Tài liệu Đề tài Nghiên cứu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: MỞ ĐẦU
Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước mà một số hoa màu khác nhưng phân tán. bên cạnh đó, nề kinh tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có đượcnề tảng để tạo đà phất triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra cho nền kinh tế nông nghiệp một hướng đi mới với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước và đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã được chú trọng hơn. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải quyết được những ràng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm người và người lao động. Đây được coi là chìa khoá vàng để mở ra thời kỳ mới của nông ngiệp. Bởi vì Đảng ta đã xác định để phát triển được nền kinh tế thì trước tiên là phải phát triển được nông nghiệp. ...
39 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước mà một số hoa màu khác nhưng phân tán. bên cạnh đó, nề kinh tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa có đượcnề tảng để tạo đà phất triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra cho nền kinh tế nông nghiệp một hướng đi mới với một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước và đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã được chú trọng hơn. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải quyết được những ràng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm người và người lao động. Đây được coi là chìa khoá vàng để mở ra thời kỳ mới của nông ngiệp. Bởi vì Đảng ta đã xác định để phát triển được nền kinh tế thì trước tiên là phải phát triển được nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với xu hướng giảm tỷ trọng cây lượng thực, tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp và thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong nông thôn và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Phát triển nông ngiệp một cách toàn diện nhằm từ đó tích luỹ cho công nghiệp và các ngành khác trong nền kinh tế.
Việc thực hiện những chiến lược đó phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả đổ mới cơ chế quản lý, các chính sach hồ tự phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thực hiện như thế nào, tập trung vào những gì, thực thi những ngành nào mũi nhọn và then chốt, xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp... là hàng loạt những vấn đề cần phải được tính đến.
Bài viết này được chia thành 3 phần:
Phần I. Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp
Phần II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ trước năm 1985-1988 tới nay.
Phần III. Giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu. Đại bộ phận, xét một cách tổng thể, các nước đang phát triển và kém phát triển có trên 80% dân số và 70% lao động xã hội tập trung ở nông với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ lao động thấp. Người nông ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy, tính phối hợp liên ngành (cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp từ khu vực nông nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.
Bên cạnh đó nông nghiệp Việt Nam còn có đặc điểm nổi bật khác do những điều kiện tự nhiên và lịch sử đặc biệt.
Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới, đất nước trải dài theo hướng Bắc-Nam, phần lớn địa hình là đồi núi, có ba mặt tiếp giáp với biển… chính vì vậy, có thảm thực vật phong phú, đa dạng, có tiềm năng sinh khối lớn, nhiều loài vật có giá trị kinh tế cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể đi vào chuyên canh nhiều loại cây, con. Hiện nay, nông nghiệp nước ta sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa nước nhưng phần tán, việc áp dụng các kỹ thuật cơ giới hoá, hiện đại hoá vào sản xuất nông nghiệp thiếu kinh nghiệm và còn nhiều bất cập.
-Nước ta đất chật, dân số không ngừng tăng lên lên khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hạn chế.
-Việc chuyển nền nông nghiệp Việt Nam sang sản xuất hàng hoá gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật, trình độ lao động, khả năng quản lý …
Đây là những đặc điểm nổi bật cần phải khắc phục nhanh chóng tạo tiền đề cho nhiệm vụ công nghiệp hoá -hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta theo hướng bền vững, tiến lên một nền nông nghiệp mà :
-Đi vào sản xuất hàng hoá
-Năng suất cây trồng và gia súc cao.
-Năng suất lao động cao.
-Sử dụng hệ thống thuỷ canh.
Và khắc phục những hạn chế :
-Sử dụng năng lượng lãng phí
-Chất lượng nông sản kém.
-Môi trường bị ô nhiễm.
2. Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực công nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa lớn là vốn tích luỹ ban đầu cho công nghiệp hoá. Theo Timer-1988, Morris và Adelma -1981 từ kinh nghiệm thực tế của thế kỷ XIX và nhất là thập kỷ gần đâycho thấy, phát triển nông nghiệp là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công nghiệp hoá (do tích luỹ từ công nghiệp mang lại) hình thành và phát triển thị trường trong nước, giải quyết việc làm ở nông thôn trong thời gian đầu, hạn chế áp lực làm chậm quá trình công nghiệp hoá …)
Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần lớn sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà nước chủ yếu do các loại thuế đánh vào nông nghiệp.
+Giai đoạn nông nghiệp đóng góp củ yếu cho sự tăng trưởng một phần nguồn thu từ nông nghiệp được đầu tư lại hco nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên.
+Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được liên kết về thị trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn, nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thị trường.
+Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước, nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước.
Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN.
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội ở nước ta. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là tổng thể của kinh tế bao gồm mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc khu vực kinh tế nông thôn trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
Sau khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách mới được ban hành đã giải được những khả năng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo cho nông nghiệp đạt được những thành tựu to lớn góp phần từng bước chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung đã và đang có sự khởi sắc, sản xuất phát triển đời sống nhân dân được cải thiện. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu ngành, theo vùng, lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế, theo cơ cấu kỹ thuật - công nghệ hướng tới nền sản xuất hàng hoá và đạt được nhiều tiến bộ đángg kể.
Thế nhưng ở trong phạm vi của từng vùng trong nước thì không hẳn thế. Do có sự phát triển không đều giữa các vùng trong nước, quá trình đó diễn ra ở các vùng không giống nhau: ở vùng kinh tế phát triển , quá trình đó diễn ra theo trình tự chung còn ở vùng kinh tế kém phát triển, quá trình đó có thể bắt đầu từ việc phá thế độc canh hoá chuyển sang đa canh lúa, màu phát triển chăn nuôi và bước tiếp theô là phát triển các ngành nghề tiều, thủ công nghiệp và dịch vụ. Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là: tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn còn phải có sự quan hệ rất nhiều tới các ngành khác như phát triển nông nghiệp hàng hoá phải chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghiệp và nông nghiệp không thể tự đi lên nếu không có sự tác động trực tiếp của một nền công nghiệp phát triển. Và được các ngành nghề mới trong nông nghiệp.
Trong nông nghiệp và nông thôn, đi cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn là sự phân công lao động cũng được diễn ra. Từ lao động trồng lúa chuyển sang lao động trồng hoa màu chăn nuôi, làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, nó không chỉ phụ thuộc vào phục vụ cho cả nhu cầu phát triển nông nghiệp mà còn phục vụ cho cả nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các ngành doanh nghiệp khác.
Từ thế kỷ 20 đã chứng minh và xác định khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển và đổi mới như vũ bão, tính cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước không thể tách rời với sự phát triển kinh tế của cộng đồng quốc tế hay cũng như không thể tách rời sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn với cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế chung của cả nước.
Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo ở nông nghiệp và nông thôn không thể tránh khỏi, nó diễn ra theo hướng : khi sản xuất hàng hoá kém phát triển thì khoảng cách đó tương đối doãng ra, khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao thì khoảng cách đó thu hẹp laih và có thể trở lại khoảng cách ban đầu (nhưng ở trình độ cao hơn). Điều đó chứng tỏ sự phân hoá giàu nghèo vừa là kết quả, vừa là động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thêm vào đó, ở đâu có trình độ dân trí thấp thì ở đó việc xác lạp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đương nhiên là gặp nhiều khó khăn và khó tránh khỏi sai lầm . Điều này cũng chứng tỏ rằng với với trình độ dân trí hay mặt bằng trong giáo dục có chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
a. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đài Loan.
Ta biết rằng Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ với 2/3 là đồi núi, đất canh tác chỉ có gần 900.000 ha, khí hậu á nhiệt đối và nhiệt đới, bởi vậy cơ cấu nông nghiệp rất đa dạng, phong phú như trồng trọt có lúa nước, lúa mì, khoai lâng, khoai tây, lạc, chuối…. Về chăn nuôi có lợn, gàm vịt , trâu, bò… Ngư nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, có những sản phẩm xuất khẩu có giá trị như tôm, cá…
Tuy vậy, cho đến giữa thế kỷ xét xử, nông nghiệp Đài Loan vẫn ở tình trạng lạc hậu, sản xuất tiểu nông tự cấp, tự túc. Từ đầu những năm 1950 đến nay cơ cấu nông nghiệp Đài Loan, do có sự tác động của công nghiệp hoá, đã có một bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá, hướng về về xuất khẩu, và đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình đó của Đài Loan được chia làm 3 thời kỳ.
*Thời kỳ thứ nhất:
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh chuẩn bị công nghiệp hoá (1949-1953).
Trong thời kỳ này, Đài Loan bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất do chính quyền Quốc Dân Đảng thực hiện trong 4 năm (1949-1953) với nội dung: giảm tô từ 50-60% xuống 37,5% (1949), chính quyền đem 130.000 ha ruộng công bán cho 177.000 hộ nông dân thiếu ruộng (1951), ban chấp hành "luật người cày ruộng: (1953), trưng mua số ruộng đất quá hạn mức của địa chủ bán cho nông dân thiếu ruộng.
Điều trên đã tạo điều kiện chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp phong kiến tiểu nông sang nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa, dọn đường cho công nghiệp hoá. Kết quả, sản xuất nông nghiệp 1952 đạt 129,7% so với năm 1940-19443 (thời kỳ kinh tế thịnh vượng trước đây). Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ này vẫn là cơ cấu truyền thông. Năm 1953, trong cơ cấu nông nghiệp, giá trị sản lượng trồng trọt chiếm 71,9%, chăn nuôi chiếm 15,6%, thuỷ sản chiếm 7,4%, lâm nghiệp chiếm 5,1%. Trong ngành trồng trọt: lua chiếm 58,7 %, mì màu 13,3%, cây công nghiệp 19,7%, rau 4,8, quả 3,5%. Trong ngành nông sản xuất khẩu năm 1952 đạt 114 triệu USD chiếm 95,5% kim ngạch xuất khẩu. Nó đánh dấu bước ngoặc đầu tiên của sản xuất nông nghiệp chuyển từ hướng nội thuần tuý sang hướng ngoại.
* Thời kỳ thứ hai
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp (1953-1968): Đây là thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá ở Đài Loan nó được thực hiện trong 4 kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia (NEDP)
Biểu 1: Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ 1953-1968
Năm
Giá trị sản lượng nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Ngư nghiệp
Lâm nghiệp
1953
10.390 (1)
71,9%
15,6%
7,4%
5,1%
1968
48.883
60,1%
23,0%
10,6%
6,3%
(1) Triệu đồng Đài Loan.
Với chức năng phát triển nông nghiệp để nuôi dưỡng công nghiệp trong thời gian 1953-1968, nông nghiệp Đài Loan tập trung vào các mục tiêu:
-Nâng cao nông nghiệp bằng đa dạng hoá sản phẩm và cạnh tranh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân.
-Mở rộng xuất khẩu nông sản phẩm phục vụ công nghiệp hoá .
-Cung cấp nguyên liệu và lao động cho công nghiệp để phát triển công nghiệp hoá.
Kết quả: sản phẩm trồng trọt chính (lúa, mía, rau quả) tăng từ 60-400%, năng suất cấy trồng từ 50-200%, sản lượng thuỷ sản tăng 400%, lâm sản tăng 50%-120%. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 266,590 triệu USD, tăng 220%. Điểm chủ ý ở đây là cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ 1953-1968 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Giá trị sản lượng nông, lâm ngư nghiệp năm 1968 tăng 5 lần so với 1953, cơ cấu giá trị chăn nuôi tăng từ 15,6% lên 23%, ngư nghiệp từ 7,4%-10,6%, lâm nghiệp từ 5,1%-6,3%.
* Thời kỳ thứ ba
Cơ cấu nông nghiệp trong thời kỳ phát triển công nghiệp để hỗ trợ nông nghiệp (1961 đến nay). Một trong những nội dung chủ yếu trong thời kỳ này là tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu và khả năng của công nghiệp hoá.
Số trang trại gia đình bắt đầu giảm, lao động nông nghiệp giảm từ 1,6 triệu (1969) xuống 1,09 triệu (1991). Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm từ 38,9% (1969) xuống 12,9% (1991).
Diện tích canh tác giảm 914 ha (1969) xuống 883540 ha (1991). Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 47731 triệu Đài Loan (1969) lênhà nước 234185 triệu (1981). Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 297 triệu USD (1969) lên 10,042 tỷ USD (1991).
Biểu 2: cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (1968-1981)
Năm
Giá trị Sl (1) nông nghiệp
Tỷ trọng giá trị sản phẩm (%)
Trồng trọt
Chăn nuôi
Ngư nghiệp
Lâm nghiệp
1968
48833
60,1
23
9,5
5,6
1981
234185
47,1
29,5
21,4
2,0
(1) triệu đồng Đài Loan
Kế hoạch của Đài Loan từ nay đến sau năm 2000 là tiếp tục chuyển dịch nền kinh tế nông nghiệp theo phương hướng chọn được cơ cấu nông nghiệp hợp lý trong điều kiện công nghiệp phát triển đạt trình độ cao, đất đai và lao động đất ở trong nước tập trung và sản xuất. Kế hoạch của Đài Loan từ nay đến sau năm 2000 là tiếp tục chuyển dịch chuyển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng chọn được cơ cấu nông nghiệp hợp lý trong điều kiện công nghiệp phát triển đạt trình độ cao, đất đai và lao động đất ở trong nước tậ trung vào sản xuất các sản phẩm cần ít đất đai, lao động, đem lại giá trị kinh tế và lợi nhuận cao và tìm cách xuất khẩu vốn công nghệ , chuyên gia nông nghiệp ra các nước ngoài, có đất đai và lao động rẻ hơn, để sản xuất nông sản đưa về nước và đem xuất khẩu.
Kết luận:
+Trong thời gian từ 1949-1953 để mở đường cho công nghiệp hoá Đài Loan đã thực hiện cải cách ruộng đất, chuyển phương thức sở hữu và sử dụng đất phong kiến sang phương thức sử dụng ruộng đất tư bản chủ nghĩa.
