Đề tài Nghiên cứu những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ: Lời nói đầu Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nên kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại, trong đó một lĩnh vực cực kỳ quan trọng là thương mại quốc tế. Nó đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngo...

doc97 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nên kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại, trong đó một lĩnh vực cực kỳ quan trọng là thương mại quốc tế. Nó đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Với chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới, chúng ta đã tích cực chủ động gia nhập các tổ chức quốc tế cũng như đàm phán ký kết các Hiệp định Thương mại đa phương và song phương nhằm thúc đẩy thương mại đưa đất nước đi lên. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được ký vào ngày 13-7-2000 tại Washington giữa Đại diện thương mại thuộc Phủ Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng thương mại Việt Nam đang được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh doanh hai nước rất quan tâm. Đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, sự hợp tác bình dẳng cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại sẽ giúp hai nước mau chóng khép lại quá khứ, nhìn về tương lại, tập trung sức lực nhằm đem lại những lợi ích to lớn cho cả hai bên. Quan hệ ngoại giao sẽ không có cơ sở để phát triển khi quan hệ thương mại chưa phát triển đầy đủ và toàn diện. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành động năng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế. Chính vì thế luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ” sẽ trình bày một cách tổng quát về thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và những thuận lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, đối với nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương I: Lý luận chung về thương mại quốc tế và vai trò của việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương III: Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của em có hạn, tài liệu tham khảo khan hiếm, đề tài lại rất khó và mới nên trong luận văn tốt nghiệp này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp này của em được hoàn thiện hơn. Chương I Lý luận chung về Thương mại quốc tế và vai trò của việc phát triển quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. I. Khái niệm về Thương mại quốc tế và quá trình hình thành phát triển của Thương mại quốc tế. 1. Khái niệm về thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn. 2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế. a. Quá trình hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, mà một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đó là sự phân công lao động xã hội. Theo học thuyết Mác - Lênin về phân công lao động xã hội thì phân công lao động là sự tách biệt các loại hoạt động, lao động khác nhau trong nền sản xuất xã hội. Điều kiện ra đời của phân công lao động xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và ngược lại, khi phân công lao động xã hội đạt đến sự hoàn thiện nhất định , lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, vì nó tạo điều kiện cho người lao động tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quản lý và hoàn thiện công cụ lao động. Nói cách khác, phân công lao động xã hội góp phần thúc dẩy nhanh sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà tiến bộ khoa học công nghệ lại chính là một yếu tố cấu thành quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, do đó phân công lao động xã hội là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phân công lao động xã hội lớn : * Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Các bộ lạc chăn nuôi mang thịt sữa đổi ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt. Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sản xuất - trao đổi hàng hoá giản đơn. * Giai đoạn 2: Nghề thủ công tách rời khỏi nghề nông. Sản xuất chuyên môn hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp. Đặc biệt, với sự xuất hiện vai trò tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá tiền tệ ra đời, thay thế quan hệ sản xuất trao đổi hàng hoá giản đơn. * Giai đoạn 3: Tầng lớp thương nhân xuất hiện, lưu thông hàng hoá tách ra khỏi lĩnh vực sản xuất, khiến cho các quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá - tiền tệ trở nên phức tạp, ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho ngoại thương của từng quốc gia phát triển và thương mại quốc tế ra đời. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội có sự thống trị của các chế độ Nhà nước khác nhau, từ chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, đến chế độ chiếm tư bản chủ nghĩa và kể cả chế độ xã hội chủ nghĩa mới hình thành từ đầu thế kỷ này, các quan hệ sản xuất, trao đổi hàng hoá - tiền tệ đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên sự đa dạng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó, sôi động nhất và cũng chiếm vị trí, vai trò, động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mở của mỗi quốc gia và cho cả nên kinh tế thế giới là các hoạt động thương mại quốc tế. Như vậy, phân công lao động quốc tế là biểu hiện của giai đoạn phát triển cao của phân công lao động xã hội, là quá trình tập trung hoá sản xuất và cung cấp một loại hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định, dựa trên cơ sở những ưu thế của quốc gia đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác, thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò trọng tâm. Lịch sử phát triển kinh tế quốc tế thế giới cho đến nay đã có 3 kiểu phân công lao động quốc tế điển hình là : phân công lao động quốc tế tư bản chủ nghĩa, phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa và phân công lao động toàn thế giới. Do những biến động phức tạp trong đời sống chính trị - xã hội thế giới, kể từ sau năm 1991 với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thế giới đương đại chỉ còn tồn tại và phát triển hai kiểu là phân công lao động xã hội và phân công lao động toàn thế giới. Nếu gạt bỏ những sắc thái riêng biệt nhất định, ngày nay ta dễ nhận thấy sự vận động, phát triển của cả hai kiểu phân công lao động quốc tế này đang có xu hướng tiến tới một thể thống nhất, mặc dù vẫn luôn chứa đựng nhiều mâu thuẫn phức tạp do tính đa dạng của nền kinh tế thế giới tạo ra. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế thế giới, là những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế đạt tới trình độ sâu rộng chưa từng thấy. Chuyên môn hoá càng phát triển thì quan hệ hiệp tác càng bền chặt, đó là đặc trưng cơ bản của phân công lao động quốc tế ngày nay. Trong quá trình tái sản xuất mở rộng, do yêu cầu khách quan của việc xã hội hoá lực lượng sản xuất, các nước ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau, lệ thuộc vào nhau. Sự giao lưu tư bản, trao đổi mậu dịch, do đó, ngày càng phong phú. Sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật thông tin vi điện tử và sự phát triển của giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho phân công lao động quốc tế gày càng phát triển, làm tăng quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và đời sống của các dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của các Công ty xuyên quốc gia càng làm nổi bật tính thống nhất của nền sản xuất thế giới. Quốc tế hoá nền sản xuất tất yếu dẫn tới các loại liên kết kinh tế. Sự phát triển của khoa học - công nghệ cùng với sự chuyển dịch vốn, kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển đã giúp cho nhiều nước trở thành nước công nghiệp mới có đủ tiềm lực kinh tế quay trở lại cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển. Sự ra đời của hàng loạt các liên minh kinh tế Nhà nước ở các khu vực, các tổ chức kinh tế ở khắp các Châu lục, cũng như sự hiệp tác và liên minh kinh tế dưới nhiều hình thức khác đã đánh dấu sự phân công lao động sâu sắc và mở rộng quy mô phát triển chưa từng có. Hệ quả trực tiếp là sự tốc độ phát triển ngoại thương, đặc biệt là xuất khẩu của hầu hết các nước tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế đều đã tăng mạnh và liên tục trong các thập niên gần đây và hiện nay.Năm 1950, tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới còn ở mức 59,7 tỷ USD nhưng đến năm 1990 nghĩa là 4 thập niên sau đã lên đến con số 3.332 tỷ USD, tăng 57,6 lần bình quân hàng năm tăng 10,5 %. Điều lưu ý là suốt thời kỳ dài, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, mặc dù đã trải qua những bước thăng trầm trong sự phát triển, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của thương mại quốc tế đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản xuất thế giới. Lý giải về sự tăng nhanh của thương mại quốc tế có thể bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, song phải thấy có một nguyên nhân cơ bản là nhờ đạt được hiệu quả kinh tế do quá trình phân công lao động quốc tế mang lại. Thực tế cho thấy những lợi nhuận thu được từ thương mại quốc tế nhờ khai thác sự chênh lệch về giá cả tương đối giữa các nước, tuy rất quan trọng nhưng còn ít hơn nhiều so với lợi nhuận thu được nhờ tăng cường tính đa dạng và chuyên môn hoá theo nhãn hiệu của từng loại sản phẩm sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau. Thương mại trong ngành không chỉ tạo ra các khả năng mở rộng tiêu dùng, thoả mãn nhu cầu của người mua, mà đã trở thành yếu tố cơ bản, quyết định động thái tăng trưởng kim ngạch ngoại thương hầu hết các nước thuộc mọi khu vực khác nhau trong nền kinh tế thế giới. Thương mại trong ngành là biểu hiện phát triển cao độ của sản xuất chuyên môn hoá trong giai đoạn hiện nay. Nó không giải thích vì sao nước Anh xuất khẩu xe hơi sang Hông Kông nhưng lại có thể giải thích một hiện tượng thực tế nảy sinh mà David Ricardo đã không làm được là vì sao Anh xuất khẩu xe hơi (như Rovers, Jaguars...) sang Đức, nhưng lại nhập xe hơi (như Mercedes, Andis...) từ Đức. Điều dễ hiểu là mặc dù đều là xe hơi nhưng tất cả các loại xe hơi do Anh sản xuất đều có những đặc điểm khác so với tất cả các loại xe hơi do Đức sản xuất. Tương tự như vậy, Nhật là cường quốc về sản xuất tivi chất lượng cao bởi các nhãn hiệu nổi tiếng như Sony, JVC, Sanyo... nhưng vẫn không ít người Nhật thích dùng tivi với các nhãn hiệu khác của nước ngoài như Philip cuả Hà Lan, Sam Sung, Deawoo của Hàn Quốc... Lý do chính khiến cho sự trao đổi thương mại giữa các nước về cùng một loại sản phẩm là sự đa dạng của các nhãn hiệu khác nhau về loại sản phẩm đó, sẽ mang lại những thoả mãn về nhu cầu của người tiêu dùng, do có sự khác nhau về hình thức, mẫu mã, giá cả... Đối với cả người sản xuất với người tiêu dùng đều có thể tìm thấy những lợi ích cơ bản sau đây của việc phát triển thương mại trong ngành. * Thứ nhất, người tiêu dùng thoả mãn được nhu cầu lựa chọn trong số nhiều nhãn hiệu khác nhau của cùng một loại sản phẩm trong ngành. * Thứ hai, thương mại trong ngành mang lại lợi thế kinh tế đáng kể nhờ mức độ mở rộng quy mô chuyên môn hoá sản xuất của mỗi quốc gia về một loại nhãn hiệu sản phẩm trong ngành, sau đó đem chúng trao đổi với nhau qua thương mại quốc tế, thay cho tình trạng trước đây, mỗi quốc gia đều phải cố gắng sản xuất những lượng nhỏ của tất cả các nhãn hiệu trong ngành. Trên đây, chúng ta đã thấy lợi ích của phát triển thương mại trong ngành là mang lại hiệu quả kinh tế nhờ quy mô mở rộng của chuyên môn hoá sản xuất về một loại nhãn hiệu sản phẩm trong ngành. Đối với các nước có nền kinh tế mở, quy mô nhỏ (như Việt Nam), vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, ở các nước này, phạm vi hàng hoá, mà theo đó họ có thể có được quy mô hiệu quả trong sản xuất bị giới hạn nhiều so với các nước có nền kinh tế quy mô lớn. Do đó, các nước