Tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực tiễn tình trạng và tìm ra giải pháp cho tình hình tiêu thụ nông sản ở huyện Yên Thành - Nghệ An: Lời mở đầu
Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường, các lĩnh vực sản xuât xã hội nh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và đặc biệt là tính chất nông sản xuất hàng hoá ngày càng cao.
Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của Yên Thành nói riêng cũng như của nước ta nói chung xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, dùa trên thãi quen và những kinh nghiệm truyền thống, không gắn với thị trường. Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nông nghiệp nước ta có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa, với sự phát triển của kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp củaYên Thành phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ ...
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực tiễn tình trạng và tìm ra giải pháp cho tình hình tiêu thụ nông sản ở huyện Yên Thành - Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế sang cơ chế thị trường, các lĩnh vực sản xuât xã hội nh công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển và đặc biệt là tính chất nông sản xuất hàng hoá ngày càng cao.
Trong những năm đầu đổi mới, sản xuất nông nghiệp của Yên Thành nói riêng cũng như của nước ta nói chung xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, dùa trên thãi quen và những kinh nghiệm truyền thống, không gắn với thị trường. Qua giai đoạn đổi mới vừa qua, nền sản xuất nông nghiệp nước ta có những bước phát triển trên mọi mặt, từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa, với sự phát triển của kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
Vấn đề đặt ra đối với sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thực trạng trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp củaYên Thành phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng lớn nhất vẫn là tình trạng dư thừa hàng nông sản, giá cả ngày càng giảm dẫn tới tình trạng không đủ bù đắp chi phí, gây thiệt hại rất lớn cho nông dân và cho cả nền kinh tế.
Đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập tới vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá nhưng ở góc dé khác nhau và đã đưa ra các nhóm giải pháp từ nhiều phía khác nhau. Song, với cách tiếp cận thị trường nông sản hàng hoá dưới góc độ cung-cầu nhằm xác định được những đặc điểm của từng phía như cung, cầu và tính chất thị trường như thế nào? Thị trường nông sản có đặc điểm gì khác biệt so với thị trường các hàng hoá khác? Những kết quả đạt được của các giải pháp hỗ trợ trong giai đoạn vừa qua đến mức nào? Trên cơ sở đó, xác định những giải pháp để có thể mở rộng hơn nữa thị trường này trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích thực trạng, chu chuyển nông sản hàng hoá của Yên Thành trong thời gian qua, cần rót ra nguyên nhân chủ yếu là ở khâu nào, sản xuất hay lưu thông? từ đó xác định trong thời gian tới nên tập trung vào khâu nào để trước mắt có thể ổn định thị trường và tiếp đến từng bước phát triển quy mô thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Trước tình hình đó, với tư cách là những sinh viên của trường đại học kinh tế quốc dân, chóng em đã đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn tình trạng và tìm ra giải pháp cho tình hình tiêu thụ nông sản ở huyện Yên Thành - Nghệ An cho đề tài nghiên cứu của mình.
Ngoài phần lời mở đầu, mục lục và pầhn kết luận, bố cục của đề tài nghiên cứu khoa học gôm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung.
Chương II: Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản của Yên Thành.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ nông sản của Yên Thành trong những năm tới.
Qua bài viết này, em mong muốn thể hiện được khả năng kết hợp giữa lý luận (kiến thức đã được học ở nhà trường) và thực tiễn qua đó chúng em còng hy vọng góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình tiêu thụ nông sản của huyện Yên Thành.
Do trình độ và khả năng thực tế của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung lý luận cũng như thực tiễn của bài này. Vậy kính mong sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa để đề tài này được hoàn thiện và giúp em bổ sung thêm kiến thức cho mình,
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Lê Huy Đức và các phòng ban chức năng khác của huyện yên thành đặc biệt là phòng thống kê của huyện đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I
I.Một sè vấn đề cơ bản về thị trường nông sản hàng hoá.
1.Khái niệm chung về thị trường nông nghiệp.
*Vai trò và yếu tố cấu thành thị trường
Trong sản xuất hàng hoá nông nghiệp thì thị trường là vấn đề quan trọng bậc nhất của các doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình trao đổi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong nông nghiệp. Vấn đề chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm chủ, chi phối thị trường là điều kiện băt buộc trong ý chí và hành động của mọi doanh nghiệp, mọi người khi tham gia vào thị trường trao đổi và mua bán hàng hoá dịch vụ nông nghiệp. Có thị trường sẽ có tất cả, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thì tất cả các tài sản, sản phẩm đang có chỉ là con số không tròn trĩnh. Bước vào nghiệp chủ điều quan tâm của mọi doanh nghiệp còng nh người sản xuất là hai chữ thị trường, vì thị trường là mấu chốt của mọi vấn đề liên quan đến kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nếu sản phẩm của người sản xuất đưa ra thị trường mà không đựơc chấp nhận thì người đó sẽ bị đào thải. Bất kỳ một người sản xuất nào cũng muốn có một thị trường rộng lớn, tự chi phối và làm chủ thị trường, được khẳng định mình trong cơn lốc quay cuồng của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Người bán không thể nói: sản phẩm của tôi có hình dáng đẹp, mẫu mã đẹp hấp dẫn về màu sắc, cách trang trí lịch sự tao nhã, gía bán cho người tiêu dùng rẻ thì tôi không cần lo đến vấn đề cạnh tranh, vấn đề thị trường và giành giật khách hàng với những người bán khác. Vấn đề không phải chỉ chỗ hình thức, giá bán của sản phẩm mà vấn đề ở chỗ là thị trường có chấp nhận sản phẩm của bạn hay không? Uy tín chất lượng của sản phẩm trong thị trường nh thế nào? việc tung sản phẩm ra thị trường là khâu then chốt và cực kỳ phức tạp, khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, quyết định sự thành bại người sản xuất.Vì vậy, các doanh nghiệp phải dầy công phân tích các thời cơ của thị trường, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để xác định đâu là thị trường trọng điểm, nhiều triển vọng với sản phẩm hàng hoá dịch vụ nông nghiệp của người sản xuất đề ra giải pháp, những hoạt động kinh doanh cần thiết có hiệu qủa khi xâm nhập vào thị trường.
Trong những năm qua thực tiễn sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ nông nghiệp hàng hoá chứng minh: chỉ vì coi thường vấn đề tìm hiểu và phân tích thị hiếu, nhu cầu của thị trường mà không Ýt nhà sản xuất lùa chọn phương hướng kinh doanh không đúng, sản xuất ra sản phẩm không có thị trường tiêu thụ đã dẫn đến phá sản phải chuyển sang hướng kinh doanh khác, tốn kém tiền bạc của xã hội và nhân dân. Do đó, cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ những yếu tố cấu thành thị trường: Các chủ thể tham gia, đối tượng trao đổi, các điều kiện thực hiện qua trình trao đổi, khả năng thanh toán của người mua, thời gian và không gian thị trường.
Các yếu tố cấu thành thị trường: cầu, cung và giá cả thị trường.Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng tạo nên về hàng hoá. Tổng hợp các nguồn cung ứng sản phẩm cugn ứng sản phẩm cho khách hàng tạo nên cung hàng hoá. Sự tương tác giữa cung và cầu của một loại hàng háo ở một địa điểm và thời điểm cụ thể tạo nên giá cả thị trường. Có thể nghiên cứu các yếu tố của thị trường theo các quy mô khác nhau: Nghiên cứu tổng cầu, tổng cung và giá cả thị trường trên quy mô toàn cầu kinh tế quốc dân, hoặc nghiên cứu cầu, cung một loại hàng hoá cụ thể trên một địa bàn xác định.
Vai trò của thị trường sản xuât kinh doanh nông nghiệp. Thi trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu cảu người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá nông nghiệp. Trên thị trường người mua , người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá dịch vụ.
Vai trò của thị trường đối vơi thương mại, dịch vụ nông nghiệp: Thị trường đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu. Kích thích sản xuất ra sản phẩm mới, chất lượng cao. Thị trường là công cụ điều tiết của Nhà Nước đến hoạt động thương mại và toàn bộ nền kinh tế. Thị trường dự trữ hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội bảo đảm việc điều tiết cung cầu. Thị trường là một trong yếu tố chủ yếu thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường kinh tế xã hội, là cầu nối giữa doanh nghiệp thương mại với bên ngoài, đó là khách hàng, doanh nghiệp khác, nghành khác. Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự nhiên: tự cấp, tự túc. Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, giải phóng con người khỏi công việc nặng nhọc, giành nhiều thời gian nhàn rỗi. Thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn đến sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân.
2. Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .
Việt Nam đã có nhiều loại nông sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước và ngoài nước. Hàng nông sản của Việt Nam có nhiều loại do tính đa dạng và phức tạp về địa hình ở mỗi vùng, mỗi khu vực nông sản tiêu thụ ở vùng nội địa của mỗi vùng, mỗi tỉnh cũng bị chèn Ðp bởi nông sản nước ngoài đưa vào và xuất khẩu cũng đang gặp sự cạnh tranh lớn. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng hàng hoá năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, năng suất hàng hoá của ta chưa nhiều thường xảy ra ứ đọng, không tiêu thụ được, giá cả bấp bênh ... Công nghệ bảo quản, chế biến không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để tạo dựng vị thế trên thị trường trong nước và thế giới cần có nhiều giải pháp, các giải pháp này phải được giải quyết đồng bộ có lùa chọn, có mục tiêu, có bước đi vững chắc, trong đó lùa chọn kênh tiêu thụ Nhà Nước phẩm trong thị trường tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng cần nghiên cứu giải quyết.
2.1.Vị trí của kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
Kênh tiêu thụ sản phẩm nối liền giữa cung và cầu. Kênh nào càng an toàn vững chắc thì chuyển tải được càng nhiều hàng hoá phù hợp với kế hoạch kinh doanh, càng có tính chất quyết định trong quá trình bán hàng, đảm bảo tốt việc thu tiền, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sự an toàn của kênh tiêu thụ không nh nhau. Việc chọn kênh tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc rất nhiều vào môi trừơng kinh doanh.
Chọn kênh tiêu thụ sản phẩm là chiến lược khách hàng. Vậy kênh nào giúp khách hàng yên tâm và thị trường tiêu thụ ổn định còng nh tăng thêm thị phần thì kênh đó thể hiện tính trung tâm và chiến lược khách hàng.
Kênh tiêu thụ sản phẩm có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nh giá cả, thương mại, sản phẩm nhất là sản phẩm mới. Giá cả biến động theo hưóng có lợi thì tiêu thụ có quan hệ cùng chiều. Phương thức bán hàng phải phù hợp với từng thị trường.
Kênh tiêu thụ sản phẩm còn có vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Chọn thị trường tiêu thụ hợp lý sẽ giảm được chi phí tiêu thụ qua đó góp phần tăng lợi nhuận, thuận lợi cho cạnh tranh và tăng khối lượng bán ra trên thị trường.
Kênh tiêu thô sản phẩm đôi khi còn được con người sử dụng vào mục đích kinh tế, thông qua thị trường tiêu thụ để nhằm mục đích chính trị và quân sự.
Kênh tiêu thụ sản phẩm còn có tác dụng thu hót lao động và tạo việc làm, kênh tiêu thụ hình thành sẽ tạo điều kiện cho giới trung gian phát triển qua đó mà thu hót lao động và tạo việc làm, tạo điều kiện chuyển một phần lao động nông nghiệp sang dịch vụ thực hiện phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự ra đời kênh tiêu thụ sản phẩm còn có tác dụng thúc đẩy hệ thống thông tin phát triển, đóng góp vào sự hình thành hệ thống thông tin thị trường. Kênh tiêu thụ sản phẩm là sản phẩm của yêu cầu trao dổi sản phẩm. Lúc đầu mới có trao đổi sản phẩm, kênh tiêu thụ còn đơn giản, khi sản xuất hàng hoá phát triển thì kênh tiêu thụ sản phẩm ngày càng đa dạng và là sản phẩm của yêu cầu sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu dịch vụ càng lớn và qua đó càng tạo nên sự đa dạng của kênh tiêu thụ sản phẩm, do vậy trong hoạt động kinh doanh phải tính đến kênh nào có hiệu quả. Trong doanh nghiệp, các nông hộ thì tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có định hướng cụ thể, trong đó kênh tiêu thụ có ảnh hưởng đến thu tiền và chu kỳ kinh doanh sau. Kênh tiêu thụ sản phẩm là vấn đề có tính chất kinh tế và khoa học, rất phức tạpvà đa dạng đòi hỏi phải nghiên cứu, lùa chọn cho thích hợp với từng loại sản phẩm cụ thể và trong điều kiện nhất định.
2.2.Các loại kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
a - Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất tiếp xúc gồm có:
Kênh trực tiếp: thường xảy ra ở kiểu sản xuất cổ truyền, ở miền núi, vùng dân téc Ýt người, qui mô sản xuất nhỏ, người sản xuất gần người tiêu thô và sản phẩm tươi sống khó bảo quản. ưu điểm của kênh tiêu thụ trực tiếp là sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, chủ động, đơn giản về thời gian và khách hàng, nhanh thu hồi vốn.
Nhược điểm: của kênh tiêu thụ trực tiếp là khó khăn đối với sản xuất qui mô lớn như các trang trại hoặc các doanh nghiệp tư nhân có 400-500 ha lúa ở cà mau, hoặc trang trại chăn nuôi bò sữa 12000-16000con ở mỹ khó khăn đối với sản xuất va nơi tiêu thụ sản phẩm tập trung như ngoại thành vào nội thành phố lớn.
Hạn chế đối với sản xuất hàng cao cấp đòi hỏi phải phân loại và phân cấp sản phẩm và đòi hỏi công nghệ bao bì và đóng gói công phu không phù hợp với loại thị trường này.
Hạn chế phát triển thương mại và khó khăn cho phát triển phân công hiệp tác lao động xã hội vì không có điều kiện hình thành tầng líp trung gian, không tạo ra sự phân công lao động mới trong nông nghiệp.
