Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc: PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng từ rất lâu đời. Cho đến nay tính đến năm 1994 thì diện tích đậu tương trên thế giới khoảng 61571000 ha với năng suất bình quân đạt 2078 kg/ha. Sản lượng đạt trên 10 triệu tấn/năm. Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp.
Cây đậu tương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho người và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau.Đặc biệt là cung cấp protein và lipit bởi trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn các chất này, cụ thể là 40-50% là protein và 12-24% là lipit. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất nhiên k...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng từ rất lâu đời. Cho đến nay tính đến năm 1994 thì diện tích đậu tương trên thế giới khoảng 61571000 ha với năng suất bình quân đạt 2078 kg/ha. Sản lượng đạt trên 10 triệu tấn/năm. Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp.
Cây đậu tương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho người và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau.Đặc biệt là cung cấp protein và lipit bởi trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn các chất này, cụ thể là 40-50% là protein và 12-24% là lipit. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất nhiên không vì thế mà cây đậu tương mất đi chỗ đứng của nó.Đậu tương nằm trong những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu tương cũng đã được chú trọng. Song trong việc phát triển đậu đỗ thì một điều hay gặp phải đó là năng suất và sản lượng đậu đỗ thường rất thấp, đây là một trong những hạn chế lớn. Bởi so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì năng suất hay cả sản lượng đậu tương nước ta còn ở mức hết sức khiêm tốn. Điều đó đặt ra vấn đề là phải làm gì để nâng cao năng suất lên? Hay muốn phát triển đậu tương phải có biện pháp gì để nâng cao năng suất. Một trong những biện pháp đó là cải tạo giống tạo ra những giống có năng suất cao. Mà trong công tác chọn tạo giống thì vật liệu khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? Có nhiều nguồn vật liệu ban đầu khác nhau và một nguồn vật liệu quan trọng đó là nguồn giống đậu tương địa phương. Cho nên việc duy trì các giống đậu tương địa phương này để giúp cho việc tạo giống là rất cần thiết.Hơn nữa trong gian đoạn ngày nay cùng với việc thâm canh cao người ta thường sử dụng các giống mới có năng suất cao mà lãng quên các giống đậu tương địa phương với các đặc tính quý của chúng. Do đó việc duy trì các giống đậu tương địa phương còn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững nước nhà.
Các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có địa hình phức tạp, phần lớn là đồi núi cao và dốc. Nơi đây hình thành nên những vùng với những điều kiện sinh thái khác nhau. Người dân ở đây với nền kinh tế tự cung tự cấp thường có tập quán du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Cây đậu tương đã được biết đến và sử dụng từ rất lâu và trở thành một cây trồng quan trọng trong việc góp phần cung cấp lương thực cho người dân ở đây. Với vùng đất này cây đậu tương đã thể hiện hơn hẵn các cây trồng khác các ưu điểm của mình. Đậu tương có thể trồng ở bất cứ địa hình nào: Ven nhà, sườn đồi, ven suối, trong vườn...Hơn nữa đậu tương lại có thể chế biến được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau rất giàu dinh dưỡng: đậu phụ, đậu rang, giá đậu, sữa đậu nành...Vì thế qua quá trình canh tác và sử dụng lâu dài người dân đã tạo và duy trì được nhiều loại giống đậu tương địa phương. Nơi đây trở thành nơi tập trung nguồn giống đậu tương phong phú và đa dạng với nhiều giống đậu tương có các đặc tính qúy. Thực sự là những vật liệu khởi đầu tốt cho việc chọn tạo giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau. Xuất phát từ vấn đề về chọn tạo giống cho nên việc thu thập các giống đậu tương địa phương này sẽ giúp cho việc chọn tạo giống mới đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ nhu cầu bức thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc"
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. MỤC ĐÍCH
-Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc để tìm ra các đặc tính tốt, giúp cho các nhà tạo giống lai tạo giống mới.
-Duy trì gìn giữ nguồn gen cây đậu tương .
1.2.2 YÊU CẦU.
-Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ngoài đồng của các mẫu giống đậu tương địa phương. Từ đó phát hiện ra các đặc tính tốt giúp cho chọn tạo giống sau này.
-Bảo vệ gìn giữ các giống đậu tương sau thu hoạch.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ ĐẬU TƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. VAI TRÒ CỦA ĐẬU TƯƠNG.
Cùng với thời gian, ngày nay cây đậu tương (Glycine Max (L) Merrill) còn gọi là đậu nành càng thể hiện được vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Là cây trồng đã biết đến từ rất lâu và được ví là loại "cây kỳ lạ", "vàng mọc từ đất", "cây thần diệu", "cây đỗ thần", "cây thay thịt"...[19].
Quả là đúng khi đánh giá về tầm quan trọng của đậu tương như vậy. Bởi những giá trị to lớn mà cây đậu tương mang lại. Mà những giá trị kinh tế đó chủ yếu được quyết định bởi các thành phần chứa trong hạt. Hạt đậu tương gồm có protein, lipit, hydrat cacbon, các chất khoáng... Trong đó protein và lipit là hai thành phần quan trọng nhất chiếm khoảng 60% trọng lượng hạt[5].
Theo giáo trình Cây công nghiệp[1] thì trong hạt đậu tương hàm lượng protein chiếm khoảng 40-50% và lipit biến động từ 12-24% tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu. Điều này thực sự cho thấy đây là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit mà phải nói rằng so với một số thực phẩm, thịt hay một số loại hạt đậu đỗ khác thì hàm lượng protein rõ ràng là cao hơn hẳn.
Bên cạnh hàm lượng lớn về protein và lipit, hạt đậu tương còn giàu nguồn sinh tố và muối khoáng và chứa nhiều loại axit amin trong đó có 8 a.a không thay thế như: Arginin, Histidin, Lysin, Triptophan...Hàm lượng của các axit amin có chứa lưu huỳnh như Methionin, Sistein, Sixtin...trong đỗ tương rất gần với hàm lượng của các chất này ở trứng. Hàm lượng của Cazein, đặc biệt là của Lysin rất cao, gấp rưỡi của trứng. Điều này cho thấy đây là loại hạt mà có đầy đủ và cần đến của các loại axit amin cần thiết. Hơn nữa protein của đậu tương dễ tiêu hoá hơn thịt và không có Colesteron. Ngày nay, qua các thí nghiệm mới người ta còn biết thêm nó chứa chất Lexithin có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, sung sức, làm tăng thêm trí nhớ và tái sinh các mô, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể.
Trong thời đại ngày nay khi chúng ta đang tìm nguồn dầu thực vật để thay thế việc phải dùng mỡ động vật thì có thể thấy rằng với hàm lượng lipit như đã nói ở trên có thể đủ cung cấp một lượng dầu thực vật khá lớn. Cho nên so với các loại đậu đỗ khác cây đậu tương được coi là cây lấy dầu thực vật quan trọng. Lipit của đậu tương chứa một tỷ lệ các axit béo chưa no có hệ số đồng hoá cao, mùi vị thơm ngon như: axit oleic (30-35%), axit lioleic (45-55%) và linonic (5-10%)[1]. Dùng dầu đậu tương thay mỡ động vật có thể tránh được xơ mỡ động mạch và có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
Thành phần khá quan trọng trong hạt đậu tương nữa là các Vitamin. Hạt đậu tương chứa khá nhiều các loại Vitamin mà đặc biệt phải kể đến hàm lượng của các Vitamin B1, B2, ngoài ra là các loại Vitamin PP, A, E, K, D, C...và các loại muối khoáng khác.
Theo tác giả Nguyễn Danh Đông[4], trong 100 g hạt đậu tương có hàm lượng Vitamin B1 có thể cung cấp cho một nửa nhu cầu B1 của cơ thể trong một ngày. Đặc biệt hạt đậu tương ngâm hàm lượng Vitamin C tăng từ 8,7-354mg trong 100g hạt đậu tương. Nhân dân một số vùng như Cao Bằng đã dùng hạt đậu tương nảy mầm làm rau giá, đó là món ăn tốt và giàu Vitamin, protein. Ngoài ra đậu tương còn chữa được nhiều bện như đái đường, thần kinh suy nhược, suy dinh dưỡng.
Bởi những thành phần như vậy mà từ lâu con người đã biết sử dụng hạt đậu tương vào việc chế biến thành thức ăn, thành các dạng thực phẩm khác nhau. Cho đến nay, người ta đã chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau, trong đó có hơn 300 loại thức ăn bằng các phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới các dạng tươi, khô, lên men...như giá đỗ, bột đậu tương, tương đậu phụ, đậu hũ, chao, tào phớ, sữa đậu nành, xì dầu...đến các sản phẩm cao cấp khác như cà phê đậu tương, socola đậu tương, bánh kẹo, pate, thịt,nhân tạo...[19] được mệnh danh là người đầu bếp của thế kỷ. Đối với nhân dân ta có lẽ không ai biết rõ từ khi nào đậu tương đã được sử dụng làm thức ăn cung cấp một phần nhu cầu chất đạm cho con người và gia súc dưới dạng các món ăn cổ truyền.
Đối với con người, đậu tương còn là một vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là đậu tương hạt đen có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Đặc biệt đối với người mắc bệnh đái đường, thấp khớp, mới ốm dậy, lao động quá sức thì quả là loại thức ăn tốt.
Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng hạt đậu tương chín để làm thức ăn thì con người lại có xu hướng sử dụng đậu tương như một loại rau[15]. Thực ra điều này cũng đã được con người chú ý đến. Ở nước ta các vùng nông thôn vẫn hay thu hoạch đậu tương sớm và luộc ăn nhưng chưa được xem như là một loại rau như những năm gần đây[15]
Hạt đậu tương không những là thức ăn cho người mà nó còn góp phần cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong khi nhà nước ta đang có những biện pháp để tăng sự phát triển của ngành chăn nuôi thì đối với việc dùng đậu tương làm thức ăn cho gia súc đã giải quyết được một khâu quan trọng trong vấn đề tìm nguồn thức ăn. Để sử dụng đậu tương làm thức ăn cho gia súc có thể sử dụng trực tiếp hạt hay bã đậu tức là bột đậu tương sau khi ép lấy dầu, bã dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu đạm để nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. Thân lá cây đậu tương có thể dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm rất tốt.
Trong công nghiệp, dầu đậu tương còn được sử dụng làm xi, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo, len nhân tạo, thuốc trừ sâu...[1].
Thực sự trong giai đoạn hiện nay phát triển nền nông nghiệp bền vững là điều mà mỗi một quốc gia đều mong muốn. Chính vì vậy mà với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững thì vai trò của cây đậu tương trong hệ thống nông nghiệp là vô cùng quan trọng.
Theo Croswell và các cộng sự (1987)[25], cây đậu đỗ là cây trồng phụ trong hệ thống canh tác ở vùng châu á nhưng chúng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp chất béo và Vitamin cho bữa ăn hàng ngày.
Với người dân châu Á, các món ăn truyền thống từ đậu như: Tương, đậu phụ, giá đậu, sữa đậu nành đã khẳng định vai trò của đậu tương đối với dinh dưỡng con người[27].
Theo giáo sư Trần Văn Lài, 1996[13] thì cây đậu đỗ thực phẩm là cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng Việt Nam. Chúng là cây trồng xen, trồng gối và tăng vụ trong nông nghiệp.
Một điều khá đặc biệt đối với những cây thuộc họ đậu là chúng có khả năng tích luỹ đạm tự do trong không khí để tự túc và làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum ở bộ rễ và trong điều kiện thuận lợi các vi khuẩn nốt sần này có thể tích lũy được một lượng đạm tương đương với 20-25kg ure/ha[19]. Bởi vậy nên trồng đậu tương không những tốn ít phân đạm mà còn làm cho đất tốt lên, có tác dụng tích cực trong việc cải tạo và bồi dưỡng đất.
Mặt khác, đậu tương là cây trồng ngắn ngày, các giống đậu tương ngắn ngày thì thời gian sinh trưởng chỉ có 70-75 ngày và với khả năng thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ trong năm nên là cây trồng tốt trong việc luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Có lẽ cây đậu tương đến với người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam lại càng mang một ý nghĩa quan trọng hơn. Bởi đây là miền đất dốc, địa hình có nhiều khó khăn nên việc trồng cây nhằm đảm bảo lương thực, thức ăn là điều vô cùng quan trọng. Cây đậu tương đã sớm thể hiện rõ những ưu thế hơn hẳn của mình so với cây trồng khác như: dễ trồng, là cây cải tạo đất và quan trọng hơn cả là cung cấp dinh dưỡng cho người dân. Theo Đỗ Văn Nhuận, 1996[16], trên quy mô lớn ở trung du miền núi nước ta, việc đa canh cây dài ngày và cây ngắn ngày trên cơ sở nông- lâm kết hợp mang lại tính bền vững cao.
Việc bố trí hệ thống cây trồng trên đất đồi núi theo cơ cấu xen canh sắn-đậu, lạc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người dân, có tác dụng cải tạo đất[20].
Khó có thể tìm thấy cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như đậu tương: Cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, mặt hàng cho xuất khẩu, lại có thời gian sinh trưởng ngắn và là cây luân canh cải tạo đất tốt.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRONG NGOÀI NƯỚC.
2.2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
Ngày nay, đậu tương đã và đang được coi là cây trồng quan trọng trên thế giới. Điều này thật dễ hiểu bởi vai trò to lớn của đậu tương trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển đậu đỗ mới được nhiều người quan tâm. Bởi đậu tương tuy có nguồn gốc từ vùng viễn đông và được biết từ cách đây 5000 năm. Song việc phát triển đậu tương và nơi đạt sản lượng lớn lại không nằm ở vùng Viễn đông mà lại thuộc về Bắc Mỹ. Vùng trồng đậu tương chủ yếu ở châu Á là Trung Quốc, Triều Tiên và Indonexia. Vùng trồng ít đậu tương hơn là Nhật Bản và một số nước khác ở đông Nam á[23].
Trên thế giới, đậu tương đứng thứ 4 sau 3 cây là lúa mỳ, lúa nước, ngô. Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương với diện tích 28,5 triệu ha và sản lượng 61,2 triệu tấn (chiếm khoảng 50% diện tích và 75% sản lượng thế giới)[5]. Cho đến nay, năm 2000 thì diện tích đậu tương trên thế giới là 75,05 triệu ha, năng suất bình quân đạt 22,3tạ/ha, sản lượng đạt 167,35 triệu tấn.
Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương một số nước trên thế giới:
Tên nước
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Mỹ
28,51
2,63
74,60
29,32
2,46
72,22
19,55
2,56
75,38
Braxin
12,90
2,43
31,3
13,40
2,43
32,50
13,40
2,57
31,50
T.Quốc
8,50
1,78
15,15
8,18
1,15
14,29
9,3
1,66
15,40
Arhentina
8,17
2,45
20,00
2,42
20,7
9,70
9,70
2,42
23,50
Diện tích (triệu ha).
Năng suât (tấn/ha).
Sản lượng (triệu tấn).
Theo Phạm Văn Thiều[19] thì cây đậu tương do khả năng thích nghi rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ (73,03%), châu Á (23,15%)...Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54-56 triệu ha đậu tương (1990-1992). Các nước trồng diện tích nhiều là Mỹ 23,6 triệu ha, sản lượng 59,8 triệu tấn. Braxin có 9,4 triệu ha với sản lượng là 9,7 triệu tấn. Achentina có 4,9 triệu ha với sản lượng 11,3 triệu tấn.