này bao giờ cũng có thể mang lại lợi ích kinh tế tương đối nhiều hơn so với việc chỉ lo tự cung tự cấp bằng cách sản xuất tất cả các loại sản phẩm, mỗi thứ một ít với chi phí cao. b. Lợi ích của thương mại quốc tế đối với mỗi quốc gia. Buôn bán nói chung và buôn bán quốc tế nói riêng là hoạt động kinh tế trao đổi hàng hoá - tiền tệ đã có từ lâu đời và sự phát triển của nó luôn luôn gắn liền với sự phát triển văn minh của xã hội loài ngươì. Như vậy là con người đã sớm tìm thấy lợi ích của thương mại quốc tế, nhưng để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc của những lợi ích thương mại quốc tế thì đó đã không phải là vấn đề đơn giản. Quá trình nghiên cứu của các trường phái kinh tế khác nhau trong lịch sử phát triển tư tưởng kinh tế thế giới đã đưa ra những lý thuyết để lý giải vấn đề này, khẳng định tác động tích cực của thương mại quốc tế đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế theo trình tự nhận thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ phiến diện đến toàn diện, từ hiện tượng đến bản chất. * Lý thuyết trọng thương. Lý thuyết trọng thương ở Châu Âu đã phát triển từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII, với nhiều đại biểu khác nhau: Jean Bodin, Melon, Jully, Colbert (Pháp), Thomas Mrm, Josias, Chhild, James Stewart (Anh)... Nội dung chính của thuyết này là: Mỗi quốc gia muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ bằng phát triển ngoại thương và mỗi quốc gia chỉ có thể thu được lợi ích từ ngoại thương nếu cán cân thương mại mang dấu dương (hay giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu). Được lợi là vì thặng dư của xuất khẩu so với nhập khẩu được thanh toán bằng vàng, bạc và chính vàng, bạc là tiền tệ, là biểu hiện của sự giàu có. Đối với một quốc gia không có mỏ vàng hay bạc chỉ còn cách duy nhất là trông cậy vào phát triển ngoại thương. Lý thuyết trọng thương mặc dù có nội dung rất sơ khai và còn chứa đựng nhiều yếu tố đơn giản, phiến diện, chưa cho phép phân tích bản chất bên trong của các sự vật hiện tượng kinh tế, song đó đã là những tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển nghiên cứu về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. ý nghĩa tích cực của học thuyết này là đối lập với tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ là coi trọng kinh tế tự cung, tự cấp. Ngoài ra, những người trọng thương cũng sớm nhận thức được vai trò qua trọng của nhà nước trong quản lý, điều hành trực tiếp các hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan, bảo hộ mậu dịch trong nước... để bảo hộ các ngành sản xuất non trẻ, kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu. * Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Trong nhiều tác phẩm của mình, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn sách “nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã đề cao vai trò của thương mại , đặc biệt là ngoại thương đã có tác dụng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các nước, song khác với sự phiến diện của trọng thương đã tuyệt đối hoá quá mức vai trò ngoại thương, ông cho rằng ngoại thương có vai trò rất to lớn nhưng không phải nguồn gốc duy nhất của sự giàu có. Sự giàu có không phải do ngoại thương mà là do công nghiệp, tức là do hoạt động sản xuất đem lại chứ không phải do hoạt động lưu thông. Theo ông, hoạt động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và lưu thông) phải được tiến hành một cách tự do, do quan hệ cung cầu và biến động giá cả thị trường quy định. Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Đó là câu hỏi cần được giải quyết ở thị trường. Theo Adam Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất có thể sản xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác, nhưng lại thu được lượng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem cân đối với mức cầu ở mức giá lớn hơn giá cân bằng. Chính sự chênh lệch giá nhờ mức cầu tăng lên ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với một nước khác trong việc chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều sản phẩm A hơn là nước thứ 2. * Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Lý thuyết về lợi thế so sánh trên đây cho thấy một nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, nước đó sẽ thu được lợi ích ngoại thương, nếu chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, do lý thuyết này chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối nên đã không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có lợi thế nào vẫn có thể tích cực tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế. Khắc phục những hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và cũng trả lời những câu hỏi trên đây, năm 1817, trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Những nguyên lý của kinh tế chính trị” nhà kinh tế học cổ điển người Anh David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh, nhằm giải thích tổng quát chính xác hơn về cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Nội dung bao gồm: - Mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, bởi vì: phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế. - Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối hơn so với các nước khác, vẫn có thể và có lợi khi tham gia vào phân công lao động và quốc tế, vì mỗi nước đều có những lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và một số kém lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng khác. Vậy có thể kết luận rằng, một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế so sánh là điều kiện cần và đủ đối với lợi ích của thương mại quốc tế. Liên quan đến lợi thế so sánh, có một khái niệm rất cơ bản trong kinh tế học đã được David Ricardo đề cập đến đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí bỏ ra để sử dụng cho một mục tiêu nào đó. Giả sử, một nền kinh tế khép kín (nền kinh tế đóng) có các nguồn lực nhất định có thể sản xuất ra lương thực và quần áo. Thông thường càng dùng nhiều nguồn lực để sản xuất ra lương thực thì càng có ít nguồn lực để sản xuất ra quần áo. Chi phí cơ hội của lương thực là lượng quần áo bị giảm đi do dùng nguồn lực vào sản xuất quần áo thay cho sản xuất lương thực. Như vậy chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng những hàng hoá khác mà người sản xuất phải giảm đi để có thể làm thêm ra một đơn vị hàng hoá đó. Tóm lại là: Lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự khác nhau về lợi thế so sánh ở mỗi quốc gia, mà các lợi thế so sánh đó có thể được biểu hiện bằng các chi phí cơ hội khác nhau của mỗi quốc gia, do đó lợi ích của thương mại quốc tế cũng chính là bắt nguồn từ sự khác nhau về các chi phí cơ hội của mỗi quốc gia. Chi phí cơ hội cho ta biết chi phí tương đối (chi phí so sánh) để làm ra sản phẩm hàng hoá khác nhau của mỗi quốc gia, hay nói cách khác, khi các chi phí cơ hội ở tất cả các quốc gia đều giống nhau thì không có lợi thế so sánh và cũng không có khả năng nảy sinh các lợi ích do chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Đó cũng là nội dung cơ bản của quy luật lợi thế so sánh đã được David Ricardo khẳng định là: các nước sẽ có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí cơ hội (chi phí so sánh) thấp hơn so với các nước khác. Quy luật này đã được nhiều nhà kinh tế khác tiếp tục phát triển, hoàn thiện, trở thành quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế. * Lý thuyết nguồn lực và Thương mại Hecksher - Ohlin. Chúng ta đã thấy rằng lợi thế so sánh là nguồn gốc những lợi ích của thương mại quốc tế, nhưng lợi thế so sánh do đâu mà có? Vì sao các nước khác nhau lại có chi phí cơ hội khác nhau?... Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo đã không giải thích được những vấn đề trên đây. Để khắc phục những hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thuỵ điển, Eli Hecksher và B.Ohlin trong tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản 1933, đã phát triển lợi thế so sánh của David Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bầy lý thuyết ưu đãi về nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi quốc gia đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước này có lợi thế so sánh hơn trong việc sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà một trong số nước đó đã được ưu đãi hơn so với một số nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu...) đã khiến một số nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó. Như vậy, cơ sở lý luận khoa học của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn là đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất mà kinh tế học phát triển đương đại vẫn gọi là nguồn lực sản xuất. Và do vậy, lý thuyết H-O còn được coi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, hoặc vắn tắt hơn là lý thuyết nguồn lực sản xuất vốn có. Đó cũng chính là lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. Sau này, nó còn được các nhà kinh tế học nổi tiếng khác như Paul Samuelson, james William... tiếp tục mở rộng và nghiên cứu tỷ mỉ hơn để khẳng định tư tưởng khoa học của định lý H-O hay còn gọi là quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất, trước đó đã được Hecksher-Ohlin đưa ra với nội dung: một nước sẽ sản xuất loại hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm hơn của nước đó. Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của thương mại quốc tế ngày nay, song quy luật này đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước kém phát triển, vì vậy nó đã chỉ ra rằng đối với các nước này, đa số là những nước đông dân, nhiều lao động, nhưng nghèo vốn do đó trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá đất nước, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có như vậy sẽ là điều kiện cần thiết để các nước kém và đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác quốc tế, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này. II. Vị trí, vai trò và các công cụ của chính sách Thương mại quốc tế. 1. Vị trí và vai trò của thương mại quốc tế. a. Vị trí của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế có vị trí quan trọng trong kinh tế thị trường ở nước ta. Xác định rõ vị trí của thương mại quốc tế cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển. Trước hết, thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng là một bộ phân hợp thành của tái sản xuất. Thương mại nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống dẫn lưu, tạo sự liên tục của quá trình tái sản xuất. Khâu này bị ách tắc sẽ dẫn đến sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của những nhà đầu tư để thu lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Bởi vậy kinh doanh thương mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai. b. Vai trò của thương mại quốc tế. * Vai trò của thương mại quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. Thương mại quốc tế phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước, kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm bật dậy các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng. Thương mại quốc tế góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế. Đó cũng là con đường để đưa kinh tế nước ta có bước phát triển nhảy vọt và nâng cao vị thế uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. * Vai trò của thương mại quốc tế ở doanh nghiệp. Thương mại quốc tế là một bộ phận của thương mại cho nên trước hết nó là mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Thương mại quốc tế giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp diễn ra bình thường và nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống chính sách của Nhà nước nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Nó ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân vào quá trình phân công lao động quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế có liên quan mật thiết với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nó là công cụ có hiệu lực để thực hiện chính sách đối ngoại, mở mang quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời chính sách đối ngoại tạo điều kiện giúp các tổ chức kinh tế tiếp cận với thị trường, khách hàng nước ngoài để mở rộng hoạt động thương mại quốc tế. Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của Nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở mang hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu kinh tế, chính trị, xã hội trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Những công cụ và chính sách chủ yếu được áp dụng trong thương mại quốc tế là: a. Chính sách thuế quan. * Khái niệm: Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu... Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm vi hạn chế và mức thuế suất không cao. Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu. Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước. * Tác động của thuế quan. P D S Pt B C Po A H G E Pw 0 Q1 Q3 Q4 Q2 Q Được phân tích với trường hợp một nước nhỏ áp dụng thuế quan nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng đối với sản xuất, tiêu dùng, phân phối thu nhập qua mô hình đường cung, đường cầu như sau: Trong đó: - S, D là đường cung và đường cầu trong nước. - P0 và Pw là giá hàng hoá nhập khẩu trong điều kiện tự do thương mại . - Pt: Giá hàng nhập khẩu sau khi đánh thuế nhập khẩu với thuế suất là t. Pt = P0 + T = P0(1 + t) Trước khi có thuế nhập khẩu thì: + Cung trong nước là Q1 + Cầu trong nước là Q2. + Mức nhập khẩu là Q2-Q1. Khi có thuế nhập khẩu thì : + Giá hàng hoá ở thị trường nội địa tăng từ P0 đến Pt. + Mức cung trong nước từ Q1 lên Q3 + Mức cầu trong nước giảm từ Q2 xuống Q4. + Mức nhập khẩu trong nước giảm từ (Q2-Q1) đ (Q4-Q3) Qua mô hình trên ta có thể nhận xét như sau: - Đối với người tiêu dùng thì khi có thuế nhập khẩu lợi ích thặng dư của người tiêu dùng sẽ bị giảm xuống do hai nguyên nhân là họ phải mua hàng với giá cao hơn, khối lượng hàng hoá tiêu dùng có thể bị cắt giảm (đó là diện tích hình thang P0PtCE. - Đối với người sản xuất trong nước thì khi có thuế nhập khẩu thặng dư của người sản xuất tăng do họ bán được hàng hoá với giá cao hơn và khối lượng hàng hoá bán được lớn hơn và được xác định bởi diện tích hình thang P0PtAB. - Đối với thu nhập của chính phủ từ thuế nhập khẩu được xác định bằng hình thang BCGH. - Thiệt hại ròng của xã hội khi có thuế nhập khẩu sẽ được đo bởi diện tích của hai hình tam giác đó là tam giác ABH, tam giác CEG. Tam giác ABH là do quy mô sản xuất trong nước được mở rộng tới mức có chi phí cao hơn mức trung bình trung của thế giới. Tam giác CEG là do khối lượng của hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội địa bị cắt giảm. * Kết luận: Qua mô hình phân tích như trên, thuế quan nhập khẩu có những ảnh hưởng tích cực đồng thời cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của một nước cụ thể như: - Những ảnh hưởng tích cực: Tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển, mở rộng quy mô, tạo thêm việc làm cho người lao động. Thực hiện chính sách thuế nhập khẩu sẽ góp phần làm tăng doanh thu ngân sách cho Nhà nước. Góp phần kích thích các nhà sản xuất trong nước đầu tư đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh của họ trên thị trường trong và ngoài nước. - Những ảnh hưởng tiêu cực: Gây ra thiệt hại cho toàn xã hội mà trực tiếp là người tiêu dùng phải gánh chịu, đồng thời lợi nhuận đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu cũng có thể bị giảm sút. Nếu các doanh nghiệp được bảo hộ bằng thuế nhập khẩu làm ăn kém hiệu quả thì sẽ dẫn tới tình trạng sản xuất trong nước bị trì trệ làm cho hàng hoá cung cấp trên thị trường nội địa bị khan hiếm, do đó sẽ làm gia tăng thiệt hại đối với người tiêu dùng và có thể gây ra hiện tượng hoạt động buôn lậu làm thất thu ngân sách cho Nhà nước. Nếu Chính phủ đánh thuế quá cao và trong thời gian dài thì các doanh nghiệp sẽ tìm cách trốn thuế. b. Hạn ngạch. * Khái niệm: Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là một năm đối với một thị trường cụ thể. Như vậy hạn ngạch nó hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Do mức cung thấp giá cân bằng sẽ cao hơn trong điều kiện thương mại tự do. Như vậy hạn ngạch tương đối giống với thuế nhập khẩu. Giá hàng nhập nội địa đối với người tiêu dùng tăng lên và chính giá cao này cho phép nhà sản xuất nội địa kém hiệu quả sản xuất ra một sản lượng cao hơn so với điều kiện thương mại tự do. Hạn ngạch cũng dẫn đến sự lãng phí của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu. Xét về ý nghĩa bảo hộ, hạn ngạch cũng có tác động như thuế quan. Hạn ngạch nhập khẩu là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa. Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng nhập khẩu. Đối với thuế quan lượng hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của cung cầu và thường không thể biết trước được. Như vậy xét về mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm những loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rât lớn cho những người may mắn xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay sản phẩm và thị trường đặc biệt. ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với 4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD, SKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian nhất định. c. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là những quy định của nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá trong hoạt động buôn bán với nước ngoài nhằm hạn chế bớt những hàng hoá kém chất lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc những hàng hoá kém chất lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dẫn đến làm mấy uy tín đối vơí khách hàng do đó sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Cụ thể là Nhà nước sẽ đưa ra những quy định về việc bảo đảm an toàn cho sức khoẻ con người đối với những hàng hoá là lương thực, thực phẩm (quy định về nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, thời hạn sử dụng, bao bì đóng gói...). Quy định về mức gây ô nhiễm môi trường sinh thái đối với những sản phẩm làm bằng máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất, phương tiện giao thông vận tải. d. Trợ cấp xuất khẩu. Ngoài trường hợp hạn chế nhập khẩu đã trình bày ở trên, các nước còn dùng chính sách ngoại thương để nâng đỡ xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ trong nước ra nước ngoài đặc biệt là đối với hàng hoá mới tham gia xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông qua chính sách tín dụng hoặc bằng cách trợ giá. e. Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu là một chương trình kinh tế quan trọng của mỗi nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp hữu hiệu để các nhà kinh doanh thu được lợi nhuận tối đa khi hướng hoạt động kinh doanh ra thế giới. Điều kiện cần thiết đầu tiên là duy trì tỷ giá hối đoái thích hợp để cho các nhà sản xuất kinh doanh thương mại trong nước khi bán các sản phẩm, dịch vụ của họ ra thị trường thế giới. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển thực hiện chiến lược xuất khẩu (sản xuất hướng về xuất khẩu) cũng như ở Việt Nam trong thời gian qua là phải tiến hành phá giá thường kỳ để đạt được mức tỷ giá cân bằng được thị trường chấp nhận và sau đó duy trì tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả đang bị lạm phát ở trong nước. Thứ hai, muốn các nhà sản xuất kinh doanh hướng ra thị trường thế giới, thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của vệc sản xuất cho thị trường nội địa. Điều này đòi hỏi giảm thuế quan có tính chất bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đãi và tránh quy định hạn ngạch số lượng nhập khẩu, các nhà sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất cho nên lợi nhuận sản xuất thay thế nhập khẩu phải giữ ở mức độ phù hợp với lợi ích xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ bằng thuế quan không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thấp hơn đối với các mặt hàng. Thứ ba, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả chính sách đẩy mạnh xuất khẩu phải duy trì giá cả tương đối các yếu tố sản xuất trong nước ở mức độ phản ánh sự khan hiếm của chúng. Nguyên tắc cơ bản là xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều nhất yếu tố sản xuất có sẵn của nền kinh tế. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp bất cứ thành phần nào của nền kinh tế quyết định đầu tư hay sản xuất phù hợp với nguyên tắc đó thì giá cả tương đối họ trả cho lao động, vốn, đất đai không được quá chênh lệch với giá được hình thành bởi những lực lượng thị trường cạnh trên cơ sở quan hệ cung cầu các nguồn lực đó. Nếu lao động dồi dào thì tiền lương và các chi phí khác về nhân công phải thấp, còn vốn khan hiếm thì giá phải cao đối với nhà đầu tư. f. Chính sách đối với cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại. Trong hoạt động thương mại quốc tế giữ vững được cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần củng cố nền độc lập và tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên để giữ cán cân thanh toán cân bằng không có nghĩa là phải hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn. Cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết tốt các biện pháp sau: - Phải có quy chế chặt chẽ trong việc vay vốn nước ngoài. Mỗi dự án vay vốn nước ngoài phải hướng vào mục tiêu sản xuất đặc biệt là sản xuất cho xuất khẩu. Khi xây dựng phương án vay phải đồng thời xây dựng phương án trả nợ kèm theo và phải có thế chấp thì ngân hàng mới bảo lãnh. - Phải có kế hoạch trả nợ dần những khoản nợ quá hạn và trả những khoản nợ đến hạn, để vừa bảo đảm uy tín với quốc tế vừa tránh tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con, vừa tạo điều kiện tiếp tục vay mượn dễ dàng cho người sản xuất kinh doanh. Về cán cân thương mại, hướng chủ yếu là giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất - nhập với hình thức đa dạng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, quy mô xuất nhập khẩu ngày càng tăng và tiến tới xuất siêu. Để giải quyết yêu cầu về cán cân thương mại, Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích hợp để sớm hình thành những vùng chuyên canh, những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô lớn và có quy trình công nghệ hiện đại. - Nhà nước phải có chính sách thích hợp để khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia làm hàng xuất khẩu với chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế. III. Sự cần thiết phát triển quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 1. Vai trò của thị trường Mỹ trong quan hệ thương mại toàn cầu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm 50% GDP thế giới, 65%thu nhập tư bản, 1/3 buôn bán quốc tế. Tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới tuy giảm song hiện nay vẫn giữ ở mức 22% GDP thế giới (năm 2000 GDP của Mỹ đạt gần 8000 tỷ USD). Với diện tích khoảng 9,4 triệu Km2 và dân số trên 263,43 triệu người đã làm cho Mỹ thực sự trở thành một cường quốc kinh tế số một, vì đây là một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Các "con Rồng" Châu á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh được thị phần khá lớn tại thị trường này. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Mỹ chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn thế giới: Mỹ là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới, xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới và hàng nông sản Mỹ chiếm trên 21% khối lượng buôn bán hàng nông sản chung của thế giới. Đồng thời, Mỹ là nước nhập khẩu thuỷ sản và dệt may lớn nhất thế giới. Điều này có thể khẳng định rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ, vì Mỹ là một thị trường có sức mua lớn và một nền tảng khoa học công nghệ cao. Mỹ là một quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, WB, IMF... bởi Mỹ có tiềm lực tài chính đóng góp nhiều và theo đó quyền phủ quyết áp đảo trong các tổ chức này rất lớn. Bên cạnh đó đồng USD có vai trò thống trị thế giới. Với 24 nước gắn trực tiếp đồng tiền của họ vào đồng USD, trên 55 nước “neo giá” vào đồng USD để thị trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toán giá trị đồng tiền của mình và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi phối hàng năm khoảng 8000 tỷ USD (trong khi đó các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào khoảng 3800 tỷ USD, thị trường EU khoảng 4000tỷ USD),... mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nền tài chính quốc tế. Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Hoa Kỳ bao giờ cũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm làm thích ứng, thậm chí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới. Với tiềm năng to lớn và những ưu thế nêu trên, trong những thập kỷ tới, Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một của thế giới, và đặc biệt đóng vai trò chi phối đối với nền kinh tế và thương mại trong khu vực cũng như trên toàn cầu. 2. Sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ của Việt Nam. Mỹ trước hết là một thị trường xuất khẩu khổng lồ, với sức mua lớn, đa dạng về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hoá. Mặt hàng xuất khẩu chính của Mỹ chủ yếu là sản phẩm chế tạo như máy móc văn phòng, thiết bị viễn thông, thép và sản phẩm thép, ô tô và phụ tùng ô tô, hoá chất... sản phẩm nhập khẩu chính của Mỹ là thực phẩm, quặng các loại, kim loại màu, nhiên liệu chủ yếu là dầu mỏ, hàng dệt và may mặc, giầy dép ngoài ra còn là những sản phẩm chế tạo như thiết bị điện tử, ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, hoá chất... Phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ các nhà doanh nghiệp Việt Nam sẽ khai thác được nhiều lợi thế thương mại của Việt Nam như một số mặt hàng nông sản, may mặc... và nếu Quốc hội hai nước phê duyệt Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, sẽ là điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của Việt Nam lưu hành trên đất Mỹ. Xúc tiến quan hệ thương mại với Mỹ sẽ tạo điều kiện gián tiếp cho hoạt động thu hút nhiều hơn nữa các Công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam, điều này đặt nền móng cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường láng giềng của Mỹ. Tăng cường giao dịch buôn bán với Mỹ giúp Việt Nam ngày càng hoà nhập hơn nữa vào thị trường thế giới, vào xu hướng toàn cầu hoá thương mại hoá từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia đầy đủ hơn nữa vào cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện để cải thiện hơn nữa mạng lưới buôn bán của mình với các nước ASEAN, giúp cho Việt Nam theo kịp nhịp độ tự do buôn bán với các nước trong cùng khối, mở đường cho sự tham gia toàn diện của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác kinh tế với các thành viên của khối. Hợp tác với Mỹ, một nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến vào bậc nhất trên thế giới trong hầu hết các lĩnh vực và luôn có nhu cầu, khả năng trao đổi công nghệ sẽ là cách tốt nhất để Việt Nam tiếp cận và chia sẻ những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ Thương mại VIệt- Mỹ. Trong quan hệ thương mại toàn cầu, mỗi nước có những nét khác biệt ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ thương mại các nước như luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hoá và cạnh tranh... Đối với mỗi nước, mỗi môi trường khác nhau, nhà nước phải đưa ra được những chính sách thương mại phù hợp dựa trên cơ sở tìm hiểu phân tích đánh giá môi trường đó. Mỹ và Việt Nam là hai nước có sự khác biệt rất lớn về luật pháp, văn hoá, chính trị, kinh tế cũng như trong chính sách kinh tế thương mại của mỗi nước. Sự khác biệt này có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Cụ thể là: 1. Môi trường luật pháp. Mỹ là nước có hệ thống luật pháp theo tập quán (thường luật). Đây là hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở truyền thống, tiền lệ, phong tục, tập quán và các toà án thực hiện một vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ luật pháp trên cơ sở các đặc điểm ấy. Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, nó bao gồm luật thương mại quốc tế (luật xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ...), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật ngân hàng... Giữa các nước thường tiến hành ký kết các hiệp định, hiệp ước và dần dần hình thành nên luật khu vực và luật quốc tế. Thực tế thế giới trong những năm qua đã chỉ ra rằng cùng với sự xuất hiện các liên minh kinh tế, liên minh chính trị, liên minh thuế quan... đã xuất hiện những thoả thuận mới, đa dạng song phương hoặc đa phương, đang tạo điều kiện cho kinh doanh buôn bán trong khu vực, quốc tế. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chỉ trên cơ sở nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước, mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh... và ở đâu và cái gì là chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Hệ thống luật pháp của Mỹ rất ổn định và có tính chất toàn diện đối với các hoạt động kinh tế trong nước. Vì vậy việc kinh doanh buôn bán với Mỹ độ rủi ro do biến động luật pháp là thấp. Việt Nam là nước có hệ thống luật dân sự (dân luật). Đây là hệ thống luật dựa trên tập hợp rất chi tiết, cụ thể các điều luật để xây dựng thành bộ luật. Việt Nam có nền kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện do đó rủi ro do biến động của luật pháp thường xuất hiện. Vậy luật pháp của Việt Nam và Mỹ có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ buôn bán giữa hai nước đòi hỏi mỗi quốc gia phải điều chỉnh hoạt động của mình cho thích ứng, các doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt để đáp ứng nhanh với những quy định mới về luật cuả từng nước. 2. Môi trường chính trị. Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh buôn bán quốc tế. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường nước ngoài. Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội. Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh buôn bán trên thị trường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở các nước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động. Mỹ là nước đi theo chế độ cộng hoà đa nguyên, đa đảng, Tổng thống có vai trò rất lớn. Còn Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa tình hình chính trị ổn định. Sự khác nhau về hệ thống chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ buôn bán giữa hai nước. Chính vì vậy đòi hỏi nhà nước nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng khi tham gia kinh doanh với các đối tác Mỹ phải tìm hiểu môi trường chính trị của họ để hạn chế rủi ro do môi trường chính trị gây ra. 3. Môi trường kinh tế. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gia nói riêng, của các quốc gia trong khu vực và thế giới nói chung có tác động trực tiếp đến quan hệ kinh doanh buôn bán giữa các nước. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Sự can thiệp của Chính phủ nhiều hay ít vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi, khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho các doanh nghiệp. Mỹ là nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới, do đó tính ổn định về kinh tế và các chính sách kinh tế tương đối cao. Các chính sách kinh tế thương mại của Hoa Kỳ dù hướng vào nhu cầu trong nước hay hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, đều mang đặc tính chi phối và các xu thế phát triển quốc tế. Tầm vóc và động thái phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ như bây giờ, thật dễ thấy là đã vượt quá xa so với nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế Hoa Kỳ đang dẫn dắt các nền kinh tế quốc tế bước vào làn sóng công nghiệp hoá thứ tư thì Việt Nam mới bắt đầu bước vào những chặng đầu tiên của tiến trình công nghiệp hoá. Xuất phát muộn, thấp, lại vừa mới chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường... sự hợp tức kinh tế thương mại giữa “người khổng lồ” và “chú bé tí hon” sẽ rất khó khăn, thường là không bình đẳng và trong ngày một ngày hai, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể thích ứng được ngay với “luật chơi” hiện tại của nền kinh tế Hoa Kỳ. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ thương mại giữa hai nước. 4. Môi trường văn hoá và con người. Văn hoá được hiểu như một tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả các khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự khác nhau giữa văn hoá phương Tây (Mỹ) với văn hoá phương Đông (Việt Nam) là “hàng rào chắn” hoạt động buôn bán giữa hai nước. Con người Mỹ làm ăn theo kiểu tác phong công nghiệp, tính thực dụng và tinh thần tôn trọng pháp luật rất cao. Do đó khi làm ăn buôn bán với người Mỹ chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ văn hoá của họ để thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài. Ngoài những nhân tố trên ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều nhân tố khác cũng có tác động trực tiếp tới quan hệ này như mô trường cạnh tranh của hai nước, các chính sách thương mại (chính sách thuế, hạn ngạch, hàng rào phi thuế quan...). Chương II Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ I. Chính sách Thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ. 1. Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam. a. Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu. * Chính sách thuế nhập khẩu. Biểu thuế xuất nhập khẩu của ta chưa phản ánh được các chính sách phát triển công nghiệp mà chỉ đơn thuần tính toán đến nguồn thu ngân sách. Trong biểu thuế hiện nay của ta không có thuế suất đánh vào hàng nước không được hưởng MFN. * Chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu: chính sách của ta trong lĩnh vực này được áp dụng cho khá nhiều đối tượng như sau: Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi ngày 1/1/2000 quy định hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô dự án thì được miễn giảm thuế nhập khẩu. Theo luật thuế xuất nhập khẩu quy định hàng viện trợ không hoàn lại, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm, hàng trả nợ nước ngoài của chính phủ được miễn thuế xuất nhập khẩu và hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học giáo dục và đào tạo, hàng gia công cho nước ngoài, hàng tạm nhập tái xuất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng là quà biếu được xét miễn giảm thuế nhập khẩu. b. Hạn ngạch và giấy phép. Hiện nay ta đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với nhiều loại hàng hoá dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo các quy định hiện hành của pháp luật đến hết năm 1996 trong số 1235 mặt hàng HS 4 số trong biểu thuế nhập khẩu của ta thì có 566 mặt hàng bị quản lý bằng số lượng và cấm xuất nhập khẩu và 682 mặt hàng không bị quản lý (tự do xuất nhập khẩu). Cụ thể từng loại như sau: - 408 mặt hàng bị quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu. - 85 mặt hàng bị quản lý bằng hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu. - 94 mặt hàng bị cấm nhập khẩu. - 69 mặt hàng bị cấm xuất khẩu. - 15 mặt hàng phải xuất khẩu qua đầu mối. Hạn ngạch là biện pháp quản lý được WTO chấp nhận trong một số tình huống và hoàn cảnh đặc biệt. Trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế WTO, ta còn có thể giữ một số hình thức quản lý nhập khẩu hiện hành trong một thời gian như lịch trình cắt giảm hàng rào thương mại mà ta sẽ cam kết với các nước thành viên WTO. Bảng 1: Việt Nam cam kết quốc tế về bãi bỏ giấy phép một số hàng xuất nhập khẩu. Tên hàng Với AFTA Quỹ Miyazawwa Với mỹ Với IMF I. Xuất khẩu Gạo Không cam kết Không cam kết Không cam kết Dự kiến 2001 Dệt may Không cam kết Không cam kết Không cam kết Đấu thầu II. Nhập khẩu Dầu thực vật 2003 2004 2005 Như AFTA Rượu Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xi măng 2002 2007 2007 Như AFTA Clinker 2001 2007 2007 Như AFTA Phân bón 2003 2007 2006 Như AFTA Giấy 2003 2005 2006 Như AFTA Gạch ốp lát 2003 2003 2004 Như AFTA Kính xây dựng 2002-2003 2004 2007 Như AFTA Thép 2001-2002 2007 2007 Như AFTA Ô tô Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xe máy Không cam kết 2005 2006 Sau 2003 Xăng dầu Không cam kết 2007 2008 Sau 2003 Đường 2013 2010 2011 Sau 2003 Trứng gia cầm Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết Gạo Chưa cam kết Chưa cam kết Bãi bỏ ngay Chưa cam kết Nguồn: GSO - Việt Nam c. Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu. Đại hôi VIII của Đảng đã khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu những mặt hàng có hiệu quả. Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu là chấp nhận xu thế mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh và không dùng biện pháp bảo hộ để thúc đẩy nền kinh tế trong nước mà đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu để tăng quy mô sản xuất nhờ vào thị trường nước ngoài. Chiến lược này khác với chiến lược thay thế nhập khẩu thường hay dùng các biện pháp bảo hộ để phát triển. d. Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện thành công chiến lược phát triển xuất khẩu nêu trên, về phía Chính phủ dự kiến sẽ áp dụng một số chính sách khuyến khích xuất khẩu sau: - Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp bằng cách xoá bỏ hẳn các giấy phép kinh doanh xuất khẩu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như buôn bán. - Khuyến khích đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu với mọi thành phần kinh tế và dành ưu tiên tối đa cho sản xuất hàng xuất khẩu trên nguyên tắc các doanh nghiệp trong nước bằng hoặc hơn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. - Khuyến khích đầu tư qua thuế, tạo nguồn vốn, ngoại tệ, bảo hiểm xuất khẩu, xoá bỏ những phiền hà về thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại . - Hàng gia công cho nước ngoài cũng là nguồn quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Nhà nước chủ trương tiếp tục khuyến khích hình thức này. Đây là cách thức giảm giá đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu bằng cách miễn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra chúng ta còn áp dụng các chính sách như : hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo vệ an ninh, xã hội, môi trường, sức khoẻ thuế lợi tức, thuế doanh thu... 2. Những chính sách thương mại chủ yếu của Hoa Kỳ. a. Chính sách thuế quan. Hoa Kỳ áp dụng thuế quan tính theo % (ad valorem duty) trên cơ sở giá FOB trong khi phần lớn các nước khác tính theo giá CIF. Vì giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ bằng thuế quan của Hoa Kỳ do vậy cũng thấp hơn các nước khác. Biểu thuế quan năm 1999 của Hoa Kỳ bao gồm 10.173 dòng thuế, cấp độ HS 8 số. * Miễn thuế. Năm 1999, 29,7% số dòng thuế của Hoa Kỳ (không kể mức thuế trong hạn ngạch thuế quan “In - Quota tariff”) có mức thuế bằng 0%. Khi Hoa Kỳ thực hiện miễn thuế các sản phẩm công nghệ thông tin, theo hiệp định Công nghệ thông tin (ITA) của WTO, thì sẽ có thêm 1,4% số dòng thuế có thuế suất bằng 0%. * Thuế cụ thể (specific duty). Thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compound tariff) là một nét đặc thù của biểu thuế quan Hoa Kỳ. Năm 1999, các loại thuế này áp dụng cho 12,9% số dòng thuế và chủ yếu đánh vào hàng nông sản thực phẩm chế biến, giầy dép, thiết bị chính xác, hoá chất, hàng dệt. So với thuế tính theo phần trăm (ad valorem duty) thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compound tariff) có tính bảo trợ cao hơn và gây nhiều khó khăn hơn cho các nhà xuất khẩu. Nếu quy đổi tương đương mức thuế tính theo phần trăm thì mức độ bảo hộ của các thuế suất cụ thể này từ 40,6% tới 232,2%. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đều tính toán và công khai giá trị tương đương thuế quan phần trăm đối với phần lớn các mức thuế cụ thể. Các mức giá trị tương đương này do cơ quan USITC tính và cung cấp cho doanh nghiệp có nhu cầu. * Hạn ngạch thuế quan (tariff quota). Thực hiện cam kết thuế hoá các biện pháp phi thuế của vòng đàm phán Urugoay. Hiện nay Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với thịt bò, sản phẩm sữa, đường và một số sản phẩm lạc, đường, thuốc lá và bông. Khoảng 198 dòng thuế chịu áp dụng biện pháp này. Mức thuế trong hạn ngạch trung bình là 9,5% trong khi mức thuế ngoài hạn ngạch trung bình là 55,8%. * Thuế suất MFN. Mức thuế suất trung bình hiện nay của Hoa Kỳ thuộc vào loại thấp nhất thế giới và đang có xu hướng ngày càng giảm. Thuế suất áp dụng (applied tariff) trung bình của Hoa Kỳ đã giảm từ 6,4% năm 1996 xuống 5,7% năm 1999. Tuy nhiên mức thuế áp dụng đối với một số nhóm sản phẩm như động vật sống, thịt, thực phẩn chế biến, nước giải khát, thuốc lá lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 1996-1999. Nhìn chung mức thuế suất trung bình áp dụng đối với hàng nông nghiệp là 10,7% cao gấp hai lần mức thuế áp dụng đối với hàng công nghiệp (4,7%). Bảng 2: Mức thuế MFN và thuế suất phổ thông của Hoa Kỳ đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. STT Mặt hàng Thuế suất MFN % Thuế suất phổ thông % Mức chênh lệch % 1 Gạo 1.7 6.5 4.8 2 Sản phẩm dệt 10.7 55.1 44.8 3 Sản phẩm may mặc 13.4 68.9 55.5 4 Hạt ngũ cốc 0.6 4.0 3.4 5 Rau quả hạt 5.4 20.8 15.4 6 Hạt có dầu 5.2 35.4 27.2 7 Sợi có nguồn gốc thực vật 0.3 1.6 1.3 8 Thịt gia súc (bò, ngựa) 3.4 23.9 20.5 9 Thiết bị điện tử 2.8 34.0 31.2 10 Hải sản 0.0 1.7 1.7 11 Dầu thực vật 3.7 12.8 9.1 12 Sản phẩm sữa 27.8 29.7 1.9 Nguồn: Emiko Fukase and Will Martin, the effect of the US’s Grantin MFN status to Việt Nam, World Bank. * Thuế leo thang (tariff escalation). Mức thuế áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh cao hơn chút ít đối với thuế suất áp dụng cho hàng sơ chế. Tuy nhiên, giữa hàng sơ chế và nguyên liệu thì chênh lệch về thuế suất là khá lớn, kể cả đối với sản phẩm nông nghiệp. Trong thời gian tới khi Hoa Kỳ tiếp tục cắt giảm thuế theo các cam kết trong WTO thì sự chênh lệch này càng lớn. Đây là một trong những cách thức mà các nước phát triển thường áp dụng để khuyến khích nhập nguyên liệu, hạn chế việc phát triển các ngành chế tạo có giá trị gia tăng cao ở các nước khác. Mặc dù đã được nêu ra tại diễn đàm WTO, nhưng hiện chưa có cam kết cụ thể nào về vấn đề này. * Thuế ưu đãi. Hoa Kỳ áp dụng thuế ưu đãi theo hai phương thức cơ bản: ưu đãi đơn phương và ưu đãi có đi có lại. Ưu đãi đơn phương : Hoa Kỳ dành ưu đãi thuế cho các nước được hưởng quy chế GSP và các nước thuộc các chương trình CEBRA và ATPA. Ưu đãi có đi có lại: Hoa Kỳ áp dụng thuế ưu đãi cho Canada và Mexico theo hiệp định NAFTA và Israel theo Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ - Israel. Bảng 3: So sánh các mức thuế ưu đãi. Nhóm nước đối tác Tỷ trọng nhập khẩu % Thuế suất trung bình đơn giản % Thuế suất % Công nghiệp Nông sản Các nước được hưởng MFN 57.5 5.7 4.7 10.7 Canada 19.2 0.8 0.0 5.0 Mehco 7.3 1.1 0.5 4.5 Israel 0.8 0.8 0.0 5.2 Các nước được hưởng GSP 12.5 4.1 3.1 9.2 Nguồn: Trade policy Review of the US * Quy chế về xuất xứ. Tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi nhãn về nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ nhận biết. Tuy nhiên nếu sản phẩm được nhập khẩu để tiếp tục chế biến một cách cơ bản tại Hoa Kỳ thì không yêu cầu phải ghi nhãn xuất xứ. Một số sản phẩm như đồng hồ, sắt và ống thép, rượu vang và nước giải khát có mạch nha phải tuân thủ các quy định đặc biệt về ghi nhận xuất xứ. Các sản phẩm có nhãn xuất xứ làm người tiêu dùng hiểu sai về xuất xứ của sản phẩm hay các nhãn bị cấm theo quy định của luật về nhãn hiệu thương mại sẽ bị tịch thu hoặc cấm nhập khẩu. Đối với sản phẩm dệt, may Hoa Kỳ có quy định về xuất xứ riêng. Bảng 4: Tỷ lệ thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi có tối huệ quốc và không có tối huệ quốc. TT Loại hàng hoá Bình quân đơn giản % Bình quân theo trọng lượng hàng (Weighted)% Có THQ Không THQ Trọng lượng NK 1994 Trọng lượng NK 1995 Trọng lượng NK 1996 1 Gạo 1.7 6.5 Na Na Na Na Na Na 2 Lúa mỳ 3.5 10.0 Na Na Na Na Na Na 3 Ngũ cốc 0.6 4.0 Na Na Na Na 1.4 3.6 4 Rau, quả, hạt 5.4 20.8 0.2 1.8 0.3 2.9 0.1 1.2 5 Hạt có dầu 8.2 35.4 0.0 1.6 Na Na 0.0 0.0 6 Mía đường. Củ cải đường 2.1 Na Na Na Na Na 2.5 Na 7 Sợi thực vật 0.3 16 Na Na Na Na 0.0 0.0 8 Sản phẩm cây trồng 2.8 18.2 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 9 Bò, cừu, dê, ngựa 0.7 7.8 Na Na Na Na Na Na 10 Sản phẩm động vật 1.2 5.6 3.1 12.4 2.5 14.2 1.5 11.1 12 Len, tơ tằm 0.6 0.0 Na Na Na Na Na Na 13 Lâm sản 0.0 1.7 Na Na Na Na 0.0 0.0 14 Hải sản 0.4 3.9 0.0 0.0 0.2 4.2 0.0 0.0 15 Than 0.0 0.0 0.0 0.0 Na Na Na Na 16 Dầu lửa 0.2 0.6 Na Na Na Na 0.4 1.3 17 Ga 0.0 0.0 Na Na Na Na Na Na 18 Khoáng sản 0.7 10.0 3.4 7.5 1.1 10.0 1.3 10.3 19 Thịt bò, cừu, dê, ngựa 3.4 23.9 Na Na Na Na Na Na 20 Sản phẩm thịt 4.7 23.1 Na Na Na Na Na Na 21 Mỡ và dầu thực vật 3.7 12.8 0.0 Na Na Na Na Na 22 Sản phẩm sữa 27.8 29.9 Na Na Na Na Na Na 23 Gạo đã chế biến 5.8 23.6 8.8 35.0 8.8 35.0 8.8 35.0 24 đường 10.3 20 Na Na Na Na Na Na 25 Thực phẩm 5.5 19 0.3 1.1 0.3 1.3 0.5 1.9 26 Sản phẩm đồ uống và thuốc lá 16.8 92 2.8 18.1 4.5 22.1 2.2 17.4 27 Hàng dệt 10.3 55.1 6.7 63.8 9.6 58.2 4.4 38.5 28 hàng may mặc 13.4 68.9 13.5 56.4 13.1 52.5 14.3 58.0 29 Sản phẩm da 5.6 33 11.9 46.3 9.2 28.4 8.4 22.8 30 Sản phẩm gỗ 2.1 29.4 3.3 38.7 3.5 38.9 3.5 37.3 31 Sản phẩm giấy in ấn 1.3 22.7 0.9 21.9 0.3 4.1 1.6 25.4 32 Sản phẩm dầu lửa, than 1.3 8.6 Na Na 0.0 4.3 Na Na 33 Sản phẩm hoá chất, cao su, nhựa 4.3 30.3 5.3 24.5 6.4 25.1 30.8 49.6 34 Sản phẩm khoáng chất 4.3 41.6 4.1 42.4 3.6 40.2 3.8 40.4 35 Kim loại mầu 3.7 21.5 Na Na Na Na Na Na 36 Kim loại 3.0 28.0 0.0 0.0 0.0 0.1 0.0 1.1 37 Sản phẩm kim loại 3.6 38.9 Na Na 3.3 43.4 4.5 45.0 38 Xe mô tô và phụ tùng 5.2 18.9 Na Na Na Na Na Na 39 Thiết bị vận tải 3.0 28.4 Na Na Na Na 2.8 28.3 40 Thiết bị điện tử 2.8 34 2.1 35.0 Na Na 4.1 36.8 41 Máy móc và thiết bị 2.9 37.6 3.0 35.7 1.8 46.1 2.4 30.1 42 Hàng chế tạo 3.8 46.7 5.0 47.7 5.6 39.7 13.1 40.9 Tổng số 4.9 35.0 1.9 8.7 1.5 6.2 4.7 11.8 Nguồn: Fukase and Martin, Bảng 2, tr.5 Chú thích: - Trong hầu hết các trường hợp Na trong mục bình quân theo trọng lượng hàng có nghĩa là không buôn bán gì. Một số Na* phản ánh các loại thuế quan cụ thể, những không có các tỷ lệ thuế quan giá trị tương đương theo biểu số dữ kiện arce và Taylor. - Số 11 thiếu từ văn bản gốc b. Các biện pháp phi thuế quan. Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp phi thuế quan chính là cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn chế số lượng. * Cấm nhập khẩu. Các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu. - Sản phẩm có xuất xứ Cuba, Iran, Irắc, CHDCNH Triều Tiên, Libya, Sudan trừ khi có yêu cầu của Bộ tài chính - Kim cương Angola. - Vũ khí, đạn dược. - Động vật hoang dã bị cấm săn bắt tại các nước khác; động vật có xuất xứ tại những nước được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ xác nhận là có bệnh dịch; loài rùa Đại Tây Dương. * Giấy phép nhập khẩu. Các sản phẩm sau đây phải có giấy phép nhập khẩu: - Cây trồng và sản phẩm giống cây trồng. - Động vật và sản phẩm động vật. - Các sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan (ví dụ: đường, sản phẩm sữa...). - Chất ức chế dùng trong dược phẩm. - Khí tự nhiên. - Cá và động vật sống ( kể cả các loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Nước giải khát trưng cất. - Rượu vang và nước giải khát có mạch nha. - Nước trưng cất vì mục đích công nghiệp (bao gồm cả cồn nhiên liệu). - Vũ khí, đạn dược, chất nổ, thiết bị nguyên tử và nguyên liệu. * Hạn chế số lượng. Theo phần 22 luật điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933, Tổng thống Mỹ có quyền áp dụng phí nhập khẩu tới 50% hay áp dụng hạn chế số lượng nhằm làm giảm nhập khẩu tới mức 50% so với mức nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Các biện pháp này hiện nay chỉ áp dụng với các nước không phải thành viên WTO trong đó có Việt Nam. e. Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Các tiêu chuẩn được xây dựng một cách tự nguyện. Thường các tiêu chuẩn do khu vực tư nhân xây dựng không được chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia mà chỉ được áp dụng giữa người mua và người bán. Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) là cơ quan nghiên cứu, tổng hợp và phối hợp các tiêu chuẩn được các đối tượng khác nhau xây dựng lên. Các tiêu chuẩn có thể được dùng để xây dựng các quy định kỹ thuật khi cơ quan quản lý thấy cần thiết. Cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan đến từng nhóm sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm thi hành các tiêu chuẩn này tại cửa khẩu. Việc chứng nhận hợp chuẩn có thể được tiến hành bởi chính quyền liên bang, chính quyền bang, chính quyền địa phương. Đối với nông sản, các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ do phòng an toàn thực phẩm và dịch vụ kỹ thuật thuộc cơ quan dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ nông nghiệp Mỹ cung cấp. Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Bộ dịch vụ y tế và nhân đạo là cơ quan chịu trách nhiệm về tính an toàn của thực phẩm, ban hành các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác. Ngoài ra, các quy định của Bộ nông nghiệp sẽ do các cơ quan sau thi hành: - Cơ quan kiểm định sức khoẻ động thực vật (APHIS): đối với động thực vật. - Cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS): đối với thịt lợn, trứng (trừ thịt ngựa, cừu, gia súc). - Cơ quan quản lý kiểm định đóng gói và lưu kho hạt ngũ cốc (GIPSA). - Cơ quan kiểm định hạt liên bang FGIS. - Cơ quan Marketing nông nghiệp (AMS). - Cơ quan hải quan. 3. Những tương đồng và khác biệt giữa chính sách thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ. Giữa một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường như Việt Nam với một nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ thì sự khác biệt về tính chất, quy mô trình độ phát triển và phạm vi ảnh hưởng của chúng trong nền kinh tế toàn cầu là điều hiển nhiên. Tuy nhiên trong điều kiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trở thành đặc trưng của sự phát triển thế giới, xu hướng tự do hoá về thương mại đầu tư trở thành định hướng chủ đạo cho mọi nền kinh tế quốc gia vươn tới thì dù ở vai trò thuộc nhóm các quốc gia dẫn dắt APEC, WTO, như Mỹ hay đang trong thời kỳ đệ đơn như Việt Nam, các nền kinh tế quốc gia đều mang trong mình tính đồng nhất của quá trình hội nhập. Trên nền tảng của những thể chế, tiêu chí thống nhất, việc tiếp cận thâm nhập và bổ sung cho nhau thông qua các hiệp định song phương và đa phương là một xu thế tất yếu không gì cưỡng nổi. Tìm ra tính đồng nhất và khác biệt trong chính sách kinh tế thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ, do đó là điều hết sức cần thiết để hai nước có thể xác lập, điều chỉnh và rút ngắn con đường đi từ những sự hiểu biết sai lệch đến sự hợp tác với nhau một cách toàn diện và hiệu quả. a. Những khác biệt trong chính sách kinh tế thương mại giữa hai nước. Trong nhìn nhận của thế giới cho đến nay, chính sách kinh tế thương mại của Hoa Kỳ và Việt Nam về căn bản là hoàn toàn khác biệt: * Đó là sự khác biệt giữa một nên kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nên kinh tế thị trường, có xuất phát điểm thấp và đang trong kỳ đầu của tiến trình công nghiệp hoá. Đây là vấn đề dễ thấy, song lại là vấn đề quan trọng trong việc tạo lập các quan hệ hợp tác đích thực. Bởi lẽ, mọi chính sách kinh tế thương mại là sự hợp tác quốc tế đều được quy định bởi mô thức phát triển, tính chất và trình độ của sức sản xuất, vai trò và vị thế của chúng trong nền kinh tế thế giới. Chính sách kinh tế thương mại của Hoa Kỳ dù hướng vào nhu cầu trong nước hay hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, đều mang đặc tính chi phối thế giới và các xu hướng phát triển quốc tế. Điều này được quy định bởi đặc điểm và tiềm lực của nền kinh tế Hoa Kỳ. + Thứ nhất, Hoa Kỳ là một nền kinh tế hùng hậu và hiệu quả nhất. Theo đó, Hoa Kỳ là một thị trường có sức mua rất lớn. Nếu sức tiêu dùng của người dân Châu Âu và Nhật Bản là 1 thì sức mua của người Mỹ là 1,7. Hiện tại xuất nhập khẩu của Mỹ đạt 1400 tỷ USD chiếm khoảng 14% tổng chu chuyển thương mại thế giới. + Thứ hai, Hoa Kỳ là một quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, WB, IMF... bởi Mỹ có tiềm lực tài chính đóng góp nhiều và theo đó quyền phủ quyết áp đảo để trở thành thói quen điều khiển thế giới của Hoa Kỳ. + Thứ ba, đồng USD có vai trò thống trị thế giới. Với nhiều nước gắn chặt trực tiếp đồng tiền của họ vào đồng USD, và “neo giá” vào đồng USD để thì trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng các hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động cuả đồng USD để tính giá trị đồng tiền của mình. Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Hoa Kỳ bao giờ cũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm thích ứng, thậm chí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới theo hướng có lợi cho nó. Do đó, trong các tính toán chiến lược nói chung, các chính sách thương mại nói riêng, Hoa Kỳ thường lưu ý đến vị thế và ảnh hưởng của các nước lớn chứ không phải là các nước nhỏ, mặc dù Mỹ có thói quen rất ít bỏ qua các cơ hội phát triển mang lại từ các quốc gia nhỏ nhất. Mặc dù Hoa Kỳ chưa đánh giá hết các lợi thế của một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế hiện nay Việt Nam đã trở thành một nhân tố “đáng kể”để Hoa Kỳ phải tính đến trong chiến lược kinh tế Châu á - Thái Bình Dương của họ. Điều này cũng đặt ra cho phía Việt Nam là, trong phương hướng phát triển các quan hệ với Hoa Kỳ quan điểm về lợi ích phải được đặt trong một cách nhìn dài hạn, rộng lớn của sự hội nhập từng bước của nền kinh tế Việt Nam vào các nền kinh tế khu vực và thế giới. Càng hội nhập thực sự vào khu vực, Việt Nam càng trở lên sáng giá và có nhiều ưu thế trong tiến trình thực hiện sự hợp tác đầy đủ của Hoa Kỳ với Việt Nam. * Sự khác biệt giữa các chính sách của một nền kinh tế giữ vai trò chủ đạo và dẫn dắt xu thế tự do hoá về thương mại và đầu tư quốc tế với một nền kinh tế đang tiếp cận với xu thế này. Trong khi Mỹ có vai trò to lớn đối với các tổ chức thương mại tự do của các khu vực và thế giới, thì Việt Nam kể từ 28/7/1995, lần đầu tiên trở thành thành viên chính thức của ASEAN và sau đó là của AFTA. Là thành viên mới, đi sau với các tiêu chí phát triển chưa có sự đồng nhất đối với các thành viên khác, Việt Nam đang vấp phải nhiều trở ngại lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế của mình theo các thể chế quốc tế. Ví dụ, các thủ tục, luật lệ, quy định của Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp với những thông lệ và thể chế quốc tế. Vậy chiến lược kinh tế của Hoa Kỳ và Việt Nam có liên quan gì với nhau trong sự khác biệt to lớn này. Trước hết, cần khẳng định Việt Nam tham gia AFTA là con đường đi đến gần hơn các quy chế thương mại của WTO và của Mỹ bởi lẽ hầu hết các quy chế về giảm thuế và phi thuế quan, nguyên tắc xác định nguồn gốc xuất xứ, các quy định về tính giá hải quan, về vai trò của các Công ty tư nhân... trong AFTA đều được các nước ASEAN dựa vào các kết quả của vòng đàm phán urugoay và của WTO. Việt Nam tham gia có hiệu quả vào AFTA sẽ có điều kiện để tham gia tốt vào hoạt động của WTO. Tuy vậy về một phương diện khác, các quốc gia dẫn dắt WTO như Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi khắt khe hơn đối với Việt Nam khi việc dẫn các nguyên tắc quốc tế này vào đàm phán với Việt Nam về các hiệp định kinh tế - thương mại. Điều này gắn liền với việc xác lập một cơ chế chính sách thương mại mở và một nền kinh tế thị trường đích thực mà không riêng gì Hoa Kỳ, bất kỳ một quốc gia nào khi quan hệ với Việt Nam đều phải tính đến. Hơn nữa, Hoa Kỳ bằng vai trò của mình, có thể phủ quyết bất kỳ một nền kinh tế nào muốn gia nhập WTO mà chưa đảm bảo nguyên tắc này. Trường hợp Trung Quốc năm 1996 chưa gia nhập được WTO do vướng mắc về việc ký kết Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ với Mỹ là một ví dụ. Như vậy, có thể nói Hoa Kỳ đã lo xa cho những triển vọng phát triển của nó bằng cách luôn đặt ra các Hiệp định kinh tế song phương trong sự phù hợp với các yêu cầu chuẩn mực của tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế. Sự thật là Hoa Kỳ đã đòi hỏi Việt Nam phải áp dụng quy chế của WTO với 5 nguyên tắc cơ bản: 1) Không phân biệt đối xử với mọi tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài thể hiện trong điều khoản về tối huệ quốc nghĩa là hàng hoá nước ngoài nhập khẩu được đối xử bình đẳng như đối với hàng hoá trong nước. 2) Việt Nam phải gỡ bỏ mọi vướng mắc, và 20 năm sau phải dỡ bỏ hết các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vẫn có thể bảo hộ sản xuất trong nước nhưng phải bằng thuế nhập khẩu, không được dùng hạn ngạch và không tăng thuế để cho mức thuế chung sau 20 năm chỉ còn 0-5%. 3) Thực hiện cạnh tranh công bằng trên thị trường trong nước và thế giới, giữa Công ty tư nhân và Công ty nhà nước, cạnh tranh bằng chất lượng, không được áp dụng bất kỳ ưu tiên, ưu đãi nào. 4) Xác lập và áp dụng quyền được tự bảo vệ trong xuất nhập khẩu. Nếu hàng nước ngoài nhập vào gây lộn xộn thị trường trong nước, gây ảnh hưởng đến sản xuất thì Nhà nước có quyền chặn lại (ví dụ áp dụng luật chống bán phá giá) nhưng phải báo cho bên kia biết. 5) Chính sách và luật thuế phải rõ ràng, công khai. Khi ban hành phải thông báo rộng rãi. Đây là những nguyên tắc mà Việt Nam đều thấy cần thiết để chuyển đổi nền kinh tế của mình. Song là nước nghèo, nếu không phân biệt đối xử, không bảo hộ sản xuất bằng tăng thuế, không có sự ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước, thì Việt Nam liệu có thể duy trì được sự phát triển kinh tế ổn định của mình? Đây là một vấn đề nan giải mà hai cách tiếp cận của hai nền kinh tế tất yếu gặp nhau. Một cách tiếp cận từ phía Hoa Kỳ thuộc về xu thế phát triển chung của thế giới và cách tiếp cận của Việt Nam thuộc về những lợi ích trước mắt để có thể từng bước (chứ không phải ngay lập tức) hội nhập vào xu thế chung. Liệu có phải phía Hoa Kỳ đặt ra cho Việt Nam những đòi hỏi,những tiêu chuẩn quá cao trên cơ sở WTO mà không chịu tính đến thực tiễn và đặc điểm phát triển, hệ thống luật của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi? Chính sách kinh tế thương mại giữa hai nước sẽ luôn luôn bị chi phối bởi những sự khác biệt này. Đây sẽ là một trở ngại rất đáng kể trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ, kể cả khi hai nước đã có hiệp định Thương mại song phương. * Sự khác biệt về các quan điểm chính trị trong nhìn nhận quá khứ, mặc dù đã được giải toả về cơ bản, vẫn còn ảnh hưởng đáng kẻ đến tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong điều kiện ngày nay, chính trị và kinh tế là những nội dung không thể tách biệt. Vì một sự bất đồng nhỏ về chính trị, các quan hệ kinh tế có thể đổ vỡ và ngược lại, từ những hiện tượng xung đột kinh tế, các quan hệ chính trị có thể biến dạng xấu đi, mặc dù những tranh chấp quốc tế hiện đã có cơ chế giải quyết một cách hoà bình, công khai và thoả đáng. Nhìn chung, người ta thường viện dẫn những vấn đề chính trị bất đồng, được ngụy trang dưới những “lý do kỹ thuật” để công