Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du lịch đến môi trường: PHẦN MỞ ĐẦUNhững thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Dự báo năm 2010 nước ta sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế v...
39 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du lịch đến môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦUNhững thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới.Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới. ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11%. Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách.
Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Dự báo năm 2010 nước ta sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt từ 4 - 4.5 tỷ USD.Việc phát triển du lịch nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi mà môi trường du lịch của mỗi quốc gia tạo nên. Do đó mà môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa. Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được, ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến môi trường du lịch kể cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu tìm hiểu những tác động cụ thể của du lịch đến môi trường để có biện pháp, phương hướng phát triển thích hợp với hòan cảnh đất nước. Đồng thời có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch bền vững trong tương lai. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường du lịch và hoạt động du lịch.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
I.Khái niệm môi trường du lịch:1.1. Môi trường là gì?Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một cá thể hay một sự kiện nào đó. Bất kỳ một cá thể hay một sự kiện náo cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định. Tùy thuộc vào từng đối tượng nhất định sẽ có môi trường tương thích. Có 3 loại môi trường : môi trường tự nhiên , moi trường nhân tạo và môi trường xã hội.1.2.khái niệm môi trường du lịch:Môi trường du lịch bao gồm tổng thể các nhân tố về tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhân văn mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển.Hoạt động du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhân văn, du lịch khai thác những giá trị, đặc tính của môi trường mà nó tồn tại để phát triển, qua đó thay đổi những đặc tính của môi trường này.Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng của tài nguyên môi trường tự nhiên như vẻ đẹp của quang cảnh biển, sông, núi, các hang động, sa mạc, các hiện tượng tự nhiên khác. . .và các giá trị văn hóa của môi trường nhân văn như đền chùa, am miếu, nhà thờ, thánh thất, tháp, lăng tẩm, cung điện. . .Các giá trị văn hóa phi vật thể như không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, các loại hình văn hóa dân gian (ca trù, hát quan họ, hát chầu văn. . .) nói chung là các giá trị của bản săc văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên để hoạt động, thì có các quy hoạch, các dự án, công trình xây dựng nên những môi trường du lịch nhân tạo trên cơ sở tích hợp các yếu tố của tự nhiên, giá trị văn hóa. . .Để tạo nên sự phong phú đa dạng các loại hình du lịch là những công viên, khu du lịch, khu vui chơi giải trí phức hợp. . .Bất cứ hoạt động nào của du lịch cũng có tác động hai chiều đến môi trường của nó. Cho nên trong hoạt động du lịch cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu nhất nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.II.Cơ cấu môi trường du lịchMôi trường du lịch bao gồm 3 thành phần chính:Môi trường du lịch tự nhiênMôi trường du lịch nhân vănMôi trường kinh tế xã hội1.Môi trường du lịch tự nhiênLà một bộ phận cấu thành nên môi trường du lịch nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ ) và không sống ( vô cơ ). Trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người con người tác động và cả những đối tượng tự nhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên là toàn bộ không gian, lãnh thổ bao gồm các nhân tố thiên nhiên như : đất, nước, không khí, hệ động vật trên cạn và dưới nước… và các công trình kiến trúc cảnh quan thiên nhiên – nơi tiến hành các hoạt động du lịch.Môi trường du lịch tự nhiên được cấu thành một loạt các môi trường tự nhiên bộ phận trong một hệ thống chung. Các môi trường bộ phận này tồn tại và phát triển theo các quy luật của mình song có liên quan tác động mật thiết với nhau bằng vô số các quan hệ nhiều chiều trong tương quan nhân quả và giải quyết các mâu thuẫn về phát triển. Tuy nhiên vẫn đảm bảo bảo sự thống nhất nội tại giữa các môi trường bộ phận trong một môi trường chung.Môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển và đa dạng hóa các hoạt động du lịch, tạo tiền đề cho sự phát triển các khu du lịch. Ví dụ như các khu du lịch nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt … là những điểm du lịch dựa trên cơ sở môi trường tự nhiên với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Bởi vì các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên là những điều kiện cần thiết cho các hoạt động du lịch và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, chính vì vậy mà “chúng”được trực tiếp khai thác vào mục đích kinh doanh du lịch. các nhân tố, điều kiện cơ bản của môi trường du lịch tự nhiên có tác động đáng kể nhất đối với du lịch có thể kể là vị trí địa lý, môi trường địa chất - địa mạo, thời tiết và khí hậu, môi trường nước, thủy văn và đa dạng sinh học.1.1.Vị trí địa lý Vị trí địa lý của các khu du lịch có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Vị trí của các khu du lịch càng gần các thị trường tiềm năng thì càng thuận tiện và thu hút nhiều du khách. Bởi vì nếu quãng cách này quá xa thì sẽ ảnh hưởng tới sự chi trả của du khách cho vận chuyển, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mất thời gian tham quan của du khách do vận chuyển quá xa. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ vì khoảng cách càng xa thì càng có sức hấp dẫn cao đối với những du khách có khả năng chi trả cao, có tính hiếu kì vì sự tương phản và khác lạ của nơi tham quan và nơi ở của du khách.1.2. Môi trường địa chất:Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan của khu vực đó. Địa hình của một khu du lịch càng đa dạng,độc đáo và tương phản thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách. Thực tế du khách rất thích những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ của và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Đặc biệt của địa hình đồi núi (Sa Pa, Tam Đảo, Lang Biang…) địa hình kiểu Karstơ (Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng ) và kiểu địa hình ven bờ như đại dương, biển, sông hồ… có ý nghĩa quan trọng cho việc hình thành nên các vùng du lịch nổi tiếng cũng như việc phát triển du lịch. 1.3.Khí hậu và thời tiếtĐây là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đất đai,động thực vật và các quá trình hoạt động địa mạo. Thông thường thì những nơi có khí hậu và thời tiết đặc trưng,dễ chịu thì sẽ có sức lôi cuốn du khách ở những nơi khác hơn là những nơi có thời tiết khắc nghiệt. Nói chung thì mỗi loại hình du lịch khác nhau thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ như khách du lịch biển sẽ ưu thích nhưng điều kiện khí hậu như: số giờ nắng trong ngày nhiều; không có mưa hoặc mưa ít trong thời vụ du lịch; nhiệt độ của không khí trung bình; nhiệt độ nước biển từ 20 C đến 25 C. Không chỉ vậy, mà tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động của ngành du lịch. Sự thay dổi này sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Trong việc đáp ứng các nhu cầu và thỏa mãn của du khách thì khu du lịch có càng nhiều khả năng cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng thì càng thu hút được nhiều du khách hơn. Ngoài ra điều kiện thời tiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc các hoạt động về du lịch. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt, khô hạn cũng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch. Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng trong du lịch là chất lượng không khí của khu du lịch. Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc quy hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức mùa vụ khai thác du lịch. Những biến động của môi trường không khí như sự biến động về chế độ nhiệt,mưa, ẩm,gió… gây ra nhiều biến động đến đời sống sản xuất của cả nhân loại trong đó có cả hoạt động du lịch.1.4.Môi trường nước: Môi trường nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm. Trong đó nguồn nước mặt có vai trò vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc phát triển giao thông vận chuyển của du khách bằng đường thủy,khả năng cung cấp nước và chất lượng nước ( nước ngọt, nước biển, nước khoáng…) phục vụ cho nhu cầu , sinh hoạt, vui chơi , giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng,chữa bệnh của du khách. Không những vậy mà môi trường nước còn kết hợp với các cảnh quan khác tạo nên những cảnh quan vô cùng sống động và hấp dẫn du khách. Đồng thời môi trường nước còn có tác dụng lọc khí, tạo một môi trường không khí trong lành, dễ chịu. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước mặt còn là nơi diễn ra các hoạt đông vui chơi, giải trí của du khách như các hoạt động thể thao, du ngoạn, tham quan sông nước, câu cá, tắm biển, lướt sóng… 1.5.Môi trường sinh học: Đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên do tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài sinh vật từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó, các hệ sinh thái, môi trường sống được tạo nên do các loài khác nhau sống chung trong những điều kiện nhất định của một vùng hay một khu vực nào đó. Trong môi trường sinh học thì động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa quan trọng đối với giải trí và du lịch của con người. Đồng thời, đa dạng sinh học còn tạo sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch. Thực tế cho thấy rằng ở khu vực càng có đa dạng sinh học cao thì càng có sức thu hút du khách đến tham quan, du lịch, nghiên cứu.Trong phát triển du lịch, các vườn quốc gia và cac khu bảo tồn thiên nhiên có ý nghĩa rất lớn vì ở đó có sự tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm. Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia nói trên là bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái. Tuy nhiên những điểm du lịch ở các khu bảo tồn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại từ các loại côn trùng độc, rắn độc, cá độc… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của du khách. Vì vậy mà các khu du lịch này cũng cần có những thiết bị,dụng cụ để bảo vệ du khách khỏi những nguy hiểm đó 1.6.Tai biến môi trường: Tai biến môi trường là các sự cố hay các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. ví dụ như :hạn hán, bão lụt, động đất…và các sự cố môi trường do con người gây ra như: rò rỉ hóa chất độc hại, cháy nổ, sử dụng bom nguyên tử….bất kỳ loại tai biến nào cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay đổi các điều kiên tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch. Ngoài ra, các tai biến môi trường xã hội, bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột tôn giáo, xung đột giữa các sắc tộc, giữa các quốc gia. Tai biến môi trường sẽ làm giảm chất lượng môi trường du lịch, ảnh hưởng đến tính mạng du khách, tác động xấu đến tâm lý du khách, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch đó. Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi trường như sự sẵng sàng trong tình trạng đối phó với thiên tai, cũng cần có những nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ, sơ đồ phân vùng tai biến các nguy cơ, sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các hoat động phát triển du lịch. Ngoài ra còn cần phải xây dựng các hệ thống cảnh báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự an tâm. Hơn nữa, phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho du khách cũng như cho toàn xã hội.2.Môi trường du lịch nhân vănMôi trường du lịch nhân văn là một bộ phận của môi trường du lịch liên quan trực tiếp đến con người và cộng đồng, bao gồm các yếu tố về dân cư, dân tộc. Gắn liền với các yếu tố dân cư, dân tộc là truyền thống, quan hệ cộng đồng, các yếu tố về lịch sử, văn hóa… Khi chúng ta đứng trên quan điểm môi trường thì đó là những yếu tố tích cực của môi trường du lịch bởi vì đây không chỉ là đối tượng của du lịch mà còn là yếu tố tạo sự hấp dẫn của môi trường du lịch bởi tính đa dạng của những giá trị nhân văn truyền thống của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển các yếu tố văn hóa, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhân văn ( di tích lịch sử, di sản thế giới, lễ hội, ẩm thực, văn hóa dân tộc... )ở các điểm du lịch cũng chính là những phương diện hữu hiệu nhằm nâng cao các giá trị nhân văn, tăng điều kiện thuận lợi để thu hút du khách. Bên cạnh đó,trình độ văn minh và dân trí có thể xem là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường bởi vì giữa các khu du lịch và cộng đồng dân cư luôn có mối quan hệ giao tiếp gắn bó. Một môi trường du lịch được xem là thuận lợi khi trình độ văm minh và nhận thức cộng đồng địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch đạt tới mức mà du khách cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến trình độ cán bộ nghiệp vụ vì đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch. Chúng ta cũng không thể xem thường yếu tố chất lượng cuộc sống dân cư bởi vì đây là yếu tố ảnh hưởng tới cách sống, giao tiếp, nhận tức và văn minh cộng đồng. và chính vì vậy cũng ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch.3.Môi trường kinh tế xã hộiMôi trường kinh tế xã hội là toàn bộ hoàn cảnh, hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia, khu vực hay trên toàn thế giới. Khi xem xét môi trường kinh tế xã hội thì cần xem xét rõ các yếu tố như thể chế chính sách, trình độ phát triển khoa học công nghệ, mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị và công nghiệp, mức sống của người dân, an toàn trật tự xã hội, tổ chức xã hội và quản lý môi trường.3.1.Yếu tố thể chế chính sách: Đó là tất cả những chủ trương, chính sách có tính chiến lược về phát triển du lịch, phát triển nguồn tài nguyên, phát triển nhân lực…đến các văn bản pháp luật như luật đầu tư, luật tài nguyên, luật du lịch và các văn bản,quy định mang tính pháp lý đối với việc quản lý hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế xã hội có liên quan. Yếu tố này thường ít được xem trọng trong hệ thống chức năng của du lịch. Thực tế cho thấy rằng hệ thống chính trị, các văn bản pháp luật như luật đầu tư, luật tài nguyên, luật bảo vệ môi trường,hệ thống tài chính…và các chủ trương, chính sách phát triển du lịch dài hạn có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng cạnh tranh của điểm du lịch đó trên trường quốc tế.Chính những yếu tố pháp luật, thể chế chính sách thích hợp sẽ tạo nên hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch, đồng thời hướng sự phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, phù hợp với những đặc điểm và điều kiện cụ thể của từng giai đoạn phát triển của đất nước. chính những chiến lược và chính sách phù hợp còn tạo điều kiện cho du lịch phát triển, thậm chí trong điều kiện khó khăn nhất.3.2.Trình độ phát triển khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ là yếu tố xuất hiện trễ nhưng có mức độ ảnh hưởng ngày càng tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch như tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch hiện đại và hấp dẫn, ứng dụng vào kinh doanh du lịch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ tốt cho du lịch và hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường xã hội cũng như môi trường nói chung. Đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước cũng như nghiên cứu cơ bản về du lịch để có hướng phát triển phù hợp hơn3.3.Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Mặc dù được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho dân cư địa phương nhưng yếu tố này lại một chiếm vị trí rất quan trọng trong việc phát triển của môi trường kinh tế xã hội cũng như môi trường du lịch. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật bao gồm toàn bộ các phương tiện , cơ sở phục vụ lưu trú, vận chuyển, thông tin, thương mại…sẽ tạo điều kiện tiếp cận khai thác tài nguyên du lịch, phục vụ nhu cầu đi lại, tham quan du lịch, giao lưu, trao đổi thông tin… cũng như những nhu cầu thiết yếu của du khách. Ngoài ra chúng ta cũng cần phải quan tâm đến sự đa dạng của các cơ sở và hoạt động du lịch cũng như các vấn đề liên quan như tổ chức quản lý, quy hoạch, nét thẩm mỹ trong các cơ sở và hoạt động du lịch cũng cần phát huy tối đa nhằm tôn tạo các giá trị, vẻ đẹp của các khu di tích, điểm du lịch, các di sản văn hóa truyền thống và các danh lam thắng cảnh của đất nước.3.4.Môi trường đô thị và công nghiệp: Đô thị là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc, đặc biệt là các tài nguyên du lịch nhân văn thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên ở đây cũng là nơi thường xảy ra các tình trạng bất ổn về kinh tế xã hội cũng như mức độ ô nhiễm môi trường rất cao gây ảnh hưởng xấu đến hình tượng du lịch3.5.Yếu tố tổ chức quản lý xã hội:Yếu tố này có ý nghĩa như một động lực cho sự phát triển bền vững nếu quản lý tốt thì sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, việc tổ chức quản lý trong du lịch vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy mà việc phát triển du lịch ở đây còn nhiều bất cập, khó khăn cũng như những hậu quả xấu đến môi trường. Cũng chính vì vậy mà cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức du lịch thật tốt để phát triển du lịch bền vững trong tương lai.3.6.Mức sống dân cư : Mức sống dân cư có ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch vì thực tế cho thấy nước nào, khu vực nào người dân có mức sống cao thì nhu cầu du lịch tăng và đồng thời tạo môi trường tốt cho việc phát triển du lịch.3.7.Yếu tố trật tự an toàn xã hội:Một xã hội văn minh phải thể hiện ở trình độ đảm bảo an toàn, trật tự xã hội cho công dân cũng như mọi mặt hoạt động của xã hội nói chung. Nó góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động du lịch vì chẳng những là điều kiện đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra mà còn có tác động đến tâm lý du khách khi đến du lịch tại khu vực, quốc gia này. Trên thực tế cho thấy những bất ổn như ở những nước xảy ra xung đột sắc tộc, chiến tranh, ở các khu vực thương xảy ra bạo lực( khủng bố,bắt cóc…) và các tệ nạn xã hội (trộm cắp,ma túy…) thì số lượng du khách giảm đi rõ rệt. Việt Nam được đáng giá là nước có tình hình an ninh trật tự cao, chính vì vậy mà mọi người xem việt Nam là “điểm đến của thiên niên kỷ”.
III .Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường du lịch:Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích.Việc thu hút du khách, tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng người dân địa phương…là hệ quả tích cực của tác động du lịch đến môi trường. trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ, vì vậy sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sút sức hút của hoạt động du lịch.
1.Tác động tích cực:1.1.Tác động đến môi trường du lịch tự nhiênHoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử - môi trường.Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng sĐối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển.Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.1.2.Tác động đến môi trường du lịch nhân vănTác động đến chính trị: thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác nhau.Ở bang Nam Ôxtrâylia, đã tiến hành một cuộc điều tra để xác định ảnh hưởng của du lịch đối với hai láng và kết quả cho thấy du lịch đã làm tăng cường việc tiếp xúc giữa người dân của hai làng nơi có hai dân tộc khác nhau và đã xóa bỏ được ranh giới chủng tộc đã tồn tại hơn 1000 năm trước khi có du khách đến.Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thầnDu lịch là lối sống đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến. thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi luyện tình cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho con người.Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và có tình thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộcPhát triển, giao lưu văn hóa: khách biết thêm về văn hóa của nước chủ nhà, biết âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của nước đó.Tạo hình ảnh mới, người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng người dân nước họ du lịch.Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ.Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những nước nghèo không có đủ tiềm lực để trùng tu hay bảo vệ như:Các di sản kiến trúc nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống.Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.Ví dụ như hoạt động của Travel Walji’s thông qua viện trợ phát triển du lịch đối với vùng núi xa xôi ở Kakakorum Nam Phi. Nguồn viện trợ này giúp hồi sinh các làn điệu âm nhạc ở địa phương và các hoạt động múa kiếm truyền thống.Du lịch tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như:Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tiềm việc làm, tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho khách du lịch.Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Phát triển du lịch có thể phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch. Ví dụ Báo cáo kinh tế của tổ chức du lịch thế giới cho thấy nhiều công việc trong ngành du lịch do phụ nữ đảm nhiệm, điều này đã làm thay đổi vai trò truyền thống của phụ nữ, họ có vai trò kinh tế và xã hội tương đối mới khi tham gia vao hoạt động du lịch.1.3.Tác động đến môi trường kinh tế - xã hộiDu lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân.Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm từ 40% đến 60% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân. Công nghệ du lịch của thế giới chiếm khoảng 6% thu nhập của thế giới.Đối với nền kinh tế của vùng Caribean như các hòn đảo Cayman, Barbaclos, Curacao, Aruba, Antigua và một số hòn đảo nhỏ ở Thài Bình Dương, ngành du lịch chiếm khoảng 50 đến 60% GDP. Ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, thu nhập từ du lịch chiếm khoảng 8 đến 10% GDP ở Indo và Philipine, 12% ở Malaysia, 16% ở Thái Lan, 20% ở Singapore và Hồng Kông. Trên toàn cầu ngành du lịch chiếm khoảng 45,8 % tổng thu nhập của tất cả các ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, ở Việt Nam tỷ trọng của du lịch trong GDP 1994 chiếm 3,5% và 1995 chiếm 4,9% trong tổng thu nhập. Năm 2002, du lịch chiếm khoảng 8,8% GDP của thế giới và WTO đã dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 12,5%.Đóng góp vào thu nhập của chính phủ Du lịch quốc tế tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho ngành du lịch thế giới, năm 2000 đạt 476 tỷ USD.Một số quốc gia có thu nhập ngoại tệ cao như Mỹ đạt 85,2 USD, Tây Ban Nha đạt 31 tỷ, Pháp đạt 29,9 tỷ USD ( số liệu của WTO nắm 2000).WTTC ước tính nguồn thu từ thuế cá nhân từ du lịch một cách trực tiếp và gián tiếp trên thế giới vào năm 1998 là trên 800 triệu USD, con số này theo dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010.Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương. Xuất khẩu bằng con đường du lịch đa số được gọi là xuất khẩu tại chỗ như các mặt hàng ăn uống, rau quả, hàng lưu niệm. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn về nhiều mặt.Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hóa đó đem xuất khẩu theo đường ngoại thương. Hàng hóa du lịch được xuất với giá bán lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con đường ngoại thương là giá bán buôn. Tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế.Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước chủ nhà. Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như là kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.Du lịch tạo cơ hội giải pháp việc làm.Với sự phát triển nhanh chóng và do đặc thù là dịch vụ nên ngành du lịch có hệ số sử dụng lao động rất cao. Theo thống kê của Singapore, để tạo ra 1triệu USD ngành ngoại thương thuê 14 lao động, trong khi đó du lịch cần 27 đến 33 lao động. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch quốc tế tạo ra nhiều việc làm. Ví dụ như chỉ riêng ngành khách sạn đã tạo ra 11, 3triệu việc làm trên thế giới năm 1995. Theo WTO, lao động trong ngành du lịch chiếm khoảng 7% lực lượng lao động trên thế giới. Cuộc điều tra năm 1985 của ESCAP về kế hoạch quản lì môi trường duyên hải phía Tây của Srilanca cho thấy năm 1982 ngành du lịch đã đảm bảo việc làm trực tiếp cho khoảng 30 nghìn người và việc làm gián tiếp cho 35 nghìn người. ngoài ra còn làm lợi cho hơn 30 nghìn người nữa vì họ được tăng thu nhập do hiệu ứng chảy tràn. Năm 1997 ngành du lịch trên thế giới có 252 triệu lao động ( chiếm 10, 7% lao động của thế giới)Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành có liên quan.Nhiều doanh nghiệp có qui mô và gia đình làm chủ như dịch vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ. Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóa đích thực của vùng du lịch. Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hàng lưu niệm sản xuất tại địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vật liệu của địa phương thì du lịch là chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế.Khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và cơ hội tìm việc làm đồng đều hơn. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế ước tính rằng du lịch tạo ra nguồn thu không chính thức có thể bằng 100% nguồn thu chính thức ở các địa phương, tạo nên hiệu quả kinh tế liên đới trong du lịch. Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu nhập của các doanh nghiệp du lịch.Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng. Giá trị đất gia tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất. khi DISNEY mua đất ở FLORIDA, giá đất là 350 USD/acre (0.4 mẫu). 5 năm sau, vùng đất xung quanh tăng giá lên 150.000 USD/acre ( tăng hơn 428 lần).Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.Kích thích đầu tư ngành du lịch được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụ khác nhau. Vì thế, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng ( nghệ thuật, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nhỏ.Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp.Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông, thu gom rác thải để cải thiện hất lượng cuộc sống cho cư dân cũng như du khách.Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến, mở cửa với bên ngoài. Trên thực tế, để tạo môi trường đầu tư tốt, thu hút du khách đến thăm, những nơi ngành du lịch phát triển, đều coi trọng cải tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất- kĩ thuật du lịch. Ngoài ra, để có thể bảo đảm phát triển liên tục ngành du lịch, thu hút đầu tư bên ngoài, cần coi trọng công tác bảo vệ môi trường, coi trọng lễ phép văn minh, giáo dục đạo đức, nghề nghiệp của dân cư, coi trọng xây dựng pháp chế để tạo môi trường đầu tư tốt. Cải thiện về mặt xã hội, các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm nhiều hoạt động xã hội bổ ích. Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn.Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học kĩ thuật. du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học. Hoạt động thăm viếng nhau của đồng nghiệp trong du lịch thương mại hiện đại, du lịch hội nghị chuyên ngành, du lịch du học tạo điều kiện cho phát triển khoa học – kĩ thuật du lịch.Cải thiện y tế: Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao. Xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp.Cải thiện về mặt xã hội: Cải thiện các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm nhiều hoạt động bổ íchGiáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được nâng lên. Cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản lí và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.
