Tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang: MỤC LỤC
«
MỤC LỤC Trang i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BẢNG – HÌNH v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
PHỤ LỤC a
TÀI LIỆU THAM KHẢO d
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon 12
Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng 12
Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng 13
Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo 14
Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng 15
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng 16
Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng 16
Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng 17
Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo 18
Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo 18
Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào 19
Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần 20
Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua 20
Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo 21
Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng 22
Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty 22
Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty 23
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ c...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
«
MỤC LỤC Trang i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ – SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BẢNG – HÌNH v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
PHỤ LỤC a
TÀI LIỆU THAM KHẢO d
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Vai trò hạt gạo để có bửa cơm ngon 12
Biểu đồ 4.2. Đặc tính của gạo sử dụng 12
Biểu đồ 4.3. Xuất xứ gạo sử dụng 13
Biểu đồ 4.4. Nguồn thông tin tham khảo 14
Biểu đồ 4.5. Tiêu chí gạo chất lượng 15
Biểu đồ 4.6. Các yếu tố quan tâm ngoài chất lượng 16
Biểu đồ 4.7. Giá gạo sử dụng 16
Biểu đồ 4.8. Nhận xét giá gạo sử dụng 17
Biểu đồ 4.9. Nơi mua gạo 18
Biểu đồ 4.10. Thời điểm mua gạo 18
Biểu đồ 4.11. Mua gạo bằng cách nào 19
Biểu đồ 4.12. Số lượng mua gạo mỗi lần 20
Biểu đồ 4.13. Người quyết định mua 20
Biểu đồ 4.14. Trường hợp thay đổi loại gạo 21
Biểu đồ 4.15. Xu hướng sử dụng gạo chất lượng 22
Biểu đồ 4.16. Xu hướng sử dụng tiếp gạo có xuất xứ của công ty 22
Biểu đồ 4.17. Xu hướng mua dùng thử gạo có xuất xứ của công ty 23
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới 4
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty 26
Sơ đồ 4.2. Quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty 30
Sơ đồ 5.1. Kênh phân phối dự kiến của công ty 40
DANH MỤC BẢNG - HÌNH
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang 10
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 27
Bảng 4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 28
Bảng 4.3. Trình độ nhân viên của công ty 29
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu tài chính của công ty 30
Bảng 4.5. Điểm mạnh-điểm yếu-nguy cơ-cơ hội của công ty về phát triển sản phẩm 33
Bảng 5.1. Ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ở thị trường Long Xuyên năm 2008 35
Bảng 5.2. Dự đoán về mức giá bán sản phẩm mới của công ty 39
Hình 2.1. Bốn cấp độ của sản phẩm 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
đ: đồng
LN: Lợi nhuận
LTTP: Lương thực Thực phẩm
SWOT (Strengths - Weaknesses – Opportunities - Threatens): Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ.
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
VAT: Giá trị gia tăng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này cho thấy sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nước ta, song nhiều thử thách mới cũng sẽ xuất hiện. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường, bằng cách lập kế hoạch hay chiến lược phát triển cho chính doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của doanh nghiệp nhằm để tìm ra một hướng đi riêng có tính cạnh tranh cao.
Như chúng ta đã biết, khi cuộc sống ngày càng phát triển và đời sống của con người được nâng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được mọi người quan tâm và chú trọng. Chính vì thế mà nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó trên thị trường cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã,… nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể là, các sản phẩm được đưa vào bày bán ở siêu thị được người tiêu dùng lựa chọn ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là, những sản phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày như gạo, cá, thịt, trứng,...nhưng gạo được xem là lương thực không thể thiếu trong mọi gia đình, cho nên người tiêu dùng ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng gạo. Qua đó cho thấy, sản phẩm gạo chất lượng ở thị trường nội địa có nhiều tiềm năng phát triển, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất kinh doanh.
Nhưng làm thế nào để sản phẩm gạo của doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sử dụng? Muốn làm được điều này thì điều trước tiên mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ra sao? Tiếp đến là xem xét thị trường của sản phẩm gạo có triển vọng phát triển hay không? Sau khi đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và độ lớn của thị trường thì doanh nghiệp cần phải đánh giá nguồn lực của mình để xem doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm gạo hay cải tiến sản phẩm gạo hiện tại thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cũng phù hợp với năng lực sở trường của doanh nghiệp.
Quả thật đây là điều không phải dễ dàng đối với các doanh nghiệp, bởi vì nhu cầu của người tiêu dùng về một sản phẩm luôn biến đổi và họ trở nên khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có giới hạn. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường về sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm.
Xuất phát từ những vấn đề trên cộng với hy vọng tìm ra một cơ hội mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang trong thị trường gạo nội địa nói chung và trong thị trường gạo ở thành phố Long Xuyên nói riêng, nên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” nhằm giúp cho công ty sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để hiểu rõ hơn về đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang” tôi đã đề ra một số mục tiêu sau đây:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm gạo của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang.
- Phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo, đồng thời đánh giá nguồn lực của công ty Lương thực Thực Phẩm An Giang để từ đó giúp công ty nhận ra nên sản xuất sản phẩm mới như thế nào cho phù hợp.
- Đề ra giải pháp chiến lược phát chiến sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang giai đoạn 2008-2012.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian nên việc phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo chỉ được tiến hành chủ yếu ở phạm vi thành phố Long Xuyên với số lượng mẫu là 100. Vì vậy, việc đề ra giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang cũng chỉ tập trung ở thị trường này.
Đối tượng nghiên cứu: Những hộ gia đình mua gạo sử dụng.
Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2/2007 đến 15/6/2007.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Ø Thu thập dữ liệu sơ cấp: Việc thu thập được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp những người tiêu dùng gạo trong phạm vi thành phố Long Xuyên thông qua bảng câu hỏi.
Ø Thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu các thông tin và các tài liệu liên quan đến đề tài được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính kế toán và phòng tổ chức hành chính của công ty Lương thực Thực phẩm An Giang. Ngoài ra, còn tham khảo thông tin qua sách, báo, internet,…
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu, tiếp theo sẽ tiến hành tổng hợp dữ liệu cần phân tích. Sau đó tùy theo từng dữ liệu mà đưa ra các phương pháp thực hiện thích hợp như:
- Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn qua các năm để đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty. Cụ thể là, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.
- Sử dụng phương pháp thống kê đối với dữ liệu sơ cấp. Và đây được xem là dữ liệu làm cơ sở để đề ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty.
1.5. Ý nghĩa thực tiển
Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ở thị trường Long Xuyên sẽ giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên, để có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm mới cho phù hợp nhằm dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Từ đó, làm bước đà để công ty phát triển sang các thị trường khác và chiếm lĩnh được thị trường gạo nội địa, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về sản phẩm
Theo quan niệm cổ điển, sản phẩm là tổng thể các đặc tính vật chất, những yếu tố có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng.
Theo quan niệm marketing, sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng. Sản phẩm bao gồm các thuộc tính hữu hình (chất liệu, kiểu dáng, bao bì,…) và các thuộc tính vô hình (danh tiếng, giá cả, sự phô diễn, các dịch vụ kèm theo,…).
Khi hoạch định phải quan tâm đến sản phẩm theo bốn cấp độ
- Phần cốt lõi của sản phẩm: Giá trị, công dụng, lợi ích cơ bản của sản phẩm mà nhà sản xuất mang lại cho khách hàng.
- Phần cụ thể của sản phẩm: Bao gồm các thuộc tính hữu hình có liên quan đến sản phẩm: kiểu dáng, chất lượng, tính chất, đặc điểm riêng, bao bì, nhãn hiệu,…dùng để phân biệt với các sản phẩm khác trên thị trường.
- Phần phụ thêm của sản phẩm: Đó là các đặc tính bổ sung làm cho sản phẩm có thêm các tiện ích thu hút khách hàng, thường là các thuộc tính: phụ tùng thay thế, bảo hành, dịch vụ hậu mãi, giao hàng, sự tín nhiệm,…
Phần sản phẩm tiềm năng
Phần sản phẩm cụ thể
Kiểu dáng
Bao bì
Tên hiệu
Chất lượng
Đặc điểm
Những lợi ích
Giao hàng
và sự
tín nhiệm
Phụ tùng kèm theo
Dịch
vụ
bán hàng
Bảo hành
Phần cốt lõi
Phần phụ thêm của sản phẩm
- Phần sản phẩm tiềm năng: Thể hiện sự nổ lực, hứa hẹn của nhà sản xuất trong việc phấn đấu bổ sung các tiện ích của sản phẩm trong tương lai.
Hình 2.1. Bốn cấp độ của sản phẩm
(Nguồn: Quản trị tiếp thị - Lưu Thanh Đức Hải)
2.2. Khái niệm về sản phẩm mới
Sản phẩm mới là hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng mà bộ phận khách hàng tiềm ẩn tiếp nhận chúng như một cái gì đó mới mẽ. Sản phẩm mới có thể đã có mặt trên thị trường trong một thời gian nào đó, nhưng ta quan tâm đến điều người tiêu dùng làm thế nào nhận biết được nó lần đầu tiên và quyết định có chấp nhận nó hay không.
2.3. Quy trình phát triển sản phẩm mới
Hình thành ý tưởng
Lựa chọn ý tưởng
Soạn thảo chiến lược marketing
Soạn thảo dự án và thẩm định dự án
Triển khai sản xuất đại trà
Thiết kế sản phẩm
Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ
Thử nghiệm thị trường
(7)
(6)
(3)
(2)
(1)
(5)
(4)
Sơ đồ 2.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới
(Nguồn: Marketing căn bản – Philip Kotler)
2.3.1. Hình thành ý tưởng
Hình thành ý tưởng về sản phẩm mới là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm mới. Các doanh nghiệp tìm kiếm những ý tưởng sản phẩm qua các nguồn thông tin như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công nhân viên, ban lảnh đạo và các nhà khoa học,…
- Khách hàng: Quản trị marketing khẳng định rằng những nhu cầu và mong muốn của khách hàng là nơi tập hợp logic để bắt đầu tìm kiếm những ý tưởng mới. Các doanh nghiệp có thể phát hiện những nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua các cuộc thăm dò khách hàng, trắc nghiệm chiếu hình, trao đổi nhóm tập trung, những thư góp ý kiến và khiếu nại của khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể tìm được những ý tưởng hay qua khảo sát sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Để phát hiện ra những thứ hấp dẫn nhất đối với người mua.
- Những đại diện bán hàng và những người trung gian: Đây được xem là nguồn ý tưởng về sản phẩm mới rất tốt, bởi vì họ là những người có điều kiện mắt thấy tai nghe những nhu cầu và phàn nàn của khách hàng.
- Những nhà khoa học: Họ có thể sáng tạo hay tìm kiếm những vật liệu thuộc tính mới của sản phẩm để tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới hay cải tiến cho những sản phẩm hiện có.
2.3.2. Lựa chọn ý tưởng
Qua các nguồn thông tin khác nhau có nhiều ý tưởng sản phẩm được đề xuất. Do đó, mục đích của việc lựa chọn ý tưởng là loại bỏ những ý tưởng không phù hợp càng sớm càng tốt và chọn lọc những ý tuởng tốt nhất. Để làm được điều này cần phải dựa trên cơ sở phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, phân tích phác thảo về sản phẩm mới (mô tả sản phẩm, quy mô thị trường và thị trường mục tiêu, khả năng thỏa mãn nhu cầu, khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm), khả năng marketing của doanh nghiệp.
2.3.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án
Ý tưởng về sản phẩm sau khi đã được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành những dự án. Bởi vì, ý tưởng là những tư tưởng khái quát về sản phẩm, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số về đặc tính hay công dụng hoặc đối tượng sử dụng khác nhau của chúng. Do đó, chỉ có dự án mới tạo thành hình ảnh thực sự về một sản phẩm mà công ty dự định đưa ra thị trường và nó có ý nghĩa đối với khách hàng.
Khi đã có dự án thì việc tiếp theo là cần phải thẩm định dự án. Thẩm định dự án là thử nghiệm quan điểm và thái độ của nhóm khách hàng mục tiêu đối với các phương án sản phẩm đã được mô tả. Qua thẩm định sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm tốt nhất.
2.3.4. Soạn thảo chiến lược marketing
Sau khi dự án sản phẩm mới được thông qua, doanh nghiệp cần soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Chiến lược marketing gồm ba phần:
- Phần thứ nhất, mô tả quy mô, cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị của sản phẩm cũng như các chỉ tiêu về mức tiêu thụ, thị phần và lợi nhuận dự kiến trong một vài năm đầu tiên.
- Phần thứ hai, chiến lược marketing trình bày giá dự kiến của sản phẩm, chiến dịch phân phối và ngân sách marketing cho năm đầu tiên.
- Phần thứ ba, trình bày những mục tiêu tương lai của các chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận, cũng như quan điểm chiến lược lâu dài về việc hình thành hệ thống marketing mix.
2.3.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ
Tiếp theo là đánh giá mức độ hấp dẫn về mặt kinh doanh của việc cung ứng. Muốn vậy, cần phải ước tính mức tiêu thụ, tính chi phí và lợi nhuận để biết chắc rằng chúng có phù hợp với những mục tiêu của doanh nghiệp.
2.3.6. Thiết kế sản phẩm
Qua việc xác định khả năng thực tế của sản phẩm mới, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc thiết kế sản phẩm. thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
- Các thông số kỹ thuật của sản phẩm (kích thước, trọng lượng, chỉ tiêu chất lượng, các chi tiết kỹ thuật).
- Kiểu dáng, màu sắc, đặc tính mỹ thuật của sản phẩm.
- Thiết kế bao bì sản phẩm.