+Đài Loan đã chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ hướng nội phục vụ nhu cầu nhu cầu trong nước sang hướng ngoại phục vụ nhu cầu xuất khẩu nông sản.
+Đã chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư nghiệp cho phù hợp từng thời kỳ công nghiệp hoá theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi thuỷ sản, rau quả và giảm tỷ trọng lương thực, lâm sản.
+Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp ở thành thị và nông thôn, tạo ra thu nhập cao hơn, đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp.
+Chuyển dịch lao động động thủ công trong nông thôn sang lao động cơ khí trên lao động chuồng trại và trong xí nghiệp chế biến nông sản.
+ Khi công nghiệp phát triển trình độ lao động cao, sẩn xuất nông nghiệp có xu thế giảm sản xuất mọt số nông sản và thay thế bằng nông sản nhâp khẩu có lợi cao, chuyển sản xuất nông nghiệp từ nội địa ra nước ngoài, nhằm vào đất nước có đất đai và lao động rẻ để sản xuất và xuất khẩu nông sẩn từ nước ngoài có lợi hơn.
b. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Indonesia.
Với hơn 200 triệu dân và 70% dân cư sống ở nông thôn, ngành nông nghiệp Indonesia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nnn1 của Indonesia quan tâm sâu sắc, trong đó chính sách phát triển nông nghiệp tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm vì mục tiêu an toàn lương thực, thực phẩm và đề cao vai trò khu vực nông thôn.
Để thực hiện việc dễ dàng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chính phủ nước này đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, công trình thuỷ lợi, nghiên cứu ứng dụng các loại giống cao sản… đều được trợ giá ở mức độ khác nhau. Đây chính là điều kiện nhằm khuyến khích phát triển cho nền kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu và diện tích cây trồng liên tục được mở rộng, chú trọng phát triển những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu ở các trang trại nhà nước và tư nhân. Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia thực hiện khá tốt chính sách phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó, Indonesia trở thành nước xuất khẩu ca cao, cà phê, chè hàng đầu thế giới. Chính phủ nước này luôn cố gắng duy trì sự cần bằng tương đối giữa nông nghiệp và những ngành công nghiệp, dịch vụ.. đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
+Vị trí đại lý và khí hậu tự nhiên: ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác , việc xác định cơ cấu kinh tế cũng khác nhau. Xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cũng có nghĩa là xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở các vùng điều kiện địa lý và khí hậu tự nhiên khác nhau của nước ta. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế của một nước, một vùng bao giờ cũng dựa trên qu thế về điạ lý và khí hậu của nước đó, vùng đó.
+Các nguồn lợi: bao gồm tài nguyên khoáng sản,nguồn nước, nguồn năng lượng, đất đai… có hay không có, có nhiều hay có ít các tài nguyên này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu kinh tế của một quốc gia nó chung và của vùng đó nói riêng.
+Phong tục tập quán và truyền thống dân tộc: Đây là nhân tố vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có tác dụng kìm hãm. Một quốc gia nào hay một vùng nào đó ở đâu đó có phong tục tập quán canh tác lạc hậu ví dụ như du canh, du cư thì ở đó có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra không thể nhanh chóng và suôn sẻ được. Ngược lại, ở đâu có tập tụ, tập quán truyền thống sản xuất tiến bộ thì ở đó việc làm chuyển biến cơ cấu kinh tế nói chung sẽ dễ dàng hơn.
+Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ : với trình độ này càng cao thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ càng dễ dàng hơn và công nghệ hiện đại, tiên tiến đó sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, nông nghiệp và nông thôn nói riêng.
+Con người: ta biết rằng cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, thế nhưng việc nó hình thành nhanh hay chậm , hợp lý hay không hợp lý, lại do tác động chủ quan của con người. Bởi vì, con người là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc tiến hành cơ cấu kinh tế.
Ví dụ điển hình như Nhật Bản, một nước hiếm tài nguyên, đất nước vươn lên ngang tầm với các nước phát triển nhất trên thế giới, một đất nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển.
4. Sự cần thiết phải công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
Chuyển dịc cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng ngày càng tiến boọ là một xu thế tất yếu khách quan của các nền kinh tế quốc gia khác nhau, nó vừa có những nét chung mang tính quy luật và vừa có những nét riêng mang tính đặc thù phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của nền kinh tế mỗi quốc gia ấy trong từng thời kỳ lịch sử.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là kết quả của sự phát triển trong cạnh tranh trên thị trường, những ngành có hiệu quả cao sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, các ngành kém hiệu quả sẽ bị thu hẹp lại, mà việc chủ động thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo mục tiêu và nhu cầu của sự phát triển, gắn với dự báo tiến bộ khoa học công nghệ và thị trường là một trong những khâu quyết định tạo ra tăng trưởng kinh tế, ở những nước có công nghệ tiên tiến thì luôn tạo ra công nghệ mới, còn ở những nước đang phát triển thì tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, từ đó hình thành cơ cấu mới trong công nghiệp và trong nền kinh tế với các ngành nghề mới, sản phẩm mới, tạo ra sức cạnh tranh cao và tăng trưởng nhanh.
Đất nước ta xuất phát và đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu chính vì vậy chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Trong nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển vượt bậc. Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩy được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh như: lúa, cao su, cà phê, chè.. Hơn nữa, với ngành công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản đã có những bước tăng trưởng đáng kể . Đó là điều kiện nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1985 ĐẾN NAY.
I. GIAI ĐOẠN TỪ TRƯỚC NĂM 1985-1988
Nông nghiệp nước ta trong giai đoạn này gặp rất nhiều những rào cản, vượt qua tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài trong những năm 1976-1980.
Đến tháng 1-1980 - Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ra đời lúc đó với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm người và hộ lao động (và đây thực chất là khoán hộ). Chính vì vậy, đã được coi là chìa khoá vàng mở ra thời kỳ mới của nông nghiệp và cả của kinh tế nông thôn. Những kết quả đạt được trong giai đoạn này của sản xuất nông nghiệp là những thành tựu bước đầu hơn hẳn các thời kỳ trước. Bình quân 5 năm 1981-1985 so với bình quân 5 năm 1976-1980 sản lượng lương thực tăng 27%, riêng thóc tăng lên 32%, năng suất lúa tăng 23%, lương thực bình quân đầu người tăng 14%, đàn trâu tăng 8%, đàn bò tăng 39%, đàn lợn tăng 22%.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp với nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Sản xuất lương thực đã tăng lên với xu hướng năm sau cao hơn năm trước: năm 1987 là 17,5 triệu tấn, 1988 là 19,6 triệu tấn. Trong gần 3 thập kỷ lương thực ở nước ta luôn là vấn đề nóng bỏng, tình trạng thiếu lương thực diễn ra triền miên. Riêng 13 năm (1976-1988) nước ta nhập khẩu 8,5 triệu tấn quy gạo, bình quân hàng năm nhập 0,654 triệu tấn.
