Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số quy trình sản xuất phân bón: PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước Việt Nam là 1 nước nông nghiệp đang từng bước phát triển, tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên ngành nông nghiệp của nước ta rất được chú trọng. Các máy móc hiện đại không ngừng phát triển, những ý tưởng sáng tạo lần lượt ra đời…các phát minh mới phục vụ rất tốt cho nông nghiệp.
Đối với ngành trồng trọt thì giống, đất, thời tiết, nguồn nước, phân bón, cách chăm sóc… là những yếu tố rất quan trọng. Trong đó giống và phân bón có thể xem là 2 yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông dao đã khẳng định vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng.
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình, sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai, và việc cung cấp thức ăn cho cây.
Bón ...
61 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số quy trình sản xuất phân bón, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước Việt Nam là 1 nước nông nghiệp đang từng bước phát triển, tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên ngành nông nghiệp của nước ta rất được chú trọng. Các máy móc hiện đại không ngừng phát triển, những ý tưởng sáng tạo lần lượt ra đời…các phát minh mới phục vụ rất tốt cho nông nghiệp.
Đối với ngành trồng trọt thì giống, đất, thời tiết, nguồn nước, phân bón, cách chăm sóc… là những yếu tố rất quan trọng. Trong đó giống và phân bón có thể xem là 2 yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng.
Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông dao đã khẳng định vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng.
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình, sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai, và việc cung cấp thức ăn cho cây.
Bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảm chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận của cây thì phân bón làm thay đổi thành phần của lá dễ hơn là thay đổi thành phần hóa học của hạt.
Nhiều nơi do lạm dụng nhiều đến phân bón và thuốc trừ sâu, thậm chí là thuốc kích thích tăng trưởng độc hại đã làm cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng, chất lượng giảm, môi trường bị ô nhiễm và còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặt khác thiên tai thường xảy ra, chủ yếu là mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói mòn, rửa trôi khá nhanh, đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc khai thác và sử dụng quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, vì thế dư lượng hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ vinh vật có lợi sống trong đất. Ngoài ra nguồn phế thải nông nghiệp còn dư thừa ở nông thôn còn rất lớn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Công nghệ khí sinh học Biogas có nhiều tác dụng to lớn trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nhưng do thói quen của người nông dân cho rằng: “Việc áp dụng công nghệ Biogas không được xem như nguồn phân bón”. Đây cũng là một trong những tác động thiếu tích cực trong việc lôi cuốn các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển công nghệ khí sinh học.
Vậy làm thế nào để trả lại độ phì nhiêu cho đất mà không gây hại cũng như tận dụng các nguồn phế thải không làm ô nhiễm môi trường? Đó cũng là những lý do hướng tôi thực hiện đề tài : "Nghiên cứu một số qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh".
2.Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nhiều loại phân hữu cơ vi sinh đã được nghiên cứu sản xuất và được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ một kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.04.04, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép ứng dụng trong sản xuất theo Quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/8/2004.
Sản phẩm của đề tài có tên là phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, phân hữu cơ vi sinh vật chức năng được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ từ nguyên liệu là hữu cơ động vật, phụ phế phẩm của công nghiệp chế biến cà phê với tổ hợp vi sinh vật chức năng đậm đặc (mật độ vi sinh vật hữu hiệu từ 106 - 107 VSV/g phân), gồm các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật và vi sinh vật đối kháng vi khuẩn và nấm bệnh vùng rễ cây trồng. Các kết quả nghiên cứu đã kết luận sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cung cấp N, P cho cây, tăng khả năng trao đổi chất trong cây, tiết kiệm được phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất, giảm đầu tư phân hoá học và hạn chế rõ rệt một số bệnh vùng rễ do nấm và vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh do Phytophthora.
Tính toán hiệu quả kinh tế từ một số nghiên cứu ban đầu cho các vùng trồng tiêu ở Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng với lượng từ 2 - 4 kg/ sẽ giảm được 25 - 40 kg N, 25 - 35 kg P2O5, giảm tỷ lệ bệnh héo rũ từ 16,5% xuống còn 5%, năng suất tăng hơn so với chỉ bón phân hoá học từ 7 - 15%. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04 thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng có hiệu quả rõ rệt với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê ở Đông Nam Bộ.
Kết quả nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cho thấy: trên cây khoai tây bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng bằng 1/10 lượng phân chuồng nhưng năng suất khoai tây tăng 16,67% - 19,27%, đồng thời giảm tỷ lệ bệnh héo xanh từ 21,45% xuống dưới 10%. Trên cây cà chua (tại Vĩnh Phúc) bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, năng suất cà chua tăng 20,5%, tỷ lệ bệnh héo xanh giảm từ 33,5% xuống còn 24,1%. Trên cây lạc tại tỉnh Hòa Bình, bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng thay thế được 20% lượng đạm, năng suất vẫn cao hơn đối chứng đồng thời giảm rõ rệt tỷ lệ cây bị bệnh.
3. Mục đích
Phân bón hữu cơ vi sinh vật đa chủng chế biến từ các nguồn khác nhau chính là giải pháp hay nhất hiện nay có thể giải quyết được các vấn đề trên. Phân bón hữu cơ vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp…tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất. Ngoài ra với mức thu nhập của nông dân hiện nay thì càng tiết kiệm càng tốt cho nên không thể dung các loại phân bón có giá cả quá cao. Sự ra đời của phân hữu cơ vi sinh đã đáp ứng được các mong muốn của nhà nông là vừa tăng năng suất vừa hợp túi tiền.
Dùng phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng bón phân hữu cơ vi sinh có thể tiết kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần phun và lượng thuốc trừ sâu)… Do bón phân hữu cơ vi sinh nên sản phẩm rất an toàn, lượng Nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do hệ vi sinh vật có lợi hoạt động mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút chất dinh dưỡng hơn.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
- Nêu ra những lợi ích của phân bón hữu cơ mang lại cho con người và môi trường.
- Tổng quát về hiện trạng sử dụng phân bón ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, tìm hiểu thông tin từ sách, báo, các trang webside.
- Nghiên cứu, sắp xếp, trình bày lại bố cục đề tài rõ ràng, rành mạch, logic, dễ hiểu.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
- Nêu ra được những ưu điểm nổi bật của phân hữu cơ vi sinh.
- Giới thiệu các quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đơn giản, dễ hiểu.
- Khẳng định những lợi ích mà phân hữu cơ vi sinh mang lại.
7. Kết cấu của khóa luận
Đề tài: "Nghiên cứu một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh" gồm 3 phần chính:
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về phân bón.
Chương 2: Tổng quan về phân bón hữu cơ vi sinh.
Chương 3: Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Chương 4: Danh mục phân hữu cơ vi sinh được sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN
1.1 Lịch sử phát triển phân bón và xu thế cân đối dinh dưỡng trong nông nghiệp [21]
Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu và sử dụng phân bón đã có từ rất lâu đời và được bắt đầu từ phân hữu cơ. Tại Trung Quốc, 1.500 năm trước công nguyên, người ta đã sử dụng cỏ, thân lá cây đậu và sau đó là phân chuồng để bón ruộng. Đến tận thế kỷ 18 loài người vẫn cho rằng cây hút thức ăn từ mùn trong đất vì vậy chỉ cần bón phân hữu cơ cho cây.
Ở Châu Âu, ngay đầu thế kỷ thứ nhất đã có nhiều nghiên cứu về phân bón. Một số học giả đã đưa ra các thuyết khác nhau về “nguồn thức ăn”cho cây, trong đó có thạch cao, muối, nước, đất, mùn, không khí,… Đến năm 1840, nhà bác học người Đức - Liebig đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Hóa học áp dụng trong ngành canh tác và sinh lý”, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Học thuyết của Liebig bác bỏ thuyết mùn mà khẳng định vai trò của muối khoáng trong dinh dưỡng thực vật, đồng thời đề ra lý thuyết cần thiết phải bón trả lại tất cả những chất khoáng mà cây trồng đã lấy đi mới đảm bảo cho thu hoạch mùa màng. Việc khẳng định phân hữu cơ không cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho cây mà phải gián tiếp qua các chất khoáng - sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ đã tạo ra tiền đề vững chắc cho các công trình nghiên cứu sau này, làm bùng nổ nền công nghiệp phân bón hóa học trên toàn thế giới. Theo FAO (Tổ chức lương thực, thực phẩm thế giới), nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng lên với tốc độ vũ bão. Năm 1905, cả thế giới mới sử dụng 1,4 triệu tấn NPK thì đến các năm 1990 lượng phân hóa học đã sử dụng tới 138 triệu tấn, năm 2000 là 144 triệu tấn, năm 2005 là 150 triệu tấn và hiện nay nhu cầu sử dụng phân hóa học của thế giới lên tới 200 triệu tấn.
Phải thừa nhận rằng nhu cầu sử dụng phân hóa học tăng nhanh là xu thế tất yếu để bảo đảm lương thực thực phẩm cho sự bùng nổ dân số trên hành tinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân hóa học đã bộc lộ mặt trái của nó là gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái độ phì nhiêu đất, gia tăng tồn dư chất độc lên nông sản thực phẩm. Thực trạng này đã xảy ra phổ biến ở phạm vi toàn cầu và trở thành nghiêm trọng ở các nước đang phát triển.
Trước các mục tiêu vừa phải bảo đảm an ninh lương thực, vừa phải duy trì và cải thiện độ phì nhiêu quỹ đất canh tác có hạn, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế và an toàn bền vững về môi trường, nền nông nghiệp thế giới đã mở ra theo hướng kết hợp nông nghiệp thâm canh cao với nông nghiệp hữu cơ mà hạt nhân là ứng dụng công nghệ sinh học. Vì vậy, ngay sau thành công của “cuộc cách mạng về công nghiệp phân hóa học” thì cuộc “cách mạng về công nghệ sinh học” đang phát triển với gia tốc lớn trên quy mô toàn cầu.
