Tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp may 3- Công ty May 10 (GARCO 10): Lời nói đầu
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, trong hơn mười năm qua cách mạng nước ta đã giành được nhiều thanh tựu to lớn , nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Hoà nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn thu hút được số công nhân lao động cao nhất , có độ tăng trưởng nhanh , có giá trị xuất khẩu cao ,đã đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Tiền lương là một vấn đề không còn mới mẻ . Ngay từ khi có sự phân công lao động xã hội và mua bán sức lao động giữa người với người , tiền lương đã xuất hiện như một phương tiện hữu hiệu và không thể thiếu, giúp cho quá trình này diễn ra một cách tốt đẹp . Người lao động sau khi tham gia vào lao động sản xuất cần được đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho họ thì mới có thể tái sản xuất sức lao động một cách bình thường . Nếu tiền lương không đủ mức sinh hoạt tối thiểu thì người lao động không thiết ...
73 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp may 3- Công ty May 10 (GARCO 10), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, trong hơn mười năm qua cách mạng nước ta đã giành được nhiều thanh tựu to lớn , nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Hoà nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, nhanh chóng trở thành ngành sản xuất mũi nhọn thu hút được số công nhân lao động cao nhất , có độ tăng trưởng nhanh , có giá trị xuất khẩu cao ,đã đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Tiền lương là một vấn đề không còn mới mẻ . Ngay từ khi có sự phân công lao động xã hội và mua bán sức lao động giữa người với người , tiền lương đã xuất hiện như một phương tiện hữu hiệu và không thể thiếu, giúp cho quá trình này diễn ra một cách tốt đẹp . Người lao động sau khi tham gia vào lao động sản xuất cần được đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho họ thì mới có thể tái sản xuất sức lao động một cách bình thường . Nếu tiền lương không đủ mức sinh hoạt tối thiểu thì người lao động không thiết tha và gắn bó với công việc của mình và một điều hiển nhiên là đẫn tới năng xuất lao động bị giảm xuống. Qua điều tra về động cơ lao động người ta thấy mức tiền lương bao giờ cũng có vị trí hàng đầu trong các động cơ chủ yếu nhất của người lao động .
Công ty may 10( Garco10) là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) cũng từng bước thay đổi theo sự đổi mới chung cùng vơí cả nước . Cùng với sự đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động , đảm bảo chất lượng sản phẩm , Công ty không ngừng hoàn thiện đội ngũ các bộ quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy . Đồng thời từng bước thực hiện các hình thức phân phối tiền lương , tiền thưởng nhằm đảm bảo sự công bằng hợp lý tạo ra động lực thúc đẩy người lao động , dẫn tới việc tăng năng xuất lao động , giảm chi phí về thời gian chế tạo sản phẩm , hạ giá thành sản phẩm đảm bảo tăng sức cạch tranh trên thị trường góp phần tạo nên lợi nhận hàng năm cho Công ty cũng như tăng thu nhập cho người lao động . Chính vì vậy công ty nên quan tâm nghiên cứu và đổi mới hơn nữa trong việc trả lương cho người lao động .
Với mục đích vận dụng vốn kiến thức được học tại Khoa Kinh tế và quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội . Việc tìm hiểu phân tích đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đặc biệt là nghiên cứu về tiền lương của công ty . Cụ thể em đã chọn đề tài "Nghiên cứu và phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại Xí nghiệp may 3- Công ty May 10 (GARCO 10)" .
Nội dung của đồ án bao gồm 4 phần sau:
Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty MAY 10
Phần II: Cơ sở lý luận chung về tiền lương.
Phần III: Phân tích công tác trả lương , thưởng tại xí nghiệp may 3 Công ty May 10.
Phần IV : Một số phương hướng hoàn thiện công tác trả lương tại xí nghiệp may 3 – Công ty May 10.
Đồ án này được hoàn thành trong điều kiện thời gian có hạn ,khả năng phân tích nhìn nhận vấn đề còn hạn chế và thiếu xót , rất mong được sự đóng góp ý kiến của toàn thể các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bài viết thêm hoàn thiện . Qua đây em xin gủi lời cám ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn ; thầy Trần Trọng Phúc cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế và Quản Lý trường ĐHBK- Hà Nội và các cô chú , các anh chị trong Công ty May 10 đã giúp đỡ và tận tình chỉ bảo để em từng bước hoàn thanh đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Ngày 30 tháng 05 năm 2002
Người viết :
Nguyễn Hữu Sứng
Phần I
Quá trình hình thành và phát triển
I.1. Quá trình hình thành và phát triển .
Công ty May 10 là một doanh nghiệp Nhà nước, hiện nay thuộc Bộ công nghiệp. Tiền thân của Công ty may 10 ngày nay là các xưởng may quân trang.
Năm 1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, các xưởng May từ Việt Bắc, Khu Ba, Khu Bốn, liên Khu Năm và Nam Bộ đã tập hợp về Hà Nội và sát nhập với nhau thành Xí nghiệp May 10, thuộc Cục Quân nhu, Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng.
Năm 1956 May 10 chính thức về tiếp quản một doanh trại quân đội Nhật đóng trên đất Gia Lâm với gần 2.500m2 nhà xưởng các loại. Do có nhiều cố gắng trong sản xuất nên ngày 8/1/1959 May 10 đã có vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.
Năm 1961, do nhu cầu của tình hình thực tế, xí nghiệp May 10 chuyển sang bộ công nghiệp nhẹ quản lý. Năm 1971 xí nghiệp May 10 chuyển sang Bộ nội thương quản lý với nhiệm vụ là sản xuất gia công hàng xuất khẩu và may quân trang phục vụ cho quân đội.
Năm 1975 xí nghiệp may 10 chuyển sang bước ngoặt mới nhiệm vụ chủ yếu là làm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Liên Xô và các nước khối SEV. Công việc quản lý đã đi vào nề nếp, do đó quy mô của may 10 phát triển rất nhanh, mỗi năm May 10 đã xuất khẩu sang các nước XHCN từ 4 - 5 triệu sản phẩm chất lượng cao.
Tháng 8 năm 1990 khi Liên Xô tan rã, kéo theo sự sụp đổ các nước XHCN ở Đông Âu làm cho thị trường quen thuộc của may 10 mất đi. May 10 cũng như các Xí nghiệp may khác ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ bị giải thể. Trước tình thế này, may 10 cùng với sự giúp đỡ của một số cơ quan chức năng có liên quan đã cố gắng tìm hướng giải quyết để ổn định sản xuất. Xí nghiệp thực hiện các biện pháp cần thiết như: Chuyển hướng thị trường sang khu vực hai và phục vụ tiêu dùng trong nước. Thực hiện giảm biên chế đầu tư và đổi mới 2/3 thiết bị cũ lạc hậu bằng các thiết bị mới hiện đại hơn. Nhờ đó may 10 đã đứng vững trên thị trường và hàng năm may 10 đã xuất khẩu ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, hàng nghìn áo jacket và sản phẩm may mặc khác, đồng thời phục vụ tiêu dùng trong nước khá lớn.
Hoà chung vào những thắng lợi của công cuộc đổi mới, căn cứ vào những bước tiến của Xí nghiệp và trước những đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước và thế giới, ngày 14/12/1992 với quyết định số 1090/TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ đã chuyển đổi Mí nghiệp may 10 thành Công ty May 10 thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
- Tên giao dịch Việt Nam: Công ty May 10,.
- Tên giao dịch quốc tế: GERMENT COMPANY 10 (GARCO 10)
- Trụ sở chính: Km 10 thị trấn Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội.
- Tổng số vốn của Công ty: 20.000.000.000 VNĐ
Trong đó: - Vốn lưu động: 17.000.000.000 VNĐ
- Vốn cố định: 3.000.000.000 VNĐ
I.2. Chức năng và nội dung kinh doanh của Công ty
Công ty May 10 là doanh nghiệp của Nhà nước, là thành viên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của Tổng Công ty dệt may Việt Nam.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu, đồng thời sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường nội địa. Sản phẩm chính của Công ty là áo sơ mi nam và áo jacket, ngoài ra Công ty còn sản xuất một số mặt hàng khác theo đơn đặt hàng như quần âu, váy, quần soóc, áo sơmi nữ.
Qua nhiều năm phấn đấu không mệt mỏi Công ty may 10 ngày nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, có uy tín trên thị trường quốc tế và trong nước. Trong tương lai Công ty không dừng lại ở sản phẩm sơmi truyền thống mà chủ trương thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Trong những sản phẩm mũi nhọn Công ty tập chung vào sản xuất các mặt hàng trang phục của nam giới như complet, jacket, sơ mi, quần âu...
Nội dung kinh doanh của Công ty may 10 là khai thác hết khả năng của mình để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Sản xuất kinh doanh hàng may mặc theo kế hoạch và quy định của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và theo yêu cầu của thị trường. Từ đầu tư sản xuất cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao...
Với cơ sở khang trang, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề với những sản phẩm mũi nhọn và những thế mạnh khác May 10 chiếm một vị thế khá quan trọng trong Tổng Công ty dệt may Việt Nam đảm bảo cuộc sống cho hơn 5000 cán bộ công nhân viên làm việc trong Công ty và các Xí nghiệp thành viên.
I.3. Quy trình công nghệ sản xuất
- Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu để sử dụng máy chuyên dùng như: may, thêu, là, ép... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như: cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như nước chảy như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xách, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.
ở May 10 công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực hành sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các Xí nghiệp rồi xuống cá phân xưởng và sau đó xuống các tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp ráp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩm. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện với chất lượng cao. Với Công ty May 10 trong cùng một dây truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, cho nhiều mẫu mã hàng khác nhau, nhìn chung có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty như sau:
Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu
Thiết kế giác sơ đồ mẫu
Công đoạn cắt,may,là,gấp
KCS
Bao bì đóng gói
Thành phẩm nhập kho
Thêu , in , giặt
Trên đây là toàn bộ quá trình sản xuất và kết cấu sản xuất sản phẩm nói chung của Công ty May 10. Đối với sản phẩm may mặc việc kiểm tra chất lượng được tiến hành ở tất cả các công đoạn sản xuất, phân loại chất lượng sản phẩm được tiến hành ở giai đoạn cuối là: Công đoạn là gấp, bao gói, đóng hộp
I.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty may 10
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty may 10 nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh, tự chủ về tài chính hạch toán độc lập. Do đó bộ máy tổ chức của Công ty đã được thu gọn lại không còn cồng kềnh như trước. Công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những cán bộ công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới sản xuất, đồng thời các phòng ban nghiệp vụ đều cố gắng đi vào hoạt động có hiệu quả.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn cán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty.
Công ty May 10 có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình quan hệ trực tuyến chức năng.
* Cơ quan Tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hai phó tổng giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công việc ở khối sản xuất, thay quyền tổng giám đốc điều hành chung khi tổng giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về công việc được giao.
- Giám đốc điều hành: Giúp việc điều hành các công việc ở khối phục vụ và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao.
* Các phòng ban:
- Văn phòng Công ty: Phụ trách công tác quản lý lao động, tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, sa thải lao động lựa chọn hình thức lương, thực hiện công tác văn thư lưu trữ nhà trẻ, y tế, bảo hiểm xã hội cho Công ty.
- Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm về công tác gia công và kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức kinh doanh hàng trong nước và tiếp nhận quản lý nguyên vật liệu, phụ liệu vật tư thiết bị sản xuất qua hệ thống kho tàng.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài chính trong Công ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo kết quả tài chính của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Quản lý công tác kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đổi mới thiết bị máy móc theo yêu cầu sản xuất.
- Phòng KCS: Có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật của quá trình sản xuất.
* Các xí nghiệp thành viên:
- Công ty có 5 xí nghiệp may và 3 phân xưởng phụ trợ nằm tại Công ty, có 4 xí nghiệp nằm ở các tỉnh ngoài. Mỗi xí nghiệp may có 2 tổ cắt, 5 tổ may, 1 tổ kiểm khoá, 2 tổ là một tổ hộp con và 1 tổ quản lý phục vụ.
+ Giám đốc Xí nghiệp thành viên chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất đơn vị mình, về năng suất - chất lượng tiến độ và thu nhập của công nhân trong Xí nghiệp.
+ Hai trưởng ca sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong ca sản xuất của mình.
+ Các tổ sản xuất chịu sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng ca và sự quản lý gián tiếp của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và trưởng ca về các hoạt động và sản xuất của tổ mình.
* Xí nghiệp thành viên có cơ cấu tổ chức quản lý như sau:
Giám đốc xí nghiệp 2 người
Trưởng ca sản xuất 2 người
Nhân viên thống kê kế hoạch 1 người
Công nhân quản lý kho phụ liệu 2 người
Công nhân sửa máy 3 người
Công nhân vệ sinh công nghiệp 4 người
Các tổ sản xuất của Xí nghiệp 858 người.
Sơ đồ. Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty May 10
Tổng Giám đốc
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành
Phó tổng Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
Phòng quản lý liên doanh
Phòng chuẩn bị sản xuất
Phòng KCS
Ban kỹ thuật cơ điện
Văn phòng Công ty
Trường đào tạo may và TT
XN may I
XN may II
XN may III
XN may IV
XN may V
XN may Vị Hoàng
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng bao bì
Phân xưởng thêu in
* Nhận xét:
Ưu điểm: Đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giải quyết xuyên suốt mọi vấn đề trong Công ty. Các phòng ban chức năng được phân công nhiệm vụ cụ thể do đó phát huy được hết khả năng chuyên môn của từng cá nhân và gắn chặt trách nhiệm rõ ràng. Có mô hình rất rễ quản lý, dễ kiểm soát kết cấu này tạo điều kiện khả năng nghiệp vụ được nâng cao tạo nên sự ổn định trong điều hành và dễ dàng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
Nhược điểm: Cơ cấu quản lý của Công ty còn có sự rườm rà, chồng chéo. Kết cấu này tạo nên sự rập khuôn nên rất hạn chế việc phát huy sáng kiến cải tiến.
