Tài liệu Đề tài Nghiên cứu phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh: Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển và đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao mà biểu hiện tập trung nhất của nó là lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực, là mục tiêu hàng đầu, là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp cần vươn tới để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và làm chủ được các quan hệ tài chính phát sinh nắm chắc được thị trường và khả năng thực có của doanh nghiệp như: tài sản, nguồn vốn, nguồn nhân lực, việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, chi phí, kết quả....
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển và đã thu được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt được hiệu quả cao mà biểu hiện tập trung nhất của nó là lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực, là mục tiêu hàng đầu, là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp cần vươn tới để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng sản xuất kinh doanh, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp khác luôn là vấn đề đặt ra cho các nhà doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt và làm chủ được các quan hệ tài chính phát sinh nắm chắc được thị trường và khả năng thực có của doanh nghiệp như: tài sản, nguồn vốn, nguồn nhân lực, việc sử dụng các yếu tố nguồn lực, chi phí, kết quả. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, em xin chọn đề tài sau:
“Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh ”
Nội dung đồ án gồm các phần sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty
Phần 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phần I:
Cơ sở lý thuyết của phân tích hiệu quả
sản xuất kinh doanh
1.1. hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào qui mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
+ Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách lấy kết quả kinh doanh tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
1.1.2. Phân loại hiệu quả
Phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư nhằm thu lợi nhuận cao.
Căn cứ vào tính chất của hiệu quả người ta chia ra:
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh doanh
Trong các chỉ tiêu hiệu quả trên thì điều mà chúng ta quan tâm là hiệu quả kinh doanh, vì hiệu quả kinh doanh gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả được chia ra:
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xem xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp (sử dụng vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hoạt động kinh doanh chính, phụ, liên doanh liên kết…), nó phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực cụ thể, không phản ánh hiệu quả của toàn doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nơi mà tất cả các tổ chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh vì hiệu quả kinh doanh là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng khả năng cạnh tranh , đứng vững trong cơ chế thị trường bắt buộc doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả càng cao sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp càng lớn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không nâng cao được hiệu quả kinh doanh, kinh doanh không có lợi nhuận thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất mang tính chất sống còn của mỗi doanh nghiệp.
1.1.3. Bản chất của hiệu quả
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố nguồn lực đầu vào. Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng các chỉ tiêu: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Còn các yếu tố nguồn lực đầu vào bao gồm lao động, tài sản và vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả. Dù doanh nghiệp có doanh thu lớn, sản lượng cao nhưng không có hiệu quả doanh nghiệp vẫn không tồn tại được, vậy hiệu quả là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện xã hội ngày càng khan hiếm nguồn lực, và quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Tiêu chuẩn hóa đặt ra cho hiệu quả là tối đa hóa kết quả với chi phí tối thiểu, hay tối thiểu hóa chi phí trên nguồn lực sẵn có. Hiệu quả có hai mặt: định tính và định lượng.
Về mặt định tính: hiệu quả kinh tế phản ánh sự cố gắng nỗ lực ở mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.
Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng thì người ta chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải đặt trong mối quan hệ mật thiết chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Phải nhìn nhận hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai phạm trù khác nhau giải quyết ở hai góc độ khác nhau song có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp không có hiệu quả về kinh tế nhưng vẫn tồn tại bởi vì nó có hiệu quả xã hội đó là sự ổn định việc làm cho người lao động, ổn định xã hội, cũng có doanh nghiệp chỉ đạt được hiệu quả kinh tế nhưng hiệu quả xã hội không đạt được như làm ô nhiễm môi sinh, môi trường. Vấn đề đặt ra là làm sao để tạo ra sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đó cũng chính là sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu xã hôi của doanh nghiệp.
1.1.4. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một kỳ kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả doanh nghiệp thường được phản ánh bằng các chỉ tiêu định lượng như: sản lượng, số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận… và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như: uy tín, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.
Bản chất của hiệu quả cho thấy không có sự đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế và kết quả sản xuất kinh doanh. Về bản chất, hiệu quả kinh doanh là phạm trù so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả là cái đạt được của doanh nghiệp trong mỗi kỳ kinh doanh. Kết quả chỉ phản ánh cho ta thấy qui mô mà nó đạt được là to hay nhỏ mà không phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó được tạo ra. Có kết quả thì mới tính toán được hiệu quả. Kết quả dùng để tính toán và phân tích hiệu quả trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy kết quả và hiệu quả là hai khái niệm độc lập và khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hiệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó.
1.1.5. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
a. Đối với nền kinh tế quốc dân
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trường. Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trường vì suy cho cùng nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nên xét chung trong toàn bộ nền kinh tế phấn đấu nâng cao được hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất lớn.
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.
- Thúc đẩy tiến độ khoa học và công nghệ, đi nhanh vào công nghiệp. Hiện đại hóa.
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, góp phần ổn định, tăng trưởng nền kinh tế. Giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh.
- Tăng sản phẩm xã hội.
- Đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và ngược lại sử dụng các nguồn lực ngày càng cao.
b. Đối với bản thân doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất, đem lại nhiều hơn cơ hội nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp.
c. Đối với người lao động
Nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, kích thích người lao động hăng say sản xuất, tiết kiệm được lao động, tăng năng suất lao động.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
1.2.1. Chỉ tiêu tổng quát
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận và lợi nhuận thuần, lợi tức gộp…
Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu và vốn vay)
+ Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Hoặc hiệu quả kinh doanh cũng có thể được phản ánh thông qua nghịch đảo công thức trên và được gọi là suất hao phí.
+ Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra
Công thức (1) phản ánh sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào, cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng kết quả. Yêu cầu chung của sự so sánh này là hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt càng lớn càng tốt.
Công thức (2) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, tức là cần bao nhiêu hao phí đầu vào để tạo ra được một đơn vị kết quả đầu ra. Yêu cầu chung chi phí càng nhỏ càng tốt.
Có 4 nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả lao động
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả các yếu tố đầu vào
a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
+ Sức sản xuất của lao động =
Doanh thu thuần
Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao động.
+ Sức sinh lợi của lao động =
Lợi nhuận trước thuế
Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (CSH)
+ Sức sản xuất của vốn CSH =
Doanh thu thuần
Vốn CSH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, 1 đồng vốn CSH bỏ ra sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Sức sinh lợi của vốn CSH (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn kinh doanh):
+ Sức sản xuất của tài sản (vốn KD) =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra trong năm thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Chỉ tiêu sinh lời của tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra trong năm thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
+ Sức sản xuất của tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Sức sinh lời của tài sản cố định =
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
+ Sức sản xuất của tài sản lưu động =
Doanh thu thuần
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng TSLĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Sức sinh lời của tài sản lưu động =
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng TSLĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Thời gian 1 vòng quay TSLĐ/năm =
365 ngày
Vòng quay vốn LĐ
Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay TSLĐ càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
+ Sức sinh lời của tài sản cố định =
Lợi nhuận trước thuế
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
d. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí:
+ Sức sản xuất của chi phí =
Tổng doanh thu trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 năm 1 đồng chi phí bỏ ra sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Sức sinh lợi chi phí =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng chi phí trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3. Nội dung phân tích phương pháp phân tích Hđkd.
1.3.1. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích khái quát, tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chủ yếu. So sánh các chỉ tiêu này qua các thời kỳ với các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá mức độ hiệu quả.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả:
- Các nhân tố đầu vào: Lao động, tài sản, nguồn vốn, chi phí
Phân tích kết quả đầu ra:
- Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận
1.3.2. tài liệu dùng phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Bảng báo cáo kết quả HĐKD các kỳ
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng báo cáo tình hình lao động
- Bảng chi tiết về doanh thu, chi phí
1.3.3. Phương pháp phân tích hiệu quả:
- Phương pháp so sánh: so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối
- Phương pháp thay thế liên hoàn.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:
1.4.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp:
Căn cứ vào bản chất của hiệu quả là sự so sánh giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, như vậy hiệu quả trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 yếu tố: doanh thu và chi phí. Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp lại chịu tác động của các nhân tố sau:
+ Lực lượng lao động:
Lao động của doanh nghiệp: Là toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có trình độ tay nghề, kỹ năng kỹ xảo, khả năng tiếp thu tay nghề. Trình độ, tay nghề, kỹ năng kỹ xảo của công nhân giúp cho doanh nghiệp tiếp nhận các tiến bộ khoa học hiện đại một cách nhanh chóng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, cần thấy rằng: máy móc dù có tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo. Con người sáng tạo ra máy móc thiết bị đó. Hơn nữa máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người lao động. Trong sản xuất kinh doanh lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được , tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động của doanh nghiệp trực tiếp tác động đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…do vậy lực lượng lao động của doanh nghiệp trực tiếp tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp.
+ Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như vậy cơ sở vật chất là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng nâng cao năng suất, chất lượng tăng hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu, công nghệ sản xuất, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng của công tác bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.
+ Qui mô sản suất kinh doanh:
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp được đo bằng sản lượng và doanh thu. Muốn tăng hiệu quả các doanh nghiệp thường tăng qui mô sản xuất, vì tăng được qui mô sẽ làm tăng được sản phẩm, làm giảm chi phí cố định của sản phẩm như vậy sẽ hạ được giá thành. Giá thành hạ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Như vậy qui mô sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Có thể nói quyết định tối ưu về qui mô sản xuất kinh doanh chính là quyết định tối ưu về hiệu quả.
Khi quyết định tăng qui mô doanh nghiệp cần chú ý đến mối quan hệ giữa cung và cầu, nghĩa là tăng qui mô tối đa cũng phải nhỏ hơn cầu của thị trường để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ được và tăng qui mô tối đa cũng chỉ tăng bằng công suất thiết kế của doanh nghiệp.
+Tổ chức hoạt động sản xuất:
Tổ chức sản xuất là quá trình biến các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai (vật lực), lao động (nhân lực), vốn (tài lực) thành hàng hóa và dịch vụ mong muốn.
Sử dụng vốn hợp lý, vật tư mua đúng chủng loại đảm bảo chất lượng với giá cả thấp, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào sẽ làm hạ giá thành, tăng hiệu quả sản xuất.
Lựa chọn thiết bị công nghệ sản xuất phù hợp, thiết bị công nghệ có chất lượng, kết cấu dây chuyền sản xuất hợp lý ăn khớp giữa các khâu, phát huy hết được năng lực thiết bị hiện có sẽ tăng được năng suất lao động, nâng cao được hiệu quả sản xuất.
+ Quản trị quản lý hoạt động kinh doanh:
Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Chúng ta đều biết một quyết định quản lý đúng đắn có thể làm cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại. Quá trình quản lý gồm nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm: Hoạch định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập các phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện các phương án đã lập và kiểm tra việc thực hiện các phương án, điều chỉnh các hoạt động kinh tế trên cơ sở hiệu quả kinh tế đã đạt được sao cho sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, cho dù nguồn lực của doanh nghiệp có dồi dào nhưng quản lý điều hành yếu kém thì nguồn lực sẽ không được sử dụng có hiệu quả. Thước đo hiệu quả quản lý là việc ra các quyết định đúng đắn thể hiện bằng các chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Yếu tố kinh nghiệm và trình độ quản lý không phải là phạm trù kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà quản lý, khuyến khích sự sáng tạo để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhờ công tác quản lý.
1.4.2. Các nhân tố từ bên ngoài doanh nghiệp:
Nhóm nhân tố từ bên ngoài có tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những nhân tố này tồn tại một cách khách quan do vậy doanh nghiệp không thể quản lý và kiểm soát được. Doanh nghiệp chỉ có thể dự báo để từ đó điều chỉnh các hoạt động của mình theo xu hướng tác động có lợi giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật. Mọi qui định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh là rất quan trọng. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu tầm vĩ mô. Các chính sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành các vùng kinh tế nhất định. Nhà nước dùng các chính sách kinh tế để hướng các doanh nghiệp đi theo xu hướng cung vượt cầu, hạn chế sự độc quyền trong kinh doanh, kiểm soát sự độc quyền tạo môi trường cạnh tranh kinh tế bình đẳng. Các chính sách kinh tế của nhà nước như: chính sách về các loại thuế, chính sách lãi suất tiền tệ, chính sách giá cả có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Chính sách về các loại thuế: Mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy ảnh hưởng trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Chính sách giá cả: Sự điều tiết về giá cả tại thị trường của nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đầu ra thông qua giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp.
