Đề tài Nghiên cứu sự cần thiết phải lập quy hoạch

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự cần thiết phải lập quy hoạch: Phần mở đầu 1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch: Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một đầu mối giao thông quan trọng của Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001 - Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 người và các đô thị vệ tinh là : An Lão, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn, Núi Đèo, Minh Đức, Cát Bà có quy mô 250.000 người, đồng thời xác định trung tâm mới của thành phố Hải Phòng tại khu đô thị Bắc sông Cấm. Việc nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị H...

doc51 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự cần thiết phải lập quy hoạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch: Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia của vùng trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hoá, đào tạo và nghiên cứu khoa học, là cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và là một đầu mối giao thông quan trọng của Bắc và của cả nước, là trung tâm hành chính chính trị của thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đã được Chính phủ phê duyệt tại quyết định 04/2001 - Đô thị Hải Phòng đến năm 2020 với quy mô 1.350.000 người trong đó đô thị trung tâm 1.100.000 người và các đô thị vệ tinh là : An Lão, Kiến Thuỵ, thị xã Đồ Sơn, Núi Đèo, Minh Đức, Cát Bà có quy mô 250.000 người, đồng thời xác định trung tâm mới của thành phố Hải Phòng tại khu đô thị Bắc sông Cấm. Việc nghiên cứu quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm là bước đi tiếp theo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng, là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm từng bước đặt tiền để đầu tư phát triển trung tâm đô thị Hải Phòng khang trang, hiện đại đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 1.2. Mục tiêu: Làm cụ thể hoá và làm chính xác các quy định của đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đối với khu vực nghiên cứu. Quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng nhằm mục tiêu phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố theo định hướng phát triển không gian đô thị. Xây dựng khu đô thị thành một quận mới hiện đại và bền vững, có môi trường sống làm việc nghỉ ngơi thuận lợi, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ góp phần phát triển đô thị Hải Phòng thành đô thị trung tâm cấp quốc gia. Nhằm thực hiện công cuộc phát triển kỹ thuật xã hội của thành phố trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.3. Thành quả của quy hoạch: Khu đô thị Bắc sông Cấm hình thành sẽ đem lại cho thành phố Hải Phòng những thành quả sau đây: Một khu trung tâm hành chính chính trị của thành phố tương xứng với tầm cỡ của một đô thị loại I, phù hợp với định hướng phát triển của Hải Phòng. Đem lại một tiêu chuẩn sống tiện nghi cho một bộ phận dân cư hiện hữu tại khu vực Thuỷ Nguyên với toàn bộ cơ sở hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo ra một không gian hoạt động thương mại dịch vụ cho thành phố Hải Phòng, tạo động lực phát triển kinh tế cho thành phố cảng. Hình thành một quỹ đất ở mới cho việc phát triển đô thị Hải Phòng theo quy hoạch chung đã được phê duyệt. Hình thành một khu vực hoạt động mang tính quốc tế với những trung tâm giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và công nghệ cao cho thành phố. Hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí cho thành phố nói riêng và cho toàn miền cũng như khách quốc tế. Hải Phòng sẽ có được một nguồn lợi đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, là động lực thu hút những nguồn vốn đầu tư khác, đem lại nhiều việc làm cho dân cư khu vực. Chương I: các điều kiện tự nhiên và hiện trạng 1.1. Phạm vi nghiên cứu: Khu đô thị Bắc sông Cấm có quy mô nghiên cứu 3.487 ha bao gồm một phần diện tích của các xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và dảo Vũ Yên, phạm vi ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp thị trấn Núi Đèo – Thuỷ Nguyên. - Phía Đông giáp xã Lập Lễ và sông Bạch Đằng. - Phía Nam giáp sông Cửa Cấm. - Phía Tây giáp xã Lâm Động – Thuỷ Nguyên. 1.2. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Địa hình: Khu vực nghiên cứu có địa hình tương dối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất sản xuất nông nghiệp và hồ đầm nuôi trồng thuỷ sản có cao độ bình quân như sau: + Đất canh tác có cao độ bình quân 2.5 – 3 m. + Đất thổ cư có cao độ bình quân khoảng 3,5 m. 1.2.2. Khí hậu: a. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,6oC - Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) 16,8oC - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) 29,4oC - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39,5oC - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6,5oC b. Mưa: - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.497,7 mm (đo tại Hòn Dấu ). - Số ngày mưa trong năm: 117 ngày. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa lớn nhất là tháng 8 với lượng mưa 352 mm. - Lượng mưa một ngày lớn nhất quan trắc được ngày 20/11/1996: 434,7mm (tại Hòn Dấu ). c. Độ ẩm: Có trị số cao và ít thay đổi trong năm. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 1: 80%. - Mùa mưa ẩm từ tháng 3 đến tháng 9: 91%. - Độ ẩm trung bình trong năm là 83%. d. Gió: hướng gió thay đổi trong năm - Từ tháng 11 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là gió Bắc và Đông Bắc. - Từ tháng 4 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là gió Nam và Đông Nam. - Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có bão cấp 7-10, đột xuất có bão cấp 12. - Tốc độ gió lờn nhất quan trắc được là 40m/s. e. Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn biển mà đặc trưng là chế độ thuỷ triều. Tính chất của thuỷ triều là nhật triều thống nhất với hầu hết số ngày trong tháng. Trong một ngày thuỷ triều cúng thay đổi từng giờ theo chu kì với biên độ dao động 2,5-3,5m. Mạng lưới sông ngòi và kênh mương trong vùng tương đối dày đặc Sông Cấm là đoạn cuối cùng của sông Kinh Thầy, một nhánh chính của sông Thái Bình: + Rộng khoảng 500-600m. + Sâu 6-8m, chỗ sâu nhất là 24m. Lưu lượng nước chảy ra biển lớn nhất là 1860 m3/s, nhỏ nhất là 178 m3/s. Lưu lượng nước chảy từ biển vào do nước triều lên lớn nhất là 1140 m3/s, nhỏ nhất là 7 m3/s. Bình quân hàng năm sông Cấm đổ ra biển 10-15 triệu km3 nước và trên dưới 2 triệu tấn phù sa. Mực nước sông cao nhất vào mùa mưa là 3-4m và thấp nhất vào mùa khô là 0,2- 0,3m. 1.2.3. Địa chất công trình: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng đồng bằng ven biển, có địa chất bồi tính đệ tứ gồm lớp sét, á sét, á cát, cát, bùn. Nhìn chung địa chất công trình yếu. Theo kết quả khoan địa chất dọc khu vực, xác định địa chất tương đối đồng nhất. Lớp trên từ 1-2m là lớp sét dẻo, dưới là các lớp á sét bão hoà dẻo mềm đến dẻo chảy, có chỗ là bùn, lớp dưới là đất. Tóm lại nền đất yếu và được hình thành chủ yếu do sa bồi. 1.2.4. Đánh giá khái quát các yếu tố tự nhiên của vùng nghiên cứu: a. Những yếu tố thuận lợi: Vùng nghiên cứu có vị trí tiếp giáp với sông Cửa Cấm, sông Bạch Đằng nên rất thuận tiện cho việc giao lưu vận tải bằng đường sông, đường biển tới các vùng trong cả nước và quốc tế. Tiếp giáp với tuyến đường QL10 cũ qua cầu Bính đang được đầu tư xây dựng, do đó có thuận về giao thông đường bộ với các vùng trong thành phố, với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ. Nền địa hình bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng một đô thị mới hiện đại. Giao thông đường thuỷ rất thuận lợi do có hệ thống sông Cấm và sông Ruột Lợn bao quanh. Giao thông đường không thuận lợi nhờ liên kết với sân bay Cát Bi. Những yếu tố tự nhiên bất lợi tác động đến sự phát triển đô thị: Nền địa hình khu vực thấp, cao độ bình quân 2,6m. Nền địa chất công trình yếu. Thường xuyên chịu tác động của gió, bão. Độ nhiễm mặn lớn. áp lực sa bồi tại cửa sông lớn: 130 triệu m3/năm. Thuỷ triều biến động từ 1-5m. 1.3 Hiện trạng dân số và lao động: - Tổng dân số toàn vùng: 25.185 người Trong đó: + Nam: 12.239 người (48,6%) + Nữ : 12.946 người (51,4%) - Số hộ: 6.310 hộ - Tổng số lao động: 12.487 (49,58% dân số) Trong đó: Nông nghiệp : 10.857 (87% tổng số lao động) Phi nông nghiệp : 1.630 (13% tổng số lao động) 1.4. Hiện trạng hạ tầng xã hội: Vùng quy hoạch nằm trong địa bàn của quận Hải An và huyện Thuỷ Nguyên: * Tại huyện Thuỷ Nguyên bao gồm các xã: Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thuỷ Triều và một phần đảo Vũ Yên * Tại quận Hải An: một phần đảo Vũ Yên Trong đó có 3 trung tâm hành chính của 3 xã là Hoa Động, Tân Dương và Dương Quan bao gồm trụ sở UBND xã, trạm y tế, trường học, đài liệt sỹ, các công trình văn hoá và 2 đơn vị quân đội. 1.5. Hiện trạng sử dụng đất: a. Đánh giá tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên trong vùng quy hoạch: 3.487,6 ha được đánh giá qua bảng sau: STT Loại đất Diện tích Tỷ lệ chiếm đất 1 Đất công trình công cộng 4,58 0,13% 2 Đất dân cư 240,72 6,9% 3 Đất giáo dục 3,97 0,11% 4 Đất quân sự 16,71 0,48% 5 Đất đình chùa di tích 1,49 0,04% 6 Đất công nghiệp kho tàng 2,52 0,07% 7 Đất bãi sú thuỷ sản 675,55 19,37% 8 Đất ruộng 612,14 17,55% 9 Đất cỏ, vườn tạp 325,31 9,33% 10 Đất nghĩa địa 6,46 0,19% 11 Sông hồ ao 768,54 22,04% 12 Nuôi thuỷ sản 801,37 22,98% 13 Đất giao thông 28,25 0,81% Tổng 3487,61 100% b. Quỹ đất hình thành và phát triển đô thị: Qua bảng thống kế trên cho thấy quỹ đất hình thành và phát triển đô thị chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản. 1.6. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 1.6.