Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số phản ứng chuyển hóa với hợp chất ent-Kauran diterpenoid phân lập: MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa nên có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài, bao gồm hơn 300 họ và 1.200 chi. Nguồn thực vật phong phú này đã cung cấp cho con người nhiều sản phẩm thiên nhiên có giá trị. Các sản phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học có ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt dùng làm thuốc chữa bệnh. Các loại thuốc thảo mộc ít gây tác dụng phụ và ít độc hại cho người sử dụng. Chúng được dùng như tác nhân điều trị trực tiếp, làm chất dò sinh hoá để làm sáng tỏ nguyên lí dược học hoặc làm chất chuẩn để phát triển các loại thuốc mới. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quản nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Chi Croton là một chi lớn thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Chính vì hoạt tính lý thú của các ent-kauran diterpenoid từ cây khổ s...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số phản ứng chuyển hóa với hợp chất ent-Kauran diterpenoid phân lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa nên có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài, bao gồm hơn 300 họ và 1.200 chi. Nguồn thực vật phong phú này đã cung cấp cho con người nhiều sản phẩm thiên nhiên có giá trị. Các sản phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học có ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt dùng làm thuốc chữa bệnh. Các loại thuốc thảo mộc ít gây tác dụng phụ và ít độc hại cho người sử dụng. Chúng được dùng như tác nhân điều trị trực tiếp, làm chất dò sinh hoá để làm sáng tỏ nguyên lí dược học hoặc làm chất chuẩn để phát triển các loại thuốc mới. Chính vì vậy việc nghiên cứu hoá học cũng như hoạt tính sinh học của các loài cây thuốc có ý nghĩa quan trọng cho việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quản nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Chi Croton là một chi lớn thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Chính vì hoạt tính lý thú của các ent-kauran diterpenoid từ cây khổ sâm Bắc Bộ Croton tonkinensis (Euphorbiaceae) mà luận văn này có các nhiệm vụ sau:
Tiến hành khảo sát qui trình chiết tách ent-kauran diterpenoid từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ.
Thực hiện một số phản ứng chuyển hóa với hợp chất ent-kauran diterpenoid phân lập được gồm:
- Phản ứng epoxi hóa nối đôi và thủy phân epoxit.
- Phản ứng thủy phân.
- Phản ứng axetyl hóa.
- Phản ứng oxi hoá.
Tiến hành thử hoạt tính sinh học với các sản phẩm chuyển hóa nhận được.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep.)
1.1.1 Thực vật học [1, 2]
Cây khổ sâm Bắc Bộ có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep. thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Hình 1: Cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)
Khổ sâm Bắc Bộ là cây nhỏ, cao độ 0,7-1 m. Lá mọc cách hay gần như mọc đối, có khi mọc thành vòng giả gồm 3-6 lá. Lá hình mũi mác, mép nguyên dài 5-10 cm, rộng 1-3 cm. Cả hai mặt lá đều có lông hình khiên óng ánh (kiểu lông ở lá cây nhót) nhưng mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên. Khi phơi khô mặt lá ở dưới có màu trắng bạc, mặt trên có màu nâu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành, lưỡng tính hay đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài,12 nhị. Hoa cái có 5 lá đài, 3 vòi nhị. Quả gồm 3 mảnh vỏ màu hung đỏ.
1.1.2 Nơi sống và thu hái [1]
Cây khổ sâm Bắc Bộ mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, trong các vườn gia đình hoặc vườn thuốc, chủ yếu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Thường trồng bằng gieo hạt hay trồng bằng cành vào mùa xuân. Thu hái khi cây đang có hoa, đem phơi hoặc sấy khô, khi dùng đem sao vàng.
1.1.3 Hoạt tính và công dụng của cây khổ sâm Bắc bộ [1, 2]
Cây khổ sâm Bắc Bộ được dùng trong dân gian làm thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, viêm mũi, lỵ, đau bụng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém... Ngày dùng 15-20 lá sao vàng, dạng thuốc sắc, dụng ngoài lấy nước sắc đặc để rửa. Gần đây, cây khổ sâm Bắc Bộ được chú ý nhiều do lá cây dùng trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày kết hợp với các vị thuốc khác (lá bồ công anh Lactuca indica và lá khôi Ardisia sylvestris) hoặc dùng riêng dưới dạng nước sắc.
Nước sắc khổ sâm Bắc Bộ trong thực nghiệm có tác dụng kháng một số nấm ngoài da. Khổ sâm Bắc Bộ có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip, làm cho đơn bào co thành kén. Tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét: nước sắc của bài thuốc gồm Khổ sâm và vỏ Bưởi có tác dụng ức chế ký sinh trùng sốt rét mạnh trên động vật thí nghiệm được gây nhiễm sốt rét, nhưng tái phát trong thời gian 10 ngày theo dõi trên mô hình thực nghiệm chuột nhắt nhiễm Plasmodium berghei và gà nhiễm Plasmodium gallinaceum.
1.1.4 Các ent-kauran diterpenoid của cây khổ sâm Bắc bộ
Năm 2000, Phan Tống Sơn và cộng sự đã công bố quốc tế một diterpen mới từ lá cây khổ sâm. Bằng các phương pháp phổ đã xác định cấu trúc của diterpen này là ent-7β-hydroxy-15-oxo kaur-16-en-18-yl axetat (1) [5, 33]. Chất này có hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum in vitro. Nhóm tác giả trên tiếp tục đánh giá hoạt tính của diterpen với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum (với cả chủng nhạy và chủng kháng cloroquin) tác dụng gây độc đối với một số tế bào ung thư (Hep-G2, RD, FI, VR), tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật kiểm định [7].
1
Trong nghiên cứu tiếp theo của Phan Minh Giang và cộng sự [19] bốn ent-kaurane diterpen gồm hai chất đã biết, ent-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-one (2) và ent-18-acetoxy-7α-hydroxykaur-16-en-5-one (3) và hai chất mới, ent-1β-acetoxy-7α, 14β-dihydroxykaur-16-en-15-one (4) và ent-18-acetoxy-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-one (5) đã được phân lập từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ. Các ent-kauranoid này ức chế nhân tố phiên mã NF-ĸB và sự sản xuất NO được hoạt hoá bằng LPS trong đại thực bào RAW264.7 của chuột ở IC50 = 0,07 - 0,42 µg/ml.
2 R1 =H, R2 =H, R3 =OH
3 R1 =H, R2 =OAc, R3 =H
4 R1 =OAc, R2 =H, R3 =OH
5 R1 =H, R2 =OAc, R3 =OH
Năm 2004, ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-ol (6) cũng đã được phân lập từ cây khổ sâm Bắc Bộ [30].
6
Tiếp đó, Phan Minh Giang và cộng sự đã công bố cấu trúc của 4 ent-kauran diterpen mới, ent-1α,14α-diacetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-one (7), ent-1α,7β-diaxetoxy-14α-hydroxykaur-16-en-15-one (8), ent-18-acetoxy-14α-hydroxykaur-16-en-15-one (9) và ent-(16S)-18-acetoxy-7β-hydroxy kauran-16-en-15-one (10) [20].
R1
R2
R3
R4
7
OAc
H
OH
OAc
8
OAc
H
OAc
OH
9
H
OAc
H
OH
10
Năm 2005, có 6 ent-kauran diterpenoid mới được phân lập từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ đó là các chất ent-7β -acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-one (11), ent-18-acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-one (12), ent-11α-acetoxykaur-16-en-18-oic acid (13), ent-15α,18-dihydroxykaur-16-ene (14), ent-11α,18-diacetoxy-7β -hydroxykaur-16-en-15-one (15), and ent-(16S)-1α,14a-diacetoxy-7β -hydroxy-17-methoxykauran-15-one (16) [21].
R1
R2
R3
R4
R5
11
H
H
OAc
H
OH
12
H
OAc
H
H
OH
15
H
OAc
OH
H
OAc
Ba diterpenoid với cấu trúc ent-kaur-16-ene, en-11α-acetoxy-7β, 14α dihydroxykaur-16-en-15-one (17), ent-18–hydroxykaur-16-ene (18) và ent-kaur-16- en-15-oxo-18-oic acid (19) đã được phân lập từ phần chiết metanol lá khô cây khổ sâm Bắc Bộ bằng phương pháp tách sắc ký cột lần lượt trên silica gel, ODS gel, và HPLC pha đảo [18].
17 18 19
1.2 Vài nét về terpen và diterpen [3, 25]
Khái niệm “terpen” được dùng để chỉ một lớp hợp chất thiên nhiên có cấu trúc có thể phân chia ra thành các đơn vị isopren. Căn cứ vào số đơn vị isopren hợp thành người ta phân biệt các monoterpen C10, sesquiterpen C15, diterpen C20, sesterterpen C25, triterpen C30, tetraterpen C40 và polyterpen.
Bên cạnh thuật ngữ “terpen” người ta còn dùng khái niệm “terpenoit” để bao hàm rộng rãi các sản phẩm thoái biến tự nhiên, thí dụ các ionon và các dẫn xuất tự nhiên cũng như tổng hợp của các terpen, thí dụ các terpen - ancol, -andehit, -xeton, - axit, - este, - epoxit, v.v… Tuy nhiên trong khi sử dụng thường không có sự phân chia ranh giới thật rõ rệt giữa các khái niệm “terpen” và “terpenoid” như vừa nêu. Thuật ngữ terpen nhiều khi được dùng để bao hàm các terpen – hidrocacbon lẫn các dẫn xuất của chúng.
Các diterpenoid hợp thành một nhóm lớn các hợp chất C-20 được dẫn ra từ geranyl geraniol pyrophotphat. Chúng chủ yếu xuất hiện trong các loài nấm hoặc trong thực vật và bao gồm các axít nhựa và các hocmon sinh trưởng thực vật nhóm gibberellin.
Các diterpenoid có một số nét riêng đặc trưng. Sự oxi hoá thường hay xảy ra hơn ở các nhóm trong phân tử và ta thấy xuất hiện nhiều phản ứng tạo ete hoặc lacton. Các tương tác giữa các nhóm không liên kết trực tiếp với nhau thường làm cho khung cacbon bị biến dạng và dẫn tới nhiều chuyển vị lý thú.
Đa số các diterpen là hợp chất vòng. Đối với các diterpen chủ yếu kiểu đóng vòng để hình thành các dẫn xuất của perhidronaphtalen và perhidrophenantren. Có hai kiểu đóng vòng :
Kiểu 1: Đóng vòng do sự proton hoá nối đôi của đơn vị isopropyliden xuất phát. Kiểu thứ nhất thuộc về cùng dãy lập thể với steroid.
Kiểu 2: Nhóm pyrophotphat rời khỏi phân tử cho một cacbacation và khai mào cho phản ứng đóng vòng.
Từ các tiền thân không vòng, thông qua các kiểu đóng vòng khác nhau mà dẫn đến các hệ thống khung vô cùng phong phú của các terpen cũng như diterpen. Chẳng hạn ngày nay ta đã biết đến trên 170 khung cacbon của các diterpen, trong số đó có 7 khung (hình 1) chiếm khoảng 50% các diterpen được biết, khung labdan chiếm số lượng lớn nhất.
