Tài liệu Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía tây Sông Hậu: BỘ TÀI NGUYấN VÀ MễI TRƯỜNG
CỤC QUẢN Lí TÀI NGUYấN NƯỚC
Tập thể tỏc giả: ThS. Trần Thị Huệ
PGS.TS Đoàn Văn Cỏnh
ThS. Nguyễn Văn Đức
ThS. Nguyễn Văn Nghĩa
ThS. Trương Quảng Đại
KS. Nguyễn Thị Võn
báo cáo tổng kết
ĐỀ TÀI NGHIấN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIấN CỨU, ỨNG DỤNG Mễ HèNH DềNG NGẦM
BA CHIỀU ĐỂ XÁC ĐỊNH LƯỢNG CUNG CẤP
VÀ TRỮ LƯỢNG Cể THỂ KHAI THÁC CỦA NƯỚC
DƯỚI ĐẤT KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA TÂY SễNG HẬU
KT. CỤC TRƯỞNG
PHể CỤC TRƯỞNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Lờ Bắc Huỳnh Trần Thị Huệ
7044
05/12/2008
HÀ NỘI, 2007
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
CHƯƠNG I......................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP Mễ HèNH, TèNH HèNH ÁP DỤNG Mễ HèNH
TRONG NGHIấN CỨU ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYấN
NƯỚC Ở TRấN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................
164 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía tây Sông Hậu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Tập thể tác giả: ThS. Trần Thị Huệ
PGS.TS Đoàn Văn Cánh
ThS. Nguyễn Văn Đức
ThS. Nguyễn Văn Nghĩa
ThS. Trương Quảng Đại
KS. Nguyễn Thị Vân
b¸o c¸o tæng kÕt
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DÒNG NGẦM
BA CHIỀU ĐỂ XÁC ĐỊNH LƯỢNG CUNG CẤP
VÀ TRỮ LƯỢNG CÓ THỂ KHAI THÁC CỦA NƯỚC
DƯỚI ĐẤT KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA TÂY SÔNG HẬU
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Lê Bắc Huỳnh Trần Thị Huệ
7044
05/12/2008
HÀ NỘI, 2007
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
CHƯƠNG I......................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH, TÌNH HÌNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH
TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
NƯỚC Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.................................................................6
1.1. Tổng quan về phương pháp mô hình ...................................................................6
1.1.1. Phương trình dòng chảy nước dưới đất........................................................9
1.1.2. Phương trình lan truyền vật chất................................................................16
1.1.3. Quy trình và các bước tiến hành khi giải bài toán Địa chất thủy văn bằng
phương pháp mô hình ...........................................................................................19
1.1.4. Các bước tiến hành khi giải bài toán mô hình Địa chất thủy văn bằng phần
mềm Visual Modflow ............................................................................................24
1.2. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất trên thế giới.........................................26
1.3. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất ở Việt Nam .........................................28
CHƯƠNG 2...................................................................................................................32
ĐẶC ĐIỂM CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA TÂY SÔNG
HẬU...............................................................................................................................32
2.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu Địa chất thủy văn đồng bằng Nam Bộ ..............32
2.1.1. Giai đoạn trước năm l975...........................................................................32
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay..................................................................33
2.2. Tình hình áp dụng phương pháp mô hình số để đánh giá nước dưới đất vùng
đồng bằng Nam Bộ....................................................................................................41
2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn các tỉnh phía Tây sông Hậu...................................44
2.2.1. Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đa nguồn gốc Holocen (qh)..45
2.2.2.Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen giữa - muộn (qp2-3) ...46
2.2.3.Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen sớm (qp1) ..................49
2.2.4.Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pliocen (m4)...........................52
2.2.5. Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Miocen muộn (m3-3)..............53
CHƯƠNG 3...................................................................................................................57
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BA CHIỀU XÁC ĐỊNH LƯỢNG CUNG CẤP THẤM VÀ
TRỮ LƯỢNG CÓ THỂ KHAI THÁC CỦA CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHU VỰC
PHÍA TÂY SÔNG HẬU ...............................................................................................57
3.1. Cơ sở tài liệu xây dựng mô hình ........................................................................57
3.2. Mô hình khái niệm .............................................................................................58
3.2.1. Sơ lược điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu...............................................58
3.2.2. Địa chất.......................................................................................................59
3.2.3. Địa tầng địa chất thủy văn..........................................................................60
3.2.4. Xác định diện tích lập mô hình ...................................................................60
3.2.5. Thông số và điều kiện biên .........................................................................61
3.3. Mô hình hóa, hiệu chỉnh mô hình ......................................................................62
2
3.2.1. Mô hình dòng chảy .....................................................................................62
3.2.2. Mô hình lan truyền vật chất ........................................................................74
3.2.3. Kết quả bài toán chỉnh lý mô hình..............................................................76
3.4. Kết quả xác định lượng cung cấp cho các tầng chứa nước ................................91
3.4.1. Các phương án khai thác............................................................................91
3.4.2. Kết quả xác định lượng cung cấp cho nước dưới đất.................................94
3.5. Kết quả xác định lượng trữ lượng có thể khai thác..........................................113
3.5.1. Phương án xác định trữ lượng có thể khai thác .......................................114
3.5.2. Kết quả xác định trữ lượng có thể khai thác ............................................115
CHƯƠNG 4.................................................................................................................127
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
.....................................................................................................................................127
4.1. Những kết quả đạt được của đề tài...................................................................127
4.2. Những hạn chế, tồn tại .....................................................................................128
4.3. Đề xuất kiến nghị .............................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................130
3
MỞ ĐẦU
Đồng bằng phía Tây sông Hậu là một phần của đồng bằng sông Cửu
Long, bao gồm các tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu,
Kiên Giang và Cà Mau. Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 23.470 km2 với
dân số khoảng 8.383.000 người*. Đây là vùng kinh tế quan trọng và là vựa lúa
của cả nước, đồng thời là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn với sản lượng hàng triệu
tấn năm.
Điều kiện địa hình vùng Tây sông Hậu khá bằng phẳng, hướng nghiêng
thoải từ Tây - Tây Nam sang Đông - Đông Bắc; độ cao địa hình nhìn chung là
thấp và thường bị ngập nước trong mùa lũ.
Vùng phía Tây sông Hậu là phần cuối của châu thổ sông Mê Kông, vì vậy
nguồn nước mặt trong vùng khá dồi dào, với các hệ thống sông, kênh rạch dày
đặc. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở đây thường có độ đục lớn, phần lớn bị chua
phèn, nhiễm mặn và nhiễm bẩn nên không thuận lợi đối với các mục đích sử
dụng nước cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp.
Nguồn nước dưới đất có trữ lượng lớn. Theo các tài liệu điều tra, nghiên
cứu địa chất thủy văn trong vùng, mặt cắt đồng bằng phía Tây sông Hậu gồm 5
tầng chứa nước trong trầm tích Kainozoi, các tầng chứa nước đều có chiều dày
và mức độ chứa nước lớn.. Tuy nhiên, do quá trình hình thành đồng bằng trải
qua nhiều giai đoạn hoạt động địa chất phức tạp, với nhiều đợt thăng trầm nâng
hạ của vỏ trái đất tạo nên các đợt biển tiến - thoái trong quá khứ, cùng với ảnh
hưởng mạnh của hoạt động thủy triều, chế độ thủy văn của hệ thống sông Mê
Kông nên nước dưới đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và đồng bằng
phía Tây sông Hậu nói riêng có đặc điểm thủy động lực và thuỷ địa hoá hết sức
phức tạp, tốc độ vận động của nước chậm chạp, hệ số trao đổi nước nhỏ, mặn
nhạt xen kẽ nhau theo cả chiều thẳng đứng và chiều ngang. Trong khi các công
trình nghiên cứu, điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất trên đồng bằng nói
chung còn rất hạn chế. Việc điều tra, đánh giá chi tiết nguồn nước chủ yếu tại
các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất phân tán rải rác trên đồng bằng.
Các nghiên cứu mang tính khu vực còn ít, số lượng điểm nghiên cứu đối với mỗi
công trình rất hạn chế, đặc biệt các nghiên cứu về nguồn gốc, trữ lượng và điều
kiện hình thành trữ lượng nước dưới đất, diễn biến xâm nhập mặn, chất lượng
nước, mối quan hệ nước mặt - nước dưới đất đều chưa đầy đủ.
* số liệu thống kê năm 2005
4
Về tình trạng khai thác sử dụng nước dưới đất: do phần lớn nguồn nước
mặt bị mặn, phèn và nhiễm bẩn nên nguồn nước dưới đất đã trở thành nguồn cấp
nước quan trọng cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của vùng. Chỉ
trừ một số khu vực ở phần phía Tây (thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần
Thơ, Hậu Giang) có nguồn nước mặt đáp ứng yêu cầu cho ăn uống, sinh hoạt và
sản xuất, còn lại đều phụ thuộc vào nguồn nước dưới đất, đặc biệt tại các tỉnh Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, nước dưới đất là nguồn cấp chủ yếu cho ăn uống,
sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị và vùng nông thôn trong khu vực này. Lượng
nước dưới đất khai thác ngày càng tăng đã gây ra hạ thấp lớn và xâm nhập mặn
ở một số khu vực, điển hình như tại thị xã Cà Mau, Sóc Trăng. Tại Cà Mau
trước đây mực nước nằm cao hơn mặt đất khoảng 1 mét nhưng hiện tại mực
nước dưới đất đã nằm dưới mặt đất khoảng 30 mét và liên tục bị hạ thấp với tốc
độ hạ thấp khoảng 0,2 - 0,5m /năm. Tại các công trình khai thác nước dưới đất
của thị xã Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu đều đã xảy ra hiện tượng xâm nhập
mặn vào công trình khai thác, một số giếng đã phải hủy bỏ hoặc giảm lưu lượng
khai thác....
Các vấn đề nêu trên đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, bảo
vệ tài nguyên nước dưới đất trong khu vực, đặc biệt là khó khăn trong việc phân
bổ, cấp phép khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước.
Để từng bước giải quyết các vấn đề nêu trên, phục vụ công tác quản lý tài
nguyên nước dưới đất trong khu vực, tháng 7 năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã giao cho Cục Quản lý tài nguyên nước triển khai thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung
cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía Tây
sông Hậu”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài nhằm: nghiên cứu điều kiện hình thành
trữ lượng khai thác, nguồn cung cấp cho nước dưới đất ở khu vực các tỉnh phía
Tây sông Hậu; ứng dụng mô hình dòng ngầm xác định định lượng lượng cung
cấp cho nước dưới đất và trữ lượng có thể khai thác của một số khu vực trong
vùng nghiên cứu, phục vụ áp dụng mở rộng cho các khu vực khác trên đồng
bằng, phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất; góp phần làm rõ hơn
về điều kiện địa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu; và nâng cao năng lực và
kỹ thuật sử dụng mô hình cho cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước ở
Cục Quản lý tài nguyên nước cũng như ở các tỉnh trong vùng nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã
có về điều kiện địa lý tự nhiên, địa hình, khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa chất
thuỷ văn kết hợp với điều tra khảo sát bổ sung hiện trạng khai thác, sử dụng
5
nước dưới đất trong khu vực nghiên cứu để lựa chọn diện tích mô hình và xác
lập, xây dựng mô hình dòng ngầm ba chiều bằng bộ phần mềm Visual Modflow.
Trên cơ sở kết quả xây dựng và chạy mô hình nêu trên cùng với các kết
quả nghiên cứu khác trong phạm vi thực hiện đề tài và ý kiến góp ý của các
chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện
Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài với các nội dung, chương mục chủ yếu
như sau:
Chương 1. Tổng quan về phương pháp mô hình, tình hình áp dụng mô
hình trong nghiên cứu địa chất thuỷ văn, đánh giá tài nguyên nước trên ở thế
giới và Việt Nam
Chương 2. Đặc điểm các tầng chứa nước khu vực phía tây sông Hậu
Chương 3. Ứng dụng mô hình ba chiều xác định lượng cung cấp thấm và
trữ lượng có thể khai thác của các tầng chứa nước khu vực phía tây sông Hậu
Chương 4. Đánh giá kết quả thực hiện đề tài và những đề xuất, kiến nghị
Kết luận: đánh giá chung về kết quả thực hiện đề tài, những kết quả cụ thể
của đề tài và kiến nghị áp dụng trong công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất,
cũng như những nội dung kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
Nhân dịp kết thúc đề tài, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Vụ Khoa học Công nghệ đã tạo điều kiện cho chúng tôi được
thực hiện đề tài nêu trên và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành các nội dung nghiên
cứu của đề tài.
Chúng tôi cũng xin tỏ sự cảm ơn chân thành đến các nhà khoa học, các
chuyên gia ở trong và ngoài Bộ, các đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu, góp phần vào việc xây dựng các luận cứ khoa học của đề tài cũng như hoàn
thiện các kết quả của đề tài.
Cũng nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cấp chính quyền,
các cơ quan ban ngành thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên
Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, đặc biệt nhân dân địa phương đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tôi cũng mong muốn nhận được các ý kiến nhận xét, đánh giá, góp
ý bổ sung của các nhà khoa học, đồng nghiệp để báo cáo được hoàn thiện một
cách tốt nhất.
6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH, TÌNH HÌNH ÁP DỤNG
MÔ HÌNH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN, ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về phương pháp mô hình
Với khái niệm chung nhất, mô hình hoá là sự phản ánh thực tế tồn tại
bằng phương pháp nào đó để nghiên cứu quy luật khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan. Phương pháp mô hình được xem là một
phương pháp nhận thức khoa học về thế giới khách quan, chúng đã được ứng
dụng nhiều trong các ngành khoa học và ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Các
mô hình mà các ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng có thể kể đến là các mô hình
truyền nhiệt trong ngành nhiệt, mô hình phần tử hữu hạn áp dụng trong tính toán
kết cấu xây dựng, mô hình điện trong ngành điện, mô hình dự báo bão, mô hình
dòng chảy mặt trong nghiên cứu thuỷ văn, mô hình dòng chảy nước dưới đất,
mô hình lan truyền vật chất nhiễm bẩn trong môi trường nước trong nghiên cứu
địa chất thuỷ văn và đánh giá tài nguyên nước dưới đất.
Trong Địa chất thuỷ văn, phương pháp mô hình được ứng dụng để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể như: nghiên cứu địa chất thuỷ văn khu vực, nghiên
cứu lý thuyết, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, nghiên cứu dịch chuyển khối
lượng của các chất nhiễm bẩn trong môi trường nước dưới đất, quá trình truyền
nhiệt trong môi trường nước dưới đất, các quá trình thấm mất nước hồ đập,
nghiên cứu đánh giá lượng nước chảy vào các khu mỏ...
Ưu điểm quan trọng nhất của phương pháp mô hình là thay vì nghiên cứu
trực tiếp đối tượng, chúng ta có thể phục hồi được trên các mô hình chuyên môn
những quá trình & hiện tượng khác nhau. Khi mô hình hóa, quá trình nghiên cứu
được thay bằng quá trình khác thiết lập đơn giản và rõ ràng hơn trong phòng thí
nghiệm hoặc trên máy tính. Sự thay thế đó có thể thực hiện được bởi vì có rất
nhiều quá trình đặc trưng bởi cùng một phương trình toán học. Sự tương tự của
các quá trình là do sự thống nhất của thế giới vật chất và có cùng quy luật của
chuyển động vật chất.
Trên cơ sở phân loại mô hình theo đặc trưng mô hình hóa vật chất có thể
chia ra làm 4 loại: Đồ giải, vật lý, toán và tự nhiên. Bản chất của chúng tương
đối khác nhau:
7
Mô hình hóa đồ giải phản ánh đối tượng nghiên cứu bằng các bản vẽ. Mô
hình hóa đồ giải được sử dụng để tổng hợp những tài liệu nhận được khi điều tra
làm sáng tỏ những đặc điểm, quy luật cơ bản của đối tượng nghiên cứu và
những quá trình hiện tượng đặc trưng của nó. Mô hình đồ giải có thể là mô hình
mặt cắt, mô hình mặt bằng và mô hình khối.
