Tài liệu Đề tài Nghiên cứu lập kế hoạch nguyên liệu gạo nàng nhen cho công ty angimex tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 - 2012: ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN LẮM
LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN LẮM
Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030185
Người hướng dẫn : NGUYỄN MINH CHÂU
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa ...
79 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu lập kế hoạch nguyên liệu gạo nàng nhen cho công ty angimex tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 - 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN VĂN LẮM
LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHEN CHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN GIAI ĐOẠN 2007 - 2012
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN LẮM
Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030185
Người hướng dẫn : NGUYỄN MINH CHÂU
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
LỜI CẢM ƠN
---@&?---
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô, nhân viên, cán bộ của trường Đại học An Giang, em cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho em trong những năm trên giảng đường Đại học. Cảm ơn hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, dạy dỗ em đến ngày trưởng thành.
Đặc biệt, Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Minh Châu, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này với lòng nhiệt tình và sự khuyến khích.
Cảm ơn những nông dân tại xã Vĩnh Trung và các anh chị đang công tác tại các cơ quan: Hội Nông dân xã Vĩnh Trung, phòng Nông nghiệp, trung tâm khuyến nông huyện Tịnh Biên, công ty ANGIMEX đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, viết báo cáo.
Và lời cảm ơn chân tình đến tất cả bạn bè, nhất là các bạn sinh viên lớp DH4KN2 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa hãy nhận ở em một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!
Xin chúc quý vị luôn tràn đầy sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực!
Long xuyên, ngày 10 tháng 06 năm 2007.
Người thực hiện
Nguyễn Văn Lắm
Tóm tắt
Môi trường cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với cộng đồng.
Đề tài tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen tại huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang cho công ty xuất nhập khẩu An Giang. Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân và đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Sau khi tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của Nông dân tại xã Vĩnh Trung, bước kế tiếp là xác định nhu cầu trên thị trường, hoạch định diện tích sản xuất lúa, đề xuất các biện pháp quản lý vùng nguyên liệu để kết nối lâu dài giữa Nông dân địa phương và Doanh nghiệp, chuẩn bị nhân sự, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nông dân nơi đây có những thuận lợi như: có nhiều kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, giá lúa cao hơn các loại lúa khác…Tuy nhiên, cũng có những khó khăn Nông dân gặp phải là: thiếu giống, thiếu vốn, hạn hán vào năm 2006 dẫn đến thiếu nước tưới làm cho lúa giảm năng suất và chất lượng. Nông dân thấy rằng trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn so với các loại lúa khác, họ mong muốn Doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và bao tiêu lúa sản xuất ra.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất có giới hạn nên năm 2007 sẽ ổn định diện tích trồng lúa tại xã Vĩnh Trung sau đó sẽ tăng dần trong các năm sau. Các biện pháp được đề xuất là:
Hỗ trợ vật tư cho Nông dân.
Tập huấn kỹ thuật canh tác.
Bao tiêu lúa Nàng Nhen bằng hợp đồng kí kết bằng văn bản.
Kiểm định chất lượng lúa Nàng Nhen
Đầu mối liên kết giữa Nông dân với Doanh nghiệp là tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen. Tổ liên kết này đại diện quyền lợi, nghĩa vụ cho Nông dân.
Khuyến khích Nông dân trồng lúa Nàng Nhen trở thành thành viên của Doanh nghiệp bằng cách bán cổ phần cho Nông dân để quyền và nghĩa vụ, rủi ro hai bên cùng chia sẻ.
Tiếp theo là những kế hoạch nhân sự để tham gia quản lý, phân tích tài chính cho thấy hiệu quả mang lại cho Doanh nghiệp và những rủi ro có thể xảy ra, cách khắc phục và hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại cho vùng nguyên liệu.
Với những kết quả của đề tài mang lại, hy vọng có thể giúp cho Doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình, giúp Nông dân cải thiện đời sống và người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe.Mục Lục
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiến độ thực hiện đề tài 9
Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ 13
Bảng 3.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu năm 2004 – 2006 13
Bảng 3.3: Diện tích trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung 16
Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu 18
Bảng 4.2: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 19
Bảng 4.3: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 20
Bảng 4.4: Tiến độ phỏng vấn 21
Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua 32
Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác 36
Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận 37
Bảng 6.1: Dự báo diện tích lúa Nàng Nhen từ năm 2007 – 2012 40
Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm 43
Bảng 6.3: Nhu cầu lúa và diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo 44
Bảng 6.4: Mức giá bán gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám 47
Bảng 6.5: Lượng gạo Nàng Nhen tiêu thụ từ 2007-2012 47
Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 48
Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trên 1 ha 48
Bảng 6.8: Chi phí mua lúa trên 1 ha 48
Bảng 6.9: Bảng chi phí tổng hợp từng năm từ 2007 – 2012 48
Bảng 6.10: Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49
Bảng 6.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49
Bảng 6.13: Phân tích rủi ro 50
Bảng 6.14: các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21
Biểu đồ 4.2: Giới tính Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21
Biểu đồ 4.3: Diện tích đất trồng lúa Nàng Nhen của hộ nông dân 22
Biểu đồ 4.4: Số lao động tham gia sản xuất chính 22
Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22
Biểu đồ 4.6: Giới tính Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22
Biểu đồ 4.7: Diện tích đất trồng lúa của hộ nông dân 22
Biểu đồ 4.8: Số lao động tham gia sản xuất chính 22
Biểu đồ 5.1: Nông dân bán lúa cho người mua 24
Biểu đồ 5.2: Mức độ hài lòng của Nông dân khi bán lúa 24
Biểu đồ 5.3: Nông dân thích bán lúa cho người mua 25
Biểu đồ 5.4: Lý do Nông dân bán lúa 25
Biểu đồ 5.5: Hợp đồng bán lúa Nàng Nhen 25
Biều đồ 5.6: Những thuận lợi khi trồng lúa Nàng Nhen 26
Biểu đồ 5.7: Khó khăn khi trồng lúa Nàng Nhen 27
Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27
Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 28
Biều đồ 5.10: Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31
Biểu đồ 5.11: Mong muốn của Nông dân khi trồng lúa Nàng Nhen 32
Biều đồ 5.12: Nông dân thích bán lúa cho người mua 32
Biểu đồ 5.13: Phương thức hợp tác với Nông dân 33
Biều đồ 5.14: Mong muốn bao tiêu đầu ra 34
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX…………………………………....12
Bản đồ 1: Bản đồ huyện Tịnh Biên 15
Bản đồ 2: Vị trí vùng nguyên liệu 43
DANH MỤC QUY TRÌNH
Quy trình 6.1: Quy trình sản xuất lúa Nàng Nhen 41
Quy trình 6.2: thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch 42
Quy trình 6.3: Quy trình quản lý vùng nguyên liệu 45
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANGIMEX: Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang
DT: Doanh thu
TCP: Tổng chi phí
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
Lúa NN: lúa Nàng Nhen
DN: Doanh nghiệp
DNTN: Doanh nghiệp Tư nhân
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
LKSX: Liên kết sản xuất
DKTN: Điều kiện tự nhiên
KN: Kinh nghiệm
HD: Hợp đồng
PRA: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
Chương 1: Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được toàn cầu biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhiều năm liền. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng và mang lại một lượng ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế đất nước. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt cao nhất là 5,2 triệu tấn với nhiều loại gạo khác nhau từ gạo thường đến các loại gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm và các loại gạo thơm, gạo đặc sản khác. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước Liên Bang Nga, các nước Châu Á như Nhật Bản, Inđonesia, Philippin, và các nước Châu Phi…..
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch ngày càng tăng. Những nhu yếu phẩm hàng ngày như: rau sạch, cá sạch, trái cây sạch được ưa chuộng trên thế giới nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình được nâng cao, họ thích sử dụng những sản phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống.
Do nguồn nguyên liệu gạo có chất lượng không ổn định, hạt gạo được sản xuất ra không đồng đều về độ dài, độ trong, hạt gãy nhiều, tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và gạo chưa có thương hiệu mạnh nên giá bán trên thị trường thế giới thấp hơn các loại gạo cùng loại của Thái Lan.
Huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có một giống lúa đặc sản rất thơm ngon, hạt gạo dài, thon, hương thơm đặc trưng đã được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng và nhân giống thành công đó chính là lúa Nàng Nhen. Lúa này được trồng theo phương pháp truyền thống và điều kiện tự nhiên thích hợp nên gạo Nàng Nhen đạt tiêu chuẩn sạch được ưa chuộng trên thị trường gạo chất lượng cao.
Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất An Giang, sản phẩm của công ty qua nhiều nước trên thế giới và tạo uy tín trên thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của Công ty không ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng gạo phụ thuộc vào thương lái bán gạo cho Công ty, chất lượng gạo Công ty không thể kiểm soát được do phụ thuộc vào giống lúa nông dân canh tác, quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc nông dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến lúc chín nên sau khi thu hoạch hạt gạo còn tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Phương châm của ANGIMEX là tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người và bảo vệ môi trường, định hướng của Công ty sẽ phát triển loại gạo thơm ngon nhưng nguồn nguyên liệu còn nhiều hạn chế. Làm thế nào có được nguồn nguyên liệu gạo đặc sản sạch chất lượng cao? Để làm được điều này tôi chọn đề tài “ lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào 3 mục tiêu sau:
Xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo gạo Nàng Nhen đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nông dân và Doanh nghiệp ở vùng nguyên liệu.
Tạo nguồn cung ứng gạo Nàng Nhen lâu dài cho công ty ANGIMEX.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu nên đối tượng nghiên cứu là các Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên.
Thông tin được thu thập từ năm 2004 đến năm 2006.
Hạn chế nghiên cứu:
Thứ nhất, diện tích trồng lúa Nàng Nhen hiện nay còn ít, diện tích chưa trồng lúa Nàng Nhen khá nhiều, đề tài chỉ phỏng vấn 30 mẫu với đối tượng chưa trồng lúa Nàng Nhen nên chưa lấy hết ý kiến chung của đối tượng này.
Thứ hai, Nông dân có đất ruộng trên thích hợp để trồng lúa Nàng Nhen toàn bộ là người khmer, một số ít người nói được tiếng Việt lưu loát và người nghiên cứu không biết tiếng Khmer nên gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn và thảo luận nhóm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin sơ cấp:
- Phỏng vấn trực tiếp Nông dân
Chọn mẫu điều tra: 60 hộ Nông dân trong đó 30 mẫu là các hộ đã trồng lúa Nàng Nhen để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa Nàng Nhen và 30 hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen để xem xét khả năng mở rộng diện tích.
- Thảo luận với cán bộ địa phương của xã Vĩnh Trung và những người liên quan của huyện Tịnh Biên để tìm hiểu định hướng, chương trình phát triển lúa Nàng Nhen của vùng Bảy Núi.
- Phương pháp phỏng vấn nhóm:
Tổ chức hai cuộc họp có sự tham gia của người dân đã trồng và hai cuộc họp với sự tham gia của người dân chưa trồng lúa Nàng Nhen. Mỗi cuộc họp từ 5-10 Nông dân. Các Nông dân này có hiểu biết nhiều về đặc điểm, tình hình địa phương đồng thời có sự quan sát của Chính quyền và Hội nông dân địa phương.
Thu thập thông tin thứ cấp:
- Thông tin về đặc điểm, dinh dưỡng, điều kiện ảnh hưởng đến gạo Nàng Nhen tại Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các báo cáo về lúa Nàng Nhen của Uỷ ban Nhân dân xã Vĩnh Trung, Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên.
- Bản đồ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và các bản đồ liên quan khác.
- Thông tin từ các bài viết về thị trường gạo đặc sản, giá gạo, kỹ thuật sản xuất,..trên mạng internet, tạp chí, báo…
- Các báo cáo của Công ty ANGIMEX liên quan đến quá trình thành lập và phát triển Công ty, sơ đồ tổ chức, báo cáo lượng gạo xuất khẩu từ năm 2004-2006.
1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin:
Xử lý sơ bộ thông tin: các phiếu có thông tin chưa đủ hoặc trong quá trình phỏng vấn thông tin bị sai lệch thì tiến hành phỏng vấn lại và nhập số liệu bổ sung.
Tổng hợp, xử lý các mẫu phỏng vấn và nhập số liệu bằng bảng thiết kế sẵn thông qua phần mềm SPSS 13.0, Excel sau đó phân tích kết quả bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài mong muốn mang lại ý nghĩa sau:
Thứ nhất, Chiến lược kinh doanh thường yêu cầu nguồn nguyên liệu ổn định, nhưng điều đó được thực hiện như thế nào? Bản kế hoạch nguyên liệu sẽ đề xuất lý thuyết mô hình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về kế hoạch nguồn nguyên liệu nói chung.
Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu thị trường, ANGIMEX phải có các loại gạo phù hợp với chất lượng cao. Đó là yêu cầu bức xúc mà Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được, qua kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết khó khăn trên, đảm bạo gạo Nàng Nhen đủ và kịp thời. Đồng thời, làm cơ sở thực hiện các kế hoạch nguyên liệu gạo chất lượng cao khác.
Sau cùng, thực hiện chủ trương của Chính phủ về liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng hóa nông sản một cách hiệu quả, cùng hợp tác với nông dân để có nguồn liệu ổn định chất lượng cao, tạo nên sự liên kết bền vững, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
1.6. Bố cục của khóa luận
Nội dung của báo cáo bao gồm các phần sau:
Chương 1: trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa và bố cục của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm, bản kế hoạch nguồn nguyên liệu gồm: thị trường gạo, kế hoạch sản xuất lúa, kế hoạch nhân sự, tài chính, những rủi ro, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của vùng nguyên liệu.
Chương 3: giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của ANGIMEX; đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên; nguồn gốc và đặc điểm lúa Nàng Nhen.