Hình 2: Một số khung của các diterpen
Các diterpen có hoạt tính sinh học vô cùng phong phú:
Điển hình là các hocmon sinh trưởng thực vật dãy gibberellin. Người ta đã phân lập và tinh chế được axít gibberellic từ nấm Gibberella fujikuroi tác dụng đặc trưng cho sự phát triển bình thường của cây.
Các axít nhựa thuộc vào số các sản phẩm thiên nhiên xuất hiện với lượng lớn. Chúng có tác dụng cố kết các sợi gỗ, đặc biệt là các axít nhựa có nhóm phenolic có hoạt tính kháng sinh nhẹ và bảo vệ cho gỗ khỏi bị vi sinh vật làm mục nát (axít podocarpic và axít ferruginol). Nhựa copan hình thành khi một số cây nhiệt đới mục nát có tác dụng bảo vệ cây.
Diterpen pleu-romutilin phân lập từ cây Pleurotus mutilus có hoạt tính kháng khuẩn.
Ngoài ra nhiều hợp chất diterpenoid còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u (ví dụ quinon-methin), hoặc là những hợp chất có độc tính nguy hiểm (ví dụ taxin 1 ở cây thuỷ tùng).
Từ nhựa của Fabiana densa Remy var. ramulosa Wedd đã tách được hai diterpen mới: ent-beyer-15-en-18-O-succinat (20) và ent-beyer-15-en-18-O-oxalat (21). Hai hợp chất này có hoạt tính kháng vi trùng đối với Escherichia coli (ATCC 8739), Klebsiella pneumoniae, Salmonella aviatum (ATCC 2228), Pseudomonas aerug-inosa (ATCC 14207), Staphylococcus aureus (ATCC 6538P), Micrococeus flavus (ATCC 10290), Bacillus subtilis (ATCC 6633), Saccharomyces cerevisiae [16].
Phần chiết CH2Cl2 của lá Croton zambesicus (Euphorbiaceae) gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư biểu mô tử cung. Từ phần chiết này đã tách được một trachyloban diterpen, ent-trachyloban-3β-ol (22) với hoạt tính độc tế bào dòng tế bào Hela, IC50=7,3 µg/ml [14].
22
1.3 Khái quát về kauran và ent-kauran
Các kauran tồn tại ở hai dạng: dạng ent và phyllocladane. Phần lớn kauran ở dạng ent, ít phổ biến hơn là phyllocladan có cầu metylen ở vị trí đối diện so với nhóm metyl ở C-10.
ent-kauran phyllocladan
1.3.1 Sinh tổng hợp các ent-kauran
Ent-kauran được hình thành từ geranylgeranyldiphosphat (GGPP) dưới tác dụng xúc tác của 2 enzym [22].
1. Enzym ent-kaurene synthase (A) (copalyl PP synthase) xúc tác đóng vòng tạo thành (-)-copalyl PP (ent-copalyl diphosphat).
GGPP (-)-copalyldiphosphat
2. Enzym ent-kaurene synthase (B) xúc tác để (-)-copalyl PP (ent-copalyl diphosphat) tiếp tục đóng vòng và phân bố lại.
1.3.2 Các nghiên cứu chuyển hóa các ent-kauran diterpenoid
Năm 2007, Ronan Batista cùng các đồng sự đã tổng hợp thành công một ent-kauran glycosid mới bằng phản ứng Koeings-Knorr từ axit kaurenoic và 2,3,4,6-tetra-O-acetyl-glucopyranosyl bromid, theo sự thủy phân nhóm axetat [13].
Hình 3: Sơ đồ tổng hợp alcol kauran 25 và 26
Hình 4: Sơ đồ tổng hợp các dẫn xuất kauran 32a/b từ alcol kauran 25
Hình 5: Sơ đồ tổng hợp các dẫn xuất kauran 33-38 từ alcol kauran 26
Năm 2008, Silvia Marquina cùng với các cộng sự đã tiến hành hydroxyl hóa các diterpen axit ent-kaur-16-en-19-oic và axit ent-beyer-15-en-19-oic bằng phương pháp vi sinh sử dụng vi nấm Aspergillus niger [29].
Hợp chất Eriocalyxin B (39) được phân lập từ loài Isodon (Rabdosia), sau đó được các nhà hóa học Trung Quốc tiến hành chuyển hóa tạo thành 19 dẫn xuất mới của Eriocalyxin B có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư [42].
39
Hình 6: Sơ đồ chuyển hóa Eriocalyxin B
(a): NaBH4, MeOH, 1:1; (b) NaBH4, MeOH, 1:3; (c) H2, Pd/C
46: R=CH2Br
47: R=CH2=CH2
Hình 7: Sơ đồ chuyển hóa Eriocalyxin B
(a): PCC, CH2Cl2; (b): tác nhân Jones, axeton; (c): Ac2O, BF3.Et2O, THF; (d): axyl clorid, NaH, pyridin, THF; (e): Ac2O, DMAP, pyridin
51: R=CH3
52: R=CH2Br
53: R=CH2CH2Cl
54: R=CH2CH2CH2Cl
Hình 8: Sơ đồ chuyển hóa Eriocalyxin B
(a): TsOH, THF; (b): axyl clorid, CH2Cl2
Năm 2005, Liang Xu đã tiến hành bán tổng hợp ent-karan (55) theo hướng epoxi hóa nối đôi của ent-kauran diterpenoid, thông qua 7 bước bao gồm các phản ứng: aldol hóa, epoxi hóa, oxi hóa và quá trình Baeyer–Villiger thu được sản phẩm dioxan đạt hiệu suất 19% [39].
Ent-kauran (55) được phân tách từ phần chiết etanol của lá cây Isodon eriocalyx.
55
Hình 9: Sơ đồ chuyển hóa ent-kauran 55
Năm 2002, Bruno cùng với các cộng sự đã tiến hành các chuyển hóa bán tổng hợp từ linearol (68) thu được các dẫn xuất ent-kauran [15].
Hình 10: Sơ đồ chuyển hóa bán tổng hợp linearol tạo thành các ent-kauran
1.3.2 Hoạt tính sinh học của các ent-kauran diterpenoid tự nhiên và bán tổng hợp
Các ent-kauran tự nhiên có hoạt tính sinh học rất rõ rệt. Một số ent-kauran diterpenoid thể hiện tính kháng khuẩn như axit kaurenic, có khả năng ức chế vi khuẩn Gram (+) . Ví dụ như diterpen kauran axit (ent-16-kauren-19-oic axit) dùng để khử trùng, chữa cảm lạnh và cúm [36].
Một số ent-kauran diterpenoid thể hiện hoạt tính gây độc tế bào như ent-kauran diterpenoid từ cây I. eriocalyx var. laxiflora. Mười hợp chất này được thử độc tính trên tế bào u ở người K562, T24 là laxiflorin E, laxiflorin C, eriocalyxin B thử trên dòng K562 (IC50 = 0,077; 0,569 và 0,373 µg/ml), còn hợp chất laxiflorin E và eriocalyxin thử trên dòng T24 (IC50 = 0,709 và 0,087 µg/ml) còn laxiflorin D và maocrystal đều có hoạt tính chống lại cả hai dòng tế bào ung thư trên với giá trị IC50 nhỏ hơn 6,5 µg/ml [31].
Hợp chất 16β,17-dihydroxy-ent-kaurane-19-oic acid (75) được tách từ quả Annona squamosa có hoạt tính chống sự sao chép HIV trong tế bào bạch cầu H9 với giá trị ED50 = 0,8 µg/ml [35].
R
R1
R2
R3
74
COOH
75
COOH
OH
CH2OH
87
CH2OH
76
CH2OH
OH
CH2OH
77
COOH
H
CH2OH
78
COOH
CH2OH
H
79
COOH
CH2OH
OH
80
COOH
H
CH2OAc
81
CHO
H
COOH
82
CHO
OH
CH2OH
83
CHO
H
CH2OH
84
CHO
OH
CH2OAc
85
OH
H
COOH
86
OH
OH
CH2OH
Hình 11: Các ent-kauran từ quả Annona squamosa
Năm 1999, các nhà khoa học Đức nghiên cứu loài Địa tiền Lepidolaena taylorii đã phân lập được bốn hợp chất 8,9-secokauran mới gây độc tế bào, 11 hợp chất 8,9-seco-kauran (88) và 6 hợp chất có cấu trúc của kauren-15-on. Hợp chất 8,9-secokauran (88) là hợp chất gây độc tế bào chính cùng với dẫn xuất dihydro và epoxy (89 và 90) ít độc hơn ở nồng độ thấp hơn [32].
88 89 90
Từ phần chiết etyl axetat của Isodon sculponeata đã tách được 4 ent-kauran diterpenoid mới, các sculponeatin F-1 (91-94) và 6 hợp chất ent-kauran diterpenoid đã biết (95-100). Hợp chất 93, 94, 96, 97, 100 có ảnh hưởng ức chế trực tiếp lên dòng tế bào ung thư K562, IC50=3,2 µg/ml ÷ 8,2 µg/ml. Hợp chất 91, 96 ức chế dòng tế bào ung thư T24 với giá trị IC50 = 18,3 µg/ml và 15 µg/ml. Không có hợp chất nào trong số các hợp chất trên gây độc đối với dòng tế bào A549 [26].
91 R1= H, R2= OH, R3= α-OH
92
93 R1= H, R2= α-OH, R3= =O
95 R1= OH, R2= H, R3= α-Oac
94 R1= OH, R2= H, R3= =O
96 R1= H, R2= OH, R3= =O
99 R1= H, R2= H, R3= =O
97 R1= H, R2= OH, R3= α-OH
100 R1= H, R2= H, R3= α-OH
98 R1= OH, R2= H, R3= =O
101 R1= H, R2= β-OH, R3= =O
Hình 12: Các ent-kauran từ Isodon sculponeata
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tách một ent-kauran diterpen, pseudoirroratin A và một diterpen đã biết, pseurata A. Hợp chất pseudoirroratin A gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư Lu1, SW626, LNCaP, KB, và HOS với giá trị IC50 = 0,26 (0,75), 0,20 (0,57), 0,90 (2,59), 0,90 (2,59) và 0,5 (1,44) µg/ml (µM) [41].
pseudoirroratin A
Từ ngọn của cây Isodon adenantha ở Trung Quốc đã tách được 11 diterpenoid mới, các adenanthin B-L (102-112), cùng 5 hợp chất khác, calcicolin B (113), adenanthin (114), weisiensin A (115), nervosanin (116) và forrestin C (117). Hợp chất 103, 104, 115 có hoạt tính ức chế lên dòng tế bào K562 với IC50 là 3,3; 3,6 và 3,3 µg/ml [27].
102 R1 = AcO R2 = β-OH
106 R1 = OH R2 = AcO
107 R = H
103 R1 = AcO R2 = = O
108 R1 = AcO R2 = OH
109 R = α-OH
104 R1 = AcO R2 =β-AcO
105 R1 = OH R2 = = O
110 R1= = O R2= β-OH
111 R1 = AcO R2 = OH R3= β-AcO
112
114 R1= = O R2 = =O
113 R1= OH R2 = AcO R3 = = O
115 R1= α-OH R 2= =O
116 R1= = O R2 = β-AcO
117 R1= α-OH R2 = OH
Hình 13: Các ent-kauran từ Isodon adenantha
Các nhà khoa học bang Carolina đã tiến hành chuyển hóa bán tổng hợp từ linearol thu được 26 dẫn xuất ent-kauran. Các dẫn xuất này đã được nghiên cứu cho hoạt tính chống HIV. Kết quả là 5 hợp chất 118, 119, 120, 121 và 122 có hoạt tính chống lại sự sao chép HIV trong tế bào bạch cầu H9 với giá trị EC50 = 0,1 - 3,11 µg/ml và TI là 163 và 184. Hợp chất 118, 121 trong tương lai có thể phát triển như là tác nhân chống ung thư [15].