Đối với vùng châu á theo Rao và Oppen (1987)[26] trong những thập kỷ qua, sản xuất đậu tương trên thế giới cũng như ở châu á đã tăng lên đáng kể. Trong khi đó châu á được coi là khu vực sản xuất đậu đỗ quan trọng của thế giới, hàng năm một lượng đậu đỗ lớn được sản xuất ở khu vực này. Trong những năm gần đây, sản lượng đậu tương ở châu á tăng với tốc độ nhanh, diện tích tăng là 3,3%/năm và sản lượng tăng 5,9%/năm.
Nhận thấy được tầm quan trọng của cây đậu tương, chính vì vậy và hiện nay nhiều nước đã rất chú trọng đến việc đầu tư mở rộng diện tích, tăng năng suất đậu tương. Đối với nhiều nước sản phẩm đậu tương đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại nhiều lợi nhuận. Dưới đây là số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của thế giới:
Năm
DT(triệu ha)
NS(tạ/ha)
SL(triệu tấn)
97-81
50,47
17,21
86,93
1993
60,84
49,37
117,83
1994
62,69
21,97
137,72
1995
61,69
20,26
124,96
1996
63,18
20,84
131,65
1997
69,39
21,99
152,60
(Nguồn số liệu thống kê bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, 1998).
Sản phẩm đậu tương được lưu hành trên thế giới chủ yếu dưới 3 dạng là hạt, dầu, bột. Khu vực tiêu thụ dầu nhiều nhất là Mỹ, Braxin, EEC, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ...Bột đậu tương tiêu thụ nhiều ở Mỹ, EEC và sau đó là các nước ở Đông Âu, Nhật, Braxin, Trung Quốc[19]. Tuy nhiên sản lượng lại tập trung ở 4 nước là Mỹ, Braxin, Achentina, Trung Quốc. Theo Yeony Holee, 1993[28] thì trên 80% sản lượng đậu tương trên thế giới được sản xuất tại Mỹ và sản lượng đậu tương trên thế giới phụ thuộc phần lớn vào 4 nước là Mỹ 52%, Braxin 17%, Achentina 10%, Trung Quốc 10%.
Có được thành công như vậy phải nói rằng nước Mỹ đã hết sức chú trọng đến việc phát triển đậu đỗ. Không những tăng về diện tích mà Mỹ còn quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và tạo giống. Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ (ASA: American Soybean Association) được thành lập từ năm 1920 có 52 nghìn hội viên. Ở Mỹ việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo giống rất được quan tâm. Năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới.
Tiếp sau Mỹ là Braxin, Trung Quốc và Achentina, đây là những quốc gia đi đầu trong phong trào sản xuất và nghiên cứu về đậu tương. Đậu tương ở Braxin mới chỉ được trồng từ những thập kỷ 60 nhưng cho đến nay thì sản lượng đậu tương của nước này quả là không nhỏ. Trung Quốc là nước đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lại tạo, nhập nội giống và cải tiến giống.
Hiện nay có rất nhiều các tổ chức được thành lập và đang nghiên cứu về đậu tương như: Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á (The Southeast Asian Regional Center for Graduate Studyan Reserach in Agricuture-SEARCA); Viện nghiên cứu nông nghiệp nghiệt đới (The International Institute of Tropical Agriculture-IITA); Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực phẩm của các nước Trung Mỹ (CPPCCMA); Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầu châu Á (The asian Research and Development Center-AVRDC); Chương trình đậu tương quốc tế INTSOY và ISVEX...
Trung tâm AVRDC là nơi đánh giá tập đoàn gen lớn nhất thế giới. Năm 1992 có 12 nước nhiệt đới trong đó có cả Việt Nam quan hệ với tập đoàn gen đậu tương của AVRDC, đã chọn lọc thành công 24 giống đậu tương có năng suất cao, thích ứng với điều kiện trồng trọt, điều kiện sinh thái của từng quốc gia và lại có khả năng chống bệnh gỉ sắt[24].
Thí nghiệm quốc tế 1982 đánh giá 108 bộ giống đã thu được kết quả là chia làm 3 nhóm căn cứ vào thời gian sinh trưởng của các giống. Nhóm A gồm các giống trồng ở vùng nhiệt đới trong đó có Siata đạt năng suất cao nhất ở các điểm thí nghiệm (20,4tạ/ha). Giống ICAL-124 năng suất đạt 19,7tạ/ha, giống IJFV 28,4 tạ/ha. Nhóm B gồm các giống thích hợp với vùng Á nhiệt đới, trong đó giống Davis có năng suất 18,48tạ/ha, DK-94 18,27 tạ/ha, ASSEX đạt 26,42 tạ/ha. Nhóm C gồm các giống thích ứng với vùng ôn đới. Các giống AMCOR 26,48 tạ/ha, giống Kent 26,42 tạ/ha và ASSEX C 31,6 tạ/ha thuộc nhóm C.
Tóm lại, đậu tương ngày nay đang được quan tâm đến như một cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng nông nghiệp. Việc nghiên cứu, chọn tạo giống không chỉ được một nước hay một vài nước quan tâm mà được cả thế giới quan tâm. Hơn thế nữa, bên cạnh việc cải tiến năng suất và phẩm chất thì các nhà nghiên cứu còn chú ý đến năng suất và phẩm chất của đậu tương và khả năng chống chịu với điều kiện hoàn cảnh, sâu bệnh của các giống đậu tương. Nhìn chung, các nghiên cứu về đậu tương đi theo các hướng sau:
- Nhập nội các giống sau đó tiến hành thí nghiệm để chọn lọc các giống thích nghi với các điều kiện của từng vùng.
- Thu thập vật liệu từ mọi nguồn sau đó tiến hành chọn lọc lại tạo, chọn lọc ra những giống, dòng tốt.
- Khảo sát các giống trên mỗi vùng sinh thái từ đó tìm ra khả năng thích nghi của mỗi giống trên mỗi vùng khác nhau.
- Bằng cách tạo biến dị, dùng các tác nhân vật lý, hoá học để tạo đột biến, tạo vật liệu để chọn giống.
- Xác định lại vùng trồng đậu tương trên thế giới và mỗi nước trồng đậu tương đạt năng suất và sản lượng cao.
2.2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.
Cây đậu tương có lẽ không còn lạ gì đối với mỗi người dân Việt Nam và các sản phẩm từ đậu tương đã được sử dụng từ rất lâu. Theo nhiều tài liệu cho thấy Việt Nam đã có lịch sử trồng đậu tương lâu đời. Trong thư tích thế kỷ VI cho biết ở Bắc Bộ có trồng đậu tương. Sách "Vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đề cập nhiều đến đậu tương. Nhân dân ta biết trồng trọt và sử dụng đậu tương từ hàng nghìn năm nay, nhưng trước đây sản xuất đậu tương chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn... Trước cách mạng, diện tích đậu tương cả nước là 30.000ha, năng suất bình quân 410kg/ha. Sau cách mạng nhà nước ta đã chú ý đến đẩy mạnh sản xuất đậu tương nhưng kết quả đạt được còn thấp[1].
Theo Lê Song Dự[5] thì sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, sản xuất đậu tương mới có bước tiến đáng kể. Tầm quan trọng của cây đậu tương trong sản xuất nông nghiệp nước ta được xác định với 3 mục đích: Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc, xuất khẩu để đổi lấy vật tư cho nông nghiệp và cải tạo đất.
Diện tích bình quân 1981-1985 tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1975-1980 với số liệu tương ứng là 39.257 ha và 98.000 ha, năng suất bình quân tăng từ 500kg/ha lên 750-800kg/ha. Diện tích bình quân từ 1985-1993 đạt 106.000ha. Vậy là gấp đôi thời kỳ 1975-1980.
Theo tác giả Phạm Văn Thiều[19] thì hiện nay chúng ta đã hình thành 4 vùng sản xuất đậu tương lớn , tập trung là:
- Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
- Vùng đồng bằng sông Hồng.
- Miền đông Nam Bộ.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó, các tỉnh có diện tích đậu tương tương đối nhiều là Đồng Nai 26,3 nghìn ha, Đồng Tháp 6 nghìn ha, Hà Bắc 6,9 nghìn ha, Cao Bằng 5,9 nghìn ha, Đắc Lắc 5,6 nghìn ha, Sơn La 4,3 nghìn ha. Các tỉnh có diện tích trên 2 nghìn ha là Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nam Hà, Hải Hưng, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang (số liệu năm 1992). Ở các vùng này thường trồng theo 3 vụ là vụ xuân, hè, thu đông.
Cũng theo Phạm Văn Thiều thì tốc độ tăng diện tích của ta rất nhanh, nếu lấy năm 1976 làm mốc thì cả nước có 39,4 nghìn ha mà năm 1995 đã lên 133 nghìn ha, tăng 337,56%. Trong đó thời kỳ 1981-1985 tăng mạnh nhất, đặc biệt là năm 1982. Nếu tính về năng suất thì quả thực năng suất đậu tương của ta còn thấp, chỉ ở mức 9,5-11tạ/ha. Năm 1992 năng suất bình quân là 820 kg/ha trong khi thế giới là 2088kg/ha, tức là chỉ bằng 39,7% năng suất của thế giới. Cũng có lẽ vì năng suất thấp cho nên tốc độ tăng năng suất nhanh. Năm 1976 năng suất bình quân của cả nước là 5,25tạ/ha thì 1995 là 9,6tạ/ha, tăng 182%. Tuy nhiên có một số tỉnh ở miền Bắc năng suất đạt cao so với cả nước: Hải Phòng 18tạ/ha, Thái Bình 12,8tạ/ha.
Trong những thập kỷ 90 trở lại đây, việc trồng đậu tương đã được chú trọng hơn, thể hiện bởi bảng sau:
Năm
DT(nghìn ha)
NS (tạ/ha)
SL (nghìn tấn)
Cả nước
1996
110,3
10,31
113,8
1997
106,4
10,62
113,0
1998
127,8
11,05
141,3
Trung du miền núi phía Bắc
1996
47,6
7,29
35,4
1997
48,5
8,39
40,7
1998
54,6
8,49
46,4
(Theo niên giám thống kê 1995, NXB Thông Kê Hà Nội 1996)
Vùng trung du miền núi phía Bắc là vùng sản xuất lớn so với cả nước. Đây là vùng sản xuất đậu tương sớm so với cả nước. Tuy năng suất chỉ ngang bằng so với cả nước nhưng nơi đây cung cấp một sản lượng đậu tương lớn. Những thống kê dưới đây đã chỉ rõ điều đó:
Năm
DT (nghìn ha)
NS (tạ/ha)
SL (nghìn tấn)
1985
102,0
7,8
79,1
1990
110,0
7,9
86,1
1991
101,1
7,9
80,0
1992
97,3
8,2
80,0
1993
120,1
8,7
105,7
1994
132,0
9,4
124,5
1995
121,0
10,3
125,5
(Theo nguồn tổng cục thống kê 1996-1998).
Nhìn chung việc trồng, sản xuất đậu tương bên cạnh những thuận lợi về điều kiện thời tiết thì cũng thường xuyên gặp những khó khăn bởi sự biến động thất thường của thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học kỹ thuật...
Theo Lê Song Dự[5] để đưa cây đậu tương trở thành một cây trồng chính tương xứng với giá trị chiến lược của nó trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta cần giải quyết toàn diện các vấn đề khó khăn gặp phải. Đứng về góc độ khoa học kỹ thuật con đường để đưa cây đậu tương trở thành cây trồng chính có năng suất cao, ổn định ở nước ta phải:
- Xác định hệ thống và cơ cấu mùa vụ thích hợp bằng các công thức luân canh tăng vụ, trồng xen cho từng vùng sinh thái khác nhau.
- Tạo được các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh phù hợp với các hệ thống canh tác, mùa vụ ở các vùng sinh thái.
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất thích hợp nhằm khắc phục các yếu tố không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm cũng như điều kiện hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nước ta đã có nhiều nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu để tạo ra nhiều loại giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt. Đóng góp vào công trình nghiên cứu về đậu tương phải kể đến nhiều công trình nghiên cứu về các hướng tạo giống.
Theo Trần Đình Long[10], bằng phương pháp dùng tác nhân đột biến là các tác nhân vật lý và hoá học tác động lên giống Cúc Lục Ngạn, V70, Vân Kiểu và Xanh Lơ. Kết quả chọn lọc qua 9 thế hệ đã phân lập được 3 dòng đột biến có triển vọng là H-103, 175 và A9. Năng suất thí nghiệm là 25,8-36,5tạ/ha. So với giống khởi đầu là 17,4tạ/ha. Dòng M-103 và A9 chín sớm hơn giống khởi đầu từ 7-14 ngày. Có khả năng trồng trong vụ xuân và vụ đông. Dòng 175 có hàm lượng protein 38,1% vượt đối chứng 3,1%.
Tiến sỹ Trần Đình Long và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát tập đoàn 1430 mẫu giống đậu tương trong năm 1989 đã lai tạo được 30 tổ hợp lai, giới thiệu các giống đậu tương có triển vọng như VX91, VX92, MV1, MV2, MV3 (Theo Vũ Tuyên Hoàng, 1990).
Năm 1987 ở vụ xuân từ tổ hợp lai ĐH4´TH184 đã thu được giống đậu tương ĐT92CĐ1 có thời gian sinh trưởng trung bình 95-105 ngày, sinh trưởng tốt, đặc biệt là ở vụ xuân, khả năng phân nhánh trung bình, chống bệnh gỉ sắt khá. Hạt to màu vàng, năng suất trung bình 16,8tạ/ha, cao nhất là 23,5tạ/ha[6].
Năm 1986 tại bộ môn Cây công nghiệp tiến hành lai hữu tính tổ hợp lai 821´134 (với dòng 821 là con lai của tổ hợp DI02´ĐH4) và tạo ra dòng lai 862 (ĐT93). Năm 1997 ĐT93 được công nhận giống quốc gia. Giống ĐT93 có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng, có thể trồng cả 3 vụ, năng suất khá[2].
Giống TL57 được chọn lọc trong vụ đông 1998 từ tổ hợp lai Đ95´V993. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng tốt, chịu rét khá, năng suất cao, ổn định trong vụ đông và vụ xuân, năng suất cao nhất đạt 19,53-21,0tạ/ha[6].
Trần Đình Long và các cộng tác viên[11] đã chọn được giống AK02 từ vùng Mường khương có thời gian sinh trưởng ngắn (75-85 ngày), cho năng suất từ 15-17 tạ/ha. Chất lượng hạt tốt, chống chịu được nhiệt độ cao và sâu bệnh khá.
Trung tâm cây trồng Việt Nga đã chọn được giống VX9-2 có năng suất cao 20-25 tạ/ha, có khả năng thâm canh cao, chịu trồng dày[12].
Giống AK05 được bộ môn Sinh lý cây trồng-Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam chọn tạo có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày và năm 1995 được công nhận giống quốc gia[14].
Việc áp dụng các tiến bộ mới vào chọn giống như tạo đột biến đã mang lại kết quả.
