Tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản: LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản luôn muốn tìm ra những phương pháp cũng như các đề án trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích cực và đưa ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự phát tr...
34 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản luôn muốn tìm ra những phương pháp cũng như các đề án trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích cực và đưa ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quý của quốc gia. Chính vì thế mà Việt Nam luôn là nơi các nhà tài trợ khoáng sản chọn là trong những dự án hàng đầu để đầu tư. Tuy nhiên các nhà tài trợ cũng luôn có yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án, cũng như các yêu cầu của luật bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có đánh giá tác động của môi trường tới các dự án khi mà họ tài trợ chính thức.
Trong khi đánh giá tác động môi trường các nhà tài trợ đòi hỏi phải có kế hoạch quản lý môi trường. Nội dung kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã được phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, xây dựng một kế hoạch quản lý môi trường các ngành công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng chính là tiền đề, công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khoáng sản là rất cần thiết nên chúng tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản”
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, chính vì thế công tác điều tra địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. Chính vì thế mà công việc lập kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản luôn là vấn đề cấp thiết đối với các nhà tài trợ cũng như của quốc gia. Để sâu hơn trong vấn đề lập kế hoạch quản lý môi trường khai thác khoáng sản. Nhóm làm đề tài đi sâu vào công việc lập kế hoạch cho một loại khoáng sản. Bản kế hoạch này được lập cho công việc bảo vệ môi trường khai thác than ở Quảng Ninh.
Khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, đặc biệt là nguồn khoáng sản than đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trường: Đất, nước, không khí, sinh vật. Trong công nghệ khai thác, bình quân để lấy được 1 tấn than, chúng ta phải khoan, nổ mìn làm tơi để xúc lên, rồi vận chuyển đi xa (với cung độ bình quân 3-5km) và đổ thải ra chỗ khác khoảng 5-10 m3 đất đá. Các công đoạn không thể tránh khỏi này của khai thác than ở Quảng Ninh dẫn đến việc môi trường sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực. Địa hình của tỉnh Quảng Ninh biến động nhanh và với qui mô lớn chủ yếu do khai thác than. Quốc lộ 14 chạy qua thị xã Hòn Gai và thị trấn Cẩm Phả nhiều đoạn đã phải dịch chuyển ra phía biển để nhường chỗ cho các bãi thải đất đá của các mỏ khai thác than bằng công nghệ lộ thiên (Hà Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu). Suối Vàng Danh và sông Mông Dương, gắn với việc phát triển các mỏ than hầm lò nổi tiếng Vàng Danh (Uông Bí) và Mông Dương (Mông Dương-Khe Chàm) cũng đã bị thay đổi (nhưng không phải vì khai thác than hầm lò, mà chủ yếu vì khai thác than lộ thiên). Trước đây, con suối chảy từ mỏ Vàng Danh ra Uông Bí từng là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố Hải Phòng vì nước trong và sạch. Ở vùng than Uông Bí, không ai quên câu ca dao từ thời Pháp “nước Vàng Danh, canh Hải Phòng”.
Ngày nay, khi khu mỏ Vàng Danh (trước đây, Liên Xô chỉ thiết kế khai thác bằng công nghệ hầm lò với công suất tối đa có 1,8 tr.t/năm) nay được mở rộng ra bằng các công nghệ khai thác than lộ thiên, tổng công suất các mỏ than đã lên tới gần 5 triệu tấn/năm, thì nước suối Vàng Danh đã không thể dùng để dẫn về Hải Phòng. Lớn hơn suối Vàng Danh là con sông Mông Dương (hợp lưu của nhiều con suối xuất phát từ khai trường của những mỏ than lộ thiên trong vùng). Trước đây, người Pháp đã dùng con sông này làm đường thủy chở than Mông Dương ra biển để xuất khẩu. Ngày nay, con sông này đã bị loại ra khỏi danh sách các tuyến vận tải thủy.Ô nhiễm môi trường giống như một căn bệnh nan y khó chữa. Trong khi đó, ngành than vẫn chưa có một chiến lược tổng thể để giảm thiểu các tiêu cực đến môi trường. Các giải pháp đang được triển khai về bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó. Viancomin chỉ tập trung xử lý phần “ngọn” của căn bệnh nan y này theo kiểu “công tử Bạc Liêu”. Kết quả của những giải pháp thuộc về “phần ngọn” thường thể hiện nhanh, đáp ứng được cho việc tổng kết hay báo cáo thành tích, nhưng nguy cơ về môi trường hay nguy cơ về tai nạn lao động thì vẫn như cũ. Rất tiếc, những giải pháp kỹ thuật cơ bản có liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ đã và đang tiếp tục bị vi phạm. Việc cải thiện môi trường chủ yếu nhờ các giải pháp mang tính tổ chức và quản lý của các cơ quan cấp trên và của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các giải pháp đó chỉ mang tính “tạm thời”. Bởi lẽ việc khai thác than là để phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quan trọng (điện, xi măng, phân bón, hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng) của đất nước. Khi “Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ”, sự hy sinh về môi trường của Quảng Ninh được chấp nhận như một sự đánh đổi cần thiết. Quảng Ninh đã biết và quen chấp nhận sự “đánh đổi” này là vì sự nghiệp phát triển của các ngành kinh tế và các địa phương khác của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác than dường như bị lãng quên nhưng khi khí hậu đang bị biến đổi, thiên nhiên bị hủy hoại, con người mới nhận ra sực chịu đụng của mẹ Trái Đất là có giới hạn.
Vì vậy vấn đề môi trường cần được nhận thức khoa học, tư duy đúng, cần được quản lý thực hiện một cách bài bản, và đòi hỏi cán bộ điều hành phải có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khai thác khoáng sản là một vấn đề cấp thiết hiện nay để thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản.
Để thực hiện một dự án đầu tư khai thác khoáng sản, theo các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì các dự án cần có chương trình quản lý và giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Các dự án khai thác khoáng sản để được phê duyệt bao giờ cũng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc một hình thức rút gọn khác theo quy định, tùy theo quy mô của dự án). Các dự án này chỉ được phê duyệt khi bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt. Khi thực hiện dự án không cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường lại nữa, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng kế hoạch cần phải xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho mỗi dự án.
2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
2.1. Kế hoạch quản lý môi trường là gì?
a. Môi trường.
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong đó có những khái niệm đáng chú ý sau:
Định nghĩa về môi trường của S.V.Kalesnik (1959, 1970): “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có có quan hệ gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”.
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “ Môi trường là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.
Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “ toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”.
Theo luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
Như vậy, môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với cộng đồng con người và cả xã hội loài người:
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất của mình.
- Môi trường là không gian sống, cung cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên.
Nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường, cần phải có những biện pháp quản lý môi trường một cách đúng đắn. Đặc biệt là quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản.
b. Kế hoạch quản lý môi trường.
Khái niệm quản lý môi trường: “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển kinh tế - xã hội quốc gia”.
Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng đến các mục tiêu cơ bản:
- Phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
- Quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia với nội dung cơ bản là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
- Xây dựng các công cụ có hiệu quả quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) là một khái niệm mới trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt nam. Kế hoạch quản lý môi trường có thể được hiểu là một bản kế hoạch cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Kế hoạch quản lý môi trường là công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án. Kế hoạch quản lý môi trường được xuất phát từ các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do đó một kế hoạch quản lý môi trường cần phải là sự tiếp tục của một ĐTM
2.2. Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường các dự án.
Mục tiêu của kế hoạch quản lý môi trường:
- Đảm bảo phòng tránh ảnh hưởng xấu (trực tiếp hay gián tiếp) đến môi trường, dân cư và những người thực hiện dự án.
- Đảm bảo xác định, đánh giá đầy đủ các rủi ro và chuẩn bị các biện pháp giảm thiểu.
- Đảm bảo là các công việc được tiến hành sẽ chỉ ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường trong phạm vi cho phép.
- Duy trì việc trao đổi thông tin với tất cả các bên có liên quan.
