Đề tài Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển khu công nghiệp Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển khu công nghiệp Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn HST : Hệ sinh thái KCN : Khu công nghiệp PTBV : Phát triển bền vững QCXD : Quy chuẩn xây dựng QH : Quy hoạch QLMT : Quản lý môi trường SDĐ : Sử dụng đất SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTMT : Thân thiện môi trường XLNT : Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Tiến độ thực hiện dự án. 10 1.2 Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất. 13 1.3 Cơ cấu sử dụng đất. 17 1.4 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án. 27 1.5 Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án. 28 1.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án. 29 1.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (tt). 29 1.8 Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. 30 1.9 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. 31 1.10 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt). 31 1.11 Vị trí...

docx81 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển khu công nghiệp Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn HST : Hệ sinh thái KCN : Khu công nghiệp PTBV : Phát triển bền vững QCXD : Quy chuẩn xây dựng QH : Quy hoạch QLMT : Quản lý môi trường SDĐ : Sử dụng đất SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TTMT : Thân thiện môi trường XLNT : Xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Tiến độ thực hiện dự án. 10 1.2 Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất. 13 1.3 Cơ cấu sử dụng đất. 17 1.4 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án. 27 1.5 Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án. 28 1.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án. 29 1.7 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (tt). 29 1.8 Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. 30 1.9 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. 31 1.10 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt). 31 1.11 Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án. 32 1.12 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án. 33 1.13 Vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án. 33 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội Dung Trang 1.1 Vị trí của KCN trên bản đồ 7 2.1 Cơ cấu các bộ phận chức năng trong KCN sinh thái 39 2.2 Mô hình công nghệ sản xuất cổ điển. 49 2.3 Mô hình KCN sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại. 50 2.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai cách tiếp cận môi trường 51 PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường” là rất cần thiết. Tình hình nghiên cứu Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các hệ thống và kỹ thuật BVMT phục vụ PTBV đã được ứng dụng rất hữu hiệu trong việc thiết kế và quản lý KCN tại các nước phát triển trong vòng hơn một nửa thế kỉ vừa qua. Tại các quốc gia này đã hình thành nên các KCN ST tiêu biểu. Sau đây là một số ví dụ cụ thể: Khu công nghiệp sinh thái (KCN ST) Fairfield, Baltimore, Mariland, USA KCN Fairfield nằm ở phía Đông - Nam thành phố Baltimore. Các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển trên 880 ha của KCN Fairfield là dầu khí, hóa chất hữu cơ (ví dụ sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ hơn hỗ trợ cho các công ty lớn (ví dụ lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa,…). Fairfield được xem là một hệ kinh tế “carbon” (Cornell University Work and Environment Initiative, 1995), nơi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái sinh, tái che các hợp chất hữu cơ. Đó là một trong những lý do khiến cho KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy rằng Baltimore đang trở thành mô hình phát triển công nghiệp lý tưởng trong tương lai. KCN ST Fairfield được phát triển khong chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu mở rộng hơn nữa, mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp theo những hướng chính như sau: Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại (ví dụ sản xuất hóa chất, film, photo,…). Phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng. Đóng vai trò của cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải. Bằng cách này, KCN ST Fairfield đạt được mục đích phát triển nhưng không gây ra các tác động tiêu cực mới đối với môi trường. Phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KCN này. Thành phố Tirupur – Ấn Độ Titupur là một trung tâm sản xuất vải sợi ở phía Nam Ấn Độ, một vùng đất khan hiếm nước và nước nguồn lại không sử dụng được do ô nhiễm từ ngành dệt nhuộm. Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước và giảm tiêu hao nhiên liệu, các nhà máy dệt nhuộm phát triển hệ thống tái sử dụng. Thứ nhất, tái sinh nước từ công đọan nhuộm, do đó giảm được lượng nước cần sử dụng. Thứ hai, tái sử dụng lại phế liệu từ nguyên liệu (bông, đay, gai,… ) và giấy thải để đốt thay vì phải đốt 500.000 tấn củi vốn đã khan hiếm. Bằng cách này cách doanh nghiệp đã giảm bớt rất nhiều chi phí mua nước và củi đốt. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước tình hình xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các KCN (nhất là các khu vực mới), trong những năm vừa qua đã có hàng loạt các đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp (Nhà nước, Bộ ngành, địa phương,…) triển khai xung quanh từ chủ đề này. Chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Bộ và lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai đã có hàng chục đề tài dự án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này. Các công trình này nhìn chung đã đóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện trạng khá đa dạng về tình trạng môi trường và tài nguyên trong khu vực nghiên cứu, và cũng phần nào đề xuất được một số các giải pháp mang tính định hướng cho công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững của khu vực nghiên cứu. Tuy vậy có thể nói rằng hạn chế chung của các công trình này là do địa bàn nghiên cứu khá rộng nên không tập trung đưa ra được các giải pháp đặc thù về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thích hợp cho từng địa phương cụ thể, hơn nữa do hạn chế của thời gian và kinh phí nghiên cứu nên các đề tài, dự án này chưa cập nhật được số liệu cụ thể, đa dạng và đầy đủ. các số liệu trình bày đôi khi cũng chưa thích hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững các KCN, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có nhiều nghiên cứu hướng KCN truyền thống đến một hình thức mới hơn đó là KCN thân thiện môi trường, cụ thể như sau: “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các KCN ở Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường qua nghiên cứu điển hình KCN Việt Hương II” đề xuất giải pháp phát triển KCN Việt Hương II và các KCN trên địa bàn Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường “Ngiên cứu, đề xuất mô hình KCN thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững KCN Mỹ Phước Bình Dương đến năm 2020” của Phạm Thị Thu Thủy dựa trên cơ sở những nghiên cứu về mô hình KCN thân thiện môi trường đã được thực hiện trong và ngòai nước từ đó phát triển định hướng áp dụng hiệu quả KCN Mỹ Phước Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu tổng thể quy hoạch và xây dựng định hướng phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: Nghiên cứu tổng thể quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh. Đánh giá, so sánh các chỉ tiêu trong quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh với các tiêu chí cơ bản xây dựng Khu công nghiệp thân thiện môi trường. Đề xuất giải pháp phát triển KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường. Phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: Phương pháp phân tích hệ thống, đặc biệt là phân tích hệ thống quản lý môi trường Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (Ecodesign) và phương pháp nghiên cứu về sinh thái công nghiệp (Industrial ecology). Phương pháp cụ thể Thu thập tài liệu. Khảo sát thực địa. Phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu. Tham khảo ý kiến chuyên gia. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học của đồ án Làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận để hình thành KCN TTMT, tạo điều kiện cho việc qui hoạch hợp lý các KCN nhằm góp phần BVMT KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh nói riêng và BVMT các KCN nói chung. Ý nghĩa mới của đồ án Đồ án nghiên cứu ứng dụng mô hình KCN TTMT để xây dựng các nguyên tắc cơ bản và đề xuất kế hoạch quản lý môi trường cho KCN mới hoạt động cũng như tăng cường hiệu quả quản lý cho KCN đã hoạt động lâu năm. Khả năng áp dụng của đề tài Nghiên cứu điển hình của đồ án được thực hiện dựa trên việc khảo sát KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục pháp lý và thu hút vốn đầu tư. Do vậy, việc thực hiện đồ án ngay trong giai đoạn này là một điều kiện thuận lợi để áp dụng kết quả nghiên cứu vào việc xây dựng một mô hình KCN TTMT phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Giới hạn của đề tài Giới hạn không gian Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh Giới hạn thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 01/04/2011 – 30/06/2011. CHƯƠNG I: QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHIỆP BOURBON AN HÒA TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 1.1 Giới thiệu về KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 1.1.1 Thông tin cơ bản. KCN Bourbon An Hòa do công ty ổ phần Bourbon An Hòa làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3900471864 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 10/09/2008. Chủ dự án : Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa. Đại diện : ĐOÀN HỒNG DŨNG. Chức vụ : Tổng Giám đốc. Địa chỉ liên hệ: ấp An Hội, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Điện thoại : 066.3886688 Fax: 066.3886868 Ngành nghề đăng ký kinh doanh. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Bourbon An Hòa tại Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế Công ty Cổ phần số 3900471864: Đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiẹp và khu dân cư. tư vấn đầu tư, xây dựng (trừ kinh doanh, thiết kế công trình). Mua bán nhà ở, chung cư, nhà xưởng, kho, bến bãi, bãi đỗ xe. Mua bán vật liệu xây dựng. Trang trí nội ngoại thất. Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. San lấp mặt bằng. Dịch vụ khai thuế hải quan, dịch vụ viễn thông, thể dục thể thao. Trồng hoa cây cảnh. Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư tấn, đào tạo nguồn nhân lực. Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp (trừ kế toán). Tư vấn và cung cấp phần mềm. Đầu tư xây dựng trạm y tế. 1.1.2 Vị trí địa lý của dự án. Vị trí Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bourbon An Hòa diện tích 760 ha đặt tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. KCN Bourbon An Hòa Khu đất dự án thuộc huyện Trảng Bảng giáp thành phố Hồ Chí Minh, cách khu công nghiệp Trảng Bàng và KCN Linh Trung khoảng 6 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 50km. Hình 1.1: Vị trí của KCN trên bản đồ Tọa độ địa lý của khu đất. Góc Tây Bắc khu đất dự án : 11002’24,27” N - 106016’45,97” E Góc Đông Bắc khu đất dự án : 11001’40,84” N - 106019’26,35” E Góc Đông Nam khu đất dự án : 11001’00,04” N - 106019’02,32” E Góc Tây Nam khu đất dự án : 11001’08,26” N - 106016’22,79” E Phạm vi ranh giới của KCN Phía Bắc: Cách rạch Trảng Bàng 50m . Cách khu dân cư tập trung gần nhất 230m. Phía Nam: Cách rạch Bà Mảnh 53m (ranh giới tỉnh Long An). Cách khu dân cư tập trung gần nhất 320m. Phía Tây: Giáp khu kho cảng của KCN-DV Bourbon An Hòa. Cách sông Vàm Cỏ Đông 245m. Cách khu dân cư tập trung gần nhất 1.190m. Phía Đông: Giáp đường 787. Giáp khu tái định cư và nhà ở cho công nhân 260ha. Cách khu dân cư tập trung gần nhất 400m. 1.1.3 Kinh phí đầu tư 1.1.3.1 Tổng kinh phí đầu tư: Dự kiến tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 2.572.056 tỉ đồng và thực hiện đầu tư làm 02 giai đoạn với tổng thời gian là 08 năm. Nhu cầu nguồn vốn Giai đoạn 1 Nhu cầu vốn cho giai đoạn này là 1.607,07 tỉ đồng, gồm: Vốn chủ sở hữu: 500 tỷ đồng. Vốn vay: 500 tỷ đồng. Vốn ứng trước khách hàng 4 năm đầu tiên: từ 300 đến 600 tỉ đồng. Giai đoạn 2 Nhu cầu vốn cho giai đoạn này là 964,98 tỉ đồng, gồm: Vốn chủ sở hữu: 500 tỷ đồng. Vốn vay: 200 tỷ đồng. Nguồn thu từ kinh doanh của giai đoạn 1 và hiệu quả hoạt động cho phần còn lại theo yêu cầu của dự án. 1.1.4 Tiến độ thực hiện của dự án Căn cứ quy mô và vị trí địa lý của khu công nghiệp, dự án KCN Bourbon – An Hòa dự kiến phân thành 2 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1: triển khai trong 04 năm: 2009 – 2012 Giai đoạn 2: sẽ triển khai trong 04 năm: 2013 – 2016. Tiến độ thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Tiến độ thực hiện dự án Hạng mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Diện tích đầu tư xây dựng KCN (m2) 2.504.679 746.005 178.280 1.319.680,5 854.722 760.184 641.579 594.871 Diện tích KCN đã đầu tư xây dựng (m2) 2.504.679 3.250.684 3.428.964 4.748.645 5.603.366 6.363.550 7.005.129 7.600.000 Hạng mục XLNT đầu tư (m3) - 4.500 4.500 5.000 4.000 4.000 4.000 4.000 Công suất HTXLNT đã đầu tư (m3) - 4.500 9.000 14.000 18.000 22.000 26.000 30.000 Chi phí đầu tư (tr. đ) 847.654 252.469 60.335 446.617 289.262 257.268 217.128 201.321 Cộng dồn chi phí (tr. đ) 847.654 1.100.124 1.160.459 1.607.076 1.896.338 2.153.606 2.370.734 2.572.056 Nguồn: báo cáo ĐTM KCN Bourbon An Hòa tháng 08/2008 1.1.5 Các ngành công nghiệp dự kiến đầu tư vào KCN Theo Quyết định số 2355/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008 về việc Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bourbon – An Hòa thuộc xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, các ngành sản xuất dự kiến thu hút vào Khu công nghiệp Bourbon - An Hòa sẽ gồm các ngành nghề thuộc công nghiệp sạch hoặc ít ô nhiễm như sau: Đối với các ngành công nghiệp tương đối ít ô nhiễm: Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kễ mẫu mã, in ấn. Công nghiệp dược phẩm, dụng cụ y tế, trường học. Công nghiệp kim khí, dụng cụ gia đình. Sản xuất máy vi tính, chế tạo lắp ráp điện tử, điện gia dụng, công nghệ thông tin, viễn thông. Dụng cụ thể thao, văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em. Công nghiệp chế tạo xe máy, xe đạp và các phụ tùng, linh kiện. Các ngành nghề này sẽ được bố trí ở các khu gần trung tâm hành chính của khu công nghiệp và gần khu tái định cư. Đối với các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, bánh kẹo, rượu bia. Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Công nghiệp hóa chất (không xi mạ), hạt nhựa, bột màu công nghiệp, ngành dệt (không nhuộm). Các ngành nghề này sẽ bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải. 1.1.5.3 Đối với các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su. Công nghiệp ô tô, phương tiện vận tải và các phụ tùng, linh kiện. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cáp điện, vật tư phục vụ ngành điện. Công nghiệp cơ khí chính xác, chế tạo máy. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, nhựa, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Công nghiệp da giày, dệt may. Các ngành nghề này sẽ được phân bổ trong các khu còn lại. 1.1.5.4 Các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm khác Đối với ngành công nghiệp ô tô, chủ đầu tư KCN sẽ bố trí ở vị trí thuận lợi về cho việc giao thông và vận hành thử sản phẩm. Đối với công nghệ sinh học. sản xuất giống và con giống... sẽ được bố trí xa nguồn xả thải và dân cư nhằm bảo đảm nguồn cung ứng phù hợp tiêu chuẩn ngành. 1.2 Quy hoạch tổng thể và phân khu chức năng của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 1.2.1 Quy hoạch tổng thể của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 1.2.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Dân số Căn cứ tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 50 người/ha. Khu kho cảng KCN Bourbon An Hòa được hình thành trên cơ sở phát triển công nghiệp mới. Quy mô phát triển khu kho cảng có tính chất quyết định dân số. Tiêu chuẩn bình quân: 50 lao động/ha đất công nghiệp. Với tổng số diện tích 760 ha đất kho cảng, tính toán được số lượng lao động dự kiến là: 38.000 lao động. Số lao động này cư trú tại chổ khoảng 50%, số còn lại có thể ở vùng lân cận. Với tổng lượng dao động trên, quy mô lao động cư trú thại chổ sẽ là 21.000 người. Chỉ tiêu sử dụng đất Bảng 1.2: Tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất STT Loại đất Chỉ tiêu(%) Theo QCXD Việt Nam Chỉ tiêu (%) Theo QH chung được duyệt 1 Đất xây dựng kho tàng – bến bãi ≥ 55 50 - 70 2 Đất khu hành chính dịch vụ ≥ 1 2 – 3 3 Đất cây xanh mặt nước ≥ 8 10 – 15 4 Đât giao thông ≥ 10 20 – 25 Dự án triển khai 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là:358,9 ha. Giai đoạn 2 là: 401,10 ha. Diện tích toàn khu: 760 ha. Các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số xây dựng, chỉ giới xây dựng, tầng cao các khu chức năng Mật độ xây dựng trong lô: + Khu kho bãi: 65% - 70% + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤40% + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 40% Hệ số sử dụng đất toàn khu: + Khu xí nghiệp, công nghiệp: ≤ 2,1 + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤ 1,2 + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 0,8 Chỉ giới xây dựng: các lô đất có chỉ giới xây dựng lùi vào 6m so với ranh đất tiếp xúc với mặt đường giao thông. Khoảng lùi so với tường rào các bên: 4m Tầng cao xây dựng: + Khu xí nghiệp, công nghiệp: ≤ 3 tầng + Khu trung tâm dịch vụ KCN: ≤ 3 tầng + Khu các công trình kỹ thuật đầu mối: ≤ 2 tầng Chỉ tiêu thiết kế hạ tầng xã hội: Căn cứ theo tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 20 người/ha Căn cứ tính chất khu quy hoạch, chỉ tiêu lao động trong khu quy hoạch là 50 người/ha Dự án triển khai 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 358,9 ha, giai đoạn 2 là 401,10 ha. Công tác đền bù giải tỏa tiến hành theo quy định Dự kiến dân số lao động trong giai đoạn 1 là : 18.061 người (dân cư tại chổ và dân cư các vùng lân cận được chuyển đổi thành nghề) Dự kiến dân số lao động giai đoạn 2: 19.939 người. Chỉ tiêu thiết kế hạ tầng kỹ thuật: San nền: Cao độ thiết kế ≥ +2.0m (cao độ quốc gia – cao độ Hòn Dấu) Thoát nước nưa và vệ sinh môi trường: tuyến thoát nước mưa thoát riêng ra các rạch và sông Vàm Cỏ Đông Giao thông đối nội: Tiêu chuẩn đường công nghiệp. chiều rộng 3,75m/làn xe Chỉ tiêu cấp nước khu công nghiệp lấy theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam 45m3/ngày đêm. Nguồn nước được lấy từ nhà máy Kênh Đông Củ Chi Chỉ tiêu thoát nước: 80% nước cấp Chỉ tiêu cấp điện: + Đất xí nghiệp công nghiệp : 250kW/ha + Đất công trình dịch vụ, điều hành : 400kW/ha + Đất công trình đầu mối kỹ thuật : 100kW/ha + Đất cây xanh : 10 kW/ha + Đất giao thông : 50kW/ha Chỉ tiêu thông tin liên lạc : 05 thuê bao/ha + Đất xí nghiệp công nghiệp : 10 thuê bao/ha + Đất công trình dịch vụ, điều hành : 20 thuê bao/ha + Đất công trình đầu mối kỹ thuật : 3 thuê bao/ha 1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức không gian Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc Khu kho cảng Bourbon - An Hòa là một đơn vị cấu thành tổ hợp không gian kiến trúc của KCN và dịch vụ Bourbon - An Hòa có liên hệ với Thị trấn Trảng Bàng, nên việc nghiên cứu quy hoạch phát triển không gian của khu quy hoạch phải gắn liền với sự phát triển chung của huyện Trảng Bàng Khu vực phía Đông của khu quy hoạch, dự kiến xây dựng khu dân cư – tái định cư. Khu vực phía Tây của khu quy hoạch giáp sông Vàm Cỏ Đông xây dựng KCN – kho cảng. Dọc sông rạch hình thành các khu công viên cây xanh kết hợp sông nước sẽ tạo mặt thoáng cho đô thị, cải tạo vi khí hậu cho khu vực. Tổ chức thoát nước tự nhiên và vận dụng tạo thêm nhiều hồ đào để có thể cân bằng đào đắp tại chổ Quy hoạch khu kho cảng Bourbon - An Hòa được nghiên cứu đồng bộ từ việc phát triển các mạng lưới hạ tầng xã hội đến việc phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước, thoát nước, mở thêm các tuyến giao thông nội bộ gắn kết các khu nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn chuyển dần thành các khu đô thị văn minh hiện đại Phương án tổ chức không gian Mạng lưới đường giao thông tổ chức theo mạng lưới ô cờ. Chọn đường Cầu Hàn làm trục chính KCN và đường Hồ Chí Minh (N2) chia KCN ra làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 được giới hạn từ đường Hồ Chí Minh đến đường tỉnh 787. Giai đoạn 2 nằm về phía tây đường Hồ Chí Minh đến ranh khu kho cảng dự kiến. Khu hành chính, khu dịch vụ chia làm 2 khu: khu hành chính, dịch vụ phục vụ cho giai đoạn 1 được bố trí tiếp cận với đường tỉnh 787. khu hành chính, dịch vụ phục vụ cho giai đoạn 2 được bố trí tại giao lộ giữa đường Hồ Chí Minh với đường Cầu Hàn. Các công trình kỹ thuật đầu mối: trong khu quy hoạch có kênh phục vụ cho tưới tiêu chạy dọc theo đường Cầu Hàn. Phương án quy hoạch giữ lại và cải tạo thành kênh thoát nước nổi. Nước thải trong KCN sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước loại A sẽ được thải ra kênh này trước khi thải ra sông Vàm Cỏ Đông. Như vậy nếu có bất kỳ sự cố nào về xử lý nước thải sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời. Nguồn nước được lấy từ giếng khoan công nghiệp cho KCN giai đoạn 1. Trong giai đoạn 2 sẽ lấy nước từ nhà máy nước Kênh Đông Củ Chi. Cây xanh, mặt nước: cây xanh trong kho cảng được bố trí theo dãy dọc theo rạch Bà Mảnh vừa đảm bảo cảnh quan ven sông rạch, vừa đảm bảo môi trường khu kho cảng. Đồng thời, theo khảo sát thực địa vùng ven rạch Bà Mảnh là vùng khai thác rau xanh của đặc sản bánh tráng Trảng Bàng. Do đó, phương án quy hoạch giữ lại và cải tọa mảng xanh ven rạch Bà Mảnh nhằm giữ lại nguồn đặc sản của huyện Trảng Bàng. 1.2.1.3 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc kho cảng Việc định hướng phát triển của khu kho cảng Bourbon - An Hòa cần dựa theo các yếu tố sau: Đầu tư xây dựng khu vực cảng – bến bãi, khu vực kho tập trung, các khu trung tâm, các tuyến giao thông trục chính, khu công trình hạ tầng kỹ thuật. Bảo vệ và khai thác cảnh quan thiên nhiên, tạo đô thị phát triển bền vững. Bố trí các mảng xanh công viên tập trung, đồng thời bố trí xen kẽ các công viên vườn hoa, tạo không gian thông thoáng và giải quyết khí hậu trong khu quy hoạch. Cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước bẩn), bổ sung thêm hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ….) Hệ thống công trình hành chính, dịch vụ phải cơ bản đảm bảo được quy mô và bán kính phục vụ. Xây dựng 1 KCN hiện đại hài hòa với tiêu chí xanh, thoáng và bố cục không gian thẫm mỹ. Trục cảnh quan chính về dường bộ được xác định là các trục đường Hồ Chí Minh dự kiến, đường ĐT 787, đường biên giới Trục cảnh quan đường thủy là sông Vàm Cỏ Đông, rạch Trảng Bàng, kênh rãnh Long An là trục cảnh quan thiên nhiên kết hợp giữa cây xanh với mặt nước. 1.2.1.4 Cơ cấu sử dụng đất Bảng 1.3: Cơ cấu sử dụng đất STT Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất xây dựng nhà máy 447.98 58.94 2 Đất khu hành chính dịch vụ 15.02 2.00 3 Đất công trình kỹ thuật đầu mối 15.27 2.01 4 Đất cây xanh mặt nước tập trung 119.5 15.72 5 a b b Đất giao thông Giao thông bộ Giao thông thủy 162.05 111.9 50.15 21.32 TỔNG CỘNG 760.00 100,00 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Giai đoạn 1: 2010 – 2012 : 358,90 ha Giai đoạn 2: 2013 – 2020: 401,10 ha Đất công nghiệp 2 giai đoạn: 760,00 ha Giải pháp phân bố quỹ đất Trung tâm điều hành quản lý Điểm nhấn cảnh quan của khu kho cảng được xác định là tổ hợp công trình điều hành, dịch vụ công cộng do ưu thế về chiều cao, hình thức kiến trúc đặc thù của loại hình cao ốc văn phòng Mật độ xây dựng: 40% Hệ số sử dụng đất: 0,4 – 1,2 Tầng cao tối đa: 3 tầng Khoảng lùi so với đường đỏ: 6m Khoảng lùi so với rào các bên: 4m Khu trung tâm điều hành và dịch vụ là 1 tổ hợp khối cao tầng, gồm các bộ phận Văn phòng ban quản lý khu kho cảng, khu vực giới thiệu, văn phòng chuyên gia, lưu trú cho chuyên gia, kiểm tra sản phẩm Một số các cơ quan khác: hải quan, thuế, ngân hàng, bưu điện, bảo vệ môi trường Văn phòng tuyển dụng lao động Cửa hàng, dịch vụ, nhà ăn… Văn phòng cho thuê Khu vực xây dựng các xí nghiệp công nghiệp Các lô đất khác có diện tích trung bình khoảng 0,75 – 1 ha dành để bố trí các xí nghiệp. Về bố cục chung: Các nhà máy, xí nghiệp, kho các loại được dự kiến xây dựng với tầng cao từ 1 đến 3 tầng. Trong khu vực đất nhà kho yêu cầu tối thiểu 15% diện tích trồng cây xanh nhằm tăng vẻ mỹ quan và cải thiện môi trường làm việc Trong khu vực nhà xưởng, loại hình công trình có nhiều khả năng đóng vai trò điểm nhấn kiến trúc chính là công trình văn phòng và các dịch vụ khác. Các công trình này có thể xem xét xây dựng cao đến 3 tầng, hình thức kiến trúc linh hoạt, tạo nên sự đa dạng, sinh động cho mỹ quan khu kho cảng. Các công trình nhà kho được xây dựng phù hợp nhu cầu kinh doanh. Hình thức kiến trúc và màu sắc nhẹ nhàng, có áp dụng các giải pháp kỹ thuật phù hợp khí hậu nóng ẩm Mật độ xây dựng: ≤ 70% Hệ số sử dụng đất: ≤ 2,1 Tầng cao tối đa: 3 tầng Khoảng lùi so với đường đỏ: 6m Khoảng lùi so với rào các bên: 4m Khu kỹ thuật đầu mối: Giai đoạn 1 khu xử lý nước thải ở phía đất thấp phía Bắc gần rạch Trảng Bàng. Kế bên là bãi trung chuyển rác Công trình cấp nước được bố trí phía Bắc giai đoạn 1. Trạm cứu hỏa bố trí tại khu trung tâm KCN Các công trình xây dựng thấp tầng trồng cây xanh che chắn đảm bảo mỹ quan Mật độ xây dựng: 40% Hệ số sử dụng đất: ≤ 0,8 Tầng cao tối đa: 2 tầng Khoảng lùi so với đường đỏ: 6m Khoảng lùi so với rào các bên: 4m Cây xanh – mặt nước Cây xanh tập trung: Cây xanh tập trung được kết hợp với cây xanh cách ly, gắn kết bằng cây xanh dọc các tuyến đường tạo thành hệ thống cây xanh liên hoàn. Dãy cây xanh các trục đường được trồng cây nhằm để dự trữ cho các hệ thống kỹ thuật sau này. Yêu cầu cây xanh trong từng nhà kho tối thiểu không nhỏ hơn 15% tổng diện tích khuôn viên nhà máy. Tác dụng của cây xanh rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, lọc không khí, chắn bụi, tạo cảnh quan cho khu kho cảng, có tác dụng tốt về tâm lý đối với người lao động. Ven sông, cần lưu ý phục hồi, tôn tạo dãy cây xanh rộng tối thiểu 20 m, nhằm bảo vệ môi trường thủy sinh, đồng thời đảm bảo cảnh quan ven sông chung trong địa bàn tỉnh. Trong khu vực cây xanh tập trung, có thể xây dựng công trình kiến trúc phục vụ dịch vụ thương mại, ăn uống, giải trí… Cần xây dựng tiểu cảnh, tượng… làm phong phú thêm cho cảnh quan chung Mật độ xây dựng: 10% Hệ số sử dụng đất: 0,2 Tầng cao tối đa: 2 tầng Mặt nước: Khai thác 1 phần quỹ đất của khu quy hoạch để mở rộng thêm diện tích mặt nước tại rạch Trảng Bàng ở phía Bắc và rạch Bà Mảnh ở phía Nam. Khoảng cách mở rộng từ 10 – 15m tính từ ranh quy hoạch vào trong khu quy hoạch Mở rộng diện tích mặt nước có ý nghĩa tích cực trong việc vận chuyển hàng hóa qua lại trong khu kho cảng mà không ảnh hưởng đến giao thông thủy trên sông Vàm Cỏ Đông, tăng trọng tải của tàu thuyền lưu thông trên rạch Trảng Bàng, rạch Bà Mảnh cũng như tận dụng được 1 phần đất san lấp trong KCN Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với khu chức năng Khu 1 – Giai đoạn 1: STT Khu chức năng Diện tích (Ha) Tầng cao min - max Hệ số SDĐ 1 Khu xưởng xây mới 90,55 ≤ 3 ≤ 2,1 2 Đất khu hành chính, dịch vụ 6,87 2 – 3 0,8 – 1,2 3 Đất kỹ thuật đầu mối 0,93 1 - 3 0,4 – 0,8 4 Đất cây xanh, mặt nước 21,09 - - Khu 2 – Giai đoạn 1: STT Khu chức năng Diện tích (Ha) Tầng cao min - max Hệ số SDĐ 1 Khu xưởng xây mới 133,38 ≤ 3 ≤ 2,1 2 Đất khu hành chính, dịch vụ 6,42 1 – 2 0,4 – 0,8 3 Đất kỹ thuật đầu mối 19,33 - - 4 Đất cây xanh, mặt nước 9,16 - - Khu 3 – Giai đoạn 2: STT Khu chức năng Diện tích (Ha) Tầng cao min - max Hệ số SDĐ 1 Khu xưởng xây mới 119,19 ≤ 3 ≤ 2,1 2 Đất khu hành chính, dịch vụ 10,91 2 – 3 0,8 – 1,2 3 Đất kỹ thuật đầu mối 5,31 1 - 2 0,4 – 0,8 4 Đất cây xanh, mặt nước 26,25 - - Khu 4 – Giai đoạn 2: STT Khu chức năng Diện tích (Ha) Tầng cao min - max Hệ số SDĐ 1 Khu xưởng xây mới 155,01 ≤ 3 ≤ 2,1 2 Đất khu hành chính, dịch vụ 2,61 1 – 2 0,4 – 0,8 3 Đất kỹ thuật đầu mối 2,74 - - 4 Đất cây xanh, mặt nước 5,62 - - 1.2.1.5 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch ngầm hóa bằng hệ thống hào kỹ thuật bê tông cốt thép cho hệ thống cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc… Quy hoạch mạng lưới giao thông Giao thông đường bộ Giai đoạn 1: Đường tỉnh 787 là trục giao thông trọng điểm của huyện Trảng Bàng có lộ giới 31m kết nối giữa trung tâm thị trấn Trảng Bàng với huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Khi đi qua KCN được mở rộng 2 đường lưu thông song hành ngăn cách giữa khu dân cư với KCN với lộ giới 63m. Tuyến đường Hồ Chí Minh có lộ giới 79m là trực quốc lộ đi ngang qua khu đất thiết kế có chiều dài 2.00m, tổ chức 2 tuyến đường nội bộ song hành 2 bên, môi tuyến có lộ giới 20m. Dãy cây xanh cách giữa tuyến đường Hồ Chí Minh và đường song hành là 29,5m (trong đó có phần cây xanh cách ly theo thiết kế của đường Hồ Chí Minh là 26,5m) và một dãy cây xanh cách ly giữa đường song hành đến ranh các lô đất công nghiệp là 6m. Giai đoạn 2: Nâng cấp và mở rộng lộ giới tuyến đường Biên Giới (Đường N8) từ Cầu Hàn đi các xã biên giới phía Tây có lộ giới 20m. Đây là trục đường chính của KCN với vai trò chủ đạo ngoài mục đích giải quyết nhu cầu lưu thông còn là trục giao thông chính kết nối khu kho cảng với trung tâm thị trấn Trảng Bàng. Ngoài ra, còn là trục đường chuyển tiếp giữa giao thông thủy trên sông Vàm Cỏ Đông với mạng lưới đường khu kho cảng và KCN Dự kiến xây dựng cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông nối liền khu đất quy hoạch với các xã biên giới phía Tây, có tĩnh không thông thuyền tối thiểu 6m, độ dốc tối đa 4% Giao thông thủy KCN có một tuyến đường thủy rất quan trọng là sông Vàm Cỏ Đông do trung ương quản lý đầu tư và khai thác. Đoạn sông này khi đi qua khu đất thiết kế có bề rộng từ 100 – 150m, độ sâu từ 6,5 – 15,5 m có thể cho phép lưu thông các tàu vận tải lớn hơn 600 tấn. Ngoài ra trên địa bàn còn có rạch Trảng Bàng nối từ sông Vàm Cỏ Đông đến thị trấn Trảng Bàng, có chiều dài khoảng 10 km, bề rộng từ 20 – 50m, sâu 1 – 4,5m cho phép vận tải tàu đến 10 tấn Giao thông đối nội Mạng đường giao thông đối nội được quy hoạch trên cơ sở xây mới hoàn toàn mạng lưới nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa trong khu vực Căn cứ vào chức năng và quy mô, mạng đường nội bộ được phân thành 2 loại: Đương khu vực có lộ giới từ 27 – 30m, với tổng chiều dài xây dựng là 1,6km Đường nội bộ có lộ giới 20m, với tổng chiều dài xây dựng là 8,6km Quy hoạch san nền thoát nước mưa San nền Cao độ nền toàn khu vực được xác định đảm bảo cao độ khống chế chung hxd ≥ +2.0m (cao độ chuẩn tại Hòn Dấu) Chở đất (hoặc cát) từ nơi khác đến san lấp mặt bằng phù hợp với quy hoạch tổng thể. Vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó sử dụng biện pháp đào nạo vét sông rạch, chỉnh sửa những đoạn khúc, nguy hiểm của sông Vàm Cỏ để tăng lượng đất san lắp, đồng thời sử dụng một phần đất mùn hữu cơ trong công tác đào nạo vét sông rạch để đắp nền cho khu cây xanh, công viên. Thoát nước mưa Giải pháp thoát nước mưa cho khu vực là thiết kế hệ thống thoát nước riêng với nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước mưa trên toàn bộ bề mặt đô thị sẽ gom về các trục giao thông chính sau đó được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận kênh rạch bao quanh theo đường ngắn nhất thông qua các cửa xả Cống thoát mưa sử dụng cống tròn bê tông cốt thép – H30, kích thước cống tính toán theo chu kỳ tràn cống T = 3 năm. Kích thước cống dọc biến đổi từ D600 mm đến D1500 mm. Tổ chức thoát nước một bên đối với các trục đường có lộ giới dưới 30m, thoát nước hai bên đối với đường có lộ giới lớn hơn 30m Độ sâu chôn cống tối thiểu là 0,6m so với cốt ±0.00 của khu kho cảng, nhằm đảm bảo độ an toàn dưới tác dụng của xe cộ và các tải trọng khác liên quan đồng thời khớp nối với toàn bộ các hệ thống của KCN và khu dân cư Bourbon An Hòa Quy hoạch cấp nước Nguồn cấp nước Trong giai đoạn 1: nguồn nước sử dụng cho KCN lấy từ nguồn giếng khoan công nghiệp. Trong giai đoạn 2: nguồn cấp nước toàn KCN Bourbon An Hòa này lấy từ nguồn nước mặt sông Vàm Cỏ Đông hoặc nguồn nước từ nhà máy nước Kênh Đông Củ Chi (dự kiến). Quy mô các công trình cấp nước Giai đoạn 1: xây dựng giếng khoan công nghiệp và trạm xử lý công suất: Q = 23.800m3/ngày đêm (trạm này cung cấp cho KCN giai đoạn 1 18.500 m3/ngày đêm và khu dân cư 5.300 m3/ngày đêm) Giai đoạn 2: lấy nước từ nhà máy cấp nước Kênh Đông Củ Chi (dự kiến) để cung cấp cho KCN giai đoạn 2 hoặc cho toàn khu, bao gồm: công nghiệp giai đoạn I 18.500 (m3/ngày đêm), khu dân cư 5.300 (m3/ngày đêm), công nghiệp giai đoạn II 20.800 (m3/ngày đêm), khu kho cảng 4.245 (m3/ngày đêm). Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường. Thoát nước thải. Tiêu chí thoát nước thải lấy bằng 80% lưu lượng nước cấp. Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng biết với nước mưa. Xây dựng hệ thống thoát nước trong từng nhà máy, xí nghiệp. Tất cả nước thải trong các xí nghiệp nhà máy trước khi thải vào hệ thống thoát nước của khu vực phải được xử lý cục bộ đạt loại B theo tiêu chuẩn 5945 – 2005, sau đó đưa nước thải về trạm xử lý đạt loại A theo tiêu chuẩn 5945 – 2005 trước khi thải ra tuyến kênh nội đồng trong khu quy hoạch. Trong giai đoạn 1: Xây dựng 3 trạm bơm có công suất 1.200, 4.700 và 3.200 m3/ngày đêm. Trong giai đoạn 2: Xây đựng 3 trạm bơm (không tính 2 trạm trung chuyển nước thải từ khu kho cảng về trạm xử lý 17.500 m3/ngày đêm) có công suất là 2.000, 3.000 và 4.500 m3/ngày đêm. Quy mô các trạm xử lý nước: + Trạm có công suất 13.000 m3/ngày đêm (xử lý nước thải KCN giai đoạn1): diện tích khu xử là 2,28 ha (đã bao gồm khoảng cây xanh cách ly). + Trạm có công suất 17.500 m3/ngày đêm (xử lý nước thải KCN giai đoạn 2 và khu kho cảng) diện tích khu xử lý là 5,29 ha (đã bao gồm khoảng cây xanh cách ly). Giải pháp thu gom chất thải rắn Tổng lượng chất thải rắn trong giai đoạn 1 khoảng 180 tấn/ngày đêm, giai đoạn 2 khoảng 200 tấn/ngày đêm Giải pháp dự kiến: chất thải rắn trong KCN được thu gom trong từng nhà máy, xí nghiệp và phải tách các chất thải nguy hại để tiện trong quá trình xử lý và có một đội công nhân chuyên thực hiện công tác thu gom hàng ngày Rác vận chuyển đến khu xử lý bằng xe chuyên dụng. Quy hoạch cấp điện Dự báo nhu cầu sử dụng điện Tổng nhu cầu sử dụng điện khu kho cảng Bourbon An Hòa là: Ptt = 120,769MW (Stt = 134,188MVA). Có tính đến 10% tổn hao và 5% dự phòng. Nguồn điện Nguồn điện cấp khu kho cảng Bourbon An Hòa là tuyến cao thế 110KV trong khu quy hoạch, từ tuyến cao thế này dẫn đến trạm giảm áp (trạm trung gian) 110/22KV cấp điện đến các khu vực thiết kế. *Tổng nhu cầu sử dụng điện khu kho cảng BourbonAn Hòa là Ptt = 120,769MW (Stt = 134,188MVA). Giai đoạn 1: Nhu cầu sử dụng điện KCN Bourbon An Hòa là Ptt = 54,3353MW (Stt = 60,3726 MVA), cần thiết xây dựng 2 trạm giảm áp (trạm trung gian) có công suất: 63 MVA – 25 MVA cấp điện cho KCN giai đoạn 1 và khu dân cư. Giai đoạn 2: Nhu cầu sử dụng điện KCN BourbonAn Hòa là Ptt = 66,4338 MW (Stt = 73,8153 MVA), cần thiết xây dựng 2 trạm giảm áp (trạm trung gian) có công suất 2 x 40 MVA cấp điện cho KCN giai đoạn 2 và khu kho cảng. Cấp điện chiếu sáng. Hệ thống chiếu sang đường giao thông dùng loại đèn cao áp Sodium 250W lắp trên trụ thép tráng kẽm cao 8 m, bố trí 2 bên đối với đường ≥10m, khoảng cách giữa các trụ đèn từ 25 – 30 m, các tuyến cáp chiếu sáng sử dụng cáp XLPE/PVC – 3Mx16mm2+1x10mm2 đi ngầm. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc. Xây dựng mới hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc viễn thông và internet bên trong khu kho cảng Bourbon An Hòa, đảm bảo đáp ứng tốt: + Mạng lưới chuyển đảo thông tin băng rộng. Mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao + Cung cấp các dịch vụ hiện đại và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất cho khu kho cảng Bourbon An Hòa, liên thông với mạng lưới quốc gia và quốc tế Hệ thống thông tin liên lạc cho khu kho cảng Bourbon An Hòa được nối vào mạng viễn thông của Bưu điện trung tâm huyện Trảng Bàng. Có hệ thống cống bể thông tin chờ khi mạng cáp được triển khai. Phương án xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của KCN sẽ được tiến hành phân loại tại nguồn, sau đó thu gom và tập trung tại khu vực trung chuyển chất thải rắn của KCN. Chủ đầu tư sẽ thuê các đơn vị chuyên môn có pháp nhân tiến hành thu gom và xử lý an toàn chất thải rắn. Giai đoạn 1 của dự án, việc thu gom rác thải công nghiệp sẽ được đưa tới bãi trung chuyển CTR cặp cầu Hàn quy mô 0,75 ha ở phía Đông Bắc của khu công nghiệp để thuận tiện vận chuyển đến các nhà máy xử lý rác. Giai đoạn 2, sẽ sử dụng dịch vụ thu gom xử lý và tái chế chất thải rắn (sinh hoạt, sản xuất, nguy hại) của các đơn vị chuyên ngành về môi trường trực tiếp thu gom tại từng nhà máy theo lịch trình quy định và xử lý theo phương pháp phù hợp với quy định về thu gom và xử lý rác của pháp luật về môi trường với yêu cầu chất thải rắn trong từng nhà máy, xí nghiệp phải được tách trước các chất thải nguy hại để thuận lợi trong quá trình xử lý. Sử dụng xe chuyên dùng để vận chuyển rác đến khu xử lý và bố trí thu gom rác hàng ngày, hạn chế đến mức thấp nhất việc không vận chuyển đúng quy định, để rác ứ đọng làm phát tán mùi hôi, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 1.2.2 Hiện trạng môi trường của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 1.2.2.1 Chất lượng không khí Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích không khí khu vực Dự án. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được áp dụng tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương ứng. Kết quả đo đạc, phân tích hàm lượng chất chất ô nhiễm trong không khí được trình bày trong bảng 1.4. Bảng 1.4: Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án. Kí hiệu Độ ồn (dBA) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 CO THC KK-1 53-60 0,29 0,30 0,04 2,95 2,22 KK-2 57-59 0,25 0,32 0,05 2,01 1,60 KK-3 50-58 0,27 0,29 0,04 2,20 1,85 KK-4 49-57 0,21 0,31 0,09 3,20 1,45 KK-5 47-55 0,20 0,28 0,08 2,45 1,54 KK-6 45-56 0,20 0,24 0,07 2,72 1,59 KK-7 53-60 0,21 0,23 0,06 2,52 1,75 TCVN 60(*) 0,3(**) 0,35(**) 0,2(**) 30 (**) 5,0(***) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Ghi chú: (*) TCVN 5949 - 1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - mức ồn tối đa cho phép. (**) TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ). (***) TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ). Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.5 Bảng 1.5. Vị trí lấy mẫu không khí tại khu vực dự án. Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Thời gian lấy mẫu KK-1 Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông khu vực dự án (tỉnh lộ 287) 11002’01,09”N 106019’03,19”E 8h30 ngày 20/02/2008 KK-2 Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông Bắc khu vực dự án (đường Hồ Chí Minh dự kiến) 11002’23,97”N 106018’02,27”E 9h10 ngày 20/02/2008 KK-3 Điểm giao nhau giữa rạch Trảng Bàng và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Bắc khu vực dự án) 11002’21,21”N 106016’49,30”E 9h50 ngày 20/02/2008 KK-4 Điểm giao nhau giữa rạch Bà Mảnh và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Nam khu vực dự án) 11001’11,42”N 106016’28,88”E 10h30 ngày 20/02/2008 KK-5 Vị trí Đông Nam của khu vực dự án, tiếp giáp khu tái định cư 11001’02,45”N 106018’57,31”E 11h15 ngày 20/02/2008 KK-6 Vị trí trung tâm khu đất dự án giai đoạn 2 11001’043,99”N 106017’53,88”E 13h30 ngày 20/02/2008 KK-7 Vị trí trung tâm khu đất dự án giai đoạn 1 11002’04,37”N 106019’31,69”E 14h30 ngày 20/02/2008 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn chất lượng không khí TCVN 5937-2005 và TCVN 5938-2005, và TCVN 5949-1998 cho thấy các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép. 1.2.2.2 Chất lượng nước ngầm Để đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.6 và 1.7 Bảng 1.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án STT Thông số Đơn vị tính NN1 NN2 NN3 TCVN 5944:1995 01 pH - 6,6 6,7 6,7 6,5 - 8,5 02 Độ cứng mgCaCO3/l 11 21 13 300 03 TDS mg/l 250 350 276 750 04 Clorua mg/l 65,6 56,7 76,3 200 05 Florua mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 1 06 Nitrat mg/l 1,0 2 2 45 07 Nitrit mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 - 08 Sulfat mg/l 240 258 235 200 09 Mn mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,1 10 Tổng Fe mg/l 0,32 0,35 0,42 1 11 Pb mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 0,05 12 Hg mg/l < 0,0001 < 0,0001 < 0,0001 0,001 13 Dầu mỡ mg/l 0 0 0 - 14 E.Coli MPN/100ml 0 0 0 0 15 Tổng Coliform MPN/100ml 0 0 0 3 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Bảng 1.7: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (tt) TT Thông số Đơn vị tính NN4 NN5 TCVN 5944:1995 01 pH - 6,5 7,5 6,5 - 8,5 02 Độ cứng mgCaCO3/l 15 23 300 03 TDS mg/l 235 254 750 04 Clorua mg/l 48,7 56,8 200 05 Florua mg/l < 0,001 < 0,001 1 06 Nitrat mg/l 3 3 45 07 Nitrit mg/l < 0,001 < 0,001 - 08 Sulfat mg/l 213 228 200 09 Mn mg/l < 0,001 < 0,001 0,1 10 Tổng Fe mg/l 0,36 0,32 1 11 Pb mg/l < 0,001 < 0,001 0,05 12 Hg mg/l < 0,0001 < 0,0001 0,001 13 Dầu mỡ mg/l 0 0 - 14 E.Coli MPN/100ml 0 0 0 15 Tổng Coliform MPN/100ml 0 0 3 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Ghi chú: TCVN 5944 - 1995: Giá trị giới hạn và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm. Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.8 Bảng 1.8: Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Thời gian lấy mẫu NN1 Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông khu vực dự án (tỉnh lộ 787) 11001’55,22”N 106019’20,90”E 8h50 ngày 20/02/2008 NN2 Khu dân cư cách khu vực dự án 800m về phía Đông Bắc 11o02’00,15”N 106o19’49,83”E 10h20 ngày 20/02/2008 NN3 Khu dân cư cách khu vực dự án 3km về phía Đông 11001’57,17”N 106020’10,00”E 11h ngày 20/02/2008 NN4 Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Nam khu vực dự án 11000’43,03”N 106017’35,90”E 13h40 ngày 20/02/2008 NN5 Khu dân cư cách khu vực dự án 4km về phía Đông Nam 11001’55,09”N 106020’30,22”E 14h20 ngày 20/02/2008 Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với TCVN 5944-1995 cho thấy: đa số các chỉ tiêu trong nước ngầm đều đạt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ: TDS và Sulfat là vượt tiêu chuẩn nhưng không nhiều. 1.2.2.3 Chất lượng nước mặt Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích nước mặt tại 5 điểm trong khu vực Dự án. Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được áp dụng tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương ứng. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.9 và 1.10 Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án. STT Thông số Đơn vị tính NM1 NM2 NM3 TCVN 5942-1995, cột A 01 pH - 6,6 6,7 6,7 6,5 - 8,5 02 BOD5 mg/l 6 5 7 < 4 03 COD mg/l 10 12 15 < 10 04 DO mg/l 4 5 4 ³ 6 05 SS mg/l 19 20 31 20 06 Amoniac mg/l 0,001 0,005 0,002 0,05 07 Nitrat mg/l 4 5 7 10 08 Nitrit mg/l 0,001 0,005 0,006 0,01 09 Sulfat mg/l 0,001 0,005 0,005 - 10 Sắt mg/l 0,02 0,04 0,04 1 11 Chì mg/l <0,001 <0,001 <0,001 0,05 12 Dầu mỡ mg/l 0 0 0 - 13 Phenol mg/l <0,0001 <0,0001 <0,0001 0,001 14 E.Coli MPN/100ml 0 0 0 - 15 Tổng Coliform MPN/100ml 75 150 125 5000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Bảng1.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt). TT Thông số Đơn vị tính NM4 NM5 TCVN 5942:1995 01 pH - 6,6 6,7 6,5 - 8,5 02 BOD5 Pt-Co 4 5 < 4 03 COD mg/l 15 14 < 10 04 DO mg/l 4 5 ³ 6 05 SS mg/l 25 30 20 06 Amoniac mg/l 0,001 0,005 0,05 07 Nitrat mg/l <0,001 <0,001 10 08 Nitrit mg/l 0,00 15 0,01 09 Sulfat mg/l 0,001 0,005 - 10 Sắt mg/l 0,02 0,04 1 11 Chì mg/l <0,001 <0,001 0,05 12 Dầu mỡ mg/l 0 0 - 13 Phenol mg/l 0 0 0,001 14 E.Coli MPN/100ml 0 0 - 15 Tổng Coliform MPN/100ml 50 85 5000 Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Ghi chú: TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt. Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.11 Bảng 1.11: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án. Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Thời gian lấy mẫu NM1 Vị trí Đông Bắc, tiếp giáp khu dân cư 11002’21,21”N 106016’49,30”E 8h35 ngày 20/02/2008 NM2 Nằm trên rạch Trảng Bàng 11001’11,42”N 106016’28,88”E 9h35 ngày 20/02/2008 NM3 Điểm giao nhau giữa rạch Trảng Bàng và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Bắc khu vực dự án) 11001’02,45”N 106018’57,31”E 10h35 ngày 20/02/2008 NM4 Điểm giao nhau giữa rạch Bà Mánh và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Nam khu vực dự án) 11001’39,80”N 106019’27,21”E 1h35 ngày 20/02/2008 NM5 Vị trí Đông Nam, tiếp giáp khu tái định cư 11002’45,89”N 106016’19,21”E 2h35 ngày 20/02/2008 So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 cho thấy đa số các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu DO không đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ tiêu BOD5, COD và SS vượt tiêu chuẩn nhưng không nhiều. 1.2.2.4 Chất lượng đất Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng đất khu vực Dự án. Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.12 Bảng 1.12 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án. Stt Thông số Đơn vị tính Kết quả TCVN 7209-2002 D1 D2 D3 01 Cadimi mg/kg đất 7 5 8 10 02 Crôm mg/kg đất <0,0005 <0,0005 <0,0005 - 03 Asen mg/kg đất <0,0005 <0,0005 <0,0005 12 04 Chì mg/kg đất 10 15 12 300 05 Thủy ngân mg/kg đất <0,0005 <0,0005 <0,0005 - 06 Kẽm mg/kg đất 20 15 22 300 07 Dầu mỡ mg/kg đất 10 8 8 - 08 Tổng các chất hữu cơ mg/kg đất 152 132 212 - Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008. Ghi chú: TCVN 7209 - 2002: Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong đất Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.13. Bảng 1.13. Vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án. Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ lấy mẫu Thời gian lấy mẫu D1 Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông khu vực dự án (tỉnh lộ 287) 11001’55,22”N 106019’20,90”E 8h40 ngày 20/02/2008 D2 Khu dân cư cách khu vực dự án 3km về phía Đông 11001’57,17”N 106020’10,00”E 10h40 ngày 20/02/2008 D3 Khu dân cư cách khu vực dự án 800m về phía Đông Bắc 11o02’00,15”N 106o19’49,83”E 14h40 ngày 20/02/2008 So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 7209 - 2002: Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong đất cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các giải pháp bảo vệ môi trường Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó Biện pháp giảm thiểu tác động xấu về kinh tế - xã hội và các biện pháp nghiên cứu đánh giá cụ thể về vị trí và hiện trạng khu đất dự án: Tiến hành nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý và địa hình của khu vực dự án nhằm đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi, hạn chế trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, sao cho thực sự hiệu quả cao về kinh tế, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian đầu tư, phát huy ưu thế của toàn KCN Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá các yếu tố thuận lợi về thời tiết, khí hậu, thủy văn để quy hoạch mặt bằng tổng thể KCN nhằm bố trí mặt bằng thuận lợi cho các điều kiện địa hình và thời tiết, khí hậu tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm cho KCN cũng như cho các đô thị mới trong khu vực dự án Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá cụ thể hiện trạng khu đất sử dụng nhằm đề xuất các biện pháp giải tỏa đền bù hợp lý, nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về mặt xã hội Đề xuất các biện pháp về nhà ở cho đội ngũ lao động của KCN một cách hợp lý, khả thi, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về mặt xã hội Bao gồm các biện pháp sau: Các biện pháp phân khu chức năng KCN Các biện pháp quy hoạch mặt bằng KCN Các biện pháp hạn chế tác động có hại trong giai đoạn thi công xây dựng dự án Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong quá trình san lắp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp của KCN Các biện pháp an toàn lao động Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội bằng cách giải quyết việc làm đối với đối tượng bị tác động Cây dựng khu tái định cư và nhà ở công nhân Biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ Phòng chống sét Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu Hệ thống kho bể chứa Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu Phương án xử lý sự cố rò rỉ Phòng chống và ứng phó sự cố trạm xử lý nước thải ngừng hoạt động Biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố Xây dựng hạng mục công trình tuân thủ các tiêu chuẩn, qui phạm về phòng cháy chữa cháy của nhà nước Việt Nam Phối hợp với các cơ quan môi trường, phòng cháy chữa cháy địa phương lập phương án phòng ngừa và khắc phục các sự cố chung cho KCN, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy Thành lập và tổ chức huấn luyện đội phòng cháy chữa cháy Thực hiện quan trắc và giám sát môi trường Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những thành phần quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua các diễn biến về chất lượng môi trường sẽ giúp các nhà quản lý môi trường thành lập những chính sách và quy định phù hợp nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển KCN TTMT tại Việt Nam 2.1.1 Khái niệm KCN TTMT 2.1.1.1 Định nghĩa KCN TTMT KCN TTMT là các KCN thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT trong quá trình xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và hoạt động. có hình thành tổ chức bộ máy QLMT trong nội bộ KCN, áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về QLMT, hoạt động có hiệu quả và chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong giai đoạn xây dựng, KCN TTMT là các KCN có qui hoạch, thiết kế và xây dựng các khu chức năng, các hệ thống cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và trao đổi chất thải, phối hợp xử lý chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn hoạt động, KCN TTMT phải áp dụng các giải pháp tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải, có quá trình trao đổi chất thải, nước, năng lượng giữa các nhà máy trong KCN, tham gia và có đóng góp tích cực vào các chương tình nâng cao nhận thức cộng đồng, BVMT công cộng. KCN TTMT là các KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 2.1.1.2 Cơ cấu chức năng của KCN TTMT. KCN TTMT cũng có các bộ phận chức năng tương tự như một KCNC. Tuy nhiên tỷ lệ và tính chất các thành phần có thể hoàn toàn khác, phụ thuộc vào đặc trưng của từng KCN TTMT theo từng vị trí nhất định. Khu vực trung tâm: Khu vực trung tâm bao gồm các bộ phận quản lý và điều hành KCN TTMT, các công trình công cộng, dịch vụ và đào tạo phục vụ nhu cầu trong KCN TTMT cũng như nhu cầu các khu vực xung quanh. Trung tâm của KCN TTMT nếu ở gần các khu dân cư thì có thể phát triển trở thành một trung tâm công cộng mới của cộng đồng. Khu vực các Xí nghiệp công nghiệp: Sự khác biệt cơ bản của KCN TTMT và KCN thông thường chính là thành phần các XNCN. Khi bắt đầu xây dựng KCN thông thường, người ta chưa có thể xác định chính xác các XNCN sẽ thuê đất trong đó. Đối với các KCN TTMT, các XNCN được chọn ngay từ giai đoạn chuẩn bị theo các loại hình công nghiệp trong cơ cấu của một BPX (By-Product Exchange) HSTCN nhất định. Quy mô công suất đầu vào và đầu ra, nhu cầu hạ tầng kỹ thuật của từng XNCN cũng được xác định trước. Khu vực các công trình nghiên cứu và thử nghiệm: Khu vực này bao gồm các công trình: trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, phòng thí nghiệm, thư viện hay trung tâm thông tin… Các công trình này có thể nằm độc lập hoạc kết hợp chung với các XNCN tùy theo tính chất của nó. Khu vực các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật: Khu vực này bao gồm: Các công trình và mạng lưới cung cấp: điện năng (trạm biến áp, trạm điện diesel, điện mặt trời…), nước sạch, thông tin liên lạc, các loại nhiên liệu… Các công trình và mạng lưới trao đổi, tái sử dụng: nước nóng, hơi nước, nước thải các cấp độ và các chất thải khác… Công trình thu gom và xử lý: nước mưa, nước thải, rác thải… Khu vực cây xanh và cảnh quan: Khu vực này bao gồm hệ thống các công viên cây xanh, vườn dạo, mặt trước và các cảnh quan tự nhiên của khu đất hòa nhập trong hệ thống cảnh quan tự nhiên toàn vùng. Hệ thống này được bố trí tập trung hay xen kẽ trong các công trình khác nhau của KCN TTMT nhằm hòa hợp tốt nhất với HST Tự nhiên và HST Công nghiệp. Diện tích và tính chất khu vực này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh thái tự nhiên của khu vực. Công viên trong KCN TTMT có nhiều khả năng trở thành công viên sinh thái và là một trung tâm công cộng, nơi tập trung vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, cắm trại … của dân cư toàn vùng. Có thể bố trí các công trình thể thao, phục hồi sức khỏe kết hợp trong khu vực này. Đất giao thông: Đất giao thông trong khu vực này bao gồm: đường giao thông, các bãi đỗ xe tập trung và bến xe buýt. Hệ thống vận chuyển đường sắt, nhà ga đường sắt, các trạm trung chuyển được khuyến khích sử dụng khi có thể vì các lợi ích kinh tế và môi trường. Tùy theo nhu cầu của lực lượng lao động mà khu vực có thể được bố trí trong KCN TTMT. KCN TTMT lúc này trở thành một khu vực phát triển toàn diện với một trình độ tổ chức rất cao, bao gồm toàn bộ các chức năng củ đô thị: nhà ở, trung tâm công cộng, khu văn phòng, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí… Hình 2.1: Cơ cấu các bộ phận chức năng trong KCN sinh thái Nguyên tắc cơ bản để xây dựng & phát triển KCN TTMT: Việc phát triển các KCN TTMT cần tuân theo nhưng nguyên tắc cơ bản sau đây: Phát triển KCN TTMT theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…). Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCN TTMT cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCN TTMT Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài. Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,... Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại. Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại. Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải. Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCN TTMT Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCN TTMT cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN. Phát triển hỗn hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. 2.1.1.4 Điều kiện – tiêu chuẩn để xây dựng KCN TTMT: Điều kiện: Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu – năng lượng và sản phẩm - phế phẩm - chất thải thải tạo thành. Sự tương thích về quy mô: các nhà máy có qui mô phù hợp để trao đổi vật chất. Khoảng cách (vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá xa để dễ dàng trao đổi vật chất, thông tin. Tiêu chuẩn một KCN TTMT: Là mạng lưới hay một nhóm các DN sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau. Tập hợp các DN tái chế. Tập hợp các Cty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường. Tập hợp các Cty sản xuất sản phẩm "sạch". KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên). KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường. Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp thương mại, nhà ở). 2.1.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển các KCN TTMT tại Việt Nam Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển KCN TTMT từ các lý thuyết về sinh thái công nghiệp và KCN sinh thái mới chỉ đang trên giai đoạn nghiên cứu, học tập và tìm cách ứng dụng mô hình trong điều kiện công nghiệp hoá thực tế ở Việt Nam. Vấn đề này rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt hàng cho các nhà khoa học và Viện nghiên cứu thực hiện để có thể xây dựng các tiêu chí và phương pháp luận nhằm áp dụng mô hình KCN TTMT vào thực tế. Có thể nói, dự án “ Áp dụng các giải pháp công nghệ về QLMT xây dựng mô hình KCN TTMT” do Cục BVMT chủ trì được xem như một công trình nghiên cứu điển hình tại Việt Nam, là cơ sở tiền đề cho việc phát triển, ứng dụng mô hình KCN TTMT trong thực tế đối với từng đối tượng cụ thể. Trong dự án đã đưa ra tổng quan lý luận và phương pháp luận về KCN TTMT, đồng thời đánh giá các khả năng khả thi xây dựng mô hình KCN trong điều kiện Việt Nam thông qua việc điều tra hiện trạng phát triển các KCN Việt Nam và các vấn đề môi trường có liên quan, cụ thể khảo sát 5 KCN hiện hữu được lựa chọn là điển hình ở VKTTĐPN và miền Trung: KCX Tân Thuận, KCN Gò Dầu, KCN Sóng Thần, KCN Đức Hoà I, KCN Khánh Hoà, từ đó tổng hợp và xây dựng mô hình KCN TTMT cho KCX Tân Thuận. 2.2 Một số lợi ích và thách thức trong phát triển KCN TTMT Các lợi ích khi phát triển KCN TTMT 2.2.1.1 Lợi ích cho công nghiệp: Lợi ích đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCN TTMT: Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng. tái chế và tái sử dụng các chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCN TTMT giúp các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được các nguồn đầu tư để phát triển. Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên cũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đối với nền công nghiệp nói chung: KCN TTMT là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm,… Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương. Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Tóm lại, KCN TTMT có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trong thời điểm mà các KCN ở các nước châu Á không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp thời đại mới. Lợi ích cho môi trường: Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. Đảm bảo cân bằng sinh thái: Quá trình hình thành và phát triển của KCN TTMT (từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…) đều phù hợp các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh. Phấn đấu vì mục tiêu ngày càng cao về môi trường: Mỗi một KCN TTMT có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường. Lợi ích cho xã hội: KCN TTMT là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực, thu hút các tập đoàn lớn, tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tạo động lực và hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng địa phương như: đào tạo nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo hệ thống HTKT. 2.2.2 Những thách thức khi phát triển KCN TTMT Phát triển KCN TTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình KCN TTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan, các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong KCN. Các nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong KCN TTMT. Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật hổ lệ trợ sự hình thành và phát triển các KCN TTMT trong tương lai. Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng KCN TTMT Luật BVMT được Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/01/1994. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT. Chỉ thị số 199 – TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN. Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH 2001 – 2005 đã được BKHCN&MT phê duyệt ngày 06/05/2002. Quyết định số 33/2003/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng BKH&CN về việc ban hành TCVN, trong đó có một số tiêu chuẩn về “nhãn môi trường và công bố môi trường” (TCVN ISO 14021:2003, TCVN ISO/TR 14025:2003). Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24/12/2003. Kèm theo Quyết định này là danh mục 36 chương trình, kế hoạch, dự án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về BVMT. Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết 33/2008/NQ-CP của Chính phủ quy định về ĐTM cho Khu đô thị và KCN 2.4 Xây dựng tiêu chí TTMT trong quy hoạch KCN 2.4.1 Tiêu chí về phù hợp vị trí và qui mô KCN Một KCN được coi là phù hợp về vị trí và qui mô khi thoả mãn các yêu cầu về khoảng cách an toàn, đảm bảo không gây các tác động có hại đến các khu dân cư lân cận và các khu vực sinh thái nhạy cảm khác. Giá trị sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn vị trí. Loại hình nguồn tiếp nhận sẽ quyết định nồng độ chất ô nhiễm cũng như lưu lượng nước thải được phép xả thải. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các KCN về không gian hay khoảng cách giữa những điểm xả nước thải cũng là một yếu tố quan trọng. Sự bố trí các KCN hay các điểm xả nước thải quá gần sẽ tạo ra sự tích tụ ô nhiễm. Khoảng cách an toàn được xác định dựa trên kết quả tính toán lan truyền của chất ô nhiễm theo mức phát thải thực tế và dự báo. Qui mô về diện tích của KCN cũng phải được hạn chế ở một giới hạn nhất định. KCN có diện tích quá lớn thường sẽ tạo ra một lượng phát thải lớn có thể gây ô nhiễm cục bộ trong KCN. Bên cạnh đó, tải lượng ô nhiễm lớn sẽ gây ra sự quá tải đối với khả năng tự làm sạch của môi trường nước và không khí. Qui mô KCN phù hợp được xác định dựa trên lượng phát thải ô nhiễm và khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn và qui mô của KCN có mối quan hệ chặt chẽ và được xác định dựa vào công tác dự báo hay kiểm toán môi trường kết hợp với mô hình hoá. 2.4.2 Tiêu chí định hướng trao đổi chất thải Đối với mô hình KCN TTMT, trao đổi chất thải giữa các nhà máy sản xuất trong và ngoài KCN cũng như khu dân cư lân cận thông qua Trung tâm trao đổi chất thải của KCN là hướng phát triển chính để giảm thiểu chất thải. Chính vì vậy, trong công tác qui hoạch KCN theo định hướng môi TTMT phải quan tâm đến vấn đề định hướng trao đổi chất thải lên hàng đầu. Định hướng trao đổi chất thải có vai trò trong quyết định đến ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN, qui hoạch hạ tầng môi trường cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN và vốn đầu tư vào KCN. 2.4.3 Tiêu chí về sự phù hợp của hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng môi trường của KCN với định hướng trao đổi chất thải Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng môi trường bao gồm các công trình xử lý ô nhiễm môi trường ở quy mô KCN là yêu cầu bắt buộc đối với chủ đầu tư KCN. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung của KCN bao gồm: bố trí mặt bằng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện… Cơ sở hạ tầng về môi trường gồm có: hệ thống XLNT tập trung, trạm trung chuyển rác thải hoặc xử lý rác thải, hệ thống thu gom rác… Một KCN khi đi vào hoạt động cần phải có đủ cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và hạ tầng về môi trường nhưng ở Việt Nam, yêu cầu này ít được coi trọng. Có khá nhiều KCN đi vào hoạt động nhưng hạ tầng môi trường chưa hoàn thiện. Đối với KCN TTMT, yêu cầu BVMT là một trong những mục tiêu cần đạt được bên cạnh các mục tiêu kinh tế- xã hội. Mục tiêu này được thể hiện thông qua việc qui hoạch, thiết kế KCN luôn có tính đến sự phù hợp về môi trường, cụ thể như: thiết kế đảm bảo diện tích cây xanh toàn KCN không nhỏ hơn 10%, phân khu chức năng đối với từng loại hình công nghiệp sao cho phù hợp với sự trao đổi chất thải, đặt vị trí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung vaò khu vực thích hợp, cuối hướng gió… Trong quá trình xây dựng các yêu cầu BVMT phải luôn được coi trọng và là một trong những ưu tiên hàng đầu của các đơn vị xây dựng nhằm đảm bảo các tác động có hại của hoạt động xây dựng đến môi trường xung quanh ở mức tối thiểu. Bên cạnh đó, định hướng trao đổi chất thải cần được thể hiện rõ trong công tác qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN TTMT. Các yêu cầu chính để phục vụ cho công tác trao đổi chất thải bao gồm: hệ thống thu gom vận chuyển chất thải và phương pháp quản lý. hệ thống dẫn chuyền năng lượng, phân lô phù hợp với khả năng trao đổi chất thải. 2.5. Các tiêu chí cơ bản để xây dựng KCN TTMT trong quá trình vận hành KCN 2.5.1 Cam kết tuân thủ các qui định về môi trường Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN cũng như các nhà đầu tư vào KCN cần có những cam kết về việc thực hiện nghiêm túc 100% các qui định về BVMT ngay từ giai đoạn đầu tư ban đầu, cụ thể như: xây dựng báo cáo ĐTM, thực hiện bản cam kết môi trường, xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ, cam kết không xả chất thải ra môi trường xung quanh mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tham gia trao đổi chất thải… Trong hợp đồng giữa chủ đầu tư KCN và nhà đầu tư vào KCN phải ràng buộc các cam kết nêu trên vào trong nội dung hợp đồng để có cơ sở pháp lý thực hiện trong giai đoạn hoạt động của dự án. Để thực hiện được những cam kết về BVMT của các nhà đầu tư, chủ đầu tư KCN và cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra những chính sách, qui định có tính khuyến khích cũng như những biện pháp chế tài hữu hiệu, bên cạnh đó cũng cần cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho mọi đối tượng quan tâm. Tiêu chí này liên quan mật thiết với việc xây dựng và vận hành hệ thống QLMT của KCN. 2.5.2. Tiêu chí về áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Hệ thống QLMT KCN theo tiêu chuẩn ISO 14001 có vai trò hết sức quan trọng qua việc định hướng, xây dựng các mục tiêu chỉ tiêu môi trường, chính sách môi trường của KCN, thiết lập các qui trình có liên quan đến môi trường, phê duyệt báo cáo về môi trường, kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT của nhà máy trong KCN. Ngoài ra, việc bồi dưỡng kiến thức về ISO 14001 cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN để triển khai thực hiện cho nhà máy của mình cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QLMT KCN. Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ TTMT của KCN trong quá trình hoạt động. Áp dụng hệ thống QLMT ở qui mô KCN là giải pháp tối ưu cho hoạt động QLMT KCN. Các hiệu quả tích cực về QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã được thừa nhận qua việc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển cũng như đã được Nhà nước ta triển khai chuẩn hoá thành các bộ tiêu chuẩn TCVN về ISO 14001 và cũng là yêu cầu chính của các qui định pháp luật đối với các hình thức sản xuất dịch vụ TTMT (ở đây là KCN TTMT) là phát triển bền vững, dung hoà giữa yêu cầu phát triển kinh tế và BVMT với việc xây dựng, phát triển chính sách. Do đó, đối với KCN TTMT, hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu bắt buộc phải có. Trong KCN TTMT, hệ thống QLMT KCN theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những nội dung chính của công tác quản lý môi trường thông qua các bước: thực hiện – kiểm tra – rút kinh nghiệm – đề xuất giải pháp khắc phục. Các bước của qui trình này được thực hiện liên tục nhằm đảm bảo khả năng thích ứng nhanh nhất của hoạt động BVMT đối với việc phát triển và lấp đầy KCN. Đối với hệ thống chung quản lý Nhà nước về môi trường, hệ thống QLMT tại KCN có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, đệ trình lên các cấp quản lý cao hơn những ý kiến phản hồi trong lĩnh vực BVMT từ các nhà máy trong KCN. 2.5.3. Tiêu chí về xây dựng và vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm chất thải tại các nhà máy trong KCN Tiêu chí về xây dựng và vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp được áp dụng trong các cơ sở sản xuất trong KCN được xác định dựa vào các công nghệ quản lý, giảm thiểu chất thải như: Hoá học xanh, SXSH, tuần hoàn – tái sử dụng, trao đổi chất thải, hệ thống EMS cho doanh nghiệp. Tiêu chí này yêu cầu các nhà đầu tư vào KCN có trách nhiệm vận hành hiệu quả hệ thống EMS hay các hệ thống xử lý chất thải trong KCN đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào hệ thống xử lý chất thải tập trung của KCN trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy. 2.5.3.1 Lợi ích của hóa học xanh Những nghiên cứu hoá học xanh chú trọng đến những công nghệ có thể làm giảm hay loại trừ việc sử dụng hay phát sinh những vật liệu nguy hại hay có độc tính, cũng như chú trọng đến việc thay thế những nguyên liệu không thể tái tạo bằng những nguyên liệu có khả năng tái sinh. Hoá học xanh nỗ lực nhằm giảm độc tính của sản phẩm ở mức độ cơ bản nhất – mức độ phân tử với mục tiêu cố gắng làm giảm những tác động nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường 2.5.3.2 Hiệu quả kinh tế của SXSH SXSH sẽ loại trừ được những chất thải tại nguồn, do đó sẽ giảm được sự tạo thành các chất ô nhiễm. Điều đó cũng cho phép giảm nhẹ việc kiểm soát chất thải cuối đường ống và do đó giảm được các chi phí cho sản xuất nhờ việc sử dụng tốt hơn nguyên liệu đầu vào trong dây chuyền sản xuất. Mô hình so sánh tương quan tổng quát giữa công nghệ sản xuất cổ điển và công nghệ sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại được thể hiện trên các hình 6 và hình 7 Hình 2.2: Mô hình công nghệ sản xuất cổ điển. Hình 2.3: Mô hình KCN sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại. Trong BVMT hiện có 2 cách tiếp cận khác nhau: Cách tiếp cận cổ điển: Tập trung vào việc kiểm soát ô nhiễm. Đó là sự phản ứng thụ động khi đã có quá nhiều chất thải phát sinh do các hoạt động phát triển thì phải xử lý chất thải. Cách tiếp cận hiện đại: Tập trung vào sản xuất sạch hơn. Đó là phản ứng chủ động trong việc phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay từ đầu. Khi so sánh hiệu quả của 2 cách tiếp cận trên, kinh nghiệm đúc kết từ thực tế các nước trên Thế giới đã cho thấy rằng: với cùng một đối tượng khảo sát, chi phí cho kiểm soát ô nhiễm sẽ tăng lên rất cao theo thời gian dài mặc dù mức chi phí ở những thời điểm khởi đầu có thể không cao lắm. Trong khi đó, chi phí cho phương thức sản xuất sạch có thể phải đòi hỏi tốn kém trong những thời điểm khởi đầu nhưng theo thời gian dài, chi phí này hầu như không có sự gia tăng đáng kể. Điều này cho phép khẳng định rằng: SXSH tiến tới TTMT là xu thế tất yếu, là công cụ hết sức hiệu quả cho BVMT trong phát triển kinh tế xã hội. Hình 2.4: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai cách tiếp cận môi trường 2.5.4. Tiêu chí về thực hiện quản lý, xử lý và trao đổi chất thải ở qui mô KCN Quản lý chất thải ở qui mô KCN là vấn đề lớn, bao gồm: tiêu chí môi trường cần đáp ứng (Luật BVMT, tiêu chuẩn Việt Nam về BVMT), hệ thống thu gom, XLNT, xử lý CTR và CTNH, hoạt động trao đổi chất thải,… Mỗi loại hình chất thải đều có một hệ thống quản lý, đội ngũ nhân viên thực hiện chặt chẽ, tuân theo những qui định nghiêm ngặt của Luật BVMT và các văn bản dưới Luật, các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cũng như những qui định của các nhà tài trợ, ngân hàng và công ty tài chính. Đối với KCN TTMT, sự trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong và ngoài KCN là đặc trưng và một quá trình phức tạp, do vậy công tác quản lý chất thải phải đạt mức cao về trình độ quản lý và kỹ thuật. Tiêu chí này tập trung vào việc xây dựng đội ngũ chuyên môn về quản lý, xử lý chất thải trong KCN cũng như khả năng thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải của họ. 2.5.5. Tiêu chí về xây dựng chương trình phòng chống sự cố toàn KCN Hoạt động phòng chống sự cố môi trường của KCN có ở cả 2 mức: toàn KCN và qui mô từng nhà máy. Hệ thống phòng chống sự cố môi trường bao gồm việc xác định các rủi ro, xây dựng phương án phòng chống, mua sắm trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo nhân sự và luyện tập định kỳ. Sự hoàn thiện của hệ thống phòng chống sự cố môi trường là một trong những yếu tố nâng cao tính thân thiện môi trường của KCN. 2.5.6. Tiêu chí về xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường xung quanh KCN Quan trắc môi trường định kỳ là yêu cầu bắt buộc của qui định pháp luật về môi trường đối với KCN cũng như các nhà máy đang hoạt động. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ giúp cho cơ quan QLMT Nhà nước biết được xu thế diễn biến chất lượng môi trường dưới tác động của sản xuất công nghiệp. Như vậy, đối với KCN TTMT, quan trắc môi trường định kỳ là công cụ kiểm tra thực tế về hiệu quả của các biện pháp QLMT của KCN. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá hiện trạng môi trường KCN cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hệ thống QLMT KCN đưa ra những yêu cầu, mục tiêu BVMT phù hợp cho KCN trong suốt quá trình hoạt động. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CỦA KCN BOURBON AN HÒA TRẢNG BÀNG – TÂY NINH VỚI CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Đánh giá các tiêu chí quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa Mô hình KCN TTMT là mô hình KCN đang được quan tâm hiện nay. Để xây dựng KCN TTMT thì cần phải xây dựng KCN đáp ứng được nhiều tiêu chí chung như là: tiêu chí về phù hợp vị trí và quy mô KCN, tiêu chí định hướng trao đổi chất thải, tiêu chí về sự phù hợp của hạ tầng cơ sở kỹ thuật, …. Vì lý do thời gian hạn hẹp nên đề tài xin chọn 1 số tiêu chí cụ thể để đánh giá và so sánh. 3.1.1 Tiêu chí phân khu chức năng trong KCN Vị trí bố trí các nhà máy có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng ô nhiễm môi trường trong KCN. Khi bố trí các nhà máy, xí nghiệp cần chú ý đến hướng gió chủ đạo trong khu vực quy hoạch dự án. Hướng gió chủ đạo của khu vực này là hướng Đông Bắc, chủ đầu tư đã bố trí khá hợp lý khu dân cư – khu tái định cư ở phía Đông, kế đến là khu vực hành chính và khu vực sản xuất các ngành ít ô nhiễm, các loại hình công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước thì được bố trí quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải, còn lại các loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn và khu kho cảng được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo và giáp sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung thì việc quy hoạch và phân khu chức năng của dự án đáp ứng được các tiêu chí của 1 KCN TTMT. Việc quy hoạch theo các nhóm nghề được bố trí hợp lý và thuận lợi cho việc thu gom và xử lý chất thải. Tuy nhiên, đối với loại hình công nghiệp gây ô nhiễm về mùi, bụi, ô nhiễm tiếng ồn cần tránh phân bố gần khu dân cư và yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp phải có những biện pháp xử lý thích hợp trước khi thải ra môi trường xung quanh. 3.1.2 Tiêu chí quy hoạch cây xanh, cấp thoát nước Cây xanh Tác dụng của cây xanh rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, lọc không khí, chắn bụi, tạo cảnh quan cho khu kho cảng, có tác dụng tốt về tâm lý đối với người lao động. Ven sông cần phục hồi, tôn tạo dãy cây xanh rộng tối thiểu 20m, nhằm bảo vệ môi trường thủy sinh, đồng thời đảm bảo cảnh quan ven sông chung trong địa bàn tỉnh. Diện tích dành cho cây xanh trong KCN là 114,76 ha chiếm 15,1% tổng diện tích và đối với cây xanh trong từng nhà kho tối thiểu không nhỏ hơn 15% tổng diện tích khuôn viên nhà máy là phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam. 3.1.2.2 Cấp thoát nước Hệ thống cấp nước: Hiện tại trong khu vực dự án chưa xây dựng hệ thống cấp nước. Người dân trong xã An Hòa sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước sông là chủ yếu. Chỉ tiêu cấp nước cho KCN lấy theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam là 45m3/ha/ngày.đêm. Như vậy, với việc đầu tư giếng khoan công nghiệp và trạm xử lý công suất từ 15.000 đến 20.000m3/ngày trong giai đoạn 1, và sử dụng nguồn nước thô từ sông Vàm Cỏ hoặc từ tuyến Kênh Đông đưa nước từ hồ Dầu Tiếng về với công suất khoảng 40. 000m3/ngày trong giai đoạn 2 thì có thể cung cấp đầy đủ nước cần thiết cho toàn khu vực. Hệ thống thoát nước thải: Trong phạm vi xã An Hòa, tại khu vực dự án thiếu hoàn toàn các hạng mục hệ thống thóat nước. Nước mưa và nước thải sinh hoạt được xả thải và thoát tự nhiên ra kênh rạch. Dự án đã thiết kế hệ thống thoát nước riêng với nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nước mưa trên toàn bộ bề mặt sẽ được thu về các trục giao thông chính sau đó được xả ra các nguồn tiếp nhận kênh rạch bao quanh theo đường ngắn nhất thông qua các cửa xả, nước thải từ các công trình, nhà máy về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Mục tiêu đầu tiên của các nguyên tắc chung trong hệ thống cấp thoát nước trong KCN TTMT là bảo tồn nước: giảm nhu cầu sử dụng bằng cách tiết kiệm và tái sử dụng. Nước sử dụng trong KCN TTMT cần được tái sử dụng hoặc tái chế ở mức độ cao nhất theo một chu trình khép kín. Hệ thống cấp thoát nước trong KCN TTMT là một hệ thống phức tạp cho nhiều loại nước khác nhau. Trong KCN thông thường, người ta chia nước thành 2 loại: nước sạch và nước thải. Trong KCN TTMT, người ta phân chia thành nhiều loại hơn: Nước nặng: sử dụng trong chế tạo chip Nước không ion hóa: sử dụng trong các công đoạn sinh học hay dược học Nước uống: sử dụng cho nhà bếp, nhà hàng, vòi phun,.. Nước rửa: sử dụng để làm sạch xe tải, công trình, … Nước tưới: sử dụng để tưới cây Mỗi loại nước cần một hệ thống đường ống riêng biệt và các loại nước này không cần thiết phải được cung cấp từ một nguồn. Cần có quy hoạch hợp lý để giảm bớt khoảng cách giữa các nhà máy để giảm chi phí về đường ống. Như vậy, hệ thống cấp thoát nước của KCN được quy hoạch một cách hợp lý. Tuy nhiên, cần phải đưa ra các biện pháp tiết kiệm và tái sử dụng nước nhằm tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước cũng như đem lại lợi ích kinh tế. 3.1.2.3 Quy hoạch cấp điện Về quy hoạch cấp điện trong KCN đã đưa ra được dự báo nhu cầu sử dụng điện, thiết kế hệ thống chiếu sáng và nguồn điện cung cấp cho KCN đảm bảo năng lượng cho các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp và hoạt động sinh hoạt của khu dân cư cũng như hoạt động chiếu sáng công cộng. Tuy nhiên, bản quy hoạch chưa đưa ra được các biện pháp tận dụng tối đa năng lượng và sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh. Sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh tại các vị trí thích hợp sẽ làm giảm tổng nhu cầu năng lượng đàu vào (như điện năng) cảu KCN TTMT. Nó cũng làm giảm các chi phí cho hệ thống truyền tải và tăng tính linh hoạt của hệ thống điều khiển. Năng lượng tái sinh có thể tránh được việc thải khí nhà kính và sử dụng nguồn nhiên liệu tự nhiên có hạn. Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vixng cửu và sạch. Có thể đặt các pin mặt trời ở bất cứ đâu để giảm chi phí và dây dẫn. Pin mặt trời có thể dùng cho chiếu sang, các thiết bị cảm ứng điều khiển, điều tiết vi khí hậu trong các công trình. Tiêu chí về thu gom và xử lý chất thải Trong KCN TTMT, các CTR, các chất độc hóa học, kim loại nặng, pin, các vật liệu hay thiết bị bị nhiễm bẩn là các mối nguy hiểm cho sức khỏe và môi trường cần được quản lý chặt chẽ. Với 1 hệ thống quản lý, thu gom và xử lý thích hợp, các chất này có thể trở nên giá trị trong việc tái sinh nguồn tài nguyên. Thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại Giải pháp dự kiến là chất thải rắn trong KCN được thu gom trong từng nhà máy, xí nghiệp và phải tách các chất thải nguy hại để tiện trong quá trình xử lý và có một đội công nhân chuyên thực hiện công tác thu gom hàng ngày. Rác vận chuyển đến khu xử lý bằng xe chuyên dụng đến khu xử lý và bố trí thu gom rác hàng ngày, hạn chế đến mức thấp nhất việc không vận chuyển đúng quy định, để rác ứ đọng làm phát tán mùi hôi, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Việc quy hoạch thu gom chất thải rắn của KCN cơ bản đáp ứng được các tiêu chí xây dựng KCN TTMT. Tuy nhiên, cần có biện pháp phân loại chất thải rắn (hữu cơ và vô cơ) tại nguồn thuận tiện cho việc xử lý và tái chế, tái sử dụng. 3.1.3.2 Xử lý nước thải Hệ thống xử lý nước thải của KCN được quy hoạch theo 2 giai đoạn. Việc bố trí các ngành công nghiệp ô nhiễm về nguồn nước cạnh khu xử lý nước thải thuận lợi cho việc thu gom và xử lý. Hệ thống XLNT được thiết kế xử lý qua 2 giai đoạn là nước thải phải được xử lý tại từng nhà máy trong KCN phải đạt cột C, TCVN 5945 – 2005 trước khi đấu nối vào các trạm XLNT tập trung. Việc thiết kế như vậy sẽ giúp giảm chi phí xử lý ở trạm XLNT tập trung. Với các công nghệ xử lý mới, không chỉ nước được thu gom, tái sử dụng hay tái chế mà trạm XLNT còn có thể là nơi thu mua trao đổi các phế thải và cung cấp các sản phẩm như phân compost sử dụng trong nông nghiệp. trạm XLNT là một yếu tố không thể thiếu trong KCN TTMT Tiêu chí về bố trí trạm trung chuyển, khả năng tận dụng trao đổi chất thải, tái chế, tái sử dụng Trong bảng quy hoạch dự án của KCN chưa đưa ra được các quy hoạch bố trí trạm trung chuyển, khu xử lý CTR, cũng như chưa đưa ra được khả năng trao đổi, tái chế, tái chế chất thải trong KCN Qua các tiêu chí vừa đánh giá ở trên cho thấy KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng – Tây Ninh cơ bản đáp ứng gần như đầy đủ các tiêu chí của 1 KCN TTMT. Tuy nhiên, còn 1 số tiêu chí vẫn còn chưa đáp ứng được, một số đề xuất của đề tài đưa ra nhằm để KCN hoàn thiện các tiêu chí của một KCN TTMT sẽ được trình bày ở chương sau. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KCN BOURBON AN HÒA, HUYỆN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 4.1 Đề xuất các giải pháp phát triển KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng TTMT Qui hoạch phân khu chức năng trong KCN Bourbon An Hòa Như đã nêu ở trên, KCN Bourbon An Hòa dự kiến đầu tư đa ngành nên phải phân khu chức năng khu vực sản xuất sao cho vừa đảm bảo các điều kiện tự nhiên, môi trường của KCN không bị ảnh hưởng cũng như đảm bảo thuận lợi cho việc trao đổi chất thải, tăng cường hiệu quả sử dụng phế thải, giảm thiểu được chất thải phát sinh theo định hướng TTMT là việc làm hết sức cần thiết. Việc phân khu chức năng của KCN cơ bản đã đáp ứng được tiêu chí nhưng khi bố trí các nhóm ngành công nghiệp cần chú ý các yêu cầu sau: Khu sản xuất công nghiệp sẽ được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với hành chánh – dịch vụ - thương mại. Trong khu sản xuất thì các nhà máy gây ô nhiễm nặng phải bố trí ở sau hướng gió so với các nhà máy ít ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ. Các nhà máy chế biến thực phẩm cần ưu tiên bố trí ở đầu hướng gió chủ đạo để tránh ảnh hưởng ô nhiễm từ các nhà máy khác lên chất lượng thành phẩm. Các nhà thấp tầng bố trí đầu hướng gió, nhà cao tầng ở cuối hướng gió. Các nhà máy có nước thải được bố trí gần trạm xử lý nước thải tập trung. Khu vực bố trí trạm máy điện dự phòng, khu xử lý nước thải tập trung là những nơi phát sinh khí thải độc hại, gây mùi, cần được đặt tại cuối hướng gió chủ đạo, có khoảng cách ly thích hợp. Triệt để lợi dụng địa hình tự nhiên để có các giải pháp hợp lý giải quyết hướng tuyến thoát nước chính. Vị trí trạm xử lý nước thải tập trung được bố trí ở khu vực đất có địa hình thấp nhất để tránh phải dùng nhiều trạm bơm chuyển tiếp nước thải Quy hoạch cây xanh, cấp thoát nước, điện, hệ thống thông tin liên lạc. Thiết kế hệ thống mảng cây xanh trong KCN Ảnh hưởng của hệ thống mảng xanh đến cảnh quan KCN, đặc biệt trong trường hợp KCN TTMT được đánh giá là tích cực và có ý nghĩa lâu dài. Việc trồng cây xanh có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giảm tiếng ồn, bụi. Để phục vụ cho bảo tồn thực vật và làm tăng vẻ đẹp cho cảnh quan KCN Bourbon An Hòa theo định hướng TTMT, việc chọn lọc một số loại cây trồng sẽ theo nguyên tắc: Diện tích cây xanh tập trung dạng công viên che phủ phải bảo đảm che phủ 15% diện tích KCN. Lập các hành lang cây xanh (thân gỗ, cây tán rộng) ngăn cách giữa các phân khu sản xuất công nghiệp với bề rộng trên 50m. Các loại cây được lựa chọn trồng trong KCN phải có khả năng quang hợp cao, lọc không khí và hấp thụ mạnh khí CO2. Ưu tiên các loại cây có tán lá rộng, phiến lá dày chịu nóng, chịu khí độc hại, làm giảm tiếng ồn, khó bị cháy và trong đó phải bố trí hỗn giao nhiều loài khác nhau theo 2 dạng chính: tầng cao che bóng mát, tầng dưới tạo thành tường xanh cản tiếng động, che chắn bụi và khói, khí độc của các nhà máy. Thiết kế hệ thống cấp thoát nước Thiết kế và xây dựng mạng lưới cấp nước đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước nhỏ nhất có thể, tiết kiệm nước, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước, trao đổi nước giữa các doanh nghiệp; Thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo khả năng thu gom, tái sử dụng nước mưa cho các mục đích chữa cháy, tưới cây, phun nước giảm bụi, vệ sinh mặt bằng, nhà xưởng, nhà kho nhằm tiết kiệm nguồn nước từ nhà máy cấp nước. Thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo kín, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước thải, trao đổi nước thải, trung hoà và phối hợp xử lý nước thải giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa lưu lượng nước thải tới trạm XLNTTT, giảm thiểu tối đa chi phí năng lượng, nhân công, chi phí hóa chất tại trạm XLNT tập