Mặt khác, nông nghiệp nước ta mang nặng tính độc canh (vào những năm đấuau thời kỳ giải phóng). Diện tích cây lương thực năm 1976 chiếm 88,0% trong đó lúa chiếm 75,2% tổng diện tích gieo trồng, các loại cây trồng khác chiếm tỷ trọng diện tích còn thấp. Cây công nghiệp chiếm 6%, cây ăn quả 2%. Từ năm 1981 trở đi lương thực có sự phát triển, vấn đề lương thực giảm bớt khó khăn cho nhân dân ta trong nghiên cứu năm của thời kỳ đó.
Nông nghiệp trong thời gian này cũng đã có được sự đóng góp quan trọng trong việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước với quan điểm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, do vậy, kinh tế nước ta đã có những tiến bộ khởi sắc và chuyển biến tích cực. Năm 1986 giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 513 triệu rúp-đo la.
Có được những bước đầu khởi sắc của giai đoạn gần thập niên 90 này là do sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta nhằm từng bước phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Trong giai đoạn này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới bắt đầu được hình thành song vẫn chưa được quan tâm đúng mức vì do điều kiện kinh tế nước ta tác động. Nông nghiệp ta thời kỳ này vẫn độc canh là chủ yếu, cây trồng vật nuôi mới chỉ là "có sự góp mặt" còn chủ yếu là lúa, hoa màu cho ta năng xuất thấp khiến nước ta vẫn phải nk lương thực, thực phẩm.
II. GIAI ĐOAHN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 1994
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong giai đoạn này, Đảng ta luôn luôn khẳng định sự phát triển kinh tế nước ta phải dựa trên cơ sở kết hợp một cách đúng đắn giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Trong hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khoá VII họp tháng 12 năm 1993 đã xác định "từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến công nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiệnn Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Tháng 1 năm 1994). Trước đó nhà nước ta đã có chính sách ưu tiên , phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Tháng 1 năm 1980, chỉ thị 100 của Ban chấp hành bí thư Trung ương Đảng với nội dung khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm và người lao động (thực chất là khoán hộ). Đây là chìa khoá vàng mở ra thời kỳ mới của nông nghiệp và kinh tế nông thôn cho nước ta.
Tiếp đến là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (5-4-1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp với nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân, thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Đây là một mốc mới đánh dấu cho sự mở đầu của thời kỳ đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Những chính sách của Đảng và nhà nước ở trên là một tiền đề mở ra cho nền nông nghiệp một hướng đi mới, tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta một cách cơ nền tăng trưởng, có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta một cách có nền tảng, có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn này, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã và đang chuyển dịch theo cơ cấu ngành, theo vùng, theo lãnh thổ tới nền sản xuất hàng hoá, với những tiến bộ đáng kể:
* Một là: cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển biến khá rõ nét, đã và đang tạo thế cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Với thành tựu to lớn nhất của nông nghiệp trong giai đoạn này là căn bản giải quyết được vấn đề lương thực. Sau 18 năm kể từ trước những năm 1985-1988, sau lượng lương thực nước ta tăng 86,6%, mức lương bình quân đầu người từ 274,4kg/năm năm 1976 tăng lên 359,2kg/năm 1993. Chỉ trong thời gian 6 năm ở giai đoạn này, khối lượng gạo xuất khẩu từ 1,5-2,0 triệutấn và xếp hàng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới.
Giải quyết được vấn đề lương thực là điều kiện quyết định để phát triển đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Đến năm 1993 diện tích cây công nghiệp tăng lên 1290.000ha, chiếm 13,3% trong đó cây công nghiệp tăng 3,77 lần, cây ăn quả tăng 3,0 lần so với trước những năm 1985-1988, tỷ trọng diện tích cây lương thực giảm xuống 78,4% trong đó riêng lúa chiếm 65,7. Lương thực dồi dào, nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, trong đó đàn lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho nhân dân, năm 1991 chiếm 70,5% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Năm 1993 số lượng đàn bò ở Miền bắc đã gấp 2,56 lần so với năm 1976 và gấp 2,45 lần so với năm 1980. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh về số lượng và chủng loại cùng với phương thức chăn nuôi truyền thống, nông dân đã tiếp thu phát triển chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.
Trong những năm của giai đoạn này, thuỷ sản đã có bước phát triển đáng kế, công tác nuôi trồng thuỷ sản được co trọng, nhất là vùng ven biển. Những cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm xuất khẩu được phát triển , mở rộng các hình thức tổ chức liên doanh với nước ngoài để nuôi tôm được triển khai ở ven biển Miền trung. Việc đánh bắt hải sản đang được khôi phục và phát triển ở nhiều địa phương, tầu thuyền, các phương tiện đánh bắt được tăng cường, nhờ vậy mà sản lượng thuỷ hải sản tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày càng lớn.
Biểu 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản cả nước 1991-1994 (%)
1991
1992
1993
1994
Nông nghiệp
84,5
84,7
84,5
85,3
Lâm nghiệp
7,7
6,8
7,0
6,5
Thuỷ sản
7,6
8,5
8,5
8,2
Việc giao đất, giao rừng được tiến hành rộng rãi tới người dân, việc bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng tốt hơn, diện tích rừng trồng tăng lên, kết hợp trồng rừng với trồng cây công nghiệp, làm vườn và chăn nuôi, góp phần tạo ra sự bền vững về sinh thái và xã hội để phát triển rừng. Ở nhiều vùng có dự án 327 đang triển khai tốt bước đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp miền núi. Nhà nước chủ trương hạn chế khai thác xuất khẩu gỗ tròn, sản lượng gỗ và kim ngạch xuất khẩu lâm sản có giảm xuống, những rừng đang từng bước được hồi phục.
Chính nhờ vậy, nông nghiệp đã đóng góp quan trọng việc tăng nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với quan điểm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, kinh tế nước ta đã có những tiến bộ và chuyển biến tích cực. Năm 1993 tăng gần 3 lần (1500 triệu rúp đola) đến năm 1994 tăng lên khoảng 1800 triệu đô la, chiếm 48,0% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
* Hai là: ở các vùng sinh thái của đất nước đã bước đầu khai thác lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn có hiệu quả.
Trong những năm của giai đoạn này, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Trước hết, phải khẳng định thành tựu to lớn về sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa. Lúa gạo đã và đang hình thành 2 vùng sản xuất chuyên môn hoá của cả nước, những năm này tỷ trọng sản lượng thóc so với cả nước tăng lên từ 69,6% năm 1993, trong đó vùng Đồng bằng Sông Hồng từ 19,5% lên 20,6% và Đồng Bằng Sông Cửu Long từ 43,2 lên 49%. Cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh và đang hình thành những vùng sản xuất với quy mô lớn. Diện tích cao su năm 1993 của cả nước có 220.000 ha, trong đó có 93.000 ha cho thu hoạch mủ với 70.000 tấn mủ khô được phân bố chủ yếu ở mủ khô cả nước. Sản xuất cà phê cũng đang hình thành 2 vùng lớn: vùng Tây nguyên và vùng Đồng Nam Bộ. Vùng Tây nguyên trong đó tập trung nhất là Đaklak chiếm 45,6% diện tích thu hoạch là 54,4% sản lượng cà phê nhân của cả nước, tiếp đó Đồng Nai chiếm 22% diện tích thu hoạch và 24,6% sản lượng cà phê nhân.