Kênh gián tiếp: có trung gian tham gia:Trung gian là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại trung gian bao gồm: Người thu gom, Đại lý, hợp tác xã tiêu thụ, các cửa hàng, người bán lẻ, người bán buôn, trung thị, siêu thị, các công ty, các tổng công ty....
Trung gian là cần thiết la quan trọng, song trung gian có tính hai mặt, cần phải phát huy tính tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó.
Những tính tích cực của trung gian cần phát huy:
+ Phải sư dụng trung gian nh là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng để đảm bảo hình thành mạng lưới phân phối ổn định, tiến bộ và hợp lý.
+ Giúp cho ổn định giá cả, nhất là các mặt hàng chiến lược quan trọng nh thóc gạo, những năm vừa qua, đại lí nhà nước đã góp phần ổn định giá cả thóc, gạo.
+ Giúp phát triển dich vụ, đặc biệt là trung gian Nhà Nước đứng ra làm trung gian xút nhập khẩu rất có lợi nếu thực hiện đúng chức năng yêu cầu.
Một số mặt tiêu cực của trung gian cần hạn chế:
+ Qua nhiều trung gian làm cho giá cả tăng lên, đối với người tiêu dùng, nếu không quản lý chặt chẽ những người này sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách, chữ tín của những người sản xuất.
+ Độc quyền của các trung gian lớn: phải hạn chế độc quyền của các trung gian lớn, phải cạnh tranh lành mạnh.
b- Phân loại kênh tiêu thụ theo cù ly gồm:
(1) Kênh cực ngắn: là kênh tiêu thụ trực tiếp.
(2 )Kênh ngấn: phải trải qua mét trung gian nh mét tổ chức bán vé lẻ hoặc qua một đại lý độc quyền nhãn hiệu.
(3)Kênh dài: là kênh qua nhiều trung gian như thu gom, bán buôn, dự trữ, bảo quản, hoặc qua tổ chức trung gian ở xa như ở nước ngoài. Kinh tế càng phát triển kênh này càng phát triển và hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước và trên thế giới.
c- Phân loại kênh tiêu thụ theo cường độ tiêu thụ gồm có:
Kênh không mạnh: là loại kênh mà lượng hàng hoá tiêu thụ không lớn lắm nh sản phẩm mới, hàng cao cấp.
Kênh mạnh: đặc điểm của kênh này là có hàng hoá tiêu thụ lớn, có quan hệ rộng khắp với mọi tổ chức trung gian, ví dụ kênh tiêu thụ sản phẩm thông thường nh kênh rau xanh đến thành phố...
d- Phân loại kênh tiêu thụ theo tính chất cạnh tranh gồm có:
Kênh tiêu thụ mang tính cạnh tranh: là kênh tiêu thụ sản phẩm nhiều người sản xuất, nhiều người mua. Ví dụ lúa gạo trong nước. Kênh có tính cạnh tranh đòi hỏi phải cải tiến mạng lưới tiêu thụ, cải tiến chất lượng sản phẩm, cải tiến bao bì.
Kênh độc quyền: sản phẩm được tiêu thụ qua một số Ýt trung gian, hoặc sản phẩm đó phải thông qua một số loại dịch vô nh: giống cây con mới, hộp đen máy bay, điện tử, lương thực Ýt nước sản xuất nh gạo.
e- Mục tiêu và các yếu tố chi phối việc lùa chọn kênh tiêu thụ.
Mục tiêu định lượng gồm: tối đa hoá lượng tiêu thụ, tối đa hoá doanh thu, tối thiểu hoá chi phí trung gian và tối thiểu hoá chi phí tiêu thụ.
Mục tiêu chiến lược: đó là mục tiêu chiếm lĩnh khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
Các yếu tố chi phối việc lùa chọn kênh tiêu thô:
+ yếu tố thị trường
+ Đặc điểm của sản phẩm
+ Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sản phẩm cây liên quan đến kênh tiêu thụ sản phẩm
+ Năng lực của tổ chức trung gian
3. Những đặc trưng cơ bản của thị trường nông sản.
Cũng như mọi thị trường hàng hoá khác, thị trường nông sản hàng hoá được hiểu và xem xét với nội dung là “ nơi” mà cung và cầu về nông sản hàng hoá gặp nhau, là “nơi” hình thành nên giá cả của nông sản hàng hoá. Giá cả nông sản được hình thành trên cơ sở những giá trị cụ thể của cung và cầu tại mỗi thời điểm.
Thị trường hàng hoá nói chung có thể được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau tuỳ thuộc vào tiêu chí lùa chọn và mục đích nghiên cứu. Đối với thị trường nông sản cũng vậy, có thể phân loại thành nhiều thị trường khác nhau. Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thị trường trong nước. Thi trường trong nước: nói đến thị trường nông sản trong nước là nói tới các giao dịch hàng nông sản diễn ra trên lãnh thổ của nhà sản xuất. Nguồn cung cấp có thể do sản xuất trong nước hoăc do nhập khẩu. Cầu nông sản hàng hoá tại thị trường trong nước gồm: nhu cầu tiêu dùng cuối cùng và nhu cầu làm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến.
Xét phạm vi thị trường trong nước, thị trường nông sản được phân thành các thị trường khu vực. Dùa trên mức độ khác nhau trong việc hình thành giá cả nông sản, chúng ta có thể xem xét thị trường nông sản theo từng vùng hay địa phương khác nhau. Ví dụ giá lúa tại thị trường đồng băng sông cửu long khác với gía lúa tại thị trường đồng bằng sông hồng. Sự phân chia thị trường do điều kiện về địa lý thể hiện khá rõ đối với thị trường nông sản bởi vì những yêu cầu khắt khe về quản lý chất lượng còng nh tỷ lệ phí lưu thông của hàng nông sản là rất cao.
Thị trường của từng loại nông sản: Dùa trên tiêu chí là các loại hàng hoá giao dịch có thể phân thị trường nông sản thành các thị trường nh: thị trường gạo; thị trường cà phê; thị trường chè; thị trường cao su; thị trường thuỷ sản....
Theo lý thuyết cung - cầu về thị trường, trạng thái cân bằng thị trường được quyết định chủ yếu bởi quan hệ cung- cầu về hàng hoá đó trên thị trường. Chính vì lẽ đó, để nghiên cứu những biến động một cách toàn diện thị trường nông sản, trước hết chúng ta tiếp cận từ phía cung và cầu của thị trường, tiếp đến nghiên cưu những biến động của thị trường trên cơ sở những biến động từ phía cung và cầu với những yếu tố, điều kiện môi trường nhất định.
3.1 Cung trong thị trường nông sản:
3.1.1 Nội dung cung trong thị trường nông sản.
Cung nông sản hàng hoá là lượng nông sản được người cung cấp sẵn sàng bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nào đó, ứng với một mức giá nhất định.
Nông sản được hiểu là toàn bộ những sản phẩm của quá trình sản xuất tại các ngành nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, các nông sản chủ yếu như các sản phẩm từ trồng trọt; sản phẩm từ chăn nuôi; sản phẩm từ trồng rừng; sản phẩm khai thác, đánh bắt và nuôi trồng các loại thuỷ sản.......
Trong nền kinh tế thị trường, các hộ nông dân, các trang trại, nông lâm trường ...sản xuất ra sản phẩm chủ yếu là để bán, để trao đổi trên thị trường. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, có thể giả định rằng các hộ gia đình, các trang trại, nông lâm trường muốn bán toàn bộ số sản phẩm nông sản sản xuất ra.
3.1.2 Dặc điểm của cung trong thị trường nông sản.
Tổng nông sản hàng hoá không thay đổi trong ngắn hạn. Đặc điểm này là do:
Diện tích canh tác, số lượng cây, con... là rất khó có thể thay đổi về quy mô trong thời gian ngắn do chu kỳ sản xuất, gieo trồng, chăm sóc...... thường rất dài.
Không thể chuyển đổi ngay được đối tượng nuôi trồng bởi vì yêu cầu về mặt đất đai, thổ nhưỡng, chuồng trại, nuôi trồng của những đối tượng cây con khác nhau là rất khác nhau. Đặc biệt thể hiện ở tính chất mùa vụ của một số sản xuất trồng trọt.
Cung trên thị trường Nhà Nước có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, cung nông sản hàng hoá luôn là một lượng không đổi với biến động của giá cả, đồ thị biểu diễn đường cung trong thị trường nông sản là một đường thẳng đứng nếu xét trong ngắn hạn:
Xét trong thời gian ngắn hạn, tổng sản lượng nông sản được sản xuất ra và có nhu cầu cung cấp tại một thị trường không phụ thuộc vào giá. Có nghĩa là khi giá thị trường tăng thì lượng cung cũng không tăng và ngược lại khi giá thị trường giảm thì lượng cũng gần như không giảm. Thời gian ngắn hạn nói tới ở đây có thể hiểu như một năm hoặc một mùa hoặc vài năm phụ thuộc vào từng loại nông sản phẩm cụ thể. Điều này được giải thích bởi đặc điểm quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trước hết là do đặc điểm khó có thể thay đổi về tổng giá trị sản lượng nông sản hàng hoá trong thời gian ngắn hạn. Hơn nữa,
Hầu hết nông sản là những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn. Do các sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm hữu cơ nên chịu ảnh hưởng của tính chất về mặt sinh học, thời gian ổn định chất lượng thường rất ngắn.
Để bảo quản nông sản hàng hoá cần chi phí rất lớn. Khả năng quản phụ thuộc vào nhiều yếu tè nh: tính chất sinh học của sản phẩm; công nghệ bảo quản; thời tiết; khí hậu......và yế tố quan trọng là chi phí. Tỷ lệ chi phí bảo quản đối với hàng nông sản trên tổng giá trị thường rất cao. Chính vì vậy, với khả năng tài chính hạn hẹp, người nông dân thường chỉ sử dụng những phương pháp chế biến, bảo quản thô sơ nhằm duy trì chât lượng sản phẩm trong thời gian ngắn.
Thu nhập từ việc bán nông sản hàng hoá là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ nông dân. Sau thu hoạch, nông dân buộc phải bán ngay sản phẩm để đảm bảo vốn cho tái sản xuất kỳ tiếp theo và cho sinh hoạt.
Cung nông sản hàng hoá, xét dưới góc độ từng mặt hàng thường tập trung về mặt không gian và thời gian, các sản phẩm thường được tập trung vào một số vùng và mang nặng tính chất thời vụ. Sản lượng nông sản hàng hoá được thu hoạch tập trung vào một thời gian ngắn và phần bố tập trung ở một số khu vực. Bởi vì:
Do yêu cầu về mặt sinh học: Mỗi loại cây, con thường phù hợp với một số điều kiện nhất định về khí hậu, thổ nhưỡng...do đó hoặc có tồn tại thì năng suất và chất lượng không đảm bảo, dẫn tới không đảm bảo về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xét theo từng loại thị trường thì cung nông sản hàng hoá cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ như cung tại thị trường trong nước thì chúng ta có thể có những chính sách tác động để điều chỉnh và hiệu quả của việc điều chỉnh sẽ thể hiện rất rõ tới thị trường bởi vì tại thị trường trong nước, cung nông sản hàng hoá sản xuất trong nứơc chiếm tỷ lệ lớn. Ngược lại, xét thị trường xuất khẩu, việc áp dụng các chính sách nhằm điều chỉnh cung gần như không tác động tới cân bằng thị trường quốc tế bởi lẽ cung nông sản hàng hoá của ta ở hầu hết các mặt hàng đều chiếm tỷ lệ không lớn trên thị trường quốc tế. Nhận thức được đặc điểm này sẽ giúp cho chóng ta có được những giải pháp đúng đắn trong từng thời kỳ và đối với từng thị trường.
3.2 Cầu trong thị trường nông sản
3.2.1 Nội dung cầu trong thị trường nông sản:
Cầu trong nông sản hàng hoá là lượng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá nông sản trên thị trường, ứng với mỗi mức giá nhất định, tại một thời điểm nhất định. Nói đến nhu cầu thị trường trong mối quan hệ vơi cung chóng ta chỉ xét tới nhu cầu vê nông sản hàng hoá có khả năng thanh toán.
Xét trong toàn bộ nền kinh tế, nếu căn cư theo đối tượng tiêu dùng thì cầu về nông sản hàng hoá có thể được phân ra làm 3 khu vực chính:
Thứ nhất: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối cùng:
Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng là nhu cầu của người tiêu dùng trong nước đối với nông sản hàng hoá chưa qua chế biến hoặc dưới dạng sơ chế. Lượng nhu cầu này đòi hỏi nông sản hàng hoá phải có được chất lượng còng nh những đặc tính tự nhiên phù hợp. Nếu chỉ chú trọng tới nhu cầu này thì người sản xuất sẽ bị động.
Thứ hai: Đáp ứng cho xuất khẩu.
Khối lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hoá trên thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu, điều chúng ta quan tâm không phải là làm thế nào để tác động làm tăng cầu, mà chúng ta phải giải quyêt được câu hỏi nuôi trồng cây con gì để thoã mãn tối đa nhu cầu trên thị trường.
Khi nghiên cứu nhu cầu của thị trường thế giới, cần phải phân tích được khả năng cạnh tranh và sản lượng cung cấp nông sản hàng hoá cùng loại của các nước xuất khẩu, bởi lẽ đó là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến khả năng xuất khẩu nông sản hàng hoá của ta.
Thứ ba: đáp ứng nhu cầu làm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến.
Nhìn dưới góc độ của người sản xuất nông nghiệp, khu vực công nghiệp chế biến là kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá rất lớn. Nông sản hàng hoá qua chế biến sẽ đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cuối cùng có đòi hỏi cao hơn về chất lượng, đa dạng hơn về khẩu vị... mà những nông sản hàng hoá chưa qua chế biến sẽ thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng cuối cùng về những nông sản hàng hoá vào thời điểm trái vụ nuôi trồng, có thể làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn. Thông qua công nghệ chế biến, nông sản hàng hoá sẽ tăng thêm cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng.
