Tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh: LUẬN VĂN CAO HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN THÀNH LẬP NHÀ MÁY ĐẠI TU VÀ NÂNG CẤP TỰ ĐỘNG HÓA MÁY MAY CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HCM
Chương 1: MỞ ĐẦU
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào GDP cũng như vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đã không ngừng phát triển trong những năm vừa qua. Theo số liệu thống kê mỗi năm các doanh nghiệp may Việt Nam nhập khoảng 20.000 đến 30.000 máy may từ nước ngoài, phần lớn là từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…Vì khả năng công nghệ của Việt Nam về: cơ khí chính xác, chế tạo điện tử ...chưa đủ đáp ứng việc chế tạo máy may công nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp may VN phải hoàn toàn nhập khẩu máy móc từ nước ngoài nên đã nảy sinh những vấn đề sau đây:
· Các nhà cung cấp hiện đang cạnh tranh trong môi trường “ cạnh tranh độc quyền “ nên có hiện tượng “ công ty dẫn đầu giá “ vd: cty JUKI là công ty có chất lượng máy tốt nhất và chiếm thị phần lớn nhất tự định ra giá cho các loại má...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN CAO HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN THÀNH LẬP NHÀ MÁY ĐẠI TU VÀ NÂNG CẤP TỰ ĐỘNG HÓA MÁY MAY CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HCM
Chương 1: MỞ ĐẦU
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Hiện nay ngành may mặc là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào GDP cũng như vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, và đã không ngừng phát triển trong những năm vừa qua. Theo số liệu thống kê mỗi năm các doanh nghiệp may Việt Nam nhập khoảng 20.000 đến 30.000 máy may từ nước ngoài, phần lớn là từ Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan…Vì khả năng công nghệ của Việt Nam về: cơ khí chính xác, chế tạo điện tử ...chưa đủ đáp ứng việc chế tạo máy may công nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp may VN phải hoàn toàn nhập khẩu máy móc từ nước ngoài nên đã nảy sinh những vấn đề sau đây:
· Các nhà cung cấp hiện đang cạnh tranh trong môi trường “ cạnh tranh độc quyền “ nên có hiện tượng “ công ty dẫn đầu giá “ vd: cty JUKI là công ty có chất lượng máy tốt nhất và chiếm thị phần lớn nhất tự định ra giá cho các loại máy của mình, các công ty khác tùy theo chất lượng sản phẩm của mình tự xác định mức giá phù hợp, và các công ty này theo một góc độ nào đó tự thỏa thuận thị phần. Ngoài ra ở một số doanh nghiệp may nhà nước có khả năng đầu tư máy bằng vốn tự có ( không qua đấu thầu), một số nhà quản lý nhận hoa hồng với tỷ lệ khá cao từ nhà cung cấp. Điều này dẫn đến giá mua máy khá cao, đặc biệt là cao hơn so với một số quốc gia khác khác trong khu vực. Vd: giá bán cùng một loại máy đi qua 2 – 3 trung gian từ Hồng Kông hoặc Đài Loan vẫn rẻ hơn giá bán do nhà chế tạo JUKI bán tại VN
· Mỗi năm các doanh nghiệp nhập rất nhiều máy may do nhu cầu tăng trưởng cũng như do nhu cầu thay thế, vì vậy họ cũng thải ra rất nhiều máy cũ không còn đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật, những máy này tùy theo thời gian sử dụng vẫn có thể chỉnh tu để sử dụng lại tuy nhiên cũng do “ tính độc quyền “ nên giá của phụ tùng thay thế của chính hãng rất cao với mục đích hỗ trợ chính sách bán hàng của họ, nên đã hạn chế việc đại tu tái sử dụng các thiết bị cũ.
· Phần lớn các máy móc được nhập trong thời gian vừa qua đều ở mức độ cơ bản, chưa được tự động hóa nên năng suất chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Các doanh nghiệp may nhận thức được lợi ích kinh tế của việc tự động hóa mang lại nhưng vì kinh phí đầu tư các máy này rất cao cũng như họ còn e ngại về vấn đề khả năng kỹ thuật như: khả năng vận hành máy của công nhân, khả năng bảo trì của nhân viên kỹ thuật, và khả năng phục vụ của nhà cung cấp…
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận diện cơ hội: Các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào việc chế tạo và sản xuất máy may công nghiệp tại Việt Nam. Các phương án có thể được thực hiện là:
- Phương án 1: Chế tạo máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 2: Lắp ráp máy may công nghiệp tại Việt Nam
- Phương án 3: Đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp tại Việt Nam
Theo phân tích định tính:
Với khả năng công nghệ hiện tại thì không thể thực hiện được phương án 1
Hiện nay Trung Quốc đã thực hiện chế tạo và lắp ráp máy may công nghiệp với tỷ lệ nội địa hóa cao nên giá rẻ. Do đó nếu thực hiện ‘phương án 2’ thì khả năng cạnh tranh không cao vì không tận dụng được những cơ hội đã nêu
Khả năng công nghệ của chúng ta có thể thực hiện ‘Phương án 3’, với việc thực hiện theo phương án này thì trong tương lai chúng ta có thể mở rông để thực hiện kết hợp cả ‘Phương án 2’. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp máy may công nghiệp”. Ngòai việc đem lại lợi ích cho nhà đầu tư dự án sẽ mang lại một số đóng góp sau đây cho Xã Hội
ĐÓNG GÓP CỦA DỰ ÁN
Nếu dự án được đưa vào thực tế thì ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho cá nhân nhà đầu tư, dự án còn đóng góp vào việc tiết kiệm được chi phí sản xuất cũng như kinh phí đầu tư cho các doanh nghiệp may Việt Nam do:
· Phục hồi máy cũ với chi phí rất thấp so với đầu tư máy mới
· Các doanh nghiệp có thể đầu tư với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng với các máy móc được nâng cấp tự động hóa tại Việt Nam với giá thành rẻ, hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
· Tham gia vào thị trường cung cấp máy may bằng cách đưa ra thêm 1 lựa chọn cho khách hàng, nhằm chống lại phần nào hiện tượng độc quyền giá và một số tiêu cực
· Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy của toàn ngành may do việc thu lại máy của các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc thừa máy và bán lại cho các doanh nghiệp có nhu cầu
· Góp phần gắn kết công việc nghiên cứu công nghệ của các trường đại học, cụ thể là khoa cơ khí và khoa điện tử của trường Đại Học Bách Khoa với nhu cầu thực tế qua việc đặt hàng và chuyển giao công nghệ.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tại TP.HCM”, bao gồm:
· Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
· Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật
· Đánh giá dự án ( đánh giá khả thi về kinh tế ):
+ Phân tích tài chánh: xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư
+ Phân tích kinh tế : xác định hiệu quả kinh tế của dự án mang lại cho nhà nước, gíup nhà đầu tư củng cố quyết định đầu tư, xin giấy phép thành lập, làm luận chứng vay vốn
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - PHẠM VI NGHIÊN CỨU – THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Giới hạn của đề tài:
Trong 3 mục tiêu của đề tài được nêu ở trên thì 2 công việc: “Nghiên cứu nhu cầu thị trường” và “Đánh giá dự án” sẽ được học viên thực hiện độc lập và tương đối hoàn chỉnh, còn công việc “Nghiên cứu khả thi về kỹ thuật” sẽ được thực hiện như sau:
Thiết kế qui trình công nghệ, thiết kế xây dựng nhà máy: đặt hàng, nhận chuyển giao từ: khoa cơ khí trường ĐH Bách Khoa, các công ty khác.
Thiết kế qui trình sản xuất : học viên thực hiện theo lý thuyết “Qủan lý sản xuất”
Phạm vi nghiên cứu:
Về vị trí địa lý: khảo sát ở Thành phố HCM và một số tỉnh lân cận
Về đối tượng nghiên cứu nhu cầu: tất cả các lọai hình doanh nghiệp
Thời gian thực hiện dự án
Thời gian thực hiện dự án được dự kiến là 8 năm ( dựa theo: thời gian khấu hao máy móc dự kiến 8 năm) và thời điểm bắt đầu là năm 2005
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện trong ( hình 1.1 )
- Nhu cầu thị trường được xác định thông qua việc thống kê-dự báo và khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi, đặc trưng cho nhu cầu thị trường là ‘Đường cầu’
- Từ việc thiết kế qui trình sản xuất có thể xác định được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng, được biểu diễn bằng ‘Trường giá trị đóng góp’ ( GTĐG )
- Kết hợp đồ thị ‘Đường cầu’ và ‘Trường giá trị đóng góp’có thể xác định ‘Qui mô sản xuất tối ưu’, từ đó xác định ‘Lượng bán tối ưu’ và ‘Giá bán tối ưu ‘
- Từ các số liệu: dự báo nhu cầu, doanh thu, các chi phí tiến hành phân tích tài chính, phân tích kinh tế dự án
Qui trình nghiên cứu
Khảo sát bằng questionairs
Khảo sát nhu cầu tiềm năng
Thống kê các chi tiết cần thay thế
Xây dựng qui trình công nghệ
Ch-IV: THIẾT KẾ QUI TRÌNH SX
Ch-III: NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
Trường GTĐG
Đường cầu
Nhận chuyển giao công nghệ Tự động hóa
Qui mô sản xuất tối ưu
Gía bán
Sản lượng bán
Các chi phí
Doanh thu
Dự báo nhu cầu
Ch-V: PHÂN TÍCH KINH TẾ
Ch-V: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Ch-VI: KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT
Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU
2.1.1 Phương pháp hồi qui [ 8 ]
Phương pháp hồi qui đa biến là một kỹ thuật nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong kinh tế lượng nhằm xây dựng mối quan hệ tuyến tính giữa các yếu tố kinh tế. Phương pháp này cho phép xác định sự thay đổi của biến cần nghiên cứu (biến phụ thuộc) dựa vào sự thay đổi của một hoặc nhiều biến nguyên nhân (biến độc lập). Các biến trong mô hình hồi qui được thu thập theo thời gian.
Mô hình toán
Yt = A0 + SAiXt + et ( 2.1 )
Trong đó : Yt : biến phụ thuộc
Xt : biến độc lập
A0 : tung độ gốc
Ai : hệ số độ dốc
et : sai số ngẫu nhiên.
Việc ước lượng các hệ số A0, Ai trong phương trình hồi qui theo phương pháp bình phương tối thiểu dựa trên cơ sở các dữ liệu thống kê trong quá khứ. Mức độ chính xác của phương pháp này thể hiện ở tổng bình phương độ lệch giữa giá trị lý thuyết hàm hồi quy và giá trị thực tế của chuỗi các tham số theo thời gian là nhỏ nhất.
Mức độ thích hợp của mô hình được đánh giá dựa trên chỉ số R2, Khi R2 càng tiến tới 1 thì mô hình hồi qui càng thích hợp với các giá trị thực nghiệm.Việc kiểm định mô hình dựa trên tstat, hoặc P-value, với n dữ liệu, bậc tự do là k, độ tin cậy (1 - a) thì mô hình phù hợp khi tstat > tn-k,a/2 hoặc P-value < a.
Xây dựng phương trình hồi quy và kiểm định được thực hiện bằng phần mềm E.View
2.1.2 Phương pháp chuỗi thời gian [ 8 ]
Phương pháp dự báo dựa vào chuỗi thời gian của dữ liệu, dùng để biểu thị những thay đổi của một đại lượng nghiên cứu theo thời gian qua việc phân tích và dự đoán xu thế của biến số trong tương lai dựa trên những dữ liệu theo thời trong quá khứ. Phương pháp này chỉ cho phép tiến hành các dự báo ngắn hạn. Mô hình chuỗi thời gian được cấu thành từ ba yếu tố :
Xu thế phát triển dài hạn của đại lượng nghiên cứu
Những dao động có tính chu kỳ
Yếu tố ngẫu nhiên.
Trong các phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian, mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi qui – ARIMA hay phương pháp Box –Jenkins được sử dụng phổ biến.
2.1.3 Phương pháp dự báo theo tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Căn cứ vào dữ liệu của năm gốc thường chọn là năm hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng dự báo. Kết quả dự báo là số liệu của năm gốc cộng với mức tăng trưởng đến năm cần dự báo. Để dự báo tỷ lệ tăng trưởng người ta dựa vào kết quả thống kê trong quá khứ, xu thế phát triển và ý kiến của các chuyên gia trong ngành về lĩnh vực cần dự báo. Phương pháp này thường được sử dụng trong thực tế để dự báo ngắn hạn và trung hạn, dễ ước lượng, tính toán. Khó xác định chính xác tỷ lệ tăng trưởng khi số liệu trong quá khứ biến thiên nhiều.
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH [ 4 ]
Phân tích tài chính là đánh giá triển vọng tài chính, khả năng thành công và hiệu quả của dự án dưới góc độ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào dự án. Trong phân tích tính khả thi của dự án người ta thường sử dụng ba nhóm phương pháp phân tích là: giá trị tương đương, suất thu lợi và tỷ số lợi ích/chi phí. Trong luận văn này chỉ sử dụng hai nhóm phương pháp phổ biến là giá trị tương đương và suất thu lợi.
2.2.1 Các phương pháp phân tích tài chính
Nhóm phương pháp giá trị tương đương: Nhóm phương pháp giá trị tương đương gồm ba phương pháp là:
Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)
Chuỗi giá trị đều hàng năm (AW – Annual Worth)
Giá trị tương lai (FW – Future Worth).
Nội dung của nhóm phương pháp này là quy đổi toàn bộ dòng tiền tệ thu nhập và dòng tiền tệ chi phí của dự án về một giá trị hiện tại, hoặc thành một chuỗi giá trị đều hàng năm, hoặc một giá trị tương lai với mức chiết khấu được chọn. Trong thực tế chiết khấu được chọn thường là suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được MARR (Minimum Attractive Rate of Return). Dự án được xem là đáng giá khi NPV, AW, FW ³ 0.
Trong luận văn này phương pháp giá trị hiện tại ròng được sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính của dự án, phương pháp này được giới thiệu chi tiết dưới đây.
Phương pháp giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng thu nhập và giá trị hiện tại của dòng chi phí đã được chiết khấu với một lãi suất yêu cầu thích hợp. NPV được tính theo công thức :
( 2.2 )
Trong đó : Bt : lợi ích ở năm thứ t
Ct : chi phí ở năm thứ t
i : suất chiết khấu yêu cầu
t : thứ tự năm hoạt động của dự án
N : số năm hoạt động của dự án.
Đánh giá dự án theo NPV: dự án đáng giá khi NPV ³ 0
So sánh nhiều dự án theo NPV: nếu có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án có NPV dương lớn nhất sẽ được chọn.
2.2.2 Các quan điểm phân tích tài chính
Phân tích tài chính dự án được xây dựng theo những quan điểm khác nhau của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án cho phép đánh giá dự án có hấp dẫn những nhà đầu tư và những nhà tham gia thực hiện dự án hay không. Do đó luận văn tập trung phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư (ngân hàng) và quan điểm chủ đầu tư.
2.2.2.1 Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư
Quan điểm tổng đầu tư còn gọi là quan điểm ngân hàng. Theo quan điểm này, dự án được xem như một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và thu hút những nguồn chi phí tài chính rõ ràng. Các nhà phân tích xem xét toàn bộ dòng chi phí, lợi ích thu được trong đó có tính đến chi phí cơ hội của những thành phần tài chính đóng góp vào dự án.
Phân tích theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày như sau :
A = Lợi ích tài chính trực tiếp - Chi phí tài chính trực tiếp - Chi phí cơ hội của tài sản hiện có đóng góp vào dự án. ( 2.3 )
Suất chiết khấu được sử dụng trong phân tích theo quan điểm tổng đầu tư là giá sử dụng vốn trung bình WACC của dự án. Trong đó WACC là trung bình trọng của giá sử dụng vốn của chủ đầu tư và lãi vay.
2.2.2.2 Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư
Phân tích theo quan điểm chủ đầu tư hay quan điểm cổ đông, các nhà phân tích xem xét dòng tài chính chi cho dự án và các lợi ích thu được, đi kèm với chi phí cơ hội của vốn cổ đông góp vào dự án; coi vốn vay là khoản thu, trả vốn vay và lãi là khoản chi.