Chính sách về lãi suất tiền tệ: Trong sản xuất kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp thường xuyên phải huy động vốn vay để hoạt động, và trả lãi vay, chính sách về lãi suất tiền tệ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một biện pháp phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều biện pháp từ việc khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài để định hướng đúng chiến lược phát triển đến việc tận dụng triệt để các nguồn lực sản xuất hiện có, từ đó nâng cao năng lực quản trị kinh doanh. Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn mà doanh nghiệp cần xác định có những biện pháp trọng tâm cần được đầu tư thích đáng để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp vì nó là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại trong điều kiện bình thường thì ít nhất doanh thu phải bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển thì kết quả sản xuất kinh doanh phảI còn dư so với chi phí để tích lũy cho quá trình mở rộng sản xuất. Sự phát triển doanh nghiệp tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.5.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả của nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phân tích ở nhiều khâu, giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề, dùng nhiều biện pháp. Phương hướng chung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta nghĩ đến 3 vấn đề:
- Tăng kết quả đầu ra.
- Tiết kiệm chi phí đầu vào
- Rút ngắn tối đa chu kỳ sản xuất kinh doanh
1.5.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Đối với nhóm sử dụng lao động:
- Kiện toàn bộ máy gọn nhẹ, bố trí hợp lý lao động trên dây truyền sản xuất.
- Nâng cao chất lượng lao động: trình độ tay nghề, chuyên môn, tận dụng thời gian lao động, thực hiện triệt để các định mức lao động.
- áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế (chế độ thưởng phạt kịp thời) nhằm khuyến khích người lao động, kích thích sự sáng tạo trong lao động.
- Giáo dục nâng cao ý thức người lao động, vì ý thức của người lao động quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng, dù máy móc có tốt nhưng ý thức của người lao động kém vẫn dẫn đến tình trạng sai hỏng nhiều. Các biện pháp trên nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Đối với nhóm sử dụng vốn (tài sản):
Lập và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, khi tiến hành đầu tư phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động, tập trung vốn cho máy móc thiết bị, đổi mới thiết bị, thực hiện hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Với vốn cố định: sử dụng tối đa hóa công suất của thiết bị, tài sản cố định nhằm tiết kiệm chi phí cố định, có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp lý trên cơ sở giá thành chịu được nhằm tạo nguồn vốn để đổi mới thiết bị công nghệ.
- Với vốn lưu động: xử lý đồng vốn hợp lý ở tất cả các khâu: mua hàng, dự trữ hàng, lưu thông hàng hóa. Giảm hệ số công nợ, tăng số vòng quay của vốn lưu động.
Đối với nhóm làm tăng sản lượng doanh thu:
- Mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh
- Phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ nâng cao giá bán trên cơ sở sản phẩm đạt chất lượng cao, người mua có thể chấp nhận được.
- Mở rộng thị trường trên cơ sở:
Tìm khách hàng mới: mỗi sản phẩm đều có một lượng khách hàng tiềm năng, vì một lý do nào chưa biết, chưa vừa ý sản phẩm của doanh nghiệp do vậy bằng biện pháp nào đó có thể là dùng thử, tặng sản phẩm của doanh nghiệp làm cho họ biết đến sản phẩm của doanh nghiệp và dẫn đến sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Làm tăng khả năng mua: khả năng mua của khách hàng đều có giới hạn do điều kiện tài chính, tăng khả năng mua bằng các cách đổi mới cơ chế: mua trả gop, bảo hành.
Làm tăng ý muốn mua sắm: thông qua việc đầu tư quảng cáo, thiết kế bao bì sản phẩm, giới thiệu tính năng tác dụng….
Điều quan trọng là doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm tạo uy tín cho sản phẩm trên thị trường.
Đối với nhóm sử dụng chi phí:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phi bán hàng. Muốn nâng cao hiệu quả trước hết cần tìm mọi biện pháp giảm giá vốn hàng bán (giảm giá thành sản xuất)
Giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Các biện pháp làm giảm giá thành:
- Sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, muốn tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải; lập kế hoạch một cách chi tiết.
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp sát với thực tế.
- Bố trí hợp lý dây truyền sản xuất.
- Giáo dục và nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm cho người lao động.
- Tiết kiệm lao động: Sử dụng hợp lý lao động, bố trí đúng nghề đúng chuyên môn, bậc thợ, quản lý tốt thời gian lao động, dùng tiền lương tiền thưởng là đồn bẩy nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi giá thành.
- Sử dụng tối đa công suất của thiết bị, có chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng của thiết bị, làm giảm chi phí khấu hao.
- Sử dụng vốn hợp lý trong quá trình dự trữ - sản xuất – tiêu thụ nhằm giảm chi phí lãi vay.
- Lựa chọn cán bộ quản lý, tinh giảm bộ máy quản lý để chi phí quản lý là thấp nhất.
- Nâng cao sản lượng tiêu thụ để làm giảm chi phí bán hàng.
- Mở rộng qui mô sản xuất, làm tăng thuận lợi cho khách hàng trong sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
- Phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng thêm nhiều thị trường.
Trên đây là một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở vận dụng các vấn đề lý thuyết chung đã đề cập, vận dụng những kiến thức đã được học và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty quản lý Bến xe – Bến tàu Quảng Ninh đã đạt được. Đồng thời thấy rõ những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần ii
Phân tích hiệu quả kinh doanh của
công ty quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh
năm 2005 – 2006
2.1. giới thiệu chung về công ty quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bến xe – Bến tàu Quảng Ninh.
- Tên doanh nghiệp: công ty quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh.
- Địa chỉ : Đường Hạ Long – P. Bãi cháy TP. Hạ Long – Quảng Ninh.
- Số điện thoại : 033846423
Ngày 05/01/1990 Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh mà tiền thân là ”Xí nghiệp Bến xe" được thành lập theo Quyết định số 08/QĐ - UB của UBND tỉnh Quảng Ninh. Gần 20 năm qua là cả chặng đường phấn đấu vượt khó khăn vươn lên không ngừng của tập thể CBCNV cả về quy mô doanh nghiệp và cả về tổ chức. "Xí nghiệp Bến xe" với thời gian hoạt động 7 tháng đã thể hiện tính đúng đắn của quyết định tách khỏi đơn vị cũ thành lập đơn vị mới độc lập (trước đây Xí nghiệp bến xe cùng với Công ty vận tải đường bộ trực thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh, sau khi nền kinh tế thị trường mở cửa đã quyết định tách riêng Xí nghiệp Bến xe với sự hoạt động có hiệu quả vươn lên đảm nhận những nhiệm vụ mới).
Ngày 23/07/1990 Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 301 QĐ/UB đổi tên Xí nghiệp Bến xe thành "Công ty dịch vụ vận tải khách và du lịch Quảng Ninh" với nhiệm vụ tiếp nhận quản lý thêm các bến xe khách từ Công ty Xe khách chuyển sang tại các huyện, thị xã trong tỉnh.
Những năm gần đây, với đường lối phát triển đa thành phần kinh tế, lực lượng vận tải khách công cộng cũng phát triển không ngừng với tốc độ cao, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau: quốc doanh, tập thể, hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần và vận tải cá thể…Những ưu điểm của sự phát triển này là quá rõ song mặt trái của nó cũng làm cho lĩnh vực vận tải khách công cộng còn nhiều phức tạp, cần thiết phải có một đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải khách công cộng tại các điểm nút. Do đó UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 2215/QĐ-UB ngày 08/7/1997 chuyển Công ty dịch vụ vận tải khách và du lịch Quảng Ninh thành "Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh" là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với chức năng quản lý các bến xe khách công cộng trên phạm vi toàn tỉnh, quản lý bến tàu Cửa Lục và Cảng tàu du lịch Bãi Cháy.
Trong những ngày đầu mới thành lập, quy mô của Công ty còn nhỏ hẹp chỉ có 3 đơn vị cơ sở gồm 2 bến xe Hòn Gai, Bãi Cháy và bến đò khách Cửa Lục với 55 CBCNV, toàn bộ cơ sở vật chất chỉ có 6.000 m2, tổng doanh thu là: 415.000.000đ/năm, cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ hành khách còn thiếu thốn. Song với mục tiêu rõ ràng và sự nỗ lực của toàn thể CBCNV quyết tâm vượt khó, phấn đấu vươn lên mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với sự cố gắng đó là sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh, của Thành uỷ Hạ Long, Công ty đã từng bước phát triển đi lên đáp ứng yêu cầu phát triển chung của toàn ngành Giao thông vận tải. Đến nay Công ty đã quản lý 16 đơn vị cơ sở trong đó có 15 bến xe, 01 Cảng tàu du lịch với tổng diện tích 57.000 m2, tổng số CBCNV trong Công ty là 230 người. Tổng doanh thu hàng năm đạt 13 tỷ. Công ty được xếp hạng là Doanh nghiệp hạng 2 cấp tỉnh.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng.
Chức năng chủ yếu của Công ty là quản lý và khai thác các bến xe khách công cộng và Cảng tàu du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
b. Nhiệm vụ.
- Tổ chức bán vé phục vụ khách hàng và phương tiện. Điều hành sắp xếp các phương tiện ra vào đón trả khách một cách an toàn, bình đẳng, văn minh.
- Tổ chức phục vụ ăn uống, hàng lưu niệm, tạp hóa nhà nghỉ trên các bến xe- bến tàu. Phục vụ nhu cầu của hành khách, sửa chữa các phương tiện vận tải trên các bến. Bảo quản hàng trong các kho, trông giữ đêm các phương tiện vận tải.
- Chủ động phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội trong phạm vi các bến do Công ty quản lý.
- Khai thác các điểm đỗ xe khách công cộng trên địa bàn và các điểm đỗ xe khách do Sở GTVT, UBND tỉnh giao cho.
- Liên doanh, liên kết (nếu có điều kiện và được phép) với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của Công ty.
2.1.3. Bộ máy quản lý và kinh doanh của Công ty.
a. Mô hình tổ chức của Công ty
Hình 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh
Bến xe Đông Triều
Cảng tàu du lịch
Giám đốc
Bến xe Uông Bí
Phó Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng xây dựng
Phòng Tài vụ
Bến
xe Quảng Yên
Bến xe Bãi Cháy
XN KD dịch vụ
Bến xe Tiên Yên
Bến xe Bình Liêu
Bến xe
Ba Chẽ
Bến xe Hải Hà
Bến xe Móng Cái
Bến xe CPhả - CRồng
Bến xe Hòn Gai
Bến xe Đầm Hà
b. Tư cách pháp nhân của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh là đơn vị kinh tế cơ sở công ích nằm trong khâu cơ bản của nền kinh tế quốc dân XHCN, là đơn vị hoạt động công ích chuyên quản lý bến xe, bến tàu và một số dịch vụ khác theo kế hoạch do Công ty lập và được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt giao chỉ tiêu hàng năm.
Công ty có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước, có con dấu riêng để quản lý và giao dịch công tác. Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Các nguồn thu của bến phải theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải. Công ty thực hiện thu, chi phần quản lý bến xe, bến tàu theo kế hoạch của UBND tỉnh giao, đồng thời Công ty được chủ động kinh doanh thêm các dịch vụ: bán hàng, sửa chữa, nghỉ trọ trên bến nhằm bổ sung nguồn thu nộp ngân sách và cải thiện đời sống CBCNCV. Các bến trực thuộc Công ty do giải quyết lệnh xuất bến hàng giờ trong ngày nên bến được sử dụng con dấu riêng của bến để giải quyết công việc của đơn vị quản lý bến.
2.1.4. Tìm hiểu về các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc
a. Các phòng ban nghiệp vụ: gồm 4 phòng ban sau
- Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức nhân sự, chế độ tiền lương, chính sách chế độ của CBCNV, giúp Giám đốc các công việc hành chính.
- Phòng Tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc, thực hiện chức năng quản lý tài chính, hạch toán kinh tế theo qui định của Nhà nước.
- Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch, tham mưu cho Giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng Xây dựng: Xây dựng phương án sửa chữa, đầu tư tất cả các bến xe, bến tàu. Lập thiết kế dự toán các công trình đầu tư xây dựng nhỏ, chọn đơn vị thi công, giám sát các công trình.
b. Các đơn vị bến trực thuộc.
* Bến xe:
- Quy trình công việc của các bến xe:
+ Kiểm tra chất lượng xe trước khi vào xếp nốt
+ Bán vé cho hành khách
+ Thông tin bằng loa, đài để thu hút và hướng dẫn hành khách đi xe theo nhu cầu.
+ Hướng dẫn khách nơi nghỉ, chờ và lên xe kịp thời an toàn.
+ Đảm bảo môi trường, vệ sinh trong bến sạch đẹp.
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Quản lý, bảo vệ khai thác bãi đỗ xe, nhà chờ và các cơ sở vật chất khác Công ty giao cho bến, đảm bảo an toàn tài sản và phát huy hiệu quả tài sản được giao quản lý.
+ Tuyên truyền hướng dẫn trên hệ thống loa về nội quy, quy định của bến về giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, luồng tuyến, giờ xe chạy của các chuyến xe để hành khách đi xe biết.
+ Tổ chức bán vé, xếp hành khách lên xe, kiểm tra kiểm soát đảm bảo trọng tải của xe và làm lệnh đôn đốc xe xuất bến đúng giờ quy định.
