Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật chuyển mạch trong tổng đài ALCATEL 1000 E10: Lời nói đầu
Ngày nay chúng ta đã bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 thế kỷ của sự hội nhập Bưu chính – Viễn thông. việc xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung cho cả đất nước mang một ý nghĩa chiến lược góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong xu hướng đó, sự đầu tư, nghiên cứu để có được một hệ thống thông tin hiện đại, nhằm đem đến cho con người những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, chính xác nhất là một yêu cầu cấp bách. Vì vậy ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đã không ngừng đầu tư và phát triển hệ thống viễn thông của mình. Trong đó việc củng cố, nâng cấp các tổng đài đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ tình hình thực tế như vậy ngành Bưu chính – Viễn thông đã có chủ trương tiếp nhận công nghệ Viễn thông từ các hãng truyền thông trên thế giới.
Trong số các thiết bị chuyển mạch dã được lắp đặt và khai thác ở Việt Nam, có thiết bị chuyển mạch điện từ ALCATEL1000 E10 do hãng ALCATEL CIT chế tạo là một trong những hệ thống chuyển m...
80 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật chuyển mạch trong tổng đài ALCATEL 1000 E10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay chúng ta đã bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 thế kỷ của sự hội nhập Bưu chính – Viễn thông. việc xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung cho cả đất nước mang một ý nghĩa chiến lược góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trong xu hướng đó, sự đầu tư, nghiên cứu để có được một hệ thống thông tin hiện đại, nhằm đem đến cho con người những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất, chính xác nhất là một yêu cầu cấp bách. Vì vậy ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đã không ngừng đầu tư và phát triển hệ thống viễn thông của mình. Trong đó việc củng cố, nâng cấp các tổng đài đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ tình hình thực tế như vậy ngành Bưu chính – Viễn thông đã có chủ trương tiếp nhận công nghệ Viễn thông từ các hãng truyền thông trên thế giới.
Trong số các thiết bị chuyển mạch dã được lắp đặt và khai thác ở Việt Nam, có thiết bị chuyển mạch điện từ ALCATEL1000 E10 do hãng ALCATEL CIT chế tạo là một trong những hệ thống chuyển mạch hiện đại với đầy đủ các tính năng với đáp ứng tốt cho chiến lược phát triển nâng cấp mạng lên mạng đa dịch vụ (ISDN) trong những năm tới. Tổng đài ALCATEL 1000 E10 là một loại tổng đài điều khiển nội bộ hay tập trung. Cấu trúc phàn cứng và phần mềm khá hoàn thiện, với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến của hệ thống đa xử lý A 8300 của ALCATEL khẳng định sự hoàn thiện của tổng đài.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập và làm đồ án tốt nghiệp được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Biên. Em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài: “Nghiên cứu tổng quan về kỹ thuật chuyển mạch trong tổng đài ALCATEL 1000 E10 ”. Bao gồm các nội dung sau:
Phần I: Kỹ thuật chuyển mạch số
Phần II: Trường chuyển mạch trong tổng đài ALCATEL 1000 E10
Trong quá trình làm đồ án mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai xót nhất định, rất mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc đóng góp ý kiến để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I : Kỹ thuật chuyển mạch số
Chương I
Kỹ thuật điều chế xung mã PCM
I. Giới thiệu:
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng tăng. Đi kèm với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của kỹ thuật mạch tổ hợp cùng với sự ra đời của kỹ thuật số được ứng dụng vào mạng viễn thông đã tạo nên một bước nhảy vọt quan trọng. Việc thay thế các tổng đài và các đường truyền dẫn tương tự bằng hệ thống tổng đài và đường truyền dẫn số đã mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ cho các dịch vụ.
Quá trình biến đổi hoàn toàn một tín hiệu tương tự thành một dãy xung để truyền trong mạng viễn thông gọi là mã hoá nguồn. Đã tồn tại một số kỹ thuật mã hoá nguồn như: Điều chế biên độ xung (PAM), điều chế tần số xung (PTM), điều chế độ xung (PWM), điều chế Delta (AM), … nhưng do các phương pháp điều chế đó có những nhược điểm: Xuyên âm giữa các đường thoại, xu hướng tạp âm ngoài và tạp âm méo lớn, nên người ta sử dụng kỹ thuật điều xung mã để giảm nhỏ những nhược điểm đó.
Kỹ thuật điều xung mã PCM (Pulse Code Modulation) là phương pháp điều chế biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số dưới dạng mã nhị phân. Cho đến nay kỹ thuật PCM được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong việc số hoá tín hiệu thoại, và có hệ thống PCM đang được sử dụng như: hệ thống PCM 32 được sử dụng trên toàn thế giới và hệ thống PCM 24 chỉ được sử dụng ở Bắc Mĩ.
2. Nguyên lý PCM.
Phương pháp điều chế xung mã PCM biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số thông qua 3 giai đoạn cơ bản sau:
- Lấy mẫu (Sampling)
- Lượng tử hoá (Quantizzation)
- Mã hoá (Coding)
3. Lấy mẫu
Biên độ của tín hiệu tương tự là liên tục theo thang thời gian, lấy mẫu là lấy biên độ của tín hiệu tương tự vào từng khoảng thời gian nhất định, trong đó các dãy xung có chu kỳ hoặc dãy xung lấy mẫu được điều chế biên độ bởi tín hiệu tương tự. Do vậy có các mẫu lấy được sẽ gián đoạn theo thời gian. Dãy mẫu này gọi là tín hiệu PAM (PAM là điều chế biên độ xung).
t
t
t
Hình 1: Quá trình lấy mẫu
Một yếu tố quan trọng trong lấy mẫu là tín hiệu tương tự thường được lấy mẫu như thế nào ở phía phát để cho phía thu tái tạo lại tín hiệu ban đầu. Định lý lấy mẫu sẽ làm rõ điều này. Định lý lấy mẫu nói rằng “Nếu một thông báo là một hàm biên độ – thời gian, được lấy mẫu vào các thời điểm nhất định và với tần số lấy mẫu cao hơn ít nhất hai lần tần số cao nhất của thông báo đó, thì các mẫu sẽ chứa tất cả mọi thông tin của thông báo ban đầu”. Theo định lý này, bằng cách lấy mẫu tín hiệu tương tự theo tần số cao hơn ít nhất hai lần tần số tín hiệu, ta hoàn toàn có thể tạo lại tín hiệu tương tự các mẫu đó.
Nếu FLM < 2fc thì sau khi lấy mẫu, các đoạn phổ của tín hiệu gốc sẽ bị xếp chồng lên nhau và tín hiệu khôi phục trong trường hợp này sẽ bị méo, hiện tượng này gọi là hiện tượng méo chồng phổ.
a. fs > 2fm
Tín hiệu ban đầu Lọc thông thấp
0 fm fs 2fs t
b, fs < 2fm
0 fm fs 2fs 3fs t
Hình 2
Như hình 1 nếu lấy tần số lấy mẫu fs lớn hơn hai lần tần số cao nhất fm của tín hiệu tương tự, các biên sẽ không chồng lên nhau. Lúc này tín hiệu tương tự ban đầu sẽ được tách ra bằng bộ lọc thông thấp ở phía thu. Ngược lại, như hình 1 nếu fs thấp hơn hai lần giá trị của fm. khi đó các biên sẽ bị chồng lên nhau. Do vậy khó có thể tái tạo lại tín hiệu ban đầu tại phía thu.
CCITT khuyến nghị tần số lấy mẫu đối với tín hiệu tiếng nói là 8kKz. Do băng tần của các kênh thoại thường được hạn chế trong khoảng 0.3á .4 kHz, cho nên tần số lấy mẫu của tín hiệu tiếng nói, về lý thuyết có thể lấy ít nhất hai lần 3.4kHz tức là 6.8kHz, tuy nhiên trên thực tế tần số lấy mẫu được chọn là 8kHz. Điều này tính đến đặc tính lọc thực tế hạn chế băng tần đối với các tín hiệu tiếng nói. Khoảng cách lấy mẫu là 1/8000s, tứ 125ms.
1/8000s = 125ms
Hình 3: Tần số lấy mẫu; 8kHz (tín hiệu tiếng nói)
Tín hiệu PAM là một dãy xung rời rạc theo thời gian. Độ lớn của mỗi mẫu bằng biên độ của tín hiệu ban đầu vào từng thời điểm lấy mẫu. Từ đây tín hiệu PAM là đối tượng của một quá trình xử lý tín hiệu, gọi là lượng tử hoá.
4. Lượng tử hoá (Quanlization)
5
4
3
2
1
0
Trong quá trình lượng tử hoá, thang biên độ được chia thành các khoảng nhất định. Giá trị lượng tử hoá được gọi là mức lượng tử và độ lớn giữa hai giá trị được lượng tử hoá được gọi là khoảng lượng tử. Độ lớn của mỗi mẫu trong tín hiệu được biểu thị bằng mức lượng tử gần nhất với nó. Thí dụ một mẫu có độ lớn bằng 2,8 ở t1 được lượng tử hoá thành 3 như trong Hình 4.
Khoảng lượng tử
Mức lượng tử
t1 t2 t3 t4 t5
Hình 4
ơ
Tín hiệu PAM đã được lượng tử hoá chỉ gần đúng với tín hiệu tương tự ban đầu, có một chút sai lệch giữa hai tín hiệu về độ lớn biên độ. Sai lệch đó gọi là tạp âm lượng tử hoặc méo lượng tử. Như trên hình 4, biên độ của tạp âm lượng tử được phân bố đồng đều trong khoảng lượng tử, không tương ứng với biên độ tín hiệu ban đầu. Nói cách khác, năng lượng tạp âm lượng tử gần như không đổi, không phụ thuộc vào mức năng lượng tín hiệu.
Các mức tín hiệu được chia gọi là mức lượng tử hoá, khoảng cách giữa hai mức lượng tử cạnh nhau gọi là bước lượng tử hoá. Nếu lượng tử hoá với bước lượng tử hoá không đổi thì ta có lượng tử hoá tuyến tính, nếu lượng tử hoá với bước lượng tử hoá thay đổi thì ta có lượng tử hoá phi tuyến.
* Lượng tử hoá tuyến tính (Linear Quantization):
Khi dùng phương pháp lượng tử hoá tuyến tính thì tạp âm lượng phân tử phân bố đều. Nhưng tỷ số tín hiệu/nhiễu (S/N) lại không đều: Nếu biên độ tín hiệu lớn thì S/N lớn, việc tách tín hiệu ra khỏi tạp âm là dễ dàng. Nếu biên độ tín hiệu nhỏ thì S/N nhỏ, việc tách tín hiệu nhỏ ra khỏi tạp âm sẽ khó khăn. Để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng phương pháp lượng tử hoá phi tuyến.
* Lượng tử hoá phi tuyến (Non – Linear Quantization)
Khi lượng tử hoá tuyến tính, tỷ số S/N thay đổi theo mức tín hiệu. Với các mức tín hiệu càng thấp thì càng khó khăn để tách tín hiệu ra khỏi tạp âm. Vì vậy, bước lượng tử hoá cần phải giảm đối với các mức tín hiệu thấp, và ngược lại. bước lượng tử hoá cần phải tăng đối với mức tín hiệu cao để có thể cân bằng được tỷ số S/N với mức tín hiệu đầu vào. Có hai giải pháp cho việc đó:
* Khi biên độ đầu và nhỏ, bước lượng tử nhỏ. Khi biên độ các xung đầu vào lớn, bước lượng tử sẽ lớn.
* Bước lượng tử sẽ được giữ nguyên và trước khi lượng tử hoá, biên độ của các xung nhỏ được giãn ra và biên độ của các xung lớn được nén lại.
Trong thực tế, người ta thường sử dụng phương pháp thứ hai, nghĩa là: Phía phát sẽ thực hiện nén tín hiệu (Compressing), còn phía thu sẽ thực hiện dãn tín hiệu (Expanding).
5. Mã hoá
Tiếp theo, tín hiệu PAM đã lượng tử hoá là đối tượng của bước xử lý tín hiệu gọi là mã hoá. Bằng cách mã hoá, các mẫu đã lượng tử hoá được chyển đổi thành các mã nhị phân. Một mã nhị phân là một tổ hợp của một số xung đơn vị. Một xung đơn vị có thể biểu thị bằng hai trạng thái: có hoặc không có xung, túc1 hoặc 0. Lượng thông tin được biểu thị bằng một xung đơn vị gọi là một bit. Trong hình 5 biểu thị một mẫu đã lượng tử hoá được chuyển đổi thành một mã nhị phân 3 bit. Dãy xung tạo ra bằng mã hoá được gọi là tín hiệu PCM.
Tín hiệu
PCM
7
6
5
4
ơư
3
2
ơ
1
0
0 1 1
0 1 2
1 1 0
1 0 1
0 0 1
Mã nhị phân
3
6
5
1
3
Hình 5: Mã hoá
Số mã nhị phân tương ứng với số mức lượng tử. Do đó, tổng số mức lượng được xác định bởi số bit gán cho mỗi mẫu. Nếu n bit được dùng để mã hoá cho mỗi mẫu thì số lượng tử sẽ là 2n. CCITT khuyến nghị mã hoá bằng 8 bit cho mỗi mẫu. Nói cách khác, số lượng tử là 28 = 256 mức.
Tín hiệu PCM phát đi sẽ bị méo do tạp âm và nhiễu trên đường truyền. Tín hiệu PCM có thể được tạo lại đầy đủ ở phía sau khi sự quyết định có hoặc không có xung đơn vị sẽ được thực hiện đúng. Do đó bằng cách tạo lại tín hiệu PCM trong từng trạm lặp tái sinh và bằng cách phát tiếp tín hiệu tái sinh cho trạm lặp sau, ta có thể loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của tạp âm và nhiễu phát sinh giữa hai trạm lặp và ngăn chặn tác động của chúng lan tới các trạm lặp tiếp sau đó. Trong các hệ thống dẫn số không có sự tích luỹ tạp âm và nhiễu như thường xảy ra ở các hệ thống truyền dẫn tương tự.
Tại phía thu, tín hiệu PCM được chuyển đổi thành tín hiệu tương tự thông qua giải mã và lọc. Tổng hợp hai quá trình xử lý gọi là chuyển đổi D/A. Giải mã là quá trình ngược lại với mã hoá. Trong giải mã, bắt đầu bằng việc tách các mã nhị phân có chứa một số xung đơn vị từ tín hiệu PCM nhận được. Tiếp theo, từ các mã nhị phân đó tính ra các mức lượng tử và mức lượng tử tạo ra mẫu lượng tử tương ứng. Tín hiệu PAM đã được lượng tử hoá ở đầu phát được tạo lại ở đầu thu bằng cách giải mã như vậy. Tín hiệu PAM này chứa tạp âm lượng tử. Sau đó, tín hiệu PAM được đưa qua lộ lọc thông thấp. Thông qua bộ lọc thông thấp này ta có tín hiệu tiếng nói tương tự, tín hiệu này liên tục về thời gian và được nội suy giữa các mẫu kế tiếp nhau (Hình 6)
t
t
t
Giải mã
0
3
6
5
1
3
Lọc thông thấp
Tín hiệu PCM
nhận được
Tín hiệu PA'M
lưởng tử hoá
0
1
1
0
1
1
0
1
1
0
0
1
0
0
1
1
Hình 6: Quá trình giải mã
* Về nén và giãn tín hiệu:
Ta đã biết, trong thông tin PCM thì tạp âm lượng tử là không thể tránh khỏi, để giảm bớt tác động của tạp âm lượng tử, người ta thực hiện quá trình nén và dãn. Hai quá trình này gội chung là nén dãn. Tạp âm lượng tử gần như không đổi, bất kể mức năng lượng của tiếng nói. Do vậy tỷ lệ giữa năng lượng tín hiệu và năng lượng tạp âm lượng tử S/N sẽ tốt lên ở mức năng lượng cao và xấu đi ở mức năng lượng thấp.
Muốn nâng cao S/N ở các mức năng lượng thấp phải giảm tạp âm lượng tử bằng cách giảm khoảng lượng tử, nhưng nếu khoảng lượng tử giảm thì số mức lượng tử và mỗi bit trên mỗi mẫu sẽ tăng, nói cách khác, số xung cần truyền trong khoảng lượng tử cũng tăng.
