Tài liệu Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng PLC trong điều khiển tự động máy xấn tôn: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
1
“Nghiên cứu, ứng dụng PLC trong điều
khiển tự động máy xấn tôn”
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN
LOGIC KHẢ LẬP TRÌNH (PLC)
1.1. Khái niệm về PLC.
PLC là các chữ được viết tắt từ : Programmable Logic
Controller
Theo hiệp hội quốc gia về sản xuất điện Hoa kỳ ( NEMA- National
Electrical Manufactures Association) thì PLC là một thiết bị điều khiển
mà được trang bị các chức năng logic, tạo dãy xung, đếm thời gian,
đếm xung và tính toán cho phép điều khiển nhiều loại máy móc và các
bộ xử lý. Các chức năng đó được đặt trong bộ nhớ mà tạo lập sắp xếp
theo chương trình. Nói một cách ngắn gọn PLC là một máy tính công
nghiệp để thực hiện một dãy quá trình.
1.2.Điểm mạnh và điểm yếu của PLC.
a)Điểm mạnh của PLC
Từ thực tế sử dụng người ta thấy rằng PLC có những điểm mạnh như
sau:
- PLC dễ dang tạo luồng ra và dễ dàng thay đổi chương trình
- Chương trình PLC dễ dàng thay đổi và sửa chữa: ...
173 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng PLC trong điều khiển tự động máy xấn tôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
1
“Nghiên cứu, ứng dụng PLC trong điều
khiển tự động máy xấn tôn”
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN
LOGIC KHẢ LẬP TRÌNH (PLC)
1.1. Khái niệm về PLC.
PLC là các chữ được viết tắt từ : Programmable Logic
Controller
Theo hiệp hội quốc gia về sản xuất điện Hoa kỳ ( NEMA- National
Electrical Manufactures Association) thì PLC là một thiết bị điều khiển
mà được trang bị các chức năng logic, tạo dãy xung, đếm thời gian,
đếm xung và tính toán cho phép điều khiển nhiều loại máy móc và các
bộ xử lý. Các chức năng đó được đặt trong bộ nhớ mà tạo lập sắp xếp
theo chương trình. Nói một cách ngắn gọn PLC là một máy tính công
nghiệp để thực hiện một dãy quá trình.
1.2.Điểm mạnh và điểm yếu của PLC.
a)Điểm mạnh của PLC
Từ thực tế sử dụng người ta thấy rằng PLC có những điểm mạnh như
sau:
- PLC dễ dang tạo luồng ra và dễ dàng thay đổi chương trình
- Chương trình PLC dễ dàng thay đổi và sửa chữa: Chương trình tác
động đến bên trong bộ PLC có thể được người lập trình thay đổi dễ
dàng bằng xem xét việc thực hiện và giải quyết tại chỗ những vấn
đề liên quan đến sản xuất, các trạng thái thực hiện có thể nhận biết
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
2
dễ dàng bằng công nghệ điều khiển chu trình trước đây. Như thế,
người lập trình chương trình thực hiện việc nối PLC với công nghệ
điều khiển chu trình.
Người lập chương trình được trang bị các công cụ phần mềm để tìm
ra lỗi cả phần cứng và phần mềm, từ đó sửa chữa thay thế hay theo
dõi được cả phần cứng và phần mềm dễ dàng hơn
- Các tín hiệu đưa ra từ bộ PLC có độ tin cậy cao hơn so với các tín
hiệu được cấp từ bộ điều khiển bằng rơle.
- Phần mềm lập trình PLC dễ sử dụng: phần mềm được hiểu là không
cần những người sử dụng chuyên nghiệp sử dụng hệ thống rơle tiếp
điểm và không tiếp điểm.
Không như máy tính, PLC có mục đích thực hiện nhanh các chức
năng điều khiển, chứ không phải mang mục đích làm dụng cụ để
thực hiện chức năng đó.
Ngô ngữ dùng để lập trình PLC dễ hiểu mà không cần đến khiến
thức chuyên môn về PLC. Cả trong việc thực hiện sửa chữa cũng
như việc duy trì hệ thống PLC tại nơi làm việc
Việc tạo ra PLC không những dễ cho việc chuyển đổi các tác động
bên ngoài thành các tác động bên trong (tức chương trình), mà
chương trình tác động nối tiếp bên trong còn trở thành một phần
mềm có dạng tương ứng song song với các tác động bên ngoài.
Việc chuyển đổi ngược lại này là sự khác biệt lớn so với máy tính.
- Thực hiện nối trực tiếp : PLC thực hiện các điều khiển nối trực tiếp
tới bộ xử lý (CPU) nhờ có đầu nối trực tiếp với bộ xử lý. đầu I/O
này được đặt tại giữa các dụng cụ ngoài và CPU có chức năng
chuyển đổi tín hiệu từ các dụng cụ ngoài thành các mức logic và
chuyển đổi các giá trị đầu ra từ CPU ở mức logic thành các mức mà
các dụng cụ ngoài có thể làm việc được.
- Dễ dàng nối mạch và thiết lập hệ thống: trong khi phải chi phí rất
nhiều cho việc hàn mạch hay nối mạch trong cấp điều khiển rơle,
thì ở PLC những công việc đó đơn giản được thực hiện bởi chương
trình và các chương trình đó được lưu giữ ở băng catssete hay đĩa
CDROM, sau đó thì chỉ việc sao trở lại.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
3
- Thiết lập hệ thống trong một vùng nhỏ: vì linh kiện bán dẫn được
đem ra sử dụng rộng dãi nên cấp điều kiện này sẽ nhỏ so với cấp
điều khiển bằng rơle trước đây,
- Tuổi thọ là bán- vĩnh cửu: vì đây là hệ chuyển mạch không tiếp
điểm nên độ tin cậy cao, tuổi thọ lâu hơn so với rơle có tiếp điểm.
b) Điểm yếu của PLC
Do chưa tiêu chuẩn hoá nên mỗi công ty sản xuất ra PLC đều đưa ra
các ngôn ngữ lập trình khác nhau, dẫn đến thiếu tính thống nhất toàn
cục về hợp thức hoá.
Trong các mạch điều khiển với quy mô nhỏ, giá của một bộ PLC đắt
hơn khi sử dụng bằng phương pháp rơle.
1.3.Cấu trúc của PLC :
Hệ thống PLC thông dụng có năm bộ phận cơ bản, gồm bộ xử lý,
bộ nhớ, bộ nguồn, giao diện nhập/ xuất (I/O), và thiết bị lập trình.
(Hình 1.1)
Bộ xử lý Giao
diện nhập
Giao
diện xuất
Nguồn công suất
Bộ nhớ
Thiết bị
lập trình
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
4
Hình 1.1
a) Bộ xử lý của PLC :
Bộ xử lý còn gọi là bộ xử lý trung tâm (CPU), là linh kiện chứa bộ vi
xử lý, biên dịch các tín hiệu nhập và thực hiện các hoạt động điều khiển
theo chương trình được lưu động trong bộ nhớ của CPU, truyền các
quyết định dưới dạng tín hiệu hoạt động đến các thiết bị xuất.
b) Bộ nguồn:
Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp AC thành điện áp thấp
DC (5V) cần thiết cho bộ xử lý và các mạch điện có trong các module
giao diện nhập và xuất.
c) Bộ nhớ:
Bộ nhớ là nơi lưu chương trình được sử dụng cho các hoạt động điều
khiển, dưới sự kiểm tra của bộ vi xử lý.
Trong hệ thống PLC có nhiều loại bộ nhớ :
Bộ nhớ chỉ để đọc ROM (Read Only Memory) cung cấp dung lượng
lưu trỡ cho hệ điều hành và dữ liệu cố định được CPU sử dụng.
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM ( Ramden Accept Memory) dành cho
chương trình của người dùng.
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM dành cho dữ liệu. Đây là nơi lưu trữ
thông tin theo trạng thái của các thiết bị nhập, xuất, các giá trị của đồng
hồ thời chuẩn các bộ đếm và các thiết bị nội vi khác.
RAM dữ liệu đôi khi được xem là bảng dữ liệu hoặc bảng ghi.
Một phần của bộ nhớ này, khối địa chỉ, dành cho các địa chỉ ngõ vào,
ngõ ra, cùng với trạng thái của ngõ vào và ngõ ra đó. Một phần dành
cho dữ liệu được cài đặt trước, và một phần khác dành để lưu trữ các
giá trị của bộ đếm, các giá trị của đồng hồ thời chuẩn, vv…
Bộ nhớ chỉ đọc có thể xoá và lập trình được ( EPROM ) Là các ROM
có thể được lập trình, sau đó các chương trình này được thường trú
trong ROM.
Người dùng có thể thay đổi chương trình và dữ liệu trong RAM. Tất cả
các PLC đều có một lượng RAM nhất định để lưu chương trình do
người dùng cài đặt và dữ liệu chương trình. Tuy nhiên để tránh mất mát
chương trình khi nguồn công suất bị ngắt, PLC sử dụng ác quy để duy
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
5
trì nội dung RAM trong một thời gian. Sau khi được cài đặt vào RAM
chương trình có thể được tải vào vi mạch của bộ nhớ EPROM, thường
là module có khoá nối với PLC, do đó chương trình trở thành vĩnh cửu.
Ngoài ra còn có các bộ đệm tạm thời lưu trữ các kênh nhập/xuất ( I/O).
Dung lượng lưu trữ của bộ nhớ được xác định bằng số lượng từ nhị
phân có thể lưu trữ được. Như vậy nếu dung lượng bộ nhớ là 256 từ, bộ
nhớ có thể lưu trữ 256×8 = 2048 bit, nếu sử dụng các từ 8 bit và 256×
16 = 4096 bit nếu sử dụng các từ 16 bit.
d) Thiếp bị lập trình.
Thiết bị lập trình được sử dụng để nhập chương trình vào bộ nhớ của
bộ xử lý. Chương trình được viết trên thiết bị này sau đó được chuyển
đến bộ nhớ của PLC.
e) Các phần nhập và xuất.
Là nơi bộ xử lý nhận các thông tin từ các thiết bị ngoại vi và truyền
thông tin đến các thiết bị bên ngoài. Tín hiệu nhập có thể đến từ các
công tắc hoặc từ các bộ cảm biến vv… Các thiết bị xuất có thể đến các
cuộn dây của bộ khởi động động cơ, các van solenoid vv…
1.4.Cấu trúc bên trong cơ bản của PLC.
Cấu trúc cơ bản bên trong của PLC bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU)
chứa bộ vi xử lý hệ thống, bộ nhớ, và mạch nhập/ xuất. CPU điều khiển
và xử lý mọi hoạt động bên trong của PLC. Bộ xử lý trung tâm được
trang bị đồng hồ có tần số trong khoảng từ 1 đến 8 MHz. Tần số này
quyết định tốc độ vận hành của PLC, cung cấp chuẩn thời gian và đồng
bộ hóa tất cả các thành phần của hệ thống. Thông tin trong PLC được
truyền dưới dạng các tín hiệu digital. Các đường dẫn bên trong truyền
các tín hiệu digital được gọi là Bus. Về vật lý bus là bộ dây dẫn truyền
các tín hiệu điện. Bus có thể là các vệt dây dẫn trên bản mạch in hoặc
các dây điện trong cable bẹ. CPU sử dụng bus dữ liệu để gửi dữ liệu
giữa các bộ phận, bus địa chỉ để gửi địa chỉ tới các vị trí truy cập dữ
liệu được lưu trữ và bus điều khiển dẫn tín hiệu liên quan đến các hoạt
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
6
động điều khiển nội bộ. Bus hệ thống được sử dụng để truyền thông
giữa các cổng và thiết bị nhập /xuất.
Cấu trúc của PLC được minh hoạ như sơ đồ sau.
CPU
Cấu hình CPU tùy thuộc vào bộ vi xử lý. Nói chung CPU có:
1. Bộ thuật toán và logic (ALU) chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu, thực
hiện các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia) và các phép toán
logic AND, OR,NOT,EXCLUSIVE- OR.
Bus ®Þa chØ
Bus ®iÒu khiÓn
¾
c quy
RAM
ch−¬ng
tr×nh
ng−êi
dïng
CPU
§
ång hå
ROM
HÖ thèng
RAM
D÷ liÖu
ThiÕt bÞ
NhËp/XuÊt
Palen
ch−¬ng
tr×nh
BUS HÖ thèng (I/O)
Bé ®Öm
Khíp
nèi
quang
Kho¸
Bé truyÒn ®éng
Giao diÖn
bé truyÒn
®éng
C¸c kªnh nhËp
C¸c kªnh xuÊt
Bus d÷ liÖu
H×nh 1.2
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
7
2. Bộ nhớ còn gọi là các thanh ghi, bên trong bộ vi xử lý, được sử dụng
để lưu trữ thông tin liên quan đến sự thực thi của chương trình.
3. Bộ điều khiển được sử dụng để điều khiển chuẩn thời gian của các
phép toán.
BUS
Bus là các đường dẫn dùng để truyền thông bên trong PLC. Thông tin
được truyền theo dạng nhị phân, theo nhóm bit, mỗi bit là một số nhị
phân 1 hoặc 0, tương tự các trạng thái on/off của tín hiệu nào đó. Thuật
ngữ từ được sử dụng cho nhóm bit tạo thành thông tin nào đó. Vì vậy
một từ 8 - bit có thể là số nhị phân 00100110. Cả 8- bit này được truyền
thông đồng thời theo dây song song của chúng. Hệ thống PLC có 4 loại
bus.
1. Bus dữ liệu: tải dữ liệu được sử dụng trong quá trình xử lý của CPU.
Bộ xử lý 8- bit có 1 bus dữ liệu nội có thể thao tác các số 8- bit, có
thể thực hiện các phép toán giữa các số 8-bit và phân phối các kết
quả theo giá trị 8- bit.
2. Bus địa chỉ: được sử dụng để tải các địa chỉ và các vị trí trong bộ
nhớ. Như vậy mỗi từ có thể được định vị trong bộ nhớ, mỗi vị trí
nhớ được gán một địa chỉ duy nhất. Mỗi vị trí từ được gán một địa
chỉ sao cho dữ liệu được lưu trữ ở vị trí nhất định. để CPU có thể
đọc hoặc ghi ở đó bus địa chỉ mang thông tin cho biết địa chỉ sẽ
được truy cập. Nếu bus địa chỉ gồm 8 đường, số lượng từ 8-bit, hoặc
số lượng địa chỉ phân biệt là 28 = 256. Với bus địa chỉ 16 đường số
lượng địa chỉ khả dụng là 65536.
3. Bus điều khiển: bus điều khiển mang các tín hiệu được CPU sử dụng
để điều khiển. Ví dụ để thông báo cho các thiết bị nhớ nhận dữ liệu
từ thiết bị nhập hoặc xuất dữ liệu và tải các tín hiệu chuẩn thời gian
được dùng để đồng bộ hoá các hoạt động.
4. Bus hệ thống: được dùng để truyền thông giữa các cổng nhập/xuất
và các thiết bị nhập/xuất.
Bộ nhớ
Trong hệ thống PLC có nhiều loại bộ nhớ như: bộ nhớ chỉ để đọc
(ROM), bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM), bộ nhớ chỉ đọc có thể xoá
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
8
và lập trình được (EPROM). Các loại bộ nhớ này đã được trình bày ở
trên.
Chương II
CÁC THIẾT BỊ NHẬP- XUẤT
Các thiết bị nhập/ xuất trong PLC bao gồm: các tín hiệu digital và
analog, Chẳng hạn các công tắc cơ dò tìm vị trí, các công tắc proximity,
các công tắc quang điện, các bộ mã hoá, các công tắc nhiệt độ và công
tắc áp xuất, các đồng hồ điện áp các biến áp vi sai tuyến tính, các đồng
hồ biến dạng, các transitor nhiệt, các cặp nhiệt điện. Các thiết bị xuất
gồm rơle, các thiết bị tiếp xúc, các van solenoid, và động cơ v.v…
2.1 Các thiết bị nhập:
Một số các thiết bị nhập thông dụng cho PLC:
2.1.1 Công tắc cơ :
Công tắc cơ tạo ra tín hiệu đóng- mở, hoắc các tín hiệu là kết quả của
tác động cơ học làm công tắc mở hoặc đóng. Loại công tắc này có thể
được sử dụng để cho biết sự hiện diện của chi tiết gia công trên bàn
máy, do chi tiết ép vào công tắc làm cho công tắc đóng. Sự vắng mặt
của chi tiết gia công được biểu thị bằng công tắc mở và sự hiện hữu của
chi tiết gia công được biểu thị bằng công tắc đóng.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
9
2.1.2 các bộ cảm biến.
