Đề tài Nghiên cứu ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam vietinbank

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam vietinbank: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK PHẦN MỞ ĐẦU- TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM: 1. Bối cảnh Việt Nam (VN) bước vào năm 2010 với một số thành quả kinh tế khá ấn tượng cả trong và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,3% (so với mức trung bình của thế giới là -0,8% i), lạm phát 6,5% (so với mức 19,9% năm 2008), thâm hụt tài khoản vãng lai 7,8% (so với năm 2008 là 11,9% GDP). Tuy nhiên, các thách thức vĩ mô của VN cũng không phải là nhỏ. Mở cửa, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc theo đuổi các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng nhằm hỗ trợ nền kinh tế kể từ giữa năm 2008 đã gây áp lực lớn đối với môi trường vĩ mô của VN, thâm hụt tài khóa tăng mạnh, nhập siêu leo thang và ở mức cao, các áp lực lạm phát và giảm giá đồng VN luôn tiềm ẩn... Chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế liên tục suy giảm trong các năm 2007, 2008  Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những quyết sách về  kinh tế vĩ mô trong nước, hướng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ t...

doc44 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam vietinbank, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK PHẦN MỞ ĐẦU- TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM: 1. Bối cảnh Việt Nam (VN) bước vào năm 2010 với một số thành quả kinh tế khá ấn tượng cả trong và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,3% (so với mức trung bình của thế giới là -0,8% i), lạm phát 6,5% (so với mức 19,9% năm 2008), thâm hụt tài khoản vãng lai 7,8% (so với năm 2008 là 11,9% GDP). Tuy nhiên, các thách thức vĩ mô của VN cũng không phải là nhỏ. Mở cửa, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc theo đuổi các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng nhằm hỗ trợ nền kinh tế kể từ giữa năm 2008 đã gây áp lực lớn đối với môi trường vĩ mô của VN, thâm hụt tài khóa tăng mạnh, nhập siêu leo thang và ở mức cao, các áp lực lạm phát và giảm giá đồng VN luôn tiềm ẩn... Chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế liên tục suy giảm trong các năm 2007, 2008  Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những quyết sách về  kinh tế vĩ mô trong nước, hướng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ trợ các khu vực còn khó khăn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thận trọng hơn: chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm là 25% (so với mức tăng thực tế là gần 40% năm 2009); cung tiền M2 tăng khoảng 20–22% (so với mức tăng là 29% năm 2009); thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn; xoá bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn; xoá bỏ trần lãi suất đối với các khoản cho vay trung- dài hạn (vào tháng 2) và toàn bộ các khoản cho vay vào tháng 4; thông tư 13... Chính sách tài khoá: quán triệt quan điểm điều hành chính sách tài khoá thận trọng, giảm bội chi NSNN, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; thực hiện dừng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân đã thực hiện trong năm 2009 (chỉ thực hiện giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khó khăn); đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu đúng, thu đủ các khoản thu; tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã ban hành, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí; giảm dần chi đầu tư Nhà nước, tăng cường huy động đầu tư xã hội.Đẩy mạnh cải cách hành chính theo đề án 30 của Chính phủ nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong nền kinh tế. Tình hình thu NSNN 2005-2009 ( tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (DT) Tổng Thu 228287 279472 315915 416783 309650 461500 ( UB Tài Chính Ngân Sách QH và Cục QL Nợ & TCĐN Bộ TC ) Trong giai đoạn 2005-2008, thu NSNN năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến GĐ 2009 thu NSNN sụt giảm do suy thoái kinh tế, nhưng hiện đang trên đà phục hồi với dự toán thu NSNN 2010 vượt 17,71% so với 2008. Sáu tháng đầu năm 2010 Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính bằng 47,8% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 47,4%; thu từ dầu thô bằng 41,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 53,6%. Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước tính tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2009 và bằng 52,5% dự toán năm. Tình hình chi NSNN 2005-2009 (tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (DT) Tổng chi 262697 308058 399402 494600 533000 582200 Chi đầu tư phát triển 79199 88341 112160 135911 112800 Chi PT sự nghiệp KTXH 132327 161852 211940 258493 269300 Chi trả nợ và viện trợ 36700 40800 49160 51200 58800 70250 ( UB Tài Chính Ngân Sách QH và Cục QLN & TCĐN Bộ TC ) VN luôn bội chi ngân sách qua các năm, mức tăng chi và bội chi năm sau cao hơn năm trước. Trong gđ khủng hoảng kinh tế vừa qua Thu NSNN sụt giảm nhưng Chi NSNN vẫn tăng : 2008 tăng 23,8% năm, 2009 tăng 7,77% trong khi thu NSNN 2009 giảm 25.7% so với 2008.Năm 2010 Chi NSNN tiếp tục tăng theo dự toán của QH là 582200 tỉ đồng. Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước tính tăng 21,3% so với cùng kỳ năm trước và bằng 46,9% dự toán năm. 2. Kinh tế VN 9 tháng đầu năm: Tăng trưởng kinh tế đã có bước bứt phá đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo quí (so với cùng kỳ năm trước) liên tục tăng và ở mức cao hơn đáng kể so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế của VN đạt 6,52%, cao hơn gần 2 điểm % so với mức 4,6% cùng kỳ năm 2009. Tăng trưởng GDP kinh tế theo quí (so với cùng kỳ năm trước) Chỉ số CPI giai đoạn 2006-2010 theo tháng Nguồn: Tổng cục Thống kê, online. Tốc độ tăng giá (chỉ số giá tiêu dùng) cũng được kiểm soát chặt chẽ. Từ mức tương đối cao trong các tháng 1, 2 (tháng xung quanh dịp Tết của VN), tương ứng là 1,2% và 2%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng chỉ số giá của năm 2008 (năm lạm phát của VN lên tới trên 20%), thì chỉ số giá tiêu dùng đã được kéo xuống mức khá thấp và ổn định trong các tháng tiếp theo - ở mức thấp nhất so với các tháng cùng kỳ các năm 2006 – 2009, trước khi vọt lên mức 1,31% vào tháng 10. Vốn đầu tư nền kinh tế của tất cả các khu vực kinh tế đều tăng  so với cùng kỳ năm 2009 (trong khi các kỳ tương ứng của năm 2009, vốn đầu tư của nước ngoài luôn giảm so với cùng kỳ năm 2008). Tuy nhiên, tốc độ tăng của các nguồn vốn đầu tư là rất khác nhau giữa các khu vực và thậm chí ngay trong một khu vực khi so sánh theo các thời điểm khác nhau. So với tốc độ tăng đầu tư quí 1 của các khu vực vào năm 2009, thì tốc độ đầu tư Nhà nước quí 1/2010 có mức tăng khiêm tốn hơn hai khu vực còn lại. Tốc độ tăng vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm thể hiện chủ trương điều hành chính sách tài khoá thận trong trong năm 2010. Tốc độ tăng vốn đầu tư của các khu vực kinh tế năm 2009-2010 Khu vực đầu tư nước ngoài có cải thiện vượt bậc, từ tốc độ tăng là -30% vào quí 1/2009, đã đạt mức tăng trưởng +20% vào quí 1/2010. Tốc độ tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước quí 1/2010 (48,4%)  cũng cao hơn đáng kể tốc độ tăng 30% cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên sang quí 2/2010, tốc độ tăng đầu tư của các khu vực lại thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2009, ngoài trừ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể đây là thời điểm thể hiện đầy đủ các tác động của việc điều chỉnh chính sách tài khoá, tiền tệ ( với độ trễ là khoảng 1 quí). Tốc độ tăng vốn đầu tư khu vực Nhà nước 6 tháng chỉ bằng ½ tốc độ tăng cùng kỳ năm 2009, trong khi tốc độ tăng  đầu tư khu vực ngoài Nhà nước chỉ trên ¼ tốc độ tăng cùng kỳ của nguồn vốn này năm 2009. Tuy nhiên, với việc kiểm sóat được lạm phát ở mức thấp, áp lực trên thị trường ngoại tệ dịu đi (sau 2 lần điều chỉnh tỷ giá vào tháng 2, giảm giá VND 3,4%; và vào tháng 8, giảm giá VND 2,1% năm 2010), các điều kiện tiền tệ, tín dụng đã được nói lỏng. Đầu tư khu vực ngoài nhà nước đã có những cải thiện vào quí 3, với tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư khu vực này trong 9 tháng đầu năm đã vượt lên so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2009, với các con số tương ứng là 17% so với mức 12,6%. Tốc độ tăng vốn đầu tư khu vực Nhà nước 9 tháng năm 2010 là 14%, so với mức tăng cùng kỳ là 20%. Cơ cấu đầu tư, do vậy, đã có những cải thiện nhất định, theo hướng giảm đầu tư khu vực Nhà nước, tăng huy động vốn trong nền kinh tế và từ bên ngoài. Xuất khẩu hàng hoá năm 2010 đã đảo ngược trạng thái, từ chỗ kim ngạch xuất khẩu luôn giảm năm 2009 (so với cùng kỳ năm 2008), sang tăng với tốc độ khá cao qua các quí năm 2010 (quí 1 tăng 3,8%, nếu loại vàng, giảm 1,6%; quí 2 tăng 22,4%, loại vàng thì tăng 15,7%; quí 3 tháng 24,4%, loại vàng thì tăng 23,2%). Nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ hơn nhiều. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu các quí năm 2010 ở mức rất cao ( quí 1 là 37,6%, quí 2 là 29,4%, quí 3 là 22,7% ) so với mức giảm sâu cùng kỳ năm 2009 (quí 1 là -46,7%, quí 2 là -34,1%, quí 3 là -25,2%). Tuy nhiên, tương quan tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu đã được cải thiện dần, trong đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng, trong khi tốc độ tăng trường kim ngạch nhập khẩu được kiềm chế giảm. Cộng với những cải thiện về kiều hối, doanh thu du lịch, thâm hụt tài khoản vãng lai đã thu hẹp. Tăng trưởng xuất nhập khẩu (% so với cùng kỳ) Cơ cấu hàng nhập khẩu (%) Nguồn: Tổng cục thống kê, online, Thời báo kinh tế năm 2010 Cán cân vốn đã dần lấy lại được trạng thái trước khi khủng hoảng, đạt thặng dư vào quí 2/2010 nhờ sự quay trở lại của các luồng vốn nước ngoài, sau khi rơi vào thâm hụt từ đầu năm 2009 do tác động của khủng hoảng với sự sụt giảm xuất khẩu và sự tụt dốc nguồn vốn đầu tư nước ngoài.  Dự trữ ngoại hối, do vậy, cũng đã có những cải thiện nhất định. Ảnh hưởng củaThông tư 13 Sau một quá trình soạn thảo khá dài, ngày 20/05/1010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 01/10/2010. Tính tích cực được thể hiện ở chỗ: một mặt, dần dần hoàn thiện các tỷ lệ an toàn của NHTM theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, đảm bảo vai trò quản lý của NHNN. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện các quy định của thông tư này đồng thời với quá trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng đang tạo ra những khó khăn nhất định cho các NHTM cũng như tác động đến tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thông tư 13 là một thông tư dài và nhiều nội dung, chủ yếu liên quan tới Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Trong đó, có một số nét chính: • Nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8% lên 9% • Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động (Đáng chú ý vốn huy động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: Vốn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức) Đây là một chủ trương đúng đắn trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM nói riêng và hệ thống tài chính tiền tệ nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế. Lộ trình chuẩn bị thực hiện cũng là một lộ trình tương đối dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc thực hiện quy định của Thông tư 13 sẽ gây nên những tác động theo chiều hướng không thuận lợi trong ngắn hạn: Là một trong những nguyên nhân chính cản đà giảm của lãi suất • Nhìn chung, Thông tư 13 là một chính sách về chủ trường thì đúng song chứa đựng rất nhiều điểm chưa hợp lý, và là một nguyên nhân chính cản đà giảm của lãi suất. Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động trong đó nguồn vốn để cung ứng tín dụng tín dụng không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, đầu tư của tổ chức sẽ càng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng. Chưa tính đến việc các khoản này chiếm khoảng 15% vốn huy động, khiến cho quy định này thực chất đã giảm tỷ lệ cho vay so với vốn huy động tổng thể xuống còn khoảng 60-65%, mà chỉ nói đến quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động, thì riêng điều này đã tạo thêm một cái khóa nữa cho ngân hàng trong nỗ lực tăng trưởng tín dụng. Theo tìm hiểu, quy định này cũng chưa từng có trong thông lệ quốc tế, và nó có thể chồng chéo với các quy định về quản lý nợ có, dự trữ bắt buộc v.v… Đây là một điểm có lẽ còn chưa thật hợp lý nếu ban hành quy định này vào thời điểm này. Tác động ngắn hạn của nó sẽ làm giảm đà tăng của tín dụng, và lãi suất sẽ khó giảm trong ngắn hạn. • Cùng lúc với việc thực hiện thông tư 13/TT-NHNN, các NH lại bị điều chỉnh bởi quy định chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động thị trường 1. Các Ngân hàng buộc phải tăng huy động từ dân nếu muốn tăng vay trên thị trường 2, điều này khiến các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt trong việc lấy thị phần và nguồn huy động từ các chi nhánh mới. Do đó, lãi suất vẫn chưa thể hạ nhiệt trong khi cung vốn tín dụng từ NHTM lại đang bị hạn chế. Khó khăn cho việc tăng khả năng tạo tiền • Quy định tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động là quy định chưa có thông lệ trên thế giới. Có thể chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt trong các giai đoạn mất an toàn. Quy định này làm giảm khả năng tạo tiền và số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng, vì một khoản tiền lớn huy động được sẽ không dành để cho vay mà có thể nằm “chết” tại các NHTM. • Đồng thời làm giảm hiệu quả can thiệp giảm lãi suất của NHNN qua thị trường mở, cho vay liên ngân hàng theo định hướng của NHNN. Thực chất, sự cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm vẫn lấn át định hướng giảm của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và OMO nên sự hạ nhiệt chưa truyền tải tới lãi suất tín dụng doanh nghiệp. Vì vậy, mặt bằng lãi suất chưa thể hạ ngay và khả năng cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng bị hạn chế. Có khả năng gây những tác động không tích cực đến khả năng hồi phục của thị trường chứng khoán • Thời điểm thực hiện chưa hợp lý: Mặc dù chủ trương đúng đắn, song trong bối cảnh các điều kiện vĩ mô và hệ thống ngân hàng đang ở mức tốt: lạm phát thấp, vấn đề nợ xấu ngân hàng không quá biến động, các NHTM không gặp vấn đề về thanh khoản hay thiếu vốn… , vấn đề thắt chặt các quy định an toàn trong thời điểm đang gây nên những bất hợp lý. Với thời điểm hiệu lực là 1/10/2010, bắt đầu quý cuối cùng của năm, vì lý do an toàn hoặc làm đẹp bảng cân đối, sẽ có một làn sóng các ngân hàng nỗ lực tăng vốn và bán chứng khoán (giảm tài sản rủi ro tăng tiền mặt). Điều này sẽ tác động tiêu cực lên thị trường nhất là tại thời điểm khá nhạy cảm hiện tại khi khả năng hồi phục của thị trường chưa chắc chắn. • Việc nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8-9% là chủ trương đúng về dài hạn. Tuy nhiên tác động chính trong ngắn hạn là khiến lãi suất khó có thể hạ và tác động tiêu cực lên TTCK – Điều mà các nhà đầu tư và thị trường đang mong đợi để khích lệ niềm tin và thanh khoản • Áp lực rất lớn cho TTCK: Cùng với áp lực tăng vốn lên 3000 tỷ của các NHTM, lượng tiền lớn bị hút mạnh vào các NHTM trong khi nguồn cung niêm yết trên thị trường cũng tăng mạnh và hút thêm vốn từ TTCK Kết luận: • Thông tư 13 về dài hạn là chủ trương đúng, song ngắn hạn sẽ gây tiêu cực đốivới các NHTM, TTCK và khả năng điều tiết của NHNN. Cùng với việc tăng vốn sẽ là sự giảm sút của việc nắm giữ cổ phiếu, danh mục đầu tư tài chính của các ngân hàng sẽ giảm sút để đảm bảo hệ số CAR. Mặc dù khuyến khích tăng huy động vốn từ dân cư song dư địa tăng cung tiền qua thị trường mở OMO, thị trường liên ngân hàng lại giảm khi khả năng và công suất khai thác huy động từ dân cư đang có dấu hiệu cạn kiệt. Cùng với một vài quy định bất hợp lý trong TT này đang cản nỗ lực hạ lãi suất của Việt Nam. • Khó khăn trong việc hạ lãi suất và sự ngặt nghèo hơn trong quy định hoạt động của NHTM dẫn đến nguồn tiền và tính đột phá của thị trường chứng khoán trở nên rất khó khăn, tình trạng khó khăn có thể kéo dài đến giữa quý IV/2010. 3. Triển vọng nền kinh tế trong thời gian tới Kết quả kinh tế 9 tháng đầu năm 2010 trên đây thể hiện rõ những biến chuyển tích cực của nền kinh tế. Không chỉ các chỉ số vĩ mô được cải thiện, tâm lý khu vực hộ gia đình cũng rất lạc quan. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ luôn tăng mạnh, bền vững, ở mức cao hơn  nhiều so với năm 2009, ngay cả khi đã loại bỏ yếu tố giá. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ Nguồn: Tổng cục thống kê, online Các chính sách tài khoá, tiền tệ đều còn dư địa đáng kể. Chi NSNN đến 15/9/2010 là 69,6% dự toán, còn trên 30% dự toán cho 3 tháng cuối năm. Nguồn NSNN được đảm bảo, vì tính đến 15/9, thu NSNN đã đạt 78,2% dự toán thu (chỉ còn trên 20% dự toán thu cho 3 tháng cuối năm). Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đến hết tháng 9/2010, đạt 17,8% so với thời điểm cuối năm 2009, còn trên ¼ dung lượng của cả năm cho quí cuối của năm.Tháng 10/2010, thông tư 13 được chỉnh sửa bởi thong tư 19 đã được áp dụng, các NHTM trong xu hướng sẽ tăng cường huy động tiền gởi, đồng thời hạn chế cho vay (giảm dư nợ) để đảm bảo tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động không vượt quá 80%. Như vậy, cảc điều kiện chính sách cho nền kinh tế là rất thuận lợi. Các điều kiện kinh tế bên ngoài cũng có nhiều điểm tích cực. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới vào khoảng 3,9% (so với mức -0,8% năm 2009) và tiếp tục tăng ở mức 4,3% năm 2011 iii. Với một  nền kinh tế có độ mở lớn như VN, các điều kiện kinh tế thế giới có ảnh hưởng quan trọng đối với triển vọng của VN. Tuy nhiên, có hai vấn đề đáng quan tâm đó là vấn đề lạm phát và nhập siêu. Mặc dù có những dấu hiện tích cực, song tính bền vững còn hạn chế. Việc Chính phủ đặt trọng tâm vào việc tái cơ cấu nền kinh tế, xử lý các nút thắt hiện nay về cơ sở hạ tầng, về vấn đề thể chế, về nguồn nhân lực và các ngành công nghịêp phụ trợ… sẽ tạo nền móng để VN tiếp tục phát triển ổn định trong thời gian tới ***** PHẦN I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1/ Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 1.1.1/ Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính; 3 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 5 Văn phòng đại diện; và 4 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinBankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 3 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 8 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2008 của VietinBank, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tương ứng là 193.590 tỷ đồng và 1.804 tỷ đồng. 1.1.2/ Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý (Nguồn: Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Bộ máy giúp việc Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2 Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng kế toán Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm 1.1.3/ Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm ü Huy động vốn: Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN. ü Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của VietinBank. Các hoạt động tín dụng của VietinBank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN. ü Hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư của VietinBank được thực hiện thông qua việc tích cực tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao gồm Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN, Công trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục, Trái phiếu Chính quyền địa phương, Trái phiếu NHTM, v.v. Ngoài ra VietinBank còn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài. ü Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: VietinBank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc. ü Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, VietinBank cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, các hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng điện tử, v.v. ü Sản phẩm và dịch vụ cung cấp o Dịch vụ thẻ (thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước) o Dịch vụ chuyển tiền kiều hối o Dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm o Dịch vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh o Cho thuê tài chính o Cho vay (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) và đầu tư o Dịch vụ huy động tiền gửi dân cư (ngắn, trung, dài hạn) o Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước o Dịch vụ chứng khoán o Dịch vụ mở và sử dụng tài khoản o Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu o Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước o Dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ o Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ o Dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu o Dịch vụ ngân hàng điện tử Internet Banking, Phone Bangking, Mobile Banking và SMS Banking o Hoạt động ngân hàng đại lý o Các dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Ngân hàng. 1.1.4/ Tình hình hoạt động : 1.1.4.1/ Về huy động vốn Chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2009. Trong bối cảnh đó, số dư huy động vốn của VietinBank vẫn đạt được kết quả rất khả quan: nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt trên 220 ngàn tỷ, tăng trên 26% so với năm trước. Để đạt được kết quả trên, VietinBank đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra danh mục các sản phẩm/gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Một số sản phẩm tiêu biểu là quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế/phí hải quan, dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý/chi nhánh, dịch vụ đầu tư tự động... Bên cạnh đó VietinBank cũng chú trọng vào việc thu hút và khai thác nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA như nguồn vốn JBIC, dự án tiết kiệm năng lượng, và nhiều nguồn vốn khác. 1.1.4.2/ Về hoạt động sử dụng vốn Ngay từ đầu năm, VietinBank đã xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả, duy trì và từng bước phát triển thị phần. Do vậy, trong quá trình hoạt động nguồn vốn của ngân hàng luôn được sử dụng linh hoạt thông qua nhiều kênh để đem lại lợi ích kinh tế cao nhất, cụ thể: Hoạt động tín dụng Đến hết 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,1%. Đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, năm 2009 cũng là một năm thành công của cả hệ thống VietinBank trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị (HĐQT) đề ra. Kết quả là chất lượng tín dụng của VietinBank đã được nâng cao rõ rệt. Đến 2010, trong 9 tháng đầu năm dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế đạt trên 280 ngàn tỷ đồng (trong đó dư nợ cho vay đạt khoảng 195 ngàn tỷ đồng) .Theo ông Phạm Huy Hùng chủ tịch HĐQT Vietinbank, lợi nhuận 9 tháng 2010 đã vượt 13% so với thực hiện 2009, 9 tháng đầu năm đạt trên 3.500 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 92% kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch 4000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2009 là 1,02% (năm 2008 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% (năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại.. Năm 2010 mục tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3%, nợ xấu dưới 2%… Vốn tín dụng của VietinBank trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, VietinBank là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hóa chất, Dệt may, tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ Dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các doanh nghiệp thu mua, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu,..., đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế. Thực hiện định hướng chỉ đạo của HĐQT, hoạt động tín dụng của VietinBank được phát triển trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng và quản lý rủi ro. Cơ cấu danh mục đầu tư được duy trì hài hòa, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, nhiều tiềm năng phát triển của đất nước, tuân thủ các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và Chính phủ. Trong cơ cấu dư nợ, VietinBank luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao như công nghiệp chế biến và thương nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 21%, theo sau đó là các ngành như xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Trong chính sách tín dụng, VietinBank hạn chế tối đa việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán... Cơ cấu khách hàng được phân bổ đa dạng, rộng khắp theo các thành phần kinh tế, đảm bảo phát triến mang tính ổn định cao cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư Về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng: Đến 31/12/2009, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của VietinBank đạt 24.045 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2008, trong đó, tiền và ngoại tệ gửi tại Tổ chức tín dụng khác đạt 22.499 tỷ đồng và cho vay các Tổ chức tín dụng khác là 1.546 tỷ đồng. Về đầu tư chứng khoán: Tổng đầu tư chứng khoán năm 2009 là 39.276 tỷ đồng, trong đó đẩu tư vào chứng khoán nợ (bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, trái phiếu đô thị thành phố Hồ Chí Minh, kỳ phiếu, trái phiếu của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có uy tín) là 39.103 tỷ đồng và chứng khoán vốn là 173 tỷ đồng. Trong tổng danh mục đầu tư, chứng khoán đầu tư với mục đích "sẵn sàng để bán" chiếm 86,22% tổng danh mục đầu tư và đạt 33.864 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư "giữ đến ngày đáo hạn" là 5.113 tỷ đồng; chứng khoán kinh doanh là 299 tỷ đồng. Các loại chứng khoán do VietinBank nắm giữ đều có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt. Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2009, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 1.464 tỷ đồng, tăng 61,3% so với năm 2008. Vốn góp đầu tư được tập trung vào một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo hiệu quả đẩu tư của VietinBank. 1.1.4.3/ Về hoạt động phi tín dụng Hoạt động thanh toán Tổng thanh toán VNĐ năm 2009 đạt gần 9 triệu giao dịch tăng 42%, doanh số thanh toán 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2008. VietinBank đã triển khai thành công dịch vụ thu hộ Ngân sách bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khấu. Về lĩnh vực thanh toán quốc tế, VietinBank đã hoàn thành việc tập trung tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế của hệ thống về xử lý tại Sở giao dịch theo mô hình mới. Cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất, phí dịch vụ hợp lý, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đã được tăng lên. Doanh số nhập khẩu ước đạt 7,6 tỷ USD (chiếm thị phần 11%, so với năm 2008 tăng 2,54%). Doanh số xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD (chiếm thị phần 8%). Doanh số bảo lãnh đạt 790 triệu USD tăng 53% so với năm 2008. VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Mỹ, Australia... với sản phẩm chuyển tiền kiều hối online VietinBank eRemit. VietinBank cũng đã ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất lớn. Kết quả là thị phần của VietinBank tăng từ 12% lên 15% với tổng số tiền là 920 triệu USD. Hoạt động mua bán ngoại tệ Chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới các nguồn cung ngoại tệ đều giảm mạnh, việc đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu sản xuất gặp nhiều khó khăn. VietinBank ưu tiên và cố gắng đáp ứng tối đa cho nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thiết yếu theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, thuốc trừ sâu, chiếm gần 90% tổng doanh số bán ngoại tệ của VietinBank. Tổng doanh số mua 4.390 triệu USD, tổng doanh số bán 4.050 triệu USD, doanh số chuyển đổi ngoại tệ với thị trường quốc tế đạt 1,9 tỷ USD. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử Năm 2009, VietinBank phát hành thêm gần 1 triệu thẻ ATM, tổng số đến nay trên 3 triệu thẻ ATM với số dư hơn 2 ngàn tỷ đồng, sử dụng mạng lưới 1.047 máy ATM của VietinBank. 9,5 ngàn thẻ tín dụng quốc tế đã được phát hành trong năm 2009, tăng 21% so với năm 2008. VietinBank cũng đã triển khai thành công dịch vụ thanh toán thẻ JCB, ký kết cung cấp dịch vụ thanh toán phí đường cao tốc bằng thẻ tự động. Đến nay, trên 87.000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ SMS Banking của VietinBank. Ngân hàng bán lẻ Năm 2009, VietinBank tiếp tục tập trung đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển các sản phẩm đa dạng, mang đến tiện ích tối đa cho khách hàng. VietinBank liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao như: cho vay các hộ kinh doanh tại chợ, thu chi tại nhà đối với khách hàng cá nhân, thanh toán vé tàu qua hệ thống ATM, hệ thống tin nhắn báo biến động số dư, SMS Banking... Danh mục sản phẩm đa dạng, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ,... đã góp phần đa dạng hóa và tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Phát triển mạng lưới VietinBank đặc biệt chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới, đã khai trương hoạt động 6 chi nhánh mới trong năm 2009 tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang thành lập thêm 204 phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị mạng lưới của VietinBank lên 150 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 2 Văn phòng Đại diện, 793 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm, 3 đơn vị sự nghiệp, 4 công ty trực thuộc và 1 ngân hàng liên doanh. Công tác nhân sự và tiền lương VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống trả lương theo từng vị trí, gắn với năng suất chất lượng và hiệu quả công việc, tạo động lực trách nhiệm, năng suất lao động cao đi đôi với thù lao xứng đáng. Cùng với việc áp dụng cơ chế tiền lương mới, VietinBank đã xây dựng chương trình phần mềm quản lý nhân sự, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, đào tạo và tiền lương. Công nghệ ngân hàng Công nghệ luôn được VietinBank xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động ngân hàng. Trong năm 2009, VietinBank đã hoàn thành phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: dịch vụ thu ngân sách, thanh toán với thuế, kho bạc, hải quan, dịch vụ SMS Banking, kiều hối, chuyển tiền ngoại tệ, một số dịch vụ mới cho thẻ, VietinBank at Home, giao diện SWIFT mới. VietinBank đã hoàn chỉnh quy trình vận hành "Trung tâm dự phòng dữ liệu Láng Hòa lạc", là ngân hàng Việt Nam duy nhất đảm bảo dự phòng dữ liệu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của quốc tế. Công tác xây dựng cơ bản Năm 2009, VietinBank đã triển khai xây dựng một loạt công trình nhằm đảm bảo cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động kinh doanh, trong đó 2 công trình đã hoàn thiện và đi vào sử dụng là Trụ sở Chi nhánh Thanh Xuân và Trung tâm thẻ. Một số công trình trọng điểm đang xây dụng như Hệ thống Trường đào tạo nguồn nhân lực tại Vân Canh, Huế và Đồng Nai, Trụ sở văn phòng đại diện VietinBank tại miền Trung (Đà Nẵng) và Miền Nam (TP Hồ Chí Minh), trụ ở Chi nhánh 1 - TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh 7 - TP Hồ Chí Minh... Công tác thông tin, truyền thông Trong năm 2009, VietinBank đã thực hiện thành công nhiều chương trình truyền thông trên phạm vi toàn quốc. Kết quả của công tác thông tin, truyền thông được thể hiện bằng việc cơ sở khách hàng của ngân hàng ngày càng phát triển, hình ảnh ngân hàng ngày càng trở nên thân thuộc đối với mọi thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước. Công tác đảng, đoàn thể và xã hội Là một NHTM cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối, bên cạnh hoạt động kinh doanh, VietinBank luôn coi trọng công tác Đảng, Đoàn thể và các hoạt động xã hội. Bộ máy Đảng bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được kiện toàn nâng cấp, công tác xây dựng Đảng được quan tâm và thực hiện theo đúng tinh thần các Nghị quyết của TW. Hoạt động công đoàn thực sự phát huy hiệu quả góp phần xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể người lao động, từ đó tạo động lực gắn kết người lao động với ngân hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của VietinBank. VietinBank thường xuyên vận động cán bộ, người lao động thực hiện có kết quả công tác an sinh xã hội tạo ảnh hưởng, chuyển biến tích cực đến cộng đồng. 1.1.5/ Định hướng chiến lược trung, dài hạn của Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.1.5.1/ Mục tiêu chiến lược tổng thể Xây dựng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực; đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. 1.1.5.2/ Mục tiêu chiến lược cụ thể a/ Chiến lược Tài sản và Vốn - Tăng qui mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22%. - Tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận để lại và phát hành thêm cổ phiếu phù hợp với qui mô tài sản và đảm bảo hệ số an toàn vốn. - Đa dạng hoá cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu từ 51% trở lên, thu hút cổ đông chiến lược có uy tín trong và ngoài nước theo kế hoạch phê duyệt cụ thể của Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ. b/ Chiến lược Tín dụng và Đầu tư - Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. - Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của VietinBank. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 3%. - Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng. c/ Chiến lược Dịch vụ - Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển. - Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển. d/ Chiến lược nguồn nhân lực - Tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ. - Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương. - Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp. e/ Chiến lược công nghệ - Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh. - Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất-tích hợp-ổn định cao. f/ Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành - Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý. - Phát triển và thành lập mới các công ty con theo hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường. - Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch, phủ sóng toàn bộ các tỉnh thành phố trong toàn quốc. - Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ. 