Tài liệu Đề tài Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -1-
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..................................2
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................2
1.2. Mục tiêu đề tài. ..............................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
1.4.1. Phương pháp luận. ................................................................................3
1.4.2. Phương pháp cụ thể.........................................
120 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -1-
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..................................2
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................2
1.2. Mục tiêu đề tài. ..............................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
1.4.1. Phương pháp luận. ................................................................................3
1.4.2. Phương pháp cụ thể...............................................................................4
1.5. Nội dung nghiên cứu. ....................................................................................4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG ......................................6
2.1. Nhiệm vụ của quản lí môi trường................................................................6
2.2. Các công cụ quản lí môi trường...................................................................7
2.2.1. Công cụ pháp lí ......................................................................................7
2.2.2. Công cụ kinh tế ......................................................................................8
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DUYÊN
HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH. ..........................................................................11
3.1. Huyện Duyên Hải .......................................................................................11
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................11
3.1.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................11
3.1.1.2. Khí hậu ..........................................................................................13
3.1.2. Đặc điểm xã hội. ..................................................................................13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -2-
3.1.2.1. Dân số và lao động........................................................................13
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................13
3.1.2.3. Văn hoá xã hội...............................................................................14
3.1.2.4. Quốc phòng - An ninh ...................................................................15
3.1.2.5. Chỉ tiêu kinh tế. .............................................................................15
3.1.2.6. Tình hình sản xuất ngư – nông – lâm – diêm nghiệp ....................16
3.2. Huyện Cầu Ngang ......................................................................................17
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................17
3.2.1.1. Vị trí địa lí .....................................................................................17
3.2.1.2. Địa hình- Địa chất.........................................................................19
3.2.1.3. Khí tượng- Thuỷ văn......................................................................19
3.2.2. Đặc điểm xã hội ...................................................................................20
3.2.2.1. Dân số............................................................................................20
3.2.2.2. Giáo dục. .......................................................................................21
3.2.2.3. Y tế .................................................................................................22
3.2.3. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................23
Chương 4: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC
NGHIÊN CỨU. .........................................................................................................25
4.1. Môi trường nước .........................................................................................25
4.1.1. Nước mặt. .............................................................................................25
4.1.2. Nước ngầm...........................................................................................35
4.2. Môi trường đất ............................................................................................38
4.2.1. Tình hình sử dụng đất .........................................................................38
4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn
Tỉnh Trà Vinh năm 2004...................................................................................39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -3-
3.2.3. Chất lượng môi trường đất .................................................................40
4.3. Môi trường không khí.................................................................................41
4.4. Hệ sinh thái môi trường tự nhiên ..............................................................43
4.4.1. Hệ sinh thái rừng.................................................................................43
4.4.2. Hệ sinh thái môi trường nước.............................................................44
Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC DUYÊN
HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH. ..........................................................................46
5.1. Tình hình nuôi trồng thuỷ sản khu vực nghiên cứu. ...............................46
5.1.1. Huyện Duyên Hải ................................................................................46
5.1.1.1. Nuôi tôm sú....................................................................................46
5.1.1.2. Nuôi cua ........................................................................................50
5.1.1.3. Nuôi nghêu ....................................................................................51
5.1.1.4. Nuôi cá ..........................................................................................52
5.1.1.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại.....................................................52
5.1.2. Huyện Cầu Ngang ...............................................................................53
5.1.2.1. Nuôi tôm sú....................................................................................53
5.1.2.2. Nuôi tôm càng xanh.......................................................................54
5.1.2.3. Nuôi cá các loại.............................................................................55
5.1.2.4. Nuôi nhử tự nhiên..........................................................................55
5.1.2.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại.....................................................55
5.2. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đã được áp dụng tại khu vực ............56
5.3. Qui trình nuôi trồng thuỷ sản ....................................................................60
5.4. Hiện trạng quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
vực nghiên cứu.............................................................................................62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -4-
Chương 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ................................................................................................65
6.1. Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của từng giai đoạn nuôi trồng ....65
6.2. Đánh giá tác động của nước thải nuôi trồng thuỷ sản tới môi trường...68
6.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước..........................................68
6.2.1.1. Nước thải từ ao nuôi trồng thuỷ sản .............................................68
6.2.1.2. Nước thải sinh hoạt .......................................................................69
6.2.1.2. Nước mưa chảy tràn......................................................................69
6.2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải ...........................................69
6.2.2.1. Nước thải từ ao nuôi......................................................................69
6.2.2.2. Nước thải sinh hoạt .......................................................................71
6.2.2.3. Nước mưa chảy tràn......................................................................73
6.2.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước ......................74
6.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường..............................75
6.3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn.................................................75
6.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn......................................75
6.3.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn..............................................76
6.4. Đánh giá tác động của khí thải đến môi trường.......................................76
6.4.1. Nguồn ô nhiễm không khí...................................................................76
6.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải ..............................................77
6.4.3. Đánh giá tác động của khí thải ...........................................................78
6.5. Tác động tới hệ sinh thái ............................................................................81
6.5.1. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên .......................................................81
6.5.1.1. Đánh giá mức độ suy giảm diện tích rừng ....................................81
6.5.1.2. Đánh giá tác hại của việc giảm diện tích rừng.............................82
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -5-
6.5.2. Tiềm tàng nguy cơ bùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho
vật nuôi ..............................................................................................................82
6.6. Ảnh hưởng đến môi trường đất .................................................................83
6.7. Tác động tới kinh tế - xã hội khu vực........................................................84
6.7.1. Tác động tích cực.................................................................................84
6.7.2. Tác động tiêu cực.................................................................................85
Chương 7: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .....................................87
7.1. Qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn nghiên cứu.........................87
7.1.1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................87
7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷ sản...........................................................88
7.2. Tiết kiệm nguyên vật liệu ...........................................................................89
7.3. Kiểm soát ô nhiễm.......................................................................................90
7.3.1. Nước thải..............................................................................................91
7.3.2. Chất thải rắn ........................................................................................92
7.4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất..........................................................93
7.5. Các biện pháp giáo dục...............................................................................94
7.6. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường......................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm (TCVN
5344 – 1995) .................................................................................................................1
PHỤ LỤC 2: Chất lượng nước - chất lượng nước bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN
6774:2000) ....................................................................................................................3
PHỤ LỤC 3: Chất lượng nước – tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào các vực
nước sông dùng cho mục đích bảo vệ đời sống thuỷ sinh (TCVN 6984:2001) ...........5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -6-
PHỤ LỤC 4: Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP) của Liên Minh Nuôi Trồng
Thuỷ Sản Toàn Cầu GAA.............................................................................................7
PHỤ LỤC 5: Bản đồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản của huyện Duyên Hải và Cầu
Ngang, tỉnh Trà Vinh .................................................................................................12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -7-
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Chỉ tiêu về dân số huyện Cầu Ngang............................................................20
Bảng 2: Các chỉ tiêu về giáo dục huyện Cầu Ngang..................................................21
Bảng 3: Các chỉ tiêu về y tế huyện Cầu Ngang..........................................................22
Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại cống La Bang mùa khô các năm. .......27
Bảng 5: Bảng theo dõi dư lượng thuốc BVTV có trong nước mặt mùa khô các năm
tại một số địa điểm......................................................................................................27
Bảng 6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại sông Long Bình (thị xã Trà Vinh) mùa
khô các năm ................................................................................................................28
Bảng 7: Bảng theo dõi tổng hàm lượng dầu mỡ trong nước vào mùa khô các năm ..28
Bảng 8: Bảng theo dõi ô nhiễm vi sinh mùa khô các năm tại một số địa điểm .........29
Bảng 9: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại cống Bến Giá (Duyên Hải) mùa mưa.29
Bảng 10: Bảng theo dõi ô nhiễm vi sinh mùa mưa 2003-2004 tại một số địa điểm ..30
Bảng 11 : Bảng theo dõi dư lượng thuốc BVTV có trong nước mặt mùa khô các năm
.....................................................................................................................................34
Bảng 12: Chất lượng nước ngầm ở xã Hiệp Mỹ (huyện Cầu Ngang) vào mùa mưa
.....................................................................................................................................35
Bảng 13: Chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan trong tỉnh( mẫu lấy và phân
tích vào tháng 7/2004 do trung tâm BVMT, EPC phân tích ) ....................................36
Bảng 14: Chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan trong tỉnh (mẫu lấy và phân
tích vào tháng 7/2004 do trung tâm BVMT, EPC phân tích) .....................................36
Bảng 15: Thống kê lượng thuốc BVTT tỉnh Trà Vinh qua các năm..........................40
Bảng 16: Tính chất của đất ở khu vực Duyên Hải, Cầu Ngang. ................................41
Bảng 17: Chất lượng không khí tại khu vực chợ Cầu Ngang vào mùa khô...............42
Bảng 18: Chất lượng không khí tại Bến xe Cầu Ngang vào mùa khô .......................42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -8-
Bảng 19: Chất lượng không khí tại bến phà Long Toàn (Duyên Hải) vào mùa mưa 42
Bảng 20: Chất lượng không khí tại vòng xoay gần Uỷ ban nhân nhân huyện Duyên
hải vào mùa mưa các năm 2003 - 2004 .....................................................................43
Bảng 21: Các mô hình nuô0i trồng thuỷ sản áp dụng ở Duyên Hải và Cầu Ngang...56
Bảng 22: Lượng vôi để khử độ chua cho ao nuôi tôm...............................................60
Bảng 23: Bảng phân tích kiểm kê đầu vào, đầu ra từng giai đoạn nuôi tôm sú.........66
Bảng 24: Nguyên nhân các tác động môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ......66
Bảng 25: Kết quả phân tích nước thải từ ao nuôi vào mùa mưa ................................70
Bảng 26: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường ...71
Bảng 27: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở hợp tác xã Thắng Lợi.......72
Bảng 28: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở hợp tác xã Thắng Lợi .73
Bảng 29: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện................................77
Bảng 30: Nồng độ khí thải máy phát điện..................................................................78
Bảng 31: Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người ........................79
Bảng 32:Tác động của ô nhiễm không khí đối với, thực vật, công trình và khí hậu .80
Bảng 33: Diện tích rừng bị suy giảm..........................................................................81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN Mục Lục -9-
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ
SƠ ĐỒ
Hình 1: Giếng bơm tay trong các hộ gia đình ............................................................14
Hình 2: Nuôi tôm thâm canh ở xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải .................47
Hình 3: Ao tôm nuôi quảng canh cải tiến ở Long Toàn, Duyên Hải ........................48
Hình 4: Vận chuyễn nghêu thịt từ cồn nghêu về nhà máy .........................................51
Hình 5: Ao nuôi cá chép ở Hiệp Mỹ, Cầu Ngang ......................................................55
Bản đồ 1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Duyên Hải , tỉnh Trà Vinh. .............12
Bản đồ 2: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh................18
Bản đồ 3: Vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước mặt vào mùa mưa và mùa khô..26
Biểu đồ 1: Diễn biến ô nhiễm vi sinh của sông Long Bình mùa khô các năm 2003-
2004-2005 ...................................................................................................................30
Biểu đồ 2:Diễn biến ô nhiễm vi sinh của sông Long Bình mùa mưa ........................31
Sơ đồ 1: Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................5
Sơ đồ 2: Sơ đồ qui trình nuôi trồng thuỷ sản chung...................................................60
Sơ đồ 3: Phân tích qui trình nuôi trồng thuỷ sản. .......................................................65
Sơ đồ 4: Sơ đồ phân vùng nuôi trồng thuỷ sản...........................................................89
Sơ đồ 5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ loại hình nuôi thuỷ sản công nghiệp...91
Sơ đồ 6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải loại hình nuôi thuỷ sản bán công nghiệp 92
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -1-
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản người ta thường nghĩ ngay đến lợi
ích kinh tế mà hoạt động này mang lại. Nhưng có bao nhiêu người nghĩ đến những
tác động tiêu cực đến môi trường mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra, có
bao nhiêu người nghĩ cần bảo vệ môi trường trong hoạt động này. Bởi một lẽ, ý thức
bảo vệ môi trường hay ý thức cộng đồng của đại bộ phận dân cư chưa được hình
thành.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản rất quan trọng. Bên
cạnh lợi ích kinh tế thì nuôi trồng thuỷ sản còn gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ
làm suy thoái và ô nhiễm môi trường. Con người không thể vì lợi ích kinh tế mà làm
ngơ trước các vấn đề môi trường.
Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Duyên Hải và Cầu
Ngang, tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung
đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và có những tác động tích cực đến đời sống kinh
tế của dân cư sống bằng nghề này. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thuỷ sản đã trải qua
không ít những thăng trầm do những tác động của môi trường. Tác động sẽ rất lớn
nếu như môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy, lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường luôn
phải đi song song với nhau trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm hướng tới sự
phát triển bền vững.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -2-
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có thế mạnh về ngành thuỷ hải sản. Sản lượng ngày càng
tăng, có khả năng đáp ứng không chỉ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra
nước ngoài, góp phần thúc đẩy nền kinh tế cả nước ngày càng phát triển.
