cơ sở khai báo , tự tính thuế của người khai báo , công chức hải quan được phân công kiểm tra thuế (cán bộ kiểm tra thuế ) tiến hàng kiểm tra số thuế và thu khác so với kết quả tự kê khai , tính toán của người khai báo . Tính toán số thuế và thu khác đối với những mặt hàng cần phải tính lại , theo cách tính tương tự tại tiêu thức 24, 25,26. 33 Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi đã kiểm tra : tăng/giảm Cán bộ kiểm tra thuế ghi tổng số tiền thuế thu và thu khác phải điều chỉnh ( nếu có ) . Trường hợp điều chỉnh tăng thì gạch chữ “giảm” hoặc ngược lại . 34 Tổng số thuế và thu khác phải nộp : Căn cứ kết quả tinh thuế của chủ hàng ( tiêu thức 27) và kết quả kiểm tra thuế của cơ quan hải quan (tiêu thức 33), cán bộ kiểm tra tính thuế ghi tổng số thuế và chênh lệch giá phải nộp . Cán bộ kiểm tra thuế viết giấy thông báo thuế để thông báo cho chủ hàng thời hạn phải nộp thuế đó . ghi rõ số , ngày tháng năm của giấy thông báo thuế vào mục này . Trong trường hợp chủ hàng nộp tiền thuế , phụ thu ngay thì viết biên lai thu thuế . ghi rõ số , ngày tháng năm của biên lai thu thuế vào mục này . 35 Lệ phí hải quan : Số lệ phí hải quan phải nộp được tính toán theo qui định tại các văn bản pháp quy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành . các bộ kiểm tra tính thuế ghi số tiền phải nộp và ghi số biên lai thu lệ phí . 36 Cán bộ kiểm tra thuế : Cán bọ kiểm tra thuế ký xác nhận , ghi rõ họ tên , ngày tháng năm thực hiện công tác kiểm tra thuế . 37 Ghi chép khac của hải quan : Dành cho cán bộ hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dng cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản , số quyết định xử phạt, xử lý ... (nếu có) 38 Xác nhận đã làm thủ tục hải quan : Công chức hải quan có thẩm quyền theo qui định của tổng cục hải quan kí tên , ghi rõ họ tên xác nhận lô hàng đã làm thủ tục hải quan . Phụ lục 3: Luật hải quan LUẬT HẢI QUAN Để góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về hải quan. Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Bao gồm 10 điều: từ 1 đến 10 Điều 1. Chính sách về hải quan Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Điều 3. Đối tượng áp dụng Điều 4. Giải thích từ ngữ Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về hải quan Điều 6. Địa bàn hoạt động hải quan Điều 7. Xây dựng lực lượng Hải quan Điều 8. Hiện đại hoá quản lý hải quan Điều 9. Phối hợp thực hiện pháp luật hải quan Điều 10. Giám sát thi hành pháp luật hải quan Chương II: NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC CỦA HẢI QUAN Bao gồm 4 điều: từ 11 đến 14 Điều 11. Nhiệm vụ của Hải quan Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan Điều 13. Hệ thống tổ chức Hải quan Điều 14. Công chức hải quan Chương III: THỦ TỤC HẢI QUAN, CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN Gồm 6 mục và 48 điều: từ điều 15 đến 62 Mục 1: Quy định chung Điều 15. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan Điều 16. Thủ tục hải quan Điều 17. Địa điểm làm thủ tục hải quan Điều 18. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan Điều 19. Thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan Điều 20. Khai hải quan Điều 21. Đại lý làm thủ tục hải quan Điều 22. Hồ sơ hải quan Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan Điều 24. Trách nhiệm kiểm tra hàng hoá, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan Điều 25. Thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải Điều 26. Giám sát hải quan Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan Mục 2: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa Điều 28. Kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan Điều 29. Căn cứ và thẩm quyền quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan. Điều 30. các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan. Điều 32. Kiểm tra sau thông quan Điều 33. Hàng hoá tạm xuất khẩu, tạm nhập khẩu Điều 34. Quà biếu, tặng Điều 35. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp Điều 36. Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Điều 37. Hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu theo đường bưu chính Điều 38. Hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Điều 39. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử Điều 40. Hàng hoá quá cảnh Điều 41. Hàng hoá chuyển cửa khẩu Điều 42. Tuyến đường, thời gian quá cảnh, chuyển cửa khẩu Điều 43. Tài sản di chuyển Điều 44. