Tài liệu Đề tài Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội: Lời nói đầu
CNH - HĐH đất nước là xu hướng tất yếu của nước ta trong quá trình phát triển từ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Hòa nhập với xu hướng chung đó Hà Nội cũng đang từng bước cải thiện mình trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội đang nỗ lực lao động và dạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2000 là 11,6%, hai năm 2001-2002 là 10,2% đời sống dân cư được cải thiện, thu nhập đầu người tăng 3,2 lần so với năm 190.
Để đạt được những thành công đó là do trong những năm qua ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đã xác định đúng vai trò của công nghiệp đặc biệt là của các khu công nghiệp và khẳng định khu công nghiệp là một công cụ dặc biệt là của các khu công nghiệp và khẳng định khu công nghiệp là một công cụ để thực hiện CNH - HĐH đất nước. Trong quá trình này từ năm 1995, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập BQL khu công nghiệp và chế xuấ...
30 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
CNH - HĐH đất nước là xu hướng tất yếu của nước ta trong quá trình phát triển từ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Hòa nhập với xu hướng chung đó Hà Nội cũng đang từng bước cải thiện mình trong công cuộc đổi mới. Nhân dân Hà Nội đang nỗ lực lao động và dạt được những thành tựu trên mọi lĩnh vực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2000 là 11,6%, hai năm 2001-2002 là 10,2% đời sống dân cư được cải thiện, thu nhập đầu người tăng 3,2 lần so với năm 190.
Để đạt được những thành công đó là do trong những năm qua ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đã xác định đúng vai trò của công nghiệp đặc biệt là của các khu công nghiệp và khẳng định khu công nghiệp là một công cụ dặc biệt là của các khu công nghiệp và khẳng định khu công nghiệp là một công cụ để thực hiện CNH - HĐH đất nước. Trong quá trình này từ năm 1995, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập BQL khu công nghiệp và chế xuất nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp và chế xuất tại thủ đô. Qua hơn 7 năm đi vào hoạt động đến nay, Hà Nội đã hình thành 5 khu công nghiệp tập trung mới. Theo báo cáo mới nhất của các khu công nghiệp này có nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư công nghiệp, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo mới nhất của BQL khu công nghiệp và chế xuất Hà nội, các khu công nghiệp đã thu hút được 56 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 596.560.877 USD và 105,937 tỷ đồng, diện tích thuê đất 1.164.275m2 đạt tỷ lệ lấp đầy 53% tổng số quỹ đất đã xây dựng hạ tầng, kỹ thuật. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các khu công nghiệp vẫn mắc phải một số khó khăn yếu kém. Đó là về thu hút vốn đầu tư, về lao động, về môi trường, về nhà ở của công nhân viên. Do đó dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp chưa cao. Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội”.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung
Chương II: Thực trạng của các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô Thị Hoài Lam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2004
Sinh viên
Vũ Thị Phương Thảo
I. Cơ sở lý luận
1. Khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp. Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất và khu công nghệ cao.
Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.
Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ban quản lý trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Doanh nghiệp khu công nghiệp có nghĩa vụ:
- Tuân thủ pháp luật, điều lệ quản lý khu công nghiệp, quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh: số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ từ thị trường trong nước (đối với doanh nghiệp khu công nghiệp), số lượng phế phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại từ doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường trong nước và hàng hóa từ thị trường trong nước được mua chuyển vào doanh nghiệp chế xuất (đối với doanh nghiệp chế xuất). Đối với doanh nghiệp khu công nghệ cao, ngoài việc đăng ký các nội dung nêu trên, tùy theo loại hình doanh nghiệp còn phải đăng ký việc chuyển giao công nghệ cao.
Nghị quyết TW (khóa VIII) của Đảng có ghi: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có điều kiện”. Đó là những định hướng rất quan trọng cho việc xây dựng, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Khu công nghiệp là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược CNH, HĐH trên phạm vi lãnh thổ nhất định.
Khu công nghiệp đối với nước ta còn là vấn đề mới mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, nó trở thành nhân tố rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH, HĐH.
2. Phân loại các khu công nghiệp
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau
Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra khu công nghiệp và khu chế xuất. Khu công nghiệp bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu chế xuất là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khẩu.
Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
- Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v...
- Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động.
- Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20).
Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm khu công nghiệp đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v...
Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số khu công nghiệp thành ba nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.
(Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa).
Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các khu công nghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các khu công nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
Theo trình độ kỹ thuật: có thể phân biệt
- Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
- Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn.
Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:
- Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
- Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại:
- Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư.
- Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp.
Theo tính chất ngành công nghiệp có
Có thể liệt kê theo các ngành cấp I, như khu chế biến nông lâm hải sản, khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, khu công nghiệp điện, năng lượng, khu công nghiệp phục vụ vận tải, khu công nghiệp vật liệu xây dựng v.v...
Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ 21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhân vật mới, tạo ra những đặc trưng mới cho bộ măt các khu công nghiệp.
3. Vai trò của các khu công nghiệp.
- Thu hút vốn đầu tư công nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên.
- Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Đặc điểm của các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ phê duyệt theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997.
Khu công nghiệp Sài Đồng B
- Hình thức vốn đầu tư: 100% vốn Việt Nam do Công ty Hanel quản lý.
- Giá thuê đất có hạ tầng: từ 50-60USD/m2/năm.
- Phí quản lý hạ tầng: từ 0,55-0,8 USD/m2/năm.
- Phương thức thanh toán: từ 2-4 lần/50 năm.
- Tổng diện tích: 97 ha.
- Đất khu công nghiệp: 79 ha
- Đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 48,57 ha.
- Đã cho thuê: 48,58 ha (100%)
Khu công nghiệp Nội Bài
- Hình thức đầu tư: Liên danh giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Tập đoàn Renong (Malaixia)
- Giá cho thuê đất có hạ tầng: từ 45-55 USD/m2/năm.
- Phí quản lý hạ tầng: từ 0,8-1 USD/m2/năm
- Phương thức thanh toán: 2 lần/42 năm
- Tổng diện tích: 197 ha.
