Tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long: ĐẶT VẤN ĐỀ
D
ưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viên trong các trường học. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60]
Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộng rãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằ...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
D
ưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sức khoẻ của nhân dân lao động, đặc biệt là của học sinh, sinh viên trong các trường học. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã viết:”Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công” (Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ Tịch ngày 27 tháng 3 năm 1946).[59,60]
Năm 1954 sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất năm 1975, cả nước ta đã hình thành một phong trào tập luyện TDTT rộng rãi, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Phong trào này diễn ra liên tục trong suốt 40 năm qua và nó đã góp phần to lớn vào sự nghiệp củng cố, nâng cao sức khoẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
Ở các trường học, từ bậc mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định một chương trình GDTC bắt buộc, nhằm đào tạo con người mới - con người XHCN, phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh liên tục, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa được thoả mãn nhu cầu tập luyện TDTT, ở hầu hết các trường Đại học còn nhiều khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất, chưa thoả mãn nhu cầu tập luyện của sinh viên. Hơn nữa, ở các trường đại học trong cả nước, chương trình GDTC chỉ mới tập trung ở hai năm đầu, bao gồm những nội dung chính của môn điền kinh, thể dục và một số môn thể thao tự chọn, thời gian còn lại của hai năm cuối sinh viên không bị những điều kiện ràng buộc nên hầu hết sinh viên ít hoặc không tham gia luyện tập TDTT.[20,22,25]
Những năm gần đây, trong chương trình nghiên cứu khoa học của các tác giả Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp (1986, 1990), Trần Văn Tác, Bùi Hoàng Phúc (1998), Phạm Thị Nghi, Phạm Thu Thái (1999), Trần Thuỳ Linh, Phạm Tất Thắng (2002), đều xác nhận tình trạng thể lực của sinh viên cuối khoá ở các trường đại học đều giảm sút. Điều đó, buộc các nhà sư phạm trong lĩnh vực GDTC phải tìm ra những biện pháp khắc phục, với mục đích duy trì trạng thái thể lực, sức khoẻ cho sinh viên trong suốt quá trình học, để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có sự chuẩn bị đầy đủ về sức khoẻ và kiến thức, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.[41,61]
Ngày nay, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước đòi hỏi đội ngũ thanh niên không chỉ có tri thức khoa học vững vàng, có đạo đức trong sáng, mà còn cần có sức khỏe tốt.
Trường đại học Dân Lập Thăng Long là một trong những trường đào tạo đội ngũ cán bộ về lĩnh vực tin học, quản lý và ngôn ngữ, phần đông sinh viên là nữ có độ tuổi 18 - 22. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nhà trường còn chú trọng đến công tác GDTC cho nữ sinh viên. Theo số liệu nghiên cứu ban đầu, tình trạng thể lực của nữ sinh viên trong những năm qua chủ yếu tăng ở hai năm đầu là do có luyện tập TDTT thường xuyên, ở hai năm tiếp theo, tình trạng thể lực của sinh viên hướng giảm sút đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong các giờ nhàn rỗi buổi sáng, buổi chiều, đã xuất hiện nhiều sinh viên tham gia tập chương trình GDTC của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định. Song, việc tập luyện của hầu hết sinh viên còn mang tính tự phát, thiếu hướng dẫn tổ chức và quản lý của trường, Hội thể thao sinh viên.
Thể dục tổng hợp cổ truyền là môn tập được nữ thanh niên ưa thích, việc tổ chức tập luyện môn tập này không đòi hỏi điều kiện tập luyện phức tạp, nhưng góp phần làm phong phú hiệu qủa cao về sức khoẻ, giáo dục nhân cách, nếp sống lành mạnh và đặc biệt là tạo dáng vẻ đẹp cho người tập - một nhu cầu của sinh viên hiện nay. Qua điều tra sơ bộ, ở 4 khoá học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, có tới 65 - 70% số sinh viên nữ trả lời có nguyện vọng tập môn thể dục tổng hợp cổ truyền.[38]
Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải sớm nghiên cứu hình thức tập luyện và xây dựng một chương trìng giảng dạy hợp lý, phong phú nội dung tập luyện ở hai năm đầu và nâng cao hiệu quả môn tập tự chọn ở hai năm cuối cho sinh viên.
Trên cơ sở ý nghĩa của công tác GDTC cho sinh viên, nhất là sinh viên nữ, do tầm quan trọng của môn thể dục tổng hợp cổ truyền đối với đối tượng tập luyện này, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu hiệu quả của chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao sức khoẻ cho nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở đánh giá sự phát triển thể chất nữ sinh viên của trường đại học Dân Lập Thăng Long, chúng tôi biên soạn chương trình tập luyện thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền được thực hiện bắt buộc nhằm nâng cao trình độ thể chất cho nữ sinh viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên đây, các nhiệm vụ sau đây được đặt ra:
1.Điều tra sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội.
2. Nghiên cứu hiệu quả chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường đại học Thăng Long Hà nội.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Quan điểm của Đảng và nhà nước về Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên các trường học.
Từ trước tới nay, trung thành với học thuyết Mác - Lê Nin, Đảng, nhà nước ta và Hồ Chủ Tịch rất chú ý đến giáo dục toàn diện cho thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong các trường học từ phổ thông đến đại học, thường xuyên quan tâm đến TDTT, coi đó là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Với tư tưởng chỉ đạo đó, Đảng, nhà nước ta không ngừng tạo ra những điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi, để biến học thuyết phát triển con người toàn diện thành hiện thực trong đời sống xã hội nước ta. [59,60]
Tư tưởng của học thuyết Mác - Lê Nin về thể dục thể thao đã được cụ thể hoá trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính phủ và của Hồ Chủ Tịch. Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là nhà văn hoá lớn, sinh thời, Bác rất quan tâm đến hoạt động TDTT, lịch sử đã chứng minh: Bác Hồ là người khai sinh, người sáng lập nền TDTT cách mạng nước ta. Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nền TDTT mới của nước ta là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT, là nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi một người dân yêu nước. Mục tiêu cao đẹp của TDTT là bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo nòi giống, làm cho dân cường nước thịnh. Những ý tưởng đó, được xuyên suốt trong các lời huấn thị, văn kiện, bài viết của Bác Hồ.[3,10,59]
Ngay từ tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh, Bác Hồ nêu rõ: “Khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho nòi giống thêm khoẻ mạnh”. Sau khi nước nhà vừa mới độc lập, chính quyền Cách mạng còn non trẻ, đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn như thù trong, giặc ngoài, kinh tế đói kém, xã hội chưa ổn định... Vậy mà, ngày 30 tháng 1 năm 1946, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha thể dục trung ương thuộc bộ thanh niên, trên cơ sở: “Xét vấn đề thể dục rất cần thiết, để bồi bổ sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Ngay sau đó, ngày 27.3.1946, Hồ Chủ Tịch lại ra Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong thư, lần đầu tiên người đã chỉ ra cho nhân dân ta thấy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công:, và người cũng đã chỉ rõ: Muốn có sức khỏe thì: “Nên tập luyện thể dục thể thao” và coi đó là: “Bổn phận của mỗi ngưòi dân yêu nước”.[60]
Ngày 31.3.1960, Bác Hồ đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc. Trong thư Người dạy: “Giữ Gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công”, và Người đã chỉ rõ muốn có sức khoẻ thì: “Nên luyện tập “Muốn lao động, sản xuất và học tập tốt, thì cần có sức khoẻ. Muốn có sức khoẻ thì nên thường xuyên luyện tập TDTT. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp. Đồng thời, Bác còn luôn qua tâm đến sức khoẻ của nhân dân, Bác rất tin yêu và luôn quan tâm đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Về thăm trường đại học TDTT TW I năm 1961, Bác đã căn dặn: “Các cháu học TDTT ở đây không phải đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng kia mà cái chính là làm người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ, đẩy lùi bệnh tật”.[59,60]
Đề cập về tầm quan trọng của thể dục thể thao khi phê phán tình trạng yếu kém về GDTC trong nhà trường của nước ta thời Pháp thuộc, Phan Bội Châu - một nhân sỹ yêu nước lỗi lạc đã viết: “Các môn trong trường tiểu học, không có môn gì quan trọng hơn môn thể dục, thế mà trong trường không có môn học đó. Thể dục tay không, thể dục với vũ khí, thể dục giải trí cho đến các thứ vận động khác, đều không được đưa vào trong chương trình giảng dạy. Lạ hơn nữa, là các trường tiểu học của trẻ em người Pháp thì có sân thể dục, sân vận động, mà trường tiểu học của con em người Việt Nam thì ngược lại vì trẻ em người Việt Nam mà khoẻ mạnh thì người Pháp “không ưa”, nên môn thể dục phải là môn “nghiêm cấm”.
Sau Cách Mạng Tháng Tám thành công, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến nền TDTT cách mạng. Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định dường lối, quan điểm, chính sách, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, đưa công tác TDTT lên một tầm cao mới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 – 2002, Đảng ta chủ trương: “Đẩy mạnh hoạt động thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam”.[7]
Đường lối quan điểm của Đảng được thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thị trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng: “Từng bước xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân”.[3,6,8]
“Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày”.[5]
Giáo dục toàn diện là mục tiêu luôn luôn được Đảng và nhà nước luôn quan tâm, nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21. Bàn về định hướng công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ trong những năm tới: nghị quyết TW II, khoá 8 đã khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, Giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu” [19].
“Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, tức là không chỉ phát triển về mặt trí tuệ, đạo đức, mà còn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục và đào tạo, y tế và TDTT”.[59]
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới nêu rõ: “Những năm gần đây, công tác TDTT đã có nhiều tiến bộ, phong trào TDTT từng bước mở rộng với nhiều hình thức, ở một số ngành, địa phương đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Tuy nhiên, TDTT ở nước ta đang ở trình độ thấp, số người thường xuyên tập luyện TDTT còn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện. Hiệu quả GDTC trong các trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp”[18].
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do: nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò TDTT trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; Chưa thực sự coi TDTT là một bộ phân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, nhà nước chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển TDTT, đầu tư cho lĩnh vực này còn kém hiệu quả, chưa phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, nhằm phát triển TDTT.
Trước tình hình mới, sự nghiệp TDTT cần phát triển theo định hướng đã nêu rõ: “TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động của xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang” (trích chỉ thị 36 CT/TW, ngày 24.3, Năm1994 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới) [9,18].
Chỉ thị 36 CT/TW còn khẳng định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” [18].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà, Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chất chiến lược, trong đó quy định các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biết coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, phải có sân bãi, nhà tập TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ giáo dục và đào tạo cần có một thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trường học” [21].
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, ngày 21.4.1997, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và Tổng cục TDTT (nay là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch), đã ký văn bản thoả thuận đề nghị chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển đến năm 2010, trong đó nêu rõ một số điểm sau đây[23,24]:
Mục tiêu GDTC trường học từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Do điều kiện giảng dạy nội khoá chưa đáp ứng được yêu cầu của GDTC, Bộ giáo dục và đào tạo và uỷ ban TDTT chỉ đạo các trường học, khuyến khích và hướng dẫn học sinh tập luyện những môn thể thao ưa thích tại trường, gia đình và các câu lạc bộ thể thao nơi cư trú.
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể thao cấp học, đặc biệt là Hội khoẻ Phù đổng, phát triển mạnh các câu lạc bộ TDTT và các trung tâm thể thao sinh viên, làm cơ sở tập luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng tâm và vấn đề GDTC cho sinh viên trường học.[25]
Quán triệt sâu sắc nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Hiến Pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới, cũng tiếp tục khẳng định cần phải khắc phục thực trạng giảm sút thể lực của sinh viên hiện nay. Hai ngành giáo dục và đào tạo - TDTT đã thống nhất những nội dung biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo, nhằm thúc đẩy nhanh và nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng GDTC” [33,34,35,36,37].
Với nội dung phối hợp giữa hai ngành, Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các cấp học giảng dạy thể dục ngoại khoá, theo chương trình kế hoạch có nề nếp, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc các quy phạm đánh giá quá trình dạy - học thể dục, quy chế GDTC sinh viên; nghiên cứu và diều chỉnh chương trình thể dục các cấp, thực hiện kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho sinh viên. Từng bước áp dụng thống nhất giữa các vùng, khu vực trên toàn quốc. Điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy bao gồm sách giáo khoa, sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy, tập luyện TDTT cho từng cấp học. Bảo đảm cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ việc thực hiện chương trình ngoại khoá; phát động phong trào tập luyện rộng khắp trong các nhà trường, với mục tiêu: “Mỗi sinh viên biết chơi một môn thể thao”; Chỉ đạo việc cải tiến chương trình, hình thức hoạt động TDTT ngoại khoá, mở rộng mạng lưới câu lạc bộ TDTT sinh viên. Tập trung hỗ trợ về cán bộ, cơ sở vật chất để củng cố, thành lập câu lạc bộ TDTT mới, để thu hút nhiều sinh viên tham gia tập luyện.[20,21,22]
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, đã ban hành quy chế 931/RLTC về công tác GDTC trong nhà trường là: “Các trường từ mầm non đến đại học phải đảm bảo thực hịên dạy môn thể dục theo quy định cho học sinh, sinh viên”. GDTC bao gồm nhiều hình thức và có liên quan chặt chẽ với nhau. Giờ học thể dục, tập luyện thể thao theo chương trình, giờ tự tập luyện của học sinh, sinh viên, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. TDTT là phương tiện quan trọng để giáo dục thể chất. Chương trình thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khoẻ, giới tính và lứa tuổi. Hàng năm, sinh viên tự tập luyện thể thao ngoại khoá ở trường, ở nhà (ở ký túc xá đối với các trường có học sinh nội trú). Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh, sinh viên tập luyện thường xuyên, tổ chức ngày hội thể thao của trường và xây dựng thành nề nếp truyền thống. Kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên theo quy định của chương trình GDTC”.[25]
GDTC trong các trường đại học và cao đẳng có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân cách của người sinh viên. Tăng cường và phát triển thể chất, phục vụ tốt cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp khoa học tập luyện thể thao, củng cố và trau dồi sức khoẻ góp phần xây dựng phong trào TDTT lớn mạnh trong nhà trường. Để đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chương trình GDTC trong các trường đại học, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên.
