Tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nông nghiệp, xuất nhập khẩu, dân số và nợ nước ngoài đến tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2007 của 30 nước được chọn ngẫu nhiên: MỤC LỤC
1. Giới thiệu đề tài
2. Nguồn góc của mô hình theo lý thuyết
Khái niệm
2.2. Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội
2.2.1. Phương pháp tính theo luồng sản phẩm
2.2.2. Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí
3. Lý thuyết đưa biến độc lập,các biến phụ thuộc vào mô hình
3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp
3.2. Giá trị xuất, nhập khẩu
3.3. Dân số
3.4. Lạm phát
3.5. Nợ nước ngoài
4. Thiết lập mô hình hồi quy
4.1. Biến phụ thuộc
4.2. Biến độc lập
4.3. Nguồn góc dữ liệu và cách thu thập dữ liệu
4.3.1. Dữ liệu
4.3.2. Không gian mẫu
4.4. Mô hình tổng thể
4.5. Dự đoán kỳ vộng của các biến
5. Phân tích dữ liệu
5.1. Bãng dữ liệu
5.2 Thống kê mô tả
5.3. Ma trận tương quan
5.4. Xây dựng mô hình hồi quy
5.5. Ý nghĩa của các hệ số
5.6. Khoảng ước lượng và các giá trị kiểm định của các hệ số hồi quy
5.6.1. Khoảng ước lư...
32 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nông nghiệp, xuất nhập khẩu, dân số và nợ nước ngoài đến tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2007 của 30 nước được chọn ngẫu nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Giới thiệu đề tài
2. Nguồn góc của mô hình theo lý thuyết
Khái niệm
2.2. Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội
2.2.1. Phương pháp tính theo luồng sản phẩm
2.2.2. Phương pháp tính theo thu nhập hoặc chi phí
3. Lý thuyết đưa biến độc lập,các biến phụ thuộc vào mô hình
3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp
3.2. Giá trị xuất, nhập khẩu
3.3. Dân số
3.4. Lạm phát
3.5. Nợ nước ngoài
4. Thiết lập mô hình hồi quy
4.1. Biến phụ thuộc
4.2. Biến độc lập
4.3. Nguồn góc dữ liệu và cách thu thập dữ liệu
4.3.1. Dữ liệu
4.3.2. Không gian mẫu
4.4. Mô hình tổng thể
4.5. Dự đoán kỳ vộng của các biến
5. Phân tích dữ liệu
5.1. Bãng dữ liệu
5.2 Thống kê mô tả
5.3. Ma trận tương quan
5.4. Xây dựng mô hình hồi quy
5.5. Ý nghĩa của các hệ số
5.6. Khoảng ước lượng và các giá trị kiểm định của các hệ số hồi quy
5.6.1. Khoảng ước lượng cua các hệ số hồi quy
5.6.2. Kiểm định các hệ số hồi quy
6. Dự báo
7. Kiểm định và khắc phục các hiện tượng cộng tuyến trông mô hình
7.1 kiểm định đa cộng tuyến
8. Kiểm định phương sai thay đổi ( kiểm định white)
9. Xét sự tự tương quan ( kiểm định durbin – watson)
10. Kiểm định lựa chọn mô hình
11. Kết luận
12. Lời cảm ơn
13. Tài liệu tham khảo
Đề tài : Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nông nghiệp, xuất nhập khẩu, dân số và nợ nước ngoài đến tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2007 của 30 nước được chọn ngẫu nhiên.
NÔI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu đề tài:
Tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt khuynh hướng chính trị, khi dành độc lập, có chủ quyền, đều xác lập cho mình chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những mục tiêu phát triển đều dựa vào khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự kết hợp khác nhau và khả năng khai thác các nguồn lực khác nhau. Song quan niệm chung nhất là, phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội nhưng coi sự tăng trưởng kinh tế là tiền đề cần thiết cho phát triển.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn các quốc gia. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP (GNP, NNP…) ngày càng cao và ổn định trong một thời gian dài, nền kinh tế sẽ đạt được những thành tựu hết sức to lớn nhờ vậy chất lượng đời sống, giáo dục đào tạo, y tế, của cải vật chất, thu nhập và mức sống nhân dân ngày càng cao.
Tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự gia tăng quy mô các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ …làm cho năng suất và hiệu quả sử dụng được nâng cao, trên cơ sở góp phần nâng cao
chất lượng hàng hoá và dịch vụ, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự mở cửa nền kinh tế ra thị trường thế giới, sự phân công lao động và vận động của các yếu tố sản xuất mang tính chất toàn cầu, chính điều này đã góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực, cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ theo hướng hiện đại.
Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế được xem như là vấn đề hấp dẫn nhất trong nghiên cứu kinh tế nó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế của một quốc gia.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)
Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của một nền kinh tế được tạo ra.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng chỉ tiêu GDP (hay GNP) để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế một quốc gia.
Nhận thấy chỉ tiêu GDP là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự tăng trưởng ở các quốc gia trên thế giới. Đồng thời nhằm mục đích tìm hiểu về các nhân tố tác động đến chỉ tiêu quan trọng này ở các nước khác nhau. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố nông nghiệp, xuất nhập khẩu, lạm phát dân số và nợ nước ngoài đến tổng thu nhập quốc nội (GDP) của 31 nước được chọn ngẫu nhiên.
2. Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
2.1. Khái niệm:
Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia trong thời kỳ một năm.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đo lường giá trị sản lượng được sản xuất ra trong phạm vi nền kinh tế. Hầu hết sản lượng này được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong nước. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất. Nó phản ánh quan hệ tương hỗ trong quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế.
2.2.. Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP): có 3 phương pháp
2.2.1. Phương pháp tính theo luồng sản phẩm:
Hàng năm dân cư của mỗi nước tiêu thụ rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng như: gạo, thịt, cam, táo, xoài…;chăm sóc y tế, thương mại và du lịch… những hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua và sử dụng. Toàn bộ các khoản chi tiêu tính bằng tiền để mua các sản phẩm cuối cùng, sẽ có được toàn bộ GDP của nền kinh tế hàng hóa đơn giản này.
Như vậy, trong nền kinh tế giản đơn, ta có thể dể dàng tính được thu nhập hay sản phẩm quốc dân bao gồm tổng số hàng hóa cuối cùng cộng với dịch vụ.
Vậy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của luông sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia tạo ra. GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các
doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong thời gian một năm. Được thể hiện như sau:
GDP = C + I + X – Z – Te = C + I + G +NX – Te
Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư của các nhà sản xuất
X: Xuất khẩu
Z: Nhập khẩu
Te: Thuế gián thu
NX: Xuất khẩu ròng
G: Chi tiêu của Chính phủ
2.2.2. Phương pháp tính theo tiền thu nhập hoặc chi phí:
Đây là phương pháp thứ hai tương tự để tính GDP trong một nền kinh tế giản đơn. Các ngành kinh doanh thanh toán tiền công, tiền lãi, tiền thuê nhà và lợi nhuận. Đó là các khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật dùng để sản xuất ra luồng sản phẩm.
GDP được tính dựa vào tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế được huy động cho quá trine sản xuất. GDP cũng bao gồm nhiều thuế gián thu và khấu hao mà chúng không phải là thu nhập của các yếu tố. Tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất bao gồm:
- Tiền lương và các khoản tiền thưởng ma người lao động được hưởng: (W)
- Thu nhập của người cho vay: Tiền lãi (i)
- Thu nhập của chủ đất, chủ nhà và chủ các tài sản cho thuê khác: Tiền thuê (R)
- Thu nhập của các doanh nghiệp: Lợi nhuận (r)
- Thuế gián thu (Te)
- Khấu hao (De)
GDP theo tiền thu nhập = W + i + R + r + Te + De
Như vậy, Tổng sản phẩm quốc nội cũng có nghĩa là tổng tiền thu nhập về các yếu tố sản xuất (lương, tiền lãi cho vay, thuê nhà và lợi nhuận), dùng làm chi phí sản xuất ra những sản phẩm cuối cùng của xã hội.
Tóm lại, việc tính toán bằng nhiều phương pháp đều cho những kết quả giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế có những chênh lệch nhất định do những sai sót từ những con số, thống kê hoặc tính toán.
3. Lý thuyết đưa biến độc lập, các biến phụ thuộc vào mô hình:
3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế lâu đời, tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống. Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
3.2. Giá trị xuất, nhập khẩu:
Theo lý thuyết của Ricardo (1772-1823) khẳng định “Những nước có lợi thế tuyệt đối hơn các nước khác hoặc kém các nước khác trong sản xuất sản phẩm vẫn có thể và có lợi thế khi tham gia phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế”. Trong xu hướng thế giới hội nhập mạnh mẽ, quan hệ quốc tế giữa các nước ngày càng mở rộng và nó tác động rất lớn đến GDP của các quốc gia thể hiện qua cán cân thương mại quốc tế.
Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, tham gia vào nền kinh tế thế giới và có quan hệ với các nước khác thong qua thương mại và tài chính. Chúng ta xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất rẻ nhất trong nước và nhập khẩu những hàng hóa mà các nước khác có lợi thế về chi phí.
Hàng xuất khẩu (X) là những hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng được bán ra ngoài.
Hàng nhập khẩu (Z) là những hàng hóa được sản xuất ở nước ngoài nhưng được mua để sử dụng trong nền kinh tế nội địa.
Khoản chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu là xuất khẩu ròng (NX).
Mối quan hệ giữa giá trị xuất, nhập khẩu với GDP đó là: sự thay đổi trong luồng thương mại (hoạt động xuất, nhập khẩu) có ảnh hưởng, tác động đến GDP và việc làm của nước đó. Thứ nhất, xuất khẩu ròng cũng bổ sung vào tổng cầu. Thứ hai, một nền kinh tế có số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu của chính phủ khác đi và một phần chi tiêu bị “thất thoát” sang các nước khác trên thế giới.
3.3. Dân số:
Khi dân số tăng nhanh thì thu nhập đầu người càng thấp. Ngược lại, mức thu nhập bình quân đầu người có tác động nhất định đến tỷ lệ sinh và tử của dân số.
3.4. Lạm phát:
Lạm phát cũng lâu đời như những nền kinh tế thị trường. Đó là kẻ thù kinh tế số một, gây tốn kém và nguy hiểm đến sự phát triển kinh tế của một nước. Giữa lạm phát và GDP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu lạm phát xảy ra trong nền kinh tế nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của GDP đồng thời tác động đến tăng trưởng kinh tế.
3.5. Nợ nước ngoài:
Nợ nước ngoài là một vấn đề tất yếu đối với mỗi quốc gia để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là các quốc gia cần đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên lãi và vốn gốc. Như vậy, động thái này sẽ tác động đến dòng luân chuyển ngoại tệ trong nước và sẽ tác động đến cán cân thương mại quốc tế. Đồng thời ảnh hưởng đến GDP của các nước.
4. Thiết lập mô hình:
4.1. Biến phụ thuộc:
Y : Tổng sản phẩm quốc nội GDP của quốc gia năm 2006
(đơn vị tính: triệu USD)
4.2. Biến độc lập:
o NN : Giá trị nông nghiệp (đơn vị tính triệu : USD)
o XK : Giá trị xuất khẩu (đơn vị tính: triệu USD)
o NK : Giá trị nhập khẩu (đơn vị tính triệu : USD)
o LP : Tỷ lệ lạm phát (đơn vị tính: %)
o DS : Dân số (đơn vị tính: triệu Người)
o DEBT : Nợ nước ngoài (đơn vị tính: triệu USD)
4.3. Nguồn dữ liệu và cách thu thập dữ liệu:
4.3.1. Dữ liệu:
Nguồn số liệu từ Niên giám Thống Kê 2007, Tổng cục thống kê, NXB Thống Kê.
Số liệu từ trang web của Ngân Hàng Thế Giới www.worldbank.org.
4.3.2. Không gian mẫu:
Khảo sát dựa trên 31 quốc gia bất kỳ được lựa chọn trong niên giám thống kê, mỗi châu một số nước. Nhóm nhận thấy không gian mẫu đủ lớn và đủ mức độ tin tưởng để xây dựng các mô hình thống kê.
4.4. Mô hình tổng thể:
Y = βo + β1 NN +β 2 XK +β3 NK +β 4 LP +β 5 DS + β6 DEBT + Ui
4.5. Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:
β1 dương : Khi giá trị nông nghiệp tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu nhập trong nước GDP tăng.
β2 dương : Khi giá trị xuất khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu nhập trong nước GDP tăng.
β3 âm : Khi giá trị nhập khẩu tăng thì sẽ dẫn đến tổng thu nhập trong nước GDP giảm. Do khi tính GDP, hàng hóa nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa.
β4 âm : Khi tỷ lệ lạm phát tăng sẽ dẫn đến giá trị tổng thu nhập trong nước GDP giảm.