1.1.6 Đối phó với các khó khăn hiện tại: Trước khi có Thông tư 13 Ngân hàng Công Thương là 1 trong 3 Ngân Hàng lớn nhất VN có tỷ lệ an toàn vốn CAR nhỏ hơn 9% : VCB 8,1%, CTG 8,1%, AGRIBANK <8%. ( top đầu là BIDV 9,5%, ACB 9,97%, VIP 9,8% ). Do đó nếu tính theo quy định mới thì hệ số CAR của các NH sẽ giảm. Để thỏa mãn hệ số CAR 9% như quy định của NHNN, biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất là tăng VĐL. Theo ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank, trong hoạt động ngân hàng, chỉ số CAR đóng một vai trò rất quan trọng để đánh giá tiềm lực tài chính gắn liền với bảo đảm an toàn hoạt động, nhằm tăng khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng cũng như bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Thực tế hiện nay, tổng tài sản của Vietinbank đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, cụ thể: hết năm 2009, con số này là 240 nghìn tỷ đồng, dự kiến hết 2010 là 350 nghìn tỷ đồng, tăng 40%. Theo đó, sức ép phải tăng vốn điều lệ (vốn cấp I) nhằm đảm bảo hệ số CAR theo quy định Thông tư 13/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước mới ban hành, đối với ngân hàng này tương đối lớn. Và CTG đã làm điều này khi hôm 20/10/2010 đã tăng VĐL lên 15.172.291.210.000 đồng, so với Giấy chứng nhận doanh nghiệp cũ, vốn điều lệ của VietinBank đã tăng thêm gần 4 ngàn tỷ đồng, tăng trên 34,8% trong thời gian hơn 1 năm.Cùng đó Vietinbank sẽ phát hành thêm 392 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu, tương đương 3.920 tỷ đồng. Trong đó, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 76,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6,83%. Vietinbank cũng chào bán thêm 315,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, giá bằng mệnh giá theo phương thức quyền mua với tỷ lệ thực hiện 1: 0,28, tức: cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua 28 cổ phiếu mới. Đối với Vietinbank, việc phát hành thêm không làm giảm giá trị cổ phiếu, bởi giá trị của doanh nghiệp này (các chỉ số ROA, ROE…) hầu như không thay đổi mà còn có chiều hướng tăng thêm. Hơn nữa, việc phát hành thêm, cũng làm tăng thêm chỉ số CAR, tăng tính an toàn trong hoạt động ngân hàng. CTG đã góp phần tạo ra áp lực bán trên thị trường, kìm hãm sự hồi phục mong manh của thị trường. Thị trường CK đi ngang hay xuống đều sẽ đẩy giá CP của các NH xuống. Tuy nhiên, CP của CTG cũng như các ngân hàng khác đã bị mất giá từ trước, cho nên Thông tư 13 suy ra không phải là nguyên nhân căn bản, mà chỉ là nhân tố tác động làm cho sự “ lạc điệu” thêm sâu sắc. Ứng dụng lý thuyết DMĐT, tính toán lợi nhuận kỳ vọng Ke , lãi suất phi rủi ro Rf và mức biến động lợi nhuận β cho thấy CP của các NH không được NĐT lựa chọn vào thời điểm này. Đây là những khó khăn mà CTG cũng như các ngân hàng khác phải tìm giải pháp mang tính đột phá để vượt qua. 1.2/ Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và cơ cấu cổ đông 1.2.1/ Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Mã cổ phiếu: CTG - Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu - Tổng số lượng niêm yết lần đầu: 121.211.780 cổ phiếu, trong đó: Tổng số lượng bị hạn chế chuyển nhượng: 47.326.898 cổ phiếu Số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng: 73.884.882 cổ phiếu - Tổng giá trị niêm yết lần đầu: 1.212.117.800.000 đồng (tính theo mệnh giá), trong đó: Tổng giá trị bị hạn chế chuyển nhượng: 473.268.980.000 đồng Tổng giá trị tự do chuyển nhượng: 738.848.820.000.000 đồng - Ngày niêm yết có hiệu lực: 09/07/2009 - Ngày chính thức giao dịch: 16/07/2009 - Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên: 50.000 đồng/cổ phiếu - Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên:  +/- 20% so với giá tham chiếu 1.2.2/ Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Công thương Việt Nam Bảng 1.1: Cơ cấu cổ đông của VietinBank tại thời điểm 03/07/2009 (Nguồn: Bảng cáo bạch năm 2009 của VietinBank) TT Cổ đông Số lượng cổ phần Giá trị VNĐ Tỷ lệ Phân theo tính chất sở hữu 1 Cổ đông Nhà nước 1.004.085.500 10.040.855.000.000 89,23% 2 Nhà đầu tư chiến lược 20.324.580 203.245.800.000 1,81% 3 Cổ đông bên ngoài 100.887.200 1.008.872.000.000 8,96% Tổng cộng 1.125.297.280 11.252.972.800.000 100,00% Phân theo loại hình sở hữu 1 Tổ chức 1.062.787.749 10.627.877.490.000 94,45% a Trong nước 1.062.483.095 10.624.830.950.000 94,42% b Nước ngoài 304.654 3.046.540.000 0,03% 2 Cá nhân 62.509.531 625.095.310.000 5,55% a Trong nước 61.940.788 619.407.880.000 5,50% b Nước ngoài 568.743 5.687.430.000 0,05% Tổng 1.125.297.280 11.252.972.800.000 100,00% Phân theo loại cổ phiếu 1 Cổ phiếu của Nhà nước 1.004.085.500 10.040.855.000.000 89,23% 2 Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của Nhà đầu tư chiến lược 20.324.580 203.245.800.000 1,81% 3 Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của Công đoàn 26.800.000 268.000.000.000 2,38% 4 Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của CĐ nội bộ 202.318 2.023.180.000 0,02% 5 Cổ phiếu tự do chuyển nhượng 73.884.882 738.848.820.000 6,57% Tổng 1.125.297.280 11.252.972.800.000 100,00% Lưu ý: - Số lượng cổ phiếu CTG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE chỉ gần bằng 10% tổng số vốn điều lệ của VietinBank vì 90% số vốn điều lệ còn lại do Nhà nước nắm giữ, mà đại diện là SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước). - Trong các ngành kinh tế khác, nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ tối đa là 49% vốn cổ phần của công ty. Nhưng riêng đối với ngành Ngân hàng, do đóng vai trò huyết mạch trong nền kinh tế, giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta, nên Nhà nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa là 30% vốn điều lệ của Ngân hàng. PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CTG 2.1/ Phân tích cổ phiếu CTG 2.1.1.1/ Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank năm 2009 Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VietinBank từ năm 2006-2009 ĐVT: Tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 135.442 166.122 193.590 245.412 Vốn chủ sở hữu 5.637 10.646 12.336 16.989 (Nguồn:Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 của VietinBank) So sánh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VietinBank qua các năm từ năm 2006-2009 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch 2006 – 2007 Chênh lệch 2007 - 2008 Chênh lệch 2008 - 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản 30.680 22,65 % 27.468 16,53 % 51.822 26,76 % Vốn chủ sở hữu 5.009 88,89 % 1.690 15,87 % 4.653 37,72 % (Nguồn:Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 của VietinBank) Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản của VietinBank 2006-2009 ĐVT: Tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản 4,16% 6,41% 6,37% 6,92% (Nguồn:Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 của VietinBank) Nhìn chung, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VietinBank tăng đều qua các năm. Tính đến cuối năm 2009 quy mô tổng tài sản của VietinBank đạt 245,412 tỷ đồng, tăng 26,76% so với cuối năm 2008. Trong giai đoạn 2006-2009, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của VietinBank ở mức 21,98%. Về quy mô vốn chủ sở hữu thì cuối năm 2009, CTG đạt 16,989 tỷ, chiếm 6.92% tổng tài sản, tăng 37,72% so với năm 2008. Trung bình vốn chủ sở hữu của CTG tăng 47,49% trong giai đoạn 2006-2009. Theo tài liệu gửi cho cổ đông, kết thúc năm 2009, tỷ lệ an toàn vốn CAR của CTG đạt 8.06%. So với mức CAR 5.18% năm 2006, ta có thể thấy rõ sự cải thiện trong cơ cấu nguồn vốn của CTG theo hướng gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo mức an toàn vốn theo quy định. Hoạt động huy động vốn và lợi nhuận của VietinBank từ năm 2006 -2009 ĐVT: Tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 Dư nợ cho vay khách hàng 80.142 100.482 118.602 161.659 Tổng huy động vốn 126.625 151.367 174.906 202.366 Huy động khách hàng 91.506 112.425 121.634 148.530 Thu nhập lãi thuần 3.545 4.683 7.189 7.932 LN trước thuế 830 1.529 2.436 3.757 LN sau thuế 603 1.149 1.804 2.873 (Nguồn:Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 của VietinBank) So sánh hoạt động huy động vốn và lợi nhuận của VietinBank từ năm 2006 -2009 ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch 2006 - 2007 Chênh lệch 2007 - 2008 Chênh lệch 2008 - 2009 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Dư