+ Tổ chức xếp hành lý, hàng bao gửi, xe máy, xe đạp và các hàng hoá được phép lưu thông của khách lên xuống xe.
+ Phối hợp với chính quyền địa phương, Công an khu vực tổ chức đảm bảo trật tự an ninh và an toàn trên bến, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực bến.
+ Tổ chức các dịch vụ trên bến như trông coi bảo vệ xe gửi đêm, tổ chức cửa hàng bán phụ tùng, các dịch vụ rửa xe…đảm bảo thuận tiện cho người và phương tiện trên bến.
- Các đơn vị bến thành phần:
Bến xe khách Bãi Cháy
Bến xe Bãi Cháy được xây dựng mới từ năm 1980, nằm trên địa bàn phường Bãi Cháy – TP Hạ Long tỉnh Quảng Ninh có diện tích 3.014 m2. Đến ngày 29/10/2006 bến xe Bãi Cháy mới thay thế cho bến xe Bãi Cháy cũ chính thức được Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh công bố mở bến và đưa vào hoạt động với diện tích 12.000 m2 thuộc phường Giếng Đáy – TP. Hạ Long, phục vụ kịp thời sự đi lại của nhân dân thành phố Hạ Long khi cầu Bãi Cháy thông xe. Bến được xếp tiêu chuẩn bến xe loại I do có quy mô lớn, lưu lượng hành khách cũng như số lượng phương tiện, luồng tuyến thông qua bến nhiều.
Bến xe khách Hòn Gai:
Nằm trên địa bàn phường Hòn Gai – TP Hạ Long –tỉnh Quảng Ninh. Bến xe Hòn Gai có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu của khách đi các tuyến Miền Đông trong tỉnh và là cầu nối giữa trung tâm thương mại Hạ Long, khu công nghiệp Cẩm Phả, cửa khẩu Móng Cái, cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu).
Diện tích bến đỗ nhà chờ là: 2.330 m2 với 7 tuyến xe nội tỉnh hàng ngày hoạt động bình quân 110 chuyến/ngày vận chuyển khoảng 1.200 khách/ngày.
Cụm Bến xe cẩm Phả:
Có tổng diện tích 1.100 m2 bao gồm 3 bến chính Cửa Ông, Ba Tầng và bến Địa Chất, có nhiệm vụ phục vụ khách đi các tuyến liên tỉnh và nội tỉnh.
Tổng cộng gồm 18 tuyến liên tỉnh đạt 150 chuyến/ngày vận chuyển khoảng 1.800 lượt khách/ngày.
Tuyến nội tỉnh gồm 4 tuyến thực hiện 156 chuyến/ngày vận chuyển khoảng 1.800 lượt khách/ngày.
Bến xe Cái Rồng:
Thuộc huyện đảo Vân Đồn có diện tích 450 m2 phục vụ nhân dân huyện đảo đi liên tỉnh và nội tỉnh. Hàng ngày có 45 chuyến phục vụ bình quân 1.500 lượt khách/ngày.
Bến xe Tiên Yên:
Có diện tích 800 m2 phục vụ hành khách từ Huyện Tiên Yên đi các tuyến nội tỉnh, ngoài ra còn phục vụ hành khách đi các tuyến liên tỉnh gồm Hải Dương và thị xa Lạng Sơn.
Hàng ngày bến đạt trung bình 14 xe hoạt động đón trả khách vận chuyển khoảng 300 lượt khách/ngày.
Bến xe Bình Liêu:
Nằm giữa trung tâm thị trấn Bình Liêu có diện tích 300 m2. Hàng ngày có 10 chuyến phục vụ khách đi các tuyến nội tỉnh Quảng Ninh bình quân 120 lượt khách/ ngày.
Bến xe khách Hải Hà:
Nằm giữa trung tâm huyện Hải Hà có diện tích 6.800 m2 phục vụ hành khách đi các tuyến nội tỉnh Quảng Ninh, được UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng sạch đẹp khang trang. Hàng ngày bến xe Hải Hà có 27 chuyến xe vận chuyển bình quân 240 lượt khách/ngày.
Bến xe Móng cái:
Có diện tích 16.200 m2 thuộc địa bàn thị xã Móng cái, phục vụ khách từ thị xã Móng Cái đi các tỉnh trong toàn quốc và các huyện trong tỉnh Quảng Ninh và ngược lại.
Có 15 chuyến liên tỉnh và 8 chuyến nội tỉnh, hàng ngày có 150 chuyến xe xuất bến và phục vụ 2.300 lượt khách/ngày.
Bến xe khách Quảng Yên:
Nằm ở trung tâm thị trấn Quảng Yên, có diện tích 1.360 m2. Hàng ngày có 26 chuyến xe xuất bến phục vụ 250 lượt khách đi các tuyến trong tỉnh Quảng Ninh.
Bến xe Đông Triều
Bao gồm bến xe Đông Triều và điểm đón Mạo Khê bến có diện tích 1.100m2 phục vụ khách đi 2 tuyến nội tỉnh và liên tỉnh Hải Phòng.
Hàng ngày có bình quân 50 chuyến xe xuất bến và phục vụ khoảng 800 lượt khách/ngày.
Bến xe Uông Bí – Vàng Danh:
Gồm một bến chính Uông bí và một điểm đón khách tại Vàng Danh. Bến có diện tích 2.400 m2 phục vụ nhân dân hai tuyến nội tỉnh thành phố và liên tỉnh Hà Nội – Hải Phòng. Bình quân có 10 chuyến/ngày phục vụ khoảng 300 lượt khách.
* Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy:
Có diện tích 11.500 m2 được xây dựng khang trang sạch đẹp, thuận tiện, an toàn, hàng ngày có hơn 500 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đi thăm quan Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên của thế giới.
- Chức năng, nhiệm vụ của Cảng:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, điều hành đối với mọi tổ chức, cá nhân trong khu vực trách nhiệm nhằm thực hiện đầy đủ các quy định đối với tất cả tàu Du Lịch neo đậu, ra vào đón trả khách đi thăm Vịnh Hạ Long.
+ Thực hiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (đường bộ, đường thuỷ), đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
+ Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn bán vé cho khách du lịch, phối hợp với nhân viên của Ban quản lý Vịnh Hạ Long tại cảng trong việc kiểm soát vé thăm vịnh đảm bảo chặt chẽ những văn minh lịch sự.
+ Sắp xếp và điều hành tàu du lịch neo đậu, ra vào cảng đón trả khách hợp lý, trật tự, Không được để tàu chở quá trọng tải cho phép khi rời cảng.
+ Làm thủ tục cho tàu ra vào Cảng sau khi kiểm tra giấy tờ tàu, bằng và chứng chỉ thuyền viên, trang thiết bị an toàn và danh sách hành khách có đủ theo quy định và còn thời hạn sử dụng.
+ Kiểm tra, bảo vệ an toàn cầu tàu, sân bến, vùng nước, phao tiêu báo hiệu, phao neo đậu, đèn chiếu sáng và các trang thiết bị khác của Cảng theo quy định.
+ Trên cơ sở kế hoạch của Công ty, Cảng có kế hoạch PCCC, phòng chống bão lũ, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn người, hàng hoá, trục vớt phương tiện trong khu vực trách nhiệm.
+ Phối hợp với Công an Cảng tổ chức quản lý đối với phương tiện thuỷ khác như: đò đưa đón thuyền viên, thuyền phục vụ nước sinh hoạt, thuyền bán hàng… đảm bảo an toàn, trật tự đúng quy định.
+ Ghi chép, cập nhật hoạt động của Cảng hàng ngày đầy đủ, chính xác trên tất cả các mặt điều hành như: hoạt động hành trình của tầu du lịch, làm các thủ tục rời cảng, thu chi tài chính…. Báo cáo công ty theo quy định.
- Phổ biến các văn bản, thông báo, quy định…. Của các cấp đến chủ tầu, thuyền trưởng bằng lao phát thanh, thông báo trên bảng, gửi bằng công văn hoặc làm việc trực tiếp. Phải ghi chép, ký nhận vào sổ trực ca. Tuỳ theo tùng văn bản, có kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện. Hướng dẫn các chủ tầu làm đầy đủ giấy tờ theo quy định. Căn cứ tình hình của Cảng, phối hợp với cả lực lượng và chủ tàu thường xuyên cải tiến xây dựng mô hình quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế của Cảng.
+ Thường xuyên phối kết hợp với các lục lượng CSND, TTGT, công an Cảng và chính quyền địa phương để quản lý tầu du lịch, danh sách thuyền viên, đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế các tiêu cục xẩy ra, xử lý các trường hợp vị phạm.
+ Bảo vệ tốt tài sản, cơ sở vật chất của Cảng. có kế hoạch khai thác đạt hiệu quả cao.
+ Thực hiện các nghĩa vụ mà Công ty đã ký kết trong hợp đồng neo đậu với chủ tàu và hợp đồng kinh doanh dịch vụ.
Cảng tàu du lịch Bãi Cháy được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1997 với diện tích 15.000 m2 bao gồm phòng điều hành giao dịch, hội trường, phòng Cảng trưởng, phòng nhân viên kiểm soát, nhà ăn, nhà vệ sinh + bể nước, sân bến, cầu tàu...
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm:
Bảng 2.1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
D±
%
1
Tổng doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
435.000.000
107.9
2
Tổng chi phí
5.404.758.076
5.841.984.180
437.226.104
108
3
Tổng lợi nhuận TT
223.041.813
284.329.888
60.688.075
127
4
Lợi nhuận sau thuế
161.022.106
204.717.520
43.695.414
127
5
Tổng tài sản
8.012.455.000
9.555.104.520
1.542.649.079
119
6
Tổng số LĐ (người)
218
230
12
105
(Nguồn trích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006)
Nhìn bảng ta thấy, doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 435 triệu đồng, tương ứng là 7,9% trong đó tổng chi phí tăng là 437.226.104đồng tương ứng là 8%.Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 27%, tổng tài sản tăng 19%, trong khi đó tổng số lao động năm 2006 tăng 5% so với năm 2005.
Qua đó ta thấy tốc độ tăng lao động là thấp so với mức độ tăng của các chỉ tiêu khác (lấy năm 2005 làm gốc để so sánh).
Từ khi Công ty thành lập đến nay, Công ty luôn đạt được doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nhưng không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, phục vụ. Nguồn vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp nên Công ty không chủ động khai thác được.
Trong những năm 2000 đến 2005 tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, bến bãI chật hẹp, cũ nát. Từ năm 2005 đến 2006 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh và ngành Giao thông vận tải, công ty đã chủ động đề nghị những phương án xây dựng lại Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy – Hạ long và các bến xe, các kho chứa hàng trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Để đáp ứng nhu cầu đI lại , giải trí của nhân dân trong tỉnh cũng như cả nước và khách Du lịch quốc tế đến tham quan Hạ Long được đảm bảo an toàn văn minh, lịch sự. Từ đó Công ty mạnh dạn đầu tư các nguồn lực tạo đà cho Công ty làm ăn có lãi, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
- Các bến xe giao cho Công ty đã được quản lý, khai thác, đầu tư, sửa chữa đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách.
- Xây dựng đầu tư mới bến xe khách Bãi Cháy, Móng Cái, Cảng tàu du lịch Bãi Cháy và các điểm đỗ đón trả khách công cộng dọc đường.
- Đảm bảo được tính khách quan trong điều hành vận tải khách công cộng trên các bến xe do Công ty quản lý. Đoàn kết được các lực lượng tham gia vận chuyển khách công cộng trên bến thực hiện cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện.
2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.2.1. Phân tích chung hiệu quả kinh doanh
Mục tiêu của Công ty là phục vụ nhu cầu của khách, đầu tư đổi mới trang thiết bị, cơ sở hạ tầng; đảm bảo nâng cao đời sống cho CBCNV; đóng góp lợi ích cho xã hội, nộp ngân sách càng nhiều cho Nhà nước. Công ty thực hiện phương châm "Lấy lượng phục vụ khách hàng là uy tín hàng đầu". Phấn đấu ngày một đứng vững đi lên cùng sự phát triển của toàn xã hội.Mục tiêu chủ chốt của Công ty trong những năm gần đây là tạo thêm doanh thu, kiểm soát tốt chi phí, đồng thời đáp ứng nhu cầu, đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
Mục đích của việc phân tích hiệu quả là để đấnh giá Công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Vì vậy ta cần phải tính:
Sức sinh lợi tổng tài sản ( ROA) = LNST
Sau khi tính toán ta tiến hành so sánh:
So sánh số liệu năm 2006 và năm 2005
So sánh số thực tế 2006 với kế hoạch 2006
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các công ty khác cùng nghành.