Để nâng cao chất lượng tiếng nói trong thực tế, S/N phải giữ không đổi trong một khoảng rộng các mức năng lượng tín hiệu, với số lượng bit chấp nhận được. Nhằm mục đích đó, các khoảng lượng tử được giảm nhỏ khi biên độ thấp và tăng lên khi biên độ cao. Cách lượng tử hoá lấy khoảng lượng tử khác nhau là tuỳ thuộc tín hiệu tiếng nói như vậy gọi là lượng tử hoá không đồng nhất hay lượng tử hoá phi tuyến. Lượng tử hoá không đồng nhất được coi là cách ứng xử lý tín hiệu hợp lý vì:
Sự phân bố biên độ của tiếng nói là không đồng đều. Các biên độ nhỏ xuất hiện nhiều hơn biên độ lớn. Do vậy S/N sẽ tốt hơn nếu tạp âm lượng tử được giảm nhỏ đối với các biên độ hay xuất hiện và dành tạp âm lớn cho biên độ ít xuất hiện.
Người ta đã làm phép so sánh giữa lượng tử hoá đồng nhất với lượng tử hoá không đồng nhất như sau: Đối với lượng tử hoá đồng nhất, phải cần đến số mức lượng tử là 2000 để đảm bảo chất lượng tiếng nói cao ở mức năng lượng thấp. Điều này tương đương với 11 bit mỗi mẫu. Nhưng với lượng tử hoá không đồng nhất thì chỉ cần số mức lượng tử là 128 và 7 bit cho mỗi mẫu là đủ để có cùng S/N so với lượng tử hoá đồng nhất. CCITT khuyến nghị dùng lượng tử hoá không đồng nhất với 8 bit mỗi mẫu và 256 mức lượng tử hoá để đảm bảo chất lượng tiếng nói cao.
t
Nén (phía phát)
Bộ nén
t
t
Nén (phía thu)
Bộ dẫn
t
Hình 7
Lượng tử hoá không đồng nhất được thực hiện bằng xử lý nén tín hiệu ở phía đầu phát và dãn ở đầu thu (hình 7). Tại đầu phát, tín hiệu tiếng nói biên độ lớn được nén tại bộ nén sau đó thực hiện lượng tử hoá không đồng nhất. Quá trình này có tác dụng như thay đổi khoảng lượng tử theo độ lớn của biên độ. Tại đầu thu, tín hiệu ban đầu được tái tạo lại bằng cách làm dãn tín hiệu nén đã nhận được. Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa tín hiệu nhận được qua một bộ dãn có đặc tính ngược với bộ nén.
Tín hiệu tiếng nói có khoảng động khá rộng. Do vậy tạp âm lượng tử phải tỷ lệ thuận với miền biên độ rộng. Để đạt được điều này, nén – dãn được thực hiện theo đặc tính Logarit, sử dụng đặc tính Logarit, tạp âm lượng tử ở mức năng lượng tín hiệu thấp được giảm nhỏ đến mức mong muốn và S/N duy trì không đổi trên khoảng rộng năng lượng tín hiệu.
6. Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM): (Time Division Multiplexing).
Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời gian được dùng để ghép kênh cho tín hiệu PCM. Ghép kênh phân chia theo thời gian gọi tắt là TDM. Trong TDM, các tín hiệu PCM của hai hoặc nhiều kênh được xem nhau về thời gian để được truyền trên đường truyền chung. Vì tần số lấy mẫu đối với tín hiệu tiếng nói là 8kHz, do vậy các mẫu của một tín hiệu phải được truyền di 1/8000 giây, tức là 125ms một lần. Như vậy, thực hiện ghép kênh phân chia theo thời gian của các tín hiệu PCM bằng cách truyền các mẫu của các kênh, kênh nọ sau kênh kia, trong khoảng thời gian 125ms, như hình 8.
Kênh 1 2 3
1 2 3
1 2 3
1/8000s = 125ms
Hình 8: Ghép kênh phân chia theo thời
Hình 9 mô tả sự ghép kênh phân chia theo thời gian của tín hiệu 3 kênh.
Trong hình, tín hiệu tiếng nói của kênh 1 được lấy mẫu ở thời điểm t1,t2, khoảng thời gian giữa t1 và t2 là 125ms bằng cách lấy mẫu tín hiệu tiếng nói của các kênh 2 và 3 vào những thời điểm khác nhau chút ít trong khoảng t1 và t2 và bằng cách tổ hợp những mẫu này với mẫu của kênh 1 theo thang thời gian, ta có thể thực hiện ghép kênh TDM các mẫu của 3 kênh mà không chồng lên nhau. Bằng cách lặp lại quá trình này theo chu kỳ 125ms, các mẫu của 3 kênh sẽ lần lượt được phát đi trên kênh truyền dẫn chung. Tại đây, lấy mẫu và ghép kênh TDM cho tất cả các tín hiệu tiếng nói được thực hiện đồng thời.
125ms
Kênh 1
t
125ms
t1 t2
t
Kênh 2
125ms
Kênh 3
t
1 2 3 1 2 3 1 2
t
Kênh
Tín hiệu
PAM - TDM
ơ
Hình 9: Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM)
Trong cấu trúc đa khung của PCM 30/32, một khung PCM 30/32 gồm 32 khe thời gian, mỗi khe thời gian gồm 8 bit, vì vậy tốc độ đường truyền của PCM 30/32 là 2,048Mbit/s và khe thời gian TS 10 của cấu trúc đa khung được sử dụng cho đồng bộ khung, khe thời gian TS 16 được dùng để báo hiệu cho 30 kênh thông tin, các khe thời gian TS1á TS 15, TS 17 áTS 31 được sử dụng để chứa thông tin.
7. Nhóm ghép kênh cơ sở PCM
Thông qua ghép TDm, các kênh điện thoại được kết hợp lại để tạo ra một tập hợp gồm 24 kênh (ghép kênh theo kiểu Bắc Mỹ) hoặc 30 (ghép kênh theo kiểu Châu Âu). Tập hợp này gọi là khung, chiều dài khung là 125ms
* Ghép kênh PCM – 30
Ghép kênh PCm – 30 ghép từ 16 khung tạo thành một đa khung, mỗi khung gồm có 32 kênh ghép (TS0 đTS31). Số bit trên một khung là 32 x 8 = 256 bit. Trong đó:
TS0 : Dùng làm tín hiệu đồng bộ khung
TS16 : Dùng để đồng bộ và báo hiệu đa khung
TS1 đ TS15 và TS17 đ TS31 : dùng cho tín hiệu thoại
Tốc độ bit là 8KHz x 8bit = 64Kb/s PCM
Một đa khung ghép gồm 16 khung: 16 x 125ms = 2ms.
125mS
3.9mS
TS0
Một khung 125ms
TS16
TS 1đTS15
TS 17đTS31
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
0
1
…
16
…
30
31
X
0
0
1
1
0
1
1
0
0
0
0
X
0
X
X
1
2
3
4
5
6
7
8
Tín hiệu đồng bộ
khung
Đồng bộ và báo hiệu đã khung ghép
Các khe thời gian dành cho các kênh thoại
Hình 10: Cấu hình khung của nhóm sơ cấp theo kiểu
Chương II
Kỹ thuật chuyển mạch số
I. Giới thiệu về tổng đài số:
Về mặt cơ bản tổng đài số gồm có mạng chuyển mạch, hệ thống báo hiệu và bộ điều khiển. Tổng đài số đấu nối các thông tin số (đã được mã hoá nhị phân dạng “0” và “1”) từ các mạch vào đến mạch ra (Hình vẽ : 11)
Trường chuyển mạch sử dụng trong các tổng đài điện tử số SPC (Stored Program Controled) là trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số hoặc trường chuyển mạch kết hợp giữa trường chuyển mạch thời gian kỹ thuật số với trường chuyển mạch không gian kỹ thuật số như: T – S, T – S – T, … trường chuyển mạch trong tổng đài có nhiệm vụ trao đổi vị trí khe thời gian giữa luồng cao đầu vào với luồng cao đầu ra xác định trước của trường chuyển mạch dưới sự điều khiển của bộ điều khiển. Có các bộ vi xử lý giống như các máy tính để điều khiển việc hoạt động của tổng đài. Tất cả các chức năng điều khiển được đặc trưng bởi các lệnh đã ghi sẵn trong các bộ nhớ của các bộ vi xử lý đó. Các số liệu trực thuộc tổng đài như số liệu về thuê bao, các bản phiên dịch địa chỉ, các thông tin về tạo tưyến, tính cước, thống kê,… cũng được ghi sẵn trong các bộ nhớ số liệu, qua mỗi bước xử lý cuộc gọi sẽ nhận được một sự quyết định tương ứng với loại nghiệp vụ, số liệu đã ghi sẵn để đưa tới thiết bị xử lý nghiệp vụ đó. Ngày nay các tổng đài đã được mudul hoá do đó có thể thêm hoặc bớt các chức năng một cách dễ dàng để phù hợp với các dịch vụ thông tin ngày càng đa dạng.
Hệ thống chuyển mạch
Giao tiếp
10001101
Giao tiếp
thuê bao
10001101
Các đường
thuê trung kế
Báo hiệu thuê bao
Báo hiệu thuê bao
Hệ thống điều khiển (SPC)
Các đường
bao
ơ
Hình 11: Sơ đồ tổng quát của một tổng đài
I. Đặc điểm chuyển mạch số
Hệ thống chuyển mạch số là hệ thống chuyển mạch trong đó tín hiệu truyền dẫn qua đường chuyển mạch ở dạng số (tín hiệu PCI). Tín hiệu này có thể mang thông tin tiếng nói hay tín hiệu. Nhiều tín hiệu số của các kênh tiếng nói được ghép theo thời gian vào đường truyền dẫn chung khi truyền qua hệ thống mạch. Để thực hiện chuyển cho các cuộc gọi đòi hỏi phải sắp xếp các tín hiệu số từ một khe thời gian ở một tuyến truyền dẫn PCM sang cùng một khe thời gian của một tuyến PCM khác. Các mẫu PCM xuất hiện ở khe thời gian số 6 (Ts16: Timlot 6) của tuyến dẫn vào PCM cần chuyển sang khe thời gian (Ts 10) của tuyến dẫn ra PCM (qua bộ chuyển mạch số).
II. Nguyên lý chuyển mạch số
Hệ thống chuyển mạch số là hệ thống chuyển mạch trong đó tín hiệu truyền dẫn qua môi trường chuyển mạch là tín hiệu đã được số hoá. Tín hiệu này có thể mang thông tin là âm thanh, hình ảnh, số liệu….. để thực hiện việc chuyển mạch cho các cuộc gọi đòi hỏi phải sắp xếp các tín hiệu số từ một khe thời gian ở một bộ ghép hay một tuyến PCM này sang một bộ ghép hay một tuyến PCM khác (hình vẽ)
Bộ chuyển mạch số
TS4
ơ
PCM0
PCM0
PCM1
PCM1
PCM2
TS8
PCM2
PCMm
ơ
ơ
PCMm
Hình 11:
Trường chuyển mạch sử dụng trong các tổng đài điện tử số SPC được cấu tạo nên từ trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số T hoặc là trường chuyển mạch kết hợp giữa chuyển mạch thời gian số và chuyển mạch không gian số như: T- S, S – T, S – T – S,…
Tại chuyển mạch không gian số, khe thời gian của các tuyến PCM vào và ra khác nhau được trao đổi tương ứng với nhau, tức là không có sự thay đổi về mặt thời gian xuất hiện của các khe thời gian, vì không có sự chậm trễ truyền dẫn tín hiệu khi thực hiện chuyển mạch từ một khe thời gian của một tuyến PCM này tới cùng một khe thời gian của một tuyến PCM khác.
Tại chuyển mạch thời gian số thì quá trình chuyển mạch thực hiện trao đổi vị trí khe thời gian từ một tuyến PCM vào đến một khe thời gian bất kỳ của tuyến PCM ra. ở chuyển mạch thời gian xuất hiện thời gian trễ khi thực hiện chuyển mạch do quá trình trao đổi khe thời gian. Để khắc phục hiện tượng này, người ta dùng bộ chuyển mạch ghép T–S – T, S – T – S, T– S – S– T,…
1. Trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số T (Time Switch):
* Cấu tạo chung:
điều khiển
Bộ đếm khe thời gian
điều khiển
từ CPU
SM: Speech Memory
CM: Con trol Memory
SM
TAB
Số liệu ra
TSA
N
PCM 30/32
Số liệu vào
Tuyến nối
TSA --->TSB
0
0
S
ơ
Hình 12: Cấu trúc trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số
Chuyển mạch thời gian tín hiệu số hiện được coi là thành phần cơ bản và quan trọng của trường chuyển mạch trong hệ thống chuyển mạch số. Trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số gồm hai vi mạch nhớ RAM (Random Access Memory): RAM tin (SM) và RAM địa chỉ (CM):
Ram tin có chức năng để lưu trữ tạm thời các thông tin thoại, số lượng ngăn nhớ (N) của Ram tin bằng số khe thời gian của tuyến PCM đầu vào (với tuyến PCM sơ cấp là 32 khe thời gian). Số lượng ô nhớ trong một ngăn nhớ của RAM tin bằng số bit của một kênh thoại (một khe thời gian tín hiệu số).
RAM địa chỉ thực hiện lưu trữ các thông tin địa chỉ về các ngăn của RAM tin phục vụ cho mục đích Ghi vào được Đọc ra tại RAM tin (quá trình Ghi vào hoặc Đọc ra tại RAM tin phụ thuộc vào phương pháp điều khiển trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số). Số lượng ngăn nhớ tại RAM địa chỉ bằng 2n trong đó n là số ô nhớ của một ngăn nhớ, và bằng số ngăn nhớ tại RAM tin. Ngoài ra, cấu túc của chuyển mạch thời gian tín hiệu số còn có bộ đếm khe thời gian (Time Slot Counter) để đế số khe thời gian tín hiệu số.
Hiện nay có hai phương pháp điều khiển trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số: phương pháp điều khiển đầu vào, và phương pháp điều khiển đầu ra.
Hai phương thức điều khiển này khác nhau về nguyên lý điều khiển để thực hiện đấu nối. Quá trình ghi thông tin vào của chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào có sự điều khiển còn của chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra quá trình này laịi được thực hiện tuần tự. Quá trình đọc thông tin ra của SM của chuyển mạch thời gian điều khiển đầu vào được đọc tuần tự, chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra thì có điều khiển sự đọc ra của SM.
* Phương pháp điều khiển đầu vào (Ghi có điều khiển - đọc tuần tự RWSR):
Khi nhận được yêu cầu thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào với một đầu ra, ví dụ giữa TS 2 với TS7, bộ điều khiển trung tâm thực hiện:
+ Ghi thông tin địa chỉ vào RAM địa chỉ:
Tại ngăn nhớ số 2 của RAM địa chỉ, bộ điều khiển trung tâm ghi thông tin địa chỉ là 7 (địa chỉ của ngăn nhớ số 7 của RAM tin).
+ Quá trình Ghi thông tin thoại vào RAM tin:
Quá trình Ghi thông tin thoại vào RAM tin chịu sự điều khiển của điều khiển trung tâm, cụ thể là điều khiển trung tâm sẽ đọc lần lượt RAM địa chỉ (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào). Vì vậy tại thời điểm khe thời gian đầu vào TS2, điều khiển trung tâm đọc đến ngăn nhớ số 2 nhận được thông tin là 7. Thông tin này được điều khiển trung tâm sử dụng để điều khiển việc Ghi vào RAM tin, vì vậy tại ngăn nhớ số 7 của RAM tin sẽ được điều khiển để ghi thông tin thoại tại thời điểm TS2.
+ Quá trình đọc thông tin thoại tử RAM tin:
Điều khiển trung tâm điều khiển việc đọc thông tin thoại từ RAM tin là lần lượg (đồng bộ với tuyến PCM đầu ra), tức là tại thời điểm của khe thời gian TS1, RAM tin được đọc tại ngăn nhớ số 1, tại thời điểm TS2, RAM tin được đọc tại ngăn nhớ số 2. Đến thời điểm của khe thời gian TS7, điều khiển trung tâm sẽ đọc đến ngăn nhớ số 7 của RAM tin và nhận được nội dung thông tin thoại của khe thời gian TS2 đầu vào trước đó. Như vậy, tại đầu ra của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số, tại thời điểm TS 7 có nội dung thông tin thoại của TS2 đầu vào. Ta nói rằng đã thực hiện được việc thiết lập tuyến nối giữa TS2 với TS7.
