Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và các nước láng giềng nói riêng đã và đang thực hiện quá trình hội nhập kinh tế, mở của kinh kinh với bên ngoài trên thế giới để nhằm tăng cường phát triển kinh tế trong nước. Nước CHDCND Lào cũng là một nước đang thực hiện việc hội nhập và mở cưa kinh tế (ước tính là cuối năm 2008 này Lào sẽ vào WTO ). Muốn được nhưng vậy cần phải phát triển thương mại trong nước cho thật tốt thay vì việc đuổi theo các nước đã phát triển, phải phát hiện những vấn đề còn tồn tại và và xây dựng biện pháp khác phục nhưng tồn tại đó, khai thác và phát triển những thế mạnh của mình để nâng cao hiệu quả việc hội nhập.
Theo nghị định của Đại hội Đảng lần thứ VIII của nước CHDCND Lào đã quy định là nước CHDCND Lào sẽ tăng cường vấn đề xoá đói giảm nghèo, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người phải đạt 800 USD/người, xây dựng đất nước để đạt được nước công nghiệp hoá hiện đại hoá trong năm 2020 . Vậy Thương mại...
84 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay các nước trên thế giới nói chung và các nước láng giềng nói riêng đã và đang thực hiện quá trình hội nhập kinh tế, mở của kinh kinh với bên ngoài trên thế giới để nhằm tăng cường phát triển kinh tế trong nước. Nước CHDCND Lào cũng là một nước đang thực hiện việc hội nhập và mở cưa kinh tế (ước tính là cuối năm 2008 này Lào sẽ vào WTO ). Muốn được nhưng vậy cần phải phát triển thương mại trong nước cho thật tốt thay vì việc đuổi theo các nước đã phát triển, phải phát hiện những vấn đề còn tồn tại và và xây dựng biện pháp khác phục nhưng tồn tại đó, khai thác và phát triển những thế mạnh của mình để nâng cao hiệu quả việc hội nhập.
Theo nghị định của Đại hội Đảng lần thứ VIII của nước CHDCND Lào đã quy định là nước CHDCND Lào sẽ tăng cường vấn đề xoá đói giảm nghèo, đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người phải đạt 800 USD/người, xây dựng đất nước để đạt được nước công nghiệp hoá hiện đại hoá trong năm 2020 . Vậy Thương mại là rất quan trọng trong việc góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Cho nên việc thực hiện tốt chiến lược phát triển thương mại sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội…
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
* Làm rõ các cơ sở lý luận, phương pháp luận về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Lào trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
* Phân tích , đánh giá thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của Lào trong giai đoạn 2001 - 2007.
* Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của nước CHDCND Lào trong giai đoạn 2008-2010
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng: Nghiên cứu tình hình thực hiện chiến lược thương mại của nước CHDCND Lào
* Phạm vi
- Theo thời gian : Nghiên cứu thương mại của nước CHDCND Lào từ năm 2001 đến nay và nghiên cứu chiến lược thương mại từ nay đến năm 2010
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ được nghiên cứu theo phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp chuyên gia, điều tra phân tích thông tin…
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Về mặt lý luận: Tiếp cận khảo cứu và trình bày những vấn đề lý luận về phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích và đưa ra những đánh giá tổng hợp về hiện trạng của hoạt động thương mại của CHDCND Lào.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển thương mại của Lào từ nay đến 2010.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Gồm có 3 chương
Chương I: Chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phân tích tình hình thực hiện chiến lược.
Chương II: Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001 - 2007
Chương III: Giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào giai đoạn 2008 đến 2010
CHƯƠNG I
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
Khái quát về chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.1 Quan niệm về chiến lược phát triển thương mại.
Khái niệm chiến lược được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cả tầm vĩ mô và tầm vi mô: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển dân số, chiến lược phát triển khoa học công nghệ, chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm, chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược kinh doanh, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, chiến lược Marketing…
- Alfred Chandler (thuộc Đại học Harvard) cho rằng: Chiến lược phát triển bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, một ngành, một lĩnh vực nhất định đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bố các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định. Đây là một khái niệm được dùng phổ biến nhất hiện nay.
- Theo ông James. B. Quin (thuộc Đại học Dartmouth) : Chiến lược là một dạng thức hoạc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
- Theo quan niểm của Alain Thretart thì chiến lược được xem như một nghệ thuật mà người ta dùng để chống lại cạnh tranh giành thắng lợi, một nghệ thuật tạo lập các lợi thế cạnh tranh.
- A.C.Martinet quan niệm rằng : Chiến lược là nhằm phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đặt những hành động chính xác để đạt tới mục tiêu.
- D.Bizzell và nhóm tác giả cho rằng: Chiến lược như là kế hoạch tổng quát dẫn dắt và hướng một tổ chức, một doanh nghiệp, một ngành, một lĩnh vực đi đến mục tiêu mong muốn. Nó là cơ sở cho việc định ra các chính sách và các thủ pháp tác nghiệp.
- M.Porter cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ.
- Trong giáo trình nổi tiếng của Willam.J.Glueck (Búiness Policy and Stratergic Management- New York: Mc Graw- Hill, 1980) thì chiến lược được coi như một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu căn bản của một tổ chức được thực hiện.
- Giao trình Quản trịdoanh nghiệp thương mại do PGS.TS. NGUYỄN THỪA LỘC chủ biên: “Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra”
Tuy có nhều quan điểm khác nhau về chiến lược, nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở những đặc điểm và nội dung của chiến lược nói chung. Đó là định hướng hoạt động cho một ngành, một lĩnh vực nào đó trong thời kỳ dài hạn, với hệ thống các chương trình mục tiêu và hệ thống các giải pháp chiến lược, nhằm huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Từ những tư tương trên, chung ta có thể rút ra được quan điểm về chiến lược như sau:
Chiến lược phát triển của một ngành, một lĩnh vực nhất định được hiểu là kết quả của một quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, nhằm hoạch định hướng đi, nhằm phát triển của ngành của lĩnh vực trong một khoảng thời gian khá dài, với mục tiêu, giải pháp chiến lược và các phương án cần đạt tới cũng như các điều kiện cần thiết để có thể tổ chức thực hiện được các phương án hiệu quả nhất trong điều kiện hiện nay cũng như tương lai.
Giữa chiến lược phát triển với kế hoạch và chính sách phát triển có sự khác nhau cần phân biệt:
Môt là: Chién lược được phát triển biểu hiện tầm nhìn dài hạn về quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp. Chiến lược định hướng cho kế hoạch.
Hai là: Đứng về mặt thời gian, chiến lược phát triển phải đi trước một bước so với kế hoạch, chiến lược là cơ sở cho kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Kế hoạch được xây dựng và tổ chức thực hiện trên cơ sở các mục tiêu của chiến lược.
Ba là: So với chính sách thì chiến lược phát triển có phạm vi rộng hơn, chính sách là một công cụ để thực hiện chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu của chiến lược phát triển.
Chiến lược phát triển có những đặc trưng sau đây cần phải tính đến trong quá trình xây dựng:
- Chiến lược phát triển không phải là một bản thuyết trình chung chung, mà nó được thể hiện bằng những quan điểm mục tiêu phát triển cụ thể và giải pháp mang tính chiến lược.
- Chiến lược phát triển phải bảo đảm các nguyên tắc: định hướng, lựa chọn, khoa học và thực tiễn.
- Chiến lược phát triển không vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để đạt được mục tiêu mà chỉ ra hướng phát triển của ngành, của đơn vị với những giải pháp chiến lược cho một khoảng thời gian dài hoặc tương đối dài (thường là 10 năm trở lên).
1.1.2 Hệ thống chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
Là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển thương mại mang đầy đủ những đặc tính chung của một chiến lược như: tính định hướng, tính lựa chọn, tính khoa học và tính thực tiễn. Song hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, chiến lược phát triển thương mại trước hết là chiến lược cấp ngành, định hướng cho sự phát triển của thương mại.
Thương mại hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường, đó là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Thương mại ra đời do sự phân công lao động xã hội và gắn liền với quá trình tái sản xuất xã hội. Ngành thương mại là ngành độc lập có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thương mại có những chức năng nhiệm vụ như sau: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nước với nước ngoài, tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông, thực hiện giá trị của hàng hoá - dịch vụ, đồng thời đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống. Do đó chiến lược phát triển thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá - dịch vụ của một quốc gia trong một khoảng thời gian tương đối dài. Để có hướng đi và bước đi thích hợp cho sự phát triển của thương mại, thì bất kể trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân hay phạm vi một doanh nghiệp, chiến lược phát triển thương mại cũng phải thể hiện được các mục tiêu của mình. Bên cạnh hệ thống mục tiêu phải có, thì điều quan trọng hơn của chiến lược chính là các giải pháp, biện pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển. Qua những phân tích trên cho thấy rõ bản chất của chiến lược phát triển thương mại:
Chiến lược phát triển thương mại là định hướng cho sự phát triển của thương mại trong một thời kỳ dài hoặc tương đối dài với các quan điẻm, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhằm đẩy mạnh phát triển thương mại với nhịp độ ngày càng cao.
Theo quy mô và phạm vi hoạt động thương mại khác nhau, hình thành các loại chiến lược phát triển thương mại khác nhau trong nền kinh tế quốc dân như:
- Chiến lược phát triển thương mại chung cả nước.
Chiến lược này do Bộ Thương Mại xây dựng và do Chính phủ phê duyệt, thể hiện những quan điểm phát triển chung của các ngành thương mại, những mục tiêu tổng quát và các giải pháp chiến lược ở các cấp vĩ mô. Chiến lược phát triển chung ở tầm quốc gia bao gồm chiến lược phát triển thương mại nội địa và chiến lược phát triển xuất nhập khẩu.
- Chiến lược phát triển thương mại vùng lãnh thổ.
Đây là bộ phận rất quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ do Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ Thương mại và các địa phương thuộc vùng lãnh thổ phối hợp nghiên cứu xây dựng. Chiến lược này dựa vào định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ và chiến lược phát triển thương mại của cả nước trên cơ sở khai thác những lợi thế của vùng để xây dựng.
- chiến lược phát triển thương mại của tỉnh, thành phố.
Chiến lược phát triển của Tỉnh, Thành phố là do Sở Thương mại của Tỉnh, Thành phố đó nghiên cứu, xây dựng và được chủ tịch Tỉnh phê duyệt. Chiến lược này là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố.
- Chiến lược phát triển thương mại của doanh nghiệp.
Chiến lược này do chính doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện. Nó xác định rõ mục đích, hướng đi của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng bao gồm các giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò và những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.1 Vai trò của chiến lược phát triển thương mại.
A: Vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân:
Thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập:
- Tạo điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy hoạt động sản xuất của vùng lãnh thổ.
Hoạt động thương mại cung cấp dịch vụ và các yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo cho các quá trình sản xuất và tái sản xuất có thể diễn ra thường xuyên, liên tục. Như việc cung cấp vật tư, phân bón, giống cho sản xuất nông – lâm nghiệp hoặc nguyên liệu, phương tiện và thiết bị công nghệ - kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng lãnh thổ.
Đảm bảo đầu ra của sản xuất kinh doanh như bảo quản cất giữ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của vùng. Đồng thời phục vụ cho các hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hoá nói chung.
Sự tác động tổng hợp và đồng bộ của hoạt động thương mại trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng diễn ra một cách thuận lợi và không bị ách tắc mà còn dẫn tới sự tăng cường và mở rộng của hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô, năng suất và hiệu quả cao hơn.
Trong điều kiện công nghiệp hoá và cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thì vai trò của thương mại trong vùng lãnh thổ cũng trở nên quan trọng hợn. Chúng vừa là tiền đề vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Điều đó không những làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng mà còn dẫn tới những thay đổi trong cơ cấu, tính chất và trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ở vùng lãnh thổ.
- Tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dich cơ cấu kinh tế - xã hội.
Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển thì thương mại cũng đồng thời tác động mạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội của vùng.
Trước hết việc mở rộng hoạt động thương mại, không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh mở rộng diện tích và tăng năng suất sản lượng cây trồng mà còn dẫn tới quá trình đa dạng hoá nền nông nghiệp, với những thay đổi rất lớn về cơ cấu sử dụng đất đai, mùa vụ, cơ cấu các loại cây trồng cũng như cơ cấu lao động và sự phân bố các nguồn lực khác trong nông nghiệp của vùng.