- Thiết kế các yếu tố pháp luật vật chất của sản phẩm như: tên sản phẩm, biểu tượng,…
2.3.7. Thử nghiệm thị trường
Mục tiêu của giai đoạn này là định hình việc sản xuất sản phẩm, khẳng định các thông số kỹ thuật, đặc tính sử dụng sản phẩm và kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế của sản phẩm. Việc thử nghiệm thường được thực hiện ở hai giai đoạn.
- Thử nghiệm trong doanh nghiệp: Thử nghiệm ở phòng thí nghiệm hay trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thử nghiệm thị trường: Doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm trên thị trường để qua đó đánh giá lại mức độ hoàn chỉnh của sản phẩm, khả năng sản phẩm phù hợp với thị trường, đánh giá phản ứng của thị trường về sản phẩm, thử nghiệm hay chương trình marketing gắn với sản phẩm như giá, phân phối, chiêu thị. Phương pháp và thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
2.3.8. Triển khai sản xuất đại trà
Từ những thử nghiệm trên, doanh nghiệp sẽ xác định nên sản xuất và tung sản phẩm ra thị trường hay không? Nếu quyết định sản xuất được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ triển khai phương án tổ chức sản xuất, xây dựng chương trình marketing giới thiệu sản phẩm mới. Để tung sản phẩm ra thị trường có hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề sau:
- Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường.
- Địa điểm giới thiệu sản phẩm.
- Thị trường mục tiêu của sản phẩm.
- Chiến lược marketing giới thiệu sản phẩm.
2.4. Quá trình chấp nhận sản phẩm mới
Quá trình chấp nhận sản phẩm mới gồm năm giai đoạn:
- Biết: Người tiêu dùng mới hay biết về sản phẩm mới, nhưng chưa có thông tin đầy đủ về nó.
- Quan tâm: Người tiêu dùng bị kích thích đi tìm kiếm thông tin về sản phẩm mới.
- Đánh giá: Người tiêu dùng quyết định xem có nên dùng thử sản phẩm mới không.
- Dùng thử: Người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới ở quy mô nhỏ để có ý niệm đầy đủ về giá trị của nó.
- Chấp nhận: Người tiêu dùng quyết định sử dụng thường xuyên và đầy đủ sản phẩm mới.
Vì vậy, người đưa ra sản phẩm mới cần suy nghĩ làm thế nào để dẫn dắt người tiêu dùng từ giai đoạn này đến giai đoạn khác.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty LTTP An Giang
Theo quyết định số 070/QĐ-HĐQT ngày 26/08/2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực Miền Nam, xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên được thành lập thay thế nhiệm vụ của công ty Lương thực An Giang đã có quyết định tuyên bố phá sản trong việc kinh doanh bị thua lổ nặng không có khả năng thanh toán.
Xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên được xem là đơn vị trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty Lương thực Miền Nam, được đăng ký kinh doanh và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Thành lập theo luật doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ của Tổng công ty, hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của Tổng công ty giao. Bên cạnh đó, còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và nhiệm vụ của Tỉnh ủy và UBND tỉnh An Giang trên cơ sở phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Căn cứ quyết định số 125/2006/QĐ-TTg ngày 30/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực Miền Nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Vì vậy, đến 19/03/2007 Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực Miền Nam đưa ra quyết định số 44/QĐ-HĐQT đổi tên xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên thành công ty Lương thực Thực phẩm An Giang.
Tên tiếng việt: Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang.
Tên giao dịch quốc tế: ANGIANG FOOD & FOODSTUFF COMPANY.
Tên viết tắt: ANFOODCO.
Địa chỉ: Số 6, Đường Nguyễn Du, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: (076) 955802.
Fax: (067) 955801.
Vốn đầu tư ban đầu: 36.744 triệu đồng.
- Vốn cố định: 34.744 triệu đồng.
- Vốn lưu động: 2.000 triệu đồng.
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty LTTP An Giang
3.2.1. Chức năng
- Công ty chuyên chế biến, kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp; vận tải hàng hóa; phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, góp phần tiêu thụ hết lúa hàng hóa cho nông dân trong địa phương và điều hòa lương thực trong vùng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty giao và kinh doanh các ngành nghề khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty khi được chấp nhận.
- Tổ chức thu mua, gia công chế biến lương thực, hàng nông sản, liên doanh liên kết các tổ chức kinh tế trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ đầu mối xuất khẩu của tỉnh, đóng vai trò chủ đạo trong việc lúa hàng hóa của nông dân.
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh và do liên doanh liên kết tạo ra hay nhận ủy thác xuất khẩu và ủy thác cho các đơn vị xuất khẩu lương thực.
3.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, từng bước củng cố và phát huy uy tín của công ty đối với thị trường trong nước, trên thế giới nhất là về lĩnh vực kinh doanh lương thực.
- Tham gia vào các chương trình kinh tế của tỉnh với mục tiêu cải tiến, đầu tư mở rộng phát triển các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng và số lượng hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho tầng lớp lao động trong tỉnh và tăng thêm thu nhập cho xã hội.
3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty LTTP An Giang
Hiện nay, toàn bộ công ty có 348 người. Trong đó có 148 người (nữ 25 người) được xem là nhân viên chính thức của công ty và được tổ chức như sau:
- Ban giám đốc: 3 người.
- Các phòng ban: 39 người.
+ Phòng Tổ chức hành chính: 11 người.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh: 17 người.
+ Phòng Tài chính kế toán: 11 người.
- Các nhà máy: 106 người
+ Nhà máy An Giang 3: 21 người (lao động chính 11 người, lao động phụ trợ 3 người, lao động quản lý 7 người).
+ Nhà máy An Giang 4: 31 người (lao động chính 18 người, lao động phụ trợ 4 người, lao động quản lý 9 người).
+ Nhà máy An Giang 3: 54 người (lao động chính 38 người, lao động phụ trợ 6 người, lao động quản lý 10 người).
Các nhân viên của công ty đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (trừ một số lao động chính, lao động phụ trợ và 200 lao động công nhật bốc xếp làm việc trong dây chuyền sản xuất ở các nhà máy).
Ban Giám Đốc
Trạm Thu Mua
Kho
Phân Xưởng Sản Xuất
Trạm Thu Mua
Kho
Phân Xưởng Sản Xuất
Trạm Thu Mua
Kho
Phân Xưởng Sản Xuất
P. Tài Chính
Kế Toán
P. Kế Hoạch
Kinh Doanh
Nhà Máy
An Giang 5
Nhà Máy
An Giang 4
Nhà Máy
An Giang 3
P. Tổ Chức
Hành Chính
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Quan hệ trực tiếp chỉ đạo
Quan hệ tác động qua lại
3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty LTTP An Giang
3.4.1. Thuận lợi
- Công ty có vị trí thuận lợi trong việc huy động nguyên liệu lúa gạo tại chổ do đó giá cả có thể cạnh tranh trên thị trường.
- Máy móc thiết bị xay xát, đánh bóng gạo đã được đổi mới và cải tiến nên có năng suất hoạt động cao, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời sản phẩm được bảo quản tốt, an toàn và vận chuyển nhanh.
- Có quan hệ tốt và uy tín với các Ngân hàng trong và ngoài tỉnh nên được sự hổ trợ về nguồn vốn kinh doanh.
- Đội ngũ nhân viên của công ty có chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động, đoàn kết với nhau để thực hiện mục tiêu chung của công ty.
- Ban giám đốc mới bổ sung có kinh nghiệm, trình độ quản lý, năng động thích ứng với cơ chế thị trường, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao.
- Được Tổng công ty và các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm theo dõi hổ trợ.
3.4.2. Khó khăn
- Nguồn tài chính của công ty có giới hạn, chủ yếu vay vốn của Tổng công ty, các Ngân hàng trong và ngoài tỉnh, song sự cho vay của các Ngân hàng tùy thuộc vào mức độ hoạt động mà công ty huy động và thu mua hàng hóa.
- Chưa có đội ngũ nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing do đó việc xúc tiến thương mại còn hạn chế.
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty LTTP An Giang từ năm 2004-2006
Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 04/05
Chênh lệch 05/06
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng doanh thu
534.139
529.385
608.342
-4.754
-0,89
78.957
14,91
Tổng chi phí
- Giá vốn
- Các chi phí
533.928
513.909
20.019
527.884
506.003
21.881
605.634
578.494
27.140
-6.044
-7.906
1.862
-1,33
-1,54
9,30
77.750
72.491
5.259
14,73
14,33
24,03
LN sau thuế
211
1.501
2.708
1.290
611
1.207
80,41
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004-2005-2006 của công ty LTTP An Giang)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vào năm 2004-2005-2006, ta thấy tổng doanh thu năm 2005 của công ty giảm 0,89% so với năm 2004 nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty lại tăng đột biến lên đến 611%. Điều này chứng tỏ rằng công ty kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2004.
Nguyên nhân là do năm 2005 thị trường nguyên liệu đầu vào thuận lợi và sự cố gắng của công ty trong khâu thu mua, vận chuyển, chế biến do đó đã tiết kiệm được một lượng chi phí. Vì thế mà giá vốn hàng bán giảm đáng kể với tốc độ giảm là 1,54% nên dẫn đến tổng chi phí giảm. Và chính tốc độ giảm của giá vốn cao hơn tốc độ giảm của doanh thu đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên cao.
Đến năm 2006, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng lên. Cụ thể, tổng doanh thu tăng 14,91% còn lợi nhuận sau thuế tăng 80,41%. Qua đó cho thấy công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, một phần là do công ty đã nhận được hợp đồng cung cấp gạo với số lượng lớn hơn trước của Tổng công ty và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu, phần còn lại là do công ty tìm được hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp sang Châu Phi. Vì vậy, số lượng gạo tăng lên nên giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng cũng tăng lên, kéo theo tổng chi phí tăng.
Tóm lại, qua ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn phấn đấu và nổ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được minh chứng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần qua các năm. Và một khi công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG
Công ty LTTP An Giang cũng như bao công ty khác trong những năm qua ít quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm gạo ở thị trường nội địa, cho đến thời điểm này công ty mới bắt đầu quan tâm và khai thác tiềm năng ở thị trường nội địa. Chính vì vậy, phân tích môi trường hoạt động sẽ giúp công ty xác định được những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, nguy cơ trong tiến trình phát triển sản phẩm mới. Qua đó sẽ nói lên công ty LTTP An Giang có khả năng sản xuất ra sản phẩm phù hợp để thâm nhập vào thị trường nội địa nói chung và thị trường Long Xuyên nói riêng hay không?.
4.1. Phân tích môi trường bên ngoài
4.1.1. Phân tích tình hình thị trường chung
Trong những năm gần đây, mức sống của người dân nước ta được nâng cao. Cụ thể là, thu nhập bình quân của người dân tăng qua các năm vào năm 2005 là 635 USD đến năm 2006 là 715 USD và dự đoán đến năm 2010 có thể tăng lên 1.000 USD Nguồn:
. Do đó, người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh. Điển hình là có nhiều người tiêu dùng muốn tìm mua gạo ngon, chất lượng thay vì trước đây chỉ yêu cầu có gạo để ăn. Điều này được minh chứng ở siêu thị Co.op Mark Cần Thơ: doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tại siêu thị tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm, tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo các loại/tháng và ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nông Trường Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ đạt mức tiêu thụ 17-18 tấn gạo các loại/tháng Nguồn:
.
Và một thực tế nữa chứng tỏ rằng gạo chất lượng có nhu cầu rất lớn ở thị trường nội địa. Hiện nay, dân số nước ta khá đông có khoảng 84 triệu người, do đó chỉ cần một người tiêu thụ khoảng 10 kg gạo chất lượng/năm thì sản lượng gạo chất lượng được tiêu thụ ở nước ta sẽ tăng lên đến 840.000 tấn gạo/năm. Nhưng với mức sản lượng gạo chất lượng này thì hiện tại các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng đáp ứng.
Mặt khác, kinh doanh gạo ở thị trường nội địa cũng khá hấp dẫn vì giá bán của các sản phẩm gạo vào năm 2006 tăng cao, gạo thường được bán với giá 5.000-6.000 đ/kg, còn gạo thơm được bán với giá từ 6.000 đ/kg trở lên và cho đến thời điểm này mức giá vẫn không có chiều hướng giảm. Bên cạnh đó, kinh doanh gạo ở thị trường nội địa các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng hơn và chất lượng gạo ở thị trường này cũng không quá đòi hỏi khắt khe như ở thị trường xuất khẩu.
Cộng với việc Chính phủ luôn có chính sách đảm bảo nguồn lương thực trong nước như: ấn định chỉ tiêu về xuất khẩu gạo, cho các doanh nghiệp ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo hay cấm xuất khẩu gạo khi nguồn cung gạo khan hiếm. Chẳng hạn vào cuối năm 2006 Chính phủ đã đưa ra quyết định cấm xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải chịu 5% thuế VAT khi kinh doanh gạo ở thị trường nội địa cho nên các doanh nghiệp phải bán với giá cao hơn, nếu như thế sẽ khó lòng cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế khoán hoặc một số đối tượng kinh doanh trốn thuế vì họ sẽ bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận được. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo chất lượng chưa mặn mà với thị trường nội địa.
Qua đó, cho thấy thị trường nội địa là thị trường có triển vọng tốt để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo tham gia, nhưng các doanh nghiệp cần phải phát huy lợi thế của mình để sản xuất ra sản phẩm gạo có chất lượng mà giá bán vẫn được người tiêu dùng chấp nhận.
