Tài liệu Đề tài Nghiên cứu về thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên: LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật-Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện . Đặc biệt em nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Trần Hải Minh cùng các ý kiến đóng góp quý báu của các bác các cô chú cùng toàn thể các anh chị cán bộ trong công ty cổ phần xây dưng giao thông I Thái nguyên. Trong suốt thời gian em nghiên cứu,tìm hiểu và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Thị Hải Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mọi hoạt động của con người sống và làm việc trong xã hội thì ly thuyết và thực hành luôn là hai mặt của một vấn đề, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau, lý thuyết làm cơ sở trang bị những kiến thức cho quá trình thực hành nó là khâu quyết định cho hiệu quả của quá trình học tập về lý thuyết, nó vừa có tác dụng đưa lý thuyết vào thực tế và củng cố bổ sung cho lý thuyết được hoàn thiện hơn. Song trên thực tế từ lý thuyết đến th...
66 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu về thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật-Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện . Đặc biệt em nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Trần Hải Minh cùng các ý kiến đóng góp quý báu của các bác các cô chú cùng toàn thể các anh chị cán bộ trong công ty cổ phần xây dưng giao thông I Thái nguyên. Trong suốt thời gian em nghiên cứu,tìm hiểu và hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Thị Hải Anh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mọi hoạt động của con người sống và làm việc trong xã hội thì ly thuyết và thực hành luôn là hai mặt của một vấn đề, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau, lý thuyết làm cơ sở trang bị những kiến thức cho quá trình thực hành nó là khâu quyết định cho hiệu quả của quá trình học tập về lý thuyết, nó vừa có tác dụng đưa lý thuyết vào thực tế và củng cố bổ sung cho lý thuyết được hoàn thiện hơn. Song trên thực tế từ lý thuyết đến thực hành còn là một khoảng cách rất xa, vì vậy mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề phải có những giải pháp khác nhau để kết hợp được hài hòa giữa lý thuyết và thực hành sao cho có hiệu quả cao nhất.
Ở các trường Đại học nói chung và trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thái Nguyên nói riêng, để giúp cho sinh viên kết hợp được hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, có đủ kiến thức để bước vào đời vững vàng hơn, nhà trường đã tổ chức cho sinh viên một quá trình thực tập, Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố, tập hợp lại những kiến thức đã được học, áp dụng những kiến thức lý luận của bản thân vào trong thực tiễn, đồng thiời lam quen với thực tế, tìm hiểu học hỏi thêm những kinh nghiệm đã được đúc kết trong cuộc sống, lao động để củng cố kiến thức đã học trong trường.
Do những nhận thức trên là một sinh viên đang học tập tại khoa kinh tế của trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thái Nguyên em nhận thấy rằng công tác kế toán nguyên vật liệu luôn là vấn đề nóng bỏng của mọi thời đại, mọi quốc gia
Do thời gian có hạn, kiến thức của bản thân cồn nhiều hạn chế, sự thâm nhập vào thực tế còn ít vì vậy chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót, khuyết điểm mong các thầy cô giáo cùng các bạn và Hội đồng chấm chuyên đề đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!..
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu đóng một vai trò hết sức quan trọng nó là một đối tương lao động và là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ phận dự trữ chủ yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp là chính.Vì vậy việc sử dung nguyên vật liệu một cách hợp lý tiết kiệm,cũng như thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán về nguyên vật liệu là một biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua đợt thực tập em nhận thấy vai trò rất quan trọng của nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dưng giao thông I Thái Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp sản xuát nói chung.Vận dụng kiến thức đã học ơ nhà trường cùng với quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế em đã chọn đề tài : Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên
2 .Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dưng giao thông I Thái Nguyên từ đó dụa trên kiến thức đã học hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất.Từ đó đánh giá thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty xây dưng giao thông I Thái Nguyên.
3.Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luạn, khái niệm về công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm đạt được các mục đích kinh tế,làm cơ sở cho việc tiến hành thực hiện báo cáo thực tập.
Những vấn đề cơ bản trong công tác kế toán nguyên vật liệu
Đánh giá thực trạng của công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng Giao thông I Thái Nguyên
Các quan điểm , định hướng và giải pháp về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dưng giao thông I Thái Nguyên
4 .Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Không gian : Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên
Thời gian : Thời gian thực tập tại công ty cổ ph14ần xây dưng giao thông I Thái Nguyên từ ngày 07-04-2008 đến 08-06-2008. Tùy theo đặc trưng của công ty nên số liệu thu thập theo công trình diễn ra trong thời điểm đó.
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
11 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cưú
1.1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liêụ
Nguyên vật liệu là đối tượng của lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành sản phẩm mới, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
1.1.1.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và chuyển toàn bộ giá trị hết một làn vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn, nó không còn giữ được hình dạng ban đầu . Nguyên vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: Mua ngoài, tự chế biến , nhận vốn góp liên doanh …… nhưng trong đó chủ yếu là mua ngoài. Nguyên vật liệu thường chiêm tỉ trọng trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp, nên việc bảo quản nguyên vật liệu cần phải chặt chẽ, kip thời
1.1.1.3. Phân loại nguyên vật liệu
Do vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại nhiều thứ khác nhau, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu đựơc chia thành các loại sau:
* Phân loại theo nội dung kinh tế
Nguyên vật liệu chính : Là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.VD vải trong xí nghiệp may, thép trong nhà máy cơ khí chế tạo.
Ngoài ra, thuộc nguyên vật liệu chính bao gồm bán thành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến
- Vật liêu phụ : Là những vật liệu phụ chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dùng để bảo quản phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức như: dầu nhờn, thuốc tẩy, phẩm mầu, hương liệu, xà phòng, rẻ lau
- Nhiên liệu : Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lương trong quá trình sản xuất kinh doanh : Xăng. dầu , hơi đốt, khí đốt
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng dùng để sửa chữa, sửa chữa cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ……..
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản : Bao gồm các loại vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư xây dựng cơ bản .
- Phế liệu : Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể tái sử dụng hay bán ra ngoài như: đá rối, gạch cũ, phôi tiện, sắt vụn ……
- Vật liệu khác : Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ kể trên như : bao bì, vật đóng gói các loại vật tư đặc chủng
* Phân loại theo từng nguồn thu nhập
- Nguyên vật liệu mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự sản xuất
- Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến
- Nguyên vật liệu có được từ các nguồn khác
- Phân loại theo các cách khác
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất và chế tạo sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất cho nhu cầu bán hàng, quản lý doanh nghiệp
1.1.1.4. Yêu cầu về quản lí nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, vì vậy công tác quản lí nguyên vật liệu được các doanh nghiệp coi trọng, cụ thể ở từng khâu quản lí nguyên vật liệu, yêu cầu đặt ra là khác nhau:
- Khâu thu mua: Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hóa khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau.Do đó, thu mua phải làm sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hoa hụt trong định mức. Ngoài ra phải đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa.
-Khâu bảo quản:Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với tính chất lý hóa của mỗi loại vật liệu. Tức là tổ chức sắp xếp những loại vật liệu có cùng tính chất lý hóa giống nhau ra một nơi riêng, tránh để lẫn lộn với nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau.
-Khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
-Khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
Để công tác quản lý NVL được rõ ràng, minh bạch việc bố trí kiêm nghiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng
Trong hạch toán nguyên vật liệu thì công tác đánh giá nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng, vì thông qua việc đánh giá thì ta mới có thể tính toán và quản lý tốt nguyên vật liệu. Vì thế, khi đánh giá nguyên vật liệu ta thường dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nó theo nguyên tắc nhất định:
Về nguyên tắc: Nguyên vật liệu mua vào phải tính theo giá thực tế = (giá mua +chi phí liên quan)
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng(GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị nguyên vật liệu là giá thực tế không bao gồm GTGT đầu vào
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị nguyên vật liệu mua vào là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
Ngoài việc đánh giá nguyên vật liêụ theo giá thực tế do nguyên vật liệu có nhiều chủng loại khác nhau và có nhiều công dụng khác nhau. Đồng thời sự tăng, giảm của nó trong quá trình sản xuất lại diễn ra một cách liên tục mà yêu cầu của công tác kế toán cần phải chính xác đầy đủ và kịp thời. Nên trong công tác kế toán, nguyên vật liệu còn được đánh giá theo giá hạch toán.
1.1.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
- Giá gốc của nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các loại thuế không được hoàn lại cộng với các chi phí thu mua thực tế có liên quan trực tiếp đến nguyên vật liệu mua vào. Chi phí thu mua thực tế bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm nguyên vật liệu từ khi mua về đến kho doanh nghiệp,công tác phí của cán bộ thu mua. Chi phí của bộ phận thu mua độc lập với số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có), các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) được trừ khỏi chi phí đi mua.
-Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng để sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào la giá mua chưa co thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí gia công được khấu trừ va hạch toán vào tài khoản 133.1( Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)
-Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, dùng cho hoạt động phúc lợi, văn hóa thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu có.
-Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Giá gốc của nguyên vật liệu tự chế bao gồm: Giá của nguyên vật liệu xuất chế biến và chi phí chế biến ( chi phí nhân công)
+Giá gốc của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến bao gồm: Giá gốc của nguyên vật liệu xuất thuê ngoài gia công, chế biến chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về kho đơn vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến.
+ Giá gốc nguyên vật liệu góp vốn liên doanh, cổ phần là giá trị thực tế do các bên góp vốn liên doanh chấp nhận
1.1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Theo chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho, tính giá nguyên vật liệu xuất kho được thực hiện theo các phương pháp sau:
a Phương pháp nhập trước , xuất trước
Phương pháp này thì nguyên vật liệu nhập kho trước sẽ được xuất kho trước, xuất hết số nguyên vật liệu nhập trước rồi mới xuất đến số nguyên vật liệu nhập sau, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho sẽ chính là giá trị của nguyên vật liệu nhập sau cùng.
b Phương pháp nhập sau xuất trước
Phương pháp này co cách tính ngược lại phương pháp nhập trước xuất trước.