Ngay từ những ngày đầu chuyển đổi từ Xí nghiệp sang Công ty, May 10 nhanh chóng khắc phục tình trạng quản lý, phân tán, kém hiệu quả của bộ máy quản lý bao gồm các phòng nghiệp vụ và Xí nghiệp thành viên. Công ty đã dần dần tìm ra mô hình tổ chức bộ máy hợp lý và để đáp ứng quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược chung đã đề ra. Điều lệ của Công ty quy định rõ ràng chức năng, quyền hạn của từng phòng ban đó. Vì vậy với bộ máy và phong cách quản lý mới Công ty đã dần dần xoá được sự ngăn cách giữa hoạt động của các phòng ban nghiệp vụ với các Xí nghiệp thành viên tạo sự gắn bó hữu cơ, sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai khối trong bộ máy quản lý. Cũng chính vì vậy công việc trong Công ty được diễn ra khá trôi chảy, nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Mỗi phòng ban mỗi bộ phận, cá nhân trong Công ty được phân công công việc thích hợp với đơn vị đó. Tuy nhiên hoạt động của từng bộ phận đó lại được phối hợp rất hài hoà để cùng đạt được những mục tiêu chung của Công ty.
I.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị - vật tư của Công ty
Do đặc thù của ngành may nên vốn đầu tư vào máy móc thiết bị là không lớn, nhưng tuổi đời của thế hệ máy được thay đổi rất nhanh do tiến bộ khoa học ngày càng cao và do yêu cầu của sản phẩm ngày càng đa dạng. Đây là vấn đề khó giải quyết khách hàng thường xuyên đòi hỏi chất lượng phải cao hơn muốn vậy phải có những thiết bị mới đáp ứng yêu cầu việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, về mặt xã hội cũng cần phải cân đối giữa việc mua sắm thiết bị hiện đại và vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Trước đây trong cơ chế bao cấp hoạt động sản xuất của Công ty May 10 mới chỉ tập chung vào số lượng, chất lượng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy máy móc thiết bị của Công ty chậm đổi mới, thay thế, hơn nữa việc mua sắm thiết bị thời kỳ này phải được liên hiệp may phê duyệt thủ tục mua sắm phiền hà, tốn thời gian.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán sản xuất kinh doanh với tổng số vốn ban đầu ít ỏi Công ty đã xác định quan điểm đầu tư cho mình là:
- Cần xác định công trình tập trung, trọng điểm để tập trung vốn đầu tư.
- Đầu tư dựa vào sức mình là chính, bằng nguồn vốn tự bổ sung. Ngoài ra tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của khách hàng, khi thật cần thiết mới sử dụng vốn vay.
Xuất phát từ quan điểm này mà Công ty quyết định đầu tư vào chiều sâu vào việc thay thế, tổ chức lắp đặt thiết bị mới, đồng bộ và hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng kịp theo yêu cầu của khách hàng.
Máy móc thiết bị chủ yếu hiện nay của Công ty là máy chuyên dùng, phần lớn được sản xuất ở các nước tư bản như : Nhật, Mỹ, Đức. Nhờ việc đầu tư máy móc thiết bị kịp thời tạo thuận lợi cho việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Các công đoạn sản xuất được chuyên môn hoá cao do đó đã hạ giá thành ở nhiều công đoạn. Mặt khác do đặc điểm máy móc thiết bị ngành may là luôn được cải tiến hiện đại nên Công ty tổ chức sản xuất theo hai ca để khấu hao nhanh máy móc thiết bị và công ty cũng kết hợp mở rộng sản xuất tới các địa phương, thành lập các Công ty liên doanh. Do đó mà Công ty có thể chuyển giao máy móc thiết bị cũ cho địa phương tận dụng được lực lượng lao động nhà xưởng sẵn có ở địa phương để sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thực hiện cả hai bên đều có lợi. Tình hình máy móc thiết bị của Xí nghiệp may 3 được Công ty May 10 trang bị thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1. Một số máy móc thiết bị chủ yếu của xí nghiệp may 3
TT
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng (chiếc)
Máy may 1 kim Juki
Nhật, Đức
78
Máy may 2 kim Juki
Nhật, Đức
06
Máy vắt sổ 5 chỉ
Nhật
06
Máy thùa đầu bằng
Nhật
06
Máy đính cúc Juki
Nhật
06
Máy Kasai may nẹp
Nhật
02
Máy Kansai may cạp quần
Nhật
01
Máy đính bọ Juki
Nhật
02
Máy thùa đầu tròn singgie
Mỹ
01
Máy bổ túi Jakốp
Đức
01
Máy ép lộn cổ
Nhật, Đức
02
Máy ép lộn bác tay
Nhật, Đức
03
Máy là thân
Đức
01
Máy ép quần
Đức
02
Máy ép cổ
Mỹ
01
Máy cắt vòng
Hung, Nhật
02
Máy ép mex
Nhật, Đức
02
Máy hút chỉ
Việt Nam
01
Bàn là ấp áo
Nhật
10
Bàn là hút hơi
Nhật
08
Bàn là hơi treo
Nhật
11
Bàn là nhiệt
Nhật, Đức
42
Tổng cộng
194
I.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm vừa qua .
Đánh giá những thuận lợi của Công ty trong những năm vừa qua :
. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua là rất tốt, đặc biệt là năm 2001, các chỉ tiêu như doanh thu, tiền lương bình quân, mức nộp ngân sách đều tăng cao so với năm 2000 và các năm trước đó, các bộ công nhân viên đều có việc làm ổn định .
Nhìn lại mấy năm qua, thấy công ty đang thực sự chuyển mình, không ngừng phát triển trong cơ chế thị trường với những khó khăn và thử thách lớn, toàn thể cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo công ty đã nỗ lực phấn đấu đưa công ty ngày một lớn mạnh, cùng với sữ phát triển của ngành May Việt Nam. Đạt được kết quả như ngày hôm nay là do công ty đã thường xuyên phân tích và dự đoán về tình hình thị trường ngành may, biết phát huy thế mạnh của mình, đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thực tế, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp tục củng cố và mở rộng các mặt hàng mới với khách hàng đến với công ty.
. Khả năng tài chính lành mạnh , ổn định , có khả năng huy động vốn nhanh thông qua các nguồn vay ngân hàng .
. Trang thiết bị máy móc tương đối hiện đại tại hai Xí nghiệp may1và may2
. Luôn đảm bảo uy tín về chất lượng và thời gian giao hàng .
Bên cạnh những thuận lợi Công ty còn gặp những khó khăn như là :
. Công ty chưa chủ động đi thăm dò , tìm kiếm khách hàng , phần lớn các hợp đồng gia công xuất khẩu đều do khách hàng tự tìm đến với Công ty , chính sách xúc tiến quảng cáo cho danh tiếng về sản phẩm của Công ty đều chưa làm được , bộ phận thiết kế còn yếu .
Việc gia công làm Công ty mất cân bằng trong sản xuất , không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu , nhiều mã hàng đang sản xuất phải dừng chờ nguyên phụ liệu của khách hàng mang đến , sản phẩm làm ra do khách hàng tiêu thụ nên hạn chế tính năng động của Công ty .
. Giá gia công ty có xu hướng ngày càng giảm mạnh do sự cạnh tranh quyết liệt của các Công ty may trong nước , trong khi đó chi phí đầu vào ngày càng tăng, như chi phí điện , nước , vận tải, thuế sử dụng đất …
. Một số quy định , điều khoản chưa hợp lý của luật lao động , luật doanh nghiệp gây kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Phần II
cơ sở lý luận chung về tiền lương
II.1. Khái niệm tiền lương.
Quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người từ trước cho đến nay đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng khác nhau thì các hình thức phân phối cũng khác nhau. Đây là một trong các đặc điểm cơ bản của quan hệ sản xuất.
Tổng sản phẩm xã hội do lao động tạo ra phải được đem phân phối tiêu dùng cá nhân cho tích luỹ tái sản xuất mở rộng và tiêu dùng công cộng. Hình thức phân phối vật phẩm cho tiêu dùng cá nhân dưới chủ nghĩa xã hội là tiến hành theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động, bởi vậy phân phối theo lao động dưới chủ nghĩa xã hội chủ yếu là tiền lương và tiền thưởng. Tiền lương dưới xã hội chủ nghĩa khác hẳn tiền lương dưới xã hội tư bản chủ nghĩa.
Trong sản xuất kinh doanh tiền lương là yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất nó có quan hệ trực tiếp và có tác động nhân quả đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước khi nghiên cứu động thái của tiền lương và chi phí tiền lương của doanh nghiệp ta cần tìm hiểu bản chất tiền lương qua từng thời kỳ.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau thì tiền lương được hiểu theo nghĩa khác nhau.
+ Về thực chất: Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội năm 1985 đến 1993 phần của thu nhập quốc dân biểu hiện bằng tiền đưọc Nhà Nước phân phối một cách có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng chất lượng lao động người đó, đã cống hiến cho xã hội.
+ Theo quan điểm phân phối doanh nghiệp: tiền lương là có nhiều giả nhiều có ít giả ít, không nêu rõ bản chất tiền lương, tiền lương thấp dẫn đến không trở thành động lực đối với người lao động.
+ Trong nền kinh tế thị trường: - Sức lao động là hàng hoá đặc biệt
- Tiền lương là giá cả của sức lao động.
được thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua mức cung cầu về lao động.
Mặt khác: Tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người được hưởng lương hoà nhập với xã hội.
+ Trong nền kinh tế thị trường phát triển: khái niệm tiền lương và tiền công được xem là đồng nhất cả về bản chất kinh tế, phạm vi và đối tượng áp dụng cùng với khái niệm tiền lương còn có một số khái niệm khác.
- Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở kết quả lao động và hiệu qủa kinh tế mà người lao động đã đóng góp (số tiền nhập / sổ sách).
- Tiền lương thực tế là số lượng hàng hoá vật phẩm mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình.
Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Do vậy chúng có mối quan hệ với nhau. chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
IG =
IG: Chỉ số giá cả
ILTT: Chỉ số lương thực tế
ILDN: Chỉ số lương danh nghĩa.
Với một số mức lương nhất định, nếu giá cả hàng hoá thị trường tăng thì chỉ số lương thực tế sẽ giảm xuống .Và ngược lại, trong trường hợp giá cả thị trường ổn định tiền lương danh nghĩa tăng chỉ số tiền lương thực tế cũng tăng. Nếu cùng một lúc tiền lương danh nghĩa và giá cả hàng hoá thị trường cùng tăng hoặc cùng giảm, thì đại lượng nào có tốc độ tăng hoặc giảm lớn hơn sẽ quyết định chỉ số tiền lương thực tế. Trong nhiều trường hợp chính phủ phải trực tiếp can thiệp bằng chính sách cụ thể để bảo hộ mức lương thực tế cho người lao động.
- Mức lương tối thiểu được xem là "cái ngưỡng cuối cùng" để từ đó xây dựng mức lương khác, nó liên hệ chặt chẽ với ba yếu tố:
+ Mức sống trung bình của dân cư một nước.
+ Chỉ số hàng hoá giá cả sinh hoạt.
+ Loại lao động và điều kiện lao động.
- Tiền lương kinh tế: Là số tiền trả thêm vào tiền lương tối thiểu để đạt được yêu cầu sự cung ứng sức lao động.
Xét theo cơ chế thị trường tiền lương tối thiểu và tiền lương kinh tế đều thuần tuý.
II.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Nội dung cơ bản của tổ chức tiền lương là xác định được những chế độ và phụ cấp lương cũng như tìm được các hình thức trả lương thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động phát triển sản xuất.
Quản lý tiền lương bao gồm tổng hợp các biện pháp nhằm đảm bảo tiền lương cho người lao động phù hợp với chất lượng, số lượng lao động của họ. Trên cơ sở đó tạo nên sự quan tâm vật chất của người lao động đối với kết quả lao động cuả mình. Để tổ chức tiền lương đạt được hiệu quả cao cần tuân thủ 5 nguyên tắc.
a. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho các lao động như nhau.
Trả lương ngang nhau cho lao động như sau là nguyên tắc quan trọng vì nó đảm bảo được công bằng, đảm bảo sự bình đẳng trong trả lương. Điều này có sự khuyến khích người lao động.
Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc này là thước đo lao động để đánh giá so sánh và thực hiện trả lương. Những người lao động khác nhau về tuổi tác, giới tính, trình độ.... nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì được trả lương như nhau. Sắc lệnh của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 12/3/1947 đã ghi "Công nhân đàn bà hay trẻ em mà làm một công việc như đàn ông thì được tính tiền lương bằng số lượng của công nhân đàn ông".
Trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau bao hàm ý nghĩa đối với những công việc khác nhau thì cần thiết phải có sự đánh giá đúng mức và phân biệt công bằng, chính xác trong tính toán trả lương.
b. Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
Năng suất lao động không ngừng tăng lên đó là một quy luật kinh tế. Tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng do tác động của nhiều nhân tố khách quan. Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là một nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền luương. Vì có như vậy mới tạo cơ sở giảm giá thành và tăng tích luỹ. Mặt khác, nhằm thực hiện yêu cầu của tái sản xuất mở rộng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội thực hiện nguyên tắc này cần gắn chặt tiền lương với năng suất lao động và hiệu quả kinh tế giải quyết tốt mối quan hệ giữa "làm và ăn" thúc đẩy mọi người khai thác mọi khả năng tiềm tàng để không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội. Tiền lương bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (nâng cao trình độ lành nghề giảm bớt tổn thất và thời gian lao động) còn năng suất lao động tăng không phải chỉ do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố liên quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên). Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
c. Nguyên tắc 3: Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng để xã hội tồn tại và phát triển thì quá trình sản xuất phải diễn ra liên tục nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho sự tồn tại của xã hội. Do đó sức lao động là yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất cũng cần được sử dụng và tái tạo liên tục thực hiện nguyên tắc này tiền lương phải là giá cả sức lao động phù hợp với lao động và pháp luật của Nhà nước thực hiện việc trả lương theo việc gắn với giá trị mới sáng tạo ra đồng thời phản ánh đúng kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
Tiền lương của người lao động là để tái sản xuất sức lao động tức là để đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình.
d. Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận lao động xã hội.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm việc trong các nghề khác nhau, nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong trả lương cho người lao động kết hợp hài hoà lợi ích giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội thực hiện nguyên tắc này cần xem xét và giải quyết tốt mối quan hệ về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa những người đang làm việc với những người đã nghỉ hưu, những người hưởng chính sách xã hội.
Trong khu vực Nhà nước cần trả lương hoàn toàn bằng tiền trên cơ sở xoá bỏ các chế độ cung cấp hiện vật mang tính chất tiền lương. Xác lập hợp lý quan hệ về tiền lương và thu nhập giữa các khu vực, các ngành nghề trên cơ sở các định bội số và mức lương bậc I. Khi xây dựng hệ thống thang bảng lương phụ cấp và cơ chế trả lương Nhà nước có chính sách điều tiết thu nhập giữa các bộ phận dân cư các ngành, các vùng.
e. Nguyên tắc 5: Bảo đảm hợp lý tiền lương giữa lao động trong các ngành nghề khác nhau.