4.1.2. Phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo
Ø Nhận thức nhu cầu
Như chúng ta đã biết, hạt gạo đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, do đó hạt gạo là lương thực không thể thiếu ở bất kỳ gia đình nào và tùy theo mỗi gia đình mà có nhận thức khác nhau về vai trò của hạt gạo trong bửa cơm. Theo như kết quả khảo sát hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo có đến 77% ý kiến (bao gồm ý kiến từ 50%-75% và > 75%) cho rằng để có một bửa cơm ngon thì hạt gạo đóng vai trò rất quan trọng.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
nh giá vai trò hạt gạo đó chỉ là bước nhận thức đầu tiên trong nhận thức nhu cầu, bước tiếp theo là cần phải nhận thức nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về đặc tính gạo như thế nào? Điều này được thể hiện rõ ở biểu đồ sau đây.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Nhìn vào biểu đồ 4.2 cho thấy đặc tính gạo được người tiêu dùng chọn sử dụng nhiều nhất là gạo cho cơm dẽo, gạo cho cơm thơm và gạo cho cơm mềm. Còn các đặc tính như gạo cho cơm xốp và gạo cho cơm khô cũng được người tiêu dùng lựa chọn như mức độ rất ít.
Qua tìm hiểu lý do thì người tiêu dùng cho biết gạo có đặc tính cho cơm thơm sẽ kích thích sự thèm ăn của mọi người và làm cho mọi người nhớ đến vì từ khi nấu đến khi ăn tỏ ra hương thơm thu hút. Đối với gạo cho cơm dẽo, mềm sẽ cho cơm dễ ăn hơn không phân biệt độ tuổi và cơm để nguội không bị khô cứng.
Theo như kết quả khảo sát trong hai năm (năm 2006 Nguồn: Hành vi tiêu dùng gạo của người dân Long Xuyên_Nguyễn Thị Kim Nhị - DH3KN1
, năm 2007) thì các đặc tính gạo cho cơm thơm, dẽo và mềm được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất. Vì vậy, có thể xem đây là xu hướng chung của người tiêu dùng Long Xuyên hiện nay.
Khi đã biết người tiêu dùng chọn đặc tính gạo nào rồi thì việc tìm hiểu xuất xứ loại gạo đó cũng khá cần thiết trong nhận thức nhu cầu. Để xem người tiêu dùng sử dụng gạo có xuất xứ trong nước hay ngoài nước, thuộc dạng gạo của công ty hay gạo đại trà.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Biểu đồ này nói lên đa số người tiêu dùng đều sử dụng gạo có xuất xứ trong nước thuộc dạng gạo đại trà chiếm tỷ lệ 71% là vì loại gạo này được bày bán rất phổ biến trên thị trường nên dễ mua, dễ lựa chọn. Còn gạo có xuất xứ trong nước thuộc dạng gạo của công ty chiếm tỷ lệ rất thấp với 8%, nguyên nhân là do các công ty sản xuất kinh doanh gạo đều tập trung vào thị trường xuất khẩu vì thế loại gạo này chưa được bày bán phổ biến ở thị trường trong nước nên rất ít được người tiêu dùng biết đến.
Bên cạnh đó, gạo có xuất xứ ngoài nước thuộc dạng gạo đại trà đã từng bước len lõi vào thị trường trong nước và cũng được người tiêu dùng chọn sử dụng với tỷ lệ 10% cao hơn cả gạo trong nước thuộc dạng gạo của công ty. Đây là điều mà các doanh nghiệp trong nước cần xem xét và nhìn nhận lại, bởi hiện nay nước ta đã gia nhập WTO và một khi các doanh nghiệp ngoài nước nắm bắt được cơ hội này thì các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có được một chổ đứng ở chính thị trường của nước mình.
Ngoài ra, có 11% người tiêu dùng không biết loại gạo mình đang sử dụng, có thể nói đây là những người tiêu dùng dễ tính, không quan tâm đến xuất xứ.
Tóm lại, theo nhận định của người tiêu dùng thì để có một bửa cơm ngon thì hạt gạo đóng vai trò rất quan trọng. Đa số người tiêu dùng sử dụng gạo đại trà với đặc tính gạo được ưa chuộng là gạo cho cơm dẽo, thơm và mềm.
Ø Các nguồn thông tin tham khảo khi quyết định mua gạo
Qua xem xét ý kiến của người tiêu dùng về nguồn thông tin tham khảo khi quyết định mua gạo thì số đông người tiêu dùng cho rằng nguồn thông tin quan trọng nhất là kinh nghiệm bản thân chiếm 51%. Bởi vì, trước khi mua một loại gạo nào đó sử dụng lâu dài thì người tiêu dùng thường mua với số lượng nhỏ về dùng thử, nếu cảm thấy chất lượng tốt và hợp khẩu vị mới quay lại nơi bán mua sử dụng tiếp tục.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Nguồn thông tin thứ hai do người bán giới thiệu có vai trò tác động khá hữu hiệu trong quyết định mua gạo của người tiêu dùng. Nguyên nhân là do người bán hiểu được tâm lý người tiêu dùng cũng như tạo được lòng tin đối với họ. Riêng đối với ý kiến tham khảo nguồn thông tin từ việc tìm hiểu những người xung quanh có tỷ lế rất thấp với 6%, điều này nói lên rằng cuộc sống của người dân thành thị hiện nay khá khép kín, ít quan tâm trao đổi thông tin với những người xung quanh.
Ø Tầm quan trọng của các tiêu chí chất lượng khi chọn mua gạo
Như chúng ta đã biết, khi chọn mua một sản phẩm nào đó sử dụng lâu dài thì hầu hết người tiêu dùng đều quan tâm đến yếu tố chất lượng, do đó sản phẩm gạo cũng không ngoại lệ.
Qua tổng kết dữ liệu thu thập thì người tiêu dùng cho rằng các tiêu chí chất lượng như: không lẫn tạp chất, dễ nấu, hương thơm lâu và dễ bảo quản là các tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua gạo. Và đây được xem là các tiêu chí cần thiết phải có đối với gạo đạt chất lượng. Biểu đồ 4.5 sẽ chứng minh rõ về mức độ quan trọng đối với từng tiêu chí chất lượng.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Tiêu chí chất lượng không lẫn tạp chất được người tiêu dùng đánh giá quan trọng nhất chiếm tỷ lệ 63%, cho thấy người tiêu dùng rất xem trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh trong hạt gạo nhằm để bảo vệ sức khỏe. Tiếp theo là tiêu chí dễ nấu chiếm tỷ lệ quan trọng 45% vì dễ nấu sẽ cho cơm ngon không bị nhão, cứng hay sống với lượng nước nhất định hay nấu mau chín cơm.
Đối với tiêu chí gạo cho hương thơm lâu và dễ bảo quản cũng chiếm mức độ quan trọng tương đối nhiều 40%, 39% nhưng hiện nay đa số các loại gạo thơm được bán bán trên thị trường chỉ tỏ ra hương thơm khi cơm còn nóng đến lúc nguội đã giảm hẳn hay không còn hương thơm nữa, và gạo để lâu khoảng hơn một tháng thường bị sâu mọt, ẩm móc. Do đó, các tiêu chí này cần xem xét lại khi sản xuất gạo đạt chất lượng tung ra thị trường.
Phần lớn người tiêu dùng hiện nay đều cho rằng không có dư lượng hóa chất trong hạt gạo nên mức độ quan trọng của tiêu chí này được đánh giá không cao chỉ chiếm tỷ lệ quan trọng 34%, số đông người tiêu dùng quan tâm nhiều đến dư lượng hóa chất là các nhân viên văn phòng hay các gia đình có thu nhập cao vì họ e ngại rằng hiện nay các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng,…được sử dụng nhiều khi trồng lúa, còn 14% cho là bình thường vì có quan tâm đi chăng nữa cũng không biết được.
Các tiêu chí chất lượng được người tiêu dùng đánh giá ít quan trọng nhất là kích thước hạt gạo và màu sắc hạt gạo sáng bóng, vì theo người tiêu dùng khi chọn mua gạo thì kích thước hạt gạo như thế nào cũng được miễn sao hạt gạo đừng bị nát quá nhiều là có thể chấp nhận. Và chỉ cần xem màu sắc hạt gạo không bị vàng là được chứ không cần phải sáng bóng.
Ø Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua gạo ngoài chất lượng
Khi chọn mua gạo ngoài yếu tố chất lượng thì người tiêu dùng thường quan tâm nhiều đến các yếu tố như: giá cả, thái độ người bán, dễ tìm mua. Còn các yếu tố bao bì, nhãn hiệu, khuyến mãi rất ít được quan Tâm. Tỷ lệ quan tâm được thể hiện ở biểu đồ sau đây.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Từ biểu đồ 4.6 nhận thấy người tiêu dùng quan tâm đến các yếu tố giá cả, thái độ người bán, dễ tìm mua có mức độ tương đồng lần lượt với tỷ lệ là 59%, 53% và 49%. Trong đó, giá cả được nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn, vấn đề này cũng dễ lý giải vì đa phần khi quyết định mua một sản phẩm nào đó người tiêu dùng thường xem xét ở mức giá này có phù hợp với túi tiền của mình hay không.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khi mua gạo người tiêu dùng thường chọn mua ở mức giá từ 5.000-7.000 đ/kg với 62 câu trả lời chiếm 62%. Còn ở mức giá nhỏ hơn 5.000 đ/kg và lớn hơn 9.000 đ/kg ít được người tiêu dùng lựa chọn, vì ở mức giá nhỏ hơn 5.000 đ/kg gạo không được ngon hay có thóc, cỏ và sạn lẫn trong gạo, ở mức giá lớn hơn 9.000 đ/kg thì khá đắt để chọn sử dụng tuy nhiên gạo có mức giá này chất lượng rất tốt.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Có thể nói rằng, khi mua gạo người tiêu dùng thường chọn mức giá phù hợp với túi tiền của mình nhưng đặc tính gạo và chất lượng về thóc, cỏ, sạn lẫn trong gạo vẫn đảm bảo, do đó mà phần lớn người tiêu dùng nhận xét giá gạo đang sử dụng chấp nhận được với 74%.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Mặt khác, khi mua gạo thì thái độ người bán và dễ tìm mua cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều, bởi lẽ chẳng người tiêu dùng nào chọn nơi mua gạo mà người bán cọc cằn, khó chịu, không cần khách hàng cho dù gạo của họ bán có tốt và rẽ hơn đi chăng nữa. Đồng thời loại gạo đó phải dễ mua để khi cần là có ngay sử dụng không phải chờ đợi.
Đối với bao bì, nhãn hiệu và khuyến mãi ít được người tiêu dùng quan tâm lý do là hầu hết các sản phẩm gạo được bày bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là gạo đại trà nên không có xuất xứ nhãn hiệu và từ trước đến nay mặt hàng gạo hiếm khi được khuyến mãi. Do đó, có rất ít người tiêu dùng quan tâm đến vấn này. Trong tương lai, khi mức sống của người dân nâng cao thì chắc chắn bao bì, nhãn hiệu của sản phẩm gạo sẽ được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn bởi họ cảm nhận được sản phẩm có bao bì, nhãn hiệu sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh và trong bắt mắt hơn. Còn khuyến mãi là một trong những cách thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
Ø Cách thức mua gạo của người tiêu dùng
Có thể nói, cách thức mua gạo cũng khá là quan trọng trong phân tích hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo. Bởi vì, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn bán được sản phẩm trên thị trường thì phải biết được ít nhiều người tiêu dùng thích mua sản phẩm ở đâu? Mua khi nào? Mua bằng cách nào? Số lượng bao nhiêu? Và ai là người quyết định mua? Để từ đó sản xuất ra sản phẩm có số lượng vừa mức sử dụng, chọn những nơi được xem là dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất và có hình thức tác động phù hợp vào đối tượng quyết định mua.
- Mua ở đâu?
Gạo là sản phẩm thiết yếu nên được bày bán ở rất nhiều nơi nhưng để xem người tiêu dùng thường chọn nơi mua gạo ở đâu nhiều nhất.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Theo như biểu đồ 4.9 phần lớn nơi mua gạo của người tiêu dùng là các sạp gạo ở chợ chiếm tỷ lệ 66% vượt trội so với các nơi khác. Bởi vì, ở chợ có rất nhiều sạp gạo nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về chủng loại, giá cả và nơi mua hàng, do đó người tiêu dùng dễ dàng tìm được loại gạo mình thích mà vẫn phù hợp túi tiền hay nơi mua gạo vừa ý,…Không những thế, khi đến chợ mua gạo người tiêu dùng còn có thể mua được nhiều thứ khác nên mua gạo ở chợ rất tiện lợi.
Và lựa chọn kế đến của người tiêu dùng là tiệm gạo gần nhà chiếm 16%, còn các nơi như siêu thị, cửa hàng, đại lý và nơi khác (kho gạo) chiếm tỷ lệ rất thấp vì những nơi này thường không thuận tiện để mua, khó lựa chọn hay mua với số lượng lớn,…
- Mua khi nào?
Sau khi biết được người tiêu dùng thường mua gạo ở đâu thì tiếp theo cần biết người tiêu dùng mua gạo khi nào, có ba thời điểm để mua gạo. Cụ thể là, mua định kỳ, hết mới mua và còn sử dụng một vài ngày mới mua. Và tổng số mẫu trả lời được thể hiện ở biểu đồ bên dưới.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Trong tổng số mẫu trả lời có đến 59% người tiêu dùng cho rằng khi đã sử dụng hết gạo rồi mới mua tiếp, không cần thiết phải dự trữ. Đây là sản phẩm mà người tiêu dùng phải sử dụng hàng ngày nhưng tại sao người tiêu dùng đợi sử dụng hết mới mua, sở dĩ có điều này là vì sản phẩm gạo được bày bán rất nhiều trên thị trường và dễ mua khi hết ra chợ hay gọi điện là có ngay để sử dụng. Mua định kỳ chiếm tỷ lệ rất thấp 12%, những người mua định kỳ thường thì gia đình của họ ít thay đổi số lượng gạo sử dụng trong một ngày cho nên họ biết chắc rằng cứ vào thời điểm đó là phải mua gạo bổ sung. Nhưng hiện nay đa số những người tiêu dùng ít quan tâm vào thời điểm nào phải mua gạo bổ sung cho đến lúc nấu cảm thấy gạo sắp hết hoặc hết mới mua.