Quá trình thiết lập tuyến nối giữa TS2 với TS7 theo phương thức điều khiển đầu vào được mô tả như hình vẽ.
+ Để thiết lập được tuyến đàm thoại thì tuyến nối giữa TS7 với TS2 cũng phải được thiết lập. Quá trình thiết lập tuyến nối giữa TS 7 với TS2 tương tự như trường hợp trên, chỉ khác là chỉ số TS2, TS7 có thay đổi.
điều khiển
từ CPU
31
Tuyến nối
TSA --->TSB
0
điều khiển
Bộ đếm khe thời gian
(0 - 31)
SM
TA7
Số liệu ra
TS2
Số liệu vào
0
2
31
7
Hình 12: Chuyển mạch thời gian số điều khiển đầu ra.
* Phương pháp điều khiển đầu ra: (Ghi tuần tự - Đọc có điều khiển: SWRR)
Khi nhận được yêu cầu thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào với một đầu ra, ví dụ giữa TS2 với TS7, bộ điều khiển trung tâm thực hiện:
+ Ghi thông tin địa chỉ vào RAM địa chỉ (CM): Tại ngăn nhớ số 7 của RAM địa chỉ, bộ điều khiển trung tâm sẽ ghi thông tin địa chỉ là 2 (địa chỉ của ngăn nhớ số 2).
+ Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin (SM): Quá trình ghi thông tin thoại vào RAM tin chịu sự điều khoản của điều khiển trung tâm, cụ thể là điều khiển trung tâm sẽ ghi lần lượt RAM tin (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào). Vì vậy tại thời điểm của khe thời gian đầu vào TS 2, việc ghi vào RAM tin được thực hiện tại ngăn nhớ số 2 của RAM tin.
+Quá trình đọc thông tin thoại tự RAM tin: Điều khiển trung tâm điều khiển việc đọc thông tin thoại từ RAM tin (đồng bộ với tuyến PCM đầu ra). Đến thời điểm của khe thời gian TS7, điều khiển trung tâm đọc đến ngăn nhớ số 7 của RAM địa chỉ và nhận được nội dung thông tin địa chỉ là 2. Với thông tin này điều khiển trung tâm sẽ điều khiển việc Đọc ngăn nhớ số 2 của RAM tin. Như vậy tại đầu ra của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số, tại thời điểm TS7 có nội dung thông tin thoại của TS2 đầu vào. Ta nói rằng đã thiết lập tuyến nối giữa TS2 đầu vào với TS7 đầu ra. Quá trình thiết lập tuyến nối đó được mô tả như hình vẽ của phương pháp điều khiển đầu vào.
SM
(32)
Clock
extact
Số liệu ra
Số liệu vào
SELECTOR
SM
(32)
SELECTOR
Bộ đếm khe thời gian
Từ điều khiển tổng đai
Địa chỉ
Địa chỉ đọc
Số liệu vào
Số liệu vào
Đ/C ghi
1
ơ
Đ/C đọc
Hình 13: Trường chuyển mạch
* Nhận xét về trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số:
Với cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số như trình bày ở trên, chúng ta thấy trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số hoàn toàn có khả năng thiết lập được tuyến nối giữa một đầu vào bất kỳ với một đầu ra bất kỳ. Chúng ta cũng thấy để hoàn thành một tuyến nối, bộ vi xử lý (mP) phải thực hiện hai chu trình là Ghi - Đọc tại RAM tin.
Để phân giải khoảng thời gian cần thiết cho chu trình Ghi và Đọc, trong khoảng thời gian tồn tại của một khe thời gian (ví dụ 3,8ms/TS), mP sẽ chia làm hai nửa thời gian, 1/2 TS được dành cho Ghi, 1/2 TS còn lại dành cho đọc (trong khoảng thời gian của một khe thời gian, quá trình Ghi và Đọc hoàn toàn ở những ngăn nhớ khác nhau của RAM tin). Chính khoảng thời gian cần thiết để thực hiện chu trình Ghi và Đọc (1TS) xác định thời gian chuyển mạch cho một tuyến nối của trường chuyển mạch. Vì vậy khi số khe thời gian của tuyến PCM đầu vào càng lớn, thì thời gian chuyển mạch dành cho một tuyến nối phải càng nhỏ, nói cách khác, tốc độ chuyển mạch đòi hỏi phải càng lớn. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của RAM chuyển mạch (Time Access). Do đó không thể tăng quá lớn số khe thời gian được đấu nối tới trường chuyển mạch.
2. Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số (S):
Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số là trường chuyển mạch có khả năng thay đổi được về mặt không gian (vị trí vật lý) của một tín hiệu số (khe thời gian tín hiệu số) từ vị trí này sang vị trí khác (từ đường PCM này sang đường PCM khác) mà không làm thay đổi thời điểm xuất hiện của tín hiệu số đó (chỉ số TS không đổi).
* Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch không gian tín hiệu số:
Trường chuyển mạch không gian là một ma trận các mạch Logic AND gồm M hàng, N cột (M có thể bằng N). Với mỗi hàng, cột là các chỉ số đường PCM đầu Vào/Ra tương ứng. Các mạch Logic AND chịu sự điều khiển của bộ nhớ CMi tương ứng với mỗi cột (nếu điều khiển theo cột), hoặc với mỗi hàng (nếu điều khiển theo hàng) của ma trận.
Số lượng ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển bằng số khe thời gian của đường PCM. Mỗi ngăn nhớ của một bộ nhớ điều khiển được sử dụng để ghi các thông tin địa chỉ của các tiếp điểm chuyển mạch AND. Bộ điều khiển chuyển mạch thực hiện điều khiển quá trình Ghi vào ngăn nhớ của CM các thông tin địa chỉ cần thiết cho quá trình thiết lập tuyến nối. Quá trình đọc từ CM được thực hiện đồng bộ với tuyến PCM( thời điểm TS1 đọc ngăn nhớ 1, thời điểm TS 2 đọc ngăn nhớ 2,…)
Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số hoạt động theo phương thức chia thời gian, nghĩa là trên cùng một phần tử AND, ở khe thời gian này dùng để chuyển mạch cho một cuộc kết nối, tại khe thời gian khác nó lại phục vụ cho cuộc kết nối khác, quá trình đó được lặp lại sau mỗi khung PCM đến khi kết thúc cuộc kết nối.
Điều khiển đầu nối qua trường chuyển mạch không gian tín hiệu số:
Ví dụ: Cần thiết lập tuyến nối từ tuyến PCM 2 đầu vào đến tuyến PCM3 đầu ra của trường chuyển mạch không gian tín hiệu số điều khiển theo cột, bộ điều khiển CM3 thực hiện đọc lần lượt các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển đấu nối đồng bộ với tuyến PCM. Đến thời điểm của khe thời gian TS2, bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 2 của CM3 nhận được thông tin địa chỉ là 2 – 3, nhờ thông tin này mà bộ điều khiển đấu nối sẽ đưa xung điều khiển để mở tiếp điểm chuyển mạch AND 2- 3. Vì vậy tại đường PCM ra vào thời đi đó (TS2) có nội dung thông tin thoại của TS2/PCM2 đầu vào. Ta nói rằng đã thiết lập được tuyến nối qua trường chuyển mạch không gian tín hiệu số, các thời điểm của các khe thời gian khác, tiếp điểm chuyển mạch AND 2 –3 được điều khiển Đóng/Mở cho các tuyến nối khác. Khi cần giải phóng tuyến nối đó, bộ điều khiển đầu nối chỉ cần xoá đi nội dung thông tin địa chỉ tại ngăn nhớ 2 của CM 3 tương ứng.
Nguyên lý hoạt động
Động tác của một tiếp điểm chuyển mạch sẽ đấu nối một kênh bất kỳ của một tuyến PCM vào tới cùng kênh của tuyến PCM ra trong khoảng thời gian của một khe thời gian. Khe thời gian này xuất hiện mỗi khung một lần. Trong khoảng thời gian của các khe thời gian khác, cùng một tiếp điểm có thể được dùng để đấu nối cho các kênh khác. Tiếp thông hoàn toàn giữa các tuyến PCM vào và PCM ra trong khoảng mỗi khe thời gian.
ở sơ đồ hình 18: mỗi cột tiếp điểm được gắn vào một cột nhớ điều khiển. Các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển lưu giữ địa chỉ của các tiếp điểm chuyển mạch. Mỗi tiếp điểm chuyển mạch được gắn một tổ hợp mã địa chỉ nhị phân duy nhất để đảm bảo chỉ một tiếp điểm trong mỗi cột được thông mạch trong khoảng một khe thời gian. Mỗi từ mã địa chỉ được đọc ra từ bộ nhớ điều khiển trong khoảng khe thời gian tương ứng của nó, nội dung của từ mã được chuyển đi theo tuyến BUS địa chỉ (sau khi giải mã) trong khoảng mỗi khe thời gian và vì vậy mà tiếp điểm có địa chỉ tương ứng thao tác chỉ trong khoảng thời gian đó, ở các khung kế tiếp nhau tiếp điểm lại động tác một lần.
Các cột nhớ của bộ nhớ điều khiển được ghép song song với nhau, mỗi cột điều khiển đấu nối cho một cột tiếp điểm. Trong trường hợp một khe thời gian bị chiếm, cột nhớ điều khiển sẽ nhảy sang đọc địa chỉ tiếp điểm theo ở ngăn nhớ kế tiếp, lệnh điều khiển mới điều khiển một tiếp điểm khác nối thông cho cuộc gọi khác.
Để giải phóng tuyến nối, bộ điều khiển trung tâm xoá nội dung địa chỉ ghi ở ngăn nhớ điều khiển tương ứng với khe thời gian dành cho tuyến nối. Tiếp điểm chuyển mạch tương ứng không nhận được lệnh mở nữa, tuyến nối bị cắt.
Y0
Y1
Ym
X0
X1
X2
00
:
31
CM0 CM1
CMn
BUS địa chỉ
Các cột
nhớ điều khiển nối mạch
Các tuyến dẫn PCM vào
:
Các tuyến dẫn PCM ra
ơ
Hình 14: Chuyển mạch không gian điều khiển theo cột sử dụng tiếp điểm chuyển mạch là cổng các logic “AND”
* Nhận xét
Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số chỉ cho phép thiết lập tuyến nối về mặt không gian, còn về thời gian là không thay đổi, vì vậy không thể chỉ sử dụng duy nhất trường chuyển mạch không gian tín hiệu số để xây dựng trường chuyển mạch cho tổng đài điện tử số SPC.
Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số có khả năng xảy ra tắc nghẽn nội bộ (tổn thất nội bộ) do khi có hai đầu vào trên hai đường PCM khác nhau cùng nối tới một đầu ra là không thể thực hiện được (trong cùng một thời điểm TS).
Thời gian thiết lập tuyến nối qua trường chuyển mạch bị hạn chế do việc sử dụng mạch Logic AND.
* Sự khác nhau và giống nhau giữa chuyển mạch không gian và thời gian:
ở chuyển mạch thời gian thì quá trình chuyển mạch là trao đổi vị trí khe thời gian từ tuyến PCM đầu vào tới tuyến PCM ra của bộ chuyển mạch. Rõ ràng trường hợp này xuất hiện thời gian trễ khi thực hiện chuyển mạch. Những trễ này cộng với trễ truyền dẫn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới đặc tính tiếng dội của kết nối. Số lượng các khe thời gian đầu vào ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của bộ điều khiển chuyển mạch.
Chuyển mạch không gian không có sự chậm trễ truyền dẫn cho mẫu tín hiệu khi chuyển mạch (không làm thay đổi thời điểm xuất hiện của tín hiệu). Nhưng chuyển mạch không gian có khả năng tắc nghẽn nội bộ do trong cùng một thời điểm của một khe thời gian có nhiều hơn một đầu vào cùng đấu nối với một đầu ra là không được. Không thể chỉ sử dụng chuyển mạch không gian để xây dựng khối chuyển mạch cho tổng đài điện tử số. Kích thước của bộ chuyển mạch không gian cũng tăng lên khi dung lượng lớn.
Khác với chuyển mạch thời gian chuyển mạch không gian sẽ không thể thực hiện đấu nối giữa các thuê bao nếu chỉ có một mình nó. Vì vậy nó phải kết hợp với chuyển mạch thời gian.
3. Trường chuyển mạch kết hợp
Để khắc phục những nhược điểm của trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số, trường chuyển mạch không gian tín hiệu số và đồng thời cũng để tăng dung lượng trường chuyển mạch. Người ta xây dựng trường chuyển mạch số kết hợp như: T – S, S - T, T- S- T…
* Trường chuyển mạch kết hợp T - S:
* Sơ đồ khối
S
(N xN)
T
T
T
2
1
N
Các bộ chuyển mạch
thời gian tín hiệu số
Hình 15: Sơ đồ khối chuyển mạch ghép T-S
* Xét trường chuyển mạch ghép mà trong đó trường chuyển mạch không gian tín hiệu số có 3 đầu và 3 đầu ra, và quá trình thiết lập tuyến nối giữa đầu vào là TS8/A1 với đầu ra là TS43/B1. Để thiết lập được tuyến nối này, trước hết ta phải xác định được phương pháp điều khiển cho trường chuyển mạch thời gian và xác định tiếp điểm chuyển mạch không gian cần thực hiện Đóng/Mở cho cuộc kết nối.
Tại trưởng chuyển mạch thời gian tín hiệu số T, phương pháp điều khiển trường chuyển mạch là phương pháp điều khiển đầu ra (SWRR).
Tại trường chuyển mạch không gian tín hiệu số, phương thức điều khiển là phương thức điều khiển theo cột, tiếp điểm chuyển mạch 1/A1 cần phải được điều khiển đóng trong thời điểm khe thời gian TS43.
TS8
TS43
CM - A1
CM – A2
SM – A2
CM – A2
SM – A3
CM – B2
CM – B3
TS43
CM – B1
43
Chuyển mạch không gian
tín hiệu số
B1
B2
Các bộ chuyển mạch thời gian số
B3
2
2
2
1
1
1
3
3
3
Hình 16: Cấu trúc của chuyển mạch ghép
Quá trình thiết lập tuyến nối qua chuyển mạch ghép T –S được thực hiện như sau:
+ Ghi thông tin địa chỉ cần thiết vào các bộ nhớ điều khiển CM:
Tại ngăn nhớ số 43 của CM – A1 bộ điều khiển ghi thông tin là 8 (địa chỉ ngăn nhớ số 8 của RAM tin).
Tại ngăn nhớ số 43 của CM – B1 bộ điều khiển ghi thông tin địa chỉ là 1 (địa chỉ tiếp điểm số 1 của B1).
+ Ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin SM: Việc ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin được thực hiện đồng bộ với tuyến PCM đầu vào, vì vậy tại thời điểm của khe thời gian tín hiệu số TS8 nội dung thông tin thoại đó sẽ được ghi vào ngăn nhớ số 8 của SM – A1.
+ Đọc thông tin thoại từ bộ nhớ tin SM và điều khiển đấu nối qua trường chuyển mạch không gian:
Bộ điều khiển chuyển mạch đọc lần lượt các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển CM – A1 (đồng bộ với tuyến PCM đầu ra). Đến thời điểm của khe thời gian 43, bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 43 thu được thông tin địa chỉ là 8, từ thông tin này bộ điều khiển sẽ đọc tại ngănm nhớ số 8 của bộ nhớ tin SM – A1. Như vậy, tại đầu ra của bộ nhớ tin SM – A1 vào thời điểm của khe thời gian TS43 ta có nội dung thông tin thoại của khe thời gian TS8 đầu vào. Cũng tại thời điểm khe thời gian TS43, ở trương chuyển mạch không gian tín hiệu số S, bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 43 của CM – B1 nhận được thông tin là 1, nhờ thông tin địa chỉ này mà bộ điều khiển sẽ đưa tín hiệu điều khiển tiếp điểm chuyển mạch 1 đóng. Vì vậy, tại đầu ra B1 của chuyển mạch không gian tín hiệu số vào thời điểm TS43 chúng ta có nội dung thông tin thoại TS8 của đầu vào A1. Ta nói rằng đã thực hiện được tuyến nối TS8 – A1 với TS 43 – B1.