Hiện nay các bộ cảm biến được sử dụng rộng rãi trong việc đưa tín hiệu
đầu vào của PLC. Có rất nhiều loại cảm biến.
a) bộ cảm biến quang điện:
Các thiết bị chuyển mạch quang điện có thể vận hành theo kiểu truyền
phát, vật thể cần phát hiện sẽ chắn chùm sáng không cho chúng chiếu
tới thiết bị dò hoặc theo kiểu phát xạ vật thể cần phát hiện sẽ phản
chiếu chùm sáng lên thiết bị dò.
Trong cả hai kiểu, cực phát bức xạ thông thường gọi là điốt phát quang
(LED) thiết bị dò bức xạ có thể là các transistor quang thường là một
cặp transistor. Cặp transistor này làm tăng độ nhạy của thiết bị tuỳ theo
mạch được sử dụng đầu ra có thể được chế tạo để chuyển mạch đến
mức cao hoặc mức thấp sau khi ánh sáng truyền đến transistor. Các bộ
cảm biến được cung cấp dưới dạng các hộp cảm nhận sự có mặt của vật
thể ở khoảng cách ngắn.
b) Cảm biến nhiệt độ :
Dạng đơn giản của cảm biến nhiệt độ có thể được sử dụng để cung cấp
tín hiệu đóng – ngắt khi nhiệt độ đạt đến giá trị xác định đó là phần tử
lưỡng kim. Phần tử này gồm hai dải kim loại khác nhau, ví dụ: đồng
thau và sắt, được gắn với nhau. Hai kim loại này có hệ số dãn nở khác
nhau. Khi nhiệt độ tăng dải lưỡng kim sẽ bị uốn cong do một trong hai
kim loại có hệ số dãn nở nhiệt lớn hơn. khi nguội hiệu ứng uốn cong
xảy ra theo chiều ngược lại. Sự chuyển động này của dải lưỡng kim có
thể được sử dụng để ngắt các thiết bị tiếp xúc điện.
c) Cảm biến áp suất:
VËt thÓ
Diode ph¸ t quang
ThiÕt bÞ dß quang häc
VËt thÓ
nguån s¸ ng
ThiÕt bÞ dß quang häc
C¸ c ch©n kÕt
nèi ®iÖn
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
10
Các bộ cảm biến áp suất thông dụng cung cấp các đáp ứng liên quan
đến áp suất là kiểu màng và kiều xếp. Kiểu màng gồm một đĩa mỏng
bằng kim loại hoặc chất dẻo, được định vị theo chu vi. Khi áp xuất ở
hai phía của màng khác nhau, tâm màng bị lệch. Độ lệch này tương ứng
với chênh lệch áp suất ở hai phía và có thể phát hiện nhờ các đồng hồ
biến dạng được gắn với màng hoặc sử dụng bộ lệch này để nén tinh thể
áp điện. Khi tinh thể áp điện bị nén sẽ có sự dịch chuyển tương đối giữa
các điện tích âm và các điện tích dương trong tinh thể đó và các bề mặt
phía ngoài của các tinh thể sẽ tích điện và như vậy hiệu điện thế xuất
hiện.
Ví dụ về loại cảm biến này là bộ cảm biến
Motorola MPX100AP hình 2.3
Bộ cảm biến này có chân không
ở một phía của màng, do đó độ
lệch của màng cung cấp giá trị
áp suất tuyệt đối tác động lên
phía bên kia màng. Tín hiệu ra
là điện áp, tỉ lệ với áp suất tác
động.
Bộ cảm biến áp suất có thể
được sử dụng để đo mức chất lỏng trong thùng chứa. Áp suất do cột
chất lỏng có chiều
cao h so với mức nào đó là hρg
trong đó ρ là tỉ trọng của chất lỏng
và g là gia tốc trọng trường (hình 2.4)
¸p suÊt t¸c dông
C¸c ch©n nèi ®iÖn
H×nh 2.3
§ång hå ¸p
suÊt mμng
ChÊt láng
H×nh 2.4
¸p suÊt t¸c dông
C¸c ch©n nèi ®iÖn
H×nh 2.3
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
11
2.2 Các thiết bị xuất.
Các cổng ra của PLC có kiểu rơle hoặc bộ cách điện quang với các kiểu
Transistor hoặc triac tuỳ theo các thiết bị được kết nối với chúng sẽ
được đóng hoặc mở. Nói chung tín hiệu digital từ kênh suất của PLC
được sử dụng để điều khiển thiết bị kích hoạt, sau đó thiết bị kích hoạt
điều khiển quá trình nào đó. Thuật ngữ thiết bị kích hoạt được sử dụng
cho thiết bị biến đổi tín hiệu điện thành hoạt động có công suất cao
hơn, sau đó hoạt động này sẽ điều khiển quá trình
Hiện nay PLC được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống thuỷ lực,
chúng dùng trong việc điều khiển tự động các van điều khiển hướng
vận hành bằng solennoid.
Van này được sử dụng để điều khiển hướng lưu thông của khí nén hay
dầu ép và cũng được sử dụng để vận hành các thiết bị khác, chẳng hạn
như chuyển động của Piston trong xylanh.
Hình 2.5 minh hoạ kiểu van cuộn được sử dụng để điều khiển chuyển
động của Piston trong xylanh.
Trong sơ đồ trên khí nén hoặc dầu thủy lực được nạp vào cổng P, cổng
này được nối với nguồn áp suất từ bơm hoặc máy nén, và cổng T được
nối kết để cho phép dầu tở về thùng chứa hoặc di vào hộp hệ thống
thủy lực để đẩy không khí ra ngoài. Khi không có dòng điện chạy qua
cuộn solenoid dầu thuỷ lực hoặc khí nén được nạp vào bên phải Piston
và được xả ra ở bên trái , kết quả là Piston di chuyển về bên trái. Khi có
dòng điện đi qua cuộn
ChÊt láng vμo
A B
PT T
Lß xo
Piston-Xilanh
Solenoid
Van 5/2
Dßng ®iÖn qua solenoid kÐo con
tr−ît vÒ bªn ph¶i. Khi kh«ng cã
dßng ®iÖn lß xo kÐo con tr−ît vÒ
bªn tr¸i
ChÊt láng ra
H×nh 2.5
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
12
solenoid van cuộn chuyển dầu hoặc khí nén đến bên trái Piston và được
xả ra ở bên phải. Piston dịch chuyển về bên phải. Sự dịch chuyển của
piston có thể được sử dụng để đẩy bộ chuyển hướng hoặc thực hiện
dạng dịch chuyển khác cần có công suất.
2.2.1 Một số cơ cấu điều khiển, điều chỉnh trong hệ thống thuỷ lực:
Trong hệ thống dầu ép, ngoài cơ cấu biến đổi năng lượng ra còn có rất
nhiều loại cơ cấu điều khiển và điều chỉnh làm các nhiệm vụ khác
nhau, tùy theo công dụng
Các cơ cấu đó có thể được chia ra làm ba loại chính
- Cơ cấu chỉnh áp
- Cơ cấu chỉnh lưu lượng
- Cơ cấu chỉnh hướng.
a) Cơ cấu chỉnh áp.
Cơ cấu chỉnh áp dùng để điều chỉnh áp suất, tức là cố định hoặc tăng,
giảm trị số áp suất trong hệ thống.
Van an toàn hay van tràn.
Van an toàn dùng để đề phòng sự quá tải trong hệ thống dầu ép. Khi áp
suất trong hệ thống vượt quá mức điều chỉnh van, van an toàn mở ra để
đưa dầu về bể dầu do đó áp suất giảm xuống.
Nhiều khi van an toàn còn làm nhiệm vụ giữ áp suất không đổi trong hệ
thống dầu ép. Trong trường hợp này van an toàn đóng vai trò của van
áp lực hoặc van tràn để xả bớt dầu thừa về bể dầu.
Sơ đồ kết cấu và kí hiệu như hình 2.6
H×nh 2.6
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
13
b) Cơ cấu điều chỉnh lưu lượng.
Cơ cấu điều chỉnh lưu lượng dùng để xác định lượng chất lỏng chảy
qua nó trong một đơn vị thời gian, và nhơ thế có thể điều chỉnh được
vận tốc của cơ cấu chấp hành trong hệ thống thuỷ lực .
Van tiết lưu:
Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng dầu và do đó điều chỉnh vận
tốc của cơ cấu chấp hành trong hệ thống dầu ép.
Sơ đồ kết cấu và kí hiệu như hình 2.7
Đây là một dạng van kim với đầu
côn để có thể điều chỉnh được lưu
lượng đi đến xilanh hay động cơ
thuỷ lực. Chính vì vậy có thể điều
chỉnh được vận tốc của xilanh.
c) Cơ cấu điều khiển hướng.
Cơ cấu điều khiển hướng là loại cơ cấu điều khiển dùng để đóng, mở,
nối liền hoặc ngăn cách các đường dẫn dầu về những bộ phận tương
ứng của hệ thống thuỷ lực. Cơ cấu điều hướng thường dùng các loại
sau.
Van một chiều.
Van một chiều dùng để điều khiển
hướng chất lỏng đi theo một hướng
và ở hướng kia dầu bị chặn lại.
Trong hệ thống thuỷ lực van một
chiều thường được đặt ở nhiều vị
trí khác nhau tuỳ thuộc vào những mục đích khác nhau.
Sơ đồ kết cấu và kí hiệu như hình 2.8
H×nh 2.7
H×nh 2.8
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
14
Van đảo chiều.
Van đảo chiều là một loại cơ cấu điều khiển dùng đóng, mở các ống
dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều
các xilanh truyền lực hay động cơ dầu bằng cách đổi hướng chuyển
động của dầu ép.
Nguyên tắc làm việc.
Van đảo chiều có rất nhiều dạng khác nhau, nhưng dựa vào một số đặc
điểm chung là số vị trí và số cửa để phân biệt chúng với nhau:
Số vị trí: là số chỗ định vị con trượt của van. Thông thường van đảo
chiều có hai hoặc ba vị trí, ở những trường hợp đặc biệt có thể có nhiều
hơn.
Số cửa (đường): là số lỗ để dẫn dầu vào hay ra. Số cửa của van đảo
chiều thường dùng là 2, 3, 5, đôi khi dùng nhiều hơn.
a) Van đảo chiều hai vị trí (2/2)
Tử số chỉ số cửa, mẫu số chỉ số vị trí
Sơ đồ và kí hiệu như hình 2.9
Kí hiệu mỗi vị trí là một ô vuông
Các mũi tên trong các ô chỉ đường
dẫn dầu qua các cửa. Các kí hiệu
giống chữ T trong ô vuông là chỉ
cửa dầu bị chặn
b)Van đảo chiều 3 cửa hai vị trí (3/2)
c)Van đảo chiều 5 cửa 2 vị trí.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
15
d) Van đảo chiều 5 cửa 3 vị trí
Một số môđun được sử dụng trong hệ thống thuỷ lực :
BA
b
b
a
P T
a
Van 4/2
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
16
BA
b
oa b
TP
Van 4/3
a
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
17
b
p
BPT A
aa)
t
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
18
Chương III
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
19
LẬP TRÌNH PLC
Các chương trình dùng trong hệ thống dựa trên bộ xử lý phải được tải
vào hệ thống theo mã máy, đây là chuỗi số theo mã nhị phân để biểu
diễn các lệnh chương trình. Tuy nhiên, có thể sử dụng ngôn ngữ
Assembly, là ngôn ngữ dựa trên thuật nhớ, ví dụ LD được sử dụng để
cho biết hoạt động được yêu cầu để tải thêm dữ liệu tiếp theo LD, và
chương trình máy tính (Assembler ) được dùng để diễn dịch thuật nhớ
thành mã máy. Việc lập trình có thể được thực hiện ngay từ đầu bằng
cách sử dụng các ngôn ngữ bậc cao ví dụ C, BASIC, PASCAL,
FORTRAN, COBOL,…Các ngôn ngữ này sử dụng các hàm có sẵn và
được biểu diễn bằng các từ đơn giản hoặc kí hiệu mô tả hàm. Ví dụ,
trong ngôn ngữ C, kí hiệu & được sử dụng cho toán tử logic AND. Tuy
nhiên việc sử dụng các phương pháp này để viết chương trình đòi hỏi
một số kĩ năng lập trình nhất định, trong khi các PLC được nhắm đến
người dùng là các kỹ sư, không đòi hỏi kiến thức quá cao về lập trình.
Do dó việc lập trình bằng ngôn ngữ bậc thang được nghiên cứu và ứng
dụng. Đây là phương pháp viết chương trình, có thể chuyển thành mã
máy nhờ phần mềm chuyên dùng cho bộ vi xử lý của PLC.
Chương này giới thiệu phương pháp lập trình cho PLC một cách tổng
quát bằng cách sử dụng các sơ đồ thang.
3.1 Sơ đồ bậc thang.
Để giới thiệu về sơ đồ thang ta khảo
C«ng t¾c
Ngâ vμo dc
L1
L2
§éng c¬.
M
H×nh 3.1 a
L1 L2
M
§éng c¬.C«ng t¾c
H×nh 3.1 b
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
20
sát sơ đồ mắc dây mạch điện như trên
hình 3.1a
Sơ đồ này trình bày mạch điện dùng
để mở hoặc tắt động cơ điện
Ta có thể vẽ lại sơ đồ này theo
cách khác, sử dụng hai đường
dọc để biểu diễn đường dẫn công
suất vào và nối phần còn lại giữa
hai mạch đó. Hình 3.1b
Cả hai mạch đều có công tắc mắc nối tiếp với động cơ và động cơ được
cấp điện khi đóng công tắc.
Mạch được trình bày trên hình 3.1b được gọi là sơ đồ thang.
Với sơ đồ này, nguồn điện cấp cho các mạch luôn luôn được trình bày
bằng hai đường dọc, phần con lại của mạch là các đường ngang. Các
đường công suất trông giống mặt đứng của thang và các đường ngang
của mạch tương tự các nấc thang. Các nấc ngang chỉ cho thấy phần
điều khiển của mạch. Các sơ đồ thường cho thấy vị trí vật lý tương đối
của các bộ phận trong mạch và cách nối kết chúng. Các sơ đồ thang
không nhằm mục đích trình bày vị trí thực tế mà chú trọng trình bày rõ
ràng cách điều khiển.
3.2 Lập trình bậc thang PLC.
Phương pháp lập trình PLC thông dụng dựa trên các sơ đồ thang. Việc
viết chương trình tương đương với việc vẽ mạch chuyển mạch. Sơ đồ
thang gồm hai đường dọc biểu diễn đường dẫn công suất. Các mạch nối
kết theo đường ngang (các nấc thang) giữa hai đường dọc này.
Để vẽ sơ đồ thang cần tuân theo các bước sau:
a- Các đường dọc trên sơ đồ biểu diễn đường công suất, các mạch
được nối kết giữa hai đường này.
b- Mỗi nấc thang xác định một hoạt động trong quá trình điều khiển.
c- Sơ đồ thang được đọc từ trái qua phải, từ trên xuống.
Hình 3.2 minh hoạ sự quét do PLC thực hiện.
NÊc 1
NÊc 2
NÊc 3
NÊc 4
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
21
Nấc thứ nhất được đọc từ trái sang phải,
tiếp theo nấc thứ hai được đọc từ trái sang phải
v.v…khi ở chế độ hoạt động PLC sẽ đi từ đầu
đến cuối của chương trình thang, nấc cuối của
chương trình thang được ghi chú rõ ràng sau
đó chương trình lại được lặp lại từ đầu. Quá trình
lần lượt đi qua tất cả các nấc của chương trình
được gọi là chu trình.
d- Mỗi nấc thang bắt đầu với một hoặc nhiều
ngõ vào và kết thúc với ít nhất một ngõ ra.
e- Các thiết bị điện được trình bày ở điều kiện
chuẩn của chúng vì vậy công tắc thường mở
được trình bày trên sơ đồ thang ở trạng thái mở. Công tắc thường đóng
được trình bày ở trạng thái đóng.
f- Thiết bị bất kỳ có thể xuất hiện trên nhiều nấc thang. Ví dụ có thể có
rơle đóng mạch một hoặc nhiều thiết bị. Các mẫu tự và/hoặc các số
giống nhau được sử dụng để ghi nhãn mác cho thiết bị trong từng
trường hợp.
g- Các ngõ vào và ra được nhận biết theo địa chỉ của chúng, kí hiệu tuỳ
theo nhà sản xuất PLC. Đó là địa chỉ ngõ vào hoặc ngõ ra trong bộ
nhớ của PLC.