2.3. Khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường.
Kế hoạch quản lý môi trường chỉ thực hiện sau khi dự án đã được phê duyệt. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị triển khai dự án việc mà người cán bộ quản lý môi trường phải làm là xác định xem khi nào lập kế hoạch quản lý môi trường. Khi xây dựng dự án khả thi cơ quan xây dựng dự án thường đã có tiến hành đánh giá tác động môi trường cho cả dự án, và dự án chỉ được phê duyệt khi bản đánh giá tác động môi trường đã được thông qua.
Để đi đến quyết định lập khoa học quản lý môi trường cần.
- Xem lại kế hoạch triển khai dự án.
Kiểm kê các hoạt động tài chính của dự án.
Đối chiếu các hoạt động đó với điều kiện thực tế của khu vực dự án.
Cân nhắc các tác động có thể của các hoạt động này đối với môi trường tự nhiên, dân cư trong khu vực dự án.
Quyết định về việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường.
Việc này có thể thực hiện được thông qua việc tham khảo cây quyết định ( hình 1)
Khi các hoạt động của dự án không có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và dân cư trong khu vực dự án thì mới lập kế hoạch quản lý môi trường. Các vấn đề phát triển sinh thêm phải được giải quyết trao đổi với chủ đầu tư và nhà tài trợ.
2.4. Cấu trúc kế hoạch quản lý môi trường.
Cấu trúc một kế hoạch quản lý môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu về KHQLMT
- Kết quả của ĐTM
- Tác động tiềm năng và các biện pháp giảm nhẹ
- Quá trình tham vấn cộng đồng
- Kế hoạch giảm nhẹ tác động
- Kế hoạch quan trắc môi trường
- Trách nhiệm thể chế & nhu cầu năng lực cho KHQLMT Hoàn cảnh hiện tại
- Nhu cầu đào tạo và nhân lực
- Kế hoạch công việc của KHQLMT và lịch trình
- Nhu cầu mua sắm
- Dự toán kinh phí cho KHQLMT
2.4.1. Giới thiệu về KHQLMT.
Cần giới thiệu và làm rõ cho người đọc bối cảnh của KHQLMT. Bối cảnh của KHQLMT được trình bày trong mô tả tóm tắt về ĐTM và về dự án mà KHQLMT đang lập. Bởi KHQLMT thường là một tài liệu độc lập so với ĐTM gốc, do đó, điều quan trọng là KHQLMT cần được gắn kết với dự án gốc và ĐTM. Như một phần giới thiệu về KHQLMT, tên của chủ dự án và địa điểm tiến hành dự án cần phải có.
Bắt đầu
Xem xét dự án
Nằm gần các khu vực bảo tồn, vùng nhạy cảm
Không
Nằm trong khu vực lịch sử, di tích văn hóa được bảo vệ
Không
Cần di chuyển nhiều dân cư
Ảnh hưởng tới dân bản địa hoạc sinh kế của họ
Không
Không
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Có
Ảnh hưởng đáng kể
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Không
Có
Ảnh hưởng đáng kể
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Thảo luận với chủ đầu tư
Có
Thảo luận với chủ đầu tư
Có
Hình 1: Sơ đồ cây quyết định lập kế họach quản lý môi trường.
2.4.2. Kết quả của ĐTM.
Những kết quả của ĐTM là đầu vào quan trọng cho KHQLMT bao gồm:
- Những tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT.
- Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc tạo ra các tác động tích cực của dự án.
Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực, và tăng cường tác động tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm:
- Giai đoạn tiền xây dựng.
- Giai đoạn xây dựng.
- Giai đoạn vận hành sau xây dựng.
2.4.3. Quá trình tham vấn cộng đồng.
Quá trình tham vấn cộng đồng là trao đổi thông tin chính thức giữa cộng đồng có khả năng bị tác động, các bên liên quan và chủ dự án. Tham vấn cộng đồng là một cơ chế để các ý kiến và thông tin đầu vào của cộng đồng và các bên liên quan về dự án được đưa vào trong ĐTM và tác động đến thiết kế cuối cùng của dự án.
Tham vấn cộng đồng cần phải được tiến hành khi bắt đầu ĐTM và cần được tiếp tục thực hiện trong quá trình ĐTM và thực hiện KHQLMT. Trong quá trình thực hiện KHQLMT, cộng đồng liên quan và những người bị tác động được tham vấn trong quá trình ĐTM lại được tiếp tục tham vấn trong quá trình KHQLMT để cung cấp đầu vào liên tục cho dự án.
Tham vấn cộng đồng và trao đổi thông tin giữa bên chủ dự án và cộng đồng thường được tiến hành trong các cuộc họp cộng đồng tổ chức ở cấp xã đối với nông thôn hoặc phường đối với thành phố. Có một hướng dẫn riêng cho việc thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM/KHQLMT.
2.4.4. Kế hoạch giảm nhẹ tác động.
Kế hoạch giảm nhẹ (& tăng cường) là một kế hoạch bộ phận cơ bản của KHQLMT. Kế hoạch giảm nhẹ này quản lý các tác động tiêu cực (& tích cực) tiềm năng của dự án. Một biện pháp giảm nhẹ hoặc tăng cường là sự điều chỉnh một hoạt động dự kiến của dự án sử dụng các loại tiêu chí hành động khác nhau.
Có sáu loại hành vi dự án được áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời để tạo ra một biện pháp giảm nhẹ:
- Loại bỏ hoạt động;
- Thay đổi địa điểm hoạt động;
- Thay đổi thời gian hoạt động;
- Thay đổi cường độ hoạt động;
- Cô lập hoạt động với rào cản vật lý hoặc hoá học; và
- Bồi thường môi trường hoặc xã hội
2.4.5. Kế hoạch quan trắc môi trường.
Kế hoạch quan trắc môi trường là kế hoạch bộ phận cơ bản khác của KHQLMT. Kế hoạch quan trắc môi trường có mục đích kép:
Đo lường, hoặc quan sát kế hoạch giảm nhẹ hoạt động hiệu quả như thế nào.
Lập hồ sơ các tác động ngoài ý muốn của dự án.
Để phục vụ cho mục đích này, kế hoạch quan trắc môi trường thường được cấu trúc như sau:
Giám sát hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.
Giám sát hiệu quả môi trường.
Mục tiêu quan trắc kể cả hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ và cả tác động môi trường ngoài ý muốn của dự án cần được xác định là trọng tâm của kế hoạch quan trắc. Các mục tiêu quan trắc biểu hiện thông tin cần thiết từ chương trình quan trắc.
2.4.6. Trách nhiệm pháp lý & nhu cầu năng lực.
Xây dựng và thực hiện một KHQLMT cần các kỹ năng và nhân lực kỹ thuật và quản lý cho việc:
Thực hiện kế hoạch giảm nhẹ.
Thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường.
Tương tác với cộng đồng.
Lập các báo cáo môi trường.
Chủ DÁ chịu trách nhiệm đảm bảo việc hoàn thành toàn bộ KHQLMT. Vì vậy, chủ dự án cần có khả năng đảm bảo chuyên môn để thực hiện KHQLMT. Tuy nhiên, do bên chủ dự án thường không hiểu trách nhiệm của họ đối với KHQLMT, vì vậy: Bước đầu tiên cần thực hiện là làm rõ các trách nhiệm pháp lý về KHQLMT. Bước thứ hai là đánh giá năng lực và kỹ năng của bên chủ dự án cho việc thực hiện KHQLMT.
Thông thường ở Việt Nam, chuyên gia tư vấn bên ngoài được thuê để thực hiện tất cả hoặc một số phần cơ bản của KHQLMT cho chủ dự án. Các biện pháp giảm nhẹ và các biện pháp tăng cường nếu có trong giai đoạn xây dựng dự án, thường được công ty xây dựng dự án triển khai. Sau khi xây dựng xong, bên chủ dự án có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giảm nhẹ/tăng cường trong giai đoạn vận hành sau xây dựng.
