Tài liệu Đề tài Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học u kết mạc - Giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 1996 đến năm 2006 – Lê Kim Lan: 52
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC U KẾT MẠC -
GIÁC MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2006
LÊ KIM LAN
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì - Hà Nội
PHẠM THỊ KHÁNH VÂN
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng (LS), mô bệnh học (MBH), các phương
pháp điều trị u kết mạc-giác mạc, sự phù hợp giữa chẩn đoán LS và MBH. Đối tượng và
phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 320 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân (BN)
khám và điều trị u kết-giác mạc (KGM) tại Bệnh viện Mắt TW từ năm 1996-2006 được
chẩn đoán xác định bằng MBH. Kết quả: Tỷ lệ u KGM lành tính chiếm 71,9%, ác tính
chiếm 28,1%. Các u lành tính gồm u bẩm sinh lạc chỗ (BSLC) (37,5%), nốt ruồi (11,6%),
u biểu mô bề mặt (10,6%), u có nguồn gốc mạch máu (10,3%), u lympho lành tính
(1,9%). Các u ác tính gồm ung thư biểu mô tế bào vẩy (BMTBV) (13,2%), u hắc tố ác tính
(HTAT) (6,6%), ung thư biểu mô tại chỗ (5,9%), ung thư biểu mô dạng biểu bì nhầy
(0,9%), ung thư biểu mô...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học u kết mạc - Giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 1996 đến năm 2006 – Lê Kim Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC U KẾT MẠC -
GIÁC MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2006
LÊ KIM LAN
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì - Hà Nội
PHẠM THỊ KHÁNH VÂN
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng (LS), mô bệnh học (MBH), các phương
pháp điều trị u kết mạc-giác mạc, sự phù hợp giữa chẩn đoán LS và MBH. Đối tượng và
phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 320 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân (BN)
khám và điều trị u kết-giác mạc (KGM) tại Bệnh viện Mắt TW từ năm 1996-2006 được
chẩn đoán xác định bằng MBH. Kết quả: Tỷ lệ u KGM lành tính chiếm 71,9%, ác tính
chiếm 28,1%. Các u lành tính gồm u bẩm sinh lạc chỗ (BSLC) (37,5%), nốt ruồi (11,6%),
u biểu mô bề mặt (10,6%), u có nguồn gốc mạch máu (10,3%), u lympho lành tính
(1,9%). Các u ác tính gồm ung thư biểu mô tế bào vẩy (BMTBV) (13,2%), u hắc tố ác tính
(HTAT) (6,6%), ung thư biểu mô tại chỗ (5,9%), ung thư biểu mô dạng biểu bì nhầy
(0,9%), ung thư biểu mô tuyến bã (0,9%), u lympho ác tính (0,6%). Có 84,4% các khối u
ác tính gặp ở độ tuổi >40. U lành tính hay gặp ở KM nhãn cầu (50%), vùng rìa KGM
(38,26%). Các khối u ác tính gặp nhiều ở vùng rìa KGM (52,22%), ở KM nhãn cầu
(31,06%). Tất cả các BN được điều trị phẫu thuật cắt u, trong đó có 10,9% phối hợp với
các liệu pháp điều trị khác. Tỷ lệ chẩn đoán LS phù hợp với MBH là 83,3%. Kết luận: U
KGM gặp ở mọi lứa tuổi. U lành tính hay gặp ở người trẻ, u ác tính gặp nhiều ở độ tuổi
>40.Vị trí các khối u đa số ở vùng rìa KGM và KM nhãn cầu. Các liệu pháp phối hợp
điều trị khá đa dạng. Tỷ lệ chẩn đoán LS phù hợp với MBH khá cao.
Từ khóa: U kết giác mạc.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U KGM là bệnh tương đối ít gặp,
nhưng chiếm một tỷ lệ cao trong bệnh cảnh
các khối u của mắt. Bệnh đa dạng về LS,
thể loại, vị trí. Chẩn đoán xác định u lành
tính, ác tính, loại u không thể tách rời
MBH. U KGM nhiều khi phức tạp về xử trí
và tiên lượng, đòi hỏi các phương pháp điều
trị thích hợp với từng loại, có khi phải phối
hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên
cứu về u KGM. Ở Việt Nam, trong
những năm gần đây, bệnh u KGM có
chiều hướng tăng lên. Vì vậy để góp phần
nghiên cứu thêm về phần bệnh học của u
KGM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
52
với mục tiêu: Nhận xét đặc điểm LS, MBH,
các phương pháp điều trị u KGM; sự phù
hợp giữa chẩn đoán LS và MBH.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
BN khám và điều trị u KGM tại
Bệnh viện Mắt TW từ năm 1996-2006
được chẩn đoán xác định bằng MBH (hồi
cứu từ hồ sơ bệnh án).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả hồi cứu
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: Hồ sơ
bệnh án, kết quả MBH, phiếu thu thập
thông tin.
