Đề tài Nghiên cứu xếp hạng tín dụng

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu xếp hạng tín dụng: MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế tập chung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế. Trên tinh thần đó việc đổi mới hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương thực hiện chức năng phát hành tiền và chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động đầu tư. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch ít rủi ro sang nền kinh tế thị trường với rủi ro là đặc trưng cơ bản thì sự gia tăng rủi ro trong hệ thống kinh tế là một điều tất yếu. Vì vậy, việc quản lý và đánh giá rủi ro, vỡ nợ được đặt ra như là một vấn đề trọng tâm trong hoạt động đầu tư của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và ...

docx56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu xếp hạng tín dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế tập chung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống các cơ quan quản lý kinh tế. Trên tinh thần đó việc đổi mới hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng nhà nước đóng vai trò ngân hàng trung ương thực hiện chức năng phát hành tiền và chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế và việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động đầu tư. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch ít rủi ro sang nền kinh tế thị trường với rủi ro là đặc trưng cơ bản thì sự gia tăng rủi ro trong hệ thống kinh tế là một điều tất yếu. Vì vậy, việc quản lý và đánh giá rủi ro, vỡ nợ được đặt ra như là một vấn đề trọng tâm trong hoạt động đầu tư của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư. Thực tế hoạt động trong thời gian qua cho thấy, việc quản lý rủi ro, vỡ nợ ở nước ta còn rất nhiều yếu kém như: Sự lạc hậu trong quản lý rủi ro, quản lý lượng hoá rủi ro và mô hình hoá đứng trên giác độ kỹ thuật là xu thế phát triển chính về quản lý rủi ro ngân hàng của các nước phát triển. Hiện nay, người ta không chỉ áp dụng mô hình như mô hình VAR để tính giá trị đang bị rủi ro, mà đối với rủi ro tín dụng không dễ lượng hoá, người ta áp dụng các mô hình như CREDITMERICS, KMV để tính. Những khái niệm về giá trị đang bị rủi ro là VAR, lượng hoá tín dụng còn chưa được nhận thức đúng đắn; các thị trường tổ chức dịch vụ trung gian của thị trường tiền tệ chưa được kiện toàn. Trong các thể chế tài chính thiếu các tổ chức độc lập đánh giá rủi ro tín dụng và xác suất vỡ nợ. Đó là các tổ chức xếp hạng tín dụng, các tổ chức kiểm toán, kế toán độc lập. Các tổ chức trung gian tài chính này và các công ty tư vấn thực hiện thu thập các thông tin thị trường một cách chính xác, kịp thời, toàn diện nhằm bảo vệ vốn của ngân hàng và các nhà đầu tư, nhờ đó làm giảm bớt những rủi ro phát sinh do nguồn thông tin thiếu đầy đủ và không chính xác ngây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ ra các quyết sách về rủi ro của các ngân hàng và các nhà đầu tư. Hiện nay, việc thành lập các tổ chức trung gian như thế này ở Việt Nam còn chậm và lạc hậu: chưa thành thành lập được các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, điều này làm cho ngân hàng các nhà đầu tư rất khó khăn trong việc ra quyết định, làm cho việc phát hành cổ phiếu công ty không thể căn cứ vào chỉ số tín dụng của các công ty để xác định lợi suất phát hành, dẫn đến giá cả và lợi suất của cổ phiếu công ty để xác định lợi suất phát hành, dẫn đến giá cả và lợi suất của cổ phiếu công ty không phản ánh đúng tình trạng rủi ro của công ty. Việc xếp hạng tín dụng còn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư. Một mặt giúp ngân hàng lựa chọn những khách hàng tốt, có khả năng trả nợ trong tương lai để đầu tư tín dụng, mặt khác thông qua xếp hạng tín dụng các khách hàng hiện có của mình để có những chính sách tín dụng hợp lý, như tăng dự phòng rủi ro hoặc tăng cường giám sát đối với những khoản vay có vấn đề. Thông lệ quốc tế, ở nhiều nước chính phủ khuyến khích việc xử lý và cung cấp thông tin cho thị trường tài chính, vì thế có nhiều cơ quan chuyên môn hoá xử lý và cung cấp thông tin về xếp hạng tín dụng để phục vụ cho các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư và các chủ thể khác trong nền kinh tế. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng anh do John Moody đưa vào năm 1909 trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt ” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín dụng lần đầu tiên cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệt thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ (AAA) đến (C). Hiện nay những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. ở Việt Nam thuật ngữ xếp hạng tín dụng đang tồn tại nhiều tên gọi như: xếp loại tín nhiệm, xếp loại doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, định dạng tín dụng, xếp hạng tín dụng, xếp hạng khách hàng.Trong đề tài này đề xuất cách gọi là “ xếp hạng tín dụng ” Cho đến nay, khái niệm xếp hạng tín dụng chưa có được sự nhận thức thống nhất. Theo từ điển thị trường chứng khoán, xếp hạng tín dụng là “cách ước tính chính thức tín dụng từ trước đến nay của cá nhân hay công ty và khả năng chi trả bao gồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích hồ sơ lưu trữ về khả năng, trách nhiệm tín dụng của cá nhân và các công ty kinh doanh. Theo Bohn, John A, viết trong cuốn “ Phân tích rủi ro trên các thị trường đang chuyển đổi” thì “ Xếp hạng tín dụng là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó” Theo định nghĩa của công ty chứng khoán Merrill Lunch, xếp hạng tín dụng là đánh giá hiện thời của công ty xếp hạng tín dụng về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói khác đi, đó là cách đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoản cảnh hường về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Trong kết quả xếp hạng tín dụng chứa đựng ý kiến chủ quan của chuyên gia xếp hạng tín dụng. Theo công ty Moody’s, xếp hạng tín dụng là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo & PTNT VN là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với Ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Ngân hàng công thương Việt Nam là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với Ngân hàng cho vay như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Theo Samir EL Daher xếp hạng tín dụng là việc đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay nợ xét về góc độ chấp hành các quy định tài chính cụ thể, đó có thể là một nhóm các quy định hoặc chỉ là một chương trình tài chính nhỏ nào đó như là một hợp đồng thương mại. Việc phân loại dựa trên xác suất vỡ nợ, đây là tiêu chí phản ánh khả năng lẫn sự sẵn sàng trả nợ của người vay cả gốc, lãi đúng hạn theo các quy định của khoản vay. Xếp hạng tín dụng không phải là việc đánh giá chung của người cho vay, bởi vì người vay có thể được đảm bảo bởi một bên thứ ba, như người bảo lãnh, bảo hiểm hay người thuê hợp đồng. 1.2. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng. Việc xếp hạng tín dụng được phân tích dựa trên những thông tin từ những người vay và từ những nguồn thông tin của các tổ chức xếp hạng tín dụng được coi là đáng tin cậy. Các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng đã thể hiện rất rõ ràng trong cam kết của mình “ xếp hạng tín dụng không phải là một sự giới thiệu để mua bán hay tiếp tục nắm giữ một chứng khoán nợ . Vì việc xếp hạng tín dụng chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng. Đó chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết định đầu tư”. Cho dù quá trình xếp hạng tín dụng diễn ra rất cẩn trọng, các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng không tiến hành kiểm toán độc lập những thông tin mà người vay cung cấp, trong khi đó lại là nguồn thông tin cơ bản để xếp hạng tín dụng. Các tổ chức cung cấp dich vụ xếp hạng tín dụng không có trách nhiệm bồi hoàn cho những nhà đầu tư . Vì vậy, xếp hạng tín dụng là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của người vay. 1.3. Mục đích của xếp hạng tín dụng. Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Hơn nữa, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ `rủi ro của các loại hình doanh nghiệp khác, vì tính chất lây lan của nó có thể làm dung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế của một quốc gia và theo phản ứng dây chuyền nó tác động đến hầu hết tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm nhiều loại nghiệp vụ, nhưng tựu trung lại, đây là loại hình kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một trung gian tài chính dựa trên cơ sở thu hút tiền của khách hàng (dưới hình thức nhận tiền gửi huy động bằng trái phiếu, kỳ phiếu và đi vay..) với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của mình thông qua việc sử dụng không chỉ vốn tự có của mình, mà chủ yếu bằng vốn huy động của khách hàng. Nếu ngân hàng thương mại không thu hồi được số nợ mà họ đã cho vay, thì ngân hàng thương mại không chỉ bị mất vốn tự có của bản thân, mà còn có nguy cơ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng. Vì vậy, tính chất trung gian chính đặt ra yêu cầu đầu tiên đối với ngân hàng thương mại là phải thường xuyên thu hồi được số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền huy động của khách hàng và bảo toàn vốn của mình. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ Ngân hàng trong việc: - Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt. - Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép Ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, xếp hạng tín dụng còn nhằm mục đích: - Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đối với thị các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán: - Xếp hạng tín dụng đánh giá rủi ro dài hạn trên ảnh hưởng của chu kì kinh doanh và kèm theo xu hướng một nhà phát hành có thể trả được nợ trong tương lai hay không. - Xếp hạng tín dụng đánh giá rủi ro một cách toàn diện và thống nhất dựa vào một hệ thống ký hiệu xếp hàng. - Tính toán về khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư được đo bằng các nhân tố thúc đẩy hoặc kìm chế các nghĩa vụ tài chính của một nhà phát hành. - Xếp hạng tín dụng cung cấp những thông tin cần thiết cho người đầu tư về tình trạng của nhà phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán thích hợp. - Xếp hạng tín dụng tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn. Với việc xếp hạng tín dụng, người đầu tư sẽ an tâm, tin tưởng và dễ dàng lựa chọn chứng khoán để đầu tư. Từ đó làm cho người phát hành dễ dàng tiếp cận được với các nguồn tài chính có thể thực hiện huy động với quy mô lớn và trên một phạm vi rộng kể cả huy động vốn từ nước ngoài. - Xếp hạng tín dụng góp phần quan trọng vào việc giảm bớt chi phí sử dụng vốn cho người phát hành. Khi một người phát hành có uy tín thì với việc xếp hạng tín dụng sẽ giúp cho việc huy động vốn qua phát hành chứng khoán thuận lợi, dễ dàng hơn, đồng thời giảm được chi phí huy động vốn. Với nhà phát hành có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất thấp vẫn thu hút được các nhà đầu tư. - Xếp hạng tín dụng thúc đẩy nhà phát hành nâng cao hơn trách nhiệm đối với các nhà đầu tư. Việc xếp hạng tín dụng liên quan chẵt chẽ đến uy tín với nhà phát hành, điều đó thúc đẩy người phát hành thục hiện tốt hơn các cam kết đối với các nhà đầu tư trong việc đảm bảo thanh toán tiền lãi và tiền vốn vay. - Xếp hạng tín dụng là nhân tố quan trọng khi đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Nhà đầu tư so sánh đánh giá lợi nhuận - rủi ro giữa các công cụ đầu tư để tìm ra công cụ có lợi nhất vừa có hiệu quả vừa an toàn - Xếp hạng tín dụng là công cụ quản lý danh mục đầu tư. Trong danh mục đầu tư có rất nhiều các loại chứng khoán khác nhau, dựa vào sự thay đổi của xếp hạng tín dụng các nhà đầu tư đánh đổi các chứng khoán trong danh mục đầu tư để thu lợi nhuận và tránh rủi ro. - Xếp hạng tín dụng là công cụ đánh giá một số rủi ro có liên quan. Các ngân hang và các tổ chức tài chính trung gian khác với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng xếp hạng tín dụng làm một tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định cho vay, tài trợ dự án, thoả thuận swap. Như vậy, mục đích của xếp hạng tín dụng là dựa trên cơ sở các số liệu kiểm tra, phân tích dữ kiện từ các hồ sơ lưu trữ, các báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp để nhân xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của các cá nhân và doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cho vay, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành trái phiếu. 1.4. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng 1.4.1. Sự hình thành của các tổ chức xếp hạng tín dụng Các tổ chức xếp hạng tín dụng đã được ra đời từ đầu thế kỷ 20. Năm 1909, công ty John Moody của Mỹ đã khởi đầu cho việc xếp hạng chứng khoán. Công ty này chuyên xếp hạng trái phiếu ngành đường sắt, sau đó công ty tiếp tục xếp hạng các trái phiếu công nghiệp. Đến năm 1922, công ty Standard and Poor’s ra đời và tiến hành xếp hạng các trái phiếu công ty. Năm 1940 công ty bắt đầu xếp hạng các trái phiếu chính quyền địa phương, 1969 xếp hạng các thương phiếu, 1984 xếp hạng các quỹ trái phiếu và thị trường tiền tệ. Tuy nhiên tổ chức xếp hạng tín dụng lớn đầu tiên lại không phải là các công ty của Mỹ, mà là Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada( Canadian Bond Rating service) được thành lập và năm 1972; tiếp đến là Tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật Bản( Japanese Bond Rating Instiute) bắt đầu hoạt động từ năm 1975. Kể từ đó, hàng loạt các công ty xếp hạng khác đã được thành lập để phục vụ cho nhu cầu phát triển của thị trường tài chính. Năm 1982, Duff and Phelps bắt đầu xếp hạng cho hàng loạt các công ty lớn. Các tổ chức xếp hạng tín dụng được thành lập trong thế kỷ 20 là sự kế thừa và phát triển của các loại hình đã được hình thành trước đó. Hoạt động chủ yếu của các công ty này là: Tổ chức thông báo xếp hạng tín dụng, tổ chức kinh doanh thông in bằng các ấn phẩm chuyên nghành, các ẩn phẩm tài chính và các ngân hàng. 1.4.2. Sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng Các tổ chức xếp hạng tín dụng hiện nay có một quá trình hình thành rất lâu dài và rất sớm. Các nghiệp vụ xếp hạng tín dụng cũng ngày càng được hoàn thiện, cùng với sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng và sự đa dạng về nhu cầu thông tin. Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng vào đầu thế kỷ 20 chủ yếu là ở Mỹ. Vì ở Mỹ, các công ty đường sắt lớn chủ yếu là các công ty tư nhân rất phát triển. Nó chính là tiền đề để tạo ra một thị trường trái phiếu lớn hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Hơn nữa, các công ty dịch vụ công cộng ở Mỹ cũng phát triển rất nhanh và đều tìm đến nguồn vốn trên thị trường nợ, cùng với mức thu nhập của người dân tăng nhanh cũng đã góp phần phát triển của thị trường này, điều này đã gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng. Kể từ năm 1920, các tổ chức xếp hạng tín dụng hoạt động rất mạnh. Trong thời ký này trên thị trường nợ có quá nhiều hàng hoá, từ trái phiếu liên bang, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty đều rất phát triển rất nhanh theo cấp số nhân. Từ năm 1929 đến năm 1937 tỷ USD nợ chiếm khoảng 15% tổng nợ của các chính quyền liên bang và địa phương mất khả năng chi trả. Trong đó, 78% món nợ không có khả năng chi trả được xếp hạng Aa hoặc thớp hơn. Trong thời gian từ năm 1940 đến năm 1970, các tổ chức này hoạt động tương đối ổn định, thị trường nợ hoạt động tương đối an toàn và khôg có nhiều bước đột biến lớn. Từ năm 1970 cho đến nay, sự phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng đã phát triển hết sức mạnh mẽ và mang tính toàn cầu hoá. Trước những năm 70, tại các công ty xếp hạng tín dụng hàng đầu cũng chỉ có một số ít nhân viên phân tích. Ví dụ như, năm 1970, công ty S & P có 30 nhân viên phân tích trong các ngành công nghiệp, thì đến năm 1995, họ đã có 800 nhà phân tích và toàn bộ nhân viên là 1200 người. Công ty Moody’s cũng có sự phát triển nhanh tương tự. Đến năm 1995, họ đã có 560 nhà phân tích với tổng số nhân viên 1700 người. Đây chính là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về sự phát triển của các công ty xếp hạng tín dụng. Năm 2000, Moody’s đã xếp hạng cho 20000 nhà phát hành tại Mỹ, của cả Chính phủ và các công ty, 1200 nhà phát hành không phải tại Mỹ. Tổng số nợ mà Moody’s xếp hạng trị giá khoảng 5000 tỷ USD. Từ những năm 70, ba công ty xếp hạng tín dụng của Mỹ là Moody’s, S & P và Fitch’s đã mở rộng hoạt động của mình tới các nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ Latinh. Năm 1995, S & P đã xếp hạng khoảng 30000 loại trái phiếu và các cổ phiếu ưu đãi được phát hành bởi hơn 4000 công ty trên khắp thế giới. Công ty này còn xếp hạng cho khoảng 15000 loại trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính phủ, các tổ chức nươc ngoài và các tổ chức xuyên quốc gia. Ngoài ra, rất nhiều quốc gia đã lần lượt thành lập các công ty xếp hạng tín dụng của nước mình. Cũng từ thời điểm này, ngoài việc xếp hạng tín dụng đối với các chứng khoán thông thường, các công ty xếp hạng tín dụng còn xếp hạng tín dụng cho các quốc gia và các định chế tài chính xuyên quốc gia. Cho đến nay xếp hạng tín dụng đã được thừa nhận rộng rãi ở thị trường vốn quốc tế. Đặc biệt, các nhà đầu tư có tổ chức ở các thị trường phát triển thường đòi hỏi phải có xếp hạng tín dụng để họ có thể mua các trái phiếu quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu này, các tổ chức xếp hạng tín dụng tầm cỡ quốc tế đã thiết lập các chi nhánh của mình ở thị trường mới nổi, nơi đang rất cần thiết đối với các tổ chức phát hành chứng khoán quốc tế của các công ty đang thường trú tại đó. Trong xu thế toàn cầu hoá, cùng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thế giới. Chính phủ của các quốc gia công nghiệp hoá mới NICs và các nước đang phát triển ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các cơ quan xếp hạng tín dụng đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu mới xuất hiện ở đây tương đối phát triển, phần lớn là do Chính phủ tại các nước này đã có những phản ứng tích cực đối với sự phát triển của thị trường tài chính, bao gồm cả việc thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng.Năm 1993, diễn đàn của các tổ chức xếp hạng tín dụng ASEAN(AFCRA) đã được thành lập như là tiền đề cho việc thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức xếp hạng tín dụng của ASEAN. Năm nước ASEAN đã thành lâp tổ chức xếp hạng tín dụng của mình, Philipins (năm 1982), Malaysia(năm 1991), Thái Lan(năm 1993), Việt nam(1992). Mục tiêu của AFCRA là xác định quy tắc hoạt động trong khu vực, thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ giữa các cơ quan thành viên, chia sẻ thông tin và nhiệp vụ chuyên môn thông qua các chương trình huấn luyện và sử lý các thông tin tài chính trong doanh nhiệp giữa các nước. Các tổ chức xếp hạng tín dụng ngày càng được khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì các tổ chức xếp hạng tín dụng lại càng có nhiều điều kiện phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ chuyên môn của mình. CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XẾP HẠNG TÍN DỤNG VÀ KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Các phương pháp xếp hạng tín dụng: Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xếp hạng tín đã được các tổ chức xếp hạng tín dụng áp dụng vào trong thực tiên đánh giá của mình: 2.1.1. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên gia để đánh giá một nội dung cần đánh giá nào đó. Phương pháp đánh giá này bao gồm những bước cơ bản sau: Bước 1: Chuẩn bị đánh giá Các công việc chuẩn bị bao gồm: Lập danh sách những chuyên gia được hỏi ý kiến. Xây dựng bảng câu hỏi. Bước 2: Tập hợp các ý kiến trả lời, phân tích và hình thành bản tổng hợp kết quả đánh giá. Bước 3: Tổng hợp các ý kiến đánh giá lần thứ hai. * Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm thứ nhất là tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ. Đồng thời, do kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều người nên mức độ tin cậy khá cao. Ưu điểm thứ hai của phương pháp là do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên nó được xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó có thể tránh được sự phiến diện, một chiều. * Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là chi phí đánh giá có thể rất cao khi số lượng người tham gia đông và số vòng thu thập ý kiến gồm nhiều lần. Nhược điểm thứ hai là người ta không thể loại bỏ hoàn toàn khía cạnh chủ quan trong kết quả đánh giá. Do thời gian tiến hành đánh giá trong một khoảng thời gian dài nên nhân sự của nhóm chuyên gia có thể biến động. 2.1.2. Phương pháp cho điểm(Rating method) Phương pháp là phương pháp mà người ta tiến hành cho điểm và trên cơ sở thang điểm đã được ấn định để xếp hạng doanh nghiệp, đựoc tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định nội dung và tiêu thức cần đánh giá. Bước 2: Xác định biểu điểm cho từng tiêu thức. Bước 3: Xác định hệ thống loại và số điểm tương ứng của mỗi loại. Bước 4: Trên cơ sở biểu điểm và hệ thống thứ loại đã được hình thành trong bước 1, tiến hành phân tích các dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp. Bước 5: Tổng hợp số điểm và xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Bước 6: Đưa ra những nhận xét về những điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp, có thể đưa ra những kiến nghị, đề xuất cần thiết phù hợp với mục tiêu đánh giá. Ưu điểm: Phương pháp này có ưu điểm là dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá, xếp hạng hoàn toàn dựa trên cơ sở định lượng. Phương pháp này có chi phí thấp và có thể tiến hành khá nhanh chóng. Nhược điểm: Do phương pháp xếp hạng được thực hiện bởi một hay một vài người nên kết quả đánh có thể mang tính chủ quan cao. Người đánh giá có thể rơi vào những cãi bẫy do con số tạo ra. 2.1.3. Phương pháp so sánh( Ranking method). Phương pháp so sánh chủ yếu dựa trên cơ sở đối chiếu, so sánh các giá trị của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay so sánh với giá trị trung bình của ngành hay thị trường. Phương pháp so sánh được tién hành theo các bước sau: Bước 1: Thu thập thông tin về những tiêu thức, chỉ tiêu chủ yếu sẽ được sử dụng làm tiêu chuẩn để so sánh. Những thông tin này bao gồm các thông tin về tình hình thị trường, doanh số bán, thị phần của các đối tượng cần so sánh và những thông tin cần thiết về chính doanh nghiệp cần đánh giá. Bước 2: Tiến hành so sánh các chỉ tiêu trên theo những phương pháp thống nhất. Trên cơ sở đó tạo ra sự tương đồng về đơn vị tính để có thể so sánh dễ dàng chính xác. Ưu điểm: Phương pháp so sánh có ưu điểm là người đánh giá có thể tiến hành công việc đánh giá một cách khá giản đơn bởi có thể sử dụng các giá trị, các tiêu thức của một doanh nghiệp khác hay ngành làm cơ sở cho sự đánh giá. Phương pháp này có chi phí thấp và có thể hoàn thành trong khoảng một thời gian ngắn. Nhược điểm: Phương pháp này có thể cho kết quả có mức độ chính xác thấp bởi không thể loại bỏ được yếu tố chủ quan trong qua trình đánh giá. Hơn thế nữa, khi người đánh giá để tình cảm cá nhân hay sự định kiến chi phối thì kết quả đánh giá có mức độ chính xác rất thấp. Trong nhiều trường hợp, phương pháp so sánh không tỏ ra hữu hiệu bởi những điều kiện và đặc điểm của doang nghiệp thường rất khác nhau. 2.1.4. Phương pháp kết hợp. Các phương pháp trên cho thấy mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm. Do đó, để tận dụng những ưu điểm và tránh những nhược điểm của mỗi phương pháp, người ta có thể áp dụng phương pháp kết hợp. Nội dung của phương pháp kết hợp là việc áp dụng nhều phương pháp trong quá trình đánh giá và với mỗi nội dung cần đánh giá chỉ áp dụng những phương pháp đánh giá phù hợp với tiêu thức đó. Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của phương pháp kết hợp là người đánh giá có thể tận dụng được những mặt mạnh của từng phương pháp đánh giá trong những phạm vi phù hợp. Đồng thời, có thể hạn chế được mặt yếu của mỗi phương pháp. Những phân tích về những phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cho thấy không có phương pháp nào tỏ ra hoàn toàn chính xác mà chỉ có phương pháp thích hợp nhất có thể áp dụng cho mỗi nội dung đánh giá nhất định. Bởi vây, để nâng cao tính chính xác của kết quả đánh giá người đánh giá có thể áp dụng nhiều phương pháp đánh giá và so sánh các kết quả đánh giá của chúng để đưa ra kết quả chính thức. 2.2. Các kết qủa nghiên cứu trước đây và tham khảo kinh nghiệm của một số nước Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng được yêu cầu phải thiết lập theo hiệp ước Basel II, để xếp hạng các thực thể sao cho các xếp hạng này phải cung cấp các thông tin về về mức độ đáng tin cậy xét theo góc độ về khả năng vỡ nợ. Đã có rất nhiều các phương pháp khác nhau được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu, các công ty xếp hạng tín dụng như: Edward I. Altman (1968), Merton (1974),Moody’s, S&P, KMV, FiBel, JCIC, KPMG. Tuy nhiên, việc tiếp cận và áp dụng được với các phương pháp này còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi tính bảo mật của các công ty xếp hạng, sự khác nhau về thể chế kinh tế của mỗi quốc gia. 2.2.1. Các kết quả nghiên cứu Trước đây, các ngân hàng và các nhà đầu tư muốn đánh giá mức độ rủi ro của các công ty, các loại trái phiếu, thường phụ thuộc vào các chuyên gia tư vấn tín dụng, họ sẽ xem xét việc phối hợp những biến số về kế toán và các biến số định tính để đi đến việc đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên trong suốt nhiều thập kỷ qua, các ngân hàng lớn đã chuyển sang sử dụng mô hình định lượng. Edward I. Altman (1968), một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên cố gắng tiêu chuẩn hoá sự phụ thuộc giữa các biến số về kế toán và chất lượng tín dụng đã xây dựng mô hình Z-Score nổi tiếng và chỉ ra rằng đối với mẫu quan sát dù nhỏ, những công ty gặp vấn đề về tài chính có thể phân biệt với những công ty hoạt động tốt trong thời gian một năm trước khi thông báo phá sản ở mức tỷ lệ chính xác theo mẫu cao hơn 90% bằng cách sử dụng phương pháp phân tích biến số tuyến tính. Sau này, các mô hình tinh vi hơn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, hoặc mô hình logit hoặc probit và mạng neural để ước tính sẽ làm tăng độ tin cậy không dùng mẫu và đưa ra xác suất rủi ro thực sự. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đề cập ở trên đều có điểm chung là chúng chỉ xem xét dựa trên những biến số kế toán. Ngược lại, vào năm 1993 KMV đưa ra một mô hình mà tại đó biến số thị trường được sử dụng để tính toán độ rủi ro tín dụng của các công ty thương mại. Theo như khắng định trong các nghiên cứu của KMV, mô hình này dựa trên phương pháp tiếp cận định giá quyền chọn ban đầu do Merton đưa ra vào năm 1974 nhìn chung phát huy hiệu quả hơn trong việc đánh giá các doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính hơn mô hình dựa trên các biến số kế toán. Bên cạnh đó, họ đưa ra ý kiến tách những công ty chứng khoán theo khu vực và theo vùng, sau đó đánh giá xác suất không trả được nợ bắt nguồn từ mô hình dựa trên giá trị thị trường đối với những biến số kế toán, tiếp đó sử dụng những kết quả thu được để đánh giá rủi ro tín dụng của những công ty tương tự nhưng có quy mô nhỏ hơn và không có tính thương mại. (Xem Nyberg, Sellers và Zhang (2001)). Do những nhân tố đó lúc đầu có thể suy luận rằng người ta có thể sử dụng mô hình dựa trên giá trị thị trường khi phát triển một mô hình đánh giá đối với các công ty của Úc. Tuy nhiên, tại Úc, hầu như không có các công ty thương mại. Theo như Phòng Thương Mại-Kinh Tế Liên Bang Úc, vào năm 2000 các tập đoàn chứng khoán chỉ chiếm khoảng 0.5% trong số tất cả các công ty của Úc. Hơn nữa, như Sobehart, Keenan và Stein (2000a) nêu ra tại một trong những nghiên cứu của Moody thì mối quan hệ giữa biến số tài chính và rủi ro về không thanh toán được khác nhau cơ bản ở chỗ giữa các công ty nhà nước lớn và các công ty tư nhân có quy mô nhỏ hơn. Điều này ám chỉ rằng mô hình dựa trên giá thị trường dựa trên số liệu của các công ty thương mại và áp dụng cho các công ty tư nhân sẽ có khả năng không đưa ra được những rủi ro tín dụng thực sự. Do vậy, tốt hơn là chỉ dựa vào nguồn thông tin về chất lượng tín dụng bao gồm bên trong những biến số về kế toán khi áp dụng mô hình dựa trên giá thị trường đối với thị trường Úc. Thay vào đó, tầm quan trọng của các nhân tố khác đối với việc đánh giá khả năng không thể trả nợ ví dụ như quy mô và hình thức pháp nhân của các công ty cũng như khu vực mà họ đang hoạt động cũng cần phải được kiểm tra. 2.2.2. Tham khảo kinh nghiệm của một số nước Theo kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học “ Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nhiệp đối với trung tâm thông tin tín dụng (CIC)” đã có rất nhiều các phương pháp, quy trình xếp hạng tín dụng được đưa ra như: 2.2.2.1. Moody và S &P của Mỹ Moody và S &P là hai công ty lâu đời nhất cũng như uy tín nhất của Mỹ hiện nay. Các công ty này trong quá trình xếp hạng tín dụng của mình, không chỉ dựa vào các mô hình thống kê định lượng để tính toán các khả năng vỡ nợ, mà họ còn có một hệ thống cho điểm người vay nợ. Trong đó họ sử dụng những thông tin về những lần vi phạm tín dụng trong quá khứ của người vay vào trong quá trình tính toán xác suất vỡ nợ. Quy trình xếp hạng tín dụng Việc xếp hạng tín dụng được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau: Công bố ra công chúng Phân tích, đánh giá. ấn định xếp hạng tín dụng tạm thời. Phê chuẩn Thu thập thông tin Giai đoạn 1: Thu thập các thông tin về nhà phát hành thông qua nguồn thông tin công khai, nhà phát hành cung cấp ( chủ yếu là Bản cáo bạch) và các nguồn thông tin liên quan khác. Các thông tin được sắp xếp theo hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Giai đoạn 2: Phân tích, đánh giá, ấn định độ tín nhiệm cho nhà phát hành. Mức độ xếp hạng tín dụng này được Hội đồng xếp hạng tín dụng của công ty xem xét và phê chuẩn thông qua lần cuối. Phương pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu của nhà phát hành cần xếp hàng với nhóm các nhà phát hành tương tự khác đã được xếp hạng. Giai đoạn 3: Công bố ra công chúng. Sau khi được Hội dồng xếp hạng tín dụng thông qua, kết quả xếp hạng tín dụng được công bố công khai ra công chúng. ( Trường hợp nhà phát hành còn kiến nghị thì phải cung cấp thêm thông tin để công ty xếp hạng tín dụng phân tích, đánh