Thể chất của con người biến đổi theo xu hướng nhất định. GDTC là một quá trình nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ sảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, trong lao động sản xuất và chiến đấu. Trong các trường đại học và cao đẳng, GDTC là mộ bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện cho sinh viên, Bác Hồ đã nói: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh thì mới tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước lợi dân”.[60]
1.2 Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục toàn diện cho sinh viên.
1.2.1 Nhiệm vụ của giáo dục thể chất cho sinh viên.
Để đạt được mục tiêu GDTC cho thế hệ trẻ, đặc biệt là đối tượng sinh viên các trường đại học và chuyên nghiệp, cần giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Nâng cao thể chất và sức khoẻ cho sinh viên.
Thể chất là đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể con người, được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống.
Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng.
Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể.
Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể, qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo, khả năng phối hợp vận động), cùng các năng lực vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy, ném, leo, chèo, mang, vác). Một hoạt động vận động cụ thể, bao giờ cũng đòi hỏi một năng lực thể chất cụ thể tương ứng.[50]
Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản, mà còn là sự đề kháng với bệnh tật phát sinh.
Thúc đẩy phát triển thể hình lành mạnh.
Sự phát triển của thể hình chủ yếu dựa vào sự phát triển (lớn mạnh) của từng tế bào và các chất gian bào, chính sự phát dục lại chỉ sự biến đổi về chức năng và hình thái của các hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Hai khái niệm trên, có chỗ giống nhau và khác nhau, tuy chúng đều chỉ sự chi phối của các yếu tố di truyền, dinh dưỡng, sự lớn mạnh tự nhiên và điều kiện sống. Tập luyện TDTT có thể đẩy mạnh, nâng cao hơn thể trạng và duy trì được lâu hơn, làm chậm quá trình suy giảm khi tuổi cao.
Sự hoàn thiện về thể hình và tư thế thân thể, làm cho ngoại hình thêm đẹp, phần nào cũng phản ánh mức hoàn thiện về chức năng. Ngày nay, người ta còn coi đó cũng thể hiện một phần bộ mặt tinh thần, văn minh của dân tộc. Mặt khác, một cơ thể cường tráng lại là cơ sở vật chất của các năng lực chức năng khác.[50,55]
Phát triển toàn diện các năng lực thể chất.
Năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức năng của cơ thể. Khi ta tập luyện chạy bền, thì đồng thời nâng cao được khả năng hoạt động lâu dài của các hệ thống tim mạch, hô hấp, cơ bắp. Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân tố quan trọng, thúc đẩy sự cải thiện về hình thái chức năng và ngược lại. Đồng thời năng lực thể chất còn là điều kiện tất yếu, đầu tiên cho sự tiếp thu, nâng cao trình độ thể thao của người tập.
Nâng cao năng lực thể chất của cơ thể.
Tập luyện lâu dài, có hệ thống trong các điều kiện đa dạng, thay đổi về thời tiết, khí hậu, địa thế sẽ có lợi cho nâng cao năng lực thích ứng trước các điều kiện tự nhiên khác nhau. Mặt khác, cũng làm tăng cường khí huyết lưu thông và khả năng tạo máu, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, do đó sẽ nâng cao được sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh, bệnh tật và kịp thời góp phần, trị được cả những căn bệnh của nền văn minh (động mạch vành, béo phì huyết áp, tâm thần).
Thân thể, tinh thần và trí tụê con người không tách rời nhau, thể chất cường tráng, tinh lực sung mãn, sức sống dồi dào, có ảnh hưởng to lớn đến trạng thái tinh thần của con người và ngược lại. Kinh nghiệm và y học cổ kim, đông tây y đã nói nhiều tới ảnh hưởng của những vết thương tinh thần của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, nhiều đời nay người ta đã biết đến những dạng tập luyện TDTT để điều hoà trạng thái tâm lý, phòng trị một số bệnh tật. Do đó, khi nói về tác dụng của TDTT, về giá trị sức khoẻ, Bác Hồ luôn gắn: “Khí huyết lưu thông” và “tinh thần đầy đủ” với nhau. [50,55,56]
Thể dục thể thao góp phần làm phong phú đời sống văn hoá và giáo dục con người mới.
Thực tế nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy: Giải trí, tập luyện, biểu diễn, thi đấu… về TDTT là một nhu cầu ngày càng nhiều, mạnh, không thể thiếu hoặc thay thế đựơc. Nếu làm tốt, nó có thể góp phần đáng kể vào việc xây dựng đời sống văn hoá vui tươi lành mạnh và văn minh trong xã hội. Còn ngược lại, nó cũng ảnh hưởng xấu và hậu quả cũng rất phức tạp, dễ lan rộng. Trong xã hội hiện đại, thể thao và văn nghệ với những đặc tính riêng của nó, đã có sức thu hút và ảnh hưởng rộng lớn với thanh thiếu niên, là một nhu cầu không thể thiếu được. Đó cũng là một công cụ để chuyển tải những giá trị tư trưởng, tinh thần của một chế độ đến với họ.[46]
Là những chuẩn mực và phép tắc của một chế độ chính trị - kinh tế nhất định, đặt ra để quy định mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, nhằm phục vụ cho chế độ xã hội chúng ta, đạo đức có vai trò hàng đầu, “cái gốc” trong giáo dục con người. Đó là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đến ý thức, tình cảm và hành vi con người, nhằm bồi dưỡng nền đạo đức tốt đẹp của họ. Khi con người đã có đạo đức, phẩm chất tốt, họ sẽ tự nguyện, tích cực cống hiến toàn bộ sức mình cho đất nước. [56]
Các nhiệm vụ trên có liên quan mật thiết với nhau, cần kết hợp chặt chẽ trong khi thực hiện. Chúng cần được quán triệt phù hợp với từng bộ phận trong hoạt động TDTT như: dạy học TDTT, huấn luyện thể thao, thi đấu thể thao, rèn luyện thân thể hàng ngày, giữa chúng có những nét chung và khác biệt. Nhiệm vụ ưu thế, tính chất, mức độ, yêu cầu và cách thức thực hiện có chỗ khác nhau.
Rèn luyện thân thể hàng ngày là một quá trình hoạt động TDTT trong quần chúng có nhiệm vụ chính là tăng cường thể chất.
Huấn luyện thể thao là một quá trình GDTC đặc biệt, nhằm không ngừng nâng cao trình độ các tố chất vận động, kỹ - chiến thuật chuyên môn, đạo đức, ý chí chiến đấu thể thao, lại là một biện pháp quan trọng để kiểm tra, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của GDTC, rèn luyện thân thể, huấn luyện thể thao.
Do đó, khi thực hiện các nhiệm vụ TDTT trên từng bộ phận, từng người, cần nắm rõ chức năng chuyên môn cụ thể của mình, không thể lẫn lộn, thay thế hoặc bỏ qua. Nếu từng bộ phận nhỏ thực hiện tốt theo đúng chức năng của mình, sẽ góp phần thực hiện các nhiệm vụ lớn chung của TDTT trong cả nước.
Những nguyên tắc giáo dục thể chất cho sinh viên.
1.2.2.1 Nguyên tắc phát triển hợp lý con người toàn diện và cân đối
Bác Hồ nói: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người mới XHCN”. Câu nói đó, có ý nghĩa sâu sắc với công tác TDTT của chúng ta. Ngay từ bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ hiện nay, TDTT trước hết và chủ yếu gắn với và phục vụ cho sự nghiệp đào tạo con người, từng bước góp phần giải quyết một mâu thuẫn của xã hội cũ để lại – nhu cầu của những tiến bộ trong sản xuất xã hội với con người và điều kiện phát triển hạn chế của họ. Đó không chỉ là một mong muốn, tiềm năng, mà là một sự cần thiết thật sự cho tiến bộ xã hội. Có hai yêu cầu chính khi quán triệt nguyên tắc này trong TDTT.[59,60]
Thứ nhất khi thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong TDTT (hình thành các kỹ năng vận động, phát triển các tố chất cận động…) phải chú ý bảo đảm sự thống nhất giữa các mặt giáo dục, nhằm bồi dưỡng sinh viên thành con người phát triển toàn diện, hợp lý. Tiền đề tự nhiên của mối tương quan giữa các mặt giáo dục trên là sự thống nhất khách quan, không thể tách rời giữa sự phát triển về thể chất và tinh thần của con người. Điều này, đã được nhiều nhà khoa học về con người làm sáng tỏ. Bởi vậy, sự phân chia thành các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức… chỉ có ý nghĩa ưu thế tương đối, tuy chúng không đồng nhất. Bản thân tiền đề tự nhiên của mối liên hệ này không thể biến thành hiện thực, mà phải thông qua quá trình thực hiện giáo dục thống nhất, kết hợp có mục đích và hợp lý các mặt giáo dục trên. Trong hoạt động TDTT, cũng như các mặt văn hoá, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ. Trong đó, đức dục đóng vai trò chủ đạo, thì mới đạt được hiệu quả tốt trong các mặt giáo dục khác.[46]
Thứ hai: phải cố gắng sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt động thể dục thể thao, sao cho phát triển toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận động và có một “vốn” kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, phong phú, cần thiết cho sự sống nói chung và hoạt động chuyên môn nói riêng.
Yêu cầu này bắt nguồn từ sự cần thiết chuẩn bị thể lực toàn diện cho cuộc sống, phản ánh tính quy luật tự nhiên của sự phát triển thể chất con người. Qua quá trình tiến hoá tự nhiên hàng vạn, hàng triệu năm, cơ thể chúng ta ngày nay thực sự là thực thể hữu cơ, thống nhất và hoàn chỉnh. Những đặc tính, chức năng của nó liên quan, tương tác và làm tiền đề cho nhau. Trong đó, sự phát triển một đặc tính tự nhiên của cơ thể theo một hướng nào đó, bao giờ cũng ảnh hưởng, chịu sự phụ thuộc vào sự phát triển của nó trong các hướng khác nhau. Đương nhiên, sự phát triển thể chất toàn diện phải phù hợp với những quy luật tự nhiên của sự tồn tại và hoàn thiện của cơ thể, đảm bảo được mối tương quan giữa các đăc tính đã được hình thành trong quá trình tiến hoá, đồng thời cũng mở rộng và nâng cao những khả năng thích nghi của cơ thể trước những điều kiện luôn thay đổi từ bên ngoài. Đúng như P.F.Létsgáp, một nhà lý luận GDTC nổi tiếng người Nga đã nói: “Chỉ có phát triển cân đối tất cả các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự được hoàn thiện và hoàn thành được công việc lớn nhất với sự phát triển toàn diện này, không chỉ có ý nghĩa tự nhiên mà còn cả xã hội”.[56]
Song, những yêu cầu, tiêu chuẩn về phát triển thể chất toàn diện, cần được cụ thể hoá, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, môn thể thao… Nói một cách khác, mức phát triển này phụ thuộc vào những nhân tố di truyền – cá biệt và một phức hợp những điều kiện thay đổi trong đời sống và hoạt động. Không nên hiểu đó là sự phát triển dàn đều, đồng loạt như nhau, theo một phương thức cứng nhắc.
Về nguyên tắc, sự phát triển cân đối các tố chất vận động, không chỉ có ý nghĩa là không cho phép. Trên cơ sở đó, ưu thế phát triển những tố chất, phẩm chất trội theo yêu cầu của hoạt động chuyên môn, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ hợp lý với các tố chất, phẩm chất khác. Có thể thấy rõ hơn điều này trong chuẩn bị thể lực cho VĐV các môn thể thao khác nhau cho những người làm các nghề đặc biệt. Ở đây, cần kết hợp giữa chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn. Nhưng cái gốc, cơ bản, phổ thông, ban đầu nhất đối với mọi người dân phải là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đó là quy định về yêu cầu phát triển thể chất toàn diện với mọi người.
1.2.2.2. Nguyên tắc TDTT kết hợp và phục vụ cho lao động, quốc phòng.
Trong một xã hội nhân đạo, sự phát triển con người toàn diện và cân đối không mâu thuẫn với những mục đích thực dụng của TDTT, mà ngược lại chúng gắn liền và hòa nhập với nhau. Bởi vậy, sau nguyên tắc đầu tiên trên, còn có một nguyên tắc về tính thực dụng của hoạt động TDTT. Nguyên tắc về mối liên hệ giữa TDTT và cuộc sống thực tế xã hội, trước hết phải gắn với lao động và quốc phòng.
Trong lý luận TDTT, khi bàn về nguồn gốc của TDTT, đã có trình bày phần nào về chức năng thực dụng, phục vụ cho lao động và quốc phòng trong lịch sử loài người. Đặc điểm của sự thực hiện chức năng này và ảnh hưởng của chúng đến phát triển nhân cách con người, chủ yếu phụ thuộc vào phương thức kinh tế - xã hội. Cũng có người cho đó là quan điểm thiển cận, vụ lợi, đối nghịch với sự phát triển tự nhiên của con người, làm sai lệch bản chất vốn có của TDTT. Nhưng họ đã vô tình hoặc hữu ý quên một điều quan trọng: Sự tự do phát triển của con người không bao giờ chung chung, ngược lại, lúc nào cũng trước hết phải gắn với chức năng hoạt động cơ bản của họ, theo một nghề nghiệp cụ thể trong đời sống. Chúng ta không đào tạo ra con người chỉ để làm vật phụ thuộc vào cái máy, nhưng cũng không phát triển họ không theo một định hướng cụ thể nào. Hiểu rõ điều này, rõ ràng thấy rõ sự thống nhất biện chứng giữa chúng.
Khi quán triệt nguyên tắc này, cần tuân theo những yêu cầu sau:
Hoạt động TDTT trước hết phải nhằm hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết cho đời sống.
