Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm: ch−ơng trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà n−ớc kc 01 bộ th−ơng mại báo cáo tổng kết đề tài m∙ số kc 01.05 nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong th−ơng mại điện tử và triển khai thử nghiệm chủ nhiệm đề tài: ts. lê danh vĩnh 6095 14/9/2006 hà nội - 2006 CHƯƠNG TRèNH NGHIấN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CễNG NGHỆ THễNG TIN VÀ TRUYỀN THễNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiờn cứu một số vấn đề kỹ thuật và cụng nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mó số KC.01.05 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 6 PHẦN I........................................................................................................... 8 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KỸ THUẬT, CễNG NGHỆ CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 8 CHƯƠNG I : TèNH HèNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRấN THẾ GIỚI. ....................................

pdf357 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch−¬ng tr×nh khoa häc vµ c«ng nghÖ träng ®iÓm cÊp nhµ n−íc kc 01 bé th−¬ng m¹i b¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi m∙ sè kc 01.05 nghiªn cøu mét sè vÊn ®Ò kü thuËt c«ng nghÖ chñ yÕu trong th−¬ng m¹i ®iÖn tö vµ triÓn khai thö nghiÖm chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts. lª danh vÜnh 6095 14/9/2006 hµ néi - 2006 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................ 6 PHẦN I........................................................................................................... 8 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 8 CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI. ...................................................................................................... 9 I. Sự ra đời và phát triển của TMĐT. ............................................................. 9 II. Một số ứng dụng TMĐT do các công ty thực hiện.................................. 15 III. Một số giải pháp kỹ thuật áp dụng trong TMĐT................................... 22 IV. Tình hình phát triển TMĐT ở một số nước trên thế giới. ...................... 26 V. Giới thiệu một số mô hình trung tâm hỗ trợ và xúc tiến TMĐT trên thế giới và khu vực. ............................................................................................ 32 VI. Tình hình phát triển kỹ thuật thanh toán điện tử trên thế giới................ 34 VII. Kê khai thuế trong TMĐT..................................................................... 39 VIII. Một số xu hướng công nghệ ảnh hưởng đến TMĐT ........................... 46 IX. Một số vấn đề pháp lý cho TMĐT ......................................................... 47 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM..... 50 I. Vai trò của Nhà nước trong phát triển TMĐT .......................................... 50 II. Cơ sở hạ tầng truyền thông và Internet .................................................... 51 III. Hệ thống thanh toán điện tử.................................................................... 53 IV. Các phần mềm ứng dụng cho TMĐT..................................................... 54 V. Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT..................................................... 55 VI. Một số ứng dụng G2B/C ở Việt Nam..................................................... 55 VII. Xúc tiến TMĐT ở Việt Nam ................................................................. 56 PHẦN II:...................................................................................................... 59 CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................................... 59 A. CÔNG NGHỆ BẢO MẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ....... 59 CHƯƠNG I: CÁC MỐI HIỂM HOẠ........................................................... 59 I. Các mối hiểm hoạ đối với máy khách ....................................................... 59 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 2 II. Các mối hiểm hoạ đối với kênh truyền thông.......................................... 61 III. Các mối hiểm hoạ đối với tính bí mật .................................................... 61 IV. Các hiểm hoạ đối với tính toàn vẹn........................................................ 62 V. Các hiểm hoạ đối với tính sẵn sàng ......................................................... 63 VI. Các mối hiểm hoạ đối với máy chủ ........................................................ 63 VII. Các hiểm hoạ đối với giao diện gateway thông thường........................ 66 VIII. Các hiểm hoạ đối với chương trình khác............................................. 66 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP AN TOÀN CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ... 67 I. Bảo vệ các máy khách ............................................................................... 67 II. Giải pháp mã hoá bảo vệ thông tin trên đường truyền............................. 72 III. Bảo vệ máy chủ thương mại ................................................................... 82 CHƯƠNG III: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG TMĐT ........................... 86 I. Mật mã đối xứng........................................................................................ 87 II. Mật mã khoá công khai ........................................................................... 88 III. Xác thực thông báo và các hàm băm .................................................... 105 IV. Chữ ký số .............................................................................................. 115 V. Chứng thư điện tử .................................................................................. 122 VI. Giải pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu ............................................................. 172 CHƯƠNG IV. HỆ THƯ ĐIỆN TỬ AN TOÀN......................................... 185 I. Các chức năng chính trong hệ thống ....................................................... 186 II. Cấu hình hệ thống .................................................................................. 195 CHƯƠNG V: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHỨNG THƯ SỐ...................... 197 I. Mô hình quản lý và cấp phát chứng thư .................................................. 197 II. Tổ chức cấp phát chứng thư - quy trình cấp phát chứng thư ................. 217 III. Quy trình sửa đổi chứng thư ................................................................. 225 IV. Quy trình cấp lại chứng thư .................................................................. 225 V. Quy trình huỷ bỏ chứng thư................................................................... 225 B. CÔNG NGHỆ THANH TOÁN TRONG TMĐT.............................. 228 CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ THANH TOÁN NGÂN HÀNG................. 228 I. Sự phát triển của hệ thống thanh toán ..................................................... 228 II. Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng ................................. 231 III. Thanh toán liên ngân hàng.................................................................... 232 IV. Thanh toán quốc tế ............................................................................... 234 CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN TRÚC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ QUA VÍ DỤ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .. 236 I. Hệ thống giao dịch đầu cuối của NHCTVN ........................................... 238 II. Tổng quan hệ thống ATM của NHCTVN ............................................. 240 III. Ngân hàng qua điện thoại của NHCTVN............................................. 245 IV. Tổng quan Giải pháp Ngân hàng Internet của NHCTVN.................... 248 V. Bảo mật hệ thống ................................................................................... 253 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 3 VI. Chức năng hệ thống ngân hàng Internet của NHCTVN ...................... 256 VII. Các vấn đề kỹ thuật công nghệ - cơ sở hạ tầng an ninh...................... 257 C. TRUNG TÂM HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ... 270 CHƯƠNG I. MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................................................ 270 I. Chức năng và nhiệm vụ. .......................................................................... 270 II. Các hoạt động, dịch vụ........................................................................... 270 III. Tổ chức của Trung tâm......................................................................... 271 IV. Phân tích hiệu quả................................................................................. 271 V. Cơ sở hạ tầng của trung tâm .................................................................. 271 CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT 272 VÀ CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ XÚC TIẾN TMĐT ...................................... 272 I. Những vấn đề tư vấn liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) và nhà thiết kế mạng. ....................................................................................... 272 II. Vấn đề tên miền và bảo vệ tên miền ...................................................... 273 III. Các vấn đề kỹ thuật trong xử lý luồng dữ liệu ..................................... 274 IV. Các công nghệ cần có của hệ thống TMĐT ......................................... 276 V. Một số giải pháp công nghệ đã được triển khai.................................... 279 PHẦN III.................................................................................................... 281 CÁC HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU CỦA TMĐT. .................................................................................... 281 CHƯƠNG I. TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ - TRONG HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM TMĐT. ......................................... 281 I. Một số đặc tính kỹ thuật của hệ thống..................................................... 282 II. Tích hợp các giải pháp mua bán hàng hoá, dịch vụ ............................... 282 III. Tích hợp các giải pháp an toàn, bảo mật .............................................. 283 IV. Tích hợp các giải pháp thanh toán........................................................ 285 CHƯƠNG II. PHỐI HỢP CÁC ĐƠN VỊ, THÀNH VIÊN THAM GIA THỬ NGHIỆM..................................................................................................... 286 I. Các đối tượng đóng vai trò là nhà cung cấp............................................ 286 II. Các đối tượng đóng vai trò là người mua hàng...................................... 287 III. Qui chế thử nghiệm............................................................................... 288 IV. Cơ chế giao nhận hàng. ........................................................................ 288 CHƯƠNG III : SÀN TMĐT- HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM TMĐT DẠNG B2C. ............................................................................................................ 289 I. Xây dựng hệ thống mua bán hàng hoá hữu hình .................................. 290 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 4 II. Kết quả thử nghiệm................................................................................ 302 III. Giải pháp mua bán sản phẩm văn hoá .................................................. 