khai thực hiện các cuộc trừng phạt về kinh tế. Do đó, tưởng như là những vấn đề ít liên quan, sự khác biệt về quan điểm chính trị rất cần phải được nêu ra để có phương thức ứng xủ trước khi giải quyết các vấn đề về kinh tế. Trong quan hệ với Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề xướng phương châm “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”. Đây không còn là một mong muốn mà là một đánh giá đúng đắn về mối quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh mới. Tuy nhiên những người hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn bị chi phối bởi một số áp lực nhất định từ một bộ phận dư luận bị ám ảnh của quá khứ. Một bộ phận dân cư Mỹ vẫn chưa coi Việt Nam là một đất nước mà vẫn nghĩ tới Việt Nam như một cuộc chiến tranh - một phần của lịch sử Hoa Kỳ. Họ vẫn bị ám ảnh bởi vấn đề quân nhân Mỹ mất tích, tù binh chiến tranh, người bị nạn... Chính vì vậy, việc đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ mất khá nhiều thời gian, bởi lẽ họ vẫn cố tình gắn các vấn đề chính trị thậm chí cả các vấn đề nhân đạo như POW/MIA vào quá trình thương lượng. Cho tới tháng 7-2000 chúng ta mới ký được hiệp định Thương mại Việt Mỹ. Nêu lên 3 sự khác biệt cơ bản trên, có thể rút ra kết luận: Cần phải hiểu đúng vai trò của nền kinh tế Việt Nam trong chiến lược kinh tế quốc tế của Mỹ và Việt Nam cần phải có những chính sách mềm dẻo, linh hoạt vừa phù hợp với nguyên tắc quốc tế, vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình để có những bước đi thích hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới. Cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ cần nhìn nhận đúng hơn về hiện tại, gạt bỏ quá khứ và hướng tới tương lai bằng việc Quốc hội nhanh chóng phê duyệt Hiệp định Thương mại đã ký vừa qua. b. Những tương đồng trong chính sách thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. * Hoa Kỳ và Việt Nam có chung mục tiêu với một nền tảng cơ bản là lấy thúc đẩy kinh tế - thương mại làm chính, tạo dựng cơ hội tham gia thị trường của nhau trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Những chuyển động về chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam đang rất trùng hợp với định hướng mở cửa, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Trong sự ưu tiên chiến lược, Việt Nam muốn đẩy mạnh các quan hệ kinh tế với các nước ASEAN và các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Hoa Kỳ thuộc quốc gia dẫn dắt APEC và do đó phát triển quan hệ với Việt Nam là vấn đề thuộc nội hàm của chiến lược kinh tế Châu á - Thái Bình Dương của họ. Về phần mình, Việt Nam rất mong muốn được bình thường hoá các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ to lớn, công nghệ hiện đại, tri thức quản lý tiên tiến là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, những quốc gia nào được hưởng MFN của Hoa Kỳ, họ sẽ có điều kiện nhanh chóng thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá. Thị trường Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ đều là mới đối với cả hai bên. Nền kinh tế Việt Nam thành công nằm trong sự quan tâm của Hoa Kỳ bởi họ có được một thị trường mới để tăng cường buôn bán và đầu tư, một thị trường để qua đó họ tăng cường sự ảnh hưởng của họ đối với cả khu vực APEC. Cũng như vậy, với việc Mỹ cởi bỏ các trở ngại và ký kết Hiệp định Thương mại, trao cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc. Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu mới, một thị trường công nghệ và quản lý có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thúc dẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tất nhiên cũng không nên có ảo tưởng cho rằng, có quan hệ thương mại với Mỹ, có quy chế tối huệ quốc, nền kinh tế Việt Nam mới cất cánh được. Nội lực và định hướng phát triển đúng bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của một nền kinh tế quốc gia. * Đều là những nền kinh tế thị trường ở những trình độ khác nhau, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bổ sung cho nhau mà không làm phương hại đến các lợi ích của nhau. Cho đến nay, nền tảng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề giải quyết: Hệ thống ngân hàng yếu kém, vấn đề cấp giấy phép cho các dự án kinh doanh còn phức tạp, mất nhiều thời gian, mức độ rủi ro trong kinh doanh cao trong khi tiềm năng về lợi nhuận lại thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Những trở ngại này nếu không được khắc phục tất yếu sẽ làm phương hại đến lợi ích của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước và do đó có thể làm chậm trễ đến việc triển khai các chính sách kinh tế của các nước đối với Việt Nam. Hiện nay, đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng chậm lại ở Việt Nam là một dấu hiệu, nếu không được khắc phục chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta và Hoa Kỳ. Hiện tại, sự bổ sung lẫn nhau của thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Có thể đó là việc đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm được miễn thuế suất từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ như : cà phê, chè, nông sản, hàng dệt may có giá thành thấp - những mặt hàng không mang tính cạnh tranh và mang đặc tính bổ sung vào cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ. Những mặt hàng này đòi hỏi cao về chất lượng nhưng giá bán sẽ không cao so với các thị trường khác nên Việt Nam cần phải có chính sách xuất khẩu thích hợp để đảm bảo uy tín và hiệu quả, kể cả trước mắt và lâu dài. Nhìn chung, Việt Nam chỉ có thể khai thác thị trường Mỹ bằng cách phát huy các lợi thế của mình về nhân công rẻ, giá thành hạ, chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của đa số người tiêu dùng. Có thể là việc khai thác các ưu thế của thị trường Mỹ về phần mềm máy tính (mà hiện tại Việt Nam chủ yếu nhập và hợp tác liên doanh với các Công ty Mỹ) và những thị trường công nghệ khác. Có thể là vấn đề thu hút một phần trong thị trường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hàng năm của Hoa Kỳ. Tóm lại, điểm đồng nhất về lợi ích giữa các nền kinh tế thị trường tất yếu làm cho hai nước dễ dàng xích lại gần nhau và hợp tác với nhau một cách toàn diện. II. Thực trạng quan hệ Thương mại Việt - Mỹ. 1. Tình hình phát triển thương mại của Mỹ năm 1991 - 2000. Ngoại thương là lĩnh vực mà chính phủ Mỹ đặc biệt thành công trong thời kỳ này nhờ “chiến lược xuất khâủ quốc gia” do Tổng thống Bill Clintơn đề xướng nhằm mở rộng sự có mặt của Mỹ trên thị trường thế giới. Mỹ đã từng bước mở rộng thị trường mang tính "bảo hộ cao" của Nhật Bản. Đặc biệt đã khai thác tối đa thị trường nội bộ AFTA, tăng cường xuất khẩu, giành lại thị trường đã mất ở Châu á. Mở cửa thị trường các nước mà Mỹ coi là “thị trường của các nước không tự nguyện”, đồng thời tiếp cận và thâm nhập các “thị trường lớn mới nổi lên” đẩy mạnh nhất thể thương mại hoá khu vực Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh, toàn cầu hoá nền thương mại thế giới. Nhờ tiến hành chiến lược này, ngoài tạo ra được rất nhiều việc làm cho người Mỹ ở nước ngoài, giảm số người thất nghiệp ở mức kỷ lục của Mỹ từ 9,384 triệu người năm 1992 (chiếm 7,5%) xuống còn 7,205 triệu năm 1998 (chiếm 4,7%) và 6,982 triệu người năm 2000 (chiếm 4,1%); đưa tốc độ tăng việc làm từ -0,91% năm 1991 lên 2,3% năm 1994 và tăng đều đặn 1,5% năm 1995, 1,2% năm 1996, 1997, 1,3% năm 1998, 2,8% năm 1999 và 2,6% năm 2000. Riêng thị trường Châu á đã tạo 25 triệu việc làm cho người Mỹ trong giai đoạn 1992-1998 chiếm 40% thương mại Mỹ và thế giới (gần 400 tỷ USD/năm) và 25% thương mại thế giới, gấp 1,5 lần thương mại Mỹ - EU. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đã tăng liên tục từ 421,73 tỷ USD năm 1991 lên 807 tỷ USD năm 1995 và 848 tỷ USD năm 1996, 930 tỷ USD năm 1997 (tăng 9,7% so với năm 1996) và 996 tỷ USD năm 1998 (tăng 7,1%). Cùng với nó là sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu từ 508,36 tỷ USD vào năm 1991, tăng lên 902 tỷ USD năm 1995 và 965 tỷ USD năm 1996, 1002 tỷ USD năm 1997 và 1124 tỷ USD năm 1998, năm 1999 tăng 12%, nhưng chỉ đạt 1,23 ngìn tỷ USD và năm 2000 đạt 1386,5 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 13,5% thị trường xuất khẩu thế giới. Mặc dù là nước công nghiệp mạnh nhất thế giới với nền công nghiệp điện tử, tin học - viễn thông phát triển mạnh, nhưng trong năm 1998, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới và hàng nông sản Mỹ chiếm 21% khối lượng buôn bán hàng nông sản chung của thế giới (năm 1996 chiếm 16,7%). Giá trị hàng nông nghiệp xuất khẩu năm 1998 của Mỹ đạt 65 tỷ USD. Trên thị trường thế giới, sản phẩm của Mỹ đứng đầu danh sách 10 nước có sức cạnh tranh nhất thế giới. Nhập khẩu của Mỹ cũng chiếm thị phần lớn trên thế giới, 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới (1998). Cho đến năm 1998, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu thuỷ sản và dệt may lớn nhất thế giới. Tuy mức thâm hụt thương mại vẫn còn rất lớn, nhưng hiện nay Mỹ đã có những biến đổi lớn trong cơ cấu thị trường thương mại. Giảm dần mức thâm hụt truyền thống trong thương mại với Nhật (1998 chỉ còn 3,96 tỷ USD so với mức 4,34 tỷ USD năm 1997); thiết lập một khu vực đối trọng với EU và Nhật Bản là NAFTA và trong tương lai sẽ tiến tới khu vực tự do Châu Mỹ (FTAA: Free trade area of America ). Bảng 5: Xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1991 - 2000 ( Kim ngạch hàng hoá không tính kim ngạch dịch vụ ) Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu (FOB) Tỷ USD 421.73 448.16 464.77 512.63 584.54 625.07 688.70 712.36 958.5 1013.5 Tốc độ tăng % 6.3 6.2 3.7 10.2 14.0 6.9 10.2 3.4 3.4 5.7 Nhập khẩu (CIF) Tỷ USD 508.36 553.92 603.44 689.22 770.96 822.03 899.02 1032.4 1230 1386.5 Tốc độ tăng % 0.5 9.0 8.9 14.2 11.9 6.6 9.4 14.8 19.0 12.7 Chêng lệch X-N Tỷ USD -86.63 -105.76 -138.67 -176.59 -186.42 -196.96 -210.32 -320.04 -271.5 -373 Nguồn: International Financial Statysticsc. Biểu đồ: Xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1991 - 2000 Mỹ luôn xâm nhập thị trường thế giới bằng sản phẩm đi kèm với dịch vụ tốt nhất của mình. Chính vì vậy, mặc dù phát triển sau các nước Châu Âu nhưng Mỹ đã nhanh chóng vượt qua họ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Khu vực dịch vụ thường chiếm khoảng 69 - 70% GDP, thu hút 70% lao động của Mỹ và có thu nhập cao truyền thống. Nằm trong chiến lược “khai thác tối đa thị trường khu vực”, bạn hàng lớn nhất của Mỹ là Canada và Mexico, hai nước này chiếm 30% thị phần xuất khẩu của Mỹ hiện nay. Trong đó Canada chiếm 22,3 %. Các nước Mỹ La Tinh khác chiếm 16,2 %, như vậy thị trường Châu Mỹ đã chiếm gần một nửa thị phần xuất khẩu của Mỹ. Sau đó là thị trường xuất khẩu sang Châu á chiếm 11,62 %, Nhật Bản chiếm 11,54%. EU chiếm 20,06% thị phần xuất khẩu của Mỹ và các nước khác là 18,25 %. Canada đồng thời cũng là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ, chiếm 19,57% thị phần nhập khẩu của Mỹ hiện nay. Các nước Mỹ La Tinh chiếm 12%, ở ngoài khu vực các nước Châu á cũng vẫn là bạn hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản chiếm 18%, các nước NIES Đông á chiếm 10,79% thị phần nhập khẩu của Mỹ, EU chiếm 17% thị phần, trong đó Cộng Hoà Liên Bang Đức chiếm phần lớn và các thị trường còn lại chiếm 21,7%. Như vậy, khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, và NIES Đông á là các đối tác hàng đầu của Mỹ. Chiến lược mới của Mỹ là xâm nhập mạnh mẽ vào khối “thị trường mới nổi lên”, đó là những nước có thặng dư buôn bán với Mỹ rất lớn như: Trung Quốc 29,5 tỷ USD; Đài Loan 9,6 tỷ USD; Malaixia 7 tỷ USD; Thái Lan 5 tỷ USD. Việt Nam cũng nằm trong khối "thị trường mới nổi lên" ở khu vực Châu á, vì vậy chắc chắn sẽ nằm trong chiến lược xâm nhập mạnh mẽ của Mỹ trong thời gian tới. 2. Tổng quan về thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay. Thời