Đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) trong sản xuất rau an toàn

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) trong sản xuất rau an toàn

docx112 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) trong sản xuất rau an toàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ viii Danh mục viết tắt ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới (1997 - 2001) 4 B¶ng 2.2. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n l­îng c¸c lo¹i rau ph©n theo vïng 7 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 - 2004 (triệu USD) 8 B¶ng 2.4. Møc giíi h¹n tèi ®a cho phÐp hµm l­îng nitrat (NO3ˉ) trong s¶n phÈm rau t­¬i 10 Bảng 2.5. Thời gian cách ly thuốc BVTV đã sử dụng trên rau ăn lá và rau ăn quả ở một số địa phương 14 Bảng 2.6. Diện tích sản xuất rau ở một số tỉnh, thành phố miền bắc 15 Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại Hà Nội (2006) 16 Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới các yếu tố cấu thành năng suất trên cây đậu đũa 43 Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới quả bị sâu hại trên cây đậu đũa. 45 Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới các yếu tố cấu thành năng suất trên cây đậu đũa. 47 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới quả bị sâu hại trên cây đậu đũa. 49 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất đậu đũa sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA thảo dược và mô hình đối chứng 51 Bảng 4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển trên rau cải ngọt. 52 Bảng 4.7. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu chất lượng trên rau cải ngọt. 55 Bảng 4.8. Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. 56 Bảng 4.9. Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một chỉ tiêu chất lượng cây cải ngọt 58 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau cải ngọt sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng và mô hình đối chứng 59 Bảng 4.11. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ 60 Bảng 4.12. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ. 62 Bảng 4.13. Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ 63 Bảng 4.14. Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu chất lượng cây cải mơ 65 Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau cải mơ sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng và mô hình đối chứng 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược đến năng suất cây đậu đũa 44 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược đến năng suất cây đậu đũa 48 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên cây cải ngọt. 53 Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên cây cải ngọt. 57 Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên rau cải mơ. 60 Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên rau cải mơ. 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Từ viết tắt CT C«ng thøc CTV Céng t¸c viªn CV% HÖ sè biÕn ®éng §HNN Hµ Néi §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi FAO Food Agriculture Organization G Gam EM Effective Microorganisms IPM Integrated Pest Management ICM Integrated Crop Management ISO International Organization for Standardization HACCP Hazards Analysis Critical Control Points KHKT Khoa häc kü thuËt NXB Nhµ xuÊt b¶n TN ThÝ nghiÖm ViÖn SHNN ViÖn Sinh häc N«ng nghiÖp Viện BVTV Viện Bảo vệ thực vật Bé NN vµ PTNT Bé N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n BVTV B¶o vÖ thùc vËt BRC British Retail Consortium Ha Hecta LSD05 Møc sai kh¸c cã ý nghÜa nhá nhÊt NSLT N¨ng suÊt lý thuyÕt NSTT N¨ng suÊt thùc thu DX Vụ đông xuân XH Vụ xuân hè 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt đang làm cho đất đai bị thoái hoá, môi trường bị ô nhiễm. Thực tế cho thấy dư lượng thuốc BVTV và Nitơrat trong sản phẩm nông nghiệp cũng là nguồn gốc gây lên bệnh hiểm nghèo như ung thư, thần kinh, tim mạch. ..Vì lý do đó mà nhiều lô sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn chế biến và xuất khẩu. Những chi phí cho thuốc BVTV, phân vô cơ và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp làm cho giá thành sản phẩm cao mà vẫn không đảm bảo được chất lượng. Nhằm hạn chế các vùng sản xuất nêu trên rất nhiều nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất, bước đầu đã xây dựng những vùng sản xuất rau an toàn như mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ, phong trào 3 giảm 3 tăng, IPM, ICM... Trong đó việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong BVTV và làm phân bón sinh học được đặc biệt quan tâm. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM (Effective Microorganisms) do giáo sư Teuro Higa của Trường Đại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa, Nhật Bản nghiên cứu và được ứng dụng từ thập niên 80 tại Nhật và nhiều nước khác trên Thế giới. Đến nay công nghệ EM đã được ứng dụng ở hơn 80 nước trên thế giới và đem lại nhiều kết quả rất khả quan. Năm 1994-1995 chế phẩm EM được du nhập và thử nghiệm có hiệu quả ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu sâu về thành phần, cơ chế tác động của chế phẩm EM Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân lập thành công các chủng vi sinh vật có ích trong nước và sản xuất được chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA [13]. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA là tổng hợp các chủng vi sinh vật có ích như vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn, nấm mốc, v.v... sống cộng sinh trong cùng môi trường. Được sử dụng trong việc cải tạo đất, hạn chế các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, làm phân bón qua lá. Hiện nay, đã có một số nghiên cứu sử dụng chế phẩm EMINA trên cây trồng như đậu đũa, rau dền, mùng tơi, khoai tây, cây lạc đều cho kết quả khả quan [18]. Để có lời giải đáp cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, không còn con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái. Có như thế thì sản xuất nông nghiệp mới an toàn, sản phẩm nông nghiệp mới đủ tiêu chuẩn về tiêu dùng, xuất khẩu và phát triển nông nghiệp mới bền vững. Chứng minh vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) trong sản xuất rau an toàn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu và yêu cầu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác định được khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) trong sản xuất rau (đậu đũa, cải mơ, cải ngọt) an toàn. - Xác định được các quy trình kỹ thuật áp dụng vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) thích hợp trong sản xuất rau (đậu đũa, cải mơ, cải ngọt) an toàn. 1.2.2. Yêu cầu - Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược trong việc phòng trừ sâu đục quả trên cây đậu đũa. - Đánh giá khả năng ứng dụng làm phân bón lá của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. - Đánh giá khả năng ứng dụng làm phân bón lá của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên rau cải mơ. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong việc ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu vào sản suất nông nghiệp nói chung và sản suất đậu đũa, cải ngọt, cải mơ nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tìm ra giải pháp sinh học trong sản suất đậu đũa, cải ngọt, cải mơ an toàn và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. - Góp phần vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường nhưng vẫn đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất rau 2.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới Hiện nay, có khoảng 120 chủng loại rau được trồng sản xuất ở khắp các lục địa nhưng chỉ có 12 chủng loại chủ lực được trồng trên 80% diện tích rau trên toàn thế giới. Loại rau được trồng nhiều nhất là cà chua chiếm 3,17 triệu ha, thứ hai là hành chiếm 2,29 triệu ha và thứ ba là bắp cải có 2,07 triệu ha (năm 1997) [9]. Ở châu Á, loại rau được trồng nhiều nhất là cà chua, hành, bắp cải, dưa chuột, cà tím và được trồng ít nhất là đậu Hà Lan . Để đáp ứng nhu cầu rau ngày càng cao của con người, ngoài việc mở rộng diện tích, năng suất cũng đẩy sản lượng các loại rau tăng không ngừng. Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới (1997 - 2001) Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Diện tích (triệu ha) Thế giới Châu Á Tỷ lệ (%) 37,759 25,003 66,21 39,740 26,745 67,30 41,558 28,087 67,59 42,442 28,883 68,05 43,023 29,539 68,66 Năng suất (tạ/ha) Thế giới Châu Á Tỷ lệ (%) 161,06 163,47 101,50 158,79 159,85 100,67 160,65 160,82 100,11 163,02 165,22 101,35 162,27 164,95 101,65 Sản lượng (triệu tấn) Thế giới Châu Á Tỷ lệ (%) 608.124 408.716 67,21 631.037 427.518 67,75 667.633 451.687 67,66 691.894 477.210 68,97 698.127 487.251 69,79 (Theo nguồn: FAO - Databases, 2002) [6] Ghi chú: Tỷ lệ %: tỷ lệ châu Á/Thế giới. Cùng với số lượng, vấn đề chất lượng rau quả cũng đang được người tiêu dùng trên toàn thế giới rất quan tâm. Tháng 09/2003, Tổ chức bán lẻ châu Âu (EUREP) đã đề xuất tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Sản xuất rau an toàn (RAT) theo hướng GAP có thể được hiểu là sản phẩm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo 3 yêu cầu: “An toàn cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng”. Dựa trên những quy định của EUREPGAP phiên bản 2 (1/2004), tại Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN), các tiêu chuẩn về sản xuất rau đã được chuẩn hóa ở mức độ chung nhất cho khu vực và yêu cầu người nông dân phải tuân thủ, được gọi là ASEANGAP. Các tiêu chuẩn này được đưa ra phù hợp với các nước thành viên ASEAN đến năm 2020. Sản phẩm cuối cùng mà khu vực nhằm đến là môi trường, kỹ thuật canh tác và an toàn cho xã hội. 2.1.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí. Song do chịu ảnh hưởng của một nền nông nghiệp lạc hậu và sự tự túc trong nhiều thế kỷ qua, cho nên sự phát triển rau xanh ở nước ta kém xa so với trình độ canh tác của thế giới. Những năm gần đây mặc dù ngành trồng rau có khởi sắc, nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nông nghiệp. Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành sản xuất rau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 là: "Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp…) và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg rau tươi/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD". (Phạm Thị Thùy -2006) [15]. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì diện tích trồng rau cả nước là 445 nghìn ha, tăng 70% so với năm 1990 (261.090ha) [15]. Bình quân mỗi năm tăng 14,8 nghìn ha (mức tăng 7%/năm) trong đó các tỉnh phía Bắc có 249.200 ha, chiếm 56% diện tích canh tác, các tỉnh phía Nam 196.000 ha chiếm 44%. Năm 1998 có năng suất cao nhất là 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Nếu so với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt - Lâm Đồng… là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt mức 160 tạ/ha. Năng suất thấp nhất là các tỉnh ở miền Trung, chỉ bằng một nửa năng suất trung bình của cả nước. Sản lượng rau cao nhất là vào năm 2000 đạt 6,007 triệu tấn so với năm 1990 (2,3 triệu tấn) đã tăng 81%. Mức tăng sản lượng trung bình hàng năm trong cả 10 năm qua là xấp xỉ 260 nghìn tấn, vùng trồng rau chính ở nước ta tập trung chủ yếu được hình thành từ hai vùng chính: - Vùng rau chuyên canh ven thành phố và các khu công nghiệp, chiếm 38 - 40% diện tích và 45 - 50% sản lượng. Tại đây, rau được tập trung phục vụ cho dân cư là chủ yếu với chủng loại rau rất phong phú và đạt chất lượng cao. - Vùng rau luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ đông xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Đây là vùng rau hàng hoá lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát huy được lợi thế này thì ngành sản xuất rau sẽ có tốc độ phát triển nhảy vọt. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng rau của cả nước là 614,5 nghìn ha, gấp đôi năm 1994 (297,3 nghìn ha), chiếm khoảng 7% đất nông nghiệp và 10% đất cây hàng năm [6]. Với năng suất 144,1 tạ/ha (bằng 90% năng suất trung bình toàn thế giới), sản lượng rau cả nước đạt 8,855 triệu tấn/ha, gấp 2,5 lần so với năm 1994 (3,52 triệu tấn). Như vậy, trong 10 năm, mức tăng bình quân đạt 13,57%/năm. Tính đến năm 2005, tổng diện tích rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng là 9640,3 nghìn tấn; so với năm 1999, diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ tăng 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng 7,55%/năm). Trong đó, vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng (chiếm 24,9% diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 25,9% diện tích và 28,3 sản lượng rau cả nước). Theo báo cáo của Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng rau, đậu cả nước tăng lên liên tục từ quý III năm 2006, vượt so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006 cả nước đã gieo trồng được 675 nghìn ha rau đậu các loại, tăng 3,3% so với năm 2005. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp cả năm 2006 của Việt Nam là 644,0 nghìn ha; năng suất trung bình cao nhất từ trước đến nay (149,9 tạ/ha). Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt 144 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP ngành nông nghiệp trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. B¶ng 2.2. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n l­îng c¸c lo¹i rau ph©n theo vïng STT Vùng Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000 tấn) 1999 2005 1999 2005 1999 2005 Cả nước 459,6 635,1 126 151,8 5792,2 9640,3 1 §BSH 126,7 158,6 157 179,9 1988,9 2852,8 2 Trung du, MNPB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008 3 B¾c trung bé 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 4 Nam trung bé 30,9 44 109 140,1 336,7 616,4 5 T©y nguyªn 25,1 49 177,5 201,7 445,6 988,2 6 §«ng nam bé 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1 7 §BSCL 99,3 164,3 136 166,3 1350,5 2732,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2005) [6] Hiện nay, sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành, các phương thức áp dụng như sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic nhưng không cố định để hạn chế các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có kiểm soát các điều kiện môi trường… Tại các đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (Hà Nội mỗi năm mất khoảng 1.000 ha, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 giảm 24.420 ha so với năm 2000), mặt khác năng suất rau còn thấp, chỉ bằng 87% so với năng suất trung bình thế giới, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khá cao (20 - 30%), nên sản xuất rau theo hướng công nghệ cao là một hướng đi đúng (theo Trần Khắc Thi, Viện Nghiên cứu Rau quả). Về mặt tiêu thụ, nhìn chung, ngành trồng rau đã đóng góp một khối lượng sản phẩm đáng kể cho xuất khẩu ở nước ta. Từ năm 1957, rau quả Việt Nam đã có mặt tại Trung Quốc. Thời kỳ 1986 - 1990, thực hiện Hiệp định hợp tác đã ký giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ (tháng 01/1985) về xuất khẩu sản phẩm rau quả sang Liên Xô, một khối lượng lớn rau đã được bán, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 1990 - 2004 (triệu USD) Năm Kim ngạch Năm Kim ngạch 1990 52,3 1997 68,2 1991 33,3 1998 53,0 1992 32,2 1999 104,9 1993 23,6 2000 213,126 1994 20,8 2001 329,972 1995 56,1 2002 218,521 1996 102,2 2003 182,554 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) [6]. Tính đến năm 2002, nước ta đã có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng công suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 50%, doanh nghiệp tư nhân 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34%. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả với quy mô nhỏ [4]. Hiện nay, sản phẩm rau tươi tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước còn sản phẩm chế biến thì chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005, rau quả chế biến xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là sản phẩm quả chế biến. Sản phẩm rau xuất khẩu rất hạn chế về chủng loại, hiện chỉ có một số chủng loại như: cà chua, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu… ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và chỉ có một số là xuất khẩu tươi. Hội thảo “Trái cây Việt Nam: cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế” tại Mỹ Tho, ngày 20 tháng 04 năm 2010 cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ năm 2004 đến nay tăng trưởng khá đều. Ước tính chung 6 năm (2004-2009) tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,82 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 20 %/năm. Cụ thể: năm 2004: 179 triệu USD; năm 2005: 235 triệu USD; năm 2006: 259 triệu USD; năm 2007: 306 triệu USD; năm 2008: 407 triệu USD; năm 2009: 439 triệu USD. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, một số lớn doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã được chứng nhận HACCP, ISO, BRC,Kosher, Halal…Doanh nghiệp cũng rút nhiều kinh nghiệm, quen dần tập quán mua bán hàng hóa của các thị trường chính: EU, Hoa Kỳ, Trung Đông, biên mậu phía Bắc… Sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, mới lạ hơn (Hiệp hội Rau quả Việt Nam- Báo cáo tình hình xuất khẩu rau quả 2009). 2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn 2.2.1. Một số yêu cầu và chỉ tiêu chất lượng rau sạch, rau an toàn Theo quy định của Bộ NN&PTNT, sản phẩm rau xanh sạch, an toàn khi phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: + Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi không dập nát, hỏng thối, sạch bụi bẩn tạp chất, thu đúng độ chín, có chất lượng cao nhất, không có triệu chứng bệnh, có bao bì đẹp hấp dẫn. + Sạch, an toàn về chất lượng: khi sản phẩm rau có chất lượng đúng như đặc tính giống đồng thời có các dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng..., không vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế, được các cơ quan có đầy đủ thẩm quyền chức năng xác nhận và bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an toàn (RAT). Về một số chỉ tiêu của rau tươi phải đảm bảo quy định cho phép như sau: - Hàm lượng Nitrat (NO3ˉ) tích lũy trong sản phẩm rau. B¶ng 2.4. Møc giíi h¹n tèi ®a cho phÐp hµm l­îng nitrat (NO3ˉ) trong s¶n phÈm rau t­¬i STT Loại rau Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg) Phương pháp thử (Theo TCVN 5247:1990) 1 Xà lách 1.500 - 2 Rau gia vị 600 - 3 Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải , tỏi 500 - 4 Hành lá, Bầu bí, Ớt cay, Cà tím 400 - 5 Ngô rau 300 - 6 Khoai tây, Cà rốt 250 - 7 Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt 200 - 8 Cà chua, Dưa chuột 150 - 9 Dưa bở 90 - 10 Hành tây 80 - 11 Dưa hấu 60 - (Nguån: Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007) Sản xuất theo RAT là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những đặc điểm chung, sản xuất RAT còn có những yêu cầu riêng: - Phải xử lý kỹ vườn ươm để phòng chống sâu, bệnh cho cây giống. - Là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao động lớn hơn cây trồng khác. - Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu bệnh hại, cần phải sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định (về liều lượng, chủng loại, tần suất phun…). - Đòi hỏi của thị trường tiêu thụ rất nghiêm ngặt, người sản xuất phải tôn trọng và đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về chất lượng thì sản phẩm mới tồn tại được trên thị trường. - Rau an toàn là sản phẩm tươi sống có hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ hỏng thối, khó vận chuyển và bảo quản nên thường được ưu tiên tiêu thụ tại chỗ. - Tiêu thụ rau mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá là hai yếu tố biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội đã ra quy định 562/QĐ-KHCN về RAT, sản xuất rau an toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn: - Môi trường sản xuất rau như: đất, nước, không khí cần phải sạch. - Rau phải được sản xuất ở những nơi đã được quy hoạch và quản lý chặt về nguồn phân bón, thuốc BVTV. - Hạt giống được kiểm định chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh cao, không chứa mầm bệnh hại. - Đất trồng rau không được nhiễm bẩn; cấu trúc đất trung bình; pH từ 5,5 đến 6,8; hàm lượng mùn > 1,5%; không chứa tàn dư sâu bệnh. - Nguồn nước sử dụng phải được lấy trực tiếp từ sông Hồng, sông Đuống hoặc từ giếng khoan. - Sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục. - Áp dụng nghiêm ngặt phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Chỉ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thời gian phân hủy nhanh trong trường hợp cần thiết và phải đảm bảo đủ thời gian cách ly mới thu hoạch. - Thu hoạch tại thời điểm rau đạt chất lượng tốt nhất, rau cần được phân loại theo tiêu chí chất lượng và phải được bán ngay. 2.2.2. Một số nguyên nhân gây mất an toàn trong trồng rau Trong quá trình sản xuất thâm canh cây rau, bên cạnh mức gia tăng về số lượng, chủng loại giảm về chất lượng thì ngành trồng rau nước ta hiện nay đang bộc lộ nhiều mặt yếu kém như: việc sử dụng ồ ạt thuốc BVTV, phân hoá học, chưa ứng dụng triệt để các tiến bộ khoa học công nghệ nên đã gây ô nhiễm môi trường. Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trên lĩnh vực Nông nghiệp, từ năm 1990 trở lại đây, cho thấy có các nguyên nhân gây mất an toàn trong sản xuất rau như sau: Mất an toàn do bón quá nhiều phân đạm làm tăng hàm lượng Nitrat (NO-3) trong rau. Theo một số nhà khoa học thì lượng phân hoá học được sử dụng vào trồng trọt ở Việt Nam không vào loại cao so với các nước trong khu vực và so với bình quân trên toàn thế giới. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân hoá học, nhất là tồn dư đạm thể hiện sự tích luỹ nitrat trong rau là cao, cũng là nguyên nhân khiến việc sử dụng rau là không an toàn. Nitrat vào cơ thể ở mức trung bình, thường không gây ngộ độc, chỉ khi hàm lượng vượt mức cho phép thì mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá NO3 bị khử thành nitrit (NO2). Nitrit là một chất chuyển biến oxyheamoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động được gọi là Methaemoglobin, ở mức cao nitrit sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp, gây ra đột biến và phát triển các khối u. Trong cơ thể con người nếu lượng nitrit ở mức độ cao có thể gây phản ứng với axit amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin. Có thể nói hàm lượng NO3 vượt ngưỡng cho phép là triệu chứng gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người, vì vậy các nước nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra hàm lượng NO3 trước khi nhập sản phẩm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EC) đã quy định giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là dưới 50mg/lít. Trẻ em nếu thường xuyên uống nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45mg/lít sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể. Trẻ em ăn súp rau mà có hàm lượng NO3 từ 80-1300mg/kg sẽ bị ngộ độc, vì thế WHO khuyến cáo hàm lượng NO3 trong rau tươi không được quá 300mg/kg. Theo một số tài liệu của Mỹ thì hàm lượng NO3 còn phụ thuộc vào từng loại rau, ví dụ măng tây không quá 50mg/kg nhưng củ cải mức cho phép 360mg/kg [6]. Mất an toàn do hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV): Theo Nguyễn Ngọc Sinh và CTV năm 1999 thì lượng thuốc BVTV được sử dụng ở nước ta đã không ngừng gia tăng, nếu năm 1957 nước ta mới biết sử dụng hoá chất BVTV, cả nước chỉ dùng có 100 tấn thành phẩm thì đến năm 1990 lượng thuốc BVTV đã tăng lên đến 15 nghìn tấn thành phẩm. So với năm 1990 thì năm 1999 lượng thuốc cả nước dùng đã tăng 11,8 lần. Như vậy, lượng thuốc BVTV đã sử dụng trên diện tích canh tác ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Nếu năm 1990 thuốc trừ sâu bệnh chỉ sử dụng cho gần 9 triệu ha cây trồng thì năm 1999 đã có 10,5 triệu ha cây trồng phải dùng thuốc BVTV và để có lượng thuốc trên tất nhiên chi phí tính theo tiền USD là rất lớn. Tính đến năm 1999 nước ta đã phải chi mất 158,7 triệu USD cho thuốc BVTV tăng 17,63 lần so với năm 1990. Lượng thuốc BVTV được sử dụng tập trung chủ yếu vào cây lúa, cây rau, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác. Bảng 2.5. Thời gian cách ly thuốc BVTV đã sử dụng trên rau ăn lá và rau ăn quả ở một số địa phương Trên rau ăn lá Số hộ điều tra Tỷ lệ (%) số hộ nông dân thực hiện ở các khoảng thời gian cách ly (ngày) 1-3 4-6 11-15 >15 Minh Khai , Từ Liêm 58,0 6,9 37,9 25,9 15,5 Tiền Phong, Mê Linh 73,0 9,6 35,6 30,1 11,0 Song Phượng, Hoài Đức 60,0 10,0 46,7 18,3 10,0 Trên rau ăn quả Minh khai, Từ liêm 58,0 39,7 34,5 25,8 Tiền Phong, Mê Linh 73,0 45,2 37,0 17,8 Song Phượng, Hoài Đức 60,0 35,0 43,3 11,7 (Theo nguån cña Côc BVTV) [6] Số liệu ở bảng trên cho thấy nhiều địa phương phần lớn các hộ nông dân không tuân thủ quy định cách ly thuốc BVTV. Chính vì thế mà