B = A + Vốn vay - Trả lãi và nợ vay. ( 2.4 )
Suất chiết khấu được sử dụng theo quan điểm này là giá sử dụng vốn của chủ đầu tư.
2.2.3 Phân tích rủi ro
Rủi ro là sự sai lệch giữa giá trị ước tính hay kế hoạch so với giá trị thực tế. Việc phân tích rủi ro của dự án nhằm cung cấp thông tin về các khả năng có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả dự án. Nguồn gốc của rủi ro là do sai số dự báo của các yếu tố nhập lượng và xuất lượng của dự án, sự không chắc chắn liên quan đến loại hình đầu tư kinh doanh, tình hình kinh tế chính trị xã hội, sự thay đổi của công nghệ và thiết bị. Do đó, các dự án đều có rủi ro nhất định tùy vào sự thay đổi của môi trường và mức độ tin cạây của các thông tin dự báo. Phần này chúng tôi giới thiệu ba phương pháp phân tích rủi ro đang được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro bằng mô phỏng.
2.2.3.1 Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố đầu vào đến hiệu quả của dự án. Trước hết, ta chọn các tham số có khả năng ảnh hưởng đến kết quả dự án, sau khi tiến hành phân tích xác định các tham số nhạy cảm, là những tham số mà khi thay đổi sẽ tác động nhiều đến kết quả dự án.
2.2.3.2 Phân tích tình huống
Trên cơ sở phân tích độ nhạy, chúng ta xác định các tham số quan trọng ảnh hưởng đến kết quả dự án. Phân tích tình huống nhằm giúp cho việc đánh giá tác động đồng thời của nhiều tham số và sự tương tác của chúng lên kết quả cần nghiên cứu. Sau đó chọn ra các tình huống tốt nhất, trung bình và xấu nhất có thể xẩy ra đối với các tham số để phân tích hiệu quả dự án mà cụ thể là giá trị NPV và IRR.
2.2.3.3 Phân tích rủi ro bằng mô phỏng
Trong phần này chúng tôi dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo để phân tích rủi ro của dự án. Việc phân tích bằng mô phỏng cho phép nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng của các tham số liên quan đến kết quả dự án trên cơ sở phân phối xác suất. Đầu tiên chúng ta phải xây dựng mô hình của dự án, sau đó xác định phân phối xác suất cho cho tham số không chắc chắn tham gia trong mô hình dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá khứ và cuối cùng là chọn số lần chạy mô phỏng đủ lớn để kết quả đạt được độ tin cậy mong muốn. Kết quả mô phỏng cho phép xác định xác suất thành công của dự án dựa trên các tiêu chuẩn đã chọn. Khi chạy mô phỏng mô hình trên máy tính, máy sẽ thực hiện tạo chuỗi ngẫu nhiên cho các tham số để xác định giá trị thử nghiệm của mô hình. Tiến trình trên sẽ được thực hiện đến số lần thử mong muốn. Để thực hiện phân tích rủi ro bằng mô phỏng chúng tôi sử dụng phần mềm @RISK ( Tài liệu tham khảo 9 )
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ [ 7 ]
Phân tích kinh tế là một nội dung quan trọng trong phân tích dự án. Phân tích kinh tế có các tác dụng sau đây:
Đối với nhà đầu tư: phần phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục ngân hàng cho vay vốn.
Đối với Nhà nước: phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không
Đối với các ngân hàng: phân tích kinh tế là cơ sở để ngân hàng quyết định có tài trợ vốn hay không.
Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những điểm khác biệt nhất định. Xét về mặt quan điểm, giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế có những khác biệt sau đây:
Phân tích tài chính chỉ mới xét trên tầng vi mô còn phân tích kinh tế sẽ phải xét trên tầng vĩ mô.
Phân tích tài chính mới xét trên góc độ của chủ đầu tư còn phân tích kinh tế phải xuất phát từ quyền lợi của cả quốc gia.
Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận nhưng không đảm bảo mang lại giá trị kinh tế cho quốc gia thậm chí còn có thể có hại.
Do đó mặc dù đã tiến hành phân tích tài chính rồi, dự án đôi lúc cần phải tiến hành phân tích kinh tế, và như đã trình bày đây chính là căn cứ để Nhà nước cấp giấy phép đầu tư và ngân hàng tài trợ cho dự án.
Như vậy khi phân tích kinh tế dự án, người phân tích phải đặt mình vào vị trí của người thẩm định dự án để xem xét vấn đề.
Do có sự khác nhau về mặt quan điểm nên trong tính toán cũng có nhiều điểm khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích kinh tế không tách rời khỏi phân tích tài chính mà giữa chúng có những mối liên hệ nhất định vì các yếu tố đầu vào và đầu ra nói chung là giống nhau.
Phương pháp xác định tỷ lệ sinh lời kinh tế ERR (Economic Rate of Return)
Đối với các dự án thay thế nhập khẩu, sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế chính là giá trị mà xã hội đáng lẽ phải trả cho sản phẩm của dự án thay vì phải nhập khẩu. Khi tính toán, các khoản thu nhập, chi phí được đưa về hiện giá vì các khoản này xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cách tính được dựa vào các kết quả phân tính tài chính và tiến hành một số điều chỉnh cần thiết sau:
Doanh thu kinh tế:
Để tính doanh thu kinh tế, giá bán sản phẩm lấy theo giá CIF cảng Việt Nam của sản phẩm cùng loại nhập khẩu cộng thêm các lệ phí phải trả cho các ngân hàng.
Chi phí kinh tế
- Nguyên liệu: với nguyên liệu nhập khẩu tính theo giá CIF, nguyên liệu xuất khẩu tính theo giá FOB và không tính các loại thuế trong các chi phí này.
- Nhân công trực tiếp: đối với nhân công có chuyên môn, chi phí vẫn để nguyên, còn đối với nhân công không chuyên môn, chỉ tính bằng 50%.
- Nhiên liệu năng lượng: tính theo giá CIF trừ đi thuế, chi phí nước được giữ nguyên.
- Chi phí bao bì: chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, không điều chỉnh.
Nhân công gián tiếp: được xem như có chuyên môn nên để nguyên.
Các chi phí khác như: thuê mướn nhà cửa, bảo hiểm xã hội, quản lý hành chánh, chuyên chở, bốc xếp không phải điều chỉnh.
Chi phí đầu tư:
Chi phí ban đầu: không điều chỉnh
Chi phí về đất: nếu đất đang sử dụng thì giữ nguyên (như đất công nghiệp, nông nghiệp,…) còn nếu là đất hoang thì lấy giá trị bằng 0.
Chi phí xây dựng cơ bản. Nếu chi phí này lớn thì chia thành hai phần để điều chỉnh. Vật liệu, xe máy lấy theo giá mua, thuê trừ các khoản thuế. Nhân công được điều chỉnh như trên.
Chi phí máy móc thiết bị: đối với máy móc thiết bị nhập khẩu lấy theo giá CIF, các thiết bị nội địa lấy bằng giá mua trừ đi các khoản thuế.
Chi phí lắp đặt thiết bị: không điều chỉnh vì chủ yếu là trả cho công nhân có chuyên môn.
Vốn lưu động: các khoản phải thu, khoản phải trả, các khoản dự trữ không có giá trị kinh tế, không điều chỉnh.
Để tính thu chi, lời lỗ kinh tế, lập bảng sau:
Bảng 2-1 Tính lời kinh tế
Hạng mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
….. Năm 10
I. Doanh thu kinh tế
-
II. Chi phí sản xuất kinh tế
-
III. Chi phí đầu tư
-
Cộng chi (II+III)
IV. Lời kinh tế
I-(II+III)
Để tính tỷ lệ sinh lời kinh tế (ERR), lập bảng sau và đưa về hiện giá.
Bảng 2-2 Tính tỷ lệ sinh lời kinh tế
Năm thực hiện
Số thu
(1)
Số chi
(2)
Kết số
(2) – (1)
Hiện giá thuần
Chiết khấu %
Chiết khấu %
1
2
..
10
Phương pháp xác định giá trị hàng hoá gia tăng
Giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng, gọi tắt là giá trị gia tăng của một dự án bao gồm:
Giá trị gia tăng trực tiếp: là giá trị do chính hoạt động của dự án sinh ra.
Giá trị gia tăng gián tiếp: là những giá trị gia tăng thu được từ các dự án khác hoặc các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án sinh ra.
Giá trị gia tăng = Giá trị gia tăng trực tiếp + Giá trị gia tăng gián tiếp
Trong đó:
Giá trị gia tăng trực tiếp = Lãi ròng + Lương + Thuế + Các khoản trả nợ – Trợ giá
Giá trị gia tăng gián tiếp trong đa số trường hợp không tính toán được mà chỉ phân tích định tính. Giá trị gia tăng gián tiếp có thể kể đến là: dự án góp phần làm phát triển các ngành khác, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần phát triển địa phương,.. Giá trị gia tăng được tính cho từng năm hoạt động và tổng cộng cho cả thời hạn đầu tư.
Sau khi tính được giá trị gia tăng, tiếp tục tính một số chỉ tiêu liên quan và lập bảng sau:
Bảng 2-3 Tính các chỉ tiêu kinh tế
Các chỉ tiêu
Năm thứ
1
2
…
10
Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng/tổng vốn đầu tư
Giá trị gia tăng/tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ mua ngoài.
MÔ HÌNH TRƯỜNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP [ 1 ]
Mô hình Trường lợi nhuận giúp xác định “Sản lượng tối ưu” từ đó có thể lựa chọn qui mô sản xuất tối ưu cho dự án. Ngòai ra nó còn giúp cho doanh nghiệp họach định chiến lược kinh doanh sau này dựa trên ‘lượng bán tối ưu’ và ‘giá bán tối ưu’
Mô hình trường lợi nhuận được xây dựng dựa trên: Đường giá trị đóng góp và đường cầu
Đường giá trị đóng góp
Phương trình lợi nhuận: LN = p*q – C(q) = p*q – Cbđ*q – C0 ( 2.5 )
Trong đó: + p: giá bán
+ q: lượng bán
+ C(q): tổng chi phí,
+ C0 : chi phí cố định
+ Cbđ : chi phí biến đổi bình quân
p = (LN + C0 )/q + Cbđ (LN + C0 ): giá trị đóng góp
p = GTĐG/q + Cbđ ( 2.6 )
Với những mức lợi nhuận khác nhau ta có 1 họ các đường giá trị đóng góp
Đường cầu
Hình 2.1: Ví dụ trường Giá trị đóng góp
Đường cầu
Là đường nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp
Sản lương tối ưu:
Là mức sản lượng mà tại đó đường cầu tiếp xúc hoặc cắt với 1 đường giá trị đóng góp có giá trị lớn nhất của trường Giá trị đóng góp
THIẾT KẾ NHÀ MÁY CƠ KHÍ [ 5 ]
2.5.1 Sô ñoà caáu truùc toång quaùt cuûa nhaø maùy cô khí
Sơ đồ cấu trúc tổng quát là cơ sở để quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy, được xây dựng theo mối quan hệ sản xuất trong nhà máy, dưới dạng sơ đồ khối, ví dụ: mô hình xí nghiệp, mô hình sản xuất, mô hình công nghệ. Hình 2.1. là ví dụ về mô hình xí nghiệp.
Cheá taïo phoâi
Gia coâng cô
Laép raùp
Nhieät luyeän
Cheá taïo d/cuï
Söûa chöõa cô ñieän
Kho phoâi lieäu
Kho baùn th/phaåm
Kho saûn phaåm
Caùc phoøng ban chöùc naêng
Khu vöïc
Sinh hoaït
Traïm y teá
(A)
(B)
(C)
Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của nhà máy cơ khí dưới dạng mô hình xí nghiệp
A: Các phân xưởng chính B: Các phân xưởng phụ, bộ phận
C: Các bộ phận phục vụ
2.5.2 Thiết kế phân xưởng cơ khí
2.5.2.1 Tổng quát về phân xưởng cơ khí
Trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, nhiều phân xưởng cơ khí được chuyên môn hoá theo từng loại chi tiết ghi công, máy dùng trong các phân xưởng này chủ yếu là chuyên dùng.
Trong điều kiện sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, phân xưởng cơ khí có tính chất độc lập, máy dùng ở phân xưởng này là vạn năng, nhiều khi phân xưởng cơ khí lại được bố trí kết hợp với phân xưởng lắp ráp hoặc các phân xưởng cơ khí được tổ chức theo công nghệ nhóm (Group Technology) như: phân xưởng cơ khí gia công nhóm trục, phân xưởng cơ khí gia công nhóm hộp… với các thiết bị trang bị công nghệ linh hoạt (điều chỉnh thích nghi theo từng chi tiết của nhóm ).
Thông thường: cấu trúc của phân xưởng cơ khí gồm có:
Bộ phận sản xuất: gian máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công…
Bộ phận phụ: gian chuẩn bị phôi, gian mài dụng cụ cắt, kho bán thành phẩm, kho thành phẩm…
Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: văn phòng, phòng sinh hoạt…
Phân xưởng cơ khí được phân loại theo các yếu tố khác nhau và đặc trưng như: theo loại sản phẩm, theo kết cấu và trọng lượng sản phẩm, theo công nghệ chế tạo, theo kiểu loại và số lượng máy cắt của phân xưởng cơ khí, theo dạng sản xuất
Bảng 2.4. Phân loại phân xưởng cơ khí theo số lượng máy cắt
Quy mô sx
Số lượng máy cắt của phân xưởng cơ khí theo cỡ máy (chiếc )
Máy nhỏ
Máy vừa
Máy lớn
Máy rất lớn
Nhỏ
<150
<125
<100
<75
Vừa
150…300
125…250
100…200
75…130
Lớn
>300
>250
>200
>130
Bảng 2.5. phân loại xưởng cơ khí theo dạng sản xuất
Dạng sản xuất
Sản lượng hàng năm (N) của từng loại chi tiết tuỳ theo trọng lượng (Q)
Q<4 KG
Q=4…200KG
Q> 200KG
Đơn chiếc
N< 100
N<10
N<5
Loại nhỏ
N=100…500
N=10…200
N=5…100
Loại vừa
N=500…5000
N=200…500
N=100…300
Loại lớn
N=5000…50000
N=500…5000
N=300…1000
Hàng khối
N>50000
N>5000
N>1000
2.5.2.2 Các bước thiết kế phân xưởng cơ khí.
Nói chung, công việc thiết kế/ quy hoạch phân xưởng cơ khí cần theo thứ tự như sau để đảm bảo thời hạn và chất lượng công việc.
Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ gia công các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí cần chế tạo, định mức thời gian gia công cho từng loại chi tiết của sản phẩm.
Xác định tổng khối lượng lao động (tổng giờ máy, tổng giờ người cần thiết để gia công các loại chi tiết theo số lượng yêu cầu của chưông trình sản xuất ).
Xác định số máy cần thiết và nhu cầu về năng lượng (điện , hơi…) cho sản xuất.
Xác định nhu cầu về vật liệu, dụng cụ, gá lắp, kho tàng, vận chuyển, sữa chữa…
Xác định nhu cầu về lao động (công nhân sản xuất, công nhân phụ, lực lượng gián tiếp…) xác định bậc thợ, số lượng từng loại thợ theo từng bậc thợ.
Xác định nhu cầu về diện tích (diện tích sản xuất, công nhân phụ, lực lượng gián tiếp…), xác định bậc thợ, số lượng từng loại thợ theo từng bậc thợ.
Bố trí mặt bằng phân xưởng cơ khí.
Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển.
Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất của phân xưởng cơ khí (chi phí gia công, giá thành công, năng suất gia công…)
Số lượng cần chế tạo từng loại chi tiết (i) có trong kết cấu của sản phẩm cơ khí, theo chương trình sản xuất của phân xưởng được xác định như sau:
Ni = No.mi (l + b)(l + a) {chi tiết/năm} ( 2.7 )
Trong đó: No là sản lượng sản phẩm theo chương trình/ định hướng sản xuất của nhà máy (chiếc/năm), mi là số lượng chi tiết loại (i) có trong kết cấu của một sản phẩm cơ khí, b là tỉ lệ về số chi tiết dự trữ loại (i) trong sản xuất của phân xưởng cơ khí (ví dụ: b= 0.07), a là tỉ lệ về số chi tiết phế phẩm không tránh khỏi trong sản xuất của loại I (ví dụ: a=0.05)
Số lượng lao động đứng máy
RM = ∑tnc/ ( Fc. KM ) ( 2.8 )
Trong đó: - ∑tnc : tổng số thời gian nguyên công
- Fc : Vốn thời gian thực tế của 1 thợ đứng máy 1 năm
- KM : hệ số cơ khí hóa tự động hóa
2.5.2.3 Nội dung công nghệ trong thiết kế/quy hoạch phân xưởng cơ khí
Về mặt công nghệ khi thiết kế quy hoạch phân xưởng cơ khí cần lưu ý giải quyết tốt mối quan hệ giữa giải pháp công nghệ và quy mô sản xuất những nguyên tắc thiết kế/quy hoạch dây truyền gia công về các mặt kỹ thuật, thời gian và không gian nhằm đảm bảo gia công các chi tiết của sản phẩm cơ khí với chi phí và giá thành công nghệ ít nhất
Giải pháp công nghệ gia công chi tiết của phân xưởng cơ khí phụ thuộc quy mô và điều kiện sản xuất thực tế. Hiện nay có hai phương pháp về giải pháp công nghệ áp dụng là: tập trung nguyên công và phân tán nguyên công.
Tập trung nguyên công là bố trí nhiều bước công nghệ trong một nguyên công, như vậy tính chất của nguyên công là phức tạp, nhưng số lượng các nguyên công lại ít, do bố trí gia công nhiều bề mặt trong một lần gá phôi trên một trạm công nghệ (máy/thiết bị ) có mức độ cơ khí hoá/tự động hoá cao (máy tổ hợp nhiều trục , trung tâm gia công CNC…).
Phân tán nguyên công là bố trí ít bước công nghệ trong một nguyên công, nghĩa là tính chất của từng nguyên công sẽ đơn giản hơn, nhưng số lượng các nguyên công lại nhiều hơn do bố trí gia công tuần tự và lần lượt từng bề mặt trên chi tiết qua nhiều lần gá phôi và trên nhiều trạm công nghệ (máy/thiết bị ) khác nhau với mức độ chuyên môn hoá phù hợp (ví dụ: máy vạn năng kết hợp gá lắp chuyên dùng, máy chuyên dùng đơn giản…)
Giải pháp công nghệ đang được coi là hiện đại và hiệu quả nhất là tập trung nguyên công cao trên các máy, trung tâm gia công , tế bào gia công điều khiển CNC: tuy vậy, giải pháp này đòi hỏi phải có vốn đầu tư rất lớn và khi chuẩn bị công nghệ phải lưu ý khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng kỷ thuật và công nghệ của nó nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.
2.5.2.4 Xác định các thông số cơ bản của phân xưởng cơ khí
Những thông số cơ bản cần được xác định khi thiết kế/quy hoạch phân xưởng cơ khí là:
Độ lớn lô chi tiết (Ni).
Khối lượng lao động quy ra giờ máy, giờ người hàng năm.
Số lượng thiết bị công nghệ (máy cắt, bàn nguội, bàn kiểm tra…)
Số lượng lao động (thợ đứng máy, thợ nguội, công nhân phụ, lực lượng gián tiếp…)
Diện tích phân xưởng.
Chương III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
3.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
3.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp có truyền thống lâu đời của nước ta. Từ khi ra đời, trải qua hơn 4 thập niên, ngành công nghiệp dệt may đã không ngừng phát triển cả về qui mô, công nghệ, chất lượng, mẩu mã … Tuy có những bước thăng trầm khác nhau trong quá trình phát triển, nhưng có thể chia sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may thành 3 giai đoạn chính như sau :
Giai đoạn 1954 – 1975
Đây là giai đoạn mà ngành công nghiệp dệt may được bắt đầu hình thành và phát triển tại nước ta. Do đất nước bị chia cắt nên lúc này ngành công nghiệp dệt may tại miền nam và miền bắc có những bước hình thành và phát triển khác nhau :
- Tại miền Bắc : hình thành các nhà máy , xí nghiệp dệt, may lớn thuộc nhà nước như : dệt Nam Định , Dệt 8/3 , Dệt kim Đông Xuân … Các xí nghiệp dệt này đã sản xuất ra vải để phục vụ cho nhu cầu quốc phòng trong chiến tranh và nhu cầu mặc ấm của nhân dân miền Bắc. Máy móc đa số là lạc hậu do đó năng suất thấp, chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu.
- Tại miền Nam : hình thành lên một số nhà máy, xí nghiệp dệt - may lớn do tư nhân làm chủ với các máy móc được nhập từ Châu Âu, Nhật,… năng suất cao sản xuất ra các loại vải chất lượng và đa dạng về mẫu mã phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của dân chúng miền nam.
Giai đoạn 1975-1986 Sau khi đất nước thống nhất, thực hiện cải tạo công thương nghiệp do đó các công ty, xí nghiệp dệt may tại miền Nam đều được quốc hữu hóa. Lúc này ngành công nghiệp dệt may do nhà nước làm chủ. Sản phẩm của ngành dệt may trong giai đoạn này chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và mặc ấm của nhân dân. Năng suất lúc này thấp, chất lượng kém, mẩu mã nghèo nàn, máy móc thì xuống cấp trầm trọng. Các xí nghiệp dệt, may chỉ hoạt động cầm chừng, sản xuất theo kế hoạch được phân bổ từ trên xuống, không chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Giai đoạn 1986 đến nay
Sau khi chính phủ và Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế, chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và mở cửa cho đầu tư nước ngoài thì cùng với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Cùng với sự cải tạo đầu tư mới của các xí nghiệp dệt may nhà nước thì nhiều xí nghiệp dệt tư nhân và nước ngoài đã được hình thành với các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại nhất từ Châu Âu, Châu Á như: Đức, Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan … góp phần tăng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa mẩu mã. Chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam đã dần dần bắt kịp các nước trong khu vực.
Ngành dệt may lúc này không những đáp ứng đủ yêu cầu mặc đẹp của nhân dân trong nước mà còn góp phần tạo ra hàng trăm nghìn việc làm và kim nghạch xuất khẩu của ngành luôn tăng cao ( đứng hàng thứ hai chỉ sau dầu hỏa ) :
- Năm 1991 : 150 triệu đô la Mỹ - Năm 1997 : 1.502 triệu đô la Mỹ
- Năm 1992 : 211 triệu đô la Mỹ - Năm 1998 : 1.450 triệu đô la Mỹ
- Năm 1993 : 350 triệu đô la Mỹ - Năm 1999 : 1.750 triệu đô la Mỹ
- Năm 1994 : 550 triệu đô la Mỹ - Năm 2000 : 1.900 triệu đô la Mỹ
- Năm 1995 : 850 triệu đô la Mỹ - Năm 2001 : 1.975 triệu đô la Mỹ
- Năm 1996 : 1.150 triệu đô la Mỹ - Năm 2002 : 2.750 triệu đô la Mỹ
- Năm 2003 : 3.600 triệu đô la Mỹ
( Nguồn: Số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam )
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11% / năm. Theo dự kiến của Tổng công ty dệt may, cho đến năm 2005 ngành dệt may Việt nam sẽ xuất khẩu hàng hóa trị giá khoảng 4-5 tỷ, và đến 2010 là 7 tỷ. Các doanh nghiệp dệt may nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 80% . Tuy nhiên trong những năm sau này thì tỉ trọng đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài vào ngành dệt may đã có sự gia tăng nhanh chóng.
3.1.2 Giới thiệu về các doanh nghiệp may Việt Nam
Hiện nay ngành dệt may có khoảng 1030 doanh nghiệp bao gồm:
Theo hình thức sở hữu ( đến tháng 3-2002 ) : 1030
Doanh nghiệp nhà nước: 231
Doanh nghiệp tư nhân và cổ phần: 446
Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngòai ( DNVNN): 353
Phaân theo lĩnh vực: Việt Nam DNVNN Tổng số
Doanh nghiệp Dệt: 159 114 273
Doanh nghiệp May: 381 251 596
Doanh nghiệp thương mại và dịch vụ: 140 22 162
680 381 1031
Theo vị trí địa lý:
Bảng 3.1: Các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam
Stt
Tỉnh/Thành phố
Tổng số
DNNN
DNTN
DNVNN
1
Hà nội
106
52
43
11
2
Hải phòng
30
15
12
4
Lạng sơn
2
0
1
1
8
Tuyên Quang
1
1
0
0
9
Yên Bái
1
1
0
0
12
Thái Nguyên
3
3
0
0
13
Phú Thọ
14
6
4
4
14
Vĩnh Phú
6
2
1
3
15
Bắc giang
2
1
0
1
Bắc Ninh
11
5
6
0
16
Hòa Bình
2
2
0
0
17
Hà tây
19
3
13
3
18
Quảng Ninh
6
4
0
2
19
Hải Dương
9
2
2
5
20
Hưng Yên
7
3
3
1
21
Thái Bình
20
10
8
2
22
Hà Nam
6
4
1
1
23
Nam Định
25
15
9
1
24
Ninh Bình
3
2
1
0
25
Thanh Hóa
4
4
0
0
26
Nghệ An
5
4
1
0
27
Hà Tĩnh
3
1
1
1
Total (1)
285
140
106
39
31
Huế
6
5
1
0
32
Quảng nam – Đà Nẵng
30
11
12
7
33
Quảng Ngãi
3
3
0
0
34
Bình Định
5
3
2
0
35
Phú Yên
2
2
0
0
36
Khánh Hòa
10
4
4
2
38
Bình Thuận
2
1
1
0
40
Kon Tum
1
1
0
0
Total(II)
42
TP Hồ Chí Minh
489
43
267
179
43
Lâm Đồng
12
1
5
6
44
Đồng Nai
59
5
9
42
45
Bà Rịa – Vũng tàu
4
0
0
4
46
Long An
19
2
9
8
47
Tây Ninh
13
2
0
11
48
Bình Dương
72
1
22
49
Total(III)
668
60%
49
Bình Phước
1
0
1
0
50
Tiền Giang
2
1
1
0
51
Bến Tre
2
0
2
0
52
Cần Thơ
7
3
3
1
54
Đồng Tháp
1
0
1
0
55
Vĩnh Long
1
1
0
0
566
Trà Vinh
1
1
0
0
588
Kiên Giang
1
0
1
0
59
Rạch Giá
1
1
0
0
Total (III)
686
61
322
303
TOTAL
1031
231
449
351
( Nguồn: số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam – tháng 2/2003 )
Giới thiệu về máy may công nghiệp và các nhà cung cấp máy may công nghiệp
Các lọai máy may công nghiệp và tỷ lệ sử dụng:
Dưới đây là các lọai máy may công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các xí nghiệp may
Bảng 3.2: Các lọai máy may công nghiệp và tỷ lệ sự dụng
Lọai máy
Tỷ lệ sử dụng
Máy 1 kim
65%
Máy vắt sổ
10%
Máy 2 kim
25%
Máy thùa khuy
Máy đính nút
Máy đính bọ
Máy cuốn sườn
Máy may zigzag
Máy đánh bông
( Nguồn: công ty Juki )
Các nhà cung cấp và thị phần
Dưới đây là nhà cung cấp máy may công nghiệp phổ biến hiện nay tại việt Nam
Bảng 3.3: Các nhà cung cấp máy may và thị phần
Nhà cung cấp
Thị phần
Juki
60%
Brother
20%
Pegasus
20%
Sunstar
Siruba
Kingtex
Các hãng khác
(Nguồn: thống kê của công ty Juki )
LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHO DỰ ÁN
Như đã trình bày ở phần trên ta thấy: máy may 1 kim hiệu Juki là máy chiếm tỷ lệ cao nhất, trên thực tế đây là lọai máy phổ thông rất được khách hàng ưa chuộng, có cấu tạo không phức tạp lắm, có 1 số chi tiết thông dụng có thể chế tạo tại Việt nam, và Trường Đại học Bách Khoa TP HCM đã nghiên cứu nâng cấp thành công trên máy 1 kim Juki, nên chúng tôi chọn lọai máy này là máy sẽ được đại tu và nâng cấp tự động hóa trong đề tài này
NGHIÊN CỨU NHU CẦU
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu
3.3.1.1 Đối với máy cần đại tu
Kim ngạch XK Dệt-may ở năm t
Nhu cầu đối với máy cần đại tu tại năm t
Dự báo
Thống kê số máy có tại năm t -1
Nhu cầu đầu tư máy ở năm t
Tuổi thọ kỹ thuật
Nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu tại năm t
Độ chấp nhận của khách hàng
Nhu cầu đối với máy cần đại tu tại năm t
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần đại tu
3.3.1.2 Đối với máy nâng cấp tự động hóa
Tổng số máy hiện có tại năm t
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Nhu cầu tiềm năng đối với máy TĐH tại năm t
Mức độ chấp nhận của kh/h
Nhu cầu đối với máy TĐH tại năm t
Hình 3.2: Qui trình nghiên cứu nhu cầu đối với máy cần nâng cấp tự động hóa
Trong đó:
+ Tổng số máy hiện có: xác định bằng khảo sát và thống kê
+ Nhu cầu đầu tư máy ở năm t: xác định bằng phương pháp dự báo
+ Tuổi thọ kỹ thuật: xác định bằng cách khảo sát và phỏng vấn trực tiếp
+ Mức độ chấp nhận của khách hàng: khảo sát bằng bảng câu hỏi
3.3.2 Dự báo nhu cầu
3.3.2.1 Khảo sát số liệu thống kê
Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 1991 - 2002
Trước năm 1991 phần lớn máy may được sử dụng tại Việt Nam đều do các nước Đông Âu sản xuất ( đến nay hầu như không còn ), sau năm 1991 khi Việt Nam thật sự mở cửa thì những máy được sản xuất tại Nhật Bản và Tây Âu chiếm lĩnh thị trường cung cấp máy may tại Việt Nam. Dưới đây là số liệu thống kê số lượng máy may được nhập vào Việt nam từ năm 1991 - 2002
Hình 3.3: Thống kê số lượng máy may nhập khẩu từ năm 91-2002
( Nguồn: Cục Hải Quan )
Thống kê kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Hình 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may từ năm 91-2002
( Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam )
Đánh giá sự tương quan nhu cầu đầu tư máy may và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Nhu cầu sử dụng máy may công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhu cầu đối với sản phẩm may mặc. Việt Nam là một nước đang phát triển, sản phẩm may mặc của Việt Nam một phần đáp ứng nhu cầu nhu cầu trong nước và phần lớn là phục vụ xuất khẩu trong đó hình thức gia công hiện nay chiếm tỷ trọng cao. Vậy có thể nói rằng nhu cầu sử dụng máy may có mối quan hệ chặt chẽ với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ra nước ngòai. Đồ thị dưới đây ( tạo bởi phần mềm E-VIEW ) sẽ chứng minh cho nhận định này
Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa số lượng máy may nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
( chú thích: đơn vị IMPT: cái – đơn vị EXPT: triệu đô la )
3.3.2.2 Xác định phương trình hồi qui giữa nhu cầu đầu tư máy may và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Xây dựng mô hình và chạy hồi qui bằng phần mềm E-View
Biến IMPT: nhu cầu đầu tư máy may
Biến EXPT: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Hình 3.6: Mô hình chạy hồi qui của biến IMPT va EXPT bằng phần mềm E-View
Kết quả chạy hồi qui và đánh giá kiểm định
Hình 3.7: Bảng kết quả chạy hồi qui
Phương trình hồi qui
IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT
Kiểm định mô hình
Giả thiết H0: b =0
H1: b ≠0
- Pvalue ≈ 0 < a (0,05): các hệ số của mô hình được chấp nhận
- R2= 0.86: mô hình giải thích tốt quan hệ của các biến
Vậy giữa nhu cầu đầu tư máy và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có mối quan hệ với nhau như được thể hiện ở ‘Phương trình hồi qui’
3.3.2.3 Dự báo nhu cầu đầu tư máy cho các năm 2004-2012
Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2004 – 2012
Theo “Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam” do Hiệp Hội dệt may Việt Nam xậy dựng thì mục tiêu của kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các giai đọan như sau:
+ Đến năm 2005: 5000 triệu USD
+ Từ 2006 – 2010: 7000 triệu USD
Quan sát đồ thị số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may từ 1991 – 2002 ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng gần như tuyến tính nên ta chọn đường tăng trưởng dự báo là tăng trưởng đều
Hình 3.8: Đồ thị dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Bảng dự báo nhu cầu đầu tư máy 2004 – 2012
Thay thế các số liệu dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào phương trình đường hồi qui ta sẽ có được nhu cầu đầu tư máy của cả nước
IMPT = 16950,87 + 14,55*EXPT
Nhu cầu đầu tư máy 1 kim ở TP.HCM và các tỉnh lân cận
= [Nhu cầu đầu tư máy cả nước]*[tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]*[tỷ lệ máy 1 kim]
Trong đó:
[tỷ lệ x/ngh may ở TP.HCM]: 60% ( Bảng 3.1 )
[tỷ lệ máy 1 kim]: 65% ( Bảng 3.2 )
Bảng 3.4 Bảng dự báo nhu cầu đầu tư máy từ năm 2004 - 2012
Năm
Kim ngạch XK Dệt May
( triệu USD )
Nhu cầu đầu tư máy cả nước
( cái )
Nhu cầu đầu tư máy 1 kim tại TP.HCM
2004
3500
67530
26400
2005
4250
78788
30.727
2006
5000
89700
34.983
2007
5400
95520
37.252
2008
5800
101.341
39.523
2009
6200
107.160
41.792
2010
6600
112.980
44.062
2011
7000
118.800
46.332
2012
7400
124.620
48.600
3.3.3 Khảo sát tuổi thọ kỹ thuật
Để biết được ‘số lượng máy tiềm năng’ cần được đại tu trong tổng số máy hiện có, chúng tôi thực hiện 1 cuộc điều tra ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy may 1 kim Juki bằng cách phỏng vấn trực tiếp 1 số chuyên gia, cán bộ kỹ thuật lâu năm trong ngành
Những nguời được phỏng vấn:
Bảng 3.5: Những người được phỏng vấn để khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy
Người được phỏng vấn
Chức vụ
Tên công ty
Tạ Công Duy Linh
Trưởng kỹ thuật
Công ty Juki
Phạm Trường Linh
Trưởng kỹ thuật
Cty Vinatex TP. HCM
Nguyễn trọng Huân
Trưởng kỹ thuật
Cty Viet Tiến - TungShing
Nguyễn văn Huy
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Cẩm Lệ
Trần văn Kiều
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Hà-Long
Lê Thanh Hương
Trưởng kỹ thuật
Cty TNHH Tân Sinh
Nội dung phỏng vấn:
