Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị - Tôn Thị Kim Thanh: 45
Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị
trên trẻ khiếm thị
Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu Hiền
Bệnh viện Mắt Trung ương
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 107 trẻ khiếm thị tuổi từ 5 - 16, những trẻ này
có thị lực ở mắt tốt sau khi điều trị hoặc chỉnh tật khúc xạ mà chỉ ở mức dưới 6/18
(khoảng 3/10) cho đến còn phân biệt sáng tối. Trước khi sử dụng kính trợ thị xa không
có trường hợp nào thị lực xa ở mức >=0.33, nhưng sau khi được trợ thị có 89 (83.2%)
trẻ có thị lực xa ở mức trên 0.4. Trước khi sử dụng kính trợ thị gần có 74 (69.2%)
trường hợp thị lực gần trên 0.4 tuy nhiên khoảng cách đọc rất gần 44 (41.1%) trẻ có
khoảng cách đọc dưới 5cm nhưng sau khi dùng kính trợ thị gần có 103 (96.3%) trẻ có
thị lực gần trên 0.4 đồng thời chỉ còn 3 (2.8%) trường hợp khoảng cách đọc dưới 5cm.
Việc sử dụng dụng cụ trợ thị cho trẻ khiếm thị là rất cần thiết, giúp chúng có thể học
được chữ in như những trẻ bình thường khác.
Khiếm thị là một thuật ngữ c...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị - Tôn Thị Kim Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45
Nghiên cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị
trên trẻ khiếm thị
Tôn Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu Hiền
Bệnh viện Mắt Trung ương
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 107 trẻ khiếm thị tuổi từ 5 - 16, những trẻ này
có thị lực ở mắt tốt sau khi điều trị hoặc chỉnh tật khúc xạ mà chỉ ở mức dưới 6/18
(khoảng 3/10) cho đến còn phân biệt sáng tối. Trước khi sử dụng kính trợ thị xa không
có trường hợp nào thị lực xa ở mức >=0.33, nhưng sau khi được trợ thị có 89 (83.2%)
trẻ có thị lực xa ở mức trên 0.4. Trước khi sử dụng kính trợ thị gần có 74 (69.2%)
trường hợp thị lực gần trên 0.4 tuy nhiên khoảng cách đọc rất gần 44 (41.1%) trẻ có
khoảng cách đọc dưới 5cm nhưng sau khi dùng kính trợ thị gần có 103 (96.3%) trẻ có
thị lực gần trên 0.4 đồng thời chỉ còn 3 (2.8%) trường hợp khoảng cách đọc dưới 5cm.
Việc sử dụng dụng cụ trợ thị cho trẻ khiếm thị là rất cần thiết, giúp chúng có thể học
được chữ in như những trẻ bình thường khác.
Khiếm thị là một thuật ngữ chỉ
những người có chức năng thị giác giảm
nặng thậm chí sau khi đã được điều trị
hoặc điều chỉnh tật khúc xạ tốt nhất mà ở
mắt tốt hơn thị lực chỉ ở mức dưới 6/18
(khoảng 3/10) cho đến còn phân biệt sáng
tối hoặc thị trường thu hẹp dưới 10 độ kể
từ điểm định thị, tuy nhiên họ vẫn có thể
sử dụng hoặc có khả năng tiềm tàng để sử
dụng phần thị giác còn lại đó cho việc thực
hiện các công việc hàng ngày trong cuộc
sống, lao động và học tập (Theo WHO
năm 1992[2])
Trên thế giới trong khoảng 10 năm
gần đây lĩnh vự khiếm thị được đặt ra
như một vấn đề thời sự. ở Việt Nam do
công việc giải phóng mù loà con nặng
nề, chúng ta chưa quan tâm nhiều đến
những người khiếm thị mặc dù theo cách
tính toán của WHO thì số người khiếm
thị vào khoảng 3 triệu người.
