Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tác dụng của 5 động tác dưỡng sinh và cứu 9 huyệt trong điều trị chăm sóc bệnh suyễn – Phạm Huy Hùng: NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA 5 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH
VÀ CỨU 9 HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ CHĂM SÓC BỆNH SUYỄN
Phạm Huy Hùng*
TÓM TẮT
Qua một liệu trình 4 tuần tập 5 động tác dưỡng sinh: Thở 4 thời của BS Nguyễn Văn Hưởng (15 hơi
thở x 2 lần / ngày) , Ưỡn cổ (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Chiếc tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Xem xa xem
gần tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Bắt chéo tay sau lưng tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Và cứu 9 huyệt
(Thái uyên, Túc tam lý, Phong long, Chiên trung, Trung phủ, Định suyễn, Phế du, Thận du, Tỳ du) Giúp
cho người bệnh Hen phế quản mạn tính giảm thuốc và giảm cơn,, giảm mức độ nặng, tăng cảm giác đễ
chịu lưu lượng đỉnh trung bình tăng. (thực hiện trên 31 bệnh nhân)
SUMMARY
THERAPEUTIC EFFECTS OF 5 DUONG SINH EXERCISES
AND 9 ACUPUNCTURAL POINTS ON ASTHMATIC PATIENTS
Pham Huy Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 248 –...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu tác dụng của 5 động tác dưỡng sinh và cứu 9 huyệt trong điều trị chăm sóc bệnh suyễn – Phạm Huy Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA 5 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH
VÀ CỨU 9 HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ CHĂM SÓC BỆNH SUYỄN
Phạm Huy Hùng*
TÓM TẮT
Qua một liệu trình 4 tuần tập 5 động tác dưỡng sinh: Thở 4 thời của BS Nguyễn Văn Hưởng (15 hơi
thở x 2 lần / ngày) , Ưỡn cổ (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Chiếc tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Xem xa xem
gần tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Bắt chéo tay sau lưng tàu (5 hơi thở x 2 lần / ngày) , Và cứu 9 huyệt
(Thái uyên, Túc tam lý, Phong long, Chiên trung, Trung phủ, Định suyễn, Phế du, Thận du, Tỳ du) Giúp
cho người bệnh Hen phế quản mạn tính giảm thuốc và giảm cơn,, giảm mức độ nặng, tăng cảm giác đễ
chịu lưu lượng đỉnh trung bình tăng. (thực hiện trên 31 bệnh nhân)
SUMMARY
THERAPEUTIC EFFECTS OF 5 DUONG SINH EXERCISES
AND 9 ACUPUNCTURAL POINTS ON ASTHMATIC PATIENTS
Pham Huy Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 248 – 253
During 4 weeks course, training 5 duong exercises (4 Periods Breathing Method of Nguyễn văn
Hưởng, Throw out the neck, The ship, Seeing far, seeing near, Crossing the hands behind) and warming
9 acupunctural points (Thái uyên, Túc tam lý, Phong long, Chiên trung, Trung phủ, Định suyễn, Phế du,
Thận du, Tỳ du), The chronic asthmatic patients decreased drugs, asthmatic attacks, asthmatic degree,
increased PEF. (studying on 31 patients)
MỞ ĐẦU
Hiện nay thế giới có khoảng 130 triệu người bị
hen phế quản (HPQ); chưa có phương pháp nào chữa
dứt được bệnh hen; song có rất nhiều phương pháp
dùng để điều trị chặn cơn và cắt cơn hen.
Qua theo dõi một số ca hen mạn tính, chúng tôi
nhận thấy phối hợp một số động tác dưỡng sinh và
cứu một số huyệt có thể làm giảm cơn và giảm số
lượng thuốc đang dùng. Do đó đề tài này có mục tiêu:
Xác định 5 động tác dưỡng sinh và cứu 9 huyệt
có giúp cho người bệnh hen mạn tính giảm thuốc và
giảm cơn không
TỔNG QUAN
Bảng phân loại độ nặng của bệnh hen
Triệu chứng TC về đêm PEF
Bậc 4
Nặng
Kéo dài
-Liên tục
-Hoạt động thể lực bị hạn
chế
Thường
xuyên
-£ð 60% lý
thuyết
-Thay đổi
>30%
Bậc 3
Vừa
Kéo dài
-Có mỗi ngày
-Hoạt động thể lực và giấc
ngủ bị ảnh hưởng.