Trong việc lựa chọn những phương tiện tập luyện TDTT, nếu các điều kiện, yêu cầu khác nhau, thì ưu tiên chọn các bài tập có kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng. Có nhiều bài tập để luyện sức bền chung như chạy đường dài, ngồi xuống - đứng lên nhiều lần… nhưng có hiệu quả thực dụng nhất trong trường hợp này là chạy dai sức, vì nó còn gắn với một số nước, yêu cầu tối thiểu về kỹ năng vận động thể hiện trong các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nói chung, hoặc trong chương trình giáo dục thể chất cho các đối tượng cụ thể.
Hiệu quả thực dụng của hoạt động TDTT không chỉ thể hiện qua vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú tiếp thu được, mà còn cả ở mức phát triển đa dạng các năng lực thể chất, trong đó tố chất thể lực có vai trò quan trọng.
Đương nhiên, không ai có thể chuẩn bị được trước mọi kỹ năng, kỹ xảo và tố chất vận động cần thiết cho các hình thức hoạt động khác nhau trong đời sống, bởi vì cuộc sống và điều kiện của nó rất đa dạng và luôn thay đổi. Nhưng nếu có vốn kỹ năng, kỹ xảo rộng rãi, thì bao giờ cũng đáp ứng nhanh, tốt với yêu cầu mới, ngày càng cao hơn. Ở đây, một lần nữa lại thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa hai nguyên tắc đã phân tích ở trên.
Tác dụng giáo dục nhân cách qua hoạt động TDTT, trước hết cần thể hiện trong giáo dục lao động, lòng yêu nước và trách nhiệm công dân.
Có thể có người tuy rất khoẻ, nhưng ít có ích, hoặc thậm chí làm hại cho xã hội, nếu họ không có định hướng, đạo đức không tốt. Bởi vậy, đó cũng là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu.
Vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích về trình độ thể lực và trên cơ sở phân tích tổng thể các công trình nghiên cứu cho thấy: Các tác giả khái niệm trình độ thể lực không hoàn toàn giống nhau. Do đó, khi nghiên cứu đánh giá, các tác giả tiến hành theo những cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy các tác giả đã giải quyết vấn đề nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo hai định hướng cơ bản:
Nghiên cứu từng yếu tố, thành phần riêng biết của trình độ thể lực.
Nghiên cứu trình độ thể lực mang tính tổng hợp, theo tất cả thành tố của nó.
Theo định hướng thứ nhất: Dưới góc độ hình thái học, khi nghiên cứu các tác giả đã đi sâu khai thác các chỉ tiêu nhân trắc: dưới góc độ tâm - sinh lý các nhà nghiên cứu lại dựa vào quan điểm y sinh học là chủ yếu. Do đó, họ có thiên hướng đi sâu đánh giá chức năng tâm - sinh lý của từng cá thể. Trong lúc đó, theo quan điểm sư phạm, các tác giả cho rằng, trình độ thể lực là những biểu hiện bên ngoài của khả năng vận động cao hay thấp. Vì vậy, các tác giả đánh giá từng tố chất vận động của đối tượng nghiên cứu.
Theo định hướng thứ hai: Các tác giả cho rằng, để kết quả đánh giá đảm bảo chuẩn xác và khách quan, thì quá trình đánh giá cần được tiến hành đầy đủ theo các yếu tố cấu thành của trình độ thể lực. Một trong những phương pháp tương đối thuận lợi, khoa học và được nhiều nhà nghiên cứu tin dùng hiện nay là phương pháp đánh giá “định hướng tổng hợp theo điểm” của một số nhà nghiên cứu nước ngoài.
Quan điểm đánh giá trình độ thể lực mang tính tổng hợp.
Kết quả nghiên cứu ở mục 1.2.1 cho thấy trình độ thể lực là một tổ hợp yếu tố nhiều thành phần, được đánh giá thông qua sự biến đổi tương ứng về các mặt hình thái, chức năng cơ thể trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao. Theo đó, việc nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực cũng bao gồm đầy đủ các yếu tố hình thái, chức năng tâm - sinh lý, chức năng vận động của đối tượng nghiên cứu.
Đối với sinh viên đại học, một trong ba nhiệm vụ cơ bản quan trọng và bắt buộc của công tác GDTC là đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực hàng năm cho sinh viên theo tiêu chuẩn quy định, dưới góc độ toàn cục, đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên hàng năm có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, chiến lược GDTC cho toàn dân. Trong từng trường đại học, đánh giá trình độ thể lực tạo điều kiện để đánh giá hiệu quả GDTC, làm cơ sở biên soạn chương trình giảng dạy hay lựa chọn phương tiện, phương pháp GDTC cho sinh viên. Vì vậy, việc đánh giá trình độ thể lực cuả sinh viên có mối quan hệ hữu cơ trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao trường học. Từ quan điểm này, việc đánh giá trình độ thể lực thường được xem xét như một nhiệm vụ trong quá trình nghiên cứu ở các đề tài mang tính tổng hợp.
Theo hướng nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực mang tính tổng hợp, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, chúng tôi khái lược một số công trình có ý nghĩa tổng quát về mặt lý luận và thực tiễn sau đây :
Năm 1973 nhóm tác giả Lê Bửu, Lê Văn Lẫm, Bùi Thị Hiếu và cộng sự đã điều tra trình độ thể lực học sinh huyện Ứng Hoà, Ba Vì (Hà Tây) gồm 7.135 học sinh, lứa tuổi từ 7 – 17. Các chỉ tiêu áp dụng để điều tra gồm chỉ tiêu về hình thái, chức năng, tố chất thể lực của học sinh. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh trình độ thể lực của học sinh huyện Ứng Hoà, trong thời điểm đất nước tập trung sức người, sức của để giải phóng miền Nam. Trình độ thể lực của học sinh huyện Ứng Hoà nhìn chung thấp hơn trước đó (1962) và thấp hơn ở nhiều chỉ tiêu của học sinh huyện Kiến Xương, Thái Bình (1970).[42]
Năm 1981, Phan Hồng Minh và cộng sự đã tiến hành điều tra hình thái, thể lực của học sinh các tỉnh Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thái Bình, Bình Trị Thiên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang. Mẫu điều tra gồm 6.867 học sinh từ 7 đến 17 tuổi. Tổ hợp chỉ tiêu sử dụng: chiều cao, cân nặng, độ dài lớp mỡ dưới da. Độ dài các chi, kích thước một số vòng (về hình thái); chạy 30m xuất phát cao, nắm bắt gậy, bật xa tại chỗ, lực bóp cổ tay phải, trái, test Cooper, đứng gập chân (về tố chất thể lực). Kết quả nghiên cứu, các tác giả đã phát hiện: nếu đối với học sinh ở thành phố, có ưu thế phát triển về sức nhanh và yếu về sức bền, thì ngược lại, các học sinh ở vùng núi có ưu thế phát triển về sức bền, nhưng lại kém học sinh thành phố về sức nhanh.
Năm 1983 - 1984, Nguyễn Kim Minh và cộng sự đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu năng lực thể chất của người Việt Nam từ 5 - 18 tuổi”. Các tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu hình thái là chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đùi, độ dày lớp mỡ dưới da, và các chỉ tiêu về tố chất thể lực là chạy 30m, bật xa tại chỗ, lực bóp tay thuận, nằm sấp co duỗi tay trong 30 giây. Kết quả thu được cho thấy: một số chỉ tuy có sự gia tăng so với hằng số sinh học người Việt Nam cùng lứa tuổi (1975), song vẫn thấp hơn nhiều so với học sinh các nước trong khu vực và thế giới.[53]
Trong đề tài khảo sát một số đặc điểm y - sinh học của VĐV một số môn thể thao, tác giả Nguyễn An Quý (1993), đã sử dụng các nhóm chỉ tiêu hình thái, chức năng sinh lý, chức năng thần kinh - tâm lý và chức năng vận động để khảo cứu. Từ kết quả thu được, cho thấy: VĐV ở các môn thể thao khác nhau có đặc điểm hình thái, chức năng sinh lý và tố chất thể lực khác nhau, VĐV ở các môn khác nhau, có những đăc trưng riêng không hoàn toàn giống nhau về các yếu tố trình độ tập luyện.[58]
Để tìm hiểu tình hình thể lực của thanh niên mới nhập ngũ, tác giả Nguyễn Hữu Thắng (1994) đã sử dụng các chỉ tiêu về nhân trắc, các chỉ tiêu về chức năng tim - mạch và phổi, các chỉ số Pigner và QVC, các chỉ tiêu về lực cơ, các chỉ tiêu về thần kinh - tâm lý, test PWC 170 và các chỉ tiêu sư phạm. Tác giả đã so sánh kết quản nghiên cứu của mình với hằng số sinh học người Việt Nam (1975) và kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, đã đi đến kết luận: Nhìn chung, thể lực của thanh niên mới nhập ngũ xếp vào loại trung bình.[58]
Trong công trình nghiên cứu về hình thái - thể lực của học sinh các trường nghề Việt Nam, tác giả Lưu Quang Hiệp (1994) đã sử dụng ba nhóm chỉ tiêu là hình thái, chức năng và tố chất thể lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các chỉ tiêu hình thái và các tố chất thể lực của học sinh các trường dạy nghề, nhìn chung cao hơn các chỉ tiêu hình thái, thể lực học sinh, sinh viên các trường đại học cùng lứa tuổi. Đồng thời, tác giả đã phát hiện, quá trình học tập, lao động của học sinh trường nghề đã có những khuyết tật thể hình mắc phải cần được uốn nắn, sửa chữa. [39]
Năm 1997 - 1998, tập thể tác giả Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận và Nguyễn Thị Tuyết, đã thực hiện công trình: “Xác định chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình thể thao quốc gia”. Mục đích của đề tài: Xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý VĐV, bước đầu xây dựng các chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện và đề xuất các chỉ tiêu tuyển chọn và đào tạo VĐV. Các nhóm chỉ tiêu mà nhóm tác giả này lựa chọn bao gồm hình thái, chức năng, tâm lý và chuyên môn. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các chuẩn mực đánh giá trình độ tập luyện theo phương pháp: “ Định mức tổng hợp các yếu tố theo các mức điểm”. Đây là một trong những cách đánh giá tương đối chính xác, toàn diện về trình độ tập luyện đối với các đối tượng trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao.[61]
Với mục đích nâng cao quá trình tuyển chọn, tác giả Hà Khả Luân và cộng sự (1997), đã xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu, hình thái, tố chất vận động, tâm lý và chuyên môn, thông qua tuổi xương, nhằm đánh giá khả năng hoạt động, thể lực, làm sơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV trẻ ở một số môn thể thao. Dựa vào kết quả nghiên cứu của từng chỉ tiêu, đã xây dựng “thang điểm tổng hợp theo thang điểm 10” cho từng lứa tuổi, giới tính và môn chuyên sâu.
Lê Văn Thiện (1999) và Nguyễn Thị Việt Hương (1999) khi nghiên cứu năng lực thể chất của sinh viên, cũng đã sử dụng một số các chỉ tiêu hình thái và tố chất thể lực để nghiên cứu. Riêng Lê Văn Thiện, còn đưa cả một số chỉ tiêu về hoạt động chức năng tâm - sinh lý để xem xét sự biến đổi thể lực của sinh viên ở trường Đại Học Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.[52]
Trong đề tài nghiên cứu: “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên”, Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải và Vũ Bích Hụê (2000), đã sử dụng các chỉ tiêu thuộc hai nhóm hình thái và tố chất thể lực để điều tra, khảo sát. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện: Trình độ thể lực của sinh viên ở các năm học không đồng đều, trình độ thể lực chung tốt nhất vào năm học thứ 1, năm thứ 2 và có xu hướng giảm ở các năm cuối khoá.[42]
Năm 2001, Viện khoa học TDTT chủ trì đề tài: “Điều tra thể chất nhân dân từ 6 đến 60 tuổi”. Đối với độ tuổi từ 6 đến 20 tuổi, điều tra trong giai đoạn I (2001 – 2002), đã quy định nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu: chiều cao đứng, cân năng, chỉ số Quetelet, chỉ số công năng tim, lực bóp tay thuận, bật xa tại chỗ, độ dẻo gập thân, nằm ngửa co gối gập thân thành ngồi, chạy 30 m, chạy 4x10 m, chạy (đi bộ) 5 phút tính quãng đường.
Một điểm chú ý là, những nghiên cứu trước đây đa phần chỉ dừng lại trong việc đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ, mà chưa chú ý đánh giá một cách toàn diện, tổng hợp các chỉ tiêu. Ở nước ta, những năm gần đây mới xuất hiện đánh giá tổng hợp bằng các thang độ đánh giá trung gian. Theo hướng đó, những đánh giá năng lực thể chất gắn liền với việc xem xét mức độ tác động của từng yếu tố, từng chỉ tiêu đến năng lực thể thao của từng người.
Từ kết quả phân tích các yếu tố cấu thành trình độ thể lực và quan điểm nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực của nhiều tác giả kể trên, cho phép đưa ra một số nhận xét sau:
Xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, khi lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực có khác nhau đáng kể. Có thể nhận thấy quan điểm đánh giá trình độ thể lực phân theo hai hướng: hướng nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực theo từng yếu tố thành phần của trình độ thể lực riêng biệt (hình thái, chức năng tâm - sinh lý và tố chất thể lực) và hướng nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, trong đó các tác giả xem xét tất cả các yếu tố cấu thành trình độ thể lực và đánh giá một cách toàn diện. Các công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp, trong nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu hiện diện đây đủ các yếu tố hình thái, chức năng sinh lý và chức năng vận động. Đây là phương pháp nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực tương đối chính xác và toàn diện về đối tượng nghiên cứu.[30,57]
Các công trình nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên theo phương pháp “Định mức tổng hợp theo điểm, có tính đến tỷ trọng tác động tương ứng của các yếu tố thành phần, là cách làm hợp lý, song đối với sinh viên, phương pháp đó chưa được nghiên cứu, áp dụng nhiều hiện nay.
Từ quan điểm nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực cho các đối tượng, chủ yếu là thanh thiếu niên, từ kết quả thu được qua phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước rút ra một số ý kiến khi lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực của sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long sau đây:
Đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long theo phương pháp “Mang tính tổng hợp: là phương pháp tiếp cận mang tính hợp lý nhất, bởi vì nó cho phép tập trung đầy đủ các yếu tố thành phần:
Các yếu tố hình thái cơ bản như chiều cao, cân nặng, chu vi, vòng ngực và chỉ số Pinhê.