1. Theo ông/bà, máy cần được đại tu khi có tình trạng kỹ thuật như thế nào?
2. Thời gian sử dụng máy bao lâu thì cần phải đại tu? ( đối với máy JUKI )
+ Điền kiện bảo dưỡng tốt: ………năm
+ Điền kiện bảo dưỡng trung bình: ………năm
+ Điền kiện bảo dưỡng kém: ………năm
Kết quả điều tra
1. Phần lớn các ý kiến cho rằng những biểu hiện kỹ thuật để có thể yêu cầu đại tu máy là:
+ Tróc, mòn sơn: gây bẩn sản phẩm
+ Rơ trụ kim, ổ máy: gây bắt mũi không đảm bảo
+ Không bơm dầu hoặc chảy dầu: gây bẩn sản phẩm
+ Tiếng ồn quá lớn
2. Thời gian máy cần được đại tu ( ‘tuổi thọ kỹ thuật’ )
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát ‘tuổi thọ kỹ thuật’ của máy
Tên người được phỏng vấn
Thời gian sử dụng ( năm )
Bảo dưỡng kém
Bảo dưỡng tb
Bảo dưỡng tốt
Tạ Công duy Linh
6
7
8
Phạm Trường Linh
6
7
8
Nguyễn trọng Huân
5
6
7
Nguyễn văn Huy
4
6
8
Lê Thanh Hương
5
6
7
Trần văn Kiều
4
6
8
Trung bình 1
5
6,3
7,3
Trung bình 2
6,2
Chúng tôi chọn ‘tuổi thọ kỹ thuật’ để nghiên cứu là: 7 năm
Nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu
Nhu cầu máy cần đại tu tại năm t sẽ được xác định bằng với số lượng máy đã đầu tư vào năm thứ ( t- [tuổi thọ kỹ thuật] )
Theo thống kê ở (Bảng 3.1) thì các doanh nghiệp may ở thành phố HCM. Và các tỉnh lân cận chiếm 60% tổng số máy trên cả nước. (Bảng 3.2) số máy 1 kim chiếm 65% trên tổng số máy
Như vậy nhu cầu tiềm năng của các máy 1 kim cần đại tu được tính như sau:
= [số máy đầu tư năm (t-7)]*60%*65%
Bảng 3.7: Nhu cầu tiềm năng máy cần đại tu
Năm
Nh/cầu nhập máy cả nước
Nhu cầu nhập máy TP. HCM và lân cận
Số máy 1 kim cần đại tu
2004
18500
10.600
7.450
2005
24.000
14.400
9.360
2006
30.000
18.000
11.700
2007
36.000
21.600
14.040
2008
45.000
27.000
17.550
2009
49.000
29.400
19.110
2010
57.000
34.200
22.230
2011
67.867
40.720
26.468
15
78.788
47.272
30.726
Nhu cầu tiềm năng đối với máy nâng cấp tự động hóa
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Tỷ lệ tự động hóa được khảo sát bằng câu hỏi
Tham khảo phần 3.3.6 ( Nghiên cứu nhu cầu thực tế )
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu là: 28%
Nhu cầu tiền năng
Nhu cầu tiềm năng năm hiện tại:
[Nhu cầu tiềm năng tại năm t] = [tổng số máy đầu tư tại năm t]*[tỷ lệ TĐH tối ưu]
Bảng 3.8: Nhu cầu tiềm năng của máy cần nâng cấp tự động hóa
Năm
Tổng số máy ( cái )
Số máy cần nâng cấp ( cái )
2004
26.467
7940
2005
30.727
9218
2006
34.983
10459
2007
37.252
11175
2008
39.523
11856
2009
41.792
12537
2010
44.062
13218
2011
46.332
13900
2012
48.600
14580
Nghiên cứu nhu cầu thực tế
Như đã trình bày trong phần 3.3.1 “Phương pháp nghiên cứu nhu cầu”, nhu cầu thực tế của sản phẩm dự án được xác định từ nhu cầu tiềm năng thông qua ‘Độ sẵn sàng mua’ của khách hàng . Nghiên cứu bằng các bảng câu hỏi
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng đường mối liên hệ giữa ‘Độ sẵn sàng mua’ đối với giá của sản phẩm dự án và nhận định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng
Vấn đề nghiên cứu
Khảo sát tuổi thọ kỹ thuật của máy ( sử dụng trong phần xác định nhu cầu tiềm năng của máy cần đại tu )
Khảo sát tỷ lệ tự động hóa tối ưu (sử dụng trong phần xác định nhu cầu tiềm năng của máy cần nâng cấp )
Khảo sát độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với sản phẩm của dự án ở những mức giá khác nhau ( cơ sở để xây dựng đường cầu )
Khảo sát những yếu tố ( ngòai giá ) ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng ( sử dụng để phân tích điều chỉnh đường cầu )
Nhu cầu thông tin và cấu trúc câu hỏi
Thông tin về tuổi thọ kỹ thuật của máy
Câu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )
- Ô/Bà cho biết thời gian sử dụng bao lâu thì cần đại tu lại máy ( máy 1 kim )
[ ] năm
Thông tin về tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Câu hỏi: ( thang đo tỷ lệ )
Ô/Bà cho biết tỷ lệ máy may 1kim tự động trong dây truyền sản xuất bao nhiêu là tối ưu ( Lưu ý: tối ưu là đầu tư với chi phí hợp lý để đạt năng xuất cao nhất )
[ ] %
Thông tin về độ sẵn sàng mua của khách hàng
Thái độ khách quan của khách hàng đối với sản phẩm
Câu hỏi: ( thang đo khỏang cách )
- Ô/Bà nghĩ như thế nào về mô hình đại tu máy 1 kim của chúng tôi?
Không hữu ích Rất hữu ích
1 2 3 4 5
- Ô/Bà nghĩ như thế nào về mô hình nâng cấp tự động hóa máy 1 kim của chúng tôi?
Không hữu ích Rất hữu ích
1 2 3 4 5
Thái độ về giá của khách hàng đối với sản phẩm
Vì không thể hỏi thái độ của khách hàng về giá của sản phẩm ở những mức giá khác nhau trên cùng 1 bảng câu hỏi vì như vậy sẽ dẫn đến sai lệch kết quả do tâm lý khách hàng luôn ưu tiên cho những giá thấp, nên chúng tôi chia giá thành 3 mức trong phạm vi ( giá min – giá max ), và sẽ nghiên cứu khách hàng theo 3 nhóm khác nhau ( ứng với 3 mức giá ). Trong đó:
+ Gía min của máy đại tu: 20USD (chi phí dự kiến để thực hiện đại tu 1 máy)
+ Giá max của máy đại tu: 40USD (giá tối đa khách hàng có thể chấp nhận theo phỏng vấn 1 giá chuyên gia, giá này bằng 1/3 giá máy Trung Quốc mới )
+ Gía min của máy nâng cấp TĐH: 170USD (chi phí dự kiến để thực hiện nâng cấp 1 máy)
+ Giá max của máy nâng cấp: 210USD (giá tối đa khách hàng có thể chấp nhận theo phỏng vấn 1 giá chuyên gia)
Câu hỏi: ( thang đo khỏang cách )
- Giá đại tu máy 1 kim là 20 (30/40) USD
Quá rẻ Quá đắt
1 2 3 4 5
- Giá nâng cấp máy 1 kim là 170 (190/210) USD
Quá rẻ Quá đắt
1 2 3 4 5
Các thông tin khác ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng:
- Lọai hình và qui mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp tư nhân thường dễ chấp nhận sản phẩm mới hơn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có tài chính mạnh có thể sẽ thích đầu tư máy mới hơn… )
- Chủng lọai máy đang sử dụng và thời gian đã sử dụng ( nếu doanh nghiệp có máy đã sử dụng lâu thì có thể sẽ dễ chấp nhận mô hình đại tu hơn doanh nghiệp mới )
- Thái độ của khách hàng về mức độ quan trọng giữa yếu tố: giá, chất lượng, thời gian giao hàng, dịch vụ…
Bảng câu hỏi ( questionair )
Từ nhu cầu thông tin cần thu thập như trên chúng tôi xây dựng Bảng câu hỏi điều tra như trình bày ở Phụ lục A
Thiết kế mẫu và phát bảng điều tra
Tổng thể nghiên cứu:
Theo số liệu thống kê: tổng số xí nghiệp may trên địa bàn TP. HCM và 1 số tỉnh lân cận là 550 xí nghiệp
Phương pháp chọn mẫu và phát bảng điều tra
Sử dụng phương pháp sác xuất - chọn mẫu thuận tiện
Phát bảng điều tra thông qua: Hội dệt may TP.HCM. Tổng công ty dệt may Vinatex và một số doanh nghiệp kinh doanh máy may khác.
Cỡ mẫu:
Vì tổng thể nghiên cứu tương đối nhỏ nên không thể tính cỡ mẫu bằng công thức, chúng tôi xác định cỡ mẫu dựa trên “sai lệch trong đo đạc”. Sai lệch trong đo đạc gồm: sai số không hồi đáp, sai số hệ thống, sai số chọn mẫu.
Sai số hệ thống: Vì đây là nghiên cứu mô tả chứ không phải mô hình quan hệ nhân quả và do thời gian có hạn nên để đảm bảo về sai số hệ thống, chúng tôi chọn cỡ mẫu cho 1 nhóm nghiên cứu bằng với số phần tử ngẫu nhiên để đạt ý nghĩa thống kê là 30 phần tử
Như đã trình bày ở trên: bảng câu hỏi được phân thành 3 nhóm ( theo 3 mức giá ). Vậy số phần tử là: 30*3 = 90 doanh nghiệp
Sai số không hồi đáp: ước tính là 20%
Sai số chọn mẫu: ước tính 20%
Tổng số phần tử của mẫu là: 90*140% = 130 doanh nghiệp
Phương pháp phát hành Bảng khảo sát thông qua các: Hội dệt may, Tổng công ty dệt may… thì đối tượng trả lời sẽ là các doanh nghiệp may vừa và lớn ( khỏang 300 doanh nghiệp ) các doanh nghiệp này sở hữu khỏang 80% tổng số lượng máy. Vì vậy tỷ lệ mẫu trên tổng thể sẽ là: 130/550*0,8 = 30% . Đây là một cỡ mẫu đủ lớn
Kết quả điều tra
Tuổi thọ kỹ thuật
Giá trị trung bình: 7,5 năm
Phương sai: 0.8 năm
Đánh giá kết quả: giá trị trung bình của tuổi thọ kỹ thuật điều tra trực tiếp khách hàng có cao hơn khi phỏng vấn chuyên gia, vì do tâm lý khách hàng từ trước đến giờ họ vẫn tự đại tu sửa chữa máy (không đảm bảo kỹ thuật ) nên kết quả này phần nào cũng bị sai lệch. Vì vậy tuổi thọ kỹ thuật được chọn ở phần nghiên cứu nhu cầu là 7 năm là hợp lý
Tỷ lệ tự động hóa tối ưu
Giá trị trung bình: 28%
Phương sai: 7%
Độ sẵn sàng mua của khách hàng
Gắn giá trị cho biến:
+ Giá trị 5: 0 ( 0% ) + Giá trị 2: 0,75 ( 75% )
+ Giá trị 4: 0,25 ( 25% ) + Giá trị 1: 1 ( 100% )
+ Giá trị 3: 0,5 ( 50% )
Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy đại tu
Bảng 3.9
Giá
Độ sẵn sàng
20 USD
30 USD
40 USD
0
0,25
16
19
28
0,5
10
7
5
0,75
4
4
1
1
Trung bình (μ)
0,63
1,50
0,2
Độ sẵn sàng mua của khách hàng đối với máy nâng cấp tự động hóa
Bảng 3.10
Giá
Độ sẵn sàng
170 USD
190 USD
210 USD
0
0,25
16
19
25
0,5
10
7
5
0,75
4
4
3
1
Trung bình (μ)
0,63
0,51
0,36
Chương IV: NGHIÊN CỨU KHẢ THI KỸ THUẬT
4.1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
4.1.1 Mô hình đại tu máy may 1 kim
4.1.1.1 Giới thiệu máy may 1 kim
Máy may 1 kim là lọai máy được sử dụng nhiều nhất trong 1 dây chuyền may (chiếm khỏang 65% ). Đầu máy được cấu tạo từ khỏang 362 chi tiết lớn nhỏ được chia thành các cụm chi tiết sau:
- Đầu máy và các chi tiết che chắn
- Bộ phận trục chính và trụ kim của máy
- Bộ phận trục dưới và ổ máy
- Bộ phận nâng chân vịt
- Bộ phận đẩy sản phẩm và lại mũi
- Bộ phận bơm dầu và bôi trơn
( Ngòai đầu máy ra còn có: chân bàn, mặt bàn, motor…)
4.1.1.2 Mô hình đại tu máy 1 kim
Các công việc cần thực hiện: Qua công việc điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngành thì sau thời gian sử dụng khỏang 7 năm ( tuổi thọ kỹ thuật ) thì máy sẽ xảy một số tình trạng hỏng hóc như: tróc sơn, chảy dầu, bỏ mũi, tiếng ồn lớn… Và sau đây là bảng các công việc phải thực hiện khi đại tu máy
Sơn lại tòan bộ đầu máy bằng phương pháp sơn tĩnh điện
Thay thế 1 số chi tiết như: trụ kim, bạc, ổ máy, phốt dầu, ống dầu, bơm dầu, các chi tiết khác.