Để phân tích hiệu quả chung người ta phải dùng các số liệu sau:
Bảng hiệu quả kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
Bảng báo cáo tình hình lao động
A: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2005 và 2006
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2005 – 2006
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
1
2
3
4
5 = 4/3
Tổng doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
107,9
Doanh thu thuần
5.580.000.000
6.015.000.000
108
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận nộp
1.156.667.600
1.278.750.000
110
Chi phí bán hàng
4.558.382.400
4.916.976.517
107
Chi phí quản lý doanh nghiệp
436.214.110
515.505.445
118
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
585.403.490
582.518.011
99,4
Thu nhập từ hoạt động tài chính
25.700.000
30.644.533
120
Chi phí hoạt động tài chính
390.884.000
385.726.775
98,7
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
(365.184.000)
(355.082.242)
97,2
Các khoản thu nhập bất thường
22.699.889
80.699.565
360
Chi phí bất thường
19.277.566
23.775.446
121
Lợi nhuận bất thường
3.422.323
56.894.119
1.860
Tổng lợi nhuận trước thuế
223.641.813
284.329.888
127
Thuế thu nhập DN phải nộp
62.619.707
79.612.368
127
Lợi nhuận sau thuế
161.022.106
204.717.520
126,7
B: Bảng cân đối kế toán năm 2005 – 2006
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
I. Tài sản
1
2
3
A. TSLĐ và ĐTNH
400.531.877
510.763.000
684.504.079
1. Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng
100.215.425
123.354.495
227.685.596
2. Trả trước cho người bán
110.003.692
151.896.005
288.427.364
3. Hàng tồn kho
4. Tạm ứng, chi trả trước
190.312.760
235.512.500
168.391.119
B. TSCĐ và ĐTDH
5.916.500.000
7.510.692.000
8.870.600.000
1. TSCĐ hữu hình
5.616.350.000
7.016.692.000
8.012.555.000
- Nguyên giá
24.417.900.000
29.566.700.000
31.015.670.000
- Giá trị hao mòn
18.501.400.000
22.056.008.000
22.145.070.000
- Giá trị còn lại
5.616.350.000
7.016.692.000
8.012.555.000
2. Chi phí XDCB dở dang
300.150.000
494.000.000
858.045.000
Tổng cộng tài sản
6.317.031.877
8.012.455.000
9.555.104.079
II- Nguồn vốn
A- Nợ phải trả
1.072.900.000
1.945.858.974
1. Trả cho người bán, thuế nộp Nhà nước
các khoản phải nộp, phải trả trước
213.122.443
375.055.486
2. Nợ dài hạn
859.777.557
1.570.803.488
3. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
6.939.555.000
7.609.245.105
Tổng cộng nguồn vốn
8.012.455.000
9.555.104.079
C: Bảng báo cáo tình hình lao động 2 năm của Công ty
STT
Loại lao động
2005
2006
1
Tổng số lao động
218
230
2
Lao động trực tiếp
190
200
3
Lao động gián tiếp
28
30
D: bảng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
Chênh lệch
D ±
%
1
Lợi nhuận sau thuế
161.022.106
204.717.520
43.695.414
127
2
Tổng tài sản b/q
7.164.743.438
8.783.779.539
1.619.036.101
122
3
Nguồn vốn CSH b/q
6.236.360.739
7.274.400.052
1.038.039.313
116
4
Lao động b/q
214
224
10
104
5
ROA
0,022
0,023
0,001
104
6
ROE
0,025
0,028
0,003
112
7
Sức sinh lợi lao động
752.439
913.917
161.478
121
Nhìn vào bảng hiệu quả ta thấy: Năm 2006 so với năm 2005:
Tổng tài sản bình quân năm 2006 so với năm 2005 tăng lên một lượng đáng kể là 1.038.039.313đồng tương ứng tăng là 22% mức tăng này phản ánh việc Công ty đã mở rộng việc sản xuất kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 16%. Trong năm 2006 lao động bình quân tăng lên 4%, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu lơn hơn tốc độ tăng lao động dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng cao là 27%. ROA tăng 4%, ROE tăng 12% nên sức sinh lợi tăng cao là 21%.
Trong năm 2006 kế hoạch đặt ra ROA là 0,9% nhưng chỉ đạt được 0,4% nên cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả.
2.2.2. Phân tích các nhân tố phản ánh kết quả đầu ra
a. Phân tích doanh thu
Bảng 2.3.3.1. Cơ cấu doanh thu của Công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
Tổng doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
435.000.000
107,9
Doanh thu từ các bến xe
3.150.420.000
3.430.500.000
280.080.000
109
Doanh thu từ Cảng tàu
1.987.338.125
230.446.232
43.108.107
102
Doanh thu dịch vụ khác
442.241.875
554.053.768
111.811.893
125
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2005, 2006)
Lấy năm 2005 làm gốc:
Qua bảng ta thấy: doanh thu năm 2006 tăng 7,9% so với năm 2005, trong đó doanh thu từ các bến xe tăng 9%, doanh thu từ Cảng tàu du lịch tăng 2% và từ các dịch vụ khác tăng 25%.
Công ty quản lý bến xe - bến tàu Quảng Ninh là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nguồn thu chủ yếu là phí, lệ phí và các khoản thu từ các dịch vụ của Công ty. Năm 2006, doanh thu của khối bến xe là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng doanh thu.
Doanh thu từ Cảng Du lịch chỉ tăng 2%, chứng tỏ lượng khách vào Hạ Long cũng bị giảm.
Doanh thu từ các dịch vụ khác tăng mạnh là 25% chứng tỏ Công ty quản lý và khai thác tốt các dịch vụ này dẫn tới doanh thu của Công ty tăng.
Phân tích khả năng sinh lời của doanh thu
Ký hiệu : (ADT): khả năng sinh lời của doanh thu
Ta có công thức sau:
ADT =
LNTT
DT
Đối tượng phân tích: Lợi nhuận trước thuế và doanh thu
Ta có DADT = ADT2006 - ADT2005
= DADT (DT) - DADT(LNTT)
ADT2006 - ADT2005 =
LNTT2006
-
LNTT2005
DT2006
DT2005
=
284.329.888
-
223.641.813
6.015.000.000
5.580.000.000
=
0,047 - 0,040 = 0,007
DADT (DT) + DADT (LNTT)
So sánh khả năng sinh lợi của doanh thu qua 2 năm. Do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, nên khả năng lợi nhuận trước thuế đã làm giảm khả năng sinh lợi của doanh thu một lượng là 0,003%, còn doanh thu chỉ làm tăng khả năng sinh lời lên một lượng là 0,01%. Kết quả là chỉ số A tăng 0,007%.
b. Phân tích chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty phân theo các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Bảng 2.2.2.2. Phân tích kinh doanh theo yếu tố chi phí
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1
Chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng
491.832.985
543.304.528
51.471.543
110
2
Chi phí nhân công
3.242.854.845
3.680.450.034
437.595.189
113
3
Chi phí khấu hao TS
972.856.453
759.457.943
(213.398.510)
78
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
648.570.969
771.141.912
122.570.943
119
5
Chi phí khác bằng tiền
48.642.822
87.629.763
38.986.941
180
Tổng cộng
5.404.758.076
5.841.984.180
437.226.104
108
(Nguồn trích: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006)
Trong các loại chi phí thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí.
Chi phí nhân công năm 2006 tăng 13% so với năm 2005. Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp. Nguyên nhân tăng là do lao động năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12 người (10 lao động trực tiếp và 02 lao động gián tiếp). Và một phần là do cảng tàu doanh thu đạt thấp dẫn đến chi phí tăng và làm giảm lợi nhuận của công ty.
Năm 2006 chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng tăng so với năm 2005 là 10%, nguyên nhân do giá cả các mặt hàng đều tăng dẫn đến chi phí tăng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2006 tăng so với năm 2005 là 19%, là chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí. Nguyên nhân do Công ty đang đầu tư xây dựng bến xe Bãi Cháy mới, mở rộng Cảng tàu du lịch và các bến xe khác, một phần cũng do giá cả thị trường biến động nên dẫn đến chi phí dịch vụ mua ngoài tăng.
Chi phí khấu hao tài sản năm 2006 giảm so với năm 2005 là 213.398.510đ, tương ứng là 22%, chi phí khác bằng tiền tăng 80%. Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn, chi theo đúng mục đích và tránh lãng phí để nâng cao lợi nhuận của Công ty.
c. Phân tích lợi nhuận
+ Lợi nhuận từ bến xe tăng ta có:
Bảng 2.2.2.3 Bảng phân tích lợi nhuận từ hoạt động bến xe
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1
Doanh thu HĐ bến xe
3.150.420.000
3.430.500.000
280.000.000
109
2
Chi phí HĐ bến xe
2.970.546.300
3.114.323.628
143.777.328
105
3
Lợi nhuận HĐ bến xe
179.873.700
316.176.372
136.302.672
175
(Nguồn trích: Báo cáo tài chính năm 2005, 2006)
Nhìn vào bảng ta thấy rằng tốc độ tăng của doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 9% tương ứng 280.080.000đ. Tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn của doanh thu bến xe. Chính vì vậy mà tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động bến xe tăng tương đối lớn 75%, với số liệu trên chứng tỏ hoạt động kinh doanh bến xe năm 2006 có hiệu quả.
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Cảng tàu du lịch giảm là do:
Bảng 2.2.2.4 bảng lợi nhuận kinh doanh cảng tàu du lịch
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1
Doanh thu HĐ Cảng tàu
1.987.338.125
2.030.446.232
43.108.107
102
2
Chi phí HĐ Cảng tàu
2.269.664.475
2.380.598.658
110.934.201
105
3
LN HĐ Cảng tàu
(282.326.350)
(350.152.426)
(67.826.076)
124
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ tăng chi phí của Cảng tàu du lịch năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5% tương ứng là 110.934.201đ tăng hơn tốc độ tăng doanh thu.
Doanh thu Cảng tàu du lịch năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 2% tương ứng 43.108.107đ, chính vì tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận từ Cảng tàu du lịch giảm. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Cảng tàu du lịch không hiệu quả.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ dịch vụ giảm là do:
Bảng 2.2.2.5 Bảng lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1
D. thu HĐKD dịch vụ
442.241.875
554.053.768.
111.811.893
125
2
Chi phí HĐKD dịch vụ
164.547.301
347.061.894
185.514.593
211
3
L. Nhuận HĐKD dịch vụ
277.694.574
206.991.874
(70.702.700)
75
Qua bảng phân tích, ta nhận thấy tốc độ tăng của chi phí là 111% tương ứng tăng 185.514.593đ tăng hơn tốc độ tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của dịch vụ. Năm 2006 so với năm 2005 là 25% tương ứng là 111.811.893đ. Do tốc độ tăng chi phí khá cao s với tốc độ tăng doanh thu, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giảm so ới năm 2005. Năm 2006 chỉ đạt 75% lợi nhuận kinh doanh từ dịch vụ. Chính vì thế hoạt động kinh doanh từ dịch vụ giảm, hiệu quả và lợi nhuận thấp.
+ Mức độ ảnh hưởng các nhân tố lợi nhuận của Công ty
Năm 2005 LNHĐKD = DTHĐKD – CPHĐKD
LNHĐKD = 5.580.000.000 – 5.404.758.067
= 175.241.924 đồng
Năm 2006:
LNHĐKD 2006 = 6.015.000.000 – 5.841.984.180 = 173.015.820 đồng
Đối tượng phân tích:
±DLNHĐKD = LNHĐKD 1 – LNHĐKD 0
= 173.015.820 – 175.241.924
= (2.226.104) đồng
Như vậy trong năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty giảm so với năm 2005 là 2.226.104 đồng, do các yếu tố:
Do ảnh hưởng bởi tổng doanh thu:
±DDTHĐKD = DT2006 – DT2005
= 6.015.000.000 – 5.580.000.000 = 435.000.000 đồng
Doanh thu tăng 435 triệu đồng làm giảm trực tiếp lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty.