Hình 14: Các ent-kauran bán tổng hợp từ linearol
Từ phần chiết etanol của lá Isodon xerophilus đã tách được 3 ent-kauran diterpenoid (các xerophilusin L-N, 123-125) và ponicidin (128). Hợp chất 128 có khả năng gây độc tế bào mạnh nhất lên hai dòng tế bào ung thư K562 và T24 với giá trị IC50 lần lượt là 0,09 và 0,32 µg/ml. Hợp chất 125 gây ảnh hưởng ức chế yếu IC50 > 15,6 µg/ml [28].
125 128
Hai diterpen axit spasmolytic, ent-kaur-16-en-19-oic acid (129) và ent-beyer-15-en-19-oic acid (130) đã được tách ra từ thân của Viguiera hypargyrea có hoạt tính chống lại Staphylccoccus aureus, Enterococcus feacalis và Candida albicans. Hợp chất 130 ức chế ở nồng độ 63,54% và không phụ thuộc vào nồng độ, giá trị ED50 = 4,9 µg/ml. Hợp chất 129 thể hiện ức chế ở 8,04%, liều dùng là 10 µg/ml [40].
Nghiên cứu hóa thực vật thân của Bruguiera gymnorrhiza tách được 3 ent-kauran diterpenoid mới, 13, 16α, 17-trihydroxy-ent-9(11)-kauren-19-oic acid (131), 16 α, 17-dihydroxy-ent-9(11)-kaurene-19-al (132), 17-chloro-13, 16α -dihydroxy-ent-kauran-19-al (133) cùng 9 hợp chất ent-kaurane diterpen đã biết. Hầu hết các hợp chất được thử độc tế bào với dòng tế bào L-929, K562 và dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela. Các hợp chất 16αH-17,19-ent-kauranediol (134), 13-hydroxy-16-ent-kauren-19-al (135), 16-ent-kauren-19-ol (136) chống lại hai dòng tế bào ung thư K562 và L-929. Hợp chất 16-ent-kauren-19-ol (136) chọn lọc nhất cho hoạt tính này IC50 = 6,8 µg/ml [23].
Các loài Rabdosia ở Trung Quốc được sử dụng trong y học cổ truyền như tác nhân chống ung thư và chống viêm nhiễm. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học của lá và thân cùng các hoạt tính sinh học đối với các loài Rabdosia khác nhau, đặc biệt là Rabdosia rubescens (Hemsl.) Hara. Các kauran diterpen như oridonin (137) và ponicidin (138) là những chất độc tế bào chính trong các loài Rabdosia [32].
137 138
Các hợp chất 139, 140, 144, 145 và 146 tách ra từ ngọn của Isodon enanderianus gây độc tế bào mạnh lên dòng tế bào K562 với IC50 lần lượt là 0,67; 0,16; 0,59; 0,13; 0,87 µg/ml. Các hợp chất 141 và 142 không gây độc tế bào đối với dòng tế bào K562 [38].
R1
R2
R3
R4
R5
139
OH
OAc
OH
H
=O
140
OAc
H
OH
H
=O
143
OAc
H
OH
H
β-OH
144
145
146
OAc
OAc
OH
H
H
OAc
H
H
H
OH
OH
H
β-OH
=O
=O
Hình 15: Các ent-kauran từ Isodon enanderianus
Năm ent-kauran diterpenoid mới, các ludongnin F-J (147-151) cùng với 10 hợp chất đã biết, các guidongnin A-C (152-154), angustifolin (155), 6-epiangustifolin (156), sculponeatin J (157) và gardenin D đã được tách ra từ lá của Isodon rubescens var. lushiensis. Tất cả các hợp chất 147-159 đã được đánh giá ảnh hưởng ức chế lên tế bào ung thư K562. Hợp chất 151-152, 155-158 gây ảnh hưởng ức chế mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 0,18; 0,30; 0,23; 0,87; 0,83; 0,25 µg/ml. Trong khi các hợp chất còn lại 147-150, 153-154 không có hoạt tính (IC50 > 50 µg/ml). Điều này xác nhận rằng cấu hình cyclopentanon với một nhóm exomethylen là trung tâm hoạt động gây hoạt tính. Hợp chất 151 gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư gan CA và dòng tế bào ung thư cổ tử cung Hela với giá trị IC50 lần lượt là 0,09 và 0,70 µg/ml [24].
R1
R2
R3
R4
147
α-OCH3
H
=O
β-CH3
148
α-OCH3
H
=O
α-CH3
149
β-OCH3
H
=O
α-CH3
150
β-OCH3
H
=O
β-CH3
151
α-OCH3
H
=O
=CH2
152
=O
OH
α -OH
=CH2
153
=O
H
=O
β-CH3
154
=O
OH
=O
β-CH3
155
β-OCH3
OH
=O
=CH2
156
α-OCH3
OH
=O
=CH2
157
=O
OH
=O
=CH2
158
=O
H
=O
α-CH3
Hình 16: Các ent-kauran tách ra từ lá Isodon rubescens var. lushiensis
Năm 2006, lần đầu tiên trên thử nghiệm hoạt tính kháng vi khuẩn Staphylococus aureus kháng methicillin đã được Phan Minh Giang và cộng sự thực hiện trên các ent-kauran diterpenoid được phân lập từ Croton tonkinensis [22]. Các diterpenoid hoạt động nhất là ent-18-acetoxy-11α-hydroxykaur-16-en-15-one (MIC 32 µg/ml), ent-18-acetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-one 32 (500 µg/ml) và ent-18-acetoxy-7β, 14α-dihydroxykaur-16-en-15-one 32 (125 µg/ml).
Chương 2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Nguyên liệu thực vật
Mẫu thực vật được thu hái vào thời điểm thích hợp trong năm. Mẫu tươi sau khi lấy về được rửa sạch, hong khô nơi thoáng mát và sấy khô ở 50oC. Sau đó, xay mẫu khô thành dạng bột mịn. Bột nguyên liệu thực vật được ngâm chiết với các dung môi như metanol, rồi phân bố chọn lọc trong các dung môi thích hợp (n-hexan, diclometan) để thu được các phần chiết.
2.1.2 Các phương pháp phân tích, phân lập các hợp chất
Để phân tích và phân tách các phần chiết của cây khổ sâm Bắc Bộ cũng như phân lập các chất đã sử dụng các phương pháp sắc ký như sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký cột thường (CC), sắc ký cột nhanh (FC) và các phương pháp kết tinh phân đoạn.
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản silica gel tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254, dày 0,2 mm (Merck). Hiện màu các vệt bằng thuốc thử dung dịch vanilin/H2SO4 1%, Dragendoff-Munier và soi đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm.
Sắc ký cột (CC) được thực hiện dưới trọng lực của dung môi dưới áp suất khí quyển. Chất hấp phụ cho sắc ký cột là silica gel Merck các cỡ hạt, được nhồi theo phương pháp nhồi ướt.
2.1.3 Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất
Cấu trúc của hợp chất phân lập được đã được khảo sát nhờ sự kết hợp các phương pháp phổ: phổ khối lượng (EI-MS), phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1D NMR) là 1H NMR, 13C NMR, DEPT.
2.1.4 Điều chế các phần chiết từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ
Bột khô lá cây khổ sâm Bắc Bộ được ngâm chiết 2 lần với metanol khan ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết metanol được cất loại dung môi xuống còn 1/10 thể tích rồi pha loãng bằng nước cất theo một tỷ lệ thích hợp. Dịch metanol-nước được chiết lần lượt với dung môi không hoặc ít phân cực như n-hexan, diclometan. Sau khi được làm khô, cất loại dung môi các dịch chiết cho các phần chiết tương ứng n-hexan, diclometan (D).
Sơ đồ 1: Qui trình chiết lá cây khổ sâm Bắc Bộ
Bột lá cây khổ sâm Bắc Bộ
1. Chiết với metanol
2.Gộp cô dung môi
Phần chiết MeOH
Phần bã
1.Chiết với n-hexan
2. Làm khô dịch chiết bằng Na2SO4
3. Cất loại dung môi
Dịch nước
Phần chiết n-hexan (H)
1.Chiết với diclometan
2. Làm khô dịch chiết bằng Na2SO4
3. Cất loại dung môi
Dịch nước
Phần chiết diclometan (D)
2.2 Qui trình phân lập các ent-kauran diterpenoid từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)
Để phân lập các ent-kauran diterpenoid, ta đi từ phần chiết D (xem 3.3.2).
15 gam phần chiết D được tẩm với 10 gam silica gel (Merck, 0,063-0,100mm) thu được hỗn hợp bột tơi màu nâu sẫm. Phân tách hỗn hợp này bằng sắc ký cột (CC) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan-axeton thu được 8 phân đoạn từ D1 đến D8. Nhóm phân đoạn D2 sau đó được phân tách lại bằng sắc ký cột thường (CC) trên chất hấp phụ silica gel (Merck, 0,063–0,200mm) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan-axeton, ta thu được 3 nhóm phân đoạn D2.1, D2.2, D2.3. Nhóm phân đoạn D2.2 thấy có tinh thể hình kim màu trắng kết tinh, lấy ra kết tinh lại trong axeton thu được một chất tinh khiết CH1 (1). Nhóm phân đoạn D2.3 thu được một hỗn hợp hai tinh thể đồng kết tinh rất khó tách ký hiệu là hỗn hợp 2 chất CH2 (7) và CH3 (8).
1 7 8
Sơ đồ 2: Qui trình phân tách phần chiết diclometan (D)
D (15 g)
CC, silica gel (0,063 – 0,100 mm),
80 pđ (150 ml/ pđ)
D2
26 – 39
0,5 g
D1
1 – 25
0,6 g
D3
40 – 80
1,4 g
CC, silica gel (0,063 – 0,100 mm),
35 pđ (15 ml/ pđ)
D2.2
10–15
0,5 g
D2.1
Pđ 1- 9
0,3 g
D2.3
26–35
0,2 g
Rửa, n-hexan - axeton
Kết tinh lại, axeton
7 + 8
1
2.3 Chuyển hoá các ent-kauran diterpenoid
Các chất ent-kauran diterpenoid được phân lập từ cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae) có hoạt tính khá phong phú. Các chất này có hoạt tính kháng kí sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum in vitro. Đồng thời chúng cũng có tác dụng ức chế rõ rệt đối với một số dòng tế bào ung thư (Hep-G2, RD, FI, VR) và có tác dụng ức chế đối với một số vi sinh vật như vi khuẩn. Với mục đích thực hiện chuyển hoá ở một số nhóm chức của các chất này để nhận được các hợp chất mới có hoạt tính tốt hơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số phản ứng chuyển hoá của chúng.