Đối với những người khiếm thị, việc
giúp cho họ có thể nhìn thấy rõ hơn để
phần nào đỡ khó khăn trong cuộc sống là
rất quan trọng. Với những trẻ khiếm thị thì
điều này lại càng quan trọng hơn vì trẻ em
dù bị khiếm thị cũng có quyền được đến
trường học, được vui chơi và hoà nhập với
cộng đồng xã hội. Việc ứng dụng những
dụng cụ trợ thị cho trẻ khiếm thị giúp phần
nào cải thiện được chức năng thị giác cho
trẻ khiếm thị, phần nào giảm nhẹ được sự
tàn tật của chúng, giúp chúng có thể đến
trường học như những trẻ bình thường
khác.
46
Mục đích trợ thị là làm phóng đại
hình ảnh của vật trên võng mạc. Có
nhiều cách để hỗ trợ thị giác cho người
khiếm thị như: làm tăng kích thước của
vật, làm giảm khoảng cách từ mắt đến
vật, phóng đại bằng máy chiếu
(Projector), phóng đại nhờ sử dụng các
dụng cụ làm bằng các thấu kính hay còn
gọi là những dụng cụ trợ thị quang học
bao gồm:
- Trợ thị xa (kính viễn vọng) là một
hệ thống gồm một thấu kính cộng và một
thấu kính trừ.
- Trợ thị gần là một thấu kính cộng
gồm kính gọng phóng đại, kính lúp cầm
tay và kính lúp có chân.
ở Việt Nam chưa có một nghiên
cứu nào tìm hiểu về các dụng cụ trợ thị
cũng như ứng dụng nó vào thực tế cuộc
sống của trẻ khiếm thị bởi vậy chúng tôi
đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: ”Nghiên
cứu ứng dụng một số dụng cụ trợ thị trên
trẻ khiếm thị” nhằm mục đích:
- ứng dụng quy trình khám và chỉ
định dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị.
- Đánh giá hiệu quả của một số loại
dụng cụ trợ thị.
Đối tượng và phương pháp
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của chúng tôi là những
bệnh nhân trẻ em tuổi từ 5 đến 16 tuổi
đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Bệnh nhân bị bệnh mắt sau khi đã
được điều trị hoặc điều chỉnh tật khúc xạ
nhưng thị lực ở mắt tốt chỉ ở mức dưới
6/18 (khoảng 3/10) cho đến còn phân
biệt được sáng tối.
- Không mắc các bệnh viêm nhiễm
cấp tính.
- Tình trạng tâm sinh lý ổn định.
- Có nguyện vọng được trợ thị.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Cỡ mẫu: n = 107 bệnh nhân.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả.
2.3. Phương tiện nghiên cứu:
- Bảng thị lực nhìn xa, bảng thị lực
nhìn gần
- Bảng tương phản
- Máy soi đáy mắt, máy soi bóng
đồng tử Retinoscope, hộp kính, máy
Synoptophore, sinh hiển vi khám bệnh.
- Các dụng cụ trợ thị: kính viễn vọng
công suất phóng đại 2x đến 8x, kính
gọng phóng đại công suất +4D đến
+20D, kính lúp cầm tay công suất +6D
đến +28D.
- Đèn bàn, giá đọc sách.
3. Quy trình khám:
- Giải thích mục đích cho gia đình
trẻ khiếm thị
- Quan sát ban đầu: tư thế, dáng đi
- Hỏi tiền sử, bệnh sử, những chăm
sóc thị giác trước đó.
- Khám chẩn đoán nguyên nhân gây
khiếm thị.
- Thử thị lực xa
- Thử kính nhìn xa
- Thử thị lực gần
- Đánh giá một số chức năng thị
giác: khả năng nhạy cảm tương phản, thị
trường, tình trạng thị giác hai mắt
- Chỉ định kính trợ thị với công suất
thích hợp cho từng bệnh nhân.
47
- Hướng dẫn cách sử dụng kính.