Chương 4: trình bày về phương pháp được sử dụng của đề tài nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông tin mẫu, thang đo được hiệu chỉnh.
Chương 5: trình bày kết quả nghiên cứu từ: (1) những Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: cách bán lúa, tiêu thụ qua hợp đồng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng và tiêu thụ lúa; (2) những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen: lý do chưa trồng, mong muốn của Nông dân nếu trồng lúa Nàng Nhen, phương thức hợp tác với Công ty; (3) so sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại lúa khác.
Chương 6: chương này và chương 5 là nội dung quan trọng nhất, sẽ lần lượt trình bày các nội dung: (1) thị trường gạo Nàng Nhen; (2) kế hoạch sản xuất lúa, biện pháp quản lý vùng nguyên liệu, (3) kế hoạch nhân sự; (4) kế hoạch tài chính cho vùng nguyên liệu; (5) rủi ro vùng nguyên liệu gặp phải, (6) hiệu quả kinh tế - xã hội khi có vùng nguyên liệu.
Chương 7: tóm lược lại những kết quả từ quá trình nghiên cứu, những kiến nghị và sau cùng là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 1 đã trình bày về những vấn đề cơ bản của một đề tài nghiên cứu. Để thực hiện được những mục tiêu đề ra cần có những lý thuyết vận dụng một cách có hiệu quả. Do đó, chương này sẽ trình bày một số lý thuyết liên quan trong suốt quá trình nghiên cứu.
2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo
Theo Bách khoa toàn thư: Gạo là một sản phẩm lương thực. Hạt gạo màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo được gần một nửa dân số thế giới dùng phổ biến.
Xu hướng tiêu dùng gạo của thế giới Song Hà. 03/08/2005. Nâng cao giá trị gạo Việt Nam.
Theo Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ÐSBCL, phân tích: Hiện nay, nhu cầu về gạo trên thế giới rất lớn và rất đa dạng. Mỗi thị trường có nhu cầu riêng về từng loại gạo. Chẳng hạn, thị trường châu Phi thì chủ yếu tiêu thụ các loại gạo cứng và gạo đồ; thị trường Philippines và Indonesia tiêu thụ gạo dài thường... Muốn mở rộng thị trường xuất khẩu gạo cần phải đa dạng hóa sản phẩm và tập trung vào sản xuất các loại gạo mà thị trường đang có nhu cầu nhiều.
Xu hướng tiêu dùng gạo của Việt Nam Nguồn VOV.27/09/2006. Thị trường gạo nội địa: lộn xộn thương hiệu.
Trên thị trường nội địa, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng gạo. Theo nhận định của nhiều nhà kinh doanh, thị trường gạo nội địa đang là một thị trường đầy tiềm năng của nhiều loại gạo chất lượng cao. Siêu thị Co.op Mart Cần Thơ cho biết: 2 năm gần dây, doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tại siêu thị tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm. Hiện siêu thị đang tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo các loại/tháng. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nông trường Cờ Đỏ TP. Cần Thơ lúc mới khai trương chủ yếu trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Nhờ số lượng và chất lượng gạo bán tại cửa hàng khá ổn định nên nhiều khách hàng ngày càng biết đến và tín nhiệm. Hiện cửa hàng đã đạt mức tiêu thụ 17 – 18 tấn gạo các loại/tháng.
2.2. Bản Kế hoạch nguyên liệu
2.2.1. Thị trường
Nhu cầu cấp thiết: là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu về sinh lý cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội về sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình.
Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.
Phân khúc thị trường là chia cắt một thị trường lớn không đồng nhất ra nhiều nhóm khách hàng tương đối đồng nhất trên cơ sở những quan điểm khác biệt về nhu cầu, về tính cách hay hành vi.
2.2.2. Kế hoạch sản xuất lúa
Kỹ thuật canh tác lúa
Bước 1: Chọn lựa giống lúa
Bước 2: Chuẩn bị đất
Bước 3:Biện pháp gieo sạ
Bước 4: Chăm sóc (bón phân, quản lý nước, phòng trừ cỏ, côn trùng, sâu bệnh,..)
Bước 5: Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu Nguyễn Thành Long. 2004. Quản trị sản xuất. Đại học An Giang (trang 71)
Quy trình hoạch định địa điểm thường có các bước sau đây:
Xác định các tiêu chí đánh giá lựa chọn địa điểm
Xác định trọng số các tiêu chí
Phát triển các phương án
Đánh giá và lựa chọn
Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
Theo Điều 2 Nghị định 80/2002/QĐ-TTg ngày 2406/2002
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từ đầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất. Trước mắt, thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: gạo, thuỷ sản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt,... và các sản phẩm chủ yếu để tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá, cây rừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối...
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:
- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại hàng hoá;
- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;
- Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,
- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Kế hoạch nhân sự 4 Phạm Ngọc Thúy. 2002. Kế hoạch nhân sự. Kế hoạch kinh doanh. ĐHQG TP HCM (trang 111)
Để hoạch định nguồn nhân sự, cần xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp, xem xét các yêu cầu về nhân sự qua các giai đoạn để tìm nguồn bổ sung thích hợp về cả chất lượng (vị trí, chuyên môn) và số lượng (nhu cầu, nguồn). Sau khi dự báo về nhu cầu, cần điều tra nguồn cung ứng nhân sự cần thiết. Nên bắt đầu từ các thông tin về nhân viên, dự đoán nguồn nhân sự hiện tại có thể có, phân tích và đánh giá các nhu cầu nhân sự còn thiếu (cả số lượng và chất lượng), đưa ra các đề xuất và thử nghiệm các phương án. Từng bộ phận chức năng sẽ tiến hành lần lượt các bước trên khi thực hiện chương trình nhân sự tổng thể. Cuối cùng khi triển khai thực hiện cần giám sát kết quả để có những hiệu chỉnh thích hợp. Để hoạch định nguồn nhân sự cần thiết nên xem xét hai khía cạnh số lượng và chất lượng.
2.2.4. Kế hoạch tài chính 5 Phạm Tuấn Cường. 2002. Kế hoạch tài chính. Kế hoạch kinh doanh. ĐHQG TP HCM (trang 129)
Xét về phương pháp thực hiện, quá trình lập kế hoạch tài chính giống như xây dựng một ngân sách tổng thể. Nó bao gồm việc tổng hợp các kế hoạch họat động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ việc lượng hóa mục tiêu doanh thu, các chi phí cần thiết về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền lương, đến việc xác định lợi nhuận, dòng tiền thu/chi cùng với các mục tiêu khác và trình bày các kết quả dự kiến. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch các dữ liệu thực tế sẽ được cập nhật dần để đưa ra các kết quả dự kiến chính xác hơn. Việc thực hiện kiểm tra, so sánh kết quả thực tế với ngân sách ban đầu là hết sức cần thiết cho công tác quản lý của doanh nghiệp, có thể giúp các nhà quản lý ra quyết định đúng và kịp thời.
Các chỉ số đánh giá tài chính
Tỷ suất lợi nhuân: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận
Doanh thu
PLN =
Hiệu quả sử dụng chi phí
Doanh thu
Tổng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí =
Thể hiện 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận
Tổng chi phí
Doanh lợi trên chi phí =
Thể hiện 1 đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.2.5. Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu6 Tạ Trí Nhân. 2002. Phân tích rủi ro trong lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh . ĐHQG TP HCM (trang 150)
Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến khi lập kế hoạch. Về lý thuyết, rủi ro có thể mang lại tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặt tiêu cực thường được doanh nghiệp quan tâm hơn và muốn đo lường các rủi ro này. Tuy nhiên, rủi ro là khách quan, chỉ có thể đo lường tương đối, có thể đo thông qua mức độ tổn thất bằng tiền.
Bất định là sự không chắc về khả năng xảy ra rủi ro một kết quả nào đó xảy ra trong tương lai khi người lập kế hoạch có khả năng nhận thức về rủi ro. Bất định thể hiên một trạng thái tư tưởng (sự không chắc). Do vậy nó phụ thuộc phần lớn vào thông tin sử dụng để đánh giá kết quả và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân đối với thông tin đó. Khái niệm này mang tính chủ quan, có khác biệt cho từng cá nhân và không thể đo lường trực tiếp.
2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu Nguyễn Thành Long. 2005. Thiết lập & thẩm định dự án. Đại học An Giang (trang 29)
Lợi nhuận mang lại của một dự án qua phân tích tài chính không thể hiện được giá trị đóng góp cho nền kinh tế của một địa phương, vùng hay cả nước. Các chính sách thuế và trợ cấp có thể làm méo mó chi phí kinh tế doanh nghiệp đã sử dụng cho dự án.
Doanh nghiệp ngày nay không chỉ tìm lợi nhuận mà còn phải thể hiện trách nhiệm với cộng đồng bằng các đóng góp cụ thể. Chính quyền địa phương cũng quan tâm đến các đóng góp này khi thẩm định để bảo đảm dự án họat động phù hợp - hay ít nhất không đi ngược hướng với mục tiêu chiến lược. Các định chế tài chính cũng chỉ tài trợ khi có cơ sở khẳng định dự án mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Do vậy, bên cạnh tài chính, việc phân tích và thẩm định các vấn đề kinh tế xã hội phải được đặt ra.2.3. Tiến độ thực hiện đề tài
Bảng 2.1 : tiến độ thực hiện đề tài
Tên công việc
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tuần
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
1. Thu thập số liệu thứ cấp
2. Viết đề cương sơ bộ
3. Viết đề cương chi tiết
4. Viết cơ sở lý thuyết
5. Giới thiệu ANGIMEX
6. Hoàn chỉnh bảng hỏi
6. Tiến hành phỏng vấn
7. Xử lý số liệu
9. Viết kết quả nghiên cứu
10. Nộp bản nháp
18/5
11. Chỉnh sửa khóa luận
12. Nộp bản chính khóa luận
15/6
2.4. Tóm tắt
Chương 2 đã tập trung trình bày các khái niệm về gạo, những ý kiến nhận định của chuyên gia về thị trường gạo Thế giới và Việt Nam và mô hình nghiên cứu chính là bản kế hoạch nguyên liệu. Mô hình nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu gạo của thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm nơi sản xuất loại gạo, xác định các điều kiện ảnh hưởng đến lúa và cách quản lý thu mua lúa bằng hợp đồng bao tiêu nông sản. Bên cạnh đó, cần phải có đội ngũ nhân sự tham gia các công việc trên, phân tích hiệu quả tài chính vùng nguyên liệu đối với công ty, phân tích các yếu tố rủi ro có khả năng xuất hiện và hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại tại địa phương.Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen
Như đã trình bày, chương 2 đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu của bản kế hoạch nguyên liệu. Vậy đề tài nghiên cứu cho ai và sử dụng vào mục đích gì? Phần tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi trên và trình bày các nội dung sau: (1) lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, những định hướng về gạo chất lượng cao của ANGIMEX; (2) giới thiều về huyện Tịnh Biên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, sơ lược về xã VĩnhTrung; (3) những thông tin, đặc điểm của lúa Nàng Nhen.
3.1.Giới thiệu về ANGIMEX
Tên tiếng Việt: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
Tên giao dịch: ANGIMEX IMPORT EXPORT COMPANY
Tên viết tắt: ANGIMEX
Địa chỉ Công ty: 01 Ngô Gia Tự - TP. Long Xuyên – An Giang
Điện thoại: 076.842625, 076.841548. Fax: 076.843239, 076.842625
Email: angimex-ag@hcm.vnn.vn Website:
Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty: 120 tỷ VNĐ
Trong đó: Vốn cố định: 82 tỷ VNĐ
Vốn lưu động: 38 tỷ VNĐ
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty xuất nhập khẩu An Giang là tiền thân của Công ty Ngoại Thương An Giang được thành lập ngày 23/07/1976. Công ty được xác định là đơn vị trung tâm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh An Giang.
Trong những năm đầu hoạt động Công ty chỉ đơn thuần làm nhiêm vụ thu mua và cung ứng, mua bán và ủy thác hàng xuất nhập khẩu đối với Công ty trong nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu như gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm…., cơ cấu hàng nhập khẩu là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và một số mặt hàng tiêu dùng khác.
Năm 1988 Công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên đã nhanh chóng tiếp cận thị trường nước ngoài, đã quan hệ giao dịch mua bán trực tiếp và ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị trong tỉnh và nước bạn Campuchia với các khách hàng như: Pháp, Singapore, Nhật, HongKong, Thái Lan, philippines, Ấn Độ, Malayxia….Trong quá trình quan hệ mua bán Công ty đã xác định được những khách hàng có thể tin cậy để hợp tác làm ăn lâu dài chuyên kinh doanh mặt hàng lương thực, nông sản có nguồn tài chính khá lớn như Recofi, S.C.I.I, Viet Sing, Sunsang, HonSang, MeKong, KiToKu…
Để tăng thêm nguồn vốn, mở rộng kinh doanh thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với tiềm năng đất đai, lao động của vùng tứ giác Long Xuyên, Công ty đã tiếp cận, giao dịch, đàm phán với Công ty KiToKu (Công ty liên doanh lương thực Nhật Bản) từ đó Công ty liên doanh Angimex – KiToKu ra đời. Tháng 9/1991 Công ty liên doanh Angimex – KiToKu đã khai trương nhằm thực hiện mục đích sản suất nông sản phẩm chủ yếu là lúa gạo và các sản phẩm được chế biến từ gạo để xuất khẩu và nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất hàng chế biến nông sản.
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanhhttp:// www.angimex.com.vn
Công ty ANGIMEX chuyên về lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại dịch vụ
Xuất Khẩu: ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi, sức chứa kho trên 70.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bóng gạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Mỗi năm công ty xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn gạo các loại sang các thị trường như: Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Africa, Iran, Iraq, Cuba, Hongkong…
Nhập Khẩu: các thiết bị, vật tư nông nghiệp, phân bón và hàng tiêu dùng khác.