Ngành công nghệ sinh học là tập hợp của nhiều ngành khoa học và công nghệ nhằm tạo ra các quy trình công nghệ mới trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp và nông nghiệp ở quy mô lớn phục vụ cho đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón đã tạo ra một hướng đi mới trong chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
1.2 Phân loại
1.2.1 Phân hóa học [10]
- Là những hợp chất khoáng, chủ yếu dưới dạng muối, chứa các nguyên tố dinh dưỡng của thực vật, bón vào đất cho cây trồng, sử dụng đồng thời các loại phân khác để nâng cao độ phì của đất. Phân hóa học gồm: Phân đạm, phân lân, kali, phân vi lượng và phân phức hợp.
- Phân hóa học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của nông sản. Việc sử dụng phân hóa học trong nền nông nghiệp hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng phân hóa học cần đúng liều lượng tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2 Phân hữu cơ [10]
- Là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây: đạm (N), lân (L), kali (K) và các nguyên tố vi lượng.
- Được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân chuồng, phân rác, phân xanh…là các loại chất hữu cơ khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
- Có 2 loại là phân hữu cơ sinh học và phân hữu cơ vi sinh.
- Công dụng của phân hữu cơ là cung cấp chất dinh dưỡng cho đất để nuôi cây, chủ yếu là đạm, lân, lưu huỳnh cùng một số chất vi lượng.
- Cải tạo tính chất đất, làm cho đất có kết cấu và thành phần cơ giới tốt hơn, khả năng giữ nước của đất, giảm hiện tượng xói mòn đất.
- Gia tăng hoạt động của các vi sinh vật đất, nhờ có tác động đến sự phát triển của cây trồng.
1.2.2.1 Phân hữu cơ sinh học (compost) [23]
- Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật. Các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông - lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới hoạt động vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn.
- Ưu điểm của phân compost là:
+ Giảm thiểu cho nguồn nước, đất và không khí, các chất hữu cơ biến đổi thành các chất vô cơ.
+ Diệt các mầm bệnh nguy hiểm do trong quá trình phân hủy sinh học, nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng, có khi lên đến 600C làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn trong chất thải. Phân sau khi ủ có thể được sử dụng an toàn hơn phân tươi.
+ Phân sau khi ủ trở thành 1 chất mùn hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thu.
+ Tăng độ ẩm cần thiết cho đất trồng, giảm thiểu sự rửa trôi các khoáng chất do các thành phần vô cơ không hòa tan trong phân ủ như NO.
+ Giảm thể tích do quá trình ủ phân, sự mất hơi nước gia tăng do sự gia tăng nhiệt, điều này khiến mẻ phân khô và ráo nước hơn. Phân có thể tích nhỏ hơn sẽ giúp thuận lợi trong việc vận chuyển, thu gom.
- Bên cạnh những ưu điểm thì phân compost cũng có những khuyết điểm như là:
+ Mặc dù phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt nhưng không phải hoàn toàn, đặc biệt khi sự ủ compost không đều về thời gian, phương pháp, lượng ủ…Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
+ Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều.
+ Phải tốn thêm công ủ và diện tích.
+ Việc ủ phân thường ở dạng thủ công là lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi. Trong đó các loại phân hóa học như urê, NKP,… gọn nhẹ, tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và sạch hơn, gây tâm lý thuận tiện cho việc sử dụng hơn phân ủ compost.
1.2.2.2 Phân hữu cơ vi sinh [10]
- Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ mùn có thành phần hữu cơ cao trong rác thải đô thị. Kết hợp ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến với công nghệ phân bón. Xây dựng nên quy trình công nghệ xử lý rác và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
- Sử dụng phân bón hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái: sản phẩm bổ sung các hệ vi sinh vật có ích cho đất, kháng được nhiều bệnh trong đất: vàng lá, thối rễ,…, giảm lượng phân bón vô cơ, giảm thuốc bảo vệ thực vật trong quy trình canh tác.
Hình 1.1: Phân bón hữu cơ vi sinh
Hình 1.2: Gói phân hữu cơ vi sinh
1.3 Hiện trạng sử dụng phân bón tại Việt Nam [26], [27]
- Trong tiến trình của sản xuất nông nghiệp năng suất cao một yêu cầu không thể thiếu để cây trồng tạo sinh khối lớn là phân bón. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, thì con đường bảo đảm an ninh lương thực ở những nước hạn chế về diện tích canh tác là yếu tố thâm canh. Xu thế này hiện vẫn thích hợp với các nước đang phát triển.
- Theo kết quả nghiên cứu của Viện thổ nhưỡng nông hóa (1998), thì ở Việt Nam trung bình bón 1kg N + P2O5 + K2O làm tăng 7,5 - 8,5kg lương thực quy thóc. Mức này thấp hơn so với trung bình của châu Á (10kg) nhưng cao hơn châu Phi và châu Mỹ La tinh (5 - 7kg). Như vậy, theo tỷ lệ này, sử dụng phân bón làm tăng 8,3 - 9,3 triệu tấn lương thực, chiếm 27 - 30,4% tổng sản lượng lương thực quy thóc của cả nước (1997).
- Hiện nay, mức bón của Việt Nam đã đạt xấp xỉ mức bón trung bình của thế giới, song so với một số nước Châu Á thì vẫn còn thấp hơn nhiều: Hàn Quốc 467 kg/ha, Nhật Bản 403 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha.
- Ở nước ta, giai đoạn từ 1976 đến nay lượng phân hóa học được sử dụng tăng lên nhanh chóng. Năm 1990 lượng phân bón dùng cho 1ha gieo trồng tăng so với năm 1980 là 418,6%, năm 1995 tăng 557% so với năm 1980. Đến năm 1997 lượng phân bón N, P, K cho 1 ha gieo trồng đã đạt 126,1 kg/năm.
- Trong vài năm qua tiêu thụ phân bón của Việt Nam gia tăng mạnh. Ngành sản xuất phân bón trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng cũng dần thoát khỏi sự bảo hộ của nhà nước tự tạo cho mình vị trí nhất định trên thị trường.
- Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến 2008 vẫn có xu hướng tăng. Năm 2005 lượng nhập khẩu phân bón vẫn có giảm so với trước nhờ khả năng sản xuất phân bón trong nước, tuy nhiên tốc độ nhập khẩu tăng khá mạnh.
- So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới thì Việt Nam mới sử dụng ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là khoảng chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 - 8 triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu tấn/1 năm, kế đến là Urê 2 triệu tấn/1 năm, phân lân 1,3 triệu tấn/1 năm. Hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, Kali, SA phải nhập khẩu 100%.
- Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, năm nay lúa được mùa, được giá nên lượng phân bón sử dụng sẽ nhiều hơn năm trước. Nhiều chủng loại phân bón phục vụ cho vụ hè thu đến 30/3/2010 có thể đủ. Tuy nhiên, dự báo giá phân bón sẽ tăng khi vào vụ sản xuất.
- Hiệp hội này cũng cho biết, tính đến 30/3/2010, lượng phân urê phục vụ hè thu là 576.000 tấn. Dự kiến, đến tháng 4, sản xuất trong nước sẽ có thêm 85.000 tấn, nâng tổng số lượng urê lên 661.000 tấn.
- Lượng phân DAP đến cuối tháng 3 sẽ đạt 128.000 tấn, phân SA là 150.000 tấn và kali là 190.000 tấn. Ngoài ra còn có các loại super lân, phân lân nung chảy, phân NPK và phân hữu cơ vi sinh.
1.4 Những thành tựu và thách thức của việc sản xuất phân bón ở Việt Nam [23]
1.4.1 Thành tựu
- Xây dựng được thương hiệu phân bón trên thị trường.
- Đang từng bước hoàn thiện và phát triển.
- Liên kết với nước ngoài. Việt Nam đã liên kết với 1 số quốc gia: Lào, Singapore,… để nhập nguyên liệu.
- Giữ được lòng tin của người dân, các thương hiệu phân bón đã quá quen thuộc với nhà nông.
- Đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp với sự phát triển bền vững, lâu dài.
- Góp phần làm sạch môi trường và tiết kiệm nhiên liệu. Một số loại phân bón vi sinh ra đời làm tăng chất lượng cũng như năng suất sảm phẩm mà không làm cho đất bị thoái hóa.
1.4.2 Thách thức
- Đẩy mạnh hơn nữa để ngành sản xuất phân bón vi sinh phát triển, đưa ngành vi sinh thành ngành sản xuất phân bón chính.
- Nâng chất lượng sản phẩm, đổi mới các loại phân bón để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Một số thương hiệu phân bón Việt còn chưa tạo lòng tin cho người nông dân do chất lượng phân bón còn kém.
- Các thương hiệu nước ngoài cạnh tranh dữ dội về giá cả cũng như chất lượng.
- Luôn chịu tác động của thiên tai.
- Đối tượng hướng đến là người nông dân, nhất là đối với nông dân vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với sản phẩm mới chậm gây nhiều khó khăn cho nhà sản xuất.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH
2.1 Lịch sử phát triển phân bón vi sinh: [8], [21]
- Phân bón hữu cơ vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức năm 1896 và được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển tại 1 số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910), Thủy Điển (1914) Nitragin là loại phân được chế tạo bởi vi khuẩn Rhyzolium do Beijerin phân lập năm 1888 và được Fred đặt tên vào năm 1889 dùng để bón cho các loài cây thích hợp cho họ đậu.
- Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng việc sản xuất các loại phân bón hữu cơ vi sinh cố định Nitơ mà thành phần còn được phối hợp thêm 1 số vi sinh vật có ích khác như 1 số xạ khuẩn cố định Nitơ sống tự do Frankia spp, các vi khuẩn cố định Nitơ sống tự do Clostridium, Pasterium, Beijerinkiaindica, các xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose, hoặc 1 số chuẩn vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các nguồn dự trữ phospho và kali ở dạng khó hòa tan với số lượng lớn có trong đất mùn, than bùn, trong các quặng apatit, phosphoric,…chuyển chúng thành dạng dễ hòa tan, cây trồng có thể hấp thụ được.
- Ở Việt Nam phân vi sinh vật cố định đạm cây họ đậu và phân vi sinh vật phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960. Đến năm 1987 phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hoàn thiện. Năm 1911 đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm và 1 số vi sinh vật phân giải lân.
- Nhiều loại phân HCVS đã được nghiên cứu sản xuất và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Theo ước tính của Cục Trồng trọt, lượng phân HCVS sản xuất trong năm 2008 có trên 100 loại với khoảng 1,2 triệu tấn, bước đầu tham gia vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Thị trường cho các sản phẩm dạng này đang dần được mở rộng, trong đó ứng dụng nhiều nhất là các vùng đất cơ giới nhẹ, các vùng trồng rau tập trung như Lâm Đồng, vùng ven Hà Nội và những vùng trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, thanh long.
2.2 Công dụng của phân hữu cơ vi sinh [10]
- Phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất canh tác.
- Tăng hiệu quả hấp thụ phân hóa học của cây trồng. Từ đó làm giảm lượng phân bón 30 - 45%.
- Tăng khả năng chống chịu của cây trồng do tác dụng của các vi sinh vật và nấm kháng sinh. Từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật 30 - 35%.
- Tăng năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường khả năng phân giải chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng dạng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng hấp thu.
- Tạo kết cấu cho đất, ngăn ngừa rửa trôi, giữ ẩm cho đất.
- Tăng cường phân giải lân, cố định đạm cung cấp cho cây trồng.
- Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.Đa dạng sinh học cho đất.
- Diệt các mầm bệnh có trong đất, tăng cường sức chống chịu cho cây với các loại nấm và sâu bệnh.
- Khử các độc tố lưu tồn trong đất, giúp thu hoạch nông sản sạch, thích hợp cho các loại đất và cây trồng.
2.3 Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh [23]
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh giúp trả lại độ phì nhiêu cho đất bằng cách làm tăng hàm lượng phosphor và kali dễ tan trong đất canh tác. Các nhà khoa học đã kết luận: sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của hàm lượng NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho 1 nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, xanh, sạch và an toàn.
- Góp phần làm giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường, ít gây nhiễm độc, hóa chất trong các loại nông sản thực phẩm so với sử dụng phân bón hóa học
- Giá thành hạ.
- Có thể sản xuất tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hóa học.
- Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hóa học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản.
- Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định Nitơ, phân giải phosphate khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật.
- Một số loại phân bón được nhà nước trợ giá nên giá thành phù hợp với túi tiền của người nông dân.
2.4 Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh [23]
- Phân HCVS là phân bón có hiệu quả chậm nên được sử dụng chủ yếu để bón lót. Đối với phân NPK thì tùy thuộc vào tập quán bón phân và thực tế canh tác có thể giảm đến 40 - 45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh, từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức giảm 40 - 50% lượng NPK thông thường.
- Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu gây chấn động về giá sản phẩm.
- Nguyên liệu tuy rất nhiều nhưng khó thu gom và xử lý. Trình độ sản xuất còn yếu kém, chất lượng sản phẩm còn thấp.
2.5 Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ở Việt Nam [11],[14],[16]
[18],[22]
- Qua nghiên cứu cho thấy việc bón phân ở Việt Nam còn có một số điểm hạn chế như sau:
+ Tỷ lệ NPK mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ này ở Việt Nam là 10:3:1, như vậy tỷ lệ kali còn rất thấp so với đạm và lân. Hàm lượng đạm cao đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất làm đất chóng thoái hóa nên hiệu quả sử dụng phân bón chưa cao.
+ Hàm lượng phân hữu cơ hầu như chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các loại cây, đặc biệt là các loại cây dài ngày ở vùng đồi núi, kể cả cây lâm nghiệp.
- Một xu thế khác mà thế giới đang chuyển hướng sử dụng là phân hữu cơ vi sinh. Hiện một số doanh nghiệp trong nước phát triển tốt sản phẩm này.
- Phân hữu cơ vi sinh thì có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất mà nó đem lại là giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thường thấy ở các cơ sở chăn nuôi cũng như khu vực dân cư xung quanh. Vì vậy mà phân hữu cơ vi sinh ngày càng được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
- Điển hình như các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Bình Dương, Đắk Lắk...đã triển khai áp dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại các hộ gia đình và đã thu được kết quả khả quan.
- Từ năm 2007, Trung tâm PED (Trung tâm dân số, môi trường và phát triển) đã đưa vào dự án “Hỗ trợ đồng bào tái định cư thủy điện Bản Vẽ ổn định cuộc sống”. Đã có trên 90% hộ gia đình trong tổng số gần 2.000 hộ tái định cư đã và thường xuyên sử dụng tiến bộ kỹ thuật này và đạt được kết quả là đã phục hồi toàn bộ đất vườn (đất mới khai hoang) của vùng tái định cư để người dân có thể trổng trọt.
- Biết được những lợi ích mà phân hữu cơ vi sinh mang lại thì năm 2009, PED đã phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thái Nguyên mở rộng sử dụng phân hữu cơ vi sinh tại các vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, đã lập 13 đại lý bán men ủ phân tại 13 bản tái định cư, và đã bán được hơn 1.500 gói men. PED còn chuyển giao kỹ thuật và cung ứng men cho huyện Anh Sơn (Nghệ An), đã có hơn 200 hộ sử dụng.
- Cùng với Trung Tâm Nghiên Cứu Và Phát Triển Cộng Đồng Nông Thôn (CCRD), PED, Trung Tâm Phát Triển Cộng Đồng Bền Vững (S-CODE) cũng triển khai và thực hiện dự án này. Sau gần 2 năm thực hiện dự án tại 3 xã tại tỉnh Hà Nam, nông dân đã sản xuất hơn 500 tấn phân hữu cơ vi sinh đưa vào đồng ruộng cho kết quả rất tốt.
- Hoặc vào năm 2009, phòng công thương huyện phối hợp với Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ mở 4 lớp tập huấn hướng dẫn cho khoảng 200 hộ dân trong huyện Hàm Thuận Nam sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Tuy nhiên do thói quen sử dụng phân hóa học và phân chuồng tự nhiên, nên không mấy người “mặn mà” . Phải sau một thời gian, khi một số người sử dụng phân bón sản xuất theo mô hình này đạt hiệu quả cao, thì nhiều người bắt đầu tin tưởng và làm theo.
- Trong năm nay, được sự hỗ trợ từ ngân hàng thế giới, Viện Sinh Học Nhiệt Đới sẽ hợp tác với Công ty Kim Long, Bình Dương tiếp tục thử nghiệm các chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với quy mô 5 tấn/mẻ.
- Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu), trồng cam ở nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)… Tại xã Hùng Sơn (Anh Sơn) có 120 hộ sử dụng phân hữu cơ vi sinh và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm., bón cho cây chè năng suất tăng 25% so với khi chưa sử dụng nguồn phân hữu cơ vi sinh. Việc sử dụng phân HCVS cho cây trồng đang được ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra diện rộng.
- Ở Hội An đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón tại hai hộ nông dân Huỳnh Thu (thôn Trà Quế) và Trang Quốc Kim (thôn Trảng Kèo), xã Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam. Nhiều nông dân của Hội An, Quảng Nam cũng đề nghị ngành nông nghiệp nên tiến hành việc xử lý rơm rạ làm phân bón ngay tại ruộng, ngay sau vụ Đông Xuân để tạo nguồn phân bón lót cho lúa trong vụ hè thu, đồng thời cung ứng chế phẩm sinh học để nông dân chủ động trong việc xử lý. Trong tương lai, ngành nông nghiệp Hội An cũng sẽ quan tâm xây dựng nhiều mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, không gây ô nhiễm môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi đề án xây dựng thành phố sinh thái.
- Việc ứng dụng phân HCVS là vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh thành phố đang hướng đến một nền nông nghiệp đô thị sinh thái, do đó, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục nghiên cứu để loại phân hữu cơ vi sinh này được sử dụng rộng rãi hơn.
2.6 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh
2.6.1 Chủng vi sinh vật cố định đạm [13]
- Gồm 2 nhóm: nhóm hiếu khí và nhóm kị khí
- Thường sống cộng sinh với các cây họ đậu, chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành các nốt sần ở rễ cây.
- Sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong cơ thể chúng.
- Các loài VSV điển hình như : tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, Beijerinckia, Clostridium…
Hình 2.1: Azotobactor
Hình2.2:Rhyzobium
Hình 2.3: Clostridium
- Chúng có tác dụng làm tăng cường nguồn N cho cây, có khả năng tạo các chất kích thích sinh trưởng như thymine, acid nicotinic, acid pantotenic, biotin…. Ngoài ra chủng Beijerinckia, Clostridium còn có tính chịu chua cao.
- Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất.
- Mặt khác, công nghệ sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.