- Mua bằng cách nào?
Khi hỏi người tiêu dùng thường mua gạo bằng cách nào thì số đông người tiêu dùng trả lời tự đi mua là chính với tỷ lệ 54%, kế đến là gọi điện với tỷ lệ 43% và chiếm tỷ lệ thấp nhất 3% là nhờ người khác mua dùm.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Qua tìm hiểu trong quá trình phỏng vấn thì điều trên được lý giải như sau: với việc tự đi mua thì người tiêu dùng muốn mua với số lượng bao nhiêu cũng được, có thể so sánh được chất lượng cũng như giá cả của các loại gạo với nhau tại nơi mua hàng hay các nơi mua hàng khác. Còn mua gạo bằng cách gọi điện hiện nay cũng khá phổ biến bởi đây được xem là hình thức dịch vụ mà người bán dùng để thu hút người tiêu dùng, chỉ cần người tiêu dùng gọi điện là người bán giao gạo đến tận nhà nhưng số lượng phải từ 15 kg trở lên và tương đối gần nơi bán. Và trường hợp nhờ người khác mua dùm chủ yếu là nhờ người thân do họ không có thời gian.
- Mua số lượng bao nhiêu?
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Như chúng ta đã biết, loại gạo mà người tiêu dùng sử dụng hiện nay rất dễ mua cho nên mỗi lần mua gạo người tiêu dùng thường mua với số lượng ít hoặc vừa phải để dùng trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần trở lại. Bởi vì, họ cho rằng mua với số lượng nhiều để lâu gạo sẽ bị sâu, ẩm móc và cho cơm không ngon. Do đó, mỗi lần mua gạo người tiêu dùng thường mua với số lượng từ 5kg-15kg chiếm 43% và 15kg-25kg chiếm 35%. Tuy nhiên, ít có gia đình nào chọn mua với số lượng nhỏ hơn 5 kg vì với số lượng này sử dụng cho cả gia đình rất mau hết phải mua liên tục, như thế sẽ rất mất thời gian nên chỉ chiếm 3%.
- Ai là người quyết định mua?
Trong một gia đình ai cũng là người có thể tạo nên quyết định chọn mua một loại gạo. Tuy nhiên, phần lớn sẽ do đối tượng nào quyết định, biểu đồ dưới đây sẽ chứng minh điều này.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Từ biểu đồ 4.13 có thể thấy rằng người quyết định mua chiếm tỷ lệ cao nhất 62% trong tổng số mẫu là người vợ. Điều này cũng thật dễ hiểu vì hầu như các vấn đề liên quan trong bửa ăn hàng ngày (hay nói chung là các công việc nội chợ) thường là do người vợ đảm nhận và quyết định. Và người có vai trò quyết định kế tiếp cũng không kém phần quan trọng với tỷ lệ 18% đó là cha mẹ, bởi vì hiện nay vẫn còn khá đông các gia đình sống cùng với cha mẹ (cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng) nên khi chọn mua một loại gạo nào đó thường theo ý kiến của cha mẹ. Còn người có vai trò thấp nhất trong quyết định mua gạo là con cái với 2% nguyên nhân là do ở độ tuổi này con cái thường không quan tâm đến vấn đề cơm nước gạo tiền hay tôn trọng ý kiến của các bậc bề trên.
Tóm lại, qua phân tích cách thức mua gạo thì người tiêu dùng thường mua gạo tại các sạp gạo ở chợ và đến khi sử dụng hết mới mua với số lượng từ 5kg-15kg hay từ 15kg-25kg cho mỗi lần mua dưới hình thức tự đi mua là chính hay hình thức gọi điện cũng khá phổ biến. Trong đó người quyết định mua là người nội trợ trong gia đình.
Ø Các trường hợp người tiêu dùng thay đổi loại gạo sử dụng
Để chọn một loại gạo hợp khẩu vị và giá hợp lý là đều không đơn giản, người tiêu dùng phải trải qua một thời gian dùng thử để kiểm nghiệm xem đặc tính gạo và chất lượng gạo có như mong muốn không? hoặc so sánh chất lượng cũng như giá cả của loại gạo này với loại gạo khác như thế nào? Nhưng sau một thời gian dùng quen loại gạo nào đó tự nhiên phát sinh các trường hợp ngoài mong đợi như: chất lượng gạo không ổn định, giá cao hơn, khó tìm mua,…Nếu như một trong những trường hợp này xảy ra thì người tiêu dùng sẽ thay đổi loại gạo đang sử dụng trong trường hợp nào nhiều nhất.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy người tiêu dùng sẽ thay đổi loại gạo đang sử dụng nhiều nhất chiếm đến 72% trong trường hợp chất lượng gạo không ổn định chẳng hạn như: hạt thóc, cỏ, sạn lẫn trong gạo, khó bảo quản, đặc tính sử dụng thay đổi, màu sắc hạt gạo vàng và hạt gạo bị nát,…Mặc dù, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến giá cả khi chọn mua gạo nhưng trong trường hợp giá cao hơn chỉ có 20% người tiêu dùng thay đổi loại gạo đang sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng giá cao hơn vẫn được người tiêu dùng chấp nhận, còn chất lượng không ổn định sẽ bị người tiêu dùng loại trừ.
Ø Xu hướng sử dụng gạo có xuất xứ của công ty
Trước khi nói đến xu hướng sử dụng gạo của công ty, thì cần xem người tiêu dùng có muốn mua dùng thử sản phẩm gạo có giá cao hơn từ 1.000-2.000 đ/kg nhưng đáp ứng được đầy đủ hoặc tốt hơn về các tiêu chí chất lượng mà người tiêu dùng cho là quan trọng (hương thơm lâu, không lẫn tạp chất, dễ nấu, dễ bảo quản,…) và đặc tính gạo như mong đợi của người tiêu dùng hay không? Qua tổng hợp các ý kiến trả lời có đến 67% người tiêu dùng sẳn lòng mua dùng thử sản phẩm gạo nếu như có sản phẩm như thế. Điều này khẳng định thêm rằng người tiêu dùng xem các tiêu chí chất lượng rất quan trọng khi chọn mua gạo.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Tuy nhiên, vẫn có 21% người tiêu dùng không sẳn lòng mua dùng thử vì họ ưa chuộng loại gạo đang sử dụng, giá cao hơn không hợp với túi tiền sử dụng. Và 10% còn lại trả lời không biết, đợi khi nào có sản phẩm như thế mới quyết định mua dùng thử hay không mua.
Phần tiếp theo sẽ nói lên xu hướng sử dụng gạo có xuất xứ của công ty. Qua kết quả phỏng vấn, có 8 câu trả lời đang sử dụng sản phẩm gạo trong nước thuộc dạng gạo của công ty.
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Trong đó, có 6 câu trả lời sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty là do khi sử dụng người tiêu dùng cảm thấy gạo có xuất xứ của công ty cho cơm ngon hơn, hợp khẩu vị và đảm bảo chất lượng chiếm tỷ lệ 75%, nhưng có 2 câu trả lời gạo có xuất xứ của công ty giá khá đắt và khó tìm mua nên không có ý định sử dụng tiếp chiếm tỷ lệ 25%.
Để xem 82 câu trả lời còn lại có ý định mua dùng thử sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty không?
(Nguồn: Tự tổng hợp thông qua bảng câu hỏi)
Qua biểu đồ trên nhận thấy người tiêu dùng có ý định mua dùng thử sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty chiếm tỷ lệ 74%. Trong đó, lý do quan trọng nhất là dùng thử cho biết và cũng để so sánh chất lượng với gạo đại trà, nhằm đánh giá xem sản phẩm có xuất xứ công ty có tốt và ngon hơn không chiếm 40%. Lý do tiếp theo cũng khá quan trọng được người tiêu dùng khẳng định gạo có xuất xứ của công ty sẽ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh chiếm 18%. Và lý do còn lại cũng không kém phần quan trọng đó là người dùng hiện nay thiếu thông tin về gạo của công ty như chưa biết đến hoặc có biết đến cũng khó mua và khó lựa chọn chiếm 16%.
Đối với những người tiêu dùng không có ý định mua dùng thử sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty chiếm 43% vì họ cho rằng gạo bán dưới dạng này hiện nay rất khó mua và giá cao, một phần là ưa chuộng gạo đại trà dễ lựa chọn, dễ mua và được giao đến tận nhà, đồng thời có một số người tiêu dùng chưa từng biết đến và sử dụng sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty nên không biết chất lượng ra sao hoặc chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm gạo của công ty.
Tóm lại, phần lớn người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sử dụng sản phẩm gạo chất lượng vì người tiêu dùng sẳn sàng mua dùng thử sản phẩm gạo chất lượng cho dù giá có cao hơn hay muốn mua dùng thử sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty để so sánh chất lượng có ngon và tốt hơn gạo đại trà, hay họ tin rằng sản phẩm gạo có xuất xứ của công ty sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh.
4.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi tham gia vào một lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh bởi đây là sự điều tiết của quy luật cung-cầu. Tùy theo từng ngành, thị trường và sản phẩm mà có mức độ cạnh tranh khác nhau. Vậy để xem kinh doanh gạo chất lượng ở thị trường nội địa sẽ như thế nào?
Có thể nói, lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm gạo ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp tham gia, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều chú trọng vào thị trường xuất khẩu (có trên 98 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo), còn thị trường nội địa ít quan tâm đến. Qua đó cho thấy kinh doanh gạo chất lượng ở thị trường nội địa ít chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau, tuy nhiên không phải như thế là dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa bởi đa số người tiêu dùng hiện nay quen sử dụng gạo đại trà và ít biết đến sản phẩm gạo chất lượng của các công ty.
Tuy ít chịu sự cạnh tranh gay gắt nhưng để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa về sản phẩm gạo chất lượng mà công ty LTTP An Giang đang hướng tới thì công ty cần biết và hiểu về các đối thủ đã từng kinh doanh về sản phẩm gạo chất lượng và các đối thủ đang dự định thâm nhập vào thị trường nội địa. Và đối thủ được chọn để phân tích là một trong số các đối thủ có sản phẩm gạo chất lượng bày bán ở thị trường Long Xuyên hay có ý định thâm nhập vào thị trường này vì đây là thị trường mà công ty muốn thử nghiệm sản phẩm đầu tiên.
Ø Công ty Mekong Cần Thơ
Hiện nay, sản phẩm gạo chất lượng của công ty Mekong được bán phổ biến ở các siêu thị trong nước như: Co.op Mark Cần Thơ, Co.op Mark Long Xuyên,…với các sản phẩm: gạo Tài Nguyên, gạo Dài Trắng, gạo Thơm,…chủ yếu được đóng gói dưới dạng 5 kg và mẫu mã cũng khá bắt mắt. Tùy theo từng loại gạo mà có giá bán khác nhau, chẳng hạn gạo Tài Nguyên là 46.000 đ/5kg, gạo thơm là 33.400 đ/5kg. Số lượng tiêu thụ không nhiều khoảng 800-1.000 tấn/năm trong các năm qua.
Mặc dù, kinh doanh gạo chất lượng ở thị trường nội địa của công ty Mekong hiện nay chưa khả quan (đây là xu hướng chung của tất cả các công ty kinh doanh gạo chất lượng ở thị trường nội địa) nhưng công ty Mekong vẫn không nãn lòng ngược lại còn có kế hoạch đầu tư lâu dài vào thị trường này. Một phần là thực hiện theo chủ trương của Chính Phủ và Bộ thương mại nhằm ổn định thị trường tiêu thụ trong nước, phần còn lại là do công ty Mekong nhận thấy thị trường gạo nội địa đang có nhiều tiềm năng phát triển. Do đó, nhãn hiệu của các loại gạo Mekong được Cục sở hữu trí tuệ-Bộ khoa học & công nghệ chấp nhận bảo hộ tổng thể.
Mỗi năm, công ty Mekong đều tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với bà con nông dân chủ yếu là lúa chất lượng cao và lúa thơm ở các huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và quận Ô Môn vì đây là các vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh Cần Thơ. Trong quá trình bao tiêu sản phẩm công ty Mekong đã áp dụng chương trình hỗ trợ như: hỗ trợ các giống lúa xác nhận, các giống lúa chất lượng cao cho nông dân sản xuất và hỗ trợ 5 triệu đồng/ha cho những nông dân có nhu cầu về vốn sản xuất. Ở vụ lúa Đông xuân 2006-2007 vừa qua công ty Mekong đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích trên 6.000 ha, theo giá lúa cao nhất trong vụ lúa đông xuân 2005-2006 Nguồn:
. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty Mekong đảm bảo chất lượng, do đó sản phẩm gạo của công ty Mekong cũng đảm bảo chất lượng được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng.
Ø Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex)
Trong những năm vừa qua cũng như các công ty khác lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu chiếm 90% doanh thu, còn tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng rất ít chủ yếu là bán phụ phẩm cho các cơ sở chế biến gia thức ăn gia súc. Điều này nói lên công ty chưa có kênh phân phối gạo ở thị trường nội địa và công ty ít am hiểu thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng gạo trong nước. Nhưng hiện nay công ty Angimex đang tiến hành nghiên cứu thị trường gạo nội địa ở các tỉnh như: An Giang, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố và thị xã trọng điểm để từng bước thâm nhập vào thị trường nội địa.