Thương Mại: Công ty có hệ thống các cửa hàng thương mại - dịch vụ, siêu thị, đại lý… kinh doanh đa dạng sản phẩm của các nhà sản xuất trong và ngoài nước như: hàng gia dụng, kim khí điện máy, nước giải khát, phân bón, xe gắn máy HONDA, điện thoại di động S-FONE,…
Dịch vụ Công nghệ Thông tin: hợp tác với Học Viện Quốc Gia Công Nghệ Thông Tin Ấn Độ - NIIT - thành lập Trung tâm đào tạo chuyên viên CNTT tiêu chuẩn quốc tế tại An Giang. Angimex còn thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tin để nghiên cứu phát triển các dịch vụ phần mềm, giải pháp, website… và cung cấp thiết bị CNTT.
3.1.3. Bộ máy tổ chức Sơ đồ 1 : tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX
Giám Đốc
Phó GĐ phụ trách kinh doanh thương mại.
Phó GĐ phụ trách sản xuất kinh doanh lương thực.
Trợ lý
Giám Đốc
Cán bộ chuyên trách các hoạt động đoàn thể.
P. Tài chính- Kế toán
P. Kinh doanh
Chi nhánh tại tp HCM
Tổ công nghệ thông tin
Trung tâm phát triển CNTT
P. Nhân sự- Hành chánh
Tổ Marketing
Cửa hàng TM- DV sửa chữa xe AGM
Cửa hàng bán xe Honda-
Xe LX.
Cửa hàng bán xe Honda- Xe Châu Đốc
Đại lý Donda DV
Đại lý ĐTDĐ- SFone
207 Trần Hưng Đạo
Mỹ Quí- tp LX
Thị xã Châu Đốc
XN chế biến lương thực 1
XN chế biến lương thực 3
Chi nhánh tại Thoại Sơn
XNCB lương thực Châu Đốc
XN SXKD bao bì và vận tải.
XN chế biến lương thực 2
Kho LX
Kho Chợ Mới
Kho Đại Lợi
Kho Châu Phú
PX Thoại Hà
PX Bình Thành
PX S. Hòa
Kho Chợ Vàm
Kho Bình Khánh
Kho Hòa An
Kho Châu Đốc
Kho
H. Lạc
3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết quả tiêu thụ năm 2006 đạt 293,719 tấn gạo các loại.
Kim ngạch FOB (không tính nhận ủy thác xuất khẩu) đạt 72,532 triệu USD (theo giá CIF 74,245 triệu USD).
So với năm 2005 giảm 20% về số lượng và đạt 100% về giá trị thực thu FOB.
Cơ cấu hình thức tiêu thụ
Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ:
ĐVT: tấn
Hình thức tiêu thụ
2004
2005
2006
Xuất khẩu trực tiếp
220,064
297,430
224,456
Ủy thác xuất khẩu
8,899
15,084
10,044
Cung ứng xuất khẩu
39,011
19,882
59,219
Tổng
267,974
332,396
293,719
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu của ANGIMEX năm 2004-2006)
ANGIMEX xuất khẩu qua 3 hình thức là xuất khẩu trực tiếp, ủy thác và cung ứng xuất khẩu với số lượng xuất khẩu năm 2004 là 267,974 tấn; năm 2005 lượng xuất khẩu tăng lên là 332,396 tấn nhưng năm 2006 giảm xuống chỉ còn 293,719 tấn do năm 2006 Đồng bằng sông Cửu Long bị dịch bệnh vàn lùn và lùn xoắn lá nên Chính phủ cấm xuất khẩu gạo vào 3 tháng cuối năm.
Bảng 3.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu năm 2004 - 2006
ĐVT: tấn
Loại gạo
Năm
2004
2005
2006
Gạo cao cấp 5%- 10%
73,594
89,490
86,215
Gạo cấp TB 15%- 20%
84,044
122,274
89,406
Gạo cấp thấp 25%- 35%
86,197
88,595
87,874
Gạo thơm
1,047
701
1,475
Nếp
5,587
4,493
5,678
Tấm
17,505
26,843
23,071
Tổng cộng
267,974
332,396
293,719
(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu của ANGIMEX năm 2004-2006)
Nhìn chung lượng gạo xuất khẩu của Công ty tăng từ năm 2004-2006. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu tăng cao nhất là 332,396 tấn; năm 2006 giảm 36,677 tấn do Chính phủ cấm xuất khẩu gạo. Gạo cao cấp từ 5%-10% được xuất năm 2006 là 86,215 tấn, ngoài ra các loại gạo tiêu chuẩn trung bình, thấp, gạo thơm, tấm, nếp cũng được xuất khẩu với số lượng lớn.
Thị trường xuất khẩu gạo trực tiếp: Thị trường xuất khẩu gạo của ANGIMEX rất rộng và đa dạng, sản phẩm gạo của ANGIMEX có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới : Philippine, Singapor, Malaysia, Indonesia, Châu Phi, Nhật Bản, Iran, Hồng Kông, Cu Ba, Campuchia...
3.1.5. Phương hướng phát triển của Công ty
Phương hướng năm 2007
Gạo - Ngành hàng kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu với sản lượng 250.000 tấn.
Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón 20.000 tấn, dịch vụ sửa chữa xe, dịch vụ điện thoai di động): Doanh thu tăng 15% so với năm 2006.
Kinh doanh ngành hàng mới: Xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bả đậu nành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu thụ thức ăn gia súc 20.000 tấn.
Phương hướng đến năm 2010
Đầu tư mở rộng kho hàng, thiết bị sản xuất gạo xuất khẩu.
Phát triển liên doanh Angimex – KiToKu sản xuất gạo đặc sản, các sản phẩm chế biến từ gạo.
Đẩy mạnh mạng lưới lưu chuyển hàng hóa tích cực khai thác nguồn hàng, khai thác triệt để nguồn nguyên liệu của địa phương, phương thức mua hàng thuận tiện, giá cả hợp lý bên cạnh đó phải điều hòa kịp thời, đủ cho việc mua hàng, khai thác và nắm chắc nguồn hàng.
Hạ thấp chi phí, xây dựng mức hoa hồng ủy thác xuất nhập khẩu hợp lý.
Phát động phong trào thi đua khen thưởng để phát huy khả năng sáng tạo đóng góp tối đa của cán bộ công nhân viên vì mục tiêu phát triển của Công ty. Đồng thời có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tạo nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiệp vụ kinh doanh trong quá trình hội nhập.
Luôn luôn cũng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, tinh thần tương thân, tương trợ, quan tâm chăm sóc cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia công tác xã hội, gắn liền xây dựng Công ty văn minh đến tất cả cán bộ công nhân viên, truyền thống tốt đẹp vì mục tiêu không ngừng phát triển của Công ty.
3.2. Giới thiệu về huyện Tịnh Biên UBND huyện Tịnh Biên. 2005. Tịnh Biên Mời Gọi Đầu Tư. An Giang. NXB Cty cp in An Giang.
3.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Tịnh Biên nằm về phía Tây Nam của tỉnh An Giang : phía Đông Bắc giáp thị xã Châu Đốc, phía Đông giáp huyện Châu Phú ; phía Nam giáp huyện Tri Tôn ; phía Tây giáp vương quốc Campuchia. Tịnh Biên là một huyện dân tộc (là huyện có nhiều dân tộc Khmer nhất trong tỉnh), miền núi và có biên giới giáp Campuchia dài gần 20 Km, trải dài địa bàn của gần 4 xã gồm : Nhơn Hưng, An Phú, Thị Trấn Tịnh Biên và xã An Nông.
Về địa hình, Tịnh Biên vừa có núi vừa có đồng bằng, được phân thành 3 vùng rõ rệt: vùng đồi núi (cao trình > + 30, nghĩa là cao hơn 30 m so với mặt nước biển), thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái với nhiều đồi núi, danh thắng đặc sắc, nổi tiếng cả vùng đồng bằng Sông Cửu Long ; còn lại là vùng đồng bằng ven chân núi và vùng đồng bằng ngập nước, cả hai vùng này đều thuận lợi để phát triển nông nghiệp.Bản đồ 1: Bản đồ huyện Tịnh Biên
(Nguồn://sonongnghiep.angiang.gov.vn)
3.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Bên cạnh những tiềm năng tự nhiên sẵn có của vùng núi Tịnh Biên, thì nền kinh tế - xã hội cũng góp phần không nhỏ tạo động lực cho sự phát triển.
Toàn huyện có 11 xã và 3 thị trấn bao gồm : Thị Trấn Tịnh Biên, Thị Trấn Nhà Bàng, Thị Trấn Chi Lăng, xã An Hảo, xã Vĩnh Trung, xã Nhơn Hưng, xã Thới Sơn, xã An Phú, xã Văn Giáo, xã An Cư, xã Tân Lập, xã Tân Lợi và xã Núi Voi. Với lượng dân số là 119.231 người (2005), huyện có 3 cộng đồng dân tộc sinh sống: dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số, đó cũng là một đặc điểm nổi bật về nền văn hóa huyện Tịnh Biên.
- Văn hóa xã hội : Huyện Tịnh Biên có hơn 30 % dân số là người dân tộc Khmer. Hàng năm, người dân Khơmer có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra rất lớn và sôi động như : Tết Chol- Chnam- Th’may, Tết He (cũng như các tết truyền thống khác nhưng qui mô nhỏ hơn) tại các chùa, chiềng… tổ chức vui ca, múa hát… rất thú vị cho những ai thích khám phá văn hóa người dân tộc ít người. Đặc biệt là lễ hội đua bò nhân dịp tết Dolta vào cuối tháng 9 âm lịch, đó là một trò chơi cảm giác mạnh, mạo hiểm nhưng mang đậm tính truyền thống của người dân Khmer.
- Cơ sở vật chất hạ tầng : Cơ sở vật chất hạ tầng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển đổi tích cực hơn, vấn đề chính là hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, với hai trục lộ chính là quốc lộ 91 và tỉnh lộ 948, cùng với quốc lộ N1 đang được thi công nối liền từ Thị xã Hà Tiên ra Thị xã Châu Đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho tour du lịch của khách tham quan.
3.2.3. Giới thiệu xã Vĩnh Trung
Vĩnh Trung là một xã của huyện Tịnh Biên, bao gồm 5 ấp : Vĩnh Tâm, Vĩnh Tây, Vĩnh Hạ, Vĩnh Lợi và Vĩnh Long. Phía Bắc giáp xã Văn Giáo, phía Nam giáp thị trấn Chi Lăng, phía Đông giáp xã An Cư, Phía Tây giáp xã Ô Long Vĩ huyện Châu Phú.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã Vĩnh Trung là 1.145 ha trong đó diện tích đất ruộng trên là 540 ha, diện tích đất ruộng bưng là 408 ha.
Người dân nơi đây sống với các nghề: làm ruộng, làm thuê, buôn bán nhỏ…Đến mùa mưa Nông dân sẽ tập trung vào công việc đồng áng, đồng thời họ cũng làm thuê cho những người khác. Vào mùa nắng, diện tích đất ruộng trên đều bỏ trống vì không loại cây ngắn ngày nào chịu được khô hạn kéo dài nên người dân sống chủ yếu vào làm thuê và buôn bán nhỏ. Một số ít người dân có diện tích vườn ở sát chân núi Cấm, những khu vườn này mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Đồng bào người Khmer chiếm 30% dân số của xã, nơi đây có một loại lúa đặc sản nổi tiếng An Giang và cả nước với phẩm chất gạo ngon cơm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Loại lúa này chỉ trồng được ở một số xã có điều kiện thích hợp như: Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Tịnh Biên. Riêng xã Vĩnh Trung lúa Nàng Nhen được trồng ở hai ấp: Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm với tổng diện tích từ năm 2004 – 2006 khoảng 60 ha.
Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung
ĐVT : ha
Năm
2004
2005
2006
Xã Vĩnh Trung
20.85
30.8
9
(Nguồn: Báo cáo diện tích trồng lúa Nàng Nhen của Hội nông dân xã Vĩnh Trung)
Diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen giảm trong năm 2006 do: Nông dân muốn có giống lúa Nàng Nhen phải trả tiền trước cho Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Tuy 1000m2 đất chỉ sử dụng 10kg giống khoảng 40.000 đồng nhưng người Nông dân không thể mua giống nên chỉ có 9 ha trồng lúa Nàng Nhen.
Lý do khác chiếm phần quan trọng là thiếu nước tưới cho lúa, lúa Nàng Nhen trồng ở đất ruộng trên lại phụ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít hàng năm. Do đó, Nông dân lo ngại thời tiết thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa.
3.3. Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen
Lúa nàng nhen là giống lúa đặc sản lâu đời của địa phương ở vùng đồng bào Khmer tại hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang có từ cách đây khoảng 100 năm. Năm 2001 lúa Nàng nhen được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng thành công nên tăng năng suất, mùi thơm đặc trưng và thay dần giống lúa Nàng nhen đã thoái hóa với năng suất thấp, phẩm chất không ổn định.
Đặc điểm sinh học: lúa Nàng Nhen là loại lúa trung mùa, trổ theo quang cảm, chịu hạn tốt, phát triển nhờ nguồn nước mưa, thích hợp với vùng đất cao là loại đất ruộng trên không bị ngập lũ.
Điều kiện trồng: một năm trồng một vụ, bắt đầu gieo mạ vào tháng 7, cấy vào tháng 8, tháng 9 làm đòng, tháng 10 trổ bông và tháng 11 chín. Thời gian sinh trưởng khoảng 120 ngày, trước khi cấy sử dụng phân chuồng bón lót cho đất. Lúa Nàng nhen rất ít sâu bệnh phá hại, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Phẩm chất gạo: hạt lúa có màu vàng sọc nâu ; hạt gạo nhỏ, dài, có hương thơm đặc trưng, ửng hồng, xốp cơm, mềm, dẻo ăn rất ngon.