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông. Trà Vinh có 65 km đường bờ biển và khoảng
50.000 ha diện tích đất vùng ven biển bị nhiễm mặn trong mùa khô, tổng diện tích
lưu vực các sông rạch trong toàn tỉnh 21.265 ha, cùng với điều kiện tự nhiên thuận
lợi giúp cho Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản. Cùng với sự phát triển của cả nước, giá trị sản lượng ngành thuỷ sản tỉnh Trà
Vinh cũng đang ngày một gia tăng, đạt 13.6 % /năm.
Hai huyện có sản lượng thuỷ sản cao nhất trong toàn tỉnh Trà Vinh là huyện
Duyên Hải và Huyện Cầu Ngang, đạt hơn 50% sản lượng toàn tỉnh. Việc phát triển
thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và năng cao đời sống xã hội cho nhân dân địa
phương.
Song song với với việc phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản thì các vấn đề
môi trường phát sinh ngày càng nhiều. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây các tác
động đến môi trường như: suy giảm chất lượng nước, làm nhiễm bẩn thuỷ vực do sự
quá tải về dinh dưỡng, phá huỷ chỗ ở tự nhiên, làm biến dạng các hệ sinh thái và
nghèo dần tính đa dạng sinh học, tiềm tàng nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh.
Trước vấn đề môi trường đó, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lí môi
trường cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ môi
trường và góp phần vào công cuộc phát triển bền vững.
Nhận thức được hiệu quả kinh tế, xã hội mà hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
mang lại và các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động này, tác giả đã chọn đề tài:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -3-
“Nghiên cứu phương thức quản lý môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở
huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Thông qua hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và hiện trạng quản lí môi trường hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh, kết hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nhằm phân tích,
đánh giá các tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và những bất
cập trong hiện trạng quản lí môi trường trong khu vực nghiên cứu. Từ đó đề xuất các
phương thức quản lí môi trường phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khu vực
huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề môi trường xung quanh hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh
Trà Vinh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp luận.
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm của cả nước đạt khoảng 720.000 tấn/năm,
với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 1.100 triệu USD/năm.
Cùng với sự phát triển của cả nước, giá trị sản lượng bình quân ngành thuỷ sản
Trà Vinh cũng đang ngày một tăng, đạt từ 4.300 – 11.000 tấn/năm. Việc phát triển
thuỷ sản đã mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân địa
phương.
Tuy nhiên, do kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, cùng với việc nuôi trồng thuỷ
sản không được qui hoạch cho sự phát triển lâu dài nên đã phát sinh nhiều vấn đề
môi trường như ô nhiễm môi trường đất, nước, sự phát triển các mầm bệnh,…. Mặt
khác, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh chủ yếu mang tính tự phát, chưa có sự
quản lý tập trung và đồng bộ, người dân chưa có ý thức cao về bảo vệ môi trường
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -4-
nên hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực đã và đang gây ra những tác động
nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Và những tác động này cũng đang ảnh
hưởng ngược lại đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.
Vì vậy, cần xác định hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí và
hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Góp phần trả lời câu hỏi môi
trường khu vực đã thay đổi như thế nào khi hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
vực phát triển. Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan sát, khảo sát và đánh giá tình
hình hiện trạng, không bố trí các thí nghiệm mà chỉ kế thừa các kết quả đo đạc sẵn
có. Từ đó đánh giá tác động môi trường trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và đề
xuất các phương thức quản lí môi trường phù hợp.
1.4.2. Phương pháp cụ thể.
9 Phương pháp hồi cứu: dựa vào các tư liệu về quản lí môi trường trong sản
xuất công nghiệp và một số Tiêu Chuẩn Việt Nam để phục vụ nghiên cứu.
9 Phương pháp khảo sát thực địa: quan sát thực tế tại các vuông, ao, hồ nuôi
trồng thuỷ sản trong khu vực nghiên cứu.
9 Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn nhân dân tại khu vực nghiên
cứu về hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ý thức bảo vệ môi
trường, cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường của nhân dân và chính quyền địa
phương.
9 Phương pháp ma trận: từ các kết quả phân tích, điều tra, tiến hành lập các
bảng ma trận nhằm phân tích các dạng tác động của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
9 Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia.
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài có các nội dung sau:
9 Khảo sát, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu.
9 Khảo sát, đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản trong huyện Duyên Hải và
huyện Cầu Ngang, Trà Vinh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -5-
9 Đánh giá hiện trạng quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản huyện
Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
9 Đánh giá tác động môi trường của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu
vực.
9 Đề xuất các phương thức quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Sơ đồ 1: Sơ đồ nghiên cứu.
Mục tiêu đề tài
Điều kiện tự nhiên, kinh
tế – xã hội khu vực
nghiên cứu.
Đề xuất phương thức quản lí môi trường
trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện trạng nuôi trồng
thuỷ sản khu vực nghiên
cứu.
Đánh giá tác động môi trường hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực.
Cơ sở lý thuyết về quản
lí môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -6-
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÍ MÔI
TRƯỜNG
2.1. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lí môi trường ở Việt Nam là:
9 Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật, các qui định và
hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường.
9 Quản lí sự tuân thủ pháp luật, qui định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi
trường đối với tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp của tất cả các tổ chức, cá
nhân trong xã hội.
9 Quản lí sự sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất,
tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
9 Quản lí các nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường và thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu chất thải.
9 Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, trước hết là lồng
ghép qui hoạch bảo vệ môi trường với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.
9 Kiểm soát ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
9 Thanh tra môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xử lý các vi phạm môi trường công nghiệp, các tranh chấp môi trường công
nghiệp.
9 Tiến hành quan trắc và phân tích môi trường, theo dõi diễn biến môi trường
định kì, lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường.
9 Tham gia quản lí hạ tầng kỉ thuật, đảm bảo môi trường ở khu công nghiệp.
9 Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm về
bảo vệ môi trường cho mọi người dân, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường
và tài nguyên thiên nhiên, tổ chức các phong trào quần chúng tự nguyện tham gia
công tác bảo vệ môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -7-
2.2. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Công cụ pháp lí
Công cụ pháp lí được sử dụng rất phổ biến trong quản lí môi trường, chiếm ưu
thế ngay từ thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở
các nước phát triển và hiện nay vẫn được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các
nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên thế giới. quản lí môi trường
bằng công cụ pháp lí dựa trên nguyên tắc “mệnh lệnh và kiểm soát”, hay còn gọi là
nguyên tắc CAC (Command And Control)
Công cụ pháp lí bao gồm:
- Các qui định và tiêu chuẩn môi trường
- Các loại giấy phép về môi trường
- Kiểm soát môi trường.
- Thanh tra môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường.
Ưu điểm:
Quản lí môi trường bằng công cụ pháp lí đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và
chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lí môi trường vào nề
nếp, quy củ. Cơ quan quản lí môi trường có thể dự đoán được mức độ hợp lý về mức
ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải
quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng. Các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân và
mọi thành viên trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối
với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm trên, quản lí môi trường bằng công cụ pháp lí còn có
nhược điểm là thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lí thiếu hiệu quả,
chưa phát huy được tính chủ động, thiếu kích thích vật chất đối với sự sáng tạo của
các cơ sở sản xuất trong các phương án giải quyết môi trường của họ, thiếu khuyến
khích đổi mới công nghệ một khi cơ sở sản xuất đã đạt tiêu chuẩn môi trường. Quản
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -8-
lí môi trường bằng công cụ pháp lí đòi hỏi bộ máy tổ chức quản lí môi trường cồng
kềnh và chi phí cho công tác quản lí tương đối lớn. hơn nữa, phương cách này không
đủ và không hiệu quả trong việc giải quyết nhiều vấn đề môi trường mà các nhà quản
lí môi trường gặp phải gần đây, như là quản lí các nguồn ô nhiễm không phải là
nguồn điểm, nước thải công nghiệp và đô thị, đổ bỏ chất thải rắn, các vấn đề môi
trường toàn cầu.
2.2.2. Công cụ kinh tế
Quản lí môi trường bằng các công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “ người gây ô
nhiễm phải trả tiền”, hay còn gọi là nguyên tắc 3P (Polluter Pays Principle). Theo
nguyên tắc này, người gây ô nhiễm ở mức cao hơn sẽ bị phạt về tài chính cao hơn,
còn ở mức ô nhiễm thấp hơn thì bị phạt tài chính thấp hơn. Các công cụ kinh tế nhằm
mang lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí - hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm.
Ở nước ta, phương cách quản lí môi trường bằng các công cụ kinh tế đang ở
giai đoạn khởi đầu nghiên cứu áp dụng, chưa có kinh nghiệm thực tế.
Công cụ kinh tế bao gồm:
- Các lệ phí ô nhiễm.
- Phí không tuân thủ.
- Các phí đối với người dùng.
- Lệ phí sản phẩm
- Các lệ phí hành chính.
- Tăng giảm thuế.
- Các khoản trợ cấp
- Ký quĩ – hoàn trả
- Các khuyến khích cưỡng chế thực thi.
- Đền bù thiệt hại.
- Tạo ra thị trường mua bán “quyền” xả thải ô nhiễm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -9-
Ưu điểm:
- Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí - hiệu quả để đạt được các mức
ô nhiễm có thể chấp nhận được.
- Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô
nhiễm trong khu vực tư nhân.
- Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình
kiểm soát ô nhiễm.
- Cung cấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm.
- loại bỏ được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần
thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy và sản
phẩm.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, công cụ kinh tế còn có những nhược điểm. Một
vấn đề đáng lưu ý là tác động của các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường
là không thể dự đoán trước được như công cụ pháp lí vì những người gây ô nhiễm có
thề lựa chọn giải pháp riêng cho họ. Hơn nữa trong trường hợp các phí, nếu mức thu
phí không thoả đáng, một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô
nhiễm. Đối với các nước đang phát triển, một điểm yếu khác của công cụ kinh tế là
chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành.
⇒ Trong thực tế, rất hiếm khi sử dụng riêng lẻ các công cụ kinh tế để thực
hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường.. nói chung, chúng bổ sung cho các qui định
môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động
kiểm soát ô nhiễm hoặc các biện pháp môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực
hiện các qui định tốt hơn, và kích thích sự đổi mới kỹ thuật. Nói cách khác, công cụ
kinh tế không thể thực hiện thành công được nếu không có các qui định pháp lí, các
tiêu chuẩn môi trường thích hợp và năng lực quản lí nhà nước trong quản lí và điều
hành thực thi. Vì vậy, trong hầu hết các nước trên thế giới đều phải sử dụng hỗn hợp
công cụ kinh tế và công cụ pháp li trong quản lí môi trường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -10-
Ngoài hai công cụ quản lí môi trường trên, trong thực tế còn sử dụng một số
phương cách phụ trợ khác nữa, như là định giá, giáo dục, trợ giúp kỹ thuật, lựa chọn
công nghệ, thương lượng và sức ép của dân chúng, v.v…
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -11-
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI KHU VỰC DUYÊN HẢI - CẦU NGANG,
TRÀ VINH.
3.1. HUYỆN DUYÊN HẢI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh giữa hai cửa Cung Hầu
và Định An của hai nhánh sông Cửu Long: Sông Cổ Chiên và Sông Hậu. Phía Đông
và Phía Nam của huyện giáp với Biển Đông, phía tây giáp với huyện Trà Cú và tỉnh
Sóc Trăng (Qua ranh giới là sông Hậu), phía Bắc giáp huyện Cầu Ngang.
Duyên Hải với tổng diện tích tự nhiên là 38.405 ha. Trong đó đất nông nghiệp
25.495 ha, đất trồng cây lâu năm 3.952 ha, đất chuyên dùng 1.206 ha. Ngoài ra
huyện còn có 55 km bờ biển và 12 km bờ cửa sông, 2.640 ha sông, rạch và hơn 100
ha đất ven biển. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản
Duyên Hải có địa hình mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển đặc thù với
những giồng cát hình cánh cung chạy dày theo hướng hướng song song với bờ biển.
Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện như: Long Hữu - Ngũ
Lạc, Hiệp Thạnh - Trường Long Hoà, Long Vĩnh và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn
chung địa hình Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng với cao trình bình quân
phổ biến là 0,4 đến 1,2m.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -12-
Bả
n
đồ
1
: B
ản
đ
ồ
hà
nh
c
hí
nh
h
uy
ện
D
uy
ên
H
ải
, t
ỉn
h
Tr
à
Vi
nh
.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -13-
3.1.1.2. Khí hậu
Duyên Hải thuộc khu vực nhiều nắng của đồng bằng SCL, nên chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của chế độ nhiệt đới gió mùa và mang tính chất hải dương đặc thù của
vùng ven biển. Trong năm có 2 mùa mưa và khô rất rõ:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ trung bình trên
tháng từ 250c đến 280c.
3.1.2. Đặc điểm xã hội.