Các công việc có thể thực hiện và các chi tiết có thể chế tạo tại Việt Nam:
Sau khi nghiên cứu khả năng công nghệ thực tế và so sánh giá thành với các chi tiết nhập ngọai, chúng tôi xác định được các công việc và chi tiết có thể chế tạo được như sau:
Bảng 4.1: Các công việc thực hiện để đại tu máy
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Tiêu chuẩn
Sơn tĩnh điện
Tại nhà máy
Ổ máy
Nhập khẩu
Trụ kim
Nhập khẩu
Bạc trụ kim
Tại nhà máy
Tự chọn
Bơm dầu
Nhập khẩu
Chi tiết khác
Nhập khẩu
4.1.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim
4.1.2.1 Giới thiệu máy may 1 kim cắt chỉ tự động
Cấu tạo máy may 1 kim cắt chỉ tự động bao gồm:
Đầu máy ( tương tự như máy may 1 kim thường có gắn thêm bộ phận cắt chỉ tự động và bộ encorder )
Motor ly hợp và thắng điện từ ( EC motor )
Hộp điều khiển và bảng điều khiển
Chân và mặt bàn
4.1.2.2 Mô hình nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim
Theo nghiên cứu của Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM thì các công việc cần thực hiện để nâng cấp tự động hóa máy may 1 kim bao gồm
Đối với đầu máy
- Thân máy
Bảng 4.2: Các công việc thực hiện với thân máy để nâng cấp tự động hóa
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Gia công phay đế máy
1 mặt
Tại nhà máy
Khoan lỗ lắp chi tiết
9 lỗ
Tại nhà máy
- Các chi tiết cơ khí ( xem phụ lục B )
Bảng 4.3: Các chi tiết cơ khí cần chế tạo để nâng cấp tự động hóa
Công việc/Chi tiết
Số lượng
Thực hiện
Các chi tiết cơ khí không tiêu chuẩn
16
Tại nhà máy
Các chi tiết cơ khí tiêu chuẩn
67
Mua ngòai
Đối với motor:
Phần rotor: tận dụng rotor của motor cũ
Ly hợp và thắng điện từ: đặt hàng chế tạo tại Việt Nam
Hộp điện tử, encorder và bảng điều khiển:
Thiết kế mạch: đặt hàng
Đặt hàng chế tạo mạch in tại Việt Nam
Nhập khẩu linh kiện điện tử ( xem phụ lục B) và lắp ráp linh kiện điện tử tại xí nghiệp
Vỏ hộp điện tử và bảng điều khiển: đặt hàng
4.2 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.2.1 Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện
Sơ đồ công nghệ:
Ñöa saûn phaåm leân baêng chuyeàn treo
Saáy khoâ vaät sôn
Xöû lyù beà maët kim loaïi tröôùc khi sôn
Ñöa saûn phaåm leân xe gooøng
Laáy saûn phaåm xuoáng
Sôn tónh ñieän boät
Saûn phaåm hoaøn thieän
Laáy saûn phaåm ra khoûi buoàng saáy
Ñöa vaøo buoàng saáy hoàng ngoaïi
Hình 4.1 Qui trình công nghệ sơn tĩnh điện
Xử lý bề mặt kim loại. Đây là qui trình tiêu chuẩn hòan hảo bao gồm 10 công đoạn. Tuy nhiên qua thực tế chúng tôi đã lắp đặt và vận hành, chúng tôi đề xuất qui trình này bao gồm 7 công đoạn như sau:
Tẩy dầu mỡ Rửa nước Tẩy gỉ Rửa nước chảy tràn
Định hình bề mặt Zn-phốt phát rửa nước
Ở công đoạn này chúng ta bố trí 7 bể xử lý bằng inox, kích thước:
Dài x cao x rộng = 2,4m x 1,8m x 1,4m
Có bố trí hệ thống đường ống cấp và thóat nước.
Việc di chuyển sản phẩm sơn từ bể này qua bể khác được thực hiện bằng tời – công suất 1 tấn.
Sấy khô vật sơn: sản phẩm cần sơn sau khi qua công đoạn xử lý bề mặt bị ứơt, do vậy nhằm tăng công suất, tiết kiệm thời gian chờ, chúng ta cần đưa các sản phẩm cần sơn qua công đoạn sấy khô..
Đưa sản phẩm lên băng chuyền treo: sản phẩm cần sơn sau khi được sấy khô, sẽ chuyển qua băng chuyền sơn treo để chuẩn bị khâu sơn tĩnh điện bề mặt. Tại đây tùy theo số lượng yêu cầu, chúng ta cần bố trí 1-3 công nhân để treo sản phẩm lên băng chuyền treo. Chúng tôi thiết kế băng chuyền treo tự động nhằm tăng hiệu quả và năng suất sơn.
Sơn bột tĩnh điện: Sản phẩm sau khi được treo lên bằng chuyền sơn treo sẽ được điều khiển tự động với vận tốc thích hợp đi đến buồng sơn, tại đây chúng ta bố trí 2 công nhân sơn. Tốc độ trung bình được điều chỉnh khoảng 4m/phút. Đây là công đoạn quan trọng quyết định lớn về chất lượng sản phẩm, chúng tôi chọn sử dụng thiết bị phun sơn tĩnh điện bột nhãn hiệu NORDSON – USA. Đây là thiết bị được ưa chuộng và đánh giá cao trên thị trường thế giới nói chung, cũng như tại thị trường Việt Nam qua thực tế sử dụng nói riêng. NORDSON có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường.
Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử
Sơ đồ công nghệ
Chụp phim sơ đồ mạch in
Sơ đồ mạch in
Sơ đồ nguyên lý
Lắp ráp linh kiện
Khoan lỗ linh kiện
Chế tạo mạch in
Thực hiện tại nhà máy
Đặt hàng
Hình 4.2 Qui trình công nghệ chế tạo mạch điện tử
Giải thích sơ đồ công nghệ:
+ Nhận chuyển giao sơ đồ nguyên lý từ Trường ĐH Bách Khoa
+ Đặt hàng công ty Điện tử Thiên Sơn để chế tạo mạch in ( bao gồm các bước: chuyển đổi từ sơ đồ nguyên lý sang sơ đồ mạch in – chụp phim sơ đồ mạch in – chế tạo mạch in )
+ Tiến hành các bước: khoan lỗ lắp linh kiện – lắp ráp và hàn linh kiện tại nhà máy
Qui trình công nghệ chế tạo chi tiết cơ khí ( xem phụ lục C )
Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí do chúng tôi thiết kế được kiểm nghiệm bởi Viện Cơ Học TP HCM. Trong số các chi tiết cần chế tạo tại nhà máy chúng tôi chia thành 7 nhóm chi tiết ( các chi tiết trong cùng 1 nhóm sẽ có qui trình công nghệ tương đồng)
THIẾT KẾ QUI TRÌNH SẢN XUẤT
4.3.1 Qui mô sản xuất
Đây là một dự án mới, việc xác định nhu cầu đối với dự án mới được thực hiện bằng phương pháp dự báo và khảo sát, vì vậy không có cơ sở để chọn lựa ngay một qui mô sản xuất tối ưu. Vì vậy chúng tôi phải thiết kế qui trình sản xuất dựa trên một số qui mô, sau đó dùng phương pháp phân tích đồ thị để xác định qui mô sản xuất tối ưu như đã trình bày trong phần ‘Phương pháp nghiên cứu’. Trong đó:
Qui mô nhỏ nhất: qui mô ứng với nhu cầu tiềm năng nhỏ nhất với độ sẵn sàng mua cao nhất
Qui mô lớn nhất: qui mô ứng với nhu cầu tiềm năng lớn nhất với độ sẵn sàng mua cao nhất
Qi mô trung bình: khỏang giữa
Từ số liệu ở các bảng: 3.7, 3.8, 3.9, 3.10 ta có:
Bảng 4.4 Qui mô sản xuất
Sản phẩm
Qui mô
Sản lượng
( sản phẩm/năm )
Máy đại tu
Nhỏ
7.000
Trung bình
15.000
Lớn
23.000
Máy nâng cấp Tự động hóa
Nhỏ
6.000
Trung bình
8.500
Lớn
11.000
Theo bảng 2.5 thì qui mô sản xuất của dự án thuộc lọai hàng lọat lớn
4.3.2 Qui trình sơn tĩnh điện
4.3.2.1 Công suất yêu cầu:
Qui trình sơn tĩnh điện được sử dụng cho việc đại tu máy, nên công suất của nó phải đảm bảo đáp ứng được mức sản lượng như trong bảng 4.4
- Qui mô nhỏ: 7.000 sản phẩm/năm
- Qui mô trung bình: 15.000 sản phẩm/năm
- Qui mô lớn: 23.000 sản phẩm/năm
4.3.2.2 Sơ đồ bố trí
Hình 4.3 Qui trình sơn tĩnh điện
Các thông số cơ bản
Các thiết bị
Bảng 4.5 Các thiết bị của qui trình sơn tĩnh điện
Số tt
Tên thiết bị
Số lượng
1
Tời nâng 1 tấn
1 bộ
2
Bể sử lý
7 bể
3
Lò sấy
1 bộ
4
Buồng phun sơn và rung giũ
1 bộ
5
Súng và bơm sơn
1 bộ
6
Xích tải treo- 65 mét
1 bộ
7
Buồng sấy sau sơn
1 buồng
Đây là hệ thống sơn có công suất khỏang 100 sản phẩm/ ngày ( 8 tiếng ), có nghĩa khỏang 30.000 sản phẩm/năm.Vậy hệ thống này có thể đáp ứng được cho 3 qui mô sản xuất
Lượng lao động:
Bảng 4.6 Lượng nhân công của bộ phận sơn tĩnh điện
Qui mô
Số nhân công ( người )
Nhỏ
8
Trung bình
10
Lớn
14
( Nguồn: công ty M.E.C. )
Không gian yêu cầu: 30m x 12m
4.3.3 Qui trình lắp ráp linh kiện điện tử
4.3.3.1 Công suất yêu cầu
Công suất cần chế tạo chi tiết được tính bằng công thức 2.7
Ni = No. mi.(1+β ).(1+α )
- No : sản lượng yêu cầu ( Bảng 4.4 )
- Số lượng của 1 lọai mạch trong bộ điều khiển: mi = 1
- Tỷ lệ dự trữ: 7% β = 0,07 ( Nguồn: công ty Thiên Sơn )
- Tỷ lệ phế phẩm 5%: α = 0,05 ( Nguồn: công ty Thiên Sơn )
Bảng 4.7 Sản lượng các mạch điện tử
Lọai mạch
Công suất yêu cầu
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Mạch điều khiển công suất
6.700
9.540
12.350
Mạch nguồn
6.700
9.540
12.350
Mạch bảng điều khiển
6.700
9.540
12.350
Mạch encorder
6.700
9.540
12.350
4.3.3.2 Qui trình lắp ráp
Qui trình: là qui trình lắp ráp thủ công được thực hiện trên 1 bàn thao tác gồm các công việc: gắn linh vào vị trí - hàn chì – làm vệ sinh
Năng suất:
Qua khảo sát một số công ty chuyên lắp ráp linh kiện điện tử thì năng suất lắp ráp của 1 công nhân như sau:
Bảng 4.8 Năng suất láp ráp mạch điện tử
Lọai mạch
Năng suất (cái/người/ngày )
Năng suất
(cái/người/năm )
Mạch điều khiển công suất
16
4.800
Mạch nguồn
20
6.000
Mạch bảng điều khiển
16
4.800
Mạch encorder
30
9.000
( Nguồn: công ty TNHH Thiên Sơn )
4.33.3 Các thông số cơ bản
Lượng lao động
Từ dữ liệu của bảng 4.6 và 4.7 ta có thể xác định được lượng lao động cần thiết để lắp ráp linh kiện điện tử như sau
Bảng 4.9 Lượng lao động cho qui trình lắp ráp mạch điện tử
Lọai mạch
Số lượng nhân công yêu cầu ( người )
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Mạch điều khiển công suất
2
2
3
Mạch nguồn
1
2
2
Mạch bảng điều khiển
2
2
3
Mạch encorder
1
1
2
Tổng số
6
7
10
Các thiết bị
Các trang bị dụng cụ cho 1 người công nhân lắp ráp bao gồm
+ Bàn thao tác 0,6 x 1m và ghế ngồi
+ Ống hút khí hàn
+ Mỏ hàn, chì, nhựa thông, kìm cắt
Không gian mặt bằng
Không gian cần thiết cho 1 công nhân lắp ráp mạch điện tử là: 4 m2
4.3.4 Qui trình gia công cơ khí
Qua nghiên cứu qui trình công nghệ có thể thấy các chi tiết được chế tạo qua nhiều nguyên công tương đối đơn giản, có nhiều chi tiết có các bước công nghệ tương đối giống nhau, nên đối với mô hình này ‘phương pháp phân tán nguyên công’ là thích hợp nhất, với phương pháp này các chi tiết lần lượt được đưa vào gia công tại các ‘trạm công nghệ’ ( trạm đúc áp lực, trạm phay, trạm tiện…) theo từng lô
4.3.4.1 Công suất yêu cầu
Công suất cần chế tạo chi tiết được tính bằng công thức 2.7
Ni = No. mi.(1+β ).(1+α )
- No: sản lượng ( bảng 4.4 )
- Số lượng của 1 chi tiết trong 1 sản phẩm: mi=1
- Tỷ lệ dự trữ: 5 β = 0,05
- Tỷ lệ phế phẩm 5 α = 0,05
Bảng 4.10 Công suất yêu cầu chế tạo chi tiết cơ khí
Chi tiết
Công suất yêu cầu (cái )
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Chi tiết lọai i
6.600
9.350
12.100
4.3.4.2 Các thông số cơ bản
Số bước công nghệ - thời gian công nghệ - số lượng máy móc của các trạm công nghệ ( xem phụ lục C-2)
Số lượng lao động
+ Số lượng lao động của phân xưởng gia công cơ khí
Xác định bằng công thức 2.8
RM = ∑tnc/ ( Fc. KM )
Trong đó: - ∑tnc = tổng thời gian nguyên công trong 1 năm (giờ/năm)
- Fc = 2100 (giờ/năm)
- KM = 1 ( sản xuất lọat lớn )
+ Số lượng lao động phụ trợ: (20% lao động của phân xưởng gia công )
Bảng 4.11 Số lượng lao động của xưởng cơ khí
Thông số
Qui mô
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Tổng thời gian ng/công (giờ/năm)
15.300
21.662
28.000
Số lượng lao động của phân xưởng gia công cơ khí
8
11
14
Số lượng lao động phụ trợ
2
3
3
Tổng số lao động
10
14
17
Số lượng máy móc
Bảng 4.12 Số lượng máy của xưởng cơ khí
Lọai máy
Qui mô
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Máy dập 10 tấn
1
2
2
Máy chấn 60 tấn
1
1
2
Máy tiện DA18
1
1
1
Máy phay M-2T
1
2
2
Máy phay CNC A200
1
1
1
Máy khoan tọa độ
3
4
5
Máy hàn Acgông
1
1
1
Máy mài 52ST
1
1
2
Lò tôi đốt ga
1
1
1
Không gian mặt bằng ( tham khảo công ty chế tạo máy Phát thành, diện tích cần thiết cho phân xưởng cơ khí là 400 m2 )
4.3.5 Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí
Ở đây cũng được thựa hiện theo phương pháp phân tán: mỗi công nhân tháo và lắp trọn bộ một máy.