giá và có thể đưa ra ý kiến xếp hạng tín dụng mới, khi xếp hạng tín dụng mới này được hai bên chấp nhận nó sẽ được công bố ra công chúng; nếu công ty không đồng ý và không muốn có xếp hạng tín dụng đó thì kết quả sẽ bị huỷ bỏ). Do bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng của John Moody được thiết lập từ 3 chữ cái A,B,C rất đơn giản và tiện lợi nên hiện nay bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng của ông đã được tất cả các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới sử dụng như một chuẩn mực để xây dựng bảng ký hiệu cho công ty mình. Tuy nhiên, lúc đầu mới chỉ tiến hành xếp hạng tín dụng cho các công cụ nợ dài hạn, ngày nay bảng xếp hạng tín dụng dược mở rộng cho cả các công cụ nợ ngắn hạn. BẢNG 01 – KÝ HIỆU XLTD SỬ DỤNG CHO NỢ NGẮN HẠN Moody’s S&P Diễn giải P-1 A-1+ Khả năng trả nợ nhanh A-1 Khả năng trả nợ mạnh P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình P-3 A-3 Khả năng trả nợ trung bình, hay vừa đủ để được xếp hạng đầu tư. NP B Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ. C Khả năng trả nợ yếu, có dấu hiệu của sự phá sản D Khả năng trả nợ rất yếu, thể hiện nhà phát hành đang trong nguy cơ bị phá sản. BIỂU 02 – TỶ LỆ PHÁ SẢN CỦA CÁC LOẠI XẾP HẠNG TÍN DỤNG THEO XẾP HẠNG CỦA MOODY’S Loại xếp hạng tín dụng Kỳ hạn 1 năm 5 năm 15 năm Aaa 0.1% 2.1% Aa 0.3% 2.2% A 0,01% 0.6% 2.7% Baa 0,16% 2.0% 5.9% Ba 1,56% 11.8% 18.9% B 6,69% 28.4% 32.9% Caa +- 50% Số liệu thống kê từ 22.000 nhà phát hành trên toàn cầu 2.2.2.2. FiBEL của Ngân hàng Trung Ương Pháp Ở NHTW Pháp việc đánh giá và xếp loại doanh nghiệp được tiến hành bí mật và chỉ phục vụ cho hệ thống các ngân hàng thương mại. Những thông tin này không cung cấp ra ngoài và nó được ký hiệu theo những quy dịnh của NHTW. Nhứng thông tin này được cập nhật, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Cho điểm doanh nghiệp Việc cho điểm của NHTW Pháp gồm có 3 yếu tố cấu thành: + Điểm đánh giá qui mô ( doanh số) hoạt động của doanh nghiệp: được biểu thị bằng một chữ cái từ A đến H hoặc J, N, X; + Điểm đánh giá tín dụng: được biểu thị bằng một con số 0,3,4,5, 6; + Điểm đánh giá thanh toán: được biểu thị bằng một con số 7,8 hoặc 9 Trong trường hợp cần thiết, việc cho điểm còn được bổ xung thêm chỉ số công khai thông tin ( biểu thị bằng chữ T) hoặc chỉ số thiếu hay chậm trễ thông tin về tài khoản ( biểu thị bằng chữ R). Cho điểm về quy mô hoạt động của doanh nghiệp Điểm đánh giá này phản ánh quy mô ( doanh số) hoạt động của doanh nghiệp theo các mức sau đây: A- mức hoạt động lớ hơn bằng 5 tỷ Franc; B- Mức hoạt động từ 1 tỷ Franc đến 5 tỷ Franc; C- Mức hoạt động từ 500 triệu Franc; D- Mức hoạt động từ 200 triệu Franc đến 500 triệu Franc; E- mức hoạt động từ 100 triệu Franc đến 200 triệu Franc; F- mức hoạt động từ 50 triệu đến 100 triệu Franc; G – Mức hoạt động từ 10 triệu Franc đến 50 triệu Franc; H- Mức hoạt động từ 5 Triệu Franc đến 10 triệu Franc; J- Mức hoạt động dưới 5 triệu Franc. Đây là nhứng doanh nghiệp có doanh thu nhỏ; N- Mức hoạt động không đáng kể; X- Mức hoạt động không được biết đến hoặc sai số liệu quá cũ( Bảng cân đối tài khoản đã kết thúc trên 21 tháng); Điểm đánh giá quy mô hoạt động tương ứng với mức doanh số mà trên nguyên tắc là chưa bị đánh thuế, trừ một số trường hợp nhất định. Khi đánh giá cho điểm về quy mô hoạt động của các doanh nghiệp theo mức hoạt động kinh doanh hàng năm, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp cũng được quan tâm, đó là doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất hay không sản xuất, uỷ thác hay các công ty môi giớiv.v…Điều này cho phép thưc hiện đánh giá chính xác hơn đối với từng loại hình của doanh nghiệp. Cho điểm về tín dụng NHTW Pháp đánh giá và cho điểm về tín dụng chủ yếu dựa vào việc phân tích tình hình tài chính và hiệu quả trong bảng cân đói kế toán. Đồng thời, việc đánh giá cũng áp dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp ( công ty, dịch vụ, thương mại…) theo thành phần kinh tế và theo nhóm doanh nghiệp. Có 5 điểm đánh giá tín dụng: + Điểm tín dụng 0: Là những doanh nghiệp trước đây có quan hệ với ngân hàng ( hồ sơ kinh tế của khách hàng được lưu trữ tại NHTW, nhưng giờ đây không còn quan hệ nữa, ngan hàng không nhận được bất cứ thêm một thông tin gì khác). NHTW không đánh giá tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, nhưng hồ sơ ban đầu của công ty này vẫn lưu ở ngân hàng. + Điểm tín dụng 3: Đây là điểm cao nhất của NHTW Pháp dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt cả về chất lượng tín dụng, cả về khả năng đảm bảo thanh toán, hệ số an toàn vốn ổn định. Điểm tín dụng 3 dành cho những doanh nghiệp đạt các điều kiện sau: - Báo cáo tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thừi điểm báo cáo gần nhất phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt. - Các nhà lãnh đạo, người đứng đầu cao nhất của các doanh nghiệp có trách nhiệm cao trong quản lý, các doanh nghiệp có liên quan đến nhau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Thanh toán được đảm bảo một cách đều đặn, bình thường không có sự thay đổi. Những doanh nghiệp đạt điểm 3 về tín dụng là những doanh nghiệp phải đạt điểm 7 trong khâu thanh toán. + Điểm tín dụng 4: Điểm này dành cho các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh đạt mức trung bình khá. Đó là những doanh nghiệp ở trong các tình trạng sau đây: Có dấu hiệu kém về hiệu quả kinh doanh và khả năng tự tài trợ. - Có nhiều khoản chi tiêu tài chính nặng nề trong năm tài chính được phản ánh trong doanh nghiệp, cân bằng bấp bênh giữa tài sản có và tài sản nợ dưới 1 năm. - Không có sự cố về khâu thanh toán . Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này phải đạt điểm 8. + Điểm tín dụng 5 : dành cho những doanh nghiệp có tình hình dẫn đến các khoản tồn đọng: - Hiệu quả kinh doanh thua lỗ, khả năng sinh lời không cao, khả năng tài trợ kém. - Tài sản có dưới 1 năm < tài sản nựo dưới 1 năm. - Tổng sai số vốn lưu động dòng bị thâm hụt. - Có sự cố trong khâu thanh toán và dẫn đến điểm 9 trong khâu thanh toán( thanh toán không đúng hạn). - Có sự cố thay đổi về nhân sự, ban lãnh đạo có vấn đề liên quan tài chính của công ty. + Điểm tín dụng 6: là những doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng xấu, kém hiệu quả.bảng tổng kết tài sản mất cân đối. Vốn tự có không đủ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, cụ thể: - Hiệu quả kinh doanh, khả năng tự tài trợ bị thâm hụt trong 3 năm liên tục. - Gánh nặng về tài chính ( nợ quá nhiều) chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ doanh số liên tục trong 3 năm liền. - Vốn tự có bị cắt xén bởi các khoản nợ. - Tài sản có dưới 1 năm < tài sản nợn dưới 1 năm, hoặc vốn lưu động bị thâm hụt. - Doanh nghiệp không có khả năng tự trả nợ. - Những doanh nghiệp đang có vấn đề về tố tụng của pháp luật. Nhứng đánh giá cho điểm về quy mô hoạt động, về tín dụng của các doanh nghiệp được đưa ra bằng các bản tin ( trong mô - đun 37 của Ngân hàng dữ liệu FIBEN). Các bản tin này thông báo các yếu tố tác động đến việc cho điểm; như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, rủi ro thanh toán , tình hình giảm vốn tự có, các sự kiện pháp lý… đồng thời, việc đánh giá cho điểm này luôn luôn được thực hiện thường xuyên và thứ hạng tín dụng của các doanh nghiệp sẽ có thể thay đổi theo thời gian. Cho điểm về thanh toán; Có 3 mức thang điểm khác nhau, đó là: + Điểm 7 là điểm cho những doanh nghiệp có khả năng thanh toán đều đặn, không có khó khăn về quản lý ngân quỹ, đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. + Điểm 8 là điểm cho những doanh nghiệp thanh toán đúng hạn , tuy có ít nhiều khó khăn về ngân quỹ, nhưng không ảnh hưởng đến các khoản tín dụng đến kỳ hạn phải thanh toán trong hợp đồng. + Điểm 9 là điểm cho những doanh nghiệp thanh toán không đúng hạn, doanh nghiệp có khó khăn, do ngân quỹ bị thâm hụt và không có khả năng tự trả nợ cho các khoản vay. Điểm 8 và 9 chủ yếu được đưa ra căn cứ rủi ro thanh toán thương phiếu được công bố ở NHTW Pháp, các chứng thư kháng nghị, và các sự việc chậm thanh toán được ghi nhận tại Toà án thương mại. Cho điểm các nhà lãnh đạo Người đứng đầu cao nhất của công ty ( Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc), người chịu trách nhiệm chính đối với doanh nghiệp đó là được cho điểm biểu thị bằng một trong 3 con số 0,5,6 với ý nghĩa như sau: + Điểm 0: NHTW Pháp không lưu trữ thông tin về lãnh đạo doanh nghiệp. + Điểm 5: Thông tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ tại NHTW. - Lãnh đạo doanh nghiệp không nằm trong đối tượng xét xử của toà án, nhưng điểm tín dụng nhận ở điểm 6 và điểm thanh toán nằm ở điểm 9. - Những công ty không bị điểm 9 trong khâu thanh toán, nhưng bị điểm tín dụng 6 và có quyết định của toà án với khoản tín dụng 100.000 Franc được công bố ít nhất 5 tháng. + Điểm 6: Lãnh đạo của doanh nghiệp đó đã ít nhất một lần bị phá sản ( thông tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ tại NHTW trong thời gian 10 năm liên tục). Những doanh nghiệp đang bị toà án đưa ra xét xử với những khoản tín dụng lớn hơn 100.000 Franc. Chỉ số bổ xung: Ngoài cách đánh giá và cho điểm trên, NHTW Pháp còn đưa ra các chỉ số bổ xung ( còn gọi là chỉ số thông tin), bao gồm: + Chỉ số công khai thông tin, được ký hiệu bằng chữ T> Như vậy, khi nhìn vào bên cạnh chỉ số điểm của doanh nghiệp có chữ T, ta hiểu rằng toàn bộ hồ sơ và tình hình tài chính của công ty đã được công bố công khai. Chỉ số công khai thông tin cho thấy việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp là hoàn toàn không dấu diếm.Tuy nhiên, chỉ số công khai này không so sánh với điểm tín dụng là điểm 0. + Chỉ số thiếu hoặc châm trễ thông tin thể hiện bằng chữ R. Chỉ số này dành cho những công ty không muốn báo cáo số liệu, hoặc từ chối cung cấp số liệu. Đồng thời ta hiểu rằng số liệu đó có thể chưa thu thập được đầy đủ. Hơn nữa, ngoài việc công ty không thông báo số liệu kế toán mới nhất, NHTW Pháp không thể nhận tài liệu này ở các ngân hàng có liên quan.Chỉ số R cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá về chất lượng tín dụng của một doanh nghiệp. Tóm lại, cách đánh giá và cho điểm là những thông tin quan trọng giúp các ngân hàng tham khảo khi đi đến quyết định cung cấp tín dụng cho khách hàng của mình. Đồng thời, nó cũng làm cơ sở cho các nhà phân tích kinh tế – tài chính phân tích một cách chuẩn xác, giúp cho Nhà nước Pháp quản lý được hoạt động của các doanh nghiệp khi quan hệ với ngân hàng và đảm bảo sự ổn định và an toàn trong phát triển kinh tế – xã hội. 2.2.2.3. JCIC của Đài Loan Lịch sử phát triển Tháng 3/1975, Bộ trưởng tài chính ( MOF) và Ngân hàng trung ương cộng hoà Trung quốc ( BOC), Hiệp hội Ngân hàng Đài Bắc (TBA) quyết định thành lập Trung tâm thông tin tín dụng, tên tiếng Anh là Joint Credit Information Center ( viết tắt là JCIC) JCIC sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng theo hệ thống điểm 5 C: Character( Đặc điểm): Phản ánh đặc điểm của khách hàng. Capacity( Khả năng): Phản ánh khả năng thanh toán khoản nợ của khách hàng. Capital ( Vốn) : Phản ánh tình hình về tài chính của người vay. Collateral( Tài sản thế chấp) : Phản ánh tài sản thế chấp của người vay ở Ngân hàng. Condition( Điều kiện) : Phản ánh điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến tình hình và cho vay như thế nào. Ngoài ra JCIC còn sử dụng hệ thống cho điểm về tín dụng( gọi là phương pháp MDA). MDA là phương pháp thống kê nhặt ra các số có ý nghĩa nhất . Phương pháp này được sử dụng để kiểm soát hạn mức tín dụng. Phương pháp này được tính dựa trên công thức sau; Z = a + b1x1 + b2x2 + ..........