Ban quản lý khu du lịch huyện Tịnh Biên đang thực hiện dự án “Xây dựng tên gọi xuất xứ hàng hóa cho gạo Nàng Nhen” với tên gọi xuất xứ hàng hóa là gạo Nàng Nhen thơm Bảy Núi.
3.4. Tóm tắt
Chương 3 tập trung trình bày nội dung giới thiệu công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX), cho thấy ANGIMEX là công ty có lịch sử phát triển lâu dài, có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường lúa gạo quốc tế. Sản phẩm của công ty có mặt nhiều nơi trên thế giới, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Những định hướng phát triển trong tương lai giúp công ty trở thành một tập đoàn sản xuất và thương mại hàng đầu về các sản phẩm nông nghiệp.
Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Tịnh Biên, xã Vĩnh Trung, đặc điểm lúa Nàng Nhen cũng được trình bày trong chương này, điều kiện tự nhiên ở Tịnh Biên tương đối giống nhau, nhất là các xã có diện tích đất ruộng trên nên việc mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen ra nhiều xã có cùng điều kiện tương đối dễ làm.
Hạt gạo Nàng Nhen thơm ngon, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng, sẽ đáp ứng được xu hướng tiêu dùng trong tương lai.Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Ở chương 2 nêu nội dung về cơ sở lý thuyết của bản kế hoạch nguồn nguyên liệu lúa Nàng Nhen, chương 3 giới thiệu về công ty ANGIMEX, huyện Tịnh Biên và lúa Nàng Nhen. Chương này sẽ trình bày những nội dung: (1) thiết kế nghiên cứu; (2) mẫu; (3) thang đo và kết quả nghiên cứu ở phần phân loại.
4.1. Thiết kế nghiên cứu
Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu
Bước
Dạng
Phương pháp
Kỹ thuật
1
Sơ bộ
Định tính
Thảo luận tay đôi
n = 10
2
Chính thức
Định lượng
- Bảng câu hỏi
n = 60
- Thảo luận nhóm
n = 4
Xử lý dữ liệu
4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính ở bước 1 và sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi trên cơ sở bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Thảo luận với 10 hộ Nông dân, các ý kiến phản hồi được ghi nhận lại, tổng hợp làm cơ sở hiệu chỉnh nội dung bảng câu hỏi cho phù hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn chỉnh bảng câu hỏi để phỏng vấn chính thức.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là việc hiệu chỉnh nội dung bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn chính thức.
4.1.2. Nghiên cứu chính thức
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Là nghiên cứu định lượng với việc thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn. Tổng số phiếu phỏng vấn là 60, trong đó 30 phiếu là các hộ đã trồng lúa Nàng Nhen để tìm hiểu hiệu quả, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa Nàng Nhen. 30 phiếu còn lại dành cho những hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen để xem xét khả năng mở rộng diện tích lúa Nàng Nhen và tìm hiểu những mong muốn của Nông dân khi tham gia vùng nguyên liệu.
Thảo luận nhóm
Tổ chức hai cuộc họp có sự tham gia của người dân đã trồng lúa Nàng Nhen và hai cuộc họp với sự tham gia của người dân chưa trồng lúa Nàng Nhen. Mỗi cuộc họp từ 5-10 Nông dân.
Đối tượng được mời thảo luận nhóm: các Nông dân này có hiểu biết nhiều về đặc điểm, tình hình địa phương đồng thời có sự quan sát của Chính quyền và Hội nông dân địa phương.
Nội dung thảo luận: nhằm lắng nghe những ý kiến của Nông dân về sự liên kết của Doanh nghiệp và vùng nguyên liệu, đầu ra của lúa Nàng Nhen khi trồng diện tích lớn, chất lượng sản phẩm (giống, quy trình sản xuất, bảo quản trong và sau thu hoạch,…) phương thức hợp tác với Công ty (phương thức mua bán, phương thức thanh toán, cơ chế định giá cả, phương thức giao nhận,…)
Xử lý thông tin
Dữ liệu sau khi được thu thập bằng phỏng vấn chính thức sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0, Excel. Bảng phỏng vấn được làm sạch, mã hóa trên giấy và nhập số liệu vào máy tính. Dữ liệu được chạy thử, đánh giá tính phù hợp và tiến hành các phân tích chính thức: (1) phân tích thống kê mô tả, (2) phân tích tần số.
Câu hỏi thảo luận nhóm là những câu hỏi mở, gợi ý để Nông dân tự do trả lời, người điều hành sẽ trực tiếp ghi nhận những ý kiến đóng góp đó để có các biện pháp đề xuất quản lý vùng nguyên liệu, hỗ trợ cụ thể cho Nông dân, soạn thảo các điều khoản hợp đồng phù hợp.
4.2. Mẫu
Bước 1: Nghiên cứu định tính
10 phiếu được phỏng vấn thử. Nông dân được chọn cư ngụ tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung. Phỏng vấn viên tìm đến nhà người dân thu thập dữ liệu. Thành phần đối tượng tham gia trả lời phân bổ theo giới tính cũng được quan tâm.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức: sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Cỡ mẫu càng lớn càng đảm bảo độ chính xác cao cho việc nghiên cứu nhưng giới hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ phỏng vấn 60 phiếu được chia đều cho hai đối tượng là Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen.
Cách thức lấy mẫu ở đối tượng Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen sẽ theo danh sách do Hội nông dân xã cung cấp, đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen được phỏng vấn ngẫu nhiên tại 2 ấp Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm.
4.3. Thang đo
Thang đo được dùng là thang đo danh nghĩa, tỷ lệ và thang đo khoảng.
Bảng 4.2:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Mục tiêu phân tích
Thang đo
Câu hỏi
Hiệu quả
Doanh thu
Tỷ lệ
2
Chi phí
Tỷ lệ
2
Cách bán sản phẩm
Bán cho ai
Danh nghĩa
4
Ai ra giá trước
Danh nghĩa
5
Hợp đồng bao tiêu
Có kí hợp đồng không
Danh nghĩa
8
Hình thức hợp đồng
Danh nghĩa
8a
Cách thực hiện hợp đồng
Danh nghĩa
9
Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch lúa
Danh nghĩa
10
Bảo quản lúa
Danh nghĩa
11
Sản xuất lúa
Thuận lợi
Danh nghĩa
12
Khó khăn
Danh nghĩa
13
Tiêu thụ lúa
Thuận lợi
Danh nghĩa
14
Khó khăn
Danh nghĩa
15
Đánh giá hiệu quả
Chi phí
Khoảng
16
Doanh thu
Khoảng
17
Giá bán
Khoảng
18
Lợi nhuận
Khoảng
19
Bảng 4.3:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Mục tiêu phân tích
Thang đo
Câu hỏi
Hiệu quả
Doanh thu
Tỷ lệ
2
Chi phí
Tỷ lệ
2
Lý do chưa trồng lúa Nàng Nhen
Tại sao chưa trồng lúa Nàng Nhen
Danh nghĩa
3
Biết thị trường
Giá bán cao
Danh nghĩa
5
Nhu cầu trồng lúa Nàng Nhen
Muốn trồng không
Danh nghĩa
6
Cần hỗ trợ gì
Danh nghĩa
7a
Bán cho ai
Danh nghĩa
Thích bán cho ai
Danh nghĩa
8
Ai ra giá trước
Danh nghĩa
9
Phương thức liên kết
Giao nhận
Danh nghĩa
10
Thời gian thanh toán
Danh nghĩa
11,12
Địa điểm thanh toán
Danh nghĩa
13
Có kí hợp đồng
Danh nghĩa
14
Hình thức hợp đồng
Danh nghĩa
15
Đánh giá hiệu quả
18
Chi phí
Khoảng
17
Doanh thu
Khoảng
18
Giá bán
Khoảng
19
Lợi nhuận
Khoảng
20
4.4. Tiến độ phỏng vấn
Bảng 4.4: Tiến độ phỏng vấn
STT
Ngày
Tên công việc
1
27/03/2007
Phỏng vấn thử
2
29/03/2007
In phiếu phỏng vấn chính thức
3
29/03/2007
Photo phiếu phỏng vấn
4
30/03/2007
Phỏng vấn chính thức
5
31/03/2007
Phỏng vấn chính thức
6
01/04/2007
Mã hóa số liệu
7
02/04/2007
In thơ mời
8
03/04/2007
Mời nông dân phỏng vấn nhóm
9
08/04/2007
Phỏng vấn nhóm (2 nhóm chưa trồng lúa Nàng Nhen)
10
09/04/2007
Phỏng vấn nhóm (2 nhóm đã trồng lúa Nàng Nhen)
4.5. Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại
Mẫu được phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp, tổng số phiếu được phát ra là 70, sau khi thu hồi, xử lý sơ bộ, làm sạch còn lại là 60 phiếu chia đều cho hai bảng câu hỏi A và B.
Kết quả các biến phân loại như sau:
Bảng hỏi A: hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.2: Giới tính Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.3: Diện tích đất trồng lúa Nàng Nhen của hộ nông dân
Biểu đồ 4.4: Số lao động tham gia sản xuất chính
Bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.6: Giới tính Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Biểu đồ 4.7: Diện tích đất trồng lúa của hộ nông dân
Biểu đồ 4.8: Số lao động tham gia sản xuất chính
Độ tuổi của nông dân chia theo ba cấp: thanh niên từ 18 – 30 tuổi, trung niên từ 31 – 50 tuổi, lớn tuổi từ 50 tuổi trở nên. Số lượng phiếu được phân bố cho đối tượng trung niên và lớn tuổi nhiều hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa.
Nông dân tham gia sản xuất lúa thường là chủ gia đình có sức khỏe tốt nên giới tính cũng được phân bố cho nam nhiều hơn.
Diện tích trồng lúa Nàng Nhen từ 0.1 – 0.8 ha, những Nông dân có trồng lúa Nàng Nhen cũng có trồng loại lúa khác, Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen có diện tích từ 0.5 - 2 ha, số lao động tham gia sản xuất chính tùy theo diện tích của gia đình có từ 1 – 4 người tham gia, tỷ lệ 3 – 4 người chiếm nhiều hơn.
4.5. Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài được chia làm hai giai đoạn: thứ nhất, nghiên cứu sơ bộ dạng định tính để chỉnh sửa nội dung bảng câu hỏi, thang đo làm cơ sở cho nghiên cứu chính thức; thứ hai, nghiên cứu chính thức dạng định lượng bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp Nông dân với số lượng 60 phiếu đã xử lý sơ bộ, làm sạch, mã hóa số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0, Excel và sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với 4 nhóm từ 5-8 nông dân/nhóm được mời tham gia có sự phân bổ theo giới tính, trình độ, kinh nghiêm sản xuất của Nông dân.
Những biến phân loại cũng được đề cập ở chương này như: độ tuổi, giới tính, diện tích sản xuất, lao động chính tham gia sản xuất cho thấy kết quả phù hợp với điều kiện phân tích.Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen
Chương 4 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm hai phần: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng, các thông số mẫu, thang đo. Chương này sẽ trình bày các nội dung:
- Kết quả phỏng vấn từ bảng câu hỏi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen và chưa trồng lúa Nàng Nhen
- Kết quả buổi thảo luận nhóm với Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen.
- So sánh hiệu quả kinh tế của lúa Nàng Nhen và lúa khác.
5.1. Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Qua khảo sát ý kiến của Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ta thấy:
5.1.1. Cách bán lúa của Nông dân
Phần lớn Nông dân đều trả lời bán cho Doanh nghiệp Nhà nước với tỉ lệ 73%, 27% còn lại Nông dân bán cho thương lái. 100% người được hỏi đã trả lời khi bán sản phẩm cho người mua thì người mua là người ra giá trước, sau đó hai bên thỏa thuận để thống nhất giá bán hợp lý. Số liệu minh họa được thể hiện qua biểu đồ 5.1 và 5.2.
Biểu đồ 5.1: Nông dân bán lúa cho người mua
Biểu đồ 5.2: Mức độ hài lòng của Nông dân khi bán lúa
Mức độ hài lòng của Nông dân
80% người trả lời hài lòng khi bán cho người mua với lý do: giá lúa Nàng Nhen cao hơn giá lúa thường tại địa phương; Nông dân không vận chuyển đến kho của người mua, không phải trực tiếp liên hệ tìm người mua lúa; lúa Nàng Nhen sản xuất ra dễ bán, người mua thích mua lúa Nàng Nhen hơn các loại lúa khác. Tuy nhiên, vẫn có 20% Nông dân chưa hài lòng khi bán lúa vì bị người mua ép giá khi lúa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như độ ẩm, màu sắc, tạp chất, số lượng lúa được sản xuất ra ít, người mua không chịu đến cân mà yêu cầu Nông dân tập hợp lúa của nhiều người lại thành số lượng lớn mới đến mua.
Đối tượng Nông dân thích bán lúa
Kết quả thăm dò ý kiến của Nông dân về mong muốn của họ khi lúa được sản xuất ra thích bán cho ai được thể hiện ở biểu đồ 5.3 và 5.4
Kết quả có 70% Nông dân thích bán cho DNNN vì hai lý do cơ bản trong đó:
+ 57% Nông dân trả lời không cần liên hệ trực tiếp với DNNN vì Nông dân có lúa sẽ liên hệ với Hội nông dân xã và Hội nông dân liên hệ với Doanh nghiệp thu mua.
+ 43% Nông dân trả lời không vận chuyển đến nơi bán hay địa điểm quy định sẵn mà nhân viên của Doanh nghiệp đến tận nhà trực tiếp mua lúa và thanh toán.
Và có 30% Nông dân thích bán lúa cho thương lái vì hai lý do trong đó:
+ 54% người trả lời bán cho thương lái có giá cao hơn bán cho DNNN.
+ 46% trả lời thương lái dễ mua hơn DNNN, họ ít quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng hạt lúa như độ ẩm, tạp chất, ....