Tình hình tài chính của Công ty Angimex chưa mạnh chủ yếu vốn hoạt động trong sản xuất kinh doanh là vốn vay (chiếm khoảng 73,63%). Tuy nhiên, công ty vẫn có khả năng huy động vốn nhanh và vay vốn với hạn mức cao do hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty có hiệu quả trong nhiều năm qua nên công ty đã tạo uy tín đối với các Ngân hàng trong và ngoài nước. Cộng với việc công ty đang chuẩn bị cổ phần hóa khi đó nguồn vốn của công ty Angimex sẽ được bổ sung bằng cách phát hành cổ phiếu bán trên thị trường.
Bên cạnh đó, công ty Angimex luôn chú trọng đến công tác đào tạo nhân viên và nâng cao năng lực quản lý vì thế mà đội ngũ quản lý của công ty Angimex nhạy bén với tình hình thị trường, có kinh nghiệm và năng lực, còn nhân viên thì có chuyên môn nghiệp vụ. Máy móc thiết bị của công ty Angimex khá hiện đại và hệ thống kho chứa lớn 65.000 tấn. Nhưng công suất chế biến sản phẩm của công ty Angimex chỉ đạt 150.000 tấn/năm.
Ngoài ra, công ty Angimex còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: đóng góp gây quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, tài trợ học bổng cho sinh viên trường đại học An Giang,…nhằm tạo hình ảnh đẹp về công ty Angimex. Có thể nói, đây là một thuận lợi của công ty Angimex khi tham gia kinh doanh gạo ở thị trường nội địa vì công ty đã được nhiều người biết đến cho nên có nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ chọn sử dụng sản phẩm của công ty Angimex.
4.1.4. Năng lực cung cấp sản phẩm của công ty
- Năng lực thiết kế sản xuất của ba nhà máy: 230.000 tấn gạo/năm.
- Năng lực sản xuất hiện tại của ba nhà máy: 184.000 tấn gạo/năm.
Hiện nay, công ty đã sử dụng được 80% năng lực thiết kế của ba nhà máy. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Tuy nhiên, để tận dụng 20% công suất còn lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã hướng tới việc sản xuất ra sản phẩm gạo phục vụ thị trường nội địa.
4.1.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào
An Giang được xem là một tỉnh có sản lượng lương thực đứng đầu cả nước trong những năm vừa qua. Bởi vì, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo của tỉnh đã không ngừng tăng lên vào năm 2004 diện tích là 523.037 ha sản lượng đạt 3.006.900 tấn, đến năm 2005 diện tích là 529.698 ha sản lượng đạt 3.127.660 tấn. Tuy nhiên, vào năm 2006 diện tích gieo trồng giảm 26.000 ha so với năm 2005 do chủ trương của tỉnh cắt giảm sản xuất vụ ba để hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhưng sản lượng đạt được vẫn khá cao 2.890.000 tấn. Nguồn:
Vì vậy, công ty có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ dàng, ít tốn chi phí vận chuyển và có chất lượng. Nhưng để đảm bảo không bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu công ty đã chủ động thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các Hợp tác xã và nông dân hay thu mua qua thương lái, doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, công ty còn dự trự một lượng tồn kho nhất định để duy trì hoạt động khi phát sinh những tình huống bất ngờ như nguồn nguyên liệu khan hiếm, có sự thay đổi về số lượng trong hợp đồng,…
4.1.6. Hệ thống phân phối của công ty
Công ty phân phối sản phẩm theo hai hình thức, một là phân phối trực tiếp sản phẩm đến công ty nhập khẩu, hai là phân phối gián tiếp sản phẩm thông qua các công ty xuất khẩu như Tổng công ty Lương thực Miền Nam, các đơn vị thành viên của Tổng công ty, các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu,…Từ đó, các công ty xuất khẩu phân phối sản phẩm lại cho các công ty nhập khẩu. Điều này được thể hiện rõ ở sơ đồ kênh phân phối của công ty dưới đây.
Người tiêu dùng
Công ty nhập khẩu
Công ty xuất khẩu
Công ty nhập khẩu
Công ty LTTP An Giang
(1)
(2)
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ kênh phân phối của công ty LTTP An Giang
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty LTTP An Giang)
Từ năm 2002 cho đến năm 2005 kênh phân phối chủ yếu của công ty là kênh phân phối (2), bởi vì trong thời gian này công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh nên chưa am hiểu về thị trường và khách hàng chưa biết đến, do đó muốn tiêu thụ được sản phẩm phải thông qua trung gian.
Mặt khác, công ty là thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Nam, cho nên trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn được Tổng công ty quan tâm và hổ trợ về nguồn vốn. Vì thế hàng năm công ty có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm lại cho Tổng công ty. Với kênh phân phối này thì đầu ra cho sản phẩm sẽ có phần ổn định hơn nhưng suy cho cùng công ty sẽ không chủ động được thị trường, kiềm hãm sự phát triển của công ty và lợi nhuận thu về không cao.
Thấy được mặt hạn chế của kênh phân phối (2) nên vào năm 2006 công ty đã có một cải tiến mới là chủ động tìm kiếm hợp đồng trực tiếp từ các công ty nhập khẩu và giảm việc xuất khẩu ủy thác. Nhằm giảm một phần chi phí trong việc ủy thác xuất khẩu, tránh rủi ro khi các công ty nhận ủy thác không nhận hoặc nhận không hết số lượng mà công ty muốn ủy thác, qua đó có thể nâng cao lợi nhuận cho công ty và giúp công ty phát triển hơn. Tuy nhiên, công ty vẫn phải cung cấp sản lượng theo đơn dặt hàng của Tổng công ty bởi vì công ty là đơn vị thành viên của Tổng công ty.
4.2. Phân tích môi trường bên trong
4.2.1. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2007
Trước khi nói đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào năm 2007 ta xem qua công tác hoạch định kế hoạch của công ty vào năm 2006 so với kết quả thực hiện vào năm 2006 có sự chênh lệch đáng kể hay không?.
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2006
Thực hiện 2006
So với kế hoạch 2006
Mua vào:
- Gạo + lúa quy gạo nguyên liệu
- Gỗ các loại
Tấn
M3
180.000
20.000
172.690
15.473
95,94%
77,20%
Bán ra:
- Gạo các loại
- Gỗ các loại
Tấn
M3
150.000
20.000
138.741
15.473
92,49%
77,20%
Doanh thu
Triệu đồng
618.450
606.849
98,12%
Lợi nhuận
Triệu đồng
2.900
2.823
97,34%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty LTTP An Giang)
Qua bảng số liệu có thể nói công tác hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt. Đối với mặt hàng lương thực (sản phẩm gạo) các chỉ tiêu mua vào, bán ra đều thực hiện trên 90% so với kế hoạch đề ra, còn đối với mặt hàng gỗ mua vào, bán ra chỉ đạt 77,2% so với kế hoạch vì đây là mặt hàng mới được công ty kinh doanh vào năm 2006 nên chưa nắm rõ về nguồn nguyên liệu cũng như nhu cầu (công ty chỉ thực hiện theo nhu cầu của Tổng công ty). Doanh số và lợi nhuận so với kế hoạch có sự chênh lệch không nhiều, cụ thể doanh số đạt được 98,12%, lợi nhuận đạt được 97,34% so với kế hoạch, để đạt được như vậy công ty đã nổ lực phấn đấu cố gắng khai thác các cơ hội và khắc phục các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh vào năm 2007 công ty xem xét kết quả thực hiện của năm 2006 và căn cứ vào tình hình thị trường. Do vậy, trong năm 2007 công ty đã hoạch định kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch 2007
Cung ứng Tổng công ty và nội địa
XK trực tiếp và uỷ thác XK
Mua vào:
- Lúa gạo quy gạo thành phẩm
- Gỗ các loại
Tấn
M3
180.000
20.000
Bán ra:
- Gạo các loại
- Phụ phẩm các loại
- Gỗ các loại
Tấn
Tấn
M3
170.000
50.534
20.000
130.000
50.534
20.000
40.000
Doanh thu
Triệu đồng
952.833
782.353
170.480
Lợi nhuận
Triệu đồng
5.505
3.357
2.148
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty LTTP An Giang)
4.2.2. Danh mục các sản phẩm
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực và gỗ. Đối với mặt hàng lương thực gồm có gạo các loại: gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 20% tấm, gạo 25% tấm, và phụ phẩm các loại: tấm 1+2, tấm 3+4, cám khô, cám ướt, cám to, gạo thóc. Còn đối với mặt hàng gỗ thì có gỗ chò, gỗ dầu và gỗ tạp.
Tuy nhiên, sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong những năm qua là sản phẩm gạo vì vậy công ty xem sản phẩm gạo là sản phẩm chủ lực.
4.2.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay tìm kiếm một thị trường mới đều do phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhận, bởi vì bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng và tìm hiểu thông tin về thị trường của sản phẩm nên có khả năng nghiên cứu và phát triển tốt.
Hiện nay, công ty có dự định thực hiện nghiên cứu về nhu cầu và thị trường gạo nội địa nhằm để nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và xem xét triển vọng của thị trường gạo nội địa. Đây là một hướng đi mới mà công ty đang hướng tới với mong muốn sản xuất ra sản phẩm gạo phục vụ cho thị trường nội địa.
4.2.4. Tình hình nhân sự
Có thể nói, nhân sự của xí nghiệp khá tốt Ban giám đốc có kinh nghiệm, trình độ quản lý và tinh thần trách nhiệm cao, vì thế đã đề ra nhiều chính sách thu hút nhân sự như sau:
- Nhân viên được hưởng tất cả các chế độ về bảo hiểm và các trợ cấp về nghĩ hưu, hộ sản,…
- Công ty trả lương tương xứng với năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên thông qua quá trình đánh giá khả năng làm việc của nhân viên (mức lương trung bình của nhân viên vào năm 2006 là 2 triệu đồng).
- Đối với những nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ được công ty cho đi đào tạo hay tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm.
- Có chính sách khen thưởng phù hợp đối với những nhân viên năng động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ bằng hình thức tăng lương, thăng chức hay cho đi học cao hơn nếu có nguyện vọng.
- Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí vào dịp lễ tết hoặc giao lưu với các công ty khác để nhân viên có thể trao dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Với các chính sách thu hút nhân sự như vậy nên công ty có được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và nhiệt tình năng động trong công việc.
Bảng 4.3. Trình độ nhân viên của công ty
Trình độ
Số lượng
Thâm niên làm việc
>= 1 năm
>= 3 năm
>= 5 năm
Đại học
41
11
18
12
Cao đẳng, trung cấp
29
7
8
14
Sơ cấp
19
3
15
1
Công nhân kỹ thuật
35
12
12
11
Trung học phổ thông
24
9
15
Tổng cộng
148
42
68
38
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty LTTP An Giang)
Trong quá trình quản lý, các cấp lảnh đạo của công ty luôn tạo không khí làm việc vui vẽ, hòa nhã với nhân viên để tránh tình trạng nhân viên bị căng thẳng trong khi thực hiện công việc làm giảm hiệu quả. Bên cạnh đó, các cấp lảnh đạo còn quan tâm động viên các nhân viên làm việc, lắng nghe các ý kiến từ phía nhân viên. Chính vì vậy, nhân viên luôn làm việc hết mình và đoàn kết với nhau để hoàn thành tốt công việc được giao, đồng thời các nhân viên còn gắn bó lâu dài với công ty.
4.2.5. Tình hình sản xuất
Hoạt động sản xuất của công ty ở ba nhà máy cũng tương đối tốt, bởi vì các nhà máy đều hoạt động với 80% công suất thiết kế. Mặc dù, các nhà máy của công ty được mua lại từ công ty Lương thực An Giang nhưng được sự hổ trợ kinh phí từ Tổng công ty nên công ty đã cho kiểm tra lại toàn bộ các máy móc thiết bị, tiến hành tu sửa và đổi mới những máy móc thiết bị hỏng hóc, cũ kỹ. Bên cạnh đó, công ty còn mua sắm thêm các máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, dễ vận hành với số tiền là 50 tỷ đồng để phục vụ cho việc sản xuất gạo.
Không những sắp xếp lại dây truyền sản xuất một cách hợp lý và lắp đặt thêm các máy móc thiết bị, công ty còn ban hành các quy chế về quản lý sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật,…được triển khai áp dụng vào đầu năm 2006 cho đến nay nhằm để tăng cường công tác quản lý trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản dự trữ. Và sau đây là quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty
Thành phẩm-đóng gói
Trống chọn hạt
Sàng đảo
Đánh bóng
Xát trắng lần II
Xát trắng lần I
Gằn tách thóc
Tách trấu
Sàng gạo bả
Xay
Sàng tách đá
Sàng tạp chất
Nguyên liệu
(1)
(5)
(2)
(3)
(6)
(4)
(7)
(8)
(9)
(12)
(11)
(10)
Sơ đồ 4.2. Quy trình xay xát-đánh bóng gạo của công ty
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của công ty LTTP An Giang)
Vì vậy, số lượng và chất lượng gạo của công ty được nâng cao, đảm bảo để thực hiện các hợp đồng của Tổng công ty và hợp đồng xuất khẩu. Đồng thời tiết kiệm được một phần chi phí trong quá trình sản xuất cho công ty.
4.2.6. Tình hình tài chính
Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm (từ năm 2004-2006) sẽ nói lên tình hình tài chính của công ty hiện nay như thế nào?.