2.Tác động tiêu cực:2.1.Đến môi trường tự nhiên:• Tài nguyên nước xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải.việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt. chất lượng nứoc kém đi, bờ biển bị xuống cấpcác hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm chất lượng nước kém đi.Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.• Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịchĐất bờ bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng.Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon của các phương tiện giao thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…)Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nứơc như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất hyđrocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…), xăng dầu rơi vãi tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước kém đi.Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn.Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du lịch bị xuống cấp.• Tài nguyên không khíBụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dàiHậu quả trước mắtÔ nhiễm môi trường có thể xảy ra khi thi công các công trình du lịch và do sự hoạt động tập trung của các phương tiện giao thông.Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng.Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, du lịch.Tăng tiếng ồn do máy thiết bị xây dựng ( như máy đóng cọc), các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, hoạt động của các nhà hàng karaoke, các quán bar dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong trường hợp khi các cơ sở dịch vụ này kề sát nhau.Hoạt động dịch vụ ăn uống thường diễn ra vào cùng một thời điểm dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng bầu không khí hơn.Hậu quả lâu dàiÔ nhiễm không khí do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí.Ô nhiễm không khí do quá trình đốt ( củi, than, dầu, ga) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở, dịch vụ du lịch.• Tài nguyên đấtDu lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.• Tài nguyên sinh vậtÔ nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú.Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái…các hoạt động du lịch dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm và thả neo tại những bãi đá san hô đều làm gia tăng việc huỷ hoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài động vật ở dưới nước. việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe doạ diệt vong.Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ động thực vật.Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động mạnh đến môi trường của tôm hùm và các hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh thái nước ngọt (sông, hồ) việc đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của khách cũng là mối đe doạ các động vật có giá trị, đặc biệt là cá sấu.Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách ở khu vực ven biển đã có tác động xấu đến việc bảo tồn các loài sinh vật quí đang cần bảo vệ.Các khu rừng cấm và rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách. Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây bừa bãi… làm mất dần nhiều loài động thực vật.Ở các khu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du lịch cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống làm cho sự yếu tính bị mất đi và các sinh vật trở nên sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra.2.2 Môi trường du lịch nhân vănHoạt động du lịch đã tác động đến dân địa phương trong quá trình họ quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách. ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các khía cạnh văn hoá – xã hội khó có thể định lượng được vì phần lớn đó làNhững tác động của du lịch đến văn hoá xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. phần lớn đó là những tác động gián tiếp.Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm.ở việt nam, các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng.• Văn hóaNền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị.Văn hoá xuống cấp cả về qui mô lẫn tốc độ.Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về tập quán tình dục.Dân địa phương tiếp thu một cách không chọn lọc những tác phong, giá trị đúng mực của khách nước ngoài. Làm cho nền văn hoá truyền thống địa phương thích nghi với nhu cầu, đáp ứng lòng mong đợi của du khách.• Tính truyền thống:Tạo nên tình trạng quá tải về dân số, mất vệ sinh tệ hơn là sự mất lễ nghi trong các lễ hội.Mất đi tình trạng ổn định ban đầu, mất đi lòng tự hào về văn hoá của chính mình.Sự gắn bócộng đồng bị thay đổi, sự ràng buộc về họ hàng và cộng đồng bị rạn nứt.Sự thay đổi địa vị giữa chủ và khách.Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo thủ. Xã hội trở nên phức tạp hơn.
2.3. Môi trường kinh tế xã hộiLàm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng:Thay đổi cách tiêu dùng, hưởng thụ, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cướp và tội phạm phổ biến.Thương mại hoá hoạt động văn hoá truyền thống và xã hội. tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau. Cần nhiều cảnh sát hơn, nhiều biện pháp kiểm soát hơn.Các giá trị và lí tưởng bị xét lạiQuan hệ xã hội và sự lựa chọn : các quan hệ xã hội nhất thời với du khách không phải là các quan hệ thực sự và có ý nghĩa lâu dàiTốn kém về mặt kết cấu hạ tầng ở địa phương.Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế sẽ bị phụ thuộc vào ngành du lịch.Hoạt động du lịch thường có tính thời vụ do các đặc điểm kinh tế - xã hội. do vậy, hầu hết các công trình và các biện pháp hỗ trợ phải được chuẩn bị sẵn để đáp ứng nhu cầu của mùa cao điểm, tránh lãng phí vào mùa thấp điểm.Cư dân địa phương ở các khu du lịch và các khu nghỉ mát thường phải chịu đựng tình trạng quá tải vào mùa du lịch và sẽ phải thay đổi lối sống của mình để phù hợp với sinh hoạt của du khách.Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường trở nên tồi tệ do vứt rác và đổ nước thải bừa bãi và chưa có đủ khả năng để xử lí đồ phế thải. việc tích tụ rác thải, đặc biệt là ở các khu du lịch, có thể thu hút nhiều loại côn trùng, các loài gậm nhấm, là nơi sinh sôi nảy nở của chúng, làm cho dịch bệnh có điều kiện phat triển gây nguy hại cho sức khoẻ du khách cũng như dân cư địa phương.Hoạt động du lịch tại một số khu vực là nguyên nhân gây ra tiếng ồn trong cộng đồng. Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường sá tắt nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống.Kinh tế: lượng ngoại tệ nhập vào không thể tính được cụ thể bởi bản thân ngành du lịch cũng cần khoảng chi ngoại tệ.
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM:
Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. những hoạt động này có thể là tích cực , song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tour chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường xác đáng.Để việc lập kế hoạch , thực hiện các dự án, các chính sách phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên và môi trường hiệu quả thì việc nghiên cứu , đánh giá các tác động của du lịch lên tài nguyên và môi trường phải tiến hành song song cùng lúc với quy hoạch du lịch.
I.Những tác động tích cực:1.1.Chính sách bảo tồn các giá trị của tài nguyên tự nhiên:Các giá trị của tài nguyên tự nhiên bao gồm :các khu vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên,các khu rừng lịch sử- văn hóa – môi trường,sự đa dạng sinh thái, đa dạng sinh học, và các yếu tố tự nhiên.
• Chính sách bảo tồn giá trị của các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học:Tiến hành nghiên cứu thống kê, xếp hạng công nhận, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.Ví dụ : Đã tiến hành nghiên cứu công nhận các khu vườn quốc gia sau :Vùng Tên vườn Năm thành lập Diện tích(ha)Địa điểmTrungduvà miền núiphía BắcHoàng Liên SơnLào Cai
Ba Bể1992 7.610 Bắc Kạn
Bái Tử Long22001 15.783 Quảng Ninh
Xuân Sơn2002 15.048 Phú Thọ
Tam Đảo36.883 Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
Đồng bằngBắc BộBa Vì1991 6.986 Hà Tây
Cát Bà1986 15.200 Hải Phòng
Cúc Phương1994 20.000 Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình
Xuân Thủy2003 7.100 Nam Định
Bắc Trung BộBến En1992 16.634 Thanh Hóa
Pù Mát2001 91.113 Nghệ An
Vũ Quang2002 55.029 Hà Tĩnh
Phong Nha-Kẻ Bàng200.000 Quảng Bình
Bạch Mã1991 22.030 Thừa Thiên-Huế
Tây NguyênChư Mom Ray2002 56.621 Kon Tum
Kon Ka Kinh2002 41.780 Gia Lai
Yok Đôn1991 115.545 Đăk Lăk
Chư Yang Sin2002 58.947 Đăk Lăk
Bidoup Núi Bà64.800 Lâm Đồng
Đông Nam BộCát Tiên1992 73.878 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
Bù Gia Mập2002 26.032 Bình Phước
Côn Đảo1993 15.043 Bà Rịa-Vũng Tàu
Lò Gò Xa Mát2002 18.765 Tây Ninh
Tây Nam BộTràm Chim1994 7.588 Đồng Tháp
U Minh Thượng2002 8.053 Kiên Giang
Mũi Cà Mau2003 41.862 Cà Mau
U Minh Hạ2006 8.286 Cà Mau
Phước Bình2006 19.814 Ninh Thuận
Núi Chúa2003 29.865 Ninh Thuận
Phú Quốc2001 31.422 Kiên Giang
• Đã xác định vi trí, diện tích và ranh giới của các khu, vườn để dễ dàng có kế hoạch kiểm tra, bảo vệ.• Tiến hành thống kê độ đa dạng sinh học và đa dạng sinh thái của các VQG, khu bảo tồn nhằm mục đích tôn vinh giá trị của vườn, khu vực. Ngoài ra, còn lập kế hoạch bảo tồn và nhân giống các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, giữ cân bằng sinh thái . . .Ví dụ: Độ đa dạng các loài thực vật ở các khu sinh thái sau:
Khu rừng đặc dụng Số loài Số họ Số bộHồ LắkNam Ca (Đắk Lắk)Yok Đôn (Đắk Lắk)Kon Hà Nừng (Gia Lai)Tây Nguyên 128140196221238 4643464246 1517181418• Nhà nước thành lập các ngân hàng gien để bảo vệ và phát triển các nguồn gien bản địa quý hiếm; khuyến khích việc nhập nội các nguồn gien có giá trị cao. Các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng phải được bảo vệ theo các quy định sau đây: Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng. Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác, kinh doanh, sử dụng. Thực hiện chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ theo chế độ đặc biệt phù hợp với từng loài; phát triển các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuốc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có liên quan thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.• Xuất bản các loại sách giới thiệu đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên sinh vật để tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ sinh vậtVí dụ : Giáo trình Bảo vệ thực vật, phần lí thuyết có 7 chương gồm các kiến thức cơ bản ... Cuốn sách được biên soạn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên khoa Sinh• Đầu tư khôi phục và bảo tồn nhờ vào hỗ trợ của các công ty, tổ chức trong và ngoài nước. . .