Biểu đồ 5.3: Nông dân thích bán lúa cho người mua
Biểu đồ 5.4: Lý do Nông dân bán lúa
5.1.2. Tiêu thụ lúa Nàng Nhen qua hợp đồng.
Sau khi thu hoạch và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo quản hạt lúa không mất phẩm chất, Nông dân bán lúa cho thương lái và DNNN, hình thức bán lúa cho người mua được thể hiện qua biểu đồ 5.5.
Biểu đồ 5.5: Hợp đồng bán lúa Nàng Nhen
Trước khi bán lúa đa số Nông dân có kí hợp đồng với người mua với tỉ lệ 73%, hình thức hợp đồng là kí kết bằng văn bản giữa người mua và Nông dân có sự chứng kiến của Chính quyền địa phương, không có thỏa thuận miệng hay hình thức khác. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ mang tính hình thức không có sự ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ có 63% hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, Nông dân và Doanh nghiệp thực hiện đúng hợp đồng cam kết, 10% không thực hiện nghiêm túc hợp đồng do giá tại thời điểm thu hoạch lúa cao hơn nhiều so với giá hợp đồng được kí kết. Điều khoản hợp đồng có thỏa thuận mức giá dao động theo biên độ cho phép là 10% nhưng khi giá thị trường cao hơn mức biên độ cho phép thì Doanh nghiệp không mua lúa, kết quả là một số Nông dân đã bán lúa cho thương lái.
Tóm lại, đa số Nông dân bán lúa qua hợp đồng được kí kết bằng văn bản giữa Nông dân và DNNN, các hợp đồng đã kí được thực hiện đúng cam kết chỉ có một số ít hợp đồng bị phá vỡ do giá thị trường cao hơn giá hợp đồng đã kí.
5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen
Thuận lợi
Có nhiều điều kiện tác động đến quá trình trồng lúa Nàng Nhen của Nông dân nơi đây cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 5.6
Biều đồ 5.6: Những thuận lợi khi trồng lúa Nàng Nhen
Qua biểu đồ cho biết: có 20% người trả lời thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt, 33% người trả lời được sự cung ứng giống lúa đảm bảo chất lượng của phòng Nông nghiệp huyện Tịnh Biên, 73% người cho biết lúa Nàng Nhen nhẹ công chăm sóc. 80% lúa ít sâu bệnh không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và 80% nông dân cho biết điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần không nhỏ vào phẩm chất đúng chuẩn của hạt gạo. 100% Nông dân trả lời kinh nghiệm bản thân là điều kiện thuận lợi lớn nhất của Nông dân.
Khó khăn
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, người Nông dân cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình trồng lúa. Năm 2006, 100% Nông dân cho rằng thiếu nước tưới là khó khăn lớn nhất vì thời tiết năm này ít mưa, hạn hán nhiều, lúa Nàng Nhen có sức chịu hạn tốt cũng phải giảm năng suất.
Kết quả biểu đồ 5.7 cũng cho biết từ năm 2004 – 2006 có 83% Nông dân trả lời do thời tiết thất thường, trời ít mưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa. 50% Nông dân trả lời không đủ giống chất lượng.
Biểu đồ 5.7: Khó khăn khi trồng lúa Nàng Nhen
5.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen
Thuận lợi
Lúa Nàng Nhen được ưa chuộng trên thị trường vì phẩm chất gạo ngon cơm, thơm, dẻo... 100% Nông dân trả lời giá cao là thuận lợi lớn nhất, giá lúa Nàng Nhen bán cao hơn lúa thường là 800đ/kg; 90% không cần vận chuyển đến kho của người mua; 83% người mua tìm đến Nông dân mua lúa, liên hệ trước ; 73% trả lời được thanh toán nhanh tại nơi bán lúa bằng tiền mặt và có 70% người mua thích mua lúa vì lợi nhuận từ việc mua bán lúa Nàng Nhen cao hơn nhiều so với loại lúa khác. Số liệu được thể hiện qua biểu đồ 5.8
Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen
Khó khăn
Đầu ra của lúa Nàng Nhen gặp hai khó khăn lớn là: (1) 70% Nông dân trả lời có ít người mua lúa, đầu mùa vụ DNNN kí hợp đồng bao tiêu lúa cho Nông dân đến vụ thu hoạch do giá thị trường cao hơn nhiều so với giá hợp đồng, nên Doanh nghiệp mua lúa của Nông dân với số lượng ít; (2) người mua quyết định giá mua chiếm 43%, khi lúa không đúng tiêu chuẩn về độ ẩm, tạp chất thì người bán bị ép giá. Số liệu thể hiện qua biểu đồ 5.9.
Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen
Tóm lại, trong khâu sản xuất lúa Nàng Nhen Nông dân có nhiều thuận lợi về kinh nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, được cung ứng giống lúa từ phòng Nông Nghiệp địa phương, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, thời tiết và điều kiện tự nhiên cũng mang đến nhiều thuận lợi. Bênh cạnh đó cũng có một số khó khăn trong khâu sản xuất là không đủ giống đúng chất lượng, thời tiết thay đổi thất thường và thiếu nước tưới là những khó khăn lớn của Nông dân.
Giá lúa cao, không cần vận chuyển đến nơi bán, thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, người mua thích mua, tìm mua là những thuận lợi trong khâu tiêu thụ lúa Nàng Nhen. Tuy nhiên, những khó khăn cho đầu ra lúa Nàng Nhen là ít người mua lúa và người mua quyết định giá mua.
5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen.
5.2.1 Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự.
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Mục đích:
Tìm hiểu khái quát về đặc điểm những hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen.
Thảo luận các biện pháp kết nối giữa Nông dân và Doanh nghiệp tại vùng nguyên liệu như: quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức hợp tác với Doanh nghiệp về cách thức mua bán, thanh toán, giá cả, giao nhận.
Buổi PRA được tiến hành trên cơ sở thảo luận giữa Nông dân và người thực hiện đề tài xoay quanh các nội dung trên.
Địa điểm: văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh Trung
Cuộc họp thứ nhất diễn ra vào sáng ngày 7/4/2007
Thành phần tham gia:
Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài
Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung
Cùng 8 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có 6 nam và 2 nữ trong đó có 4 nông dân sản xuất giỏi cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung.
Cuộc họp thứ hai diễn ra vào chiều ngày 7/4/2007
Thành phần tham gia:
Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài
Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung
Cùng 10 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có 8 nam và 2 nữ trong đó có 3 Nông dân sản xuất giỏi cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung.
5.2.2. Nội dung
Kết quả từ buổi PRA với Nông dân hai ấp: Vĩnh Tây, Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung.
Khâu trồng lúa Nàng Nhen
Đất đai tại đây chủ yếu là đất ruộng trên, Nông dân chỉ làm một vụ lúa bắt đầu vào mùa mưa, những tháng khác người dân bỏ đất trống không canh tác vì thời tiết nắng nóng khó có loại hoa màu nào thích hợp.
Nông dân trồng lúa Nàng Nhen, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như đất đai, giống lúa nhẹ công chăm sóc, ít sâu bệnh, hạt gạo thơm dẻo, bán được giá cao cũng có những khó khăn lớn đó là thiếu giống và thời tiết thất thường: hạn hán, không mưa, không đủ nước tưới làm giảm năng suất thậm chí mất mùa.
Khâu tiêu thụ lúa Nàng Nhen
Giá lúa cao là điều kiện thuận lợi nhất cho Nông dân, là động lực khuyến khích Nông dân trồng với diện tích lớn, được doanh nghiệp bao tiêu cũng là điều kiện thuận lợi đảm bảo đầu ra cho Nông dân.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp mua theo giá hợp đồng khi giá thị trường cao hơn khá nhiều là khó khăn cho Nông dân. Ý kiến của họ cho rằng: khi họ kí hợp đồng bằng văn bản đã thỏa thuận giữa hai bên về mức giá sàn là 3.200đ/kg, nếu giá vào lúc thu hoạch cao hơn mức giá sàn trong phạm vi 10% Công ty vẫn mua. Năm 2006 do thời tiết nắng nóng, hạn hán Nông dân trồng lúa Nàng Nhen mất mùa năng suất khoảng 200kg/1.000m2, giá lúa lúc thu hoạch tăng cao nhưng Công ty chỉ mua theo phạm vi dao động tối đa là 10%. Do vậy, một số Nông dân không bán lúa cho Công ty mà bán cho thương lái với giá 3.900đ/kg.
Phương thức hợp tác với Công ty
Sau khi nghe những ý kiến phản hồi của Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen về những thuận lợi, khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Vì mục tiêu của đề tài tác giả muốn hợp tác cùng mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen, đồng ý bao tiêu tất cả lượng lúa sản xuất ra và thảo luận các biện pháp hợp tác với Nông dân để hai bên cùng có lợi. Các biện pháp thảo luận như sau:
Công ty hỗ trợ giống, vốn cho Nông dân
Năm 2006 Nông dân mất mùa, không đủ vốn tái sản xuất với diện tích lớn. Tất cả Nông dân tham gia thảo luận đều yêu cầu phía Công ty hỗ trợ giống đạt chất lượng cụ thể hỗ trợ 10kg giống/1.000m2 và 30kg phân bón/1000m2.
Điều khoản giá
Do giá lúa năm 2007 tăng cao so với năm trước nếu tiếp tục bao tiêu với giá như những năm trước Nông dân không đồng ý, họ thống nhất đề nghị mức giá sàn khi kí hợp đồng bao tiêu là 3.500đ/kg, khi giá tại thời điểm thu hoạch cao hơn giá đã kí trong hợp đồng thì Công ty phải mua theo giá thị trường. Mức giá sẽ thay đổi theo mỗi mùa vụ cho phù hợp với từng thời điểm.
Hiện nay, diện tích lúa Nàng Nhen ít, năng suất không cao, sản lượng rất ít so với các loại lúa khác. Do đó, để khuyến khích Nông dân trồng với diện tích lớn, Công ty sẽ áp dụng mức giá như trên.
Phương thức giao nhận
Khi Nông dân liên hệ bán lúa, báo số lượng về phía Công ty, Công ty cử nhân viên đến thu mua. Địa điểm giao nhận theo hai cách: (1) Nếu xe tải tìm đường vào được nơi để lúa thì nhân viên của Công ty sẽ mua lúa tại nơi có lúa; (2) Nếu xe tải không vào được thì Nông dân vận chuyển đến nơi thuận tiện như lề đường, khoảng trống xe tải có thể vào ...và mua lúa tại đó. Người mua tự thuê nhân công cân lúa, tự vận chuyển về kho của mình.
Phương thức thanh toán
Thanh toán ngay tại nơi bán lúa bằng tiền mặt cho Nông dân.
Chất lượng hạt lúa
Hai bên thỏa thuận về tiêu chuẩn lúa Nàng Nhen như giống lúa được trồng là loại giống do Phòng Nông nghiệp cung ứng, hạt lúa phải có màu nâu sẩm, đảm bảo độ sáng, độ dài, độ ẩm, không lẫn nhiều tạp chất,…
Liên kết
Nông dân liên hệ qua tổ liên kết sản xuất những người trồng lúa Nàng Nhen: đăng kí diện tích sản xuất, giống, phân bón, số lượng lúa,...tổ liên kết sẽ liên hệ với cán bộ phụ trách vùng nguyên liệu của Công ty. Công ty có người phản hồi lại cho tổ liên kết sản xuất và bà con Nông dân.
Phương thức xử lý khi có rủi ro
Trong trường hợp Nông dân được hỗ trợ vật tư trồng lúa Nàng Nhen, quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa bị ảnh hưởng bởi thiên tai như: thời tiết hạn hán, ít mưa, năng suất lúa thấp, người Nông dân không đủ lúa bán cho Công ty như cam kết sẽ được giải quyết như sau:
- Khoản tiền hỗ trợ ở năm mất mùa Nông dân xin nợ lại và chuyển qua mùa vụ năm sau. Mùa vụ năm sau Nông dân có lúa đem bán cho Doanh nghiệp, khoản tiền Nông dân nhận được bằng khoản tiền bán lúa ở năm hiện tại trừ vào khoản tiền Doanh nghiệp đã hỗ trợ vật tư vào mùa vụ năm hiện tại và năm mất mùa.
- Nếu mùa vụ năm sau lại tiếp tục thất thu, mất mùa thì Nông dân cam kết với Công ty hỗ trợ vật tư sẽ trả dần khoản tiền hỗ trợ trong thời hạn 6 tháng, đề nghị được tiếp tục hỗ trợ vật tư và bao tiêu lúa Nàng Nhen.
Biện pháp khắc phục thiếu nước
Lý do Nông dân ở xã Vĩnh Trung mất mùa năm 2006 là xuống giống muộn so với lịch thời vụ hàng năm. Vì gieo trồng muộn nên khi lúa ở giai đoạn quan trọng cũng là thời điểm mùa mưa sắp hết, lúa gặp hạn hán nên năng suất giảm. Do vậy, để tránh tình trạng thiếu nước Nông dân phải theo dõi dự báo thời tiết của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với kinh nghiệm của mình để xác định được thời gian mưa từ đó có thể gieo trồng lúa đảm bảo ăn chắc.
Hiện tại, Chính quyền địa phương đang xây dựng hệ thống bơm nước từ xã An Cư đến xã Vĩnh Trung có thể cung cấp nước khi thời tiết ít mưa và giúp Nông dân sản xuất loại cây trồng khác vào vụ Đông xuân nhưng chưa hoàn thành. Doanh nghiệp và Nông dân cần đề nghị Chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ công việc, nhanh chóng hoàn thành hệ thống bơm nước để phục vụ lợi ích của người dân.