- Đất khu công nghiệp: 100 ha.
- Đất đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 30,5 ha.
- Đã cho thuê: 10,3 ha (38%).
Khu công nghiệp Thăng Long
- Hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Công ty cơ khí Đông Anh và Tập đoàn Sumitomo (Nhật)
- Giá thuê đất có hạ tầng: từ 70-85 USD/m2/năm.
- Phí quản lý hạ tầng: từ 1-1,2 USD/m2/năm.
- Phương thức thanh toán: 1 lần /50 năm
- Tổng diện tích: 121 ha
- Đất đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 84,7 ha
- Đã cho thuê: 33 ha (38%).
Khu công nghiệp Đài Tư
- Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài.
- Giá thuê đất có hạ tầng: từ 60-65 USD/m2/năm
- Phí quản lý hạ tầng: từ 0,5-0,8 USD/m2/năm.
- Phương thức thanh toán: 1 lần / 50 năm.
- Tổng diện tích: 40 ha.
- Đã xây dựng hạ tầng khu công nghiệp: 32 ha.
- Đã cho thuê: 5 ha (15%).
Khu công nghiệp Daewoo - Hanel (Khu công nghiệp Sài Đồng A0.
- Hình thức đầu tư: Liên doanh giữa Công ty điện tử Hanel và tập đoàn Daewoo (Hàn Quốc).
- Tổng diện tích: 407 ha.
- Đất đã xây dựng khu công nghiệp: 197 ha.
- Chưa triển khai giải phóng mặt bằng do đối tác nước ngoài gặp khó khăn về vốn.
Bảng 1: Các Khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội
(tính đến hết năm 2000)
TT
KCN
Năm thành lập
Địa phương
Hình thức đầu tư
Diện tích
(ha)
Lĩnh vực, ngành nghề đầu tư
Dự án
Vốn đầu tư (tr.USD)
1
KCN Sài Đồng B
1996
Gia Lâm
Việt Nam
97/79
SP điện tử và các ngành không gây ô nhiẽm môi trường
23
289
2
KCN Nội Bài
1995
Gia Lâm
Malaysia-Việt Nam
197/100
SP cơ khí, máy móc thuộc địa bàn khuyến khích FDI
4
40,4
3
KCN Hà Nội - Đài Tư
1995
Gia Lâm
Đài Loan
121/84,7
-
-
6,21
4
KCN Daewoo-Hanel
1997
Gia Lâm
Hàn Quốc – Việt Nam
407/197
-
-
6,21
5
KCN Thăng Long
1996
Đông Anh
Nhật Bản – Việt Nam
121/84,7
SP điện, điện tử, viễn thông và tiêu dùng
2
9,40
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội
II. Thực trạng hoạt động của khu công nghiệp Hà Nội
1. Tình hình hoạt động
a. Tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2003.
(VietNamNet) - Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, thời gian qua Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư cho năm 2003 và các năm tiếp theo (2003-2005).
Khu công nghiệp tập trung: 6 tháng đầu năm nay Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuát đã cấp 02 giấy phép đầu tư mới cho 2 Công ty với tổng vốn đăng ký là 28.117.000 USD, đó là:
+ Công ty TNHH KYOEL Manufaturing Việt Nam vào Khu công nghiệp Nội Bài với tổng vốn đăng ký là 4.850.000 USD, diện tích thuê đất 100.000m2.
+ Công ty TNHH Matsushita Home Appliances Việt Nam vào khu công nghiệp Thăng Long với tổng vốn đầu tư đăng ký là 23.267.000 USD, diện tích thuê đất là 50.000m2.
Cũng có 07 giấy phép điều chỉnh của các Công ty TNHH Volex Việt Nam, Toa Việt Nam, Ohara Plastics Việt Nam, dây thép Kawa Mua, Bút chì Mitsubishi (KCN Thăng Long), Armtrong Việt Nam, United Motor (KCN Nội Bài) với tổng vốn đầu tư tăng thêm 4.527.000 USD.
Như vậy, 6 tháng đầu năm 2003 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN tập trung đạt 32.644.000 USD.
Khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ: Tiến độ xây dựng hạ tầng và quỹ đất cho thuê không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước vào đầu tư.
6 tháng đầu năm 2003 có 73 dự án đầu tư vào các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ với số vốn đăng ký 668,05 tỷ VNĐ, diện tích thuê đất 321.521m2.
Số dự án được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN tập trung đến hết tháng 6/2003 là 59 dự án (54 dự án có đầu tư nước ngoài và 5 dự án có vốn đầu tư trong nước). Trong đó:
- 31 dự án đã đi vào sản xuất tháng đầu năm 2003.
- 16 dự án đang triển khai.
- 12 dự án chưa triển khai.
Các khu (cụm) công nghiệp đã có 22 doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Doanh thu từ các doanh nghiệp trong KCN tập trung 6 tháng đầu năm ước đạt 22,9 triệu USD (tăng 97% so với cùng kỳ năm 2002).
- Nộp thuế ước đạt 8,5 triệu USD (tăng 49% so với cùng kỳ năm 2002).
Một số doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ổn định và tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2002 đó là: Công ty Cannon Việt Nam (gấp 59 lần), Công ty Sumi Hanel (+28%), Daewoo Hanel (+7%), Orion Hà Nội kim loại (+5%)...
Bên cạnh đó cũng có một vài doanh nghiệp có biểu hiện chững lại do thu hẹp về thị trường tiêu thụ và mặt hàng sản xuất như: Công ty TNHH đèn hình Orion Hanel (-22%), sản phẩm thép Việt Nam (-11%)...
Từ đầu năm đến nay, Ban quản lý KCN - KCX Hà Nội đã phê duyệt 177 giấy phép nhập khẩu với trị giá 417.914.150 USD. Trong đó:
- Tổng giá trị xuất khẩu: 166.461.312 USD (tăng 138% so với cùng kỳ năm 2002).