Các yếu tố chức năng sinh lý như mức độ biến đổi về cấu trúc chức năng hệ tuần hoàn, hô hấp.
Các tố chất vận động như tố chất sức mạnh, tố chất sức nhanh và tố chất sức bền, độ dẻo và sự khéo léo.
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực phải là những chỉ tiêu được sử dụng nhiều, có đủ độ tin cậy và tính thông báo, phù hợp với điều kiện nghiên cứu lý luận được xác định như sau:
Các chỉ tiêu hình thái gồm 4 test: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình và chỉ số Pinhê.
Các chỉ tiêu chức năng sinh lý gồm 3 test: dung tích sống, Test Harward (công năng tim).
Các chỉ tiêu chức năng vận động cho nữ gồm 6 test: Chạy 50m xuất phát cao, chạy 500m, nằm sấp co duỗi tay chống trên bục cao 30cm, bật xa tại chỗ, gập dẻo về trước, test phối hợp động tác.
1.4. Tập luyện TDTT đối với nữ sinh viên.
Cơ thể phụ nữ so với nam giới có những đặc điểm riêng về hình thái chức năng. Khi so sánh chỉ tiêu về hình thái, thấy sự khác biệt rõ nét nhất giữa nam giới và nữ giới là chiều cao và cân nặng: Trung bình, cơ thể phụ nữ thấp hơn nam giới khoảng 10 - 12cm, trọng lượng cơ thể nhẹ hơn từ 10 - 11kg, chu vi lồng ngực nhỏ hơn từ 10 -11cm, dung tích sống từ 1.400 - 1.600 ml, lực đẩy từ 15 - 20kg, lực nâng từ 70 - 100kg, còn vòng đùi và hông tương đối lớn, lớp mỡ dày hơn so với nam giới từ 2,5 - 5 mm.
Tổ chức cơ của phụ nữ chiếm từ 30 - 32% trọng lượng cơ thể. Tổ chức mỡ của phụ nữ cao hơn 10% so với nam giới. ở phụ nữ, mỡ thường tập trung ở vùng quanh bụng, ngực và mông, còn nam giới mỡ tập trung ở vùng dưới bụng. Do vậy, khả năng làm việc và duy trì cơ thể trọng lượng vận động lớn ở phụ nữ là kém hơn so với nam giới, cho nên dẫn tới sự mệt mỏi nhanh hơn. Bộ xương của phụ nữ kém phát triển hơn so với nam giới, một số xương nhỏ hơn, thành xương mảnh, mềm mại và tương đối nhẵn. Với cấu trúc xương như vậy, làm cho khả năng chịu trọng tải lớn của phụ nữ dễ bị chấn thương khi mang vác và hoạt động mạnh. Sự mệt mỏi từ quá trình vận động của phụ nữ chứng tỏ khả năng thích nghi cơ thể kém. [50]
Phụ nữ có cấu tạo cột sống rất khác nam giới, tỷ lệ các đốt sống cổ và ngực là ngắn so với toàn bộ cột sống của cơ thể. Trong khi các đốt sống cổ và thắt lưng lại dài hơn, do đó tính linh hoạt cột sống của phụ nữ có hơn nam giới. Phụ nữ có tỷ lệ chiều dài thân so với chiều dài cơ thể lớn hơn ở nam giới, trong khi đó chiều dài của các chi lại ngắn hơn và kích thước chiều dài xương chậu ở phụ nữ là lớn hơn. Đặc điểm này, làm cơ thể phụ nữ thấp hơn so với nam giới và giúp cơ thể phụ nữ có ưu thế trong khi thực hiện động tác chạy và bật cao. Sự phát triển của cơ thể ở giai đoạn trưởng thành ở các em nữ nhanh hơn các em nam, kể cả mặt sinh lý và tâm lý theo lứa tuổi, nhất là giai đoạn từ 12 - 18 tuổi.[55]
Tim của mỗi người bằng khoảng nắm tay của mình và kích thước tim của nữ nhỏ hơn tim của nam, trung bình trọng lượng tim của nữ xấp xỉ khoảng 250gr trong khi tim của nam xấp xỉ khoảng 300gr. Thể tích tim của nữ cũng nhỏ hơn, do đó lượng máu tống ra sau một lần co bóp ít hơn và tần số co bóp của tim cũng nhanh hơn. Sau cùng, cùng một lượng vận động thì mạch của phụ nữ nhanh hơn, sự tăng huyết động mạch tối đa ít hơn và khả năng hồi phục chậm hơn so với nam giới. [31,55]
Trong một công trình nghiên cứu, giáo sư Bueger người Đức viết: Phụ nữ ở lứa tuổi thanh niên từ 16 - 20 tuổi có huyết áp thấp hơn nam, song gia tăng về huyết áp càng về lứa tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Hiện tượng trên xuất hiện, do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ ở lứa tuổi này. Ở phụ nữ, ngực có tiết diện nhỏ hơn nam giới và độ di động của cơ hoành kém (phụ nữ thường thở dạng ngực còn nam giới thở dạng bụng). Về tần số hô hấp của phụ nữ so với nam là nhanh hơn (20 - 24 lần/phút), độ sâu hô hấp, thông khí phổi, dung tích sống của nữ thấp hơn nam (nữ 2500 ml, còn nam 3500ml). Do dung tích sống và tần số hô hấp của nữ như vậy, nên khả năng vận động với lượng vận động trong thời gian dài là rất kém, về tốc độ lắng máu của cơ thể nữ nhanh hơn cơ thể nam, do lượng hồng cầu Hêmoglobin ít hơn.
Tập luyện TDTT gây tác động lớn đến cơ thể phụ nữ, song mức độ biểu hiện của nó lại thấp hơn nhiều so với nam giới. Các phản ứng của mạch huyết áp với thử nghiệm chức năng ở những người tập luyện thường xuyên ít biểu hiện hơn so với những người không tập luyện và thời gian hồi phục sau thử nghiêm ngắn hơn.
Do sự ảnh hưởng của việc tập luyện, tần số hô hấp giảm từ 6 - 8 lần/phút, dung tích sống tăng lên từ 1000 - 1500 ml, thậm chí ở các nữ VĐV tăng lên đến 5000 ml.
Ở lứa tuổi 18 - 19, hình thể các em đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhất và kết hợp hài hoà giữa cấu trúc cơ thể với chức năng vận động. Thời kỳ này, các em phát triển về chiều cao đạt 9/10 và trọng lượng cơ thể trưởng thành. Trong độ tuổi thanh niên, các em nữ hầu như đạt ở mức phát triển về hình thái, chức năng sinh lý ở mức hoàn toàn ổn định, não bộ đã đạt trọng lượng tối đa (trung bình 1400g) và số tế bào thần kinh phát triển đầy đủ tới 100 tỷ nơron. Ở lứa tuổi này quan trọng hơn cả là hoạt động thần kinh cao cấp đã đạt đến mức độ trưởng thành, hình thành sự phát triển của lứa tuổi sinh viên.[31,55]
Tuổi sinh viên là lứa tuổi trưởng thành, theo tác giả Lê Quang Long thì các em với đặc điểm ở thời kỳ này là lứa tuổi dậy thì, phát triển cơ thể tốt nhất, hoàn thiện về các chức năng sinh lý như một người phụ nữ thông thường, với đầy đủ những đặc điểm giới tính, mà đặc biệt là chức năng làm mẹ.
Tuổi sinh viên đã phân biệt rõ giới tính giữa nam và nữ cả về ngoại hình lẫn nội tiết trong cơ thể.
Để có ảnh hưởng tốt đối với cơ thể phụ nữ dưới tác dụng của quá trình vận động TDTT, cần xác định nội dung và phương pháp tập luyện hợp lý tuỳ thuộc vào đặc điểm giới tính, lứa tuổi đặc biệt là đối với các em nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh, là những đặc điểm sinh lý cần chú trọng nhất trong quá trình tập luyện TDTT.
Thông thường kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện từ lứa tuổi 12 – 15, kéo dài từ 1 - 7 ngày, với chu kỳ kinh nguyệt là 24 - 28 ngày. Nếu thời kỳ này tập luyện quá căng thẳng, sẽ dẫn đến kéo dài vòng kinh tới 36 - 40 ngày, với các VĐV nữ (50 - 70%), thời kỳ kinh nguyệt cơ thể bình thường không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của cơ thể, song đối với phụ nữ không luyện tập thường xuyên, thường xuất hiện hiện tượng giảm các thông số chức năng của cơ thể ví dụ: Giảm lưu lượng phút của máu, hô hấp kém., dẫn đến làm giảm dung tích sống.[31]
Sự ổn định và bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạt động, nó cho phép người phụ nữ có được tham gia tập luyện trong những ngày đó hay không.
Với những người có chu kỳ ổn định có cảm giác tốt và sự thích nghi cao với lượng vận động, thì vẫn có thể tiếp tục luyện tập bình thường, song với những phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, nhưng vẫn chưa xuất hiện cảm giác xấu như chóng mệt mỏi, không thích tập, không thích nghi với lượng vận động (theo các thử nghiệm chức năng), thì phải giảm lượng vận động và hoàn toàn chống chỉ định với phụ nữ có vòng kinh không ổn định.
Ở những người thường xuyên tập luyện TDTT, thường xuất hiện yếu tố sinh lý của cơ thể bình thường không dẫn đến sự rối loạn chức năng; còn với những phụ nữ ít tập luyện TDTT thường xuất hiện các hiện tượng bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây sự rối loạn của người phụ nữ nên đòi hỏi sự vận dụng các bài tập phải có chọn lọc phù hợp với đặc điểm cấu trúc giải phẫu, giúp thuận lợi cho sự điều chỉnh cơ thể và phát triển chức năng vận động của chị em phụ nữ.
Với phụ nữ tập luyện TDTT là sức khoẻ là vẻ đẹp của hạnh phúc gia đình, vì vậy nhu cầu được tập luyện TDTT của chị em phụ nữ ngày một cao. Ngày nay, nhiều phụ nữ đã tham gia hầu hết các môn thể thao kể cả những môn thể thao mà trước đây chỉ có nam giới hoạt động. Mục đích luyện tập của chị em phụ nữ trong các hoạt động thể thao mang nhiều mục đích khác nhau, song nguyện vọng chân chính và duy nhất của họ là có được sức khoẻ và vẻ đẹp thân thể. Do đó, lựa chọn môn thể thao là mối quan tâm của phụ nữ, nhất là nữ sinh viên.[55]
Nhiều số liệu của các công trình nghiên cứu cho thấy: Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yếu của sức khoẻ là thiếu sự vận động của con người, làm hạn chế các hoạt động thể lực trong con người hiện đại. Hoạt động TDTT giúp cho sự phát triển sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng nhanh nhẹn và làm tăng cường sự mềm mại của cơ thể phụ nữ; giúp cho sự cân bằng của hệ thống cơ bắp và giảm đi lượng mỡ dư thừa, cải tạo hình dáng, mang lại sự sảng khoái và nghị lực cùng với khả năng học tập và lao động tốt. Sự tích cực hoạt động thể lực, giúp cho cải thiện tuần hoàn máu, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, cải thiện quá trình chuyển hoá, nghĩa là làm bình thường hoá sự hoạt động của các tế bào trong cơ thể con người. Con người, với lối sống tích cực, thường xuyên hoạt động TDTT đều đặn, sẽ duy trỳ được khả năng làm việc tốt đến cuối đời.[43,53,57]
Sức khoẻ của con người theo lứa tuổi và giới tính phụ thuộc vào khối lượng vận động. Về nguyên tắc cơ thể của nữ cũng tương tự như ở nam giới, không có khác biệt gì đáng kể. Tuy nhiên, về mặt hình thái chức năng của cơ thể phụ nữ lại có những đặc điểm riêng đó là chức năng làm mẹ. Tập luyện TDTT ảnh hưởng tốt đến toàn bộ trạng thái chức năng cơ thể người phụ nữ, giúp cho họ thuận lợi trong việc mang thai và sinh con. Sự thích nghi đòi hỏi rất cao đối với người phụ nữ trong quá trình tập luyện TDTT. Do vậy, việc tập luyện phải được tiến hành và tổ chức phải phù hợp với đặc điểm riêng của họ. Đặc Biệt, phải thường xuyên theo dõi về mặt y học một cách chi tiết, nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển hình thái chức năng của phụ nữ. Nhiều nhà bác học đã chứng minh rằng: Tốc độ quá trình chuyển hoá trong cơ thể, nằm trong mối liên hệ trực tiếp với các cơ thể trẻ, ở tuổi thanh niên.[50]
Hoạt động TDTT bằng sự vận động của cơ bắp và các động tác thể dục đặc biệt cần cho người vận động trí óc cũng như những người ít vận động. Trong toàn bộ cơ thể, thì cơ vân chiếm 30 - 32% tổng trọng lượng cơ thể. Do vậy, cần vận động thường xuyên để giúp chống lại được bệnh tật và sự lão hoá của cơ thể. Nhà sinh lý học người Nga Xê-Xê-Nốp đã khám phá ra tính chất đặc sắc của hoạt động cơ bắp là: “Sự nạp năng lượng cho trung tâm thần kinh”. Tuổi 16 - 17 là tuổi bước vào dậy thì, là thời kỳ tích luỹ sức lực tiềm tàng nhất, tiếp đó là giai đoạn của tuổi ổn định cho đến tuổi 20 về cơ bản là thời kỳ cơ thể phát triển và hoàn thiện tối đa về mặt thể lực và tâm lý cơ thể các em trong lứa tuổi này. Lúc này, cơ bắp được tăng cường và cứng rắn hơn vì chứa nhiều chất Prôtít, mỡ và những chất vô cơ khác.