Kết quả
1. Đặc điểm bệnh nhân:
Chúng tôi đã nghiên cứu trên 107
trẻ khiếm thị tuổi từ 5 – 16 đến khám tại
Bệnh viện Mắt Trung ương, trong đó có
62 trẻ nam (57%) và 46 trẻ nữ (43%),
chủ yếu trên 6 tuổi. Trong 107 trẻ có
90% trẻ đã đi học nhưng chỉ có 60%
được học chữ in còn 30% học chữ nổi.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân.
Lứa tuổi
Số lượng Loại trường
Nam Nữ Tổng Sáng Mù Chưa đi
học
5 5 3 8 2 0 6
6 – 9 22 18 40 34 2 4
10 – 12 15 14 29 19 9 1
13 – 16 19 11 30 9 21 0
Tổng 61 46 107 64 32 11
Tỷ lệ % 57 43 100 60 30 10
2. Nguyên nhân chính gây khiếm
thị:
Trong nhóm bệnh của chúng tôi
nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất nhóm
bệnh lý thể thuỷ tinh (51%) chủ yếu là
bệnh nhân sau mổ thể thuỷ tinh, đứng
thứ hai là nhóm tật khúc xạ chủ yếu là
cận thị cao, đứng thứ ba là nhóm bệnh
võng mạc và thị thần kinh.
27%
30%
8%
3%
6% 5%
51% 51%
24%25%
8% 10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
TËt khóc
x¹
BÖnh
gi¸ c m¹ c
BÖnh
MB§
BÖnh
TTT
BÖnh
VMTTK
Gl«c«m
MP
MT
Biểu đồ 1: Nguyên nhân gây khiếm thị.
48
3. Tình trạng thị giác trước trợ thị:
Chúng tôi chia làm 2 nhóm bệnh:
nhóm có thị lực 2 mắt bằng nhau (29 trẻ)
và nhóm có thị lực ở 1 mắt tốt hơn (78
trẻ). Tình trạng thị lực xa khi trẻ chưa
được đeo kính chỉnh tật khúc xạ tốt nhất
ở những bệnh nhân này rất kém, chủ yếu
tập trung ở mức dưới 0.17, chỉ có 6
trường hợp thị lực trên 0.17
Bảng 2: Thị lực xa không kính.
Thị lực xa 2 mắt bằng nhau 1 mắt tốt hơn
n % n %
>=0.33 0 0 0 0
<0.33 – 0.17 1 0.93 5 4.67
<0.17 – 0.13 3 2.80 18 16.82
<0.13 – 0.08 8 7.48 16 14.95
<0.08 – 0.05 10 9.35 24 22.43
<0.05 – 0.02 2 1.87 10 9.35
<0.02 5 4.67 5 4.67
Tổng 29 27.10 78 72.90
Sau khi chúng tôi soi bóng đồng tử
và chỉnh kính nhìn xa cho bệnh nhân, có
58 trường hợp thị lực xa tăng có ý nghĩa
thống kê với p = 0.01 [T>t (107; =
0.01)]. Số bệnh nhân có thị lực ở mức
0.33 – 0.17 tăng từ 6 lên 17 trường hợp,
số bệnh nhân có thị lực dưới 0.02 giảm
từ 10 xuống còn 6 trường hợp.
Bảng 3: Tình trạng thị lực sau khi đeo kính nhìn xa.
Thị lực
2 mắt bằng nhau 1 mắt tốt hơn Tổng
Trước Sau Trước Sau Trước Sau
>=0.33 0 0 0 0 0 0
<0.33 – 0.17 1 6 5 11 6 17
<0.17 – 0.13 3 8 18 26 21 34
<0.13 – 0.08 8 7 16 19 24 26
<0.08 – 0.05 10 6 24 12 34 18
<0.05 – 0.02 2 0 10 6 12 6
<0.02 5 2 5 4 10 6
Tình trạng thị giác hai mắt của
bệnh nhân rất kém, chỉ có 29 trường hợp
chiếm 27.1% có thị giác hai mắt trong đó
100% có đồng thị, 65% (19 bệnh nhân)
có hợp thị và không có bệnh nhân nào có
phù thị.