Theo PGS.PTS Trần Tú Ngà nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm trong tạo giống đậu tương đã chọn ra được một số dòng có triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng, năng suất cao hơn hoặc bằng đối chứng và có hàm lượng protein và dầu cao hơn[17].
DT84 là giống đậu tương được chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến dòng 8-33 (DT80´ĐH4) bằng tia Gama col18Kr, áp dụng chọn lọc 3 hoặc 1 hạt đến M8 thì chọn được DT84 ổn định. Đây là giống ngắn ngày, thích ứng rộng, có nhiều tiềm năng[22].
Giống đậu tương DT95 được chọn lọc bằng phương pháp đột biến thực nghiệm từ giống đậu tương AK04 (hạt màu xanh) bằng tác nhân Co60/18Kr từ vụ hè thu năm 1991. Vụ đông năm 1992 (M3) phân lập được dòng AK04(2) hạt có màu vàng sáng. Chọn lọc dòng này tới M7 thì được dòng ổn định là DT95 là dòng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao[21].
Bên cạnh việc tạo giống bằng các phương pháp lai thì chọn tạo giống bằng phương pháp nghiên cứu đánh giá tập đoàn cũng mang lại kết quả.
PTS Vũ Đình Chính qua so sánh 1 số dòng giống đậu tương gieo trồng trong vụ xuân trên đất bạc màu Vĩnh Phúc với vật liệu gồm 8 dòng là AK03, V74, 392, M103, 801A, 903, 912, 356 đã đi đến kết luận: các giống thuộc nhóm chín sớm và trung bình sớm thích hợp với cơ cấu đậu tương phân vùng đất bạc màu, trung du huyện Yên Lập-Vĩnh Phú, các dòng giống mới lai tạo đều có năng suất cao hơn đối chứng trong đó cao nhất là 801A và 912. Hạt đều, có màu vàng đẹp, thích hợp cho xuất khẩu[3].
Những nghiên cứu mới đây về đậu tương, kết quả chọn tạo giống đậu tương trung ngày cho vùng đồng bằng Bắc Bộ với vật liệu gồm 7 giống thuộc các tổ hợp lai ĐT74´ĐT92 (3 giống TL9407 , TL9331 và TL9501), tổ hợp lai VX93´TH184 (2 giống TL9407 và TL9502) và tổ hợp ĐT99´ĐT38 (2 giống TL9413 và TL9414) và giống đối chứng là ĐT74. Đây là các giống có tiềm năng năng suất cao. Đưa ra kết luận các giống đậu tương được chọn tạo có thời gian sinh trưởng trung ngày, có khả năng chống đổ và chống bệnh tốt, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất đều cao hơn hẳn giống đối chứng về số đốt mang quả, khối lượng 1000 hạt và năng suất hạt. Đánh giá tính ổn định về năng suất cho thấy các giống đậu tương khác nhau có phản ứng khác nhau đối với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình và các tham số ổn định cho thấy các giống đậu tương TL9502 (Đ9804) và TL9313 (Đ9802) được xác định là các giống có năng suất cao, ổn định và có khả năng thích nghi rộng với điều kiện gieo trồng trong vụ xuân và vụ đông ở vùng đồng bằng Bắc Bộ[7].
Theo TS. Nguyễn Tấn Hinh và cộng tác viên[8] trong kết quả đánh giá khả năng thích ứng của một số giống đậu tương khảo nghiệm đều cho năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng ĐT74 ở cả vụ xuân và vụ đông. Trong đó các giống đậu tương Đ9804 và Đ9802 được xác định là các giống có năng suất cao, ổn định và có khả năng thích ứng rộng đối với các điều kiện sinh thái khác nhau. Giống Đ9901 là giống có tiềm năng năng suất cao, tương đối ổn định và có khả năng thích ứng đặc trưng đối với điều kiện môi trường thuận lợi.
Giống đậu tương Đ9804 được tạo từ tổ hợp lai VX9-3´TH184 (năm 1991). Năm 1999 đã khảo nghiệm và cho thấy Đ9894 cho năng suất cao hơn đối chứng ĐT74 từ 8,3-51,1%. Năng suất trung bình vụ xuân đạt 22,1 tạ/ha,năng suất vụ đông đạt 20,3 tạ/ha. Đây là giống có nhiều tiềm năng[9].
Với việc sử dụng tác nhân gây đột biến hoá học NaN3, NMU ở nồng độ cao (0,002-0,003M) và phóng xạ tia Gamma nguồn Co60 ở nồng độ cao (>20Kr) có tỷ lệ gây chết cao đối với các giống đậu tương ĐT92, TL57, AK03, Đ95 và V74 đã chọn được một số dòng đậu tương đột biến có năng suất cao. Thời gian sinh trưởng ngắn ngày như : Đ1Na3-13, Đ1N1-15, ANa2-23, AD4-1[18].
Thực tiễn sản xuất đậu tương đã khẳng định vai trò của nó trong cuộc sống. Nó gắn liền với cuộc sống con người và là cây trồng không thể thiếu được của mỗi một quốc gia. Chính vì vai trò quan trọng đó mà trong nghiên cứu chọn tạo giống rất được chú trọng. Song những nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ở trên đã trình bày cho thấy: Tuy đã có nhiều hướng đi khác nhau nhưng tóm lại cả thế giới cũng như ở Việt nam đều tập trung vào hướng tạo ra các dòng, giống đậu tương mới năng suất cao nhằm thoả mãn nhu cầu trước mắt mà lãng quên đi các giống địa phương. Điều này làm mất dần đi nguồn gen đậu tương địa phương. Nguồn gen rất quý giá về các đặc tính chống chịu, khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh. Vì thế cần phải có những nghiên cứu về vấn đề này để nhằm quy tập lại nguồn giống đậu tương địa phương và tìm kiếm nguồn vật liệu cho công tác chọn giống đậu tương trong tương lai.
Tóm lại, những nghiên cứu ở trong nước đã góp phần đưa đậu tương trở về với vị thế quan trọng của nó trong hệ thống trồng trọt ở Việt Nam.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Vai trò của đậu tương đã được khẳng định. Giờ đây cây dậu tương đă trở thành một cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng nông nghiệp .Nhưng để phát trỉên đậu tương hơn nữa cần phải biết kết hợp nhiều biện pháp .Một trong những hướng đi đó là tạo ra những bộ giống có năng xuất cao, phẩm chất tốt và ổn định .Các giống đó phải thích nghi cho từng vùng sinh thái khác nhau, với những tiềm năng về năng xuất và khả năng thích nghi, chống chịu các điều kiện tự nhiên và sâu bệnh ...Trong quá trình chọn tạo giống thì việc đầu tiên cơ bản đó là phải tìm được nguồn vật liệu chọn giống. Phát huy nội lực việc thu thập và khảo sát tiến tới chọn lọc các mẫu giống đậu tương địa phương từ các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.Từ đó nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống đậu tương là điều rất có ý nghĩa.Hơn nữa nó còn góp phần vào việc quy tập lại các bộ giống đậu tương của Việt nam.
Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc là vùng có địa hình phức tạp đồi núi dốc, đất dễ bị rửa trôi, thêm vào đó là điều kiện sinh thái phức tạp trong vùng.Nơi đây người dân với nền kinh tế tự cung tự cấp, canh tác theo hình thức du canh du mục. Cây đậu tương là cây thực phẩm, là cây trồng được biết đến và sử dụng từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới, trung du và miền núi, nơi nền kinh tế tự cung tự cấp tồn tại từ rất xa xưa tới nay.Vì thế đối với người dân cây đậu tương rất gắn bó và trở thành một cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng của họ. Cùng với người dân cây đậu tương cũng đã thể hiện được các ưu điểm của mình so với các cây trồng khác. Là một cây trồng cạn, dễ trồng có thể trồng trên mọi loại đất với mọi địa hình khác nhau:Ven nhà, sườn dốc, ven núi, bờ suối... Một ưu điểm nữa đó là hạt đậu tương rất dễ chế biến thành các sản phẩm khác nhau:Đậu phụ, sữa đậu nành, đậu rang, giá đậu...Với vai trò quan trọng như vậy đậu tương đã gắn bó và phát triển, trong những điều kiện sinh thái khác nhau (do sự đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu ), kết hợp với giữa chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo các giống đậu tương địa phương được hình thành. Điều đó đã làm cho vùng trung du miền núi trở thành vùng đa dạng nhất về các giống đậu tương địa phương. Nơi đây tận trung nguồn vật liệu vô cùng phong phú cho giống đậu tương
Hơn nữa trong xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung hiện nay việc tăng cường đưa các giống cây trồng mới năng suất cao ngày càng dược dưa vào sản xuất mạnh mẽ hơn nữa. Từ đó dẫn đến mất dần các giống địa phương, nguồn gen quý của cây trồng.
Do vậy việc thu thập gìn giữ và khảo sát các giống đậu tương là rất cần thiết cho công tác chọn giống sau này.
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.NỘI DUNG.
Tiến hành thí nghiệm khảo sát các đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương thu thập được từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ những số liệu thu thập được rút ra những nhận xét, kết luận cụ thể về các mẫu giống đó.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU.
- Thí nghiệm bao gồm 20 giống đậu tương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có hai giống đối chứng là DN42, AK03.
3.2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
-Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng trên khu thí nghiệm của bộ môn:Sinh thái và Môi trường.Khoa nông học. Trường ĐHNNI Hà Nội.
-Đất được cày ải, bừa, đập nhỏ, san phẳng, làm sạch cỏ, lên luống, chia ô.
3.2.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
-Đây là thí nghiệm khảo sát tập đoàn được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn,kô không có lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 3,6m2(2´1.8).
-Gồm 18 giống thí nghiệm và 2 giống đối chứng(AK03, DN42).[phụ lục]
-Mỗi giống đều được gieo trên diện tích một ô. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng đồng đều trên tất cả các ô thí nghiệm.
3.2.4.QUY TRÌNH KỸ THUẬT.
3.2.4.1. Mật độ.
Tất cả các giống trên các ô đều được gieo với mật độ 35 cây/m2.
3.2.4.2. Phân bón.
-Lượng phân:+Phân chuồng: 8 tấn/ha =0,8 kg/m.
+P205 : 90 kg/ha =0,009 kg/ha.
+K20 :40 kg/ha =0,004 kg/ha.
+N :30 kg/ha =0,003 kg/ha.
-Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng +1/3 N +1/3 P205 + 1/2K20
Bón thúc: Lần1. Khi cây có3-4 lá thật bón 1/3N. Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa bón lượng phân còn lại.
3.2.4.3. Làm cỏ.
-Lần 1.Sau khi cây được 3-4 lá kết hợp bón thúc, xới và vun.
-lần 2. Lúc ra hoa kết hợp bón thúc, xới và vun cao lần cuối.
3.2.4.4. Tưới nước.
-Tưới vào thời điểm khi độ ẩm dưới 70% so với độ ẩm tối đa đồng ruộng.
3.2.4.5. Sâu bệnh.
-Thường xuyên quan sát kiểm tra trên đồng ruộng và có biện pháp tiến hành phòng và trừ sâu thích hợp.
-Thời kỳ mọc thường hay có sâu xám tiến hành bắt và buổi sáng hoặc chiều mát.
-Thời kỳ cây non có thể có sâu cuốn lá phải kịp thời phát hiện để phòng trừ. -Các giai đoạn sau chú ý sâu bệnh hại hoa và hại quả.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ
04
49
11
43
Dải
bảo
vệ
12
57
81
03
02
06
01
42
52
71
10
65
63
59
07
09
Dải bảo vệ
3.2.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.
3.2.5.1.Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm.
-Tỷ lệ nảy mầm của các giống: Lấy 100 hạt mỗi giống gieo trên ô thí nghiệm hoặc khay. Sau đó đếm số hạt nảy mầm, Từ đó tính được tỷ lệ nảy mầm của các giống trên từng ô thí nghiệm.
Tỷ lệ mọc mầm=Số hạt nảy mầm ´100%/Số hạt gieo
-Thời gian nảy mầm. Tính từ khi gieo hạt đến khi có >50% số hạt mọc vươn lên khỏi mặt đất xòe hai lá mầm ra trên mỗi ô.
3.2.5.2. Hình thái của các giống.
-Màu sắc thân, số nhánh cấp 1, màu sắc lông.
-Hình dạng lá, số lá chét.
-Màu sắc hoa.
-Màu sắc quả, hạt.
3.2.5.3 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm.
-Thời gian gieo đến khi nảy mầm:Khi có 50% số cây nảy mầm.
-Thời gian từ nảy mầm đến ra hoa:Khi trên ô có >50% cây có hoa.
-Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa. Tính từ khi cây ra hoa đến khi trên mỗi ô thí nghiệm có >50% số cây có hoa cuối cùng tàn.
-Thời gian hoa tắt đến quả chắc. Quả chắc khi có > 50% số quả nhân đã hình thành đạt kích thước tối đa.
-Thời gian từ khi quả chắc đến chín hoàn toàn:Quả chín khi có >50% số cây lá đã vàng, quả đã vàng khô.
-Tổng thời gian sinh trưởng: Là thời gian từ khi gieo hạt cho đến khi quả chín có thể thu hoạch được.
3.2.5.4. Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao.
-Cách tiến hành: +Cố định cây trên mỗi ô gồm 5 cây ngẫu nhiên bằng cọc đánh dấu.
+Đo khi cây có từ 2-3 lá thật cho đến khi cây ngừng sinh trưởng về chiều cao và đo lần cuối khi thu hoạch.
+Cách đo: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây.
+Thời gian đo: 7 ngày đo một lần đối với tất cả các giống.
+Kết hợp với đo chiều cao là đếm số lá và số nhánh cấp 1.
+Từ chiều cao thu được đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các lần đo của các giống. Bằng cách tính tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây trong ngày.
3.2.5.5. Đo chỉ số diện tích lá.
-Đo chỉ số diện tích lá trong 3 thời kỳ bằng phương pháp cân nhanh. Mỗi lần lấy 3-5 cây ở các thời kỳ sau:
+Thời kỳ ra hoa.
+Thời kỳ hoa rộ.
+Thời kỳ quả chắc.
-Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức:
CSDTL=Diện tích lá của một cây(m2/cây)´ Mật độ(cây/m2).
Đơn vị là:m2 lá/m2 đất.
3.2.5.6. Quá trình tích lũy chất khô.
Kết hợp với đo chỉ số diện tích lá. Đo quá trình tích lũy chất khô.
-Tiến hành: Lấy các mẫu giống đo trọng lượng tươi của các mẫu giống.
-Sau đó cho các mẫu giống và túi giấy và sấy đến trọng lượng không đổi. Đem ra và cân trọng lượng chất khô của các mẫu giống.
-Đánh giá tốc độ tích lũy chất khô qua bảng số liệu thu được.
3.2.5.7. Chỉ tiêu nốt sần.
-Tiến hành cùng với đo chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô.
-Tưới đẫm cho 5 cây trước khi nhỗ. Khi nhổ phải khéo để không làm rụng nốt sần. Lọc đất để lấy nốt sần.
-Đếm tổng số nốt sần trên cây.
-Đếm tổng số nốt sần hữu hiệu trên cây. Là những nốt sần có màu tím, dịch tím.
-Tính tỷ lệ nốt sần hữu hiệu.
-Đếm ở 3 thời kỳ như trên.