Việc tập luyện TDTT có hệ thống và với những hình thức phù hợp và tích cực giúp cho cơ thể các em ở lứa tuổi này phát triển một cách cân bằng cả về trạng thái thể hình và phát triển thể lực tốt, giúp cho việc hoạt động trí óc đạt hiệu quả hơn. Khoa học đã chứng minh: Con người được sinh ra với nguồn dự trữ lớn lao về tính bền vững, sự sống lâu của mỗi người phụ thuộc vào điều kiện và môi trường sống của người đó. Cuộc sống vật chất, điều kiện lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt. Tất cả những yếu tố xã hội này đều là những cơ sở khoa học cho sự phát triển tồn tại của mỗi con người, để đạt được thành công trong đấu tranh đẩy lùi tuổi già, giành lấy cuộc sống hữu ích, sống lâu khoẻ mạnh, thì con người phải biết tự rèn luyện thân thể, có chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý và sinh hoạt lành mạnh. TDTT đối với tất cả mọi người, là cơ sở để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ ngăn ngừa bệnh tật. Một bác sĩ người Pháp ở thế kỷ XVI, đã khẳng định chân lý của quá trình vận động: “vận động là một thứ thuốc, bằng tác dụng riêng của nó có thể thay thế bất cứ thứ thuốc nào, nhưng mọi thứ thuốc trên đời không thể thay thế được vận động”.[31]
TDTT với quá trình vận động thường xuyên liên tục theo hệ thống, rất có tác dụng trong việc nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ con người. Ngày nay, sức khoẻ không chỉ là tài sản riêng của mỗi người mà còn là tài sản riêng của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Do đó, việc chăm lo sức khoẻ là trách nhiệm to lớn của cả một cộng đồng trong xã hội, được Bác Hồ đã khẳng định: “Dân cường nước thịnh”, đó là quan điểm TDTT cách mạng của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chủ Tịch đối với TDTT là hoạt động mang tính cách mạng.[59]
Tóm lại: TDTT là sự vận động có mục đích quan trọng trong việc củng cố nâng cao sức khoẻ cho mọi người và cao hơn nữa TDTT mang lại những lợi ích thiết thực trong sự phát triển lâu dài của một quá trình vận động có tính thường xuyên, trong sự hoàn thiện thể lực nâng cao vẻ đẹp hình thể đối với phụ nữ ở các lứa tuổi.
Vận động TDTT là vận động có tính khoa học, tác động rất lớn đến cơ thể con người, muốn đạt được hiệu quả cao trong tập luyện, các nhà sư phạm thể dục phải bổ trợ nội dung, phương pháp tập luyện thích hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu nâng cao thể lực của con người.
TDTT có thể đạt được mục đích hoàn thiện về chức năng cơ thể, cũng như phát triển tố chất thể lực, nếu hệ thống bài tập của môn này được chọn lọc và áp dụng thích hợp đối với từng loại đối tượng.
Cơ thể phụ nữ có những đặc điểm về giải phẫu sinh lý riêng, có quan hệ đến các chức năng sinh vật và điều kiện sinh hoạt xã hội. Quá trình lên lớp môn GDTC đối với phụ nữ thường mang đặc điểm sau đây:
Cần sử dụng các bài tập có nhiều biến hoá về tính chất, biên độ và nhịp điệu động tác đối với các bộ phận cơ thể.
Cần chú ý đến sự chính xác của các tư thế cơ bản, luân phiên tập theo các hướng với tính chất chuyển động nhịp nhàng kết hợp với thả lỏng sau khi đã lặp lại động tác một số lần nhất định. Các bài tập phát triển độ dẻo và sức mạnh cần tiến hành song song với nhau.
Trong các vận động gập thân nhiều về sau, như uốn cầu, lộn dẻo, cần lưu ý đến quá trình chuẩn bị các nhóm cơ lưng, thắt lưng. Trước khi tập các bài tập chính, cần sử dụng các động tác gập thân về trước đề phòng tử cung ngả về sau. Trong khi lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh và đàn tính của cơ, không nên coi nhẹ các nhóm cơ của chi dưới (chân). Thông thường, ở ngay phần khởi động và phần kết thúc của buổi tập người ta sử dụng các động tác ngồi, khuỵu gối, các động tác nhảy và múa. Do đặc điểm tâm lý người phụ nữ, nên những bài tập thường mang tính chất nhịp điệu uyển chuyển mềm mại như các động tác múa, các bước di chuyển theo nhịp, động tác làn sóng của tay và thân, động tác quay, động tác dẻo của tay.[31]
Cần thay đổi các tư thế chuẩn bị, cũng như tính chất và nhịp điệu động tác: không nên để cho các bài tập thực hiện một cách rời rạc, mà cần liên kết nhiều cử động thành nhóm động tác có tính liên hoàn, việc phối hợp nhạc đệm cho các bài tập là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và tính nghệ thuật của bài tập.
Trong tập luyện, cũng nên sử dụng nhiều loại bài tập để gây hào hứng, những động tác có tính điều chỉnh, các cử đông nhịp nhàng, các bài tập múa, việc để lại ấn tượng tốt sau một buổi lên lớp, đã trở thành nhu cầu. Do đó, các bài tập phải được coi trọng cả nội dung lẫn phương pháp.
Sau một giai đoạn tập luyện nhất định, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe, kiểm tra bài tập, thông qua đó cải tiến chương trình và phương pháp huấn luyện, đồng thời động viên khuyến khích các thành quả mà chị em đã đạt được.
Việc tăng cường sức khỏe, cải tạo thể hình, tăng cường các chức năng hoạt động của cơ thể, xây dựng phong thái… đều là những mặt có thể đạt được tập luyện hệ thống, liên tục và phương pháp tập luyện hợp lý. Do đó, sự hoàn thiện phương pháp giảng dạy đối với phụ nữ, phải được quan tâm và gắn với các khâu khác như chương trình, kế hoạch, tổ chức tập luyện, theo dõi sức khỏe…
Ở các trường đại học hiện nay, nữ sinh viên đã được tập luyện TDTT theo chương trình nội khóa của nhà trường, tuy nhiên thời gian quá eo hẹp, sinh viên không thể giải quyết hoàn thành môn học. Do đó, Bộ giáo dục và đào tạo cần quy định bắt buộc, tăng cường thời gian ngoại khóa để các em ôn luyện, nâng cao trình độ vận động và sức khỏe.
So với yêu cầu tăng cường thể lực, nội dung, phương pháp tập luyện ngoại khóa cần được sắp xếp một chương trình hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thể lực nhằm đảm bảo cho sinh viên có sức khỏe tiếp thu tốt các kiến thức khoa học. Mặt khác, để sinh viên từ tập luyện bắt buộc đến tự giác tập luyện, đồng thời triệt để sử dụng các phương tiện tập luyện đơn giản, dễ tập như: dải lụa, tạ tay, kéo dây cao su.. đúng với phương châm: “Tận dụng mọi điều kiện thuận lợi cho tập luyện”. Thực hiện tốt điều này, sẽ cho lợi ích của tập luyện TDTT được tăng lên gấp nhiều lần, ngay cả đối tượng tập luyện là nữ sinh viên.
1.5. Lựa chọn phương pháp phát triển các tố chất thể lực cho nữ sinh viên.
Các tố chất thể lực (hay còn gọi là tố chất vận động) là những đặc điểm, những mặt, những phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia ra làm 3 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
a. Sức mạnh: sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp. Cơ bắp sản sinh ra lực trong các trường hợp sau đây:
Không thay đổi độ dài của cơ (cơ chế tĩnh).
Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục)
Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
Trong đó chế độ nhượng bộ và chế độ khắc phục hợp thành chế độ hoạt động lực. Sức mạnh được chia thành các loại sau đây:
Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).
Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ lại chia thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.
Trong thực tiễn, chúng ta còn gặp các loại sức mạnh sau: sức mạnh bột phát là khả năng của con người phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian sớm nhất (sức bật, dậm nhảy…). Sức mạnh tuyệt đối có thể được đo bằng trọng lượng tối đa mà con người khắc phục được.
Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau, người ta còn sử dụng sức mạnh tương đối. Sức mạnh tương đối bằng sức mạnh tuyệt đối trên trong lượng cơ thể.
b. Sức nhanh: Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian ngắn. Có 3 hình thức biểu hiện sức nhanh:
- Thời gian phản ứng vận động .
- Tốc độ động tác đơn.
- Tần số động tác.
Trong những động tác phối hợp phức tạp, thì tốc độ không những phụ thuộc vào sức nhanh ma con phụ thuộc vào sức mạnh, kỹ chiến thuật, hiểu biết.
c. Sức bền: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền chia làm hai loại: sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung là sức bền trong các hoạt dộng kéo dài với cường độ thấp, có phần lớn hệ cơ tham gia. Sức bền chung có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngàyvà có khả năng chuyển rộng lớn. Các bài tập phát triển sức bền chung, được coi là bài tập cơ sở để phát triển các tố chất khác nhau và nâng cao vận động chung. Sức bền của một chuyên môn nào đó gọi là sức bền chuyên môn, là khả năng duy trì hoạt động cao trong những bài tập nhất định. Sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động, căn cứ vào thời gian vận động có thể chia sức bền thành:
-Sức bền trong thời gian trên 11 phút: thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí.
-Sức bền trong thời gian khoảng 2 phút đến 11 phút: thành tích phụ thuộc vào cả khả năng hoạt động ưa khí và thiếu khí.
-Sức bền trong thời gian ngắn từ 45 giây đến 2 phút: thành tích phụ thuộc vào khả năng yếm khí và sức mạnh-bền, cũng như sức nhanh bền-bền.
Ngoài các tố chất thể lực cơ bản, còn có các tố chất thể lực không cơ bản như khả năng phối hợp vận động, độ mềm dẻo, sức mạnh - tốc độ, sức mạnh - bền,…. Tố chất thể lực không cơ bản là tố chất cần cho một hoạt động nào đó mà hoạt động khác không cần đến và nó không có cơ sở sinh lý chung với các tố chất thể lực cơ bản. Giáo dục các tố chất thể lực là một quá trình phức tạp, bao gồm tố chất thể lực chung và tố chất thể lực chuyên môn.
Quá trình giáo dục thể chất cho sinh viên trong các trường đại học chuyên nghiệp chủ yếu là các trường không chuyên TDTT và đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực (theo tiêu chuẩn quy định) là trình độ thể lực chung. Trong chương trình GDTC cho sinh viên vào giai đoạn hai có những bài tập, có những học phần nhằm hướng tới phát triển thể lực chuyên môn. Do đó, khi đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực chung (theo quy định) và chú ý tới đặc điểm này.
Để phát triển các tố chất thể lực, ngoài những yếu tố khác như điều kiện dinh dưỡng, điều kiện sống, điều kiện lao động, nghiên cứu khoa học và điều kiện học tập, thì các bài tập TDTT (còn gọi là bài tập thể chất hay bài tập thể lực) là phương tiện chủ yếu và cơ bản nhất. Tùy theo mục đích giáo dục, mà người ta gọi bài tập thể chất là bài tập thể lực, phương pháp phát triển thể chất là phương pháp phát triển tố chất thể lực, nhằm nhấn mạnh tính mục đích của nó. Cùng một bài tập như nhau, nhưng sử dụng phương pháp khác nhau, thì hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Do đó mọi họat động nói chung và hoạt động giáo dục thể chất nói riêng cần lựa chọn những phương pháp thích hợp để đạt được những hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1.Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, các phương pháp được sử dụng để thu thập xử lý thông tin bao gồm.:
2.1.1.Phương pháp phân tích và đọc tài liệu tham khảo.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương, triển khai nghiên cứu cơ bản đến sử lí thông tin, viết và trình bày luận văn khoa học, bảo vệ đề tài nghiên cứu lớp cao học khóa 11. Các loại tài liệu tham khảo gồm:
- Các văn kiện nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT nói chung và TDTT trường học nói riêng.
- Các luận án và luận văn khoa học của nghiên cứu sinh và học viên cao học TDTT.
- Các sách giáo khoa, giáo trình về lý luận và phương pháp TDTT, về giải phẫu, sinh lý, tâm lý lứa tuổi.
- Các sách chuyên môn có liên quan đến đề tài nghiên cứu về giáo dục các tố chất thể lực.
- Các tạp chí thông tin khoa học TDTT, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chí đại học và chuyên nghiệp; các tuyển tập nghiên cứu TDTT của trường đại học TDTT TW I, của Vụ GDTC Bộ giáo dục và đào tạo .
- Một số báo chuyên môn về TDTT.
Tất cả trên 40 quyển sách và tài liệu tham khảo.
2.1.2.Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến đề tài, như nhận thức của sinh viên đối với việc phát triển thể chất; hiện trạng công tác GDTC đang tiến hành tại trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội, các hiểu biết về sự phát triển các tố chất thể lực trạng thái chức năng, sự phát triển về hình thái cơ thể; các hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa và nguyện vọng của sinh viên đối với việc tập luyện TDTT ngoại khóa trong 4 năm học nhất là ở hai năm cuối cùng (năm thứ 3 và thứ 4, khi thời gian tập luyện dành cho các môn thể thao tự chọn). Nguyện vọng của nữ sinh viên đối với tập môn thể dục nhịp điệu và số lượng buổi tập trong một tuần.
- Phần hỏi và các câu hỏi được trình bày ở phần phụ lục của luận văn.
- Trong nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp hỏi 216 sinh viên, gồm năm thứ nhất là 58 người; năm thứ hai 48 người; năm thứ 3 là 56 người và năm thứ tư là 54 người. Tổng số phiếu phát ra là 216 phiếu, thu về là 216 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.
2.1.3.Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Để đánh giá sự phát triển thể lực nữ sinh viên tham gia nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số thử nghiệm, nhằm kiểm tra các tố chất thể lực cơ bản của sinh viên, như tố chất sức mạnh, tố chất sức bền, tố chất sức nhanh, sự khéo léo, độ mềm dẻo, v.v…
a. Đánh giá tố chất sức nhanh
- Bài test chạy 30m xuất phát cao (giây):
- Tư thế chuẩn bị: Người tập giữ tư thế đứng, chân trước, chân sau, thân người hơi đổ ra trước. Khi có tín hiệu chạy, nhanh chóng chạy về phía trước đến vạch đích. Dùng đồng hồ bấm giây, xác định kết quả cự ly chạy 30m, tính thời gian. Người tập chạy hai lần, lấy thành tích tốt nhất.
b. Đánh giá sức bền.