β5 âm : Khi dân số tăng sẽ dẫn đến giá trị tổng thu nhập trong nước GDP giảm.
β6 dương : Khi nợ nước ngoài tăng sẽ dẫn đến tổng thu nhập trong nước GDP tăng.
5. Phân tích dữ liệu:
5.1. Bảng số liệu: Bảng số liệu 30 nước xem ở cuối bài
5.2. Thống kê mô tả :
Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp được, nhóm đã tiến hành tính toán, thống kê các thông số :
5.3. Ma trận tương quan:
Xem xét qua ma trận tương quan của các biến (Bảng 2 phần Phụ Lục), ta thấy 2 biến XK và NK có mức tương quan khá cao : 0.986238 nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.(tiến hành kiểm định sau).
Xây dựng mô hình hồi quy:
Dùng phần mềm EViews ta có bảng hồi quy mẫu
Y = -2056.133 + 0.703623*NN - 2.150055*XK + 3.514028*NK – 842.03973*LP + 143.7029*DS + 0.544812*DEBT
5.5. Ý nghĩa của các hệ số
Giá trị β1 =0.703623 chỉ ra rằng, khi giá trị nông nghiệp NN tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng 0.703623USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β2 = - 2.150055chỉ ra rằng, khi giá trị xuất khẩu XK tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ
giảm(tăng) 2.150055USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. (khác với kỳ vọng)
Giá trị β3 = 3.514028chỉ ra rằng, khi giá trị nhập khẩu NK tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng (giảm) 3.514028USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. (khác với kỳ vọng)
Giá trị β4 = – 842.03973chỉ ra rằng, khi lạm phát LP tăng (giảm) 1 % thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ giảm (tăng) – 842.03973USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β5 = 143.7029chỉ ra rằng, khi dân số DS tăng (giảm) 1 người thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ giảm (tăng) 143.7029USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β6 = 0.544812chỉ ra rằng, khi nợ nước ngoài DEBT tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng (giảm) 0.544812USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
5.6. Khoảng ước lượng và kiểm định các hệ số hồi quy ( α = 5%)
5.6.1. Khoảng Tin Cậy Cuả Các Hệ Số Hồi Quy
+) khoảng tin cậy của β0
β0 ± ta/2 x Se( β0) = -2056.133 ± 2.068658 x 9965.096
hay -22670.51 < ( β0) < 18558.24
+) khoảng tin cậy cho β1
β1 ± ta/2 x Se( β1) = 0.703623 ± 2.068658 x 1.762207
hay -2.941 < ( β1) < 4.349
Ý nghĩa: khi nông nghiệp tăng lên 1đv và các yếu tố khác không thay đổi thì GDP hàng năm sẽ tăng từ -2.941 đến 4.349 triệu USD
+) khoảng tin cậy cho β2
β2 ± ta/2 x Se( β2) = -2.150055 ± 2.068658 x 1.023569
hay -4.2674 < ( β2) < -0.0326
Ý nghĩa: khi xuất khẩu tăng lên 1đv và các yếu tố khác không đổi thì tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng từ -4.2647 đến 0.0326 triệu USD
+) khoảng tin cậy cho β3
β3 ± ta/2 x Se( β3) = 3.514028 ± 2.06858 x 1.241274
hay 0.9453 < ( β3) < 6.0827
Ý nghĩa: khi nhập khẩu tăng lên 1đv và các yếu tố khác không đổi thì tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng lên từ 0.9453 đến 6.0827 triệu USD
+) khoảng tin cậy cho β4
β4 ± ta/2 x Se( β4) = -842.0397 ± 2.068658 x 789.1432
hay -2475.104 < ( β4) < 790.4277
Ý nghĩa: khi lạm phát tăng lên 1đv và các yếu tố khác không đổi thì tổng thu nhập GDP hàng năm sẽ tăng lên từ -2475.104 đến 790.4277 triệu USD
+)khoảng tin cậy cho β5
β5 ± ta/2 x Se( β5) = 143.7029 ± 2.068658 x 190.2009
hay -249.757 < ( β5) < 537.16
Ý nghĩa: khi dân số tăng lên 1đv và các yếu tố khác không đổi thì tổng thu nhập GDP sẽ tăng lên từ -249.757 đến 537.16 triệu USD