3.2.5.8 Theo dõi ra hoa và động thái ra hoa.
-Khi cây ra hoa thì tiến hành đếm hoa ở 5 cây đã đánh dấu vào lúc 7-8h sáng hàng ngày.
-Thu được tổng số hoa và từ đó suy ra khả năng và tỷ lệ đậu quả.
3.2.5.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
-Các yếu tố cấu thành năng suất.
+Số hoa trên cây.
+ Số quả trên cây và tỷ lệ đậu quả
+Tỷ lệ quả chắc trên cây.
+Số hạt trên quả.
+Trọng lượng P100, (P1000) hạt.
-Năng suất.
+Năng suất lý thuyết = (tạ/ha)
NSCT: Năng suất cá thể (g/cây).
MD: Mật độ(cây/m2)
+Năng suất thực thu = (Tạ/ha)
NSTTOTN: Năng suất thực thu tổng ô thí nghiệm (g/m2)
DTOTN: Diện tích mỗi ô thí nghiệm (m2)
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG THÍ NGHIỆM.
Cây đậu tương nói riêng và các cây trồng khác nói chung từ khi gieo cho đến khi thu hoạch đều trải qua một quá trình sinh trưởng và phát triển. Đây là kết quả tổng hợp của toàn bộ chức năng sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, tích luỹ vận chuyển...
Sinh trưởng của cây trồng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, kết quả là dẫn đến sự tăng lên về số lượng kích thước của tế bào, của các cơ quan trong cây.
Phát triển là sự biến đổi về chất của các tế bào, cơ quan. Từ đó dẫn đến những biến đổi về cấu trúc chức năng của cây.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ không thể tách rời. Đây là hai quá trình xen kẽ nhau và cùng thúc đẩy nhau. Chúng nằm trong một thể thống nhất đó là cây. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và ngược lại phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng.
Đối với đậu tương, sinh trưởng là quá trình tăng lên không ngừng chiều cao thân chính, số lá, số nhánh, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi đạt kích thước tối đa. Phát triển đó là quá trình biến đổi từ hạt mọc mầm thành cây con, ra nhánh, ra lá mới, quá trình tạo hoa, hình thành quả, hạt và chín. Nhờ có hai quá trình trên mà cây đậu tương hoàn thành được chu kỳ sống của mình.
4.1.1. TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ THỜI GIAN NẢY MẦM CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG.
Một giống đậu tương tốt đồng nghĩa với hạt giống của giống đó nảy mầm tốt. Vì thế tỷ lệ nảy mầm của một giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống tốt. Một giống có tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm khoẻ, thời gian nảy mầm hợp lý có thể đánh giá là giống tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp ngoài việc do bản chất di truyền của giống quyết định còn do diều kiện thu hoạch phơi khô, bảo quản hạt giống. Việc bảo quản hạt giống tốt không những làm cho hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, khoẻ ở một vụ mà còn nhiều vụ sau nữa.
Trong điều kiện ngoại cảnh giống nhau giữa các giống thì tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Thông thường các giống khác nhau luôn có tỷ lệ nảy mầm khác nhau đặc trưng cho giống.
Quá trình nảy mầm của hạt giống được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc xoè lên hai lá mầm trên mặt đất. Quá trình nảy mầm diễn ra đầu tiên là hạt hút nước và trương lên. Lượng nước hạt cần phụ thuộc hạt cây trồng khoảng 60-70% so với trọng lượng của hạt. Sau đó các hạt chất trong hạt như protein, lipit... được phân giải. Trong quá trình nảy mầm hạt rất cần H2O, O2 để phân giải các hợp chất. Sau vài ngày nhờ sự duỗi ra của vòng cung của trục dưới lá mầm. Mầm cây mọc lên khỏi mặt đất, lá mầm xoè ra. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, lá mầm và các bộ phận khác hình thành diệp lục biến thành màu xanh. Do đó lá mầm có thể quang hợp một ít, tuy nhiên lượng quang hợp không đáng kể.
Đây là thời kỳ quan trọng với cây đậu tương, bởi nó quyết định đến thời kỳ sinh trưởng, phát triển về sau của cây cũng như có ý nghĩa về số lượng cây trên đồng ruộng được dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất quần thể. Thời kỳ nảy mầm ngắn hay dài chịu ảnh hưởng của chất lượng hạt giống và điều kiện ngoại cảnh.
Đối với các mẫu giống thí nghiệm gieo ở vụ xuân 2003 qua quá trình theo dõi chúng tôi nhận được kết quả ở bảng 1.
Bảng 1: Tỷ lệ và thời gian nảy mầm của các giống.
Mẫu giống
Tỷ lệ nảy mầm (%)
Thời gian nảy mầm (ngày)
01
74
8
02
86
6
03(ĐC)
87
7
04
90
7
06
80
6
07
98
7
09
90
6
10
85
7
11
85
8
12
90
6
42
84
8
43
75
7
49
90
7
52
95
7
57
84
8
59
94
7
63
86
6
65
98
7
71
93
7
81(ĐC)
95
7
Dựa vào số liệu của bảng 1 chúng tôi thấy các mẫu giống đều có tỷ lệ mọc mầm cao. Một số giống có tỷ lệ nảy mầm cao như giống 07 (98%), 65 (98%), giống 52 (95%),giống 81(Đ/c)(95%). Bên cạnh đó có giống 01 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (74%), giống 43 (75%). Các giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm khá cao từ 80%- 94%. Trong đó giống đối chứng 03 là 87%.
Qua theo dõi cho thấy khi gieo trong điều kiện thời tiết nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao các giống nảy mầm không được thuận lợi. Điều đó cũng kéo theo việc thời gian nảy mầm dài từ 6 – 8 ngày. Giống có thời gian nảy mầm dài là: 01,11, 42, 57 đều nảy mầm sau 8 ngày gieo. Các giống 02, 06, 09, 12, 63 có thời gian nảy mầm ngắn hơn là 6 ngày sau gieo. Hai giống đối chứng 03, 81 đều nảy mầm trong vòng 7 ngày sau gieo tức là có cùng thời gian với các giống còn lại. Nhìn chung, trong vụ xuân 2003 thời gian nảy mầm của đa số các giống là sau gieo 7 ngày.
Qua nghiên cứu cho thấy các mẫu giống đậu tương địa phương có khả năng nảy mầm khá cao và thời gian nảy mầm hợp lý. Điều đó nói lên khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của môi trường sống.
4.1.2. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU ĐẬU TƯƠNG THÍ NGHIỆM.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của một giống đậu tương đó là đặc tính di truyền của giống. Như đã nói ở trên sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng, quá trình sinh lý trong cây và phải trải qua các giai đoạn khác nhau liên tiếp gần như không tách rời.Các giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau. Thời gian sinh trưởng, phát triển của một giống cây trồng nói chung là tổng hợp thời gian của các giai đoạn đó. Nói một cách đơn giản thời gian sinh trưởng của một giống đậu tương là tính từ khi gieo hạt xuống cho đến khi thu hoạch. Trong thời gian đó cây đậu tương phải trải qua 4 thời kỳ.
Thời kỳ mọc (gieo – mọc)
Thời kỳ cây con (mọc – ra hoa)
Ra hoa – kết quả
Kết quả - chín
Cũng có thể chia thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây trồng thành 2 thời kỳ dựa vào các đặc trưng của mỗi thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng của mỗi giống là đặc trưng của giống đó. Đặc trưng này là sự thích nghi của mỗi giống trong điều kiện sinh thái, trồng trọt khác nhau. Vì vậy các giống đậu tương khác nhau sẽ có tổng thời gian sinh trưởng là khác nhau. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào thời vụ điều kiện chăm sóc và các yếu tố ngoại cảnh tác động.
Khảo sát các mẫu giống đậu tương không thể không quan tâm đến thời gian sinh trưởng, phát triển, các thời kỳ phát dục của các giống đậu tương. Bởi điều này không những chỉ có ý nghĩa trong khoa học nghiên cứu mà còn có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất. Những giống đậu tương ngắn ngày, năng suất cao thường được ưu tiên trồng nhiều. Những nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và các thời kỳ, giai đoạn phát dục giúp cho việc đánh giá các giống chín sớm hay chín muộn, từ đó cho phép áp dụng trong bố trí luân canh cây trồng, tăng vụ hợp lý, tạo điều kiện chọn ra các dòng giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ khác nhau. Những kết quả mà chúng tôi nghiên cứu được về thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương trong vụ xuân 2003 cho thấy:
Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống tập trung từ 85–103 ngày. Riêng có giống 01 là có thời gian sinh trưởng dài. Từ đó có thể chia các mẫu giống này theo thời gian sinh trưởng
-Các giống chín sớm có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày gồm có: Giống 65, 71 (85 ngày), giống 06, 02,42 (88 ngày)
-Các giống chín trung bình sớm từ 91 – 100 ngày. Gồm có các giống 04, 07, 09, 11,43,49, 52, 59 và 2 giống đối chứng là 03 (99 ngày), 81 (98 ngày)
-Các giống chín trung bình trên 101 ngày chỉ có giống 12, 57, 10, 01.
Nhìn chung các mẫu giống đậu tương địa phương có thời gian sinh trưởng trung bình sớm để có thể đánh giá cụ thể chúng tôi đã tiến hành theo dõi và lập bảng thời gian của các giai đoạn đối với các mẫu giống.
Bảng 2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương thí nghiệm.
Mẫu giống
Thời gian sinh trưởng (ngày)
Gieo
mọc mầm
Mọc – ra hoa
Ra hoa – kết thúc hoa
KT hoa-quả chắc
Quả chắc- chín
Tổng TGST
01
8
32
35
36
-
-
02
6
31
17
23
10
88
03(Đ/c)
7
33
23
22
14
99
04
7
34
19
25
15
100
06
6
33
19
20
10
88
07
7
33
17
26
15
98
09
6
38
19
22
11
96
10
7
32
23
26
15
103
11
8
32
19
26
12
97
12
6
32
21
26
16
101
42
8
31
18
21
10
88
43
7
37
19
24
13
100
49
7
37
17
24
13
98
52
7
38
16
24
14
99
57
8
34
18
26
15
101
59
7
37
16
24
13
97
63
6
31
18
22
11
88
65
7
34
15
18
11
85
71
7
32
16
19
11
85
81(Đ/c)
7
34
20
22
14
98
4.1.2.1. Thời kỳ mọc đến bắt đầu ra hoa.
Thời kỳ này được tính từ khi mọc cho đến khi cây đậu tương nở hoa đầu tiên còn gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Sau khi cây ra hoa thì chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên đối với đậu tương thì hai thời kỳ này xen kẻ và bổ sung cho nhau, ngay trong thời gian ra hoa hình thành quả vẫn còn sinh trưởng sinh dưỡng mạnh.
Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng đầu tiên cây phát triển mạnh về bộ rễ kế đó là thân lá cũng phát triển. Cho nên thời kỳ này quyết định đến kích thước cuối cùng của cây và tổng số vị trí mang hoa (số đốt). Bởi vì, số đốt và mầm hoa được phân hoá trong thời kỳ cây con. Khi cây có khoảng từ 5-6 lá kép thì cây có thể bắt đầu ra hoa. Xét về tầm quan trọng thì thời kỳ cây con là bước đầu tạo tiền đề cho thời kỳ ra hoa sau này và điều đó tất nhiên dẫn đến ảnh hưởng của nó đến năng suất cuối cùng.
Qua theo dõi chúng tôi thấy các mẫu giống đậu tương địa phương có thời kỳ cây con biến động từ 31- 38 ngày. Các giống có thời gian này dài nhất đó là giống 09 (38 ngày), giống 52 (38 ngày), giống 43, 49, 59 (37 ngày). So với giống đối chứng 03, 81 là (33 ngày và 34 ngày). Nhìn chung đa số các giống còn lại có sự chênh nhau rất ít khoảng 1 – 2 ngày tức là biến động từ 32 – 34 ngày. Trong điều kiện vụ xuân nhiệt độ thấp, số giờ nắng ít cho nên thời gian này thường lớn hơn các vụ hè. Đối với các giống có thời gian cây con dài thường là những giống có tiềm năng năng suất cao. Bởi chúng có thời gian sinh trưởng thân, lá dài tạo nên một bộ thân lá cành lớn làm tiền đề cho ra hoa đậu quả và phát triển quả sau này.
4.1.2.2. Thời kỳ từ ra hoa đến kết thúc hoa.
Thời kỳ ra hoa của cây đậu tương thường kéo dài khoảng 3–4 tuần. Đây cũng là một đặc tính quan trong bởi nó làm tăng khả năng đậu quả. Sau 10 –15 ngày nở hoa là thời kỳ hoa rộ. Lúc này khả năng đậu quả là lớn nhất. Trong thời kỳ này cây cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Một mặt, cây yêu cầu cung cấp đủ nước, dinh dưỡng mặt khác cây cần điều kiện khô ráo có nắng để tăng khả năng đậu quả. Nếu gặp mưa gió hay trời rét sẽ làm quá trình thụ phấn thụ tinh giảm đi.
Các kết quả thu được cho thấy rằng thời gian ra hoa của các mẫu giống đậu tương tập trung vào khoảng 15 – 23 ngày. Tuy nhiên giống 01 có thời gian ra hoa rất dài 35 ngày. Các giống 59, 52, 71 có thời gian ra hoa trong vòng 16 ngày, giống 65 (15 ngày) đây là những giống có thời gian ra hoa ngắn nhất. Giống có thời gian ra hoa dài nhất là giống 01 là 35 ngày.Sau đó là các giống 10, 03 (23 ngày) trong đó giống 81 là 20 ngày. Các giống còn lại thời gian ra hoa tập trung vào khoảng từ 17- 21 ngày. Nhìn chung các giống đều ra hoa tập trung vòng 2- 3 tuần. Trong thời gian hoa rộ tỷ lệ đậu quả rất cao, sau đó số hoa ra ít, rải rác và đậu quả kém. Giống 01 là một giống ra rất nhiều hoa trong nhiều ngày.
4.1.2.3 Thời kỳ kết thúc hoa đến quả chắc.
Đây là thời kỳ tích luỹ chất dinh dưỡng vào hạt. Các chất dinh dưỡng từ thân lá được dồn vào hạt, thêm vào đó là sản phẩm trực tiếp từ quang hợp của lá. Thời kỳ này sau khi quả được hình thành thì lớn lên rất nhanh, tuy nhiên hạt lớn chậm hơn. Khi quả đạt kích thước tối đa thì các chất dinh dưỡng dồn vào hạt làm hạt lớn lên.
Thời kỳ này các yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình thành quả vào hạt. Nếu gặp điều kiện ngoại cảnh khó khăn như hạn hán, nắng nóng kéo dài thì làm cho quả lép nhiều.
Qua nghiên cứu chúng tôi có kết luận rằng: Phần lớn các giống đậu tương đều có thời gian từ kết thúc hoa đến quả chắc biến động từ 18-26 ngày. Giống có thời gian dài nhất là giống 01(36 ngày). Sau đó là các giống số 07, 10, 11, 12, 57 (26 ngày ). Ngắn nhất là giống 65 (18 ngày), 71 (19 ngày). Còn lại là các giống có thời gian này dao động từ 20-25 ngày. Hai giống đối chứng đều có thời gian từ kết thúc hoa đến quả chắc là 22 ngày. Thời gian của giai đoạn này càng ngắn thì thời gian thu hoạch cũng ngắn và ngược lại. Điều này có ý nghĩa trong quá trình thâm canh, luân canh, tăng vụ.