Hình 3.3 trình bày các ký hiệu tiêu chuẩn
được sử dụng cho thiết bị nhập và xuất.
Ký hiệu này áp dụng cho mọi thiết bị được
kết nối với ngõ vào. Hoạt động của ngõ vào
tương đương với việc đóng hoặc mở công tắc.
Các ngõ ra được biểu diễn chỉ bằng một kí
hiệu, bất kể thiết bị được kết nối với ngõ ra.
Để giải thích cách vẽ nấc sơ đồ thang, có
thể xét trường hợp cấp điện cho thiết bị xuất,
chẳng hạn động cơ tuỳ thuộc vào công tắc
khởi động thường mở. Ngõ vào là công tắc
và ngõ ra là động cơ. Hình 3.4 minh hoạ sơ
đồ thang, bắt đầu với ngõ vào, có ký hiệu
thường mở đối với các tiếp điểm của ngõ
Ngâ vμo Ngâ ra
H×nh 3.4
C¸c tiÕp ®iÓm ngâ vμo
th−êng më
C¸c tiÕp ®iÓm ngâ vμo
th−êng ®ãng
LÖnh ®Æc biÖt
ThiÕt bÞ xuÊt
NÊc cuèiEND
H×nh 3.3
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
22
này. không có các thiết bị nhập khác và
nét vẽ kết thúc với ngõ ra, được vẽ bằng kí hiệu O. khi công tắc đóng,
có tín hiệu vào, ngõ ra của động cơ được kích hoạt.
3.3 Các hàm logic
3.3.1 Hàm AND.
Hình 3.5 minh hoạ tình huống ngõ ra không được
cấp công suất, trừ khi hai công tắc thường mở
đều đóng. Cả công tắc A và công tắc B đều
đóng là trạng thái logic AND. Ta có thể xem
trạng thái này là sự biểu diễn hệ thống điều
khiển có hai ngõ vào A và B. Chỉ khi A và B đều đóng mới có ngõ ra.
Do đó, nếu sử dụng 1 để biểu thị tín hiệu đóng và 0 biểu diễn tín hiệu
ngắt, để ngõ ra là 1 thì A và B phải là 1. Sự vận hành này được điều
khiển bằng cổng logic AND. Quan hệ giữa các ngõ vào cổng logic và
các ngõ ra được liệt kê trên bang chân lý sau:
InputA Input B Output
0 0 0
0 1 0
1 0 0
1 1 1
Hình 3.6 minh hoạ hệ thống cổng AND trên sơ đồ thang, bắt đầu với
tập hợp các tiếp điểm thường mở, được ghi ngõ
vào A là công tắc A, mắc nối tiếp với
công tắc A là các tiếp điểm thường mở
khác được ghi là ngõ vào B, để biểu
diễn công tắc B. đường vẽ kết thúc
với O để biểu diễn ngõ ra. Để có ngõ ra, ngõ vào A và ngõ vào B đều
phải đóng.
3.3.2 Hàm OR.
Hình 3.7 minh hoạ tình huống
ngõ ra được cấp công suất khi
H ×n h 3 .5
A B
H×nh 3.6 Cæng AND
A B
Ngâ ra
N g â v μ o A
N g â v μ o B
H × n h 3 . 7
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
23
công tắc thường mở A hoặc B
đóng.
Tình huống này mô tả cổng logic OR, trong đó, ngõ vào A hoặc ngõ
vào B phải hoạt động để có ngõ ra.
Bảng chân lý của công này như sau:
InputA Input B Output
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 1
Hình 3.8 minh họa hệ thống cổng logic
OR trên sơ đồ thang, bắt đầu của sơ
đồ thang là tiếp điểm thường mở A,
ghi ngõ vào A, mắc song song với
tiếp điểm A là kí hiệu tiếp điểm
thường mở B. đường vẽ kết thúc
với kí hiệu O biểu diễn ngõ ra.
3.3.3 Hàm NOT
Hình 3.9 trình bày mạch điện được
điều khiển bằng công tắc thường đóng.
Khi có tín hiệu vào công tắc mở và tắt
dòng điện vào mạch. Mạch này minh
hoạ cổng NOT, trong đó ngõ ra xuất
hiện khi không có ngõ vào và có ngõ vào khi không có ngõ ra. Cổng
này đôi khi còn được gọi là bộ đảo.
Bảng chân lý của cổng này như sau:
Input A Output
0 1
1 0
H ×nh 3.8
N gâ vμo A N gâ ra
N gâ vμo B
H×nh 3.9
Ngâ vμo A
H ×nh 3.10
N gâ ra
A
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
24
Hình 3.10 minh hoạ hệ thống cổng NOT trên sơ đồ thang, ngõ vào A
được mắc nối tiếp với ngõ ra O
3.3.4 Hàm NAND.
Giả sử cổng NOT được bố trí sau cổng
AND hình 3.11a. hệ quả là cổng NOT
sẽ đảo ngược mọi tín hiệu ra từ cổng AND.
Một trường hợp khác khi ta đặt cổng NOT
trên từng ngõ vào của cổng OR ta cũng
thu được kết quả như vậy (hình 3.11b).
Bảng chân lý chung cho các trường hợp
này như sau:
InputA Input B Output
0 0 1
0 1 1
1 0 1
1 1 0
Hình 3.12 minh họa sơ đồ thang của cổng NAND.
Khi các tín hiệu vào của ngõ A và ngõ B đều là 0
thì ngõ ra sẽ là 1 hoặc một ngõ vào là 1 còn ngõ
vào kia là 0 thì tín hiệu ra cũng sẽ là 1, còn nếu
các ngõ vào A và B đều là 1 thi tín hiệu ra sẽ là 0
3.3.5 Hàm NOR
Giả sử cổng NOT được bố trí sau cổng OR
(hình 3.13a) hệ quả của cách bố trí này là
cổng NOT sẽ đảo ngược các tín hiệu ra
của cổng OR. Một cách bố trí khác cũng
NOT
OR
H×nh 3.11.b
NOT
AND NOT
H×nh 3.11.a
H×nh 3.12
A
Ngâ ra
B
H×nh 3.13.a
OR NOT
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
25
cho kết quả như vậy là đặt cổng NOT trên mọi ngõ vào của cổng AND
(Hình 3.13b)
Bảng chân lý của cổng này như sau:
InputA Input B Output
0 0 1
0 1 1
1 0 1
1 1 0
Tổ hợp cổng OR và cổng NOT được gọi là
cổng NOR. Cổng này có ngõ ra là 1 khi ngõ vào A và B đều là 0.
Hình 3.14 minh họa sơ đồ thang của hệ thống cổng NOR.
Khi ngõ A và B đều không được kích hoạt
thì ngõ ra sẽ là 1.
3.3.6 Hàm EXCLUSIVE OR ( XOR)
Cổng OR cung cấp ngõ ra là 1 khi một hoặc cả hai ngõ vào là 1. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng cũng có nhu cầu cổng ra cung cấp ngõ ra là 1 khi
một trong hai ngõ vào là 1 còn lại thì ngõ ra sẽ là 0.
Cụ thể như bảng chân lý sau:
InputA Input B Output
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 0
Cổng này được gọi là cổng Exclusive OR hoặc XOR.
Một phương pháp để thược hiện cổng XOR là
AND
NOT
H×nh 3.13.b
NOT
Ngâ ra
H×nh 3.14
A B
AND
OR
NOT
H×nh 3.15
A
B
AND
NOT
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
26
bố trí các cổng NOR, AND, OR như trên hình 3.15
Hình 3.16 minh hoạ sơ đồ thang của hệ thống cổng XOR. Khi các ngõ
vào A và B đều không được kích hoạt, ngõ ra sẽ là 0. Khi chỉ có ngõ
vào A được kích hoạt, nhánh trên sẽ cho kết quả là 1. Khi chỉ có ngõ
vào B được kích hoạt, ngõ ra sẽ có tín hiệu là 1 ở nhánh dưới. Khi cả
hai ngõ A và B đều được kích hoạt sẽ không có ngõ ra.
3.3.7 Mạch khoá ( Mạch tự duy trì)
Trong thực tế có các tình huống cần duy trì sự cung cấp công suất cho
ngõ ra ngay cả khi ngõ vào ngừng hoạt động.
Ví dụ: Động cơ được khởi động bằng cách nhấn công tắc kiểu nút bấm,
kể cả khi các tiếp điểm của công tắc không đóng, động cơ vẫn phải tiếp
tục chạy cho đến khi công tắc dừng kiểu nút bấm được nhấn. Thuật ngữ
mạch khoá được áp dụng cho các mạch thực hiện hoạt động này. Đây là
mạch tự duy trì, nghĩa là sau khi được cung cấp công suất mạch duy trì
trạng thái đó cho đến khi nhận các tín hiệu vào khác.
Hình 3.17 minh họa sư đồ thang của
mạch khoá. Khi tiếp điểm của ngõ
vào A đóng, ngõ ra xuất hiện, đồng
thời khi đó tiếp điểm của ngõ ra cung
đóng nhờ đó mạch được duy trì sự
cung cấp năng lượng cho dù ngõ vào A có đóng. Cách duy nhất để tắt
ngõ ra là sử dụng tiếp điểm thường đóng B.
Để minh họa sự ứng dụng mạch khoá ta khảo sát động cơ được điều
khiển bằng các công tắc khởi động, dừng kiểu nút bấm và bố trí đèn tín
Ngâ raNgâ vμo B
H×nh 3.16
Ngâ vμo A
Ngâ vμo A Ngâ vμo B
Ngâ vμo BNgâ vμo A
H×nh 3.17
Ngâ ra
Ngâ ra
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
27
hiệu bật sáng khi động cơ được cấp nguồn và một đèn tín hiệu khác bật
sáng khi động cơ không được cấp công suất. Hình 3.18 minh hoạ sơ đồ
thang của mạch này theo chuẩn Mitsubishi.
Khi X400 được đóng tạm thời, Y430 được cấp công suất và tiếp điểm
của Y430 đóng. Điều này dẫn đến tình trạng khoá đồng
thời đóng mạch Y431 (Đèn báo khi động cơ được cấp công suất)
và khoá mạch Y432 ( Đèn báo khi động cơ không có công suất). Để tắt
ngõ ra Y430 chỉ có thể tắt bằng tiếp điểm thường đóng X401.
3.3.8 Mạch nhiều ngõ ra.
Với các sơ đồ thang, có thể có nhiều ngõ ra được kết nối với một tiếp
điểm
Hình 3.19 minh họa chương trình thang hệ thống này theo chuẩn của
Mitsubishi. Các ngõ ra Y430, Y431,Y432 được cấp công suất khi các
tiếp điểm X400, X402, X403 đóng theo thứ tự
H×nh 3.18
Y430
X400 X401 Y430
Y430
Y431
Y430 Y432
§Ìn khi cã c«ng
suÊt
§Ìn khi kh«ng cã
c«ng suÊt
H×nh 3.19
Y430X401X400
X402
X403
Y431
Y432
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
28
3.4 Các RƠLE nội:
Trong PLC có nhiều linh kiện được sử dụng để lưu giữ dữ liệu, và hoạt
động như các Rơle, có khả năng đóng hoặc ngắt mạch để tắt hoặc mở
các thiết bị. Đó là các Rơle nội. Các Rơle này không tồn tại dưới dạng
các thiết bị chuyển mạch mà chỉ là các bit trong bộ nhớ lưu trữ hoạt
động với chức năng Rơle. Đối với lập trình chúng được xem như là các
ngõ vào và các ngõ ra của Rơle ngoài. Do đó ngõ vào đối với các công
tắc ngoài có thể được sử dụng để cung cấp ngõ ra từ Rơle nội. Hệ quả
là các tiếp điểm của Rơle nội được sử dụng phối hợp với các công tắc
ngõ vào bên ngoài để tạo thành ngõ ra, ví dụ như kích hoạt động cơ…
Để sử dụng, Rơle nội phải được kích hoạt trên một nấc chương trình
sau đó tín hiệu ra của Rơle nội được sử dụng để vân hành các tiếp điểm
chuyển mạch trên một hoặc nhiều nấc khác của chương trình đó. Các
Rơle nội có thể được lập trình với số lượng tập hợp các tiếp điểm kết
hợp theo yêu cầu.
Để phân biệt Rơle nội với các Rơle ngoài, ngõ ra của Rơle nội và ngõ
ra của Rơle ngoài được cấp các địa chỉ khác nhau.
Hiện nay các nhà sản xuất PLC có khuynh hướng sử dụng các thuật
ngữ khác nhau cho các Rơle nội và biểu diễn các điại chỉ của chúng
theo các cách khác nhau
Ví dụ: Mitsubishi sử dụng thuật ngữ Rơle phụ hoặc bộ đánh dấu và kí
hiệu M100, M101,v.v… Siemens sử dụng thuật ngữ cờ hiệu và kí hiệu
F0.0, F0.1 v.v…
Với các chương trình thang, ngõ ra của Rơle nội cũng được biểu diễn
bằng các kí hiệu của thiết bị xuất () hoặc O, kèm theo là địa chỉ của
chúng. Cho biết đó là Rơle nội không phải là Rơle ngoại.
Để minh họa công dụng của Rơle nội, ta xét tình huống sau.
Hệ thống được kích hoạt khi hai tập hợp các điều kiện nhập khác nhau
xuất hiện. Hệ thống này có thể được lập trình dưới dạng hệ thống cổng
logic AND tuy nhiên nếu phải kiểm tra nhiều ngõ vào để mỗi trạng thái
nhập đều có thể được thực hiện, việc sử dụng Rơle nội sẽ đơn giản hơn.
các trạng thái của ngõ vào thứ nhất sẽ được sử dụng để cung cấp ngõ ra
đến Rơle nội. Rơle này có các tiếp điểm kết hợp sẽ trở thành một phần
của các điều kiện nhập đối với ngõ vào thứ hai.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
29
Hình 3.20 minh hoạ chương trình thang đối với tác vụ trên. Đối với nấc
thứ nhất, khi ngõ vào In1 hoặc In3 được đóng cùng với ngõ vào In2,
Rơle nội IR1 sẽ được kích hoạt. Điều này dẫn đến các tiếp điểm của
IR1 sẽ đóng, sau đó nếu ngõ vào In4 được kích hoạt sẽ có tín hiệu ra từ
ngõ ra Out1. Loại tác vụ này có thể được yêu cầu để tự động nâng
thanh chắn khi có người đến gần từ một trong hai phía. Ngõ vào In1 và
In3 là các ngõ vào từ các bộ cảm biến quang điện dùng để phát hiện có
người đang vào hoặc ra từ một trong hai phía của thanh chắn, ngõ vào
In1 được kích hoạt từ một phía của thanh chắn và ngõ vào In3 được
kích hoạt từ phía khác. Ngõ vào In2 là công tắc cho phép hệ thống hạ
xuống. Như vậy, khi ngõ vào In1 hoặc ngõ vào In3 và ngõ vào In2
được kích hoạt, Rơle IR1 sẽ có ngõ ra. Điều này sẽ đóng các tiếp điểm
của Rơle. Nội nếu ngõ ra In4, có thể là công tắc giới hạn phát hiện
thanh chắn đã đóng, ngõ ra In4 sẽ được kích hoạt và đóng mạch. Hệ
quả là có ngõ ra từ Out1, động cơ nâng thanh chắn. Nếu công tắc giới
hạn phát hiện thanh chắn đã mở sẵn, có người đi qua thanh chắn, công
tắc giới hạn sẽ mở. Do đó, ngõ ra Out1 không được cấp công suất và
đối trọng có thể hạ thanh chắn. Rơle nội cho phép liên kết hai bộ phận
của chương trình. Bộ phận thứ nhất phát hiện sự hiện diện của người và
bộ phận thứ hai phát hiện thanh chắn ở vị trí nâng hay hạ.