Mô hình hóa vật lý là sự phục hồi trên các mô hình chuyên môn đối tượng
Địa chất thủy văn nhưng vẫn giữ nguyên sự tương tự về mặt vật lý giữa mô hình
và đối tượng nghiên cứu nhờ hệ số tỉ lệ về kích thước hình học và các thông số
vật lý. Theo mục đích nghiên cứu, mô hình vật lý có thể chia thành 2 nhóm:
nhóm thứ nhất nghiên cứu những quá trình vật lý (máng thấm, mô hình thấm...);
nhóm thứ hai nghiên cứu tính chất của các đối tượng địa chất thủy văn (dụng cụ
nghiên cứu tính thấm và thủy tính đất đá).
Mô hình toán học là sự phục hồi trên các mô hình chuyên môn những đối
tượng địa chất thủy văn khi có sự đồng nhất về phương trình mô tả đối tượng
nghiên cứu và mô hình. Theo nguyên tắc xây dựng và hoạt động mô hình toán
có thể chia ra thành ba nhóm: tương tự, số, xibenetic.
Mô hình tương tự được chia ra làm 2 loại là mô hình tương tự vật lý và
mô hình tương tự toán học.
- Mô hình tương tự vật lý là sự mô phỏng sự tương tự về mặt vật lý giữa
đối tượng nghiên cứu và đối tượng mô hình hoá. Quá trình thấm được khống chế
bởi các phương trình vật lý tương tự như quá trình truyền nhiệt, truyền điện. Bởi
vậy thay bằng nghiên cứu các qúa trình xảy ra trong môi trường nước dưới đất
người ta tiến hành nghiên cứu các quá trình truyền điện, truyền nhiệt trên các đối
tượng mô hình hoá tương đương với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp mô
hình tương tự được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu địa chất thuỷ văn
những năm 60 – 70. Ví dụ như mô hình giấy dẫn điện, mô hình điện và mô hình
điện ô mạng. Mô hình điện (Anderson, 1972; Spieker, 1968) được làm bằng các
điện trở theo tỷ lệ để biểu thị cơ cấu các tầng chứa nước, còn tụ điện được mô
phỏng cho độ trữ nước. Cường độ dòng điện trong ampe kế của mô hình biểu thị
lưu lượng dòng thấm. Điện thế trong mô hình biểu thị mực nước, còn thể tích
nước trong mô hình được thể hiện bằng tổng lượng điện tích. Điện trở tỷ lệ
nghịch với hệ số thấm của tầng chứa nước trong khi điện dung điện mạng lưới tỷ
lệ với độ chứa nước. Các số đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạng
thể hiện lưu lượng và mực nước trong các tầng chứa nước. Các mô hình điện
tương tự có thể mô phỏng cho dòng chảy hai chiều hoặc ba chiều, đối với dòng
ba chiều được mô phỏng bằng cách nối tiếp một số nhóm nằm ngang với nhau.
8
Tuy nhiên mô hình điện tương tự không mô phỏng được các quá trình phân tán,
khuyếch tán trong bài toán lan truyền vật chất.
- Mô hình tương tự toán học dựa trên các lời giải cơ bản của dòng nước
dưới đất, dòng nhiệt và dòng vận chuyển khối. Mô hình toán học đơn giản nhất
của dòng nước dưới đất là định luật Đacxi. Để áp dụng định luật Đacxi chúng ta
cần có một mô hình nhận thức của tầng chứa nước và các số liệu về tính chất vật
lý của hệ tầng chứa nước (hệ số thấm, hệ số nhả nước, độ lỗ hổng). Định luật
Đacxi là một ví dụ của mô hình giải tích. Để giải một mô hình giải tích chúng ta
phải biết điều kiện ban đầu và điều kiện biên của bài toán thấm. Các điều kiện
này phải đủ đơn giản để có thể giải trực tiếp phương trình thấm bằng máy tính.
Các mô hình giải tích có thể được giải nhanh chóng, chính xác và không tốn
kém trên các máy tính hoặc máy tích phân được lập sẵn chương trình.
Mô hình số là dùng máy tính để giải các phương trình vi phân mô tả các
quá trình của đối tượng nghiên cứu. Bản chất của chúng là giải phương trình vi
phân vận động của nước dưới đất, phương trình lan truyền chất nhiễm bẩn bằng
phương pháp số. Phương pháp số là phương pháp giải gần đúng các phương
trình vi phân đạo hàm riêng bao gồm sai phân hữu hạn hoặc phần tử hữu hạn.
Vấn đề này đã được Trescott đề cập lần đầu tiên vào năm 1975, sau đó tiếp tục
được phát triển thành chương trình máy tính bởi Trescott, Pider và Larson năm
1976. Kế thừa những kết quả nghiên cứu này nhóm nghiên cứu gồm có Arlen
W.Harbaugh và Michael G.McDonald phát triển thành chương trình hoàn thiện
gọi là MODFLOW-96 mô phỏng dòng chảy 3 chiều trong môi trường nước dưới
đất (Modular Finite Difference Groundwater Flow Model) vào năm 1996 và
chúng còn tiếp tục được hoàn thiện vào năm 2000 với phiên bản MODFLOW-
2000. Đến nay hầu hết các phần mềm thương mại về mô hình nước dưới đất trên
thế giới đều sử dụng chương trình MODFLOW làm nòng cốt. Bản chất của
phương pháp mô hình số là giải phương trình vi phân đạo hàm riêng vận động
của nước dưới đất trong không gian 3 chiều bằng phương pháp sai phân hữu
hạn.
Xibenetic là một thiết bị tổ hợp tương tự - số phức tạp làm việc theo một
chương trình logic nhất định. Thiết bị sẽ nhận được những thông tin về đối
tượng nghiên cứu và sử dụng nó để tự hoàn thiện mô hình theo mối liên hệ
ngược giữa mô hình và đối tượng. Những thiết bị này được trang bị và sử dụng
phổ biến ở Liên Xô vào những năm 70 như Xibenetic(ASVK), Xatun.
Mô hình hóa tự nhiên là sự chuyển sang ngang về lượng trên cơ sở lý
thuyết tương tự giữa đối tượng nghiên cứu với mô hình tự nhiên trên đối tượng
9
đó. Mô hình tự nhiên nằm trong tự nhiên, nó được coi như là một đối tượng có
thể quan sát sự biến đối, các hiện tượng quá trình xảy ra bên trong. Mô hình loại
này có thể kể đến là các sân cân bằng, khu cân bằng ... Mô hình tự nhiên có thể
được chia thành 3 nhóm là: mô hình sản xuất, thí nghiệm – sản xuất và mô hình
tương tự tự nhiên.
Nội dung nghiên cứu của Đề tài này là ứng dụng mô hình dòng ngầm 3
chiều để đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh đồng bằng phía Tây
sông Hậu. Mô hình dòng ngầm 3 chiều về bản chất là mô hình số nghiên cứu
quá trình vận động của nước dưới đất trong không gian 3 chiều bằng cách giải
phương trình vi phân vận động của nước dưới đất, phương trình lan truyền vật
chất bằng phương pháp sai phân hữu hạn. Toàn bộ việc giải phương trình trên
cũng như giao diện đồ họa nhập số liệu đầu vào, nhận kết quả đầu ra đã được
các Công ty phần mềm thiết kế thành các phần mềm chuyên dụng. Các phần
mềm này đã được thương mại hóa, sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, phải kể đến là các phần mềm Visual Modflow của Công ty Waterloo
Hydrogeologic Inc. Canada; GMS (Groundwatre Model Sytem) của Trường đại
học Bigham Young University kết hợp với công ty U.S. Army Engineer
Waterways Experiment Station sản xuất; phần mềm MIKE SHE của Công ty
Denmark Hydrogeology Institute Water and Enviroment. Tuy nhiên sử dụng phổ
biến, rộng rãi nhất hiện nay là phần mềm Visual Modflow của Công ty Waterloo
Hydrogeologic Inc. Canada, theo thống kê là hơn 80% các quốc gia sử dụng.
Sau đây chúng tôi xin trình bày tóm lược việc giải phương trình vi phân
vận động của nước dưới đất, phương trình lan truyền vật chất bằng phương pháp
sai phân hữu hạn.
1.1.1. Phương trình dòng chảy nước dưới đất
Phương trình vi phân vận động của nước dưới đất được thể hiện như sau:
t
hSW
z
hK
zy
hK
yx
hK
x szzyyxx ∂
∂=−⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
∂
∂
∂
∂+⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂
∂
∂+⎟⎠
⎞⎜⎝
⎛
∂
∂
∂
∂
(1.1)
Ở đây:
- Kxx , Kyy , Kzz là các hệ số thấm theo phương x,y và z.
- Ss là hệ số nhả nước.
- h là cao độ mực nước tại vị trí (x,y,z) ở thời điểm t.
10
- W là mô đun dòng ngầm, hay là các giá trị bổ cập, giá trị thoát đi của
nước ngầm tính tại vị trí (x,y,z) ở thời điểm t. W = W(x,y,z,t) là hàm số phụ thuộc
thời gian và không gian (x,y,z)
Trong đó K và Ss là hàm số phụ thuộc vào vị trí không gian (x,y,z).
Để giải phương trình (1.1) cần phải tìm hàm số h(x,y,z,t), thoả mãn các
điều kiện biên và điều kiện ban đầu. Sự biến động của giá trị h theo thời gian sẽ
xác định bản chất của dòng chảy và sử dụng để tính toán định lượng phục vụ
cho các mục đích khác nhau như: đánh giá trữ lượng, nghiên cứu cân bằng...
Phương trình (1.1) là phương trình vi phân phi tuyến nên việc tìm ra hàm
h(x,y,z,t) từ phương trình (1.1) thường rất khó, ngoại trừ một số rất ít trường hợp
đặc biệt đơn giản mới có thể tìm ra lời giải giải tích cho phương trình. Do vậy
đó người ta buộc phải giải bằng phương pháp gần đúng. Một trong các phương
pháp giải gần đúng ở đây được áp dụng cho bài toán này là phương pháp sai
phân hữu hạn.
Phương pháp sai phân hữu hạn thay vì tìm lời giải cho hàm liên tục
h(x,y,z,t), người ta chia nhỏ không gian thành các ô lưới (phần tử), và chia nhỏ
bước thời gian tính toán. Ở mỗi phần tử trong một bước thời gian các giá trị
tham gia vào phương trình được coi là đồng nhất tại mỗi thời điểm trong ô lưới
người ta coi cả thông là không thay đổi. Thiết lập cân bằng nước cho từng ô lưới
sai phân và kết hợp chúng lại tạo thành một hệ phương trình đại số tuyến tính.
Giải hệ phương trình đại số này ta sẽ tìm được nghiệm là hàm h(x,y,z,t) rời rạc..
Hình 1.1 mô tả quá trình rời rạc hoá không gian, vùng nghiên cứu được
phân chia theo chiều thẳng đứng z thành các lớp chứa nước, thấm nước kém.
Mỗi lớp chứa nước lại được chia thành các ô nhỏ hơn. Vùng hoạt động của nước
ngầm trong mỗi tầng chứa nước sẽ được đánh dấu “hoạt động”, ở đó mực nước
biến thiên và nó sẽ tham gia vào tính toán trong phương trình. Những ô thuộc
vùng không chứa nước hoặc nước không thể thấm qua, hoặc ô ngoài miền tính
toán được thì được đánh dấu là “không hoạt động”.
11
∆ r j
∆ c i
∆ ν k
T Ç n g c h ø a
n − í c ( K )
1
2
3
4
B i ª n c ñ a t Ç n g c h ø a n − í c
¤ t h a m t h a m g i a t Ý n h t o ¸ n m « h × n h
¤ k h « n g t h a m g i a t Ý n h t o ¸ n m « h × n h
∆ r j C h i Ò u x c ñ a c é t t h ø j
∆ c i C h i Ò u y c ñ a h µ n g t h ø i
∆ ν k C h i Ò u z c ñ a t Ç n g t h ø k
Hình 1.1. Sơ đồ rời rạc hoá không gian trong mô hình
Hệ phương trình sai phân nhận được từ phương trình (1.1) được thành lập
trên cơ sở các qui tắc cân bằng: Tổng tất cả dòng chảy vào và chảy ra từ một ô
phải bằng sự thay đổi thể tích nước có trong ô. Giả thiết rằng mật độ của nước,
môi trường chứa nước không đổi thì cân bằng dòng chảy cho một ô được thể
hiện bằng phương trình sau:
V
t
hSQ S
i
i ∆∆
∆=∑ (1.2)
- Qi là lượng nước chảy vào ô (nếu chảy ra thì Q lấy giá trị âm)
- SS là giá trị của hệ số nhả nước, nó chính là giá trị Ss(x,y,z)
- ∆V là thể tích ô.
- ∆h là giá trị biến thiên của h trong thời gian ∆t tại ô lưới đang xét.
Hình 1.2 mô tả cho một ô lưới (i,j,k) và 6 ô bên cạnh: (i-1,j,k), (i+1,j,k),
(i,j-1,k), (i,j+1,k), (i,j,k-1), (i,j,k+1). Dòng chảy từ ô (i,j,k) sang các ô bên cạnh
(ở đây ngầm định nếu dòng chảy vào ô mang dấu dương, ngược lại ra khỏi ô
mang dấu âm).
i,j,k
i,j,k-1
i,j,k+1
i+1,j,k
i,j-1,k i,j+1,k
i-1,j,k
Hình 1.2. Ô lưới i,j,k và 6 ô xung quanh
12
Theo định luật Darcy, lượng nước qi,j-1/2,k chảy từ ô (i,j-1,k) sang ô (i,j,k)
sẽ tính được theo phương trình sau:
2/1
,,,1,
,2/1,,2/1,
)(
−
−
−− ∆
−∆∆=
j
kjikji
kikjikji r
hh
vcKRq (1.3)
Trong đó:
- hi,j,k là mực nước tại ô (i,j,k)
- qi,j-1/2,k là thể tích nước chảy qua mặt tiếp giáp giữa ô (i,j,k) và ô (i,j-1,k)
- KRi,j-1/2,k là hệ số thấm dọc theo dòng chảy giữa các nút lưới (i,j,k) và (i,j-1,k)
- ∆ci∆vk là diện tích bề mặt vuông góc với phương dòng chảy
- ∆rj-1/2 là khoảng cách giữa các nút lưới (i,j,k) và (i,j-1,k)
Tương tự ta có các phương trình cân bằng tính cho các nút lưới lân cận
khác. Dòng chảy chảy qua giữa các nút lưới (i,j,k) và (i,j+1,k) sẽ là:
2/1
,,,1,
,2/1,,2/1,
)(
+
+
++ ∆
−∆∆=
j
kjikji
kikjikji r
hh
vcKRq (1.4)
Dòng chảy chảy qua các nút lưới (i,j,k) và (i+1,j,k) sẽ là:
2/1
,,,,1
,2/1,,2/1
)(
+
+
++ ∆
−∆∆=
i
kjikji
kjjikji c
hh
vrKCq (1.5)
và từ nút lưới (i-1,j,k) vào (i,j,k) là:
2/1
,,,,1
,,2/1,,2/1
)(
−
−
−− ∆
−∆∆=
i
kjikji
kjkjikji c
hh
vrKCq (1.6)
Dòng chảy theo phương thẳng đứng qua nút lưới (i,j,k) và (i,j,k+1) là:
2/1
,,1,,
2/1,,2/1,,
)(
+
+
++ ∆
−∆∆=
k
kjikji
ijkjikji v
hh
crKVq (1.7)
và từ nút lưới (i,j,k-1)) và (i,j,k) là:
2/1
,,1,,
2/1,,2/1,,
)(
−
−
−− ∆
−∆∆=
k
kjikji
ijkjikji v
hh
crKVq (1.8)
13
Nếu chúng ta thay tích số kích thước các bước lưới và hệ số thấm bằng
giá trị sức cản thấm nào đó, chẳng hạn như sức cản thấm theo phương nằm
ngang từ nút lưới (i,j-1,k) đến (i,j,k) sẽ là:
CRi,j-1/2,k=KRi,j-1/2,k∆ci∆vk/∆rj-1/2 (1.9)
Trong đó:
- CRi,j-1/2,k: là sức cản thấm trong hàng thứ i, lớp k giữa các nút lưới (i,j-
1,k) và (i,j,k).
