Tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị: Phần 1
Mở Đầu
. Đặt vấn đề
Để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thịt, sữa, trứng, nhất là thịt lợn xuất khẩu.Trong những năm gần đây Nhà Nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho nhập các giống gia súc, gia cầm có năng suất và chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi phát triển, chính vì thế các giống lợn lạc ở nước ta hiên nay đã có tỷ lệ nạc tới 55-62% và cho năng suất cao.
Có thể khảng định rằng: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn nước ta nói riêng đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi trong trang trại tập trung ngày càng phổ biến.
Trong các vật nuôi thì nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên không phải cơ sở chăn nuôi nào cũng thắng lợi bởi ngoài các vấn đề giống, công tác dinh dưỡng thì công tác thú y là vấn đề cấp bách, quyết định đến thành công trong chăn nuôi.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất đã giúp chúng ta xử lý và khống chế bệnh dịch. Mặt khá...
57 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
Mở Đầu
. Đặt vấn đề
Để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thịt, sữa, trứng, nhất là thịt lợn xuất khẩu.Trong những năm gần đây Nhà Nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho nhập các giống gia súc, gia cầm có năng suất và chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi phát triển, chính vì thế các giống lợn lạc ở nước ta hiên nay đã có tỷ lệ nạc tới 55-62% và cho năng suất cao.
Có thể khảng định rằng: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn nước ta nói riêng đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hoá sản xuất, chăn nuôi trong trang trại tập trung ngày càng phổ biến.
Trong các vật nuôi thì nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tuy nhiên không phải cơ sở chăn nuôi nào cũng thắng lợi bởi ngoài các vấn đề giống, công tác dinh dưỡng thì công tác thú y là vấn đề cấp bách, quyết định đến thành công trong chăn nuôi.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất đã giúp chúng ta xử lý và khống chế bệnh dịch. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó mà ngành chăn nuôi nói chung và nhất là chăn nuôi lợn nói riêng làm sao phải tạo ra nhiều số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, việc đó đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp hợp lý để đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Trong những bệnh truyên nhiễm ơt lợn thì bệnh suyễn lợn là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn, tác động dai dẳng làm cho công tác phòng bệnh khó khăn. Bệnh tồn tại rất lâu trong cơ thể lợn cũng như ngoài môi trường bên ngoài làm công tác phòng bệnh rất khó khăn, khi bị nhiễm bệnh, chi phí điều trị lớn, thời gian và liệu trình điều trị kéo dài.
Cho tới nay ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh suyễn lợn, tuy nhiên mới chỉ tập chung vào tỷ lệ nhiễm, dịch tễ học, và phác đồ phòng trị bệnh, còn các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của lợn bị bệnh thì chưa có tác giả nào nghiên cứu, mặt khác một thực tế đặt ra là: Nói đến bệnh suyễn lợn thì không có gì là xa lạ, tuy nhiên chẩn đoán và đưa ra những vấn đề cụ thể để khống chế bệnh có hiệu quả và bớt chi phí thì rất ít tác giả đề cập đến.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh này, từ đó xây dựng kế hoạch về phòng và trị bệnh một cách có hiệu quả, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài :"Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma tại một số vùng phụ cận Hà Nội và biện pháp phòng trị".
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh suyễn lợn đã và đang tồn tại trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là những nơi chăn nuôi tập chung, nơi có điều kiện khí hậu ẩm thấp, nơi gần các khu công nghiệp, các làng nghề….Các nơi đó đã tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, mặt khác khi chuồng nuôi tập trung không được bố trí hợp lý về mặt độ đàn cũng làm bệnh bùng phát.
Lợn bị mắc bệnh, tuy tỷ lệ chết không cao nhưng thiệt hại thì vô cùng lớn, lợn tiêu tốn thức ăn nhiều, chậm lớn, chi phí điều trị cao do đó thời gian xuất chuồng sẽ kéo dài làm thiệt hại kinh tế .
Vùng phụ cận Hà Nội là nơi cung cấp một lượng thịt lợn rất lớn cho thủ đô, là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, do đó ít nhiều làm phát sinh dịch bệnh cho lợn nuôi tại khu vực này, nhất là những bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh suyễn lợn. Do vậy nghiên cứu bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma mang tính cấp thiết cho ngành chăn nuôi lợn tại vùng này.
1.2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về: Nguyên nhân gây bệnh suyễn, diễn biến bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn bị bệnh, một số biến đổi về sinh lý, sinh hoá máu, một số biến đổi bệnh lý của phổi lợn bệnh và đặc biệt là kế hoạch phòng trị bệnh cho lợn bằng biện pháp tiên tiến đạt kết quả tốt. Đưa ra những luận chứng sát thực về một số những biến đổi của cơ thể lợn khi mắc bệnh, tạo nghiên cứu cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Biết được sự biến đổi lâm sàng của lợn bị bệnh: Triệu chứng bên ngoài, nhiệt độ, tần số hô hấp, tần số mạch.
- Biết được sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý của máu lợn bệnh.
- Biết được sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh hoá của máu lợn bệnh.
- Theo dõi mức độ tổn thương của phổi lợn: Cả vi thể và đại thể.
- Xây dựng phác đồ phòng và trị bệnh có hiệu quả.
- ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được vào thực tiễn sản xuất nhằm hạn chế tác hại của bệnh, tạo sản phẩm an toàn về bệnh, nâng cao hiệu quả trong nuôi lợn, làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo đối với bệnh này.
Phần 2
Tổng Quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu về nguyên nhân bệnh
2.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Bệnh lần đầu tiên được phát hiện thấy ở nước Đức, sau đó thấy ở Anh, Thụy Điển và gọi tên bệnh là Dịch viêm phổi địa phương. Trước khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh suyễn lợn, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về nguyên nhân gây bệnh. Ngày đầu bệnh xuất hiện, một số tác giả cho rằng: Bệnh suyễn lợn là do một loài virus nào đó không qua màng lọc gây ra, và tất cả các hướng nghiên cứu khi đó tập trung vào nguyên nhân do virus.
Những năm 50 của thế kỷ XX các nhà khoa học ở các nước Anh, Canada, Mỹ, Thụy Điển đã đi xâu vào nghiên cứu đồng loạt nhưng theo hướng là do virus gây nên bệnh, kết quả thu được không đồng nhất, trong quá trình nghiên cứu họ đã tìm thấy Mycoplasma trong bệnh phẩm nhưng lại cho rằng: Vi khuẩn này chỉ là vi khuẩn thứ phát, thường nhiễm vào các bệnh tích của phổi khi lợn mắc bệnh và che lấp căn bệnh trong môi trường tế bào và không có tế bào dùng để phân lập mầm bệnh. Cho tới lúc này người ta vẫn cho rằng có một loại virus nào đấy gây nên bệnh mà chưa tìm ra được.
Cũng trong những năm 50 một số tác giả đã nghiên cứu được một số đặc trưng của mầm bệnh là :
- Mầm bệnh cũng mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh.
- Mầm bệnh có khả năng gây bệnh cho tế bào.
- Quang phổ gây bệnh rất rộng.
- Tính kháng nguyên của nó không phù hợp với bản chất của virus.
Tới năm 1963 Bet và Gutvin, Oaileston đã nghiên cứu ở Anh và cho kết quả đầu tiên của căn bệnh. Họ đã định bệnh phẩm phổi lợn bị viêm không chứa căn bệnh thứ phát đem tiến hành nuôi cấy và cho kết quả là một vi sinh vật đa hình thái, trong môi trường tế bào phổi lợn, thí nghiệm thấy lợn không mắc bệnh viêm phổi địa phương
Đối với môi trường không có tế bào gồm: 10% dung dich đệm muối Hanks, 20% huyết thanh lợn vô hoạt (lấy từ lợn không mắc bệnh Dịch viêm phổi địa phương) và 0,5% latbunin thuỷ phân, 0,01% chiết xuất Mendifco, 200 đơn vị Penicillin trong 1ml môi trường.
Kết quả là vẫn có thể nuôi cấy được. Từ đó Gutvin va Oaileston năm 1964 cho rằng: Vi khuẩn mà họ phân lập được có hướng thuộc nhóm Mycoplasma là nguyên nhân gây nên việc viêm phổi địa phương, nhưng họ chưa chứng minh được vi khuẩn Mycoplasma này có hình thành được trong môi trường đặc hay không nên họ chưa có kết quả chính xác.
Năm 1965, Maree và Xuitxơ đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh tương tự ở Mĩ trong môi trường không có tế bào như nghiên cứu của Gutvin và Oaileston năm 1964, Marê và Xuitxơ đã quan sát được sự hình thành khuẩn lạc Mycoplasma trên môi trường đặc mà họ nuôi cấy.Trong môi trường dịch thể không có tế bào đã được kiểm tra là tinh khiết họ thấy trên môi trường hình thành những khuẩn lọc hình cầu giống như Mycoplasma. Khi tiêm canh khuẩn trong môi trường dịch thể ở lần cấy lần thứ 7 cho lợn họ đã tìm thấy bệnh tích điển hình ở phổi, giống như bệnh tích theo quan điểm virus.
Cũng năm 1965, Gutvin cũng quan sát được sự hình thành khuẩn lọc Mycoplasma trong môi trường đặc cấy Mycoplasma mà họ đã phân lập được. Mặt khác họ còn thấy khuẩn lọc Mycoplasma tiêm cho lợn thấy lợn mắc bệnh và họ kết luận rằng: “Vi khuẩn đã hình thành khuẩn lọc là nguyên nhân gây ra bệnh Dịch viêm phổi địa phương và đặt tên la M.Suipneumonia ”
Năm 1986, Papageogia đã tiến hành nghiên cứu một mặt vi sinh vật học của mầm bệnh, tác giả đã chứng minh được vai trò chủ yếu của Mycoplasma. Canh khuẩn trong môi trường dịch thể đem tiêm cho lợn con từ 10 -21 ngày tuổi đã gây ra bệnh được và đem quan sát cụ thể thấy được bệnh tích viêm khí quản phổi hoặc viêm phổi thuỳ ở các thuỳ tim, thuỳ đỉnh, viêm ngoại tâm mạc cấp tính, với sự hình thành u hạt ở màng cơ tim và bệnh tích viêm ngoại tâm mạc.
Về sau đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo nhằm sáng tỏ thêm vấn đề
Như vậy sau rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, cuối cùng đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Dịch viêm phổi địa phương (ngày nay gọi là suyễn) của lợn là Mycoplasma hyopneumoniae.
2.1.2. Một số nghiên cứu trong nước
Bệnh đường hô hấp mãn tính của lợn ở Việt Nam được quen gọi với tên bệnh suyễn lợn đã xảy ra từ năm 1958 tại các cơ sở giống lợn của Nhà nước. Theo tác giả Trường Giang (1965). Dịch viêm phổi địa phương đã xảy ra tại nông trường An Khánh năn 1958 và giết hại hàng trăm lợn mỗi năm, tập trung nhất vào đàn lợn 2-7 tháng tuổi. Ngoài các trại Nhà nước, tại các trại tập thể của hợp tác xã cũng đã xảy dịch Dịch viêm phổi địa phương. Hoàng Hải (1963) đã theo dõi một ổ dịch tại Thuận Châu (Sơn La) cho thấy: giống được chuyển từ Thái Bình lên vào năm 1961, sau 8-9 tháng nuôi trọng lượng cơ thể chỉ tăng 5-6 kg. Một số lợn có trọng lượng khoảng 17-18 kg, khi được mổ khám thấy có triệu chứng điển hình của Dịch viêm phổi địa phương. Tác giả cũng đã mô tả lại các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch viêm phổi địa phương như : gầy sút, ho từng cơn vào sáng sớm nhất là những ngày giá lạnh, lợn ho nhiều rũ rượi, đứng riêng trong góc chuồng thở hổn hển...bệnh tích chủ yếu khi mổ khám thấy là hiện tượng nhục hóa và có mủ, có nhiều trường hợp viêm dính vào sườn.
Khác với các nước phát triển, ở Việt Nam, do điều kiện chăm sóc và vệ sinh kém, vai trò của các vi khuẩn cộng phát lại rất lợn. Vì vậy khi lợn bị bệnh và chết chủ yếu là do sự kết hợp của M. hyopneumoniaee và các loại vi khuẩn khác, đặc biệt là P.multocida, Streptococus Sp., Staphyclococus sp., Klebsiella.
Nguyễn Tiến Dũng (1989) đã mô tả triệu chứng của bệnh suyễn lợn là : khó thở, thở bụng, nhịp thở nhanh, ho khan nhất là vào buổi sáng, triệu chứng trên trầm trọng và rõ ràng hơn khi lợn được vận động nhiều, thậm chí có thể chết. Bệnh tích của hội chứng ho thở truyền nhiễm nhiều khi không biểu hiện ra ngoài, lúc này tăng trọng kém và tiêu tốn thức ăn cao là biểu hiện duy nhất của trạng thái nhiễm M. hyopneumoniaee.
ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên năm 1953 ở một vài trại giống, đến năm 1962, bệnh đã lan khắp các tỉnh, cho đến nay bệnh phát triển rất rộng. Tỷ lệ ốm cao, có trại lợn chiếm 80% lợn mắc (trại máy trai Hải Phòng). Có trại do nhập lợn đã bị suyễn nên cả đàn bị lây đã phải diệt hết (trại cầu Nguyễn Thái Bình). Nhiều trại chăn nuôi quốc doanh cũng bi nhiễm nặng: Trại Thành Tô - Hải Phòng, Trại An Khánh - Hà Đông.
Tới này cố rất nhiều công trình nghiên cứu về căn bệnh này, nhưng chỉ mới nghiên cứu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh và biện pháp phòng trị +
nhiều phác đồ phòng và trị bệnh đã được áp dụng nhưng tới nay bệnh vẫn phát triển trên diện rộng. Hiện Viện thú y quốc gia đang nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chế tạo vaccin phòng bệnh suyễn lợn do Mycoplasma gây ra và xây dựng một số mô hình trại giống an toàn”.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học là: Làm sao loại trừ được dịch bệnh này trên lợn, làm sao để tăng hiệu quả trong công tác chăn nuôi.
2.2. Mycoplasma
Mycoplasma đựoc phát hiện đầu tiên bởi Nocard và Roux vào năm 1898 ở bò bị viêm phổi và được đặt tên là M.nyeoides.
Sau 25 năm người ta phát hiện ra nhiều vi khuẩn giống Mycoplasma nên đặt tên là PPLO ( Pleuropneumonia – Like Orgsnisms ).
ở người, từ năm 1937, Edsarr Va Dienes đã phân lập được Mycoplasma lần đầu tiên ở tuyến Bartholin và đặt tên là M.hominis.
Trong thú y, sau M.mycoides người ta đã phân lập được các Mycoplasma có khả năng gây bệnh ở dê, gà, lợn chuột nhắt, chuột cống và chim.
2.2.1 Hình thái.
Mycoplasma là những thực thể hữu cơ nhỏ, không di động, không sinh nha bào là vì cơ thể sống không có thành tế bào mà chỉ có màng nguyên sinh chất. Nó là cơ thể sống có khả năng tự nhân đôi, có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn.
Hai đặc điểm khác của Mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bagơ nitơ của AND Mycoplasma có cả AND và ARN, nó mang bộ gen nhỏ nhất trong tất cả cơ thể sống tự do (khoảng 600 Kb) và có ít nhất hơn 300 gen. Tổng thành phần Guanine và Cytosine trong AND thấp, ở một số loài tỷ lệ G+C thấp hơn 25 mol % và tỷ lệ đó phân bố không đều trên bộ gene, có vùng rất cao lại có vùng rất thấp.
Hình thể của Mycoplasma rất đa dạng (hình thoi, hình gậy ngắn hoặc hình cầu). Hình của Mycoplasma thay đổi tuỳ thuộc vào tuổi canh trung và lệ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường.
Mycoplasma không bắt mầu Gram, rất khó nhuộm vì dễ biến dạng qua các bước nhuộm, có thể quan sát Mycoplasma bằng kính hiển vi nền đen hoặc kính hiển vi phải pha nhưng cho kết quả không chắc chắn và do đó rất ít có ý nghĩa trong công tác chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Phần lớn Mycoplasma có lối sống tự do, nó chỉ sống và phát triển mạnh ở một số vật chủ cụ thể (giải thích nghi hẹp).
2.2.2. Phân loại
Theo Bergey, có 9 loài Mycoplasma gây bệnh cho động vật
Trong phân loại học Mycoplasma thuộc lớp Molli cutes (molli nghĩa là mềm, cutes nghĩa là da, vỏ bọc).
Số loài Mycoplasma thì nhiều nhưng vì chúng không có thành tế bào nên chúng không phát triển phong phú được. Cho đến nay, hơn 100 loài gây bệnh cho người như động vật phân lập, Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes.
Hệ thống phân loại của Mollicutes như sau
Lớp
Mollicutes
Bộ
Mycoplasma tales
Acholepkesmaceae
Họ
Mycoplasma taceas
Spiropkesuatereac
Acholepkesmaceae
Giống
Mycoplasma ureaphasma
Spirophasma
Acholephosma
Và có một số loại gây bệnh cho người.
M.hoministyp1: gây bệnh cho người.
M.hoministyp2:phân lập ở đường sinh dục tiết niệu ở đàn ông.
M.salivarium: phân lập ở nước bọt đường hô hấp trên.
M.fermentoins: phân lập được ở bộ phận sinh dục ở đàn ông.
M.pneumonioe: tác nhân gây viêm phổi không điển hình.
M.oranle hoặc M.pharyngis phân lập được ở khí quản.
Các loài gây bệnh cho động vật như: M. myeoides, M. agalactiac, M. bovigienitalium, M. Canis, M. Caculosum, M. hyorhinis. M.arthritidis.
- M.hysoynouniae: gây viêm khớp cấp ở lợn 10 tuần tuổi và ở lợn lớn.
- M.hyorhinis: gây viêm màng seraus, viêm khớp mãn tính ở lợn 3 đến 10 tuần tuổi.
M.hyopmenoniae: gây bệnh suyễn lợn.
Khả năng gây bệnh của M.hyopneumoniae gây bệnh viêm phổi tiên phát điển hình ở lợn (suyễn lợn): Các triệu chứng của bệnh là sốt, ho, sốt nhẹ, ho khan, khó thở và đau ngực. Xét nghiệm thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu nhanh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa ruổi của lợn nhưng chủ yếu ở lợn con.
2.2.3. Nuôi cấy
Nuôi cấy phối hợp Mycoplasma rất khó vì nó đòi hỏi chất lượng môi trường khá cao khuẩn lạc của nó có hình chứng ốp nếp. Mycoplasma có thể nuôi cấy được trên những môi trường có hoặc không có tế bào sống, trên phôi gà.
- ở môi trường không có tế bào : Mycoplasma đòi hỏi những chất dinh dưỡng đặc biệt như huyết thanh ngựa chửa, chiết xuất men …Nhiều loại Mycoplasma kỵ khí hoặc hiếu khí tuyệt đối nhưng vẫn có loại kỵ khí tuỳ tiện. Nhiệt độ tốt nhất để Mycoplasma phát triển từ 35-370C với pH thử 7,0-7,8.
-Trên môi trường thạch: Chúng có thể tạo nên những khuẩn lọc tròn, nhỏ bé nuôi lâu khuẩn lọc sẽ lớn dần bề mặt có cấu tạo hạt, giữa có các màu vàng xung quanh trong (giống hình trứng ốp nếp).
- Trên môi trường thạch máu: Mycoplasma gây bệnh cho người có thể làm dung huyết thạch máu.
- Trên môi trường dịch thể : Mycoplasma làm vẩn đục môi trường và tạo thành những kết tủa.
Hình dạng của khuẩn lạc tương đối giống nhau do đó không thể dựa vào nó mà phân biệt các Mycoplasma khác.
2.2.4. Đặc điểm sinh hoá
- Hai đặc điểm khác của Mycoplasma so với các loại vi khuẩn khác là kích thước genome và thành phần các bagơ nitơ của AND Mycoplasma có cả AND và ARN, nó mang bộ gen nhỏ nhất trong tất cả cơ thể sống tự do (Khoảng 600 Kb) và có ít nhất hơn 300 gene. Tổng thành phần Guanine và Cytosine trong AND thấp, ở một số loài tỷ lệ G+C thấp hơn 25 mol % và tỷ lệ đó phân bố không đều trên bộ gene, có vùng rất cao lại có vùng rất thấp.
- Vách của Mycoplasma yếu do đó hình dạng thay đổi. Mycoplasma có lớp vỏ mỏng rất mềm dẻo có thể ví như màng nguyên tương của các vi khuẩn khác. Dưới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thấy màng nguyên tương là dạng hạt hoặc dạng lưới với các Ribosom.
- Quá trình nên men của Mycoplasma rất phức tạp và lệ thuộc vào môi trường.
- Người ta quan sát thấy hiện tượng Sony phân và hiện tượng nảy trồi. Trong các tế bào nuôi hầu hết các Mycoplasma phát triển trên bề mặt của tế bào.
2.2.5. Khả năng đề kháng
- Mycoplasma tương đối bền vững khi dùng phương pháp đông băng. Trong huyết thanh Mycoplasma có thể tồn tại ở 560C ở 2 giờ.
- Mycoplasma dễ bị phá huỷ bị siêu âm và dễ bị tiêu diệt bởi dung dịch có pH acid hoặc kiềm cao. Tất cả các loài Mycoplasma đề kháng với penicillin.
Mycoplasma bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45-550C trong 15 phút. Chúng mẫn cảm với sự khô cạn, với tia tử ngoại và những chất sát trùng.
2.2.6. Các loại kháng nguyên
Bằng phương pháp hoá học và sắc ký, người tách được ở Mycoplasma những thành phần hoá học mang tính chất khác nhau. Mỗi thành phần hoá học có khả năng tham gia vào một phản ứng huyết thanh nhất định. Do đó để nâng cao độ chính xác của các huyết thanh học trong chẩn đoán, người ta thường dùng các yếu tố triết xuất đặc biệt, ví dụ: Phản ứng kết hợp bổ thể người ta dùng các yếu tố triết xuất là lipid; ở phản ứng kết tủa trong thạch dùng các yếu tố chiết xuất là polusaccharid.
2.3. Bệnh suyễn lợn (SEP-Swine Enzootic pneumoniae)
2.3.1. Căn bệnh
Là bệnh truyền nhiễm mãn tính, khi lợn nhiễm Mycoplasma hyopnemoniae, cơ thể gây yếu, ho, khó thở, tiêu tốn thức ăn cao, hiệu quả sử dụng thức ăn kém.
Tuy tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết lại thấp, khi mắc bệnh lợn dễ kế mắc các bệnh khác.
Bệnh lây từ con này sang con khác, từ chuồng này sang chuồng khác, từ trại này sang trại khác.
2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
+ Mycoplasma hyopneumoniae
Là nguyên nhân số 1 gây bệnh suyễn lợn, vi khuẩn này cư trú ở phổi lợn bình thường, khi thời tiết thay đổi hoặc khi điều kiện vệ sinh kém, khi sức đề kháng giảm thì M. hyopneumoniae tăng độc lực gây bệnh cho lợn mặc dù chỉ một mình Mycoplasma hyopneumoniae cũng gây được bệnh nhưng nhiều bệnh khác cũng duy trì và phát triển: Pastcurella, Ttreptococcus, Staphynococcus, E.Coli, Salmolella.
Ngày nay, người ta cho rằng bệnh do M. hyopneumoniae sẽ trầm trọng hơn khi kết hợp với một Adenovius ( Kasa,1969 ).M.hyopneumoniae được tìm thấy chủ yếu ở trong ống khí quản, phế quản lợn. Chúng gây nhiễm ống hô hấp trên, dính chặt vào lông nhung đường hô hấp làm ngăn chặn chức năng thu dọn chất nhầy giúp vi khuẩn kế phát xâm nhập dẫn đến làm suy giảm miễn dịch (Ross và cộng sự).
M.hyopneumoniae gây ức chế sản sinh đại thực bào, làm kiệt quệ đại thực bào (Clark,Purduc). Khi nhiễm M. hpopneumonia các đại thực bào bị thay đổi vì thế làm thúc đẩy quá trình nhiễm Pasteurella, PRRS và ngược lại ; Một số nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ chỉ cho rằng: ở lợn nhiễm Mycoplasma trước thì cũng làm tăng độ mẫn cảm với PRRS. Theo Ross (1986), nếu chỉ có Mycoplasma thì triệu chứng lâm sàng không xuất hiện. Chỉ khi có sự tham gia của Pasteurelia và Bordetella bronchiseptica thì triệu chứng mới biểu hiện rõ ràng.
+ Vai trò của một số vi khuẩn công phát trong bệnh suyễn lợn.
Pasteurelle multocida :
. Theo Pizoan (1986) việc nhiễm P.multocida ở phổi lợn thường ở vào giai đoạn cuối của Dịch viêm phổi địa phương hay DVPĐP do Mycoplasma khởi phát (Mycoplasma induced Respiratory disease syndrome). P.multocida là vi khuẩn Gram âm hình cầu trục trùng có kích thước 0,5-1μ x 1-2μ là vi khuẩn không di động, Indol dương tính, Oxydase dương, Urease âm, không mọc trên môi trường Mac.Conkey, không dung huyết.
Theo Feenstra (1994), Việc M.hyopneumoniae ở lợn là điều kiện có lợi cho P.multocida xâm nhập vào làm cho bệnh viêm phổi nặng hơn. Viêm phổi do P.multocida thường là bệnh kế phát của các nguyên nhân gây viêm phổi khác, mà chủ yếu ho khan, thở thể bụng ở cơ sở chăn nuôi, việc gây bệnh do P.multocida bao giờ cũng kế phát sau nguyên nhân khác. Khi gây bệnh bằng M. hyopneumoniae và P.multocida thì bệnh tích trong phổi lại nặng hơn rất nhiều so với bệnh tích gây ra do Mycoplasma đơn lẻ.
Staphylococcus:
Staphylococcus, cầu khuẩn hình chùm nho, có hình tròn, đường kính 0,7-1μ bắt màu Gram dương, không di động, không sinh nha bào, là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc.