-Phải hít chất đồng vận bð2
tác dụng ngắn mỗi ngày
>1 lần/tuần
-60-80% lý
thuyết
-Thay đổi >
30%
Bậc 2
Nhẹ
Kéo dài
-³ð 1 lần/tuần nhưng <1
lần/ngày
-Hoạt động thể lực và giấc
ngủ có thể bị ảnh hưởng
> 2 lần/tuần
-³ð 80% lý
thuyết
- Thay đổi
20-30%
Bậc 1
Kéo dài
-<1 lần/tuần
-Đợt ngắn (từ vài giờ đến vài
ngày)
-Không triệu chứng và PEF
bình thường giữa các cơn
£ð 2
lần/tháng
-³ð 80% lý
thuyết
-Thay đổi <
20%
* Khoa YHCT, ĐHYD TP Hồ Chí Minh
248
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Chỉ cần bệnh nhân có một trong các biểu hiện
nêu trên là đủ để xếp vào độ nặng tương ứng.
PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
Đối tượng nghiên cứu
Số lượng 30
1. Bệnh nhân bị suyễn lâu năm, hiện nay phải
dùng thuốc hằng ngày để chặn cơn...
2. Phổi có thể còn ran ngáy hoặc ran rít.
3. Trong ngày có lên cơn khó thở, phải dùng
thuốc.
4. Không có dấu nhiễm trùng, bội nhiễm phổi.
5. Tỉnh táo, tiếp thu được phương pháp, tập đúng
cách.
6. Theo y học cổ truyền thuộc hen hàn: không
sốt, lên cơn về khuya, về sáng, khi trời lạnh, đàm
trắng, Mạch phù khẩn.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân hen có kèm theo
Mang thai, Tràn khí màng phổi, Viêm phổi. Có bệnh
lý tim mạch, đang ở tình trạng trầm trọng
Giới thiệu phương tập
Thở 4 thời có kê mông và giơ chân cuả
BS. Nguyễn-Văn-Hưởng
Với mục đích cân bằng hai quá trình hưng
phấn và ức chế, điều hoà hoạt động cuả hệ thần
kinh. Theo lý luận y học cổ truyền, Phế là nhiếp
chính chi quan, mọi việc sửa trị, điều tiết từ đó mà
ra. Do đó những bệnh lý mất quân bằng của các
tạng phủ, rối loạn chức năng nội tạng có thể nhờ
tạng phế điều chỉnh lại.
(đối giao cảm)
YẾU TỐ dị ứng
cơ địa
YẾU TỐ THUẬN LỢI
lạnh
nhiễm trùng
stress
+
Thần kinh thực vật
Mất thăng bằng
Co thắt phế quản
Xuất tiết
Phù nề niêm mạc
± nhiễm trùng
Lịng phế quản hẹp
KHĨ THỞ, KHỊ KHÈ
Liều lượng tập: mỗi ngày tập 2 lần, sáng chiều
hoặc tối, mỗi lần 10 đến 15 hơi thở.
Động tác ưỡn cổ, chiếc tàu, xem xa xem
gần, bắt chéo tay sau lưng.
Bốn động tác này tác động chủ yếu đến vùng
lưng trên, nơi có nhiều hạch giao cảm, và các huyệt
phế du, định suyễn, suyễn tức, phong môn. động tác
chiếc tàu còn có tác dụng đến vùng thận du, tỳ du,
mệnh môn.
Liều lượng tập: mỗi ngày tập 2 lần, sáng chiều
hoặc tối, mỗi lần tập bốn đông tác, mỗi động tác làm
3 hơi thở.