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh Điều 45. Xử lý hàng hoá bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận Mục 3: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế Điều 46. Hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của chủ kho ngoại quan, chủ hàng hoá gửi kho ngoại quan Điều 48. Thời hạn gửi hàng hoá tại kho ngoại quan Điều 49. Thẩm quyền thành lập, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế Mục 4: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải Điều 50. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Điều 51. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu Điều 52. Khai báo và kiểm tra đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Điều 53. Chuyển tải, chuyển cửa khẩu, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Điều 54. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Điều 55. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vì mục đích quốc phòng, an ninh Điều 56. Trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cảng vụ sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế với cơ quan hải quan Mục 5:Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Điều 57. Nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan Điều 58. Điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan Điều 59. Quy định cụ thể việc tạm dừng làm thủ tục hải quan Mục 6: Chế độ ưu đãi, miển trừ Điều 60. Chế độ ưu đãi, miễn trừ Điều 61. Miễn khai, miễn kiểm tra hải quan Điều 62. Việc xử lý các trường hợp phát hiện có vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ Chương IV: TRÁCH NHIỆM CỦA HẢI QUAN TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI Gồm 5 điều: từ 63 đến 67 Điều 63. Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Điều 64. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Điều 67. Trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Chương V: TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Gồm 5 điều: từ 68 đến 72 Điều 68. Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác Điều 69. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác Điều 70. Thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế Điều 71. Xác định trị giá tính thuế Điều 72. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác định thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Phụ lục 4: Một vài thủ tục hải quan đối với từng loại hợp đồng 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho nuớc ngoài: Để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công xuất khẩu cho nuớc ngoài, doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục theo trình tự sau: a. Làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công với hải quan: Chậm nhất 01 ngày truớc khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp nộp và xuất trình hồ so hải quan để co quan hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Hồ sơ hải quan gồm: - Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng kèm theo (nếu có): 01 bản chính và 01 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nuớc ngoài); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 01 bản photocopy; - Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản photocopy; - Giấy phép của Bộ Thuong mại nếu mặt hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa Nhà nuớc Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất, nhập khẩu; hoặc của cơ quan chuyên ngành nếu mặt hàng gia công theo văn bản huớng dẫn quản lý xuất nhập khẩu chuyên ngành phải xin phép các cơ quan này: nộp 01 bản photocopy, xuất trình bản chính. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và chịu trác nhiệm truớc pháp luật đối với các bản dịch, bản photocopy trên đây và nêu tại văn bản này. b. Làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu: Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng: * Giấy tờ phải nộp: - Tờ khai hàng nhập khẩu: 02 bản chính; - Vận tải đơn: 01 bản sao từ các bản Original hoặc bản Surrendered hoặc bản của các vận tải đơn có ghi chữ Copy; - Hóa đon thuong mại: 01 bản chính; - Bản kê chi tiết hàng hóa (nếu nguyên liệu đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 01 bản photocopy. * Giấy tờ phải nộp thêm: - Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính; - Giấy phép của Bộ Thuong mại nếu nguyên liệu nhập khẩu thuộc hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thuong mại: 01 bản photocopy; - Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nếu nguyên liệu nhập khẩu thuộc mặt hàng theo quy định riêng đối với hàng gia công phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành: 01 bản photocopy. * Giấy