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: a. Hiện trạng nền xây dựng: Phạm vi nghiên cứu có địa hình bằng phẳng, cao độ nền thấp có độ dốc dọc từ Bắc xuống Nam. - Khu dân cư làng xóm: 3,2-3,5m - Khu vực trồng màu và lúa: 2,7-2,9m - Khu đầm nuôi trồng thuỷ sản: 2,2-2,5m - Khu bãi sú vẹt ven sông: 1,7-2,0m b. Hiện trạng thoát nước: Do đặc điểm các khu dân cư sống xen canh, xen cư với các khu vực đồng màu và ruộng trũng nên nước mặt được thoát tự nhiên vào các hệ thống tiêu thuỷ nông. Hệ thống kênh thuỷ nông bao gồm các kênh cấp I, cấp II và các đầm trữ nước. Thông qua đê quốc gia và cống ngăn triều, nước mặt được tiêu ra sông khi nước triều xuống. - Chiều dài các kênh cấp I L = 17,5 km - Chiều dài các kênh cấp II L = 14,0 km Hệ thống đê quốc gia: - Cao trình mặt đê: 6,0-6,2m - Bề rộng mặt đê: B=3,0m Chiều dài tuyến đê trong phạm vi nghiên cứu L=11km Hệ thống cống ngăn triều: dọc tuyến đê quốc gia có 6 cống ngăn triều: Cống Lâm Động, Bính Động, Tân Dương, Dương Quan, Sáu Phiên, Thuỷ Triều. 1.6.2. Hiện trạng giao thông: Hệ thống giao thông gồm: - Tuyến QL10 đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài: L=2400m, mặt cắt ngang B =17m. - Các tuyến đường đi qua các xã, thôn có chiều dài khoảng 20km đã được nâng cấp, mặt đường phần lớn được thấm nhập nhựa. + Tuyến máng nước: L=2300m B=8,5m + Tuyến Hoa Động: L=1850m B=14,0m + Tuyến Tân Dương-Dương Quan: L=2600m B=10,0m + Tuyến An Lư: L=1700m B=10,0m + Tuyến Thuỷ Triều: L=1000m B=9,0m - Các tuyến đường đi trong thôn phần lớn được bê tông hoá có bề rộng 2-3m - Giao thông tĩnh: bến đỗ xe tại bến Bính 1.6.3. Hiện trạng hệ thống cấp nước: Nguồn nước: do đăc điểm địa hình dân cư sống theo làng xóm nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi và nước mưa. - Riêng Bộ tư lệnh vùng 1 Hải quân nước sinh hoạt được lấy từ giếng khoan tại núi Đèo, cấp bằng đường ống phi 100. - Khu vực quân đội gần bến Bính nước sinh hoạt dùng từ dùng giếng khoan hoặc mua nước của công ty cấp nước. Nhìn chung nguồn nước cấp sinh hoạt rất hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn các giếng khơi là nước mặt và bị ô nhiễm do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của dân sinh trong vùng. 1.6.4. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Nước thải sinh hoạt được sử dụng cho trồng hoa màu, hoặc tự thấm; rác thải sinh hoạt chưa có hệ thống thu gom. 1.6.5. Hiện trạng cấp điện: a. Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho khu vực Bắc sông Cấm được lấy từ trạm biến áp 110/35KV-20MPA Thuỷ Nguyên 1 thông qua hai trạm biến áp trung gian 35/10KV Thuỷ Nguyên và Thuỷ Sơn với tổng công suất 2 trạm là 11400KVA. b. Lưới điện: Trong khu vực chỉ dùng 1 cấp điện trung áp 10KV với tổng chiều dài đường dây là : 15km và 21 trạm biến áp phụ tải 10/0,4KV với tổng dung lượng là 3055KVA. Tóm lại về nguồn điện, các trạm biến áp nguồn hiện có không thể đáp ứng nhu cầu điện của một đô thị mới nên cần bổ sung thêm nguồn mới. Về lưới điện cần thay lưới điện áp 10KV bằng lưới điện áp 22KV, đây là việc cần thiết để đáp ứng yêu cầu điện sinh hoạt cho khu đô thị mới. 1.7. Đánh giá tổng hợp hiện trạng và tự nhiên: 1.7.1. Đánh giá chung: Khu đô thị Bắc sông Cấm được nghiên cứu đầu tư phát triển trong vùng thuần nông nghiệp với cơ cấu hành chính là các xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong vùng chưa hình thành. Giao thông có tuyến QL10 và các đường liên xã, liên thôn. Thoát nước mưa và nước bẩn trong khu dân chủ yếu là tự thấm hoặc chảy ra ao hồ kênh mương thuỷ lợi. Hệ thống cấp nước chưa có, chủ yếu dùng nước giếng và nước ao hồ. Cấp điện chủ yếu dùng cho sản xuất nông nghiệp. 1.7.2. Ưu điểm: - Địa hình khu đất bằng phẳng, hầu như không có đặc điểm đặc biệt liên quan tới địa hình, đất đai, hệ thống sông ngòi hoặc sinh thái. - Quỹ đất xây dựng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một đô thị mới hiện đại. - Được xác định là vùng đô thị trung tâm thành phố nên sẽ được ưu tiên sử dụng các nguồn cấp điện, thoát nước và xử lý rác thải. 1.7.3. Nhược điểm: - Vùng quy hoạch cách đô thị hiện có bởi dòng sông Cấm, mối quan hệ giao lưu bị hạn chế do vậy việc hình thành một đô thị trung tâm thành phố mới phải đi đôi với việc đầu tư xây dựng các cầu qua sông Cấm. - Bờ Bắc sông Cấm là vùng bồi do vậy hạn chế tới việc phát triển hệ thống cảng. - Chi phí ban đầu phải lưu ý tới việc rà phá bom mìn. - Về địa giới hành chính: khu đô thị cắt qua nhiều xã hiện có của huyện Thuỷ Nguyên dẫn đến phức tạp trong khâu điều chỉnh địa giới hành chính. Chương II: cơ sở hình thành và phát triển khu đô thị Bắc sông Cấm 2.1. Những yếu tố tiền đề hình thành và phát triển đô thị của vùng: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2020 đã khẳng định việc hình thành và phát triển một đô thị mới tại khu vực Bắc sông Cấm có chức năng là khu trung tâm của nhóm đô thị Hải Phòng với các ưu thế lựa chọn sau: - Có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ra vào giao lưu liên vùng và quốc té bằng đường biển. - Có quỹ đất phát triển dồi dào và không gian cảnh quan mở rộng. - Có vị thế phong thuỷ. - Mật độ xây dựng hiện nay không cao nên phần nào tiết kiệm được chi phí di chuyển, đền bù giải phóng mặt bằng, là điều kiện thuận lợi để xây dựng mới một đô thị trung tâm hiện đại. - Có khă năng phục vụ cho nhân dân ngoại thị và các khu vực khác trong vùng Duyên hải Bắc Bộ bởi hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường không thuận lợi. - Trung tâm thành phố Hải Phòng còn là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, do vậy phải có đủ quy mô, có đủ khả năng lan toả tác động trực tiếp đến quá trình phát triển đối với vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ. - Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố vùng nghiên cứu còn là đầu mối giao thông quan trọng như đường bộ (cầu Bính 1, cầu Bính 2 và cầu Vũ Yên, tuynen đi Đình Vũ), đường thuỷ qua sông Cấm. 2.2. Tính chất đô thị: Khu đô thị Bắc sông Cấm là một khu đô thị mới chứa đựng quận trung tâm của thành phố Hải Phòng. Tại đây có các chức năng là trung tâm hành chính, chính trị và các trung tâm tiện ích công cộng của thành phố và của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngoài ra địa bàn quận còn có đảo Vũ Yên thuận lợi cho việc tổ chức các chức năng công viên vui chơi, giải trí, TDTT và nghỉ dưỡng… Do vậy tính chất đô thị khu đô thị Bắc sông Cấm là: - Trung tâm hành chính, chính trị và tiện ích công cộng thành phố Hải Phòng. - Trung tâm văn hoá TDTT, cây xanh, vui chơi giải trí kết hợp nghỉ dưỡng của thành phố Hải Phòng và vùng Duyên hải Bắc Bộ (công viên Vũ Yên). - Là khu ở đô thị. 2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật được áp dụng: Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng trong đồ án được sử dụng theo tiêu chuẩn đô thị loại I như điều chỉnh quy hoạch tổng thể đô thị Hải Phòng đến năm 2020 đã quy định. 2.3.1. Các chỉ tiêu về đất đai: Đất đô thị tính đến năm 2005 là 120 m2/người. Đất đô thị tính đến năm 2020 là 150 m2/người. Đất dân dụng tính đến năm 2005 là 65 m2/người. Đất dân dụng tính đến năm 2020 là 70 m2/người. Chỉ tiêu 2 m2 đất trung tâm/ người. Trong toàn khu đô thị sẽ tổ chức cắc trung tâm dịch vụ của 3 cấp phục vụ: cấp hàng ngày, cấp định kỳ và cấp không thường xuyên. Cơ cấu phân bổ đất đai cho các khu chức năng chính trong trung tâm được xác đinh như sau: + Đất thương nghiệp: 17-19% + Đất văn hoá, TDTT, cây xanh: 11-15% + Đất giải trí ăn uống: 4-5% + Đất dịch vụ: 3-5% + Đất hành chính chính trị: 7-8% + Đất nhà ở trong khu trung tâm: 10-20% + Đất sân, đường: 20-23% 2.3.2. Chỉ tiêu cây xanh: Chỉ tiêu diện tích chung toàn đô thị đạt 12-15 m2/người 2.3.3. Chỉ tiêu kho tàng phục vụ đô thị: Chỉ tiêu diện tích khu kho tàng công cộng là 3 m2/người 2.3.4. Giao thông: Chỉ tiêu đất giao thông trong khu dân dụng là 10-20 m2/người với tỉ lệ chiếm đất 20-25%. Giao thông tĩnh chiếm 4-5% diện tích đất giao thông. 2.3.5. Chuẩn bị kỹ thuật đô thị: Cao độ san nền trung bình tại vùng đô thị là 4,3 m Tách riêng 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải. 2.3.6. Cấp nước: Nước dùng cho sinh hoạt: Đến năm 2010 là 150 lít/ngày đêm, đảm bảo cho 85% dân số đô thị. Đến năm 2020 là 180 lít/ngày đêm, đảm bảo cho 100% dân số đô thị - Nước dùng cho công cộng = 10% QSH Nước dùng cho thương mại = 18%QSH Nước thất thoát rò rỉ = 20% QSH Nước phục vụ bản thân nhà máy = 6% QSH 2.3.7. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt tính bằng 80% chỉ tiêu cấp nước. Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: Đến năm 2010 là 0,8 kg/người/ngày. Đến năm 2020 là 1,2 kg/người/ngày. 2.3.8. Cấp điện: Chỉ tiêu cấp điện dân dụng: 670W/người. Chỉ tiêu cấp điện công cộng: 70-80W/người. 2.3.9. Thông tin liên lạc: Đến năm 2005: 12-15 máy/100 dân. Đến năm 2010: 18-20 máy/100 dân. Đến năm 2020: 22-25 máy/100 dân. 2.3.10. Xác định quy mô dân số đô thị: Theo quy hoạch tổng thể đô thị Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng đô thị được tính toán là khu đô thị nằm về phía Đông của tuyến cầu Bính 1- đường QL10, có quy mô diện tích la 3487,61 ha. Việc xác định quy mô dân số đô thị được tính toán theo sức chứa của đô thị phù hợp với các đặc trưng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã nêu trên. - Dân số hiện trạng: 25.185 người - Chỉ số diện tích đất dân dụng hiện trạng: 88 m2/người - ổn định dân cư hiện có với chỉ tiêu: 65 m2/người - Dự kiến chỉ tiêu đất dân dụng trong vùng quy hoạch phát triển mới là 65 m2/người. - Diện tích đất dân dụng được xác định là : 575 ha. Quy mô dân số đô thị theo tính toán sức chứa: 88.461 người. Lựa chọn quy mô dân số cho vùng đô thị là:90.000 người Chương III: Nội dung quy hoạch chi tiết khu đô thị bắc sông Cấm. 3.1. Những quan niệm và nguyên tắc phát triển: 3.1.1. Quan niệm phát triển: - Tạo lập một đô thị mới của nhóm đô thị Hải Phòng tiến tới là trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. - Là đô thị hiện đại có tầm cỡ khu vực với chất lượng cuộc sống, môi trường làm việc, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại văn minh. - Là hình ảnh mới về thành phố cảng thông qua sự phối hợp phát triển hài hoà giữa đô thị hiện có với đô thị mới hiện đại, là đối trọng với khu đô thị cũ. - Đô thị mới sẽ là chất xúc tác cho việc hoàn thiện và phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng và của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. 