Đề tài Nghiên cứu phân tích swot

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu phân tích swot: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Đề tài GVHD : PGS. TS. TRẦN MINH TÂM Lớp : K13S2 SVTH : 1. Nguyễn Thanh Bá 2. Nguyễn Ngọc Khánh 3. Nguyễn Ngọc Minh Châu 4. Võ Hưng Minh Thư 5. Phạm Ngọc Đan Thanh 6. Phạm Huỳnh Mai TP Hồ Chí Minh – 11/ 2010 7. Trần Thị Yến Vân 8. Đặng Thị Bích Phương 9. Nguyễn Thị Kim Sa 10. Nguyễn Thị Thương 11. Trần Lê Đình Đại Nguyên MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT 1. Ma trận SWOT là gì ? 01 2. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT 01 3. Cách xây dựng ma trận SWOT 02 4. Phân tích SWOT trong kinh doanh như thế nào ? 03 5. Các hạn chế của phương pháp phân tích ma trận SWOT 04 PHÂN TÍCH SWOT VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX AN GIANG 1. Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang 05 2. Ma trận SWOT của công ty AFIEX 07 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT 1. Ma trận...

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4312 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu phân tích swot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC Đề tài GVHD : PGS. TS. TRẦN MINH TÂM Lớp : K13S2 SVTH : 1. Nguyễn Thanh Bá 2. Nguyễn Ngọc Khánh 3. Nguyễn Ngọc Minh Châu 4. Võ Hưng Minh Thư 5. Phạm Ngọc Đan Thanh 6. Phạm Huỳnh Mai TP Hồ Chí Minh – 11/ 2010 7. Trần Thị Yến Vân 8. Đặng Thị Bích Phương 9. Nguyễn Thị Kim Sa 10. Nguyễn Thị Thương 11. Trần Lê Đình Đại Nguyên MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT 1. Ma trận SWOT là gì ? 01 2. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT 01 3. Cách xây dựng ma trận SWOT 02 4. Phân tích SWOT trong kinh doanh như thế nào ? 03 5. Các hạn chế của phương pháp phân tích ma trận SWOT 04 PHÂN TÍCH SWOT VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX AN GIANG 1. Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang 05 2. Ma trận SWOT của công ty AFIEX 07 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MA TRẬN SWOT 1. Ma trận SWOT là gì ? Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài. Ma trận này không đưa ra những mô hình chiến lược cụ thể, nhưng nó có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược rất quan trọng với doanh nghiệp, ngành hoặc lĩnh vực. 2. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của công ty. Nhà kinh doanh nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “tốt” và “xấu” cho hiện tại và tương lai. Những điều “tốt” ở hiện tại là “Những điều hài lòng” (Satisfactory), và những điều “tốt” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những điều “xấu” ở hiện tại là “Sai lầm” (Fault) và những điều “xấu” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT. Sau đó, SWOT được Urick và Orr quảng bá tại Anh quốc như một dạng bài tập cho tất cả mọi người. Những điều cần phải làm trong khi lập kế hoạch chỉ là phân loại các vấn đề theo một số danh mục được yêu cầu. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và xuất bản năm 1966 dựa trên hoạt động của công ty Erie Technological Corp. ở Erie Pa. Năm 1970, phiên bản này được chuyển tới Anh dưới sự tài trợ của công ty W.H.Smith & Sons PLC và được hoàn thiện năm 1973. Phương pháp phân tích này cũng đã được sử dụng khi sáp nhập các cơ sở xay xát và nướng bánh của CWS vào J.W.Frenhch Ltd. Kể từ đó, quá trình này đã được sử dụng thành công rất nhiều lần ở nhiều doanh nghiệp và tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau. Và tới năm 2004, hệ thống này đã được phát triển đầy đủ, đã chứng minh được khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề hiện nay trong việc xác lập và nhất trí các mục tiêu mang tính thực tiễn hàng năm của doanh nghiệp mà không cần dựa vào các cố vấn bên ngoài. 