+) khoảng tin cậy cho β6
β6 ± ta/2 x Se( β6) = 0.544812 ± 2.068658 x 0.258240
hay 0.0106 < ( β6) < 1.6790
Ý nghĩa: khi nợ nước ngoài tăng lên 1đv và các yếu tố khác không thay đổi thì tổng thu nhập GDP sẽ tăng lên từ 0.0106 đến 1.6790 triệu USD
5.6.2. Kiểm Định Các Hệ Số Hồi Quy ( α = 5%)
+) Kiểm định hệ số hồi quy β1
H0: β1 = 0
H1: β1 ≠ 0
Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = 0.399285 có mức xác suất tương ứng
Là p = 0.6934 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được chấp nhận. Tức là nông nghiệp it ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
+) Kiểm định hệ số hồi quy β2
H0: β2 = 0
H1: β2 ≠ 0
Ta thấy β2 có giá trị kiểm định t = -2.100548 có mức xác suất tương ứng là p = 0.0468 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Tức là yếu tố xuất khẩu ảnh hưởng tới tổng thu nhập GDP
+) Kiểm định hệ số hồi quy β3
H0: β3 = 0
H1: β3 ≠ 0
Ta thấy β3 có giá trị kiểm định t = 2.830984 có mức xác suất tương ứng là
p = 0.0095 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Tức là yếu tố nhâp khẩu ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
+) Kiểm định hệ số hồi quy β4
H0: β4 = 0
H1: β4 ≠ 0
Ta thấy β4 có giá trị kiểm định là t = -1.054998 có mức xác suất tương ưng là p = 0.3024 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được chấp nhận. Tức là yếu tố lạm phát it ảnh hưởng đến tổng thu nhâp GDP
+) Kiểm định hệ số hồi quy β5
H0: β5 = 0
H1: β5 ≠ 0
Ta thấy β5 có giá trị kiểm định là t = 0.755532 có mức xác suất tương ứng là p = 0.4576 lớn hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 được chấp nhận. Tức là yếu tố dân số ít ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
+Kiểm định hệ số hồi quy β6
H0: β6 = 0
H1: β6 ≠ 0
Ta thấy β6 có giá trị kiểm định là t = 2.109716 có mức xác suất tương ứng là p = 0.0460 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 0.05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Tức là yếu tố nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tổng thu nhập GDP
6. DỰ BÁO
DỰ BÁO ĐIỂM VỀ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CHO TỔNG THU NHẬP GDP
KHI NN = 7568, XK = 21876, NK = 4166, LP = 10, DS = 14, DEBT = 7186
7. Kiểm định và khắc phục các hiện tượng trong mô hình:
7.1. Kiểm định đa cộng tuyến:
7.1.1. Xem xét qua ma trận tương quan của các biến:
Ta thấy 2 biến XK và NK có mức tương quan khá cao : 0.986457 nên có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Để kiểm định đa cộng tuyến, chúng tôi xây dựng mô hình hồi quy phụ trong đó lần lượt các biến độc lập sẽ trở thành biến phụ thuộc và hồi quy với các biến còn lại.
7.1.2. Bảng hồi quy phụ theo biến XK
Giả thiết Ho: R2=0
H1: R2 #0
Ta có F0.05(5,24) = 2.620654
Ta thấy Fp = 432.1740 > F0.05(5,24) = 2.620654nên có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
7.1.3. Hồi quy lại mô hình trong đó loại bỏ biến XK:
Y = 2.672863*NN + 0.952989*NK – 1312.132*LP + 20.00097*DS + 0.760356*DEBT + 3921.338
Ta có R2Loại xk = 0.946546
7.1.4 Hồi quy mô hình loại bỏ biến NK :
Y = 3.655594*NN – 1596.232*LP – 47.17045*DS + 0.876121*DEBT + 0.696177*XK + 7904.813
Ta có R2loại nk = 0.939521
Xét thấy R2loại xk = 0.946546> R2loại nk = 0.939521
Suy ra theo lý thuyết loại bỏ biến XK. Tuy nhiên biến XK là 1 biến chính nên không tiến hành bỏ biến này mà ta sẽ loại bỏ biến NK. Khi đó, mô hình trở nên tốt hơn.