Quy định và giữ vững mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những lao động làm các nghề khác nhau trong các ngành kinh tế khác nhau. Trong các ngành kinh tế quốc dân là một trong nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương ta có thể xem xét dựa trên cơ sở sau:
Sự phức tạp và kỹ thuật giữa các ngành nghề trong ngành kinh tế quốc dân là khác nhau đòi hỏi trình độ lành nghề bình quân của người lao động là khác nhau, trả lương cao hơn cho người lao động lành nghề là một cách thích đáng sẽ khuyến khích họ nâng cao tay nghề và làm cho số lượng công nhân lành nghề tăng cao, do vậy tiền lương bình quân khác nhau.
Trong các điều kiện lao động khác nhau tổn hao năng lượng khác nhau phải được trả công khác nhau để bù đắp được sức lao động hao phí.
Sự phân bố theo khu vực sản xuất mỗi ngành khác nhau thì tiền lương bình quân khác nhau do điều kiện sinh hoạt chênh lệch, giá cả hàng hoá nhu cầu về lao động khác nhau.
II.3. Các chế độ chính sách tiền lương hiện nay của Nhà nước Việt Nam
Hiện nay Nhà nước có hai chế độ tiền lương là:
- Chế độ tiền lương theo cấp bậc (trả cho công nhân sản xuất).
- Chế độ tiền lương theo chức vụ (trả cho người gián tiếp quản lý).
a. Chế độ tiền lương theo cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước và các xí nghiệp, doanh nghiệp áp dụng, vận dụng để trả lương cho người lao động, căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân những người lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động của họ thể hiện qua số lượng và chất lượng.
Việc xây dựng và áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc là rất cần thiết nhằm quán triệt các nguyên tắc trong trả lương cho người lao động. Căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Chế độ tiền lương cấp bậc áp dụng cho công nhân những người lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động của họ thể hiện qua chất lượng và sản lượng . Việc xây dựng và áp dụng chế độ trả lương cấp bậc là rất cần thiết nhằm quán triệt cắc nguyên tắc trong trả lương cho người lao động.
Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng thì phải căn cứ vào hai mặt của nó - số lượng và chất lượng của lao động hai mặt này gắn liền với nhau trong bất kỳ một quá trình lao động nào.
Chất lượng lao động là trình độ lành nghề của người lao động được sử dụng vào quá trình lao động chất lượng lao động thể hiện ở trình độ giáo dục đaò tạo kinh nghiệm kỹ năng. Chất lượng lao động càng cao thì năng suất lao động và hiệu quả làm việc càng cao. Các Mác viết: "Lao động phức tạp chỉ là bội số của lao động giản đơn nhân bội lên thành thử một số lượng lao động phức tạp nào đó có thể tương đương với một số lượng lớn lao động giản đơn". Vì vậy muốn xác định đúng đắn tiền lương cho một loại công việc cần phải xác định rõ số lượng chất lượng lao động nào đó đã hao phí để thực hiện công việc đó.
Để đảm bảo sự quản lý vĩ mô về tiền lương đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng các thang bảng lương và mức lương theo quy định của Nhà nước. Việc cải tiến chế độ tiền lương lần thứ ba Nhà nước đã xây dựng được 21 thang lương và 34 bảng lương với mức lương tối thiểu là 150.000đ áp dụng cho toàn nền kinh tế quốc dân. Hiện nay mức lương tối thiểu là 180.000đ bắt đầu từ ngày 01/01/2000.
* Thang lương: Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề khác nhau. Mỗi thang lương đều có một bậc và hệ số cấp bậc tạo thành khi xác định hệ số lương phải căn cứ vào:
- Đặc điểm sản xuất của từng ngành cụ thể.
- Mức độ phức tạp của công việc.
- Thời gian đào tạo.
- Khả năng phấn đấu nâng bậc của công nhân.
Bảng lương: Cơ bản giống nhau như thang lương, nhưng khác thang lương ở chỗ: mức độ phức tạp của công việc và mức lương của độ phức tạp đó tuỳ thuộc vào công suất thiết kế và quy mô của doanh nghiệp.
Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với bậc trong thang lương.
Thông thường chỉ quy định mức lương bậc 1 với hệ số lương của bậc tương ứng.
Công thức tính mức lương của 1 bậc nào đó như sau:
Li = L1 . Ki
Trong đó: Li: Mức lương bậc i
L1: Mức lương bậc 1 hay mức lương tối thiểu
Ki: Hệ số lương bậc i
Mức lương bậc 1 là mức lương ở bậc thấp nhất trong nghề. Mức lương này ở từng nghề khác nhau cũng khác nhau phụ thuộc vào mức độ phức tạp về kỹ thuật và điều kiện lao động trong nền kinh tế mức lương bậc 1 của một nghề nào đó luôn luôn lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu là mức tiền lương trả cho người lao động làm những công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ sản xuất sức lao động mở rộng.
b. Chế độ tiền lương theo chức vụ
Chế độ tiền lương theo chức vụ thường được áp dụng thông qua bảng chức vụ. Bảng lương theo chức vụ bao gồm các nhóm chức vụ khác nhau được quy định trả lương theo lao động của từng chức vụ. Mỗi chức vụ đều quy định người ở chức vụ đó cần phải có tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị văn hoá chuyên môn của cán bộ lãnh đạo nhân viên khác cần phải hiểu nghĩa rộng hơn so với công nhân. Không những nó chỉ phản ánh kiến thức kinh nghiệm thực tế về một nghề chuyên môn nào đó mà còn bao gồm cả sự hiểu biết toàn diện của họ về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức sản xuất...
II.4. Các phương pháp xác định quỹ lương trong doanh nghiệp
Khác với trước đây, hiện nay Nhà nước không trực tiếp quản lý quỹ lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự xây dựng quỹ lương theo hướng dẫn của cấp trên. Doanh nghiệp có quyền tự chọn hình thức trả lương trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động kích thích tăng năng suất lao động. Nhà nước không cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu và có điều tiết đối với người có thu nhập cao.
Quỹ lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp.
II.4.1. Quỹ tiền lương có thể được chia theo các kết cấu sau:
+ Kết cấu 1: Quỹ tiền lương được chia thành hai bộ phận: Bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi.
Bộ phận tiền lương cơ bản: Là tiền lương cấp bậc đó là toàn bộ những quy định của Nhà nước về hệ thống thang lương tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật mà doanh nghiệp dựa vào đó để vận dụng trả lương cho người công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi hoàn thành một công việc nhất định.
Bộ phận tiền lương biến đổi: Bao gồm khoản phụ cấp, tiền thưởng.
+ Kết cấu 2: Quỹ tiền lương kỳ báo cáo và quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
Quỹ tiền lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương dự tính theo cấp bậc và các khoản phụ cấp thuộc quỹ tiền lương dùng để trả lương cho công nhân viên chức theo số lượng và chất lượng lao động khi hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Quỹ tiền lương theo kế hoạch là những số liệu tính toán dự trù để đảm bảo kế hoạch sản xuất, đảm bảo tiền lương trả cho kỳ sắp tới.
Việc xác định quỹ lương trong doanh nghiệp căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
Nhiệm vụ dựng quỹ lương kỳ kế hoạch (giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận).
- Năng suất lao động của từng loại công nhân.
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch năng suất lao động, số người làm việc ở kỳ thực hiện đã qua.
Quỹ tiền lương kỳ báo cáo là tổng số tiền thực hiện đã chi trong đó có các khoản thực tế không được lập trong kế hoạch nhưng phải chi do yêu cầu của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do những điều kiện sản xuất không bình thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.
Quỹ tiền lương kế hoạch và báo cáo được phân chia theo đối tượng sau:
- Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất.
- Quỹ tiền lương của viên chức khác.
Quỹ tiền lương của sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng quỹ lương của doanh nghiệp và thường biến đổi tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch.
Quỹ tiền lương của viên chức khác trong doanh nghiệp tương đối ổn định trên cơ sở biên chế và kết cấu lương của viên chức được cấp trên phê duyệt.
II.4.2. Xác định nhiệm vụ kế hoạch để sản xuất đánh giá tiền lương bằng chỉ tiêu sau:
- Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vạt.
- Tổng doanh thu.
- Tổng thu trừ tổng chi (trong tổng chi không có tiền lương).
- Lợi nhuận.
Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định theo công thức sau:
VKH = [ Lđb . TLminDN (Hcb + Hpc) + Vgt ] x 12 tháng
Trong đó: VKH: Quỹ lương năm kế hoạch.
Lđb: Lao động định biên.
TLminDN : Mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân.
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương.
Vgt: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.
Các thông số được xác định như sau:
a1. Lao động định biên (Lđb)
Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi.
a.2. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TLminDN)
Theo quy định tại nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 mức lương tối thiểu chung là 144.000 đồng / tháng áp dụng cho khu vực hành chính sự nghiệp. Bắt đầu từ ngày 1/1/2000 mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định bằng cách:
Kđc = K1 + K2
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm.
K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng.
K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.
a3. Xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương sau khi có hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa (Kđc = K1 + K2). Doanh nghiệp được phép chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình để tính đơn giá phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh mà giới hạn là mức lương tối thiểu chung do chi phí quy định và giới hạn trên được tính như sau:
TLminđc = Tiền lươngmin (1 + Kđc)
TLminđc: Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng.
TLmin: Tiền lương tối thiểu chung do chính phủ quy định cũng là giới hạn dưới các khung lương tối thiểu.
Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp.
Như vậy, khung lương min của doanh nghiệp là: TLmin đến TLminđc
a4. Hcb bình quân: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, trình độ công nghệ tiêu chuẩn cấp bậc và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giá lương.
a5. Hiện nay các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá lương gồm: Phụ cấp khu vực phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
a6. Quỹ tiền lương của viên chức chưa được tính trong định mức lao động (Vgt) gồm quỹ tiền lương của hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng công ty, công ty cán bộ chuyên trách của đảng...
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên các doanh nghiệp tính quỹ lương cho các đối tượng và đưa vào quỹ lương năm kế hoạch.
II.4.3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
Theo quy định tại nghị định 28/CP của chính phủ ngày 28/3/1997 và theo thông tư số 13/LĐTBXH-TT hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp thì sau khi xác định được tổng quỹ lương và chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế hoạch, đơn giá tiền lương được tính theo 4 phương pháp.
a. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi).
Vđg = Vgiờ x TSP
Trong đó: Vgiờ: Tiền lương giờ.
Vđg: Đơn giá tiền lương (đồng / đơn vị hiện vật).
TSP: Mức lao động của đơn vị sản phẩm.
b. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:
Vđg =
Trong đó: Vđg: Đơn giá tiền lương
ồVKH: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch
ồTKH: Tổng doanh thu năm kế hoạch.
c. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí.
Vđg =
Trong đó: ồVKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch
ồTKH: Tổng doanh thu năm kế hoạch
ồCKH: Tổng chi phí năm kế hoạch
d. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.
Vđg =
Trong đó: ồPKH: Tổng lợi nhuận năm kế hoạch
ồVKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch
Vđg: Đơn giá tiền lương
II.4.4. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch
Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để lập kế hoạch tổng chi là tiền lương của doanh nghiệp.
Công thức: ồVe = ồVKH + VPC + VBS + VTG
Trong đó: ồVC: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch
ồVKH: Tổng quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
ồVPC: Tổng quỹ lương kế hoạch các khoản phân cấp.
ồVBS: Tổng quỹ lương bổ sung theo kế hoạch.
ồVtg: Tổng quỹ lương làm thêm giờ tính theo kế hoạch.
II.5. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước
II.5.1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Công thức: TLtg = Lcb hoặc công vụ x TLviệcTT
Trong đó: TLtg: Tiền lương thời gian.
Lcbhoặccv: Lương cấp bậc hoặc chức vụ.
TTT: Thời gian làm việc thực tế.
a. Trả lương theo thời gian tiền lương cho người lao động chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét thái độ lao động và kết quả công việc nó bao gồm:
- Chế độ trả lương tháng: Là chế độ trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ thang của công nhân viên chức.
Công thức tính:
Tiền lương tháng = Mức lương cấp bậc, chức vụ + các khoản phụ cấp (nếu có).
Ưu điểm: Giản đơn dễ tính.
Nhược điểm: Còn mang nặng tính bình quân chưa gắn tiền lương với hiệu suất công tác của mỗi người.
- Chế độ trả lương ngày là chế độ trả lương tính theo mức lương (cấp bậc hoặc chức vụ) ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng của cán bộ công nhân viên chức.
Chế độ lương ngày được áp dụng đối với công nhân viên chức trong các cơ quan đơn vị mà có thể tổ chức chấm công và hạch toán ngày công của mỗi người được cụ thể chính xác.
Tiền lương ngày được tính:
TLN = [LN + Các khoản phụ cấp (nếu có)] x TN
Trong đó: TLN: Tiền lương ngày
LN: Lương ngày theo cấp bậc, chức vụ.
TN: Số ngày làm việc thực tế.
Ưu điểm: Chế độ lương ngày làm giảm bớt được tính bình quân trong trả lương có tác dụng khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngày làm việc.
Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả lao động trong từng ngày.
b. Trả lương theo thời gian có thưởng:
Là sự kết hợp thực hiện chế độ trả lương theo thời gian giản đơn với việc áp dụng các hình thức tiền thưởng, nếu công nhân viên chưa đạt các tiêu chuẩn thưởng quy định.
Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa điều chỉnh thiết bị ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao hoặc những công việc phải đảm bảo tuyệt đối chất lượng.
Công thức: Ltgcó thưởng = Ltg + Có thưởng
Ưu điểm: Khuyến khích nâng cao năng suất lao động chất lượng sản phẩm hiệu suất công tác tiết kiệm chi phí sản xuất.
II.5.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương mà người công nhân được nhận phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng quy cách chất lượng, kỹ thuật quy định.
TL = ĐG x Q
TL: Tiền lương được nhận.
ĐG: Đơn giá sản phẩm.
Q: Khối lượng sản phẩm.
a. Tiền lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Là chế độ trả lương cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng quy định và đánh giá tiền lương cấp bậc.
TLSP = SPTT x Đg
TL: Tiền lương sản phẩm
Đg: Đơn giá
SPTT: Sản phẩm thực tế.
b. Tiền lương sản phẩm tập thể: Là chế độ căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm công việc.
Công thức: TLTT = QTT x Đgthị trường
ĐGTT = Thsp x
hoặc : ĐGTT =
Trong đó: ĐGTT: Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể.