Ví dụ: Hơn 5 tỷ đồng bảo vệ VQG Bidoup núi bàDự án do Quỹ bảo vệ sinh vật hoang dã thế giới (WWF)-Chương trình Việt Nam, Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà phối hợp thực hiện nhằm xây dựng một khung toàn diện về giao đất, quản lý tài nguyên thiên nhiên cho người dân bản địa sống ở vùng đệm vườn quốc gia này.Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà có tổng diện tích gần 73.000 ha, nằm trên độ cao 1.400 m thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Được thành lập từ năm 2004, Bidoup Núi Bà là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã quý hiếm, trong đó có các loài như vượn má hung, bò tót, nhiều loài chim đặc hữu, những loài cây họ thông quý còn sót lại.Theo WWF, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trong vùng sinh thái Trường Sơn và nhận được sự ưu tiên bảo tồn cao nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lấn chiếm đất rừng trái phép để trồng cà phê, tập quán săn bắt thú rừng của người dân bản địa, đang là những mối đe dọa làm tổn hại tính đa dạng sinh học đặc hữu của Vườn quốc gia này.Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo TTXVN, 16/01/2008)Holcim Việt Nam công bố sẽ tài trợ khoảng 1 triệu USD để thực hiện bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái núi đá vôi ở tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2012.Holcim Việt Nam cũng công bố tài trợ 60.000 USD/năm từ nay đến năm 2010 để triển khai hai dự án bảo tồn đồng cỏ bàng tự nhiên duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp nâng cao đời sống người dân Khmer tại xã Phú Mỹ, Kiên Lương, Kiên Giang cùng dự án bảo tồn sếu đầu đỏ và hệ sinh thái đất ngập nước ở Hà Tiên.
Holcim Việt Nam đã thành lập bộ phận phát triển bền vững với mục tiêu cam kết theo đuổi mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn nữa chiến lược phát triển bền vững.
• Chính sách bảo vệ các khu rừng đặc dụng, các VQG, khu bảo tồn sinh thái …Nghiêm cấm:Khai thác tài nguyên sinh vật, các tài nguyên thiên nhiên khác. Cấm khai thác, tận thu, tận dụng. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học thì phải được ban quản lý rừng cho phép, phải trả tiền thuê hiện trường và dịch vụ khác, phải gửi tiêu bản, kết quả nghiệm thu, đề tài cho ban quản lý. Nếu sưu tầm mẫu vật liên quan đến động thực vật rừng quý hiếm phải được sụ cho phép của thủ tướng chính phủ. Đối với dân cư sống trong rừng đặc dụng, tự ổn định chỗ ở và có thể chuyển đi nơi khác theo dự án mà cấm chuyển dân từ nơi khác đến. Đối với đất ở, ruộng vườn của dân nằm xen kẽ trong rừng đặc dụng không được tính vào diện tích rừng đặc dụng nhưng phải được thể hiện trên bản đồ và cắm mốc trên thực địa do chính quyền địa phương quản lý. 1.2Chính sách bảo tồn các khu rừng lịch sử- văn hóa- môi trường:• Tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ xác định giá trị của khu rừng, đưa phương hướng và chính sách bảo tồn khu rừng.• Tiến hành xác định phạm vi bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng của khu rừng, nghiêm cấm xây dựng các công trình hiện đại phá vỡ cảnh quan tự nhiên của khu rừng.• Quá trình bảo vệ, tôn tạo các di tíchlịch sử văn hóa vô thể phải tôn trọng tính lịch sử, giá trị truyền thống, tiến hành trưng bày các hiện vật giả nếu có thể nhằm cất giữ hiện vật thật tránh bị hư tổn, xuống cấp.• Việc trùng tu các công trình lịch sử văn hóa của rừng phải tiến hành sớm và kịp thời tránh để quá muộn khó trùng tu và tốn kém.• Thu hút cộng đồng vào bảo vệ các khu rừng lịch sử- văn hóa- môi trường thông qua các cuộc tham quan, cuộc thi nhằm giáo dục và giới thiệu về giá trị của các khu rừng này. . .• Xây dựng các quy định giám sát quản lý, khen thưởng và xử phạt các hành vi xâm hại đến giá trị khu rừng. Cấm xả rác và gây ô nhiễm khu vực.Ví dụ: Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).Khu địa đạo Củ Chi (thuộc xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin).1.3.Chính sách bảo tồn các yếu tố tự nhiên:Các yếu tố tự nhiên đóng vai trò vô cung quan trọng cấu thành môi trường du lịch, bao gồm tài nguyên địa hình,địa chất và đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên không khí.• Về tài nguyên địa hình, địa chất và đất đai khai thác , sử dụng theo hướng bền vững nhằm tránh phá vỡ cấu trúc chung của tổng thể. Quy hoạch đất đai hợp lý, và có hiệu quả nhất.Ví dụ : việc nghiên cứu ,lập hồ xếp hạng các hang động , các vung địa chất , địa hình đá vôi ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, chùa Hương . . .đã tôn vinh giá trị của tài nguyên.• Về tài nguyên nước dựa trên các dự án, quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng thực thi các giải pháp phòng ngừavà cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước.Ví dụ: đầu tư thu gom và xử lý rác , tái chế chất thải rắn , xử lý tốt các nguồn nứơc thải không những đảm bảo nguồn nước sinh hoạt mà còn tạo cảnh quan đẹp môi trường trong lành.• Về tài nguyên không khí có các quy hoạch tại các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn…phải có không gian hợp lý, trồng cây xanh tạo không khí trong lành , cho cảnh quan đẹp và giảm tiếng ồn hiệu quả.2.Chính sách bảo tồn các giá trị tài nguyên nhân văn:Các tài nguyên nhân văn mang giá trị sang tạo của cả dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc, bao gồm các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, lễ hội và văn hóa nghệ thuật dân tộc.2.1.Chính sách bảo tồn các di tích lịch sử, di tích văn hóa:Tiến hành nghiên cứu, kiểm kê, ra quyết định xếp hạng di tích, soạn thảo văn bản quy định nhằm bảo vệ, bảo tồn và tôn vinh giá trị của các di tích.• Giáo dục cộng đồng và du khách góp phần bảo vệ , tôn tạo các di tích.• Xác định phạm vi ranh giới bảo vệ tuyệt đối, tổ chức việc bảo vệ, trùng tu định kì và khai thác các di tích có hiệu quả và an toàn nhất để có nguồn vốn tôn tạo trùng tu.• Lôi cuốn cộng đồng tham gia tìm hiểu về các di tích nhằm nâng cao giá trị đời sống tinh thần, tạo môi trường tham quan du lịch có hiệu quả kinh tế cao.Ví dụ:Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, ngày 28-1, Đảng uỷ phường Tô Hiệu (Thị xã) đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử ngục Sơn La. Đây là đợt học tập, sinh hoạt chính trị lớn đối với các chi bộ, tổ chức đoàn thể và đảng viên đang công tác và sinh hoạt tại phường Tô Hiệu. (Hình bên trái : đoàn thể và đảng viên phường Tô Hiệu, hình bên phải :một góc của Nhà ngục Sơn La).2.2 Chính sách bảo tồn các làng nghề truyền thống :• Hỗ trợ kinh phí khôi phục các làng nghề truyền thống.• Tổ chức nghiên cứu khảo sát, thống kê, ra quyết định xếp hạng và công nhận nghệ nhân của làng nghề. Kế hoạch tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của làng nghề , xác định giá trị của làng nghề.• Đầu tư, quy hoạch các làng nghề nhằm xác định phạm vi, lãnh thổ của làng nghề để có kế hoạch sử dụng đất hợp lý, tận dụng tài nguyên ,và bảo vệ tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường.• Quy hoạch các khu tham quan, ki-ốt quảng cáo sản phẩm và bán hang lưu niệm.• Đầu tư giáo dục, tổ chức dạy nghề trong làng nghề truyền thống để bảo lưu kỹ thuật cũng như hình ảnh về làng nghề.Ví dụ: các hình ảnh về làng nghề truyền thống.
2.3Chính sách bảo tồn và phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc:• Đưa các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc vào biểu diễn phục vụ du khách vừa tăng nguồn thu nhập cho nghệ nhân , cho ngành du lịch còn là động lực để bảo tồn giá trị vốn có của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Ngoài ra qua các buổi biểu diễn chúng ta đã tiếp thị hình ảnh một cách hiệu quả và kinh tế nhất.• Việc tham gia biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nghệ nhân, vừa làm phong phú dịch vụ ncủa ngành du lịch.• Chính sách phát triển ngành du lịch có tác động tốt đến tất cả các loại hình văn hóa nghệ thuật, như các dự án sưu tầm, nghiên cứu, đầu tư, khôi phục các công trình nghệ thuật dân tộc.Ví dụ: Gần hai năm nay, Trường Văn hoá nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh sưu tầm, nghiên cứu, dàn dựng khôi phục 2 loại hình nghệ thuật độc đáo, có giá trị của vùng Kinh Bắc là "chèo Chải hê" và diễn xướng "Trống cổ bộ”. Đây là 2 loại hình nghệ thuật dân tộc của tỉnh Bắc Ninh đang có nguy cơ mai một dần trong sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng dân gian. Hiện “chèo Chải hê” chỉ còn lại ở thôn Lũng Giang, thị trấn Lim và làng Tam Sơn, huyện Từ Sơn và số nghệ nhân biết hát chèo Chải hê khoảng ba, bốn người, đều rất cao tuổi. Diễn xướng "Trống cổ bộ" chỉ có tại làng Thị Cầu, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh.Theo báo điện tử 19/05/2008.2.4.Chính sách bảo tồn các lễ hội:• Chính sách đầu tư tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn mang tính chất quốc gia, hay những lễ hội lớn của các đồng bào dân tộc là những yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa lễ hội truyền thống.• Chính sách bảo tồn các lễ hội làm cho những giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung, những làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực dân tộc được bảo lưu và phát huy tính đa dạng , đặc sắc của bản sắc dân tộc Việt nam.Ví dụ: Thông tin từ Ban chỉ đạo lễ hội chùa Hương 2008, 10 dự án được thực hiện đầu tư vào khu di tích- thắng cảnh Hương Sơn với tổng kinh phí trên 9,4 tỉ đồng, trong đó dự án nâng cấp bến đò thuộc tuyến chùa Long Vân có tổng mức đầu tư cao nhất (1,7 tỉ đồng).2.5.chính sách bảo tồn cảnh quan và kiến trúc mỹ thuật bản địa:• Hiện nay, xu hướng chung là du lịch bền vững nên các dự àn phát triển du lịch được xem xét cẩn trọng các yếu tố liên quan như cảnh quan và bố cục đặc trưng của địa hình. Mục đích chính là chống sự thay đổi, phá vỡ đặc tính tự nhiên và các trật tự,quy luật tự nhiên.• Chính sách phát triển du lịch, cũng chính là chính sách bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật nói chung, cũng như kiến trúc mỹ thuật bản địa nói riêng vừa đảm bảo tính trung thực, tính đặc trưng vừa bảo tồn được giá trị nguyên thủy .Ví dụ: Triển khai Đề án "Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc" giai đoạn 2006 - 2010 của Đảng bộ huyện, Bắc Hà đã chủ động đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; xây dựng kế hoạch phù hợp thực tế địa phương. Bảo tồn, duy tu các nhà ở truyền thống, các chợ văn hoá và khôi phục các làng nghề và làng truyền thống: thổ cẩm, rèn đúc, nấu rượu… góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
3.Tác động đến môi trường kinh tế- xã hội :3.1.Tác động đến phát triển kinh tế:• Tăng nguồn thu ngoại tệ tỷ lệ thuận với số lượng du khách quốc tế.• Tăng nguồn thu nhập từ du lịch và đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia. Ngành du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác, phát triển hoạt động du lịch sẽ tác động tích cực, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo.• Hoạt động du lịch còn tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thong qua tổ chức các sự kiện thể hao, hội nghị, hội thảo và các khách du lịch công vụ làm tăn cường tình hữu nghị, sự hợp tác quốc tế cũng như hiệu quả kinh tế. • Và các chính sách miễn, giảm thị thực cho các du khách ở một số quốc gia cũng tạo sức hút và động lực cho du lịch lẫn các ngành kinh tế khác.• Các dự án quy hoạch và phát triển du lịch tạo nhiều việc làm cả trực tiếp và gián tiếpVí dụ: Ở khu du lịch chùa Hương, mức tăng lao động dịch vụ du lịch hằng năm khoảng 700 đến 800 người .