- Bài test chạy 500m (phút). Tư thế chuẩn bị: người tập xuất phát ở tư thế đứng, giống như khi xuất phát chạy nhanh 30m. khi chạy, phải phân phối sức, cố gắng chạy hết cự ly 500m. Thành tích được tính khi người tập về đích, theo kết quả của đồng hồ bấm giây.
c. Đánh giá sức mạnh
- Bài thử bật xa tại chỗ (cm), đánh giá sức mạnh của chân: Từ tư thế đứng khuỵu gối, hai tay đưa ra sau, thân người gạp về trước. Sau đó, dùng sức bật mạnh hai chân ra trước lên trên, cuối giai đoạn bay trên không, vươn hai chân ra trước, chạm đất. Thành tích được tính từ mũi bàn chân khi xuất phát đến bộ phân thân người cham đất khi rơi xuống (thường là gót chân).
- Bài test nằm sấp chống đẩy, tay đặt trên bục cao 30cm (tính số lần tối đa). Từ tư thế chuẩn bị nằm sấp tay chống thẳng, thân người giữ thẳng. Sau đó, khuỷu tay hạ thân thấp gần sát mặt đất, tiếp tục đẩy thành chống nằm. Động tác thực hiện liên tục cho đến khi mỏi. Khi thực hiện, chú ý thân người lên xuống nhịp nhàng.
d. Bài test đánh giá độ dẻo: (Đứng trên bục gạp với sâu về trước)
Tư thế chuẩn bị: Đứng trên bục cao, khi thực hiện, người tập từ từ gập người về trước, xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, với sâu, tỳ ngón tay trỏ vào bảng vhia độ dài bằng cm, đã vạch sẵn phía mặt trước bục. Thành tích được tính từ mặt phẳng của bàn chân đến điểm cham của ngón tay giữa.
e. Đánh giá tố chất khéo léo: Bài phối hợp động tác (tính điểm 10)
Phối hợp động tác của tay, thân mình và chân.
Tư thế ban đầu: Đứng nghiêm.
Nhịp 1: Bước chân phải ra trước, tay trái dang ngang.
Nhịp 2: Bước chân trái ra trước, tay phải dang ngang.
Nhịp 3: Thu chân phải, hai tay quay vòng xuống dưới.
Nhịp 4: Nhẩy bật quay 180 độ, hai tay hạ xuống.
Nhịp 5 - 8 cũng như trên, song bắt đầu từ chân trái, tay phải.
Giáo viên làm mẫu bài thử một lần theo phương pháp phân chia, sau đó người tập tự thực hiện, làm theo nhịp đếm của giáo viên. Đánh giá:
- 10 điểm nếu thực hiện tốt bài thử.
- 9,5 điểm nếu phạm 1 sai sót (thí dụ không phối hợp được động tác của tay, chân hay quên một cử động).
- 9 điểm nếu mắc 2 sai sót.
- 8,5 điểm nếu mắc 3 sai sót. Trừ điểm được tiếp tục theo số lỗi sai sót.
2.1.4.Phương pháp kiểm tra y học.
Trong nghiên cứu, chúng tôi kiểm tra trạng thái chức năng của hệ thống tim mạch và hệ hô hấp.
Để kiểm tra trạng thái chức năng của tim mạch, chúng tôi đã dùng thử nghiệm Harvard.
Để kiểm tra hệ thống hô hấp, chúng tôi sử dụng phế dụng kế để đo dung tích sống.
a. Thử nghiệm Harvard (bước bục Harvard)
Thử nghiệm trên, được nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá trạng thái tim mạch của người tập.
+Phương pháp tiến hành: Trong thử nghiệm này ta kiểm tra thực hiện một lượng vận động là bước lên độ cao 45cm, tần số bước là 30 lần trong 1 phút. Bước trong thời gian là 5 phút. Nếu người được kiểm tra không thể bước được, tình tính thời gian thực tế đã thực hiện.
+Cách đánh giá như sau: Đo mạch ở tư thế ngồi ở phút hồi phục sau vận động thứ 2,3,4. Trong đó, mạch ở 30 giây đầu của mỗi phút. Kết quả được tính thành chỉ số Harvard, theo công thức sau
t.100
Chỉ số Harvard =
(f1 + f2 + f3). 2
Thời gian thực tế bước bục được tính bằng giây (nếu thực hiện đúng quy định 5 phút thì =300).
F1 + F2 + F3: Là số mạch đập trong 30 giây đầu của phút hồi phục thứ 2,3,4.
Chỉ số Harvard được đánh giá như sau:
+55: kém.
+55 - 64: dưới trung bình.
+65 - 74: trung bình.
+75 - 89: trên trung bình.
+90: tốt.
b. Dung tích sống:
Đơn vị (lít) hoặc (ml), dụng cụ đo là phế dung kế.
Cách tiến hành: cho người tập hít một hơi thật sâu, sau đó mồm ngậm vào vòi thổi của phế dung kế. Lúc đầu thổi từ từ, sau đó nhanh dần, cuối cùng dùng hết sức thổi thật mạnh. Người được đo thử nghiệm 3 lần, lấy kết quả cao nhất.
2.1.5.Phương pháp đo hình thể
Để đánh giá sự phát triển của cơ thể và sức khỏe, trong nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ số Pinhê.
a. Đo chiều cao (cm)
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, sao cho 4 điểm chạm cơ thể là gót chân, mông và vai cham vào mặt thẳng đứng của thước. Khi đó, gót chân, thân người giữ ngay thẳng, mắt nhìn thẳng, không được kiễng gót.
b. Cân nặng (kg)
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng trước bàn cân, bước chân lên bàn cân, sao cho trọng lượng cơ thể phân phối đều trên bề mặt cân.
Trọng lượng cơ thể được tính khi kim đồng hồ ổn định thăng bằng.
c. Đo chi vi lồng ngực (cm)
Người được đo giữ tư thế đứng thẳng, hai tay duỗi sát thân mình, nhịp thở bình thường, không hít sâu hoặc nín thở.
Khi đo bằng thước dây, đo vòng trước ngực ra phía sau lưng sao cho toàn bộ mặt dây trên một mặt phẳng.
d. Chỉ số Pi nhê
Pinhê = cao (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]
Chỉ số Pinhê được đánh giá như sau:
20,9 – 24,1: rất khỏe.
24,1 – 27,4: khỏe
27,5 – 33,9: trung bình
34,0 – 37,2: yếu
37,3 – 4,5: rất yếu
2.1.6.Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chương trình thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền đối với việc nâng cao trình độ thể lực chung của nữ sinh viên.
Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã dùng hình thức thực nghiệm so sánh trình tự trên một nhóm nữ sinh trường đại học dân lập Thăng Long Hà Nội.
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là nữ sinh năm thứ ba, sau khi đã học xong học kỳ 5 chương trình GDTC nội khóa, gồm 36 người.
Trước khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi kiểm tra trình độ thể lực của nữ sinh và ghi vào biên bản.
Thực nghiệm sư phạm được thực nghiệm trong thời gian 5 tháng, chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền cơ bản.
- Giai đoạn 2: Học bài tập thể dục dưỡng sinh tổng hợp cổ truyền nâng cao
Các bài tập được trình bày ở phần phụ lục của luận văn khoa học.
Mỗi giai đoạn nghiên cứu gồm 6 tuần. Mỗi tuần tập 3 buổi, tổng số buổi một giai đoạn là: 6 tuần x 3 buổi tập = 18 buổi tập.
Số buổi tập cả hai giai đoạn là 18 buổi x 2 = 36 buổi tập.
Sau mỗi giai đoạn thực nghiệm, trình độ thể lực của nữ sinh đều được đánh giá kiểm tra và ghi kết qủa vào các biên bản chuyên môn.
So sánh trình độ thể lực chung sau mỗi giai đoạn nghiên cứu với nhau và với lúc trước thực nghiệm sẽ là bằng chứng về hiệu quả biến đổi trình độ thể lực chung của nữ sinh viên tham gia thực nghiệm sư phạm.
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.
Phương pháp này được sử dụng để xử lý số liệu thu thập trong quá trình cứu. Các công thức được sử dụng trong đề tài: Trị số trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, so sánh hai số trung bình quan sát.
* Số trung bình quan sát
Trong đó:
: Số trung bình quan sát.
xi: Giá trị các mẫu riêng biệt.
n: Kích thước tập hợp mẫu.
: Ký hiệu tổng.
* Phương sai: (với n ≥ 30)
Trong đó:
d2: Phương sai của mẫu n ≥ 30.
xi: Giá trị các mẫu riêng biệt.
n: Kích thước tập hợp mẫu.
* Độ lệch chuẩn: d =
Trong đó:
d2: Phương sai của mẫu n ≥ 30.
d: Độ lệch chuẩn
* So sánh hai số trung bình quan sát.
t = (với n ≥ 30)
Trong đó:
: Số trung bình của tập hợp mẫu quan sát nhóm A.
: Số trung bình của tập hợp mẫu quan sát nhóm B.
d2A: Phương sai của nhóm A.
d2B: Phương sai của nhóm B.
2.2.Tổ chức tiến hành nghiên cứu:
2.2.1.Thời gian nghiên cứu: Luận văn khoa học được tiến hành từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2008, được thực hiện trong 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2005 đến tháng 7/2006, các công việc bao gồm:
- Lựa chọn đề tài, xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu khoa học, tại Hội đồng cao học khóa 14.
- Nghiên cứu về phương pháp.
- Giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất (tiến hành phỏng vấn) đối tượng nghiên cứu và diều tra, đánh giá thể chất của nữ sinh viên.
b. Giai đoạn 2: Từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007, giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Xử lý số liệu nghiên cứu của nhiệm vụ 1.
- Thu thập tài tliệu, hình thành chương tổng quan của đề tài.
- Giải quyết nhiệm vụ thứ 2.
c. Giai đoạn 3: Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, các nhiệm vụ được giải quyết gồm có:
- Giải quyết nhiệm vụ thứ 3 (thực nghiệm sư phạm)
- Xử lý số liệu nghiên cứu.
- Hình thành kết cấu luận văn và viết tong phần.
- Chuẩn bị và tiến hành bảo vệ luận văn cao học.
- Viết bài cho tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị khoa học và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu.
2.2.2.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long gồm 216 người, bao gồm 58 của năm thứ nhất, 48 của năm thứ hai, 56 của năm thứ ba và 54 của năm thứ tư. Đối tượng này cũng được kiểm tra sự phát triển thể lực.
Trong giai đoạn 2, giai đoạn 3 tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một nhóm nữ sinh viên năm thứ 3, ở học kỳ 6 gồm 36 người.
Tổng số lượng người tham gia vào quá trình nghiên cứu là 216 + 36 = 252 lượt người.
2.2.3.Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Thể dục thể thao I Từ Sơn Bắc Ninh (nơi hướng dẫn đề tài) và Trường Đại học Dân Lập Thăng Long (nơi thực nghiệm đề tài).
2.2.4.Dụng cụ nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu, đã sử dụng một số dụng cụ và một bộ dụng cụ kiểm tra hình thể gồm:
- Thước đo chiều cao 2 chiếc.
- Cân bàn 2 chiếc.
- Đồng hồ bấm giây 3 chiếc.
- Thước dây 3 chiếc.
- Cát sét 1 chiếc và một số đĩa nhạc.
- Máy tính điện tử để sử lý số liệu 1 chiếc.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ THỂ CHẤT CỦA NỮ SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP THĂNG LONG.
3.1. Đánh giá trình độ thể lực chung của nữ sinh trường Đại học Dân Lập Thăng Long.
Ngày nay, đánh giá trình độ thể lực chung được nhiều tác giả trong và ngoài nước xem xét trên 3 mặt: Về mặt hình thái học (các chỉ số bên ngoài cơ thể); các chỉ số về chức năng (trạng thái chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn) và các chỉ số biểu thị tố chất thể lực chung bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo (xem bảng 3.2). Trên bảng 3.2 trình bày các số liệu đo được từ nghiên cứu.
Để đánh giá trạng thái chức năng, chúng tôi lựa chọn 2 chỉ số dung tích sống (lít) và chỉ số Harvard, các chỉ số hình thái được chọn là chiều cao (cm), cân nặng (kg); chu vi lồng ngực (cm), chỉ số Pinhê. Các tố chất thể lực chung được đánh giá gồm 6 test (bài thử): sức nhanh (chạy 50m); sức bền C(chạy 500m); sức mạnh (bật xa tại chỗ, nằm sấp chống đẩy); độ dẻo (gập với sâu về trước) và khéo léo (phối hợp động tác).
3.1.1.Đánh giá trạng thái chức năng cơ thể:
a)Về dung tích sống: Trị số dung tích sống thay đổi theo năm học, thay đổi lớn nhất là từ năm thứ nhất đến năm thứ hai. Nếu năm thứ nhất, dung tích sống trung bình của nữ sinh là 2,54 lít - 0,16, thì ở năm thứ hai là 5,65 lít - 0,13. Năm thứ ba, giảm đi là 2,54 lít - 0,14 và ở năm thứ tư dung tích sống trung bình đạt 2,55 lít - 0,19. Khi so sánh thống kê học chỉ thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nữ sinh viên năm thứ nhất so với năm thứ hai, tính được t = 2,18, P 5%.
b)Chỉ số Harvard (công năng tim):
Cũng giống như ở các chỉ số dung tích sống; chỉ số Harvard tăng chủ yếu từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, nghĩa là từ 64,80 - 3,88 (nhóm nữ sinh năm thứ nhất) đến 73,10 - 3,77 (nhóm nữ sinh năm thứ hai). Sau đó, các chỉ số này giảm dần 68,95 - 4,05 (nhóm nữ sinh năm thứ ba); 66,36 - 4,16 (năm thứ tư). Về mặt thống kê, chỉ thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa năm thứ hai so với năm thứ tư, giá trị tính được là t = 2,85; P < 0,05.