Tương tự như vậy ta sẽ có các giá trị sức cản thấm tương ứng:
qi,j-1/2,k=CRi,j-1/2,k(hi,j-1,k-hi,j,k) (1.10)
qi,j+1/2,k=CRi,j+1/2,k(hi,j+1,k-hi,j,k) (1.11)
qi-1/2,j,k=CCi-1/2,j,k(hi-1,j,k-hi,j,k) (1.12)
qi+1/2,j,k=CCi+1/2,j,k(hi+1,j,k-hi,j,k) (1.13)
qi,j,k-1/2=CVi,j,k-1/2(hi,j,k-1-hi,j,k) (1.14)
qi,j,k+1/2=CVi,j,k+1/2(hi,j,k+1-hi,j,k) (1.15)
Lưu lượng cung cấp từ biên vào ô được xác định theo phương trình tổng
quát sau:
ai,j,k,n = pi,j,k,n hi,j,k + qi,j,k,n (1.16)
Trong đó:
- ai,j,k,n biểu diễn dòng chảy từ nguồn thứ n vào trong nút lưới (i,j,k)
- hi,j,k mực nước của nút (i,j,k)
- pi,j,k,n , qi,j,k,n là các hệ số có thứ nguyên (L2t-1) và (L3t-1) tương ứng của
phương trình
Sau đây, chúng ta sẽ mô tả một số điều kiện biên có thể được viết dưới
dạng tổng quát như trên: Giả sử có một ô lưới nhận được cung cấp từ hai nguồn:
lỗ khoan và sông. Đối với nguồn cấp thứ nhất (n=1) là từ lỗ khoan, lưu lượng
dòng chảy từ lỗ khoan thường độc lập với mực nước lúc đó hệ số pi,j,k,1 =0 và
qi,j,k,1là lưu lượng của lỗ khoan. Lúc này, phương trình (1.16) được viết:
ai,j,k1 = qi,j,k1 (1.17)
Đối với nguồn cấp thứ hai (n=2), giả sử rằng mối quan hệ giữa tầng chứa
nước và sông thông qua một giá trị sức cản thấm đáy lòng. Như vậy, lưu lượng
14
dòng thấm giữa sông và nút lưới (i,j,k) sẽ tỷ lệ với mực nước của ô lưới và mực
nước trong sông, hay là:
ai,j,k2 = CRIVi,j,k2(Ri,j,k-hi,j,k) (1.18)
Trong đó:
- Ri,j,k là mực nước trong sông.
- CRIVi,j,k,2 là giá trị sức cản thấm.
Từ (1.18) suy ra:
ai,j,k,2 = -CRIVi,j,k2hi,j,k + CRIVi,j,k2Ri,j,k (1.19)
Như vậy thành phần thứ nhất của vế phải chính là pi,j,k,2 và thành phần thứ
hai chính là qi,j,k,2 trong phương trình (1.16)
Một cách tổng quát, nếu có N nguồn cấp vào trong ô lưới, lưu lượng tổng
là QSi,j,k thì:
QSi,j,k = Pi,j,k hi,j,k + Qi,j,k (1.20)
Trong đó:
Pi,j,k =Σpi,j,k,n ; Qi,j,k =Σqi,j,k,n (1.21)
Thay các phương trình từ (1.10) đến (1.15) và phương trình (1.20 vào
phương trình (1.2) ta có:
CRi,j-1/2,k(hi,j-1,k-hi,j,k)+CRi,j+1/2,k(hi,j+1,k-hi,j,k)+CCi-1/2,j,k(hi-1,j,k-hi,j,k)+CCi+1/2,j,k(hi+1,j,k-hi,j,k)
+CVi,j,k-1/2(hi,j,k-1-hi,j,k)+CVi,j,k+1/2(hi,j,k+1-hi,j,k)+Pi,j,khi,j,k-1+Qi,j,k=SSi,j,k(∆rj∆cj∆vk)∆hi,j,k/∆t (1.21)
Sai phân giá trị ∆hi,j,k/∆t ta có:
1
1
,,,,,,
−
−
−
−=⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∆
∆
mm
m
kji
m
kji
m
kji
tt
hh
t
h
(1.22)
Trong đó:
tmvà tm-1: thời điểm m và m-1.
hi,j,km và hi,j,km-1 là giá trị mực nước của ô (i,j,k) tại thời điểm m và (m-1).
Thay phương trình (1.22) vào (1.21) từ bước thời gian tm-1 đến tm ta có:
CRi,j-1/2,k(hi,j-1,k-hi,j,k)+CRi,j+1/2,k(hi,j+1,k-hi,j,k)+CCi-1/2,j,k(hi-1,j,k-hi,j,k)+CCi+1/2,j,k(hi+1,j,k-hi,j,k) +
CVi,j,k-1/2(hi,j,k-1-hi,j,k)+CVi,j,k+1/2(hi,j,k+1-hi,j,k)+Pi,j,khi,j,k-1+Qi,j,k = SSi,j,k(∆rj∆cj∆vk)(hi,j,km-hi,j,k(m-1))
/(tm -tm-1) (1.23)
15
Phương trình trên sẽ được viết cho tất cả các ô có mực nước thay đổi theo
thời gian. Như vậy, ta sẽ lập được một hệ phương trình có số phương trình bằng
số ô lưới. Giải hệ phương trình này với điều kiện ban đầu biết trước mực nước
tại thời điểm t(m-1) là hi,j,k(m-1) ta sẽ xác định được mực nước hi,j,km. Cứ lần lượt
như vậy, ta có thể xác định được mực nước cho bất kỳ thời điểm nào
Hệ phương trình trên được giải bằng phương pháp lặp, người ta tiến hành
chia nhỏ khoảng thời gian (tm-1,tm) kết quả nhận được là lời giải gần đúng của hệ
phương trình. Khi thời gian tăng lên thì h sẽ thay đổi. Khi h đạt được sự ổn định
(chênh lệch h tính được giữa 2 thời điểm kế cận nhau nhỏ hơn một giá trị cho
phép) thì mực nước đạt được sự cân bằng động và tại đây kết thúc một bước tính
toán. Để phương pháp lặp hội tụ, người ta chọn bước thời gian tăng theo cấp số
nhân, khi đó thừa số 1/(tm-1 - tm) sẽ tiến nhanh tới 0 do đó các tổng có liên quan
đến thừa số này hội tụ. Có thể hình dung cách giải hệ phương trình bằng phương
pháp lặp như sau:
h m -1 =
h m -1 ,n C è t cao m ù c n−í c tÝn h ®−î c ch o b−í c th ê i g ian m -1
K Õt th ó c tÝn h to¸n ch o b−í c thê i g ian m -1
B ¾t ® Çu tÝn h to¸n ch o b−í c th ê i g ian m
h m ,0
h m ,1
h m ,n -1
h m ,n
K Õt th ó c tÝn h to¸n ch o b−í c thê i g ian m
B ¾t ® Çu tÝn h to¸n ch o b−í c th êi g ian m + 1
h m -1 =
h m -1 ,n
C è t cao m ù c n−í c
tÝn h ®−î c ch o b−í c
th ê i g ian m -1
N Õu d ao ® é ng
| h m ,n – h m ,n -1 | nh á h¬ n g i¸ trÞ
ch ªn h lÖch ch o ph Ðp th × qu ¸
tr×n h tÝn h to¸n ®−î c co i lµ
h oµn tÊ t ë ® ©y
Hình 1.3. Sơ đồ nguyên lý lặp khi giải hệ phương trình
Trong thực tế, không cần thiết phải viết phương trình (1.23) cho tất cả các
ô lưới mà tại những ô lưới có thể thiết lập các điều kiện biên. Có 3 loại điều kiện
biên gồm:
- Điều kiện biên loại I là điều kiện biên mực nước được xác định trước
(còn gọi là điều kiện biên Dirichlet). Đó là ô mà mực nước được xác định trước
và giá trị này không đổi trong suốt bước thời gian tính toán.
16
- Điều kiện biên loại II là điều kiện biên dòng chảy được xác định trước
(còn gọi là điều kiện biên Neumann). Đó là các ô mà lưu lượng dòng chảy qua
biên được xác định trước trong suốt bước thời gian tính toán. Trường hợp không
có dòng chảy thì lưu lượng được xác định bằng không
- Điều kiện biên loại III là điều kiện biên lưu lượng trên biên phụ thuộc
vào mực nước (còn gọi là điều kiện biên Cauchy hoặc biên hỗn hợp). Có một vài
dạng biên loại III này như sau:
Tùy thuộc vào biên trong thực tế là sông, suối, barie đá cách nước, lượng
bổ cập, bốc hơi nước ngầm, lỗ khoan hút nước... mà người ta mô phỏng trên mô
hình là biên loại I, loại II hoặc loại III.
1.1.2. Phương trình lan truyền vật chất
Phương trình vi phân mô phỏng quá trình lan truyền vật chất trong môi
trường nước dưới đất:
( )
t
CRSC
C
qCv
xy
CD
x b
s
sxxy ∂
∂=+−+∂
∂−⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂
∂
∂ ][ θρλθ (1.24)
Nếu bỏ qua sự suy giảm nồng độ vật chất do phản ứng hoá học, hoặc phân
huỷ phóng xạ thì phương trình (1.24) trở thành:
( )
t
CR
C
qCv
xy
CD
x
s
sxxy ∂
∂=+∂
∂−⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛
∂
∂
∂
∂
θ (1.25)
Trong đó:
Dxy: Hệ số phân tán thuỷ động lực.
vx: Vận tốc thực của dòng chảy nước dưới đất.
C: Nồng độ chất dịch chuyển.
θ
s
s
C
q : Nguồn bổ sung chất dịch chuyển.
R: Hệ số trễ.
Phương trình (1.25) thể hiện quá trình dịch chuyển vật chất bao gồm 2 cơ
chế khuyếch tán (diffustion) và cuốn theo (advection). Khi di chuyển trong môi
trường lỗ hổng của đất đá thì quá trình phân tán (dispertion) có tác động pha
17
loãng và làm hạ thấp nồng độ các chất hoà tan. Đối với những chất hoà tan có
khả năng bị hấp thụ trong môi trường lỗ hổng có thể làm chậm lại quá trình dịch
chuyển gây ra hiện tượng trễ.
Khuếch tán phân tử được mô tả bằng các định luật Fick. Trong trạng thái
vận động không ổn định thì quá trình khuyếch tán phân tử tuân theo định luật
Fick II:
2
2
x
CD
t
C
∂
∂=∂
∂ (1.26)
Trong môi trường lỗ hổng quá trình khuyếch tán không xảy ra nhanh như
ở trong nước vì các ion phải đi quãng đường dài hơn xung quanh bề mặt các hạt
khoáng vật. Đồng thời, sự khuyếch tán chỉ có thể sảy ra trong các lỗ hổng mở vì
các hạt khoáng chặn một phần đường đi của chất dịch chuyển. Trong trường hợp
này thay vì dùng hệ số khuyếch tán chúng ta phải sử dụng hệ số khuyếch tán
hiệu quả D* được xác định như sau:
D* = w.D (1.27)
Trong đó: w là hệ số kinh nghiệm được xác định trong phòng thí nghiệm.
Đối với nhóm chất hoà tan không bị hấp phụ thì w nằm trong khoảng từ 0,5 đến
0,01 (theo Freeze & Cherry, 1979).
Sự cuốn theo là sự dịch chuyển cùng vận tốc dòng chảy nước dưới đất của
các chất hoà tan. Vận tốc dòng chảy nước dưới đất được xác định bằng định luật
Dacxi:
l
h
n
Kv
e
x ∂
∂= (1.28)
Trong đó:
vx: Vận tốc dòng chảy của nước dưới đất
ne: Độ lỗ hổng hiệu quả.
K: Hệ số thấm của đất đá chứa nước.
18
l
h
∂
∂ : Gradien thuỷ lực dòng thấm.
Phân tán cơ học được thể hiện khi chất hoà tan pha trộn với nước. Do quá
trình phân tán chất hoà tan bị pha loãng. Sự pha trộn xảy ra dọc theo hướng
dòng chảy gọi là phân tán dọc còn vuông góc với hướng dòng chảy gọi là phân
tán ngang. Thông số đặc trưng cho quá trình phân tán cơ học là hệ số phân tán
động lực aL. Trị số của phân tán cơ học là tích số giữa vận tốc của dòng chảy
nước dưới đất (vx) với hệ số phân tán động lực (aL) là vx. aL.
Khi nghiên cứu quá trình dịch chuyển của chất hoà tan trong môi trường
lỗ hổng khó có thể tách biệt riêng rẽ hai quá trình khyếch tán phân tử và phân
tán cơ học nên khi tính toán thường đưa vào một hệ số chung gọi là hệ số phân
tán thuỷ động lực (Dxy) để thể hiện cho cả hai quá trình nêu trên và được xác
định như sau:
Dxy = aL.vx + D* (1.29)
Trong đó:
aL: Độ phân tán động lực.
vx: Vận tốc dòng chảy của nước dưới đất.
D*: Hệ số khuyếch tán hiệu quả.
Ngoài ra, đối với những chất hoà tan bị hấp thụ bởi các khoáng vật nằm
trong môi trường lỗ rỗng còn phải kể đến hiện tượng trễ nghĩa là quá trình làm
chậm do chất hoà tan bị hấp phụ trên bề mặt khoáng vật. Đặc trưng cho hiện
tượng trễ người ta đưa và vế phải của phương trình (1.25) thông số trễ R có giá
trị từ 0 đến 1 (bằng 0 là hấp phụ hoàn toàn, bằng 1 là không bị hấp phụ). Thông
số R phụ thuộc vào nhiều mật độ của đất đá, độ ẩm của đất và hệ số phân bố
chất hoà tan của chất tan trong đất. Khi đánh giá sự dịch chuyển của ranh giới
mặn (TDS) trong môi trường nước dưới đất người ta thường bỏ qua sự hấp phụ
và coi R = 1.
19
Khi giải bài toán dịch chuyển của chất hoà tan trong môi trường lỗ hổng
thì các thông số cần phải xác định là độ lỗ hổng hiệu quả (ne), hệ số phân tán
động lực (aL), hệ số khuyếch tán hiệu quả (D*).
Phương trình (1.25) cũng được giải bằng phương pháp sai phân tương tự
như giải phương trình (1.1). Cũng giống như bài toán thuỷ động lực cũng không
cần mô phỏng phương trình cân bằng cho tất cả các ô lưới mà tại một số ô lưới
có thể xác lập điều kiện biên trên đó. Trong bài toán lan truyền vật chất cũng
gồm 3 loại biên:
- Biên Dirichle C = C0 trên Γc
- Biên Neumann q
n
C =∂
∂ trên Γc
- Biên Cauchy
hh
0
nn n
C
n
C
DCq υ
υυ =∂
∂−= trên Γqc
Trong đó:
vn, C là vận tốc dòng chất lỏng và nồng độ vật chất của chất lỏng qua
biên.