Việc áp dụng phương pháp nào la do doanh nghiệp tự quyết định. Song cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong báo cao tài chính.
c Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp bình quân gia quyền giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng trong kỳ được tính như sau:
S ố lượng nguyên vật
Giá thực tế xuất dùng = liệu xuất dùng x Giá đơn bình quân
Trong đó, đơn giá bình quân được tính theo các cách sau:
Cách 1:
Đơn giá bình Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
quân dự trữ =
Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Cách 2 :
Giá đơn vị bình Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập
quân sau mỗi lần =
nhập vật liệu Lượng vật liệu thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
cách 3 :
Giá đơn vị bình Giá vật liệu tồn cuối kỳ trước
quân cuối kỳ trước =
Lượng vật liệu tồn cuôi kỳ
d.phương pháp giá thực tế đích danh (phương pháp trực tiếp)
- Phương pháp tính theo giá đích danh :theo phương pháp này ,doanh nghiệp phải quản lý vật tư theo từng lô hàng .Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Những kết quả trong thực tế đời sông xã hội và sản xuất có ảnh hưởng tới nghiên cứu
1.2.1.1 Thực tế đời sống xã hội có ảnh hưởng tới nghiên cứu :
Hiện nay, Việt Nam đã và đang gia nhập WTO điều này đem đến cơ hội cũng như thách thức về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bằng mọi biện pháp như giam chi phí nguyên vật liệu cho khâu sản xuất, nâng cao công tác kế toán, quản lý nguyên vật liệu cũng như tìm ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và điều quan trọng là đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mình.
1.2.1.2 Thực tế tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên có ảnh hưởng tới nghiên cứu:
Đối với công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên là một công ty xây dựng do đó chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí về giá thành. Nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi chi phí giá thành và chất lượng công trình, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Vì vậy đòi hỏi công ty cũng như các doanh nghiệp phải tăng cường công tác hạch toán kế toán, nhất là công tác kế toán nguyên vật liệu, phản ánh kịp thời và đầy đủ số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất-nhập-tồn. Giảm chi phí nguyên vật liệu và các yếu tố khác nhàm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.2.2 Đặc điểm của cơ sở nơi thực hiện đề tài.
1.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng giao thông I Thái Nguyên
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên.
Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 15, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 0280 855 272 – 855 464 Fax: 0280 855 464
Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên tiền thân là công ty công trình giao thông I Thái Nguyên, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở giao thông vận tải Thái Nguyên, thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1976 với tên là: “Công ty kiến thiết đướng Bắc Thái” theo quyết định số 256/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái. Nhưng để phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh thì ngày 02/02/1982 công ty được đổi tên thành “Xí nghiệp xây dựng đường Bắc Thái” theo quyết định số 13/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái. Căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại năm 1986, xí nghiệp được tỉnh Bắc Thái xếp loại vào Xí nghiệp hạng 2 theo Quyết đinh số 125 /QĐ-UB ngày 13/09/1986 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái tại thời điểm đó, nhiệm vụ hàng năm của xí nghiệp là: xây dựng mới, nâng cấp nền mặt đường các loại (Kể cả hệ thống thoát nước ngang, dọc và các cầu bản gỗ khẩu độ nhỏ ) thuộc các tuyến đường trong phạm vi tỉnh Bắc Thái
Để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời xuất phát từ tình hình và điều kiện thực tế của xí nghiệp và của tỉnh Bắc Thái, đến ngày 28/11/1992 theo quyết định số 607/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tinh Bắc Thái ( nay là tỉnh Thái Nguyên ) thành lập và đổi tên “xí nghiệp xây dựng đường Bắc Thái” thành “ công ty công trình giao thông I Thái Nguyên”.
Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của chính phủ và Ủy ban Nhân dân tinh Thái Nguyên. “công ty công trình giao thông I Thái Nguyên” thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Sau khi phương án thực hiện cổ phần hóa của công ty được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngày 19/12/2003 đại hội cổ đông sáng lập tổ chức đại hội thành lập “công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên” công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên được cấp đăng ký kinh doanh và hoạt động theo luật doanh nghiệp từ ngày 01/01/2004.
Được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo hình thức bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn nhằm mục đích mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông gồm toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty và các cổ đông khác ngoài công ty. Công ty là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, là một pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng, có cơ cấu bộ máy tổ chức chặt chẽ theo điều lệ của công ty, tự chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, thực hiên hạch toán kinh tế một cách độc lập và có kế hoạch về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã được các bạn hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và tin tưởng, hàng trăm công trình hoàn thành với chất lượng tốt đã đóng góp một phần vào sự phát triển của quốc gia nói chung và của ngành giao thông nói riêng.
1.2.2.2 Những hoạt động chính của công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên
a. Đặc điểm của ngành nghề:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
-Được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng đã ký với các đơn vị chủ đầu tư sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu.
- Trong ngành xây lắp, tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật của sản phẩm đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật chất lượng công trình.
- Sản phẩm xây dựng là những công trình, hạng mục công trình kiến trúc quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sản phẩm đơn chiếc bao gồm hạng mục sản phẩm cấu thành.
- Thời gian thi công dài, thi công tuân thủ theo công trình, quy phạm.
- Sản phẩm có thời gian sử dụng dài, giá trị lớn, có đặc điểm riêng biệt, và không di chuyển đi nơi khác được. Còn điều kiện sản xuất ( máy móc, thiết bị, lao động…) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm.
- Các chi phí tiêu hoa theo định mức tiêu chuẩn.
-Phương thức tiêu thụ đặc biệt: sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà được nghiệm thu bàn giao giữa các bên đại diện.
Hiện nay, hình thức tổ chức sản xuất được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng là phương thức giao khoán sản phẩm xây dựng cho các đơn vị cơ sở cho các tổ đội thi công. Chủ yếu áp dụng hai hình thức sau:
Hình thức khoán gọn công trình:
Đơn vị giao khoán tiến hành giao khoán toàn bộ giá thành công trình cho bên nhận khoán, khoán trọn gói toàn bộ các khoản mục chi phí. Khi quyết toán công trình, quyết toán trọn gói cho bên nhận khoán. Đơn vị nhận khoán sẽ tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị kỹ thuật, nhân công… tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao, bên nhận khoán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình nhận khoán. Nộp cho đơn vị giao khoán số phần nộp ngân sách, số trích lập quỹ doanh nghiệp.
Hình thức khoán theo từng khoản mục chi phí:
Đơn vị giao khoán sẽ khoán những khoản mục chi phí trên cơ sở thỏa thuận với bên nhận khoán (vật liệu, nhân công, sử dụng máy…). Bên nhận khoán sẽ chi những khoản mục đó, bên giao khoán sẽ chịu trách nhiệm chi phí và kế toán những khoản mục không được giao khoán, đồng thời phải chịu trách nhiệm chi phí và giám sát về chất lượng và kỹ thuật công trình.
* Kế toán chi phí vật liệu trực tiếp trong doanh nghiệp cần tôn trọng những nguyên tắc sau:
Chính vì nhưng đặc điểm riêng biệt của ngành nghề kinh doanh xây lắp mà trong công tác kế toán nguyên vật liệu đã có một số khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất
-Vật liệu sử dụng cho việc xây dựng hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc có liên quan, theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thành thực tế xuất kho.
-Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu chưa sử dụng hết ở các công trường, bộ phận sản xuất để tính số vật liệu thực tế sử dụng cho công trình, đồng thời phải hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình.
-Trong điều kiện vật liệu sử dụng cho việc xây dựng nhiều hạng mục công trình thì kế toán áp dụng phương pháp phân bổ để tính chi phí vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý: theo định mức tiêu hao, chi phí vật liệu trực tiếp theo dư toán…
-Kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức tiêu hao vật liệu áp dụng trong xây dựng cơ bản và phải tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống đó.
c. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên
sơ đồ 01: Mô hình tổ chức các phần hành kế toán trong công ti như sau
Kế toán trưởng
Kế toán viên 2
-Nhiệm vụ công việc: +Thủ quỹ
+Theo dõi đội xe
+chi phí các đội
…
Kế toán viên 1
-Nhiệm vụ công việc:
+tiền mặt
+Theo dõi đội thi công
+chi phí các đội
….
Kế toán tổng hợp
-Nhiệm vụ công việc:
+Tiền gửi
+Tiền và các khoản trích theo lương
+Các khoản thanh toán
+tập howpchi phí tính giá thành SP
.........
Kế toán đội sản xuất
Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung, có bộ máy kế toán trong công ty là kế toán đội và kế toán công ty riêng biệt và được phân cấp quản lý. Tại phòng kế toán công ty một kế toán có thể làm nhiều phần hành, còn ở các đội sản xuất chỉ biên chế nhân viên kế toán làm công tác thông kê kế toán, thu thập số liệu ban đầu, ghi chép theo chế độ kế toán cấp đội. Cuối tháng, kế toán đội gửi toàn bộ số liệu về phòng kế toán trên công ty để tiến hành ghi sổ kế toán và lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của các kế toán:
-Kế toán trưởng:
Là người phụ trách chung về điều hành toàn bộ công tác hạch toán của công ty, phụ trách tài chính của công ty. Quản lý vốn theo kế hoạch duyệt, chuyển vốn theo kế hoạch duyệt và tổ chức chuyển vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy đinh của nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo cáo theo quy định.
Trực tiếp đảm nhận kế toán tài sản cố định về hiện vật và giá trị căn cứ trích lập khấu hao tài sản cố định.
-Kế toán viên:
Có 3 kế toán viên, các kế toán viên làm đúng phần hành kế toán của mình, theo đúng nguyên tắc kế toán và theo quy đinh của công ty.