Ở phần lớn các nước nông nghiệp lạc hậu hoặc trong dai đoạn đầu quá độ nông, công nghiệp. Trong điều kiện có sự tác động của thị trường nói chung các loại cây trồng và vật nuôi có giá trị cao hơn đã thay thế cho các loại có giá trị thấp hơn. Đây cũng là thực tế đang diễn ra trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước CHDCND Lào hiện nay.
Hai là thương mại tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác (ngoài nông nghiệp) như công nghiệp, tiêu thụ công nghiệp, khai thác, chế biến, vận tải. Hoạt động thương mại tạo điều kiện cho thị trường đầu vào và đầu ra của các lĩnh vực hoạt động trên được bảo đảm tốt hơn. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu cho phép nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ đổi mới công nghệ kỹ thuật, mở rộng qui mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy nguồn vốn, vật tư, lao động đầu tư vào lĩnh vực phi công nghiệp cũng như thu nhập từ các hoạt động này ngày càng gia tăng. Mặt khác trong quá trình hoạt động kết cấu hạ tầng cơ sở kinh doanh cũng đòi hỏi phải đầu tư ngày càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động thương mại được thông suất. Tất cả những tác động đó dẫn tới sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế của vùng. Trong đó sự dịch chuyển theo xu hướng công nghiệp hoá thể hiện khá rõ nét và phổ biến.
- Tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường vùng, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.
Trong khi cung cấp các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt đầu ra cho sản xuất trong vùng thì thương mại cũng đồng thời làm quan hệ giao lưu, trao đổi trong vùng được mở rộng.
Sự phát triển của hệ thống chợ, trung tâm thương mại và mạng lưới thương nghiệp làm cho khả năng trao đổi thực tế của hàng hoá tăng lên. Một mặt sản phẩm từ các cơ sở sản xuất của vùng có thể nhanh chóng đưa ra thị trường. Mặt khác các loại vật tư, nguyên liệu, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng ở các vùng khác nhau có điều kiện thuận lợi hơn sẽ vươn tới làm thay đổi tập quán và nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong vùng.
Tóm lại vai trò thương mại trong hệ thống kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nói riêng và của cả nước nói chung là hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội. Vai trò của chúng cũng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn trong điều kiện công nghiệp hoá, chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường.
B. Vai trò của chiến lược phát triển thương mại:
- Giúp cho tỉnh, thành phố thấy được mục tiêu hướng đi của lĩnh vực thương mại trên địa bàn trong khoảng thời gian dài. Thông qua chiến lược phát triển thương mại các cấp, các ngành, cũng như các doanh nghiệp thương mại nắm vững được mình cần phải làm gì để thành công và khi nào thì đạt được mục tiêu đã định. Như vậy chiến lược phát triển thương mại được ví như con đường, những ngọn hải đăng dẫn dắt các chủ thể quản lý và các nhà kinh doanh thương mại không bị lạc hướng trong hoạt động của mình trong một phạm vi tương đối rộng với một khoảng thời gian tương đối dài.
- Chiến lược thương mại sẽ loại trừ được ở mức độ nào đó những bất trắc, những thay đổi lớn, những mạo hiểm cao trong lĩnh vực thương mại.
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, môi trường thương mại luôn luôn biến đổi một cách nhanh chóng do tác động của nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán cho đến điều kiện tự nhiên… Điều đó dẫn đến hai xu hướng khác nhau, một là có thể tạo ra những cơ hội quý báu cho các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và có hiệu quả, mặt khác cũng có thể tạo ra nguy cơ phá sản cho các doanh nghiệp hoặc thiệt hại to lớn cho quá trình phát triển thương mại. Chiến lược thương mại một khi mang tính khoa học và thực tiễn cao sẽ giúp cho chúng ta tận dụng được tối đa khi cơ hội xuất hiện và giảm bớt đến mức tối thiểu những tổn thất rủi ro cho sự phát triển của thương mại. Thực tế nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ở đâu xây dựng được chiến lực đúng đắn thì ở đó thường đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với khi không có chiến lược. Nhờ có chiến lược mà vấn đề cơ cấu lại sản xuất, đầu tư và phân bố nguồn lực ít bị rủi ro hơn và nguy cơ phá sản cũng được giảm bớt. Do chuẩn bị tốt các điều kiện từ trước, nên một khi cơ hội xuất hiện thì khả năng cạnh tranh sẽ tốt hơn so với khi chưa có chuẩn bị. Đồng thời khi xây dựng và thực hiện chiến lược, người ta có thể chủ động tạo ra các điều kiện để thời cơ xuất hiện và sử dụng chúng để đạt được mục tiêu.
- Giúp cho các nhà quản lý thương mại chủ động thích nghi được với môi trường kinh doanh.
Trong kinh tế thị trường, môi trường trong và ngoài nước thường xuyên biến động. Những thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho hoạt động thương mại. Chiến lược phát triển thương mại giúp cho các nhà quản lý vĩ mô chủ động nhận biết trước các thách thức và cơ hội. Mặt khác cùng với việc xây dựng và từng bước hoàn thiện chiến lược phát triển thương mại sẽ giúp cho các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp gắn được các quyết định của mình với các điều kiện môi trường có liên quan.
Thực tế chứng minh rằng, sự biến động và tính đa dạng phức tạp của môi trường kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Điều đó hơn bao giờ hết đòi hỏi phải có được một chiến lược phát triển thương mại tối ưu để chủ động đưa ra các quyết định đối phó với từng môi trường kinh doanh, làm chủ diễn biến tình hình, nâng cao hiệu quả và quản lý kinh doanh thương mại.
- Tạo điều kiện để mọi nguồn tiềm ẩn được sử dụng và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.
Những nguồn lực bên trong và bên ngoài của các vùng cũng như bên trọng và bên ngoài ngành thương mại được khai thác tận dụng có hiệu quả hơn. Vì chiến lược sẽ chỉ rõ khi nào sẽ tập trung các nguồn lực, tích luỹ các nguồn lực ra sao và phân bổ như thế nào là hợp lý. Sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng nguồn lực trong một khoảng thời gian tương đối dài sẽ cho phép chủ động sử dụng hoặc đầu tư tạo nguồn lực mới trong tương lai.
- Là một trong những căn cứu khoa học để xây dựng và thực hiện các chính sách, biện pháp quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố và của cả nước:
Những điều kiện về môi trường thường xuyên thay đổi sẽ đưa đến những diễn biến phức tạp của hoạt động thương trong tương lai, thông qua chiến lược các cơ quan quản lý vĩ mô về thương mại có thể chủ động được với các quyết sách của mình. Những chủ trương, chính sách, biện pháp được chủ động dựa trên những dự báo dài hạn sẽ làm cho thay đổi các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đồng thời nhờ dự báo chiến lược, các nhà quản lý và hoạch định chính sách thương mại sẽ tìm ra được các phương án lựa chọn của mình bằng cách tránh những bất lợi rủi ro đã dự báo trước và chuẩn bị tốt hơn để tận dụng được cơ hội tiềm tàng khi xuất hiện. Những dụ báo và định hướng dài hạn trong chiến lược phát triển thương mại là cơ sở khoa học cho các chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển thương mại.
- Tạo điều kiện làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, năng động, có hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên đây, trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược cũng cần phải chú ý đến những hạn chế của chiến lược để có biện pháp khác phục.
+ Một trong những hạn chế chủ yếu là để xây dựng chiến lược cần phải có nhiều thời gian và kinh phí. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm về quá trình xây dựng chiến lược thì thời gian sẽ được giảm bớt, chi phí sẽ được tiết kiệm hơn. Do đó khâu chuẩn bị cho hoạch định chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng.
+ Chiến lược sau khi được xây dựng, được phê duyệt nếu không có sự sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới sẽ trở thành vật cản cho sự phát triển của thương mại. Thật vậy, coi chiến lược như một sự bất di, bất dịch với những chỉ tiêu cứng nhắc là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì chiến lược không thể bất di, bất dịch khi điều kiện môi trường thường xuyên biến đổi và tình thế bắt buộc phải điều chỉnh mục tiêu hoặc xây dựng mục tiêu mới. Coi chiến lược là bất biến mà không tính đến thực tế khi triển khai chiến lược sẽ là giáo điều và dẫn tới những hậu quả tai hại.
+ Hạn chế thứ ba là khả năng sai sót trong dự báo dài hạn đôi khi có thể rất lớn. Những cơ sở cho dự báo có khi không chính xác; hoặc sử dụng những biện pháp dự báo thiếu khoa học, không đúng đắn; trình độ và năng lực của những người làm chiến lược còn bị hạn chế.
1.1.3.2 Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại.
1.1.3.2.1. Hệ thống quan điểm trong chiến lược thương mại:
Quan điểm phát triển thương mại có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn vì đó là cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng và hành động, chi phối cả mục tiêu, định hướng và giải pháp chiến lược. Chính nhờ hệ thống quan điểm trong chiến lược phát triển thương mại đã tạo ra cơ sở cho sự thống nhất về ý chí và hành động của mọi ngành mọi cấp, mọi đơn vị kinh tế trong nước. Các quan điểm phát triển thương mại đúng đắn sẽ là phương châm cho việc xây dựng các chính sách, các giải pháp, biện pháp phát triển thương mại. Qua đó tập trung mọi nỗ lực theo một hướng xác định nhằm đạt được mục tiêu trong xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại của cả nước.
1.1.3.2.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại:
Mục tiêu phát triển thương mại là sự cụ thể hoá mục đích, hướng đi, hướng phát triển cho cả nước trong một thời gian dài, nó thể hiện kỳ vọng mà chiến lược phát triển thương mại muốn đạt được trong tương lai cũng như phản ánh trạng thái mong đợi có thể thực hiện và cần phải thực hiện tại một thời điểm hoặc sau một thời kỳ nhất định. Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển thương mại được xác định một cách đúng đắn và hợp lý, sẽ là căn cứ và định hướng cho các nội dung khác của chiến lược. Chính vì vậy bước xác định mục tiêu chiến lược là rất quan trọng. Hơn nữa các mục tiêu chiến lược còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
Trong phạm vi cả nước cũng như trong tỉnh, thành phố hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển thương mại có vai trò quan trọng trên các mặt sau đây:
Định hướng sự phát triển của tỉnh, thành phố trong khoảng thời gian dài (10 hoặc 20 năm).
Dựa trên thị trường mục tiêu để tiến hành phân bổ các nguồn lực thực hiện.
Căn cứ để xác định và lựa chọn các phương án phát triển thương mại của quốc gia hoặc tỉnh, thành phố.
Căn cứ để xây dựng và thực hiện các chiến lược về đầu tư phát triển, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, huy động và sử dụng nguồn vốn…
Các mục tiêu chiến lược tác động đến chiến lược tuỳ theo mục đích và ý đồ mong muốn đạt được. Mục đích khác nhau sẽ dẫn tới mục tiêu khác nhau và sự tác động đến hoạt động thương mại cũng khác nhau.
Cần có sụ phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với dự đoán chiến lược trong chiến lược phát triển thương mại của tỉnh, thành phố. Dự đoán chiến lược được xem như sự chỉ dẫn những nội dung có thể đạt được trong quá trình phát triển thương mại trong tương lai có tính đến sự phát triển trong quá khứ. Chúng dựa trên sự tính toán nhất định và biểu hiện một xu hướng nào đó. Trong khi đó mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí chủ quan muốn vươn lên của tỉnh, thành phố trong quá trình phát triển thương mại, thể hiện cái cần phải đạt được trong lĩnh vực thương mại. Mục tiêu chiến lược buộc các cấp các đơn vị quản lý và kinh doanh phải đi đến chỗ năng động hơn, tự nguyện hơn và có tổ chức hơn.
Tuỳ theo phạm vi bao quát, các mục tiêu chiến lược phát triển thương mại thường được sắp xếp thành mục tiêu tổng quát (mục tiêu chung) và các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát có ảnh hưởng sâu sắc đến hướng phát triển cơ bản về thương mại của nước hoặc vùng và tỉnh, thành phố đó. Mục tiêu cụ thể phản ánh các mặt khác nhau của quá trình phát triển thương mại như: Mục tiêu hiệu quả thương mại tổng hợp ( tốc độ tăng trưởng trong thương mại, hiệu quả kinh doanh trong thương mại…), mục tiêu về nguồn lực (nguồn vật tư hàng hoá, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…). Thông qua hệ thống kế hoạch dài hạn và ngăn hạn các mục tiêu chiến lược về hậu quả hoặc nguồn lực lại được cụ thể hoá một lần nữa. Nói cách khác, các mục tiêu riêng biệt theo chức năng và lĩnh vực được dùng để thiết lập các kế hoạch thực thi chiến lược ở các lĩnh vực riêng biệt. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, kết nối với nhau làm kết dính các bộ phận chiến lược trong một tổng thể chiến lược phát triển chung về thương mại.