* Ba là: phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, những năm giai đoạn này có sự chuyển dịch quan trọng từ kinh tế quốc doanh và kinh tế tập trung là chủ yếu sang kinh tế hộ và các hộ nông dân đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn.
Doanh nghiệp nhà nước đến nay đã có 1921 đơn vị quản lý và sử dụng 7,5 triệu ha đất (trong đó có 415 lâm trường sử dụng 6,3 triệu ha rừng và đất rừng, 318 nông trường sử dụng 1,3 triệu ha đất nông nghiệp) với 377.000 lao động, sử dụng 70% vốn đầu tư cơ bản cho nông lâm ngư nghiệp, đến nửa năm 1993 đã có 940 doanh nghiệp đăng ký lại theo nghị định 388/HĐBT.
Gần đây doanh nghiệp nhà nước về nông nghiệp nổi lên hai vấn đề:
+Một sơ sở nông nghiệp quốc doanh bước đầu phát huy vai trò trung tâm khoa học kỹ thuật cho thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn như giống cây, con, gắn công nghiệp chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu: mía đường, chè, cao su, cà phê.
+Với khoảng 70% đơn vị chuyển sang khoán gọn cho hộ thành viên các khoản này đã tạo cho các hộ nhận khoán tiếp thu kỹ thuật mới, yên tâm đầu tư vốn, lao động vào cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Trong lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và cơ chế khoán giữ đất lâm nghiêp cho hộ gia đình công nhân sử dụng. Các hộ nông dân đang trở thành lực lượng chủ yếu sản xuất lương thực và phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi kết hợp khai thác nông lâm thuỷ sản, mở rộng và phát triển các ngành nghề mới…
Bốn là: Cơ cấu kỹ thuật trong công nghiệp và nông thôn đã và đang được chuyển dịch một cách mạnh mẽ và rộng khắp. Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới để đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Những kỹ thuật truyền thống đang được thay thế bởi những kỹ thuật tiến bộ, rõ nhất là giống cây trồng vật nuôi. Cùng với cuộc cách mạng sinh học, vấn đề thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, điện khí hoá từng bước được tăng cường cho nông nghiệp và nông thôn, công nghệ sau thu hoạch nhất là công nghiệp chế biến nông sản được coi trọng và phát triển
Biểu 4 cơ cấu tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) 1991-1994
1991
1992
1993
1994
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%)
40,5
33,9
28,9
28,7
Biểu 5: Sản lượng lương thực 1990-1994 (triệu tấn)
1990
1991
1993
1993
1994
Sản lượng lương thực quy ra thóc
b. Đánh giá chung về những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh doanh nông nghiệp
Bên cạnh những tiến bộ và kết quả được ở trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn những hạn chế và tồn tại.
+Một là: cơ cấu nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng độc canh, tự cung, tự túc và vẫn còn đang ở trình độ sản xuất hàng hoá nhỏ là chủ yếu.
Mặc dù có những tiến bộ trong chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở nước ta không thể chuyển mình nhanh chóng phát triển ngay được. Trong thời kỳ này, đất nước ta mới bắt đầu có sự chuyể dịch nhưng còn nhỏ bé, cần phải có một khoảng thời gian nhằm khắc phục dần những mặt yếu kém trong nền nông nghiệp của nước ta.
+Hai là: các ngành nông lâm nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thống nhất , mà thậm chí còn gây trở ngại, mâu thuẫn gay gắt trong quá trình phát triển.
Nông nghiệp nước ta không thể phát triển cùng một lúc tất cả các ngành nông nghiệp ngay được mà cần phải có sự hỗ trợ cho nhau, có mối liên hệ giữa các ngành với nhau thì mới tạo đà và nền tảng cho phát triển và đặc biệt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có phát triển và cung cấp đầy đủ lương thực thì mới có thể đưa được chăn nuôi phát triển được. Bởi vì lương thực hay sản phẩm của nông nghiệp nói chung là sản phẩm thiết yếu đối với sự tồn tại của con người.
+Bốn là: tỷ lệ thuần nông còn cao, chưa gắn kinh tế nông nghiệp với nông thôn, số hộ chuyên và kiêm về ngành nghề - dịch vụ chưa nhiều phần lớn lao động thủ công, sự chi viện của công nghiệp vào nông nghiệp còn ít.
Như ta thấy, đất nước ta từ xưa đã là một nước công nghiệp, và ngày nay, nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lớn, tỷ lệ dân cư sống trong nông nghiệp nông thôn rất lớn chiếm gần80% và còn lại là dân cư sống ở khu vực thành thị. Nền kinh tế nước ta còn nghèo, còn lạc hậu so với những nước trong khu vực cũng như trên thế giới, nhân dân sống chủ yếu là đồng ruộng, nền công nghiệp vẫn chưa phát triển. Điều đó sẽ tạo ra sự chi viện giữa các ngành trong nền kinh tế là không hiệu quả (có những không nhiều).
Với những nước trong khu vực, với một nền công nghệ đa dạng hoá, lương thực đầy dủ cho nhân dân và xuất khẩu ra nước ngoài cùng với việc phát triển các ngành khác như chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu thu ngoại tệ. Bên cạnh đó còn có ngành dịch vụ phát triển mạnh…
+Bốn là: các thành phần kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn tuy được pháp luật thừa nhận song vẫn còn những ràng buộc .
+Năm là: Kinh tế hộ tự chủ đã có bước phát triển khá, song năng lực nội sinh của kinh tế hộ còn yếu, chưa đủ sức tự vươn lên để phát triển kinh tế hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
+Sáu là: thị trường nông sản còn hạn hẹp , chưa được khai thông sức mua của nông dân còn thấp.
2. Một số tác động của việc đổi mới trong chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng tiến bộ là một xu thế tất yếu, khách quan của các nền kinh tế quốc gia nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Nền nông nghiệp nước ta phải nghiên cứu một hướng đi mới nhằm đưa nông nghiệp phát triển , là điều kiện cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân cùng phát triển. Như vậy, trước tiên là ta phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp hoá nông nghiệp hướng vào việc thực hiện thuỷ lợi hoá sớm, cơ giới hoá từng phần công việc, mở rộng điện khí hoá phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đồng thời tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn.
Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông nghiệp ý nghĩa quyết định đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Đây sẽ là một thời kỳ mở rộng thêm ra về chính sách phát triển cho nông nghiệp. Nó sẽ tậo điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn đi lên cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, và nó sẽ là điều kiện để hỗ trợ cho công nghiệp phát triển và các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh nghiệm cho thấy nếu không tạo ra được một cơ cấu kinh doanh thích hợp, năng đồn giữa nông, lâm, thuỷ sản, chế biến và dịch vụ với công nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường thì nền kinh tế nông nghiệp sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi và nó sẽ là điều kiện để hỗ trợ cho công nghiệp phát triển và các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Kinh nghiệm cho thấy nếu không tạo ra được một cơ cấu ktt thích hợp, năng động giữa nông, lâm , thuỷ sản, chế biến và dịch vụ với công nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường thì nền kinh tế đất nước sẽ không thể phát triển được.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với quá trình phân công lại lao động nông thôn cũng như việc góp phần cùng lao động xã hội trong cả nước.
III. GIAI ĐOẠN1995- 2003
1. Những đánh giá tình hình và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế n11 giai đoạn 1995- 2003.
Để tiếp tục thực hiện những chính sách phát triển kinh tế nó chung và nông nghiệp nông nghiệp nói riêng, phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm trước Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu trong văn kiện Đại hội Đảng VIII: "Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Cùng với mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, hướng vào bảo đảm an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, tăng nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn.
Đảng và nhà nước ta vẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn một cách có hiệu quả, và dựa trên cơ sở bảo đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn…
Trong những năm vừa qua, nông nghiệp nước ta dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phổ biến và là chính sách nhằm phát triển nền nông nghiệp nhà nước.
*Một là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm mục đích phát triển hàng hoá, nâng cao năng suất nông sản hàng hoá.
Thời kỳ này đã thực hiên chính sách chuyển dịch nông nghiệp lạc hậu, nhỏ, nặng về tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp lớn sản xuất hàng hoá, là xu hướng phát triển tất yếu của nước ta nói riêng, nền kinh tế thế giới nói chung vì vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế luôn được đánh giá hết sức quan trọng. Việc xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với nền kinh tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay - nền kinh tế thị trường là một sự cần thiết tất yếu.
Xét về phương diện tổng thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự đa dạng hoá hoạt động nông nghiệp sao hiệu quả kinh tế cao nhất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm phát triển hàng hoá, nâng cao tỷ suất nông sản hàng hoá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay hay cũng có nghĩa là vận hành nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, tạo điều kiện, khả năng phát triển nhanh cho bản thân nông nghiệp nói riêng và cho ngành kinh tế đất nước nói chung .
Biểu 6: Sản lượng lương thực 1995-2000
1995
1996
1997
1998
1999
ước tính năm 2000
Sản lượng lương thực (triệu tấn)
27,5
29,5
30,6
31,8
34,3
Trên 35,5 tấn
Sản lượng lương thực nước ta những năm vừa qua, mỗi năm tăng 5% (hay 1,3 triệu tấn) và cao hơn tốc độ tăng dân số (1,8%) nên lương thực bình quân nhân khẩu/năm tăng 372kg (1995) lên 447 kg (1999) và ước tính sẽ tăng đến 455 kg (2000).
Bên cạnh đó, lương thực nước ta tiếp tục phát huy những kết quả đạt được ở giai đoạn trước ,việc mở rộng diện tích cây trông công nghiệp lâu năm được phát triển mạnh hơn, cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp đã cho một kết quả khả quan hơn trong sản lượng cũng như thu hoạch sản phẩm, đa dạng hoá cây trồng như mía, lạc, càphê, cao su… làm phong phú thêm về nguồn sản phẩm mới cho nông nghiệp. So với những năm ở giai đoạn trước, thì sản lượng nông nghiệp tăng đáng kể: sản lượng lạc tăng 34,5%, mía tăng 74%, cà phê tăng 2,8 lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,38 lần. Đặc biệt sản lượng cà phê tăng nhanh. Một 119.000 tấn năm (1990), 320.000 tấn (1996), 509.000 tấn (1999) và xuất khẩu năm 1999 đạt 600 triệu USD.
Năm 1998, sản lượng cao su (mủ khô) đạt 199.000 tấn, tăng lên 3,5 lần so với năm 1990. Nguyên nhân chính ở đây là do tăng diện tích cho sản phẩm, đến năm 1999 đạt 248.000 tấn. Sản lượng cao su xuất khẩu năm 1996 đạt 194.000 tấn, 1997 đạt 197.000 tấn, 1998 đạt 195.000 tấn, 1999 đạt 263.000 tấn.
Ngành chăn nuôi ở giai đoạn này có sự tăng trưởng đáng kể. Trong giai đoạn này, kết hợp với những thành tựu, kết quả đạt được trong giai đoạn trước, đa dạng hoá vật nuôi: gia súc gia cầm, thuỷ sản… đã tạo ra khả năng tăng trưởng cao và bền vững trong chăn nuôi. Những năm ở giai đoạn này so với những năm ở giai đoạn trước. Nganh chăn nuôi thu được kết quả : đàn Trâu tăng 5%, bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, đàn gia cầm tăng 25%. Đặc biệt đàn bò sữa tăng khá nhanh, năm 1999 đạt gần 34.000 con trong đó ở Thành phố Hồ Chí Minh gần 25.000 con, đã tăng gấp 3 lần so với năm 1994.
Biểu 7: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp ( 96 -2002)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
1996
5,6
6,9
5,3
1997
7,0
7,0
7,9
1998
5,7
6,0
4,8
1999
7,3
7,6
7,0
2000
5,4
5,3
6,4
2001
2,6
2,3
4,2
2002
5,2
4,3
9,9
* Hai là: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta trrong giai đoạn này đã khai thác lợi thế so sánh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở mỗi quốc gai đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Như mặt hàng nào đó của người khai thác không thể có được về khả năng vượt trội như chất lượng, mẫu mã, độ bền..
Nông nghiệp nước ta có ưu thế hơn là do tự nhiên ưu đại mang lại. Trong đó, ngành nông sản nước ta đã và đang khai thác lợi thế để xuất khẩu ra thế giới nhằm thu lợi nhuận cho đất nước.
* Ba là: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 1995-1999 đã gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trước hết là công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nước ta.
Đất nước ta với một nền nông nghiệp lạc hậu, với dân số nông thôn đến năm 2000 tăng đến 62 triệu người và có thể ổn định mức này tới năm 2010. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có cơ cấu phù hợp, năng động giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, thuỷ hải sản, chế biến, du lịch nông thôn và dịch vụ.
Qua những quan điểm trên, kinh nghiệm cho thấy rằng nếu không tạo ra được một cơ cấu thích hợp, năng động giữa nông lâm thuỷ sản, chế biến và dịch vụ với công nghiệp thích ứng và cơ chế thị trường thì nền kinh tế đất nước không thể phát triển.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá với quan điểm phải gắn liền với quá trình phân công lại lao động trong nông thôn, điều này có thể góp phần phân công lại lao động trong cả nước.
Kinh tế nông hộ xuất hiên trong thời gian này và nó đã phát huy khả năng của nó trong nền kinh tế hàng hoá. Trong giai đoạn này đã xuất hiện các trang nông nghiệp có năng lực trong to lớn trong sản xuất nông sản như vùng trồng cây công nghiệp ở các tỉnh miền núi, vùng lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long… tạo khả năng xuất hiện một mô hình mới trong nông nghiệp trang trại sản xuất hàng hoá theo quy mô hộ gia đình.
+Đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy nông nghiệp vượt bậc. Nông nghiệp nước ta đã cơ giới hoá được một số khâu làm đất tăng từ 22% (1980) lên 34,1% (1996) và 38% (1998) ((riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long đạt 60-80%). Các máy móc nông nghiệp được nông dân đầu tư mua sắm nhiều, cả nước có khoảng 600.000máy bơm nước, 160.000 máy nghiền thức ăn gia súc, 108.000 mãyay xát, 100.000 máy tuốt lúa có động cơ, tàu thuyền gắn động cơ đánh cá khoảng trên 70.000 chiếc với tổng công suất trên 1,2 triệu CV, tàu thuyền vận tải cơ giới có 98.330 chiếc, trong năm 1997-1999 cả nước tăng thêm 1000 tàu đánh cá có công suất trên 90CV, đưa số tàu đánh cá xa bờ lên 5000 chiếc.
Công nghệ tự động hoá đã được ứng dụng trong các dây truyền chế biến nông sản, như đánh bóng, phân loại gạo, cà phê chế biến đường, bánh kẹo, ươm tơ, chế biến thưc ăn gia súc… mức độ tự động hoá trong nông nghiệp nông thôn mới chỉ chiếm khoảng 0,3% riêng khâu chế biến nông sản đạt khoảng 5%.
Công nghệ sinh học trong 10 năm gần đây đã tạo ra nhiều giống lúa, ngô, rau, đậu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, năng suất cao phù hợp với các vùng sinh thái. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ sinh học được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản, công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất phân vi sinh. Sản xuất nấm…
+Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã thúc đẩy hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh như: lúa, cao su, cà phê, chè, điêu, hồ tiêu, lạc, mía, bông, dâu tằm rau quả, lợn, bò, tôm, cá…
+Công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản đã có bước tăng trưởng đáng kể.
Giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 12% -14% và là ngành chiếm tỷ lệ khá lớn trong nông thôn 30%-32%. So với năm 1990 chế biến đường tăng 3,4 lần, cà phê 4 lần, cao su (mù khô) 3,2 lần, xay xát gạo 1,9 lần, điều nhân 80 lần giá trị sản lượng công nghiệp chế biến so với tổng sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, từ 33,8% năm 1990 lên 42% năm 1995 và khoảng 46% những năm gần đây. Một số cơ sở chế biến đã tiếp cận công nghệ và thiết bị ngang với trình độ khu vực và thế giới như xay xát gạo, tơ tằm, mía đường, bánh kẹo, nước quả cô đặc, chế biến gỗ rừng trồng, chế biến thuỷ sản…
+ Ngành nghề nông nghiệp đang phát triển nhanh đóng góp quan trong trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập nông thôn.
+ Trong giai đoạn này, cơ cấu nông nghiệp nông thôn đã có bước chuyển dịch nhưng chậm, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao
Biểu 8: Cơ cấu kinh tế nông thôn (%)
Thực hiện (tỷ đồng)
Cơ cấu %
thực hiện (tỷ đồng)
Năm 2003 so với 2002
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2002
Năm 2003
Tổng số
5360999
605491
100.00
100.00
313135
33584
10724
Khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản
123268
131998
22,99
21,80
68283
70468
103,20
Khu vực công nghiệp và xây dựng
206648
242033
37,55
39,97
117082
129185
110,34
Khu vực dịch vụ
206183
231460
38,46
38,23
127770
136168
106,57
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, do đó thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển ổn định vượt qua mọi khó khăn của thời tiết và thiên tai.
*Bốn là: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với việc nâng cao hiệu quả xã hội nhằm từng bước xoá đối, giảm nghèo, tăng người giàu, hộ giàu và xây dựng nông thôn mới.
Cùng với quan điểm hiệu quả kinh tế phải gắn với hiệu quả xã hội, ở đây ta có thể xem đó là đặc trưng của nền kinh tế XHCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả phải là một sự chuyển dịch mà trong đó vấn đề xã hội phải được giải quyết tốt đời sống văn hoá, xã hội, phúc lợi xã hội , cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phải được nâng cao. Vấn đề này là nhằm nâng cao tỷ suất nông sản hàng hoá, phải gắn liền với việc chăm lo đời sống nhân dân phát triển nông nghiệp đi đôi với việc giải quyết một cách căn bản các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái. Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập của nông dân, tích cực xoá đói, giảm nghèo, nâng cao số hộ đủ ăn đi lên giàu có, được học hành, đào tạo nghề nghiệp, từng bước đo thị hoá nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Biểu 10: tỷ trọng hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp
Cả nước
TMTD Bắc bộ
ĐB Sông Hồng
Khu bốn cũ
Duyên hải MT
Tây nguyên
Đông nam bộ
ĐB Sông Cửu Long
Tỷ số (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
Hộ nông nghiệp
80,6
91,4
92,2
83,0
75,6
77,9
51,0
72,1
Hộ Phi NN
19,4
8,6
7,8
17,0
21,4
21,1
49,0
27,9
2. Đánh giá chung về những hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 1995-1999.
Những thành tựu và kết quả thu được trong giai đoạn 1995-1999 của nông nghiệp nước ta cùng với chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn có những hạn chế và tồn tại cần được khắc phục đưa nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng phát triển đi lên
+Một là: trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn việc đẩy mạnh thực hiện quá trình này góp phần phát triển được nền nông nghiệp Việt Nam thế nhưng xét một cách tổng thể thì lao động thủ công vẫn còn phổ biến, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Đất nước ta xuất phát từ nền nông nghiệp độc canh, dân số đông, tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn còn lớn, chính vì vậy để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì mang nhiều khó khăn. Những khó khăn này có thể giải quyết được nhưng đòi hỏi có thời gian thì mới khắc phục chúng được. Hơn nữa, đất nước ta còn nghèo, trải qua chiến tranh gần 30 năm, việc khắc phục nền kinh tế rất khó khăn, kinh tế lạc hậu, công nghệ kỹ thuật có những bước tiến mới mở đường cho sự phát triển thế nhưng so với những nước khác trong khu vực và trên thế giới là còn lạc hậu, do có sự chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển sang những nước kém phát triển hơn.
+Hai là: thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn để thúc đẩy thành nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh nhưng trong nhiều lĩnh vực sản xuất còn phân tán manh mún, quy mô sản xuất hộ gai đình rất nhỏ, về lâu dài có thể gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và nhà nước đưa ra nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề quy mô sản xuất của hộ gia đình còn mới, cho nên nó mới chỉ là thời gian đầu phát triển, còn nhỏ, phân tán và manh mún. Hiện nay với khoảng hơn 10 triệu hộ nông dân có quy mô diện tích bình quân quá thấp vào khoảng 0,8 ha/hộ, đất đại lại phân tán, manh mún với trên 100 triệu thửa, chỉ thích hợp sử dụng lao động thủ công, việc cơ giới hoá hết sức khó khăn. Điều này nếu không có giải pháp từng bước tập trung đất đai thì không thể công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp có hiệu quả, nhất là Đồng bằng Sông Hồng và Miền trung.