2.2.3. Cách thức nghiên cứu: Thu thập
thông tin về BN trong hồ sơ (tuổi, giới,
thời gian mắc bệnh), đặc điểm LS của u
KGM (vị trí u, hình ảnh LS, chẩn đoán
LS, phương pháp điều trị, kết quả MBH).
2.3. Xử lý số liệu: bằng phương pháp
toán thống kê với chương trình SPSS.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ năm 1996-2006 có 320 hồ sơ bệnh
án u KGM của 320 BN được chẩn đoán xác
định bằng mô bệnh học và điều trị tại Bệnh
viện Mắt TW.
3.1. Đặc điểm BN nghiên cứu:
- Giới: Nam chiếm 51,3% (164 BN),
nữ chiếm 48,7% (156 BN). Sự khác biệt
về tỷ lệ này không có ý nghĩa thống kê.
- Tuổi: Độ tuổi mắc bệnh hay gặp nhất
là nhóm tuổi<16 (133/320=41,6%); tỷ lệ ít
gặp nhất là nhóm 41-60 tuổi
(41/320=12,8%). Tuổi trung bình của BN
nghiên cứu là 30,24 ± 24,28. Tuổi cao nhất
là 88, thấp nhất là 7 tháng tuổi.
67
40
23
34
66
48
17
25
0
10
20
30
40
50
60
70
Nam Nữ
< 16
16 - 40
41 - 60
> 60
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
3.2. Đặc điểm mô bệnh học của u kết giác mạc
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân u lành tính và u ác tính
52
71,9%
28,1%
U lành tính
U ác tính
Biểu đồ 2. Tỷ lệ bệnh nhân u lành tính và ác tính
Biểu đồ 2 cho thấy nhóm u lành
tính là 230 BN chiếm 71,9%; nhóm ung
thư là 90 BN chiếm 28,1%. Tỷ lệ này
cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác
giả trên thế giới như Shields Carol L.
năm 2004 (72%), Obata H. năm 2005
(79%) [5,11].
3.2.2. Mức độ hay gặp của các loại u
lành tính
22
12
37
2
31
6
120
0
20
40
60
80
100
120
U nhú
Quá sản biểu mô
Nốt ruồi
U máu
U hạt
U lympho
U bẩm sinh
Biểu đồ 3. Phân bố tỷ lệ giữa các loại u lành tính
Trong 230 trường hợp u lành tính,
loại hay gặp nhất là u BSLC chiếm
37,5% trong tổng số các loại u
(120/320). Theo nghiên cứu của
Shields Carol L., Viện Mắt Doheny và
Viện nghiên cứu Bệnh học Quân đội
Mỹ, tỷ lệ u BSLC là 2%, 2,7% và 2,9%
trong bệnh cảnh cảnh u các loại nói
chung [7,11]. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi chỉ có thể đưa ra nhận xét là
ở Việt Nam số trẻ mắc u BSLC cao hơn
nhiều so với trẻ ở các nước Âu-Mỹ.
Điều này có thể do người mẹ mắc bệnh
trong quá trình mang thai, hoặc không
được tư vấn đầy đủ về những nguy cơ
mắc dị tật bẩm sinh ở bào thai trong
quá trình thai nghén, hoặc có thể do
ảnh hưởng của chất độc trong chiến
tranh. Đứng thứ hai là nhóm nốt ruồi
chiếm tỷ lệ 11,6% (37/320), u có nguồn
52
gốc biểu mô là 34 BN chiếm 10,6%
(34/320), u có nguồn gốc mạch máu là
33 BN chiếm 10,3%, u lympho lành
tính là 6 BN chiếm 1,9%. Theo nghiên
cứu của Shields Carol L., tỷ lệ nốt ruồi
là 28%, u lành tính có nguồn gốc biểu
mô là 2%, u có nguồn gốc mạch máu là
4%, quá sản lympho là 2% [11]. Sự
khác nhau này có thể do màu da trắng
của bệnh nhân ở các nước Âu-Mỹ hay
mắc các bệnh sắc tố hơn ở các bệnh
nhân chủng tộc da vàng.