Γc: Miền xác định của biên.
Với điều kiện ban đầu là sự phân bố nồng độ chất hoà tan trong môi
trường nước ở thời điểm ban đầu ta cũng có thể xác định sự phân bố nồng độ
của chất hoà tan ở thời điểm bất kỳ trong các bước thời gian tiếp theo.
1.1.3. Quy trình và các bước tiến hành khi giải bài toán Địa chất thủy
văn bằng phương pháp mô hình
Khi tiến hành thiết lập giải bài toán Địa chất thủy văn bằng phương pháp
mô hình hóa cần tiến hành theo các bước được mô phỏng bởi sơ đồ hình (1.4)
dưới đây:
+ Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu khi xây dựng mô hình là bước đầu tiên quan trọng nhất
khi giải bài toán ĐCTV bằng phương pháp mô hình. Bước này nhằm trả lời cho
câu hỏi “xây dựng mô hình để làm gì? giải quyết vấn đề gì”.
Các vấn đề có thể giải quyết được bằng mô hình trong ĐCTV rất đa dạng.
Sau đây là một số vấn đề được giải quyết tốt bằng mô hình:
20
- Sử dụng mô hình để đánh giá trữ lượng nước dưới đất phục vụ các mục
đích khác nhau.
- Nghiên cứu, đánh giá quá trình thấm mất nước qua đập, hồ chứa.
- Đánh giá lượng cung cấp cho nước dưới đất.
- Dự báo động thái nước dưới đất.
- Tối ưu hóa công trình khai thác nước dưới đất.
- Đánh giá cân bằng nước khu vực.
- Đánh giá lượng nước chảy vào mỏ khai thác khoáng sản.
- Đánh giá, dự báo sự lan truyền vật chất, chất nhiễm bẩn trong môi
trường nước dưới đất.
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình giải bài toán ĐCTV bằng mô hình
+ Thu thập số liệu
Các tài liệu cần thu thập phục vụ làm số liệu đầu vào cho mô hình gồm:
- Số liệu về địa tầng lỗ khoan phục vụ việc phân chia lớp mô hình.
- Các thông số địa chất thủy văn của các tầng chứa nước, cách nước.
- Bản đồ mực nước (thủy đẳng cao, thủy đẳng áp) các tầng chứa nước để
làm số liệu đầu vào, chỉnh lý mô hình.
21
- Tài liệu về cấu trúc địa chất, sự phân bố các dòng mặt để xác lập điều
kiện biên cho mô hình.
- Lượng mưa, lượng bốc hơi để xác định lượng bổ cập và thoát.
- Tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất để chỉnh lý, hiệu chỉnh mô
hình.
- Quan trắc mực nước, động thái dòng mặt để xác định các thông số trên
biên của các tầng chứa nước.
- Các thông số đặc trưng cho bài toán dịch chuyển vật chất.
Các số liệu trên sẽ được thu thập, tổng hợp và chỉnh sửa sơ bộ để loại bỏ
các sai số thô. Sau đó chúng sẽ được xử lý, số hóa thành dạng file số liệu phù
hợp để đưa vào mô hình. Tùy theo phần mềm sử dụng mà các file số liệu này sẽ
được xử lý đưa về định dạng file phù hợp.
+ Xây dựng mô hình khái niệm
Đây là bước rất quan trọng khi tiến hành giải bài toán ĐCTV bằng
phương pháp mô hình. Mục đích của mô hình khái niệm là để đơn giản bài toán
thực tế và tổ chức các số liệu thực đo có liên quan sao cho hệ thống có thể được
phân tích một cách dễ dàng. Chất lượng kết quả dự báo phụ thuộc rất nhiều vào
bước xây dựng mô hình khái niệm. Mô hình khái niệm càng sát thực thế thì kết
quả dự báo sẽ càng chuẩn xác. Những việc cần làm khi xây dựng mô hình khái
niệm gồm:
- Xác định các điều kiện trong vùng nghiên cứu, yếu tố nào là quan trọng,
yếu tố nào có thể xem nhẹ, bỏ qua.
- Đối tượng mô hình nào là đối tượng điển hình, khách quan. Ví dụ nguồn
nào có khả năng gây ô nhiễm cao, chất nào có khả năng di chuyển cao.
Trên cơ sở đó sơ bộ xác định các yếu tố nhằm xác lập mô hình như:
- Xác định kích thước, diện tích xây dựng mô hình.
- Dự kiến số lớp, số ô lưới và kích thước ô lưới.
- Mô hình có biên hay không có biên.
- Các tầng chứa nước là đồng nhất hay không đồng nhất.
- Vận động ổn định hay không ổn định ..v.v.
Cân nhắc và chỉnh sửa mô hình khái niệm trước khi xây dựng, phát triển
thành mô hình số.
22
+ Xây dựng mô hình số
Trên cơ sở mô hình khái niệm để xây dựng mô hình số, cân nhắc kiếm tra
các số liệu khi đưa vào mô hình. Các công việc cần làm khi xây dựng mô hình
số gồm:
- Phân chia ô lưới, lớp của mô hình.
- Nhập các bề mặt đẳng của bề mặt địa hình, đáy các lớp chứa nước và
cách nước.
- Nhập các thông số ĐCTV, thông số dịch chuyển cho các lớp của mô
hình.
- Xác định điều kiện biên (biên dòng chảy, biên dịch chuyến vật chất) và
nhập số liệu vào mô hình (loại biên, hình dáng, số liệu thông số trên biên).
- Lượng bổ cập, thoát do bốc hơi từ bề mặt nước ngầm.
- Các lỗ khoan hút nước khai thác nước.
- Mực nước ban đầu.
+ Chỉnh lý hiệu chỉnh mô hình
Chỉnh lý mô hình được thực hiện bằng bài toán ngược và bài toán nghịch
và được gọi chung là bài toán ngược chỉnh lý mô hình. Nội dung của bài toán
ngược là xác định điều kiện ứng với trạng thái nào đó của đối tượng nghiên cứu
khi biết trước giá trị của hàm động lực. Nội dung của bài toán nghịch là tìm
những đặc trưng vật lý của môi trường đối tượng mô hình hóa khi biết điều kiện
ranh giới và sự phân bố của hàm áp lực trong phạm vi miền mô hình hóa.
Trước hết cần tiến hành phân tích để loại bỏ những sai số thô, khắc phục
các lỗi nhập số liệu. Sau đó chuẩn bị các tài liệu quan trắc thực tế để làm cơ sở
đánh giá khi tiến hành chỉnh lý, hiệu chỉnh mô hình. Mô hình được hiệu chỉnh
bằng bài toán ngược bao gồm bài toán ngược ổn định và bài toán ngược không
ổn định.
Bài toán ngược ổn định được chỉnh lý các thông số tại thời điểm nước
dưới đất vận động ổn định, nghĩa là các yếu tố động lực của dòng thấm (mực
nước, lưu lượng) không biến đổi theo thời gian. Mục đích của bài toán ngược ổn
định là chỉnh lý hệ số thấm của các tầng chứa nước cách nước khi biết trước sự
phân bố mực nước trong các tầng chứa nước và điều kiện biên.
Bài toán ngược không ổn định nhằm chỉnh lý, chính xác hóa các thông số
vật lý của trường thấm là hệ số thấm, hệ số nhả nước. Chỉnh lý điều kiện biên và
23
các thông số trên biên. Bài toán ngược không ổn định được giải trong một
khoảng thời gian tối thiểu là 1 chu kỳ biến đổi mực nước của nước dưới đất.
Cả hai bài toán ngược ổn định và không ổn định đều được giải bằng
phương pháp lặp nghĩa là phải giải nhiều lần bài toán thuận. Mỗi lần giải bài
toán thuận các thông số vật lý của trường thấm, điều kiện biên của miền thấm
được thay đổi. Việc thử dần các thông số đầu vào sẽ dừng lại khi bản đồ mực
nước tính toán trên mô hình nhận được gần trùng với bản đồ mực nước xây
dựng theo kết quả quan trắc, đo được trong thực tế, nghĩa là sai số nằm trong
giới hạn cho phép. Để đánh giá sai số khi chỉnh lý mô hình cho đến nay vẫn
chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào được đưa ra (National Research Council,
1990). Việc đánh giá sai số mực nước giữa mô hình và quan trắc là một chỉ tiêu
rất tốt, tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện dễ dàng. Mục đích cuối
cùng của bài toán chỉnh lý là cực tiểu hóa giá trị sai số. Có 3 loại sai số để đánh
giá sự sai khác mực nước giữa quan trắc và mô hình là:
- Sai số trung bình (ME) là sai số trung bình giữa mực nước quan trắc (hm)
và mực nước mô hình (hs):
ME = 1/n ∑(hm - hs) (1.30)
Trong đó: n là số điểm chỉnh lý
Kết quả này ít có giá trị tham khảo và không được sử dụng rộng rãi để
đánh giá sai số bởi vì đôi khi giá trị sai khác mang dấu âm và dương sẽ loại trừ
nhau và cuối cùng vẫn có thể đạt trị số ME cực tiểu
- Sai số tuyệt đối trung bình (MAE) là giá trị trung bình tuyệt đối giữa
hiệu số mực nước quan trắc và mực nước mô hình:
MAE = 1/n ∑⎜(hm - hs)⎜ (1.31)
- Sai số trung bình quân phương (RMS) hay là độ lệch chuẩn được tính
theo công thức:
RMS = [1/n ∑(hm - hs)2]0.5 (1.32)
Sai số MAE và RMS là chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng của mô hình.
+ Giải thích kết quả
Sau khi chỉnh lý mô hình các thông số vật lý của trường thấm, các điều
kiện biên của mô hình đã được chỉnh lý tương đối sát với điều kiện trong tự
nhiên. Sử dụng các điều kiện này làm số liệu đâu vào để chạy bài toán thuận để
nhận được các kết quả tính toán là mực nước, lưu lượng của các tầng chứa nước.
24
Phân tích, giải thích các kết quả thu được, nếu kết quả là phù hợp thì chúng ta có
thể sử dụng mô hình này cùng với các thông số, điều kiện biên để tiến hành chạy
bài toán thuận dự báo phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Trong trường
hợp ngược lại, các kết quả chưa phù hợp thì cần phải quay lại các bước trước
đây để tiến hành xây dựng và hiệu chỉnh lại từ đầu.
+ Bài toán dự báo
Dự báo là bước cuối cùng khi giải bài toán địa chất thủy văn bằng mô
hình. Bài toán dự báo có thể tiến hành trong thời gian ngắn hoặc dài tùy theo
mục tiêu đề ra. Đồng thời trong quá trình dự báo có thể chạy tiến hành song
song nhiều bài toán dự báo: bài toán thủy động lực, tính toán cân bằng nước, bài
toán dự báo dịch chuyển chất nhiễm bẩn... tùy theo yêu cầu, mục tiêu đề ra trước
khi tiến hành xây dựng mô hình.
1.1.4. Các bước tiến hành khi giải bài toán mô hình Địa chất thủy văn
bằng phần mềm Visual Modflow
Như đã nêu ở phần trên, hiện nay trên thế giới có khá nhiều phần mềm
được thương mại hóa phục vụ việc giải bài toán Địa chất thủy văn bằng phương
pháp mô hình như Visual Modflow, GMS, MIKE SHE... Mỗi phần mềm đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng.
GMS (Groundwatre Model Sytem) của Trường đại học Bigham Young
University kết hợp với công ty U.S. Army Engineer Waterways Experiment
Station sản xuất và phát triển. Điểm mạnh của phần mềm này là được tích hợp
các mô dul GIS để phục vụ công tác nhập số liệu tuy nhiên không được thiết kế
theo hướng mở để có thể giao tiếp số liệu thuận lợi với các phần mềm khác.
GMS cũng được thiết kế trên nền tảng MODFLOW-96 và MODFLOW – 2000
nhưng việc nhập số liệu vào mô hình bằng GMS thường khá phức tạp và khó
chỉnh sửa. Giá thương mại của phần mềm khá cao, theo thống kê trên thế giới có
khoảng 18% các nước sử dụng phần mềm này. Ở Việt Nam, GMS được một số
Cơ quan trong miền Nam sử dụng.
Visual Modflow của Công ty Waterloo Hydrogeologic Inc. Canada xây
dựng và phát triển. Đây là phần mềm rất dễ sử dụng, tính linh động cao vì có thể
giao tiếp được với nhiều phần mềm chuyên dụng khác như Mapinfow, ArcGIS,
Sufer, Excel, MicroStation... Việc nhập và hiệu chỉnh số liệu đầu vào cho mô
hình bằng phần mềm này được tiến hành một cách dễ dàng, tốc độ tính toán khá
nhanh. Đồng thời giá thương mại của phần mềm vừa phải nên được sử dụng khá
rộng rãi. Theo thống kê có tới 80% số quốc gia sử dụng phần mềm này trong
25
nghiên cứu Địa chất thủy văn. Ở Việt Nam, từ những năm 80 phần mềm này đã
được du nhập và sử dụng rất rộng rãi.
MIKE SHE là phần mềm tổng hợp sử dụng cả nước mặt và nước dưới đất
do Công ty Denmark Hydrogeology Institute Water and Enviroment xây dựng
và phát triển. Nhược điểm của MIKE SHE là tốc tộ tính toán chậm, hơn nữa
phần mềm này mới được xây dựng và phát triển nên hiện nay mới có khoảng 2%
số nước trên thế giới sử dụng phần mềm này. Ở Việt Nam, MIKE SHE lần đầu
tiên được sử dụng để xây dựng mô hình NDD cho vùng bazan của tỉnh ĐakLak
trong dự án hợp tác giữa Việt Nam và Úc.
Hình 1.5. Sơ đồ các bước tiến hành khi giải bài toán mô hình bằng phần
mềm Visual Modflow
Với những ưu điểm vượt trội như đã nêu nên trong Đề tài khoa học này
chúng tôi đã sử dụng bộ phần mềm Visual Modflow để xây dựng mô hình cho
vùng nghiên cứu. Các bước tiến hành khi giải bài toán mô hình bằng phần mềm
Visual Modflow gồm:
- Thu thập và hiệu chỉnh sơ bộ số liệu đầu vào.
- Mô hình hóa.
- Xây dựng, chỉnh sửa mô hình khái niệm.
26
- Xây dựng mô hình số gồm mô hình dòng chảy và mô hình vận chuyển
vật chất.
- Giải các bài toán Địa chất thủy văn theo yêu cầu bằng phần mềm.
- Xuất kết quả tính toán thông qua các giao diện biểu đồ, đồ thị 2D, 3D.
Toàn bộ quy trình giải bài toán mô hình bằng phần mềm Visual Modflow
được trình bày trong sơ đồ hình 1.5.
1.2. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất trên thế giới
Trên thế giới việc áp dụng phương pháp mô hình hóa để nghiên cứu các
đối tượng Địa chất thủy văn đã bắt đầu từ thế kỷ trước. Nó phát triển rất nhanh,
mạnh ở các nước công nghiệp phát triển như Liên Xô cũ (nay là Nga và các
nước Cộng hòa khác), Mỹ, Pháp, Canada, Đan Mạch .... Ở nước ta, nó mới được
áp dụng trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Lịch sử phát triển của mô
hình hóa Địa chất thủy văn có thể được chia làm 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1 kéo dài từ thế kỷ 19 đến những năm 20 của thế kỷ 20. Trong
giai đoạn này, nó được áp dụng để nghiên cứu các bài toán thấm cơ bản.
Giai đoạn 2 kéo dài từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ 20.
Trong giai đoạn này đã phát triển một số mô hình vật lý và mô hình điện tương
tự (EGĐA) để luận chứng thiết kế một số công trình thủy lợi ở Liên Xô. Một số
phòng thí nghiệm thấm được hình thành ở Liên Xô như VNIIG, VODGEO,
MGRI do Giáo sư G.N.Kamenxki chỉ đạo.