+ bnxn Trong đó : a là một hằng số b1,b2......bn là các yếu tố thay đổi. x1,,x2......xn là các yếu tố tác động đến khoản tín dụng Ví dụ: Các hệ số bi xi Thời gian thu hồi lãi xuất 3,5 4,2 Thanh toán nhanh 10,0 3,1 Thời gian hoạt động 1,3 10,0 Điểm tín dụng Phân loại chất lượng tín dụng Dưới 40 điểm Tồi Từ 40 đến 50 điểm TB, Khá Trên 50 điểm Tốt Điểm cho ví dụ trên là: 3,5x4,2 + 10,0x3,1 + 1,3x10,0 = 58,7 ( Chất lượng tín dụng tốt) Ưu điểm của phương pháp này: Phản ánh chất lượng tín dụng thông qua giá trị các con số, hạn chế những đánh giá mang tính chất cá nhân , thúc đẩy quá trình thực hiện các khoản vay. Hạn chế của phương pháp này: Quá trình sử dụng hệ thống cho diểm còn bị hạn chế do việc thống kê các số liệu còn gặp khó khăn và trong quá trình sử dụng công thức tính toán có thể có những biến đổi ảnh hưởng tới hiệu quả của việc cho điểm tín dụng. Hơn nữa, việc cho điểm tín dụng còn bị hạn chế do chỉ có dữ liệu phát sinh trong việc phân tích các khách hàng được cấp tín dụng trước đây, không có số liệu về các khách hàng không được cấp tín dụng. 2.2.2.4. Phương pháp xếp hạng tín dụng của công ty KPMG Trong quá trình phân tích , xếp hạng tín dụng, công ty KPMG đã qua sử dụng các bước như sau: Bước 1: Xác định các yếu tố xếp hạng. Bước 2: Xếp hạng các yếu tố theo các hạng A,B,C,D,E. Bước 3: Xác định % trọng số. Bước 4 : Phân bổ và tính điểm xếp hạng cho khách hàng. Bước 5 : đưa ra xếp hàng tổng hợp cho khách hàng. Xác định các yếu tố xếp hạng: Để tiến hành quá trình xếp hạng tín dụng, công ty KPMG đã đưa ra một số yếu tố cơ bản như sau: Một là, phân tích vị thế tài chính Phân tích vị thế tài chính xem xét tình hình tài chính của khách hàng, vấn đề doanh thu, chất lượng các khoản thu hay chất lượng của tài sản có , tỷ lệ phần trăm hàng tồn kho, vấn đề tiền mặt. Đặc biệt là quá trình luân chuyển tiền mặt, tính toán được tài sản của khách hàng. Loại A: Được xếp hạng đối với các khách hàng có nhiều tài sản dễ thanh khoản mạnh, hoạt động kinh doanh có lãi, dòng tiền mặt đầy đủ, tỷ lệ nợ thấp, có hai nguồn trả nợ là dòng tiền lãi của khách hàng và phân tính khấu hao, khách hàng ít phụ thuộc vào bình ổn tỷ giá hối đoái và lãi suất. Loại B: Các khách hàng có vị thế tài chính xép loại B là khách hàng có lãi ít, khả năng thanh khoản có thể chấp nhận được , có tỷ nợ tương đối, có hai nguồn trả nợ, chu chuyển tiền mặt nhỏ hơn tổng của chi phí hoạt động cộng với mua sắm tài sản.Các khách hàng này có thể đối phó với những thay đổi nhỏ về tỷ giá hối đoái và lãi suất. Loại C: Xếp hạng này đối với khách hàng có lãi thấp, gần bằng 0, khả năng thanh khoản kém, có tỷ lệ nợ cao, chỉ có một nguồn trả nợ, dòng tiền tiền mặt kém , dòng tiền nhỏ hơn tổng thanh toán nợ gốc cộng lãi, tổng số vốn lưu động tăng phải nhỏ hơn các vấn đề phát sinh, rủi ro về ngoại tệ và lãi suất là yếu tố dễ bị tổn thương nhiều. Loại D: Được xếp hạng này đối với khách hàng hoạt động lỗ, không có khả năng thanh khoản, phải bán tài sản đẻ tồn tại, tỷ lệ nợ quá cao, nguồn trả nợ không tương xứng, che dấu việc tăng vốn lưu động, hoạt động kinh doanh lỗ. Hai là, thanh toán nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ theo hợp đồng Loại A: Xếp hạng này đối với khách hàng luôn thực hiệ các nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng đúng hạn, mức độ sử dụng tài khoản cao. Loại B: Đối với khách hnàg thực hiện các nghĩa vụ thường chậm hơn 90 ngày, đôi khi thấu chi, số dư trung bình cao, mức độ sử dụng tài khoản ở mức trung bình, có vi phạm hợp đồng, có các khoản vay mới hỗ trợ. Loại C: Chi trội mang tính định kỳ, mức độ sử dụng tài khoản thấp, vi phạm hợp đồng lên tới 180 ngày, gia hạn khoản vay nhằm che dấu vấn đề về tài chính, không cân đối tài khoản theo địng kỳ, chứng từ kém. Loại D: Thường xuyên chi trội, vi phạm hợp đồng lớn hơn 180 ngày, các khoản gia hạn dùng để chi trả lãi vay, chứng từ pháp lý kém( vay hoặc khế ước cầm cố). Loại E: Các khoản vay mới để chi trả lỗ hoạt động, chứng từ hoặc thị trường không có khả năng thanh lý tài sản đặt cọc ở mức giá dự toán. Ba là, chất lượng quản lý, quản trị doanh nghiệp Loại A: Là khách hàng có bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp đủ khả năng, điều kiện, có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, có tính chuyên nghiệp cao, hệ thống kiểm soát và hệ thống thông tin quản lý tốt, hoạt động kiểm toán độc lập tốt. Loại B: Là khách hàng có bộ phận quản lý, quản trị doanh nghiệp đủ khả năng, đủ điều khiện, không bị nghi ngờ về tính trung thực, có một số vấn đề về chiến lược, hệ thống kiểm soát, hệ thống quản lý thông tin đang được cải thiện. Chủ sở hữu và nhà quản lý có những cam kết với doanh nghiệp, kiểm toán độc lập có thể chấp nhận được. Loại C: Chất lượng quản lý quản trị của công ty này có phần yếu kém, năng lực quản lý, điều hành thấp, kinh nghiệm ít, có thể bị nghi ngờ về tính trung thực, không có tầm nhìn chiến lược, hệ thống kiểm soát và hệ thống thông tin quản lý kém, bộ phận quản trị doanh nghiệp có xung đột, kiểm toán độc lập kém. Loại D: Chất lượng quản lý, quản trịdoanh nghiệp kém, không có năng lực, không hợp tác, có thái độ thù địch, bị nghi ngờ về tính chính trực, thiếu kiểm soát hệ thống quản lý thông tin, có vấn đề về quyền sở hữu , không có nguồn vốn mới, kiểm toán độc lập kém. Loại E: Được xếp hạng đối với các khách hàng có chất lượng quản lý, quản trị yếu kém, không thể tin tưởng, thiếu năng lực và liều lĩnh, có khả năng xảy ra gian lận, không có quản trị doanh nghiệp. Bốn là, điều kiện nghành kinh tế Loại A: được xếp hạng đối với khách hàng đang hoạt động trong nghành kinh tế chấp nhận được, có đủ nhu cầu, khả năng sinh lãi đủ, cạnh tranh ở mức tối thiểu. Loại B: được xếp hạng đối với khách hàng hoạt động trong nghành kinh tế có vấn đề , thu nhập giảm, cạnh tranh tăng, chi phí hoạt động tăng, trong nghành bất động sản: tỉ lệ sử dụng phòng hoặc năng lực tiếp nhận khách giảm. Loại C: được xếp hạng cho các khách hàng hoạt động trong nghành hay thay đổi, doanh nghiệp yếu đang chịu nhiều áp lực, thu nhập giảm, nhu cầu giảm, rủi ro tự do hoá, rủi ro về nguyên liệu thô, rủi ro về mất giá tiền tệ, giá cả chịu sự giám sát. Loại D: được xếp hạng cho các khách hàng hoạt động trong nghành kém, không có lãi, cạnh tranh giá gay gắt, rủi ro tự do hoá cao, giá giảm, cần thiết phải yái cơ cấu hoạt động. Loại E: được xếp hạng đối với khách hàng hoạt động trong nghành đang chết dần, nhiều yếu điểm về cơ cấu và bị lỗi thời. Năm là, vị thế của khách hàng trên thị trường Loại A: Được xếp hạng đối với khách hàng có vị thế trên mức trung bình, có vị thế cạnh tranh mạnh, sản phẩm và thị trường tốt, thị phần cao. Loại B: Trong mức trung bình của ngành, một số yếu điểm về cạnh tranh. Loại C: Dưới mức trung bình, có vấn đề về cạnh tranh được xác định, yếu điểm về công nghệ. Loại D: Thấp hơn mức trung bình trong ngành, vấn đè cạnh tranh nghiêm trọng, vấn đè công nghệ nghiêm trọng, phải có nhu cầu cấp thiết để hiện đại hoá, đang mất dần thị trường có vấn đề về sản phẩm. Loại E: Có phân mảng thấp, không thể cạnh tranh, công nghệ lạc hậu, sản phẩm kém, có rủi ro về quốc gia, vai trò hầu như không còn. Sáu là, triển vọng tồn tại Loại A: Không có rủi ro nghiêm trọng,động cơ bù đắp thâm hụt trong tài khoản cao. Loại B: Sẽ vượt qua các khó khăn, có khả năng để đối phó, chủ sở hữu có thể hỗ trợ, có vốn mới nếu cần, không có vấn đề nghiêm trọng về lao động. Loại C: Phụ thuộc vào tài trợ, hỗ trợ của chủ sở hữu, cần chính sách tiếp thị mới, rủi ro tiềm tàng trong tương lai, dôi dư lao động thấp, sản phẩm và thị trường có thể phục hồi. Loại D: Có vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại E: Bị nghi ngờ, bị thanh ký, bị phân đoạn, giá trị dựa vào sự thanh lý. Người mua tối thiểu. Xếp hạng các yếu tố theo hạng A,B,C,B,E Yếu tố Giả định xếp hạng 1. Quản lý và quản trị A=1 2.Kinh nghiệm thanh toán C=3 3. Xu hướng và tương lai của ngành D=4 4. Vị trí của doanh nghiệp trong nghành C=3 5. điều kiện tài chính của doanh nghiệp C=3 6. Triển vọng tồn tại A=1 Xác định % trọng số Phần này nhằm xác định trọng số có thể của các chỉ tiêu của việc xếp hạng. Xác định mức độ tập trung và mức độ quan trọng cho từng yếu tố cụ thể để đưa ra quyết định xếp hạng toàn diện . Phần phân bổ này do ý kiến chủ quan của từng chuyên gia trong quá trình định hạng tín dụng. Yếu tố Giả định xếp hạng 1. Quản lý và quản trị 40% 2.Kinh nghiệm thanh toán 10% 3. Xu hướng và tương lai của ngành 10% 4. Vị trí của doanh nghiệp trong nghành 10% 5. điều kiện tài chính của doanh nghiệp 20% 6. Triển vọng tồn tại 10% Tính toán xếp hạng cho khách hàng Phần này nhằm áp dụng trọng số của dặc điểm các mức riêng biệt vào việc đánh giá hạng toàn diện của từng khách hàng, Trong phần này sử dụng các phần đánh giá