2.6.2 Chủng vi sinh vật phân giải lân [5]
- Cây chỉ có thể hút được lân từ đất dưới dạng hoà tan trong dung dịch đất, vì vậy mà cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ tiêu trong đất.
- Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được, có nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá cao, nhưng cây không hút được vì lân ở dưới dạng khó hoà tan.
- Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hoà tan lân.
- Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm hoà tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là phosphate solubilizing microorganisms.
- Phân giải hợp chất phosphor khó tan thành dễ tan giúp cây trồng dễ hấp thụ.
- Các loài điển hình như: Aspergillus niger,Penicillium, Rhizopus, Sclerotium, xạ khuẩn Streptomyces, một số loài thuộc các chi vi khuẩn Pseudomonas, Alcaligenes, Micrococens, Bacillus subtilis, B.megaterium, Serratia, Proteus…
Hình 2.4: Apergillus
Hình 2.5: Penicillicum
Hình 2.6: B.subtilic Hình 2.7: Serratia
- Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, với bột phosphoric hoặc apatit rồi bón cho cây.
- Ngoài ra có một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng.
2.6.3 Chủng vi sinh vật phân giải cellulose [1]
- Cellulose là thành phần chủ yếu trong tế bào thực vật, chiếm tới 50% tổng số hydratcacbon trên trái đất. Cellulose thường có mặt ở các dạng sau:
+ Phế liệu nông nghiệp: rơm rạ, lá cây, vỏ lạc, vỏ trấu, vỏ thân ngô…
+ Phế liệu công nghiệp thực phẩm: vỏ và xơ quả, bã mía, bã cà phê, bã sắn…
+ Phế liệu công nghiệp chế biến gỗ: rễ cây, mùn cưa, gỗ vụn…
+ Các chất thải gia đình: rác, giấy các loại…
- Các loài vi sinh vật phân giải cellulose như: Cytophaga, Cellulomonas, giống Bacillus, giống Clostridium, Aspergillus, Penicillium, Actinomices, trichoderma…
Hình 2.8: Cellulomonas
Hình 2.9: C.Tetani C. difficile
- Trong điều kiện thoáng khí cellulose có thể bị phân giải dưới tác dụng của nhiều vi sinh vật hiếu khí.
- Vi sinh vật kị khí có khả năng tham gia tích cực vào quá trình phân giải cellulose.
- Có khả năng tiết ra enzyme cellulaza để phân giải celluloza.
- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2.7 Vai trò của vi sinh vật đối với cây trồng [12]
- Sự tác động trực tiếp của VSV đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hóa hoặc chuyển hóa các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hóa vật chất của VSV như: quá trình cố định Nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylenv.v…Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường.
- Tác động gián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng, xảy ra khi các chủng VSV có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ các VSV bất lợi đối với thực vật. Trong đó các VSV có thể cạnh tranh dinh dưỡng với VSV bất lợi hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hòa, phân hủy, chuyển hóa các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các VSV bất lợi.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH
3.1 Các nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh [3]
- Rác thải hữu cơ: các loại rác thải hữu cơ có thể phân hủy được.
- Than bùn đã được hoạt hóa: bùn có ở khắp nơi: cống, rãnh, mương, hồ…
- Phế phẩm nông nghiệp - công nghiệp: rác phế thải có nguồn gốc từ thực vật: lá cây, vỏ của các loại lương thực như vỏ dừa, vỏ trấu, vỏ cà phê, phân chuồng,…, rỉ đường, phế thải của các quy trình sản xuất công nghệp: sản xuất bia, thức ăn gia súc, thực phẩm…
- Quặng apatit hay photphoric nghiền nhỏ.
Hình 3.1: Quặng Apatit
Hình 3.2: Quặng Phosphoric
- Chế phẩm sinh học.
- Chất xúc tác sinh học.
Sơ đồ quy trình sản xuất chung: [23]
3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất:
Dinh dưỡng
Nguyên liệu hữu cơ
Xử lý sơ bộ
Cơ chất hữu cơ
Men ủ vi sinh vật
Phối trộn, ủ
Phối trộn
Chế phẩm VSV
Kiểm tra chất
Bổ sung thêm NPK, vi lượng ( theo nhu cầu)
Phân hữu cơ vi sinh
Dưới 500C
Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất chung phân HCVS
3.2.2 Thuyết minh quy trình sản xuất
- Các phế thải hữu cơ được cắt ngắn.
- Làm ẩm và đưa vào các hố ủ có bổ sung ure, lân supe cho 1 nguyên liệu và sinh khối vi sinh vật.
- Sau 10 ngày nuôi cấy được hòa vào nước và trộn đều với khối nguyên liệu.
- Sau đó khi nhiệt độ khối ủ ổn định ở mức 300C người ta bổ sung chế phẩm vi sinh vật có ích khác vào khối ủ. Đó là vi sinh vật cố định Nitơ (Azobacteria), vi khuẩn nấm hoặc nấm sợi phân giải phosphate khó tan (Bacillus polymixa, Pseudomonas,…). Ngoài ra có thể bổ sung 1% quặng Phosphate hoặc bổ sung NPK vi lượng vào khối ủ cùng với sinh khối vi sinh vật. Để đảm bảo oxy hóa cho vi sinh vật hoạt động để quá trình chế biến được nhanh chóng nên đảo trộn khối ủ 20 ngày 1 lần.
- Thời gian chế biến khoảng 1 - 4 tháng tùy thành phần của loại nguyên liệu. Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh dạng này không chỉ có hàm lượng mùn tổng số mà còn có hàm lượng Nitơ tổng số cao hơn loại phân hữu cơ chế biến bằng phương chế biến 40 - 45%.
3.3 Chế phẩm sinh học [2], [4], [21]
3.3.1 Giới thiệu
- Chế phẩm sinh học là tập hợp nhiều VSV hữu hiệu đã được nghiên cứu và tuyển chọn như: Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Aspergillus…
vi sinh vật phân giải mạnh chất hữu cơ, VSV chất kháng sinh, VSV chất ức chế và tiêu diệt vi sinh vật gây hại.
- Một gam chế phẩm chứa trên một tỉ vi sinh vật có tác dụng phân giải rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc, phân giải nhanh chất thải hữu cơ, phân chuồng làm phân bón hữu cơ vi sinh.
- Làm giảm tối đa mùi hôi thối trong nước thải, thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải.
- Hạn chế mầm bệnh có hại trong chất thải.
- Nhiều chế phẩm vi sinh làm phân bón được sản xuất theo nhiều hướng khác nhau, nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, công nghệ. Thành phần vi sinh vật trong các chế phẩm làm phân hữu cơ ở mỗi cơ sở sản xuất khác nhau. Có hai dạng chế phẩm chủ yếu là chế phẩm nấm (ít phổ biến hơn do khó bảo quản và dễ bị nhiễm tạp) và các chế phẩm vi khuẩn rất phổ biến trên thị trường.
- Các chế phẩm vi khuẩn được sản xuất theo nhiều dạng với những ưu nhược điểm khác nhau: dạng trên môi trường thạch, dạng dịch thể, dạng khô, dạng đông khô, nhưng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là dạng bột chất mang. VSV được tẩm vào chất mang, cư ngụ và được bảo vệ chức năng chuyên tính cho đến khi sử dụng.
- Nguồn chất mang có thể dùng là than bùn, bã mía, bột cellulose hoặc rác thải hữu cơ nghiền (Đông Nam Á), hoặc bentonit với bột cá (Ấn Độ), còn ở Mỹ hiện nay sử dụng bột Polyacrylamit. Việt Nam đang sử dụng các chất mang phổ biến là than bùn, mùn mía, cám trấu,… Trên thế giới, một số chế phẩm VSV đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả.
3.3.2 Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học
Lên men giống cấp 1,2,3
Chế phẩm VSV
Sinh khối VSV
Giống gốc
Chủng VSV
Kiểm tra hoạt tính, điều kiện lên men tối ưu
Xử lý sinh khối VSV sau khi lên men
Sinh khối VSV đậm đặc
Xử lý sinh khối VSV đậm đặc
Chế phẩm vi sinh vật
Kiểm tra chất lượng
Đóng bao
Nhân giống
Sơ đồ 3.4: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học
3.3.3 Thuyết minh quy trình sản xuất chế phẩm sinh học
Tuyển chọn, hoạt hóa và bảo quản các chủng giống gốc vi sinh vật.
- Tinh sạch giống gốc: cấy zích zắc các chủng trên môi trường đĩa petri thích hợp của từng chủng cho vào tủ ấm bật ở nhiệt độ thích hợp.
+ Môi trường đối với chủng VSV cố định đạm: sử dụng cơ chất nghèo Nitơ, bổ sung glucose.
+ Môi trường đối với chủng VSV phân giải lân: chứa nguồn Phosphor duy nhất là Ca3(PO4)2 hoặc lecitin.
+ Môi trường đối với chủng VSV phân giải cellulose: chứa nguồn cacbon duy nhất là celluloza tự nhiên.
- Sau 2 - 4 ngày chon đĩa petri có mọc khuẩn lạc đều, tách biệt và không bị nhiễm được cấy vào ống nghiệm chứa môi trường giữ giống và cho vào tủ ấm ở nhiệt độ thích hợp sau 5 - 7 ngày.
- Sau một tháng sản xuất thì tiến hành hoạt hóa lại giống gốc để đảm bảo hoạt tính của giống gốc ổn định: cấy gạt giống gốc đã pha loãng trên môi trường hoạt hóa giống thích hợp của từng chủng cho vào tủ ấm bật ở nhiệt độ thích hợp.
- Sau 2 - 4 ngày chọn đĩa petri có mọc khuẩn lạc đều, tách biệt và không bị nhiễm thuốc.