Lượng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho công nghiệp chế biến phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ, quy mô của khu vực này. Với công nghệ cao, quy mô lớn thì khối lượng cầu tiêu dùng cuối cùng đối với nông sản hàng hoá đã qua chế biến sẽ lớn và do đó làm tăng cầu nông sản hàng hoá chưa qua chế biến.
Nhu cầu về nông sản hàng hoá đã qua chế biến có thể được phân ra thành nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Việc phân chia này có tác dụng rất lớn trong việc nghiên cứu còng nh quyết định hướng đầu tư, trình độ công nghệ, chủng loại sản phẩm sau chế biến... cho phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường.
3.2.2. Đặc điểm của cầu trong thị trường nông sản:
Bên cạnh những đặc điểm chung nh cầu của mọi hàng hoá là chịu tác động bởi các yếu tè nh thu nhập của người tiêu dùng, giá cả,... cầu nông sản hàng hoá còn có những đặc điểm cơ bản nh sau:
Chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thãi quen tiêu dùng: việc tiêu dùng nông sản hàng hoá phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị của người tiêu dùng chính vì vậy so với các sản phẩm công nghiệp, cầu về nông sản hàng hoá phụ thuộc rất lớn vào thãi quen cũng như phong tục tập quán của người tiêu dùng. Đặc điểm này rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xác định nhu cầu nông sản hàng hoá tại các khu vực thị trường khác nhau.
Chất lượng và điều kiện về vệ sinh dịch tễ có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hoá. Việc tiêu dùng nông sản hàng hoá có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ nông sản hàng hoá. Việc tiêu dùng nông sản hàng hoá có tác động trực tiếp tới dinh dưỡng và sức khoẻ người tiêu dùng, bởi vậy yêu cầu về chất lượng và vệ sinh dịch tễ đối với nông sản hàng hoá đặt lên hàng đầu.
Có khả năng thay thế cao: Hầu hết nhu cầu tiêu dùng các nông sản hàng hoá đêu có thể được thay thế bằng các hàng hoá khác nhau, có nghĩa là có thể có nhiều loại nông sản hàng hoá cùng thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ: Người uống chè sang uống cà phê ... chính do khả năng này nên khi nghiên cứu thị trường một loại nông sản hàng hoá nào đó chúng ta cần nghiên cứu mức độ quan hệ giữâ chúng với các mặt hàng khác có khả năng thay thế.
3.3. Cân bằng thị trường nông sản.
Cân bằng thị trường nông sản được hình thành trên cơ sở cung và cầu về nông sản hàng hoá tại một thời điểm nhất định. Theo lý thuyết cung cầu, tại thời điểm cân bằng của thị trường, lượng cugn đúng bằng lượng cầu và giá cả cân bằng được hình thành.
Giá cả thị trường là giá cả của hàng hoá nào đó được giao dịch thực tế trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Giá cả thị trường có độ chênh lệch với giá cả cân bằng, bởi vì giá cả thị trường chịu tác động bởi các yếu tố làm thay đổi cung và cầu đồng thời còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác, và gọi chung là “ môi trường” .
Các yếu tố tác động tới cân bằng thị trường có thể được phân ra thành 3 loại:
Thứ nhất: Những yếu tố tác động tới cung nông sản hàng hoá: là những yếu tố ảnh hưởng tới độ lớn của cung nông sản hàng hoá, làm cho đường cầu dịch chuyển.
Thứ hai: Những yếu tố tác động đến cầu nông sản hàng hoá, làm cho đường cầu dịch chuyển.
Thứ ba: Những yếu tố tác động tới môi trường: đó là những yếu tố quyết định tới các điều kiện giao dịch, lưu thông nông sản hàng hoá.
3.3.1.Những yếu tố tác động đến thị trường nông sản hàng hoá.
a. Các yếu tố tác động tới cung:
Giá cả các nguyên liệu đầu vào: Bao gồm giá cả vật tư nông nghiệp; giá cả cây trồng vật nuôi ... Giá cả nguyên liệu đầu vào của một loại nông sản hàng hoá tăng lên sẽ làm tăng giá thành và tác động làm giảm cung nông sản hàng hoá đó. Một số nguyên liệu đầu vào cơ bản có tính chất quyết định tới giá thành sản xuất nông sản hàng hoá gồm:
Vật tư nông nghiệp: Phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, công cụ.
Giá cả giống cây trồng vật nuôi, chi phí chuyển giao công nghệ nuôi trồng
Giá cả dịch vụ cơ sở hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, điện, xăng dầu.
Các chi phí liên quan đến đất đai.
Chi phí vốn đầu tư: Mức độ trả lãi tiền vay và điều kiện vay...
Tiền công lao động.
Năng suất cây trồng, vật nuôi: Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới giá thành nông sản hàng hoá. Năng suất cây trồng, vật nuôi càng cao sẽ tác động làm tăng cung. Năng suất cây trồng vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng giống cay trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào quy trình, kỹ thuật nuôi trồng...
Mức độ rủi ro: Đặc điểm quan trọng của quá trình sản xuất nông sản hàng hoá là mức độ rủi ro rất cao, đặc biệt là đối với nền sản xuất nông nghiệp trình độ kỹ thuật yếu kém như nước ta hiện nay. Các rủi ro thường gặp trong công tác nuôi trồng có thể kể đến là: dịch bệnh, lũ lụt, hạn hán, rủi ro thị trường ... Trong nên kinh tế thị trường, những khả năng thiệt hại rủi ro thiên tai cũng như rủi ro thị trường cần phải được tính đến như một khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Các yếu tố tác động đến cầu
Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì trước hết sẽ làm cho tăng cầu có khả năng thanh toán của hàng hoá mà nhu cầu tiêu dùng sẽ được thoả mãn đầy đủ, tiếp đến nó tác động tới cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Với mức thu nhập ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hoá nói chung và nhu cầu đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm nói riêng sẽ chuyển dần từ việc thoả mãn đủ ăn, ăn no và tiến tới ăn ngon.
Khả năng phát triển của nghành công nghiệp chế biến: công nghiệp chế biến là khu vực tiêu thụ nông sản hàng hoá với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chế biến. Trình độ công nghệ chế biến ngày càng cao, quy mô ngày càng mở rộng thì khối lượng nông sản được chế biến ngày càng lớn. Đứng trên góc độ sản xuất nông sản hàng hoá thì công nghiệp chế biến là bộ phận tiêu thụ dùng rất lớn. Trình độ công nghệ và quy mô của khu vực công nghệ chế biến phụ thuộc rất lớn vào các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà Nước như chính sách đầu tư, chính sách thuế..
Tập quán tiêu dùng: Đối với việc tiêu dùng nông sản hàng hoá, ngoài việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng về mặt vật chất, còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố văn hoá. Những yếu tố tác động lớn có thể kể đến nh các quy định lễ giáo, những thãi quen tiêu dùng của vùng..
Chất lượng nông sản hàng hoá: cả chất lượng dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hoá. Những yếu tố chủ yếu tác động đen chất lượng nông sản hàng hoá là giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ nuôi trồng, công nghệ chế biến, bảo quản
Chương II:
Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của huyện Yên Thành trong thời gian
vừa qua
A-Những thành công và thách thức đối với thị trường nông sản phẩm ở Việt Nam.
Sản phẩm của Việt Nam rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nhưng trong những năm qua nhờ tổ chức tốt kênh tiêu thụ sản phẩm nên đã góp phần vào tăng trưởng nền kinh tế. Trước đây việc tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam don tổ chức rất chặt chẽ và khép kín. Hệ thống kênh tiêu thô nh vậy có tác dụng cho kháng chiến và cho phân phối nhưng mặt khác đã làm cho sản xuất chậm phát triển, giảm sức mua, từng vùng từng địa phương chỉ biết mình, không được tự do mua bán.
Đến nay nhờ có chính sách tự do hoá thương mại nên mọi người, mọi thành phần kinh tế đều đã được tự do tham gia vào các kênh tiêu thụ nông sản phẩm. Ngược lại với tình hình trước đây do Nhà Nước tổ chức quản lý chi phối. Các kênh gián tiếp bước đầu phát triển khá nh: kênh lương thực ,thực phẩm cung cấp đi các nước, kinh tế Nhà Nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong xuất khẩu. Mạng lưới tiêu thụ chưa đồng đều giữa các vùng. Vai trò kinh tế tập thể không rõ, doanh nghiệp thương nghiệp quốc doanh chưa tinh giản, Nhà Nước điều tiết Ýt có hiệu quả, các tổ chức trung gian chưa được tổ chức quản lý chặt chẽ, thiếu nghiệp vụ, thiếu thông tin, thiếu cơ sở vật chất.
Phát triển thị trường nông nghiệp trong giai đạon đổi mới: Nhờ có nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời(5/4/2005) với nội dung là xác định giao ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, hoá giá trâu bò cày kéo, tài sản cố định có giá trị lớn. Xóa bỏ phân phối theo ngày công, hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp hàng hoá đạt được những thành tựu to lớn. Mức tăng trưởng nông nghiệp năm 1996 đạt 4,7%, năm 1997 tăng 4,8%; giai đoạn 1991- 1995 mức tăng bình quân đạt 4,5% năm, xuất khẩu nông sản tăng 20% /năm. Nổi bật nhất là sản xuất lương thực, năm 1996 tổng sản lượng tăng 6,1% so với năm 1995, năm 1997 đạt 30,6 triệu tấn so với năm, năm 1996 tăng 4,7 % . Xuất khẩu gạo đạt 3,6 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới trong các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, từ một nên kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi lớn: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,7% (năm 1990) xuống còn 28,8% (năm 1995 ) và 22,9 % ( năm 2002). Tương ứng với các năm nêu trên thì tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,7 % lên 27,2 % và 38,55 %, tỷ trọng dịch vụ là 38,6 % lên 44 % và 38,4 %. GDP tăng từ 7 % /năm năm 2002 đạt 7,04 %/ năm. Chúng ta bước đầu khắc phục được tình trạng khủng hoảng về thị trường trong tiêu thụ nông sản, kinh tế nông nghiệp trong nước phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Các chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển thương nhân,tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến thương mại, kích cầu, cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống trong nông nghiệp nông thôn... đã góp phần làm phong phú và sống động hoạt động thương mại trên thị trường nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng khá: năm 2002 tăng so với 2001 về thuỷ sản tăng 13,9 % , gạo tăng 16,2 %. cao su tăng 58,6 %,...
Bên cạnh những kết quả đạt được thì thị trường trong nước còn ở trình độ thấp, thị trường nông thôn chưa phát triển chưa thiết lập được mối liên kết giữa người sản xuất và thương nhân, giữa thương mại và Nhà Nước trung ương và các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, giữa xuất khẩu và nhập khẩu.. để tạo ra các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý và ổn định từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thị trường trong nước chưa thực sự làm cơ sở vững chắc để mở rộng và tham gia quá trình hội nhập với thị trường quốc tế. Khả năng cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, nhiều mặt hàng còn yếu . Thương nghiệp tư nhân tuy đông đảo ( trên 20 000 doanh nghiệp và trên 1,5 triệu hộ kinh doanh thương mại cá thể) nhưng nhỏ bé, hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn lực với hiệu qủa thấp. Quy mô thị trường còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh trên thị trường hàng hoá nông sản Việt Nam, của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Các chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản còn nhiều bất cập. Nhà Nước cần tạo môi trường hành lang pháp lý và điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá và tạo cơ sở cho thị trường phát triển. Nhà Nước điều tiết quản lý thị trường bằng các công cụ quản lý vĩ mô theo luật định và tích cực chuẩn bị cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập một cách có hiệu quả nhất phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
B-Thực trạng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của huyện Yên Thành trong thời gian qua.
I.Vài nét về huyện Yên Thành.
Làng quê Yên Thành có lịch sử tự nhiên từ xa xưa, các dòng họ chính, các làng mạc có từ thời lý, trần. Từ bao đời nay người dân Yên Thành cần cù, chăm chỉ lao động, có truyền thống hiếu học. Nơi đây đã từng sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng, trạng nguyên Bạc liêu, Hồ Tông thốc, Hồ Tông Thành, thám hoa Phan thúc trực... Võ tướng có tài Nguyễn Vĩnh Léc, Hoàng Tá Thốn, Phan công Tích, nhà cách mạng Phan Đăng Lưu.
*Điều kiện tự nhiên:
Huyện Yên Thành nằm ở phía đông tỉnh Nghệ An, tiếp giáp với huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Léc, Đô Lương, Tân kỳ. Huyện có địa thế được phân chia thành ba vùng không rõ rệt. Vùng rừng núi, vùng bán sơn địa, và vùng đồng bằng. Núi ở huyện Yên Thành được phân chia thành hai vòng cung nhỏ, vòng cung thứ nhất xuất phát từ núi CaoSơn, xã Vĩnh Thành ven theo đường quốc lé 7 bắt sang các xã Đại Thành, Lý Thành, Nam Thành, Trung Thành, Bắc Thành, và kết thúc ở núi phượng sơn qua các xã có ranh giới giáp với các huyện Tân kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, kết thúc tại xã Đức Thành. Huyện có 36 xã và 1 thị trấn( thị trấn Yên Thành), trong đó có 16 xã miền núi, 9 xã đồng bằng có núi, 12 xã thị trấn đồng bằng. Diện tích của huyện chiêm tỷ trọng khá lớn so vơi diện tích của tỉnh Nghệ An, cụ thể là:
Diện tích đất nông nghiệp của từng huyện Yên Thành (1/1/2001)
Tên huyện
Tổng diện tích đất tự nhiên(ha)
Chia ra(ha)
Đ Êt nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng +sông
Yên Thành
54.687,53
16.847,52
8.800,8
7.050,13
1.205,42
20.783,66
% so với toàn tỉnh
3.32 %
8,598 %
1.28 %
11.9 %
8.09 %
2.99 %
Huyện có khí hậu của vùng Bắc Miền Trung. Mùa hè gió lào ngột ngạt, nhiệt độ trung bình khoảng 300c
* Tài nguyên thiên nhiên:
Yên Thành có diện tích đất tự nhiên khoảng 546,9 km2. Phân loại theo vùng địa lý, vùng rừng núi có diện tích đất tự nhiên khoảng 89 km2, trong đó có khoảng 55km2 rừng mới trồng. Vùng bán sơn địa có diện tích tự nhiên khoảng 250 km 2, gồm đất canh tác, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng và đất nhà ở. Vơí tính chất tương tù vùng đồng bằng có diện tích tự nhiên 207,9 km2, đất canh tác chủ yếu là trồng cây lúa nước. Phân loại theo tính chất sử dụng, đất nông nghiệp 168,2km 2, đất lâm nghiệp 89km2, đất chuyên dùng 71,4km2, đất ở 12,2 km2, đất chưa sử dụng 206,5km2, nh vậy tiềm năng đất đai của huyện Yên Thành còn khá lớn.