49
Bảng 4: Tình trạng thị giác hai mắt.
Thị giác 2 mắt
2 mắt bằng nhau 1 mắt tốt hơn Tổng
n % n % n %
Có 18 16.8 11 10.3 29 27.1
Không 11 10.3 67 62.6 78 72.9
Nhìn chung khả năng nhạy cảm
tương phản của những bệnh nhân này tốt,
trong số 107 bệnh nhân chỉ có 3 trường
hợp (2.8%) nhậy cảm với mức độ tương
phản trên 10%, có 98 trường hợp
(91.6%) nhậy cảm với mức độ tương
phản dưới 10%.
Bảng 5: Khả năng nhậy cảm tương phản.
Mức độ tương phản
2 mắt bằng nhau 1 mắt tốt hơn Tổng
n % n % n %
100.00% 0 0 0 0 0 0
25.00% 0 0 3 2.8 3 2.8
10.00% 3 2.8 3 2.8 6 5.6
5.00% 6 5.6 17 15.9 23 21.5
2.50% 9 8.4 36 33.6 45 42
1.25% 11 10.3 19 17.8 30 28.1
Hầu hết bệnh nhân sau khi chỉnh tật
khúc xạ có thị lực gần ở mức tốt, 74
trường hợp (69.2%) có thị lực gần trên
0.4 và chỉ có 2 trường hợp (1.9%) có thị
lực gần dưới 0.17.
Bảng 6: Thị lực gần sau chỉnh tật khúc xạ.
Thị lực gần n %
>= 0.4 74 69.2
<0.4 – 0.25 25 23.4
<0.25 – 0.17 6 5.6
<0.17 – 0.08 2 1.9
<0.08 0 0
Thị lực gần sau chỉnh tật khúc xạ
mặc dù ở mức khá nhưng khoảng cách
đọc lại quá gần. Có 44 trường hợp
(41.1%) khoảng cách đọc dưới 5cm,
trong đó bao gồm 19 trường hợp có thị
lực ở mức >=0.4. Chỉ có 24 trường hợp
50
vừa có thị lực ở mức >=0.4 vừa có
khoảng cách đọc >10cm. Dựa vào test 2
có Q>q với p = 0.05 như vậy có mối liên
quan giữa thị lực gần sau khi chỉnh tật
khúc xạ và khoảng cách đọc.
19
17
6
0
31
8
0 0
14
0 0 0
10
0 0 0
0
5
10
15
20
25
30
35
5 10cm >10 15cm >15cm
>=0.4
<0.4 0.25
<0.25 0.17
<0.17
Biểu đồ 2: Liên quan giữa thị lực gần sau chỉnh tật khúc xạ và khoảng cách đọc.
4. Tình trạng thị giác sau khi trợ
thị:
Tình trạng thị lực xa sau khi dùng
kính viễn vọng được cải thiện đáng kể.
Có 97 bệnh nhân được thử kính viễn
vọng, trong đó có 89 trường hợp (91.7%)
thị lực đạt được ở mức >=0.4, chỉ có 8
trường hợp (8.3%) thị lực xa ở mức 0.33
– 0.4.
Bảng 7: Kết quả sử dụng phương tiện trợ thị xa.
Thị lực xa
2 mắt bằng nhau 1 mắt tốt hơn
Sau chỉnh
TKX
Sau trợ thị xa
Sau chỉnh
TKX
Sau trợ thị
xa
>=0.4 0 24 0 65
<0.4 – 0.33 0 0 0 8
<0.33 – 0.17 6 0 11 0
<0.17 – 0.13 8 0 26 0
<0.13 – 0.08 7 0 19 0
<0.08 – 0.05 6 0 12 0
<0.05 – 0.02 0 0 6 0
<0.02 2 0 4 0
51
Có 73 bệnh nhân (68.2%) được thử
kính trợ thị gần, trong đó có 19 trường
hợp dùng kính gọng phóng đại, 24
trường hợp dùng kính lúp cầm tay và 30
trường hợp phối hợp cả kính gọng và
kính lúp cầm tay. Còn lại 34 trường hợp
(31.8%) không cần trợ thị gần. Sau khi
được trợ thị số bệnh nhân có thị lực ở
mức >=0.4 tăng từ 40 lên 69 trường hợp,
số bệnh nhân có thị lực gần dưới 0.4 chỉ
còn 4 trường hợp.