Khi nuôi cấy trên thạch máu, phần lớn Staphylococcus có độc lực cao gây dung huyết, có loại dung huyết hoàn toàn (alpha-α) hoặc dung huyết không hoàn toàn (beta-β-Hemolysis).
Tính chất của Staphylococcus là Oxydase âm tính, Catalase dương tính và lên men đường glucose, maltose, lactose, manose, sacharose, không lên men dulcitol, glycerine, inuline, arabinose, và loại gây bện lên men manitol.
Staphylococcus tạo ra một số độc tố như: độc tố dung huyết (Hemolysin), độc tố diệt bạch cầu, độc tố gây hoại tử, độc tố làm chết, độc tố đường ruột. Ngoài các độc tố trên còn có các nhân tố gây bệnh khác như men đông huyết tương, chất làm tan tơ huyết, nhân tố khuyếch tán. Thỏ là động vật thí nghiệm mẫn cảm nhất với Staphylococcus. Staphylococcus aureus thường phân lập được từ các bệnh phẩm của lợn và trong phổi lợn bệnh cũng thường gặp các áp se do chúng gây ra.
Klesielle pneumoniae:
Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Klesielle do Friedlanda phân lập lần đầu tiên vào năm 1882 từ phổi của gia súc mắc bệnh viêm phổi. Vi khuẩn là một trực khuẩn hoặc cầu trực khuẩn có kích thước 0,5-3x0,3-0,5μ, hai đầu tròn, có khi có hình gậy đứng riêng rẽ hoặc tập hợp thành đôi, có một giáp mô không di động, không có lông, hình thành nha bào và vi khuẩn bắt màu Gram âm.
Trên môi trường thạch hình thành những khuẩn lạc dạng niêm dịch (mucoid) lầy nhầy trắng dầy. Trong nước thịt chúng phát triển thành canh trùng có màng lầy nhầy, thành vòng dính từ đáy ống trở lên. Trong môi trường gelatin có khuẩn lạc dạng hình đinh, không làm tan gelatin, sinh axit và làm đông sữa quỳ. Không sinh indol và H2S. Hoàn nguyên nitrate thành nitrite, methyl red âm tính và Vogesproskauer dương tính. Urease âm tính và Ornithine dương decacgoxylase âm tính.
Trong dịch viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae khởi phát, Klesielle và các vi khuẩn cộng phát khác như: Streptococcus Staphylococcus, Pasteurelle, Bordetella bromchiseptica có ảnh hưởng lớn đến việc phát bệnh ở từng cá thể lợn (Blood và cộng sự, 1979) {48} phổi bị bệnh có màu đỏ thẫm, tụ huyết và cứng khi cắt có dịch xuất hiện ở mặt cắt. Theo Buddle (1985) thì bệnh tích xuất hiện ở bất kỳ thùy nào của phổi nhưng ở thùy tim thường gặp nhiều nhất.
Salmonella:
Salmonella gây bệnh cho lợn, ngoài các bệnh tích thấy ở các hệ tiêu hóa người ta còn gặp bệnh tích ở phổi, phổi trở nên cứng, có tụ huyết lan rộng, phù huyết ở giữa các thùy phổi và kèm theo hiện tượng xuất huyết. Ngoài ra còn thấy hiện tượng tăng sinh ở phổi có thể gọi là viêm phổi (Diffuse interticial pneumonia). Theo Buddle (1985), ngoài hiện tượng tụ huyết, các tác giả còn thấy hiện tượng nhục hóa ở phổi.
Salmonella là vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4-0,6x1-3μm, không hình thành nha bào, phần lớn di động (trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum). Trên thân có lông (8-12 lông). Salmonella phần lớn lên men và sinh hơi đường glucose, manose, maltose, galactose, levulose, arabinose. Phần lớn các loài Salmonella không lên men lactose và sacharose. Không làm tan chảy gelatin, không thủy hóa urea, không sinh hơi indol nhưng sinh H2S. VP âm tính và MR dương tính.
Haemophilus pleuropneuniae:
Vi khuẩn thuộc giống haemophilus bắt màu Gram âm, có hình dạng của trực khuẩn hoặc cầu trực khuẩn hoặc hình sợi, phát triển tốt trên môi trường chocolate hoặc thạch máu. Để phát triển, vi khuẩn cần yếu tố V (Diphotphopyridine lucieotide). Đa số các chủng gây dung huyết dạng bêta, urease dương tính, lên men các loại đường như xylose, ribose, glucose, fructose, manose, sucrose, maltose và manitol.
Bordetella bronchiseptica:
Bordetella bronchiseptica là một trực khuẩn Gram âm, di động, dễ mọc trên các môi trường thông thường. Trên môi trường Mac. Conkey có 1% đường glucose, khuẩn lạc có màu xám xanh. Oxydase, catalase và urease dương tính. Hầu hết các chủng của vi khuẩn này đều gây dung huyết. Bordetella bronchiseptica là loại ký sinh bắt buộc ở đường hô hấp trên của lợn và khi có điều kiện thì chúng gây bệnh cho lợn.
2.3.3 Cơ chế sinh bệnh.
- M. hyopnemoniae xâm nhiễm vào đường hô hấp trên của heo
- M. hyopnemoniae tấn công vào hệ thống lông rung
- M. hyopnemoniae gây hư hại cho hệ thống lông rung
- Hệ thống phòng vệ bị suy yếu, các vi sinh vật gây bệnh tấn công và gây ra hội chứng hô hấp
2.3.4. Sự lây lan và dịch tễ học
- Mycoplasma lây qua tiếp xúc trực tiếp: Nhốt chung heo khoẻ với heo bị nhiễm bệnh, từ heo mẹ sang heo con.
- Trong thiên nhiên chỉ có loài lợn mắc bệnh suyễn do M.hyopneumonia.
- Lợn mắc ở các lứa tuổi, nhất là lợn con từ 2-5 tháng tuổi.
- Khi thời tiết thay đổi lợn dễ mắc hơn, chuồng trại ẩm thấp, vệ sinh kém bệnh dễ phát sinh.
- Mùa xuân và mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các mùa khác.
- Lợn là nguồn lây nhiễm chính bệnh này. ở những trại chăn nuôi không có bệnh, cách ly tốt vẫn có thể nhiễm ( theo Gooduvin ), đặc biệt là các trại lân cận cách xa nhau dưới 3 km.
M. Kobosch,1999 đã kiểm tra trên 4000 phổi lợn thấy 67% phổi lợn bị viêm, 80% mắc bệnh M.pneumonia.
- Việc lây truyền M.pneumonia chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp lợn ốm ho, thở, hắt hơi truyền mầm bệnh sang lợn khoẻ lợn mang trùng cũng làm gây bệnh. Bệnh thường kéo dài khó dập tắt và tiêu diệt do lợn ốm khỏi nhưng vẫn mang trùng.
- Bệnh lây lan mạnh ở các đàn nhập nội, nhữnh lợn chưa bị nhiễm thì tỷ lệ chết cao hơn.
2.3.5. Triệu chứng
Sau khi nhiễm M.pneumonia từ 7 đến 20 ngày thì triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, ho khó thở. Ho và khó thở là triệu chứng điển hình và kéo dài.
Bệnh biểu hiện dưới 3 thể
* Thể cấp tính
Lợn ăn kém chậm chạp, da xanh hoặc nhợt nhạt, thân nhiệt bình thường hoặc hơi cao một chút (39-39.50C).
Hắt hơi ho từng hồi lâu do cố đẩy dịch bài tiết ở sâu đường hô hấp thường ho lúc thời tiết lạnh, lúc vận động. Khi ho con vật mệt mỏi, hiện tượng ho chỉ kéo dài vài tuần sau đó giảm.
- Sau quá trình ho phổi lợn bị tổn thương dẫn tới hiện tượng thở khó, thở nhanh và nhiều, thở khò khè, thở từ 60-150 lần /phút. Vật há hốc mồm để thở, thở như chó ngồi thở, thở dốc bụng thóp lại để thở.
-Tần số hô hấp tăng lên bí tiểu tiện, khi nghe vùng phổi có nhiều vùng hô hấp im lặng.
-Kiểm tra máu : Hồng cầu tăng để bù lại lượng 02 thiếu do tổn thương, niêm mạc đường hô hấp.
Bạch cầu tăng mạnh: Sự tăng mạch cầu để làm nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh - Đại thực bào.
ở thể này, triệu chứng rõ hay xảy ra chết lợn, nhất là lợn có độ tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi. Thể cấp tính ít thấy chỉ thấy ở những đàn lợn dễ mắc bệnh.
* Thể á cấp tính
Thường gặp ở lợn lai, lợn con theo mẹ, lợn mẹ.
Triệu chứng giống như ở thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Ho và khó thở vẫn là triệu chứng điển hình của lợn khi mắc bệnh ở thể này thân nhiệt tăng.
* Thể mãn tính :Thường nối tiếp ở thể ẩn tính hay hai thể trên sang. Lợn thịt hay mắc thể này.
Ho, ho từng tiếng một hay từng hồi, tiếng ho như không có cảm giác bật khỏi cổ họng.
Khó thở tần số hô hấp tăng, nhiệt độ tăng có khi đến 420C. Bệnh ở thể này kéo dài, lợn gầy rõ rệt, ăn kém, dễ bội nhiễm. Các vi sinh vật gây bệnh khác, tỷ lệ chết thấp, thường chết do bội nhiễm, trong điều kiện kém bệnh dễ chuyển sang thể cấp tính.
* Thể ẩn tính.
Thường thấy ở lợn đực giống, lợn vỗ béo. Các triệu chứng ở thể này không xuất hiện rõ, thỉnh thoảng ho, sinh trưởng giảm, thời gian nuôi heo kéo dài, lợn mắc ở thể này ít bị chết.
2.3.6. Bệnh tích
- Bệnh tích tập trung ở bộ máy hô hâp và hạch phổi.
Sau khi nhiễm vài ngày, bệnh tích đầu tiên là viêm phổi thuỳ, từ thuỳ tim sang thuỳ nhọn, từ thuỳ đỉnh sang thuỳ sau, thường viêm ở phần rìa thấp của phổi. Phổi xuất hiện những chấm đỏ hoặc xám bằng hạt đậu xanh, to dần rồi tập trung thành từng vùng rộng lớn.
- Khi chụp X Quang thấy bệnh lan từ trước ra sau, theo một quy định nhất định: Bệnh tích đối xứng giữa hai bên lá phổi, ranh giới rõ giữa các vùng viêm hoặc không viêm.
- Khi mổ khám thấy: Chỗ phổi viêm cứnglại, màu xám nhạt hay đỏ như màu mận chín, mặt phổi bang láng, bên trong có chứa chất keo nên gọi là viêm phổi kính.
Khi bị viêm nặng phổi cứng, đặc lại như bị gan hoá lúc này khi cắt phổi chỉ còn một ít dịch trắng xám lẫn bọt. Phổi bị nhục hoá, đục màu tro, chắc khi biểu hiện gan hoá, lúc này cắt miếng phổi thả xuống nước thấy phổi chìm.
Khi có sự hội nhiễm các vi khuẩn khác, bệnh tích sẽ có đặc điểm riêng
- Về vi thể: Khi bị nhục hoá, thấy phế quản có nhiều bạch cầu đơn nhân trung tính. Nếu viêm màng phổi thì màng phổi dày nên.
- Hạch lâm ha sưng to gấp 2-5 lần, chứa nhiều nước màu tro, tụ máu.
- Khi ghép với tụ huyết trùng thì phổi bị tụ máu, có nhiều vùng gan hoá phía sau phổi, hoại tử bã đậu.
- Khi ghép với Streptcoccus thì phổi có mủ.
- Nếu ghép với Bactericou thì cuống phổi viêm có mủ, mủ từng cục hôi và tanh, màu tro.
2.3.7. Phòng và trị bệnh
a. Đối với những vùng và trại chưa có bệnh
- Thực hiện phương châm không nhập lợn từ ngoài vào. Nếu cần thiết phải nhập thì chọn những vùng, trại từ trước chưa phát hiện ra bệnh suyễn; kiểm tra kỹ tình hình sức khỏe chỉ mua; khi đem lợn về phải cách ly 2 tháng và theo dõi, không phát hiện triệu chứng bệnh mới cho nhập đàn.
- Thường xuyên làm công tác phòng dịch, nếu phát hiện lợn có triệu chứng ho, thở thì có thể nghi là bệnh suyễn; cách ly ngay, báo cho cơ quan thú y. Chăm sóc và quản lý tốt đàn lợn mới nhập (vệ sinh chuồng, nuôi dưỡng).
b. Đối với các trại đã mắc bệnh
- Tuyệt đối không bán lợn, xuất lợn khỏi trại, trường hợp cho đi mổ ở lò sát sinh thì vận chuyển thẳng từ trại đến lò, đề phòng gieo rắc bệnh dọc đường.
- Lợn đực giống tốt bị bệnh, tuyệt đối không cho nhảy trực tiếp mà dùng thụ tinh nhân tạo. Những lợn đực giống kém chất lượng đem nuôi vỗ béo để thịt.
- Lợn nái đã mắc bệnh thì nên đem vỗ béo để thịt, không dùng sinh sản. Trường hợp lợn nái giống tốt, phải thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp; nếu sau 5 tháng thấy khỏi về triệu chứng thì có thể dùng sinh sản bằng thụ tinh nhân tạo, nhưng không được phát giống ra khỏi trại.