Các chỉ số còn lại của các năm không thấy sự khác biệt nhau (P > 0,05 Điều đáng lưu ý là: Chỉ số công năng tim ở mức dưới trung bình của đầu năm thứ nhất (64,80 < 65), cuối năm thứ hai đã đạt xấp xỉ mức trung bình 73,10 so với 74 của bảng phân loại công năng tim. Các chỉ số này ở cuối năm thứ ba và cuối năm thứ tư đều trở về mức thấp của trung bình.
3.1.2. Các chỉ số hình thái.
Trong 4 chỉ số hình thái, chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực, và chỉ số Pinhê có 3 chỉ số có khác biệt rõ giữa các nhóm sinh viên năm thứ nhất với sinh viên năm thứ hai. Thí dụ, về cân nặng: Nếu ở nhóm nữ sinh năm thứ nhất trọng lượng cơ thể trung bình là 43,96 kg ± 3,84, thì năm thứ hai trọng lượng trung bình là 46,67 kg ± 3,10. Về chu vi lồng ngực ở năm thứ nhất số đo trung bình của nhóm là 74,38 cm ± 2,52, ở năm thứ hai là 78,16 cm ± 3,05. Chỉ số Pinhê tính được ở nhóm nữ sinh năm thứ nhất P = 35,77 ± 3,37, xếp loại yếu thì ở năm thứ hai P = 32,26 ± 2,80, xếp loại sức khoẻ trung bình. Sau đó, ở các năm thứ ba và thứ tư, chỉ số Pinhê của các nhóm nữ sinh lại tăng đến 33,80 ± 3,44 (năm thứ ba) và 34,92 ± 3,27 (năm thứ tư). Trong 4 chỉ số kể trên sự khác biệt thống kê chỉ thấy ở 3 chỉ số hình thái là cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ số Pinhê. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thấy giữa năm thứ hai với năm thứ nhất, tương ứng là: về cân nặng giá trị tính được là t = 2,75, P < 5%; về chu vi lồng ngực giá trị t = 3,40, P < 1% và chỉ số Pinhê giá trị t = 2,76, P < 0,05.
Như vậy: Chỉ số hình thái cũng giống như chỉ số công năng sự khác biệt chủ yếu diễn ra giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất.
3.1.3.Các tố chất về thể lực chung:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên bảng 2 trong 6 bài thử, có 4 bài thử có khác biệt rõ giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất là các bài thử bật xa tại chỗ, nằm sấp chống đẩy (đánh giá sức mạnh); bài thử tập với sâu (đánh giá độ dẻo) và bài thử phối hợp động tác (đánh giá sự khéo léo). Các bài thử chạy 50m đánh giá sức nhanh và chạy 500m đánh giá sức bền có khác biệt về hình thức, song về thống kê học không thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Ở chỉ số bật xa tại chỗ: nếu năm thứ nhất thành tích trung bình của nữ sinh đạt được là 155,60 cm ± 5,8, thì ở năm thứ hai thành tích trung bình là 166,17 cm ± 4,48, có giá trị t = 3,57, P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử nằm sấp chống đẩy: Nếu thành tích trung bình ở năm thứ nhất là 8,90 lần ± 2,16 thì ở năm thứ hai đạt được 12,35 lần ± 3,05 có giá trị t = 3,84; P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử gập với sâu: Thành tích trung bình năm thứ nhất là 14,65 cm ± 5,06 thì ở năm thứ hai thành tích trung bình của nhóm là 2,26 cm ± 4,45, có giá trị t = 3,90, P < 0,01 (1%).
- Ở bài thử phối hợp động tác: Thành tích trung bình ở năm thứ nhất đạt được là 6,67 điểm ± 1,80, ở năm thứ hai là 7,85 điểm ± 0,67, có giá trị t = 2,25 P < 0,05 (5%).
Như vậy đối với các tố chất thể lực chung, trong số 5 tố chất, chỉ có sức mạnh, độ dẻo, sự khéo léo có khác biệt giữa năm thứ nhất và năm thứ hai; hai tố chất là sức nhanh, sức bền chỉ khác biệt về mặt hình thức, chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; ở các năm sau các chỉ số thu được cả 5 tố chất đều có xu hướng giảm dần so với năm thứ hai, song không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét sơ bộ: Từ kết quả nghiên cứu đánh giá trình độ thể lực chung của nữ sinh có thể nhận thấy:
- Sự khác biệt đều xảy ra ở các mặt trạng thái chức năng, chỉ số hình thái và tố chất thể lực chung.
- Song sự khác biệt diễn ra rõ hơn giữa năm thứ hai so với năm thứ nhất. Đa số các chỉ số tính được của năm thứ hai đều hơn hẳn năm thứ nhất và có ý nghĩa thống kê từ mức 5% - 1%.
- Các năm học tiếp theo (năm thứ ba và năm thứ tư) các chỉ số về cơ năng, hình thái cơ năng, các tố chất thể lực chung đều có xu hướng giảm dần trở lại mức ban đầu khi chưa tập luyện TDTT.
- Nguyên nhân của sự giảm thấp các chỉ số hình thái, cơ năng tố chất thể lực chủ yếu do sau học kỳ 5 sinh viên ít tập luyện TDTT thường xuyên.
Bảng 3.1: Kết quả trình độ thể lực chung của nữ sinh viên đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216)
Số TT
Các chỉ số
Đối tượng
Chỉ số chức năng
Chỉ số hình thái
Tố chất thể lực chung
DTS
(lít)
Harvard
Chiều
cao
(cm)
Cân
nặng
(kg)
Chu vi vòng
Ngực
(cm)
Pinhê
Chạy
50m
(giây)
Chạy 500m (phút)
Bật xa
tại chỗ (cm)
Nằm sấp chống
đẩy
(lần)
Gập với
sâu
(cm)
Phối hợp động tác
(điểm)
1
Năm thứ 1
N = 58
2.54
±0.16
64.80
±3.88
152.88
±3.18
43.96
±3.84
74.38
±2.52
35.17
±3.37
9.72
±0.58
2.34
±0.741
155.60
±5.80
8.90
±2.16
14.45
±5.06
6.67
±0.80
2
Năm thứ 2
N = 48
2.56
±0.013
73.10
±3.77
153.62
±2.27
46.67
±3.10
78.76
±3.05
32.26
±2.80
9.28
±0.60
2.30
±0.68
166.17
±4.48
12.35
±3.05
20.26
±4.45
7.85
±0.67
3
Năm thứ 3
N = 56
2.58
±0.14
68.95
±4.05
153.50
±2.48
46.30
±2.97
76.60
±3.10
33.80
±3.44
9.326
±0.611
2.326
±0.665
163.20
±5.27
11.28
±2.87
19.65
±5.27
7.30
±0.58
4
Năm thứ 4
N = 54
2.55
±0.19
66.36
±4.16
153.46
±2.67
46.50
±3.20
75.70
±2.85
34.92
±3.27
9.228
±0.554
2.345
±0.599
157.16
±4.90
9.15
±3.14
16.37
±4.80
7.14
±0.54
5
Sự
Khác
Biệt
Thống
Kê
t2 – 1
2.18
2.85
1.05
2.75
3.40
2.76
1.16
0.70
3.57
3.84
3.90
2.25
P
0.05
0.05
>0.05
0.05
0.01
0.05
>0.05
>0.05
0.01
0.01
0.01
0.05
6
t3 – 2
0.38
0.64
0.11
0.10
0.37
0.14
0.08
0.13
0.48
0.70
0.47
0.50
P
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
7
t4 – 3
0.26
0.30
0.050
0.87
0.90
0.33
0.17
0.18
1.30
1.38
1.42
0.37
P
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
3.2. Kết quả phỏng vấn nữ sinh viên Đại học Dân Lập Thăng Long.
Trước khi tiến hành đánh giá trình độ thể chất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long. Tổng số người được phỏng vấn là 216 người, bao gồm 58 người năm thứ 1; 48 người năm thứ 2; 56 người năm thứ 3 và 54 người năm thứ 4. Các nữ sinh viên nói trên được trực tiếp kiểm tra phát triển thể chất, kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Câu hỏi thứ nhất: Sinh viên tự đánh giá tình hình sức khỏe của bản thân. Có 5 mức đánh giá: rất tốt, tốt, trung bình, kém và rất kém. Kết qủa như sau: Rất tốt có 16 người, chiếm tỷ lệ 7,40%. Tốt có 34 người trả lời, chiếm tỷ lệ 15,74%. Trung bình có 85 người trả lời, chiếm tỷ lệ 40,7%. Kém có 70 người trả lời, chiếm tỷ lệ 32,40%. Rất kém có 8 người trả lời, chiếm tỷ lệ 3,7%. Như vậy, số tự đánh giá sức khỏe tốt trở lên có 23,16%. Mức trung bình trở xuống có 78,64%. Trong đó, mức kém và rất kém chiếm 36,10%.
Câu hỏi thứ hai: Về nguyên nhân của tình hình sức khỏe ở mức trung bình, yếu kém, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn câu hỏi này ở 166 người thuộc diện trên. Các nguyên nhân được liệt kê gồm: Do giờ nội khóa ít (chỉ có 1 lần trong tuần), do không có thời gian tập ngoại khóa, do không có người hướng dẫn, do cơ sở vật chất dụng cụ tập luyện thiếu, do thiếu thông tin và tài liệu tham khảo, do không quy định về tiêu chuẩn kiểm tra thể lực, do bệnh tật, do bản thân lười biếng. Kết qủa thu được như sau: Có 140/166 người cho rằng giờ nội khóa 1 tiết/tuần là rất ít, chiếm tỷ lệ 84,33%; nguyên nhân không có thời gian nhàn rỗi để tập ngoại khóa, có 135 người trả lời, chiếm tỷ lệ 81,32%; nguyên nhân do cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện thiếu có 147 người trả lời, chiếm tỷ lệ 88,05%; nguyên nhân thiếu người hướng dẫn tập luyện có 133 người trả lời, chiếm tỷ lệ 80,12%; nguyên nhân thiếu thông tin và tài liệu tham khảo có 150 người chiếm tỷ lệ 90,36%; nguyên nhân bộ môn GDTC không quy định kiểm tra thể lực trong năm học là 146 người chiếm tỷ lệ 87,95. Như vậy, 6 nguyên nhân nói trên được sinh viên trả lời khá tập trung có tỷ lệ phần trăm cao đều từ 80,12 đến 90,36%. Riêng hai nguyên nhân do bản thân lười tập luyện và do bệnh tật chiếm tỷ lệ rất thấp tương ứng là 9,63% và 3,61%. Do đó, có thể khẳng định là sinh viên đa số có nhận thức đúng đắn với việc phát triển thể lực, rất ít sinh viên lười biếng. Điều này, sẽ được thể hiện ở câu hỏi thứ 3.
Câu hỏi thứ 3: Nhận thức của sinh viên về việc nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực. Có bốn mức độ được đặt ra: rất quan trọng, quan trọng, bình thường và không quan trọng. Ý kiến thu được như sau: có 80 sinh viên trả lời là rất quan trọng, chiếm tỷ lệ 37,03%; mức quan trọng có 116 sinh viên, chiếm tỷ lệ 53,70%; mức bình thường có 14 sinh viên, chiếm tỷ lệ 6,48% và mức không quan trọng có 6 sinh viên, chiếm tỷ lệ 2,77%. Như vậy, tỷ lệ 90,73% số người được hỏi có mức quan trọng trở lên. Các nhận thức khác, chiếm tỷ lệ thấp là 9,25%.
Câu hỏi thứ 4: Về nguỵên vọng của sinh viên với công tác GDTC trong nhà trường. Chúng tôi chuẩn bị 8 phương án gồm: nghiên cứu tăng chất lượng giờ nội khóa; tăng cường giờ học ngoại khóa (nhất là ngoại khóa bắt buộc); đảm bảo sân bãi dụng cụ tập luyện đầy đủ; thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo; quy định bắt buộc kiểm tra thể lực hàng năm; có người hướng dẫn tập luyện; xây dựng CLB thể thao môn tự chọn và tổ chức các giảit thi đấu thể thao thường xuyên. Kết quả thu được từ phỏng vấn sinh viên có 198/216 sinh viên trả lời cần tăng các giờ ngoại khóa bắt buộc, chiếm tỷ lệ 91,66%. Nguyện vọng xây dựng CLB thể thao môn tập tự chọn cóa 196 người, chiếm 90,74%. Có 184 người đề nghị nên thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao chiếm tỷ lệ 85,18%. Có 160 người mong muốn nâng cao chất lượng các giờ tập luyện các giờ thể dục nội khóa, tỷ lệ 74,07%. Có 153 người đề nghị được cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo về bài tập và phương pháp tập chiếm 70,83%. Các nguyện vọng đảm bảo về sân bãi dụng cụ tập luyện, có quy định bắt buộc kiểm tra thể lực hàng năm, có người hướng dẫn tập luyện, có tỷ lệ phần trăm tương đối cao (từ 60,18% đến 68,05%).
Câu hỏi thứ 5 : Về việc lựa chọn môn thể thao tự chọn do phần đông sinh viên là nữ cho nên các nữ sinh đều mong muốn được tập luyện các môn thể thao phù hợp với giới tính và trình độ sức khỏe. Vì vậy, các ý kiến trả lời đã phản ánh đúng nguyện vọng của nữ sinh với việc tập luyện môn thể thao tự chọn sau khi kết thúc chương trình TDTT nội khóa ở học kỳ 5 (năm thứ 3).
Môn thể thao được lựa chọn đông nhất là môn Thể dục tổng hợp cổ truyền, có 195/216 người tán thành, chiếm tỷ lệ 90,27% ; Môn có nguyện vọng thứ hai là môn cầu lông, có 150 nữ sinh đồng ý, chiếm tỷ lệ 62,96%; Môn bóng bàn chiếm vị trí thứ ba, có 136 người nhất trí, chiếm tỷ lệ 62,96% ; Hai môn còn lại cũng được nữ sinh ưa thích có tỷ lệ số ý kiến tán thành trên 50% là các môn võ có 123 em có nguyện vọng, chiếm 56,94% và môn bơi lội có 114 sinh viên lựa chọn, chiếm 52,77%. Các môn còn lại là các môn bóng như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền có tỷ lệ lựa chọn thấp (từ 16 - 38%).