4.1.2.4. Thời kỳ quả chắc đến thu hoạch.
Đây là thời kỳ quả chín vì thế hạt vẫn tích luỹ chất khô. Bên cạnh đó độ ẩm của hạt giảm đi rất nhiều. Đây là thời kỳ quyết định đến năng suất thu hoạch.
Đối với các mẫu giống địa phương trong thí nghiệm có thời gian chín kéo dài từ 10-16 ngày. Thời gian dài nhất là giống số 12 (16 ngày), 10, 04, 07,57 (15 ngày). Đa số các giống có thời gian này tập trung vào khoảng 11-14 ngày. Riêng giống 06, 42, 02, chỉ 10 ngày là có thể thu hoạch.
Tóm lại thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương đa số là giống chín sớm và chín trung bình sớm. Điều này dẫn đến khả năng làm vật liệu cho chọn giống đối với những giống ngắn ngày. Nhằm đưa vào sản xuất những giống có khả năng luân canh, tăng vụ thích hợp.
4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG THÍ NGHIỆM.
4.2.1 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÌNH THÁI CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐỊA PHƯƠNG.
Mỗi một cây trồng đều có những đặc điểm để nhận dạng .Từ đó chúng ta có thể phân biệt được giữa cây trồng này với cây trồng khác. Hơn nữa trong cùng một họ cây trồng khác lại có thể phân biệt được các dòng giống khác nhau. Những đặc điểm đó chính là các đặc điểm về hình thái của cây trồng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận biết về các giống khác nhau. Đặc biệt đối với đậu tương giữa các giống luôn luôn có những điểm sai khác nhau. Đặc điểm hình thái là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống. Đôi khi chúng ta có thể dựa vào các chỉ tiêu này để đánh giá giống, nhất là đánh giá về năng suất và khả năng chống chịu. Vì vậy với việc nghiên cứu khảo sát các mẫu giống đậu tương địa phương chúng tôi đã tiến hành theo dõi, đánh giá và thu được một số kết quả sau. Các kết quả nay được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3: Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống đậu tương.
Mẫu
Giống
Màu sắc
Thân mầm
Hình dạng
Lá
Màu sắc
Lá
Màu sắc
Lông
Màu sắc
Hoa
Màu sắc
Quả chín
01
Tím
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
02
Tím
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
03(Đ/c)
Tím
Trái xoan
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
04
Xanh
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Trắng
Vàng
06
Tím
Trái xoan
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
07
Xanh
Ngọn giáo
Xanh đậm
Vàng
Trắng
Đen
09
Tím
Thoi mác
Xanh xám
Trắng
Tím
Đen
10
Tím
Hình thoi
Xanh đậm
Trắng
Tím
Đen
11
Xanh
Trái xoan
Xanh đậm
Vàng
Trắng
Vàng
12
Tím
Hình trứng
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
42
Tím
Thoi mác
Xanh xám
Trắng
Tím
Nâu xám
43
Tím
Hình trứng
Xanh đậm
Trắng
Tím
Vàng
49
Tím
Hình trứng
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
52
Tím
Thoi mác
Xanh xám
Trắng
Tím
Nâu xám
57
Tím
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
59
Tím
Hình thoi
Xanh xám
Trắng
Tím
Đen
63
Tím
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Tím
Vàng
65
Tím
Hình thoi
Xanh xám
Trắng
Tím
Nâu xám
71
Tím
Trái xoan
Xanh xám
Trắng
Tím
Nâu xám
81(Đ/c)
Xanh
Hình thoi
Xanh đậm
Vàng
Trắng
Vàng
Qua bảng ta nhận thấy:
Về màu sắc thân mầm (thân non ) Được chia thành hai nhóm: Nhóm có thân màu tím và nhóm có thân màu xanh. Các giống đậu tương nghiên cứu ở đây đa số có thân màu tím. Chỉ có một số giống như : 04, 07, 11, 81 là có thân màu xanh . Tuy nhiên giai đoạn về sau thì tất cả các giống đều có thân màu xanh.
Về màu sắc lông trên thân, quả thì có hai màu cơ bản đó là lông màu trắng và lông màu vàng . Trong 20 giống thí nghiệm thì có 10 giống có lông màu trắng đó là các giống 01, 09, 10, 42, 43, 49, 52, 59, 65, 71. Còn lại là các giống có lông màu vàng.
Về hình dạng lá các giống thí nghiệm có hình dạng lá thuộc các hình dạng sau: Hình thoi, trái xoan, ngọn giáo, thoi mác, hình trứng . Các giống có dạng lá hình thoi đó là 01, 02, 04, 10, 57,59, 63, 65, 81. Các giống như 03, 06, 11, 71. Có lá dạng hình trái xoan. Trong đó có 3 giống 09, 42, 52, là những giống có dạng lá hình thoi mác . Giống có dạng hình trứng, bản lá to đó là giống 12, 43, 49. Duy nhất có giống 07 có hình ngọn giáo.
Màu sắc lá của các giống cũng được chia làm hai nhóm . Đa số các giống có màu sắc lá xanh đậm. Chỉ có các giống 09, 42, 52, 59, 65, 71 là có màu xanh xám. Hình dạng lá và màu sắc lá là những chỉ tiêu quan trọng . Lá là bộ phận quang hợp cho nên hình dạng lá, độ rộng, phẳng mỏng của lá có ảnh hưởng đến quang hợp tổng hợp chất hữu cơ của cây.
Về màu sắc hoa các giống đậu tương đều thuộc hai nhóm: Hoa tím hoặc hoa trắng. Màu sắc hoa là chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giữa các giống. Mặt khác giữa thân mầm và màu sắc hoa có mối quan hệ chặt chẽ. Thân mầm màu xanh thì hoa màu trắng, thân mầm tím hoa tím. Qua bảng đánh giá thì đa số các giống đều có hoa màu tím. Chỉ có các giống 04, 07, 11, 81 là có hoa màu trắng.
Màu sắc quả khi chín cũng là một chỉ tiêu để đánh giá giống. Qua nghiên cứu cho thấy các giống được phân làm ba nhóm. Các giống 07, 09, 10, 59 có quả chín màu đen . Các giống 42, 52, 65, 71, có quả chín màu nâu xám còn lại đa số các giống đều có quả chín màu vàng.
4.2.2 CHIỀU CAO THÂN CHÍNH VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU CAO THÂN .
Thân cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng là một bộ phận quan trọng nâng đỡ toàn cây. Thân là nơi trung gian vận chuyển các dòng nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây. Thân to cành lá khoẻ cây sinh trưởng phát triển tốt là nơi nâng đỡ cho quả và nuôi quả.
Việc nghiên cứu chiều cao cây không chỉ đơn thuần cho ta biết được về khả năng sinh trưởng của cây trồng đó mà còn phản ánh một số đặc điểm nông sinh học khác của cây như: Khả năng chống đổ, số lá trên cây, số cành, số chùm hoa, số quả…
Chính vì vậy mà việc theo dõi, nghiên cứu trong khi khảo sát các mẫu giống đậu tương là không thể thiếu đi chỉ tiêu chiều cao cây. Các kết quả thu được được trình bày ở bảng 4a.
Bảng 4a.Chiều cao thân chính của các giống đậu tương (cm).
gày
Mẫu giống
26/3
2/4
9/4
16/4
23/4
30/4(cccc)
01
12.34
18.2
20.94
27.70
34.40
36.00
02
14.90
22.00
29.24
34.00
35.6
36.20
03(Đ/c)
12.90
16.76
25.20
32.70
36.50
37.00
04
13.50
19.90
27.00
38.50
43.50
43.80
06
13.70
20.10
27.30
33.20
36.50
36.70
07
14.20
18.70
24.60
33.30
38.30
39.90
09
14.00
19.40
26.10
36.16
45.90
48.96
10
12.90
18.86
26.50
33.00
36.90
38.94
11
11.88
17.50
22.08
28.80
34.10
35.70
12
14.60
21.80
27.30
28.50
29.60
30.00
42
12.84
18.70
23.34
28.34
30.10
30.20
43
14.00
17.30
22.40
33.06
39.72
43.50
49
14.20
19.80
26.22
34.90
42.40
43.40
52
13.90
20.54
27.20
36.40
49.30
51.20
57
13.80
20.20
26.48
34.98
39.20
39.80
59
14.30
21.80
27.50
37.30
46.80
47.70
63
14.56
22.30
33.80
41.90
43.10
43.70
65
14.70
19.80
26.70
31.46
32.10
32.50
71
12.74
19.50
25.86
29.50
31.10
32.20
81(Đ/c)
13.40
19.10
25.64
34.80
41.10
42.30
Qua bảng chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn 2-3 lá kép tức là đo vào ngày 26/3 thì chiều cao của cây tương đối thấp. Sau đó bắt đầu tăng và tăng mạnh nhất vào giai đoạn từ khi có hoa đến khi kết thúc ra hoa. Tức là tăng mạnh từ ngày 2/4 đến ngày 23/4. Thời gian sau một số giống vẫn còn tăng nhưng không nhiều.
Chiều cao cuối cùng của các giống đậu tương biến động từ 30.00- 51.20(cm). Giống có chiều cao nhất là giống 52(51.20cm ) sau đó là giống 09(48.96cm), 59(47.70cm). Chiều cao thấp nhất là giống số 12(30.00cm), 42(30.20cm), ,65(32.50cm), 71(32.20cm). Đa số các giống đều có chiều cao tương đối từ 35.7– 43.8cm. Hai giống đối chứng là 03 và 81 có chiều cao lần lượt là 37.00 và 42.30cm.
Nhìn chung so với hai giống đối chứng thì mẫu giống đậu tương có chiều cao trung bình. Điều này đưa đến hai khả năng: Đối với giống thấp cây có khả năng chống đỡ tốt, nếu chưa nói đến năng suất. Còn những giống cao cây thường có nhiều đốt cho nên có tiềm năng về năng suất nhưng mặt khác nếu cây không cứng khoẻ thì lại rất dễ đổ. Điều này dẫn đến phải chọn ra những giống thấp cây nhưng cành lá nhiều vẫn đảm bảo năng suất và các giống cao cây nhưng thân cành cứng, chống đỡ tốt để đảm bảo năng suất cho đến khi thu hoạch.
Để có thể theo dõi cụ thể được sự phát triển về chiều cao của các mẫu giống đậu tương trong vụ xuân 2003 chúng tôi đã tiến hành lập bảng về động thái tăng trưởng chiều cao cây trong 5 tuần cho đến khi đạt chiều cao cuối cùng.
Bảng 4b.Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các
giống đậu tương(cm/ngày).
Tuầu
Mẫu
Giống
Tuần 1
26/3-2/4
Tuần 2
2/4- 9/4
Tuần 3
9/4-16/4
Tuần 4
16/4-23/4
Tuần 5
23/4 –30/4
01
0.84
0.30
0.97
0.96
0.23
02
1.01
1.03
0.68
0.23
0.15
03(ĐC)
0.55
1.21
1.07
1.54
0.07
04
0.91
1.01
1.64
0.71
0.04
06
0.91
1.03
0.84
0.47
0.03
07
0.65
0.84
1.24
0.71
0.23
09
0.77
0.96
1.44
1.39
0.44
10
0.85
1.09
0.93
0.36
0.29
11
0.80
0.65
0.96
0.76
0.23
12
1.03
0.79
0.17
0.16
0.06
42
0.84
0.66
0.71
0.25
0.01
43
0.14
0.73
1.52
0.95
0.34
49
0.80
0.92
1.24
1.07
0.14
52
0.93
0.93
1.31
1.84
0.27
57
0.91
0.90
1.21
0.60
0.09
59
1.07
0.81
1.40
1.36
0.13
63
1.11
1.64
1.16
0.17
0.09
65
0.73
0.99
0.68
0.09
0.06
71
0.97
0.91
0.52
0.27
0.11
81(ĐC)
0.81
0.93
1.31
0.90
0.17
Ở bảng 4b cho thấy: Tốc độ tăng trưởng từ tuần 1(6/3-2/4) đây là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, cây vẫn sinh trưởng phát triển chậm do đó tốc độ tăng trưởng dao động từ 0.44-1.11cm/ngày .
Như vậy là giữa các giống có sự chênh lệch tập trung từ 0.44-1.11cm/ngày
Giống có sự chênh lệch lớn như: 0.44cm/ngày đối với giống 43, giống 03(Đ/c)(0.55cm/ngày), 07(0.65cm/ngày). Giống đối chứng 81 là 0.81cm/ngày. Giống có tốc độ tăng trưởng lớn là 63(1.11cm/ngày), 59(1.07cm/ngày), 12(1.03cm/ngày).
Ở tuần thứ hai(2/4-9/4) tốc độ tăng trưởng ở tuần này bắt đầu tăng cao và hơn so với tuần 1, lúc này cây bắt đầu ra hoa. Những giống bắt đầu ra hoa đều có tốc độ tăng trưởng cao. Các mẫu giống đều có tốc độ tăng trưởng biến động từ 0.39-1.64cm/ngày. Giống thấp nhất là 01 (0.39cm/ngày) .Giống 63 vẫn có tốc độ tăng trưởng cao 1.64cm/ngày. Hai giống đối chứng 03 và 81 có tốc độ tăng trưởng lần lượt là 1.21 và 0.93cm/ngày. Tăng nhanh so với tuần 1. Một số giống có tốc độ tăng chậm hơn so với tuần 1 có thể là do điều kiện khí hậu không thuận lợi . Nhưng nhìn chung là các giống vẫn tăng về chiều cao.
Tuần 3(9/4-16/4). Xét về quá trình sinh trưởng phát triển thì phần lớn các giống đều đang ra hoa và hoa rộ cho nên nhiều giống đạt tốc độ khá cao. Bên cạnh đó thì có một số giống đã đạt chiều cao của giống nên tốc độ tăng trưởng chậm hơn tuần 2. Song một số giống có tốc độ tăng ở tuần 2 chậm lại bắt đầu tăng nhanh như 01(0.97cm/ngày), 09(1.44cm/ngày), 11(0.96cm/ngày), 12(0.71cm/ngày) ….Tốc độ tăng trưởng cao nhất đó là giống 04(1.64cm/ngày), 43(1.52cm/ngày). Thuộc nhóm giống chín trung bình sớm. Tốc độ tăng trưởng của các giống tập chung từ 0.17-1.64cm/ngày.
Tuần 4. Các giống đều có sự tăng trưởng về chiều cao song bắt đầu chậm dần. Lúc này các giống đã ra lá cuối cùng trên thân chính. Cho nên tốc độ tăng trưởng không còn lớn đa số các giống biến động từ 0.09-1.39cm/ngày.Riêng có giống 52 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là (1.84cm/ngày). Giống 65(0.09cm/ngày) đã đạt chiều cao tối đa nên tăng không đáng kể. Còn lại phần lớn các giống khác vẫn tăng để đạt chiều cao cuối cùng.