trung. Nước thải phát sinh từ hoạt động của KCN Bourbon – An Hòa sẽ được tiến hành xử lý qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nước thải được xử lý sơ bộ tại các nhà máy đạt yêu cầu đấu nối đầu vào của các trạm XLNTTT tương đương với tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 cột C trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải toàn KCN và dẫn vào hệ thống xử lý nước tập trung của KCN. Giai đoạn 2: tại các trạm xử lý nước thải của KCN Bourbon – An Hòa, nước thải sẽ được xử lý đạt TCVN 5945 – 2005 (cột A; Kq = 1,1; Kf = 0,9) trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải được xây dựng dọc theo tuyến đường đường liên xã phía Tây và cuối cùng chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Để giảm chi phí xử lý nước cấp và nước thải cũng như hạn chế khai thác nguồn tài nguyên nước, trong công tác thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý nước thải cho KCN, Chủ đầu tư sẽ chú ý thực hiện những giải pháp sau: Cấp nước theo nhu cầu: nước cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nước sinh hoạt cho công nhân viên, nước tinh khiết, nước khử khoáng, nước uống, nước rửa, nước tưới tiêu. Thu hồi và tái sử dụng nước mưa. Tái sử dụng nước thải đã xử lý làm nước tưới cây và tưới đường giảm bụi. Hạn chế sử dụng hóa chất trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất và công trình xử lý nước thải của KCN. 3.2.2.3 Các phương án thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố, tỷ lệ thất thoát điện nhỏ nhất có thể, tiết kiệm điện, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, chế độ mở tắt đèn chiếu sáng đảm bảo thời gian cần thiết, chống lãng phí. Hai mục tiêu môi trường chính cần đạt được khi thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện đối với KCN là tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh. Các giải pháp thiết kế kỹ thuật bao gồm: Thiết kế hệ thống tắt và mở tự động đèn chiếu sáng trong KCN cũng như vành đai và vùng cách ly KCN. Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa tự nhiên nhằm tiết kiệm điện. Thiết kế hệ thống quạt thông gió cưỡng bức ở các xí nghiệp, nhà máy phù hợp với quy mô của nhà xưởng và mật độ công nhân làm việc trong nhà xưởng. Thiết kế hệ thống cấp nhiệt/làm mát và tháp làm mát tuần hoàn nước. Thiết kế và lắp đặt hệ thống kiểm soát điện tại chỗ và các giải pháp giảm tải. Làm mát nhà xưởng bằng biện pháp tưới nước lên mái nhà xưởng. Tính toán tối ưu hóa sử dụng trang thiết bị tiêu thụ điện. 3.2.2.4 Các phương án thiết kế và xây dựng hệ thống giao thông Phương án thiết kế và xây dựng hệ thống đường giao thông ra vào KCN và hệ thống đường giao thông nội bộ KCN cần chú ý đảm bảo an toàn, không gây kẹt xe, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông, giảm thiểu tối đa ô nhiễm do bụi, khí thải, tiếng ồn; phân luồng xe trong nội bộ KCN hợp lý, rút ngắn quãng đường đi, có lắp đặt trạm rửa bánh xe ra vào các công trường trong giai đoạn xây dựng. Các nguyên tắc chính trong phương án thiết kế và xây dựng đường giao thông trong nội bộ KCN là: Thiết kế hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN và trong mỗi nhà máy đảm bảo thuận tiện cho khách hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu và công nhân viên. Lựa chọn những phương tiện vận chuyển phù hợp với mỗi doanh nghiệp để chuyên chở nguyên vật liệu từ cơ sở cung cấp về nhà máy và sản phẩm từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Thiết kế hệ thống đường giao thông nội bộ trong KCN và trong mỗi nhà máy nhằm đạt các mục tiêu môi trường bao gồm giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm bụi, giảm ồn, giảm tác động đến môi trường, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Thiết kế các trạm rửa xe ra vào công trường trong giai đoạn xây dựng; phân luồng giao thông và trạm an toàn giao thông. Phương án thiết kế hệ thống giao thông của KCN như sau: Hệ thống giao thông đối nội trong KCN được phân chia thành các trục đường chính, đường chính, đường khu vực, đường nội bộ và đường gom. Điểm nối các nút giao thông đối nội và đối ngoại là nút giao cùng mức. Các tuyến giao thông khu vực vuông góc với trục giao thông chính tạo thành các nút phân chia tạo thành mạng lưới giao thông mạng ô cờ mạch lạc phân chia các khu chức năng và các cụm nhà máy xí nghiệp bên trong KCN. Các biện pháp quản lý chất thải rắn trong KCN Thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong KCN tuân thủ Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn. Tiến hành việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong KCN vệ sinh, an toàn, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí. Tăng cường công tác tái sử dụng chất thải rắn, trao đổi chất thải rắn, trung hòa và phối hợp xử lý chất thải rắn giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại trao đổi với bên ngoài KCN, giảm thiểu tối đa khối lượng sẽ vận chuyển, giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển chất thải rắn. Tiến hành thu gom triệt để chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt trong từng nhà máy, xí nghiệp. Từng hạng mục công trình và từng phân xưởng đều được trang bị các thùng chứa thu gom chất thải rắn có nắp đậy. Chất thải rắn công nghiệp sẽ được thu gom về khu trung chuyển chất thải rắn, sau đó sẽ thuê các đơn vị chuyên môn có pháp nhân thu gom vận chuyển và xử lý an toàn chất thải rắn nguy hại. Vị trí địa điểm trung chuyển chất thải rắn sẽ được bố trí gần đường giao thông thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển và cách xa khu dân cư. Liên kết các nhóm KCN gần nhau xây dựng trung tâm trao đổi chất thải Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải. Công trình Trung tâm trao đổi chất thải là một công trình đóng vai trò quan trọng hàng đầu của mô hình KCN TTMT. Việc thiết kế, xây dựng Trung tâm trao đổi chất thải phù hợp sẽ là cơ sở tiền đề dẫn đến thành công của mô hình KCN TTMT do nó có các lợi ích sau: Lợi ích kinh tế Tiết kiệm chi phí cho các nhà máy trong KCN thông qua việc giảm chi phí phải chi cho tiêu huỷ chất thải và số lượng chất thải cần phải xử lý giảm. Tăng thêm nguồn thu đáng kể từ phế liệu hoặc chất thải có khả năng trao đổi trong KCN. Giảm thiểu được tài chính mua nguyên liệu đầu vào từ nguyên liệu thiên nhiên hay nhân tạo. Hiện nay, các phế phẩm/chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp của các ngành sản xuất trong KCN chủ yếu được bán cho các đơn vị trung gian bên ngoài KCN với giá rất thấp và các đơn vị trung gian này sẽ bán lại cho nhà máy tái sinh với giá cao hơn. Khi Trung tâm trao đổi chất thải đi vào hoạt động, với vai trò là trạm trung chuyển và Trung tâm môi giới trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong KCN thì nguồn thu của nhà máy sẽ tăng lên. Lợi ích môi trường Lợi ích mà Trung tâm trao đổi chất thải mang lại là giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo như trình bày trên, các chất thải trong KCN hiện nay chủ yếu được trao đổi với các cơ sở thu mua bên ngoài KCN, điều này dẫn đến quá trình thu gom phải vận chuyển chất thải trên một đoạn đường dài đến các cơ sở trao đổi, tái sinh tái chế do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra các chất thải không được sử dụng triệt để nên việc xử lý chủ yếu là chôn lấp gây nguy hại cho môi trường. Khi Trung tâm trao đổi chất thải của KCN đi vào hoạt động thì các nguy cơ này sẽ được giảm đi. Đề xuất các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động Trong giai đoạn hoạt động của dự án cần quan tâm giảm thiểu và khống chế các tác động có hại, bao gồm: Kiểm soát và xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn; Kiểm soát ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn và phòng chống rủi ro sự cố môi trường; Phối hợp kiểm soát các tác động xã hội tiêu cực về bảo vệ môi trường; Xây dựng và huấn luyện một đội ngũ chuyên trách có chuyên môn trong việc quản lý và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh trong KCN. Kinh phí hoạt động của đội này được trích từ nguồn thu của Chủ đầu tư từ các hoạt động dịch vụ KCN. 3.3.1 Chấp hành các quy định pháp luật về BVMT tại KCN Chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN phải tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp, nhất là các quy định về quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển khoa học công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Các biện pháp cụ thể như sau: Áp dụng, hoàn thiện hệ thống và tuân thủ hệ thống quản lý môi trường từ quy mô các KCN, doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất; Tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về bảo vệ môi trường KCN; Tuân thủ nghiêm chỉnh các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ môi trường công nghiệp (chiến lược và kế hoạch hành động BVMT của toàn KCN và từng doanh nghiệp); Tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quản lý môi trường như: công tác ĐTM; hoạt động quản lý sau thẩm định ĐTM; thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo và hiệu quả quản lý môi trường; công tác quan trắc và giám sát quản lý chất lượng môi trường; công tác đăng ký nguồn chất thải nguy hại, việc thực hiện các quy chế quản lý môi trường KCN; Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO14000. 3.3.2 Tổ chức hệ thống quản lý môi trường trong KCN Chủ đầu tư KCN và các doanh nghiệp hình thành hệ thống quản lý môi trường trong KCN, tại từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN, có ban hành chính sách bảo vệ môi trường với sự tham gia của từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có kế hoạch hành động BVMT nhằm duy trì hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN; có bố trí nhân lực, kinh phí nhằm duy trì các hoạt động BVMT trong KCN và từng doanh nghiệp trong KCN. Từng bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường (EMS) theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000. 3.3.3 Duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng bền vững và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam Chủ đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hợp tác duy trì hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom và xử lý chất thải, hệ thống giao thông, cây xanh, mặt nước, thông tin liên lạc theo hướng bền vững và đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 3.3.4 Áp dụng công nghệ sản xuất mới, hiện đại, ít gây tác động tới môi trường tại các doanh nghiệp Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong KCN từng bước đầu tư công nghệ sản xuất mới, hiện đại, tiết kiệm điện, nước và nguyên, nhiên liệu, không sử dụng nguyên liệu, hóa chất bị cấm; lựa chọn nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất không hoặc ít ô nhiễm. Các doanh nghiệp từng bước ứng dụng công nghệ thích hợp, công nghệ thông dụng, công nghệ mới, công nghệ thực tế tốt nhất, công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không có chất thải. Áp dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp Khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN triển khai áp dụng công nghệ giảm thiểu môi trường bao gồm sản xuất sạch hơn, tái sinh, tái chế chất thải, xử lý sơ bộ nước thải cuối đường ống hoặc/và đấu nối vào hệ thống XLNTTT của KCN; từng bước thực hiện trao đổi năng lượng, nước, chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc trao đổi với các doanh nghiệp bên ngoài KCN; ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn với các công ty dịch vụ xử lý chất thải dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý môi trường. Các biện pháp sẽ được áp dụng bao gồm: Áp dụng sản xuất sạch hơn; Tái sinh và tái sử dụng chất thải tại nguồn; Trao đổi chất thải công nghiệp; Tiết kiệm sử dụng nguyên liệu và năng lượng; Tuần hoàn nước thải; Xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 3.3.6 Áp dụng ISO 14000 về dán nhãn sinh thái và đánh giá chu trình sống của sản phẩm Các doanh nghiệp trong KCN từng bước áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 về việc dán nhãn môi trường và đánh giá chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan van tn.docx