- Lợn con do mẹ mắc bệnh phải theo dõi nghiêm ngặt và nuôi lớn để lấy thịt, thịt bán tại địa phương không dùng để làm giống.
- Thịt lợn bị suyễn có thể dùng ăn được, nhưng phải hủy bỏ hoàn toàn bộ phổi và các hạch lâm ba phổi.
- Trong thời gian trại đang bị bệnh, không nhập lợn mới. Nếu cần thiết phải nhập, thì phải để riêng ở một khu vực cách xa đàn lợn cũ tối thiểu 10 mét, có hàng rào kín cao 1 mét.
- Đối với một số lợn còn lại, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
c. Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Nguyên tắc: Chẩn đoán và phát hiện sớm, cách ly triệt để, bồi dưỡng quản lý tốt kết hợp với chữa trị.
- Biện pháp chung:
+ Chuồng nuôi: quét dọn sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt. Trời rét phải có rơm lót, phải giữ cho chuồng ấm, kín gió. Chuồng phải đủ ánh sáng và có sân vận động. Mỗi ngày cho lợn vận động ít nhất 5 giờ ngoài trời. Trong khi thả không để lợn ốm, khỏe tiếp xúc với nhau.
+ Tiêu độc: hằng tuần tiêu độc một lần toàn trại. Tất cả dụng cụ, máng ăn, sau khi dùng phải rửa sạch sẽ và phơi nắng. Thường xuyên quét vôi và tiêu độc nền với những chất như xút (NaOH)5%, nước vôi 15%, lizôn 3%, crezin 5%, nước tro 30%.
+ Nuôi dưỡng: cho lợn ăn no đủ, nhiều thức ăn tươi, tăng thức ăn tinh bột, bột xương, muối và chất khoáng.
+ Dùng thuốc:
Dùng Tylosin: Tylosin dùng liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt, dùng liên tục 6 ngày, nghỉ 5 ngày, lại tiếp tục dùng 5 ngày nữa. Kết quả cho thấy lợn khỏi về lâm sàng; thở bình thường, hết ho, ăn khỏe. Cùng với Tylosin cần sử dụng thêm các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, Vitamin C, cafein…và chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
Theo Nguyễn Ngọc Nhiên (1992) dùng Tylosin kết hợp với Streptomicin hoặc Kanamicin với liều lượng 30mg/kg thể trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cho biết; lợn khỏi bệnh 80 – 90%.
Dùng Tiamulin: Tiamulin là kháng sinh mới có tác dụng diệt Mycoplasma và các vi khuẩn đường hô hấp khác, dùng với liều lượng 20 mg/kg thể trọng kết hợp dùng Kanamicin với liều lượng 20 mg/kg thể trọng, Gentamicin với liều 4 đv/kg thể trọng dùng liên tục 6-7 ngày, kết quả khỏi bệnh lâm sàng 85-90% (Nguyễn Hữu Vũ,1993).
Đối với các cơ sở đã có bệnh suyễn:
- Phân chia lợn thành 3 loại
1. Lợn mắc bệnh có triệu chứng (ho, thở).
2. Lợn nghi mắc bệnh gồm: lợn từ trước đó có ho và thở sau không thấy ho và thở nữa, lợn đã ở chung hay tiếp xúc với lợn bệnh nhưng chưa thấy triệu chứng ho và thở; lợn nái không thấy triệu chứng nhưng đẻ thì đàn lợn con bị suyễn.
3. Lợn khỏe gồm: những lợn từ trước chưa bao giờ phát hiện triệu chứng ho và thở, sinh trưởng bình thường, lên cân; lợn chưa ở chung với lợn ốm bao giờ, lợn nái mà con đẻ ra không con nào mắc bệnh.Theo dõi 15 ngày về triệu chứng, bệnh tích để phân loại.
- Mỗi loại lợn cần được chăm nuôi riêng trong từng khu vực. Quy định ba khu vực cho ba loại, mỗi khu cách nhau tối thiểu 10m – nếu chia thành từng cụm thì phải bảo đảm không để lợn khỏe tiếp xúc với lợn ốm.
- Khu vực lợn ốm: chăn nuôi riêng, dụng cụ riêng, bếp riêng, công nhân phục vụ riêng. Tuyệt đối không được đem những dụng cụ, thức ăn từ khu vực lợn bị ốm sang khu lợn khỏe, không được đem lợn nái khỏe để lấy giống ở khu lợn đực ốm hoặc ngược lại. Trong những trại nhỏ nuôi dưới 50 lợn, ít công nhân không đủ điều kiện để chăn nuôi riêng, thì người chăm sóc lợn phải cho lợn khỏe ăn trước, lợn bệnh ăn sau, mỗi lần ra trại phải tẩy trùng thay quần áo, giày dép.
- Khu vực lợn khả nghi: cũng tiến hành như khu vực ốm. Khi phát hiện lợn có triệu chứng thì đưa ngay sang khu vực lợn ốm. Những lợn còn lại, tích cực điều dưỡng và chữa trị.
- Khu vực lợn khỏe: điều kiện nuôi dưỡng và quản lý như trên. Thường xuyên quan sát để phát hiện con ốm và đưa sang khu vực lợn ốm; lợn nghi thì đưa sang khu vực nghi bệnh. Lợn nái mỗi con để một chuồng riêng, không để lợn con chạy lung tung và tiếp xúc với đàn lợn khác. Cần theo dõi đàn lợn con có một hai con phát hiện bệnh thì tìm nguyên nhân lây bệnh. Nếu tiếp xúc phát hiện nhiều con khác trong đàn bị bệnh thì phải đưa cả mẹ lẫn con đi cách ly vào khu vực ốm.
Kinh nghiệm giải quyết bệnh suyễn lợn tại một số cơ sở chăn nuôi
- Kinh nghiệm phòng trừ tổng hợp tại trại chăn nuôi Lạc Vệ (Hà Bắc). Tiến hành từ năm 1967 đến năm 1972 với những biện pháp đã sử dụng sau:
- Thải loại những lợn giống xấu, già, những lợn nhiễm bệnh nặng, xử lý toàn bộ lợn choai, lợn thịt.
- Những lợn đực giống tốt thì theo dõi, cách ly, tăng cường bồi dưỡng, không cho nhảy trực tiếp mà chỉ lấy tinh.
- Những lợn nái cơ bản thì phân loại, cách ly theo từng loại, từng khu vực: loại A là tương đối an toàn, loại B là nghi ngờ, loại C đã nhiễm bệnh. Cách ly từng con, mỗi con một ô chuồng, có dụng cụ chăm sóc riêng. Thường xuyên theo dõi, phát hiện những lợn có triệu chứng ho, thở để kịp thời thải loại.
Kiểm tra lợn con bằng cách mổ khám bệnh tích qua ba lứa: những lợn có triệu chứng lâm sàng, còi cọc, mổ trước; thời gian lợn còn theo mẹ mổ 1/3 số con trong mỗi ổ; số còn lại đến tháng thứ tư và tháng thứ sáu mổ hết. Nếu thấy lợn có bệnh tích điển hình và thấy lợn có triệu chứng lâm sàng ở lợn mẹ thì thải loại lợn mẹ.
Qua ba lứa kiểm tra, nếu hai lứa liền lợn con không có bệnh tích và lợn mẹ không có triệu chứng lâm sàng thì có thể công nhận lợn mẹ không có bệnh. Lợn con của những lợn mẹ này được nuôi chung đến 8-10 tháng tuổi thì mổ kiểm tra phổi hạch, nếu thấy không có bệnh tích thì có thể kết luận là lợn mẹ đã lành bệnh.
Sau thời gian thực hiện, các tác giả nhận thấy có kết quả bước đầu; triệu chứng lâm sàng ở đàn lợn nái giảm rõ rệt, bệnh tích trên phổi có biến chuyển tốt. Kiểm tra vi thể thấy lợn con bệnh giảm dần qua từng lứa, kiểm tra những lợn được coi là lành bệnh thấy đều an toàn, những lợn lành bệnh đưa ra nuôi thịt đều phát triển tốt.
Từ kết quả thực hiện trên việc phòng trừ suyễn cần áp dụng một số kinh nghiệm về kỹ thuật sau:
- Xây dựng đàn lợn an toàn: quy mô nhỏ quản lý được chặt: 50 đến 100 lợn nái, 6 đến 5 lợn đực giống, tất cả đều là hậu bị 4 tháng tuổi. Đực và cái (thí dụ Móng Cái) mua ở hai vùng khác nhau để tránh đồng huyết. Số lợn con cuối cùng giữ lại khoảng 1/2 ( qua chọn lọc giống ). Vùng mua lợn giống phải an toàn suyễn ( do cơ quan thú y địa phương chứng nhận). Cách ly, kiểm tra suyễn ( chiếu X.quang, theo dõi lâm sàng).
Dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo phối giống cùng một ngày cho lợn nái an toàn và những lợn nái suyễn thuộc giống tốt.
- Diệt trùng tiêu độc; Thuốc sát trùng là NaOH 2% ở độ nóng 60 0C, pha xong dùng ngay. Trình tự tiêu độc: Đầu tiên quét dọn hết rác bên trong và ngoài chuồng, nạo vét khai thông cống rãnh; sau đó, dùng nước sạch xối mạnh cọ rửa nền chuồng, tường (từ mặt đất lên đến độ cao 0,60 – 1,2 mét); nền chuồng đất thì trải rơm khô đốt; sau cùng, rải thuốc sát trùng ba ngày liền, sân chơi phải dọn sạch cỏ, rác. phân, cuốc trên mặt và rắc vôi bột theo định mức 0,2 kg/m2. Dụng cụ chăn nuôi, sau khi cọ rửa bằng nước sạch, phơi nắng 2-3 giờ.
Sau khi làm xong vệ sinh tiêu độc, chuồng trại phải có màu trắng đẹp.
Bỏ trống chuồng 3 ngày cho hết mùi thuốc.
-Nội quy phòng bệnh: Cần phải thực hiện các điểm sau:
Trại chăn nuôi phải có tường rào để ngăn cản lợn ra vào, ban ngày cũng như ban đêm.
Trại chỉ xuất và tránh nhập lợn. Nếu bắt buộc nhập thì nhất thiết phải có tổ chức khu vực nhốt riêng và kiểm dịch nghiêm ngặt.
Hạn chế tham quan: Chỉ cho thăm quan đội nuôi lợn nái hậu bị và đội nuôi lợn thịt. Khách tham quan phải thực hiên thủ tục phòng bệnh ( mang ủng, áo choàng của trại, giẫm vào thuốc sát trùng).
Trước cửa chuồng, phải có hố hoặc thùng chứa thuốc sát trùng. Thuốc sát trùng thay ba ngày một lần.
Người vào làm việc trong trang trại phải mang ủng và quần áo lao động. Các thứ này để ở nơi quy định, không đưa về gia đình.
Phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Lập vành đai an toàn xung quanh trang trại bằng cách cung cấp con giống và giúp đỡ các hợp tác xã lân cận gây đàn lợn an toàn về suyễn.
Việc thanh toàn bệnh hiện nay ở các nước cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi một sự kiểm tra thú y hết sức nghiêm ngặt. Muốn thanh toán bệnh trong các đàn lợn sinh sản, có thể theo kỹ thuật gây lại đàn bằng những lợn sạch bệnh hoàn toàn.
2.4. Tình hình nghiên cứu về máu
2.4.1. Khái niệm
Máu là một khối chất dịch nằm trong tim và hệ thống mạch máu, là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể.
Số lượng máu thay đổi theo từng loài động vật, Người là 7,5% trọng lượng cơ thể, ở lợn là: 4,6% trọng lượng cở thể. Trong cơ thể 54% máu lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, 46% dự trữ trong đó 20% ở gan, 16% ở lách, 10% mao mạch.
Máu là tấm gương phản chiếu tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể, vì vậy những xét nghiệm về máu là những xét nghiệm cơ bản được dùng để đánh giá tình trạnh cơ thể, như giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Scholm O.W. Jain N.C và Carroll E. J (1975) đã nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý, hình thái máu bình thường cũng như bệnh lý của Trâu, Bò , Lợn, Dê, Cừu, Chó và mèo. Nghiên cứu sự biến đổi của bạch cầu theo tuổi và các quy luật biến đổi sinh học của bạch cầu có tác giả HNKNTNH B.H (1969). Tác giả Van Furth R, Cohn Z.A (1970) đã đi sâu nghiên cứu về nguồn gốc tế bào máu gia súc, gia cầm. Nghiên cứu về cấu trúc,siêu cấu trúc,thành phần,chức năng của hồng cầu, hemoglobin có các tác giả Bakken A.F (1971), Bunn H. F (1972), Dagg J.H (1972), Jensen W.N, Lessin L.S (1972), Powell L.W (1972) và Keeton L. W (1973), nghiên cứu về động lực, chức năng và những biểu hiện lâm sàng các loại bạch cầu có tác giả Bessis M (1971), Brune K, Jaranwski J (1972), Thompson J và Van Furth R ( 1973). Năm 1986, Cohn Z.A đã nghiên cứu sâu về sinh hóa của tế bào đại thực bào.