Giới thiệu phương huyệt
Số Tên huyệt Đường kinh Tính chất
1 Thái uyên Thủ thái âm phé kinh, Nguyên huyệt
2 Phế du Túc thái dương BQ kinh Du huyệt cuả phế
3 Định suyễn Ngoại kinh Phòng và cắt cơn
suyễn
4 Thận du Túc thái dương BQ kinh Thận chủ nạp khí
5 Tỳ du Túc thái dương bàng
quang kinh
Tăng cường chức năng
tỳ; chủ vận hóa, giúp
tiêu đàm trừ thấp
6 Trung phủ Thủ thái âm phế kinh Mộ huyệt cuả phế
7 Chiên trung Nhâm mạch Huyệt hội cuả khí
8 Túc tam lý Túc dương minh vị kinh Hợp huyệt, kiện tỳ,
tăng cường chính khí.
9 Phong long Túc dương minh vị kinh Lạc huyệt, huyệt đặc
hiệu trừ đàm
Thủ thuật
Cứu bổ, đạt cảm giác nóng, đắc khí, da hơi hồng
lên
Thời gian một lần cứu
15- 20 phút. Thời gian tập một lần 5 động tác 15-
20 phút. Tổng số lần điều trị: chín lần
249
Chỉ tiêu theo dõi
Số lần lên cơn hen mỗi ngày: 3, 2, 1, 0,... (Vấn
chẩn)
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Cường độ khó thở
Cường độ khó thở Điểm
Không khó thở rất tốt 0
KT ít, không dùng thuốc: tốt 1
KT dùng thuốc, giảm liều khá 2
Phải dùng thuốc như cũ: Không đỡ 3
KT nặng, cấp cứu xấu 4
Triệu chứng lâm sàng
Nghe phổi Điểm
Phổi trong, không ran Rất tốt 0
Ran ngáy môt bên: tốt 1
Ran 2 phế trường khá 2
Ran+co kéo cơ hô hấp Không đỡ 3
Ran+mê sảng, cấp cứu xấu 4
Triệu chứng chủ quan
Triệu chứng chủ quan Điểm
Khỏe, bình thường Rất tốt 0
Cảm thấy dễ chịu nhiếu tốt 1
Cảm thấy dễ chịu ít khá 2
Cảm thấy không đỡ Không đỡ 3
Nặng hơn xấu 4
Mức độ giảm bỏ thuốc
Mức độ giảm bỏ thuốc Điểm
Không dùng thuốc Rất tốt 0
Giảm thuốc > 50% tốt 1
Giảm thuốc <50% khá 2
Dùng thuốc như cũ Không đỡ 3
Nặng hơn, cấp cứu xấu 4
Mức độ hen
Theo bảng phân độ hen từ 1 đến 4
Lưu lương đỉnh
KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân: 31; Nam: 16; Nữ: 15.
Tuổi: Trung bình 52 cao nhất: 70. thấp nhất: 20
Thời gian bị bệnh TB 13.3 năm. Lâu nhất là 34
năm, mới nhất là 1 năm.
Nghề nghiệp: LĐ trí óc 34%. Nội trợ: 25% già:
41%.
Lưu lượng đỉnh
Lưu lượng đỉnh có cải thiện từ ngày thứ hai và kéo
dài đến cuối khóa tập. Có ý nghĩa thống kê. Bảng 1
Bảng 1: Sự cải thiện lưu lượng đỉnh.
Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TB 211.6 250 246.4 269.4 293.8 316 396.7 250 295
KTC95% 71.71 81.07 88.1 93.8 93.48 77.02 59.94 38.6 20.68
ItI 3.931 3.16 3.535 3.753 0.879 22.761.654 8.11
Đồ thị 1 : sự cải thiện lưu lượng đỉnh
211.6
250 246.4 269.4
293.8 316
396.7
250
295
0
100
200
300
400
500
N1 2 3 4 5 6 7 8 N9
Số cơn trong ngày
Có khuynh hướng giảm theo thời gian tập luyện,
bảng 2, Biểu đồ 2.