3.1.2. Nguyên tắc phát triển: - Gắn kết hài hoà giữa cơ cấu bố cục khu đô thị mới với cơ cấu chung toàn thành phố. - Phát triển đô thị theo chương trình và dự án đầu tư được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có trọng điểm. - Các khu chức năng trong từng vùng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan thuận tiện. Xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đảm bảo mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị bền vững. - Các công trình di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình kiến trúc có giá trị, đều được giữ lại tôn tạo và bảo vệ. Việc quản lý duy tu, cải tạo, tôn tạo, sửa chữa, xây dựng và sử dụng các công trình này phải tuân thủ các quy định của pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. - Các công trình an ninh, quốc phòng được giữ lại hợp lý. Việc bố cục đồng bộ các khu chức năng đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. 3.1.3. Những ý tưởng phát triển: - Phát triển mở rộng đô thị và tạo thêm nhiều việc làm. - Nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường xung quanh cho người dân. - Thu hút và khuyến khích đầu tư trong nước và quốc tế vào xây dựng khu đô thị mới Bắc Sông Cấm. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm nòng cốt cho xây dựng và phát triển khu đô thị mới. - Đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của thành phố. - Tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Hải Phòng và vùng Duyên hải Bắc bộ. 3.2. Cơ cấu tổ chức quy hoạch phát triển không gian: 3.2.1. Các khu chức năng đô thị: Toàn bộ khu đô thị Bắc Sông Cấm được phân thành 4 vùng chức năng: - Khu trung tâm thành phố. - Khu ở đô thị. - Khu trung tâm du lịch dịch vụ thương mại tổng hợp tại đảo Vũ Yên và phần đất ven rừng tự nhiên. - Khu đất bảo tồn du lịch sinh thái. 3.2.2. Các phương án cơ cấu quy hoạch: a. Định hướng chung. - Chuẩn bị một cơ cấu không gian đô thị tối ưu. - Phát triển các khu chức năng chủ yếu được hoạch định trong vùng quy hoạch đô thị Bắc sông Cấm. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đô thị và khách của thành phố. - Phát triển đô thị kết hợp hài hoà với các làng dân cư hiện có. - Xây dựng một đô thị mới hiện đại kết hợp tính truyền thống của đô thị mới Việt Nam. b. Tóm lược phương án quy hoạch: Về phương án xác định cơ cấu định hướng của đô thị, các khu chức năng được bố trí như sau: + Khu trung tâm thành phố được bố trí dạng tuyến tính với trục chính theo hướng Bắc Nam dọc về trung tâm cũ Hải Phòng và trục phụ theo hướng Đông Tây. Vị trí trung tâm được đẩy lùi lên phía trên tạo với ý tưởng trụ sở Thành uỷ, UBND thành phố và các công trình đầu não của Hải Phòng được bố trí trên trục chính hướng mặt ra sông Cấm tựa lưng vào núi đèo, các công trình của các Sở, Ban, ngành được bố trí hai bên khu đầu não và dọc theo trục Bắc - Nam, đan xen với các công trình hỗn hợp, hậu thuẫn cho trục trung tâm. + Khu công viên cây xanh thành phố nằm đón ở cửa ngõ trục không gian của khu trung tâm, có vai trò như lá phổi cho đô thị. + Các khu ở và các khu tái định cư được bố trí đan xen và bám theo hai trục trung tâm, tạo sự gắn kết hơn giữa các khu ở và khu hành chính. + Tại vị trí ngã ba sông Cấm và sông Ruột Lợn, một trung tâm thương mại dịch vụ quốc tế được hình thành tạo sức hút đầu tư cho khu đô thị mới và đón nhận những tiềm năng phát triển kinh tế từ đô thị Hải Phòng. + Một không gian đô thị mới thuận lợi cho sự phát triển nằm về phía Đông của đô thị mới, cách trục trung tâm chính khoảng 3,5 km được dành cho việc phát triển khu đô thị quốc tế. Tại đây có các chức năng như khu đại học kinh tế, khu biệt thự kiến trúc quốc tế, các viện nghiên cứu, khu công nghệ cao, khu thể thao quốc tế và một số văn phòng cao tầng. + Khu sân Golf hiện đại 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế được bố trí tại khu đất ven rừng bảo tồn kết hợp một số khu nghỉ dành cho du khách thể thao. + Khu du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên được bố trí trên đảo Vũ Yên với các chức năng nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp sinh thái và du lịch văn hoá truyền thống, tín ngưỡng và lịch sử. + Khu đất cây xanh và một số đầm nuôi trồng thuỷ sản nằm phía Đông Bắc khu đô thị được gìn giữ để duy trì không gian sống trong lành cho toàn bộ đô thị và bảo vệ sự cân bằng sinh thái toàn khu. Ưu điểm: - Bố cục các khu chức năng trong đô thị hợp lý. - Tổ chức hệ thống giao thông đô thị hiện đại đồng bộ với việc phân loại đường phố mạch lạc, rõ ràng. - Đảm bảo thuận lợi cho phân giai đoạn xây dựng. - Cảnh quan đô thị được khai thác hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. c. Những nét điều chỉnh mới ở phương án chọn so với phương án quy hoạch trước đây: + Khu trung tâm được bố trí gắn kết và thống nhất hơn với việc tạo một vùng hậu thuẫn rộng hơn cho các công trình hành chính chính trị của thành phố. Các công trình của các sở ban ngành được bố trí ngay liền sau các trụ sở của Thành uỷ, UBND và HĐND. + Các công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp đa chức năng được bố trí đan xen hơn nữa với khu hành chính - chính trị, tạo sức sống mạnh hơn cho khu vực này. d. Kết luận: Phương án điều chỉnh đã đạt được những tiêu chí đề ra dành cho một đô thị hiện đại, tuân thủ đúng cơ cấu quy hoạch 1/5000 đã được phê duyệt, đầy đủ các điều kiện để triển khai các bước tiếp theo của một quy hoạch cụ thể cho xây dựng đô thị. 3.2.3. Nội dung cơ cấu tổ chức quy hoạch các khu chức năng: a. Vùng trung tâm cấp thành phố: 1. Nội dung vùng trung tâm: Bao gồm: - Các công trình hành chính chính trị của thành phố như trụ sở Thành uỷ, UBND thành phố, các sở ban ngành, các cơ quan an ninh, pháp chế, trụ sở các tổ chức dân chính Đảng, các tổ chức xã hội, hội trường lớn… - Các công trình thương mại: Siêu thị, nhà hàng khách sạn, các trụ sở giao dịch trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện, ngoại giao đoàn… - Các công trình bưu chính viễn thông, bưu điện, phát thanh truyền hình… - Các công trình dịch vụ tài chính, ngân hàng… - Các công trình văn hoá nghệ thuật, nhà hát, các câu lạc bộ, trung tâm văn hoá, khu vui chơi giải trí, bảo tàng biển, triển lãm, rạp xiếc… - Công trình TDTT: Hệ thống các sân TDTT, bể bơi trung tâm kết hợp công viên cây xanh… 2. Nguyên tắc bố trí vùng trung tâm: (i) Vị trí của trung tâm cần thoả mãn yêu cầu sau: - Đảm bảo điều kiện giao thông thuận tiện (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không). - Phù hợp với điều kiện địa hình, phong cảnh. - Có khả năng phát triển mở rộng hài hoà với cơ cấu đô thị. (ii) Việc bố trí khu hành chính chính trị phải được chọn ở vị trí trung tâm chủ đạo, trang nghiêm, phía trước là quảng trường chính và ở vị trí chế ngự, điểm nhấn trong bố cục không gian trung tâm. (iii) Khu văn hoá nên được chọn ở vị trí thuận tiện giao thông có khả năng khai thác giá trị của địa hình, cảnh quan tự nhiên. (iv) Khu thương mại, dịch vụ nên chọn ở vị trí có luồng người qua lại lớn và thuận tiện về giao thông. (v) Hệ thống giao thông trong trung tâm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với bố cục không gian trung tâm thành phố. Các khu vực đi bộ trong trung tâm cần có quan hệ chặt chẽ với hệ thống giao thông cơ giới của trung tâm và các tuyến đi bộ trong đô thị Bắc sông Cấm, cần bố trí kết hợp với các công trình kiến trúc nhỏ, nơi nghỉ chân… b. Vùng đô thị: 1. Nội dung vùng đô thị: - Các công trình tiện ích công cộng khu ở, các công trình hành chính cấp phường, các tổ chức quần chúng, xã hội cấp phường. Theo quy hoạch chung được lập bởi Viện quy hoạch Hải Phòng, trung tâm hành chính chính trị cấp quận đã được bố trí bên phía Tây của đường 10, không nằm trong khuôn khổ của dự án. - Các công trình giáo dục: Trường học, trường dạy nghề, nhà trẻ, mẫu giáo… - Các công trình đào tạo đại học quốc tế, đại học từ xa, các việc nghiên cứu, khu nghiên cứu công nghệ cao: Vì Hải Phòng có hệ thống các trường đại học nên tại khu vực này ngoài chức năng giáo dục đào tạo quốc tế còn là quỹ đất dự trữ phát triển cho đô thị Bắc sông Cấm và sau này có thể chuyển đổi sang chức năng ở hỗn hợp cho những cán bộ công tác tại khu quốc tế này. - Các nhà văn hoá, các công trình thương mại. - Y tế, trung tâm TDTT, khu vui chơi giải trí, các công trình dịch vụ. - Các công trình chăm sóc sức khoẻ quốc tế, bệnh viện quốc tế. - Các khu nhà ở. - Các công trình giao thông và hệ thống kỹ thuật hạ tầng… 2. Các quan điểm và nguyên tắc bố cục quy hoạch vùng đô thị: - Mô hình tổ chức quy hoạch sử dụng đất và khai thác không gian trong vùng được cấu trúc theo dạng tuyến tính với hai trục không gian chính theo hai hướng Bắc - Nam và Đông - Tây. - Theo trục trung tâm chính lần lượt từ phía Bắc xuống phía Nam đô thị các lớp không gian như sau: + Khu ngoại ô (vùng nông nghiệp, nông thôn hiện có). + Đường sắt và ga đường sắt. + Khoảng cách ly cây xanh. + Đường bộ (vành đai phía Bắc của đô thị) và ga đường bộ. + Trung tâm thành phố. + Trung tâm thành phố đi kèm khu dân cư. + Trung tâm thương mại và dịch vụ. + Cây xanh công viên, khu thể thao ven sông Cấm. + Sông Cửa Cấm. - Theo trục chính hướng Đông - Tây lần lượt từ phía Tây sang phía Đông đô thị, các lớp không gian như sau: + Khu ngoại ô (vùng nông nghiệp, nông thôn hiện có). + Đường giao thông đối ngoại thành phố. + Khoảng cách ly