3.2Tác động đến chất lượng cuộc sống:Hoạt động du lịch không chỉ có chức năng kinh tế mà còn có cả chức năng chính trị , văn hóa- xã hội và môi trường. Do đó ngoài tác động đến môi trường, kinh tế xã hội còn cả chất lượng đời sống của toàn xã hội.• Để phát triển du lịch bền vững , nhiều dự án đã nghiên cứu và thực hiện biên pháp phòng ngừa, bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường như : Trồng rừng, bảo vệ các hệ sinh thái, thu gom xử lí rác và nước thải …Chính những dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân địa phương.• Hoạt động du lịch thu hút lao động, tạo công việc cho người lao động tăng thu nhập cải thiện đời sống.• Các tour du lịch để quảng bá hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước cho nên có nhiều cơ hội được nhiều dự án đầu tư vào địa phương.• Ngoài ra các chính sách phát triển du lịch còn nâng cao chất lượng của kết cấu hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống nhân dân.3.3.Tác động đến văn hóa xã hội:• Các dự án và các quy hoạch phát triển du lịch đã có sự đầu tư bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa làm sống lại các bản sắc của cộng đồng. Thông qua đó, họ thêm yêu mến và tự hào về bản sắc dân tộc mình.• Chính sách thu hút lao động tại chỗ đã giúp cư dân địa phương không phải tha phương cầu thực, đây là biện pháp ngăn chặn sụ xói mòn tính truyền thống dân tộc.• Cơ sở hạ tầng phát triển giúp người dân dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, giúp phát triển nhận thức và đổi mới tư duy.
4. Giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn cho cán bộ du lịch, du khách và cộng đồng địa phươngHoạt động du lịch chỉ tồn tại và phát triển khi môi trường du lịch còn tồn tại và phát triển.Như vậy việc bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết.Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng cá nhân, tổ chức nào nào mà nó đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.Hơn ai hết, các tổ chức bảo vệ môi trường, các tổ chức phát triển du lịch phải là người đi đầu trong công tág bảo vệ môi trường du lịch.Họ chính là người đưa ra những chính sách, luật định về ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho mọi người bao gồm cán bộ nhân viên du lịch, du khách và cộng đồng địa phương.Ngành du lịch Cần Thơ đã xác định và đề ra một số giải pháp cụ thể như sau:Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ tài nguyên – môi trường đối với người làm du lịch, với cộng đồng dân cư và cả đối với khách du lịch, khắc phục kịp thời những hiện tượng, sự việc gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch. Vận động du khách và cộng đồng tham gia giữ gìn làm sạch đẹp cảnh quan môi trường. Đối với cán bộ nhân viên du lịch, cần nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường du lịch đối với nghề nghiệp của họ nói riêng vá đối với sự phát triển chung của đất nước.Thường xuyên tổ chức các buổi học về bảo vệ môi trường cho cán bộ nhân viên du lịch đi đôi với thực hành, áp dụng ngay các biện pháp lý thuyết đã học đó vào việc bảo vệ môi trường.Tức là cần đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cho nhân viên về bảo vệ môi trường.Các cơ sở kinh doanh du lịch cũng có những hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường như: khu du lịch Kỳ Vân(Vũng Tàu), bên cạnh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên, đơn vị này còn đầu tư hơn một tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng tới 50% lượng nước thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Hàng ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là toàn bộ nhân viên khu du lịch này đều được điều động đi quét dọn và thu gom rác trên bãi biển. Sau đó 2 giờ, những nhân viên vừa làm nhiệm vụ trực cứu hộ, vừa làm nhiệm vụ quét dọn rác trên suốt chiều dài 500m của bãi biển. Tại khu du lịch Biển Đông (TP. Vũng Tàu), ngoài đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, khu du lịch còn chủ động làm sạch môi sinh, môi trường; thường xuyên cử công nhân viên vệ sinh bờ biển, thu gom và vớt váng rong; tổ chức trồng cây xanh trong khuôn viên khu du lịch, năm 2007 đã trồng được khoảng 2.000 cây xanh.Đối với du khách, chúng ta phải có các biện pháp như việc tổ chức các cuộc tuyên truyền, vận động để du khách thấy rằng môi trường du lịch chính là những gì mà thỏa mãn trực tiếp nhu cầu du lịch của du khách, là cái mà phục vụ trực tiếp nhu cầu của du khách.Môi trường du lịch có sạch đẹp, an toàn thì họ chính là những người được đáp ứng tuyệt đối.Như vậy cần tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền về bảo vệ môi trường mà du khách chính là những người trực tiếp đứng ra tuyên truyền.Nhân dịp kỷ niệm 54 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2008), hướng tới đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/10/1010 - 10/10/2010), Bộ Văn hóa Thể thao& Du lịch phát động tuần lễ bảo vệ môi trường tại ga Hà Nội như treo 100 áp phích, biểu ngữ trên các tuyến phố chính; 150 áo phông, 1.000 mũ, 500 áo mưa có in lôgô, hình ảnh được phát cho các đối tượng là khách du lịch, các tình nguyện viên và những người tham gia cuộc mít tinh phát động về môi trường. Đối với cộng đồng địa phương, phải giáo dục tuyên truyền cho họ về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình quảng cáo, các bài phóng sự trên báo đài, tivi, các biểu ngữ, các tấm áp phích…một cách thường xuyên và lâu dài.Giáo dục cho họ nhận ra rằng môi trường du lịch sạch- đẹp thì chính môi trường sống của họ cũng sach- đẹp; Nâng cao nhận thức của họ về việc thu hút khách du lịch đến với địa phương của chính mình sẽ tạo nên công ăn việc làm cho người dân, kích thích sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống của cộng đồng nhân dân.Thành phố Hội An được du khách đánh giá cao về công tác cùng làm du lịch của người dân.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng địa phương phải rộng khắp từ học sinh, sinh viên đến người dân.Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong thập kỷ phát triển bền vững, tháng 6/1998, Bộ Chính trị BCH TW đã nhấn mạnh: cần phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo viên Quảng Ninh được nâng cao nhận thức về giáo dục môi trường, có ý thức chủ động khai thác, lồng ghép giáo dục môi tường trong các tiết dạy của mình ở trên lớp, đã biết cách lồng ghép, khai thác nội dung giáo dục môi trường theo đặc trưng bộ môn, và biết cách tổ chức các hoạt động ngoại khoá về giáo dục môi trường ở trường, lớp và ở địa phương.Theo chỉ đạo của Bộ và của Dự án VIE/98/018 (giáo dục môi trường trong trường phổ thông) là lồng ghép, khai thác nội dung giáo dục môi trường trong một số môn học ở tất cả các cấp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, và đưa các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động của Đội thiếu niên, Đoàn thanh niênBộ Môi trường của Singapo liên tục triển khai những khoá học liên quan môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường. Những khoá học mà Bộ Môi trường đưa ra gồm: ngăn cấm việc vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh công cộng, phòng, chống sự sinh sôi phát triển của muỗi...Những ai ở Singapo cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ngoài việc bị phạt tiền, buộc phải mặc chiếc áo phía sau lưng có in hàng chữ to “con sâu rác rưởi” và phải lao động làm sạch đẹp môi trường. Những người vi phạm còn bị chụp ảnh đăng trên báo.