- Chọn khuẩn lạc có hoạt tính cao nhất để cấy tinh sạch và giữ giống.
- Bảo quản giống: bảo quản bằng lạnh thường giữ giống trong 6 tháng và bảo quản lạnh sâu giữ giống được 2 năm.
Nhân giống
- Nhân giống cấp 1: Cấy các chủng giống từ ống nghiệm vào bình tam giác chứa môi trường riêng cho từng chủng
- Nuôi cấy lắc 220 vòng/phút ở nhiệt độ thích hợp. Sau 24 giờ nuôi cấy thu được giống cấp 1.
- Nhân giống cấp 2: Cấy các chủng giống cấp 1 từ bình tam giác vào nồi lên men chứa môi trường riêng cho từng chủng, lên men khuấy 220 vòng/phút ở nhiệt độ thích hợp và có thổi khí.
- Sau 24 giờ nuôi cấy thu được giống cấp 2.
Lên men
Lên men xốp: Trộn dịch lên men cấp 2 vào nguyên liệu lên men xốp sao cho độ ẩm đạt 40%. Cho vào thùng lên men xốp và lên men sau 3 ngày.
Xử lý sinh khối sau khi lên men
- Nguyên liệu sau khi lên men xốp được cho vào sàng và dàn mỏng chuyển lên giá sấy ở nhiệt độ sấy khoảng 45 - 500C.
- Hàng ngày tiến hành đảo.
- Khi nguyên liệu khô đạt đến độ ẩm khoảng 15% thu nguyên liệu, trộn đều các chủng giống, nghiền nguyên liệu bằng máy nghiền với mắt sàng nhỏ nhất.
- Sinh khối VSV đậm đặc sau khi được xử lý thì thành chế phẩm VSV.
Kiểm tra chất lượng
- Các mẫu nguyên liệu được kiểm tra chất lượng theo từng đợt hàng sản xuất bằng các đệm vi sinh vật trên môi trường nuôi cấy, xác định hoạt tính phân giải cellulose, tinh bột, protein,lipid và khả năng sinh kháng sinh của từng chủng vi sinh vật.
Khi sản phẩm đạt yêu cầu thì tiến hành đóng gói.
- Sản phẩm được cho vào bao và đóng gói với nhiều khối lượng khác nhau: 150gr, 200gr…
3.4 Giới thiệu một số loại chế phẩm sinh học
3.4.1 Chế phẩm sinh học BIOVAC [10]
Chế phẩm sinh học BIOVAC là gì?
- Là tập đoàn các chủng vi sinh vật hữu cơ có ích tác dụng chính trong việc phân giải các loại phế thải nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh.
- BIOVAC bao gồm các chủng vi sinh vật chính sau: vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải cellulose, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật tổng hợp IAA, vi sinh vật sinh acid lactic.
Tác dụng của chế phẩm BIOVAC
- Phân giải các dạng lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu giúp cho cây trồng hấp thu nhanh chóng.
- Tạo các chất dinh dưỡng và mùn.
- Tạo chất kích thích sinh trưởng IAA giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
- Tiết ra các chất kháng sinh kìm hãm và tiêu diệt các loại vi sinh vật gây hại, các loại mầm bệnh, côn trùng có vòng đời sống trong đất.
3.4.2 Chế phẩm sinh học EMUNIV [15]
Hình 3.5: EMUNIV
- Là hỗn hợp vi sinh vật hữu ích có khả năng phân giải mạnh: cellulose, tinh bột, protein, lipid, pectin,...
- Có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật.
- Sinh chất kháng sinh.
- Chuyển hóa lân khó tiêu thành dễ tiêu.
- Phân giải nhanh rác thải và phế thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh.
- Phân giải nhanh phân bắc, phân chuồng. Giảm tối đa mùi hôi thối.
- Diệt mầm bệnh, trứng giun, hạn chế ruồi muỗi.
3.4.3 Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) [21], [5]
Chế phẩm EM là gì?
- Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn acid lactic.
- Gồm 80 loài VSV thuộc các giống Lactobacillus, Acetobacter, xạ khuẩn, nấm men, vi khuẩn quang hợp,…có nguồn gốc tự nhiên.
Các VSV này có mối quan hệ tương hỗ thích hợp với nhau về sinh lý và cùng sống chung trong một môi trường nhân tạo không vô trùng.
Hình3.6: Chế phẩm EM
Tác dụng của chế phẩm EM
- Cải thiện môi trường lý hóa sinh của đất, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
- Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt.
- Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
- Góp phần làm sạch môi trường.
- Chế phẩm EM còn được sử dụng trong chăn nuôi. Cho gia súc ăn, EM làm tăng hệ vi sinh vật trong đường ruột, làm tăng sức khoẻ, giảm mùi hôi của phân.
- EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản.
- Các chế phẩm EM Bokasshi để phân hủy mụn xơ dừa làm phân bón hữu cơ sinh hóa.
3.4.4 Chế Phẩm EMIC [24]
Chế phẩm EMIC là gì?
- Là hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích có khả năng phân giải mạnh cellulose, tinh bột, protein,…có khả năng sinh các hoạt chất có lợi cho cây trồng và môi trường.
- Là chế phẩm trung tính, an toàn, không độc hại đối với người, gia súc và môi trường.
Tác dụng của chế phẩm EMIC
- Phân giải nhanh chất hữu cơ trong nước thải.
- Thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch nước thải.
- Làm giảm tối đa mùi hôi thối của chất thải hữu cơ.
- Diệt mầm bệnh sinh vật có hại trong chất thải.
- Phân giải nhanh rác thải, phế thải nông nghiệp, mùn bã hữu cơ, phân bắc và phân chuồng làm phân bón hữu cơ vi sinh.
- Phân hủy nhanh rác thải hữu cơ.
- Phân hủy nhanh vỏ cà phê.
Hình 3.7: Chế phẩm EMIC
3.5 Sản xuất phân bón HCVS quy mô hộ gia đình với chế phẩm sinh học BIOVAC [10]
3.5.1 Giới thiệu
- Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ phế thải nông nghiệp như: phân trâu, bò, lợn, gà, rơm rạ, cỏ dại, thân cây ngô, đậu, lạc, mía…được ủ với men vi sinh. Phân HCVS tự làm chứa mật độ vi sinh vật hữu ích cao, phân giải lân, cố định đạm, khử mùi, kháng sinh...giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
- Muốn sản xuất được phân HCVS, nông dân phải dùng men vi sinh. CCRD là đơn vị cung cấp men vi sinh BIOVAC. Men này chứa 1 tập đoàn các chủng vi sinh vật hữu ích sẽ giúp phân hủy các loại nguyên liệu thu gom được trong thời gian 45 - 50 ngày thành phân HCVS có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng.
- Theo đó để sản xuất 1 tấn phân HCVS, hộ gia đình cần có 1 lán che mưa nắng và nền cao để ủ các các nguyên liệu gồm phế thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt (trấu, rơm rạ, cỏ dại, bèo tây, thân cây ngô, đậu, cỏ voi, lá mía, bã mía…) khối lượng 2 - 2,5m3 hoặc bã thải từ hầm biogas 500 - 600 lít, hoặc phân gia súc gia cầm 300 - 400kg trở lên. Số nguyên liệu trên dùng 500gr men ủ (theo từng loại men), cộng với chất xúc tác vi sinh học BICAT 0,5 lít.
3.5.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân HCVS khi sử dụng chế phẩm BIOVAC
Chế phẩm sinh học vsv đa chủng BIOVAC
Than bùn
Phối trộn khô
Chất xúc tác sinh học BICAT
Phối trộn
Dịch thải hầm Biogas
Phế phẩm nông nghiệp
ủ bán kị khí
Giữ nhiệt dưới 500C
Đảo trộn
Phân hữu cơ vi sinh
Phối trộn NPK
Nhập kho
Bón ruộng
Sau 45 - 60 ngày
Sơ đồ: 3.8: Sản xuất phân HCVS khi sử dụng chế phẩm BioVac
3.5.3 Thuyết minh quy trình sản xuất
3.5.3.1 Chuẩn bị nguyên liệu (dùng cho sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh)
- Phế phẩm nông nghiệp: trấu, rơm, thân cây, 2,5-3 m3
đậu, bí lạc, rác thải sinh hoạt, bèo tây…
- Than bùn (nếu có) hoặc bùn ao phơi khô 200kg
- Dịch thải hầm Biogas 200-500 lít
- Chế phẩm sinh học đa chủng BIOVAC 0,5 kg
- Chất xúc tác sinh học BICAT 0,5 lít
3.5.3.2 Các bước tiến hành
Bước 1: Phối trộn khô
Các chế phẩm nông nghiệp: Rơm rạ, bèo tây và cỏ phải được băm nhỏ, chặt khúc với độ dài không quá 10 - 15 cm, phơi khô. Các thành phần nguyên liệu trên được phối trộn ở dạng khô một cách kỹ càng.
Bước 2: Phối trộn ướt
Hòa 0,5 kg chế phẩm sinh học BIOVAC và 0,5 lít chất xúc tác BICAT với khoảng 50 - 100 lít dịch thải hầm Biogas hoặc nước phân, sau đó tưới đều lên lớp hỗn hợp khô, nguyên liệu khô đã được trộn sẵn ở bước 1 (vừa tưới vừa đảo đều).
Bước 3: Ủ bán kỵ khí
Sau khi hoàn thành công đoạn trộn ướt, toàn bộ khối lượng nguyên liệu hỗn hợp này được chất đống, và nén chặt, được phủ bên ngoài bằng đất bùn hoặc rơm rạ.