Hình 17: Sơ đồ các phản ứng chuyển hóa chất 1
Hình 18: Sơ đồ các phản ứng chuyển hóa hỗn hợp chất 7 và 8
2.3.1 Phản ứng epoxi hóa
Cân 0,5 g chất đầu vào bình cầu phản ứng có dung tích 50 ml. Hòa tan hết chất đầu trong 16 ml CH2Cl2. Cho 0,4 g MCPBA vào bình, hòa tan hoàn toàn trong 16 ml CH2Cl2. Làm lạnh bình phản ứng đến -10oC. Làm lạnh dung dịch peaxit đến -5oC. Nhỏ giọt dung dịch peaxit vào bình phản ứng, khuấy đều trong thời gian 40’. Khuấy tiếp hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng, rồi để yên trong 3 ngày.
Cho hỗn hợp sau phản ứng lên phễu chiết, lắc hỗn hợp với dung dịch NaHCO3 bão hòa (3 lần, mỗi lần 30 ml), chiết giữ lại lớp dưới CH2Cl2. Cuối cùng rửa bằng nước 4 lần đến pH trung tính. Làm khan dung dịch nhận được bằng Na2SO4. Cất loại dung môi cho sản phẩm thô có màu trắng ngà. Sản phẩm thô được tinh chế bằng sắc kí cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063 -0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton 8:1 thu 10 ml/ phân đoạn cho các sản phẩm epoxit tương ứng. Từ chất đầu là chất (1) thu được sản phẩm chính là A3 (159). Từ chất đầu là hỗn hợp 2 chất (7) và (8) thu được sản phẩm chính là F (160 và 161).
Phản ứng này có mục đích oxi hóa nối đôi ở C-16 và C-17 thành oxit. Phương trình phản ứng:
159
Tinh thể màu trắng, đnc 176 – 178oC.
Rf = 0,35 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 1:1), vệt chất có màu tím hồng khi phun với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%. Vệt có màu vàng sẫm khi phun thuốc thử Dragendoff-Munier.
Phổ 1H NMR của 159 cho thấy sự có mặt của một nhóm cacbonyl [δC 170,4 (s)] một nhóm metin được oxy hóa [δC 76,9 (d), C-7], một nhóm metylen mang oxi ở C-18 [δC 72,1 (t); δH 3,65 (d, J=11,5 Hz) và 3,89 (d, J=11,5 Hz)] và một nhóm axetat [δC 121,1 (q); δH 2,07 (s)]. Một vòng epoxit đã hình thành ở vị trí cũ của nối đôi C-16/C-17 [δC 51,4 (t); δH 2,59 (d, J=6,0 Hz)], vòng này được liên kết với một vòng lacton [δC 170,4 (t)] bằng một cầu axetat [δC 91,1 (s)].
160: Phổ 1H-NMR cho thấy sự có mặt của hai nhóm axetat ở vị trí số 1 và 14 [δH 1,98 (s); 1,99 (s)] và một nhóm OH ở vị trí số 7 [δH 4,17 (brs)] đồng thời có một vòng epoxit được hình thành ở vị trí cũ của nối đôi [δH, 3,26 (d, J=10,5 Hz)].
161: Phổ 1H-NMR cho thấy sự có mặt của hai nhóm axetat ở vị trí số 1 và 7 [δH 2,01 (s); 2,02 (s)] và một nhóm OH ở vị trí số 14 [δH 5,04 (s)] đồng thời có một vòng epoxit được hình thành ở vị trí cũ của nối đôi [δH, 3,18 (d, J=11,0 Hz)].
2.3.2 Phản ứng mở vòng epoxit A3 bằng thủy phân kiềm
Cân 100 mg chất A3 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng với dung dịch NaOH 2,5% trong MeOH (10 ml) trên nồi nước nóng trong 2h. Sau phản ứng thêm nước cất vào bình phản ứng. Chiết hỗn hợp phản ứng 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 6 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng nước cất đến môi trường trung tính. Làm khan dung dịch nhận được bằng Na2SO4, lọc và cất loại diclometan, thu được cặn thô. Cặn thô được tinh chế bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063 -0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v) thu 8 ml/ phân đoạn cho tinh thể L (162).
Phản ứng này có mục đích thủy phân epoxit thành diol. Phương trình phản ứng:
159 162
162
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,65 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (1:2, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
Phổ 13C NMR và DEPT chỉ ra sự có mặt của 22 nguyên tử C, có một nhóm cacbonyl [δC 180,3 (s)], có bốn nguyên tử C bậc 4 [δC 36,9; 38,2; 82,7; 87,9], một nhóm metylen mang oxi ở C-18 [δC 70,0; δH 3,76 (d, J=10,5 Hz) và 3,95 (d, J=10,5 Hz). Một vòng epoxit ở vị trí C-16/C-17 [δC 62,4; δH 3,0 (d, J = 11,0 Hz)], vòng này được liên kết với một vòng lacton [δC 180,3 ] bằng một cầu axetat [δC 87,9 (s)]
2.3.3 Phản ứng thủy phân hỗn hợp epoxit F bằng phức BF3.Et2O
Cho 20 mg epoxit A1 được hòa tan trong CHCl3 khan vào bình cầu phản ứng được khuấy từ trong điều kiện được làm lạnh bằng đá. Thêm 5 giọt BF3.Et2O vào bình phản ứng. Sau 5 phút, hỗn hợp phản ứng được rửa bằng dung dịch NaHCO3, được làm khan trên Na2SO4, lọc và cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn thô. Cặn thô được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063 -0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (10:1, v/v) thu 5 ml/ phân đoạn cho tinh thể F2 (163).
161 160 163
163
Tinh thể màu trắng dạng bột.
Rf = 0,32 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
Phổ13C NMR chỉ ra sự có mặt của một nhóm cacbonyl [δC 217,1], có năm nguyên tử C bậc 4 [δC 21,5; 32,9; 42,8; 61,9; 62,4], phổ 1H NMR chỉ ra sự có mặt của một nhóm axetat [δH 2,01 (s)], một vòng epoxit ở vị trí C-16/C-17 [δC 62,4; 48,3 δH 2,91 (d, J = 11,0 Hz)].
2.3.4 Phản ứng thủy phân
Cân 200 mg chất đầu cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 5 ml metanol chứa 15% KOH vào bình phản ứng. Hỗn hợp phản ứng được đun hồi lưu ở nhiệt độ khoảng 70 – 80oC trong 12 giờ.
Sau khi phản ứng, thêm 30 ml nước cất vào hỗn hợp trên và cất loại metanol. Chiết dung dịch này 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 5ml). Rửa bằng nước đến pH = 7, gộp các dịch chiết diclometan lại, làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm), hệ dung môi là gradient n-hexan-axeton thu 5 ml/ phân đoạn cho các sản phẩm thủy phân tương ứng.
Từ chất đầu là chất 1 thu được sản phẩm chính là 164.
Từ chất đầu là hỗn hợp 2 chất 7 và 8 thu được sản phẩm chính là K2 (165).
Phản ứng này có mục đích thủy phân các nhóm axetat thành nhóm hydroxyl. Phương trình phản ứng:
1 164
7 8 165
165
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,53 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
Phổ13C NMR chỉ ra có năm nguyên tử C bậc 4 [δC 72,7; 32,9; 43; 61,6; 146,0], nối đôi ngoại vòng giữa C-16 và C-17 [δC 146,0; 117,7], phổ 1H NMR cũng chỉ ra không có nhóm axetat trong phân tử.
2.3.5 Phản ứng axetyl hóa chất 1
Cân 50 mg chất 1 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 0,2 ml anhidrit axetic, sau đó cho 0,5 ml pyridin (đã được làm khan kỹ bằng KOH rắn và chưng cất trước khi dùng) vào bình phản ứng. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày.
Sau phản ứng, thêm nước cất và dung dịch HCl 7M vào bình phản ứng. Chiết hỗn hợp phản ứng khoảng 7 lần bằng diclometan (mỗi lần 6 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng nước đến môi trường trung tính. Làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063–0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (6:1, v/v) thu 5ml/ phân đoạn cho tinh thể 166.
2.3.6 Phản ứng oxi hoá chất 1
Cân 50 mg chất 1 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 1 ml clorofoc vào trong bình để hoà tan chất. Sau đó cho vào bình dung dịch A (40mg K2Cr2O7 trong 2,5 ml nước cất) và nhỏ giọt từ từ 0,1 ml axit sunfuric đặc vào. Hỗn hợp phản ứng được khuấy và đun hồi lưu ở nhiệt độ 50 – 60oC trong 3 ngày.
Sau phản ứng chiết dung dịch thu được 5 lần bằng clorofoc (mỗi lần 7 ml). Rửa bằng nước cất đến pH = 7, gộp các dịch chiết clorofoc lại, làm khan và cất loại clorofoc, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm), hệ dung môi là gradient n-hexan-axeton thu 5 ml/ phân đoạn cho tinh thể 167.
2.3.7 Phản ứng oxi hoá hỗn hợp 7 và 8 bằng tác nhân Jones
Cân 10 mg chất đầu vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 10 ml axeton (được làm lạnh đến -20oC) vào bình để hoà tan chất. Sau đó thêm từ từ vào bình dung dịch 1 ml tác nhân Jones (tác nhân Jones được điều chế từ 27g CrO3 và 23 ml H2SO4 đặc sau đó thêm 20 ml nước cất) sao cho nhiệt độ phản ứng không vượt quá -5oC. Sau 5phút phản ứng kết thúc, thêm isopropanol để phá hủy lượng dư tác nhân. Sau phản ứng đổ hỗn hợp phản ứng vào nước, chiết dung dịch thu được khoảng 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 5 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng dung dịch Na2CO3 bão hòa đến pH = 7. Làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063–0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (6:1, v/v) thu 5ml/ phân đoạn cho tinh thể hình kim màu trắng O1 (168).
Phản ứng này có mục đích oxy hoá nhóm ancol bậc hai ở C-7 thành xeton.
7 8 168
168
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,41 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan - axeton (3:1, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
Phổ 13C NMR chỉ ra nối đôi ngoại vòng giữa C-16 và C-17 [δC 145,5; 118,7], có hai nhóm cacbonyl ở vị trí số 7 và 15 [δC 201,5; 205,1], phổ 1H NMR cũng chỉ ra sự có mặt của 2 nhóm axetat ở vị trí số 1 và 14 [δH 1,96; 1,99].
2.4 Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các dẫn xuất ent-kauran diterpenoid
Chủng vi khuẩn Escherichia coli (E. Coli) đứng hàng đầu trong những căn nguyên gây bệnh ỉa chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, gây nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra còn là nguyên nhân của những bệnh khác như viêm phổi, viêm màng não, gây nhiễm trùng vết thương. Chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (còn gọi là tụ cầu) gây nhiễm độc thức ăn, gây viêm ruột cấp, gây ra những nhiễm trùng các bệnh ngoài da. Pseudomonas aeruginosa cũng là chủng vi khuẩn gây bệnh có điều kiện, khi cơ thể người suy giảm miễn dịch vi khuẩn này gây viêm mủ điển hình, viêm phủ tạng (xương, đường tiết niệu...), nhiễm trùng bệnh viện khá phổ biến. Một số loại nấm sợi khi nhiễm vào thức ăn có khả năng gây độc tố, trong đó có chủng nấm mốc Aspergillus niger và Fusarium oxysporum. Các chủng nấm men, ngoài tác dụng lên men khi được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm như chủng Saccharomyces cerevisiae, còn có thể gây ra nhiễm trùng nội tạng, nhiễm trùng đường tiết niệu như chủng Candida albicans [10, 11]. Như vậy, việc khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các phần chiết và các hợp chất được phân lập là rất cần thiết và hữu ích.