Theo phạm vi thời gian thực hiện chiến lược phát triển thương mại có thể chia thành ba nhóm lớn:
Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu đòi hỏi phải thực hiện trong một quảng thời gian tương đối dài, thường từ 10 đến 20 năm, quyết định hướng đi, hướng phát triển của ngành thương mại trong tương lai.
Mục tiêu trung hạn: là những mục tiêu nằm trong khoảng thời gian ngắn hơn, thường là từ 3-5 năm.
Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu hàng năm, chúng thường gắn liền với các quyết định chiến thuật và tác nghiệp, nên thường rất cụ thể và mang tính định lượng cao.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại, cũng có thể phân loại các mục tiêu chiến lược thành mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng.
Mục tiêu định tính là những mục tiêu biểu hiện dưới dạng xu hướng, tính chất, không lượng hoá được bằng các con số cụ thể. Chúng thường gắn liền với những vấn đề có tính chất phức tạp, khó có thể định lượng được.
Mục tiêu định lượng là những mục tiêu được biểu hiện bằng các con số cụ thể, có thể đo lường được bằng các công cụ khác nhau.
Giữa mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau để phản ánh đầy đủ sự phát triển của thương mại trong thời kỳ chiến lược.
Các phương án chiến lược phát triển thương mại.
Phương án chiến lược phát triển thương mại có thể hiểu là tập hợp ý đồ, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại với các giải pháp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phát triển thương mại của cả nước đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ý đồ thương mại thể hiện tư tượng, chỉ đạo trọng chiến lược, thể hiện sự mong muốn phát triển thương mại thông qua việc tổ chức các quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Thông thường ý đồ ít khi biểu hiện bằng lời trong phương án, nhưng chúng có vai trò chủ đạo đối với việc xác định nội dung của phương án. Ý đồ phát triển thương mại nẩy sinh nhờ: truyền thống phát triển thương mại, sự giao dịch, tiếp xúc với thị trường và quá trình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo…
Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại là sự cụ thể hoá ý đồ phát triển thương mại, phản ánh thông qua các chỉ tiêu của phương án phát triển thương mại. Biện pháp thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại được hình thành thông qua quá trình phân tích, xác định, lựa chọn phương án. Yếu tố thời gian trong phương án kinh doanh chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường cũng như vào sự biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng ở bên trong hoặc bên ngoài.
Phương án phát triển thương mại và chiến lược phát triển thương mại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chiến lược phát triển phác thảo một tầm nhìn trong sự phát triển thương mại, còn phương án phát triển đưa ra cụ thể các vẫn đề về mục tiêu, nhiệm vụ, bước đi và giải pháp. Phương án phát triển thương mại còn có liên quan chặt chẽ với những dự án đầu tư phát triển thương mại. Trên cơ sở của những phương án phát triển thương mại tiến hành xây dựng các dự án đầu tư về lĩnh vực thương mại.
Các kế hoạch hỗ trợ để thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Cùng với những nội dung khác, trong chiến lược phát triển thương mại còn có một hệ thống các kế hoạch hỗ trợ (kế hoạch điều kiện) để thực hiện mục tiêu chiến lược. Các kế hoạch hỗ trợ được lập ra trên cơ sở các mục tiêu và chỉ tiêu của chiến lược phát triển thương mại. Hệ thống các chương trình, các kế hoạch hỗ trợ phản ánh việc huy động và sử dụng các nguồn lực về vật tư, lao động và tiền vốn phục vụ cho quá trình phát triển thương mại. Do đó việc xây dựng các kế hoạch nó đòi hỏi phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, muốn vậy các kế hoạch hỗ trợ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Phải lấy mục tiêu chiến lược phát triển thương mại làm căn cứ xác định, tạo mọi điều kiện về vật chất để thực hiện được các chiến lược phát triển thương mại.
Phải được xác định trên cơ sở khai thác mọi khả năng, tiềm năng; sử dụng có hiệu quả các nguồn vật tư, lao động, tiền vốn; nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới và trong nước phù hợp với điều kiện cụ thể, thực tế trong nước.
Các kế hoạch hỗ trợ phải đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố, cân đối trong nội bộ từng yếu tố nhằm tạo tiền đề cho việc sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực.
Khi xây dựng các kế hoạch hỗ trợ, không chỉ chú trọng tới các chỉ tiêu số lượng mà còn phải chú trọng đến các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu thời gian và chỉ tiêu đồng bộ.
Các kế hoạch hỗ trợ được lập ra phản ánh những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư, lao động, tiền vốn cần phải có để thực hiện các hoạt động thương mại trong thời kỳ chiến lược. Nhu cầu về nguồn lực nói trên được xác định trên cơ sở khối lượng hoạt động thương mại cần phải thực thi và định mức tiêu hao để thực hiện một khối lượng công việc hoạt động thương mại. Việc phản ánh chính xác nội dung này có ý nghĩa đặc biệt, quan trọng trong quá trình bảo đảm những yếu tố vật chất để thực hiện các chỉ tiêu chiến lược phát triển thương mại.
+ Phản ánh toàn bộ các nguồn về vật tư, lao động tiền vốn và việc sử dụng các nguồn lực đó để thoả mãn các nhu cầu nói trên. Nhằm động viên đầy đủ, kịp thời mọi nguồn lực cho thực hiện chiến lược phát triển thương mại, cần khai thác tối đa nguồn lực của mình, khả năng của mình trên mọi phương diện để có thể biến những mục tiêu của chiến lược trở thành hiện thực.
Các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược.
Những giải pháp phát triển thương mại có thể xem như một hệ thống các phương pháp, cách thức sử dụng công cụ thích hợp mà nước đó sẽ áp dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại và đạt được những mục tiêu đề ra trong chiến lược.
Những giải pháp phát triển thương mại được coi như một trong các yếu tố cấu thành của chiến lược phát triển thương mại, chúng có tác dụng to lớn trong việc mở rộng, giao lưu hàng hoá trong nước với nhau và với nước ngoài thông qua việc xuất-nhập khẩu. Mặt khác, về mặt nội dung chúng có thể thay đổi qua các thời kỳ, song đều có mục đích chung là đẩy mạnh hoạt động thương mại theo hướng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, xây dựng nền thương mại phát triển lành mạnh trong trật tự kỷ cương kinh doanh theo đúng pháp luật.
Hoạt động thương mại là hoạt động mang tính liên ngành và có tính xã hội hoá cao, liên quan đến nhiều vẫn đề, nhiều lĩnh vực; do đó cần phải xây dựng và hình thành một hệ thống các giải pháp phát triển thương mại mang tính đồng bộ và mang tính thống nhất như: Giải pháp về phát triển và mở rộng thị trường hàng hoá, giải pháp huy động và phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn cho hoạt động thương mại, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại.
1.2 Phương pháp phân tích tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Chất lượng của chiến lược phát triển thương mại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động thương mại. Bởi vậy, phương pháp phân tích có vai trò đặc biệt quan trọng và thường xuyên được sử dụng trong quá trình xây dựng thực hiện chiến lược phát triển thương mại ở mọi cấp quản lý chiến lược.
Phân tích quá trình hoạt động thương mại ở góc độ chung nhất được hiểu là việc phân chia các nhân tố, các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thương mại thành nhiều bộ phận cấu thành, để trên cơ sở đó bằng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp… nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động phát triển của hoạt động thương mại. Những kết luận rút ra qua phân tích sẽ là cơ sở khoa học cho xây dựng các chỉ tiêu, các giải pháp của chiến lược phát triển thương mại.
Những nội dung cần phân tích trên đây được xem xét cả ở góc độ định tính và định lượng bằng các phương pháp phân tích chủ yếu như sau:
1.2.1 Phân tích chi tiết.
Mọi hoạt động thương mại đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích có thể chi tiết theo từng nhân tố, chi tiết theo từng bộ phận cấu thành các chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, chi tiết theo địa điểm… Sự chi tiết như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đánh giá chính xác đối tượng cần nghiên cứu trên mọi kía cạnh.
1.2.2 Phân tích so sánh.
So sánh cũng là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để biết được giữa những kết quả thực hiện chiến lược so với kế hoạch đã đặt ra. Để so sánh cần phải sác định mốc so sánh, điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. So sánh về thời gian và không gian thường được sử dụng trong phân tích, tuy nhiên để so sánh được, cần phải bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế và về phương pháp tính toán.
1.2.3 Phân tích tổng hợp.
Quá trình phân tích không chỉ dừng ở việc phân tích từng yếu tố riêng lẻ mà phải phân tích một cách có hệ thống trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của các yếu tố môi trường với nhau. Trong thực tế, mọi kết quả hoạt động thương mại đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận do đó để thực hiện các mối liên hệ, như vậy cần phải sử dụng các phương pháp tổng hợp, nhằm chỉ ra kết quả chung nhất của việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong dai đoạn qua.
1.3Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại không phải buộc chúng phải theo ý muốn chủ quan của các nhà hoạch định chiến lược mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất. Vậy cần phải phân tích có hệ thống những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại. Mỗi nhân tố tác động đến hoạt động thương mại ở mức độ và chiều hướng khác nhau. Để hiểu rõ các yếu tố tác động, người ta có thể phân chia chúng theo nhiều tiêu thức khác nhau chẳng hạn như theo thời gian sẽ có các yếu tố tác động ngắn hạn và dài hạn, theo phạm vi sẽ có yếu tố vĩ mô và vi mô, yếu tố trong và ngoài nước, yếu tố bên trong và bên ngoài lĩnh vực hoạt động thương mại.
1.3.1 Các yếu tố thuộc về môi trường quốc tế.
Trên thực tế không có một quốc gia nào không có sự tham gia hoạt động thương mại với các nước bên ngoài cũng như các tổ chức quốc tê, do đó cần sự phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thế giới đến hoạt động phát triển thương mại của mình. Những yếu tố thuộc về môi trường quốc tế bao gồm:
- Ảnh hưởng của nền chính trị thế giới.
Những vấn đề chính trị, ngoại giao, chiến sự, rủi ro trên thế giới sẽ ảnh hưởng ít, nhiều đến nền kinh tế của các nước khác, đến ngoại thương, đến chính sách mở cửa, đến hành vi kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp…
Những thay đổi về quan điểm, đường lối chính trị của một quốc gia có thể làm thay đổi bầu không khí chính trị của cả một khu vực, từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các quốc ga khác có liên quan, và ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
- Luật pháp, chính sách và các điều ước thông lệ quốc tế.
Đây là loại yếu tố liên quan trực tiếp đến các hoạt động thương mại quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải tính đến khi xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại, đặc biệt quan trọng là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta có chủ trương mở cửa và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế.
- Các yếu tố kinh tế quốc tế.
Yếu tố này ảnh hưởng rất sâu sắc đến môi trường kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy những cuộc khủng hoảng kinh tế, những bất động về quan điểm kinh tế…đã gây ra những hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đối với cả thế giới và khu vực cũng như từng quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ gần đây ở các nước Đông Nam Á là một minh chứng điển hình về hậu quả to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Theo đó, hoạt động kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp ở các nước này cũng không thoát khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng này.
Xuất phát từ quan điểm kinh tế khác nhau, chính sách kinh tế khác nhau sẽ đưa đến việc các nước sử dụng các chính sách và công cụ kinh tế theo quan điểm riêng của mình. Chẳng hạn, một chính sách tỉ giá đồng tiền khác nhau sẽ tạo ra thuận lợi hoặc khó khăn cho các đối tác khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
- Các yếu tố thuộc về công nghệ - kỹ thuật trên thế giới.
Sự tiến bộ về mặt khoa học công nghệ kỹ thuật trên thế giới diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh chóng. Điều đó một mặt làm cho năng suất lao động tăng lên với quy mô chưa từng thấy, song mặt khác cũng làm thay đổi các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia vốn đã hình thành từ trước. Để tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi phải theo dõi, nắm bắt, học hỏi những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Quan điểm đó phải được quán triệt thành mục tiêu trong chiến lược phát triển thương mại.
- Các yếu tố thuộc về văn hoá xã hội của các nước trên thế giới.