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu tài chính của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Khả năng thanh toán (lần)
- Khả năng thanh toán hiện hành
0,97
0,79
0,96
- Khả năng thanh toán nhanh
0,34
0,37
0,68
2. Cơ cấu tài sản (%)
Tài sản cố định/Tổng tài sản
33,30
36,52
33,72
3. Cơ cấu nguồn vốn (%)
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
70,13
71,99
69,34
4. Tỷ suất sinh lợi (%)
- Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu
0,04
0,29
0,46
- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản
0,25
1,35
2,25
- Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hửu
0,83
4,81
7,33
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty LTTP An Giang)
Ø Về khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, vào năm 2004 là 0,97 lần đến năm 2005 giảm còn 0,79 lần, sau đó tăng trở lại 0,96 lần năm 2006. Nguyên nhân giảm sút vào năm 2005 là do công ty đã dùng một phần vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn nên nợ ngắn hạn của công ty tăng lên. Điều này cho thấy công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán đối với các khoản nợ ngắn hạn. Vì thế, đến năm 2006 công ty đã điều chỉnh theo hướng tìm nguồn vốn dài hạn để bù đắp khoản vốn dài hạn cho nên khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng trở lại vào năm 2006.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong ba năm qua đều <1, chứng tỏ rằng khả năng đảm bảo thanh toán của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn thấp, do đó công ty cần phải nâng cao tỷ số này hơn nữa.
- Khả năng thanh toán nhanh
Qua ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh khả năng thanh toán nhanh của công ty có chiều hướng gia tăng, năm 2004 là 0,34 lần, năm 2005 là 0,37 lần cho đến năm 2006 là 0,68 lần. Khả năng thanh toán nhanh tăng lên là vì lượng hàng tồn kho của công ty giảm qua các năm dẫn đến tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hơn trước. Nhưng khả năng thanh toán này vẫn ở mức chưa cao.
Ø Về cơ cấu tài sản
Xét về cơ cấu tài sản thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng 33,30% tổng tài sản năm 2004 và tăng lên 36,52% năm 2005 nhưng đến năm 2006 giảm còn 34,72%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của tài sản cố định vào năm 2005 là do công ty đã đầu tư thêm các máy móc thiết bị mới và mở rộng diện tích kho chứa. Còn sự giảm sút vào năm 2006 là do công ty trích khấu hao các tài sản qua các năm. Với cơ cấu tài sản này đã giúp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn.
Ø Về cơ cấu nguồn vốn
Công ty hiện có tỷ lệ nợ rất cao năm 2004 là 70,13%, năm 2005 là 71,99% và năm 2006 là 69,34%, bởi vì công ty phải vay vốn của các Ngân hàng và ứng trước một khoản tiền từ phía Tổng công ty để thu mua nguyên liệu sản xuất và dự trữ. Điều này sẽ đem lại rũi ro cho công ty nếu như khách hàng thanh toán chậm hoặc kinh doanh không hiệu quả. Theo như tình hình chung hiện nay thì không chỉ riêng gì công ty mà hầu như các công ty kinh doanh gạo cũng có tỷ lệ nợ khá cao (cụ thể: Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn ở công ty Gentraco 84,47% năm 2005, 75,79% năm 2006 còn ở công ty Du Lịch An Giang 74,01% năm 2005, 59,14% năm 2006 và ở công ty Angimex năm 2004 là 73,63%, năm 2005 là 56,02% Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty Gentraco, Angimex và Du Lịch An Giang
). Qua đó có thể nói đây là đặc thù của hầu hết các công ty sản xuất kinh doanh gạo.
Ø Về tỷ suất sinh lợi
Các tỷ suất sinh lời của công ty có chiều hướng gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do công ty đã phân bổ hợp lý nguồn nguyên liệu theo đúng năng lực sản xuất của các nhà máy và đặt ra chỉ tiêu lợi nhuận dựa trên cơ sở định mức chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, thông số kỹ thuật,…
Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng mạng lưới thu mua để chọn nguồn nguyên liệu tốt và có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, mà công ty đã giảm được một phần giá thành của sản phẩm và sản phẩm làm ra đạt chất lượng. Ngoài ra, công ty đã phải quản lý nguồn vốn một cách chặt chẽ và biết cách tận dụng hết nguồn vốn cho nên tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hửu của công ty tăng khá cao từ 0,83% năm 2004 đến năm 2006 là 7,33%.
Tóm lại, tình hình tài chính của công ty có sự chuyển biến tốt qua các năm vì khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời của công ty đều tăng lên. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty hiện nay chưa mạnh, bởi vì khả năng thanh toán của công ty tuy có sự gia tăng nhưng vẫn <1 và tỷ lệ nợ còn cao. Do vậy, công ty cần quản lý chặt chẽ tình hình tài chính của mình hơn nữa và có biện pháp giúp cho hoạt động kinh doanh tốt hơn để qua đó nâng cao được năng lực tài chính.
4.2.7. Mối quan hệ với các tổ chức
- Đối với Tổng công ty
Với sự nổ lực và phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên trong thời gian qua công ty luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời sản lượng gạo đạt chất lượng xuất khẩu cho Tổng công ty. Do đó, được Tổng công ty tín nhiệm và bảo đảm các khoản vay vốn tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước để nâng cao lợi nhuận của công ty.
- Đối với Ngân hàng
Trong những năm qua, công ty đã tạo được lòng tin đối với các Ngân hàng thương mại trong và ngoài tỉnh như: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương,…là vì trong quá trình vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn thanh toán tiền lãi, nợ gốc đúng thời hạn cho Ngân hàng. Mặt khác, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một đạt hiệu quả. Chính vì vậy, khả năng huy động vốn của công ty tại các Ngân hàng cũng nhanh hơn.
- Đối với đơn vị thành viên
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng nhau tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Chẳng hạn như công ty Lương thực Tiền Giang ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo nhưng thực tế không đủ số lượng giao cho khách hàng, trong khi đó công ty Lương thực Thực phẩm An Giang có khả năng đáp ứng được nhu cầu này thì hai bên sẽ hợp tác với nhau; hoặc trong trường hợp ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu thì các công ty thành viên ủy thác xuất khẩu sẽ chịu khoản phí thấp hơn so với các công ty khác ủy thác,…
4.3. Phân tích SWOT
Từ việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của công ty LTTP An Giang ta rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, nguy cơ trong tiến trình phát triển sản phẩm mới như sau:
Bảng 4.5. Điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-nguy cơ của công ty về phát triển sản phẩm
Điểm mạnh (S)
- Quản trị nhân sự tốt.
- Có khả năng huy động vốn tốt.
- Trang thiết bị hiện đại.
- Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên.
- Dễ dàng tiếp cận với nguồn nguyên liệu.
Điểm yếu (W)
- Nguồn vốn chưa mạnh.
- Chưa có đội ngũ nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing.
- Chưa xây dựng kênh phân phối tiêu thụ gạo trong thị trường nội địa.
- Hệ thống nghiên cứu và phát triển chưa mạnh.
Cơ hội (O)
- Thị trường nội địa có nhiều tiềm năng để phát triển gạo chất lượng.
- Người tiêu dùng Long Xuyên có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của công ty.
- Chính phủ có chính sách đảm bảo nguồn lương thực trong nước.
- Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL thuận lợi cho việc sản xuất lúa chất lượng.
- Nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nguy cơ (T)
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh.
- Giảm sức cạnh tranh trong thị trường nội địa do phải chịu 5% thuế VAT.
- Cạnh tranh không lành mạnh về giá và gian lận trong thương mại.
- Thị trường nguyên liệu chưa ổn định.
Qua phân tích trên cho thấy công ty LTTP An Giang có khả năng sản xuất ra sản phẩm gạo phù hợp để thâm nhập vào thị trường Long Xuyên, bởi vì công ty nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Long Xuyên thông qua khảo sát hành vi tiêu dùng gạo của người tiêu dùng ở đây, đồng thời xem xét và đánh giá các nguồn lực như nhân sự, năng lực sản xuất, nguồn nguyên liệu,...đều có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Long Xuyên.
Tuy nhiên, để sản phẩm của công ty được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng công ty cần phải nhanh chóng thiết lập hệ thống phân phối sao cho dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng, tuyển dụng những nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing cũng như đầu tư vào hệ thống nghiên cứu và phát triển hơn nữa để sản xuất ra sản phẩm mới đạt chất lượng như mong muốn của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, và đưa ra chính sách quảng cáo nhằm thu hút người tiêu dùng. Có thể nói, đây là vấn đề mà công ty cần quan tâm khi phát triển sản phẩm mới.
Còn xét về cơ hội thì thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển sản phẩm gạo chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng Long Xuyên có xu hướng sử dụng gạo chất lượng, gạo có xuất xứ của công ty nhưng hiện nay gạo chất lượng của công ty ít được bày bán trên thị trường nên người tiêu dùng thiếu thông tin về gạo của công ty và khó tìm mua (ở thị tường Long Xuyên chỉ mới được bán tương đối nhiều tại siêu thị Co.op Mark Long Xuyên). Do vậy, công ty muốn tận dụng cơ hội này bằng cách phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để thâm nhập vào thị trường Long Xuyên.
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHO CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG
5.1. Đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang từ năm 2008-2012
5.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu
- Dân số tỉnh An Giang có khoảng 2.113.429 người, trong đó dân số ở Long Xuyên khoảng 256.799 người và GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2004 là 7,29 triệu đồng, năm 2005 là 8,52 triệu đồng và đến năm 2006 là 9,9 triệu đồng Nguồn: www.angiang.gov.vn
. Như vậy, chứng tỏ rằng mức sống của người dân Long Xuyên ngày càng nâng cao.
Bên cạnh đó, các chợ được xây dựng và nâng cấp lại như chợ Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Bình, đồng thời hệ thống siêu thị cũng lần lượt ra đời như siêu thị AA, Co.op Mark Long Xuyên cho thấy người tiêu dùng sẽ thuận lợi hơn trong việc mua sắm. Đặc biệt là siêu thị Co.op Mark Long Xuyên đi vào hoạt động vào đầu năm 2007 đã thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng đến mua sắm. Điều này nói lên rằng người tiêu dùng Long Xuyên đã dần quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng. Theo như quan sát và tìm hiểu về sản phẩm gạo đóng gói chất lượng được bày bán tại đây có giá khá cao cũng được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng, cộng với kết quả nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên về sản phẩm gạo cho thấy gạo chất lượng có triển vọng phát triển tốt ở thị trường Long Xuyên trong thời gian tới.
Vì vậy, đây được xem là một cơ hội tốt để công ty tham gia kinh doanh sản phẩm gạo chất lượng vào thị trường Long Xuyên.
- Không những thế gạo chất lượng còn có nhiều tiềm năng để phát triển ở thị trường nội địa, bởi vì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố chất lượng gạo. Ước tính nhu cầu ở thị trường nội địa rất lớn chỉ cần một người tiêu dùng sử dụng khoảng 10 kg gạo chất lượng/năm thì số lượng gạo chất lượng có thể được tiêu thụ đến 840.000 tấn trong một năm (dân số nước ta khoảng 84 triệu người).
- Suất sinh lời của sản phẩm gạo ở thị trường nội địa đã tăng lên, gạo thường ở thị trường nội địa được bán với giá 5.000-6.000 đ/kg tương đương 5-6 triệu/tấn còn gạo ở thị trường xuất khẩu giá bán khoảng 310 USD tương đương 5 triệu/tấn. Ngoài ra, kinh doanh gạo ở thị trường nội địa sẽ giảm được chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất. Điều này cho thấy nếu kinh doanh gạo ở thị trường nội địa được người tiêu dùng chấp nhận sử dụng thì suất sinh lời sẽ cao hơn.
- Mặt khác, mở rộng việc kinh doanh gạo ở thị trường nội địa được thử nghiệm đầu tiên ở thị trường Long Xuyên, công ty sẽ tận dụng được 20% năng lực sản xuất còn lại của các nhà máy. Qua đó, góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty.
5.1.2. Mục tiêu của công ty LTTP An Giang về phát triển sản phẩm mới từ năm 2008-2012
Căn cứ vào triển vọng của thị trường, từ đó có thể đề ra mục tiêu cho công ty LTTP An Giang như sau:
Ø Mục tiêu cụ thể
- Sản xuất ra sản phẩm chất lượng được đóng gói với giá cả hợp lý nhằm chiếm khoảng 30% thị phần ở Long Xuyên.
- Mức độ nhận biết của người tiêu dùng Long Xuyên về nhãn hiệu chiếm khoảng 40%.
- Thiết lập hệ thống phân phối dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng như siêu thị, chợ và có hình thức chiêu thị để thu hút người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng sản phẩm mới của công ty.
Sau đây là bảng ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận khi thâm nhập thị trường Long Xuyên (giai đoạn thử nghiệm sản phẩm).
Bảng 5.1. Ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ở thị trường Long Xuyên năm 2008
Chỉ tiêu
Năm 2008
Sản lượng (Tấn/năm)
- Gạo trung bình
- Gạo cao cấp
1.800
1.440
360
Doanh thu (Triệu đồng)
12.240
Lợi nhuận trước thuế TNDN (Triệu đồng)
490
Ø Mục tiêu dài hạn
- Đầu tư cho bộ phận nghiên cứu và phát triển hơn nữa để từng bước phát triển sang các thị trường khác như Đồng Tháp, Cần Thơ,… nhưng chọn những nơi thu nhập bình quân đầu người tương đối cao và quan tâm đến yếu tố chất lượng gạo
- Xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng đồng bộ để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm tạo dựng được thương hiệu gạo ở thị trường nội địa (hướng tới mục tiêu chiếm 20% thị phần về tiêu thụ gạo chất lượng cao).