2.4.7. Kế hoạch công tác và tiến độ của KHQLMT.
Kế hoạch tổng thể và tiến độ công việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT là một vấn đề quan trọng giúp cho chủ dự án. Kế hoạch và tiến độ công việc thể hiện tổng hợp các bước cơ bản, bao gồm kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ và kế hoạch bộ phận về quan trắc kể cả tham vấn cộng đồng đưa vào kế hoạch công việc được lập một cách kỹ càng dành cho chủ dự án
2.4.8. Nhu cầu mua sắm.
Bất kỳ nhu cầu thiết bị hoặc nhân sự cần thiết nào cho việc chuẩn bị và triển khai KHQLMT đều được xác định trong phần này. Nhu cầu này bao gồm cả việc có được các chuyên gia tư vấn môi trường bên ngoài. Phần này không bao gồm những người được hợp đồng triển khai dự án.
2.4.9. Dự toán kinh phí cho KHQLMT.
Cần có dự toán kinh phí tổng thể cho EMP. Giống như kế hoạch và tiến độ công tác của KHQLMT, các khoản dự toán chi phí từ kế hoạch bộ phận về giảm nhẹ, kế hoạch bộ phận về quan trắc và các chi phí cho tham vấn cộng đồng sẽ được đưa vào trong dự trù chi phí tổng thể của KHQLMT.
3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
3.1. Các bước thực hiện.
3.1.1. Lên chi tiết về dự án.
Lập một bản mô tả ngắn gọn về dự án, quy mô và phạm vi của dự án và khu vực dự án, thời gian tiến hành dự án.
Cần có một bản đồ khu vực dự án bao gồm các thông tin về: vị trí của dự án, các thành phố và thị trấn chính, các trục đường chính và đường tàu, các sông và hồ chính, và các vùng bảo vệ, khu vực nhậy cảm sinh học và các di sản văn hoá và lịch sử. Nếu dự án được thực hiện tại các khu vực có dân tộc thiểu số cũng cần cung cấp rõ thông tin về nhóm dân tộc, số lượng người và điều kiện sinh hoạt của họ.
3.1.2. Mô tả tóm tắt các kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Những tác động tích cực và tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội của dự án cần được quản lý bằng KHQLMT.
Những biện pháp giảm nhẹ bắt buộc để phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tác động tiêu cực, các biện pháp để hoàn thiện kế hoạch, hoặc tạo ra các tác động tích cực của dự án.
Các biện pháp giảm nhẹ tác động tiêu cực, và tăng cường tác động tích cực cần được tổng hợp cùng với các hoạt động cụ thể của dự án ở ba giai đoạn, gồm:
- Giai đoạn tiền xây dựng
- Giai đoạn xây dựng
- Giai đoạn vận hành sau xây dựng
3.1.3. Tham khảo ý kiến công đồng và các bên có liên quan.
Các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng liên quan đến các vấn đề môi trường sẽ chỉ được thực hiện khi văn bản dự án có yêu cầu các hoạt động tham khảo ý kiến cộng đồng đối với việc thực thi dự án hoặc có các vấn đề mới phát sinh từ khi bắt đầu triển khai dự án.
Tham vấn cộng được thực hiện ở hai khâu: thứ nhất là ở thời điểm thu thập thông tin đầu vào cho lập báo cáo ĐTM và thứ hai là khi thảo luận lấy ý kiến phản hồi về các kết luận về các tác động xã hội và môi trường và các biện pháp giảm nhẹ tác động xấu đưa ra trong báo cáo ĐTM. Cuối cùng, có thêm đề xuất nên thu hút các bên liên quan vào khâu hậu ĐTM, nhất là trong giám sát việc tuân thủ kế hoạch quản lý môi trường. (Hình 2) dưới đây mô tả tổng quan hướng dẫn 7 bước chuẩn bị và thực hiện tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM.
Bước 1: Lập kế hoạch tham vấn.
Để giúp cho công việc tham vấn được tiến hành tốt, cần lập kế hoạch tham vấn một cách thấu đáo. Kế hoạch gồm:
a) Phạm vi, quy mô số liệu, thông tin cần thu thập (địa điểm, các vấn đề cần tham vấn).
b) Phiếu hỏi (nếu cần thiết).
c) Danh sách những người tham gia trả lời phỏng vấn (nếu có).
d) Danh mục các cuộc họp (địa điểm, ngày, thành phần tham dự, nội dung cuộc họp).
e) Những văn bản cần chuẩn bị (soạn công văn đề nghị, điều chỉnh phiếu hỏi, tóm tắt thông tin gửi cho cộng đồng, biên bản cuộc họp).
f) Thời điểm tham vấn: ngày, hạn hoàn thành dành cho từng công việc nêu ở sơ đồ hình 2
Bước 2: Thực hiện điều tra và/hoặc phỏng vấn trực tiếp.
Điều tra là một cách tham vấn thích hợp để thu thập thông tin cung cấp đầu vào cho báo cáo ĐTM.
Hình 2: Sơ đồ các bước tham vấn cộng đồng trong KHQLM
Điều tra có thể dựa vào phiếu điều tra mang tính định lượng hoặc hướng dẫn phỏng vấn trực tiếp (có thể mang tính định lượng hoặc định tính). Đối với những cộng đồng dân tộc thiểu số, cần sử dụng phiếu điều tra bằng tiếng dân tộc hoặc sử dụng phiên dịch trong quá trình phỏng vấn trực tiếp. Có thể sử dụng mẫu phiếu điều tra được soạn thảo trong “Hướng dẫn chung về ĐTM”. Để thuận tiện cho việc tiếp cận với cộng đồng trong thu thập thông tin, nên có công văn do chủ dự án ký gửi cho cộng đồng (thôn, phường, xã hoặc đơn vị khác). Cơ quan tư vấn cũng có thể ký công văn. Các thông tin trao đổi trực tiếp cần được ghi chép đầy đủ trong quá trình phỏng vấn và tóm tắt lại các ý chính cho người được phỏng vấn trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
Bước 3: Tổ chức (các) cuộc họp thu thập thông tin quy mô nhỏ.
Để có được thông tin sâu và đa dạng hơn về dự án và các tác động của dự án, việc tổ chức (các) cuộc họp nhóm nhỏ những đối tượng bị ảnh hưởng là hết sức hữu ích. Các nhóm được chia theo địa bàn hoặc theo nhóm có chung lợi ích. Riêng đối với những người thuộc diện nhóm dể bị tổn thương, cần hỏi ý kiến riêng từng nhóm (như: nhóm phụ nữ; nhóm trẻ em; nhóm người khuyết tật, nhóm người cùng dân tộc thiểu số;vv…).
Bước 4: Soạn và gửi nội dung báo cáo tóm tắt ĐTM và công văn đề nghị lấy ý kiến tham vấn.
Để tạo điều kiện cho các đối tượng bị ảnh hưởng được tiếp cận thông tin và hiểu được những vấn đề mà họ cần cung cấp thông tin đầu vào và đóng góp ý kiến trong quá trình ĐTM, nên sử dụng một mẫu tóm tắt thông tin ngắn gọn và dễ hiểu về những vấn đề cơ bản trong báo cáo ĐTM để gửi cho tất cả đối tượng đó. Hướng dẫn gợi ý sử dụng biểu mẫu thông tin đơn giản hơn bổ sung cho mẫu báo cáo tóm tắt ĐTM nêu trong phụ lục số 16 của Thông tư 05. Người sử dụng có thể tham khảo mẫu công văn đề nghị lấy ý kiến tham vấn trình bày trong phụ lục 1 và mẫu tóm tắt thông tin phổ biến cho cộng đồng trình bày trong phụ lục 3 của hướng dẫn này.
Có thể lựa chọn các cách để phổ biến thông tin cho cộng đồng dưới đây:
a) Gửi qua bưu điện
b) Thông tin trên báo, đài, TV địa phương
c) Trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng
d) Niêm yết ở một nơi công cộng để cộng đồng được biết và đọc.