Hình 3.9: Ủ phân
Đảo trộn: Cứ sau khi ủ 20 ngày phải đảo đống ủ 1 lần. Đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để khối nguyên liệu được ủ đều. Trung bình sau 45 - 60 ngày ủ, nguyên liệu ủ trên cho ta sản phẩm phân hữu cơ vi sinh. Sản phẩm có thể phối trộn thêm NPK trước khi bón ruộng.
3.5.4 Kết quả
3.5.4.1 Đánh giá cảm quan
Sản phẩm sau khi ủ 60 ngày là một hỗn hợp tơi xốp đều, có màu đen nâu, đặc biệt là những hộ gia đình có thêm thành phần than bùn thì phân có màu đen hơ, không có mùi hôi thối.
3.5.4.2 Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm
Bảng 3.10: Diễn biến của nhiệt độ trong hỗn hợp nguyên liệu ủ
Thời gian (ngày)
1
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
Nhiệt ộ trong đống ủ
25
30
33
37
43 Đảo
35
40
41
45
Đảo
32
36
36
Nhiệt độ và độ ẩm hạ thấp trong thời gian ủ 60 ngày chứng tỏ quá trình sinh sinh khối của các chủng vi sinh vật đã kết thúc, sự phân hủy các chất hữu cơ trong hỗn hợp phân bón đã xảy ra hoàn toàn. Tổng thời gian ủ từ ngày thứ 15 đến 45, nhiệt độ của khối ủ luôn dao động trong suốt khoảng 37 - 45oC. Chứng tỏ quá trình lên men vi sinh vật đã diễn ra rất mạnh mẽ.
Trong quá trình ủ, độ ẩm trong khối khí giảm dần. Quá trình giảm dần độ ẩm trong khối khí đã diễn ra đúng quy luật, do hai nguyên nhân: Sự tăng nhiệt độ làm cho hơi nước bốc hơi mạnh, và nước cần cho quá trình phân giải cellulose.
3.5.4.3 Các kết quả phân tích chất lượng
Bảng 3.11: Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng (%) (*)
Thành phần
Có than bùn
Không có than bùn
P2O5 Tổng số
P2O5 dễ tan
0,28
0,13
0,25
0,1
K2O Tổng số
0,06
0,1
N Tổng số
0,5
0,29
Mùn (độ hoai mục)
15,9
16,5
Axit humix
2,54
1,43
Bảng 3.12: Số lượng vi sinh vật hữu ích, Coliform, Fecacoliform và trứng giun trong 1gam sản phẩm (phân vi sinh vật đa chủng)
Vi sinh vật
Kết quả
Số lượng vi sinh vật hữu ích trong 1 gam phân sau khi ủ (**)
3,1.107
Số lượng Coliform và Feacacoliform trong 1 gam phân sau khi ủ (**)
540
Số lượng trứng giun trong 1 gam phân vi sinh vật sau khi ủ (***)
0
3.5.4.4 Giá thành sản phẩm
Để có số liệu so sánh với các loại phân hữu cơ vi sinh đang lưu hành trên thị trường kinh phí sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh có thể xác định như sau:
Bảng 3.13: Bảng thống kê giá thành của sản phẩm
STT
Hạng mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền (đồng)
1
Chế phẩm sinh học
kg
0,5
100.000
50.000
2
Chất xúc tác
lit
0,5
40.000
20.000
3
Than bùn
tấn
0,2
100.000
20.000
4
Công lao động
Công thu phế thải nông nghiệp
Công
2
25000
50.000
Đảo trộn, ủ phân
Công
2
25000
50.000
Tổng cộng
190.000
Như vậy, tổng kinh phí để sản xuất 1 kg phân vi sinh, sử dụng phế phẩm nông nghiệp và bùn thải hầm Biogas có chất lượng cao ở các gia đình chỉ mất khoảng 200 đồng, trong khi đó giá bán các loại phân hữu cơ vi sinh trên thị trường hiện nay giao động khoảng 1000 đồng/kg.
3.5.4.5 Lợi ích của quy trình
Về kinh tế: Giảm chi phí sản xuất
- Giảm từ 30 - 40% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thông thường.
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với phân hữu cơ vi sinh sản xuất ở quy mô công nghiệp.
Về môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
- Tận dụng triệt để rác thải sinh hoạt và phế thải nông nghiệp.
- Trả lại độ phì nhiêu cho đất canh tác.
3.6 Sản xuất 1 tấn phân bón HCVS từ chế phẩm EMIC [9]
3.6.1 Nguyên liệu sản xuất
- Phế thải của sản xuất nông nghiệp (lá mía, cây ngô, rơm rạ, cây lạc, cây đậu, dây dưa hấu, dây bí, vỏ trấu, vỏ lạc…): 5 - 8 tạ
- Phân chuồng: 2 - 5 tạ
- Đạm U rê: 1 - 2 kg
- Ka li: 1 - 2 kg
- Lân Lâm thao: 10 - 30 kg
- Chế phẩm EMIC: 1 - 2 gói
3.6.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ chế phẩm EMIC
- Lựa chọn địa điểm ủ: Tốt nhất là trong nhà có mái che, nền xi măng hoặc ủ dưới tán cây che bóng, nền phải san bằng hoặc có thể làm ngoài đồng, ngoài bãi và phải ủ lên đống ủ một lớp phên nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ.
- Cách ủ: Tất cả vật tư nguyên liệu được chia đều 5 - 6 lớp. Làm lần lượt các bước sau với từng lớp.
+ Rải 1 lớp nguyên liệu dài 3m, rộng 2 - 3 m, cao 25 - 30 cm
+ Rải một lớp phân chuồng.
+ Rải 1 lớp lân lâm thao.
+ Dùng dụng cụ xốc rơm hoặc cào sắt xăm vào lớp nguyên liệu để phân chuồng và lân lâm thao lọt vào đống ủ.
+ Hoà đạm và kali với nước, hoà chế phẩm sinh học EMIC với nước rồi tưới đều lên lớp nguyên liệu (lượng nước phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu).
- Sau khi thực hiện xong các công đoạn trên cho từng lớp, chất các lớp thành đống ủ. Dùng tấm nilon hay tấm bạt trùm lên đống ủ (yêu cầu đống ủ phải được đậy kín). Nếu đống ủ không có mái che, không có bóng che thì phải che đậy trên đống ủ bằng một tấm phên hoặc chặt cây, rơm rạ… nhằm tránh ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp vào đống ủ, tạo điều kiện tốt cho chủng vi sinh vật hoạt động.
Hình 3.14: Ủ phân
- Thời gian từ khi ủ đến lúc ra sản phẩm là phân hữu cơ vi sinh từ 45 - 50 ngày. Trong khoảng thời gian này phải đảo 4 lượt, mỗi lượt cách nhau 10 ngày.- Đảo đống ủ nhằm mục đích tăng lượng ôxy để cho chủng vi sinh vật hô hấp và hoạt động. Khi đảo thấy đống ủ có hiện tượng khô thì cần phải tưới nước Sau 45 -50 ngày kể từ khi ủ, chúng ta có được một khối lượng phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Phân có màu đen sẫm, tơi xốp. Nếu chưa sử dụng, cần phải cất giữ loại phân này vào một nơi râm mát, che đậy kín đáo (tuyệt đối không được để nắng mưa).
3.6.3 Kết quả
Hiệu quả của việc dùng phân HCVS được các địa phương đánh giá cao như giảm được 35 - 40% lượng phân hoá học mà vẫn đảm bảo được năng suất cây trồng. Cây trồng khoẻ mạnh và cứng cáp hơn trong qua trình sinh trưởng, giảm các loại nấm bệnh và sâu bệnh, qua đó giảm được thuốc trừ sâu và nâng cao chất lượng cây trồng. Sản xuất các mặt hàng nông sản an toàn, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Làm cho đất canh tác tăng thêm độ mùn, độ mầu mỡ trong mỗi vụ trồng trọt.
3.7 Qui trình sản xuất phân bón HCVS quy mô công nghiệp [8], [17]
3.7.1 Sơ đồ sản xuất chung
Ủ 7 - 10 ngày
Đóng gói
Nguyên liệu hữu cơ nền + giống cấp 2 (T, H và L)
Xay và đùn qua máy
Kiểm tra chất lượng
Phân hữu cơ vi sinh bán thành phẩm
Phân hữu cơ vi sinh dạng bột hoặc viên
40 - 450C
Sơ đồ 3.15: Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh qui mô công nghiệp
3.7.2 Thuyết minh quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp
3.7.2.1 Nguyên liệu
- Vi khuẩn cố định đạm (T6): Azotobacter.
- Vi khuẩn phân giải phospho và kali khó tan (H1, H2): B.megathelium var. Phosphoticum.
- Xạ khuẩn phân giải chất xơ (L1, L3): Actinomyces.
- Than bùn đã được hoạt hoá, rác phế thải có nguồn gốc từ thực vật.
-Quặng apatit hay phosphoric nghiền nhỏ.
-Phân chuồng đã được ủ diệt các trứng ký sinh trùng.
-Phân chuồng và rác là hai nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn ở nông trại và có thể cung cấp liên tục lâu dài.
3.7.2.2 Cách tiến hành
- Nghiền nhỏ quặng, hoạt hoá than bùn để đảm bảo được pH thích hợp và xử lý phân chuồng, rác phế thải với vôi để diệt các trứng của ký sinh trùng.
- Bảo quản các chủng giống bằng cách đông khô. Đây là phương pháp bảo quản tương đối ưu việt vì giữ chủng được lâu dài mà các hoạt tính của chủng vẫn được bảo đảm, khi sản xuất giống sẽ được nhân qua các môi trường đặc hiệu.
- Tạo nguồn nguyên liệu nền và nhân giống.
+ Tạo nguồn nguyên liệu nền : Các phế thải hữu cơ được cắt ngắn.