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số chung của toàn huyện Duyên Hải ước tính đến đầu năm 2007 có 18.756
hộ, 90.487 khẩu. Trong đó dân tộc Khmer 3.057 hộ, 14.659 khẩu chiếm tỷ lệ 16,4%
so tổng số hộ trong toàn huyện ( sống tập trung chủ yếu ở 03 xã: Long Vĩnh, Long
Khánh và Ngũ Lạc ), còn lại là dân tộc kinh, dân tộc hoa và các dân tộc khác chiếm
tỷ lệ không đáng kể. Mật độ dân cư trung bình 217 người/km2 .Phần đông dân cư tập
trung ở các giồng cát và ven trục đường giao thông chính. Tỷ lệ gia tăng dân số bình
quân hàng năm là 1,7%, dân số sống bằng nghề nông và nuôi trồng thuỷ sản chiếm
trên 80%.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Thuỷ lợi
Thuỷ lợi cho trồng trọt chỉ có tưới tiêu được cho 2 xã Long Hữu và Ngũ Lạc,
còn lại xã Hiệp Thành, Trường Long Hoà, Long Toàn chủ yếu là nước trời. Kênh cấp
I có kênh Sa Rầy và Thị Ròn - Lạc Sơn tổng chiều dài 23.000m, kênh cấp II chiều
dài 46.000m, cấp II chiều dài 27.000 m, đê ngăn mặn 2,1km và 110 cái bọng. Do ở
cuối nguồn nên bị nhiễm mặn vào mùa khô đối với kênh cấp I.
Khu vực đồng láng và đất rừng diện tích đất thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng
thuỷ sản là 68 ha, hầu hết nằm trong các dự án 773, hình thành mới là khu đê bao
Đường Liếu, Ngũ Lạc và khu đê bao 15, 16, 17 xã Long Hữu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -14-
Hệ thống thuỷ lợi của huyện Duyên Hải còn thấp, chưa đồng bộ nên chưa phát
huy tính tích cực phục vụ cho sản xuất, nhất là nuôi trồng thuỷ sản.
Giao thông
Cho đến nay việc đi lại từ huyện xuống các xã đã thuận lợi hơn trước đây, hầu
hết là lộ nhựa
- Quốc lộ 53 láng nhựa đến Long Khánh và dự kiến đến kênh đào Long Vĩnh.
- Đường tỉnh 914 láng đã láng nhựa xong.
- Các tuyến đường từ huyện đến các xã Đông Hải, Dân Thành, Trường Long
Hoà đã láng nhựa xong, đường đi xã Hiệp Thạnh đã cấp phối đá.
- Cầu, phà cũng thuận lợi cho đi lại.
- Ngoài đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi đi đến các xã trong huyện và đi
ngoài tỉnh.
Nước sạch nông thôn
Duyên Hải có thế mạnh là nguồn nước ngầm phong phú, bất cứ
ở địa bàn nào trong huyện khoan đều có nước ngọt. Theo đánh giá,
huyện Duyên Hải tỷ lệ hộ sử dụng nước ngọt đạt 100% toàn huyện,
có hơn 8.000 giếng bơm tay và một đài nước tập trung sử dụng cho
trung tâm huyện lị Duyên Hải. Đây là nguồn nước chính dùng để
pha loãng độ mặn trong nước ao nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và
nước lợ.
3.1.2.3. Văn hoá xã hội
Giáo dục đào tạo
- Hiện có 490 phòng học ( 470 phòng được xây dựng cơ bản và bán cơ bản).
- Tổng số giáo viên 846 giáo viên (Nhà trẻ - Mẫu giáo 44, Tiểu học 427,
Trung học cơ sở 296, phổ thông trung học 79).
- Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường hàng năm đều đạt trên 98%.
Hình 1: Giếng
bơm tay trong các
hộ gia đình
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -15-
- Qui mô về trường lớp, ngành học số lượng học sinh ngày càng tăng. Năm
học 2004 - 2005 toàn huyện có 18.365 em học sinh ở các cấp.
Đây là điều kiện để tạo ra nguồn lao động có trình độ kỹ thuật trong hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.
Y tế:
- Các xã - thị trấn đều có trạm y tế được xây dựng cơ bản. Trong đó có phòng
khám đa khoa khu vực tại xã Dân Thành. Trung tâm y tế huyện vừa được nâng cấp
với nhiều y cụ được bổ sung đã cơ bản đáp ứng công tác khám và điều trị cho bệnh
nhân.
- Tổng số Y, Bác sĩ, Điều dưỡng hiện có: 130 người, trong đó có 12 Bác sĩ.
Có 3/10 xã- thị trấn có Bác sĩ ở tuyến cơ sở.
3.1.2.4. Quốc phòng - An ninh
Vấn đề an ninh quốc phòng được ổn định vững vàng tạo điều kiện cho người
dân an tâm lao động sản xuất.
- Huyện có 3 đồn biên phòng: 626, 622 và C1 đóng trên địa bàn các xã Long
Vĩnh, Trường Long Hoà và Long Toàn.
- Công tác quốc phòng luôn được củng cố, đưa quân hàng năm đều đạt chỉ
tiêu trên giao
- Tình hình an ninh chính trị được giữ vững ổn định.
3.1.2.5. Chỉ tiêu kinh tế.
Theo báo cáo tình hình kinh tế huyện Duyên Hải năm 2006, tổng giá trị gia tăng
(theo giá năm 1994): 700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 23 - 24%, GDP
bình quân đầu người 10,5 triệu (tương đương 677 USD) tăng 2 triệu đồng so với năm
2005. Trong đó thuỷ sản tăng 27,15% nông nghiệp 13,39%, công nghiệp xây dựng
16,31%, dịch vụ 17,27%. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế:
- Ngư, nông, lâm: 84,15%
- Công nghiệp, xây dựng: 6,14%
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -16-
- Dịch vụ: 9,71%
Những chỉ tiêu về số lượng:
- Sản lượng thuỷ sản đạt 28.750 tấn trong đó 14.000 tấn tôm: (có 9.500 tấn
tôm sú ), 5.000 tấn nghiêu, 750 tấn cua biển.
- Sản lượng lương thực qui thóc: 12.700 tấn, trong đó có 11.700 tấn lúa.
- Khoanh nuôi trồng mới 300 ha rừng.
- Thu thuế nhà nước đạt 9,8 tỷ.
- Giá trị công nghiệp địa phương đạt 33 tỷ đồng, riêng muối hạt: 10.000 tấn.
- Thành lập mới 4 Hợp tác xã.
- Có trên 80% hộ sử dụng điện.
3.1.2.6. Tình hình sản xuất ngư – nông – lâm – diêm nghiệp
Thuỷ sản
Thuỷ sản là ngành kinh tế trọng yếu số một của huyện, đã sử dụng hơn 70%
diện tích đất nông nghiệp, bằng 50% diện tích đất tự nhiên, thu hút hơn 50% tổng lao
động xã hội.
Sản lượng khai thác chung của ngành thuỷ sản tính đến năm 2006 đạt 13.372
tấn. Trong đó, tôm các loại 5.709 tấn, với 2.500 tấn tôm sú, đạt giá trị 330 tỷ đồng.
Nông nghiệp
Theo báo cáo tình hình kinh tế huyện Duyên Hải năm 2006:
- Cây lúa: diện tích gieo trồng 2.703,54 ha. Trong đó, lúa hè thu 593,6 ha, lúa
mùa thường 2.109,94 ha. Năng suất bình quân 3,4 tấn/ha sản lượng lúa 9.666,9 tấn.
- Cây màu: diện tích xuống giống 3.047,38 ha. Trong đó, cây công nghiệp
ngắn ngày 621,3 ha, cây lương thực 576 ha, cây thực phẩm 1.850,08 ha.
- Chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò hiện có 5.183 con, đàn dê 2.915 con, đàn heo
15.697 con, gia cầm 243.918 con.
Tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp đạt 80 tỷ đồng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -17-
Lâm nghiệp
Tổ chức trồng và khôi phục rừng được 217,5 ha. Trong đó, dự án 5 triệu ha
rừng đạt 164,78 ha và dân tự lực trồng đạt 52,8 ha. Ngoài ra còn tổ chức trồng gần
600.000 cây phân tán.
Diêm nghiệp: Năng suất bình quân đạt khoảng 50 tấn/ha.
⇒ Nhận xét về tình hình kinh tế huyện Duyên Hải:
Nhìn chung kinh tế của huyện trong những năm qua trong các lĩnh vực sản xuất
nông – lâm – ngư – diêm nghiệp hàng năm có tăng trưởng khá nhất là ngư nghiệp.
Nhưng so với tiềm năng và lợi thế của huyện thì còn nhiều hạn chế. Trong những
năm gần đây, mở mới diện tích mặt nước nuôi tôm so với hàng năm tăng cao nhưng
năng suất tăng quá chậm, còn ở mức thấp. Hình thức nuôi chưa chuyển mạnh còn
đến 50% diện tích mặt nước nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Nuôi thâm canh
lại có chiều hướng giảm. Kết quả nuôi tôm sú nhiều năm nay tỷ lệ rủi ro vẫn còn cao.
Nuôi trồng thuỷ sản là ngành mũi nhọn tạo ra hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao,
nhưng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm sú còn rất khiêm tốn, nhất là thuỷ lợi.
Các dự án 773 đầu tư lớn cho các xã ven biển để khai thác tiềm năng thuỷ sản nhưng
sau dự án việc phối hợp để khai thác hiệu quả của dự án chưa có. Từ việc thiếu đầu
tư nên tự phát trong dân là chính, không theo qui hoạch nên dẫn đến rủi ro cao
(nguồn nước thoát của hộ này lại là nguồn nước cấp của hộ kia nên dễ lây lang dịch
bệnh làm tôm chết hàng loạt). Nuôi tôm sú rất cần vốn nên thiếu vốn không thể phát
triển mạnh nuôi thâm canh và bán thâm canh được vì vậy nuôi quản canh cải tiến
chiếm tỷ lệ cao.
3.2. HUYỆN CẦU NGANG
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lí
Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là huyện đồng bằng ven biển, nằm giữa sông
Tiền và sông Hậu, tiếp giáp biển đông, có 15 km bờ biển, cách thị xã Trà Vinh 24
km về phía biển đông nam, diện tích tự nhiên 32.548,39 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 26.931 ha, được tiếp giáp như sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -18-
- Ðông giáp biển Ðông, tỉnh Bến Tre và 01 phần huyện Châu Thành.
- Tây giáp huyện Châu Thành và Trà Cú.
- Nam giáp huyện Trà Cú và Duyên Hải.
- Bắc giáp huyện Châu Thành.
Bản đồ 2: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -19-
3.2.1.2. Địa hình- Địa chất
Địa hình của huyện Cầu Ngang mang đặc thù của vùng đồng bằng ven biển, đất
đai khá bằng phẳng với cao trình phổ biến từ 0,40 – 0,60 m. Đặc biệt có các giồng
cát, cao trình trên 1,5m, phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn, Mỹ Long Nam, Thạnh
Hoà Sơn,… Nhìn chung, địa hình thích hợp cho canh tác lúa, nuôi trồng thuỷ sản,
hoa màu và cây lâu năm.
Trong tổng số 32.548,39 ha đất tự nhiên của huyện Cầu Ngang bao gồm:
- Nhóm đất phù sa (chủ yếu là đất phù sa phát triển) 21.357,72 ha (chiếm
65,44%)
- Nhóm đất phèn có 7.099,08 ha (chiếm 21,75%), trong đó đất phèn hoạt động
5.472,24 ha và đất phèn tiềm tàng 1.626,84 ha. Sa cấu đất nặng (sét), có khoảng
50% diện tích trong nhóm tích tụ mùn trên mặt nên tiềm năng dinh dưỡng khá cao.
- Nhóm đất cát giồng 4.181,79 ha (chiếm 12,81%). Có hình cánh cung song
song với bờ biển, địa hình cao. Sa cấu chủ yếu là cát pha ít thịt-sét, giữ nước kém,
thoát nước nhanh, không bị ngập nước vào mùa mưa, mực thuỷ cấp rút sâu (3 -4m).
Hạn chế chính trong sử dụng loại đất này là đất nghèo dinh dưỡng và thiếu nguồn
nước tưới.
Đất trong huyện có sa cấu là sét đến sét pha thịt, tầng canh tác từ trung bình đến
khá dầy, thích hợp cho việc trồng lúa. Có phần đất mặn và nhiễm mặn thích hợp cho
nuôi tôm sú nước lợ.
3.2.1.3. Khí tượng- Thuỷ văn
Huyện Cầu ngang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển Đông,
hình thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
dương lịch, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm biến
thiên từ 26 – 27,60C. Lượng mưa trung bình 1.350 mm/năm. Độ ẩm tương đối trung
bình khá cao, từ 77 – 91%.
Huyện Cầu Ngang có nguồn nước mặt phân bố trên các sông rạch với tổng diện
tích các sông rạch tự nhiên khoảng 5.311 ha. Khả năng khai thác nước ngầm 97.000
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -20-
m3/ngày, chiều sâu của 3 tầng chứa nước thay đổi từ 60m đến 400m, phổ biến từ 90
– 120m, hiện tại nguồn nước ngầm được sử dụng rất hạn chế.
Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều biển Đông
thông qua cửa Cung Hầu thuộc sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) đi qua
huyện, chi phối nguồn nước mặt phần lớn diện tích ở phía đông Quốc Lộ 53 và
Hương Lộ 17. Do các công trình ngăn mặn và tiếp ngọt nên một phần diện tích khu
vực phía tây Hương Lộ 17 chịu ảnh hưởng của chế độ nước sông Hậu thông qua
kênh Thống Nhất và kênh 3/2. Hàng năm có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn với
chiều dài xâm nhập của nước mặn đến 30km từ biển vào nội địa. Sự truyền mặn bắt
đầu vào tháng 12 tại Hưng Mỹ và cửa sông Vũng Liêm trên sông Cổ Chiên. Mặn liên
tục từ tháng 11 đến tháng 6, kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ thuộc
vào lượng mưa trên thượng nguồn và địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi đối với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ.
3.2.2. Đặc điểm xã hội.
3.2.2.1. Dân số
Dân số huyện Cầu Ngang theo thống kê năm 2006 là 138.069 người, mật độ
dân số 424 người/km2, tỷ lệ tăng dân số 1,35%, mức giảm tỷ lệ sinh 0,05%. Trong đó
có 69.230 nữ, chiếm 50,14%. Dân số thành thị chiếm tỷ lệ 10,22%. Dân tộc Khmer
chiếm 53% dân số toàn huyện. Đây là nguồn lao động dồi dào cho hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản.
Bảng 1: Chỉ tiêu về dân số huyện Cầu Ngang
So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT TH năm
2006
KH
năm
2007
Ước
TH
năm
2007
KH
năm
2008
Ước TH 2007 so
TH 2006
KH 2008 so
ước TH 2007
Dân số
trung bình
Người 138.069 139.8
92
139.8
92
141.7
10
101,32 101.30
Mức giảm
tỷ lệ sinh
% 0.05 0.05 0.05 0.04 100 80
Mức tăng
dân số
% 1,35 1,30 1,30 1,26 96,30 96,92
(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2007- Uỷ
Ban Nhân Dân huyện Cầu Ngang)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -21-
3.2.2.2. Giáo dục.
Huyện Cầu Ngang có hơn 17% dân số trong độ tuổi đi học. Hiện tại cả huyện
có 62 trường học và kế hoạch đến năm 2008 là 66 trường học. Từ năm 2006, trường
Đại Học Trà Vinh đã mở chi nhánh tại huyện Cầu Ngang để đào tạo hệ tại chức từ
bật cao đẳng trở xuống, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của phần lớn dân số trong
huyện, chủ yếu là thanh niên. Đây là nơi cung cấp một lượng lớn lao động có kỹ
thuật cho nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.
Bảng 2: Các chỉ tiêu về giáo dục huyện Cầu Ngang
Chỉ tiêu ĐVT TH 2006-2007 KH 2007-2008
1.Tổng số trường học 62 66
Mầm non, nhà trẻ 1 1
Mẫu giáo 14 14
Tiểu học 28 28
Phổ thông cơ sở 14 16
Trung học phổ thông 3 5
Trung tâm dạy nghề 1 1
Trung tâm KTHNDH
Trường
1 1
2. Tổng số lớp 870 881
Mầm non, nhà trẻ 8 9
Mẫu giáo 142 150
Tiểu học 439 425
Phổ thông cơ sở 199 215
Trung học phổ thông
Lớp
82 82
3. Tổng số học sinh 23.649 24.809
Mầm non, nhà trẻ 72 80
Mẫu giáo 3.313 3.515
Tiểu học 10.392 9.875
Phổ thông cơ sở 6.812 7.579
Trung học phổ thông
Học sinh
3.060 3.760
(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2007- Uỷ
Ban Nhân Dân huyện Cầu Ngang)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -22-
3.2.2.3. Y tế.
Huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở y tế để chăm sóc sức khoẻ của
người dân. hiện tại trên toàn huyện đã có 1 bệnh viện và 3 phòng khám đa khoa khu
vực cùng 12 trạm y tế cấp xã.
Bảng 3: Các chỉ tiêu về y tế huyện Cầu Ngang
Chỉ tiêu ĐVT TH 2006 KH 2007 Ước TH
2007
KH 2008
1.Tổng số cơ sở khám
chữa bệnh
Cơ sở 16 16 16 16
Bệnh viện huyện 1 1 1 1
Phòng khám khu vực 3 3 3 3
Trạm y tế 12 12 12 12
2. Tổng số giường bệnh Giường 180 180 180 180
Bệnh viện huyện 100 100 100 100
Phòng khám khu vực 20 20 20 20
Trạm y tế 60 60 60 60
3.tổng số cán bộ Người 195 202 208 220
Bác sĩ 49 51 52 60
Y sĩ 74 74 75 71
Dược sĩ đại học 1 1 1 3
Dược sĩ trung cấp 11 12 12 16
Cán bộ khác 60 64 68 70
Tỷ lệ xã có bác sĩ % 100 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2007 - Uỷ
Ban Nhân Dân huyện Cầu Ngang)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -23-
3.2.3. Đặc điểm kinh tế.
Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm
2007 thì giá trị tổng sản phẩm nội địa GDP tăng 15,91% so với cùng kỳ, đạt 35,98%
kế hoạch. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 19,20%, lâm nghiệp
tăng 14,29%, thuỷ sản tăng 34,20%, công nghiệp tăng 2,90%, xây dựng tăng 12,4%,
dịch vụ tăng 7,96%.
a) Sản suất nông - ngư nghiệp
- Lúa hè thu: Trong 6 tháng đầu năm 2007, diện tích xuống giống 9.550 ha,
đạt 100,5% so với cùng kỳ. Các giống sử dụng phổ biến là OM2718, VND95-20,
CL8, Hàm Trâu. Tuy nhiên do lượng mưa nhiều nên liên tục gây thiệt hại 520 ha bị
ngập úng. Nhưng đã được bà con nông dân khắc phục tốt phần diện tích bị thiệt hại.
- Cây màu: Trong 6 tháng đầu năm 2007, toàn huyện đã xuống giống được
8.830 ha, đạt 82,15% kế hoạch (tăng 522 ha so với cùng kì năm trước), với những
loại giống có năng suất chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao như đậu phộng, bắp lai,
khoai lang. Trong đó, màu lương thực 1.645 ha, màu thực phẩm 4.309 ha, màu công
nghiệp ngắn ngày 2.876 ha (trong đó có 2.846 ha đậu phộng, năng suất bình quân 3,4
– 4 tấn/ha).
- Công tác thuỷ lợi: Tập trung huy động được 1.329 lực lượng, thực hiện 72
công trình với tổng chiều dài 55.467 m, khối lượng đào lắp 130.200 m3. Các công
trình cống cấp II trung ương đầu tư đang thi công cống Bình Tân, cống Ông Tà và
cống Tầm Du. vận hành tốt các cống đầu mối phục vụ sản xuất. thu thuỷ lợi phí 6
tháng đầu năm 2007 được 55,9 triệu đồng, đạt 95,5% kế hoạch.
- Nuôi trồng thuỷ sản: từ đầu năm 2007 đến giữa năm, toàn huyện có 7.385
lượt hộ thả nuôi 531 triệu con tôm sú giống trên diện tích 1.215 ha mặt nước, đạt
90,3% kế hoạch (có 587 hộ thả nuôi công nghiệp, với số lượng 105 triệu con giống).
So với cùng kì năm 2006, diện tích mặt nước tăng 265 ha, số lượng con giống tăng
84,9 triệu con. Từ đầu vụ tôm đến nay, có 1.889 hộ thu hoạch, sản lượng đạt 800 tấn
(trong đó số hộ nuôi có lãi chiếm 39,4%, số hộ nuôi huề vốn chiếm 22,4%, số hộ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -24-
nuôi bị lỗ do tôm chết phải thu hoạch sớm chiếm 38,2%). Nguyên nhân tôm bị chết
đa số là do các hộ nuôi không đúng qui trình và chất lượng con giống kém.
- Khai thác biển và nội đồng: Sản lượng 15.460 tôm, cá các loại ( trong đó
có 1.970 tấn tôm), đạt 49,8% kế hoạch. Từ năm 2006 cho đến nay có 55 hộ hành
nghề cào, lưới chuyển sang nghề “rập ghẹ” có kinh tế cao hơn.
b) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển tốt trông những năm gần
đây. Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã phát triển thêm 6 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, trong đó có 3 nhà máy xay xát, 2 cơ sở sản xuất nước đá bẹvà 1 cơ sở
cưa xẻ gỗ, tính đến nay toàn huyện có 699 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị tổng sản lượng 49,39 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), đạt 53,39% kế
hatch, tăng 1,39 tỷ đồng so với cùng kỳ.
c) Thương mại - dịch vụ
Trong 6 tháng đầu năm 2007, hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển
mới 60 cơ sở, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 2.371 cơ sở kinh doanh, giá trị
dịch vụ 178 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -25-
Chương 4: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
4.1. MÔI TRƯỜNG NƯỚC.
4.1.1. Nước mặt.
Hiện nay toàn tỉnh có 75% số hộ có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày và trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng không
hợp lí nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản, tình trạng xả rác bừa bãi, tình trạng sử
dụng thuốc Bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp không qua quá trình xử lí thải
trực tiếp xuống ao hồ, sông rạch làm cho nguồn nước ngày ngày càng ô nhiễm. Năm
2006, tình trạng nắng nóng kéo dài làm cho nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào
nội đồng , nguồn nước bị cạn kiệt. Việc ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là khu vực huyện Duyên Hải , tôm
sú được thả nuôi số lượng lớn bị chết trên diện rộng trong những tháng đầu vụ, nước
không đủ phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp (trồng hoa màu,…).
Điểm lấy mẫu nước mặt:
Điểm lấy mẫu nước mặt được chọn là những điểm đại diện có thể phản ánh
được chất lượng môi trường nước mặt trong khu vực. Ngoài ra, đây là những điểm
có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản trong
khu vực nghiên cứu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -26-
Bản đồ 3: Vị trí lấy mẫu đánh giá chất lượng nước mặt vào mùa mưa và mùa khô.
2
1
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Chú giải:
- 1: Cống Lang Bang.
- 2: Sông Long Bình.
- 3: Cống Bến Giá.
- 4: Nước Sông Cầu Tập
Sơn.