Trên địa bàn huyện có ba con sông tự nhiên nhỏ là sông Dinh, sông Điển và sông Sót xuất phát từ các dãy núi phía tây huyện chảy qua các làng mạc rồi nhập vào sông Bùng đổ ra biển.Để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, những năm 30 của thế kỷ trước, người pháp đã đào con kênh chính thức( kênh đào) của hệ thống thuỷ nông bắc Nghệ An lấy nước từ sông Lam chảy qua địa phận Yên Thành khoảng 15km. Yên Thành có diện tích hồ đập khoảng 61km2. Phần lớn là đập chứa trữ lượng nước dùng cho sản xuất nông nghiệp ở vùng bán sơn điạ.
* .Kết cấu hạ tầng:
Đường giao thông nông thôn tuy chưa hiện đại nhưng về cơ bản việc đi lại trong vùng tương đối thuận lợi, phương tiện vận chuyển tăng lên đáng kể. Các tuyến đường chính đều đã được trải nhựa hoặc cấp phối. 100 % sè xã thị trấn đã có điện sản xuất và sinh hoạt. Hai tuyến đường điện 35kv từ trạm hạ thế Nghĩa đàn và Đô Lương luôn đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất quy mô lớn. Hệ thống công sở
2. Về phát triển kinh tế :
Kinh tế ngày càng có tốc độ tăng trưởng nhanh. (giá trị sản xuất tính theo giá so sánh )
Năm 2001 so với năm 2000 tăng: 8,63 %
Năm 2002 so với năm 2002 tăng: 8,37 %
Năm 2003 so với năm 2002 tăng : 9,3 %
Năm 2004 so với năm 2003 tăng: 12,95 %
Tốc độ phát triển bình quân trong 4 năm là 9,8 %, nghị quyết của huyện Đảng bộ là tốc độ phát triển bình quân hàng năm tăng 9,5 % đến 10 %
tốc độ phát triển chung là
Trong đó:
NQ XXIII
9,5 % - 10 %
B/Q 4 năm
9,8 %
Nông lâm nghiệp
8,3 %
7,15
CN- Xây dựng- Điện
16 %
15,75 %
Dịch vô
12 %
7,3 %
Cơ cấu kinh tế đã chuyển đổi đúng hướng:
Cơ cấu kinh tế có thay đổi, nghành nông lâm nghiệp giảm, công nghiệp tăng nhưng còn chậm. Sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa rõ.
Tính theo giá trị tăng thêm:
NQ XXIII
2000
2001
2002
20003
2004
Nông lâm nghiệp TS
60 %
60.55 %
60.3 %
60.43 %
60.82%
60.76 %
Công nghiệp XD Điện
9.0 %
10.02 %
10.08 %
9.91 %
10.14 %
10.45 %
Dịch vô
31 %
29.43 %
29.43 %
27.66 %
29.04 %
29.79 %
Biểu đồ về giá trị tăng thêm của huyện Yên Thành qua các năm
*Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã chuyển đổi, đúng hướng.
-Cây vụ đông tăng nhanh, vụ xuân hè, vụ thu tăng, vụ mùa giảm. Ngô, Sắn , dứa, Lạc tăng và DT các loại rau tăng, đặc biệt là cây dưa hấu. Khoai, Lúa đã có chiều hướng giảm.
*Đã và đang hình thành vùng cây nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản. Tính đến năm 2004 đã trồng được:
Diện tích dứa đã có: 669,3 ha.
DT mía đã trồng năm 2004: 273,5 ha
Diện tích trồng sắn 2004 đã trồng 950,5 ha
Diện tích cây nguyên liệu giấy: Nh tràm sở tiếp tục được mở rộng.
* Sản lượng lúa ổn định, Sản lượng Ngô, Sắn, Lạc, Dứa tăng nhanh
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2004 đạt 155654,9 tấn. Sản xuất thực phẩm phát triển mạnh: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng: 12188 tấn, cá 1716,6 tấn, gà vịt tăng nhanh.
*Cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường
-Đường điện 35 KV Yên thành- Đô lương dài 20 km, cải tạo lại tuyến đường điện thị trấn và các xã khác.
-Nhà máy đường sông dinh, công suất 200 tấn mía cây/ ngày đi vào hoạt động ổn định, năm 2004 đã sản xuất được 1425 tấn, Nhà máy chế biến tinh bột sắn, công suất 50 tấn/ ngày, đã đi vào hoạt động ổn định, năm 2004 sản xuất được 900 tấn, Góp phần làm cho tổng giá trị CNTCN tăng nhanh vào những năm cuối kỳ đại hội,
-Nhựa và bê tông hoá đường giao thông, Bê tông hoá kênh mương được chú trọng, Tỷ lệ nhựa, bê tông tăng nhanh. Năm 2000 tỷ lệ nhựa và bêtông hoá đường giao thông 8,11 % năm 2004 là 30 %. Bêtông hoá kênh mương năm 2004 đạt chiếm: 40,35 % Vượt xa dự kiến của NQ XXIII đề ra. Đường chiến lược 22 nay đã được nhựa hoá, đã và đang nâng cấp tuyến đường 538..
-Máy móc phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn ngày càng tăng. Máy xới năm 2000 là 294 cái năm 2004 đã đạt 918 chiếc, Máy tuốt lúa năm 2001 là 706 chiếc năm 2004 đạt tới 902 chiếc, Xay xát lúa gạo, cưa xẻ, tiện khoan, bào và các phương tiện vận tải cũng phát triển mạnh. Do đó đã góp phần tăng suất lao động trong nông nghiệp nông thôn.
-Đã nâng cấp bệnh viện huyện và các trạm ytế xã, trang thiết bị ngày càng hoàn chỉnh hơn.
- Hệ thống trường học cao tầng ngày càng nhiều: Cấp 1 có 18/52 trường đã có nhà cao tầng. Cấp 2 có 28/38 trường có nhà cao tầng, cấp 3 có: 7/7 trường có nhà cao tầng. Trường mầm non có 3/37 trường có nhà cao tầng. Trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề đã có và đang xây dựng trường học cao tầng.
*Đã thành lập, củng cố và đi vào hoạt động ổn định, ngày càng phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp:
-Hai nhà máy, tiến tới xây dựng nhà máy nước Yên Thành, 38 HTX nông nghiệp và NN kiêm điện năng, 10 HTX chuyên về điện năng, 5 HTX tín dụng, 4 DN tư nhân, và 24 CT cổ phần TNHH. Toàn huyện đã có 80trang trại và có 45 hé SX theo kiểu trang trại. Đã và đang xây dựng ở 12 xã có làng nghề. Năm 2004 đã có được công nhận 1 làng nghề( Xã Thọ Thành).
Quy trình trồng lạc nilon, trồng lạc vụ đông trên đất 2 lúa, xây dựng cánh đồng 50 triệu, chương trình lúa cá ngày càng phát triển. Sản xuất có hiệu quả.
II- Thực trạng tiêu thụ nông sản của Yên Thành trong những năm qua.
1. Tình hình sản xuắt nông sản.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị(4/1988) đã mở ra thời kỳ phát triển mới của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Bức tranh về tình hình sản xuất nông sản trong thời gian qua được thể hiện qua một số kết luận sau đây:
Thứ nhất: Trong những năm vừa qua, sản xuất nông sản hàng hoá đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, đặc biệt là các sản xuất sản phẩm trồng trọt đã tăng trưởng cả về năng suất và sản lượng.
Do những thay đổi trong cơ chế chính sách của đảng và Nhà Nước, lực lượng sản xuất nói chung và trong khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng được phát triển, các tiềm năng sản xuất nông nghiệp được phát huy mạnh mẽ. Những sản phẩm có bước phát triển vượt bậc nh: Lúa, Lạc, Ngô, Đỗ tương, Dưa hấu...
Việc đổi mới cơ chế hoạt động của nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy động lực phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực và đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ nghị quyết 100 rồi đến khoán 10 ... lực lượng sản xuất nông nghiệp được thực sự “ cởi trói”; thành quả đạt được về sản lượng, năng suất là không thể phủ nhận. Sản xuất nông sản nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng luôn là thế mạnh của Yên Thành. Trong những năm qua, huyện đã có cố gắng tìm giống mới có năng suất cao thay thế dần giống lúa trứơc đây. Huyện còng chủ động phối hợp với trung tâm giống của tính thành công lúa lai thay thế hệ F1 và giống lúa chất lượng cao như cao Bắc thơm cho năng suất cao. Tập trung hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống mới cho nông dân, nắm chắc diễn biến của thời tiết, dự báo tình hình sâu bệnh thông báo cho nông dân phòng trừ kịp thời. Sản lượng lúa tăng từ 125,6 nghìn tấn năm 2000 lên 135,08 nghìn tấn năm 2002. Giá trị sản xuất gaọ năm 2001 là 191.709,3 triệu đồng, năm 2002 là 229.643,8 triệu đồng, tăng gần 20 %. Việc đề ra mô hình cánh đồng 30 triệu đồng trở lên đang đươc triển khai và đúc kết kinh nghiệm. Song song với việc tăng diện tích, năng suất huyện cũng bước đầu thực hiện xong chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở 37/37 xã, thị trấn. Trong đó đi đầu gồm có các xã sau: Nam thành, Hoa thành, Tăng thành...
* Ngành trồng trọt:
Thành tựu phát triển sản xuất nông nghiệp của Yên Thành trong giai đoạn vừa qua trước hết phải kể đến sự phát triển của ngành trồng trọt và nổi bật nhất là những thành tựu đạt được trong lĩnh vực trồng cây lương thực, có thể nói Yên Thành là một vựa lúa của tỉnh Nghệ An. Sự phát triển này đã đưa huyện Yên Thành từ chỗ thiếu lương thực chỉ đủ cung cấp trong vùng, nhưng từ năm 1990 nhưng đến nay đã không những có đủ lương thực tiêu dùng trong huyện mà còn có khối lượng xuất ra ngoài vùng ngày càng tăng.
Mét số chỉ tiêu về nông nghiệp:( đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ Tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so với (% )
2000
2003
Lúa
185404
191709,3
229643,8
248011,7
272991,4
147,2
116,3
Ngô
3644
1996,8
6464,1
13362,7
38317
1051,5
86,7
Cây chất bột lấy
củ
15807
20582
18277,1
21340,2
28312,9
179,1
32,7
Khoai lang
15104
19467
17142
16309,7
17248,4
180,4
105,7
Cây CN ngắn ngày
10467
13155,4
17255,5
5813,1
16192,2
334
278,5
Lạc
4847
5725,4
5981,5
5813,1
16192,2
334,0
278,5
Mía
4825
6015,9
10102,9
4850,9
3175,9
65,8
65,4
Võng
355
711,6
714,6
466,8
142,0
40,0
30,4
Thuốc lào
440
507,5
337,5
237,5
250,0
56,8
105,2
Cây thực phẩm
7695
9849,2
9723,5
14134,3
17799,7
231,3
125,9
Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, những cây công nghiệp hàng năm được trồng trên nhiều vùng khác nhau: Cây lạc được trồng rộng khắp nơi tuy nhiên tập trung nhiều ở các xã như: Nam thành, Tăng thành, Đồng thành,.... và Cây mía thì đựơc trông ở một số vùng miền núi như: Quang thành, Đồng thành, Nam thành, Minh thành.... cây hoa quả như cam, quýt, bưởi, ổi, na... tâp trung ở các xẫ như: Minh thành, Lý thành, Đồng thành. cụ thể là
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm
( đơn vị tính: ha)
Tổng diện tích
gieo trồng
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so
với( % )
2000
20003
Lúa
26226
25910,8
26126,6
25784,3
25080,7
117,3
107,4
Ngô
1457,8
548,55
1601
2850
5668
388,8
199,0
Cây chất bột lấy củ
5178
6023,2
5534,6
5488,1
5466,7
105,6
99,6
Sắn
187,5
297,3
302,7
667,8
950,5
506,9
142,3
Lạc
894,7
883,6
810,2
950,8
1311,5
146,6
137,9
Võng
189
382,8
413
315,3
67,8
36,4
21,8
Mía
326
364,6
612,3
570,7
273,5
83,9
47,9
Nhìn vào số liệu thì cây lúa là thế mạnh của vùng, cây mía phát triển nhanh là kết quả triển khai chương trình “ sản xuất 1 triệu tấn mía đường vào năm 2000” của chỉnh phủ. Theo chương trình này, vùng quy hoạch mía được mở rộng trong đó Yên Thành đạt 4847 triệu đồng và huyện đã có một nhà máy đường sông dinh (đóng tại xã Đồng thành, Yên Thành) giải quyết một lực lượng lao động rất lớn cho vùng.