Tuần 5. Sự tăng trưởng ở giai đoạn này (23/4-20/4) đã chậm hẳn giống 42 tăng không đáng kể (0.01cm/ngày). Giống có tốc độ tăng cao nhất là 43 (0.54cm/ngày) còn đa số các giống khác tăng rất chậm và ngừng, dao động từ 0.03-0.44cm/ngày.
Qua bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng chiều cao cho thấy tốc độ tăng trưởng trong vụ xuân 2003 không cao, song các giống cũng đạt được chiều cao tương đối của giống và thể hiện sự khác nhau về chiều cao của mỗi giống .Một số giống có khả năng sớm đạt đến chiều cao cao nhất trong một đến ba tuần đầu chính vì vậy mà tốc độ tăng trưởng về sau giảm. Một số khác tăng chậm và không đều ở các tuần cho đến khi kết thúc hoa.
4.2.3.SỐ LÁ VÀ SỐ CÀNH TRÊN THÂN CHÍNH .
Số lá trên thân chính tương ứng với số đốt trên thân chính. Đối với đậu tương hoa thường mọc ở ngay ở nách lá trên thân chính do đó các chùm hoa này chịu ảnh hưởng rât nhiều của lá trên thân chính. Số lá trên thân chính cũng quyết định đến số chùm hoa ra. Đây là một trong những đặc trưng của giống đậu tương.
Phần cành của đậu tương đó là khả năng tự điều chỉnh của cây trong những trường hợp khác nhau. Từ các cành này hoa có thể ra và đậu quả. Cho nên giống nào có nhiều cành có thể có tiềm năng và năng suất lớn. Nhằm khảo sát để chọn vật liệu cho công tác chọn giống cho nên chúng tôi đã tiến hành theo dõi số lá và cành trên thân chính kết quả được thể hiện trên bảng 5.
Bảng 5. Số lá và số cành bên trên thân chính của các giống đậu tương.
Ngày
Mẫu giống
26/3
2/4
9/4
16/4
23/4
Số lá
Cành bên
Số lá
Cành bên
Số lá
Cành bên
Số lá
Cành bên
Số lá
Cành bên
01
2.9
0.0
5.0
0.4
6.8
1.6
8.6
2.4
9.0
2.8
02
3.0
0.0
4.6
0.0
6.5
0.2
7.6
0.2
8.2
0.2
03(Đ/c)
2.9
0.8
4.7
1.4
7.0
2.6
9.8
3.2
10.4
3.4
04
2.9
0.0
5.3
1.6
7.6
2.6
9.8
3.2
10.2
3.4
06
2.9
0.0
4.7
0.8
6.5
1.0
7.8
1.2
9.4
1.2
07
2.9
0.0
4.6
0.2
6.4
1.8
8.8
2.2
10.2
2.2
09
3.0
0.8
4.8
0.8
6.9
1.6
9.3
2.8
11.6
3.2
10
3.0
0.6
5.1
1.8
7.2
2.6
9.3
2.8
10.6
3.0
11
2.9
0.0
4.9
0.4
6.7
1.8
8.4
1.8
10.0
1.8
12
3.0
0.0
5.1
0.4
6.8
1.0
7.0
1.4
8.2
1.6
42
2.9
0.6
5.0
1.6
7.3
2.4
9.4
3.2
10.2
3.6
43
3.0
0.2
3.9
1.0
6.7
1.6
8.5
2.4
10.6
2.4
49
2.9
0.0
4.8
1.2
7.2
2.4
10.1
3.4
11.2
3.6
52
2.9
0.4
4.8
1.4
7.2
2.2
9.5
3.0
10.8
3.6
57
2.8
0.4
4.9
0.8
6.8
0.8
9.2
2.2
10.2
2.6
59
3.1
0.4
5.7
1.4
7.6
2.8
10.6
3.8
11.4
3.8
63
3.0
0.0
5.1
0.8
7.2
0.8
8.4
1.2
8.6
1.2
65
2.9
0.8
4.8
1.8
7.5
3.0
9.5
3.2
10
3.2
71
3.0
2.0
5.2
2.6
7.4
3.6
9.2
4.2
9.6
4.8
81(Đ/c)
2.8
0.4
4.6
0.8
6.7
2.2
8.8
2.8
10.6
2.8
Ở lần đo đếm đầu tiên 26/3 nói chung số lá của mỗi giống không biến động lớn từ 2,8-3 lá/cây. Các giống 02, 09, 10, 12, 43, 63, 71, đều đạt 3 lá/cây. Hai giống 57, 81 đạt số lá 2,8 lá/cây. Số nhánh (cành bên) dao động từ 0- 0,8 tức là có những giống chưa xuất hiện cành bên. Giống 03 (đ/c), 09, 65, có 0,8 cành bên/1cây. Các giống 01, 02, 04, 06, 07, 11, 12, 49, 63 đều chưa có cành bên.
Bước sang tuần thứ hai. Số lá đã tăng lên nhưng vẫn dao động từ 3,9-5,7lá/cây . Giống cao nhất là 59 (5,7lá /cây). Trong đó thấp nhất là giống 43 (3,9 lá/cây) . Còn lại các giống khác đều dao động từ 4,6-5,3 lá/cây. Hai giống 03, 81 có số lá lần lượt là 4,7 và 4,6 lá/cây. Số cành bên của các giống đã tăng lên chứng tỏ cây bắt đầu sinh trưởng phát triển mạnh nhưng vẫn biến động từ 0-2,6 cành/cây. Thấp nhất là giống 02 (0 cành/cây). Cao nhất là giống 71 (2.6 cành/cây ).
Ngày 9/4/2003 đo đếm lần thứ 3 và nhận thấy số lá ở các giống đã cao hơn hẳn và nằm trong khoảng 6.4-7.6 lá/cây .Các giống cao nhất là 04,59 (7.6 lá/cây), 65(7.5 lá /cây), giống thấp nhất là 07(6.4lá/cây ), 02(6.3 lá/cây).
Số cành bên biến động giữa các giống là 0.3-2.6 cành /cây và giống có số cành bên nhiều nhất là 71(2.6 cành/cây) và ít nhất vẫn là 02(0.2 cành /cây).
Số lá dao động từ 7.0-10.6 lá /cây ở lần đo ngày 16/4 của các mẫu giống. Trong đó giống 59 đạt cao nhất 10.6 lá/cây, giống 49 dạt 10.1lá/cây. Thấp nhất là giống 12 đạt 7.0 lá/cây và số nhánh thì giống 71 vẫn đạt cao nhất 4.2 cành/cây và giống 02 vẫn thấp nhất 0.2 cành/cây . Còn lại các giống dao động từ 1.2-3.8 cành /cây .
Số lá đạt tối đa ở lần đo ngày 23/4. Đây là thời điểm các giống thể hiện đúng đặc trưng của mình về số lá cũng như cành bên. Về số lá dao động từ 8.2-11.6 lá /cây. Cao nhất là các giống thuộc nhóm chín trung bình sớm 09 (11.6lá/cây), 59(11.4lá/cây), 49(11.2 lá /cây), thấp nhất là giống 02 (8.2 lá /cây), bên cạnh đó giống này cũng có số cành ít nhất (0.2 cành/cây). Tức là không tăng cành nào từ khi theo dõi đến khi kết thúc hoa . Các giống khác có số cành từ 1.2-4.8 cành/ cây và giống 71 có nhiều cành nhất 4.8 cành/cây. Giống 06 và 65 cũng là giống có số cành ít và không đổi từ đầu đến cuối lần đo. Đây là các giống thuộc nhóm giống chín sớm
Tóm lại số và số cành trên thân chính là những chỉ tiêu ít thay đổi đặc biệt là số lá. Trong điều kiện bình thường thì hai chỉ tiêu này chỉ còn phụ thuộc vào mỗi đặc tính di truyền của giống . Hai chỉ tiêu này đều có mối quan hệ đến năng suất cây trồng vì thế vẫn theo dõi để chọn lọc ra những gióng thích hợp cho công tác chọn giống.
4.2.4 CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ QUA CÁC THỜI KÌ SINH TRƯỞNG.
Cây quang hợp tạo nên chất hữu cơ là nhờ lá. Phần lớn (95%) các chất hữu cơ được tạo ra tích luỹ lại là nhờ quang hợp. Muốn quang hợp tốt cây cần phải có bộ lá tốt. Vì thế lá là bộ phận không thể thiếu đựoc của cây. Lá đậu tương có 3 loại : lá mầm , lá đơn(đơn nguyên), lá kép.
Đầu tiên là lá mầm có khả năng quang hợp chút ít.Lá đơn nguyên xuất hiện sau và có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là lá kép .
Mặt khác lá trên thân chính còn có vai trò quan trọng đối với chùm hoa mọc từ nách lá đó. Do một nguyên nhân nào đó mà các lá phía dưới bị rụng thì sẽ làm cho chùm quả tại đó bị rụng hoặc lép. Điều đó có nghĩa là năng suất của cây phụ thuộc chặt chẽ vào diện tích lá và sự quang hợp của lá trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Để đánh gía về giống người ta chú ý đến bộ lá của giống và để kết luận một giống có bộ lá tốt thì sự đánh giá đó lại thông qua chỉ số diện tích lá. Những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa diện tích lá và sự tích luỹ chất khô. Khi diện tích lá tăng nhanh thì sự sinh trưởng,phát triển hẳn nhiên là tăng nhanh từ đó khả năng tích luỹ cũng lớn.
Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) nó thể hiện sự nhiều hay ít của hệ lá của các giống đậu tương và là chỉ tiêu đặc trưng của giống. Từ đó cho chúng ta biết khả năng quang hợp của giống đó. Khi nghiên cứu về cây trồng nói chung và cây trồng nói riêng người ta luôn quan tâm đến chỉ số diện tích lá. Sự quan tâm đến phát triển của hệ lá nhằm dự báo năng suất của giống. Trong điều kiện môi trường sống nào đó thì diện tích lá sẽ có sự thích hợp cho mỗi giống và cho từng thời vụ khác nhau. Mặt khác diện tích lá luôn biến đổi theo điều kiện thời tiết, từng thời kì và chế độ dinh dưỡng khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật như mật độ, độ ẩm dinh dưỡng.
Để đánh giá chỉ tiêu diện tích lá chúng tôi tiến hành lấy mẫu và cân đo ở 3 thời kỳ. Kết quả được thể hiện trên bảng 6.
Bảng 6. Chỉ tiêu chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương ở các thời kỳ
(m2 lá/ m2đất)
Mẫu giống
Thời kỳ ra hoa
Thời kỳ hoa rộ
Thời kỳ quả chắc
01
1.07
2.54
4.79
02
1.39
2.51
4.16
03(Đ/c)
1.88
2.86
4.48
04
2.02
2.50
4.17
06
1.40
2.68
4.14
07
1.47
2.49
3.99
09
1.63
2.99
4.45
10
1.89
2.51
4.40
11
1.70
2.74
4.20
12
1.40
2.37
4.19
42
1.65
2.55
5.12
43
1.52
3.00
4.28
49
1.54
2.44
4.20
52
1.97
3.13
5.57
57
1.45
3.50
4.23
59
2.09
3.12
5.18
63
1.75
2.48
4.22
65
2.05
2.53
4.24
71
1.98
2.77
4.11
81(Đ/c)
1.78
2.70
4.28
Qua bảng chúng tôi có các kết luận sau.
Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi bắt đầu ra hoa cho đến khi hoa rộ và kết thúc hoa quả mẩy. Cao nhất là thời kỳ quả chắc.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa chỉ số diện tích lá của các giống biến động từ 1.39-2.09 m2lá/m2đất trong đó có giống 59 có chỉ số diện tích lá là cao nhất 2.09m2lá/m2đất . Sau đó là 65 (2.05m2lá/m2đất), 04 (2.02 m2lá/m2đất). Giống đạt chỉ số diện tích lá thấp nhất là giống 02 (1.39 m2lá/m2đất), 06(1.10 m2lá/m2đất), 12(1.04 m2lá/m2đất). Các giống đối chứng đều có diện tích lá cao hơn 03, 81 lần lượt là 1.88 m2lá/m2đất , 1.78 m2lá/m2đất.
Thời kỳ rộ hoa cách thời kỳ bắt đầu ra hoa khoảng 10-15 ngày, tuy nhiên LAI của các giống tăng lên đáng kể do bộ lá phát triển mạnh. Các mẫu giống đều có chỉ số LAI dao động 2.37-3.50 m2lá/m2đất. Giống 12 vẫn có chỉ số diện tích lá là nhỏ nhất 2.37 m2lá/m2đất và giống 02 là 2.51 m2lá/m2đất và giống 10 là 2.51 m2lá/m2đất, 04 là 2.50 m2lá/m2đất.Hai giống 65,42 có LAI là 2.53 và 2.55 m2lá/m2đất. Cao nhất là giống 57 là 3.50 m2lá/m2đất. Các giống nhóm chín sớm đa số có chỉ số diện tích lá thấp nhất. Nhóm giống chín trung bình có chỉ số diện tích lá cao nhất.
Thời kỳ quả chín chỉ số diện tích lá tăng cao. Lý do là bộ lá đạt tối đa và lúc này cây có khả năng quang hợp là cao nhất. Chỉ số diện tích lá của giống 52 là cao nhất 5.57 m2lá/m2đất. Giống 42 và 59 có chỉ số diện tích lá lần lượt 5,12 và 5,18 m2lá/m2đất. Các giống còn lại đều có chỉ số diện tích lá dao động quanh khoảng 4.11-4.79 m2lá/m2đất, thấp nhất là giống 71(4.11 m2lá/m2đất) , 06 (4.14 m2lá/m2đất), 02(4.16 m2lá/m2đất). Riêng có giống 07 có LAI thấp hẳn xuống so với các giống là 3.99 m2lá/m2đất. Có thể nói nhóm giống chín sớm vẫn có chỉ số diện tích lá là thấp nhất.
Nhìn chung chỉ số diện tích là ở các thời kỳ tăng mạnh ở các thời kỳ sau.
Mỗi giống tăng không giống nhau .Có giống tăng chậm có giống tăng nhanh. Thời kỳ quả chắc chỉ số diện tích lá cao nhất vì vậy cần duy trì thờu kỳ này dài bằng các biện pháp kỹ thuật. Thông thường các giống có chỉ số diện tích lá cao đều là những giống có tiềm năng rất cao.Đây là những giống có khả năng làm vật liệu cho chọn giống.
4.2.5. QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY CHẤT KHÔ CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG.
Cây trồng quang hợp tạo ra các chất hữu cơ, các chất hữu cơ này tích luỹ dần trong cây, một phần được dùng nuôi cây tạo nên các bộ phận mới của cây như : cành lá, thân, hoa quả,về sau các chất được tích luỹ dần về hạt để tạo nên năng suất. Để đánh gía khả năng tích luỹ các chất chúng tôi tiến hành cân đo chỉ tiêu trọng lượng tươi và trọng lượng khô. Đây là hai yếu tố quan trọng có liên quan đến sự sinh trưởng và năng suất của đậu tương. Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi tiến hành đo ở 3 thời kỳ và lập bảng 7.