- 5: Nước Sông Cầu
Tiểu Cần
- 6: Nước Sông Chợ
Cầu Ngang
- 7: Nước Sông Cầu
Phước Hưng
- 8: Nước Sông Cầu
Vinh Kim
- 9: Rạch Cần Chông
- 10: Sông Long Toàn
- 11: Sông Hậu
: điểm lấy mẫu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -27-
Bảng kết quả quan trắc đánh giá chất lượng nước mặt vào mùa khô:
Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại cống La Bang mùa khô các năm.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
TCVN-
5942-1995
PH
SS
Cl-
DO
COD
BOD
T. Phospho
T. Fe
N-NH4+
N-NO3-
T. Coliform
-
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,9
132
9.450
4,3
12
5
0,09
0,16
0,13
0,45
900
7,3
5
10.720
3,8
20
6
0,04
0,043
0,07
0,25
110.000
7,3
31
14.950
6,2
40
8
0,07
0,23
0,4
0,44
3.900
5,5- 9
<80
<250
≥ 6
<35
<25
-
<1
0,05
10
<5.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 5: Bảng theo dõi dư lượng thuốc BVTV có trong nước mặt mùa khô các
năm tại một số địa điểm
(Tổng hàm lượng Chlor hữu cơ, đơn vị tính mg/l x 10-6)
Địa điểm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nước cầu Phước Hưng
(Trà Cú)
0,8 1,4(KPH có DDT) 42,7(DDT chiếm 0,8)
Nước cầu Vinh Kim (Cầu
Ngang)
1,2 6,8(DDT chiếm 0,1) 19,2(DDT chiếm 1)
Nước rạch Cần Chông
(Tiểu Cần)
1,1 26,2(DDT chiếm 0,2) 8,6 (KPH có DDT)
TCVN 5942-1995: Tổng hóa chất BVTV : < 0,15mg/l ; DDT < 0,01 mg/l
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -28-
Bảng 6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại sông Long Bình (thị xã Trà Vinh) mùa
khô các năm
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
TCVN-
5942-1995
pH
SS
Cl-
DO
COD
BOD
T. Phospho
T. Fe
N-NH4+
N-NO3-
T. Coliform
-
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
8,2
25
680
4,9
-
8
0,18
0,07
0,43
0,50
46.000
7,8
105
2.480
3,7
22
8
0,08
1,265
0,31
0,49
240.000
7,9
165
2.690
3,5
30
11
0,09
3,52
0,03
0,5
240.000
5,5- 9
<80
<250
≥ 6
<35
<25
-
<1
0,05
10
<5.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 7: Bảng theo dõi tổng hàm lượng dầu mỡ trong nước vào mùa khô các năm
Địa điểm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nước sông Long Toàn
Sông Hậu ở Định An
0,10
0,13
0,3
0,12
0,02
0,02
TCVN 5942- 1995 nguồn nước loại 2 có tổng hàm lượng dầu mỡ < 0,3 mg/l
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -29-
Bảng 8: Bảng theo dõi ô nhiễm vi sinh mùa khô các năm tại một số địa điểm
Tổng Coliform
Địa điểm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nước sông Long Bình
Nước cống Bến Giá
Nước cống La Bang
Nước sông cầu Tập Sơn
Nước cầu Tiểu Cần
Nước sông chợ Cầu Ngang
46.000
400
900
110.000
140.000
15.000
240.000
110.000
110.000
46.000
46.000
46.000
240.000
400
3.900
12.000
46.000
46.000
TCVN-5942-1995 : Tổng Coliform/100ml nguồn nước loại 2 < 5.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng kết quả quan trắc đánh giá chất lượng nước mặt vào mùa mưa:
Bảng 9: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại cống Bến Giá (Duyên Hải) mùa mưa
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004
TCVN-5942-
1995
PH
SS
Cl-
DO
COD
BOD
T. Phospho
T. Fe
N-NH4+
N-NO3-
T. Coliform
-
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,1
65
1540
3,4
20
9
0,05
1,07
0,18
0,34
240.000
7,4
30
14.058
3,7
20
7
0,08
1,736
0,08
0,2
110.000
5,5- 9
< 80
<250
≥ 6
<35
<25
-
<1
0,05
10
<5.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -30-
Bảng 10: Bảng theo dõi ô nhiễm vi sinh mùa mưa 2003-2004 tại một số địa điểm
Tổng Coliform
Địa điểm
Mùa mưa 2003 Mùa mưa 2004
Nước sông Long Bình
Nước cống Bến Giá
Nước cống La Bang
Nước sông cầu Tập Sơn
Nước cầu Tiểu Cần
Nước sông chợ Cầu Ngang
240.000
240.000
240.000
240.000
46.000
240.000
240.000
110.000
110.000
46.000
240.000
46.000
TCVN-5942-1995 : Tổng Coliform/100ml nguồn nước loại 2 < 5.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Biểu đồ đánh giá chất lượng nước mặt:
0
50000
100000
150000
200000
250000
2003 2004 2005
Diễn biến
TCCP
Biểu đồ 1: Diễn biến ô nhiễm vi sinh của sông Long Bình mùa khô các năm 2003-
2004-2005
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -31-
Biểu đồ 2:Diễn biến ô nhiễm vi sinh của sông Long Bình mùa mưa
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả phân tích các mẫu ở cầu Long Bình và một số mẫu phân
tích ở các huyện thị , so sánh với TCCP (TCVN 5942-1995) cho thấy:
- Giá trị pH: Năm 2005, giá trị này dao động trong khoảng từ 6,5-8. Giá trị
pH trung bình của 20 mẫu là 7,2 biến đổi không nhiều và nằm trong giới hạn cho
phép nhưng có xu hướng giảm nhẹ so với giá trị trung bình năm trước ( năm 2004
giá trị trung bình là 7,9).
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): hàm lượng này dao động rất lớn từ 7-
354mg/l . Mùa khô năm 2005, ở một số địa điểm hàm lượng SS tăng giảm bất
thường so với mùa khô năm 2004. Nước sông tại cầu Vinh Kim mùa khô năm 2004
là 22mg/l tuy nhiên đến mùa khô năm 2005 lại tăng đột ngột lên đến 354mg/l. Nước
sông cầu tập Sơn năm 2004 là 125mg/l nhưng năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn
13mg/l. Nhìn chung giá trị này có xu hướng tăng nhẹ so với mùa khô năm 2004. Qua
đánh giá có đến 45% số mẫu phân tích có giá trị vượt TCCP và vượt từ 1-4,5 lần.
Nguyên nhân chính làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nguồn nước là do
nước thải từ các ao nuôi trồng thuỷ sản xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà
không qua xử lý.
0
50000
100000
150000
200000
250000
2003 2004
Diễn biến
TCCP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -32-
-Các chất hữu cơ: các chất hữu cơ có trong nước mặt được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu COD, BOD. So sánh với TCCP thì 100% các mẫu phân tích các chỉ
tiêu COD, BOD vẫn còn nằm trong TCCP. Hàm lượng các chất này dao động không
đáng kể qua các năm.
- Hàm lượng Cl-: mùa khô Khô 2005 tình trạng nắng nóng kéo dài nên độ
mặn ngày càng xâm nhập sâu vào nội đồng. Mặt khác, nước mặn từ trong các ao
nuôi tôm xả thải ra ngoài không qua xử lý đã làm hàm lượng Cl- trên các sông rạch
chính của Trà Vinh vào mùa khô có trị số rất cao. Điểm cao nhất đo ở cống La Bang
là 14.950 mg/l và thấp nhất ở sông Cổ Chiên, Càng Long là 360 mg/l. Như vậy độ
mặn dao động rất lớn ở các địa điểm. Qua phân tích, đánh giá cho thấy đến 100%
các điểm quan trắc có hàm lượng Cl- đều vượt xa so với TCCP (TCVN < 250mg/l)
và vượt từ 1,44-60 lần. So với mùa khô năm 2004 thì năm 2005 độ mặn trong nước
mặt có xu hướng tăng cao lên ở hầu hết tất cả các điểm quan trắc.
- Hàm lượng Fe: hàm lượng sắt ở tất cả các điểm quan trắc vào mùa khô năm
2005 dao động 0,04-10,7 mg/l. Mùa khô năm 2005 hàm lượng Fe sông Cầu Ngang
tăng đột ngột (mùa khô năm 2004 giá trị này là 1,5mg/l, mùa khô năm 2005 giá trị
này lên đến 10,7mg/l). Nhìn chung, giá trị này giảm dần ở nhiều điểm quan trắc. Cụ
thể chỉ có 30% số mẫu phân tích có hàm lượng Fe vượt TCCP và vượt từ 1,22-10,7
lần ( năm 2004 có đến 65% điểm có hàm lượng Fe vượt so với TCCP).
- Vi sinh: Mùa khô năm 2005 chỉ có 80% mẫu có hàm lượng vi sinh vượt so
với TCCP (mùa khô năm 2003, 2004 có 100% mẫu vượt TCCP). Tuy nhiên vẫn còn
nhiều điểm vượt xa TCCP từ 1,86-48 lần (TCVN < 5.000 MPN/100ml). Trong đó
nước sông Cầu Kè là 240.000 MPN/100ml(mùa khô năm 2004 là 46.000MPN/ml).
Tuy nhiên cũng có vài điểm mức ô nhiễm tăng lên. Nhìn chung, mức ô nhiễm năm
2005 ở đa số các điểm quan trắc giảm nhẹ so với năm 2004.
- Tổng hàm lượng dầu mỡ có trong nước mặt: 100% mẫu phân tích vào
mùa khô 2005 đều có tổng hàm lượng dầu mỡ nằm trong TCCP .Giá trị dao động từ
0,02-0,04mg/l ( TCVN ≤ 0,3mg/l) . So với mùa khô năm 2004 thì năm 2005 có tổng
hàm lượng dầu mỡ có xu hướng giảm đều ở các điểm quan trắc. Cụ thể là:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -33-
+ Sông Long Toàn (Duyên Hải): năm 2003 tổng hàm lượng dầu mỡ là
0,1mg/l, năm 2004 giá trị này tăng lên đến 0,3mg/l . Tuy nhiên mùa khô năm 2005
giá trị này chỉ còn 0,02mg/l. So với TCCP thì nước mặt tỉnh Trà Vinh có tổng hàm
lượng dầu mỡ nằm dưới TCCP. Đây là yếu tố có xu hướng tăng giảm thất thường và
không ổn định.
+ Sông Hậu: nhìn chung thì hàm lượng dầu mỡ có xu hướng giảm dần. Năm
2003 vào mùa khô giá trị này là 0,13 mg/l, đến năm 2004 giảm còn 0,12 mg/l, đến
năm 2005 hàm lượng này chỉ còn 0,02 mg/l.
Nhìn chung, qua phân tích đánh giá mẫu nước mặt tại các điểm khác nhau trên
địa bàn tỉnh cho thấy tổng hàm lượng dầu mỡ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
nước mặt, cụ thể là giá trị đo tại các điểm trên còn nằm dưới giới hạn của TCCP và
có xu hướng giảm dần ở các điểm thu mẫu.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Qua theo dõi lấy mẫu quan trắc hàng năm
thuốc BVTV ở các khu vực sản xuất lúa trọng điểm trong tỉnh là Cầu Phước Hưng
(Trà Cú), nước sông tại cầu Vinh Kim (Cầu Ngang) và nước sông tại rạch Cần
Chông (Tiểu Cần) cho thấy tổng hàm lượng Chlor hữu cơ có xu hướng giảm trong
năm 2005, đặc biệt giá trị này giảm nhiều vào mùa khô năm 2005 với sự hiện diện
của DDT có trong nước mặt. Tiến hành so sánh một số điểm quan trắc nhận thấy như
sau:
+ Nước cầu Phước Hưng: Năm 2003 tổng hàm lượng Chlor hữu cơ là 0,8 x
10-6 mg/l, năm 2004 giá trị này là 1,4 x10-6mg/l và mùa khô năm 2005 thì giá trị này
giảm xuống 0,8 x 10-6mg/l .
+ Rạch Cần Chông: năm 2003 tổng hàm lượng Chlor hữu cơ là 1,1 x 10-6
mg/l, năm 2004 giá trị này tăng đột biến là 26,2 x 10-6 mg/l và mùa khô năm 2005
giá trị này giảm xuống chỉ còn 1 x 10-6mg/l. Điều này cho thấy bà con nông dân ngày
càng có ý thức trong việc hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Nước sông cầu Vinh Kim: năm 2003 tổng hàm lượng Chlor hữu cơ là 1,2 x
10-6, năm 2004 giá trị này tăng nhẹ 6,8 x 10-6mg/l nhưng đến mùa khô năm 2005 qua
phân tích không phát hiện hàm lượng DDT trong mẫu nước
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -34-
Ngoài hàm lượng Chlor hữu cơ ảnh hưởng đến môi trường nước mặt thì hàm
lượng Phospho hữu cơ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nước mặt. Tuy
nhiên, qua phân tích đánh giá các điểm quan trắc vào các mùa khô 2003-2004-2005
nhận thấy giá trị này không đổi trong thời gian dài (< 0,1 x 10-5 mg/l) . Vì vậy có thể
nói tổng hàm lượng Phospho hữu cơ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước mặt.
Có thể nhận thấy qua bảng so sánh dưới đây
Bảng 11 : Bảng theo dõi dư lượng thuốc BVTV có trong nước mặt mùa khô các năm
(Phospho hữu cơ, đơn vị tính mg/l x 10-5)
Địa điểm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thành phần
Nước cầu Phước Hưng
Nước cầu Vinh Kim
Nước rạch Cần Chông
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
<0,1
Dimethroate
Methyl parathion
Methamidopos
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
⇒ Tóm lại:
Từ kết quả phân tích trên có thể rút ra một số kết luận về hiện trạng nước mặt ở
Tỉnh Trà Vinh như sau:
- Nguồn nước mặt bị ô nhiễm vi sinh ở mức cao, các yếu tố khác như: chất
hữu cơ, chất rắn lơ lửng vẫn đứng ở mức cao và không có sự khác biệt đáng kể so
với các năm trước.
- Do tình trạng nắng nóng kéo dài , nguồn nước ngày bị khan hiếm, nên độ
mặn các con sông lớn đều tăng cao, xâm nhập sâu vào nội đồng và ngày càng gây
khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của bà con nông dân (thiếu nguồn
nước tưới tiêu, nước sinh hoạt,…)
- Tình hình ô nhiễm do thuốc BVTV có xu hướng giảm nhiều trong mùa khô
năm nay, một số điểm quan trắc phân tích không phát hiện được hàm lượng DDT
trong nước.
- Tổng hàm lượng dầu mỡ có xu hướng giảm nhiều so với các năm trước, các
mẫu phân tích đều nằm trong khoảng dao động rất nhỏ từ 0,02-0,04) và nằm dưới xa
so với tiêu chuẩn cho phép.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -35-
Nhìn chung kết quả phân tích đã phản ánh một cách tương đối toàn diện về chất
lượng nước mặt trong tỉnh. Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt
vẫn là do các hoạt động của con người thải ra: chất thải sản xuất công nghiệp, chất
thải trong sản xuất nông nghiệp, chất thải trong sinh hoạt (phân, rác), chất thải trong
hoạt động kinh doanh buôn bán trên sông, rạch...