* Nhận xét: Qua phân tích trường chuyển mạch ghép T – S trên, ta thấy rằng dung lượng của trường chuyển mạch có tăng lên đáng kể, nhưng trường chuyển mạch ghép T – S vẫn xảy ra tổn thất nội, cụ thể: Nếu tại đầu vào TS8 – A1 đã có nhu cầu thiết lập tuyến nối với TS43 – B1 thì cũng vào thời điểm đó không thể thiết lập được tuyến nối giữa TS12 – A2 hoặc TS7 – A3 tới TS43 – B1 mặc dù các khe thời gian còn lại vẫn rỗi, bởi vì vào thời điểm đó tiếp điểm 1/hàng 1 đã đóng thì các tiếp điểm cùng hàng không thể đóng vào thời điểm TS43 được nữa.
Để khắc phục hiện tượng tổn thất nội, người ta cần trang bị thêm tầng chuyển mạch T hoặc S nữa. Chúng ta sẽ có cấu trúc chuyển mạch ghép như: T – S – T, S-T-S, T-S-S-T, … trong thực tế trường chuyển mạch T- S – T là được dùng phổ biến nhất và được dùng nhiều trong tổng đài số hiện nay.
* Trường chuyển mạch kết hợp T – S – T:
Ta xét trường chuyển mạch kết hợp gồm ba tuyến PCM đầu vào là: A1, A2, A3, và ba tuyến PCM đầu ra: C1, C2, C3. Trường chuyển mạch này có ba tầng chuyển mạch, tầng chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu vào, tầng chuyển mạch không gian tín hiệu số và tầng chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu ra (hình vẽ). Trong đó tầng chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu vào gồm các bộ nhớ tin và địa chỉ: SM – A1, CM – A1; SM – A2, CM – A2,SM – A3,CM – A3. Phương pháp điều khiển chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu vào là phương pháp điều khiển đầu ra (SWRR).
Tầng chuyển mạch không gian tín hiệu số là một ma trận chuyển mạch 3 x 3, có ba bộ nhớ điều khiển đấu nối: CM – B1, CM – B2, CM- B3.
Tầng chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu ra gồm các bộ nhớ tin và địa chỉ: SM – C1, CM – C1, SM – C2, CM – C2, SM – C3, CM – C3. Phương pháp điều khiển tầng chuyển mạch này là phương pháp điều khiển đầu vào (RWSR).
Sm - C1
Sm - C2
Sm - C3
cm - C2
cm - C3
cm - B3
cm - B2
cm - B1
124
Sm - A3
Cm - A3
Sm - A1
Sm - A1
Ts 124
Ts 45
Các bộ chuyển mạch
thời gian số đầu vào
Các bộ chuyển mạch
thời gian số đầu ra
Trường chuyển mạch không gian số
Hình 17:Trường chuyển mạch ghép không gian – thời gian – không gian (T– S - T)
* Nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch ghép T - S- T:
Giả sử cần thiết lập tuyến nối giữa TS10 – A2 với TS 45 – C1, Quá trình điều khiển chuyển mạch được thực hiện như sau:
Để ghi được các thông tin địa chỉ vào các bộ nhớ điều khiển, trước hết bộ điều khiển chuyển mạch phải tiìm chọn được một khe thời gian trung gian rỗi trên đường PCM trung gian giữa chuyển mạch T đầu vào với chuyển mạch S và giữa chuyển mạch S với chuyển mạch T đầu ra. Giả sử bộ điều khiển chuyển mạch đã xác định được khe thời gian trung gian rỗi TS124 trên đường PCM trung gian, bộ điều khiển trung tâm sẽ thực hiện:
+ Ghi các thông tin địa chỉ cần thiết vào các bộ nhớ điều khiển CM.
- Tại bộ nhớ điều khiển CM – A2, bộ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ 124 nội dung thông tin địa chỉ ngăn nhớ số 10 của bộ nhớ tin SM – A2.
- Tại bộ nhớ điều khiển CM- B1, bộ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ số 124 nội dung thông tin địa chỉ của tiếp điểm chuyển mạch số 2/hàng1 (tiếp điểm chuyển mạch cần đống vào thời điểm TS124).
- Tại bộ nhớ điều khiển CM – C1, bộ điều khiển thực hiện ghi vào ngăn nhớ số 124 nội dung thông tin địa chỉ của ngăn nhớ số 45 của bộ nhớ tin SM – C1.
+ Ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin SM – A2.
Quá trình ghi thông tin thoại vào bộ nhớ tin được thực hiện lần lượt (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào), đến thời điểm của khe thời gian TS10, tại bộ nhớ tin SM – A2, bộ điều khiển sẽ thực hiện ghi thông tin thoại vào ngăn nhớ số 10.
+ Đọc thông tin thoại từ bộ nhớ tin SM – A2 và điều khiển đấu nối qua trường chuyển mạch không gian, ghi thông tin thoại vào SM – C1.
Bộ điều khiển chuyển mạch đọc lần lượt các ngăn nhớ của bộ nhớ điều khiển CM – A2 (đồng bộ với tuyến PCM đầu vào). Đến thời điểm của khe thời gian trung gian TS124 bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 124 thu nhận được thông tin địa chỉ ngăn nhớ số 10 của bộ nhớ tin SM – A2. Từ thông tin địa chỉ này bộ điều khiển sẽ đọc tại ngăn nhớ số 10 của bộ nhớ tin SM – A2. Như vậy tại đầu ra của bộ nhớ tin SM – A2, vào thời điểm khe thời gian TS 124 có nội dung thông tin thoại của khe thời gian TS10 đầu vào SM – A2. Đồng thời cũng vào thời điểm khe thời gian TS124 đó, tại trường chuyển mạch không gian tín hiệu số S bộ điều khiển đọc đến ngăn nhớ số 124 của CM – B1 nhận được thông tin địa chỉ của tiếp điểm số 2/hàng1, nhờ thông tin địa chỉ này bộ điều khiển đưa tín hiệu điều khiển tiếp điểm chuyển mạch 2/hàng1. Đóng lại, vì vậy tại đầu ra của chyển mạch không gian tín hiệu số S vào thời điểm khe thời gian TS 124 chúng ta có nội dung thông tin thoại của khe thời gian TS10 của đầu vào A2. Như vậy, tuyến nối giữa TS10- A2 với TS 124 – B1 đã được thiết lập. Vì phong phú điều khiển của chuyển mạch thời gian tín hiệu số đầu ra là phương pháp điều khiển đầu vào, tức là Ghi có điều khiển, đọc tuần tự (RWSR), cho nên cũng vào thời điểm khe thời gian trung gian TS124, tại trường chuyển mạch thời gian tín hiệu ra đầu ra, bộ điều khiển đọc lần lượt các ngăn nhớ của CM – C1, đến ngăn nhớ TS124 thu được thông tin địa chỉ ngăn nhớ số 45 của SM – C1, từ thông tin này mà bộ điều khiển sẽ ghi thông tin thoại vào ngăn nhớ số 45 của bộ nhớ tin SM – C1. Để tạo được tuyến nối cần thiết giữa TS124 – B1 với TS45 – C1, bộ điều khiển Đọc lần lượt các ngăn nhớ của SM – C1, đến thời điểm của khe thời gian đầu ra TS 45 bộ điều khiẻn chuyển mạch sẽ đọc tại ngăn nhớ số 45 và đưa ra đường PCM nội dung thông tin thoại của đầu vào TS 10 – A2.
Qua phân tích sự hoạt động của trường chuyển mạch ghép T-S- T như trên chúng ta thấy rằng với số khe thời gian đầu vào bằng số khe thời gian trung gian và bằng số khe thời gian đầu ra, hệ thống điều khiển luôn tìm được một tuyến nối rỗi thích hợp cho các cuộc gọi qua trường chuyển mạch đó. Ta có thể nói rằng trường chuyển mạch ghép T-S-T là trường chuyển mạch không tổn thất (Non - Blocking), cấu trúc trường chuyển mạch ghép T-S-T hiện nay được sử dụng trong nhiều tổng đài số SPC.
5. Cấu trúc module và phát triển dung lượng:
Hiện nay ở các tổng đài số, các khối chức năng (khối kết cuối thuê bao), khối chuyển mạch,… thường có cấu trúc module để thuận tiện cho quá trình phát triển dung lượng và các loại dịch vụ khác.
Mỗi modul chuyển mạch thời gian thực hiện xử lý chuyển mạch cho 16 hoặc 32 tuyến truyền dẫn PCM cơ sở (PCM 30/32). Như vậy, mỗi modul có 512 hoặc 1024 khe thời gian 2 hướng, mỗi cặp khe thời gian được nối với 2 bộ nhớ tin SM. Nhờ đó mà ta có thể phát triển thêm dung lượng của tổng đài một cách dễ dàng bằng cách trang bị thêm các modul chuyển mạch.
Trường hợp với tính chất modul của chuyển mạch thời gian thì tầng chuyển mạch không gian cũng có cấu trúc modul. Thông thường người ta xây dựng mỗi modul chuyển mạch không gian là một ma trận vuông 4 x phục vụ cho 4 modul chuyển mạch thời gian. Nếu muốn phát triển dung lượng lớn hơn, người ta sử dụng 4 modul chuyển mạch không gian để tạo thành một ma trận lớn hơn phối ghép với 64 modul chuyển mạch thời gian. Ta cũng có thể sử dụng 16 modul chuyển mạch không gian để phối ghép với 128 modul chuyển mạch thời gian, lúc này ta có bộ chuyển mạch ghép có dung lượng lớn với 128 x 512 = 65536 kênh thoại hai hướng.
6. Đồng bộ trong chuyển mạch số
Một tổng đài số được đầu nối với các tổng đài số khác bằng các tuyến truyền dẫn số tạo thành các đường trung kế số. Cung cấp luồng trung kế số này chuyển mạch các tín hiệu số tại các bộ tập trung kế và bộ chuyển mạch số của tổng đài. Để thao tác được chính xác thì thiết bị chuyển mạch ở tổng đài phải hoạt động bằng tốc độ của các tín hiệu số từ các thiết bị khác tới, như vậy, các hệ thống làm việc đồng bộ với nhau, nhưng muốn các hệ thống làm việc chính xác để thực hiện trao đổi khe thời gian, xử lý báo hiệu, cảnh báo…. chúng còn phải đồng bộ về không gian, khung thời gian với các tổng đài số khác hoặc các hệ thống truyền dẫn số khác.
Để phối hợp hai hệ thống ở một nút nào đó thì một trong hai hệ thống phải đóng vai trò nguồn chủ và nguồn kia phải tự điều chỉnh theo nguồn chủ đó. Khi một tuyến truyền dẫn số được đấu nối vào thiết bị chuyển mạch số, nguồn đồng bộ phải là nguồn chủ đạo còn hệ thống truyền dẫn phải làm việc theo nguồn này. Tuy vậy, khi hai tổng đài được đấu nối với nhau qua một tuyến truyền dẫn số thì chỉ một trong hai tổng đài sẽ điều khiển đồng bộ cho tuyến số, bất kỳ sự sai khác nào của các tốc độ đồng bộ của hai tổng đài sẽ dẫn tới sự phối hợp không chính xác giữa tuyến số và tổng đài kia, và xảy ra hiện tượng trượt mẫu xung, có thể là trượt xuống hoặc trượt lên.
Trường hợp tốc độ dòng số trên tuyến truyền dẫn số có tốc độ lớn hơn tốc độo của thiết bị tổng đài thì sẽ xảy ra trường hợp tổ hợp Bit tin ở bộ nhớ chưa được chuyển đi khi tổ hợp Bit tin khác đã tới. Nếu tốc độ dòng số trên tuyến truyền dẫn nhỏ hơn tốc độ đồng bộ của thiết bị tổng đài thì sẽ xảy ra trường hợp các Bit của tổ hợp mã trong bộ nhớ đã chuyển đi hai lần rồi thì các tổ hợp khác mới tới. Cả hai trường hợp trên đều dẫn tới sự sai lệch trong quá trình truyền só liệu của tổng đài.
Trong tổng đài điện tử số các nhịp số khác nhau như vậy chính là các khe thời gian, việc Đọc – Ghi tại các bộ nhớ của tổng đài và các hệ thống chuyển mạch, hiện tượng trượt có thể xảy ra ở trong khung thời gian hay khe thời gian. Hiện tượng trượt Bit được kiểm tra hoàn toàn khác nhau ở các dịch vụ viễn thông khác nhau như: Điện thoại, truyền số liệu,… Số Bít cần truyền càng cao thì ảnh hưởng trượt càng lớn, tốc độ Bit càng cao thì ảnh hưởng trượt cũng càng cao. Trong tín hiệu thoại thì hiện tượng trượt Bit chỉ gây nên một xung nhiễu. Trong tín hiệu báo hiệu, trượt gây ra sự trì hoãn báo hiệu và ít ảnh hưởng tới hệ thống. Trong truyền số liệu, nhờ có mã phát hiện lỗi nên trượt gây nên hiện tượng trễ truyền dẫn.
Về nguyên nhân gây ra trượt có những nguyên nhân sau:
- Đồng bộ nhịp không hoàn chỉnh. Do sự không đồng bộ giữa các đồng hồ nhịp của các tổng đài số.
- Sự thay đổi trễ truyền dẫn: Các đặc tính truyễn dẫn sẽ ảnh hưởng đến môi trường truyền dẫn, gây ra thời gian truyền dẫn thay đổi và độ trễ ở hai xung đầu cuối cũng thay đổi theo thời gian truyền dẫn.
- Hiện tượng dung pha: Là sự dung động bất thường về thời gian đến của các Bit đầu ra các tổng đài gây ra cho các thiết bị trên đường truyền như các bộ lặp, các thiết bị ghép kênh số,…
Để ngăn ngừa nguyên nhân gây ra hiện tượng trượt, hiện nay có hai phương pháp đó là phương pháp dị bộ và phương pháp đồng bộ.
* Phương pháp dị bộ:
ở phương pháp dị bộ, các đồng hồ ở các tổng đài làm việc độc lập với nhau, do vậy độ chính xác về tần số phải được đảm bảo trong phạm vi cho phép, sự hoạt động độc lập của hệ thống đồng hồ nhịp có thể làm gia tăng sự sai lệch trượt tuỳ thuộc vào mức độ chênh lệch tần số giữa các đồng hồ, bằng cách sử dụng đồng hồ riêng rẽ có đủ mức độ chính xác và ổn định dài hạn thì về nguyên tắc có thể thoả mãn được các chỉ tiêu của tốc độ trượt.
Để hỗ trợ hoạt động của một hệ thống dị bộ, kỹ thuật điện tử được sử dụng ở thiết bị kết cuối tổng đài. Kỹ thuật này dùng để bù cho sự dung pha được thực hiện ở bộ nhớ, trong đó sự trễ pha được thực hiện nhịp nhàng với sự dung pha khi tốc độ bit vào và bit ra bằng nhau. Các bit này bị trễ trong một khoảng thời gian danh định, các sự biến đổi trở về pha được cân bằng lại bởi sự tăng hay giảm thời gian trong các bộ nhớ trong các bộ nhớ. Mặt khác các đồng hồ nhịp trong mạng phải được kiểm tra định kỳ để hiệu chỉnh tần số, như vậy có thể hạn chế được sự sai lệch trượt do sự ổn định tần số dài hạn được đảm bảo.
*Phương pháp đồng bộ:
Trong thực tế người ta sử dụng kết hợp các phương pháp đồng bộ cho mạng lưới để đạt được hiệu quả cao.
Mục tiêu của phương pháp này là tránh sự sai lệch trượt bằng phương pháp hiệu chỉnh tần số hay pha xuyên suốt mạng số. Trong đó gồm có các phương pháp:
+ Phương pháp chủ tớ.
+ Phương pháp chủ tớ phân cấp.
+ Phương pháp chuẩn mực ngoài.