Một ứng dụng khác của Rơle nội là cài đặt lại mạch khoá. Hình 3.21
minh họa chương trình thang thực hiện tác vụ trên.
Khi các tiếp điểm của ngõ vào In1 được
đóng tạm thời ngõ ra ở Out1 xuất hiện.
Điều này làm đóng các tiếp điểm của
H×nh 3.20
IR1
Out 1
In 2In 1
In 3
IR1 IN4
H×nh 3.21
In 1
In2
Out 1
IR1 Out 1
IR1
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
30
Out1, nhờ đó duy trì ngõ ra này, ngay
cả khi ngõ vào In1 mở. Khi đóng ngõ
vào In2, Rơle nội IR1 được cấp công
suất và làm mở các tiếp điểm của IR1,
đây là các tiếp điểm thường đóng. Do
đó, ngõ ra Out1 bị ngắt mạch và không còn bị khoá.
3.4.1 Rơle điều khiển chính:
Khi điều khiển quá nhiều ngõ ra, đôi khi cần đóng hoặc mở toàn bộ
một hoặc nhiều phần trong chương trình thang. Điều này có thể đạt
được bằng cách ghép các tiếp điểm của cùng một Rơle nội trong mỗi
nấc sao cho sự vận hành của Rơle nội đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các
tiếp điểm, hoặc sử dụng Rơle điều khiển chính.
Hình 3.22 minh họa việc sử dụng Rơle chính để điều khiển một phần
của chương trình thang.
Khi không có tín hiệu vào ngõ vào In1, Rơle nội MC1 trên ngõ ra
không được cấp năng lượng, vì vậy các tiếp điểm của Rơle này mở.
Điều đó có nghĩa là tất cả các nấc giữa vị trí được thiết kế
để vân hành và nấc bố trí MCR
cài đặt lại của MC1 hoặc Rơle
điều khiển chính bị ngắt mạch.
Giả sử MC1 được thiết kế để
vận hành từ nấc chứa MC1, có
thể hình dung MC1 phải được
bố trí trên đường công suất,
vì vậy các nấc 2 và 3 là mở.
Khi các tiếp điểm của ngõ vào
1 đóng, Rơle chính MC1 được
cấp công suất. Khi đó tất cả các nấc giữa MC1 và nấc có MCR cài đặt
lại MC1 được đóng mạch. Các ngõ vào 2 và 3 không thể đóng mạch
các ngõ ra 1 và 2 nếu Rơle điều khiển chính 1 chỉ tác động trong phạm
vi giữa nấc được thiết kế để vận hành Rơle này và nấc bố trí MCR1.
3.4.2 Đi tắt.
H×nh 3.22
In 1
In2
MC1
Out 1
In3 Out 2
MCR1
MC1
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
31
Chức năng thường được áp dụng trong PLC là đi tắt có điều kiện. Nếu
các điều kiện thích hợp được đáp ứng, chức năng này cho phép bỏ qua
môt phần của chương trình thang. Hình 3.23 minh hoạ chức năng đi tắt
một cách khái quát.
Khi có tín hiệu vào In1, tiếp điểm
của ngõ vào này đóng và có tín hiệu
ra đến Rơle đi tắt, cho phép chương
trình đi tắt đến nấc kết thúc tắt, bỏ
qua các nấc chương trình trung gian.
Do đó trong trường hợp này khi có
tín hiệu vào In1, chương trình đi tắt
đến nấc 4 và tiếp tục với các nấc
5,6.v.v…
Khi không có tín hiệu vào In1, Rơle đi tắt không được cấp năng lượng
và chương trình tiếp tục với các nấc 2,3.v.v…
Tính năng này cho phép thiết kế các chương trình đáp ứng một điều
kiện xác định cho trước.
Cụ thể ta có thể xây dụng một chương trình đáp ứng điều kiện xác lập
cho trước như sau:
Nếu nhiệt độ trên 600C quạt sẽ mở còn nếu nhiệt độ dưới 600C quạt sẽ
không hoạt động.
Hình 3.24 minh hoạ chương trình thang của hệ thống nêu trên theo
chuẩn của Mitsubishi.
Lệnh đi tắt được ký hiệu bằng CJP
(đi tắt có điều kiện )và vị trí đến
của đi tắt được kí hiệu là EJP (kết
thúc đi tắt). Điều kiện để có thể
đi tắt là có tín hiệu vào X400. Khi
đi tắt xảy ra, các nấc có các ngõ
vào X401 và X403 được bỏ qua và
chương trình tiếp tục với các nấc
sau lệnh kết thúc đi tắt có địa chỉ
phù hợp với lệnh khởi đầu đi tắt.
Trong trường hợp này là EJP700.
KÕt thóc ®i t¾t
H×nh 3.23
In3
In2
In 1
NÊc 1
NÊc 2
NÊc 3
NÊc 4
§i t¾t
H×nh 3.24
X402
X401
X400
CJP 700
EJP 700
Y430
Y431
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
32
3.5 Bộ định thời.
Trong nhiều tác vụ điều khiển có yêu cầu điều khiển theo thời gian, ví
dụ động cơ hoặc bơm có thể được điều khiển để vận hành trong khoảng
thời gian xác định, hoặc được đưa vào vận hành sau một khoảng thời
gian. Do đó, các PLC đều có các bộ định thời đếm từng phần dây hoặc
dây bằng cách sử dụng các đồng hồ bên trong CPU .
Các nhà sản xuất PLC không thống nhất về cách lập trình các đồng hồ
định giờ và vai trò của chúng. Điểm chung là xem các đồng hồ định giờ
như là các Rơle với các cuộn dây. khi được cấp công suất sẽ đóng hoặc
mở các tiếp điểm sau một khoảng thời gian xác lập trước. Vì vậy đồng
hồ định giờ được coi là ngõ ra đối với nấc có sự điều khiển được thực
hiện qua cặp tiếp điểm ở vị trí khác.
Một số nhà sản xuất khác lại xem bộ định thời là khối trì hoãn, khi
được chèn vào nấc sẽ làm trễ các tín hiệu trong nấc đó đến ngõ ra.
3.5.1 Các loại đồng hồ định giờ.
Trong các PLC có nhiều loại đồng hồ định giờ nhưng có thể chia chúng
thành các loại như sau:
Đồng hồ định giờ hoạt động trễ. Đây là loại đồng hồ định giờ hoạt động
sau khoảng thời gian trễ nhất định.
Đồng hồ định giờ ngưng trễ. Loại đồng hồ này tiếp tục cho phép các tín
hiệu tiếp tục hoạt động trong khoảng thời gian xác định trước khi dừng.
Đồng hồ định giờ xung. Loại đồng hồ này hoạt động hoặc ngừng trong
khoảng thời gian xung xác định.
Trong các bộ PLC cỡ nhỏ thì hai loại đồng hồ định giờ hoạt động trễ và
đồng hồ ngưng trễ được dùng rộng rãi.
3.5.2 Lập trình đồng hồ định giờ.
Đồng hồ định giờ hoạt động trễ.
Hình 3.25 minh hoạ sơ
đồ thang có đồng hồ định
giờ hoạt động trễ.
Đồng hồ này tương tự
Rơle có cuộn dây được
cấp công suất khi ngõ vào
In1
Out 1
§ång hå
®Þnh giê
§ång hå
®Þnh giê
H×nh 3.25
Thêi gian
Th
Thêi gian trÔ
In1
Out 1
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
33
In1 xuất hiện (nấc 1). Sau thời gian trễ được cài đặt trước, đồng hồ này
đóng các tiếp điểm trên nấc 2 nhờ đó Out2 xuất hiện sau thời gian cài
đặt trước tính từ khi In1 xuất hiện.
Để hiểu rõ công dụng của đồng hồ định giờ, có thể khảo sát chương
trình thang được trình bày trên hình 3.26.
Khi ngõ vào In1 hoạt động, ngõ ra
Out1 đóng mạch. Các tiếp điểm kết
hợp với ngõ ra này sẽ khởi động
đồng hồ định giờ. Các tiếp điểm
của đồng hồ định giờ sẽ đóng sau
khoảng thời gian trễ cài đặt trước.
Khi điều đó xảy ra ngõ ra Out2
đóng mạch.
Đồng hồ ngừng trễ.
Hình 3.27 minh hoạ cách sử dụng đồng hồ
khởi động trễ.
Với cách bố trí như trên khi có tín hiệu
vào tức thời đến In1, ngõ ra Out1 và
đồng hồ định thời đều được kích hoạt,
do đó ngõ vào bị khoá bằng tiếp điểm
của Out1, nên ngõ ra này vẫn tiếp tục hoạt động.Sau khoảng thời gian
xác lập trước các tiếp điểm thường đóng của đồng hồ định giờ mở và
ngắt ngõ ra Out1.
Như vậy ngõ ra khởi động và duy trì hoạtđộng cho đến khi hết thời gian
trễ.
3.6 Các bộ đếm (counter).
Bộ đếm cho phép đếm tần xuất tín hiệu vào. Bộ đếm có thể được sử
dụng trong trường hợp đếm các sản phẩn di chuyển trên băng truyền,
và số sản phẩm cần chuyển vào thùng. Bộ đếm có thể đếm số vòng
quay của trục, hoặc số người đi qua cửav.v…
Bộ đếm được cài đặt theo giá trị số cho trước, khi nhận được số xung
vào bằng giá trị này, bộ đếm sẽ vận hành các tiếp điểm tương ứng, các
tiếp điểm thường mở (NO) sẽ đóng, còn các tiếp điểm thường đóng
(NC) sẽ mở.
H × n h 3 . 2 6
§ å n g
h å
® Þ n h
g i ê
I n 1
O u t 1
O u t 1
O u t 2
H×nh 3.27
§ång
hå
®Þnh
giê
Out 1
In1 Out 1
§ång hå ®Þnh giê
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
34
3.6.1 Các dạng bộ đếm
Các nhà sản xuất PLC sử dụng các bộ đếm theo những cách khác nhau.
Một số chọn bộ đếm lùi (CTD) hoặc đếm tới (CTU) và cài đặt lại. Xem
bộ đếm như cuộn dây Rơle và là ngõ ra trên nấc sơ đồ thang.
Như vậy trong PLC có hai loại bộ đếm cơ bản. Đó là bộ đếm ngược và
bộ đếm xuôi.
Bộ đếm ngược đếm từ giá trị xác lập trước đến zero. Nghĩa là sự kiện
được trừ dần đi từ giá trị cài đặt khi đạt đến giá trị zero các tiếp điểm
của bộ đếm thay đổi trạng thái.
Bộ đếm xuôi. Bộ đếm này đếm từ giá trị zero đến giá trị cài đặt trước.
Nghĩa là các sự kiện được cộng dồn cho đến giá trị cài đặt trước. Các
tiếp điểm của bộ đếm thay đổi trạng thái.
3.6.2 Lập trình bộ đếm .
Hình 3.28 minh hoạ mạch đếm
cơ bản. khi có xung tín hiệu vào
đến In1, mạch đếm được cài đặt
lại. Khi có tín hiệu vào đến In2,
mạch đếm bắt đầu hoạt động.
Giả sử mạch đếm được xác lập
là 10 xung, khi In 2 nhận được
10 xung tín hiệu vào, các tiếp
điểm của mạch đếm sẽ đóng và có tín hiệu ra từ Out1.
Nếu ở thời điểm bất kì trong quá trình đếm, có tín hiệu vào đến In1 thì
bộ đếm được cài đặt lại và bắt đầu đếm lại từ đầu với giá trị đếm 10
xung.
Để hiểu rõ công dụng của bộ đếm ta khảo sát ví dụ sau:
Điều khiển máy chuyển tải 6 lon
đồ hộp theo đường dẫn đến nơi
đóngthùng, sau đó chuyển 12
lon theo đường dẫn đến nơi đóng
thùng khác.
Tấm đổi hướng có thể được điều
khiển bằng bộ cảm biến tế bào
quang, cung cấp tín hiệu ra mỗi
H×nh 3.28
In2
In1 Bé ®Õm
Bé ®Õm Out 1
RST
Bé ®Õm
C 4 6 0
C 4 6 1
X 4 0 0
Y 4 3 0
X 4 0 1
C 4 6 0
K 6
R e s e t
O u t
X 4 0 1
C 4 6 1
X 4 0 0
R e s e t
C 4 6 1
K 1 2
C 4 6 0
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
35
khi có lon đồ hộp đi qua. Vì vậy
số xung từ bộ cảm biến này được
đếm và sử dụng để điều khiển bộ
chuyển hướng.
Hình 3.29 trình bày chương trình
thang được lập trình theo chuẩn
của Mitsubishi.
Khi có tín hiệu vào đến X400, cả hai bộ đếm đều được cài đặt lại. Tín
hiệu vào X400 có thể do công tắc nút bấm để khởi động băng truyền.
Tín hiệu vào cần đếm là X401. Tín hiệu này có thể xuất phát từ bộ cảm
biến tế bào quang, khi phát hiện có lon đồ hộp đi dọc theo băng truyền.
Bộ đếm C460 bắt đầu đếm sau khi đóng X400. Khi bộ đếm C460 đếm
được 6 lon, các tiếp điểm của bộ đếm C460 sẽ đóng và cung cấp tín
hiệu ra ở Y430. Đây có thể là cuộn Solenoid được sử dụng để kích hoạt
bộ chuyển hướng nhằm chuyển hướng các lon vào thùng này hoặc
thùng khác. như vậy bộ chuyển hướng có thể ở vị trí chuyển hướng 6
lon đầu di chuyển trên băng truyền vào thùng 6 lon sau đó tấm chuyển
hướng dịch chuyển để cho các lon tiếp theo đến thùng 12 lon. Khi
ngừng đếm, bộ đếm C460 đóng các tiếp điểm tương ứng cho phép bộ
đếm C461 bắt đầu đếm. Khi bộ đếm C461 đếm được 12 xung đến
X401 các tiếp điểm của C461 sẽ đóng. điều này đẫn đến việc cài đặt lại
toàn bộ cả hai bộ đếm và quá trình tự lập lại.
3.7 Thanh ghi dịch chuyển.
Thuật ngữ thanh ghi được sử dụng đối với các thiết bị điện tử, trong đó
dữ liệu có thanh thể được lưu trữ. Rơle nội là thiết bị loại này. Thanh
ghi dịch chuyển gồm nhiều Rơle nội gộp theo nhóm, thông thường là 8,
16 hoặc 32, cho phép các bit được lưu trữ di chuyển rừ Rơ le này đến
Rơ le khác. Mỗi Rơ le có thể được mở hoặc đóng, các trạng thái này
được thiết kế dưới dạng 0 và 1. Thuật ngữ bit được sử dụng cho số nhị
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
36
phân. Vì vậy nếu có 8 Rơ le nội trong thanh ghi, thanh ghi có thể lưu
trữ 8 trạng thái 0/1
Mỗi Rơ le nội có thể lưu trữ một trạng thái đóng ngắt. Giả sử trạng thái
của thanh ghi ở thời điểm nào đó là:
Nghĩa là Rơ le 1 đóng, Rơ le 2 ngắt, Rơ le 3,4 đóng, Rơ le 5,6 ngắt, Rơ
le 7 đóng, Rơ le 8 ngắt. cách sắp xếp này được gọi là thanh ghi 8 bit.
Các thanh ghi có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu xuất phát từ các
nguồn nhập khác ngoài các thiết bị đóng- ngắt, chẳng hạn các công tắc.
Thanh ghi dịch chuyển có thể dịch chuyển các bit được lưu trữ. Các
thanh ghi dịch chuyển cần có ba tín hiệu vào, thứ nhất để tải dữ liệu
vào vị trí thứ nhất của thanh ghi, thứ hai là lệnh dịch chuyển dữ liệu
theo chiều dọc một vị trí của thanh ghi và thứ ba là cài đặt lại hoặc xoá
việc ghi dữ liệu.
Để minh hoạ điều này ta xem tình huống sau:
Lúc đầu thanh ghi 8 bit có các trạng thái như sau:
Giả sử thanh ghi nhận tín hiệu vào 0. Đây là tín hiệu vào đến Rơ le nội
thứ nhất
Nếu thanh ghi nhận thêm tín hiệu dịch chuyển, tín hiệu voà này sẽ nhập
vào vị trí thứ nhất trên thanh ghi và tất cả các bit sẽ dịch chuyển theo
chiều dọc một vị trí. Bit cuối cùng đi ra ngoài và mất đi.