Về huyết học có các tác giả, Waddill và cộng sự ( 1962), Brook C.C và Davis J. N ( 1969), Schalm O.W, Jain N.C và Corroll E.J (1975), đã công bố các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, hình thái máu lợn Duroc- Jersey và phôi thai lợn.
2.4.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
ở nước ta, các chỉ tiêu sinh lý máu người đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đầy đủ. Những nghiên cứu về máu gia súc, gia cầm còn rất ít, lẻ tẻ, chưa đầy đủ và chưa có cụ thể , nhất là các hằng số về máu trong trường hợp bị bệnh cụ thể. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn con, lợn lớn và lợn đực giống ( Trần Cừ và bộ môn sinh lý gia súc Trường ĐHNN I -1975). Tác giả Đỗ Đức Việt ( 1994) Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái máu của một số giống lợn vùng đồng bằng sông Hồng.
Các tác giả Lê Kim Thao, Nguyễn Thị Bình (1978) đã nghiên cứu huyết tủy đồ lợn ỷ Việt Nam. Nghiên cứu các chỉ tiêu cơ bản về hình thái máu trâu, bò Việt Nam có các tác giả Phạm Đức Lộ, Cù Xuân Dần, Đỗ Đức Việt ( 1979) Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh lý, hình thái máu lợn Corrwall nuôi ở nước ta ( Cù Xuân Dần, Đinh Hồng Luận, 1983). Nguyễn Thị Đào Nguyên ( 1994) đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý huyết học lâm sàng của trâu khỏe và trong một số bệnh thường gặp.
2.4.4. Chức năng sinh lý của máu
- Chức năng hô hấp: vận chuyển oxy từ phổi đến các mô bào và vận chuyển khí cacbonic từ mô tế bào về phổi để thải ra ngoài.
- Chức năng dinh dưỡng: vận chuyển các chất dinh dưỡng hấp thụ được từ ống tiêu hoá đến tận các mô tế bào, tổ chức.
- Chức năng bài tiết: máu nhận các sản phảm cuối cùng của trao đổi chất ở các mô bào, tổ chức như khí CO2, urê, axituric…rồi vận chuyển đến phổi, thận gia để đào thải ra ngoài.
- Chức năng điều hoà thân nhiệt
Máu đảm bảo nhiệt lượng trong cơ thể, đồng thời nhờ hệ thống tuần hoàn máu nhiệt được vận chuyển từ trong cơ thể ra ngoài da hay ngược lại. có tác dụng điều hoà nhiệt. Khi gặp lạnh máu ngoài da co lại dồn vào bên trong giữ ấm cho cơ thể. Khi trời nóng, mạch máu ngoài da dãn ra, máu từ trong dồn ra da để thải bớt nhiệt.
- Chức năng điều hoà và duy trì sự cân bằng nội môi. cân bằng nước, độ pH, áp suất thẩm thấu.
- Chức năng bảo vệ cơ thể
Các loaị kháng thể, bạch cầu trong máu có khả năng ngăn cản tieu diệt vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
2.4.5. Các dòng tế bào máu.
2.4.5.1 Tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào non của tổ chức tạo máu, từ những tế bào này sinh ra các tế bào máu lưu hành và các tế bào của tổ tạo máu thuộc hệ liên võng tổ chức bào. Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng và các tế bào trung gian biệt hóa như nguyên mô bào máu và nguyên bào máu.
- Tế bào liên võng bao gồm liên võng thực bào và liên võng kiểu monoxit hoặc kiểu Limphoxit.
- Nguyên mô bào máu là loại tế bào trung gian biệt hóa từ tế bào liên võng ra, là loại tế bào non nhất của tế bào máu di động được. Bình thường loại tế bào này ít gặp vì chúng xuất hiện và mất đi rất nhanh để chuyển thành tế bào khác.
- Nguyên bào máu: Cũng là một loại tế bào trung gian, có thể từ tế bào liên võng, nguyên mô bào máu chuyển thành. Chúng biến đi rất nhanh để chuyển thành các tế bào dòng bạch cầu hạt, dòng hồng cầu và các loại bạch cầu khác.
2.4.5.2 Dòng hồng cầu
a. Sơ lược lịch sử.
Đến nửa cuối thế kỷ 19 có nhiều công trình nghiên cứu về dòng hồng cầu. Năm 1868, Neimann nhứng mnh rằng hồng cầu được hình thành trong tủy xương. Và nghiên cứu của Ehrlich năm 1877 về hình thái học các tế bào máu, viết sắc tố chứa trong hồng cầu và các phương pháp đo lường kích thước hồng cầu, lượng huyết sắc tố...
Những năm gần đây do tiến bộ của các ngành khoa học với kính hiển vi điện tử đã cho phép nghiên cứu sâu về cấu trúc, đời sống, các hoạt động và sinh trưởng của hồng cầu.
b. Sự phát sinh phát triển của dòng hồng cầu bình thường.
Các tế bào dòng hồng cầu được biệt hóa từ nguyên bào máu của tủy xương và phát triển kế tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Bằng phương pháp đo lường trực tiếp phần nhân và toàn bộ tế bào cũng như đếm trực tiếp nhiễm sắc thể, người ta đã kết luận rằng các nguyên hồng cầu có khả năng tái sinh sản bằng cách phân bào để sinh ra những hồng cầu non khác.
Căn cứ vào hình thái của các giai đoạn phát triển của hồng cầu, người ta đã phân định một cách rõ ràng những thay đổi của mỗi thời kỳ, danh pháp ứng với những thay đổi mà các tác giả đã mô tả. Ehrlich đã chia hồng cầu non ra 2 loại chính:
- Một loại dòng hồng cầu bình thường, nó có ở tất cả mọi gia súc và người khỏe mạnh.
- Một loại dòng hồng cầu khổng lồ chỉ thấy ở gia súc, bệnh nhân thiếu máu ác tính hoặc ở thời kỳ bào thai.
Sabin và trường phái của bà thì lại cho rằng hồng cầu khổng lồ chỉ là một dạng của hồng cầu bình thường và có các giai đoạn phát triển như sau:
Tiền nguyên hồng cầu (Proerythroblaste), nguyên hồng cầu của bazơ (érythroblaste basophile), nguyên hồng cầu đa sắc (érythroblaste polychromatophile), nguyên hồng cầu ưa axit (érythroblaste acidophile), hồng cầu mạng lưới (réticulocyte) và hồng cầu trưởng thành (érỷthocyte).
c. Dòng hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste).
Quá trình phát triển các tế bào dòng hồng cầu khổng lồ qua các giai đoạn mà người ta đã quan sát được cũng tương tự như dòng hồng cầu bình thường.
Nguyên tiền hồng cầu khổng lồ (promégaloblaste) là tế bào đầu dòng của dòng hồng cầu khổng lồ với tên gọi khác nhau: Dameshek – érythrogone, nếu xuất hiện trong bệnh thiếu máu ác tính gọi là rubriblaste. Tế bào có một số đặc điểm gần giống như hồng cầu nguyên thủy ở thời kỳ bào thai, khi cầu tạo tế bào này cần các yếu tố ở niêm mạc ruột như các yếu tố ở B12 cho nên khi bị thiếu máu điều trị bằng B12 rất kết quả.
Nguyên hồng cầu ưa bazơ (érythroblaste basophile) tế bào có nguyên sinh chất ưa bazơ. Tỷ lệ giữa nhân và bào tương không cân đối, lưới màu nhân thô hơn hồng cầu non ưa bazơ bình thường, không có hạt nhân.
Nguyên hồng cầu khổng lồ đa sắc (érythroblaste polychromatophile): nguyên sinh chất ưa nhiêu màu có vùng ưa bazơ, có vùng da cam vì hồng cầu đã xuất hiện HST. Nhân nhỏ, thô, không có hạt nhân.
Nguyên hồng cầu ưa axit là tế bào có nhiều nhân nhỏ hơn 3 – 4 lần so với hồng cầu khổng lồ đa sắc. Tế bào tròn hoặc bầu dục, bào tương chứa đầy huyết sắc tố cho nên bào tương có màu da cam đều đặn.
Hồng cầu khổng lồ trưởng thành: Là tế bào lớn gấp rưỡi hồng cầu bình thường. Tế bào có hình tròn hoặc bầu dục. Không có hình đĩa lõm hai mặt do đó nhuộm màu sẫm hơn. Thể tích mỗi hồng cầu lớn nên trị số hồng cầu cũng lớn hơn. Có thể gặp thể Jolly và hạt ngâm azua.
d. Những hình thái bất thường của hồng cầu:
Trên tiêu bản máu đàn nhuộm màu cũng như trên tiêu bản soi tươi, bình thường các hồng cầu đều giống nhau về kích thước và hình dạng. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp những tế bào biến dạng, dập nát do nguyên nhân cơ học khi dàn tiêu bản. Trong những trường hợp bệnh lý hồng cầu hay bị thay đổi kích thước.
e. Sinh lý sinh hóa của hồng cầu:
Hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển khí oxy tới tổ chức và mang khí CO2 từ tổ chức đi – chức năng này do huyết sắc tố đảm nhiệm. Hồng cầu là tế bào được biệt hóa đến mức cao độ, không cần nhân rất ít các bào quan và có hình dáng đặc biệt. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này giúp cho các phân tử huyết sắc tố dù bất kỳ ở chỗ nào trong hình cầu cũng có khoảng cách gần màng hồng cầu và tiếp xúc dễ dàng với oxy. Người ta tính rằng cứ 1 giây có tới 10 gam huyết sắc tố qua phổi.
Màng hồng cầu không cho thấm qua các chất keo như Hemoglobin và Lipit. Đối với các ion và muối khoáng tính thẩm thấu của màng cũng không đồng đều. Màng cho phép trao đổi khí, có tính đàn hồi và dẻo dai do đó khi hồng cầu biến dạng sau lại trở lại trạng thái bình thường. Chúng có thể kéo dài ra để di chuyển trong mao mạch nhỏ. Khi áp suất thẩm thấu xung quanh thay đổi thì kích thước của hồng cầu cũng thay đổi.
Sự khác biệt về số lượng, kích thước và hình thể hồng cầu chính là biểu hiện của quá trình tiến hóa.
Hồng cầu bị phá huỷ một phần nhỏ ở ngay trong dòng máu, đó là biểu hiện của quá trình sinh lý bình thường. Phần lớn các hồng cầu chết trong các đại thực bào thuộc hệ thống liên võng nội mô. Các tế bào khổng lồ này nhận ra các hồng cầu già và ăn chúng, quá trình này xảy ra ở tủy xương. Trong quá trình bệnh lý thì hiện tượng thực bào xảy ra ở gan, nách, máu tuần hoàn và đặc biệt ngay cả ở các bạch cầu hạt cũng ăn hồng cầu. Sau khi bị các đại thực bào ăn, toàn bộ huyết sắc tố bị thoái hóa.
g. Các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu.
- Yếu tố ngoại chủ yếu là muối khoáng, protein và vitamin.
- Yếu tố nội chủ yếu là các nội tiết tố và các tác động thần kinh, thể dịch.
Số lượng hồng cầu tùy loại gia súc, cùng theo lứa tuổi và giới tính, dinh dưỡng và thể trọng.
Bình thường: Lợn lớn 6 - 8 triệu/ mm3 máu
Lợn con 4.5 - 5.8 triệu/ mm3 máu
Lợn móng cái 5-6 triệu/ mm3 máu
Lợn Lang hồng 5.2 – 5.8 triệu/ mm3 máu
2.4.5.3. Bạch cầu:
Bạch cầu là loại tế bào máu không có sắc tố với số lượng thường không ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, bạch cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá hủy ở gan và nách. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng vệ chung của cơ thể. Chức năng này được thực hiện thông qua thực bào, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
a. Phân loại và cấu tạo bạch cầu.
Bạch cầu là tế bào có nhân trong bào tương có hạt và không có hạt.
+ Bạch cầu có hạt: có 3 loại
- Bạch cầu trung tính: Là loại bạch cầu mà trong bào tương có hạt nhỏ, có màu hồng hoặc màu tím hoa cà. Tỷ lệ ở lợn là 50%.
- Bạch cầu ái toan: Trong bào tương của loại bạch cầu này có hạt tròn to bắt màu đỏ. Nhân được chia thành 2 loại. Tỷ lệ ở lợn là 46%.
- Bạch cầu ái kiềm: Là loại bạch cầu trong bào tương có hạt nhuộm màu xanh, nhân thường có hình chữ S hoặc hình lá. Tỷ lệ phần trăm ở lợn là 0,8-1,5%.
+ Bạch cầu không hạt: có 2 loại
- Lâm ba cầu: thường chia ra làm 3 loại về mặt sinh thái: nhỏ, trung bình và lớn. ở lợn tỷ lệ là 57%.
- Bạch cầu đơn nhân lớn: Là loại bạch cầu to nhất, nhân có hình móng ngựa hoặc hình hạt đỗ nằm lệch về một phía của tế bào. Tỷ lệ loại này ở lợn là 4%.
b. Chức năng sinh lý của bạch cầu.