Do ảnh hưởng bởi tổng chi phí:
±DCPHĐKD = CP2006 – CP2005
= 5.841.984.180 – 5.404.758.076
= 437.226.104 đồng
Tổng chi phí tăng là 437.226.104 đồng làm giảm trực tiếp lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty là:
Tổng doanh thu- tổng chi phí
= 435.000.000 – 437.226.104 = (2.226.104) đồng
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy lọi nhuận từ mảng hoạt động kinh doanh bến xe năm 2006 mang lại mức lợi nhuận cao nhất và nó cũng chiếm tỷ trọng cao. Tốc độ lợi nhuận tăng là 75% tương ứng 136.302.672đ. Trong khi đó 2 mảng hoạt động kinh doanh của Cảng tàu và dịch vụ, lợi nhuận hoạt động kinh doanh đều giảm bởi chi phí cao hơn so với doanh thu. Qua đó cần có biện pháp quản lí chặt các khoản chi, cân đối thu chi cho hợp lý để tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
2.2.2.6 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của Công ty
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
%
1
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu
Đồng
0,040
0,047
117,5
2
Tỉ suất lợi nhuận trước thuế/ chi phí
Đồng
0,029
0,034
117
3
Tỉ suất doanh thu/ chi phí
Đồng
0,032
0,037
116
2.3.3. Phân tích các nhân tố phản ánh đầu vào
a. Tình hình sử dụng lao động
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lao động là những người làm việc mà hoạt động của họ liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Công ty quản lý bến xe - bến tàu Quảng Ninh là một trong những đơn vị hoạt động công ích, kinh doanh dịch vụ là chủ yếu. Do đó lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Vì vậy,việc phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động và ảnh hưởng của nó đến quá trình hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Qua đó ta có bảng sau:
Bảng 2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1
Tổng doanh thu
Đồng
5.580.000.000
6.015.000.000
435.000.000
107,9
2
Tổng số lao động
Người
218
230
12
105,.5
Lao động trực tiếp
Người
190
200
10
105,2
Lao động gián tiếp
Người
28
30
2
107
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 7,9%. Trong khi đó tổng số lao động năm 2006 so với năm 2005 tăng 5%. Chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng lao động.
Ta có đối tượng phân tích : Xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối về số lao động:
* Phương pháp phân tích: Là phương pháp so sánh
- Mức biến động tuyệt đối:
+ Số tương đối:
H% =
T1
x 100% =
230
x 100% = 105,5
T0
218
Trong đó: H%: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lao động.
T1, T0: Số lượng lao động bình quân kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Số tuyệt đối: DT = T1 - T0
= 230 – 218 = 12 người
Qua bảng ta thấy: Số lao động năm 2006 tăng 12 người trong đó lao động trực tiếp tăng 10 người, lao động gián tiếp tăng 02 người. Nguyên nhân tăng lao động là do Công ty đầu tư mở rộng bến xe Hải Hà, bến xe Bãi Cháy và Cảng tàu du lịch. Do đó cần lực lượng lao động trẻ, đặc biệt lao động làm việc tại Cảng tàu du lịch cần có kiến thức ngoại ngữ để giao dịch hàng ngày với khách du lịch qua Cảng thăm quan Vịnh Hạ Long. Để xem xét thêm việc Công Ty đã sử dụng số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí ta cần phân tích thêm:
- Mức biến động tương đối:
DT = T1 - T0 x
D1
= 230 - 218 x
6.015.000.000
= 13 người
D0
5.580.000.000
Số tương đối:
H% =
T1
x 100% =
230
x 100% = 98%
T0 x
D1
218 x
6.015.000.000
D0
5.580.000.000
Như vậy với mức tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 là 7,9% thì doanh nghiệp tiết kiệm được 13 lao động, tương ứng với 2% (năm 2006 đạt so với năm 2005 là 98%)
*.Phân tích năng suất lao động:
Bảng 2.3.3.2. Năng suất lao động
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
1
Doanh thu
Đồng
5.580.000.000
6.015.000.000
D±
%
2
Tổng số lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
Người
Người
Người
218
190
28
230
200
30
22
10
2
105,5
105
107
3
Số giờ làm việc bp/ngày
Giờ
8
7,5
(0,5)
94
4
Số ngày làm việc bp/năm
Ngày
268
275
7
103
5
Tổng số giờ làm việc bp/năm
Giờ
407.360
412.500
5.140
101
6
Tổng số ngày làm việc bp/năm
Ngày
50.920
55.000
4080
108
7
Năng suất LĐ trực tiếp bp/năm
Đồng
29.368.421
30.075.000
706.579
102
8
Năng suất LĐ trực tiếp bp/ngày
Đồng
157.750
150.375
(7375)
95
9
Năng suất LĐ trực tiếp bp/giờ
Đồng
13.697
14.581
884
104
Năng suất lao động biểu hiện qua khối lượng lao động, sản phẩm do một lao động trực tiếp làm ra trong một đơn vị thời gian, hoặc một thời gian hao phí để một lao động làm ra một đơn vị sản phẩm.
Để đánh giá năng suất lao động, ta dùng chỉ tiêu doanh thu để phân tích (tính số lao động trực tiếp):
Năng suất lao động bp/năm = N x G x Wg
Trong đó: - N: Số ngày trong một năm của lao động.
- G: Số giờ làm việc của một ngày làm việc.
- Wg: Năng suất lao động bình quân giờ.
Qua đó ta có:
+ Năng suất lao động bình quân giờ năm 2005 là:
Wbp/giờ (2005) =
D0
=
5.580.000.000
= 13.697 đồng
S0 x N0 x G0
190 x 268 x 8
+ Năng suất lao động bình quân giờ năm 2006 là:
Wbp/giờ (2006) =
D0
=
6.015.000.000
= 14.581 đồng
S0 x N0 x G0
200 x 275 x 7,5
Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kế quả kinh doanh.
+ Đối tượng phân tích:
D NSLĐ(năm) = NSLĐ1 - NSLĐ0
= (275 x 7,5 x 14.581) – (268 x 8 x 13.697)
= 706.944 đồng
Do số ngày làm việc trong năm 2006 của lao động tăng so với năm 2005 đã làm tăng năng suất lao động trực tiếp.
DNSLĐ năm (NTT) = (N1 – N0) x G0 x Wg0
= (275 – 268) x 7,5 x 13.697 = 719.089 đồng
Do số giờ làm việc trong ngày thay đổi dẫn tới doanh thu tăng so với năm 2006 so với năm 2005 là 435 triệu đồng.
Do năng suất lao động bình quân giờ của lao động trực tiếp tăng làm năng suất lao động trực tiếp tăng là:
DNSLĐ năm (Wg) = N1 x G1 x (Wg1 – Wg0)
= 275 x 7,5 x (14.581 – 13.697)
= 1.823.250 đồng
Tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố là:
DNSLĐbq năm = NSLĐTT năm (N) + NSLĐ năm (Wg)
= 719.089 + 1.823.250
= 2.542.339 đồng
Qua phân tích trên ta thấy rằng: Trong năm 2006 số ngày làm việc tăng hơn so với năm 2005 là 7 ngày, do đó tăng năng suất lao động bình quân của lao động trực tiếp trong năm là 719.0896đ và năng suất lao động bình quân giờ năm 2006 tăng 1.823.250đ, dẫn đến làm tăng năng suất lao động trực tiếp bình quân năm là : 2.542.339đ
Trong năm 2006, số ngày làm việc của Công ty tăng lên dẫn đến năng suất lao động trực tiếp bình quân tăng hơn so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ Công ty sử dụng lao động có hiệu quả, năng suất tăng dẫn đến tăng doanh thu.
* Cơ cấu trình độ lao động của Công ty:
Bảng 2.3.3.3. Cơ cấu trình độ lao động
ĐVT: Người
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
%
1. Tổng số lao động
218
230
105
- Nam
167
175
104
- Nữ
51
55
107
2. Trình độ
- Đại học, cao đẳng
85
140
164
- Trung cấp
90
65
73
- Lao động phổ thông
43
25
58
Qua bảng cơ cấu lao động ta thấy trình độ lao động của CBCNCV toàn Công ty ngày càng được nâng cao. Công ty sắp xếp lao động một cách hợp lý và hiệu quả, ưu tiên cho CBCNV nữ vào làm các công việc nhẹ nhàng như bán vé, phát thanh, vệ sinh bến bãi. Công ty luôn đầu tư khuyến khích cho CBCNV đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì Công ty là một doanh nghiệp kinh doanh phục vụ, sản phẩm là dịch vụ và phục vụ khách hàng. Công ty luôn có kế hoạch tạo công ăn việc làm cho con CBCNV trong cơ quan, từ đó khích lệ CBCNV tích cực trong công việc, đoàn kết nội bộ. Qua tìm hiểu về Công ty, em thấy công tác phân công công việc để đáp ứng trong hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả
b. Phân tích tình hình sử dụng tài sản
* Phân tích chung:
Bảng 2.3.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
D±
%
1. Tổng tài sản b/q
a. Tài sản cố định b/q:
- Nhà cửa vật kiến trúc
- Phương tiện v/c, truyền dẫn
- Thiết bị dụng cụ quản lý
b. Tài sản lưu động b/q:
- Tiền
- Các khoản phải thu
- TSLĐ khác
7.164.743.438
6.316.521.000
6.525.523.560
440.581.658
50.586.782
455.647.438
123.354.495
151.896.005
235.512.500
8.783.779.539
7.514.623.500
7.531.801.700
328.503.170
152.503.170
597.633.539
227.685.596
288.427.364
168.391.119
1.619.036.101
1.198.102.500
1.006.278.140
(112.078.488)
101.916.388
141.986.101
104.331.101
136.531.359
(67.121.381)
122
118
115
76
301
131
184
189
71
2. Doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
435.000.000
107,9
3. Lợi nhuận trước thuế
223.641.813
284.329.888
60.688.075
127
4. Năng suất của TS b/q
0,77
0,68
(0,09)
88
5. Sức sinh lợi của TS b/q
0,031
0,032
0,001
103
6. NS của TSCĐ b/q
0,79
0,75
(0,04)
95
7. Sức sinh lợi của TSCĐ b/q
0,032
0,035
0,002
109
8. Năng suất TSLĐ b/q
12,24
10,06
(2,18)
82
9. Sức sinh lợi của TSLĐ b/q
0,49
0,47
(0,02)
95
(Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh năm 2005, 2006)
Nhìn bảng ta thấy: Tổng tài sản bình quân năm 2006 tăng so năm 2005 là 1.619.036.101đ tương ứng là 22%, qua đó ta thấy doanh thu của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 chỉ tăng 7,9%. Nhưng lợi nhuận thuế lại tăng cao là 27% dẫn tới năng suất của tổng tài sản bình quân giảm 12%(đạt 88%), sức sinh lợi của tổng tài sản bình quân đạt 3% năm 2006 so với năm 2005. Nói chung là ta thấy tổng tài sản bình quân tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Qua đó ta thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả và cần nâng cao hiệu quả hơn nữa đến sức sinh lợi và năng suất của tổng tài sản bình quân.
Tài sản cố định bình quân năm 2006 tăng 1.198.102.500đ tương ứng với 18% so với năm 2005, trong đó tổng tài sản tăng cao là: 22%. Phương tiện vận tải truyền dẫn giảm so với năm 2005 (đạt 76%) nguyên nhân là do năm 2005 Công ty đã trang bị hệ thống Camera cho Cảng tàu du lịch để giám sát hoạt động của Cảng tàu do đó năm 2006 giảm là 24%.
Thiết bị quản lý tăng cao năm 2006 là 101.916.388đ tương ứng là 201% so với năm 2005, do năm 2006 Công ty mua mới trang thiết bị cho phòng Tài vụ, máy phôtô cho phòng Tổ chức hành chính, máy tính xách tay.
Nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty tăng năm 2006 do di chuyển bến xe Bãi Cháy, mở rộng Cảng tàu du lịch, văn phòng Công ty, do dó tăng 1.006.278.140đ, tương ứng tăng là 15%.
Nhìn bảng ta thấy: doanh thu tăng 7.9% con số này là không cao so với mức tăng của tài sản cố định làm cho năng suất của tài sản cố định giảm 0.04đ so với 1 đồng tài sản cố định còn lại. Nghĩa là năm 2005 cứ 1 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định trong kinh doanh thì ta được 0.79đ doanh thu. Năm 2006 ta chỉ được 0.75đ doanh thu.
Qua đó ta cũng biết được sức sinh lợi của TSCĐ do lợi nhuận trước thuế tăng cao 127% cao hơn so với sức tăng của tài sản cố định là 14%. Do đó làm sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0.002đ lợi nhuận. Nghĩa là năm 2005 cứ 1 đồng TSCĐ còn lại trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta được 0.032đ lợi nhuận còn năm 2006 ta được 0.035đ lợi nhuận trước thuế.