Q: Mức sản lượng.
T: Mức thời gian.
TLTT: Tiền lương tập thể
ồLi: Tổng lương giờ tính cho công việc của tổ.
- Tính tiền lương cho từng công việc: Việc phân phối tiền lương cho từng công nhân có thể áp dụng 4 phương pháp chia lương sau đây:
+ Phương pháp I: Chia lương làm việc thực tế với số lượng, phương pháp này được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tính đổi thời gian làm việc thực tế công nhân bậc 1 để so sánh.
Thời gian làm việc quy đổi = (Thời gian làm việc thực tế của từng công nhân) x (Hệ số lương cấp bậc công việc của từng công nhân).
Bước 2: Tính tiền lương một đơn vị thời gian quy đổi.
Tiền lương của một đơn vị thời gian quy đổi
Tổng tiền lương sản phẩm của tổ
=
--------------------------------------------------
Tổng thời gian làm việc quy đổi của tổ
Bước 3: Tính tiền lương của từng công nhân.
Tiền lương từng công nhân = (Thời gian làm việc quy đổi từng công nhân) x (Tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc quy đổi).
+ Phương pháp II: Chia lương theo hệ số chênh lệch giữa lượng sản phẩm và thời gian bao gồm 3 bước :
Bước 1 : Tính tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của từng công nhân .
Tiền lương thời gian của từng công nhân = (Mức lương cấp bậc của từng công nhân) x (Thời gian làm việc thực tế của từng công nhân).
Bước 2 : Tính hệ số chênh lệch giữa lượng sản phẩm và lượng thời gian:
Hệ số chênh lệch
Tổng tiền lương sản phẩm của tổ
=
--------------------------------------------------
Tổng tiền lương thời gian của tổ
Bước 3: Tính tiền lương của từng công nhân:
Tiền lương của từng công nhân = (Tiền lương thời gian của từng công nhân) x (Hệ số chênh lệch).
+ Phương pháp III: Chia lương theo điểm bình quân và hệ số lương.
Bước 1: Quy đổi điểm bình quân về hệ số lương.
Điểm bình quân quy đổi của từng công nhân = (Điểm bình quân của từng công nhân) x (Hệ số lương cán bộ công việc của từng công nhân).
Bước 2: Tính tiền lương của một điểm quy đổi.
Tiền lương của một điểm quy đổi
Tổng tiền lương sản phẩm của tổ
=
---------------------------------------------
Tổng số điểm quy đổi
Bước 3: Tiền lương của từng công nhân:
Tiền lương của từng công nhân = (Số điểm quy đổi của từng công nhân) x (Tiền lương của một điểm quy đổi).
+ Phương pháp IV:
Chia lương theo điểm bình quân áp dụng đối với những lao động giản đơn, tính chất công việc không ổn định kết quả lao động phụ thuộc vào sức khoẻ và thái độ lao động.
Bước 1: Tính tổng số điểm bình quân của nhóm CN bằng cách cộng số điểm bình quân của từng công nhân 1.
Bước 2: Tính tiền lương của một điểm bình quân bằng cách lấy tổng số tiền lương sản phẩm được chia cho tổng số điểm bình quân của nhóm.
Bước 3: Tính tiền lương của từng công nhân bằng cách lấy số điểm bình quân của công nhân với tiền lương của một điểm bình quân.
Ưu điểm: Phương án này có tác dụng khuyến khích công nhân nêu cao trách nhiệm quan tâm đến kết quả lao động cuả tập thể.
Nhược điểm: Nếu chia lương không tốt sẽ không quán triệt nguyên tắc trả lương theo lao động và ảnh hưởng đoàn kết nội bộ.
c. Tiền lương sản phẩm gián tiếp:
Công thức: Lspgián tiếp = MPVGT x ĐGphục vụ
ị ĐGPV=
Vậy
Trong đó: LSPgt: Lương sản phẩm gián tiếp.
Lgtthg : Lương tháng của công nhân gián tiếp.
KTTNSLĐ: Hệ số năng suất lao động của CN trực tiếp.
d. Tiền lương sản phẩm có thưởng: Là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp thực hiện các hình thức tiền lương nếu công nhân đạt các tiêu chuẩn thưởng quy định:
Công thức: LSP có thưởng = Ltg + Có thưởng
e. Tiền lương sản phẩm luỹ tiến: 2 hệ thống đơn giá.
+ Đơn giá cố định: Trả theo sản phẩm trong mức quy định.
+ Đơn giá lương thay đổi: Cho sản phẩm vượt mức quy định.
II.6.Phương pháp xác định quỹ lương.
Để xác định quỹ lương người ta dựa vào số công nhân viên trong công ty theo chức vụ và hệ số phụ cấp của mỗi người theo tháng cùng số lao động gián tiếp của Công ty để tính có 2 pphương pháp xác định quỹ lương.
Quỹ lương tính theo đơn giá và kết quả sản xuất kinh doanh .
Quỹ lương của giám đốc, Phó giám đốc, và kế toán.
Công thức :
VKH = [ Lđb x Lmin DN ( Hcb + Hpc ) + Vgt ] x 12
VTH = ( Lđg x CTTSXKD) + VTTpc + VTTbs + VTTthêm giờ
II.7.Tiền thưởng: Thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc để từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm rút ngắn thời gian làm việc.
PHầN III
PHÂN TíCH TìNH HìNH CÔNG TáC TRả LƯƠNG , THƯởng
tại Xí nghiệp may 3 - Công ty may 10
III.1. Phân tích tình hình lao động.
Đặc điểm về lao động: Lao động của ngành may là lao động nhẹ, công nhân nữ chiếm đa số. Do yêu cầu sản phảm của ngành may, nhất là trong thời kỳ này xu hướng sử dụng cacsarn phẩm mang tính thời trang đang rất phát triển nên lao động của ngành may phải có tính tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì và có tính kỹ thuật cao. Công ty đã xây dựng quy chế về đào tạo cán bộ, công nhân để động viên họ tự giác tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm chặt chẽ hơn đến việc tuyển chọn nhân lực, ban hanh quy chế tuyển dụng và ký kết hợp đồng. Do vây trình độ đầu vào của cán bộ công nhân viên được nâng nên, cụ thể công nhân được tuyển vào. Công ty hiện nay đều phải có trình độ văn hoá lớp 12 và qua đào tạo nghề từ 6 tháng đến 3 năm (do Công ty tự đào tạo ). 100% nhân viên của phòng nghiệp vụ phải có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Cơ cấu lao đông của Xí nghiệp may 3 được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình lao động của Xí nghiệp may 3năm 2001.
Đơn vị
Tổng số người
Trình độ
Đại học
CĐ - TC
PTTT
1.Phòng kinh doanh
7
1
3
3
2.Phòng kế hoạch
19
14
6
3.Phòng tài chính kế toán
4
3
1
4.Phòng kỹ thuật .
8
2
6
5.Phòng quy trình công nghệ
6
2
2
2
6.Phòng KCS
7
1
4
2
7.Phòng tổ chức hành chính
6
3
3
8.Phòng bảo vệ quân sự
10
10
9.PCơ quan công doàn
1
10.Xí nghiệp sản xuất
876
4
1
870
11.Ban giám đốc
2
2
Tổng cộng
947
32
27
888
Tỷ trọng
100%
3,6%
2,5%
93,9%
Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của Xí nghiệp may 3 năm 2001 là 947 người, gồm cả lao đông trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó trình độ đại học có32 người chiếm 3,6% trình độ cao đẳng có 26 người chiếm 2,5% còn lại là lao động phổ thông còn lại là lao động phổ thông là 888 người chiếm 94%ta thấy số cán bộ quản lý chiếm tỷ Trọng rất thấp, lớn là lao động phổ thông.
Công ty May 10 năm ở km10 thị trấn Sài Đồng- Gia Lâm –Hà Nội đây là vị trí rất thuận lợi cho việc sử dụng lao động nhưng lại khó khăn về việc thu hút những người có trình độ quản lý giỏi. Hầu hết công nhân lao động trong Công ty có độ tuổi từ 20 tuổi đến 40 tuổi công nhân sản xuất còn rất trẻ, khoẻ, năng động ,sáng tạo có khả năng tiếp thu được công nghệ mới, tăng quy mô sản xuất. Nếu phát huy được tốt nguồn lực này thì chắc chắn Công ty sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Tình hình chất lượng lao động của đội ngũ công nhân sản xuất:
Công nhân sản xuất là lực lượng lao động giữ vị trí quan trọng trong tổng số công nhân viên, trình độ thành thạo của công nhấn sản xuất người ta căn cứ vào cấp bậc kỹ thuật trong tháng lương để từ đó tính ra hệ số cấp bậc bình quân.
Bảng 3: Tổng bậc thợ của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp May 3
Bậc thợ
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Công ty
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Bậc 1
434
87
100
60
Bậc 2
74
7
22
5
Bậc 3
128
1
Bậc 4
25
Bậc 5
20
Bậc 6
12
Tổng số
663
95
122
65
785
158
Qua bảng trên ta thấy số lượng công nhân trực tiếp sản xuất rất nhiều, đa số làm việc 2 ca về cơ cấu số công nhân nam và nữ thì số công nhân nữ chiếm 83,2%, nam chiếm 17,6% số thợ có tay nghề bậc 1, chiếm tỷ lệ cao 46% trong số lao động trực tiếp bậc thợ của Công ty là 1/5 bình quân tuổi đời nam là 30 tuổi, nữ là 28 tuổi đây chính là lực lượng lao động trẻ so với những Công ty máy khác, nhưng chất lượng lao động còn chưa thật sự cao thể hiện ở trình độ tay nghề, bậc thợ bình quân là thấp. Công ty nên chú trọng việc nâng cao tay nghề hơn nữa:
Bảng 4:Tình hình năng xuất lao động.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
+ (-)
Tỷ trọng
1.Giá trị sản lượng
1000đ
8.608.150
12.587.600
3.779.450
43,9%
2.số công nhân SX bình quân
Người
725
784
59
8,1%
3.Tổng số ngày làm việc
Ngày
207.350
232.064
24.714
11,9%
4.Số ngày làm việc bình quân
Ngày
286
296
10
3,5%
5.Tổng số giờ làm việc
Giờ
1.658.800
1.856.512
197.712
11,2%
6.Số giờ bình quân ngày
Giờ
7,5
8
0,5
6,6%
7.Năng suất lao động năm
1000đ
11.873
16.056
4.183
35,2%
8.Năng suất lao động ngày
1000đ
41,5
54,24
12,74
30,06%
9.Năng suất lao động giờ
1000đ
5,2
6,8
1,6
30,08%
Qua bảng trên ta thấy, kết quả so sánh năng suất lao động của mỗi loại không giống nhau, cụ thể là; năng suất, lao động giờ của năm 2001 so với năm 2000 tăng 30,8% tăng tương ứng là 1600 đồng /giờ. Năng suất ngày của năm 2001 so với năm 2000 tăng tương ứng 12740 đồng là 30,6%, năng suất năm tăng so với năm 2000 là 35,2%tăng tương ứng 4183 đồng /năm.
ở đây ta thấy tốc độ tăng năng suất của năm nhanh hơn tốc độ tăng năng suất của ngày và giờ là do số ngày và số giờ làm việc tăng lên, năng suất của mỗi người công nhân tăng lên do quen tay và do việc tổ chức tốt giữa các bộ phận.
III. 2. Xác định tổng quỹ lương kế hoạch.
Một số đặc điểm sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc lựa chọn phương pháp xác định tổng quỹ lương.
. Công ty may 10 là một doanh nghiệp nhà nước
. Sản xuất liên quan đến từng tổ, các phòng ban và các Xí nghiệp
. Công việc tính lương do phòng điều lương tính lương hàng tháng
. Công nghệ sản xuất ổn định, các sản phẩm gia công với số lượng lớn , vì thế để tính định mức lao động và đơn giá sản phẩm
Xác định tổng quỹ lương kế hoạch gồm cácbước sau:
Bước 1: Phòng quy trình công nghệ xây dựng định mức lao động tổng hợp cho một sản phẩm .
Bước 2: Từ định mức tổng hợp sẽ tính được đơn giá áo jacket với đơn giá tính trên đơn vị thời gian là 0,77 đồng /giây: từ đó xác định được đơn giá gia công là bao nhiêu tiền.
Bước 3: Xác định sản lượng kế hoạch của mỗi loại số lượng sản phẩm gia công sản lượng, sản phẩm quy đổi kế hoạch.
Bước 4: Xác định quỹ lương theo đơn giá sản lượng kế hoạch bằng sản lượng sản phẩm kế hoạch đã quy đổi nhãn với đơn giá một sản phẩm, xác định quỹ lương bổ xung.
III 2.1. Định mức lao động :
Khối trực tiếp sản xuất: Tính toán định mức lao động trên cơ sở lao động thực tế bằng cách bấm giờ trực tiếp tùy nơi làm việc.
Khối phục vụ trực tiếp và giá tiếp sản xuất: Tính toán theo hao phí lao động thực tế bằng cách chấm công.
Phòng quy trình công nghệ xây dựng định mức trên công đoạn may bằng phương pháp bấm giờ thực tế tại nơi làm việc, đơn vị thời gan ntính bằng giây.
Sau đây là định mức lao động trên công đoạn may
Bảng 5: Xây dựng định mức cho một chiếc áo jacket 3 lớp
STT
Các công đoạn may trên đường truyền
Mức thời gian (giây)
1
Máy dây, mí mép dây cơi túi ngoài
218
2
Gim bản to cơi túi ngoài
85
3
Mí miệng túi ngoài
239
4
May đáy túi ngoài, đặt giằng
72
5
Ráp sống lưng
989
6
Đo giáp vai con
32
7
Mí vai con
46
8
Đo giáp sống tay, bấm xẻ
100
9
May lộn xẻ tay vỏ lót
191
10
Mí diễu xung quanh
339
11
Mí nép phủ
110
12
Đo may lộn nẹp phủ
104
13
Ghim bản nẹp
50
14
Đo kẻ, nẹp cổ áo tổng
137
15
Mí nách
142
16
Mí chân cổ lót, cổ áo
108
17
Ráp tay đỉnh cổ lót, vỏ
102
...
...
...
43
Là thành phẩm
202
Tổng cộng
14.546 giây
Tổng thời gian để hoàn thành chiếc áo trên công đoạn may là 14.546giây/sản phẩm tương ứng là 242,4 phút/chiếc.