cây xanh. + Khu dân cư cũ kèm với khu tái định cư. + Trục trung tâm hành chính chính trị và không gian trung tâm thương mại dịch vụ, khu ở và công viên cây xanh. + Khu ở và khu tái định cư kèm khu trung tâm thương mại. + Sông Ruột Lợn. + Khu quốc tế, khu đô thị đại học và nghiên cứu có kèm chức năng ở. + Khu nhà ở dịch vụ sân Golf và thể thao. c. Khu du lịch dịch vụ tổng hợp: 1. Mục tiêu: - Đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí lành mạnh hoạt động thể thao văn nghệ thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật có nội dung hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc. - Tạo lập một khu du lịch dịch vụ đặc biệt với không gian thiên nhiên, thu hút khách du lịch trong thành phố nói riêng và khách du lịch trong nước, quốc tế và khách du lịch trong tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Hạ long, các đối tượng phục vụ bao gồm từ các tầng lớp dân cư giàu nghèo, các lứa tuổi trẻ già tìm về từ mọi miền đất nước, quy tụ về dưới chân tượng đài thống nhất bên cạnh các làng văn hoá Việt Nam thu nhỏ. - Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư đô thị: Một vấn đề cần đề cập đến là nguồn sống và công việc của các cư dân mới trong khu đô thị này. Các đối tượng trong độ tuổi lao động ở khu vực này tham gia lao động trong các khu dịch vụ du lịch của đảo Vũ Yên, các khu thương mại dịch vụ trong khu đô thị, các trung tâm tiện ích công cộng của khu ở và trong các khu công nghiệp lân cận của Hải Phòng. Riêng khu du lịch đảo Vũ Yên, đón một năm khoảng 1 triệu du khách, trung bình 2500 du khách 1 ngày, sản sinh ra khoảng 10.000 công việc làm cho dân cư khu vực, vốn là những người rất thông thạo về địa lý và lịch sử của khu vực. - Nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước, con người, nâng cao dân trí và hoàn thiện con người theo hướng chân thiện mỹ đồng thời góp phần đem lại nguồn thu cho thành phố. 2. Những nguyên tắc trong thiết kế. - Tạo ra một nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho nhân dân thành phố và thoả mãn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước… - Đảm bảo bố cục hài hoà và phù hợp với khung cảnh thiên nhiên đồng thời đáp ứng được mục tiêu là tạo nên một khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ngang tầm trong nước và quốc tế. - Đáp ứng nhu cầu của mọi người ở mọi lứa tuổi và nhu cầu của các gia đình. - Việc quy hoạch và thiết kế phải phù hợp với việc phân đợt xây dựng và việc đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. 3. Nội dung khu du lịch dịch vụ tổng hợp: - Trung tâm hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí. - Trung tâm dịch vụ du lịch bao gồm các khách sạn nhà hàng, cơ sở dịch vụ, khu hành chính và cảnh quan. - Công viên trên mặt nước bao gồm các bến thuyền, các công trình văn hoá gắn với mặt nước và cảnh quan. - Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới… - Các khu bảo tồn thuỷ hải sản vùng bãi ven biển, sinh vật cảnh… - Các khu nhà nghỉ dưỡng kết hợp TDTT giải trí… - Khu vui chơi phục hồi chức năng. - Khu làng văn hoá Việt Nam với tâm điểm là tượng đài Thống Nhất. d. Các chức năng khác của đô thị: Ngoài các khu chức năng nêu trên khu đô thị còn có các công trình chức năng sau: - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. - Hệ thống kho tàng đô thị. - Các vùng cây xanh cách ly, cây xanh phòng hộ ven sông. - Hệ thống các công trình tưởng niệm: Tượng đài Thống Nhất. 3.3. Nội dung quy hoạch sử dụng đất theo phương án đã chọn: Quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng sau: - Khu đô thị mới: 153959 ha. - Khu đảo du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên: 876.3 ha. - Khu bảo tồn tự nhiên: 648.62 ha. - Khu mặt nước và các đất khác: 423.1 ha. 3.3.1. Khu 1: Khu trung tâm thành phố. a. Nội dung: Việc hình thành và phát triển trung tâm thành phố được phân chia thành 3 nhóm chức năng sau: (1). Các công trình tạo lập trung tâm: Bao gồm các cơ quan hành chính chính trị, quản lý, các tổ chức quần chúng xã hội, các công trình tiêu biểu về văn hoá, giáo dục, đào tạo, thương nghiệp, dịch vụ, y tế và nghỉ ngơi du lịch… (2). Các công trình phục vụ trung tâm: Bao gồm các công trình bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của trung tâm đô thị (các bãi để xe, các công trình kỹ thuật và các công trình phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người ở và làm việc trong trung tâm). (3). Các công trình bổ sung trung tâm: Bao gồm các công trình không có ý nghĩa đến sự hình thành và phát triển của trung tâm hay phục vụ trung tâm, không gây ảnh hưởng xấu đến chức năng phục vụ hoạt động của trung tâm (nhà ở, nhà làm việc…). b. Quy mô đất đai: Diện tích 259.11 ha bao gồm: - Các công trình hành chính chính trị cấp thành phố được bố trí dọc trục trung tâm Bắc Nam của đô thị đón trục chính từ sông Cấm vào. - Trung tâm dịch vụ thương mại cấp thành phố và quận, ngân hàng tài chính. - Trung tâm văn hoá, trường đại học quốc tế, khu nghiên cứu công nghệ cao. - Cây xanh quảng trường. - Đất giao thông, các công trình đầu mối kỹ thuật. 3.3.2. Khu 2: Khu ở đô thị. a. Tính chất: Là khu đô thị mới với chức năng là khu ở cùng với các công trình hành chính chính trị cấp phường, các công trình tiện ích công cộng phục vụ cho khu ở, các đơn vị ở và các nhóm nhà ở, các trung thương mại dịch vụ tổng hợp… b. Quy mô đất đai: Diện tích khoảng 594 ha bao gồm: - 6 đơn vị ở với tổng diện tích khoảng 360 ha với đầy đủ các công trình trung tâm tiện ích công cộng như trường học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, trạm y tế, bãi đỗ xe, cây xanh công viên đơn vị ở… - Dân số trung bình mỗi đơn vị ở khoảng 10.000 - 18.000 dân. - Hệ thống giao thông bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh trong khu ở đô thị có diện tích khoảng 100 ha. - Các khu đất tiện ích công cộng khu ở và các trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp cho khu với tổng diện tích khoảng 74 ha bao gồm các công trình nằm tại vị trí trung tâm của các đơn vị ở. - Hệ thống cây xanh trong khu ở có diện tích khoảng 60 ha. 3.3.3. Khu 3: Khu đảo du lịch dịch vụ tổng hợp Vũ Yên. Toàn bộ khu vực đảo Vũ Yên diện tích 876.30 ha được chia ra làm 8 đơn vị phát triển: (1). Khu nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế (B01): Diện tích 70.18 ha, nằm ở bờ Nam cầu nối khu đô thị và đảo Vũ Yên. Chức năng của đơn vị phát triển này là khu nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế. Khu vực này được phân chia thành 2 khu đất chính (B01.1 và B01.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất nhà ở thương mại - giao lưu quốc tế: 56.26 ha. - Đất giao thông đô thị: 9.25 ha. - Đất giao thông khu vực: 4.67ha. (2). Khu dịch vụ du lịch khách sạn (B02): Diện tích 27.03 ha, nằm ở vị trí cảng Vũ Yên và quảng trường trung tâm. Chức năng chủ yếu của đơn vị phát triển này là dịch vụ du lịch khách sạn. Khu đất này được phân chia thành 2 khu đất chính (B02.1 và B02.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 11.42 ha. - Đất cây xanh khu vực và quảng trường: 6.42 ha. - Đất giao thông tĩnh: 7.53 ha. - Đất giao thông khu vực: 0.39 ha - Đất giao thông đô thị: 1.27 ha. (3). Khu dịch vụ du lịch khách sạn (B03): Diện tích 37.70 ha, chức năng chủ yếu của đơn vị phát triển này là dịch vụ du lịch khách sạn và cây xanh cảnh quan. Khu đất này được phân chia thành 3 khu đất chính (B03.1,B03.2, và B03.3), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 4.84 ha. - Đất cây xanh khu vực: 17.46 ha. - Đất giao thông khu vực: 2.58 ha. - Đất giao thông tĩnh: 3.68 ha. - Đất giao thông đô thị: 1.44 ha. (4) Khu làng văn hoá Việt Nam (B04): Diện tích 107.75 ha, chức năng chủ yếu là đất làng văn hoá Việt Nam thu nhỏ. Tại đây dự kiến bố trí một ga cáp treo tại vị trí giáp với đơn vị B01, và tượng đài Thống Nhất tại vị trí trung tâm khu làng Việt Nam thu nhỏ. Khu đất này được phân chia thành 10 khu đất chính (được đánh số từ B04.1 đến B04.10), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất làng Việt Nam thu nhỏ: 76.95 ha. - Đất cây xanh khu vực và tượng đài: 6.03 ha. - Đất ga cáp treo: 2.13 ha. - Đất nhà mặt phố: 4.47 ha. - Đất giao thông khu vực: 3.28 ha. - Đất giao thông đô thị: 14.89 ha. (5). Khu nhà nghỉ cuối tuần (B05): Diện tích 53.50 ha, nằm đối diện với khu trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay bởi sông Cấm. Chức năng chủ yếu là khu nhà nghỉ cuối tuần, tại đây có bố trí một sân bay trực thăng và một trạm y tế ở vị trí giáp với đơn vị B02. Khu vực này được phân chia thành 13 khu đất (được đánh số từ B05.1 đến B05.13), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất nhà nghỉ cuối tuần: 38.59 ha. - Đất cây xanh khu vực: 2.35 ha. - Đất sân bay trực thăng: 2.56 ha. - Đất y tế: 1.51 ha. - Đất giao thông tĩnh: 6.11 ha. - Đất giao thông khu vực: 2.38 ha. (6). Khu đất (B06): Diện tích 90.43 ha, tại khu vực này bố trí nhà khách quốc tế và trung tâm hội thảo quốc tế kết hợp với các không gian cây xanh. Khu đất có nhiều chức năng được phân chia thành 16 khu đất ( được đánh số từ B06.1 đến B06.16), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 7.28 ha. - Đất nhà khách quốc tế: 6.76 ha. - Đất trung tâm hội thảo quốc tế: 3.16 ha. - Đất nghỉ dưỡng du lịch: 26.77 ha. - Đất nghỉ dưỡng cho người già: 18.75 ha. - Đất cây xanh khu vực: 19.70 ha. - Đất giao thông tĩnh: 3.10 ha. - Đất giao thông khu vực: 4.91 ha. (7). Khu du lịch sinh thái (B07): Diện tích 184.08 ha, nằm cạnh tuyến đường quốc gia chạy qua tuynel đi Đình Vũ, đây là khu vực có diện tích lớn nhất với chức năng chính là du lịch sinh thái, một khu bảo tàng sinh thái được bố trí tại vị trí gần cầu nối đảo Vũ Yên với khu vực rừng bảo tồn. Khu vực này được chia thành 6 khu đất chính (được đánh số từ B07.1 đến B07.6), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất du lịch sinh thái: 103.23 ha. - Đất dịch vụ du lịch khách sạn: 4.81 ha. - Mặt nước: 69.56 ha. - Đất giao thông khu vực: 6.48 ha. (8). Khu bảo tồn sinh thái (C04): Diện tích 121.66 ha, nằm đối diện với khu du lịch sinh thái bởi tuyến đường quốc gia chạy qua tuynel đi Đình Vũ. Chức năng chính là bảo tồn sinh thái, một trạm xử lý nước thải được bố trí phía gần chân cầu nối vào đảo Vũ Yên với khu rừng bảo tồn. Khu vực này được phân chia thành 2 khu đất chính (C04.1 và C04.2), có cơ cấu sử dụng đất như sau: - Đất bảo tồn sinh thái: 95.68 ha. - Đất lâu đài cổ: 3.40 ha. - Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 6.00 ha. - Đất cây xanh cách ly: 13.03 ha. - Đất giao thông đô thị: 3.55 ha. Hệ thống giao thông đô thị bên ngoài ô đất bao gồm cả tuyến đường quốc gia là 86.52 ha. Ngoài ra khu vực đảo Vũ Yên còn các khu đất cây xanh ven sông (C01, C02, C03, và C06) với tổng diện tích 54.76 ha, đất bảo tồn sinh thái (C05) có diện tích 16.48 ha. 3.5. Bố cục quy hoạch kiến trúc và cảnh quan đô thị: 3.5.1. Khu trung tâm đô thị: a. Nguyên tắc bố cục không gian trung tâm: - Thể hiện nổi bật nhiệm vụ chính trị kinh tế, xã hội của thành phố. - Kết hợp khai thác các giá trị tích cực của địa hình, cảnh quan tự nhiên nhằm tạo được nhiều điểm nhấn có giá trị. - Khai thác các giá trị lịch sử kiến trúc và văn hoá đặc trưng Hải Phòng vào bố cục không gian trung tâm thành phố. - Thuận tiện và an toàn cho người sử dụng. b. Nội dung bố cục không gian trung tâm: Cơ cấu tổng quát là bố cục trung tâm tuyến tính với các công trình chức năng được tổ chức trên một vùng đất cụ thể là: - Khu trung tâm đô thị được bố trí ở vị trí trung tâm vùng đô thị nằm trên trục phố chính theo hướng Bắc - Nam với mặt cắt ngang đường kính 140m và hai trục đường đôi song song cách nhau 300m với mặt cắt ngang 70m và một trục dọc theo hướng Đông - Tây với mặt cắt ngang 120m. - Phía trước toà thị chính thành phố là quảng trường trung tâm, xung quanh là các công trình hành chính chính trị như Thành uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan của Đảng, đoàn thể, xã hội, an ninh, tư pháp, các cơ quan cấp sở và trung ương… - Khu trung tâm dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, các siêu thị nhà hàng, khách sạn với các công trình cao tầng dọc trục chính Bắc - Nam và trục chính Đông - Tây. - Khu vực giáp sông Cấm là các công trình văn hoá, TDTT kết hợp với cây xanh hồ nước công viên. Ven sông là bến tàu du lịch và các công trình văn hoá, tạo cảnh quan ven sông. - Hai tháp đôi cao tầng nằm trên trục chính tạo một cổng không gian ảo hướng vào khu trung tâm và hình thành nên hai điểm nhấn trên trục này. - Các khu ở chung cư cao tầng được bố trí kết hợp với khu trung tâm tạo thành những điểm nhấn về không gian với các dạng nhà ở tháp > 15 tầng hợp khối. - Hệ thống trung tâm các đơn vị ở được bố trí theo dạng tuyến trải dọc trục đường liên khu ở từ Tây sang Đông nối liền với khu du lịch dịch vụ tổng hợp. Hai bên là những khu ở xây dựng mới và các làng dân cư hiện có được đô thị hoá. - Đại lộ trung tâm đô thị được tổ chức có dải phân cách giao thông kết hợp cây xanh, hồ nước nối liền quảng trường trung tâm cấp thành phố và cấp quận. - Nối giữa khu Nam sông Cấm và Bắc sông Cấm sẽ hình thành 2 cầu qua sông Cấm: Cầu Bính 1, cầu Bính 2 và một tuynel đi Đình Vũ - Vũ Yên. - Nhà ga hành khách (đường sắt) được bố trí phía bắc khu đô thị kết hợp với khu bến xe ô tô đối ngoại và khu kho tàng của đô thị tạo nên đầu mối giao thông sắt bộ hoàn chỉnh. - Tổ chức giao thông đường phố với các thiết bị giao thông, ánh sáng, cây xanh, hồ nước, đài phun nước… tạo thành một tổng thể mang tính nghệ thuật cho cảnh quan môi trường thành phố. - Đường thuỷ: Tạo các bến du thuyền tàu du lịch loại nhỏ kết hợp cảng khách du lịch Bến Bính tạo điều kiện du lịch đường thuỷ thuận tiện. Có thể phát triển loại hình du lịch bằng thuyền buồm (kết hợp xuồng máy tạo cảnh quan sông Cấm…) 3.5.2. Các công trình kiến trúc: - Trụ sở cơ quan hành chính, văn phòng đại diện, nhà ga, bến xe… nên hợp khối mái dốc, hành lang thoáng tạo bộ mặt phố chính. Không gian tầng trệt thoáng rộng có cây xanh hài hoà với không gian đường phố… - Các công trình dịch vụ công cộng, thương mại, văn hoá, thể thao… xây dựng quy mô lớn tạo khối nhấn cho quần thể, tỷ lệ đất cho giao thông tĩnh cao. - Đặc biệt giải pháp kiến trúc cho các nút giao thông; giải cây xanh cách ly; các điểm nhìn; bề nhìn trên tuyến phố trung tâm cần xử lý nghiên cứu kỹ qua một dự án đặc thù về không gian kiến trúc. 3.5.3. Các không gian phụ trợ. Bao gồm: + Hệ thống chiếu sáng đường, quảng trường sân bãi. + Các sân bãi để xe, đón khách, đi bộ, nghỉ dạo… hài hoà với kiến trúc phong cảnh của cây xanh bể nước thảm cỏ, vườn hoa, đài phun… + Các kiến trúc tượng đài, quảng cáo tại các điểm nhấn. + Sau khi hoạch định lộ giới xây dựng cho trồng ngay cây bóng mát trên trục đường, cây xanh trong các công viên. Mô hình đô thị vườn, sinh thái du lịch là không gian đô thị của một môi trường sống bền vững, hiện đại kết hợp với sắc thái riêng của Hải phòng. 3.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 3.6.1. Quy hoạch giao thông: a. Giao thông đối ngoại. a.1. Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt cụt được dẫn từ ga Cam Lộ vượt sông Cấm qua ga khách Tân Dương tới ga cụt Minh Đức. - Chiều dài: L = 9000m. - Lộ giới: B = 20 m (trong đó có 1600m đi trên cao). a.2. Giao thông đường thuỷ: Các tuyến chính: - Hải Phòng - Hà Nội. - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Hải Phòng - Cát Bà. b. Giao thông đô thị: Mạng lưới giao thông đô thị được bố trí theo sơ đồ hỗn hợp gồm các đường hướng tâm và các đường vành đai đô thị: - Tuyến hướng tâm số 1: Từ Cầu Bính 1 qua Tân Dương và hướng đi đường quốc lộ 10 có chiều dài L = 3180m; lộ giới B = 50.5m. Gồm 2 làn đường, mỗi làn 11.25m chứa 3 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 7,5 mx 2, 2 làn đi bộ rộng 3m, giải phân cách giữa 3m. Trong định hướng tuyến đường này thiết kế đi trên cao, song trong thời gian khoảng gần 10 năm trước mắt, ban quản lý các dự án cầu Hải phòng có cung cấp thông tin về tuyến này được thực hiện cùng cốt giao thông đô thị, do đó chúng tôi kiến nghị với thành phố thực hiện tuyến này trước mắt là giao thông cùng cốt, sau này dự án đường trên cao thực hiện sẽ trùng với tuyến này, nút giao với trục trung tâm Đông - Tây 120m sẽ thực hiện làm giao khác cốt. - Tuyến hướng tâm số 3: Từ khu trung tâm qua cầu Bính 2 hướng tới sân bay Cát Bi với chiều dài L = 3360m, lộ giới B = 45m gồm 2 làn đường, mỗi làn 7,5m, 4 làn xe cơ giới, giải phân cách 10m vỉa hè 2 bên rộng 10m x 2. - Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 1 từ sông Cấm hướng thẳng tới nút giao vòng cung không gian mở của trung tâm hành chính chính trị, với một tuyến chính rộng 140m, chiều dài L = 180m, lộ giới B = 140m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15mx2, giải phân cách 70m. - Hai trục Bắc Nam tạo lập lõi trung tâm, song song cách nhau 300m, mặt cắt ngang 70m, giao thoa bằng hai nút vùng cung, chiều dài mỗi tuyến L = 3350m, lộ giới B = 70m, hai làn đường mỗi làn 12,25m, mỗi làn chứa 6 làn xe cơ giới, vỉa hè 2 bên 10 m x 2, giải phân cách 25,5m. - Trục trung tâm Bắc Nam nhịp 2 từ cánh cung không gian đóng của khu hành chính chính trị đi ra quảng trường ga Minh Đức, chiều dài L = 700m, lộ giới 180m, hai làn đường rộng 16,5m, có 4 làn xe cơ giới, vỉa hè 15m x 2, giải phân cách 110m. - Đường vành đai Bắc đô thị song song với tuyến đường sắt, cách ly với đường sắt 120m, chạy giới hạn đô thị hướng từ Tây sang Đông với tổng chiều dài L = 7500m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2. - Đường vành đai bờ sông Cấm 1 chạy theo cận dưới của đô thị, tiếp giáp với bờ sông Cấm từ đoạn đầu cầu Bính 1 đến ngã 3 sông Ruột Lợn thì chạy cánh cung dọc lên nối với đường vành đai Bắc, tổng chiều dài L = 6600m, lộ giới B = 45m, gồm 2 làn đường rộng 7,5m, có 4 làn xe cơ giới, xe thô sơ, giải phân cách 10m và 2 bên vỉa hè rộng 10m x 2. - Đường vành đai bờ sông Cấm nói 2 từ 2 điểm giao của trục trung tâm Bắc - Nam nhịp 1, men theo bờ sông Cấm đến vùng tâm của khu đất ngã ba sông, chia làm hai nhánh, một đi về điểm nhấn của trung tâm thương mại quốc tế, một đi về đại lộ trung tâm Đông - Tây, tổng chiều dài L = 2300, lộ giới 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m, với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5mx2, giải phân cách 7m. Giao nhau giữa tuyến đường vành đai và các đường hướng tâm là hệ thống giao khác mức với hệ thống cầu dây văng, cầu cảng, tuynel… làm tăng thêm vẻ đẹp đô thị và đảm bảo giao thông. Đề xuất thành phố cho xây dựng một tuyến giao thông tuynen nối với khu vực quảng trường chính của Đảo Vũ Yên đi vào khu làng văn hoá Việt Nam. Tuyến Tuynen này sẽ nối sang khu đô thị Hải Phòng và nối về đường Quốc lộ 5 đi các tỉnh. Tuyến này sẽ nâng cao khả năng đối ngoại cho giao thông của khu đảo du lịch Vũ Yên nói riêng và khu đô thị Bắc sông Cấm nói chung. c) Ngoài hệ thống hướng tâm là các hệ thống đường nội bộ đô thị thuộc mạng lưới đường ô vuông - Tuyến nội bộ trung tâm bờ Bắc của đại lộ trung tâm gồm hai trục đường xuyên suốt khu đô thị đi theo hướng Tây sang Đông từ đầy đường 10 tới gặp nhau tại nút cầu Vũ Yên 2, có tổng chiều dài L = 13.000m với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5 m x 2, giải phân cách 7m. - Tuyến nội bộ trung tâm bờ Nam của đại lộ trung tâm gồm hai trục ngang và hai trục chéo cắt qua đường vành đai bờ sông Cấm 1, tổng chiều dài L = 5500m, với mặt cắt lộ giới B = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m. - Tuyến giao thông chính đảo Vũ Yên tương đối dày về mật độ, với các tuyến vành đai chạy bao bọc khu đảo, khu phố chợ thương mại và khu làng văn hoá Việt Nam, thông thẳng ra đường vành đai đô