5. Ban hành luật bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng:Trên thực tế cho thấy vai trò quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người cũng như là động lực thúc đẩy ngành du lịch. Do đó mà nhà nước đã ban hành các bộ luật lien quan nhằm bảo vệ môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Cụ thể là các bộ luật :Luật môi trường nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cải cách bổ sung năm 2005Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004Luật du lịch của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Được Quốc hội thông qua vào ngày 14 tháng 6 năm 2006Bên cạnh đó nnhà nước ta còn ban hành những nghị định, nghị quyết quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung môi trường du lịch nói riêng để đảm bảo việc phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn , phát huy các giá trị, vẻ đẹp vốn có của tự nhiên – món quà qquý giá mà thượng đế ban tặng cho con người
ll.Tác động tiêu cực:1.Đối với môi trường tụ nhiên:Sự phát triển du lịch có thể gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi người ta tăng cường khai thác các vùng kể cả những vùng được coi là khan hiếm tài nguyên. Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do du lịch là đất, nước, sinh vật, khoáng sản,cảnh quan tự nhiên…1.1.Tài nguyên nước và không khí: Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Hoạt động du lịch gây ô nhiễm môi trường nước do chất thảiNước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.Hoạt động của du khách: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà, …), đổ các chất lỏng ( chất hyđocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…).Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải rắn chưa được xử lý vào nguồn nước; do dầu mỡ, các chất hydrocacbon của các phương tiện giao thông thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô…).Ở Huế, chất lượng nước sông Hương khu vực quanh thành phố Huế qua khảo sát tháng 3/1998 của Trung tâm Môi trường biển chothấy các chất hữu cơ BOD đã vượt quá tiêu chuẩn nước loại B.Các thông số dinh dưỡng NH3 quá tiêu chuẩn nước loại A.Ở các bãi tắm nơi có hoạt động của tàu thuyền như Đồ Sơn, Bãi Cháy…, hàm lượng dầu trong nước biển thường cao hơn giới hạn cho phép.Việc thải bừa bãi vật liệu xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều.• Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và cho cả con người.Lượng xe máy trên đường vào các khu du lịch, đặc biệt các điểm tham quan lễ hội rất lớn như ở cửa ra vào thành Đại nội( Huế).Hoạt động giao thông gây du lịch ra khói bụi ảnh hưởng đến các khu dân cư ven đường.Ô nhiễm không khí từ các loại máy xây dựng. Các công trình xây dựng nhà hàng khách sạn trước hết gây bụi bặm do vật liệu xây dựng sau đó còn làm mất cảnh quan tự nhiên, chặt phá cây xanh để lấy diện tích xây dựng. Việc tập trung các phương tiện giao thông khi thi công các công trình du lịch, sử dụng máy phát điện trên các công trường làm không khí nơi đó ô nhiễm nặng vì theo tính toán trong khí thải của máy phát điện, hàm lượng SO2 thường vượt quá giới hạn cho phép khoảng 516mg/m3 đối với máy loại 100-180KVA.Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2006, trên thế giới đã có khoảng 842 triệu chuyến du lịch được tổ chức và tới năm 2020, con số này sẽ có thể lên tới 1,5 tỷ chuyến. Trong khi đó, việc giao thông đi lại, chỗ ở và các hoạt động du lịch khác đã chiếm khoảng từ 4% đến 6% trong tổng số các kênh thải ra khí gaz gây hiệu ứng nhà kính.Môi trường tại các bãi biển du lịch như Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Đồ Sơn (Hải Phòng)... đang bị ô nhiễm nặng đến mức báo động trong vòng vài năm gần đây, theo một đánh giá của Tổng cục Du lịch Việt Ước tính, đến năm 2020, lượng chất thải tăng nhanh ở vùng ven bờ với nitơ tổng số từ 26 tấn đến 52 tấn/ngày, tổng lượng amonia từ 15 tấn đến 30 tấn/ngày…Vài năm gần đây, tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, ven bờ biển xuất hiện các lớp nhầy màu xám đen dày cả gang tay, trộn với xác chết của sinh vật gây ô nhiễm nghiêm trọng.1.2. Tác hại đến đa dạng sinh học: Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền... Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.Các yếu tố ô nhiễm, như là rác thải và nước thải không được xử lý đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước; việc gia tăng độ phú dưỡng ở các bồn chứa nước đã tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước ảnh hưởng đến giới động vật haoang dã.Hoạt động của du khách có tác động lớn đến các hệ sinh thái.Các hoạt động du lịch dưới nước như nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm, đi trên bãi đá ngầm, đứng trên bãi san hô và thả neo tại những bãi đá san hô đều làm gia tăng việc hủy hoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài sinh vật ở dưới nước.Việc săn bắt chuyên nghiệp cũng làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang có nguy cơ diệt vong.Du lịch bằng thuyền buồm cũng làm ảnh hưởng môi trường sống của các sinh vật biển.Hệ sinh thái rừng ngập mặn bị xâm phạm để xây bến bãi cho du khách.Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động nạnh đến môi trường của tôm hùm và các loài hải sản có giá trị khác.Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách tác động xấu đến việc bảo tồn, đặc biệt là các sinh vật quý đang cần được bảo vệ.Các khu rừng cấm và rừng nguyên sinh dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách.Sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây leo núi ồ ạt…làm mất dần nhiều loài đông thực vật.1.3. Tác hại đến tài nguyên thiên nhiên• Tài nguyên đấtTác động trực tiếp của du lịch đến nguồn tài nguyên đất thông qua việc sử dụng các đất để xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng và sử dụng các vật liệu xây dựng. nếu việc sử dụng nguồn tài nguyên đất không có quy hoạch hợp lý thì việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, đồng thời gia tăng các công trình du lịch, các cơ sở nghỉ ngơi sẽ làm giảm diện tích rừng do phá rừng lấy đất, giảm diện tích đất nông nghiệp, đất ngập mặn… gây ra xói mòn đất, sụp lở ven bờ, thoái hóa môi trường đất…làm thay đổi quá trình chu chuyển tự nhiên gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác tới môi trường.• Cảnh quan thiên nhiên và nhân tạoDo các yếu tố cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch ngày càng nhiều. nhưng nếu việc khai thác nguồn tài nguyên này thiếu quy hoạch và bảo vệ thì sẽ gây tác động xấu như làm suy thoái hệ sinh thái có giá trị ở những khu du lịch. Đặc biệt là những vùng nhạy cảm về mặt sinh thái như vùng rừng nhiệt đới, đầm lầy, vùng ngập mặn, các rạn san hô, trảng cỏ ven biển… Không chỉ vậy, việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc khai thác vật liệu xây dựng như cát đá, ximăng … sẽ gây ra xói lở các đụn cát,bờ biển, xói mòn đất, làm suy thoái môi trường sống của sinh vật, làm mất mỹ quan phong cảnh…Ngoài ra, việc phát triển du lịch ở ven biển đông thời mở mang các bến cảng, làm đê chắn sóng sẽ làm thay đổi dòng nước, đường bờ biển, ảnh hưởng đến rạn san hô, ô nhiễm môi trường nước biển, tàn phá môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển, hải sản do đánh bắt quá mức và sử dụng các chất độc hại đối với môi trường.Do việc xây dựng các công trình du lịch nếu không sự quy hoạch, những kiến trúc hiện đại, những khu nghỉ dưỡng lớn và cao tầng mọc lên ở các khu thiên nhiên làm phá vỡ kiến trúc truyền thống địa phương. Ngoài ra, việc phát triễn du lịch một cách tràn lan mất tổ chức cũng sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cảnh quan mà thay vào đó là tình trạng lộn xộn, pha tạp, mất mỹ quan của những biển quảng cáo, những cơ sở thiếu thẩm mỹ, những hạ tầng kém chất lượng…gây suy thoái môi trường và cảnh quan. Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất. Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.Các nhà hàng sử dụng điện 24/24 giờ.Lượng xăng dầu sử dụng cho giao thông du lịch cao.Đất trồng trọt bị thu hẹp để sử dụng cho việc xây dựng nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, giải trí.Tại Phú Yên, Việc xây dựng khu sinh thái, giải trí Thuận Thảo đã làm mất đi hàng ngàn ha đất vốn trước đây là một cánh đồng lúa xanh bát ngát.Hoạt động du lịch gây ra nhiều tác hại như: chất lượng nguồn nước bị giám sút, nước bị đục do nạo vét, thải bùn đất.Giải phóng mặt bằng san lấp làm tầng thổ nhưỡng thay đổi.Biến đổi các hệ sinh thái hải dương v.v… 1.4 Môi trường cảm giác Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại. Việc sử dụng máy phát điện trên các công trường thường gây tiếng ồn từ 54-85dBA, cao gấp 1,5 lần tiêu chuẩn cho phép.Hoạt động của các nhà hàng karaoke, các quán bả dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong các trường hợp khi các cơ sở dịch vụ này kề sát nhau.Việc tập trung du khách vào mùa cao điểm làm đường sá tắc nghẽn, rác thải vứt bừa bãi, dơ bẩn, mùi hôi thối từ các chất thải của các khu du lịch, ồn ào… làm cho con người trở nên mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút.2. Tác động đến môi trường nhân vănHoạt động du lịch đưa kinh tế Việt Nam hội nhập vào thế giới, thì cũng chính nó là nguyên nhân làm cho nhiều giá tri văn hóa tinh thần của quốc gia bị mai một, đảo lộn nếu không có biện pháp phòng ngừa và phát huy bản sác dân tộc.2.1.Tác hại đến di sản“Dù du lịch có khả năng đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng nếu không được kiểm soát thì nó cũng có thể tác động tiêu cực, làm xuống cấp nguồn lực rất có giá trị này”. Đó là ý kiến của bà Vibeke Jensen, Trưởng đại diện văn phòng UNESCO Hà Nội tại Hội nghị khu vực UNESCO- EIICHAP về “Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể và Du lịch văn hóa bền vững: Cơ hội và thách thức” Điểu yếu: Thiếu qui hoạch.Theo bà Vibeke Jensen: “Đã có rất nhiều ví dụ cho thấy, do không được quy hoạch nên mặc dù có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài, du lịch đã gây tổn hại cho nhiều di sản văn hóa và lịch sử, ảnh hưởng tới giá trị của các di sản đó”.2.2.Tác động đến ngôn ngữ:Trong quá trình phát triển du lịch, việc học tập tiếng nước ngoài sẽ tạo điều kiện tốt để học tập, hội nhập và phát triển . Đó là một trong những quy luật tất yếu của xã hội. nhất là trong du lịch , khi người ta phải tiếp xúc với nhiều người nước ngoài ngày càng nhiều và thường xuyên hơn Do vậy mà việc biết nhiều ngôn ngữ luôn là điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến cũng như những tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ tràn lan và tư tưởng sùng ngoại đã làm cho không ít người sử dụng những ngôn ngữ lai căng, làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. đặt biệt là thế hệ trẻ, thường dùng những ngôn ngữ mà họ cho rằng rất “teen”,rất tiến bộ mà không nghĩ rằng nhhững ngôn ngữ đó sẽ làm ảnh hưởng đến cả nền ngôn ngữ nước