4.1.2. Nước ngầm.
Nước ngầm của tỉnh Trà Vinh được tập trung khai thác phục vụ cho sinh hoạt ở
hầu hết tất cả các huyện. Tầng chứa nước được khai thác chủ yếu là tầng Pleixtoxen
nằm ở độ sâu 90-120m. Theo số liệu thống kê sơ bộ cho thấy toàn tỉnh Trà Vinh
hiện có hơn 50.000 giếng khoan khai thác nước ngầm, 150 trạm cấp nước tập trung
có qui mô vừa và nhỏ ở các xã và một nhà máy nước Trà Vinh với 6 giếng khoan
công nghiệp khai thác công suất 15.000m3/ngàyđêm.
Số lượng giếng khoan khai thác nước ngầm và khoảng cách giữa các giếng là
vấn đề lớn cần phải quan tâm, ở những khu vực thị trấn, thị tứ khoảng cách các giếng
khai thác rất gần, vật tư lắp đặt phần lớn không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cộng
với một số lượng giếng khoan bị hư hỏng không được sửa chữa kịp thời là các
nguyên nhân có thể sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Xét về chất lượng nước ngầm : Hàng năm sở Tài Nguyên và Môi Trường đều tổ
chức lấy mẫu phân tích (vào cả 2 mùa mưa và khô) ở một số giếng khoan trọng điểm
phân bố hầu hết ở các huyện thị, kết quả phân tích được thể hịện ở các bảng sau :
Bảng 12: Chất lượng nước ngầm ở xã Hiệp Mỹ (huyện Cầu Ngang) vào mùa mưa
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2002 2003 2004 TCVN
5944-1995
PH
Tổng cứng
Cl –
Al 3+
Tổng Fe
N-NH4
N-NO3
Tổng Coliform
/
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
7,2
320
14,2
< 0,01
0,05
1,68
0,3
93
7,0
184
150
0,01
0,45
0,55
2,1
21
6,9
290
28
0,17
0,49
1,83
2,1
21
6,5-8,5
< 300
< 200
< 0,2
< 0,3
< 3,0
< 45
≤ 3,0
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -36-
Bảng 13: Chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan trong tỉnh( mẫu lấy và phân
tích vào tháng 7/2004 do trung tâm BVMT, EPC phân tích )
Địa
điểm
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Giếng xã Hiệp
Mỹ (CN)
Giếng xã
Mỹ Hòa
(CN)
Giếng XN
19/5
(DHải)
TCVN
5944-1995
PH
SO42-
N-NH4
N-NO3
∑ cứng
Cl-
Al3+
∑Fe
∑Coliform
/
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
6,3
40
2,72
1,70
227
28
0,01
0,46
7
6,8
60
1,22
1,40
310
28
0,01
1,65
15
6,3
22
5,47
2,4
177
36
1
0,41
15
6,5-8,5
200-400
< 0,3
< 45
300-500
200-600
< 0,2
< 0,3
≤ 3,0
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 14: Chất lượng nước ngầm ở một số giếng khoan trong tỉnh (mẫu lấy và phân
tích vào tháng 7/2004 do trung tâm BVMT, EPC phân tích)
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Địa
điểm
Chỉ
tiêu
Đơn
vị
Giếng xã
Hiệp Mỹ
(CN)
Giếng
xã Mỹ
Hòa
(CN)
Giếng XN
19/5
(DHải)
Giếng
UBND
huyện
Duyên Hải
TCVN
5944-1995
PH
SO42-
N-NH4
N-NO3
∑ cứng
Cl-
Al3+
∑Fe
∑Coliform
/
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
6,9
40
1,83
2,1
290
28
0,17
0,49
21
6,7
65
1,2
0,52
400
28
0,22
0,1
9.300
5,7
18
2,12
1,6
225
42
1,21
0,03
43
5,2
20
0,17
2,7
225
36
0,19
0,19
21
6,5-8,5
200-400
< 0,3
< 45
300-500
200-600
< 0,2
< 0,3
≤ 3,0
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -37-
Nhìn vào các bảng phân tích số liệu trên cho thấy :
- Nhìn chung độ pH của nước ngầm tại đa số các điểm quan trắc dao động
trong khoảng 6,5-7,7 còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944-1995
quy định trong khoảng 6,5-8,5), ngoại trừ một số giếng có mức độ pH thay đổi từ
5,2-6,3 chủ yếu tập trung ở các giếng tại UBND huyện Duyên Hải, xí nghiệp 19/5,…
nằm dưới mức giới hạn cho phép, mức độ thay đổi pH giữa 2 mùa khô và mùa mưa
là không đáng kể.
- Giá trị tổng độ cứng (tính theo CaCO3) ghi nhận được trong hầu hết các mẫu
đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5944-1995 quy định trong
khoảng 300-500mg/l), các giá trị tổng độ cứng hầu như thay đổi không đáng kể giữa
hai mùa mưa và mùa nắng.
- Nồng độ các thông số ô nhiễm nước như : Sulphat, nitrate đều khá thấp và
nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, các giá trị này không có sự biến động đáng
kể giữa 2 mùa. Riêng thông số ô nhiễm N-NH4 ghi nhận được ở 2 mùa mưa và khô
dao động từ 0,13-5,69mg/l và tất cả đều vượt mức tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
dung trong sinh hoạt cho phép từ 0,4-19 lần (TCVN 5944-1995 quy định < 0,3mg/l).
- Hàm lượng sắt hoà tan trong nước ngầm tại các điểm khảo sát trong 2 mùa
mưa và khô dao động trong khoảng 0,1 - 1,65 mg/l. Trừ 2 mẫu ở xã Mỹ Hoà (Cầu
Ngang) và Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Duyên Hải (đo vào mùa mưa), các mẫu còn lại
đều vượt tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm dùng trong sinh hoạt cho phép từ 1,3 - 5,5
lần (TCVN 5944-1995 quy định < 0,3 mg/l ). Trong cùng một năm vào mùa mưa
hàm lượng sắt hoà tan trong nước ngầm tăng lên rõ rệt, tuy nhiên vào mùa khô năm
2005 hàm lượng sắt hoà tan trong nước ngầm ở hầu hết các giếng đều tăng lên gấp từ
2-3 lần so với mùa mưa năm 2004, chỉ tiêu này cho thấy khi sử dụng nước ngầm
trong ăn uống, sinh hoạt cần phải có biện pháp xử lý sắt đạt tiêu chuẩn cho phép mới
sử dụng.
- Về chỉ tiêu vi sinh : Tất cả các điểm khảo sát nước ngầm đều bị ô nhiễm do
vi sinh vật, nồng độ tổng Coliform ghi nhận được đều vượt nhiều lần giới hạn tiêu
chuẩn TCVN 5944-1995 (quy định là 3 MPN/100ml). Hầu hết các giếng đều đã bị ô
nhiễm vi sinh ở dạng nhẹ đến trung bình. Riêng giếng ở xã Mỹ Hoà nồng độ ô nhiễm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -38-
lên đến 9.300 MPN/100ml. Ô nhiễm vi sinh thấp nhất là giếng ở xã Mỹ Hoà (Cầu
Ngang), nồng độ 7 MPN/100ml.
⇒ Tóm lại :
Hiện nay, ngoài ô nhiễm vi sinh thì nguồn nước ngầm trong khu vực còn đang
đứng trước nguy cơ cạn kiệt dần. Nguyên nhân là do nước ngầm là nguồn nước ngọt
dùng để pha loãng độ mặn trong các ao nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Nước ngầm là tài nguyên quí của tỉnh, do đó việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên này là rất quan trọng. Cùng với việc các hộ dân tự trang bị, tỉnh cần nhanh
chóng triển khai xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung nhằm đảm bảo được nước
sinh hoạt cho nhân dân và phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước ngầm có thể xảy ra.
Khẩn trương xây dựng dự án điều tra số lượng các giếng khoan đã hư hỏng, hiện
không sử dụng để có biện pháp xử lý trám lấp đúng quy trình, ngăn chặn ô nhiễm
nguồn nước ngầm theo chiều thẳng đứng từ trên xuống.
4.2. MÔI TRƯỜNG ĐẤT
4.2.1. Tình hình sử dụng đất
Cầu Ngang
Diện tích đất đai tự nhiên: 32.548,39 ha. Trong đó:
- Ðất nông nghiệp: 26.931,98 ha, chiếm 81,08% diện tích tự nhiên.
- Ðất lâm nghiệp: 113,05 ha, chíếm 0,27% diện tích tự nhiên.
- Ðất chuyên dùng: 1.503,86 ha, chiếm 4,62% diện tích tự nhiên.
- Ðất ở: 253,15 ha, chiếm 0,75 % diện tích tự nhiên.
- Ðất chưa sử dụng và sông rạch: 4.296,35 ha, chiếm 13,2 % diện tích tự
nhiên.
Duyên Hải
Diện tích đất tự nhiên 38.405 ha. Trong đó (theo báo cáo hiện trạng sử dụng đất
2006):
- Đất nông nghiệp: 27.707,63 ha, chiếm 72% diện tích đất tự nhiên, chia ra:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -39-
+ đất trồng cây hàng năm: 5.239,01 ha, chiếm 19% đất nông nghiệp.
+ Đất vườn tạp: 603,37 ha, chiếm 2% đất nông nghiệp.
+Đất trồng cây lâu năm: 2.601,36 ha, chiếm 9% đất nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 19.362,89 ha, chiếm 70% đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 5.514,40 ha, chiếm 14% diện tích đất tự nhiên, chia
ra:
+Rừng tự nhiên: 739,10 ha, chiếm 13% đất lâm nghiệp.
+ Rừng trồng: 4.775,30 ha, chiếm 87 % đất lâm nghiệp.
- Đất chuyên dùng: 1.348,59 ha, chiếm 5,3% đất tự nhiên, chia ra:
+Đất xây dựng: 77,90 ha.
+ Đất giao thông: 224,56 ha.
+ Đất thuỷ lợi và mặt nước: 476,58 ha.
+ Đất an ninh quốc phòng: 23,33 ha.
+ Đất làm muối: 417,48 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 50,35 ha.
+ Đất chuyên dùng khác: 78,39 ha.
- Đất ở: 342,87 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên, chia ra:
+ Đất ở đô thị: 15,62 ha.
+ Đất ở nông thôn: 327,25 ha
- Đất chưa sử dụng và sông rạch: 3.492,26 ha, chiếm 9% diện tích đất tự
nhiên. gồm:
+ Đất chưa sử dụng (đất bãi bồi ven biển): 1.031,75 ha.
+ Sông rạch: 2.460,51 ha.
4.2.2. Tình hình sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn
Tỉnh Trà Vinh năm 2004.
Hiện trạng sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần
làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Vì dư lượng phân
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -40-
bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật có thể làm ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất
ở các vùng lân cận, gây tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong
khu vực.
Theo thống kê năm 2004 diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng 3.196 ha, tức
tăng 1,16% so với năm trước. Việc sử dụng thuốc BVTV trong năm thể hiện qua
bảng thống kê như sau:
Bảng 15: Thống kê lượng thuốc BVTT tỉnh Trà Vinh qua các năm
(quy đổi thành phẩm kg).
Loại thuốc
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
tăng, giảm
2004/2003 %
Cơ cấu
(%)
-Thuốc sâu 44.752 64.554 58.649 55.717 -2.932 5,00 57,01
-Thuốc bệnh 18.712 17.682 20.672 22.119 1.447 7,00 22,63
-Thuốc cỏ 13.252 13.245 12.815 12.495 -320 2,50 12,79
-Thuốc dưỡng
cây 2.012 2.297 3.527 3.756 229 6,50 3,84
-Thuốc chuột 6.920 5.517 5.200 3.640 -1.560 30,00 3,72
Tổng cộng 85.648 103.295 100.863 97.726 -3.137 100,00
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Từ bảng thống kê trên cho thấy, thuốc trừ sâu chiếm 57,01% (thấp hơn
1,13%), thuốc trị bệnh cây trồng chiếm 22,63% (cao hơn 2,14%), thuốc trừ cỏ chiếm
12,79% (thấp hơn 0,08%), thuốc dưỡng cây chiếm 3,84% (cao hơn 0,35%) và thuốc
diệt chuột chiếm 3,72% (thấp hơn 1,43%) trong cơ cấu sử dụng.
4.2.3. Chất lượng môi trường đất.
Phần lớn đất trong khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang thuộc loại đất cát pha
thịt, ít mùn bã hữu cơ nên rất thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm
sú nước lợ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -41-
Theo tổng hợp tài liệu kết quả đo đạt năm 2005, có thể cho thấy tính chất đất
khu vực Duyên Hải và Cầu Ngang như sau:
Bảng 16: Tính chất của đất ở khu vực Duyên Hải, Cầu Ngang.
(Nguồn: Tài liệu tổng hợp)
9 Nhận xét:
Từ kết quả đo đạc môi trường đất được tổng hợp ở bảng trên có thể rút ra các
kết luận về môi trường đất trong khu vực như sau:
- PH: Độ pH của đất trong mùa mưa dao động không lớn và khá ổn định. Tuy
nhiên, trong mùa khô thì khoảng dao động này rất lớn và giảm rõ rệt so với mùa
mưa. Nguyên nhân là do hoạt động của đất phèn làm cho pH giảm xuống
- Độ dẫn điện: Độ dẫn điện trong đất ở khu vực khá cao. Độ dẫn điện vào
mùa khô cũng cao hơn mùa mưa vì vào mùa khô nước bốc hơi theo mao dẫn làm cho
đất bị nhiễm phèn nặng hơn.