Cây ăn qủa của huyện những năm qua cũng phát triển theo hướng tích cực. Hiện tại, diện tích trồng rau 740,6 ha năm 2000 và tăng lên 1034,2 ha vào năm 2002 và đến 2004 thì diện tích trồng rau tăng lên 1964,1 ha, với sản lượng 6492 tấn năm 2000, 1196,3 năm 2002 và đến 2004 thì tăng lên 2381,2 tấn .
*Nghành chăn nuôi.
Huyện có chính sách khuyến khích chăn nuôi phát triển theo mô hình hộ gia đình. Hỗ trợ cho những hộ chăn nuôi được vay vốn để mua con giống, xây bếp bioga, cung ứng đủ thức ăn gia sóc, gia cầm... Tổ chức cho những hộ sản xuất giỏi đi học tập mô hình chăn nuôi quy mô lớn, cụ thể 6/2003 huyện tổ chức cho bà con đi thăm mô hình chăn nuôi của tỉnh quảng ninh. Một số chăn nuôi hàng hoá nh bò lai sind, lợn sữa xuất khẩu, lợn siêu nạc đang được triển khai.
Một số chỉ tiêu về chăn nuôi của huyện so với tỉnh Nghệ An(số liệu 2000)
TT
Danh mục
Đơn vị
Yên Thành
Nghệ An
Tỷ lệ % của huyện so vơi toàn tỉnh
1
Tổng đàn trâu
con
20490
265.900
7,71
2
Tổng đàn bò
con
16931
268.100
6,32
4
Tổng đàn lợn
con
8435
881.700
0,96
5
Lợn sữa
con
73.000
6
Đàn gia cầm
1000 con
556532
6.710
8,29
Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy: Đàn gia súc và gia cầm tuy có sự phát triển nhưng không đồng đều giữa các con: Đàn lợn và gia cầm chiếm tỷ trọng khá lớn trong khi đó thì con trâu và bò thì lại rất Ýt mà đặc biệt bò sữa thì không được nuôi dưỡng ở vùng này.
*Nuôi trông thuỷ sản
Yên Thành có diện tích mặt nước khoảng 1522ha để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, trong đó ao vườn hộ 318ha, mặt nứơc tự nhiên giao cho đấu thầu 118 ha, hồ đập giao cho hộ thầu 793 ha còn lại là diện tích lúa_cá kết hợp và triển khai nuôi trồng khoảng 150 ha cá rô phi đơn tính để xuất khẩu trong 2004.
Một số chỉ tiêu thuỷ sản.
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Năm 2004 so với (% )
2000
2004
Tổng
5904
7249,4
9165,7
11728
15393,9
260,7
139,4
Nuôi trồng thuỷ sản
5837
6263,5
8568,6
10280
13768,9
235,9
133,9
Khai thác thuỷ sản
66
76,3
76,3
812
884,0
116,5
Dịch vô con giống
909,6
520,8
636
741
116,5
Biểu đồ nuôi trồng thuỷ sản qua các năm
Chương trình đánh bắt xa bờ đã tạo được thêm nguồn lực cho hoạt động đánh bắt thuỷ sản trong thời gian qua. Hơn nữa việc khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, một số diện tích đất canh tác đã chuyển sang làm hồ, đầm, nuôi tôm, cá... và chính vì thế giá trị sản xuất của nghành thuỷ sản trong mấy năm gần đây tăng rõ rệt. cụ thể là:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông- lâm- thuỷ sản.
Đơn vị tính; %
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng chung
100
100
100
100
100
Ngành nông nghiệp
94
93,9
93,44
93,23
92,77
Ngành lâm nghiệp
4,57
4,5
4,7
4,64
4,39
Ngành thủy sản
1,41
1,6
1,86
2,13
2,63
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nghành nông - lâm- thuỷ sản.
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nghành nông - lâm- thuỷ sản.
Thứ hai: chủ yếu vẫn dùa trên sản xuất hộ gia đình với quy mô nhỏ, phân tán và mang tính tự phát:
Cùng vơi sự phát triển nền kinh tế thị trường, tính chất sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đã từng bước được hình thành và phát triển. Nhưng hiện nay, sản xuất nông nghiệp còn rất phân tán, manh mún chủ yếu dùa trên năng lực sản xuất của hộ gia đình.
Việc phát triển các trang trại, các hợp tác xã đã đánh dấu sự phát triển về chất của nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nhưng những đóng góp của lực lượng này còn chưa đáng kể, mới chỉ dừng ở những đóng góp ban đầu với tổng sè 125 trang trại ứng với tổng diện tích đất đai trang trại là 1490 ha, và lao động trang trại là 1316 ngàn người, tổng số vốn sản xuất là 8349,5 triệu đồng, tổng thu nhập là 3027,2 triệu đồng trong đó giá trị sản lượng hàng hoá là 5099,2 triệu đồng.
Biểu hiện nổi bật của việc sản xuất tự phát, có tính truyền thống là tình trạng nuôi, trồng của mỗi địa phương rất đa dạng, mức độ chuyên môn hoá không cao, chỉ xuất hiện chuyên canh ở một số giống cây con nhất định.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tại các khu vực đã bước đầu hình thành những cây, con có thế mạnh của vùng nhưng mức tập trung đầu tư phát triển còn chưa thực sự rõ, công tác quy hoạch còn rất mờ nhạt.
Thứ ba: Cơ cấu kinh tế nói chung và đặc biệt là cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch chậm, chủ yếu vẫn là sản phẩm trồng trọt.
Phát triển sản xuất hàng hoá trong giai đoạn hiện nay, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn trong tình trạng sản xuất những thứ gì có thể làm và đã làm từ trước,bởi vậy thường bán những thứ gì làm ra. Ngày nay, vấn đề sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần đã và đang được quan tâm, nhưng để thực hiện được điều này đòi hỏi người nông dân phải đổi mới về nhận thức và tiến hành chuyển đổi cơ cấu một cách hợp lý, phát huy tối đa tiềm năng.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang được đảng và nhà nước rất quan tâm nhưng việc thực hiện trong thực tế còn rất hạn chế, trồng trọt còn chiếm gần 70 % giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng, công nghiệp, nghành nghề và dịch vụ của vùng còn phát triển rất chậm.
Cơ cấu giữa các nghành: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây hầu nh chưa thay đổi. Vừa qua đảng và Nhà Nước có những chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu nghành nghề, nổi lên là việc chuyển các khu đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng các cây hoặc chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Chính sách này tạo ra được một không khí mới trong phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhưng thực sự chưa tạo ra được những thay đổi đáng kể.
Thứ tư: công nghệ nuôi, trồng và sau thu hoạch còn rất lạc hậu, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, nông sản hàng hoá chủ yếu được cung cấp theo dạng “ mùa nào thức Êy”.
Có thể nói rằng, cung trên thị trường nông sản hàng hoá ở Yên Thành thể hiện tính chất thởi vụ rất rõ rệt. Điều này thể hiện trình độ ứng dụng công nghệ trong công tác nuôi trồng còn thấp kém, đồng thời cho ta thấy công nghiệp chế biến còn rất lạc hậu.
Chính do tính chất thời vụ nên thị trường nông sản hàng hoá của huyện bị phân đoạn về thời gian, gây nên hiện tượng mất cân đối cung cầu theo thời điểm, và đó là nguyên nhân chính khiến lượng cung Nhà Nước hàng hoá trong ngắn hạn thường là một lượng không phụ thuộc vào giá do khả năng dự trữ rất thấp.
Do công nghệ nuôi trồng còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên ảnh hưỏng của thiên tai, bão lụt, khí hậu tới sản lượng, năng suất là không thể lường được, gây những cú sốc trên thị trường cũng như ảnh hưởng tới cung nông sản hàng hoá.
Hơn nữa, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch cũng đang trong tình trạng lạc hậu, nên đã gây ra thiệt hại không nhỏ cả về chất lượng và số lượng. Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hao hụt đối với việc thu hoặch, sơ chế sản phẩm lương thực và rau quả hiện nay từ 20 đến 25 %. Ví dụ điển hình đối với thu hoạch lúa, bà con nông dân sau khi thu hoạch chủ yếu là sử dụng phương pháp phơi nắng tự nhiên nên không đảm bảo được chất lượng, hạt gạo thường bị đắng và không ngon, không thơm dẻo, mà hay bị gãy nát, mùi vị và màu sắc không đều.... dẫn đến hạ thấp phẩm cấp của gạo của Yên Thành.
Sản xuất phân tán với quy mô nhỏ là nguyên nhân rất lớn cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất trên quy mô lớn. Ví dụ như khi ruộng ô thửa nhỏ thì rất khó để đưa máy kéo và máy cày vào trong sản xuất được vì vậy mà năng suất trồng lúa của Yên Thành thường là thấp, cụ thể là: năng suấtl lúa đạt 47,1 tạ/ha năm 2000 và đạt 54,4 tạ/ha năm 2004.
2. Một số đánh giá về tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá trong thời gian qua.
Với những bước đi đúng đắn, cơ chế chính sách hợp lý, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã và đang đạt được những bước phát triển đáng kể. Nền nông nghiệp Yên Thành từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp đang chuyển dần sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng gắn với nhu cầu thị trường và thị trường đã dần trở thành động lực chính quyết định tới quy mô và hướng đầu tư trong sản xuất nông nghiệp.
Song, nhìn lại tình hình tiêu thụ nông sản hàng hoá của Yên Thành trong những năm vừa qua chóng ta có thể rót ra những vấn đề còn tồn tại cả ở thị trường trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh, đây cũng thể hiện những gì thường xảy ra với nền sản xuất hàng hoá đang trong giai đoạn phát triển.
* Mét số đánh giá:
Thứ nhất: Giá cả nông sản hàng hoá Yên Thành có giảm trong thời gian dài, gây thiệt hại cho người nông dân. Thực trạng này do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu xét về mặt tổng thể thị trường cả huyện.
+Xảy ra sự lệch pha giữa cung và cầu
+ Do giá nông sản hàng hoá tại thị trường xuất khẩu giảm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá nông sản hàng hoá của huyện.
+ Nguyên nhân không nhỏ của việc giảm giá nông sản hàng hoá trong thời gian vừa qua đó là do nông dân của huyện thường bán sản phẩm của mình thông qua hệ thống tư thương nên khi có hiện tượng cung lớn hơn cầu lập tức nông dân bị Ðp giá.
Thứ hai: Mức tiêu dùng của khu vực dân cư nông thôn còn rất thấp.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, mức tiêu dùng tại các thị trường thành thị tăng khá nhanh nhưng thị trường nông thôn phát triển khá chậm , cơ cấu bữa ăn chưa được thay đổi đáng kể. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản đó là sự chênh lệch về thu nhập. Người nông dân, mặc dù chính mính sản xuất nhưng do thu nhập quá thấp nên hầu nh chỉ để bán.
Thứ ba: Lượng nông sản hàng hoá tiêu thụ qua kênh công nghiệp chế biến còn nhá.
Chương III- định hướng và giải pháp
phát triển thị trường nông sản của
huyện Yên Thành .
I.Định hướng sản xuất nông nghiệp và dự báo nhu cầu thị trường nông sản hàng hoá trong thời gian tới.
1. Dự báo nhu cầu thị trường trong nước trong thời gian tới
1.1.Thị trường xuất khẩu:
Triển vọng thị trường rau quả thế giới năm 2010:
thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi hơn cho quốc gia so với nông sản chưa chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau quả khá khác biệt so với nhiều nông sản khác.
Rau: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư...tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn2000- 2010, đặc biệt là rau ăn lá. Theo USDA, nếu nh nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23 % thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng 7-8 %. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng cùng với nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8 % /năm. Các nước phát triển nh Phap, Đức, Canada... vẫn còn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nứơc Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chủ yếu cung cấp các loại rau tươi trái vô. Quả nhiệt đơi: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8 % . Nhập khẩu toàn bộ về quả nhiệt đới sẽ đạt 4,3 triệu tấn 2010, trong đó 87 % (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa kỳ chiếm 70 % tổng nhập khẩu toàn cầu. EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông còng nh thị trường nhập khẩu qủa nhiệt đới lớn.
Quả có mói: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm và gây sức Ðp lên giá cả các loại quả có mói tươi còng nh chế biến, làm giảm cácdiện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn sẽ ở mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Brazil và Florilda của Mỹ vẫn là những khu vực cung cấp quả có mói lớn nhất thế giới.
Chuối: Nhập khẩu toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010, thấp hơn 4 % so tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25 % hiện nay lên gần 50 % vào 2010
Nhập khẩu chuối các nược phát triển dự báo sẽ tăng 1-2 %/ năm trong những năm tới, trong đó có Canada và Hoa kỳ đóng góp tới 80 % mức tăng trưởng nhập khẩu này tuy EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.
Kim ngạch xuất khẩu rau, quả dự kiến đạt 600 triệu USD vào 2010.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nghành rau, quả sẽ đạt 600 triệu USD vào năm 2010, tăng gấp ba lần so với kim ngạch xuất khẩu dự kiến của năm nay. Các chuyên gia cho rằng, tiềm năng phát triển và xuất khẩu rau, quả của Việt Nam rất lớn, nên nếu thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ,thiết thực thì mục tiêu trên không phải là quá xa vời.
Các chuyên gia cũng đã đề xuất một số giải pháp, trong đó, tập trung trồng rau ở tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, Đà Lạt và các vành đai xung quanh các thành phố lớn; phát triển mạnh cây ăn quả ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trung du Bắc bộ và một số vùng bán sơn địa thuộc miền Trung và Đông Nam bộ nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nguyên liệu.