Bảng7. Quá trình tích luỹ chất khô của các mẫu giống đậu tương (g/cây)
Mẫu giống
Thời kỳ ra hoa
Thời kỳ hoa rộ
Thời kỳ quả chắc
Ptươi
Pkhô
PtươI
Pkhô
Ptươi
Pkhô
01
11.99
2.02
12.97
2.40
85.04
18.07
02
11.25
3.19
13.43
3.84
57.10
12.69
03(Đ/c)
14.73
2.89
15.89
3.23
75.78
16.67
04
14.28
2.62
17.55
3.20
72.20
15.83
06
13.73
3.24
16.42
3.02
84.95
17.77
07
12.57
2.44
13.54
2.95
69.95
15.54
09
15.21
2.75
27.92
4.75
89.20
18.39
10
15.32
2.77
18.99
3.14
75.31
16.37
11
13.06
2.59
14.44
2.88
57.96
12.68
12
12.95
2.77
20.20
4.38
75.48
16.55
42
9.92
2.25
10.65
2.32
48.58
10.80
43
13.23
2.62
15.07
3.01
94.96
19.58
49
13.08
2.64
17.82
3.58
70.53
15.10
52
52.71
3.02
16.49
3.93
83.70
17.02
57
11.76
2.41
28.40
5.31
99.89
19.73
59
16.06
3.25
28.94
5.23
87.18
18.20
63
13.80
3.21
16.77
3.91
56.80
12.56
65
14.72
2.82
15.92
3.06
56.50
12.50
71
15.31
3.00
16.82
3.33
69.65
15.24
81(Đ/c)
15.38
3.33
23.35
5.00
85.31
18.15
Dựa vào bảng chúng tôi có những nhận xét sau:
Thời kỳ hoa bắt đầu ra. Cây bắt đầu đi vào phát triển mạnh cho nên lúc này khối lượng tươi chưa lớn. Phần lớn các giống đều có khối lượng tươi trong tập trung trong khoảng 9.92-16.09g/cây. Giống đạt cao nhất là giống số 59(16.06 g/cây), giống thấp nhất là giống 42(9.92g/cây). Hai giống đối chứng đều có khối lượng tươi khá cao tương ứng là giống 03(14.73g/cây), 81(15.38 g/cây).
Khối lượng tươi không cao cho nên khối lượng khô cuả các mẫu giống cũng thấp. Biến động trong khoảng 2.02-3.33g/cây. Cao nhất là giống đối chứng 81(3.33g/cây). Thấp nhất là giống 01(2.02g/cây), các giống còn lại tập trung từ 2.25-3.25g/cây.
Bước sang thời kỳ hoa rộ khối lượng tươi của các giống có tăng song không lớn lắm do chưa có sự biến đổi lớn trong cây. Giai đoạn này chủ yếu vẫn là sinh trưởng thân lá và ra hoa. Các giống có khối lượng tươi dao động xung quanh từ 10.65-28.94g/cây cao nhất phải kể đến giống 59(28.97) sau đó là giống 57(28.40 g/cây) , 09(27.92 g/cây). Đều thuộc nhóm chín trung bình sớm. Tuy nhiên các giống còn lại tập trung phần lớn từ 12.97-23.35g/cây. Các giống thí nghiệm đa số đều có khối lượng tươi thấp hơn giống đối chứng 81(23.35 g/cây). Bên cạnh đó khối lượng khô cao nhất không phải là giống 59 mà là giống 57 (5.31g /cây) trong đó giống 59 đứng thứ 2 (5.23g/cây). Giống 81 là 5.00g/cây, thấp nhất vẫn là giống 42(2.32g/cây). Nhìn chung các giống dao động từ 2.32-5.31g/cây.
Thời kỳ quả chắc có sự đột biến về khối lượng khôvà khối lượng tươi thời kỳ này khả năng tích luỹ của cây mạnh. Quả, hạt hình thành và khả năng dồn chất dinh dưỡng lớn cho nên khối lượng tươi trung bình của mỗi giống tăng rất cao dao động trong khoảng 48.58-99.89 g/cây cao nhất là giống 57(99.89g/cây). Thấp nhất là giống 42(48.58g/cây). Giống 43 có khả năng tích luỹ lớn trong thời kỳ này đạt 94.96g/cây . Giống 65, 63 có khối lựơng chất khô thấp thứ 2,3 sau giống 42 là 56.50g/cây và 56.80g/cây. Vậy là nhóm giống chín trung bình sớm có khối lượng tượi và khối lượng khô cao nhất. Cụ thể là giống 57 có khối lượng tươi và khô lớn nhất, khối lượng khô đạt 19.3g/cây sau đó là giống 43 đạt 19.58g/cây, 01(18.07g/cây ) thấp nhất là giống 42 đạt 10.80g/cây sau đó là giống 65(12.50g/cây), 63(12.56g/cây), 02(12.69g/cây) thuộc nhóm chín sớm.
Hai giống đối chứng có trọng lượng khô ở mức khá cao so với giống thí nghiệm 03(16.67g/cây), 81(18,15g/cây).
Khối lượng tươi và khối lượng khô ảnh hưởng lớn đến năng suất sau này. Trong từng giai đoạn khác nhau và các giống khác nhau là khác nhau và luôn đạt cao nhất ở thời kỳ quả chắc. Các giống 57,43,09,59,01 đạt trọng lượng khô ở thời kỳ quả chắc khá cao ,còn giống 42, 65, 63, 02 đạt thấp.
4.2.6. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỐT SẦN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG .
Cây họ đậu nói chung và cây đậu tương nói riêng có một khả năng đặc biệt mà các cây trồng khác không có được đó là khả năng hình thành nốt sần. Đây là sự cộng sinh với một vi khuẩn Zhizobium để tạo nên hệ thống dễ cố định phân tử (N2). Giai đoạn đầu bộ rễ hoạt động mạnh thường phân bố chủ yếu ở lớp đất 10-15cm , phát triển chiều ngang khoảng 40-50cm.
Sau 10-15 ngày mọc thì vi khuẩn xâm nhập vào rễ và sau đó tạo nên những tế bào khổng lồ. Những tế bào này hợp với nhau tạo nên những nốt sần, tại những nốt sần này sẽ xảy ra cơ chế chuyển Nitơ phân tử thành dạng đạm NH3 cung cấp cho cây.
N2 + 8H+ +8e 2NH3 + H2
Lượng đạm tạo ra có thể đáp ứng 40-70% nhu cầu đạm của cây. Nốt sần có khả năng cố định N2 từ 4 tuần sau mọc và sau đó khả năng cố định N2 mạnh dần phải đạt đỉnh cao ở giai đoạn hoa rộ và hình thành quả non .
Các giống đậu tương khi trồng trong sản xuất không những đem lại năng suất cao mà còn phải có tác dụng cải tạo đất tốt, nhất là trong giai đoạn phát triển nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy một giống tốt ngoài năng suất tốt còn làm cho đất giàu thêm. Nhận thấy vấn đề đó chúng tôi trong quá trình khảo sát các mẫu giống đậu tương đã tiến hành theo dõi chỉ tiêu nốt sần ở các thời kỳ kết quả thu được và thể hiện trên bảng 8
Bảng 8. Chỉ tiêu nốt sần của các giống đậu tương ở các thời kỳ.
(nốt sần/cây)
Mẫu giống
Thời kỳ ra hoa
Thời kỳ hoa rộ
Thời kỳ quả chắc
TSNN
(Ns/cây)
NSHH
(Ns/cây)
Tỷ lệ(%)
TSNN
(Ns/Cây)
NSHH
(Ns/cây)
Tỷ lệ(%)
TSNN
(Ns/cây)
NSHH
(Ns/cây)
Tỷ lệ(%)
01
23.4
21.8
93.16
33.33
32.33
97.00
10.00
8.50
85.00
02
19.0
16.0
84.21
20.00
18.67
93.35
11.00
9.00
81.82
03(Đ/c)
25.8
24.2
93.80
45.00
43.00
95.36
13.50
13.00
83.87
04
19.2
17.4
90.63
22.67
21.33
94.00
10.50
8.50
80.95
06
22.4
18.4
82.14
24.67
24.00
97.28
11.00
9.50
86.36
07
18.8
17.6
93.62
40.00
38.33
95.83
10.50
9.00
85.71
09
22.2
20.4
91.89
26.67
26.00
97.47
12.00
10.50
87.50
10
13.4
12.6
94.03
27.00
26.00
96.39
12.50
10.50
84.00
11
12.4
10.6
85.48
20.00
18.00
90.00
11.00
9.00
81.82
12
15.8
13.2
83.54
20.00
18.33
91.65
9.00
7.50
83.33
42
18.4
15.8
85.87
25.00
23.33
93.32
11.50
10.00
86.96
43
17.2
15.4
89.53
20.33
18.33
90.16
12.00
10.00
83.33
49
25.4
24.2
95.28
26.00
25.00
96.15
11.50
10.00
86.96
52
18.8
18.0
97.83
39.00
36.67
94.03
11.00
9.50
86.36
57
18.8
16.4
87.23
21.00
20.33
95.31
13.50
10.50
77.78
59
20.4
19.2
94.12
36.33
35.33
97.25
12.50
10.50
84.00
63
17.5
16.5
94.29
27.67
25.00
90.35
12.50
10.50
84.00
65
23.4
21.8
93.16
25.00
24.33
97.32
13.00
10.00
76.92
71
17.2
14.8
86.05
25.00
22.33
89.32
14.00
12.00
85.71
81(Đ/c)
17.4
15.6
89.66
29.00
28.00
96.65
11.00
9.00
81.82
Qua bảng chúng tôi thấy số lượng nốt sần tăng dần từ thời kỳ ra hoa và đạt cao nhất thời kỳ hoa rộ sau đó giảm vào thời kỳ quả chắc.
Thời kỳ ra hoa số lượng nốt sần biến động từ 12.4-25.8 nốt sần/cây, cao nhất là giống số 03(25.8 nốt sần/cây), 49(25.4 nốt sần/cây) và thấp nhất là giống 11(12.4 nốt sần/cây), số10(13.4 nốt sần/cây) các giống còn lại đều thấp hơn giống đối chứng 03, ở thời kỳ này số nốt sần hữu hiệu khá cao. Dao động từ 10.6-24.2nốt sần/cây từ đó mà tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cũng biến đổi theo từ 82.14- 97.83%. Giống 06 có tỷ lệ nốt sần thấp nhất 82.14%, tiếp theo là giống 12(83.54). Cao nhất là giống 52(97.83%). Hai giống đối chứng 03 và81 lần lượt là 93.80% và89.60% cao hơn so với các giống thí nghiệm.
Thời kỳ hoa rộ số lượng nốt sần tăng mạnh. Tuy nhiên vẫn có một số giống tăng chậm. Các giống có số lượng nốt sần biến động từ 20.00-45.00nốt sần/cây. Các giống 02,11,12 có số lượng nốt sần thấp nhất 20,00 nốt sần/cây thứ hai là giống 43 (20,33 nốt sần/cây). Cao nhất là giống 03(45 nốt sần/cây). Bên cạnh đó số lượng nốt sần hữu hiệu cũng đạt cao. Điều này dẫn đến tỷ lệ nốt sần ở thời kỳ này cao. Dao động trong khoảng 89.32–97.47% .Giống có tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao nhất là giống 09 đạt 97.47%. Hai giống tiếp theo là 65,59 đạt lần lượt là 97.32%, 97.25%. Giống 71là giống có tỷ lệ nốt sần hữu hiệu thấp nhất 89.32%. Các giống còn lại đều có tỷ lệ nốt sần đạt trên 90%.
Bước sang thời kỳ quả chắc. Thời kỳ này số lương nốt sần bắt đầu giảm mạnh, nguyên nhân là các nốt sần đã già, chết và rụng đi. Số còn lại làm việc kém. Đối với cây thì quả bắt đầu đi vào giai đoạn chín sau khi đã có thời gian tích luỹ.
Các giống có số lượng nốt sần không sai khác nhau nhiều lắm chênh lệch từ 9.0-15.5 nốt sần/cây. Giống đạt cao nhất là 03(15.5 nốt sần/cây). Thấp nhất là 12(9 nốt sần/cây). Tỷ lệ nốt sần cũng giảm đi nhiều phần lớn tập trung nhiều từ 76.92-87.50%. Cao nhất dó là giống 09(87.50%). Tiếp theo là 42,49(86.96%). Giống thấp nhất là 65(76.92%). Vậy là tỷ lệ nốt sần của các giống nhóm chín sớm cao nhất.
Ở vụ xuân 2003. Các giống đậu tương thí nghiệm có lượng nốt sần không lớn lắm song chúng cũng đã thể hiên rõ khả năng và bản chất thích nghi của chúng. Dựa vào đó chúng ta có thể sử dụng được một số giống có lượng nốt sần lớn và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu cao trong công tác chọn giống như giống: 07,09,65,59.
4.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT.
4.3.1. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT .
Mục đích của sản suất nông nghiệp trên đồng ruộng đó là tạo ra năng suất cây trồng. Không những thế trong quá trình nghiên cứu về cây trồng thì mục đích chủ yếu là tìm ra, tạo ra được những dòng, giống cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng có năng suất cao. Để có được năng suất cao điều này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Những nhà nghiên cứu giống rất chú ý đến điều này và gọi chúng là những yếu tố cấu thành năng suất. Nó bao gồm các yếu tố thuộc về bản chất của giống. Những yếu tố này hay các chỉ tiêu này thường được so sánh, đánh giá để đi đến kết quả tìm ra dòng,giống cây trồng tốt. Nói một cách cụ thể hơn năng suất cây trồng còn phụ thuộc các yếu tố như số hoa trên cây, số quả trên cây , số hạt trên quả , trọng lượng 1000 hạt. Các yếu tố này cấu thành năng suất cây trồng hay năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp của các yếu tố khác nhau đó.
Trong điều kiện sống như nhau thì năng suất cây trồng giữa các giống chỉ còn phụ thuộc vào bản chất của các giống . Đúng hơn là các yếu tố cấu thành năng suất này.
Nghiên cứu , theo dõi các mẫu giống đậu tương địa phương cho thấy các kết quả được trình bầy trên bảng 9.
Bảng 9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương.
Chỉ tiêu
Mẫu giống
Tổng số hoa/cây
(Hoa)
Tổng số quả/cây
(Quả)
Tỷ lệ đậu quả
(%)
Tỷ lệ quả chắc
(%)
Tỷ lệ quả 1hạt/cây
(%)
Tỷ lệquả 3 hạt/cây
(%)
Trọng lượng
P1000 hạt(g)
01
56
42.4
75.71
86.32
3.79
20.75
-
02
29.0
23.6
81.38
97.46
26.27
27.12
176.0
03(Đ/c)
37.0
32.0
86.49
98.13
10.00
33.13
125.0
04
54.0
39.0
72.22
98.46
13.33
16.92
138.0
06
37.4
35.2
94.12
98.30
19.32
23.86
175.5
07
34.0
30.2
88.82
96.69
14.57
29.80
116.0
09
52.8
49.8
94.32
99.20
10.04
8.24
97.0
10
46.2
43.8
94.81
98.17
22.83
11.42
138.5
11
39.4
29.8
75.63
97.99
13.42
15.44
121.0
12
34.6
29.6
85.55
99.32
18.92
16.22
129.5
42
44.0
41.8
95.00
86.12.