Hoạt tính kháng sinh của các ent-kauran diterpenoid thiên nhiên ent-7β-hydroxy-15-oxo kaur-16-en-18-yl axetat (1), ent-1α,14α-diacetoxy-7β-hydroxykaur-16-en-15-one (7), ent-1α,7β-diaxetoxy-14α-hydroxykaur-16-en-15-one (8), ent-18-acetoxy-7α,14β-dihydroxykaur-16-en-15-one (CT2), và các dẫn xuất bán tổng hợp: sản phẩm epoxi hóa chất 1 là A3 (159), sản phẩm epoxi hóa hỗn hợp chất (7+8) là F (160 và 161), sản phẩm mở vòng epoxit A3 (159) là L (162), sản phẩm thủy phân hỗn hợp epoxit F (160 và 161) là F2 (163), sản phẩm thủy phân chất 1 là 164, sản phẩm thủy phân hỗn hợp chất (7+8) là K2 (165), sản phẩm axetyl hóa chất 1 là 166, sản phẩm oxi hóa chất 1 là 167, sản phẩm oxi hóa hỗn hợp chất (7+8) là 168 đã được thử nghiệm trên phiến vi lượng 96 giếng theo phương pháp của Vander Berghe và Vlietlinck (1991) [35]. Các chủng vi sinh vật được thử nghiệm bao gồm hai chủng vi khuẩn Gram (-), Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, hai chủng vi khuẩn Gram (+), Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus, hai chủng nấm mốc Aspergillus niger và Fusarium oxysporum, và hai chủng nấm men Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae.
Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định nói trên đã xác định các tác nhân kháng khuẩn và kháng nấm mới thuộc dãy ent-kauran diterpenoid. Các hoạt tính tập trung vào các chủng vi khuẩn E. coli và S. aureus với các giá trị MIC tương ứng là 25 và 50 µg/ml O1(168). Dẫn xuất 167 (MIC 12,5 µg/ml), 166, CT2, 7 (MIC 50 µg/ml) kháng S. aureus. Các hoạt tính kháng nấm A. niger đã được phát hiện cho 166 (MIC 25 µg/ml); 167 (50 µg/ml), 1 (50 µg/ml) và kháng nấm S. cerevisiae cho 1 (50 µg/ml).
Chương 3
PHẦN THỰC NGHIỆM
3.1 Đối tượng và kỹ thuật thực nghiệm
3.1.1 Nguyên liệu thực vật
Nguyên liệu thực vật là toàn bộ phần lá của cây khổ sâm Bắc Bộ. Cây được thu hái ở Hà Nội vào tháng 9 năm 2004. Mẫu cây được rửa sạch, hong trong bóng râm, sau đó tuốt lá, nhặt bỏ cành và đem sấy ở nhiệt độ 40oC. Khi mẫu lá cây đã khô hoàn toàn, đem xay thành bột mịn. Bột nguyên liệu thực vật được ngâm chiết với metanol, rồi phân bố chọn lọc trong các dung môi thích hợp n-hexan, diclometan và etyl axetat để thu được các phần chiết.
3.1.2 Dung môi
Các dung môi (n-hexan, axeton, cloroform, diclometan, metanol và etyl axetat) đều được làm khan và chưng cất lại. Sau đó pha hệ dung môi theo tỷ lệ phù hợp với yêu cầu sử dụng trong sắc ký. Lắc kỹ cho các dung môi trộn đều nhau trong hệ rồi mới cho vào bình khai triển đáy bằng có nắp nhám kín. Để yên dung môi đến khi bão hòa mới sử dụng để chạy sắc ký lớp mỏng.
3.1.3 Các thuốc thử phát hiện các lớp chất
Dùng ánh sáng đèn UV (l 254 nm) và các thuốc thử vanilin/axit sunfuric 1%, thuốc thử Dragendoff – Munier và thuốc thử FeCl3
- Điều chế thuốc thử vanilin/axit sunfuric: Hoà tan hoàn toàn 1,86 g vanilin trong 100 ml axít sunfuric đặc thu được dung dịch thuốc thử vanilin/axit sunfuric
- Điều chế thuốc thử Dragendoff – Munier
Pha chế dung dịch gốc từ các dung dịch sau:
Dung dịch A
Dung dịch B
Bi(NO3)5 17g
Axit tactric 200g
Nước 800ml
KI 160g
Nước 400ml
Trộn lẫn hai dung dịch A và B với nhau thu được dung dịch gốc có màu da cam. Dung dịch gốc này cần được bảo quản trong chai màu nâu, tránh ánh sáng và để lạnh. Khi cần sử dụng ta pha dung dịch gốc thành dung dịch thuốc thử như sau:
Dung dịch gốc 50ml
Axit tactric 200g
Nước 400ml
3.1.4 Các phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất
Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản silica gel tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254, dày 0,2 mm (Merck).
Cách đưa chất lên lớp mỏng: lấy một lượng nhỏ cặn chiết hoà tan bằng 2 – 3 giọt dung môi thích hợp, sau đó dùng capilla chấm chất lên lớp mỏng.
Dung môi:
Các dung môi (n-hexan, axeton, clorofoc, benzen, và metanol) đều được làm khan và chưng cất lại. Sau đó pha các hệ dung môi theo tỉ lệ phù hợp. Lắc kỹ cho các dung môi trộn đều nhau trong hệ rồi cho vào bình triển khai đáy bằng có nắp nhám kín. Để yên dung môi đến khi bão hoà mới sử dụng để chạy sắc ký lớp mỏng.
Sắc ký cột (FC và CC)
Trong sắc ký cột nhanh (FC) đã áp dụng không khí nén với áp lực từ 0,2 – 0,3 bar để đẩy dung môi chạy qua cột sắc ký. Chất hấp phụ dùng ở đây là silica gel 60 Merck ( cỡ hạt 0,015 – 0,040 mm hoặc 0,040 –0,063 mm ). Cột tách sắc ký là một ống thuỷ tinh hình trụ, phía dưới có khoá. Cột có đường kính tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Tốc độ rửa giải là 1 – 1,5 ml/phút.
Sắc ký cột thường (CC) được dùng với chất hấp phụ silica gel 60 Merck (cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm, 0,063 – 0,100 mm, hoặc 0,063 – 0,200 mm). Quá trình chạy cột được thực hiện dưới trọng lực của dung môi.
Dung môi sử dụng trong sắc ký cột là n-hexan, etyl axetat (EtOAc), toluen, axeton, clorofoc, metanol... Các dung môi đều được làm khan, chưng cất lại và bảo quản trong chai kín.
Chất cần phân tách bằng sắc ký cột được hoà tan trong dung môi, thêm một lượng nhỏ chất hấp phụ. Trộn đều hỗn hợp và làm bay hơi hết dung môi, thu được một hỗn hợp ở dạng bột tơi. Khi đưa chất lên cột chất hấp phụ phải dàn đều và dùng bông thuỷ tinh hoặc cát phủ lên bề mặt chất.
Nhồi cột sắc ký theo phương pháp nhồi khô hay nhồi ướt. Trong quá trình nhồi cột phải loại bỏ triệt để các bọt khí bằng cách cho dung môi chảy qua cột nhiều lần và gõ nhẹ vào thân cột để cột được nén đều sau đó để yên qua đêm cho cột ổn định.
3.1.5 Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất
*Phổ hồng ngoại (IR) được ghi trên thiết bị Impact 410 – Nicolet FT–IR.
*Phổ khối lượng (EI-MS và HR-EI-MS) thiết bị Hewlett Packard 5989 B MS và Varian MAT 44S.
*Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
1H NMR được ghi trên máy Brucker Avance 500.
13C NMR (với chương trình DEPT) được ghi trên máy Brucker Advance 500.
TMS (tetrametyl silan) (1H NMR) hoặc tín hiệu của dung môi (13C NMR) là chất chuẩn nội. Độ chuyển dịch hoá học được biểu thị bằng ppm.
Điểm nóng chảy được đo trên bộ dụng cụ Boetius (Đức).
3.2 Điều chế các phần chiết từ cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)
1 kg bột lá khô của cây khổ sâm Bắc Bộ được ngâm chiết 2 lần với metanol khan ở nhiệt độ phòng, mỗi lần 3-4 lít metanol, cách nhau 3 ngày. Tiến hành lọc trên phễu Buchne, mỗi lần tráng bã lá bằng 100ml metanol. Dịch lọc sau 2 lần chiết, được gom lại rồi tiến hành cô quay dưới áp suất thấp để còn lại 650ml dịch chiết metanol. Lấy 100 g bã lá sau khi lọc lần hai để ngâm tiếp với một lượng vừa đủ metanol, sau 3 ngày lấy dịch lọc kiểm tra trên sắc ký bản mỏng. Hiện màu các vệt bằng soi đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm và phun với các thuốc thử vanillin/H2SO4 1%, Dragendoff – Munier, so sánh với chất chuẩn thấy không còn vệt chất chuẩn nên coi quá trình ngâm chiết đã hoàn thành.
Pha loãng dịch metanol bằng nước cất theo một tỉ lệ thích hợp (metanol/ nước: 1/1) và chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần là n-hexan và diclometan. Dịch n-hexan thu được là 1l và dịch diclometan là 1l. Dịch diclometan được làm khan bằng Na2SO4 và loại kiệt dung môi dưới áp suất giảm để thu được phần chiết diclometan (D).
3.3 Phân tách ent-kauran diterpenoid từ lá cây khổ sâm Bắc Bộ
3.3.1 Khảo sát phần chiết diclometan D bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sử dụng bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck). Hệ dung môi n-hexan-axeton 3:1 v/v. Phát hiện vệt chất trên lớp mỏng bằng ánh sáng tử ngoại, phun thuốc thử vanilin/H2SO4 1% và thuốc thử Dragendorff-Munier.