5.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang
Việc phát triển sản phẩm mới phục vụ cho thị trường nội địa nói chung và thị trường Long Xuyên nói riêng là một hướng đi mới của công ty, do đó để có thể đem lại hiệu quả trong tiến trình này công ty cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
5.2.1. Giải pháp về quản trị
Để thực hiện tốt công tác quản trị hỗ trợ cho chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh theo đúng vai trò và chức năng, không nên phó thác tất cả các công tác marketing cũng như quá trình nghiên cứu và phát triển cho phòng này. Song song với việc sắp xếp công ty cần thành lập riêng một số phòng ban như: phòng marketing, phòng nghiên cứu và phát triển trên cơ sở tách những nhân viên có chuyên môn phù hợp từ phòng kế hoạch kinh doanh hay bổ sung thêm một số nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing và nghiên cứu phát triển. Sau đây là vai trò và chức năng cụ thể:
Phòng kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý công tác thống kê, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch, bên cạnh còn theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường nguyên liệu và hàng hóa hay soạn thảo, ký kết và kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng.
Phòng marketing sẽ đảm trách các công việc như: nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm, thiết lập kênh phân phối, giá cả và hình thức chiêu thị, đồng thời dự báo mức tiêu thụ và diễn biến của thị trường, thu thập những ý kiến, phản ứng của người tiêu dùng về sản phẩm mới của công ty cũng như giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của người tiêu dùng.
Phòng nghiên cứu và phát triển đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm và nghiên cứu ra các sản phẩm mới (về hình thức hay nội dung) nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Hoặc nghiên cứu ra quy trình sản xuất mới nhằm giảm tỷ lệ gạo hao hụt hay giảm thiểu các công đoạn không cần thiết trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, còn xây dựng và theo dõi thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.
5.2.2. Giải pháp về sản xuất
Công ty cần chú ý đến nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất chế biến sản phẩm mới. Sau đây là giải pháp cụ thể cho từng vấn đề.
Ø Giải pháp về nguyên liệu
Công ty cần phải tìm nguồn nguyên liệu có đặc tính gạo được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng, cụ thể là: gạo cho cơm dẽo, thơm và mềm. Theo như tìm hiểu thì vùng nguyên liệu phù hợp với các đặc tính này tập trung nhiều ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu và Thoại Sơn. Vì vậy, công ty nên cử nhân viên có kinh nghiệm đến xem xét và thực hiện việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Hợp Tác Xã, nông dân hay thu mua nguyên liệu thông qua thương lái. Công ty cần tạo uy tín và thiết lập mối quan hệ tốt với các đối tượng này để thực hiện mục tiêu dài hạn.
Nếu việc bao tiêu sản phẩm với số lượng lớn công ty nên ký hợp đồng thông qua Hợp Tác Xã tại địa phương như thế sẽ vận động và quy hoạch nguồn nguyên liệu dễ dàng hơn do Hợp Tác Xã hiểu về tập quán sản xuất của nông dân cũng như thân thiện, gần gũi với nông dân. Qua đó sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí quản lý của công ty.
Đối với những nông dân tham gia vào Hợp Tác Xã hay nằm trong vùng quy hoạch của Hợp tác Xã nếu thiếu vốn để sản xuất công ty nên tạm ứng một số vốn hay hỗ trợ về giống cho nông dân sản xuất đến khi thu hoạch sẽ trừ lại. Bên cạnh, công ty nên phối hợp với Sở nông nghiệp phát triển nông thôn hay Trạm khuyến nông để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho nông dân nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cả về chất lượng lẫn số lượng theo đúng yêu cầu của công ty.
Ø Giải pháp về sản xuất chế biến
Công ty có lợi thế về dây chuyền sản xuất hiện đại nên sản phẩm gạo làm ra đạt chất lượng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có hệ thống đóng gói tự động với trọng lượng từ 15 kg đến 50 kg. Tuy nhiên, công ty cũng cần bổ sung thêm hệ thống đóng gói tự động với trọng lượng từ 2 kg đến 15 kg để phục vụ cho thị trường nội địa.
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm, cụ thể là thực hiện theo quy chế về quản lý sản xuất mà công ty đã ban hành vào đầu năm 2006 để giảm tỷ lệ thất thoát gạo thành phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Trong quy chế này cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sau:
- Kiểm phẩm xác định chất lượng nguyên liệu, ghi đầy đủ các thông số tiêu chuẩn (độ ẩm, tạp chất,…) để có kết luận đạt hay không đạt trước khi đưa vào xay xát-chế biến .
- Kiểm phẩm xác định chất lượng, số lượng, tỷ lệ tổng thu hồi thành phẩm.
- Kiểm tra thường xuyên các dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị mỗi tháng một lần.
- Quan sát thường xuyên hay đột xuất các nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất nhằm tránh tình trạng lơ là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, công ty nên theo dõi mức tồn kho nguyên liệu và thành phẩm, luôn dự dữ một lượng tồn kho hợp lý tránh tình trạng tồn kho quá nhiều làm ứ đọng nguồn vốn kinh doanh hay tồn kho quá ít gây thiếu hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất hoặc không đủ số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
5.2.3. Giải pháp về nhân sự
Qua phân tích tình hình nhân sự cho thấy nguồn nhân sự của công ty khá tốt. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần phải bổ sung thêm một số nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ về marketing và nghiên cứu phát triển (khoảng 8 nhân viên) ưu tiên cho những người có khả năng sáng tạo, am hiểu về lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, có thể làm việc độc lập và hoạt động theo nhóm.
Việc tuyển dụng phải thực hiện theo hướng công khai, bình đẳng thông tin trên các báo, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường đại học, cao đẳng… để tuyển dụng được người có chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thật sự.
Bên cạnh đó, công ty nên tiếp tục duy trì chính sách thu hút nhân sự để tuyển dụng và giữ chân những nhân viên có năng lực (được đề cập cụ thể trong phần phân tích tình hình nhân sự).
Không những thế công ty nên khuyến khích các nhân viên đề xuất những sáng kiến, ý tưởng và góp ý trong việc triển khai phát triển sản phẩm mới, các nhân viên có những đóng góp đem lại hiệu quả thiết thực sẽ được khen thưởng xứng đáng. Đồng thời công ty nên tổ chức chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các nhân viên hàng tháng hay hàng quí.
5.2.4. Giải pháp về marketing
Ø Giải pháp về sản phẩm
Trong bước đầu thâm nhập thị trường Long Xuyên công ty cần phải sản xuất ra sản phẩm gạo có các đặc tính như: gạo thơm dẽo, gạo thơm mềm, gạo thơm, gạo mềm dẽo hay mềm xốp. Tuy nhiên, với các đặc tính gạo như thế thì hầu như đã được bán rất nhiều trên thị trường cho nên đây là các sản phẩm nhắm vào phân khúc những hộ gia đình có thu nhập trung bình (gọi tắt là phân khúc 1).
Do đó, để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh công ty nên bổ sung thêm các sản phẩm gạo có chứa chất sắt, canxi, vitamin hay các sản phẩm gạo đặc sản như: gạo Nàng Nhen, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, gạo Hương Lài,… bởi hiện nay người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe và mong muốn được sử dụng gạo ngon. Đối với các phẩm khác biệt này sẽ nhắm vào phân khúc những hộ gia đình có thu nhập cao (gọi tắt là phân khúc 2).
Công ty cần chú ý khi sản xuất gạo dẽo thì mức độ dẽo vừa phải và gạo thơm thì hương thơm phải lâu. Sản phẩm gạo của công ty phải đảm bảo chất lượng và giữ được mức độ ổn định về chất lượng như: không bị lẫn tạp chất, dễ nấu, dễ bảo quản, màu sắc hạt gạo không bị vàng, hạt gạo không bị nát hay đặc tính gạo bị thay đổi.
Bên cạnh đó, sản phẩm gạo của công ty nên có trọng lượng 2 kg, 5 kg, 10 kg, 15 kg, 20 kg, 25 kg. Với trọng lượng 2 kg ít được người tiêu dùng chọn sử dụng lâu dài nhưng trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường công ty cần phải có trọng lượng 2 kg để người tiêu dùng mua dùng thử.
Ngoài ra, công ty cần thiết kế bao bì của sản phẩm đẹp, bắt mắt với mẫu mã đa dạng cho từng sản phẩm khác nhau để thu hút người tiêu dùng chú ý đến, đồng thời trên bao bì phải ghi rõ những thông tin như: tên công ty, địa chỉ, nhãn hiệu, đặc tính gạo, trọng lượng, giá bán, hướng dẫn cách nấu, ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng,…và đặc biệt là có dòng khẩu hiệụ “Gạo sạch mang đến niềm vui cho mọi nhà” để người tiêu dùng tin tưởng và an tâm hơn khi chọn sản phẩm của công ty sử dụng.
Còn một điều nữa cũng khá cần thiết mà công ty nên thực hiện là tận dụng quy trình sản xuất chế biến sản phẩm gạo đạt chất lượng để đăng ký chứng chỉ ISO 9001-2000 cho sản phẩm mới nhằm quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn.
Ø Giải pháp về giá
Mặc dù, sản xuất ra sản phẩm gạo đảm bảo chất lượng hơn so với sản phẩm gạo đại trà. Tuy nhiên để thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mới công ty nên định giá bán sản phẩm mới ở mức mà người tiêu dùng chấp nhận nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Bảng số liệu dưới đây sẽ nói lên mức giá bán dự đoán về sản phẩm mới của công ty.
Bảng 5.2. Dự đoán về mức giá bán sản phẩm mới của công ty
Chỉ tiêu
Gạo trung bình
Gạo cao cấp
Giá bán bao gồm VAT (Triệu đồng/tấn)
6,50
8,00
Giá bán chưa có VAT (Triệu đồng/tấn)
6,19
7,62
Sản lượng (Tấn)
1.440
360
Doanh thu bao gồm VAT (Triệu đồng)
9.360
2.880
Doanh thu chưa có VAT (Triệu đồng)
8.914
2.743
Tổng chi phí (Triệu đồng)
- Giá vốn (giá nguyên liệu + chi phí sản xuất)
- Chi phí quản lý
- Chi phí marketing (8% doanh thu có VAT)
+ Chi phí bán hàng
+ Hoa hồng ký gửi người bán
+ Chi phí khác
8.568
7.723
96
749
135
281
333
2.599
2.345
24
230
53
87
90
Lợi nhuận trước thuế TNDN (Triệu đồng)
346
144
Qua bảng 5.2 cho thấy gạo trung bình phục vụ phân khúc 1 sẽ áp dụng mức giá bán là 6.500 đ/kg. Còn gạo cao cấp phục vụ phân khúc 2 sẽ được bán với mức giá 8.000 đ/kg nhằm để định vị sản phẩm và định vị người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá bán dự đoán chung cho tất cả các sản phẩm phục vụ hai phân khúc thị trường, do đó trong trường hợp thực tế tùy theo từng sản phẩm và từng thị trường mà công ty sử dụng mức giá linh hoạt sao cho phù hợp với mức dao động cho phép từ 5-10%.
Khi giới thiệu sản phẩm mới cho các trung gian, nếu công ty thực hiện dưới hình thức ký gửi sản phẩm thì mức hoa hồng mà người trung gian được nhận là 3% giá bán ghi trên sản phẩm, còn nếu người trung gian chấp nhận lấy sản phẩm của công ty bán lâu dài thì mức lợi nhuận sẽ tăng lên từ 4-5% giá bán ghi trên sản phẩm.
Trong tiến trình phát triển sản phẩm mới công ty nên áp dụng mức giá bán thống nhất cho từng loại sản phẩm ở bất kỳ địa điểm nào để người tiêu dùng không mặc cả về giá cả khi mua ở các địa điểm khác nhau cũng như tránh tình trạng các trung gian muốn thu lợi nhuận cao hơn nâng mức giá bán lên làm giảm sản lượng tiêu thụ.
Ø Giải pháp về phân phối
Công ty có thể thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm gạo ở thị trường nội địa nói chung và ở thị trường Long Xuyên nói riêng theo hai hình thức, một là hình thức phân phối trực tiếp bằng cách mở cửa hàng riêng bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, hai là hình thức phân phối gián tiếp thông qua siêu thị, cửa hàng, chợ.
Công ty LTTP
An Giang
Người tiêu dùng
Siêu thị, chợ, cửa hàng
(1)
(1’)
(2)
Sơ đồ 5.1. Kênh phân phối dự kiến của công ty LTTP An Giang
- Đối với hình thức phân phối trực tiếp
Công ty nên mở cửa hàng riêng ở ngay trung tâm thành phố Long Xuyên để tiện việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng, đồng thời công ty sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng nếu như họ có nhu cầu. Với hình thức phân phối này công ty sẽ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, vì thế công ty dễ dàng thu thập được những thông tin phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm mới hay qua tiếp xúc công ty có thể phát hiện ra nhu cầu mới của người tiêu dùng. Từ đó, giúp công ty có những bước cải tiến sản phẩm tốt hơn hay sản xuất ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đối với hình thức phân phối gián tiếp
Công ty nên phân phối sản phẩm rộng rãi ở các siêu thị, cửa hàng hay ở các chợ trọng điểm của thị trường mục tiêu. Đặc biệt là, chú ý đến việc phân phối sản phẩm ở chợ vì đây là nơi dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng nhất và các sản phẩm gạo chất lượng đóng gói hầu như chưa được bày bán ở nơi đây.
Khi phân phối sản phẩm theo hình thức này công ty nên tạo mối quan hệ tốt với các trung gian, nhất là các trung gian phân phối ở chợ bởi họ có thể giới thiệu sản phẩm mới và thuyết phục người tiêu dùng mua dùng thử sản phẩm.