Giải pháp này không tách rời khỏi việc đẩy mạnh nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc và đưa nhanh các giống rau, quả cho sản xuất, chất lượng cao vào sản xuất, gắn với quy trình trồng mang tính sinh thái để tạo ra các sản phẩm an toàn, tăng thêm tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
Nhiều ý kiến còn đề xuất tiến hành nhập mẫu một số nhà máy quy mô nhỏ và vừa với công nghệ và thiết bị hiện đại,trên cơ sở đó tổ chức thiết kế, chế tạo trong nước, song phải đặc biệt tránh tình trạng đầu tư ồ ạt hoặc thiếu đồng bộ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu, nhằm góp phần đạt tổng công suất chế biến khoảng 650.000 tấn sản phẩm/ năm.
Bên cạnh đó, các cấp, cơ quan chức năng cần sớm thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện các thoả thuận liên quan đến nhập khẩu rau, quả vào các thị trường lớn, đặc biệt là việc kiểm dịch thực vật, đàm phán về các chính sách thuế.
Việc Trung Quốc và Thái Lan đã hợp tác và thực hiện mức thuế suất nhập khẩu là 0 % đối với rau, quả đang gây khó khăn rất lớn cho nghành rau, quả nứơc ta, bởi hiện nay, thị trường Trung Quốc vẫn đang tiêu thụ tới 50-60 % lượng rau, quả sản xuất hàng năm của Việt Nam. Thuế suất thuế nhập khẩu rau, quả vào thị trường này mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải “ gánh chịu” vẫn ở mức từ 12 đến 24,5 % .
Thêm vào đó, các cơ chế, chính sách liên quan đến vốn cho phát triển nguyên liệu, đầu tư chế biến, xây dựng các chợ đầu mối với điều kiện hợp lý về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống kho bảo quản, phương tiện vận tải, cơ chế thúc đẩy liên kết 4 nhà... cũng tạo động lực đáng kể trong việc đạt mục tiêu phát triển của nghành trong những năm tới.
Cơ hội mới xuất khẩu rau: hơn 1.300 tấn vào thị trường Nhật.
Cho đến nay, Đà Lạt vẫn là một trong số các địa phương xuất khẩu rau hàng đầu của nước ta theo thống kê của Sở Du lịch- Thương mại tỉnh Lâm Đồng, 6 tháng đầu năm nay toàn tỉnh đã xuất khẩu 2.925 tấn rau các loại, gần bằng sản lượng của cả năm 2003, kim ngạch đạt 3.535.938 USD. Các đơn vị xuất khẩu chủ lực là công ty Thực phẩm Đà Lạt- Nhật Bản(1.241), Công ty Rau nhà xanh(756tấn) và công ty Nông sản thực phẩm Lâm Đồng(342tấn).
1.2. Thị trường trong nước:
Thị trường trong nước hiện đang tiêu thụ các nông sản chính là: Lúa gạo, ngô, đường, rau quả, chè, sản phẩm chăn nuôi.
Năm 2010, dân số vào khoảng 90 triệu người, với mức thu nhập bình quân khoảng 700USD/người do đó thi trường trong nước sẽ là một thị trường lớn tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá.
Theo kinh nghiệm ở những nước khác trong khu vực cho thấy khi thu nhập theo đầu người tăng lên thì lượng tiêu thụ thịt,sữa và các loại hạt để làm thức ăn chăn nuôi cũng như rau quả sẽ tăng nhanh trong khi tiêu thụ gạo có thể sẽ tăng theo tốc độ tăng dân số.
Nhìn chung , mức độ tiêu thụ một số loại nông sản tính theo bình quân đầu người của Việt Nam còn khá thấp so với khu vực. Ví dụ mức tiêu dùng đường bình quân ở nước ta mới đạt 9kg/người/năm so với thế giới 100kg/người/năm; quả 30kg/người/năm so với thế giới 100 đến150kg; thịt 22kg/người/năm so với Trung Quốc là 38kg; trứng bình quân ở nước ta là 45 quả/người/năm so với Trung Quốc là 320 quả…
Hơn nữa, cùng với thành tựu phát triển kinh tế, thu nhập của nhân dân nói chung và của khu vực nông dân nói riêng sẽ ngày càng tăng, điều đó dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu bữa ăn, nhu cầu về so với thế giới 100kg/người/năm; quả 30kg/người/năm so với thế giới 100 đến150kg; thịt 22kg/người/năm so với Trung Quốc là 38kg; trứng bình quân ở nước ta là 45 quả/người/năm so với Trung Quốc là 320 quả…
2.Định hướng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới của tỉnh Nghệ An.
2.1.Định hướng chung
Quan điểm phát triển:
-Huy động tối đa các yếu tố về nguồn lực trong tỉnh đồng thời có chính sách thu hót các nguồn lực bên ngoài để tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế_ xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hóa Nhà Nước và nông thôn. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển các nghành dịch vụ: thương mại, du lịch vv.. trên cơ sở coi trọng thị trường tiêu thụ nội tỉnh, ưu tiên thị trường xuất khẩu.
Lấy chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường làm mục đích hàng đầu. Tập trung khai thác có hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên: Đất, rừng, biển, khoáng sản và các công trình đã được đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ(1991-2000). Kết hợp với tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và xây dựng mới một số dự án phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh có lợi thế so sánh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tiếp tục đổi mới nhận thức, tổ chức cán bộ, cơ chế chính sách, quan hệ sản xuất và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu Nhà Nước và nông thôn trên cơ sở chuyển đổi ruộng đất hợp lý để tạo vùng thâm canh tập trung sản xuất hàng hoá, sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị hoá, đặc biệt là Thành Phố Vinh, Thị xã Cửa Lò và các trung tâm thị trấn, thị tứ. Đồng thời quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và dân téc.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhòng, chống gian lận thương mại và các tệ nạn xã hội có hiệu quả. Đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vững chắc.
Phương hướng phát triển.
Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bên vững trên cơ sở chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn để tạo nhiều nghành nghề mới. Hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm lớn để phát triển công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp tục phát triển nghề rừng trên cơ sở bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới để nâng độ che phủ của rừng, đưa nghề rừng trở thành một ngành kinh tế quan trọn. Gắn trồng rừng với công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng và sản xuất bột giấy quy mô lớn.
Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp GDP. Tổng khối lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động.
Mở rộng các hoạt động dịch vô nh: Thương mại, du lịch, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin liên lạc vv.. tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Tập trung đầu tư cho những ngành, những vùng có điều kiện tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh, thu hót nhiều hơn lao động và có khả năng lan toả sang các ngành và các vùng khác. Đồng thời chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc ở các huyện miền núi dân téc cả về kinh tế và xã hội.
Khai thác và sử dụng nguồn lực con người là yếu tố cơ bản trong chiến lược phát triển. Vì vậy phải gắn phát triển kinh tế với phát triên giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.
Mục tiêu phát triển:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các công trình kinh tế- xã hội đã được đầu tư trong các thời kỳ trứơc.Tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, kết cấu hạ tầng. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa Nhà Nước nông thôn. Tạo ra sản phẩm có chất lượng và cạnh tranh được trên thị trường.
+ Phát triển mạnh nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, giữ vững chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Phấn đấu đến 2010 đưa Nghệ An ra khỏi tỉnh nghèo.
- Mục tiêu điều chỉnh:
+ Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2010 là: 11,5 %
Trong đó :* giai đoạn 2001-2005
* giai đoạn 2006-2010 là 11,5 - 12 %
Tổng giá trị GDP tăng từ 6.317,9 tỷ đồng(2000) lên 10.454 tỷ đồng(năm 2005) và 18.772 tỷ đồng năm 2010 (năm 2010 tăng gấp 2,9 lần đến 3 lần so với năm 2000
* Trồng trọt:
Phát triển cây lương thực:
Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên cơ sở thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, để tăng sản lượng lương thực có hạt. Bè trí hợp lý diện tích gieo trồng lúa, ngô.
Phấn đấu tăng nhanh sản lượng và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp nh : chè, dứa , mía, lạc.vv.. đảm bảo nguyên liệu cho công nghịêp chế biến, có chất lượng sản phẩm cao, cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển cây công nghiệp:
+ Cây công nghiệp ngắn ngày:
Mở rộng diện tích trồng lạc trên đất lúa cấy cưởng, trên đất màu, trên đất mía luân canh. Đầu tư thâm canh vùng lạc: Diễn Châu, Nghi Léc, Quỳnh Lưu , Thanh Chương, Tân Kỳ... chú trọng thâm canh tăng năng suất, đưa giống mới cso năng suất, chất lượng cao, giải quyết tốt thuỷ lợi.
Phát triển vùng trồng mía nguyên liệu tương ứng với năng lực chế biến của 3 nhà máy đường hoạt động có hiệu quả. Quy mô đến 2010 dự kiến 22.000-30.000ha(chủ yếu là tăng năng suất mía).
Quy mô diện tích trồng dứa đến năm 2010 là 20.000 ha chủ yếu ở huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn. Năng suất 450-500 tạ/ha, sản lượng khoảng 1.000.000 tấn, phục vụ nhà máy chế biến nước dứa cô đặc xuất khẩu 20.000 tấn năm(Trong giai đoạn 2001-2005 trồng 5000 ha, phục vụ nhà máy chế biến nước dứa cô đặc công suất dự kiến 20 tấn dứa quả/ giê).
Quy mô diện tích vừng 20.000 ha, tập trung thâm canh để có năng suất bình quân đạt7-8tạ/ha. Sản lượng đạt 18-20 ngàn tấn phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Phát triển mạnh trồng dâu nuôi tằm ở vùng ven bãi Sông Lam, vùng đồi núi thấp và một số vùng biển.
+ Cây công nghiệp dài ngày:
Cây chè: Dù kiến quy mô diện tích trồng chè 15.000ha. Từ 5078 ha(năm 2001 có 2379 ha cho sản phẩm ) lên 10.000ha(năm 2005), chủ yếu tập trung trồng ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông.
Năng suất chè tươi đạt 100-150 tạ/ha.
Sản lượng chè búp tươi 100.000tấn(năm 2005) và 225.000 tấn(năm 2010).
Cây cà phê: Dù kiến diện tích trồng từ 2.959 ha(năm 2001 có 1100 ha cho sản phẩm ) lên 7.000 ha(năm 2005) và 10.000(năm 2010). Năng suất đạt 15-20tạ/ha
Cây cao su: Diện tích từ 2614ha, có 350 ha cho sản phẩm (năm 2001) lên 4.000 ha(năm 2005) và 5000 ha (năm 2010).
Sản lượng mủ khô dự kiến đạt từ 433 tấn lên 2.200 tấn (2005) và 3.000 tấn 2010
+ Cây ăn quả các loại:
Mở rộng quy mô phát triển trồng cây ăn quả kết hợp với cải tạo vườn tạp. Phát triển vườn đồi, trang trại. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, tập trung ở hai huyện Tân kỳ và Nghĩa Đàn với quy mô 7.000 ha năng suất 20tấn/ha vào 2010. Kết hợp với phục tráng giống Cam xã Đoài. khuyến khích trồng các loại cây ăn quả khác nh: chuối, hồng, chanh, xoài, nhãn. vải. vv.. gắn với đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản và chế biến.
+ Các loại cây có dầu khác: quế, trấu, thông.vv.. phát triển gắn với chương trình trồng 5 triệu ha rừng toàn quốc, đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ sở chế biến tinh dầu quế xuất khẩu ở huyện Quế phong.
*Chăn nuôi:
Đẩy mạnh phát triển toàn diện. Phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi lên 40 % trong tổng giá trị sản xuất nghành nông nghiệp vào năm 2010. Trên cơ sở phát triển mạnh đàn trâu, bò, dê ở vùng miền núi, bán sơn địa chú trọng cải tạo và phát triển đàn bò lai sind đạt 70 %, kết hợp phát triển đàn bò sữa ở đồng bằng và vùng đô thị. Từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sữa cho nhà máy chế biến sữa dự kiến xây dựng ở Nghệ An . Phát triển mạnh chăn nuôi lựon và gia cầm ở vùng đồng bằng , đô thị. Hình thành 1 số vùng nuôi lợn sữa xuất khẩu để tập trung đầu tư giống, thức ăn, cơ sở chế biến.vv.. trước măt cần làm tốt công tác cải tạo giống chăn nuôi kết hợp với chăm lo công tác thó Yên Thành bảo vệ gia sóc.
+ Đàn lợn: Phấn đấu tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2010 từ 3,5-4 % để có tổng đàn 1.300.000 con(năm 2005 ) và 1.500.000 con(2010) tăng tỷ lệ lợn nái móng cái lên 15- 20 % tổng đàn giữ giống sản xuất lợn sữa, lợn choai phục vụ xuất khẩu hàng năm 500 ngàn con đến 700 ngàn con/ năm. Lợn thịt chủ yếu là lợn lai kinh tế chiếm 90-95 % tổng đàn lợn thịt.
+ Đàn bò: Tăng bình quân từ 3-3,5 % năm để có tổng đàn năm 350.000 con, năm 2010 là 400.000 con. Trong đó bò lai sind chiếm 50 % năm 2005 và 70 % (2010). Phát triển chăn nuôi bò sữa từ 5.000-10.000 con để có sản lượng sữa đạt 15 lít năm 2010.
+ Đàn trâu: Phát triển với tốc độ tăng bình quân 10 năm 1,5 %. Đến năm 2005 có 300.000 con và 350.000 con vào 2010. Trong đó: đàn trâu cày kéo chiếm 60-65 %, trâu sinh sản 30 %, sử dụng kỹ thuật lai chéo dòng đực giống để chống suy hoá và đồng huyết đàn trâu.
Mục tiêu phát triển chăn nuôi trong những năm tới
TT
Danh mục
Đơn vị
2005
2010
Tổng đàn trâu
con
300.000
350.000
1
Tổng đàn bò
con
350.000
400.000
2
Đàn bò sữa
con
5.000
10.000
3
Tổng đàn lợn
con
1.300.000
1.500.000
4
Lợn sữa
con
400.000
700.000
5
Đàn gia cầm
1000 con
8.000
15.000
*Lâm nghiệp
Định hướng:
Bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng trên cơ sở khoanh nuôi, tu bổ tái sinh và trồng rừng mới,nhằm phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường và tính đa dạng sinh học, cung cấp lâm sản, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, gỗ gia dụng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng nội tỉnh và xuất khẩu.