Kế toán chi tiết tiền mặt, thanh toán và tổng hợp: có nhiệm vụ quản lý thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, tiến hành theo dõi chi tiết thanh toan với người mua. Tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, mở sổ chi tiết từng hạng mục công trình, từng hạng mục theo đúng yếu tố chi phí và so sánh với dự toán.
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ phân bổ lương và lập bảng tính lương cho nhân viên làm việc trong các phòng ban chức năng, thanh toán lương cho các đội.
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kho, theo dõi và tập hợp các số liệu về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại các đội theo từng công trình, theo từng hạng mục.
-Kế toán đội:
Tại đội công tác kế toán mang tính chất thống kê, tập hợp xử lý sơ bộ, việc hạch toán các tài khoản cũng tương đối giống ở công ty, do tính chất khoán nên công việc kế toán đội cũng bao gồm hạch toán nguyên vật liệu, lương phải trả cho nhân viên đội, các chi phí chung của đội và dừng lại ở việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho một công trình hay một hạng mục mà đội đảm nhận. Cuối tháng trong một vài ngày nhất định kế toán đội tập hợp các chứng từ gốc cùng bảng kê gửi về phòng kế toán công ty để kế toán tổng hợp và thanh toán lại cho các đội, do vậy các báo cáo ở đội mang tính chất chi tiết làm tài liệu cho công tác kế toán trên công ty
d. Chính sách kế toán áp dụng
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.
Chế độ kế toán áp dụng: Theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ, đặc điểm của hình thức này là tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian, hình thức ghi sổ theo hệ thống trên hai loại sổ tổng hợp khác nhau là sổ đăng kí chứng từ và sổ cái tài khoản, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi được ghi vào sổ cái phải được phân loại để ghi vào chứng từ ghi sổ. Số liệu của chứng từ ghi sổ là cơ sở để ghi vào sổ cái tài khoản.
Phương pháp kế toán thuế theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp thực tế đích danh.
Báo cáo tài chính mà công ty áp dụng:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo luân chuyển tiền tệ.
Trình tự hạch toán:
Sơ đồ 02 : Sơ đồ kế toán theo phương pháp chứng từ ghi sổ
chứng Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp từ gốc
Sổ , thẻ chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Bảng TH
Chi tiết TK
Sổ cái TK
Sổ đăng ký
CT ghi sổ
Bảng đối chiếu số phát sinh
Báo cáo Kế toán
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
1.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê:
Trước tiên là trực tiếp xem xét cơ sở vật chất, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp. Tiến hành thu thập những số liệu cần thiết phản ánh tình hình, hiện trạng hoạt động sản xuất , kinh doanh của doanh nghiệp, thu thập các số liệu, các tiêu thức các chỉ tiêu có liên quan đến nguyên liệu, vật liêu của đơn vị để phục vụ cho đề tài.
b. Phương pháp phân tích và so sánh :
- Phương pháp phân tích: phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sự phân chia các sự vật hiên tượng thành các bộ phận cấu thành của chúng thông qua đó để thấy được sự tác động qua lại giữa các bộ phận qua lại đó. cụ thể là dựa vào nhưng kết quả thu được như các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, ta tiến hành phân tích từng chỉ tiêu , các bộ phận cấu thành nên chúng , thông quá đó ta thấy được sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó, cần đơn giản hóa vấn đề giúp người đọc hiểu được nội dung mà đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp phổ biến trong phân tích để xác định mức độ và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Cụ thể là so sánh các số liệu của tháng, quý, năm trước với số liệu tháng, quý, năm sau để thấy được những công việc còn chưa thực hiện tốt, những mặt đã đạt được cũng như các mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đưa ra kết luận và những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, công tác kế toán của đơn vị.
c. Phương pháp kế toán
* Phương pháp chứng từ và kiểm kê:
- Phương pháp chứng từ là phương pháp được sử dụng để phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của chúng vào các bảng chứng từ kế toán.
- Kiểm kê: Là phương phapsxacs định và kiểm tra tại chỗ các loại tài sản của đơn vị, nhằm giúp cho số liệu kế toán phản ánh đúng thực trạng, tình hình tài sản, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phương pháp phân tích và đánh giá: Là phương pháp dùng đơn vị đo lường bằng tiền tệ để biểu hiện giá trị các loại tài sản của doanh nghiệp theo một nguyên tắc nhất định nào đó.
* Phương pháp tài khoản, ghi sổ kép:
- Tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo từng nội dung kinh tế, trong đó mỗi nội dung kinh tế được ghi chép trên một trang sổ kế toán, nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong mối liên hệ khách quan giữa chúng bằng cách ghi sổ kép ( ghi hai lần ) vào các tài khoản có liên quan với cùng số tiền.
* Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: Là phương pháp dùng bảng biểu có tính chất tổng hợp và cân đối để phản ánh và kiểm tra sự hình thành, vận động của tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh và các vấn đề kinh tế tài chính khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG I THÁI NGUYÊN
2.1 Thực tế hoạt động tại cơ sơ
2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu
Công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên chuyên kinh doanh các ngành nghề như:
- Xây dựng các công trình giao thông.
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng.
- San lấp mặt bằng.
- Khai thác đá.
- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Mua bán vật tư thiết bị giao thông.
- Xây lắp điện dân dụng và công nghiệp.
- Kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng.
- Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình giao thông.
Nên nguyên vật liệu tại doanh nghiệp chủ yếu là: sắt thép, xi măng, cát, gạch đá các loại (đá 1*2, 2*4, 4*6, đá dăm…), tôn các loại, cấu kiện bê tông…nguyên vật liệu phục vụ cho công trình giao thông và kinh doanh xây lắp điện dân dụng là: biển báo giao thông ( biển báo tam giác, biển báo hình tròn, biển báo hình chữ nhật…), nhựa đường, dây cáp điện, dây điện, các dụng cụ linh kiện điện ngoài ra còn một số nhiên liệu, cốp pha, công cụ dụng cụ phục vụ cho các công trình của doanh nghiệp.
Đặc điểm:
- Nguyên vật liệu tại công ty thường có giá trị lớn.
- Nguồn cung cấp đa dạng tùy theo từng công trình được thi công.
- Quản lý phân cấp mỗi đội công trình có một kho riêng.
- Các nguyên vật liệu là không đồng nhất.
2.1.2 Tình hình quản lý nguyên vật liệu
Do đặc thù của các đơn vị kinh doanh xây lắp đó là các sản phẩm xây lắp thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mỗi loại sản phẩm xây lắp đòi hỏi nhiều nguyên vật liệu khác nhau tùy theo kỹ thuật thiết kế yêu cầu. Do vậy cần phải quản lý , theo dõi nguyên vật liệu chi tiết theo từng công trình.
Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình xây lắp, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ và hạch toán nguyên vật liệu từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, dự trữ, sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp.
Khâu thu mua: thường thì nguyên vật liệu được doanh nghiệp mua từ những nhà cung cấp trên thị trường những khách hàng quen thuộc và có uy tín. Tuy nhiên để đảm bảo cho tốc độ thi công cũng như làm giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào ( chi phí vận chuyển ) doanh nghiệp tiến hành khâu thu mua sao cho gần nhất địa điểm mà công trình đang thi công, đồng thời thực hiện kiểm soát chặt chẽ về mặt số lượng, giá cả vật liệu nhằm giảm chi phí thu mua đến mức tối đa.
-Khâu bảo quản: nguyên vật liệu dùng cho quá trình thi công công trình thường rất dễ hư hỏng như: xi măng, sắt thép, nhựa đường…nên yêu cầu phải quản lý tốt quá trình bảo quản vận chuyển nguyên vật liệu về kho, chống thất thoát, hoa hụt giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển. Kho dự trữ nguyên vật liệu khô thoáng, thủ kho luôn quản lý chặt chẽ và tiến hành kiểm kê định kỳ.
-Khâu dự trữ: kho dự trữ của công ty nằm ngay tại công trình, và các loại vật tư chủ yếu là đất, đá, nhựa đường … nên về hình thức các kho rất đơn giản. Đa số vật tư khi đem về được sử dụng ngay vào trong công trình cà khi không sử dụng hết mới nhập kho, do vậy vật tư tồn kho là không nhiều. Các đội căn cứ vào kế hoạch định mức và tiến độ thi công thực tế mà có các quyết định mua vật tư vừa phải.
Về phía công ty, tại khu trạm trộn có một số loại vật tư cần dự trữ do cần phải sử dụng thường xuyên và liên tục như xi măng, đá, nhựa đường, dầu...
-Khâu sử dụng: tùy theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế của công trình xây lắp để xuất nguyên vật liệu phù hợp. Cần phải xác định chính xác mức tiêu hoa nguyên vật liệu theo dự toán công trình. Muôn vậy, kế toán phải tổ chức tốt công tác hạch toán và phản ánh tình hình xuất dùng cũng như việc phân tích và đánh giá nguyên vật liệu theo kế hoạch
Để làm rõ,tính toán khối lượng vật liệu đưa vào sử dụng và mức độ tiêu hao nguyên vật liệu theo dự toán và thực tế sự chênh lệch đó có ảnh hưởng nhiều đến chất lựợng công trình ta đi vào phân tích công trình đường nam Đại Học Thái Nguyên,qua bảng số liệu 1 và 2
Bảng 01:Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
THEO KẾ HOẠCH
BẢNG PHÂN TÍCH NGANG
Đá hộc (m3)
Đá dăm 4*6(m3)
Đá dăm 2*4?(m3)
Đá dăm 1*2(m3)
Đá dăm 0,5*1(m3)
Nhựa dường số 3(kg)
Củi đốt (kg)
Đoạn 1
6.75
222.61
5.11
28.98
12.94
6353
5106.3
Đoạn 2
6.75
215.32
5.08
28.82
12.87
6318
5078.3
Đoạn 3
6.3
171.11
4.66
26.43
11.8
5794
4656.9
Đoạn 4
5.49
148.05
4.03
22.86
10.21
5013
4029.1
Tổng
25.29
757.09
8.818
107.09
47.82
23478
18870.6
THEO SỔ SÁCH KẾ TOÁN
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TK 621
CTGS 82
7
210
7
28
21
7000
8000
CTGS 91
14
420
14
56
21
12000
8000
CTGS 110
126
28
7
4480
2000
Cộng
21
756
21
112
49
23480
18000
Tại bảng phân tích ngang là khối lượng vật tư cần dùng cho công trình theo định mức, ta cũng sử dụng số liệu phòng kế toán để đưa ra một cách chính xác khối lượng vật tư đã đưa vào công trình.