Trong số các phương pháp phổ biến thông tin nêu trên, trực tiếp trình bày tại cuộc họp cộng đồng là cách thông tin chi tiết và tạo điều kiện để có đối thoại với những người bị ảnh hưởng. Kết hợp trình bày lời với hình ảnh minh hoạ sẽ làm tăng kết quả thông tin và làm cho cộng đồng hiểu tốt hơn về những gì mà chủ đầu tư muốn thuyết trình cho cộng đồng.
Bước 5. Tổ chức (các) cuộc họp lấy ý kiến tham vấn.
Tổ chức họp thảo luận là cách phù hợp và thiết thực để trao đổi, đối thoại giữa chủ đầu tư với cộng đồng về các vấn đề mà chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn được chủ đầu tư uỷ quyền đưa ra trong báo cáo tóm tắt ĐTM trước khi cộng đồng có văn bản trả lời và đạt được đồng thuận.
Để cuộc họp có kết qủa, cần chuẩn bị và thực hiện các mục sau đây:
a) Xác định quy mô, thành phần những người tham dự: Tuỳ theo quy mô và loại dự án để tổ chức cuộc họp tham vấn với số lượng và thành phần tham gia khác nhau. Thông thường, cần mời rộng rãi những cư dân bị ảnh hưởng hoặc đại diện những người này, đại diện UNBD, MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện các tổ chức phi chính phủ, đại diện tổ chức y tế và các tổ chức khác ở địa phương có quan tâm. Đối với dự án ít gây tác động xấu đến dân cư địa phương (xa khu dân cư), cuộc họp tham vấn có thể được tổ chức ở quy mô hẹp hơn, gồm đại diện MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ, đại diện UBND, Đảng uỷ và tổ chức y tế ở địa phương.
b) Xây dựng chương trình họp: Xem phụ lục 2 của Hướng dẫn này.
c) Cung cấp trước thông tin cho người tham dự: để có đủ thông tin thảo luận, việc cung cấp trước thông tin là rất quan trọng. Các hình thức phổ biến thông tin đã được nêu bên trên.
d) Chọn thư ký cuộc họp: thông thường, thư ký cuộc họp là người do chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn chọn sẽ dễ dàng hơn trong ghi biên bản.
e) Ghi các nội dung thảo luận trong cuộc họp vào biên bản cuộc họp: các ý kiến bình luận, những nội dung đồng ý hay không đồng ý đều được phản ánh trung thực trong biên bản. Biên bản cần được thông qua vào cuối cuộc họp và có chữ ký của chủ toạ, thư ký, đại diện những người tham dự. Để thuận tiện cho việc ghi biên bản và xử lý tổng hợp kết quả biên bản, Hướng dẫn đề xuất sử dụng mẫu biên bản họp tham vấn trình bày trong phụ lục 4.
Bước 6. Soạn và gửi văn bản trả lời của UBND và MTTQ cấp xã.
Mẫu công văn trả lời chủ đầu tư của UBND và MTTQ cấp xã được xây dựng tùy theo các yêu cầu của từng dự án. Trong thời hạn mười lăm ngày (15) làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản.
Bước 7: Lập hồ sơ kết quả tham vấn.
Chủ đầu tư cần đưa nội dung các công văn trả lời của UBND và UBMTTQ cấp xã vào báo cáo ĐTM. Một chương của báo cáo ĐTM trình bày tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM, bao gồm: phạm vi, thời điểm, cách tiếp cận, các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong tham vấn cộng đồng. Theo Thông tư 05, chương này còn có cả ý kiến trả lời của UBND cấp xã, ý kiến trả lời của UBMTTQ cấp xã, ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến trả lời của UBND và MTTQ cấp xã.
Ngoài ra, các văn bản khác sử dụng trong tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM cũng được khuyến nghị đưa vào báo cáo ĐTM, bao gồm:
Từ đợt tham vấn lần 1: báo cáo về kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, ghi chép tại các cuộc họp nhóm nhỏ để thu thập thông tin.
Từ đợt tham vấn lần 2: nếu có cuộc họp hoặc đối thoại được tổ chức, các biên bản họp và đối thoại cần được đưa vào báo cáo ĐTM. Các biên bản này có thể cung cấp những ý kiến về tác động môi trường và xã hội và các biện pháp giảm nhẹ có khả năng áp dụng.
3.1.4. Kế hoạch giảm thiểu.
Bảng 3-1: cung cấp mẫu của kế hoạch giảm thiểu tác động. Thông tin trong mẫu cần được hoàn thành. Các thành tố trong mẫu về kế hoạch giảm thiểu tác động trong bảng 1 bao gồm:
Các hoạt động tiền xây dựng:
Các hoạt động dự án xảy ra trước xây dựng cơ bản hoặc là những sự can thiệp vào dự án bắt đầu. Ví dụ về các hoạt động bao gồm các cuộc điều tra về đất đai và tham vấn cộng đồng, thu hồi đất và tái định cư.
Các hoạt động xây dựng:
Xây dựng cơ bản và các hoạt động khác xác định việc thực hiện dự án, ví dụ như các hoạt liên quan đến các công trình về đất đai và dân dụng.
Các hoạt động vận hành sau xây dựng:
Các hoạt động gắn với việc vận hành dự án đã hoàn thành hoặc các phương tiện đi kèm, chẳng hạn việc vận hành đường cao tốc hoặc cảng đã hoàn tất việc xây dựng hoặc việc vận hành nhà máy thuỷ điện, hoặc xí nghiệp.
Hoạt động dự án:
Là một hoạt động cụ thể của dự án được cho là sẽ gây nên tác động tiềm năng. Ví dụ về các hoạt động này là việc chặt trắng rừng, nạo vét kênh, thay đổi hoặc điều chỉnh sử dụng phân bón, khai thác nước ngầm. Các tác động do dự án gây ra đã được xác định từ ĐTM,
Tác động môi trường tiềm năng:
Là sự mô tả tóm tắt các tác động tiêu cực hoặc tích cực của hoạt động dự án. Các tác động tiềm năng đã được xác định trong ĐTM.
Các biện pháp giảm thiểu
Biện pháp giảm nhẹ là hoạt động được tiến hành để phòng ngừa hoặc giảm tác động xấu tiềm năng hoặc tăng cường tác động tích cực từ hoạt động của dự án. Các hoạt động giảm thiểu bao giờ cũng cụ thể cho từng dự án và hoạt động. Các biện pháp giảm thiểu đã được xác định trong ĐTM.
Bảng 3-1. Mẫu kế hoạch giảm thiểu môi trường
Hoạt động dự án
Tác động môi trường
Các biện pháp giảm thiểu
Địa điểm
Dự toán chi phí
Trách nhiệm
Thực hiện
Giám sát
Các hoạt động trong giai đoạn tiền xây dựng
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Các giai đoạn vận hành sau xây dựng
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động
Địa điểm: Là (các)vị trí của cụ thể của dự án mà ở đó biện pháp giảm nhẹ sẽ
được thực hiện.
Dự toán chi phí biên: Là dự toán chi phí cho biện pháp giảm nhẹ vượt quá chi phí thực hiện hoạt động liên quan đến dự án.
Trách nhiệm:
Thực hiện: Thường người thầu xây dựng thực hiện các biện pháp giảm nhẹ theo KHQLMT. Có thể sử dụng hỗ trợ từ phía chủ dự án hoặc chuyên gia tư vấn bên ngoài.
Giám sát: Thường phía chủ dự án hoặc chủ dự án được yêu cầu giám sát việc thực hiện toàn bộ các biện pháp giảm nhẹ.
3.1.5. Kế hoạch quan trắc môi trường.
Đối với mỗi vấn đề trong bảng Kế hoạch giảm thiểu xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình triển khai của dự án. Công tác quan trắc môi trường cần được xác định rõ:
- Ðối tượng, chi tiêu quan trắc môi trường.
- Thời gian và tần suất quan trắc.
- Nhu cầu thiết bị quan trắc.
- Nhân lực phục vụ cho quan trắc.
- Dự trù kinh phí cho quan trắc MT
Bảng 2: cung cấp mẫu về kế hoạch quan trắc môi trường. Kế hoạch bao gồm hai loại quan trắc: 1) quan trắc hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ.