Giai đoạn 3 bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới II (cuối những năm 40) đến
cuối những năm 50 của thế kỷ 20. Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển
mạnh của phương pháp EGĐA. Nó được sử dụng để giải các bài toán thấm dưới
móng đập, xác định dòng chảy đến giếng và lò, giếng mỏ... Cũng trong giai đoạn
này người ta cũng dùng phương pháp EGĐA để nghiên cứu dự đoán động thái,
cân bằng nước ngầm ở các vùng tưới như Davogia, Dovongie, Bắc Keprad,
Trung Á, Ukraina. Sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn và tích phân thủy lực
V.X.Lukianov để giải các bài toán thấm. Các bài toán thấm 1 chiều, hai chiều và
không gian dưới nền đập, quanh hồ chứa và kênh đào đã được nghiên cứu. Lần
đầu tiên giải bài toán ngược xác định thông số Địa chất thủy văn và giá trị cung
cấp thấm đối với dòng một chiều cũng như dòng thấm phẳng hai chiều. Trong
giai đoạn này phương pháp mô hình đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại
một số trường Đại học như trường MGRI, MGU (năm 1954) và trường Kiev,
Tasken, Mỏ Leningrat, Bách khoa Anmaata (những năm 1961).
27
Giai đoạn 4 kéo dài trong những năm 60 của thế kỷ 20. Đây là giai đoạn
mô hình toán học phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là máy tính tích phân điện ô
mạng. Nhờ các máy tích phân, nhiều bài toán phức tạp đã được giải như: Đánh
giá trữ lượng khai thác nước dưới đất, dự đoán nước ngầm vùng tưới, luận
chứng hợp lý các dạng kênh thoát để cải tạo đất, tính toán các hệ thống lỗ khoan
hạ thấp mực nước khi khai thác khoáng sản... kỹ thuật và phương pháp mô hình
được hoàn thiện và phát triển. Mô hình địa chất thủy văn được ứng dụng để
nghiên cứu điều tra địa chất thủy văn trong các khu vực rộng lớn, chỉnh lý các
thông tin ĐCTV trong các giai đoạn điều tra. Phương pháp luận và lý thuyết giải
bài toán ngược phát triển, nhiều thiết bị chuyên môn được chế tạo. Lần đầu tiên
những công trình khoa học mang tính chất tổng kết về phương pháp mô hình
ĐCTV được trình bày hội thảo trong những hội nghị Quốc tế.
Giai đoạn 5 bắt đầu từ cuối những năm 60 đến những năm 70. Nó đặc
trưng bởi sự xuất hiện nhiều lĩnh vực mới trong lý thuyết về mô hình hóa và ứng
dụng nó để giải quyết những nhiệm vụ thực tế ĐCTV. Lần đầu tiên tổ hợp tương
tự - số đã được hình thành. Phương pháp sử dụng kết hợp giữa AVM và ESVM
bắt đầu phát triển. Lời giải của các bài toán về điều kiện lựa chọn hợp lý các
điều kiện khai thác mỏ nước dưới đất, lựa chọn tối ưu để khai thác nhiệt từ lòng
đất... đã được áp dụng trong thực tế, sản xuất. Đồng thời trong giai đoạn này vấn
đề áp dụng phương pháp mô hình để nghiên cứu cổ ĐCTV, sự hình thành của
nước dưới đất cũng được nghiên cứu và cũng đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Các vùng đã áp dụng phương pháp mô hình như VXEGINGEO, MGU,
KGU, GIDROINGEO (Liên Xô)...
Giai đoạn 6 bắt đầu từ cuối những năm 70 thế kỷ 20 đến ngày nay. Đây là
giai đoạn phát triển mạnh nhất của mô hình số. Nhiều bài toán thủy động lực
cũng như các bài toán về vận chuyển vật chất, vận chuyển nhiệt trong địa chất
thủy văn được áp dụng rộng rãi. Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết phương
pháp mô hình số (mô hình sai phân) được hoàn thiện và áp dụng vào trong thực
tế phục vụ các vấn đề về địa chất thủy văn, quản lý và quy hoạch nguồn nước
dưới đất. Đồng thời trong giai đoạn này, với những tính năng vượt trội mô hình
số đã dần thay thế những mô hình vật lý, mô hình tương tự cổ điển trước đây.
Những nước phát triển như Mỹ, Nga (Liên Xô trước đây), Đan Mạch, Canada,
Úc... đã áp dụng mô hình số để giải quyết hầu hết các vấn đề ĐCTV, đồng thời
còn sử dụng mô hình số để phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước
trong lãnh thổ. Những nước ở Châu Á, Đông Nam Á cũng đã áp dụng mô hình
số để đánh giá và quản lý tài nguyên nước trên lãnh thổ của mình. Ở Việt Nam,
28
mô hình số nước dưới đất được sử dụng từ những năm 1980 của thế kỷ trước và
cũng có nhiều bước tiến đáng kể cho đến ngày nay.
Năm 1999, để phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước cho vùng Nam
bang Florida, Cục Địa chất Mỹ đã xây dựng mô hình số cho vùng Nam bang
Floria và sử dụng mô hình này để quản lý nguồn nước dưới đất cho toàn bang.
Phần mềm sử dụng để xây dựng mô hình là GMS.
Năm 2000 cũng tại Cục Địa chất Mỹ đã triển khai dự án nhằm đánh giá
lượng bổ cập cho nước dưới đất tại bang Texas cũng đã sử dụng phương pháp
mô hình số. Kết quả đã tính toán xác định được cân bằng nước trên toàn bang,
đánh giá được lượng bổ cập cho nước dưới đất từ các nguồn nước mưa và nước
mặt. Kết quả đánh giá xác định được nguồn bổ cập cho nước dưới đất chiếm
15% tổng lượng mưa. Phần mềm được sử dụng để xây dựng mô hình là Visual
Modflow của công ty Waterloo Hydrogeologic Inc. Canada.
Năm 2000, Công ty Waterloo đã ứng dụng phần mềm Visual Modflow
xây dựng mô hình số để đánh giá lượng thấm mất nước qua vai đập tại đập
Chemwest vùng phía Tây nước Mỹ. Đập được xây dựng trên sông Norman.
Tại Đan Mạch, để phục vụ công tác Quản lý tài nguyên nước dưới đất trên
toàn lãnh thổ, các cơ quan quản lý tài nguyên nước Chính phủ Đan Mạch đã xây
dựng mô hình số nước dưới đất cho toàn lãnh thổ, thời gian xây dựng là 5 năm
từ 2000 đến 2005. Phần mềm sử dụng để xây dựng mô hình là MIKE SHE.
Và cho tới nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng công cụ là
mô hình số để phục vụ công tác đánh giá tài nguyên cũng như để giải quyết các
vấn đề thực tế đề ra trong lĩnh vực Địa chất thủy văn. Mô hình số cũng được áp
dụng rộng rãi để quản lý tài nguyên nước dưới đất trên lãnh thổ.
1.3. Tình hình áp dụng mô hình nước dưới đất ở Việt Nam
Từ những năm kháng chiến cho đến thời kỳ giải phóng Việt Nam đã cử
rất nhiều học sinh sang học tập, thực tập sinh, làm luận án tiến sĩ ở Liên bang
Xô Viết (Liên Xô). Chính những học sinh, nghiên cứu sinh đó đã được học tập
về cơ sở lý thuyết phương pháp mô hình trong nghiên cứu ĐCTV và đem chúng
về áp dụng ở Việt Nam. Trong thời gian này (khoảng từ năm 1975 – 1985),
trường Đại học Mỏ - Địa chất cũng đã đưa môn học cơ sở lý thuyết mô hình số
vào giảng dạy bậc Sau đại học và môn học đó vẫn tồn tại và phát triển vững
mạnh cho đến nay. Hiện nay, phòng thí nghiệm Bộ môn ĐCTV vẫn còn máy
tích phân điện EGDA nhập từ Liên Xô trước đây nhưng hiện nay không còn sử
dụng mà thay vào đó là chương trình mô hình số.
29
Mô hình số được áp dụng vào Việt Nam lần đầu tiên là năm 1984 để đánh
giá trữ lượng nước dưới đất trong phương án thăm dò tỉ mỉ nước dưới đất vùng
Hà Nội do Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Bắc chủ trì. Đơn vị thực hiện chạy
mô hình là Viện Cơ học Việt Nam. Phần mềm sử dụng để mô hình hóa là Visual
Moflows 2.0 chạy trên môi trường DOS.
Năm 1985, trong chuyên khảo Nước dưới đất đồng bằng Nam Bộ do Vũ
Văn Nghi chủ biên đã đánh giá trữ lượng khai thác dự báo cho toàn đồng bằng
Nam Bộ bằng phương pháp mô hình số. Tuy nhiên trong đề án này đã không sử
dụng phần mềm lập sẵn mà tự lập trình thành chương trình tính toán trên cơ sở
giải phương trình vi phân vận động của nước dưới đất, dòng chảy 2 chiều bằng
phương pháp phần tử hữu hạn.
Năm 1993, trong phương án thăm dò tỉ mỉ nước dưới đất vùng Hà Nội mở
rộng do Trần Minh chủ trì cũng đã sử dụng phương pháp mô hình số để đánh giá
trữ lượng cho vùng Hà Nội. Phần mềm sử dụng để mô hình hóa cũng là Visual
Modflow 2.0.
Đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá sự ô nhiễm nhiễm bẩn vùng Hà Nội
của Đặng Đình Phúc cũng đã áp dụng mô hình dịch chuyển vật chất bằng phần
mềm Visual Modflow 2.82 để đánh giá sự dịch chuyển của các chất nhiễm bẩn
trong môi trường nước dưới đất vùng Hà Nội.
Trong chuyên khảo nước dưới đất đồng bằng Bắc Bộ cũng đã áp dụng
phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng động cho toàn vùng nghiên cứu.
Phần mềm sử dụng là Visual Modflow 2.82.
Năm 1997 chương trình hợp tác giữa chính phủ Hà Lan và Việt Nam để
thực hiện triển khai dự án Nghiên cứu nước ngầm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Đơn vị thực hiện, lập báo cáo tổng kết dự án là Công ty tư vấn kỹ thuật và
kiến trúc HASKONING (Hà Lan) phối hợp với Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền
Nam cũng đã áp dụng mô hình số để đánh giá trữ lượng nước dưới đất cho toàn
vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Phần mềm sử dụng là GMS phiên bản 3.0.
Và từ đó cho đến nay, trong các phương án thăm dò nước dưới đất phục
vụ khai thác nước dưới đất ở một số đô thị, nhà máy nước đều đã áp dụng
phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng khai thác. Theo thói quen, các
tỉnh khu vực phía Nam Việt Nam thường sử dụng phần mềm GMS để thực hiện
việc mô hình hóa, ở Miền Bắc Việt Nam thường sử dụng phần mềm Visual
Modflow để tiến hành mô hình hóa. Các nhà máy nước ở Hà Nội như: Yên Phụ
mở rộng, Cáo Đỉnh, Gia Lâm, Thượng Cát, Sài Đồng, Lương Yên, Nam Dư...
trong giai đoạn thăm dò, lập báo cáo thăm dò cũng đều sử dụng phương pháp
30
mô hình số để đánh giá trữ lượng nước dưới đất. Phần mềm sử dụng là Visual
Modflow. Báo cáo thăm dò nước dưới đất thuộc các tỉnh phía Nam như: Cà
Mau, Sóc Trăng, Bến Cầu (Tây Ninh), Bạc Liêu, Cần Thơ ... để phục vụ xây
dựng nhà máy nước đều sử dụng phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng
khai thác cho nước dưới đất. Ngoài ra còn một số đề án thăm dò khu vực phía
Bắc như bãi giếng Túc Duyên (Thái Nguyên), Phúc Yên (Vĩnh Phúc)... cũng đều
áp dụng phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất.
Năm 2005, dự án hợp tác giữa Việt Nam và Úc cũng đã áp dụng phương
pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng nước ngầm cho vùng bazan trên địa bàn
tỉnh Đak Lak.
Ngoài những đề án phục vụ sản xuất thực tế còn có hàng vài chục các đề
tài nguyên cứu khoa học cũng đã áp dụng phương pháp mô hình số phục vụ các
nghiên cứu địa chất thủy văn khu vực như: Đề tài nghiên cứu khoa học cứu Phân
chia địa tầng N – Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng Nam Bộ, đề tài
đánh giá tiềm năng nước dưới đất thấu kính nước nhạt vùng Nam Định....
Việc áp dụng phương pháp mô hình số còn được tiến hành trong các luận
án thạc sỹ, tiến sỹ ngành Địa chất thủy văn thuộc trường Đại học Mỏ Địa chất.
Thực tế đã chứng minh tính ưu việt của phương pháp mô hình số, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng đã khuyến khích
việc sử dụng phương pháp mô hình số để đánh giá trữ lượng cho các đề án thăm
dò nước dưới đất phục vụ công tác cấp nước trên phạm vi toàn quốc, nhất là đối
với những công trình có quy mô lớn hoặc vùng thăm dò có điều kiện địa chất
thủy văn phức tạp hoặc những vùng đang khai thác. Điều này được thể hiện chi
tiết trong thông tư 02/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Ngoài ra, để phục vụ công tác Quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đối
với nước ngầm, Cục Quản lý Tài nguyên nước cũng đã áp dụng mô hình số để
quản lý tài nguyên nước ngầm tại 2 đồng bằng lớn là Đồng bằng Bắc Bộ và
Đồng bằng Nam Bộ.
Trong khuôn khổ của đề tài đã đặt ra mục tiêu áp dụng những kết quả
đánh giá bằng mô hình số cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất cho các
tỉnh phía Tây sông Hậu. Khi xây dựng mô hình số cho vùng nghiên cứu chúng
tôi sử dụng bộ phần mềm Visual Modflows phiên bản 4.2 của Công ty Waterloo
Hydrogeology INC. Canada, đây là phần mềm được sử dụng khá phổ biến trong
nghiên cứu ĐCTV, tài nguyên nước ở Việt Nam. Những ưu điểm của phần mềm
Visual Modflow so với các phần mềm mô hình khác (GMS, MIKE SHE) là:
31
- Tốc độ tính toán của phần mềm là khá nhanh so với các phần mềm khác,
với cùng một số lượng các ô lưới tính toán như nhau thì tốc độ biên dịch và chạy
mô hình khi sử dụng Modflows tiết kiệm được 20% thời gian so với chạy mô
hình GMS và khoảng 60 % so với chạy mô hình bằng phần mềm MIKE SHE,
đồng thời giao diện của chương trình trực quan, khoa học và dễ sử dụng.
- Nhập số liệu và chỉnh sửa số liệu đầu vào khi sử dụng phần mềm
Modflows là khá thuận tiện. Lấy các kết quả đầu ra được thiết kế khoa học,
thuận tiện, giao diện đồ họa 3D, dễ sử dụng. Giá cả phần mềm có tính cạnh
tranh so với các phần mềm khác.
- Phần mềm Visual Modflows liên tục được nâng cấp nên các phiên bản
cao hơn ngày càng thân thiện với người sử dụng. Phần mềm có thể nhận được
trực tiếp các file số liệu từ các phần mềm khác như Excel, Access, Mapinfow,
Surfer, Microstation, và một các phần mềm GIS khác nên rất thuận tiện cho việc
trao đổi xuất, nhập dữ liệu.