Bảng 02: Phân tich khối lượng
NVL
Đơn vị
Kế hoạch (Mk)
Thực tế (M1)
Chênh lệch
M1- Mk M1/Mk*100
Đá hộc
m3
25.29
21
-4.29 83.0
Đá dăm 4*6
m3
757.09
756
-1.09 99.9
Đá dăm 2*4
m3
18.88
21
2.12 111.2
Đá dăm 1*2
m3
107.09
112
4.91 104.6
Đá dăm 0.5*1
m3
47.82
49
1.18 102.5
Nhựa đường số 3
kg
23478
23480
2 100.0
Củi
kg
18870.6
18000
-8706 95.4
Tổng
43,304.77
42,439
-865.77 98.0
Ta thấy tổng khối lượng vật tư được đưa vào công trình thực tế đạt 98% so với định mức. Điều này không đồng nghĩa với việc là rút khối lượng trong công trình, như ta biết công trình này đã được cán bộ kỹ thuật của bên A và bên B thông qua, như vậy tổng khối lượng đạt 98% so với kế hoạch nhưng công trình vẫn đạt yêu cầu. Tuy vậy, ta cũng đi phân tích nguyên nhân nào dẫn đến việc chỉ tiêu khối lượng không đạt định mức.
Có đá hộc và đá dăm 4*6, và củi không đạt như định mức còn các loại đá khác đều được đưa vào công trình vượt định mức. Ta biết, trong thi công đường việc xê dịch khối lượng vật liệu (các loại đá) lẫn nhau được chấp nhận trong % cụ thể. Và xét trên thực tế, ta biết mỗi một chuyến xe trở vật tư, đất đá, một chuyến = 7m3, mục tiêu của doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí ở mức độ có thể nên việc khối lượng vật tư bị dôi ra hoặc thiếu hụt so với định mức một chút là hoàn toàn có thể.
Để quản lý tốt nguyên vật liệu nhập, xuất kho thủ kho của đơn vị đã quán triệt những nguyên tắc sau:
-Nhập kho nguyên vật liệu thủ kho tiến hành:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ.
+ Phân loại nguyên vật liệu theo từng chủng loại, ký hiệu đối với các chứng từ nhập kho.
+ Kiểm tra về mặt số lượng bằng cách cân, đo, đếm rồi đối chiếu với chứng từ nhập kho, trường hợp thiếu so với hóa đơn, chứng từ phải lập biên bản có sự xác nhận của người vận chuyển và báo ngay cho bên bán.
+ Khi nguyên vật liệu về nhập kho được xếp gon gàng theo từng chủng loại giúp cho việc quản lý cũng như việc xuất kho dễ dàng.
+ Cuối ngày tổng hợp số lượng nhập kho và thẻ kho.
-Khi xuất kho nguyên vật liệu thủ kho tiến hành:
+ Kiểm tra tính hiệu quả hợp lệ của các phiếu xuất kho, những chữ ký cần thiết theo quy định.
+ Xuất kho đúng số lượng, chủng loại theo yêu cầu.
+ Cuối ngày cân đối lượng vật tư trong ngày để vào thẻ kho.
+ Cuối tháng thủ kho tổng hợp số liệu nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu.
Để quản lý tốt nguyên vật liệu, cuối mỗi tháng thủ kho lập báo cáo nhập, xuất, tồn trình lên giám đốc doanh nghiệp để xem xét, mặt khác thủ kho phải thường xuyên kiểm tra số vật liệu trong kho để tránh sự mất mát, hao hụt, giảm chất lượng.
2.1.3 Phân loại nguyên vật liệu
Ta biết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp nói chung, và nguyên vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nguyên vật liệu dùng cho xây lắp cũng rất đa dạng, nhiều loại, số lượng mối loại cũng rất lớn, mỗi loại nguyên vật liệu có nội dung kinh tế và chức năng riêng vì vậy để quản lý và hạch toán chính xác thì phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý, nguyên vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên được phân loại như sau:
- Nguyênvật liệu chính: Ta biết rằng nguyên vật liệu chính là những loại nguyên vật liệu chủ yếu trong doanh nghiệp, cấu thành nên sản phẩm xây lắp như: sắt thép, xi măng, cát, đá,gạch ngói, nhựa đường, cấu kiên bê tông, biển báo giao thông, các linh kiện điện dân dụng, dây cáp điện … Trong đó những nguyên vật liệu như: đá, biển báo giao thông, nhựa đường chiếm tỷ trọng lớn và có nhiều chủng loại khác nhau.
+ Đá bao gồm: đá 1*2, đá 4*6, đá hộc, đá mạt … mỗi loại đá có công dụng khác nhau trong quá trình thi công xây dựng.
+ Biển báo giao thông: Biển báo hình tròn, biển báo hinh chữ nhật, biển báo hình tam giác … dùng cho những công trình thi công làm đường
-Nguyên vật liệu phụ:Có tác dụng phụ trợ trong quá trình thi công các công trình, cùng với nguyên vật liệu chính tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh thường là:sơn các loại, vít tông, đinh ốc, bu lông, dây buộc…
Tuy nhiên tùy vào từng hạn mục công trình mà doanh nghiệp có thể phân loại nguyên vật liệu sao cho phù hợp. Chẳng hạn như vơi công trình xây dựng nhà cửa, thì xi măng sắt thép… là nguyên vật liệu chính nhưng với công trình giao thông thì xi măng lúc này chỉ là nguyên vật liệu phụ.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: giàn giáo, lưới sàng, máy trộn bê tông, cát sỏi…
- Phế liệu bao gồm: Nhựa đường thải đã bị đông cứng , thép rỉ, các vật liệu hỏng… đã hết giá trị sử dụng.
2.1.4. Đánh giá nguyên vật liệu
a. Tính gía nguyên vật liệu nhập kho
Doanh nghiệp tính giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thực tế, nguyên vật liệu chủ yếu là do mua ngoài, với số lượng lớn, giá trị cao nên việc thu mua nguyên vật liệu thường theo hợp đồng dưới sự kiểm tra, theo dõi, giám sát trực tiếp của thủ kho và bộ phận cung ứng, giá nguyên vật liệu nhập kho được tính theo giá trên hợp đồng hoặc giá ghi trên hóa đơn.
Giá thực Giá phí trên Chi phí Các khoản được
tế NVL = hóa đơn hoặc + thu mua - giảm trừ ( chiết
nhập kho hợp đồng khấu, giảm giá)
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, vì vậy giá ghi trên hóa đơn hay hợp đồng là giá chưa có thuế GTGT.
VD: Ngày 01/01 công ty mua đá 1*2 để phục vụ xây dựng của doanh nghiệp Bảo Long, tổ 14- Thị trấn Chùa Hang- Đồng Hỷ- Thái Nguyên với số lượng 28m3 đơn giá mua chưa có thuế là 60.952,2 đồng/m3, thuế suất thuế GTGT 10%.
Vậy giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là: 28 x 60.952,2 = 1.706.656 đồng
b. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Tại công ty cổ phần giao thông I Thái Nguyên để tiện cho việc theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu và để phù hợp với tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh, thuận tiện cho việc hạch toán nguyên vật liệu, công ty đã sủ dụng phương pháp tính: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ đ
Giá đơn Giá thực thế từng loại tồn kho đầu kỳ và nhạp mua trong kỳ
vị bình =
quân cả Lượng thục tế tường loại tồn kho đầu kỳ và nhập mua trong kỳ
kỳ dự trữ
Phản ánh giá nguyên vật liệu xuất kho cho các công trình xây dựng.
2.1.5. Hệ thống tài khoản - chứng từ sử dụng trong phần hành Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
a. Trình tự luân chuyển chứng từ:
Tại đội: các nghiệp vụ nhập xuất tồn nguyên vật liệu được thể hiện qua các chứng từ gốc. kế toán đội thu thập các chứng từ gốc và sử lý sơ bộ.
Tại công ty: tiếp nhân chứng từ gốc, bảng kê chứng từ các đội gửi lên
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính ró ràng, trung thực đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán,
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
b.Chứng từ sử dụng:
Thủ tục nhập kho:các chứng từ đi kèm là
- Hóa đơn GTGT
- Hợp đồng mua hàng
- Biển bản kiểm nghiệm vật tư. Mẫu số 05 – VT
- Phiếu nhập kho. Mẫu số 01 – VT
- Phiếu tạm nhập
- Thủ tục xuất kho:
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
- Các chứng từ khác:
- Thẻ kho
- Biên bản kiểm kê sản phẩm vật tư hàng hóa
* Hóa đơn mua hàng
Căn cứ vào nhu mua vật tư mà bộ phận mua hàng sẽ liên hệ với nhà cung ứng, lựa chọn người bán hàng. Khi mua hàng người bán sẽ xuất hóa đơn bán hàng GTGT hoặc thông thường đây là chứng từ gốc cần thiết để kế toán căn cứ váo đó hoạch toán NVL.