Bảng 1: Kết quả khảo sát TLC phần chiết diclometan (D)
(TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (2:1, v/v)
STT
Rf
Đèn UV (l 254 nm)
Thuốc thử vanilin/ axit sunfuric
1
0,86
phát quang hồng
tím
2
0,69
xanh
tím hồng
3
0,47
hồng
tím
4
0,36
vàng
xanh
5
0,32
-
tím sẫm
6
0,27
nâu
tím nhạt
7
0,24
nâu nhạt
xanh
Ghi chú: Vệt (-) là không có màu
3.3.2 Qui trình phân tách phần chiết diclometan D bằng phương pháp sắc ký cột
15 gam phần chiết D được tẩm với 10 gam silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,100mm) thu được hỗn hợp bột tơi màu nâu sẫm. Phân tách hỗn hợp này bằng sắc ký cột (CC) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan-axeton thu được 8 phân đoạn từ D1 đến D8. Nhóm phân đoạn D2 sau đó được phân tách lại bằng sắc ký cột thường (CC) trên chất hấp phụ silica gel (Merck, 0,063–0,200 mm) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan-axeton, ta thu được 3 nhóm phân đoạn D2.1, D2.2, D2.3. Nhóm phân đoạn D2.2 có tinh thể hình kim màu trắng kết tinh, lấy phần tinh thể ra kết tinh lại trong axeton thu được một chất tinh khiết, ký hiệu là chất 1. Từ nhóm phân đoạn D2.3 thu được một hỗn hợp hai tinh thể đồng kết tinh không phân tách được bằng phương pháp sắc ký cột là 7 và 8.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất 1:
Tinh thể màu trắng hình kim, đnc. 135 – 138oC;
Rf = 0,46 (TLC, silica gel, hệ dung môi axeton-diclometan (10:1, v/v), vệt chất có màu tím hồng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): δ (ppm) 0,74 (1H, tdq, J = 13Hz, 40 Hz, 0,9 Hz, Hβ-1), 0,84 (3H, s, 3H-19), 1,14(3H, d, 3H-20), 1,23 (1H, brd, J = 8,5 Hz, Hβ-9), 1,28 (1H, dd, J = 1,26 Hz, 1,8 Hz, Hβ -5), 1,35 (1H, m, Hβ-3), 1,38 (1H, brd, J = 4,2 Hz, Hα-3), 1,45 (1H, q, J = 12,0 Hz, Hα-6), 1,47 (1H, m, Hβ-11), 1,50 (1H, m, Hβ-2), 1,63 (1H, s, OH), 1,65 (1H, m, Hα-2), 1,70 (1H, ddd, J = 12,0 Hz, 4,4 Hz, 1,6 Hz, Hβ-6), 1,70 (1H, m, Hβ-12), 1,79 (1H, ddd, J = 3,5 Hz, 3,5 Hz, 13 Hz, Hα-1), 1,96 (1H, tdd, J = 13,0 Hz, 6,2 Hz, 2,7 Hz, Hα-12), 2,07 (1H, brd, H-14), 2,10 (3H, s, OCOCH3), 3,10 (1H, m, H-13), 3,66 (1H, d, J = 10,8 Hz, H-18A), 3,87 (1H, d, J = 10,8 Hz, H-18B), 4,05 (1H, dd, J = 4,4 Hz, 12,0 Hz, Hβ-7), 5,29 (1H, t, J = 1,1 Hz, H-17A), 5,97 (1H, t, J = 1,1 Hz, H-17B).
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): δ (ppm) 17,5 (t, C-2), 17,5 (q, C-19), 18,0 (t, C-11), 18,2 (q, C-20), 21,1 (q, OCOCH3), 27,7 (t, C-6), 27,9 (t, C-14), 32,8 (t, C-12), 35,4 (t, C-3), 36,4 (s, C-4), 37,6 (d, C-13), 38,9 (t, C-1), 39,6 (s, C-10), 46,3 (d, C-5), 51,8 (d, C-9), 58,3 (s, C-8), 70,8 (d, C-7), 72,3 (t, C-18), 115,0 (t, C-17), 149,2 (s, C-16), 171,2 (s, OCOCH3), 209,7 (s, C-15).
3.4 Các phản ứng chuyển hóa các ent-kauran
3.4.1 Phản ứng epoxi hóa
Cân 0,5 g chất đầu vào bình cầu phản ứng có dung tích 50 ml. Hòa tan hết chất đầu trong 16 ml CH2Cl2. Cho 0,4 g MCPBA vào bình, hòa tan hoàn toàn trong 16 ml CH2Cl2. Làm lạnh bình phản ứng đến -10oC. Làm lạnh dung dịch peaxit đến -5oC. Nhỏ giọt dung dịch peaxit vào bình phản ứng, khuấy đều trong thời gian 40’. Khuấy tiếp hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng, rồi để yên trong 3 ngày.
Cho hỗn hợp sau phản ứng lên phễu chiết, lắc hỗn hợp với dung dịch NaHCO3 bão hòa (3 lần, mỗi lần 30 ml), chiết giữ lại lớp dưới CH2Cl2. Cuối cùng rửa bằng nước 4 lần đến pH trung tính. Làm khan dung dịch nhận được bằng Na2SO4. Cất loại dung môi cho sản phẩm thô có màu trắng ngà. Sản phẩm thô được tinh chế bằng sắc kí cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton 8:1 thu 10 ml/ phân đoạn cho các sản phẩm epoxit tương ứng. Từ chất đầu là chất 1 thu được sản phẩm chính là A3 (159) (0,41 g). Hiệu suất phản ứng là 73%.
Từ chất đầu là hỗn hợp 2 chất 7 và 8 thu được sản phẩm chính là F (hỗn hợp 160 và 161) (0,42 g). Hiệu suất phản ứng là 81,5%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất A3:
Tinh thể màu trắng, đnc 176 – 178oC.
Rf = 0,35 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-etyl axetat 1:1 (v/v), vệt chất có màu tím hồng khi phun với thuốc thử vanilin/H2SO4 1%. Vệt có màu vàng sẫm khi phun thuốc thử Dragendorff-Munier.
1H-NMR (CDCl3): δ (ppm): 0,86 (3H, s, Me-19), 0,92 (H, dt, J = 13,2 Hz, 3,6 Hz, H-1a), 1,12 (3H, s, Me-20), 1,36(2H, m, 2H-3), 1,40 (1H, m, H-5), 1,48 (1H, q, J = 12,5 Hz, H-6a), 1,58 (1H, m, H-2a), 1,59 (1H, brs, H-9), 1,63 (1H, m, H-2b), 1,65 (1H, m, H-12a), 1,80 (1H, dd, J = 12,5 Hz, H-6b), 1,87 (1H, m, H-1b), 1,92 (2H, m, 2H-11), 1,96 (1H, m, H-12b), 2,0 (1H, brs, H-13), 2,07 (3H, s, OCOCH3), 2,42 (1H, brs, H-13), 2,52 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-17a), 2,80 (1H, d, J = 6,0 Hz, H-17b), 3,65 (1H, d, J = 11,5 Hz, H-18a), 3,83 (1H, dt, J = 12,0 Hz, 4,0 Hz, H-7), 3,89 (1H, d, J = 11,5 Hz, H-18b).
13C-NMR (CDCl3): δ (ppm): 17,5 (t, C-2), 17,8 (t, C-11), 17,84 (q, C-19), 18,4 (q, C-20), 21,0 (q, -OCOCH3), 24,8 (t, C-14), 26,8 (t, C-6), 26,9 (t, C-12), 33,1 (d, C-13), 35,2 (t, C-3), 36,3 (s, C-4), 39,7 (t, C-1), 40,0 (s, C-10), 46,2 (d, C-5), 51,38 (d, C-9), 51,4 (t, C-17), 55,9 (s, C-8), 72,1 (t, C-18), 76,9 (d, C-7), 91,1 (s, C-16), 170,4 (s, C-15), 171,1 (s, - OCOCH3).
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất F:
Bột vô định hình màu trắng.
Rf = 0,59 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton 2:1 (v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
160: 1H-NMR (CDCl3): δ (ppm): 0,91 (3H, s, CH3-19), 0,95 (3H, s, CH3-18), 1,29 (3H, s, CH3-20), 1,98 (3H, s, 14-OAc), 1,99 (3H, s, 1-OAc), 2,91 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-17a), 3,26 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-17b), 4,17 (1H, brs, H-7), 4,89 (1H, s, H-1), 6,16 (1H, s, H-14).
161: 1H-NMR (CDCl3): δ (ppm): 0,88 (3H, s, CH3-19), 0,97 (3H, s, CH3-18), 1,18 (3H, s, CH3-20), 2,01 (3H, s, 1-OAc), 2,02 (3H, s, 7-OAc), 2,94 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-17a), 3,18 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-17b), 4,89 (1H, s, H-1), 5,04 (1H, s, H-14), 5,46 (1H, dd, J = 12,0 Hz, 4,0 Hz, H-7).
3.4.2 Phản ứng mở vòng epoxit A3 bằng thủy phân kiềm
Cân 100 mg chất A3 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Đun hồi lưu hỗn hợp phản ứng với dung dịch NaOH 2,5% trong MeOH (10 ml) trên nồi nước nóng trong 2h. Sau phản ứng thêm nước cất vào bình phản ứng. Chiết hỗn hợp phản ứng 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 6 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng nước cất đến môi trường trung tính. Làm khan dung dịch nhận được bằng Na2SO4, lọc và cất loại diclometan, thu được cặn thô.
Cặn thô được tinh chế bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063 -0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v) thu 8 ml/ phân đoạn cho tinh thể L (162) (60 mg). Hiệu suất phản ứng đạt 42,4%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất L (162):
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,65 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (1:2, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3 + CD3OD, δ, ppm): 0,73 (3H, brs, CH3-19), 1,0 (3H, brs, CH3-20), 2,54 (1H, brs, H-13), 3,0 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-17a), 3,38 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-17b), 3,76 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-18a), 3,77 (1H, dd, J = 11,0 Hz, 5,4 Hz, H-7), 3,95 (1H, d, J = 10,5 Hz, H-18b).
13C-NMR (CDCl3 + CD3OD, δ, ppm): 17,4 (C-19), 17,5 (C-18), 17,6 (C-2), 17,9 (C-11), 26,3 (C-6), 27,3 (C-12), 28,4 (C-14), 34,9 (C-3), 36,9 (C-4), 38,2 (C-10), 39,6 (C-1), 34,8 (C-13), 44,8 (C-5), 54,9 (C-9), 62,4 (C-17), 70,0 (C-18), 73,9 (C-7), 82,7 (C-8), 87,9 (C-16), 180,3 (C-15).
3.4.3 Phản ứng thủy phân hỗn hợp epoxit F bằng phức BF3.Et2O
Cho 20 mg epoxit F được hòa tan trong CHCl3 khan vào bình cầu phản ứng được khuấy từ trong điều kiện được làm lạnh bằng đá. Thêm 5 giọt BF3.Et2O vào bình phản ứng. Sau 5 phút, hỗn hợp phản ứng được rửa bằng dung dịch NaHCO3, được làm khô trên Na2SO4, lọc và cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn thô.
Cặn thô được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063 -0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (10:1, v/v), thu 5 ml/ phân đoạn cho tinh thể F2 (163) (7 mg). Hiệu suất phản ứng là 27%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất F2 (163):
Bột màu trắng vô định hình.
Rf = 0,32 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton 3:1 (v/v), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): 0,91 (3H, s, CH3-19), 0,97 (3H, s, CH3-18), 1,17 (3H, s, CH3-20), 2,01 (3H, s, 1-OAc), 2,29 (1H, brs, H-13), 2,91 (1H, d, J=11,0 Hz, H-17a), 3,18 (1H, d, J=11,0 Hz, H-17b), 4,34 (1H, dd, J=12,5 Hz, 4,0 Hz, H-7), 4,88 (1H, brs, H-14), 5,04 (1H, J=1,5 Hz, H-1).
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): 18,2 (C-11), 18,6 (C-20), 21,3 (C-19), 21,5 (1-OAc), 22,7 (C-2), 27,6 (C-6), 28,0 (C-12), 32,9 (C-4), 33,3 (C-20), 34,9 (C-3), 42,8 (C-10), 42,9 (C-13), 45,5 (C-9), 47,2 (C-5), 48,3 (C-17), 61,9 (C-8), 62,4 (C-16), 72,8 (C-1), 74,2 (C-7), 75,4 (C-14), 170,1 (1-OAc), 217,1 (C-15).