Thời gian cắt là 764 giây/ chiếc tương ứng là 12,7 phút
Thời gian thêu là 3148,3giây/chiếc tương ứng là 52,47 phút
Thời gian theo chức danh tổ quản lý sản xuất là 2137,5 giây/ chiếc tương ứng là 35,63 phút
Thời gian khối trực tiếp sản xuất (Tcn) bao gồm
Tcn= thơi gian may +thời gian cắt + thời gian thêu + thời gian q.lý tổ sản xuất
Tcn= 242,4+12,7 +52,47+35,63 = 343,2 phút
Đối với khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp không thể định mức một cách chăt chẽ và chính xác được, phòng kế toán dựa vào tỷ lệ % trong đơn giá , số lượng người và cấp bậc từ đó tính ra được thời gian định mức.
Xác định thời gian định mức khối phục vụ trực tiếp sản xuất( Tqv)
TPV
=
Đơn giá khối phục vụ trực tiếp
=
1.386 đ/s
=
1.800 đồng/giây
Đơn giá thời gian /giây
0,77 đ/s
Xác định thời gian định mức khối phục vụ trực tiếp sản xuất(Tql)
Tql
=
Đơn giá khối phục vụ gián tiếp
=
1.940,4 đ/s
=
2.520 đồng/giây
Đơn giá thời gian /giây
0,77 đ/s
Bảng 6: Tổng hợp thời gian định mức lao động cho
một chiếc áo jacket 3 lớp
Tên sản phẩm
ĐVT
Tcn
Tpv
Tql
Tổng thời gian
áo jacket 3 lớp
Giây
20.592
1.800
2.520
24.912
áo jacket 3 lớp
Phút
343,2
30
42
415,2
Tỷ trọng
%
83,0%
7%
10%
100%
III.2.2. Đơn giá tiền lương:
Do việc ký kết hợp đồng giảm từ 3,3 đôla xuống còn 2,8 đôla muốn có lãi trong việc sản xuất loại áo, Công ty lấy đơn giá tính trên một đơn vị thời gian là 0,77 đ/s làm cơ sở cho việc tính đơn giá.
Cơ sở để lập đơn giá, căn cứ vào tiền lương bình quân tháng và việc ký kết hợp đồng
Tính lương bình quân tháng
=
Lương tối tiểu
x
Hệ số lương bình quân
Lương tối tiểu của doanh nghiệp = 210.000 x 1,49 = 310.800 đồng
Tiền lương bình quân tháng = 310.800 x 1,6824 = 522.890 đồng
Bậc thợ bình quân là 1,5 tương ứng hệ số lương bình quân là 1,6824
=
=
=
Tiền lương bình quân ngày
Tiền lương bình quân tháng
522.890
26 ngày
22.116 đồng
Số ngày làm việc trong tháng
Số thời gian làm trong ngày tính bằng giây=8giờx60giâyx60phút= 28.800giây
Lương giây
Tiền lương bình quân ngày
22.116
28.800
0,77 đồng
Thời gian làm trong ngày (giây)
=
=
=
Theo thời gian định mức nay là : 14.546 giây
Thời gian theo định mức cắt là : 764 giây
Thời gian theo định mức thêu là: 3.148,3 giây
Bảng 7: Đơn giá tiền lương khối trực tiếp sản xuất
Nội dung
Mức thời gian (giây)
Đơn giá (đồng/giây)
Đơn giá (đồng/chiếc/s)
I. Khối trực tiếp
Công đoạn may
Công đoạn cắt
Công đoạn thêu
Đơn giá chức danh tổ QLSX
14.546
764
3148,3
2018
0,77
0,77
0,77
0,77
11.200,4
588,3
2424,2
1553,8
Tổng cộng
20476,3
15766,7
Cách tính:
Đơn giá công đoạn may = tổng thời gian xay x đơn giá/giây
Thời gian theo định mức may là 14.965 giây do đó đơn giá máy là
Đơn giá trên công đoạn may = 14546 x 0,77 = 11200,4 đ/c/s
Bảng 7.1: Đơn giá theo chức danh tổ quản lý sản xuất
Nội dung
Hệ số
Đơn giá
Đơn giá tổ trưởng
Đơn giá tổ phó kỹ thuật
Đơn giá thu hoà
Đơn giá giao nhận hàng hoá
1,9
1,5
1,4
1,2
476
397,8
381,7
298,5
Tổng cộng
1554
Cách tính:v
=
Đơn giá trung bình tổ
sản xuất công đoạn may
= 260,5đồng/chiếc/người
=
Đơn giá chức danh tổ QLSX =
Đơn giá trung bình tổ
sản xuất cộng đoạn may
x Hệ số chức danh
Đơn giá trung bình tổ SX công đoạn may
Đơn giá tổ sản xuất công đoạn may
11200,4
43
Số lao động trong tổ
Thời gian định mức tổ QLSX công đoạn may
=
Đơn giá tổ QLSC công đoạn may
Đơn giá thời gian/giây
=
1554
=
2018đ/s
0,77
Đơn giá khôi phục vụ trực tiếp sản xuất = ồThời gian phục vụ x đơn giá/giây
Thời gian theo định mức khối phục vụ là 30 phút, do đó đơn giá khối là:
Đơn giá khối phục vụ trực tiếp sản xuất = 30x60giây x 0,77 = 1.386 đ/giây
Đơn giá khối trực tiếp sản xuất = tổng thời gian gián tiếp x đơn giá /giây
Thời gian theo định mức khối đơn giá gián tiếp sản xuất là 42 phút do đó dơn giá là:
Đơn giá khối gián tiếp sản xuất
=
42phútx60giâyx0,77đ/giây
=
1940,4đ/giây
Bảng 7.2. Đơn giá tiền lương tổng hợp
Nội dung
Mức thời gian (giây)
Đơn giá (đồng/giây)
Đơn giá (đồng/chiếc)
I. Khối trực tiếp sản xuất
20592
0,77
15.855
II. Khối phục vụ trực tiếp sản xuất
1800
0,77
1386
III. Khối gián tiếp sản xuất
2520
0,77
1940,4
IV. Chi phí sản xuất
4332,5
Tổng cộng
24.912
23513,9
Năng suất lao động 1 tổ = NSLĐ trung bình 1 lao động x số lao động trong tổ
Nng suất trung bình
một lao động
=
Tổng thời gian ngày làm việc
Tổng thời gian may một sản phẩm
Nng suất trung bình một lao động
=
8 giờ x 60 phút x 60 giây
=
1,98 sản phẩm/ca
14546
Vậy năng suất trung bình một lao động là 1,98sản phẩm/ca
Năng suất lao động 1 tổ = 1,98 SP/ca x 43 người = 85,14SP/ca
Một tháng một tổ sản xuất = 85,14SP/ca x 26 ngay = 2213,6SP/tháng
Trong tháng công nhân may được bao nhiêu sản phẩm nhân với đơn giá thì sẽ biết được lương của mình. Trong tháng 1 tổ có thể may một hoặc nhiều mã hàng khác nhau, mỗi một mã hàng có độ phức tạp khác nhau thì đơn giá cũng khác nhau.
Nhận xét: Việc xây dựng định mức lao dộng trên công đoạn may bằng phương pháp bấm giờ tại nơi làm việc là phù hợp với điều kiện thực tế, phòng quy trình công nghệ định mức trên cơ sở lấy các tiêu chuẩn về mặt thời gian các đặc trưng về mặt kinh tế và dây chuyền sản xuất nhưng đơn giá tính trên đơn vị thời gian thì chưa công bằng thời gian tính cho áo jecket là 0,77 còn đơn giá cho áo sơmi là 0,87 đồng/s việc chênh lệch đơn giá tính trên một đơn vị thời gian có ảnh hưởng rất lớn đến lương của khối sản xuất trực tiếp.
Bảng 8: Kế hoạch sản lượng .
Tên sản phẩm
Giá
Số lượng Sản phẩm
( chiếc)
Hệ số
quy đổi
Số lượng
sản phẩm
quy đổi
Thành tiền
Hàng gia công
Jacket xuất khẩu
áo choàng xuất kkẩu
áo sơ mi xuất khẩu
Quần âu xuất khẩu
Quần soóc xuất khẩu
Hàng bán
Jacket nội địa
áo sơ mi nội dịa
Dịch vụ
Tổng Cộng
37.500
60.000
13.500
16.000 7.500
60.000
62.000
180.000
74.036
638.889
78.756
2.500
7.000
13.321
1,0
1,6
o,36
0,427
0,2
1.6
1.65
180.000
118.500
230.000
33.500
500
11.200
21.980
595.680
6.750.000
4.443.780
8.625.001
1.255.264
18.700
420.000
930.000
300.000
22.742.000
Cách tính :
Cột số lượng sản phẩm quy đổi = Số lương *Hệ số quy đổi
cột thành tiền = Giá dán * Số lượng
III.2.3. Xác định quỹ lương theo đơn giá sản lượng kế hoạch quỹ lương bổ xung và quỹ lương phụ cấp.
Quỹ lương theo đơn giá sản lượng kế hoạch.
Quỹ lương theo đơn
giá sản lượng kế hoạch
=
Số lượng sản phẩm
x
Đơn giá tiền lương một chiếc jaket
Quỹ lương theo đơn
giá sản lượng kế hoạch
Số lượng sản phẩm quy đổi
Quỹ lương theo đơn
giá sản lượng kế hoạch
= x
Đơn giá tiền nhà nước duyệt là 21.274,9 đồng/sản phẩm
Quỹ lương theo đơn
giá sản lượng kế hoạch
= 595.680 sản phẩm x
21274,9đ = 12.673.032.430đồng
Xác định quỹ lương phụ cấp
Các khoản phụ cấp
Mức lương tối thiểu
Tỷ lệ phụ cấp
Số người được hưởng
Số tháng được hưởng
Hệ số lương phụ cấp
Quỹ phụ cấp
1. Phụ cấp trách nhiệm và chức vụ
310.800
0,15
23
12
2,36
30.366.403,2
2. Phụ cấp ca 3 hoặc phụ cấp làm thêm
310.800
0,35
3650
2,47
37.719.465
Tổng cộng
68.085.868,2
Cách tính:
Quỹ phụ cấp trách nhiệm và chức vụ = 310.800 x 0,15 x 23 x 12 x 2,36
= 30.366.403,2đ/năm
Quỹ phụ cấp ca 3 hoặc quỹ phụ cấp làm thêm là
=
310.800
x 0,35 x 3650 x 2,47 = 37.719.465 đ/năm
26ngày
Hệ số lương cấp bậc bình quân 1,68 tức là để sản xuất áo jacket đòi hỏi cấp bậc bình quân công việc là 1,5 (tổng cấp bậc từ 1 đến 6 chia cho tổng số lao động)
Xác định quỹ lương bổ sung
Các khoản trả theo chế độ
thời gian được hưởng
Số người được hưởng
Tiền lương bình quân
Thành tiền
1. Nghỉ lễ tết
08
1469
16.366
192.33.232
2. Nghỉ phép hàng năm
12
1469
16.366
288.499.848
Tổng cộng
480.833.080
Cách tính: Tiền lương trả theo chế độ đối với cán bộ công nhan viên trong Công ty là 74% ngày
Tiền lương trả theo chế độ = Tiền lương bình quân 1 ngày x Lương theo chế độ
Tiền lương trả theo chế độ = 22.116 x 0,74 = 16366đ/ngày
Bảng 9: Tổng quỹ lương kế hoạch năm 2001
Chỉ tiêu đơn giá tiền lương
ĐVT
Báo cáo năm 2000
Kế hoạch năm 2001
Kế hoạch
Thực hiện
I. Chỉ tiêu SX KD để tính đơn giá
Giá trị sản xuất công nghiệp
1000đ
7.436.000
8.108.150
8.400.000
Tổng sản phẩm quy đổi
chiếc
316.541
305.678
595.680
Tổng doanh thu
1000đ
15.000.000
16.873.689
22.742.000
Tổng chi (Chưa có lương)
1000đ
9.230.000
9.419.000
11.075.015
Lợi nhuận trước thuế
1000đ
700.000
712.964
730.000
Tổng các khoản nộp ngân sách
1000đ
596.000
614.000
839.900
Định mức lao động áo jacket
Phút
443,1
422
419,4
Lao động bình quân
Người
850
891
1469
Lương tối thiểu
Đồng
255.600
255.600
310.800
Hệ số điều chỉnh ngành
1,00
1,00
1,00
Hệ số điều chỉnh theo vùng
0,42
0,42
0,42
Hệ số lương cấp bậc bình quân
1,50
1,6824
1,6824
II. Đơn giá tiền lương
Đồng
22.500
21.960
21.258
III. Tổng quỹ kế hoạch
1000đ
8.193.096,35
7.513.790,25
13.999.574,15
1. Quỹ lương theo đơn giá sản lượng
1000đ
7.122.172
6.712.688,9
12.673.032,43
2. Quỹ lương phụ cấp
1000đ
33.101,35
33.101,35
68.085,87
3. Quỹ lương bổ xung
1000đ
591.573
222.000
48..833,08
4. Quỹ lương thêm giờ
1000đ
446.250
546.000
778.323
III.3. Cơ sở và nguyên tắc trả lương
a. Cơ sở cho việc trả lương
Căn cứ vào các quy định cua nhà nước ban hành về chế độ lao động tiền lương
Căn cứ vào hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Căn cứ vào hàm lượng trì hệ sử dụng trong công việc
Nguyễn tắc trả lương
Thực hiện phân phối theo lao động tiền lươngn phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của từng người
Làm việc gì chức vụ gì hưởng lương theo chức vụ đó
Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động
III.4. xác định tổng quỹ lương thực hiện.
Tổng quỹ lương thực hiện bao gồm quỹ tiền lương khối trực tiếp sản xuất và quỹ tiền lương phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
Quỹ tiền lương khôi trực tiếp: trả lương theo sản phẩm, bao gồm các Xí nghiệpmay, cắt thêu được giao đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương khối trực tiếp sản xuất được xác định theo công thức sau:
Vsx = Vsp + Vpv + Vbx + Vtg
Trong đó:
Vsx : tổng quỹ lương sản phẩm của khối trực tiếp sản xuất
Vsp : Quỹ lương sản phẩm
Vbx : Quỹ các khoản phụ cấp
Vbx : Quỹ lương bổ xung (nghỉ tết, hội họp, ăn trưa..)
Vtg : Quy lương thêm giờ
Quỹ tiền lương khối trực tiếp phục vụ trực tiếp sản xuất, trả lương theo thời gian áp dụng theo 2 mức cố định
Mức 1 là 13.865 đồng/ngày đối với khối phục vụ trực tiếp sản xuất bao gồm các phòng như: phòng kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng điều độ, phòng quy trình công nghệ chỉ thực hiện một chức năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Mức 2 là 16.288 đồng/ngày đối với khối gián tiếp sản xuất bao gồm các phòng như phòng thị trường, phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức hành chính, thự hiện cả 2 chức năng thực hiện nhiệm vụ và tham mưu.
