Đề tài Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Môn học: Đánh giá tác động môi trường CHỦ ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KiẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN TIÊN SƠN THÀNH VIÊN NHÓM 1 _K13M01 Nguyễn Ngọc Thùy Linh Võ Thể Loan Nguyễn Minh Tuấn Trần Hà Nam Nguyễn Vũ Thế Anh NỘI DUNG TRÌNH BÀY Đặt vấn đề Mục tiêu của đề tài. Giới thiệu chung _Nội dung nghiên cứu Hiện trạng. Ảnh hưởng tới môi trường. Các biện pháp giảm thiểu tác động. Kết luận và kiến nghị. ĐẶT VẤN ĐỀ Các KCN với mô hình hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng và phong phú sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm rất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Để rõ hơn chúng ta sẽ đi chi tiết vào Khu công nghiệp Tiên Sơn. KCN TIÊN SƠN Thành lập theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1998 của chính phủ và bắt đầu xây dựng năm 2000. Là mô hình KCN hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng và phong phú. Các loại hình công nghiệp này sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm có khi rất đ...

ppt34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Tiên Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Môn học: Đánh giá tác động môi trường CHỦ ĐỀ: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KiẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN TIÊN SƠN THÀNH VIÊN NHÓM 1 _K13M01 Nguyễn Ngọc Thùy Linh Võ Thể Loan Nguyễn Minh Tuấn Trần Hà Nam Nguyễn Vũ Thế Anh NỘI DUNG TRÌNH BÀY Đặt vấn đề Mục tiêu của đề tài. Giới thiệu chung _Nội dung nghiên cứu Hiện trạng. Ảnh hưởng tới môi trường. Các biện pháp giảm thiểu tác động. Kết luận và kiến nghị. ĐẶT VẤN ĐỀ Các KCN với mô hình hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng và phong phú sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm rất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Để rõ hơn chúng ta sẽ đi chi tiết vào Khu công nghiệp Tiên Sơn. KCN TIÊN SƠN Thành lập theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1998 của chính phủ và bắt đầu xây dựng năm 2000. Là mô hình KCN hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng và phong phú. Các loại hình công nghiệp này sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm có khi rất độc hại vào môi trường KCN. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu lâu dài - Tuân thủ luật BVMT - Hoạch định chiến lược và chọn lựa các giải pháp tối ưu điều hành KCN, lựa chọn hệ thống thiết bị kiểm soát ô nhiễm. - Giúp phát triển công nghiệp quốc gia nhưng giảm thiểu tác động xấu gây ô nhiễm môi trường. Mục tiêu cụ thể: Xác định, dự báo các tác động tiềm táng tới môi trường do xây dựng và hoạt động của KCN. - Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về các thành phần môi trường Khảo sát, thu mẫu phân tích Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội Nghiên cứu về tác động môi trường của KCN Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động NÔI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH HiỆN TRẠNG Vị trí địa lý thuận lợi, quy hoạch đồng bộ cả về không gian và hạ tầng kỹ thuật. Trạm xử lý nước cấp công xuất 6500m3/ng.đ, trạm xử lý nước thải tập trung, trạm biến áp 110 KVA, đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.... cùng với việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp 100% các doanh nghiệp trước khi hoạt động đã đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường. Nảy sinh một số vấn đề gây ô nhiễm môi trường. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Đối với khu vực đang xây dựng cơ sở hạ tầng: Các nguồn tác động chủ yếu bao gồm như sau: San lấp mặt bằng, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí, đường giao thông nội bộ, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu… Các tác động chính khi xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN bao gồm: Thay đổi hệ sinh thái khu vực khi khai thác đất đá và san lấp mặt bằng, tác động của bụi, khí thải, đất đá, tiếng ồn trong quá trình thi công đến môi trường không khí, người công nhân và dân cư xung quanh. Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra nhiều tác động có hại đến môi trường và con người. Trong đó tác hại nhiều nhất là ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Trong KCN Tiên Sơn các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng ở các thời điểm khác nhau, do vậy các nhà máy xí nghiệp xây dựng sau sẽ gây ảnh hưởng đến những nhà máy xí nghiệp xây dựng trước. Những tác động môi trường của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN: Các ngành sản xuất ảnh hưởng tới môi trường trong KCN: + Gia công chế tạo cơ khí và kho bãi + Vật liệu xây dựng + Công nghiệp chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc + Công nghiệp Dệt-May mặc + Công nghiệp hàng tiêu dùng Các ngành công nghiệp trên gây nhiều tác động về không khí, do hầu như chưa đầu tư về xử lý khí thải Những tác nhân gây ô nhiễm không khí như: Khói hàn, bụi kim loại, HCl, hơi dung môi hữu cơ pha sơn, bụi sơn, tiếng ồn Bụi nguyên liệu trong vật liệu xây dựng (SiO2, Al2O3...), bụi silicat, hợp chất Fluor từ vật liệu đất nung, và nguyên liệu thực phẩm (bột cám, bột thuốc lá...), mùi hôi, tiếng ồn, bụi vải, bông, bụi từ sản xuất nilon. Ngoài ra còn có bụi than, khói thải, oxit lưu huỳnh, oxit nito... từ việc đốt nhiên liệu Nước thải: Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy. Tuỳ theo từng loại công nghệ sản xuất mà nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau, bao gồm cả nước thải sinh hoạt Các tác động của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường KCN: Chất thải rắn công nghiệp được sinh ra từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN, thành phần chất thải rắn tuỳ thuộc vào từng loại hình công nghệ sản xuất bao gồm: Chất thải rắn vô cơ: độc hại do tính