Đề tài Nghiên cứu tác dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát – Vũ Thị Thái

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tác dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát – Vũ Thị Thái: 47 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ NHÃN ÁP CỦA PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH ĐỤC TRÊN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT VŨ THỊ THÁI Bệnh viện Mắt TW HỒ THỊ TUYẾT NHUNG Trung tâm PCBXH Quảng Bình TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng hạ NA của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh (TTT) đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng trước-sau, tiến hành trên 41 mắt glôcôm góc đóng giai đoạn tiềm tàng, sơ phát kèm đục TTT được phẫu thuật tán nhuyễn TTT tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2006. Đo NA trước mổ, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Đánh giá một số chỉ số liên quan. Kết quả: NA trung bình từ 18,90 ± 4,92mmHg trước mổ hạ xuống còn 11,20 ± 1,69mmHg ở thời điểm 1 tuần sau mổ và ổn định cho đến thời điểm theo dõi cuối cùng là 6 tháng sau mổ. Mức hạ NA sau mổ liên quan với giai đoạn glôcôm, NA trước mổ, chỉ số...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu tác dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát – Vũ Thị Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ NHÃN ÁP CỦA PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH ĐỤC TRÊN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT VŨ THỊ THÁI Bệnh viện Mắt TW HỒ THỊ TUYẾT NHUNG Trung tâm PCBXH Quảng Bình TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng hạ NA của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh (TTT) đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng trước-sau, tiến hành trên 41 mắt glôcôm góc đóng giai đoạn tiềm tàng, sơ phát kèm đục TTT được phẫu thuật tán nhuyễn TTT tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2006. Đo NA trước mổ, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Đánh giá một số chỉ số liên quan. Kết quả: NA trung bình từ 18,90 ± 4,92mmHg trước mổ hạ xuống còn 11,20 ± 1,69mmHg ở thời điểm 1 tuần sau mổ và ổn định cho đến thời điểm theo dõi cuối cùng là 6 tháng sau mổ. Mức hạ NA sau mổ liên quan với giai đoạn glôcôm, NA trước mổ, chỉ số LT/AL, độ mở trung bình góc TP, mức tăng độ sâu TP, mức tăng độ mở góc TP sau mổ so với trước mổ. Kết luận: ở mắt glôcôm góc đóng giai đoạn tiềm tàng và sơ phát, phẫu thuật tán nhuyễn TTT làm hạ NA và duy trì NA ở mức điều chỉnh qua. Từ khoá: glôcôm góc đóng nguyên phát, hạ NA sau mổ, tán nhuyễn thể thuỷ tinh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù loà ở nước ta cũng như trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, glôcôm góc đóng là hình thái hay gặp. Nhiều nghiên cứu cho thấy hình thể và vị trí TTT đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc đóng nguyên phát. Trên mắt có nhãn cầu nhỏ, góc TP hẹp, khi tuổi càng cao, TTT ngày càng dày lên và dịch chuyển ra trước gây nghẽn đồng tử và nghẽn góc TP. Đồng thời, TTT cũng xơ cứng dần, mất dần tính chất trong suốt, nên glôcôm góc đóng phối hợp đục TTT là hình thái bệnh hay gặp. Năm 1988, Greve đã nghiên cứu sự thay đổi NA sau phẫu thuật lấy TTT trên mắt glôcôm góc đóng nguyên phát. Kết quả cho thấy NA sau mổ hạ nhiều, đạt mức điều chỉnh ở đa số mắt nghiên cứu [1]. Các nghiên cứu tiếp theo của Gunning, Hayashi, Jacobi... cũng cho kết quả tương tự [2,3,5]. Các tác giả cho rằng, phẫu thuật lấy TTT đã giải quyết được hiện tượng nghẽn đồng tử và nghẽn góc TP do đó làm hạ NA. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ 48 về vấn đề này. Chúng tôi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu tác dụng hạ NA của phẫu thuật tán nhuyễn TTT đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tác dụng hạ NA của phẫu thuật tán nhuyễn TTT đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm những mắt được chẩn đoán glôcôm góc đóng nguyên phát có kèm đục TTT được phẫu thuật tán nhuyễn TTT, đặt TTTNT tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1/2006 đến tháng 7/2006. - Tiêu chuẩn lựa chọn: Glôcôm góc đóng nguyên phát, giai đoạn tiềm tàng, sơ phát có góc TP còn mở 1/2 chu vi trở lên kèm đục TTT, TL chỉnh kính từ ST (+) đến <3/10. - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đã dùng thuốc hạ NA trước khi nhập viện, có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật mắt, bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt có ảnh hưởng đến NA, có biến chứng trong và sau phẫu thuật, BN từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tự đối chứng (trước-sau) - Đánh giá trước mổ: Thử TL không kính và TL có chỉnh kính. Đo NA bằng NA kế Goldmann. Với mắt glôcôm góc đóng tiềm tàng, ghi nhận NA trước mổ vào thời điểm 10-12 giờ trưa. Với mắt glôcôm góc đóng sơ phát, NA trước mổ là NA ghi nhận ngay khi nhập viện, trước khi dùng thuốc hạ NA. Soi góc TP, đánh giá độ mở góc TP ở 4 góc phần tư trên, dưới, trong, ngoài theo phân loại của Schaffer. Tính độ mở trung bình góc TP bằng cách tính trung bình cộng độ mở của 4 góc phần tư này. Siêu âm A đo chiều dài trục nhãn cầu, độ sâu TP, độ dày TTT. - Phẫu thuật tán nhuyễn TTT như thường quy: Tạo đường hầm trên giác mạc trong, xé bao trước đường tròn liên tục với đường kính khoảng 5,5-6mm, tán nhân bằng siêu âm với các thông số cài đặt thích hợp cho từng trường hợp-sử dụng kỹ thuật “stop and chop”, bơm nhầy, đặt TTTNT mềm Sensar (AMO) trong túi bao, rửa hút sạch nhầy trong TP. - Theo dõi sau mổ: đo NA sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng (NA kế Goldmann). Thời gian đo vào khoảng 10-12h sáng. Soi góc đánh giá độ mở góc TP và siêu âm đo độ sâu TP sau mổ 1 tháng. NA trên 21 mmHg được coi là không điều chỉnh. - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0. Giá trị p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm NA trung bình ± Độ lệch Khoảng giá trị 49 chuẩn Tổng số mắt 41 Tổng số bệnh nhân 36 (31 nữ, 5 nam) Tuổi trung bình 67,11 7,96 42-81 Nhãn áp (mmHg) 18,90 ± 4,92 12-29 Độ sâu TP (mm) 2,08 ± 0,13 1,87-2,49 Độ dày TTT (mm) 4,77 ± 0,32 3,67-5,70 Chỉ số LT/AL 2,22 ± 0,16 1,90-2,55 Độ mở góc TP 1,71 ± 0,53 1,00-2,75 3.2. Kết quả sau mổ 3.2.1 Nhãn áp sau mổ NA trung bình tại các thời điểm theo dõi sau mổ hạ rõ rệt so với trước mổ và có xu hướng ổn định ở mức điều chỉnh. Tại thời điểm sau mổ 1 ngày, NA trung bình hạ xuống còn 12,73mmHg. Tuy 100% số mắt có NA điều chỉnh và hạ so với trước mổ, nhưng độ phân tán còn cao, thay đổi từ 8mmHg đến 20mmHg. NA sau mổ 1 ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê so với NA sau mổ 1 tuần . NA trung bình ở