3.2.3. Mức độ hay gặp của các loại u
ác tính
Trong 90 trường hợp ung thư KGM
với 6 loại, nhiều nhất là ung thư BMTBV
(46,7%), tiếp theo
là u HTAT
(23,3%). Trong
tổng số các loại u
nói chung, tỷ lệ này
lần lượt là 13,2%
và 6,6%. Kết quả
này phù hợp với
kết quả nghiên cứu
của các tác giả Mỹ,
Mêhicô [1,7].
Nhưng hơi khác với nghiên cứu của
Shields Carol L. năm 2004 (u HTAT là
13% và ung thư BMTBV là 11%) [10].
Theo các tác giả ở các nước Châu Âu tỷ
lệ u HTAT dưới 3% trong các loại u.
Theo chúng tôi tỷ lệ u HTAT ở Việt
Nam (6,6%) cũng khá cao, có thể do đặc
điểm khí hậu, tiếp xúc với nắng nhiều.
Những BN được chẩn đoán xác định
hoặc nghi ngờ loại u này cần được theo
dõi chặt chẽ trước và sau điều trị.
Lommatzch và các cộng sự đã chỉ ra
trong nghiên cứu rằng u HTAT là bệnh ít
gặp nhưng có khả năng gây tử vong, là
một trong những loại u ác tính nhất của
nhãn cầu, thậm chí sau khi điều trị kịp
thời và đúng đắn, đặc biệt sau khi trì
hoãn các liệu trình điều trị tấn công [4].
Tại Mỹ, các nghiên cứu về dịch tễ học
chỉ ra rằng, sự tiếp xúc nhiều với ánh
nắng mặt trời làm tăng nguy cơ phát triển
ung thư BMTBV và với những bệnh
nhân nhiễm virut HIV ở các nước Châu
Phi [7], thêm vào đó các yếu tố khác như
tiếp xúc nhiều với dầu mỏ, hút thuốc lá
cũng được quan tâm. Nghiên cứu của
Toth J và các cộng sự về mối liên quan
giữa virut gây u nhú ở người (HPV) type
16 và gen p53 trong ung thư BMTBV đã
chỉ ra 78% u là dương tính với gen p53
(18 trong số 23 BN), 22% u dương tính
với HPV, nhưng các tác giả không thể
khẳng định có sự kết hợp có ý nghĩa
thống kê giữa gen p53 (được xác định
bằng phương pháp hoá mô miễn dịch) và
sự nhiễm HPV (được xác định bởi kỹ
thuật PCR: polymerase chain reaction)
[12].
Trong 90 trường hợp u ác tính
KGM, chúng tôi chỉ gặp 2 BN u lympho
ác tính (chiếm 2,2% trong nhóm ung thư
và 0,6% trong các loại u). Tỷ lệ này thấp
Biểu đồ 4. Phân bố tỷ lệ giữa các loại u ác
tính
52
hơn so với nghiên cứu của Shields Carol
L. (6% trong các loại u) [39]. Trong hồ
sơ không thấy khai thác bệnh toàn thân
hoặc có thể BN đến ở giai đoạn chưa
biểu hiện bệnh toàn thân nên chúng tôi
không biết được liệu 2 BN này có mối
liên quan đến bệnh lympho hệ thống hay
không. Khi nghiên cứu 117 BN u
lympho, Shields Carol L. thấy có 36 BN
có liên quan đến bệnh lympho hệ thống
(chiếm 30%) [11].
3.3. Đặc điểm lâm sàng của u KM-
GM
Bảng 1. Phân bố vị trí của u KGM theo loại u
Loại u Vị trí u
KM mi KM cùng đồ
KM nhãn
cầu
KGM
n % n % n % n %
U lành
tính
MP (109) 4 3 57 45
MT (112) 13 6 52 41
Hai mắt (9) 1 6 2
Tổng số (230) 18 7,83 9 3,91 115 50 88 38,26
U ác
tính
MP (46) 4 4 13 25
MT (44) 3 4 15 22
Tổng số (90) 7 7,7 8 8,8 28 31,11 47 52,22
Nhóm u lành tính hay gặp nhất ở
KM nhãn cầu (50%), tiếp đến là ở KGM
(38,26%). Nhiều tác giả trên thế giới
cùng có chung quan điểm này [39].