- Tổng giá trị nhập khẩu: 216.743.668 USD (tăng 127% so với cùng kỳ năm 2002).
Cùng với việc mở rộng và phát triển cả về quy mô, vốn đầu tư, các KCN trên địa bàn thành phố đã tạo việc làm mới cho 11.833 người (tăng 85,18% so với cùng kỳ năm 2002). Trong đó, lao động trong nước là 11.593 người (tăng 89% so với cùng kỳ năm 2002); lao động nước ngoài có 240 người tăng (25% so với cùng kỳ năm 2002).
Đến nay Ban quản lý đã ra quyết định thừa nhận nội quy lao động cho 16 doanh nghiệp, đang hướng dẫn và chuẩn bị ra quyết định cho 6 Công ty về nội quy lao động; 5 doanh nghiệp đã có quyết định thừa nhận thỏa ước lao động tập thể. Trong các KCN đã có 15 công đoàn cơ sở với tổng số 7.142 đoàn viên.
Từ nay đến cuối năm bên cạnh việc tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư vào các KCN của Hà Nôi, ban quản lý các KCN - KCX thành phố sẽ tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại của các KCN tập trung, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn.
Đồng thời có những giải pháp để phát triển các khu (cụm) công nghiệp vừa và nhỏ, bảo đảm nhu cầu về mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Ban quản lý các KCN - KCX Hà Nội cũng đang nghiên cứu, áp dụng đề tài ISO 9000-2000 vào hoạt động Ban quản lý; Hoàn chỉnh các quy chế, quy định về quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, công khai và đơn giản hóa các thủ tục hành chính về tiếp nhận và giải quýet các yêu cầu của các nhà đầu tư, đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định.
Thêm 9 dự án công nghiệp đi vào hoạt động tại Hà Nội
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp Hà Nội đã đưa 9 dự án đi vào hoạt động, bước đầu đã phát huy hiệu quả kinh tế.
Có 6 dự án với tổng mức đầu tư là 18 doanh nghiệp chuyển tiếp từ trước năm 2003 sang. Trong tổng số 13 dự án và hạng mục đầu tư với tổng số vốn đầu tư 215,49 tỷ đồng, được các doanh nghiệp lập trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 3 dự án đi vào hoạt động (Vietnam Economy).
b. Về tình hình đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp.
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của cả 5 khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đều do Công ty phát triển cơ sở hạ tàng KCN thực hiện. Việc huy động vốn của các Công ty này tùy thuộc vào từng KCN. Có thể là liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài như các KCN Nội Bài, Daewoo - Hanel, Thăng Long, cũng có thể là 100% vốn của nước ngoài như KCN Hà Nội - Đài Tư. Cho đến nay chỉ có Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN Sài Đồng B hoạt động tương đối hiệu quả với hình thức huy động nguồn vốn hoàn toàn trong nước. Do hạn chế về nguồn vốn nên phương châm của Công ty là thực hiện xây dựng theo hình thức “cuốn chiếu”, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa cho thực tế lấy vốn tái đầu tư tiếp. Với phương châm nà, Công ty đã thu được kết quả khá khả quan. Trong khi đó 4 KCN còn lại đều có sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài nhưng kết quả lại ít khả quan hơn với nhiều lý do có cơ sở hạ tầng tương đối tối nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất với thành phố như chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu định cư mới v.v... Còn KCN Hà Nội - Đài Tư 100% vốn của Đài Loan lại có tốc độ triển khai chậm. KCN này được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng phải đến năm 1997 mới giải phóng xong mặt bằng và hiện đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư do chưa hiểu rõ môi trường đầu tư tại Việt Nam.
c. Về đối tác của các dự án đầu tư vào KCN
Một điều đặc biêt ở đây là trong tổng số 33 dự án đã được cấp giấy phép đầu tư vào các KCN ở Hà Nội lại không có một dự án nào 100% vốn trong nước. Toàn bộ các dự án được cấp giấy phép hệin nay chỉ là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư này chủ yếu đến từ các quốc gia ở Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia... Trong khi đó, các nhà đầu tư ở các nước phát triển có nền công nghiệp hiện đại vẫn chưa có mặt tại các KCN này. Vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp hỗ trợ và ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước, tăng cường thu hút đầu tư tại các nước đang phát triển.
d. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Một số KCN đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là KCN Sài Đồng B, trong đó có 5 doanh nghiệp liên doanh với Hanel đạt 240 triệu USD, còn 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu CN đã đóng góp thiết thực làm tăng tỷ trọng CN trong GDP của thành phố. Công nghiệp Hà nội chiếm 10% GDP của cả nước và 32% GDP của Hà Nôi. Khu CN đã thực sự là nơi tiếp cận công nghiệp hiện đại, phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến và cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng vừa thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, vừa nâng cao sức cạnh tranh của CN Hà Nội. Theo thống kê mới nhất từ ban quản lý KCN & CX Hà Nội đến nay đã xét duyệt 30 giấy phép nhập khẩu, 40 giấy chứng nhận xuất khẩu, đưa tổng giá trị xuất khẩu ủca doanh nghiệp đạt 155.021.590 USD, giá trị nhập khẩu 202.126.752 USD. Các mặt hàng xuất khẩu như đèn hình màu, sáng điện tử, ti vi màu, tủ lạnh, biến áp, dây dẫn cho ô tô, ba lô, túi sách. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, vật tư xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất v.v...
2. Những tồn tại.
Về thu hút vốn đầu tư
Cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và linh hoạt. Chính sách về giá thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác trong khu công nghiệp đang là bài toàn khó để vận dụng triển khai cụ thể theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã được Quốc hội sửa đổi. Hơn nữa, chúng ta thiếu vốn trong việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp. Với cơ chế hiện hành, vốn trong nước cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Mỗi dự án khu công nghiệp lại phải thành lập một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đảm nhận quản lý vốn ngân sách cấp.
Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác muốn góp vốn đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì cơ chế lại chưa cho phép. Hiện tượng “khoán trắng” hoặc thiếu giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý doanh nghiệp đối với giải quyết chi phí đền bù và xây dựng hạ tầng của các công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp đã chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng lên cao dẫn đến mức giá cho thuê đất gồm cả chi phí hạ tầng còn quá cao 5USD/m. Trong khi các khu công nghiệp ở các nơi khác chỉ bằng 30% so với ở Hà Nội.
Một trong những tồn tại nữa là Ban quản lý khu công nghiệp ở Hà Nội và Sở công nghiệp Hà Nội chưa có các biện pháp giới thiệu, tiếp thị, thu hút vốn đầu tư, chưa có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với các doanh nghiệp do đó đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, nhát là các doanh nghiệp trong nước. VD như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng các điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước.
Vấn đề môi trường
Các khu công nghiệp Hà Nội được hình thành khá sớm và đã phát huy tác dụng trong xây dựng phát triển kinh tế và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng do những giới hạn về mặt lịch sử đến nay các khu công nghiệp đó không còn phù hợp, đòi hỏi một cách làm mới. Một số khu công nghiệp tập trung: Thượng Đình, Mai Động, Vĩnh Tuy; những khu công nghiệp này không được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, công nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém và không có giải pháp bảo vệ môi trường. Các nhà máy trong khu công nghiệp xen lẫn với khu dân cư, nhà ở, nhà trẻ, trạm xá, cơ sở dịch vụ... nên đã nảy sinh những vấn đề nan giải, phải xử lý tốn kém và lâu dài.
Hiện nay, Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung. Theo kết quả khảo sát gần đây, môi trường Hà Nội thật sự đáng lo ngại, chất lượng không khí tại 5 quận nội thành và 3 huyện ven nột có nồng độ CO2 và nồng độ bụi ở tất cả các nơi khảo sát đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1-3 lần. Riêng ở các khu công nghiệp Thượng Đình, Văn Điển, Mai Động bì ô nhiễm CO2 với nồng độ gấp 19 - 20 lần tiêu chuẩn cho phép vào mùa hè và 8-16 lần vào mùa đông. Hàm lượng bụi lơ lửng ở các khu công nghiệp này đều tăng từ 2,58-3,28 lần.
Có thể nói tình trạng ô nhiễm môi trường đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cư. Theo số liệu khảo sát, số ca mắc bệnh ở khu vực Thượng Đình cao gấp 3 lần so với những khu vực khác. Khu công nghiệp Thượng Đình có 45 nhà máy, xí nghiệp, mỗi ngày thải ra 30.000m3 chất thải lỏng không qua xử lý xuống sông Tô Lịch.
Như vậy, một vấn đề cấp bách đặt ra làm thế nào để thực hiện CNH - HĐH mà vẫn bảo vệ được môi trường sống, môi trường đô thị trong lành cho cả hiện tại và tương lai. Con đường duy nhất là hình thành những khu công nghiệp mới với những giải pháp đồng bộ.
Vấn đề nhà ở
Đây là một trong những vấn đề bức thiết trong các khu công nghiệp của nước ta hiện nay và các khu công nghiệp Hà Nội cũng đang mắc phải những hạn chế như vậy. Đó là việc xây dựng các khu dân cư cạnh các khu công nghiệp để tiện cho công nhân đến làm việc nơi các nhà máy tại các khu công nghiệp. Không những thế trong các khu dân cư đó có rất nhiều nhà trọ được tư nhân xây cho công nhân thuê. Nhưng giá thuê lại rất cao, vì thế gây khó khăn cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Ngoài ra hiện nay trong các khu dân cư việc xây dựng các khu chợ, trường học, nhà thương, sân thể thao, các khu cây xanh... chưa được hoàn thành. Dân cư tại các khu vực nông sản chưa được hưởng một không khí trong lành.
Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp
Cho đến nay các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 9.332 lao động nhưng hầu hết là lao động trẻ (độ tuổi dưới 35 chiếm trên 90%) và chưa qua đào tạo. Trình độ học vấn và tay nghề có thể khái quát như sau: (tính đến hết năm 2003)
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
- ĐH và trên ĐH
401
4,3
- Kỹ thuật viên
410
4,4
- Công nhân kỹ thuật
2911
31,2
- Lao động giản đơn
5610
60,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố
Nhìn chung, sự phát triển của lực lượng lao động tại các khu công nghiệp trong thời gian qua còn mang tính tự phát. Lực lượng công nhân hầu như chưa chuẩn bị đầy đủ để tham gia vào một môi trường sản xuất công nghiệp hiện đại cả về trình độ tay nghề tác phong công nghiệp và ngay cả việc thích nghi với văn hóa đa dạng của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia. Điều này do nhiều nguyên nhân như:
Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp đi kém theo đó là nhu cầu lao động tăng đột biến. Trong khi đó lao động nông nghiệp tại các địa phương xung quanh địa bàn khu công nghiệp đã dần vào các khu công nghiệp. Hành trang của các công nhân khi xin vào làm việc tại các khu công nghiệp chủ yếu là sức lao động trẻ. Mục tiêu trước mắt của họ là kiếm sống với bất cứ ngành nghề gì, hầu như bản thân chưa có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng.
- Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp đều thuộc các ngành như dệt, da, may, điện tử, lắp ráp có nhu cầu cần nhiều lao động giản đơn nhằm sử dụng lợi thế gia công thấp tại Việt Nam. Do đó các doanh nghiệp chỉ cần nguồn lao động có một trình độ văn hóa nhất định sau khi tuyển dụng sẽ tổ chức đào tạo tại chỗ để đủ trình độ kỹ thuật làm một công việc cụ thể theo đặc thù tại từng doanh nghiệp.