các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 2: NA trung bình qua các thời điểm theo dõi Thời điểm Số mắt Trung bình ± Độ lệch chuẩn Khoảng giá trị P (trước-sau) P (sau-sau) Trước mổ 41 18,90 ± 4,92 12-29 - - Sau mổ 1 ngày 41 12,73 ± 2,38 8-20 <0,001 - Sau mổ 1 tuần 41 11,20 ± 1,69 8-14 <0,001 <0,001 Sau mổ 1 tháng 41 11,54 ± 1,50 9-14 <0,001 0,069 NA sau mổ trong nghiên cứu này thấp hơn một số nghiên cứu khác, có thể do sự khác nhau trong lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi chọn mắt glôcôm góc đóng ở các giai đoạn tiềm tàng, sơ phát, góc còn mở trên 1/2 chu vi. Đối tượng nghiên cứu của Hayashi K (2000) là các mắt glôcôm góc đóng đã có tổn thương thị trường và gai thị. Jacobi PC (2002) và Imaizumi M (2006) chọn các mắt glôcôm cấp, không quan tâm đến diện đóng góc. Nonaka A (2006) chọn những mắt có góc TP đóng trên 3/4 chu vi. Đối tượng nghiên cứu của các tác giả này, do vậy, bao gồm cả những mắt có dính góc rộng, dính chắc chắn. Phẫu thuật lấy TTT dù có tác dụng gỡ dính phần nào nhưng 50 không đủ để bộc lộ một diện bè cần thiết cho thoát lưu thuỷ dịch qua góc TP. Có thể đây là lý do các nghiên cứu này có NA sau mổ cao hơn, và đều có một tỷ lệ nhất định các mắt NA không điều chỉnh, phải điều trị hạ NA bổ sung bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Bảng 3: NA trung bình sau mổ so với một số nghiên cứu khác Tác giả Năm Số mắt Thời điểm sau mổ NA trung bình (mmHg) P Hayashi K [3] 2000 77 6 tháng 15,3 <0,001 Jacobi PC [5] 2002 75 6 tháng 18,8 <0,001 Imaizumi M [4] 2006 18 6 tháng 13,0 <0,001 Nonaka A [6] 2006 31 3 tháng 14,3 <0,001 V.T.Thái và H.T.T.Nhung 2006 41 3 tháng 11,39 - 3.2.2. Mức thay đổi nhãn áp trung bình tại các thời điểm theo dõi sau mổ so với trước mổ Bảng 4: Mức thay đổi NA trung bình tại các thời điểm theo dõi sau mổ so với trước mổ Thời điểm Số mắt Trung bình ± Độ lệch chuẩn Khoảng giá trị Sau mổ 1 ngày 41 6,17 ± 4,27 1-18 Sau mổ 1 tuần 41 7,71 ± 4,61 2-18 Sau mổ 1 tháng 41 7,37 ± 4,72 2-19 Sau mổ 3 tháng 41 7,51 ± 4,62 2-18 Sau mổ 6 tháng 27 7,81± 4,72 2-17 Sau phẫu thuật, 100% số mắt nghiên cứu đều có NA hạ so với trước mổ trong suốt thời gian theo dõi. Mức hạ NA trung bình gần như không thay đổi kể từ thời điểm 1 tuần sau mổ cho đến thời điểm theo dõi cuối cùng là 6 tháng sau mổ. Tuy nhiên, mức hạ NA rất khác nhau trên các đối tượng, thay đổi trong khoảng từ 1mmHg đến 19mmHg. NA trước mổ của các đối tượng rất khác nhau, thay đổi trong khoảng từ 12mmHg đến 29mmHg nên tác động của cuộc mổ lên các đối tượng không giống nhau. Bảng 5: Mức hạ NA trung bình sau mổ so với trước mổ của các nghiên cứu Tác giả Năm Số mắt Thời điểm sau mổ Mức hạ NA TB (mmHg) P Hayashi K [3] 2000 77 6 tháng 6,1 0,057 Jacobi PC [5] 2002 75 6 tháng 21,1 <0,001 Imaizumi M [4] 2006 18 6 tháng 35,9 <0,001 Nonaka A [6] 2006 31 3 tháng 3,9 <0,001 51 V.T.Thái và H.T.T.Nhung 2006 41 3 tháng 7,51 - Kết quả của chúng tôi gần tương đương với Hayashi (p = 0,057). Kết quả của Jacobi và Imaizumi cao hơn rất nhiều, có thể vì các tác giả này lựa chọn các mắt glôcôm cấp, NA trước mổ rất cao. Mức hạ NA sau mổ trong nghiên cứu của Nonaka thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù NA trước mổ gần tương đương, có thể do nghiên cứu của Nonaka bao gồm cả những trường hợp đã được cắt MMCB trước đó, góc TP đã được mở rộng phần