nợ cho vay khách hàng 20.340 25,38% 18.120 18,03% 43.057 36,3% Tổng huy động vốn 24.742 19,54% 23.539 15,55% 27.460 15,7% Huy động khách hàng 20.919 22,86% 9.209 8,19% 26.896 22,11% Thu nhập lãi thuần 1.138 32,1% 2.506 53,51% 743 10,34% LN trước thuế 699 84,21% 907 59,31% 1321 54,23% LN sau thuế 546 90,55% 655 57,01% 1069 59,26% (Nguồn:Tổng hợp từ các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009 của VietinBank) Tăng trưởng huy động vốn của VietinBank nằm trong khoảng từ 15 % đến 20% trong giai đoạn 2006-2009. Nguồn vốn huy động gồm 5 nguồn, trong đó chiếm chủ yếu là nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, từ 84,54% năm 2006 lên 97,95% năm 2009. Kế đó là nguồn vốn từ tài trợ ủy thác đầu tư, chiếm từ 17% đến 23% trong giai đoạn 2006-2008 nhưng chỉ còn chiếm 8.3% trong năm 2009. Các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Như vậy khả năng huy động vốn từ thị trường cấp 1 – thị trường quan trọng nhất – của VietinBank ngày càng được cải thiện. Điều này có được là do VietinBank có mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch rộng khắp cả nước cộng với thương hiệu được người dân tin tưởng. Bên cạnh đó VietinBank còn có một ưu thế là do xuất thân là một DNNN nên VietinBank luôn có những điều kiện thuận lợi trong việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp nhà nước với chi phí thấp cũng như nhận hỗ trợ vốn ủy thác đầu tư từ các nguồn vốn quốc tế như ODA, JBIC…. Về hoạt động tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của CTG không đều qua các năm, thấp nhất là 18,03% năm 2008 và cao nhất là 36,3% năm 2009. Năm 2008, lạm phát gia tăng buộc Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng cao dẫn đến hoạt động kinh doanh của CTG gặp nhiều khó khăn nên năm 2008 tăng trưởng tín dụng của VietinBank chỉ đạt 18,03%, chiếm 9% thị phần tín dụng toàn ngành. Sang năm 2009, nhờ gói kích cầu với lãi suất 4% và chính sách ổn định vĩ mô, tổng dư nợ của CTG đạt trên 163 ngàn tỷ, tăng 36,3%. Trong đó nợ dài hạn chiếm 29%, nợ trung hạn chiếm 14% và nợ ngắn hạn chiếm 57%. Cũng trong năm, CTG đã đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại khách hàng nên đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 0,61% (năm 2008 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Cơ cấu danh mục cho vay của CTG tập trung ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm theo chính sách phát triển chung của Nhà nước. Chủ yếu là công nghiệp chế biến và thương nghiệp, chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 21%. CTG hạn chế tối đa việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Kết thúc năm 2009, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 2.795 tỷ, tăng 55% so với năm 2008. EPS và BVPS lần lượt đạt 2.471 đồng và 15,097 đồng. ROA, ROE đạt 1,27% và 19,25%. 2.1.1.2/ So sánh một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank với trung bình ngành Ngân hàng năm 2009 a/ Tổng quan về các chỉ số của ngành Ngân hàng Bảng chỉ số đánh giá tài sản của nhóm cổ phiếu Ngân hàng ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn:stock.vn) Tốc độ tăng trưởng trung bình tài sản trong 2 năm qua đạt 26,1%. Trong năm 2008, tăng trưởng tổng tài sản ở mức thấp, điều này do tác động chính từ chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi chính sách tiền tệ được mở rộng trong năm 2009 thì mức độ tăng trưởng lại tăng mạnh trở lại đến 34,0%. Đến cuối năm 2009, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống Ngân hàng lên đến 37,73%, cao hơn khá nhiều so với mức kế hoạch của chính phủ là 28% - 30%. Điều này cho thấy sự tăng trưởng tài sản của các Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chính sách của Chính phủ. Tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng trong 3 năm qua, đạt trung bình 23.8%. Đây là một mức tăng phù hợp với tốc độ gia tăng của tài sản. Chỉ tiêu tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản trung bình 3 năm qua luôn cao hơn mức 5%, điều này cho thấy các Ngân hàng luôn duy trì tốt yêu cầu về đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình. Tỷ lệ này giảm trong năm 2009, nguyên nhân là do chính sách hỗ trợ lãi suất 4% buộc các Ngân hàng phải tăng cho vay, làm tốc độ gia tăng tài sản cao hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản đạt mức trung bình 51,6%, nên tổng tài sản vẫn đảm bảo cao cho các khoản cho vay. Tổng vốn huy động cũng có sự gia tăng qua các năm, tăng 12,7% trong năm 2008 và 31,7% trong năm 2009. Dư nợ tín dụng cũng gia tăng tương ứng 13,0% và 46,0%. Như vậy, sự cân đối giữ huy động và cho vay trong năm 2008 là khá cân bằng, nhưng trong năm 2009 lại thể hiện sự gia tăng quá nhiều trong cho vay mà khả năng huy động tạm thời chưa thể đáp ứng được. Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động cũng tăng nhanh nhất vào năm 2009 đạt 742,5% trong khi mức trung bình 3 năm qua là 67,7%. Tỷ lệ cho vay khách hàng trên huy động khách hàng trong năm này cũng lên 90,6%. Những điều này cho thấy tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng rất căng thẳng trong năm 2009. Ngoài nguồn vốn huy động từ khách hàng thì các Ngân hàng có thể huy động thêm từ 2 nguồn là: Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức tín dụng khác. Nguồn từ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ gần như rất ít Ngân hàng có thể vay được. Tỷ lệ huy động từ nguồn này trên tổng huy động là rất thấp trong năm 2007 (1,8%), 2008 (0,9%) nhưng lại tăng mạnh trong năm 2009 (5,3%) do chính sách kích cầu của Chính phủ. Nguồn: SSI Bảng chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm cổ phiếu Ngân hàng ĐVT: Tỷ đồng Nguồn:stock.vn Tổng thu nhập của các Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng 2009 (22,0%) giảm đáng kể so với năm 2008 (39,0%). Tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng liên tục gia tăng 3 năm qua và trung bình 3 năm qua chiếm đến 42,1% tổng thu nhập. Bảng chỉ số các nguồn thu nhập của nhóm cổ phiếu Ngân hàng ĐVT: Tỷ đồng (Nguồn:stock.vn) Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập liên tục gia tăng trong 3 năm qua và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Xu hướng nguồn thu từ dịch vụ cũng đang gia tăng. Đây là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên, đến năm 2009 thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ chiếm chưa tới 10%. Thu nhập từ dịch vụ càng tăng càng thể hiện sự phát triển của ngành Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối thu được khá nhiều lợi nhuận trong năm 2008, điều này xuất phát từ sự bùng nổ các sàn giao dịch vàng. Tỷ lệ đầu tư tài chính trên tổng tài sản trung bình của các Ngân hàng niêm yết trong ba năm qua đạt mức trung bình 18,3%, cao nhất là năm 2008 đến 20,5% và giảm xuống còn 15,5% trong năm 2009. Tỷ lệ đầu tư không có nhiều khác biệt giữa các Ngân hàng. Hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn và hầu hết các Ngân hàng đều thua lỗ từ hoạt động này. Năm 2009, thị trường chứng khoán khởi sắc hơn nên nhiều Ngân hàng đã có lãi từ hoạt động này, tuy nhiên phần nhiều là từ hoàn nhập dự phòng. Năm 2009 tuy nền kinh tế gặp khó khăn nhưng lợi nhuận của các Ngân hàng vẫn tăng, trong khi những dịch vụ liên quan gần như không có sự gia tăng nhiều thậm chí nhiều hoạt động thu nhập còn bị giảm. Như vậy rõ ràng Ngân hàng được lợi nhiều từ chính sách kích cầu của Chính phủ. Hiệu quả hoạt động trên tài sản của ngành gần như không có sự thay đổi qua các năm, đạt 1,4%. Trong năm 2009 có sự gia tăng nhẹ lên 1,5%. ROA của ngành Ngân hàng thấp hơn nhiều lần so với các ngành khác, nhưng do hoạt động của Ngân hàng là rất đặc trưng nên không thể nói được hiệu quả hoạt động trên tài sản của ngành thấp. Như vậy, năm 2009, tổng tài sản các Ngân hàng tăng mạnh và lợi nhuận cũng có sự gia tăng tương ứng. Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho các Ngân hàng. Hoạt động từ kinh doanh vàng và ngoại tệ không mang nhiều lợi nhuận trong năm 2009, và điều này sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2010 do chính sách ngưng hoạt động các sàn vàng của Chính phủ. Hoạt động của ngành Ngân hàng gắn liền với các chính sách kinh tế vĩ mô. Năm 2009 Ngân hàng được lợi từ chính sách nới lỏng tiền tệ, nhưng chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2010 sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng. EPS của các Ngân hàng duy trì ở mức trung bình thấp so với các ngành nghề khác. Mức P/E năm 2009 đạt 12,5x thấp hơn mức trung bình toàn thị trường (14x). Như vậy nếu xét về EPS và P/E thì cổ phiếu Ngân hàng không thật sự hấp dẫn nhà đầu tư. b/ So sánh một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank với trung bình ngành Ngân hàng năm 2009 Bảng so sánh chỉ số đánh giá tài sản của VietinBank với trung bình ngành Ngân hàng CTG Ngành NH Chênh lệch 2009 Tăng trưởng tổng tài sản 26.77% 25.1% 1.67% Tăng trưởng vốn chủ ở hữu 37.72% 23.8% 13,92% VCSH/Tổng Tài sản 6.9% 8.4% -1,5% Đầu tư tài chính/Tổng Tài sản 16.36% 18.3% -1,94% Dư nợ/Tổng Tài sản 65.87% 51.6% 14,27% Cho vay KH/Huy động KH 108.86% 80.3% 28,56% Cho vay KH/Tổng huy động 91.32% 67.7% 23,62% Thu nhập từ lãi/Tổng thu nhập 86.33% 69.9% 16,43% (Nguồn:stock.vn) Nhìn chung, các chỉ số đánh giá tài sản của VietinBank đều cao hơn so với trung bình ngành Ngân hàng. Điều này chứng tỏ vị thế cũng như tiềm lực tài chính mạnh của VietinBank. Bảng so sánh chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của VietinBank so với trung bình ngành Ngân hàng CTG Ngành NH Chênh lệch 2009 Chi phí/Thu nhập 55,9% 42,1% 13,8% Thu nhập từ lãi/Tổng thu nhập 81,9% 69,9% 12% ROE 16,37% 15,9% 0,47% ROA 1,13% 1,4% 0,27% (Nguồn:stock.vn) Theo bảng trên ta thấy hiệu quả hoạt động của VietinBank cao hơn trung bình ngành Ngân hàng, điều này chứng tỏ VietinBank đang kinh doanh có hiệu quả, tốc độ tăng trưởng ổn định không ngừng mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bảng so sánh một số chỉ tiêu của cổ phiếu CTG so với trung bình ngành Ngân hàng CTG Trung bình ngành Chênh lệch ROA (%) 1,13% 1,4% 0,27% ROE (%) 16,37% 15,9% 0,47% P/E 11,74 12,49 -6,00% P/B 2,95 1,09 1,71% (Nguồn:Tổng hợp từ các website của các công ty chứng khoán) Từ bảng so sánh trên, ta thấy các chỉ số cơ bản của cổ phiếu CTG đều cao hơn so với trung bình ngành Ngân hàng, giá trị thị trường của cổ phiếu CTG cao hơn giá trị sổ sách.Điều này một phần nhờ vào danh tiếng cũng như uy tín mà VietinBank đã dày công xây dựng từ lúc thành lập đến nay. Mặc khác nhờ vào tình hình hoạt động khá ổn định và hiệu quả của VietinBank trong suốt thời gian qua. 2.1.1.3/ So sánh các chỉ số tài chính của VietinBank với các ngân hàng khác năm 2009 Bảng so sánh So sánh các chỉ số tài chính của VietinBank với các ngân hàng khác năm 2009 Nguồn: Stock.vn ĐVT: Tỷ đồng CTG VCB EIB ACB STB SHB Tổng tài sản 245.412 256.053 66.029 172.113 104.060 27.439 % tăng trưởng 26,77% 16,44% 36,85% 63,44% 52,05% 90,80% Vốn chủ sở hữu 16.989 17.052 13.950 10.093 10.553 2.417 % tăng trưởng 37,72% 28,05% 8,61% 29,96% 36,02% 6,64% VCSH/Tổng Tài sản 6,9% 6,7% 21,1% 5,9% 10,1% 8,8% Đầu tư tài chính 40.145 36.751 9.168 34.003 10.344 4.815 Đầu tư tài chính /Tổng Tài sản 16,36% 14,35% 13,88% 19,76% 9,94% 17,55% Dư nợ tín dụng 161.659 137.455 38.003 61.856 59.315 12.702 Dư nợ/Tổng Tài sản 65,87% 53,68% 57,55% 35,94% 57,00% 46,29% Tổng vốn huy động 177.034 230.503 42.905 107.626 67.281 24.615 Cho vay KH/ Huy động KH 108,86% 81,25% 98,03% 69,92% 98,00% 87,68% Cho vay KH/ Tổng huy động 91,32% 59,63% 88,57% 57,47% 88,16% 51,60% Tổng thu nhập hoạt động 9.315 9.613 2.576 6.242 4.117 626 Thu nhập từ lãi/ Tổng thu nhập 86,33% 67,55% 76,68% 82,19% 57,66% 78,72% Tổng chi phí hoạt động (5.779) (3.733) (907) (3.248) (1.684) (175) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (22) (191) (136) (175) (282) (36) Lợi nhuận thuần 2.780 4.432 1.144 2.818 1.675 335 ROE 16,37% 25,99% 8,20% 27,92% 15,87% 13,85% ROA 1,13% 1,73% 1,73% 1,64% 1,61% 1,22% EPS 2.471 3.663 1.300 3.606 2.500 1.674 B/V 15.097 14.091 15.852 12.917 15.750 12.086 CTG có quy mô tài sản đứng thứ 2 sau VCB. CTG và VCB là hai mã cổ phiếu có quy mô tài sản lớn nhất. Đây là hai Ngân hàng đã phát triển từ lâu, được chuyển từ Ngân hàng Quốc doanh thành Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP). Vì vậy, mức độ tăng trưởng tài sản của hai Ngân hàng này trong 2 năm qua thấp so với những ngân hàng khác có quy mô vốn nhỏ hơn. SHB có quy mô vốn nhỏ nhất trong các ngân hàng niêm yết nên phần trăm tăng trưởng tài sản rất nhanh, đến 90% trong năm 2009. ACB là ngân hàng có quy mô khá lớn, đứng thứ 3 trong các NHTMCP đang niêm yết trên sàn nhưng tốc độ tăng trưởng cũng đạt 63%. Năm 2009 CTG và VCB được chuyển sang NHTMCP nên tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu rất nhanh, điều này phần nào xuất phát từ đánh giá lại tài sản của vốn Nhà nước theo giá thị trường. Tuy nhiên, những Ngân hàng khác lại cho dấu hiệu không tốt khi tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng của tài sản, nhất là SHB tăng tài sản lên gần gấp đôi nhưng gia tăng vốn chỉ có 8,8%.. CTG có tỷ lệ cho vay trên huy động lên đến gần 100%. Điều này cho thấy mức độ cho vay này là khá rủi ro vì hầu như huy động được bao nhiêu là cho vay hết bấy nhiêu, bên cạnh đó cũng phần nào cho thấy Ngân hàng gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn từ khách hàng. ACB có tỷ lệ cho vay rất an toàn và khá ổn định trong những năm qua, tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản thấp nhất, thấp hơn mức trung bình ngành khá nhiều. Các Ngân hàng như STB, EIB, cũng có tỷ lệ cho vay trên huy động lên đến gần 100%. Ngoài nguồn vốn huy động từ khách hàng thì các Ngân hàng có thể huy động thêm từ 2 nguồn là: Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức tín dụng khác. Nguồn từ Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ gần như rất ít Ngân hàng có thể vay được. Tỷ lệ huy động từ nguồn này trên tổng huy động là rất thấp trong năm 2007 (1,8%), 2008 (0,9%) nhưng lại tăng mạnh trong năm 2009 (5,3%) do chính sách kích cầu của Chính phủ. Năm 2009, CTG đạt tỷ lệ 5,9%. ACB đạt tỷ lệ 9,5% trong năm 2009 trong khi 2 năm trước chỉ đạt 1,04% (2007) và 0% (2008). Điều này cho thấy ACB được lợi khá nhiều từ gói kích cầu. VCB tỏ ra là Ngân hàng được ưu ái khá nhiều khi tỷ lệ vay được từ Ngân hàng Nhà nước lên đến 7,4% trong khi trung bình 5 Ngân hàng còn lại chỉ đạt 1,64%, riêng SHB gần như không vay được từ nguồn này (Theo BCTC của các Ngân hàng). Nguồn huy động từ Ngân hàng khác thì hầu hết các Ngân hàng đều sử dụng nhưng mức độ lại khác nhau rất lớn. SHB vay từ các tổ chức tín dụng rất nhiều, chiếm đến 43,95% trong tổng vốn huy động. ACB, VCB cũng sử dụng nguồn vốn này khá nhiều, chiếm đến 12,23%. Ba Ngân hàng còn lại, trong đó có CTG tỷ lệ này chỉ chiếm 5,95%. Như vậy, tỷ lệ cho vay và cơ cấu huy động vốn phần nào cho thấy mức độ rủi ro của các Ngân hàng. CTG có mức độ cho vay trên huy động lớn nhưng nguồn huy động chủ yếu là từ khách hàng nên sẽ có mức độ rủi ro cao hơn. ACB có mức độ cho vay khá an toàn do luôn duy trì mức độ cho vay hợp lý. VCB có tỷ lệ cho vay rủi ro hơn nhưng bù lại, VCB lại có những nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước mà những Ngân hàng khác khó mà tiếp cận được nên mức độ rủi ro cũng phần nào được giảm đáng kể. SHB có mức độ rủi ro cao nhất trong 6 Ngân hàng đang niêm yết trên sàn vì tỷ lệ cho vay khá cao nhưng huy động từ khách hàng cũng gặp một số khó khăn nên phải đi vay nhiều từ các Ngân hàng khác. CTG có ROE trung bình 3 năm 2007-2009 là 13,93, đứng thứ 3 trong số 6 ngân hàng. ACB là Ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất trong trong các Ngân hàng, ROE trung bình 3 năm qua đạt 28,17%. CTG có ROA thấp nhất trong các ngân hàng, điều này cho thấy tài sản của ngân hàng được khai thác chưa hiệu quả. Trong các Ngân hàng thì ACB, STB tỏ ra là hai Ngân hàng sử dụng tài sản rất tốt. 2.1.1.4/ So sánh các chỉ số tài chính của VietinBank năm 2009 với kế hoạch năm 2010 Bảng so sánh các chỉ số tài chính của VietinBank năm 2009 với kế hoạch năm 2010 Nguồn: Trích từ Báo cáo ĐHCĐ thường niêm năm 2010 của VietinBank ĐVT: Tỷ đồng 2009 2010 So sánh 2010 với 2009 Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản 243.785 292.500 48.715 19,98% Vốn điều lệ 11.252 18.000 – 20.000 6.748 – 8.748 59,97% -77,75% Tổng nguồn vốn huy động 220.591 265.000 44.409 20,13% Tổng dư nợ cho vay 163.170 204.000 40.830 25,02% Tỷ lệ nợ xấu 0,61 <2,5% Lợi nhuận trước thuế 3.757 4.000 243 6,47% Chia cổ tức 6,83% 14% 48.715 7,17% Thông qua đai hội cổ đông thường niên năm 2010, VietinBank đã đặt ra một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh như trên. Qua đó cho thấy VietinBank tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời do cổ phiếu của VietinBank là CTG mới lên sàn từ giữa năm 2009, chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư như các cổ phiếu Blue – chip khác nên trong năm 2010, VietinBank dự định tăng mức cổ tức từ 6,83% lên 14% để tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu CTG. 2.2/ Định giá cổ phiếu CTG 