Đề tài Nghiên cứu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế giấy 2010

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế giấy 2010: Danh mục các bảng – hình ảnh Figure1 5 Figure2 6 Figure 3 11 Figure 5.2 15 Figure 5.1 15 Figure 6 16 Figure 7.3 20 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Lịch sử phát triển và phan loại làng nghề Việt Nam Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn việt nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT-XH, nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển , làng nghề gốm Bát tràng (Hà Nội văn hóa và nông) cũng gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng điển hình th...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ô nhiễm môi trường làng nghề tái chế giấy 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục các bảng – hình ảnh Figure1 5 Figure2 6 Figure 3 11 Figure 5.2 15 Figure 5.1 15 Figure 6 16 Figure 7.3 20 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Lịch sử phát triển và phan loại làng nghề Việt Nam Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn việt nam. Nhiều sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển KT-XH, nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển , làng nghề gốm Bát tràng (Hà Nội văn hóa và nông) cũng gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng điển hình thành cách đâây hơn 400 năm,… nếu đi sâu vào tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh hoạt hằng ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật , công nghệ, quy sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước đây , làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn là điểm văn hóa của khu vực , của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng. Ngoài ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung những tinh hoa trong kỹ thuật sản xuất sản phaảm của làng. Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiêu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng(chiếm khoảng 60%); còn lại là ở miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%) (Nguồn: tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008). Figure01 – phân bố làng nghề ở VN Figure2 – phân bố từng loại làng nghề ở VN Phân loại làng nghề Mỗi hình thức làng nghề được phân loại dựa trên những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả , vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề , mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối với mỗi trường. Ta có thể phân làng nghề thành những loại sau: Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; Theo ngành sản xuất , loại hình sản phẩm; Theo quy mô sản xuất , theo quy trình công nghệ; Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; Theo mức độ sử dụng nguyên/ nhiên liệu; Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển. Hiện nay, chúng ta chủ yếu dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành chính như sau: Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ chiếm 20% tổng số làng nghề. Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da chiếm 17% tổng số làng nghề. Làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 39% tổng số làng nghề. Làng nghề vật liệu xây dựng khai thác đá chiếm 5% tổng số làng nghề. Làng nghề tái chế phế liệu chiếm 4 tổng số làng nghề. Các hình thức làng nghề khác chiếm 15% tổng số làng nghề. (nguồn: tổng cục Môi trường tổng hợp , 2008) Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế – xã hội Chủ trương phát triển làng nghề Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề , nghành nghề nông thôn, Đảng và Nhà nước đã tạp trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính Phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển KINH Tế_XH ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa , giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, tại nghị định số 73/1995/NĐ_CP ngày 1/11/1995 và sau đó là nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 3/1/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Bộ NN&PTNN&PTBộ NN&PTNN, Chính Phủ đã giao bộ Bộ NN&PTNN&PTBộ NN&PTNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ Bộ NN&PTNN đã xây dựng , ban hành một số văn bản nhằm chỉ đạo thúc đẩy phát triển làng nghề. Có thể kể tới thông tư số 116/2006/TT-NN&PTNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP; chỉ thị số 28/2007/CT-BBộ NN&PTNN ngày 18/4/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề. Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện , nước sạch, giao thông và những yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của các làng nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng lại góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây. Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư năm 2007, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nơng thơn cho tới năm 2007 là 548,9 tỉ đồng. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật làng nghề, từ năm 2002 đến năm 2007 đầu tư 440 tỉ đồng cho 42 tỉnh. Cơ Sở Hạ Tầng kỹ thuật ở những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, nhìn chung phát triển khá tốt do các làng nghề phần lớn được hình thành , phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ, cùng sự hỗ trợ của các chính sách từ chính quyền tỉnh/thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề. Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60%-80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở Bộ NN&PTNgành nghề ở nông thôn đang ngày càng một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8%-9,8% /năm, kim nghạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng. Chính vì vậy , có thể nói làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xói đói giảm nghèo ở nông thôn. Theo số liệu của Bộ NN&PTNN năm 2008, làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, kinh tế cá thể chiếm 72% kinh tế tập thể 18%, doanh nghiệp tư nhân 10%. Thu hút tới 11 triệu lao động nơng thơn. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng lao động trong độ tuổi của khu vực nơng thơn năm 2005 là 80%. Nhiều hiệp hội, Hội nghề nghiệp, CLB nghề nghiệp được thành lập: Hiệp hội làng nghề VN, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bộ NN&PTNgành nghề nơng thơn…Trên thực tế , quy mô làng nghề nhìn trung thường nhỏ , chưa thực hiện được cơ chế thu hút lao động có tay nghề cao, đối với các làng nghề sản xuất theo thời vụ thì thường chỉ sản xuất vào lúc nông nhàn. Tuy nhiên, hiện nay ở những vùng sản xuất lớn, lđ trong các làng nghề làm việc hầu như quanh năm, với quy mô phát triển ngày càng lớn thu hút 200-250 lao động (Nguồn: làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH , 2004) Mức thu nhập của người lđ Bộ NN&PTNgành nghề cao gấp 3-4 lần so với thu nhập người lđ thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản cuất thủ công nghiệp và chuyên làm nghề ngày càng tăng. Và theo báo cáo của Bộ NN&PTNN năm 2004 “Nghiên cứu về quy hoạch phát triển Bộ NN&PTNgành nghề thủ công theo hướng CNH nơng thơn ở nước CHXHCNVN” chỉ ra rằng tỷ lệ hộ nghèo trung bình trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp là 3,7% thấp hơn nhiều mức trung bình cả nước là 10,4%. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề tác động tới mơi trường. Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề mơi trường và xã hội. những tồn tại từ nhiều năm qua trong quá trình phát triển làng nghề cĩ thể nĩi là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng mơi trường nhiều làng nghề ngày càng suy giảm. Nguyên nhân cĩ thể kể đến như: Quy mơ sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mơ hộ gia đình (chiếm 72% tổng số cơ sở sản xuất). Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm tới khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng mơi trường khu vực càng xấu đi. Nếp sống tiểu nơng nghiệp của người chủ sản xuất nhỏ cĩ nguồn gốc nơng dân đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ơ nhiễm mơi trường. Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dịng tộc, làng xã. Nhiều gia đình tuân theo “hương ước” khơng cải tiến áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên đã cản trở việc áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, khơng khuyến khích sáng kiến mang hiệu quả BVMT của người lao động. Cơng nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp vá, kiến thức tay nghề khơng tồn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều chất ơ nhiễm mơi trường nước, đất, khí ảnh hưởng đánh giá thành sản phẩm và chất lượng mơi trường. Figure f1 – Thống kê trình độ các làng nghề CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ GIẤY VIỆT NAM Phân bố và hiện trạng ô nhiễm Hiện nay, cả nước ta có hơn 1.400 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề cũng đang ở mức báo động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chính bản thân người sản xuất và những người dân xung quanh. Một trong những loại hình làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay là làng nghề tái chế giấy. Oâ nhiễm môi trường làng nghề giấy