+ Phương pháp đồng bộ tương hỗ.
a. Phương pháp chủ tớ:
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc chỉ để một trong các tổng đài làm tổng đài chủ, các tổng đài có đồng hồ nhịp làm việc độc lập, tất cả các tổng đài được khoá pha vào tổng đài chủ tức là có sự sai pha giữa đồng hồ chủ và các đồng hồ của các tổng đài lệ thuộc là cố định hoặc bằng không. Như vậy tần số của đồng hồ nhịp thích hợp với tần số của tổng đài chủ. Phương pháp này có sự ổn định nhưng độ tin cậy không cao vì toàn mạng chỉ có một đồng hồ chủ, đồng hồ nhịp của các tổng đài khác lệ thuộc phải có sự ổn định tương đối cao để hệ thống này vẫn có thể duy trì làm việc khi đồng hồ chủ hỏng.
b. Phương pháp chủ tớ phân cấp:
Phương pháp này sử dụng cho hệ thống điều khiển cao hơn hệ thống chủ tớ thuần tuý. Tất cả các tổng đài được sắp xếp theo thứ tự bậc và mỗi đồng hồ được nhận dạng cấp bậc. Trong trường hợp đồng hồ chủ bị hỏng, đồng hồ có cấp bậc cao nhất được tự động chọn thay thế. Phương pháp này có độ tin cậy cao, ít ảnh hưởng khi có lỗi đường truyền và thích hợp với mọi cấu trúc mạng.
c. Phương pháp chuẩn ngoài:
ở phương pháp này người ta sử dụng một đồng hồ chuẩn ngoài để cung cấp nhịp cho tất cả các tổng đài, so với phương pháp khác thì phương pháp này dễ thực hiện hơn vì đã có mọt tần số chính xác làm chuẩn. Độ tin cậy của hệ thống khá cao và cần có máy thu tốt ở mỗi tổng đài để thu được độ chính xác về tần số đồng hồ nhịp.
d. Phương pháp đồng bộ tương hỗ:
Phương pháp này nhằm thực hiện một hệ thống tổng đài số liên kết với nhau một cách chặt chẽ mà không cần một tổng đài với một đồng hồ chủ có độ ổn định và tin cậy nghiêm ngặt. Trong phương pháp này mỗi đồng hồ của tổng đài được khoá vào một mức trung bình của tất cả các giá trị đồng hồ đến. Nếu tất cả các tổng đài làm việc theo phương thức này thì tốc độ đồng hồ của chúng sẽ tiếp cận tới giá trị giống nhau. Như vậy một tần số hệ thống chung có thể nhận được do sự cưỡng bức các đồng hồ phải phụ thuộc vào nhau.
7. Điều khiển và phòng vệ trường chuyển mạch:
a. Điều khiển chuyển mạch:
Giả sử một tuyến nối được chọn và thiết lập qua khối chuyển mạch, điều này có nghĩa là tuyến nối đó sẽ được tạo ra qua trường chuyển mạch không gian và thời gian trong khoảng thời gian của một khe thời gian trong mỗi khunug.
Việc thiết lập hay huỷ bỏ tuyến nối qua trường chuyển mạch tương ứng với việc viết vào hay xoá đi nội dung thông tin địa chỉ trong bộ nhớ CM. Hoạt động này là kết quả của việc tác động qua lại giữa hệ thống điều khiển tổng đài và các đơn vị điều khiển đặc biệt liên kết với trường chuyển mạch. Chức năng điều khiển trường chuyển mạch được phân ra làm ba bậc: hệ thống điều khiển tổng đài, điều khiển khối chuyển mạch và điều khiển chuyển mạch.
Hệ thống điều khiển tổng đài cung cấp chức năng điều khiển cho toàn bộ tổng đài, bao gồm chức năng xử lý cuộc gọi.
Một tổng đài có thể chỉ bao gồm một khối chuyển mạch như tổng đài chuyển tiếp, hay nhiều khối chuyển mạch như tổng đài nội hạt. Mỗi khối chuyển mạch có bộ điều khiển khối chuyển mạch riêng. Trong khối chuyển mạch, mỗi chuyển mạch có một bộ điều khiển chuyển mạch bao gồm một bộ nhớ kết nối (CM) và một Lôgic điều khiển liên kết.
Bộ điều khiển chuyển mạch phải quản trị được tất cả các tuyến nối qua trường chuyển mạch, các chức năng cần được quản trị bao gồm:
- Thiết lập tuyến nối
- Giải phóng tuyến nối
- Dự phòng tuyến nối
- Dấu hiệu tuyến nối
- Kiểm tra tuyến nối
- Giám sát trạng thái đường truyền
b. Phòng vệ trường chuyển mạch
Khối chuyển mạch và các thiết bị đi kèm với nó cần được bảo vệ. Khối chuyển mạch là một phần quan trọng của tổng đài nên nó có thể gây ra lỗi trong toàn hệ thống. Yêu cầu của việc quản lý tổng đài là bất kỳ hỏng hóc nào trong nó cũng phải có tỉ lệ nhỏ hơn hỏng hóc do các mạch điện gây ra. Điều này liên quan đến độ tin cậy của khối chuyển mạch số. Vì số lượng mạch điện trong phần cứng của bộ ghép kênh phân chia thời gian là rất lớn, nên khối chuyển mạch số sử dụng thiết bị dự phòng để bảo vệ phòng ngừa sự cố bất thường.
Trong đó cách bảo vệ đơn giản và hiệu quả nhất là các khối chuyển mạch có cấu trúc kép hoàn toàn. Có nghĩa là khối chuyển mạch gồm cả hai mặt, mỗi cuộc gọi đều được thiết lập đồng thời qua cả hai mặt này. Đối với các tầng chuyển mạch kép, có một cơ cấu phát hiện lỗi, bởi vậy các thiết bị lỗi sẽ được cách ly. Phương pháp nay hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các tổng đài số.
Việc sử dụng cấu trúc kép hoàn toàn chuyển mạch cho phép dễ dàng thay thế hoặc thêm các modul chuyển mạch. Ta có thể thêm một modul chuyển mạch vào tổng đài ở một mặt, trong khi mặt kia vẫn đang hoạt động. Rõ ràng trong trường hợp này không có mặt thứ hai để mang lưu lượng thông tin khi có lỗi xảy ra. Vì vậy cần phải giảm thiểu sự ngừng hoạt động của mặt khối chuyển mạch.
Các bộ điều khiển chuyển mạch cũng được cấu trúc kép để nâng cao độ tin cậy vì các khối điều khiển chuyển mạch điều khiển các khối chuyển mạch đi liền với nó. Tuy nhiên, bộ điều khiển khối chuyển mạch T và S có sự khác nhau và nó thực hiện các chức năng xử phức tạp có liên quan. Bởi vậy bộ điều khiển chuyển mạch thông thường không có cấu trúc kép và được bảo đảm an toàn riêng. Có thể thực hiện việc bảo vệ bằng cách xây dựng bộ điều khiển khối chuyển mạch có cấu trúc kép hoặc bộ ba. Có một cách khác là sử dụng Logic điều khiển để chọn lựa một đầu ra từ bộ điều khiển dự phòn
Phần II: Khái quát về tổng đài ALCATEL 1000E10
Chương I
Giới thiệu chung về tổng đài
ALCATEL 1000 E10
I. vai trò và vị trí
1. Vị trí
ALCATEL 1000 E10 là hệ thống tổng đài số do hãng ALCATEL CIT sản xuất. Với tính năng đa ứng dụng ALCATEL 1000 E10 có thể được sử dụng cho chuyển mạch có dung lượng khác nhau, từ loại tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ cho đến loại tổng đài quá giang hay cửa ngõ Quốc tế.
Nó thích ứng với mọi loại hình dân số từ những vùng đông đúc dân cư đến các vùng dân cư thưa thới và mọi loại hình khí hậu từ các vùng cực lạnh đến nóng như vùng xích đạo Châu Phi…
Hệ thống khai thác và bảo dưỡng có thể là nội bộ hoặc tập trung cho một vài tổng đài hoặc là vừa là nội bộ vừa là tập trung tại cùng một thời điểm.
ALCATEL 1000 E10 có thể cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông hiện đại. Điện thoại ISND (Mạng liên kết dịch vụ điện thoại di động, mạng tư nhân ảo và tất cả các ứng duụng các mạng trí tuệ).
ALCATEL 1000 E10 có thể quản trị mọi loại hệ thống báo hiệu và hiện nay hệ thống này đãm thâm nhập vào khoảng 80 nước và nó được xây dựng trên các tiêu chuẩn Quốc tế. ALCATEL 1000 E10 thực hiện đầy đủ các khuyến nghị tiêu chuẩn này.
* ứng dụng hệ thống
- Đơn vị thuê bao xa
- Tổng đài nội hạt
- Tổng đài chuyển tiếp (nội hạt, trung kế hoặc cửa ngõ Quốc tế )
- Tổng đài nội hạt/ chuyển tiếp
- Tổng đài quá giang
- Tập trung thuê bao (riêng hoặc tư nhân)
S
L
S
S
S
L
S
S
TR
TR
CIA
TR
TR
L
CID
TR
CPI
Hình 18: Vị trí ALCATEL 1000E10 trong mạng thoại
ơ
S: Bộ tập trung thuê bao xa
L: Tổng đài nội hạt
TR: Tổng đài chuyển tiếp
CID: Tổng đài Quốc tế gọi ra
CIA: Tổng đài Quốc tế gọi vào
CTI: Tổng đài chuyển tiếp Quốc tế
* Mạng toàn cầu (GLOBAL NETWORK)
Sự phát triển của ALCATEL 1000E10 là chìa khoá trong phương thức phát triển mạng toàn cầu của Alcatel. Mạng toàn cầu đề cập đến mọi dịch vụ đang tồn tạo và các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu trong tương lai.
Mạng toàn cầu của Alcatel gồm mạng thoại và sự tiến triển của nó thành mạng ISDN, các mạng số liệu và mạng gia tăng giá trị. Đặc biệt trong mạng gia tăng giá trị là mạng xử lý bản tin Video Text. Các mạng thông minh, các hệ thống vô tuyến tế bào, các mạng vận hành bảo dưỡng và cuối cùng là sự phát triển thành mạng ISDN giải rộng sử dụng các kỹ thuật truyền không đồng bộ.
Những sự phát triển này là đồng phát đối với các nhóm của Alcatel với sự hỗ trợ bằng kỹ thuật hiện đại hiện hành với công nghệ tiên tiến, với hệ thống đa xử lý A8300 của Alcatel, cuùng kinh nghiệm sẵn có, và phần mềm mềm dẻo đa dạng, cấu trúc mở.
Alcatel 1000
Chuyển mạch gói
Freecall
Mạng thông
minh
Điện thoại
di động
Minitel
Videotex
Các dịch vụ mạng
bổ xung giá trị
TMN
Mạng quản
lý viễn thông
Alcatel
1000
Alcatel
1400
Alcatel
1000E10
ISDN
Alcatel
900
Alcatel
1300
Viso
Conference
Phương thức
truyền dẫn cận
đồng Bộ băng rộng ATM
Alcatel 1000
Hình 19: ALCATEL 1000 E10 đặt tại trung tâm mạng toàn cầu
2. Các giao tiếp ngoai vi
ơ
ALCATEL 1000
E10
Mạng điện thoại
sử dụng báo hiệu
kênh riêng
Mạng báo hiệu
số 7 CCITT
Mạng số hiệu
Mạng bổ sung dịch vụ
Mạng vận hành
và bảo dưỡng
q
j
k
l
(
:jklmnopqr
NT
(
PABX
m
p
n
o
Hình 20
NT: Kết nối cuối số (Network termination)
PABX: Tổng đài tự động tư nhân (Pivate automactic branch exchange)
n
o
j
k
l
m
p
q
.Thuê bao chế độ 2,3 hoặc 4 dây.
.Truy nhập ISDN cơ sở tốc độ 144Kb/s (2B+D)
.Truy nhập ISDN tốc độ cơ bản 2.048 Mb/s(30B+D)
.Tuyến PCM tiêu chuẩn 2 Mb/s, 32 kênh, CCITT G732.
. Tuyến số liệu tương tự hoặc số 64Kb/s hoặc PCM tiêu chuẩn
. Đường số liệu 64Kb/s (Giao thức X.25) hoặc đường tương tự với tốc độ < 19.200 baud/s (giao thức V24)
3. Các dịch vụ được cung cấp
* Xử lý gọi
ALCATEL 1000E10 xử lý các cuộc gọi điện thoại vào/ra mạng chuyển mạch quốc gia và quốc tế. Nó còn truyền số liệu giữa các thuê bao ISDN mà nó quản lý cũng như truyền số liệu vào/ra mạng chuyển mạch gọi.
a. Các cuộc gọi gần:
- Các cuộc gọi nội hạt : Tư nhân, công cộng
- Các cuộc gọi trong vùng : Ra, vào, chuyển tiếp
- Các cuộc gọi quốc gia : Ra, vào, chuyển tiếp
- Các cuộc gọi quốc tế : Tự động, bán tự động, gọi ra, gọi vào
- Các cuộc gọi nhân công : Gọi ra, gọi vào
- Các cuộc gọi đến các dịch vụ đặc biệt
- Các cuộc gọi đo kiểm
b. Thuê bao tương tự
- Các đường chỉ gọi vào hoặc gọi ra
- Đường nóng
- Đường không tính cước
- Đường tạo tuyến tức thời
- Các đường nhóm
+ Đường gọi vào, gọi ra, 2 chiều, ưu tiên
+ Đường quay số trực tiếp DDI
+ Đường riêng tư nhân trong một nhóm
- Đường ưu tiên VIP
- Đường lập hoá đơn chi tiết
- Dịch vụ bắt giữ
- Dịch vụ chỉ gọi
- Quay lại con số thuê bao tự động (con số cuối cùng)
- Dịch vụ thoại 3 hướng
- Ngắt cuộc gọi
- Quay số tắt
- Chuyển tiếp gọi
- Gọi lại tự động nếu bận
- Dịch vụ vắng mặt
- Dịch vụ đánh thức
- Tạm cấm gọi ra
c. Thuê bao số có thể sử dụng mọi dịch vụ như với thuê bao tương tự, ngoài ra nó còn có các thuộc tính sau:
- Dịch vụ mạng
+ Chuyển mạch kênh trong đải tần số cơ sở (300 á 3400) Hz
- Dịch vụ từ xa
+ Facsimile (Fax) nhóm 2 và 3
+ Facsimile (Fax) nhóm 4 (64Kb/s)
+ Alphamosaic Videotex
+ Teletex với Modem cho kênh B hoặc X25 để phối hợp với kênh B (kênh B tốc độ 64Kb/s).
+ 64Kb/s Audio Videotex
+ 64Kb/s Audio Graphy
- Các dịch vụ phụ trợ
+ Mạng tổ hợp trong khi gọi
+ 1 đến 4 cùng địa chỉ
+ Quay số vào con số trực tiếp phân nhiệm
+ Xung cước trên kênh D
+ Tăng giá thành cuộc gọi
+ Chuyển tạm thời
+ Liệt kê các cuộc gọi không trả lời
+ Tạo tuyến cho các cuộc gọi
+ Hiển thị con số chủ gọi
+ Dấu con số chủ gọi
+ Báo hiệu từ nguồn này đến nguồn kia
+ Quản trị dịch vụ khung
* Các chức năng vận hành bảo dưỡng
- Quản trị / giám sát các sự cố, quản trị theo khiếu nại, tự động do kiếm đường thuê bảo, trung kế, hiển thị cảnh báo, xác định vị trí lỗi thống kê các cuộc gọi, vận hành thiết kế đầu cuối thông minh.
- Giám sát vận hành: thuê bao, nhóm, thêm, dịch vụ, thiết bị thuê bao, lệnh trao đổi, phiên dịch, tạo tuyến, tính cước, báo hiệu số 7.
- Quản trị cước: LAMA – tính cước tại chỗ CAMA – tính cước tập trung, lập hoá đơn chi tiết, thoại công cộng, các vùng theo thời gian.
- Quản trị hoạt động của tổng đài: đo lượng (lưu động, các đường thuê bao, xung tính cước, phiên dịch, đếm thời gian gọi)
- Bảo an dùng mã khoá (PASSWORD) cho trạm vận hành và cho người điều hành để tránh xâm nhập không được phép.