2) quan trắc hiệu quả môi trường chung.
Phạm vi quan trắc hiệu quả thường liên quan trực tiếp đến quy mô và mức độ phức tạp của dự án. Cần điền thông tin vào mẫu kế hoạch. Mẫu các bộ phận của kế hoạch quan trắc môi trường trong Bảng 2 được trình bày dưới đây.
Giảm nhẹ và Chỉ thị môi trường (Bảng 3-2a): Các biện pháp giảm nhẹ liệt kê trong Bảng 1 được đưa ra cùng một thứ tự như trong Bảng 2. Đối với mỗi biện pháp giảm nhẹ, một (hoặc nhiều) chỉ số về hiệu quả của biện pháp giảm nhẹ được xác định. Tối thiểu, cần xác định chỉ số về tác động tiềm năng (Bảng 1) đã được nêu trong ĐTM.
Tác động môi trường tiềm năng và chỉ thị (Bảng3- 2b): Là tác động cụ thể xác định bởi ĐTM, và chỉ số nêu trên.
Địa điểm: Là vị trí cụ thể của dự án nơi sẽ tiến hành quan trắc môi trường.
Quy trình và phương pháp: Cần phải tuân theo hay xác định các phương pháp thiết kế, lấy mẫu, phân tích và báo cáo kết quả quan trắc môi trường. Ví dụ, cần tuân theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hay Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về lấy mẫu hay phân tích. Đồng thời có thể áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ APHA).
Tần suất/thời gian: Là số thời gian (tính theo ngày- tuần-tháng hoặc năm) mà các mẫu về lý sinh hoặc xã hội được thu thập và khoảng thời gian lấy mẫu.
Số liệu nền/tiêu chuẩn môi trường: Thông thường số liệu nền – trước khi xây dựng – điều kiện của biến chỉ số được xác định bằng mẫu số liệu nền ban đầu. Mức độ của số liệu nền là chỉ số đo ảnh hưởng của các biện pháp giảm thiểu hoặc tác động so với số liệu quan trắc thu thập trong và quá trình xây dựng.
Các tiêu chuẩn môi trường hiện có hoặc các tiêu chí đối với biến chỉ số cũng được xác định và so sánh với với chỉ số trong tất cả các giai đoạn của dự án để xác định xem liệu biện pháp giảm nhẹ có hiệu quả không, hoặc liệu một tác động có được ghi nhận không. Điều quan trọng là cần xác định trước xem liệu điều kiện nền có vi phạm hay đáp ứng tiêu chuẩn hoặc tiêu chí hay không.
Bảng 3-2: Các mẫu sử dụng cho kế hoạch quan trắc môi trường:
A. QUAN TRẮC HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ
Giảm nhẹ & chỉ thị môi trường
Địa điểm
Quy trình/ phương pháp
Tần suất/ thời gian
Cơ sở/ tiêu chuẩn môi trường
Trách nhiệm
Dự toán chi phí
Thực hiện
Phân tích/ báo cáo
Giai đoạn tiền xây dựng
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giai đoạn xây dựng
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giai đoạn vận hành sau xây dựng
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
B. QUAN TRẮC HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG
Tác động môi trường tiềm năng
Địa điểm
Quy trình/ phương pháp
Tần suất/ thời gian
Cơ sở/ tiêu chuẩn môi trường
Trách nhiệm
Dự toán chi phí
Thực hiện
Phân tích/ báo cáo
Giai đoạn xây dựng
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giai đoạn vận hành sau xây dựng
Giảm nhẹ & chỉ thị
Giảm nhẹ & chỉ thị
3.1.6. Kế hoạch xây dựng năng lực.
Các hoạt động xây dựng năng lực có thể không phải là yêu cầu trực tiếp trong việc xây dựng dự án hoặc quá trình thực hiện dự án, nhưng việc này cũng cần phải được thực hiện như một phần của dự án để nâng cao trình độ cán bộ hoặc nâng cấp các nguồn thiết bị. Những hoạt động này bao gồm đào tạo, tham quan hoặc chương trình hoặc mua sắm thiết bị. Cần tính toán số người được đào tạo, tập huấn hay số trang thiết bị cần được mua sắm, thay thế. Qua đó ước tính chi phí để thực hiện.
Nếu sau khi xác định thấy kế hoạch không cần bước này có thể bỏ qua.
3.1.7. Tổ chức thực hiện.
Việc tổ chức thực hiện của kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư được khái quát theo bảng 3-3 mẫu sau.
Bảng 3-3. Mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý môi trường:
Tên báo cáo
Nội dung báo cáo
Tần suất báo cáo
Giai đoạn dự án
Người chuẩn bị
Trình tới
Kế hoạch giảm thiểu môi trường
Các hoạt động giảm nhẹ
Thực trạng & tiến độ triển
khai các biện pháp giảm thiểu, và những thay đổi hoặc khó khăn
Hàng tháng
Tất cả
Nhà thầu / bên chủ dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/nhà tài trợ
Xem xét kế hoạch giảm nhẹ
Xem xét & phân tích tất cả
các biện pháp giảm thiểu triển khai trong khoảng thời gian 6 tháng. Trong sự liên kết với báo cáo giám sát quý
Hai lần / năm
Tất cả
Nhà thầu / bên chủ dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ nhà tài trợ
Kế hoạch quan trắc môi trường
Báo cáo quan trắc tóm tắt
Các quan sát hàng ngày về chỉ tiêu quan trắc tất cả các thành phần (ví dụ., nước. không khí, nước ngầm, động vật hoang dã, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn văn hoá, kinh tế, lao động và sức khoẻ)
Hàng tuần
Tất cả
Nhà thầu / chuyên gia tư vấn
Bên chủ dự án / Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Báo cáo quan trắc
Kết quả các số liệu quan sát và đo lường về các chỉ tiêu
cho tất cả các thành phần môi trường trong kế hoạch
quan trắc (ví dụ., nước.
không khí, nước ngầm, động vật hoang dã, tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn văn hoá, kinh tế, lao động và sức khoẻ) qua tham chiếu các biện pháp giảm nhẹ cụ thể
Hàng quý
(3 tháng)
Tất cả
Chuyên gia tư vấn/bên chủ dựán
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/nhà tài trợ
Phê duyệt kế hoạch quan trắc
Kết quả của tất cả số liệu quan trắc, và phân tích về:
1) sự tuân thủ của dự án về
các tiêu chuẩn/tiêu chí;
2) hiệu quả của các biện pháp giảm nhẹ; và
3) sự tồn tại của các tác đông ngoài ý muốn (tích cực & tiêu
cực)
Hàng năm
Xâydựng;sau xây dựng
Chuyên gia tư vấn/bên chủ dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/
nhà tài trợ
Tham vấn cộng đồng
Thông tin đầu vào của cộng đồng
Tất cả giao tiếp & đầu vào từ
công chúng và dự án
Hàng tuần
Hàng tuần
Nhà thầu / bên chủ dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tóm tắt thông tin đầu vào của cộng động liên quan
q
Ghi chép và phân tích các quan tâm và vấn đề nảy sinh của cộng đồng trong quá trình triển khai dự án
Hàng quý
Xây dựng, sau xây dựng
Chuyên gia tư vấn /
bên chủ dự án
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
3.2. Áp dụng kế hoạch quản lý môi trường trong dự án bổ sung thăm dò phần sâu khu mỏ Khe Chàm II-IV, thị xã Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh.
A-LÊN CHI TIẾT VỀ DỰ ÁN.
a. Phương án được xây dựng dựa trên các căn cứ.
Căn cứ quyết định số 2851/QĐ-HĐQT ngày 25/11/2008 của Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng - Sản Việt Nam V/v: Giao cho Công ty than Hạ Long -TKV là chủ đầu tư khai thác mỏ than Khe chàm II-IV.
Thông báo số 68/TB-TKV ngày 01/07/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV kết luận tại cuộc họp báo cáo về: Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm II - IV.