3. Cách xây dựng ma trận SWOT Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (thời cơ) và T (đe doạ). Qua đó chúng ta có 4 cặp kết hợp từng đôi một như sau: S và O, S và T;W và O, W và T. Đây là cách kết hợp thuần tuý của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Hơn nữa, trong mỗi cách kết hợp lại bắt đầu bằng điểm mạnh trước, điểm yếu sau đối với các yếu tố bên trong, còn với các yếu tố môi trường bên ngoài thì lại là cơ hội trước và đe doạ sau. Ma trận SWOT được thiết lập dựa trên việc đánh giá những điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và mối đe dọa (Threats) đối với đối tượng nghiên cứu. Để thiết lập được ma trận SWOT, cần thực hiện theo các bước sau : Liệt kê các cơ hội chính Liệt kê các mối đe dọa từ bên ngoài Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu Liệt kê những điểm yếu cơ bản bên trong tổ chức Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài để đề xuất chiến lược SO (chiến lược phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội) Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để đề xuất chiến lược WO (chiến lược khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội). Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài để đề xuất chiến lược ST (chiến lược tận dụng thế mạnh để đối phó với nguy cơ từ bên ngoài) Kết hợp điểm yếu bên trong với đe dọa bên ngoài để đề xuất chiến lược tối thiểu hóa tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước các mối đe dọa. Bảng : Ma trận SWOT SWOT Cơ hội (O) Liệt kê những cơ hội Đe dọa (T) Liệt kê những đe dọa Điểm mạnh (S) Liệt kê những điểm mạnh bên trong công ty Chiến lược S – O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Chiến lược S – T: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tránh và hạn chế những đe dọa bên ngoài. Điểm yếu (W) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty Chiến lược W – T: Cải thiện những điểm yếu bên trong công ty bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Chiến lược W – T: Cải thiện những điểm yếu bên trong để tránh và hạn chế những mối đe dọa bên ngoài. Nguồn : TS. Trần Thục Đức, 2008 4. Phân tích SWOT trong kinh doanh như thế nào ? Để tiến hành phân tích SWOT phải tập trung phân tích các khía cạnh sau : Tài chính Cơ sở vật chất kỹ thuật Năng lực quản lý, giám sát, điều hành Thị trường Những thông tin về quản trị Cung ứng nguyên vật liệu Môi trường xã hội Và hãy trả lời các câu hỏi sau cho từng khía cạnh phân tích : Điểm mạnh: Công ty bạn có lợi thế gì? Bạn có thể làm gì tốt hơn những người khác? Bạn có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất? Người ta thấy bạn có điểm mạnh gì trên thị trường? Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, và từ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường. Và hãy thực tế là Không nên tự sáng tạo thái quá hoặc cho rằng ta sáng tạo ra nó (thông tin về điểm mạnh và yếu). Vì thế nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy viết về tính cách của bạn. Ở đó bạn có thể có hy vọng biết được điểm mạnh yếu. Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởng đến đối thủ của bạn – ví dụ, nếu tất cả đối thủ của bạn đều cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉ là điều kiện cần. Điểm yếu: Bạn phải cải tiến cái gì? Bạn phải tránh cái gì? Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là Yếu? Nhắc lại lần nữa, khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: Có phải người khác dường như nhận thấy được Điểm yếu mà bạn không thấy? Có phải đối thủ của bạn đang làm tốt hơn bạn? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực? Cơ hội: Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại? Đâu là xu thế tốt mà bạn đang mong đợi? Những cơ hội được xem là có hiệu quả (có ích) thường được mang đến như sau: Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rộng và hẹp Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà bạn tham gia Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống … Những sự kiện tại địa phương Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không. Tương tự nhìn vào điểm yếu và tự vấn liệu có thể có cơ hội bằng cách loại bỏ các điểm yếu này không. Nguy cơ: Trở ngại của bạn là gì? Đối thủ của bạn đang làm gì? Có phải đang có những thay đổi đối với nghề nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ của bạn? Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của bạn hay không? Bạn đang có nợ xấu hay có vấn đề đối với vốn lưu đông hay không? Liệu có điểm yếu nào của bạn đe dọa nghiêm trọng đến công việc của bạn không? Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra được những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm. Điểm quan trọng: Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để dánh giá  điểm mạnh yếu cũng như phân tích cơ hội, nguy cơ mà bạn phải đối mặt. Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các nhân tố bên ngoài của chính bạn. Vận dụng thành công sẽ giúp bạn có một trong những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt. 5. Các hạn chế của phương pháp phân tích ma trận SWOT Không chỉ ra được cách để đạt được lợi thế cạnh tranh; các phân tích là tĩnh tại một thời điểm nhất định; có thể dẫn đến việc quá nhấn mạnh vào một hay vài yếu tố nội tại hoặc ngoại tác để xác lập các chiến lược. Ngược lại với cách tư duy thuận chiều trên là cách tiếp cận ngược chiều của ma trận kết hợp phân tích và phán đoán bên ngoài và bên trong. Khi đó, ma trận này sẽ được đảo lại là TOWS. Bản chất rất quan trọng của chiến lược phát triển là tạo ra lợi thế cạnh tranh, giành vị thế trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ ý tưởng đó, cách tư duy ngược chiều này có tính thuyết phục hơn đối với các nhà thực hành chiến lược. Theo đó, ma trận sẽ được bắt đầu bằng môi trường bên ngoài trước và đi từ thách thức, đe doạ trước rồi mới đến thời cơ, tức là cặp kết hợp TO; tiếp đến mới là các kết hợp của các yếu tố bên trong WS. Sự kết hợp này cũng sẽ bắt đầu bằng điểm yếu trước rồi mới đến điểm mạnh sau. Ma trận TOWS là cách tiếp cận ngược và thực tiễn, nhưng không nên tuyệt đối hoá nó để thậm chí phủ định cách tiếp cận của ma trận SWOT, một cách tiếp cận truyền thống đã được nghiên cứu và vận dụng từ lâu. Bởi lẽ, không có thời cơ và nguy cơ tuyệt đối, hay nói cách khác, thời cơ có thể biến thành nguy cơ, đe doạ nếu doanh nghiệp không tận dụng được nó và ngược lại, từ nguy cơ có thể chuyển thành cơ hội nếu doanh nghiệp có những đối sách hợp lý. II. PHÂN TÍCH SWOT VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX AN GIANG 1. Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang Ngày 01/02/1990 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang đã ký quyết định số 71/QĐ_UBTC về việc thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang do sự sáp nhập của 3 công ty: Công ty Chăn Nuôi; Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản và Xí Nghiệp Khai Thác Chế Biến Thủy Sản. Ngày 02/11/1992 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang cùng với Bộ Nông Nghiệp và Nông Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định số 528/UBND tiếp tục sáp nhập một bộ phận của công ty Lâm Sản vào công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang. Sau một thời gian hoạt động, công ty liên tục phát triển và không ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những công ty hàng đầu tỉnh An Giang. Nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên ngành của công ty, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang đã tách công ty thành 2 công ty hoạt động độc lập đó là công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang và công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Kể từ đó công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang ra đời theo quyết định của số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 do UBND tỉnh An Giang cấp. Các thông tin chung về công ty Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước Tên công ty: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG Tên tiếng Anh: ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT & EXPORT COMPANY Tên giao dịch: ANGIANG AFIEX CO BAN GIÁM ĐỐC KHỐI SẢN XUẤT KHỐI KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ Phòng Tổ Chức Hành Chánh Phòng Kế Toán Tài Vụ Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh XN Chế Biến Thức Ăn Gia Súc XN Xuất Khẩu Lương Thực XN Đông Lạnh Thủy Sản XN Xây Dựng Và Chế Biến Lâm Sản XN Dịch Vụ Chăn Nuôi Phòng Kinh Doanh XNK CH Kinh Doanh Bách Hóa-Điện Máy CH Thức Ăn Gia Súc-Thuốc Thú Y Trụ sở chính: 25/40 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Từ khi ra đời với số vốn ban đầu 16.265 triệu đồng. Công ty không ngừng phấn đấu và phát triển , tính đến đầu năm 2010: Vốn pháp định là 86.010 triệu đồng. Hình : Cơ cấu tổ chức của công ty AFIEX Cơ cấu tổ chức của công ty ổn định, tuy chưa đạt hiệu quả tối ưu nhưng nhìn chung cũng đáp ứng được nhu cầu hoạt động hiện tại của công ty. Các phòng ban thực hiện tốt các công việc và nhiệm vụ được phân công, có sự phối hợp làm việc chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau. 2. Ma trận SWOT của công ty AFIEX Để thiết lập ma trận SWOT cho công ty AFIEX, cần phân tích các khía cạnh sau : a. Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty AFIEX Phân tích sản lượng, kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty Phân tích cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu Phân tích thị trường xuất khẩu gạo Phân tích tình hình biến động giá gạo xuất khẩu của công ty Phân tích tình hình dự trữ tồn kho phục vụ xuất khẩu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo b. Ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động xuất khẩu gạo Khách hàng Nhà cung cấp Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sản phẩm thay thế c. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu Ảnh hưởng của kinh tế Ảnh hưởng của thể chế Ảnh hưởng của văn hóa – xã hội Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên Ảnh hưởng của khoa học – công nghệ Qua phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty AFIEX và những nhân tố của môi trường vi mô, vĩ mô ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, ma trận SWOT được xây dựng để tìm ra những chiến lược phù hợp cho công ty, đó cũng là cơ sở khoa học để đưa ra những giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. SWOT O – CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) O1.Nhu cầu gạo thế giới đặc biệt là gạo chất lượng cao tăng. O2.Chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự hỗ trợ hiệu quả của Hiệp Hội Lương Thực O3.Nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu dồi dào O4.Công ty sắp cổ phần hóa, cơ hội huy động vốn cao. O5.Hệ thống nhà máy, phân xưởng phân bố rộng. O6.Công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển hiện đại O7.Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho công tác sản xuất và vận chuyển lúa gạo. T – THÁCH THỨC (THREATENS) T1.Cạnh tranh cao T2.Nguồn cung, chất lượng đầu vào chưa được ổn định T3.Thị trường chưa được mở rộng nhiều, xu hướng giảm. T4.Chất lượng gạo của Việt Nam còn kém so với Thái Lan và Mĩ. T5.Phụ thuộc nhiều vào các chính sách của Nhà nước và của nước nhập. T6. Tình hình thế giới có nhiều biến động xấu, khủng hoảng tài chính. T7. Giá nguyên liệu vẫn đạt mức cao S – ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) S1.Ban lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên năng động thích ứng với thị trường. S2.Có uy tín trên thị trường, có được khách hàng truyền thống. S3.Công ty luôn có sự đầu tư phát triển kinh doanh tốt. S4.Tài chính của công ty luôn dồi dào và khà năng huy động vốn tốt. S5.Có kinh nghiệm, hoạt động lâu năm ở lĩnh vực xuất khẩu S6. Công suất luôn đáp ứng đủ nhu cầu và hệ thống kho bãi lớn. S7.Có mối quan hệ tốt với Chính phủ và các nhà cung cấp tín dụng. Chiến lược S – O S1,S2,S4,S5+O1,O2,O3: tận dụng uy tín, năng lực, kinh nghiệm để tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. S1,S2,S3,S4,S5,S7+O1,O2,O3,O4: Dùng kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại, dựa vào quan hệ tốt với Chính phủ để ký thêm hợp đồng mới S4,S5+O1,O3,O4,O6,O7: đẩy mạnh nghiên cứu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. ð Phương án 1 Chiến lược S – T S1,S3,S4+T2,T4: kiểm soát chặc chẽ nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi về chất lượng, độ an toàn. S2,S4,S5+T2,T7: tận dụng uy tín, khả năng tài chính của mình kết hợp với nông dân kiểm soát chặc chẽ chất lượng và giá nguyên liệu đầu vào. S1,S3,S4.S7+T1: Liên kết đối thủ cạnh tranh giảm sức ép. ð Phương án 2 W – ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES) W1.Chưa có được thương hiệu cho sản phẩm gạo W2.Chưa có được kênh phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng W3.Bộ máy tổ chức và sản xuất chậm đổi mới. W4.Công tác về Marketing và nghiên cứu phát triển chưa tốt. W5.Thị trường chưa được ổn định. W6. Một bộ phận lao động của công ty chưa được đào tạo tốt, chưa thể theo kịp sự phát triển của thị trường. Chiến lược W – O W1,W3,W4,W5+O1,O2,O3,O5: Đẩy mạnh Marketing, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường W1,W4+O1,O2,O3,O6: xây dựng thương hiệu, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm W1,W2,W4,W3+O1,O2,O3: lập đại lý phân phối ở những thị trường trọng xuất khẩu yếu. ð Phương án 3 Chiến lược W – T W1,W2,W5,W6+T1,T2,T3: tập trung xây dựng hệ thống kênh