Bảng 8: Thị lực sau trợ thị gần.
Thị lực gần Trước trợ thị Sau trợ thị
>=0.4 40 69
<0.4 – 0.25 25 3
<0.25 – 0.17 6 1
<0.17 – 0.08 2 0
<0.08 0 0
Sau khi dùng trợ thị gần khoảng
cách đọc của bệnh nhân được cải thiện,
trước trợ thị có 44 trường hợp khoảng
cách đọc dưới 5cm, sau trợ thị chỉ còn 3,
trước trợ thị chỉ có 24 trường hợp khoảng
cách đọc trên 10cm, sau trợ thị có 61.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
5 10cm >10 15cm >15cm
Tr í c trî thÞ
Sau trî thÞ
Biểu đồ 3: Khoảng cách đọc trước và sau trợ thị gần.
52
Bàn luận
1. Quy trình khám và chỉ định
phương tiện trợ thị cho bệnh nhân
khiếm thị:
Quy trình khám của chúng tôi áp
dụng theo quy trình khám của Freeman
và Jose (1997) [3], các bước tương tự
như quy trình khám của Apple và
Brilliant (1996) [1], Nowakowski
(1994)[7].
Bước giải thích của việc trợ thị cho
gia đình bệnh nhân là rất cần thiết, nếu
bước này làm không tốt thì dù chúng ta
có thử các kính trợ thị tốt đến đâu cũng
không mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
gặp những trường hợp bố mẹ các cháu
làm nông nghiệp, trình độ nhận thức hạn
chế sau khi nghe giải thích thì họ không
hợp tác vì họ chỉ muốn điều trị để tăng
thị lực cho trẻ hoặc không muốn cho trẻ
học vì sợ sẽ làm mất nốt phần thị giác
còn lại.
Bước quan sát giúp đánh giá sơ bộ
tình trạng thị lực của trẻ.
Hỏi kỹ bệnh sử và tiền sử để nắm
được quá trình bệnh và có hướng để chẩn
đoán nguyên nhân gây khiếm thị.
Việc chẩn đoán nguyên nhân gây
khiếm thị đồng thời giúp chúng ta có thể
tiên lượng trước được hiệu quả của việc
trợ thị, những bệnh lý của thể thuỷ tinh
như sau mổ lấy thể thuỷ tinh thì việc trợ
thị thường hiệu quả hơn những bệnh lý
của giác mạc như sẹo giác mạc
Thông thường trẻ khiếm thịi có thị
lực xa 1 mắt tốt hơn nên khi thử thị lực
nên thử ở mắt tốt trước để động viên trẻ,
với trẻ bị rung giật nhãn cầu thì không
được bịt mắt khi thử thị lực vì sẽ kèm
tăng biên độ rung giật.
Điều chỉnh tật khúc xạ là bước
không thể thiếu, dù thị lực chỉ cải thiện 1
hàng thị lực cũng rất có ý nghĩa đối với
trẻ khiếm thị. Trong 107 bệnh nhân
chỉnh kính nhìn xa thị lực cải thiện ở 58
trường hợp (54.2%), thị lực gần sau khi
đeo kính ở mức >=0.4 chiếm 69.2%
trường hợp. Kết quả của chúng tôi cũng
phù hợp với nghiên cứu của Silver năm
1995 [8].