+ Nhân giống: Giống được nhân lên qua môi trường rỉ đường có bổ sung một số các nguyên tố thích hợp và được nuôi cấy trên máy lắc, sau đó nhân tiếp qua hệ thống sục khí ở nhiệt độ 37 - 45oC/72 giờ (giống cấp 2).
- Lên men bán rắn từ 7 đến 10 ngày cho sản phẩm phân hữu cơ vi sinh bán thành phẩm.
-Đem phơi khô rồi cho vào máy xay hoặc nghiền sàn. Có thể bổ sung thêm than bùn hay quặng apatit nghiền nhỏ.
- Sau khi có được sản phẩm hoàn chỉnh là phân hữu cơ vi sinh dạng bột hoặc viên thì tiến hành kiểm tra chất lượng và đem đóng gói ra thành phẩm là gói phân bón hữu cơ vi sinh.
Hình 3.16: Máy đang xay hoặc nghiền phân HCVS bán thành phẩm
Hình 3.17: Phân HCVS dạng bột Hình 3.18: dạng viên
Hình 3.19: Đóng gói Hình 3.20: Gói phâ HCVS
3.8 Một vài ví dụ về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ những nguyên liệu khác
3.8.1 Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê [6],[7]
3.8.1.1 Giới thiệu
- Hiện nay nguồn phân hữu cơ từ chất thải của gia súc ngày càng khan hiếm không đủ để đáp ứng cho canh tác nông nghiệp. Trong khi đó, vỏ quả cà phê một nguồn hữu cơ quí, có sẵn lại rất rẻ, có thể sản xuất thành phân hữu cơ để thay thế một phần hay toàn bộ phân chuồng, chưa được chú trọng sử dụng trong sản xuất, thậm chí nhiều hộ gia đình còn vứt bỏ cả nguồn hữu cơ quí giá này.
- Dự án Phát Triển Nông Thôn Đăk Lăk đã hợp tác với Trung Tâm Khuyến Nông Đăk - Lăk, Trạm Khuyến Nông của 2 huyện Lăk và Ea H’leo tiến hành thử nghiệm mô hình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ quả cà phê.
- Hàng năm thải ra hàng trăm ngàn tấn vỏ quả cà phê từ quá trình xay xát, nếu lượng vỏ này được chế biến thành phân hữu cơ vi sinh thì mang lại lợi ích rất lớn cho mỗi gia đình và xã hội.
- Chỉ cần bỏ ra công lao động, vỏ quả cà phê và ít tiền để mua men sinh học, phân chuồng (nếu gia đình không có), phân urê, phân lân, vôi, và đường ăn thì có thể sản xuất ra hữu cơ vi sinh có chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ bằng 30% so với giá phân cùng loại bán trên thị trường.
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh chế biến từ vỏ quả cà phê bón cho lúa, ngô, cà phê, hồ tiêu, … có những ích lợi về môi trường sau đây:
+ Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, cây trồng, vật nuôi.
+ Cải thiện kết cấu, độ xốp và độ phì nhiêu của môi trường đất.
+ Cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường đất.
+ Có tác dụng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ khác trong đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Có tác dụng nâng cao được hệ số sử dụng phân khoáng bón cho cây trồng, dẫn đến giảm thiểu lượng phân hoá học rữa trôi xuống tầng nước ngầm hay vào môi trường không khí gây ô nhiễm môi trường.
+ Vỏ cà phê là nguồn nguyên liệu rất tốt để chế biến phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao. Chất dinh dưỡng trong 1kg vỏ cà phê tương đương 3 kg phân chuồng loại tốt. Vì hàm lượng hữu cơ cao trên 30% nên vỏ cà phê đem bón mà không được ủ hoại mục thì lại là nguồn gây bệnh cho cây trồng.
3.8.1.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ vỏ cà phê
Chuẩn bị nguyên liệu
- Vỏ cà phê : 1 tấn
- Phân chuồng : 0,5 m3
- Lân nung chảy : 25-50 kg
- Urê : 5 kg
- Mật mía (hay đường vàng) : 0,5-1 kg
- Men HB-01 : 1 kg (có thể nhiều hơn)
Các bước tiến hành
- Bước 1: làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê, tưới nước nhiều lần trước khi ủ sao cho vỏ mềm, để ráo nước (nếu không có điều kiện tưới thì khi trộn men có thể dùng ít nước tưới cho đều, hạn chế để róc nước, rồi sau 1 tuần ủ sẽ bổ sung thêm nước).
- Bước 2: hòa toàn bộ men trong nước đường (mật), lượng nước nhiều hay ít tùy vào lượng men và độ ẩm của vỏ cà phê, tưới hỗn hợp vào đống vỏ, để thời gian 3 - 5 tiếng đồng hồ cho ngấm đều (làm sao khi tưới trộn hỗn hợp men phải bám tương đối đều cả trên lẫn dưới đống vỏ, nước men không bị rỉ xuống dưới).
- Bước 3 : tiến hành ủ : hỗn hợp vỏ cà phê + lân + urê + phân chuồng được trộn đều, chọn chổ đất bằng và nhẵn, rải một lớp vỏ quả 40cm rộng ít nhất 2m, chiều dài tùy thuộc vào lượng vỏ cà phê thành luống rồi tưới nước men đều lên mặt luống. Tiếp tục rải một lớp hỗn hợp dày 30cm và tưới nước men...làm khoảng 5 lớp sao cho đống ủ cao >1,5m. Ủ xong phủ toàn bộ bạt để giữ ẩm và nhiệt. Tuyệt đối không được nén chặt đống ủ (không dẫm đạp lên đống ủ).
- Bước 4 : Sau khi ủ một tuần thì tiến hành kiểm tra đống ủ: đống ủ nóng, có nhiệt độ 70 độ C trở lên, có màu nâu đen là tốt, màu nâu nhạt là do thiếu nước, phải tưới thêm nước (hầu như toàn bộ đều phải tưới thêm nước). Lượng nước nhiều quá hoặc ít quá đều ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của men. Sau 20 ngày tiến hành đảo trộn, lên đống và nén thật chặt, khoảng 75 - 90 ngày đống ủ sẽ hoàn toàn hoại mục, ta tiến hành gỡ bạt để 1- 2 ngày rồi mang đi bón hoặc hong khô đóng bao.
3.8.1.3 Cách sử dụng phân HCVS bón cho cây
- Cà phê cơ bản bón 2 - 3 kg/cây, cà phê kinh doanh bón 4 - 6 kg/cây.
- Phân ủ có mật độ vi sinh vật sống cao nên khi bón đất phải ẩm càng nhiều càng tốt (bón vào mùa mưa là tốt nhất).
- Không nên trộn chung với các loại thuốc hóa học để vi sinh vật tiếp tục hoạt động giúp cho cây cà phê chống bệnh thối rễ vàng lá.
- Những cây cà phê nào bị thối rễ vàng lá thì bón nhiều phân ủ và giảm phân vô cơ.
- Cách tưới nước bổ sung: dùng ống nước cắm trực tiếp vào đống ủ rồi bơn nước, thường xuyên tưới bổ sung cho đống ủ.
- Không sử dụng nước máy hay các loại phân khác để ủ.
3.8.2 Quy trình kỹ thuật sản xuất phân HCVS từ bèo tây, rơm rạ [25]
3.8.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu (làm 1 tấn phân)
- Phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ cây xanh khoảng 5 - 6m3 (bèo tây, rơm, rạ, thân cây xanh…).
- Phân NPK 2kg (hoặc phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm Biogas khoảng 1.0 - 1.5 tạ).
- Chế phẩm VIXURA (1 gói 2kg).
Chú ý:
+ Kích thước nguyên liệu càng nhỏ càng tốt. Nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay.
+ Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25 - 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn.
+ Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
+ Đối với bèo Tây (Bèo Nhật Bản) thì cần phơi héo trước khi ủ.
3.8.2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Chọn nơi ủ
- Ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng, có nền đất nện hoặc xi măng khô ráo, hoặc lót nền đất bằng vải nilon.
- Nên rạch rãnh xung quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá.
- Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng. Diện tích nền 3m2/1 tấn nguyên liệu ủ.
Bước 2:
- Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
- Để trộn đều 1 gói chế phẩm (2kg) cho 5 - 6 m3 nguyên liệu ủ ta làm cách sau: Chia đều chế phẩm thành 5 phần và 1 lượng phân rác cũng chia làm 5 phần. Sau đó 1 phần chế phẩm vào bình ozoa nước khuấy đều.
- Tiến hành rải 1 phần phân rác mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên lớp phân rác đã rải. Nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng để tưới chế phẩm) khoảng 1 nửa ozoa đến 2 ozoa tùy thuộc vào rác ướt hay khô. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi hoàn thành.
- Nếu tiến hành ủ lượng phân rác nhiều thì rải lượng phân rác thành từng lớp trong luống ủ có chiều rộng khoảng 2m, chiều dài tùy theo lượng rác nhiều hay ít.
- Độ cao mỗi lớp khoảng 20 - 25cm (khoảng 1 gang tay). Ta tưới chế phẩm đã hòa đều vào từng lớp sao cho phân rác ướt đều và nước không bị ngấm chảy ra xung quanh đống ủ, độ ẩm đạt khoảng 55 - 60% (cầm trên tay bóp nhẹ thấy nước chảy rịn ra là được).
- Tiếp tục làm từng lớp như thế cho đến khi chiều cao của đống ủ khoảng 1,2 - 1,5 mét.
Bước 3: Che phủ và bảo quản
- Sau khi ủ xong ta đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon.
- Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 - 450C.