Trong bước đầu đưa sản phẩm mới ra thị trường có thể việc chào bán sản phẩm cho các trung gian phân phối sẽ gặp khó khăn vì họ chưa tin tưởng vào công ty cũng như quen bán các sản phẩm cũ. Do đó, công ty nên tiến hành phân phối sản phẩm theo hình thức ký gửi, bán gối đầu hay trả chậm sẽ thu hút các trung gian nhận bán sản phẩm của công ty hơn.
Ø Giải pháp về chiêu thị
Có thể nói, người tiêu dùng hiện nay còn thiếu thông tin về gạo chất lượng của các công ty và sản phẩm của công ty đang ở giai đoạn giới thiệu trong chu kỳ đời sống sản phẩm, do đó công ty cần quan tâm nhiều đến việc chiêu thị để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và chấp nhận sử dụng sản phẩm.
- Quảng cáo: Công ty nên quảng cáo sản phẩm dưới hình thức treo áp phích, băng role, phát tờ bướm ghi rõ các nơi có bán sản phẩm gạo của công ty, đồng thời quảng cáo trên các báo đặc biệt là báo Phụ nữ, báo Tiếp thị và Gia đình bởi đa số người có vai trò quyết định mua sản phẩm là người vợ trong gia đình. Ngoài ra, quảng cáo trên tivi sẽ thu hút nhiều người chú ý hơn nhưng quảng cáo dưới hình thức này thì chi phí khá cao, do đó công ty chỉ nên quảng cáo ở các đài được xem là thị trường mục tiêu của sản phẩm.
- Tài trợ: Trước tiên công ty nên tài trợ những bảng hiệu cho người bán, và dần về sau sẽ thực hiện tài trợ cho các chương trình nấu ăn trên truyền hình, tài trợ và tổ chức cuộc thi mới “Nấu một bửa cơm ngon cho gia đình” có thể trực tiếp trên truyền hình hay tại các nhà văn hóa. Bên cạnh đó, công ty nên tham gia tài trợ chương trình trao học bổng cho sinh viên, gây quỹ vì người nghèo,…qua đó sẽ giúp công ty tạo được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng.
- Khuyến mãi: Trong giai đoạn đầu để thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm mới công ty nên bán với giá ưu đãi giảm 5% giá chính thức (thực hiện trong thời gian khoảng 3 tháng).
- Tham gia hội trợ, triển lãm: Tham gia các chương trình hội trợ về nông nghiệp tổ chức ở An Giang, Cần Thơ,…để người tiêu dùng từng bước biết đến sản phẩm gạo chất lượng của công ty với giá cả phải chăng.
- Một hình thức truyền thông cũng khá ấn tượng mà công ty nên áp dụng là cho tất cả các nhân viên giao hàng, bán hàng đều mặt đồng phục, trên áo thể hiện hình ảnh bao bì, nhãn hiệu sản phẩm gạo chất lượng, tên công ty, logo.
5.2.5. Giải pháp về tài chính-kế toán
Nói về nguồn vốn để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới thì công ty có hai hình thức tài trợ chính đó là, nguồn vốn từ Tổng công ty và nguồn vốn vay từ các Ngân hàng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ nguồn vốn từ Tổng công ty và hạn chế sử dụng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro cũng như giảm lợi nhuận cho công ty.
Để thực hiện được điều này thì trước khi thực hiện tiến trình phát triển sản phẩm mới công ty nên báo cáo và trình bày rõ về triển vọng của thị trường, kế hoạch thực hiện và tính khả thi mang lại của việc phát triển sản phẩm mới cho Tổng công ty xem xét và đánh giá. Như thế chiến lược sẽ hoàn chỉnh hơn và có được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía Tổng công ty.
Bên cạnh đó, công ty nên xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm và thường xuyên theo dõi tình hình phân bổ nguồn vốn so với định mức tránh tình trạng thiếu hoặc thừa làm giảm hiệu quả của tiến trình.
Mặt khác, công ty cần phải quản lý nguồn vốn chặt chẽ hơn như: tăng cường khả năng kế toán quản trị cho nhân viên để giảm thiểu những chi phí không cần thiết, kiểm tra giám sát các phòng ban, các đơn vị sản xuất để từ đó có sự phân phối nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt là giảm các khoản chiếm dụng vốn của khách hàng nhằm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Trong những năm vừa qua, công ty Lương thực Thực phẩm An Giang chỉ chú trọng sản xuất các sản phẩm gạo như: gạo 5% tấm, gạo 15% tấm, gạo 20% tấm và gạo 25% tấm để phục vụ cho thị trường xuất khẩu, còn sản phẩm gạo phục vụ cho thị trường nội địa chưa được quan tâm đến, nhưng hiện nay công ty đang hướng tới việc phát triển sản phẩm mới cho lĩnh vực gạo để thâm nhập vào thị trường nội địa. Để sản phẩm mới của công ty đưa ra thị trường được người tiêu dùng chấp nhận thì điều trước tiên mà công ty cần phải làm là tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm gạo ra sao? Và xem xét thị trường có triển vọng phát triển sản phẩm như thế nào?.
Qua phân tích hành vi của người tiêu dùng Long Xuyên và xem xét triển vọng thị trường về sản phẩm gạo cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố chất lượng gạo và mong muốn được sử dụng gạo ngon. Vì vậy, sản phẩm mới mà công ty nên thực hiện là sản phẩm gạo chất lượng được đóng gói. Tuy nhiên, công ty không chỉ dừng lại ở việc sản xuất ra sản phẩm gạo chất lượng là được mà còn phải sản xuất ra sản phẩm gạo có các đặc tính người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng như: gạo cho cơm dẽo, gạo cho cơm thơm và gạo cho cơm mềm với mức giá hợp lý.
Bên cạnh đó, công ty nên bổ sung thêm các sản phẩm gạo đặc sản (gạo Nàng Nhen, gạo Nàng Thơm Chợ Đào,…) hay gạo có chứa chất sắt, vitamin, canxi vào danh mục sản phẩm mới của công ty nhằm để định vị người tiêu dùng và tạo sự khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh.
Các sản phẩm mới của công ty phải có nhiều mẫu mã cho từng sản phẩm khác nhau và trọng lượng của sản phẩm cũng phải đa dạng thấp nhất là 2 kg để người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Đặc biệt là, sản phẩm mới của công ty sẽ được bày bán phổ biến ở chợ trong khi đó các sản phẩm chất lượng của các công ty khác hầu như chỉ được bán ở các cửa hàng chuyên và siêu thị chưa quan tâm đến nơi đây.
Có thể nói, với việc phát triển sản phẩm mới dựa vào nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường nội địa nói chung và ở thị trường Long Xuyên nói riêng, đồng thời sản phẩm gạo chất lượng đóng gói của công ty được bán với mức giá phải chăng thì chắc chắn rằng sản phẩm mới khi đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng lựa chọn để sử dụng. Qua đó, sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tốt hơn.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với công ty
- Công ty nên đầu tư vào việc phát triển sản phẩm gạo đóng gói chất lượng để thâm nhập vào thị trường nội địa nói chung và thị trường Long Xuyên nói riêng, bởi vì sản phẩm này có nhiều tiềm năng để phát triển và khả năng sinh lời của sản phẩm cũng khá cao.
- Công ty cần thành lập riêng phòng marketing, phòng nghiên cứu và phát triển, bởi vì hai bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển sản phẩm mới. Từ đó, giúp công ty sản xuất ra sản phẩm có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời thu hút người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm của công ty. Như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận cho công ty.
- Khi tiến hành đưa sản phẩm mới ra thị trường, công ty nên theo dõi và kiểm tra mức độ nhận biết cũng như mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm. Công việc này có thể giao cho bộ phận marketing đảm nhận.
6.2.2. Đối với Tổng công ty
- Công ty LTTP An Giang là đơn vị thành viên của Tổng công ty, do đó Tổng công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia phát triển sản phẩm mới như hỗ trợ về nguồn vốn, máy móc thiết bị,…để giảm thiểu vốn vay từ phía Ngân hàng giúp công ty an tâm hơn trong việc đầu tư phát triển sản phẩm mới.
- Bên cạnh đó, Tổng công ty nên dùng trang web của mình để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới của công ty hay tìm kiếm đối tác, thị trường về sản phẩm mới cho công ty. Như thế sẽ giúp doanh số bán sản phẩm mới của công ty tăng lên đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, góp phần thúc đẩy Tổng công ty ngày càng phát triển.
6.2.3. Đối với Ngân hàng
- Ngân hàng nên tạo điều kiện cho các công ty sản xuất kinh doanh lương thực ở thị trường nội địa tiếp cận với nguồn vốn kinh doanh dễ dàng hơn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, hạn mức tín dụng cao hơn,…
- Trong quá trình cho vay Ngân hàng cần tiến hành giải ngân vốn vay nhanh chóng để tránh tình trạng các công ty bị thiếu hụt nguồn vốn làm giảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
PHỤ LỤC
«
PHIẾU PHỎNG VẤN
HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM GẠO
Xin chào anh (chị), tôi tên Trần Thị Kim Tuyền là sinh viên năm thứ tư của khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang. Hiện nay, tôi đang thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty lương thực thực phẩm An Giang”. Do đó, tôi muốn tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm gạo để có được một số thông tin hoàn thành khóa luận. Tôi hy vọng anh (chị) dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây. Rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh (chị).
Câu 1: Anh (chị) vui lòng cho biết, để có một bửa cơm ngon thì theo anh (chị) vai trò của hạt gạo chiếm khoảng bao nhiêu %?
1. 75%
Câu 2: Vui lòng cho biết gia đình anh (chị) đang sử dụng sản phẩm gạo có đặc tính nào? (Câu hỏi có nhiều lựa chọn)
1. Gạo cho cơm dẽo 4. Gạo cho cơm mềm
2. Gạo cho cơm thơm 5. Gạo cho cơm khô
3. Gạo cho cơm xốp 6. Khác……………..
Câu 3: Sản phẩm gạo mà gia đình anh (chị) đang sử dụng có xuất xứ từ đâu?
1. Trong nước, thuộc dạng gạo của công ty Tiếp câu 4
2. Ngoài nước, thuộc dạng gạo của công ty Tiếp câu 4
3. Trong nước, thuộc dạng gạo đại trà Tiếp câu 5
4. Ngoài nước, thuộc dạng gạo đại trà Tiếp câu 5
5. Không biết Tiếp câu 5
Câu 4: Anh (chị) có tiếp tục sử dụng gạo có xuất xứ của một công ty nào đó không?
1. Có (lý do) ………………………………………………………………………
2. Không (lý do) ………………………………………………………………….
Câu 5: Anh (chị) có ý định mua gạo có xuất xứ của một công ty nào đó không?
1. Có (lý do) ………………………………………………………………………
2. Không (lý do) ……………………………………………………….................
Câu 6: Anh (chị) thường tham khảo nguồn thông tin nào khi quyết định việc mua gạo? (Câu hỏi có nhiều lựa chọn)
1. Gia đình yêu cầu. 4. Bạn bè, người thân giới thiệu
2. Kinh nghiệm bản thân. 5. Tìm hiểu những người xung quanh
3. Người bán giới thiệu. 6. Khác…………………………..
Câu 7: Vui lòng cho biết nơi anh (chị) thường mua gạo?
1. Sạp gạo ở chợ 3. Cửa hàng 5. Đại lý
2. Siêu thị 4. Tiệm gạo gần nhà 6. Khác…………
Câu 8: Anh (chị) thường mua gạo khi nào?
1. Mua định kỳ 2. Hết mới mua 3. Còn sử dụng một vài ngày
Câu 9: Anh (chị) mua gạo mỗi lần với số lượng là bao nhiêu kg?
1. 25 kg
Câu 10: Khi chọn mua một loại gạo thì anh (chị) dựa vào các tiêu chí chất lượng nào sau đây? Nếu chọn từ hai tiêu chí trở lên, anh (chị) vui lòng xếp hạng mức độ quan trọng theo quy ước sau:
1. Rất quan trọng 2. Quan trọng 3. Trung hòa
4. Không quan trọng 5. Rất không quan trọng
Tiêu chí chất lượng gạo
Chọn
Mức độ quan trọng
1
2
3
4
5
1. Hương thơm lâu
2. Màu sắc hạt gạo sáng bóng
3. Kích thước hạt gạo
4. Không lẫn tạp chất
5. Dễ bảo quản
6. Dễ nấu
7. Khác………………
Câu 11: Ngoài tiêu chí chất lượng, điều gì khiến anh (chị) quan tâm khi chọn mua gạo?
1. Giá cả 4. Khuyến mãi
2. Dễ tìm mua 5. Mẫu mã, nhãn hiệu
3. Thái độ của người bán 6. Khác…………….
Câu 12: Nếu có một loại gạo đáp ứng dầy đủ hoặc tốt hơn các tiêu chí chất lượng mà anh (chị) cho là quan trọng nhưng có giá cao hơn từ 1.000-2.000 đ/kg thì anh (chị) có sẳn lòng mua sử dụng không?
1. Có 2. Không 3. Không biết
Câu 13: Sản phẩm gạo anh (chị) đang sử dụng có giá 1 kg là bao nhiêu tiền?
Giá gạo: ………………………………...đ/kg.
Câu 14: Ở mức giá này anh (chị) cảm thấy như thế nào?
1. Rẻ 2. Tương đối rẻ 3. Chấp nhận được 4. Tương đối mắc 5. Mắc
Câu 15: Trong trường hợp nào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi7871n l4327907c pht tri7875n s7843n ph7849m m7899i.doc