Chức năng tham mưu: Nghiên cứu ra các quy định về công tác quản lý thuộc lĩnh vực mình phụ trách, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc phải phát hiện kịp thời và tiến hành sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Thường xuyên cải tiến công tác đièu hành để công tác quản lý được tốt hơn và hiệu xuất công việc cao hơn.
Tổng quỹ lương khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất được xác định theo công thức sau:
Vttsx = Vtg1 + Vpv + Vbx + Vg
Vttsx: tổng quỹ lương khối phục vụ trực tiếp sản xuất.
Vtg1: quỹ lương khối phục vụ trực tiếp sản xuất
Vtg1 = lương cố định mức 1 x hệ số lương khoán x ngày công thực tế.
Tổng quỹ lương khối gián tiếp phục vụ sản xuất được xác định theo công thức sau:
Vgtsx = Vtg2 + Vpv + Vbx + Vtg
Trong đó:
Vgtsx: Tổng quỹ lương khối gián tiếp sản xuất
Vtg2 : Quỹ lương khối gián tiếp sản xuất
Vpv : Quỹ các khoản phụ cấp
Vbx : Quỹ lương bổ xung
Hàng tháng tổng quỹ lương chia xuống khối trực tiếp sản xuất và khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất từ Xí nghiệp tổng quỹ lương được chia xuống các tổ, các phòng ban và cuối cùng là tới người lao động
Đối với khối trực tiếp sản xuất: tiền lương sản phẩm của mỗi người lao động căn cứ vào sản lượng thực tế nhân với đơn giá các mã hàng để trả lươnmg, ngoài ra còn cộng thêm các khoản phụ cấp, lương bổ xung, lương thêm giờ.
Đối với khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất tiền lương thời gian của môi cán bộ công nhân viên căn cứ vào ngày công thực tế và khối lượng công việc hoàn thành để trả lương ngoài ra còn cộng thêm các khoản phụ cấp lương bổ xung, lương thêm giờ.
Bảng 10: Tổng quỹ lương thực hiện năm 2001
Nội dung
Tổng quỹ lương thực hiện năm 2001
Tỷ trọng (%)
I. Quỹ lương khối phục vụ trực tiếp sản xuất
10,6%
1. Quỹ lương khối phục vụ sản xuất
744.241.991
6,7%
2. Quỹ các khoản phụ cấp
1.149.239.829
1,3%
3. Quỹ lương bổ xung
236.992.257
1,3%
4. quỹ lương thêm giờ
51.103.300
2,1%
II. Quỹ lương khói phục vụ gián tiếp sản xuất
2.200.783.938
19,7%
1. Quỹ lương nhân viên văn phòng
1.701.898.422
15,2%
2. Quỹ các khoản phụ cấp
303.294.294
2,7%
3. Quỹ lương bổ xung
131.316.579
1,2%
4. Quỹ lương thêm giờ
64.274.688
0,6%
III. Tổng quỹ lương khối trực tiếp sản xuất
7.765.968.114
69,6%
1. Quỹ lương sản phẩm k/h (Vsp)
6.357.197.991
57%
2. Quy các khoản phụ cấp k/h (Vsp)
1.149.827.452
10,3%
3. Quỹ lương bổ xung k/h (Vsp)
159.784.243
1,4%
4. Quỹ lương thêm giờ k/h (Vsp)
99.158.428
0,9(
Tổng cộng
11.148.329.429
100%
Đánh giá khái quát tình hình thực hiện tổng quỹ lương:
Tổng quỹ lương thực hiện năm 2001 là 11.148.329.429 đồng trong tổng quỹ lương khối trực tiếp sản xuất chiếm 69,7% khối phục vụ trực tiêps sản xuất chiếm 10,6% và khối gián tiếp phục vụ cho sản xuất chiếm 19,7%
Tổng quỹ lương thực hiện năm 2001 so với tỏng quỹ lương kế hoạch giảm 20% giảm tương ứng 2.799.489.940 đồn trong khi đó tổng doanh thu thực hiện so với tổng doanh thu kế hoạch tăng 10,6% tăng tương ứng là 2.888.400.800đồng doanh thu thực hiện tăng so với kế hoạch là do số lượng sản phẩm thực hiện tăng so với kế hoachj là 101,5% tăng tương ứng là 604.320 chiếc nhưng lao động bình quân thực hiện so với kế hoạch giảm 35,9% giảm tương ứng là 528 người, năng suất lao động tăng, doanh thu tăng, lao động bình quân giảm, tiền lương bình quân giảm.
Nguyên nhân của việc thay đổi trên: là do sự cạnh tranh của các Công ty may trong nước làm cho giá gia công giảm và do lực lượng lao động nghỉ chế độ như ốm đau, thai sản và các lao động hợp đồng hết hạn
III.5. các hình thức trả lương tại Công ty
Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương: là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
Sau đây là các hình thức trả lương đang được áp dụng tại Xí nghiệpvà Xí nghiệpmay 2 chính vì vậy em đi sâu vào việc tìm hiểu tại Xí nghiệp này.
1. Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương mà tiền lương nhận được của môi người được tính theo sản lượng thực tế hoàn thành nhân với đơn giá của mỗi mã hàng. Việc tính lượng do phòng tiền lương thực hiện, phòng này sẽ căn cứ vào bảng sản lượng thực tế, cùng nvới đơn giá của mỗi mã hàng và phiếu nhập kho thánh fphần do tổ trưởng của mỗi tố gửi len vào cuối tháng.
Ví dụ: trong tháng 3 tổ 3 đã sản xuất được 2000 chiếc áo jacket đã nhập kho thành phẩm.
Quỹ lương tổ 4 = 10.027đồng/chiếc x 2000 chiếc = 20,054.000 đồng trong tháng tổ may 4 có sản xuất hao mã hàng áo jacket mã hàng 1 đặt tên đơn giá 1 sản lượng 1 mã hàng 2 thì đơn giá 2 và sản lượng 2
Bảng 11: Lượng sản phẩm của công nhân tổ may 4 Xí nghiệpmay 3
Họ và tên
Đơn giá 1
Sản lượng 1
Đơn giá 1
Sản lượng 1
Lượng sản phẩm
Nguyễn Thị Ngọc Anh
167
2000
165
1440
571.600
Phạm Thị Thanh Hải
184
1750
149
1560
554.440
Nguyễn Thị Thu Hằng
155
1832
162
1425
514.810
Hoàng Thị Thu Hiền
135
2145
120
2250
559.575
Trịnh Thị Hồng Hoa
165
1850
168
1540
563.970
Nguyễn Thị Hồng
140
1850
150
1600
570.600
Nguyễn Thị Thanh Hương
140
1850
150
1600
499.400
…
43. Nguyễn Thị Lộc Hằng
168
1850
165
1450
542.490
Giải thích:
Cột hệ số theo cách gọi của Công ty để dễ phân biệt giữa những người được thưởng với những người không được thưởng (Những người có hệ số 1 mới được xét thưởng, còn hệ số 0 thì không được xét thưởng). hệ số này do tổ trưởng của mỗi tổ nhận xét gửi lên phòng tiền lương, hệ số này cắn cứ vào năng suất chất lượng sản phẩm và số ngày công trong tháng.
Cột lương hệ số của Công ty thực chất là tiền thưởng mục đích của việc trả lương hệ số nhằm khuyến khích mọi người nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đi làm đầy đủ
Cột hệ số lương = hệ số xét thưởng x Hệ số thưởng x lượng sản phẩm
Hệ số thưởng
=
Quỹ lương hệ số
Quỹ lương sản phẩm những người được hưởng
tại Xí nghiệp may 3
Hệ số thưởng
=
28.000.000
= 0,208
134.615.385
Cột lương hệ số của Ngọc Anh = 1 x 0,208 x 571.600 = 118.993đ/tháng
Cột lương chủ nhật = Tiền lương của một ngày công x 150% x công chủ nhật
Tiền lương một ngày công
=
Lương sản phẩm
=
571.600
=21.170đ
Số công trong tháng
27công
Cột lương chủ nhật: 100%7 đã tính vào cột lương thời gian 80% tính vào cột lương chủ nhật
Cột tổng thu nhập = Lương sản phẩm + Lương hệ số + Lương chủ nhật
Cột tổng thu nhập = 571.600 + 118.993 + 31.755 = 715.248 đồng/tháng
Bảng 13 thu nhập của công nhân tổ may 2 Xí nghiệpmay 1
Họ và tên
Hệ số
Ngày công
Tiền ăn ca
Lương sản phẩm
Lương hệ số
Tổng thu nhập
Phạm Thị Hồng
0,5
26
78.000
725.320
29.375
832.695
Nguyên T Thanh Hương
1,0
26
78.000
892.112
72.261
1.042.373
phạm thu Hương
0,7
26
78.000
751.156
42.592
871.747
Bùi Thị Hường
1,5
26
78.000
824.459
100.591
1005.955
Nguyên Thị Khanh
1,0
26
78.000
732.456
59.329
869.785
Bùi Thị Lan
1,0
26
78.000
750.380
60.781
889.161
Võ T. Thu Hường
1,0
26
78.000
745.984
60.425
884.409
…
43. Đỗ Tuyết Chinh
1,0
26
78.000
760.867
61.630
900.497
Cách tính:
Cột tiền ăn ca = nhày công x 3000đồng
Cột lương hệ số = Hệ số xét thưởng x Hệ số thưởng x lương sản phẩm
Hệ số thưởng =
Quỹ lương hệ số của tổ
=
2.512.475
=0,081
Quỹ lương sản phẩm tổ 2
31.018.210
Cột lương hệ số của chị Hồng = 0,5 x 0,081 x 725.320 = 29.375đồng
50%
90%
100%
110%
150%
0
0,5
1,0
1,5
2,0
Năng suất lao động
Cột tổng thu nhập = Tiền ăn ca + lương sản phẩm + lương hệ số
Cột tổng thu nhập = 78.000 + 725.320 + 29.375 = 832.695 đồng/tháng
So sánh thu nhập bình quân công nhân trực tiếp sản xuất giữa Xí nghiệp may 1 và Xí nghiệp may 3 là 661.473đồng/tháng trong đó công nhân tại phân nxưởng may 3 lại phải làm thêm giừo và làm thêm chủ nhật
Nguyên nhân của việc chênh lệch thu nhập bình quân giữa các Xí nghiệp là do:
Thứ nhất là do sự chênh lệch đơn giá Xí nghiệpmay 3 tính 0,71 đồng/giây đói với áo Jacket còn Xí nghiệpmay 1 tính 0,87 đồng/giây đối với áo sơmi.
Thứ hai là do may móc thiết bị tại Xí nghiệpkhông đồng bộ một số đầu tư từ năm 1992 – 1997 làm ảnh hưởng đến năng suất
Thứ ba là do việc trả lương làm thêm giừo, thêm chủ nhật và lương hệ số chỉnh được công bằng lương làm thê, chủ nhật chỉ trả 150% bên cạnh đó họ lại không trả tiền ăn ca.
2. Trả lương theo thời gian
Lương theo thời gian cố định chủ yếu áp dụng ở các bộ phận không thể dịnh mức một cách chặt chẽ và chính xác được hoặc nếu trả theo sản phẩm sẽ không dem lại hiệu quả thiết thực.
* Đối với khối phục vụ trực tiếp sản xuất
Tính lương cho phòng kỹ thuật hưởng lương thneo lương cố định mức 1 là 13.865 đồng/ ngày bảng lương tháng sau đây sẽ minh hoạ cụ thể cách tính lương.
Lương thời gian = Hệ số bình quân x ngày công thực tế x tiền lương ngày
Hệ số bình quân dựa trên 3 yếu tố.
Hệ số chuyên môn
Hệ số trách nhiệm và công tác qủan lý
Hệ số thời gian và sức khoẻ
Hệ số bình quân = (Hệ số chuyên môn + Hệ số trách nhiệm và công tác
quản lý + Hệ số thời gian và sức khoẻ)/3
Hệ số của anh Đông = (2,5 + 3,5 + 1,0) x 80% bậc 1 = 1,87
Bậc 1 được tính là 100% đối với trưởng phòng, còn nhân viên được hưởng 80% bậc 1
Bảng 14: Thu nhập của phòng kỹ thuật Xí nghiệpmay 3
Họ và tên
Hệ số
Hệ số bình quân
Ngày công
Cộng thêm giờ
Công chủ nhật
Lương thời gian
Lương hệ số
Lương thêm giờ
Lương chủ nhật
Tổng thu nhập
Phạm Đình Đông
1,0
1,87
27,5
5
2,5
713.008
148.306
64.820
64.820
990.954
Nguyễn Thị Nhi
1,0
1,23
27,5
2,5
1,5
468.983
97.548
21.317
25.581
613.429
Trần Thị Lâm
0
1,23
21
1,0
1,0
387.250
0
9.220
18.440
414.980
Vũ Thị Ngọc
0
1,23
27,5
3,5
1,5
470.231
0
32.217
27.661
530.163
Lưu Thị Nhiễu
1,0
1,23
27,5
2,5
1,5
468.983
97.548
21.317
25.581
613.429
Lâm Thị Huế
1,0
1,47
27,5
3,5
1,5
560.493
116.583
35.668
30.572
743.316
Cách tính:
Cột lương thời gian = Hệ số cấp bậc x lương thời gian mức 1 x ngày công
Anh Đông = 1,87 x 13.865 x 27,5 = 713.008 đồng/tháng
Cột lương hệ số = Hệ số xét thưởng x hệ số thưởng x lương thời gian
Anh Đông = 1 x 0,208 x 713.008 = 148.306 đồng
Cột lương thêm giờ = Tiền lương 1 ngày công x 150% x công thêm giờ
Anh Đông = 25.928 x 0,5 x 5 = 64.820 đồng
Cột lương chủ nhật = Tiền lương 1 ngày công x 200% x công chủ nhật
Anh Đông = 25.928 x 1 x 2,5 = 64.820 đồng
Cột lương thêm giờ 100% đã tính vào cột lương thời gian 50% tính vào cột lương thêm giờ. Cột lương chủ nhật; 100% tính vào cột lương thời gian, 100% tính vào cột lương chủ nhật
Cột tổng thu nhập = (Lương thời gian + Lương hệ số + lương thêm giờ + Lương CN)
Cột thu nhập = 713.008 + 148.306 + 64.819 + 64819 + 990.548 đ/tháng
Đối với khối phục vụ trực tiếp sản xuất
Tính lương cho phòng tổ chức hành chính hưởng lương cố định mức 2 là 16.288đồng/ngày bảng sau minh hoạ cách trả lương phòng này.