2.2.1/ Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức a/ Cách 1: Tính Re dựa vào chỉ số VN INDEX Bước 1: Tính tốc độ tăng trưởng g Dựa vào các báo cáo tài chính của các năm 2006, 2007, 2008, 2009 đã được kiểm toán và báo cáo đại hội cổ đông thường niêm năm 2010 ta có bảng sau: Trong đó:Do VietinBank không có cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu nên EPS năm n = Lợi nhuận sau thuế năm n / Số lượng CPT đang lưu hành năm n TLLNGL năm n = 1 – (Cổ tức năm n / EPS năm n ) ROE năm n = Lợi nhuận sau thuế năm n / Vốn chủ sở hữu năm n TLLNGL tb = (TLLNGL năm 2006 + TLLNGL năm 2007 + TLLNGL năm 2008 + TLLNGL năm 2010) / 5 ROE tb = (ROE năm 2006 + ROE năm 2007 + ROE năm 2008 + ROE năm 2009 + ROE năm 2010) / 5 gtb = TLLNGL tb * ROE tb = 63,77% * 14,1% = 8,99% Bước 2: Tính Re dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ và tỉ lệ tăng lợi nhuận (TLTLN), TLTLN được tính dựa trên cơ sở chỉ số VN INDEX qua các năm. Dựa vào số liệu trên website của Uỷ ban chứng khoán nhà nước (www.ssc.gov.vn), ta có bảng sau: VN INDEX của một năm được tính theo phương pháp trung bình ngày trong năm đó. Lãi suất trái phiếu chính phủ của một (LSTPCP) được lấy theo trung bình của lãi suất của các đợt phát hành trong năm đó. b lấy từ các website của các công ty chứng khoán như: https://www.vndirect.com.vn Re = Rf + b*(Rm – Rf ) Trong đó Re : lãi suất yêu cầu của vốn chủ sở hữu Rf : lãi suất phi rủi ro Rm: lợi nhuận bình quân của thị trường b : độ nhạy (hệ số bù rủi ro) E Re = 11,03% + 0,84 * (18,05% – 11,03% ) = 16,93% Bước 3: Định giá cổ phiếu CTG Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010, ta có tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 14%. Giả sử cổ tức được chia bằng tiền mặt, ta có cổ tức năm 2010 là 1.400 đồng/cổ phiếu và kể từ năm 2015 trở về sau tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không đổi là 7,5%/năm (dựa vào công báo kế hoạch phát triển năm 2011 – 2015 của Bộ kế hoạch và đầu tư). Tổng hợp dữ liệu của các bảng ở bước 2 và bước 3 ta có: Dn : Cổ tức năm n Từ đó ta tính ra giá của cổ phiếu CTG trong trường hợp này là 24.207 đồng/cổ phiếu b/ Cách 2: Tính Re dựa vào chỉ số ICOR Bước 1: Tính tốc độ tăng trưởng g Tính tương tự như cách 1 ta có g = 8,99% Bước 2: Tính Re dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ và tỉ lệ tăng lợi nhuận (TLTLN), TLTLN ICOR qua các năm (Dựa vào công báo của Bộ kế hoạch và đầu tư) và giả định ICOR năm 2010 bằng với năm 2009. Ta có: Ta tính được Rm tb là 15,77% E Re = 11,03% + 0,84 * (15,77% - 11,03%) = 15,01% Bước 3: Định giá cổ phiếu CTG Tương tự như cách 1, ta có bảng số liệu trên. Từ đó ta tính ra giá của cổ phiếu CTG trong trường hợp này là 21.601 đồng/cổ phiếu 2.2.2/ Phương pháp P/E Quy về thời điểm ngày 31/12/2009 ta có: - Thị giá cổ phiếu CTG = 29.500 đồng/cổ phiếu - EPS2009 = 2.470 đồng/cổ phiếu Từ đó ta tính được P/E = Thị giá CP CTG 31/12/2009 / EPS 2009 = 29.500/2.470 = 11,94 Tỉ suất lợi nhuận 2009 = 1 / EPS2009 = 8,37% Điều này có nghĩa là nhà đầu tư vào cổ phiếu CTG phải bỏ ra 11,94 đồng cho 1 đồng thu nhập, tỉ suất lợi nhuận là 8,37% 2.2.3/ Phương pháp định giá cổ phiếu thông qua các chỉ số tài chính như NAV, P/B a/ Chỉ số NAV Quy về thời điểm ngày 31/12/2009 ta có: - Tổng tài sản = 243.785.208 triệu đồng - Tổng nợ = 231.007.895 triệu đồng - Số lượng CPT đang lưu hành = 1.125.297.300 cổ phiếu NAV = Tổng tài sản ròng / Số lượng CPT đang lưu hành = (243.785.208 - 231.007.895) / 1.125.297.300 = 11.351,61 đồng/cổ phiếu b/ Chỉ số P/B Trước tiên ta xác định thư giá của cổ phiếu CTG. Quy về thời điểm ngày 31/12/2009 ta có: Vậy tại thời điểm ngày 31/12/2009 ta có - Thị giá cổ phiếu CTG = 29.500 đồng/cổ phiếu - Thư giá = 10.001,83 đồng/cổ phiếu P/B = Giá cổ phiếu/(Giá trị sổ sách/sổ cổ phiếu đang lưu hành) = 29.500/10.001,83 = 2,95 Thị giá cao hơn thư giá 2,95 lần, cổ phiếu CTG nhận được sự kỳ vọng tương đối cao của nhà đầu tư. Nhận xét chung: Tại thời điểm ngày 31/12/2009 ta có giá cổ phiếu CTG như sau: Thị giá CTG = 29.500 đồng/cổ phiếu Theo Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, ta có: Cách 1: CTG = 24.207 đồng/cổ phiếu Cách 2: CTG = 21.601 đồng/cổ phiếu Theo Phương pháp P/E, ta có: P/E CTG = 11,94 Các phương pháp khác, ta có: NAVCTG = 11.352 đồng/cổ phiếu Thư giá CTG = 10.002 đồng/cổ phiếu P/BCTG = 2,95 •Ngày 22/10/2010 giá cổ phiếu CTG là 19100 đ → nhà đâu tư nên cân nhắc đến lựa chọn cổ phiếu CTG. PHẦN III NHẬN ĐỊNH CHUNG, DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CTG 3.1/ Nhận định chung về cổ phiếu CTG Các chỉ số cơ bản của cổ phiếu CTG tương đối tốt, xấp xỉ chỉ số trung bình ngành. Do tiềm lực tài chính lớn mạnh và danh tiếng lâu đời của VietinBank nên cổ phiếu CTG nhận được sự kỳ vọng nhiều của nhà đầu tư. Khối lượng cổ phiếu CTG niêm yết lớn, hạn chế được tình trạng đầu cơ, làm giá. Từ lúc lên sàn năm 2009, tuy vốn điều lệ của Vietinbank chỉ đứng thứ 2 sau VCB nhưng các chỉ số tài chính như ROE, P/E đứng 3, chưa tương xứng với nguồn lực hiện có của ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng cần phải có biện pháp nâng cao chỉ số ROA. Cổ tức năm 2010 dự kiến 14%, làm tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu CTG, thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, do năm 2010 VietinBank dự tính sẽ tăng vốn điều lệ lên mức 18.000 – 20.000 tỷ đồng sẽ làm pha loãng cổ phiếu, không thề tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. 3.2/ Dự báo năm 2010 và khuyến nghị về cổ phiếu CTG 3.2.1/ Dự báo năm 2010 :Dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2010: Bằng mô hình dự báo lợi nhuận, ở góc độ thận trọng, kết quả mà chúng tôi nhận được là tăng trưởng của CTG trong năm 2010 ở mức khá khiêm tốn, cụ thể: Hoạt động cho vay trong năm này được chúng tôi dự báo có mức tăng trưởng khoảng 25% (tương đương kế hoạch năm 2010), thấp hơn mức tăng của năm 2009 là 35,1%. Tỷ lệ lãi biên (NIM) cũng được chúng tôi dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2009. Cụ thể tỷ lệ NIM ước đạt 3,72%, thấp hơn mức 3,8% của năm 2009. Từ đó thu nhập lãi thuần ước đạt 9.938 tỷ, tăng khoảng 25% so với năm 2009. Nguồn thu chính của CTG vẫn đến từ hoạt động cho vay, trung bình 2 năm 2008 và 2009 khoảng 82,3% trong tổng thu nhập trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Và khi tăng trưởng tín dụng của Ngành Ngân hàng nói chung bị giới hạn ở mức trần 25% ừong năm 2010, thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng của CTG sẽ giảm hơn so với năm 2009. Chúng tôi dự báo, thu nhập từ lãi trong năm 2010 chiếm khoảng 78,4% trong tổng thu nhập trước trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm hơn so với mức 81,9% của năm 2009. Tuy hoạt động cho vay được dự báo sẽ có mức tăng thấp hơn so năm 2009. Song chúng tôi cho rằng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2010 có thể cao hơn so với mức của năm ngoái, do CTG phải đánh giá lại chất lượng các khoản tín dụng đã tăng mạnh trong năm 2009 một cách đầy đủ hơn. Do đó, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ ước đạt 0,96%, cao hơn mức 0,31% năm 2009. Từ đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận trước và sau thuế năm 2010 của CTG lần lượt là 4.325 tỷ và 3.243 tỷ, tương đương mức tăng khoảng 15% và 13% so với năm 2009. 3.2.2/ Khuyến nghị về cổ phiếu CTG Sau một thời gian theo dõi cổ phiếu CTG, kết hợp cả yếu tố cơ bản và phân tích diễn biến giá, tôi đưa ra khuyến nghị về CTG như sau: Tôi vẫn có những quan ngại nhất định liên quan đến tốc độ tăng trưởng của CTG trong năm 2010 và biến động giá ngắn hạn của cổ phiếu CTG chưa thể thực sự tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Dù hiện tại, mức giá của CTG đã điều chỉnh khá nhiều trong vòng gần 1 năm qua. Song cổ phiếu CTG chưa hẳn là cổ phiếu được chúng tôi ưu tiên lựa chọn trong nhóm cổ phiếu Ngành Ngân hàng. Có lẽ, một mức giá thấp hơn sẽ đủ bù đắp cho những quan ngại trên. Tôi khuyến nghị KHÔNG MUA VÀO tại mức giá hiện tại. Tuy nhiên, thông thường diễn biến giá của nhóm cổ phiếu Ngành Ngân hàng nhìn chung là có sự biến động khá tương đồng với nhau. Do đó có thể xem xét mua vào khi giá của CTG điều chỉnh về mức hợp lý hơn. Cụ thể: Khuyến nghị mua vào: ở khoảng giá từ 18.000 - 22.000 VNĐ/CP. Thời gian nắm giữ: đến đầu năm 2011. Giá kỳ vọng: - Từ 1 - 2 tháng : trên 23.000 VNĐ/CP. - Từ 3-6 tháng : trên 24.000 - 27.000 VNĐ/CP. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *******

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74461084-NGAN-HANG-THƯƠNG-MẠI-CỔ-PHẦN-CONG-THƯƠNG-VIỆT-NAM-VIETINBANK.doc
Tài liệu liên quan