Y = 3.655594*NN – 1596.232*LP – 47.17045*DS + 0.876121*DEBT + 0.696177*XK + 7904.813
8. Kiểm định phương sai thay đổi (dùng kiểm định White):
8.1. Kiểm định mô hình gốc ban đầu:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
19610.35
Probability
0.000051
Obs*R-squared
29.99989
Probability
0.314159
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 03/21/10 Time: 00:52
Sample: 1 30
Included observations: 30
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
30247986
19649552
1.539373
0.2636
NN
20521.77
28515.2
0.719678
0.5465
NN^2
40.09221
4.619002
8.679842
0.013
NN*XK
2.149119
2.074433
1.036003
0.409
NN*NK
-11.33125
1.582402
-7.160794
0.0189
NN*LP
5178.166
2578.591
2.008137
0.1824
NN*DS
-7986.798
955.8548
-8.35566
0.014
NN*DEBT
-7.403918
1.627967
-4.547953
0.0451
XK
11232.61
6492.947
1.729971
0.2258
XK^2
12.81592
0.613474
20.89072
0.0023
XK*NK
-24.36279
1.077038
-22.62018
0.0019
XK*LP
3159.813
1256.285
2.515204
0.1283
XK*DS
-2281.403
890.6106
-2.561617
0.1246
XK*DEBT
0.129609
0.406421
0.318903
0.78
NK
-12915.26
7571.395
-1.705797
0.2302
NK^2
11.70043
0.539119
21.70289
0.0021
NK*LP
-3158.476
1459.887
-2.163507
0.163
NK*DS
3977.862
874.173
4.550429
0.0451
NK*DEBT
0.97217
0.505804
1.922027
0.1945
LP
-6917951
4690488
-1.474889
0.2782
LP^2
971083
164805.8
5.892285
0.0276
LP*DS
-183087.1
387113.4
-0.472955
0.6828
LP*DEBT
-1046.658
393.0215
-2.663105
0.1168
DS
-4225293
3954057
-1.068597
0.3971
DS^2
358646.8
35545.6
10.08977
0.0097
DS*DEBT
-375.3798
185.0882
-2.028114
0.1797
DEBT
-3999.932
4921.527
-0.812742
0.5017
DEBT^2
0.38417
0.062441
6.152511
0.0254
R-squared
0.999996
Mean dependent var
4.11E+08
Adjusted R-squared
0.999945
S.D. dependent var
9.01E+08
S.E. of regression
6671184
Akaike info criterion
33.42311
Sum squared resid
8.90E+13
Schwarz criterion
34.73089
Log likelihood
-473.3466
F-statistic
19610.35
Durbin-Watson stat
2.36295
Prob(F-statistic)
0.000051
Giả sử Ho : phương sai của sai số không đổi.
Sử dụng kiểm định White:
n.R2 = 29.9989 có mức xác suất tương ứng là 0.314159. Như vậy với mức ý nghĩa là 5% < 31.4159% thì ta chấp nhận giả thiết H0 “phương sai bằng nhau” tức mô hình hồi qui GDP theo các biến không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
8.2. Kiểm định mô hình sau khi loại bỏ biến:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
166.5442
Probability
0.000000
Obs*R-squared
29.91916
Probability
0.071174
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 03/21/10 Time: 01:05
Sample: 1 30
Included observations: 30
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
1.50E+08
1.42E+08
1.053354
0.3196
NN
506209.2
269325.6
1.879544
0.0929
NN^2
8.562372
52.38658
0.163446
0.8738
NN*XK
-7.138624
4.904176
-1.455621
0.1795
NN*LP
-32817.58
25283.31
-1.297994
0.2266
NN*DS
-694.7838
9349.496
-0.074312
0.9424
NN*DEBT
-2.979767
14.97112
-0.199034
0.8467
XK
-29714.32
25737.38
-1.15452
0.278
XK^2
0.73508
0.578126
1.271487
0.2354
XK*LP
2607.716
2686.281
0.970753
0.357
XK*DS
886.3911
596.7207
1.485437
0.1716
XK*DEBT
-0.171277
0.564839
-0.303232
0.7686
LP
-67945730
28965880
-2.345716
0.0436
LP^2
4153853
1137505
3.651723
0.0053
LP*DS
2746883
3687342
0.744949
0.4753
LP*DEBT
3272.511
2281.022
1.434669
0.1852
DS
-43381152
37326392
-1.162211
0.275
DS^2
201312.3
254813.6
0.790038
0.4498
DS*DEBT
-1246.718
2046.866
-0.609086
0.5575
DEBT
-43033.4
13785.68
-3.121601
0.0123
DEBT^2
1.101338
0.804344
1.369238
0.2041
R-squared
0.997305
Mean dependent var
5.54E+08
Adjusted R-squared
0.991317
S.D. dependent var
1.43E+09
S.E. of regression
1.33E+08
Akaike info criterion
40.44244
Sum squared resid
1.59E+17
Schwarz criterion
41.42327
Log likelihood
-585.6365
F-statistic
166.5442
Durbin-Watson stat
2.192388
Prob(F-statistic)
0.000000
Giả sử Ho : phương sai của sai số không đổi.