- Thị trường lao động tại Hà Nội nhìn chung chưa hoàn thành do đó cả về phía doanh nghiệp lên nhiều công nhân chưa được tư vấn đầy đủ trong quá trình tuyển chọn lao động. Các trung tâm giới thiệu việc làm của các khu công nghiệp chưa phát huy tốt vai trò xúc tiến việc làm. Các trường dạy nghề trên địa bàn chưa thâm nhập vào các khu công nghiệp để nắm rõ nhu cầu ngành nghề cần đáp ứng để có kế hoạch đào tạo phù hợp.
Hoạt động của các khu công nghiệp Hà Nội thời gian qua đã đóng góp tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên tình hình đào tạo lực lượng lao động còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa mục tiêu tăng trước mắt và lâu dài của khu công nghiệp. Việc thiếu hụt lực lượng công nhân có trình độ kỹ thuật tay nhgề cao sẽ hạn chế việc thu hút các doanh nghiệp vào khu công nghiệp. Trước mắt cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành nghề nhiều lao động, không có chuyên môn kỹ thuật như dệt, da, may để sử dụng lợi thế về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, về lâu dài để thực hiện chủ trương CNH - HĐH thì nhu cầu lao động cho các ngành sản xuất kỹ thuật cao sẽ gia tăng. Nếu ban quản lý không xác định được quy hoạch đào tạo lâu dài lực lượng công nghiệp kỹ thuật thì khi lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ không còn sức hấp dẫn thì các doanh nghiệp nước ngoài vào các khu công nghiệp sẽ không còn nữa.
Vấn đề quản lý
Từ phía thành phố Hà Nội chưa có các biện pháp hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các khu công nghiệp. Các biện pháp đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị và các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ trong việc giảm giá cung ứng điện nước, giao thông, viễn thông đặc biệt là các cơ sở hạ tầng xã hội như các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện. Thành phố cần phải cho phép các khu công nghiệp có quyền tự chủ trong việc tuyển dụng và sa thải lao động hoặc định hướng cho các khu công nghiệp đặt hàng đào tạo lao động ở các trường dạy nghề. Thành phố cần phải tăng cường các biện pháp đầu tư và khuyến khích đầu tư, chỉ kết hợp giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước để xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp. Vẫn còn có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao.
Từ phía Ban quản lý khu công nghiệp: các cán bộ quản lý trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn kém, chưa được đào tạo một cách có hệ thống. Ban quản lý chưa chủ động và tích cực vận động thu hút đầu tư, đưa những dự án hấp dẫn đầu tư, chưa có những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nguồn đầu tư hoặc tiêu thụ hàng hóa.
Tóm lại, việc phát triển các khu công nghiệp của Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra mạng lưới vệ tinh thúc đẩy kinh tế của Hà Nội và các vùng lân cận phát triển. Tuy nhiên việc phát triển đó chưa tương xứng với khả năng hiện thực, chưa thể hiện hết tiềm năng của các khu công nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa đáp ứng được tổ chức phân bổ lực lượng sản xuất, chưa sát với điều kiện thực tế và chưa theo kịp với nhu cầu phát triển. Tổ chức quản lý chưa thống nhất, chức năng hỗ trợ còn yếu. Cơ chế quản lý tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chồng chéo, thủ tục phức tạp. Các giải pháp đền bù giải phóng mặt bằng chậm trễ, làm cho thời gian xây dựng kéo dài. Các công trình kết cấu hạ tầng gây thiệt hại cho chủ đầu tư phát triển hạ tầng và bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư.
Công tác tiếp thị vận động đầu tư chưa được chú trọng nên việc phát huy tác dụng của khu công nghiệp còn hạn chế. Việc cung cấp lao động có tay nghề còn thấp xa so với nhu cầu. Bên cạnh tình trạng thể chế thiếu đồng bộ điều đáng chú ý hơn là việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm, giữa ý tưởng của pháp luật và việc thực thi pháp luật còn khoảng cách lớn.
Vậy nguyên nhân sâu xa của việc phát triển chậm trễ này là do đâu?
II.3. Một số nguyên nhân gây cản trở hoạt động của khu công nghiệp Hà Nội
* Nguyên nhân các khu công nghiệp chưa hấp dẫn doanh nghiệp trong nước
Theo kết quả khảo sát mới đây của Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, có tới 68,7% doanh nghiệp được hỏi đều trả lời là đang gặp phải nhiều khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh.
Lý do các doanh nghiệp chưa tìm đến với các khu chế xuất để thuê lại đất là do hầu hết các chủ doanh nghiệp dân doanh đều cho rằng việc thuê lại đất trong các khu công nghiệp còn là điều xa xỉ đối với họ. Ngoài ra không phải các doanh nghiệp không muốn vào các khu công nghiệp, nơi có đầy đủ các điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không muốn lo đến chuyện đảm bảo môi trường cho người dân sống xung quanh mà do qu mô sản xuất và doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng về tài chính còn hạn chế, nền đành tận dụng mặt bằng sẵn có. Một trong những nguyên nhân nữa là các ưu đãi về giá thuê đất trong các khu công nghiệp chưa đến được với doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, giá thuê đất trong các khu công nghiệp do chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp xin thuê lại đất tự thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là, khi Nhà nước giảm giá cho thuê đất trong khu công nghiệp thì người được hưởng đầu tiên là chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Còn sau đó, việc giảm hay không giá thuê lại đất cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là quyền của các chủ đầu tư.
Mọi vấn đề khác là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm chạp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp được phép dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để góp vốn đầu tư hoặc thế chấp tại ngân hàng để vay. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp vào thuê lại đất trong các khu công nghiệp sau khi đã bỏ ra nhiều vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất kinh doanh, vẫn đang phải dài hơi đợi được cấp sổ đỏ để thế chấp vay vốn từ ngân hàng.
* Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng, trừ khu công nghiệp Sài Đồng B hình thành hẳn một trung tâm đào tạo lao động thì hầu hết các khu công nghiệp khác đều chưa có kế hoạch đầo tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp. Hơn nữa từ phía thành phố Hà Nội cũng chưa có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực do đó các khu công nghệp trình độ công nghiệp có tay nghề kỹ thuật, văn hóa thấp chủ yếu mới chỉ là tốt nghiệp trung bình.
* Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý các khu công nghiệp làm giảm hiệu quả hoạt động của nó
* Chính sách đối xử đối với doanh nghiệp khu công nghiệp chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước. VD như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng những điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài nên được ưu tiên hơn về thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước.
* Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp này còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biêt là các nhà đầu tư trong nước. Ngoài ra, nhiều địa phương còn miễn giảm tiền thue đất, hoặc cho phép thanh toán tiền chậm hoặc miễn phí quản lý v.v... Còn đối với các khu công nghiệp tại Hà Nôi, tiền thuê đất chỉ được thanh toán kèm 1 hoặc 2 lần.
II.4. Đánh giá tác động của các khu công nghiệp Hà Nội đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
* Những kết quả đạt được trong xây dựng và hoạt động của các khu công nghiệp ở Hà Nội
- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp của thủ đô nói riêng, cho dù mới chỉ có 14 dự án đi vào hoạt động nhưng đã đạt doanh thu khoảng 140 triệu USD, chiếm trên 30% giá trị sản xuất của khu vực có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra các khu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng nông thôn, ngoại thành của thủ đô. Sự ra đời của các khu công nghiệp ở Hà Nội đã đáp ứng được nhu cầu an cư lạc nghiệp cho các doanh nghiệp cùng các chính sách đầu tư hấp dẫn, thủ tục nhanh chóng nên đã thu hút được nhiều dự án, đóng góp tích cực cho kinh tế của thủ đô.
- Góp phần phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển ngoại thương. Hàng hóa được sản xuất trong các khu công nghiệp tại Hà Nội đạt chất lượng cao không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước, mà còn thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Với 14 trong tổng số 3361 doanh nghiệp của cả Hà Nội nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của nó không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu là 93,9 triệu USD (chiếm 30,6%) thì năm 1999 đạt 107,5 triệu USD (chiếm 35,7%) và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2000 đạt 165,4 triệu USD chiếm (35,7%).
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động. Do hầu hết các khu công nghiệp đều nằm ở khu vực ngoại thành nên nó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động mà còn phá vỡ tính khép kín của làng, xã, nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở địa phương và làm giảm bớt được sự cách biệt với các khu vực khác. Ngoài ra các khu công nghiệp tại Hà Nội đã tạo ra khoảng 3.800 chỗ làm việc trực tiếp và hàng chục ngàn việc làm gián tiếp khác.
- Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thực hiện CNH - HĐH thủ đô. Các nhóm ngành hàng phải kể đến là các nhóm mặt hàng cao cấp, bao gồm đèn hình màu, súng điện tử, ti vi màu, tủ lạnh, máy ảnh, máy trắc địa... Nhóm hàng phục vụ dân dụng gồm ba lô, túi sách, sản phẩm sơn mài... và nhóm hàng thay thế nhập khẩu bao gồm bao bì các tông phục vụ cho đóng gói xuất khẩu.
- Đã có nhiều dự án xin mở rộng quy mô sản xuất như công ty Orvon - Hanel, Zamil Steel, Daewoo - Hanel và Công ty công nghiệp Tân á.
- Góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Các khu công nghiệp ra đời với hệ thống xử lý chất thải được trang bị đồng bộ và thuận lợi cho các nhà máy mới hoạt động hiệu quả, vừa tạo điều kiện di rời các nhà máy cũ, góp phần bảo vệ môi trường nhất là các khu vực có đông dân cư sinh sống như Thượng Đình, Hai Bà Trưng.
- Ngoài ra, các khu công nghiệp ở Hà Nội còn tạo lập được một số cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế vùng, đóng góp cho phát triển chung của cả nước.
III. Giải pháp
1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.1. Các giải pháp từ phía thành phố Hà Nội
Hỗ trợ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các khu công nghiệp. Việc đầu tư phát triển các khu dân cư, khu đô thị và các dịch vụ đi kèm như hỗ trợ trong việc giảm giá cung ứng điện, nước, giao thông viễn thông, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng xã hội như các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... là nhiệm vụ của thành phố.
Các giải pháp hỗ trợ các khu công nghiệp về đất
Sở công nghiệp Hà Nội CN các cơ chế chính sách hỗ trợ các khu cụm công nghiệp.
- Tiền thuê đất: (cho đầu tư FDI)
+ Giá thuê đất áp dụng đối với đất đô thị (loại 1)
Tối thiểu: 1 USD/m2/năm
Tối đa: 12 USD/m2/năm
+ Giá thuê đất áp dụng đối với đất không thuộc đất đô thị
Tối thiểu: 06, USD/m2/năm
Tối đa: 7,2 USD/m2/năm
+ Đối với các khu vực sau: Gia Lâm, Đức Giang, Văn Điển, Cầu Diễn
Tối thiểu: 0,35 USD/m2/năm
Tối đa: 4,2 USD/m2/năm
+ Đối với các khu vực sau: Đông Anh, Yên Viên, Sóc Sơn
Tối thiểu: 0,18 USD/m2/năm
Tối đa: 1,08 USD/m2/năm
+ Đối với các khu vực bên trong liền kề khu đô thị:
Tối thiểu: 0,06 USD/m2/năm
Tối đa: 0,6 USD/m2/năm
+ Đối với đất ở các khu vực khác không thuộc các điều kiện trên người có thẩm quyền để quyết định giá thuê đất là UBND thành phố Hà Nội.
* Việc giảm và miễn tiền thuê đất (đối với đầu tư FDI)
a. Miễn thuế đất:
Trong thời gian góp vốn xây dựng các dự án đầu tư được miễn tiền thuê đất.