Căn cứ Công văn số 1882/THL- ĐTDA của Công ty than Hạ Long - TKV V/v: Đề nghị triển khai nhanh Dự án đầu tư Khai thác mỏ than Khe chàm II-IV.
Căn cứ nội dung Quy trình công tác thăm dò, khảo sát địa chất ban hành theo quyết định số 1411/QĐ-ĐCTĐ ngày 24/10/2002 của Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp than Khoáng - Sản Việt Nam).
Quyết định số 1122/QĐ-HĐQT ngày 16/05/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV V/v: Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh ranh giới các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than-Khoáng sản Việt Nam (viết tắt là VITE) đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp các báo cáo địa chất hiện có, quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025, cập nhật các thông tin địa chất và hiện trạng khai thác đến 31/12/2008 trong khu vực. Trên cơ sở đó, lập phương án thăm dò bổ sung mỏ than Khe Chàm II - IV, thị xã Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh phục vụ thiết kế, khai thác than khu mỏ.
Phương án được lập dựa trên những cơ sở tài liệu sau:
Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 cho mỏ Khe Chàm - Công ty Hạ Long.
“Báo cáo tổng hợp tài liệu địa chất và tính lại trữ lượng than Khu mỏ Khe Chàm - Cẩm Phả - Quảng Ninh” đã được Hội đồng trữ lượng khoáng sản phê duyệt tại quyết định số: 637/QĐ-HĐTLKS ngày 09/12/2009.
Dự án đầu tư khai thác mỏ than Khe Chàm II - IV, Công ty than Hạ Long do Viện khoa học Công nghệ mỏ - TKV lập.
Tài liệu hiện trạng khai thác đến 31/12/2008 và kết quả các lỗ khoan thăm dò bằng nguồn vốn tập trung, sản xuất, các phương án thăm dò trong toàn khu Khe Chàm.
b. Sơ lược về vị trí, ranh giới khu thăm dò của dự án.
* Vị trí địa lý, ranh giới tọa độ khu thăm dò.
Khu vực mỏ Khe Chàm II - IV nằm trong giới hạn tọa độ được thể hiện qua bảng 3-4 và 3-5 như sau:
Mỏ Khe Chàm II: Bảng: 3-4
STT
Tên Mỏ
(mã số mỏ)
Ký hiệu mốc mỏ
Toạ độ mốc mỏ
Z: Chiều sâu mỏ
(m)
Diện tích mỏ
(km2)
X
Y
1
Mỏ Khe Chàm II
(CP-0029)
KCII.1
28 145
424 700
LV đến
-1000
2,9
2
KCII.2
28 359
425 397
3
KCII.3
28 336
425 657
4
KCII.4
28 114
425 937
5
KCII.5
27 910
426 400
6
KCII.6
27 177
426 974
7
KCII.7
26752
427193
8
KCII.8
26 700
426 750
9
KCII.9
26 725
425 525
10
KCII.10
26 575
424 700
Mỏ Khe Chàm IV: Bảng: 3-5
STT
Tên Mỏ
(mã số mỏ)
Ký hiệu mốc mỏ
Toạ độ mốc mỏ
Z: Chiều sâu mỏ
(m)
Diện tích mỏ
(km2)
X
Y
1
Mỏ Khe Chàm IV
(CP-0031)
KCIV.1
28 270
426 417
-167 đến
-1000
3,7
2
KCIV.2
28 332
426 840
3
KCIV.3
28 598
427 017
4
KCIV.4
28 669
427 363
5
KCIV.5
28 543
427 598
6
KCIV.6
28 516
427 983
7
KCIV.7
28 405
428 251
8
KCIV.8
28 189
428 657
9
KCIV.9
28 135
428 837
10
KCIV.10
27 871
428 869
11
KCIV.11
27 546
428 984
12
KCIV.12
27 289
429 174
13
KCIV.13
26 815
429 133
14
KCIV.14
26752
427193
15
KCIV.15
27 177
426 974
16
KCIV.16
27 910
426 400
(Hệ toạ độ, độ cao Nhà nước năm 1972)
- Phía Bắc giáp mỏ Khe Chàm I và Khe Chàm III
- Phía Nam giáp mỏ Khe Sim, Lộ Trí, Đèo Nai, Cọc Sáu.
- Phía Tây giới hạn bởi tuyến VI.
- Phía Đông giới hạn bởi đứt gãy F.L.
Diện tích khu thăm dò rộng khoảng 7 km2, phần lớn diện tích nằm trong khu vực đang khai thác lộ thiên. Do vậy điều kiện giao thông, thi công tương đối khó khăn.
* Đặc điểm địa hình, mạng sông suối, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khu thăm dò.
+ Địa hình Khu mỏ Khe Chàm II - IV chủ yếu là các tầng khai thác lộ thiên và lộ vỉa. Nhìn chung địa hình trong khu vực đã thay đổi nhiều so với địa hình nguyên thuỷ ban đầu. Độ cao giảm dần từ Nam đến Bắc, cao nhất là đỉnh Cao Sơn ở phía Nam Khe Chàm II (+437.80m) và thấp dần về phía Đông Bắc mỏ Khe Chàm IV(sông Mông Dương +10m). Độ cao trung bình từ 100m đến 150m, địa hình bị phân cắt bởi hệ thống suối Khe Chàm bắt nguồn từ phía Tây Nam Khe Chàm II chảy theo hướng Đông bắc đổ ra sông Mông Dương.
+ Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9. Lượng mưa trung bình 144mm/ng. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 370C -380C (tháng 7,8 hàng năm), mùa Đông nhiệt độ thấp thường từ 80C đến 150C đôi khi xuống 20C đến 30C. Độ ẩm trung bình về mùa khô từ 65% - 80%, về mùa mưa 81% - 91%.
+ Mạng lưới giao thông, công nghiệp trong vùng khá phát triển, rất thuận lợi trong công tác thăm dò và khai thác mỏ.
c. Thời gian tiến hành dự án, quy mô của dự án.
Từ đầu năm 2009, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ triển khai thực hiện công tác thiết kế “Dự án đầu tư xây dựng mỏ Khe Chàm II - IV” với sự hợp tác của các chuyên gia Viện Giproshakht (Cộng hoà Liên bang Nga). Dự án do Công ty than Hạ Long làm chủ đầu tư. Theo đó, Mỏ Khe Chàm II-IV sẽ phát triển 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu, hầm lò giếng được tính toán đến mức âm 500, thiết kế xây dựng khai thác các vỉa than 11, 10 , 9 và 8 với tổng trữ lượng địa chất đến âm 500 trên 86 triệu tấn, tương ứng với trữ lượng công nghiệp 56 triệu tấn. Riêng giai đoạn này, công suất mỏ thiết kế 3,5 triệu tấn/năm, tuổi thọ mỏ 22 năm kể cả thời gian xây dựng cơ bản.
+ Giai đoạn hai, tầng lò giếng dưới -500 đến đáy tầng than -1260 m (chủ yếu cụm vỉa 7 -:- 1 và một phần của các vỉa 10, 9, 8) có tổng trữ lượng địa chất 119,7 triệu tấn sẽ được đầu tư xây dựng sau khi có kết quả thăm dò địa chất bổ sung và tài liệu thu thập được trong quá trình khai thác tầng trên âm 500.
Khối lượng thăm dò dự kiến:
Khối lượng dự kiến của toàn dự án: 42.450 mk/62LK, chia ra làm các giai đoạn cụ thể.
+ Thi công năm 2009: 8.860 mk/11LK
+ Các năm tiếp theo: 33.590 mk/51LK
Từ lúc bắt đầu công việc đến hiện nay, tiến độ làm việc của dự án vẫn được tiến hành bình thường, mức khoan từ 200 đến 250 mét khoan/ tổ khoan/ tháng. Tất cả có 16 tổ khoan đang thi công. Như vậy, dự kiến đến hết quý II năm 2011 sẽ hoàn tất. Với những lỗ khoan đã và đang thi công đều đánh giá được cơ bản trữ lượng và chất lượng các vỉa than trong dự án cho thấy không có sự sai lệch nhiều so với các phương án đề ra.