Sử dụng kiểm định White:
n.R2 = 29.91916 có mức xác suất tương ứng là 0.071174. Như vậy với mức ý nghĩa là 5% < 7.1174% thì ta chấp nhận giả thiết H0 “phương sai bằng nhau” tức mô hình hồi qui GDP theo các biến không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi
9. Xét sự tự tương quan (dùng kiểm định của Durbin-Watson):
9.1. Mô hình hồi quy gốc:
Dựa vào bảng hồi qui mẫu ta có d = 2.214131 , nên kết luận mô hình không có tự tương quan.
9.2. Mô hình sau khi bỏ biến NK: Dựa vào bảng hồi qui sau khi loại bỏ biến NK ta có d= 2.424829, nên kết luận mô hình không có tự tương quan.
10. Kiểm định chọn mô hình: (Kiểm định Wald)
Giả thiết Ho : β3 = 0
Ta thấy F > F0.05(5,24) = 2.620654
nên biến NK không cần thiết trong mô hình. Điều này đã được chứng tỏ khi ta loại NK ra khỏi mô hình và có mô hình khác tốt hơn.
11. Kết luận, nêu ý nghĩa thực tế của nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu:
11.1. Kết luận mô hình :
Y = 3.655594*NN –1596.232*LP – 47.17045*DS + 0.876121*DEBT 0.696177*XK + 7904.813
Từ mô hình hồi quy sau khi loại bỏ biến NK ta có thể kết luận tổng sản phẩm quốc nội GDP của một quốc gia chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nông nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, dân số và nợ nước ngoài. Nhưng mức độ tác động, ảnh hưởng của mỗi yếu tố lại khác nhau. Trong đó các biến NN, DEBT, XK có |t-Statistic| > 2 nên có ý nghĩa thống kê:
Giá trị β1 = 3.655594chỉ ra rằng, khi giá trị nông nghiệp NN tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng (giảm) 3.6476USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β2 =0.696177 chỉ ra rằng, khi giá trị xuất khẩu XK tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng (giảm) 0.69809USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Giá trị β6 = 0.876121 chỉ ra rằng, khi nợ nước ngoài DEBT tăng (giảm) 1 USD thì giá trị tổng thu nhập trong nước GDP của mỗi quốc gia sẽ tăng (giảm) 0.8765USD với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Mô hình trên có hệ số R2 = 0.93521 là lớn thì tổng bình phương sai số dự báo nhỏ hay nói cách khác độ phù hợp của mô hình với dữ liệu càng lớn.
Hay trong hàm hồi quy mẫu các biến độc lập giải thích được 93.521% biến phụ thuộc Y (GDP của mỗi quốc gia).
11.2. Hạn chế của mô hình:
- Hạn chế lớn nhất của mô hình trên là chưa thể hiện được hết tất cả các biến có tác động, ảnh hưởng đến thu nhập quốc nội GDP như: mức chi tiêu cá nhân, hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, đầu tư …
- Số quan sát còn hạn chế (30 quốc gia) nên kết luận của mô hình chưa phản ánh chính xác thực tế.
- Do khó khăn trong việc tìm dữ liệu mới nhất về các chỉ số nên nhóm lấy số liệu năm 2007.
11.3. Ý kiến đề xuất của nhóm:
11.3.1. Về giá trị sản xuất nông nghiệp:
- Nhà nước đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nâng cao trình độ lao động trong nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để không ngừng cải thiện năng suất và sản lượng sản phẩm nông nghiệp.
11.3.2. Về xuất khẩu:
- Thành lập các hiệp hội bảo vệ quyền lợi của các sản phẩm xuất khẩu khi xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nâng cao vị thế của sản phẩm xuất khẩu bằng cách nâng cao kỹ thuật tiên tiến phù hợp.
- Tích cực tham gia vào những tổ chức thương mại quốc tế để bỏ bớt các rào cản khi xuất khẩu, đồng thời tạo nhiều cơ hội mới, thách thức mới.