nào, NA đã điều chỉnh nên tác động gây hạ NA của phẫu thuật lấy TTT không mạnh mẽ như trên mắt chưa cắt MMCB. 3.2.3.1. Thị lực trước và sau mổ Bảng 6: Thị lực trước và sau mổ Thời điểm TL Trước mổ Sau mổ 1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng ST(+) - ĐNT < 3m 10 0 0 0 0 0 ĐNT 3m - < 1/10 12 5 1 1 1 1 1/10 - < 3/10 19 27 11 6 4 1 3/10 - < 7/10 0 9 19 14 12 7 7/10 0 0 10 20 24 18 Tổng số mắt 41 41 41 41 41 27 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy phẫu thuật lấy TTT có tác dụng điều chỉnh NA trên mắt gôcôm góc đóng nói chung, đặc biệt là nhóm có chỉ định cắt MMCB. Vấn đề đặt ra là nên chỉ định lấy TTT thay cho cắt MMCB để điều trị glôcôm khi TTT đục ở mức độ nào để đảm bảo sự an toàn và lợi ích cao nhất cho BN. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn những mắt có TL (chỉnh kính) giảm dưới 3/10 do đục TTT. Kết quả cho thấy, chỉ định lấy TTT trên những mắt này đã mang lại lợi ích thiết thực, cả trên phương diện điều chỉnh NA và cải thiện TL. 3.2.4. Thay đổi độ sâu tiền phòng, độ mở góc tiền phòng trước-sau mổ Bảng 7: Thay đổi độ sâu TP, độ mở góc TP sau mổ 1 tháng so với trước mổ Thời điểm NA (mmHg) Độ sâu TP (mm) Độ mở góc TP Trước mổ 18,90 4,92 2,08 0,13 1,71 0,53 Sau mổ 1 tháng 11,54 1,50 3,64 0,15 2,69 0,49 Mức thay đổi ↓ 7,37 4,72 ↑ 1,55 0,20 ↑ 0,98 0,54 P <0,001 <0,001 <0,001 Sau mổ 1 tháng, độ sâu TP trung bình tăng 1,55 mm và độ mở góc TP trung bình tăng 0,98 so với trước mổ. Kết quả này cũng tương tự kết quả của Hayashi K[3] và Nonaka A [6]. 3.3. Các yếu tố liên quan đến tác dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật 3.3.1. Giai đoạn bệnh NA hạ rõ rệt ở cả 2 nhóm tiềm tàng và sơ phát. Mức hạ NA ở nhóm tiềm tàng thấp hơn hẳn nhóm sơ phát, với p<0,001. 52 Bảng 8: Liên quan giữa giai đoạn bệnh và mức hạ NA sau mổ 1 tháng 3.3.2. Nhãn áp trước mổ Biểu đồ 1 cho thấy mối tương quan chặt chẽ, thuận chiều giữa NA trước mổ và mức hạ NA sau mổ. Mức hạ NA sau mổ liên quan trực tiếp đến mức tăng độ sâu TP và mức tăng độ mở góc TP sau mổ so với trước mổ. Những mắt có NA trước mổ cao thường có TP nông hơn, góc TP hẹp hơn, do đó mức độ thay đổi các chỉ số này qua cuộc mổ cũng lớn hơn, kết quả là NA sau mổ hạ nhiều hơn. Đây cũng là quan điểm của các tác giả Yang (1997) [7], Hayashi (2000) [3], Nonaka (2006) [6]. 3.3.3. Độ sâu tiền phòng trước mổ Bảng 9: Liên quan giữa độ sâu TP trước mổ và mức hạ NA sau mổ 1 tháng Độ sâu TP Chỉ số 2mm >2mm P Số mắt 17 24 0,008 Mức hạ NA trung bình (mmHg) 9,82 5,63 P (trước mổ- sau mổ) <0,001 <0,001 Mức hạ NA trên nhóm có độ sâu TP trước mổ 2mm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (p=0,008). 3.3.4. Độ dày TTT và chỉ số độ dày TTT / chiều dài trục nhãn cầu Khi chia các đối tượng làm 3 nhóm với độ dày TTT khác nhau, chúng tôi nhận thấy mức hạ NA sau mổ không khác biệt đáng kể. Bảng 10: Liên quan giữa độ dày TTT và mức hạ NA sau mổ 1 tháng Độ dày TTT Chỉ số < 4,5mm 4,5 - < 5mm 5mm P Số mắt 6 27 8 0,489 Mức hạ NA trung bình (mmHg) 6,17 7,00 9,50 Giai đoạn Chỉ số Tiềm tàng Sơ phát P Số mắt 28 13 <0,001 Mức hạ NA trung bình (mmHg) 4,64 13,23 P (trước mổ- sau mổ) <0,001 0,001 Biểu đồ 1: Tương quan giữa NA trước mổ và mức hạ NA sau mổ 1 tháng y = 0,913x - 9,8928 R = 0,90 0 4 8 12 16 20 10 15 20 25 30 NA tr­íc mæ (mmHg) M ø c h ¹ 53 P (trước mổ- sau mổ) 0,027 <0,001 0,012 Tuy nhiên, giữa chỉ số độ dày TTT/chiều dài trục nhãn cầu và mức hạ NA sau mổ lại có mối tương quan chặt chẽ, thuận chiều. Riêng độ dày TTT chưa phản ánh hết vai trò của TTT trong bệnh sinh glôcôm góc đóng, mà chính chỉ số LT/AL mới thể hiện rõ vai trò này. Những mắt có chỉ số LT/AL cao hơn thì TTT sẽ chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong thể tích nhãn cầu nói chung và bán phần trước nói riêng, tình trạng nghẽn đồng tử và nghẽn góc sẽ nặng nề hơn. Phẫu thuật tán nhuyễn TTT trên những mắt này sẽ giải quyết nghẽn đồng tử, làm thay đổi độ mở góc TP nhiều hơn, thoát lưu thuỷ dịch tăng nhiều hơn nên NA hạ nhiều hơn. Biểu đồ 2: Tương quan giữa chỉ số LT/AL và mức hạ NA sau mổ 1 tháng y = 18,665x - R = 0 4 8 1 1 20 1,8 2 2,2 2,4 2,6 ChØ sè LT/AL M ø c h ¹ N A ( m m H g ) Biểu đồ 3: Tương quan giữa độ mở góc TP trước mổ và mức hạ NA sau mổ 1 tháng y = -5,3891x 6,573 R= - 0,622 0 4 8 12 16 20 0,5 1 1,5 2 2,5 3 Độ mở trung bình góc TP trước mổ M ứ c h ạ N A 54 3.3.5. Độ mở góc tiền phòng trước mổ Giữa độ mở góc TP trước mổ và mức hạ NA sau mổ 1 tháng có mối tương quan chặt chẽ, ngược chiều với r = - 0,622, p<0,001 (biểu đồ 3). Vấn đề then chốt tác động lên mức hạ NA sau mổ là sự thay đổi độ mở góc TP trước-sau mổ. Những mắt có sự thay đổi độ mở góc lớn sẽ có NA hạ nhiều hơn sau mổ. Tuy nhiên, với mắt glôcôm ở các giai đoạn muộn hơn, khi đã có dính góc lâu dài, có lẽ sẽ không có mối tương quan này. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả Hayashi (2000) [3], Jacobi (2002) [5]. 3.3.6. Thay đổi độ sâu tiền phòng, độ mở góc tiền phòng trước - sau mổ Sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính bán phần trước, Hayashi, Nonaka đã nghiên cứu rất cụ thể sự thay đổi của TP và góc TP sau phẫu thuật tán nhuyễn TTT. Hayashi (2000) nghiên cứu trên 3 nhóm: đục TTT kèm glôcôm góc đóng, đục TTT kèm glôcôm góc mở và đục TTT đơn thuần. Tác giả nhận thấy độ sâu TP và độ mở góc TP tăng lên ở nhóm đục TTT kèm glôcôm góc đóng nhiều nhất, tương ứng với mức hạ NA sau mổ cao nhất, và kết luận chính sự thay đổi độ sâu TP, độ mở góc TP đã dẫn đến sự thay đổi NA sau mổ [3]. Nonaka A (2006) nhận thấy độ sâu TP và khoảng cách bè- thể mi trước-sau mổ tăng lên rõ rệt, và kết luận đây chính là nguyên nhân làm hạ NA sau mổ [6]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lượng hoá các mối quan hệ nhân quả trên bằng các kiểm định tương quan Spearman và phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến. Kết quả cho thấy, mức hạ NA sau mổ tương quan thuận chiều với mức tăng độ sâu TP (3 < r = 0,51 < 6), tương quan chặt chẽ, thuận chiều với mức tăng độ mở góc TP (6 ≤ r = 0,627 ≤ 1) (biểu đồ 4, biểu đồ 5). IV. KẾT LUẬN 4.1. Trên mắt glôcôm góc đóng tiềm tàng và sơ phát có kèm đục TTT, NA hạ nhiều và giữ ở mức điều chỉnh sau phẫu thuật tán nhuyễn TTT: NA trung bình từ 18,90 4,92mmHg trước mổ hạ xuống còn 11,20 1,69mmHg ở thời điểm 1 tuần sau mổ, và giữ ổn định ở mức này cho đến 6 tháng sau mổ. 100% Biểu đồ 4: Tương quan giữa mức tăng độ sâu TP và mức hạ NA sau mổ 1 tháng y = 10,836x - 9,4828 R = 0,51 0 4 8 12 16 20 1 1,2 1,4 1,6 1,8 2 Mức tăng độ sâu TP (mm) M ứ c h ạ N A (m m H g) Biểu đồ 5: Tương quan giữa mức tăng độ mở góc TP và mức hạ NA sau mổ 1 y = 5,1933x + 2,2676 R = 0,627 0 4 8 1 2 16 20 