Từ đó ta có thể nói: Năm 2006 Công ty đã sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Qua đó cần khai thác triệt để và quản lý tốt hơn nữa nguồn tài sản cố định để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tốc độ tăng của tài sản lưu động năm 2006 so với năm 2005 tăng 14% và cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Trong đó số tiền tăng mạnh là 84%, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn (89%). Nguyên nhân là do Công ty mở rộng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ trong đó có thu từ cho thuê kiốt bán hàng và nhà nghỉ trọ ở các bến xe. Tài sản lưu động khác giảm 29% là do 2 khoản mục tạm ứng và chi phí trả trước, đặc biệt là khoản tạm ứng và lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Đánh giá năng suất của tài sản lưu động (NSTSLĐ)
Dùng phương pháp so sánh
NSTSLĐ =
DNSTSLĐ = NSTSLĐ2006 - NSTSLĐ2005 = =
= -
= 10,06 - 12,24 = 2,18
DNSDT = DNSTSLĐ = -+ -
= -2,18
Năm 2006 do doanh thu tăng so với năm 2005 là 7,9%, trong khi đó tài sản lưu động bình quân tăng 31% cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, nên làm ảnh hưởng tới năng suất của tài sản lưu động và làm giảm một lượng là (2,18) đồng u
Năm 2006 do lợi nhuận trước thuế tăng so với năm 2005 là 27%. Dẫn tới làm ảnh hưởng tới sức sinh lợi của tài sản lưu động và làm giảm sức sinh lợi của tài sản lưu động
Qua phân tích ở trên ta thấy công ty sử dụng tài sản lưu động trong hoạt động kinh doanh còn thấp trong năm 2006 so với năm 2005. Bởi năng suất và sức sinh lợi của tài sản lưu động đều giảm. Nhưng theo những số liệu doanh thu, tài sản lưu động và lợi nhuận trước thuế đều tăng, chứng tỏ công ty sử dụng có hiệu quả.
c. Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn
Bảng 2.3.2.6. Cơ cấu nguồn vốn
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
D±
%
1. Nợ phải trả b/q
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
928.382.699
213.122.433
895.777.557
1.509.379.487
375.055.486
1.570.803.488
872.958.974
161.933.043
711.025.931
181
176
183
2. Vốn chủ sở hữu b/q
6.236.360.739
7.274.400.052
1.038.039.313
116
3. Doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
435.000.000
107,9
4. Lợi nhuận trước thuế
223.641.813
284.329.888
60.688.075
127
5. Năng suất vốn CSH
0,89
0,82
(0,07)
92
6. Sức sinh lợi của vốn CSH
0,035
0,039
0,004
111
(Nguồn: Trích từ bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006)
* Phân tích tình hình sử dụng vốn CSH:
Lấy năm 2005 làm gốc để phân tích.
Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 16% tương ứng là 1.038.039.313đ, tăng hơn tốc độ tăng của doanh thu. Doanh thu năm 2006 tăng 7,9% tương ứng là 435 triệu đồng. Trong đó ta thấy lợi nhuận tăng cao 27% tương ứng là 60.668.075đ.
Đánh giá năng suất của vốn chủ sở hữu (NSVCSH)
Dùng phương pháp so sánh:
NSVCSH
=
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Ta có:
DNSVCSH = NSVCSH2006 - NSVCSH2005
= -
- = 0,82 - 0,89 = (0,07)
DNS (DTT) +D(VCSH)
= - + -
= - +-
= 0,07 + (0,14) = (0,07)
Năm 2006 do doanh thu tăng 7,9%, vốn chủ sở hữu tăng 16% cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, dẫn đến ảnh hưởng tới năng suất của vốn chủ sở hữu và làm giảm 0,07 đồng doanh thu so với năm 2005.
+ Đánh giá sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Ta có:
DSSLVCSH = SSLVCSH2006 - SSLVCSH2005
= DSSL(LNTT) + SSL (VCSH)
= -
= = = 0,039 - 0,035 = 0,004
DSSL (LNTT) + DSSL (VCSHbq)
= - + -
= - + -
= 0,004
*. Đánh giá chung
a. Yếu tố đầu ra:
Tổng doanh thu năm 2006 tăng 7,9% so với năm 2005 trong đó doanh thu tăng chủ yếu từ hoạt động kinh doanh của khối bến xe, doanh thu hoạt động của bến xe tăng là 280 triệu đồng, dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bến xe tăng 136.176.372 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 75%.
Doanh thu từ cảng tàu du lịch năm 2006 tăng là 43.108.107 đồng tương ứng với tỷ lệ là 2%, nhưng chi phí tăng 5% do đó làm giảm lợi nhuận là 67.286.076 đồng.
Doanh thu từ dịch vụ khác tăng là 111.811.893 đồng tương ứng là 25%. Nhưng do chi phí từ hoạt động kinh doanh tăng lớn hơn 111% tương ứng là 185.514.593 đồng. Dẫn tới làm giảm lợi nhuận từ các dịch vụ giảm là 0.702.700 đồng chỉ đạt 75%.
b. Yếu tố đầu vào:
- Về lao động năm 2006 tăng 5,5% trong đó doanh thu tăng 7,9% dẫn tới năng suất lao động bình quân tăng.
- Về tài sản cố định: năm 2006 tăng 14% so với năm 2005, trong đó nhà cửa vật kiến trúc chiếm chủ yếu trong tài sản cố định và tăng 15% dẫn đến sức sinh lợi của tài sản cố định tăng.
- Về tài sản lưu động: năm 2006 tăng 14% so với năm 2005, tốc độ tăng hơn doanh thu, trong đó lợi nhuận tăng 27% dẫn đến năng suất tài sản lưu động và lợi nhuận giảm.
- Về sử dụng vốn chủ sở hữu: năm 2006 tăng 10% so với năm 2005, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng 16%.
Qua kết luận trên muốn tăng được doanh thu và lợi nhuận, giảm chi phi cho Công ty ta cần có những biện pháp sau:
Do công ty Quản lý bến xe, bến tàu Quảng Ninh là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Doanh thu phụ thuộc vào các khoản thu phí và lệ phí do UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan quản lý định giá phần trăm giá cước trích cho Công ty. Qua đó công ty cần có kiến nghị để tăng các phần trăm của các phần thu phí và lệ phí, giảm các loại thuế, dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Tận dụng doanh thu từ các dịch vụ của các bến xe và cảng tàu sẽ tăng được lợi nhuận và doanh thu.
Phần III:
Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh
3.1. ý nghĩa
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, nâng cao trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trường.
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phấn đấu không ngừng tăng doanh thu trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của mọi ngành, mọi doanh nghiệp.
Tối đa hoá lợi nhuận và thiểu hoá chi phí kể cả trong ngắn hạn và dài hạn là mục tiêu phấn đấu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ngay cả đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích thì tối thiểu hoá chi phí vẫn là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng nên các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ tạo ra được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ các biện pháp này cũng sẽ tạo ra được định hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý nguồn thu và chi phí, giải quyết được việc làm cho số lao động dư thừa, tận dụng được hết khả năng của doanh nghiệp về sử dụng nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như trình độ của CBCNV trong doanh nghiệp, tranh thủ những điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
3.2. Mục tiêu
Mục tiêu của việc đề ra các phương án giải pháp tăng doanh thu cho Công ty là nhằm quản lý tốt hơn nữa nguồn thu và chi của Công ty.
- Các giải pháp tăng doanh thu đồng thời để quản lý chặt chẽ các nguồn thu sau:
- Thu từ quản lý khối bến xe
- Thu từ quản lý khối bến tàu
- Thu từ kinh doanh các dịch vụ khác
- Đa dạng các loại hình kinh doanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu của chủ phương tiện, hành khách và tạo thêm doanh thu cho Công ty.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu và thiểu hóa chi phí ở mức thấp nhất.
3.2: Đặt vấn đề:
Sau một thời gian thực tập, làm việc và qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty năm 2005 – 2006. Em nhận thấy ngoài những việc đã làm được Công ty còn một số tồn tại cần khắc phục để năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2006 là năm du lịch Hạ Long, công ty xây dưng kế hoạch rất khả quan tăng 14% so với năm trước. Khi đó Công ty chưa lường hết được yếu tố rủi ro như đã phân tích, dẫn đến Công ty chưa thực hiện tốt kế hoạch sản lượng đã đề ra. Trong khi đó về nguồn lực như: lao động, vốn tăng dẫn đến tình trạng chỉ tiêu hiệu quả giảm doanh thu/ lao động giảm vv……
Có rất nhiều vấn đề cần khắc phục, nhằm nâng cao hiệu quả HĐSXKD của Công ty, sau đây em xin đưa ra các hướng cụ thể như sau:
1: Giảm số lượng lao động, giảm chi phí tiền lương
2: Hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty bằng cách giảm các chi phí, thiểu hóa chi phí ở mức thấp nhất.
3 : Tăng doanh thu để tăng lợi nhuận cho Công ty băng cách tận dụng và quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ các dịch vụ khác, tăng giá bán sản phẩm.
Qua thời gian thực tập và qua phân tích hiệu quả HĐKD tại Công ty em xin được chọn nhóm chỉ tiêu tăng doanh thu và giảm chi phí để phân tích biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tăng doanh thu bằng cách quản lý chặt chẽ các nguồn thu ở các đơn vị bến xe trung tâm để thu hút hành khách và phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, da dạng và phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ sử dụng tối đa nguồn nhân lực dồi dào. Giảm chi phí qua việc giảm chi phí nhân công, xây dựng định mức trên cơ sở thực tế….Từ đó tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tăng doanh thu
a. Biện pháp tăng doanh thu đối với khối bến xe.
Công ty quản lý bến xe bến tàu Quảng Ninh hiện đang quản lý 15 bến xe trong toàn tỉnh, trong đó có 2 bến xe đạt tiêu chuẩn bến xe loại I với sức chứa tối đa 500 xe ôtô. Các bến xe hầu hết nằm ở khu trung tâm và các huyết mạch giao thông, nơi tập trung đông đúc dân cư.
Các biện pháp chính để tăng doanh thu cho khối bến xe:
* Đầu tư mở rộng, nâng cấp những bến xe cũ tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện ra vào bến đón trả khách; đầu tư xây dựng các bến xe trung tâm
Trong cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia vận tải khách công cộng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Các thành phần kinh tế tham gia vận tải khách công cộng đường bộ gồm: Công ty quốc doanh, Công ty TNHH, Liên doanh, Hợp tác xã tư nhân…Ngoài ra còn một số chủ tư nhân có phương tiện tham gia vận chuyển khách. Số lượng phương tiện tham gia vận tải khách công cộng ngày càng tăng, chất lượng cũng được nâng lên. Lưu lượng hành khách có nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải công cộng tuy có tăng, song giữa cung và cầu còn có bất cập, cung lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng mất trật tự trong vận tải khách công cộng
Để đáp ứng phục vụ nhu cầu của phương tiện và khách đi xe, các bến xe cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng diện tích bến bãi đỗ xe, các dịch vụ phục vụ hành khách. Đồng thời mở thêm các luồng tuyến đi nội tỉnh và liên tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng lớn của hành khách. Từ đó sẽ thu hút được các phương tiện tham gia vận tải khách công cộng vào bến đón trả khách, tăng thêm nguồn thu cho bến qua việc thu phí, cụ thể như sau:
- Phí ghế: thu 700 đ/ghế.
- Phí vé: thu 3,5% giá trị vé.
- Phí gửi xe: 10.000 đ/xe.
Hiện tại Công ty đang áp dụng mức thu = giá trị 01 vé cho một lần xe xuất bến.
* Phát triển các dịch vụ phục vụ tại khu vực bến xe
Bao gồm các dịch vụ như bảo dưỡng sửa chữa xe, bán hàng, thông tin quảng cáo, xe ôm chở khách, dịch vụ trông giữ xe qua đêm…Doanh thu tăng qua các dịch vụ này được tính như sau (tính cho bến xe Bãi Cháy với diện tích 3.112 m2, sức chứa 300 xe):
- Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa xe: Bến xe bố trí một khu vực riêng dành cho xưởng bảo dưỡng sửa chữa phục vụ các phương tiện ra vào đón trả khách tại bến. Mức thu:
+ Rửa xe: 10.000 - 15.000đ/xe.
+ Thay dầu: 250.000 - 300.000đ/xe.
+ Sửa chữa: tuỳ thuộc theo mức độ sửa chữa lớn hoặc sửa chữa thường xuyên.
- Dịch vụ bán hàng: Bố trí 10 ki ốt bán hàng và cho thuê với mức 1.000.000đ/tháng/kiot.
- Dịch vụ thông tin quảng cáo: Bố trí diện tích để dựng 10 biển quảng cáo, cho thuê mức 1.500.000đ/tháng/biển.
- Dịch vụ xe gửi đêm mức thu 300.000đ/tháng/xe
- Các dịch vụ xe ôm: thu 50.000đ/xe/tháng.
b. Biện pháp tăng doanh thu đối với Cảng tàu Du lịch
Được coi là "cửa ngõ" của Vịnh Hạ Long, Cảng tàu du lịch Bãi Cháy đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Doanh thu của Cảng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Các biện pháp tăng doanh thu cho Cảng:
- Dịch vụ đò chở thuyền viên: mức thu 50.000 đ/đò/tháng.
- Dịch vụ thuyền bán hàng: mức thu 100.000 đ/thuyền/tháng.
- Dịch vụ thuyền phục vụ nước sinh hoạt cho tàu du lịch: mức thu 100.000 đ/thuyền/tháng.
- Thợ chụp ảnh qua cảng: mức thu 100.000 đ/người/tháng.
- Dịch vụ tàu đăng ký nhắn tin qua Cảng: mức thu 50.000 đ/tàu/tháng.
- Dịch vụ bán hàng: mức thu 1.500.000đ/tháng/kiot.