Dự án đầu tư xây dựng mỏ mới Khe Chàm II-IV. Đây là một dự án tầm cỡ quốc tế, mở vỉa bằng giếng đứng vượt xa lò giếng Mông Dương hay Hà Lầm đã và đang làm. Dự án có mức đầu tư lớn đến hàng chục ngàn tỷ đồng, dự kiến được khai thông xuống mức -500 và dưới -500. Đây là mỏ vừa khai thác lộ thiên bên trên (Mỏ Cao Sơn khai thác đến mức âm 150) và khai thác hầm lò phía dưới, do vậy các yếu tố về kỹ thuật như trình tự khai thác, khoảng cách về an toàn nổ mìn lộ thiên cũng như hầm lò, lưu lượng nước chảy vào mỏ hầm lò từ các moong lộ thiên, độ sụt lún bề mặt làm ảnh hưởng đến trạng thái ổn định bờ mỏ và bờ công tác
B-SÀNG LỌC MÔI TRƯỜNG.
Sau khi đã nghiên cứu chi tiết về dự án khai thác, để đánh giá tác động của việc triển khai dự án tới môi trường. Thông qua quan sát quá trình thanh tra tại chỗ và các số liệu môi trường thích hợp có kết luận; bề mặt công trường thăm dò bao gồm các moong khai thác lộ thiên và bãi thải của các Xí nghiệp Tây Đá Mài, Đông Đá Mài, Công ty than Cao Sơn… Việc thi công làm đường, nền khoan, chủ yếu sử dụng đường phục hồi, ít ảnh hưởng đến thảm thực vật, dòng chảy mặt. Vị trí thi công nằm cách xa khu dân cư, độ ồn, bụi không ảnh hưởng đến môi trường. Những thông tin thu thập được của nhóm tác giả được tập thể hiện trong bảng 3-6 sau:
Bảng: 3-6
DANH MỤC SÀNG LỌC MÔI TRƯỜNG
Loại tác động
Có thể có tác động đáng kể
Nhận xét quy mô và mức độ tác động
Các vấn đề có liên quan trong kế hoạch giảm thiểu
Giai đoạn bóc đất đá của khai thác lộ thiên và xây dựng cơ bản của khai thác hầm lò
Mất rừng gây xói mòn
Có
Trung bình
Cần trồng cây xanh, phục hồi môi trường sau khi khai thác.
Khí thải, bụi mỏ và tiếng ồn phát sinh trong quá trình nổ mìn và chạy xe
Có
Thấp
Dùng chất nổ mìn ít gây bụi, tưới nước thường xuyên, các bãi thải mỏ được hạ thấp, phủ xanh.
Nước thải mỏ
Có
Trung bình
Xây dựng hệ thống mương rãnh thoát nước mỏ. Tăng cường trạm bơm và công suất các trạm bơm.
Đất đá sạt lở
Có
Thấp
- Dùng nổ mìn visai tạo biên ổn định bờ rộng giữa các tầng.
- Xây dựng các nguyên tắc hỗn hợp khai thác hầm lò và lộ thiên.
Chiếm dụng đất đai
Có
Thấp
Sử dụng bãi thải trong tận dụng chiều sâu khai thác
Trôi đất đá làm lấp dòng suối, hoang hóa đất canh tác vùng hạ nguồn. ảnh hưởng đến công trình khai thác.
Có
Thấp
Tiến hành đổ thải đùng kỹ thuật, thoát nước hợp lý
Giai đoạn khai thác
Ô nhiễm nước ngầm
Có
Cao
Thực hiện các biện pháp xử lý nước thải mỏ trước khi đưa ra ngoài môi trường
Bụi mỏ
Có
Cao
-Tưới nước thường xuyên.
- Hạn chế giảm lượng bụi mỏ.
C-KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU.
a. Dự toán chi phí ban đầu của đầu tư thăm dò.
* Căn cứ và nguyên tắc lập dự án.
Việc lập đơn giá các công trình địa chất dựa trên cơ sở:
Bảng đơn giá các công trình khảo sát - thăm dò chuyên ngành than kèm theo quyết định số: 10/2002 QĐ-BCN ngày 29/1/2002 của Bộ Công nghiệp.
Bảng hệ số điều chỉnh đơn giá các công trình khảo sát thăm dò chuyên nghành than theo Quyết định số: 5862/QĐ-BCT ngày 03/11/2008 của Tập đoàn TKV V/v: Hướng dẫn thực hiện hệ số điều chỉnh theo 1987.
Văn bản số 5664/TKV-KT+KH+TN ngày 05/10/2009 của Tập đoàn TKV v/v Hướng dẫn lập dự toán, viết hoá đơn, thanh toán, quyết toán dự án thăm dò, khảo sát năm 2009.
* Những công việc trong chi phí dự toán thăm dò.
Tổng dự toán: 162 179 331 473 đồng.
(Một trăm sáu muơi hai tỷ, một trăm bảy mươi chín triệu, ba trăm ba mươi mốt nghìn, bốn trăm bảy ba đồng).
Trong đó:
+ Thi công phương án: 120 587 540 426 đồng
+ Lập phương án và báo cáo: 7 264 664 885 đồng
+ Chi phí khác (làm đường nền, lán trại...): 19 583 550 574 đồng
+ Thuế VAT (10%): 14 743 575 588 đồng
Giá trị thực hiện năm 2009 (bao gồm thuế VAT): 36 489 635 013 đồng
b. Kế hoạch giảm thiểu.
Sau khi nghiên cứu và sàng lọc môi trường các yếu tố có thể tác động xấu tới môi trường được đưa ra ở trên, dựa theo các kế hoạch chi phí có trong dự án, xây dựng nên kế hoạch giảm thiểu cụ thể tác động của từng nhân tố trên và các yếu tố được tập hợp trong bảng 3-7 sau:
BẢNG KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU: Bảng: 3-7
Vấn đề
Biện pháp giảm nhẹ
Chi phí
Trách nhiệm
Xây dựng cơ bản và bóc đất đá
Trồng cây xanh phục hồi sau khai thác
Phủ lên bãi thải lớp thổ nhưỡng dày 30 - 120 cm, cải tại đất bằng phân khoáng và vôi
Chủ thầu
Dùng chất nổ mìn ít gây bụi, tưới nước thường xuyên, các bãi thải mỏ được hạ thấp, phủ xanh.
Dùng thuốc nổ ANFO, nhũ tương bua nước nạp trên miệng lỗ khoan, xe tưới nước thường xuyên. Xe chở được phủ bạt. Quá trình thải than được theo chu trình luân hồi, tránh hiện tượng ứ đọng lượng thải.
Chủ thầu
Xây dựng hệ thống mương rãnh thoát nước mỏ tránh cho nước mưa vào mỏ
Mương rãnh xây dựng ở khu vực có độ trũng sâu, thoát nước mặt khi có mưa lớn bằng hệ thống bờ ngăn
Chủ thầu
Xây dựng hệ thống bãi thải đúng kỹ thuật phải có bờ che chắn và rãnh thoát mước
Xây dựng bờ rào che chắn, khu bãi thải bố trí phải cách xa khu dân cư sinh sống
Chủ thầu
Tiến hành đổ thải đùng kỹ thuật, thoát nước hợp lý
Đổ thải cần quy hoạch gọn gàng, xây dựng rãnh thoát nước quanh khu vực
Chủ thầu
Giai đoạn vận hành
Thực hiện các biện pháp xử lý nước thải mỏ
Sử dụng biện pháp lắng cơ học
Chủ thầu
Hạn chế giảm lượng bụi mỏ
Sử dụng băng tải vận chuyển than thay thế cho việc vận chuyển than bằng ô tô.
Tuyến vận chuyển than được tách độc lập.
Chủ thầu
D-KẾ HOẠCH QUAN TRẮC.