1 2 3 4 5 6 7 8
01001101
101 1001 0
TÝn hiÖu vμo 0
1 0 1 11 0 0 0
TÝn hiÖu ra 0
10 1 0 101 0
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
37
Như vậy tập hợp các Rơ le nội lúc đầu là đóng, ngắt, đóng, đóng, ngắt,
ngắt, đóng, ngăt. thì bây giờ là: ngắt, đóng,ngắt, đóng, đóng, ngắt, ngắt,
đóng, ngắt.
Việc gộp các Rơ le nội thành nhóm để tạo thành thanh ghi dịch chuyển
do PLC thực hiện một cách tự động, khi chức năng thanh ghi được
chọn.
Sau đây ta xét một ví dụ về thanh ghi dịch chuyển cho việc theo dõi các
sản phẩm.
Ta sử dụng một bộ cảm biến để theo dõi và phát hiện sản phẩm hỏng di
chuyển dọc theo băng truyền, và khi sản phẩm đó đến vị trí thích hợp,
cơ cấu loại bỏ sẽ được kích hoạt để loại bỏ sản phẩm đó ra khỏi băng
truyền.
Hình 3.30 là sơ đồ chương trình thang được viết theo ngôn ngữ của
Mitsubshi.
Khi phát hiện sản phẩm không đạt
yêu cầu, tín hiệu xung xuất hiện ở
ngõ vào X400. tín hiệu này nhập
trạng thái 1 vào thanh ghi dịch
chuyển ở Rơ le nội M140.Khi
các sản phẩm dịch chuyển, dù
có lỗi hay không, đều có xung
tín hiệu vào ở X401. tín hiệu
này dịch chuyển trạng thái 1 dọc
theo thanh ghi. Khi trạng thái 1
đến Rơ le nội M144 sẽ kích hoạt
ngõ ra Y430 và cơ cấu loại bỏ
sẽ loại sản phẩm hỏng ra khỏi
băng truyền. Khi sản phẩm đã
bị loại bỏ, tín hiệu vào X403
xuất hiện. Tín hiệu này sẽ cài đặt
lại cơ cấu loại bỏ để các sản
phẩm tiếp theo không bị loại bỏ cho đến khi có tín hiệu loại bỏ đến
M144. Để thực hiện điều này, một tín hiệu ra được cung cấp cho Rơ le
nội M100, Rơ le này khoá chặt ngõ vào X403 và ngắt ngõ ra loại bỏ
Y430. ở đây chỉ biểu diễn các thành phần cơ bản của hệ thống. Hệ
H ×n h 3 .3 0
M 1 4 0X 4 0 2
M 1 0 0X 4 0 3
X 4 0 1
Y 4 3 0M 1 4 4
E N D
M 1 0 0
M 1 0 0
M 1 4 4
M 1 4 0
X 4 0 0 M 1 4 0
M 1 4 0
O u t
S F T
R S T
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
38
thống thực tế gồm nhiều Rơ le nội hơn để đảm bảo cơ cấu loại bỏ bị
ngắt khi các sản phẩm đạt yêu cầu di chuyển dọc theo băng truyền và
không cho phép tín hiệu vào từ X400 khi sản phẩm đang dịch chuyển.
Chương IV
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
39
GIỚI THIỆU VỀ PLC OMRON
OMRON là một công ty của Nhật Bản được thành lập năm 1933.
OMRON được coi là một trong những hãng điện tử hàng đầu thế giới
về công nghệ tự động hoá. Các thiết bị tự động của OMRON có chất
lượng cao, được sản xuất với công nghệ mới nhất và rất đa dạng: từ
công tắc đơn giản, rơle các lọai , bộ định thời, bộ đếm, cảm biến, kiểm
soát nhiệt độ…cho tới các thiết bị điều khiển chương trình hiện đại. Tất
cả có gần 20.000 mặt hàng khác nhau, liên tục được cải tiến.
4.1 Cấu trúc cơ bản của PLC OMRON
PLC OMRON có bốn thành phần cơ bản sau:
a) Input Area: Các tín hiệu nhận vào từ các thiết bị đầu vào bên ngoài
(Input devices) sẽ được lưu trong vùng nhớ này.
b) Output Area: Các lệnh điều khiển đầu ra sẽ được lưu tạm trong vùng
nhớ này. Các mạch điện tử trong PLC sẽ xử lý lệnh và đưa ra tín hiệu
điều khiển thiết bị ngoài ( Output devices).
c) Bộ xử lý trung tâm (CPU): là nơi xử lý mọi hoạt động của PLC, bao
gồm việc thực hiện chương trình
d)Bộ nhớ (Memory): là nơi lưu chương trình điều khiển và các trạng
thái nhớ trung gian trong quá trình thực hiện
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
40
Mạch đầu vào ( Input Unit)
Là mạch điện tử làm nhiệm vụ phối ghép chuyển đổi giữa tín hiệu điện
đầu vào (Input) và tín hiệu số sử dụng bên trong PLC. Kết quả của việc
xử lý sẽ được lưu ở vùng nhớ Input Area. Mạch đầu vào được cách ly
về điện với các mạch trong của PLC nhờ các diốt quang. Bởi vậy nếu
có hư hỏng mạch đầu vào sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của CPU.
Mạch đầu ra ( Output Unit)
Mạch điện tử đầu ra sẽ biến đổi các lệnh mức logic bên trong PLC (
trong vùng nhớ Output Area) thành các tín hiệu điều khiển như đóng
mở rơle.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
41
Các thiết bị ra vào thường gặp
Công tắc trên bộ CPM 1 PLC training kit sẽ lấy nguồn tờ đầu ra Power
supply output 24 V DC có sẵn của PLC với dòng ra tổng cộng tối đa là
0.3 A. các công tắc này mô phỏng các đầu vào số (là các đầu vào chỉ có
hai trạng thái) trong thực tế bằng cách bật tắt bằng tay các công tắc này,
do vậy thuận tiện trong viêc thử nghiệm hay đào tạo.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
42
Dưới đây là một ví dụ khi đấu dây đầu vào với các thiết bị có trong
thực tế thay cho công tắc mô phỏng:
Cách nối đầu dây vào số của PLC có thể có ba dạng sau:
1) Đầu vào là tiếp điểm Rơle (Relay)
2) Đầu vào là Transistor kiểu NPN.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
43
3) Đầu vào là Transistor kiểu PNP.
Chú ý
Dòng vào của các đầu vào IN00000-IN00002 = 12mA
Dòng vào của các đầu vào khác bằng 5mA
Khi đầu vào của PLC ở mức ON, các đèn tương ứng trong PLC đều
sáng
Các địa chỉ bộ nhớ trong PLC.
Tất cả các đầu vào cũng như các bộ lưu trữ khác trên PLC khi sử dụng
trong chương trình đều thông qua các địa chỉ nhớ tương ứng. Các địa
chỉ bộ nhớ được tổ chức thành các nhóm gồm 16 bit gọi là word hay
chennal (CH). Mỗi bít có giá trị 0 hoặc 1. Các bit được đánh số từ 00
đến 15 từ phải qua trái.
Địa chỉ đầy đủ của mỗi bit sẽ được ký hiệu bằng năm chữ số. 3 chữ số
đầu từ trái qua là ký hiệu của chennal, hai chữ số tiếp theo là số thứ tự
của bit.
Khi tham chiếu đến từng bit này ta phải định địa chỉ của từng chennal
(word) và số của bit trong word.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
44
Các vùng nhớ ( Memory Area ) trong PLC CPM1.
Các vùng nhớ thường dùng trong bộ CPM1.
CH000 - CH009 Input Area ( Các đầu vào)
CH010 - CH019 OutputArea ( Các đầu ra)
CH200 – CH 239 Word Area (Vùng nhớ hỗ trợ tự do)
SR240 – SR 255 Speial Registers
TR0 – TR 7 Temporaty Registers (Relays)
HR00 – HR19 Holding Registers (Relays)
AR00 – AR15 Auxiliary Registers (Relays)
LR00 – LR15 Link Registers ( Relays)
TIM/CNT00 -TIM/
CNT127
Timer/ Counter ( Địa chỉ dạng bit
và word của timer và counter.
DM0000 – MD1023 Data Memory Read/Write- Vùng
nhớ cho phép đọc hoặc ghi
DM6144 – DM6599 Data memory Read Only – Vùng
nhớ chỉ cho phép đọc
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
45
DM6600 – DM6655 Data memory PLC Setup– Vùng
nhớ lưu thiết bị lập trình của PLC
Với bộ Training kit các địa chỉ bit trong word CH00 từ bit ô đến bit 11
là cho các đầu vào, còn trong word CH010 các bit 00 đến 7 là cho các
đầu ra. Khi viết trong chương trình, các địa chỉ này thường được viết
dưới dạng: Ví dụ 000.01 (có dấu chấm giữa địa chỉ của word và số bit
trong word) hoặc 00001 ( không có dấu chấm)
4.2 Lập trình bằng Programming Console
Programming console là một bộ bàn phím lập trình cầm tay cho PLC
của OMRON dùng ngôn ngữ lập trình dạng dòng lệnh Mnemonic. Nó
cung được dùng để đọc chương trình bộ nhớ và thiết lập các chế độ
hoạt động của PLC. Bộ Programming Console được nối vào cổng
Peripheral Port của PLC dùng cáp đi kèm, qua đây Programming
Console sẽ nhận được nguồn nuôi từ PLC, đồng thời có thể ghi đọc
chương trình PLC
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
46
4.2.1 Khởi đầu với Programming Console.
Khi nối Programming Console với PLC màn hình của Programming
Console sẽ hỏi Password
Sau khi nhập như trên ta sẽ thấy xuất hiện số 00000; Đây là số thứ tự
của bước lập trình đầu tiên của PLC. Nếu bấm tiép phím có hình mũi
tên xuống ta sẽ thấy các bước tiếp theo của chương trình đã có sẵn của
PLC.
4.2.2 Các chế độ hoạt động của PLC
Ta có thể chuyển đổi chế độ hoạt động của PLC một cách dễ dàng bằng
cách xoay chìa khoá trên bàn phím
• Chế độ Program.
Là chế độ để lập và sửa chương trình cho PLC. Chương trình của PLC
sẽ không được thực hiện trong bước này.
• Chế độ theo dõi Monitor.
Là chế độ trong đó chương trình của PLC sẽ được thực hiện, đồng thời
các địa chỉ của bộ nhớ trong PLC có thể đặt lại trực tiếp từ bộ lập trình
như các bit vào ra ( I/O Bits ), Các timer, Counter, và vùng nhớ DM.
• Chế độ RUN
Là chế độ mà chương trình điều khiển trong PLC được thực hiện ( chạy
) và nội dung bên trong PLC chỉ có thể theo dõi chứ không thể sửa đổi
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
47
từ bên ngoài. Đây là chế độ nên đặt sau khi chương trình đã được nhập
và kiểm tra đúng đắn.
4.2.3 Xóa chương trình trong PLC.
Để xóa chương trình trong PLC ta làm như sau:
a) Chuyển sang chế độ Program mode.
b) bấm nút CLR để màn hình hiển thị 00000
c) Bấm lần lượt các nút sau để xoá chương trình trong bộ nhớ của PLC
Ví dụ về cách lập một chương trình
Địa chỉ Lệnh và tham số
00000 LD 00000
00001 AND 00001
00002 OUT 01000
00003 LD 00002
00004 AND 00001
00005 OUT 01001
00006 END ( 01)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
48
Thao tác cuối cùng vừa rổi là để nạp lệnh END ( kết thúc ). Tất cả các
chương trình đều phải kết thúc bằng lệnh này, nếu không có PLC sẽ
báo lỗi.
Sau khi nhập xong, bấm các mũi tên xuống và lên để kiểm tra chương
trinh vừa nhập. Để chạy chương trình, chuyển khoá trên Programming
console sang Run hoặc Monitor.
4.2.4 Tìm kiếm trong chương trình.
Chước năng tìm kiếm (Search) được dùng để tìm kiếm nhanh một lệnh
hoặc một địa chỉ trong chương trình. Sau đó ta có thể thực hiện các
thao tác như xoá lệnh, sửa lệnh hay địa chỉ.
Ví dụ: Trong chương trình sau có hai lệnh AND 00001 ở hai dịa chỉ
khác nhau
Địa chỉ Lệnh và tham số
00000 LD 00000
00001 AND 00001
00002 OUT 01000
00003 LD 00002
00004 AND 00001
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
49
00005 OUT 01001
00006 END ( 01)
Để tìm đến địa chỉ lệnh AND 00001 ta làm như sau:
Mỗi lần ấn phím SRCH sẽ đưa ta đến nơi gặp lệnh cần tìm kế tiếp.
4.2.5 Xóa lệnh ( Delete ).
Để xóa lệnh đang được hiển thị trên Display của Programming console,
ta bấm các phím như sau:
Chú ý: Khoá chuyển trên Programming console phải được đặt về vị trí
Program mode.
Ví dụ cần xóa lệnh dưới đây.
Địa chỉ Lệnh và tham số
00000 LD 00000
00001 AND 00001
00002 OUT 01000
00003 LD 00002
00004 AND 00001
00005 OUT 01001
06 END ( 01)
Bấm mũi tên xuống cho đến khi gặp lệnh LD 00002
Bấm lần lượt DEL sau đó là mũi tên lên để xóa lệnh này.
Sau khi LD 00002 được xóa, lệnh bên dưới này là AND 00001 sẽ được
dịch lên địa chỉ 00003 và chương trình mới sẽ là:
Địa chỉ Lệnh và tham số
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
50
00000 LD 00000
00001 AND 00001
00002 OUT 01000
00003 AND 00001
00004 OUT 01001
00005 END ( 01)
4.2.6 Chèn lệnh ( Insert )
Các lệnh mới có thể được chèn vào lệnh đang được hiển thị trong
chương trình hiện hành.
Ví dụ:
Ta muốn chèn lệnh OR 00002 vào giữa lệnh AND 00001 và OUT
01000 của chương trình sau:
4.2.7 Theo dõi các hoạt động của PLC
a- Theo dõi trạng thái một tiếp điểm ( 1 bit)
Ví dụ: theo dõi trạng thái của Channel 000 bit 01.
b- Bật tắt cưỡng bức các bit (Forced Set / Reset )
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
51
Sau khi hiển thị và theo dõi trạng thái bit CH 010.00 ở bước trên, để
cưỡng bức bật bit này lên trạng thái ON ta bấm nút SET.
để cưỡng bức bật bit này về trạng thái OFF ta bấm nút RESET.
c- theo dõi gía trị một word ( Channel)
Ví dụ: Để theo dõi Channel 000
Trạng thái từng bit trong word CH000 có thể được theo dõi khi bấm
tiếp phím SHIFT và MONTR
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
52
Các bit trong Channel 000 ở hình trên được biểu thị từ phải qua trái, bit
bên phải ngoài cùng là bit 0. Trạng thái bật (ON) của bit được biểu thị
bằng số 1 còn trạng thái tắt được biểu thị bằng số 0.
Nếu bật các công tắc đầu vào số 1 và 2 ta sẽ thấy các bit tương ứng
được bật trên Programming Console như dưới đây.
d- Ghi giá trị mới vào word.
Giá trị hiện hành của word có thể được ghi đè vào từ Programming
Console như ví dụ sau: Channel 010 sẽ được ghi đè giá trị mới là 000F
không phụ thuộc vào chương trình hiện hành trong bộ nhớ của PLC.
Nói chung các địa chỉ bộ nhớ đầu ra (IR) không nên được ghi đè trừ
khi đang thử nghiệm .
Sau đây là một ví dụ ghi một giá trị mới vào word DM 1000.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
53
4.3 Lập trình bằng LADDER DAIGRAM
4.3.1 Lập trình bằng sơ đồ thang Ladder Daigram.
Các lệnh cơ bản của sơ đồ bậc thang (Ladder Daigram ).
Thành phần luôn luôn phải có trong sơ đồ gọi là Power bus. Là nơi dẫn
nguồn điện đi vào và đi ra sơ đồ.
4.3.2 Lệnh LD
Lệnh LD nối với Power bus trái sẽ khởi đầu một netword của sơ đồ
Ladder
Daigram. Số ghi phía trên ký hiệu lệnh là địa chỉ của thông số lệnh.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
54
4.3.3 Lệnh OUT.
Lệnh Out giống như một rơle chấp hành đưa ra kết quả logic của các
lệnh đi trước vào một tiếp điểm (bit) OUTPUT.