Trong nhóm ung thư, bệnh đa số gặp ở
vùng rìa KGM (52,22%), tiếp đến là KM
nhãn cầu (31,06%). Tỷ lệ này thấp hơn
so với nghiên cứu của các tác giả Mỹ lần
lượt là 62% và 28% [11]. Trong nhóm
ung thư, chúng tôi không gặp trường hợp
nào mắc bệnh hai mắt.
Bảng 2. Phân bố vị trí của ung thư biểu mô tế bào vẩy
Loại u Vị trí
KM mi KM cùng đồ
KM nhãn
cầu
KGM
n % n % n % n %
Ung thư
tế bào
vẩy
MP (21) 1 5 15 71,4
MT (21) 1 4 16 76,2
Tổng số
(42)
1 2,38 1 2,38 9 21,42 31 73,8
Trong nhóm ung thư biểu mô tế
bào vẩy, u xuất hiện ở KGM là 31 trường
hợp chiếm 73,8%; tiếp đến là KM nhãn
cầu có 9 trường hợp chiếm 21,42%. Điều
này tương đối phù hợp với nhiều tác giả
trên thế giới: Shields Carol L. (65% và
28%), Edoardo Midena (75% và 25%)
[3,11].
52
Bảng 3. Phân bố vị trí của u hắc tố ác tính
Loại u Vị trí
KM mi KM cùng đồ
KM nhãn
cầu
KGM
n % n % n % n %
U hắc tố
ác tính
MP (11) 2 2 3 4 36,4
MT (10) 2 2 6
Tổng số
(21)
4 19,04 4 19,04 9 42,84 4 19,04
Bảng 3 cho chúng ta thấy u hắc tố
ác tính gặp nhiều ở KM nhãn cầu và
vùng rìa KGM chiếm 61,88%. Kết quả
này tương tự nghiên cứu của các tác giả
Châu Âu như Tiệp Khắc, Phần Lan. Vị
trí của khối u HTAT là một trong những
yếu tố tiên lượng bệnh. Đa số đều nhất trí
rằng những khối u ở: KM mi, cùng đồ,
nếp bán nguyệt, cục lệ, bờ mi thì tiên
lượng tồi hơn và tỷ lệ tử vong cao gấp
2,2 lần so với những khối u ở KM nhãn
cầu (bao gồm cả vùng rìa KGM) [6].
3.4. Đối chiếu chẩn đoán lâm sàng và
mô bệnh học
- Trong nhóm u KM lành tính: u
nhú, nốt ruồi, u máu, u hạt và u bẩm sinh
lạc chỗ có tỷ lệ chẩn đoán ban đầu phù
hợp với MBH khá cao > 77%. Với
những trường hợp quá sản biểu mô và
quá sản lympho tỷ lệ chẩn đoán LS
không phù hợp với MBH > 83%.
- Với nhóm u KM ác tính: các
trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ, tế
bào vẩy, u HTAT có tỷ lệ chẩn đoán LS
phù hợp MBH cao >83%. Các nhóm ung
thư biểu mô tuyến bã, ung thư biểu mô
dạng biểu bì nhầy, u lympho ác tính
100% có chẩn đoán LS không phù hợp
với kết quả MBH.
- Ở nhóm u KGM lành tính > 80%
có tỷ lệ chẩn đoán LS phù hợp với MBH,
và với quá sản biểu mô thì tỷ lệ này cũng
không cao (60%).
- Trong nhóm u KGM ác tính, >73%
có chẩn đoán LS phù hợp với MBH. Đối
với u HTAT: 1 trường hợp (chiếm 25%)
chẩn đoán ban đầu là nốt ruồi, xác định
bằng MBH là u hắc tố ác tính.
3.5. Phương pháp điều trị đã được tiến
hành
52
Biểu đồ 5. Các phương pháp điều trị đã được tiến hành
Tất cả các BN được điều trị bằng
phương pháp phẫu thuật, trong đó có
10,9% (35 BN) được điều trị phối hợp
với các phương pháp khác (ghép KM,
GM, màng ối, niêm mạc môi, áp
Mitomycin C, lạnh đông, đốt điện).