- Fe tổng cộng: Nồng độ sắt mùa khô cao hơn mùa mưa vì vào mùa khô quá
trình oxy hoá piryt sắt xẩy ra mạnh hơn. Nồng độ sắt trong mùa mưa dao động lớn
hơn vì quá trình rửa trôi từ chỗ này đến chỗ khác nên nồng độ sắt không ổn định giữa
các vùng.
- Al trao đổi: nồng độ nhôm trao đổi trong đất khá cao cho thấy mức độ
nhiễm phèn của đất. Cũng như hàm lượng Fe, mùa khô lượng nhôm trong đất tăng
cao rõ rệt so với mùa mưa.
4.3. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
Trà Vinh là tỉnh nông nghiệp có cơ cấu kinh tế là Nông- Ngư- Lâm- Công
nghiệp chế biến. Như vậy nền kinh tế chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chưa
Chỉ tiêu
Mùa
pHH2O pHKCl Độ dẫn điện
(mS/cm)
% Fe tổng
(đv Fe2O3)
Al trao đổi
(mg/100g đ)
Khô 3,2 – 8,3 3 – 3,7 23,6 – 476 8,6 – 19,66 26,84 – 102,16
Mưa 4,9 – 8 4,0 – 7,5 8,32 – 72,2 2,77 – 19,18 0 – 69,13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -42-
phát triển nên mức độ ô nhiễm không khí chưa đến mức trầm trọng như một số các
đô thị khác trong nước
Qua theo dõi, lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí ở một số điểm có mật độ
giao thông và mật độ dân cư cao trong khu vực, bao gồm: chợ Cầu Ngang, bến xe
Cầu Ngang, bền phà Long Toàn (Duyên Hải), vòng xoay thị trấn Duyên Hải. Kết quả
cho thấy hiện trạng môi trường không khí ở huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải
tại một số điểm quan trắc như sau:
Bảng 17: Chất lượng không khí tại khu vực chợ Cầu Ngang vào mùa khô
(ĐVT: mg/m3; mẫu do trung tâm BVMT EPC lấy và phân tích )
Năm
Chỉ tiêu
NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 TCVN
(5937-1995)
Bụi
SOX
NOX
THC
Chì
0,29
0,076
0,065
5,34
1,8.10-4
0,27
0,069
0,059
3,2
1,6.10-4
0,26
0,040
0,034
3,0
2,0 x 10-4
< 0,3
< 0,5
< 0,4
< 5
< 5.10-3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 18: Chất lượng không khí tại Bến xe Cầu Ngang vào mùa khô
ĐVT: mg/m3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Bảng 19: Chất lượng không khí tại bến phà Long Toàn (Duyên Hải) vào mùa mưa
ĐVT: mg/m3
Năm
Chỉ tiêu
NĂM 2003 NĂM 2004 TCVN
(5937-1995)
Bụi
SOX
NOX
THC
Chì
0,35
0,078
0,069
2,10
2,2.10-4
0,34
0,077
0,065
3,9
4,1 x 10-4
< 0,3
< 0,5
< 0,4
< 5
< 5 x 10-3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
NămChỉ
tiêu
NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 TCVN
(5937-1995)
Bụi
SOX
NOX
THC
Chì
0,29
0,157
0,117
3,82
2,7.10-4
0,25
0,087
0,070
2,9
2,9.10-4
0,21
0,075
0,010
4,5
3,2x10-4
< 0,3
< 0,5
< 0,4
< 5
< 5 x 10-3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -43-
Bảng 20: Chất lượng không khí tại vòng xoay gần Uỷ ban nhân nhân huyện Duyên
hải vào mùa mưa các năm 2003 - 2004.
ĐVT: mg/m3
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 TCVN
(5937-1995)
Bụi
SOX
NOX
THC
Chì
0,29
0,055
0,042
0,91
1,2.10-4
0,25
0,057
0,032
2,8
1,9 x 10-4
< 0,3
< 0,5
< 0,4
< 5
< 5 x 10-3
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Trà Vinh)
Nhận xét:
Qua kết quả quan trắc mùa mưa và mùa khô qua các năm 2003, 2004, 2005, so
sánh với Tiêu chuẩn cho phép TCVN (5937 – 1995), tiêu chuẩn chất lượng không
khí ở khu dân cư, có thể rút ra kết luận:
- Các chỉ tiêu ô nhiễm không khí trong khu vực 2 huyện Duyên Hải và Cầu
Ngang giảm dần qua các năm. Riêng chỉ có chỉ tiêu chì là tăng dần, cao nhất là ở
bến phà Long Toàn 4,1x10-4 mg/m3 vào năm 2004, cao hơn 1,9x10-4 mg/m3 so với
năm 2003
- Chỉ tiêu bụi ở một số điểm nằm ở mức gần tiêu chuẩn cho phép. Riêng ở
bến phà Long Toàn ( Duyên Hải ) vào mùa mưa năm 2003-2004 đã cao hơn tiêu
chuẩn cho phép.
- Các chỉ tiêu khác SOx , NOx , THC và chì điều còn nằm ở dưới xa mức
TCCP và nếu đánh giá phân loại chất lượng không khí thì các chỉ tiêu trên có trong
không khí ở khu vực nghiên cứu thuộc vào loại sạch.
4.4. HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.
4.4.1. Hệ sinh thái rừng.
Theo thống kê năm 2006, huyện Cầu Ngang có tổng diện tích rừng là 113,05
ha. Tổng diện tích rừng huyện Duyên Hải là 5.514,40 ha, trong đó, diện tích rừng tự
nhiên là 739,10 ha và diện tích rừng trồng là 4.775,30 ha. Quần thể thực vật chủ yếu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -44-
là Bần, Đước, Mấm,…. Trước đây, hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú, bảo
vệ tốt môi trường ven biển. Nhưng trong thời gian gần đây, tài nguyên rừng đã bị
giảm sút một cách nghiêm trọng về số lượng và chất lượng do chặt phá rừng lấy củi
và đặc biệt là do nuôi trồng thuỷ sản.
4.4.2. Hệ sinh thái môi trường nước.
Khu vực huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải có hệ sinh thái môi trường
nước rất đa dạng về loài, bao gồm:
- Thực vật phù du có 73 loài, thuộc 5 ngành. Trong đó ngành tảo Silíc
(Bacilariophyta) có 49 loài, ngành tảo mắt (Englennophyta) có 9 loài, ngành tảo Lục
(cholorophyta) có 8 loài, ngành tảo Lam (Cyanophyta) có 6 loài, ngành tảo Giáp
(pyrrophyta) có 1 loài.
- Động vật phù du có 48 loài. Trong đó ngành Protozoa có 1 loài, ngành
Annelida có 1 loài, ngành Mollusca có 2 loài, ngành Nemathelminthes có 10 loài lớp
Rotatoria và 35 loài bộ Cladocera. Số lượng động vật nổi vùng ven bờ rất phong
phú, bao gồm các loại nước ngọt, lợ , mặn đạt bình quân 15.600 cá thể/m3. (biến
động từ 4.000 – 34.000 cá thể/m3).
Động vật đáy ở vùng ven biển Trà Vinh khá phong phú. Trong tháng 9, số
lượng cá thể trung bình là 1.338 cá thể/m2, dao động trong khoảng 10 – 15.550 cá
thể/m2, sinh khối trung bình đạt 9,65 g/m2, dao động trong khoảng 0,01 – 62 g/m2.
Trong tháng 5, mật độ cá thể 366 cá thể/m2, sinh khối 9,1 g/m2, lớn hơn hai lần so
với lượng sinh vật đáy vùng ven bờ khác.
⇒ Kết luận chung:
Nhìn chung chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu chưa đến mức ô nhiễm
trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu của ô nhiễm. Đối với môi trường nước thì dạng ô
nhiễm chủ yếu là ô nhiễm vi sinh cả nước mặt và nước ngầm. Có thể nói môi trường
nước ở địa bàn Trà Vinh bị ô nhiễm vi sinh ở mức độ rất cao. Môi trường đất ở
huyện Duyên Hải và Cầu Ngang đang ngày càng trở nên thoái hoá do quá trình phèn
hoá và sự xâm nhập mặn, cùng với sự ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -45-
Còn môi trường không khí ở khu vực thuộc vào loại sạch, dạng ô nhiễm chủ yếu là ô
nhiễm bụi. Đối với hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì cả hệ sinh thái trên cạn và hệ
sinh thái dưới nước đều đang trong hiện trạng giảm dần tính đa dạng sinh học.
Nguyên nhân là do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã phá huỷ một lượng lớn diện tích
rừng và làm giảm dần nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
Các ô nhiễm môi trường này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực nghiên cứu. Và ngược lại, hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản cũng tác động lại môi trường xung quanh, góp phần làm môi trường
xung quanh bị ô nhiễm. Vì vậy cần phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm
môi trường nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như
có biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản lên môi trường xung
quanh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -46-
Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ
SẢN KHU VỰC DUYÊN HẢI - CẦU NGANG,
TRÀ VINH.
5.1. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.
5.1.1. Huyện Duyên Hải.
5.1.1.1. Nuôi tôm sú.
Năm 2006 có 12.078 hộ tham gia nuôi, chiếm 80% dân số toàn huyện, thả nuôi
trên tổng diện tích mặt nước là 15.875 ha (kể cả diện tích nuôi kết hợp tôm-cua), với
số giống thả nuôi là 1.658,24 triệu con. sản lượng tôm sú thu hoạch là 10.525 tấn, đạt
102,18% so với kế hoạch năm về tôm sú nuôi, năng suất bình quân 0,66 tấn/ha.
Trong quá trình nuôi có 8.018 lượt hộ có tôm bị thiệt hại (66,38%), có 9.911
lượt hộ thả giống từ 02 lần trở lên một diện tích (chủ yếu ở hình thức QCCT và
BTC). Kết quả toàn huyện có 7.766 hộ nuôi thu hoạch có lãi (chiếm 64,29% số hộ
nuôi). Trong đó có 223 hộ lãi trên 100 triệu, 908 hộ lãi 50-100 triệu, 2.812 hộ lãi từ
30-50 triệu và có 4.312 hộ nuôi hoà vốn và bị thua lỗ, (hộ lỗ và hoà vốn chiếm
35,70% số hộ nuôi).
So với năm 2005, năm 2006 tăng 869 hộ, 859 ha mặt nước, 1.725 tấn tôm sú
thương phẩm, số giống giảm 232,76 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,077
tấn/ha/năm, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 4,59%, số hộ lãi trên 100 triệu tăng 31 hộ. Cụ
thể theo từng hình thức nuôi như sau:
Nuôi tôm sú thâm canh
Toàn huyện có 1.214 hộ, thả nuôi trên diện tích 1.462,3 ha, chiếm 9,2% diện
tích nuôi chung, với số giống nuôi 293,52 triệu con, thu hoạch 2.585 tấn tôm sú
thương phẩm, năng suất bình quân 1,76 tấn/ha, có một số hộ đạt 6 tấn/ha. Trong quá
trình nuôi có 645 hộ có tôm bị thiệt hại (53,13%), 703 hộ thả giống từ 2 lần trở lên
trên một diện tích (phần lớn là bị thiệt hại sau đó thả lại) kết quả thu hoạch cuối cùng
có 739 hộ có lãi (60,87% hộ nuôi), còn lại 475 hộ hoà vốn và thua lỗ.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -47-
So với năm 2005 tăng 147 hộ, diện tích tăng
217,3 ha, số giống giảm: 42,48 triệu con, năng suất
bình quân tăng 0,16 tấn/ha. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại
giảm 14,87%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 1,87%.
Sự thay đổi về tỷ trọng đầu tư cho các yếu tố
thâm canh ngày càng phù hợp với điều kiện và
trình độ quản lý của người dân như: giảm mật độ
thả nuôi, tăng đầu tư cho việc theo dõi xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch
bệnh, nâng cao chất lượng thức ăn, có ý thức trong việc chọn lựa thời vụ và con
giống thả nuôi,… Bên cạnh hầu hết diện tích chọn nuôi tôm theo hình thức thâm
canh phân bố chủ yếu ở vị trí thuận tiện giao thông, có sự đầu tư khá tốt về thuỷ lợi,
là vị trí có điều kiện về tính chất đất thuận lợi cho nuôi tôm sú, … đã làm giảm khả
năng rủi ro trong quá trình nuôi.
Trong nuôi thâm canh số hộ nuôi thu đạt mức lãi cao trên 100 triệu chiếm
58,7% (131/223). Điều này cho thấy nuôi thâm canh vẫn là phương thức đem lại thu
nhập kinh tế cao cho hộ. Tuy nhiên đòi hỏi người nuôi phải có sự đầu tư cao cả về
vốn lẫn trình độ kỹ thuật và nếu khi rủi ro xảy ra thì giá trị thiệt hại cũng lớn. Đó
cũng là yếu tố góp phần làm cho nghề nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh chậm
phát triển.