là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán , đan xen với khu vực sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Loại hình làng nghề giấy tác động mạnh mẽ đến môi trường nước, không khí, đất nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ TN&MƠI TRƯờNG VN, đối với môi trường nước, hàm lượng đo được của pH, BOD5, COD, SS, N tổng, P, độ màu đều vượt ngưỡng cho phép theo QCVN. Đối với môi trường đất thì hàm lượng bụi giấy, tạp chất từ giấy phế liệu, bao bì hóa chất làm thay đổi thành phần hóa lý của đất. Đối với môi trường không khí thì lượng bụi, SO2, H2S, hơi kiềm làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh, vượt ngưỡng QCVN 05-2009. Ngoài ra còn ôn về nhiệt do các hoạt động lò đốt sinh ra. Hiện trạng sản xuất và ô nhiễm ở làng nghề tái chế giấy Phú Lâm – Bắc Ninh Tiêu biểu của làng nghề giấy có thể kể đến đó là khu vực giáp ranh giữa hai thôn Dương Ổ, xã Phong Khê và thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, tỉnh Bắc Ninh bị ô nhiễm nặng nề do chất thải của cụm công nghiệp sản xuất giấy Phú Lâm cùng 20 công ty và hàng trăm đơn vị sản xuất giấy của làng nghề Dương Ổ xả thẳng ra môi trường. Đây được xem là làng nghề giấy lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nghề tái chế giấy hình thành và đi vào hoạt động ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ khá lâu. Ở Phú Lâm, các hộ chủ yếu sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy gói, giấy bao bì phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Do nguyên liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy tái chế nên nơi đây còn là nơi tập kết các loại giấy cũ. Quy trình tái chế giấy ở Phú Lâm hoàn toàn bằng thủ công. Khi có giấy, báo cũ về sẽ có một bộ phận tập trung vào phân loại và làm sạch giấy. Những thứ được loại bỏ như gim, nilon... người ta dùng để san lấp các chỗ đất trũng hoặc trôn ở những mảnh đất bỏ trống. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là ở chỗ các chất thải này được chôn lấp mà không hề qua một công đoạn xử lý nào. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị có công suất từ 300 đến 5.000 tấn/năm với tổng vốn đăng ký hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phú Lâm còn sử dụng nhiều thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả thường không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu khiến giá thành sản phẩm tăng lên, không những thế các cơ sở này vẫn gây ô nhiễm môi trường. Nước thải trong quá trình ngâm, ủ, nghiền , xeo giấy có sử dụng thuốc tẩy, xút, clo, nên  rất  độc hại cũng thải trực tiếp vào hệ thống kênh mương mà không hề qua xử lý. Anh Ngô Văn Uẩn, giám đốc điều hành xí nghiệp, Công ty giấy bao bì Phú Giang cho biết, trung bình mỗi dây chuyền có công suất trên 400 tấn/1 năm, nên lượng bụi giấy thải ra môi trường hàng ngày là rất lớn. Trong quá trình sản xuất, nhiều hộ mặc nhiên thải ra môi trường hàng trăm mét khối nước thải có trộn lẫn các loại hóa chất như phèn, nhựa thông, phẩm màu… nên các con kênh, mương ở đây quanh năm hôi thối. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề tái chế giấy Oân mơi trường không khí tại các làng nghề giấy có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu giấy phế thải , hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính và thường là than chất lượng kém. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ôn. Do đó, khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiều thành phần các chất ôn không khí như bụi, CO2,CO,SO2,NOX, chất hữu cơ bay hơi. Theo quyết định số 1482/QÐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về “phê duyệt đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh”, làng giấy Dương Ổ bị ô nhiễm khá nặng bởi khí H2S. Ở làng giấy Dương Ổ không khí bị ô nhiễm khí H2S, NH3, CH4 nặng. Figure 4 Figure 1.2 – khĩi từ làng nghề Phú Lâm Figure 2.1 - khĩi từ làng nghề Phú Lâm Ô nhiễm nước tại các làng nghề tái chế giấy Nước thải công đoạn ngâm , tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chứa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300-600 mg/l. Theo báo cáo của sở tn tỉnh Bắc Ninh năm 2007, làng nghề tái chế giấy Dương Ổ và Phú Lâm là hai làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Tổng khối lượng nước thải lên tới 3500m3/ngày. Hàng ngày đã thải vào nguồn nước mặt khoảng 1450-3000 kg COD và 3000 kg bột giấy. Figure 3 N1: nước thải xeo giấy – làng nghề Dương Ổ, Bắc Ninh N2:nước thải ngâm tẩy – cơ sở Phú Gia – Phú Lâm – Bắc Ninh (nguồn CEETIA, ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI, 