* Chức năng chuyển mạch dịch vụ
Trong trường hợp các cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ được mạng trí tuệ xử lý thì phần áp dụng của điểm chuyển mạch dịch vụ SSP của ALCATEL 1000E10 cho phép xâm nhập vào điểm điều khiển báo hiệu (SCP) của mạng trí tuệ. Bằng một mã số cài đặt cho dịch vụ, SSP gọi SCP để thiết lậo cuộc gọi giữa mạng thoại và mạng dịch vụ (sử dụng kênh báo hiệu số 7).
* Đấu nối với Opertor
ALCATEL 1000E10 (OCB – 283) có sử dụng hệ thống đấu nối với người điều hành là SYSO PE đó là:
- Một modul mềm dẻo, có thể được sử dụng để quản lý từ vài hệ thống nội hạt đến vài trăm hệ thống nội hạt được ở xa ở trong một vùng hoặc nhiều vùng khác nhau.
- Hoạt động với độ tin cậy cao, phần mềm dẻo của nó có cấu trúc phân cấp, có thể thay đổi dễ dàng tại bất kỳ thời điểm nào và nó đề cập đến nhiều chức năng. Các nhóm lưu lượng, hoá đơn tính toán đo lường tải và lưu lượng.
4. Các thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật của bất kỳ tổng đài nào đều phụ thuộc vào các điều kiện môi trường hoạt động của nó (các cuộc gọi hỗn hợp, các điều kiện hoạt động…) Các dung lượng của Tổng đài ALCATEL 1000 E10 đưa ra sau đây dựa trên môi trường tham khảo trung bình.
- Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là 250 CAS/S (cuộc thử/s tải kênh B) hay là 100.000BHCA (cuộc thử/giờ).
- Dung lượng đấu nối của ma trận chuyển mạch đến 2048 đường PCM nó cho phép:
+ Xử lý tới 25000 Erlangs
+ Có thể đấu nối 60.000 trung kế
+ Có thể đấu nối cực đại đến 200.000 thuê bao
II. cấu trúc tổng thể của tổng đài Alcatel
1. Cấu trúc chức năng tổng thể
Hệ thống ALCATEL 1000 E10 được lắp đặt tại trung tâm của các mạng viễn thông có liên quan. Nó gồm 3 khối chức năng riêng biệt.
- Phân hệ xâm nhập thuê bao: Để đấu nối thuê bao analog và thuê bao số.
- Phân hệ đấu nối và điều khiển, thực hiện chức năng đấu nối và xử lý gọi.
- Phân hệ vận hành và bão dưỡng, hỗ trợ mọi chức năng cần thiết cho điều hành bảo dưỡng.
Mỗi khối chức năng có phần mềm riêng phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.
(
:jklmnopqr
NT
(
PABX
Mạng báo hiệu số 7
CCITT
phân hệ truy nhập thuê bao
phân hệ truy Đấu nối và
điều khiển
phân hệ vận hành
và
bảo dưỡng
Mạng điện thoại
Mạng bổ
Mạng số
Mạng vận hàng và bảo dưỡng
PABX : Tổng đài nhánh tự động riêng (Tổng đài cơ quan)
NT : Đầu cuối mạng
Hình 21: ALCATEL 1000 E10 và các mạng thông tin
* Các giao tiếp chuẩn của các phân hệ
- Trao đổi thông tin giữa truy nhập thuê bao và phân hệ điều khiển và đấu nối sử dụng báo hiệu số 7CCITT. Các phân hệ được đấu nối bởi các đường ma trận LR1 hoặc các đường PCM.
- Phân hệ điều khiển và đấu nối được nối tới phân hệ vận hành bảo dưỡng thông qua vòng ghép thông tin MIS (Tokenring)
* Cấu trúc chức năng (hay phần mềm)
Phân hệ truy nhập thuê bao
CSNL
CSND
CSED
Ma trận chuyển mạch chính
URM
COM
ET
LR
ETA
PUPE
OM
MQ
GX
MR
TX
TR
PC
Vòng ghép thông
:
PGS
Alarms
TMN
Các trung kế và thiết bị thông báo ghi sẵn
LR
Hình 22: Cấu trúc chức năng của tổ chức điều khiển OCB - 283
2. Bộ cơ sở thời gian (BT)
Khối thời gian cơ sở thực hiện việc phân phối thời gian và đồng bộ cho các đường LR, PCM và cả đồng hồ cho các thiết bị nằm ngoài tổng đài.
Bộ phận phối thời gian được nhân ba.
Để đồng bộ hệ thống với mạng, tổng đài có thể sử dụng đồng hồ của chính nó (BT) hoặc đồng hồ từ bên ngoài.
3. Ma trận chuyển mạch chính
- MCX là ma trận vuông với 1 tầng chuyển mạch thời gian T, nó có cấu trúc hoàn toàn kép, cho phép đấu nối tới 2048 đường mạng (LR) LR là tuyến 32 khe thời gian, mỗi khe 16 bit.
- MCX có thể thực hiện các kiểu đấu nối sau:
+ Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ 1 kênh vào nào với bất kỳ 1 kênh ra nào. Có thể thực hiện đồng thời đấu nối số lượng cuộc nối bằng số lượng kênh ra.
+ Đấu nối bất kỳ 1 kênh vào nào với M kênh ra.
+ Đấu nối N kênh vào tới bất kỳ N kênh ra nào có cùng cấu trúc khung. Chức năng này đề cập tới đấu nối N x 64kb/s.
- MCX do COM điều khiển (COM là bộ điều khiển chuyển mạch ma trận) COM có nhiệm vụ sau:
+ Thiết lập và giải phóng đấu nối: Điều khiển ở đây sử dụng phương pháp điều khiển đầu ra:
+ Phòng vệ đấu nối, bảo đảm đấu nối chính xác.
4. Bộ điều khiển trung kế PCM (URM)
URM cung cấp giao tiếp giữa các PCM bên ngoài và OCB 2983.
Các PCM này có thể đến từ:
- Đơn vị đấu nối thuê bao số ở xa (CSND) hoặc từ bộ tập trung thuê bao xa CSED.
- Từ tổng đài khác, sử dụng báo hiệu kênh kết hợp hoặc báo hiệu số 7
- Từ thiết bị thông báo số ghi sẵn
Trong thực tế URM thực hiện các chức năng sau đây:
+ Biến đổi mãc HDB 3 thành mã nhị phân (biến đổi từ trung kế PCM sang đường mạng LR).
+ Biến đổi mã nhị phân thành HDB 3 (chuyển từ LR sang PCM)
+ Tách và xử lý kênh kết hợp trong TS16 (từ trung kế PCM vào OCB)
+ Chèn báo hiệu kênh kết hợp vào TS16 (OCB ra trung kế PCM)
5. Quản lý thiết bi phụ trợ (ETA)
ETA cung cấp các chức năng sau:
- Tạo âm báo (GT)
- Thu phát tần số (RGF)
GT
E GRF
T
A CCF
CLOCK
Hình 23
- Thoại hội nghị (CCF)
- Đồng hồ cho tổng đài (Clock)
Khối điều khiển giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) và khối quản lý báo hiệu số 7 (PC)
Việc đấu nối cho các kênh báo hiệu 64kb/s tới thiết bị xử lý giao thức báo hiệu số 7 (PUPE) được thiết lập qua tuyến nối bán cố định của ma trận chuyển mạch.
PUPE thực hiện các chức năng sau:
- Xử lý mức 2 kênh báo hiệu
- Tạo tuyến bản tin (1 phần trong mức 3)
PC thực hiện các chức năng sau:
- Quản trị mạng (1 phần của mức3)
- Phòng vệ PUPE
- Các chức năng giám sát khác
6. Bộ xử lý cuộc gọi (MR)
MR thực hiện chức năng thiết lập và ngắt đấu nối cho các cuộc thông tin (thiết lập và giải phóng đấu nối)
MR đưa ra quyết định cần thiết để xử lý các cuộc thông tin với các danh mục về báo hiệu nhận được, sau khi tham khảo số liệu cơ sở của thuê bao trong bộ phiên dịch con số IR. Nếu cần thiết, nó sẽ xử lý cuộc gọi mới, lệnh chuyển mạch thiết lập, ngắt đấu nối, giải phóng thiết bị.
Ngoài ra MR còn thực hiện các chức năng quản trị khác (như điều khiển kiểm tra trung kế).
7. Khối quản lý cơ sở dữ liệu phân tích và cơ sở dữ liệu thuê bao (TR)
- TR đảm nhiệm chức năng quản lý việc phân tích, quản lý cơ sở dữ liệu các nhóm mạch trung kế và thuê bao.
- TR cung cấp cho bộ xử lý gọi (MR) các đặc tính thuê bao và trung kế theo yêu cầu của MR cần thiết để thiết lập và giải toả các cuộc thông tin. TR cũng đảm bảo sự phù hợp giữa các số nhận được với các địa chỉ của các nhóm trung kế hoặc thuê bao (tiền phân tích, phân tích, phiên dịch).
8. Khối tính cước và đo lường lưu thoại (TX)
TX đảm nhiệm chức năng tính cước cho các cuộc thông tin TX chịu trách nhiệm.
- Tính toán số lượng cước cho từng cuộc thông tin.
- Lưu giữ khoản cước phí của mỗi thuê bao được phục vụ bởi trung tâm chuyển mạch (Tổng đài).
- Cung cấp các thông tin cần thiết đưa tới OM để phục vụ cho việc lập hoá đơn chi tiết.
Đồng thời TX thực hiện nhiệm vụ giám sát trung kế và thuê bao.
9. Khối quản lý ma trận chuyển mạch (GX)
Chức năng của GX là xử lý và giám sát chất lượng các đường đấu nối.
- Thiết lập và giải phóng đấu nối từ bộ điều khiển (MR) hoặc từ bộ phân bố bản tin (MQ)
- Nhận biết các tín hiệu lỗi trong đấu nối do bộ điều khiển chuyển mạch ma trận gây ra (COM).
Đồng thời GX thực hiện chức năng giám sát các kết cuối của các thành phần đấu nối. (Các đường xâm nhập LA và các đường nội bộ tới LCX định kỳ hoặc theo yêu cầu từ các đường nhất định.
10. Khối phân khối bản tin (MQ)
MQ đảm nhiệm chức năng phân phối và tạo dạng các bản tin nội bộ nhất định nhưng trước tiên nó thực hiện.
- Giám sát các tuyến nối bán cố định (các tuyến số liệu báo hiệu)
- Chuyển các bản tin giữa các mạch vòng thông tin (chức năng cổng)
11. Mạch vòng thông tin (Token Ring)
Để chuyển thông tin từ trạm này đến trạm kia – Tổng đài ALCATEL 1000 E10 sử dụng từ 1 đến 5 mạch vòng thông tin. Việc chuyển bản tin được thực hiện qua môi trường gọi là mạch vòng thông tin với giao thức riêng biệt, nó được xử lý phù hợp với chuẩn định IEEE 802.5.
- Mạch vòng đơn (Cấu hình rút gọn) được gọi là mạch vòng giữa cá trạm MIS.
- Một mạch vòng MIS để trao đổi giữa các chức năng điều khiển hoặc giữa các chức năng điều khiển và phần mềm vận hạnh bảo duỡng.
- Từ 1 đến 4 mạch vòng xâm nhập trạm MAS để trao đổi giữa các chức năng đấu nối (URM, COM, ETA, PUPE) và các chức năng điều khiển.
12. Chức năng vận hành và bảo dưỡng (OM)
Các chức năng của phân hệ vận hành và bảo dưỡng được thực hiện bằng phần mềm vận hành và bảo dưỡng (OM).
Nó cho phép xâm nhập đến mọi thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống ALCATEL 1000E10 qua các thiết bị đầu cuối là máy tính thuộc phân hệ vận hành và bảo dưỡng như: các bàn điều khiển, môi trường từ tính, đầu cuối thông minh. Các chức năng này có thể phân làm 2 nhóm:
- Vận hành các ứng dụng điện thoại
- Vận hành và bảo dưỡng của hệ thống
Ngoài ra phân hệ vận hành và bảo dưỡng còn thực hiện các chức năng sau:
- Nạp phần mềm và số liệu cho các phân hệ đấu nối điều khiến và cho các đơn vị xâm nhập thuê bao số.
- Cập nhật tin tức về hoá đơn chi tiết.
- Tập trung số liệu cảnh báo từ các trạm điều khiển và đấu nối qua các mạch vòng cảnh báo.
- Phòng vệ tập trung cho toàn bộ hệ thống.
Phân vệ vận hành và bảo dưỡng còn cho phép hội thoại 2 hướng với các mạng vận hành bảo dưỡng, mức vùng hoặc quốc gia (TMN).
13. Cấu trúc phần cứng
Cấu trúc phần cứng của ALCATEL 1000 E10 bao gồm các trạm điều khiển được đấu nối với nhau thông qua các mạch vòng thông tin. Để đảm bảo độ tin cậy khi hoạt động tất cả các trạm đều có cấu trúc kép, vận hành ở chế độ hoạt động/dự phòng. Khi trạm hoạt động có sự cố thì trạm dự phòng sẽ được kích hoạt để trở thành trạm hoạt động. Trạm bị sự cố sẽ được sửa chữa và trở thành trạm dự phòng
Các trung kế
và thiết bị thông
báo số ghi sẵn
SMX
LR
CSNL
SMT (1đến 28) 2
SMA 2 đến 37
STS
1 x 3
1 to 4 MAS
CSND
CSED
SMC 2 to 14)
1 MIS
SMM
1x2
AL
TMN
:
LR
LR
- SMC: Trạm điều khiển chính.
- SMA: Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ.
- SMT: Trạm điều khiển trung kế
- SMX: Trạm điều khiển ma trận.
- SMM: Trạm vận hành bảo dưỡng.
Hình 24
14. Phần mềm (ML)
ML là một tập hợp phần mềm (chương trình + số liệu), nó được đặt trong một trạm đa xử lý (SM). Và mỗi phần mềm thực hiện một chức năng riêng. Phần mềm trên được chia làm 2 nhóm:
Phần mềm chức năng và phần mềm trạm.
+ Phần mềm chức năng là phần mềm sử dụng trong các khối chức năng của hệ thống, nó đảm nhiệm chức năng của các khối đó. Một số phần mềm chức năng sử dụng trong khối chức năng của hệ thống tổng đài ALCATEL 1000 E10 là:
MR: xử lý gọi (thiết lập – giải phóng tuyến nối)
TS: quản trị cơ sở dữ liệu về thuê bao và phiên dịch
TX: tính cước cuộc gọi và đo lượng lưu thoại
MQ: Phân bổ bản tin đến các bộ điều khiển PCM
Các bộ quản trị thiết bị phụ trợ và phân hệ đấu nối…
Các phần mềm chức năng này về mặt vật lý có thể được định vị với độ linh hoạt cao.
Phầm mềm trạm (SM) gồm các bộ phần mềm cố định cho phép trạm đó hoạt động như:
- Phần mềm hệ thống
Thông tin
Khởi tạo
Bảo vệ
15. Dự phòng
* Dự phòng ở mức SM và ML
Dự phòng trong OCB – 283 phụ thuộc trạm SM và phần mềm chức năng ML được trang bị trong trạm.
* Trạm SMC
- MLTX, TR và MQ
2ML được trang bị trong các SMC khác nhau hoạt động theo kiểu phân tải.
- MLMR
Những ML được trang bị trong các SMC khác nhau hoạt động theo kiểu phân tải.
- MLGX
2ML được sử dụng để quản lý và phòng vệ đấu nối.
+ Quản trị đấu nối: 2MLGX hoạt động theo kiểu phân tải.
+ Phòng vệ đấu nối: 1MLGX active trong 1SMC và 1MLGX dự phòng trong 1SMC khác.
- MLPC: 1SMC cung cấp MLPC active còn 1SMC khác các cung cấp MLPC dự phòng MLPC được cập nhật thường xuyên.
-SMC dự phòng: 1SMC có thể được sử dụng làm trạm dự phòng.
* Trạm SMA
- MLPE
Dự phòng theo kiểu n+1 (n SMA với MLPUPE hoạt động với 1SMA với MLPUPE dự phòng).