* Phiếu nhập kho- phiếu tạm nhập kho
Căn cứ theo định mức nguyên vật liệu của công trình hay từng hạng mục công trình đã được duyệt mà đội nhận khoán từ công ty, ứng trước tiền mua nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu được mua với số lượng lớn được kiểm nghiệm ( có biên bản kiểm nghiệm). Căn cứ vào hóa đơn mua hàng kế toán đội lập phiếu nhập kho ( nếu chưa đưa ngay vào công trình ) hoặc lập phiếu tạm nhập khi hóa đơn chưa về.
Phiếu nhập kho: nhằm xác định số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm người có liên quan và ghi sổ kế toán.
Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, sản phẩm hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp cổ phần, nhận liên doanh hoặc vật tư phát hiện thừa trong kiểm kê.
Khi lập phiếu nhập kho người phụ trách bộ phận cung tiêu nguyên vật liệu ( thủ kho) ghi rõ số phiếu nhập và ngày nhập, tháng năm nhập phiếu, họ tên người nhập nguyên vật liệu, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho và tên kho nhập.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành hai liên (đối với vật tư mua ngoài ) hoặc ba liên (đối với vật tư sản xuất, đặt giấy than viết một lần ) và phụ trách kí ( ghi rõ họ tên ) người nhập mang phiếu đến kho để nhập vật tư, sản phẩm hàng hóa.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người nhập kí vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 ( nếu có ) người nhập giữ.
* Biên bản kiểm nghiệm vật tư:
Nhằm xác định số lượng, quy cách, chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.
Biên bản kiểm nghiệm này áp dụng cho các loại nguyên vật liệu cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp:
Nhập kho với số lượng lớn
Các loại vật tư có tính chất lý, hóa phức tạp.
Các loại vật tư quý hiếm.
Những vật tư không kiểm nghiệm trước khi nhập kho, nhưng trong quá trình kiểm nhận để nhập kho phát hiện có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập thì vẫn phải lập biên bản kiểm nghiệm
Ý kiến của ban kiểm nghiệm : ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lương, nguyên nhân đối với vật tư, sản phẩm , hàng hóa không đúng số lượng , quy cách , phẩm chất và cách xử lý.
Biên bản kiểm nghiệm lập 2 bản:
Một bản giao cho phòng , ban cung tiêu.
Một bản giao cho phòng, ban kế toán.
Trường hợp nguyên vật liệu không đúng số lượng , quy cách , phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì phải lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán nguyên vật liệu để giải quyết.
* Phiếu xuất kho ( mẫu số 02- VT)
Nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiên định mức tiêu hao vật tư.
Phiếu xuất kho lập cho 1 hoặc nhiếu thứ nguyên vật liệu cùng 1 kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.
Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ nguyên vật liệu cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng
Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do phòng cung ứng lập ( tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng đơn vị ) thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần ). Sau khi lập phiếu xong, phụ trách bộ phận sử dụng, phụ trách cung ứng ký ( ghi rõ họ tên ) giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho ( ghi rõ họ tên ).
Liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu.
Liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán .
Liên 3 người nhận giữ để ghi sổ kế toán bộ phận sử dụng.
* Thẻ kho.
Thẻ kho theo dõi số lượng nhập, xuất tồn kho từng thứ nguyên vật liệu ở từng kho. Làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ nguyên vật liệu và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho.
Mỗi thủ kho dùng cho một thứ nguyên vật liệu cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho.
Tại đội : kế toán đội lập thẻ theo dõi chi tiết và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số nguyên vật liệu. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng .Cuối tháng tính số tồn kho. Hầu hết nguyên vật liệu khi mua về được xuất thẳng vào công trình, nên số lượng tồn kho thường không nhiều, khi lượng nguyên vật liệu không dung hết mới đem nhập kho. Kho của từng đội thường đặt tại nơi thi công công trình ( thường gọi là nán trại cất trữ nguyên vật liệu )
Tại công ty: Phòng kế toán cũng ghi thẻ kho nhưng gọi chung là sổ kho ( ghi cho các đội ). Sổ kho của công ty, với chứng từ được tập hợp từ đội thì không ghi chi tiết, còn nguyên vật liệu được nhập xuât tại công ty thì ghi chi tiết. Theo định kì, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó xác nhận vào thẻ kho.
Sau mỗi lần kiêm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
* Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu ( mẫu số 08 – VT)
Xác định số lượng, chất lượng, và giá trị nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê ,làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, sản phẩm, hàng hóa thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.
Ban kiểm kê gồm có trưởng ban và các ủy viên.
Mỗi kho được kiểm kê lập một biên bản riêng.
Nếu có chênh lệch thủ trưởng đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này.
Ban kiểm kê lập biên bản thành hai bản:
- 1 bản giao cho phòng kế toán
- 1 bản giao cho thủ kho.
Sau khi lập biên bản trưởng ban kiểm kê và các ủy viên cùng ký vào biên bản ( ghi rõ họ tên )
c. Tài khoản sử dụng
TK 152: nguyên vật liệu
Tại đội theo dõi trên sổ TK nguyên vật liệu, theo từng loại vật liệu của từng công trình.
Tại công ty TK 152 được theo dõi chi tiết theo kho của từng bộ phận quản lý:
VD: 152 D3H: kho của đội 3 do đội 3 quản lý.
152 CTY: kho của công ty do phòng vật tư quản lý
152 VP: vật tư do bộ phận văn phòng quản lý…
TK 152- Nguyên vật liệu có 5 TK cấp 2. Khác với các doanh nghiệp sản xuất, TK cấp 2 phân theo công dụng có NVL chính và phụ, với doanh nghiệp xây lắp tùy tính chất của từng công trình, từng hạng mục mà với công trình này NVL đó là chính nhưng với công trình khác NVL đó là phụ
TK1521: Nguyên liệu, vật liệu
TK 1523: Nhiên liệu
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1526: Thiết bị XDCB
TK 1528: Vật liệu khác.
Riêng đối với TK 1521- Nguyên liệu, vật liệu bao gồm: phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu mua ngoài, nhận của bên giao thầu, gia công, tự chế biến.
Đối với TK 1526- thiết bị XDCB bao gồm: phản ánh cả giá trị thiết bị XDCB của bên giao thầu ( bên A ), hoặc bên A ủy nhiệm cho đơn vị nhận thầu ( bên B ) mua thiết bị thuộc vốn thiết bị của công trình XDCB sau đó lắp đặt vào công trình.
TK 336: phải trả nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình cấp, thanh toán: kinh phí, vật tư và các khoản khác giữa công ty với các đơn vị trực thuộc
Kết cấu 336 tại công ty: ghi chi tiết cho từng đội, từng bộ phận
Phát sinh nợ
Phát sinh có
Các khoản công ty đã thanh toán cho đội
Bù trừ nợ phải trả nội bộ với phải thu
nội bộ theo từng đối tượng
Các khoản công ty phải trả đội phát
sinh trong kỳ
Dư b ên có
Các khoản công ty còn nợ đội
2.1.6 Hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
a. Hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại đội
Mỗi đội hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song, và có thẻ kho và sổ chi tiết vật tư, vật liệu riêng theo dõi toàn bộ NVL mà đội quản lý. Cuối tháng gửi bản tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư vật liệu về phòng kế toán trên công ty và toàn bộ chứng từ đi kèm ( chứng từ nhập xuất, hóa đơn GTGT, giấy xin cấp vật tư, vật liệu…).
Sơ đồ 03: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở đội
CHỨNG TỪ NHẬP
SỔ TK NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
THẺ KHO
TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬP XUẤT TỒN
CHỨNG TỪ XUẤT
Tại phòng kế toán công ty: trình tự hạch toán NVL theo sơ đồ sau:
Sổ giá thành công trình, hàng mục công trình
Sổ kho và sổ chi tiết vật tư + xe máy theo từng công trình
Chứng từ gốc từ đội bao gồm các chứng từ gốc và các bảng kê xuất nhập tồn
Bảng kê chứng từ gốc cùng loại
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152
Bảng cân đối số phát Sinh
Ghi chú:
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
b. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về công tác hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp, ta nghiên cứu một số nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp trong tháng 2 –công trình đường Nam Đại Học Thái Nguyên, do đội 3 nhận khoán.
Công tác kế toán nguyên vật liệu ở đội:
Khi có hóa đơn mua vật tư của đội gửi về, kế toán nhập phiếu nhập kho ( hoặc nếu chưa có hóa đơn về, kế toán nhập phiếu tạm nhập kho, sau đó khi có hóa đơn về, kế toán ghi giảm tạm nhập kho và nhập phiếu nhập kho).
Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các đội ( thông qua giấy xin cấp vật tư ) kế toán lập phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho tính cho giá trị thực tế của vật tư nhập kho + cước vận chuyển + nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển. Tổng giá trị phiếu nhập kho được chia đều cho khối lượng vật tư nhập kho, và lấy làmđơn giá xuất kho.
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và chứng từ liên quan, kế toán đội tiến hành phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào thẻ kho và cuối tháng lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
Đội theo dõi trực tiếp công nợ khách hàng với các nguyên vật liệu mà đội trực tiếp mua dùng cho thi công ( còn ở phòng kế toán công ty theo dõi công nợ với chủ đầu tư và một số nguyên vật liệu mà công ty trực tiếp mua như nhựa đường…).
Thực chất với các chi phí phát sinh kinh tế toán đội phản ánh luôn vào các chi phí, số tài khoản liên quan một số biểu mẫu kiểu sổ sách đơn giản ( quy định dùng nội bộ ) để phản ánh công tác kế toán ở đội.
Trong đó có sổ TK nguyên liệu, vật liệu ( TK 152 ), sổ giá thành công trình ( TK 154 ) và một vài sổ khác, hầu hết các sổ này được theo dõi theo từng công trình.