và phân bổ trọng số để tính toán đưa ra tổng số điểm của khách hàng và đưa ra định hạng tín dụng cho từng khách hàng. Trong quá trình tính toán có sử dụng đến hệ số : 0,833 Điểm số của các hạng được phân như sau: A=1 điểm; B=2 điểm; C=3 điểm; D= 4 điểm; E=5 điểm. A là hạng cao nhất, E là hạng thấp nhất. Ví dụ: Doanh nghiệp E là một khách hàng lâu năm của ngân hàng. Sản phẩm chính của doanh nghiệp đã trở nên lạc hậu do tiến bộ công nghệ mặc dầu những ngày đầu, doanh nghiệp đã rất có lãi.Các khoản dự phòng tài chính của doanh nghiệp đã sử dụng hết do tài khoản tại ngân hàng của doanh nghiệp luôn ở mức tối thiểu và tiền mặt ở mức tạm đủ chi trả. Báo cáo tài chính chưa kiểm toán được chuẩn bi từ 2 năm trước, người bán hàng ngừng cung cấp hàng hoá do doanh nghiệp chưa trả những khoản nợ người bán. Đã đến lúc báo cáo tài chính phải rà soát lại. BIỂU 03 – TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP Yếu tố Giả định xếp hạng % trọng số % phân bổ Điểm cho từng yếu tố Quản lý và quản trị 1 20 20%x1 0,2 Kinh nghiệm thanh toán 3 10 10%x3 0,3 Xu hướng và tương lai của ngành 4 20 20%x4 0,8 Vị trí của doanh nghiệp trong nghành 3 10 10%x3 0,3 Điều kiện tài chính của doanh nghiệp 3 30 30%x3 0,9 Triển vọng tồn tại 1 10 10%x1 0,1 Tổng xếp hạng 100% 2,6x0,833= Khách hàng trên đạt 2,2 điểm đạt loại C+ 2.2.2.5. Kinh nghiệm của D&B D&B là một nhà cung cấp thông tin hàng đầu trên thế giới, chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các doang nghiệp, giúp ích cho các quyết định cho vay, marketing và mua bán trên toàn thế giới.D&B có thể giúp phân tích hiệu quả các thông tin doanh nghiệp. Những sản phẩm và dịch vụ của D&B được chế biến từ kho dữ liệu lớn nhất thế giới. Để đảm bảo tính đúng đắn và đầy đủ của kho dữ liệu, D&B đã sử dụng mọi công cụ thu thập thông tin phức tạp và liên tục cập nhật để đưa ra những cách thức có hiệu quả nhất tiếp cận với doanh nghiệp thông qua những thông tin được phân tích tỉ mỉ. D&B cung cấp một bức tranh đầy đủ về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, có đánh giá về tính ổn định tài chính của doanh nghiệp. Bản báo cáo thông tin của D&B cung cấp những thông tin hữu ích trong việc dự đoán những nguy cơ tiềm ẩn về tài chính của một công ty. Bản báo cáo bao gồm những thông tin thiết yếu về doanh nghiệp như: - Xác định thình hình thanh toán yếu kém của một công ty hoặc xác định công ty đã trải qua những khó khăn lớn về tài chính. - Sử dụng các tỷ số tài chính để giúp cho nhà tín dụng thu hồi được tiền khi cho vay. - So sánh công ty này với các công ty khác trong cùng ngành, ở cùng địa phương hoặc trong một nước. - Xem xét lai lịch của những người sở hữu doanh nghiệp. - Xem xét số lần thay đổi trụ sở của một công ty hoặc sự phục hồi của công ty sau các sự kiện đặc biệt như thiên tai, cháy nổ. - Đưa ra các thông tin về kiện tụng liên quan đến doanh nghiệp. - Phân tích các báo cáo tài chính. D&B đi sâu vào phân tích các báo cáo tài chính và phân tích các tỷ số tài chính . Việc phân tích tài chính sẽ giúp cho việc tiên đoán khả năng tài chính của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian, Kết quả của các tỷ số tài chính được so sánh với một nhóm các công ty hàng đầu trong cùng ngành để nhận biết liệu công ty có kỳ thu tiền bình quân nhanh hơn các công ty trong cùng ngành hay không? Liệu công ty làm ăn có lãi hơn công ty cùng ngành nghề không? So sánh các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng vùng lãnh thổ, cùng số nhân viên để có được cái nhìn về công ty tốt hơn. Thông tin kho dữ liệu của D&B để biết được liệu công ty có bị kiện tụng trong những năm gần đây. Bản báo cáo thông tin của D&B là một nguồn thông tin giúp các công ty có được những thông tin đã phân tích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về khả năng sinh lời và về tính ổn định của doanh nghiệp . Các báo cáo gồm thông tin sâu về doanh nghiệp như báo cáo tài chính và dữ liệu về thanh toán để giúp người sử dụng thông tin có được những quyết định tín dụng, kế hoạch bán hàng và phát hiện ra những cơ hội kinh doanh. D&B đưa ra các cách thức phân tích doanh nghiệp để có được quyết định đầu tư có hiệu quả, thông qua phân tích tình hình lịch sử doanh nghiệp để xem xét độ đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, xem doanh nghiệp đa hoạt động được bao lâu , những người sở hữu doanh nghiệp, xem xét kỹ tình hình pháp lý doanh nghiệp và loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Hơn nữa, D&B đánh giá cụ thể khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dể xác định khả năng của từng doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ tại từng thời điểm. Việc đánh giá doanh nghiệp cũng được đặt trong điều kiện của từng quốc gia, từng ngành. 2.2.2.6. Kinh nghiệm của CIC thuộc Ngân hàng nhà nước Việt nam CIC là một trong những tổ chức duy nhất tiến hành việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt nam. Sau gần 3 năm tiến hành việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (trong đó có 2 năm thí điểm), CIC đã có điều kiện tiếp xúc với một số tổ chức xếp loại tín dụng doanh nghiệp của các nước và đã có những thành công bước đầu trong việc xếp hạng tín dụng. Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng ở CIC áp dụng phương pháp cho điểm các chỉ tiêu, từ đó tổng hợp điểm của các chỉ tiêu, dựa trên tổng số điểm đạt được sẽ xếp hạng các doanh nghiệp một cách thích hợp, bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu có liên quan cho việc phân tích, xếp hạng Bước 2: Xác định ngành kinh tế của doanh nghiệp Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp Bước 4: Phân tích các chỉ tiêu cơ bản Bước 5: Đối chiếu với bảng tính điểm Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm Bước 7: Kiểm tra và đưa ra các kết quả phân tích, xếp hạng BIỂU 04: BẢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA CIC Số điểm Ký hiệu xếp hạng Nội dung 181-200 AAA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt. 161-180 AA Doanh nghiệp hoạt động rất tốt, hiệu quả cao triển vọng phát triển rất tốt. Rủi ro thấp 141-160 A Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp 121-140 BBB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính ít có vấn đề, có tiềm năng phát triển, Rủi ro thấp 101-120 BB Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro bắt đầu đáng lưu tâm. 81-100 B Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình 61-80 CCC Doanh nghiệp hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Độ rủi ro trung bình kém 41-60 CC Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Độ rủi ro cao Dưới 41 C Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro cao Quá trình xếp hạng này có những ưu điểm nhất định như đơn giản, dễ thực hiện, nhưng bên cạch đó còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, phương pháp này có tính chủ quan, chủ yếu phụ thuộc vào việc đánh giá các doanh nghiệp do những nhà phân tích chuyên làm nhiệm vụ xếp hạng thực hiện. Các nhà phân tích sử dụng tất cả nhưng thông tin có thể thu thập được về doanh nghiệp. Những thông tin này có thể từ nguồn công khai hoặc từ những nguồn có tính chất riêng tư. Tuy nhiên, nhà phân tích cho điểm các thông tin đầu vào một cách chủ quan để phục vụ cho việc phân tích của mình. Thứ hai, không có lý rõ ràng về tầm quan trọng của các chỉ tiêu, cũng như mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu này và kết quả xếp hạng. Trên đây là những kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số nước trong khu vực và trên thế giới, được thu thập thông qua đề tài khoa học “ Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với trung tâm thông tin tín dụng (CIC)”. Những tài liệu tham khảo trên đã góp phần rất đáng kể vào quá trình xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt nam của đề tài này. Sẽ là bài học quí giá nếu biết tân dụng, học hỏi những kinh nghiệm đó để vận dụng vào việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp Việt nam của tác giả. Với quan điểm đó, tác giả sẽ cố gắng học hỏi, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây cũng như kinh nghiệm hoạt động xếp hạng doanh nghiệp của các nước và ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua các tài liệu thu thập được và thực tế cho thấy chỉ có thể dễ hơn đối với những kiến thức công khai, còn các kiến thức ngầm, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo thì lại không dễ dàng tìm kiếm được. Việc này bắt buộc phải học tập trực tiếp hoặc thông qua các chuyên gia nắm giữ những kiến thức đó. Đối với bản thân của tác giả thì việc này còn trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Vì vậy, trong luận văn này tác giả chỉ có thể đưa ra được mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp ở Việt nam một cách thích hợp nhất có thể. CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Xác định vấn đề nghiên cứu Việc ước lượng chính xác rủi ro vỡ nợ của khách hàng vay và danh mục đầu tư, có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư, mỗi tổ chức ngân hàng và hệ thống tài chính mà ngân hàng đang hoạt động. Rủi ro vỡ nợ được ước lượng được một cách chính xác không chỉ có ý nghĩa cho việc định giá đúng cho các khoản vay, tuân thủ các các quy định pháp lý …mà còn nhằm đích thanh khoản sau này và ngăn ngừa những khủng khoảng tafi chính có thể xảy ra trong tuơng lai. Ngày nay, tất cả các ngân hàng hoạt động trong một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế, các ngân hàng phát triển mạnh đều liên kết hết sức chặt chẽ với nhau và có thể đủ lớn để có những ảnh hưởng đáng kể đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Một ngân hàng gặp vấn đề trong thanh khoản(có thể ro một vài sai lầm trong việc ước tính rủi ro vỡ nợ của một số khách vay), có thể gây ra một phản ứng dây chuyền cho các ngân hàng khác và thậm chí cho cả khu vực mà ngân hàng đang hoạt động. Có thể minh chứng cho điều này bằng sự kiện công ty LTCM ở Mỹ trong giai đoạn 1997-1998 khi ước tính sai rủi ro vỡ nợ của trái phiếu chính phủ Nga, các ngân hàng thương mại đã cho LTCM vay những món tiền lớn và đã làm sụp đổ gần như toàn bộ hệ thống ngân hàng của Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã phải can thiệp rất tích cực trong vấn đề này. Một thí dụ minh hoạ khác là trường hợp tất cả các ngân hàng hoạt động trong khu vực Đông Nam Á, trước cuộc khủngkhoảng tài chính đã cho khách hàng vay những khoản tiền lớn bằng đồng USD, trong khi những người vay nợ lại dùng đồng nội tệ để trả nợ. Các ngân hàng đã ước tính rằng khả năng giảm giá của đồng nội tệ là thấp(thậm chí có khi không đánh giá) trong các quyết định cho vay của mình. Vì thế, các ngân hàng đã ước tính là khả năng vỡ nợ của người vay là thấp. Cuộc khủng khoảng tài chính ở khu vực châu Á nổ ra vào năm 1997. Những ước tính của các ngân hàng đã cho thấy sự sai lầm và gây ra khủng khoảng cho tất cả các nước trong khu vực và tất cả các ngân hàng hoạt động trong khu vực này. Chính với những lý do trên, trong chương này tác giả sẽ xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt nam, để trợ giúp cho các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, trong việc xác định rủi ro vỡ nợ hay là khả năng xảy ra tổn thất có liên quan đến tín dụng trong một giai đoạn cụ thể. Các bước tiến hành cụ thể như sau: 3.2. Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến xếp hạng tín dụng Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến xếp hạng tín dụng là một quá trình quan trọng trong bất kỳ một nghiên cứu thống kê nào, bởi việc lựa chọn số liệu chính xác sẽ mô tả tốt nhất cho việc nhận biết mô hình. Bộ số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm các báo cáo tài chính cuối năm của các doanh nhiệp ở Việt nam. Nguồn số liệu do trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp. Các rằng buộc đối với số liệu bao gồm: Không có quan sát nào bị mất trong bộ số liệu Ít nhất là ………………. doanh nghiệp không bị vỡ nợ Ít nhất là ………………. doanh nghiệp bị vỡ nợ Thời gian thu thập ít nhất là 3 năm Chỉ chọn những doanh nghiệp có doanh thu hàng năm đạt từ ……. Với những rằng buộc này, việc lựa chọn số liệu cho phép chúng ta có thể lựa chọn được một mẫu có tính đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu. 3.3. Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nhiệp Việc xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh ngành do mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau như cơ cấu, chi phí, mức độ tăng trưởng...Do đó, việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá so sánh giữa các doanh nhiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa thực tiễn. Quy mô của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Quy mô liên quan đến sự dễ thay đổi và có ý nghĩa trong việc cho thấy quy mô có mối liên hệ như thế nào với vỡ nợ ở Việt nam. Vì hiện nay, ở các nước đang phát triển như ở Việt nam luôn tồn tại cách nghĩ, các doanh nghiệp càng lớn thì càng ổn định và vững chắc ít có khả năng rơi vào tình trạng vỡ nợ. Với tính kề thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, trong luận văn này, lấy việc phân loại ngành và quy mô trong đề tài “Giải pháp hoàn thiện một bước việc phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với trung tân thông tin tín dụng” làm cơ sở để nghiên cứu. 3.4. Phân tích các thông tin tài chính: Phân tích thông tin tài chính là trong tâm của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, vì đây là cơ sở cung cấp cho chúng ta về tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc phân tích thông tin tài chính là: Thứ nhất: xác định rõ tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Thứ hai: xác định phương hướng mà doanh nghiệp đi tới qua đó đánh giá hoạt động và tình hình trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích thông tin tài chính bao gồm các phân tích: bảng tổng kết tài sản; phân tích vốn lưu động; phân tích tình hình vốn tự có; phân tích báo cáo thu nhập; phân tích dự toán kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích nội bộ; phân tích ngoại vi hay phân tích bên ngoài; phân tích các chỉ tiêu tài chính. Một trong những phân tích thông tin tài chính làm cơ sở, công cụ cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó là các chi tiêu tài chính, vì các chỉ tiêu tài chính thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu báo cáo tài chính khác nhau. Chúng chỉ ra những biến động về phương hướng và các biến động phán ánh rủi ro, cơ hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp thường được chia thành các nhóm như sau: * Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: đây là nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn. Đồng thời khả năng thanh khoản là một nhân tố quan trọng trong các quyết định tín dụng được đưa ra. Hầu hết các tỷ số tài chính để xây dựng mô hình đều năm trong nhóm chỉ tiêu thanh khoản như: Tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số nợ,….. Trong nhiêu kết quả nghiên cứu đã cho thấy, không phải tất cả các tỷ số về khả năng thanh khoản cho thấy mối quan hệ rõ ràng với tần suất vỡ nợ, khi chúng ta sử dụng các đồ thị về tần suất vỡ nợ. Một số đồ thị biểu diễn tương đối nằm ngang và một số không thể hiện mối quan hệ rõ ràng. * Nhóm chỉ tiêu hoạt động: đây là nhóm đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số hoạt động là tỷ số thanh toán phản ánh một vài khía cạnh của hãng mà có những mối quan hệ không phức tạp tới rủi ro tín dụng hơn là các biến khác, nhưng tuy nhiên các mặt này lại có được những thông tin quan trọng. Hầu hết các tỷ số xem xét trong nghiên cứu này không chỉ trình bày khả năng thanh toán của các khách hàng của doanh nghiệp, đo lường bằng giấy báo thu thanh toán mà họ còn đánh giá thói quen thanh toán riêng của doanh nghiệp bằng cách nhìn khả năng thanh toán. ví dụ một hãng bị vấn đề về các khoản nợ phải thanh toán bằng tiền mặt hẳn sẽ phải trả thanh toán cao hơn tiểm lực của họ. Do vậy, khả năng vỡ nợ sẽ tăng cung tỷ số này. chỉ ngoại trừ tỷ số phải thu / các khoản phải trả bằng tiền mặt, bởi vì tỷ số này có nghĩa là phân số nợ riêng của doanh nghiệp lơn hơn có thể được hoàn lại bằng cách đòi lại số tiền chưa giải quyết được. đối với tỷ số hoạt động mà sử dụng lại hàng tồn kho trong tử số có mối quan hệ dương với khả năng vỡ nợ là có thể xảy ra bởi vì việc gia tăng hàng tồn kho cho ta biết chi phí hàng tồn kho cao hơn cũng như không có khả năng thanh toán các khoản băng tiền mặt. * Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy: đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phần của doanh nghiệp. đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn. Đòn bẩy là một nhân tố quan trọng trong bất kỳ một loại hình xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp đồn bẩy kinh doanh càng lớn thì khả năng chống đỡ những cú sốc khắc nghiệt của môi trường kinh doanh mà nó hoạt động càng thấp. Điều này có nghĩa là xác suất vỡ nợ tăng khi đồn bảy kinh doanh tăng. Một số chỉ tiêu trong nhóm nhân tố này bao gồm: Nợ phải trả/ Tổng tài sản, Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu, Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng…… * Nhóm chỉ tiêu tiêu khả năng sinh lời( lợi nhuận ): đây là nhóm để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo lợi nhuận. Có nghĩa là, giá trị hay là lợi nhuận của các công ty càng lớn thì sẽ có nhiều khả năng thanh toán để làm giảm đi khả năng vỡ nợ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, các biểu đồ về tần suất vỡ nợ được vẽ cho các tỷ số về khả năng sinh lời như: ROE, lợi nhuận dòng, lợi nhuận gộp, EBIT/ Tổng tài sản,…ít nhiều cho thấy mối quan hệ giữa giảm tần suất vỡ nợ nếu khả năng sinh lời tăng. * Hiệu quả Đây là chi phí cho việc tạo ra doanh thu được đo lường bằng cách theo dõi hai phạm trù chi phí lớn là chi phí nhân công và chi phí vật tư… * Doanh thu Theo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, thì tỷ số doanh số/ tài sản cao là điều kiện đầu tiên để đạt được thu hồi vốn cao với sự đầu tư tương đối thấp và có những ảnh hưởng tích cực lên khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp, do vậy sẽ giảm khả năng vỡ nợ. * Tỷ lệ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc tính toán xác suất vỡ nợ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng với tỷ lệ vỡ nợ, mối quan hệ này không đơn giản như những tỷ lệ khác so với tỷ lệ vỡ nợ. Lý do đó là nhìn chung tăng trưởng thì tốt hơn so với làm ăn có lãi ở một công ty. Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường không thể đương đầu với những thách thức quản lý bởi chính bản thân họ, cụ thể là các doanh nghiệp nhỏ. Thêm nữa, tăng trưởng quá nhanh không chắc được tài trợ từ lợi nhuận, dẫn đến kết quả là khả năng nợ tăng lên và các rủi ro liên quan. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng nên kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa tỷ số tăng trưởng và nợ không trả được là không đều, điều này sẽ được loại bỏ chi tiết trong phần xây dựng mô hình. Bảng các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong phân tích: STT Chỉ tiêu tài chính Nhân tố rủi ro tín dụng Giả thuyết Tài liệu 1 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Đòn bẩy + a,c,d,e,f 2 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Đòn bẩy - a,c 3 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản* Đòn bẩy - b 4 Nợ phải trả/ Tổng tài sản hữu hình Đòn bẩy + a,d 5 Tổng nợ dài hạn/ Tổng tài sản Đòn bẩy + d,e 6 Tổng vốn vay/ Tổng tài sản Đòn bẩy + a,c 7 Tổng vốn vay/ Tổng tài sản* Đòn bẩy + b 8 Tổng vốn vay/(Tổng tài sản - tổng vốn vay) Đòn bẩy + a 9 Tổng vốn vay/(Tổng tài sản-tổng vay nợ)* Đòn bẩy + b 10 Tổng vốn vay/ Tổng nợ phải trả Đòn bẩy + d 11 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng Đòn bẩy + 12 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Lãi vay vốn kinh doanh Đòn bẩy - a,f 13 Tổng tài sản lưu động/ Các khoản nợ ngắn hạn Thanh khoản - a,c,d,e,f 14 Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ phải trả Thanh khoản - d 15 Vốn lưu động/ Tổng tài sản Thanh khoản - a,b,d,e 16 Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản Thanh khoản + d 17 Tổng tài sản lưu động/ Tổng tài sản Thanh khoản - d,e 18 Vốn tiền mặt/ Tổng tài sản Thanh khoản - a,d,e 19 Vốn lưu động/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d,e 20 Vốn tiền mặt/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d 21 Tổng tài sản