Bảng 2: Số lần giảm cơn trong ngày
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Số cơn 1.36 0.73 0.6 1 0.71 0.8 0.25 0.2 0.2
KTC 95% 0.34 0.31 0.37 0.39 0.37 0.37 0.25 0.25
lt0.05 l =1.697 -2.5 -2.7 -2 -4.3 -5.1 -5.7 -4.1 -4.1
Biểu đồ 2: số cơn TB trong ngày
1.36
0.73
0.6
1
0.71
0.8
0.25 0.2 0.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
250
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Cường độ khó thở của cơn trong ngày
Có khuynh hướng giảm theo thời gian
tập luyện, bảng 3, Biểu đồ 3
Bảng 3: Cường độ khó thở của cơn
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Cường độ 2.4 1.7 1.55 1.45 1 1.2 1.1 1.1 1.15
KTC 95% 1.231 1.22 1.23 1.36 1.03 1.2 0.968 0.97 1.09
lt0.05 l =1.697 -1.3 -1.9 -2.3 -2.6 -2.4 -2.7 -2.7 -2.5
Biểu đồ 3 : Cường độ khĩ thở
2.4
1.7 1.55 1.45
1
1.2 1.1 1.1 1.15
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Nghe phổi
Ran ở phổi có khuynh hướng giảm dần khi tập
luyện bảng 5, Biểu đồ 5
Bảng 5: khuynh hướng giảm ran ở phổi
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Mức độ ran 2.13 2 1.631.13 1.13 1.13 0.63 0.75 0.63
KTC 95% 0.69 0.78 0.590.46 0.55 0.55 0.41 0.57 0.41
lt0.05 l =1.697 -1.1 -4.4 -3.5 -4.4 -4.4 -10 -12 -10
Biểu đồ 5 : Mức độ ran ở phổi
2.13 2
1.63
1.13 1.13 1.13
0.63 0.750.63
0
0.5
1
1.5
2
2.5
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Sự thay đổi cảm giác chủ quan trong
điều trị
Bảng 6: Cảm giác không khỏe
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Cảm giác khỏe 2.44 1.831.89 1.39 1.28 1.28 0.94 0.83 0.83
KTC 95% 0.5 0.5 0.52 0.42 0.36 0.41 0.39 0.43 0.43
lt0.05 l =1.697 -2.6 -2.4 -3 -3.9 -4.2 -6.3 -6.3 -6.3 -2.6
Cảm giác không khỏe trong thời gian điều trị
giảm dần, bảng 6, Biểu đồ 6
Biểu đồ 6: mức độ cảm giác mệt mỏi
2.44
1.83 1.89
1.39 1.28 1.28
0.94 0.830.83
0
1
2
3
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Mức độ dùng thuốc
Mức độ dùng thuốc thường xuyên khi lên cơn
được giảm dần, bảng 7, Biểu đồ 7a. Tỷ lệ dùng thuốc
(khi lên cơn) khi kết thúc tập so với ngày bắt đầu tập
Biểu đồ 7b.
Bảng 7: Mức độ dùng thuốc
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Mức độ dùng thuốc 3 2.071.79 1.29 1 1 0.71 0.790.57
KTC 95% 0.3690.690.74 0.72 0.67 0.6 0.45 0.490.35
lt0.05 l =1.697 -2.7 -3.2 -4.3 -5.1 -6.4 -8.3 -8.2 -11 -2.7
Biểu đồ 7: Mức độ dùng thuốc
3
2.07 1.79
1.29 1 1 0.71 0.79 0.57
0
1
2
3
4
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
251
Độ nặng của bệnh hen
Độ nặng của bênh hen có khuynh hướng giảm
dần trong quá trình tập, bảng 8, Biểu đồ 8. Tỷ lệ độ
nặng của bệnh giảm khi kết thúc tập so với ngày đầu,
Biểu đồ 8b.