Sau đây là một vài chứng từ được sử dụng trong tháng:
Bảng 3: Phiếu tạm nhập kho
Đơn vị: đội 3 Mẫu số 01- VT
Công trình: Đường nam đại học Thái Nguyên Theo quyết định1141-TC/QĐ/CE Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính
PHIẾU TẠM NHẬP KHO
Ngày 02/02/2007
Nợ : 152
Có :336 Đ3H
Số:1/2
- Họ tên người giao hàng : Trần Quang Huy
- Theo số 01 tạm nhập ngày 02 tháng 02 năm 2007 của hợp tác xã kinh doanh lâm sản VLXD phố 8,phường Phan Đình Phùng,thành phố Thái Nguyên.
- Nhập tạ kho: đơn vị
STT
Tên, nhãn hiệu,vật tư
sản phẩm,hàng hóa
Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo
ch.từ
Thực
Nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Củi đốt
m
8
130.000
1.040.000
Cộng
1.040.000
Cộng thành tiền (bằng tiền): Một triệu không trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn
Nhập, ngày 02/02/2007
Phụ trách cũng tiêu Người mua hàng Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên)
( Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 04: Phiếu xuất kho
Đơn vị: đội 3. Mẫu số: 02-VT
Công trình : Đường Nam đại hoc Thái Nguyên Theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 2/02/2007
Nợ TK: 621 Số 1/2
Có TK: 336 Đ3H
- Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Cường
-Địa chỉ ( bộ phận ): Lu 20 SA 0019
- Lý do xuất kho: Lu dá dăm công trình đường Nam đại hoc Thái Nguyên.
-Xuất tại kho: Đơn vị .
STT
Tên, nhãn hiệu, vật tư,
sản phẩm, hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo
ch.từ
Thực
nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Củi đốt
m3
8
130.000
1.040.000
Cộng
1.040.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Một triệu không trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn.
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng cung tiêu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 05: Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG BL/2005B
Liên 2: Giao khách hàng 0024565
Ngày 01 tháng 02 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp Bảo Long
Địa chỉ: Thị trấn Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Số tài khoản: 710 B 00004 NHCT – TN
Điện thoại: MS: 4600275081 – 001
Họ tên người mua hàng: Trần Quang Huy
Tên đơn vị: Công ty cổ phần xây dưng giao thông số 1 – Thai Nguyên
Địa chỉ: Phường Tân Thinh, Thai Nguyên
Hình thức thanh toán: CK MS: 4600346896
STT
Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
1
3 = 1 x 2
Đá 1*2 XD
M
28
60.952,2
1.706.656
Cộng tiền hàng: 1.706.656
Thuế xuất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 85.333
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.791.989
Số tiền vieetbàng chữ: (Một triệu bẩy trăm chín mươi mốt nghìn chin trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, dóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 06: Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG BL/2005B
Liên 2: Giao khách hàng 0024565
Ngày 01 tháng 02 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp Bảo Long
Địa chỉ: Thị trấn Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Số tài khoản: 710 B 00004 NHCT – TN
Điện thoại: MS: 4600275081 – 001
Họ tên người mua hàng: Trần Quang Huy
Tên đơn vị: Công ty cổ phần xây dưng giao thông số 1 – Thai Nguyên
Địa chỉ: Phường Tân Thinh, Thai Nguyên
Hình thức thanh toán: CK MS: 4600346896
STT
Tên hàng hóa,
dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
1
3 = 1 x 2
Cấp Dầu Diezen
lít
80
5.027
402.160
Cấp dầu phụ
lít
1,14
12.900
14.706
Cộng tiền hàng: 416.866
Thuế xuất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 20.843
Tổng cộng tiền thanh toán: 437.709
Số tiền bằng chữ: (Bốn trăm ba bẩy nghìn bẩy trăm linh chín đồng)
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, dóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 07: Biên bản kiẻm nghiệm
Đơn vị: đội 3
Bộ phận: Đường Nam ĐHTN
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
( Vật tư, sản phẩm, hàng hóa)
Ngày 04 tháng 02 năm 2007
Căn cứ HĐ số 0061946 ngày 04 tháng 02 năm 2007 của Trần Quang Huy
Công ty cổ phần xây dựng giao thông I – Thái Nguyên
Bản kiểm nghiệm gồm:
Ông Trần Quang Huy Trưởng Ban
Ông Nguyễn Văn Cường Ủy viên
Ông Nguyễn Vản Tài Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
TT
Tên, nhãm hiệu
Quy cách đầu tư
Mã
số
Phương
thức
khiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Theo
CT
Kết quả kiểm nghiệm
SL đúng
quy cách,
phẩm chất
SL không đúng
Quy cách,phẩm
chất
1
Đá 1x2
m3
28
28
Ý kiến ban khiểm nghiệm: Đạt yêu cầu đưa vào sử dụng
Đại diệm thống kê Thủ kho Trưởng ban
(ký ghi rõ họ tên ) (ký ghi rõ họ tên ) (ký ghi rõ họ tên )
Nguồn số liệu phòng kế toán
Bảng số 08: Phiếu nhập kho
Đơn vị: đội 3 Mẫu số:01-VT
Công trình: Đường Nam đại học Thái Nguyên Theo quyết định 1141-TC/QDD/CDDKT
Ngày 1/11/1995 của bộ Tài Chính
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 04/02/2007
Nợ TK: 152Đ3H Số 2/2
Có TK: 336Đ3H
- Họ tên người giao hàng: Trần Quang Huy
- Theo HĐ số 02 ngày 01 thán 01 năm 2007
Của Doanh nghiệp Bảo Long, tổ 14, thị trấn chùa Hang- Đồng Hỷ- Thái Nguyên
- Nhập tại kho: đơn vị
STT
Tên,nhãn hiêụ,vật tư,sản
phẩm,hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lương
Đơn giá
Thành tiền
Theo
ch.từ
Thực
nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đá 1x2
m3
28
60.952,2
1.706.656
2
Cước vận chuyển xe
20k 4270
m3
28
19.159
536.452
Cộng
56
80.111,2
22.243.108
Cộng thành tiền (bằng chữ): Hai hai triệu hai trăm bốn ba nghìn một trăm linh tám đồng
Ngày 4 tháng 2 năm 2007
Phụ trách Người mua hàng Thủ kho
cung tiêu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng số 09:
ĐƠN XIN CẤP VẬT TƯ
Kính gủi: Ban chỉ huy đội 3
Tên tôi là: Nguyễn Văn Cường Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật
Xin cấp số vật tư sau
1. Đá dăm 1x2cm Khối lượng: 07 m3
2. Xăng A92 Khối lượng 40 lít
3.
Để phục vụ thi công trình: Đường Nam Đại Học Thái Nguyên (thi công đoạn 1 và đổ xăng xe máy đi chỉ đạo thi công: 2 Cán bộ kỹ thuật) vậy kính mong BCH đơn vị tạo điều kiện giúp đỡ./.
Ngày 12 tháng 2 năm 2007
Đội trưởng Người viết giấy
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng số 10: Phiếu xuất kho
Đơn vị: đội 3 Mẫu số:01-VT
Công trình: Đường Nam đại học Thái Nguyên Theo quyết định 1141-TC/QDD/CDDKT
Ngày 1/11/1995 của bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 14/02/2007
Nợ TK: 152Đ3H Số 7/2
Có TK: 336Đ3H
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Cường
- Địa chỉ (bộ phận): Cán bộ kỹ thuật
- Lý do xuất kho: Làm công trình đường Nam đại học Thái Nguyên.
- Xuất kho tại kho: Đơn vị
STT
Tên,nhãn hiêụ,vật tư,sản
phẩm,hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lương
Đơn giá
Thành tiền
Theo
ch.từ
Thực
nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đá dăm 1x2
m3
07
95.000
665.000
Cộng
665.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Sáu trăm sáu năm nghìn đồng chẵn./.
Ngày 14 tháng 2 năm 2007
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng cung tiêu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng số 11: Phiếu xuất kho
Đơn vị: đội 3 Mẫu số:01-VT
Công trình: Đường Nam đại học Thái Nguyên Theo quyết định 1141-TC/QDD/CDDKT
Ngày 1/11/1995 của bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 14/02/2007
Nợ TK: 152Đ3H Số 7/2
Có TK: 336Đ3H
- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Cường
- Địa chỉ (bộ phận): Cán bộ kỹ thuật
- Lý do xuất kho: Làm công trình đường Nam đại học Thái Nguyên.
- Xuất kho tại kho: Đơn vị
STT
Tên,nhãn hiêụ,vật tư,sản
phẩm,hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lương
Đơn giá
Thành tiền
Theo
ch.từ
Thực
nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xăng A92
lít
40
11.000
440.000
Cộng
440.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn./.
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng cung tiêu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 12: bảng kê chứng từ vay
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ VAY
Tháng 2 năm 2006
(Công trình: Đường Nam Đại Đại học Thái Nguyên)
TT
Tên khách hàng
Số phiếu nhập
Số hoá đơn hợp đồng
Nội dung
ĐVT
Khối lượng
Số tiền chưa thuế
Thuê GTGT
Tổng số tiền
Hình thức TT
Ngày tháng
Số
1
Tạm nhập (HTX Lâm sản - VLXD)
30/1/07
1
Củi
m3
8
1.040.000
1.040.000
CK
2
Doanh nghiệp Bảo long
4/2/07
2
24.565
Đá 1x2
m3
28
1.706.656
85.333
1.791.989
TM
3
Tạm nhập T2/2005 (Bảo Long)
20/2/07
3
Đá hộc
m3
42
2.940.000
2.940.000
CK
4
Cửa hàng xăng dầu XDH
28/2/07
4
12.443
-Dầu diezen
-Xăng A92
lít
1,287
40
6.468.643
440.000
323.432
22.000
6.792.075
462.000
TM
TM
5
Tạm nhập T2/2005 (Bảo Long)
28/2/06
5
Đá 4x6
m3
4.5
337.500
337.500
CK
6
Tạm nhập T2
28/2/06
6
Dầu phụ
lít
20.90
269.618
269.618
CK
Cộng
1.047.118
430.765
13.633.182
Ngày 28 tháng 2 năm 2007
Đội trưởng Người kê
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Bảng 13: Thẻ kho
Đơn vị: Đội 3 Mẫu số 06 – VT
Tên kho Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ – BTC
Ngày 16 tháng 12 năm 1998
của Bộ tài chính
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 01/2/2007
Tờ số:
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đá dăm 1x2 cm
Đơn vị tính: m3
Mã số: 4600346896
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
SH
NT
Nhập
Xuất
Tồn
PN 2/2
4/2
Mua đá phục vụ công trình đường nam ĐHNT
4/2
PX 7/2
14/2
Thi công đoạn 1công trình ĐHTN
14/2
7
28/2
Cộng
7
21
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 14: Sổ chi tiết vật tư + xe, máy
SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ + XE, MÁY
Đội 3 năm 2007
Tên công trình: Đường nam Đại học Thái Nguyên
NT
Sổ chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tổng số
Cửi
Đá hộc
Đá 1x2
Xi măng
…….