thị đi khu Công nghiệp Bến Rừng và đi tuynel Đình Vũ, tổng chiều dài L = 20.200m, lộ giới b = 32m, hai làn đường mỗi làn 7,5m với 4 làn xe cơ giới, hai bên vỉa hè 5m x 2, giải phân cách 7m. - Các đường nhánh hướng tâm trên đảo Vũ Yên tập trung về hai nút quảng trường giao thông của khu Việt Nam "Nhân sinh bách nghệ" và khu "Làng văn hoá Việt Nam", có lộ giới B = 13,5m với 2 làn xe cơ giới, vỉa hè hai bên 3m x 2. d) Nút giao thông: Hệ thống nút giao thông gồm các nút giao thông cưỡng bức, các nút giao thông khác cốt: - Nút cầu Bính - Nút cầu Bính với 1 đường sắt - Nút cầu Bính 2 - Nút giao thông đường sắt - Nút tự điều khiển Với diện tích S = 25ha e) Hệ thống giao thông tĩnh: * Gồm: 1 bến xe liên tỉnh, 8 bãi đỗ xe, với diện tích S = 27ha f) Hệ thống giao thông công cộng: Hệ thống giao thông công cộng áp dụng cho đô thị là hệ thống xe Buyt nội đô bao gồm những tuyến chính liên kết các khu chức năng chính của đô thị như: - Tuyến 1: Nối khu trung tâm hành chính chính trị với khu đô thị Hải Phòng bên bờ Nam sông Cấm, hướng chạy chủ yếu qua hai cầu Bính 1 và 2, tới gặp đại lộ trung tâm thì toả lên theo hai đường trục Bắc - Nam về ga đường sắt và đi tới bến xe khách liên tỉnh thì tuần hoàn quay về khu đô thị cũ. - Tuyến 2: Nối khu đô thị cũ với dải thương mại dịch vụ tổng hợp, nút giao qua cầu Vũ Yên, theo đường trục Bắc Nam tại nút này đi qua khu công nghệ cao, khu đại học quốc tế tới đường vành đai trên cùng, về bến xe khách liên tỉnh, sau đó tuần hoàn quay về đô thị cũ. - Tuyến 3: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trưởng, rẽ lên theo đường bao của làng Việt Nam thu nhỏ, hướng ra đường vành đai đi tuynel Đình Vũ và đi sang khu đô thị cũ, sau đó quay lại lộ trình về bến xe liên tỉnh. - Tuyến 4: Đi từ bến xe khách liên tỉnh về khu trung tâm gặp đại lộ Đông - Tây 120m, đi về cầu Vũ Yên, qua khu phố chợ và khu quảng trường, rẽ theo đường bao ven sông đi về khu lâu đài cổ, quay xe lại theo lộ trình cũ về bến xe liên tỉnh. - Tuyến 5: Từ bến xe liên tỉnh đi theo đường Bắc Nam nội đô cắt qua đại lộ trung tâm Đông Tây đi về khu Thương mại quốc tế, sau đó quay xe đi theo vành đai ven sông Cấm, đi theo trục trung tâm Bắc Nam về ga đường sắt và đi về bến xe khách liên tỉnh. Tổng toàn khu đô thị và khu du lịch nghỉ dưỡng đảo Vũ Yên có 263 điểm dừng đỗ xe buýt. g. Đánh giá chung: Trong tương lai, khi toàn bộ khu đô thị mới được hình thành sẽ tận dụng khai thác được toàn bộ lợi thế của các tuyến giao thông đường sắt, đường thuỷ cùng với các tuyến giao thông đối ngoại nối liền với khu vực và với cảng hàng không Cát Bi, đặc biệt đối với việc vận chuyển hành khách du lịch và lưu thông hàng hoá tới đảo du lịch Vũ Yên và các khu trung tâm thương mại tập trung tại khu đô thị mới. 3.6.2 Quy hoạch san nền: a. Giải pháp thiết kế: Thiết kế san nền theo nguyen tắc san tạo mặt bằng để xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm theo đường giao thông như: cấp thoát nước, cấp điện, bãi đỗ xe… Đối với các lô đất, san sơ bộ để lấy mặt bằng xây dựng. Khi xây dựng các cộng trình trong lô, tuỳ thuộc vào thiết kế chi tiết các công trình bên trong sẽ san gạt tiếp để phù hợp với yêu cầu sử dụng và đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài. - Cơ sở cao độ khống chế: tuân theo cao độ khống chế quy hoạch san nền khu vực và cao độ quy hoạch tại các tim đường. Cao độ thiết kế san nền trung bình cho toàn bộ dự án là 3,0 m tương đương với hệ cao độ nhà nước, nếu tính theo hệ cao độ Hải Phòng hiện tại sử dụng là 4,989m. - Hướng dốc thoát nước: từ các tiểu khu dốc về các trục đường chính, sử dụng hệ thống thoát nước đô thị đưa nước về trạm xử lý nước thải. - Phương pháp thiết kế: sử dụng phương pháp đường đồng mức thiết kế, bước chênh cao đường đồng mức là 0,05m: độ dốc trung bình giữa 2 đường đồng mức là 0,4%. b. Giải pháp san lấp: - Đối với các lô đất, tiến hành đắp nền theo từng lớp đến cốt thiết kế với độ chặt yêu cầu là K=0,9. Khi xây dựng các công trình bên trong sẽ xử lý nền móng tiếp để phù hợp theo quy mô cụ thể của công trình. - Để đảm bảo ý đồ quy hoạch: không tiến hành san lấp đối với khu bảo tồn sinh thái, khu vực dân cư hiện có được giữ lại nhằm mục đích chỉnh trang. 3.6.3 Hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước thải: a. Hệ thống cấp nước: Các chỉ tiêu chủ được sử dụng để thiết kế quy hoạch phù hợp Tiêu chuẩn thiết kế TCN-33-85 do Bộ xây dựng ban hành năm 1989, chiến lược cấp nước quốc gia đến năm 2020 và một số chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng mới do Bộ y tế ban hành. - Nguồn nước: Khu đô thị Bắc sông Cấm nằm sát ngay cửa sông nên hầu hết các nguồn nước ngầm và nước mặt ở đây đều bị nhiễm mặn, không thể khai thác làm nước sinh hoạt. Do đó nguồn cấp chính cho khu đô thị được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố Hải Phòng. Trong số các nhà máy nước của thành phố, nhà máy nước Minh Đức nằm gần khu đô thị mới Bắc sông Cấm nhất và theo quy hoạch cấp nước của thành phố thì công suất 13.500 m3/ngđ có thể cung cấp được và đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ của khu đô thị Bắc sông Cấm. Ngoài ra để đảm bảo tính khả thi, đề xuất thành phố cho xây dựng thêm một nhà máy nước gần khu vực Bắc sông Cấm để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn khu, tránh bị phụ thuộc vào các nguồn cung cấp khác hiện nay chưa chắc chắn. b. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa: Các chỉ tiêu chủ được sử dụng để thiết kế quy hoạch phù hợp tiêu chuẩn thiết kế 20TCN-51-84 do Bộ xây dựng ban hành năm 1989. Một số chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng nước thải ra sông, ngòi, ao hồ áp dụng theo tiêu chuẩn mới do Bộ Khoa học và công nghệ môi trường ban hành năm 1995 và 2000. Khu đô thị Bắc sông Cấm gồm 2 khu chính là khu đô thị trung tâm và khu du lịch sinh thái Vũ Yên, cả 3 mặt khu đô thị đều giáp sông, chỉ có khu vực phía Bắc được ngăn cách với khu làng xóm, ruộng trũng bằng tuyến đường sắt và ga Minh Đức. Toàn bộ lưu vực thoát nước phía Bắc đều thoát ra sông Cấm thông qua hệ thống đầm và kênh thoát nước hiện hữu. Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa dùng cống tròn BTCT đường kính D600-D2500, đặt trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường để thu nước mưa trong các khu công trình và trên đường phố. Nước mưa được thoát ra hệ thống kênh và hồ điều hoà, sau đó thoát ra sông Cấm qua hệ thống cống ngăn triều. c. Hệ thống thu gom và thoát nước mưa: Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt được tính toán đảm bảo thoát nước thải trong giờ dùng nước lớn nhất trong ngày. Toàn bộ nước thải được thu gom trực tiếp vào các cống thoát nước và được dẫn về khu xử lý. Khu xử lý có nhiệm vụ xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Nhà nước trước khi xả ra nguồn xả. Khu trung tâm lưu lượng nước thải được tập trung về trạm xử lý 1( công suất 25.000 m3/ngđ) thông qua trạm bơm nước thải chuyển vùng. Khu vực đảo Vũ Yên lượng nước thải được tập trung về trạm xử lý 2 với công suất 5.000 m3/ngđ. d. Vệ sinh môi trường: Với chỉ tiêu tính toán: 0,8-1,2kg/ng ngày, lượng rác thải toàn khu đô thị đến năm 2020 là 100 tấn rác/ ngày. Dự kiến sẽ đặt một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ xử lý sinh học tái sử dụng có công suất 120 tán rác/ngày và có khả năng nâng cấp, mở rộng công suất lên đến 200 tấn rác/ ngày. Hệ thống thu gom rác được bố trí thuận tiện tại các khu trung tâm, khu vực gần chợ và các khu đông dân cư, bố trí các thùng rác công cộng tại các trục đường, trong khu công viên và các khu chợ. 3.6.4 Hệ thống cấp điện cao, trung, hạ thế, chiếu sáng đường phố: a. Hiện trạng: Nguồn điện cấp cho khu đô thị Bắc sông Cấm được lấy từ trạm biến áp 110/35KV-20MVA Thuỷ Nguyên 1 thông qua 2 trạm biêna áp trung gian 35/10KV Thuỷ Nguyên và Thuỷ Sơn với tổng công suất 2 trạm là 11.400KVA. Trong khu vực chỉ dùng 1 cấp điện trung áp 10KV với tổng chiều dài đường dây là 15 km và 19 trạm biến áp phụ tải 10/0,4KV với tổng dung lượng là 3955KVA. Do đó cần cải tạo lưới điện ở khu vực này để đáp ứng yêu cầu điện sinh hoạt cho khu đô thị mới. b. Quy hoạch: Nguồn điện : Từ nhiệt điện Uông Bí (đường dây 110KV) Từ trạm 220 Vật Cách (đường dây 110KV) Từ nhiết điện Hải Phòng (đường dây 110KV) Trạm biến áp 110/22KV-2*40MVA Thuỷ Nguyên 3 và được xây dựng trong khu đô thị Bắc sông Cấm và được cấp nguồn 110KV từ các nguồn điện nêu trên. Lưới điện trung áp 10KV được thay thế bằng lưới điện trung áp 22KV xây dựng mới. Lưới phân phối 22KV được xây dựng mới đi cáp ngầm theo kiểu mạch vòng kín, vận hành hở. Các trạm biến áp lưới dự kiến đặt: 1 trạm biến áp 110/22KV-2x40MVA và 145 trạm biến áp 22KV/0,4KV có dung lượng từ 250KVA đến 560KVA. 3.6.5 Hệ thống thông tin liên lạc: a. Hiện trạng: Tổng đài: đặt tại bưu điện Tân Hoa với dung lượng 2000 số, dự kiến cuối năm 2004 sẽ mở rộng thêm 1000 số. Mạng cống ngầm: tuyến cống ngầm dọc theo đường 10 cũ và tuyến dọc theo đường dẫn cầu Bính 1. Mạng cáp treo: có trên tất cả các trục đường chính và đường nhánh trong khu vực quy hoạch. b. Quy hoạch: Dự kiến phát triển theo quy hoạch khuc vực Bắc sông Cấm với dân số quy hoạch khu vực là 90.000 dân, mạng viễn thông được quy hoạch như sau: Tổng đài: 2 tổng đài HOST dung lượng 50000 số, cùng với 20-30 trạm vệ tinh. Mạng ngoại vi: toàn bộ mạng ngoại vi sẽ sử dụng mạng cống cáp ngầm đi trên các tuyến đường trục, đường nhánh và đến tận từng nhà thuê bao, được thiết kế đi hai bên hè đường với dung lượng mỗi tuyến cống từ 2- 8 lỗ ống nhựa D=110mm. 3.6.6 Hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến: Các tuyến cáp truyền hình hữu tuyến được đấu nối từ đài truyền hình thành phố tới phòng kỹ thuật trung tâm. Tuyến cáp nguồn từ đài truyền hình thành phố sẽ do truyền hình thành phố lắp đặt, các tuyến cáp từ phòng kỹ thuật trung tâm của khu đô thị đến từng khu dân cư bằng loại cáp lớn RG-11 và có độ suy hao nhỏ, các bộ khuyếch đại được đấu vào để đẩy tín hiệu bù lại phần suy hao trên đường truyền. Thiết bị cuối của phía ngoài các nhà phải được lắp đặt trong tủ đựng thiết bị và tín hiệu phải đủ nếu cung cấp cho từng khu dân cư và phải được đặt tại những nơi khô ráo, thuận tiện cho việc lắp đặt, bảo hành, bảo trì. Toàn bộ đường cáp truyền hình đi trong hào kỹ thuật. 