ăn mòn cao, khả năng phá huỷ hệ sinh thái đất và nguồn nước. Chất thải rắn chứa hoá chất vô cơ: trong môi trường chúng phá huỷ hệ sinh thái đất và nguồn nước. Chất thải rắn có khối lượng lớn, độ độc nhỏ: Chất thải rắn nhóm này có tính trơ, độ độc hại tương đối thấp như: tro than, xỉ của các lò hơi đốt than...chúng sẽ được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt. Các tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường KCN. Các chất thải này khi thải vào môi trường chúng sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các chất vô cơ, hữu cơ độc hại… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước hay tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây các dịch bệnh. Các tác động khác của KCN đến môi trường. Tiếng ồn: từ các quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị, máy móc, từ các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi KCN. Tập trung công nhân: Việc hình thành và phát triển KCN là một điều tất yếu đối với bất cứ một KCN nào, nhưng cần có sự quản lý tốt để hạn chế các tệ nạn xã hội xảy ra Hoạt động xử lý nước thải, nước cấp: nước thải công nghiệp thường gây ô nhiễm, do đó phải xử lý trước khi thải vào môi trường. Bãi thải: KCN chưa có bãi thải riêng và vẫn sử dụng bãi thải của Thị xã.. Do đó tác động chủ yếu có thể có ở đây là khí thải, sinh vật gây bệnh ảnh hưởng tới môi trường không khí và sức khoẻ công nhân, Các yếu tố môi trường chịu tác động. Môi trường tự nhiên: Các yếu tố môi trường tự nhiên chịu tác động từ các hoạt động trong KCN bao gồm: + Đất + Không khí + Nước mặt + Nước ngầm + Động vật + Thực vật Môi trường xã hội. Các yếu tố môi trường xã hội chịu tác động bao gồm: + Giáo dục và văn hóa + Y tế + Thương mại + Tệ nạn xã hội + Dịch vụ nhà ở + Sức khoẻ + Việc làm và thu nhập CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại. - Tái sử dụng: phân loại và tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. - Thiêu đốt: Chất thải rắn được phân loại sơ bộ để tách các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thuỷ tinh, giấy vụn… và các tạp chất trơ. Phần còn lại được đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao. Lò đốt cũng phải trang bị hệ thống xử lý khí thải nhằm khống chế ô nhiễm không khí ra môi trường xung quanh do quá trình thiêu đốt gây ra. Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn . Các giải pháp khống chế ô nhiễm tiếng ồn cho các hoạt động trong KCN cần được thực hiện như sau: sử dụng đệm chống ồn được lắp tại chân của quạt và máy nén khí, lắp ống giảm thanh cho các thiết bị nổ và các chi tiết gây ồn, thường xuyên bôi trơn và kiểm tra độ mòn chi tiết. Cải thiện các yếu tố vi khí hậu trong KCN. Lắp đặt hệ thống chống nóng trong các nhà xưởng, vệ sinh nhà xưởng, kho bãi cần được tiến hành thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi và tạo môi trường trong sạch, Tăng cường trồng cây xanh xung quanh KCN để che nắng, giảm bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của KCN và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường KCN. CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Đối với các họat động phát triển như san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu thì cần phải che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường giao thông và bề mặt sân bãi khi san lấp mặt bằng. Đối với các nhà máy hoạt động thì các biện pháp cơ bản để thực hiện là lắp các hệ thống xử lý khí thải như lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ sinh hoá…Đối với mỗi loại hình công nghiệp cần áp dụng một phương pháp thích hợp. Phương án khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong sản xuất công nghiệp. Các nguyên vật liệu sử dụng tạo thành một chu trình kín, sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm thải ra ít độc hoặc không độc. - Xây kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nhằm tránh rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ cháy nổ. - Tăng cường bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy và KCN theo thiết kế. Phương án khống chế ô nhiễm do nước thải. Đối với khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng cần có các công trình xử lý nước thải tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm). Xử lý nước thải công nghiệp: Biện pháp tối ưu là xử lý nước thải tại nguồn. Tuỳ thuộc vào tính chất và lưu lượng nước thải của các nhà máy mà chúng ta sẽ có phương án xử lý thích hợp. - Xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh của công nhân, viên chức trong KCN. Phương pháp tối ưu được sử dụng hiện nay là dùng bể phốt 3 ngăn đặt chìm dưới đất. KẾT LUẬN Bài tiểu luận đã đưa ra được các kết quả đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn bằng phương pháp định tính và định lượng. Và đã áp dụng bài toán đánh giá môi trường bằng bài toán nhân và trung bình nhân. Kết quả đánh giá đã cho thấy sự phù hợp của phương pháp đánh giá định tính và định lượng, biểu hiện sự đáng tin cậy của các kết quả đánh giá. Bài tiểu luận đã xây dựng và đưa ra những kiến nghị bảo vệ môi trường cho KCN Tiên Sơn Kết quả của bài tiểu luận đã chứng minh một điều là KCN Tiên Sơn đã được xây dựng một cách đúng đắn có cơ sở khoa học và đã triển khai theo dự án. NHỮNG KIẾN NGHỊ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP TIÊN SƠN Xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải và khí thải thích hợp tùy mỗi ngành. Kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, thay thế kịp thời nhằm tránh rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ cháy nổ. Áp dụng các biện pháp xử lý tại nguồn, hạn chế tối đa việc để đất tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Tăng cường bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trong khuôn viên các nhà máy và KCN theo thiết kế. CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptNhóm 1.ppt