Khối lượng (m3)
Tiền
Khối lượng (m3)
Tiền
Khối lượng (m3)
Tiền
Khối lượng (tấn)
Tiền
Vật tư
061
Vật tư
2.195.000
8
1.040.000
7
490.000
7
665.000
061
Vật tư
2.940.000
..
Cộng
…
NT
Sổ chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tổng số
Máy lu
Ô tô v/c
đất + nội bộ
Khối lượng (ka)
Tiền
Khối lượng
Tìên
Máy thi công
Máy T2
5.868.256
5.868.256
Doanh thu máy lu
8.775.000
19.5
8.775.000
…
Cộng
…..
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 15: Bảng kê nhập - xuất - tồn
BẢNG KÊ NHẬP - XUẤT - TỒN
Tháng 2 năm 2007
Chứng từ
Nội dung
TKĐƯ
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TIỀN
SL
TIỀN
SL
TIỀN
Tháng 2 – CT Nam ĐH TN
Đá 1x2 (m3)
PN2/2
4/2
Nhập
111
28
2.659.974
PX8/2
14/2
Xuất
336
7
665.000
Cộng
28
2.659.974
7
665.000
21
1.994.974
Đá hộc (m3)
PN6/1
Tồn đầu tháng 2
7
490.000
PX6/2
Xuất
7
490.000
PN5/2
Tạm nhập
331
42
2.940.000
PX9/2
Xuất thẳng
336
42
2.940.000
Cộng
42
2.940.000
49
3.430.000
Đá 4x6 (m3)
PN6/2
Tạm nhập
331
4.5
1.049.015
Cộng
4.5
1.049.015
4.5
1.049.015
Củi (m3)
PN1/2
Tạm nhập
331
8
1.040.000
PX2/2
Xuất thẳng
336
8
1.040.000
Dầu phụ (lít)
PN1/1
Tồn đầu tháng
1.14
4.706
PX1/2
Xuất (ôtô 20K 4270)
1.14
14.706
PN3/2
Tạm nhập
331
20.90
269.618
PX3/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 1748)
1.17
22.059
PX4/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 1748)
7.39
95.388
PX5/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 4270)
5.75
74.190
PX6/2
Xuất thăng (lu 20SA 0020)
6.05
77.981
Cộng
20.90
269.618
22.04
284.324
0
Diezen (lít)
PN2/1
Tồn đầu tháng
80.0
402.160
PX1/2
xuất (ôtô 20K 4270)
80.0
402.160
PN4/2
nhập
331
1.286.78
64686431
PX3/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 1748)
120.0
603.240
PX4/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 1748)
338.2
1.700.232
PX5/2
Xuất thăng (ôtô 20K - 4270)
263.1
1.322.403
PX6/2
Xuất thăng (lu 20SA 0020)
565.5
2.842.769
Cộng
1.286.78
6.468.643
1.366.8
6.870.804
0
Xăng A92 (lít)
PN4/2
nhập
331
40
440.000
PX7/2
Xuất phục vụ thi công
336
40
440.000
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 16: Bảng kê nhập xuất
Tháng 2 năm 2007
Công trình đường Nam Đại học Thái Nguyên
Ngày tháng
số hoá đơn (H. đồng)
Loại vật tư
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1. Xuất nhiên liệu
28/2/06
Xuất tồn: 1/1
Dầu phụ
lít
1.14
12.727
14.509
28/2/06
Xuất tồn PN: 2/1
Diezen
lít
80.000
5.027
402.160
28/2/06
tạm nhập T2
Dầu phụ
lít
20.901
12.900
269.618
28/2/06
12443
Diezen
lít
1.286.78
5.027
6.468.643
28/2/06
12443
Xăng A92
lít
40
11.000
440.000
Cộng dầu Diezen
lít
1.366.78
6.870.803
Cộng dầu phụ
lít
22.0
284.127
Cộng nhiên liệu
7.154.930
2. Xuất vật tư
28/2/06
Tạm nhập T2
Củi
m3
8
130.000
1.040.000
28/2/06
24565
Đá 1x2
m3
7
95.000
665.000
28/2/06
Tạm nhập T2
Đá hộc
m3
42
70.000
2.940.000
28/2/06
Xuất tồn PN: 6/1
Đá hộc
m3
7
70.000
490.000
Cộng vật tư
5.135.000
Tổng cộng
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 17: Báo cáo nhiên liệu nhập - xuất - tồn trong tháng 02 năm 2007
Công trình: ĐƯỜNG NAM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Tồn đầu kỳ
nhập trong kỳ
Tổng tồn + nhập
Xuất cho máy
Số ka TT
Diezen
Dầu phụ
Diezen
Dầu phụ
Diezen
Dầu phụ
Diezen
Dầu phụ
ĐM
SL
Tiền
ĐM
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
SL
Tiền
120.0
603.240
0.57
1.71
22.059
80
402.160
1.14
14.706
1.287
6.468.643
20.9
269.618
1.367
6.870.803
22.0
284.324
Hạch toán vào 621
Xuất dầu chở đá hộc 6c = 42m3
Otô 20K1784
3
40
Hạch toán vào 621
Xuất dầu chở đá 1x2 4c = 28m3
Ôtô 20K4270
2
40
80.0
402.160
0.57
1.14
14.706
Hạch toán vào 623
Xuất dầu vận chuyêrn nội bộ CT Nam Đại Học Thái Nguyên = 95 c
Ôtô 20K1784
9
37.58
338.2
1.700.232
0.8216
7.39
95.388
Hạch toán vào 623
Xuất vận chuyển nội bộ CT Nam Đại Học Thái Nguyên = 74 c
Ôtô 20K4270
7
37.58
263.1
1.322.403
0.8216
5.75
74.190
Lu 20 SA 0020
19.5
29
565.5
2.842.769
0.31
6.05
77.981
3.299.7
6.870.803
284.324
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
2.1.7. Công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty
Kế toán vật tư tại công ty căn cứ vào các chứng từ đội gửi lên, tiến hành đối chiếu chứng từ gốc với bảng kê các chứng từ rồi từ đó lập bảng kê chứng từ gốc làm căn cứ ghi chứng từ ghi sổ và ghi sổ theo dõi chi tiết nguyên vật liệu ( theo từng công trình)
Phương pháp định khoản một số nghiệp vụ sau:
Nhập xuất thẳng vật tư: Nợ TK 621
Có TK 336 D3H
Xuất vật tư tồn kho Nợ TK 621
Có TK 152 Đ3
Xuất nhiên vật liệu cho máy vận chuyển nội bộ
Nợ TK 6235 (tính vào trong giá thành máy)
Có TK 336 D3H
Xuất nhiên liệu phục vụ cho việc thi công
Nợ TK 6272
Có TK 336 D3H
Công ty sử dụng TK 6235 thể hiện doanh thu máy mà công ty cho các đội thuê để thi công. Bút toán định khoản.
Nợ TK 6235
Có TK 154 03 VT
Xuất nhiên liệu cho máy thi công Nợ TK 6232
Có TK 336 D3H
Bút toán kết chuyển nhiên liệu vào giá thành máy Nợ TK 154 03 VT
Có TK 6232
Bút toán kết chuyển chi phí máy thi công:
Nợ TK 154 (giá thành công trình)
Có TK 6235 sơ đồ 10
TK 154 CT
TK 6235
TK 154 Xe máy
TK 6232
TK 336
kết chuyển
Giá ca xe máy
Bảng 18: Bảng kê chứng từ gốc
BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GỐC
CTGS số: 061
Ngày 28 tháng 2 năm 2007
Ngày
Diễn giải
Số tiền
TK nợ
TK có
28/2
Thuế GTGT được khấu trừ
85.333
13311
336D3H
28/2
Thuế GTGT được khấu trừ xăng dầu
341.432
13311
336D3H
28/2
Ôtô vận chuyển nội bộ đường Nam ĐHTN
5.868.265
6235
336D3H
28/2
Nhập đá 1x2 để tồn kho.c.trình đường Nam ĐHTN
2.659.974
152Đ3
336D3H
28/2
Nhập xuất thẳng đá hộc đường nam ĐHTN
2.940.000
621
336D3H
28/2
Nhập xuất thẳng củi đường nam ĐHTN
1.040.000
621
336D3H
28/2
Xuất đá 1x2 đường Nam ĐHTN
665.000
621
152Đ3
28/2
Xuất đá hộc tồn đường Nam ĐHTN
490.000
621
152Đ3
28/2
Nhập đá 4x6 đường Nam ĐHTN
1.049.015
152Đ3
336D3H
28/2
Xuất xăng phục vụ thi công đường nam ĐHTN
440.000
6272
336D3H
28/2
Xuất nhiên liệu ôtô vận chuyển nội C.T Nam ĐHTN
3.192.213
6232
336D3H
28/2
Doanh thu máy lu T2 C.T đường Nam ĐHTN
8.775.000
6235
15403VT
28/2
Xuất nhiên liệu máy lu (đội 3)
2.920.749
6232
336Đ3H
28/2
KCCP vật tư công trình đường Nam ĐHTN
5.135.000
154
621
28/2
KCCP nhiên liệu vào giá thành máy Nam ĐHTN
2.920.749
15403VT
6232
28/2
KCCP nhiên liệu công trình Nam ĐHTN
3.192.213
154
6232
28/2
KCCP máy công trình Nam ĐHTN
14.643.265
154
6235
28/2
KCCP nhiên liệu vào CPSXC C.T Nam ĐHTN
360.000
154
6272
Cộng
56.718.208
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 19: Chứng từ ghi sổ số 02T2
Đơn vị: C.Ty CPXDGT I Thái Nguyên Ban hành theo QĐ số 1864/1998/QĐ – BTC
Mã số thuế: 4600346896 Ngày 16 tháng 12 năm 1998 Của Bộ tài chính
CHỨNG TỪ GHI SỔ
số 061
Ngày 28 tháng 2 năm 2007
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nhập xuất vật tư T2 (đội 3)
1331
336
426.765
152
336
3.708.989
154
621
5.135.000
154
6232
6.112.962
154
6235
14.643.265
154
6272
440.000
621
152
1.155.000
621
336
3.980.000
6235
336
5.868.265
6232
336
6.112.962
6235
154
8.775.000
6272
336
360.000
Cộng
56.718.208
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 20: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Công ty CP XD Giao Thông I Thái Nguyên Ban hành theo quyết định số:
1864/1998/QĐ/BTC
Ngày 16 tháng 2 năm 1998 của Bộ Tài Chính
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
tháng 2 năm 2007
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
061
28/2
56.638.208
062
28/2
15.015.338
……
….