Bảng 8: Mức độ hen
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Độ hen 2.28 2.11 2 1.89 1.72 1.78 1.61 1.5 1.5
KTC 95% 0.52 0.52 0.53 0.49 0.45 0.48 0.42 0.380.38
lt0.05 l =1.697 -1.1 -1.6 -2.1 -2.6 -2.3 -2.9 -3.2 -3.2
Biểu đồ 8 : mức độ hen
2.28 2.11 2 1.89 1.72 1.78 1.61 1.5 1.5
0
0.5
1
1.5
2
2.5
N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Mạch, HA, nhịp thở, giấc ngủ: bảng 9
Bảng 9: Mạch, HA, nhịp thở, giấc ngủ
Ngày N 1 N 2 N 3 N 4 N 5 N 6 N 7 N 8 N 9
Mạch 80.2 81.3 78.5 78.8 80.7 80.2 80.1 77.6 78.3
HAtt 122 121 117 119 117 125 118 117 120
HAttr 81.5 78.7 77.6 79.5 78.9 80.4 80.2 78.4 79.6
Nhịp thở 20.1 20.6 19.8 20 19.3 19.8 20.7 19.9 19.2
BÀN LUẬN
Về bệnh nhân
Qua 31 bệnh nhân suyễn mạn tính, có thể nhận
thấy bệnh trải đều trong các độ tuổi từ 20 đến 70,
phái nam nhiều hơn phái nữ một chút, gặp nhiều ở
lao động trí óc.
Thời gian bị bệnh đã nhiều năm (trung bình là
13.3 năm).
Số bệnh nhân nghiên cứu là 31, trong đó có 20
bệnh nhân đã được theo dõi trong các lớp suyễn từ
những tháng 7,8,9 năm 1994, tại các lớp dưỡng sinh
dành cho bệnh suyễn, tổ chức ở 201 Nguyễn chí
Thanh, Q5; những bệnh nhân này lúc đó chưa được
đo lưu lượng đỉnh, do đó trong phần tính toán lưu
lượng đỉnh chúng tôi chỉ tính trên 11 bệnh nhân.
Về các thông số lâm sàng
Số cơn trong ngày
Thường thì sau khi tập và cứu huyệt 3-4 ngày số
cơn suyễn bắt đầu giảm. Hình 1b cho thấy tỷ lệ bệnh
nhân có 1 cơn trong ngày lúc đầu là 85%, giảm còn
23% ở ngày 9; Tỷ lệ bệnh nhân không có cơn lúc đầu
là 0%, sau khi áp dụng liệu trình tăng lên 77% ở ngày
9. Có bệnh nhân trung bình một ngày lên 3 cơn sau
chỉ còn 1 cơn, hoặc không.
Cường độ khó thở
Thường thì khi giảm số cơn hen trong ngày thì
cũng kèm theo giảm cường độ khó thở; Tuy nhiên
nếu số cơn trong ngày vẫn còn, song cường độ khó
thở thuyên giảm thì bệnh nhân cũng dễ chịu hơn.
Mức độ 1 là có khó thở nhưng chịu được, không dùng
thuốc; múc độ 2 là phải dùng thuốc, nhưng giảm liều.
Cường độ khó thở bắt đầu giảm từ ngày thứ hai,
rõ vào ngày thứ ba, rõ nhất vào ngày thứ tư và năm và
duy trì cho đến cuối khóa (bảng 2). Đến ngày thứ 9,
tỷ lệ các loại mức độ 0+1+2 là 80%,
Nghe phổi
Từ bảng 4, ngày đầu, phần lớn ran ngáy và ran rít
nghe rõ hai phế trường; những ngày sau giảm dần
còn ran ngáy một bên hoặc phổi trong.
Cảm giác chủ quan
Hình 5 cho thấy ngày thứ hai thứ ba bắt đầu
bệnh nhân cảm thấy đỡ, đến ngày thứ tư và năm dễ
chịu nhiều và rõ rệt ở các ngày sau.