Chương trình trên kết quả logic của lệnh LD00000 (tiép điểm đóng mở)
sẽ điều khiển đầu ra là tiếp điểm 01000.
Khi nhập đoạn chương trình trên vào PLC, phải đảm bảo đang ở chế độ
Program mode và cuối chương trình phải có lệnh END.
Sau đó chuyển sang chế độ Monitor hay Run để chạy. Bật thử công tắc
00000 sẽ khiến đầu ra 01000 cũng bật sáng
Chương trình sau, khi bật công tắc 00000 ( công tắc thứ nhất trên bộ
Training CPM1 ), đầu ra CH010.00 sẽ được bật lên ON.
4.3.4 Lệnh AND.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
55
Lệnh AND sẽ tạo ra một logic giống nhơ hình dưới đây.
Ví dụ trên, việc nối hai điều kiện logic A và B sẽ đòi hỏi cả A và B đều
tác dộng ( đóng) thì đèn C đầu ra mới sáng.
Dưới đây là một Ladder Daigram có dùng lệnh AND.
Lúc này khi bật công tắc CH 000.00 đồng thời bật công tắc CH 000.01
thì đèn đầu ra Output 010.00 mới sáng.
4.3.5 Lệnh OR.
Lệnh OR sẽ tạo ra một logic giống như hình dưới đây.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
56
Trong ví dụ trên, việc nối song song hai điều kiện logic A và B sẽ đòi
hỏi hoặc A hoặc B tác động ( đóng ) thì đèn C đầu ra sẽ sáng. Dưới đây
là một Ladder Daigram có dùng lệnh OR
Lúc này khi bật công tắc CH 000.00 thì đèn đầu ra Output 010.00 sẽ
sáng.
Hoặc khi bật công tắc CH 000.01 thì đèn đầu ra Output 010.00 sẽ sáng.
Hoặc khi bật công tắc CH000.00 đồng thời bật công tắc CH 000.01 thì
đèn đầu ra Output 010.00 cũng sẽ sáng.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
57
4.3.6 Lệnh AND LD
Lệnh AND LD được dùng để xây dựng các khối logic phức tạp hơn
bằng cách ghép chúng nối tiếp với nhau.
Giả sử có một đoạn chương trình như dưới đây, trong đó đầu ra 01000
sẽ bật khi đầu vào 00000 hoặc 00001 và 000002 bật.
Nếu bây giờ điều kiện trên có thêm đầu vào 00003 như dưới đây:
Việc nhập vào đoạn chương trình này đòi hỏi phải chia nó ra làm hai
khối nối tiếp nhau.
Sau đó nhập vào riêng rẽ các lệnh cho từng khối và nối hai khối lại với
nhau bằng lệnh AND LD
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
58
4.3.7 Lệnh OR LD.
Lệnh OR LD được dùng để xây dựng các khối logic bằng cách ghép
chúng song song với nhau.
Giả sử ta có một đoạn chương trình dưới đây, trong đó đầu ra 01000 sẽ
bật sáng khi đầu vào 00000 và 00001 hoặc 00002 bật.
Nếu bây giờ điều kiện trên có thêm đầu vào 00003 như dưới đây:
Để nhập vào đoạn chương trình này ta phải chia nó ra làm hai khối con
nối song song với nhau như dưới đây.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
59
Ta khảo sát một ví dụ kết hợp hai lệnh AND LD và OR LD.
Trình tư thực hiện cũng phải chia thành các khối con và gõ riêng rẽ
từng khối vào sau đó dùng lệnh AND LD và OR LD để nhập các khối
lại với nhau.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
60
4.3.8 Lệnh AND NOT.
Lệnh AND NOT tạo ra một tiếp điểm thường đóng ( Ngược với lệnh
AND)
Khi đổi lệnh AND 00001 thành AND NOT 00001 như sơ đồ trên , đầu
ra CH010.00 sẽ bật khi CH000.00 là ON và CH000.0 là OFF .
4.3.9 Lệnh LD NOT.
Lệnh LD NOT tạo ra một tiếp điểm thường đóng ở đầu của đoạn mạch
( ngược với lệnh LD ).
4.3.10 NETWORK.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
61
Một Network được tạo thành bởi các lệnh LOAD, AND, OR, và
OUT.
Trừ khi dùng để tạo các khối logic nối với nhau bằng lệnh AND
LD, hoặc OR LD, Lệnh LOAD sẽ được dùng để tạo một Network
mới.
4.3.11 Mạch chốt (Tự giữ)- LATCHING/SELF HOLDING
CIRCUIT.
Dưới đay là một sơ đồ khối Ladder Daigram của mạch tự giữ rất phổ
biến trong lập trình.
Khi bật switch CH000.00, đầu ra CH010.00 sẽ bật và giữ và ở trạng
thái này bất kể sau đó switch 00000 còn có bật hay không. CH010.00
sẽ bị tắt khi switch 00001 bật.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
62
4.3.12 Các quy tắc chung của sư đồ LADDER DAIGRAM.
Nếu muốn đầu ra luôn ở ON, phải nối đầu dây này qua một cờ ( Flag)
là bit 25313 ( tức channel 253 bit 13). Bit này là một cờ hệ thống luôn
luôn ở trạng thái ON.
Có thể nối song song nhiều tiếp điểm cùng lệnh OR hoặc song song
nhiều đầu ra dùng lệnh OUT/OUT NOT và dùng nhiều bit đầu vào
nhiều lần.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
63
Nếu có hai lệnh Output có cùng địa chỉ bit, lệnh Output trước sẽ không
có tác dụng.
Một đoạn mạch có thể có nhiều lệnh Out nối song song với nhau.
4.3.13 Lệnh OUT( OUTPUT) và lệnh OUTNOT (OUTPUT NOT)
Các lệnh này được kí hiệu trong sơ đồ thang như sau:
Lệnh Out và Out not dùng để điều khiển trạng thái của bit được chỉ
định theo điều kiện thực hiện ngõ vào là ON thì bit Out sẽ ON còn bit
Out not sẽ OFF và ngược lại.
B
B
OUT
OUT NOT
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
64
4.3.14 Lệnh SET và RESET.
Kí hiệu trong sơ đồ thang như sau:
Lệnh SET dùng để ON bit toán tử khi điều kiện ngõ vào là ON và
không ảnh hưởng đến trạng thái bit toán tử khi điều kiện thực hiện ngõ
vào là OFF.
Lệnh RESET dùng để OFF bit toán tử khi điều kiện ngõ vào là ON và
không ảnh hưởng đến trạng thái bit toán tử khi điều kiện thực hiện ngõ
vào là OFF.
4.3.15 Lệnh KEEP(11).
Kí hiệu trong chương trình thang như sau:
Lệnh KEEP(11) dùng để duy
trì trạng thái bit đã định theo
hai điều kiện ngõ vào là S
và R. S là ngõ vào SET còn
R là ngõ vào RESET. Lệnh
Keep(11)hoạt động giống
như một Rơ le chốt mà được
SET bởi S và RESET bởi R.
Biểu đồ minh hoạ:
SET B
RESET B
KEEP(11)
B
S
R
§iÒu kiÖn thùc hiÖn S
§iÒu kiÖn thùc hiÖn R
Tr¹ng th¸i bit B
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
65
4.3.16 Lệnh DIFU(13) và DIFD(14).
Kí hiệu trong chương trình thang.
Lệnh DIFU(13) và DIFD(14) được dùng để ON bit đã định trong một
chu kỳ
Mỗi khi thực hiện lệnh DIFU(13), nó sẽ so sánh điều kiện thực hiện tại
ngõ vào với điều kiện trước đó của nó. Nếu điều kiện thực hiện trước
đó là OFF và hiện tại là ON thì DIFU(13) sẽ ON bit đã định. Nếu điều
kiện thực hiện trước đó là ON và hiện tại là ON hay OFF lệnh
DIFU(13) sẽ OFF bit đã định.
Còn đối với lệnh DIFD(14) khi thực hiện nó sẽ so sánh điều kiện thực
hiện tại ngõ vào hiện tại với điều kiện trước đó của nó. Nếu điều kiện
thực hiện trước đó là ON và hiện tại là OFF thì DIFD(14) sẽ ON bit đã
định. Nếu điều kiện thực hiện tại ngõ vào là ON bất chấp điều kiện
trước đó là ON hay OFF lệnh DIFD(14) sẽ OFF bit đã định.
Hai lệnh này không ảnh hưởng đến cờ trạng thái.
Ví dụ: Xét sơ đồ thang sau:
Chương trình thang cho sơ đồ trên.
Địa chỉ Lệnh Dữ liệu
DIFD(14)B
DIFU(13) B
DIFU(13)
10014
DIFD(14)
10014
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
66
00000 LD 00000
00001 DIFU(13) 10014
00002 DIFD(14) 10014
Minh họa biểu đồ thời gian:
4.3.17 Lệnh JMP(04) và JME(05)
Các lệnh này được dùng để nhảy nấc trong chương trình thang.
Ký hiệu trong chương trình thang:
N: là số nhảy.
Số nhảy N trong lệnh là từ 00 đến 99.
JMP(04) luôn luôn được dùng kết hợp với JME(05) để tạo thành lệnh
nhảy. để nhảy từ một điểm trong chương trình thang đến một điểm
khác. JPM(04) được định nghĩa là điểm mà tại đó lệnh nhảy được tạo.
JME(05) được định nghĩa là điểm đích của lệnh nhảy. Khi điều kiện
thực hiện ngõ vào cho JMP(04) là ON thì bước nhảy không được tạo và
chương trình được thực hiện như đã lập trình. Khi điều kiện thực hiện
DIFU(13)
§iÒu kiÖn nhËp: 00000
DIFD(14)
J M E (0 5 ) N
J M P (0 4 ) N
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
67
ngõ vào cho JMP(04) là OFF thì bước nhảy được thi hành. Khi đó
chương trình tiếp tục thực hiện tại JME(05).
Khi số nhảy N của JMP(04) từ 01 đến 99 thì con trỏ lập tức chuyển đến
JME(05) cùng với số nhảy tương ứng. Tất cảc các lệnh ở giữa JMP(04)
và JME(05) không được thực hiện, trạng thái của các Timer, Counter,
Bit Out, Out not và tất cả trạng thái của bit điều khiển khác đều không
thay đổi. Số nhảy này chỉ đụnh nghĩa cho một lần nhảy.
Khi số nhảy của JMP(04) là 00, Cpũe tìm đến JME(05) kế có số nhảy
N=00. Để thực hiện, nó kiểm tra toàn bộ chương trình tất cả những lệnh
và bit điều khiển nằm ở giữa JMP(04) 00 và JME(05) 00 được giữ
nguyên. số nhảy 00 có thể được sử dụng nhiều lần đối với JMP(04) mà
chỉ cần một đích nhảy đến JME(05).
Ví dụ: Chương trình thang như sau:
Các lệnh được nhập vào theo PLC OMNRON
Địa chỉ Lệnh Dữ liệu
00000 LD 00000
00001 JMP(04) 01
00002 LD 00001
00003 Lệnh 1
00004 LD 00002
00005 Lệnh 2
00006 JME(05) 01
JM P(04) 01
L Önh 1
L Önh 2
JM E (05) 01
00000
00001
00002
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
68
Giải thích:
Khi IR 00000 = ON thì chương trình thực hiện từ lệnh 1 đến lệnh 2. khi
IR00000 = OFF thì lệnh1 và lệnh 2 được bỏ qua. Chương trình sẽ thực
hiện các lệnh tiếp theo.
4.3.18 Lệnh chuyển dữ liệu MOV(21):
Ký hiệu trong chương trình thang.
Trong đó:
S : là word nguồn.
D: là word đích.
Khi điều kiện thực hiện ngõ vào là OFF, lệnh MOV(21) không thực
hiện. Khi điều kiện ngõ vào là ON lệnh MOV(21) sẽ sao chép toàn bộ
nội dung của S sang D.
Ví dụ:
Sử dụng lệnh MOV(21) sao chép nội dung của IR001 cho HR 05 khi
IR00000 chuyển từ OFF sang ON.
Sơ đồ thang.
Chương trình được viết như sau:
Địa chỉ Lệnh Toán tử
00000 LD 00000
00001 MOV(21) 01
MOV(21)
S
D
Word nguån Word ®Ých
Tr¹ng th¸i bit kh«ng thay ®æi
HR05
001
MOV(21)
00000
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
69
HR05
4.3.19 Lệnh MVN(22) Move Not:
Kí hiệu trong chương trình thang.
Trong đó:
S : là word nguồn.
D: là word đích.
Khi điều kiện thực hiện ngõ vào là ON, lệnh MVN(22) sẽ sao chép nội
dung đảo của S sang D. Mỗi bit ON của S tương ứng với bit OFF trong
D và bit OFF của S tương ứng với bit ON trong D.
4.3.20 Lệnh tính toán BCD( Binary Code Decimal) – SET CARRY
STC(40)
Kí hiệu trong chương trình thang.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh STC(40) không thực hiện.
STC(40) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON.
4.3.21 Lệnh tính toán CLC – CLEAR CARRY (CLC(41) )
Kí hiệu trong chương trình thang.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh CLC(41) không thực hiện.
CLC(41) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON.
4.3.22 Lệnh ADD(30).
Kí hiệu trong chương trình thang.
D
S
MVN(22)
STC(40)
CLC(41)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
70
Trong đó:
Au: Augen word.(Word đã có)
Ad: Addend word.(Word bị cộng)
R : Result word.( Word kết quả)
Chỉ dùng vùng nhớ DM 0000 đến DM 1023.
DM 6144 đến DM6655 không được dùng cho R.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh ADD(30) không thực hiện.
ADD(30) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON. Khi đó ADD(30) sẽ cộng
nội dung của Au và Ad rồi đặt kết quả trong R.
4.3.23 Lệnh SUB(31) Trừ BCD.
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Trong đó:
Mi: Word bị trừ
Su: Word trừ
R : Result word.( Word kết quả)
Chỉ dùng vùng nhớ DM 0000 đến DM 1023.
DM 6144 đến DM6655 không được dùng cho R.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh SUB(31) không thực hiện.
SUB(31) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON. Khi đó SUB(31) sẽ trừ nội
dung của Mi cho Su rồi đặt kết quả trong R.
4.3.24 Lệnh MUL(32) Nhân BCD (BCD MULTIPLY).
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Md: Multiolicand (BCD)
Mr: Multiplier (BCD)
Su
M i
SU B(21)
R
Mr
Md
MUL(32)
R
ADD(30)
Au
Ad
R
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
71
R : Result word.
Chỉ dùng vùng nhớ DM 0000 đến DM 1023.
DM 6144 đến DM6655 không được dùng cho R.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh MUL(32) không thực hiện.
MUL(32) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON. Khi đó MUL(32) sẽ nhân
nội dung của Md cho Mr rồi đặt kết quả trong R và R+1:
Xét ví dụ có chương trình thang như trên:
Khi IR00001 mà ON thì nội dung của IR013 và DM00006 được nhân
và kết quả được đặt trong HR07 và HR 08.
Dữ liệu và tính toán như sau:
4.3.25 Lệnh DIV(33) BCD DIVIDE (chia BCD)
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Md
Mr
RR+1
MUL(32)
00001
DM0006
013
HR 07
Md: IR013
3 3 5 6
5200
Mr: DM00005
R+1: HR08
8
R: HR07
3 9 0 0000
DIV(33)
R
Dd
Dr
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
72
Dd: Dividend (BCD)
Mr: Divisorword (BCD)
R : Result word.
Chỉ dùng vùng nhớ DM 0000 đến DM 1023.
DM 6144 đến DM6655 không được dùng cho R.
Khi tín hiệu của ngõ vào là OFF, lệnh DIV(33) không thực hiện.
DIV(33) chỉ thực hiện khi ngõ vào là ON. Khi đó DIV(33) sẽ chia nội
dung của Dd cho Dr rồi đặt kết quả trong R và R+1, thương số đặt
trong R và số dư đặt trong R+1:
Ví du:
Xét sơ đồ thang sau:
Khi IR00000 ON, lệnh DIV(33) sẽ được thực thi
Nội dung của IR216 sẽ được chia cho nội dung của HR09 kết quả được
đặt trong DM0017 và DM0018.