Sự khác nhau về văn hoá của các nước trên thế giới là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo, quan niệm sống, đạo đức…
Trong hoạt động thương mại quốc tế không thể bỏ qua yếu tố này vì chúng có ảnh hưởng quyết định đến thoái quen tiêu dùng và nhu cầu trên thị trường. Chúng ảnh hưởng không chỉ đến hành vi người tiêu dùng, mà còn cả đến hành vi của các nhà kinh doanh, các nhà chính trị, các nhà chuyên môn…
1.3.2Các yếu tố trong nước:
Các yếu tố trong nước cũng là yếu tố quyết định đến việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại, có thể nói chúng là yếu tố chủ quan và khách quan, gồm có rất nhiều yếu tố liên quan với nhau: các yếu tố tự nhiên, kinh tế,xã hội, văn hoá, công nghệ kỹ thuật…
1.3.2.1 Các yếu tố tự nhiên:
Đã từ lâu người ta nhận thấy rằng hoàn cảnh tự nhiên có một tác động không nhỏ vào tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thương mại. Trong thực tế các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiêp, của một ngành kinh doanh, thậm chí cho sự phát triển kinh tế của cả một quốc gia. Các cơ hội và thách thức do yếu tố tự nhiên gây ra chỉ trong giới hạn thời gian và không gian nhất định, vượt qua các giới hạn đó, các yếu tố này sẽ không còn ảnh hưởng to lớn. Một môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện rất nhiều cho mở rộng và phát triển thị trường trong kinh doanh.
Những yếu tố tự nhiên chủ yếu ảnh hưởng đến kinh tế cũng như hoạt động thương mại gồm có:
Một là: Vị trí địa lý.
Yếu tố này ảnh hưởng đến nhiều kía cạnh trong hoạt động thương mại, thể hiện trên các mặt như: Khoảng cách không gian liên hệ với khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục, sự thuận lợi trong vận chuyển và chi phí vận chuyển, khoảng cách không gian với các nguồn cung cấp hàng hoá, lao động và nguyên liệu, địa điểm thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại.
Hai là: Khí hậu, thời tiết và tính chất thời vụ.
Yếu tố này ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, tiêu dùng sản phẩm trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của người dân. Mặt khác, nó cũng ảnh hưởng đến yêu cầu về sự phù hợp của sản phẩm, về dự trữ bảo quản hàng hoá, về lợi thế so sánh trong buôn bán kinh doanh thương mại.
Ba là: Các vấn đề về cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những mối quan hệ phức tạp, sự tác động của thương mại đến môi trường vừa phức tạp vừa gián tiếp thông qua những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Những hoạt động nghiệp vụ thương mại như: giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá…không tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Ngược lại một môi trường không trong sạch và độc hại sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp, đến chất lượng hàng hoá lưu thông và khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường. Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa thương mại và môi trường là cơ sở để kết hợp hài hoà giữa phát triển thương mại với bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
1.3.2.2 Các yếu tố kinh tế
Trong môi trường hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng. Những yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động thương mại bao gồm:
Một là: Tiềm năng của nền kinh tế
Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào trong phát triển nền kinh tế. Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại và các cơ hội kinh doanh.
Hai là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặch thu hẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển của ngành thương mại, thể hiện ở tổng mức lưu chuyển và cơ cấu hàng hoá lưu chuyển trên thị trường.
Ba là: Lạm phát và khả năng kiểm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân.
Yếu tố này ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích luỹ và khả năng cân đối tiền-hàng trong thương mại, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Bốn là: Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền trong nước
Yếu tố này chứng tỏ sự ổn định của đồng tiền nội địa cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại.
Năm là: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế.
Yếu tố này tạo điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trong việc khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế.
Sáu là: Khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế.
Yếu tố này phản ánh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới mẫu mã sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tóm lại: Các yếu tố kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các thức khai thác và sử dụng tiềm năng của đất nước trong quá trình phát triển thương mại. Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố kinh tế đều gia tăng hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh ở các mức độ khác nhau và dẫn đến yêu cầu phải thay đổi mục tiêu chiến lược phát triển thương mại. Các yếu tố trong môi trường kinh tế quốc dân tương đối rộng, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế. Vậy cần phải sử dụng các phương pháp dự báo thích hợp để tìm kiếm các cơ hội phát triển thương mại trong tương lai, cũng như các nguy cơ đe doạ.
1.3.2.3 Các yếu tố về văn hoá – xã hội.
Một là: Dân số và sự biến động về dân số.
Dân số thể hiện số lượng người hiện có trên thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến dung lượng của thị trường, thông thường dân số càng lớn thì nhu cầu về một nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, cơ hội thương mại và khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngoài số lượng dân số, thì cơ cấu của dân số và xu hướng biến động của nó cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng và do đó ảnh hưởng tới cơ cấu của cầu trên thị trường. Mặc khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từng vùng. Điều này ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới, hoặc làm mất đi cơ hội hiện tại trong hoạt động thương mại.
Hai là: Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư.
Thu nhập là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trang trải cho những nhu cầu khác nhau với những tỉ lệ khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng sản phẩm, chất lượng, quy cách, mẫu mã sản phẩm cần thoả mãn trên thị trường. Nhìn chung, thu nhập của dân cư tăng lên sẽ làm cho tổng cầu tăng lên. Đây là cơ hội và tiềm năng trong chiến lược phát triển thương mại.
Ba là: Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội.
Nghề nghiệp và vị trí xã hội của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và phương thức ứng sử của họ trên thị trường. Do đó cần phải thoả mãn nhu cầu theo nhóm tầng lớp xã hội một cách tương xứng.
1.3.2.4 Các yếu tố thuộc về công nghệ và kỹ thuật sản xuất.
Các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật ngày càng ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực hoạt động, hầu như không có ngành nào trong nền kinh tế quốc dân không bị ảnh hưởng ít nhiều của yếu tố công nghệ và kỹ thuật. Tiến bộ của công nghệ, kỹ thuât ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến hai yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào trên thị trường. Sự tác động của yếu tố công nghệ, kỹ thuật không chỉ đến các nàh cung cấp, đến khách hàng, mà còn đến cả quá trình sản xuất, lưu thông, đến vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên không phải tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế đều bị ảnh hưởng như nhau bởi sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật. Thực tế cho thấy các ngành viễn thông, điện tử, hàng không…công nghệ và kỹ thuật đổi nhanh hơn, do đó ảnh hưởng nhiều hơn so với các ngành khác chẳng hạn như ngành dệt may, ngành chế biến kim loại, ngành sản xuất xi măng… Ngoài ra các ảnh hưởng của kỹ thuật, công nghệ còn thể hiện rõ nét trong lĩnh vực thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế-xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại noi riêng.
1.3.3 Các yếu tố trong phạm vi ngành thương mại
Thực hiện chiến lược phát triển thương mại không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố từ ngoài ngành mà còn phụ thuộc vào tiềm năng của chính bản thân ngành thương mại. Tiềm lực thương mại phản ánh các yếu tố chủ quan và nước độ nào đó của đất nước có thể sử dụng để khai thác các cơ hội phát triển thương mại. Mặt khác cũng cần nhận thấy rằng tiềm lực thương mại của đất nước không phải là bất biến, chúng có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, chúng có thể thay đổi một phần hay toàn bộ. Thực tế cho thấy yếu tố tiềm năng thương mại thay đổi chậm hơn so với thay đổi thường xuyên liên tục của môi trường kinh doanh thương mại. Đôi khi chúng còn hạn chế khả năng phản ứng của ngành thương mại trước sự thay đổi các cơ hội kinh doanh.
Những tiềm lực chủ yếu trong ngành hay bị ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Một là: Nguồn nhân lực
Trong hoạt đông kinh doanh cũng như hoạt động thương mại, con người luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm sự thành công. Nhiều nhà kinh tế đã đánh giá con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp hay một ngành, một lĩnh vực kinh doanh. Chính con người với năng lực của mình sẽ tìm ra và khai thác được đúng các cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có như: Vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ…một cách có hiệu quả nhất. Về mặt chiến lược, chính thông qua hoạt động của con người mà các khâu của quá trình quản lý chiến lược như: xây dựng, thực hiện, kiểm tra, đánh giá…được thực hiện có chất lượng cao.
Trong phân tích và đánh giá nguồn nhân lực cần đặc biệt chú trọng tới ba loại lao động sau:
Cán bộ lãnh đạo quản lý, quản trị viên cấp cao, những người có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện.
Cán bộ quản lý, quản trị viên cấp thừa hành, những người trực tiếp làm công tác chức năng và thực hành công tác quản lý sản xuất kinh doanh thương mại.
Những người lao động trực tiếp, gắn liền với quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, dịch vụ.
Nội dung và vấn đề đánh giá gắn liền với từng bộ phận của nguồn lực song những nội dung đánh giá chung nhất thường bao gồm những vấn đề như: số lượng lao động, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, loại lao động…
Hai là: Vốn kinh doanh trong hoạt động thương mại.
Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của ngành thương mạnh, thông qua khối lượng vốn mà có thể huy động vào hoạt động kinh doanh. Khối lượng huy động, khả năng quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh doanh nó thể hiện qua những nội dung sau:
Số lượng vốn tự có của ngành thương mại trong tổng số vốn chiếm tỷ lệ cao hay thấp. Chỉ tiêu này là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô của ngành thương mại và quy mô cơ hội có thể khai thác được.
Số lượng vốn có thể huy động được từ các nguồn khác nhau như vốn vay, vốn phát hành từ cổ phiếu, trái phiếu, từ liên doanh liên kết…Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh thương mại.
Tỷ lệ tái đầu tư vào phát triển thương mại từ lợi nhuận thu được. Chỉ tiêu này được tính theo tỷ lệ phần trăm từ nguồn lợi nhuận thu được giành cho bổ sung vào nguồn vốn tự có trong lĩnh vực thương mại. Nó phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng, và quy mô kinh doanh mới.
Gía trị cổ phiếu của các doanh nghiệp thương mại phát hành trên thị trường. Yếu tố này phản ánh xu thế phát triển của ngành thương mại trong nền kinh tế quốc dân. Một đặc điểm của giá trị cổ phiếu là biến động thường xuyên và đôi khi rất lớn, đấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn: Gồm các khả năng trả vốn và lãi trong dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Các chỉ tiêu về hiệu quả của vốn kinh doanh: Những chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của ngành thương mại như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng số vốn kinh doanh, tốc độ quay của vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo chi phí kinh doanh…Mỗi chỉ tiêu trên có ý nghĩa kinh tế riêng phản ánh hiệu quả kinh tế thương mại và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Ba là: Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại.
Là yếu tố phản ánh nguồn tài sản cố định của ngành thương mại có thể huy động vào kinh doanh thương mại, nó phản ánh tiềm lực vật chất của ngành và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của ngành. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và công cụ lao động phục vụ cho hoạt động của ngành thương mại nhìn chung không đa dang và phức tạp như trong sản xuất. Hệ thống đó bao gồm:
Trụ sở làm việc, giao dịch của cơ quan, doanh nghiệp.
Hệ thống cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối, trung tâm thông tin quảng cáo, hệ thống kho tàng.
Hệ thống cơ sở vật chất khác.
Về thiết bị trong lĩnh vực thương mại có thể chia thành ba nhóm như sau:
+ Nhóm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước về thương mại.
+ Nhóm trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh.
+ Nhóm trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ thương mại.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO
2.1 Đặc điểm và yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào
2.1.1 Vị trí và vai trò tiềm năng của nước CHDCND Lào
Nước CHDCND Lào là một nước nằm trên bản đảo Đông Dương có diện tích 236.800 Km² gồm có 17 tỉnh và môt thủ đô, CHDCND Lào có biên giới giáp cùng 5 nước: Việt Nam, Cam pu chi, Thái lan, Myan ma và Trung Quốc. Dân số của Lào là khoảng 6 triệu người, gồm có 3 dân tộc lớn: Lào, Lào Xung, Lào Thâng.