Đối với các dự án khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư sẽ được miễn tiền thuê đất trong thời gian 7 năm (thời gian miễn có thể được kéo dài tùy theo quyết định của cấp có thẩm quyền và tình hình hiện tại của doanh nghiệp). Các dự án có sự ngừng việc tạm thời hoặc kéo dài thời gian thực hiện dự án được phép miễn trả tiền thuê đất.
b. Giảm tiền thuê đất
- Khi thuê đất trong giai đoạn 5 mà trả tiền thuê đất 1 lần, được giảm 5% tiền thuê đất phải trả cho cả giai đoạn 5 năm.
- Nếu thời gian thuê trên 5 năm mà trả tiền thuê đất 1 lần thì được giảm thêm 1% cho mỗi năm sau thời gian 5 năm, song tổng số giảm không vượt qú 25% của tổng số tiền phải trả trong cả giai đoạn thuê.
- Nếu trả tiền thuê đất 1 lần trong thời gian trên 30 năm được giảm 30% tiền thuê đất phải trả. Việc giảm được áp dụng từ ngày kết thúc việc miễn tiền thuê đất.
Giải pháp về cung ứng lao động:
- Thành phố cần phải đầu tư phát triển số lượng các trường dạy nghề, song song đó là việc đổi mới nội dung, phương pháp, ngành nghề đào tạo trong đó cần quan tâm khảo sát đến nhu cầu lao động cần cung ứng của các khu công nghiệp. Tại thành phố hiện nay lao động Đại học và trên đại học khoảng 4,3%, kỹ thuật vien chiếm 4,4%, công nhân kỹ thuật chiếm 31,2%, lao động giản đơn chiếm 60,1%, việc đào tạo lực lượng có chuyên môn kỹ thuật thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng cao.
Tổng Cục dạy nghề cần phối hợp với các địa phương và ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng các danh mục ngành nghề đào tạo hiện nay trong tương lai nhỏ sản xuất phần mềm, cơ điện tử.
Cần cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng đi sâu nâng cao khả năng thực hành đối với đối tượng công nhân kỹ thuật, kinh tế hiện hành nghề. Nội dung đào tạo kỹ thuật viên phải khác với đào tạo kỹ sư, chỉ nên đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật viên để đáp ứng với công việc được giao thay vì đào tạo thành kỹ sư nhưng không đủ khả năng, để tránh tình trạng “nửa thầy, nửa thợ”. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng kỹ sư công nghệ nhằm thích nghi với tình hình sản xuất của các khu công nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo nghề, cần đào tạo về trình độ ngoại ngữ cho lao động nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp tối thiểu cho công nhân. Các trường dạy nghề cần nắm thong tin về chất lượng tay nghề công nhân sau khi đào tạo ra trường để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung nội dung đào tạo cho phù hợp.
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động khu công nghiệp, phải kết hợp giữa nguồn vốn để xây dựng và hợp đồng khu công nghiệp, phải kết hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, không nên có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao hơn. VD như khu công nghiệp Sài Đồng B hòan toàn sử dụng vốn trong nước, do Công ty Hanel đầu tư nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Trong khi đó khu công nghiệp Hà Nội được đầu tư theo hình thức 100% vốn của Đài Loan được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng đến năm 1999 chỉ có 4 dự án xin thuê đất hoạt động.
- Tăng cường sự phân cấp quản lý Nhà nước cho Ban quản lý các khu công nghiệp. Sự phân cấp ở đây nên tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn, cụ thể có thể giao toàn bộ.
Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp như hệ thống điện nước, đường giao thông, cây xanh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, các khu thương mại, trường học, bệnh viện... cũng chưa được xử lý đồng bộ, nhưng lại thiếu sự trợ giúp của thành phố.
- Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp này còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Giá thuê đất bình quân của các khu công nghiệp tại Hà Nội là 1,6 USD/m2/năm cộng với phí quản lý khoảng 0,5-0,8 USD. Trong khi đó, khu công nghiệp Tân Tạo có giá thuê đất chỉ khoảng 1 USD/m2/năm, còn giá thuê đất bình quân các khu công nghiệp khác dao động trong khoảng 0,1-0,5 USD/m2/năm. Ngoài ra, nhiều địa phương còn miễn giảm tiền thuê đất, hoặc cho phép thanh toán tiền thuê đất chậm, hoặc miễn phí quản lý... còn đối với các khu công nghiệp tại Hà Nội, tiền thuê đất chỉ có thể thanh toán làm 1 hoặc 2 lần.
- Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng. Trừ khu công nghiệp Sài Đồng B hình thành hẳn một trung tâm đào tạo lao động, thì hầu hết các khu công nghiệp trong cả nước chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp.
- Ngoài ra, còn phải kể đến một số hạn chế về mặt quản lý Nhà nước như vấn đề chưa thống nhất giữa các văn bản pháp lý, cơ chế phân cấp, uỷ quyền thiếu đồng bộ và chưa nhất quán, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn chậm.
- Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý các khu công nghiệp làm giảm hiệu quả hoạt động của nó.
- Chính sách đối xử đối với doanh nghiệp khu công nghiệp chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng những điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn về thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước.
(4) Đa dạng hoá hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động khu công nghiệp: Phải kết hợp giữa nguồn vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp. Không nên có quan niệm sai lầm là nhất thiết phải có nguồn vốn của nước ngoài thì dự án mới hiệu quả và khả thi cao hơn. Ví dụ như trường hợp của khu công nghiệp Sài Đồng B hoàn toàn sử dụng vốn trong nước, do công ty Hanel đầu tư nhưng lại đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, khu công nghiệp Hà Nội - Đại Từ được đầu tư theo hình thức 100% vốn của Đài Loan được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng đến nay chỉ có 4 dự án xin thuê đất hoạt động, hay khu công nghiệp NOMURA ở Hải Phòng có vị trí rất thuận lợi, cơ sở hạ tầng hiện đại nhưng hiệu quả khai thác cũng không cao. Nếu khu công nghiệp nào hoạt động không có hiệu quả thì cho phép chuyển đổi cơ cấu sở hữu.