4.3.26 Lệnh so sánh CMP(20).
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
00000
DM0017
216
HR09
DIV(33)
Dd: IR216Dr: HR09
0 0 0 4 24 0 0
R:DM0017
1 0 5 0 0 0
Sè chia Sè bÞ chia
Thu¬ng sè Sè du
R+1: DM0018
00
CP2
CP1
CMP(20)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
73
Trong đó:
CP1: Word so sánh thứ nhất:
CP2: Word so sánh thứ hai:
Lệnh CMP(20) dùng so sánh dữ liệu CP1 và CP2 và xuất hiện các kết
quả ra các cờ GL, EQ, LE trong vùng SR( Special Registers).
EQ: ON nếu CP1 = CP2.
LE: ON nếu CP1 < CP2.
GL: ON nếu CP1 > CP2.
Bảng các trạng thái của các cờ:
Cờ Địa chỉ CP1 < CP2 CP1 =
CP2
CP1>CP2
GR 25505 OFF OFF ON
EQ 25506 OFF ON OFF
LE 25507 ON OFF OFF
4.3.27 Bộ đếm lặp lại CNTR(12).
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Trong đó: N là chỉ số CNTR(12).
SV: là giá trị đặt trong DM, HR, LR, SR…
CNTR là một bộ đếm theo hai chiều. Nó được dùng để đếm giữa giá trị
đặt SV và 0 theo sự chuyển đổi một trong hai điều kiện đó là ngõ vào
tăng II và ngõ vào giảm DI.
Giá tri hiện tại sẽ tăng nếu điều kiện đếm được đưa vào ngõ vào II và sẽ
giảm nếu điều kiện đếm được đua vào ngõ vào DI. Nếu điều kiện đếm
được đưa cả vào hai ngõ II và DI thì trị số của CNTR sẽ không đổi.
CNTR (12)
N
SV
II
DI
R
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
74
Khi gí trị hiện tai PV giảm đến 00 thì PV sẽ được đặt về giá trị SV và
cờ hoàn toàn được bật thành ON cho đến khi giá trị PV giảm trở lại.
Khi giá trị PV tăng lên tới SV thì giá trị PV được đặt về 0 và cờ hoàn
thành được bật sang ON cho đến khi giá trị PV tăng trở lại.
4.3.28 Lệnh High Speed Timer -TIMH (15)
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Trong đó: N là chỉ số TIMH(15).
SV: là giá trị đặt trong DM, HR, LR, SR…
Giá trị SV đặt trong TIM(15) chạy từ 00,00 giây đến 99,99 giây. Hoạt
độnh của TIMH(15) giống như lệnh TIM.
4.3.29 Lệnh PRV(62) – High Speed Counter Pvread.
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Trong đó: P :là port riêng: 001, 002, 003.
C :là dữ liệu điều khiển 001, 002, 003.
D :là Word đích đầu tiên SR, DM, HR…
Khi điều kiện thực hiện ngõ vào là ON, lệnh PRV (62) đọc dữ liệu đã
định ở P và C rồi ghi nó vào D hay D +1.
Port riêng P xác định tốc độ xuất xung của Counter.
TIMH (15)
N
SV
C
P
PRV(62)
D
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
75
Port (P) Chức năng
001 Chỉ định Counter tốc độ cao 0 hay xuất xung từ
một bit
002 Chỉ định Counter tốc độ cao 1 hay xuất xung từ
Port1
003 Chỉ định Counter tốc độ cao 2 hay xuất xung từ
port 2
C: Dữ liệu điều khiển xác định loại dữ liệu xử lý truy xuất
C Dữ liệu Word đích
001 Giá trị hiện tại PV của Counter tốc độ cao D & D +1
002 Trạng thái của Counter tốc độ cao hay xuất
xung
D
003 Dãy kết quả so sánh D
4.3.30 Lệnh Root (72) – Squre Root ( Căn bậc hai).
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Trong đó: Sq: là word nguồn đầu;
R: là word kết quả
DM6144 tới DM6655 không được dùng trong R.
Khi trạng thái của ngõ vào là OFF lệnh ROOT(72) không thực hiện,
khi trạng thái của ngõ vào là ON lệnh ROOT(72) sẽ khai căn của Sq rồi
cất kết quả trong R.
Ví du:
R
Sq
ROOT(72)
00001
DM0001
DM0000
ROOT(72)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
76
Ví dụ trên mô tả sự khai căn của một số 8 số, kết quả của nó là một số 4
số và được làm tròn.
Do: 63250561 = 7953.0221
Nên kết quả được làm tròn là:
4.3.31 Lệnh END (01).
Kí hiệu dùng trong chương trình thang:
Lệnh này được đặt ở cuối chương trình, nếu không có lệnh này trong
chương trình thì toàn bộ chương trình sẽ không được thực hiện.
Sau khi PLC gặp lệnh này thì chương trình lại được lặp lại từ đầu chứ
không phải hết ( hết một chu trình).
4.4 Một số lệnh lập trình phổ biến khác của OMRON.
4.4.1 Bộ định thời TIMER:
END(01)
DM0000
6 3 2 5 50 6 1
D M 0001
97 5 3
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
77
Ví dụ: Timer có set value = 100x0.1=10 giây.
Khi bật khoá CH000.00 lên, Timer số 000 sẽ bắt đầu đếm thời gian, khi
10 giây trôi qua, tiếp điểm của Timer là TIM000 sẽ được bật lên ON và
làm đầu ra CH010.00 cũng được bật lên ON. Timer cũng sẽ bị reset về
giá trị đặt khi đầu vào 00000 tắt.
Bộ Timer này có thời gian được lưu trong DM 0000. PLC sẽ lấy giá trị
trong DM0000 làm giá trị cài đặt cho Timer. Giả sử nội dung của
DM0000 là 150. Khi bật khoá CH000.00 lên, Timer số 000 sẽ bắt đầu
đếm thời gian, khi được 15 giây (150x0.1=15) tiếp điểm của timer là
TIM 000 được bật lên ON và làm đầu ra CH0100.00 cũng được bật lên
ON.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
78
4.4.2Bộ đếm COUNTER.
Lúc khởi đầu giá trị hiện hành của bộ đếm được bắt đầu tại SV. Bộ đếm
sẽ giảm giá trị hiện hành của nó (CNT N) đi một đơn vị mỗi lần có
sườn lên ở xung đầu vào CP và cờ báo hoàn thành CNT N sẽ bật lên
giá trị hiện hành của bộ đếm giảm về 0. Bộ đếm sẽ bị reset về giá trị đặt
SV khi có sườn lên của đầu vào R.
Mỗi lần bật khoá CH000.00 giá trị của Counter giảm đi một . khi bật
khoá CH000.00 đủ 10 lần thì cờ báo CNT000 bật lên ON và do đó
cũng bật đầu ra CH0101.00 lên ON. Bộ đếm sẽ bị reset khi bật switch
CH000.01.
Mở rộng khả năng của bộ đếm TIMER.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
79
Do thời gian đặt tối đa của timer là 0.278 giờ nên để tăng thời gian đếm
của timer, ta có thể dùng kết hợp với Counter như sau:
Ví dụ: Mở rộng thời gian đặt lên 10 giờ
Ví dụ ứng dụng của bộ đếm:
Trong ví dụ này ta sẽ lập trình PLC cho công đoạn đóng gói sản phẩm
vào bao bì. Đây là công đoạn rất hay gặp trong các dây chuyền sản
xuất. Trên hình ta thấy các sản phẩm hoàn thiện được băng chuyền
chuyển tới các thiết bị đóng bao. Cứ 5 sản phẩm đóng vào một bao. Có
một cảm biến quang điện làm nhiệm vụ phát hiện sản phẩm trên băng
chuyền và gửi tín hiệu xung về bộ đếm trong PLC. Mỗi khi đếm đủ 5
sản phẩm, bộ đếm gửi tín hiệu ra cho cuộn hút solenoid làm việc. Thời
gian cuộn hút làm việc là hai giây. trong thời gian cuộn hút làm việc,
băng truyền ngừng chạy.
Trường hợp này, ta có một đầu vào duy nhất là tín hiệu xung từ cảm
biến, đặt là bit 00.2 đầu ra sẽ là tín hiệu gửi cuộn hút, đặt là 1001, và tín
hiệu ngừng băng truyền đặt là 1000.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
80
Chương trình cần lập sẽ như sơ đồ sau:
Bình thường cuộn hút không làm việc, băng truyền chạy nhờ có tiếp
điểm thường đóng 1001 ở trạng thái OFF. Lúc này cảm biến sẽ gửi tín
hiệu xung về PLC mỗi khi có sản phẩm đi qua và đầu vào lúc này được
dùng làm đầu vào đếm của bộ đếm CNT 0. Khi có đủ 5 sản phẩm tiếp
điểm CNT sẽ đóng, reset counter về giá trị ban đầu là 5, đồng thời gửi
tín hiệu cho cuộn hút và timer làm việc trong mạch tự giữ. Lúc này
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
81
băng truyền ngừng chạy do tiếp điểm 1001 ngắt mạch hoạt động của
đầu ra 1000. Sau hai giây tiếp điểm TIM001 sẽ ngắt nguồn hoạt động
của cuộn hút và băng truyền tiếp tục chạy, lặp lại chu trình.
Chú ý: Lệnh END ở cuối chương trình chỉ đánh dấu việc kết thúc chu
trình làm việc hiện hành của PLC và bắt đầu chu trình mới từ lệnh đầu
tiên chủa chương trình. Nó không có ý nghĩa là chương trình sẽ dừng.
Chương trình chỉ dừng khi ta chuyển chế độ sang Program Mode hoặc
có sự cố bên trong PLC.
4.5 Lập trình bằng phần mềm SYSWIN trên máy tính.
4.5.1 Phần mềm SYSWIN:
SYSWIN là một phần mềm lập trình cho PLC OMRON dưới dạng
Ledder Daigram thực thụ chạy trong WINDOW. Để cài đặt phần mềm
này cần đảm bảo máy tính có cấu hình tối thiểu như sau:
Windows 3.1, 3.11 ,Windows95, Windows98
¾ >486 DX50 CPU
¾ >8 M Byte Ram
¾ >10 MB Free HDD (Đĩa cứng trống)
4.5.2 Lập trình với SYSWIN
1) chọn folder nơi lưu SYSWIN và khởi độnh chương trình
Ví dụ:
2) Từ menu File chọn New Project để tạo chương trình mới
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
82
PLC Type chọn CPM1
CPU chọn ALL
Series chọn C
Editor chọn Ladder
Project Type chọn Program
Interface chọn Serial Communications
Bridge chọn Option Direct
Moden chọn Option Local
Codding Option chọn SYSWIN Way
Ta lựa chọn các mục trên ở hộp hội thoại New Project Setup tiếp theo
là Click OK
3) Màn hình sẽ hiện ra một khung làm việc cho chương trình dạng
Ladder Daigram.
Dùng chuột di đến thanh công cụ ( Drawing Tool ) và nhấn vào biểu
tượng tiếp điểm (Contact) hoặc nhấn phím F2 để chọn lệnh này.
Di chuột đến nơi cần đặt tiếp điểm trên sơ đồ và nhấn nút trái chuột.
Đánh vào địa chỉ 000.00 ở ô Address và nhấn OK trên hộp thoại trên.
Màn hình sẽ hiện ra một network mới với tiếp điểm vừa nhập và ô chọn
màu đen chuyển sang vị trí bên cạnh tiếp điểm này.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
83
Làm tương tự như vậy với các tiếp điểm tiếp theo
Đánh vào ô Address địa chỉ 000.01 rồi nhấn OK.
Tiếp theo từ thanh công cụ chọn lệnh Output rồi di chuột đến vị trí cần
đặt lệnh và nhấn nút trái chuột
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
84
Đánh vào ô Address địa chỉ 010.00 rồi nhấn OK.
Nhận lệnh OR bằng cách tạo ra một tiếp điểm nối song song với tiếp
điểm đầu tiên trên network.
Trên thanh công cụ chọn tiếp điểm contact
Và đặt nó dưới tiếp điểm đầu tiên là 000.00
Gõ vào ô Address địa chỉ 000.02 và nhấn OK.
Tiếp theo nối tiếp điểm vừa tạo với tiếp điểm nằm trên bằng cách chọn
công cụ Vertical Short rồi nhấn chuột vào vị trí nằm giữa hai dòng hoặc
nhấn F5
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
85
Để xoá tiếp điểm CH000.01, nhấn con trỏ chuột ở tiếp điểm này ( hoặc
dùng bàn phím di ô chọn đến tiếp điểm) sau đó nhấn phím DEL hoặc từ
menu Edit chọn Delete.
Nếu muốn phục hồi lại lệnh vừa xoá, chọn Undo từ menu này.
Hiện ta đã nhập xong một network của chương trình. Để thêm network
mới vào ta nhấn vào nút Insert Network
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
86
Từ hộp thoại hiện ra, chọn vị trí nơi sẽ chèn Network. ở đây ta sẽ chèn
Network mới vào phía dưới network hiện hành nên ta sẽ chọn Below
Curent Network và nhấn OK
Trên màn hình sẽ xuất hiện như sau:
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
87
Giả sử Network mới này là lệnh END (01). Đặt vị trí con trỏ vào vị trí
ô đầu tiên của network, sau đó bấm phím F8 để chèn lệnh Function vào
ô tróng đó. Để chọn lệnh cần thiết, có thể đánh mã lệnh ( ở đây là 01 )
đánh tên lệnh hoặc lựa Function từ một danh sách có sẵn bằn cách nhấp
vào nút Select. Ngoài ra có thể tham khảo thêm về lệnh bằng cách nhấp
vào nút Reference.
Gõ END vào ô Function rồi nhấn OK để kết thúc
Chương trình hoàn chỉnh ta vừa nhập có dạng như hình sau:
4.5.3 Đặt tên kí hiệu mô tả (SYMBOL) cho các địa chỉ.
Để đặt tên ký hiệu mô tả cho các địa chỉ, trước tiên di ô chọn đến địa
chỉ cần đặt tên, ô Adr ở cuối màn hình sẽ hiển thị địa chỉ hiện hành.
Sau đó bấm vào ô Sym và đánh vào một tên cho địa chỉ này. Phần mô
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
88
tả địa chỉ chỉ có thể đánh vào ô Com. Lưu tên vừa đặt bằng cách bấm
nút STORE
4.5.4 Nạp chương trình vào PLC ( Download Program to PLC )
Nối máy tính PC với bộ PLC qua bộ chuyển đổi cáp RS232C. Đầu cắm
của bộ chuyển đổi sẽ nối vào cổng Peripheral Port của PLC
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
89
Sau khi việc nối các thiết bị đẵ được máy tính nhận biết. Từ menu
Oline, chọn Connect để kết nối với PLC. Sau khi máy tính đã kết nối
được với PLC, đèn COMM trên PLC sẽ nhấp nháy và các mục khác
trên menu Online sẽ trở thành màu đen( được phép chọn lựa)
Cũng từ menu Online chọn Download Program. Một hộp thoại sau đây
sẽ hiện ra hỏi ta có xoá bộ nhớ chương trình trong PLC không (Clear
Program Memory) trước khi nạp. Nên lựa tuỳ chọn này để tránh các
vấn đề có thể xảy ra. Bấm OK để nạp chương trình vào PLC
Khi việc nạp hoàn tất bấm nút OK ở hộp thoại sau để tiếp tục
Chú ý:Không thực hiện được việc Download vào PLC nếu PLC đang ở
chế độ RUN
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
90
4.5.5 Chạy chương trình PLC (RUN)
Trước hết ta cần chuyển PLC sang chế độ RUN hoặc MONITOR
Bằng nút PLC Mode.