Khi thử thị lực gần cần lưu ý thử thị
lực xa bằng bảng nào thì thử thị lực gần
bằng bảng ấy, cần lựa chọn cường độ ánh
sáng thích hợp, ví dụ bệnh nhân bạch tạng
không nên dùng ánh sáng có cường độ
mạnh để thử.
Đánh giá một số chức năng thị giác
như mức độ nhậy cảm tương phản, tình
trạng thị giác hai mắt, định thị giúp
cho việc lựa chọn loại kính trợ thị thích
hợp cho từng bệnh nhân.
Chỉ định dụng cụ trợ thị phụ thuộc
vào kết quả thị lực sau khi đã chỉnh tật
khúc xạ tốt nhất và khoảng cách đọc của
bệnh nhân.
Sau khi cấp kính trợ thị cần hướng
dẫn trẻ và bố mẹ chúng biết cách sử
dụng, trẻ muốn dùng các dụng cụ trợ thị
tốt cần có thời gian tập luyện và việc tái
khám là rất cần thiết để đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng trợ thị.
2. Hiệu quả của việc sử dụng các
dụng cụ trợ thị trên trẻ khiếm thị:
Với kính điều chỉnh tật khúc xạ tốt
nhất thì thị lực xa của 107 bệnh nhân
cũng chỉ ở mức dưới 0.33, nhưng nếu
53
được sử dụng kính viễn vọng thì sẽ có
83.2% trẻ có thị lực xa cải thiện trên 0.4,
đây là thị lực mong muốn để cho một
đứa trẻ có thể nhìn thấy chữ trên bảng.
Nhìn chung kết quả của chúng tôi cũng
phù hợp với nghiên cứu của Ji [4] trên
118 trẻ khiếm thị và của Kleen [5] trên
185 trẻ khiếm thị. Tuy nhiên khó khăn
lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là hiện
nay ở Việt nam kính viễn vọng đúng tiêu
chuẩn không thể mua trên thị trường, giá
mua ở nước ngoài rất cao vì vậy việc chỉ
định kính cũng như việc theo dõi sử dụng
kính lâu dài rất khó thực hiện. Tuy nhiên
để khắc phục điều này trong thực tế
chúng tôi có những phương tiện trợ thị
phi quang học để hỗ trợ giúp cho trẻ có
thể ngồi học trên lớp cùng với những trẻ
bình thường khác.
Những dụng cụ trợ thị gần được sử
dụng nhiều trong cuộc sống của trẻ
khiếm thị bởi thị lực gần mới là thị lực
hữu ích. Trong 107 bệnh nhân trước khi
trợ thị có 74 trường hợp (69.2%) có thể
đọc chữ in cỡ 0.4 tuy nhiên khoảng cách
đọc rất gần, sau khi được trợ thị có tới
103 trường hợp thị lực ở mức trên 0.4
với khoảng cách đọc cải thiện rõ rệt. Kết
quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết
quả Margrain [6] trên 168 trường hợp,
kết quả của Ji [4] trên 118 trường hợp.
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy khi dùng
kính gọng phóng đại công suất càng cao
thì khoảng cách đọc của bệnh nhân càng
gần, gây cản trở ánh sáng vào trang sách,
trong những trường hợp đó thì việc phối
hợp kính gọng phóng đại với kính lúp sẽ
giúp cải thiện khoảng cách đọc một cách
rõ rệt.
Trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi phối hợp khám cho 29 học sinh
trường Nguyễn Đình Chiểu. Trước khi
được trợ thị 100% các cháu học chữ nổi,
mặc dù chúng nhìn chữ nổi chứ không
phải sờ chữ nổi. Nhưng sau khi được sử
dụng các dụng cụ trợ thị có 15 cháu
chuyển sang học chữ in hoàn toàn, 10
cháu đọc bằng chữ in nhưng vẫn phải
viết chữ nổi.
Trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi rút ra một số nhận xét về những yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả của việc trợ thị
ở trẻ em như sau:
- Nguyên nhân gây khiếm thị: những
nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng
sẽ làm việc trợ thị trở nên khó khăn hơn,
ví dụ những tổn thương gây đục các môi
trường trong suốt như sẹo giác mạc, đục
thể thuỷ tinh
- Những đặc trưng của trẻ khiếm thị:
trẻ nhỏ thường khó hợp tác, có thể phải
mất nhiều thời gian mới tiếp xúc được
với chúng, trẻ khiếm thị phần lớn do các
bệnh bẩm sinh nên từ nhỏ đã nhìn kém
và chúng ít hào hứng với việc trợ thị, trẻ
thường bị phân tán ít tập trung, trẻ
thường không có ý thức giữ gìn các dụng
cụ trợ thị. Do những yếu tố trên đòi hỏi
thầy thuốc phải kiên trì, tỷ mỉ và có tâm
huyết với công việc.
- Trách nhiệm của gia đình đối với
trẻ khiếm thị: việc quan tâm của gia đình
giúp cho việc trợ thị thuận lợi hơn.
- Trách nhiệm của nhà trường với trẻ
khiếm thị: thầy cô giáo phải có những
kiến thức cơ bản về giáo dục trẻ khiếm
thị, hiểu và thông cảm với chúng, giúp
đỡ chúng bớt mặc cảm về khuyết tật của
54
mình, hướng nghiệp cho chúng những
nghề thích hợp.
- Trách nhiệm của các thầy thuốc
nhãn khoa: phải hiểu rõ khái niệm khiếm
thị để khi gặp những trường hợp khiếm
thị sau điều trị sẽ biết cần làm gì tiếp cho
họ.
Kết luận
1. Các dụng cụ trợ thị đóng vai trò
quan trọng trong việc cải thiện sức nhìn
cho trẻ khiếm thị. Nhờ các phương tiện
này mà trẻ khiếm thị cảm thấy tự tin hơn
trong cuộc sống. Chúng có thể học chữ
in như những trẻ bình thường khác và có
thể sống hoà nhập trong những trường
bình thường.
2. Quy trình đánh giá tuân thủ theo
trình tự các bước sau:
- Giải thích mục đích của việc trợ thị
- Quan sát tư thế
- Hỏi bệnh
- Chẩn đoán nguyên nhân gây khiếm
thị
- Thử thị lực xa
- Chỉnh tật khúc xạ
- Thử thị lực gần
- Đánh giá một số chức năng thị giác
- Chỉ định dụng cụ trợ thị
- Hướng dẫn sử dụng.
3. Hướng nghiên cứu tiếp: tiếp tục
nghiên cứu để áp dụng trên mọi đối
tượng người khiếm thị.
Tài liệu tham khảo
1. Appel SD., Brilliant RL. (1996): The low vision examination, Essentials of
low vision practice, Edit. Brilliant, R.L., Butterworth Heinemann, 19 – 46.
2. Corn AL., Koenig AJ. (1996): Perspectives on low vision, Foundation of
Low Vision: Clinical and Functional Perspectives, AFB Press, 3- 25.
3. Freeman PB., Jose RT. (1997): The Art and Practice of Low Vision, 11 –
92.
4. Ji Y.H., Park H.J., Oh SY. (1999): Clinicaleffect of Low Vision Aids,
Korean J. Ophthalmol, 13(1), 52 – 56.
5. Kleen SR., Levoy RJ. (1981): Low vision care: Correlation of patient age,
visual goals and aids priscribed, American Journal of Optometry and
Physiological Optics, USA, 58(3), 200 – 205.
6. Margrain TH. (2000): Helping blind and partially sighted people to read:
the effectiveness of low vision aids, BJO, 84 (8),919 – 921.
7. Nowakowski, R.W. (1994), Primary Low Vision Care, Appleton and
Lange, 37 – 231.
8. Silver J., Gilbert CE., Spoerer P. et al. (1995): Low vision in east African
blind school students: need for optical low vision services, BJO, 79, 814 –
820.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_ung_dung_mot_so_dung_cu_tro_thi_tren_tre_k.pdf