Đất nước Lào có tiềm năng thế mạnh về đất đai, khoáng sản, động thực vật rừng phong phú và đa dạng, là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lào là nước có lợi thế về thuỷ điện vì nước Lào có nhiều sông và nhiều nui, đó là điều kiện thuật lợi cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện. Hiện nay Lào sản xuất điện với tổng công suất là 690 MW, và đang xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện chẳng hạn như: Năm Thơn II, Năm Ngơm II, Năm Ngơm III và các nhà máy thuỷ điện nhỏ khác. Đến năm 2010 ước tính việc sản xuất điện của Lào sẽ đạt 14 – 15 tỉ Kwh, tổng mức sản xuất điện lên tới 2700MW. Việc sản xuất điện chủ yếu là để bán cho các nước xung quanh như: Trung Quốc, Việt Nam, Cam pu chia và Thái lan. Lào sẽ cố gắng phấn đấu khai thác lợi thế về sản xuất điện, làm cho Lào trở thành ắc quy của Đông Nam Á. Ngành thuỷ điện sẽ là ngành chủ yếu góp phần thay đổi cục diện kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Bảng 1: Một số dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện tại CHDCND Lào.
Sông
Công suất
(MW)
Lượng sản xuất
(triêu Kwh)
Năm hoàn thành
Sim
8
34
2009
Banh
20
67
2009
Thơn II
1088
5500
2009
Xê kha man III
250
2000
2009
Mô
105
281
2009
Ngơm II
615
1800
2010
Ngơm III
460
1500
2010
Xê Xết
76
250
2007
Nguồn: Bô năng lượng và mỏ quặng
Ngoài thuỷ điện Lào còn có nhiều khoáng sản có giá trị kinh tế cao: Vàng, Đồng, Niken, Nhôm, Than, Đá Vôi…
Bảng 2: Khối lượng khai thác một số loại khoáng sản.
STT
Loại tài nguyên
Mức sản xuất (tấn/năm)
1
Than
50.000 - 60.000
2
Đồng
45.000 - 50.000
3
Xơn
2000 - 2.500
4
Đá Vôi
300.000 - 400.000
5
Vàng
10
Nguồn: Bộ Năng lượng và mỏ quặng
Lào còn có nhiều vùng đất, khí hậu thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại rau. Đây là những tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội của Lào.
2.1.2 Quan hệ quốc tế
Nước CHDCND Lào là nước nằm giữa các nước Đông Nam Á, có biên giới giáp với các nước đang có nền kinh tế phát triển và xôi động như: Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay CHDCND Lào đã có quan hệ chính trị, kinh tế vơi nhiều nước trên thế giới. Năm 1997 Lào vào làm thành viên của ASEAN, hiện nay CHDCND Lào đang trong quá trình đàm phán đa phương và song phương về việc hội nhập vào làm thành viên của WTO, ngoài ra còn có quan hệ với EU và nhiều các tổ chức quốc tế.
Đối với Việt Nam, Lào đã có quan hệ truyền thống từ lâu đời về nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như: quan hệ chính trị, quốc phòng, giáo dục, quan hệ kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác. Có thể nói là quan hệ giữa Việt Nam và Lào là quan hệ đặc biệt mà chưa từng có các quốc gia nào có trên thế giới này. Hồ Chủ tịch đã nói về quan hệ đặc biệt và sâu sắc giữa Việt nam và Lào rằng:
“ Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt – Lào hai nước chúng ta tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”
2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào.
Trong thời gian qua nền kinh tế của Lào đã trải qua nhiều khó khăn bị ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài đến nền kinh tế - tài chính của nước CHDCND Lào, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho kinh tế của Lào. Bộ công nghiệp và thương mại cũng đã đóng góp vào quá trình khống chế và chống lạm phát trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, quản lý hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu và các hoạt động khác đạt được kết quả như sau:
Một: Trong những năm qua nền kinh tế của Lào vẫn giữ được mức tăng trưởng , và mức tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng lên.
Trong 5 năm qua GDP tăng bình quân 6,2%/năm giảm 0,8% so với kế hoạch. Cho dù mức tăng trưởng chưa đạt được theo kế hoạch đề ra, nhưng với mức tăng trưởng như thế cũng là mức tăng trương rất đáng kể do nhân dân cả nước cùng nhau phấn đấu, nếu so với mức tăng trưởng của các nước khác thi mức tăng trưởng của CHDCND Lào cũng đang ở mức cao:Cam-pu-chia 5,5%, In-đô-nê-sia 4,2%, Malaysia 4,3%, philippil 4,2%, Singapo 3,8%, Thái lan 4%, Hông Kông 2,8%, Hàn Quốc 4,8%, Việt Nam 7,5%.
Tổng quát kết quả việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương mại so với kế hoạch.
Mức tăng lên bình quân của GDP là 6,24%/năm, kế hoạch đặt ra là 7-7,5%.
Mức tăng lên tong lĩnh vực nông- lâm nghiêp, thuỷ sản là 3,4%/năm, kế hoạch đặt ra là 4-5%.
Mức tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,3%/năm, kế hoạch đặt ra là 11%.
Mức tăng trưởng xuất khẩu tăng 7%/năm, kế hoạch đặt ra là 8,6%.thiếu hụt cán cân thương mại trong năm 2005 là 230 triệu USD chiếm 8% của GDP năm đó.
GDP năm 2005 đạt 2,8 tỉ USD, tính bình quân đầu người là 491USD/người.
Mức tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ đạt 6,7%, kế hoạch đặt ra là 8-9%.
Mức lạm phát tăng lên 9,6%
Hai: Sự phát triển trong nền kinh tế đã đi cùng với sự thay đổi các bộ phận kinh tế và đi đôi với sự tăng lên chất lương hàng hoá:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp:
Nước CHDCND Lào là một nước có lợi thế trong việc sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây chính phủ Lào đã tập trung, mở rộng sản xuất nông nghiệp từ cách sản xuất tự nhiên sang việc sản xuất thành hàng hoá để đáp ứng nhu cầu để sản xuất chế biến ngày càng tăng nhiều lên để thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước, việc sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và vững chắc, mức tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp là 3,4%/năm.
Đến năm 2005 kết quả sản xuất nông nghiệp đã tăng lên nhiều so với năm 2000, trong đó điện hình nhất là việc sản xuất ngô đạt được 372.560 tấn, tăng gấp 3 lần ( Trồng nhiều ở các tỉnh: Bo Keo; Xay Nha Bu Li; Hua Phăn; Xiêng Khoang; và một số tỉnh miền trung), Cà fê đạt 25.000 tấn tăng lên 6%, trồng nhiều ở tỉnh Chăm Pa Sắc; Xa La Văn và Xê Kong, lạc đạt 26.990 tấn tăng gấp 2 lần, trồng nhiều ở tỉnh Xay Nha Bu Li; Luang Pha Bang; Viêng Chăn; Xa La Văn và Chăm Pa Xắc, đậu nành đạt 11.100 tấn tăng gấp 2 lần, phần lớn trồng ở các tỉnh: Luang Pha Băng; Hua Phăn; Bo Keo; Chăm Pa Xắc, đậu xanh đạt 3.700 tấn tăng 3 lần, trồng nhiều ở tỉnh: Luang Pha Băng; Viêng Chăn; Chăm pa xắc, thuốc lá đạt 28.100 tấn, trồng nhiều ở: Bo Li Khăm Xay; Khăm Muân; Xa Văn Na Khệt, mía đạt 196.100 tấn trồng nhiều ở : Thủ đo Viêng Chăn; Luang Nam Tha; Phông Xa Li; Bo Li Khăm Xay, các loại rau đạt được 744.450 tấn tăng thêm 17%, vừng đạt 8.710 tấn tăng 2,6 lần. Ngoài ra việc trồng cây công nghiệp để xuất khẩu, cây ăn quả cũng đang được phát triển mạnh chẳng hạn như: cây cao su; trầm hương; chuối; khoai tây; gừng…
Ngành chăn nuôi cũng được phát triển, đến năm 2005 cả nước sản xuất được 130.900 tấn thịt, so với năm 2000 tăng lên 13%, sản xuất cá được 102.600 tấn so với năm 2000 tăng lên 25%.
Những con số nêu trên đã cho chúng ta thấy được sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, như chúng ta biết Lào là một nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp và có lợi về tài nguyên thiên nhiên cho nên ngành thương mại của Lào muốn phát triển được thì cần dựa vào những lợi thế này.
- Ngành công nghiệp và xây dựng
Sản xuất công nghiệp cũng được phát triển mạnh mẽ, mức độ tăng trưởng của từng năm là tương đối cao, mức tăng trửng trung bình của ngành này là 11,46%/năm trong đó ngành khai thác mỏ tăng lên 33,87%, ngành chế biến lương thực thực phẩm tăng 9,17%, thuốc lá tăng 20,75%, dệt tăng 20,11%, may tăng 11,15%, sản xuất giầy tăng 7,57%, chế biến gỗ tăng 1,17%. Những con số trên cho thấy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp của CHDCND Lào.
Hiện nay đã xây dựng được khu công nghiệp tại thủ đô Viêng Chăn, xây dựng vùng kinh tế đặc biệt tại tỉnh Sa Văn Na Khệt, điều đó sẽ tạo điều kiện cho sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Ngành dịch vụ
Cùng với sự phát triển của các ngành khác, ngành dịch vụ cũng được phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu trong việc sản xuất kinh doanh cũng như đời sống. Mức tăng trưởng bình quân đạt được 6,8%/năm.
Một số loại dịch vụ cũng đã được phát triển và thay đổi chẳng hạn như: thương mại, vận chuyển, viễn thông, du lịch, khách sản, nhà ăn. Trong đó ngành du lịch là ngành được phát triển cao, tính trung bình khách du lịch sang Lào là 1,05 triêu người / năm nguồn thu từ ngành du lịch đạt được 100 triệu USD. Việc vận chuyển hàng hoá tăng 11%/năm, khối lượng hàng hoá lưu thông tăng 15%/năm, đặc biệt vận chuyển hàng hoá qua biên giới tính trung bình là đạt 20%/năm, vận chuyển hành khách tăng lên 7%/năm.
Đặc biệt đã có nhiều loại dịch vụ mới xuất hiện như: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.
2.1.4 Yêu cầu phát triển thương mại của nước CHDCND Lào.
Một là: Phát triển thương mại tại CHDCND Lào phải nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thương mại là một ngành tổng hợp, phát triển thương mại phải dựa và phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế-xã hội của Lào, phải đi cùng với việc phát triển của các ngành khác: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ…
Hai là: Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của đất nước để mở rộng thị trường hàng hoá trong và ngoài nước, coi việc mở rộng thị trường là chiến lược hàng đầu phát triển nền kinh tế hàng hoá của Lào.
Như đã nêu trên Lào có lợi thế tiềm năng trong việc sản xuất nông, lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện. Với những lợi thế so sánh của Lào trong việc sản xuất những hàng hoá đó, có thể mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường hàng hoá Lào sẽ có triển vọng phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu. Trong việc mở rộng thị trường thì việc mở cửa thị trường ra khỏi biên giới là có tính chất quyết định, bở vì những hàng hoá mà Lào có thể xuất khẩu được là những hàng hoá chưa có uy tín cao và chưa có thương hiệu phổ biến trên thị trường nước ngoài, vậy việc thâm nhập thị trường quốc tế là vấn đề rất khó đối với hàng hoá của Lào. Nhưng việc mở rộng thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện trong quá trình xây dựng kinh tế-xã hội trong quá trình hội nhập. Lào có xuất thì mới có điều kiện nhập. Tuy nhiên Lào không thể coi nhẹ việc mở cửa thị trường trong nước vừa có tác dụng nâng cao đời sống nhân dân, vừa tác dụng khuyến khích, kích thích việc sản xuất hàng hoá.
Thực hiện chính sách mở rộng quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị bắt buộc Lào phải mở rộng và tham gia vào thị trường quốc tế. Muốn làm được tốt việc mở cửa thị trường trước hết phải xác định được lợi thế tiềm năng của đất nước để tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế đó, cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển thương mại lâu dai và thích hợp với từng thời kỳ trong quá trình hội nhập.
2.2 Tổng quan về thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nướcc CHDCND Lào 2001-2010.
2.2.1 Chiến lược phát triển thương mại nước CHDCND Lào2001-2010.
Chiến lược phát triển thương mại của CHDCND Lào đã được xây dựng và thông qua đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng nhân dân cách mạng Lào
2.2.1.1 Mục tiêu chiến lược và dự đoán của ngành thương mại
A. Mục tiêu chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào
_ Xoá bỏ hệ thống kinh tế tự nhiên thành kinh tế sản xuất hàng hoá, và phát triển nông thôn, giảm bất sự nghèo của nhân dân, nâng cao nhu cầu của nhân dân gắn liền với sức mua của nhân dân ngày càng tăng lên.