tờ phải xuất trình: Giấy phép nêu tại mục (a): 01 bản chính để hải quan cấp phiếu theo dõi trừ lùi (đối với truờng hợp nhập khẩu lô hàng nguyên liệu đầu tiên của hợp đồng) hoặc 01 bản chính kèm phiếu theo dõi, trừ lùi (đối với các truờng hợp đa đuợc hải quan cấp phiếu theo dõi trừ lùi). Luu ý: + Doanh nghiệp bảo quản mẫu lưu nguyên liệu cho đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công; + Doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên liệu này cho hải quan khi kiểm tra sản phẩm gia công xuất khẩu hoặc trong một số truờng hợp khác khi hải quan yêu cầu; Thủ tục hải quan đối với sản phẩm hoàn chỉnh do bên thuê gia công cung cấp để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nuớc ngoài thực hiện nhu nguyên liệu gia công nếu đáp ứng các điều kiện sau: # Tên sản phẩm hoàn chỉnh và mục đích cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh để gắn hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nuớc ngoài phải được ghi rõ trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện bổ sung hợp đồng gia công; # Trong bản định mức sử dụng nguyên liệu cho sản phẩm gia công phải có định mức của sản phẩm hoàn chỉnh này. c. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công: * Đối với truờng hợp nguyên liệu cung ứng do doanh nghiệp mua tại thị truờng Việt Nam: - Nguyên liệu do bên nhận gia công cung ứng phi đuợc thỏa thuận trong hợp đồng gia công hoăc phụ kiện hợp đồng về tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt, số luợng, đon giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán. - Khi mua nguyên liệu để cung ứng, doanh nghiệp không phải làm thủ tục hải quan nhung phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nếu nguyên liệu cung ứng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép. - Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp phải khai rõ tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt thực tế, lượng sử dụng của nguyên liệu cung ứng tương ứng với sản phẩm xuất khẩu để tính thuế xuất khẩu nguyên liệu cung ứng (nếu có) và hải quan trừ lùi vào giấy phép (nếu nguyên liệu cung ứng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền). Nếu tại thời điểm xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp không khai báo đúng quy định này thì nguyên liệu cung ứng không được đưa vào thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với trường hợp nguyên liệu cung ứng thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp không khai báo hoặc có khai báo nhưng không xuất trình đuợc giấy phép thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. * Đối với truờng hợp nguyên liệu do doanh nghiệp trực tiếp mua từ nuớc ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công: - Điều kiện cung ứng như truờng hợp gạch đầu dòng thứ nhất của mục (a) nêu trên. - Thủ tục hải quan: + Khi làm thủ tục xuất khẩu gia công, doanh nghiệp phải khai rõ tên gọi, lượng sử dụng, định mức, tỷ lệ hao hụt thực tế, số ngày tháng năm tờ khai nhập khẩu của nguyên liệu nhập theo loại hình sản xuất xuất khẩu đa sử dụng để sản xuất ra lô hàng gia công xuất khẩu. + Thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; tờ khai xuất khẩu là tờ khai xuất khẩu gia công; định mức nguyên liệu là định mức của hợp đồng gia công; hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công. * Khi thanh khoản hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ toàn bộ nguyên liệu đa cung ứng cho hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng gia công đó vào bảng theo mẫu 04/HQ-GC. d. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công: * Hồ sơ hải quan: - Giấy tờ phải nộp: + Tờ khai xuất khẩu: 02 bản chính; + Bản kê khai chi tiết hàng hóa của lô hàng xuất khẩu: 02 bản chính; + Bảng định mức của từng mã hàng có trong lô hàng xuất khẩu (đối với mã hàng chưa đăng ký định mức với hải quan): 02 bản chính; + Bảng khai nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng (nếu có) tuong ứng với luợng sản phẩm gia công trên tờ khai xuất khẩu (mẫu 11/HQ-GC): 02 bản chính. - Giấy tờ phải nộp thêm: Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu bên nhận gia công cung ứng nguyên liệu thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép: 01 bản photocopy. - Giấy tờ phải xuất trình: Giấy phép nêu trên: 01 bản chính để đố chiếu với bản photocopy phải nộp khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi hoặc bản chính kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi (nếu đa được hải quan cấp phiếu theo dõi trừ lùi). * Quy