Tóm lại, kết quả việc thảo luận nhóm với Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen tìm hiểu thêm những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiên thụ lúa Nàng Nhen. Nông dân có mong muốn duy trì và phát triển giống lúa đặc sản này. Buổi PRA cũng thảo luận các biện pháp hợp tác với Nông dân, cách liên kết giữa Nông dân và Doanh nghiệp về hỗ trợ vật tư cho Nông dân, các điều khoản của hợp đồng bao tiêu về định giá, phương thức giao nhận, thời gian, địa điểm, cách thức thanh toán,...
5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Hiện tại, những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đều trồng loại lúa khác là: lúa IR64, OM1490, OM2514,… Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen được thể hiện qua biểu đồ 5.10
Biều đồ 5.10: Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
80% Nông dân trả lời thiếu nước tưới, 77% thời tiết bất lợi do tháng 10 hàng năm là giai đoạn lúa trổ nếu gặp thời tiết nắng nóng, khô hạn, thiếu mưa, cây lúa không đủ nước làm giảm năng suất. 70% thiếu vốn sản xuất, 60% chưa biết kỹ thuật trồng. Nông dân có nghe thông tin về lúa Nàng Nhen nhưng không thể biết cụ thể quá trình chăm sóc, sinh trưởng, phát triển, công đoạn thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. 60% chưa có giống, nông dân ở đây phần lớn là dân nghèo sống chủ yếu vào mảnh đất trồng lúa và làm thuê, để có giống sản xuất họ phải có tiền đặt cọc trước cho phòng Nông nghiệp huyện nên là một khó khăn đối với họ. Đó là những lý do mà nông dân chưa thể trồng lúa Nàng Nhen.
Tuy người dân chưa trồng nhưng họ biết được gạo Nàng Nhen ngon cơm, hạt gạo dài, thon, ửng hồng có mùi thơm, dẽo. Họ biết người tiêu dùng rất thích ăn gạo Nàng Nhen cũng như chính gia đình họ. Tất cả người được hỏi đều biết giá lúa Nàng Nhen bán cao hơn các loại lúa họ đang trồng khoảng 800đ/kg và họ đều có mong muốn được trồng loại lúa Nàng Nhen này nếu như được hỗ trợ các điều kiện cần thiết.
5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Mong muốn của Nông dân nếu được đáp ứng tương đối đầy đủ thì việc mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dễ dàng. Những mong muốn ấy thể hiện cụ thể qua biểu đồ 5.11
Biểu đồ 5.11: Mong muốn của Nông dân khi trồng lúa Nàng Nhen
100% Nông dân muốn bao tiêu đầu ra của sản phẩm, họ quan tâm nhiều về lúa bán cho ai, bán như thế nào. 77% người trả lời mong muốn có hệ thống thủy lợi hoạt động vì nước góp phần quan trọng vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, quyết định năng suất, phẩm chất hạt lúa. 67% muốn được tập huấn kỹ thuật canh tác từ khâu làm đất, gieo mạ, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. 67% và 63% lần lượt là các mong muốn được hỗ trợ giống và vốn sản xuất.
Đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen thích bán lúa
Tập quán của Nông dân thích bán lúa cho đối tượng không có nhiều yêu cầu về sản phẩm, được thanh toán nhanh chóng dễ dàng, thuận mua vừa bán. Qua khảo sát ý kiến của Nông dân thích bán lúa cho các đối tượng như thương lái, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh doanh Nhà nước với tỷ lệ và những lý do được thể hiện qua biểu đồ 5.12 và 5.13.
Biều đồ 5.12: Nông dân thích bán lúa cho người mua
Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua
DN Nhà nước
Thương lái
DN tư nhân
Không liên hệ
Được bao tiêu
Giá cao
Dễ bán
Giá cao
Dễ bán
44%
56%
61%
39%
54%
46%
54%
33%
13%
54% Nông dân thích bán cho DNNN vì được bao tiêu sản phẩm và không cần liên hệ với người mua. Trong đó, 56% Nông dân cho biết được DNNN bao tiêu đầu ra của lúa, 44% không cần liên hệ với người mua vì khi có lúa Nông dân chỉ cần báo cho Hội nông dân xã biết và Hội nông dân xã liên hệ với DNNN đến mua lúa. 13% Nông dân trả lời thích bán cho Doanh nghiệp tư nhân trong đó: 54% do DNTN mua giá cao, 46% dễ bán vì họ không yêu cầu chất lượng hạt lúa cao. 33% thích bán cho thương lái trong đó: 61% bán với giá cao, 39% dễ bán.
5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn
Cách thức liên kết, mong muốn của Nông dân tại đây như: cách định giá, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán được thể hiện qua biểu đồ 5.14.
Biểu đồ 5.13: Phương thức hợp tác với Nông dân
83% người trả lời người mua ra giá mua lúa trước, còn lại 17% Nông dân ra giá bán lúa trước và sau đó hai bên thỏa thuận giá mua lúa phù hợp. Phương thức giao nhận được 100% Nông dân trả lời là người mua tự đến nơi mua lúa, tự tìm phương tiện vận chuyển, thuê nhân công, tự vận chuyển lúa về kho của mình. Và 100% Nông dân yêu cầu thời gian thanh toán ngay khi bán và địa điểm thanh toán tại nơi bán lúa.
Hợp đồng mua bán
Nông dân muốn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, họ đều mong muốn người mua bao tiêu toàn bộ sản phẩm của mình. Tất cả các Nông dân đều trả lời muốn kí hợp đồng bao tiêu với người mua, hình thức hợp đồng là kí kết bằng văn bản giữa Nông dân và Doanh nghiệp có sự chứng kiến của Chính quyền địa phương, họ mong muốn hai bên phải thực hiện nghiêm túc hợp đồng đã kí để bảo đảm quyền lợi cho cả hai. Số liệu cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 5.14.Biều đồ 5.14: Mong muốn bao tiêu đầu ra
Tóm lại, những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đều trồng loại lúa khác cùng lịch thời vụ với lúa Nàng Nhen, những lý do khiến họ chưa trồng loại lúa này là thiếu giống đảm bảo chất lượng, thiếu vốn sản xuất, chưa biết rõ kỹ thuật, quá trình sinh trưởng và phát triển, thời tiết bất lợi, thiếu nước tưới là lý do lớn nhất khiến họ chưa thể canh tác lúa Nàng Nhen.
Tất cả Nông dân đều biết người tiêu dùng thích ăn loại gạo này, giá bán cao hơn loại lúa họ đang trồng, họ có mong muốn được trồng loại lúa này và cần sự hợp tác với người mua, muốn được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, được bao tiêu tất cả lúa sản xuất ra bằng hợp đồng được kí kết bằng văn bản có tính pháp lý cao.
5.4. Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen:
5.4.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
Mục đích:
Tìm hiểu khái quát về đặc điểm những hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen.
Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen.
Tìm hiểu nhu cầu Nông dân muốn trồng lúa Nàng Nhen.
Thảo luận các biện pháp kết nối giữa Nnông dân và Doanh nghiệp tại vùng nguyên liệu như: quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức hợp tác với Công ty về cách thức mua bán, thanh toán, giá cả, giao nhận.
Buổi PRA được tiến hành trên cơ sở thảo luận giữa Nông dân và người thực hiện đề tài xoay quanh các nội dung trên.
Địa điểm: văn phòng ủy ban nhân dân xã Vĩnh Trung
Cuộc họp thứ ba diễn ra vào sáng ngày 8/4/2007
Thành phần tham gia:
Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài
Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung
Cùng 6 nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong đó có 6 nam cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung.
Cuộc họp thứ tư diễn ra vào chiều ngày 8/4/2007
Thành phần tham gia:
Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài
Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung
Cùng 7 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong đó có 5 nam và 2 nữ cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung.
5.4.2. Nội dung
Kết qủa từ buổi PRA với Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen ở hai ấp: Vĩnh Tây, Vĩnh Tâm xã Vĩnh Trung.
Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen.
Những Nông dân có đất sản xuất ở hai ấp Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm đều trồng lúa vào mùa mưa, cùng thời vụ với lúa Nàng Nhen. Những loại lúa họ thường trồng là lúa thần nông như: lúa IR 64, OM2517...
Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen do: để có được giống lúa họ phải đến Hội nông dân xã đăng kí lượng giống, diện tích trồng và trả tiền trước, Hội nông dân xã tập hợp danh sách chuyển về phòng Nông nghiệp huyện và chờ đợi phòng Nông nghiệp cung ứng giống, như vậy sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến trễ lịch thời vụ. 100% Nông dân ngại trồng lúa Nàng Nhen vì sợ thiếu nước tưới. Lúa Nàng Nhen dài ngày hơn loại cây trồng khác nên giai đoạn trổ chín lại gặp hạn hán thì ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa và cuộc sống của người dân.
Nông dân có nhu cầu trồng lúa Nàng Nhen
Nông dân có hiểu biết nhiều về lúa Nàng Nhen như: cách trồng, cách chăm sóc, được bao tiêu đầu ra, giá bán lúa cao hơn loại lúa Nông dân đang trồng, hiệu quả hơn so với trồng lúa thường, phẩm chất gạo ngon cơm, bột gạo làm bánh ngon hơn loại bột thông thường. Họ đều có mong muốn trồng lúa Nàng Nhen nhưng còn gặp khó khăn về giống và kỹ thuật canh tác, chăm sóc lúa, đảm bảo nước tưới.
ANGIMEX có nhu cầu mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen và Nông dân cũng muốn trồng loại lúa này là điều kiện thuận lợi để hai bên cùng hợp tác phát triển.
Phương thức hợp tác với Công ty
Ngoài những yêu cầu được hỗ trợ giống, vốn kỹ thuật, phương thức liên kết, phương thức giao nhận, thanh toán, định giá giống như kết quả thảo luận nhóm từ các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ở trên. Nông dân có thêm yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật sản xuất từ phía Công ty như tập huấn kỹ thuật canh tác, cán bộ kỹ thuật có thể theo dõi cách trồng của Nông dân, đến vùng nguyên liệu khảo sát, chỉ dẫn khi cần thiết thời gian khoảng 1 tuần/lần.
Tóm lại, kết quả buổi PRA đối với Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen tìm ra các lý do Nông dân chưa muốn trồng lúa Nàng Nhen trong đó có điều kiện thiếu nước tưới là lý do lớn nhất, Nông dân đều muốn chuyển sang trồng lúa Nàng Nhen để có hiệu quả kinh tế hơn loại lúa đang trồng và cùng thảo luận phương thức liên kết giữa Doanh nghiệp và Nông dân về giá, giao nhận, phương thức, thời gian, địa điểm thanh toán,…
5.5. So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác
5.5.1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác
Qua bảng 5.2 cho thấy doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác tương đối bằng nhau, chi phí trung bình của lúa Nàng Nhen thấp hơn chi phí của lúa khác và lợi nhuận trung bình trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn.
Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác
ĐVT: 1000đ/1.000m2
Danh mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Lúa NN
(1)
Lúa
khác
(2)
(1)
-
(2)
Lúa
NN
(3)
Lúa
khác
(4)
(3)
-
(4)
Lúa NN
(5)
Lúa khác
(6)
(5)
-
(6)
Doanh thu
1,244
1,207
37
1,222
1,224
-2
619
641
-22
Chi phí
629
697
-68
660
739
-79
699
781
-82
Lợi nhuận
615
510
105
562
485
77
-81
-141
60
Năm 2004, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen là 1.244.000 đồng, doanh thu trung bình của lúa khác là 1.207.000 đồng. Do đó, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác 37.000 đồng, chi phí thấp hơn 68.000 đồng nên lợi nhuận trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác là 105.000 đồng/1.000m2.
Năm 2005, doanh thu trung bình lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác 2.000 đồng, nhưng chi phí trung bình thấp hơn nên lợi nhuận trung bình của lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác là 77.000 đồng/1.000m2. Lợi nhuận của lúa Nàng Nhen năm 2005 thấp hơn năm 2004 là 28.000 đồng/1.000m2.
Năm 2006, do thời tiết nắng nóng, hạn hán dẫn đến năng suất lúa Nàng Nhen lẫn loại lúa khác đều thấp, doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen là 619.000 đồng, chi phí là 699.000 đồng nên người trồng lúa Nàng Nhen bị lỗ 81.000 đồng/1.000 m2. Doanh thu trung bình của lúa khác là 641.000 đồng, chi phí là 781.000 đồng, người trồng lúa khác bị lỗ 141.000 đồng/m2. Như vậy, người trồng lúa Nàng Nhen bị lỗ ít hơn người trồng lúa khác là 60.000 đồng/1.000m2.
Qua bảng số liệu có thể kết luận lợi nhuận do trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn trồng lúa khác nên trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn trồng loại lúa khác.
5.5.2. Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác.Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận.
Đánh giá của nông dân
Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen
Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen
Lúa Nàng Nhen cao hơn
Lúa Nàng Nhen thấp hơn
Lúa Nàng Nhen cao hơn
Lúa Nàng Nhen thấp hơn
Chi phí
3%
97%
17%
83%
Doanh thu
27%
73%
27%
73%
Giá bán
100%
0%
100%
0%
Lợi nhuận
100%
0%
100%
0%
Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen đánh giá giữa canh tác lúa Nàng Nhen và loại lúa khác đã từng trồng hoặc đang trồng được thể hiện trên bảng 5.3. Chi phí lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 97%, doanh thu lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 73%, giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen được 100% Nông dân thống nhất là cao hơn lúa khác.
Bảng 5.3 thể hiện Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen cũng đồng ý những ý kiến giống như Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen cụ thể có 83% Nông dân trả lời lúa Nàng Nhen có chi phí thấp hơn, doanh thu lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác chiếm 73%, 100% Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen thừa nhận giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen cao hơn loại lúa khác.
Tóm lại, qua sự so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận có thể thấy trồng lúa Nàng Nhen hiệu quả hơn lúa khác, sự đánh giá của Nông dân cũng phản ánh kết quả trên là giá bán và lợi nhuận của lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn lúa khác.