(5) Tăng cường sự phân cấp quản lý Nhà nước cho Ban quản lý (BQL) các khu công nghiệp. Sự phân cấp ở đây nên tiến hành đồng bộ và toàn diện hơn, cụ thể có thể giao toàn bộ chức năng quản lý Nhà nước về FDI cho Ban quản lý và khu công nghiệp, đồng thời đây là đầu mối giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp. Mô hình đã được một số địa phương áp dụng thành công như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá.
(6) Đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu đầu tư vào khu công nghiệp, cho phép hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Đặc biệt, thành phố nên khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nội thành di dời vào trong các khu công nghiệp để hoạt động như là cấp tín dụng, hoặc miễn giảm thuế…
(7) Các biện pháp hỗ trợ khác: Để khắc phục một phần khó khăn ban đầu cho các dự án khi đầu tư vào khu công nghiệp tại Hà Nội, thành phố có thể học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác như chính sách hỗ trợ tài chính bằng việc miễn, giảm phần thuê mà thành phố được hưởng cho các doanh nghiệp, hoặc cho phép thanh toán chi phí sử dụng đất làm nhiều lần, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất lâu dài cho mỗi doanh nghiệp đầu tưu vào khu công nghiệp và đồng thời cho phép hoặc có quyền thế chấp để huy động vốn trong điều kiện cần thiết, cần chỉ thị cho các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với ban quản lý khu công nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn về mặt hành chính, đặc biệt là thủ tục hải quan có thể tiến hành kiểm hoá ngay tại doanh nghiệp.
1.2. Các giải pháp từ phía các khu công nghiệp Hà Nội
(1) Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý khu công nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, có thể cán bộ quản lý sang các địa phương khác, thậm chí ra nước ngoài để học tập và tích luỹ kinh nghiệm.
(2) Chủ động tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, bằng cách mở các lớp đào tạo huấn luyện tay nghề cho lao động địa phương, đảm bảo cung cấp lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới yên tânm đầu tư vào các khu công nghiệp.
(3) Tranh thủ các mối quan hệ của các doanh nghiệp hiện có để thu hút thêm các dự án khác… Để đạt được điều đó, trước tiên các khu công nghiệp phải cung cấp những điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp về tiêu thụ hàng hoá, hoặc tìm kiếm các nguồn đầu vào.
(4) Chủ động và tích cực vận động thu hút đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm hấp dẫn đầu tư. Các khu công nghiệp có thể thông qua thành phố mà kiến nghị với Nhà nước cho giảm giá thuê đất để đảm bảo tính cạnh tranh với các khu công nghiệp ở các địa phương khác. Ngoài ra, cần thành lập các đoàn kêu gọi, vận động thu hút vốn đầu tư ở nước ngoài hoặc xúc tiến thiết lập mạng lưới thông tin về các khu công nghiệp ở Hà Nội, chẳng hạn như việc xây dựng trang WEB trên Internet…
(5) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp theo hình thức đầu tư cuốn chiếu, đồng thời kết hợp giữa xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi vốn đầu tư để tránh lãng phí vốn đầu tư. Thực tế cũng đã chứng minh mô hình theo kiểu cuốn chiếu này thành công đối với các khu chế xuất Tân Thuận (TP HCM) và khu công nghiệp Sài Đồng B (Hà Nội).
Để đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội mà Đại hội Đảng bộ thành phố mới đề ra thì việc phát triển khu công nghiệp tập trung có một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, cần sớm có định hướng phát triển khu vực này, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Đồng thời cần quán triệt quan điểm là ưu tiên phát triển về chất hơn là phát triển về lượng của các khu công nghiệp để các khu công nghiệp ở thủ đô nói chung có vị trí tương xứng với tầm vóc của thủ đô trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước…
Kết luận
Nhìn một cách tổng quát, các khu công nghiệp của nước ta ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung. Nó không những thúc đẩy kinh tế của Hà Nội và cả nước phát triển mà còn tăng khả năng sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Để đạt được những thành công đó là do trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Nhà nước, UBND TPHN và Ban Quản lý khu công nghiệp đã xác định đúng được vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế để từ đó tập trung giải quyết khó khăn nhằm tập trung vào quá trình phát triển. Vì vậy, các khu công nghiệp của nước ta trong những năm qua đã không ngừng khắc phục những khó khăn về xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy quản lý, tăng cường các biện pháp hấp dẫn đầu tư nước ngoài, đào tạo đội ngũ lao động v.v.. để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu công nghiệp. Trong đề tài này em chỉ xin nêu ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn có thể áp dụng có hiệu quả của các khu công nghiệp.
Qua nghiên cứu đề tài trên đã ngày càng có hiểu biết hơn về các khu công nghiệp của Việt Nam nói chung và các khu công của Hà Nội nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ngô Thị Hoài Lam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Danh sách tài liệu tham khảo
Tên sách:
Những văn bản pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Khu chế xuất, khu công nghiệp với cơ hội đầu tư của nước ta.
Tên báo, tạp chí:
Giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn hn (cn 13/01)
Về các hướng ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội (KTDB 7/01)
Các khu công nghiệp Hà Nội đng chờ các nhà đầu tư (CS SK 12/2000)
Quản lý Nhà nước các khu công nghiệp: Thành công và bất cập (CN 12/03)
Phát triển quản lý khu công nghiệp - Phương hướng hoàn thiện (CN 8/2002)
Cho thuê đất tại các khu công nghiệp, cơ chế nào phù hợp hơn.
Khu công nghiệp Hà Nội thực tế và triển vọng phát triển (NCLL10/1999)
Các giải pháp phát triển công nghiệp Hà Nội thời kỳ 2001-2010 (CN 3/2000)
Một số biện pháp đào tạo lực lượng công nhân cho các khu công nghiệp (PTKT 123/01)
Các khu công nghiệp Hà Nội đang chờ các nhà đầu tư (CS SK 12/2000)
Các thông tin từ Sở công nghiệp Hà Nội
Các thông tin lấy từ trang Wed socongnghiep.hanoi.vnn.vn.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA086.doc