Cảm giác dễ chịu, cảm thấy người khỏe lên rất
hay gặp ở người tập dưỡng sinh, ngày thứ 9, mức độ 0
(khỏe bình thường) là 40%, mức độ 1 (đỡ nhiều) là
40%, mức độ 2 (đỡ ít) là 20%. Không có trường hợp
nào ở mức 3 (không đỡ) .
Trong luận án phó tiến sĩ của Phạm Huy Hùng
năm 1997, tỷ lệ cảm thấy khỏe hơn nói chung khi tập
một khóa dưỡng sinh là 93.3%;
252
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Mức độ giảm thuốc
Theo hình 6b, đến ngày thứ 9, tỷ lệ không còn
dùng thuốc (mức độ 0) là 49%, bệnh nhân có thể vẫn
có cơn khó thở nhưng nhẹ và có thể không dùng
thuốc, giảm hơn phân nửa (mức độ 1) là 42%;
(Các thuốc thường dùng là khí dung Ventollin,
Asmacort, Asmin)
Sự giảm sử dụng thuốc từ dưới phân nửa (mức
2), hơn phân nửa (mức 1), đến không còn dùng
thuốc (mức 0) giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn, đỡ
phải lệ thuộc vào thuốc, giảm được tác dụng phụ của
thuốc; song tác dụng này có phát huy hơn nữa sau
một tháng tập, hoặc kéo dài bao lâu, hoặc có giảm tác
dụng mà phải dùng thuốc trở lại như cũ hay không;
trong phạm vi đề tài này chưa khẳng định được.
Mức độ nặng của bệnh hen
Đến ngày cuối tỷ lệ độ 3 (có cơn hàng ngày và
phải dùng thuốc mỗi ngày) từ 61% (ở ngày đầu) giảm
còn 11%; độ 1 (cơn hen ít hơn một tuần một lần,
không bị ảnh hưởng đến thể lực, giấc ngủ giữa các
cơn) từ 33% tăng lên 61%.
Lưu lượng đỉnh
Lưu lượng đỉnh trung bình tăng từ 211.6ml lên
295ml, tương đối có cải thiện, nhưng chưa đạt tới mức
trung bình bình thường của người lành 440ml (cao
1.6m, lứa tuổi 60) ; tuy nhiên số bệnh nhân hen được
đo chưa nhiều(13), thời gian tập mới có một tháng, nên
kết quả này mang tính chất thăm dò. Hơn nữa, ở
người Việt nam, lưu lượng đỉnh trung bình nói chung ở
lứa tuổi 50 - 60 chưa có công trình nào cập nhật;
chúng tôi có thăm dò trên 60 thanh niên tuổi từ 19
đến 24, đang là học sinh của khoa YHCT, lưu lượng
đỉnh trung bình là 431.1ml, so với chuẩn của nước
ngoài cùng lứa tuổi là 510ml, có thể có sự khác nhau.
Giả thiết về cơ chế tác dụng
Hen phế quản dù do nguyên nhân gì cũng có
một sự mất quân bình chủ yếu giữa sự co thắt và giãn
phế quản; Luyện tập thở 4 thời có kê mông và giơ
chân của BS Nguyễn Văn Hưởng có hai thời dương và
hai thời âm rõ rệt, nhằm tác động, luyện tập 2 quá
trình hưng phấn và ức chế cho trở lại quân bình; theo
Nội kinh, Phế là nhiếp tướng chi quan, trị tiết xuất
yên, do đó khi tạng phủ bị rối loạn, mất quân bình, ta
có thể dùng tạng Phế để điều chỉnh sự rối loạn đó.
Nhờ tập thở sâu, tối đa mà khí huyết lưu thông
toàn thân, đến các tạng phủ Phế, Thận, Tỳ, cải thiện
công năng chủ Khí, nạp Khí, sinh Khí của các tạng
đó, tác dụng giáng Khí, trừ đàm, ôn ấm toàn thân, có
lợi cho cơ chế ngăn chận cơn hen. Hầu hết bệnh
nhân sau khi tập thở 15 hơi thở đều cảm thấy dễ
chịu, thở dễ hơn; mỗi lần sắp lên cơn, bệnh nhân thở
15 hơi thì cảm thấy nhẹ hơn có thể giảm thuốc, hoặc
không dùng thuốc, cơn nếu có cũng ngắn hơn.