5.6. Tóm tắt
Qua kết quả từ hai bảng hỏi và 4 cuộc PRA với những Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen, tìm được những thuận lợi như: điều kiện tự nhiên, lúa ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, giá bán lúa cao, người mua thích mua lúa Nàng Nhen. Bên cạnh đó, những khó khăn là thiếu nước tưới, hạn hán, thiếu giống, người mua ép giá trong quá trình trồng và tiêu thụ lúa Nàng Nhen.
Những Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen trong thời gian qua đa số bán cho người mua với hình thức kí hợp đồng nhưng chưa thực hiện nghiêm túc.
Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen với lý do thiếu giống, vốn, kỹ thuật, thiếu nước tưới. Họ đều có mong muốn được trồng giống lúa Nàng Nhen và được bảo đảm đầu ra cho sản phẩm của mình bằng những hợp đồng được kí kết bằng văn bản mang tính pháp lý cao giữa hai bên.
Sau cùng, so sánh hiệu quả của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta thấy rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả cao hơn cho Nông dân và đánh giá của Nông dân giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác cũng cho rằng lúa Nàng Nhen mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chương 6: Bản kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên
giai đoạn 2007 – 2012
Chương 5 đã trình bày kết quả nghiên cứu tại xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên đối với Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen. Chương này sẽ trình bày nội dung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu bao gồm: (1) thị trường gạo Nàng Nhen; (2) kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen; (3) kế hoạch nhân sự; (4) kế hoạch tài chính; (5) phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế xã hội vùng nguyên liệu.
6.1. Thị trường gạo Nàng Nhen
6.1.1. Khách hàng
Mức sống của người dân được nâng cao, một bộ phận hộ gia đình có thu nhập cao, quan tâm đến sức khỏe bản thân và người thân của mình. Họ mong muốn sử dụng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhất là các sản phẩm thiết yếu sử dụng hàng ngày.
Gạo là thức ăn không thể thiếu trong gia đình người Việt, gạo không chỉ thơm, ngon, dẻo, mềm cơm mà còn đảm bảo sạch nghĩa là không có hóa chất độc hại, không có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
Gạo Nàng Nhen thơm Bảy Núi đáp ứng được nhu cầu đó của những người khó tính nên rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.
Theo phong tục người Việt, phụ nữ thường đảm nhiệm vai trò nội trợ trong gia đình, họ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình và là người quyết định loại gạo gia đình sử dụng chủ yếu, tuy nhiên cũng có một bộ phận nam giới tham gia quyết định mua loại gạo sử dụng có “73% người vợ quyết định loại gạo cho gia đình sử dụng và 27 % người chồng quyết định”. Nguyễn Thị Kim Nhị. 2006. Hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp. Khoa KT-TKD. Đại học An Giang.
Gạo Nàng Nhen ngon cơm và chỉ trồng ở nơi thích hợp về địa hình, đất đai và sản lượng ít nên giá bán cao hơn các loại gạo khác. Tuy nhiên, người sử dụng quan tâm đến chất lượng gạo nhiều hơn giá cả nên họ sẵn lòng trả giá cao để mua được loại gạo họ cần.
6.1.2. Dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen
Gạo Nàng Nhen được phục tráng thành công năm 2001 và Nông dân bắt đầu sản xuất giống lúa được phục tráng nên sản lượng rất ít, chỉ khoảng 100 tấn lúa. Do vậy, người tiêu dùng ít biết đến loại gạo thơm ngon này. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người tiêu dùng được sử dụng và rất muốn được mua gạo Nàng Nhen với số lượng nhiều. Do đó, gạo Nàng Nhen trên thị trường hiện nay rất khan hiếm mà hiện tại nguồn cung gạo Nàng Nhen chưa có khả năng đáp ứng.
Hiện tại, công ty ANGIMEX chưa có một nghiên cứu thị trường chính thức nào về nhu cầu gạo Nàng Nhen, về hành vi tiêu dùng gạo đặc sản. Và các nhà nghiên cứu thị trường cũng chưa nghiên cứu về hành vi tiêu dùng gạo Nàng Nhen, chưa có một dự báo chính thức nào về loại gạo này.
ANGIMEX chỉ mới thu mua lúa Nàng Nhen trong năm 2006, trong 3 năm qua từ 2004 – 2006 chưa có một số liệu quá khứ nào về doanh số tiêu thụ gạo Nàng Nhen. Đó là những hạn chế để dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen trong tương lai.
Do vậy, cần phải nghiên cứu hành vi tiêu dùng gạo Nàng Nhen ngay trong năm 2007. Việc nghiên cứu này sẽ giúp Công ty tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm từ đó sử dụng những chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và mang lại nhiều lợi nhuận cho bản thân Công ty.
Hành vi tiêu dùng gạo được nghiên cứu theo hướng sau:
Nhận thức nhu cầu của người tiêu dùng về gạo Nàng Nhen, nhu cầu phát sinh từ nội tại hay do kích thích bên ngoài.
Thu thập những thông tin về chất lượng loại gạo họ đang sử dụng; thời điểm mua gạo: mua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng; địa điểm mua gạo; số lượng mỗi lần mua; ai là người quyết định loại gạo sử dụng trong gia đình; nhận xét của họ về loại gạo đang sử dụng.
Những nguồn thông tin mà người tiêu dùng quyết định mua gạo: bạn bè, người thân, người bán giới thiệu, kinh nghiệm bản thân…
Nhu cầu của người tiêu dùng đã phát sinh, các kênh thông tin đáp ứng được những nhu cầu đó thì người tiêu dùng sẽ có các lựa chọn, đánh giá chúng và quyết định mua. Họ quyết định mua gạo để thỏa mãn tối đa nhu cầu bằng những nguồn lực nào.
Hành vi sau khi mua cũng góp phần quan trọng, người tiêu dùng mua một lần có thể mua lần thứ hai, thứ ba hay không mua, sức ảnh hưởng của họ đối với khách hàng tiềm năng.
Khuynh hướng, thị hiếu tiêu dùng gạo trong tương lai, thu nhập, nghề nghiệp, giới tính, lượng thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu gạo Nàng Nhen hay không.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, chưa có số liệu quá khứ nào về doanh số tiêu thụ gạo Nàng Nhen để dự báo nhu cầu loại gạo này trong tương lai và năng lực sản xuất lúa hiện nay có giới hạn nên đề tài đi theo hướng mở rộng diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen qua từng năm trong đó năm 2007 sẽ ổn định lại diện tích trồng tại xã Vĩnh Trung.
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 4: Nông dân có đầy đủ các điều kiện và muốn trồng loại lúa này. Do đó, dựa vào diện tích trồng lúa Nàng Nhen từ 2004-2006 và mong muốn của Nông dân, vận động Nông dân mở rộng diện tích. Nên dự báo diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen như sau:
Bảng 6.1: Dự báo diện tích lúa Nàng Nhen từ năm 2007 - 2012
Năm
Diện tích
( ha)
2007
30
2008
50
2009
75
2010
105
2011
140
2012
180
6.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Gạo là nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày, các loại gạo được trồng với diện tích lớn thường tập trung vào xuất khẩu nên ít cạnh tranh với gạo đặc sản trong nước. Ngoài ra, gạo đặc sản có những phẩm chất vượt trội so với các loại gạo thường về độ thơm, ngon cơm, màu sắc, độ dài nên các loại gạo thường chỉ tập trung vào xuất khẩu sẽ không tranh giành thị trường với gạo đặc sản.
Hiện tại gạo Nàng Thơm Chợ Đào cũng được thị trường ưa chuộng vì có những phẩm chất giống thơm ngon, nó được biết đến khá lâu và được xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, gạo đặc sản với sản lượng rất ít không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên không gặp sức ép cạnh tranh.
Tóm lại, gạo Nàng Nhen là loại gạo đặc sản chất lượng cao. Đối tượng sử dụng gạo Nàng Nhen là những người có thu nhập cao, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Hiện nay chưa có nghiên cứu thị trường về hành vi tiêu dùng loại gạo này. Do vậy, ANGIMEX cần nghiên cứu hành vi tiêu dùng gạo Nàng Nhen ngay trong năm 2007 từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tối ưu.
6.2. Kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen
6.2.1. Điều kiện ảnh hưởng đến lúa Nàng Nhen
Đất đai
Theo Thạc Sĩ Nguyễn Văn Minh:
“Đất Bảy núi là loại đất xám bạc màu có thành phần cát trên 61%, tuy nhiên càng xuống sâu thì tỷ lệ cát giảm dần chỉ còn 51% ở độ sâu 1,4 m. Điều này cho thấy rằng lớp đất mặt nhẹ dễ thoát nước và mất nước nhanh vào mùa khô”
“Cũng do tính chất đất đai như trên nên việc bón phân chuồng ở vùng đất cao nhiều cát càng nhiều càng có ý nghĩa. Phân chuồng giúp giữ chặt các phân vô cơ bón vào và phóng thích từ từ chất dinh dưỡng cho cây sử dụng”.
Theo anh Chau Thanh Thonl phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung : “đất đai ở đây có một số chất đặc biệt giúp cây lúa Nàng Nhen có mùi thơm và ngon cơm hơn so với giống lúa Nàng Nhen được trồng ở nơi khác”.
Lúa Nàng Nhen thích hợp với đất ruộng trên là loại đất cát pha sét, đặc biệt phù hợp với đất đai ở xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên.
Nguồn nước sử dụng chủ yếu cho trồng lúa là nước mưa, hàng năm đến tháng 7 ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên bắt đầu mưa và nó là điều kiện thuận lợi cho lúa Nàng Nhen phát triển.
Quy trình 6.1: Quy trình sản xuất lúa Nàng Nhen
Thu hoạch
&
Bảo quản
sau thu hoạch
Lúa
thương phẩm
- Giống
- Vốn
- Kỹ thuật
- Đất
Làm đất
Gieo mạ
Cấy
Chăm sóc
- Điều kiện
tự nhiên
- Đất đai
- Khí hậu
- Thời tiết
- Nước
Kỹ thuật canh tác lúa Nàng Nhen
Làm đất gieo mạ: Đất sản xuất giống phải là đất tốt, bón lót bằng phân chuồng, được làm bằng phẳng, dọn sạch cỏ, chủ động tưới tiêu theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Gieo mạ:
Nông dân không sử dụng lúa ăn làm giống mà được phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên cung cấp nên giống được bảo đảm chất lượng sẽ tạo nên hạt gạo thơm ngon.
Hạt giống được làm sạch trước khi ngâm ủ, lọai bỏ hạt lép lẫn tạp chất.
Sau đó ngâm vào nước sạch khoảng 30 giờ, tiếp tục ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm và gieo mạ trên phần đất đã chuẩn bị sẵn.
Mạ được gieo khoảng 30 ngày sẽ tiến hành cấy.
Chuẩn bị đất: sau khi thu hoạch lúa thần nông, nông dân tiến hành cày xới, làm đất tươi xốp, bón nhiều phân chuồng để đất có nhiều chất dinh dưỡng.
Cấy: Mạ được gieo sau 30 ngày bắt đầu cấy, mỗi công lúa (1000 m2)được cấy khoảng 10 kg giống.
Sau khi cấy là giai đoạn chăm sóc, Nông dân thường xuyên thăm đồng, làm cỏ cho lúa. Lúa Nàng Nhen được bón phân hai lần: lần đầu khoảng 5-10 kg/1000m2 vào giai đoạn lúa làm đòng, lần 2 là giai đoạn lúa trổ bắt đầu bón phân để kích thích sức sinh trưởng, giúp cây lúa nuôi hạt trong suốt thời gian còn lại.
Lúa Nàng Nhen có sức chống chọi với sâu bệnh nên phần lớn diện tích ít có sâu, bệnh nên nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đây là điều kiện cần thiết để lúa Nàng Nhen trở thành một loại lúa sạch.
Nưới tưới: đây là loại lúa trung mùa sống chủ yếu nhờ nước mưa. Do vậy, để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao nên được gieo trồng đúng lịch thời vụ là lúc thời tiết mưa nhiều.
Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: đầu tháng 11 lúa Nàng Nhen bắt đầu chín, nông dân chuẩn bị thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công truyền thống. Nông dân sử dụng lưỡi hái cắt lúa, sau đó bó lại thành từng bó phơi tại đồng. Khi đủ độ khô, lúa được suốt và vận chuyển về nhà.
Lúa về đến nhà sẽ được phơi thêm một lần nữa thời gian khoảng 2 ngày. Đây là công đoạn đặc biệt khác với các loại lúa được trồng ở đất ruộng bưng và là yêu cầu để lúa Nàng Nhen đảm bảo độ thơm, dẻo….Lúa phơi xong được bán ngay cho người mua. Nông dân không bảo quản lại vì để lâu hạt lúa bị mất phẩm chất.
Quy trình 6.2: thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
Lúa chín
Cắt bằng thủ công
Bó lúa
Phơi tại đồng
Suốt
Vận chuyển
về nhà
Phơi tiếp
Vô bao
Phơi thêm
khô
chưa
Gom lúa
Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen
Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm
Năm
Tháng
7
8
9
10
11
Làm đất gieo mạ
Gieo mạ
Làm đất cho ruộng cấy
Cấy lúa
Sinh trưởng, phát triển (làm đòng, trổ, chín)
Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu
6.2.2.1.Vị trí vùng nguyên liệu
Bản đồ 2: Vị trí vùng nguyên liệu
Vùng trồng lúa Nàng Nhen
(Nguồn: //sonongnghiep.angiang.gov.vn)
Vùng trồng lúa Nàng Nhen là nơi có đủ điều kiện thích hợp như: yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, yếu tố con người phải phù hợp. Lúa Nàng Nhen chỉ thích hợp trồng trên đất ruộng trên, những khu vực gần chân núi. Do đó, lúa Nàng Nhen sẽ được trồng tại hai ấp Vĩnh Tâm và Vĩnh Tây của xã Vĩnh Trung, một phần xã An Cư và thị trấn Tịnh Biên (xã Xuân Tô cũ), ước tính diện tích có thể trồng đạt 2.000 ha.