Câu hỏi thứ 6: Ý kiến về số buổi tập môn thể thao tự chọn trong tuần. Trong các phương án trả lời, xếp theo trình tự từ 1 buổi và từ 4 buổi trở lên, ý kiến trả lời như sau: Tập 3 buổi/tuần được nhiều người lựa chọn hơn cả có 148/216, chiếm tỷ lệ 58,61%. Số buổi tập là 2, có 46 người đồng ý, chiếm tỷ lệ 21,99%, số buổi tập 1 và 4 buổi trở lên, có tỷ lệ phần trăm trả lời thấp, tương ứng là 8,33 và 1,85%.
Bảng 3.2 Kết qủa phỏng vấn nữ sinh viên trường Đại học Dân Lập Thăng Long (n = 216)
TT
Nội dung câu hỏi
Kết quả
Chú giải
SL
%
1
Tự đánh giá sức khỏe
-Rất tốt
-Tốt
-Trung bình
-Kém
-Rất kém
16
34
88
70
8
7,40
15,74
40,74
32,40
3,70
2
Nguyên nhân dẫn đến sức khỏe trung bình, yếu kém
-Do giờ nội khóa ít thời gian
-Do không có thời gian ngoại khóa
-Do cơ sở vật chất, dụng cụ tập thiếu
-Do thiếu người hướng dẫn
-Do thiếu thông tin và tài liệu
-Do lười tập luyện
-Do không quy định kiểm tra thi lại
-Do bệnh tật
140
135
147
133
150
16
146
6
84,33
81,32
68,05
80,12
90,36
9,63
87,95
3,61
Phỏng vấn 166 người thuộc diện sức khỏe này
3
Nhận thức về sức khỏe
-Rất quan trọng
-quan trọng
-Bình thường
-Không quan trọng
80
116
14
66
37,03
53,70
6,48
2,77
4
Nguyện vọng với công tác GDTC
-Nâng cao chất lượng giờ nội khóa
-Tăng giờ ngoại khóa bắt buộc
-Đảm bảo sân bãi, dụng cụ tập luyện đủ
-Cung cấp thông tin, tài liệu tham khảo
- Quy định kiểm tra thể lực bắt buộc
-Có người hướng dẫn tập
-Xây dựng CLB TDTT, môn tự chọn
-Tổ chức giải thi đấu thể thao
160
198
147
153
141
130
196
184
74.07
91,66
68,05
70,83
65,27
60,18
90,74
5,18
5
Lựa chọn môn thể thao tự chọn
- Thể dục tổng hợp cổ truyền
- Bóng đá
- Bóng rổ
- Bóng chuyền
-Điền kinh
-Bơi lội
-Các môn võ
-Cầu lông
-Bóng bàn
-Bóng ném
195
41
36
84
78
114
123
150
136
16
90,27
18,98
16,66
38,88
36,11
52,77
56,94
69,44
62,96
7,40
6
Số buổi tập/1tuần
-1 buổi
-2 buổi
-3 buổi
-4 buổi trở lên
18
46
148
4
8,33
21,99
68,51
1,85
Nhận xét: Từ kết quả phỏng vấn nữ sinh viên về các vấn đề có liên quan đến trạng thái thể lực và nguyện vọng phát triển thể lực của nữ sinh, thấy tình hình sức khỏe thể lực của nữ sinh trường đại học Dân Lập Thăng Long Hà nội đa số ở mức trung bình và dưới mức trung bình. Nhất là số có tình hình sức khỏe yếu kém tương đối lớn (36,10%). Nguyên nhân của tình hình sức khỏe nói trên có rất nhiều (6/8 nguyên nhân đặt ra trong phiếu phỏng vấn). Tuy nhiên, sinh viên ngày nay đã nhận thức rõ vai trò của việc nâng cao sức khỏe phát triển thể lực. Đa số được mong muốn có giờ tập luyện thêm TDTT; được xây dựng thêm các CLB TDTT tự chọn; được tổ chức thường xuyên các giải thi đấu; được nâng cao chất lượng các giờ thể dục nội khóa, cung cấp thông tin và tài liệu tham khảo. Các môn tự chọn ở hai năm học cuối cùng được đa số nữ sinh lựa chọn là môn Thể dục tổng hợp cổ truyền, (90,27%) và một số môn tập hợp với sức khỏe và giới tính, đó là cầu lông, bóng bàn. Đa số nữ sinh mong muốn có 3 buổi tập/tuần (68,51%) ý kiến. Điều này, hoàn toàn phù hợp với số buổi tập luyện trong một tuần để nâng cao sức khỏe.
3.3. Phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC nội khóa của nữ sinh viên trường đại học Dân Lập Thăng Long
Để phân tích mối quan hệ giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC trong chương trình nội khóa, chúng tôi tính hệ số tương quan giữa các chỉ số chức năng, hình thái, các tố chất thể lực cơ bản (đã nghiên cứu ở chương 3) với kết quả học tập môn học GDTC mà nữ sinh viên đạt được trong quá trình học tập, ở năm thứ nhất và năm thứ hai, kết quả học tập là điểm thi môn GDTC cuối năm, vào thời điểm đánh giá trình độ thể lực chung. Riêng năm thứ ba vì cuối học kỳ 5, sinh viên kết thúc môn GDTC, nên tôi lấy điểm học tập môn GDTC vào thời điểm cuối học kỳ này.
3.3.1.Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất,
Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:
a)Về trạng thái chức năng: Hai chỉ số dung tích sống và công năng tim có tương quan ở mức trung bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa, tương ứng r = 0,605 và 0,589.
b)Về hình thái cơ thể: Trong số 4 chỉ số là chiều cao, cân nặng, chu vi lồng ngực và chỉ số Pinhê, thấy có 3 mối tương quan đồng biến ở mức trung bình với thành tích học tập môn GDTC nội khóa. Đó là cân nặng, chu vi vòng ngực và chỉ số Pinhê, tương ứng là 0,610; 0,570 và 0,562, trừ chỉ số này ảnh hưởng không nhiều tới kết quả thuận với thành tích học tập, có thể là chỉ số này ảnh hưởng không nhiều tới kết quả học tập môn học GDTC có trong chương trình nội khóa (Xem bảng 3.3).
c)Về các chỉ số tố chất thể lực chung:
Trong số 6 bài thử biểu thị 5 tố chất thể lực cơ bản là sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo và sự khéo léo, thì 5/6 bài thử có tương quan đồng biến với kết quả học tập môn GDTC. Đó là chạy 50m r = 0,554; chạy 500m r = 0,548; bật xa tại chỗ r = 0,720; nằmg sấp chống đẩy, r = 0,625; phối hợp động tác, r = 0,572. Chỉ có một trường hợp ở bài thử gập dẻo trước, mối tương quan thu được ở mức dưới trung bình r = 0,401.
Như vậy: Qua phân tích 12 hệ số tương quan giữa trạng thái chức năng, hình thái cơ thể và tố chất thể lực chung với kết quả thi môn GDTC ở cuối năm thứ nhất thì 10/12 chỉ số thu được mối tương quan đồng biến với kết quả học tập mon GDTC nội khóa, trong đó bật xa tại chỗ có mối tương quan cao r = 0,72.
Nhận xét: Từ kết quả phân tích tương quan có thể nhận thấy giữa các chỉ số biểu thị trình độ thể lực chung với kết quả học tập môn GDTC ở năm thứ nhất đa số các trường hợp tính được biểu thị mối tương quan thuận r đạt từ 0,50 trở lên.
Bảng 3 .3: Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ nhất (n = 216)
TT
Các chỉ số
Mối tương quan với kết quả học tập
Ghi chú
1
Chức năng:
-Dung tích sống
-Công năng tim (HW)
0,605
0,589
Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất
2
Hình thái:
-Chiều cao
-Cân nặng
-Chu vi vong ngực
-Chỉ số Pinhê
0.336
0.610
0.570
0.562
Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất
3
Tố chất thể lực:
-Chạy 50m
-Chạy 500m
-Bật xa tại chỗ
-Nằm sấp chống đẩy
-Gập dẻo trước
-Phối hợp động tác
0.554
0.548
0.720
0.625
0.401
0.572
Điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất
4
Mối tương quan thuận
Mối tương quan cao
10/12
1
TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG MTQ HÌNH THÁI CƠ THỂ MTQ TỐ CHẤT THỂ LỰC
BIỂU ĐỒ1: MỐI TƯƠNG QUAN TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUNG VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC NĂM THỨ 1
3.3.2 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh viên năm thứ hai.
Kết quả được trình bày trên bảng 3.4 và sơ đồ kèm theo. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:
a)Trạng thái chức năng:
Khác với năm thứ nhất, ở năm thứ hai chỉ số dung tích sống và công năng tim có mối tương quan cao với kết quả học tập môn GDTC: chỉ số dung tích sống r = 0.750, chỉ số công năng tim r = 0.767.
b)Về hình thái cơ thể:
Trong số 4 chỉ số hình thái có tương quan đồng biến mức cao với kết quả học tập môn GDTC, đó là chỉ số cân nặng r = 0.718; chu vi vòng ngực r = 0.695 và chỉ số Pinhê r = 0.645. Trừ chỉ số chiều cao, cũng giống như ở năm thứ nhất, hệ số tương quan tính được r = 0.470 thấp hơn mức tương quan trung bình. Tuy nhiên, chỉ số này cũng cao hơn chỉ số cùng loại của nữ sinh năm thứ nhất.
c)Về tố chất thể lực chung: Trong số 6 bài thử của 5 tố chất, thì 5/6 có tương quan đồng biến đến tương quan cao với kết quả học tập môn GDTC. Bài thử chạy 50m r = 0.710; chạy 500m r = 0.640, bật xa tại chỗ r = 0.783; nằm sấp chống đẩy r = 0,672; phối hợp động tác r = 0,669.
Như vậy: Trong tổng số 12 chỉ số được phân tích thì tương tự với kết quả thu được của nữ sinh năm thứ nhất, ở nhóm nữ sinh năm thứ hai có 10/12 có tương quan đồng biến đến mức cao, trừ các chỉ số chiều cao (của hình thái) và độ gập dẻo trước (của tố chất mềm dẻo) có hệ số tương quan thấp hơn mức trung bình. Khác với nữ sinh năm thứ nhất, số mối tương quan cao giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC nội khóa đã tăng: có 5 mối tương quan cao là dung tích sống, công năng tim, cân nặng, chạy 50m và bật xa tại chỗ.
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu mối tương quan của nữ sinh viên năm thứ hai, cho thấy mối quan hệ giữa trình độ thể lực với thành tích học tập ngày càng có mối tương quan chặt chẽ hơn, biểu thị bằng số mối tương quan cao hơn năm thứ nhất. Các chỉ số tương quan tính được mặc dù ở mức trung bình song đều lớn hơn các chỉ số tương ứng đạt được ở năm thứ nhất.
Bảng 3.4 Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ 2 (n = 216)
TT
Các chỉ số
Mối tương quan với kết quả học tập
Ghi chú
1
Chức năng:
-Dung tích sống
-Công năng tim (HW)
0,605
0,767
điểm thi GDTC cuối học kỳ 2, năm thứ nhất
2
Hình thái:
-Chiều cao
-Cân nặng
-Chu vi vong ngực
-Chỉ số Pinhê
0.470
0.718
0.695
0.645
Như trên
3
Tố chất thể lực:
-Chạy 50m
-Chạy 500m
-Bật xa tại chỗ
-Nằm sấp chống đẩy
-Gập dẻo trước
-Phối hợp động tác
0.710
0.640
0.753
0.672
0.491
0.669
Như trên
4
Mối tương quan thuận
Mối tương quan cao
10/12
5
TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG MTQ HÌNH THÁI CƠ THỂ MTQ TỐ CHẤT THỂ LỰC
BIỂU ĐỒ2: MỐI TƯƠNG QUAN TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUNG VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDTC NĂM THỨ 2
VÙNG TƯƠNG QUAN CAO
VÙNG TƯƠNG QUAN THẤP
3.3.3. Mối tương quan giữa trình độ thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của nữ sinh năm thứ ba (học kỳ 5).
Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.5 và sơ đồ kèm theo. Phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy:
a)Về trạng thái chức năng: Hai chỉ số dung tích sống và công năng tim có tương quan cao với kết quả học tập thể dục, tương ứng r = 0.720 và 0.813.
b)Về hình thái cơ thể: Trong 4 chỉ số hình thái được tính, thì 4/4 (200%) có tương quan đồng biến với kết quả học tập: chiều cao, r = 5; công năng tim, r = 0.800; chu vi vòng ngực, r = 0.710 và chỉ số Pinhê, r = 0.755. Điều đó, chủ yếu là chỉ số chiều cao nếu như ở hai năm học trước có mối tương quan thấp hơn mức trung bình với thành tích học tập, thì ở học kỳ 5 của năm thứ ba, đã có tương quan thuận. Ba chỉ số còn lại là công năng tim, chu vi lồng ngực, và chỉ số Pinhê đều đạt được mối tương quan cao từ 0.710 - 0.800.
c) Các tố chất thể lực chung: Trong 6 bài thử được nghiên cứu thì 6/6 chỉ số đều có tương quan đồng biến với kết quả học tập thể lực. Nếu hai năm học trước, chỉ số gập dẻo trước có mối tương quan thấp hơn mức trung bình, thì ở năm thứ ba, r = 0.520 ở mức tương quan trung bình. Trong 5 chỉ số còn lại, ngoại trừ chạy 500m có tương quan trung bình r = 0.695; 4 trường hợp khác đều có tương quan cao từ 0.714 đến 0.860.
Nhận xét: Khác biệt với nữ sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và ở học kì 5 năm học thứ ba (học kỳ cuối có chương trình thể dục tổng hợp cổ truyền), các tố chất thể lực chung có tương quan rất chặt với thành tích học tập. Cả 12/12 (100%) có mối tương quan thuận đến mối tương quan cao với kết quả học tập các môn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT93.docx