lưu động/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d 22 (Tổng tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/ Doanh thu thuần Thanh khoản -/+ d 23 Tổng vốn vay ngắn hạn ngân hàng/ Tổng vốn vay ngân hàng Thanh khoản + a 24 Vốn bằng tiền/ Nợ ngắn hạn Thanh khoản - d,e 25 Vốn lưu động/ Các khoản nợ ngắn hạn Thanh khoản - d 26 (Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn Thanh khoản - a,d,e,f 27 Hàng tồn kho/ Thu nhập hoạt động kinh doanh Hoạt động + c 28 Hàng tồn kho/ Doanh thu thuần Hoạt động + d,e 29 Hàng tồn kho/ Chi phí nguyên vật liệu Hoạt động + a,c 30 Các khoản phải thu/ Doanh thu thuần Hoạt động + a,e 31 Các khoản phải thu/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Hoạt động + c 32 Các khoản phải thu/ Các khoản nợ phải trả Hoạt động - d 33 Các khoản phải thu/ Các khoản nợ phảI trả* Hoạt động - 34 Các khoản phải thu/ Chi phí nguyên vật liệu Hoạt động + a 35 Các khoản phải trả/ Chi phí nguyên vật liệu Hoạt động + a 36 Các khoản phải trả/ Doanh thu thuần Hoạt động + b 37 Các khoản phải thu/ Hàng tồn kho Hoạt động + d 38 Chi phí cá biệt/ Doanh thu thuần Hiệu quả + b 39 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh/ Chi phí các biệt Hiệu quả - c 40 (Doanh thu thuần – Chí phí nguyên vật liệu)/ Chi phí cá biệt Hiệu quả - c 41 Chi phí nguyên vật liệu/ Thu nhập hoạt động kinh doanh Hiệu quả + c.f 42 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Doanh thu - a,d,e 43 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản* Doanh thu - b 44 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Tổng tài sản Doanh thu - c,e 45 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản Lợi nhuận - a,d 46 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Tổng tài sản* Lợi nhuận - b 47 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/ Doanh thu thuần Lợi nhuận - d,f 48 (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế + thu nhập lãi vay)/ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận - c 49 (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế + thu nhập lãi vay)/ Tổng tài sản Lợi nhuận - c 50 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường/ Tổng tài sản Lợi nhuận - c 51 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường/ Tổng tài sản* Lợi nhuận - b 52 (Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường + Lãi vay + Khấu hao tài sản cố định)/ Tổng tài sản* Lợi nhuận - b 53 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông thường/ Thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận - a,c 54 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh Lợi nhuận - a,d,e,f 55 Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh* Lợi nhuận - b 56 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần Lợi nhuận - d,f 57 Lợi nhuận sau thuế/ Thu nhập từ hoạt động Lợi nhuận - c 58 Lợi nhuận giữ lại táI đầu tư/ Tổng tài sản Lợi nhuận - a,d,e 59 Tổng tài sản/ CPI Qui mô - a,e 60 Tổng tài sản/ CPI* Qui mô - b 61 Doanh thu thuần/ CPI Qui mô - a,e 62 Doanh thu thuần năm nay/ Doanh thu thuần năm trước Tăng trưởng -/+ a,b 63 Thu nhập hoạt động năm nay/ Thu nhập hoạt động năm trước Tăng trưởng -/+ a 64 Hệ số nợ năm nay/ Hệ số nợ năm trước Thay đổi đòn bẩy + a 65 Hệ số vốn vay trên tài sản năm nay/ Hệ số vốn vay trên tài sản năm trước Thay đổi đòn bẩy + a a: Falkenstein, Boral và Carty(2000) b: Khandani, Lozano và Carty(2001) c: Lettmayr(2001) d: Chen và Shimerda(1981) e: Kahya và Theodossiou(1999) f: Crouhy, Galai và Mark(2001) *…. Tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả được điều chỉnh theo tổng tài sản vô hình và tiền mặt 3.5. Định nghĩa vỡ nợ( Default) Trong lịch sử các mô hình rủi ro tín dụng đã được phát triển sử dụng vỡ nợ như là tiêu chí cho phá sản(Bankruptcy), bởi đây là những thông tin tưong đối rõ ràng mà chúng ta có thể quan sát được. Vì vậy, hiệp ước Basle II(2001) đã đưa ra định nghĩa tham khảo về vỡ nợ như sau: Vỡ nợ được xem như sự kiện hay là sự cố liên quan đến những người vay. Khi ít nhất một trong các khả năng sau đây xảy ra. - Người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến thời hạn hoàn trả hay là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, bao gồm vốn vay và lãi suất vay. - Người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng khi quá hạn trên 90 ngày. - Người đi vay yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc tương tự như bảo hộ từ phía ngưòi cho vay. Ở Việt Nam hiện nay tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã vỡ nợ hoặc lâm vào tình trạng phá sản đã được quy định hợp lý hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành thủ tục phá sản. Theo Điều 2 luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và khoản 1, điều 3 Nghị định 189 thì doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản khi: - Gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh; - Thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp; - Đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trong thực tiễn thi hành cho thấy điều kiện xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp như trên rất phức tạp, gây nhiều khó khăn cho việc mở thủ tục phá sản. Nhằm khắc phục hạn chế này, Luật phá sản năm 2004 đã quy định theo hướng đơn giản hoá tiêu chí xác định tình trạng phá sản. Theo Điều 3 thì “ doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yếu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Như vậy, tiêu chí này đã được quy định đơn giản hơn trước, dễ thực hiện vì không căn cứ vào thời gian thua lỗ, nguyên nhân của tình trạng thua lỗ. Trong luận văn này chúng ta sẽ sử dụng tiêu chí này để làm cơ sở xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 3.6. Phương pháp luận thống kê Do bản chất của biến phụ thuộc là biến nhị phân nên chúng ta không thể xây dựng các mô hình tuyến tính thông thường bởi hai lý do sau đây: là không tuyến tính và phương sai sai số thay đổi. Chúng ta biết rằng các mô hình tuyến tính có thể dự báo các giá trị nằm ngoài khoảng (0,1) và phương sai sai số thay đổi vì nó là một hàm của pi. Vì vậy, trong luận văn này chúng ta xem xét mô hình tuyến tính tổng quát, đó chính là mô hình Logit. Bản chất của hàm Logistic là cung cấp giá trị dự báo trong khoảng (0.1) 3.7. Mô hình tổng quát: Cấu trúc của dữ liệu trong mô hình như sau: Biến Loại Phụ thuộc Nhị phân Độc lập Liên tục Vì vậy, Y(x) là biến lựa chọn nhị phân có thể được giải thích như sau: vỡ nợ không vỡ nợ Trong đó, Yi =1 nếu công ty X vỡ nợ và Yi = 0 nếu công ty X không vỡ nợ. Khi đó Yi là biến ngẫu nhiên phân phối theo quy luật Bernoulli, có nghĩa là: trong đó Yi = 0, 1; i = 1,…,n Khi đó, kỳ vọng toán và phương sai được tính như sau: E(Yi) = niPi Var(Yi) = niPi(1-Pi) Vì Yi là biến ngẫu nhiên phân phối theo quy luật Bernoulli nên theo luật số mũ chúng ta có thể viết lại như sau: Trong đó: là tham số tự nhiên. Tỷ lệ chênh lệch: odds = (3) Mở rộng hơn nữa chúng ta có thể viết như sau: (4) Trong mô hình trên Pi không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình (4) được gọi là hàm phân bố logistic. Trong hàm này khi X β nhận các giá trị từ - ∞ đến + ∞ thì P nhận giá trị từ 0 – 1. Nếu kí hiệu: ; Khi đó chúng ta có: và Chúng ta cần phải đi ước lượng β. 3.8. Phương pháp ước lượng tham số: Do Pi phi tuyến với cả X và các tham số β. Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp OLS để ước lượng. Để ước lượng β người ta dùng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa. Nội dung của phương pháp như sau: Vì Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 – 1, Y có phân phối nhị thức, nên hàm hợp lý với mẫu kích thước n có dạng sau đây: Đặt , ta cần tìm ước lượng hợp lý tối đa của β, ta có Phương trình trên phi tuyến đối với β, để giải hệ phương trình này người ta dùng phương pháp Newton-Raphson. Tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện được nhờ máy tính bằng sử dụng phần mềm thống kê. Sau khi ước lượng được , ta có thể tính được xác suất Pi=P(Y=1/Xi) như sau: 3.9. Phương pháp lựa chọn biến thích hợp. Lựa chọn biến là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng mô hình. Chúng ta có 65 biến tiềm năng để lựa chọn từ tập hợp số liệu tốt nhất. Như vậy, có tổng số 265 tổ hợp có thể có cho sự lựa chọn mô hình. Vì vậy, chúng ta không thể lựa chọn các biến thích hợp bằng phương pháp thủ công. Chúng ta sử dụng thủ tục hồi qui biến phụ thuộc với từng biến độc lập là các biến tiềm năng. Thủ tục này được lặp đi lặp lại, để có thể lựa chọn được biến dự báo tốt nhất, đồng thời chúng ta cũng phân tích được tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, nói cách khác nó giúp chúng ta đánh giá được ảnh hưởng của từng chỉ tiêu tài chính đến vỡ nợ. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta tìm được mô hình tốt nhất. Thủ tục thống kê đối với việc lựa chọn biến được tiến hành như sau: Bước 1: Ước lượng mô hình Yi = b1 + bj Xji + Ui Với j = 2,k bằng ước lượng hợp lý tối đa: Bước 2: Kiểm định cặp giả thuyết sau: H0: bj = 0 H1: bj ≠ 0 Nếu bj = 0 thì chứng tỏ chúng không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Hay nói cách khác là chúng không đóng góp gì cho mô hình do vậy có thể bỏ ra khỏi tập hợp các biến tiềm năng trong mô hình. Bước 3: Lần lượt ước lượng các mô hình sau bằng ước lượng hợp lý tối đa Mô hình Yi = b1 + b2X2i +...+bk-mX(k-m)i + Ui Mô hình Yi = b1 + b2X2i +….+bkXki + Ui Bước 4: Kiểm định cặp giả thuyết sau: H0: bk-m+1 = …. .= bk= 0 ≤ H1: Tồn tại ít nhất bj ≠ 0 > Trong đó m là số biến tiềm năng bị loại ra từ bước 1. Nếu chúng ta kết luận chưa có cơ sở để bác bỏ H0 thì mô hình Yi = b1+ b2X2i +...+bk-mX(k-m)i + Ui là mô hình được lựa chọn. Bước 5: Kiểm định cặp giả thuyết sau: H0: bj = 0 j = 2, k-m H1: bj ≠ 0 Bước 6: Quay trở lại bước (4) và bước (5) quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi thu được mô hình tốt nhất. CHƯƠNG IV: KIỂM ĐỊNH ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA XẾP HẠNG 4.1. ROC( The Receiver Operating Charateristic) 4.2. CAP ( Cumulative Accuracy Profiles) 4.3. Mối liên hệ giữa ROC và CAP 4.4. Phân tích phần dư 4.5. Ảnh hưởng của đa cộng tuyến 4.6. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlvtiensi.docx
Tài liệu liên quan