Đối với mỗi vấn đề trong bảng Kế hoạch giảm thiểu cần xác định biện pháp quan trắc tương ứng. Quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình triển khai của dự án. Công tác Quan trắc môi trường được tập hợp trong bảng 3-8 sau:
Bảng 3-8
BẢNG KẾ HOẠCH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Giai đoạn/Vấn đề môi trường
Biến số quan trắc
Địa điểm quan trắc
Phương pháp, loại thiết bị quan trắc
Mức độ thường xuyên của biến số quan trắc
Trách nhiệm
Giai đoạn bóc đất đá và xây dựng cơ bản
Phát quang cây cối chuẩn bị mặt bằng.
- Kỹ thuật phát quang - Xử lý cây cối sau khi phát quang
Tại địa điểm
Quan sát
1tuần/1 lần
Chủ thầu
Khoan và dùng thuốc nổ mìn bóc đất đá
- Kỹ thuật khoan- Kiểm tra hộ chiếu khoan nổ mìn- Quan sát kỹ thuật nổ mìn- Đo độ rung ồn khi nổ mìn
Tại địa điểm
Quan sát, máy đo độ rung
1tháng/l lần
Chủ thầu
Công tác xây dựng bãi thải và thải đất đá các hệ thống thoát nước
-Vị trí bãi thải- Kỹ thuật đổ thải- Hệ thống thoát nước
Tại vị trí bãi thải và vị trí bóc đất đá
Quan sát
1tháng/1lần
Công tác vận tải đất đá
- Loại phương tiện, phương pháp vận tải
Cung độ vận chuyển
Quan sát
1tháng/1
lần
Giai đoạn khai thác
Xử lý nước thải mỏ
- Kỹ thuật xử lý
Tại địa điểm xử lý
Máy đo đạc nồng độ các chất
1tuần/1 lần
Xử lý bụi mỏ
- Phương pháp xử lý- Đo lượng bụi trong không khí
Tại địa điểm
Quan sát,máy đo lượng khí bụi
1tháng/1 lần
E-KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NHÂN LỰC
Thực hiện các kế hoạch quan trắc tác động của việc khai thác đối với môi trường bố trí nhân lực.
- Thuê 1 chuyên gia tư vấn thực hiện các biện pháp giảm nhẹ đánh giá nồng độ các chất trong nước thải mỏ và biện pháp xử lý.
- Bố trí 02 cán bộ thực hiện quan sát, giám sát công tác thực hiện kế hoạch giảm thiểu trong giai đoạn bóc đất đá, xây dựng cơ bản chuẩn bị sản xuất và quá trình khai thác.
Đối với người lao động, phải có các biện pháp an toàn lao động.
Tất cả các CBCNVC tham gia thực hiện thi công phương án đều phải được huấn luyện an toàn lao động theo quy định và phải tuân thủ tuyệt đối các quy phạm an toàn.
- Công tác thi công nền, đường khoan phải đúng quy trình quy phạm kỹ thuật khoan số 390ĐCTC năm 1977 của Tổng cục địa chất ban hành.
- Máy, tháp khoan phải đặt trên nền nguyên thổ vững chắc, các hệ thống chân tháp, lốp xe phải được kê chèn chắc chắn. Tháp khoan phải có hệ thống chống sét đảm bảo.
- Sau khi xây lắp mặt bằng xong phải tổ chức nghiệm thu và ra quyết định thi công.
- Các nơi chuyển động hở, truyền lực phải có bao che an toàn. Thường xuyên kiểm tra kỹ thuật an toàn đầu ca và cuối ca làm việc, nếu thấy mất an toàn phải khắc phục ngay.
- CBCN làm việc phải trang bị đầy đủ BHLĐ.
- Làm việc trên cao phải đeo dây an toàn.
- Phải kiểm tra thường xuyên các bộ phận Elêvato, quang treo, phanh tời, cáp kéo, đầu khớp nối, đảm bảo an toàn mới cho làm việc.
- Chấp hành đầy đủ lịch bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Điều kiện khu vực khoan đồi cao, dốc, đường cua, trơn lầy, khi vận chuyển vật liệu, chuyển máy khoan phải có biện pháp an toàn cụ thể, đề phòng tai nạn xảy ra.
- Chở vật liệu cồng kềnh, dốc trơn, tuyệt đối người không được ngồi trên xe chở hàng v.v…
- CBCN phải được huấn luyện an toàn định kỳ theo 3 bước mới được làm việc .
F-TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Quá trình bố trí thực hiện tập hợp trong bảng sau:
BẢNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Vai trò
Trách nhiệm
Tổ chức
Trách nhiệm báo cáo
Giám sát
Thực hiện giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch
Cán bộ giám sát
Báo cáo cho UBND thị xã Cẩm Phả mỗi tháng 1 lần
Nhà thầu
- áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng -Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân
- Bố trí công nhân kỹ thuật thực hiện xây dựng hệ thống cấp thoát nước và huy động xe tưới nước xử lý bụi
Báo cáo cho UBND thị xã Cẩm Phả về tiến độ và tình hình thực hiện
Giám sát độc lập
Giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch
Cán bộ của UBND thị xã Cẩm Phả
Báo cáo cho UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện của chủ thầu
Sau khi bản kế hoạch được xây dựng qua 6 bước đưa ra các kết luận cụ thể về những tình hình thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý môi trường của bản dự án bổ sung phần sâu khu mỏ khe chàm II-IV. Để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể trong làm giảm ô nhiễm môi trường. Ví dụ:
Trong quá trình thi công các lỗ khoan thăm dò, các hợp chất dầu, mỡ, dung dịch khoan, xút (NaOH) và các hoá chất khác thải ra môi trường, mặc dù số lượng ít, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã ban hành. Các hố dung dịch khoan phải được san lấp cẩn thận, đảm bảo an toàn...
Trong quá trình thi công các công trình khoan cần phải:
- Tuyệt đối không được chặt phá rừng, nhà mẫu, lán trại, kho vật tư và các công trình khác.
- Không được xả các loại dung dịch có chứa hoá chất xuống khe suối, xuống thảm thực vật làm ô nhiễm nguồn nước và hư hại thảm thực vật.
- Khi kết thúc công trình thăm dò phải san lấp lại mặt bằng.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu môi trường khai thác khoáng sản của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của nước Việt Nam nói chung, nhận thấy ngành công nghiệp khai thác mỏ hàng năm tạo ra khối lượng đất đá thải lớn do phải bóc đất phủ và quặng nghèo, đặc biệt khai thác mỏ khoáng sản độc hại thì việc xử lý chất thải rắn rất phức tạp. Trong đất đá thải chứa nhiều tạp chất khác nhau nên phải được quản lý theo quy trình nghiêm ngặt để ngăn ngừa ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Việc chuyển đổi phương pháp khai thác từ lộ thiên sang hầm lò cũng giảm thiểu tác động tới môi trường, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do đất đá thải gây ra.
Nhiều mỏ than ở Quảng Ninh đã và đang lựa chọn phương pháp khai thác than hầm lò hoặc kết hợp lộ thiên và hầm lò vừa đáp ứng việc khai thác than ở độ sâu nhằm gia tăng sản lượng vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các dự án trong khai thác mỏ cũng cần giảm thiểu lượng nước tiêu thụ và sử dụng năng lượng có hiệu quả, đồng thời áp dụng công nghệ tái sử dụng nước tối đa. Muốn vậy các thiết bị sử dụng trong mỏ phải đảm bảo tiêu hao năng lượng thấp và thải ít chất thải ra môi trường xung quanh. Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, nhất là chế biến cần nâng cao trách nhiệm trong công tác BVMT, chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch, tiết kiệm tài nguyên với một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật lành nghề. BVMT là vấn đề cơ bản của phát triển bền vững, là thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính vì vậy kế hoạch quản lý môi trường là công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ môi trường của các dự án phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế hoạch quản lý môi trường của dự án của bộ kế hoạch và đầu tư.
Tài liệu: “ Báo cáo xây dựng các hướng dẫn lập kế hoạch quản lý môi trường và tham vấn cộng đồng trong ĐTM”.
Bản tham khảo dự án bổ sung thăm dò phần sâu khu mỏ Khe Chàm II-IV, thị xã Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KH QLy MT khai thac KSan.doc