18.18
4.78
81.5
43
47.2
44.4
94.07
99.10
10.36
8.56
100.5
49
63.6
58.6
92.14
98.98
10.24
15.02
102.0
52
57.8
48.0
83.04
98.75
13.33
13.33
116.0
57
46.8
43.2
92.31
95.37
17.13
9.26
124.5
59
55.6
48.8
87.77
99.18
13.11
15.98
101.5
63
39.2
31.4
80.10
98.09
13.38
17.8
191.0
65
42.2
38.2
90.52
97.38
14.66
4.71
86.0
71
62.8
61.6
98.09
98.05
19.81
4.22
94.0
81(Đ/c)
42.0
33.6
80.00
99.90s
12.50
17.26
165.5
4.3.1.1 Tổng số hoa trên cây .
Việc thường xuyên theo dõi, đếm số hoa trên cây giúp chúng ta có được kết quả về tổng số hoa trên cây chỉ tiêu về hoa trên cây là một chỉ tiêu phụ thuộc vào số đốt , số cành ,số chùm hoa …Kết quả về các mẫu giống đậu tương thí nghiệm cho thấy. Tổng số hoa của các giống biến động lớn 29-63.6 hoa/cây. Giống 49 là giống có khả năng ra nhiều hoa nhất 63.6 hoa/cây, tiếp sau đó là giống 71 là 62.8 hoa /cây , 52 là 57.8 hoa/cây. Chỉ có giống 02 là giống có số hoa ít nhất là 29 hoa/cây . Giống 07 là 34.0 hoa/cây ,12 có 34.60hoa/cây .Đa số các giống còn lại có lượng hoa từ 37-47.2hoa/cây.
4.3.1.2.Tổng số quả trên cây .
Thông thường mỗi giống khác nhau sẽ có tỷ lệ đậu quả khác nhau. Số quả đó chính là lượng quả để tạo nên năng suất. Cũng chính số quả này biểu hiện khả năng đậu quả của các giống. Kết quả thu được cho thấy tống số quả của các mẫu giống đậu tương biến động rất lớn từ 23.6-61.6 quả/cây. Hai giống 71và 49 có lượng quả trên cây lớn là61.6 và 58.6 quả/cây. Thấp nhất là giống 02 (23.6 quả/cây) sau đó là 12 (29.6 quả/cây) ,11(29.8 quả /cây) giống 07 (30.2 quả/cây), 63 (31.4 quả /cây). Xét về tỷ lệ đậu quả thì giống 71 vẫn có tỷ lệ đậu quả cao nhất 98.09%. Sau đó là giống 42(95.00%), giống 06(94.12%), giống 09 (94.32%) ,giống 10 (94.81%) ,43 (94.07%). Các giống đa số nằm trong khoảng 72.22%- 98.09%. Giống có tỷ lệ đậu quả thấp nhất là 04 (72.22%).
4.3.1.3 Tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả1 hạt , 3 hạt trên cây.
Qua bảng ta thấy tỷ lệ quả chắc trên mỗi giống rất cao từ 86.12%-99.40% chứng tỏ số hạt lép rất ít . Giống 42 có tỷ lệ qủa chắc thấp nhất là 86.12%, tiếp theo là giống 01(86.32%). Đa số các giống còn lại đạt từ 95.37%-99.2% .Giống đối chứng 81 có tỷ lệ quả chắc cao nhất là 99.40% .
Tỷ lệ quả một hạt ở giống số 02 là cao nhất là 26.27% ,giống 10 (28.83%). Trong khi đó giống thấp nhất là giống 01 đạt 3.79%, sau đó là 03(đ/c) đạt 10.00%, 09 (10.04%), 43(10.36%). Phần lớn các giống đều tập trung từ khoảng 12.5%-19.32% .
Tỷ lệ quả ba hạt dao động trong khoảng 4.22%-33.13% .Giống Đ/c 03 có tỷ lệ quả 3 hạt cao nhất 33.13% sau đó là giống 07 (29.8%), giống 02 đạt 27.12%, giống 71 có tỷ lệ quả 3 hạt thấp nhất là 4.22%. Các giống 65( 4.71% ), 42 ( 9.78% ) đều là những giống có lượng quả 3 hạt ít. Đa số các giống còn lại có tỷ lệ qủa 3 hạt đạt 8,56%-23.86%.
4.3.1.4.Khối lượng 1000 hạt.
Là chỉ tiêu để quan sát và theo dõi do ít biến động đối với từng giống. Qua số liệu bảng chúng tôi thấy các mẫu giống có khối lượng 1000 hạt biến động từ 81.5-191.0 gam. Giống 42 hạt nhỏ nên có khối lượng 1000 hạt thấp nhất 81.5 (g). Sau đó là giống 65 ( 86.0 g), 71(94 g), 09( 97 g). Cao nhất là giống 63 (191 g ) và 02(176,0 g ), 06 (175.5 g ), 81(165.5 g ).
3.2. Năng suất.
Chỉ tiêu năng suất đó là cái đích mà tất cả những ai quan tâm đều hướng tới. Năng suất là kết quả của rất nhiều yếu tố. Cây trồng dù các tốt thế nào đichăng nữa mà năng suất không cao thì cũng không được gọi là giống tốt. Cho nên việc xem xét chỉ tiêu năng suất là điều đặc biệt quan trọng, Các kết quả thu được ở bảng 10 cho thấy.
Bảng 10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu giống đậu tương(tạ/ha)
Mẫu giống
Năng suất cá thể
(g/cây)
Năng suất lý thuyết
(tạ/ha)
Năng suất thực thu
(tạ/ha)
01
-
-
-
02
7.8
27.44
17.76
03(Đ/c)
8.9
31.01
21.79
04
10.8
37.73
23.72
06
11.3
39.41
22.40
07
6.6
23.10
21.19
09
9.1
31.78
22.65
10
8.9
31.29
20.69
11
5.9
20.72
17.31
12
7.6
26.60
18.83
42
5.6
19.74
19.12
43
7.6
16.46
23.27
49
11.4
40.04
25.20
52
9.6
33.46
27.44
57
9.8
34.23
19.41
59
10.6
34.16
24.69
63
10.6
37.17
24.81
65
5.6
19.60
18.85
71
9.4
33.04
20.20
81(Đ/c)
10.2
35.63
21.41
Về năng suất cá thể giống 49 có năng suất cá thể cao nhất (11.4g/cây). Tiếp đến là 06 (11.3g/cây), 04(10.8g/cây), 59, 63(10,6g /cây). Thấp nhất là 65(5.6g/cây),42 ( 5.6g/cây). Giống đối chứng 81là 10.2g/cây. Phần lớn tập trung 5.6-11.4g/cây.
Về năng suất lý thuyết tất nhiên những giống nào có năng suất cá thể cao thì đều có năng suất lí thuyết cao. Cao nhất là giống 49 (40,04 tạ/ha) sau đó là 06 (39.41 tạ/ha), giống 63 là 37.17tạ/ha, 04(34.73tạ/ha). Thấp nhất là 65 (19.60tạ/ha), 42 (19.44tạ /ha). Chủ yếu biến động từ 19.60-40.04tạ/ha.
Về năng suất thực thu so với năng suất lí thuyết thì thấp hơn nhiều song các giống như 07, 42, 65, 11 là những giống có năng suất lý thuyết chênh với năng suất thực tế ít hơn. Còn lại giống có năng suất thực tế cao nhất là giống 52(27.44tạ/ha), 49(25.20tạ/ha). Giống thấp nhất là 11 (17.31 tạ/ha). Hai giống đối chứng có năng suất thực tế là 03(21,79ta/ha), 81(21.41tạ/ha ).
Qua nghiên cứu cho thấy các giống 52, 49, 04, 43, 59, 63, 06 là những giống cho năng suất cao, riêng các giống 03, 02, 06, 04 có khối lượng 1000 hạt lớn có khả năng làm vật liệu cho chọn giống .
Biểu đồ biễu diễn năng suất thực thu giữa các giống.
4.3 SÂU BỆNH.
Trên đồng ruộng của các loại cây trồng nói chung và đậu tương nói riêng, một điều hay gặp phải đó là sâu bệnh. Để đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống đậu tương chúng tôi đã tiến hành theo dõi. Tuy nhiên do mảnh đất này trước đây chưa hề trồng đậu tương mà cây trồng chính là lúa nước do đó nguồn bệnh chủ yếu là lây từ hạt. Mặt khác qua theo dõi thì chúng tôi lại thấy tỷ lệ bệnh ở dây rất thấp và rất ít các loại bệnh. Chỉ thấy xuất hiện bệnh sương mai nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh hầu như không đáng kể. Điều đó chứng tỏ hạt giống đậu tương ở đây rất sạch bệnh và nguồn sâu bệnh trên đồng ruộng là rất ít. Điều này cho thấy đó là kết quả của việc luân canh các cây trồng khác nhau đã làm giảm tỷ lệ sâu bệnh.
PHẦN 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN.
5.1.1. KẾT LUẬN VỀ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG.
Các mẫu giống đậu tương địa phương về thời gian sinh trưởng, phát triển có thể chia làm 3 nhóm.
Nhóm chín sớm : Có thời gian sinh trưởng phát triển dưới 90 ngày. Bao gồm các giống 65, 71(85 ngày), 02, 06, 42, 63(88 ngày ).
Nhóm chín trung bình sớm: Có thời gian sinh trưởng phát triển từ 91 – 100 ngày. Gồm có các giống 04, 07, 09, 11, 43, 49, 52, 59 và hai giống đối chứng 03, 81.
Nhóm chín trung bình muộn: Có thời gian sinh trưởng phát triển trên 100 ngày. Gồm có các giống 12, 57(101 ngày), 10(103 ngày), 01.
Nhìn chung thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương đa số là giống chín sớm và trung bình sớm. Đây thực sự là những vật liệu cho chọn giống ngắn ngày. Nhằm đưa vào sản xuât những giống có khả năng luân canh tăng vụ thích hợp.
Về chiều cao thân chính của các giống đậu tương biến động từ 30.0-51.2cm. Các giống thuộc nhóm chín trung bình sớm có chiều cao hơn hẳn như 52(51.2 cm), 09(48.96 cm), 59(47.7 cm). Chiều cao thấp nhất là nhóm chín sớm 42(30.2 cm), 65(32.5 cm), 71(32.2 cm). Riêng giống 12 có chiều cao thấp nhất là 30.0 cm. Những giống thấp cây sẽ có khả năng chống đỡ tốt, còn những giống cao cây lại có tiềm năng về năng suất .
Bên cạnh đó số lá trên thân chính của các giống dao động từ 8.2 –11.6 lá /cây. Cao nhất vẫn là những giống thuộc nhóm chín trung bình sớm như 09(11.6 lá/cây), 59(11.4 lá/cây), 49(11.2 lá/cây). Thấp nhất là giống 02 có số lá 8.2 lá/cây, số cành bên 0.2 cành/cây tiếp theo là giống 12(8.2 lá /cây), 63(8.6 lá/ cây). Vậy là các giống chín trung bình sớm có số lá và số cành trên thân chính hơn hẳn so với các giống khác.
Các giống nhóm chín trung bình sớm cũng có chỉ số diện tích lá cao nhất ở các thời kỳ. Đặc biệt ở thời kỳ quả chắc: Giống 52(5.57 m2lá/m2đất), 59(5.18 m2lá/m2đất). Giống 42(5.20 m2lá/m2đất), đây là giống chín sớm có chỉ số diện tích lá đạt khá cao so với các giống cùng nhóm là 71(4.11 m2lá/m2đất), 06(4.14 m2lá/m2đất), 02(4.16 m2lá/m2đất). Những giống này có chỉ số diện tích lá thấp nhất.
Khối lượng tươi, khối lượng khô của các giống 09, 43, 57, 59 thuộc nhóm chín trung bình sớm cũng cao hơn hẳn so với các giống khác. Các giống chín sớm như: 02, 42, 63, 65 đều có khối lượng tươi và khối lượng khô thấp nhất.
Nhìn chung các giống nhóm chín trung bình sớm có khả năng sinh trưởng phát triển tốt điều này hứa hẹn một năng suất cao. Hai nhóm giống còn lại cũng có những giống có khả năng cho năng suất cao như giống 06, 71, 42, 10.
5.1.2. KẾT LUẬN VỀ NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT.
Tổng số hoa của các giống chín trung bình sớm đạt rất cao. Giống 49(63.6 hoa/cây), giống 52(57.82 hoa/cây), 59(55.6 hoa/cây), 04(54.0 hoa/cây), 09(52.8 hoa/cây) riêng nhóm chín sớm có giống 71 đạt số hoa rất cao(62.8 hoa/cây). Nhóm chín trung bình muộn có giống 01 đạt 56 hoa/cây. Còn lại giống thấp nhất là 02(29.0 hoa/cây), 12(34.6 hoa/cây), thuộc hai nhóm chín sớm và chín trung bình muộn.
Tổng quả trên cây của giống 71 đạt rất cao 61.6 quả/cây, nhóm chín trung bình sớm cũng đạt khá cao, giống 49(58.6 quả/cây), 09(49.8 quả/cây), 59(48.8 quả/cây), 52(48.0 quả/cây). Còn các giống thuộc giống chín sớm và chín trung bình sớm như 02, 63, 12 có số quả rất thấp.
Tỷ lệ quả 1 hạt ở giống số 02(26.27%) cao nhất, tiếp theo là giống 10. Các giống chín trung bình sớm có tỷ lệ quả 1 hạt thấp 09(10.04%), 43(10.36%).
Bên cạnh đó tỷ lệ quả 3 hạt của các giống chín sớm như: 71(4.22%), 65(4.71%), 42(4.78%) thấp. Trong đó giống 07(29.8%), 02(27.12%).
Khối lượng 1000 hạt cao nhất là giống 63, 02, 06, lần lượt là 191, 176, 175.5(g). Tuy nhiên các giống chín sớm như giống 42, 65, 71 lại thấp.
Về năng suất thực thu đạt cao nhất là các giống chín trung bình sớm 52(27.44tạ/ha), 49(25.20), 59, 09, 43, 04. Bên cạnh đó là có giống 63 đạt 24,81 tạ /ha. Thấp nhất là giống 02(17.76), 10(20,69), 12, 42, 65, 71, thuộc hai nhóm giống chín sớm và nhóm chín trung bình muộn.
Tóm lại các giống chín trung bình sớm sinh trưởng và phát triển tốt và cho năng suất cao. Đây là những giống có khả năng làm vật liêu cho cho giống mà tiêu biểu là các giống:52, 49, 59, 09...
5.2 TỒN TẠI
-Do điều kiện khó khăn chúng tôi chưa theo dõi được chỉ tiêu năng suất quang hợp thuần. Thời gian thực tập ngắn cho nên có một số chỉ tiêu của giống 01 chưa được theo dõi đầy đủ.
-Chưa đánh giá được phẩm chất hạt, giá trị thương phẩm cũng như hàm lượng của các chất như: protein, lipit...của các mẫu giống đậu tương địa phương.
5.3 ĐỀ NGHỊ
-Cần tiếp tục đánh giá cụ thể chính xác các chỉ tiêu còn thiếu do chưa có điều kiện theo dõi.
- Đối với các giống có triển vọng như giống 52, 49, 59, 09... cũng như một số giống có như đặc tính quý khác cần có thêm thời gian để đánh giá nhằm khẳng định lại và nhanh chóng đưa vào sản xuất hay phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc (LV; 15)
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghin c7913u m7897t s7889 2737863c tnh nng sinh h7885c camp79.doc