- Tăng cường hoạt động xuất khẩu, phải đi cùng với sự cải thiện các công ty xuât nhập khẩu, cải thiên các hoạt động tổ chức thương mại trong các tỉnh biên giới, tăng cường hoạt động kinh doanh thương mại Nhà nước với nước ngoài và các tổ chức kinh tế quốc tê, xây dưng luật kinh doanh sao cho phù hợp với luật quốc tế chẳng hạn như: pháp luật về hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Đáp ứng được nhu câu về hàng tiêu dùng trong nước, có khả năng khiểm soát giá cả hàng hoá, hỗ trợ việc sản xuất hàng hoá trong nước, giới thiệu cách tiêu dùng cho khách hàng, làm cho giá cả trên thị trường có sự công băng, đặc biệt là những mặt hàng có tiềm lực và các loại hàng hoá cần thiết cho đời sống nhân dân để đảm bảo vững chắc và cân bằng trong nền kinh tế.
- Lợi dụng lợi thế về vị trí địa lý của đất nước, tăng cường hoạt động thương mại qua biên giới, hoạt động xuất khẩu trên cơ sở sự cải thiện ngành dịch vụ cần thiết, cách quản lý tốt và cách chính sách thích hợp nhằm tạo ra nhiều lợi thế và đạt được hiệu quả tối đa hoá lợi nhuận.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại trong khu vực và quốc tế để sử dụng chính sách, cơ hội để dành được hiệu quả kinh tế cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chủ yếu là các quyền lợi trong thương mại và quyền lợi trên thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
B> Dự định thực hiện chiến lược phát triển thương mại.
Từ các mục tiêu trên Bộ thương mại đã dự định trong chiến lược phát triển thương mại như sau:
- Giai đoạn 2001 đến 2005:
+ Tăng cương hoạt động lưu thông hàng hoá bán lẻ đến năm 2005 phải đạt được mức tăng trưởng bình quân là 15%.
+ Tỉ lệ của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lể so với tổng mức thu nhập quốc dân GDP trong năm 2005 phải đạt từ 15% trở lên.
+ Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá trong nước phải đạt mức bình quân là 10% trong năm 2005.
+ Nhập khẩu tăng bình quân 7% trong năm 2005.
+ Đến năm 2005 phải giảm 70% mức nhập khẩu xi măng và đến năm 2010 phải chấm dứt việc nhập khẩu xi măng và có khả năng xuất khẩu xi măng ra nước ngoài. cấm nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm mà có khả năng sản xuất trong nước.
+ Tăng cường xây dựng khu thương mại phi thuế quan ( vùng thương mại biên giới) ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc của Lào, xây kho nhập hàng tại các cửa khẩu ở miền Nam, và từ năm 2005 phải phát triển khung thương mại ở miền Nam. Dự định tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005 phải đạt 596 triệu USD, và tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt 420 triệu USD.
+ Cán cân thương mại trong năm 2005 phải không quá 10% của tổng GDP.
- Giai đoạn 2005-2010.
+ Việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu phải mở rộng từ thị trường khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, No ve, Nga sang thị trường Mỹ, Nhật, Trung Đông.
+ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:
Phấn đấu xuất khẩu những mặt hàng chế biến và hàng nửa chiến biến cho được 60% của tổng giá trị xuất khẩu.
Phát triển hàng hoá mới để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Phấn đấu xuất khẩu hàng hoá mới sang thị trường mới như: Nhật Bản, Úc, Newsilan và các thị trường khác.
Bảng3 : Dự định tổng kim ngạch của từng thời kỳ thược hiện chiến lược.
Năm
2001
2005
2010
Nhập khẩu
395
596
917
Xuất khẩu
298
420
676,4
Nguồn: Bộ Công nghiệp và thương mại (đơn vị tính: triệu USD)
2.2.1.2 Chiến lược chủ yếu phát triển thương mại:
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ Công nghiệp và thương mại đã xây dựng được chiến lược chủ yếu như sau:
A> Chiến lược mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá trong nước gắn liền với sự tăng sức mua của nhân dân.
- Trước hết chúng ta phải giải quyết hai ý tưởng: chỉ thấy được sự quan trọng của hoạt động dịch vụ qua biên giới, chỉ tập trung và sản xuất. Chúng ta phải tập trung sản xuất các mặt hàng có lợi thế trong tự nhiên thiên nhiên. Chúng ta phải nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho đời sống như: xi măng, thép, vật liệu xây dựng, đồ gỗ, đồ tiêu dùng, lương thực thực phẩm, giấy, thuốc chứa bệnh, đồ nhựa, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và chế biến.
- Muốn có sản phẩm trong nước phải có đầu tư của Nhà nước cộng với đầu tư của các ngành kinh tế và đầu tư nước ngoài bởi vì sẽ tạo điều kiện cho việc mở cửa thị trường xuất khẩu.
- Tiếp tục phát triển thị trường bán buôn thành các vùng các miền, tăng cường hợp tác với nông dân gắn liền với sự hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Cải thiện doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cá nhân có khả năng sản xuất kinh doanh trong cả nước đặc biệt là vùng nông thôn.
- Tăng cường bảo quản sản phẩm trong nước bằng cách chống nhập lẩu và nhập hàng hoá bán lẻ.
- Phải có chính sách quản lý giá cả hàng hoá trên thị trường, xây dựng chính sách khuyến khích lưu thông hàng hoá đi các vùng nông thôn và các tỉnh miền núi làm cho thị trường nông thôn được mở rộng và nâng cao thu nhập cũng như sức mua cho người dân.
B> Chiến lược xuất khẩu.
Chiến lược xuất khẩu chủ yếu của Lào bao gồm ba chiến lược chính như sau:
Một: Khuyến khích sản xuất hàng hoá đã có thị trường, tăng khối lượng và chất lượng hàng hoá nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Hàng hoá mà Lào có tiềm năng và uy tín là: cà fe, đồ gỗ, hàng nông sản tự nhiên ( không có hoá chất ), hàng dệt may, Hat tha cam, khoáng sản và điện…Lào có thể cạnh tranh băng giá cả và chất lượng hàng hoá trên thị trường nước ngoài được. Ngoài ra Lào sẽ cố gắng dành được quyền thương mại với tư cách là nước kém phát triển.
Giữ lại các thị trường đã có như: Châu Âu, canada, No ve, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN. Cố gắng thâm nhập thị trường Nhật Bản, Mỹ, các nước Trung Đông.
Hai: Việc sản xuất hàng hoá, dịch vu phải đầu tư sản xuất của Nhà đầu từ nước ngoài.
Trước khi đầu tư vào Lào, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nghiên cứu xem những tiềm năng của Lào, vốn và thị trường. Nếu Lào có chính sách và dự án thích hợp, họ sẽ đầu tư vào ngay và đấy sẽ là điều kiện để khuyến khích sản xuất, và tìm được thị trường nước ngoài.
Các nhà đầu tư nước ngoài họ đã có uy tín và chuyên môn về ngành mà họ đầu tư. Vậy chất lượng hàng hoá mà họ đầu tư sẽ cao, có khả năng đạt được tiêu chuẩn quốc tế mà Lào rất khó có thể sản xuất hàng hoá có chất lượng và có uy tín như vậy.
Đầu tư nước ngoài còn giúp cho việc đào tạo tay nghề cho công nhân và sử dụng nguồn nguyên liệu thô của Lào có giá trị cao lên.
Khuyến khích các công ty xuất nhập khẩu đầu tư vào sản xuất và hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực.
Ba: Mở rộng thị trường phải gắn liền với việc tìm đối thủ cạnh tranh và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.
Việc mở rộng thị trường và giữ lại thị trường là những yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá, thông thường trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và biến đổi rất nhanh cho nên việc giữ lại thị trường và mở rộng thị trường là vấn đề cần thiết trong hoạt động thương mại.
Trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, việc tham gia và nghiên cứu chính sách và quy luật của các tổ chức quốc tế là vấn đề rất quan trọng đặc biệt là hiện nay Lào đang trong quá trình hội nhập các tổ chức như: AFTA, WTO vậy cần phải nghiên cứu kỹ những hậu quả và những bất lợi khi tham gia.
Bốn: Khuyến khích sản xuất để xuất khẩu tại chỗ.
Trong điều kiện Lào có tiềm năng về ngành du lịch, nếu chung ta tăng cường phát triển ngành du lịch mạnh gắn liền với việc sản xuất lương thực thực phẩm, khách sản, nhà nghỉ, đồ lưu niểm, hàng thủ công mỹ nghệ sẽ làm cho đồng tiền của khách dụ lịch mang sang không chay ra ngoai nước.
Ngoài ra còn có các chuyên gia đại sứ các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư đang hoạt động tại Lào. Họ là những người có thu nhập và sức mua cao nên nếu chung ta đáp ứng được nhu cầu mua của họ thì chúng ta sẽ có thu nhập kông ít.
C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng.
Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:
CHDCHD Lào có biên giới giáp với nước nước: Việt Nam, Trung Quốc, Cam pu chia, Thái Lan, Myama. Trong điều kiện đường giao thông chưa thuận lợi, việc sản xuất còn dựa vào tự nhiên, nên thương mại biên giới có vai trò rất quan trọng trong việc giao dịch, trao đổi hàng hoá để giải quyết và tăng đời sông nhân dân Lào trên các tỉnh biên giới. Trước khi có quan hệ kinh tế cũng như thương mại với các nước khu vực, các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế thì phải bắt đầu phát triển quan hệ kinh tế, chính trị, thương mại với các nước láng giềng. Trong thời kỳ hội nhập chúng ta cần phải giành những quyền lợi và tiềm năng để phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Với lý do đó, Đảng và Nhà nước Lào đã khuyến khích hoạt động thương mại qua biên giới, nhằm kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu ở quy mô nhỏ và nhập các loại hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thô và máy móc để tiêu dùng và phục vụ trong việc sản xuất của nhân dân trong vùng biên giới đặc biệt là các vùng sâu vùng xa mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các hệ thống bán lẻ đi không đến.
Từ hoạt động kinh doanh qua biên giới sẽ tạo ra sự hợp tác và sản xuất hàng hoá giữa các tỉnh các vùng biên giới của hai nước.
Hai: Dự án chủ yếu phục vụ cho việc khuyến khích thương mại biên giới.
Dự án cải thiện các quy định về hoạt động kinh doanh thương mại biên giới.
Dự án cải thiện cách tổ chức chỉ đạo tầm vĩ mô và việc tổ chức liên doanh của các doanh nghiệp thương mại.
Dự án liên doanh với nước láng giềng để khuyến khích sản xuất cùng nhau. Đặc biệt là CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc.
Ba: Các quy định để hạn chế bất lợi và tăng hiệu quả của thương mại biên giới
Phải có quy định trong việc nhập khẩu lẻ và buôn lậu.
Nhà nước phải quy định các mặt hàng mà thương mại biên giới có khả năng kinh doanh với nước láng giềng được.
Quy định vung, lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp và các liên doanh thương mại biên giới.
Nhà nước phải có quy cách hỗ trợ vốn khuyến khích sản xuất và thu mua sản phẩm.
D> Chiến lược thương mại dịch vụ qua biên giới.
Để mở rộng thương mại với nước ngoài Lào cần phải giải quyết được vấn đề lưu chuyển hàng hoá trên đường biến cho được, vì đây là điểm yếu của Lào. Trước hết Lào phải giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá qua biên giới và các dịch vụ qua biên giới, Bộ thương mại phải hợp tác với các bộ có liên quan như: Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính để tạo điều kiện tốt cho thương mại qua biên giới và làm cho việc giải quyết đó đi đúng luật lệ quốc tế về việc vận chuyển qua biên giới chẳng hạn như: Nếu Thái lan muốn cho xe của họ vận chuyển hàng hoá vào Việt Nam (qua Lào) thì Thái lan cũng phải cho phép xe của Lào chở hàng vào cảng Khong Tơi của Thái lan. Ngoài đường ra biển qua Thái lan, Lào còn có đường ra biển qua Việt Nam đoạn đường ngắn hơn như: Vinh, Đà Năng và cảng Hồ chí minh.
Để thực hiện chiến lược đó Lào phải tham gia xây đường kinh tế đặc biệt từ phía Đông sang phía Tây trên khu vực, xây dựng vùng kinh tế tại tỉnh Xa Văn Na Khệt.
2.2.2 Thực trạng việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào.
2.2.2.1 Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước.