Chuyển từ chọn lựa STOP/PRG Mode sang Monitor Mode rồi click
OK
PLC sẽ chuyển sang chế độ Monitor Mode
Chú ý: Trong khi chương trình đang hoạt động có thể theo dõi cách
hoạt động của chương trình bằng cách bấm vào nút Monitor ( F11)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
91
4.5.6 Bổ sung các lệnh TIMER và COUNTER vào chương trình.
Trước hết ta chuyển chế độ của PLC sang Program Mode. Máy tính sẽ
hỏi thao tác này làm thay đổi chế độ PLC, có tiếp tục hay không, ta
chọn Yes
Bổ sung một network mới vào chương trình bằng cách chọn
Insert network
Trong network mới thêm tiếp điểm Open Contact có địa chỉ là
000.03
Bổ sung Timer vào bằng cách chọn TIM và đặt nó sau tiếp điểm
trên. Trong hộp thoại trên Timer mở ra nhập 000 là số thứ tự của
Timer, trong ô Value nhập vào giá trị #1000 (tức 100 giây) chú ý phải
có dấu #.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
92
Kết quả sau khi bổ sung lệnh Timer
Bổ sung tiếp một network nữa vào chương trình bằng chọn Insert
Network , chọn Below Current Network vah nhấp OK
Thêm một tiếp điểm nữa có Address là 000.04 vào Network này.
Bổ sung Counter vào chương trình bằng cách chọn và định vị con trỏ
vào ngay sau tiếp điểm trên. Nhấp vào cửa sổ của Counter là 1 và
Value là DM0000 rồi nhấp OK
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
93
Bổ sung chân nối đầu vào reset cho Counter bằng cách chọn tiếp điểm
Open Contact
Nhập địa chỉ 000.05 cho tiếp điểm này.
Sau đó thực hiện việc nạp chương trình vào PLC (Download program)
Chuyển PLC sang chế độ Monitor Mode hoặc Run Mode
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
94
Bấm nút Monitor để theo dõi.
Chú ý: Nếu lúc này thử bật công tắc 000.04 thì bộ đếm không đếm gì
cả bởi giá trị đặt là nội dung trong DM0000 là 0.
4.5.7 Theo dõi các hoạt động của chương trình.
a) Theo dõi trạng thái tiếp điểm:
Bấm đúp chuột vào một ô trống trong vùng theo dõi, gõ địa chỉ 000.00
vào ô Address của hộp hội thoại Edit Value rồi bấm nút READ.
b)Theo dõi địa chỉ dạng word :
Bấm đúp chuột vào một ô trống trong vùng theo dõi và gõ vào
DM0000 rồi bấm nút READ
Lúc này giá trị của DM0000 sẽ là 0 vì nó chưa được thiết lập một giá trị
nào lúc chạy.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
95
Để đặt giá trị cho DM 0000, bấm đúp chuột vào ô DM0000 trên vùng
theo dõi. Nhập giá trị 10 vào ô Value trong hộp thoại mở ra rồi bấn nút
WRITE để ghi giá trị này vào PLC. Thanh ghi DM0000 sẽ có giá trị là
10
Bây giờ nếu bật khoá 000.05 giá trị của bộ đếm Couter sẽ bị reset về 10
là giá trị của DM 0000
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
96
Bây giờ nếu bật khoá CH000.04 nhiều lần sẽ thấy bộ giá trị của
Counter sẽ giảm dần từ giá trị 10.
4.5.8 Lưu chương trình.
Để lưu chương trình, từ menu File ta chon Save Project as
Sau đó chọn thư mục lưu File và gõ tên file vào hộp File name rồi nhấn
OK để lưu.
4.5.9 Đọc chương trình từ PLC (Upload Program From PLC)
Từ menu file ta chọn New project sau đó nhấp OK để tạo chương trình
mới.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
97
Sau khi chương trình mới được mở ra ta vào menu Online, chọn
Upload program rồi nhấn OK để đọc chương trình từ PLC lên máy tính.
Chương trình hiện trong bộ nhớ PLC sẽ được hiện thị trên màn hình.
Sau đó có thể chọn lưu chương trình hoặc thực hiện các thay đổi bình
thường.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
98
4.6 Một vài chương trình ứng dụng với PLC OMRON
4.6.1 Điều khiển các Piston A, B, C theo thứ tự lần lượt.
Yêu cầu:
Các Piston A, B, C lần lượt hoạt động theo thứ tự tuần hoàn như
sau:
A tiến về bên phải, A tiến về bên trái, B tiến về bên phải, B tiến về bên
trái, C tiến về bên phải, C tiến về bên trái.(Chuỗi này được viết tắt là:
A+, A-, B+, B-, C+, C-.
Chu trình của một nửa hành trình là 4 giây (8 giây cho cả hành trình).
Hình dưới minh họa các van.
Tiếp điểm 00000 được kích hoạt (Công tắc khởi động được bật), khi
đó có tín hiệu ra từ ngõ ra 01000 và đồng hồ định thời TIM000 khởi
động. Piston A chuyển động về bên phải, sự chuyển động về bên phải
của Piston A được khoá bởi ngõ ra 01000.
A B C
A+ A- B+ B- C+ C-
01000 01001 01002 01003 01004
01005
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
99
Sau thời gian được xác lập (4 giây) các tiếp điểm thường đóng của
đồng hồ định giờ TIM000 mở, ngắt mạch 01000 và cấp nguồn cho ngõ
ra 01001 và đồng thời khởi động đồng hồ định giờ TIM001. Piston A
chuyển động sang trái, sự chuyển động này được khoá bởi chính ngõ ra
01001. Sau 4 giây các tiếp điểm của TIM001 đóng trở thành mở và mở
trở thành đóng từ đó ngắt công suất của ngõ ra 01001 đồng thời cung
cấp công suất cho ngõ ra 01002 và đồng hồ định giờ TIM002, Piston B
chuyển động sang phải, sau 4 giây các tiếp điểm TIM002 đóng làm
ngắt tín hiệu ra ở ngõ ra 01002 và cung cấp công suất cho ngõ ra 01003
Piston B chuyển động sang trái. Đồng thời đồng hồ định giờ TIM003
được khởi động. Sau 4 giây các tiếp điểm thường đóng của đồng hồ
này mở, các tiếp điểm thường mở đóng làm ngắt công suất của ngõ ra
01003 và cung cấp công suất cho ngõ ra 01004 làm Piston C chuyển
động sang phải sau 4 giây sự chuyển động sang phải của Piston C được
tắt đi và thay vào đó là chuyển động sang trái. Điều này là nhờ đồng hồ
định giờ TIM004 và TIM005. Sau đó chu trình lại lặp lại từ đầu.
Chương trình PLC Omron:
Hμnh tr×nh A+
00000 TIM000 01001 01002 01003 01004 01005 01000
01000
TIM000
#0040
TIM000 TIM001
TIM001
#0040
01001
Hμnh tr×nh A-
01001
TIM001 TIM002 01002
01002
TIM002
#0040
Hμnh tr×nh B+
Hμnh tr×nh B-
TIM002 TIM003 01003
01003
TIM003
#0040
TIM003 TIM004
TIM004
#0040
01004
01004
TIM005 01005TIM004
Hμnh tr×nh C+
Hμnh tr×nh C-
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
100
Các lệnh PLC theo chuẩn Omron
LD 00000
OR 01000
AND NOT TIM 000
AND NOT 01001
AND NOT 01002
AND NOT 01003
AND NOT 01004
AND NOT 01005
OUT 01000
TIM 000
#0040
LD TIM 000
OR 01001
AND NOT TIM 001
OUT 01001
TIM 001
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
101
#0040
LD TIM 001
OR 01002
AND NOT TIM 002
TIM 002
#0040
LD TIM 002
OR 01003
AND NOT TIM 003
OUT 01003
TIM 003
#0040
LD TIM 003
OR 01004
AND NOT TIM 004
OUT 01004
TIM 004
#0040
LD TIM 004
OR 01005
AND NOT TIM 005
OUT 01005
TIM 005
#0040
END(01)
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
102
4.6.2 ứng dụng PLC để vân hành máy khoan tự động
Yêu cầu:
Khởi động động cơ máy khoan và bơm khí nén cho các van. Kẹp chi
tiết gia công, hạ thấp mũi khoan và khoan đến độ sâu yêu cầu, trả mũi
S o le n o id 3
S o le n o id 2
S o le n o id 1
§ é n g
c ¬
C h i t iÕ t g ia c « n g
C « n g t¾ c g ií i
h ¹ n 1
M ë k h i m ò i
k h o a n lª n
® ã n g k h i m ò i
k h o a n x u è n g
C « n g t¾ c g ií i
h ¹ n 2
th u ê n g ® ã n g ,
m ë k h i m ò i
k h o a n ® ¹ t ® é
x © u y ª u c Ç u
D i c h u y Ó n m ò i
k h o a n lª n x u è n g
C « n g t¾ c g ií i
h ¹ n 4 , th u ê n g
m ë , ® ã n g k h i
k Ñ p c h i t iÕ t
g ia c « n g
C « n g t¾ c g ií i
h ¹ n 3 th u ê n g
® ã n g , m ë k h i
k Ñ p c h i t iÕ t
g ia c « n g
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
103
khoan về và tháo kẹp chi tiết gia công.Tác vụ của máy được trình bày
như hình trên:
Chương trình thang.
EN D
00000 00001 01000
01000
00002 00003 01001
01001
00004 00005 01002
01002
00004 00006 01003
01003 00007 01004
§ éng c¬ m ¸y
khoan
B¬m dÇu hoÆc
khÝ nÐn cho c¸c
van
Solenoid 3
Solenoid 1
Solenoid 2
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
104
Trong đó:
00000 Công tắc bật máy khoan
00001 Công tắc tắt máy khoan
00002 Công tắc bật bơm khí nén hoặc dầu vào các
van
00003 Công tắc tắt bơm khí nén hoặc dầu vào các
van
00004 Công tắc giới hạn 4
00005 Công tắc giới hạn 3
00006 Công tắc giới hạn 2
00007 Công tắc giới hạn 1
01000 Động cơ khoan
01001 Bơm
01002 Solenoid 3
01003 Solenoid 1
01004 Solenoid 2
Các lệnh nhập trong PLC Omron.
LD 00000
OR 01000
AND NOT 00001
OUT 01000
LD 00002
OR 01001
AND NOT 00003
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
105
OUT 01001
LD 00004
OR 01002
AND NOT 00005
OUT 01002
LD 00004
AND NOT 00006
OUT 01003
LD NOT 01003
AND 00007
OUT 01004
END(01)
4.6.3 Chương trình điều khiển trò chơi “ Đường Lên Đỉnh
OLYMPIA”
Yêu cầu:
Sau khi người dẫn cương trình đã nêu xong các câu hỏi, các đấu thủ
Player) sẽ bấm nút trước mặt để giành quyền trả lời, sau khi bất kỳ đấu
thủ nào bấm nút, chuông sẽ kêu trong 10 giây. Cùng lúc đó đèn trước
mặt đấu thủ đó sẽ sáng và chỉ được tắt ( Rest) bởi người dẫn chương
trình.
Các ngõ vào ra.
Ngõ vào Ngõ ra
00000 – Nút bấm đấu thủ
1
01000 Còi
00001 – Nút bấm đấu thủ
2
01001 Đèn của đấu thủ 1
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
106
00002 – Nút bấm đấu thủ
3
01002 Đèn của đấu thủ 2
00003 – Nút tắt (Reset) 01003 Đèn của đấu thủ 3
Chương trình thang
00003
01003
01002
01001
0000100000
0000100000 2000000002 T IM 000
01000
Phô00000 00001 00002
00000 00001 00002
01000
T IM 000
#0100
E N D (01)
01001
01002
01003
20000
T Ýn h iÖu
phô
20000
20000
20000
00001 00000
00002
00002
00002
0000000001
C ßi
§ Ìn cña ®Êu
thñ 1
§ Ìn cña ®Êu
thñ 2
§ Ìn cña ®Êu
thñ 3
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
107
Các lệnh nhập trong PLC Omron.
LD 00000
AND NOT 00001
AND NOT 00002
LD NOT 00000
AND 00001
AND NOT 00002
LD NOT 00000
AND NOT 00001
AND 00002
LD 01000
OR LD
AND NOT 20000
AND NOT TIM 000
OUT 01000
TIM 000
#0100
LD 00000
OR 01001
AND NOT 00001
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
108
AND NOT 00002
AND NOT 20000
OUT 01001
LD 00001
OR 01002
AND NOT 00000
AND NOT 00002
AND NOT 20000
OUT 01002
LD 00002
OR 01003
AND NOT 00000
AND NOT 00001
AND NOT 20000
OUT 01003
LD 00003
OUT 20000
END (01)
4.6.4 Chương trình PLC ứng dụng điều khiển cửa vào ở bãi đậu
đậu xe.
Yêu cầu:
Thanh chắn ở bãi đậu xe sẽ mở cửa cho xe vào khi nạp đúng số tiền vào
hộp thu. ở cửa ra, thanh chắn sẽ mở ra khi phát hiện có xe đến gần
thanh chắn để cho xe ra ngoài bãi đậu.
Hệ thống van-Piston được minh hoạ như sau:
Thanh ch¾n quay
quanh trôc
Thanh ch¾n quay
quanh trôc
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
109
Chương trình thang.
TIM000
#0100
TIM000 20000
01001
00001
01000
00000 20000 01000
01001
20000 0000201000 01001
Phô
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
110
Thiết bị vào:
00000 Công tắc vận hành bằng đồng xu
00001 Công tắc giới hạn hành trình lên của thanh
chắn vào, thường mở
00002 Công tắc giới hạn hành trình xuống của
thanh chắn vào, thường đóng, chỉ mở khi
thanh chắn hạ hết
00003 Cảm biến quang, nhận biết khi có xe ra
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
111
00004 Công tắc giới hạn hành trình lên của thanh
chắn ra, thường mở
00005 Công tắc giới hạn hành trình xuống của
thanh chắn ra, thường đóng, chỉ mở khi hạ
hết
Thiết bị ra:
01000 Cuộn Solenoid 1
01001 Cuộn Solenoid 2
01002 Cuộn Solenoid 3
01003 Cuộn Solenoid 4
20000 Rơ le nội
20001 Rơ le nội
Các lệnh nhập trong PLC Omron.
LD 00000
OR 01000
AND NOT 01001
AND NOT 20000
OUT 01000
LD 00001
TIM 000
#0100
LD TIM 000
OUT 20000
LD 20000
OR 01001
AND NOT 01000
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
112
AND NOT 00002
OUT 01001
LD 00003
OR 01002
AND NOT 20001
AND NOT 01003
OUT 01002
LD 00004
TIM 001
#0100
LD TIM 001
OUT 20001
LD 20001
OR 01003
AND NOT 01002
AND NOT 00005
OUT 01003
END (01)
Trong ví dụ này ta có thể nâng cấp chương trình để có thể đáp ứng
thêm tác vụ sau:
Giả sử bãi đậu xe chỉ chứa được 100 xe, khi đó mỗi xe đi vào Sensor
(S1) sẽ phát hiện và PLC sẽ cộng 1 vào tổng số xe có trong bãi và trừ đi
1 khi sensỏ 2 phát hiện có xe ra khỏi bãi đậu xe. Khi đã đủ 100 xe trong
bãi thì đèn báo hiệu “ car pack full” sẽ sáng lên để báo hiệu các xe khác
không được vào bãi.
Phân bố thiết bị vào ra.
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
113
Thiết bị vào:
00000 Sensor S1
00001 Sensor S2
Thiết bị ra:
01000 “ Car pack full ”
Chương trình thang
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
114
4.6.5 Mạch điều khiển động cơ băng tải
Mô tả qui trình hoạt động của hệ thống băng tải
Băng tải gồm có ba phân đoạn và cần điều khiển sao cho động cơ của
mỗi phân đoạn chỉ chạy khi có đối tượng đang nằm trên phân đoạn
tương ứng. Vị trí của tấm kim loại được xác định bởi các cảm biến tiệm
cận đặt gần nó (Sensor 1, 2, 3). Khi tấm kim loại nằm trong tầm phát
hiện của một sensor, động cơ tương ứng sẽ vẫn tiếp tục làm việc. Khi
tấm kim loại nằm ngoài tầm phát hiện của sensor, một bộ định thời trễ
Trường đại học Bách Khoa Hà Nội --- Đồ án Tốt Nghiệp
115
sẽ được kích hoạt và khi thời gian đặt của timer hết động cơ tương ứng
sẽ ngừng chạy.
Phân bố các thiết bị vào ra
Input Thiết bị
ngoài
Output Thiết bị
ngoài
00000 Sensor1 01000 Motor 1
00001 Sensor2 01001 Motor 2
00002 Sensor3 01002 Motor 3
Chương
trình
thang
4.6.6 Hệ thống tự đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- plc_may_xanton_172_tn_7101.pdf