kỳ này cũng là thời kỳ Chính phủ Việt Nam khá thành công trong phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nhờ thực thi chiến lược “hướng về xuất khẩu với những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động”. Cũng gần giống Mỹ, ở những năm đầu giai đoạn này, nhưng nặng nề hơn nhiều, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ suy thoái và hơn nữa là các thị trường truyền thống như Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu bị thu hẹp. Đây là thử thách rất lớn của nền kinh tế đối ngoại Việt Nam làm thay đổi nội dung và phương thức hoạt động. Thị trường truyền thống bị thu hẹp đột ngột đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho các doanh nghiệp và làm cho tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh từ 5.156 triệu USD năm 1990 xuống còn 4.25 triệu USD năm 1991. Trong khí đó, nền kinh tế trong nước phát triển chậm không ổn định, bội chi ngân sách cao, nợ nước ngoài nhiều, khả năng trả nợ thấp, sản xuất công nghiệp nhỏ bé, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và chưa thích nghi được với cơ chế mới. Đồng thời, Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận và bao vây kinh tế, chính sách này đã hạn chế sự giao lưu kinh tế của Việt Nam với các nước trên thế giới, gây nhiều khó khăn cho ta trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Song với những cố gắng không ngừng cùng với chiến lược “hướng về xuất khẩu” vào những năm đầu thập kỷ 90, chính phủ Việt Nam đã vượt qua được khó khăn, đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, phá thế bao vây cấm vận, mở rộng các quan hệ hợp tác với bên ngoài. Về kinh tế đối ngoại, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện các chính sách mở cửa của thời kỳ trước, mở rộng quyền sản xuất kinh doanh trực tiếp xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Ban hành các chính sách khuyến khích làm hàng xuất khẩu như : các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu được ưu tiên mua ngoại tệ, vật tư khan hiếm, những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu được miến giảm thuế. Hàng năm chính phủ quyết định về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu. Trong đó thu hẹp dần danh mục mặt hàng nhà nước quản lý trong hạn ngạch, như quy định những vấn đề cụ thể bảo đảm cho kế hoạch xuất nhập khẩu trong năm được thực hiện. Bắt đầu áp dụng chế độ đấu thầu trong phân bổ hạn ngạch một số mặt hàng nhập khẩu cần thiết. Hệ thống luật pháp, những chính sách và quy định trên tuy chưa thật đồng bộ và hoàn chỉnh nhưng đã tạo ra được khung pháp lý cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó tạo ra những kết quả đáng kể cho ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ này. Bảng 6: Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2000 Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu (FOB) Triệu USD 2087 2581 2985 4054 5499 7256 9269 9356 11540 14308 Tốc độ tăng % 13.38 23.67 15.65 35.81 35.64 31.95 27.74 0.94 23.34 23.99 Nhập khẩu (CIF) Triệu USD 2338 2541 3924 5826 8155 11144 11725 12099 12227 15992 Tốc độ tăng % 15.05 8.68 54.43 48.47 39.98 36.65 5.30 2.95 1.06 30.79 Chênh lệch X-N Triệu USD -2.51 40 -9.39 -1772 -2656 -3888 -2456 -2743 -687 -1684 Nguồn: GSO-Việt Nam. Biểu đồ: Xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2000 Nhờ có chính sách đổi mới của Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kết quả của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được mở rộng từ quan hệ ngoại thương với 40 nước năm 1990 lên đến 108 nước 1995 và hiện nay là 132 nước, trong đó đã tiếp cận được nhiều thị trường với công nghệ cao và nguồn vốn lớn như Nhật Bản, NIES Đông á, EU, Mỹ, ... Việt Nam cũng đã triệt để tận dụng thị trường khu vực Châu á, thị trường này chiếm 65 - 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong cả thời kỳ từ 1991 - 2000. Năm 1998 thị trường Châu á chiếm 67,7% (trong đó Nhật Bản chiếm 19,54%, ASEAN 18,8%, NIES Đông á 21,7%, Trung Quốc 7,6%). Năm 2000 tỷ lệ này đã tăng lên: Nhật Bản 28%, ASEAN 20%, Trung Quốc 8%... Giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991 - 2000 đạt 68,93 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình trong cả thời kỳ là 23,21%. Mức xuất khẩu trên đầu người đã tăng từ 31 USD/người đầu năm 1991 lên 74 USD/người vào năm 1995 và 116,9 USD/người năm 1998 và 187,8 USD/người năm 2000. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cũng được cải thiện, loại hàng phải đầu tư nhiều lao động chiếm tỷ lệ ngày càng cao (từ 14,3% năm 1991 lên 28% năm 1995 và 36,6% năm 1998), hàng thuỷ sản đã qua chế biến từ 20% năm 1991 lên 50% năm 1995 và 62,3% năm 1998; gạo 5-10% tấm năm 1991 chiếm 40%, năm 1994 70%, năm 1998 86,7% tổng số gạo xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu theo hệ thống phân loại quốc tế (SITC: System of International Trade Classification): tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu nhóm I (sản phẩm lương thực, thực phẩm, đồ hút, đồ uống, nguyên nhiên liệu thô và khoáng sản) đã giảm từ 84,8% năm 1991 xuống còn 67% vào năm 1995 và 52% năm 1998; còn tỷ trọng hàng xuất khẩu nhóm II (sản phẩm chế biến) tăng từ 13,12% vào năm 1991 lên 30,8% vào năm 1995 và 45,8% năm 1998; đặc biệt tỷ trọng hàng xuất khẩu nhóm III (sản phẩm hoá chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải) cũng đã tăng từ 1,39% năm 1991 lên 2,2% vào năm 1995 và 2,19% năm 1998. Bảng 7: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam 1991 - 1998 Chỉ tiêu Đơn vị 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng KNXNK Triệu USD 2.087 2.581 2.985 4.054 5.359 7.255 9.361 9.356 Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 100 100 Sản phẩm nhóm I Triệu USD 1.770 1.979 2.212 2.972 3.561 4.797 5.420 4.866 Tỷ trọng % 84.81 76.68 74.1 73.31 66.45 66.12 57.90 52.01 Sản phẩm nhóm 2 Triệu USD .273 566 745 970 1.678 2.347 3.778 4.285 Tỷ trọng % 13.08 21.93 24.96 23.93 31.31 32.35 40.36 45.80 Sản phẩm nhóm 3 Triệu USD 0.044 036 028 112 120 111 163 205 Tỷ trọng % 2.11 1.39 0.94 2.76 2.24 2.53 1.74 2.19 Nguồn GSO - Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 1991-2000 đạt 83.275 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng 25,71%. Cơ cấu hàng nhập khẩu thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ hàng tiêu dùng từ 14% năm 1991; 16,5% năm 1992 xuống còn 12% năm 1995; năm 1996 còn 10% và tỷ lệ này năm 1998 chỉ là 6,3%; tỷ lệ nhập nguyên vật liệu giảm dần, máy móc thiết bị tăng dần đến giới hạn cần thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nếu xét theo phân loại SITC, vào thời kỳ này, tỷ trọng nhập sản phẩm nhóm I và nhóm III thường chiếm khoảng 65-70% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Còn tỷ trọng sản phẩm nhóm II khoảng 25-35%. Trong đó tỷ trọng nhập khẩu nhóm I có chiều hướng giảm từ 32,7% năm 1991 xuống còn 22,3% năm 1995 và 20,3% năm 1998; tỷ trọng nhập khẩu nhóm III có xu hướng không thay đổi, chỉ dao động trong khoảng từ 51-52% giai đoạn 1991-1994. Nhưng từ năm 1995 trở đi tỷ trọng này giảm mạnh chỉ còn khoảng 40-45%. Việc tăng kim ngạch xuất khẩu đã tác động tích cực đến nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo điều kiện nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đổi mới công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Sự đóng góp quan trọng của kinh tế đối ngoại trong thời kỳ này làm nền kinh tế Việt Nam đứng vững trước những thử thách chưa từng có, tạo ra một xu thế phát triển kinh tế riêng, hoàn toàn không phụ thuộc bất cứ một nền kinh tế nào, và có khả năng đứng vững trước mọi biến dộng của nền kinh tế thế giới. Đây cũng chính là lý do buộc Mỹ phải bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và tiếp tục đi vào tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. 3. Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. * Giai đoạn trước khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. -Trước năm 1975. Thời kỳ trước 1975, Mỹ đã có quan hệ với chính quyền Sài Gòn cũ. Kim ngạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ của Mỹ để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Về xuất khẩu sang Mỹ có một số mặt hàng như gỗ, cao su, đồ gốm, hải sản... với số lượng không đáng kể. Từ tháng 5 năm 1964, Mỹ thực thi lệnh cấm vận chống Miền Bắc nước ta và khi Việt Nam thống nhất, Mỹ đã mở rộng cấm vận đối với toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng... Đồng thời, Mỹ áp dụng chế tài khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế nhằm ngăn cản, thao túng các mối quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. Mặc dù bị Mỹ cấm vận, song thông qua con đường trực tiếp và gián tiếp, Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế và viện trợ phát triển với nhiều nước, nhiều tổ chức kinh tế và tổ chức phi chính phủ trong đó có Mỹ. Nhiều Công ty Mỹ gián tiếp cũng có hàng xuất khẩu vào nước ta. - Trước năm 1990. Theo số liệu thống kê của Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ 1986-1990 hầu như không có gì. Về nhập khẩu mặc dù bị cấm vận chặt chẽ song hàng nhập khẩu từ Mỹ trong giai đoạn 1986-1990 đạt trị giá gần 5 triệu USD. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ hàng Mỹ nhập vào nước ta trong năm 1987 đạt trị giá 23 triệu USD, năm 1988 đạt 15 triệu USD và năm 1989 đạt 11 triệu USD. - Những năm đầu thập kỷ 90. Bước sang thập kỷ 90 quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ thương mại giữa hai nước Việt-Mỹ có những bước tiến vượt bậc, nỗ lực hướng tới các mối quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích của mỗi nước, khu vực và thế giới. Nếu theo số liệu của thống kê Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ thời kỳ 1986 - 1989 hầu như không có gì, nhưng bắt đầu từ năm 1990 Việt Nam đã xuất khẩu được lượng hàng trị giá khoảng 5.000 USD, tăng lên 9.000 USD vào năm 1991, 11 000 USD vào năm 1992 và lên đến 58.000 USD vào năm 1993. Còn về nhập khẩu mặc dù bị cấm vận chặt chẽ đến nỗi những chiếc máy tính IBM 360/50 do Mỹ trang bị cho chính quyền Sài Gòn cũ cũng không kiếm được phụ tùng thay thế, phần lớn phải thay tạm bằng thiết bị máy tính Liên Xô hoặc phải dùng loại giấy đặc biệt của máy tính Liên Xô loại Minsk 32, điều này làm cho các nhân viên điều hành và cán bộ Việt Nam sử dụng máy tính Mỹ vô cùng vất vả (trong khi đó nhiều người dân Mỹ lâm vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, nền sản xuất máy tính của Mỹ cần mở rộng thị trường và thị trường máy tính Việt Nam còn bị bỏ ngỏ), nhưng Việt Nam cần nhập khẩu từ Mỹ một lượng hàng trị giá gần 5 triệu USD trong thời kì 1986 - 1990. Sau đó chỉ trong 3 năm 1991 - 1993, trị giá lượng hàng nhập từ Mỹ đã tăng lên gần 7 triệu USD. Cũng trong thời kỳ này lệnh cấm vận của Mỹ cũng không ngăn được một số nước Châu Mỹ có quan hệ với Việt Nam như Canada, Cuba,... Giá trị kim ngạch xuất khẩu từ các nước Châu Mỹ trong cả thời kỳ 1986 - 1990 vẫn đạt 47,4 triệu USD, trong 3 năm 1991 - 1993 đã lên đến 65,2 triệu USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này còn lớn hơn: thời kì 1986 - 1990 đạt 68,1 triệu USD; trong 3 năm 1991 - 1993 là 73,2 triệu USD. Mặc dù vào thời năm 1991 cũng có biểu hiện của sự chao đảo: kim ngạch nhập khẩu từ châu Mỹ đã giảm từ 15,7 triệu USD năm 1990 xuống còn 5,3 triệu USD trong năm 1991. Nhưng ngay lập tức lại tăng vọt lên 26,2 triệu USD vào năm 1992 và 41,7 triệu USD vào năm 1993. Điều này cũng phù hợp với lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ vào tháng 2/1994; bắt đầu từ thời điểm này, Mỹ cho phép các công ty của các nước xuất khẩu sang Việt Nam các loại hàng hoá đáp ứng nhu cầu tất yếu. Tiếp đó cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các công trình tại Việt Nam, ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKQ21.doc
Tài liệu liên quan