Qui trình tháo – lắp
Không đạt
Máy
Đạt
Chi tiết
Kiểm tra
Bàn thao tác tháo
Đầu máy
Kho
Bàn thao tác lắp
Sơn tĩnh điện
Chi tiết
Phân xưởng chế tạo
Hình 4.4 Qui trình tháo và lắp ráp chi tiết cơ khí
Công suất yêu cầu: bảng 4.4
Số lượng lao động:
Theo khảo sát thì 1 nhân công 1 ngày có thể tháo và lắp hòan tòan để đại tu được khỏang 8 máy (2.400 máy/năm ), và lắp ráp cơ cấu cắt chỉ được 15 máy (4.500 máy/năm ) như vậy số nhân công cần đảm bảo năng suất yêu cầu là:
Bảng 4.13 Lượng lao động cho qui trình tháo và lắp chi tiết cơ khí
Sản phẩm
Qui mô
Số lượng lao động ( người )
Máy đại tu
Nhỏ
3
Trung bình
6
Lớn
9
Máy nâng cấp Tự động hóa
Nhỏ
2
Trung bình
3
Lớn
4
Thiết bị, dụng cụ dùng cho 1 công nhân
Bàn thao tác
Các dụng cụ cầm tay: kìm, búa, tuốclơvít…
Không gian mặt bằng:
Không gian yêu cầu cho 1 công nhân và các thiết bị dụng cụ là 4m2
4.4 TỔ CHỨC CÁC BỘ PHẬN, PHÒNG BAN
4.4.1 Cơ cấu tổ chức
Theo lý thuyết trình bày ở phần 2.4 “Thiết kế nhà máy cơ khí” thì cơ cấu tổ chức của 1 nhà máy cơ khí bao các bộ phận sau:
Bộ phận sản xuất chính: Chế tạo phôi, gia công cơ, sơn tĩnh điện, nhiệt luyện, lắp ráp…
Bộ phận hỗ trợ sản xuất: sửa chữa cơ điện, , kho
Bộ phận các phòng ban chức năng: kế tóan, vật tư, kỹ thuật, kinh doanh tiếp thị
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
GIÁM ĐỐC
Ph. Kỹ thuật
QUẢN ĐỐC NHÀ MÁY
Ph. Kế tóan
Ph. Kinh doanh tiếp thị
Ph. Vật tư thiết bị
Bộ phận kho
Xưởng sản xuất
Bộ phận cơ điện
Kho phôi liệu
Ph/x chế tạo cơ khí
Ph/x lắp ráp cơ khí
Phân xưởng sơn
Kho linh kiện
Kho máy
Ph/x lắp ráp điện tử
Hình 4.5 Sơ đồ tổ chức xí nghiệp
4.4.2 Nhân sự
Nhân sự cho xưởng sản xuất: đã được xác định trong phần 4.3 “Thiết kế qui trình sản xuất”: ( theo 3 qui mô sản xuất )
Nhân sự cho bộ phận hỗ trợ sản xuất và các bộ phận phòng ban được xác định bằng cách tham khảo một số mô hình xí nghiệp khác. Nhân sự ở đây được xác định chung cho 3 qui mô
Bảng 4.14 Cơ cấu nhân sự của xí nghiệp
Bộ phận phòng ban
Nhân sự ( người )
Qui mô nhỏ
Qui mô tb
Qui mô lớn
Xưởng sản xuất
Quản lý xưởng, phân xưởng
5
5
5
Phân xưởng sơn tĩnh điện
8
10
14
Phân xưởng chế tạo cơ khí
10
14
17
Phân xưởng lắp ráp cơ khí
5
9
13
Phân xưởng lắp ráp mạch điện tử
6
8
10
Bộ phận hỗ trợ sản xuất
Kho
2
2
2
Tổ cơ điện, bảo trì
3
3
3
Phòng ban chức năng
Phòng kinh doanh tiếp thị
3
3
3
Phòng kế tóan tài vụ
3
3
3
Phòng vật tư thiết bị
2
2
2
Phòng kỹ thuật và nghiên cứu
3
3
3
Tổng số
50
62
75
4.5 THIẾT KẾ MẶT BẰNG NHÀ MÁY
4.5.1 Mặt bằng yêu cầu
Mặt bằng yêu cầu cho xưởng sản xuất: đã được xác định trong phần 4.3 “Thiết kế qui trình sản xuất”
Mặt bằng yêu cầu cho bộ phận hỗ trợ sản xuất và các bộ phận phòng ban được xác định bằng cách tham khảo một số mô hình xí nghiệp khác.
Thiết kế nhà máy
Do nhu cầu dự trù cho việc mở rộng sản xuất sau này nên nhà máy được thiết kế dựa trên mặt bằng yêu cầu ứng với qui mô lớn nhất. Việc thiết kế được đặt hàng công ty xây dựng
Chương V: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
5.1 CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN
Để cung cấp dữ liệu cho phần phân tích trường giá trị đóng góp nhằm xác định qui mô sản xuất tối ưu, chúng tôi xác định chi phí cho 3 qui mô sản xuất
5.1.1 Chi phí đầu tư – cơ cấu nguồn vốn
Chi phí đầu tư bao gồm chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, chi phí phục vụ đầu tư, chi phí dự phòng, trả lãi vay trong quá trình xây lắp và vốn lưu động ban đầu.
5.1.1.1 Chi phí đầu tư
5.1.1.1.1 Chi phí thiết bị: được xây dựng căn cứ vào kết quả phân tích kỹ thuật, khối lượng thiết bị theo dây chuyền công nghệ và qui mô đã thiết kế. Các thông tin về giá thiết bị theo yêu cầu của dự án đựợc xác định trên cơ sở tham khảo giá thiết bị cùng loại được công bố của Bộ thương mại và giá thị trường của các nhà cung cấp khác vào thời điểm đầu tư (xem phụ lục D-1).
5.1.1.1.2 Chi phí xây lắp: căn cứ vào kế quả của phần thiết kế nhà máy, chi phí cho phần xây lắp và tổng dự toán được xây dựng dựa trên việc tham khảo một số mô hình xí nghiệp tương tự, cụ thể là: xí nghiệp chế tạo máy và khuôn mẫu Phát Thành (xem phụ lục D-2).
5.1.1.1.3 Chi phí chuẩn bị đầu tư: bao gồm chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí thuê đất, khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát, chi phí đào tạo, chi phí chạy thử,. . . (xem phụ lục D-3).
5.1.1.1.4 Chi phí dự phòng: là khoản dự trù vốn đầu tư được tính cho các khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư, các phát sinh không lường trước được, trượt giá trong quá trình thực hiện dự án. Dự kiến chi phí dự phòng bằng 5% trên tổng số chi phí thiết bị, xây lắp và chi phí khác.
5.1.1.1.5 Trả lãi vay trong quá trình xây lắp là 6 tháng với lãi suất danh nghĩa 13%/năm. ( phụ lục D-4 )
5.1.1.1.6 Vốn lưu động: bao gồm các khoản phải thu, khoản phải trả, tồn kho và tiền mặt để nhà máy hoạt động thuận lợi. Giá trị của các khoản này được xây dựng theo chiến lược quản lý kinh doanh của dự án như sau:
Khoản phải thu : Theo thông lệ dự án sẽ duy trì khoản phải thu ở mức 8% doanh thu, tương đương với thời gian bán chịu cho khách hàng 1 tháng.
Khoản phải trả: nhà máy cố gắng duy trì khoản phải trả ở mức 8% chi phí nguyên vật liệu, ở các năm đầu nhằm đảm bảo uy tính đối với nhà cung cấp. Sau 2 năm khi sản xuất đã ổn định, nhà máy có thể thương lượng với nhà cung cấp nhằm tăng thời gian mua chịu nguyên vật liệu cố gắng duy trì ở mức 8%–12%, tương ứng với thời gian dự trữ nguyên vật liệu từ 1–1,5 tháng. Tuy nhiên khi tính toán luận văn, khoản phải trả được tính ở mức 8% chi phí NVL trong thời kỳ phân tích.
Tồn kho nguyên vật liệu: tính bằng 18% chi phí nguyên vật liệu, tương đương với mức trữ nguyên vật liệu trong vòng 2 tháng.
Số dư tiền mặt: ước tính 4% chi phí hoạt động của nhà máy (không tính khấu hao và bảo trì).
Tổng nguồn vốn lưu động ban đầu: với chiến lược kinh doanh như trên, dự án cần nguồn tài trợ về vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Theo kết quả phân tích dòng tiền thì số vốn lưu động là lượng tiền cần thiết đề bù đắp lượng vốn thiếu hụt trong những năm đầu của dòng tiền. Kết quả phân tích lượng vốn lưu động cần tài trợ cho dự án là 911,6 triệu đồng. Số vốn này được huy động từ nguồn vốn tự có của chủ đầu tư.
5.1.1.2 Cơ cấu nguồn vốn:
Dựa trên chi phí đầu tư và khả năng vốn tự có chúng tôi xác định cơ cấu nguồn vốn như trình bày ở bảng dưới đây. Trong đó các chi phí đầu tư cơ bản ( chi phí thiết bị, xây lắp, chuẩn bị đầu tư, dự phòng, trả lãi trong qúa trình xây dựng ) được huy động bằng cách vay vốn dài hạn Ngân hàng 5 tỷ đồng với lãi xuất danh nghĩa 13%, còn một phần chi phí đầu tư cơ bản và vốn lưu động được huy động từ nguồn vốn tự có của nhà đầu tư.
Bảng 5.1 Chi phí đầu tư và cơ cấu nguồn vốn
Stt
CAÙC KHOAÛN MUÏC
TOÅNG MÖÙCÑAÀU TÖ
NGUOÀN VOÁN ÑAÀU TÖ
QM nhoû
QM trb
QM lôùn
QM trb
Vay NH
Töï coù
A
Voán ñaàu tö coá ñònh
1
Maùy moùc thieát bò
2.377.897
2.561.574
2.665.328
2
Xaây laép
3,058.650
3.058.650
3,058,650
3
Chi phí khaùc
481.115
481.115
962.230
a
_Chi phí chuaån bò ñaàu tö
23.100
23.100
23.100
b
_Chi phí thöïc hieän ñaàu tö
292.215
292.215
292.215
c
_Chi phí giai ñoaïn keát thuùc xaây döïng ñöa döï aùn ñaàu tö vaøo khai thaùc söû duïng
165.800
165.,800
165.800
4
Laõi vay xaây döïng
299.910
309.262
314.545
5
Döï phoøng phí (5%)
295.883
305.067
334.310
Toång coäng voán ñaàu tö coá ñònh
6513.455
6.715.668
7,335.064
B
Voán löu ñoäng
911.604
Döï tröõ trong saûn xuaát
Toàn kho nguyeân vaät lieäu
Döï tröõ trong löu thoâng
+Toàn kho thaønh phaåm
+Khoaûn phaûi thu
+ Khoûan phaûi traû
+ Tieàn maët
C
Toång voán ñaàu tö (A+B)
7.627.272
5.000.000
2..624.272
Tỷ lệ Vốn vay/ vốn đầu tư
66%
5.1.2 Chi phí họat động
Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí chung, chi tiết tính toán như sau:
5.1.2.1 Chi phí nguyên vật liệu: căn cứ vào dữ liệu của phần thiết kế qui trình công nghệ và khảo sát một số thông tin về giá các loại nguyên vật liệu cần thiết dùng cho dự án được trình bày ở phụ lục D-5. Trong đó mức độ tăng giá nguyên vật liệu trong những năm tiếp theo được chọn bằng lạm phát kỳ vọng
5.1.2.2 Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản phúc lợi. với mức lương thực lĩnh bình quân của công nhân trực tiếp sản xuất trực tiếp là 1000.000đồng/tháng/người. Các khoản phúc lợi được xây dựng căn cứ vào mức lương cơ bản, hệ số lương của người lao theo hợp đồng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn dự án phải nộp cho người lao động và các khoản phúc lợi khác chiếm 19% tổng quỹ lương (15% BHXH, 2% BHYT và 2% phúc lợi khác).. Giả định tiền lương tăng theo tỷ lệ lạm phát hàng năm.
( phụ lục D-6 )
5.1.2.3 Chi phí quản lý chung: bao gồm: chi phí bảo trì, chi phí quản lý trực tiếp, chi phí quản lý doanh nghiệp và khấu hao thiết bị, nhà xưởng.
( phụ lục D-7 )
Chi phí sản xuất chung
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Ngòai các khỏan chi phí thông thường như lương và các khỏan trích theo của nhân viên gián tiếp, chi phí điện, điện thọai.. đối với doanh nghiệp sản xuất còn có 2 chi phí sau
+ Chi phí thuê đất: giá thuê tính tóan 4,5 usd/m2/năm
+ Chi phí sửa chữa lớn:
Chi phí bán hàng : chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách…
+ Chi phí hoa hồng bán hàng: 2% doanh thu
+ Chi phí chuyển giao công nghệ ( nộp cho Sở KHCN- Môi Trường ): 2% doanh thu sản phẩm máy tự động hóa
Khấu hao thiết bị, nhà xưởng căn cứ vào chi phí đầu tư và tỷ lệ khấu hao hàng năm đã đăng ký với cục quản lý vốn.
Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm
Chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, lợi nhuận của dự án. Xác định chính xác tỷ lệ các chi phí trong giá thành là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình phân tích tài chính.Tuy nhiên đang ở trong giai đọan phân tích chọn qui mô sản xuất tối ưu, để có dữ liệu cho phần phân tích trường giá trị đóng góp chúng tôi phân chi phí thành 2 thành phần:
+ Định phí (chi phí chung ): cho cả 2 sản phẩm
+ Biến phí đơn vị : cho từng sản phẩm
Bảng 5.2. Cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm
CHI PHÍ
Ñôn vò
QUI MOÂ
Chi phí cố định
1000 ñ
QM nhoû
QM tb
QM lớn
Chi phí saûn xuaát chung
334276
364336
396786
Chi phí baùn haøng
534600
534600
534600
Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp
838616
838836
839036
Chi phí thueâ ñaát
84240
84240
84240
Chi phí söûa chöõa lôùn
108731
112404
114480
Khaáu hao taøi saûn- Khaáu tröø laõi vay XD
777197
801325
875094
Traû laõi voán ñaàu tö
846749
873037
953558
Toång số
3524409
3608778
3797794
Bieán phí ñôn vò
Bieán phí cuûa maùy naâng caáp
Nguyeân vaät lieäu saûn xuaát
2171,05
2172,079
2177,414
Duïng cuï saûn xuaát
2,84
2,62
2,51
Nhieân lieäu - ñoäng löïc
2,4
3,0
2,9
Löông nhaân vieân tröïc tieáp+ trích theo
44,1
44,1
44,8
Hoa hoàng BH
60
60
60
Phí chuyeån giao coâng ngheä
60
60
60
Toång soá
2340,5
2341,7
2347,7
Bieán phí cuûa maùy ñaïi tu
Nguyeân vaät lieäu saûn xuaát
320,0
320,0
320,0
Duïng cuï saûn xuaát
Nhieân lieäu - ñoäng löïc
2,4
3,0
2,9
Löông nhaân vieân tröïc tieáp+ trích theo
16,2
10,7
9,2
Hoa hoàng BH
10,0
10,0
10,0
Phí chuyeån giao coâng ngheä
Toång soá
348,6
343,7
342,1
5.2 PHÂN TÍCH TRƯỜNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP
5.2.1 Các đường cầu của thị trường
Theo kết quả điều tra ‘Độ chấp nhận” của khách hàng ở phần 3.3.6 “Nghiên cứu nhu cầu thực tế, kết hợp với ‘Nhu cầu tiềm năng’ đối với sản phẩm qua các năm chúng tôi xây dựng được 1 họ các đường cầu như sẽ trình bày ở đồ thị dưới đây
Bảng 5.3 Nhu cầu của thị trường đối với máy tự động hóa của dự án qua các năm
Naêm
Giaù (1000 đ)
Nhu caàu tieàm naêng ( cái )
Lượng mua ( cái )
2700
3000
3300
2004
4764
3970
2779
7940
2005
5531
4609
3226
9218
2006
6275
5230
3661
10459
2007
6705
5588
3911
11175
2008
7080
5900
4130
11800
2009
7522
6269
4388
12537
2000
7931
6609
4626
13218
2101
8340
6950
4865
13900
2012
8748
7290
5103
14580
0.60
0.50
0.35
Độ chấp nhận
Bảng 5.4 Nhu cầu của thị trường đối với máy đại tu của dự án qua các năm
Naêm
Giaù (1000Ñ)
Nhu caàu tieàm naêng ( cái )
2004
Lượng mua ( cái )
330
450
600
2005
5616
4680
1872
9360
2006
7020
5850
2340
11700
2007
8424
7020
2808
14040
2008
10530
8775
3510
17550
2009
11466
9555
3822
19110
2000
13338
11115
4446
22230
2101
15881
13234
5294
26468
2012
18436
15363
6145
30726
0.60
0.50
0.20
Độ chấp nhận
5 6 7 8 9 10 11 12
Hình 5.1 Đồ thị đường cầu của máy nâng cấp tự động hóa
5 6 7 8 9 10 11 12
Hình 5.2 Đồ thị đường cầu của máy đại tu
5.2.2 Các đường Giá trị đóng góp ( GTĐG )
Theo công thức 2.6, Đường GTĐG là đường có phương trình như sau:
p = (LN + C0 )/q + Cbđ (LN + C0 ): giá trị đóng góp
p = GTĐG/q + Cbđ Cbđ : chi phí biến đổi đơn vị ( Bảng 5.2 )
C0 : Chi phí cố định ( Bảng 5.2 )
p: Giá bán
Vì dự án có 2 sản phẩm nên không thể phân chính xác chi phí cố định cho từng sản phẩm để tính lợi nhuận. Để chọn qui mô sản xuất tối ưu chúng tôi dựa trên ‘Giá trị đóng góp’ của máy nâng cấp tự động hóa, vì đây là máy có định phí ước tính chiếm 70% tổng định phí
Trường giá trị đóng góp của máy nâng cấp tự động hóa
Bảng 5.5 Giá trị đóng góp của máy tự động hóa
QUI MOÂ NHOÛ
GT ĐG
SAÛN LÖÔÏNG ( cái )
( 1000 đồng )
3000
3500
4000
5000
6000
2667086
3230
3102
3007
2874
2785
Giaù baùn
3167086
3396
3245
3132
2974
2868
3467086
3496
3331
3207
3034
2918
3967086
3663
3474
3332
3134
3002
4467086
3830
3617
3457
3234
3085
4967086
3996
3760
3582
3334
3168
QUI MOÂ TRUNG BÌNH
3000
3500
4000
5000
6000
7250
8500
2726145
3250
3121
3023
2887
2796
2718
2662
Giaù baùn
3226145
3417
3264
3148
2987
2879
2787
2721
3526145
3517
3349
3223
3047
2929
2828
2757
4026145
3684
3492
3348
3147
3013
2897
2815
4526145
3850
3635
3473
3247
3096
2966
2874
5026145
4017
3778
3598
3347
3179
3035
2933
QUI MOÂ LÔÙN
3000
3500
4000
5000
6000
7250
8500
9750
11000
2858456
3300
3164
3062
2919
2824
2742
2684
2641
2608
3358456
3467
3307
3187
3019
2907
2811
2743
2692
2653
3658456
3567
3393
3262
3079
2957
2852
2778
2723
2680
4158456
3734
3536
3387
3179
3041
2921
2837
2774
2726
4658456
3900
3679
3512
3279
3124
2990
2896
2825
2771
Trường giá trị đóng góp của máy đại tu
Bảng 5.6 Giá trị đóng góp của máy đại tu
QUI MOÂ TRUNG BÌNH
Saûn löôïng
Giaù trò ñoùng goùp ( 1000 ñ )
4000
6000
9000
12000
15000
700000
525
467
428
408
397
Giaù baùn ( 1000 ñoàng )
850000
563
492
444
421
407
1100000
625
533
472
442
423
1200000
650
550
483
450
430
1400000
700
583
506
467
443
1650000
763
625
533
488
460
1900000
825
667
561
508
477
Từ bảng 5.5 và 5.6 ta vẽ được các đồ thi sau:
Đồ thi trường GTĐG của máy tự động hóa với các qui mô: hình 5.3
Đồ thị trường GTĐG của máy tự động hóa với qui mô SX tối ưu: hình 5.4
Đồ thị trường GTĐG của máy đại tu với qui mô SX tối ưu: hình 5.5
5.2.3 Phân tích lựa chọn qui mô sản xuất tối ưu
Phân tích đồ thị 5.3 ta thấy: các đường giá trị đóng góp có cùng mức lợi nhuận của các qui mô nằm khá gần nhau điều này được giải thích là do biến phí đơn vị của các qui mô không khác nhau nhiều. ‘Vùng bán’ là vùng gồm các ‘điểm bán’ mà tại đó các đường giá trị đóng góp của các qui mô tiếp xúc với các đường cầu của thị trường, nằm gần với sản lượng tối đa của qui mô nhỏ. Nếu chọn qui mô nhỏ là qui mô làm qui mô họat động thì sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất ( vì là qui mô có các đường GTĐG nằm thấp nhất ) và tối thiểu hóa chi phí đầu tư, tuy nhiên sự chênh lệch đó đối với qui mô trung bình là không lớn lắm, ngòai ra sản lượng bán của qui mô nằm gần sản lượng thiết kế nên trong tương lai nếu nhu cầu thị trường có đột biến tăng so với dự báo thì qui mô này không đảm bảo công suất họat động. Từ những phân tích trên chúng tôi chọn qui mô sản xuất trung bình làm qui mô họat động và kể từ những phần sau chúng tôi sẽ sử dụng các số liệu của qui mô này để phân tích dự án
12
11
10
9
8
7
6
5
Ñieåm baùn
Vùùuøng baùn
Hình 5.3 Tröôøng GTÑG cuûa maùy naâng caáp TÑH vôùi caùc qui moâ saûn xuaát
Ñöôøng GTÑG
: Qui moâ nhoû
Qui moâ trung bình
Qui moâ lôùn
QM nhỏ
QM lớn
QM tb
3150
12
11
10
9
8
7
6
5
Hình 5.4 Tröôøng GTÑG cuûa maùy naâng caáp TÑH vôùi qui moâ saûn xuaát toái öu
500
12
11
10
9
8
6
7
5
Hình 5.5 Tröôøng GTÑG cuûa maùy ñaïi tu vôùi qui moâ saûn xuaát toái öu
5.2.4 Giá bán và sản lượng bán
Máy tự động hóa
Theo đồ thị 5.4 thì các đường giá trị đóng góp tiếp xúc với các đường cầu của các năm ở lân cận mức giá 3.150.000 đồng, các lượng bán ứng với mức giá này được trình bày ở bảng sau
Bảng 5.7 Giá bán và sản lượng bán của máy nâng cấp TĐH
Giaù baùn
3.150.000 đ
Năm
Saûn löôïng baùn (caùi/naêm)
2005
3450
2006
3950
2007
4450
2008
4800
2009
5100
2010
5650
2011
6000
2012
6200
Máy đại tu
Theo đồ thị 5.5 thì các đường giá trị đóng góp tiếp xúc với các đường cầu của các năm ở lân cận mức giá 500.000 đồng, các lượng bán ứng với mức giá này được trình bày ở bảng sau
Bảng 5.8 Giá bán và sản lượng bán của máy đại tu
Giaù baùn
500.000 đ
Năm
Saûn löôïng baùn (caùi/naêm)
2005
3900
2006
4800
2007
5800
2008
7000
2009
7900
2010
9200
2011
10700
2012
12500
5.3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Từ kết quả của phần phân tích lựa chọn qui mô sản xuất ở trên chúng tôi tiến hành phân tích tài chính của dự án đối với qui mô sản xuất trung bình
Phân tích tài chính là một trong những nội dung chủ yếu để ra các quyết định đầu tư. Vì phần lớn vốn đầu tư của dự án là vốn vay nên trong quá trình phân tích tài chính, dự án sẽ được xem xét trên theo quan điểm của chủ đầu tư và quan điểm của ngân hàng. Trong chương này sẽ tập trung vào các vấn đề như thu thập và phân tích các thông số tài chính cơ sở của dự án; tính doanh thu; tính chi phí; xây dựng ngân lưu tài chính và phân tích rủi ro của dự án; tác động của lạm phát lên dòng tiền của dự án. Các chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là giá trị hiện tại ròng và suất thu lợi nội tại của dự án.
5.3.1 Thông số tài chính cơ sở
Các thông số tài chính cơ sở là căn cứ để xác định các khoản lợi ích và chi phí của dự án. Tính chính xác và mức độ tin cậy của các thông sốâ này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính.
5.3.1.1 Thời gian họat động, thời kỳ phân tích, thời gian khấu hao
Đây là một dự án mới nên không có cơ sở để tham khảo nên chúng tôi chọn thời gian họat động và thời kỳ phân tích là 8 năm ( bắt đầu vào năm 2005 ) dựa trên tuổi thọ thông thường các các máy móc chế tạo cơ khí . Thời gian khấu hao của các hạng mục như: thiết bị, xây lắp, lãi vay trong quá trình xây dựng… cũng được chọn bằng với thời gian này. Còn thời gian hòan vốn vay được chọn là 7 năm
5.3.1.2 Lạm phát kỳ vọng
Lạm phát làm thay đổi giá trị ngân lưu của dự án thông qua sự thay đổi của các yếu tố như: khoản phải thu, khấu hao, quỹ tiền mặt, khoản phải trả, lãi vay . . . do đó để đảm bảo tính khách quan trong quá trình phân tích cần xem xét tính khả thi của dự án trong điều kiện tác động của lạm phát. Tuy nhiên, việc xác định giá trị lạm phát trong tương lai là một việc rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố biến đổi khác nhau như chính sách tiền tệ của nhà nước, chính sách thuế, chính sách chi tiêu của chính phủ, độ ưa thích tiền mặt của người dân, tình hình cung cầu thực tế trên thị trường ngoại hối của Việt Nam và những diễn biến của đồng USD trên thị trường thế giới. Trong luận văn chúng tôi chọn phương pháp tiếp cận nhằm dự báo lạm phát trên thị trường trong nước như sau:
Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 2003, biến động tỷ giá hối đoái giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng bình quân ef (2001\2002) bằng 3,4% và ef (2002\2003) bằng 3,2%. Chúng tôi chọn tỷ lệ lạm phát trung bình để khảo sát trong thời kỳ phân tích dự án là 3,3%, ảnh hưởng của việc sai lệch chọn tỷ lệ lạm phát đến NPV của dự án sẽ được khảo sát ở phần phân tích rủi ro bằng mô phỏng
5.3.1.3 Suất chiết khấu
Qua việc tham khảo dự án của công ty chế tạo máy Phát Thành trong thời gian 3 năm gần đây, kết quả cho thấy chi phí sử dụng vốn trung bình thực của công ty hiện tại là là 10%. Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng của dự án hiện tại là 13%/năm. Vậy có thể tính:
Lãi vay thực là: ie = (1+13%)/(1+ef)-1= 9,4%
Suất chiết khấu theo quan điểm chủ đầu tư:
+ Suất chiết khấu thực ( ir ): = [chi phí sử dụng vốn trung bình] = 10%
+ Suất chiết khấu danh nghĩa (in ):
= (1+ ir)*(1+ ef)-1 = (1+10%)*(1+3,3%)-1 = 13,6%
Suất chiết khấu theo quan điểm tổng đầu tư:
+ Suất chiết khấu thực:
WACCth = E%* ie +D%* ir = 66%*9,4% + 34%*10% = 9,6%
( Theo bảng 5.1: Tỷ lệ vốn vay trên tổng đầu tư: E= 66% → D = 34% )
+ Suất chiết khấu danh nghĩa:
WACCdn = (1+WACCth)*(1+ef)-1= (1+9,6%)*(1+3,3%)-1= 13,2%
5.3.1.4 Tỷ lệ tăng giá
Giá nguyên vật liệu: theo khảo sát thị trường cung cấp nguyên vật liệu cơ khí và điện tử. tỷ lệ tăng giá bình quân của nguyên vật liệu cơ khí là 4%/năm và nguyên vật liệu điện tử là 3% năm
Giá bán sản phẩm: trong đề tài giá bán được xác định bằng phương pháp ‘Trường lợi nhuận’theo quan hệ cung cầu trong đó nhu cầu của sản phẩm trong các năm tiếp theo của dự án được tính theo ‘độ chấp nhận’ ở hiện tại của khách hàng. Vì vậy chúng tôi tính tóan giá bán của các năm tiếp theo bằng với năm hiện tại (không tăng giá bán) đây cũng là trường hợp xấu nhất, vì vậy tăng độ an tòan đánh giá dự án. Trong thực tế cách tính này là phù hợp vì đây là một sản phẩm mới nên nhu cầu rất nhạy cảm với giá bán
Giá động lực
Bảng 5.9 Giá điện theo các năm – tỷ lệ tăng giá bình quân
Ñieän
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
19999
2000
2001
2002
2003
(ñ/Kwh)
450
450
450
450
650
650
650
650
770
770
770
847
847
Toác ñoä taêng giaù bình quaân
5,7 %/naêm
( Nguồn: Sở điện lực TP. HCM )
5.3.2 Ngân lưu tài chính
Dựa vào những thông số tài chính cơ sở đã trình bày ở trên, doanh thu, chi phí, khấu hao, lãi vay, lập báo cáo thu nhập và xây dựng ngân lưu danh nghĩa và ngân lưu thực của dự án theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư.
5.3.2.1 Báo cáo thu nhập của dự án
Báo cáo thu nhập phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến hàng năm của dự án. Kết quả báo cáo thu nhập cho thấy lợi nhuận bình quân hàng năm trong thời phân tích là 1 tỷ VNĐ. Báo cáo thu nhập được trình bày trong bảng thông số tài chính (xem bảng 5.12)
5.3.2.2 Ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư
( Bảng 5.13 )
Dựa vào các báo cáo ngân lưu tài chính danh nghĩa và ngân lưu tài chính thực theo quan điểm tổng đầu tư được trình bày ở bảng thông số tài chính, căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR được tính toán để xác định tính khả thi của dự án. Theo quan điểm này, suất chiết khấu được tính theo phương pháp WACC, suất chiết khấu tối thiểu chấp nhận được (MARR thực) yêu cầu là 9,6% với tỷ lệ lạm phát dự kiến 3,3%.năm, MARR danh nghĩa yêu cầu là 13,2%. Qua phân tích, kết quả giá trị NPV của dự án lớn hơn không, đồng thời các giá trị IRR đều lớn hơn MARR nên dự án khả thi về mặt tài chính, kết quả được tóm tắt như sau:
Bảng 5.10: Kết quả phân tích NPV và IRR theo quan điểm tổng đầu tư
Tiêu chuẩn
Danh nghĩa
Thực
IRR (%)
18,2%
14,7%
MARR
13,2%
9,6%
NPV (1000 VNĐ)
1.394.341
5.3.2 Ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
Kết quả phân tích theo quan điểm chủ đầu tư cho thấy với MARR thực yêu cầu là 10% và MARR danh nghĩa yêu cầu là 13,6%, NPV của dự án lớn hơn không, IRR đều lớn hơn MARR nên theo quan điểm này dự án là đáng giá, kết quả được tóm tắt theo bảng sau:
Bảng 5.11: Kết quả phân tích NPV và IRR theo quan điểm chủ đầu tư
Tiêu chuẩn
Danh nghĩa
Thực
IRR (%)
21,8%
17,3%
MARR
13,6%
10%
NPV (triệu VNĐ)
2.163.556
Theo kết quả phân tích trên, khi chủ đầu tư sử dụng vốn vay vào dự án thì hiệu quả kinh doanh càng cao, dự án đầu tư càng đáng giá.