phân phối W4,W3,W6+T1,T2: Tập trung nghiên cứu và hợp tác với nông dân để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. ð Phương án 4 Hình : Ma trận SWOT của công ty AFIEX Thông qua việc phân tích ma trận SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà mội trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã hình thành nên các hình thức phối hợp SO, ST, WO, WT. Đây cũng là các phương án giúp công ty có thể nhìn nhận thêm vấn đề của mình để khắc phục những yếu kém và đồng thời phát huy những tiềm lực sẵn có để khai thác tốt nhất các cơ hội nhằm mang lại hiệu quả cao cho công ty. Phương án 1: Chiến lược phát triển thị trường, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ gạo có xu hướng tăng, đặc biệt là gạo chất lượng cao. Ngoài các thị trường truyền thống như hiện nay chủ yếu xuất khẩu các loại gạo chất lượng trung bình và thấp, thị trường xuất khẩu gạo của công ty vẫn còn nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai phá. Do đó với khả năng tài chính mạnh, uy tín cao của công ty trên thị trường cùng với ban lãnh đạo có năng lực và kinh nghiệm kết hợp với những ưu đãi và các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, cùng với nguồn cung dồi dao thì công ty cần phải đẩy mạnh việc đưa sản phẩm vào những thị trường tiềm năng chưa được khai phá. Cụ thể là thị trường Châu Phi hiện đang có nhu cầu tiêu thụ gạo Việt Nam rất lớn, bên cạnh đó là những thị trường tiềm năng tiêu thụ gạo chất lượng cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc,… Và chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu, dựa trên thế mạnh về uy tín, quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, khả năng tài chính, và ban lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm tăng cường xúc tiến thương mại, cùng với những mối quan hệ tốt với Chính phủ nhằm kịp thời nắm bắt những cơ hội xuật khẩu vào những thị trường mới và thâm nhập mạnh hơn nữa vào thị trường xuất khẩu hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Giúp công ty giữ vững thị trường truyền thống và thâm nhập các thị trường tiềm năng. Phương án 2: Hiện tại, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào do chất lượng nguyên liệu không ổn định, mặt khác để đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng của khách hàng và hạn chế những đe dọa từ nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Công ty cần phải biết tận dụng những thế mạnh về tài chính, uy tín, kinh nghiệm phối hợp với nông dân tổ chức những vùng nguyên liệu có chất lượng ổn định, đồng nhất, gia tăng những hợp đồng bao tiêu sản phẩm, công ty có thể mua trực tiếp từ nông dân để hạn chế tình trạng gạo nguyên liệu không ổn định do thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, chiến lược này là kết hợp với nhà cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào cho công ty. Phương án 3: Chiến lược phát triển sản phẩm, công ty cần xây dựng thương hiệu, hiện đại hóa thiết bị,công nghệ, tăng cường nghiên cứu và phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất ra những sản phẩm gạo đặc sản gắn liền với thương hiệu của công ty. Đầu tư công nghệ đóng gói sản phẩm với mẫu mã đẹp, phù hợp tiêu chuẩn của quốc tế và thị hiếu người tiêu dùng. Phương án 4: Chiến lược phát triển kênh phân phối, hệ thống kênh phân phối hiện tại trên thị trường xuất khẩu của công ty hầu như không có mà phụ thuộc chủ yếu vào các nhà phân phối nước ngoài giúp tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty cần xây dựng được một hệ thống phân phối, sản phẩm của công ty có khả năng đến tận tay người tiêu dùng, công ty có khả năng tiếp cận, kiểm soát được người tiêu dùng trực tiếp hơn. Lúc đó, công ty sẽ nắm bắt được sở thích, thị hiếu, sự thay đổi nhu cầu đối với sản phẩm và đặc tính tiêu dùng của họ; đồng thời tìm được các giải pháp để cung cấp đúng những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Đặc biệt, thương hiệu gạo của công ty sẽ được nhiều người biết đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. TRẦN MINH TÂM – Bài giảng Phát triển sản phẩm TS. PHAN THĂNG – Marketing căn bản Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty AFIEX An Giang – TRẦN THOẠI TRÂN - Luận văn tốt nghiệp – ĐH Mở TP HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN TICH SWOT - NHOM 3 - K13S2.doc