- MLETA
+ Thiết bị thu phát đã tần (RGF) và mạch thoại hội nghị (CCF) dự phòng theo kiểu n+1 có nghĩa là (n+1) ML được cung cấp trong SMA hoạt động theo kiểu phân tải. 1SMA dự phòng để tránh sự cố khi tổng đài hoạt động kém.
+ GT (bộ tải Tone) có cấu trúc kép hoàn toàn. Bộ tạo Tone được lắp đặt 2SMA đầu tiên, chỉ cần 1 bộ làm việc là đủ cho tổng đài.
* Trạm SMT
- SMT1G
Có cấu trúc kép hoạt động theo kiểu hoạt động/ dự phòng. Trong trường hợp có hư hỏng nặng, SMT1G sẽ yêu cầu chuyển đổi trạng thái.
- SMT2G
Có cấu trúc kép hoạt động theo kiểu hoạt động/dự phòng (100%/0% tải) khi chuyển đổi trạng thái, lưu lượng tải sẽ chuyển sang mặt dự phòng.
* Trạm SMX
Có cấu trúc kép hoàn toàn. Phòng vệ đấu nối được thực hiện theo thuật toán đặc biệt (Phòng vệ đấu nối và phòng vệ SM).
* Trạm SMM
SMM với chức năng OM có cấu trúc kép và hoạt động theo kiểu hoạt động/ dự phòng. SMM có chức năng phòng vệ độc lập cho trạm (khởi tạo lại, xử lý lỗi).
* Dự phòng cho mạch vòng thông tin
Một mạch vòng thông tin có 2 Rings, hoạt động theo kiểu phân tải. Nếu một Ring có sự cố thì lưu lượng sẽ phải giảm.
* Dự phòng nguồn nuôi
Nguồn nuôi phân bổ cho từng trạm SM do 2 bảng nguồn cung cấp cung cấp bảng không có cấu trúc kép như Coupler trạm SM, giao tiếp PCM và SMT được cung cấp bằng các bảng nguồn trang bị theo kiểu n+1.
* Dự phòng phân bổ thời gian cơ sở
Trạm STS được cấu tạo từ 3 bảng tạo dao động. Mỗi bảng tạo dao động gửi tín hiệu thời gian cơ sở đến SMX. Trong SMX có sự lựa chọn để đưa ra tín hiệu thời gian chủ đạo dựa trên 3 tín hiệu thời gian.
16. Cấu trúc phòng vệ
* Nguyên lý
Phân tử cần bảo vệ trong hệ thống là trạm SM và các mạch vòng thông tin
* Nguyên lý làm việc
- Tại mức trạm
+ Tự nhận biết lỗi (có cấu trúc phân cấp)
+ Trạm SM khác giám sát
+ Ngăn chặn lây lan lỗi
+ Nếu bị lỗi nặng thì tự khoá trạm
+ Thông báo lỗi cho các trạm đa xử lý khác
+ Có khả năng cấu hình lại, định vị lại
- Tại mức thông tin: Phòng vệ gồm 3 mức
+ Mức trạm SM: bằng giao thức xâm nhập
+ Mức Ring: bằng thiết bị được cài đặt và các bộ tự thích nghi
+ Mức hệ thống: bằng bộ quản trị Ring
Đối với mọi SM, sử dụng thuật toán đồng nhất gồm:
- Phòng vệ tại chỗ trong từng SM.
+ Nhận biết lỗi
+ Đưa ra bản tin cảnh báo hoặc tự định vị
- Phòng vệ tập trung trong OM
+ Quản trị trạm
+ Giám sát sự hoạt động của SM
+ Định vị (phát bản tin về trạng thái mới của SM)
+ Bảo dưỡng (khởi tạo, đo kiểm phần cứng, cảnh báo)
+ Khởi tạo lại hệ thống
* Quản trị Ring
+ Giám sát hoạt động
+ Định vị
+ Bảo dưỡng
* Quản trị các kết cuối PCM trong SMT2G
+ Quan trắc độ tin cậy trong hoạt động
+ Các cảnh báo kết cuối
+ Xử lý lỗi kết cuối
* Thuật toán đặc biệt trong chức năng dự phòng được sử dụng
+ Phòng vệ đấu nối
+ Quản trị mạng báo hiệu số 7
Các chức năng phòng vệ tập trung
MLOM: Quản trị tập trung
Quản trị trạm
Quản trị Ring
Quản trị kết cuối (SMT2G)
MLPC: Quản trị MT báo hiệu số 7
MLGX: Quản trị đầu nối
Mạch vòng thông tin với chức năng tự phòng vệ
Các chức năng phòng vệ tại chỗ:
+ Tự nhận biết, tự định vị
+ Đưa ra cảnh báo lỗi
Hình 25
Chương II
Trường chuyển mạch trong tổng đài ALCATEL 1000 E10
I. Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX)
1. Vai trò của CCX
CCX thiết bị lập đấu nối giữa các kênh ghép thời gian của các đơn vị đấu nối thuê bao nội hạt (CSNL) và các trạm điều khiển trung kí, các trạm điều khiển thiết bị phụ trợ.
Nói chung: CCX thực hiện cung cấp chức năng sau:
- Đấu nối đơn hướng giữa bất kỳ 1 kênh nào vào (VE) với bất kỳ một kênh ra nào (VS). Số lượng các cuộc nối đồng thời bằng số lượng kênh ra.
- Đấu nối N kênh vào có cùng cấu trúc khung với N kênh ra cuùng cấu trúc khuung. Chức năng này còn gọi là đấu nối N x 64kb/s..
- Đấu nối 2 hướng giữa phía chủ gọi (A) và bị gọi (B) sử dụng 2 cuộc nối đơn hướng.
Ngoài ra CCX bảo đảm:
- Chuyển mạch giữa thiết bị phụ trợ và các kênh tiếng để chuyển các tín hiệu báo hiệu tần số âm thanh.
- Phân bổ đồng thời các tone và các thông số đến các kênh ra chuyển mạch cố định các kênh số lực hoặc các kênh báo hiệu số 7 giữa trung kế và trung kế hoặc giữa trung kế trạm thiết bị phụ trợ.
2.Tổ chức của CCX
Cấu trúc của CCX gồm:
- Ma trận chuyển mạch chủ
+ Chuyển mạch 16 bít trong đó 3 bít dự phòng
+ Chuyển mạch 1 tầng T gồm 2048 x 2048 LR
+ Modul chuyển mạch 64LR.
- Chức năng chọn lựa khuyếch đại nhánh
+ Chọn lựa.
+ Khuyếch đại
+ Giao tiếp với các trạm đấu nối (CSNL, SMT, SMA)
+ Giao tiếp phân bổ thời gian
- Các đường ma trận
+ Tốc độ 4Mbit/S
+ Đấu nối theo Modul gồm 8LR
Tất cả đều có cấu tạo kép
MCXB
MCAX
SAB
SAB
LRB
LRA
LA
LA
SMT
SMA
CSNL
LRA
LRB
LA
LA
SMT
SMA
CSNL
hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX)
Các trạm hoặc CSNL
(Station on CSNL)
Ma trận chuyển mạch chủ
(Host switching Matrix)
Các trạm hoặc CSNL
Hình 26: Tổ chức các CCX
3. Hoạt động của CCX
- Các đấu nối thực hiện ở cả 2 nhánh
- Lựa chọn nhánh hoạt động cho khe thời gian (TS) được thực hiện bằng cách so sánh các khe thời gian ra của mối nhánh
- 3 bít điều khiển cho phép các chức năng sau đối với mối nhanh
+ Mang bít chắn lẻ của khe thời gian từ SAB vào đến SAB ra
+ Thiết lập, chọn lựa nhánh hoạt động
+ Đo lường chất lượng của việc truyền dẫn theo lệnh
+ Quản lý đấu nối theo lệnh
- Việc giám sát được thực hiện bằng chức năng phần mềm quản lý đấu nối (GX)
- 5 bít thêm vào được giành cho sử dụng ngoài
(VD: Báo hiệu trên các đường riêng…)
II. Chọn lựa và khuyếch đại chọn lựa nhánh (SAB)
1. Giới thiệu
SAB được lắp đặt trong các ngăn máy của các đơn vị đấu nối - để đấu nối với hệ thống ma trận chuyển mạch. Các đơn vị này trong OCB gồm các trạm CSNL, SMA, SMT, có tên gọi là các đơn vị đấu nối UR.
Chức năng chính của SAB là giao tiếp giữa UR với 2 phía của ma trận chuyển mạch chính A và B.
SAB thu và phát các đường xâm nhập LA từ các UR tới và tạo các đường LR (Lra cho ma trận chuyển mạch chính phía A, LRb cho ma trận chuyển mạch phía B) SAB thực hiện và xử lý các chức năng sau:
1. Khuyếch đại các đường ma trận trên hướng phát và thu.
2. Thích ứng 8bít/16 bít
3. Xử lý 3 bít điều khiển
4. Chọn lựa phía chuyển mạch
5. Giao tiếp phân bố thời gian giữa các UR và ma trận chuyển mạch chính.
6. Giao tiếp đường xâm nhập trên hướng phát và thu. Tính modul hoạt hoá thiết bị cho chức năng này có dạng:
- 16LR đối với SMT 2G và CSN
LAS
+DISP
LAS
+DISP
M
C
X
A
M
C
X
A
CAL
CAL
LREA
LREA
SAB B
LRS
LRS
Bên thu
LRE
Trạm 2
Trạm 1
Bên phát
LAE
P/R
LAE
SAB A
SAB B
: Tính toán chẵn lẻ
: Kiểm tra chẵn lẻ
l
: So sánh từng bit
- 8 LR đối với SMT 1G và SMA
Hình 27: Lựa chọn và khuyếch đại của SAB
POLAR
ICTSH/ACHI
LRE A
STD
LRE A
STD
CID B
SAB B
CID A
SAB A
LAE
LAE
ICTSH/ACHI
SMA đ MCX
MCX đSMA
DISPO
DT (a)
LAS (a)
DISPO
DT (b)
LAS (b)
I CID (A)
SAB A
DT (A)
LRS A
I CID (B)
LRS (A)
DT B
LRE A
SDT
ICID B
CID A
LAE
LAE
SMT1G đến MCX
1
ICMOD 0
LOGURO
ICCLA
1
ICMOD 0
LOGURO
SMT2G đến MCX
I
C
T
R
Q
ICI DS A
8
LREA
STD
ICI DS B
8
LREA
STA
16 LAE
16 LAE
4 LAE
4 LAE
4 LAE
LRE
A
SDT
8
LREA
STD
8
LREA
STA
ơ
Hình 29
* Đơn vị trung nhập thuê bao số nội hạt
0
TCBTL (A)
15
0
TCBTL (B)
15
TMQR
0
TMQR
1
LRE (0)
LRE (1)
P/R
16LRE (A)
STD
16LRE (A)
STD
MCX đến CSNL
TCILR
1
15
TMQR
0
LRS (0)
TMQR
1
LRS (1)
TCBTL (A)
TCBTL (b)
DT
16LRS (A)
DT
16LRS (B)
ALARM (TPCS)
27DT (DSBTá D4M)
ALARM (TPCS)
LAS (A)
+ Disps (A)
LAS (B)
+ Disps (B)
Hình 30
- Mỗi bảng TCBTL điều khiển 16 đường mạng đi từ phía của ma trận chuyển mạch trận chuyển mạch chính (MCX)
Ma trận chuyện mạch chính MCX gồm 2 phía A và B (gọi mặt A và mặt B). Về phần cứng nó được tạo thành từ các trạm điều khiển đấu nối SMX.
Mỗi phía MCX gồm từ 1 đến 8 trạm điều khiển đấu nối SMX.
Mỗi SMX nhận tín hiệu cơ sở thời gian ((8MHZ) và đồng bộ khung).
Phân bổ bội 3 từ STS đến theo phương thức chọn lựa chính, phân bổ tin tức đến tổng đài và các giao tiếp đường mạng (ILR). Mỗi trạm điều khiển ma trận điều khiển 256 đường mạng vào và 256 đường mạng ra bên trong các giao tiếp đường mạng (LR) của nó. Các đường LCXE với những con số đồng nhất được ghép vào cùng vị trí của mọi SMX. Mỗi ma trận chuyển mạch theo thời gian có khả năng điều khiển và chuyển mạch bất kỳ 1 khe thời gian nào từ 2048 đường ma trận vào với bất kỳ khe thời gian nào của 256 đường ma trận ra.
Trang thiết bị kiểu modul với:
- 64 đường ma trận cho chuyển mạch thời gian
- 16 đường ma trận cho giao tiếp đường mạng
1 MAT
2 2048
3 x
4 256
5
6 0
7
8
256LR
E
ILR
0
255
256LRS
ILR
SMX1
0
255
Coup
MAT
CMP
BSM
M
A
S
1 MAT
2 2048
3 x
4 256
5
6 0
7
8
256LR
E
ILR
256
511
256LRS
ILR
SMX1
0
255
Coup
MAT
CMP
BSM
M
A
S
1 MAT
2 2048
3 x
4 256
5
6 0
7
8
256LR
E
ILR
256
511
256LRS
ILR
SMX1
0
255
Coup
MAT
CMP
BSM
M
A
S
256LR
E
ILR
1792
2047
Hình 31: Cấu trúc một phía của ma trận chuyển
3. SMX (trạm điều khiển ma trận)
- 1 Coupler chính CMP để thông tin 2 chiều với MAS và thực hiện chức năng là bộ xử lý cho phần mềm chức năng điều khiển ma trận chuyển mạch MLCOM
- 1 Coupler nối với ma trận chuyển mạch thời gian
- Các giao tiếp đường ma trận (ILR) cho cực đại 256 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra.
- Một ma trận chuyển mạch thời gian có dung lượng cực đại là 2048 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra.
Ma trận phân thời
gian 2048 LRE
(MAX) 256
LRS (MAX)
Bộ nối ma trận
Bộ nối ghép chính (CMP)
MAS
Giao tiếp đường ma trận (ILR)
256 LRS
Giao tiếp đường ma trận (ILR)
256 LRE
256 LRXE
Tới SMX khác
Lên tới 1792 LCXE
(Tới từ SMX khác)
Hình 32: tổ chức của SMX
4. Phân giao tiếp lệnh
Vai trò của phần này là:
- Nhận qua MAS các lệnh do các trạm SMC chuyển mạch tới
- Viết và đọc các bộ nhớ lệnh ma trận đấu nối
- Điều khiển xử lý
- Phát các đáp ứng đến các trạm SMC
- Giao tiếp với STS tuân theo thủ tục chọn lựa “chính” từ các đồng hồ được phân bổ bội 3 từ STS đến tổng đài.
Bộ xử lý và chức năng kết nối (Coupling) đến MAS giống như bộ xử lý có trong hạn SMC. Có 3 kiểu bảng mạch in.
- Coupler chính CMP: ACAJA, ACAIB
- Coupler ma trận: RCMP
5. Phân giao tiếp đường ma trận
- Thực hiện các chức năng sau:
- Giao tiếp các đường ma trận đi đến hoặc đi từ thiết bị chọn lực nhanh SAB
+ Phân bổ các đường ma trận này trong 1 dạng phù hợp với các ma trận trên các phân tử ma trận của tất cả các trạm chuyển mạch khách của nhánh.
+ Phát các tối tứ nhận được từ ma trận của trạm chuyển mạch có liên quan đến SAB trên các đường ma trận ra.
- Xử lý các bít kết quả kiểm tra từ các bộ khuyếch đại UR đến
- Hoạt hoá đo kiềm theo yêu cầu cho đấu nối và truyền dẫn.
- Phân bổ các đường đồng hồ đến UR
- Trang thiết bị theo kiểu modul: 16 đường ma trận
+ Một bảng RCID thực hiện chức năng giao tiếp đường ma trận cho 16 đường ma trận vào và 16 đường ma trận ra.