Một: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ
Sau khi có chiến lược phát triển thương mại. Bộ, sở và các tổ chức thương mại đã tập trung tổ chức thực hiện chiến lược. Làm cho thị trường trong nước có sự thay đổi nhanh chóng, hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương, giữa các tỉnh với nhau đang diễn ra rất nhiều, làm tăng lượng và loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%.
Trong khâu bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng, năm 2001 tỉ trọng bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chiếm 68,5% đến năm 2007 tăng lên 81,6%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại tư nhân kinh doanh linh hoạt, lực lượng tham gia lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư.
Hai: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn.
Với vị trí thuận lợi là trung tâm của những đầu mối giao thông giữa các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Myan ma, Trung Quốc và Căm pu chia. Ngành thương mại Lào đã phát huy lợi thế này bằng cách nhập xuất và tái xuất khẩu. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng của thương mại Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao tới 70%. Tuy nhiên những năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng phần thương mại bán buôn vì đã tham gia vào được những mặt hàng trước đây chỉ do thương mại quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, thép, hàng may mặc, mỹ phẩm…
2.2.2.2Những kênh hàng hoá lưu thông chủ yếu của nước CHDCND Lào.
Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ tại Lào ngày càng tăng nhanh cùng sự phát triển kinh tế đất nước. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phần lớn là việc xuất nhập khẩu và một số hàng hoá bán buôn trông nước chẳng hạn như: Bia, Xi măng. Vì hai măt hàng này chỉ có nhà máy sản xuất tại Viêng Chăn.
Những năm qua Lào đã hình thành một số kênh bán buôn bán lẻ như sau:
- Bán buôn trong và ngoài nước.
+ Từ thủ đô Viêng Chăn sang các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác. Hàng hoá được lưu chuyển chủ yếu là: Điện, gỗ, hàng nông lâm nghiệp và bia.
+ Từ các tỉnh miền Nam sang nước ngoài: Việt Nam, Thái lan. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: cà fe, gỗ, hàng lầm sản.
+ Từ các tỉnh miền Bắc sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: gỗ, cao su, hàng lâm sản.
+ Từ Viêng Chăn đi: miền Bắc, miền Nam ( cả nước ). Chủ yếu là việc phân phối bia và xi măng vì hai mặt hàng này chỉ sản xuất ở Viêng Chăn.
Nền kinh tế của Lào cũng dựa nhiều vào kinh tế của các nước xung quanh như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Vậy đã hình thành kênh bán buôn từ những nước này vào thị trường Lào:
+ Từ Thái Lan vào Lào: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, một số lương thực thực phẩm, hàng mỹ phẩm, hàng điện tủ… Lào nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan chiếm 70% trong tổng số lượng hàng hoá nhập từ bên ngoài.
+ Từ Việt Nam vào Lào: vật liêu xây dựng, thuốc chữa bệnh đồ nhựa… Đặc biệt các tỉnh biên giới là chủ yếu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Việt Nam.
+ Từ Trung Quốc vào Lào: xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng điện tử, đồ chơi trẻ con…
- Kênh lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: chủ yếu là các cửa hàng, các siêu thị, chợ. Hiện nay Lào đã xây dựng mạng lưới chợ trên toàn quốc, tất cả các huyện đều có chợ, hệ thống siêu thị cũng đang được phát triển trong thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác.
2.2.3 Tổng kim ngạch và cơ cấu xuât khẩu.
Từ khi có chiến lược phát triển thương mại đã làm cho hoạt động xuất khẩu của nước CHDCND Lào tăng lên nhanh, trung bình tăng lên 7% nhưng chưa đath được mục tiêu đề ra là mức tăng trưởng xuất khẩu phải đạt 8,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm sau khi thực hiện chiến lược đạt 1,83 tỷ USD. Mức xuất khẩu bình quân tính trên đầu người là 86,7 USD. So với các nước trong khu vực là rất thấp.
Hiên nay CHDCND Lào đang xuất khẩu chủ yếu một số hàng hoá như: điện lực, cà fe, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, khoáng sản… Ngoài ra còn có một số loại hàng mới có thế mạnh như: chè, rau, hoa quả, cây công nghiệp, gạo, ngô, các loại đậu. Tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu hàng nông lâm nghiệp và hàng thuỷ sản có xu hướng giảm đi, ngược lại tỉ lệ thu nhập từ việc xuất khẩu các hàng công nghiệp nhẹ, hàng thủ công mỹ nghệ lại tăng lên rất đáng kể. Đặc biệt là loại hàng may mặc, điện, khoáng sản.
Chính sách đối ngoại đã làm cho CHDCND Lào hoà nhập vào được các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và quốc tế. tạo sự thuận lợi cho việc mở cửa thị trường nước ngoài ngày càng nhiều, mà ngày xưa chỉ có Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Sau khi có chính sách mở cửa và chiến lược phát triển thương mại, hiện nay Lào có xuất khẩu hàng hoá sang hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như EU, Mỹ.
Hoạt động thương mại qua biên giới ngày càng phát triển sau khi có chính sách mở cửa, điều đó đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sang đầu tư vào việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng nông sản của CHDCND Lào giai đoạn 2001- 2007:
Do xuất phát từ một nước nông nghiệp, sản xuất nông sản là chủ yếu do đó tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Lào trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh, ổn định, diện tích và sản lượng đều tăng, an ninh lương thực thực phẩm được đảm bảo… tạo tiền đề cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Tuy nhiên các mặt hàng nông sản của Lào chưa được phong phú và đa dạng so với tiềm năng của đất nước. Phần lớn các thị trường xuất khẩu là các nước láng giềng và một số nước khác.
Bảng số 4: Một số thị trường xuất khẩu của Lào giai đoạn
2001 – 2007
Đơn vị tính: triệu USD
STT
Tên nước
Tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2001 – 2007
1
Thái Lan
1375
2
Úc
364
3
Việt Nam
317
4
Pháp
138
5
Anh
162
6
Đức
112
7
Trung Quốc
113
Nguồn: Báo cáo của phòng kế toán thống kê, Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào
Lào là một nước nhỏ và người dân còn ít, phần nhiều hàng xuất khẩu chưa nhiều so với hàng nhập khẩu. Trong các năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tổng giá trị xuất khẩu của CHDCND Lào sang các khu vực vẫn giữ được ở mức ổn định. Tính riêng trong năm 2004 tổng giá trị xuất sang khu vực ASEAN đạt hơn 230 triệu USD so với 183 triệu USD năm 2002. Giá trị xuất khẩu sang khu vực Châu Âu năm 2006 khoảng 124 triệu USD nhưng so với năm 2005 có phần giảm một ít. Đến năm 2006 Lào đã xuất khẩu sang các nước ASEAN nhiều nhất đạt 590 triệu USD. Có thể xem qua trong bảng sau đây:
Bảng 5: Các vùng thị trường xuất khẩu của Lào từ năm 2002-2006
Đơn vị: USD
Thị trường xuất khẩu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Các nước ASEAN
183,535,173
175,587,613
230,263,621
590,039,848
590,039,848
Châu Âu
93,740,356
101,275,177
113,338,443
124,167,063
124,015,023
Châu Mỹ
6,275,067
5,647,115
6,253,972
6,936,742
6,936,742
Châu Phi
11,124,289
12,136
2,466
152,568
152,568
Tổng cộng
294,638,885
282,522,041
349,858,302
721,296,221
721,296,221
Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào (2006).
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang các nước láng giếng Thái Lan và Việt Nam là ngô, cà phê, gạo, đậu vàng, sợi, con trâu, Cánh kiến trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là mặt hàng ngô, chủ yếu Thái Lan cung cấp vào các nhà máy để sản xuất và chế biến các sản phẩm bánh và các món ăn gia súc. Với trị giá xuất khẩu là hơn 11 triệu USD, trong khi đó Việt Nam chỉ xuất khẩu được với trị giá là hơn 2 triệu USD, đứng thứ hai và thứ ba xuất khẩu các mặt hàng qua Thái Lan và Việt Nam là con trâu với trị giá xuất khẩu qua Thái Lan đạt được gần 3 triệu USD, còn Việt Nam chỉ 247,500 ngàn USD
Bảng số 6: Một số mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007
Đơn vị tính: USD
STT
Mặt hàng
Nước
Tổng cộng xuất khẩu qua hai nước
Thái Lan
Việt Nam
1
Cà phê
5,512,631.46
1,296,433.37
6,809,064.83
2
Con trâu
2,944,658.96
247,981.74
3,192,640.70
3
Ngô
11,931,929.45
2,579,194.00
14,511,123.45
4
Cánh Kiến
1,667,603.76
281,282.56
1,948,886,32
5
Gạo
684,731.52
331,027.11
101,575.863
6
May mặc
255,427.88
157,921.78
413,349.66
7
Đậu vàng
147,739.41
697.394
154,713.35
8
Sợi
637.592
637.592
Tổng cộng
23,151,098.36
4,900,814.50
28,051,912.86
Nguồn: Cục Hải quan, Bộ Tài Chính Lào
TT
Mặt hàng chủ yếu
2001-02
2002-03
2003-04
2004-05
2005-06
2006-07
1
Gỗ và sản phẩm gỗ
74.725.357
69.950.205
72.414.067
78.100.000
96.962.305
68.731.886
2
Mây và mây tre
3.074.349
17.386
23.091
3
Cà phê
9.773.938
10.915.964
13.021.172
15.600.000
9.316.521
9.712.558
4
Thạch cao và khoáng sản khác
3.903.928
46.502.906
67.435.528
72.000.000
816.662
1.376.648
5
Cánh kiến
6
Sa nhân
7
Lâm sản
8.223.654
5.722.816
3.368.684
6.300.000
5.983.735
4.566.642
8
Ngô, quả sung
19.520.002
18.665.395
9
Hàng Nông nghiệp & động vật
7.661.796
11.123.119
17.218.415
12.600.000
43.101.027
68.773.413
10
Nghề thủ công
2.736.431
12.492.600
1.987.010
15.600.000
1.125.534
464.251
11
May mặc
126.169.176
143.377.406
12
Điện lực
92.694.000
97.360.000
86.295.857
108.000.000
101.190.281
74.104.843
13
Công nghiệp và sản phẩm khác
17.054.591
7.166.805
10.777.159
9.900.000
145.164.799
154.230.293
14
Khác
2.832.853
4.274.604
2.667.723
8.332.700
1.614.177
Tổng cộng
322.618.759
352.624.287
374.320.000
420.000.000
646.329.733
545.640.603
Bảng số 7: Xuất khẩu của CHDCND Lào giai đoạn 2000 – 2007 (Đơn vị : USD)
Nguồn: Cục Hải quan, Bộ tài chính
2.2.4 Tổng kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu.
Sau thược hiện chiến lược phát triển thương mại 5 năm tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 2,86 tỷ USD, tăng lên bình quân 4,9%/năm cao hơn mức khế hoạch đặt ra là 1,4%/năm. Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu đạt 686 triệu USD, tính bình quân trên đầu người là 122,5 USD.
Sự thay đổi cơ cấu nhập khẩu về cơ bản là phù hợp với khả năng và nhu cầu về kinh tế, đặc biệt tỉ lệ nhập khẩu mặt hàng: gạo, thực phẩm đã giảm rất nhanh từ 32,6% trong năm 2000, năm 2002 còn 9,9%, năm 2003 còn 4% và hiện nay chỉ con 2% so với tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm 39,2%, nguyên liêu và dầu khí chiếm 47%, hàng tiêu dùng chiếm 13,8%.
Bảng 8: Nhập khẩu của Lào từ các nước Châu Á
Đơn vị: USD
Các nước Châu Á
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Trung Quốc
17,687,444
89,516,844
82,039,713
79,913,507
85,063,456
Hàn Quốc
2,554,795
6,132,479
8,267,915
6,607,614
6,745,206
Nhật Bản
1,669,727
10,733,107
6,936,366
3,939,500
38,768,948
Hông Kông
9,250
78,781
263,375
1,212,892
7,025,976
Thái Lan
142,037,545
327,025,414
302,335,406
432,557,355
573,996,535
Singapor
102,263
1,888,220
7,866,869
5,007,502
8,412,924
Đại Hoan
84,170
383,933
112,748
797,441
7,049,896
Việt Nam
12,873,532
52,333,474
46,896,133
74,156,466
147,946,529
Inđônêsia
187,921
195,627
74,979
11,711,882
858,647
Malaysia
233,745
74,867
26,993
9,157,579
6,162,424
Tổng cộng
177,230,392
488,362,746
454,910,497
545,176,222
769,967,935
Nguồn: Bộ Công nghiệp và Thương mại Lào (2006).