…….
Cộng
Cộng luỹ kế
376.254.235
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Bảng 21: Sổ cái
Công ty CP XD Giao Thông I Thái Nguyên Ban hành theo quyết định số:
1864/1998/QĐ/BTC
Ngày 16 tháng 2 năm 1998 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
Tháng 2 năm 2007
Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152
NT
GS
Chứng từ
Diễn giải
TKĐ
Phát sinh
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
xxx
061
28/2
Nhập xuất vật tư Đ3
336D3H
3.708.989
621
1.115.000
Phát sinh
3.708.989
1.115.000
Dư cuối kỳ
2.659.974
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn số liệu phòng kế toán)
Chương III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CPXDGT I THÁI NGUYÊN
Qua thời gian tìm hiểu và tiếp cận thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán NVL, cùng với sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cán bộ quản lý, bộ phận kế toán của công ty đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và làm quen thực tế củng cố kiến thức dadx học ở trường, vững bước trong tương lai.
Mặc dù thời gian thực tập tìm hiểu thực tế chưa lâu cũng như chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ bộ máy kế toán, nhưung qua khoá luận này em cũng xin nhận xét và kiến nghị về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng. Hy vọng nó sẽ góp phần nhỏ bé để công tác quản lý cũng như công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
3.1. Nhận xét về công tác kế toán
3.1.1. ưu điểm
Do tính chất khoán nên phần hành kế toán chi tiết vật tư hầu hết được làm ở đội, các bảng biểu được làm theo đúng quy định và chi tiết cung cấp đủ thông tin cần thiết cho kế toán vật tư làm công tác ghi chứng từ ghi sổ, tính giá thành và làm báo cáo, công tác kế toán nguyên vật liệu ở phòng kế toán được giảm bớt.
Hầu hết sổ sách kế toán và các chứng từ được thực hiệntheo đúng quy định của Bộ Tài Chính
3.1.2.Nhược điểm
Nhiều sổ sách kế toán chi tiết còn được làm thủ công, chưa có tính khoa học và còn được làm nhiều bằng tay
Ở công ty còn tồn tại kế toán kiêm thủ quỹ. Nhưng với nhiều hình thức kinh doanh hiện nay, đặc biệt với công ty cổ phần việc giảm biên chế người làm việc mà công việc vẫn được thực hiện là một yếu tố tốt trong công tác giảm chi phí
Tại đội: Không có thủ kho riêng mà chỉ có người ở bộ phận cung ứng vật tư, nên khó quy trách nhiệm khi có sự thất thoát vật tư.
Tất cả các công việc do theo hình thức khoán, nên phòng kế toán trên công ty khó theo dõi một cách trực tiếp chi tiết số lượng nguyên vật liệu của đội với từng công trình qua từng lần xuất nhập mà chỉ dựa trên chứng từ, bảng tổng hợp đội gửi lên mà vào sổ cái TK 152 về mặt giá trị
Bảng biểu báo cáo nhập - xuất - tồn của đội chưa thực sự khoa học và rõ ràng
3.1.3. Giải pháp
Đào tạo nghiệp vụ tin học văn phòng cho nhân viên kế toán đội để công tác kế toán đội được thực hiện đơn giản và rõ ràng hơn.
Phải có sự phân chia trách nhiệm hợp lý trong bộ máy kế toán, cần tách riêng kế toán và thủ kho để tránh tình trạng “ vừa đá bóng vừa thổi còi”
Mẫu biểu báo cáo xuất nhập tồn vật liệu
Nên có sự phân chia trách nhiệm giữa thủ kho và người ở bộ phận cung ứng để công ty có trách nhiệm khi có vấn đề liên quan đến nhập xuất vật tư
Để khắc phục tình trạng này công ty cần cử cán bộ giám sát xuống trực tiếp công trình để nắm thật chi tiết số lượng vật liệu của đội với từng công trình qua từng làn xuất nhập. Mặt khác đi kèm với bản kê hoá đơn nhập xuất công ty nên yêu cầu đội làm chi tiết hơn báo cáo vật liệu nhập xuất tồn. Việc làm này sẽ làm cho công tác thống kê nguyên vật liệu rõ tàng hơn và dễ dàng cho việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu cần chi tiết như sau:
BÁO CÁO VẬT LIỆU XUẤT NHẬP TỒN THÁNG 2 NĂM 2007
Công trình: Đường Nam ĐHTN
STT
Nhiên liệu
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
1
Đá 1x2
m3
28
2.659.974
7
665.000
21
1.994.974
2
Đá hộc
m3
7
490.000
42
2.940.000
49
3.430.000
0
0
3
Đá 4x6
m3
4.5
1.049.015
4.5
1.049.015
4
Củi
m3
8
1.040.000
8
1.040.000
0
0
Chẳng hạn như báo cáo nhiên liệu nhập - xuất tồn trong tháng 2 năm 2007 bảng 17 trang thực sự chưa rõ ràng và còn rất rườm rà theo em thì cần lập báo cáo như sau:
BÁO CÁO NHIÊN LIỆU XUẤT NHẬP TỒN THÁNG 2 NĂM 2007
Công trình: Đường Nam ĐHTN
STT
Nhiên liệu
ĐVT
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
1
Dầu Diezen
Lít
80
402.160
1.286.78
6.468.643
1366.78
6.870.803
0
0
2
Dầu phụ
Lít
1.14
14.706
20.618
269.618
22.04
284.324
-
0
3
Xăng A92
lít
40
440.000
40
440.000
0
0
BÁO CÁO
Nội dung xuất
TK hạch toán
xuất cho máy
Số ka TT1
Diezen
Dầu phụ
ĐM
SL
Tiền
ĐM
SL
Tiền
2
3=1x2
4
5=1x4
Xuất dầu chở đá hộc 6c = 42 m3
621
Ôtô 20K 1784
3
40
120
603.240
0.57
1.71
22.059
Xuất dầu chở đá 1x2 4c = 28 m3
621
Ôtô 20K 4270
2
40
80
402.160
0.57
1.14
14.706
Xuất dầu vận chuyển nội bộ CTN ĐHTN = 95 c
623
Ôtô 20K 1784
9
37.58
338.2
1.700.232
0.8216
7.39
95.388
Xuất dầu vận chuyển nội bộ CTNĐHTN= 74c
623
Ôtô 20K 4270
7
37.58
263.1
1.322.403
0.8216
5.75
74.190
Xuất dầu cho lu máy
623
Lu 20SA 0020
19.5
29
565.5
2.842.769
0.31
6.05
77.981
Tổng
1366.8
6870804
22.04
284324
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng, có vai trò hết sức quan trọng, trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất kế toán Nguyên vật liệu có tác dụng quan trọng trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả NVL phòng tránh các hiện tượng mất mát, hư hỏng NVL. Đây là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên, em nhận thấy rằng công tác kế toán NVL đã phần nào đáp ứng được yêu cầu hiện nay của công tác quản lý doanh nghiệp. Khoá luận này được trình bày kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, công tác hạch toán kế toán NVL tại công ty cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyên. Trên cơ sở kiến thức đã học, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Trần Hải Minh, em cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL và phát huy hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian tham khảo thực tế nên khoá luận của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý của Thầy cô giáo và các cô chú tại công ty Cổ phần xây dựng giao thông I Thái Nguyen để khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Đặng Thị Hải Anh
DANH MỤC TÀI LIẸU THAM KHẢO
1. Nguyễn Vaă Công – Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính (nhà xuất bản thống kê năm 2004)
2. Th.S. Hồ Ngọc Hà – 207 sơ đồ kế toan doanh nghiệp
3. Phạm Thị Gái – Phân tích hoạt động kinh doanh(NXB tài chính 2004)
4. Nghiêm Văn Lợi - Kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
5. T.S. Đoàn Quang Thiệu – Lý thuyết kế toán, ĐH Nông Lâm TN 2004
6. Các khoá luận tốt nghiệp của sinh viên khoa kế toán. trường Đại học và quản trị kinh doanh Thái Nguyên năm 2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BaocaoKetoannguyenvatlieutaicongtycophanxaydunggiaothongIThaiNguyen.doc