3.6.7 Hệ thống tuynel kỹ thuật: Để đảm bảo cảnh quan đô thị theo tiêu chuẩn đô thị cấp I, toàn bộ hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt, cấp điện sinh hoạt, điện chiếu sáng công cộng, cáp thông tin liên lạc, cpa tín hiệu truyền hình hữu tuyến của cả khu đô thị Bắc sông Cấm và khu du lịch đảo Vũ Yên đều được chạy chung trong hệ thống tuynel kỹ thuật đặt ngầm dọc theo các trục đường giao thông, bảo đảm tiêu chuẩn “ đô thị không dây”. Chương IV: đánh giá tác động môi trường 4.1 Yêu cầu, phương pháp nghiên cứu: 4.1.1. Yêu cầu: Các vấn đề môi trường được nghiên cứu đánh giá là các ảnh hưởng do quy hoạch chi tiết. Khu đô thị Bắc sông Cấm đến cảnh quan sinh thái, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, giao thông nội đô, giá trị sử dụng đất. 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu: - Hồi cố, thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng môi trường trước quy hoạch. - So sánh các giải pháp sau quy hoạch: mô hình so sánh. - Bài toán tải trọng ô nhiễm. 4.2. Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực nghiên cứu: 4.2.1. Các công trình được nghiên cứu trong đồ án quy hoạch: Trước khi triển khai đồ án quy hoạch, các công trình xây dựng ở đây là nhà cửa của dân cư trong vùng, các công trình tiện ích, dịch vụ như trạm xá, trường học, UBND xã, doanh trại quân đội. Hầu hết các công trình lớn nằm dọc trục quốc lộ 10 là các nhà ở 1 hoặc 2 tầng của các hộ dân cư sinh sống buôn bán tại đây, không có các công trình xây dựng lớn. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc qui hoạch lại. 4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực: a. Chất lượng môi trường nước mặt: Nước mặt của khu vực ngoài các ao hồ chứa còn có hệ thống thủy nông tưới tiêu cho khu vực canh tác nông nghiệp dẫn ra cửa Lâm Động và sông Cấm. Hầu hết nước mặt trong vùng không sử dụng được cho nấu ăn, chỉ một phần nhỏ cho sinh hoạt như tắm giặt. Tại khu vực theo như đề tài sông Cấm, hàm lượng dầu tại khu vực dự án cao hơn TCCP từ 8-21 lần. Theo kết quả khảo sát về chất lượng nước tại khu vực báo cáo có các kết quả dưới đây: Bảng chất lượng nước tại khu vực Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5942-1995 PH mg/l 6.6 6 - 8.5 OD mg/l 5.7 ³ 6 BOD5 mg/l 1.1 < 4 COD mg/l 8.8 20 SS mg/l 1.6 0.05 NH4 mg/l 0 0.05 AS mg/l 0 0.05 NO2 mg/l 0 10 NO3 mg/l 0.11 1 Zn2+ mg/l 0.48 0.01 Cd2+ mg/l 0 0.05 Cu2+ mg/l 0.006 0.1 Fe3+ mg/l 0.02 1 CoLiform mpn/100ml 40.000 5.000 Trên cơ sở của các kết quả trên cho thấy, nước của kênh tới cửa Lâm Động hầu hết là thấp hơn TCCP ngoại trừ Coliform cao hơn TCCP 8 lần. b. Chất lượng không khí: Khu vực nghiên cứu là khu canh tác nông nghiệp, mật độ đường sá tại khu vực còn rất thấp, giao thông ở đây chủ yếu trên quốc lộ 10, các đường giao thông liên xã với các hoạt động giao thông còn rất hạn chế. Khu vực không có các cơ sở công nghiệp lớn và trung bình. Bảng chất lượng không khí trong khu vực Thông số Vị trí Bụi mg/m3 Pb mg/m3 SO2 mg/m3 NO2 mg/m3 CO mg/m3 Vi khí hậu T°C H% V m/s Cách cống Bình Đông 20m 0.8 0.0001 0.0001 0.0002 3.9 32.5 80 1 - 3 Gần Tân Dương 1.1 0.0002 0.005 0.008 1.58 33 80 0.5 - 1 TCCP 0.3 0.005 0.5 0.4 40 Hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm còn thấp hơn tiểu chuẩn TCCP, riêng bụi cao hơn từ 2,5 - 3,6 lần. Khu vực đô thị nằm cuối hướng gió Nam và Đông Nam của nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy PAD... Do vậy khu vực khảo sát có bị ảnh hưởng ô nhiễm bụi ở một số nhà máy này. c. Chất lượng đất: Đất trong khu vực phục vụ chủ yếu cho canh tác nông nghiệp. Các khảo sát gần đây cho thấy đất khu vực dọc theo bờ sông Cấm bị nhiễm mặn, các yếu tố hóa học khác hầu như ở mức cho phép. Bảng đặc tính hóa học của đất cạnh đê sông Cấm, của 2 xã Hoa Động và Tân Dương Loại đất CL SO4 TSMT KCL Hoa Động: Loại # acid với tỷ lệ muối thấp. 0.1-0.5 0.3-0.2 0.5-0.25 4.5-5.5 Tân Dương: Loại #7 acid với muối 0.15-0.1 0.5-0.3 1-0.5 4.5 d) Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của khu vực dự án: Vùng nghiên cứu bị ảnh hưởng của khí hậu vùng phía Bắc và có đặc trưng của khí hậu ven biển; có hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đông; bị ảnh hưởng của các đợt bão và áp thấp nhiệt đới hàng năm. Đặc điểm quan trọng nhất về điều kiện địa chất thủy văn của khu vực là sông Cấm, với tốc độ trung bình của nước là 0,7m/s, mực nước lớn nhất của sông Cấm là 444cm, mực nước thấp nhất là 21cm, lên xuống theo thủy triều và mùa mưa lũ. Điều kiện về địa chất của khu vực có đặc trưng của vùng Hải Phòng, với vùng trên cùng là lớp đất yếu dễ dàng, sụt lún khi có áp lực lớn. Tần suất xuất hiện động đất trong vùng ở mức trung bình và trong vùng thường chịu ảnh hưởng của địa chấn ở mức nhỏ. Đối với hệ nguồn sinh thái, hệ sinh thái nông nghiệp đóng vai trò chính trong vùng. Thêm vào đó là một số loài động vật sống tại vùng đất bồi ngập nước mặn và một vài động vật hoang không quan trọng. Môi trường nước mặt trong vùng dự án bao gồm nước sông Cấm và các kênh mương thủy lợi, theo đánh giá nước mặt còn chưa bị ô nhiễm. Điểm lưu ý ở đây là nước sông Cấm bị ô nhiễm nhẹ về đầu. Môi trường nước ngầm còn chưa bị ô nhiễm. Hiện nay, môi trường không khí trong vùng dự án bị tác động bởi nhà máy Xi măng Hải Phòng. Tác động này phụ thuộc nhiều vào mùa khác nhau trong năm. Tuy nhiên tác động này sẽ được chấm dứt khi Công ty Xi măng Hải Phòng ngừng hoạt động tại đây theo như kế hoạch di chuyển nhà máy trong thời gian tới. Việc khu đô thị Bắc sông Cấm nằm ở phía tây Bắc của các khu nhà máy và khu công nghiệp của Hải Phòng là không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Giải pháp ở đây đã được nghiên cứu kỹ với toàn bộ dải cây xanh cách ly trên đảo Vũ Yên và một lá phổi xanh nằm kề bên khu vực sân Golf đã trung hòa và bảo vệ cho khu vực. Hiện nay chưa có dấu hiệu về ô nhiễm đất canh tác hoặc đất không canh tác trong vùng dự án. Đất canh tác nông nghiệp tương đối màu mỡ với năng suất canh tác lúa tương đối cao (khoảng 8 tấn/ha/năm). Vùng đất bồi có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản năng suất thấp. Giá trị sử dụng đất phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. 4.3. Đánh giá tác động đối với môi trường trong quá trình quy hoạch: 4.3.1. Các nguồn tác động môi trường trong việc quy hoạch khu dân cư: Tổ chức kiến trúc các công trình xây dựng trong khu vực này bao gồm: Các công trình hành chánh cấp quận, các cơ quan chính trị, tổ chức quần chúng, xã hội cấp quận; các công trình giáo dục như trường học, trường dạy nghề, nhà trẻ, mẫu giáo...; các nhà văn hóa, các công trình thương nghiệp; y tế, TDTT, vui chơi giải trí, các công trình dịch vụ, các khu nhà ở. Khi triển khai qui hoạch khu dân cư tại đây, với việc hình thành cơ sở vật chất của đô thị giúp cho việc cải thiện chất lượng sống như cấp thoát nước, điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên do việc gia tăng dần số, tổng lượng thải do sinh hoạt cũng sẽ gia tăng, nồng độ ô nhiễm về nước thải sinh hoạt, khí thải do đun nấu, tiếng ồn... Thực tế có thể thấy ở vùng ven đô thì khi trở thành đô thị, mật độ dân cư còn thấp hơn rất nhiều so với khu đô thị nên các tác động môi trường do qui hoạch dân cư tại vùng là có thể chấp nhận được. 4.3.2. Trung tâm công cộng, dịch vụ: Được xác định là khu quận trung tâm thành phố Hải Phòng do vậy các công trình tiện ích, dịch vụ công sẽ được trung tâm nhiều ở đây. Tại đây sẽ hình thành nên khu trung tâm bao gồm các công trình hành chính chính trị của thành phố như: UBND thành phố, Thành ủy, các cơ quan an ninh, pháp chế... cùng các công trình thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các trụ sở giao dịch trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện: các công trình văn hoá nghệ thuật, các công trình TDTT. Như vậy khi hình thành các khu này thì ảnh hưởng của nó không chỉ là khu vực đô thị mới mà còn có cả thành phố. Đó là sự dịch chuyển trung tâm thành phố với các trung tâm hành chính, thương mại từ quận Hồng Bàng và Ngô Quyền ra khu vực đô thị mới. Việc bố trí này phù hợp với phát triển chung, khi mà quĩ đất trong các khu vực đô thị đã quá chật hẹp khó phát triển các công trình hành chính, thương mại, dịch vụ công cho tương xứng với tầm cỡ một đô thị hiện đại như Hải Phòng trong tương lai. Khi triển khai quy hoạch khu vực trung tâm thành phố sẽ làm tăng mật độ giao thông tại đây cùng các vấn đề về nước thải và vệ sinh môi trường khác. chất lượng môi trường sẽ thay đổi đặc biệt là chất lượng môi trường không khí do ô nhiễm giao thông. Các vấn đề về nước thải và vệ sinh môi trường sẽ được giải quyết các dịch vụ công của đô thị và cơ sở hạ tầng đồng bộ. Để giảm các tác động môi trường do qui hoạch khu dân cư là khu dịch vụ hành chính, thương mại... trung tâm thành phố, dự án có tổ chức các dải cây xanh đô thị và các công viên. 4.3.3. Du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: Khu vui chơi giải trí sẽ được quy hoạch tại đảo Vũ Yên và khu vực nghỉ dưỡng Mắt Rồng. Các khu vui chơi giải trí này nhằm đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh và hoạt động thể dục thể thao văn nghệ thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Nhìn chung quy hoạch khu vui chơi giải trí này sẽ tạo được một cảnh quan thiên nhiên đẹp hấp dẫn khách du lịch, đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân thành phố cũng như của khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hoạt động này cũng có các yếu tố đe dọa đến môi trường và sinh thái tại đây do: - Tập trung một lượng lớn khách du lịch và các dịch vụ kèm theo sẽ kéo theo các tác động về nước thải, chất thải rắn cho khu vực. - Các hoạt động cải tạo khu vực, khai thác mặt nước có tiềm năng đe dọa đến hệ sinh thái. - Các hoạt động bảo dưỡng như trồng trọt, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ (công viên, cây golf) sẽ cần một lượng hóa chất nhất định (phân bón, thuốc trừ sâu) sẽ đe dọa và làm thay đổi chất lượng môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước. Như ta đã biết, khu vực nằm trong vùng sinh thái khá nhạy cảm với nguồn gen rất đa dạng của vùng cửa sông ven biển, vùng đất ngập nước tự nhiên, do vậy việc triển khai các hoạt động khai thác du lịch ở đây cần tính toán đến các giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái khu vực. 4.4. Dự báo chất thải sau qui hoạch: 4.4.1. Khí thải: Lượng khí thải sẽ gia tăng cùng sự gia tăng của các hoạt động giao thông và đung nấu hàng ngày. Tải lượng ô nhiễm về khí thải sẽ gia tăng đáng kể. Các khí ô nhiễm như CO, NOx, SO2 là các khí phát sinh phổ biến do đô thị hóa. Khu vực được coi là ô nhiễm khí nhiều nhất theo đồ án sẽ là khu vực dân cư và khu vực trung tâm. Tuy nhiên theo như đánh giá hiện nay, vấn đề ô nhiễm khí thải của đô thị Hải Phòng chủ yếu là do bụi, ô nhiễm khí thải ở mức thấp. Với quy hoạch mới, không có sự đột biến trong gia tăng giao thông và không quy hoạch công nghiệp tại đây thêm vào đó là phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa khu vực nông nghiệp, phát triển cây xanh đô thị do vậy gia tăng tải lượng ô nhiễm không khí ở mức thấp có thể chấp nhận được. 4.4.2. Nước thải: Tính toán tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. Theo Alexander. P.E.1993 ta có thể tính toán tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn của khu vực nghiên cứu với diện tích 30,3km2. Hàm lượng các chất dinh dưỡng và hữu cơ từ nước mưa chảy tràn khu vực dự án Lượng thải kh/km2/năm 875,0 105,0 4,725 31,150 64,050 Lượng thải khu vực n/c (kg/năm) 26512,5 3181,5 143168 943845 1940715 Các hợp chất ô nhiễm này sẽ theo hệ thống thu gom và đổ vào sông Cấm. Theo Alexander.E, 1993 ta có thể tính toán tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của khu đô thị Bắc sông Cấm với lượng dân cư 120.000 người, nước thải 175.000m3/ngày. Tổng lượng ô nhiễm từ nước thải của đô thị bắc sông Cấm Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/người/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) BOD5 0.045-0.054 5.400-6.480 COD 1.6-1.9*BOD5 8.640-10.260 Tổng các bon hữu cơ 0.6-1.0BOD5 3.240-5.400 Tổng chất rắn 0.17 - 0.22 20.400-26.400 Sạn (vô cơ 0.2mm hoặc lớn hơn) 0.005-0.015 600 - 1.800 Mỡ 0.01-0.03 1.200-3.600 Kiềm như CaCO3 0.002-0.003 240 - 360 Cloride 0.004-0.008 480 - 960 Tổng nitơ 0.006 - 0.012 720 - 1.440 Nitơ hữu cơ 0.4 x total N 288 Amoniắc tự do 0.6 x total N 432 Nitrite 0.0 to 0.5 x total N 360 Phôtpho tổng 0.6 - 4.5 72.000 - 540.000 Phôtpho tổng hợp 0.3 x total P 21.600 Phốtpho hữu cơ 0.7 x total P 50.400 Kali, như K20 (trên 100ml nước thải) 0.002-0.006 240 - 780 Tổng vi khuẩn 109 - 1010 1.2 x 1014 - 1.2 x 1015 Colifom 106 - 109 1.2 x 1011 - 1.2 x 1014 Fecal Streptococci 105 - 106 1.2 x 1010 - 1.2 x 1011 Salmonella typhosa 101 - 104 1.2 x 105 - 1.2 x 109 Protoozoan cysts tới 103 tới 1,2 x 108 Helminthic egg tới 103 tới 1,2 x 108 Viruts 102 - 104 1.2 x 107 - 1.2 x 109 Bởi khu vực không có qui hoạch phát triển công nghiệp nên nước tải của khu vực mang đặc của nước thải sinh hoạt với hàm lượng các chất gây ô nhiễm hữu cơ cao với các thông số ô nhiễm như BOD5, COD, N, P, SS gia tăng nhiều nhất. Tuy nhiên với từng bước hình thành hệ thống thoát và xử lý nước thải như trong qui hoạch nước thải sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái của sông Cấm. 4.4.3. Chất thải rắn: Lượng dân cư đô thị gia tăng đáng kể chất thải rắn khu vực. Hơn nữa qui trình quản lý chất thải rắn sẽ thay đổi từ khâu thu gom và xử lý, khi triển khai qui hoạch sẽ có thu gom và xử lý. Do mức sống sẽ được tăng lên, thành phần chất thải rắn cũng thay đổi so với hiện nay, thành phần hữu cơ có thể phân hủy trong rác thải sẽ giảm trong khi tỉ lệ các hợp chất vô cơ và hữu cơ không phân hủy sẽ gia tăng. Việc giải quyết chất thải rắn của khu đô thị Bắc sông Cấm cũng sẽ nằm trong chiến lược quản lý chất rắn của toàn thành phố trong đó bãi xử lý cuối cùng đối với rác được qui hoạch tại Tràng Cát với diện tích khoảng 60ha với thời gian hoạt động khoảng từ 15-20 năm, trong đó có cả xử lý tạo phân vi sinh. 4.4.4. Tiếng ồn: Việc thiết kế mạng lưới giao thông như trong đồ án, cũng như các khu thương mại, dịch vụ sẽ làm tăng đáng kể mức ồn đô thị. Dự đoán ồn tại các trục đường chính sẽ vào khoảng 70-80 dBA. 4.5. Kiến nghị: Quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm định hướng khu đô thị này là một khu đô thị hiện đại về hạ tầng và trong lành tiện nghi về môi trường sống, đảo du lịch Vũ Yên là một hòn đảo không khói. Đảm bảo cho vấn đề này, cần lưu ý trong dự án đầu tư xây dựng: a) Đối với khai thác tiềm năng du lịch của đảo Vũ Yên: Việc khai thác du lịch cần có các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái vùng: - Khi thiết lập các dự án khai thác du lịch cần nghiên cứu xem xét các khả năng tác động đến môi trường như lượng khách du lịch, lượng chất thải, phương pháp xử lý, thiết kế hài hòa giữa du lịch và sinh thái khu vực. - Xây dựng, vận hành hệ thống thu gom xử lý chất thải của khu vực du lịch. - Xây dựng các qui định cụ thể trong việc bảo vệ động vật hoang dã của khu vực. b) Bảo vệ rừng ngập mặn ven sông Cấm: Cần phải có ranh giới rõ ràng và có chính sách bảo vệ khu vực đất ngập nước ven sông Cấm bằng các giải pháp: - Nâng cấp và cải tạo đê sông Cấm thành một con đê vĩnh cửu. - Quy hoạch vùng đất ngập nước ven sông Cấm và nghiêm cấm các hoạt động khai thác khu vực này cho các mục đích như nuôi trồng thủy sản, săn bắt chim, khai thác đất, bùn... 4.6. Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường : 4.6.1. Kế hoạch quản lý môi trường: Hiện nay hệ thống quản lý môi trường của thành phố đã được thiết lập và hoạt động trong đó có mạng lưới kết phối hợp quản lý giữa Sở KH, CN & MT cùng các quận huyện và các cơ sở ban ngành khác trong thành phố, các công ty dịch vụ công như cấp thoát, vệ sinh môi trường. Việc hình thành các công trình khi thực hiện quy hoạch với mức gia tăng dân số và mức tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực nghiên cứu sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường phức tạp hơn, điều này đòi hỏi hệ thống quản lý môi trường cần phải được nâng cấp cho phù hợp. Trong đó các chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp và đô thị được đưa ra với từng giai đoạn phát triển của đô thị. 4.6.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: Kế hoạch quan trắc môi trường sẽ được phục vụ cho chương trình quản lý ô nhiễm cũng như giúp cho các nhà quy hoạch, lập chính sách có các giải pháp điều chỉnh hoặc ra quyết định cho phù hợp. Như phần trên đã nêu, các yếu tố môi trường đáng được quan tâm nhất trong quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm là việc bảo vệ hệ sinh thái khu vực vùng cửa sông ven biển. Các trạm quan trắc được thiết lập tại khu vực này như sau: Quan trắc chất lượng nước mặt: - Vị trí quan trắc: cửa xả của nước thải đô thị trước khi thải ra sông Cấm. - Thông số quan trắc: BOD5, COD, DO, TSS, pH, Tổng N, tổng P kim loại nặng. - Tần suất quan trắc: 6 lần/năm vào 2 mùa trong năm (3 lần/mùa) 4.6.3. Các chính sách môi trường: Cần tiếp cận các chính sách trong quản lý ô nhiễm công nghiệp và đô thị: -Thay đổi theo phương pháp quản lý ô nhiễm từ kiểm soát sang phòng ngừa ô nhiễm là chính cùng với việc triển khai xã hội hóa trong công tác này. Các chính sách cụ thể sẽ được thể chế hóa trong các quy định của thành phố là: - Thiết lập quĩ giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, trong đó khuyến khích các giải pháp sáng kiến giảm thiểu ô nhiễm. - Xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải - Các quy định về tự quản ô nhiễm (các cơ sở công nghiệp nhỏ, sinh hoạt) trong các khu dân cư đây cũng là tiêu chí đánh giá cho các cụm dân cư văn hoá. - Thiết lập phòng ban quản lý môi trường tại quận với sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở TN & MT. chương V : kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận: Việc xây dựng phát triển khu đô thị mới Bắc sông Cấm sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng, tao ra cuộc sống có chất lượng cao. Vì vậy, việc phát triển đô thị Bắc sông Cấm là hoàn toàn hợp lý và cần thiết như điều chỉnh quy hoạch xây dựng phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2020 đã được phê duyệt. 5.2 Kiến nghị: - Đề nghị Bộ xây dựng và UBND thành phố Hải Phòng sớm thoả thuận và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị Bắc sông Cấm. - Đề nghị UBND thành phố giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng huyện Thuỷ Nguyên đề xuất cơ chế, chính sách cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang cơ cấu kinh tế đô thị cho các xã tại vùng đô thị Bắc sông Cấm phù hợp với tốc độ phát triển đô thị của vùng. - Thành phố cần có cơ chế ưu tiên hợp lý để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư thuộc các thành phần kinh tế tham gia xây dựng với các cơ chế biện pháp như đã nêu trên. - Sau khi đồ án được phê duyệt thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi tới các tổ chức và công dân để theo dõi và giám sát thực hiện đồng thời tổ chức cắm mốc để quản lý xây dựng theo quy hoạch. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA328.doc
Tài liệu liên quan