Bảng 15: Thu nhập của phòng tổ chức hành chính Xí nghiệpmay 3
Họ và tên
Hệ số
Hệ số bình quân
Ngày công
Công chủ nhật
Lương thời gian
Lương hệ số
Lương chủ nhật
Tổng thu nhập
Trần Thị Lĩnh
1,0
1,36
28
2,0
620.247
129.011
22.152
771.410
Ngô Thị Sự
0
0,8
29
3,0
321.668
0
16.638
338.306
Lê Thị Phẩm
1,0
0,8
29
3,0
321.668
66.907
16.638
405.213
NguyễnTlan Anh
0
0,8
29
3,0
321.668
0
16.638
338.306
Nguyễn Thị Thu
1,0
0,88
25
3,0
358.336
74.543
21.500
454.370
Vũ Kim Thuý
1,0
1,04
29
3,0
491.246
102.179
25.409
618.834
Đào Thanh Thuỷ
0
0,8
29
3,0
321.668
0
16.638
338.306
Cách tính:
Cột lương thời gian = Hệ số cáp bậc x lương thời gian mức 2 x ngày công
áp dụng mức 2 là 16.288 đồng/ngày
Chị Lĩnh = 1,36 x 16.288 x 28 = 620.247 đồng/tháng
áp dụng mức 1 là 13.865 đồng/ngày
Chị sự = 0,8 x 13.865 x 29 = 321.688đồng/tháng
Cột lương hệ số = Hệ số xét thưởng x hệ số thưởng x lương thời gian
Chị Lĩnh = 1 x 0,208 x 620 . 247 = 148.306 đồng
Cột lương chủ nhật = Tiền lương một ngày công x 150% x công chủ nhật
Chị Lĩnh = 22.152 x 0,5 x 2,0 = 22.152 đồng
Cột lương chủ nhật 100% đã tính vào cột lương thời gian 50% tính vào cột lương chủ nhật
Cột tổng thu nhập = lương thời gian + lương hệ số + Lương chủ nhật
Chị Lĩnh = 620 . 247 + 129.011 + 22.152 = 771.410 đ/tháng
So sánh thu nhập bình quân giữa khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất tại Xí nghiệp may 1 là 1.143.000 đồng/tháng cao hơn Xí nghiệp may 3.
Nhược điểm của lương theo thời gian cố định:
Chưa phản ánh trình độ làm việc thành thạo và thời gian làm việc thực tế
Mang tính bình quân không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian, tiết kiệm nguyên liệu và khối lượng công việc hoàn thành trong ngày, do đó ngày công làm việc không có hiệu quả.
Chưa gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã được trong thời gian làm việc
Chính vì vậy những nhược điểm nêu trên khiến cho khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp tại Xí nghiệp may 3 làm việc chưa thực sự có hiệu quả vì vậy dẫn đến lương thấp hơn so với Xí nghiệp may 1
III.6. Tiền thưởng và các chỉ tiêu thưởng:
1. Tiền thưởng
Theo cách gọi của Công ty thì lương hệ số chính là tiền thưởng lương hệ số là một khoản tiền bổ xung cho tiền lương, trả cho cán bộ công nhân viên dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ do giám đốc giao nhằm khuyến khích các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực. Lương hệ số là một trong những biện pháp khuyến khích lao động, động viên đối với người lao động làm họ quan tâm đến kết quả sản xuất, có ý thức trách nhiệm với công việc của mình
Mục đích của việc trả lương hệ số nhằm khuyến khích mọi người lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế 100% trích từ quỹ phúc lợi khen thưởng là 35%
50% dành cho quỹ đầu tư phát triển
10% doành cho quỹ dự phòng tài chính
5% dành cho quỹ mất việc
35% dành cho quỹ phúc lợi và khen thưởng
Quỹ lương hệ số của Công ty được tách ra từng tháng, tháng nào mà lãi nhiều, giám đốc sẽ quyết định trích ra nhiều để kịp thời động viên cán bộ công nhân viên.
Trong tháng Công ty trích ra một khoản tiền gọi là quỹ lương hệ số, Công ty sẽ chia tới các phân xưởng, các phòng ban bằng 1 hệ số thưởng
2. Các chỉ tiêu thưởng
Đối với khối trực tiếp sản xuất: căn cứ vào năng suất lao động để tính lương hệ số.
50%
90%
100%
110%
150%
0
0,5
1,0
1,5
2,0
Năng suất lao động
- Nếu cá nhân đạt mức lương sản phẩm dưới 50% tiền lương bình quân của tổ thì không được hưởng lương hệ số
- Nếu cá nhân đạt mức lương sản phẩm từ 50% đến dưới 90% Tiền lương bình quân tổ thì lương hệ số được hưởng 0,5 lần lương bình quân tổ.
- Nếu cá nhân đạt mức tiền lương sản phảm từ 90% đến dưới 110% tiền lương bình quân tổ thì lương hệ số được hưởng 1,0 lần lương bình quân tổ
- Nếu cá nhân đạt mức tiền lương sản phẩm từ 110% đến dưới 150% tiền lương bình quân tổ thì lương hệ số được hưởng 1,5 lần lương bình quân tổ
- Nếu cá nhân đạt mức tiền lương sản phẩm lớn hơn 150% tiền lương bình quân tổ thì lương hệ số được hưởng 2,0 lần lương bình quân tổ
* Đối với khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
0
0,5
0,7
1,0
yếu
Trung bình
Tốt
Xuất sắc
Chất lượng công việc
- Nếu chất lượng yếu không đạt được hưởng lương hệ số
- Nếu chất lượng công việc trung bình thì lương hệ số được hưởng bằng 0,5 lần so với lương bình quân tổ.
- Nếu chất lượng công việc tốt thì lương hệ số được hưởng bằng 0,7 lần so với lương bình quân tổ.
- Nếu chất lượng công việc xuất sắc thì lương hệ số được hưởng bằng 1,0 so với lương bình quân tổ.
Hệ số thưởng
=
Quỹ lương hệ số
Tổng quỹ lương bình quân trong tháng
Tổng quỹ lương bình quân trong tháng
=
Quỹ lương bình quân của các phân xưởng
+
Quỹ lương bình quân của các phòng ban
Quỹ lương bình quân của các phân xưởng bằng quỹ lương sản phẩm bình quân của các tổ cộng vào.
Quỹ lương bình quân của các phòng ban bằng quỹ lương thời gian bình quân của các phòng ban cộng vào.
Tổng quỹ lương bình quân của phân xưởng
=
Hệ số thưởng
x
Tổng quỹ lương bình quân của các phân xưởng
Quỹ lương bình quân của phòng ban
=
Hệ số xét thưởng
x
Tổng quỹ lương bình quân của các phòng ban
Lương hệ số của mỗi người
=
Hệ số xét thưởng
x
Hệ số thưởng
x
Lương bình quân của tổ
Như vậy, tổng quỹ lương bình quân ở các Xí nghiệp, phòng ban cao thì được thưởng nhiều ngược lại thì được ít. Từ quỹ thưởng của Xí nghiệp sẽ được chia xuống các tổ, tổ nào có tiền lương bình quân cao thì người lao động ở tổ đó sẽ được thưởng nhiều. Nếu hệ số lương nhân với quỹ lương bình quân hoặc (tổng quỹ lương của những người xét thưởng) mà vượt quá quỹ lương hệ số thì phải giảm hệ số thưởng xuống, ngược lại nếu quỹ lương hệ số còn thừa thì tăng hệ số lên, sao cho vừa đúng bằng quỹ lương hệ số là tốt nhất.
Nhận xét: Việc trả lương hệ số tại Xí nghiệpmay 3 chưa đúng theo với quy định của Công ty, chính vì thế nó chưa phát huy hết tác dụng có người gần đạt đến hệ số 1 nhưng vẫn không được hưởng theo như quy định của Công ty là mọi người đều có thể nhận được tiền lương nếu họ đạt được hệ số cao thì được nhiều tiền còn đạt hệ số thấp thì được ít có như vậy mới khuyến khích được cán bộ công nhân viên phấn đấu làm việc tốt hơn.
III.7. Đánh giá nhận xét chung về việc trả lương thưởng tại Xí nghiệp may 3- Công ty may 10
Qua phân tích việc trả lương, thưởng tại Xí nghiệpmay 3 ở trên ta rút ra những ưu nhược điểm sau:
Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh cũng như về mặt xã hội, sản phẩm của Công ty ngày càng được khách hàng trong nước cũng như nước ngoài ưa chuộng , Công ty đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị cao kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động chính thức tại Công ty và các địa phương khác.
Về việc trả lương cho người lao động, Công ty đã xây dựng được quy chế trả lương theo sản phẩm và lương thời gian dựa trên những nguyên tắc của nhà nước, việc trả lương theo sản phẩm giúp cho người lao động biết được đơn giá, biết được tiền lương của mình để cố gắng nâng cao năng suất
Công ty đã quan tâm đến việc trả lương thông qua hình thức lương hệ số kịp thời khuyến khích ngươì lao động làm việc tốt hơn
Nhưng bên cạnh những ưu điểm vẫn còn có những nhược điểm cần khắc phục cùng một Công ty nhưng Xí nghiệp may 3 thấp hơn so với Xí nghiệp may 1 và Xí nghiệp may 2 là do nguyên nhân chủ yếu sau :
*) Do chênh lệch đơn giá tính trên một giây. Xí nghiệp may 3 tính 0,77đồng/s đối với áo Jacket còn Xí nghiệpmay 1 tính 0,77 đồng/s đối với áo sơ mi đơn giá thấp làm cho sản phẩn của công nhân thấp.
Việc trả lương thưởng chưa được hoàn thiện so với quy định của Công ty, điển hình là lương thêm giờ, lương làm thêm chủ nhật và lương hệ số lương làm thêm ngày chủ nhật có bộ phận trả 150%, có bộ phận được lương và hệ số lương có người được người không mặc dù hệ số xét thưởng của họ gần đạt tới 1,0.
*) Hình thức trả lương theo thời gian cố định mang tính bình quân chưa phản ánh thành thạo trình độ và thời gian làm việc thực tế, vì thế không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian tiết kiệm nguyên phụ liệu, khối lượng công việc phải hoàn thành trong ngày do đó ngày công việc chưa thực sự cao.
*) Trả lương theo thời gian cố định chưa thực sự gắn thu nhập của mỗi người với kết quả mà họ đạt được trong thời gian làm việc bởi vì khối sản xuất ngày có xu hướng tăng năng suất thì tiền lương của người công nhân tăng lên, còn khối trả lương theo thời gian không được tăng, thậm chí phải làm việc nhiều hơn để phục vụ khối trực tiếp sản xuất. Hệ số lương bình quân chưa phản ánh chính xác so với công việc và vị trí mà họ đang làm.
Việc gia công làm Công ty mất cân bằng trong sản xuất không chủ động được nguyên phụ liệu khách hàng mang đến có những mẫu hàng yêu cầu thời gian giao hàng nhanh làm cho công nhân phải làm thêm giờ, thêm ngày lễ, chủ nhật làm cho chi phí tăng lên.
Tóm lại, Sau khi phân tích việc trả lương, thưởng tại Công ty may 10 cụ thể ở Xí nghiệpmay 3 bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại những nhược điểm và đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiền lương của cán bộ công nhân viên, từ những nhược điểm nêu trên em có đưa ra một số đề xuất.
Phần IV
Đề xuất một số phương hướng hoàn thiện việc trả lương tại xí nghiệp may 3 công ty may 10
I. Phương hướng 1:
*Đề xuất thứ nhất là tăng đơn giá:
Nội dung chính là tăng đơn giá từ 0,77 đồng/giây lên 0,87 đồng/giây đối với áo jacket và hoàn thiện việc trả lương tại xí nghiệp may 3.
Cơ sở để đưa ra đề xuất:
-Do việc ký hợp đồng gia công áo jacket giảm từ 3,3 USD/chiếc xuống còn 2,8USD/chiếc, muốn có lợi nhuận trong việc gia công loại ác này, phòng quy trình công nghệ cùng với Ban giám đốc lấy đơn giá tính trên đơn vị thời gian là 0,77 đồng/giây, trong khi đó gia công áo sơ mi không đòi hỏi tay nghề cao hơn bên cạnh đó các máy móc trang thiết bị tại xí nghiệp may 1 đồng bộ hơn, tạo điều kiện cho những công nhân tại Xí nghiệpnày tăng năng suất do đó tiền sản phẩm cao và đồng thời họ còn được cộng thêm tiền ăn trưa, lương hệ số và được trả đầy đủ lương làm thêm giờ 150% và làm thêm chủ nhật 200% lương bình quân ngày, ngược lại những người công nhân tại xí nghiệp May 3 nhận được đơn giá thấp hơn, bên cạnh đó những máy móc thiết bị trên đường truyền được đầu tư từ 1992 - 1997 đã cũ và không đồng bộ so với máy mới làm cho năng suất giảm.
-Khi năng suất lao động giảm, xí nghiệp phải huy động làm thêm giờ, làm thêm chủ nhật để kịp thời gian giao hàng cho khách hàng nhưng chưa tính đầy đủ lương làm thêm giờ, làm thêm chủ nhật và không tính tiền ăn trưa như xí nghiệp May 1.
-Do công ty bố trí những người lao động chưa hợp lý, do một số người mời vào do chưa quen tay nên ảnh hưởng tới dây truyền cũng làm cho năng suất lao động giảm.
Từ những cơ sở nêu trên, em thấy việc áp dụng đề xuất trên là phù hợp và cần thiết với hoàn cảnh thực tế tại xí nghiệp May 3, tăng đơng ía từ 0,77 đồng/giây lên 0,87 đồng/giây làm thay đổi căn bản giá áo jacket.