nhà. Chíh vì vậy mà nhà nước mà đặt biệt là ngành giáo dục cũng như du lịch cần có những biện pháp thích hợp vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt2.3Nghệ thuật truyền thốngĐã phân nửa thế kỷ đất nước ta thực hiện công cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa nghệ thuật truyền thống theo phương châm khoa học hóa, hiện đại hóa để hội nhập với thời đại. Gần đây, sau những sự kiện các di sản âm nhạc cổ truyền lần lượt được và đang đề nghị để được tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới, nhiều người mới nhìn lại toàn cảnh bức tranh âm nhạc dân tộc, mới giật mình thấy rằng nhiều giá trị tốt đẹp, nhiều bản sắc quý giá đã bị thất truyền. Đâu rồi những giá trị kinh điển của âm nhạc cổ truyền?Có lẽ chưa bao giờ người ta nhắc nhiều đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như hiện nay. Trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, ở tất cả các cuộc hội thảo, tọa đàm đều thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tiếng kêu cứu trước thực trạng một số loại hình văn hóa truyền thống đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Ở mọi phương diện của văn hóa nghệ thuật, các giá trị hiện đại phương Tây đang tràn ngập và lấn lướt, thậm chí đè bẹp các giá trị truyền thống dân tộc. Trong bối cảnh đó, các loại hình âm nhạc cổ truyền dân tộc cũng không tránh khỏi sự mất mát của riêng mình. Nhiều vốn liếng tinh hoa của âm nhạc truyền thống đã đội nón ra đi theo các nghệ nhân về nơi đất lạnh. Một số loại hình thì bị đứt đoạn, sự tồn tại hiện nay chỉ còn là những mảnh vỡ. Một số khác lại đang được phát huy, phát triển theo cái cách mà dù không nói ra, song nhiều nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật cho rằng hoặc rất xa rời với nguyên gốc hoặc thụt lùi, đi xuống.Nhạc sĩ Đặng Hoàng Loan, nguyên Phó viện trưởng Viện âm nhạc Việt Nam kể: Ngót 8 năm trước, Viện âm nhạc tiến hành một cuộc điền dã sưu tầm chèo Khuốc và chèo Sáo đền ở Thái Bình những mong cố gắng giữ lại được đôi ba “mảnh vỡ” của chèo cổ “xịn” làm vật chứng cho một quá khứ sáng tạo với những thành công lớn lao của ngành sân khấu dân gian. Thật tiếc (hay là thật may mắn!?) lần ấy, Viện âm nhạc chỉ (hay là còn kịp!?) thu lượm được 3 mảnh chèo bao gồm: Múa đèn đeo vai, Múa tắm tiên, Hề canh điếm. Phần lớn di sản chèo còn lại đều đã bị “hiện đại hóa”, bị “kịch bản và đạo diễn hóa” cả rồi.Quả thật, đọc đi đọc lại các vở diễn của Nhà hát Chèo Trung ương từ khi thành lập cho đến nay chỉ thấy có một vở do các nghệ nhân làng chèo tự dựng, đó là vở Quan âm – Thị Kính, kịch bản do cụ Trần Huyền Trân chỉnh lý. Còn lại tất tần tật các vở như Lưu Bình Dương Lễ, Súy Vân (tên cổ là Kim Nham), Trinh Nguyên, Đôi ngọc truyền kỳ (tên cổ là Trương Viên), Từ Thức... đều có tên người làm kịch bản, người đạo diễn, người viết nhạc, người làm mỹ thuật. “Chèo nhà hát” ngày nay đã khác chèo sân đình xưa rất nhiều, không còn là sân khấu ứng diễn giữa khán giả và nghệ nhân nữa mà đã trở thành sân khấu của tác giả kịch bản và đạo diễn. Không còn tính truyền miệng và lối trình diễn ngẫu hứng như nó vốn có tự thuở nào. Đành rằng trong thời đại mới, cần phải cải biên, cải tiến, phát triển cho phù hợp. Đành rằng sự cải biên, cải tiến, phát triển ấy cũng có nhiều mặt tốt. Song điều này cũng khiến cho những người có tấm lòng với âm nhạc cổ truyền dân tộc cảm thấy mất mát và tiếc nuối. Người ta ước gì lối diễn ngày xưa vẫn được lưu giữ: Hát chèo không có phông cảnh, không có bài trí, không có mở màn hạ màn gì hết. Đào kép cứ tuần tự từ trong buồng trò vén màn ra hát. Khán giả thuộc lòng tuồng tích nên thấy vai nào ra là biết ngay vai gì, hiểu ngay đã đổi màn đổi cảnh... Có như vậy con cháu ngày nay mới có thể hiểu được những sáng tạo của cha ông trong trường kỳ lịch sử vĩ đại như thế nào.Sự đứt đoạn truyền thống tương tự cũng diễn ra trong các ngành tuồng, cải lương, ca trù, hát xẩm... Kết quả bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các loại hình này ở thế hệ tiếp nối được các nhà chuyên môn đánh giá là suy giảm cả về chất và lượng. Nhiều nghệ sĩ tuồng bây giờ không biết đọc bản cổ nhạc theo hệ thống hò – xự – xang... mà chỉ biết hệ thống đồ – rê – mi... Phong cách nghệ thuật tuồng Bắc (vốn được coi là cổ hơn tuồng Nam) đã tan vỡ, cũng chỉ còn lại vài mảnh vụn. Hàng trăm vở tuồng cổ với nhiều dạng thức khác nhau đã một đi không trở lại. Nghệ sĩ tuồng bây giờ thuộc rất ít các pho diễn cổ...Lối “kịch bản và đạo diễn hóa”, “văn công hóa” còn ăn sâu vào các làn điệu dân ca, các hình thức diễn xướng dân gian khác. Xin đơn cử thể loại hát quan họ. Ngoài lối hát cổ (hát đôi, có giọng chính, giọng luồn với các kỹ thuật vang, rền, nền, nảy, không có nhạc cụ đệm và sinh hoạt theo canh hát) của các cụ được tiếp nối bởi một số ít những người đứng tuổi, được gọi là “quan họ làng”, hiện nay còn có “quan họ đài”, “quan họ đoàn” với một lối hát khác mang tính trình diễn sân khấu (hát đơn từng tiết mục và có nhạc đệm). Mà chính hình thức hát kiểu mới này mới là hình thức đang được truyền bá rộng rãi và được nhiều người biết đến. Những sự biến tấu, biến dạng như vậy đang diễn ra hằng ngày kéo theo nhiều giá trị kinh điển, cổ truyền cứ dần dần bị lấn lướt, bị mai một đi, và một lúc nào đó sẽ hoàn toàn thất truyền.Chọn hướng đi nào cho cổ nhạc?Cách đây chưa xa, Viện âm nhạc Việt Nam có tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề “âm nhạc cổ truyền dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa” với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Sau 2 ngày thảo luận rất gay gắt cuối cùng vẫn tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều về vấn đề ứng xử thế nào với âm nhạc cổ truyền trong xu hướng toàn cầu hóa. Phái kế thừa bao gồm cả các đại biểu của Trung Quốc và Nhật Bản cho rằng: Sự biến đổi truyền thống là hợp lý. Nếu truyền thống gắn được với nhu cầu của xã hội thì truyền thống sẽ tồn tại, bằng không sẽ mất đi. Dẫn chứng là sự thành công của các dàn nhạc dân tộc kiểu mới ở Trung Quốc hay sự kết hợp dàn nhạc truyền thống Okinawa của Nhật và dàn nhạc hiện đại của Mỹ. Phe bảo tồn, trái lại, yêu cầu giữ nguyên trạng những giá trị âm nhạc cổ truyền. Thậm chí nhiều đại biểu còn kết án mọi sự pha trộn truyền thống – hiện đại thiếu cẩn trọng đều là “đánh mất bản sắc dân tộc của mình một cách thiển cận”.Có lẽ để dung hòa hai luồng ý kiến trên, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan cho rằng: Nghệ thuật của quá khứ đã trải qua bao thăng trầm còn tồn tại đến ngày nay là những nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao. Và đó là di sản văn hóa của cả quốc gia chứ không chỉ riêng vùng miền nào. Trách nhiệm của con người, của xã hội hiện đại là phải bảo vệ nó. Tuy nhiên, xu hướng cải tiến, cách tân các loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay là một xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại mới. Thực tế là một số sự cải tiến, cách tân đã hấp dẫn được khán giả đồng thời vẫn chuyển tải được những câu chuyện đương thời vào đó. Chúng ta có thể thay đổi sân khấu nhưng vẫn giữ nguyên những vai diễn và mảng diễn của các nghệ nhân. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể khôi phục lại những vở chèo, tuồng, những điệu hát cổ nhưng là dưới con mắt đương đại và ánh đèn đương đại... Tất cả những điều này đòi hỏi một tầm nhìn vĩ mô của những nhà quản lý văn hóa, làm công tác văn hóa. Nếu nhất thiết phải cải tiến, phải cách tân thì cần có sự chọn lọc khắt khe cải tiến chỗ nào, cách tân những gì sao cho dung hòa, cân xứng cả truyền thống và hiện đại đồng thời vẫn bảo tồn được một cách đầy đủ nhất ở mức có thể những tinh hoa vốn cổ. Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ sở để tin rằng nền âm nhạc Việt Nam sẽ trường tồn và phát triển, sẽ hòa nhập mà không hòa tan.Bà Dương Bích Hạnh, đại biểu đến từ Sapa, Việt Nam kể: Những cuộc gặp gỡ giữa khách du lịch và người H’mông ở Sapa đã “giới thiệu” nguồn thu nhập mới cho người H’mông- từ những bộ quần áo cũ- sản phẩm thủ công truyền thống mà họ đang giữ trên xà nhà. Những cuộc “tiếp xúc” này, đã giúp người H’mông biết làm kinh tế; “biết” đưa những chất liệu ngoại nhập vào các sản phẩm đồ dùng hàng ngày như túi, mũ, áo, chăn và vỏ gối để dùng, bán cho khách du lịch kiếm được khá nhiều tiền. Nhiều phụ nữ H’mông vốn trước đây sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì nay đã bỏ đồng án, việc nhà để trở thành những người buôn bán.Thấy nguồn lợi từ kinh doanh sản phẩm truyền thống mà người H’mông thu được, mới đây nhiều doanh nghiệp có đủ lợi thế (vốn, mặt bằng) đã đầu tư kinh doanh bằng việc mở ra nhiều điểm buôn bán lớn tại những khu phố sầm uất, bắt mắt mà người H’mông không thể theo kịp. Việc làm này vô tình đẩy người H’mông trở thành “những vị khách” ngay bên sản phẩm của mình. Một nhân tố khác làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh hàng thủ công ở Sapa, theo bà Dương Bích Hạnh là “vấn đề quản lý của chính quyền địa phương liên quan đến địa điểm mua bán, gây bất lợi cho hoạt động mua bán của chủ nhân đích thực sản phẩm”.Ngoài nghiên cứu điển hình về trường hợp của người H’mông ở Sapa của bà Dương Bích Hạnh, tại hội nghị còn có 10 nghiên cứu điển hình khác từ Malaysia, Philippines, Thái-lan, Lào, Trung Quốc... Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra được những biểu hiện “xói mòn”, “xuống cấp” cùng thảo luận tập trung 3 chủ đề: hàng thủ công trong bối cảnh du lịch văn hóa bền vững; Nghệ thuật biểu diễn trong bối cảnh du lịch văn hóa bên vững; Di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh du lịch môi trường, nông nghiệp và sinh thái. Các chủ đề sẽ được thảo luận theo nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể như quyền làm chủ của cộng đồng; sự “ngô nghê hoá” trong cách biểu đạt di sản; sự tách rời bối cảnh của di sản; sự phân cách di sản vật thể và phi vật thể; tác động của du lịch đối với di sản văn hóa phi vật thể; sự chuyển giao di sản văn hóa phi vật thể.Hội thảo quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa người H’Mông, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống bị biến dạng, nghèo nàn hoặc bị đóng giả, lợi dụng phục vụ mục đích “thương mại hóa”, tạo nhiều nguồn thu. Điển hình là du khách ồ ạt đến xem các sinh hoạt giao duyên của trai gái H’Mông, Dao tối thứ bảy khiến cho các sinh hoạt giao duyên biến mất. chợ phiên ở vùng cao không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu tình cảm. chợ là nơi gặp mặt của người yêu. Người H’Mông ở SaPa đi chợ phải đi từ chiều hôm trước. buổi tối trước phiên chợ là ngày hội của nam nữ thanh niên. Họ thổi sáo, gẩy đàn môi, hát giao duyên. Nhưng từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, dòng người du lịch ồ ạt đổ về xem sinh hoạt “chợ tình”. Những tình cảm sâu kín của nam nữ thanh niên luôn bị chụp ảnh, quay phim, hoặc trở thành một trò vui kỳ lạ cho du khách. Sinh hoạt