Chính những ưu điểm vừa nêu trên mà phần mềm Visual Modflows được
sử dụng khá rộng rãi ở trên thế giới. Theo thống hiện nay trên thế giới có
khoảng 80% sử dụng phần mềm này khi giải các bài toán ĐCTV, đánh giá tài
nguyên nước bằng phương pháp mô hình hóa. Chính vì vậy khi xây dựng mô
hình nước dưới đất cho khu vực các tỉnh phía Tây sông Hậu chúng tôi đã lựa
chọn phần mềm VisualModflows phiên bản 4.2.
32
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA
TÂY SÔNG HẬU
2.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu Địa chất thủy văn đồng bằng Nam Bộ
2.1.1. Giai đoạn trước năm l975
Ngay từ đầu thế kỷ 20, các công trình khai thác nước dưới đất đã được thi
công và sử dụng cấp nước cho sinh hoạt. Tại Sài Gòn năm 1907 đã có các công
tnình khai thác nước công suất 4.600 m3/ngày ở Tân Sơn Nhất và sau đó mở
rộng lên Gò Vấp khai thác với công suất là 10.200 m3/ngày. Các lỗ khoan khai
thác nước ở Cà Mau được khoan năm 1930 do công ty người Pháp thực hiện, lỗ
khoan sâu 170 m, lấy nước trong tầng nước áp lực, lưu lượng 1.800 m3/ngày.
Tiếp theo những năm sau đó 1932-1933, các giếng khai thác ở Bạc Liêu (sâu
89m), Sóc Trăng (133 m) được đưa vào hoạt động. Từ năm 1960 trở đi hầu hết
các thị xã khu dân cư, khu quân sự đều có lỗ khoan được khoan thăm dò ừa khai
thác. Tài liệu ghi lại các lỗ khoan ở Vị Thanh, Rạch Giá, Kiên Lương, Kênh B
(Hậu Giang), Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh. Các lỗ khoan sâu gặp nước mặn
phải bỏ như Ba Tri (sâu 408 m), Bến Tre (sâu 355 m), Gò Công (sâu 380 m),
Mỹ Tho (sâu 360m), Cần Giuộc (sâu 50m). Một số lỗ khoan thành công đưa vào
khai thác tại Đạo Thạnh (Mỹ Tho) sâu 390m, Chợ Gạo (sâu 220m), Tân Hiệp
(220m), Gò Đen (l80 m), Bình Chánh (l80m)... Thời gian này tại Sài Gòn có tới
40 giếng khoan hoạt động khai thác khoảng 162.000 m3/ngày (các công trình
này chủ yếu tập trung tại tầng Pleistoxen). Với lưu lượng này nước nhạt không
đủ cấp, bãi giếng của thành phố, các tầng chứa nước có nguy cơ cạn kiệt, bị
nước mặn xâm nhập hủy hoại một phần tầng chứa nước. Do đó người ta đã
chuyển hướng sử dụng nước sông Đồng Nai, xử lý qua nhà máy nước Thủ Đức,
công suất thiết kế 48000 m3/ngày. Nhà máy nước được xây dựng từ năm 1962
đến 1967.
Năm 1964 các nhà địa chất Mỹ có nhiều chuyến khảo sát ở Nam Bộ và
tổng hợp thành các báo cáo công bố vào năm 1966, đáng chú ý là :
- W.C.Raslnussen, 1966 - Geohydrology of Lower Mekong.
- W. C. Rasmussen, 1966 - Review of Groundwater potential of Sotlth
Vietnam with reference to the delta (đánh giá tài nguyên nước ngầm ở vùng
châu thổ NamViệt Nam). Tác giả đưa ra nhận định hợp lý về khả năng khai thác
nước bằng các giếng khoan sâu 10- 100 m. ở miền Đông Nam Bộ và tìm kiếm
trong các tầng aluvi cổ ở trũng Cửu Long. Trong phần đề xuất của mình, tác giá
33
nêu hướng nghiên cứu kết hợp các phương pháp như ảnh hàng không, địa vật lý
đo sâu diện và địa vật lý lỗ khoan (karota), mẫu cổ sinh, địa tầng và kỹ thuật
khoan giếng ở vùng châu thổ.
Năm 1969 H.R.Anderson đã tổng hợp và viết nhiều báo cáo đánh giá tầng
nước tự lưu ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cụ thể là:
+1969: Altesian aquifer in lower region of the Mekong delta,
Groundwater condition in the hundred metre artesian aquifer in Bac Lieu
province.
+ The occurence of artesian water in the 450 sand at Bai San - 10. 1969.
+ Availabilily of groundwater along the Cambodian border in the Mekong
delta.
Các tài liệu của Anderson ghi chép thực tế và nhận định sâu sắc việc thực
hiện các công trình cấp nước ở các vùng khác nhau trong vùng châu thổ.
Phối hợp với các nhà địa chất nước ngoài, các nhà địa chất Việt Nam
cũng tham gia có: Từ Quy, Nguyễn Văn Re, Victor phạm cũng đã có những
thông tin ngắn về nguồn nước ngầm tại Bạc Liêu, Biên Hoà, Sài Gòn. Năm 1913
đoàn chuyên viên Nhật Bản khảo sát vùng Hóc Môn do Muranatabe, nhằm
thành lập đề án khai thác bổ sung cho thành phố Sài Gòn, mục tiêu 200000
m3/ngày. Đề án được thực hiện bước 1 dở dang thì miền Nam được giải phóng
năm 1975.
Tóm lại: giai đoạn này công tác điều tra địa chất thủy văn phát triển
không cân đối. Các báo cáo được đề cập phần lớn ghi lại kết quả tìm kiếm khai
thác nước ở các điểm cụ thể. Không có phương án nghiên cứu toàn diện, chưa
có báo cáo nào đánh giá trữ lượng của vùng hay công trình khai thác. Các loại
bản đồ tối thiểu cần thiết về địa chất thủy văn cũng chưa được lập.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
Sau ngày miền Nam giải phóng, công tác nghiên cứu điều tra cơ bản điều
kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ được triển khai của nhiều cơ quan như Bộ
Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp, Bộ xây dựng, Tổng cục địa chất, các ban ngành
chuyên môn của các tỉnh phối hợp. Công ty xây dựng cấp thoát nước số 2 (Bộ
Xây dựng) là cơ sở tiếp nhận tài liệu địa chất thủy văn, khoan cấp nước trước
đây của chính quyền cũ để lại, nơi quản lý và xây dựng các công trình khai thác
nước ở các địa phương. Năm 1980 Phan Đình Điệp và Vương Văn Phổ Danh
viết "Nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu Long" đánh giá hiện trạng khoan cấp
nước ở đồng bằng. Với 252 lỗ khoan, các tác giả thống kê phân chia ra các vùng
34
có tỷ lệ thành công khác nhau, trong đó vùng Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp
Mười được đánh giá không có triển vọng có nước nhạt.
Năm 1983, bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1/500.000 toàn quốc do PTS
Trần Hồng Phú chủ biên được hoàn thành, công trình đã thu thập được lượng
thông tin và tài liệu phong phú có hệ thống bước đầu đánh giá điều kiện địa chất
thủy văn đồng bằng một cách tổng hợp và rút ra các qui luật địa chất thủy văn.
Đây là công trình nghiên cứu địa chất thủy văn bài bản và có ý nghĩa khoa học
đầu tiên được tiến hành trên vùng Nam Bộ.
Năm 1983, cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế phối hợp với Viện
năng lượng nguyên tử quốc gia và sau đó có sự cộng tác của Liên đoàn 8 đã tiến
hành nghiên cứu thủy văn đồng vị ở đồng bằng. Kết quả lấy mẫu và phân tích
mẫu đã tổng hợp thành 2 báo cáo chính. Báo cáo thứ nhất do tiến sĩ Aranyorosy
và TS Trần Kim Thạch lập năm 1986, báo cáo thứ hai do Hồ Hữu Dũng và Vũ
Văn Nghi viết năm 1992. Các báo cáo đã cho kết luận về tuổi và nguồn gốc
nước đưới đất của các tầng chứa nước tại đồng bằng sông Nam Bộ. Báo cáo này
đã được các nhà chuyên gia của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế đánh giá
cao về mặt khoa học và lưu hành như tài liệu chính thức trong hệ thống tài liệu
khu vực của cơ quan quốc tế này. Đây là những tài liệu ứng dụng có ý nghĩa bổ
xung cho những nghiên cứu địa chất thủy văn ở đồng bằng bằng các phương
pháp hiện đại đánh giá nguồn hình thành trữ lượng nước nhạt Nam Bộ.
Năm 1985 Nguyền Đông Lâm và những người khác đánh giá điều kiện
địa chất thủy văn Đông Nam Bộ, một phần trong chương trình qui hoạch của Bộ
xây dựng mã số 28.03.02.
Năm 1986 Vũ Văn Nghi và Tiến sĩ Georger Sentez đã lập báo cáo kết quả
điều tra và tính trữ lượng nước dưới đất vùng Đồng Tháp Mười cho UNDP và
Chính phủ Việt Nam theo dự án VIE-81-004.
Năm 1986 PTS Trần Hồng Phú đã hoàn thành đề tài “ Nước dưới đất
đồng bằng sông Cửu Long” một phần trong chương trình 44.04 “Nước dưới đất
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mang mã số 44.04.01.03.
Năm 1986 KS Trần Lã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khoa học “Hướng
dẫn phương pháp tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng khai thác các mỏ nước
ở Việt Nam”, trong đó có phần chuyên về nước bồn Actêzi Nam Bộ, mã số
44.04.03.02.
Năm 1989 Vũ Văn Nghi hoàn thành đề tài mang mã số 8.03.86 “Soạn
thảo phương pháp tính thông số địa chất thủy văn và trữ lượng nước dưới đất ở
35
đồng bằng sông Cửu Long”. Ba đề tài trên là những thông tin khá đầy đủ có ý
nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu địa chất thủy văn tại đồng
bằng Nam Bộ.
Từ năm 1980, “Chương trình điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu
Long” cấp nhà nước được thực hiện do GS.TS Nguyễn Ngọc Trân chủ trì.
Chương trình 60.01, 60.02 và 60.02b. các chương trình này nghiên cứu toàn
diện về các qui luật tự nhiên, kinh tế xã hội. Trong đó có đề cập đến điều kiện
địa chất thủy văn, địa chất, địa chất thủy văn, đưa ra các qui luật và yếu tố ảnh
hưởng.
Năm 1991 Vũ Văn Nghi và Hans Weslling tiến hành đánh giá tổng hợp
tiềm năng nước dưới đất và lập các dự án cấp nước cho vùng đồng bằng sông
Cửu Long phục vụ cho dự án Mekong Delta Master Plan của nhà nước Việt
Nam do Công ty tư vấn kỹ thuật Nedeco thực hiện.
Trên lãnh thổ đồng bằng Nam Bộ từ năm 1982 đến nay, Liên đoàn
ĐCTV-ĐCCT Miền Nam và các bộ ngành khác đã thực hiện nhiều công trình
tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất, đầu tư khối lượng lớn công trình ở các vùng
như: tìm kiếm Hà Tiên (1984), thăm dò Rạch Giá (1987), thăm dò Trà Vinh
(1989), tìm kiếm Tân An (1990), tìm kiếm Mỹ Tho (1989), thăm dò Thành Tuy
Hạ (1989), thăm dò Hóc Môn (1991), tìm kiếm Vĩnh Long - Sa Đéc (1989), Gò
Công (1990), Bến Tre (1991), thăm dò Bà Rịa (1992), đánh giá Sóc Trăng, đánh
giá Cao Lãnh, đánh giá Mỹ Tho, vv...và hiện nay vẫn tiếp tục tiến hành điều tra
nhiều vùng như Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, vv...
Đặc biệt từ năm 1983 đến năm 1992 Bùi Thế Định và tập thể các tác giả
Liên đoàn 8 đã hoàn thành tờ bản đồ địa chất thủy văn Nam Bộ tỷ lệ 1 : 200000.
Đây là công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp và chi tiết nhất từ trước
tới nay trong vùng. Trong báo cáo này đặc biệt là phần chuyên đề tài nguyên
nước dưới đất do Bùi Thế Định và Vũ Văn Nghi viết đã nêu những quan điểm
cơ bản cũng như đánh giá khá chi tiết về tài nguyên nước dưới đất của vùng. Về
mặt địa tầng đã theo kết quả nghiên cứu địa chất mới làm cơ sở địa chất cho
chuyên khảo này. Về phân vùng đã phân chia chi tiết theo truyền thống trong đó
chủ yếu là theo cấu trúc và địa tầng Địa chất thủy văn.
Về nguồn gốc tác giả cũng vẫn cho rằng Nam Bộ là bồn Actezi nước
được hình thành từ lâu và luôn được bổ sung từ nước khí quyển và trẻ hoá.
Chương trình nước sạch nông thôn do UNICEF hỗ trợ trong những năm
qua đã khoan 60.000 lỗ khoan (theo Chuyên khảo nước dưới đất đồng bằng
Nam Bộ) cấp nước nhỏ cho các cụm dân cư trên đồng bằng. Các cơ quan, xí
36
nghiệp có thiết bị khoan khai thác nước đã khoan hàng trăm giếng khoan khai
thác công nghiệp, giải quyết yêu cầu đòi hỏi về nước trong nhịp độ phát triển
kinh tế hiện nay. Các tài liệu này được thu thập trong quá trình kháo sát tại thực
địa, lấy mẫu nước, nhưng số liệu không đầy đủ. Tài liệu mang tính tham khảo bổ
sung cho các lỗ khoan chuẩn của phương án bản đồ đã thi công góp phần làm
phong phú và sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn khu vực.
Thực tế vùng đồng bằng Nam Bộ hãy còn hạn chế những công trình
nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực tiễn tính trữ lượng nước dưới đất. Thời
kỳ trước năm 1975 có thể nói không có công trình lớn mang tính chất nghiên
cứu chi tiết tại vùng này. Hầu hết chỉ là những bài báo hoặc những báo cáo tổng
kết những kết quả khai thác của một số giếng khoan khai thác tại vùng. Chưa có
báo cáo nào đánh giá hoặc nêu ra những con số trữ lượng nước dưới đất của
vùng, ngay cả những dự đoán về tiềm năng. Những công trình của Rasmussen,
Andeson, Victor Phạm, vv...chỉ là những báo cáo đánh giá sự tồn tại của các
tầng chứa nước ở các vùng khoan khai thác như Sài Gòn, Bãi Sậy, Cà Mau- Bạc
Liêu vv...
Sau năm 1975 và mãi tới những năm 80 thì mới hình thành các nghiên
cứu có ý nghĩa thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu về trữ lượng nước dưới đất của
vùng đồng bằng. Năm 1978, TS Tô Văn Nhụ đã tiến hành thăm dò nước dưới
đất vùng Hóc Môn nhưng thực tế mãi tới 1984 báo cáo mới được hoàn thành
nhưng trữ lượng vẫn chưa được duyệt.