Trong cơ thể bạch cầu thực hiện 3 chức năng chính: thực bào, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
+ Chức năng sinh lý của bạch cầu trung tính và đơn nhân lớn: 2 loại bạch cầu này có khả năng thực bào rất mạnh đặc biệt là thực bào trung tính, toàn diện nhất là bạch cầu đơn nhân lớn - đại thực bào
→Thực bào: là khả năng ngăn nhứng chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể (do bạch cầu đơn nhan lớn và bạch cầu trung tính đảm nhiệm), khi kháng nguyên xâm nhập và cơ thể, bạch cầu trung tính đã có mặt (sau 30 phút), nếu như đã tiêm vác xin thì chỉ 10-20 phút các emzim của bạch câu trung tính sẽ phân giải kháng nguyên.
Bạch cầu đơn nhân lớn: làm nhiệm vụ thực bào. Khi kháng nguyên xâm nhập thì quá trình thực bào sảy ra như sau:
Giai đoạn gắn: các kháng nguyên, vi khuẩn, chất lạ gắn vào bạch cầu nhờ các điểm tiếp nhận của bạch cầu.
Giai đoạn nuốt: Bạch cầu phát chân giả bao lấy kháng nguyên và vi khuẩn.
Giai đoạn hình thành hốc: Chất nguyên sinh lõm vào tạo hốc, và Lizosom tiết enzim vào hốc.
Giai đoạn tiêu diệt: Nhờ pH các chất oxy hoá hoặc nhờ tác dụng của các enzim như proteaza, kháng nguyên bị phân giải.
→ Đáp ứng miễn dịch:
Kháng nguyên là những chất lạ khi đưa vào cơ thể sinh vật gây nên một đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh ra kháng thể tương ứng đặc biệt. Vậy đáp ứng miễn dịch là sự sinh ra kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên xâm nhập, để bảo vệ cơ thể.
Bản chất là glubulin miễn dịc(Ig) có 5 loại:
Ig=75%; IA:20%; IgM:5%; và IgD;IgE với hàm lượng nhỏ.
Đáp ứng miễn dịch thế do IgG đảm nhiệm- Huýet thanh phòng bệnh
Đáp ứng miễn dịch tế bào: do lypho T tiết ra IgG gắn lên tế bào
Cơ chế tác dụng của kháng thể:
Ig Có khả năng ngưng kết, kết quả kháng nguyên hoặc là hoà tan vi khuẩn, trung hoà độc tố.
Số lượng bạch cầu thường ít khoảng 1000 lần so với hồng cầu.
Lợn lớn: 20 ngàn/mm3 máu
Lợn con: 15 ngàn/mm3 máu
- Số lượng bạch cầu không ổn định phụ thuộc vào trạng thái sinh ký,
Tăng sau khi ăn, vận động, có thai, trong một số trường hợp bệnh bệnh lý như : Viêm nhiễm, vi khuẩn và vật lạ xâm nhập
Giảm khi bị suy tuỷ, nhiễu phóng xạ. Vì vậy xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa trong chẩn đoán.
2.4.6. Rối loạn của máu
2.4.6.1. Sự thay đổi về khối lượng máu
Trong trường hợp bệnh lý thì khối lượng máu có thể tăng hoặc giảm.
+ Khối lượng máu tăng
KhốLượng máu có thể tăng toàn bộ trong trường hợp thiếu máu, hoặc lao động nặng máu từ các cơ quan dự trữ đổ vào vòng tuần hoàn, những trường hợp này đơn giản sau một thời gian ngắn cơ thể lại điều chỉnh trở lại bình thường.
Tăng khối lượng máu do tăng hồng cầu thường gặp ở động vật mắc bệnh tim, phổi, động vật ở vùng núi cao,...
Các cơ thể ở trạng thái bệnh lý này thiếu Oxy cho tổ chức, kích thích các cơ quan tạo máu sản xuất hồng cầu đưa vào vòng tuần hoàn. Số lượng hồng cầu có thể tăng gấp hai lần bình thường.
Trong thực nghiệm có thể làm cho hồng cầu tăng 100-150% và thấy có những biểu hiện như: dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, làm cho máu cô đặc khó lưu thông, cản trở sự hoạt động của tim.
Tăng khối lượng máu do tăng huyết tương. Thường xảy ra ở gia súc mắc bệnh thận, thiếu máu, mất máu, gầy đói lâu,...bệnh biểu hiện chứng máu loãng, thành phần hữu hình ít không tăng khối lượng chung của máu.
+ Khối lượng máu giảm
Máu có thể giảm toàn bộ khối lượng trong trường hợp mất máu (xuất huyết). Nếu mất một lượng máu ít thì do cơ chế bảo vệ cơ thể nước sẽ được hút vào lòng mạch để hồi phục tương đối (nghĩa là giữ áp lực và vừa đủ để phục hồi tuần hoàn). Trong trường hợp mất một lượng máu lớn từ 60 – 70% con vật không hồi phục được và chết.
Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm số lượng hồng cầu. Loại này thường gặp trong trường hợp thiếu máu mãn tính (bần huyết) hoặc trong các trạng thái bệnh lý do vi khuẩn hoặc ký sinh trung gây nên.
Giảm khối lượng máu chủ yếu do giảm khối lượng huyết tương. Trường hợp này hay gặp trong các tình trạng bệnh lý gây mất nước như: ỉa chảy nặng, nôn mửa, bỏng nặng,...khối lượng huyết tương giảm thường gây hiện tượng giảm tuần hoàn do máu cô đặc, khó lưu thông, thiểu niệu.
Giảm khối lượng máu còn gặp khi giảm mạch đột ngột do bị ngộ độc (histaminAsen) thủy ngân. Khi giãn mạch đột ngột kích thích gay co thắt ở nơi khác làm tổn thương thành mạch tăng tính thấm nước thoát ra ngoài lòng mạch.
2.4.6.2. Rối loạn hồng cầu và bạch cầu.
a. Rối loạn hồng cầu.
+ Chứng tăng hồng cầu.
Hiện tượng hồng cầu tăng lên trong một đơn vị khối lượng máu, có thể do một số yếu tố thông thường sau đây:
- Thiếu oxy ở tổ chức. Khi thiếu oxy, tủy xương bị kích thích tăng sinh hồng cầu, thường gặp trong các trạng thái bệnh lý do các bệnh ở tim, ở phổi, ở mạch và các trường hợp ngộ độc.
- Thần kinh bị kích thích vào trùng não.
+ Chứng giảm hồng cầu. Thiếu máu dẫn đến giảm hồng cầu.
b. Rối loạn tạo bạch cầu.
+ Rối loạn về số lượng bạch cầu.
Tăng bạch cầu.
Tức là số lượng bạch cầu tăng lên trong một đơn vị thể tích máu. Hiện tượng này có giá trị lớn trong chẩn đoán.
Tăng bạch cầu trung tính gặp trong những điều kiên sinh lý (Sau bữa ăn, sau lao động, có thai, thay đổi khí hậu...). Trong điều kiện bệnh lý (Thiếu oxy, nhiễm khuẩn, sau chảy máu khối u ác tính...). Ngoài ra còn tăng khi tiêm vaccine, tiêm Protein, tiêm hocmone vỏ thượng thận...
Tăng bạch cầu toan tính. Gặp trong các trường hợp dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, tăng sinh tủy xương sau khi nhiễu xạ, bệnh đóng dấu...
Tăng bạch cầu kiềm tính. Chủ yếu gặp trong các trường hợp bệnh bạch cầu ác tính.
Giảm bạch cầu.
Là hiện tượng số lượng bạch cầu trong một đơn vị thể tích máu dưới mức bình thường. Hiện tượng giảm bạch cầu có thể giảm toàn bộ hay giảm riêng từng, thường do bị ngộ độc các bạch cầu kết dính chết hàng loạt. Trong bệnh dịch tả lợn, viêm phổi, ngộ độc Asen, phóng xạ...đều thấy bạch cầu giảm.
Bạch cầu trung tính giảm chủ yếu do tủy xương bị ức chế vì độc tố và vi khuẩn. Khi thiếu hẳn bạch cầu đa nhân trung tính sẽ gây hiện tượng loét và hoại tử da và niêm mạc, do sự xâm nhập của vi khuẩn mà cơ thể không có hàng rào bảo vệ.
Giảm bạch cầu toan tính trong những trường hợp strees, nhiễm trùng hoặc giảm chung với các bạch cầu có hạt.
Giảm bạch cầu kiềm tính. Gặp trong bệnh cường giáp, sử dụng heparin lâu.
2.5. Cơ quan hô hấp của Lợn
2.5.1. Cấu tạo
Cơ quan hô hấp của lợn gồm:
Đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí bao gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, phế quản, các phế quản phân bố nhỏ dần đi khắp phổi. Dọc đường dẫn khí là hệ thống mạch máu phân bố dày đặc để sưởi ấm không khí trước khi vào phế nang. Dọc đường dẫn khí còn có nhiều tuyến tiết dịch nhày có tác dụng giữ lại các bụi bặm trong không khí, rồi nhờ sự vận động của các lớp tế bào tiêm mao trên niêm mạc đường dẫn khí mà bụi bặm được đẩy dần ra ngoài. Đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ chứa trong không khí, từ đó tạo ra những phản xạ tự vệ như: hắt hơi, ho,...để đẩy chất lạ ra ngoài. Cơ trơn phế quản, nhánh phế quản và nhánh phế quản nhỏ chịu sự điều hòa của hệ thần kinh thực vật. Thần kinh phó giao cảm tiết axetylcholin làm co phế quản. Thần kinh giao cảm tiết adrenalin và noradrenalin làm dãn phế quản. Vì thế lúc co thở, tiêm adrenalin hoặc uống ephedrin có tác dụng tốt, hoặc tiêm atropin để ức chế thần kinh phó giao cảm cũng có hiệu quả.
2.5.1.1. Xoang mũi
Mũi lợn đặc biệt có một gương mũi rất phát triển (planum rostrale). ở lỗ mũi, ngoài sụn tạo thành lỗ mũi, còn có xương gương mũi (os rostri) và sụn lỗ mũi hình không giống neo tàu. Trong xoang mũi có ống cuộn trong. Tuyến mũi (glandula laterales nasi) thường đổ ra ở ngách thông giữa cách lỗ mũi không xa. Gương mũi luôn luôn ướt.
Trước khi đi vào phổi, không khí phải qua xoang mũi. ở đây không khí được lọc sạch, tẩm ướt, sưởi nóng lên. Xoang mũi còn là cơ quan cảm giác khứu giác.
- Lỗ mũi (nares): là hai cái hốc hình trứng hẹp, ít cử động, chéo xuống dưới vào trong, phân làm hai cánh dính nhau ở hai lớp.
- Xoang mũi (cavum nasi): là hai xoang nằm hai bên bức sụn ngăn giữa mũi, từ lỗ mũi đến phiến sàng.
+ Mỗi xoang mũi có một thành ngoài tức là mặt trong của xương liên hàm và xương hàm trên, một thành trong tức là mặt bên của vách ngăn giữa mũi, rầm thượng là mặt dưới của xương mũi, rầm hạ là mặt trên của vòm khẩu cái. Phía trước rầm hạ có một lỗ nhỏ thông ra của ống Stenson, ống này một đầu thông với lỗ mũi một đầu thông với miệng.
+ Đầu trước xoang mũi là mỗ mũi, đầu sau xoang mũi giáp với tảng bên xương sàng và thông với yết hầu, trong xoang mũi có các xương ống cuộn.
+ Xoang đầu mặt là nhứng vách đục thông trong bề dày của xương đầu và mặt, gồm có xoang trán, xoang hàm trên, xoang sàng và xoang bướm.
+ Xoang trán (Sinus frontani): hai xoang trán không thông với xoang hàm trên, chúng cách nhau bởi một phiến không đông nhất và không bị đục lỗ. Các xoang trán đổ trực tiếp vào xoang mũi cùng phía bởi nhiều lỗ nhỏ đục thủng ở đáy xương sàn.
+ Xoang hàm trên (Sinus maxillari): các xoang hàm trên bắt đầu từ gò hàm kéo dài đến vòm khẩu cái, nhưng không ăn thông với ống cuộn hàm và cũng độc lập với xoang hàm trên bên kia. Xoang hàm trên bị ống răng trên chia làm xoang phía trong và xoang phía ngoài. Các xoang đó thông vào xoang mũi nhờ một lỗ rộng dục thủng với ống cuộn hàm.
+ Xoang sàn (Sinus etmoidal): ở trong lòng xương sàn, nó thông với phần trong của ống cuộn hàm qua một khe.
+ Xoang bướm (Cavum spheholdal): rất hẹp, nằm ở trong thân xương bướm, thông với xoang mũi ở phía trong gốc của xoang hàm trên.
2.5.1.2.Thanh quản (larynx)
Thanh quản là một bộ phận cấu tạo phức tạp của đường hô hấp. Cấu tạo này liên quan đến chức năng thứ hai của thanh quản – một cơ quan phát âm. Thanh quản gồm một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương thiệt cốt, toàn bộ được cấu tạo bằng sụn, liên hệ với nhau bằng cơ và dây chằng. Niêm mạc thanh quản là phần nối tiếp của niêm mạc xoang miệng và yết hầu.
2.5.1.3. Khí quản (trachea)
Khí quản là ống dẫn không khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến rốn phổi, gồm nhiều vành sụn xếp kế tiếp nhau. Đến rốn phổi, khí quản chia thành hai phế quản. Khí quản chia làm hai đoạn gồm đoạn vùng cổ và đoạn vùng ngực.