nếu chỉ cách ly ngắn như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ tồn đọng dư lượng hoá chất trong nông sản thực phẩm là rất cao. Mặc dù biết là nguy hiểm nhưng chỉ vì ham lợi nhuận trước mắt mà người nông dân đã không thực hiện quá trình cách ly sau 10-15 ngày phun. Thực trạng vi phạm về thời gian cách ly thuốc BVTV là điều đáng báo động. Mất an toàn do sử dụng phân tươi làm tồn dư các vi sinh vật gây hại trong rau xanh: Việc sử dụng nước phân tươi để tưới cho rau đã trở thành tập quán canh tác ở một số vùng, nhất là vùng trồng rau chuyên canh. Đây là một trong những nguyên nhân làm rau không an toàn. Sử dụng rau gia vị, nhất là ăn rau thơm, rau sống chính là hình thức truyền tải trứng giun và các nguyên nhân gây bệnh đường ruột trực tiếp vào cơ thể người. Hậu quả sử dụng rau tươi không an toàn, có vi sinh vật gây hại như E.coli, Salmonella, trứng giun... 2.2.3. Một số kết quả sản xuất rau an toàn tại Việt Nam Thời gian qua một số địa phương đã bước đầu triển khai sản xuất RAT và thu được một số thành tựu đáng kể. Một số mô hình sản xuất RAT tại các địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh…, đã được hình thành và triển khai. Tính đến năm 1999, tổng diện tích RAT của cả nước đạt 1082,5 ha với sản lượng khoảng 14.000 tấn/ha. Theo kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội năm 2006, điều tra tại 7 tỉnh, thành phố, kết quả như sau: Bảng 2.6. Diện tích sản xuất rau ở một số tỉnh, thành phố miền bắc TT Tỉnh, thành phố Số quận, huyện Diện tích canh tác rau (ha) Diện tích gieo trồng hàng năm (ha) Diện tích gieo trồng rau an toàn có cán bộ giám sát (ha) Tỷ lệ (%) 1 Hà Nội 7 2.734,6 8.203,8 5.686,8 69,3 2 Vĩnh Phúc 8 2.179,3 6.538 1.045 16 3 Hà Tây 14 7.333,3 22.000 510 2,3 4 Hưng Yên 10 3.013,3 9.040 12 0,13 5 Hải Phòng 7 4.300,7 12,902 120 0,93 6 Bắc Ninh 8 2.060,7 6.182,2 107,2 1,73 7 Hải Dương 7 9.753,7 29.261 800 2,73 Tổng cộng 61 31.375,6 94.127 8.281 (Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội) [6] Như vậy có 61 quận, huyện với diện tích canh tác rau là 31.375,6 ha có sản xuất rau. Diện tích sản xuất rau an toàn còn chiếm tỷ lệ thấp, mới đạt 8281 ha gieo trồng. Thành phố Hà Nội hiện có 37 HTX sản xuất Rau an toàn, tập trung tại Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm…, trong đó một số HTX thực hiện tốt quy trình sản xuất Rau an toàn trong những năm qua và được cấp giấy chứng nhận (mô hình quản lý sản xuất, đăng ký thương hiệu, có mã vạch và hệ thống tiêu thụ sản phẩm rau an toàn). Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại Hà Nội (2006) Huyện, Xã Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1. Đông Anh Vân Nội 60*3 vụ 20 - 25 3.600 – 4.500 Nam Hồng 35*3 vụ 16 - 18 1.700 – 1.900 Bắc Hồng 30*3 vụ 16 - 18 1.400 – 1.650 Các xã khác 100*3 vụ 15 - 16 4.500 – 4.800 2. Gia Lâm Văn Đức 100*3 vụ 16 - 17 4.800 – 5.000 Đặng Xá 50*3 vụ 15 - 16 2.200 – 2.400 Đông Dư 40*3 vụ 16 - 17 1.900 – 2.000 Lệ Chi 50*3 vụ 15 - 16 2.250 - 2.400 3. Thanh Trì Lĩnh Nam 20*3 vụ 19 - 20 1.140 - 1.200 Yên Mỹ 15*3 vụ 15 - 16 675 - 720 Duyên Hà 25*3 vụ 15 - 16 1.120 – 1.200 4. Từ Liêm Các xã khác 185*3 vụ 19,5 108.225 5. Sóc Sơn Đông Xuân 50*3 vụ 15 2.300 Thanh Xuân 10*3 vụ 15 450 (Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội) [6] Theo Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2003 đến nay, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với 7 tỉnh này triển khai thử nghiệm mô hình sản xuất rau an toàn để từng bước nhân rộng việc cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng và kế hoạch đặt ra là phải tăng diện tích rau an toàn ở 6 tỉnh lên 80 - 90% trong giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, cho đến nay việc thực hiện kế hoạch diễn ra chậm, diện tích rau an toàn còn thấp so và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân là do Nhà nước chưa có cơ chế khuyến khích việc sản xuất, tiêu thụ rau an toàn thích đáng đối với người dân và các doanh nghiệp. 2.3. Giới thiệu chung về cây đậu đũa, cải ngọt, rau mơ 2.3.1. Đậu đũa Đậu đũa là cây trồng hàng năm với thân leo khỏe. Th©n c©y ®Ëu ®òa cã thÓ ph©n chia thành 3 nhãm: d¹ng bôi ( sinh trưởng hữu hạn ), dạng bán leo ( sinh trưởng bán hữu hạn ), và dạng leo bò. Hoa đậu đũa thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chủ yếu. Hoa có đặc điểm nở vào sáng sớm, khép lại trước trưa và rụng vào cuối ngày. Chiều dài quả đậu đũa thay đổi chủ yếu theo giống. Đậu đũa là cây ưa khí hậu ấm áp với nhiệt độ trung bình hàng tháng là 20 – 300C trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm là 25 - 300C ( Tạ Thu Cúc, 2005; Piuek, 1994) [1], [28]. Đậu đũa là cây chịu nóng và có thể phát triển thậm chí khi nhiệt độ trên 350C. Nhưng nhiệt độ cao như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn (T¹ thu Cóc, 2005; Chen và céng sù, 1989 ) [1], [26]. Nh×n chung thêi gian chiÕu s¸ng tõ 11 - 13 giê/ngày th× cã thÓ tho¶ mãn yªu cÇu ®èi víi ¸nh s¸ng cho c©y ra hoa. §Ëu ®òa ưa cưêng ®é ¸nh s¸ng m¹nh, kh«ng chÞu bãng r©m. §Ëu ®òa là c©y trång cã kh¶ n¨ng thÝch nghi réng trªn nhiÒu lo¹i ®Êt nhưng thích hợp nhất vẫn là đất cát pha và đất thịt nhẹ cã ®é pH tõ 5,5 - 6,5. §Ëu ®òa cã thÓ trång ®ưîc ë c¶ hai ®iÒu kiÖn cã tưíi và kh«ng tưíi. §Ëu ®òa chÞu h¹n h¬n ®Ëu c« ve (T¹ Thu Cóc, 2005) [1]. §é Èm cña ®Êt thÝch hîp tõ 70 - 80%, ®é Èm kh«ng khÝ 65 - 70%. 2.3.2. Cải ngọt Cải ngọt có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng ẩm. Trong mùa đông cải ngọt sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao. Cải ngọt là cây cho khối lượng thân lá lớn, tuy nhiên bộ rễ của cải ngọt nhỏ, ăn nông, cây sinh trưởng ngắn ngày do đó rất cần nước và yêu cầu được giữ ẩm thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng. Cải ngọt yêu cầu đất có độ pH từ 5.5 – 6.5, đất giữ mùn và thoát nước nhanh. Về các nguyên tố khoáng cải ngọt cần đạm và kali hơn lân. 2.3.3. Cải mơ Được công ty Bình Minh tuyển chọn giống thuần của làng Mơ. Cây có Lá màu vàng nhạt, chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt, chịu mưa. Cây sinh trưởng ngắn ngày do đó rất cần nước và yêu cầu được giữ ẩm thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng. 2.4. Vi sinh vật hữu hiệu và tình hình nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Vi sinh vật hữu hiệu Trong môi trường tự nhiên ổn định, trong sạch thì luôn tồn tại một hệ thống cân bằng với nhiều vi sinh có ích chiếm thế chủ động. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất phụ thuộc vào độ dày của tầng đất, vào đặc điểm, tính chất của đất, vào thời tiết khí hậu, vào quan hệ giữa vi sinh vật với cây trồng. Vi sinh vật có ích trong đất có nhiều tác dụng như làm tăng nguồn dinh dưỡng, phân giải các hợp chất hữu cơ, tăng độ phì cho đất, chuyển hóa chất vô cơ. Vi sinh vật có ích cũng có nhiều loại, có loại giúp cho quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhanh hơn, có loại giúp cho quá trình tổng hợp ra chất hữu cơ nhiều hơn từ CO2 và nước. Từ lâu, con người đã biết lợi dụng vi sinh vật có ích, để phục vụ đời sống như công nghệ lên men, ủ phân hữu cơ, trồng cây họ đậu để cải tạo đất… Ngày nay, khi công nghệ sinh học phát triển hơn, con người có hiểu biết và sử dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực có hiệu quả hơn, để tạo ra được các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học, phân bón vi sinh có tác dụng tốt cho sản xuất lại an toàn cho con người, động vật và môi trường sống. 2.4.2. Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước đều có mối quan hệ rất chặt chẽ với cây trồng. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp, hay gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, cố định chất hữu cơ...). Vì vậy, vi sinh vật được coi là hệ thống của bộ phận dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng. Công nghệ sinh học về phân bón thực chất là tổng hợp các kỹ thuật (vi sinh, vi sinh học phân tử, hoá sinh...) nhằm sử dụng vi sinh vật sống hoặc các hoạt chất sinh học của chúng tạo nên các dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hay thông qua đó giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển và sử dụng dinh dưỡng tốt hơn (Phạm Văn Toản, 2002) [17]. Giáo sư Teruo Higa, trường Đại học Tổng hợp Ryukysu, Okinawa của Nhật Bản đã nghiên cứu và phát minh ra công nghệ vi sinh vật hữu hiệu vào những năm 70 của thế kỷ 20. T. Higa đã nghiên cứu phân lập, nuôi cấy, trộn lẫn 5 nhóm vi sinh vật có ích là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và nấm sợi được tìm thấy trong tự nhiên tạo ra chế phẩm Effective Microorganisms (EM) [6], [34]. Công nghệ EM dần trở nên nổi tiếng và có ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước. T. Higa cho rằng, chế phẩm EM giúp sinh ra các chất chống oxy hoá như inositol, ubiquinone, saponine, polysaccharide phân tử thấp, polyphenol và các muối chelate. Các chất này có khả năng hạn chế bệnh, kìm hãm các vi sinh vật có hại và kích thích các vi sinh vật có lợi. Đồng thời các chất này cũng giải độc các chất có hại do có sự hình thành các enzym phân huỷ. Vai trò của EM còn được phát huy bởi sự cộng hưởng sóng sinh ra bởi các vi khuẩn quang dưỡng [5]. Sau hơn 20 năm nghiên cứu EM, giáo su T. Higa cùng các đồng nghiệp đã phát triển từ 5 lớp sinh vật (được ghi nhận trong bằng sáng chế của T. Higa) đến 9 lớp, từ 83 loài vi sinh vật lên đến 130 loài trong EM. Các vi sinh vật trong chế phẩm EM có một hoạt động chức năng riêng của chúng. Do đều là các vi sinh vật có lợi, cùng chung sống trong một môi trường, sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ cho nhau nên hoạt động tổng thể của chế phẩm EM tăng lên rất nhiều (Nguyễn Quang Thạch và ctv, 2001) [13]. Có nhiều dạng chế phẩm EM đã được sản xuất. Tuy nhiên, trong ứng dụng, chỉ cần dùng riêng biệt một loại chế phẩm hoặc phối hợp nhiều loại khác nhau cũng đã mang lại hiệu quả cao. * Dung dịch EM gốc (EM1) EM1 nguyên chất là tập hợp khoảng 50 loài vi sinh vật có ích cả háo khí và kỵ khí thuộc 10 chi khác nhau gồm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và nấm mốc sống cộng sinh cùng môi trường. Từ chế phẩm EM1 có thể chế ra các chế phẩm khác như EM thứ cấp, EM Bokashi B (làm thức ăn cho gia súc) và EM Bokashi C (để xử lý môi trường) (Lê Khắc Quảng, 2004) [11]. * EM Bokashi EM Bokashi thường có dạng bột, hoặc hạt nhỏ được điều chế bằng cách lên men các chất hữu cơ (cám, bánh dầu, bột cá, phân, than bùn) với dung dịch EM1. EM Bokashi có tác dụng tăng tính đa dạng của vi sinh vật trong đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. EM Bokashi C: Vật liệu khô là cám gạo và mùn cưa được pha trộn theo tỷ lệ 1:1. Dung dịch EM được chuẩn bị như trên. Cách làm tương tự như đối với EM Bokashi B (Lê Khắc Quảng, 2004) [11]. 2.4.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới Theo giáo sư T. Higa hệ thống nông nghiệp thiên nhiên có sử dụng công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) là hệ thống nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, giá thành thấp, không độc hại, cải thiện môi trường và bền vững. Do đó từ năm 1982 EM đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, kết quả là đã làm giảm rõ rệt các tác nhân gây hại cho sản xuất nông nghiệp như giảm sâu bệnh, côn trùng. Ngoài ra, trên thực tế, công nghệ này đã mang lại kết quả rất khả quan, đó là: năng suất, chất lượng mùa vụ tăng, sản phẩm thu hoạch tăng, chất lượng sản phẩm tăng, nhờ đó mà sản xuất tăng trưởng và phát triển bền vững. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 3 vào năm 1993, lần thứ 4 vào năm 1995, lần thứ 5 vào năm 1997, lần thứ 6 vào năm 1999 và lần thứ 7 vào năm 2002 nhiều nghiên cứu mới về EM và những ứng dụng của EM trên khắp thế giới được công bố như nghiên cứu về tác dụng của EM tới nẩy mầm và sức nẩy mầm của hạt giống; ảnh hưởng của EM tới đất; hiệu quả của EM đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số cây trồng: ngô, đậu, đậu tương, cà chua, dưa chuột, bí, khoai tây, rau các loại, chuối; hiệu quả của EM đến rễ cây trồng và đất; tác dụng của EM đối với nghề trồng hoa; EM trong quản lý sâu bệnh tổng hợp [3], [4], [15]. Nhờ những kết quả nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả mà các nước trên thế giới đón nhận EM như là một giải pháp để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp EM có tác dụng bổ sung vi sinh vật cho đất, cải thiện môi trường đất, phân hủy chất hữu cơ tăng hiệu quả của phân bón, cố định nitơ không khí, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất, kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả chín, tăng khả năng quang hợp, năng suất chất lượng cây trồng. Theo Ahmad R.T. và ctv (1993) [23], sử dụng EM cho các cây trồng như lúa, lúa mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây trồng. Năng suất lúa tăng 9,5%, bông tăng 27,7%. Đặc biệt, bón kết hợp EM-2 và EM-4 cho ngô làm tăng năng suất lên rõ rệt. Bón EM-4 cho lúa, mía và rau đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu ở trong đất. Hàm lượng đạm dễ tiêu tăng 2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4 (Zacharia P.P., 1993) [35]. Khi bón kết hợp phân hữu cơ với EM cho cây lạc ở vùng đất đỏ của Trung Quốc, đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu trong đất, tăng đạm tổng số và giảm tỷ lệ C/N. EM làm tăng khả năng nảy mầm của lạc, tăng năng suất và tăng khối lượng sinh vật học (Zhao Q, 1995) [36]. Rochayat Y. và ctv (2000) [56] nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón Bokashi và phân lân đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây khoai tây trồng ở Tây Java, nơi có độ cao trung bình 545m so với mặt nước biển đã cho rằng: bón Bokashi với 20 tấn/ha đã làm tăng chiều cao cây, diện tích lá, khối lượng cây khô, số củ/khóm và tăng năng suất củ một cách rõ rệt. Susan Carrodus (2002) [31] cho rằng EM Bokashi có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, làm tăng hàm lượng diệp lục của cây giống cải bắp và cải củ. Số rễ tăng lên và sự hoạt động của bộ rễ nhiều hơn, các lá xanh hơn. Kết quả này là do sự cung cấp các chất dinh dưỡng liên tục cho cây từ Bokashi, còn EM có chứa các phytohormon hoặc các hoạt chất sinh học khác làm trì hoãn sự già hoá của cây (Dato và ctv, 1997; Yamada và Xu, 2000) [34]. Theo Sopit V. (2006) [32], ở vùng đông bắc Thái Lan, bón riêng Bokashi cho ngô ngọt, năng suất tăng 16% so với đối chứng, thấp hơn nhiều so với bón NPK (15:15:15), nhưng giá phân NPK đắt gấp 10 lần so với Bokashi. Hơn nữa, giá phân hoá học cao và lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho người nông dân, đặc biệt đối với người nông dân nghèo là chủ của những mảnh đất cằn cỗi thì việc ứng dụng công nghệ EM là rất hữu ích. Theo kết quả nghiên cứu của Yamada K. và ctv (1996) [34], Bokashi có độ pH là 5,5 và chứa 4,3 mg S, 900 mg N dễ tiêu dưới dạng NH4, 10 mg P2O5. Hiệu lực của EM Bokashi đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và sinh trưởng phát triển của cây trồng do các yếu tố tạo nên là nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật hữu hiệu và các chất đồng hoá có trong EM. Milagrosa S.P. và E.T. Balaki (1996) [27] cho rằng, bón riêng biệt Bokashi (2000 kg/ha) hoặc EM -1 (10 l/ha với nồng độ 1/500) cho khoai tây đã hạn chế được bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Năng suất khoai tây ở trường hợp bón riêng Bokashi cao hơn so với bón riêng EM-1. Bón kết hợp Bokashi và EM-1 làm tăng kích cỡ củ to nhiều hơn so với bón phân gà + NPK. Việc tăng kích cỡ củ và năng suất là do Bokashi và EM-1 có hiệu lực trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trong suốt các thời kỳ sinh trưởng phát triển. Về cơ bản, chế phẩm EM được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực [5], [6], [11], [13], [34], cụ thể như: - Trong nông nghiệp Trong công tác trồng trọt, nhìn chung việc sử dụng EM là một biện pháp thúc đẩy kinh tế mà vẫn duy trì chu trình tuần hoàn tài nguyên nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường. EM giúp phân hủy các chất hữu cơ (bao gồm cả bã và chất thải hữu cơ) đồng thời cải thiện hiệu quả của phân bón. EM giúp tuần hoàn, nâng cao dinh dưỡng cho cây trồng, cố định nitơ trong khí quyển, hòa tan các nguồn dưỡng chất không tan thành chất hòa tan giúp cây trồng có thể hấp thụ được. EM còn có tác dụng sản xuất ra polysaccharide giúp cải thiện tính kết tụ đất. Bên cạnh đó, EM hạn chế các mầm bệnh phát sinh từ đất. Đã có những chế phẩm EM thảo dược tự nhiên cho thấy tác dụng của EM với việc giảm thiểu sự phá hại của côn trùng phá hại mùa màng. Đối với ngành chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi đòi hỏi chúng ta phải giải quyết vấn đề mùi xu uế đến từ nước tiểu và phân của vật nuôi. Nồng độ cao của nước tiểu tạo ra khí ammoniac, gây khó chịu cho đường hô hấp, không chỉ ảnh hưởng đến người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến cả các động vật sống khác và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất. Hướng giải quyết chung được đưa ra là làm giảm hoặc loại bỏ khí ammoniac. Nhiều vi khuẩn có lợi trong tự nhiên có khả năng loại bỏ ammoniac. Amoniac là một chất chống oxi hóa, sự nó là nhân tố hỗ trợ sự tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh. EM có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ trên phân bón. Nó có tác dụng chống oxy hoá và chống lại sự thối rữa, ngăn ngừa mùi độc hại. Ngoài ra, EM thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi khác do sự át chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. - Trong môi trường Xử lí chất thải là một biện pháp mang ý thức bảo vệ môi trường và tạo ra một sản phẩm có giá trị từ chất thải hữu cơ. Hiện nay, những thách thức cơ bản trong công tác ủ rác là việc thông khí đống ủ. Sử dụng phương pháp thông thường ủ rác, các cọc phải được chuyển thường xuyên, đống ủ có thể thành kỵ khí và thối rữa. Khi điều này xảy ra, các chất khí có mùi hôi như amoniac và mecaptan được sản sinh, và vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Lúc này, ruồi xuất hiện và mang theo nguồn bệnh có thể để lại trong đống ủ. Sự liên tục chuyển cọc để ngăn chặn sự thối rữa có hai nhược điểm. Một, nó tốn nhiều lao động nên tốn kém chi phí. Hai là , thậm chí khi cọc được thường xuyên chuyển không phải đạt được 100% hiệu quả và không tránh khỏi túi kỵ khí xuất hiện gây thối rữa. EM có thể giúp hoạt động của bạn vượt qua những thách thức này. EM là một môi trường pha trộn của các vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn Lactic, nấm men, và vi khuẩn quang dưỡng. Việc bổ sung EM vào quá trình ủ phân có thể ngăn chặn các vấn đề mùi hôi và thiết lập lại lợi ích tăng trưởng bằng cách ngăn ngừa vi khuẩn kỵ khí từ các túi thối rữa. Khi quản lý một cách cẩn thận, EM có khả năng làm giảm tần suất di chuyển cọc thông khí, tiết kiệm thời gian và kinh tế. Trong quá trình lọc nước trong tự nhiên, vi sinh vật có rất nhiều. Ngay cả trong công nghệ lọc nước mới nhất như quá trình bùn hoạt tính, vi sinh vật đóng vai trò chính. Khả năng tự thanh lọc của nước hoạt động tốt dưới sự hoạt động của các hệ sinh thái bản địa.Trong nước bị ô nhiễm với bùn tích tụ ở đáy và gây mùi hôi thối, khả năng tự thanh lọc bị giảm là kết quả của sự tồn tại những vi sinh vật có hại. Điều này dẫn đến giảm dinh dưỡng cần thiết cho hệ sinh thái và chức năng thanh lọc của chúng.  Áp dụng cho nước bị ô nhiễm, EM giữ một vị trí thống lĩnh trong lớp của vi sinh vật, giúp phục hồi các hệ sinh thái đồng thời giảm bùn và mùi hôi thối. Mục đích của EM là làm sạch nước không dùng các biện pháp hóa học và để phục hồi chức năng của hệ sinh thái nước. Ở một khía cạnh khác, khía cạnh tái xử lí nước thải, EM cũng cho thấy tác dụng tuyệt vời của mình. Nước thải thường đi qua một số bể tự hoại hoặc thông qua một hệ thống xử lý nước thải của bể xử lí nếu nó không đổ trực tiếp hệ thống thoát nước của thành phố. Hầu hết nước sử dụng trong thành phố hoặc hệ thống thoát nước công cộng sau đó chắc chắn sẽ đi ra sông, hồ và đại dương. Một tình trạng thiếu nước có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hầu hết,  nước thải của chúng tôi có thể được tái chế. Nước từ hồ chứa của chúng tôi được sử dụng có thể được tái chế lại và làm sạch mục đích chung: rửa xe, làm sạch đường phố, các tòa nhà, nơi làm việc, tưới cỏ, làm vườn. Điều này giúp chúng tôi hạn chế tình trạng thiếu nước, mà còn là một khoản tiết kiệm lớn về chi phí. EM có thể giúp thực hiện chu trình trên, EM giảm đáng kể,  mùi hôi thối, bùn, và làm sạch sông, hồ, đại dương. EM ngăn ngừa ăn mòn thông qua việc át chế các hoạt động của các gốc tự do, do đó ngăn ngừa sự suy giảm chức năng của hệ thống thoát nước thải. Điều này sẽ chuyển thành tiền tiết kiệm dài hạn trong chi phí bảo trì. EM chảy dọc hệ thống thoát nước và vào trong sông, hồ và đại dương, EM có thể giúp thực vật có thể phát tán sinh sản. Và như vậy sự tái sinh thực vật dọc theo bờ sông, bờ biển, có thể ngăn ngừa sự xói mòn của đất. - Trong xây dựng Trong lĩnh vực thi công xây dựng, khi ngửi mùi sơn, vật liệu xây dựng mới và chất kết dính, công nhân có thể bị bệnh. EM sẽ giúp độ bền của tòa nhà được cải thiện, và trong xây dựng thực tế nó được cho thấy rằng những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi chất kết dính và các dung môi hữu cơ có thể được giảm. Vật liệu xây dựng bê tông đã được hồi sinh qua việc sử dụng công nghệ EM. Chất tẩy rửa tổng hợp rất có hiệu quả và dễ dàng để đối phó với dầu mỡ, vết bẩn và nấm mốc trong nhà. Tuy nhiên, thành phần hóa học của họ có thể được hấp thụ vào cơ thể qua da và gây ra vấn đề đường ruột, dị ứng... Hơn nữa, chúng gây ô nhiễm môi trường khi chảy ra sông, hồ, đại dương. EM có thể thay thể các chất tẩy rửa hóa học. EM có tác dụng làm sạch vật dụng bằng cách phân hủy các chất hữu cơ. - Trong y tế Trong lĩnh vực y tế dự phòng, chìa khóa cơ bản để được khỏe mạnh là tăng cường khả năng chữa lành tự nhiên của bạn. Vì vậy, cần đưa môi trường (đất, nước, không khí) trở lại sự trong lành nguyên thủy vốn có của nó. Công nghệ EM kết hợp các vi sinh vật có lợi và lên men mà còn tồn tại trong thiên nhiên, và tích hợp các tiềm năng chữa lành tự nhiên và sự miễn dịch ở người và môi trường. Và khi có một môi trường như vậy, sức khỏe con người sẽ được tăng cường thường xuyên. - Trong bảo vệ môi trường Giảm thiểu, ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng. 2.4.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật được tiến hành từ những năm đầu của thập kỷ 60 đến sau những năm 80 đã được đưa vào các chương trình khoa học cấp Nhà nước. Trên cây lúa, sử dụng chế phẩm EM-5, EM-FPE riêng rẽ hay phun xen kẽ EM-5 và EM-FPE trên lúa 3 lần/vụ có tác dụng hạn chế sự gia tăng của bệnh bạc lá và bệnh khô vằn hại lúa. Trên cây ngô, phun EM làm ngô trỗ cờ tập trung hơn so với đối chứng. Bón EM Bokashi kết hợp với phun EM thứ cấp đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây, năng suất ngô đạt cao và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [13]. Trên cây cà chua, dùng tổng hợp EM Bokashi, EM-5 và EM-FPE có bổ sung Kasugamicin đạt hiệu quả giảm bệnh héo xanh đến 45,51% và làm giảm thiệt hại do bệnh thối đen đỉnh quả. Phun EM cho cây dưa chuột bao tử thì cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn, năng suất tăng 25% so với đối chứng. Đối với rau ăn lá, sử dụng EM Bokashi kết hợp với phun EM thứ cấp làm giảm chỉ tiêu NO3- trong lá rau cải, các chỉ tiêu cấu thành năng suất tăng rõ rệt. Công nghệ EM được coi là khâu quan trọng trong sản xuất rau sạch. Trên cây đậu tương, sử dụng EM ở dạng phun hay dạng bón trên đất thiếu ẩm làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt, hàm lượng diệp lục trong lá cây đều cao hơn so với đối chứng. Chế phẩm EM đã làm hạn chế bệnh lở cổ rễ đậu tương. EM còn có tác dụng làm tăng chiều cao cây, đường kính gốc ghép các cây vải, nhãn, na so với lô đối chứng (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [13]. Hạt lạc sau khi xử lý bằng EMINA gốc nồng độ 5% là 12,22%, 5,56% và 3,33%. Số hạt bị bệnh đáng kể khi tăng nồng độ dung dịch xử lý từ 3 đến 5% thì tỷ lệ nhiễm nấm của hạt giảm từ 46% xuống còn 33,33% và tỷ lệ mầm khoẻ tăng lên 57,78% so với đối chứng 43,33%. Tác động của chế phẩm đến sức nảy mầm của hạt cũng tăng nồng độ xử lý lên 5% thì tỷ lệ nảy mầm của hạt giống là 78,89% [22]. Qua 2 năm (2003- 2004) thực hiện đề tài "Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định", Lê Dụ - giảng viên trường Đại học Quy Nhơn đã cho thấy những kết quả khả quan trong việc ứng dụng chế phẩm EM vào các loại cây trồng, vật nuôi trong tỉnh. Trong khuôn khổ đề tài đã tiến hành các mô hình thực nghiệm chế phẩm EM trên các loại cây: lúa, đậu phộng, đậu nành, rau má, khổ qua và 2 loại con: heo và tôm sú. Trong quá trình thực nghiệm bước đầu đã cho thấy những tác động tích cực của các loại chế phẩm EM trong việc hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất sau thu hoạch, tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng, vật nuôi, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường... Khi đưa vào ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xử lí môi trường ở nhiều địa phương, chế phẩm đã cho rất nhiều kết quả khả quan. Trong năm 2004, nhờ ứng dụng công nghệ EM làm thức ăn chăn nuôi mà công tác phòng chống dịch cúm gà đã cho hiệu quả tốt ở nhiều địa phương như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Trị, Vĩnh Long. Kết quả cho thấy, đàn gà của  những cơ sở chăn nuôi có sử dụng chế phẩm EM vẫn an toàn, mạnh khoẻ, sinh trưởng tốt (Lê Khắc Quảng, 2004) [11]. Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM, nhiều cơ quan ở Việt Nam đã sản xuất ra các dạng EM của Việt Nam như EMUNI của trường Đại học Khoa học tự nhiên, EMINA của Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong đó, chế phẩm EMINA đã được thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Chế phẩm có chất lượng tương đương với chế phẩm EM nhập nội, nhưng giảm được 1/3 giá thành sản xuất. Vì thế chế phẩm EMINA đã được sử dụng rộng rãi ở thị trường trong nước với nguồn tiêu thụ hàng nghìn lít một năm (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008) [7]. Sử dụng EM có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 5-13 ngày, làm tăng năng suất lúa từ 290 - 490 kg/ha so với đối chứng và hạn chế được sâu bệnh, nhất là bệnh vàng lá. Sử dụng EM ở dạng Bokashi hoặc EM thứ cấp đều có tác dụng xúc tiến sinh trưởng, phát triển của lúa giống CR203, rút ngắn thời gian sinh trưởng trong vụ xuân được 7 - 9 ngày, vụ mùa là 4 - 5 ngày. Sử dụng EM Bokashi kết hợp với phun EM thứ cấp có thể giảm 30% lượng phân bón vô cơ cho cây lúa (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [13]. Từ công thức của chế phẩm EM, một số chế phẩm tương tự và nội địa hóa đã được sản xuất ở Việt Nam là chế phẩm GEM, VEM và EMINA [6]. 2.4.5. Chế phẩm EMINA 2.4.5.1. Tác dụng chế phẩm EMINA - Trong trồng trọt EMINA có tác dụng với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây ăn quả, cây rau,...) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Những thí nghiệm đã cho thấy rằng EMINA có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể: - Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt. - Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín ( đẩy mạnh quá trình đường hoá ). - Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng. - Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng. - Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại nông sản tươi sống. - Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu. - Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh (Lương Đức Phẩm, 2007) [10]. - Trong chăn nuôi Làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh. Tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn. Kích thích khả năng sinh sản. Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi (Lương Đức Phẩm, 2007) [10]. - Trong bảo vệ môi trường Do tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2, NH3,...) nên khi phun EMINA vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi, ... sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn. Rác hữu cơ được xử lý bằng EMINA chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo quản chế biến nông sản, sử dụng EMINA có tác dụng ngăn chặn quá trình gây thối, mốc (Lương Đức Phẩm, 2007) [10]. 2.4.5.2. Một số dạng chế phẩm EMINA Thực trạng nền nông nghiệp nước ta hiện nay đang diễn ra tình trạng nhà sản xuất và người nông dân đang chạy theo lợi nhuận thị trường mà quên đi tính an toàn của nông sản. Các hiện tượng nổi bật như, dùng thuốc trừ sâu hóa học tràn lan, không rõ nguồn gốc, phun với nồng độ quá mức cho phép, để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm quá lớn, vượt nhiều lần so với ngưỡng cho phép của cục vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí có thể gây ung thư. Vì vậy, các nhà khoa học luôn nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giải quyết thực trạng này, trong đó hướng nghiên cứu sử dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu đang là một hướng mới hứa hẹn nhiều kết quả khả quan. Viện Sinh học Nông nghiệp – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong những trung tâm nghiên cứu tiên phong ở nước ta về chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về một số dạng của chế phẩm EMINA được Viện Sinh học Nông nghiệp nghiên cứu và sang chế. - Chế phẩm EMINA gốc Là chế phẩm dạng dung dịch màu nâu vàng, mùi thơm dịu, vị chua ngọt, độ pH < 4,5. Chế phẩm là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu hiệu, đặc biệt là 2 nhóm vi khuẩn quang hợp tía và vi khuẩn Bacillus. Chế phẩm được sử dụng để phối trộn cùng phân chuồng và rác thải hữu cơ ở một tỉ lệ nhất định. Chế phẩm giúp thúc đẩy quá trình phân giải hữu cơ, làm giảm mùi khó chịu của phân chuồng, chuyển hóa phân chuồng thành dạng mùn, không còn mùi hôi thối và để làm phân bón cho cây trồng. Chế phẩm dạng gốc có thể được pha thành dạng thứ cấp để phun trực tiếp vào chuồng trại làm giảm mùi hôi thối, cải tạo môi trường trong sạch. - Chế phẩm EMINA thảo dược Chế phẩm này là sự kết hợp của chế phẩm EMINA gốc với các loại thảo dược gia vị tự nhiên sẵn có là gừng, tỏi, ớt. Do một số chất đặc trưng trong thành phần của chế phẩm kết hợp thêm sự hoạt động của các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm mà chế phẩm có tác dụng xua đuổi nhiều loài côn trùng có hại cho nông nghiệp. Một ưu điểm nổi bật của chế phẩm so với thuốc trừ sâu hóa học là hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, không tồn dư các chất độc hại trên sản phẩm, không tồn dư các chất độc hại trong đất. - Chế phẩm EMINA dinh dưỡng Đây là chế phẩm có thành phần là các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm EMINA gốc kết hợp với dịch axit amin. Dịch axit amin ở đây là sản phẩm của quá trình thủy phân protein từ các nguồn giàu protein tự nhiên. Tác dụng của chế phẩm là bổ sung dinh dưỡng lên lá cho các loại rau ăn lá. Ưu điểm của nổi bật của chế phẩm là không tồn dư các chất độc hại như kim loại nặng và đặc biệt là NO3- dưới mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. - Chế phẩm EMINA dạng bột Đây là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu dành cho lĩnh vực môi trường. Chế phẩm ở dạng bột có thành phần là bột ngô, bột gạo… đây là các chất mang hữu hiệu cho các vi sinh vật bám và sử dụng làm chất dinh dưỡng. Khi ở dạng khô, chế phẩm chưa có tác dụng, nhưng khi đưa vào môi trường nước, các vi sinh vật tách các chất mang và tham gia vào môi trường nước. Tác dụng nổi bật của chế phẩm là phân hủy các chất thải trong nước nhanh, khử mùi tốt, thân thiện với môi trường và con người. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống đậu đũa Đào Trung - Cải mơ Hoàng Mai - Giống cải ngọt cao sản Champion. 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu Các loại chế phẩm EMINA do Viện Sinh học Nông nghiệp- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung cấp, bao gồm: - Chế phẩm EMINA thảo dược Chế phẩm này là sự kết hợp của chế phẩm EMINA gốc với các loại thảo dược gia vị tự nhiên sẵn có là gừng, tỏi, ớt. Do một số chất đặc trưng trong thành phần của chế phẩm kết hợp thêm sự hoạt động của các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm mà chế phẩm có tác dụng xua đuổi nhiều loài côn trùng có hại cho nông nghiệp. Một ưu điểm nổi bật của chế phẩm so với thuốc trừ sâu hóa học là hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng, không tồn dư các chất độc hại trên sản phẩm, không tồn dư các chất độc hại trong đất. - Chế phẩm EMINA dinh dưỡng Đây là chế phẩm có thành phần là các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm EMINA gốc kết hợp với dịch axit amin. Dịch axit amin ở đây là sản phẩm của quá trình thủy phân protein từ các nguồn giàu protein tự nhiên. Tác dụng của chế phẩm là bổ sung dinh dưỡng lên lá cho các loại rau ăn lá. Ưu điểm của nổi bật của chế phẩm là không tồn dư các chất độc hại như kim loại nặng và đặc biệt là NO3- dưới mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Viện Sinh học Nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kết hợp Xã Thanh Lâm - Mê Linh - Hà Nội. - Thời gian thực hiện đề tài: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2011. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Nội dung 1: nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược phòng chống sâu đục quả trên cây đậu đũa. 3.3.1.1. Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược phòng sâu đục quả đậu đũa. - Công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC 1): Phun nước CT2 (ĐC 2): Phun thuốc hóa học Wamtox 100EC CT3: Phun chế phẩm EMINA thảo dược nồng độ 1% CT4: Phun chế phẩm EMINA thảo dược nồng độ 0,75% CT5: Phun chế phẩm EMINA thảo dược nồng độ 0,5% Các công thức thí nghiệm được phun trong cùng thời điểm phun 5 ngày/lần khi cây bắt đầu ra hoa, tạo quả với lượng phun 16 lít/ sào bắc bộ. Thí nghiệm được bố trí trên cùng lượng phân bón, tưới tiêu giống nhau. Nền phân bón: (15 tấn phân chuồng, 120 kg đạm ure, 500 kg supe lân, 190 kg kaliclorua)/ ha. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, 30% đạm ure, 30% kaliclorua. Bón thúc lần 1: 20% đạm ure, 30% kaliclorua sau 20 ngày gieo. Bón thúc lần 2: 30% đạm ure, 30% kaliclorua sau 45 ngày gieo. Bón thúc lần 3: 20% đạm ure, 10% kaliclorua sau khi thu quả xanh đợt 1. - Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 10m2, 3 lần lặp lại. 3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược phòng sâu đục quả đậu đũa. - Công thức thí nghiệm CT1 (ĐC 1): Phun nước CT2 (ĐC 2): Phun thuốc hóa học Wamtox 100EC CT3: Phun chế phẩm EMINA thảo dược 4 ngày/1 lần. CT4: Phun chế phẩm EMINA thảo dược 6 ngày/1 lần. CT5: Phun chế phẩm EMINA thảo dược 8 ngày/1 lần. Công thức 3, 4, 5 phun chế phẩm EMINA thảo dược ở cùng nồng độ phun 0,75%. CT1 (ĐC 1): Phun nước được phun cùng thời điểm khi các công thức khác được phun. CT2 (ĐC 2): Phun thuốc hóa học Wamtox theo khuyến cáo nhà sản xuất ( phun lần đầu khi cây mới hình thành quả non, các lần phun tiếp theo có thời gian cách nhau khoảng 5 ngày/lần phun ). Thí nghiệm được bố trí trên cùng lượng phân bón, tưới tiêu giống nhau. Nền phân bón: (15 tấn phân chuồng, 120 kg đạm ure, 500 kg supe lân, 190 kg kaliclorua)/ ha. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, 30% đạm ure, 30% kaliclorua. Bón thúc lần 1: 20% đạm ure, 30% kaliclorua sau 20 ngày gieo. Bón thúc lần 2: 30% đạm ure, 30% kaliclorua sau 45 ngày gieo. Bón thúc lần 3: 20% đạm ure, 10% kaliclorua sau khi thu quả xanh đợt 1. - Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 10m2 với 3 lần lặp lại. 3.3.2. Nội dung 2: nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. 3.3.2.1. Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. - Công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC1): Phun nước CT2 (ĐC2): Phun phân bón lá Calcium-Nitrate CT3: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 1% CT4: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 0,75% CT5: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 0,5% Thí nghiệm được bố trí trên đất chuyên rau, được trồng trên cùng nền phân bón như sau: phân hữu cơ hoai mục 20 tấn + 100 kg đạm urê + 160 kg lân supe + 60 kg phân kaliclorua)/ha. - Cách bón, phun: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 40% đạm urê và 50% kaliclorua. Bón thúc số phân còn lại khi ra cây được 10 ngày. Phân bón lá calcium phun với nồng độ pha 20g/ 16 lít nước/ 1 sào. Chế phẩm EMINA dinh dưỡng ở các nồng độ 1%, 0,75%, 0,5% pha bình phun 16 lít nước/ 1 sào bắc bộ. Các công thức được phun từ khi cây bén rễ hồi xanh, số lần phun cách nhau 7 ngày/lần phun. Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 5m2 với 3 lần lặp lại. 3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trong việc tăng cường dinh dưỡng trên cây cải ngọt. - Công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC1): Phun nước CT2 (ĐC2): Phun phân bón lá Calcium-Nitrate CT3: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 1 tuần/lần CT4: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 2 tuần/lần CT5: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 3 tuần/lần Thí nghiệm được bố trí trên đất chuyên rau, được trồng trên cùng nền phân bón như sau: (phân hữu cơ hoai mục 20 tấn + 100 kg đạm urê + 160 kg lân supe + 60 kg phân kaliclorua)/ha. - Cách bón, phun: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 40% đạm urê và 50% kaliclorua. Bón thúc số phân còn lại khi ra cây được 10 ngày. Phân bón lá calcium phun với nồng độ pha 20g/ 16 lít nước/ 1 sào. Nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng là 0,75%. Đối chứng 1 ( phun nước) được phun cùng các lần phun với các công thức khác. Các công thức được phun từ khi cây bén rễ hồi xanh. Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 5m2 với 3 lần lặp lại. 3.3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng với rau cải mơ. 3.3.3.1.Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên rau cải mơ. - Công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC1): Phun nước CT2 (ĐC2): Phun phân bón lá Calcium-Nitrate CT3: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 1% CT4: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 0,75% CT5: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng nồng độ 0,5% Thí nghiệm được bố trí trên đất chuyên rau, được trồng trên cùng nền phân bón như sau: phân hữu cơ hoai mục 20 tấn + 100 kg đạm urê + 160 kg lân supe + 60 kg phân kaliclorua)/ha. - Cách bón, phun: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 40% đạm urê và 50% kaliclorua. Bón thúc số phân còn lại khi ra cây được 10 ngày. Phân bón lá calcium phun với nồng độ pha 20g/ 16 lít nước/ 1 sào. Chế phẩm EMINA dinh dưỡng ở các nồng độ 1%, 0,75%, 0,5% pha bình phun 16 lít nước/1 sào bắc bộ. Các công thức được phun từ khi cây bén rễ hồi xanh, số lần phun cách nhau 7 ngày/lần phun. Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 5m2 với 3 lần lặp lại. 3.3.3.2. Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trong việc tăng cường dinh dưỡng trên cây cải mơ. - Công thức thí nghiệm: CT1 (ĐC1): Phun nước CT2 (ĐC2): Phun phân bón lá Calcium-Nitrate CT3: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 1 tuần/ lần CT4: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 2 tuần/ lần CT5: Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng 3 tuần/ lần Thí nghiệm được bố trí trên đất chuyên rau, được trồng trên cùng nền phân bón như sau: phân hữu cơ hoai mục 20 tấn + 100 kg đạm urê + 160 kg lân supe + 60 kg phân kaliclorua)/ha. - Cách bón, phun: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 40% đạm urê và 50% kaliclorua. Bón thúc số phân còn lại khi ra cây được 10 ngày. Phân bón lá calcium phun với nồng độ pha 20g/ 16 lít nước/ 1 sào. Nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng là 0,75%. Đối chứng 1 ( phun nước) được phun cùng các lần phun với các công thức khác. Các công thức được phun từ khi cây bén rễ hồi xanh. Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 5m2 với 3 lần lặp lại. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Đậu đũa tiến hành thí nghiệm thăm dò từ tháng 03 năm 2010 và gieo trồng thí nghiệm từ ngày 25 tháng 02 năm 2011. Rau cải mơ, cải ngọt được tiến hành trong cả hai vụ ( đông xuân năm 2010 và vụ xuân hè năm 2011). 3.4.1. Thiết kế thí nghiệm Gồm 6 thí nghiệm riêng biệt, mỗi thí nghiệm gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Thí nghiệm được thực hiện trên chân đất chuyên rau Đậu đũa Nền phân bón: (15 tấn phân chuồng, 120 kg đạm ure, 500 kg supe lân, 190 kg kaliclorua)/ ha. Thuốc hóa học Wamtox phun theo khuyến cáo nhà sản xuất ( phun lần đầu khi cây mới hình thành quả non, các lần phun tiếp theo có thời gian cách nhau khoảng 5 ngày/lần phun ). Đối chứng phun nước được phun cùng thời điểm khi các công thức khác được phun. Chế phẩm EMINA thảo dược ở các nồng độ khác nhau được phun cách nhau là 5 ngày/lần phun. Ở công thức được phun cùng nồng độ thì có sự khác nhau về thời gian phun là 4, 6, 8 ngày/lần phun. - Diện tích ô thí nghiệm: 10 m2. - Khoảng cách ly của ruộng thí nghiệm: 10 m Cải ngọt, cải mơ Nền phân bón: phân hữu cơ hoai mục 20 tấn + 100 kg đạm urê + 160 kg lân supe + 60 kg phân kaliclorua)/ha. Phân bón lá calcium phun với nồng độ pha 20g/ 16 lít nước/ 1 sào. Chế phẩm EMINA dinh dưỡng ở các nồng độ 1%, 0,75%, 0,5% pha bình phun 16 lít nước/ 1 sào bắc bộ. Các công thức được phun từ khi cây bén rễ hồi xanh, số lần phun cách nhau 7 ngày/lần phun. Chế phẩm EMINA dinh dưỡng trong thí nghiệm về tần suất phun thì có số lần phun khác nhau là 1, 2, 3 tuần/lần phun. Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 5m2 với 3 lần lặp lại. - Khoảng cách ly của ruộng thí nghiệm: 5 m. 3.4.2 Phương pháp trồng và chăm sóc Cải ngọt, cải mơ Cách trồng: Khoảng cách trồng 20 x 30 cm Mật độ: 99.720 cây/ha Cách bón phân: + Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và P2O5 + 40% lượng Ure + 50% lượng K2O. Bón thúc số phân còn lại khi ra cây được 10 ngày. + Phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng từ khi cây bén rễ hồi xanh. Cây đậu đũa Cách trồng: 30 x 60 cm Mật độ: 10000 cây/ha ( mỗi hốc để hai cây) Nền phân bón: (15 tấn phân chuồng, 120 kg đạm ure, 500 kg supe lân, 190 kg kaliclorua)/ ha. Cách bón phân: Bón lót toàn bộ phân chuồng, supe lân, 30% đạm ure, 30% kaliclorua. Bón thúc lần 1: 20% đạm ure, 30% kaliclorua sau 20 ngày gieo. Bón thúc lần 2: 30% đạm ure, 30% kaliclorua sau 45 ngày gieo. Bón thúc lần 3: 20% đạm ure, 10% kaliclorua sau khi thu quả xanh đợt 1. - Cách bố trí thí nghiệm: bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn, diện tích 01 ô thí nghiệm là 10m2, 3 lần lặp lại SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM KHU RUỘNG TRỒNG ĐẬU ĐŨA, CẢI NGỌT, CẢI MƠ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT HỮU HIỆU (EMINA) NĂM 2010-2011 Địa điểm: thôn Lâm Hộ - xã Thanh Lâm - huyện Mê Linh – Hà Nội Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Hàng bảo vệ Hàng bảo vệ 1 2 3 4 5 Hàng bảo vệ 1 2 3 4 5 Hàng bảo vệ 3 5 2 1 4 3 5 2 1 4 2 4 1 5 3 2 4 1 5 3 Hàng bảo vệ Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4 Hàng bảo vệ Hàng bảo vệ 1 4 2 3 5 Hàng bảo vệ 1 4 2 3 5 Hàng bảo vệ 3 1 5 4 2 3 1 5 4 2 5 2 1 3 4 5 2 1 3 4 Hàng bảo vệ Thí nghiệm 5 Thí nghiệm 6 Hàng bảo vệ Hàng bảo vệ 1 4 2 3 5 Hàng bảo vệ 1 4 2 3 5 Hàng bảo vệ 3 1 5 4 2 3 1 5 4 2 5 2 1 3 4 5 2 1 3 4 Hàng bảo vệ Ghi chú: thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 (sơ đồ thí nghiệm đậu đũa). thí nghiệm 3, thí nghiệm 4 (sơ đồ thí nghiệm rau cải ngọt). thí nghiệm 5, thí nghiệm 6 (sơ đồ thí nghiệm rau cải mơ). 3.5. Phương pháp theo dõi và đánh giá * Đậu đũa - Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển được theo dõi và thu thập trên 10 cây/ô theo mô tả dưới đây: - Thời điểm cây bắt đầu có hoa nở được tính khi trên ô thí nghiệm có 50% số cây nở hoa và thời điểm thu hoạch quả lần đầu được tính khi 50% số cây trên ô cho thu hoạch. - Các chỉ tiêu trên quả như: chiều dài quả (cm), đường kính quả (mm), khối lượng quả (g), được theo dõi 10 quả chọn ngẫu nhiên trên ô thí nghiệm tại mỗi lần thu hoạch. - Năng suất cá thể (g/cây) được tính năng suất quả trung bình qua các lần thu hoạch từ các cây theo dõi. - Tỷ lệ sâu đục quả (%) = số quả bị sâu đục/số quả điều tra x 100. * Cải ngọt, cải mơ - Các chỉ tiêu nông sinh học thông thường: + Số lá: đếm 5 ngày/lần, đánh dấu lá ngọn mới mỗi lần đếm, số lá được tính từ lá thật đầu tiên tới lá đánh dấu. + Chiều cao cây: đo từ gốc đến ngọn 5 ngày/lần + Diện tích lá: đo 1 lần lúc thu hoạch (đo bằng máy đo diện tích lá) + Năng suất: cân 1 lần khi thu hoạch - Phân tích các chỉ tiêu về chất lượng rau: + Định lượng vitamin C theo phương pháp chuẩn độ bằng Iot Nguyên lý: Vitamin C có thể khử dung dịch Iot. Dựa vào lượng iot bị khử bởi vitamin C có trong mẫu suy ra hàm lượng vitamin C. + Định lượng hàm lượng NO3- bằng phương pháp chuẩn độ Nguyên lý: Có thể xác định nitrat theo phương pháp này dựa trên phản ứng khử NO3- về các trạng thái oxi hoá thấp hơn bằng các chất khử thích hợp, sau đó tiến hành phép chuẩn độ. 3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu của các thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy theo chương trình IRRISTAT và vẽ đồ thị trên máy theo chương trình Excel . - Phân tích chất lượng: Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu tại Viện BVTV, phân tích hàm lượng NO3-, Vitamin C tại phòng phân tích Viện SHNN – trường đại học Nông nghiệp Hà nội. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA thảo dược phòng chống sâu đục quả trên cây đậu đũa. 4.1.1. Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược phòng sâu đục quả đậu đũa. Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới các yếu tố cấu thành năng suất trên cây đậu đũa Chỉ tiêu Công thức Khối lượng (g/quả) Chiều dài (cm/quả) Đường kính (mm/quả) Số Chùm /cây Số Quả /chùm NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 ( ĐC1 ) 14,47 48,15 4,92 7,60 1,30 25,87 20,54 CT2 ( ĐC2 ) 17,02 59,72 5,82 10,20 1,41 39,28 32,92 CT3 ( 1% ) 16,34 55,21 5,41 9,60 1,39 35,19 28,93 CT4 ( 0,75% ) 16,73 56,95 5,76 9,60 1,40 35,71 29,53 CT5 ( 0,5% ) 15,21 53,58 5,38 9,30 1,38 33,25 28,01 CV% 0,60 3,20 5,40 4,20 3,50 6,40 3,40 LSD0,05 1,15 2,57 0,43 1,24 0,33 1,67 1,41 Ghi chú: ĐC : Đối chứng CT: Công thức Ngày trồng đậu đũa: 25 tháng 02 năm 2011 Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược đến năng suất cây đậu đũa Nhận xét: Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, chúng ta thấy kết quả rõ ràng là việc phun chế phẩm EMINA thảo dược đã ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất trên đậu đũa. Các công thức khác nhau với nồng độ phun khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau. Ở các công thức thí nghiệm, khối lượng quả đậu đũa dao động từ 14,47 g đến 17,02 g, chiều dài quả đậu đũa dao động từ 48,15 cm đến 59,72 cm, đường kính quả đậu đũa dao động từ 4,92 mm đến 5,82 mm. So sánh các chỉ tiêu của 3 công thức có phun chế phẩm EMINA thảo dược với công thức đối chứng 1 và đối chứng 2 chúng ta luôn thấy các chỉ tiêu này cao hơn rõ rệt công thức 1(ĐC 1 phun nước) và thấp hơn công thức 2 (ĐC 2 phun thuốc hóa học), đặc biệt là công thức 4 (phun chế phẩm EMINA thảo dược ở nồng độ 0,75%) có sự khác biệt gần nhất với đối chứng 2 (ĐC 2 phun thuốc hóa học). Trong 3 công thức có phun chế phẩm EMINA thảo dược, công thức 5 với nồng độ phun 0,5% cho các chỉ tiêu là kém nhất, công thức 4 phun ở nồng độ 0,75% cho kết quả khả quan hơn cả. Phun với nồng độ cao nhất (1%) trong ba nồng độ phun nhưng kết quả lại thu được chế phẩm EMINA thảo dược phun ở nồng độ 0,75% có khoảng cách gần nhất với đối chứng 2 ( phun phân bón lá), và cách xa nhất với công thức 1 ( phun bằng nước). Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới quả bị sâu hại trên cây đậu đũa. Chỉ tiêu Công thức Tỉ lệ quả bị sâu hại (%) Số vết sâu hại/quả Dư lượng thuốc trừ sâu ( mg/kg) CT1 ( ĐC1 ) 32,15 4,16 NĐ CT2 ( ĐC2 ) 8,12 2,01 0,31 CT3 ( 1% ) 12,07 2,53 NĐ CT4 ( 0,75% ) 11,13 2,24 NĐ CT5 ( 0,5% ) 15,27 3,09 NĐ CV% 3,60 5,10 LSD0,05 1,03 0,26 Ghi chú: - Kí hiệu “ NĐ “: không phát hiện Số vết sâu hại/quả - Phương pháp xác định dư lượng thuốc BVTV ( hàm lượng Cypermethrin ): sắc ký khí GC/MS, sắc ký lỏng LC/DAD - Dư lượng thuốc BVTV được xác định tại phòng phân tích – Bộ môn thuốc – Viện BVTV - Giới hạn cho phép của dư lượng thuốc trong đậu đũa của bộ y tế ≤ 0,5 mg/kg. Qua bảng 4.2 cho ta thấy: - Khi phun chế phẩm EMINA thảo dược lên cây đậu đũa, hiệu quả phòng chống sâu đục quả đậu đũa đã cho kết quả khả quan. Trong 3 công thức có tác động chế phẩm EMINA thảo dược, công thức 4 cũng là công thức cho tỉ lệ quả bị sâu đục quả hại thấp nhất và gần nhất với công thức đối chứng phun thuốc hóa học. Công thức phun thuốc hóa học cho tỉ lệ sâu đục hại quả thấp nhất với số vết sâu hại/quả là 2,01 vết và tỉ lệ quả bị sâu hại là 8,12%. Giá trị thấp nhất trong các công thức có tác động chế phẩm EMINA thảo dược cũng ảnh hưởng tốt hơn tới 47,5% so với công thức phun bằng nước. - Một chỉ tiêu khác cũng rất quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm với công tác phòng trừ sâu đục quả đậu đũa là chỉ tiêu số vết sâu đục quả. Kết quả sau thời gian theo dõi cho thấy, ngoài tỷ lệ xuất hiện sâu đục quả phá hại thấp, công thức 4 còn đạt chỉ tiêu về số vết sâu trung bình là 2,24 (vết), thấp hơn so với hai công thức 3, 5 là 0,29; 0,85 vết/quả. Ba công thức phun chế phẩm EMINA thảo dược có ưu thế hơn hẳn với công thức phun bằng nước. - Dư lượng thuốc trừ sâu cũng là yếu tố rất quan trọng tới chất lượng quả đậu đũa. Mặc dù hơn hẳn các công thức còn lại về các yếu tố cấu thành năng suất, tỷ lệ sâu, số vết sâu trên quả nhưng dư lượng thuốc trừ sâu trên quả trên công thức 2 là cao nhất. Các công thức 1,3,4,5 đem phân tích đều cho kết quả “ NĐ”. 