Từ năm 1983 hàng loạt các phương án tìm kiếm ở các vùng như Rạch
Giá, Mỹ Tho, Tân An, Tuy Hạ,Trà Vinh vv...đã được thực hiện và sau đó đến
năm 1985 thì mới có các phương án thăm dò đánh giá trữ lượng qui mô và đúng
với những qui định của nhà nước và chuyên môn. Các công trình điển hình là
báo cáo thăm dò Rạch Giá- năm 1988 của Phạm Văn Giắng, Tuy Hạ - 1989 của
Lương Quang Luân, Trà Vinh – 1990 của Ông Ngọc Khoát, Hóc Môn- 1989 của
Vũ Văn Nghi, Củ Chi- Hóc Môn- 1991 của Nguyễn Quốc Dũng và các báo cáo
đánh giá tài nguyên nước dưới đất dạng thăm dò khai thác như Mỹ Tho- 1991
của Vũ Văn Nghi, Cao Lãnh- 1992 của Vũ Văn Nghi, Sóc Trăng- 1993 cũng của
Vũ Văn Nghi. Tất cả các báo cáo này tiến hành dựa vào kết quả thi công các
phương án thăm dò thuộc các cơ quan chuyên ngành phê duyệt nên bảo đảm đạt
yêu cầu về lý thuyết chuyên môn đồng thời cũng mang ý nghĩa thực tiễn lớn vì
nó đánh giá chính xác được trữ lượng của các vùng nghiên cứu và góp phần tích
cực vào củng cố những thuyết về nguồn hình thành trữ lượng, các cấp trữ lượng
có thể khai thác. Những công trình này được nghiên cứu và tổng hợp rất chi tiết
37
bằng hàng loạt các phương pháp hiện đại lại được chỉnh lý tổng hợp rất công
phu nên đã rút ra được những lý thuyết luận về sự hình thành trữ lượng nước
dưới đất, phương pháp tính các thông số địa chất thuỷ văn cũng như về nguồn
hình thành trữ lượng nước dưới đất của vùng công tác nhưng chỉ ở phạm vi nhỏ
và chi tiết về nguồn hình thành trữ lượng vẫn là câu hỏi còn đó. Tuy vậy những
báo cáo này là một trong những nguồn tài liệu quan trọng giúp cho tiến hành
thực hiện nghiên cứu này.
Năm 1986 hai đề tài cấp nhà nước là 44.04.01.03 của PTS Trần Hồng Phú
về tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long và 44.04.03.02 của
Kỹ sư Trần Lã về hướng dẫn phương pháp tìm kiếm thăm dò nước dưới đất.
Trong đề tài này phần đánh giá trữ lượng do Vũ Văn Nghi và Trần Hồng Phú đã
tiến hành đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng đồng bằng Nam Bộ khi đó xác
định trữ lượng tiềm năng của đồng bằng là 19 triệu m3/ngày và cho rằng nước
các tầng chứa nước đồng bằng có nguồn hình thành từ miền đông và
Campuchia. Con số đánh giá này hạn chế vì còn rất ít công trình nghiên cứu
chưa có các thông số địa chất thuỷ văn chính xác. ở đề tài sau phần đồng bằng
Nam Bộ do Vũ Văn Nghi và Trần Lã tiến hành và đã khẳng định nước các tầng
ở vùng đồng bằng là nước thuộc dạng bồn Actêzi kiểu bồn trũng lớn, nguồn
hình thành trữ lượng gồm trữ lượng động, đàn hồi và trữ lượng tĩnh trọng lực
trong đó trữ lượng đàn hồi đóng vai trò quan trọng nhất.
Từ năm 1987 đến năm 1989 Vũ Văn Nghi- Liên đoàn 8 đã tiến hành đề
tài “Hướng dẫn phương pháp tính thông số Địa chất thuỷ văn và trữ lượng nước
dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là một trong những công trình
có tính chất hệ thống nhất từ trước tới nay về trữ lượng nước dưới đất của đồng
bằng. Báo cáo này đã phân loại các mỏ nước có trong vùng gồm mỏ dạng bồn
Actezi, mỏ thung lũng sông, mỏ ở các cồn cát và mỏ ở đới nứt nẻ. Trên cơ sở
phân chia đó đã chọn các phương pháp tính thông số và trữ lượng cho từng loại
mỏ riêng biệt. Báo cáo cũng thống kê kết quả tính trữ lượng của vùng qua các
phương án tìm kiếm thăm dò đồng đánh giá trữ lượng tiềm năng của vùng đồng
bằng. Về trữ lượng tiềm năng báo cáo này cũng chỉ dừng lại ở mức đánh giá
tương tự như đề tài 44.04.01.03 là xác định các thành phần trữ lượng động thiên
nhiên, tĩnh trọng lực và đàn hồi.
Năm 1991 Vũ Văn Nghi và Hans Weslling (Dell Institute)đã tiến hành
đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất của đồng bằng sông Cửu Long
thuộc dự án qui hoạch tổng thể vùng do Công ty tư vấn NEDECO của Hà Lan
thực hiện. Báo cáo này với mục tiêu chính là đánh giá tài nguyên nước ngầm và
38
tập các dự án cấp nước phục vụ phát triển kinh tế của toàn đồng bằng. Trong
phần đánh giá trữ lượng nước dưới đất đã tiến hành đánh giá toàn bộ trữ lượng
nước ngầm kể cả nước nhạt lẫn nước mặn của vùng công tác. căn cứ vào kết quả
nghiên cứu lần đầu tiên các tác giả đã xác định các thành phần hình thành trữ
lượng nước dưới đất của toàn vùng. Đặc biệt các tác giả đã nhấn mạnh tới trữ
lượng bảo đảm cho toàn bộ khu vực cũng như trữ lượng có khả năng khai thác
trong điều kiện ổn định cho phép. Những thành phần chủ yếu tham gia vào
nguồn hình thành trữ lượng gồm ba thành phần như trên và hai yếu tố bổ xung là
trữ lượng động bổ cập từ các dòng mặt và lượng thấm qua các tầng thấm nước
yếu trên mặt. Kết quả đánh giá cho thấy trữ lượng tiềm năng của vùng là 91 triệu
m3/ngày trong đó trữ lượng bảo đảm chỉ có trên 1triệu m3/ngày và trữ lượng có
khả năng khai thác an toàn là 5 triệu m3/ngày. tuy vậy trữ lượng bảo đảm ở báo
cáo này cũng chỉ mới tính cho diện lộ có mặt tại vùng đồng bằng trong khi đó
thực tế trữ lượng này phải xét tới toàn diện là miền cung cấp của nó tại miền
đông nam bộ và một phần lãnh thổ Campuchia. Đây là những thông tin cần được
nghiên cứu bổ xung trong thời gian tới.
Về quan điểm nguồn gốc hình thành trữ lượng các tác giả đã đánh giá
nước dưới đất phụ thuộc các tầng áp lực ở đồng bằng sông Cửu Long có nguồn
gốc từ nước mưa là chủ yếu nó luôn luôn được bổ cập từ bề mặt và vận động với
tốc độ rất nhỏ. Miền bổ cập của chúng chủ yếu từ xa. Các vùng nước mặn có
nguồn gốc chôn vùi còn vùng nước lợ có nguồn gốc chôn vùi nhưng được bổ
cập nên đã được nhạt hoá dần.
Ngoài những công trình trên, Giáo sư Nguyễn Kim Cương và các nhà
ĐCTV khác cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về trữ lượng cũng như
nguồn hình thành trữ lượng nước dưới đất của vùng. Trong đó GS. Nguyễn Kim
Cương có quan điểm khác với các nhà ĐCTV khác về nguồn hình thành trữ
lượng nước dưới đất các tầng Actêzi Cửu Long. Giáo sư cho rằng chúng chỉ có
nguồn gốc chôn vùi, không nhận được bất cứ nguồn bổ cập nào vì vậy khi khai
thác tầng chứa nước sẽ bị cạn kiệt. Vì vậy giáo sư đã có nhiều thông báo SOS
cho toàn vùng về vấn đề khai thác nước dưới đất. Tất nhiên về mặt quan điểm
chúng ta cần phải tôn trọng và tranh luận nhiều bằng những thông tin nghiên cứu
chi tiết và mới nhất nhưng chúng tôi thấy rằng các số liệu khai thác sử dụng
nước dưới đất hiện nay của đồng bằng rất lớn trên 550.000m3/ngày nhưng mực
nước tự nhiên cũng không bị giảm ở các vị trí ngoài vùng bán kính ảnh hưởng,
nghĩa là các tầng chứa nước vẫn có nguồn bổ cập hàng ngày. Đặc biệt là kết quả
nghiên cứu mới đây của các đề án thăm dò, quan trắc động thái chứng minh khá
39
rõ quan điểm của chúng tôi về nguồn bổ cập của sông, các diện lộ vào các tầng
chứa nước Nam Bộ.
Đồng thời với những nghiên cứu đánh giá là các công trình tìm kiếm,
thăm dò nước dưới đất được tiến hành từ năm 1986 đến nay cũng đã góp phần
để làm rõ điều kiện ĐCTV, trữ lượng nước dưới đất trong vùng nghiên cứu. Phải
kể đến là các công trình như:
- Năm 1986 đến năm 1988 đã tiến hành thực hiện phương án “Tìm kiếm
và thăm dò nước dưới đất vùng Rạch Giá” trên phạm vi 120 km2. Kết quả đánh
giá trong phương án này đã xác định được trữ lượng cấp B:8000 m3/ng, cấp
C1:13200 m3/ng, cấp C2 là 14390 m3/ng.
- Năm 1989 đã tiến hành thực hiện phương án “Thăm dò sơ bộ nước dưới
đất vùng Rạch Giá – Kiên Giang”. Diện tích thăm dò là 240 km2, kết quả
phương án đã đáng giá được trữ lượng cấp B là 4000 m3/ng, cấp C1 là 172000
m3/ng, cấp C2 là 14400 m3/ng.
- Năm 1991 đến năm 1994 thực hiện phương án “Tìm kiếm nước dưới đất
vùng Sóc Trăng” tiến hành trên diện tích 616 km2. Kết quả đánh giá tại phương
án này cho trữ lượng cấp B là 27200 m3/ng, cấp C1 là 12800 m3/ng, cấp C2 là
270000 m3/ng.
- Năm 1993 đến năm 1996 đã tiến hành thực hiện phương án “Tìm kiếm
nước dưới đất vùng Long Xuyên” trên diện tích 440 km2. Kết quả thực hiện
phương án này đã đánh giá được trữ lượng cấp C1 là 30800 m3/ng, cấp C2 là
120200 m3/ng.
- Năm 1995 đã tiến hành thực hiện phương án “Tìm kiếm nước dưới đất
và lập bản đồ ĐCCT tỉ lệ 1:25000 vùng Cần Thơ – Ô Môn” trên diện tích 300
km2. Kết quả thực hiện phương án đã đánh giá được trữ lượng cho tầng chứa
nước pleistocen giữa – trên là cấp C1 là 60000 m3/ng, cấp C2 là 688000 m3/ng.
- Năm 1997 đã tiến hành thực hiện phương án “Điều tra nguồn nước dưới
đất vùng Thạnh Phú – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng” trên diện tích 280 km2. Kết quả
thực hiện phương án đã đánh giá được trữ lượng cấp C1 là 4500 m3/ng, cấp C2
là 83800 m3/ng.
- Năm 1998 đã tiến hành thực hiện phương án “Tìm kiếm và đánh giá
nước dưới đất vùng Cà Mau” trên diện tích 578 km2.
- Năm 2004 đã tiến hành thực hiện phương án “Đánh giá nguồn nước
dưới đất vùng thị xã Cà Mau” trên diện tích 452 km2. Kết quả thực hiện phương
40
án đã đánh giá được trữ lượng A+B là 10216 m3/ng, cấp C1 là 12079 m3/ng, cấp
C2 là 108836 m3/ng
- Năm 2005 đã tiến hành thực hiện đề án “Đánh giá nguồn nước dưới đất
vùng thị xã Bạc Liêu” đã tiến hành đánh giá trên diện tích 288 km2. Kết quả
thực hiện phương án đã đánh giá được trữ lượng cấp A+B là 16081 m3/ng, cấp
C1là 6135 m3/ng, cấp C2 là 69405 m3/ng.
Như vậy, tính từ năm 1986 đến nay đã có 9 công trình điều tra, tìm kiếm
thăm dò đánh giá nước dưới đất trên địa bàn vùng nghiên cứu. Tổng diện tích
điều tra đánh giá là 3438 km2. Diện tích điều tra đánh giá mới chỉ chiếm khoảng
15% diện tích của vùng. Đồng thời diện tích điều tra đánh giá chi tiết nước dưới
đất ở tỉ lệ 1: 50000 mới chỉ chiếm một diện tích rất khiêm tốn.
Kết quả đánh giá trữ lượng cấp công nghiệp A+B trên toàn vùng nghiên
cứu là 54697 m3/ng, cấp C1 là 298314 m3/ng, cấp C2 là 1369031 m3/ng.
Ngoài ra trong vùng nghiên cứu cũng đã tiến hành một số phương án điều
tra địa chất đô thị tại một số thành phố, thị xã:
- Điều tra địa chất đô thị Rạch Giá – Kiên Giang.
- Điều tra địa chất đô thị Cần Thơ.
- Điều tra địa chất đô thị Sóc Trăng.
- Điều tra địa chất đô thị Cà Mau.
Tóm lại, vùng đồng bằng Nam Bộ công trình nghiên cứu đánh giá trữ
lượng nước dưới đất mới chỉ tiến hành được trong thời gian khoảng 10 năm trở
lại đây. Hầu hết các công trình tập trung vào một số cơ quan nên số liệu còn hạn
chế nhưng lại tập trung. Nhưng thực tế nhu cầu sử dụng nước dưới đất ngày
càng tăng, do vậy vấn đề đặt ra giải quyết những hạn chế về mặt thực tiễn cũng
như lý thuyết cho công tác này là nhu cầu thực tế rất cần thiết.
Lịch sử nghiên cứu ĐCTV khu vực đồng bằng Nam Bộ nói chung và
phần phía Tây sông Hậu nói riêng cho thấy đã được nhiều công trình đầu tư
nghiên cứu khá. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết
về sự hình thành trữ lượng động và trữ lượng khai thác của vùng cụ thể trong
khu vực đồng bằng Nam Bộ. Đây là đề tài bước đầu tập trung đi vào giải quyết
vấn đề nêy trên, bởi vậy nó sẽ có một ý nghĩa thực tiện và khoa học to lớn.
41
2.2. Tình hình áp dụng phương pháp mô hình số để đánh giá nước
dưới đất vùng đồng bằng Nam Bộ
Việc áp dụng phương pháp mô hình số để đánh giá tài nguyên nước dưới
đất tại đồng bằng Nam Bộ nói chung và các tỉnh phía Tây sông Hậu nói riêng
được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1995 trong công trình nghiên cứu của Vũ
Văn Nghi và nnk, chuyên khảo “Nước dưới đất vùng Nam Bộ”. Ngoài những
nội dung chính trong chuyên khảo này đã tiến hành xây dựng mô hình số để
đánh giá trữ lượng khai thác cho các tầng chứa nước vùng đồng bằng Nam Bộ.
Tuy nhiên mô hình còn khá sơ lược và chủ yếu dựa trên việc giải phương trình
vi phân bằng phương pháp số bằng chương trình máy tính do các tác giả tự xây
dựng. Ngoài các kết quả nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất thủy văn, đánh
giá trữ lượng, chất lượng và một số kết quả nghiên cứu bước đầu về đồng vị
trong báo cáo này còn đưa các kết quả đánh giá trữ lượng khai thác bằng phương
pháp mô hình số.
Mô hình số đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng đồng bằng
Nam Bộ mô phỏng cho toàn bộ trầm tích bở rời. Phương pháp được áp dụng để
giải phương trình vi phân là phương pháp phần tử hữu hạn lưới tam giác. Toàn
bộ vùng nghiên cứu được phân chia thành 237 phần tử tương ứng với143 nút.
Sau khi viết phương trình cân bằng cho từng nút lưới các tác giả đã sử dụng
ngôn ngữ lập trình FORTRAN để viết chương trình giải hệ phương trình. Kết
quả dự báo cho thấy đối với tầng chứa nước qp2-3 ứng với tổng lượng khai thác
là 182.000 m3/ng trên 7 bãi giếng khai thác nước tập trung, sau thời gian khai
thác là 106 ngày thì hạ thấp mực nước lớn nhất tại Hóc Môn là 21 m. Đối với
tầng chứa nước qp1 ứng với công suất khai thác là 145.000 m3/ng trên 5 bãi
giếng khai thác, sau thời gian 106 ngày mực nước hạ thấp lớn nhất là 25,2 m.