3.4.4 Phản ứng thủy phân
Cân 200 mg chất đầu cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 5 ml metanol chứa 15% KOH vào bình phản ứng. Hỗn hợp phản ứng được đun hồi lưu ở nhiệt độ khoảng 70 – 80oC trong 12 giờ.
Sau khi phản ứng, thêm 30 ml nước cất vào hỗn hợp trên và cất loại metanol. Chiết dung dịch này 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 5 ml). Rửa bằng nước đến pH = 7, gộp các dịch chiết diclometan lại, làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm), hệ dung môi là gradient n-hexan-axeton thu 5 ml/ phân đoạn cho các sản phẩm thủy phân tương ứng.
Từ chất đầu là chất 1 thu được sản phẩm chính là 164 (90 mg). Hiệu suất phản ứng là 75%.
Từ chất đầu là hỗn hợp 2 chất 7 và 8 thu được sản phẩm chính là K2 (165) (83 mg). Hiệu suất phản ứng là 74%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất K2 (165):
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,53 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): 0,89 (3H, s, CH3-19), 0,96 (3H, S, CH3-18), 1,09 (3H, s, CH3-20), 3,08 (1H, s, H-13), 3,69 (1H, brs, OH), 4,37 (1H, dt, J = 12,5 Hz, 4,0Hz, H-7), 4,91 (1H, s, H-1), 5,29 (1H, s, H-14), 5,41 (1H, s, H-17a), 6,18 (1H, s, H-17b),
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): 18,6 (C-20), 21,4 (C-19), 33,2 (C-18), 117,7 (C-17), 146,0 (C-16), 206,5 (C-15), 76,1 (C-14), 44,2 (C-13), 32,3 (C-12), 16,6 (C-11), 43,0 (C-10), 48,1 (C-9), 61,6 (C-8), 72,9 (C-7), 27,3 (C-6), 47,6 (C-5), 32,9 (C-4), 35,0 (C-3), 22,7 (C-2), 72,7 (C-1).
3.4.5 Phản ứng axetyl hóa chất 1
Cân 50 mg chất 1 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 0,2 ml anhidrit axetic, sau đó cho 0,5 ml pyridin (làm khan kỹ bằng KOH rắn và chưng cất trước khi dùng) vào bình phản ứng. Phản ứng được tiến hành ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày.
Sau phản ứng, thêm nước cất và dung dịch HCl 7M vào bình phản ứng. Chiết hỗn hợp phản ứng khoảng 7 lần bằng diclometan (mỗi lần 6 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng nước đến môi trường trung tính. Làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063–0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (6:1, v/v) thu 5ml/ phân đoạn cho tinh thể 166 (47mg). Hiệu suất phản ứng là 89,5%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất 166:
Tinh thể hình kim, màu trắng.
Rf = 0,63 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-etyl axetat (2:1, v/v), vệt chất có màu tím hồng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): 0,82 (3H, s, Me-19), 1,15 (3H, s, Me-20), 1,91 (3H, s, 7-OAc), 2,13 (3H, s, 18-OAc), 3,10 (1H, sbr, H-13), 3,60 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-18A), 3,85 (1H, d, J = 11.0 Hz, H-18B), 5,10 (1H, dd, J = 11,0 Hz, 4,5 Hz, H-3), 5,29 (1H, s, H-17A), 5,96 (1H, s, H-17B).
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): 17,6 (t, C-2), 17,7 (q, C-19), 17,9 (t, C-11), 18,2 (q, C-20), 21,0 và 21,0 (q, 7-OAc, 18-OAc), 24,4 (t. C-6), 29,2 (t, C-14), 32,6 (t, C-12), 35,7 (t, C-3), 36,4 (s, C-4), 35,7 (d, C-13), 39,0 (t, C-1), 39,7 (s, C-10), 45,9 (d, C-5), 51,9 (d, C-9), 56,2 (s, C-8), 72,0 (d, C-7), 73,1 (t, C-18), 115,2 (t, C-17), 148,8 (s, C-16), 169,5 (s, 7-OAc), 171,4 (s, 18-OAc), 207,4 (s, C-15).
3.4.6 Phản ứng oxi hoá chất 1
Cân 50 mg chất 1 cho vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 1 ml clorofoc vào trong bình để hoà tan chất. Sau đó cho vào bình dung dịch A (40mg K2Cr2O7 trong 2,5 ml nước cất) và nhỏ giọt từ từ 0,1 ml axit sunfuric đặc vào. Hỗn hợp phản ứng được khuấy và đun hồi lưu ở nhiệt độ 50 – 60oC trong 3 ngày.
Sau phản ứng chiết dung dịch thu được 5 lần bằng clorofoc (mỗi lần 7 ml). Rửa bằng nước cất đến pH = 7, gộp các dịch chiết clorofoc lại, làm khan và cất loại clorofoc, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm), hệ dung môi là gradient n-hexan-axeton thu 5 ml/ phân đoạn cho tinh thể 167 (42 mg). Hiệu suất phản ứng đạt 82,5%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất 167:
Bột màu trắng vô định hình.
Rf = 0,69 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-etyl axetat (2:1, v/v), vệt chất có màu vàng da cam khi phun thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): 0,85 (3H, s, Me-19), 0,94 (3H, s, Me-20), 2,11 (3H, s, 18-OAc), 2,40 (1H, dd, J = 18,5 Hz, 11,5 Hz, H-6A), 2,71 (1H, dd, J = 18,5 Hz, 8,0 Hz, H-6B), 3,02 (1H, dd, J = 8,5 Hz, 4,5 Hz, H-13), 3,64 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-18A), 3,82 (1H, d, J = 11,0 Hz, H-18B), 5,39 (1H, s, H-17A), 5,92 (1H, s, H-17B).
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): 14,8 (q, C-20), 17,2 (q, C-19). 17.5 (t, C-2), 17,7 (t, C-11), 21,0 (q, 18-OAc), 27,7 (t, C-6), 30,2 (t, C-14), 35,1 (d, C-13), 35,8 (t, C-3), 36,8 (s, C-4), 38,2 (s, C-10), 38,4 (t, C-12), 39,2 (t, C-1), 44,0 (d, C-5), 54,9 (d, C-9), 63,8 (s, C-8), 72,2 (t, C-18), 116,9 (t, C-17), 151,2 (s, C-16), 171,5 (s, 18-OAc), 203,2 (s, C-7), 210,7 (s, C-15).
3.4.7 Phản ứng oxi hoá hỗn hợp 7 và 8 bằng tác nhân Jones
Cân 20 mg chất đầu vào bình cầu phản ứng có dung tích 25 ml. Thêm 10 ml axeton (được làm lạnh đến -20oC) vào bình để hoà tan chất. Sau đó thêm từ từ vào bình dung dịch 1 ml tác nhân Jones (tác nhân Jones được điều chế từ 27g CrO3 và 23 ml H2SO4 đặc sau đó thêm 20 ml nước cất) sao cho nhiệt độ phản ứng không vượt quá -5oC. Sau 5 phút phản ứng kết thúc, thêm isopropanol để phá hủy lượng dư tác nhân.
Sau phản ứng đổ hỗn hợp phản ứng vào nước, chiết dung dịch thu được khoảng 3 lần bằng diclometan (mỗi lần 5 ml). Gộp các dịch chiết diclometan lại, rửa bằng dung dịch Na2CO3 bão hòa đến pH = 7. Làm khan và cất loại diclometan, thu được một cặn thô. Cặn thô này được phân tách bằng sắc ký cột trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063–0,100 mm), hệ dung môi n-hexan-axeton (6:1, v/v) thu 5ml/ phân đoạn cho tinh thể hình kim màu trắng O1 (168) (16 mg). Hiệu suất phản ứng đạt 78,5%.
Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của chất O1:
Tinh thể màu trắng hình kim.
Rf = 0,41 (TLC, silica gel, hệ dung môi n-hexan-axeton (3:1, v/v)), vệt chất có màu vàng khi phun với thuốc thử vanilin/ H2SO4.
1H-NMR (CDCl3, δ, ppm): 0,90 (3H, s, CH3-19), 0,91 (3H, s, CH3-18), 1,41 (3H, s, CH3-20), 1,96 (3H, s, 14-OAc), 1,99 (3H, s, 1-OAc), 3,12 (1H, brs, H-13), 4,97 (1H, s, H-1), 5,43 (1H, s, H-17a), 5,76 (1H, s, H-14), 6,19 (1H, s, H-17b).
13C-NMR (CDCl3, δ, ppm): 16,1 (C-11), 17,2 (C-20), 20,8 (1-OAc), 20,9 (14-OAc), 21,1 (C-19), 22,5 (C-2), 31,9 (C-12), 32,3 (C-18), 33,2 (C-4), 34,8 (C-3), 38,1 (C-6), 42,2 (C-10), 43,1 (C-13), 46,6 (C-5), 48,6 (C-9), 68,7 (C-8), 72,9 (C-1), 76,2 (C-14), 118,7 (C-17), 145,5 (C-16), 170,0 (1-OAc), 171,0 (1H-OAc), 201,5 (C-7), 205,1 (C-15).
3.5 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của các dẫn xuất.
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành để đánh giá hoạt tính kháng sinh của các mẫu chiết được thực hiện trên các phiến vi lượng 96 giếng (96-well microtiter plate) theo phương pháp hiện đại của Vander Bergher và Vlietlinck (1991), và MCKane, L., & Kandel (1996).
Các chủng vi sinh vật kiểm định:
Vi khuẩn Gr (-): Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa.
Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus.
Nấm sợi: Aspergillus niger, Fusarium oxysporum.
Nấm men: Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae.
Chứng dương tính:
+ Ampicilin cho vi khuẩn Gr (+)
+ Tetracylin cho vi khuẩn Gr (-)
+ Nystatin hoặc Amphotericin B cho nấm sợi và nấm men
Thuốc tháng sinh được pha trong DMSO 100% với nồng độ thích hợp: Ampicilin: 50 mM; Tetracylin: 10 mM; Nystatin: 0,04 mM.
Chứng âm tính:
Vi sinh vật kiểm định không trộn lẫn kháng sinh và chất thử
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật:
Môi trường duy trì và bảo tồn giống: Sabouraud Dextrose Broth (SDB)-Sigma cho nấm men và nấm mốc. Vi khuẩn trong môi trường Trypcase Soya Broth (TSB)-Sigma.
Môi trường thí nghiệm: Eugon Broth (Difco, Mỹ) cho vi khuẩn, Mycophil (Difco, Mỹ) cho nấm.
Tiến hành thí nghiệm:
Các chủng kiểm định được hoạt hóa và pha loãng tới nồng độ 0,5 đơn vị Mc Fland rồi tiến hành thí nghiệm.
Đọc kết quả:
Kết quả đọc sau khi ủ các phiến thí nghiệm trong tủ ấm 37oC/24 giờ cho vi khuẩn và 30oC/48 giờ đối với nấm sợi và nấm men.