4 động tác Ưỡn cổ, Chiếc tàu, Xem xa xem gần,
Bắt chéo tay sau lưng, do có thở sâu tối đa nên cũng
có tác dụng khí huyết lưu thông toàn thân, nhưng
đặc biệt chủ yếu tác động vào vùng lưng trên, nơi có
các huyệt Phế du, Định suyễn, Suyễn tức, Đại chùy,
càng có lợi cho công năng của tạng Phế.
Việc cứu các huyệt Thái uyên, Túc tam lý, Phong
long, Chiên trung, Trung phủ, Phế du, Định suyễn,
Tỳ du, Thận du quả thực đã có tác dụng thông khí,
trừ đàm, tán hàn, tăng cường chính khí của bệnh
nhân.
Sau một buổi tập đúng cách và cưú ấm các huyệt
hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy phấn chấn khỏe
khoắn.
Tuy nhiên cũng có một hai bệnh nhân hiệu quả
chưa cao, tỷ lệ này là từ 10 đến 20%, kết quả trồi sụt,
hôm nhiều hôm ít; có thể do bệnh lâu ngày đang có
bội nhiễm đường hhap hô hấp, tuổi cao và tiếp thu
cách tập thở có hạn chế trong những ngày đầu; Các
bệnh nhân tập đến ngày cuối khóa (tức sau một
tháng liệu trình), đa số đều tập thở thành thạo và có
kết quả tốt.
KẾT LUẬN
Sự kết hợp tập 5 động tác dưỡng sinh và cứu 9
huyệt giúp cho người bệnh hen phế quản mạn tính
giảm thuốc và giảm cơn, tăng cảm giác đễ chịu, giảm
mức độ nặng, lưu lượng đỉnh trung bình tăng.
Đề tài cần được bổ sung bằng các thông số đo
đạc thêm như Thể tích khí thở ra tối đa trong giây
253
đầu tiên, Tỷ số Tiffeneau, Dung tích sống & số
lượng bệnh nhân.
6. Bài giảng Đông y tập 2, nxb y học, 1979, tr.20, 21.
7. Bệnh học nội khoa, khoa Y Tp.Hồ Chí Minh, 1980, bài
suyễn. tr79.
8. Hoàng Đế nội kinh, Nguyễn Tử Siêu dịch, nxb tp. Hồ-
chí-Minh, 1992, tr.120. TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. Phương pháp dưỡng sinh, bộ môn dưỡng sinh, khoa Y
học cổ truyền, trường đại học y dược Thành phố Hồ
Chí Minh, 2000, trang 110,111.
1. Bùi Chí Hiếu, Y học dân tộc Cửu long, nxb Cửu long,
1993, tr. 98, 101, 107
2. Nguyễn-văn-Hưởng, Phương pháp dưỡng sinh, nxb y-
học, 1994, tr 118, 119, 121,123, 208, 209 10. Quản lý Hen phế quản, tuyến cơ sở, Sở y tế Thành
phố Hồ Chí Minh, trung tâm lao và bệnh phổi Phạm
Ngọc Thach, 5/1998, tr
3. Bùi Chí Hiếu, bệnh chứng trị liệu, nxb Cửu long, 1985,
tr.86, 180
11. Châm cứu học tập 1, NXB Y Học, 1976. 4. Phạm Huy Hùng, Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số
lâm sàng và cận lâm sàng ở người tập dưỡng sinh theo
phương pháp BS Nguyễn văn Hưởng, 1997, trang
12. Thực hiện chương trình chống hen Phế quản, Sở y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lao và bệnh phổi
Phạm Ngọc Thach, 1997, tr, 4, 12 5. Bài giảng Bệnh học và điều trị tập 2, chuyên khoa
YHCT, bộ môn y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 67-77.
254
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_tac_dung_cua_5_dong_tac_duong_sinh_va_cuu.pdf