Phức hệ chứa nước pliocen với lượng khai thác là 274.000 m3/ng trên 12 bãi
giếng, sau thời gian khai thác 106 ngày thì mực nước hạ thấp lớn nhất là 25,72m.
Phức hệ chứa nước miocen với lượng khai thác là 50.000 m3/ng trên 6 bãi giếng
thì mực nước hạ thấp lớn nhất sau 106 ngày khai thác tại Sóc Trăng là 46,5m.
Như vậy tổng lượng khai thác trên toàn đồng bằng Nam Bộ là 651.000 m3/ng thì
sau 106 ngày khai thác mực nước hạ thấp đều chưa vượt quá mực nước hạ thấp
cho phép.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá trữ lượng bằng phương pháp mô hình
trong chuyên khảo “Nước dưới đất vùng Nam Bộ” là một trong những mô hình
số đầu tiên được áp dụng thành công để đánh giá trữ lượng cho nước dưới đất ở
42
Việt Nam. Bên cạnh những thành công thì mô hình số nước dưới đất trong
chuyên khảo còn một số điểm hạn chế như sau:
- Các tác giả đã mô phỏng trường thấm là 1 lớp, rộng vô hạn và không có
thấm xuyên, đồng nhất về tính thấm, chứa nước. Như vậy không phù hợp với
điểu kiện thực tế vì tại đồng bằng Nam Bộ thì sự bất đồng nhất rất lớn cả theo
diện tích và theo chiều sâu. Hơn nữa giữa các tầng chứa nước ở đồng bằng Nam
Bộ đều có sự liên hệ nhau về thủy lực nên việc mô phỏng các tần chứa nước
không có thấm xuyên là chưa hợp lý.
- Khi đánh giá trữ lượng, dự báo hạ thấp mực nước thì trong mô hình chỉ
mới tính toán dự báo cho các bãi giếng khai thác lớn (tổng lưu lượng là 651.000
m3/ng) mà chưa tính đến lượng khai thác từ các giếng khai thác đơn lẻ và các
giếng đường kính nhỏ khai thác nước phục vụ cho gia đình.
- Khi tiến hành đánh giá trữ lượng chưa chú ý đến việc dự báo sự biến đối
chất lượng nước, đặc biệt là xâm nhập mặn.
- Trong mô hình, toàn bộ đồng bằng Nam Bộ được chia thành 237 phần tử
và 143 nút lưới là quá thưa so với diện tích đồng bằng.
Tuy có một số hạn chế như đã nêu nhưng mô hình nước dưới đất đồng
bằng Nam Bộ cũng có một số kết quả đạt được đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho
những bước nghiên cứu tiếp theo.
Năm 2000, Công ty Haskonning phối hợp với Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT
Miền Nam đã hoàn thành báo cáo “Nghiên cứu nước ngầm đồng bằng sông Cứu
Long”. Trong báo cáo này ngoài các kết quả nghiên cứu đánh giá về điều kiện
địa chất thủy văn, đặc điểm phân bố trữ lượng, chất lượng nước của các tầng
chứa nước trong trầm tích bở rời vùng đồng bằng sông Cửu Long các tác giả
cũng đã tiến hành xây dựng mô hình để đánh giá trữ lượng khai thác cho các
tầng chứa nước.
Mô hình nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cứu Long đã sử dụng phần
mềm GMS 3.1 để thực hiện mô hình hóa và giải bài toán đánh giá trữ lượng.
Vùng nghiên cứu được mô hình hóa thành mô hình 11 lớp tương ứng với các
tầng chứa nước và thấm nước yếu, toàn bộ vùng nghiên cứu được chia thành ...
ô lưới, kích thước ô lưới là 5km x 5km. Sau khi tiến hành xây dựng và chỉnh lý
mô hình theo bài toán ngược ổn định và không ổn định đã tiến hành đánh giá trữ
lượng cho các tầng chứa nước. Kết quả đánh giá trữ lượng như sau:
- Trữ lượng động toàn đồng bằng: 6.971.000 m3/ng.
- Trữ lượng tĩnh trọng lực toàn đồng bằng: 78.033.000 m3/ng.
43
- Trữ lượng tĩnh đàn hồi toàn đồng bằng: 6.753.000 m3/ng.
Kết quả tính toán cân bằng nước cho toàn đồng bằng trong trạng thái ổn
định đã xác định được lượng cung cấp cho các tầng chứa nước (từ mưa, tưới ở
phía Đông) chiếm 63%; từ kênh mương, sông suối và nước mặt chiếm 20%;
lượng bổ cập ngang qua biên giới Campuchia là 17%.
Nhìn chung mô hình nước dưới đất do Haskoning tiến hành đã đạt được
một số kết quả quan trọng như đã đánh giá được các loại trữ lượng cho các tầng
chứa nước, đã tính toán được cân bằng nước trong trạng thái ổn định. Tuy vậy
mô hình nước dưới đất cũng còn một số điểm hạn chế sau:
- Chưa chú ý đến việc tính toán dự báo xâm nhập mặn theo thời gian.
- Việc phân chia ô lưới thưa, 5 x 5 km cho 1 ô lưới.
- Chưa đánh giá được trữ lượng có thể khai thác cho các tầng chứa nước
đồng thời cũng chưa xác định được lượng cung cấp trong trạng thái không ổn
định, định lượng các thành phần tham gia vào cân bằng nước trong trạng thái
vận động không ổn định.
Năm 2003, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam phối hợp với Liên đoàn
Địa chất Thủy văn - Địa chất công trình miền Nam thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học “Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc đồng bằng Nam Bộ”,
nội dung nghiên cứu chính của đề tài là phân chia cấu trúc địa tầng địa chất, tuy
vậy trong phần nghiên cứu ĐCTV các tác giả cũng đánh giá trữ lượng đã xác
định được trữ lượng tiềm năng cho toàn đồng bằng là 26.754.764 m3/ngày, trong
đó trữ lượng động là 4.045.095 m3/ngày, trữ lượng tĩnh (cả đàn hồi và trọng lực)
là 22.709.669 m3/ngày. Ngoài ra, các tác giả cũng đã xây dựng mô hình số để
đánh giá trữ lượng nước dưới đất cho vùng Trà Vinh.
Ngoài các nghiên cứu xây dựng mô hình có tính chất khu vực thì trong
các dự án tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất cũng đã áp dụng phương pháp mô
hình số để đánh giá trữ lượng cho một số bãi giếng cụ thể như bãi giếng Cà Mau
(35.000 m3/ng), bãi giếng Sóc Trăng (30.000 m3/ng), bãi giếng Bạc Liêu (12.000
m3/ng)... hoặc các mô hình cho từng tỉnh phục vụ mục đích quy hoạch tài
nguyên nước như mô hình nước dưới đất TP. Hồ Chí Minh, mô hình NDĐ các
tỉnh Đồng Tháp, Long An...
Như vậy việc áp dụng mô hình số để nghiên cứu đánh giá nước dưới đất
tại đồng bằng Nam Bộ đã được triển khai theo 2 hướng là nghiên cứu tổng quan
cho toàn vùng và nghiên cứu chi tiết phục vụ cho một mục đích cụ thể. Các
hướng nghiên cứu này đều có những hạn chế nhất định:
44
- Với nghiên cứu tổng quan, diện tích mô hình chọn lựa là quá lớn bao
trùm trên toàn bộ diện tích đồng bằng chính vì vậy việc phân chia ô lưới thường
lớn và các kết quả thu được thường có độ tin cậy khá hạn chế. Trong các nghiên
cứu đánh giá tổng quan bằng mô hình số đều chưa chú ý đến việc đánh giá xâm
nhập mặn vào các tầng chứa nước. Việc tính toán cân bằng nước xác định lượng
cung cấp và đánh giá trữ lượng có thể khai thác cho các tầng chứa nước đều
chưa được chú ý.
- Đối với các mô hình đánh giá trữ lượng cho từng bãi giếng với mục đích
đánh giá dự báo trữ lượng cho từng bãi giếng cụ thể phục vụ cho mục đích khai
thác, cung cấp nước. Chính vì vậy các mô hình này thường có diện tích mô hình
không lớn và chỉ đại diện được cho từng vùng nhỏ.
Mô hình số trong không gian ba chiều nước dưới đất các tỉnh phía Tây
sông Hậu đã giải quyết được một số các tồn tại đã nêu trên. Cụ thể:
- Mô hình nước dưới đất vùng phía Tây sông Hậu tập trung vào việc xác
định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác cho các tầng chứa tại một số
tỉnh phía Tây sông Hậu, diện tích vùng nghiên cứu vừa phải nên việc phân chia
các ô lưới với kích thước 1,5x1,5km thì các kết quả thu được đảm bảo độ chính
xác cần thiết.
- Mô hình nước dưới đất vùng phía Tây sông Hậu ngoài việc tập trung
vào đánh giá trữ lượng và lượng cung cấp còn chú ý tới việc đánh giá xâm nhập
mặn vào các tầng chứa nước ứng với các sơ đồ khai thác khác nhau.
- Mô hình cũng đã cập nhật được khá đầy đủ hiện trạng khai thác nước
trong khu vực nghiên cứu gồm hiện trạng khai thác nước phục vụ cấp nước đô
thị, khai thác đơn lẻ bằng các giếng công nghiệp đường kính lớn và khai thác
nước quy mô nhỏ bằng các giếng khoan UNICEF, giếng đào phục vụ cấp nước
gia đình.
2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn các tỉnh phía Tây sông Hậu
Các tỉnh phía Tây sông Hậu nằm trong bồn trầm tích Cửu Long có chiều
dày trầm tích lớn hàng vài nghìn mét. Phạm vi nghiên cứu của mô hình giới hạn
ở độ sâu khoảng 400 - 600m tương ứng với chiều sâu phân bố của trầm tích
miocen muộn. Trong báo cáo này, chúng tôi dựa vào các kết quả nghiên cứu
trong báo cáo thuyết minh lập bản đồ Địa chất thủy văn vùng Nam Bộ tỉ lệ
1:200.000 do kỹ sư Bùi Thế Định chủ biên và chuyên khảo “Nước dưới đất
vùng Nam Bộ” do Vũ Văn Nghi chủ biên. Ngoài ra còn tham khảo một số kết
quả nghiên cứu trong đề tài “Phân chia địa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc
45
đồng bằng Nam Bộ”. Vùng các tỉnh đồng bằng phía Tâu sông Hậu gồm 2 tầng, 3
phức hệ chứa nước.
2.2.1. Phức hệ chứa nước lỗ hổng trong trầm tích đa nguồn gốc Holocen
(qh)
Phức hệ chứa nước lỗ hổng các trầm tích holocen lộ ra trên mặt và bao
phủ hầu hết diện tích khu vực nghiên cứu với diện tích phân bố khoảng 23.880
km2. Thành phần của phức hệ được cấu tạo bởi các trầm tích sau:
- Trầm tích holocen sớm (qh1-2) phát triển rộng rãi trên diện tích đồng
bằng phía Tây sông Hậu. Thành phần thạch học gồm : bột sét xen các ổ cát mịn
và mùn thực vật. Đường đẳng cấp hạt > 0,1 mm phân bố khoảng 15 – 25 % ở
Hậu Giang, Minh Hải, tứ giác Long Xuyên (gồm Kiên Giang, An Giang).
- Các trầm tích Holocen trung – thượng nguồn gốc biển, phù sa ven bờ
(qh2-3) gồm bột, sét, cát mịn và cát hạt trung nổi cáo tạo thành các giồng cát (dấu
vết của bờ biển cổ).
- Các trầm tích Holocen muộn (qh3) tích tụ trong thung lũng sông, bề mặt
địa hình trũng, phát triển đến ngày nay gồm : bột pha sét, cát mịn.
Trên mặt cắt địa chất, các thành tạo trầm tích (qh1-2) chiếm ưu thế và tỉ lệ
hạt mịn là chủ yếu, do đó ảnh hưởng đến mức độ chứa nước.
Chiều dày các trầm tích Holocen có xu hướng tăng dần từ Tây sang Đông
và Bắc xuống Nam. Phần ven rìa chiều dày trầm tích khoảng 2 – 5 m, chiều dày
khoảng 20 – 25 m vùng phía Tây Nam sông Hậu. Phần giữa sông Tiền và sông
Hậu có chiều dày khoảng 48 m. Tại LK 209 – phà Cần Thơ chiều dày trầm tích
Holocen đạt tới 76 m.
Mực nước của tầng nằm ở độ sâu 0,5 – 3 m. Lưu lượng các giếng thường
từ 0,1 đến 2 l/s, tỉ lưu lượng nhỏ, thường từ 0,05 – 0,1 l/sm. Nhìn chung tầng
chứa nước thuộc loại nghèo nước.
Hiện nay chưa có nhiều công trình hút nước thí nghiệm để xác định các
thông số ĐCTV cho tầng chứa nước này. Một số kết quả hút nước thí nghiệm
trong Đề án xây dựng mạng lưới quan trắc Quốc gia vùng đồng bằng Nam Bộ
cho thấy hệ số thấm biến đổi trong khoảng 0,15 – 1 m/ng, hệ số nhả nước trọng
lực khoảng 0,01 – 0,1.
Về chất lượng nước, phức hệ chứa nước Holocen hầu hết bị mặn với độ
tổng khoáng hóa biến đổi khá mạnh từ 1g/l đến trên 10 g/l. Phần lớn diện tích
vùng phía Tây sông Hậu có độ tổng khoáng hóa phổ biến từ 1 – 3 g/l, đặc biệt
46
phần từ phía Nam Kiên Giang, toàn bộ diện tích tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu nước
dưới đất trong tầng phức hệ chứa nước qh đều có độ tổng khoáng hóa lớn hơn
10 g/l. Loại hình hóa học chủ yếu của nước là clorua – natri, đôi chỗ có gặp
nước có loại hình bicacbonat – natri ,can xi. Nước nhạt chỉ tồn tại trong diện tích
nhỏ phân bố dọc sông Hậu từ Tân Châu (An Giang) đến Ô Môn (Cần Thơ).
Về động thái, nước dưới đất trong tầng chủ yếu chịu sự chi phối của hệ
thống các sông và mạng lưới kênh rạch dày đặc phân bố trên toàn vùng. Dao
động mực nước của tầng chứa nước có chu kỳ tương tự như chu kỳ dao động
mực nước trên các sông suối, chu kỳ dao động hằng năm biến đổi từ 0,39 – 1,29
m. Các tỉnh phía Tây sông Hậu là vùng có tổng lượng mưa hàng năm tương đối
lớn (khoảng 2000 mm/năm), tuy vậy do mạng lưới hệ thống sông, kênh rạch lại
rất dày đặc và đều cắt trực tiếp vào tầng chứa nước này. Sông Tiền và sông Hậu
cắt qua tầng chứa nước này và có thể cắt sâu vào các tầng chứa nước nằm dưới,
sâu hơn. Về mùa lũ, bề mặt vùng nghiên cứu thường bị ngập lũ nên tầng chứa
nước holocen không nhận được lượng cung cấp trực tiếp từ nước mưa mà nước
mưa thường chảy ra hệ thống các sông, kênh rạch và thấm vào cung cấp cho các
tầng chứa nước.
Tóm lại tầng chứa nước Holocen là tầng nghèo nước, chiều dày nhỏ, nước
bị nhiễm mặn và không có ý nghĩa cho việc cung cấp nước. Động thái của tầng
chứa nước phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố thủy văn, hải văn. Nguồn cấp chủ yếu
cho tầng chứa nước là từ hệ thống mạng lưới các sông, kênh rạch.
2.2.2.Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen giữa - muộn
(qp2-3)
Tầng chứa nước này phân bố rộng rãi, không lộ ra trong vùng nghiên cứu
mà bị các trầm tích Holocen phủ lên. Chiều sâu mái tầng chứa nước thay đổi từ
20 - 40 m ở vùn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7044R.pdf