+Ba là trong công nghệ chế biến nông, lâm thuỷ sản vừa qua đã có bước tăng trưởng đáng kể nhưng nhìn một cách tổng quan còn nhỏ bé phân tán, trình độ công nghệ thấp, sản phẩm chế biết đạt chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
Ta biết được nền kinh tế trong thời gian gần đây có sự phát triển nhưng sự phát triển vẫn chưa ổn định và bền vững. Cơ cấu ngành đã có sự thay đổi và đặc biệt trong nông nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Công nghệ khoa học kỹ thuật nước ta còn thấp và lạc hậu, chính điều này làm lên những ảnh hưởng cho các ngành khác, như ngành chế biến nông sản, ngành này phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ kỹ thuật. Chất lượng chế biến một số ngành như chè, mía đường, rau quả, thịt chưa cao, mặt hàng còn đơn điệu, tính cạnh tranh kém , giá trị thấp, giá xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại 10-15 %.
Mặt khác là do quy hoạch và đầu tư mới cho công nghệ chế biến chưa tương xứng. Hệ số đổi mới thiết bị thời gian qua chỉ đạt 7%/năm (bằng 1/3-1/2 mức tối thiểu của cả nước).
+Bốn là trong giai đoạn 1995-1999, ngành nghề nông nghiệp đang phát triển nhanh, đóng góp quan trọng trong việc tạo việc làm, thế nhưng quy mô nhỏ bé, công nghệ, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm còn thấp. Ngành nghề chủ yếu là loại hình kinh tế hộ (97,1%) quy mô nhỏ bé, vốn ít, trình độ tay nghề còn thấp, và bắt đầu từ năm 1996 và năm 1997, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn có xu hướng giảm sút do gặp nhiều khó khăn về thị trường và khả năng cạnh tranh.
+Năm là cơ cấu kinh tế nông nghiệp , nông thôn đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao
+Sáu là: thị trường tiêu thụ nông sản và hàng hoá nông nghiệp và nông thôn phát triển không ổn định, sản xuất nông nghiệp tăng hầu hết các mặt nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn, nông sản hàng hoá ứ đọng, giá cả tụt xuống thấp.
+Bảy là vốn đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu nông nghiệp và nông thôn.
+Tám là phát triển sản xuất tăng trưởng kinh tế có sự gắn bó với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tình trạng tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng, biển bị khai thác quá mức, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinhh thái…
Biểu 11: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành (%)
1951
1955
1975
1985
1999
Nông-lâm-thuỷ sản
71
43
36
40
25
Công nghiệp -xây dựng
7
15
24
27
35
Dịch vụ
22
42
40
33
40
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
I. QUAN ĐIỂM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
- Mục đích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã đề ra đến năm 2005 cơ cấu của ngành là: tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm xuống còn 75 -76%, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên tương ứng là 5 -6% và 19 -20%.
- Để đạt được mục tiêu trên cần chú ý những quan điểm sau:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp phải gắn với tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn nền kinh tế và tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu phải gắn với hiệu quả và lợi ích của toàn ngành kinh tế quốc tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu phải được tiến hành từng bước, với sự nỗ lực của toàn ngành và sự phối hợp đồng bộ của các ngành khác, các cấp và toàn thể nông dân.
+ Chuyển dịch cơ cấu phải gắn với chuyển dịch cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần.
II. Mục tiêu cụ thể:
- Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2005 có hiệu quả thì phải có kế hoạch cụ thể từng ngành, từng bộ phận.
- Tốc độ tăng giá trị sản lượng trung bình ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản thời kỳ 1996 -2002 là: 6,1%/ năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 154,4 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng so với năm 2002 là 5,4%.
- Dự kiến thời kỳ 2004 - 2005 tốc độ tăng là: 6%.
- Trong sản xuất nông nghiệp: tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành thời kỳ 1996 - 2002 là: 5,4%/năm, năm 2002 tổng giá trị sản lượng đạt 121 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tốc độ tăng thời kỳ 2004 -2005 là: 5%/năm.
- Sản xuất lâm nghiệp còn rất chiếm tỷ trọng nhỏ bé trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản, tốc độ tăng trung bình tổng giá trị sản xuất của ngành thời kỳ 1996 - 2002 là: 2%/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 6 nghìn tỷ đồng. Dự kiến tốc độ tăng trung bình thời kỳ 2004 -2005 là: 2%/năm.
- Ngành thuỷ sản: Thuỷ sản là một ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam, là ngành có tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất thời kỳ 1996 - 2002 là: 11,23%/năm, tổng giá trị sản xuất năm 2002 đạt 27,4 nghìn tỷ đồng.
- Khó khăn lớn nhất của ngành là thị trường đầu ra, năm 2003 gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu.
III. Giải pháp:
- Tăng cường chủ động phòng chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán, đặc biệt càn phải tăng khả năng dự báo thời tiết lên trước một tháng hoặc quý hoặc năm để nhân dân có thể chủ động phòng chống.
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
- Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhất là vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa vùng núi cao, trước mắt là đầu tư đường giao thông, công trình thuỷ lợi, điện, giáo dục…
- Nhà nước phải có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm để tránh tình trạng tư thương ép giá như hiện nay, đối với thị trường xuất khẩu cần phải tăng cường vai trò các tổ chức, mở rộng thị trường ra nhiều nước nhiều khu vực.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và phát triển thực tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trước những năm 1986 đến nay, bài viết đã đưa ra một số giải pháp cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới. Những giải pháp này có thể đã được đề cập tới ở nhiều nguồn, số khác chưa thực tế hoặc chưa thể hiện được trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, song các giải pháp này đưa ra đã phản ánh thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức được đào tạo của em còn hạn chế cho nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong muốn khắc phục được những hạn chế và khiếm khuyết này trong thời gian tới.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài viết này!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình của Khoa kế hoạch và phát triển - Trường ĐHKT QD. NXB thống kê 2000.
2. Tạp chí
- Phát triển kinh tế
- Kinh tế phát triển
- Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu kinh tế
- Kinh tế và dự báo
- Hoạt động khoa học
- Thông tin khoa học xã hội
3. Văn kiện đại hội Đảng IX. NXB chính trị quốc gia 2001.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGIỆP
Vai trò, vị trí, đặc điểm của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Vai trò, vị trí của sản xuất nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với phát triển nông nghiệp -Nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ TRƯỚC NĂM 1985-1988 TỚI NAY.
Giai đoạn từ trước năm 1989 đến năm 1988
Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1994
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đánh giá chung về những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Một số tác động của việc đô mới chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 1995-1999
1. Những đánh giá tình hình và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1995-1999.
2. Đánh giá chung về những hạn chế mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1995-1999
PHẦN III. GIẢI PHÁT CHO XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005
Những vấn đề đặt ra và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2005
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2001-2005
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- uận văn chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN.DOC