303 IV. Giải pháp mua bán một số loại hình dịch vụ ........................................ 315 CHƯƠNG IV : KÊ KHAI THUẾ QUA MẠNG........................................ 325 I. Qui trình kê khai thuế giá trị gia tăng...................................................... 325 II. Một số giải pháp truyền nhận dữ liệu kê khai thuế GTGT qua mạng. .. 334 III. Mục đích, địa điểm, thời gian thử nghiệm............................................ 340 IV. Thành phần tham gia ............................................................................ 340 V. Mô hình hệ thống thử nghiệm................................................................ 341 VI. Các bước thử nghiệm kê khai thuế ....................................................... 342 VII. Tập huấn các doanh nghiệp................................................................. 343 VIII. Tiến hành thử nghiệm ........................................................................ 343 PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 345 DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM ĐÃ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI NCKH KC01.05...................................................................................................... 354 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 355 CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT B2B Business to Business B2C Business to Customer B2G Business to Government CA Certification Authority C-Commerce Colaborative Commerce CNTT Công nghệ thông tin COD Cash On Delivery CRL Certificate Revocation List DES Data Encryption Standard DSS Digital Signature Standard E-Commerce Electronic Commerce EDI Electronic Data Interchange EFT Electronic Fund Transfer HSM Host Security Module LDAP Lightweight Directory Access Protocol LRA Local Registration Authority M-Commerce Mobile Commerce MD Message Digest Algorithm Offline Trực tiếp Online Trực tuyến PKCS Public Key Encryption Standards PKI Public Key Infrastructure RA Registration Authority RSA Rivest-Shamir-Adleman SET Secure Electronic Transaction SHA Secure Hash Algorithm SHTTP Secure Hypertext Transfer Protocol SSL Secure Socket Layer SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication TMĐT TMĐT UNCITRAL UN Commision on International Trade Law ADSL Asymmetric Digital Suscriber Line DSL Digital Suscriber Line HTTP HyperText Transfer Protocol ICT Information and Communication Technologies IDE Integrated Devevelopment Environment ITU International Telecommunication Union J2EE Java 2 Platform Enterprise Edition XML Extensible Markup Laguage CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 6 PHẦN MỞ ĐẦU Ngày 11 tháng 6 năm 2001, Bộ trưởng Bộ KHCN & MT ký quyết định số 26/2001/QĐ-BKHCNMT về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005: "Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông", mã số KC01 Chương trình KC01 được tiến hành nhằm đạt các mục tiêu sau : - Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ làm cơ sở cho tiếp nhận, thích nghi, làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. - Phát triển các công nghệ cơ bản có định hướng nhằm hỗ trợ cho việc nhập, chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. - Ứng dụng các công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực Công nghệ điện tử thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chương trình bao gồm 14 đề tài xoay quanh các nội dung chủ yếu là: - Tiến hành các nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho công nghệ chế tạo các linh kiện điện tử mới như: Nano- microelectronics (Vi điện tử nano); Nano optoelectronics(Quang điện tử nano); Công nghệ ASIC; Công nghệ thu phát quang và chuyển mạch quang. - Nghiên cứu mở rộng việc sử dụng hệ điều hành LINUX; Xây dựng và sử dụng thử nghiệm rộng rãi các hệ xử lý song song; công nghệ mô phỏng; Bảo đảm an toàn thông tin và mạng máy tính; Nhận dạng tiếng nói và hình ảnh; Giao diện người - máy đa phương tiện; Hiện thực ảo và công nghệ 3D; Công nghệ tri thức (AI), CAD, GIS và DVD. - Phát triển mạng viễn thông trên cơ sở công nghệ IP; Internet thế hệ 2; Công nghệ thông tin vệ tinh, các trạm đầu cuối cho vệ tinh VINASAT ; Công nghệ phát thanh và truyền hình số; Thông tin di động thế hệ 3 theo tiêu chuẩn IMT 2000; Tăng tốc độ truy nhập trên cơ sở tích hợp quang điện tử; Phát triển công nghệ phần mềm. Chương trình đã thu hút được lực lượng cán bộ khoa học đông đảo của 8 bộ ngành và 01 thành phố tham gia. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm phần lớn các lĩnh vực quan trọng của CNTT và TT như các vấn đề truyền thông, mạng, các vấn đề về an toàn, bảo mật cho các mạng máy tính, các công nghệ xử lý ảnh, ngôn ngữ, nhận dạng, các vấn đề ứng dụng CNTT trong kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Đề tài KC01.05 " Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 7 nghiệm" là một phần của chương trình, thuộc vào mảng ứng dụng CNTT trong kinh tế xã hội. Thông qua đấu thầu, đề tài KC01.05 được Ban chủ nhiệm chương trình KC01 và Bộ KHCN giao cho TS. Lê Danh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ Thương mại làm chủ nhiệm, Trung tâm thông tin thương mại là cơ quan thực hiện với sự tham gia của các cán bộ nghiên cứu khoa học của các bộ ngành: Bưu chính viễn thông, Ban cơ yếu Chính phủ, Ngân hàng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá thông tin, Liên minh các hợp tác xã, Viện công nghệ thông tin, Hội tin học viễn thông Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây. Thời gian thực hiện của đề tài là 26 tháng, từ 12/2002, sau đó được gia hạn đến hết tháng 6/2005. Yêu cầu đặt ra với đề tài là nghiên cứu những công nghệ chủ yếu của TMĐT và thử nghiệm chúng trong một hệ thống TMĐT hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các khâu từ tìm kiếm hàng hoá, đặt hàng, thanh toán, giao hàng và làm nghĩa vụ thuế với nhà nước. Báo cáo tổng kết của đề tài sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm theo yêu cầu của đề tài đặt ra. Ngoài ra trong báo cáo còn trình bày và đề xuất một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và xúc tiến các hoạt động TMĐT cho các doanh nghiệp Việt nam. Báo cáo có 14 chương, chia thành 4 phần, dày 357 trang. Phần I là phần tổng quan trình bày các vấn đề chung về TMĐT và một số kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong TMĐT Phần II gồm 7 chương. Đây là phần trình bày các kết quả nghiên cứu lý thuyết về các kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong TMĐT Phần III có 5 chương, trình bày các kết quả thử nghiệm hệ thống tích hợp các kỹ thuật công nghệ TMĐT trong thực tế. Phần IV là phần kết luận và một số đề xuất, kiến nghị CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 8 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Sự ra đời của TMĐT là tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại trong bối cảnh của nền kinh tế số. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, việc tăng doanh số trong TMĐT như là môt lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), việc triển khai và phát triển TMĐT mới chỉ ở bước khởi điểm và còn rất nhiều trở ngại, trong đó, trở ngại lớn nhất không phải là các vấn đề kỹ thuật mà năm ở việc cần thay đổi phương thức quản lý. Kỹ thuật và công nghệ chỉ là các công cụ hỗ trợ cho TMĐT. Các vấn đề chủ yếu trong TMĐT là công nghệ bảo mật, công nghệ thanh toán và các vấn đề pháp lý. Từ kinh nghiệm triển khai TMĐT ở các nước trên thế giới, có thể nói rằng, đặc điểm chung của các giải pháp kỹ thuật và công nghệ áp dụng cho TMĐT là công nghệ bảo mật dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng khoá công khai (PKI) còn thanh toán thì sử dụng hỗn hợp các hình thức thanh toán điện tử và truyền thống. Toàn bộ toà lâu đài TMĐT được đặt trên nền tảng quản lý. Quản lý về con người, về hoạt động và về kỹ thuật. Như vậy nói đến TMĐT là phải nói đến vấn đề quản lý, còn phần CNTT chỉ là một trong những yếu tố cần thiết cấu thành của toà nhà TMĐT. Để các dịch vụ này có thể thực hiện được, đứng trên góc độ người tổ chức cần tập hợp được các chủ thể tham gia, đó là người mua, người bán, người cung cấp các dịch vụ mạng, các ứng dụng trên mạng và các nhà quản lý. Cần có các chính sách, luật pháp, quy định để các chủ thể nói trên có thể kết hợp với nhau. Bên cạnh đó còn cần tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường cũng như các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, bảo mật, hậu cần. Cuối cùng là phải đảm bảo duy trì được quan hệ bạn hàng, đối tác. Đây là cách nhìn mới về TMĐT, có tác dụng đối với công tác quản lý, phát triển TMĐT. Như vậy, do TMĐT là phương thức kinh doanh mới nên, nói đến TMĐT trước hết phải nói đến quản lý, còn các phần kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò đảm bảo cho các hoạt động TMĐT và trên các cơ sở đảm bảo đó các ứng dụng cụ thể của TMĐT được phát triển. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 9 CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI. Sự kết hợp giữa công nghệ mạng máy tính và các mô hình kinh doanh mới đã tạo nên những thị trường mới, những ngành công nghiệp mới, những ngành nghề mới và đặc biệt là ngày càng xuất hiện các hình thức thức kinh doanh mới. Trong các hình thức kinh doanh mới có TMĐT, một loại hình kinh doanh dựa vào những công cụ điện tử, rất hiệu quả nhưng cũng đồng thời, ẩn chứa nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy nó được không chỉ doanh nghiệp mà cả các chính phủ hết sức quan tâm. I. Sự ra đời và phát triển của TMĐT. Thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, là khâu trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Để giảm chi phí lưu thông, tăng mức lợi nhuận, các nhà kinh doanh không ngừng tìm kiếm ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào thương mại. Khi bưu chính xuất hiện, các thư từ giao dịch thương mại, hợp đồng, khế ước đã được gửi qua đường bưu điện. Điện thoại khi ra đời đã được các nhà buôn sử dụng cho giao dịch kinh doanh. Mới đây là công nghệ telecopy – đã được sử dụng để truyền các hợp đồng, thư và các giấy tờ thương mại khác. Mạng Internet xuất hiện, và đặc biệt là kỹ thuật web, đã ngay lập tức được các doanh nhân khai thác triệt để mở rộng kinh doanh, quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Có thể nói, trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các nhà thương mại đã khai thác triệt để các tiến bộ khoa học công nghệ và kèm theo là các qui chế, qui ước làm thuận lợi hoá các quá trình thương mại. TMĐT xuất hiện là tất yếu khách quan khi Internet ra đời. TMĐT là thương mại trong nền kinh tế số. Khái niệm “nền kinh tế số” xuất hiện sau sự ra đời và phát triển của công nghệ số. Nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên nền tảng của công nghệ số, bao gồm cả mạng máy tính, máy tính và phần mềm. Với sự ra đời của nền kinh tế số, xuất hiện các mô hình kinh doanh mới của nền kinh tế số như: Name your own price, Dynamic brokering, Reverse auction, Affiliate marketing, Group purchasing, E-marketplace and Exchange. Cùng với sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh mới, thị trường phải chịu các áp lực mới từ các phía như của nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, sự trưởng thành của những người tiêu dùng, sự thay đổi về chất của lực lượng lao động, sự đổi mới về công nghệ, sự quá tải về thông tin, sự phát triển của xã hội. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 10 Đứng trước những áp lực từ mọi phía như vậy, sự cải tổ về mặt tổ chức của các tổ chức kinh doanh là điều khó tránh khỏi. TMĐT chính là một trong các phương án lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp. Cho tới thời điểm hiện tại, khi đã xuất hiện rất nhiều mô hình kinh doanh điện tử, có rất nhiều định nghĩa về TMĐT nhưng tựu chung lại, có hai định nghĩa hay được sử dụng hơn cả là : - Định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới : TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet. - Định nghĩa của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc : TMĐT là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Như vậy TMĐT có thể hiểu là buôn bán thông qua mạng, mạng đó có thể là mạng Internet hay Intranet, Extranet. Việc giao nhận hàng hoá trong TMĐT có thể là hữu hình, theo cách truyền thống hay thông qua mạng nếu như có thể, còn các khâu khác của quá trình thương mại được thực hiện thông qua mạng. Trong các định nghĩa này không có hạn chế các chủ thể tham gia TMĐT nên tất cả các chủ thể tham gia thương mại truyền thống đều có thể tham gia TMĐT. Các định nghĩa này cũng gián tiếp nói lên TMĐT tác động đến toàn bộ đời sống xã hội. Nhận thấy hiệu quả của TMĐT, ngay từ những năm 1990, các công ty kinh doanh trên khắp thế giới đã đổ xô vào việc đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận trong việc kinh doanh điện tử. Tuy nhiên, vì quá ảo tưởng vào khả năng của TMĐT, sự sụp đổ của các công ty dot com (.com) vào cuối năm 1999, đầu năm 2000 đã trở thành nỗi kinh hoàng, còn được gọi là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế dot com. Theo nghiên cứu của Webmergers.com, một doanh nghiệp chuyên theo dõi hoạt động Internet, , tháng 1/2000, thời kỳ khủng hoảng nhất, có ít nhất 862 công ty dot-com đóng cửa, trong đó các hãng kinh doanh TMĐT chiếm 43% (khoảng 368 đơn vị) và cung cấp nội dung là 25% (khoảng 217 công ty), các công ty dịch vụ chuyên môn, Internet và cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ tương ứng 6%, 10% và 16%. Về nguyên nhân, người ta cho rằng, cái gọi là “nền kinh tế mới” đang phải chịu quy định của những luật đầu tư kiểu cũ đang trong quá trình đổi mới: các nhà đầu tư chạy đua để đổi lấy lợi nhuận tiềm năng sẽ phải chấp nhận rủi ro cao cho đến khi nào thị trường có thể đánh giá được các tiêu CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 11 chuẩn giá trị. Trong quá trình đó, những công ty yếu kém và ít may mắn sẽ bị xoá bỏ. Theo các chuyên gia, đến khoảng giữa năm 2001, cuộc khủng hoảng của các công ty dot-com chấm dứt. Khi đó, những công ty sống được là công ty có hình mẫu kinh doanh tốt, nguồn vốn dồi dào. Đó cũng sẽ là các mục tiêu đầu tư đáng tiền nhất. Một số công ty còn sống sót sau những vụ phá sản hàng loạt của các công ty dot com sau đó đã vươn lên mạnh mẽ nhờ số người sử dụng Internet ngày càng lớn, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Mặc dù giới doanh nhân vẫn rất thận trọng trước tiềm năng của Internet, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều ngành trong nền kinh tế thế giới nhảy vào không gian ảo của Internet. Theo Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ trực tuyến của thị trường lớn nhất thế giới này trong năm 2003 tăng 26%, đạt 55 tỷ USD. Quả là một món tiền khổng lồ, nhưng nó cũng chỉ chiếm 1,6% tổng doanh số bán lẻ. Hầu hết mọi người vẫn mua hàng bằng phương thức cổ điển trong "thế giới vật chất thực". Tuy nhiên, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ chỉ phản ánh được phần nào của ngành bán lẻ, không bao gồm dịch vụ đặt tour du lịch trực tuyến, một trong những lĩnh vực phát triển rực rỡ nhất của TMĐT. Chỉ riêng Công ty InterActiveCorp (IAC), chủ sở hữu expedia.com và hotels.com đã bán được 10 tỷ USD giá trị các dịch vụ du lịch, mặc dù hãng này đang vấp phải áp lực cạnh tranh lớn, do các hãng hàng không, khách sạn và những công ty cho thuê ôtô cũng áp dụng dịch vụ trực tuyến ngày càng nhiều. Những số liệu trên còn không tính đến dịch vụ tài chính, đại lý bán vé, phim ảnh qua mạng (riêng lĩnh vực này thu về 2 tỷ USD trong năm 2003), hay dịch vụ "hẹn hò", và nhiều hoạt động khác từ tìm người thân cho đến đánh bạc (trị giá khoảng 6 tỷ)... Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ chỉ bao gồm phí thu được qua dịch vụ bán đấu giá qua mạng, chứ không tính đến giá trị của hàng hoá được bán: Năm ngoái, eBay thực hiện số giao dịch thương mại trị giá đến 24 tỷ USD. Như vậy, TMĐT hiện giờ rất mạnh và sẽ phát triển hơn nhiều trong tương lai. Nhưng quan trọng hơn cả là Internet ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động mua bán ở thế giới thực. Có thể nói, Internet thay đổi cơ bản thói quen tiêu dùng. Trước tiên, Internet làm thay đổi sâu rộng thói quen của người tiêu dùng. Cứ 5 người khách bước chân vào một cửa hàng bách hoá Sears ở Mỹ để mua đồ điện tử gia dụng, thì một người đã tìm kiếm thông tin trên mạng và biết chính xác họ muốn mua loại nào. Ngạc nhiên hơn nữa là 3/4 số người Mỹ muốn mua ôtô mới đều tìm kiếm trên mạng, cho dù hầu hết trong số họ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 12 cuối cùng đều mua của những đại lý truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt là những khách hàng này đến các phòng trưng bày đều tự trang bị cho mình thông tin về chiếc xe. Đôi khi họ còn có bản in chỉ dẫn tất cả đặc điểm chiếc xe họ muốn chọn tìm trong kho của người bán. Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu tư vấn Forrester, một nửa trong số 60 triệu người tiêu dùng ở châu Âu có kết nối Internet mua hàng sau khi khảo sát giá và chi tiết sản phẩm trên mạng. Mỗi nước, người tiêu dùng lại có thói quen khác nhau. Người Ý và Tây Ban Nha sau khi tìm kiếm thông tin trên Internet có xu hướng mua trực tiếp (offline) nhiều gấp hai lần mua online (trực tuyến). Nhưng ở Anh và Đức, hai quốc gia mà Internet phổ biến nhất châu Âu, thì con số tương ứng chỉ bằng một nửa. Forrester cho biết, người ta bắt đầu mua trực tuyến những mặt hàng đơn giản như DVD, và sau đó dần dần là các sản phẩm phức tạp hơn. Ôtô đã qua sử dụng hiện nay là một trong những hàng hoá được giao dịch trên mạng nhiều nhất ở Mỹ. Mọi người có vẻ ngày càng thích mua sắm qua Internet. Các website cũng đang dần phát triển sáng tạo thông minh hơn, cố gắng cung cấp nhiều thông tin phục vụ khách hàng, đồng thời giúp họ giải trí. Chắc chắn bán hàng trực tuyến sẽ thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn trong tương lai. Công ty BMRB, một công ty chuyên theo dõi các hoạt động trên Internet về sự phân bổ các chủng loại hàng mua bán trực tuyến, đã công bố kết quả theo dõi của mình về doanh số bán lẻ qua mạng - loại hình B2C năm 2001. Xếp theo thứ tự giảm dần, sách là loại hàng được mua trực tuyến nhiều nhất (33%), sau đó là đĩa CD (25%), các dịch vụ du lịch (23%), quần áo (17%), phần mềm (16%), vé máy bay (11%), phần cứng (11%)....Sở dĩ sách là loại hàng chiếm tỷ lệ cao nhất vì trước khi mua người mua đã biết được cuốn sách đó nói về vấn đề gì, ai viết và mức độ cần thiết, các tour du lịch thường được miêu tả kỹ càng về các điểm tham quan, chất lượng dịch vụ, hãng cung cấp…. Nói tóm lại những loại hàng có tỷ lệ thực hiện TMĐT cao là những loại hàng đảm bảo được độ chuẩn hoá cao. TMĐT có tiềm năng vô cùng rộng lớn, nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng gặt hái thành công từ hình thức kinh doanh này. Có rất nhiều nhân tố thúc đẩy cũng như trở ngại cho sự phát triển của TMĐT. Các nhân tố thúc đẩy TMĐT + Giảm giá thành, tăng lợi nhuận + Cải thiện mối liên kết/quan hệ với khách hàng + Theo kịp sự phát triển của công nghệ + Cải thiện mối quan hệ giữa các đồng nghiệp + Giữ được tính cạnh tranh/áp lực cạnh tranh CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 13 + Tăng tốc độ truy cập thông tin + Cải thiện quan hệ với các nhà cung cấp + Chuẩn hoá/đơn giản hoá các quá trình + Đòi hỏi của khách hàng + Tăng cường chia sẻ thị phần / chiếm lĩnh khách hàng trong thị trường hiện tại + Nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin + Tăng cường chia sẻ thị phần / chiếm lĩnh khách hàng trong thị trường mới + Quản lý/đáp ứng đòi hỏi của công ty + Cải thiện chất lượng/tính chính xác của sản phẩm/dịch vụ + Tính trọn vẹn trong kinh doanh Các trở ngại cho TMĐT + Định giá + Vận hành giá + Thiếu thời gian, nguồn lực + Thiếu kỹ năng, năng lực (cán bộ) + Thiếu kiến thức + Khó tích hợp hệ thống IT + Các vấn đề không liên quan đến kinh doanh + Thiếu công nghệ + Thiếu sự quan tâm tổng thể + Khó khăn trong thay đổi các quá trình + Không thấy lợi ích + Thiếu kỹ năng (nhà cung cấp/khách hàng) + Bảo mật/an toàn + Độ tin cậy thấp + Thiếu sự chỉ đạo của chính phủ + Hạn chế băng thông hiện tại Để có thể thành công trong triển khai và phát triển TMĐT, cần có sự đồng bộ trong mọi lĩnh vực, không chỉ ở trong nội bộ tổ chức của công ty mà còn các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, các vấn đề pháp lý, các vấn đề về văn hoá, xã hội. Toàn bộ toà lâu đài TMĐT được đặt trên nền tảng quản lý. Quản lý về con người, về hoạt động và về kỹ thuật. Như vậy nói đến TMĐT là phải nói đến vấn đề quản lý, còn phần CNTT chỉ là một trong những yếu tố cần thiết cấu thành của toà nhà TMĐT. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 14 Trên nền tảng quản lý này, sẽ phát triển các dịch vụ của TMĐT, các dịch vụ này là kết quả kết hợp của các loại hạ tầng: Hạ tầng dịch vụ kinh doanh có tính chất chung (bảo mật, thẻ thông minh, xác thực, thanh toán điện tử, cataloge điện tử ...), Hạ tầng về truyền nhận thông tin (EDI, email, HTTP...), Hạ tầng về phổ biến thông tin (HTML, JAVA, XML, VRML...), Hạ tầng mạng (truyền thông, không dây, WAN, LAN, Intranet, Extranet...), Hạ tầng cơ sở cho các giao diện (cơ sở dữ liệu, các ứng dụng chuyên cho các bạn hàng...). Nếu nhìn từ bên ngoài, ta sẽ thấy TMĐT là các ứng dụng cụ thể như tiếp thị trực tiếp, ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua mạng, chính phủ điện tử, trao đổi giữa các doanh nghiệp, đấu giá, tìm kiếm việc làm, c-commerce, m-commerce, ấn phẩm online, các dịch vụ khách hàng trên mạng. Để các dịch vụ này có thể thực hiện được, đứng trên góc độ người tổ chức cần tập hợp được các chủ thể tham gia, đó là người mua, người bán, người cung cấp các dịch vụ mạng, các ứng dụng trên mạng và các nhà quản lý. Cần có các chính sách, luật pháp, quy định để các chủ thể nói trên có thể kết hợp với nhau. Bên cạnh đó còn cần tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường cũng như các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, bảo mật, hậu cần. Cuối cùng là phải đảm bảo duy trì được quan hệ bạn hàng, đối tác. Như vậy, do TMĐT là phương thức kinh doanh mới nên, nói đến TMĐT trước hết phải nói đến quản lý, còn các phần kỹ thuật, công nghệ đóng vai trò đảm bảo cho các hoạt động TMĐT và trên các cơ sở đảm bảo đó các ứng dụng cụ thể của TMĐT được phát triển. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 15 Mô hình cấu trúc xây dựng hệ thống TMĐT Như vậy, qua mô hình trên có thể ví TMĐT như tảng băng trôi, phần nổi là các ứng dụng còn phần chìm là các hạ tầng đảm bảo cho nó. Để nghiên cứu xây dựng hệ thống TMĐT, nghiên cứu "phần chìm của tảng băng" là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng để thành công trong TMĐT, các quốc gia cần phải đầu tư xây dựng rất nhiều từ chính sách, luật pháp, các hạ tầng cơ sở viễn thông, CNTT, bảo mật, thanh toán… TMĐT là cơ hội để các công ty bứt lên trong thời đại kinh tế số. Đã có rất nhiều công ty đã gặt hái được lợi nhuận nhờ TMĐT. Có thể tham khảo cách thức hoạt động của họ để rút ra các bài học cần thiết. II. Một số ứng dụng TMĐT do các công ty thực hiện. II.1. Sàn đấu giá Ebay. Ra đời năm 1995 với ý tưởng xây dựng một sàn giao dịch đấu giá và mua bán hàng hóa trên mạng, không cần kho cũng không cần hàng dự trữ, một “chợ ảo” để mọi người bày bán hoặc tìm mua những gì họ muốn từ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 16 hàng cũ rẻ tiền đến các mặt hàng cao cấp sang trọng. Hơn 30 triệu người dùng, tổng giá trị hàng hoá đạt 20 tỉ USD với phạm vi hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Ebay đã trở thành một nền kinh tế kiểu cộng đồng độc đáo, một cách thức kinh doanh hoàn toàn mới, chưa từng tồn tại trước đó. Trang chủ www.ebay.com Sơ lược hệ thống Ebay được xây dựng với cấu trúc đa tầng (3 tầng): - Tầng web: Trình diễn các trang web tĩnh, sử dụng máy chủ IBM xSeries, hệ điều hành WINNT và Microsoft IIS. - Tầng ứng dụng: Phát triển trên công nghệ java J2EETM, máy chủ IBM xSeries, hệ điều hành WINNT và IBM WebSphere. - Tầng dữ liệu: Hệ CSDL Oracle với phần cứng máy Sun SolarisTM, hệ điều hành Solaris CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 17 Giao tiếp người dùng và hệ thống. Người dùng (người bán, người mua, người hỗ trợ kinh doanh) tương tác với ebay thông qua khối giao tiếp người dùng. Khối hệ thống là các máy chủ có chức năng tiếp nhận, xử lý yêu cầu của người dùng và lưu trữ vào CSDL. Chức năng chính - Chức năng xác thực (Authentication) cho mọi thành viên 1. Đăng ký người dùng mới 2. Xác thực người dùng - Chức năng đấu giá (Bidding) CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 18 1. Đăng tải một mặt hàng (post item). 2. Mua hoặc đấu giá một mặt hàng (Bid on Item). 3. Giám sát quá trình mua hàng hoặc đấu giá (Monitor Bid and update bid price). 4. Liệt kê các mặt hàng đang mua hoặc đấu giá (List Bidding Items). 5. Liệt kê các mặt hàng bán hoặc đấu giá (List selling Items). 6. Báo tin cho người mua hoặc người bán (Notify Buyer/Seller). 7. Tìm kiếm người hỗ trợ kinh doanh. - Chức năng chuyển hàng và thanh toán (Shipping and Payment) 1. Thiết lập thanh toán: Người mua hàng thiết lập thanh toán, chọn phương thưc thanh toán (qua paypal, visa card, master card, american express …), xác nhận tính hợp lệ của thẻ tín dụng, ký nhận số tiền đã trả. 2. Vận chuyển hàng hóa (Ship Item): Người bán hàng kiểm tra địa chỉ người mua hàng và gửi bản thông báo đến người mua. Công nghệ bảo mật và thanh toán trong Ebay Hệ thống bảo mật trong Ebay xây dựng dựa trên chuẩn web bảo mật https SSL (Secure Socket Layer) 64/128 bit. Với hệ thống CA được cung cấp bởi Verisign đã được thế giới công nhận. CA trong Ebay chỉ cài đặt tại phía máy phục vụ nhằm tạo tính thuận lợi cho khách hàng, bảo vệ các thông tin bí mật của khách hàng (số thẻ tín dụng, bản thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhâp, thông tin đơn hàng …) Ebay cho phép người sử dụng thanh toán trên Paypal một cầu nối trong việc thanh toán giữa người mua và người bán. Ngoài ra Ebay còn tích hợp cho phép thanh toán trực tiếp trên Visa Card, Master Card, American Express … II.2. Paypal PayPal mới thành lập vào cuối năm 1999 nhưng nay đã có hơn 12 triệu người đăng ký mở tài khoản và bình quân mỗi ngày có thêm 18.000 khách mới. Nếu chỉ gửi tiền, bạn sẽ không tốn phí, thậm chí còn được PayPal khuyến mãi 5 USD khi mở tài khoản. PayPal thu phí từ người bán, chừng 1,9% trị giá món hàng. PayPal là ẩn danh người thanh toán: một người mua có thể thanh toán cho rất nhiều người và các công ty khác nhau mà không cần gửi số thẻ tín dụng hay thông tin cá nhân cho bất kỳ ai ngoài PayPal. Khả năng cung cấp hệ thống thanh toán an toàn và ẩn danh là một bí mật của PayPal, "Khi anh CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 19 thanh toán, tôi không cần biết anh trả tôi như thế nào. Tôi chỉ cần biết là tài khoản của tôi đã báo có”. Ngoài ra sử dụng thanh toán Paypal khách hàng còn sử được sử dụng dịch vụ bảo hiểm giao dịch với chi phí hợp lý khi các giao dịch giữa người bán và người mua bị thất bại. Công nghệ hỗ trợ phía sau (back-end) để xử lý giao dịch chuyển tiền gần như dựa theo các mạng lưới sẵn có của các công ty thẻ tín dụng và giao dịch ngân hàng. Với các giao dịch ngân hàng, PayPal cũng sử dụng mạng lưới thanh toán liên ngân hàng như phần lớn các ngân hàng và sử dụng hệ thống căn bản về thanh toán thẻ tín dụng do các hiệp hội thẻ tín dụng thiết lập. Hàng trăm máy chủ chạy trên phần cứng với hệ điều hành Linux, và dữ liệu được lưu trữ toàn bộ trong cơ sở dữ liệu Oracle dùng để phục vụ hệ thống Dùng thẻ tín dụng chuyển vào tài khoản tiền mặt bạn đăng ký tại PayPal (www.paypal.com) một khoản tiền nào đó. Vì PayPal dùng mạng riêng để nối với các hãng phát hành thẻ tín dụng và ngân hàng nên rất an toàn, không sợ lộ số thẻ. Sau đó, bất kỳ bạn mua hàng ở địa chỉ nào hay tham gia mua theo kiểu đấu giá tại eBay (www.ebay.com) hay yahoo! (auction.yahoo.com), bạn đều có thể vào tài khoản PayPal, trích tiền ra chi trả. Người bán nhận một email, thông báo có người gửi tiền đến, cũng sẽ vào PayPal để nhận tiền, xong rồi có thể chuyển vào tài khoản có hay chuyển sang thẻ tín dụng của mình. II.3. Siêu thị điện tử Amazon.com Với vai trò của một công ty trung tâm nhắm vào khách hàng trên toàn thế giới, Amazon với địa chỉ Internet là www.amazon.com là nơi mà 23 triệu người trên hơn 150 quốc gia và lãnh thổ có thể tìm thấy, khám phá và mua bất kỳ cái gì họ muốn qua mạng. Thành lập năm 1995, ban đầu đơn giản chỉ là hiệu sách trên mạng, Amazon.com giờ đây có hơn 18 triệu mặt hàng bao gồm đủ loại từ sách, CD, video, DVD, đồ chơi, hàng điện tử, các thiết bị và phần cứng, vải vóc, các vật dụng trong nhà bếp, phần mềm, các trò chơi máy tính và điện tử. Ðây có thể coi là siêu thị ảo lớn nhất hiện nay. Ngoài ra, Amazon đang là nhà cung cấp dịch vụ TMĐT với công nghệ nổi tiếng “one-Click”, thiết lập các kênh bán hàng trên Amazon cho khách hàng muốn bán lẻ các sản phẩm hoặc nhúng các sản phẩm bán trên amazon vào website các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT. Với mức phí hoa hồng 15% giá trị đơn hàng, lĩnh vực kinh doanh này hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận hơn cả trong hoạt động bán hàng qua mạng của Amazon. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 20 Home page: www.amazon.com Amazon có 4 địa chỉ: Amazon.com (US), Amazon.co.uk (United Kingdom), Amazon.de (Germany), Amazon.co.jp (Japan) Sơ lược hệ thống Amazon sử dụng máy chủ HP Integrity Superdome server của hãng Hewlett Packard, hệ điều hành Unix IAX, Linux – Redhat, web server Apache, data warehouses – Oracle để quản trị CSDL. Dịch vụ web Amazon (Amazon Web Service) Hệ thống TMĐT Amazon được xây dựng với công nghệ tiên tiến, dễ sử dụng với bộ lõi chính AWS (Amazon Web service) phục vụ cho hệ thống siêu thị Amazon và kinh doanh dịch vụ TMĐT với các đối tác. AWS là các chức năng độc lập mà có thể thực hiện trên web sử dụng các chuẩn cơ bản XML trên nền Internet. Amazon Web Services (AWS) cung cấp cho ứng dụng khả năng truy vấn dữ liệu về một tập hợp đối tượng. Bạn có thể truy nhập vào AWS qua các giao tiếp (XML/HTTP) hoặc SOAP (Simple Object Access Protocol). AWS có các chức năng tìm kiếm, quản lý sản phẩm, quản lý catalog, quản lý shopping cart, quản lý giao dịch hay báo cáo thống kê của hệ thống ... Hình dưới đây minh hoạ dữ liệu đến, xử lý và trả dữ liệu về CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 21 Bảo mật (Security) Các giao tiếp bảo mật như truyền thông tin thẻ thanh toán, hoá đơn hàng, xác thực định danh vv… là sử dụng HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure), một giao thức được thiết kế để truyền các thông tin bảo mật giữa máy tính cá nhân với hệ thống Amazon toàn cầu. HTTPS kết hợp với công nghệ SSL (Secure Sockets Layer), PKI (Public Key Infrastructure) và HTTP truyền thống. Chứng thư số (CA) được cài đặt trên máy chủ hệ thống và được cung cấp bởi Verisign, tổ chức chứng thực có thẩm quyền lớn nhất được điều hành bởi công ty Verisign. Các hệ thống xác thực định danh của khách hàng sử dụng “Basic HTTP Authentication Scheme” và chuẩn mật mã “Base64”. Base64 là một chuẩn mật mã được sử dụng trong việc truyền dữ liệu nhị phân hay các dữ liệu đặc biệt trên Internet. Base64 đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và bảo mật dữ liệu khi truyền tin. Thanh Toán (Payment) Cổng thanh toán (Payment getway) trên Amazon.com chấp nhận thanh toán với các lựa chọn: American Express, Diners Club, Discover, JCB, MasterCard, Eurocard, Visa cards. Chi phí cho giao dịch chuyển tiền từ 2,5 – 3 % giá trị đơn hàng tuỳ từng thẻ tín dụng được chọn. Để mua hàng khách hàng cần nhập số thẻ tín dụng, địa chỉ, email, số điện thoại và chỉ CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 22 khoảng 2 phút sau, hệ thống trả lời tự động của cửa hàng sẽ báo email cho biết người ta đang chuẩn bị gói hàng gửi cho khách. Ngoài ra, tạo thuận tiện cho việc thanh toán, Amazon có một chương trình tín dụng khách hàng ảo Gift Certificates. Thực chất Gift Certificates là một mã số được mua trên Amazon và phải thanh toán bằng thẻ tín dụng. Gift Certificates có thể thanh toán các giao dịch với giá trị từ 5 - 5000 USD và có thời hạn không quá 18 tháng. Hình thức thanh toán này rất thuận lợi cho người không có thẻ tín dụng hoặc tặng thẻ mua hàng trên siêu thị hệ thống Amazon. Thẻ mua hàng Gift Certificates Vận chuyển hàng (Shipping). Mua hàng trên Amazon, hệ thống cho phép chuyển hàng tới bất kỳ địa chỉ nào trên thế giới. Khi đăng ký địa chỉ giao hàng, Amazon sẽ xác định khoảng thời gian chuyển hàng và hệ thống cũng cho phép khách hàng theo dõi thông tin chuyển hàng trong quá trình vận chuyển. Với Amazon, có ba lựa chọn để tính cước. - Standard International Shipping (giao hàng theo tiêu chuẩn) thời gian trung bình 10-16 ngày và phải ra bưu cục địa phương nhận hàng. - Expedited International Shipping (giao hàng thông thường) thời gian trung bình 5-9 ngày và cũng nhận hàng tại bưu cục. - Priority International Courier (giao hàng ưu tiên) trung bình 2-3 ngày Hàng được chuyển bằng chuyển phát nhanh và được giao ngay tại nhà. III. Một số giải pháp kỹ thuật áp dụng trong TMĐT. III.1 Giải pháp của Microsoft. Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft Website Server 3.0 Commerce Edition, một sản phẩm dùng cho TMĐT nhằm vào các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc xây dựng CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 23 các WEB site TMĐT cho cả hai mô hình doanh nghiệp-với-người dùng (B2C) và doanh nghiệp-với-doanh nghiệp (B2B). Các khách hàng sử dụng Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition có thể kể đến bao gồm Office Depot, BarnesandNoble.com, 1-800-FLOWERS, Eddie Bauer, Tower Records và nhiều công ty thành công khác trong lĩnh vực TMĐT. Phần mềm này có mức giá 4,609 USD cho một máy chủ với bản quyền truy nhập cho 25 người dùng hoặc 5,599 USD cho một máy chủ và bản quyền truy nhập cho 50 người. Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition bao gồm ba phần chính sau: a. Tiến hành-Engage: Thành phần này giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng các WEB site TMĐT, tiến hành các công việc tiếp thị và quảng cáo trên WEB site cũng như tạo các trang WEB động phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân khi truy nhập vào WEB site này. Các đặc tính của phần này bao gồm: - Ad Server, công cụ thực hiện các quảng cáo trực tuyến. - Intelligent CrossSell, tự động thực hiện các chương trình khuyến mại riêng biệt hoặc đan chéo. - Buy Now, công cụ tiếp thị trực tiếp cho phép các công ty trình bày thông tin sản phẩm và các mẫu đơn đặt hàng trên WEB cũng như thu thập các thông tín của khách hàng trong các pano quảng cáo hoặc dưới các khuôn dạng trực tuyến khác. - WEB site Server Personalization and Membership, công cụ cho phép tự động tạo ra các kịch bản của Active Server Page (một dạng ngôn ngữ kịch bản lập trình của Microssoft sử dụng trên WEB). - Database and Database Schema Independence, kết nối với các hệ cơ sở dữ liệu và kiến trúc cơ sở dữ liệu độc lập. - WEB site Foundation Wizard, cho phép người quản trị hệ thống tạo dựng các cấu trúc nền tảng của WEB site bao gồm cả thư mục ảo và thư mục vật lý. - WEB site Builder Wizard, cho phép các chủ cửa hàng trên mạng tạo các cửa hàng riêng biệt hoặc cửa hàng với nhiều cấp khác nhau. - Commerce Sample WEB sites, năm cửa hàng mẫu sẵn có được xây dựng bằng Active Server Pages giúp cho người sử dụng có được một ví dụ hoàn chỉnh về một hệ thống TMĐT ở nhiều mức. - Integration with Microsoft Visual InterDev, một hệ thống phát triển tích hợp cho phép xây dựng các ứng dụng WEB động. - Content Deployment, cho phép người quản trị WEB site tách rời các phần đang phát triển với các phần sẵn có và đang hoạt động của WEB site. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 24 - Pipeline Configuration Editor, một công cụ soạn thảo cho phép người quản trị sửa đổi các quá trình đặt hàng hoặc các đường kết nối chuyển đổi thông tin thương mại. - Commerce Server Software Development Kit (SDK), công cụ để xây dựng các thành phần của một quá trình xử lý đơn đặt hàng. - Microsoft Wallet Software Development Kit (SDK), công cụ cho các nhà phát triển thứ ba mở rộng hệ thống thanh toán của Microsoft với các kiểu thanh toán của họ. - Migration and Comptibility from Commerce Server 2.0, khả năng nâng cấp và tương thích ngược với các ứng dụng từ phiên bản 2.0 trước đó. b. Giao dịch-Transact: Cho phép người quản lý hệ thống kiểm soát các giao dịch tài chính trực tuyến với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng nhiều mức, quản lý và định hướng các giao dịch. Các đặc tính của thành phần này bao gồm: - Corporate Purchasing Support, gồm các tính năng kiểm tra quyền truy nhập hệ thống của nhân viên, các lưu đồ và đánh dấu phê chuẩn một quá trình mua hàng của công ty, sơ đồ lưu trữ thông tin về các sản phẩm cần mua, hỗ trợ các đơn mua hàng có nhiều khuôn dạng đầu ra cần xử lý khác nhau. - Commerce Interchange Pipeline, một hệ thống cho phép trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin kinh doanh có cấu trúc sử dụng Internet hoặc các hệ thống EDI sẵn có. - Order Processing Pipeline, một hệ thống các bước xử lý đơn đặt hàng tương ứng theo các quy tắc kinh doanh khác nhau. - Windows NT Integration, tích hợp với Windows NT. - Windows NT Security Support, hỗ trợ các cơ chế bảo mật của Windows NT. - Integration with Microsoft Internet Information Server 4.0, tích hợp với Microsoft Internet Information Server 4.0. - Integration with Microsoft Transaction Server, tích hợp với Microsoft Transaction Server. - Microsoft Wallet Integration, tích hợp với Microsoft Wallet. c. Phân tích-Analyze: Giúp các công ty đánh giá được các giao dịch mua bán của khách hàng và bạn hàng, các mức sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra được các quyết định thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh điện tử. Các đặc tính của thành phần này bao gồm: - Analysis, phân tích chi tiết các giao dịch mua bán và tần số truy nhập của WEB site CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 25 - Purchase and Order History, lưu trữ các thông tin về các lần mua hàng của khách hàng trong quá khứ. - WEB site Server Administrator, cung cấp một công cụ quản lý tập trung cho tất cả các chức năng của hệ thống. - Promotion and Cross Sell Manager, hỗ trợ cho giám đốc tiếp thị thực hiện các chương trình khuyến mại cho một sản phẩm hoặc đan chéo nhiều sản phẩm. - Order Manager, quản lý toàn bộ các dữ liệu bán hàng theo tháng, năm, sản phẩm, chủng loại hoặc toàn bộ các sản phẩm.v.v.. Giải pháp của Microsoft là một hệ thống mở và có khả năng mở rộng kết nối với các hệ thống khác cung cấp các chức năng phức tạp hơn như xử lý thanh toán của CyberCash hoặc xử lý các giao dịch nền của các công ty như Open Market Inc. . III.2 Giải pháp của IBM. Chiến lược TMĐT của IBM được gọi là e-business, nó bao gồm cả phần cứng và phần mềm cho an toàn trên mạng thông qua xử lý giao dịch. Ðối với thương mại trên WEB, IBM có sản phẩm được gọi là Net.Commerce một phần mềm chạy trên máy chủ cho cả hai ứng dụng doanh nghiệp-với-doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp-với-người dùng (B2C). Net.Commerce dành cho các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh muốn thiết lập một cửa hàng trực tuyến riêng của họ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngoài ra nếu các công ty có nhu cầu mở rộng các ứng dụng của Net.Commerce thì họ có thể nâng cấp lên phiên bản hỗ trợ nhiều vi xử lý và phải chi thêm một khoản tiền nhất định. Net.Commerce là một phần mềm mà trên đó các giải pháp về TMĐT của IBM được thực hiện. "Chúng tôi tập trung toàn bộ vào khả năng nâng cấp của hệ thống và tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu cỡ lớn", Tom Patterson, giám đốc về chiến lược TMĐT của IBM cho biết. Các khách hàng lớn của IBM sử dụng giải pháp Net.Commerce có thể kể đến bao gồm, Borders Books and Music với doanh số 1 tỷ USD một năm dùng giải pháp Net.Commerce để thiết lập một cửa hàng trực tuyến trên WEB. Aero-Marine Products, nhà sản xuất có doanh thu 5 tỷ USD một năm, có kế hoạch giới thiệu 80,000 linh kiện điện tử của mình trên mạng. Net.Commerce bao gồm các tính năng sau: - SET Support: Hỗ trợ chuẩn công nghiệp cho Giao dịch Ðiện tử An toàn- Secure Electronic Transactions (SET), được phát triển bởi một tổ hợp các công ty bao gồm MasterCard, Visa, IBM, Netscape, VeriSign - Intelligent Catalog Technology: Cung cấp một "trợ giúp bán hàng ảo" cho việc xem xét và thu nhận các thông tin về sản phẩm trên WEB. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 26 - ODBC support: Cho phép người quản lý sử dụng hệ thống với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu cớ lớn như Oracle, Sybase, Informix… - Support for Netscape Enterprise Web Servers: Cho phép các công ty mở rộng các WEB site đạng chạy trên nền Netscape Server với các tính năng được thiết lập cho một cửa hàng điện tử trên mạng. Ngoài ra IBM còn kết hợp với các công ty khác như Taxware International, First Virtual Holding để cung cấp cho khách hàng các ứng dụng như tính thuế, xử lý thanh toán và các chức năng khác mà IBM không cung cấp. Ðiểm mạnh của Net.Commerce là khả năng tích hợp nền với các hệ thống cơ sở dữ liệu như Oracle, Informix đồng thời cho phép tạo dựng một cách mềm dẻo các gian hàng trên web với khả năng tìm kiếm thông minh cho một số lượng sản phẩm lên đến hàng chục nghìn và hoàn toàn tương thích với SET. Năm 2003, nhắm vào các khách hàng là các doanh nghiệp lớn, IBM lại cho ra đời Websphere commerce professional edition 5.5 với rất nhiều tính năng xuất sắc như: phân tích đặc tính các mặt hàng, đấu giá, và phần quản trị để thực hiện các công việc quản lý kinh doanh. Phần mềm có thể cài đặt trên nền Windows hoặc Linux, dựa trên giải pháp J2EE. Như vậy, về mặt thiết kế các chức năng thực hiện TMĐT của IBM và Microsoft đều có các điểm chung là: - trao đổi thông tin - thực hiện giao dịch - quản lý hàng hoá, dịch vụ - quản lý khách hàng - quản lý đơn hàng - thanh toán - vận chuyển mọi giao dịch đều thực hiện một cách an toàn, bảo mật. IV. Tình hình phát triển TMĐT ở một số nước trên thế giới. IV.1. Trung Quốc. Cùng nhịp độ triển khai các hoạt động Internet như Việt Nam (1997), nhưng tình hình phát triển TMĐT của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với Việt Nam. Các giải pháp cho các giao dịch TMĐT dạng B2B đã và đang được triển khai rất hiệu quả. Một số web site hoạt động tốt như Chinanusa.com, Alibaba.com, ... đã có nhiều giải pháp hữu dụng cho các kết nối trực tuyến, giúp các doanh nghiệp không những tìm được các mặt hàng mong muốn, mà CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 27 còn có các giải pháp cho thanh toán, bảo mật, vận chuyển, bảo hiểm ... Đây là các công đoạn cần thiết cho một giao dịch TMĐT trọn vẹn. Tuy nhiên, ở loại hình B2C, việc triển khai các hoạt động chưa được rộng rãi như ở B2B vì còn rất nhiều trở ngại cần khắc phục. Joyo.com là trang web lớn nhất Trung quốc được triển khai dưới hình thức B2C. Sản phẩm bán trực tuyến của trang web này là sách và các sản phẩm nghe nhìn. Công ty Joyo.com đã đạt được doanh số là 19,3 triệu USD nhờ 5.000 các chủng loại mặt hàng trực tuyến trong năm 2003 và dự tính sẽ đạt doanh số khoảng 483,1 triệu USD 5 năm sau. Họ dự kiến sẽ mở rộng các dịch vụ trực tuyến như đặt vé qua mạng bằng cách hợp tác với các đại lý bán vé. Vé ở đây bao gồm nhiều loại : vé xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật, xem thể thao ... Mặc dù vậy, việc triển khai đại trà B2C vẫn còn rất nhiều khó khăn. Theo các kết quả khảo sát tại Trung Quốc, 3 nguyên nhân chủ yếu khiến người dân mua sắm qua mạng là tiết kiệm thời gian, giá rẻ hơn và sự tiện lợi. Còn nỗi lo lắng lớn nhất của họ khi mua sắm trực tuyến là bảo mật, chất lượng hàng, dịch vụ hậu mãi, sự tin cậy vào nhà sản xuất, vận chuyển hàng và thanh toán. Hiện nay, thẻ tín dụng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Đây cũng là một trong các nguyên nhân hạn chế qui mô của hệ thống bán lẻ trực tuyến. Khách hàng trực tuyến thường chọn phương thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD – Cash On Delivery) nhiều hơn so với phương thức thanh toán trực tuyến. Trong việc vận chuyển hàng, bưu điện Trung Quốc còn chiếm giữ thị phần lớn, trong khi các công ty tư nhân còn đang ì ạch vì rào cản của các chính sách. Các công ty xuyên quốc gia như UPS, FedEx còn chưa có chân ở Trung Quốc. Tất cả vấn đề nêu trên là nguyên nhân khiến cho việc triển khai loại hình B2C chậm chạp. Để khắc phục, các website như Joyo đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau như dựa vào các công ty vận chuyển (bên thứ ba) trong việc vận chuyển hàng hoá. Họ cho rằng, nếu tự mình thực hiện toàn bộ các công đoạn thì sẽ thất bại. IV.2. Singapore Nhận thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, chính phủ Singapore thành lập điểm nóng TMĐT (ECH) với sự tham gia của 60 tổ chức tài chính công nghệ và xây dựng hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT, nhằm xúc tiến TMĐT. ECH đã thành lập ra một uỷ ban điều phối về TMĐT và đến năm 1997, Uỷ ban này đã đưa lên mạng 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ phát triển TMĐT. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 28 Tháng 1/1997, chính phủ Singapore thành lập tiểu ban chính sách TMĐT, có trách nhiệm nghiên cứu và soạn thảo luật TMĐT. Đến năm 1998, một loạt văn bản qui định về giao dịch TMĐT ra đời như luật giao dịch TMĐT, luật chống lạm dụng máy tính, luật bảo vệ bí mật cá nhân.Luật bản quyền cũng được sửa đổi để tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, Bộ Nghệ thuật, thông tin và truyền thông cuãng đưa ra những qui định về cấp phép và quản lý đối với các nhà cung cấp chứng thực số tại Singapore. Theo đó, một nhà cung cấp CA muốn được cấp phép sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt theo nhiều quan điểm khác nhau, bao gồm cả độ vững chắc về ftài chính, mức độ uy tín, các khả năng kiểm soát và thủ tục bảo mật chặt chẽ. Chính phủ Singapore không những thực hiện các giải pháp cho cung cấp và sử dụng chứng thực số trong nội bộ quốc gia mà còn có những nỗ lực nhằm mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận các chứng thực số giữa các quốc gia. Tháng 6/1998, Singapore và Canada đã công bố chuẩn chứng thực chéo đầu tiên trong các nền tảng khoá công khai của hai nước để công nhận các chứng thực số và nhà cung cấp CA của nhau. Bao trùm các hoạt động nhằm thúc đẩy TMĐT là “Kế hoạch tổng thể về TMĐT của Singapore” nhằm biến Singapore thành một trung tâm TMĐT. Kế hoạch này có những điểm chính như sau : - Xây dựng hạ tầng cơ sở TMĐT kết nối quốc tế, làm hài hoà các chính sách thương mại qua biên giới. - Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng TMĐT như là một chiến lược kinh doanh. - Khuyến khích dân chúng tham gia TMĐT dưới nhiều hình thức. Sau khi xây dựng khung pháp lý cho TMĐT, hoạt động TMĐT của Singapore đã phát triển mạnh mẽ. Giá trị TMĐT loại hình B2B đã tăng từ mức 5,67 tỷ USD năm 1998 lên 40 tỷ trong năm 1999 và 110 tỷ năm 2001. Giá trị TMĐT loại hình B2C đã tăng từ mức 36 triệu USD năm 1998 lên 200 triệu trong năm 1999 và đạt 2,75 tỷ vào năm 2001. Ba lĩnh vực phát triển mạnh nhất ở loại hình B2C là tài chính ngân hàng, bất động sản, khách sạn nhà hàng. Một tồn tại và đồng thời là cản trở cho các doanh nghiệp triển khai TMĐT ở Singapore là mức chi phí cho thanh toán trực tuyến hiện tại còn cao. Chính vì vậy, các cơp quan quản lý đang xem lại các chính sách nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ để có mức phí cho thanh toán trực tuyến phù hợp hơn. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 29 IV.3. Đài Loan Khác với Singapore và Hồng Kông, Đài Loan không có được vai trò là cửa ngõ trung chuyển giữa hai phe trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên thương mại, dịch vụ phát triển kém hơn. Đổi lại Đài loan đã phát triển sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính các loại, thiết bị truyền nhận tín hiệu số. Vào năm 2004, có tới 95% số router, switch trên thế giới do Đài Loan sản xuất. Đài Loan có hạ tầng viễn thông và công nghiệp CNTT rất phát triển. Có tới 54% dân số sử dụng Internet, trong đó cao nhất là Đài Bắc - 65%, thấp nhất là Đài Tây - 43%. Tuy dân số chỉ có 22,7 triệu người nhưng số lượng người sử dụng Internet Đài Loan thuộc vào top 10 nước cao nhất. Xu hướng sử dụng Internet của Đài Loan là Mobile Internet, DSL (Digital Subscriber Line) tăng mạnh nhất, Dial-up có xu hướng giảm. Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Đài Loan, năm 2004 có tới 2,4 triệu dân tức 10,5% dân số sử dụng Mobile Internet, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2003. Số liệu thống kê Đài loan cho biết có tới 73% số hộ gia đình có máy PC trong đó có 78% có kết nối Internet với băng thông rộng. 100% cơ quan nhà nước và các tổ chức trực thuộc có kết nối Internet bằng đường leased line. Từ năm 1999, 100% số trường học đã kết nối Internet và năm 2001 đã có 61 % số trường có kênh thuê bao băng rộng. Nếu như năm 1995, Đài loan chỉ có 15 host thì năm 2000 số host đã tăng tới 850, năm 2003 là 3.922 và 2004 có 6,269 host. Tổng lượng băng thông kết nối quốc tế của Đài Loan vào tháng 6 năm 2004 là 59.326 Mbps, trong đó băng thông đường truyền kết nối với Mỹ là 33.960, Nhật Bản – 9.716, Hồng Kông – 7.468, Trung Quốc – 4.258, Hà Lan – 2.488, Hàn Quốc – 611, Singapore – 474, Malaysia – 200 và các nước , khu vực khác ( Australia, Anh, Macao..) 150 Mbps. Nhờ có hạ tầng cơ sở tốt nên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Đài Loan đã tận dụng cơ hội để phát triển mạnh thương mại, dịch vụ. Đài Loan đang xây dựng e-Taiwan bao gồm 4 “e” với 23 dự án thành phần: 1. e- Society:Xã hội điện tử với 8 dự án thành phần 2. e-Commerce : TMĐT với 4 dự án thành phần 3. e-Governmnet: Chính phủ điện tử với 6 dự án thành phần 4. e- Transportation: Giao thông điện tử với 5 dự án thành phần Đài loan đặt mục tiêu sau 6 năm sẽ trở thành nước dẫn đầu châu Á về xây dựng xã hội thông tin. Hiện nay 81 % dân số thực hiện business on line, tăng gấp hai lần so với năm 2001 là 44%. Doanh số bán lẻ qua mạng năm 2003 là 22.100 triệu, năm 2004 – 34.700 triệu và dự kiến 2005, 2008 tương ứng sẽ đạt 49.300 và 95.220 triệu Đài tệ ( 1 Đài tệ = 500 VNĐ). Vào năm 2004, doanh số B2B ở Đài Loan là 155.300 triệu đài tệ, so với năm 2003 (131.500 triệu ) tăng 18%. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 30 Các doanh nghiệp ở Đài Loan tham gia TMĐT rất tích cực. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia TMĐT của các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ vào 2004 tương ứng là 96, 87 và 71%. Cũng năm này có 55% số doanh nghiệp sử dụng mạng Lan khi tham gia TMĐT và 36% buôn bán thông qua thiết lập các website. Về công nghệ bảo mật Đài Loan sử dụng PKI. Hiện có 42 loại ứng dụng được áp dụng với sự tham gia của 2000 doanh nghiệp. Tuy nhiên chính phủ Đài Loan cũng cho biết đang nghiên cứu để cung cấp được các dịch vụ mềm dẻo hơn, phù hợp hơn nữa cho các doanh nghiệp. Năm 2004 Đài Loan cấp hơn 200.000 chứng thư số. Để hỗ trợ thanh toán điện tử, Đài Loan thành lập công ty dịch vụ tài chính (Financial Information Services Company - FISC) làm chức năng payment agency thực hiện dịch vụ kết nối thanh toán giữa người bán, người mua với các ngân hàng. Hiện nay nhà nước nắm hơn 30% cổ phần của FISC. IV.4. Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những nước có nền TMĐT phát triển nhất trên thế giới. Từ năm 2001 Hàn Quốc đã đưa vào thực hiện một chương trình rộng lớn để phát triển TMĐT với 44 vấn đề sẽ kết thúc vào 2005. Cụ thể : - Mở rộng hệ thống pháp luật cho TMĐT gồm 15 vấn đề, - Mở rộng cơ sở hạ tầng cho TMĐT với 10 vấn đề, - Nâng cao năng lực lãnh đạo trong khu vực công cộng - 4 vấn đề, - Thiết lập mạng chuyên dụng cho loại hình TMĐT B2B - 8 vấn đề, - Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT với 7 vấn đề. Tư tưởng chung của chương trình này là nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển TMĐT quốc tế, chính phủ khuyến khích phát triển TMĐT và coi TMĐT là phương tiện hữu hiệu giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển đổi cơ cấu và tăng cường năng lực cạnh tranh. Từ năm 2000 Hàn Quốc đã cùng với Nhật Bản xây dựng nhịp cầu kinh doanh điện tử để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước tiến hành B2B. Tháng 11/2004 Trung Quốc cũng đã ký thoả thuận sẽ tham gia nhịp cầu này vào 6 tháng cuối năm 2005 . Hiện đã thành lập working group và đã họp phiên đầu tiên vào 1/2/2005. Như vậy đã hình thành nên không gian TMĐT giữa Hàn Quốc- Nhật Bản - Trung Quốc phục vụ xuất, nhập khẩu. Hàn Quốc có cơ sở hạ tầng truyền thông rất tốt. Hiện có 144 vùng được nối mạng bằng cáp quang, có mạng thông tin tốc độ cao phủ khắp nước. Vào năm 2003 đã có 29,2 triệu người sử dụng mạng tốc độ cao để truy cập Internet với gần một triệu trang web TMĐT. Nhờ vậy, chỉ sau 4 năm doanh số TMĐT của Hàn Quốc đã tăng 5,5 lần. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 31 DOANH SỐ TMĐT CỦA HÀN QUỐC Đơn vị: Tỷ USD 2000 2001 2002 2003 2004 B2C 0.61 2.06 4.21 5.30 5.68 B2B 43.61 86.86 130.17 179.94 230.48 B2G 3.71 5.61 13.90 18.83 25.88 Tổng 47.93 94.53 148.28 204.07 262.04 Nguồn: Tổng cục Thống kê Hàn Quốc. Từ năm 2000, chính phủ Hàn Quốc tiến hành các dự án xây dựng các mạng cho các doanh nghiệp trong 45 ngành công nghiệp tiến hành B2B. Dự án 1 (2000-2003) có 9 ngành: điện tử, dệt may, ôtô, phân phối, điện, sắt thép, thiết bị, đóng tàu và sinh học; Dự án 2 (2001-2004) - 11 ngành: đồng hồ, khoá, dụng cụ, nông nghiệp và sản phẩm sữa, xây dựng, máy chính xác, chạm khắc, dầu mỏ, bao bì , đồ gỗ, hậu cần; Dự án 3 (2002-2005) - 10 ngành: gốm, máy tự động, kim loại màu, phim hoạt hình, kính mắt, đồ chơi, xây dựng cộng cộng, cổng thanh toán, giấy, giải trí; Dự án 4 (2003-2005) - 9 ngành: trang sức, khai khoáng, văn phòng phẩm, thưc phẩm, y tế, pin, dịch vụ cảng, hoa, đúc; Dự án 5 ( 2004-2006) - 6 ngành: đo lường, dịch vụ văn hoá, e learning, cấp phép, trồng trọt và nghề cá. Chương trình đã được các doanh nghiệp tham gia tích cực, đã thu hút được 1.142 doanh nghiệp tham gia nhưng nhà nước chỉ phải đầu tư rất khiên tốn là 68.33 triệu USD. Vào năm 2003, giá trị mua sắm công của Hàn Quốc là 63 tỷ USD, trong đó 18 tỷ (30%) là do chính phủ trung ương mua và 70% do các chính phủ địa phương thực hiện. Hàn Quốc xây dựng Government e- Procurement System (GePS) để thực hiện mua sắm công qua mạng. GePS bao gồm 4 hệ con là e-Bid, e-Mall, e-Contract và e-Payment. Năm 2004 có 93% các đấu thầu được thực hiện thông qua e-Bid, tiết kiệm được 2,8 tỷ USD, trong đó khối tư nhân tiết kiệm 2,5 tỷ và khối công cộng 0,3 tỷ. Liên hiệp quốc xếp chính phủ Hàn Quốc đứng thứ 5 trong việc thực hiện e-Government. Về bảo mật Hàn Quốc sử dụng công nghệ PKI. Hàn quốc có hai hệ thống chứng thực, một cho các cơ quan chính phủ ( Government Root CA) và một cho doanh nghiệp (National Root CA). Hai hệ thống này thực hiện chứng thực chéo với nhau. Trong giao dịch quốc tế, tuỳ theo tính chất thuộc loại hình nào thì hệ thống tương ứng sẽ phục vụ. Hệ thống CA của Hàn CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 32 Quốc hoạt động tích cực, phát triển nhanh. Số CA cấp tăng mạnh từ 50.000 năm 2000 lên 9,2 triệu vào tháng 4 năm 2004. V. Giới thiệu một số mô hình trung tâm hỗ trợ và xúc tiến TMĐT trên thế giới và khu vực. Hiện nay, hầu như các quốc gia đều quan tâm đến việc phát triển nền kinh tế của nước mình thông qua các giao dịch buôn bán đa chiều. TMĐT sẽ là công cụ hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách giao dịch giữa các công ty trên thế giới. Do vậy việc đánh giá cao nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động giao dịch TMĐT được các quốc gia chú trọng và để đặt nền móng vững chắc cho giao dịch TMĐT, các quốc gia thường thành lập ra các Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ trong giao dịch TMĐT. Dưới đây nhóm thực hiện đề tài xin được lướt qua một số tổ chức phi lợi nhuận của một số Chính phủ như : Phần Lan, Virgnia, Hàn Quốc... V.1. Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ TMĐT của Phần Lan V.1.1. Giới thiệu về E-Finland Trung tâm dịch vụ TMĐT – Ecommerce Service Center ( là tổ chức phi lợi nhuận và là diễn đàn công bằng, nó được hình thành nhằm hỗ trợ thúc đẩy hình thức giao dịch TMĐT ở trong và ngoài lãnh thổ Phần Lan. Mục đích của nó là theo đuổi, xúc tiến, hỗ trợ phát triển TMĐT ở Phần Lan, ngoài ra nó còn cung cấp thông tin về TMĐT đến với mọi khách hàng, công ty và các đơn vị đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực TMĐT. Trung tâm này được thành lập vào tháng 3 năm 2000, nó là một phần kết quả của “Internet Festival 2000” được tổ chức tại Phần Lan. Đây là một tổ chức hợp tác chặt chẽ với rất nhiều tổ chức khác hiện đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ở Phần Lan. Hiện nay E-Finland.org là nơi cung cấp các kênh hỗ trợ cơ bản về thông tin và hạ tầng kỹ thuật TMĐT của Phần Lan. V.1.2. Các dịch vụ của E-Finland Trung tâm E-Finland dựa trên nền cơ sở hạ tầng mạng Internet hỗ trợ một số dịch vụ về TMĐT cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đã và đang kinh doanh bằng hình thức TMĐT như sau : - Các bản tin liên quan đến giao dịch TMĐT - Các sự kiện giao dịch TMĐT - Luật TMĐT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 33 - Các hệ thống mạng - Chính sách - Các chương trình - Bảo mật - Phần mềm - Thống kê - Đào tạo Các dịch vụ này được hỗ trợ trực tuyến rất hiệu quả. Nếu một công ty bất kỳ nào muốn được thực hiện các giao dịch TMĐT, thì E-Finland luôn sẵn sàng hỗ trợ từ việc phân tích kinh doanh, đến việc xây dựng, thiết kế Website, hỗ trợ các công cụ kỹ thuật cơ bản để doanh nghiệp có thể xây dựng được trang Web cung cấp dịch vụ TMĐT. V.1.3. Một số nhận xét cơ bản về E-Finland Đây là mô hình tổ chức hoạt động phi lợi nhuận do vậy nó hoàn toàn được Chính phủ Phần Lan cung cấp nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của E-Finland. Sau quá trình 4 năm hoạt động E-Finland đã đóng góp không nhỏ vào kết quả đẩy mạnh kinh doanh, kinh tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài Finland bằng các giao dịch TMĐT. Với các dịch vụ mà E-Finland thực hiện thì một doanh nghiệp nếu có nhu cầu thực hiện các giao dịch điện tử sẽ được hỗ trợ hoàn toàn vô điều kiện. Với sự đơn giản trong giao tiếp hỗ trợ, E-Finland thực sự đã và đang là kênh thông tin hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp của Phần Lan V.2. Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT của bang Virgnia, Mỹ Trung tâm hỗ trợ công nghệ TMĐT Virgnia – Virgnia Electronic Commerce Technology Center ( thành lập tháng 10/1994, là đơn vị chuyên thực hiện việc hỗ trợ đưa ra các giải pháp cho hoạt động giao dịch TMĐT. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập nhằm thúc đẩy việc triển khai TMĐT tại Virgnia. Tổ chức này được sự bảo trợ của USDOL và bang Maryland, trong đó về mặt tài chính nó được sự hỗ trợ của Affiliated Computer Services và Trường đại học Maryland. Hoạt động chính của Trung tâm Hỗ trợ Công nghệ TMĐT Virgnia là nghiên cứu chiều sâu về công nghệ tự động hoá và hệ thống viễn thông. Nhiệm vụ của VECTEC là thúc đẩy cạnh tranh kinh tế và mở rộng quảng cáo, phát triển và triển khai các hoạt động TMĐT và thực hiện việc thúc đẩy vùng nông thôn trở thành một khối thịnh vượng chung của Virgnia. VECTEC là trung tâm có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ công nghệ TMĐT và thúc đẩy các hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Virgnia. VECTEC cung cấp các dịch vụ tư vấn TMĐT, hỗ trợ thiết kế và phát triển Website để giúp đỡ các doanh nghiệp thành công trong việc kinh CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 34 doanh off-line, phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng và hệ thống giỏ hàng, các dịch vụ hosting trang Website của doanh nghiệp và giải pháp duy trì hệ thống, đào tạo ngắn ngày về TMĐT. Có thể nói VECTEC đóng vai trò người cung cấp các hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh TMĐT. Điểm này rất phù hợp với Việt Nam, nó sẽ giúp các doanh nghiệp cảm thấy dễ dàng chuyển đổi hình thức kinh doanh mới và giảm thiểu độ rủi ro trong giao dịch nhờ được sự bảo đảm của đơn vị tư vấn sẽ làm cho doanh nghiệp tự tin bước vào TMĐT. V.3. International Center for Electronic Commerce (ICEC) của Hàn Quốc ICEC - International Center for Electronic Commerce ( được thành lập vào ngày 5/5/1996 dựa trên ý tưởng của phòng thí nghiệm TMĐT sử dụng Internet tại Viện KAIST . Lúc ban đầu khi mới thành lập ICEC dựa hoàn toàn vào nguồn kinh phí từ KAIST. Sau đó Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cho phép ICEC có con dấu và tài khoản riêng, đồng thời là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu công nghệ kỹ thuật mới và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia TMĐT. ICEC có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các công nghệ và phương pháp quản lý mới trong TMĐT, thực hiện việc kiểm tra các dự án TMĐT, tư vấn, hỗ trợ phát triển TMĐT bao gồm cả nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc gia về TMĐT. VI. Tình hình phát triển kỹ thuật thanh toán điện tử trên thế giới. Hoạt động ngân hàng ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp mang tính chất quốc tế, được tổ chức với trình độ cao và ngành cung cấp các dịch vụ tài chính thực sự là một trong các lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất tương tự như ngành viễn thông, dầu khí hay hàng không. Trên quan điểm xác định “Khách hàng là tâm điểm của mọi hoạt động”, ngày nay, việc xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng được gắn liền với việc xây dựng chiến lược phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin. Hai chiến lược này được xác định mức độ quan trọng tương đương nhau trong chiến lược phát triển tổng thể của Ngân hàng. Cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật, đặc biệt là Công nghệ thông tin đã thay đổi liên tục các sản phẩm, dịch vụ áp dụng trong quản lý – kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Đối với Ngân hàng thương mại, khi sử dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử, những rào cản hay giới hạn về không gian và thời gian thực sự bị phá vỡ. Sự xuất hiện hệ thống thông tin toàn cầu Internet đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về công nghệ, về CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 35 kỹ thuật và chuyển giao thông tin dữ liệu. Từ đó, nhu cầu Khách hàng trở thành một áp lực mạnh mẽ buộc các Ngân hàng phải thỏa mãn với nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các giao dịch thanh toán. Internet banking bước đầu mới giải quyết được mối quan hệ thanh toán song phương của một Khách hàng với Ngân hàng, ngay sau đó, sự ra đời của các giao dịch TMĐT đã làm thay đổi về chất của các hoạt động thương mại. Lúc này, thanh toán điện tử của Ngân hàng phục vụ các giao dịch giữa người mua và bán tức thời cùng với các quan hệ đa phương/ đa quốc gia khác với chi phí thấp thì đây thực sự trở thành vấn đề nóng bỏng và phức tạp nhất về pháp lý - kinh tế - kỹ thuật của Ngân hàng. Tuy nhiên, những vấn đề quan trọng hàng đầu để Internet thực sự là động lực thúc đẩy phương thức kinh doanh mới này trong lĩnh vực Ngân hàng chính là việc đổi mới các quy trình, mô hình kinh doanh, ứng dụng rộng rãi CNTT, tính riêng tư, bản quyền số, thanh toán trên mạng, gian lận và tội phạm… cần được nghiên cứu và hợp tác giải quyết. Về quản lý nội bộ, các nhà lãnh đạo ngân hàng cần có một cơ sở hạ tầng hiện đại và đủ tin cậy để cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trong việc lập kế hoạch, tổ chức, định hướng, điều phối và kiểm soát hệ thống nhằm thực hiện tốt những mục tiêu của ngân hàng. Từ thập kỷ 70, nhiều Công ty Mỹ đã sử dụng máy tính và ứng dụng chúng vào các hoạt động kinh doanh như trao đổi dữ liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và thanh toán chuyển khoản điện tử (EFT- Electronic Fund Transfer), song phải đến thập kỷ 90 việc sử dụng Internet mới được xem là một sự thay đổi mang tính cách mạng. Nhân tố thúc đẩy những thay đổi mang tính cách mạng này chắc chắn bắt nguồn từ việc sử dụng Internet và những ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh điện tử (e-business). Các giao dịch điện tử này (bao gồm thanh toán và giao dịch thông tin nội dung) từ trước tới nay thực hiện thông qua việc xử lý từng giao dịch của từng khách hàng thông qua hệ thống kỹ thuật của Ngân hàng. Đến giai đoạn ngày nay (thời đại CNTT và Internet) mối quan hệ xử lý thông tin và giao dịch phức tạp hơn bao giờ hết vì nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, khả năng tích hợp cao, môi trường pháp lý rất đa dạng của mỗi quốc gia, sự khác biệt về văn hóa ngôn ngữ, tham gia/ hoặc quan hệ liên đới trong xử lý giao dịch có thể gồm các cơ quan Chính phủ, cơ quan công chứng/ xác thực, cơ quan hảo hiểm, hải quan, thuế, ngân hàng, hệ thống vận chuyển, đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng, người mua, người bán, người môi giới. Dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng cho các giao dịch trong mạng Internet, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng có thể bao gồm: các giao dịch tiền tệ trực tuyến như các giao dịch thẻ, tiền điện tử, ví điện tử, thanh toán CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 36 chuyển khoản, thẻ thông minh, thanh toán giá trị thấp, giao dịch B2B, thanh toán hóa đơn điện tử vv… Trong các mối quan hệ đa chiều đó của TMĐT, chúng ta cần thiết lập những tiêu chuẩn và thông lệ để định vị về pháp lý/ kinh tế/ kỹ thuật cho mỗi thành viên tham gia và vai trò quan trọng không thể thiếu được hoặc quyết định sự thành công của giao dịch chính là hệ thống thanh toán của Ngân hàng. Với hệ thống công nghệ mới, Ngân hàng có thể thực hiện kế toán theo từng sản phẩm/ nhóm sản phẩm dịch vụ; theo từng khách hàng/ ngành kinh tế; theo khu vực…Với hệ thống xử lý tập trung, Khách hàng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, bằng các phương tiện thích hợp (xóa bỏ các giới hạn mang tính vật lý). Về quản lý nội bộ, hệ thống cho phép quản lý hoạt động của từng giao dịch viên, theo cấp phòng ban/ theo chi nhánh/ theo từng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ (Chi nhánh, Telephone, Mobilephone, ATM, POS, EDI, SWIFT, VISA/ MASTER card, Internet, Telex…) hay theo địa bàn khu vực do chính Ngân hàng từng xác định. Hệ thống Ngân hàng dữ liệu tập trung (data ware house) dựa trên cơ sở các giao dịch trực tuyến tức thời (realtime/ online) cho phép thực hiện việc thống kê phân tích thông tin đa chiều một cách linh hoạt cho các hoạt động quản lý tập trung, giao dịch phân tán, kiểm tra giám sát theo phân cấp, sử dụng hệ thống thông tin quản lý MIS đảm bảo tính minh bạch và tích hợp các nghiệp vụ nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Một số điều kiện, thực tế vận hành và các loại hình sản phẩm dịch vụ điện tử của một số nước đã triển khai các dịch vụ tài chính điện tử trên thế giới được nêu trong bảng dưới đây. Quốc gia Mạng lưới Sản phẩm dịch vụ Australia Tất cả các ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng điên tử ngoại trừ một ngân hàng bán lẻ dành cho người không cư trú Quản lý tài khoản, thanh toán hóa đơn, cho vay, nhận tiền gửi, đóng và thanh toán tiền hưu trí, mua bảo hiểm, đầu tư các quỹ, cung cấp thông tin tài chính, chứng nhận điện tử và phát hành tiền điện tử Thiết bị phục vụ TMĐT gồm mạng ATM, thiết bị ngoại vi tại điểm bán, điện thoại, máy tính cá nhân, thẻ thông minh vv… CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 37 Canada Có 2 chương trình thử nghiệm tiền điện tử dựa trên thẻ Phần lớn các sản phẩm truyền thống đều có thể cung cấp qua mạng Internet Xuất trình và thanh toán hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến giữa các khách hàng và tổng hợp tài khoản, kinh doanh ngoại hối qua Internet Trung quốc 10 ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến Các dịch vụ vấn tin tài khoản Hongkong 20 ngân hàng và tập đoàn tài chính cung cấp dịch vụ Internet banking, 10 ngân hàng cung cấp telephone banking Kinh doanh chứng khoán, ngoại hối, dịch vụ tín thác qua mạng Internet. Mua hàng qua Internet và siêu thị điện tử Chuyển tiền qua điện thoại di động Quản lý ngân quỹ, dịch vu thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán bù trừ tiền gửi, kinh doanh trái phiếu qua mạng Internet Indonesia 667 trạm ATM và 4 ngân hàng cung cấp Internet banking Giao dịch tại thiết bị ngoại vi tại điểm bán, ATM, gửi hoặc rút tiền, chuyển tiền qua mạng Nhật Bản 81,2% tổ chức nhận tiền gửi (trong đó 100% ngân hàng) cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử 27,1% tổ chức nhận tiền gửi cung cấp dịch vụ Internet banking 31,3% tổ chức nhận tiền gửi cung cấp dịch vụ telephone banking Vấn tin tài khoản, chuyển tiền, gửi tiền có kỳ hạn, gửi ngoại tệ, vay bằng thẻ qua mạng Internet hoặc điện thoại di dộng Hàn Quốc 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet banking Chuyển tiền tài khoản và vay qua mạng trực tuyến CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 38 Malaysia 3 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet banking Vấn tin tài khoản, chuyển tiền, xuất trình thanh toán thẻ điện tử, gửi tiền, cho vay bằng thẻ tín dụng Mehico 12 ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến 5 ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến trong lãnh thổ Vấn tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, dịch vụ đầu tư trực tuyến New Zealand 5 ngân hàng bán lẻ lớn cung cấp dịch vụ Internet banking Các dịch vụ thanh toán gồm: giao dịch ngân quỹ, chuyển tiền, thanh toán tín phiếu, giao dịch qua ATM và giao dịch điện tử tại điểm bán, các giao dịch thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán trực tiếp, các yêu cầu khác về tài khoản, thông tin sản phẩm và vay ngân hàng Singapore 90% giao dịch khách hàng thực hiện qua ATM 3-4% lượng khách hàng sử dụng dich vụ trực tuyến Thanh toán trực tuyến, vấn tin ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng lõi Đài Loan 27 ngân hàng cung cấp các dịch vụ điện tử Vấn tin, xin vay, các dịch vụ trực tuyến qua ATM, chuyển kiều hối qua điện thoại, home banking Thái Lan 6/13 ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến và telephone banking Hầu hết các dịch vụ ngân hàng truyền thống qua Internet, điện thoại di động Mỹ Dịch vụ ngân hàng trực tuyến chiếm 5- 10% tổng tiền gửi Vay vốn, chứng thư tiền gửi, thông tin tài khoản, chuyển tiền, mau bán qua Internet Các dịch vụ hỗ trợ dữ liệu cá nhân, dịch vụ Internet qua T.V và điện thoại di động CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 39 Các kênh phân phối và sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử được các quốc gia triển khai tương đối đồng đều, không có nhiều khác biệt về hình thức cũng như nội dung sản phẩm dịch vụ cho dù trình độ phát triển kinh tế các quốc gia rất khác nhau. Ngoài dịch vụ vấn tin, tra cứu tài khoản thông thường, các ngân hàng đều từng bước triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến, bắt đầu từ những thanh toán có độ an toàn cao như thanh toán các hóa đơn sử dụng tiện ích điện nước, điện thoại vv… rồi dần tiến tới các thanh toán mua bán trực tuyến, đấu giá (mô hình thanh toán của công ty Paypal), mua bán chứng khoán và kinh doanh ngoại hối trực tuyến. Điều này cho thấy giải pháp kỹ thuật và các ứng dụng công nghệ không phải là những trở ngại lớn nhất đối với các thành viên khi quyết định tham gia vào TMĐT và TTĐT. Trở ngại thực sự có lẽ liên quan tới khả năng chuyển đổi linh hoạt mô hình kinh doanh và quản trị tại các thành viên và điều kiện hạ tầng cơ sở hạ tầng phục vụ TMĐT. VII. Kê khai thuế trong TMĐT VII.1. Kê khai điện tử là gì? Kê khai điện tử (Electronic filing hay E-filing) là quá trình tạo lập và truyền các văn bản hoặc thông tin liên quan tới nơi tiếp nhận thông qua các phương tiện điện tử. Kê khai điện tử là một trong những ứng dụng phổ biến hiện nay của TMĐT (Electronic Commerce) và chính phủ điện tử (Electronic Government), nhiều lúc được đánh đồng với một hình thức hoạt động TMĐT lâu đời là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange). Trong khi trao đổi dữ liệu điện tử EDI thường được dùng để trao đổi dữ liệu giữa các tổ chức, doanh nghiệp, nói một cách tổng quát là giữa các tổ chức với nhau, thì kê khai điện tử được áp dụng trong các giao dịch giữa công dân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan công quyền, giữa khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ, giữa các cá nhân với một tổ chức v.v., tức là giữa các cá nhân hoặc tổ chức với một tổ chức khác. Vì thế có thể nói kê khai điện tử là một khái niệm còn rộng hơn cả trao đổi dữ liệu điện tử. Việc kê khai điện tử đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới từ nhiều năm nay và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kê khai thuế, kê khai hải quan, kê khai xuất nhập cảnh, đăng ký kinh doanh, gửi đơn khiếu tố - khiếu nại tới tòa án v.v. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 40 Công nghệ áp dụng cho kê khai điện tử (E-filing) và trao đổi dữ liệu điện tử EDI có nhiều điểm giống nhau, ví dụ như XML/EDI, ebXML v.v. VII.2. Tình hình áp dụng kê khai điện tử tại các nước Hoa Kỳ: - Hoa Kỳ là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc áp dụng hình thức kê khai điện tử. Việc kê khai điện tử ở Hoa Kỳ đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trong đó có thuế, hải quan, dược phẩm, tòa án, đăng ký phát minh - sáng chế v.v. - Việc kê khai thuế thu nhập cá nhân qua mạng bắt đầu được áp dụng từ năm 1997. Đến năm 2004 này sẽ áp dụng cho cả các doanh nghiệp. Ngoài việc kê khai thuế, các nghiệp vụ khác liên quan đến thuế như cấp mã số thuế, nộp thuế, hoàn thuế cũng được thực hiện qua mạng. - Năm 1998 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật bổ sung, sửa chữa Luật thuế thu nhập, trong đó có đề ra mục tiêu đến năm 2007 có ít nhất 80% đối tượng nộp thuế thu nhập sẽ kê khai và nộp các khoản thuế Liên bang qua mạng Internet. Năm 2000, 40% trong tổng số 130 triệu tờ khai thuế thu nhập cá nhân được thực hiện qua mạng. Năm 2003 có 40% đối tượng nộp thuế kê khai thuế qua mạng. Hiện nay ở Hoa Kỳ có 132 triệu đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và số tiền thuế thu được hàng năm từ các đối tượng này là trên 1000 tỷ USD. - Cũng trong đạo luật đó đã yêu cầu cơ quan quản lý thuế xây dựng chiến lược 10 năm để loại bỏ các rào cản đối với việc kê khai thuế qua mạng. Ngày 30/01/2003 Cục thuế Liên bang đã ban hành các quy định cần thiết cho việc loại bỏ các rào cản về mặt pháp lý còn lại đối với việc kê khai thuế qua mạng. Các quy định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2003. - Hệ thống đóng thuế liên bang qua mạng (The Electronic Federal Tax Payment System - EFTPS) được cung cấp miễn phí và hoạt động 24/7. Đến nay đã có trên 4 triệu đối tượng nộp thuế sử dụng hệ thống này. - Người ta đã thống kê được rằng: Kê khai thuế qua mạng giảm các lỗi và sai sót 20 lần so với kê khai bằng tay. Để khuyến khích việc kê khai thuế qua mạng, cơ quan quản lý thuế thực hiện việc hoàn thuế cho kê khai qua mạng trong vòng 10 ngày thay vì 4 đến 6 tuần như trong trường hợp kê khai bằng giấy. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 41 - Người được lợi nhiều nhất trong việc áp dụng kê khai thuế qua mạng là cơ quan thuế "Khi kê khai bằng giấy, cơ quan thuế phải có nhân viên nhập liệu làm việc 24 giờ một ngày để nhập số liệu kê khai thuế. Khi kê khai qua mạng, gần như không cần đến nhân viên nhập liệu do đó có thể điều chuyển lực lượng nhân sự này sang làm các công việc khác như thanh tra, kiểm tra thuế v.v." - Ngoài ra người ta cũng tính toán được rằng: Chi phí xử lý một bản khai điện tử là 3 cent, trong khi chi phí cho 1 bản khai bằng giấy là 72.5 cent. Tỷ lệ lỗi của bản khai điện tử là khoảng 3%, còn của bản khai bằng giấy là 17-20%. Australia: - Việc áp dụng hình thức nộp tờ khai thuế điện tử được bắt đầu từ 1998 trước cả khi ban hành Luật giao dịch điện tử (1999). Thời gian đầu các Tư vấn thuế (Tax Agent) vẫn phải lưu giữ các hồ sơ liên quan đến tờ khai thuế, nhưng từ sau khi có Luật giao dịch điện tử, Tư vấn thuế gửi tờ khai điện tử đến cơ quan thuế và dữ liệu được lưu trữ, xử lý tự động bởi hệ thống máy tính của cơ quan thuế. - Việc đăng ký kinh doanh qua mạng được bắt đầu từ năm 2000. Việc cấp mã số đối tượng nộp thuế (Business Number) trước đây thường mất 28 ngày, nay được cấp ngay lập tức khi doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký qua mạng. Nhật bản: Với tư cách là một thành phần của chương trình xây dựng chính phủ điện tử (E-government), việc xây dựng hệ thống Thuế điện tử (E-Tax System) của Nhật Bản vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng của hoạt động này: - Năm 2000: thí điểm kê khai thuế qua mạng tại một số địa bàn. - Năm 2001: Hoàn tất thiết kế hệ thống. - Năm 2002: Lập chương trình, kiểm tra các đơn vị trong ngành thuế, bổ sung trang thiết bị cho toàn ngành thuế. - Năm 2003 : Kiểm tra tổng hợp và kiểm tra sự ăn khớp giữa các bộ phận trong hệ thống để bắt đầu đưa vào vận hành. - Năm 2004, bắt đầu từ tháng 2, áp dụng phương thức kê khai điện tử cho thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ tại các cơ quan thuế địa phương để sau tháng 6/2004 sẽ triển khai rộng ra toàn quốc. CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 42 Hệ thống kê khai thuế điện tử của cơ quan Thuế Nhật Bản (National Tax Agency of Japan) cũng đồng thời cho phép ĐTNT thực hiện việc nộp thuế qua mạng, nộp thuế điện tử (E-Payment). Có lẽ đây cũng chính là lý do làm cho việc triển khai kê khai thuế qua mạng ở Nhật Bản mất nhiều thời gian đến như vậy. Hàn Quốc: - Năm 1999, ra mắt Web Site của cơ quan Thuế Hàn Quốc (Korea National Tax Service). - Năm 2001, khai trương Trung tâm quốc gia tư vấn tổng hợp về thuế (National Tax General Consulting Center) nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc cho ĐTNT trong các vấn đề liên quan đến kê khai và nộp thuế. - Năm 2002, Dich vụ Thuế tại nhà (Home Tax Service) bắt đầu cung cấp cho ĐTNT các dịch vụ như: kê khai thuế, mua hóa đơn thuế, nộp thuế và xác nhận thuế qua mạngv.v. Hồng Kông: - Cơ quan Thuế Hồng Công (The Inland Revenue Department - IRD) bắt đầu áp dụng kê khai thuế điện tử từ tháng 12/2000. Việc áp dụng kê khai thuế điện tử nằm trong Chương trình cung cấp dịch vụ điện tử của Chính phủ Hồng Công, trong đó hạ tầng cơ sở CNTT-TT được thiết lập để cơ quan thuế thực hiện các giao dịch với ĐTNT thông qua Internet một cách an toàn và bảo mật. Đài Loan: - Năm 1998, Chính phủ Đài Loan thành lập lập lực lượng đặc nhiệm để xây dựng kế hoạch và xúc tiến việc kê khai và nộp thuế qua mạng. - Năm 2000, Bộ Tài chính thiết lập cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh toàn quốc trên mạng Internet. - Năm 2001, Dự án tổng thể về Dịch vụ Thuế điện tử (Electronic Tax Service) được khởi động để tích hợp nhiều loại dịch vụ thuế trên mạng. Trong số các dịch vụ được tích hợp có: Kê khai thuế điện tử và nộp thuế điện tử. Ngoài ra hệ thống này còn cung cấp dịch vụ chứng từ điện tử (Electronic Invoicing) cho các doanh nghiệp. Trung Quốc: Việc kê khai thuế điện tử ở Trung Quốc đã được manh nha từ những năm 80 của thế kỷ 20. Trong khoảng 20 năm đó, hình thức kê khai thuế này CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05 43 đã có sự phát triển rất nhiều: từ phân tán tiến đến tập trung, từ đơn giản tiến đến phức tạp, từ rời rạc tiến đến tích hợp. Trung Quốc đã lần lượt áp dụng các hình thức kê khai điện tử sau: - Đối tương nộp thuế (ĐTNT) điền vào tờ khai đặc biệt, sau đó cơ quan thuế sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để quét tờ khai vào máy tính. - ĐTNT kê khai qua điện thoại vào máy chủ của cơ quan thuế. - ĐTNT nhập tờ khai vào một thiết bị kê khai đặc biệt và truyền trực tiếp đến cơ quan thuế. - ĐTNT ghi tờ khai thuế vào đĩa mềm và chuyển cho cơ quan thuế - ĐTNT kê khai trên mạng: a) Sử dụng phần mềm để truy nhập vào máy chủ của cơ quan thuế để kê khai và chuyển thông tin liên quan vào máy chủ; b) Kê khai qua mạng Internet. Trung Quốc coi việc áp dụng các dịch vụ thuế điện tử (E-tax Service), trong đó có kê khai thuế điện tử, là một trong các nội dung chủ yếu của công cuộc hiện đại hóa ngành thuế. Ngày nay, đối với kê khai thuế điện tử, ở Trung Quốc chủ yếu áp dụng các hình thức kê khai điện tử dựa trên nền công nghệ Web service. Hệ thống Web Service của cơ quan thuế Trung Quốc, cho phép đối tượng nộp thuế thực hiện được các công việc sau: - Kê khai các loại thuế và phí qua mạng Internet; - Tra cứu các thông tin liên quan đến quá trình nộp thuế của ĐTNT; - Tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu hướng dẫn về thuế v.v. - Gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới cơ quan thuế. Hiện nay, ngành Thuế Trung Quốc đã bắt đầu triển khai "Dự án thuế vàng - Giai đoạn 3" (Golden Tax Project - Third Stage) với mục tiêu thiết lập Hệ thống thông tin quản lý thuế (Tax Administration Information System) trong toàn quốc. Hai trong các nội dung chính của Dự án này là: Kê khai thuế điện tử (Tax filling) và Đăng ký thuế điện tử (Tax Registration). Singapore: - Cơ quan thuế thu nhập nội địa (The Inland Revenue Authority of Singapore - IRAS) áp dụng hình thức kê khai qua điện thoại từ năm 1994 và qua mạng Internet từ năm 1998. Ban đầu chỉ các cá nhân mới được phép kê khai qua mạng, dần dần các doanh nghiệp cũng được phép kê khai qua mạng, nhưng hồ sơ hoàn thuế vẫn phải thực hiện theo phương thức truyền thống. Ngày nay bên cạnh việc kê khai thuế qua CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfđề tài- nghiên cứu 1 số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử.pdf
Tài liệu liên quan