6.2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí
Lao động
Lúa Nàng Nhen chỉ được trồng bởi Nông dân người Khmer vì người Khmer có đất ruộng trên, chiếm số lượng lớn khoảng 30% dân số, họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa ở đất ruộng trên, có tính cần cù, chịu khó.
Người dân ở đây luôn chấp hành theo pháp luật, có ý thức tốt trong việc thực hiện hợp đồng, trung thực, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ chính quyền địa phương.
Cơ sở hạ tầng
Huyện Tịnh Biên là huyện có nhiều điểm du lịch nổi tiếng nên hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, những con đường rộng, thoáng, nối liền trung tâm các xã, huyện. Tại Vĩnh Trung có thể đi đến Châu Đốc, hoặc Tri Tôn, Long Xuyên một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đường giao thông nối liền xã Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Tịnh Biên thuận tiện. Các phương tiện vận chuyển như xe tải có thể lưu thông dễ dàng.
Mạng lưới điện được phủ đều các xã, Nông dân sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày, giải trí, mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại công cộng, các mạng sóng di động được phủ sóng đến đây và ngày càng mạnh mẽ.
Môi trường
Hiện tại, Nông dân trồng lúa Nàng Nhen là người Khmer, họ sống tập trung từng khu vực, ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Khmer, thân thiện với cộng đồng, dễ tiếp xúc, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Người dân luôn chấp hành luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chính sách địa phương
Nông dân trồng lúa được miễn tất cả các loại thuế và các khoản đóng góp hàng năm. Chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ Nông dân trồng lúa Nàng Nhen như: Trưởng Ban quản lý khu du lịch Tịnh Biên đang xây dựng tên gọi xuất xứ hàng hóa cho lúa Nàng Nhen. Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng giống lúa siêu nguyên chủng đưa về phòng Nông Nghiệp sau đó cùng Nông dân nhân ra thành giống lúa nguyên chủng và xác nhận để đảm bảo đủ nguồn giống chất lượng.
Người dân đến liên hệ công tác tại Ủy ban Nhân dân xã, huyện rất tiện lợi, cán bộ nhiệt tình, giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ. Những thủ tục giấy tờ được giải quyết nhanh chóng, triệt để.
30% dân số nơi đây là người Khmer nên có những phong tục, tập quán riêng nhưng vẫn sống hòa thuận với cộng đồng. Họ có những tết đặc trưng như: tết cổ truyền Chol Chnam Thmây, lễ đua bò truyền thống Dolta.
6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu
Theo các nhà máy xay xát và các thương lái: quy trình xay xát từ lúa nguyên liệu thành gạo thành phẩm từ khâu nguyên liệu, phân loại, làm sạch đến khâu đóng bao, bảo quản có thể xuất bán trên thị trường thì 1 tấn lúa nguyên liệu cho ra 600 (60%) kg gạo thành phẩm, 50kg (5%) tấm, 150kg (15%) cám và 200kg (20%) trấu.. Và năng suất trung bình của lúa Nàng Nhen là 3.5 tấn/ha.
Do đó, diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo như sau:
Bảng 6.3: Nhu cầu lúa và diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tấn gạo (tấn)
63
105
158
221
294
378
Tấn lúa (tấn)
105
175
263
368
490
630
Diện tích sản xuất (ha)
30
50
75
105
140
180
Qua kết quả nghiên cứu ở chương 5, sau khi phỏng vấn trực tiếp Nông dân và thảo luận nhóm. Nông dân đề nghị được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…Do vậy, cách quản lý vùng nguyên liệu được đề xuất như sau:
ANGIMEX
Quy trình 6.3: Quy trình quản lý vùng nguyên liệu
Tổ LKSX lúa Nàng Nhen
Vùng nguyên liệu
Đánh giá hiệu quả
Kiểm định chất lượng gạo
Hợp đồng
bao tiêu
Hỗ trợ vật tư, kỹ thuật cho nông dân
Hỗ trợ trước cho nông dân giống lúa, phân bón, tập huấn kỹ thuật
Năm 2006 bà con nông dân nơi đây mất mùa, họ không đủ vốn tái sản xuất với diện tích lớn, cuộc sống gặp khó khăn. Do vậy, ANGIMEX cần hỗ trợ giống, phân bón cho Nông dân và tập huấn kỹ thuật là biện pháp tốt.
Nông dân khi đăng kí trồng lúa Nàng Nhen sẽ nhận được sự hỗ trợ của Công ty: 10kg giống/1000m2, hỗ trợ 30 kg phân hóa học/1000m2 không tính lãi. Đến khi thu hoạch sẽ trừ vào tiền bán lúa cho Doanh nghiệp.
Vào đầu mùa vụ hàng năm những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen sẽ được tập huấn kỹ thuật từ trạm khuyến nông huyện, ANGIMEX liên hệ với trạm khuyến nông liên kết mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa Nàng Nhen. Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen thường xuyên được bổ sung kiến thức bằng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc. Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có nhiều kinh nghiệm là người hướng dẫn kỹ thuật tốt cho những người mới trồng chưa có kinh nghiệm.
Trong quá trình trồng, cán bộ kỹ thuật của Công ty sẽ thường xuyên đến hướng dẫn quy trình trồng lúa Nàng Nhen cho Nông dân khoảng 1 lần/tuần, trực tiếp kiểm tra lúa trong giai đoạn làm đòng đến thu hoạch, giám sát khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đảm bảo hạt lúa đúng chất lượng. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra đột xuất để xem Nông dân có thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hay không.
Kí hợp đồng bao tiêu
Trước khi hỗ trợ giống, vốn, tập huấn kỹ thuật cho Nông dân. Công ty sẽ kí hợp đồng bao tiêu lúa Nàng Nhen được sản xuất ra. Hợp đồng phải rõ ràng, chặt chẽ thể hiện quan hệ hợp tác giữa hai bên và được kí kết đến từng Nông dân trồng lúa Nàng Nhen và có sự chứng kiến của Hội nông dân, tổ LKSX lúa Nàng Nhen và xác nhận của Chính quyền địa phương xã Vĩnh Trung.
Doanh nghiệp cam kết bao tiêu lúa Nàng Nhen cho Nông dân từ năm 2007 đến 2012, trong mỗi vụ sản xuất: mức giá, điều kiện hỗ trợ, các điều khoản của hợp đồng được điều chỉnh cho thích hợp với từng thời vụ đảm bảo hai bên cùng có lợi.
Mẫu hợp đồng bao tiêu (phụ lục 1)
Kiểm định chất lượng gạo
Chức năng của phòng kiểm định chất lượng trong việc quản lý vùng nguyên liệu là thử nghiệm chất lượng gạo Nàng Nhen và so sánh với các loại gạo khác.
Phòng kiểm định sẽ xác định thành phần dinh dưỡng của hạt gạo như: hàm lượng calo, protein, gluxit, các vitamin và khoáng chất.
Nhân viên thử loại gạo được sản xuất ra, xác định độ thơm, dẽo, mùi vị và so sánh với các loại gạo chất lượng cao khác như gạo Jasmine.
Sau khi thử nghiệm và so sánh, nếu gạo Nàng Nhen đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đóng gói xuất bán ra thị trường, nếu chưa đạt chất lượng cần phải điều chỉnh quy trình sản xuất, cách bảo quản để hạt gạo đúng tiêu chuẩn và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Công ty đã có phòng kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu, do đó nhân viên của phòng đảm nhận thêm nhiệm vụ kiểm định chất lượng gạo Nàng Nhen.
Tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen
Tập hợp những người trồng lúa Nàng Nhen trên địa bàn xã Vĩnh Trung thành một tổ chức để phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, bảo vệ quyền lợi của tổ viên, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, tổ này là đầu mối trung gian giữ vai trò cầu nối giữa Nông dân và Công ty. Nông dân muốn trồng lúa Nàng Nhen sẽ đến tổ LKSX đăng kí diện tích, ngày gieo sạ. Tổ LKSX tập hợp danh sách gởi về Công ty, từ đó Công ty sẽ mua giống từ phòng Nông nghiệp, phân bón giao cho Nông dân theo từng diện tích có sự giám sát của tổ LKSX lúa Nàng Nhen và Chính quyền địa phương.
Đánh giá hiệu quả xây dựng vùng nguyên liệu
Trong quá trình xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu cần phải đánh giá lại các biện pháp hỗ trợ vật tư cho Nông dân, sự liên kết giữa Nông dân và Công ty, xem xét khả năng mở rộng diện tích phù hợp với tình hình thực tế hàng năm.
ANGIMEX chuẩn bị cổ phần hóa, đây là cơ hội gắn kết Nông dân với Công ty. Người Nông dân trở thành thành viên của công ty với các điều khoản ưu đãi, mua cổ phần của Công ty. Nông dân trồng lúa đạt năng suất cao trước tiên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho gia đình, Công ty thu mua nhiều sản phẩm chất lượng, bán với giá cao đạt nhiều lợi ích cho Công ty, thông qua đó Nông dân cũng hưởng lợi từ cổ phần của mình. Điều này sẽ gắn kết bền vững mối liên hệ giữa Nông dân vùng nguyên liệu và Công ty thu mua nông sản.
6.2.4. Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen.
Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, con người tham gia quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có yếu tố con người thì mọi hoạt động không thể thực hiện được. Một bản kế hoạch, một dự án có tốt đến đâu cũng không thể thực hiện được nếu không có bàn tay và khối óc con người. Do vậy, xây dựng kế hoạch nhân sự tham gia quản lý vùng nguyên liệu được xem kế hoạch quan trọng trong bản kế hoạch nguyên liệu.
Kế hoạch nhân sự liên quan đến nhu cầu lao động và nguồn cung cấp lao động. Do đó, kế hoạch nhân sự được hoạch định theo các bước sau.
6.2.4.1. Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết.
Nhân sự cho xây dựng vùng nguyên liệu có các hoạt động chức năng cần thiết như: chức năng quản lý, chức năng kế toán, tài chính, chức năng thu mua.
Chức năng quản lý: thực hiện các công việc dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen qua các năm để xây dựng kế hoạch phát triển diện tích vùng nguyên liệu phù hợp với nhu cầu. Đồng thời xem xét các biện pháp hỗ trợ vật tư như: giống, vốn, phân bón cho nông dân. Ngoài ra, thực hiện báo cáo tình hình vùng nguyên liệu cho công ty.
Chức năng tài chính, kế toán: thực hiện hạch toán sổ sách của vùng nguyên liệu để quản lý và báo cáo cho lãnh đạo công ty.
Chức năng thu mua: bao gồm thu mua và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Bộ phận này trực tiếp hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng lúa Nàng Nhen từ khâu làm đất, gieo mạ đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Và đảm nhận nhiệm vụ thu mua lúa, vận chuyển đến nhà máy xay xát.
Nhân sự cho vùng nguyên liệu cần tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở các phòng ban. Riêng bộ phận thu mua làm việc theo mùa khoảng 6 tháng vì lúa Nàng Nhen chỉ trồng được 1 vụ/năm bắt đầu tháng 7 hàng năm, thời gian còn lại họ làm việc tại các xí nghiệp của Công ty.
6.2.5. Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen
6.2.5.1. Doanh thu gạo Nàng Nhen
Bảng 6.4: Mức giá bán gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám
ĐVT: 1000đ/kg
Danh mục
Giá
Gạo Nàng Nhen
12
Tấm
3.4
Cám
2.5
Bảng 6.5: Lượng gạo Nàng Nhen tiêu thụ từ 2007-2012
ĐVT: tấn
Danh mục
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Gạo Nàng Nhen
63
105
158
221
294
378
Tấm
5
9
13
18
25
32
Cám
16
26
39
55
74
95
Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012
ĐVT: 1000 đồng
Danh mục
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Gạo NN
756,000
1,260,000
1,894,000
2,650,000
3,528,000
4,536,000
Tấm
18,000
30,000
45,000
63,000
83,000
107,000
Cám
39,000
66,000
99,000
138,000
184,000
236,000
Tổng DT
813,000
1,356,000
2,038,000
2,851,000
3,795,000
4,879,000
6.2.5.2. Chi phí
Chi phí hỗ trợ vật tư
Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trên 1 ha
ĐVT: 1000 đồng/ha
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chi phí giống
kg
100
5
500
Chi phí phân bón
kg
300
6
1,800
Tổng
2,300
Sau khi mua lúa đến giai đoạn xay xát, lau bóng thành gạo thành phẩm thì chi phí trung bình cho 1 tấn gạo là 180 ngàn đồng bao gồm: chi phí vận chuyển, xay xát, lau bóng, nhân công bốc vác, quản lý, hợp đồng, tách màu, hút chân không, đóng gói bao bì… Chi phí marketing bao gồm: gởi hàng bán ở siêu thị, quảng cáo, vận chuyển, phân phối, chiết khấu, giao dịch…. là 40 ngàn đồng/ tấn. (Nguồn tin: phòng Marketing – công ty ANGIMEX). Do đó, tổng cộng các khoảng chi phí từ vận chuyển sau khi mua đến gởi hàng bán ở siêu thị là 220 ngàn đồng/ tấn.
Bảng 6.8: Chi phí mua lúa trên 1 ha
ĐVT: 1000 đồng
Danh mục
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chi phí hỗ trợ vật tư (1)
1000đ/ha
1
2,300
2,300
Chi phí mua lúa (2)
1000đ/tấn
3.5
3,500
12,250
Chi phí mua lúa thực (2) - (1)
9,950
Bảng 6.9: Bảng chi phí tổng hợp từng năm từ 2007 – 2012
ĐVT: 1000 đồng
Danh mục
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Gạo NN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT33.doc