- Dịch vụ thông tin quảng cáo: mức thu 1.500.000đ/tháng/biển.
- Các dịch vụ xe ôm: thu 50.000đ/xe/tháng.
- Dịch vụ trông giữ xe qua đêm: (thu tương tự như đối với khối bến xe).
c. Biện pháp tăng doanh thu cho Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ
Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thuộc Công ty quản lý bến xe bến tàu được thành lập vào cuối năm 2005. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là kinh doanh dịch vụ bảo vệ môi trường tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy và các loại hình dịch vụ khác. Tuy nhiên số lượng cán bộ công nhân viên của xí nghiệp còn ít do chưa khai thác được các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Khu văn phòng làm việc của Công ty quản lý bến xe bến tàu diện tích 512 m2 gồm 6 tầng, nhưng hiện tại mới chỉ sử dụng làm việc 3 tầng dưới, 3 tầng trên đang cho thuê.
Bố trí thêm lao động cho Xí nghiệp để kinh doanh các dịch vụ tại khu văn phòng làm việc (3 tầng trên) như: dịch vụ ăn uống, tổ chức hội họp, nhà hàng…
Từ những phương hướng đã nêu trên em xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
I. Biện pháp 1
Tên biện pháp: “ Tận thu dịch vụ xe đỗ đêm”.
Công ty quản lý bến xe – bến tàu Quảng Ninh là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe xuất bến là chủ yếu. Qua thời gian thực tập và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2005 tại Công ty cho thấy một số nguồn thu của Công ty chưa được khai thác: là các dịch vụ nhà nghỉ, sửa chữa bảo dưỡng xe, bán hàng, thông tin quảng cáo, dịch vụ trông giữ xe qua đêm….Các dịch vụ này do các bến xe quản lý xong đối với tổ chức bến hầu hết vẫn buông lỏng để cho các cá nhân trực đêm quản lý. Do lượng xe ra vào không thường xuyên và cố định gây ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ các bến xe do lợi ích từ dịch vụ mang lại.
1. Cơ sở thực hiện biện pháp tận thu xe gửi đêm
Qua điều tra phân tích số lượng xe gửi đêm tại tất cả 15 bến xe của Công ty trung bình có khoảng 10 xe đỗ đêm/ 1 bến. Trong đó có trung bình 5 xe đỗ cố định bến xe quản lý được kinh tế còn lại 5 xe không quản lý được nguồn thu, dự kiến biện pháp này sẽ tận thu triệt để tất cả các xe gửi đêm để tăng doanh thu cho Công ty.
Rà soát chặt chẽ tại tất cả các bến xe trong toàn công ty về lưu lượng xe đỗ đêm để nâng mức khoán kế hoạch theo tháng cho từng bến. Chế độ bồi dưỡng đối với bảo vệ gác đêm. Kiểm tra đột xuất và bất ngờ về công tác thu tiền xe đỗ đêm tại tất cả các bến.
* Dự kiến mức thu từ dịch vụ xe gửi đem được tính như sau:
- Đơn giá gửi xe hợp đồng theo tháng: 300.000đ/ tháng/ xe.
- Xe gửi không thường xuyên:
- Xe có trọng tải dưới 30 ghế : 10.000đ / xe/ đêm.
- Xe có trọng tải từ 30 đến dưới 45 ghế : 20.000 đ/ xe/ đêm.
- Xe có trọng tải từ 45 ghế trở lên : 30.000đ / xe/ đêm.
2. Thực hiện biện pháp:
Dự kiến thực hiện biện pháp sẽ thu được bình quân tại tất cả các bến là:
02 xe dưới 30 ghế = 20.000đ
02 xe 35 ghế x 20.000đ = 40.000đ
01 xe 45 ghế x 30.000đ = 30.000đ
Trong toàn công ty có tất cả 15 bến xe như vậy một năm tổng số doanh thu được tính như sau:
90.000đ/ ngày x 15 bến x 365 ngày = 492.750.000 đồng.
3. Tính toán hiệu quả kinh tế của biện pháp:
a. Tính toán chi phí để thực hiện biện pháp:
- Bồi dưỡng cho bảo vệ gác đêm là 10.000đ/ tối. Tổng số tiền phảI chi trả cho bồi dưỡng gác đêm trong năm là:
10.000đ x 15 bến x 365 ngày/ năm = 54.750.000đ
b. Kết quả sau khi thực hiện biện pháp:
- Doanh thu tăng:
6.015.000.000 + 492.750.000 = 6.507.750.000đ
- Lợi nhuận trước thuế:
LNTT năm 2006 + (DT tăng x Hệ số LNTT/ Doanh thu)
= 284.329.888 + (492.750.000đ x 0,04727)
= 307.622.180 đồng.
c. Hiệu quả kinh tế của biện pháp:
492.750.000 – 54.750.000 = 438.000.000đ/ năm
Các chỉ tiêu hiệu quả tăng sau khi áp dụng biện pháp:
Bảng 3.3: So sánh các chỉ tiêu trước và sau biện pháp thu xe đỗ đêm
TT
Chỉ tiêu
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Chênh lệch
1
Doanh thu (đ)
6.015.000.000
6.507.750.000
492.275.000
2
Lợi nhuận TT (đ)
284.329.888
307.622.180
23.292.292
3.
Sức sản xuất vốn CSH
0,79
0,85
0,06
4
Sức sinh lợi vốn CSH
0,037
0,040
0,003
5
Năng suất LĐ bình quân
21.105.263
23.102.717
1.997.454
Sức sản xuất vốn chủ sở hữu tăng 0,06 đồng.
Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu tăng 0,003 đồng.
Năng suất lao động bình quân tăng 1.997.454 đồng.
ii. biện pháp 2
“Hoàn thiện, tổ chức tuyến xe chất lượng cao Cẩm Phả (Quảng Ninh) – Mỹ Đình (Hà Nội)
1. Các căn cứ xây dựng biện pháp
Thực trạng tuyến xe Cẩm Phả (Quảng Ninh) – Mỹ Đình (Hà Nội)
Tình Quảng Ninh và thủ đô Hà Nội là 2 trung tâm kinh tế nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh của nước ta vì vậy tuyến đường Quảng Ninh – Hà Nội là tuyến đường tập trung dân cư đông đúc đi qua tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, có độ dài 180km từ quốc lộ 5 đến quốc lộ 18A, qua phà Bãi Cháy về thị xã Cẩm Phả. Dọc tuyến có rất nhiều bến xe, điểm đón khách đi Hà Nội, các tuyến khác và ngược lại có hàng vạn lượt khách mỗi ngày. Tuy vậy tình trạng vận tải khách chưa được quản lý chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Bến cóc, bến dù, xe quay cò thường xuyên diễn ra, chất lượng các chuyến xe hoạt động chính cũng bị ảnh hưởng do đuổi nhau, hiệu quả kinh tế không đảm bảo. Chất lượng phục vụ bị giảm xuống.
Qua điều tra khảo sát từ số liệu của công ty có một số thông tin như sau:
a. Lưu lượng hành khách trên tuyến
Thực tế trên tuyến hàng ngày có khoảng 100 chuyến xe ngoài ra còn những xe chạy tuyến đường dài qua đoạn Mỹ Đình – Cẩm Phả đón khách của tuyến này như: Hà Nội – Móng Cái, Hà Nội – Hải Hà, vv…
Lưu lượng hành khách khoảng 4000 khách/ngày.
b. Tình hình đường xá
Từ Cẩm Phả đi Mỹ Đình cự ly là 180km.Hiện nay thì tình hình đường xá cũng được cải thiện đáng kể, chất lượng cũng khá tốt để phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân. Cầu Bãi Cháy cũng vừa được khánh thành trong năm 2006 thời gian chuyển qua khoảng 5 đến 10 phút là điều kiện để hành trình thực hiện liên tục.
c. Tình hình phương tiện
Trên địa bàn Cẩm Phả - Mỹ Đình có trên 100 đầu xe tham gia hoạt động trên tuyến, trong đó:
+ Xe chất lượng khá chiếm: 60%
+ Xe chất lượng trung bình chiếm: 30%
+ Xe chất lượng thấp: 10%
- Số xe có hợp đồng với bến: 30 xe, trong đó:
+ Xe chất lượng khá: 20 xe
+ Xe chất lượng trung bình: 10 xe
d. Tình hình bến:
Tại Cẩm Phả: Bến có nhà chờ, bãi đỗ xong đã cũ, cần đầu tư sửa chữa nâng cấp để đảm bảo chất lượng bến xe chất lượng cao, bến xe Mỹ Đình đủ điều kiện bến xe chất lượng cao. Dọc tuyến có 10 điểm dừng đón trả khách. Hầu hết các điểm đón đều chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức nên không thuận tiện cho khách đi xe và người điều khiển phương tiện.
2. Tính toán xây dựng biện pháp
a. Lựa chọn phương tiện:
Để đáp ứng được chất lượng, các xe được lựa chọn phải phù hợp với tiêu chuẩn xe theo quyết định 890/QĐ-BGTVT và nhất thiết phải đạt những yêu cầu sau:
+ Tình trạng kỹ thuật tốt
+ Có radio – casset
+ Tuổi thọ của xe dưới 12 năm
+ Không có giá để hàng trên nóc
+ Trọng tải 24 – 36 ghế, ghế đệm đầy đủ sạch đẹp
+ Mầu sơn theo mẫu quy định của xe chất lượng cao
Số lượng xe được lựa chọn nằm trong số xe hiện có hợp đồng và thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng với công ty trên tuyến Quảng Ninh – Hà Nội (30) xe. Có đơn xin tham gia vận chuyển hành khách chất lượng cao trên tuyến Cẩm Phả - Mỹ Đình.
b. Người lái và nhân viên phục vụ trên xe:
- Lái xe phải đúng tiêu chuẩn đã nêu trong công văn số 951/ĐBVN ngày 09/06/2000.
- Lái, phụ xe mặc đồng phục (theo quy định) và phải đeo phù hiệu ở ngực trái trên đó có ảnh, tên người đeo và tên chủ phương tiện, số phù hiệu.
Nghiêm cấm lái, phụ xe để người không có phận sự, không phải là hành khách lên xe.
c. Về chất lượng phục vụ
- Xe vận chuyển hành khách chất lượng cao phải hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu của biểu đồ chạy xe theo sự điều hành của bến xe. Phải đảm bảo đúng thời gian chạy xe, tuân thủ nghiêm túc lộ trình theo quy định. Nghiêm cấm việc bỏ lốt, bỏ chuyến không có lý do chính đáng, chạy vòng vo đón trả khách không đúng điểm quy định, tuỳ tiện chuyển giao khách cho xe khác.
- Trên xe phải có nhân viên phục vụ để hướng dẫn hành khách đi xe có khăn lạnh và nước uống, phải có túi chống nôn cho hành khách, có tủ thuốc sơ cứu cho hành khách khi cần thiết.
- Để đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho hành khách nghiêm cấm lái, phụ xe và hành khách hút thuốc trên xe trong suốt hành trình.
d. Đối với hành khách:
Chỉ được mang theo hành lý gọn nhẹ, không hôi tanh, không phải hàng cháy nổ, độc hại quốc cấm.
e. Các chỉ tiêu cơ bản:
+ Cự ly toàn chuyến : Lht = 180km
+ Thời gian chạy một lượt : Tht = 270 phút = 4h30
+ Tốc độ lữ hành : Vht = 50km/h
+ Thời gian qua phà 20 phút
+ Nghỉ giải lao uống nước, vệ sinh 15 phút
+ Thời gian dừng đón khách tại các trạm 15 phút
+ Số km hoạt động bình quân/ngày: Lnđ = 360km
f. Biểu đồ vận hành:
Về lâu dài:
- Chuyến thứ nhất trong ngày: 5h30
- Chuyến cuối cùng trong ngày: 18h00
Trong thời gian đầu thực hiện chỉ nên áp dụng thời gian mở đóng bến từ 6h đến 18h
- Tổng quỹ thời gian là 720 phút
- Thời gian đón khách tại bến/chuyến: 10 phút (kể cả thời gian quay trở lại)
- Số chuyến xuất bến trong ngày: 72 chuyến
- Số ngày vận doanh 26 ngày/tháng
- Tổng số xe tham gia vận chuyển: 80 xe cả hai đầu Hà Nội và Quảng Ninh. Nhưng tham gia thực tế trên tuyến là 72 xe/ngày, chia làm hai đầu chạy vòng tròn mỗi đầu 36 xe đảo chiều, sáng xe Quảng Ninh đi chiều ở Hà Nội về và ngược lại.
g. Giá vé và lệ phí xuất bến:
Căn cứ vào hội giá cước tại hội nghị hiệp thương giá cước và dịch vụ bến xe khu vực phía Bắc (14/5/2000) tại Hà Nội) thống nhất giữ nguyên giá vé = 40.000đồng/người/chiếc. Giá vé chi tiết có phụ lục kèm theo.