Kết quả dương tính là nồng độ mà ở đó không có vi sinh vật phát triển. Khi nuôi cấy lại nồng độ này trên môi trường thạch đĩa để kiểm tra, có giá trị CFU< 5.
Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC-Minimum Inhibitory concentration) của chất có hoạt tính:
Các mẫu đã có hoạt tính được sàng lọc ban đầu được pha loãng theo các thang nồng độ thấp dần từ (5- 10) thang nồng độ để tính giá trị nồng độ tối thiểu mà ở đó vi sinh vật bị ức chế phát triển gần như hoàn toàn.
Mẫu thô có MIC ≤ 200µg/ml; mẫu tinh có MIC ≤ 50µg/ml là có hoạt tính.
Kết quả thử hoạt tính được nêu ở phần 2.4.KẾT LUẬN
Thực hiện nội dung nghiên cứu phân lập và chuyển hoá ent-kauran diterpenoid từ cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae) và khảo sát hoạt tính sinh học của các sản phẩm nhận được, luận văn đã thu được các kết quả như sau:
Đã phân lập được các ent-kauran diterpenoid 1 và hỗn hợp 7 + 8 làm các chất đầu cho chuyển hóa.
Các chất đầu này được chuyển hóa ở vị trí của các nối đôi và các nhóm chức hidroxy và cacbonyl để tạo thành các dẫn xuất mới. Đã thực hiện thành công phản ứng epoxi hóa ở nối đôi của các ent-kauran diterpenoid và mở vòng epoxit tạo thành nhờ thủy phân hoặc botriflorua eterat; đã thực hiện các phản ứng thủy phân, axetyl hóa và oxi hóa các ent-kauran diterpenoid thành các dẫn xuất dihydroxy, diaxetyl và dixeton tương ứng. Cấu trúc của các sản phẩm chuyển hóa đã được xác định bằng các phương pháp phổ.
Đã thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật với các sản phẩm nhận được. Sản phẩm oxi hóa ent-kauran diterpenoid cho kết quả ức chế tốt đối với một số vi khuẩn và nấm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Phan Tống Sơn (1986), Hoá học các terpen và terpenoid, ĐHTH Hà Nội - ĐHTH Amsterdam, Amsterdam.
Phan Tống Sơn, Lê Đăng Doanh (1976, 1977), Thực hành hoá học hữu cơ (Organikum, dịch từ tiếng Đức), Tập 1, 2, Nhà xuât bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Phan Tống Sơn, Văn Ngọc Hướng, Phan Minh Giang, Taylor Water C. (1999), “Đóng góp vào việc nghiên cứu hoạt chất sinh học từ cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hoá học, 37 (4), tr. 57 – 59.
Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1976, 1980), Cơ sở Hoá học hữu cơ, tập 1, 2, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
Phan Tống Sơn, Lê Huyền Trâm, Phan Minh Giang (2002), “Đóng góp vào việc nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học cây khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae)”, Tạp chí Hoá học, 40, tr. 53 – 57.
Bế Thị Thuần, Trương Văn Như, Nguyễn Duy Khang (1991), “Góp phần nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết lá khổ sâm đối với một số vi khuẩn”, Tạp chí Dược học, 1, tr. 16 – 17.
Bế Thị Thuần, Trương Văn Như (1991), “Nghiên cứu thành phần hoá học của cây khổ sâm và thăm dò tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét thực nghiệm”, Tạp chí Dược học, 5, tr. 11 – 12.
Nguyễn Phùng Tiến, Bùi Minh Đức (2007), Vi sinh vật thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội.
Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn vi sinh vật (2003), Vi sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội.
Viện dược liệu (1990), Cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
Batista R., Braga F. C., Oliveira A. B. (1999), “Synthesis and trypanocidal activity of ent-kaurane glycosides”, Bioorganic & Medicinal Chemistry. 17, pp 381-391.
Block S., Stevigny C., Gillet M. C. D. P., Hoffmann E. D., Uabres G., Adjakidje V., Leclercq J. Q. (2002), “Ent-trachylabdan-3β-ol, a new cytotocic diterpene from Croton zambesicus”, Planta Med. 68, pp. 647 – 649.
Bruno M., Rosselli S., Pibiri I., Kilgore N., Lee K. H. (2002), “Anti-HIV agents derived from the ent-kaurane diterpenoids lineanol”, J. Nat. Prod. 65, pp.1594 – 1597.
Erazo S., Zaldivar M., Delporte C., Backhouse N., Tapia P., Belmonte E., Monache F. D., Negrete R. (2002), “Antibacterial diterpenoids from Fabiana densa var. ramulosa”, Planta Med. 68, pp. 361 – 363.
Phan M. G., Jin H. E., Phan T. S., Lee J. H., Hong Y. S., Lee J. J. (2003), “ent-Kaurane Diterpenoids from Croton tonkinensis Inhibit LPS-Induced NF-κB Activation and NO Production”, J. Nat. Prod. 66, pp. 1217 – 1220.
Phan M. G., Otsuka H., Phan T. S. (2005), “Three minor ent-kaur-16-ene-type diterpene from Croton tonkinensis Gagnep”, Viet nam J. Chem. 43 (2), pp. 263 – 264.
Phan M. G., Phan T. S., Lee J. J., Otsuka H., Wat C. Taylor (2003), “Chemical constituents and therapeutic potential of the Vietnamese medicinal plant Croton tonkinensis GAGNEP. (Euphorbiaceae)”, Asian Symposium on Medicinal Plants, Spices and Other Natural Products (ASOMPS XI), October 2003, Kunming, China.
Phan M. G., Phan T. S., Lee J. J., Otsuka H. (2004), “Four ent-kaurane – Type Diterpenoids from Croton tonkinensis GAGNEP”, Chem. Pharm. Bull. 52 (7), pp. 879 – 882.
Phan M. G., Phan T. S., Hamada Y., Otsuka H. (2005), “Cytotoxic Diterpenoids from Vietnamese Medicinal Plant Croton tonkinensis GAGNEP”, Chem. Pharm. Bull. 53 (3), pp. 296 – 300.
Phan M. G., Phan T. S., Matsunami K., Otsuka H. (2006), “ Anti-staphylococcal activity of ent-kaurane-type diterpenoids from Croton tonkinensis”, J. Nat. Med. 60, pp. 93-95.
Han L., Huang X., Sattler E., Dahse H. M., Lin W., Grabley S. (2004), “New Diterpenoids from the Marine Mangrove Bruguiera gymnorrhiza”, J. Nat. Prod. 67, pp. 1620 – 1623.
Han Q. B., Zhao A. H., Zhang J. X., Lu Y., Zhang L. L., Zheng Q. T ., Sun H. D. (2003), “Cytotoxic Constituents of Isodon rubescens var. lushiensis”, J. Nat. Prod. 66, pp. 1391 – 1394.
Hanson J. R. (1999), Nat. Prod. Rep. 16, pp. 209 – 219.
Jiang B., Hou A. J., Li M. L., Li S. H., Han Q. B., Wang S. H., Lin Z. W., Sun H. D. (2002), “Cytotoxic ent-Kaurane Diterpenoids from Isodon sculponeata”, Planta Med. 68, pp. 921 – 925.
Jiang B., Yang H., Li M. L., Hou A. J., Han Q. B., Wang S. J ., Sun H. D. (2002), “Diterpenoids from Isodon adenantha”, J. Nat. Prod. 65, pp. 1111 – 1116.
Li S. H., Niu X. M., Peng L. Y., Zhang H. T., Yao P., Sun H. D. (2002), “ent-Kaurane Diterpenoids from the Leaves of Isodon xerophilus”, Planta Med. 68, pp. 946 - 948.
Marquina S., Parra J. L., González M., Zamilpa A., Escalante J., María R., Laura Álvarez L. (2009), “Hydroxylation of the diterpenes ent-kaur-16-en-19-oic and ent-beyer-15-en-19-oic acids by the fungus Aspergillus niger” , Phytochemistry. 70, pp. 2017–2022.
Minh P. T., Ngoc P. H., Walter C. T., Cuong N. M. (2004), “A new ent-kaurane diterpenoid from Croton tonkinensis leaves”, Fitoterapia. 75, pp. 552 – 556.
Niu X. M., Li S. H., Li M. L., Zhao Q. S., Med S. X., Na Z., Wang S. J., Lin Z. W., Sun H. D. (2001), “Antiviral, Haemolytic and Molluscicidal Activities of Triterpenoid Saponins from Maesa lanceolata: Establishment of Structure-Activity Relationships”, Planta Med. 68, pp. 528 – 533.
Perry N. B., Burgess E. J., Back S. H., Weavers R. T., Geis W., Mauger A. B. (1999), “11-Oxygenated cytotoxic 8,9-secokauranes from a New Zealand liverwort, Lepidolaena taylorii”, Phytochemistry. 50, pp. 423 – 433.
Phan T. S., Phan M. G., Taylor W. C. (2000), “An ent-Kaurane Diterpenoid from Croton tonkinensis Gagnep”, Aust. J. Chem. 53, pp. 1003 – 1005.
Tang W., Hemm I., Bertram B. (2003), “Recent Development of Antitumor Agents from Chinese Herbal Medicines; Part I. Low Molecular Compounds”, Planta Med. 69, pp. 97 – 108.
Vanden Berghe D. A., Vlietlinck A. J. (1991), Method in plant biochemsitry, ed. Hosttetman K., Academic Press, London.
Wu Y. C., Hung Y. C., Chang F. R., Cosentino M., Wang H. K., Lee K. H. (1996), “Identification of ent-16β,17-Dihydroxykauran-19-oic Acid as an Anti-HIV Principle and Isolation of the New Diterpenoids Annosquamosins A and B from Annona squamosa”, J. Nat. Prod. 59, pp. 635 – 637.
Wikens M., Alarcon C., Urzua A., Mendoza L. (2002), “Characterization of the Bactericidal Activity of the Natural Diterpene Kaurenoic Acid”, Planta Med. 68, pp. 452 – 454.
Xiang W., Na Z., Li S. H., Li M. L., Li R. T., Tian Q. E., Sun H. D. (2003), “Cytotoxic Diterpenoids from Isodon enanderianus”, Planta Med. 69, pp. 1031 – 1035.
Xu L., Wang F. P., (2005), “Exhaustive degradation of the ring D of 3,20-epoxy ent-kaurane-type diterpene maoecrystal A”, Tetrahedron. 61, pp. 4467-4474.
Zamilpa A., Tortoriello J., Navarro V., Delgado G., Alvarez L. (2002), “Antispasmodic and Antimicrobial Diterpenic Acids from Viguiera hypargyrea Roots”, Planta Med. 68, pp. 281 – 283.
Zhang H., Fan Z., Tan G. T., Chai H. B., Pezzuto J. M.., Sun H., Fong H. H. S. (2002), “Pseudoirroratin A, a New Cytotoxic ent-Kaurene Diterpene from Isodon pseudo-irrorata”, J. Nat. Prod. 65, pp. 215 – 217.
Zhao Y., Niu X. M., Qian L. P., Liu Z. Y., Zhao Q. S, Sun H. D. (2007), “Synthesis and cytotoxicity of some new eriocalyxin B derivatives”, European Journal of Medicinal Chemistry. 42, pp. 494-502.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu một số phản ứng chuyển hóa với hợp chất ent-kauran diterpenoid phân lập.doc