4.1.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược phòng sâu đục quả đậu đũa. Khi nghiên cứu về số lần phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA thảo dược trên cây đậu đũa, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng bảng 4.3, 4.4 và biểu đồ 4.2. Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới các yếu tố cấu thành năng suất trên cây đậu đũa. Chỉ tiêu Công thức Khối lượng (g/quả) Chiều dài (cm/quả) Đường kính (mm/quả) Số Chùm/cây Số Quả/chùm NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) CT1 ( ĐC1 ) 14,52 49,05 4,89 8,10 1,29 26,58 21,75 CT2 ( ĐC2 ) 16,87 61,12 5,86 10,30 1,45 40,33 33,89 CT3 ( 4 ngày/lần ) 16,81 59,61 5,62 10,10 1,43 38,83 32,03 CT4 ( 6 ngày/lần ) 16,29 54,69 5,45 9,70 1,36 34,38 28,34 CT5 ( 8 ngày/lần ) 15,02 51,97 5,21 9,00 1,33 31,77 25,62 CV% 0,90 3,40 1,70 4,50 5,20 5,90 3,40 LSD0,05 0,26 3,56 0,18 0,80 0,29 0,59 1,26 Ghi chú: ĐC : Đối chứng CT: Công thức Ngày trồng đậu đũa: 25 tháng 02 năm 2011 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA thảo dược đến năng suất cây đậu đũa - Qua bảng 4.3, biểu đồ 4.2 chúng ta thấy rõ khi phun chế phẩm EMINA thảo dược ở cùng nồng độ 0,75% với số lần phun khác nhau được công thức 3 có ưu thế hơn hẳn công thức 4 và 5. Công thức 5 với số lần phun 8 ngày/lần có tác động tốt hơn công thức 1 ( đối chứng phun bằng nước ). Ở các công thức thí nghiệm, năng suất đậu đũa thu được tại công thức 2 ( ĐC 2) cho kết quả cao nhất, thấp nhất là công thức ĐC 1. Chế phẩm EMINA thảo dược phun với thời gian 4 ngày/lần cho kết quả hơn công thức 3, 5, đứng sau không đáng kể so với công thức 2 nhưng cách xa không nhỏ với công thức 1. Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian phun của chế phẩm EMINA thảo dược tới quả bị sâu hại trên cây đậu đũa. Chỉ tiêu Công thức Tỉ lệ quả bị sâu hại (%) Số vết sâu hại/quả Dư lượng thuốc trừ sâu ( mg/kg) CT1 ( ĐC1 ) 38,64 4,22 NĐ CT2 ( ĐC2 ) 7,82 1,91 0,33 CT3 ( 4 ngày/lần ) 10,54 2,08 NĐ CT4 ( 6 ngày/lần ) 14,26 2,57 NĐ CT5 ( 8 ngày/lần ) 21,72 3,61 NĐ CV% 6,10 2,25 LSD0,05 2,08 0,19 Ghi chú: - Kí hiệu “ NĐ “: không phát hiện - Phương pháp xác định dư lượng thuốc BVTV ( hàm lượng Cypermethrin ): sắc ký khí GC/MS, sắc ký lỏng LC/DAD - Dư lượng thuốc BVTV được xác định tại phòng phân tích – Bộ môn thuốc – Viện BVTV - Giới hạn cho phép của dư lượng thuốc trong đậu đũa của bộ y tế ≤ 0,5 mg/kg. Nhận xét: - Khi phun chế phẩm EMINA thảo dược lên cây đậu đũa, hiệu quả phòng chống sâu đục quả đậu đũa đã cho kết quả khả quan. Công thức 3 với thời gian phun 4 ngày/lần cho kết quả tốt hơn hai tần số phun còn lại, tỉ lệ sâu hại đục quả chỉ là 10,54%, thấp hơn công thức 4, 5 từ 3,72% – 11,18% và thấp hơn đối chứng phun bằng nước tới 28,1%. Trong 3 công thức có tác động chế phẩm EMINA thảo dược, công thức 3 cũng là công thức cho tỉ lệ quả bị sâu đục quả hại thấp nhất và gần nhất với tỉ lệ đó trên công thức đối chứng phun thuốc hóa học. Công thức phun thuốc hóa học cho tỉ lệ quả bị sâu đục quả hại thấp nhất, dư lượng thuốc trừ sâu trên quả cũng đạt giá trị là cao nhất. - Kết quả sau thời gian theo dõi cho thấy, ngoài tỷ lệ xuất hiện sâu đục quả phá hại thấp, công thức 3 còn đạt chỉ tiêu về số vết sâu trung bình là 1.91 (vết/quả), thấp hơn so với hai công thức 4, 5 và thấp hơn hẳn so với công thức 1. Đặc biệt nhất là công thức 3 có số vết sâu hại trên quả rất sát với công thức phun bằng thuốc hóa học. - Dư lượng thuốc BVTV tai các công thức 1,3,4,5 đều có chỉ số là “ NĐ”, còn công thức 2 ( ĐC2) có tỷ lệ dư lượng thuốc trừ sâu là 0,33 mg/kg. Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất đậu đũa sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA thảo dược và mô hình đối chứng Chỉ tiêu Mô hình Năng suất thực thu (kg/100m2) Giá bán (đồng) Chi phí cho 100m2 (nghìn đồng) Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng) Giống Phân bón, dóc & thuốc BVTV (EMINA) Công lao động Mô hình đối chứng phun bằng nước 205 7.000 30.000 310.000 450.000 790.000 1.435.000 645.000 Mô hình trồng trọt theo canh tác của địa phương 329 7.000 30.000 390.000 450.000 870.000 2.303.000 1.433.000 Mô hình ứng dụng chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA thảo dược 300 7.000 30.000 340.000 450.000 820.000 2.100.000 1.280.000 (Giá được tính theo thời điểm tháng 5 năm 2011) 4.2: Nội dung 2: nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. 4.2.1.Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. Ở thí nghiệm này chúng tôi sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng với các nồng độ phun khác nhau trên cây rau cải ngọt nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cùng năng suất, chất lượng khi thu hoạch . Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.5; 4.6 và biểu đồ 3 dưới đây: Bảng 4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển trên rau cải ngọt. Công thức Số lá (lá/cây) Cao cây (cm) DT lá ( m2 lá/m2 đất) KLTB/cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 CT1 (ĐC1) 10,50 10,42 25,48 24,89 1,81 1,79 47,86 47,25 16,75 16,54 11,29 10,69 CT2 (ĐC2) 10,72 10,69 34,26 32,31 2,03 2,01 62,36 61,91 21,82 21,67 16,71 16,38 CT3 ( 1 % ) 10,68 10,62 32,76 32,31 1,99 1,98 59,52 58,90 20,83 20,62 16,02 15,26 CT4 ( 0,75% ) 10,65 10,62 31,28 31,00 1,95 1,95 56,60 56,56 19,81 19,80 14,77 13,97 CT5 ( 0,5% ) 10,65 10,60 31,24 29,95 1,95 1,91 55,52 54,96 19,43 19,23 14,17 13,72 CV% 0,50 0,80 2,60 2,10 3,30 1,30 2,20 2,50 5,90 5,30 4,50 3,80 LSD0,05 0,92 0,73 2,36 1,34 0,12 0,36 1,41 1,07 0,35 1,52 2,06 1,60 Ghi chú: Vụ đông xuân trồng ngày 02/10/2010; vụ xuân hè trồng ngày 10/03/2011 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên cây cải ngọt. - Qua bảng 4.5, biểu đồ 4.3 chúng tôi thấy: Về chỉ tiêu số lá: Các công thức đều có sự biến động về số lá tuy nhiên sự biến động có sự chênh lệch không cao, sự chênh lệch biến đổi từ 10,42 – 10,72 lá/cây. Chỉ số lá cao nhất là ĐC2, thấp nhất là công thức 1( phun bằng nước). Công thức 3, 4, 5 có số lá khác biệt không cao nhưng chúng đều lớn hơn công thức đối chứng 1 đặc biệt là công thức 3 có số lá trên cây gần sát với đối chứng 2 nhất. Chỉ tiêu chiều cao cây: Tất cả các công thức được trồng tại vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự sai khác nhau về chỉ tiêu chiều cao cây, cụ thể ở vụ đông xuân 2010 công thức 3(nồng độ phun 1%) đạt chiều cao trung bình lớn nhất là 32,76 cm, công thức 4(nồng độ phun 0,75%) đạt chiều cao cây trung bình là 31,28 cm và công thức 5 (nồng độ phun là 0,5%) có chiều cao cây trung bình là 31,24 cm. Vụ xuân hè 2011 có khả năng sinh trưởng của cây là kém hơn so với vụ thu đông năm 2010. Chiều cao cây trên các công thức biến động từ 24,89 – 32,31cm. Công thức 3 (nồng độ phun 1%) là công thức cho kết quả tốt nhất so với các công thức 4, 5. Trong ba nồng độ phun (1%, 0,75%, 0,5% thì công thức 5 ( nồng độ phun 0,5%) có chỉ số thấp nhất về chiều cao nhưng lại cao hơn công thức đối chứng 1 ( phun bằng nước ) tới 5,76 cm. Về chỉ số diện tích lá: Xét chỉ tiêu diện tích lá, ở cả vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự biến động theo quy luật giống nhau trên các công thức, hiệu quả của các công thức thí nghiệm đến chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần khi tăng nồng độ phun. Công thức đối chứng đạt chỉ số diện tích lá đạt lớn nhất là 2,03m2 lá/m2 đất ở vụ đông xuân 2010 và 2,01 m2 lá/m2 đất ở vụ xuân hè 2011. Công thức 3 ( nồng độ phun 1%) có chỉ số cao nhất là 1,99 m2 lá/m2 đất và diện tích lá trên công thức 5 ( nồng độ 0,5% ) đạt thấp nhất trong ba nồng độ phun nhưng lại cao hơn đối chứng 1 ( phun bằng nước ) là 0,14 m2 lá/m2 đất. Về chỉ tiêu năng suất: Ở cả vụ đông xuân và vụ xuân hè công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá) cho năng suất lý thuyết cao hơn hơn cả. Ở vụ đông xuân công thức 1có năng suất lý thuyết ( tấn/ ha ) chỉ đạt 76,76% với công thức đối chứng 2 nhưng với các công thức phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng mặc dù có thấp hơn với đối chứng 2 nhưng sự khác biệt là không đáng kể, cụ thể là công thức 3 chỉ thấp hơn 4,53% với công thức đối chứng 2 đạt chỉ số cao nhất. Với ba nồng độ phun thì nồng độ phun 1% có các chỉ tiêu năng suất cao nhất ( khối lượng trung bình cây, năng suất LT, năng suất TT) trong cả hai vụ đông xuân 2010 và xuân hè 2011. Công thức 3, 4, 5 có chỉ tiêu năng suất lớn hơn công thức đối chứng 1 và nhỏ hơn công thức đối chứng 2, riêng công thức 3 ( nồng độ phun 1% ) có sự khoảng cách rất ít với công thức đối chứng 2. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng ở các nồng độ khác nhau trong vụ đông xuân và vụ xuân hè trên cây rau cải ngọt đã có tác động tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Đặc biệt công thức 3 với (nồng độ phun 1%) có sự chênh lệch tương đối thấp so với công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá) luôn có chỉ số cao nhất. Ở cả ba nồng độ phun ( nồng độ 1%, 0,75%, 0,5% ) tới rau cải ngọt đều cho khả năng sinh trưởng, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn hẳn công thức đối chứng 1 ( đối chứng phun bằng nước). Bảng 4.7. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu chất lượng trên rau cải ngọt. Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) Hàm lượng NO3- (mg/kg) CT1 (ĐC1) 27,6 203,3 CT2 (ĐC2) 33,4 291,0 CT3 ( 1% ) 33,1 237,9 CT4 ( 0,75% ) 32,5 226,8 CT5 ( 0,5% ) 32,5 223,5 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy, hàm lượng vitamin C của công thức 1 là thấp nhất, của công thức 2 là hơn cả. Ba công thức phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đều cho hàm lượng vitamin C cao hơn đối chứng phun bằng nước và thấp hơn công thức 2 ( Phun phân bón lá). Với hàm lượng NO3- thì công thức 1 cũng đạt chỉ tiêu là nhỏ hơn cả, công thức 2 cũng có hàm lượng là lớn nhất, ba công thức dùng chế phẩm EMINA dinh dưỡng để phun thì hàm lượng NO3- có sự khác nhau không lớn nhưng luôn lớn hơn công thức 1. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy định hàm lượng NO3- có trong rau cải ngọt thì cả 5 công thức đều có hàm lượng NO3- ở mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. 4.2.2.Thí nghiệm 2: nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. Ở thí nghiệm này chúng tôi sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng với cùng nồng độ phun nhưng có tần suất phun khác nhau trên cây rau cải ngọt nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển cùng năng suất, chất lượng khi thu hoạch . Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.7và biểu đồ 4.4 dưới đây: Bảng 4.8. Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải ngọt. Công thức Số lá (lá/cây) Cao cây (cm) DT lá (m2 lá/m2 đất) KLTB/cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 CT1 (ĐC1) 10,12 10,07 25,31 24,36 1,80 1,78 47,50 46,39 16,63 16,23 11,25 10,71 CT2 (ĐC2) 10,70 10,62 34,01 33,77 2,02 2,02 61,81 61,38 21,63 21,48 16,76 16,45 CT3 (1 tuần/lần ) 10,70 10,58 31,10 30,66 1,94 1,94 56,65 56,32 19,82 19,71 14,77 13,97 CT4 (2 tuần/lần) 10,23 10,22 27,24 26,92 1,85 1,83 50,97 49,78 17,84 17,42 12,65 11,77 CT5 (3 tuần/lần) 10,21 10,13 26,12 26,45 1,82 1,80 48,32 47,61 16,91 16,66 12,15 10,84 CV% 0,70 0.50 2,70 2,30 1,00 2,70 2,60 1,40 5,50 4,00 5,10 5,60 LSD0,05 0.51 0,80 1,63 1,22 0,29 0,25 1,27 1,34 1,48 1,37 1,28 1.34 Ghi chú: Vụ đông xuân trồng ngày 02/10/2010; vụ xuân hè trồng ngày 10/03/2011 Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên cây cải ngọt. - Qua bảng số liệu và biểu đồ trên chúng tôi thấy: Chỉ tiêu số lá: các công thức có biến động về sự chênh lệch là không cao. Chỉ số lá cao nhất là công thức 2, thấp nhất là công thức 1. Công thức 3, 4, 5 có số lá khác biệt ít nhưng chúng đều lớn hơn công thức đối chứng 1 đặc biệt là công thức 3 có số lá trên cây gần sát với đối chứng 2. Chiều cao cây: tất cả các công thức phun chế phẩm được trồng tại vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 có sự sai khác rất rõ rệt về chiều cao cây, cụ thể ở vụ đông xuân 2010 công thức 3 đạt 31,1 cm, vụ xuân hè 2011 đạt 30,66 cm. Trong khi đó công thức 4 (Phun 2 tuần/lần) đạt cao nhất là 27,24 cm, và công thức 5 ( 3 tuần/lần) đạt trung bình cao nhất là 26,45 cm. Chỉ số diện tích lá: Xét chỉ tiêu diện tích lá, ở cả vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự biến động theo quy luật giống nhau trên các công thức, hiệu quả của các công thức thí nghiệm đến chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần khi tăng số lần phun. Năng suất: ở cả vụ đông xuân và vụ xuân hè công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá) có cho năng suất lý thuyết cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm còn lại, và công thức 3 ( phun 1 tuần/lần ) có sự khác biệt ít nhất với công thức 2. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng ở các lần phun khác nhau trong vụ đông xuân và vụ xuân hè trên cây rau cải ngọt có tác động rất rõ ràng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Cụ thể là công thức 3 (phun 1 tuần/lần ) cao hơn công thức 4 ( 2 tuần/lần) 17,60% và công thức 5 ( 3 tuần/lần) là 17,73%. Bảng 4.9. Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một chỉ tiêu chất lượng cây cải ngọt Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) Hàm lượng NO3- (mg/kg) CT1 (ĐC1) 26,2 205,7 CT2 (ĐC2) 32,5 297,5 CT3 (1 tuần/lần ) 32,2 241,0 CT4 (2 tuần/lần) 31,6 235,5 CT5 (3 tuần/lần) 31,5 228,0 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy, hàm lượng vitamin C của công thức 1 là thấp nhất, công thức 2 là cao nhất. Cả 3 công thức phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đều cho hàm lượng vitamin C tăng dần theo số lần phun. Với hàm lượng NO3- thì công thức 2 cũng có hàm lượng NO3- (mg/kg) đạt cao nhất. Công thức 3, 4, 5 với cùng nồng độ phun là 0,75% theo tần suất phun là 1, 2, 3 tuần/lần cũng có hàm lượng NO3- (mg/kg) dao động từ 228,0 – 241,0 mg/kg (<500mg/kg). Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hàm lượng NO3- có trong rau cải ngọt thì cả 5 công thức đều có hàm lượng NO3- ở mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau cải ngọt sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng và mô hình đối chứng Chỉ tiêu Mô hình Năng suất thực thu (kg/100m2) Giá bán (đồng) Chi phí cho 100m2 (nghìn đồng) Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng) Giống Phân bón & phân bón lá (EMINA) Công lao động Mô hình đối chứng phun bằng nước 113 3.000 24.000 110.000 150.000 284.000 339.000 55.000 Mô hình trồng trọt theo canh tác của địa phương 167 3.000 24.000 145.000 150.000 319.000 501.000 184.000 Mô hình ứng dụng chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA dinh dưỡng 160 3.000 24.000 120.000 150.000 294.000 480.000 186.000 (Giá được tính theo thời điểm tháng 4 năm 2011) 4.3. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên rau cải mơ. 4.3.1.Thí nghiệm 1: nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ. Bảng 4.11. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ Công thức Số lá (lá/cây) Cao cây (cm) DT lá ( m2 lá/m2 đất) KLTB/cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 CT1 (ĐC1) 9,91 9,91 24,93 24,52 1,77 1,73 42,46 42,28 14,86 14,29 9,41 9,06 CT2 (ĐC2) 10,55 10,34 31,02 30,89 1,96 1,95 51,16 50,68 17,91 17,74 12,42 11,93 CT3 ( 1 % ) 10,55 10,3 29,28 29,11 1,91 1,88 48,68 48,2 17,04 16,87 11,19 11,16 CT4 ( 0,75% ) 10,26 10,15 28,05 27,5 1,87 1,84 46,9 46,11 16,41 16,02 10,87 10,24 CT5 ( 0,5% ) 10,21 10,12 28,03 26,71 1,82 1,82 45,107 43,77 15,78 15,32 10,32 9,78 CV% 0,90 1,50 3,10 2,20 2,50 3,00 3,90 2,50 5,40 4,60 6,20 5,90 LSD0,05 0,73 0,62 2,05 2,22 0,69 0,81 2,34 1,72 1,30 1,08 1,14 1,35 Ghi chú: Vụ đông xuân trồng ngày 02/10/2010; vụ xuân hè trồng ngày 10/03/2011 Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên rau cải mơ. - Qua bảng số liệu và biểu đồ 4.5 chúng tôi thấy: Ở các công thức đều có sự biến động về số lá tuy nhiên sự biến động có sự chênh lệch không cao. Chỉ số lá cao nhất là ĐC2, thấp nhất là công thức 1. Công thức 3, 4, 5 có số lá khác biệt không cao, chúng đều lớn hơn công thức đối chứng 1 đặc biệt là công thức 3 có số lá trên cây gần sát với đối chứng 2. Về chỉ tiêu chiều cao cây: Tất cả các công thức được trồng tại vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự sai khác nhau về chỉ tiêu chiều cao cây, cụ thể ở vụ đông xuân 2010 có chiều cao trung bình/cây của các công thức là lớn hơn so với vụ xuân hè 2011. Cả hai vụ, công thức 2 luôn đạt chỉ số cao nhất, công thức 1 thấp nhất và công thưc 3, 4, 5 cũng có sự khác biệt rõ rệt ở các nồng độ phun khác nhau. Với nồng độ phun 1% thì qua bảng và biểu đồ 4.5 chúng tôi thấy giữa công thức 3 với đối chứng 2 phun phân bón lá có sự khác biệt là không cao. Điều đó cho thấy chế phẩm EMINA dinh dưỡng có tác động rất tốt tới sinh trưởng, phát triển trên rau cải ngọt. Về chỉ số diện tích lá: Xét chỉ tiêu diện tích lá, ở cả vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự biến động theo quy luật giống nhau trên các công thức, hiệu quả của các công thức thí nghiệm đến chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần khi tăng nồng độ phun. . Về chỉ tiêu năng suất: Ở cả vụ đông xuân và vụ xuân hè công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá) có cho năng suất lý thuyết cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm còn lại. Với ba nồng độ phun thì nồng độ phun 1% có chỉ tiêu năng suất cao nhất ( khối lượng trung bình cây, năng suất LT, năng suất TT) trong cả hai vụ đông xuân 2010 và xuân hè 2011. Công thức 3, 4, 5 có chỉ tiêu năng suất lớn hơn công thức đối chứng 1 và nhỏ hơn công thức đối chứng 2, riêng công thức 3 ( nồng độ phun 1% ) có khoảng cách rất ít với công thức đối chứng 2 về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng ở các nồng độ khác nhau trong vụ đông xuân và vụ xuân hè trên cây rau cải mơ đều có tác động tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Đặc biệt công thức 3 với (nồng độ phun 1%) có sự chênh lệch so với công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá) luôn có chỉ số cao nhất là không cao. Năng suất tại công thức 2 (phun phân bón lá) chỉ cao hơn công thức 3 (phun ở nồng độ 1%) là 4,9%, trong khi cao hơn đối chứng phun bằng nước là 24,23%. Ở cả ba nồng độ phun ( nồng độ 1%, 0,75%, 0,5% )tới rau cải mơ đều cho khả năng sinh trưởng, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao hơn hẳn công thức đối chứng 1 ( phun bằng nước), và nhỏ hơn công thức đối chứng ( Phun phân bón lá). Bảng 4.12. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ. Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) Hàm lượng NO3- (mg/kg) CT1 (ĐC1) 25,7 204,1 CT2 (ĐC2) 31,6 301,2 CT3 ( 1% ) 31,1 256,7 CT4 ( 0,75% ) 30,5 243,4 CT5 ( 0,5% ) 30,5 223,8 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy, hàm lượng vitamin C của công thức 1 là thấp nhất, và của công thức 2 là cao hơn cả. Với 3 công thức phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng ở ba nồng độ khác nhau đều cho hàm lượng vitamin C cao hơn đối chứng phun bằng nước và thấp hơn công thức 2 ( Phun phân bón lá). Với hàm lượng NO3- thì công thức 1 cũng có hàm lượng là nhỏ nhất. Công thức 3, 4, 5 với ba nồng độ phun khác nhau cũng cho hàm lượng NO3- thấp hơn với đối chứng 2 (phun phân bón lá), cao hơn công thức 1 và đều nhỏ hơn 500mg/kg. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hàm lượng NO3- có trong rau cải mơ thì cả 5 công thức đều có hàm lượng NO3- ở mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. 4.3.2.Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ. Bảng 4.13. Nghiên cứu ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng trên cây cải mơ Công thức Số lá (lá/cây) Cao cây (cm) DT lá (m2lá/m2đất) KLTB/cây (g/cây) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 DX 2010 XH 2011 CT1 (ĐC1) 9,90 9,84 25,10 25,06 1,76 1,76 42,73 42,35 14,95 14,82 9,12 8,65 CT2 (ĐC2) 10,55 10,29 30,84 30,25 1,98 1,93 51,10 50,11 18,01 17,54 12,42 11,92 CT3 (1 tuần/lần ) 10,53 10,24 28,81 27,20 1,85 1,89 46,74 45,75 16,36 15,89 10,87 10,10 CT4 (2 tuần/lần) 10,12 9,95 26,22 25,92 1,80 1,79 44,52 44,02 15,58 15,41 9,73 9,46 CT5 (3 tuần/lần) 9,96 9,95 25,49 25,83 1,78 1,78 43,25 43,41 15,19 15,19 9,52 9,40 CV% 0,70 1,00 2,10 2,90 2,50 2,60 3,30 3,10 4,30 4,90 5,70 5,30 LSD0,05 0,98 0,63 1,84 1,51 0,52 0,70 1,19 2,64 1,48 1,48 1,70 1,39 Ghi chú: Vụ đông xuân trồng ngày 02/10/2010; vụ xuân hè trồng ngày 10/03/2011 Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng số lần phun của chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến năng suất trên rau cải mơ. - Qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy: Chỉ tiêu số lá: các công thức có biến động về sự chênh lệch là không cao. Chỉ số lá cao nhất là công thức 2, thấp nhất là công thức 1. Công thức 3, 4, 5 có số lá khác biệt ít nhưng chúng đều lớn hơn công thức đối chứng 1 đặc biệt là công thức 3 có số lá trên cây gần sát với đối chứng 2. Tất cả các công thức được trồng tại vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự sai khác nhau về chỉ tiêu chiều cao cây, cụ thể ở vụ đông xuân 2010 có chiều cao trung bình/cây của các công thức là lớn hơn so với vụ xuân hè 2011. Cả hai vụ, công thức 2 luôn đạt chỉ số cao nhất, công thức 1 thấp nhất và công thưc 3, 4, 5 cũng có sự khác biệt rõ rệt ở số lần phun khác nhau. Xét chỉ tiêu diện tích lá, ở cả vụ đông xuân 2010 và vụ xuân hè 2011 đều có sự biến động theo quy luật giống nhau trên các công thức, hiệu quả của các công thức thí nghiệm đến chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng dần khi tăng số lần phun. Năng suất: ở cả vụ đông xuân và vụ xuân hè công thức đối chứng 2 (Phun phân bón lá Calcium-Nitrate ) có cho năng suất lý thuyết cao hơn hẳn các công thức thí nghiệm còn lại, và công thức 3 ( phun 1 tuần/lần ) có sự khác biệt ít nhất với công thức 2. Tóm lại, việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA ở các lần phun khác nhau trong vụ đông xuân và vụ xuân hè trên cây rau cải mơ có tác động rất rõ ràng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Bảng 4.14. Ảnh hưởng số lần phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đến một số chỉ tiêu chất lượng cây cải mơ Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng Vitamin C (mg/100g) Hàm lượng NO3- (mg/kg) CT1 (ĐC1) 24,4 211,0 CT2 (ĐC2) 31,2 300,0 CT3 (1 tuần/lần ) 30,9 258,5 CT4 (2 tuần/lần) 30,5 251,3 CT5 (3 tuần/lần) 29,9 230,0 Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy, hàm lượng vitamin C, hàm lượng NO3- của công thức 2 luôn đạt chỉ số cao nhất. Hàm lượng vitamin C, hàm lượng NO3- của công thức 1 luôn đạt chỉ số thấp nhất. Các công thức phun chế phẩm EMINA dinh dưỡng đều cho hàm lượng vitamin C tăng dần theo số lần phun, giảm dần theo hàm lượng NO3- khi giảm tần số phun. Chỉ số hàm lượng vitaminC, hàm lượng NO3- trong tất cả các công thức đều lần lượt nhỏ hơn 50 mg/100g và 500 mg/kg. Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hàm lượng NO3- có trong rau cải ngọt thì cả 5 công thức đều có hàm lượng NO3- ở mức cho phép, an toàn cho người sử dụng. Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất rau cải mơ sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng và mô hình đối chứng Chỉ tiêu Mô hình Năng suất thực thu (kg/100m2) Giá bán (đồng) Chi phí cho 100m2 (nghìn đồng) Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi thuần (đồng) Giống Phân bón & phân bón lá (EMINA) Công lao động Mô hình đối chứng phun bằng nước 95 3.000 15.000 110.000 150.000 275.000 285.000 10.000 Mô hình trồng trọt theo canh tác của địa phương 125 3.000 15.000 145.000 150.000 310.000 375.000 64.000 Mô hình ứng dụng chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA dinh dưỡng 112 3.000 15.000 120.000 150.000 285.000 336.000 51.000 (Giá được tính theo thời điểm tháng 4 năm 2011) 5. kÕt luËn vµ ®Ò nghÞ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận như sau: 1. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA thảo dược có tác dụng giảm rõ rệt tỷ lệ quả bị sâu hại. Ở nồng độ 0,75% cho kết quả khả quan hơn khi phun ở nồng độ 1%, 0,5%. Chế phẩm EMINA thảo dược phun ở nồng độ 0,75% với 4 ngày/lần phun có tác động xua đuổi côn trùng gần bằng với công thức phun thuốc hóa học. Tỷ lệ quả bị sâu hại còn 10,54% so với 28,1% đối chứng và 7,82% sử dụng thuốc hóa học. Sản phẩm không có tồn dư hóa chất trong khi phun thuốc hóa học có dư lượng thuốc. 2. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMINA dinh dưỡng trong sản xuất rau cải ngọt, cải mơ có tác dụng thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất có thể đạt là 16,02 tấn/ha. Năng suất đó gần tương ứng với rau được phun bằng phân bón lá với năng suất thu được là 16,76 tấn/ha và hơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx5NR7DQUV.docx
Tài liệu liên quan