Bảng 5.12 Bảng báo cáo thu nhập
Bảng 5.13 Bảng phân tích tài chính
Bảng 5.13 Bảng phân tích tài chính ( tiếp theo )
5.4 PHÂN TÍCH RỦI RO
Để phân tích rủi ro của dự án chúng tôi thực hiện việc khảo sát sự thay đổi của NPV của dự án khi các yếu tố khác thay đổi so với các giá trị dự báo và tính tóan. Việc khảo sát này được thực hiện bằng phần mềm @risk. Những những thành phần sau đây là những biến có tác động đến việc thay đổi NPV của dự án
5.4.1 Phân tích mô phỏng
Giá bán: như bất kỳ một sản phẩm nào, giá bán luôn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với lợi nhuận. Trong dự án này giá bán được xác định thông qua việc khảo sát nhu cầu trực tiếp và được xác định bằng công cụ ‘Trường giá trị đóng góp’ nên chúng tôi xem nó là kỳ vọng của giá bán thực, việc mô phỏng dưới đây sẽ khảo sát sự biến đổi của giá theo theo phân bố chuẩn với kỳ vọng đó và phương sai là 5% của giá bán.
Sản lượng bán: cũng như giá bán, sản lượng bán trong đề tài này cũng được xác định bằng công cụ định lượng. Tuy nhiên đây là một sản phẩm mới, chưa có số liệu thống kê để tham khảo nên trong thực tế có thể có sự biến động. Vì vậy phân bố xác suất của sản lượng bán được chọn là phân bố xác suất đều xung quanh sản luợng bán đã xác định trong khỏang +/- 10%
Giá nguyên vật liệu: qua khảo thực tế chúng tôi chọn mức độ tăng giá của nguyên vật liệu cơ khí là 3%/năm và linh kiện điện tử là 4%/năm, sự biến động của độ tăng giá này cũng được chọn là phân bố chuẩn với phương sai là 3%
Lạm phát: theo thống kê trong những năm vừa qua tình hình lạm phát ở Việt nam tương đối ổn định nên phân bố xác suất của lạm phát sẽ là N(3,3%,2%)
Từ những thông số cơ sở ở trên, tiến hành lập mô hình mô phỏng của NPV của dự án khi tất cả các biến ở trên biến đổi ( phu lục E ). Bảng 5.14 là kết quả của mô phỏng
Khi các yếu tố cơ saở thay đổi theo phân bố dự báo của nó thì NPV kỳ vọng của dự án là 2,4 tỷ đồng còn IRR kỳ vọng là 22% vì vậy dự án được đánh giá là an tòan. NPV kỳ vọng tối thiểu của dự án là âm trong trường hợp tất cả các yếu tố biến động xấu nhất, việc này sẽ được xem xét trong phần phân tích độ nhạy dưới đây
Bảng 5.14 Gía trị kỳ vọng của NPV của dự án theo kết quả mô phỏng
5.4.2 Phân tích độ nhạy
Độ nhạy ở đây cũng được xác định nhờ kết quả mô phỏng của phần mềm @RISK
Hình 5.6 Độ nhạy của các yếu tố đối với NPV và IRR của dự án
Từ kết quả trên ta có thể đánh giá mức độ tác động của các thành phần đến NPV của dự án thông qua độ nhạy
Độ nhạy của giá bán: như đã nhận định ở phần trên giá bán của máy nâng cấp tự động hóa có tác động mạnh nhất đối với NPV của dự án với độ tương quan là 0.845, tác động này sẽ được khảo sát để phân tích tình huống dưới đây
Độ nhạy của giá nguyên vật liệu: tác động ngược chiều đối với NPV với độ tương quan là – 0,355
Độ nhạy của lạm phát: tác động ngược chiều đối với NPV với độ tương quan là -0,21
Độ nhạy của sản lượng bán: tác động mạnh nhất là sản lượng bán của máy tự động hóa vào năm 2005 và giảm dần vào các năm tiếp theo. Điều này giúp tăng độ an tòan về kết quả dự báo sản lượng bán trong các năm tiếp theo
5.4.3 Phân tích tình huống
5.4.3.1 Các tình huống
Trên cơ sở khảo sát độ nhạy, chúng tôi thực hiện phân tích một số tình huống có khả năng tác động xấu đến NPV của dự án
Tình huống1 - Giá bán giảm 4% trong các năm so với dự báo: khi đó NPV sẽ là 129 triệu đồng, IRR là 14,2%. Ta thấy IRR gần bằng với MARR của dự án, nếu giá bán giảm hơn 4%/năm thì dự án sẽ không còn đáng giá nữa. Đây là mà doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình họat động kinh doanh sau này
Tình huống 2: giá nguyên vật liệu tăng 3% so với dự báo: NPV = -224 triệu đồng
khi đó doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá bán ( sản lượng bán sẽ giảm )
Tình huống 3: giá nguyên vật liệu tăng 3%, giá bán tăng 3%, sản lượng giảm 10%: ( so với dự báo ) khi đó VPV sẽ là 432 triệu đồng. Trong trường hợp này để hồi phục lại lợi nhuận doanh nghiệp phải có những họat động tiếp thị nhằm bù đắp sự giảm sút của sản lượng bán
Tình huống 4- Lạm phát tăng 3% - các yếu tố khác biến đổi ngẫu nhiên: khi đó NPV = 2.291.624 triệu đồng, IRR = 27,1%. Dự án vẫn an tòan
Tình huống 5: Mô phỏng trường hợp: Giá nguyên vật liệu biến đổi ngẫu nhiên, giá bán biến đổi ngẫu nhiên nhưng không giảm khi giá nguyên vật liệu tăng. Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 5.7
Hình 5.7 Kết quả mô phỏng tình huống 5
Ở tình huống này giá trị kỳ vọng của NPV là 2,1 tỷ và IRR là 21,8% , xác suất để NPV âm là 15%
5.4.3.1 Đánh giá tình huống
Theo các tình huống đã nêu trên thì sự biến động của lạm phát không có tác động lớn đến kết quả NPV của dự án, có 3 yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi của NPV của dự án là: giá bán, giá nguyên vật liệu và sản lượng bán, đặc biệt là giá bán và giá nguyên vật liệu. Trên thực tế thì khi giá nguyên vật liệu tăng thì các doanh nghiệp thường cũng tăng giá bán, ít nhất là không tăng, nên tình huống 5 được xem như tình huống rủi ro nhất của dự án. Tuy nhiên kết quả mô phỏng NPV của dự án vẫn dương và xác suất để nó đạt giá trị âm là15% . Đây là một xác suất chấp nhận được
5.4.4 Kết luận
Qua phần phân tích tài chính và phân tích rủi ro ở trên cho thấy, ở trường hợp các số liệu đã dự báo cũng như các trường hợp có xét đến sự biến động ngẫu nhiên của chúng đều đã cho kết quả NPV kỳ vọng của dự án là dương vậy nên dự án được xem là đáng giá về mặt tài chính. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ dự án nào, vẫn tồn tại tình huống mà ở đó các yếu tố đầu vào cùng biến động xấu làm cho NPV âm ( xác suất là 15% ). Vì vậy để tránh khỏi rủi ro này, trong họat động kinh doanh doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tốt sự biến động của các yếu tố đó như:
Để khống chế sự biến động của giá nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần có những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, ổn định, cần nắm rõ thông tin về thị trường cung cấp nguyên vật liệu nhằm có những điều chỉnh kịp thời khi thị trường có biến động
Để đạt được mức giá bán và sản lượng bán như đã khảo sát, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược quản lý chất lượng tốt, ví dụ như áp dụng qui trình quản lý theo ISO 9000… xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi tốt nhằm tạo uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Không ngừng nghiên cứu phát triển để sản phẩm ngày càng hòan thiện hơn.
Chương VI: PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
Như đã trình bày trong phần mở đầu ( Đóng góp của dự án ) có thể nói đây là một mô hình đầu tư ngòai việc đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư như đã trình bày ở phần phân tích tài chính nó còn góp phần rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp may, tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp may Việt Nam mạnh dạn đầu tư máy tự động hóa với chi phí thấp. Vì vậy ở phần phân tích kinh tế này chúng tôi không phân tích theo “Phương pháp xác định tỷ lệ sinh lời kinh tế ERR (Economic Rate of Return)” mà sẽ tiếp cận theo ‘Phương pháp xác định giá trị hàng hoá gia tăng” có nghĩa là sẽ xác định giá trị gián tiếp mang lại cho nền kinh tế khi dự án được áp dụng vào thực tế ( trường hợp có và không có dự án ). Giá trị gián tiếp lớn nhất do dự án mang lại là tiết kiệm cho các doanh nghiệp may 1 khỏan đầu tư rất lớn. Theo kết quả dự báo thì trong năm 2004 này và trong các năm tới các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhu cầu đầu tư máy rất lớn nhằm đáp ứng mở rộng sản xuất cũng như thay thế các máy cũ đã không còn đảm bảo chất lượng để sử dụng. Giá đầu tư một máy may thường mới xuất xứ Trung Quốc hoặc Đài Loan vào khỏang 200USD ( khỏang 3,1 triệu đồng ) còn một máy tự động hóa là 6500USD (10,1 triệu đồng ), và giá trị thanh lý máy cũ vào khỏang 1 triệu đồng. Theo kinh nghiệm bản thân và qua tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong ngành thì một máy JUKI của Nhật sau khi đã được đại tu thì vẫn đạt chất lượng ngang bằng với máy Trung Quốc hoặc Đài Loan nhưng ở phần phân tích dưới đây chúng tôi chọn tỷ lệ so sánh chất lượng sau khi đại tu là 70%. Theo đánh giá của các Giáo sư của khoa Dệt may Trường Đại học Bách khoa - nơi sẽ chuyển giao phần kỹ thuật cho mô hình nâng cấp tự động hóa máy may thì, thì máy may được nâng cấp tự động theo mô hình có thể đạt 70% chất lượng so với máy ngọai nhập.Từ số liệu nghiên cứu nhu cầu và những dữ kiện ở trên có thể xác định được Giá trị tiết kiệm chi chí đầu tư do dự án mang lại cho các doanh nghịệp may như sau
6.1 Lợi ích tiết kiệm đầu tư cho các doanh nghiệp may
[Lợi ích ích tiết kiệm đầu tư hiệu chỉnh của máy đại tu] = ( [chi phí đầu tư máy mới]-[giá trị thanh lý máy cũ]-[chi phí đại tu] )*70%
[Lợi ích ích tiết kiệm đầu tư hiệu chỉnh của máy tự động] = ( [giá máy mới tự động]-[giá máy mới thường]-[chi phí nâng cấp] )*70%
Bảng 6.1 Lợi ích tiết kiệm chi phí đầu tư của các xí nghiệp may đối với sản phẩm máy đại tu
Naêm
Giaù trò/ 1maùy
Ñôn vò
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Saûn löôïng maùy ñaïi tu
3900
4800
5800
7000
7900
9200
10700
12500
Chi phí ñaàu tö maùy môùi
3120
1000 ñoàng
12168000
14976000
18096000
21840000
24648000
28704000
33384000
39000000
Thanh lyù maùy cuõ
1000
1000 ñoàng
3900000
4800000
5800000
7000000
7900000
9200000
10700000
12500000
Chi phí ñaàu tö hieäu chænh do thanh lyù
2120
1000 ñoàng
8268000
10176000
12296000
14840000
16748000
19504000
22684000
26500000
Chi phí ñaïi tu
500
1000 ñoàng
1950000
2400000
2900000
3500000
3950000
4600000
5350000
6250000
Tieát kieäm ñaàu tö
1620
1000 ñoàng
6318000
7776000
9396000
11340000
12798000
14904000
17334000
20250000
Tieát kieäm ñaàu tö hieäu chænh theo chaát löôïng ( Tiết kiệm thuần )
70%
chaát löôïng
4422600
5443200
6577200
7938000
8958600
10432800
12133800
14175000
NPV tiết kiệm
43,173,295
1000 ñoàng
Bảng 6.2 Lợi ích tiết kiệm chi phí của các xí nghiệp may đối với sản phẩm máy tự động hóa
Naêm
Giaù trò/1 maùy
Ñôn vò
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Saûn löôïng maùy ñaïi tu
3450
4100
4450
4800
5100
5650
6000
6200
Maùy töï ñoäng hoùa môùi
10140
1000 ñoàng
34983000
41574000
45123000
48672000
51714000
57291000
60840000
62868000
Maùy thöôøng môùi
3120
1000 ñoàng
10764000
12792000
13884000
14976000
15912000
17628000
18720000
19344000
Cheânh leäch do tñh
7020
1000 ñoàng
24219000
28782000
31239000
33696000
35802000
39663000
42120000
43524000
Chi phí naâng caáp
3150
1000 ñoàng
10867500
12915000
14017500
15120000
16065000
17797500
18900000
19530000
Tieát kieäm ñaàu tö
3870
1000 ñoàng
13351500
15867000
17221500
18576000
19737000
21865500
23220000
23994000
Hieäu chænh TKÑT ( Tiết kiệm thuần )
70%
chaát löôïng
9346050
11106900
12055050
13003200
13815900
15305850
16254000
16795800
NPV tiết kiệm
69,008,740
1000 ñoàng
Chi phí ñaïi tu maùy hieäu chænh
Chi phí ñaàu tö maùy môùi hieäu chænh
Tieát kieäm ñaàu tö
Hình 6.1 Đồ thị tiết kiệm kinh tế của máy đại tu của dự án
Hình 6.2 Đồ thị tiết kiệm kinh tế của máy nâng cấp tự động của dự án
6.2 Đánh giá kinh tế
6.4.1. Chi phí kinh tế: những chi phí kinh tế của dự án như chi phí cơ hội sử dụng nguyên vật liệu , thiết bị, cơ sở hạ tầng, chi sử dụng ngọai tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu là rất nhỏ so với lợi ích kinh tế nên ở đây chúng tôi sẽ không tính tóan cụ thể
6.4.2. Lợi ích kinh tế: ngòai những lợi ích trực tiếp như nộp thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động…dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích khác cho xã hội như:
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị rất lớn như đã trình bày ở trên
+ Tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp may nhờ có cơ hội đầu tư tự động hóa với chi phí thấp, việc tự động hóa máy móc ngòai việc làm tăng lợi nhuận do giảm giá thành sản phẩm còn góp phần tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may Việt Nam trên thị trường quốc tế
+ Dự án là nhân tố cạnh tranh về giá đối với các máy móc sản xuất tại nước ngòai mà hiện nay họ đang độc quyền về giá. Việc cạnh tranh dẫn đến việc giảm giá máy mới cũng là lợi ích kinh tế do tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp may và tiết kiệm ngọai tệ cho xã hội
+ Ngòai ra đây cũng là 1 trong những mô hình ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật của nước nhà vào thực tế sản xuất. Việc trả tiền bản quyền nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho Sở khoa học công nghệ - Môi trường cũng là lợi ích kinh tế dự án đóng cho xã hội
Vậy có thể kết luận rằng: chỉ xét riêng lợi ích kinh tế do việc tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp may, dự án đã tiết kiệm cho xã hội một khỏan tiền có giá trị hiện tại ròng ( NPV ) hơn một trăm tỷ đồng ( 69 tỷ + 43 tỷ ) nên dự án được xem là khả thi về kinh tế
Chương VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như kết quả đã trình bày ở phần phân tích tài chính và phân tích kinh tế. ‘Dự án thành lập xí nghiệp đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may tại thành phố Hồ Chí Minh’ với qui mô:
Sản lượng thiất kế: Nâng cấp tự động hóa 8500 máy may công nghiệp/năm. Đại tu 15000 máy may công nghiệp/năm
Tổng vốn đầu tư cơ bản: 7.627.272.000 đồng . Trong đó: vốn vay là 5 tỷ đồng, vốn tự có: 2.6244.272.000 đồng
là một dự án khả thi vừa cho Nhà đầu tư, Ngân hàng và vừa cho Xã Hội nên có thể tiến hành đưa dự án này vào thực tế họat động sản xuất và kinh doanh. Là người thực hiện nghiên cứu dự án chúng tôi có một số kiến nghị sau:
Vì đây là một mô hình mới, việc nghiên cứu nhu cầu đã được chúng tôi cố gắng thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý của khách hàng thường có đối với sản phẩm mới, việc e ngại về chất lượng sản phẩm là điều không tránh khỏi, nên chúng tôi đề nghị Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM tiếp tục nghiên cứu để ngày một hòan thiện hơn chất lượng sản phẩm, các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực may mặc như: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Dệt may TP HCM hỗ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG LUAN VAN-2004.doc