Bảng 16. Thay đổi đơn giá trên công đoạn máy tại xí nghiệp may 3
Các công đoạn may trên đường truyền
Mức thời gian (giây)
Đơn giá cũ (đồng)
Đơn giá mới (đồng)
1.Máy dây, mí mép dây cơi
218
167
192,5
2.Gom bản to cơi túi ngoài
85
65
74,7
3.Mí miệng túi ngoài
239
184
211
4.May đáy túi ngoài, đặt giằng
72
55
63
5.Ráp sống lưng
89
68
77,8
6.Đo giáp vai con
32
24
27,7
7.Mí vai con
46
34
39,3
8.Đo giáp sống tay, bấm xẻ
100
76
87,8
9.Máy lộn, xẻ tay, vỏ lót
191
147
168,6
10.Mí diễn xung quanh
339
261
300
11.Mí nép phủ
110
84
96,3
12.Đo máy lộn mép phủ
104
80
91,6
13.Ghim bản nẹp
50
38
44,7
14.Đo kẻ, nẹp phủ áp tổng
137
105
120
15.Mí nách
142
109
126
16.Mí chân cổ nhót, cổ áo
108
83
95,5
17.Ráp tay đỉnh cổ lót, vỏ
102
78
89
.....................
43. Là thành phẩm
202
155
178
Tổng cộng
14546 giây
11.200 đồng
12.655 đồng
Bảng trên cho ta thấy việc tăng đơn giá từ 0,77 đồng/giây lên 0,87 đồng/giây làm cho đơn giá trên công đoạn may tăng lên 1.455 đồng/chiếc đơn gía công đoạn may tăng kéo theo đơn gía cắt chức năng tổ quản lý sản xuất cũng tăng theo.
Đơn giá trên công đoạn cắt = 764 giây. 0,87 đồng/giây = 664 đồng/chiếc.
Tổng đơn giá của Xí nghiệpmay và cắt = 343,2 x 0,87 đồng/giây
= 17915,04 đồng.
Tổng đơn giá áo jacket = 415,2 phút x 60 giây x 0,87 đồng/giây
= 216739,2đồng/chiếc.
Sau khi tăng đơn giá cũ thì tổng đơn giá may và cắt tăng 2.491 đồng/chiếc tăng tương ứng 15%.
Đơn gía chức danh tổ chức quản lý sản xuất được xác định như sau:
Đơn gía chức danh tổ quản lý sản xuất
=
Đơn giá chung bình tổ sản xuất
x
Hệ số
Đơn giá trung bình tổ sản xuất
=
Đơn giá tổ sản xuất
=
12.655
Số công nhân tổ
43 người
Đơn giá trung bình tổ sản xuất = 294,3 đồng trên sản phẩm
Đơn giá tổ trưởng= 294,3 đồng/sphẩm x 1,9 = 559,1 đ/sp
Đơn giá chức danh tổ quản lý sản xuất gồm:
Nội dung
Hệ số
Đơn giá mới (đồng)
Đơn giá cũ (đồng)
1. Đơn giá tổ trưởng
1,9
509,2
476
2. Đơn giá tổ phó kỹ thuật
1,5
402
397,8
3. Đơn giá thu hoà
1,4
375,5
381,7
4. Đơn giá giao nhận hàng hoá
1,2
326,5
298,5
Tổng cộng
1613,2
1554
Bảng 17. Lương sản phẩm sau khi thay đổi đơn giá của công nhân tổ 4 Xí nghiệp may 3
Họ và tên
Đơn giá1
Sản lượng 1
Đơn giá 2
Sản lượng 2
Lương SP mới
Lương SP cũ
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh
193
2000
190
1440
775.400
571.600
2. Phan Thị Thanh Hải
198
1750
171
1460
774.360
554.440
3. Nguyễn Thị Thu Hằng
178
2832
186
1425
751.346
514.810
4. Hoàng Thị Thu Hiền
155
2145
138
2250
751.475
559.575
5. Trịnh Thị Hồng Hoa
190
1850
193
1540
648.720
563.970
6. Nguyễn Thị Hồng
180
1850
192
1600
640.200
570.600
7. Nguyễn T.Thanh Hương
181
1850
185
1680
645.650
499.400
….
…
…
…
…
…
…
43. Nguyễn Thị Lộc Hằng
188
1850
185
1650
653.050
542.490
Khi áp dụng đề xuất, năng suất sẽ tăng lên người công nhân tại xí nghiệp may 3 thu nhập sẽ tăng lên.
Việc chia lương hệ số chưa đúng với quy định của công ty đề ra do cách xét thưởng chưa được tốt, người thì được, người thì không mặc dù hệ số xét thưởng chỉ thấp hơn một chút so với những người được hưởng.
Chi lương hệ số theo lương bình quân tổ.
Lương hệ số của mỗi người
=
Hệ số xét thưởng
x
Hệ số thưởng
x
Lương bình quân tổ
Hệ số thưởng
=
Quỹ lương hệ số
ồ quỹ lương bình quân trong tháng xí nghiệp may 3
Hệ số thưởng
=
28.000.000
=
0,1905
146.935.689
Lương bình quân tổ
=
Tổng quỹ lương sản phẩm
=
33.611.595
=
781.665
Số người lao động trong tổ
43
Lương hệ số của mỗi người = 1,0 x 0,1905 x 781665 = 148.907
Đối với khối trực tiếp sản xuất: căn cứ vào năng suất lao động để tính lương hệ số.
50%
90%
100%
110%
150%
0
0,5
1,0
1,5
2,0
Năng suất lao động
Tiền ăn tra được tính là 3000 đồng / ngày công như xí nghiệp may 1 và
Bảng 18. Thu nhập khối trực tiếp sản xuất sau khi áp dụng đề xuất.
Họ và tên
Hệ số
Ngày công
Tiền ăn ca
Lương sản phẩm
Lương hệ số
Tổng thu nhập
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh
1,0
26
78.000
775.900
148.907
1.002.307
2. Phan Thị Thanh Hải
1,0
26
78.000
774.360
148.907
1.001.267
3. Nguyễn Thị Thu Hằng
1,0
26
78.000
751.346
148.907
978.253
4. Hoàng Thị Thu Hiền
0,5
26
78.000
751.346
74.454
870.618
5. Trịnh Thị Hồng Hoa
1,0
26
78.000
648.720
148.907
875.627
6. Nguyễn Thị Hồng
1,0
26
78.000
640.200
148.907
867.107
7. Nguyễn Thị Thanh Hương
0,5
26
78.000
645.650
74.454
798.104
….
….
…
…
…
…
…
43. Nguyễn Thị Lộc Hằng
0,5
26
78.000
653.050
74.454
805.504
Bảng 19. So sánh thu nhập cũ của công nhân tổ may 4 - Xí nghiệp may 3
Họ và tên
Hệ số
Ngày công
Cộng thêm giờ
Cộng chủ nhật
Lương sản phẩm
Lương hệ số
Lương chủ nhật
Tổng thu nhập
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh
1
27
2
3
571.600
111893
31755
715248
2. Phan Thị Thanh Hải
1
28
1
3
554.440
115323
29703
699465
3. Nguyễn T. Thu Hằng
1
27
1
3
514.810
107080
28600
650490
4. Hoàng Thị Thu Hiền
0
26,5
0
2
559.575
0
21115
580690
5. Trịnh Thị Hồng Hoa
1
27
1
3
563.970
117306
31331
712607
6. Nguyễn Thị Hồng
1
27
1
3
570.600
119685
31700
720980
7. Nguyễn Thị Thanh Hương
0
26
1
2
499.400
0
19215
518815
….
…
…
…
…
…
…
…
…
43. Nguyễn Thị Lộc Hằng
0
26
1
2
542.490
0
20806
563490
Khi tăng đơn giá tính trên một đơn vị thời gian từ 0,77 đồng/giây lên 0,87đồng/giây thì tổng đơn gián áo jacket tăng từ 19182,2 đồng/chiếc lên 21.673,4đồng/chiếc như vậy mỗi áo sẽ tăng lên là 2494,2 đồng/chiếc tăng tương ứng 15%.
Việc tăng đơn giá làm cho tổng quỹ lương tăng lên nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng quỹ lương của công ty, bởi vì tổng quỹ lương của xí nghiệp may 3 chỉ chiếm 20% tổng quỹ lương của công ty. Việc tăng đơn giá làm tăng chi phí nhân công, làm giảm lợi nhuận của công ty.
Giá gia công là 2,8 đôla/chiếc x 15.292 đồng = 42.817,6 đồng/chiếc
Lợi nhuận = Giá gia công - chi phí nhân công - chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung chiếm 31% trong tổng doanh thu = 42817,6 x 0,31
= 13273 đồng
Lợi nhuận = 42.817,6 - 19.182 - 13.273,5 = 10.362,1 đồng
Lợi nhuận gia công khi chưa tăng đơn giá là 10.362,1 đồng /chiếc
42.817,6 đồng - 21.673,4 đồng - 13.273,5 đồng = 7870,7 đồng/chiếc
Khi tăng đơn giá từ 0,77 đồng/giây lên 0,87 đồng/giây thì lợi nhuận gia công một chiếc áp jacket giảm xuống là 2491,3 đồng/chiếc giảm tương ứng là 24%
Việc áp dụng đề xuất trên làm tiền lương sản phẩm của người công nhân tăng lên, việc trả lương và tiền ăn ca cũng công bằng hơn. Khi năng suất tăng cao người công nhân không phải làm thêm chủ nhật mà vẫn đảm bảo thời gian giao hàng cho khách hàng, lấy quỹ lương thêm giờ, thêm chủ nhật bù đắp 1 phần cho quỹ lương bổ sung trong đó có tiền ăn ca.
II. Phương hướng 2:
Đề xuất hai là trả lương theo kết quả sản xuất kinh doanh
Nội dung chính là trả lương cho khối phục trực tiếp và gián tiếp gắn với kết quả kinh doanh
Cơ sơ để đưa ra đề xuất
Hình thức trả lương theo thời gian chưa thực sự gắn thu nhập của mỗi người với kết quả mà họ đạt được trong thời gian làm việc, bởi vì khối trực tiếp sản xuất ngày có xu hướng tăng năng xuất thì tiền lương của người công nhân tăng lên, còn khối trả lương theo thời gian không được tăng thậm chí phải làm việc nhiều hơn để phục vụ khối trực tiếp .
Hệ số lương bình quân khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp chưa phản ánh chính xác so với công việc, vị trí mà họ đang làm và chưa đúng so với quy định của Công ty, điển hình là hệ số trưởng phòng kỹ thuật của anh Đông là 2,3 nhưng chỉ tính có 1,87 còn hệ số lương của chị Linh nhân viên tiền lương là 1,7 chỉ tính có 1,36 và một nhân viên nhà máy khác trong phòng
Mặc dù số lượng người trong các phòng ban đông nhưng làm việc không hiệu quả chưa gắn trách nhiệm của mỗi người với từng bộ phận, từng vị trí, nên thường xảy ra các sự cố trong khi đang sản xuất
Từ những cơ sở được đề cập ở trên việc áp dụng đề xuất nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các bộ phận cùng phân xưởng, gắn trách nhiệm của mỗi người cao hơn và tiền lương của cán bộ công nhân viên cũng được tăng lên.
Trả lương theo thời gian gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh, tức là khi tổng quỹ lương của khối trực tiếp tăng 15%, thì quỹ lương khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất cũng phải được tăng 15%.
Tiền lương thời gian khối phục vụ trực tiếp sản xuất:
Mức 1 = 13.865đồng/ngày x (1+0,15) = 15,945đồng/ngày
Lương thời gian = Hệ số cấp bậc x ngày công x tiền lương mức 1
Lương của anh Đông = 2,3 x 26 x 15.945đ/ngày = 935,511đ/tháng.
Lương hệ số đối với khối phục vụ trực tiếp.
Lương bình quân phòng kỹ thuật
x Hệ số xét thưởng
x Hệ số thưởng x
Cột lương hệ số
của phòng kỹ thuật
Lương hệ số của anh Đông = 1,0 x 0,1905 x 753,481 = 143,538đồng
Lương hệ số của chị Lâm = 0,7 x 0,1905 x 753,481 = 100,477đồng
Yếu
ã
Trung bình
ã
Tốt
ã
Xuất sắc
ã
Chất lượng công việc
0,3
0,5
0,7
1,0
Khi áp dụng đề xuất năng xuất sẽ tăng lên, cán bộ công nhân viên sẽ không phải làm thêm giờ, làm thêm chủ nhật. Bảng sau đây sẽ phản ánh cụ thể về việc áp dụng đề xuất có tác dụng như thế nào với thu nhập của cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp May 3.
Bảng 20: Thu nhập khối phục vụ trực tiếp và gián tiếp sản xuất
sau khi áp dụng đề xuất.
Họ và tên
Hệ số
Hệ số công việc
Ngày công
Tiền ăn trưa
Lương thời gian
Lương hệ số
Tổng thu nhập
Phòng kỹ thuật
1.Phạm Đình Đông
1,0
2,3
26
78.000
953.511
143.538
1.175.049
2.Nguyễn Thị Nhi
1,0
1,85
26
78.000
766.955
143.538
988.493
3.Trần Thị Lâm
0,7
26
78.000
684.041
100.477
862.518
3.Vũ Thị Ngọc
0,7
26
78.000
609.418
100.477
787.895
Phòng Tổ chức hành chính
1.Trần Thị Lĩnh
1,0
26
78.000
827.910
109.103
1.015.013
2.Ngô Thị Sự
0,7
26
78.000
521.096
76.372
675.468
3.Lê Thị Phẩm
1,0
26
78.000
487.066
109.103
674.109
4.Nguyễn Thị Lan Anh
1,0
26
78.000
521.096
109.103
708.199
5.Nguyễn Thị Thu
10
26
78.000
506.486
109.103
693.589
Cách tính: Tiền lương thời gian khối gián tiếp sản xuất:
Mức 2 = 16,288đồng/ngày x (1+0,15)=18.731đ/ngày
Lương thời gian = Hệ số cấp bậc x ngày công x tiền lương mức 2
Lương của chị Lĩnh = 1,7 x 26 x 18.731đ/ngày = 827.910đ/tháng
Cột tiền ăn trưa = 3000đ x ngày công trong tháng.
Lương hệ số đối với khối phục vụ trực tiếp.
x Hệ số thưởng x
x Hệ số xét thưởng
Lương bình quân phòng TC hành chính
Cột lương hệ số của
tổ chức hành chính
Lương hệ số của chị Lĩnh = 1,0 x 0,1905 x 572.719 = 109.103đ
Lương hệ số của chị Sự = 0,7 x 0,1905 x 572,719 = 76.372đ.
Qua bảng lương mới ta thấy, do thay đổi ưhình thức trả lương làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệpmay 3 tăng lên, đề xuất trên đã tạo ra sự công băng trong việc trả lương, thưởng và nó khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn có trách nhiệm hơn, sử dụng hợp lý thời gian để hoàn thành công việc do đó ngày công làm việc có hiệu quả.
III. Phương hướng 3
Đề xuất ba là đầu tư đổi mới trang thiết bị.
Nộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V8405.DOC