- Đoạn vùng cổ là đoạn từ thanh quản đến cửa vào lồng ngực. Đoạn này nằm dưới thực quản, giữa các cơ dài cổ, ức- thiệt cốt, ức-giáp trạng, ức đầu, động mạch cổ và thần kinh X.
- Đoạn trong lông ngược bắt đầu từ cửa vào lồng ngực đến rốn phổi. Đoạn này nằm giữa các lá phế mạc, trước tim, trên chủ tĩnh mạch trước, bên phải cùng chủ động mạch sau.
2.5.1.4. Phế quản (bronchus)
Tận cùng của khí quản tách làm hai nhánh phế quản gốc phải và trái (bronchus dexter et sinister). Phế quản bên phải to hơn phế quản bên trái. Khi chui vào trong phổi phế quản đi trên và trong động mạch phổi, ngoài và trên tĩnh mạch phổi.
Các phế quản con tách khỏi phế quản gốc đều là góc nhọn, trừ nhánh phía trước đi vào thùy đỉnh (thùy miệng) thì xuất phát bằng một góc tù, nhánh ấy gọi là phế quản miệng.
2.5.1.5. Phổi (pulmones)
Phổi lợn có một nhánh phế quản tách ở đoạn khí quản để phân vào cho thùy đỉnh ở phía trên bên phải trước khi phân hai phế quản gốc. Lá phổi trái phân làm ba thùy: thùy đỉnh, thùy tim và thùy hoành. Lá phổi phải phân làm bốn thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành và một thùy phụ.
a. Vị trí
Có hai lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực ngăn cách nhau ở giữa bởi tung cách mạc (màng trung thất – mediastinum). Trong tung cách mạc có tim, các mạch máu lớn và thực quản.
b Màu sắc
Phổi nhẵn, bóng vì có màng phổi (pleura) bọc. Màu sắc thay đổi tùy theo tuổi. Phổi bào thai có màu đỏ nâu, phổi súc vật non màu hồng, phổi súc vật già có màu hơi xanh và trên mặt phổi có nhiều chấm đen do sắc tố đọng lại làm cho phổi xạm lại va ranh giới của các tiểu thùy phổi hình đa giác hiện lên rõ rệt hơn.
c. Hình thái ngoài
Mỗi lá phổi có ba mặt (mặt ngoài, mặt trong và mặt sau hay đáy) và đỉnh ở trên.
- Mặt ngoài hay mặt sườn (facies costalis). Mổt ngoài của phổi lỗi áp sát vào thành trong của lồng ngực. Giữa các lớp xương cơ của lồng ngực và mặt ngoài phổi chỉ có màng phổi. Mổt ngoài có các vết ấn lõm của các xương sườn.
- Mặt trung hay mặt trung thất (facies mediastinalis). Có rốn phổi nằm ở gần phía trên hơn phía dưới, có các thành phần của phế quản gốc đi vào phổi. Trong rốn phổi có phế quản gốc, động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
- Đỉnh (apex pulmonis) là phần phổi thò lên trên lỗ trước của cửa vào lồng ngực, giới hạn bởi xương sườn I và mỏm khí quản xương ức.
d.Cấu tạo phổi
- Phổi được cấu tạo bởi cây phế quản, các mạch quản (động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch phế quản, các bạch mạch) các sợi thần kinh của đám rốn phổi và các tổ chức liên kết ở xung quanh các thành phần trên.
Cây phế quản: mỗi phế quản gốc sau khi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần. Toàn bộ các nhánh phân chia phế quản gốc gọi là cây phế quản.
Mỗi phế quản gốc sau khi vào rốn phổi sẽ tiếp tục đi trong phổi theo hướng một trục (gọi là thân chính). Từ thân chính sẽ tách ra các phế quản thùy theo kiểu phân nhánh bên. Các phế quản thùy dẫn khí vào một đơn vị phổi nhất định gọi là thùy phổi. Từ các phế quản thùy chia ra các phế quản phân thùy. Các phế quản phân thùy lại chia thành các phế quản dưới phân thùy. Các phế quản này lại chia nhiều lần nữa và sau cùng chia thành các phế quản trên tiểu thùy.
Mỗi phế quản trên tiểu thùy dẫn khí cho một đơn vị phổi, thể tích khoảng 1cm gọi là tiểu thùy. Xung quanh các tiểu thùy là một lớp tổ chức liên kết có các tĩnh mạch đi trong. Các tiểu thùy hiện lên bề mặt của phổi thành các hình đa giác. Mỗi phế quản trên tiểu thùy khi đi vào tiểu thùy thì gọi là phế quản trong tiểu thùy. Các phế quản trong tiểu thùy lại chia nhiều nhánh gọi là tiểu phế quản. Các nhánh tiểu phế quản lại chia thành tiểu phế quản tận. Mỗi tiểu phế quản tận phình ra thành một ống phế nang. ống phế nang lại chia thành chùm phế nang.
Thành phế nang chỉ là một lớp nội mạc giáp ngay với lớp nội mạc của mao mạch. Do đó chính ở nội mạc xảy ra dự trao đổi giữa CO2 của máu và O2 của không khí.
e. Hô hấp ở phổi
Phổi không có cấu tạo cơ nên tự nó không thể co dán, mà co dãn một cách thụ động nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và các cơ gian sườn. Các cơ này đóng vai trò động lực chính cho quá trình hô hấp, làm cho lồng ngực mở rộng hay thu hẹp, dẫn đến làm biến đổi áp lực xoang màng ngực, kéo theo vận động của phổi. Khi lồng ngực mở rông phổi nở ra theo, áp lực trong phổi giảm do đó không khí đi vào phổi gây động tác hít vào; khi lồng ngực thu hẹp, phổi xẹp xuống đẩy không khí thoát ra ngoài, gây động tác thở ra.
+ Động tác hít vào: hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang ngực theo chiều dài và chiều ngang, do tác dụng của cơ hoành và cơ ngang sườn ngoài.
+ Động tác thở ra: làm cho lồng ngực bị thu hẹp theo cả ba chiều không gian, phổi bị ép xẹp, áp lực trong phổi tăng, đẩy không khí thoát ra ngoài gây động tác thở ra.
g. Phương thức hô hấp
Có ba phương thức hô hấp bao gồm:
+ Phương thức hô hấp ngực bụng: có sự tham gia của cả hai loại cơ là cơ hoành và cơ gian sườn. Phương thức này biểu hiện ở gia súc khỏe mạnh bình thường.
+ Phương thức hô hấp bụng: do tác dụng của cơ hoành là chủ yếu, là phương thức hô hấp khi gia súc mắc bệnh về tim, phổi hoặc xoang ngực bị tổn thương.
+ Phương thức hô hấp ngực: động tác hít vào chủ yếu do tác dụng của cơ gian sườn ngoài, là trường hợp khi gia súc có chửa và khi gia súc bị viêm ruột, dạ dày.
h. Tần số hô hấp
Là số lần thở/phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc. Gia súc non có cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao. Động vật nhỏ so với động vật lớn nên có tần số hô hấp cao hơn. ở lợn, tần số hô hấp là 20-30 lần/phút.
I. Trao đổi khí trong hô hấp
Quá trình trao đổi khí trong hô hấp gồm 3 bước.
+ Trao đổi khí giữa phế bào và máu mao mạch xung quanh nó. Chất khí khuyếch tán từ nơi có áp suất riêng phần cao đến nơi có áp suất riêng phần thấp. Do sự chênh lệch về phân áp O2 trong phế bào sẽ khuyếch tán qua màng phế bào và thành mao mạch và máu, còn CO2 thì ngược lại. Khuyếch tán từ máu sang phế bào. Quá trình khuyếch tán này tiến hành tương đối chậm.
+ Vận chuyển O2 từ phế bào đến tổ chức và CO2 từ tổ chức đến phế bào. O2 từ máu có phân áp cao sẽ khuyếch tán vào tổ chức nơi có phân áp O2 thấp. Ngược lại, CO2 từ tổ chức có phân áp cao sẽ khuyếch tán sang máu.
+ Trao đổi khí giữa máu động mạch và tổ chức. Sự kết hợp và vận chuyển khí O2, CO2 do sự chênh lệch phân áp giữa máu và các mô bào, tổ chức.
2.5.2. Điều hòa hoạt động hô hấp
Điều hòa hoạt động hô hấp là một quá trình phức tạp dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh thể dịch.
+ Điều hòa thể dịch: nhân tố thể dịch ảnh hưởng chủ yếu là nồng độ CO2 trong máu. Nếu CO2 tăng, O2 giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp, và ngược lại nếu CO2 giảm, O2 tăng sẽ làm giảm hô hấp, nhưng tác dụng của CO2 mẫn cảm hơn O2 rất nhiều.
Các nhân tố thể dịch khác như chất khí, chất độc,...chứa trong máu trực tiếp kích thích vào các tế bào thần kinh của trung khu hô hấp hoặc kích thích vào thụ quan hóa học ở cung động mạch chủ, túi động mạch cổ,...gây nên phản xạ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.
+ Điều hòa thần kinh: vai trò của thần kinh cảm giác: kích thích dây thần kinh cảm giác, nhất là dây V sẽ có tác dụng làm thay đổi hô hấp. kích thích nhẹ làm thở sâu, kích thích mạnh làm ngừng thở. Cử động khớp làm tăng hô hấp xuất phát từ các xung động thần kinh phát sinh ở các cơ gần khớp, có ý nghĩa tăng không khí khi vận cơ.
Vai trò của dây X: ghi dòng điện hoạt động trên sợi truyền vào của dây X thì thấy khi hít vào tần số xung động tăng. Khi hít vào các phế nang dãn ra kích thích các đầu thụ cảm của dây X nằm trong phổi sẽ gây ức chế trung khu hít vào. Càng hít vào nhiều ức chế càng tăng, tới một lúc trung khu hít vào bị ức chế hoàn toàn, phổi xẹp dần, không kích thích các đầu dây thần kinh X nữa, trung khu hít vào không bị ức chế lại hưng phấn và gây ra động tác hít vào tiếp theo.
2.5.3. Rối loạn hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan chủ yếu làm nhiệm vụ trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhờ sự trao đổi đó mà cơ thể có thể hấp thu được oxy từ môi trường bên ngoài và đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.
Vai trò của hệ hô hấp vô cùng quan trọng với sự sống: Hệ thống ngừng hoạt động quá 5 phút là cơ thể đã có thể bị hủy diệt.
+ Rối loạn quá trình thông khí do các bệnh ở bộ máy hô hấp
- Do tổn thương lồng ngực, bệnh liệt cơ hô hấp
- Trở ngại đường hô hấp trên do đường hô hấp bị viêm phù, u sẹo, dị vật bị chèn ép ở đường hô hấp trên. Khí quản, phế quản bị viêm, gây sưng phù niêm mạc lòng khí quản phế quản, làm cho tiết diện lòng khí quản, phế quản bị hẹp lại. Hoặc trong trường hợp hen suyễn viêm mãn tính khí quản dày xuất tiết dịch rỉ viêm làm hẹp, đặc bít các khí quản, các nguyên nhân cản trở không khí gây khó thở.
- Trở ngại đường hô hấp dưới: Chủ yếu là viêm phổi, phế nang và các vi phế quản bị tổn thương dịch rỉ viêm và dịch phù xuất làm đông đặc các phế nang và vi phế quản, không khí không lọt vào dược phế nang, không tiếp xúc được với mao mạch. Trong bệnh suyễn lợn, rối loạn hô hấp gây khó thở chủ yếu là do các cơ trơn ở phế quản và vi phế quản bị co thắt, kết hợp với xuất tiết dịch làm cản trở thông khí gây thiếu O2 trường diễn. Mổt khác rối loạn đường hô hấp dưới còn ảnh hưởng đến quá trình khuếch tán O2 và CO2.
Phần 3.
Đối tượng, địa điểm nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những lợn lai F1 (2-3tháng tuổi) mắc bệnh suyễn thể cấp tính trong tự nhiên tại một số cơ sở chăn nuôi tập trung trên vùng phụ cận Hà Nội.
3.2. Địa điểm nghiên cứu, vùng nghiên cứu
- Bộ môn nội chẩn- Dược lý Khoa chăn nuôi thú y Trường ĐHNNI- Hà Nội
- Bộ môn Vi sinh vật- Truyền nhiễm - Bệnh lý Khoa chăn nuôi thú y Trường ĐHNNI- Hà Nội.
- Bệnh viện thú y - Khoa chăn nuôi thú y - Trường ĐHNNI - Hà Nội.
- Trung tâm chẩn đoán - Cục thú y.
- Một số cơ sở chăn nuôi thuộc vùng phụ cận Hà Nội.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu một số triệu chứng và những biến đổi lâm sàng của lợn bệnh ( Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch)
3.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn bệnh
- Số lượng hồng cầu
- Tỷ khối hồng cầu
- Thể tích bình quân của hồng cầu
- Sức kháng của hồng cầu.
- Hàm lượng Hemoglobin
- Nồng độ Hemoglobin bình quân.