Trong bảng trên đây cho chúng ta biết hàng hóa nhập khẩu quá nhiều chiếm 573 triệu USD năm 2005 mà Lào nhập khẩu từ Thái Lan, nhập khẩu từ Việt Nam cũng đạt 147 triệu USD, ít nhất là nhập khẩu từ Indonesia đạt 858,647 USD, năm 2004 nhập khẩu đạt 79 triệu USD từ Trung Quốc, Lào cũng nhập khẩu từ Việt Nam không ít đạt 46 triệu USD năm 2003.
Do ngành công nghiệp sản xuất chưa phát triển, cho nên các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và hàng hoá dùng cho sản xuất phần lớn là nhập từ bên ngoài.
Bảng 9: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu Đơn vị: USD
STT
Tên mặt hàng
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
1
Hàng sản xuất nông nghiệp
25.000.000
18.066.577
8.801.632
16.819.120
10.677.703
10.804.229
19.416.749
11.174.971
2
Văn phòng phẩm và đồ thể thao
6.827.000
2.027.131
4.423.992
3.959.489
630.362
1.371.505
1.005.272
3.500.249
3
Lương thực thực phẩm
19.744.000
16.919.515
16.339.630
22.692.166
18.556.761
20.707.259
23.937.325
24.125.868
4
Vải , quần áo
17.430.340
10.432.795
13.254.406
13.523.229
15.931.224
21.113.915
26.096.365
21.784.260
5
Hàng điện tử và alay
7.200.000
2.794.732
3.223.917
3.690.201
3.887.532
7.404.860
9.787.220
8.479.596
6
Vật liệu xây dựng
30.831.000
29.894.211
28.090.341
21.357.510
24.598.959
22.897.206
26.313.148
20.012.173
7
Xăng, dầu,Gas
77.190.000
98.831.196
79.605.822
107.000.000
101.009.639
148.000.000
194.233.137
197.362.544
8
Thuốc chữa bệnh
3.480.000
4.200.657
2.679.247
1.845.718
3.226.324
3.345.189
3.422.657
5.691.509
9
Phương tiện
21.240.000
19.334,063
18.678.147
28.542.193
35.800.000
20.107.079
32.702.867
54.831.277
10
Hàng hoá láng phí
3.400.000
741.540
1.534.235
4.163.545
4.829.000
6.222.753
6.281.941
6.170.621
11
Điện lực
8.000.000
4.108.656
6.788.270
7.552.440
9.745.360
19.900.550
12.997.780
9.922.080
12
Mặt hàng khác
4.649.000
18.092.553
14.099.427
6.984.326
3.682.600
6.405.763
7.544.751
30.619.816
13
Vật liệu thô phục vụ cho ngành dệt may
86.900.000
80.173.333
73.685.033
55.596.961
83.272.883
72.228.949
98.652.169
54.127.947
14
Thương mại ngoài ngành
45.000.000
76.404.240
80.224.452
21.338.065
19.503.068
4.690.000
3.399.246
15
Hàng hoá nhập vào triển lãm và ban ra
2.000.000
16
Nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp
43.036.907
33.156.885
145.471.319
85.311.520
88.130.574
Tổng
540.561.000
528.271.199
533.583.102
551.119.387
561.800.000
686.020.068
551.102.147
527.614.138
2.3 Đánh giá về tình hình thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào 2001-2007
2.3.1 Những mặt đã làm được.
Qua nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển thương mại của nước CHDCND Lào trong thời gian qua 2001 đến nay em có thể rút ra những kết luận như sau:
Môt là: Thực hiện chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, của Bộ thương mại và các Bộ có liên quan. Chiến lược phát triển thương mại đã được khởi thảo ở mức nhất định, thể hiện qua các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ VII và thứ VIII.
Hai là: Chiến lược thương mại đã giúp cho việc tổ chức thực hiện thu được những thành tựu rất đáng kể, nền thương mại Lào đã có những bước tiến nhất định, nó thể hiện qua các con số như sau: Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001-2007 là 17%. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm.
Ba là: Chiến lược phát triển thương mại đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào theo hướng công nghiệp – thương mại, du lịch, dịch vụ nông nghiệp. Cũng như chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác chính xuất phát từ mối quan hệ giữa thương mại và sản xuất nên chiến lược thương mại còn định hướng và dẫn dắt các nhà sản xuất đầu tư đúng hướng nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.
Bốn là: Chiến lược phát triển thương mại đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại chủ động nắm bắt được cơ hội kinh doanh, nhằm giảm đi những thiệt hại, rủi ro. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận thức và đổi mới tư duy trong hoạt động thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại.
Năm là: Đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia sâu vào trao đổi và phân công lao động hợp tác quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, tận dụng triệt để lợi thế so sánh, khai thác tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của CHDCND Lào.
Sáu là: Chiến lược phát triển thương mại đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ là giữ vững, ổn định thị trường với những mặt hàng truyền thống của Lào, mà còn chú trọng đến khai thác, thu mua, gia công, sản xuất những mặt hàng mới, phát triển và mở rộng thị trường, khai thác những thị trường bỏ ngỏ. Với lợi thế của mình, Lào cần khai thác tối đa những sản phẩm cần có hàm lượng chất xám cao và qua chế biến sâu nhằm tránh những rủi ro, kinh doanh không hiệu quả.
Bảy là: Phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển thương mại của CHDCND Lào về cơ bản đã phản ánh được đúng với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào trong thời kỳ chiến lược, đã khai thác được những lợi thế tương đối và tuyệt đối của Lào để phát triển thương mại, để hội nhập với thương mại thế giới.
Tóm lại : Trong thời gian qua thương mại của Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, về cơ bản đã thực hiện được những định hướng chiến lược đề ra trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào, góp phần đáng kể vào chiến lược ổn định và phát triển kinh tế. Thị trường và hoạt động thương mại đang phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoá tăng liên tục hàng năm với tốc độ tương đối cao, mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư.
Đã hình thành được thị trường thống nhất, thông thoáng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; tiềm năng về lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm buôn bán…của mọi chủ thể kinh doanh được huy động vào lưu thông hàng hoá. Thương mại quốc doanh đã từng bước chuyển đổi về tổ chức và phương thức kinh doanh, thương nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng được khẳng định, đặc biệt thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Quản lý Nhà nước về thương mại được đổi mới cơ bản về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức; từng bước hình thành hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế mới, tạo hành lang pháp lý cho thương mại phát triển.
Thực hiện và đạt được những thành tựu trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một: Sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước cũng như Bộ công nghiệp và thương mại và các Sở thương mại trong công cuộc đổi mới kinh tế, trong việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển thương mại đã làm cho lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển mạnh, cơ cấu sản xuất được chuyển dịch, thúc đẩy và cải thiện hoạt động thương mại.
Hai là: Những đổi mới cơ bản về quan điểm như: đặt đúng vị trí của sản xuất hàng hoá, lưu thông phân phối, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ bao cấp, đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ba là: Chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá đã đẩy lùi chính sách bao vây, cô lập nước CHDCND Lào, tạo dựng khuôn khổ pháp lý quốc tế, mở rộng thị trường, có thêm nhiều bạn hàng, đối tác, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
2.3.2 Những mặt yếu kém, tồn tại.
Môt là: Lào còn chậm trễ trong việc phác thảo một chiến lược phát triển thương mại dịch vụ theo hướng kinh tế mở, chưa khai thác tốt lợi thế lợi thế so sánh của Lào.
Hai là: Một số mục tiêu phát triển thương mại trong thời gian qua vẫn chưa tính hết được những yếu tố tác động nên trong quá trình thực hiện phải bổ sung, sửa đổi nhiều, làm hạn chế vai trò tác dụng của bản thân chiến lược.
Ba là: Chiến lược chưa thực sự được xây dựng trên thế chủ động, thiếu tính định hướng và định lượng, chưa có tác động nhiều đến việc thúc đẩy và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Các bộ phận của chiến lược phát triển thương mại chưa được định hình rõ nét, làm cho thiếu đi những những định hướng về từng mặt, từng kía cạnh của quá trình phát triển thương mại.
Bốn là: Hệ thống quản lý và phương thức quản lý châm chưa thay đôi, nên chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong quá trìng hội nhập. Bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại của Bô, các Sở, Ban, Ngành đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung toàn bộ hệ thống còn thụ động và trì trệ biểu hiện trên nhiều mặt như: thiếu cán bộ có đẩy đủ phẩm chất và những năng lực, sự liên kết giữa các định chế quản lý còn sơ hở, chưa tạo thành một thể thống nhất hướng tới mục tiêu chiến lược đã hoạch định, công tác quy hoạch, kế hoạch, thu thập, sử lý và phổ biến thông tin còn rất yêu, hoạt động xúc tiến thương mại còn có những bất cập gây ảnh hưởng đến hoạt động thương mại.
Năm là: Công tác tổ chức triển khai thực hiện chiến lược còn chậm, sự phối hợp giữa Bộ với các Sở trong quá trình triển khai còn thiếu, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp.
Sáu: Quản lý Nhà nước về thương mại theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng XHCN còn lúng túng cả về tổ chức, cơ chế điều hành. Quản lý thị trường còn nhiều mặt bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế phức tạp của thị trường và hoạt động thương mại, nên hiệu quả chưa cao; tình trang buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm còn nhiều.
2.3.3 Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại.
Một là: Hoạt động thương mại của Lào chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài từ hậu quả chiến tranh và thờ kỳ bao cấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại dịch vụ để lại không đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường, vươn lên của hoạt động thương mại theo hướng đổi mới của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường đã nảy sinh nhiều đòi hỏi mới, nhiều vấn đề phức tạp của giai đoạn giao thời, chưa lường hết được. Mặt khác, những định hướng và giải pháp cụ thể chưa được hướng dẫn triển khai, nên bản thân hoạt động thương mại phải vừa làm vừa điều chỉnh, tháo gỡ.
Hai là: Sự phân cấp nhiều tầng quản lý quá lâu không được đổi mới, làm cản trở việc phát triển năng lực hoạt động thương mại trên thị trường; hơn nữa còn làm nảy sinh tình trạng quản lý lỏng lẻo của hệ thống thương mại.
Ba là: Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vốn, chính sách có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại, nhưng các lĩnh vực này chậm đổi mới, chuyển biến không kịp thời với tình hình của các doanh nghiệp (thiếu vốn kéo dài, cơ chế cho vay, lãi suất tín dụng, chính sách thuế) làm cho môi trường kinh doanh không hội đủ những điều kiện và cơ hội cần thiết.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2010
3.1 Mục tiêu chiến lược phat triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào từ 2008 đến 2010.
Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quy định mục tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2010 như sau: “Cải thiện và xây dựng và mở rộng dần các cơ sở kinh tế, chủ yếu là làm cho việc sản xuất nông nghiệp phát triển, chấm dứt việc trồng thuốc phiện và làm nương, giải quyết việc xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, xây dừng cơ sở công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng nhằm thực hiện dần quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng đất nước sao cho Lào trở thành trung tâm dịch vụ qua biên giới.”
Đại hội còn quy định một số mục tiêu kinh tế chủ yếu như: Mức tăng trưởng GDP trong 10 năm từ 2001 đến 2010 là phải đạt mức tăng trung bình 7,5%/năm, trong đó nông – lâm nghiệp tăng 3-3,4%, công nghiệp tăng 13-14% và ngành dịch vụ tăng 7,5-8%. GDP đầu người trong năm 2010 phải đạt 800 USD.
Bảng 10: Ước tính sự thay đổi của các ngành kinh tế theo mức đóng góp GDP
Đơn vị: %
Ước tính
2005-06
2006-07
2007-08
2008-09
2009-10
GDP
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
43.1
41.3
39.6
37.8
36.0
Công nghiệp
29.9
31.4
33.0
34.6
36.4
Dịch vụ
27.0
27.3
27.4
27.6
27.6
Để đạt được các mục tiêu trên Đảng đã nêu ra nhiệm vụ và định hướng phát triển kinh tế như sau:
Phấn đấu cho mức tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5% - 8%/năm, tăng cường cải thiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng năng suất và nâng cao thế mạnh sản phẩm, vậy cần phải đảm bảo được khối lượng và chất lượng của sản phẩm, có khả năng cạnh tranh. tập trung phát triển cộng nghệ kỹ thuật và xây dựng cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển kinh tế phải đi theo việc phát triển xã hội và phải đảm bảo việc bảo v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luananthacsy4.docx