Đề tài Nghiên cứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential: Danh mục viết tắt BH: BH BHNT: BH nhân thọ STBH: Số tiền BH HĐBH: Hoạt động BH BHXH: BH xã hội BHTN: BH thất nghiệp Danh mục bảng biểu Tên bảng biểu Nội dung Trang Bảng 1.2.5 Các kênh phân phối sản phẩm BHNT phổ biến 29 Bảng 2.2.2.1 Danh sách các doanh nghiệp BHNT trên thị trường BH Việt Nam 41 Bảng 2.2.2.2 Báo cáo tài chính tóm lược của Prudential Việt Nam 43 Biểu đồ 2.2.1.1 Tổng tài sản của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 46 Biểu đồ 2.2.2.2 Chi phí và doanh thu của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 47 Biểu đồ 2.2.2.3 Thị phần và các công ty BHNT trên thị trường BHNT Việt Nam tháng 5 năm 2011 50 Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận về BHNT 1.1.Bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Mặc dù ra đời từ khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về BH, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm BH ở nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “BH là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất ...

docx63 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục viết tắt BH: BH BHNT: BH nhân thọ STBH: Số tiền BH HĐBH: Hoạt động BH BHXH: BH xã hội BHTN: BH thất nghiệp Danh mục bảng biểu Tên bảng biểu Nội dung Trang Bảng 1.2.5 Các kênh phân phối sản phẩm BHNT phổ biến 29 Bảng 2.2.2.1 Danh sách các doanh nghiệp BHNT trên thị trường BH Việt Nam 41 Bảng 2.2.2.2 Báo cáo tài chính tóm lược của Prudential Việt Nam 43 Biểu đồ 2.2.1.1 Tổng tài sản của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 46 Biểu đồ 2.2.2.2 Chi phí và doanh thu của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 47 Biểu đồ 2.2.2.3 Thị phần và các công ty BHNT trên thị trường BHNT Việt Nam tháng 5 năm 2011 50 Chương 1: Tóm lược một số vấn đề lý luận về BHNT 1.1.Bảo hiểm 1.1.1. Khái niệm Mặc dù ra đời từ khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về BH, bởi vì người ta đã đưa ra khái niệm BH ở nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: “BH là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi” Dưới góc độ pháp lí, giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “BH là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được BH chấp nhận trả một khoản tiền (phí BH hay đóng góp BH) 02cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra, sẽ được trả một khoản tiền bồi thường từ một bên khác là người được BH, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật Thống kê” Dưới góc độ kinh doanh BH, các công ty, các tập đoàn BH thương mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: “BH là một cơ chế, theo cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty BH, công ty đó sẽ bồi thường cho người được BH các tổn thất thuộc phạm vi BH và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được BH”… (Trích: giáo trình BH, trường Đại học kinh tế Quốc dân, xuất bản: 2008; chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định) Một khái niệm khác được đưa ra: “BH là một hình thức dự trữ tài chính nhằm bù đắp và khắc phục những tổn thất thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh và đời sống con người khi những biến cố bất lợi xảy ra”. (Trích: giáo trình: “Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, trường Đại học Thương Mại, xuất bản năm 2002, chủ biên: TS. Đinh Văn Sơn) Luật Kinh doanh BH của Việt Nam (2000): Kinh doanh BH là hoạt động của doanh nghiệp BH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp BH chấp nhận rủi ro của người được BH, trên cơ sở bên mua BH đóng phí BH để doanh nghiệp BH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH. Đồng thời, theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho BHXH) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho BHTM) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: “BH là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”. Có thể nói các khái niệm trên ít nhiều đã lột tả được bản chất của BH trên các khía cạnh về rủi ro, sự chuyển giao rủi ro giữa người được BH và người BH thông qua phí BH và số tiền bồi thường hoặc chi trả khi người được BH gặp phải rủi ro tổn thất. Như vậy, có thể nói, BH là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ BH nhằm đối phó với các rủi ro có thể xảy ra trong đời sống và sản xuất. Quá trình phân phối, sử dụng quỹ BH không xác định trước được về quy mô, thời gian và không đồng đều giữa các đối tượng, nó tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau (mức độ đóng góp, mức độ thiệt hại, tính chất của rủi ro …). BH vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn. Nguồn gốc của BH bắt nguồn từ các rủi ro không mong muốn trong cuộc sống, nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. 1.1.2. Bản chất của BH Nguồn gốc của BH bắt nguồn từ những rủi ro trong đời sống và sản xuất. Do vậy, mục đích chủ yếu của BH là góp phần ổn định cuộc sống và sản xuất cho những người tham gia và kiến tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Chính vì vậy, bản chất của BH là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia BH nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính phát sinh khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra đối với đối tượng BH. Tuy nhiên, phân phối trong BH chủ yếu là phân phối không đều và phần lớn không mang tính bồi hoàn trực tiếp (loại trừ một số loại hình BH như: BH nhân thọ, BH tiền hưu trí). Ngoài ra bản chất của BH còn được thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau: Rủi ro và sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc của BH. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro, song theo nghĩa thông dụng nhất thì rủi ro là biến cố gây thiệt hại và không mong đợi. Để đối phó với rủi ro, con người luôn phải tìm cách phòng vệ. Trong BH hiện đại, bên cạnh rủi ro còn có các sự kiện liên quan đến BH như: sự kiện sinh đẻ của lao động nữ, người lao động bị thất nghiệp, người lao động đến tuổi nghỉ hưu hay người được BH còn sống tới một thời điểm xác định trên hợp đồng BHNT… Cơ chế chuyển giao rủi ro trong BH được thực hiện giữa bên tham gia BH và bên BH thông qua các cam kết BH. Theo cơ chế này, bên tham gia phải nộp phí BH và bên BH phải cam kết bồi thường hay chi trả tiền BH khi đối tượng BH hay người được BH gặp phải rủi ro hay sự kiện BH. Tất nhiên, rủi ro hay sự kiện BH phải là ngẫu nhiên, khách quan mà hai bên đã thỏa thuận. Phí BH mà bên tham gia nộp cho bên BH phải được thực hiện trước khi rủi ro hay sự kiện BH xảy ra. Ngược lại, khoản tiền mà bên BH trả cho bên tham gia hay cho người thứ ba chỉ được thực hiện sau khi sự kiện BH hay rủi ro xảy ra gây tổn thất. Khái niệm người thứ ba trong BH thường được pháp luật quy định trong loại hình BHTM. Việc san sẻ rủi ro, bù trừ tổn thất trong BH được bên BH tính toán và quản lý dựa vào số liệu thống kê rủi ro và tình hình tổn thất, cũng như quỹ BH mà họ thiết lập được dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít. BH là một hoạt động dịch vụ tài chính chứ không phải là hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, lợi ích của các bên phải được luật hóa rất cụ thể và vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này là rất quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia. 1.1.3. Một số nguyên tắc BH 1. Nguyên tắc chỉ BH sự rủi ro, không BH sự chắc chắn (Fortuity not certainty): Chỉ BH một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người, gây ra những thiệt hại; chứ không BH một cái chắc chắn xảy ra (ví dụ như là người mắc bệnh nan y chắc chắn sẽ chết trong một thời gian nhất định…) 2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được BH và người BH đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề. 3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được BH (insurable interest): Quyền lợi có thể được BH là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an toàn hay không an toàn của đối tượng BH. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được BH muốn mua BH phải có lợi ích BH. Quyền lợi có thể được BH có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng BH. 4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người BH phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được BH có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng BH để trục lợi. 5. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người BH sau khi bồi thường cho người được BH, có quyền thay mặt người được BH để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. 1.2. BH nhân thọ Một số lý thuyết về BHNT Giới thiệu chung (lịch sử ra đời của BHNT) Lịch sử ra đời của BHNT trên thế giới BHNT là sự cam kết giữa người BH và người tham gia BH, mà trong đó người BH sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi BH) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được BH bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), cong người tham gia phải nộp phí BH đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, BHNT là qua trình BH các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Hoặc người ta còn định nghĩa, BHNT là BH cho hai sự kiện trái ngược nhau, đó là sống và tử vong. BHNT là một trong những loại hình BH ra đời khá sớm. Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân Luân Đôn là ông William Gybbon tham gia. Phí BH ông phải đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh. Năm 1759, công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Philadephia (Mỹ). Công ty này đến nay vẫn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán BH cho các con chiên ở nhà thờ của mình. Năm 1762, công ty BHNT Equitable ở nước Anh được thành lập và bán BHNT cho mọi người dân. Ở Châu Á, các công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Nhật Bản. Năm 1868 Công ty BH Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, 2 công ty khác là: Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày nay. Trên thế giới, BHNT là loại hình BH phát triển nhất, năm 1985 doanh thu phí BHNT mới chỉ đạt 630.5 tỷ đôla, và đến năm 2006, doanh thu phí BHNT toàn thế giới đạt 2014 tỷ đôla. Sở dĩ BHNT phát triển rất nhanh, doanh thu phí BH ngày càng tăng là vì loại hình BH này có vai trò rất lớn. Vai trò của BHNT không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội. Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy dộng vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn dỗi nằm trong dân cư. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Lịch sử ra đời của BHNT ở Việt Nam Sự ra đời của BHNT nói riêng gắn liền với sự ra đời của BH nói chung BH là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và ra đời từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng ra đời tương đối muộn. Sự ra đời và phát triển của ngành BH gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước: - Giai đoạn trước năm 1975: Ở miền Nam, vào những năm 1970, đã có một công ty BH nhân thọ  ra đời có tên là công ty BH nhân thọ Hưng Việt. Công ty BH này triển khai được một số sản phẩm BH như: BH nhân thọ trọn đời, BH tử kỳ thời hạn 5 năm, 10 năm, 20 năm. Nhưng công ty mới ở giai đoạn đầu triển khai nên chưa có kết quả rõ nét. Từ năm 1963 Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xúc tiến thành lập Công ty BH Việt Nam với sự cộng tác của công ty BH nhân dân Trung Hoa. Ngày 17/12/1964 bằng Quyết định số 179/CP của hội đồng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty BH Việt Nam, tên giao dịch là Bảo Việt được thành lập và chính thức khai trương hoạt động ngày 15/01/1965 với số Vốn  điều lệ là 10 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2 triệu USD vào thời điểm đó), dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Trong thời gian này, Bảo Việt mới chỉ triển khai mảng BH phi nhân thọ, mà chưa triển khai BH nhân thọ. Tuy nhiên, BảoViệt cũng đã chú trọng đến việc mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ BH, đặc biệt là nghiệp vụ BH con người, làm tiền đề cho việc triển khai BH nhân thọ về sau. - Giai đoạn 1975-2000:  Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố đình chỉ các hoạt động của các công ty BH miền Nam Việt Nam, trong đó có công ty BH nhân thọ Hưng Việt và tuyên bố thanh lý, giải thể các tổ chức BH tư nhân. Năm1976, Bộ trưởng Bộ Kinh tế tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra quyết định số 21/QĐ-BKT thành lập công ty BH, tái BH Việt Nam (viết tắt là BAVINA), thuộc Tổng nha tài chính Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Năm1977, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 61/TCQĐ/TCCB về việc sát nhập BAVINA thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, kể từ đây, Bảo Việt chính thức có mạng lưới hoạt động tại các tỉnh miền Nam. Chính sách mở cửa vào năm 1987 đã tạo điều kiện cho ngành BH Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với những kỹ thuật BH mới trên thế giới. Từ kinh nghiệm các nước, BảoViệt lúc đó vẫn là công ty BH duy nhất ở Việt Nam, đã thấy được tiềm năng to lớn của BH nhân thọ ở nước ta. Vì vậy, Bảo Việt bắt đầu nghiên cứu triển khai BH nhân thọ ở Việt Nam với đề án “BH nhân thọ và điều kiện triển khai ở Việt Nam”, nhưng lúc đó chưa có đủ điều kiện vì: Thu nhập dân cư còn thấp, kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ lạm phát còn cao, thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư và các công ty BH chưa được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, chưa có văn bản pháp Luật  điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty BH và khách hàng, đội ngũ cán bộ BH lúc đó chưa được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ BH nhân thọ. Do đó, Bảo Việt chỉ triển khai BH sinh mạng có thời hạn 1 năm (BH nhân thọ tử kỳ thời hạn 1 năm). Đây là loại hình BH nhân thọ đơn giản nhất và có nhiều đặc điểm tương đồng với BH con người phi nhân thọ. Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao từ 6 - 9 %/ năm, môi trường kinh tế- xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao và ở một bộ phần quần chúng dân cư đã bắt đầu có tích luỹ. Đây là những nhân tố rất thuận lợi cho BH nhân thọ ra đời và phát triển ở Việt Nam. Năm 1996, thực hiện chủ trương mở rộng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới các tầng lớp dân cư, Bảo Việt đã nghiên cứu và đưa ra thị trường dịch vụ BH nhân thọ lần đầu tiên ở Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong của Bảo Việt trên thị trường BH Việt Nam. Ngày 20/3/1996, Bộ Tài Chính đã chính thức quyết định cho phép Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm: BH hỗn hợp nhân thọ và BH an sinh giáo dục. Tháng 8/1996, Bảo Việt đã bán những sản phẩm BH nhân thọ đầu tiên ra thị trường, đánh dấu sự khởi đầu cho chặng đường phát triển đầy hứa hẹn của BHNT ở Việt Nam. Sau Nghị định 100 /CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh BH, từ năm 1994 đến nay, nhiều công ty BH mới được cấp phép hoạt động. Có thể nói, Nghị định 100 /CP ra đời là một bước ngoặt có tính cách mạng đối với thị trường BH Việt Nam. Nghị định này đã thể hiện chủ trương phát triển một ngành đa thành phần của nhà nước ta. Tuy nhiên, xét về thực chất kể từ khi có sự ra đời của các công ty BH 100% Vốn  nước ngoài như Công ty BH nhân thọ Chinfon Manulife (nay là Manulife), Công ty BH nhân thọ Prudential, Công ty BH nhân thọ Bảo Minh-CMG (nay là Dai-ichi Life), Công ty BH nhân thọ quốc tế Mỹ AIA, thị trường BH Việt Nam trong đó có BH nhân thọ mới chấm dứt giai đoạn độc quyền nhà nước về BH và bắt đầu đi vào phát triển và có sự cạnh tranh. Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc Hội đã thông qua Luật  kinh doanh BH, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường BH Việt Nam. Nhờ có Luật  kinh doanh BH, các doanh nghiệp BH cạnh tranh bình đẳng hơn và đang thực sự là động lực thúc đẩy thị trường BH Việt Nam, đặc biệt là thị trường BH nhân thọ phát triển. - Giai đoạn từ 2001 - đến nay: BH nhân thọ Việt Nam ra đời và phát triển đến   nay đã được 10 năm, từ chỗ chỉ có Bảo Việt là doanh nghiệp BH duy nhất kinh doanh BH nhân thọ, cho đến nay thị trường BH nhân thọ đã phát triển sôi động và hấp dẫn rất nhiều các công ty BH nước ngoài vào đầu tư và kinh doanh. Thị trường BH nhân thọ Việt Nam được mở cửa từ tháng 6/1999, công ty BHNT nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường là Chinfon-Manulife, liên doanh giữa Tập đoàn Taiwanese Chinfon và công ty BH nhân thọ Canadian Manulife. Sau đó có nhiều công ty BH nhân thọ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường. Tính đến hết năm 2006, thị trường BH nhân thọViệt Nam có các công ty BH nhân thọ sau: Bảo Việt Nhân thọ Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Manulife Life Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Prudential Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ quốc tế Mỹ AIA Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ Bảo Minh - CMG (nay là Daiichi Life) Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ PrevoiR - Công ty trách nhiệm hữu hạn BH nhân thọ ACE. Ngoài ra, sự góp mặt của rất nhiều văn phòng đại diện của các công ty BH nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam như: Great Estern (Singapore), Ping An (Trung Quốc), Cathay life (Đài Loan)... góp phần làm cho thị trường BH nhân thọ Việt Nam trở nên sôi động hơn, đó là dấu hiệu cho thấy một làn sóng đầu tư của nước ngoài mạnh mẽ trong lĩnh vực BH nhân thọ thời gian tới. Sự tham gia của các tổ chức BH nước ngoài cũng đã và sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về khả năng đáp ứng các nhu cầu về BH nhân thọ, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn về cam kết mở cửa và tin tưởng vào môi trường đầu tư lành mạnh ở Việt Nam. Ngoài ra, sự thâm nhập của các công ty BH nhân thọ nước ngoài cũng góp phần nâng cao năng lực của thị trường BH, thiết lập thêm một kênh thu hút Vốn  trong dân. Có thể nói thị trường BH nhân thọ Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường BH nhân thọ khu vực và trên thế giới. (Nguồn: Web BH) Sự hình thành của BHNT cũng đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, cải thiện đời sống nhân dân, có vai trò to lớn đối với kinh tế, xã hội và con người. Đặc điểm a. BHNT vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro. Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa BHNT với BH phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí BH) cho công ty BH, ngược lại công ty BH có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là tiền BH) cho người hưởng quyền lợi BH như đã thỏa thuận từ trước khi có các sự kiện BH xảy ra. STBH được trả khi người được BH đạt đến một độ tuổi nhất định nào đó và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số tiền này được trả cho thân nhân và gia đình người được BH khi người này không may bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ thông qua viêc đóng phí BH. Số tiền này giúp những người còn sống trang trải những khoản chi phí cần thiết như: thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục con cái v.v…Chính vì vậy, BHNT vừa mang tính chất tiết kiệm, vừa mang tính rủi ro. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân, từng gia đình một cách thường xuyên, có kế hoạch và có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ, người BH đảm bảo trả cho người tham gia BH hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được BH không may gặp rủi ro, trong thời hạn BH đã được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay STBH từ công ty BH. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro trong BHNT. b. BHNT đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia BH. Trong khi các nghiệp vụ BH phi nhân thọ chỉ đáp ứng được một mục đích là góp phần khắc phục hậu quả khi đối tượng tham gia BH gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính cho người tham gia, thì BHNT đã đáp ứng được nhiều mục đích. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại hợp đồng. Chẳng hạn, HĐBH hưu trí sẽ đáp ứng được yêu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp đểu đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn định cuộc sồng của họ khi già yếu. HĐBH tử vong sẽ giúp người được BH để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong. Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người qua cố như: trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ già.v.v…HĐBH nhân thọ đôi khi còn có vai trò như một vật thế chấp để vay vốn hoặc BHNT tín dụng thường được bán cho các đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác.v.v…Chính vì đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau nên loại hình BH này có thị trường ngày càng rộng và được rất nhiều người quan tâm. c. Các loại hợp đồng trong BHNT rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng và phức tạp trong các hợp đồng BHNT thể hiện ở ngay các sản phẩm của nó. Mỗi sản phẩm BHNT cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, chẳng hạn BHNT hỗn hợp có các hợp đồng 5 năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau, lại có sự khác nhau về STBH, phương thức đóng phí, độ tuổi của người tham gia…Ngay cả trong một bản hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản HDDBH phi nhân thọ trong mỗi HĐBH nhân thọ có thể có 4 bên tham gia: người BH, người được BH; người tham gia BH và người thụ hưởng quyền lợi BH d. Phí BHNT chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, vì vậy quá trình định phí khá phức tạp. Theo tác giả Jean- Claude Harrari “ sản phẩm BH nhân thọ không gì hơn chính là kết quả của một tiến trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng”. Trong tiến trình này, người BH phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo nên sản phẩm như: chi phí khai thác, chi phí quản lý hợp đồng. Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần để cấu tạo nên giá cả sản phẩm BHNT (tính phí BHNT), một phần chủ yếu khác lại phụ thuộc vào: Độ tuổi của người được BH. Tuổi thọ bình quân của con người. Số tiền BH Thời hạn tham gia. Phương thức thanh toán. Lãi suất đầu tư. Tỷ lệ lạm phát và thiểu phát của đồng tiền. ……. Điều đó khác với việc định giá cả một chiếc ô tô. Chiếc ô tô là sản phẩm của một dây chuyền sản xuất, để sản xuất ra nó, người ta phải chỉ ra cất nhiều khoản chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí lao động sống, khấu hao tài sản cố định.v.v…Những khoản chi này là chi phí thực tế phát sinh và thực chất chúng là những khoản chi phí đầu vào được hạch toán một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình định giá. Thế nhưng, khi định giá phí BHNT, một số yếu tố nêu trên phải giả định, như: tỷ lệ chết, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng, lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát.v.v…Vì thế, quá trình định phí ở đây rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững đặc trưng của mỗi loại sản phẩm, phân tích dòng tiền tệ, phân tích được chiều hướng phát triển của mỗi sản phẩm trên thị trường nói chung. e- BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Ở các nước kinh tế phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay. Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa khai triển được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế - xã hội phải phát triển. - Những điều kiện về kinh tế như: Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân 1 đầu người dân. Mức thu nhập của dân cư. Tỷ lệ lạm phát của đồng tiền. Tỷ giá hối đoái… - Những điều kiện xã hội bao gồm: Điều kiện về dân số. Tuổi thọ bình quân của người dân. Trình độ học vấn. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội, thì môi trường pháp lý cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT. Thông thường ở các nước, luật kinh doanh BH, các văn bản, quy định có tính pháp quy phải ra đời trước khi ngành BH phát triển. Luật BH và các văn bản có liên quan sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề như: tài chính, đầu tư, hợp đồng, thuế.v.v…Đây là những vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động kinh doanh BHNT. Chẳng hạn, ở một số nước phát triển như: Anh, Đức, Pháp.v.v…Nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho BHNT bằng cách có chính sách thuế ưu đãi. Mục đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình tạo lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ Nhà nước. Mặt khác, còn đẩy mạnh được quá trình tập trung vốn trong các công ty BH để từ đó có vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế. Cũng vì những mục đích trên, mà một số nước châu Á như: Ấn Độ, Hồng Kong, Singapore…không đánh thuế doanh thu đối với các nghiệp vụ BHNT. Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển. Vai trò - BH nhân thọ đảm bảo an toàn về tài chính cho những người phụ thuộc. Người trụ cột là chỗ dựa về tài chính cũng như tinh thần cho những người thân, người phụ thuộc trong gia đình. Tham gia BH nhân thọ là cách để người trụ cột thể hiện trách nhiệm với người thân bởi lẽ: giúp đảm bảo khoản chi phí tài chính để khắc phục tổn thất khi người trụ cột gặp rủi ro; giúp duy trì mức sống ổn định cho gia đình khi những rủi ro bất ngờ ập đến. - BH nhân thọ còn là quỹ tiết kiệm cho tương lai học vấn của con em. Chăm lo cho tương lai học vấn của con trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Để thực hiện được mục tiêu đó các bậc cha mẹ phải chuẩn bị trước một khoản tài chính nhất định. Với BH nhân thọ các bậc cha mẹ sẽ được tham gia một chương trình tài chính mà theo đó: giúp tích lũy có kỷ luật để có một khoản tiền lớn chăm lo cho tương lai học vấn của con cái. - Tham gia BH nhân thọ còn là xây dựng quỹ tiết kiệm dài hạn cho những kế hoạch của cá nhân và gia đình. BH nhân thọ giúp mỗi cá nhân và gia đình thực hiện những chương trình tiết kiệm dài hạn thuận tiện và có kỷ luật. Chỉ cần để dành những khoản tiền nhỏ đều đặn, bạn có thể thực hiện những kế hoạch cho tương lai như: lập gia đình; mua nhà; mua xe; hay những mong muốn khác. - BH nhân thọ mang lại những hỗ trợ về chi phí hậu sự hay để lại di sản thừa kế. BH nhân thọ đảm bảo rằng khi đã có tuổi, khách hàng sẽ luôn có một khoản tiền để trang trải những chi phí thuốc men, lo hậu sự, hay để lại một di sản thừa kế cho con cháu. - BH nhân thọ giúp đảm bảo vững chắc hơn nguồn tài chính khi về hưu, thanh thản an hưởng tuổi già bên con cháu. Với nguồn tài chính độc lập, khách hàng là những người đã đến tuổi hưu trí có thể thực hiện công việc kinh doanh nhỏ để có thêm thu nhập; trang trải thuốc men, viện phí; thực hiện những chuyến đi tham quan, du lịch. - BH nhân thọ là kênh đầu tư sinh lời. Bên cạnh những sản phẩm BH truyền thống, BH nhân thọ còn có loại hình BH liên kết đầu tư. Loại hình BH này cho phép người tham gia BH: đáp ứng nhu cầu đầu tư; tiếp cận với các danh mục đầu tư được đa dạng hóa; tiếp cận với các dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp. - Hơn thế nữa, BH nhân thọ cũng góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho xã hội với vai trò là một hình thức an sinh xã hội bổ sung. - Với mỗi vai trò của BH nhân thọ, Bảo Việt nhân thọ đều cung ứng cho khách hàng một sản phẩm tương ứng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Các hình thức BHNT ở VN 1.2.2.1. BH nhân thọ trong trường hợp tử vong Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm 1. BH tử kỳ (còn được gọi là BH tạm thời hay BH sinh mạng có thời hạn) Được ký kết BH cho cái chết xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng. Nếu cái chết không xảy ra trong thời gian đó thì người được BH không nhận được bất kỳ một khoản hoàn phí nào từ số phí BH đã đóng. Điều đó cũng có nghĩa là người BH hiểm không phải thanh toán STBH cho người được BH. Ngược lại, nếu cái chết xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người BH phải có trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định trong hợp đồng BH. Đặc điểm: Thời hạn BH xác định Trách nhiệm và quyền hạn mang tính tạm thời Mức phí BH thấp vì không phải lập nên quỹ tiết kiệm cho người được BH Mục đích: Đảm bảo các chi phí mai táng, chôn cất; Bảo trợ cho gia đình và người thân trong một thời gian ngắn Thanh toán các khoản nợ nần về những khoản vay hoặc thế chấp của người được BH Phân loại: BH tử kỳ còn được đa dạng hóa thành các loại hình như sau: BH tử kỳ cố định: có mức phí BH và STBH cố định, không thay đổi trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Mức phí thấp nhất và người BH không thanh toán khi hết hạn hợp đồng. Hợp đồng hết hiệu lực nếu sau ngày gia hạn hợp đồng không nộp phí BH. Loại này chủ yếu nhằm thanh toán cho các khoản nợ tồn đọng trong trường hợp người được BH tử vong BH tử kỳ có thể tái tục: Loại này có thể được tái tục vào ngày kết thúc hợp đồng và không yêu cầu có thêm bằng chứng nào về sức khỏe của người được BH, nhưng có sự giới hạn về độ tuổi (thường độ tuổi tối đa là 65). Tại lúc tái tục phí BH tăng lên vì độ tuổi của người được BH lúc này tăng lên BH tử kỳ có thể chuyển đổi: đây là loại hình BH tử kì cố định nhưng cho phép người được BH có sự lựa chọn chuyển đổi một phần hay toàn bộ hợp đồng thành một hợp đồng BHNT trọn đời hay BHNT hỗn hợp tại một thời điểm nào đó khi hợp đồng đang còn hiệu lực. Phí BH được tính dựa trên hợp đồng BHNT trọn đời hay hỗn hợp mới theo độ tuổi của người có hợp đồng Loại hợp đồng này phát hành như một sự bảo chứng chi khoản tiền vay. Đồng thời nó còn nhằm thực hiện yếu tố tiết kiệm trong tương lai của người được BH. Bảo hiêm tử kỳ giảm dần: đây là loại hình BH mà có một bộ phận của STBH giảm hàng năm theo một mức quy định. Bộ phận này giảm tới 0 vào cuối kỳ hạn hợp đồng. Đặc điểm của loại này là: + Phí BH giữ ở mức cố định + Phí thấp hơn BH tử kỳ cố định + Giai đoạn nộp phí ngắn hơn toàn bộ thời hạn hợp đồng để tránh việc thanh toán vào cuối thời hạn của hợp đồng khi mà số tiền BH còn rất nhỏ Loại hình BH này đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BH, khi họ phải nợ một khoản tiền phải trả dần. BH tử kỳ tăng dần: Loại này được phát hành nhằm giúp người tham gia BH có thể ngăn chặn được yếu tố lạm phát của đồng tiền. Có nghĩa là STBH thực trong hợp đồng bị giảm do đồng tiền sụt giá trong khoảng một thời gian. Để ngăn chặn có thể: + Tăng STBH theo một tỷ lệ % được lập hàng năm + Đưa ra các loại hợp đồng ngắn hạn sau đó tái tục với STBH tăng dần Loại hình BH này có đặc điểm là phí BH tăng dần theo STBH và phải dựa trên tuổi tác của người được BH khi tái tục hợp đồng BH thu nhập gia đình: Loại hình này nhằm đảm bảo thu nhập cho một gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình bị chết. Quyền lợi BH mà gia đình nhận được sau cái chết của người trụ cột có thể là: + Nhận được toàn bộ (trọn gói) + Nhận được từng phần dần dần cho đến khi hết hạn hợp đồng. Nếu người được BH còn sống đến hết hạn hợp đồng, gia đình sẽ không nhận được bất kì một khoản thanh toán nào từ công ty BH BH thu nhập gia đình tăng lên: loại hình BH này cũng nhằm tránh yếu tố lạm phát của đồng tiền. Đảm bảo các khoản thanh toán của công ty BH cho gia đình không may có người được BH bị chết, tương ứng với STBH khi mới ký hợp đồng. BH tử kỳ có điều kiện: điều kiện ở đây là: việc thanh toán trợ cấp chỉ được thực hiện khi người được BH bị chết, đồng thời người thụ hưởng quyền lợi BH được chỉ định trong hợp đồng phải còn sống. 2. BH nhân thọ trọn đời (BH thường sinh) Loại hình BH này cam kết chi trả cho người thụ hưởng BH một STBH đã được ấn định trên hợp đồng, khi người được BH chết vào bất cứ lúc nào kể từ ngày kí hợp đồng. Phương châm của người BH ở đây là: “BH đến khi chết”. Ngoài ra, có một số trường hợp loại hình BH bày còn đảm bảo chi trả chi người được BH ngay cả khi họ sống trên 100 tuổi Đặc điểm: + STBH trả một lần khi người được BH bị chết + Thời hạn BH không xác định + Phí BH có thể đóng một lần hoặc đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình BH + Phí BH cao hơn so với BH sinh mạng có thời hạn, vì rủi ro chết chắc chắn xảy ra, nên STBH chắc chắn phải chi trả + BHNT trọn đời là loại hình BH dài hạn, phí đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt quá trình BH, do đó đã tạo nên một khoản tiết kiệm cho người thụ hưởng BH vì chắc chắn người BH sẽ chi trả STBH. Mục đích: Đảm bảo các khoản chi phí mai táng, chon cất Bảo đảm thu nhập để ổn định cuộc sống gia đình Giữ gìn tài sản, tạo dựng và khởi nghiệp kinh doanh cho thế hệ sau Phân loại Hiện nay, loại hình BH này thường có các loại hợp đồng sau: BH nhân thọ trọn đời phi lợi nhuận: Loại này có mức phí và STBH cố định suốt cuộc đời. Vì vậy khi thanh toán STBH cho người thụ hưởng không có khoản lợi nhuận được chia BH nhân thọ trọn đời có tham gia chia lợi nhuận: Loại hợp đồng này cũng tương tự như loại trên, nhưng khi thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi, họ được chia một phần lợi nhuận như đã thỏa thuận trong hợp đồng BH nhân thọ trọn đời đóng phí liên tục: Loại này yêu cầu người được BH phải đóng phí liên tục cho đến khi chết. Vì đóng phí liên tục nên số tiền đóng phí hàng năm sẽ thấp hơn so với các loại hợp đồng khác và mức phí này là bằng nhau giữa các năm. BH nhân thọ trọn đời đóng phí một lần: đây là loại hình BH mà người được BH chỉ đóng phí một lần khi ký kết hợp đồng, còn người BH phải đảm bảo chi trả bất cứ lúc nào khi cái chết của người được BH xảy ra. Khoản phí đóng một lần là khá lớn nên người tham gia hạn chế. Loại hợp đồng này rất cổ điển, tuy nhiên nó vẫn được sử dụng để đáp ứng những nhu cầu của những người có thu nhập cao trong xã hội BH nhân thọ trọn đời quy định số lần đóng phí: Loại này không đòi hỏi người được BH phải đóng phí liên tục hay một lần mà quy định rõ số năm đóng phí BH Loại hợp đồng này rất phù hợp với những người sau khi nghỉ hưu, thu nhập giảm, việc tiếp tục đóng phí BH là một gánh nặng đối với họ, trong khi họ vẫn có nhu cầu được BH. 1.2.2.2. BH nhân thọ trong trường hợp sống (BH sinh kỳ) Thực chất của loại hình BH này là người BH cam kết chi trả những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc suốt đời người tham gia BH. Nếu người được BH chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả bất kì khoản tiền nào Đặc điểm: Trợ cấp định kì cho người được BH trong thời gian xác định hoặc cho đến khi chết Phí BH đóng một lần Nếu trợ cấp định kỳ đến khi chết thì thời gian không xác định Mục đích: Đảm bảo thu nhập cố định sau khi về hưu hay tuổi cao sức yếu Giảm bớt nhu cầu phụ thuộc vào phúc lợi xã hội hoặc con cái khi tuổi già Đảm bảo mức sống trong những năm tháng còn lại của cuộc đời Phân loại: BH niên kim trọn đời: là loại hình hợp đồng mà với một khoản phí BH phải nộp khi kí hợp đồng mà người tham gia BH lựa chọn, người BH sẽ thanh toán một khoản trợ cấp hàng tháng cho người được BH định kỳ cho đến hết đời. BH niên kim nhân thọ tạm thời: Là loại hình hợp đồng mà với một khoản phí BH phải nộp khi kí hợp đồng mà người tham gia BH lựa chọn, người BH sẽ thanh toán một khoản trợ cấp hàng tháng cho người được BH trong một thời kì nhất định. Các khoản trợ cấp định kì chỉ bắt đầu được thanh toán vào một ngày nhất định và chỉ được trả khi người được BH còn sống. Tuy nhiên, có một số công ty BH còn áp dụng các điều khoản bổ sung để hoàn phí BH cho người hưởng thụ quyền lợi BH khi người được BH bị tử vong (trường hợp này ít thấy) Loại hình BH này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng kí tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định kỳ hàng tháng. Vì vậy tên gọi “BH tiền hưu”, “niên kim nhân thọ”, “BH tiền trợ cấp hưu trí”, v.v… được các công ty BH vận dụng linh hoạt. 1.2.2.3. BH nhân thọ hỗn hợp Thực chất của loại hình BH này là BH cả trong trường hợp người được BH bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Đặc điểm: STBH được trả khi: hết hạn hợp đồng hoặc người được BH tử vong trong thời hạn BH Thời hạn BH xác định: thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm… Phí BH thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời hạn BH Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí BH và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia. Mục đích: Đảm bảo ổn định trong cuộc sống gia đình và người thân Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ. Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh… Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty BH có thể đa dạng hóa loại sản phẩm này bằng các hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng phi lợi nhuận, có lợi nhuận và các loại hợp đồng khác tùy theo tình hình thực tế 1.2.2.4.Các điều khoản bổ sung Điều khoản bổ sung BH nằm viện hay phẫu thuật. Có nghĩa là nhà BH cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được BH khi họ bị ốm đau, thương tích. Tuy nhiên, nếu người được BH tự gây thương tich, tự tử, mang thai và sinh nở…thì không được hưởng quyền lợi BH. Mục đích của điều khoản này là nhằm trợ giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong điều trị phẫu thuật, đặc biệt là trong trường hợp ốm đau, thương tích bất ngờ. 2. Điều khoản bổ sung BH tai nạn. Mục đích của điều khoản này là nhằm trợ giúp thanh toán chi phí trong điều trị thương tật, từ đó bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc thương tích của người được BH. Điều khoản BH này có đặc điểm là BH khá toàn diện các hậu quả tai nạn như: người được BH bị tàn phế, thương tật toàn bộ, thương tích tạm thời và bị tai nạn sau đó bị chết. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma túy, tự tử…sẽ không được hưởng quyền lợi BH. 3. Điều khoản bổ sung BH sức khoẻ. Thực chất của điều khoản này là nhà BH sẽ cam kết thanh toán khi người được BH bị các chứng bệnh hiểm nghèo sau: Đau tim Ung thư Suy gan Suy thận Suy hô hấp… Mục đích tham gia BH ở đây nhằm có được những khoản tài chính nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải quyết , lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị. Ngoài ra, trong một số hợp đồng BHNT, các công ty BH còn đưa ra những điểm bổ sung khác như: hoàn phí BH, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, thương tật.v.v..nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia. Mặc dù có mức phí cao hơ, nhưng các HĐBH nhân thọ có các điều khoản bổ sung đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tham gia BH. 1.2.3. Phí BH. Việc xác định phí BH rất phức tạp, bởi vì nó chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, quá trình định phí để đưa ra được một bảng phí đầy đủ, phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm BHNT phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. 1.2.3.1 Nguyên tắc định phí BH nhân thọ. Phí được xác định sao cho tất cả các khoản thu trong tương lai phải đủ để trang trải các khoản chi phí và các khoản tiền BH, đông thời mang lại lợi nhuận hợp lý cho công ty. Đây không chỉ là nguyên tắc mà còn là mục tiêu số một của các công ty BH. Khác với BH phi nhân thọ, trong BHNT thời gian có hiệu lực của các hợp đồng kéo dài, do đó các khoản thu, chi của từng hợp đồng, từng loại hình BHNT có sự biến động rất lớn trong tương lai. Cho nên các chuyên gia tính phí phải xác định chính xác để quỹ BH thực hiện được các mục đích của nó và đáp ứng được các khoản thanh toán cần thiết khi có yêu cầu. Phí phải được tính toán dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Chẳng hạn phải dựa vào quy luật số lớn trong toán học, vào bảng tỷ lệ tử vong trong thống kê, quy luật về giới tính và quy luật về tuổi thọ tăng dần trong dân số và nhân khẩu học, quy luật về lạm phát của đồng tiền trong các nền kinh tế.v.v.. Quá trình định phí phải dựa vào một số giả định. Các giả định phải đảm bảo tính thống nhất và hợp lý. Thường có các giả định sau đây được vận dụng khi xác định phí BHNT: Giả định về tỷ lệ tử vong giữa các ngành nghề, các vùng địa lý, các địa phương (giả định giống nhau hay không giống nhau) Giả định về tỷ lệ lãi suất giữa các loại hình đầu tư, tỷ trọng lãi suất trong từng loại hình đầu tư. Giả định về chi phí (cao hơn hay thấp hơn) giữa các bộ phận như:đại lý, Maketing, quản lý, thuê văn phòng… Giả định tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ. Giả định về thời gian thanh toán… Phí BHNT còn phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này phụ thuộc vào thị trường hiện tại cũng như tương lai của công ty, thuế và một số vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý vĩ mô của chính phủ. Phí BH nhân thọ. a. Phí thuần. Phí thuần trong BHNT thường được xác định theo nguyên lý cân bằng: (Số thu) = (Số chi). Số chi chỉ bao gồm tiền BH tử vong (hoặc hết hạn hợp đồng) mà không bao gồm các khoản chi khác. Khi định phí cần thiết phải áp dụng các giả định: Tỷ lệ tử vong được xác định, có nghĩa là số tử vong xảy ra tương ứng với bảng tỷ lệ tử vong được chọn lựa trong quá trình tính phí. Cách tính tuổi phù hợp với tuổi của bảng tỷ lệ tử vong chẳng hạn: tuổi theo ngày sinh nhật gần nhất hay tuổi theo ngày sinh nhật vừa qua. Lãi suất xác định, có nghĩa là phí thu được đem đầu tư, lãi thu được đúng theo lãi giả định (lãi kỹ thuật). Tiền BH tử vong trả vào cuối năm hợp đồng. Hợp đồng chỉ chấm dứt khi người được BH bị chết và hết hạn (mãn kỳ). Giả định ở đây là không có hiện tượng hợp đồng hủy bỏ và mất hiệu lực. b. Phí hoạt động: loại phí này gồm các khoản: Chi phí cho các hợp đồng mới: Khoản chi này bao gồm các chi phí như hoa hồng đại lý, chi kiểm tra y tế…các chi phí này phát sinh khi phát hành HĐBH. Chi phí thu phí BH: Gồm các chi phí trả cho người đi thu phí, các khoản khác phát sinh khi thu phí. Chi phí quản lý: Khoản chi này phát sinh trong suốt thời hạn BH để quản lý hợp đồng, chẳng hạn: chi phí ấn chỉ, quản lý hợp đồng bằng máy tính, chi phí theo dõi thường xuyên, các chi phí gián tiếp khác v.v… c. Phí toàn phần. Như phần trên đã nêu: ( Phí toàn phần) = (Phí thuần) + (Phí hoạt động) 1.2.4. Hợp đồng BH nhân thọ. Hợp đồng BHNT là sự cam kết giữa hai bên, theo đó bên nhận BH (công ty BHNT) có trách nhiệm và nghĩa vụ chi trả cho bên được BH khi có các sự kiện BH xảy ra, còn bên được BH có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng phí BH như đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Bên nhận BH chính là các công ty BHNT. Sau khi đã cam kết nhận BH, trách nhiệm và nghĩa vụ chủ yếu của công ty là chi trả STBH khi có các sự kiện BH xảy ra đối với người được BH. Sự kiện BH trong BHNT thường bao gồm: Tử vong. Hết hạn hợp đồng. Sống đến độ tuổi nhất định… Bên nhận BH không được phép hủy bỏ hay thay đổi điều khoản trong hợp đồng và cũng không được khiếu nại đòi phí BH. Bên được BH trong hợp đồng BHNT có thể có 3 người sau đây: + Người được BH là người mà sinh mạng và cuộc sống của họ được BH theo các điều kiện của hợp đồng. Người được BH có thể là những người đã trưởng thành, có đủ năng lực pháp lý để tự ký hợp đồng cho chính mình và cũng có thể là những người chưa đủ tuổi thành niên phải giao tên của mình cho người đứng ra ký HĐBH. + Người tham gia BH là người đứng ra yêu cầu BH, thỏa thuận và ký kết hợp đồng. Người tham gia BH phải đảm bảo quy định của pháp luật về năng lực pháp lý. Trong các HĐBH cá nhân người tham gia BH và người được BH là 2 người khác nhau chỉ khi người được BH chưa đến tuổi thành niên. Bố mẹ, ông bà hay người đỡ đầu đứng ra viết giấy yêu cầu BH, ký kết hợp đồng và nộp phí BH. Hoặc trong các HĐBH theo nhóm người được BH và người tham gia cũng là 2 người khác nhau. Người tham gia BH có quyền yêu cầu hủy bỏ HĐBH. + Người được hưởng quyền lợi BH là người được nhận STBH hoặc các khoản trợ cấp do công ty BH thanh toán như đã nêu rõ trong hợp đồng. Người được hưởng quyền lợi BH do người tham gia BH chỉ định. Nếu việc chỉ định không rõ ràng, STBH được giải quyết theo luật thừa kế. Người được hưởng quyền lợi BH thường là người được BH, chỉ là người khác khi người được BH bị chết. Xác định rõ người được hưởng quyền lợi BH là vấn đề hết sức quan trọng tránh được những tranh chấp khiếu nại v.v…Trong nhiều trường hợp cần chỉ định người được hưởng quyền lợi BH thứ nhất và người tiếp theo sau để đề phòng trường hợp khi người được hưởng quyền lợi BH đầu tiên bị chết trước người được BH. Hợp đồng BHNT rất đa dạng do các công ty BH thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu phong phú của người tham gia. Các quy định trong hợp đồng có nhiều điểm khác nhau ở mỗi nước. Tuy vậy, nó đều có những điểm chung phải tuân thủ như các loại hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự khác như: trách nhiệm, quyền lợi…Đồng thời về nguyên tắc và cơ sở kỹ thuật của BH là giống nhau như: sự tự nguyện, tính chất tin tưởng tuyệt đối, tính thương mại v.v… Hợp đồng BHNT có thể được thay đổi tùy theo yêu cầu của người tham gia bảo hểm. Chẳng hạn: BH tử kỳ cố định có thể chuyển thành một hợp đồng BHNT trường sinh; BH tử kỳ có thể tái tục vào ngày kết thúc mà không cần có thêm bằng chứng nào về sức khoe v.v…Tuy nhiên, sự chuyển đổi này không nhằm mục đích trục lợi BH. Hợp đồng BHNT có thể dùng làm vật thế chấp để vay vốn hoặc người tham gia BH có thể ứng trước một khoản tiền nhất định giống như công ty BH cho họ vay tiền. Khoản tiền ứng trước này các công ty BH thương lấy trong phần dự phòng phí BH để thực hiện. Người tham gia BH rất quan tâm tới khía cạnh sau khi tham gia BHNT vì những lý do nào đó không còn khả năng đóng phí tiếp tục và hủy bỏ hợp đồng thì có được hưởng quyền lợi gì ko? Có thể trả lời rằng, họ sẽ nhận được một số tiền nào đó gọi là giá trị hoàn lại (hay giá trị giải ước) nhưng với điều kiện: Trong hợp đồng hoặc đơn BH đã có sự chỉ rõ về giá trị giải ước từng năm một cách đầy đủ. Trong hợp đồng đã có một phần dự phong phí đủ lớn do công ty BH tính toán. Tuy nhiên, trong một số loại hợp đồng BHNT như: hợp đồng tử vong có kỳ hạn xác định, hợp đồng có số tiền BH trả sau…việc hoàn phí không được thực hiện. Hợp đồng BHNT là hợp đồng dài hạn vì vậy chủ yếu được ký kết với từng cá nhân. Việc ký kết theo nhóm là rất ít và nếu có thì chủ yếu là loại BH tử vong có kỳ hạn xác định Các kênh phân phối sản phẩm BHNT Bảng 1.2.5: Các kênh phân phối sản phẩm BHNT phổ biến: Kênh truyền thông Kênh trực tiếp Kênh mới Đại lý Môi giới Đại diện thương mại… Qua điện thoại Qua thư tín Qua Internet Qua các nhà tuyển dụng… Ngân hàng Các tổ chức tài chính Các cửa hàng… Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh BH nhân thọ của Prudential Tổng quan về Prudential 2.1.1. Tập đoàn Prudential toàn cầu (sau đây gọi tắt là Prudential) a. Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập năm 1848 dưới tên Prudential Mutual Assurance Invesment and Loan Association tại Hatton Garden, London, Vương quốc Anh. Công ty Prudential là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới cung cấp các sản phẩm BH nhân thọ, dịch vụ tài chính và quản lý tài sản tại Vương quốc Anh, Mỹ và Châu Á. Prudential đã hoạt động BH nhân thọ tại Anh hơn 160 năm. Sau đó 6 năm, chế độ BH nhân thọ cho công nhân ra đời. Tiếp theo đó vào năm 1856, Prudential đi đầu trong việc đề ra các chính sách BH cho trẻ em dưới 10 tuổi. Những năm tiếp theo đó là hàng loạt những bước cải tiến đáng ghi nhận của Prudential. Một phát triển quan trọng trong việc chuẩn hoá thương hiệu Prudential được tiến hành năm 1986 với hình ảnh Prudence, vị thần cẩn trọng màu đỏ thắm và là biểu tượng của sự thống nhất và bảo đảm trong các dịch vụ Prudential từ năm 1848, được cải tiến lại để theo kịp thời đại và trở thành tâm điểm cho một hệ thống nhận diện mới của Tập đoàn. Tầm hoạt động của Prudential ngày càng được mở rộng. Đáng chú ý là sự kiện Prudential mua lại Amicable Life của Scotland để củng cố sức mạnh của mình tại thị trường IFA. Năm kế tiếp Egg được thành lập như một công ty dịch vụ tài chính  và ngày càng lớn mạnh hơn. Năm 1999, Prudential mua lại M&G và năm sau đó Prudential được cổ phần hoá trên Thị trường chứng khoán New York. Năm 2000, Prudential nghiên cứu quan điểm của khách hàng về dịch vụ tài chính và bắt đầu chiến dịch “The Plan from the Pru” tại Anh. Một chiến dịch quảng cáo mới mô tả tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính trong các giai đoạn của cuộc sống được thể hiện để nhắm đến các khách hàng trong thời đại mới Sự phối hợp hoạt động chặt chẽ của các đơn vị kinh doanh trên khắp thế giới đã giúp Prudential tận dụng được lợi thế từ nhu cầu tích lũy tài sản và nhu cầu thu nhập hưu trí ngày càng tăng của khách hàng. Quy mô hoạt động toàn cầu và thu nhập từ các khu vực địa lý và các sản phẩm đa dạng đã mang lại cho Prudential ưu thế vượt trội. b. Thị trường: Prudential hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, là một trong những tên tuổi chủ chốt của việc cung cấp các chế độ hưu trí xã hội của Anh ở các mặt trợ cấp cho người cao tuổi, BH nhân thọ, đầu tư và trái phiếu. Trong lĩnh vực hoạt động của mình, Prudential có rất nhiều đối thủ lớn như Standard Life, Aviva, HBOS Group, Lloyd TSB, Legal & General, AEGON, AXA, ZFS và Abbey. Tập đoàn Prudential hiện đang sở hữu các thương hiệu uy tín sau: Tại Vương quốc Anh, Prudential là công ty BH nhân thọ và quỹ hưu trí hàng đầu cung cấp các sản phẩm tài chính cá nhân đa dạng. M&G, công ty quản lý quỹ đầu tư tại Châu Âu và Vương quốc Anh của Tập đoàn Prudential, hiện quản lý các quỹ trị giá hơn 310 tỷ đô la Mỹ (tương đương 198.3 tỷ bảng Anh).  