11.3.3. Về nợ nước ngoài:
- Không để tỷ lệ nợ xấu và quá hạn quá lớn, có kế hoạch trả nợ và lãi vay phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và thời hạn vay.
- Sử dụng hợp lý vốn vay nước ngoài, tránh tình trạng thất thoát sử dụng kém hiệu quả, gây gánh nặng cho đất nước.
12. Lời cảm ơn:
Các thành viên K14KDN3-4 xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy Trần Anh Việt đã trang bị cho chúng em nền tảng kiến thức cần thiết để hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất. Bài báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhóm hy vọng với sự nỗ lực của nhóm sẽ đem đến một cái nhìn tổng quan và rõ rệt nhất về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng tới tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia.
13. Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Quang Cường (2007) “Giáo trình Kinh tế lượng” ĐH Duy Tân
- Nguyễn Thống (2000) “Kinh tế lượng ứng dụng” NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
- Tổng cục Thống kê (2007) “ Niên giám thống kê” NXB Thống kê Hà Nội.
- Nguyễn Đạt Lai (2008) “ Chống lạm phát từ phía ngân hàng” trong “ Kinh tế 2007-2008: Việt Nam và Thế giới”, Thời báo Kinh tế Việt Nam , số tổng kết 2007-2008.
- Trần Anh Việt – Bài giảng Xác suất thống kê – Đại học Duy Tân.
BẢNG SỐ LIỆU
STT
TÊN NƯỚC
Y
NN
XK
NK
LP
DS
DEBT
GDP (USD)
NÔNG NGHỆP (USD)
XUẤT KHẨU (USD)
NHẬP KHẨU (USD)
LẠM PHÁT (%)
DÂN SỐ (Người)
NỢ NƯỚC NGOÀI (USD)
1
Azerbaijan
19,851
1,389
13,895
8,139
5
8
1,900
2
Bangladesh
61,897
12,379
11,760
15,474
5
155
20,521
3
Belarus
36,945
3,325
22,167
23,645
11
9
6,124
4
Bosnia and Herzegovina
12,255
1,225
3,063
5,759
6
3
5,669
5
Bulgaria
31,483
2,833
20,149
26,130
8
7.7
2,092
6
Cambodia
7,258
2,177
5,008
5,516
5
14.2
3,527
7
Croatia
42,925
3,004
20,604
24,467
3
4.4
37,480
8
Georgia
7,743
1,006
2,555
4,413
8
4.4
1,964
9
Kazakhstan
1,003
4,860
41,311
32,401
22
15.3
74,148
10
Kyrgyz Republic
2,817
929
1,098
2,141
9
5.2
2,382
11
Lao PDR
3,437
1,443
1,237
1,443
5
5.8
2,985
12
Latvia
20,115
804
8,850
12,873
11
2.3
22,795
13
Lithuania
29,765
1,488
17,859
20,836
7
3.4
18,955
14
Macedonia, FYR
6,217
808
3,108
4,227
3
2
2,661
15
Moldova
3,356
604
1,543
3,121
13
3.8
2,416
16
Mongolia
3,132
689
2,036
1,879
23
2.6
1,444
17
Montenegro
2,490
199
1,195
2,017
3
0.6
924
18
Nepal
8,938
3,039
1,251
2,860
7
27.6
3,409
19
Pakistan
126,835
24,098
19,025
29,172
9
159
35,909
20
Philippines
117,562
16,458
54,078
56,429
5
8.6
60,324
21
Poland
338,732
16,936
138,880
138,880
1
38.1
125,831
22
Romania
121,609
13,377
41,347
53,508
10
21.6
55,114
23
Slovak Republic
55,048
2,201
47,341
49,543
3
5.4
27,085
24
Sri Lanka
26,963
4,314
8,628
11,594
10
19.9
11,446
25
Tajikistan
2,811
702
646
1,630
20
6.6
1,154
26
Thailand
206,337
22,697
152,689
144,436
5
63.4
55,233
27
Turkey
402,709
40,270
112,758
144,975
11
73
207,854
28
Ukraine
106,468
9,582
50,040
53,234
14
46.8
49,887
29
Uzbekistan
17,178
4,466
6,527
4,466
22
26.5
3,892
30
Vietnam
60,999
12,199
44,529
46,969
7
84.1
20,202
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_i_ktl_full_2761.doc