2007) Figure 6.4 Figure 6.3 Figure 6.2 Figure 6.1 NƯỚC THẢI PHÚ LÂM Figure 6.6 Figure 6.5 NƯỚC THẢI DƯƠNG Ổ Theo quyết định Số: 1482/QÐ-UBND tỉnh Bắc Ninh về “phê duyệt đề án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh”, điển hình là nước thải của làng nghề tái chế giấy Phong Khê có các chỉ số ô nhiễm rất cao: COD vượt tiêu chuẩn cho phép đến 73,6 lần. Oâ nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề giấy Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom vã xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường , gây ô nhiễm mơi trường không khí, nước, đất. Làng nghề tái chế giấy , nhựa thải ra các chất thải rắn gồm: nhãn mác, bột giấy, băng ghim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại , cao su. Các tạp chất loại này thường chiếm khoảng 5-10% trong phế liệu. Một số làng nghề thải ra lượng chất thải rắn khá lớn: làng nghề tái chế giấy Dương Ổ – Bắc Ninh thải ra 4-4,5 tấn/ ngày. Figure 7.1 - ƠN chất thải rắn Figure 7.4 - ƠN chất thải rắn Figure 7.1 – ƠN chất thải rắn Figure 7.2 - ƠN chất thải rắn Oâ nhiễm chất thải rắn ở làng nghề Phú Lâm Tác động Sức khỏe cộng đồng Tại các làng nghề sản xuất giấy thuộc xã Phong Khê (Bắc Ninh), tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, ngoài da, đường ruột có xu hướng tăng nhanh. Nếu như năm 2001 mới có khoảng 200 người mắc bệnh thì sau năm 2004 đã là gần 400 người. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo về sức khoeẻ ngừoi dân ở làng nghề. Ví dụ : cụ thể ở làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, 73% khu vực dân cư bị ô nhiễm bởi khói than, 60% bị ô nhiễm bụi và 40% ô nhiễm nước. Cuộc sống của người dân nơi đây luôn phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí Clo.. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Theo kết quả điều tra cho thấy, số người mắc các bệnh đau họng, ngạt mũi, ho, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… chiếm tỷ lệ từ 16 đến 53,7%. Ở thôn Dương Ổ, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da, bệnh phổi chiếm tới 40% tổng sô người mắc bệnh của toàn xã. CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CÒN NHIỀU BẤT CẬP Các văn bản quy phạm pháp luật BVMT làng nghề còn thiếu và chưa cụ thể Luật BVMT năm 2005 là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực môi trường, trong đó có một điều riêng (Đ38) về BVMT làng nghề và các điều khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù một số nội dung BVMT làng nghề cũng được đề cập đến trong một số văn bản khác như NĐ 66/2006/NĐ-CP nhưng cũng chưa có những quy định cụ thể các làng nghề về việc phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, phải có biện pháp giảm thiểu phát sinh khí thải… Làng nghề rất đa dạng về loại hình sản xuất và quy mô phát triển và có những đặc thù riêng không giống những ngành công nghiệp, dịch vụ khác, tuy nhiên hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng đối với vấn đề BVMT làng nghề theo các đặc thù riêng của mỗi loại hình sản xuất làng nghề. Ví dụ như theo quy định 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết vàhướng dẫnthi hành một số điều của Luật BVMT và NĐ 21/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi , bổ sung một số điều của NĐ 80/2006/NĐ-CP , mọi đối tượng sản xuất , kinh doanh dịch vụ đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT (đối với các dự án đầu tư cơ sở mới) hoặc phải lập đề án BVMT (đối với các cơ sở đang hoạt động). Tuy nhiên cho đến nay, hầu như các hộ sản xuất trong các làng nghề vì nhiều lý do khác nhau mà không có báo cáo tác động mơi trường hay đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường. Chức năng nhiệm vụ BVMT làng nghề của các cấp quản lý chưa rõ ràng Về chức năng quản lý thì Chính Phủ phân công bộ NN (cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối) có trách nhiệm xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn toàn quốc đến năm 2020. Bộ Công Thương (cục công nghiệp địa phương) quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương. Về quản lý môi trường tổng thể, Bộ TN&MT (tổng cục môi trường) là bộ được giao xây dựng và ban hành chính sách liên quan đến BVMT cả nước, trong đó có làng nghề. Tuy nhiên có thể thấy sự phối hợp của các cơ quan này chưa tốt. Có rất nhiều chồng chéo về chức năng quản lý phát triển làng nghề giữa Bộ Công thương và NN&PTNT. Chưa có quy định cụ thể cấp quản lý mà đặc biệt UBND địa phương mà chỉ dừng lại ở UBND cấp tỉnh. Công tác quy hoạch các cụm , khu công nghiệp tập trung cho làng nghề còn nhiều tồn tại. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, nhiều tỉnh , thành phố đã có chủ trương xây dựng cụm khu công nghiệp làng nghề hoặc khu sản xuất tập trung. Tuy nhiên, cho đến nay không có nhiều cụm công nghiệp làng nghề được thành lập. Mặt khác, do chính quyền cấp huyện, xã làm chủ đầu tư , nên trong quá trình triển khai cơ sở đó thường gặp nhiều khó khăn về quy hoạch và chiến lược phát triển , cơ sở hạ tầng mới chỉ dừng lại ở việc cấp điện, hệ thống đường giao thông nội bộ đơn giản, một số ít khu có hệ thống cấp nước, tổ thu gom , vận chuyển chất thải rắn đến bãi rác của xã, thôn, hầu hết không có quy định về BVMT, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT làng nghề còn nhiều yếu kém và chưa phát huy hiệu quả Còn chậm trong việc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề tại các cấp Các công cụ kinh tế chưa được triển khai Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức BVMT cho cộng đồng làng nghề chưa chú trọng Nhân lực tài chính và công nghệ cho BVMT làng nghề không đáp ứng nhu cầu. Chưa huy động được đầy đủ nguồn lực xã hội trong BVMT làng nghề CHƯƠNG 4 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Giáp pháp bảo vệ làng nghề giấy Cơng cụ hành chính Tiếp tục hồn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luận về BVMT làng nghề. Hồn thiện bộ máy quản lý mơi trường cấp phường, xã, thị trấn. Rà sốt quy hoạch hạ tầng cơ sở Cụm cơng nghiệp làng nghề Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra Quy hoạch khơng gian làng nghề gắn với BVMT Khẩn trương xử lý mơi trường trong các làng nghề đã cĩ trong danh sách quyết định 64/2003/QĐ-TTG Chính sách hỗ trợ bảo vệ mơi trường làng nghề Cơng cụ giáo dục – tuyên truyền Giáo dục, truyền thơng mơi trường nâng cao nhận thức cộng đồng Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn các cơng nghệ giảm thiểu ơ nhiẽm mơi trường, xử lý các chất thải làng nghề. Khuyến khích việc xã hội hĩa cơng tác làng nghề Khuyến khích tăng cường và đa dạng đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề Cơng cụ khoa học kĩ thuật: Xử lý chất thải rắn Xây dựng các hố, bể chứa rác thải. Quy hoạch khu chơn lấp chất thải sinh hoạt và trung chuyển chất thải cơng nghiệp. Xử lý khí thải Giải pháp đối với khí thải lị hơi. Giải pháp đối với lị đúc kim loại. Giải pháp đối với bụi và dung mơi hữu cơ. Xử lý nước thải Xử lý nước thải sơ bộ tại hộ gia đình, doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. KẾT LUẬN Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều đổi thay. Kinh tế phátriển, đời sống người nông dân đang được nâng cao. So với mặt bằng chung của nông thôn, cuộc sống của nhân dân ở làng nghề có sự tiến bộ hơn hẳn, do những nằm gần đây, các làng nghề đã có những phát triển đáng kể về kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế chưa thể mang lại sự phát triển bền vững cho đời sống người dân ở nông thôn. Các hoạt động sản xuất đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Các hoạt động mang hình thức tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên/ nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuát hạn chế. Các yếu tố này đang gây sức ép lên môi trường tại các làng nghề và khu cực lân cận. Làng nghè tái chế cũng là một trong số những làng nghề phát triển tự phát trong những năm gần đây. Cũng như các làng nghề tái chế khác, với quy mô nhỏ, điều kiện lao động không đảm bảo an toàn và trang thiết bị thiếu thốn, công nghệ lạc hậu, cũ kĩ thì vấn đề môi trường cũng là một vấn đề lớn đối với làng nghề tái chế giấy cần được giải quyết. Ô nhiễm làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh nan y đối với ngừoi lại động ngay tại làng nghề cũng như đối với nhân dân sống gần đó. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gây hậu quả khó lường tới nhiều mặt của nông thôn. Chính vì thế, người dân cũng như chính quyền các cấp nên chủ động quan tâm đến sự phát triển của các làng nghề nói chung, làng nghề tái chế giấy nói riêng nhằm đưa ra những phản ánh, biện pháp hạn chế sự ô nhiễm do các làng nghề gây ra. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo về phát triển làng nghề Việt Nam 2008, Tổng cục Môi trường. 2. Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH , 2004 3. Báo cáo của Bộ NN&PTNN năm 2004 “Nghiên cứu về quy hoạch phát triển Bộ NN&PTNgành nghề thủ công theo hướng CNH nơng thơn ở nước CHXHCNVN” 4. CEETIA, ĐH XÂY DỰNG HÀ NỘI, 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclang nghe tai che giay.doc
Tài liệu liên quan