Jackson National Life là một trong những công ty BH nhân thọ hàng đầu cung cấp các sản phẩm tiết kiệm dài hạn và tích lũy hưu trí cho khách hàng cá nhân và khách hàng là các tổ chức kinh tế trên toàn nước Mỹ. Prudential Châu Á là công ty BH nhân thọ Châu Âu hàng đầu tại Châu Á với các đơn vị kinh doanh BH nhân thọ và quản lý quỹ đầu tư tại 13 thị trường.  Hiện nay, Prudential có trên 25 triệu khách hàng khắp thế giới và quản lý các quỹ với tổng trị giá trên 532 tỷ đô la Mỹ (340 tỷ bảng Anh). c. Thành tích đạt được: Năm 2003, Prudential đã giành được vô số giải thưởng danh giá khác nhau, trong số đó có giải Employee Benefits Award 2003 của tạp chí Employee Benefits cho việc “Ứng dụng hiệu quả nhất chính sách phúc lợi” và “Chiến lược truyền thông của năm”. Đồng thời giải thưởng HR Excellence Award cho “Chương trình phúc lợi hiệu quả nhất”. Bên cạnh đó Viện quản lý trang thiết bị của Anh cũng trao giải Innovation Award cho Prudential cho cơ sở vật chất tại số 3 Sheldon Square. Sau khi đánh giá các hoạt động tại Anh và Ấn Độ, Prudential UK được trao giải “Investor in People 2003”. Cũng trong năm 2003, Prudential đã được tuyên dương khen thưởng tại Mirror Money Awards, The Coronet Global Innovator’s Award, giành giải trong bốn hạng mục của Money Marketing Awards, CANNES Lion Direct, Campaign Poster Awards, News Media Age Effectiveness Awards, British Advertising Innovation Awards (trong 5 hạng mục), DMA Echo Awards, Pensions Management Awards và Money £acts Annuity Provider of the Year. d. Sản phẩm: Prudential có đến khoảng 16 triệu khách hàng và hoạt động ở khắp Vương quốc Anh, Châu Âu, Mỹ và Châu Á, cung cấp các loại hình BH khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong đó bao gồm BH nhân thọ, đầu tư, BH tổng quát. e. Những cải tiến gần đây:     Cải tiến quan trọng nhất gần đây của Prudential có lẽ là việc tái thực hiện chiến lựơc quảng bá “The Plan from the Pru” (PFTP) năm 2002, với mục tiêu giới thiệu dịch vụ đồng thời kích thích sự nhận biết của khách hàng về những dịch vụ mới của PFTP. Các chiến dịch truyền thông chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và mức độ ấn tượng cao (qua các phương tiện TV, các trang màu trên báo, các đài phát thanh Newslink và Classic FM cùng với các bảng hiệu ngoài trời).     Tiếp theo là chiến lược thu hẹp của năm 2003, tập trung nhắm đến một số đối tượng đã được xác định rõ từ 45 tuổi trở lên và quan tâm đến việc lập kế hoạch đầu tư cho tương lai của mình. 2.1.2. Prudential Việt Nam: a. Lịch sử hình thành     Tập đoàn Prudential toàn cầu đã chính thức khai trương văn phòng đại diện thứ nhất tại Việt Nam từ năm 1995 và được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư vào tháng 10 năm 1999 thành lập Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Vietnam (sau đây gọi tắt là Prudential Việt Nam). Hiện nay, Prudential Việt Nam vinh dự được hàng triệu khách hàng Việt Nam giao phó trọng trách bảo vệ an toàn tài chính và tương lai của gia đình mình.     Mở đầu với số vốn 15 triệu đô la Mỹ, Prudential Việt Nam đã lần lượt tăng vốn đầu tư của mình lên 40 triệu (6/2001), 61 triệu (10/2002.) Và, vào tháng 11 năm 2003, thêm một lần nữa Prudential Việt Nam lại tăng thêm 14 triệu, đưa tổng số vốn đầu tư của Prudential tại Việt Nam thời điểm này là 75 triệu đô la Mỹ. Prudential Việt Nam đã và đang đầu tư ráo riết vào việc đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống phục vụ hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng ngày một hoàn hảo hơn. b. Những mốc quan trọng của Prudential Việt Nam: Năm 1995: Khai trương văn phòng đại diện thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1997: Khai trương văn phòng đại diện thứ hai tại TP. HCM. 29/10/1999: Được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam thành lËp Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Vietnam với số vốn đầu tư là 15 triệu đô la Mỹ. 17/11/1999: Khai trương Chi nhánh Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Việt Nam tại 63 Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 19/11/1999: Khai trương Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Việt Nam tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. 16/12/1999: Nhận Hồ sơ yêu cầu BH nhân thọ đầu tiên. 15/02/2000: Khai trương văn phòng thứ 2 tại Hà Nội (Tòa nhà Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). 06/04/2001: Khai trương Trung tâm phục vụ khách hàng tại Đà Nẵng (244-248 Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng). 07/06/2001: Tăng vốn đầu tư từ 15 triệu lên 40 triệu đô la Mỹ. 22/01/2002: Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng về những đóng góp của Prudential trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng trong năm 2001. 21/08/2002: Chính thức giới thiệu website www.prudential.com.vn 25/10/2002: Tăng vốn đầu tư từ 40 triệu lên 61 triệu đô la Mỹ. Đây là lần tăng vốn thứ hai của Prudential Việt Nam. 05/12/2002: Nhận bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hải Phòng về những đóng góp của Prudential trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hải Phòng trong năm 2002. 14/12/2002: Nhận giải thưởng Rồng Vàng "Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất" năm 2002. 15/01/2003: Thành lập quỹ Prudence, cam kết đóng góp 1,3 triệu USD trong 4 năm hoạt động đầu tiên nhằm hỗ trợ các chương trình trọng điểm về giáo dục, công nghệ và thể thao Việt Nam. 10/11/2003: Tăng vốn đầu tư từ 61 triệu lên 75 triệu đô la Mỹ. Đây là lần tăng vốn thứ ba của Prudential Việt Nam. 08/1/2003: Chính thức khai trương hoạt động BH nhân thọ qua ngân hàng theo thỏa thuận giữa Prudential và Ngân hàng Vietcombank. 20/02/2004: Nhận giải thưởng Rồng Vàng "Dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất" năm 2003. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Prudential được nhận giải thưởng này. 11/04/2005: Trung tâm phục  vụ khách hàng tại Quy Nhơn đi vào hoạt động (7 Nguyễn Tất Thành, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn). Đây là Trung tâm phục vụ khách hàng thứ 25 của Prudential Việt Nam. c. Thông tin chi tiết về Prudential Việt Nam:     1. Số giấy phép: 2138/GP     2. Ngày cấp: 29/10/1999     3. Tên dự án: Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Vietnam     4. Tên đối tác nước ngoài: Prudential Corporation Holding Limited - Vương quốc Anh     5. Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài     6. Tổng vốn đầu tư: 75.000.000 USD     7. Vốn pháp định:  75.000.000 USD     8. Mục tiêu: BH nhân thọ     9. Vốn đầu tư thực hiện: 54.000.000 USD     10. Ngành: Tài chính Ngân hàng     11. Đại diện: Ông Huỳnh Thanh Phong, Tổng giám đốc     12. Doanh thu năm 2002: 94.951.200 USD     13. Nộp ngân sách nhà nước năm 2002: 1.752.025 USD     14. Số lao động: 1.032 người 4. Địa chỉ trụ sở của Công ty TNHH BH Nhân thọ Prudential Việt Nam:     Lầu 25, toà nhà 37, Đ. Tôn Đức Thắng     Quận 1, tp Hồ Chí Minh     Phone: 08-9100999     Fax: 08-9100899     Website:  (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) d. Giải thưởng BH - Prudential Việt Nam Sau hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Prudential đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân để đầu tư trở lại nền kinh tế đất nước, đồng thời góp phần chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Prudential Việt Nam là doanh nghiệp tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng. Những nỗ lực của Prudential Việt Nam đã liên tục được ghi nhận thông qua nhiều giải thưởng và danh hiệu danh giá do các tổ chức uy tín trao tặng. Năm 2007, Giải thưởng “Quả chuông vàng” cho quảng cáo “Gương mặt Prudential”  Năm 2008, Giải thưởng “Saigon Times Top 40”, Giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển bền vững”, Giải thưởng "Thương hiệu Nổi Tiếng 2008" do Người tiêu dùng bình chọn, Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI trao tặng. Prudential Việt Nam được vinh danh là “1 trong 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất giai đoạn 2007-2009. Giải thưởng “Thương Mại Dịch Vụ - Top Trade Service” 4 năm liền (2007-2010) Giải thưởng Rồng Vàng trong 9 năm liền từ 2002 đến 2010 với danh hiệu "Dịch vụ BH nhân thọ đuợc người tiêu dùng ưa chuộng nhất". Năm 2009, nhận được Huy chương Hữu nghị cấp Nhà nước Prudential Việt Nam được vinh dự nhận "Huân Chương Lao Động Hạng Ba"  giai đoạn 2006 – 2010 Với chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính thông qua sự liên kết hoạt động trong ba lĩnh vực BH - Đầu tư - Tài Chính, Prudential Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh và góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. e. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Thứ nhất, các nhân tố tích cực. - Một là, Điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện tạo ra những nhân tố tích cực và thuận lợi cho sự phát triển của thị trường BH nhân thọ. Chính sách đổi mới và hội nhập của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước và cải thiện nền kinh tế một cách rõ rệt. (trong đó có cả doanh nghiệp BH) Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng đáng kể về thu nhập bình quân trên đầu người và sự cải thiện về tuổi thọ, điều kiện chăm sóc sức khỏe cũng như trình độ văn hóa của dân cư. Sự hợp lý trong các chính sách tiền tệ và tài khóa đã tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế, kìm hãm lạm phát và tạo ra sự ổn định cho đồng nội tệ. - Hai là, Môi trường pháp lý cũng được cải thiện đáng kể theo chiều hướng có lợi đối với hoạt động kinh doanh BH. Ngày 9/12/2000 Luật Kinh doanh BH đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Ngay sau đó các Nghị định 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ-CP được ban hành hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BH. Trong đó Nghị định 42/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh BH, Nghị định 43/2001/NĐ-CP qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp BH và doanh nghiệp môi giới BH. Kèm theo các nghị định là các Thông tư 71/2001/TT, Thông tư 72/2001/TT-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện hai Nghị định 42 và 43. Năm 2004 được coi là năm có thay đổi mạnh khi các Thông tư 98,99 TT/BTC được ban hành thay thế cho Thông tư 71/2001/TT-CP, 72/2001/TT-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Nghị định 42 và 43 trong việc trích lập dự phòng. Nghị định 118/CP được ban hành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH. Ngoài ra, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật cạnh tranh được ban hành trong năm 2004 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng. - Ba là, Chính sách mở cửa đối với lĩnh vực tài chính, BH, ngân hàng của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho các tập đoàn BH lớn trên thế giới với kinh nghiệm hàng trăm năm trong kinh doanh BH nhân thọ đầu tư vào thị trường BH nhân thọ ở Việt Nam. - Bốn là, Dân số Việt Nam đông, trình độ dân trí khá cao so với các nước trong khu vực cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của BH nhân thọ. Thứ hai, Các nhân tố tiêu cực Mặc dù có những thuận lợi nhất định nhưng thị trường BH nhân thọ Việt Nam vẫn chịu tác động của rất nhiều yếu tố bất lợi, như: - Một là, Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp và còn chênh lệch. Thu nhập thấp và sự chênh lệch về thu nhập là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tham gia BH của dân cư và số tiền BH mà họ lựa chọn. - Hai là, Nhận thức về BH nhân thọ của các tầng lớp dân cư vẫn còn hạn chế - Ba là, Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội tuy đã có những bước phát triển nhất định, song vẫn còn ở trình độ thấp: Trước tiên phải kể đến sự khó khăn trong hạ tầng giao thông. Việc đi lại giữa các vùng mất khá nhiều thời gian và công sức, điều này ảnh hưởng trước tiên đến công tác khai thác của các doanh nghiệp BH nhân thọ trong việc tìm khách hàng, giám định sức khỏe. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc vẫn còn yếu, hệ thống thanh toán của Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt và người dân cũng có thói quen giao dịch bằng tiền mặt. Thực tế này ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng mỗi khi đến kỳ tái tục, có thể tạo cho họ sự ức chế chán nản với việc tham gia BH. - Bốn là, Các nhân tố khách quan như lạm phát, sự gia tăng của giá vàng, ngoại tệ… ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người tham gia BH. - Năm là, Chính sách vĩ mô của Nhà nước liên quan đến hoạt động BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Prudential Việt Nam Sản phẩm: sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm BHNT của công ty Prudential Việt Nam a. Bảo vệ b. Tích lũy BH Nhân thọ trọn đời Phú-Trường An  Bệnh hiểm nghèo Phú-An Bình  BH Bệnh hiểm nghèo  BH Bệnh hiểm nghèo trả trước  BH Bệnh lý nghiêm trọng  Chăm sóc sức khỏe BH Chăm sóc sức khoẻ toàn diện  BH Chăm sóc sức khỏe  BH Sức khỏe dành cho trẻ em  Chết & Thương tật toàn bộ vĩnh viễn BH Nhân thọ có kỳ hạn - BH Nhân thọ có kỳ hạn dành cho trẻ em  Hỗ trợ tài chính BH Hỗ trợ tài chính Người hôn phối  BH Hỗ trợ tài chính Người phụ thuộc  BH Từ bỏ thu phí  BH Từ bỏ thu phí Bệnh hiểm nghèo  BH Từ bỏ thu phí Bệnh lý nghiêm trọng  BH Từ bỏ thu phí Người hôn phối  Tai nạn BH Chết do tai nạn  BH Chết và Tàn tật do tai nạn mở rộng  Định kỳ Phú-An Gia Tích Lũy Định Kỳ   Học hành cho con cái Phú-An Gia Thành Tài  Hưu Trí Phú-An Khang Hưu Trí  Ngắn hạn Phú-Hưng Thịnh  c. Đầu tư d. khác Phú-Bảo Gia Đầu Tư  Phú-Toàn Gia An Phúc  BH cho Doanh nghiệp Phú-Bảo Nghiệp  (Nguồn: Prudential Việt Nam) Các kênh phân phối sản phẩm của công ty Prudential luôn đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm. Cụ thể: hiện nay Prudential Việt Nam có đội ngũ trên 80000 nhân viên, tư vấn viên chuyên nghiệp và 26 Trung tâm phục vụ khách hàng và 200 Văn phòng đại lý hiện diện trên 63 tỉnh thành, Prudential đã xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp tác kinh doanh với ngân hàng như Citibank, cung cấp dịch vụ BH qua Ngân hàng vào tháng 11/2011 vừa qua. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 12 năm gia nhập thị trường BH nhân thọ Việt Nam, thành công của Prudential Việt Nam không chỉ được thể hiện qua những con số về vốn, về thị phần và doanh thu ấn tượng, mà còn qua sự thấu hiểu và đáp ứng địa phương của một thương hiệu toàn cầu. Sau đây là bảng danh sách các công ty BHNT Việt Nam về vốn điều lệ cùng với báo cáo tài chính của Prudential. a. Vốn điều lệ của các công ty BHNT Việt Nam. Bảng 2.2.2.1: Danh sách các doanh nghiệp BHNT trên thị trường BH Việt Nam   TT Tên doanh nghiệp BH Năm thành lập Hình thức sở hữu Vốn điều lệ 1 Bảo Việt Nhân thọ Việt Nam 1965 Nhà nước 1.500 Tỷ đồng 2 Công ty TNHH BH nhân thọ Prudential Việt Nam 1999 100% vốn nước ngoài 75 triệu USD 3 Công ty TNHH BH nhân thọ Manulife 1999 100% vốn nước ngoài 15 triệu USD 4 Công ty TNHH BH nhân thọ AIA Việt Nam 2000 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 5 Công ty TNHH BH nhân thọ ACE life 2005 100% vốn nước ngoài 32 triệu USD 6 Công ty TNHH BH nhân thọ Prevoir Việt Nam 2005 100% vốn nước ngoài 600 tỷ đồng 7 Công ty TNHH Dai-ichi Việt Nam 2007 100% vốn nước ngoài 25 triệu USD 8 Công ty BH Nhân thọ Cathay 2007 100% vốn nước ngoài 600 tỷ đồng 9 Công ty TNHH BH nhân thọ Vietcombank-Cardif 2007 Liên doanh 140 tỷ đồng 10 Công ty BH nhân thọ Great Eastern Việt Nam 2009 100% vốn nước ngoài 600 tỷ đồng 11 Công ty TNHH BH nhân thọ Hàn Quốc 2009 100% vốn nước ngoài 60 triệu USD 12 Công ty TNHH BH Nhân thọ Fubon Việt Nam 2011 100% vốn nước ngoài 800 tỷ đồng b. Báo cáo tài chính Sau đây là báo cáo tài chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam trong 2 năm 2009-2010 Bảng 2.2.2.2 Báo cáo tài chính tóm lược của Prudential Việt Nam: Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 31/12/2009 31/12/2010 TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn 5.075.308 7.031.448 Tiền và các khoản tương đương tiền 1.905.112 2.988.631 Đầu tư ngắn hạn 1.879.239 2.440.834 Các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác 1.290.957 1.601.983 Tài sản dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn 17.179.203 18.425.556 Tài sản cố định 65.845 71.171 Đầu tư dài hạn 16.981.892 18.230.988 Ký quỹ và các tài sản dài hạn khác 131.466 123.397 Tổng tài sản 22.254.511 25.457.004 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Nợ phải trả 19.291.163 22.148.173 Nợ ngắn hạn 1.319.251 1.532.782 Nợ dài hạn 26.618 33.396 Dự phòng nghiệp vụ 17.945.294 20.581.995 Vốn chủ sở hữu 2.963.348 3.308.831 Vốn góp 1.135.669 1.135.669 Quỹ dự trữ bắt buộc 113.567 113.567 Lợi nhuận chưa phân phối 1.714.112 2.059.595 Tổng tài sản nợ và vốn chủ sở hữu 22.254.511 25.457.004 Báo cáo thu nhập Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 6.850.244 7.703.819 Phí BH gốc 4.776.000 5.424.175 Doanh thu hoạt động tài chính 2.074.244 2.279.644 Chi phí 5.766.526 6.366.452 Chi phí cho hoạt động BH 4.663.936 5.357.100 Chi phí cho hoạt động tài chính 506.580 465.159 Chi phí quản lý và các chi phí khác 596.010 544.193 Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 1.083.718 1.337.367 Thuế thu nhập doanh nghiệp 265.802 329.815 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 817.916 1.007.552 Các chỉ số tài chính quan trọng Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Cơ cấu tài sản Tài sản cố định/tổng tài sản 0.3% 0.3% Tài sản lưu động/ tổng tài sản 22.8% 27.6% Cơ cấu nguồn vốn Nợ/ các khoản nợ & vốn chủ sở hữu 87% 87% Nợ/ vốn chủ sở hữu 651% 669% Khả năng thanh toán Tiền mặt & đầu tư ngắn hạn/ nợ ngắn hạn (lần) 2.87 3.54 Tổng tài sản/ tổng nợ (lần) 1.15 1.15 Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản 5% 5% Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu gộp 12% 13% Lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần 21% 20% Lợi nhuận sau thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu 28% 30% (Nguồn: Prudential Việt Nam) Như vậy, Prudential Việt Nam đã có một năm thành công trọn vẹn cả về hoạt động kinh doanh lẫn hoạt động trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Biểu đồ 2.2.2.1. Tổng tài sản của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 ( Nguồn: Prudential Việt Nam) Báo cáo tài chính của Prudential Việt Nam cho thấy, hoạt động kinh doanh của công ty rất hiệu quả với các chỉ số tài chính như sau: -          Doanh thu từ hợp đồng mới tăng 25,4%, đạt mức kỷ lục 1.227 tỷ đồng. -          Tổng doanh thu phí BH đạt mức 5.424 tỷ đồng, tăng 13,6%. -          Số lượng hợp đồng hiệu lực tăng lên 3,8 triệu so với 3,5 triệu năm 2009. -          Thị phần doanh thu phí BH đạt 41,4%. Biểu đồ 2.2.2.2. Chi phí và doanh thu của Prudential Việt Nam giai đoạn 2008-2010 Từ biểu đồ có thể thấy quy mô vốn cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng. Như vậy, Prudential đang ngày càng phát triển về chất lượng, số lượng và luôn tự khẳng định mình trên thị trường BHNT Việt Nam. Vào tháng 10/2010, Prudential Việt Nam được tổ chức Vietnam Report xếp trong Top 10 của 1.000 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam trong thời gian 3 năm liền (2007 – 2009), và đứng ở vị trí số 1 trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Năm 2010, Prudential Việt Nam tiếp tục đóng góp vào ngân sách quốc gia của Việt Nam 330 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng 24% so với năm 2009. Tổng giám đốc của Prudential Việt Nam, ông Jack Howell nhận định: “Chúng tôi đã bước qua năm 2010 đầy thách thức chung với kết quả kinh doanh ấn tượng. Thành công của chúng tôi có được là nhờ một tập thể tài năng và chuyên nghiệp, cũng như chiến lược phù hợp về sản phẩm, kênh phân phối, tổ chức nhân sự và hệ thống quy trình. Đặc biệt, uy tín của thương hiệu Prudential tiếp tục được củng cố vững mạnh bằng các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cũng như những hoạt động trách nhiệm xã hội với cộng đồng.”  Việt Nam tiếp tục được đánh giá là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Á của Tập đoàn Prudential. Tính đến 6 tháng đầu năm 2011: Tiếp tục đà phát triển từ một năm 2010 đầy thành công, Prudential Việt Nam đã có một nửa đầu năm 2011 với kết quả đặc biệt ấn tượng: Doanh thu phí BH đạt 615 tỷ đồng, tăng 21,2% so với cùng kì năm ngoái. Tổng phí BH tăng lên khoảng 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% và chiếm 38% thị phần. Tổng giá trị tài sản đạt khoảng 30 ngàn tỷ, tăng 13,3% so với cùng kì năm ngoái.  Tổng giá trị chi trả quyền lợi BH trong 6 tháng đầu năm 2011 là 1.248 tỷ đồng cho 104.747 trường hợp; tổng giá trị chi trả quyền lợi BH tính đến hết tháng 6/2011 là 7.181 tỷ đồng cho 986.341 trường hợp. (Nguồn: Prudential Việt Nam)  Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu phí BH qui năm đạt 965 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng phí BH đạt 4271 nghìn tỷ đồng, tăng 12%, chiếm gần 40% thị phần. Trong khi đó, Prudential Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ với các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc thành lập Quỹ Prudence Việt Nam với tổng nguồn vốn tài trợ 10 triệu USD cho thời gian 5 năm (2011 – 2015). Quỹ Prudence Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cộng đồng. Vừa qua (năm 2011), thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (NFVC), Prudential Việt Nam đã tài trợ 500 triệu đồng để phẫu thuật mắt miễn phí cho trẻ em Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc. Với kết quả kinh doanh thành công này, Prudential Việt Nam tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường BH nhân thọ Việt Nam. Thị phần Kết quả khai thác mới 5 tháng 2011 Tổng doanh thu phí BH khai thác mới đạt 1.658,5 tỷ đồng tăng 35,85% so với cùng kỳ năm trước (trong đó doanh thu phí hợp đồng BH chính đạt  1.537,3 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 33,65%). Thị phần doanh thu phí BH khai thác mới có sự thay đổi so với các tháng trước đây tại nhóm dẫn đầu thị trường: Prudential dẫn đầu thị trường với thị phần đạt 26.4% giảm 2,3% so với thị phần 4 tháng đầu năm, BVNT giữ vị trí thứ 2 (22,4%), Dai-ichi từ vị trí thứ 6 vươn lên đứng vị trí thứ ba với 16,36%, tiếp đến là Manulife (10,5%), ACE (9,7%) và AIA (8,6%). Trong nhóm doanh nghiệp đứng sau, Cathay vẫn giữ được vị trí của mình với thị phần đạt 2,7%, tiếp đến là Korea Life (1,8%). Trong tháng 5 doanh thu phí BH khai thác mới của GE,VCLI có sự tăng trưởng mạnh so với các tháng trước mặc dù vẫn còn thấp, chiếm thị phần doanh thu phí dưới 1%. (Nguồn: Cổng thông tin BH Việt Nam) Biểu đồ 2.2.2.3:Thị phần của các công ty BHNT trên thị trường BHNT Việt Nam tháng 5 năm 2011 Hệ thống các kênh phân phối Hiện nay, hệ thống văn phòng của Prudential đã trải dài trên 63 tỉnh/thành và vẫn đang tiếp tục được mở thêm. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, công ty đã mở thêm 36 văn phòng tổng đại lý. Gần đây, Prudential đã mở thêm văn phòng thứ 200 tại Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là văn phòng thứ 200 trong hệ thống các văn phòng công ty, văn phòng chi nhánh, tổng đại lý và trung tâm phục vụ khách hàng của Prudential trên toàn quốc. Sản phẩm Cho đến nay, Prudential đã cung cấp trên 50 sản phẩm, trong đó bao hồm 22 sản phẩm chính, 19 sản phẩm bổ trợ và 12 gói sản phẩm bổ sung với nhiều tính năng ưu việt, bao gồm sản phẩm BH: truyền thống, liên kết đầu tư, liên kết chung, liên kết ngân hàng và mới nhất là BH nhân thọ nhóm. Một số sản phẩm được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng.  Có thể kể đến những sản phẩm BH như: “Phú – An gia thành tài” được các bậc cha mẹ chào đón nồng nhiệt như một món quà chăm lo tương lai học hành của con cái; “Phú – An gia hưu trí” lập kế hoạch cho tuổi nghỉ hưu hay sản phẩm BH kết hợp đầu tư “Phú – Bảo gia đầu tư” cho phép vừa tham gia BH, vừa đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thời gian gần đây, Prudential giới thiệu sản phẩm Phú - An Tâm, được thiết kế dành cho người có thu nhập thấp. Với sản phẩm BH này, người tham gia BH chỉ đóng mức phí chưa tới 1.000 đồng một ngày trong thời gian năm năm, nhưng sẽ được BH tới 10 năm với các mức BH lần lượt là 10 triệu đồng, 20 triệu đồng và 30 triệu đồng. Vừa qua, Prudential Việt Nam giới thiệu ra thị trường sản phẩm BH mới: “Phú – Bảo nghiệp”. Đây là sản phẩm BH nhóm được thiết kế đặc biệt dành cho các tổ chức, doanh nghiệp mua cho nhân viên của mình. Hoạt động đầu tư tài chính Không chỉ mang lại sự an toàn tài chính cho khách hàng thông qua hoạt động BHNT và Quản lý Quỹ đầu tư, Prudential Việt Nam tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực tín dụng cá nhân với sự ra đời của Công ty Tài chính Prudential Việt Nam (Pru-Finance) vào ngày 09 tháng 10 năm 2007. Công ty Tài chính Prudential Việt Nam là một tổ chức phi ngân hàng, dùng vốn tự có của mình và nguồn vốn huy động được từ các nhà đầu tư để cho vay, đầu tư, cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Tài chính Prudential hiện đang cung cấp các sản phẩm:Vay tiêu dùng cá nhân, Vay mua nhà, Vay hỗ trợ mua sắm, phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam. Prudential đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân để đầu tư trở lại nền kinh tế đất nước, đồng thời góp phần chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Với chiến lược phát triển toàn diện các dịch vụ tài chính thông qua sự liên kết hoạt động trong ba lĩnh vực BH - Đầu tư - Tài Chính, Prudential Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh và góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chương 3: Kết luận và một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudetial 3.1. Đánh giá những thành công và hạn chế mà công ty BHNT Prudential trong thời gian vừa qua. 3.1.1. Thành công: Tự hào là một trong những công ty hàng đầu của ngành BH Nhân thọ, Prudential Việt Nam đã phục vụ hàng triệu người dân Việt Nam thông qua hệ thống hơn 218 Trung tâm Phục vụ khách hàng, Văn phòng Chi nhánh và Văn Phòng Tổng đại lý trên toàn quốc. Prudential Việt Nam hiện đang dẫn đầu thị trường BH Nhân thọ với hơn 41% thị phần doanh thu phí BH (Số liệu từ báo cáo tài chính năm 2010). Nối tiếp sự thành công trong lĩnh vực BH nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Prudential Việt Nam thành lập từ tháng 06/2005 và Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance) thành lập ngày 09/10/2007 cung cấp những giải pháp tài chính đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Việt Nam. Hiện nay, hệ thống văn phòng của Prudential đã trải dài trên 63 tỉnh/thành và vẫn đang tiếp tục được mở thêm. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2010, công ty đã mở thêm 36 văn phòng tổng đại lý.  Vào thị trường từ năm 1999, Prudential được coi là ví dụ điển hình trong câu chuyện thành công của một thương hiệu quốc tế tại thị trường Việt Nam cả về chiến lược kinh doanh lẫn ảnh hưởng xã hội. Công ty này đã phục vụ hơn 3,5 triệu hợp đồng và đang giữ nhịp tăng trưởng rất tốt. Tổng doanh thu phí BH trong 9 tháng đầu năm 2010 của Prudential tại Việt Nam là 3.822 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Prudential vừa họp báo giới thiệu quỹ Prudence Việt Nam với nguồn vốn 10 triệu USD cho các hoạt động xã hội cộng đồng tại Việt Nam Việc mở rộng thêm mạng lưới văn phòng tổng đại lý thể hiện cam kết chất lượng dịch vụ cũng như đầu tư lâu dài của Prudential tại Việt Nam. Cùng với các sản phẩm đa dạng và thiết thực, chiến lược của công ty trong thời gian tới vẫn là tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và được bảo vệ của người dân Việt Nam. Có thể kể đến những sản phẩm BH như: “Phú – An gia thành tài” được các bậc cha mẹ chào đón nồng nhiệt như một món quà chăm lo tương lai học hành của con cái; “Phú – An gia hưu trí” lập kế hoạch cho tuổi nghỉ hưu hay sản phẩm BH kết hợp đầu tư “Phú – Bảo gia đầu tư” cho phép vừa tham gia BH, vừa đầu tư vào thị trường chứng khoán. Vừa qua, Prudential Việt Nam giới thiệu ra thị trường sản phẩm BH mới: “Phú – Bảo nghiệp”. Đây là sản phẩm BH nhóm được thiết kế đặc biệt dành cho các tổ chức, doanh nghiệp mua cho nhân viên của mình. Trong hơn 10 năm qua, công ty này từng giới thiệu ra thị trường trên 50 sản phẩm BH, bao gồm sản phẩm BH: truyền thống, liên kết đầu tư, liên kết chung, liên kết ngân hàng và mới nhất là BH nhân thọ nhóm. Với slogan “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, Prudential đã sử dụng nhiều kênh đối thoại để khách hàng dễ dàng bày tỏ ý kiến hoặc phản ánh sự việc khi có khiếu nại. Tất cả đều được ghi nhận trên hệ thống theo tiêu chuẩn bảo mật nghiêm ngặt của công ty; được giải quyết một cách nhanh chóng và báo cáo đầy đủ lên ban giám đốc. Đây chính là một trong những cơ sở để Prudential thường xuyên theo dõi chất lượng phục vụ, tiếp thu ý kiến của khách hàng để từ đó, đề ra những phương án cụ thể nhằm kịp thời chấn chỉnh, cải tiến dịch vụ. Bên cạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng, Prudential cũng vừa công bố bản hiến chương khách hàng. Đây là một văn bản thể hiện những chuẩn mực phục vụ mà Prudential hướng đến vì lợi ích của khách hàng. Vì sự tận tâm đó, Prudential đã vinh dự nhận Giải thưởng “Thương mại dịch vụ – Top Trade Service” 4 năm liền 2007-2010 và giải thưởng “Rồng vàng” 9 năm liên tiếp (2002-2010). Với vị thế dẫn dầu, Prudential Việt Nam được Vietnam Report xếp hạng nằm trong Top 10 trong danh sách 1.000 doanh nghiệp đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất Việt Nam và là một trong 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lọt vào Top 10. Đầu năm 2011, nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Customer Insights cũng cho biết, Prudential là một trong 10 thương hiệu quốc tế thành công nhất tại thị trường Việt Nam 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân. Với các hoạt động PR, quảng cáo. Mặc dù hoạt động PR của Prudential Việt Nam tương đối đầy đủ nhưng sự xuất hiện của nó ở các sự kiện lớn mang tầm quốc gia, châu lục chưa thật sự nhiều, do đó hiệu quả đạt được chưa ở mức tối đa. Trong mối quan hệ với báo chí, tuy đã có mối quan hệ tốt với một số tờ báo và đã có những thành công nhất định nhưng những báo này hầu hết là những báo địa phương, tầm ảnh hưởng không rộng. Một điểm nữa đó là, Prudential còn quá ít chú ý đến mối quan hệ với các tờ báo, tạp chí, tập san…chuyên nghành BH. Điều này thiếu xót tương đối lớn của Prudential vì tiếng nói của các cơ quan này rất có trọng lượng trong thị trường BH – nơi hoạt động chủ yếu của Prudential. Prudential chưa có một diễn đàn nào có quy mô đủ lớn để có thể là cầu nối giữa Prudential với công chúng hiện nay chỉ có 1 phần rất nhỏ trong trang web của công ty đảm trách nhiệm vụ này, và hiệu quả mà nó mang lại cũng chưa thật sự nhiều. Hiện nay, Prudential vẫn còn tồn tại một số hạn chế về chất lượng cung cấp dịch vụ BH như vi phạm điều khoản bồi thường, không trung thực trong việc công bố thông tin, việc này đã làm giảm không nhỏ uy tín của Prudential Việt Nam trong mắt công chúng. Trong quá trình hoạt động của mình, Prudential Việt Nam đã đưa ra những chương trình khuyến mại khá hấp dẫn. Tuy nhiên, số lượng và tần suất của những đợt khuyến mại này còn rất hạn chế, cường độ của nó chưa đủ để có thể tạo ra ảnh hưởng sâu rộng, hay thậm chí là tạo ra làn sóng sử dụng và tái sử dụng dịch vụ BH. Dịch vụ sau bán hàng vẫn còn hạn chế, quan tâm chủ yếu tới các khách hàng lớn, tiềm năng; trong khi đó những khách hàng với số vốn không lớn thì dịch vụ chăm sóc còn chưa thực sự tốt, do còn chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận. Mạng lưới văn phòng, đại lý của Prudential rộng lớn (có tới 200 đại lý phân khối trên 63 tỉnh thành của Việt Nam). Vì vậy, công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Hình thức thanh toán chủ yếu là giao dịch trực tiếp thông qua các cửa hàng, đại lý, nhân viên nên mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó, hình thức thanh toán gián tiếp qua ngân hàng, tín dụng còn chưa được phổ biến. 3.2. Phương hướng phát triển của Prudential tại Việt Nam trong thời gian tới. Thành lập trên thị trường BH Việt Nam 12 năm, Prudential - công ty BHNT dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với thị phần cao nhất, 1 trong 10 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất…đã và đang hoàn thành nhiệm vụ và sứ mạng của mình; Tiến tới hội nhập và phát triển trong lộ trình trở thành một tập đoàn BH - đầu tư - tài chính hàng đầu Việt Nam. Nhằm gia nhập thị trường BHNT và thực hiện định hướng phát triển ngành BH của Chính phủ Việt Nam ghi trong “ Chiến lược phát triển thị trường BH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" kèm theo quyết định 175/TTg ngày 29/08/2003, Prudential đã đề ra các mục tiêu phát triển tổng thể: Phát triển thành một tập đoàn tài chính tổng hợp, đứng đầu trong lĩnh vực BH cũng như dịch vụ tài chính tại Việt Nam: BH nhân thọ, đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, các dịch vụ tài chính khác (tín thác đầu tư và dịch vụ tài chính khác). Phát triển thành một tổ chức tài chính có trình độ nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Là một tổ chức giữ vững vàđề cao được Uy tín và Danh tiếng, chiếm được lòng tin của khách hàng và của các tổ chức. Nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng Prudential sẽ tiến hành củng cố và đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ BH con người. Nghiên cứu phát triển các loại hình BH trách nhiệm. Thiết kế sản phẩm BH linh hoạt đối với từng đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ trọn gói về BH. Cung cấp các dịch vụ phụ trợ: thông tin khách hàng, đánh giá chất lượng dịch vụ nhằm tạo điều kiện cho cải tiến sản phẩm dịch vụ. Tổ chức tốt mô hình đại lý BH đối với sản phẩm định hướng phục vụ các đối tượng khách hàng nhỏ lẻ và các tầng lớp dân cư, phát triển mạng lưới cộng tác viên. Tăng cường quản lý rộng danh sách khách hàng, sử dụng tốt công cụ tin học trong lĩnh vực này; phát triển định hướng cung cấp sản phẩm dịch vụ tới đại đa số các khách hàng, các tầng lớp dân cư. Củng cố, phát triển ưu tiên các địa bàn trọng điểm; Chú trọng tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường ra các tỉnh. Tiêu chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ: khai thác, giám định, bồi thường. Kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn thuộc các quy trình đã đề ra theo Tiêu chuẩn ISO 9000 Sửa đổi hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, truyền số liệu, tin học hoá quản lý nghiệp vụ. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, chống trục lợi BH và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, duy trì tỷ lệ chi phí tổng hợp (combined ratio) dưới 95%. Tăng cường các biện pháp thu thập, tổng hợp thông tin thị trường nhằm hỗ trợđịa phương trong khai thác, phát triển nghiệp vụ. Tại thời điểm hiện tại, Prudential vẫn đang chiếm giữ vị trí hàng đầu trên thị trường về lĩnh vực BHNT, coi BHNT là giải pháp điều chỉnh cơ cấu và phát triển toàn diện của Prudential, nhanh chóng tăng trưởng doanh thu phíBH hàng năm, hoạt động có lợi nhuận vàđạt tỷ suất lợi nhuận. Prudential sẽ phát triển hệ thống thông tin trên nguyên tắc: tự lực, tận dụng nguồn lực bên ngoài, thiết kế hệ thống mở và tập trung, hệ thống phát triển nâng cấp dần, xây dựng hệ thống chuẩn; Hoàn thiện hệ thống phần mềm thống nhất trên cơ sở ngôn ngữ bậc cao, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý dữ liệu và phục vụ khách hàng. Các chương trình quản lý khách hàng và quản lý nội bộ; Hoàn thiện các mạng WAN, mạng LAN, phấn đấu Online với các khách hàng. Cùng với hoạt động BH, kinh doanh của Prudential sẽ hướng mạnh vào phát triển các dịch vụ tài chính đa dạng trước hết là hình thành và phát triển các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, đáp ứng không chỉ nhu cầu đầu tư của chính mình, mà còn đáp ứng nhu cầu của dân cư và các doanh nghiệp khác. Trong tương lai cũng không có gì cản trở hay khó khăn để Prudential hình thành những dịch vụ tài chính mới như cho thuê tài chính, thẻ thanh toán và ngân hàng…mặc sự sự biến động về kinh tế thì luôn diễn ra. Trong toàn bộ định hướng chiến lược đó, đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài là giải pháp chiến lược then chốt. Luôn đặt ra mục tiêu và phương hướng: Thực hiện tốt Luật BH Việt Nam. Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng vàđánh giá rủi ro, đa dạng hoá thị trường, kênh phân phối, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.  Prudential Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ với các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc thành lập Quỹ Prudence Việt Nam với tổng nguồn vốn tài trợ 10 triệu USD cho thời gian 5 năm (2011 – 2015). Quỹ Prudence Việt Nam sẽ dành ưu tiên cho các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ cộng đồng. 3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudential Việt Nam. 3.3.1. Một số đề suất đối với công ty BH nhân thọ Prudential và Chính phủ Đối với Chính phủ: tạo điều kiện cho các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và kinh doanh BH nhanh chóng được hoàn thiện tạo môi trường pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh BH. Nhà nước nên nhanh chóng phát triển công nghệ viễn thông và tin học để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty BH ứng dụng vào các hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát triển các lĩnh vực công nghiệp, cơ sở hạ tầng, thương mại và đầu tư đều là những lĩnh vực tiềm năng cho dịch vụ BH trong tương lai. Đối với Tập đoàn Prudential - Tập đoàn Prudential nên trao vốn cho công ty BH nhân thọ Prudential tại ViệtNam, phí BH gốc được giữ lại. Để từ đó công ty BH nhân thọ Prudential tại Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn đó đầu tư vào các dự án kinh doanh khác trong địa bàn tỉnh, thành phố được chủ động hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Công ty Prudential nên tập trung đầu tư vào các sản phẩm mới với mức phí thấp để phù hợp với điều kiện của vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. - Các chính sách: lương, thưởng, hoa hồng cho đại lý, nhân viên được tốt hơn, để khuyến khích họ làm việc hiệu quả, yên tâm với nghề nghiệp tránh được sự lôi kéo từ các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đại lý, tư vấn viên. 3.3.2. Đối với Prudential Việt Nam 1. Tăng cường các chính sách hỗ trợ: Quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ với cộng đồng. Quảng cáo qua các báo có số người đọc lớn như: báo Hà Nội Mới luôn được đặt mua ở các cơ quan nhà nước, báo Thể Thao được đông đảo người dân yêu thích thể thao đón xem, hay báo Thời Trang luôn được phụ nữ Việt Nam đón đọc,….. và báo trực tuyến trên internet để nâng cao đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty. Ngoài ra, Công ty nên phát hành các tờ rơi tại các công sở, trường học; biển quảng cáo nên đặt tại đường trung tâm dễ dàng thu hút sự chú ý của công chúng từ đó sẽ làm cho sản phẩm của công ty trở nên thân quen hơn với mọi tầng lớp nhân dân. Công ty nên tài trợ các hoạt động xã hội nhiều hơn nữa tích cực hơn nữa. Đối với các thiếu niên, nhi đồng càng cần phải quan tâm như tài trợ học bổng;tham gia vào các hoạt động xã hội khác như "Quỹđền ơn đáp nghĩa", "Quỹ người nghèo", ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt... bởi những hoạt động này luôn thu hút được sự quan tâm của xã hội. * Công ty nên duy trì tốt mối quan hệ công chúng: - Chế độ ưu đãi với khách hàng (giảm phí có thời hạn, dịch vụ chăm sóc khách hàng) - Các hình thức khuyến mại nên phong phú. - Tổ chức các hội nghị khách hàng. - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, giới công quyền. * Củng cố các dịch vụ sau bán hàng của công ty gồm: - Dịch vụ cung cấp thông tin. - Dịch vụ thanh toán và chi trả. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng. - Dịch vụ hướng dẫn khách hàng tham gia các sản phẩm BH mới. Công ty nên chú trọng các hoạt động dịch vụ trên cho thật tốt. 2. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đa dạng hoá các dịch vụ khách hàng Cần chăm sóc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trước, trong và sau khi khách hàng mua sản phẩm. Thông qua các tư vấn viên là người trực tiếp xúc với khách hàng công ty sẽ tìm hiểu được nhu cầu cụ thể của khách hàng. Và tư vấn sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng, quan tâm tới mức thu nhập để giúp họ lựa chọn mức phí phù hợp nhất và khoảng thời gian đóng phí (theo tháng theo quý, năm) sao cho kinh tế và có lợi nhất khi khách hàng đã đồng ý ký kết hợp đồng mua sản phẩm BH nhân thọ, càng cần quan tâm chăm sóc tới khách hàng hơn nữa. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng về mặt thời gian, thông báo số phí phải nộp trước kỳ đóng phí để họ chuẩn bị. Thiết lập mối quan hệ thân thiện trên cơ sở hai bên cùng có lợi giữa công ty BH và khách hàng thông qua tư vấn BH. Vào ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm hợp đồng của khách hàng công ty gửi thiệp chúc mừng hoặc tặng những món quà nhỏ có in thương hiệu công ty Prudential, đây là một cách lấy lòng khách hàng mà lại có thể phát triển thêm chiến lược quảng cáo cho công ty. Thường xuyên thăm hỏi khách hàng vào các dịp lễ tết hay lúc đau ốm, gia đình gặp khó khăn… Điều đó tạo điều kiện cho công ty một ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Công ty nên duy trì mối quan hệ với khách hàng ngay cả khi hợp đồng đãđáo hạn, hoặc dừng hợp đồng để khách hàng có thể tiếp tục tham gia khi có điều kiện. 3. Đổi mới đa dạng hoá phương thức thanh toán Doanh thu hoạt động kinh doanh BH là số tiền phải thu theo hoá đơn chứng từ cung ứng dịch vụ BH gốc. Vì thế chỉ khi khách hàng chấp nhận thanh toán (hay đóng phí BH định kỳ) thì doanh thu mới được xác định. Ngoài ra, Prudential không nên chỉ áp dụng hình thức thu tiền trực tiếp của khách hàng tại nhà bởi đội ngũ tư vấn viên và thu ngân viên. Công ty có thể triển khai hình thức thanh toán qua ngân hàng, khách hàng sẽ nộp tiền vào tài khoản công ty hoặc uỷ nhiệm chi (đối với khách hàng) hoặc các khoản chi qua hệ thống ngân hàng công ty có tài khoản giao dịch. 4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty. Phân rõ nhiệm vụ cho các phòng ban để phát triển được vai trò, chức năng của nó một cách có hiểu quả. Ví dụ như phòng quảng cáo và tiếp thị ( Marketing). Sự có mặt của phòng marketing trong cơ cấu tổ chức của công ty đồng nghĩa với việc trả lại cho phòng chức năng khác của công ty về đúng với công việc chuyên môn của mình. Việc thống nhất hoạt động Marketing về một khối là một sự khẳng định đầy chắc chắn cho sự thành đạt của công ty trong tương lai. Nhiệm vụ của phòng Marketing là: + Nghiên cứu và quảng cáo, xây dựng chương trình quảng cáo và quản lý các chương trình đó. Trong đó đặc biệt chú ý tới vấn đề: xác định kinh phí, đánh giá hiệu quả quảng cáo. + Nghiên cứu và dự báo thị trường: công việc trước mắt của công ty làđánh giá một cách khoa học, chính xác thị trường Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh; phân đoạn thị trường, tiến hành biện pháp nhằm định vị sản phẩm BH nhân thọ trên toàn quốc. Hiện nay, việc xác định khách hàng tiềm năng chủ yếu phụ thuộc vào các mối quan hệ của đại lý. Nếu không có sự nghiên cứu và dự báo thị trường một cách khoa học thìđến một lúc nào đó lượng khách hàng sẽ cạn kiệt, thêm vào đó các đối thủ cạnh tranh của công ty lại nghiên cứu thị trường một cách tỷ mỉ và tập trung khai thác vào đoạn thị trường mục tiêu. Do vậy, để công tác khai thác luôn đạt kết quả như mong muốn thì công ty nên làm công tác định hướng thị trường cho đại lý, có nghĩa là làm công tác dọn đường cho họđể hoạt động khai thác thật sự có hiệu quả. + Thiết lập các kênh bán hàng. + Thu thập và sử dụng các thông tin Marketing. + Phối hợp tổng hợp kịp thời khen thưởng động viên những cá nhân tích cực công tác, đạt hiệu suất cao. Kỷ luật những thành viên không có tư tưởng xây dựng, phát động các phong trào thi đua trong toàn công ty. + Phối hợp với phòng quản lý hợp đồng, quản lý đại lý, phát hành hợp đồng nâng cao trình độ của các đại lý, cộng tác viên qua đó phát hiện cá nhân có trình độ, phẩm chất tốt để tạo thành người quản lý hoạt động khai thác. + Tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinh doanh và quản lý kinh doanh. Về hoạt động kinh doanh của công ty cần chú ý đến vấn đề lãi kỹ thuật. Trên cơ sở đánh giá phân tích thực tế và dự đoán tương lai của thị trường tiền tệ Việt Nam, từ đó để quyết định lựa chọn tỷ lệ lãi suất kỹ thuật phù hợp cho hợp đồng 5 năm, hợp đồng thời hạn 10 năm và BH an sinh giáo dục. Nếu không xét đến yếu tố rủi ro trong BH thì với mức lãi suất như trên thì BH nhân thọ chỉ mang tính chất bỏ ống. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh lại đưa ra những mức lãi rất cao rất hấp dẫn khách hàng và có mức phí thấp hơn. Tuy vậy, công ty BH nhân thọ không thể định phí lãi suất quá cao mà công ty không chắc chắn thực hiện được trên thị trường tài chính. Nếu tỷ lệ lãi suất cao quá sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh khiến Công ty khó có đủ khả năng tài chính để trang trải các chi phí. Nhưng nếu lãi suất thấp quá sẽ dẫn đến phí BH cao, ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia và không hấp dẫn họ. Do vậy, Công ty nên nâng mức lãi kỹ thuật lên một chút. Để đạt được mục tiêu như vậy, Công ty cần đa dạng hoá các hình thức đầu tư phí BH, vì hoạt động đầu tư quyết định đến sự tồn tại của một doanh nghiệp kinh doanh BH nhân thọ. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn từ nguồn phí của khách hàng có thể được thực hiện bằng cách đâù tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, cho vay, kinh doanh bất động sản, liên doanh liên kết...tuỳ thuộc vào thời điểm khác nhau thì tỷ lệ đầu tư vốn của từng loại có thể thay đổi. Ngoài ra Công ty có thể bù trừ lãi lỗ giữa các nghiệp vụ với nhau trong quá trình kinh doanh, cách này có thể làm cho kết quả kinh doanh của Công ty giảm đi nhưng bù lại Công ty sẽ thực hiện được mục tiêu " tăng trưởng ". Như vậy nhìn bề ngoài thì hoạt động của bộ phận Marketing không có gì thay đổi nhưng thực chất không phải vậy. Nếu phòng Marketing ra đời thì việc bán hàng sẽđược thực hiện một cách khoa học vàđồng bộ hơn giúp cho cán bộ khai thác và cán bộ quản lý hoạt động có hiệu quả hơn, tiết kiệm những khoản chi không đáng có và vô ích. Tài liệu tham khảo. 1. Giáo trình: BH. Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Văn Định. Xuất bản 2008. 2. Giáo trình: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ; Trường ĐH Thương Mại. Chủ biên: TS Đinh Văn Sơn; Xuất bản 2002. 3. Các trang web tham khảo: www.Prudential.com.vn. www.baomoi.com.vn. www.baohiemnhantho.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài Nghiên c ứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential.docx
Tài liệu liên quan