Nuôi tôm sú bán thâm canh
Có 4.187 hộ thả nuôi, diện tích là 4.539,9 ha, chiếm 28,59% diện tích nuôi
chung, với số giống nuôi 532,22 triệu con, sản lượng thu hoạch là 3.690 tấn, năng
suất bình quân 0,81 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 2.531 hộ có tôm bị thiệt hại
(60,44 %), 3.362 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch
cuối cùng có 2.333 hộ có lãi (55,72% hộ nuôi), có 1.854 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.
So với năm 2005 giảm 224 hộ, 317,1 ha diện tích mặt nước, 22,48 triệu con
giống, tăng 196 tấn tôm thương phẩm, năng suất bình quân tăng 0,09 tấn/ha, tỷ lệ hộ
có tôm bị thiệt hại giảm 7,56%.
Hình 2: Nuôi tôm thâm canh ở xã
Trường Long Hoà, Duyên Hải.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -48-
Tỷ lệ diện tích và số hộ nuôi ở hình thức này có thay đổi là do một phần diện
tích có điều kiện được đầu tư nâng cấp nuôi theo hình thức thâm canh, phần khác các
hộ có diện tích rộng nhưng thiếu vốn đầu tư nên đã thực hiện theo hình thức quảng
canh cải tiến.
Sản lượng và năng suất bình quân cũng như tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại có giảm
nhưng kết quả cuối cùng tỷ lệ hộ có lãi trong hình thức nuôi này không có sự thay
đổi đáng kể. Đối với loại hình này, ngư dân chỉ chú trọng đến con giống và mật độ
thả nuôi, ít quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật rất quan trọng như sử dụng ao lắng lọc,
vệ sinh ao nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường,... Sự chủ động theo dõi khắc phục
những biến động bất lợi của môi trường ao nuôi chưa tốt, chính vì vậy rủi ro ở loại
hình này khá lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy nhiên đây là hình thức nuôi chuẩn
bị, tập sự cho bước vào nuôi thâm canh.
Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
Có 6.677 hộ, diện tích 9.872,8 ha chiếm 62,19% diện
tích nuôi chung, với tổng số giống 832,5 triệu con, sản
lượng thu hoạch 4.250 tấn, năng suất bình quân về tôm sú
0,43 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 4.842 hộ có tôm bị
thiệt hại (72,51%), 5.846 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên
một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 4.694 hộ có
lãi (70,30% hộ nuôi) còn lại 1.983 hộ hoà vốn và bị thua lỗ.
So với năm 2005: tăng 946 hộ, 931,8 ha diện tích mặt nước, 949 tấn tôm sú
thương phẩm, năng suất tôm sú bình quân tăng 0,06 tấn/ha, số giống giảm: 168,2
triệu con. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 7,3%.
Bên cạnh theo các chu kỳ triều cường hàng tháng còn thu hoạch thêm 3.774 tấn
tôm cá thu nhử từ con giống tự nhiên. So với 2005 tăng 326 tấn trong đó gồm: 1.596
tấn tôm các loại, 585 tấn cua biển và 1.593 tấn cá và các loại khác.
Công trình nuôi được đầu tư nâng cấp qua nhiều năm, đặc biệt là những năm
gần đây, người dân đã sử dụng phương tiện cơ giới trong cải tạo nâng cấp ao đầm
nuôi: hệ thống đê bao, cống cấp thoát nước vững chắc, kinh nghiệm trong chăm sóc
Hình 3: Ao tôm nuôi
quảng canh cải tiến ở
Long Toàn, Duyên Hải.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -49-
con giống khi mới thả vào đầm nuôi và chọn lựa cơn nước triều để thay nước, thu
nhử con giống ngoài tự nhiên ngày càng tốt hơn, … cũng như người dân cũng ý thức
được trong việc bảo vệ, trồng lại cây rừng một cách hợp lý, nhằm giảm áp lực của
một số yếu tố thời tiết, thuỷ văn ảnh hưởng đến môi trường ao đầm nuôi, …. Từ đó
giảm được mức độ thiệt hại khi có rủi ro trong quá trình nuôi, nâng cao được tỷ lệ hộ
nuôi có lãi, tuy nhiên mức lãi ở hình thức nuôi này chưa cao.
Một nhược điểm của loại hình nuôi quảng canh cải tiến là: Khó cải tạo, khó
kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra chưa có phương pháp xử lý hiệu
quả và rất dễ lây lan. Một số hộ không tập trung đầu tư cho nghề nuôi đi vào chiều
sâu mà mở rộng diện tích mặt nước nhưng không quan tâm đến tính bền vững về môi
trường, đã làm giảm đi diện tích rừng có sẵn trong diện tích, gây tác động theo chiều
hướng xấu cho nghề nuôi thuỷ sản.
9 Tóm lại: Duyên Hải nuôi tôm sú với ba cấp độ kỹ thuật khác nhau (TC, BTC,
QCCT), mỗi cấp độ kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện (diện tích, tính chất đất đai,
môi trường nước,… ), mức độ đầu tư (vốn, nhân lực quản lý,…) khác nhau. Trong
quá trình nuôi khả năng, mức độ thiệt hại và hiệu quả đem lại cuối cùng cũng có sự
khác biệt lớn.
Theo số liệu thống kê trong năm 2006:
- Tỷ lệ hộ nuôi có lãi ở hình thức nuôi QCCT là cao nhất (70,3%), kế đến là
nuôi thâm canh (60,87%) và thấp nhất là nuôi bán thâm canh (55,72%)
- Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại tăng dần theo cấp độ kỹ thuật nuôi (thâm canh
chiếm 53,13%, bán thâm canh chiếm 60,44%, QCCT chiếm 72,51%).
- Số hộ có mức lãi cao chủ yếu là tự nuôi thâm canh.
Quá trình nuôi trong năm thời điểm đầu vụ (tháng 2, 3) do điều kiện môi
trường có nhiều bất lợi, con giống đầu vụ chất lượng kém đã gây thiệt hại cho nhiều
hộ nuôi, khi tôm bị bệnh chết xổ ra môi trường, mầm bệnh phát tán gây hiện tượng
tôm nuôi bị chết không phân biệt vùng và hình thức nuôi, tôm chết ở giai đoạn 20-45
ngày sau khi thả nuôi. Bước sang thời điểm giữa vụ (tháng 4,5) về sau tuy vẫn còn
hiện tượng tôm chết nhưng mức độ thấp hơn, môi trường nuôi và con giống có phần
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -50-
ổn định tốt hơn tạo điều kiện cho nhiều hộ thả lắp lại vụ thu được kết quả cao, bù đắp
được thiệt hại và có lãi.
Kết quả cho thấy: Nuôi tôm sú thâm canh vẫn là phương thức để nâng cao sản
lượng và đem lại mức lãi cao cho hộ. Mặt khác, nuôi tôm sú thâm canh còn là
phương thức ít ảnh hưởng đến môi trường vì qui trình nuôi thâm canh có những qui
định chặt chẽ về quản lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Trong đầm nuôi quảng canh
cải tiến cần có sự bảo vệ và trồng lại cây rừng một cách hợp lý là nhân tố góp phần
ổn định hệ sinh thái môi trường cho vùng nuôi. Đối với mỗi hình thức nuôi thì việc
lựa chọn lịch thời vụ thả nuôi là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến tính hiệu
quả.
5.1.1.2. Nuôi cua
Năm 2006 có trên 4.433 hộ thả giống cua nuôi kết hợp trong đầm nuôi quảng
canh, trên diện tích 5.725 ha mặt nước, với 230 tấn cua giống thả bổ sung đã thu
được sản lượng 766 tấn thương phẩm, tuy sản lượng cua thu hoạch trung bình trên hộ
không cao nhưng hầu hết các hộ nuôi cua đều có lãi. So với 2005 tăng 2.422 hộ,
2.441 ha diện tích mặt nước, 107 tấn giống, 435 tấn cua thương phẩm.
Cùng với cua nuôi, trong năm 2006 từ nguồn thu nhử qua tự nhiên trong các
đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng đã thu được 585 tấn và từ khai thác 45 tấn,
nâng sản lượng cua toàn huyện là 1.396 tấn, đạt 126,91% so với kế hoạch.
Chu kỳ nuôi ngắn, người dân quyết định qui mô tuỳ theo khả năng đồng vốn có
được của mình, mức độ rủi ro thấp, tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có trong đầm nuôi,
hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, kỹ thuật nuôi đơn giản,…. Trong năm qua
lượng cua giống tự nhiên xuất hiện nhiều, bên cạnh nghề sản xuất sinh sản nhân tạo
cua giống cũng đã hình thành cùng góp phần thúc đẩy nghề nuôi cua bắt đầu phát
triển mở rộng.
Đồng thời với tôm sú, hiện tượng cua nuôi và cua tự nhiên trong các ao đầm
nuôi cũng bị chết (cua bị chết không phân biệt vùng, kích cỡ giai đoạn nuôi, thường
trùng hợp với tôm nuôi trong đầm chết) nhưng phần lớn các hộ nuôi đã dự đoán thu
hoạch kịp thời nên thiệt hại không đáng kể.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -51-
5.1.1.3. Nuôi nghêu
Năm 2006 qua 3 xã: Đông Hải, Hiệp Thạnh và Trường Long Hoà có 06 tổ hợp
tác với 1.268 thành viên, với số vốn góp là 18,380 tỷ đồng, diện tích là 948 ha.
Trong năm đả thả mới thêm 367,6 tấn giống kích cỡ từ 500-2.000 con/kg. Từ lượng
giống đả thả nuôi năm trước, đến cuối năm 2006 đã thu hoạch được 1.000 tấn nghêu
thương phẩm đạt 22,2 % so kế hoạch.
So với năm 2005 tăng 238 thành viên, tăng diện tích 313 ha, lượng giống thả
tăng hơn 205,6 tấn, sản lượng giảm hơn 300 tấn (ước sản lượng nghêu đạt kích cỡ
còn lại thu hoạch trên 2.000 tấn).
Duyên Hải có trên 2.000 ha diện tích có khả năng nuôi nghêu, Tuy nhiên do
không chủ động được con giống, số vốn trong dân hạn chế, khả năng quản lý có hạn,
. . . nên hiện nay chỉ mới sử dụng nuôi 948 ha (47,4%).
Do thời gian nuôi phụ thuộc rất lớn vào kích cỡ con giống thả và điều kiện môi
trường từng năm nên không chủ động được thời gian thu hoạch, chính vì vậy mà sản
lượng thu hoạch được chưa đạt theo kế hoạch đề ra trong năm.
Để có nghêu thu hoạch rải đều theo từng năm đòi hỏi phải có đồng vốn, khả
năng quản lý,… để chủ động mua con giống với kích cỡ khác nhau, thả nhiều lần
trong năm.
Hình 4: Vận chuyễn nghêu thịt từ cồn nghêu về nhà máy.
(Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh, 2007)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -52-
5.1.1.4. Nuôi cá
Trong năm 2006 có 540 hộ thả nuôi cá, diện tích 474 ha mặt nước với 3.978 kg
cá giống, thu hoạch đạt 500 tấn cá các loại, hầu hết các hộ thu hoạch đều có lãi. So
với năm 2005 tăng 385 hộ, 400 ha diện tích mặt nước.
Diện tích sử dụng cho nuôi cá ở Duyên Hải chủ yếu là những ao hồ tù, động
quanh vườn nhà không có khả năng nuôi tôm sú và tận dụng diện tích sau khi thu
hoạch tôm sú. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá phi, trê, mè, trôi,….
Nhìn chung hộ nuôi cá chủ yếu tận dụng cá để cải tạo ao hồ và giải quyết vấn
đề thức ăn hàng ngày cho gia đình, chưa chú ý nuôi theo hướng hàng hoá nên mức
độ đầu tư cho nuôi cá còn thấp.
5.1.1.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại.
Cuối năm 2006, huyện Duyên Hải đã thành lập mới 03 tổ hợp tác nuôi sò huyết
trên sông ở xã Dân Thành và tổ chức đại hội tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu Hồ
Tàu, Phương Đông ấp Chợ xã Hiệp Thạnh, tổng số tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu
toàn huyện là 1.259 tổ viên, vốn cổ đông là 35 tỷ đồng. Hiện nay các tổ hợp tác này
đã từng bước đi vào hoạt động.
Năm 2006, cả huyện có 1.437 trang trại với ba hình thức sản xuất. Trong đó
gồm 805 trang trại nuôi tôm sú thâm canh: 940 ha, 506 trang trại nuôi tôm sú bán
thâm canh: 1.120 ha, 126 trang trại sản xuất kết hợp rừng-tôm: 260 ha
So với các hộ sản xuất theo qui mô hộ gia đình, thì nhìn chung phần lớn các hộ
làm trang trại, có nhiều diện tích, đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi dung luan van.pdf