- Lượng Hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
- Số lượng bạch cầu
- Công thức bạch cầu
3.3.3. Một số chỉ tiêu sinh hoá của hồng cầu
- Protein tổng số
- Các tiểu phần Protein
3.3.4. Nghiên cứu tổn thương bệnh lý của phổi
- Tổn thương đại thể
- Tổn thương vi thể
3.3.5. Xây dựng phác đồ phòng bệnh
3.3.6. Thử nghiệm phác đồ trị bệnh
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu một số triệu chứng và chỉ tiêu lâm sàng
Để nghiên cứu các chỉ tiêu trên, chúng tiên hành xác định lợn bị bệnh bằng kỹ thuật Elisa.
Kỹ thuật Elisa
Sau khi có những căn cứ về triệu chứng và bệnh tích chúng tôi tiến hành lấy mẫu máu rồi làm phản ứng Elisa, (phản ứng miễn dịch đánh dấu enzim).
- Nguyên lý của phản ứng: Dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzim rồi cho kết hợp trực tiếp với kháng nguyên, sau đó cho cơ chất vào, cơ chất sẽ kết hợp với enzim đã gắn, tạo mầu.
Thực chất phản ứng này giống phản ứng miễn dịch huỳnh quang, chỉ khác là không dùng thuốc nhuộm để nhuộm kháng thể hoặc kháng kháng thể mà dùng một số enzim có hoạt tính cao và sau đó cho cơ chất tương ứng với enzym vào, enzym phân hủy cơ chất tạo nên màu và cho soi màu trong quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ phản ứng.
Có hai loại phản ứng Elisa: Phản ứng trực tiếp và gián tiếp.
+ Phản ứng Elisa trực tiếp dùng để phát hiện kháng nguyên.
Bước 1. Cố định kháng thể đặc hiệu lên phiến chất dẻo, rửa nước để loại bỏ kháng thể không gắn.
Bước 2. Cho huyễn dịch bệnh phẩm đã chiết xuất thành dung dịch hoà tan (kháng nguyên nghi). Nếu có kháng nguyên tương ứng chúng sẽ gắn với kháng thể đặc hiệu, sự kết hợp sẽ sảy ra, rửa nước để loại bỏ phần thừa.
Bước 3. Cho kháng thể đã gắn enzim vào. Nếu trong bước 2 đã có xảy ra kết hợp giữa kháng nguyên với kháng thể đánh dấu bằng enzym, bởi vì kháng nguyên này là loại phân tử có nhiều quyết định kháng nguyên (ít nhất là hai quyết định kháng nguyên), một quyết định đã được gắn với kháng thể đặc hiệu trong bước hai, quyết định còn lại sẽ gắn với kháng kháng thể đã được đánh dấu enzym. Rửa nước để loại bỏ kháng thể đánh dấu thừa. Sự kết hợp thì bước 3 này sẽ xảy ra sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể dánh dấu enzime.
Bước 4. Tiếp tục cho thêm vào đó cơ chất tương ứng với enzym. Đánh giá kết quả phản ứng.
- Nếu có màu tức là kháng nguyên tương ứng, phản ứng dương tính, so màu trong quang phổ kế để định lượng mức độ của phản ứng.
- Nếu không có màu, tức kháng nguyên không tương ứng, cho nên ngay từ bước 2 kháng nguyên bị trôi đi khi rửa nước, do đó mà không có sự kết hợp kháng thể - kháng nguyên - kháng kháng thể, phản ứng âm tính.
+ Phản ứng Elisa gián tiếp: dùng để phát hiện kháng thể
- Bước 1: gắn kháng nguyên đã biết lên tiêu bản phiến chất dẻo, rửa nước để loại bỏ kháng nguyên thừa.
- Bước 2: cho huyết thanh cần chẩn đoán lên (có thể có hay không có kháng thể cần tìm). Nếu có kháng thể tương ứng với kháng nguyên chuẩn thì sẽ có kết hợp kháng nguyên – kháng thể, rửa nước để loại bỏ các chất thừa.
- Bước 3: cho kháng kháng thể tương ứng đã gắn enzym vào. Nếu đã có kết hợp kháng nguyên kháng thể rồi, thì tiếp tục sẽ có kết hợp kháng nguyên – kháng thể - kháng kháng thể (có gắn enzym) và khi rửa nước sẽ không bị trôi đi.
- Bước 4: cho cơ chất tương ứng với enzym vào, enzym sẽ phân hủy cơ chất thành sản phẩm có màu, phản ứng dương tính, dùng quang phổ kế để định lượng phản ứng.
Trong trường hợp huyết thanh không có kháng thể tương ứng với kháng nguyên, sẽ không xảy ra kết hợp kháng nguyên – kháng thể ở bước 2, do đó mà khi cho kháng thể vào, cũng không có kết hợp nên rửa nước bị trôi đi, và khi cho cơ chất vào thì không có enzym để phân hủy nên không có màu sắc, phản ứng âm tính.
Sau khi đã xác định được lợn bệnh, chúng tôi tiến hành quan sát bên ngoài kết hợp với việc dùng nhiệt kế 42oC để xác định thân nhiệt của lợn.
Đếm động tác thở qua hõm bụng và quan sát thanh bụng và thành ngực kết hợp với việc nghe vùng phổi để xác định tần số hô hấp.
Dùng ống nghe vùng tim, đếm số lần tim đập để xác định tần số mạch đập.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu những biến đổi về một số chỉ tiêu sinh lý của máu lợn bằng máy Screm 18
3.4.3. Một số chỉ tiêu sinh hóa của máu lợn khỏe và lợn bị bệnh suyễn
3.4.4. Nghiên cứu tổn thương bệnh lý ở phổi của lợn bị bệnh suyễn
a. Tổn thương đại thể.
Chúng tôi tiến hành mổ khám, quan sát quá trình tổn thương của phổi.
b. Tổn thương vi thể.
Phổi lợn bệnh được cố định bằng dung dịch Formol 10% (thể tích formol gấp 10 - 20 lần thể tích tổ chức phổi).
- Tẩy nước làm trong:
+ Lấy bệnh phẩm ra khỏi dung dịch Formol 10% rồi đem rửa nước từ 12 - 24 giờ (rửa dưới vòi nước chảy nhẹ) để trôi hết Formol.
+ Khử nước: Mẫu bệnh phẩm rửa nước xong thấm nhẹ trên giấy lọc rồi cho vào hệ thống cồn Ethylic với thời gian nh sau: Cốc 1: cồn 700 = 2 - 4 giờ; Cốc 2, 3, 4 là cồn 1000 = 4 - 6 giờ. Thời gian có thể thay đổi tùy mẫu tổ chức to hay nhỏ.
+ Làm trong: Lấy miếng tổ chức ra khỏi cồn, thấm nhẹ trên giấy lọc rồi cho vào hệ thống 3 lọ Xylen mỗi lọ 2 - 4 giờ.
Thời gian có thể thay đổi tùy theo theo miếng tổ chức to hay nhỏ. Sau khi đi qua lần lợt 3 lọ Xylen, miếng tổ chức trong như đường phèn là được, nếu không phải khử lại từ cồn tuyệt đối rồi lại đa vào dung dịch làm trong.
- Tẩm Paraffin gồm: Cốc 1: Paraffin + Xylen theo tỷ lệ 1:1 từ 2 - 12 giờ ở 370C. Sau đó lần lượt cho qua 3 cốc paraffin ở nhiệt độ 560C mỗi cốc 4 - 6 giờ.
(Khi tẩm cần theo dõi nhiệt độ liên tục, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp miếng tổ chức sẽ bị hỏng).
- Đổ Block: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, khuôn giấy, paraffin phải nóng chảy hoàn toàn nhưng nhiệt độ không đợc quá cao sẽ ảnh hởng đến chất lượng tiêu bản sau này. Đợi cho paraffin đông đặc hoàn toàn, bóc bỏ khuôn giấy và sửa lại Block cho vuông vắn.
- Cắt dán mảnh: Cắt miếng tổ chức trên máy cắt Microtom với độ dày 3 μm. Mảnh tổ chức khi được cắt ra sẽ được để tãi phẳng nhờ nước trứng trên ngọn lửa đèn cồn. Để miếng tổ chức khô nhờ không khí sau một thời gian thì cho vào tủ ấm 370.
- Nhuộm tiêu bản: Dùng thuốc nhuộm Hematoxylin - nhuộm bào tương
Dung dịch I: Hematoxylin: 1 gam
Cồn 950: 10ml
Dung dịch II: Phèn Kali: 20 gam
Nước cất: 200ml
Trộn dung dịch I và II vào một bình, đun sôi trên ngọn lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi sôi cho thêm 3 ml dung dịch KMnO4 bão hoà, sau đó để nguội và lọc. Cho hỗn hợp lọc đợc vào lọ thuỷ tinh nút mài dùng dần.
Thuốc nhuộm Eosin dùng để nhuộm nguyên sinh chất của tế bào.
Cách pha: Eosin: 1 gam, cồn 960: 250 ml
Hoà tan, lọc kỹ có thể cho thêm vào vài giọt axit axetic.
Các bước nhuộm tiêu bản:
+ Tẩy Paraffin: Cho tiêu bản lần lượt qua 3 lọ Xylen mỗi lọ 3 - 5 phút.
Khi cho tiêu bản qua Xylen phải thường xuyên nhấc lên nhấc xuống cho tan paraffin, dùng khăn lau sạch paraffin xung quanh miếng tổ chức.
+ Tẩy Xylen: dùng cồn Ethylic: Cốc 1: 960 từ 3 - 5 phút. Cốc 2, 3: 1000 từ 3 - 5 phút.
+ Nhuộm Hematoxilin: Ngâm tiêu bản trong dung dịch Hematoxilin khoảng 5 - 10 phút tùy theo chất lượng thuốc nhuộm và độ dầy tiêu bản. Sau khi nhuộm Hematoxylin phải kiểm tra, nếu màu tiêu bản nhạt có thể nhúng nhanh tiêu bản qua NaHCO3 1% để tiêu bản đậm hơn.
Cách pha dung dịch NaHCO3 1%: NaHCO3 1 gam, nước cất 100 ml
Nếu tiêu bản đậm quá có thể nhúng nhanh qua cồn Axit chlohydric.
Sau khi điều chỉnh màu rửa sạch tiêu bản bằng nước cất.
+ Nhuộm Eosin: Cho tiêu bản vào Eosin khoảng 30 giây - 2 phút tùy theo thực tế, nếu màu Eosin nhạt có thể cho vào dung dịch Eosin 1 - 2 giọt Axit axetic. Sau đó rửa bằng nước cất 1 - 2 phút.
+ Tẩy nước: dùng cồn Ethylic tẩy nước trong tiêu bản. Cồn 900 cốc 1: 2 - 3 phút. Cồn 1000 cốc 2, 3: 3 - 5 phút
+ Làm trong: Cho tiêu bản qua 2 cốc Xylen mỗi cốc 3 - 5 phút
+ Gắn lamen, dán nhãn và đọc kết quả trên kính hiển vi.
3.4.5. Xây dựng phác đồ phòng bệnh
Chia số lợn nghiên cứu thành 2 lô
Lô1. Dùng để làm đối chứng ( Không được tiêm vaccin phòng bệnh)
Lô 2. Dùng để nghiên cứu ( Được tiêm vaccin phòng bệnh)
Trình tự thí nghiêm như sau :
- Bước 1 : Tạo độ thông thoáng chuồng nuôi, mật độ nuôi hợp lý, vệ sinh thức ăn, máng uống, … chế độ dinh dưỡng cho cả 2 lô lợn tương đương nhau.
- Bước 2 : Tiêm vacxin phòng bệnh M+ PAC với liều lượng 2ml/con vào 42 ngày tuổi cho lợn lô 2.
- Bước 3 Gây bệnh thực nghiệm : Chúng tôi lấy tổ chức phổi và hạch phổi của lợn bị bệnh suyễn, nghiền nhỏ, hòa nước theo tỷ lệ 1/20, để lắng, lấy phần trong nhỏ vào mũi lợn theo tỷ lệ 5ml/con vào ngày thứ 15 sau khi tiêm vaccin cho lợn ở cả 2 lô rồi tiến hành theo dõi những biểu hiện triệu chứng cũng như những biến đổi một số chỉ tiêu ( Thân nhiêt, Tần số hô hấp, tần số mạch) từ đó đánh giá kết quả thí nghiệm.
3.3.6. Điều trị thử nghiệm
+ chuẩn bị lợn thí điều trị
Chúng tôi tiến hành điều trị trên những lợn đã được xác định là bị suyễn bằng kỹ thuật Elisa và lợn bị bệnh trong quá trình gây bệnh thực nghiệm, tất cả lợn được điều trị đều mắc bệnh ở thể cấp tính. Chia lợn thành 2 lô, mỗi lô điều trị theo một phác đồ
Phác đồ 1 ( Lô1) : Dùng Citius 5% do Công ty Liên doanh Virbac sản xuất với liều 1.5ml/25kg thể trọng/ngày, tiêm bắp trong 3 ngày. Tiếp đó dùng thuốc trợ sức trợ lực Injactavit với liều 1ml/con/ngày rồi theo rõi những biến đổi lâm sàng sau thời gian điều trị.
Phác đồ 2 ( Lô2 ): Chúng tôi cũng tiến hành như phác đồ 1 và tiêm thêm Dexametasol với liều 1ml/10kgTT/ngày và theo dõi triệu chứng lâm sàng sau thời gian điều trị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lon do Mycoplasma.doc