Muc tiêu:
Thực hiện xã hội hoá nghề rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nghề rừng. Coi việc xây dựng và phát triển vốn rừng là xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Hoàn thành giao đất, khoán rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân, gắn với công tác định canh định cư đối với đồng bào dân téc vùng cao. Bảo vệ bằng được vốn rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có: 685.000 ha(trong đó có trên 200.000 ha rừng đặc dụng: bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên pù mát, pù huống ở đó còn lưu giữ nhiều loại động thực vật quý hiếm).
Khoanh nuôi tu bổ, cải tạo, tái sinh với diện tích từ 285.000 ha. Kết hợp với chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc để tăng độ che phủ của rừng từ 41,5 %(năm 2000) và 55 % vào 2010.
Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho hơn 50 vạn đồng bào dân téc sinh sống trong vùng rừng bằng nguồn vốn đầu tư bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng mới. Sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập để nâng cao đời sống, góp phần thực hiện chính sách dân téc của đảng, Nhà Nước.
Trồng rừng nguyên liệu giấy, đẩy mạnh trồng cây phân tán nhằm tạo nguyên liệu gỗ gia dụng, chất đốt, quan tâm chỉ đạo phát triển trồng rừng tập trung cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy và phát triển các vùng trồng cây đặc sản như: quế, thông nhựa.vv...
Trên cơ sở tăng vốn rừng, thực hiện khai thác rừng hợp lý. Sản lượng khai thác đến 2010 gỗ rừng tự nhiên từ 30.000m3 - 50.000m3/năm, Nứa mét trên 30 triệu cây, Nguyên liệu bột giấy gỗ rừng trồng 750.000- 800.000 m3.
+ Dù kiến và đưa vào xây dựng nhà máy sản xuất giấy và bột giấy công suất 130.000 tấn/ năm trong kế hoạch 5 năm2001-2005, nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, tập trung chủ yếu ở 10 huyện 126 xã gồm : vùng tây nam(Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương), vùng Tây bắc( Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ), vùng đồng băng(Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu). Địa điểm xây dựng nhà máy dự kiến một trong ba địa điểm : xã Bồi Sơn huyện Đô Lương, xã Khai Sơn huyện Anh Sơn, hoặc xã Thanh Thuỷ huyện Thanh Chương.
+ Hình thành một số cơ sở chế biến nhựa thông, quy mô chế biến từ: 2.500-3.000 tấn/ năm tại Quỳnh Lưu, Nghi Léc, Đô Lương.
+ Sản xuất đồ méc dân dụng và sản xuất phẩm mỹ nghệ xuất khẩu quy mô 5-6 triệu sản phẩm/ năm.
*Thuỷ sản:
Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt hải sản, mở rộng khai thác vùng khơi, trên cơ sở nắm vững nguồn lợi hải sản, chú trọng thâm canh và đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản xuất khẩu, kết hợp với nuôi cá nước ngọt trên diện tích mặt nước các ao, hồ đập , phát triển mô hình nuôi cá ruộng lúa để tăng hiệu quả kinh tế.
+ Khai thác hải sản: Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp phủ hợp(hướng đầu tư là tăng tàu thuyền có công suất lớn trên 90 CV trở lên). Kết hợp với khai thác ven bờ đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ để phục vụ sản xuất, chế biến có hiệu quả.
Mục tiêu đến năm 2010 sản lượng khai thác đạt 37.000 tấn
(Tăng từ 29.000 năm 2000 lên 35.000 tấn năm 2005 và 37.000 tấn năm 2010) Trong đó vùng khơi chiếm trên 50 % (năm 2005) và 60 % (năm 2010)
Từ mục tiêu trên của tỉnh , tỉnh phân cấp cho từng huyện và mỗi huyện lại có những định hướng, kế hoạch riêng của mình , cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của huyện mình.
2.Định hướng phát triển của Yên Thành trong thời gian tới
Về trồng trọt: Huyện đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho tất cả các xã là tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm, hết sức coi trọng thâm canh lúa và phát triển vụ màu nhất là màu lương thực ,đặc biệt là phát triển cây nông nghiệp gắn với chế biến ở những nơi có điều kiện .
Đối với vùng chuyên canh lúa:thực hiện thâm canh đi đôi với tăng vụ, mở rộng diện tích; mạnh dạn đưa các giống cây ngắn ngày có năng suất cao, có khẳ năng kháng bệnh tốt vào sản xuất; đồng thời tích cực đổi mới về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng , nhanh cóng đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính và có thể chuyển một số diện tích lúa chân cao thường cho năng suất thấp, hiệu quả thấp sang trồng cây màu hoặc cây công nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với vùng lúa màu cây công nghiệp :ổn định diện tích hoặc thâm canh cây lúa đồng thời thực hiện xen canh gối vụ, cố gắng tăng nhanh vòng quay đất phát triển mạnh cây màu lương thực (chủ yếu là ngô đồng) và màu thực phẩm ( rau đậu) hoặc cây công nghiệp ngắn ngày trên ruộng thích hợp.
Riêng với vùng cây công nghiệp chuyên canh: mía , đay, lạc , thuốc lá, dâu tăm… Căn cứ vào điều kiện đất đai tự nhiên, nhu cầu tiêu thụ và hiệu quả của từng cây mà bố trí mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch hướng dẫn và hợp đồng ký kết giữa các ngành hàng và người sản xuất
Đối với vùng bán sơn địa: thực hiện tốt chủ trương giao đất ,giao rừng cho hợp tác xã, hộ xã viên và tư nhân kinh doanh , bố trí lại sản xuất theo phương châm kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, lấy ngắn nuôi dài nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc, phục hồi lại vốn rừng… ngoài việc tận dụng đất đai để sản xuất lương thực, phải chú ý mở rộng diện tích và thâm canh cây cối ở các vùng đất mới khai hoang ,kết hợp với thu hẹp từng bước một phần diện tích cãi chuyển sang trồng lúa. Phát triển mạnh nghề cá trong nông dân, kết hợp nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, trọng tâm là khai thác và chế biến tôm, cá đặc sản ổn định diện tích và thâm canh sản xuất muối, thí điểm và mở rộng sản xuất rau câu xuất khẩu… Có quy hoạch ,với nhiều phương thức quản ký thích hợp ,để đẩy mạnh việc trồng rừng phòng hộ và rừng chắn sóng, coi đây là mòi sản xuất chính ở ven biển.
Đổi mới về chăn nuôi : phấn đấu đưa chăn nuôi trở thàng một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trên tất cả các vùng, bằng mọi hình thức tổ chức quản lý cả quốc doanh , tập thể, gia đình, liên doanh, liên kết mà chủ yếu và phổ biến là chăn nuôi gia đình,kết hợp với đẩy mạnh chế biến và khai thác tạo nguồn thức ăn để nhanh chóng phát triển chăn nuôi gia sóc ,gia cầm , nhất là đàn lợn , đàn vịt… nhằm đáp ứng yêu cầu thực phẩm nội địa và cung cấp theo yêu cầu chế biến của các xí ngiệp đông lạnh .đảm báôc nguồn hàng hoá thương xuyên cho xuất khẩu trong những năm tới.
II. Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá ở Yên Thành trong thời gian tới.
1.Các giải pháp tác động tới khâu sản xuất nông sản .
-Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Dùa vào phương hướng, quy hoạch chung của huyện, tiến hành rà soát và xác định lại phương hướng và quy hoạch tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nghành nghề,cơ cấu mùa vụ…của htx theo yêu cầu kinh doanh tổng hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
-Chuyển giao công nghệ.
Đổi mới các thiết bị và công Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí, điều tra quy hoạch, nghiên cứu cảI tiến kỹ thuật… đối với nước ta cũng như đối với Yên Thành, có lẽ lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật quan trọng mà chính quền các huyện và Nhà nước cần quan tâm ưu tiên đầu tư và hỗ trợ:
+Đẩy mạnh công tác lai tạo , tuyển chọn, áp dụng các giống mới, nhât là giống hoa mầu, lương thực, cây công nghiệp, gia sóc, gia cầm… có năng suất cao, bằng việc bù lỗ, trợ giá, trang bị kỹ thuật cho các cơ sở lai tạo, tuyển chon cung cấp giống để bán cho nông dân với giá cả thích hợp…, hoăc cho nông dân vay vốn, bán rẻ vật tư, miễn giảm thếu một số năm đầu…nhằm khuyến khích nông dân áp dụng rộng dãi các giống nghệ sản xuất.
Ngoài việc khuyến khích đổi mới các thiết bị, công cụ sản xuất phân bón, phòng trừ sâu bệnh…, trọng tâm là đầu tư để đổi mới các thiết bị công nghệ sau thu hoạch( công cụ thu háI, phơI sấy, bảo quản, xay xát, sàng tuyển,…) để giảm tổn thất quá cao hiện nay( khoảng 10-15% sản lượng) và công nghệ chế biến nông sản( hoa mầu lương thực, cá, chè, dâu tằm tơ, dầu thực vật, dược liệu) để nâng cao giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng hoa mầu, lương thực, cá biển, nếu có thiết bị và công nghệ chậm phát chế biến tốt dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau( tinh bột, mì mầu, bánh phồng tôm, thức ăn gia súc tổng hợp, bột cá, ruốc cá, cá hộp…), giá trị sản phẩm có thể tăng lên 4-5 lần.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
Đây là vấn đề mà các chuyên gia nông nghiệp của liên hợp quốc xác định là cực kỳ quan trọng, cần phảI ưu tiên hàng đầu đối với các nước triển mới đI vào sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế theo thi trường. Bên cạnh việc phổ cập và nâng cao trình độ văn hoá cho nông dân, huyện cần đầu tư mở các trường líp đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để sử dụng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, hoặc cử các chuyên gia kinh tế- kỹ thuất xuống các cơ sở sản xuất để lập kế hoạch, quy hoạch sản xuất, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Đồng thời Chính quền địa phương cần cung cấp tàI liệu (cho không hoặc bán rẻ) về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, quy trình kỹ thuật, thông tin về thị trường, tiêu thụ, giá cả, dự báo sản xuất…
-Đầu tư phát triển công tác đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hoá cho nông dân.
Với những kiến thức được trang bị, sẽ làm cơ sở cho các hộ gia đình, các HTX, các trang trại ra được những quyết định đúng đắn trong đầu tư sản xuất, có khả năng trả lời được câu hỏi: “trồng cây gì? nuôi con gì? trồng, nuôi như thế nào? bán cho ai?”.
Đầu tư mạnh cho công tác khuyến nông, khuyến ngư bằng các chính sách hỗ trợ tài chính, cán bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đào tạo cán bộ miễn phí để đáp ứng nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị cơ khí… Thúc đẩy nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng và vật nuôi.
-Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng vùng.
Trong thời gian vừa qua tại nhiều xã đã diễn ra tình trạng nông dân chuyển đổi cây trồng một cách bị động, chạy theo những tín hiệu thị trường không đáng tin cậy nên đã chịu nhiều thiệt hại đáng kể. Hiện tượng nông dân đổ xô vào nuôi một loại cây con nào đó khi thấy được giá nhưng đến khi thu hoạch thì do cung quá lớn, giá thị trường hạ, thậm chí thấp hơn giá thành, dẫn đến thua lỗ hàng loạt. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
-Phát triển thị trường ruộng đất.
Hiện nay, hộ nông dân được giao sử dụng ruộng đất dưới dạng nhiều mảng nhỏ nằm rải rác nhiều nơi, gây lãng phí cho việc canh tác, khó khăn cho việc áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến…cản trở quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác giao dịch đất đai, trước hết khuyến khích các hoạt động đổi vùng chuyển thửa.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với cải biến cơ chế kinh tế nông thôn.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thành hiện nay còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi chậm phát triển và chiếm tỷ trọng thấp.Trong nội bộ trồng trọt còn bất hợp lý, đang tập trung vào sản xuất lúa gạo là chủ yếu. vì vậy huyện cần nhanh chóng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hướng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới là nên: Đổi mới cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, đổi mới cơ cấu trong nội bộ từng nghành. Cần đa dạng hóa nghành chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một nghành sản xuất chính, có vị trí tương xứng với nghành trồng trọt. Bên cạnh đó cũng phải đa dạng hóa sản xuất nghành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất lương thực, đồng thời khai hoang và tăng vụ ở một số vùng cần thiết cho phép chuyển đổi cây trồng theo hướng đa dạng hoá cây trồng nhất là cây có giá trị cao, như cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Phát triển nhanh nghành thuỷ sản bao gồm cả nuôi cây trồng, khai thác và chế biến để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất nghành thuỷ sản . Đẩy mạnh phát triển nhanh nghành lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng, khai thác và chế biến. Đặc biệt là phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ và góp phần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.
2.Các giải pháp tác động tới khâu lưu thông
2.1.Cơ sở của các giải pháp
Các giải pháp phải xuất phát từ quan điểm phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các chính sách khác.
Cụ thể buôn bán một số nông sản phẩm mòi nhọn và lương thực do Nhà nước tổ chức là chủ yếu. Tiếp tục hoàn chỉnh và đổi mới chính sách, cơ chế quản lý về lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu, giá cả và đối ngoại. Khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh nâng dần giá một số mặt hàng cần thiết, tìm kiếm thị trường, đổi mới bé máy quản lý nhà nước và các tổ chức trung gian.