trình thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm gia công: thực hiện như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán quy định tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 và Thông tư 112/2005/TT-BTC, nhưng không thực hiện buớc kiểm tra tính thuế (trừ truờng hợp sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu tự cung ứng mua tại thị truờng Việt Nam, thì phải tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu này). Ngoài ra, trong Quyết định số 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 còn quy định: - Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công. - Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp. - Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền gia công. - Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công. - Thủ tục hải quan đối với đặt gia công hàng hóa ở nuớc ngoài. 2. Thủ tục hải quan đối với hình thức đăng ký tờ khai một lần: a. Hiểu thế nào về đăng ký tờ khai một lần: Theo Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 thì nguời khai hải quan thuờng xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với một mặt hàng nhất định trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa, qua cùng cửa khẩu đuợc đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan một lần để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng đó nhiều lần trong khoảng thời gian giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa. b. Điều kiện để đuợc áp dụng hình thức đăng ký tờ khai một lần: Tên hàng trên tờ khai hải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần Hàng hóa trên tờ khai phai thuộc cùng một hợp đồng, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa phải có điều khoản quy định giao hàng nhiều lần Doanh nghiệp không vi phạm các quy định về đăng ký tờ khai một lần Không bị cuỡng chế về thủ tục hải quan c. Thời hạn có hiệu lực của tờ khai hải quan đa đăng ký một lần: Tờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng Hàng gia công có hiệu lực trong hiệu lực của phụ lục hợp đồng Hàng xuất khẩu, nhập khẩu có thuế và hàng sản xuất xuất khẩu tờ khai có hiệu lực trong thời gian ân hạn thuế. d. Tờ khai hải quan một lần chấm dứt hiệu lực truớc thời hạn trong các truờng hợp: Có sự thay đổi chính sách thuế, chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai đăng ký một lần. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực Doanh nghiệp đa XK hoặc NK hết luợng hàng khai trên tờ khai đăng ký một lần Doanh nghiệp có thông báo không tiếp tục làm thủ tục XK, NK hết luợng hàng đa khai trên tờ khai hải quan Doanh nghiệp XK hoặc NK hàng hóa từng lần không đúng về tên hàng đa khai trên tờ khai hải quan đăng ký một lần Doanh nghiệp bị đưa vào danh sách cuỡng chế về thủ tục hải quan trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần. Luu ý: Tờ khai một lần đuợc thực hiện tại một chi cục hải quan. e. Hồ so làm thủ tục hải quan một lần: * Chứng từ phải nộp: - Tờ khai hải quan hàng hóa X/NK: 02 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng; 01 bản sao - Giấy phép XK/NK của cơ quan quản lý nhà nuớc có thẩm quyền (đối với hàng hóa phải có giấy phép XK, NK theo quy định của pháp luật): 01 bản sao hay 01 bản chính (nếu khai trên tờ khai một lần hết toàn bộ hàng hóa đuợc phép XK/NK ghi trên giấy phép) - Sổ theo dõi hàng hóa X/NK: 02 quyển * Chứng từ xuất trình: Giấy phép XK, NK bản chính để hải quan đối chiếu với bản sao và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi (đối với truờng hợp khai trên tờ khai một lần không hết hàng hóa đuợc phép XK,NK ghi trên giấy phép): 01 bản chính. f. Thủ tục XK, NK từng lô hàng ở truờng hợp làm tờ khai hải quan một lần: Mỗi lần có hàng hóa XK/NK, chủ hàng khai luợng hàng XK, NK lần đó vào sổ theo dõi và nộp, xuất trình các giấy tờ sau đây: - Giấy tờ phai nộp: các giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình (trừ những giấy tờ đa nộp khi đăng ký tờ khai). - Giấy tờ xuất trình gồm tờ khai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hóa X/NK. g. Vấn đề thanh khoản tờ khai một lần: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan một lần hết hiệu luc, doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh khoản tờ khai hải quan với chi cục hải quan. Hồ sơ thanh khoản gồm: - Tờ khai hải quan đăng ký - Sổ theo dõi hàng hóa XK,NK. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK,NK tại chỗ: a. Khái niệm: Hàng XNK tại chỗ là hàng của doanh nghiệp đầu tu nuớc ngoài tại VN xuất khẩu cho thương nhân nuớc ngoài, nhưng không xuất hàng ra khỏi VN mà giao hàng cho một đối tác khác trong nuớc theo chỉ định của thương nhân nuớc ngoài. Doanh nghiệp XK tại chỗ là doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân nuớc ngoài. Doanh nghiệp NK tại chỗ là doanh nghiệp nhận hàng từ doanh nghiệp XK theo chỉ định của thương nhân nuớc ngoài. Doanh nghiệp XK và doanh nghiệp NK phải ký hợp đồng mua bán với thương nhân nuớc ngoài, trong hợp đồng phải nêu rõ hàng hóa đuợc giao nhận tại VN và tên, địa chỉ doanh nghiệp giao, nhận hàng hóa. b. Căn cứ để xác định hàng hóa XN, NK tại chỗ: Hàng XK, NK tại chỗ là hàng hóa phải có hai hợp đồng riêng biệt: - Hợp đồng XK, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hóa đuợc giao cho nguời nhận hàng tại VN - Hợp đồng NK, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều khoản ghi rõ hàng hóa đuợc nhận từ nguời giao hàng tại VN. c. Hồ so hải quan: - Tờ khai XK-NK tại chỗ (do nguời XK khai): 04 bản chính; - Hợp đồng mua bán ngoại thương có chỉ định giao hàng tại VN (đối với nguời XK), hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàng tại VN(đối với nguời NK): 01 bản sao; - Hóa đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp XK lập (liên giao khách hàng): 01 bản sao. d. Hiệu lực của tờ khai XK-NK tại chỗ: - Tờ khai XK - NK tại chỗ có hiệu lực trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm chi cục hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp NK ký xác nhận vào 04 tờ khai hải quan. - Tờ khai XK - NK tại chỗ có giá trị để thanh khoản khi: + Đối với doanh nghiệp XK: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của bốn bên là: doanh nghiệp XK, doanh nghiệp NK, hải quan làm thủ tục XK, hải quan làm thủ tục NK. +Đối với doanh nghiệp NK: tờ khai hải quan đuợc khai đầy đủ, có xác nhận, ký tên, đóng dấu của ba bên là: doanh nghiệp XK, doanh nghiệp NK, hải quan làm thủ tục NK. +Truờng hợp doanh nghiệp XK tại chỗ và doanh nghiệp NK tại chỗ làm thủ tục tại một chi cục hải quan, thì chi tục hải quan này ký xác nhận có hai phần hải quan làm thủ tục XK và hải quan làm thủ tục NK. e. Thủ tục hải quan XK, NK tại chỗ: Thực hiện theo Quyết định số 69/2004/QĐ-BTC ngày 24/8/2004 của Bộ truởng Bộ Tài chính. 4. Thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK: Thủ tục hải quan đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK đuợc thực hiện theo quy định đối với hàng XK, NK thương mại nhưng do tính đặc thù của loại hình này nên thủ tục hải quan đuợc huớng dẫn bổ sung thêm như sau: a. Đăng ký hợp đồng: Thủ tục đăng ký hợp đồng NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa XK (duới đây gọi tắt là hợp đồng) đuợc thực hiện khi doanh nghiệp làm thủ tục NK lô hàng nguyên liệu đầu tiên của hợp đồng tại một chi cục hải quan mà doanh nghiệp thấy thuận tiện nhất. b. Noi làm thủ tục hải quan: Khi đã đăng ký hợp đồng tại đơn vị hải quan nào thì các lô hàng nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK phải đuợc làm thủ tục tại đơn vị hải quan đó. Khi XK sản phẩm đuợc sản xuất từ nguyên vật liệu NK, doanh nghiệp được làm thủ tục XK ở các đơn vị hải quan khác nhau nhưng phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị hải quan nơi đã đăng ký hợp đồng biết để theo dõi và thanh quyết toán. c. Thanh quyết toán nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK: * Nguyên tắc thanh quyết toán: - Tờ khai nhập truớc, tờ khai xuất truớc phi đuợc thanh khoản trước - Tờ khai NK nguyên liệu phải có truớc tờ khai xuất sản phẩm. * Trách nhiệm của doanh nghiệp về thanh quyết toán: - Doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo, giải trình tính toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác vế tình hình nguyên vật liệu NK, sản phẩm hàng hóa sản xuất XK và tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan cho cơ quan hải quan. - Doanh nghiệp nộp hồ sơ thanh quyết toán tại đơn vị hải quan đa đăng ký mở tờ khai hải quan NK. * Hồ so thanh quyết toán gồm: - Bảng kê danh sách các tờ khai NK nguyên vật liệu đưa vào thanh quyết toán - Bảng kê danh sách các tờ khai sản phẩm XK đưa vào thanh quyết toán - Báo cáo nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng XK - Báo cáo nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu NK - Báo cáo tính thuế trên nguyên vật liệu NK Tài liệu tham khảo: - GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. - GS.TS Võ Thanh Thu, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dụ, 2005 -. - - - -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnvnt_hoan_chinh_5705.doc