Bước 4: Đảo đều và bổ sung nước, không khí
- Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên cao khoảng 40-500C.Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho hoạt động của VSV cũng ít dần.
- Vì vậy, cứ khoảng 7 - 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì đổ thêm nước. Sau khoảng 28 - 30 ngày thì rơm rác bị mùn hóa được chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh.
Bước 5: Chế biến mùn thành phân hữu cơ vi sinh
- Dùng chế phẩm VSV chức năng, bao gồm vi sinh cố định đạm (Enterobacterogenes), VSV phân giải lân (Bacillus megaterium, Aspergillus awamori), VSV kích thích sinh trưởng (Azobacter chrococum), VSV bảo vệ thực vật (B.subtilis.Số lượng tế bào: 107-109 tb/g).
- Mỗi 1 kg chế phẩm VSV chức năng dùng phối trộn với 1000kg mùn đã hoại mục, bổ sung 2 kg phân hóa học NPK, thêm nước tới độ ẩm 55 - 60%, đánh đống, phủ nilon để giữ ẩm. Sau khoảng 20 ngày thành phân bón hữu cơ vi sinh.
- Phân dùng không hết nên dồn lại thành đống, cho vào bao và đưa lên chỗ cao ráo, tránh nước ngập, che đậy cẩn thận để dùng về sau. Phân này ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.
CHƯƠNG 4: DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM [20]
- Trước tình tình phân hữu cơ vi sinh ngày càng được ưa chuộng, để tránh việc sản xuất và sử dụng đại trà phân HCVS.
- Tránh việc nhập khẩu phân HCVS không rõ nguồn gốc.
- Đảm bảo thành phần và hàm lượng của phân HCVS không gây ô nhiễm môi trường và tổn hại sức khỏe con người đồng thời cho năng suất cây trồng cao.
- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã đưa ra danh mục các loại phân bón HCVS được phép kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. Bảng danh mục bao gồm:
Tên thông thường/tên thương mại
Thành phần và hàm lượng vsv (cfu/g)
Thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng (%)
Số quyết định
Hướng Dương
vsv phân giải lân:1x106; vsv phân giải xenlulo:1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:1-1-1; độ ẩm:
30
84/2007/
QĐ-BNN
Hừng Sáng
vsv(N): 8,1x106
vsv(P): 1,2x107
vsv(X): 6,4x106
HC:22,5; N-P2O5-K2O:1,5-1-1; Ca:3; Mg:2; S:1
10/2007/
QĐ-BNN
OMIX (có bổ sung lân)
vsv(P): 1.8x106
vsv(X): 1,5x106
HC:15; acid Humic: 5; P2O5:3
10/2007/
QĐ-BNN
BOF
vsv(N):1x106; Trichderma sp:
1x106
HC:20; N-P2O5-K2O:1-1-1; CaO:2; SiO:2; MgO:0,5
10/2007/
QĐ-BNN
SUN
vsv(P):1x106; Trichoderma sp:1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:3-1-1
10/2007/
QĐ-BNN
vTanamix®-BL2 (1-4-1)
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:23; N-P2O5-K2O:1-4-1; Ca:2; Mg:1; acid humic:4
10/2007/
QĐ-BNN
Phân hữu cơ vi sinh số 9
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:23; acid humic:5; αNAA:0,05; N-P2O5-K2O:1-1-1
10/2007
QĐ-BNN
TBio
vsv(N,X):1x106
HC:20; acid humic:5
55/2006/
QĐ-BNN
MTX
vsv(N):5,5x107
HC: 15
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon II-Lam Sơn
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:4-2-2; acid humic:0,2; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hơp hcvs Fitohoocmon I-Lam Sơn
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:5-3-5; acid humic:0,2; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0.0038; B:0,001; Mo: 0,0002
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon XIII
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:4-2-1; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon XII
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:4-4-1; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon XI
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:1-4-1; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon X
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:1-3-1; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon IX
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:2-2-0; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon VIII
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:5-2-5; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon VII
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:3-3-8; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon VI
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:3-3-3; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon V
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; P2O5:3; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon IV
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:4-2-3; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon III
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:5-3-5; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon II
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:6-4-8; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Phân bón phức hợp hcvs Fitohoocmon I
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:3-1-8; acid humic:0,5; Cu:0,006; Zn:0,006; Mn:0,0038; B:0,001; Mo:0,0002; Fe:0,003
55/2006/
QĐ-BNN
Omix (có bổ sung lân)
vsv(P):1,8x106
HC:15; acid humic:3; P2O5:3
55/2006/
QĐ-NBB
Trichomix DT
vsv(N):1x106
vsv(X):1x106
HC:23; N-P2O5-K2O:2-2-1; CaO:1; Mg:0,5
55/2006/
QĐ-NBB
Grassland
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:1-1-1; độ ẩm:30
67/2007/
QĐ-BNN
Thần Nông Minh Châu chuyên cho lúa
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:25; N-P2O5-K2O:1,5-5-1; độ ẩm: 3 - 4,5
67/2007/
QĐ-BNN
Ta-Humic 3-1-1
vsv(N):1x106
HC:23; N-P2O5-K2O:3-1-1; Ca:3; Mg:3; độ ẩm:30
67/2007/
QĐ-BNN
Phaga 1:2-2-1.5
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:23; N-P2O5-K2O:5,6-3-0,8; độ ẩm:13,1
67/2007/
QĐ-BNN
Đa Thu 2
vsv(N):1x106
HC:72,7; N-P2O5-K2O:1-1-1;
67/2007/
QĐ-BNN
HA.1-1,5
vsv(N):1x106
HC:24; N-P2O5-K2O:1-1,5; độ ẩm:25
67/2007/
QĐ-BNN
BC-RON
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:25; N-P2O5-K2O:1-2-1; MgO:3; CaO:3; S:2; Cu:0,3; Zn:0,5; B:0,02; độ ẩm:30
67/2007/
QĐ-BNN
HUĐAVIL
vsv(N):3 x107
vsv(P):3x107
vsv(X):3x107
HC:23; N-P2O5-K2O:3-1-1
40/2004/
QĐ-BNN
HN 2000
vsv(P):1x106
HC:37; N-P2O5-K2O:3-1-1; CaO:1,5; MgO:1,2; Zn:0,05; Mo:1
40/2004/
QĐ-BNN
Omix
vsv(N):1x106
vsv(P):1x106
vsv(X):1x106
HC:15; N-P2O5-K2O:0.6-2.4-0.13; acid humic:6,3
40/2004/
QĐ-BNN
Vi sinh tổng hợp Bio - C
vsv(N):1x106
HC:28; N-P2O5-K2O:3-1.5-1.5; acid humic:2
40/2004/
QĐ-BNN
PHẦN III: KẾT LUẬN
- Hiện nay, việc sử dụng phân hóa học để bón cho cây là khá nhiều, tuy phân hóa học đem lại năng suất cho cây trồng cao. Tuy nhiên nếu bón không đúng liều lượng hay bón quá nhiều thì dẫn đến nhiều tác hại:
+ Đất bị khô cằn, xói mòn.
+ Nông sản, thực phẩm dễ bị nhiệm độc.
+ Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
+ Chi phí cao và không thể tự sản xuất.
- Với những lợi ích mà phân HCVS mang lại thì nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày càng tăng vì:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.
+ Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phosphor và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.
+ Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm do lạm dụng phân bón hóa học.
+ Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học.
+ Với quy trình sản xuất đơn giản, mỗi hộ gia đình có thể tự làm, cộng với việc không gây ô nhiễm môi trường, không gây tổn hại đến sức khỏe con người và những lợi nhuận đáng kể vì vậy mà phân hữu cơ vi sinh ngày càng được ưa chuộng.
-Vì thế nhằm giúp nông dân phát triển nông nghiệp bền vững, hạn chế dùng phân hóa học, CCRD, PED, S-CODE đã xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình ở một số địa phương, đạt được kết quả tốt được Hội Đồng Khoa Học Của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA), Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn đánh giá cao và trao tặng CCRD Cúp vàng cùng với Danh hiệu “Đơn vị điển hình tiên tiến xuất sắc” trong công tác phát triển các mô hình sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường.
- Hiện nay đã có nhiều loại phân bón hữu cơ vi sinh ra đời, rất đa dạng giúp người dân có nhiều lựa chọn.
Qua đề tài này thì tôi mong muốn có thêm nhiều đề tài nghiên cứu sâu hơn để tạo ra nhiều loại phân hữu cơ vi sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường, chi phí thấp cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng vá áp dụng rộng rãi để giảm bớt phần nào nỗi lo của người làm nông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU SÁCH
[1] Lê Thị Hồng Mai, 1989. Sinh tổng hợp và một số đặc tính của cellulase (typ CMC-aza), Luận án phó tiến sĩ sinh học.
[2] Lê Văn Nhương và cộng sự, 1998. Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh – hữu cơ từ nguồn phế thải hữu cơ rắn (Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nuớc, MS: KHCN-02-04) – Hà Nội.
[3] Nguyễn Thanh Hiền, 2003. Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân ủ - Nhà xuất bản Nghệ An.
[4] Phạm Văn Toản, Nghiên cứu ứng dụng VSV làm phân bón, Đất - Phân bón, tập 3. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
II. TÀI LIỆU INTERNET
[5] ật
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
[15]
[16]
[17]
[18]
[19]
[20]
[21]
[22]
[23]
[24]
[25]
[26]
[27]
(*) Số liệu phân tích của Trung tâm phân tích môi trường- Viện Hóa học công nghiệp
(**) Số liệu phân tích của Trung tâm công nghệ sinh học, Trung tâm KHTN & CNQG
(***) Số liệu phân tích của Viện sốt rét- KST& Côn trùng trung ương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NIDUNG~1.DOC