2.2. Những giải pháp chủ yếu về thị trường, kênh tiêu thụ nông sản .
Thứ nhất, phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Yên Thành cân đối, ăn khớp, nhịp nhàng, tạo hợp lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội và kênh tiêu thụ các sản phẩm có hiệu quả bằng cách thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau: “Tạo môi trường và điều kiện cho tù do sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sở hữu, đa dạng hoá thành phần kinh tế. Bảo đảm tự do hành nghề theo quy định của pháp luật, tự do lưu thông hàng hoá… Thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách. Bảo đảm mọi hoạt động của sản xuất, người tiêu dùng, người mua, người bán thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật và được điều chỉnh bằng luật pháp. Xây dựng đồng bộ các chính sách về thị trường, mặt hàng, các chính sách về tài chính tiền tệ, và đất đai, lao động, khoa học và công nghệ, đầu tư…tạo hợp lực thúc đẩy phát triển thị trường. Tăng nguồn cung ứng hàng hoá cho thị trường ở tầm vĩ mô và vi mô. Đầu tư tạo tiền đề cho sù ra đời và kích thích phát triển của các loại thị trường phù hợp với từng vùng kinh tế của đất nước. Đào tạo và nâng cao trình độ đội ngò cán bộ quản lý, kinh doanh. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Thực hiện đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh quốc tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế”.
Thứ hai, thực hiện có hiệu quả các chức năng Marketing trong cơ chế thị trường:
Phân tích thị trường, phân tích tiềm năng và từng loại tiêu dùng, phát triển dịch vụ, dự đoán khả năng phát triển.
Huy động nguồn lực của doanh nghiệp, hợp tác xã, của nông hộ liên kết, chặt chẽ và cùng có lợi với các doanh nghiệp khác, các ngành, các vùng và các địa phương, chú ý khả năng thích nghi với thị trường.
Tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm, chú ý lùa chọn, phát huy các kênh tiêu thụ, kênh mạnh, đầu tư cơ sở hạ tầng cho lưu thông, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, phối hợp và lập kế hoạch sản xuất và tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế – xã hội của các kênh tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, tăng số lượng và chủng loại các nông sản hàng hoá đồng thời gấp rút nâng cao chất lượng hàng hoá: Trước hết phải xác định chiến lược sản phẩm trong nông nghiệp và nông thôn, quy vùng sản xuất tập trung, chọn loại giống có chất lượng để sản xuất, chú trọng chế biến nông sản, chú ý bao bì.
Thứ tư, lùa chọn giá cả hợp lý: Nâng dần giá mua lương thực và một số hàng nông sản xuất khẩu khác để cả nông dân, nhà nước và trung gian đều có lợi, hạn chế tư thương Ðp gấp, Ðp giá cùng với vấn đề quản lý có hiệu quả các cấp trung gian, nâng dần giá xuất khẩu lên bằng giá quốc tế. Đổi mới về xuất khẩu, xem xét lại việc nhà nước, chỉ định đầu mối xuất khẩu, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp xuất khẩu được quyền chọn cơ quan kiểm tra chất lượng có xác định của Nhà nước. Các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đều có quyền tham gia thị trường xuất khẩu nếu có giấy phép. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường từ trung ương đến cảng bến bãi, trung tâm thông tin nắm bắt thông tin giá cả hàng tuần, hàng ngày.
Thứ năm, tổ chức hệ thống doanh nghiệp Nhà nước về lưu thông tiêu thụ nông sản phẩm: ở huyện, tỉnh thừa thóc cho phép xây dựng công ty lương thực, công ty xuất khẩu của từng vùng, từng tỉnh nếu đủ điều kiện và gắn với quản lý của địa phương. Các doanh nghiệp phải kinh doanh đúng nghĩa với kinh tế thị trường, công ty lương thực phải hoạt động độc lập với quỹ dự trữ quốc gia.
Thứ sáu, thực hiện tốt một số giải pháp nhằm phát triển thị trường kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ngành thương nghiệp phải củng cố mạng lưới thương nghiệp và dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế với nông dân, đổi mới thương nghiệp quốc doanh theo hướng gắn lưu thông với sản xuất, xây dựng mạng lưới mua nông sản của nông dân, xây dựng các chợ, giảm việc buôn bán trên hè phố, lập các cơ sở chế biến nông sản, thu hót nguyên liệu tại chỗ và của các tỉnh trong vùng. Cụ thể để phát triển hệ thống thị trường kênh tiêu thụ nông sản theo hướng CNH-HĐH nền nông nghiệp cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề:
Trước hết cần phải hình thành các nghề kinh doanh mới ở nông thôn như nghề lái xe vận chuyển, bao bì đóng gói, nghề thầu khoán và bán buôn. Để một số người có thể chuyển sang các nghề mới có hiệu quả Nhà nước phải hình thành hệ thống đào tạo chủ doanh nghiệp .
Bao bì đóng gói thuộc công nghệ sau thu hoạch. ở khâu này sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu sẽ được phân loại, phân cấp, đóng thùng hoặc đóng gói phù hợp với yêu cầu bảo quản của từng loại nông sản, làm tốt khâu này sẽ giảm được tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và giữ được chất lượng sản phẩm. Nên tham khảo kinh nghiệm các huyện, tỉnh khác trong nước để có chính sách khuyến khích hình thành và phát triển các loại trung gian như: Người thầu (contractor): mua hoa màu trên đồng và tự thu hoạch lấy. Người thu gom hoặc người bán buôn ở nông thôn: mua sản phẩm đã thu hoạch tại trang trại. Thương gia bán buôn: mua sản phẩm tại chợ làng. Uỷ ban bán đấu giá: sản phẩm ở chợ bán buôn. Các nhà bán buôn thứ cấp: mua sản phẩm ở chợ bán buôn và vận chuyển sản phẩm bán cho người bán lẻ hoặc bán ở chợ bán buôn có giá bán cao hơn.
3). Cần mở các líp huấn luyện về Marketing sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Bên cạnh việc tập huấn và chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ các tổ chức khuyến nông huyện cần đưa vào chương trình tập huấn cả nội dung về Marketing cho nông dân.
4). Cải tiến giá cả theo hướng tăng dần giá năng suất nhằm tăng thu nhập cho nông dân đồng thời khuyến khích các tổ chức trung gian phát triển. Đi đôi với cải tiến giá cả phải tăng sức mua của dân cư.
5). Hỗ trợ các tổ chức trung gian để đầu tư xây dựng kho dự trữ và bảo quản để hình thành chợ bán buôn quy mô và hiện đại.
6). Tăng cường xây dựng đường sá giao thông nông thôn để vận chuyển bằng cơ giới dễ dàng qua đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí vận chuyển và hấp dẫn các trung gian.
Tiêu thụ nông sản tốt làm tăng thu nhập, kích cầu , làm tăng mức tiêu thụ nông sản của nông dân .
Thứ tám,vấn đề thị trường và tiêu thụ nông sản là một trong những ách tắc chủ yếu trong quá trình đi vào sản xuất hàng hoá thời gian qua. Cần tập trung nghiên cứu thị trường và tổ chức mạng lưới tiêu thụ nông sản theo nguyên tắc ký hợp đồng với tập thể,với từng hộ xã viên.
III. Một vài kiến nghị về vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản .
1.Kiến nghị đối với chính quyền huyện Yên Thành
-Hợp tác xã của từng xã nên kết hợp với nông dân trong việc chăm bón cho cây, phòng dịch cho đàn gia sóc gia cầm, nuôi trồng tôm, tích cực trồng rừng:
+Cho nông dân vay phân bón vào đầu mùa vụ và thu tiền vào cuối mùa vì có rất nhiều hộ gia đình không có đủ khả năng tài chính để mua phân bón cho cây.
+Trực tiếp chỉ đạo cách chăm sóc cây, con cho người nông dân.
+Cần quy hoạch một vùng sản xuất cây ăn quả và mở rộng quy mô qua hàng năm:
- Nhanh chóng hình thành mạng lưới công nghiệp nhỏ, quy mô gia đình và thôn xóm, với công nghệ thích hợp để chế biến nông sản tại chỗ. Các mô hình này có ưu điểm là suất đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện suất đầu tư tính trên mỗi lao động và cho đơn vị sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, giao thông vận tải chậm phát triển và với trình độ kỹ thuật trung bình hoặc thấp, thu hót được nhiều lao động vào công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn.
Một điểm khác là nếu phát triển công nghiệp nông thôn, thì phần lớn nông sản có thể trở thành hàng hoá với chất lượng phù hợp, giá thành hạ, đồng thời thu nhập sẽ được nâng cao, sức mua tăng lên, đẩy mạnh được lưu thông và tiêu dùng ngay trong thị trường nông nghiệp.
-Trong phát triển công nghiệp nông thôn, cần nghiên cứu phát triển các nghành gắn liền với những xu thế phát triển của thị trường trong và ngoài vùng.
-Chính quền địa phương cần liên kết với các địa phương khác để quảng bá sản phẩm nông sản của mình: qua các kênh truyền hình địa phương hoặc các thông tin đại chúng khác(đài phát thanh địa phương..)
2.Kiến nghị đối với Nhà Nước
Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư ở địa bàn các xã với các biện pháp :giảm thuế ,ưu tiên trong hơp đồng với Nhà nước. Muốn phát triển thị trường, không thể bỏ qua yếu tố giao thông và thậm chí nơi nào khó khăn về vị trí địa lí nhưng lại có tiềm năng về kinh tế, thì nên sớm đẩy yếu tố này đi trước. Trên cơ sở các mối quan hệ đó, sự gắn bó giữa thị trường với hộ gia đình nông dân theo chiêù tương tác lẫn nhau và phát trển đồng nghành. Chỉ có thị trường” mới là a-xít” trực tiếp thẩm thấu phân huỷ cơ cấu kinh tế cổ truyền ở nông thôn và thổi vào nó sức sống của nền kinh tế hàng hoá.
-Cục trưởng cục chế biến lâm sản nên mở rộng quy mô dự án “ liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ giữa các tỉnh lân cần”
Cần có đầu tư trọng điểm cho một số nghành về kỹ thuật hiện đại với quy mô vừa và nhỏ để nâng cao chất lượng sản phẩm thích ứng được với môi trường xuất khẩu. Trong đầu tư, cần chú ý rằng hiện nay trang thiết bị và suất đầu tư của một số nghành công nghiệp chế biến là khá cao ở các nghành bảo quản lạnh rau quả, thuỷ sản, chế biến đường và dầu thực vật.
Cần nghiên cứu, xem xét đầy đủ chính sách giá cho tương thích giữa giá vật tư nông nghiệp với giá nông sản, khuyến khích được nông dân đẩy mạnh sản xuất, cần có chính sách tiêu dùng lương thực thực phẩm
Tiếp tục đẩy mạnh việc tăng cường quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho người sản xuất, tách hẳn các tổ chức quản lý hành chính kinh tế ra khỏi hệ thống sản xuất kinh doanh. Nhưng đồng thời cũng khắc phục ngay hiện tượng vô chủ hiện nay trong khu vực quốc doanh.
Khuyến khích các đơn vị sản xuất vay vốn, hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là đối với các nghành có sản phẩm xuất khẩu, có khả năng trả nợ bằng cách tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Khuyến khích các đề tài nghiên cứu công nghệ hợp lý phục vụ cho công nghiệp chế biến nông thôn, nhất là đối với qui mô nhỏ và qui mô gia đình. Đặc biệt là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế trong điều kiện mới. Chuyển biến công tác quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất - chế biến và lưu thông phân phối.
Nhà nước phải có chính sách bảo trợ nông nghiệp nói chung và cho sản xuất nông sản nói chung. Bảo trợ sản xuất nông nghiệp qua giá, qua đầu tư, qua thuế, trợ cấp vốn.... Thông qua chính sách bảo trợ của Nhà nước để giúp cho nông dân tăng khả năng tích luỹ, tích tụ và tập trung sản xuất. Tạo điều kiện cho quá trình phân công lại lao động khu vực nông nghiệp, làm thay đổi nhanh cơ cấu sản xuất, chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
Kết luận
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó phải kể đến những thành công vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp.
Nền nông nghiệp nước ta từ sản xuất tự cung tự cấp đã dần phát triển theo hướng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất và năng suất chất lượng ngày một tăng, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ngày càng nhiều.
Song thực trạng trong thời gian vừa qua, hàng loạt các nông sản hàng hoá chính được sản xuất gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Khủng hoảng thừa là căn bệnh thường xuyên của nền kinh tế hàng hoá, nhưng xét tình trạng ứ đọng nông sản của Yên Thành trong thời gian qua, bên cạnh những mặt hàng cung lớn hơn cầu thì tình trạng nông sản không tiêu thụ được còn vì cung không phù hợp với cầu xét về mặt cơ cấu.
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ cả trong lĩnh vực sản xuất và cả trong lĩnh vực lưu thông. Nguyên nhân bao trùm nhất là do trình độ sản xuất hàng hoá của địa phương còn thấp kém, dẫn tới tình trạng giữa các khâu: sản xuất, lưu thông, chế biến không gắn kết với nhau; kiến thức về thị trường của các hộ gia đình rất kém, dẫn tới hậu quả người nông dân luôn rơi vào thế bị động, hứng chịu toàn bộ những thiệt hại gây ra bởi những biến động của thị trường.
Trong tình trạng nền sản xuất nông nghiệp có tính chất hàng hoá thấp,đang trong giai đoạn đầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, hoạt động thương mại kinh doanh nông sản hàng hoá trở nên rất quan trọng đối với người sản xuất. Bởi vì chính đó là khâu quyết định giá trị nông sản hàng hoá trên thị trường đồng thời cũng qua đó người nông dân mới có được những thông tin về những nhu cầu thị trường để có những định hướng sản xuất phù hợp.
Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá của mình, trong thời gian tới Yên Thành phải chú trọng đầu tư phát triển hệ thống doanh nghiệp kinh doanh nông sản hàng hoá nhằm hỗ trợ nông dân, bước đầu ổn định thị trường tiêu thụ và trên cơ sở đó từng bước mở rộng khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Song song với đó là các giải pháp mang tính chất dài hạn nhằm tạo ra những cân đối lớn, ổn định, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tiên tiến, từng bước phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ong san hang hoa.doc