giao duyên buổi tối trước hôm chợ không còn diễn ra ở thị trấn. Trước nhu cầu của du khách, một số người đóng giả sinh hoạt văn hoá giao duyên bằng múa khèn, thổi sáo. Các sinh hoạt này mang nặng tính chất thương mại, trở thành một sản phẩm làm giả để thu tiền.Người H’Mông có nghề thổ cẩm tinh xảo. Một tấm thổ cẩm được sản xuất phải qua nhiều công đoạn dệt, nhuộm, tạo hoa văn công phu. Dệt xong tấm vải lanh, người H’Mông phải nhuộm từ 12 đến 15 lần mới tạo thành tấm vải bền màu. Nhưng muốn tạo sự láng bóng của vải, người H’Mông còn phải bôi sáp ong lên vải và lăn trên phiến đá. Người lăn đứng trên phiến đá dùng chân day đi day lại, cho đến khi vải mềm, ánh bóng màu tím than. Tạo được vải, phụ nữ H’Mông còn phải áp dụng cả ba thủ pháp nghệ thuật in sáp ong, thêu, ghép vải tạo hoa văn. Các mẫu hoa văn truyền thống giàu tính biểu tượng phản ánh cả tín hiệu văn hoá tộc người, lịch sử di cư. Nhưng hiện nay, do nhu cầu cần “nhanh, nhiều, rẻ” nên người H’Mông dùng máy khâu thêu hoa văn. Các mô típ hoa văn đơn giản đã thay thế hoa văn đặc sắc cổ truyền. Vì vậy giá trị nghệ thuật trong thổ cẩm H’Mông bị mai một, đứt đoạn với truyền thống. Các hoạ tiết hoa văn giàu tính biểu tượng đã nhường chỗ cho các hoa văn đơn giản loè loẹt phổ biến khắp từ Côn Minh Vân Nam Trung Quốc đến Hà Nội. Bản sắc nghệ thuật thổ cẩm H’Mông đang có nguy cơ suy tàn, kho tàng hoa văn thổ cẩm H’Mông ở Sa Pa không còn nét độc đáo, mất tín hiệu văn hoá tộc người.Tương tự như vậy, các sản phẩm thủ công như chạm khắc bạc, làm đỗ gỗ, làm nhạc cụ .... cũng chạy theo số lượng, làm sản phẩm kém chất lượng, thậm chí còn là đồ giả bán cho du khách. Điển hình nhất là các đồ trang sức bằng bạc được thay thế bằng nhôm. Thậm chí, ở nhiều làng, người H’Mông không làm đồ chạm khắc bạc mà đi mua đồ trang sức của người Kinh ở miền xuôi đem bán kiếm lời.2.4.Lối sống truyền thống:Mặt trái của toàn cầu hoá và hội nhập càng trở thành thách thức, thành sự “xâm lăng” văn hoá tự nhiên rất nhanh chóng bởi thời đại này là thời đại kết nối toàn cầu, thời đại của Internet, của những phương tiện kỹ thuật công nghệ cao. Thời đại mà khoảng cách không gian quá xa xôi giữa bên này hay bên kia bán cầu trở thành không còn ý nghĩa.Hoạt động du lịch càng mạnh mẽ thì càng thúc đẩy tính toàn cầu hoá hay hội nhập càng nhanh, trở nên đe doạ nền tảng văn hóa, bản sắc và những giá trị truyền thống, vừa là tinh hoa vừa là hồn cốt và đạo lý sống của mỗi đất nước, trong đó có đất nước ta nếu chúng ta không đủ mạnh, không đủ tâm và tầm để hướng đạo cho tuổi trẻ vừa biết cách thích ứng và tiếp nhận cái mới, cái văn minh, vừa biết “dị ứng” với cái xấu, cái độc hại. Cái gốc của nền tảng văn hoá ấy vẫn là giáo dục, trong đó đặc biệt giáo dục gia đình. Gia đình vốn là một môi trường giáo dục, một tế bào vừa non trẻ, vừa cỗi rễ của xã hội nhưng từ quá lâu rồi đã bị coi nhẹ, và bị lung lay nhiều nhất, rõ nhất trong thời kinh tế thị trường hiện nay.Ví dụ : Xì-căng-đan Vàng Anh-Hoàng Thuỳ Linh là câu chuyện vấp ngã đau đớn, bẽ bàng của một cô bé diễn viên trong đời sống xã hội thị trường tiêu dùng và thực dụng đầy phức tạp, nhưng lại đặt ra những vấn đề lớn hơn, và cũng đau hơn, sâu sắc hơn cho người lớn chúng ta, cho giáo dục mỗi gia đình, cho các nhà quản lý giáo dục, văn hoá và quản lý đất nước. Chế quản lý chặt chẽ hay sơ hở, là quản lý “cao tay” hay “kém cỏi” của mỗi quốc gia mà thôi.Ở ngay Hà Nội thôi, đâu đâu cũng có thể thấy nhà hàng khách sạn sang trọng, nhà nghỉ thư giãn, vũ trường gắn liền với tệ nạn thuốc lắc, ma túy, gái gọi... nhan nhản như nấm sau mưa, nhưng trường học luôn thiếu đất. Trẻ em, thanh niên luôn thiếu những nơi vui chơi, sinh hoạt lành mạnh. Trong cái “thế giới phẳng” này, mọi thông tin, hình ảnh, lối sống đa chiều đều có thể được thẩm thấu qua những bộ lọc - đầu óc với nhận thức non nớt, không được giáo dục và định hướng kỹ lưỡng, trong khi mức sống hưởng thụ của nhiều gia đình khá cao, thì scăngđan Hoàng Thùy Linh quả là cũng không quá khó hiểu.Ngày nay, sự “nuốt chửng” một quốc gia, một dân tộc bằng súng đạn, bằng chiến tranh giữa nước này với nước khác không mấy dễ dàng, trong mối quan hệ chằng chịt giữa lợi ích các quốc gia, các dân tộc. Nhưng sự “xâm lăng” văn hoá một cách từ từ, hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai lại là một cách “nuốt chửng” bản sắc và hồn cốt một dân tộc, được bắt đầu bằng sự tấn công vào cách hưởng thụ và lối sống của lớp người trẻ tuổi, thế hệ vừa thích học đòi cái mới cái lạ, vừa đầy biến động trong nhận thức, tâm lý phát triển và cũng dễ đổ vỡ niềm tin. Trong hành trình hội nhập để phát triển, xin hãy tỉnh táo và chớ coi nhẹ sự quản lý văn hóa - lĩnh vực đa dạng, đa chiều đầy biến ảo...
2.5. Hành vi và giá trị hành vi: Bước vào thời kì hội nhập, Việt Nam đã tiếp nhận nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khác nhau từ bên ngoài, một bộ phận thanh niên của chúng ta hiện nay xây dựng cho mình hoặc bị cuốn theo một lối sống không lành mạnh, trong đó có những biểu hiện của việc “xuống cấp về đạo đức”. những hình ảnh không hề phù hợp với văn hóa Việt Nam luôn tác động, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới hành vi, truyền thống, lối sống của giới trẻ hiện nay. Chúng ta hội nhập để tiếp nhận thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
2.6. Tác động đến cộng đồng địa phương:
2.7. Tôn giáoNhưng nguy cơ đứt đoạn văn hoá, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc còn diễn ra nghiêm trọng khi một bộ phận người H’Mông qua sự tuyên truyền của du khách chối bỏ tín ngưỡng truyền thống theo đạo Tin lành. Đạo Tin lành theo bước chân của du khách len lỏi đến các làng người H’Mông Sa Pa dẫn đến tình trạng gây mất ổn định trong một làng, một dòng họ. Mâu thuẫn giữa người theo đạo với người theo tín ngưỡng cổ truyền liên tiếp xảy ra ở khắp các làng H’Mông gắn với các điểm du lịch.Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo, có thể nói xu hướng đa dạng hóa tôn giáo là hiệu ứng tất yếu của toàn cầu hóa. Không gian lãnh thổ mở rộng dần khiến con người không chỉ tiếp cận với một hoặc một số tôn giáo của dân tộc mình, mà còn biết tới tôn giáo khác; thậm chí không phải tiếp thu một cách thụ động mà còn chủ động tiếp thu với tính chất phê phán. Hậu quả tất yếu của đa dạng hóa tôn giáo là, nếu như tôn giáo truyền thống nào không đáp ứng được nhu cầu của quần chúng thì sẽ bị thay thế bởi một tôn giáo khác phù hợp hơn. Dẫn đến sự xuất hiện hàng loạt các tôn giáo mới với màu sắc rất khác nhau. Hiện tượng tín đồ khô đạo, nhạt đạo nảy sinh; tình trạng phân lập, tách biệt thành các giáo phái nhỏ hơn, thậm chí cá thể hóa hay trường hợp trong một con người song hành nhiều tôn giáo xuất hiện ở các nước phát triển.
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCHI.Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch:1.Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý:• Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch phải có sự lien kết chặt chẽ giữ việc quy hoạch dự án du lịch và các cơ quan chức năng như Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp, bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thong vận tải Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện chiến lược, . . .• Sau khi nghiên cứu, xác định giá trị của tài nguyên chỉ định rõ nhiệm vụ quản lý bảo vệ và khai thác từ cấp cơ sở, đơn vị khai thác, địa phương sở hữu đến Bộ Tài nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng liên quan.• Áp dụng các hình thức khen thưởng cho các đối tượng có vai trò tích cực, xử phạt các hành vi, hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch.
2. Phân rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng cấp quản lý, các tổ chức xã hội:• Nhóm chuyên gia tư vấn: gồm các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp hang đầu trong bảo tồn , tiến hành đề xuất ý kiến , trợ giúp kỹ thuật bảo tồn.• Nhóm kỹ thuật quy hoạch : đảm nhiệm công tác quy hoạch, theo dõi, giám sát chỉ đạo việc quy hoạch.• Tổ ngoại vi: do các nhà sinh thái học, du lịch học, xã hội học, chuyên gia tổ chức du lịch trong và ngoài nước tham gia các công trình quy hoạch, bảo tồn tài nguyên môi trường du lịch.• Các cơ quan chức năng quản lý: gồm các Ủy ban nhân dân cấp xã phường, cho đến Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ văn hóa thể thao và du lich, và các ban ngành đoàn thể có liên quan trong công cuộc quản lý, đầu tư tôn tạo và bảo tồn giá trị của môi trường du lịch.
II. giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch:1. Giáo dục trong trường họcĐưa những vấn đề về tài nguyên, môi trường, văn hóa và xã hội vào các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của ngành.Trong quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao hiểu biết về bản chất phức tạp của du lịch hiện đại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường, đề cao ý thức trách nhiệm và tự hào của mỗi người.2 . Giáo dục cộng đồng địa phươngThông báo cho cộng đồng địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động phát triển du lịch gây nên, qua đó cùng cộng đồng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân và sự phát triển bền vững của du lịch.Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ.Trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức như hội họp, gặp gỡ…ngay trong quá trình qui hoạch, lập dự án phát triển du lịch, bảo vệ môi trường du lịch để giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường du lịch.3. Giáo dục du kháchHướng dẫn khách những điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du lịch. Làm cho khách du lịch nhận thức được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến.Cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ nhất và không thiên lệch để họ có thể hiểu mọi khía cạnh môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có được sự lựa chọn thích hợp.Cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.Thực hiện nội qui, qui chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch về việc bảo vệ môi trường du lịch.III. Giải pháp về qui tắc và luật du lịchPhát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là một trong những yêu cầu được đặt ra khi xây dựng luật du lịch năm 2005.Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm trong luật du lịch. Điều 9 của luật du lịch qui định cụ thể: trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường du lịch.Bảo vệ môi trường du lịch ( điều 9 của luật du lịch)Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp,an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các qui định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế địa phương.Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trách nhiệm thu gom, xử lí các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với môi trườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_du_lich_den_moi_truong_4204.doc