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Mức tăng độ mở góc TP M ứ c h ạ N A (m m H g) 55 số mắt có NA hạ thấp hơn so với trước mổ và ở mức điều chỉnh, không có trường hợp nào phải điều trị hạ NA bổ sung. 4.2. Tác dụng hạ NA của phẫu thuật có liên quan đến một số yếu tố: Mức hạ NA sau mổ trên mắt glôcôm góc đóng sơ phát cao hơn mắt glôcôm góc đóng tiềm tàng, trên mắt có độ sâu TP trước mổ ≤ 2mm cao hơn mắt có độ sâu TP trước mổ > 2mm. Mức hạ NA sau mổ có tương quan tuyến tính thuận với: NA trước mổ; chỉ số LT/AL; mức tăng độ sâu TP; mức tăng độ mở góc TP sau mổ so với trước mổ, tương quan tuyến tính nghịch với độ mở trung bình góc TP trước mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GREVE EL (1988), “Primary angle closure glaucoma: extracapsular cataract extraction or filtering procedure?” Int Ophthalmol, 12(3), 157-162. 2. GUNNING FP, GREVE EL (1998), “Lens extraction for uncontrolled angle- closure glaucoma: long-term follow-up”, J Cataract Refract Surg, 24(10), 1347- 1356. 3. HAYASHI K, HAYASHI H, NAKAO F et al (2000), “Changes in anterior chamber angle width and depth after intraocular lens implantation in eyes with glaucoma”, Ophthalmol., 107(4), 698-703. 4. IMAIZUMI M, TAKAKI Y, YAMASHITA H (2006), "Phacoemulsification and intraocular lens implantation for acute angle closure not treated or previously treated by laser iridotomy", J Cataract Refract Surg, 32(1), 85-90. 5. JACOBI PC, DIETLEIN TS, LUKE C et al (2002), “Primary phacoemulsification and intraocular lens implantation for angle-closure glaucoma”, Ophthalmology, 109(9), 1597-1603. 6. NONAKA A, KONDO T, KIKUCHI M et al (2006), "Angle widening and alteration of ciliary process configuration after cataract surgery for primary angle closure", Ophthalmol., 113(3), 437-441. 7. YANG PH, HUNG PT. (1997), “Intraocular lens position and anterior chamber angle changes after cataract extraction in eyes with primary angle-closure glaucoma”, J.Cataract Refract Surg, 23(7), 1109-1113. SUMMARY IOP REDUCTION EFFECT OF PHACO SURGERY IN THE EYES WITH NARROW ANGLE OR PRIMARY CLOSED ANGLE GLAUCOMA Purpuse: To study the IOP reduction effect of phaco surgery in the eyes with primary narrow or closed angle. Objectives and methods: Observational, non-comparative trial. 41 primary narrow or closed angle eyes (36 patients) with co-existing cataract having Phaco surgery in Glaucoma department, VNIO from 1/2006 to 10/2006. IOP was measured preoperatively, 1 day, 1 week, 1 month, 3 months and 6 months postoperatively. Some related factors like ACD, angle opening, LT, LT / AL ratio were also analyzed. Results: Mean preoperative IOP declined from 18 ± 4.92mmHg to 11.20 ± 1.69mmHg at 1 week after the surgery and remained stable until the last follow-up point (6 month). All patients had normal level of IOP after the operation. The 56 IOP decrease correlated proportionally to the narrowness of the angle. The same was also true for preoperative IOP, LT/AL ratio, ACD. Conclusion: IOP was significantly reduced in primary narrow or closed angle eyes after phaco surgery. This effect sustained through out the study time. Keyword: Primary angle closure glaucoma, post-operative IOP reduction, phacoemulsification.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_tac_dung_ha_nhan_ap_cua_phau_thuat_tan_nhu.pdf
Tài liệu liên quan