Trong 35 BN này có 14 BN u ác tính,
như vậy trong 90 BN ung thư chỉ có
14/90=15,6% được áp dụng các phương
pháp điều trị phối hợp. Có thể các phẫu
thuật viên thấy không cần phối hợp hoặc
chưa biết đến phương pháp đó. Tỷ lệ này
thấp so với thế giới, bởi các tác giả từ lâu
đã nhận ra tính ưu việt của việc lựa chọn
các phương pháp điều trị phối hợp thích
hợp đối với từng loại u KGM. Trong tổn
thương u BSLC có 8 ca phẫu thuật cắt u
bì + ghép KM, 2 ca ghép GM, và 3 ca
ghép màng ối, trong hồ sơ mười năm
nghiên cứu không có trường hợp nào tái
phát. Ghép màng ối để điều trị u KM nói
chung đã được các tác giả Trung Quốc
đưa ra kết luận trong nghiên cứu năm
2003 [2] là rất có kết quả để điều trị tổn
thương sau phẫu thuật u KM, cắt u hoàn
toàn, và che lại vùng củng mạc lộ bằng
màng ối là chìa khóa để tái tạo lại bề mặt
nhãn cầu. Về điều trị các ung thư biểu
mô, các tác giả Mỹ khuyên trong mọi
trường hợp nên cắt u theo kỹ thuật "no
touch" ("không tiếp xúc"- giải pháp trước
tiên ) [10].Với những khối u lớn, hoặc tái
phát, người già không có khả năng phẫu
thuật, đặc biệt là có sự lan vào GM nên
phối hợp điều trị Mitomycin C, 5-FU,
Cyclosporin A hoặc interferon [3,10].
Trong điều trị u HTAT, cũng bao gồm kỹ
thuật “no touch“ phối hợp lạnh đông,
ghép màng ối, tia xạ áp sát
(brachytherapy) và các liệu pháp hoá trị
liệu khác [8,9]. Có tác giả cho rằng kỹ
thuật “no touch” phối hợp với lạnh đông
là yếu tố quan trọng để phòng ngừa sự tái
phát, di căn và tử vong trong điều trị u
HTAT.
Cắt bỏ nhãn cầu và nạo vét hốc mắt
được khuyên là cần thiết với khối u rộng,
xâm nhập vào GM, nội nhãn, tái phát
nghiêm trọng. Tuy nhiên cần cân nhắc và
thận trọng cùng với kinh nghiệm của
phẫu thuật viên cũng như cần hội chẩn
với các bác sĩ chuyên khoa ung thư và
dựa vào các yếu tố tiên lượng đối với các
52
trường hợp ung thư KM và GM, đặc biệt
là u HTAT.
IV. KẾT LUẬN
Không có sự khác biệt về tỷ lệ u
KGM giữa nam và nữ, tỷ lệ gặp ung thư
tăng theo tuổi. U KGM lành tính chiếm
71,9%, trong đó gặp nhiều nhất là các u
bẩm sinh lạc chỗ. Tỷ lệ u KGM ác tính là
28,1%, hay gặp nhất là ung thư biểu mô
tế bào vẩy. Các BN đều được phẫu thuật
cắt u, nhìn chung các liệu pháp phối hợp
khá đa dạng, nhưng tỷ lệ điều trị phối
hợp còn thấp trong điều trị các khối u ác
tính. Tỷ lệ chẩn đoán lâm sàng phù hợp
với MBH khá cao (83,8%).Nhiều loại u
khó chẩn đoán được trên lâm sàng, chỉ có
thể xác định được bằng MBH như quá
sản biểu mô, quá sản lympho, u lympho
ác tính, ung thư biểu mô dạng biểu bì
nhầy, ung thư biểu mô tuyến bã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CERVANTES G, RODRIGUEZ A A JR, LEAL AG. (2002), “Squamous cell
carcinoma of the conjunctiva: clinicopathological features in 287 cases.”, Can J
Ophthalmol.37(1): 14-9; discussion 19-20.
2. CHEN Z, YAN J, YANG H, WU Z, PANG Y, AI S , MAO Y.(2003) “Amniotic
membrane transplantation for conjunctival tumor “. Yan Ke Xue Bao; 19(3): 165-
7, 145.