6. Ma trận đấu nối có chức năng là chuyển mạch bất kỳ một kênh vào nào với bất kỳ một kênh ra nào
Hoạt động trên cơ sở sử dụng phương thức truy nhập bộ nhớ một cách ngẫu nhiên
- Kiểu bộ nhớ đệm: Bộ nhớ này cho phép lưu các mẫu có liên quan đến hai khung và vị trí lưu sẽ theo thứ tự như thứ tự khung và khe thời gian trong khung
- Việc đọc ra được thực hiện dưới sự điều khiển của bộ điều khiển. Đọc/Ghi được thực tại từng khung (còn gọi là đọc/ghi chuyển mạch từng khung)
- Kiểu bộ nhớ điều khiển: Địa chỉ Vej được lưu trong từng địa chỉ của bộ nhớ này và đó là địa chỉ VEi. Bộ nhớ này được thực hiện dưới sự điều khiển của các đơn vị điều khiển. Nó được đọc ra tại thời điểm của cơ sở thời gian.
Chức năng của ma trận đấu nối là chuyển mạch bất kỳ 1 kênh vào nào với bất kỳ 1 kênh ra nào.
Hoạt động trên cơ sở sử dụng phương thức xâm nhập bộ nhớ một cách đối ngấu – Kiểu bộ nhớ đơn: Bộ nhớ này cho phép lưu các mẫu có liên quan đến 2 khung và vị trí lưu sẽ theo thứ tự giống thứ tự khung và các khe thời gian trong khung.
- Việc đọc ra được thực hiện dưới sự điều khiển của bộ nhớ điều khiển đọc viết được thực hiện tại từng khung.
- Kiểu bộ nhớ điều khiển: Địa chỉ VEJ liên quan đến VEJ đấu nối Vsi được lưu trong từng địa chỉ của bộ nhớ này đó là địa chỉ của Vsi.
Ma trận có du lượng cực đại 2048 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra, tạo thành từ 2 Moclule 1024 LRE x 256 LRS.
Phù hợp với từng Module của ma trận thành phần (64 x 64 LR) đường ma trận chuyển mạch theo thời gian của SMX, dung lượng cực đại 2048 đường ma trận vào và 256 đường ma trận ra. Thời gian TB 125 Ms.
BASC
BLOCK
1.1
2.1
3.1
4.1
1.2
2.2
3.2
4.2
1.3.2
2.32
3.32
4.32
64
64
64
64
64
64
64
256
LRS
Hình 33: Một ma trận chuyển mạch thời gian 2048 LRE x 256 LRS
7. Bảng ma trận RCMT
Bảng mạch in này gồm 4 ma trận vuông 64 x 64
Nó được cấu thành từ 2 bảng đấu xen kẽ
Xâm nhập vào bảng này với tốc độ 4 Mb/s
Hoạt động nối với tốc độ 16 MHZ
Việc đấu xen thực hiện tại phía trong của bản mạch in.
RCMP
RCMTi
RCMTi + 1
64 LCSM
64 LCSM
RCSM0
RCSM1
64 LCSM
64 LCSM
RCSM2
RCSM3
64 LCXE
RCID
64 LXS
64 LXE
64 LCXE
RCID
RCMT 0
64x64
2
64x64
4
64x64
3
64x64
1
LXS
LXE
16
16
16
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
LCSM0
LCSM1
LCSM2
LCSM3
LCSM4
LCSM5
LCSM6
LCSM7
Hình 34
Hình 35
RCMT0
64x64
2B
64x64
4D
64x64
3C
64x64
1A
LXS
LXE
16
16
16
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
16
16
16
16
LXE
LCSM0
LCSM1
LCSM2
LCSM3
LCSM4
LCSM5
LCSM6
LCSM7
RCSM0
RCSM1
16
RCMT1
64x64
2B
64x64
4D
64x64
3C
64x64
1A
16
16
16
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
16
16
16
16
LCSM0
LCSM1
LCSM2
LCSM3
LCSM4
LCSM5
LCSM6
LCSM7
RCSM2
RCSM1
16
RCMT1
64x64
2B
64x64
4D
64x64
3C
64x64
1A
LCXE (64-127)
16
16
16
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
16
16
16
16
LXE
LCSM8
LCSM9
LCSM10
CSM11
LCSM12
LCSM13
LCSM14
LCSM15
RCSM3
RCSM3
16
LXS
LXE
LXE
Lcxe (0 - 63)
Lcxe (128 - 191)
LXS
RCMT3
64x64
2B
64x64
4D
64x64
3C
64x64
1A
16
16
16
16
16
16
16
L64 LCSM, RCSM1
16
16
16
16
LXE
LCSM8
LCSM9
LCSM10
CSM11
LCSM12
LCSM13
LCSM14
LCSM15
RCSM3
RCSM3
16
LXS
LXE
LXE
LCXE (192-256)
Hình 36
8. Phòng vệ đấu nối
* Thuật toán phòng vệ đấu nối
Hệ thống đấu nối trong OCB 283 có cấu trúc kép, sử dụng hai phía đồng nhất.
Các đấu nối được thực hiện tại cả hai phía một cách đồng thời
Cấu trúc này được cung cấp đến cả UR
Các đấu này được theo dõi, quản lý để biết sự cố có thể xảy ra trong từng phía. Nếu một phía chuyển mạch bị sự cố hoặc hỏng hoàn toàn thì lưu lượng cũng không bị giảm.
Ma trận chuyển mạch chủ xử lý các khe thời gian 16 bít
- 8 bít cho kênh tiếng
- 3 bít sử dụng cho phòng vệ đấu nối (các bít thứ 13 đến 15 của các khe thời gian của LRE và LRS)
- 5 bít chưa sử dụng.
* Kiểm tra đấu nối
+ Kiểm tra cố định
- Dựa vào việc so sánh cố định các số liệu vào va ra từ hai phía chuyển mạch. Mặt khác còn dựa vào bít chẵn lẻ để kiểm tra từng kênh một.
- Mục đích của các kiểm tra là đưa ra các thông tin về các sai lỗi, các trạng thái không bình thường trong hoạt động một cách nhanh nhất. Các thông tin này sẽ được đưa vào xử lý điều khiển quá trình chọn lựa tự động trên nhánh được chính xác, bảo đảm cho hệ thống vận hành hiệu quả.
+ Kiểm tra theo yêu cầu
- Mục đích của kiểm tra này là nhận biết lỗi trong đấu nối và còn phát hiện sai lỗi mà mã kiểm tra chẵn lẻ không phát hiện được.
Các kiểm tra này thường được hoạt hoá để hoàn thành một cách trọn vẹn các kiểm tra cố định và nó chỉ đề cập đến một số lượng hữu hạn kênh đồng thời.
* Kiểm tra đấu nối gián tiếp
SAB a2
SAB
Kênh i
ORIGINE
MCX
RCMT
RCSM
LRE a1
RCID a1
RCID a2
LRE a2
SAB
Kênh j
DESTINATION
LAS 0
LRS b
LRE a1
SAB b2
RCMT
RCSM
LRE b1
RCID b1
RCID b2
LRE b2
LAS a
LRS b
LRE b1
LRE a2
LRE b2
LAE
Hình 37
* Kiểm tra cố định
- SAB a1 và SAB b1 gửi các số liệu mã kiểm tra chẵn lẻ với LRE a1 và LRE b1
- SAB a1 và SAB b2 nhận các số liệu, kiểm tra mã kiểm tra chẵn lẻ và so sánh theo từng bít và gửi kết quả so sánh tới LRE a2 và LRE b2
- RCID a2 và RCID b2 nhận biết kết quả so sánh và lưu giữ chúng. Việc điều chỉnh lại thông tin này chỉ thực hiện được bởi các bộ xử lý lệnh.
+ Kiểu điều khiển theo yêu cầu
- Bảng RCID a1 và RCID b1 gửi một khung đồng bộ, một đa khung (trường đấu nối và lệnh) và một đa khung điều khiển CRC
- SAB a1 và SAB b1 nhận các đa khung đồng bộ và chuyển mạch tới đa khung làm việc. Nó gửi tới LRE a1 và LRE b1 một đa khung, một bản sao các trương đấu nối và một trường tin tức, một đa khung điều khiển CRC.
- Bảng RCID a1 và RCID b1 nhận số liệu, tìm kiếm đa khung đồng bộ, chiết ra các đường đấu nối và số liệu, và kiểm tra CRC. Các số liệu này sẽ được chuyển đổi từ nối tiếp thành song song
- Cuộc thông tin của các số liệu này được các bảng RCMT, RCSM giải phóng
- Bảng RCID a2 và RCID b2 thay đổi các số liệu từ song song về nối tiếp và gửi chúng qua LRS a2 và LRS b2
- Các bảng SAB a2 và SAB b2 nhận số liệu, nhận biết khung đồng bộ, chiết các trường đấu nối và lệnh, kiểm tra CRCSAB gửi trở lại qua LRE a2 và LRE b2 đa khung đồng bộ, một bản sao trường đấu nối, một trường tin tức và một trường CRC.
- Bảng RCID a1 và RCID b1 nhận số liệu, nhận biết đồng bộ đa khung, chiết ra đường đấu nối và tin tức kiểm tra CRC.
- Giá trị tham khảo đấu vòng của SAB và trường chuyền số liệu của SAB a2 và SAB b2 chứa kết quả lỗi chẵn lẻ và CRC cho phép xác định được lỗi trong từng nhanh sau khi so sánh
Thuật ngữ viết tắt
AT
:
Bộ tự thích nghi đầu cuối
BORSCHT
:
Chức năng giao tiếp đường thuê bao 2 dây/ 4 dây
BHCA
:
Cuộc thử giờ bận
BSM
:
Bus giữa các bộ vi xử lý
BT
:
Cơ sở thời gian
CSA
:
Báo hiệu kênh riêng
CCF
:
Mạch hội nghị
CCX
:
Hệ thống ma trận chuyển mạch
CM
:
Bộ nhớ điều khiển
CMP
:
Coupler mạch vòng chính
CMS
:
Coupler mạch vòng phụ
COM
:
Phần mềm chức năng MLCOM
CSED
:
Bộ tập trung thuê bao xa
CSND
:
Đơn vị đấu nối thuê bao số ở xa
CSNL
:
Đơn vị đấu nối thuê bao số nội hạt
DMUX
:
Thiết bị tách kênh
ET
:
Kết cuối tổng đài
ETA
:
Phần mềm chức năng MLETA
FDM
:
Ghép kênh theo tần số
GX
:
Phần mềm chức năng MLGX
GLR
:
Nhóm đường mạng
GT
:
Bộ tạo tone
HDB3
:
Mã tam cực mật độ cao
HDLC
:
Khối điều khiển đường số liệu mức cao
ILR
:
Giao tiếp đường ma trận
ICDN
:
Mang số dịch vụ đa tích hợp
ISUP
:
Đối tượng người sử dụng ISDN
LR
:
Đường ma trận
LRE
:
Đường ma trận vào
LRS
:
Đường ma trận ra
LSB
:
MAL
:
Mạch vòng cảnh báo
MAS
:
Mạch vòng xâm nhập trạm điều khiển chính
MC
:
Bộ nhớ chung
MCX
:
Ma trận chuyển mạch mạch chính
ML
:
Phần mềm chức năng
MLCC
:
Phần mềm điều khiển thông tin
MLCOM
:
Phần mềm quản trị thông tin
MLETA
:
Phần mềm quản trị thiết bị phụ trợ
MLMR
:
Phần mềm xử lý gọi
MLMQ
:
Phần mềm quản trị phân bổ bản tin
MLGS
:
Phần mềm quản trị dịch vụ
MLGX
:
Phần mềm quản trị đấu nối
MLPIPE
:
Phần mềm quản trị giao thức CCS7
MLSM
:
Phầm mềm trạm
MR
:
Xem MLMR
MSB
:
MTP
:
Phần mềm chuyển bản tin (trong CCS7)
MUX
:
Thiết bị ghép kênh
MQ
:
Xem MLMQ
NT
:
Kết cối mạng
OM
:
Phần mềm khai thác bảo dưỡng
OCB-283
:
Hệ thống xử lý A8300
PAM
:
Điều chế biên độ xung
PABX
:
Tổng đài tự động nhận công
PC
:
Xem MLPC
PCM
:
Điều chế xung mã
PUPE
:
Xem MLPUPE
RAM
:
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
RWSR
:
Ghi điều khiển /đọc tuần tự
SAB
:
Chọn lựa và khuyếch đại nhánh
SMA
:
Trạm điều khiển thiết bị phụ trợ
SMC
:
Trạm điều khiển chính
SMM
:
Trạm bảo dưỡng
SMT
:
Trạm điều khiển trung kế
SMX
:
Trạm điểu khiển ma trận
SM
:
Trạm điều khiển
S/P
:
Chuyển đổi nối tiếp/song song
SPC
:
Điều khiển theo chương trình ghi sẵn
SS7
:
Báo hiệu kênh chung số 7
SSP
:
Điểm chuyển mạch báo hiệu
STS
:
Trạm đồng bộ và cơ sở thời gian
TDM
Ghép kênh phân chia theo thời gian
TMN
:
Mạng quản lý viễn thông
TR
:
Xem MLTR
TUP
:
Phần ứng dụng điện thoại
TX
:
Xem MLTX
UR
:
Đơn vị đấu nối
URM
:
Xem MLURM
UTC
:
ARCHIVE báo hiệu số 7
Mục lục
Phần I
Kỹ thuật chuyển mạch số
Chương I. Kỹ thuật điều chế xung mã PCM 3
1. Giới thiệu 3
2. Nguyên lý PCM 3
3. Lấy mẫu 4
4. Lượng tử hoá (Quanlization) 6
5. Mã hoá 8
6. Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM): (Time Division Multiplexing) 11
7. Nhóm ghép khênh cơ sở PCM 13
Chương II: Kỹ thuật chuyển mạch số 15
I. Giới thiệu về tổng đài số 15
I. Đặc điểm chuyển mạch số 16
II. Nguyên lý chuyển mạch số 16
1. Trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số T (Time Switch): 18
2. Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số (S) 22
3. Trường chuyển mạch kết hợp 26
5. Cấu trúc module và phát triển dung lượng 32
6. Đồng bộ trong chuyển mạch số: 33
7. Điều khiển và phòng vệ trường chuyển mạch: 37
Phần II
Khái quát về tổng đài Alcate 1000E10
ChươngI: Giới thiệu chung về tổng đài ALCATEL 1000 E10 39
I. Vai trò vị trí 39
1. Vị trí 39
Hình 18 Vị trí Alcatel 1000 E10 trong mạng thoại 40
2. Các giao tiếp ngoại vi 42
3. Các dịch vụ được cung cấp 42
4. Các thông số kỹ thuật 46
II. Cấu trúc tổng thể của tổng đài Alcatel 46
1. Cấu trúc chức năng tổng thể 46
2. Bộ cơ sở thời gian (BT) 48
3. Ma trận chuyển mạch chính 49
4. Bộ điều khiển trung kế PCM (URM) 49
5. Quản lý thiết bị phụ trợ (ETA) 49
6. Bộ xử lý cuộc gọi (MR) 50
7. Khối quản lý cơ sở dữ liệu phân tích và cơ sở dữ liệu thuê bao (TR) 51
8. Khối tính cước và đo lượng lưu thoại (TX) 51
9. Khối quản lý ma trận chuyển mạch (GX) 51
10. Khối phân phối bản tin (MQ) 52
11. Mạch vòng thông tin (Token Ring) 52
12. Chức năng vận hành và bảo dưỡng (OM) 52
13. Cấu trúc phần cứng 53
14. Phần mềm (ML) 54
15. Dự phòng 54
16. Cấu trúc phòng vệ 56
Chương II: Trường chuyển mạch trong tổng đài Acaltel 1000E10 59
I. Hệ thống ma trận chuyển mạch (CCX) 59
1. Vai trò của CCX 59
2. Tổ chức của CCX 59
3. Hoạt động của CCX 61
II. Chọn lựa và khuyếch đại chọn lựa nhánh (SAB) 61
1. Giới thiệu 61
3. SMX (Trạm điều khiển ma trận) 66
4. Phân giao tiếp lệnh 67
5. Phần giao tiếp đường ma trận 67
6. Ma trận đấu nối có chức năng là chuyển mạch bất kỳ một kênh nào với bất kỳ một kênh ra nào 68
7. Bảng ma trận RCMT 69
8. Phòng vệ đấu nối 71
Thuật ngữ viết tắt 75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ChM soTD alcatel80.doc