Dịch vụ phí xuất bến cũng được tính bằng 1 vé/chuyến = 40.000đ
h. Quản lý và kiểm tra:
Trên mỗi chuyến xe có sổ nhật trình nếu xe nào vi phạm về tốc độ, đỗ dừng trên tuyến do công an lập biên bản, hành khách phản ánh, đều bị xử lý theo quy chế của tuyến.
Trong đó có niêm yết số điện thoại tại 2 đầu bến để hành khách biết và phản ánh kịp thời, có hòm thư góp ý được để công khai tại nơi quy định được 2 đầu bến kiểm tra khi xe đến bến.
3. Các giải pháp thực hiện và kiến nghị
a. Công tác quản lý
Tổ chức hội nghị với chủ phương tiện đóng góp ý kiến thống nhất xây dựng và ký cam kết thực hiện phương án.
- Phối kết hợp với các lực lượng CSGT, TTGT lập trật tự vận tải trên tuyến. Đặc biệt chú trọng kiểm tra, quản lý việc thực hiện phương án xe chất lượng cao của những xe được tham gia vận chuyển.
- Tổ chức kiểm tra phân loại xe để làm cơ sở cho việc chọn phương tiện đủ tiêu chuẩn tham gia xe chất lượng cao (có phụ lục thang điểm cho phương tiện)
Trên cơ sở những xe được lựa chọn đề xuất với GTVT Quảng Ninh, Hà Nội, cấp giấy phép vận tải hành khách xe chất lượng cao cho phương tiện tham gia vận chuyển. Có lôgô dán ở đầu xe.
- Những xe đủ tiêu chuẩn xe chất lượng cao tuyến Cẩm Phả - Mỹ Đình đề nghị Sở GTVT Quảng Ninh và Hà Nội duyệt cho sơn kẻ chữ ở mặt trước và 2 thành xe theo mẫu (kèm theo).
b. Những yêu cầu đối với các thành phần tham gia vận chuyển
- Chuẩn bị chất lượng phương tiện và lái xe đúng theo tiêu chuẩn đã nêu trong phương án.
- Nghiêm chỉnh chấp hành tác nghiệp biểu đồ chạy xe và điều hành của bến.
- Kiến nghị sở chỉ đạo TTGT xử lý nghiêm các trường hợp xe không đủ tiêu chuẩn xe chất lượng cao hoạt động trên tuyến Cẩm Phả - Mỹ Đình.
- Các xe có đủ điều kiện tham gia vận chuyển xe chất lượng cao tuyến Cẩm Phả - Mỹ Đình nếu vi phạm những điểm sau đây mà tái vi phạm đến lần thứ 3 sẽ bị đình chỉ và không được phép hoạt động trên tuyến.
+ Xuất bến và về bến không đúng giờ trong biểu đồ.
+ Chạy lòng vòng ngoài bến, dừng đón khách trả khách tại những điểm đỗ không đúng quy định trên lộ trình.
+ Chạy xe ngoài những ngày tác nghiệp và chạy không đúng tuyến.
+ Chở hàng không đúng quy định, hàng cháy nổ, hàng quốc cấm.
+ Chất lượng phục vụ kém có đơn thư phản ánh của hành khách, của các phương tiện thông tin đại chúng.
c. Yêu cầu đối v ới bến xe
Về lâu dài phải xây mới 1 bến xe chất lượng cao đủ điều kiện, quy mô vừa để đáp ứng phục vụ các tuyến liên tỉnh, nôi tỉnh. Đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn bến xe chất lượng cao và khách đi xe.
- Tăng cường thông tin quảng cáo để thu hút hành khách.
- Lập tách nghiệp theo biểu đồ, thông báo cho chủ phương tiện biết để chủ động thực hiện.
- Tổ chức in ấn quản lý mẫu vé cho xe chất lượng cao và bán vé phục vụ hành khách được thuận lợi.
- Phối kết hợp giữa hai đầu bến, tổ chức đúng theo tác nghiệp và biểu đồ. Nâng cao chất lượng phục vụ cho hành khách và phương tiện.
- Tổ chức hợp lý cam kết, rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án.
d. Xử lý vi phạm
- Đối với những phương tiện, người lái, phụ xe nếu vi phạm những quy định được nếu trong phương án tuỳ theo mức độ nặng nhẹ, ngoài việc xử lý theo pháp luật, đồng thời còn chịu các hình thức xử lý như sau:
* Đối với phương tiện: (chất lượng phương tiện xuống cấp không đủ tiêu chuẩn).
+ Lần thứ nhất: Lập biên bản nhắc nhở và yêu cầu của đơn vị khắc phục và xử lý nội bộ.
+ Lần thứ hai: Lập biên bản, cắt tác nghiệp trong 1 tuần.
+ Lần thứ ba: Lập biên bản, đình chỉ không cho tham gia hoạt động trên tuyến, cắt lược chuyến đó chuyển cho đối với khác thực hiện, thu hồi giấy phép vận tải trên tuyến.
* Đối với lái và phụ xe:
Vi phạm quy chế tổ chức quản lý điều hành và nội quy bến thì sẽ bị xử lý dưới các hình thức sau:
+ Lần thứ nhất: Lập biên bản cảnh cáo gửi về đơn vị xử lý
+ Lần thứ hai: Lập biên bản gửi về đơn vị đề nghị không cho tham gia phục vụ trên tuyến xe nhanh 1 tháng
+ Lần thứ ba: Sẽ cắt một chuyến lượt của đơn vị (hoặc phương tiện đó). Có người vi phạm chuyển sang đơn vị khác (phương tiện khác vận chuyển).
- Về vi phạm chấp hành biểu đồ, lộ trình, đón trả khách không đúng quy định, tự ý chuyển nhượng khách không đảm bảo thời gian chạy xe trên tuyến nếu không có lý do chính đáng.
+ Lần thứ nhất: Lập biên bản cảnh cáo, phạt 500.000 đồng
+ Lần thứ hai: Lập biên bản, đình chỉ không cho tham gia hoạt động trên tuyến, cắt chuyến lượt đó chuyển cho phương tiện khác vận chuyển.
- Nếu có thư hoặc ý kiến phản ánh của nhân dân, của hành khách hoặc các đơn vị quản lý chức năng khác. Sau khi có đối chiếu, xác minh tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý.
* Đối với các bến xe:
- Các bến xe phải có trách nhiệm nhắc nhở CBNV của mình tham gia điều hành phục vụ tuyến xe nhanh phải thực hiện nghiêm túc. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý, kỷ luật.
4. Tính toán hiệu quả của biện pháp
a. Dự kiến chi phí thực hiện biện pháp
* Chi phí sửa chữa bến xe ba tầng:
Chi phí sửa chữa bến xe ba tầng 100 triệu đồng. Nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm. Chi phí sửa chữa này sẽ được tính khấu hao trong 5 năm, như vậy chi phí sửa chữa bến sẽ được tính toán như sau:
Khấu hao 1 năm phải chịu 20 triệu đồng
Lãi vay ngân hàng 10%/năm cho 100 triệu đồng theo kỳ hạn 1 năm là 10 triệu đồng.
Chi phí sửa chữa phải trả cả gốc và lãi là (20 triệu đồng + 10 triệu đồng = 30 triệu đồng) năm đầu tiên
* Chi phí quảng cáo thông tin đầu bến Quảng Ninh:
Dự kiến sẽ quảng cáo thông tin bằng 2 hình thức:
- Thông báo trên truyền hình tỉnh Quảng Ninh với tần suất 2 lần/ngày vào 12h00 và 20h tối trong 15 ngày trước khi mở tuyến.
- Thông báo bằng băng rôn, khẩu hiệu
Tổng dự kiến kinh phí hết 10 triệu đồng trong đó:
30 lần trên truyền hình x 200.000 đồng/lần = 6 triệu đồng
Các hình thức khác: 4 triệu đồng
* Các chi phí khác phát sinh ngoài dự kiến: 10 triệu đồng
* Các chi phí về dụng cụ, đồ dùng, tủ thuốc, hòm thu góp ý, lôgô và cắt chữ dán, sơn xe do các chủ phương tiện tự mua với mẫu có sẵn có quy định.
Bảng 3.1. Tổng hợp chi phí phục vụ phương án
ĐVT: đồng/năm
TT
Chi phí
Thành tiền
1
Sửa chữa bến xe
20.000.000
2
Lãi vay
10.000.000
3
Thông tin quảng cáo
10.000.000
4
Khác
10.000.000
Tổng cộng
50.000.000
b. Dự kiến kết quả thu được sau khi thực hiện biện pháp
Với số chuyến hoạt động như tính toán là 72 chuyến/ngày, với đơn giá 40.000 đồng ta có:
72 chuyến x 40.000 đồng = 2.880.000 đồng/ngày
Như vậy 1 năm công ty sẽ thu được là:
2.880.000 x 360 ngày = 1.051.200.000 đồng/năm
5. Hiệu quả của phương án
Doanh thu tuyến xe Cẩm Phả - Hà Nội của bến xe Cẩm Phả khi chưa thực hiện biện pháp đạt 30 chuyến/ngày = 438 triệu đồng/năm.
- Chênh lệch doanh thu trước và sau biện pháp.
1.051.200.000 – 438.000.000 = 613.200.000 đồng/năm. Hiệu quả phần chênh lệch này trừ chi phí đầu tư ta có:
613.200.000 đồng – 50.000.000 đồng = 563.200.000 đồng/năm
Các chỉ tiêu kết quả thay đổi sau khi thực hiện biện pháp.
Doanh thu = 6.015.000.000 + 613.200.000 = 6.628.200.000 đồng
LNTT sau biện pháp = LNTT + (613.200.000 x hệ số lợi nhuận doanh thu thuần)
Hệ số lợi nhuận doanh thu trước biện pháp:
Lợi nhuận trước thuế sau biện pháp tính như sau:
284.329.888 + (613.200.000 x 0,04727) = 313.315.852 đồng
+ HIệu quả kinh tế của biện pháp: = 563.200.000 đồng
Bảng 3.2. So sánh chỉ tiêu hiệu quả trước và sau biện pháp
STT
Chỉ tiêu
Trước biện pháp
Sau biện pháp
Chênh lệch
Doanh thu (đ)
6.015.000.000
6.628.200.000
613.200.000
Lợi nhuận (đ)
284.329.888
313.315.852
28.985.964
Vốn CSH bình quân
7.609.245.105
7.609.245.105
0
Sức sản xuất vốn CSH
0,79
0,87
0,08
Sức sinh lợi vốn CSH
0,037
0,041
0,004
Năng suất LĐ bình quân
21.105.263
23.256.842
2.151.579
Ngoài các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chủ yếu được cải thiện thì chất lượng phục vụ hành khách của công ty tại bến xe Cẩm Phả được nâng lên, tạo uy tín và vị thế cho công ty.
Kết luận chung
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh tại công ty quản lý bến xe bến tầu Quảng Ninh. Đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Đại Thắng cùng các thầy cô giáo trong khoa và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty quản lý bến xe bến tầu Quảng Ninh.
Bản đồ án hoàn thành theo đúng thời gian quy định và nội dung yêu cầu. Từ những vấn đề nghiên cứu của bản đồ án này có thể rút ra một số kết luận sau:
- Về mặt thực tiễn: Đồ án này phân tích chân thực hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý và công tác phục vụ hành khách tại công ty quản lý bến xe bến tầu Quảng Ninh.
- Về mặt lý luận: Đồ án này trình bày chi tiết và hệ thống một số vấn đề lý luận chung về hiệu quả kinh doanh, hướng giải quyết khắc phục nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tận dụng các nguồn thu để từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Do trình độ và khả năng còn hạn hẹp đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót trong thiết kế. Em mong nhận được những nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2007
Sinh viên
Lê Thị Thu Hiền
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Năm 2005 – 2006
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
1
2
3
4
5 = 4/3
Tổng doanh thu
5.580.000.000
6.015.000.000
107,9
Doanh thu thuần
5.580.000.000
6.015.000.000
108
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận nộp
1.156.667.600
1.278.750.000
110
Chi phí bán hàng
4.558.382.400
4.916.976.517
107
Chi phí quản lý doanh nghiệp
436.214.110
515.505.445
118
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
585.403.490
582.518.011
99,4
Thu nhập từ hoạt động tài chính
25.700.000
30.644.533
120
Chi phí hoạt động tài chính
390.884.000
385.726.775
98,7
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
(365.184.000)
(355.082.242)
97,2
Các khoản thu nhập bất thường
22.699.889
80.699.565
360
Chi phí bất thường
19.277.566
23.775.446
121
Lợi nhuận bất thường
3.422.323
56.894.119
1.860
Tổng lợi nhuận trước thuế
223.641.813
284.329.888
127
Thuế thu nhập DN phải nộp
62.619.707
79.612.368
127
Lợi nhuận sau thuế
161.022.106
204.717.520
126,7
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1112.docx