3. EDOARDO MIDENA, CLAUDIA DEGLI ANGELI, MASSIMO VALENTI,
VALENTINA DE BELVIS, PAOLO BOCCATO.(2000) “Treatment of
conjunctival squamous cell carcinoma with topical 5-fluorouracil “. Br J
Ophthalmol; 84(3):268-72.
4. LOMMATZACH PK, WERSCHNIK. (2002) “Malignant conjunctival melanoma.
Clinical review with recommendations for diagnosis therapy and follow-up“. Klin
Monatsbl Augenheilkd; 219(10);710-21.
5. OBATA H, AOKI Y, KUBOTA S, KANAI N, TSURU T. (2005) “Incidence of
benign and malignant lesion of eyelid and conjunctival tumors“. Nippon Ganka
Gakkai Zasshi; 109(9)”573-9.
6. PARIDAENS A D, MINASSIAN D C, MCCARTNEY A C, HUNGERFORD J
L. (1994), “Prognostic factors in primary malignant melanoma of the conjunctiva:
a clinicopathological study of 256 cases “. Br. J. Ophthalmol; 78; 252-259.
7. RAMON L. FONT, J. OSCAR COROXATTO, NARSING A. RAO.( 2006)
“Tumors of the conjunctiva and caruncle“. Tumor of the Eye and ocular adnexa.
The American Registry of Pathology. 4-5, 12-15.
8. RAJEEV CHALASANI, MICHAEL GIBLIN, R MAX CONWAY (2006) “Role
of topical chemotherapy for primary acquired melanosis and malignant melanoma
of the conjunctiva and cornea: review of the evidence and recommendations for
treatment“. Clin Experiment Ophthalmol; 34(7):708-14.
52
9. SHIELDS CAROL L, SHIELDS JERRY A, ARMSTRONG T (2001)
“Management of conjunctival and corneal melanoma with surgical excision,
amniotic membrane allograft, and topical chemotherapy“. Am J Ophthalmol;
132(4): 576-8.
10. SHIELDS CAROL L, SHIELDS JERRY A (2004) “Tumors of the conjunctival
and cornea“. Survey of ophthalmology volume 49. number 1.3-24.
11. SHIELDS CAROL L, HAKAN DEMIRCI H, EKATERINA KARATZA,
SHIELDS JERRY A. (2004).”Clinical survey of 1643 Melanocytic and
Nonmelanocytic Conjunctival Tumors”, Ophthalmology, 111: 1747-1754.
12. TOTH J, ET AL (2000) “The relationship between human papillomavirus and p53
gene in conjunctival squamous cell carcinoma“. Cornea;19(2): 159-62.
SUMMARY
THE CLINICAL AND HISTOPATHOLOGICAL STUDY
OF CONJUNCTIVAL AND CORNEAL TUMORS
Objective: To assess clinical, histopathological features and treatment approaches
of conjunctival and corneal tumors; correspondence between clinical diagnosis and
histopathology. Method: Retrospective study of 320 clinical records with tumor of
conjunctiva and cornea at the institute of ophthalmology from 1996 to 2006. Results:
71,9% conjunctival-corneal tumors were benign, included: 37,5 of choristomatous
accouts, nevi 11,6%; epithelium 10,6%; vascular 10,3%; benign lymphoid tumor 1,9%.
28,1% conjunctival-corneal tumor were malignant, comprising squamous cell
carcinoma (13,2%), melanoma (6,6%), carcinoma in situ (5,9%), mucoepidermoid
carcinoma (0,9%), sebaceous carcinoma (0,9%), malignant lymphoid tumor (0,6%).
84,4% of patiens with malignant tumors presented at the age over of 40 years. The
benign tumor is most common at the bulbar conjunctiva (50%), limbus (38,26%) but the
malignant tumor is mainly at the limbus (52,22%), bulbar conjunctiva (31,06%). All of
these patiens were determinded by excisional biopsy, 10,9% of patiens were combinated
with various therapy. The incidence of clinical diagnosis corresponded with
histopathology: 83,3%. Conclusions: Conjunctival and corneal tumors can occur in all
of age. The benign tumor occurred at younger people, malignant tumor presented at the
age over of 40 years. Tumor were located in the limbus and bulbar conjunctiva. The
therapeutics were multiform. The incidence of clinical diagnosis corresponded with
histopathology was high.
Keywords: conjunctivo-corneal tumor
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_lam_sang_mo_benh_hoc_u_ket_mac_giac_mac_ta.pdf